249
TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

TỤÊ QUÁN

N Ẻ O V Ề C H Â N N H Ư

Page 2: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh
Page 3: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

TỤÊ QUÁN

N Ẻ O V Ề C H Â N N H ƯĐịnh Hy biên soạnThích Đức Trí dịch

Page 4: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

4

Page 5: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

5

MỤC LỤC

Lời người dịch 7Bài tựa của Pháp sư Đàm Hư 9Bài tựa tán thán của Pháp sư Ấn Thuận 11Bài tựa của Cư sĩ Khuất Ánh Quang 13Bài tựa của Cư sĩ Lý Bỉnh Nam 15Bài tựa của Cư sĩ Phương Luận 19VŨ TRỤ VẠN HỮU BẢN THỂ LUẬN 21Lời đầu của luận giả 21Chương I: NGHĨA LÝ BÁT NHÃ 39Chương II: VẠN PHÁP DUYÊN SANH 59Chương III: PHÁP VỐN TỊCH DIỆT 67Chương IV: TÂM VỐN THANH TỊNH 71Chương V: BẢN THỂ TỰ TÍNH 77Chương VI: BẤT GIÁC VÔ MINH 85Chương VII: QUÁN CHIẾU NGƯỢC DÒNG 97Chương VIII: BIẾT HUYỄN CHẲNG THẬT 111Chương IX: TÂM KHÔNG THÌ CẢNH KHÔNG 119Chương X: NGÃ KHÔNG 125Chương XI: PHÁP KHÔNG 133Chương XII: TRIỆT ĐỂ KHÔNG 139Chương XIII: ĐẠO KHÔNG THUỘC TU 145

Page 6: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

6

Chương XIV: SIÊU VIỆT KIẾN GIẢI 151Chương XV: LÌA VỌNG CHẤP 157Chương XVI: VÔ NIỆM VÔ TRỤ 163Chương XVII: NHẤT TƯỚNG BÌNH ĐẲNG 167Chương XVIII: ĐỊNH HUỆ VIÊN DUNG 173Chương XIX: GIẢI THOÁT DO TÂM 177Chương XX: THẬT NGHĨA TINH TẤN 181Chương XXI: TÁNH NHƯ HƯ KHÔNG 185Chương XXII: TÂM CỦA BẬC THÁNH 189Chương XXIII: THƯỜNG GIỮ CHÁNH NIỆM 199Chương XXIV: NGĂN NGỪA MA CHƯỚNG 207Chương XXV: ĐẠI BI BÌNH ĐẲNG 211Chương XXVI: TU TỊNH ĐỘ 217

Page 7: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

7

Lời người dịch

“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thể và hiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập, giúp người học Phật nhận thức thêm một nẻo về suối nguồn Chân như theo quan điểm Phật giáo Đại thừa. Suy nghĩ như thế, chúng tôi đã đặt tên cho bản dịch tiếng Việt là “Tuệ quán nẻo về chân như”. Về giá trị của tác phẩm, có lẽ năm bài tựa tán thán của các bậc Pháp sư thực học chân tu cũng như các nhà học Phật ng-hiêm túc đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm này đã nói lên đầy đủ.

Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!

Page 8: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

8

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Trong khi dịch tác phẩm, tôi vô cùng tri ân Pháp sư Huệ Luật đã nghiên cứu tác phẩm này khá tường tận và đã giảng cho thính chúng tại giảng đường Văn Thù, thuộc thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Vì thông qua bài giảng của Pháp sư, tôi đã đối chiếu các thuật ngữ liên quan về điển tích văn hóa Trung Hoa khi dịch tác phẩm này ra tiếng việt.

Hơn nữa, tác phẩm này giúp tôi hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan đến kinh nghiệm tu học; đặc biệt là nhận thức thêm ý nghĩa thiết thực về vai trò giáo lý Tịnh độ, một pháp môn tu đang phổ biến trong xã hội hiện đại. Cuối cùng, với tất cả thành ý, rất mong nhận được sự chỉ giáo từ chư vị thiện hữu tri thức khi đọc dịch phẩm nay.

Thành Phố Tulsa, OK, Hoa Kỳ; mùa hạ Quý Tỵ - 2013

Kính bút: T.K Thích Đức Trí

Page 9: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

9

Bài tựa của Pháp sư Đàm Hư

Nhận được thư của Giang Sĩ Kiêm gửi đến, trong thư có nói:Tình cờ đọc được tác phẩm “Vũ Trụ vạn hữu bản thể luận”, không kể tác giả là ai, một khi đã trình qua Pháp sư Ấn Thuận và Cư sĩ Lý Bỉnh Nam thì có thể xuất bản để phát hành rộng rãi làm lợi ích cho mọi người; đặc biệt hơn nữa các vị ấy còn viết lời tựa tán thán.

Nay theo yêu cầu, tôi viết thêm lời giới thiệu để tăng niềm tin cho độc giả. Vừa đọc qua một lượt, tôi cũng nhận thấy rằng, bản luận này hợp ý nghĩa giáo pháp Như Lai đã dạy, có thể làm thuyền báu tế độ chúng sanh. Đó đúng là một tác phẩm pháp luận quý hiếm trong thời mạt pháp! Bản thân tôi, tự thẹn với lòng chưa báo đáp trọn bốn ân, xét một đời người qua mau, nên đối tất cả thiện tri thức đang lấy hùng văn hoằng dương luận nghĩa Phật pháp thì hết lòng hoan hỉ tán thán, mong phổ biến rộng rãi. Ước nguyện rằng Phật tuệ sáng soi, nước cam lồ tưới mát nhân sinh, gió từ bi thổi khắp mọi nẻo, quét sạch màn vô minh tội lỗi, khai mở pháp âm, hiển bày chánh lý cho bao người

Page 10: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

10

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

mê mờ sớm hồi quy Tịnh độ. Với tác phẩm này, xác định rõ phương pháp tu hành và hoằng pháp thì vô cùng lợi lạc. Đối với tôi, cương yếu của tác phẩm “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” giúp thêm nhiều nhận thức mới. Luận đến vũ trụ như là thiết lập quan niệm về không gian vô tận, về thời gian vô hạn. Vạn hữu chính là sự kết hợp hai yêu tố của không gian và thời gian đó, vì bản thể là cội nguồn của chư pháp. Trước tám vạn bốn ngàn chúng trời người trên pháp hội Linh Sơn, Thế Tôn đưa cành hoa lên, ai ai cũng xem trong tầm mắt và im lặng; riêng ngài Ca Diếp mĩm cười, vậy là chỉ có một người đương cơ ngộ được thể tính.

(Đàm Hư, viết vào ngày 16 tháng 5)

Page 11: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

11

Bài tựa tán thán của Pháp sư Ấn Thuận

Thông đạt kinh luận rốt ráoKhai mở tông yếu Phật pháp Rõ biết mê ngộ tại tâmThấu triệt Thiền Tịnh một nguồnCư sĩ Định Hy phát tâmChỉ vì xác thực pháp tuLuận giải giáo nghĩa cho đờiĐượm nhuần từ bi ân nghĩaBồ-tát cứu thời mạt pháp!

(Pháp sư Ấn Thuận)

Page 12: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

12

Page 13: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

Bài tựa của Cư sĩ Khuất Ánh Quang

Phật pháp rộng lớn như hư không, xuyên suốt ba thời, đoạn tứ cú tuyệt bách phi[1], chẳng phải cái mà vũ trụ có thể dung nhiếp, chẳng phải chỗ cùng tận của vạn hữu. Nếu nói nghĩa không thì phải nói nghĩa có; nếu nói chẳng phải có, chẳng phải không, thì phải nói cũng có và cũng không. Cư sĩ Định Hy thông đạt kinh giáo, biên tập “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận”. Theo luận, vũ trụ tức là tận hư không, vạn hữu cùng khắp ba thời; tham cứu nó rõ ràng để mà luận giải có thứ lớp. Có thể nói rằng, chúng ta chỉ nhận thức được tự tánh chỉ là thuộc phạm trù tư duy và khái niệm, thực chất các pháp không như vậy, vì tự tánh thanh tịnh vốn siêu việt tất cả; tự tánh ấy không thể giới hạn trong phạm vi nhận thức về thời gian và không gian mà

1. Tứ cú: Một là nói hữu, hai là nói vô, ba là nói cũng là hữu cũng là vô, bốn là chẳng phải hữu chẳng phải vô. Đó là tứ cú. Bách phi là khai triển từ bốn câu, bên trong hữu có 4, bên trong vô có 4, thành 16 sáu câu. Mười sáu câu trong ba thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai thành 48 câu. 48 câu đã khởi cộng 48 câu chưa sanh khởi thành 96 câu; cộng thêm bốn: hữu, vô, diệc hữu diệc vô, phi hữu phi vô thành 100 câu; gọi là Bách phi.

Page 14: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

14

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

thành lập. Vì Tứ tế[2] (quá khứ, hiện tại, vị lai và không gian) như sừng thỏ, thực sự không tồn tại. Nhưng y theo trí Bát nhã mà phá sự thấy biết chấp thật có, vì sự thật vốn xa rời tứ tế. Tất cả các pháp vốn là chân không. Trí tuệ ấy thông đạt nghĩa chân không thì thấy tất cả pháp vốn xa rời tứ tế. Đồng học Giang Sĩ Khiêm đến đàm luận về tác phẩm này với tôi với tinh thần cởi mở và nhờ tôi viết lời nhận xét này để làm lời tựa.

(Trung Hoa Dân Quốc, thành phố Lâm Hải năm thứ 47 (1958), giữa xuân Bính Tuất, Khuất Ánh Quang biên soạn)

2. Tứ tế: thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai gọi là Tam tế, thêm vào yếu tố không gian vô tận nữa là bốn; nên gọi là Tứ tế.

Page 15: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

15

Bài tựa của Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

Vũ trụ sum la vạn tượng, thành trụ hoại không, tại sao như vậy? Y báo và chánh báo của chúng sanh có sanh, trụ, dị, diệt, tại sao như vậy? Đó là do sự mê hoặc vô cùng tận từ muôn kiếp xa xưa. Do mê mà có tạo nghiệp, mê nên thấy điên đảo về lý và sự, từ đó mà khổ sầu trói buộc, tức do tâm tham ái trói buộc, mong thi ân để cầu giải thoát mà lại càng tạo nghiệp, còn tạo nghiệp thì còn điên đảo, xoay chuyển không ngừng, không biết bắt đầu từ đâu mà khởi, không biết khi nào mới dừng. Nhân sinh vũ trụ sanh diệt vô thường, luân chuyển không ngừng. Cho nên cổ nhân nói, thiên hạ vốn vô sự, người mê nhiễu loạn chính mình. Ai ngộ đạo lý này? Không chỉ người nghe chưa hiểu rõ, người nói cũng chưa thấu triệt lời của chính mình! Nếu có nói ra đi nữa cũng trong sự mê lầm. May thay có đấng Đại giác Thế Tôn, thương xót cảnh chúng sanh dùng động để dừng động, từ khổ nhập vào khổ, cũng giống như dùng gậy khua nước theo vòng bên trái, lại chuyển qua bên phải để muốn nước dừng lại, nước càng không lắng dừng. Cho nên, Thế Tôn đưa ra phương pháp tháo cạn hết nước ái

Page 16: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

16

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

nhiễm, chấm dứt khoấy động tâm ý thì tự nhiên thiên hạ thái bình. Quán sát thấu triệt tâm tánh mà thực hành thì có được bao nhiêu người! Tất cả do nhiều kiếp sanh tâm phân biệt, đi lang thang trong nẻo luân hồi, chưa từng phản tỉnh để buông xả mê lầm. Mệt nhọc cho Đức Thế Tôn muốn nói chân lý rốt ráo phải trải qua bốn mươi chín năm khai mở tám vạn bốn ngàn pháp môn để phá mê dứt vọng. Như thầy thuốc giỏi, cảm lạnh thì cấp quế phụ, cảm nhiệt thì cấp liên linh, nếu không bệnh thì không cần cho thuốc.

Đối người tâm còn mê loạn, chấp không bỏ cái có, chấp có thì bỏ cái không; lấy pháp làm loạn pháp; quy y Phật lại hủy báng ý Phật. Nếu như vị thầy thuốc bất tài dùng một bài thuốc mà trị ngàn bệnh, không hại chết người là điều ít có! Ví như bệnh tật làm chết người gọi là hiển, thầy thuốc làm chết người thì gọi là ẩn. Cũng vậy, người có trí muốn cầu khai ngộ chỉ bày thì còn dễ; còn người mê lầm sâu kín khuyên cải tà quy chánh thì khó. Như vậy thuốc trị bệnh và người trị bệnh ai là kẻ giết hại bệnh nhân? Giáo pháp và tâm chấp giáo pháp là cái nào làm hại người? Lỗi lầm tại điểm nào?

Nay tôi vì mục đích giới thiệu tác phẩm “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của khai sĩ[3] Định Hy nên viết lời tựa. Thấy rõ nội dung Thiền, Mật và Luật quy nạp về một mối, sau cùng tán thán ý nghĩa hồi quy Tịnh độ, lý sự viên dung, sung mãn Phật

3. Khai sĩ: bậc phát tâm rộng lớn như tâm nguyện của Bồ-tát.

Page 17: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

17

Bài Tựa Của CƯ Sĩ Lý BỉNH Nam

chất. Thể loại văn chương dùng nhiều thi kệ, âm hưởng thi ca dễ dàng đọc tụng. Bản luận ngôn từ tuyệt mỹ, bút pháp thanh lịch. Đọc suốt toàn văn có nhận định rằng: Luận này lưu hành có thể làm khuôn mẫu tu hành trong thời mạt pháp. Lại nữa, thế nào là Phật pháp? Tức là đối với vũ trụ vạn hữu chứng ngộ mới thể nghiệm thấu triệt. Vũ trụ vạn hữu tức là do duyên sanh giả lập không có tự thể, cái có thì chẳng phải thật có, mà thể của vạn pháp vốn chân không. Nghĩa là xa rời có thì chẳng thể hiển cái không, xa rời không thì chẳng thể hiển cái có. Có và không chẳng phải một và chẳng phải khác.Chân tướng vốn như vậy, biện luận đâu dễ thành! Duy chỉ có Thế Tôn với pháp âm vi diệu, giải thuyết vô ngại, thiết lập ngôn giáo, làm siêu việt ngôn giáo để hiển bày chân lý; thiết lập quyền và thật, siêu việt trên quyền và thật hiển rõ ý nghĩa chẳng phải một và chẳng phải khác. Giống như hạt minh châu phát ra nhiều màu sắc khác nhau, như xanh, vàng, đỏ và trắng lúc ẩn lúc hiện. Nhưng người mê chưa thấy nói ẩn nói hiện đều là lời nói hư dối; người ngộ đã thấy nói ẩn nói hiện là lời nói thật. Cũng vậy, ngôn từ người mê là tự lừa dối mình và lừa dối người; ngôn từ người ngộ thì khai mở đạo lý làm lợi ích mọi người; cái lợi ích và cái nguy hại khoảng giữa một tâm niệm! Khai sĩ[4] đã triệt ngộ chăng? Tại sao người hiện tại bỏ quên thánh giáo, bậc khai sĩ có như vậy hay sao? Thông thường nghe pháp, ngôn ngữ tương ưng với đạo lý; vướng chấp ngôn từ thì biết tâm chướng ngại, siêu việt ngôn từ thì biết là tâm thông đạt. Lành thay! Lời hay, tâm thông đạt, tâm và pháp tương ưng. Bản luận này có

4. Khai sĩ ở đây chỉ cho Định Hy, tác giả của bản luận này.

Page 18: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

18

thể làm sáng đạo lý, lợi ích mọi người. Cho nên nói rằng: Đó là khuôn phép tu hành cho người trong thời mạt pháp. Ở đây, với bản thân tôi văn từ mộc mạc, thật đáng thẹn với lòng mình, nhưng lòng vô cùng hoan hỉ với bản luận này mà viết lời tựa. (Trung Hoa Dân Quốc, thành phố Tế Nam năm Mậu Tuất thứ 47(1958); Lý Bỉnh Nam kính bút)

Page 19: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

19

Bài tựa của Cư sĩ Phương Luận

Bản luận này là một tuyệt tác bàn về phạm trù tâm tánh. Người chưa chứng ngộ xem thì không dễ hiểu, người đã chứng ngộ thì không còn nhu cầu. Nhưng đối với người thượng căn, nội tâm thành thục, đang thời sắp chứng ngộ và chưa ngộ xem được luận này như ngón tay chỉ mặt trăng; như lá bùa hộ mạng cho người mẹ sanh con; khi một tiếng kêu Oa, tức vương tử ra đời, đứng đầu trăm vị quan gia. Đó là điều đáng quý vậy!

Bản luận này, từng từ từng câu, hoặc ẩn hoặc hiện nói nghĩa đệ nhất nghĩa đế. Người thông lợi luận về tánh như người lái thuyền nói về biển, không hạn chế mà còn tương ưng.

Vũ trụ vạn hữu từ tâm sanh, ngoài tâm không một pháp khả đắc. Trong kinh Lăng nghiêm, Phật bảo ngài A Nan: “Sắc thân cho đến sơn hà, hư không và đại địa đều là sự vật của chân tâm diệu minh hiện ra.” Cho nên bản luận lấy phạm trù tâm tánh làm thể luận vũ trụ vạn hữu để phá triệt quan niệm có thực tướng cực vi cho đến tà luận Thượng đế tạo vật; giúp cho người tu học phát khởi chánh kiến,

Page 20: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

20

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

công này rất lớn. Luận nghĩa không chấp có, không chấp không, tuy đề cao Chơn tánh mà chú trọng thực tế công phu tu tập, sau cùng lại tán dương Tịnh độ để quy kết. Lành thay! xứng đáng là bậc đắc pháp nhãn thanh tịnh. (Học nhân Phương Luận kính bút)

Page 21: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

21

VŨ TRỤ VẠN HỮU BẢN THỂ LUẬN

Lời đầu của luận giả

Không gian vô biên khắp cả mười phương là vũ, thời gian vô cùng tận quá khứ, hiện tại và vị lai là trụ. Hữu vi, vô vi, sắc tâm, nhiễm tịnh, tất cả vạn pháp đều gọi là vạn hữu. Tất cả vạn pháp từ xưa cho tới nay tịch diệt vắng lặng, vốn không sanh diệt, tồn tại không lay chuyển, cùng một thể với hư không trong mọi thời, cùng một chân như pháp tánh, cái đó gọi là bản thể. Vạn hữu từ tướng trạng mà nói; bản thể từ phương diện lý tánh mà nói, cũng gọi là thật tướng của chư pháp.

(1) Chúng ta ai cũng sẳn có tánh giác ngộ vắng lặng viên dung, linh hoạt thông suốt, chẳng mê chẳng lầm, vô danh vô tướng. Mọi người đều có đủ thể tính bản giác, cho đến đại thể vũ trụ vạn hữu cũng vậy. Do mê chân tìm cái vọng (chân là chân tướng, chân lý, chân như, chân không, chân thật, chân tế, chân giác, chân tính, chân trí, thánh trí, thật trí, thật tế, thật tướng, thật tánh, pháp tánh, pháp giới, bản

Page 22: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

22

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

thể, nhất thể, nhất như, nhất vị, nhất tướng, không tướng, Niết-bàn, bình đẳng, cứu cánh). Vọng là tướng hư dối, là bị ô nhiễm bởi sáu trần. Từ đó chịu chìm đắm trong vòng sanh tử.

Đức Thế Tôn vì muốn chúng sanh ngộ nhập trí tuệ chân thật nên thị hiện trong thế giới Ta bà, lao nhọc bốn mươi chín năm tuyên dương Chánh pháp, khai mở quyền thật, tùy căn cơ trình độ mà giáo hóa. Chính là muốn chúng sanh lìa xa huyễn hóa, dẹp bỏ cấu nhiễm, diệt hết phiền não, phá hết vọng chấp, giác ngộ tự tâm, trở về bản thể thanh tịnh vốn có. Ba tạng kinh điển, năm thời giáo pháp[5], chính là phương tiện dạy đạo. Từ các phương tiện quyền xảo, khiến người giải hết mê hoặc và trói buộc, dần dần ngộ được bản thể tự tánh.

Các tông Tánh, Tướng, Đài, Hiền, Mật, Luật; giúp hết thảy mọi người có trình độ sai biệt đều tiếp nhận pháp môn tu học, chứng ngộ thể tính bất động. Tổ Đạt Ma dạy: Người liễu ngộ tại tâm, tức là chặt cành, bỏ lá để tìm tận gốc rễ để đốn ngộ thực thể chân không. Phương tiện tu tập thường có thay đổi, phân lập các nhánh, chính là tùy bệnh cho thuốc, vì cứu cánh mà lập phương tiện, khiến đốn ngộ thật thể chân như. Chí hướng Tịnh độ là gì? Chính là mượn

5. Ngũ thời thuyết giáo: Thiên Thai tông có lập thuyết Ngũ thì giáo, tức giáo pháp của Phật được phân giảng thành năm thời kỳ: 1. Thời kỳ Hoa nghiêm 2. Thời kỳ Lộc uyển 3.Thời kỳ Phương đẳng 4.Thời kỳ Bát nhã 5.Thời kỳ Pháp hoa và Niết-bàn.

Page 23: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

23

Lời ĐầU Của LUậN Giả

tăng thượng duyên cõi Tịnh độ, đó là điều kiện ưu việt, nương nhờ đại nguyện của Phật để khỏi bị thối tâm giác ngộ, tạo thuận lợi cho việc tiến tu đạo nghiệp, từ đó mà chứng bản thể thực tướng. Các bậc thánh giả mười phương trong quá khứ đạt nhất thiết trí phải trải qua vô lượng kiếp tu hành thoát khổ để cầu quả vị giác ngộ. Đó là khả năng chứng ngộ bản thể của vạn pháp. Sở dĩ các bậc thánh giả thành đại giác, tự tại giải thoát có vô số diệu dụng là do chứng ngộ bản thể. Hàng phàm phu chúng ta bị nghiệp lực trói buộc trầm luân trong ngũ thú là do mê bản thể. Cho nên bản luận này thuyết minh vấn đề mê và ngộ là dựa trên nguyên tắc căn bản giáo pháp xưa nay.

(2) Tham cứu cùng tận nhân sanh vũ trụ, vô tận không gian, thời gian và suốt vô lượng thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau, cho đến tướng chân thật của của bản thể vạn hữu là chẳng phải cái chỗ thấy biết do suy luận và do ước tính hoặc do thế trí biện thông của con người. Đó chẳng phải chỗ đạt đến của ý thức, tư tưởng, biến kế hay phân biệt, cho đến dứt sạch vọng niệm, danh ngôn, phan duyên, xa rời đối đãi, hí luận và năng sở; chẳng phải thấy, nghe, hay, biết; chẳng phải tham sân si; ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt. Duy chỉ có trí Bát nhã thậm thâm mới chiếu soi đến được, duy chỉ có trí giác ngộ mới có thể tương ưng. Cái trí như như mới khế hợp với chân lý như như; lý trí nhất như, thể dụng không hai. Nghĩa lý không cùng tận, quán chiếu vô cùng tận, xa lìa ngôn ngữ và khái niệm; trí viên minh tỏ rạng, tướng vốn không hai, thông suốt không

Page 24: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

24

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

dời đổi. Phân biệt là thuộc về thức, không phân biệt thuộc về trí. Theo thức là nhiễm, theo trí là tịnh. Nếu khởi kiến giải tức lạc vào ý thức, không thấy tướng chân thật. Thực tướng các pháp, một thể chân như. Thể của vạn pháp là một, phàm thánh không khác, tính như như xa rời ý niệm cảnh giới, không danh tự, không ngôn ngữ diễn đạt, chỉ giả danh gọi là đệ nhất nghĩa đế. Luận Đại trí độ nói: “Đệ nhất nghĩa không là chư pháp thật tướng”. Tất cả vạn pháp, không có pháp nào mà không quy về chân như. Như là thể tính bất động, cũng gọi là chư pháp thật tướng, nhất chân pháp giới, bản thể chân như. Tất cả tướng vạn pháp sắc và tâm là hư vọng huyễn hóa, đều là tướng dụng khởi từ bản thể. Tức là từ đại quang minh tạng, một niệm đầu khởi động, tâm thức phân biệt mà hiện huyễn ảnh. Từ đó theo sự tướng rồi mê lầm bản thể, giữ cảnh thì xa rời chân như. Nhiễm trước tức là chướng ngại, hợp với trần và quay lưng với giác ngộ. Nếu rõ biết như vậy, không nhiễm không chấp trước, không y cứ, không trụ tướng, dõng mãnh hồi hướng Niết-bàn, tự ngộ nhập bản lai diện mục, siêu xuất phàm tục, hướng nhập cảnh giới vô ngại tự tại, vĩnh viễn thoát ly sanh tử, gọi là xuất thế. Nếu không rõ điều này, bị cảnh mê hoặc, bị tướng trói buộc. Một khi hành động đã chiêu cảm quả báo thì bị nghiệp lực giam cầm, theo dòng sanh tử nhập vào biển khổ, đó gọi là vô minh. Cái gọi là nhất niệm tâm sanh tức thành tam giới, nhất niệm tâm diệt tức ra khỏi tam giới vậy.

Lại nữa, từ giả nhập không, bất thọ nhất trần, tùy thuận

Page 25: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

25

Lời ĐầU Của LUậN Giả

pháp tánh, rời xa sanh tử, gọi là đại trí. Dùng trí vô lậu không trụ Niết-bàn, từ chân xuất tục, phổ nhập thế giới, không xả một pháp, tùy thuận chúng sanh mà mở đường cứu độ, đó gọi là đại bi. Bi trí song hành, tự lợi lợi tha, giác hạnh viên mãn, phước huệ vẹn toàn, tức thành tựu vô thượng chánh giác. Đây chính là chân lý mà chúng ta nên tích cực truy cầu. Quả thực, chân lý này thâm sâu không hạn lượng, bậc giác ngộ trọn vẹn mới thấu triệt. Bản luận này muốn đề cập đến nguyên tắc căn bản của chân lý phổ thông. Đó là định luật xưa nay bất biến, tận hư không thế giới, không thay đổi không sai khác.

