64
Bn quyn thuc Tp chí CNTT&TT TỔNG BIÊN TẬP TS. Vũ Chí Kiên PH TỔNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Quý Minh Hiền TS. Đinh Thị Thu Phong HI ĐNG BIÊN TẬP TS. Vũ Đức Đam TS. Nguyễn Minh Hồng TS. Trần Đức Lai TS. Nguyễn Văn Lạng PGS.TS. Nguyễn Minh Dân TS. Lưu Vũ Hải TSKH. Nguyễn Anh Tuấn TS. Trần Minh Tiến GS.TS. Nguyễn Thúc Hải GS.TSKH. Phạm Thế Long PGS. TS. Từ Minh Phương ThS. Đoàn Quang Hoan TS. Nguyễn Ngọc Hà ThS. Bùi Quốc Việt ThS. Vũ Hoàng Liên BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy ThS. Bùi Thị Huyền [email protected] Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 21,27,22) LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH Quảng cáo: Trịnh Hồng Hải [email protected] Mobile: 0912011031 Phát hành: Đoàn Thị Yến [email protected] Mobile: 0904162626 MỸ THUẬT Mạnh Linh Năm thứ 54 số 516(706) 3.2016 Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014 In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2016 Giá bán: 25.000đ Bộ THôNG TIN Và TRUYềN THôNG ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NI Toà soạn: 110 Bà Triệu, Hà Nội Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137 Fax: (84.4) 37737130 Email: [email protected]; Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn; http://www.ictvietnam.vn CHI NHÁNH TẠI TP.HCM Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn Email: [email protected] Tel/Fax: 08.39105379 Mobile: 0944909139

Tải file PDF

  • Upload
    donhu

  • View
    259

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

LTE - GIAI PHAP CÔNG NGHÊ CHO 4G

TỔNG BIÊN TẬP

TS. Vũ Chí Kiên

PHO TỔNG BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Quý Minh Hiền

TS. Đinh Thị Thu Phong

HÔI ĐÔNG BIÊN TẬP

TS. Vũ Đức Đam

TS. Nguyễn Minh Hồng

TS. Trần Đức Lai

TS. Nguyễn Văn Lạng

PGS.TS. Nguyễn Minh Dân

TS. Lưu Vũ Hải

TSKH. Nguyễn Anh Tuấn

TS. Trần Minh Tiến

GS.TS. Nguyễn Thúc Hải

GS.TSKH. Phạm Thế Long

PGS. TS. Từ Minh Phương

ThS. Đoàn Quang Hoan

TS. Nguyễn Ngọc Hà

ThS. Bùi Quốc Việt

ThS. Vũ Hoàng Liên

BAN THƯ KÝ - BẠN ĐỌC

ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

ThS. Bùi Thị Huyền

[email protected]

Tel: (844) 37737136 (máy lẻ 21,27,22)

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO PHÁT HÀNH

Quảng cáo: Trịnh Hồng Hải

[email protected]

Mobile: 0912011031

Phát hành: Đoàn Thị Yến

[email protected]

Mobile: 0904162626

MỸ THUẬT

Mạnh Linh

N ă m t h ứ 5 4 s ố 5 1 6 ( 7 0 6 )

3.2016

Giấy phép xuất bản số: 365/GP-BTTTT ngày 19/12/2014

In tại Công ty TNHH MTV In Quân đội 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 3/2016

Giá bán: 25.000đ

b ộ t h ô n g t i n v à t r u y ề n t h ô n g

ĐịA CHỉ: 18 NGUYễN DU, HÀ NÔI

Toà soạn: 110 Bà Triệu, Hà Nội

Tel:(84.4)37737136; (84.4) 37737137

Fax: (84.4) 37737130

Email: [email protected];

Website: http://www.tapchibcvt.gov.vn;

http://www.ictvietnam.vn

CHI NHÁNH TẠI TP.HCM

Địa chỉ: 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Đakao,

Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Trưởng chi nhánh: Nguyễn Văn Nguyễn

Email: [email protected]

Tel/Fax: 08.39105379

Mobile: 0944909139

Page 2: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

3

36

5

51

36

Vấn đề sự kiện• Quang Hưng: Hội thảo quốc tế ACiiDs 2016 về các hệ thống

thông tin và cơ sở dữ liệu thông minh

Công ngHệ Viễn tHông• Hà Phương: thẻ siM điện tử (e-siM) sẽ thay đổi

cách kinh doanh của nhà mạng di động?

• nguyễn ngọc thúy, Dương thị thanh tú, nguyễn Duy Bình:

Anten PiFA đa băng trong thiết bị di động thế hệ mới

• nguyễn thị thu Hằng: Các giao thức định tuyến đa đường

trong mạng cảm biến không dây

• Minh An: sôi động thị trường 4g/LtE

• LP: Hạ tầng cho các thành phố bền vững thông minh mới

• đỗ kim Bằng: triển khai 5g và những thách thức

kinH tế Bưu điện• ts. Lê nam trung, ths. Lê thị tuệ khanh: khả năng ứng dụng

mô hình thể điểm cân bằng (BsC) và chỉ số đánh giá trọng yếu

(kPi) trong công tác quản lý hoạt động đơn vị sự nghiệp

công lập

• thu Hằng: thị trường viễn thông và xu hướng đa dịch vụ

gHi nHận trAo đổi• nguyễn ngọc Cảnh: từ bài học WCit-12 đến việc sửa đổi

nghị quyết số 1 tại rA-15

• ts. Vũ trọng Phong: những thách thức đối với thị trường

viễn thông Việt nam năm 2016

• Ly Lan: Quản lý trải nghiệm khách hàng (CEM) trong lĩnh vực

viễn thông

Page 3: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

3TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

Hội thảo quốc tế châu Á về các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thông minh (ACIIDS) được tổ chức lần đầu vào năm 2009. Qua 8 lần tổ chức, hội thảo đã tạo được uy tín trong giới nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Các bài báo có chất lượng tốt của Hội thảo được Nhà xuất bản danh giá Springer xuất bản trong ấn phẩm Lecture Notes in Artificial Intelligence LNCS/LNAI.

Hội thảo ACIIDS 2016 sẽ diễn ra trong 03 ngày từ 14 đến 16 tháng 03 năm 2016 tại Khu nghỉ dưỡng Pullman Đà Nẵng với sự tham gia của gần 250 khách mời và tác giả của các bài báo khoa học. Hội thảo ACIIDS 2016 lần này tập trung chủ yếu vào

HỘI THẢO QUỐC TẾ ACIIDS 2016 VỀ CÁC HỆ THỐNG THÔNG TINVÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU THÔNG MINH

Từ ngày 14-16/03/2016, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt – Hàn cùng với Trường Đại học Wroclaw đồng tổ chức Hội thảo quốc tế châu Á ACIIDS lần thứ 8 về chủ đề hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu thông minh. Đây là một hội thảo quốc tế qui tụ được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự và đóng góp ý tưởng. Với uy tín và đẳng cấp được gây dựng qua nhiều kỳ tổ chức, hội thảo lần này vinh dự nhận được phần thưởng và thư chúc mừng của Phó Thủ tướng Ba Lan; thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Tham dự hội thảo có sự hiện diện của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông; Lãnh đạo Trường Đại học Wroclaw Ba Lan; các trường đại học trong và ngoài nước; Lãnh đạo các cơ quan, ban ngành tại địa phương và nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu.

Page 4: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

4 TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)

VẤN ĐỀ sự kiện

các chủ đề sau:

- Hệ thống thông tin thông minh: Trí tuệ nhân tạo phân tán; Hệ đa tác tử thông minh; Tính toán song song; Công nghệ phần mềm...

- Hệ thống cơ sở dữ liệu thông minh: Kho dữ liệu; Khai phá dữ liệu; Big Data; Cơ sở dữ liệu ngang hàng và di động; Cở sở dữ liệu hướng đối tượng, hướng quan hệ...

- Các ứng dụng và công cụ: Hệ thống học hợp tác; Hệ thống tích hợp doanh nghiệp và chuỗi cung ứng; Hệ thống thương mại điện tử, tài chính điện tử...

Hội thảo có số lượng bài báo khoa học được công nhận lên đến hơn 190 bài, trong đó có hơn 150 bài báo cáo trực tiếp (oral presentation) và 40 bài trưng bày ở dạng poster, các báo cáo này sẽ bố trí song song trong 03 ngày là 14, 15 và 16/03/2016. Tuy nhiên, các báo cáo được phân theo chủ đề nên vẫn tạo thuận lợi cho việc theo dõi của các thành viên tham dự hội thảo.

Đặc biệt, Hội thảo ACIIDS 2016 lần này có sự tham gia của 04 nhà khoa học nổi tiếng đến từ Hong

Kong, Úc, Ba Lan và Đài Loan với phần trình bày về các chủ đề đang được quan tâm hiện nay trong lĩnh vực CNTT như (1) Các phương pháp tiếp cận tối ưu hóa tập neurodynamic để thừa số hóa ma trận không âm; (2) Mô phỏng và mô hình hóa của các hệ thống phức hợp lớn; (3) Dữ liệu lớn trong nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại. Nghiên cứu các phương pháp tối ưu cho biên niên ngôn ngữ học; (4) Khai phá dữ liệu gia tăng và đa nguồn. Đây là một cơ hội tốt cho các nhà nghiên cứu trong nước và khu vực châu Á tiếp cận các công nghệ mới, cũng như có định hướng cho hoạt động nghiên cứu khoa học của mình.

Ngoài ra, ở phiên thảo luận nhóm (panel discussion), các thành viên tham dự còn có cơ hội được nghe Giáo sư Nguyễn Ngọc Thành – Nhà khoa học được trao học hàm Giáo sư của Ba Lan và Việt Nam - một trong những nhà khoa học nổi tiếng đến từ Đại học Wroclaw, Ba Lan trình bày về các xu hướng phát triển các hệ thống thông minh và hệ cơ sở dữ liệu thông minh trong tương lai.