(3) Phật pháp toàn vẹn, vi diệu rộng lớn, xa rời kiến chấp và vọng tình, thiết lập trên phương diện bản tâm thanh tịnh, thống nhiếp tất cả vạn pháp thế gian và xuất thế gian. Cái gọi là cội nguồn của vạn pháp là bản thể của vũ trụ, bao gồm tứ thánh lục phàm, pháp tịnh, pháp lạc, tự tâm vốn đầy đủ, nhân quả, y báo, chánh báo, thế gian và xuất thế gian; tất cả nương vào đó mà thành lập. Thiện ác tội phước đều do tâm tạo, cảnh giới lục trần do thức biến hiện. Tất cả các pháp tùy nhân duyên khởi. Y trí mà thành tựu vô vi pháp trang nghiêm thanh tịnh và các bậc thánh hiền sai biệt, tức là pháp thanh tịnh Bồ-đề Niết-bàn giải thoát tự tại.

Y thức mà thành lập tất cả pháp hữu vi thế gian và các cảnh giới phàm phu, tức là pháp nhiễm từ vô minh phiền não và nghiệp lực sanh tử. Cho nên từ cái gốc vạn pháp

Page 26: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

26

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

trong vũ trụ mà luận giải nghĩa lý. Thanh tịnh tâm tức là đệ nhất nghĩa đế, cho đến toàn bộ trung tâm tư tưởng của thánh giáo. Ly nhiễm hoàn tịnh là thấu triệt bản tâm và tối thượng thừa pháp, cũng gọi là Bát nhã trí, là đạo lý tuyệt đối. Tất cả pháp môn các tông Hiển và Mật đều nhập đệ nhất nghĩa đế, đều lấy kiến tánh làm chỗ quy nhất. Xa rời đệ nhất nghĩa thì chẳng phải cứu cánh. Đây là phạm vi tự chứng trí tuệ của bậc thánh cùng với tha lực nhiếp trì của đại nguyện, đầy đủ đạo lý. Phương pháp ở đây là tóm tắt nhưng luận giải rõ ràng để nhận thức, thâu tóm điểm then chốt của kinh giáo và pháp ngữ các bậc hiền triết xưa nay trích ra ý nghĩa chủ đạo trình bày nguyên tắc phổ thông để rõ nghĩa tinh yếu của Phật pháp. Chương đầu tiên nói về nghĩa lý Bát nhã, đây là nói về nguyên lý để trình bày yếu nghĩa kiến tánh. Cũng là có ý mượn công thức này hiển bày triết lý thâm uyên, xa rời ngôn ngữ và khái niệm, vì đó là lập trường chung của các tông phái Phật giáo. Nghĩa lý dung thông, từ đó mới quy về một nghĩa, thâm nhập một nghĩa mà thâu nhiếp nhiều nghĩa. Chương cuối cùng thuyết minh sự xác chứng về phương tiện sai biệt, nó vô cùng thỏa đáng với vấn đề tu học nhanh chóng thành tựu của pháp môn Tịnh độ. Bát nhã làm tông chỉ, thực hành tại pháp tu niệm Di Đà, Tịnh độ là con đường tắt của sự tu hành hướng đến cốt tủy của Phật pháp. Không luận là pháp môn tham thiền, quán chiếu, trì tụng đều từ hữu tướng nhập vô tướng, từ phương tiện quyền xảo để nhập thực tế chân như. Từ nguyên tắc căn bản đó, tận hư không biến khắp pháp giới, từ kiếp xa xưa cho đến vị lại, cho đến

Page 27: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

27

Lời ĐầU Của LUậN Giả

tất cả quốc độ không hai không khác. Phương tiện tuy có tám vạn bốn ngàn pháp môn, xuyên suốt quy về không hai, nếu khế nhập đệ nhất nghĩa đế tức nhập vào dòng thánh giác ngộ, như cùng lỗ mũi chỉ để hít thở. Sanh tử tức Niết-bàn như hoa đốm giữa hư không,ngôn ngữ văn tự, phương tiện quyền xảo trở thành hí luận trói buộc,như tùy bệnh cho thuốc mà thôi.

(4) Bản thể vạn hữu tức là thật tướng các pháp, tức là đệ nhất nghĩa đế. Thế nào là đệ nhất nghĩa đế? Có thể từ tất cả sự thể nghiệm của nghĩa lý sau:

1. Từ vũ trụ vạn hữu gồm tất cả hiện tượng, thể nghiệm vạn pháp từ xưa đến nay thường hằng bất biến, đương thể vốn nó như vậy, tướng của nó chân thật xa rời ngôn ngữ.

2. Triệt ngộ tánh không tịch của các pháp vốn do duyên khởi, không lập tại hai bên và không có khái niệm giữa của hai bên, chỉ nhập tại đệ nhất nghĩa chân thật.

3. Từ trong bản chất sanh diệt thể nghiệm pháp tánh vốn rời xa ngôn ngữ, vắng lặng không sanh diệt, thường trụ bất động.

4. Từ trong biển vọng tưởng sai biệt muôn trùng quán thể tính chân thật của nó vốn như như không biến đổi, không sai khác mà quy về đại không vốn không khả đắc, vắng lặng và sáng suốt.

Page 28: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

28

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

5. Liễu đạt cụ thể sự thật của vọng tưởng huyễn hóa mà tùy thuận pháp tánh hiện ra các tướng sanh diệt.

6. Diệt tất cả tướng đối đãi sai biệt, không theo tướng chuyển, không theo pháp chuyển, an trụ vào tánh không của tất cả pháp mà thâm nhập trọn vẹn, triệt ngộ tánh bình đẳng nhất như.

7. Hiển bày tính chất không tự tánh của huyễn pháp, an trú trong chánh kiến, khế nhập tính chân thật không sanh diệt của tất cả pháp, ngộ chân tâm thanh tịnh.

8. Vô nhiễm vô trước, dứt hẳn hí luận, vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt, không còn trước sau, không rơi vào sai biệt, không mê mờ vọng động, trú trong vi diệu tịch tịnh, thấu triệt bản thể bất động.

9. Sanh diệt đã diệt thì tịch diệt hiện tiền.

10. Biết tất cả pháp là chân như tuyệt đối, các pháp bản tính không, các pháp thường vắng lặng, chân như tuyệt đối bình đẳng không sai biệt, xa rời tất cả tâm duyên vào ngôn ngữ văn tự, ngộ nhập pháp tính bình đẳng vô sai biệt, mới có chân thật thể nghiệm tính không của tất cả pháp, nhập vào tướng chân thật như như.

11. Từ tất cả pháp vốn không có chỗ sanh, không chút nương tựa,cắt bỏ vạn duyên, triệt để quét sạch và buông xả

Page 29: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

29

Lời ĐầU Của LUậN Giả

hoàn toàn.Từ trong thể không rốt ráo ấy kiến thọ khởi lên, vắng bặt thất thức đại, pháp thân hiện tiền.(Kiến thọ là gì? Là chân lý tuyệt đối; là trí tuệ chân thật, đệ nhất nghĩa, pháp vô sanh, trong thể vắng lặng đầy đủ diệu dụng biết khắp mọi sự. Pháp ấy sanh vô lượng diệu nghĩa; tất cả trí tuệ diệu dụng thần thông giải thoát tự tại. Cảnh giới công phu cao nhất, thâm sâu không lường; trên biết dưới, dưới không thể biết trên. Đây là những công đức diệu dụng của bậc thánh nhân đại giác, thâm sâu như đáy biển, nói không bao giờ hết. Có nghĩa là khi chưa giác ngộ nói ra đều là hư dối, là tác dụng của tâm sanh diệt; như người ăn bánh vẽ, như giấy trắng và mực đen vốn không tương ưng. Cần phải tự bản thân thể nghiệm chứng ngộ, cái thấy của sự chứng đắc mới là chân thật. Nếu còn tồn tại niệm chứng đắc cũng là đại sai lầm! Nếu không sống lại từ trạng thái tuyệt xứ, không buông xả hết vọng tình là không thể nhập vào cảnh giới này. Viên giáo đốn ngộ khó gặp, một khi mất thân này, hối cải không kịp. Đời này không lo độ thân này thì còn đợi đến kiếp nào mới làm được, để rồi trôi dạt trong biển sống chết vô cùng bi thương; sống chết là việc lớn, vô thường qua mau, chớ để thời gian quý báu trôi qua trong oan uổng!)

12. Tức là thoát căn trần, cảnh thức đều triệt tiêu, còn duy nhất tính nhất như các pháp

14. Tức là vô trụ mà trụ, Niết-bàn thường trụ tức là niệm trước không sanh niệm sau không diệt.

Page 30: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

30

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

15. Tức là tự giác ngộ thánh trí, là minh tâm kiến tánh, tức là phát Bồ-đề vô thượng, phát tâm vô sở đắc, tức là khai phát cái bản nhiên vốn thanh tịnh của tự tánh, tức là khai mở trí tuệ quang minh vốn tròn đầy xưa nay.

16. Đó chính là nhập pháp môn không hai, nhập vào biển giác tánh, nhập vào nhất chân pháp giới, nhập đại tổng trì, nhập thắng nghĩa đế, nhập thật tế, nhập pháp tánh, nhập giác tánh, nhập pháp thân, nhập chân tế, nhập Niết-bàn, nhập đạo tràng, tọa đạo tràng, tây lai ý; tất cả chỉ cùng một nghĩa vậy.

17. Lại nữa, pháp tánh chân như, tự tánh thường trụ, biển giác ngộ thanh tịnh, biển tánh giác tịch diệt, chân tâm vô trụ, diệu tâm viên giác, chân như thanh tịnh, thật tế chân như, đại quang minh tạng, đại viên cảnh trí, diệu giác minh thể, thể đại giác viên thường, bản địa thanh quang, bản lai diện mục, bản thể tự tánh, bản thể bất động, tất cả đều cùng một thể mà khác nhau tên gọi vậy. Nên biết thể giác ngộ viên minhlà đức tánh đầy đủ vốn có của chúng ta. Tất cả kinh luận Hiển-Mật-Tánh-Tướng đều là hiển bày trong giác thể này vậy.

(5) Phật pháp tức là tâm pháp, có nghĩa rộng lớn, cũng có nghĩa tóm gọn. Nghĩa rộng lớn tức hết thảy giáo lý trong đại tạng kinh điển, giảng giải không thể cùng tận; nghĩa tóm gọn là trong bậc siêu xuất nhất thừa giáo dùng vài câu pháp ngữ trực khế với nguồn tâm, nhiếp vô lượng diệu

Page 31: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

31

Lời ĐầU Của LUậN Giả

nghĩa. Kinh Pháp hoa có dạy: “Trong mười phương thế giới, chỉ có nhất Phật thừa, không hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói, nhưng đó chỉ là mượn danh tự để giáo hóa chúng sanh”. Kinh Niết-bàn có dạy: “Chỉ có một Phật thừa, phương tiện nói có hai”. Trên phương diện bản thể, chỉ có một sự thật này. Cho nên Phật pháp quý trọng thực chứng, thực tiễn, hạnh giải tương ưng. Nếu như cầu học rộng, lấy văn tự là trợ duyên, mới chỉ là kiến giải về sự chứng ngộ, nếu phương diện công phu tu tập chứng ngộ bị thiếu sót, chỉ thành học giả mà chẳng phải là hành giả; chỉ là người đọc sách chẳng phải người tu trì. Kinh Pháp cú dạy: “Đọc ngàn bài kinh, không bằng thực hành một câu kinh”. Bệnh kiến giải càng nặng thì càng xa đạo, lạc vào thế trí biện thông, lâm vào trì trệ, càng nhiều chướng ngại. Mạng căn không đoạn, tức thuộc kiến tri, dừng ở văn tự là cửa dẫn vào cảnh bế tắc. Ngôn ngữ văn tự, phương tiện ban ra là để dẫn đến giải ngộ, nhân giải mà khởi hành, hành khởi thì giải tuyệt. Cho nên nói: “Phật thuyết tất cả pháp, chỉ trừ tất cả tâm, nếu ta không có tất cả tâm, làm sao nói đến tất cả pháp”. Ngôn ngữ văn tự chỉ là thiết lập tùy chỗ mà nói, tích tập phân biệt, dụng cụ để phá chấp, tùy bệnh cho thuốc, chính là dùng ngón tay chỉ mặt trăng, là thuyền đưa người qua sông. Ngón tay chỉ mặt trăng tuy có nhiều sai khác, nhưng mặt trăng chỉ có một. Quan trọng là thấy rõ mặt trăng, không nên tìm cầu ngón tay dài ngắn, thô tế, trắng đen. Ngàn kinh vạn luận đều khiến người phá trừ chấp trước thân tâm, rõ biết nguồn tâm, thấy rõ bản tánh, chỉ quy về bản thể chân không. Từ xưa đến nay Phật

Page 32: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

32

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tổ đều khuyên người y cứ nghĩa lý không y cứ ngôn ngữ. Dùng ngôn ngữ mà hiển bày nghĩa lý, dần dần chứng ngộ, đắc nghĩa thì ngôn từ đều phải đoạn tuyệt, đốn ngộ nhất tâm, đó là pháp giải thoát vậy.

(6) Hỏi nghĩa lý cao tột bản thể vạn pháp là vì lý do gì? Có lợi ích gì? Xin nói cho biết.

Trả lời: Vì mục đích sau cùng là muốn báo ân Phật và ân sư trưởng, muốn báo ân cha mẹ và ân chúng sanh, muốn độ thoát sầu khổ tất cả chúng sanh, muốn phá hết vô minh để thoát ly sanh tử, phát khởi tâm nhất thừa vô thượng Bồ-đề. Tự giác tức là xa rời tâm ô nhiễm, trở về tâm thanh tịnh vốn có xưa nay, đoạn trừ mê hoặc, chứng ngộ chân thật bản tính vốn có. Từ tất cả pháp vốn không có chỗ sanh, liễu triệt pháp chân thật chính là bản thể chân không, nhổ sạch cái gốc sanh tử, đắc nhất thiết chủng trí.[6] Tinh thần lợi tha là thương xót chúng sanh trong năm đường ác đang chịu cảnh trầm luân, lưu chuyển sanh tử. Mình chưa giác ngộ, nhưng nguyện độ người chưa được độ, rung tiếng chuông cảnh tỉnh, diễn xướng thật tướng, tán dương nhất Phật thừa, truyền bá tinh hoa chánh pháp cứu độ chúng sanh cho đến tương lai. Phổ nguyện chúng sanh trong vô tận thế giới hướng về đạo giác ngộ, chứng ngộ bản thể bất động, rời xa mê lầm, cắt đứt dòng sông sanh tử, thoát ly khổ não, nhập vào trí tuệ chân thật rốt ráo bình đẳng, được

6. Nhất thiết chủng trí là trí của Phật.

Page 33: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

33

Lời ĐầU Của LUậN Giả

sự an lạc trọn vẹn. Năng lực tuy chưa đầy đủ, thường vận dụng tâm này, niệm niệm tương tục không gián đoạn, dựa vào nguyện lực đại bi và đại trí để hướng đến giác ngộ cứu cánh, đó là chứng đắc quả vị tối thượng viên mãn vậy.

Giá trị lợi ích hiện tại mà nói, Phật pháp vô cùng rộng lớn, tùy theo khả năng tiếp nhận mà thọ dụng thì không hạn định. Thông đạt tam thế nhân quả, bao cảnh thăng trầm trong năm đường; vì tránh khỏi đọa tam đồ ác đạo mà hành pháp nhân thiên như ngũ giới và thập thiện. Quán chiếu tường tận vạn pháp sanh diệt biến đổi, vốn vô thường vô ngã; mục đích để xuất ly tam giới mà tu đạo của bậc hiền thánh giải thoát, Niết-bàn. Vấn đề tự lợi thì phải nhận biết huyễn để đạt bổn nguyên, ngộ pháp vô vi; hiểu đời là khổ ách, không tranh hơn thua với đời. Khiêm tốn mà quán xét rõ ràng minh bạch, đối người tiếp vật với lòng cởi mở, giữ gìn phẩm đức, nỗ lực tích lũy phước đức, ăn chay là thuận đạo lý từ bi; không sát hại thì thiện thần thủ hộ, trời người lễ kính, tai họa tiêu trừ, tăng trưởng phúc đức, thiểu dục tri túc, phòng bệnh lâu dài. An lạc trong thiền định tăng trưởng trí tuệ, tâm lượng rộng rãi, hoài bảo to lớn, tu tâm dưỡng tánh, ung dung tự tại, trong không chỗ đắc, ngoài không tìm cầu, không bị cảnh trần trói buộc, không bị ngũ dục mê hoặc, chí nguyện cao xa, hướng đến giác ngộ. Phát triển tinh thần đó tức là tịnh hóa lòng người, tịnh hóa xã hội, tịnh hóa thế giới. Lợi người là để báo ân, xem mọi người là chính mình, xem chính mình là mọi người, mục đích là phục vụ con người quên mình. Nhiếp hóa kẻ ương

Page 34: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

34

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

ngạnh, mở rộng phương tiện tu nhân tích đức, biết chỗ trở về, khai mở đạo lý nhân quả ba đời, khiến dừng cảnh luân chuyển trong lục đạo; lợi ích pháp Tam quy, ngũ giới, niệm Phật và phóng sanh; thường hành bố thí với tâm thanh tịnh, nhổ sạch gốc khổ, đem lại an vui. Phát triển tinh thần đó, tức là từ bi hết thảy muôn loài, mang đến lợi ích cho chúng sanh trong khắp cả tam giới. Tâm hạnh lợi mình lợi người như thế tức là kiến lập nhân sinh quan đúng theo đạo lý.

Lấy bản thể thực tướng các pháp làm trung tâm, mọi người biết tu giới, định và tuệ để diệt tham sân si. Thông đạt đạo lý vô nhiễm, vô ngã, thường tu hạnh xả ly và hạnh nhẫn nhục, dẹp bỏ bản ngã và đối tượng của ngã, trong mọi hoạt động thường dưỡng đạo tâm là tùy thuận nhân duyên, không lìa xa tự tánh. Không lãng phí thời gian, tâm không buông thả, luật nghi nghiêm chỉnh, niệm niệm định huệ, xả ly điều khó xả, làm điều khó làm thì tâm địa quang minh, bản tánh thông suốt. Nếu đem phổ cập tất cả xã hội mà nói, như thổi nguồn sinh lựcvào hệ giáo dục tư tưởng siêu xuất thế tục, nêu cao phong thái thanh cao liêm khiết, đó chẳng phải là nền chính trị công minh, người dân hiền lương, quốc gia đổi mới, xã hội an ninh hay sao? Ở đây, thế gian hóa thanh lương, chuyển thành đại đồng, tôn sùng sự thành tựu tốt đẹp với lý tưởng thanh tịnh. Đó là thế giới thánh thiện của Phật giáo hóa nhân gian. Đạo lý trung, hiếu, nhân, ái, lễ nghĩa,liêm sĩ, cần kiệm, chất phác, thành thật, luôn tuân thủ mọi phép tắc đó ở đời không thiếu sót.

Page 35: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

35

Lời ĐầU Của LUậN Giả

Nếu được như thế thì ngày nay làm sao mà có quá nhiều tệ nạn trong xã hội như: sát sanh, trộm cắp, tà hạnh và nói dối; bao cảnh lừa đảo, cướp đoạt, ỷ thế tranh giành quyền lực, đút lót hối lộ, tham ô tư lợi, chạy theo dục lạc hưởng thụ xa xỉ, phung phí tiền của, cuộc sống đua đòi, lao tâm khổ trí, lòng dạ cuồng mê thì càng nhiều cảnh khủng bố. Cảnh sống suy đồi đọa lạc như thế, làm sao mà cứu vãn? Từng nghe rằng: Thắp sáng ngọn đèn chánh pháp tại thế gian, phá trừ bóng tối vô minh.[7] Đó gọi là tán dương đạo lý nhất Phật thừa, áp dụng phép tắc đạo đức để ngăn chặn làn sóng tham dục lan tràn khắp bốn phương ở trong nhân gian.[8](Nghĩa là khiến chúng sanh lắng dừng lòng tham dục, sống với tâm thanh tịnh giải thoát). Đó là mới là hành động cứu vớt nhân loại nhiều đời.

(7)Đệ nhất nghĩa đế là căn bản của tất cả các pháp môn. Tịnh độ là chỗ quay về của các tông phái, là thắng cảnh vi diệu của sự tham học, tu luyện trước khi thành Phật để cứu độ chúng sanh. Giải thoát sanh tử, tự lợi, lợi tha cũng không ngoài con đường tắt này. Tóm lại mà nói, nhập đệ nhất nghĩa đế, tức là duy tâm Tịnh độ. Bất cứ cảnh Tịnh độ nào cũng không xa rời đệ nhất nghĩa đế. Quán kinh có dạy: “Không liễu rõ đệ nhất nghĩa, không đắc thượng phẩm thượng sanh”. Niệm Phật mà giải ngộ tư tưởng Bát nhã,

7. Câu này nguyên văn chữ Hán là: “Ám thế minh đăng, đồng chiếu u hôn”8. Câu này diễn đạt ý từ nguyên văn chữ Hán trong bản luận là: “Cuồng đào tứ đật, vô sở y quy”

Page 36: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

36

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

không dễ dàng trực tiếp nhập vào cảnh giới nhất tâm và đạt đến cảnh giới thượng thừa. Thông đạt đệ nhất nghĩa không, tự mình chân thật niệm Phật. Từ sự tu mà không ngoài lý, trong lý vốn bao gồm sự. Đại sư Liên Trì dạy: “Chấp sự mà tu niệm thì có thể tương ưng, chân thật đạt đến kết quả phẩm vị; chấp lý mà tâm không thông suốt, sẽ lạc vào cái tai họa không tưởng.”Cho nên việc đầu tiên xem trọng sự tu, sau đó từ sự nhập lý, từ ít tăng thành nhiều, từ tạm thời mà đến lâu dài, từ bên ngoài nhập vào nội tâm, nương vào dấu tích mà tìm đến cảnh giới siêu việt, từ hữu niệm mà đạt vô niệm; không lạc vào hữu vi và sự tướng tức đạt đến năng niệm và sở niệm như huyễn hóa vốn không có thật thể. Lấy công phu niệm Phật, thâu hết vạn pháp vào nhất tâm. Đạo lý niệm Phật và tham thiền đều như là giữ chặt cây gậy mà bước đi, đều là thủ pháp lấy vọng dẹp vọng, đều là phương tiện để quy vạn pháp về nhất tâm. Nếu không buông gậy, không biết lìa bỏ cái gọi là phương pháp và không hiểu rõ ngay cái đó chỉ là phương tiện thì chắc chắn xảy ra tình trạng chấp pháp. Cổ đức đã từng cân nhắc rằng: Dựa bờ rào, vịn bờ tường để bước đi cẩn thận![9](Nghĩa bóng là tất yếu dựa vào pháp môn tu,

9. Câu này nguyên văn chữ Hán là: “Phù ly mạc bích hán”.Đồng nghĩa với câu: “Phù tường mạc bích”. Nghĩa là dựa vào bờ rào hay tường vách mà bước đi cẩn thận, nhưng khi đi đứng vững chãi rồi thì rời bỏ nó mới đi xa hơn được. Nghĩa bóng chính xác trong luận này là xem pháp môn tu đều là phương tiện để đạt đến cứu cánh là chứng ngộ đệ nhất nghĩa đế, thể nhập chân không, trực nhận bản thể các pháp.

Page 37: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

37

Lời ĐầU Của LUậN Giả

nhưng nên hiểu đó là phương tiện, mục đích sau cùng là thể chứng đệ nhất nghĩa đế). Cho nên, cần phải có công phu thành thục, nỗ lực tinh tấn, quy về nhất tâm, nhập vào đệ nhất nghĩa không, tức là trở về bản thể chân không. Cái gọi là trở về mà không trở về mới là chân thật trở về. Trở về cố hương, trở về bảo tạng tự tánh, trở về chân lý bình đẳng, trở về bất sanh bất diệt, trở về Tỳ lô tánh hải(Tỳ lô là biến khắp tất cả, cũng gọi là thanh tịnh pháp thân phổ biến khắp mọi cảnh giới), trở về hư không pháp giới. Chính là cắt đứt tận vi tế phiền não vô minh, nhập tận hư không khôngngằn mé, rõ ràng vạn pháp đồng hư không; tánh và tướng, nước và sóng đâu phải là hai, bản thể vốn tròn đầy không thêm bớt, xưa nay các pháp vốn như vậy. Nếu không trải qua mùa đông giá lạnh, nào có hoa mai tỏa ngát đất trời.[10](Nghĩa bóng là nếu không thể nghiệm trên sự tướng thế gian thì không có phương tiện thể nhập thật tướng). Khi đã liễu đạt tướng thế gian thì mới liễu ngộ chân như. Tất cả vạn pháp đương thể là đệ nhất nghĩa đế. Ở đây, mười phương chư Phật và Phật A Di Đà không có hai tông chỉ.

(8) Pháp môn Tịnh độ là giai đoạn tu học từ Giả nhập

10. Hoàng Bách Thiền sư, với tác phẩm “Uyển lăng lục”, nội dung này ở trong bốn câu thơ: “Trần lao quýnh thoát, sự phi thường/ Khẩn bả thằng đầu, tô nhất trường/ Bất kinh nhất phiên, hàn triệt cốt/ Tranh đắc mai hoa, phác tị hương.”

Page 38: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

38

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Không(Không là đệ nhất nghĩa đế). Đó là quá trình tôi luyện hai yếu tố kết hợp từ bi và trí tuệ, tự giác và giác tha. Khi nghe pháp âm vi diệu, đạt vô sanh pháp nhẫn, thọ giáo mười phương chư Phật. Sau khi thành tựu tất cả công đức, thì từ chân xuất tục, hội nhập Ta bà, phân thân khắp mười phương, dùng thần lực tự tại và từ bi không chướng ngại; với lòng bi mẫn đồng thể biến khắp pháp giới làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Với phương tiện khéo léo, giáo hóa hết thảy chúng sanh xa rời vô minh phiền não, xuất ly biển khổ sanh tử đến bờ giác ngộ và được an lạc chân thật. Hư không vô tận, quốc độ vô tận, chúng sanh vô tận, nghiệp chướng phiền não vô tận, tận kiếp vị lai thực hành đại nguyện từ bi cứu độ chúng sanh cũng vô tận. Trong văn phát nguyện, Đại sư Liên Trì có chép: “Vì bốn ân ba cõi, cho đến khắp pháp giới chúng sanh, mà cầu đạo vô thượng Bồ-đề, chuyên tâm trì niệm vạn đức hồng danh Phật A Di Đà mong được sanh Tịnh độ”. Tức là vì chúng sanh mà cầu vô thượng Bồ-đề, vì đạo giác ngộ mà cầu sanh cõi Tịnh độ an ổn với đủ nhân duyên thù thắng làm trợ đạo. Trên thì cầu giác ngộ, dưới thì hóa độ chung sanh. Nguyện cùng với tất cả chúng sanh trong pháp giới, y theo tối thượng thừa mà phát Bồ-đề tâm. Phát nguyện sanh Tây phương, nhập vào địa vị không thối chuyển, hóa độ vô tận chúng sanh đồng chứng đạo giác ngộ.

Page 39: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

39

Chương I

NGHĨA LÝ BÁT NHÃ

Với bậc tu hànhThân tâm đạt đếnNăng lực tự tạiTrí tuệ thâm sâuChiếu khắp pháp giớiThông suốt các tướng(Trí tuệ năng quán, quán sát chân thật, thực hành

thông đạt của người tâm đạt tự tại).Quán khắp pháp giớiMười phương ba thờiVô lượng cõi nướcHiện tượng vũ trụThân tâm thế giớiLục thú tứ sanhY báo chánh báoCủa thánh và phàmNúi sông biển cả

Page 40: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

40

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thảo mộc vi trầnCăn trần thức uẩnDuyên xứ giới đếSanh tử Niết-bànPhiền não Bồ-đềHữu tình vô tìnhVô vi hữu viThế xuất thế gianTam giới lục đạoĐúng sai thiện ácKhổ lạc tội phướcTham sân nghi áiVọng niệm chấp trướcTâm cảnh năng sởSắc tâm nhiễm tịnhVạn pháp như vậyĐều do tích tậpHuyễn hóa mà cóVô thường vô ngãDuyên sanh duyên diệtNương nhau tồn tạiTức giả tức khôngNhư huyễn như hóaDuyên khởi vô tánhĐồng một pháp tánhKhông sanh không diệtĐều là rốt ráoKhông tướng nắm bắt.

Page 41: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

41

NGHĩa Lý BÁT NHã

Tuệ quán viên dungSoi rõ mọi phápTâm không phân biệtQuán thông vô ngại.

(Đối tượng quán sát là tất cả pháp trong vô tận thế giới xưa nay vốn vắng lặng, quán với tâm rộng lớn vô biên, quán với tâm không chướng ngại).

Trí tuệ sáng suốtSoi rõ cùng khắpThấy biết siêu việtThấu suốt mười phương.Tánh nghe thường hằngNhĩ căn viên thôngTâm tánh ly kiếnTrí tuệ quang minhChiếu khắp pháp giớiĐều là pháp tánh.Thâu nhiếp thân tâmAn trú trong địnhBiết rõ thế gianCác tướng sanh diệt.Thể của đại địnhDiệu dụng cùng khắpKhéo quán cảnh huyễnTợ kính chiếu soiPhân biệt vạn pháp

Page 42: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

42

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tâm không loạn động.Chân như thanh tịnhTỏa sáng vô tậnThật quán lìa chấpTự tại các phápGiống như gương sángKhông lưu cảnh vậtChỉ là phản chiếu.Trong nhất niệm tâmGiống như hư khôngBình đẳng không độngGiác tánh viên mãnPháp giới thanh tịnhKhông có giới hạn.Hư không vô biênPhát khởi tánh giácTâm khắp thái hưBiến mãn thế giớiNhất niệm hiện tiềnNhận rõ tự tánh.

(Nhân quán chiếu tính không của các pháp mà an trú trong chánh kiến như như, biết tất cả pháp vốn không thật có, biết tất cả pháp đều do vô minh biến hiện. Thấy tất cả pháp vốn không sanh, thấy tất cả pháp đều bình đẳng, thấy thanh tịnh tại tâm, thấy rõ bản tánh không tịch, trong cảnh không tịch mà trí tuệ viên mãn, diệu dụng vô cùng tận. Đó chính là Niết-bàn thanh tịnh, tự thể đầy đủ trí giác ngộ của Phật).

Page 43: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

43

NGHĩa Lý BÁT NHã

Tự tánh vốn khôngTính nó vắng lặngKhắp cả hư khôngThể đồng pháp giớiThâm nhập pháp tánhChân cảnh tịch diệt.Giác ngộ một niệmThấu triệt nguồn tâmKhai mở thông suốtBuông xả vô minhThân tâm thanh tịnh.Tâm ý nhất nhưSiêu việt ba không[11]

Vượt thoát căn trầnThông suốt tam quanPhá sạch ngũ uẩnĐường về tự tánhVốn thật không xa.Giải thoát pháp rồiHết niệm chấp khôngDứt vọng hiển chânTịch diệt hiện tiềnKhông còn năng sởChân như tự hiện.Chứng như lai tạngBản lai diện mục

11. Ba không: nhân không, pháp không và không không.

Page 44: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

44

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Pháp thân hiển hiệnMười phương trước mắt.Viên minh bốn trí[12]

Sáu căn tự tạiTrí tuệ phổ chiếuPháp nhãn thanh tịnhTức là nhất thừaĐó là đạo tràngGọi là hành giảĐắc vô sanh nhẫn.Khách trần phiền nãoPhá sạch từ đâyTức là độ tậnVô lượng chúng sanhGốc rễ vô minhTự nhiên nhổ sạchTrần lao phiền nãoTự nhiên tiêu trừ.

(Nhờ có chánh tri kiến nên tâm không truy tìm quá khứ, không vọng cầu tương lai, không khởi vọng niệm, phá hết vô minh. Phiền não vốn tại thức thứ bảy, khi thức này được tịnh hóa thì pháp thân tỏa sáng, khổ ách đoạn tận. Không chấp trước quá khứ và vị lai gọi là hiện tiền; tâm không lạc vào sai biệt gọi là nhất niệm nhất; không hôn trầm, không trạo cử gọi là linh tri).

12. Bốn trí: chuyển thức thành bốn trí: tiền ngũ thức thành Thành sở tác trí, ý thức thứ sáu thành Diệu quan sát trí, thức thứ bảy thành Bình đẳng tánh trí, thức thứ tám thành Đại viên cảnh trí.

Page 45: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

45

NGHĩa Lý BÁT NHã

Pháp giới chân tịnhTánh tướng bình đẳngHết thảy mọi phápĐồng một thể tínhQuán tính các phápKhông có hai tướng.Từ cảnh giới đóThấy rõ mười phươngDùng một tâm nàyDung hợp vạn phápBiết tất cả phápTự tính của tâmBiết tất cả phápTức là đạo tràngMột là vô lượngVô lượng là một.Năng sở bình đẳngThường trụ một tướngTâm tức vạn phápVạn pháp tức tâmTâm cảnh đồng thểKhông hai không khác.Thật cảnh không tướngThật trí không thứcTrí tức là cảnhCảnh tức là tríTrí cảnh không haiThể dụng nhất như

Page 46: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

46

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Cùng tận lý tánhChính là Niết-bànSắc không đều diệtCảnh trí viên dung. Sắc không vô ngạiTâm đạt tự tạiỞ trong vạn phápKiến giải không haiCác pháp bình đẳngVốn có như vậyVạn pháp một tướngĐó là vô tướngTâm không mê loạnThường biết rõ ràngBản thể vạn hữuThật tướng các pháp.

(Sắc là: sự, tướng, cảnh và dụng. Không là: lý, tính, trí và thể.Ở đây nói rõ sắc không chẳng phải khác, tức lý tức sự, tính bình đẳng, cảnh trí nhất như và thể dụng bất nhị. Thấy bình đẳng trong các tướng sai biệt. Đó gọi là một pháp có mặt tất cả pháp, tánh một pháp dung thông tất cả).

Tánh của pháp giớiLà tính Niết-bànDiệu tánh chân nhưBiến khắp tất cảTịch diệt thanh tịnh

Page 47: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

47

NGHĩa Lý BÁT NHã

Thường trụ bất độngVốn không sanh khởiVốn không tận diệtVạn pháp nhất nhưHết thảy bình đẳngMột vị chân nhưKhông có tự thểXưa nay tịch tịnhTính của Niết-bànXưa nay thanh tịnhKhông lìa bản thểTánh đó không tướngVốn là giải thoát.Thật tướng các phápMột thể chân nhưTrước sau đều nhưKhông có chướng ngạiXưa cũng như nayKhông có biến hoạiNgôn ngữ đạo đoạnDứt hết tâm hànhLìa tâm phân biệtPhổ biến cùng khắpBao trùm pháp giớiViên mãn mười phươngNhập phàm chẳng dơ

Page 48: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

48

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Xuất phàm không sạch[13]

Nhập lưu không được[14]

Xuất lưu không mất[15]

Chẳng có tướng đượcChẳng có tướng mấtXa rời đối đãiKhông trụ phược thoát[16]

Các pháp thường tịnhXa lìa ngôn ngữMột tướng một vịCứu cánh Niết-bànVô lậu vô viVô lượng vô biênĐều là nghĩa khôngĐồng tánh chân như.Các tướng sai biệtVốn không sở đắcThể tính chân nhưGọi là thật tướngCác pháp như vậyGọi là Niết-bàn.

13. Vì tánh vốn thanh tịnh không tướng dơ hay sạch trong mọi cảnh giới.14. Nhập lưu: chỉ cho bậc thánh ở địa vị chứng sơ quả.15. Xuất lưu: không dự vào hàng thánh tức là phàm phu, dù trong cảnh phàm nhưng tánh ấy không mất.16. Phược là trói buộc, thoát là giải thoát.

Page 49: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

49

NGHĩa Lý BÁT NHã

Phạm trù tánh khôngLà thể bình đẳngVì trong tánh ấyKhông chỗ mong cầuTrongpháp bình đẳngKhông tướng bình đẳngPháp nhẫn thâm sâuKhông có tướng đắcVì nó xưa nayTánh thường thanh tịnh.

(Tại đây hiển bày thể tính các pháp, đó là bóng dáng cái bản thể bất động của vũ trụ vạn hữu, tức là tướng không của các pháp).

Trong tính thanh tịnhVốn không một vậtVốn không hí luậnRốt ráo không nhiễmVốn không tạp nhiễmChỉ là một tướngKhông thọ không chấpKhông đến không điKhông xuất không nhậpKhông sáng không tốiKhông chỗ để thuyếtKhông có chỗ trụKhông buộc không mởKhông định không tuệ

Page 50: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

50

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Không mê không ngộKhông thối không hướngKhông nhân không ngãKhông năng không sởKhông ái không hỉKhông khổ không lạcKhông phải không tráiKhông nghịch không thuậnKhông tham không sânKhông khiếp không sợKhông thấy không ngheKhông giác[17] không biếtKhông bị trói buộc.Tâm không phân biệtXa lìa khái niệmTâm không dấu tíchKhông tìm đối tượngBa thời bình đẳngXa rời quái ngạiXa rời phiền nãoKhông còn chấp thủKhông tướng nắm bắtKhông còn một phápCó thể xa lìaCó tu có chứngHay là lựa chọn.

17. Giác ở đây là tác dụng của ba quan năng mũi, lưỡi và thân.

Page 51: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

51

NGHĩa Lý BÁT NHã

Trong tánh chân khôngTùy thuận vô nhiễmTri kiến không khởiTâm thức tịch diệtKhông khởi hai chấpĐoạn tận hai chướng.Thể tính hư khôngVốn không thay đổiTùy thuận pháp tínhCác tướng vắng lặngKhông còn hí luận.Tướng vốn vắng lặngKhông nên chấp trướcKhông còn tướng xảPháp tánh vô lượngNhư nước đại dương.Tùy theo trí lựcThâm nhập pháp tánhThấy khắp pháp giớiTận cùng cội nguồnTánh không viên minhThành pháp giải thoátNăng chứng sở chứngRốt ráo thanh tịnhNiết-bàn chân nhưCũng không có tướngTự thể vốn khôngXa rời các tướng

Page 52: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

52

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tánh không siêu việtĐó là tịch diệtThanh tịnh như nhưKhông tướng chứng đắc.Chim qua bầu trờiKhông có dấu tíchTrí tuệ Bát nhãThể nó là khôngVốn không chỗ đắcGiả lập phương tiệnTrong tất các thờiKhông niệm chứng đắcNiệm niệm không tướngNiệm niệm vô viKhông còn tướng tâm.Chánh trí khai mởChánh niệm hiện tiềnVốn không chỗ đắcNiệm niệm viên minhBản nhiên thanh tịnh.Không niệm đối đãiNiệm niệm viên dungTánh không tròn đầyThấu rõ chân nguyênCảnh trí đều tịchĐó là thanh tịnhBản tâm xưa nayTrong sạch sáng suốt

Page 53: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

53

NGHĩa Lý BÁT NHã

Tỏa rạng muôn nơiKhắp cả pháp giớiKhông còn hạn lượngThoát mọi hư dối.Không lìa sanh tửKhông trụ Niết-bànTrụ cảnh sanh tửTâm hằng tự tạiTín giải như vậyNhập vào nhất thừaQuán thành pháp nàyLàm cho vọng niệmKhông còn phát khởiLà phát Bồ-đề.Nhập cảnh giới nàyThâm sâu bình đẳngĐoạn tận lậu hoặcTâm đạt giải thoátTrí tuệ thuần tịnhPháp thân hiển bàyTrong sạch tỏa rạngGọi là đại đạo.Tại nhất niệm tâmKhông còn năng sởĐoạn tận năng sở Gọi là kiến tánhRõ khắp ba thờiVà khắp mọi nơi

Page 54: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

54

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Biết khắp mọi phápBình đẳng không hai.Khi đạt kiến tánhĐầy đủ trí tuệQuán sát thế gianGiống như cơn mộngĐại mộng sanh tửTheo điên đảo sanhNếu đạt giác ngộĐoạn tận sanh tửChứng nhập Niết-bànĐạt an lạc lớnThấu ngộ vạn phápTánh không duyên khởi.

(Đây là luận về nghĩa không, tức là từ giả nhập vào không, xa rời tứ cú tuyệt bách phi, nhiếp thể quy dụng, tức nhập bổn tế chân như, nhập đệ nhất nghĩa không, nhập vào biển giác tánh tịch diệt, nương vào trí tuệ để chứng đắc cảnh giới Niết-bàn).

Tánh vốn không sanhVà cũng không diệtVạn pháp giả danhKhông trụ không chấpTùy duyên ứng dụngToàn là như huyễnỞ trong mọi thờiThường khởi giác chiếu

Page 55: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

55

NGHĩa Lý BÁT NHã

Pháp tánh thường hằng.An trú chánh địnhĐối người tiếp vậtVận dụng lục cănTất cả hành viKhông ngoài pháp tánhThái độ trầm tĩnhTrong định sáng suốtDụng mà thường tịnhTịnh mà thường dụng.Hằng ngày tùy duyênTùy duyên bất biếnTự tại vô ngạiThể dụng như nhưTánh đó viên dungKhông thể nghĩ bànTất cả vạn phápTức là thật tướng.Nhất sắc nhất hươngChính là trung đạoSuối reo cảnh rừngĐều đệ nhất nghĩaQuạ kêu chim hótĐều tối thượng thừa.Hết thảy các tướngVốn không lìa tánhHiện tượng huyễn giảDo niệm khởi sanh

Page 56: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

56

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Do vô minh biến. Căn trần vô thểTức vốn là khôngTánh nó không khácThể nó bất biếnBình đẳng nhất nhưLà như lai tạng.Tánh diệu chân nhưCho nên các phápĐều là Bồ-đềTùy duyên đối cảnhĐều là đạo tràng.Tức tục là chânTức có mà khôngTrong sự rõ lýTức sự tức phápNhất thiết cảnh giớiTâm không chấp trướcHết thảy vạn hạnhTâm không đắm nhiễm.Chân như bất độngKiến lập các phápKhông trái giả danhKhế hợp chân thườngXúc cảnh tâm anGặp duyên vô ngạiToàn cảnh là chânVạn pháp đều như

Page 57: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

57

NGHĩa Lý BÁT NHã

Nhập vào Niết-bànKhông xả đại biTâm hành vô tướngHóa độ chúng sanhChuyển hóa tri kiếnThành trí tuệ PhậtHướng đến giác ngộNhập vào dòng thánh.Trí tuệ Bát nhãLý sự vô ngạiViên dung chân tụcLà hành Trung đạoTrí ấy quang minhBiến khắp pháp giớiPháp tánh chân nhưCảnh trí viên mãnCùng tận vị laiAn trú pháp thânGiác ngộ trọn vẹnThường trú pháp lạc.

(Đây là nói rõ đạo lý tùy duyên, tự tại vô ngại, từ chân như tuyệt đối mà xuất thế gian pháp làm phương tiện độ sanh. Y theo trí tuệ Bát nhã khởi tâm hành đạo, chứng đắc giác ngộ viên mãn).

Cho nên phải biếtTrí tuệ Bát nhã

Page 58: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

58

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Là mẹ chư PhậtLà đường thoát khổTất cả trí tuệLục độ vạn hạnhTự giác giác thaGồm các pháp môn.

(Đó là phần tán dương công năng siêu việt của tuệ giác Bát nhã)

Nguyện hết chúng sanhKhắp cả pháp giớiMau chóng xa rờiHố sâu phiền nãoĐoạn nhân sanh tửTrở về chân tâmLên bờ giác ngộ Vĩnh viễn an lạc.

(Đó là phần kết và hồi hướng)

Page 59: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

59

Chương II

VẠN PHÁP DUYÊN SANH

Vô tận Pháp giớiVô biên thời không[18]

Vô số cảnh giớiTất cả vạn phápVốn không tự tánhDo nhân duyên sanhTừ nhân và duyênVô số điều kiệnHòa hợp sanh khởiNương nhau tồn tạiDo cái này sanhCái kia phát sanhDo cái này diệtCái kia cũng diệt.Nhân không tự sanhTheo duyên mà sanhDuyên không tự cóDo trợ nhân thành

18. Thời không là không gian và thời gian.

Page 60: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

60

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Yếu tố nhân duyênĐúng thời hòa hợpGiả danh hình thànhSát na biến dịSanh diệt tương tục.Huyễn cảnh thế gianHết lực hòa hợpHết duyên quan hệTrở thành tan rãThành trụ hoại khôngLưu chuyển không ngừng.Huyễn không nắm bắtNếu muốn vĩnh hằngTồn tại độc lậpCá thể bất biếnLà không thể có.Nhân duyên hòa hợpHư vọng khởi sanhNhân duyên biệt lyHư vọng tiêu diệtNếu nói các phápTồn tại độc lậpKhông hợp nhân duyên.Vì các duyên sanhKhông có tự thể Không có thực tướngChẳng có mà cóTướng nó không thật

Page 61: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

61

VạN PHÁP DUyÊN SaNH

Vốn là hư dốiCó chẳng phải cóĐương thể là khôngCác pháp duyên khởiKhông có tự tánhDo không tự tánhTùy theo nhân duyênSanh diệt tương tụcTrong từng sát na.Nhân quả hội tụThành tướng thế gianNhân duyên phân biệtThành tướng ba cõiNếu không sanh diệtKhông tướng hữu vi.Nếu nói nghĩa khôngTức thành nghĩa cóPháp hữu vi nàyQuán sát vô thườngTất cả các phápChẳng có pháp nào Ngoài pháp duyên sanhDuyên sanh như huyễnKhông có tự tánhLà tướng sanh diệtKhông thể nắm bắt.Duyên khởi tức khôngKhông có tự thể

Page 62: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

62

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tức là vô sanhNếu nói là cóTức có cái không.Duyên sanh không tánhTừ xưa đến nayMuôn sự muôn vậtNhư bóng trăng hoa[19]

Duyên hợp giả cóGiả tướng hiện khởi.Duyên tụ có sanhChẳng phải thật sanhDuyên tán thì diệtDiệt chẳng thật diệt.Các pháp sanh khởiKhông là ngã sanhCác pháp hủy diệtKhông nói ngã diệt.Tự tướng an trụKhông đến không điKhởi khi duyên tụDiệt khi duyên tánNgay khi duyên khởiSanh diệt tương tục.Cho nên các phápDo y tha khởiSanh tức chẳng sanh

19. Như bóng trăng hoa: các pháp là giả có, như bóng trăng dưới nước, như hoa đốm giữa hư không.

Page 63: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

63

VạN PHÁP DUyÊN SaNH

Chẳng thấy tướng sanh.Diệt chẳng phải diệtChẳng thấy tướng diệt.Cổ đức thường nóiSanh mà không sanhDiệt mà không diệtThể nó vắng lặng.Kinh Đại tập dạy:Cái thấy rõ ràngBiết tất cả phápKhông có hai tướngTánh tướng các phápVốn là như vậyDo đặc tánh đóNên nó không chủ.Tất cả chúng sanhVô minh che lấpKhông có chánh tríThấy biết sai lầmVọng khởi phân biệtBiến kế sở chấp[20]

Mê lầm vạn hữuTừ cái chân thậtVốn nó không sanhVọng thấy sanh diệtKhởi mê tạo nghiệp

20. Biến kế sở chấp.

Page 64: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

64

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Chịu cảnh luân hồi.Cổ đức thường dạy:Sanh mà không sanhNhân quả diễn tiếnCác duyên không thậtChỉ là do tâmTrong tính chân nhưVốn không mê ngộ.Bỏ hết hí luậnTâm cảnh vắng lặngNgoài tâm không phápThể nó tròn đầyKhông theo duyên sanhVà theo duyên diệtTánh vốn thường trụKhông phải duyên sanh.Tu học Bát nhãQuán sát căn trầnNgũ uẩn vạn phápDo nhân duyên sanhNương nhau tồn tạiTức giả tức khôngVốn như không hoa[21]

Không có thực tại.Do giả nói khôngDo không nói giả

21. Không hoa, nghĩa là như hoa đốm giữa hư không, vốn không thực tại.

Page 65: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

65

VạN PHÁP DUyÊN SaNH

Không giả đối đãiTánh ấy là trungMột tức là ba[22]

Ba tức là một.Quán sát như vậyKhông còn vọng niệmTrước mọi hiện tượngTâm không dao độngKhông bị đắm nhiễmTự tại vô ngại.Trong cảnh sanh diệtThấy nó không sanhKhông có duyên sanhKhông sanh hai tướngChấp thật nhân phápChân tâm không hiệnĐiên đảo vọng tưởngBa cõi luân hồi.Trong cảnh không sanhMà thấy sanh diệtKhông ngộ duyên sanhLạc vào sáu cõi.Nếu ngộ duyên sanhThoát duyên trói buộcTriệt ngộ duyên khởi Pháp tướng không tịch

22. Ba có nghĩa chỉ cho ba phạm trù là không, giả và trung.

Page 66: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

66

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nếu ngộ duyên sanhChứng nhập chân tánhKhông ngã không sởTịch diệt Niết-bànTức là đốn ngộVô sanh pháp nhẫn.Năng ngộ nhất niệmDuyên khởi vô sanh Siêu việt Tam thừaPhương tiện tu học Kinh Tam ma[23]dạy:Ngộ tất cả phápĐều là duyên sanhTrong pháp nhân duyênKhông thiếu pháp nàoDo duyên tổng hợpNhưng các duyên đóĐều vốn không thậtNếu là duyên sanhTức là không sanhNên biết các phápĐều vốn không sanhBồ-tát thông đạtVạn pháp không sanhTức được thành tựuCác hạnh Bồ-tát.

23. Kinh Tam Ma gọi tắt của bộ kinh Tam ma địa vương kinh, hay còn gọi là Nguyệt đăng tam muội kinh.

Page 67: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

67

Chương III

PHÁP VỐN TỊCH DIỆT

Tất cả các phápTừ xưa tới nayĐều là không tịchThanh tịnh tịch diệtNgũ ấm vốn khôngLục trần chẳng cóVốn là Niết-bàn.Nay cũng không sanhVốn nó không sanhNên cũng không diệtPháp tánh thường trụTịnh như hư không.Hữu vi vô viĐều như hí luậnChư pháp không tịchTánh linh không mêTâm vốn vắng lặngTức là Phật tâm.

Page 68: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

68

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Vạn pháp là giả Do tâm thấy thậtLục trần vốn tịchPhàm phu chấp thậtCó tâm có phápTâm không cảnh khôngSanh mà không sanhDiệt mà không diệtKhông sanh không diệtĐó là đạo tràngTướng sanh diệt đóChỉ là danh tựNhư hình trong gươngKhông gọi là thật.Quán sát các phápSát na thay đổiTính nó không tịchRốt ráo vô thểPháp tánh vô ngônTự thể giải thoátMột vị vắng lặngThanh tịnh không độngPháp tánh như nhưThể nó như vậyPháp tánh tịch diệtPháp thân vô tướngGọi là chân nhưĐệ nhất nghĩa đế.

Page 69: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

69

PHÁP VốN TịCH DiệT

Tự tánh thanh tịnhSáng suốt tròn đầyKhông rõ pháp khôngHằng chịu sanh tửBiết rõ thật phápThấy vọng là khôngVốn không phiền nãoCũng không Bồ-đềThường rõ như thếTâm không tán loạnKhông còn nắm bắtKhông nhiễm thế phápTức là xuất LyHết thế gian pháp.