Quang Hưng

Page 5: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 5

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Các thiết bị số đeo người, đồ gia dụng thông minh và các loại ứng dụng sử dụng cảm biến thu thập dữ liệu (data-sensor) thường được gọi chung là Internet Vạn vật (IoT - Internet of Things). Nhiều thiết bị như vậy đang ngày càng nhỏ gọn nhưng vẫn đa chức năng, có năng lực xử lý đủ mạnh và cài sẵn khả năng kết nối Internet qua mạng di động. Công nghệ thẻ SIM điện tử (e-SIM) là công nghệ khiến SIM có thể lập trình lại và SIM được nhúng sẵn trong thiết bị. Đối với người dùng, e-SIM giúp họ có thể so sánh các mạng và lựa chọn dịch vụ của nhà mạng nào mà họ mong muốn một cách dễ dàng trực tiếp ngay từ màn hình điều khiển của smartphone và máy tính bảng.

ngànH Công ngHệ Di động: từ Miễn

Cưỡng đến CHấP nHận

Năm 2011, hãng Apple được cấp bằng sáng chế ở Mỹ với nền tảng (platform) mạng di động ảo (MVNO) cho phép các mạng vô tuyến đấu giá quyền cung cấp dịch vụ mạng của họ cho Apple và sau đó Apple

chuyển tiếp dịch vụ đó cho khách hàng của mình. Ba năm sau, vào năm 2014, Apple đã phát hành thẻ SIM của riêng hãng, gọi là Apple SIM được cài đặt trong iPad Air 2 và iPad Mini 3 ở Anh và Mỹ. Thẻ Apple SIM cho phép khách hàng lựa chọn nhà mạng một cách linh hoạt trực tiếp từ thiết bị Apple của mình. Công nghệ này cho phép khách hàng được tự do hơn trong việc lựa chọn nhà mạng cung cấp dịch vụ di động, đồng thời làm thay đổi môi trường cạnh tranh giữa các nhà mạng. Ngành công nghiệp di động tỏ ra không hứng thú với sự thay đổi lớn như vậy, bởi thực tế là các nhà mạng phần lớn dựa vào mạng lưới kênh phân phối và các nhà thầu cung cấp phần cứng. Bằng cách thay đổi về căn bản cách thức khách hàng sử dụng thẻ SIM, công nghệ mới của Apple chắc chắn đã làm rung chuyển mô hình kinh doanh trong ngành công nghiệp di động.

Về mặt công nghệ, chức năng của e-SIM cũng như SIM của Apple tương tự với MVNO vì nó đều cung cấp cho người dùng tất cả khả năng lựa chọn nhà mạng.

Thẻ SIM điện tử (e-SIM) SẼ THAY ĐỔI CÁCH KINH DOANH

CỦA NHÀ MẠNG DI ĐỘNG?

Hà Phương

Page 6: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)6

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Tuy nhiên, khác với công nghệ của Apple, e-SIM cho phép việc cấp động (dynamic) sóng của nhà mạng sau khi được người dùng lựa chọn. Hiện nay, ngành công nghiệp đang phản ứng tích cực hơn với e-SIM. Một trong những động lực của sự chuyển đổi thái độ này là do áp lực gần đây của GSMA yêu cầu điều chỉnh tất cả các bên tham gia hệ sinh thái cho phù hợp với kiến trúc tham chiếu chuẩn để áp dụng e-SIM. Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp máy-máy (M2M) đã sử dụng rất thành công kiến trúc này cho thẻ SIM nhúng trong vài năm gần đây.

Các thiết bị di động cho người dùng sẽ cần chế độ kéo động (dynamic pull) hơn so với chế độ đẩy thụ động (passive push) của công nghệ M2M khi yêu cầu lựa chọn nhà mạng. Yêu cầu này là sự khuyến khích lớn cho các nhà sản xuất thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ OTT ủng hộ việc chấp nhận rộng rãi các tiêu chuẩn e-SIM. Cuối cùng, chúng ta ngày càng thấy rõ rằng, trong tương lai, các thiết bị số đeo người lý tưởng phải được trang bị độc lập (stand-alone) kết nối mạng di động. Tất cả những phát triển nêu trên, cùng với nhau đã khiến cho ngành công nghiệp di động ủng hộ mạnh mẽ sáng

kiến cung cấp SIM từ xa của GSMA (GSMA’s Remote SIM Provisioning).

Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng thiết bị M2M, IoT và việc GSMA phát triển các thông số kỹ thuật e-SIM cho người dùng, sự tăng trưởng của thẻ e-SIM được hãng tư vấn McKinsey dự báo sẽ gấp nhiều lần thẻ SIM truyền thống trong những năm tới (Hình 1).

Hình 1 cho thấy, năm 2015 và 2016, doanh thu hằng năm của e-SIM cho M2M chỉ đạt khoảng dưới 0,1 tỷ USD (số được làm tròn) nhưng bắt đầu từ năm 2019, doanh thu e-SIM tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2019-2022 là 95%, đạt 5,4 tỷ USD vào 2022, trong khi CAGR của SIM truyền thống trong cùng giai đoạn chỉ đạt 5% (giả thiết đạt cùng CAGR của giai đoạn 2012-2017) với doanh thu là 8,6 tỷ USD vào năm 2022.

GSMA thông báo rằng “với hầu hết các nhà mạng đã tham gia thương thảo, kế hoạch tiếp theo là hoàn thành kiến trúc kỹ thuật để tiến tới áp dụng trong việc phát triển giải pháp SIM từ xa toàn trình (end-to-end) cho các thiết bị của người dùng trong năm 2016”.

Hình 1: Doanh thu e-SIM (tỷ USD) cho M2M sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2019 - 2022.

Page 7: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 7

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

kiến trúC Và truy

CậP

Nhiều khả năng là tiêu chuẩn tương lai sẽ yêu cầu thiết bị mới của khách hàng kết nối với một dịch vụ trực tuyến (vi dụ: máy chủ cung cấp profile e-SIM của các nhà mạng) để tải profile e-SIM của các nhà mạng về thiết bị di động của mình. Nội dung chi tiết cuối cùng của mô hình vận hành e-SIM đang được các nhà sản xuất gốc (OEM), nhà mạng, nhà sản xuất SIM và hiệp hội GSMA hoàn thiện.

Đối với e-SIM cho người dùng, các nhà sản xuất chip sẽ phải thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất phần cứng OEM như Apple, Samsung và chuỗi giá trị của ngành công nghiệp có thể phải cấu hình lại. Mạng lưới sản xuất và phân phối SIM vật lý sẽ bị lạc hậu một phần, mặc dù các dịch vụ cấu hình trước và xử lý profile nhà mạng đã tạo thành một phần giá trị quan trọng cho các nhà sản xuất và bán thẻ SIM. Tuy nhiên, thẻ SIM vật lý sẽ chưa thể biến mất khỏi thị trường trong vài năm tới mà sẽ có một thời gian dài đồng thời tồn tại cả SIM vật lý và e-SIM. Nhiều loại thiết bị hiện tại sẽ tiếp tục được hỗ trợ SIM vật lý, nhất là ở thị trường các nước đang phát triển.

Tùy thuộc vào kết quả thương lượng trong GSMA, khuyến nghị cuối cùng về kiến trúc có thể sẽ thay đổi một chút, nhưng về cơ bản có lẽ vẫn sẽ giữ nguyên những thành phần nêu trong Hình 2.

Khối tạo profile (Profile-generation unit): Việc tạo profile cho e-SIM sẽ diễn ra tương tự như các quá trình phát triển profile cho SIM. Nhà sản xuất SIM sẽ sử dụng dữ liệu xác thực do nhà mạng cung cấp để

tạo ra những khóa duy nhất truy cập mạng. Những chi tiết này không lưu trữ trong chip SIM vật lý mà chỉ ở dạng số, đợi yêu cầu tải về từ card IC toàn cầu nhúng (e-UICC) trong thiết bị cầm tay của khách hàng .

Khối phân phối profile (Profile-delivery unit): Kết nối giữa card e-UICC trong thiết bị và dịch vụ tạo profile được thực hiện ở khối phân phối profile – nơi

Hình 2: Mỗi bên liên quan có thể điều khiển một khía cạnh của kiến trúc e-SIM.

Page 8: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)8

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

mã hóa profile sinh ra trước khi nó được phát đến thiết bị. Về lý thuyết, tất cả các bên tham gia vào hệ sinh thái e-SIM mới đều có thể vận hành dịch vụ phân phối profile, nhưng thực tế thì dịch vụ này sẽ chỉ do nhà sản xuất SIM hoặc nhà mạng tự thực hiện.

Máy chủ khai thác toàn cầu (Universal Discovery server): Máy chủ UD là thành phần mới trong kiến trúc e-SIM. Trong môi trường e-SIM, thiết bị của khách hàng thuộc một trong hai loại: không gắn với một nhà mạng cụ thể nào hoặc đã được cài đặt trước. Trong trường hợp đầu, thiết bị buộc phải có khả năng lựa chọn nhà mạng còn trong trường hợp sau, thiết bị có chức năng tùy chọn nhà mạng. Trong cả hai trường hợp, máy chủ UD đóng vai trò rất quan trọng vì nó thiết lập liên kết giữa thiết bị và khối cung cấp profile. Các khách hàng có lẽ sẽ muốn có một bên độc lập chịu trách nhiệm vận hành chức năng khai thác profile nhà mạng để đảm bảo rằng tất cả các profile có trên thị trường (không bị hạn chế bởi giá cước và nhà mạng) được hiển thị khách quan, không thiên vị.

Một giải pháp thay thế cho máy chủ UD riêng biệt là mô hình tương tự với dịch vụ DNS hiện nay. Dịch vụ này sẽ có cùng mức độ khách quan như UD

nhưng cần nhiều giao tiếp hơn giữa tất cả các máy chủ liên quan để đảm bảo thông tin mỗi profile đều được cung cấp đầy đủ.