Page 70: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

70

Page 71: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

71

Chương IV

TÂM VỐN THANH TỊNH

Tâm tánh chúng sanhTừ xưa đến nayVốn thường thanh tịnhKhông có chướng ngạiTất cả hữu tìnhCác loài sai khácTánh ấy không haiVốn là đầy đủNhư lai tạng tánhTrí tuệ trang nghiêm.Tự tánh đầy đủTất cả công đứcXưa nay viên mãnQuang minh rộng lớnTất cả thiện phápThể vốn đầy đủĐều là Niết-bànDiệu đức thanh tịnh

Page 72: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

72

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Đều là an trụTrong tính giác ngộTrí tuệ vô lậuBa đời chư PhậtBa tạng giáo lýỞ trong bản tịnhVốn có đầy đủ Bản nhiên thanh tịnh.Chân tâm tuyệt đốiThanh tịnh viên mãnPháp thân chân nhưTự thể bất khôngĐầy đủ vô lượngCác món công đức.Thể pháp không dốiThường hằng không đổiThanh tịnh đầy đủNên gọi bất không.Tự tánh Bồ-đềVốn không sanh diệtXưa nay tròn đầyVốn không lay độngKhông nhờ duyên sanhKhông do cảnh khởiChiếu mà thường tịchMột pháp không sanhTịch mà thường chiếuPháp nào cũng hiện

Page 73: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

73

TÂm VốN THaNH TịNH

Tánh dung vạn phápỨng dụng cùng khắpMột là tất cả Tất cả là một.Rời tâm phân biệtVạn pháp bình đẳngNơi nào cũng đếnViên mãn mười phươngRốt ráo một tướngKhông hai không khácTrên đến chư PhậtDưới đến vạn linhMỗi mỗi viên thànhKhông sót sợi tơGiống như mặt trờiÁnh sáng tự chiếuThông suốt vắng lặngAn lạc chân thật.Rốt ráo không khácTừ nơi ngũ uẩnVọng tưởng phân biệtCăn trần huân tậpChủng tử ô nhiễmVọng hiện cảnh giới.Tâm niệm chấp trướcMây ám phiền nãoChe phủ chân tâmKhông thể hiện khởi.

Page 74: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

74

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tự tánh pháp tạngCần hành vô tướngNếu thường lìa chấpTâm địa khai mởTrí tuệ quang minhXa rời trần laoĐiên đảo chấp trướcNăng sở đối đãiKhông cho ô nhiễmThì tất cả hếtCảnh giới sai biệtLà trí bình đẳng.Ngay trong hiện tiềnTất thấy bản nguyênTự tâm là PhậtCông đức người nàyKhông thể nói hết.Một niệm mê muộiGiả gọi chúng sanhPhản mê là giácGiả gọi là Phật.Chúng sanh và PhậtMê và giác ngộ Đều là đối đãiTrong tánh thanh tịnhĐều bất khả đắc.Trong pháp phương tiệnTức tâm tức Phật

Page 75: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

75

TÂm VốN THaNH TịNH

Trong pháp cứu cánhPhi tâm phi Phật.Hằng trụ chánh kiếnDiệt trừ hí luậnChân trí thuần tịnhBản thể tự hiện.

Page 76: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

76

Page 77: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

77

Chương V

BẢN THỂ TỰ TÍNH

Thể tính vốn giácTâm Như Lai Tạng[24]

Sáng suốt vắng lặngChiếu khắp pháp giớiKhông thường không đoạnTánh không dơ sạchTướng không trần cấuThuần tịnh không tạpTánh linh viên mãnSiêu xuất ba thờiSanh dưỡng vạn vật.Tâm lượng rộng lớnGiống như hư khôngKhông có giới hạnThể tính vắng lặngKhông danh không tướngPhàm thánh đồng thể

24. Như lai Tạng(如来藏), Phạn ngữ: Tathāgatagarbha; tức chỉ Phật tánh, giác tánh, pháp thân, Niết-bàn, Chân như...

Page 78: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

78

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Không dơ không sạchKhông lùi không hướngMê chẳng phải mấtNgộ chẳng phải đượcPhàm thì không giảmThánh cũng không tăngKhông dính tạp nhiễmKhông tịnh do tuChẳng hư chẳng thựcBất sanh bất diệtKhông đến không điKhông một không khácThường có thường khôngSiêu việt thiện ácHằng biến hằng nhiếpKhông trong không ngoàiKhông duyên không tướngVô tu vô chứngKhông trụ ba thờiKhông ly ba thời.Không trụ ngũ uẩnKhông ly ngũ uẩnKhông trụ bốn đạiKhông ly bốn đạiKhông tướng thấy ngheKhông tướng nhận biếtKhông ra không vàoKhông sáng không tối

Page 79: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

79

BảN THể Tự TíNH

Không thể biết tríKhông thể biết thứcKhông thể mách bảoChẳng phải định tuệChẳng ngu chẳng tríKhông giữ không xảChẳng mới chẳng cũKhông tác không khởiKhông buộc không thoátChẳng y chẳng trụChẳng nhiễm chẳng tịnhChẳng sắc chẳng tâmLìa tướng quái ngạiVà tướng phiền nãoXa rời Niết-bànHí luận điên đảo.Không do thân biếtKhông do tâm biếtChẳng phải hi vọngChẳng nhân duyên tướngVốn ly tứ cú Đoạn tuyệt bách phiVốn biến khắp nơiDung chứa tất cảTừ xưa tới nayXa rời ngôn ngữVà tướng danh tựXa rời tâm duyên

Page 80: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

80

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Hoàn toàn bình đẳngKhông có biến đổi.Cử tâm động niệm Không ngoài pháp tánhTrí tuệ thông đạtTức quang minh hiệnPhiền não khởi lênThì diệu lý ẩn.Bản thể chân khôngKhông động không tịnhTrí tuệ viên tịnhTính không thường biếnLặng như hư khôngTrong sáng như kínhDiễn bày không hếtKhó thông nghĩa lýNghĩa đó không địnhKhông tướng nắm bắtNgôn ngữ đạo đoạnVượt thoát tâm hànhVô lậu vô viVô lượng vô biênVượt qua hết thảyHạn lượng danh ngônDấu tích đối đãi.Chân như tuyệt đốiCác tướng sai biệtKhông có khái niệm

Page 81: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

81

BảN THể Tự TíNH

Trong sáng vắng lặngDiệu dụng vô songTự tại vô ngạiThể dụng như nhưTuyệt đối viên dungKhông thể nghĩ bànXưa nay mười phươngKhông ly đương niệmVô lượng lục địaKhông cách sợi tơ.Tâm tánh vô nhiễmVốn tự tròn đầyTịch diệt hiện tiềnTịch mà thường chiếuChiếu mà thường tịchTác dụng rộng lớnDụng nó là nhưMặt trời mới mọcChiếu sáng rực rỡ.Thể nó giống nhưTrăng sáng tròn đầyThanh tịnh vắng lặngTức tịch mà chiếuTức chiếu mà tịchTịch mà hằng chiếuChiếu mà hằng tịch.Nếu như nói cóKhông dính bụi nhỏ

Page 82: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

82

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thể tính vắng lặngKhông bị trói buộcNếu mà nói khôngVạn pháp đầy đủViên dung vô ngạiBiến khắp pháp giớiChưa đắc là tánhĐắc rồi là tríThanh tịnh bản nguyênLà gốc tánh giácChư Phật Bồ-tátHết thảy sanh linhĐều cùng tánh ấy.Tánh đại Niết-bànTức là tánh nàyGốc của vạn pháp Nguồn của mê ngộNăng phát vô lậuThế xuất thế gianTất cả vạn phápĐều y tánh nàyMà được kiến lậpTùy ngộ duyên tịnhTức là tứ thánhTùy mê duyên nhiễmTrở thành lục phàm.Chúng sanh và PhậtĐồng một thể giác

Page 83: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

83

BảN THể Tự TíNH

Do chỗ mê ngộMà thành cách xa Duyên sanh không tánhChúng sanh và PhậtVốn là bình đẳngDuyên sanh không tánhMười cõi sai biệtMộng lớn sanh tửTheo điên đảo sanhNhư từ tỉnh mộngLìa xa mộng tưởngNếu ngộ chân khôngNgũ uẩn lục nhậpTất cả đều như.Trần lao vốn tịnhKhông đạo để tuKhông diệt để chứngNếu được giác ngộĐoạn tận sanh tửChứng đắc Niết-bànĐạt an lạc lớn.

Page 84: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

84

Page 85: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

85

Chương VI

BẤT GIÁC VÔ MINH

Do không thông đạtTất cả pháp giớiTâm không cùng khắpBỗng nhiên khởi niệmGọi là vô minhVô minh này khởiThức thứ bảy sanhGọi mạt-na thứcTính hay chấp ngãChủ sự phân biệtLà gốc vô minhNhiễm lục bát thức[25]

Giao thoa huân tậpChướng ngại trí tuệChe lấp chân tâmVô minh sanh khởiTất cả pháp nhiễm

25. Chỉ đệ lục thức và đệ bát thức.

Page 86: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

86

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Từ xưa đến nayTừ chỗ bất giácLàm duyên si vọngTạo thành năng lựcHiện cảnh giới vọng.Y cảnh giới vọngLàm nhân duyên hợpKhởi tâm vọng tưởngHuân tập chủng tửChứa tại bát thứcTùy niệm tức khởiTự tâm giữ tướngTheo ngã ngã sởVọng chấp vô cùngPhân biệt lục trầnHướng ngoài tìm kiếmTâm cảnh giao nhauTheo huyễn chọn lựaTâm nương cảnh huyễnMê lầm theo vậtVọng thấy sanh diệtKhởi vọng tạo tácPhân biệt nhân ngãPhải trái thiện ácVô số điên đảoToàn chân thành vọngChe mất sự thật.Sanh trụ dị diệt

Page 87: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

87

BấT GiÁC Vô miNH

Sát na tương tụcThường ngày niệm niệmNhận vọng là chơnDần dần sắc thânTheo niệm lưu chuyễnDo tham sân siTừ thân miệng ýTạo nghiệp hữu lậu[26]

Do mê tạo nghiệpTự thọ quả báoLưới nghiệp dẫn dắtThành tướng sai biệt.Vạn pháp ba cõiĐều có nguyên nhânDo vọng có quảQuả lại làm nhânNhân quả luân chuyểnKhông có dừng nghỉQuả báo thiện ácChín muồi thành trướcHuyễn nghiệp huyễn báoSanh tử triền miênChúng sanh tương tụcThế gian tồn tạiNhư xoay vòng lửa[27]

26. Hữu lậu: Phạn ngữ là sāsrava, một tên gọi khác của phiền não.27. Ý nói là như đốm lửa xoay liên tục thành vòng tròn lửa.

Page 88: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

88

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tức là lục đạo[28]

Căn bản luân chuyểnSanh tử vô tậnKhông có kỳ hạn.Nghiệp do tâm tạoHình tùy tâm chuyểnSai biệt nhân quảThọ báo khác nhauNhân duyên tội phướcLên xuống các cõiNhân quả thiện ácQuả báo khổ lạcChỗ sanh vạn phápDo tâm mà hiện.Do có vọng tìnhChấp có ngã phápHướng ngoại chấp phápTheo đuổi không dừngNhiễm pháp như vậyĐều là bất giác.Kinh Lăng nghiêm dạy:Tất cả chúng sanhTừ xưa đến naySanh tử tương tụcĐều do không biết Chân tâm thường trụ

28. Lục đạo: Phạn ngữ là kāma-dhātu, tức là gồm: nhân đạo, thiên đạo, tu la đạo, địa ngục đạo, ngạ quỹ đạo và súc sanh đạo.

Page 89: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

89

BấT GiÁC Vô miNH

Bản tính sáng suốtDùng các vọng tưởngTưởng này không thậtThành có luân chuyểnVì thế chúng sanhKhông được giác ngộTừ xưa đến nayNiệm niệm tương tụcChưa từng ly niệmÔ nhiễm chân tínhCho nên gọi là Vô thỉ vô minh.Tất cả thế gianTướng các cảnh giớiĐều do chúng sanhVô minh vọng niệmMà được kiến lập.Tất cả thiện ácĐều xuất từ tâmNhiễm pháp sanh tửKhông rời chân nhưVọng niệm y đóHình thành tam giớiY chánh[29] sai biệtTừ đó thế giớiĐược hình thành nên

29. Y chánh là y báo và chánh báo. Chánh báo là thân tâm chúng sanh, y báo là hoàn cảnh môi trường sinh hoạt.

Page 90: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

90

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Cùng với thân tâm.Từ nguồn duyên khởiMột niệm vọng độngTâm nhiễm cảnh trầnHạt giống phiền nãoTrói buộc vạn kiếpDính như keo sơnKhó thoát ly đượcHướng đến mê lầmLiền thành hư dốiVọng tưởng xuất hiệnMê lầm chân nhưTừ đó mà cóCác khổ đều thànhThân tâm trói buộcKhông còn tự tạiNhiều kiếp đến nayLuân hồi ba cõi.Nhận tâm mê hoặcCho là thực tánhRa vào tứ sanh[30]

Lưu lạc tam đồ[31]

Đời đời kiếp kiếpXả thân thọ thânLuyến ái điên đảo

30. Tứ sanh: noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, biến hóa sanh.31. Tam đồ: địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.

Page 91: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

91

BấT GiÁC Vô miNH

Lúc ra lúc vàoTrôi nổi khắp nơiĐược mất thành bạiBuồn vui ly hợpLên xuống lao nhọcThọ thai trâu ngựaTheo nghiệp dẫn dắtGiống như màn kịchOán ghét thương yêuGià yếu bệnh chếtĐói lạnh tai nạnVô thường bại hoạiSầu khổ nung nấuVô số bức báchThọ thân hư dối Khổ lụy thân tâmMà không biết rõSa vào các nẻoTheo cảnh luân hồiKhông cách ra khỏi.Từ nẻo bế tắcTìm phương thoát lyBi thảm thân nàyMất dấu chân nguyênLưu luyến làm chiThêm nhiễm trần laoVào vòng sống chếtChịu khổ vô cùng

Page 92: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

92

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Ba cõi không anGiống như nhà lửaĐêm dài vô minhSống chết cảnh mộngTràn đầy cảnh khổ Thật quá kinh hồn.Nghiệp thiện nghiệp ácĐều duyên sanh tửCàng tạo nghiệp lựcSống chết càng nhiềuThức theo nghiệp hiệnLại bị nghiệp chuyển.Kẻ phàm thức nhiễmHiện tướng trói buộcKhi nghiệp thành quảLúc nào dừng nghỉMong thoát ra đượcNghiệp thức vô minhTheo trần bỏ giácTạo nghiệp hữu lậuKhông biết trở vềTheo nghiệp thọ thânKhông tu thiện phápKhông có ngày ra.Nếu muốn giải thoátNhững mối sanh tửNên phải thân chứngPháp không sanh diệt

Page 93: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

93

BấT GiÁC Vô miNH

Biết khổ đoạn tập[32]

Tu đạo chứng diệt[33]

Hướng đến giải thoátĐắc vô sanh nhẫn[34]

Thoát ly ba cõiKhông còn luân hồi.Nên biết tâm thứcĐều là vô minhMột niệm lìa chơnĐó là vọng tưởngVọng khởi tình sanhChe lấp trí giácNiệm niệm sanh diệtRời xa chơn tánh.Nhưng tướng vô minhKhông lìa giác tánhThể giác tròn đầyVốn không một vậtDo vọng có sanhDo sanh có diệtSanh diệt là vọngDứt vọng là chân.Vô minh vọng tưởng

32. Tập: Tập đế, là nguyên nhân của khổ sanh tử, chính là vô minh và tham ái.33. Diệt: Diệt đế, đồng nghĩa Niết-bàn.34. Chứng trú trạng thái tâm bất động, thể nghiệm tính không sanh không diệt của các pháp.

Page 94: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

94

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tánh vốn vắng lặngCăn trần vô thể[35]

Tâm thức vốn khôngTham sân si áiPhiền não vô tậnCác pháp ô nhiễmKhông có tự sanhChỉ là vọng niệmPhân biệt khởi lênVọng tưởng là trầnTình thức cấu uếPhân biệt vốn khôngDuyên sanh như huyễnNhư con mắt bệnhHư không đầy hoa[36]

Vốn thật không hoaKhi mắt hết bệnhThấy rõ thật cảnh.Nếu rời tâm niệmKhông còn vọng chấpKhông sanh thấy biếtThì sẽ không cònTất cả cảnh giớiNhất tâm không sanh

35. Vô thể: ý ở đây, căn trần không có chủ thể, nó là pháp duyên sanh vô ngã.36. Ý nói khi mắt bệnh thì thấy hư không có hoa đốm, thực chất hư không vốn rỗng không.

Page 95: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

95

BấT GiÁC Vô miNH

Vạn pháp rỗng khôngVí như mắt lànhHoa đốm không cònTánh hoa vốn khôngXưa nay như thếMê thì thấy hoaChẳng phải Bồ-tát.Tâm vốn không tướngGọi không chỗ dừngTrong không theo cănNgoài không theo trầnXa trần dứt vọngLiền hợp tánh giácNiệm khởi không ngừngNiệm không chỗ trụGiác tánh thanh tịnhTức thời hiện tiền.Luận Khởi tín dạy:Như nước trong biểnGió thổi sóng dậyTướng nước tướng gióKhông có tách rờiNước không tính độngGió dừng nước lặngTính động không cònTánh ướt không mấtChúng sanh cũng vậyTự tánh thanh tịnh

Page 96: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

96

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Vô minh gió độngTâm và vô minhKhông có tách rờiTâm không tính độngNếu vô minh diệtRời niệm tương tụcTrí tánh không mất.Do thức hòa hợpTướng tâm tương tụcPhiền não mê hoặcVô thỉ vô minh Đoạn trừ trọn vẹnTâm thể quang minhChiếu khắp pháp giớiĐức tướng trí tuệPháp tánh chân nhưHiển bày rõ ràngCùng tận tương laiAn trú tịch quangViên mãn giác ngộThường đắc pháp lạc.

Page 97: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

97

Chương VII

QUÁN CHIẾU NGƯỢC DÒNG

Một niệm hiện tiềnBiến khắp pháp giớiDo từ duyên nhiễmBôn ba phóng dậtToàn chân thành vọngTùy thuận giác tánhPhản tỉnh quán chiếuToàn vọng tức chânLiễu đạt thể tínhKhông theo thức[37] chuyểnKhông có hai tướngCác pháp như vậy.Tất cả hành viKhởi tâm động niệmSuy nghĩ phân biệtThấy nghe giác biếtĐi đứng nằm ngồi

37. Ở đây thức là chỉ cho sự phân biệt

Page 98: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

98

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Mặc áo ăn cơmĐều là bản thểKhởi lên tác dụngĐều chính là tâmHiện ra cảnh giảNên biết thân tâmLà sản phẩm vọngVốn là vô tánh Mộng huyễn không thậtNên phải xa rờiHuyễn hóa hư dốiTừ có hóa khôngTrở về chân nguyênVạn pháp một thểĐồng quy chơn tịnhNương vào tánh giácKhởi tâm chánh niệmQuán chiếu nội tâmVắng lặng không động.Bản thể tâm tánhĐối với niệm khởiNhất định xét rõQuán sát niệm diệtVà niệm động tịnhMột niệm không khởi Tức là vô sanh[38]

38. Vô sanh: tâm không sanh diệt.

Page 99: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

99

QUÁN CHiếU NGƯợC DòNG

Như quán tướng nướcThấy tướng sóng vỗChỉ như hư khôngQuán sát gió thổiNhư mèo rình chuộtDóc cả tinh thầnTập trung ở đóĐịnh tâm một chỗTrong từng sát naChớ có buông lungTrong thể của nó Vốn là thanh tịnhNó hiện từ đâu?Nên phải xem rõThác đổ đá dờiChớ để tán tâmNiệm khởi thì xảBất cứ vọng niệmLiền nên giải hóaKhông còn tung tíchTịnh hóa đương niệmTiền hậu tế đoạn[39]

Vắng bóng tâm hànhNhất niệm vạn niên[40]

39. Tiền hậu tế đoạn: niệm không trụ, tác nghiệp trong ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai.40. Một niệm hiện tiền dung thông thời gian, tất cả thâu nhiếp trong một niệm, tác dụng sức trí tuệ do chánh định mà có.

Page 100: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

100

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Chánh niệm chiếu soiSáng suốt vắng lặngKhông vọng không ámHoàn toàn rõ ràngDiệu dụng tâm tánh.Siêng năng không ngừngHướng đến vô niệmNhân duyên thành thụcTự ngộ tâm tánhĐây là bình đẳngPhản quán nội tâmNghe từ bản tánhĐiểm chung pháp tuQuán chiếu đầy đủThấy tướng[41] đều tịnhTức là thấu triệtBản lai diện mụcChân như diệu tánhVốn là quán khắpVạn pháp một thểTánh vốn bình đẳngBản thể chân nhưLà lý nhất nhưDiệu dụng quán chiếuLà trí như nhưY lý như như

41. Tướng đây có nghĩa bao gồm các pháp, tâm không dính mắc.

Page 101: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

101

QUÁN CHiếU NGƯợC DòNG

Khởi trí như nhưDùng trí như nhưQuán lý như như.Niệm trước đã diệtNiệm sau chưa sanhChỉ niệm độc lậpTrí năng quán sát[42]

Thấy rõ bản tánhKhông niệm cảnh giớiNiệm niệm đều tịnhTâm Liền thanh tịnhQuán đến tận cùngThông đạt nghĩa tịnhVắng lặng thường chiếuPhát huy tuệ quánĐó là Ly niệmQuán sát viên dungChính là chân tâm.Chánh niệm chân nhưTâm theo cảnh ngoàiThâu nhiếp trở vềNiệm khởi tức biết[43]

Biết mà vô tâmVới tâm biết này

42. Trí năng quán là chủ thể quán sát, chỉ hành giả đang quán.43. Biết ở đây có nghĩa là giác biết, thấy rõ niệm khởi, biết giác cũng là niệm để ly niệm.

Page 102: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

102

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Gọi là đang quánTâm biết[44] khởi lênCũng không tướng biếtNên tâm biết nàyGọi là ly niệm.Niệm niệm niệm giácTỉnh giác mỗi niệmNiệm khởi đều biếtNiệm giác cũng khôngGiác mà thường chiếuChiếu mà thường giác.Ví như tấm kínhChiếu soi là tríKhi có cảnh vậtPhản ảnh rõ ràngCảnh kính[45] không haiLý trí nhất nhưThể tức là dụngDụng tức là thểGiống như phòng tốiBóng tối vô tánhÁnh đèn tỏa sángBóng tối Liền mấtChơn trí chiếu soiVô minh liền diệt

44. 45. Cảnh kính tức nói cảnh vật và tác dụng chiếu soi của kính.

Page 103: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

103

QUÁN CHiếU NGƯợC DòNG

Toàn thể chính là Đại quang minh tạngĐó là thời khắcLý trí hợp nhấtTuệ như trăng sángSoi khắp hư khôngThân tâm rỗng rangTrí tuệ khai phátSẽ đắc vô lượngNhẹ nhàng tự tại.Năng lực ban đầuChớ vội vui mừngCảnh trí an lậpTỉnh giác quán chiếuLà phương tiện đầuVẫn thuộc tình thứcGiống như không hoa[46]

Đều là chướng ngạiTâm thường buông xảThứ lớp từ bỏCảnh trí hợp nhấtNhất tâm sáng rõLà đến thời khắcNăng chiếu sở chiếu[47]

46. Như hoa đốm giữa hư không, không thật có, chỉ do lúc bệnh hoa con mắt mà thấy có mà thôi.47. Tức là chủ thể quán chiếu và đối tượng quán chiếu đều vắng lặng.

Page 104: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

104

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Cả hai đều diệtKhông biết mà biếtBiết mà không biếtThời điểm chín muồiTâm địa thông suốt.Nếu còn năng quánChưa rời hư giảNăng giác sở giácĐều là tính khôngCác huyễn diệt hết[48]

Chân như hiển bày.Chân cảnh không tướngChân trí vô triNgoài trí không cảnhNgoài cảnh không tríTrí là chân nhưKhông ngoài chân nhưLà trí chứng ngộ.Trí chính là cảnhCảnh chính là tríCảnh trí không haiDụng thể nhất nhưLý không cùng tậnSoi chiếu vô cùngLinh diệu không mờVắng lặng thường soi

48. Chư huyễn diệt hết là quán đạt ngũ uẫn đều không.

Page 105: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

105

QUÁN CHiếU NGƯợC DòNG

Ba thời thông suốtMười phương đều không.Chân như thật tánhChiếu rõ thường lặngTuệ sáng vô hạnBiến khắp pháp giớiMới đầu tu họcChưa rời năng sởNên có cảnh trí[49]

Quán chiếu thuần thụcThô niệm không khởiSáu căn thanh tịnhPhân biệt không cònThể nhập cảnh giớiNăng sở không hai.Tịnh hóa các niệmGiác ngộ trọn vẹnThức là phiền nãoVọng động sanh diệtCác tưởng niệm khởiSanh diệt không ngừng.Nội tâm phiền nãoKhông có nguyên nhânHướng đến vọng tâmGiống như nước đụcKhông thấy bùn cát

49. Tức là cảnh và trí, tức đối tượng quán xét và chủ thể quán xét.

Page 106: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

106

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Khi nước lặng yênBùn cát tự hiệnÝ thứcvốn tịnhNhưng do mạt-na Chấp thức thứ támVới những thói quenLà hạt giống nghiệpTruyền ra ý thứcKhiến tâm ô nhiễmCho nên thức đóVi tế sanh diệtChưa được tịnh hóa.Tu tập quán chiếuMới thấy rõ ràngHiện tiền cảnh nàyNỗ lực công phuKhởi hạnh đầu đàTinh tấn dõng mãnhKhông để buông lungĐầu sào trăm thước[50]

Vượt thoát tận cùngThẩm sát rõ ràngAi tu giác ngộ?Thể nhập vô ngãKhông tướng nghi tình.Dẹp hết phiền não

50. Thiền ngữ, chỉ cảnh giới tu đạt kiến tánh nhưng còn tinh tấn để chứng ngộ trọn vẹn chân lý.

Page 107: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

107

QUÁN CHiếU NGƯợC DòNG

Vận hết khí lựcNhư lên đỉnh caoVượt qua tường váchĐỉnh cao lơ lữngBuông thân thẳng xuống[51]

Không vướng ngang dọcDiệt tận dấu tíchKhông lưu tơ hào.Còn thức thứ bảyPháp thân không hiệnĐi đứng nằm ngồiKhông rời công phuTâm như gỗ đá[52]

Như ngơ như dạiNếu không như thếKhông thể tới cùngĐịnh tâm quán chiếuMột cách liên tụcNhận diện niệm khởiTham cứu nội tâmThấy rõ tường tậnCơ duyên thành thụcTiếp xúc mọi sựThấy cảnh nghe tiếngBỗng nhiên tỉnh ngộ

51. Dụ cho buông xả hết ngã chấp của thức thứ bảy.52. Tâm không dao động chấp trước.

Page 108: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

108

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tâm tịnh kiến tánhTrở về tâm tánhMây tan trời sángThân tâm rỗng lặngThể đồng hư khôngVô cùng kinh ngạcKhai ngộ nguồn tâmTrí tuệ tự tánhToàn thể hiển bày.Phát sanh tịnh huệRộng khắp mười phươngThánh trí bao laChiếu rõ mọi nơiThông thoát Tam quan[53]

Đốn ngộ vô sanhTrí đồng pháp giớiChứng đạo chân thườngThân chứng tạng tánh[54]

Thân kiến bản laiĐây mới gọi làĐại tịch diệt hải[55]

Tính vốn tự tạiTrí tuệ quang minh

53. Tam quan: thuật ngữ Thiền tông, chỉ cho ba giai đoạn tu hành đạt chứng ngộ tâm tánh, là sơ quan, nhị quan và tam quan.54. Tạng tánh, gọi tắt là Như lai tạng tánh.55. Đại tịch diệt hải tức dụ cảnh giới đại định trong kinh Lăng ng-hiêm, tức chỉ tâm như như bất động.