Lợi íCH CHo CáC Bên Liên QuAn

trong Môi trường sử Dụng E-siM

Chấp nhận áp dụng chuẩn e-SIM cho các thiết bị của người dùng mang lại một số lợi ích cho hầu hết các bên liên quan trong ngành công nghiệp di động: nhà sản xuất sản phẩm IoT (ví dụ như xe hơi và thiết bị đeo số kết nối Internet) sẽ có khả năng tạo ra những thiết bị gắn kèm SIM “trắng” và được kích hoạt sau tại quốc gia mà thiết bị đó được sử dụng. Tính năng này giúp dễ dàng tạo ra khả năng kết nối của thiết bị và cho phép nhà sản xuất đưa sản phẩm mới vào phân khúc thị trường mới. Nhờ chấp nhận công nghệ e-SIM, các nhà mạng di động có thể hưởng lợi từ những cơ hội dẫn đầu trong thị trường IoT, cung cấp dịch vụ hội tụ cho nhiều thiết bị (ví dụ như xe hơi thông minh, đồng hồ thông minh) chỉ trong một bản hợp đồng với người dùng – thuận lợi hơn so với sử dụng thẻ SIM vật lý. Người dùng hưởng lợi từ tính năng lựa chọn nhà mạng được nhúng sẵn trong công nghệ kết nối mạng. Khả năng thay đổi nhà mạng dễ dàng nghĩa là người

dùng e-SIM không phải mang theo nhiều SIM, được minh bạch về giá cước và có thể dễ dàng hơn trong việc tránh bị tính cước chuyển vùng (roaming). Nhà sản xuất thiết bị di động có thể kiểm soát được mối quan hệ với khách hàng nhờ e-SIM, ít nhất về mặt kỹ thuật có thể cho phép loại nhà mạng khỏi mối quan hệ từ đầu tới cuối (end-to-end). E-SIM cũng giải phóng giá trị “bất động sản” của thiết bị mà ở đó, nhà sản xuất có cơ hội phát triển

Page 9: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 9

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

nhiều tính năng hơn trong không gian trước đây bị thẻ SIM truyền thống chiếm chỗ. Nhà bán thẻ SIM cũng không bị mất mát trong kịch bản sử dụng e-SIM. Năng lực bảo mật và tạo ra profile của nhà mạng trong SIM giúp họ trở thành mắt xích giá trị trong hệ sinh thái mới. Các hoạt động then chốt về kiến trúc như quản lý dịch vụ tạo e-SIM là một trong số những vai trò mà nhà bán thẻ e-SIM hoàn toàn đủ khả năng thực hiện.

tiềM năng ảnH Hưởng CủA E-siM

Lên CáC kênH Và Mô HìnH Vận HànH

Hầu hết các nhà mạng đều đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu không chỉ về ảnh hưởng của các yêu cầu kiến trúc lên tổ chức – bao gồm cả những thay đổi với hệ thống và quy trình CNTT hiện có – mà còn cả những hiệu ứng tiềm năng lên các kênh, việc tiếp thị và xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ.

- Tiếp thị và bán hàng: Với e-SIM, việc tiếp thị tới khách hàng mới thông qua hoạt động khuyến mại có thể trở nên dễ dàng vì khách hàng chỉ cần đăng nhập bằng cách quét ảnh mã vạch trên tờ rơi quảng cáo và kích hoạt dịch vụ tức thời, không cần gặp

nhân viên cửa hàng hỗ trợ hay mua thẻ SIM mới. Nhờ việc dễ dàng bổ sung thiết bị thứ cấp của khách hàng như các thiết bị đeo số có sẵn e-SIM và các thiết bị IoT khác vào gói cước dữ liệu, nhà mạng có thể cải thiện tốc độ gia tăng những dịch vụ này. Mặt khác, việc dễ sử dụng và dễ chuyển nhà mạng tiềm ẩn nguy cơ giảm vị trí của nhà mạng trong chuỗi giá trị vì người dùng có thể yêu cầu tự do, linh hoạt hơn trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với nhà mạng.

- Điểm tiếp cận khách hàng: Trải nghiệm của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng vì e-SIM khiến cho khách hàng không cần đến cửa hàng ký dịch vụ. Do những tương tác trực tiếp tại cửa hàng là cơ hội gây ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng nên nhà mạng sẽ cần phải đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của việc mất điểm tiếp cận khách hàng này và xem xét những cách mới để thu hút khách hàng tới các điểm kinh doanh của mình.

- Logistics: Nhiều dịch vụ sẽ cần phải được thiết kế lại và các quá trình logistic, dịch vụ khách hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ví dụ, sẽ cần có các quá trình truyền thông an toàn để phân phối PIN cho profile.