Page 109: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

109

Lời NGƯời DịCH

Là pháp giải thoátKhông niệm sanh diệtGọi là tịch diệt.Khách trần phiền nãoTừ đây vắng bặtNóng lạnh tự biếtKhông lời diễn đạtTừ chỗ ngộ nàyĐối cảnh nghiệm tâmTùy duyên chánh niệmVun bồi thánh tríTịnh niệm sanh diệtChuyển thành chân trí.

Page 110: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

110

Page 111: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

111

Chương VIII

BIẾT HUYỄN CHẲNG THẬT

Tất cả vạn phápDo huyễn hợp cóPhân tán thành không Từ không thành cóCó rồi thành khôngNên biết không thật.Người trí biết rõTánh lìa tướng cóQuán chiếu các phápKhông có thường trụGiống như hư khôngTướng chẳng kiên cốTừ trong thân tâmCho đến thế giớiĐều là huyễn mộngKhông có chân thật.Chúng sinh lục đạoTùy nghiệp hiện cóNhư hoa hư không

Page 112: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

112

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Chính là huyễn hóaNghiệp chướng phiền nãoXưa nay vốn khôngKhổ vui tội phướcĐều như mộng huyễnGiàu sang mây khóiÂm hưởng sắc thanhVốn không thực tại.Mỗi pháp đều huyễnHuyễn có không thậtCó chẳng phải cóSanh chẳng phải sanhNên nói chẳng sanhDiệt cũng chẳng diệtNên nói chẳng diệt.Trong kinh Bảo tíchĐức Phật dạyrằng:Tất cả chúng sanhVới điều kiện sốngĐều là huyễn mộngDo từ nghiệp lựcBiến hóa mà cóTam thiên đại thiên[56]

56. Tam thiên đại thiên thế giới còn gọi là đại thiên thế giới, cách gọi đó tính như sau: một ngàn thế giới gọi là một tiểu thiên thế giới; một ngàn tiểu thiên thế giới gọi là một trung thiên thế giới; một ngàn trung thiên thế giới gọi là một đại thiên thế giới. Không nên nhầm rằng tam thiên đại thiên thế giới là gồm ba ngàn đại thiên thế giới.

Page 113: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

113

BiếT HUyễN CHẳNG THậT

Tất cả thế giớiCũng đều từ huyễn.Tất cả chúng sanhĐều do cộng nghiệpTất cả các phápCũng là do huyễnNhân duyên hòa hợpNên gọi là huyễnKhông có ba cõiĐể mà ra khỏiVốn không Bồ-đềĐể mà chứng ngộNiết-bàn sanh tửĐều là cơn mộngCác cõi nước PhậtĐồng tận hư khôngTrăm ngàn tam muộiCũng như không hoaHết thảy mọi sựDấu chim không trung.Phật là huyễn sưChuyển pháp luân huyễnThành Niết-bàn huyễnChuyển sanh diệt huyễnThế xuất thế gianCác pháp tịnh nhiễmGiống như tập hợpHuyễn hóa mà có

Page 114: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

114

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Y huyễn lập danhĐều không tự tánh.Như hình trong kínhNhư trăng dưới nướcNhư mây trên khôngNhư thấy trong mộngKhông ngoài cái tâmCái thấy hư vọngQuán sát như vậyKhi quán cũng huyễnQuá hiện vị laiBa thời đều huyễn.Tâm như huyễn sưThân như thành huyễnCủa căn nhà mộngKhông nên chấp trướcKinh A Hàm dạy:Sắc như nước tụThọ như bọt nỗiTưởng như ngựa hoangHành như cây chuốiThức như pháp huyễnY chánh mong manhKhông có vững bềnNếu cho là thậtKhông hợp thể tính.Bồ-tát biết huyễnKhông chấp khởi diệt

Page 115: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

115

BiếT HUyễN CHẳNG THậT

Thấy toàn là khôngThông đạt huyễn duyênKhông chấp thấy ngheTam giới không hoaBiết là không hoaTức không luân chuyểnTừ huyễn hóa thânThường biết huyễn hóaTuy hiện thế gianVô biên huyễn phápBiết mọi giả danhThọ pháp giả danhĐều không thực tạiKhông tướng đối đãiLy thấy nhân ngãQuán sát chân thậtRõ tâm như huyễnBiết thân không thậtNhư hư không hoaVốn không thật cóRốt ráo vắng lặngKhông tướng để nóiTâm không phân biệtVạn duyên vốn tịchĐương thể không sanhXưa nay như vậy.Do tâm như huyễnĐộng mà hằng tịch

Page 116: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

116

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Sự vật chẳng thậtKhởi mà vô sanhVật chẳng phải vậtCác vật vốn khôngBiết tâm vô tâmThể tâm vốn tịchKhông tánh không sanhTâm huyễn không thựcThông đạt điều đóLà cảnh giới tuệ.Nên biết thân tâmĐều là huyễn cấuTướng cấu diệt hếtMười phương thanh tịnhChư Phật truyền tâmKhông rời biết huyễnChấp huyễn sẽ đọaVào vòng sanh tửBiết huyễn tức thuậnNiết-bàn giải thoátKhông rời huyễn hóaChân như không hiệnBiết huyễn là bỏBỏ huyễn là giác.Tất cả thế gianCác tướng huyễn hóaĐều sanh khởi từNhư lai tạng tâm

Page 117: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

117

BiếT HUyễN CHẳNG THậT

Do như không hoaTừ không mà cóHuyễn hoa tuy diệtKhông tánh thường còn.Tâm huyễn chúng sanhCòn theo huyễn diệtCác huyễn diệt hếtTâm giác bất độngHuyễn cảnh đã mấtHuyễn trí không cònKhông trí không đắcCả hai đều rờiVì nghĩa chứng đắcXa rời các huyễnSiêu thoát đối đãiCảnh trí đều buôngTâm tánh chơn thậtToả sáng mười phương.

Page 118: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

118

Page 119: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

119

Chương IX

TÂM KHÔNG THÌ CẢNH KHÔNG

Biết tướng là khôngTâm Liền vô niệmNếu được vô tâmCảnh không còn hiệnDo tâm niệm sanh Các pháp sanh khởiDo vì pháp sanhCác tâm niệm khởi.Sắc vốn là khôngDo tâm có sắcTâm vốn là khôngDo sắc có tâmVạn pháp là tâmTâm là vạn phápTâm do cảnh sanhCảnh do tâm hiệnTâm không cảnh tịchCảnh tịch tâm diệt

Page 120: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

120

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nói có tướng diệtLà tâm tướng diệtThể tâm không diệt.Thấy nghe giác biếtLà do tiền trầnMà có phân biệtVọng cảnh vọng tâmHai vọng nương nhauNhân duyên hòa hợpXoay chuyển cùng nhauTâm không rời cảnhCảnh không rời tâmNghiệp hoặc quả báoCùng nhau sanh khởiHiện ra ba cõiLục thú tứ sanh[57]

Nhân, thiên, địa ngụcTu la, ngạ quỷĐều do tâm tạo.Do tâm tạo tácBa cõi huyễn hóaDo tâm mà hiệnRời tâm là không

57. Lục thú tứ sanh tức chỉ bốn loại chúng sanh trong sáu nẻo luân hồi. Bốn loài là loại sanh bằng trứng, loài sanh từ bào thai, loài sanh do khả năng biến hóa, loài sanh nơi chốn ẩm thấp. Lục thú là sáu cảnh giới của chúng sanh: Trời, A Tu La, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục.

Page 121: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

121

TÂm KHôNG THì CảNH KHôNG

Cảnh giới lục trầnMột niệm thô độngTức đủ món khổVọng niệm không khởiTịch diệt thường lạcTâm không cảnh tịchNước dơ sóng đụcNước trong trăng hiệnBản thể không độngCác cảnh hư vọngBiết đó tánh khôngThì tâm vắng lặngKhông khởi vọng niệmNội tâm thanh tịnhNhân pháp đều khôngCác duyên đều dứt.Tâm xa rời vọngCảnh giới liền diệtCác duyên không buộcVốn tự giải thoátLục trần không nhiễmTrở thành chánh giácTâm tánh không nhiễmPháp giới tự nhiênLục thông tự tạiMột hướng thanh tịnh.Nhất niệm vọng độngPhiền não trói buộc

Page 122: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

122

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nghiệp quả ba cõiCảnh hiện sai biệtRõ tâm vô tánhCảnh trí chẳng thậtGió cảnh thổi đếnSóng thức không sanhCắt dứt các duyênChớ sanh vọng tưởngTự tánh thanh tịnhTức là Bồ-đềNghiệp hành sanh tửTự nhiên dừng lại.Chỉ có chân tâm Biến khắp mọi nơiKhi ngộ thì rõKhi mê thì nghiệpCảnh vốn là khôngKhông đợi tướng hoạiTâm Linh tự chiếuChẳng nhờ duyên sanh.Cảnh vô tự tánhDo thấy mà cóThấy vô tự tánhDo tâm có độngĐộng không tự tánh Đều do bất giácGiác thì không độngDo tâm bất động

Page 123: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

123

TÂm KHôNG THì CảNH KHôNG

Đều không sự thấyLìa thấy cũng khôngTướng của cảnh giớiBản nhiên thanh tịnhVọng tâm đã dừngHuyễn tướng nào sanh?Tâm cảnh đều minhTự nhiên hợp đạoNhứt niệm hiện tiềnBa thời vắng lặngTrong không tướng cănNgoài không tướng trầnCảnh giới vô tâmChiếu mà thường khôngTâm cảnh nhất nhưNào có quái ngạiTrong mỗi mỗi phápTrong mỗi mỗi tâmNgay đó tịch diệtTức là đạo tràngKhế hợp pháp tánh.Đạo lý vô sanhThể vốn ly tướngTự tánh chân nhưThanh tịnh sáng suốtKhông tâm không PhậtKhông giả không thậtTâm Phật chúng sanh

Page 124: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

124

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Phương tiện giả lậpKhông tướng Bồ-đềChẳng chấpNiết-bànCũng không giải thoátXa rời thấy biếtDứt hết huyễn hóaKhông chỗ nương tựaChẳng còn trói buộcLiền đắc trung đạoTánh thường vắng lặngTrí tuệ tự hiệnCảnh thức đều mấtNhập đại tổng trì[58].

58. Tổng trì: giữ hết thiện pháp, ngăn trừ ác pháp pháp sanh; đầy đủ tất cả công đức. Tổng trì còn có nghĩa khác là Mật chú.

Page 125: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

125

Chương X

NGÃ KHÔNG

Ngã chấp pháp chấpNương nhau tồn tạiĐó là mê lầmDo nương ngã kiến[59]

Ngã kiến chính làCăn bản sanh tửChủ nhân luân hồiThân tâm thế giớiNhân duyên hòa hợpVốn không tự tánhVọng nhận tứ đạiLàm thân thể mình Các duyên sáu trần Làm tướng của tâm.Nguyên nhân mê hoặcLà do vọng chấp

59. Ngã kiến: nhận thức sai lầm về các pháp, tức về hiện tượng tâm lý và vật lý.

Page 126: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

126

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tất cả chúng sanhVướng vào bản ngãKhởi cảnh huyễn hóaSáu nẻo thăng trầm.Nếu rời chấp nàyKhông còn chỗ sanhKhông chấp ngã nàyKhông luyến sắc thânNếu rời chấp ngãTức không sai lầmQuán thân tâm nàyDo lòng ái dụcHòa hợp mà cóMáu huyết hôi hámChín lỗ ô uếTúi da che đậyRuột gan phân dãiVô thường tán hoạiSình lên bầm thốiChỉ còn xương trắngThân mình đã vậyThân người cũng thếBì da che đậy.Vọng sanh luyến áiMũi tên ái nhiễmNếu không tự nhổKhông trừ tâm dâmChẳng thoát trần lao

Page 127: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

127

NGã KHôNG

Quán sát như thếCác thân nam nữCác cảnh xấu ácĐều là không sạch.Biết tâm vô thườngThân này vô ngãTham dục là khổTâm không đắm nhiễmÁi dục tự dứtThân này vốn khôngTâm này vốn tịnh Tức là hợp đạo.Ái dục quấy nhiễuChân tâm không hiệnKinh Lăng nghiêm dạy:Nếu các thế giớiChúng sanh sáu nẻoDứt sạch long dụcKhông theo lực áiVà cảnh tái sanh.Nên quán thân tâmNhư huyễn như mộngVốn không thật cóNhư thân cây khôNhư tường ngói củGià yếu từng niệmHơi thở dứt rồiKhông còn trở lại.

Page 128: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

128

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Kinh Viên giác dạy:Thường ngồi tịnh tọaPhải nghĩ thế nàyThân này của taBốn đại hòa hợpRăng móng lông tócGân cốt da thịtTủy não cấu uếĐều thuộc tướng đất.Nước mũi máu mủNước tiểu nước bọtĐàm dãi tinh khíCác chất đại tiệnĐều thuộc tướng nước.Khí ấm thuộc lửaĐộng chuyển thuộc gióBốn đại[60] phân lyNếu thân này mấtThì tìm chỗ nào?Nên biết thân nàyCuối cùng vô chủHòa hợp làm tướngThật đúng hư dốiBốn duyên hòa hợpGiả có sáu cănBốn đại sáu căn

60. Tứ đại: đất, nước, gió và lửa.

Page 129: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

129

NGã KHôNG

Trong ngoài hợp thànhNương gá các duyênTích tụ bên trongTạo thành các duyênGiả danh là tâm.Nên biết các phápHợp thành thân nàyBốn đại năm uẩn[61]

Giả duyên giả hợpVốn không tự tánhKhởi là pháp khởiDiệt là pháp diệtBốn đại không chủThân này vô ngã.Xem xét tường tậnNgã không thực thểTrong tất cả phápĐều không có ngãBốn đại là khôngNăm uẩn chẳng thựcNên biết vô ngã.Vô thường bất tịnhKhông tự tồn tạiNên nói vô ngã.Thân kiến điên đảoDanh tự trống rỗng

61. Năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Page 130: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

130

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nên nói vô ngã.Cả ba thời gian[62]

Tâm không thực tạiNên biết vô ngã.Tánh không các phápĐoạn ngã đạt đạoNên biết vô ngã.Pháp tánh vắng lặngNên biết vô ngãBản chất chân nhưVốn không dấu tíchNên biết vô ngã.Trong thể thanh tịnhDứt tướng đối đãiNên biết vô ngã.Các pháp đều nhưGiác tánh chiếu khắpNên biết vô ngã.Thực tế pháp trụDứt các hí luậnNên biết vô ngã.Pháp giới nhất tướngKhông có trước sauNên biết vô ngã.Trong Như lai tạngVốn không khởi diệt

62. Ba thời gian: quá khư, hiện tại và tương lai.

Page 131: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

131

NGã KHôNG

Nên biết vô ngã.Cái gì có tướng Đều là hư vọngKhông nhân không ngãKhông cái của taDứt hết ngã kiếnKiến giải không sanhTrí tuệ giải thoátLiền được khai mở.Đạt đến vô ngãTâm liền tự tạiKhông buồn không vuiKhông đúng không saiKhông giữ không xảKhông khổ không lạcKhông nghịch không thuậnKhông hơn không thiệtKhông tham không sânKhông được không mấtKhông thương không ghétBản tính xưa nayKhông có một vậtViên dung tròn đầyChiếu soi sáng suốtKhông còn dấu tíchCủa các phiền nãoMê muội quanh co.Tức là các pháp

Page 132: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

132

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Ly tất cả tướngLy và tướng lyKhông chỗ nắm bắtNăng sở đều mấtHiện tại toàn chơnNhư vậy mới hợpChân không vô ngã.Duy có bản tâmThường hằng thanh tịnhBiết không nhân ngãTức không tham dụcKhông còn tướng chấpAi thọ luân chuyểnTướng của thân tâmNhận sự sanh tử.Bồ-tát thông đạtTánh không các phápNgã không pháp khôngNgay không cũng trừChẳng còn tướng khôngMới an trú vàoKhông tánh viên minhThành pháp giải thoátBa độc[63] tự diệtBa cõi[64] rời xa.

63. Ba độc: tham, sân và si.64. Ba cõi: cõi dục giới, cõi sắc giới và cõi vô sắc giới.

Page 133: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

133

Chương XI

PHÁP KHÔNG

Pháp tánh bất hoạiPháp vốn thanh tịnhPháp không chỗ đắcPháp không hí luậnPháp không dấu tíchPháp không thủ xảPháp là tịch diệtPháp là vô nhiễmPháp là vô tướngPháp là vô viPháp không chỗ trúPháp lìa các tướngThấy nghe giác biết.Tự tánh các pháp Xưa nay tịch tịnhKhông tướng thấy ngheKhông có ngôn từThật nghĩa của nóTrực nhận như vậy

Page 134: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

134

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Mới đúng thực tếTất cả chúng sanhSống chết vô tánhVốn không sanh tửNhận lầm sanh tử.Tất cả chư PhậtVốn không tự tánhThật không Bồ-đềCũng không Niết-bànChư Phật cũng khôngChúng sanh vọng gọiNiết-bàn Bồ-đềThấy biết như vậyGọi là phát tâmGọi là kiến đạoGọi là người giác.Tánh đó vốn tịnhNếu khởi kiến giảiNhận thức về PhậtLiền bị cách PhậtKiến giải chúng sanhLà cũng sai lầmKiến giải trung đạo Bị ngăn trung đạo.Chấp phàm chấp thánhChấp tịnh chấp uếĐều bị chướng ngạiỞ trong cả pháp

Page 135: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

135

PHÁP KHôNG

Không bị dính mắcKhông chấp có - khôngTức là kiến pháp.Thế xuất thế gianNhiễm tịnh y chánh[65]

Hữu vi vô vi[66]

Sanh tử Niết-bànUẩn xứ giới đếBa môn giải thoátTịch tịnh viễn lyVô thường bất tịnhCác pháp sắc tâmTất cả đều khôngNgôn ngữ âm thanhChương cú văn tựTất cả đều nhưLy tính văn tựKhông tướng văn tựChính là chân không.Tất cả pháp tínhXưa nay không trụPháp đồng pháp tánhGiống như hư không.Phân biệt danh ngôn

65. Y chánh là ybáo và chánh báo. Chánh báo là thân tâm chúng sanh; y báo là môi trường hay thế giới chúng sanh tồn tại.66. Hữu vi vô vi: Hữu vi là pháp sanh diệt, vô vi là pháp không sanh không diệt.

Page 136: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

136

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Giả lập câu cúLà pháp quy ướcĐều là ứng cơCông cụ phá chấpTừ huyễn mà nóiPhương tiện dẫn đạoKhông hiểu thật nghĩaPhân biệt chấp trướcNên bị pháp buộc.Các pháp như mộngChấp huyễn phân biệtKhởi tâm động niệmTâm cảnh năng sởĐều là phiền nãoCầu đại Niết-bànBỏ cấu giữ tịnhCó đắc có chứngKhông ngoài đối trịBệnh nghiệp sanh tử.Chấp có chấp khôngChấp khổ chấp lạcChấp phàm chấp thánhĐều là thất bại.Khởi tâm quán tịnhLại chấp tướng tịnhTrụ không mê tịnhTức là đắm trướcVào các pháp tướng

Page 137: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

137

PHÁP KHôNG

Tùy thuận thế gianKhởi niệm phân biệtTheo huyễn luân chuyểnTâm hành xứ hiệnLà tâm sanh tửTâm hành xứ diệtLà chân tâm hiện.Nếu khởi thấy biếtThấy rõ các phápVốn là thật tướngNhất thể chân nhưPháp không so sánhKhông tướng đối đãiNếu đối các phápMà được bất độngKhông tướng nắm bắtThì không chướng ngạiPháp vốn là khôngKhông pháp là phápNgay pháp rời phápPháp lìa có khôngPháp vốn không tánhPháp không tự thànhNhân vọng có phápDứt vọng không phápLúc mê tự buộcNgộ rồi thoát lyDứt mê là Phật

Page 138: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

138

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Phân biệt là ma.Còn có chấp trướcĐều là hư vọngNgoài tâm thấy phápTức là ngoại đạoNếu ngộ tự tâm Tức là Niết-bànTất cả mọi thờiĐều học vô tâmChánh niệm hiện tiềnNiệm niệm vô sanhKhông có phân biệtVà tâm nương gáKhông trụ không chấpTâm như hư khôngNăng lực tuệ giácChứng các pháp khôngHai chấp[67] không khởiHai chướng[68] đoạn trừNgoài không chấp cảnhTrong không chấp trí Buông xả vạn duyênKhông chấp thân tâmNiệm niệm lưu nhậpTuệ giác của Phật.

67. Hai chấp là chấp có thực ngã và chấp có thực pháp.68. Hai chướng là phiền não chướng và sở tri chướng.

Page 139: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

139

Chương XII

TRIỆT ĐỂ KHÔNG

Quét sạch phiền nãoKhông còn mảy mayKhông còn chấp tướngKhông vướng bụi trầnTâm không ràng buộcThanh tịnh như nhưTâm ý đoan nghiêmTự tại vô ngạiTuyệt đối tính khôngTriệt để vắng lặngTâm không vọng độngKhông sanh tĩnh tưởng[69]

Biết tâm thanh tịnhKhông khởi niệm tịnhVà niệm không tịnhMới gọi thật tịnh.[70]

69. Không sanh tĩnh tướng: trạng thái tánh tướng nhất như.70. Tuyệt đối tánh không siêu việt khái niệm thanh tịnh và không thanh tịnh.

Page 140: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

140

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Không chứng không đắcChẳng phải không chứngChẳng phải không đắc.[71]

Chẳng không chẳng địnhChẳng phải chấp khôngChẳng phải chấp định[72]

Chẳng có giải thoátVà không giải thoát.Mỗi niệm rõ ràngTrụ chỗ không trụ[73]

Thấy chỗ không thấy[74]

Đắc chỗ không đắcKhông đắc pháp nàoGọi là chuyên tâm[75]

Nhận rõ tâm nàyKhông tâm không đắcNgay chỗ liễu đạt Không có nhận thức

71. Chứng đắc là phương tiện nói, thực chất sau cùng là đạt đến chân không tuyệt đối, ngoài quan niệm ngôn ngữ diễn đạt.72. Tự tánh vốn là không, vốn là định, vốn đầy đủ giới-định-tuệ; đến cảnh giới đó thì không suy luận trong phạm vi có và không.73. Mỗi niệm tâm khởi đều quán chiếu rõ ràng, chẳng trú vào niệm nào cả, chuyên tâm như thế gọi trụ chỗ không trụ.74. Kiến vô sở kiến: thấy chỗ không thấy, vì thể tánh là không thì có gì để mà thấy.75. Chuyên tâm: được hiểu là trạng thái chánh niệm tỉnh giác chuyên cần.

Page 141: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

141

TriệT Để KHôNG

Và không nhận thứcCũng không chỗ đắcNhư chim bay quaKhông để dấu tíchBát nhã thanh tịnhTuyệt đối sau cùngKhông thể nghĩ bànTâm nhiễm không đạtLiễu ngộ mới hợpVới lẽ chân thật.Với trí chứng đắcVà lý chứng đắcHoàn toàn hợp nhấtNhất niệm tương ưngVô minh xóa sạchThiện căn khai mởSáu căn thông lợi[76]

Chánh niệm chuyên cầnTâm tánh thường hiệnNhư chim thoát lồng[77]

Không còn ràng buộc.Từng bước thể nhậpTrí tuệ vi tế[78]

76. Đây là trạng thái kiến tánh.77. Thoát lồng tức thoát ly ngũ uẩn, tức quán triệt sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là không.78. Được hiểu là tuệ giác của hàng Bồ-tát

Page 142: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

142

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thăng tiến lên caoThể nhập trí PhậtGọi là tự giácTrí tuệ tự giácChính là cảnh thiện[79]

Chớ có sanh khởiTâm niệm vui mừngCũng không tâm niệmCó chỗ chứng đắcKhông chấp vào phápKhông sanh hí luậnBiết tất cả phápĐều là Niết-bàn.Với tâm chúng sanhVọng niệm sanh khởiNiệm niệm phân biệtKhông thể tương ưngNên nói là không.Nếu rời vọng tâmKhông thể nói không[80]

Vì nói vô viCũng chấp ngôn từTheo huyễn nói giácGiác cũng không lập

79. Vì tự giác thánh trí cùng với từ, bi, hỉ, xả tương ưng nên gọi là cảnh thiện.80. Vì lìa cái tướng tâm vọng tưởng chứ không phải lìa cái thể tánh của tâm, nên không thể nói là không.

Page 143: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

143

TriệT Để KHôNG

Căn trần đều thoátChân tánh chiếu soiĐầy đủ tịnh phápThường hằng bất biếnChân tịnh vi diệuKhông thể nghĩ bànKhông tướng phân biệtDiệu dụng vô cùngTrú tại tánh khôngThiết lập chánh phápLà thiện tri thức.

Page 144: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

144

Page 145: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

145

Chương XIII

ĐẠO KHÔNG THUỘC TU

Bản chất Phật tánhVốn có đầy đủVốn là thanh tịnhKhông do tạo tácKhông có thứ lớpKhông dựa tu trìKhông đợi tu thànhThể tính như nhưMuôn đức viên mãnBiết rõ nguyên lýKhông nên khởi tâmMong cầu chứng đắcNhưng đối các duyênTâm không dính mắcKhông để ô nhiễmKhông pháp để đắcKhông hạnh còn tuLà đạo vô thượngĐâu dụng lao nhọc.

Page 146: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

146

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Ngôn ngữ tư duyDùng tâm dùng lựcTạo pháp hữu viKhởi tâm cầu đạoBao kiếp trần laoGiữ thiện bỏ ácQuán không nhập khôngCó tu có chứngĐều là chướng ngại.Lòng cầu chứng ngộTự tánh Bồ-đềLà còn chấp tướngChưa phải thật chứngTồn tại quan niệmThể nhập vào đó[81]

Một niệm thô khởiNgàn dặm mây cheMong muốn tìm cầuCho nên lạc lốiLao nhọc bao kiếpCũng không đạt được.Khởi công dụng tuTheo thứ lớp chứngNhiều kiếp tìm cầuCũng khó thành đạtMuốn rõ tâm này

81. Ý nói, thực chất thể của đạo là không có chỗ để nhập, rốt ráo không tính, chân như, vô tướng...

Page 147: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

147

ĐạO KHôNG THUộC TU

Muốn thấy tánh nàyTức là lạc vàoĐường tà điên đảo.Do chưa liễu đạt Bản chất tâm tánhGiả lập tên gọiMộng huyễn chẳng thậtNếu do tu thànhThành rồi trở hoạiNếu nói không tuTức đồng phàm phuCòn tu còn thốiBuông thả càng đọaGấp cũng không thànhChậm cũng không đạtTu học sai lệchSẽ gặp thất bại.Siêng năng quán chiếuKhông thể bỏ quaNiệm niệm vô tướngĐương niệm vô niệmRốt ráo vô tâmNhất niệm hiện tiềnKhông cầu không chấpKhông sanh không diệtNiệm niệm vô viĐó là triệt để.Chẳng tâm chẳng Phật

Page 148: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

148

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thân tâm đều khôngThanh tịnh sáng suốtĐó là đại đạo.Không còn khái niệmVề việc tu trìVì trong thể tínhThường hằng tự tạiTùy thời tùy chốnTâm ý thảnh thơiTu mà không tuKhông tu mà tuAn trú thanh tịnhKiến tánh khởi tuXứng tánh khởi tuTự nhiên thành đạtNhư vậy là tuKhông thấy tướng tu.Trong bốn oai nghiTỉnh giác chuyên cầnTrong thể thanh tịnhTùy thuận không nhiễmXa rời huyễn hóaKhông sanh thấy biếtRời tâm ý thứcThường trụ chánh giácChân trí thuần tịnhPháp thân tự hiệnBản thể hiện tiền

Page 149: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

149

ĐạO KHôNG THUộC TU

Như vậy rõ nghĩaKhông tu không chứngKhông còn khái niệm Phật và chúng sanhHiện tiền vắng lặngTrở về chân nguyên.Trong đệ nhất nghĩaKhông có mê ngộMê ngộ đối đãiCó mê nói ngộNếu không có mêCũng không nói ngộNói tu nói chứngCũng là hí luận.

Page 150: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

150

Page 151: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

151

Chương XIV

SIÊU VIỆT KIẾN GIẢI

Có ngôn giáo thuyếtLà biết Như LaiPhương tiện khéo léoDiễn đạt đạo lýGiáo hóa chúng sanhMục đích chủ yếuĐều là ly niệmQui về chân như.Tất cả ngôn từGiả danh không thậtTùy theo thế tụcGiải trừ mê hoặcNhân bệnh cho thuốcMà có ngôn từTất cả các phápNgôn ngữ diễn đạtKhông thể đến được.

Page 152: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

152

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Tất cả ngôn từỞ trong các phápCũng không chân thậtVăn tự tánh khôngCần lìa văn tựChỉ nương vào đóTriệt ngộ tự tâm.Biết nhiều giải nhiềuChạy theo văn tựTrở thành chướng ngạiTham cầu kiến giảiTâm chấp thấy biếtLại thành mê đạoTự cho hiểu phápNuôi lớn ngã mạnCó năng có sở[82]

Đều là phàm phu.Chỉ dựa danh số[83]

Phiền não không buôngGiải nghĩa càng nhiềuNgã kiến càng lớnChưa thật chứng ngộĐều là độc dược.Y văn kiến giải

82. Có năng có sở: tức là còn tướng đối đãi không phải chân thật.83. Căn cứ vào danh số, y theo danh tự định nghĩa diễn bày ý nghĩa Phật pháp.

Page 153: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

153

SiÊU ViệT KiếN Giải

Thuộc tướng sanh diệtSo đo phân biệtĐều là thấy biếtCủa hàng phàm tìnhTình sanh trí cách[84]

Kiến giải càng nhiềuCàng xa đạo lýPhàm có ngôn từĐều không thật nghĩaTheo văn giải nghĩaOan ba đời PhậtXa rời kinh giáoThì như ma thuyết.An tịnh chấp khôngThánh hiền đã bỏBiết nhiều cuồng giảiLà điều Phật tráchTầm chương trích cúĐâu sanh chánh địnhThấy biết phân biệtSao sanh diệu trí?Bám chặt ngôn từCàng thêm hư vọngChấp cho là thật Không rõ phương tiệnTâm tưởng phàm thánh

84. Tâm niệm phàm tình chấp trước khởi lên thì xa rời trí chân thật.

Page 154: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

154

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Đều lạc pháp trầnNội tâm chấp trướcThành pháp sanh diệt.Có tâm phân biệtThì sanh cảnh tướngChỉ là mộng huyễnKhông phải chân thậtViệc dùng ngôn ngữPhá chấp ngôn ngữPhương tiện ngôn từĐể chỉ nghĩa lýĐạt nghĩa lìa ngôn[85]

Nghĩa tức là khôngKhông tức là đạo.Chứng đạt chân thậtKhông còn chấp quánTừ đó thâm nhậpChân thật dụng côngCắt dòng kiến giảiKhông còn vướng mắcTrong tánh thanh tịnhLìa xa suy lườngNgôn ngữ động tịnhLý sự nhất nhưThấy nghe giác biếtĐều là thanh tịnh.

85. Lìa ngôn: xa rời ngôn ngữ diễn đạt, vì ngôn ngữ chỉ là công cụ mà thôi.

Page 155: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

155

SiÊU ViệT KiếN Giải

Trong mọi thời khắcTâm không nắm bắtTâm cảnh đều tịnhTâm tánh hiển bàyTừ xưa đến nayHoàn toàn trong sạchChiếu soi cùng khắpĐịnh tuệ viên dungPhá sạch vọng chấpThể tính trùm khắpĐầy đủ muôn đứcChứng nhập thật trí.

Page 156: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

156

Page 157: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

157

Chương XV

LÌA VỌNG CHẤP

Không chấp hai bênThường và vô thườngTịnh và bất tịnhKhông và bất khôngThật tướng các phápVốn là như mộngCho nên các phápKhông tướng nghĩ bàn.Tất cả các tưởngPháp cấu pháp tịnhChúng sanh Niết-bànKhông còn khởi niệmVới lòng mong cầuĐể độ để chứngKhông thấy một phápLập nên hay pháTướng thành tướng hoại

Page 158: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

158

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Hoặc ích hoặc tổnKhông thấy một phápSanh diệt tăng giảmKhông thấy tương ưng Hoặc không tương ưngKhông tướng để lậpKhông tên để đặtKhông chấp các phápTướng vốn hư huyễn.Quán không các phápTính của chân nhưVì tính các phápVốn đã chân thậtTự tánh chân nhưThanh tịnh sáng suốtPhi tướng phiền nãoHay không phiền nãoPhi tướng có thiệnHay tướng không thiệnPhi tướng tịch tịnhHay không tịch tịnhPhi tướng có ngãHay không có ngãPhi tướng xa rờiVà chẳng xa rờiPhi tướng biết khắpVà không biết khắpKhông nói hết nghĩa

Page 159: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

159

Lìa VọNG CHấP

Dứt tướng ngôn từ.Xả ly tất cảTrong ngoài thân tâmThấy nghe giác biếtÝ thức sanh diệtCảnh thiện cảnh ácPhân biệt suy lườngBồ-đề Niết-bànChân như giải thoátPhàm tình thánh giảiTâm niệm vướng mắc.Xa rời tâm niệmSo đo chấp trướcNhư từ đỉnh caoXả thân lao xuốngBuông bỏ sanh mạngLòng không sợ hãiRơi vào rỗng khôngKhông chỗ bám víuThanh tịnh hiển bàyThân tâm an lạcThoát ly căn trầnNăng sở đều mấtBa thời đều xảTâm như hư khôngCùng tận pháp giới Đều là giác tánhVạn vật hiện tượng

Page 160: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

160

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Chẳng ngoài tự tâmChẳng phải là khôngNhưng từ không hiện.Dòng thức thứ bảy[86]

Mạt-na vô minhNay đã tử vongPháp thân thanh tịnhTự tánh quang minhĐến nay hiển bàySoi sáng rõ ràngThấy biết cùng khắpTrùm cả thái hưKhông có giới hạnKhông chấp vào cóChẳng chìm tại khôngKhông lạc vô kí[87]

Chẳng chấp đoạn diệt.Nếu tâm khởi vọngTức thời nhiếp lạiAn trú chánh niệmThể chân như nàyVốn là như thếVì tất cả phápĐều là chân như

86. Thất thức tức chỉ thức thứ bảy hay còn gọi là mạt-na thức, tánh của nó chấp ngã, chướng ngại tánh đức giải thoát.87. Vô kí, tức chỉ trạng thái tâm lý chẳng thiện chẳng ác, lòng dạ mơ hồ.

Page 161: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

161

Lìa VọNG CHấP

Không thể thiết lậpVì tất cả phápVốn là thanh tịnhCác pháp đối đãiPhàm phu thấy haiNgười trí thông đạtTánh đó không haiTánh vốn không haiTức là thật tánh.Dẹp bỏ phàm tìnhKhông còn kiến giảiTức là thánh nhơnNếu khởi kiến giảiPhân biệt danh tướngTức là không thấyThật tướng các pháp.Do có bất giácSanh tâm vọng tưởngNên nói chân giácNếu rời bất giácKhông còn chân giácKhông tướng để nói.Không còn năng sởLà hạnh của PhậtLìa xa là phápBiết lìa là PhậtNếu ly tại niệmGọi là đắc nhập

Page 162: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

162

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thoát ly ngôn từNóng lạnh tự biếtTrong mọi thời khắcTự tánh như nhưNiệm niệm không sanhTâm thường tự tạiUế tịnh đều như.Lấy đệ nhất nghĩaTrang nghiêm thân tâmĐó là Bồ-tátTu hành Bát nhãBa la mật đa.Kinh Viên giác dạy:Muốn hành viễn lyTất cả huyễn hóaCảnh giới hư vọngThì siêng năng trìTâm niệm viễn ly.Tâm như huyễn hóaCũng lại viễn lyViễn ly là huyễnCũng phải viễn lyTướng rời viễn lyCũng phải viễn lyĐạt không chỗ lyTức trừ các huyễnCác huyễn diệt tậnPhi huyễn hằng còn.

Page 163: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

163

Chương XVI

VÔ NIỆM VÔ TRỤ

Tâm thể vô niệmNiệm do tưởng sanhTưởng này hư vọngLưu chuyển sanh tửThường quán vô niệmLà hướng Phật trí.Quán vô niệm làDứt bỏ vạn duyênMột niệm không sanhXả ly là giácMột niệm đã dừngThẳng đến vô sanhMột niệm nhiều kiếpNhiều kiếp một niệm[88]

Dài ngắn do tâm Ba thời bình đẳng.

88. Ý nói là thời gian không có tự tính, thời gian là quy ước từ vọng tưởng của nhân loại.

Page 164: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

164

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Yếu chỉ nhất thừaVô niệm làm tôngVô trụ làm bổnChân không là thểDiệu hữu là dụngTùy tâm khởi niệmTất cả các phápĐều từ duyên sanhKhông có tự tínhBiết tất cả phápHuyễn hóa không thậtSáu căn không nhiễmĐối cảnh thanh tịnhKhông chấp không nhiễmNiệm niệm không trụTrong mỗi niệm niệmTự thấy bản tínhThanh tịnh không nhiễmTức là tu hành.Lìa tâm mà chiếuChẳng niệm mà biếtTự nhiên được nhậpTâm thể thanh tịnhBiết sanh không sanhBiết vọng không vọngGiác tâm không tâm Không kẹt tướng khôngTức niệm không niệm

Page 165: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

165

Vô Niệm Vô TrỤ

Tức định không địnhTức huệ không huệTức hành không hànhBồ-đề không đắcBát nhã không tướngNiệm niệm không mêTâm không tâm sởTâm không chỗ trụTức không có tâmChẳng phải không tâmCó không đều không.Thân tâm đều hếtNgã pháp thể khôngXa lìa vạn cảnhVạn cảnh như nhưHợp thể nhất nhưThể ấy chiếu soiThanh tịnh khắp nơiLấy tịch làm thểThể chính là khôngRộng lớn vô cùngThông suốt pháp giớiTức được tùy thuậnNhập vào chân như.Chân như vô niệmVượt tầm thấy biếtThật tướng chân khôngThức không thể đạt

Page 166: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

166

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Có tướng tịch lặngTức là tác ýChấp thủ u nhànSẽ lạc pháp trần.Xa rời hí luậnVượt ngoài vọng thứcNhư như bất độngĐộng dụng vô cùngDụng mà thường khôngKhông mà thường dụngĐi đứng ngồi nằmTâm không khởi diệtTrong mọi thời khắcHoàn toàn thanh tịnh.Vọng dứt sanh tịnhTịnh sanh trí hiệnTrí sanh xả tịnh[89]

Thật tướng giác ngộ Bồ-đề tâm sanhSanh diệt tâm diệtSanh diệt đều hếtĐắc đại giải thoátTự do tự tạiCùng khắp mọi nơiVạn đức đầy đủDiệu dụng vô cùng.

89. Ý đây là trí tuệ sanh khởi phát sanh đại dụng, xả bỏ trạng thái an trú tịch tịnh của hàng nhị thừa.

Page 167: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

167

Chương XVII

NHẤT TƯỚNG BÌNH ĐẲNG

Tánh không duyên khởiMuôn ngàn sai biệtTánh không duyên khởiMột thể tịch tịnhHư không vạn hữuHuyễn tướng tuy khácBản thể chân như Thật không sai biệtCác uẩn khác nhauChỉ một tướng không.Cấu tịnh là haiTánh nó không haiPháp giới chân tịnhTánh tướng bình đẳngTất cả các phápĐồng một thể tính.Hư không đại địaHữu vi vô viLục đạo ba cõiCác pháp nhiễm tịnhCăn bản ly tính

Page 168: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

168

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Xưa nay vắng lặngRốt ráo một tướngSánh như hư khôngVốn tự giải thoátXưa nay thanh tịnhRốt ráo bình đẳngKhông có cao thấpTất cả thế gianCác pháp trong đóĐều là Bồ-đề.Chân tâm diệu minhĐều là chân nhưDiệu tánh nhất tâm Tánh năng hiện phápTánh năng dung tướngY thể khởi vọngKhông sanh mà sanhNhiếp dụng quy thểSanh mà không sanhBản giác diệu minhCác pháp nương tựaTướng tuy sai biệtThể nó là một.Thanh trược tuy khácTánh nó không haiCùng thể chân nhưMà thành các tướngDung hợp các pháp

Page 169: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

169

NHấT TƯớNG BìNH ĐẳNG

Nguyên một chân nhưTánh đức vô tận Trú trong các tướng.Hội tướng quy tánhTánh tướng như nhưMột tức tất cảTất cả trong mộtTrong tất cả phápKhông thấy hai tướngVạn pháp bình đẳngTuy là một tướngTính tướng nhất nhưThể dụng không hai.Không tướng thường biếnĐồng với thực tướngTướng vốn sai biệtKhông thể suy lườngChỉ tâm ấn tâmNhư không hợp khôngTịch chiếu rõ ràngĐộng tịnh vô ngạiVô niệm mà niệmNiệm vốn là không.Không pháp có phápPháp vốn thanh tịnhVốn không vốn tịchỨng dụng cũng khôngPháp không thấy pháp

Page 170: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

170

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Pháp không nghe phápPháp không hiểu phápPháp không biết phápKhông nhập vào khôngTịch không nhập tịchPháp tánh bình đẳngKhông thấy bình đẳng[90]

Xưa nay không cùngHí luận không đạtKhông đạt lý tánhChân lý không hiện.Giải thoát Niết-bànTức đồng pháp thânAn trú trong đóTịch tịnh an lạcChân như thanh tịnhTuyệt đối bình đẳngVạn pháp một tướngHoàn toàn thanh tịnhKhông sanh không diệtChẳng có chẳng khôngLưu xuất không nhiễmNgược dòng ô nhiễmKhông đến không điThường trụ bất biếnXa rời đối đãi

90. Bình đẳng nhưng không thấy tướng bình đẳng, tánh nó vốn như vậy.

Page 171: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

171

NHấT TƯớNG BìNH ĐẳNG

Không trụ phược thoát[91].Cảnh giới chư PhậtCảnh giới chúng sanhCội nguồn các pháp Đều đồng hư không.Tất cả chúng sanhTừ xưa tới nayTừ vô thủy đếnKhông nhận tâm nàySao tỏ chánh đạoĐiên đảo chấp tướngVọng sanh kiến giảiMê lầm sanh diệtTăng thêm ác phápNiệm khởi pháp sanhNhập vào trần laoGiống như bệnh mắtThấy tướng không hoa[92]

Nhân không chân thậtThọ quả sai biệtKhông y chánh kiếnTạo tác không thậtTự cho tu hành Vẫn còn tạo nghiệp.

91. Không trụ phược thoát: siêu việt đối đãi trói buộc và giải thoát.92. Ý này là nói khi con mắt bệnh thì mới thấy hoa đốm giữa hư không, kỳ thực tướng hư không trống rỗng.

Page 172: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

172

Page 173: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

173

Chương XVIII

ĐỊNH HUỆ VIÊN DUNG

Quán sát vạn phápDuyên khởi tánh khôngMột tướng bình đẳngKhông lạc hai bênMột niệm không sanhTâm cảnh vô ngạiTùy phân biệt tríỨng dụng tự tại.Vạn duyên đều xả Mới thật bố thí Thanh tịnh không nhiễmGọi thật trì giớiKhông tùy không hoạiMới là nhẫn nhụcNiệm niệm không vọngMới thật tinh tấnChiếu soi không độngMới là thiền định

Page 174: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

174

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Quán chiếu rõ ràngGọi là trí tuệ.Sáu pháp[93] một thểTam học[94] đầy đủVạn pháp viên dungChiếu soi thường tịchTrong định có tuệTrong tuệ có định Định tuệ đầy đủ Thể dụng tự tại Định là tuệ thể Tuệ là định dụng Từ định sanh tuệTuệ quy về địnhNgay trong tướng tuệĐịnh tức tại tuệNgay trong tướng địnhTuệ tức tại địnhNghĩa này chính làĐịnh tuệ viên dung.Nhiếp tâm an địnhPháp tánh vắng lặngTịnh năng phát tríPháp tánh thường chiếu

93. Sáu pháp: Lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tin tấn, thiền định và trí tuệ.94. Tam học: ở đây nói đủ là Tam vô lậu học, tức giới, định và tuệ.

Page 175: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

175

ĐịNH HUệ ViÊN DUNG

Định nhiều tuệ ítKhông lìa vô minhĐịnh ít tuệ nhiềuTăng thêm tà kiếnCó tuệ không địnhTâm sanh loạn độngSanh nhiều suy tưởngLạc vào cuồng tuệ.Có định không tuệTrầm lặng vô kýDễ nhập hôn ámDễ lạc không địnhTịch[95] phá tán loạnTinh[96] trị hôn trầmTịch sanh hôn trầmTinh sanh tán loạn.Cố chấp mất chiếu[97]

Tịch chiếu thông suốtChấp sanh mê lầmLiễu tri[98] trừ chấp[99]

Tức chẳng chấp không[100]

95. Tịch: an tịnh, vắng lặng96. Tinh: thông minh, tỉnh táo, hoạt dụng.97. Chiếu: quán chiếu, soi tỏ98. Liễu tri: quán chiếu tỏ rõ mọi diễn biến của tâm.99. Chấp(ngoan): cố chấp, chấp trước.100. Chấp không(ngoan không)

Page 176: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

176

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thì lìa đoạn diệtTánh giác hiện tiềnSoi sáng khắp nơiMột niệm không sanhChiếu soi rõ ràngVắng lặng sáng suốtTịch mà thường chiếuKhi đối vạn duyênKhông trụ vào tướngAn trú tự tínhTâm thường tịch tịnhNhư như bất độngDuy trì không mấtChiếu không ly tịchTịch không ly chiếuChiếu mà thường tịchTịch mà thường chiếuThường tịch thường chiếuGọi thường tịch quang.[101]

101. Theo tác giả Trương Thường Đức trong tác phẩm “Trung Quốc Nhân Thị Chân Đích” Đại Lục Bản, q1 tr.387, giải thích rằng: “Ly sanh diệt gọi là thường, sạch hết phiền não gọi là tịch, vĩnh viễn đạt trí tuệ tối cao, thường và tịch hợp nhất gọi là thường tịch quang.”

Page 177: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

177

Chương XIX

GIẢI THOÁT DO TÂM

Liễu đạt các phápLà như mộng huyễnVô y vô trụ[102]

Không thủ không xảVốn không trói buộcVốn là giải thoátĐối cảnh vô tâmLợi suy hủy dựXưng cơ khổ lạc[103]

Không bị trói buộcTám ngọn gió độcTâm luôn bất độngGọi là Như Lai.

102. Không nương tựa bất cứ một pháp nào gọi vô y, không chấp trước vào tướng duyên khởi gọi vô trụ.103. Tám điều này gọi là bát phong: lợi,suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.Nghĩa là: lợi lộc, mất mát, hủy báng,danh dự, khen ngợi, chê trách, khổ sầu, sung sướng.

Page 178: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

178

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Niệm niệm không trụTức không trói buộcVô tâm chính làGiải thoát triệt đểChấp tức phiền nãoLy tức Bồ-đềThành tướng tức tâmLy tướng tức PhậtKhông tâm không cảnhLy cảnh không tâmTrói buộc do tâmGiải thoát do tâmTrói buộc giải thoátĐều từ tâm này.Chẳng chỗ nào khácNước trong trăng hiệnTâm tịnh Phật hiệnTánh giác diệu minhVốn là thanh tịnhThường ngày tùy duyênChớ khởi phân biệtTâm cảnh nhất nhưChánh trí chiếu soiTrong mọi động tácTâm thường tỉnh giácĐạt lý dứt tìnhTrí tuệ giác ngộThường cùng pháp tánh

Page 179: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

179

Giải THOÁT DO TÂm

Tương ưng tương hợp.Lộ trình giải thoátChính là quán tâmQuán tâm thành tựuThông đạt tất cảTâm không chỗ trụKhông buộc không thoátVô biên tự tạiTâm tánh khai thôngĐó là ra khỏiCăn nhà ba cõi[104]

104. Nguyên văn là Tam giới chi gia.Căn nhà ba cõi là ẩn dụ chỉ cho ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới ở trong căn nhà lửa của tham, sân và si.

Page 180: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

180

Page 181: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

181

Chương XX

THẬT NGHĨA TINH TẤN

Tất cả mọi thờiLuôn giữ chánh niệmChuyên chú tại tâmLiên tục tinh tấnGặp lúc ăn uốngTâm không chấp trướcĐi đứng đó đâyThông dong tự tạiNhìn như không thấyNghe như không ngheKhông màng ăn ngủDóc chí tu hànhBuông xả vạn duyênDứt bỏ phân biệtChuyên tâm chánh niệmViệc gì cũng thành.

Page 182: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

182

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Giống như nấu tràThổi lửa quá yếuLúc đỏ lúc tắtNước không thể sôiThổi lửa mạnh thêmNgọn lửa liên tụcKhông cho gián đoạnThì nước mau sôi.Như gà ấp trứngLiên tục giữ ấmTự chứng thánh tríCũng lại như thếQuí trọng tâm hànhKhông từ miệng nóiLuôn tự sửa mìnhNiệm niệm tương tụcQuán chiếu sâu sắcĐể đạt mục đíchTrong cả mọi thờiChánh niệm hiện tiềnĐi đứng quán khôngThể nhập tự tánhNhẫn nhục tinh tấnLòng dạ bền bỉChứng đạt giác ngộNhư trở bàn tay.Vô tư vô niệmBất sanh bất diệt

Page 183: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

183

THậT NGHĩa TiNH TấN

Đoạn tận phiền nãoTâm tánh bình đẳngChánh niệm ly vọngLòng không tự mãnCũng không thối tâm.Nỗ lực tu trìTinh tấn miên mật[105]

Niệm niệm không trụAn trú liên tụcCàng thêm tinh tấnQuán chiếu rõ ràngĐạt đến vi tếTịch mà thường chiếuKhi đủ nhân duyênBỗng nhiên thông suốtVô minh dứt sạchThân tâm đều tịchThoát ly năm uẩn.