- Mức độ trung thành của khách hàng: Khách

Page 10: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)10

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

hàng có thể đổi nhà mạng (ít nhất là các thuê bao trả trước) dễ dàng hơn và những đợt khuyến mãi ngắn hạn có thể khuyến khích việc chuyển đổi mạng này. Điều này nghĩa là tỷ lệ thay đổi giữa các nhà mạng trong hệ sinh thái trả trước sẽ có thể tăng lên. Nhưng điều đó không có nghĩa là những khách hàng không bị gắn chặt với hợp đồng sẽ chuyển mạng khác thường xuyên hơn hay chi tiêu ít hơn. Khách hàng có thể vẫn ưu tiên với hợp đồng nào mang lại trải nghiệm cao cấp và chất lượng cuộc gọi chấp nhận được. Những khách hàng hài lòng sẽ có thể gắn bó với nhà mạng ở mức độ tương đương với những khách hàng đã bị ràng buộc với hợp đồng.

- Thị trường thuê bao trả trước và thuê bao hợp đồng: Ảnh hưởng của e-SIM có thể lớn hơn ở những thị trường có nhiều thuê bao trả trước hơn thị trường có nhiều thiết bị được trợ giá. Trong khi các mức trợ giá thiết bị vẫn là động lực quan trọng đảm bảo sự trung thành của khách hàng ở các thị trường phát triển, thì mức đầu tư cho trợ giá thiết bị được dự đoán là sẽ giảm mạnh trong vài năm tới – từ mức xấp xỉ 20% cho tất cả các thiết bị bán ra xuống dưới 8% vào năm 2020.

GSMA đang làm việc với các nhà mạng toàn cầu

để phát triển kiến trúc tham chiếu chuẩn cho việc triển khai công nghệ e-SIM. Quá trình này có thể dẫn đến việc ngành công nghiệp di động sẽ chấp nhận rộng rãi e-SIM trong tương lai gần. Những công ty mới tham gia thị trường, các mô hình dịch vụ và kinh doanh mới sẽ thúc đẩy mức độ ảnh hưởng của e-SIM lên thị trường viễn thông di động trong 2-5 năm nữa. Các nhà mạng phải tìm tòi những cách tiếp cận mới, cách tính cước dữ liệu chia sẻ, những chiến lược trợ giá thiết bị trong các thị trường khác nhau trong hệ sinh thái e-SIM mới. Cho dù nhà mạng quyết định thực hiện chiến lược đi sau khôn ngoan hay làm người đi trước thị trường, thì đều cần có chiến lược tổng thể và những dự án liên quan cần được tính toán kỹ ngay từ bây giờ.

tài liệu tham khảo

[1]. E-SIM for consumers—a game changer in mobile

telecommunications? McKinsey, January 2016 (http://www.

mckinsey.com).

[2]. Remote SIM Provisioning for Machine to Machine, GSMA

(http://www.gsma.com).

[3]. The coming of the e-SIM, Venture Beat, October 2015

(http://venturebeat.com).

Page 11: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 11

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Trong ba thập kỷ qua, anten PIFA đã được chọn lựa rộng rãi trong các thiết kế anten cho thiết bị di động không dây thương mại, do kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, cấu hình thấp, chi phí thấp, đơn giản trong thiết kế và dễ dàng chế tạo.

Anten PIFA có cấu trúc đơn giản được thể hiện trong Hình 1, gồm một patch mỏng, phẳng, phát xạ hình chữ nhật đặt trên nền một chất điện môi. Patch được ghim xuống một mặt phẳng nối đất (groundplane) bởi một phiến mỏng có độ rộng W được gọi là short plate (hay pin). Nhờ có pin, anten PIFA có kích thước tương ứng với bước sóng λ /4.

Do đó làm giảm nhỏ đi 50% kích thước anten so với các anten thông thường, có kích thước tương ứng với λ /2 [1]. Hơn nữa, để đảm bảo sức khỏe người sử dụng, anten PIFA có khả năng giúp giảm bức xạ lùi ra phía sau đầu người sử dụng, giảm tối thiểu sự hấp thụ năng lượng sóng điện từ và nâng cao hiệu năng của anten [1].

Thông thường, nếu chỉ sử dụng anten đơn băng thì với mỗi loại dịch vụ phải yêu cầu một anten riêng biệt. Hình 2 mô tả cấu trúc bên trong của một thiết bị smartphone điển hình. Ta có thể thấy, để sử dụng được các dịch vụ khác nhau, thiết kế anten trong

ANTEN PIFA ĐA BĂNG TRONG THIẾT BỊ DI ĐỘNG THẾ HỆ MỚI

nguyễn ngọc thúy

Dương thị thanh tú

nguyễn Duy Bình

Hình 1: Anten PIFA.

Page 12: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)12

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

mỗi smartphone bao gồm rất nhiều loại anten như: anten cho di động 2G, 3G, 4G; anten wifi; anten Bluetooth, anten GSM, … [2]. Trong khi đó, các thiết bị di động đang ngày càng có xu hướng nhỏ gọn, cùng với đó là sự tích hợp của rất nhiều chức năng dịch vụ khác nhau. Vì vậy, thiết kế anten đa băng cho thiết bị di động đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Trong đó, anten PIFA đa băng là loại hình anten được ưu tiên lựa chọn, không những đảm bảo kích thước nhỏ gọn của thiết bị mà còn đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt với nhiều các ứng dụng dịch vụ khác nhau.