105. Dụng công quán chiếu tu niệm không gián đoạn.

Page 184: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

184

Page 185: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

185

Chương XXI

TÁNH NHƯ HƯ KHÔNG

Vạn hữu như huyễnKhông buộc không thoátTâm tánh vắng lặngThân tâm không tướngXa rời tưởng niệmSánh như hư khôngPháp thân thanh tịnhKhông hai không khácĐại đạo vô biênKhông tướngsuy lườngBao trùm khắp nơiPháp giới bình đẳngTịch chiếu vô niệmHàm chứa vạn tướngSoi sáng vạn phápDụng lớn vô cùngNhư mặt trời lớnThường tại không trungChiếu khắp mười phương

Page 186: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

186

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Không có chướng ngại.Như kính soi hìnhKhông có dính mắcNhư nước trong veoHiện rõ cảnh tượngThể chiếu vốn khôngNăng hiện ảnh vậtTâm thể sáng suốtChiếu soi bất độngVô tâm phản chiếuChiếu mà thường khôngKhông chấp cảnh vậtTánh thường sáng suốtThường khởi tác dụng.Giống như gương sángPhản chiếu rõ ràngTất cả cảnh vậtGặp hình hiện bóngTâm tính rộng lớnBiến khắp pháp giớiChiếu soi rõ ràngThấy biết cùng khắpĐến đi tự tạiThể tâm vô ngạiTánh giác tròn đầyKhởi tâm tác dụngGọi đó là tâm.Như một niệm khởi

Page 187: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

187

TÁNH NHƯ HƯ KHôNG

Chẳng phải ở giữaChẳng phải trong ngoàiKhông rời ở giữaKhông rời trong ngoàiGiống như hư không Bình đẳng bất độngGiác tánh biến khắpPháp giới thanh tịnhKhông còn chướng ngại.Hư không vô biênTánh giác hiển bày Bao hàm hư khôngPhổ khắp pháp giớiHư không rộng lớn Không sánh giác tánhGiống như đám mâyKhông sánh hư khôngNhư một bọt nướcKhông sánh biển lớn.Nếu như muốn biếtCảnh giới chư PhậtThanh tịnh tâm ýTánh thường rỗng lặngXa rời vọng tưởngCùng các chấp trướcKhiến tâm thông đạtTất cả vô ngại.

Page 188: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

188

Page 189: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

189

Chương XXII

TÂM CỦA BẬC THÁNH

Nếu có thấy biết[106]

Còn chỗ không biếtTâm của bậc thánhLìa xa thấy biết[107]

Nên gọi bất tri[108]

Tự tính bất tri[109]

Thấy biết tất cảLà tâm bình đẳng.Tâm ấy thanh tịnhNên rất sáng suốt

106. Thấy biết: tri kiến phân biệt, còn có tướng đối đãi chấp trước, không phải sự thấy biết của bậc thánh giải thoát.107. Lìa xa thấy biết: tức dứt đi động niệm chấp trước vào kiến giải và tâm phân biệt.108. Bất tri: tức vô tri, đồng nghĩa vô tâm, đó là tâm không nên diệu dụng cùng khắp, thấy biết cùng khắp nên nói: “Vô sở bất tri”, tức không chỗ nào mà không biết, đó là sự thấy biết chân thật, trọn vẹn của bậc thánh giải thoát.109. Nguyên văn: “Bất tri chi trí”. Bất tri là thể, chi tri là dụng. Nghĩa là theo thể mà khởi dụng.

Page 190: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

190

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thường ngày thấy biếtKhông thấy cái biết[110]

Tự tính vốn khôngVốn lìa ngôn giáo[111]

Thực chất không tánhKhông tướng chứng đắc[112]

Dùng tâm phân biệt[113]

Biết có thể tínhCòn có nhờ duyênKhông phải thật trí.Tự tánh biết tịch[114]

Không do năng triKhông do sở triMà lập cái biếtTự tánh không phải

110. Vì tự tánh đầy đủ sự thấy biết rồi, không còn có cái thấy biết do từ năng sở mà lập nên.111. Nghĩa này: vì không chính là tự tính, không thể dùng ngôn từ diễn đạt được, kinh giáo, thuyết giảng chỉ là phương tiện như ngón tay chỉ mặt trăng, thực chất ngón tay không phải là mặt trăng.112. Nghĩa này: tự tính không thì không tướng chứng đắc, vì năng chứng hay sở chứng đều không hợp nghĩa chân không.113. Nguyên văn: dĩ tri tri tịch. Dĩ tri có nghĩa là lấy cái trí phân biệt mà biết có thể tánh(tri tịch); tịch là đồng nghĩa bản thể, không tính…Cái biết đó là nhân duyên chứ không phải cái biết của tự tánh thanh tịnh.114. Nguyên văn: “Bất tri tri tịch”.Bất tri là tự tánh thanh tịnh; tri tịch là biết tự tâm tịch diệt, thanh tịnh. Tóm lại, tự tánh thanh tịnh đầy đủ mà biết nên gọi là bất tri tri tịch.

Page 191: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

191

TÂm Của BậC THÁNH

Sự vật vô tri.[115]

Chánh trí xuất hiệnPháp giới vô sanhBồ-đề tâm sanhDứt trí phân biệtNhất niệm hiện tiềnĐó là Như LaiKhông nên nói rằngCó đắc Như Lai[116]

Không nên nói rằngCó đắc Bồ-đề[117]

Khác gì năng kiếnLập thêm sở kiếnVí như trên đầu Lại đặt thêm đầu[118]

Đem tâm tìm tâmTức là nhận saiVề cảnh hiện lượng

115. Cái vô tri là vô phân biệt trí, phát sanh cái biết từ cái dụng tự tánh, không phải vô tri như cỏ cây, đất đá…116. Ý nói, vì vốn có bản tâm thanh tịnh rồi, đó chính là Như Lai, không nên nói có tướng đắc Như Lai.117. Vì tự tâm vốn thanh tịnh là Bồ-đề rồi, Không nên nói có tướng đắc Bồ-đề118. Luận giả dùng thuật ngữ nguyên văn: “Đầu thượng an đầu”, chỉ nghĩa vô ích. Pháp dụ là tâm tánh thanh tịnh đầy đủ sự thấy biết chân thật, không cần lập tri kiến, năng sở, phân biệt đối đãi, vì như vậy khác nào đem tâm mà tìm tâm.

Page 192: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

192

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Càng bị chôn sâuVào hố ngã kiến.[119]

Biết tức là tâmTâm tức là biếtChẳng có năng biếtLập cái sở biếtThấy tức là tâmTâm tức là thấyChẳng có năng thấyLập cái sở thấy.Chẳng do tâm biếtChẳng do tâm thấyDao không thể nào Tự cắt thân daoTay không thể nàoTự xúc chính tayĐúng vào thời nào Hiện lên pháp đóNgay niệm hiện tạiKhông có hai tướng.Chứng ngộ không tịch[120]

Không chấp không tịchTự tánh vô tri[121]

119. Ngã kiến: sự thấy biết sai lầm của trí phân biệt, tâm chấp ngã.120. Không tịch chỉ cho bản thể chân không tuyệt đối.121. Tự tánh vô tri: Tự tánh thanh tịnh, không có tri kiến phân biệt nên gọi vô tri, cho nên tri và tịch vốn không có hai.

Page 193: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

193

TÂm Của BậC THÁNH

Tri tịch không haiTâm không chỗ trụThể trí không chấpTự nhập tánh không.Giác không chỗ đắcGiác đến trọn vẹn Là chỗ vô đắc[122]

Không có tướng giácKhông còn năng giác Và tướng sở giácKhác với gỗ đáVô tình vô tri.Năng sở không cònTâm sạch tướng chấpTâm tánh không tịch[123]

Thể tính chân thậtSanh diệu dụng tríKhông như gỗ đáVô tình vô tâm.Trong pháp nhân duyênKhởi lập quan niệmKhông thấy thực tướngLại rời thể tínhChướng ngại giác ngộ.

122. Câu này nghĩa nó là giác chân thật là cái giác đến trạng thái vô sở đắc.123. Nghĩa này tâm tánh thanh tịnh hợp với không tánh.

Page 194: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

194

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Sáu căn không nhiễmSáu thức không sanhThanh tịnh chân nhưChiếu sáng vô cùngTrí tuệ chân thậtPháp thân không tướngChính là thực tướngTrí không phân biệtNguồn tâm vốn tịnhDứt vọng tánh hiệnVô niệm quán chiếuBiết từ thể tínhPhật thường hiện tiền.Thấy lìa hai bên[124]

Thấy khắp mười phươngNghe không năng sở[125]

Thông suốt không ngạiChánh niệm hiện tạiToàn do tính thấyTrú tính chân như Ngay khi đang ngheToàn do tính ngheThể dụng tương ưng.Do phân biệt biết

124. Cái thấy biết lìa chủ thể và đối tượng, không có hai tướng, như năng sở, sanh diệt..125. Năng sở: chỉ phạm trù đối đãi, năng nghe và sở nghe.

Page 195: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

195

TÂm Của BậC THÁNH

Khởi niệm kiến giảiVới sự giác ngộKhông thể tương ưngNếu lìa tự tánhKhởi trí phân biệtThì đó chính làCái gốc vô minh.Trực nhận chân tâmKhông lập kiến giảiChính là Niết-bànDiệu dụng thể tríCái biết cùng khắpTrực nhận chân tríSiêu việt cái thấyThấy khắp mọi nơi.Trí không sanh diệtĐó là Niết-bànThanh tịnh Niết-bànChính là trí tuệ.Tâm không phân biệtĐầy đủ diệu dụngThấy biết rõ ràngMà không dao độngThể tâm thanh tịnhPhát sanh diệu dụngKhông còn trạng tháiVọng tưởng mê mờThường hằng tỉnh giác.

Page 196: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

196

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Cái biết rõ ràngLà do tính biếtChính cái biết nàyMầu nhiệm vô cùngTâm lìa kiến chấpTrí tuệ quang minhBiến khắp pháp giớiKhông sanh không diệt.Như gương có bụiCảnh vật không hiệnChúng sanh tâm nhiễm Pháp thân không hiện.Thanh tịnh Niết-bànSiêu việt thấy biếtCòn cảnh còn trí[126]

Chẳng phải Phật tríChánh niệm quán sátĐệ nhất nghĩa khôngLà thấy chân thậtLìa tướng quán chiếuTánh như hư không.Tâm có chỗ đắcVà không chỗ đắcTướng có và khôngĐều không thực tại.Có tướng tu hành

126. Trí ở đây là trí phân biệt, sanh diệt.

Page 197: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

197

TÂm Của BậC THÁNH

Và không tu hànhĐều không chấp trướcChư Phật Như LaiHết thảy hữu tìnhRốt ráo là không.Tất cả các phápHết thảy vô tìnhRốt ráo là không.Kinh Nhân vương dạy:Khi chưa thành PhậtThấy biết phân biệtLà không chánh kiếnChỉ bậc giải thoátĐầy đủ trí tuệThấy đúng như thậtGọi là chánh kiến.

Page 198: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

198

Page 199: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

199

Chương XXIII

THƯỜNG GIỮ CHÁNH NIỆM

Từ xưa đến nayMọi sự mọi vậtChỉ do duyên khởiDo tâm thức biếnSự vật mộng huyễnSanh diệt vô thườngNhư bọt nước trôiNhư chớp lửa quaVốn chỉ là khôngVốn không thực tạiNhân không pháp khôngVạn pháp bình đẳngTùy duyên đối cảnhTâm không vướng mắcThường niệm xả lyRỗng như hư không.Như gương soi vậtTùy duyên hiện bóng

Page 200: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

200

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Đến không sắp đặtĐi không lưu giữKhông lạc mê cảnhNiệm không trói buộc.Tự tánh thanh tịnhKhông thuộc duyên sanhKhông ly duyên sanhKhông trụ pháp nàoKhông niệm phân biệtKhông lập năng thấyKhông ngại pháp nàoKhông giữ không xảKhông tham không mêKhông niệm chấp trướcKhông theo duyên biếnKhông hoại pháp tuKhông lập các phápKhông thọ pháp nàoGiữ tâm bất độngKhông tướng đoạn trừKhông nhân không ngãKhông mê không tánChỉ giữ sáu thứcThoát ly căn trầnKhông bị tạp nhiễmChánh niệm hiện tiền

Page 201: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

201

THƯờNG Giữ CHÁNH Niệm

Trú vô sở đắc[127]

Niệm niệm tỉnh giác.Tánh vốn thanh tịnhKhông chấp tướng quánKhông chấp tướng tịnhKhông bị pháp buộcKhông theo cảnh chuyểnTâm tánh tự tạiTùy duyên vô ngạiMọi nơi mọi chốnChân tâm thường tịnhĐộng tịnh nhất nhưTánh vốn vô ngạiTịnh quán pháp huyễnKhông niệm phân biệtTâm thường bất độngTùy theo các duyênKhông bị chướng ngạiTâm địa sáng suốtDiệu dụng vô cùng.Khi dụng công tuNhư người ngu dạiTâm thường an địnhNgười chưa tu tậpBiết mình hay khôngLòng không quái ngại

127. Trú vô sở đắc là tâm không chỗ trụ, tự tại vô ngại.

Page 202: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

202

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Ứng dụng sáu căn Không nhiễm vạn cảnhCác pháp sanh diệtKhông nhiễm vào tâmGiống như hư không Dung đủ cảnh vậtĐối các cảnh giớiTâm không phân biệtChân tánh thường trụLinh diệu sáng suốtTu hành kiến tánhThể nhập diệu tâmTâm tịnh hợp đạoHạnh giải tương ưngChuyên cần gìn giữTức gọi bảo trìAn tịnh bên hồHay ở gốc câyNuôi dưỡng thánh thai.[128]

An trú thiền địnhTừ giả nhập khôngQuán tất cả phápTự tánh không sanhPháp tánh thường trụThể chứng không sanhDứt các hí luận

128. Thánh thai: chỉ gia đoạn đầu khi người tu kiến tánh.

Page 203: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

203

THƯờNG Giữ CHÁNH Niệm

Diệt nhân sanh tử.Từ chơn xuất tụcQuán tất cả phápNhân duyên hòa hợpNhân quả không mấtKhởi tâm từ biGiáo hóa hữu tìnhDứt nẻo khổ sầuSống vui chân thậtNăng lực nội chứngGiải thoát sanh tửNgoài tu vạn hạnhPhát tâm nguyện lớnĐến tận tương laiDùng lực trí tuệTùy thuận chúng sanhKhuyến phát giác ngộAn trú pháp lạcTức đạt giải thoát.Thương xót chúng sanhThành tựu đại biĐó là công hạnhThành tuệ Bát nhãXa rời vọng kiếnKhông trụ sanh tửKhởi tâm đại biKhông trụ Niết-bànTự giác giác tha

Page 204: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

204

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Bi trí song hànhLà hạnh của PhậtNhập cảnh giới PhậtPhương tiện trí tuệBiết đời huyễn mộngThị hiện thế gianVô biên huyễn pháp.Không rời phương tiệnTất cả trí tuệMà hiện thế gianTại cảnh mê lầm.Không rời phương tiệnSiêu xuất thế gianMà hiện thế gianTại cảnh trói buộc.Không rời phương tiệnCảnh giới Bồ-tátHiện vào thế gianTại cảnh phàm phu.Không rời phương tiệnChân thật vô sanhMà hiện thế gianTại cảnh huyễn mộng.Không rời phương tiệnNiết-bàn thanh tịnhMà hiện thế gianTại cảnh ồn náo.Không rời phương tiện

Page 205: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

205

THƯờNG Giữ CHÁNH Niệm

Thiền định thâm sâuMà hiện thế gianTại cảnh rối rắm.Không rời phương tiệnMột tướng bình đẳngMà hiện thế gianCảnh giới sai biệt.Tất cả thế gianVới mọi hoàn cảnhĐối với Như LaiLà cảnh chân thậtKhông có sai biệtKhông có chướng ngạiKhông có giới hạnKhông có suy lường.Trong sự hiển lýTức sự tức lýTức giả tức khôngKhông tướng cách biệtTrúc xanh hoa vàng Chính là Bát nhãNon xanh nước biếcĐều là chân nhưDiệu tánh chân nhưKhông bị trói buộcVề tướng có khôngTrong mọi sự vật.Người trí chứng biết

Page 206: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

206

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Mọi sự đều chânNgười mê không biếtCàng cầu càng xaNiệm niệm hợp đạoMỗi niệm không sanh[129]

Tâm thường thanh tịnhỨng dụng tự tạiTâm thường an lạcTâm không chấp trướcTiếp xúc vạn duyên Đều là diệu dụngCác pháp thế gianTức là Niết-bànTức là chánh đạoMỗi pháp hiển bàyTương ưng vô lậu[130]

Đạt trí vô lậuNgay thân tâm nàyTự tại giải thoátTâm thường tịch diệtGiác tánh hiện tiềnTự nhiên thể nhậpTrí tuệ của Phật.

129. Không sanh: mỗi niệm đều hướng về vô sanh.130. Vô lậu: trạng thái tâm không còn phiền não ô nhiễm.

Page 207: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

207

Chương XXIV

NGĂN NGỪA MA CHƯỚNG

Bản thể chân nhưThoát ly căn trầnCăn trần tiếp xúcNên sanh tâm thứcTrong Định Hyện raCác cảnh giới lạKhông ngoài vọng thức.Nếu tâm nhiễm trướcTức là cảnh chuyểnMa nhập vào tâmRất nhiều ma sự Nói không hết đượcĐang tu thấy hiệnYêu ma quấy pháCác cảnh thuận nghịchMê hoặc tâm ngườiPhá hoại Chánh phápKhiến mất thiện căn

Page 208: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

208

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Khởi dậy phiền nãoKhiến tâm người tuTham dục sân hậnƯu sầu sợ hãiTâm thần cuồng loạnNhập vào tà phápThân tâm mắc bệnh.Tâm và các cảnhĐều là mộng huyễnNên biết duyên khởiVốn không thật cảnhPhải liền nhiếp tâmKiên cố chánh niệmChuyên tâm nội quánTâm năng thấy biếtVốn không xứ sởPhiền não do đâu?Phàm có các tướngĐều là hư vọngTrong tính thanh tịnh Không có ô nhiễmMa không Phật khôngChớ có sầu loMê muội khiếp đảmNhư như bất độngGiữ tâm an tịnhMa tự biến mấtCác bậc tu cao

Page 209: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

209

NGăN NGừa ma CHƯớNG

Mới biết ma nhiềuNhững loài ma mịNăng lực có hạnNiệm niệm tương tụcNiệm niệm vô tướngThấy sự kì dịLòng không quái ngạiMa quái thất bạiGiữ tâm buông xả[131]

Tức Phật đạo thịnhKhởi niệm phân biệtThì ma càng mạnhKhông tự xưng thánh Là cảnh giới tốt.Nếu sanh kiến giảiTức lạc đường tàTâm tánh ly kiếnNhất tâm thanh tịnhKhông thấy sai biệtCác tướng cảnh giới.Khởi tín luận dạy:Nếu có chúng sanhKhông đủ thiện căn Tức là các ma Quỷ thần ngoại đạoĐến để mê hoặc

131. Ý này không theo các duyên khởi mà sanh tâm chấp trước.

Page 210: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

210

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Trong lúc thiền địnhMa chướng xuất hiệnHoặc hiện đoan chánhCác tướng nam nữNên biết do tâmTướng ma liền mất.

Page 211: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

211

Chương XXV

ĐẠI BI BÌNH ĐẲNG

Tâm Phật chúng sanhCả ba không khác[132]

Tất cả chúng sanhLà Phật sẽ thànhTánh linh chúng taCùng với chư Phật Bình đẳng không khácKính Phật bên ngoàiTrọng Phật trong tâmChúng sanh cùng PhậtĐều là bình đẳngThấy phàm thánh TăngNhư được thấy PhậtChớ nên coi thườngNhững vị chưa họcKính như các bậcThiện hữu tri thức.

132. Tâm, Phật và chúng sanh cả ba đều không có khác biệt.

Page 212: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

212

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Ngã mạn không trừTu đạo khó thànhNội tâm khiêm cungNgoài giữ lễ phépChớ có khinh ngườiTôn trọng bình đẳngKhông rời tự tánhỨng dụng không nhiễmNiệm niệm không đoạnTâm thường chánh trực.Tu sửa thân tâmAn trú tánh giácKhông đề cao mìnhTâm không đố kịTự xét lòng mìnhChớ nhìn lỗi ngườiĐối với chúng sanhPhụng sự bình đẳngNhư hầu chủ nhânGặp sự não hạiTâm không thù oánDù bị nhục mạKhông khởi nóng giậnNếu khởi tâm giậnTức bị tổn đức.Kinh Bát nhã dạy:Tính chất sân hậnPhá hại công đức

Page 213: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

213

Đại Bi BìNH ĐẳNG

Của người tu hànhNhư cảnh rừng núiNgọn lửa phát khởiĐốt sạch không cònTheo các hữu tìnhChịu khổ luân hồiKhông thể thành tựuVô thượng chánh giác.Nội tâm như ngườiMù điếc câm ngọngBất cứ lúc nàoTâm như hư khôngTất cả vạn vật Đều dung chứa hếtĐối với chúng sanhOán thân bình đẳngKhông nuôi lòng ácKhông ghét người nguPhát tâm đại biCoi như thân thuộcỞ trong hiểm nạnThệ nguyện cứu giúpNghĩ nợ oan tráiSanh tâm hổ thẹnNhẫn nại trả hếtXem như cha mẹ[133]

133. Ý câu này là xem chúng sanh như cha mẹ mình, kính trọng và hết lòng giúp đỡ.

Page 214: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

214

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Dùng các phương tiệnKhiến thoát sanh tửHành pháp Đại thừaChứng đạo vô thượngXa rời thương ghét.Bình đẳng xả lyNghĩ đến chúng sanhTừ trước đến nayHuân tập vô minhTheo tâm sanh diệtTrôi nỗi luân hồiThân tâm chịu khổVô lượng bức báchKhông có thời hạnMà không hay biết.Ta nay phát nguyệnHành pháp Đại thừaAn trụ tánh khôngTâm rời phân biệtKhắp cả mười phươngCần tu công đứcCho đến vị laiDùng các phương tiệnCứu độ chúng sanhHướng đến giác ngộXa rời chướng khổNhàm chán sanh tửVui cầu Niết-bàn.

Page 215: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

215

Đại Bi BìNH ĐẳNG

Tùy theo căn tánhNhiếp hóa lợi íchTất cả chúng sanhĐầy đủ công đứcĐể sớm thành tựuViên mãn đại biDùng tâm lân mẫnTùy thuận chúng sanhCầu sớm chứng ngộQuả vị vô thượng.Vì muốn lợi lạcTất cả chúng sanhTu hành tinh tấn Tâm không thối chuyểnĐiều phục tâm ýKhông nhân không ngãKhông tướng có không Không tướng chứng đắcTất cả mọi nơiTâm không chướng ngạiChứng đắc pháp lạc.

Page 216: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

216

Page 217: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

217

Chương XXVI

TU TỊNH ĐỘ

Trăm ngàn pháp mônHướng tâm tu hànhHằng sa công đứcĐều từ nguồn tâmPháp tối thượng thừaThông rõ trung đạoPháp môn căn bảnNhanh chóng an ổnLà pháp niệm PhậtDễ chứng bất thối.Trung đạo tánh khôngCương yếu Tam tạngTất cả pháp môn Đều nhập vào phápĐệ nhất nghĩa đế.Kinh Viên giácdạy:Tất cả chư PhậtBan đầu tu họcĐều y Pháp quán

Page 218: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

218

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thể giác thanh tịnhĐoạn hết vô minhMới thành Phật đạo.Dùng tâm quán sátSẽ được giải thoátKhông dùng quán sátMãi bị trói buộcPháp này gọi làBí mật thù thắng Của các chư Phật.Pháp môn tâm địaCũng được gọi làTất cả phàm phuNhập cảnh giới PhậtPháp môn đốn ngộThánh trí tự giác.Cảnh giới nội chứngThiền, Tịnh, Mật, LuậtCùng chung một điểmPhương tiện pháp môn Quy về không hai.Các pháp bình đẳngKhông có cao thấpChứng ngộ nhanh chậmĐều do khả năngĐoạn trừ tình chấp[134]

134. Tình là phạm trù thương và ghét, chấp là ngã chấp và pháp chấp.

Page 219: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

219

TU TịNH Độ

Khai Phật tri kiếnTâm ngôn tuyệt xứ[135]

Tâm tánh tương ưng.Đệ nhất nghĩa đếY cứ vạn phápPháp yếu chư PhậtThâm sâu vô lượngKhó thể nghĩ bànPháp môn trí tuệKhó giải khó nhậpCông đức chân thường[136]

Pháp thân vô lậu[137]

Vô lượng thậm thâmChỉ Phật chứng biết.Kinh Pháp hoa dạy:Chỉ Phật và PhậtChứng ngộ triệt đểThật tướng các pháp.Chư Phật Bồ-tátKhởi điểm tu hànhTrãi muôn ngàn kiếp

135. Tâm ngôn tuyệt xứ: chỉ sự chứng ngộ tuyệt đối, cảnh giới không thể nghĩ bàn.136. Công đức chân thường đồng nghĩa Niết-bàn137. Pháp thân vô lậu là pháp thân thanh tịnh, pháp không sanh diệt.