AntEn PiFA đA Băng

Anten đa băng là anten hoạt động tại nhiều tần số cộng hưởng, đảm bảo băng thông và băng tần đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn dịch vụ, công nghệ. Như vậy, thay vì phải sử dụng đa anten cho đa tần số cộng hưởng khác nhau trên thiết bị, với anten đa băng, số lượng các anten trong một đầu cuối di động được giảm xuống đáng kể, đáp ứng xu thế kích thước ngày càng nhỏ gọn của các thiết bị di động hiện nay và tương lai.

Để có thể tạo ra một anten PIFA đa băng, một vài kỹ thuật khác nhau được sử dụng. Tuy nhiên, trong các kỹ thuật đó, kỹ thuật chẻ khe được coi là tối ưu và hiệu quả nhất. Một vài mẫu chẻ khe cơ bản đề xuất trong thời gian gần đây [3-5]. Mỗi hình dáng có những ưu nhược điểm riêng, lựa chọn hình dáng nào phụ thuộc vào tần số cộng hưởng của anten cũng như các tham số đặc tính anten theo yêu cầu thiết kế.

sử dụng rãnh L:

Rãnh chữ L (Hình 3a) được khoét từ biên vào, có tác dụng chia miếng patch thành hai thành phần con. Rãnh được tạo ra sao cho hai thành phần con này sẽ có hai tần số cộng hưởng khác nhau giống với tần số mong muốn.

Cũng giống như trường hợp chẻ khe rãnh L, chẻ khe kiểu Chip - indutctor loading như (Hình 3b)

Hình 2: Anten trong thiết bị di động smart phone.

Hình 3: Chẻ khe trên mặt patch của anten PIFA: (a) khe chữ L (b) chip inductor loading (c) Folded slit (d) khe chữ U

Page 13: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 13

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

và Folded slit (Hình 3c). Hai thành phần con được tạo ra để cộng hưởng ở hai tần số khác nhau. Tuy nhiên, tấm subpatch bé, tính từ điểm feed, mở rộng vào phần trung tâm, bị bao bọc bởi một phần của tấm subpatch lớn. Do đó, tấm subpatch bé (cộng hưởng ở tần số cao hơn) sẽ có ưu điểm trong việc giảm thiểu bức xạ ngược, dẫn đến giảm sóng điện từ hấp thu vào đầu của người sử dụng.

sử dụng chẻ khe rãnh chữ u:

Chẻ khe hình chữ U bên trong miếng patch (Hình 3d), khi đó anten sẽ cộng hưởng tại hai tần số tương ứng với hai miếng patch có kích thước tương ứng (L1;W1) và (L2;W2). Tuy nhiên, việc xác định ra tham số L, W được đưa ra do thực nghiệm và vẫn có sai số nhất định. Việc tính toán anten vẫn cần phải có sự chỉnh sửa từ người thực hiện để có được kết quả như mong muốn.

sử dụng một khe phân nhánh để làm tăng

độ dài của đường cộng hưởng:

Thiết kế anten PIFA sử dụng chẻ khe phân nhánh mô tả như Hình 4, trong đó nhánh chính (Main slit)

cùng với nhánh rẽ dài hơn (Branch slit 1) là thành phần chủ yếu để uốn cong dòng điện mặt kích thích. Mặt khác, nhánh rẽ ngắn (Branch slit 2) là yếu tố chính để nâng cao phối hợp trở kháng, làm tăng băng thông. Chiều dài của nhánh rẽ ngắn phải nhỏ hơn nhiều chiều dài của nhánh rẽ dài. Điểm Feed và điểm Short phải được đặt gần nhau và phải ở cạnh của miếng patch gần nhánh rẽ ngắn.

Bên cạnh các phương pháp chẻ khe kể trên, còn có một số phương pháp chẻ khe khác như: chẻ rãnh thẳng để làm miếng patch trở thành gấp khúc hoặc chẻ hình xoắn ốc với bề rộng khác nhau tương tự như Hình 5.

tHiết kế AntEn PiFA đA Băng CHo

ứng Dụng đầu Cuối Di động tHế Hệ

Mới

Kỹ thuật chẻ khe trên patch được sử dụng để thiết kế anten PIFA đa băng cho thiết bị di động thế hệ mới, bài báo sẽ giới thiệu 2 mẫu anten sử dụng kỹ thuật chẻ khe hình chữ L cải tiến, với ưu điểm dáng chẻ khe đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả đa băng cao. Trong đó, một mẫu anten hoạt động theo chuẩn 802.11n và 802.11ac với 2 tần số cộng hưởng 2,4 GHz, 5 GHz ứng dụng cho việc truy nhập WiFi và một mẫu thiết kế khác sử dụng cho ứng dụng di động 2G, 4G LTE và Bluetooth/WLAN.

thiết kế anten PiFA đa băng chẻ khe chữ L

cho ứng dụng WiFi 2,4 gHz và 5 gHz

Hình 4: Anten PIFA sử dụng chẻ khe phân nhánh.