Page 220: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

220

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thượng căn lợi cơ[138]

Vừa nghe liền ngộSiêu việt tri kiến.Triệt ngộ trọn vẹnDo qua nhiều kiếpTiệm tu[139] mà thànhCông phu vô lượng.Y giáo tu quánDù được phát ngộTập khí chưa hếtTrăm kiếp tịnh tuTam kiếp[140]mới ngộ.Nhất thời khai ngộThông triệt tam quan[141]

Thành tựu bốn trí[142]

Đoạn hoặc chứng chânGiải thoát sanh tử

138. Thượng căn lợi cơ: bậc có căn tánh lanh lợi, thông đạt.139. Tiệm tu: tu hành có thứ lớp, tích lũy công đức dần dần mới thành tựu giác ngộ, khác với đốn ngộ.140. Tam kiếp nói đủ là tam đại kiếp. Đây là đơn vị thời gian trong kinh Phật day, ước tính cứ 20 tiểu kiếp là một trung kiếp, bốn trung kiếp là một đại kiếp. Tam đại kiếp chỉ thời gian dài vô cùng tận.141. Tam quan: Thiền ngữ, gồm sơ quan, trùng quan và sanh tử quan, chỉ ba giai đoạn trong quá trình từ khi kiến tánh cho đến khi chứng ngộ pháp thân thanh tịnh, gọi là thông triệt tam quan.142. Bốn trí: diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí, thành sở tác trí và viên thành thật trí.

Page 221: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

221

TU TịNH Độ

Tượng pháp mạt phápChúng sanh căn cơQuá ư chậm lụtXa bậc thánh nhơnNghiệp chướng nặng nềChưa chứng vô sanhSẽ đọa luân hồi.Tâm thức chưa sạchĐều đọa luân hồiChưa xuất tam quan Phải lạc luân hồiPhiền não mê hoặcChưa thể trừ hếtChuyển kiếp còn mêTheo nghiệp tái sanhMê muội nhập thaiVào cảnh phàm phuPhải bị tùy thuộcTa bà ô trược.Trong cảnh sanh tửThọ mạng dài ngắnÁc duyên vây bủaKhổ sầu bức báchTâm lý khiếp nhượcKhông được gặp PhậtSẽ bị thối đọaTrôi vào biển nghiệpĐường mê khó thoát

Page 222: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

222

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Trong biển sanh tửCách xa bờ giác.Nếu không cầu sanhVào cõi Tịnh độNương nhờ Phật lựcCông tu khó thànhLỗi lầm kiếp nàyThì sẽ đọa lạcVào trong ba cõi.[143]

Một niệm sai lạcTrầm luân nhiều kiếpBốn đại cách lyNương tựa vào đâuKhông được gặp PhậtDễ gặp La sátKhông sanh Tịnh độDễ đọa địa ngụcKhông sanh Liên trìDễ vào súc sanhKhổ ba đường ác[144]

Dễ vào khó ra.Cõi người ô trượcCõi trời hết phướcPhải theo nghiệp quảThành nạn khó thoát

143. Ba cõi gọi là tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.144. Ba đường ác là chỉ ba cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.

Page 223: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

223

TU TịNH Độ

Lạc bước sai đườngCam tâm chịu khổVô phương cứu thoátThật là hãi hùng.Hư không vô tậnPháp giới vô tậnTịnh độ uế độCũng là vô tậnMười phương Tịnh độTrang nghiêm thắng diệuChúng sanh vãng sanhKhông còn thối đọa.Khởi tín luận dạy:Nên biết chư PhậtPhương tiện thù thắngNhiếp hộ tín tâmVậy nên tinh tấnPhát tâm niệm PhậtTùy nguyện vãng sanhVào cõi Tịnh độ Thường được gặp PhậtXa rời ác đạo.Đức Phật từ biQuán sát trình độBan bố giáo phápPhương tiện nhiệm mầuKhai mở Tịnh độNgay chỗ hiện rõ

Page 224: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

224

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Các cõi Tịnh độChỉ cõi Tây phươngTịnh độ Di ĐàÂn cần khuyến hóaHiển bày trang nghiêmĐại nguyện Di ĐàThương xót chúng sanhVới mọi căn cơNhư mẹ nhớ con.Nếu chúng sanh nàoTín nguyện trì danh Tưởng Phật niệm PhậtNhư con nhớ mẹTâm niệm thâm tínTâm hợp đại nguyện[145]

Cảm ứng đạo giaoTức được nhiếp thọThoát ly sanh tửSanh vào cảnh Phật.Từ tâm phàm phuNhập vào tuệ PhậtĐơn giản dễ dàngĐốn ngộ viên mãnChư Phật tán thánKinh luận khai mở

145. Ý này nghĩa là người niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, hợp với đại nguyện tiếp độ của Phật.

Page 225: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

225

TU TịNH Độ

Các tông trở về[146]

Thánh hiền hướng đến.Nhưng tin các phápĐều ở trong tâm Chư Phật chúng sanhCũng tại trong tâmTịnh độ uế độ Cũng tại trong tâm.Thông hiểu như thếNghiêm trì tịnh giớiBa nghiệp thanh tịnh Chuyên tu định tuệQuán lý vô sanhĐắc trí thanh tịnhTu tập thiện phápĐọc tụng Đại thừaNương vào tuệ giácCủa đức Văn ThùKiến lập đại nguyệnCủa đức Phổ HiềnNhất tâm niệm PhậtPhát nguyện vãng sanhMười nguyện Phổ HiềnQuy về Cực lạc Không còn thối chuyểnKhông đợi nhiều kiếp.

146. Tu theo các tông môn khác cũng có thể phát nguyện sanh về cõi Tịnh độ.

Page 226: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

226

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Cực lạc an nhànCõi đời khổ nạnKhông tin điều này Tức đồng gỗ đáVô tình vô tri.Pháp môn Tịnh độThoát ly Ta bàGiống như ngồi thiềnThoát ly náo độngBờ nước hàng câyKhắp nơi nhàn tịnhTùy chốn tu niệmĐều là hướng vềĐiều kiện trợ đạoĐể tu tinh tấn.Tại cõi Tây phươngĐầy đủ phương tiệnĐiều kiện ưu việtDuyên lành tiến đạoĐất vàng cây ngọcCung điện lầu gácChuỗi ngọc hương hoaCùng màn lưới báuQuang cảnh kỳ diệuKhông lạnh không nóngThời tiết điều hòaĐủ điều trân quýÂm thanh trang nhã

Page 227: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

227

TU TịNH Độ

Hương vị thanh khiếtPhương tiện ăn mặcNghĩ đến liền có.Có ao bảy báuTẩy sạch tâm nhiễmCó loài chim quýPhát âm nhiệm mầuVạn loại âm điệuKhiến tâm thanh tịnh.Có gió công đức[147]

Rung hàng lưới báuDiễn nói vô lượngPhật pháp vi diệu Hiển bày Chánh phápĐệ nhất nghĩa khôngSáu căn thanh tịnhKhông có phiền nãoNghiệp cảm trần laoTự nhiên không khởiThân tâm điều hòaThấm nhuần pháp lạcThần thông tự tạiTùy ý qua lạiCác cõi nước khácTrí tuệ siêu việtThông đạt pháp tánh.

147. Công đức đây là phẩm chất từ, bi, hỷ và xả.

Page 228: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

228

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nương nhờ Phật lựcĐới nghiệp vãng sanhChưa hết mê hoặcĐược dự bổ xứ[148]

Xa rời đường ácKhông lạc cảnh maThân cận tri thứcHuân tập pháp tánhĐạt tâm thanh tịnhThấy nghe Chánh phápChứng vô sanh nhẫn[149]

Phụng giáo chư Phật Liền được thọ kýĐầy đủ công đứcChứng đắc quả PhậtQuả vị tối caoChuyển diệu pháp luânTrang nghiêm cõi PhậtThành thục chúng sanh.Văn Thù, Phổ HiềnCùng cả thánh chúng

148. Theo kinh điển Đại thừa, sau khi vãng sanh và dự bổ xứ, tức chứng đến quả vị tối cao của hàng Bồ-tát, theo nguyện lực và sự thọ ký để thành Phật một thế giới khác. Giống như Phật Di Lặc, tương lai sẽ thành Phật tại cõi Ta bà này.149. Luận Đại trí độ giải thích rằng: Vô sanh nhẫn tức chứng thật tướng các pháp không sanh không diệt, tín thọ thông đạt, không ngại và không thối chuyển gọi là vô sanh nhẫn.

Page 229: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

229

TU TịNH Độ

Trong Hoa tạng giớiĐều nguyện vãng sanhMã Minh, Long ThọTổ sư các tôngĐều sanh Tịnh độTa bà Cực lạcCho đến khắp cảMười phương ba đờiTất cả thế giớiQuá trình tu hànhKhông có hai đường.Tây phương cực lạcNhân duyên thù thắngTu tại Ta bàRất khó chứng ngộNguyện sanh Tây phươngThành Phật chẳng xaViệc tu thành tựuKhông có sơ suất.Kinh Đại tập dạy:Trong thời mạt phápỨc người tu hànhHiếm có người đắcChỉ theo niệm PhậtĐều được độ thoát.Bổn nguyện Di ĐàGiống như trăng sángChúng sanh niệm Phật

Page 230: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

230

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Như hồ nước trong Nước dừngyên lắngBóng trăng liền hiệnTâm tịnh Phật hiệnNiệm Phật thuần thụcCảm thông tương ứngNhờ nguyện lực PhậtĐắc sanh Tịnh độ.Pháp môn niệm PhậtCó nhiều phương phápCổ nhân hiền triếtĐã từng chứng nghiệmĐơn giản vi diệuKhông qua trì danhMột pháp niệm PhậtThông triệt trên dướiPhổ cập tam căn[150]

Hàm nhiếp chín phẩmTrí tuệ kiến giảiCó cạn có sâuPhát tâm tu họcCó rộng có hẹpNếu cùng chí hướngNhất tâm niệm PhậtKhông xen vọng tưởngLà sự trì danh.

150. Tam căn chỉ cho ba trình độ chúng sanh là bậc thượng, bậc trung và bậc hạ.

Page 231: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

231

TU TịNH Độ

Không tâm không PhậtNhất tâm bất loạnLà lý trì danh.[151]

Dứt trừ mọi phápSanh diệt thế gianBỏ tâm phan duyên[152]

Nhiếp dụng quy thể[153]

Tâm không buông lungTin sâu Tịnh độLập nguyện vãng sanh.Chuyên tâm niệm PhậtThành khẩn tha thiếtLắng nghe âm thanhTâm mình đang niệm Niệm ít đến nhiềuTừ cạn đến sâuTừ miệng vào taiChú tâm rõ ràngTâm đang niệm PhậtSáng suốt không mêDanh Phật đang niệmChuyên chú rõ ràngTâm không rời Phật

151. Lý trì danh còn gọi là đạt đến vô tướng niệm Phật152. Tâm chấp thủ, tâm hướng ngoại theo sự tình.153. Dụng tức tác dụng của thể tánh hiện ra khả năng thấy nghe hiểu biết. Chánh niệm là nhiếp dụng, quy thể là sự thấy biết lưu xuất từ thể tánh, không phải sự thấy biết, phân biệt đối đãi.

Page 232: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

232

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Phật không rời tâmNiệm niệm tương tụcKhông bị tạp loạnVà không gián đoạn.Như gà ấp trứngGiữ ấm liên tụcTrừ bỏ phiền nãoChánh niệm niệm PhậtÂm thanh tại tâmTâm tại âm thanhTừng câu từng từTâm và âm thanhTương hợp không haiNhư mèo bắt chuộtKhông dừng chuyên chúNghe thanh vốn khôngThấy sắc là khôngTrụ vào giác tánh.Chánh niệm hiện tiềnNgay trong mỗi niệmVui mừng, ghét bỏ[154]

Mỗi câu Phật hiệuTôi nguyện vãng sanhNguyện Phật từ biGia hộ tiếp độNguyện Phật thương xót

154. Vui mừng làniệm Phật với tâm vui mừng phát nguyện sanh Cực lạc;ghét bỏ là niệm Phật sanh tâm lìa cõi đời ô nhiễm.

Page 233: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

233

TU TịNH Độ

Giang tay tiếp dẫnMột dạ chí thànhCầu sanh Cực lạc Như mong thoát khỏiCảnh khổ lao ngụcGiặc cướp truy đuổiNạn nước nạn lửaĐịa ngục nung nấuCực lạc trước mắtMột lòng cầu cứuNguyện thoát luân hồiMau đạt giác ngộTiếp độ chúng sanh.Thiết nghĩ vô thườngViệc lớn sanh tửĐường hiểm luân hồiDắt vào khổ thú[155]

Khắc sâu chữ tửVào tận tâm canỞ trong mọi thờiTưởng cảnh lâm chungCó vậy niệm PhậtTâm mới tha thiếtNiệm Phật là chủViệc đời là kháchKhách không thay chủ

155. Khổ thú: ChỈ ba đường ác: Địa ngục, ngạ quỹ và súc sanh.

Page 234: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

234

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Chủ không theo khách.Gặp cảnh thuận nghịchNhớ niệm Di ĐàPháp âm diễn nóiĐều do biến hóa Tất cả thinh trầnLà câuniệm PhậtChim hót ve kêuNhư là Pháp âm nhạc trời vi diệuCủa cõi Tây phương.Cỏ cây rào trúcNhư là kim đàilầu gác tốt đẹpCủa cõi Tây phương.Rừng cây khe suốiNhư là ao ngọcLưới báu trang nghiêmCủa cõi Tây phương.Thầy hiền bạn tốtLà hàng Bồ-tátCủa cõi Tây phương.Tùy chỗ thấy ngheChính là Cực lạcTức chuyển Ta bàThành cõi Tịnh độ.Mọi thời trong ngàyKinh hành tịnh tọa

Page 235: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

235

TU TịNH Độ

Một câu niệm PhậtThường trú tại tâmBảo trì chánh niệmTrong mọi chướng duyênHoàn cảnh điêu linhKhông quên niệm Phật.Cần ngồi xếp bằngĐiều hòa hơi thởNhiếp tâm mặc niệmKhông phát âm thanhNên đếm mười niệmTừ một đến mườiChuyên niệm như thế.Hoặc theo hơi thởMà niệm danh PhậtTâm hòa hơi thởKhông chậm không nhanhNiệm theo hơi thởRõ ràng minh bạchliên tục không đoạnKhông bị hôn trầmVà không tán loạnNhiếp thân miệng ý Không để buông lungThời khóa mỗi ngàyQuyết đừng bỏ sótCho đến suốt đờiNguyện không thay đổi.

Page 236: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

236

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Do tâm chuyên niệmNhiếp cả sáu cănSáu thức tồn tại Tức là chưa đạt.Tiếp tục niệm PhậtTâm tánh hợp nhấtKhông còn đối đãiTu niệm thuần thụcVọng vô tự tánhThực hành lâu ngàyTâm như hư không.Không còn chấp ngãCũng không chấp phápChân như không tướngTâm tánh quang minhHuệ nhãn khai thôngTam muội hiện tiềnKhi chưa đắc địnhMượn duyên buộc tâm.Khi đã đắc địnhKhông còn duyên cảnhNhư hồ đống băngPhật như trăng thuCảm thông chiếu hiệnThanh tịnh không độngSiêng năng không ngừngAo sen công đứcNhụy hoa tươi tốt

Page 237: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

237

TU TịNH Độ

Cánh hoa rực rỡTuy nhờ thần lựcCủa Phật gia bịNương tựa trưởng thànhQuyết phải chuyên tâmĐạt sự nhất tâmDự phần vãng sanh.Theo lý trung đạoThực hành niệm PhậtTại cảnh động loạnMà tâm không độngTại chỗ nhiễm ôMà tâm không nhiễmTrong cảnh trói buộcTâm lý tự tạiTùy duyên bất biếnBản tâm thanh tịnhMới được gọi làThâu nhiếp sáu cănTịnh niệm tương tục.Một pháp trì danhGồm đủ pháp mônVì tâm niệm PhậtNhập vô sanh nhẫn[156]

156. Trí độluận, quyển 5 giải thích: “Vô sanh pháp nhẫn: tin nhận, thông đạt thật tướng vô sanh vô diệt của các pháp một cách vô ngại bất thối gọi là vô sanh”. Thừa nghĩa chương, quyển 12 cũng nói: “Lý lặng lẽ chẳng khởi gọi là vô sanh. Huệ an trụ trong lý này thì gọi là vô sanh nhẫn”.

Page 238: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

238

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Nhất niệm Di ĐàĐạt thiền cao tột[157]

Gồm đủ ba tạng[158]

Thâu nhiếp sáu độ.[159]

Tâm không vướng mắcLà đại bố thíKhông khởi tham sânLà đại trì giớiKhông chấp nhân ngãLà đại nhẫn nhụcKhông phí thời gian Là đại tinh tấnĐối cảnh vô tâmLà đại thiền địnhKhông bị mê hoặcLà đại trí tuệ.Tâm thường nội quánChuyên tâm nhất cảnhXả ly Ta bàKhế hợp chân khôngVui thích Cực lạcKhế hợp diệu hữuThường ngày nhớ nghĩ

157. Ý này được hiểu là: pháp trì danh niệm Phật là pháp thiền tối thượng, tức đạt đến sự liễu ngộ tâm tánh.158. Ba tạnggồm kinh, luật và luận.159. Sáu độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tin tấn, thiền định và trí tuệ.

Page 239: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

239

TU TịNH Độ

Y báo chánh báo[160]

Cực lạc trang nghiêmNgay ở tâm taĐem cái tâm nàyTrú cõi Cực lạc.Chánh báo y báoPháp giới do tâmTánh dung vạn phápRời tâm không cảnhRời cảnh không tâmY chánh tây phương[161]

Vốn do tâm nàyVô số thế giớiKhông ngoài nhất tâmPháp giới chư PhậtDung nhiếp tất cảMột niệm vô lượngThể hợp hư khôngTâm niệm Di ĐàLà niệm tất cảMười phương chư Phật.Vô lượng quang thọ[162]

160. Chánh báo được hiểu là thân tâm này, y báo là hoàn cảnh sống hay cõi nước.161. Nghĩa này nói chánh báo và y báo cõi Tây phương. Chánh báo chỉ cho Phật, Bồ-tát, bậc được vãng sanh, y báo chỉ cho cảnh giới Cực Lạc trang nghiêm.162. Quang là không gian, thọ là thời gian, tức thời gian và không

Page 240: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

240

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thâu nhiếp tất cảMỗi niệm biến khắpTất cả cảnh giớiMỗi niệm phổ biếnHư không pháp giới.Niệm Phật niệm tâmNiệm tâm niệm PhậtToàn tâm là PhậtToàn Phật là tâmRõ cảnh do tâmRõ tâm tức PhậtNiệm niệm niệm PhậtTâm này là PhậtNiệm niệm tương tụcNgoài tâm niệm PhậtKhông còn niệm khácPhật chính tại niệmKhông phải bên ngoài.[163]

Tự tánh niệm PhậtPhật là tự tánhPhật tánh chính mình Phật chính là niệmNiệm chính là Phật

gian vô cùng tận, vô lượng.163. Bốn câu này có nghĩa là: niệm Phật đạt đến nhất tâm, không còn tướng năng niệm (chủ thể là người niệm) và tướng sở niệm (đối tượng Phật để niệm), thuộc lý bất nhị (không hai), Phật và tâm dung nhiếp trong trạng thái nhất tâm, không còn đối đãi của năng và sở.

Page 241: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

241

TU TịNH Độ

Niệm mà vô niệmKhông còn năng sở[164]

Cái gọi năng sởĐều không tự tánhTuy suốt ngày niệmMà chưa từng niệmNiệm vốn là khôngNiệm mà không niệmNiệm vốn không tướngKhông niệm tự niệmVạn pháp nhất nhưTâm Phật không haiTịch tịnh thường chiếuKhắp cả mười phươngChiếu mà tịch tịnhMạng sống vô cùngSiêu việt ba thời[165]

Ánh sáng vô lượngThọ mạng vô lượngVốn là thể giác.Của cả chúng sanhTrì danh niệm PhậtKhôi phục tánh giácVốn có xưa nay

164. Hai câu này nghĩa là, niệm Phật đạt đến vô niệm thì xa lìa năng và sở.165. Ba thời còn gọi là tam tế, tức chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai.

Page 242: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

242

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Gọi là thủy giácHợp với bổn giácBổn thủy không haiChúng sanh và PhậtVốn không có haiY báo chánh báoCũng không có hai.Sạch dơ khổ vuiMừng ghét thủ xả[166]

Phiền não Bồ-đềSanh tử Niết-bànĐều là bình đẳngKhông có hai tướng.Lấy thật tướng tâmNiệm thật tướng PhậtLấy pháp giới tâmNiệm pháp giới PhậtMột niệm thật tướngMột niệm là PhậtNiệm niệm thật tướngNiệm niệm là PhậtTức là chứng ngộMột niệm hiện tạiLà vô lượng quangLà vô lượng thọ.Thể của pháp giới

166. Thủ là tâm nắm bắt, chấp trước; xả là tâm buông bỏ, xa ly.

Page 243: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

243

TU TịNH Độ

Vốn là bình đẳngKhắp cả thời gianVà cả không gianMười phương Tịnh độĐều tại nhất tâmNhất tâm biến khắpMười phương Tịnh độKhông thể nghĩ bànThoát ly căn trần.Tâm không cảnh tịchTâm Phật nhất nhưNiệm mà vô niệmQuả Phật không tướngKhông tướng chứng đắcNiệm niệm đều hợpChân không thật tướngNiệm niệm viên dungHợp với tánh khôngTrở về chân tâmThoát ly năm uẩnGiải thoát tự tạiChính là đến thờiChơn tánh sáng tỏKhông còn mê lầmBản thể xưa nayChứng đắc tam muộiTrăm ngàn pháp mônVô lượng diệu nghĩa

Page 244: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

244

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Đều có đầy đủPháp thân niệm PhậtTrực chỉ tự tánhKhông rời tâm nàyMà thành chánh giácĐó là nhất thừaTrung đạo thật tướng.Đạt lý nhất tâm Chứng đắc thượng phẩmTừ sự đạt lýLý kiêm cả sựDụng công tu niệmMới đạt tánh đứcCơ duyên thuần thụcThành tựu trí tuệChứng nhập chánh địnhTrong định thấy PhậtĐạt được vô sanhTức là khế hợpĐệ nhất nghĩa đế.Hướng quả vị PhậtThành tựu tịnh nghiệpHết một đời nàyBiết được vãng sanhThân không bệnh khổTừ giả cuộc đờiNhư nhập thiền địnhĐức Phật Di Đà

Page 245: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

245

TU TịNH Độ

Cùng cả thánh chúngPhóng quang tiếp dẫnVới hương thơm lạCùng cả nhạc trờiLà các điềm lànhKhông còn trói buộc.Sanh về cõi PhậtThoát ly luân hồiKhông còn thối chuyểnDự vào thánh quảTại cõi Cực lạcCùng các Bồ-tátSống chung một cảnhNhân duyên tốt đẹpĐể nghe Chánh phápNói nghĩa thật tướngKhai mở Phật thừaĐược ngộ thâm sâuĐệ nhất nghĩa không.Thâm nhập các phápThấu triệt diệu nghĩaNhờ sức nghe phápThông đạt thật tướngAn trú pháp lạcThông đạt tất cảChứng vô sanh nhẫnNhập vào chánh vịThần thông vô ngại

Page 246: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

246

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Các căn thông lợiGặp Phật thọ kýCông đức thành tựu.Với tâm đại biTrở lại Ta bàHóa thân vô sốBiến khắp mười phươngDùng sức phương tiệnHoằng pháp lợi sanhKhiến cả chúng sanhPhát tâm Bồ-đềĐều được thoát khổVận dụng bi tríHưng thịnh Tam bảoTrang nghiêm quả Phật.Nay gặp duyên lànhQuyết chí thọ trìDóc hết tâm lựcTinh tấn trọn đờiPhát nguyện chân thànhMuôn đời không đổiNhất tâm xưng niệmA Di Đà PhậtLà đạo giác ngộCầu sanh Tịnh độKhông còn thối chuyểnChánh tín không dờiPhát khởi triệt để

Page 247: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

247

TU TịNH Độ

Đại Bồ-đề tâm Đầy đủ lòng biKhai mở ruộng phướcĐầy đủ trí lựcNăng lực trí đóTriệt ngộ nhất tâmViên mãn công đức.Hết thảy nhân lànhHồi hướng khắp nơiTận hư không giớiHết thảy chúng sanhMau chóng thoát lyVực sâu phiền nãoĐoạn tận vô minhKhông nhiễm cõi tụcHồi phục tánh giácChứng ngộ Niết-bànAn lạc tuyệt đốiĐược vãng sanh vềThế giới Cực LạcCủa Phật Di Đà.Trú vô sở đắcGiáo hóa chúng sanhPhát khởi tâm nguyệnBồ-đề như huyễnQuy về bờ giácBiển giác như huyễnĐều sanh an dưỡng

Page 248: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

248

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

An dưỡng như huyễnPhát tâm giáo hóa Tất cả hữu tìnhHữu tình như huyễnHư không có thểThành tướng giới hạnTâm nguyện giải thoátKhông có giới hạnĐó là chân thậtBáo đáp bốn ânSau cùng thành tựuQuả vị giác ngộ./.

Page 249: TỤÊ QUÁN - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN...7 Lời người dịch “Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh

249

TỤÊ QUÁN NẺO VỀ CHÂN NHƯ

Thích Đức Trí dịch

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - VĂN NGHỆ TP.HCM 88-90 Ký Con, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1 - TP.HCM

ĐT: (08) 38216009 - 39142419 Fax: (08) 39142890

Email: [email protected]

Chịu trách nhiệm xuất bản:Huỳnh Thị Xuân Hạnh

Biên Tập:Kim PhướcSửa bản in:

Bảo BảoTrình bày, Bìa: Phương Niệm

Liên kết xuất bản: Nguyên Hiệp

In lần thứ nhất. Số lượng: 1000 cuốn, Khổ 14x20 cmTại: Công ty TNHH Pháp UyểnSố đăng ký KHXB: VHVNQuyết định xuất bản số: -NXBVHVN. Ngày In xong và nộp lưu chiểu Quý năm 2013