Hình 5: Một số dáng chẻ khe khác (a) Chẻ khe gấp khúc (b) Chẻ hình xoắn ốc.

Page 14: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)14

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

WiFi đang là một trong những ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều trang bị cho mình ứng dụng này. Cả hai băng tần 2,4 GHz và 5 GHz đều được sử dụng cho ứng dụng kết nối WiFi. Tuy nhiên, đứng trước sự bùng nổ nhu cầu kết nối WiFi hiện nay khiến băng tần 2,4 GHz luôn đối mặt với nguy cơ quá tải, bị nhiễu, thậm chí là nghẽn mạng. Đó là lý do vì sao băng tần

5 GHz đã trở thành một cứu cánh thực sự.

Hình 6 giới thiệu một mẫu anten PIFA sử dụng kỹ thuật chẻ khe chữ L trên mặt patch [6]. Trong thiết kế này, anten đơn có kích thước là 17,2 x 22 x 7,7 mm. Khoảng cách giữa patch và ground lần lượt là D1 và D2 như hình vẽ. Anten cộng hưởng tại hai băng tần 2,4 GHz và 5 GHz tương ứng với suy hao phản xạ S11 tương ứng là -25dB và -15dB ứng dụng cho đồng thời các chuẩn truy nhập WiFi hiện nay, đặc biệt hai chuẩn mới 802.11n và 802.11ac.

tHiết kế AntEn PiFA đA Băng CHo

ứng Dụng 2g, 4g LtE Và BLuEtootH/

WLAn

Một thiết kế anten PIFA đa băng khác được giới thiệu trong Hình 7, anten được thiết kế cho đồng thời các ứng dụng di động: 2G, 4G LTE và Bluetooth/WLAN [7]. Kỹ thuật chẻ khe chữ L trên patch được sử dụng để thiết kế. Phần tử bức xạ có kích thước 45 mm x 12 mm được in trên lớp điện môi FR-4 có hằng số điện môi 4,4 với chiều dày 0,8 mm. Mặt phẳng đất với kích thước 112 mm x 45 mm. Với thiết kế như vậy, anten cộng hưởng tại ba băng tần khác nhau: 900 MHz cho ứng dụng GSM, 1800 MHz cho ứng dụng 4G LTE và 2,45 GHz cho ứng dụng Bluetooth/WLAN với băng thông đạt được là

Hình 6: Thiết kế anten PIFA và đồ thị suy hao S11.

Page 15: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 15

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Hình 7: Kiến trúc anten PIFA đa băng cho ứng dụng 2G, 4G LTE, Bluetooth/WLAN.

120 MHz. Hệ số sóng đứng VSWR cho cả ba băng đều nhỏ hơn 1.5. Không những thế, anten còn thỏa mãn được dải tham số SAR, đảm bảo yêu cầu cho ứng dụng cầm tay di động [7].

kết Luận

Nội dung bài báo đã giới thiệu hai mẫu thiết kế anten PIFA đa băng phục vụ cho các ứng dụng của thiết bị di động thế hệ mới: 2G, 4G LTE, Bluetooth/WLAN, đáp ứng đầy đủ các ưu điểm nổi bật: nhỏ gọn, cấu hình thấp và chi phí sản xuất thấp, hoạt động đa băng tần nên hỗ trợ nhiều dịch vụ làm tăng hiệu quả của anten; là ứng cử viên sáng giá cho các mẫu anten trong thiết bị di động của tương lai.

tài liệu tham khảo

[1]. NAZEM ALSMADI, KHALID

SAIF, “Mobile Phone Antenna Design”,

May 2015.

[2]. Innovative Antenna Solutions,

Galtronics Manufacturing Capabilities

“Mobile Device and Networking

Antenna Systems”, 2015.

[3]. J. ANSARI AND R. RAM, “Broadband stacked U-slot

microstrip patch antenna”, Progress in electromagnetics research

letters, 2008.

[4]. A. HAIDERY, R. TAWDE, AND T. SHAIKH, “L-slot rectangular

microstrip patch antenna for Wimax and WLAN applications”,

International journal of emerging technologies and advanced

engineering, , October 2013.

[5]. P. VATIL, “Enhancemt of bandwidth of rectangular patch

antenna using 2 square slots techniques”, International journal of

engineering sciences & emerging technologies, October 2012.

[6]. RAFIK ADDACI, KATSUYUKI

HANEDA, ALIOU DIALLO, PHILIPPE LE

THUC, CYRIL LUXEY, ROBERT STARAJ,

AND PERTTI VAINIKAINEN, “Dual-

Band WLAN Multiantenna System

and Diversity/MIMO Performance

Evaluation”, IEEE Journal, 2014.

[7]. MUNZALEEN RASHID , A.

KUMAR, AMARDEEP SINGH VIRK,

”Planar Internal Antenna Design for

Cellular Applications & SAR Analysis”,

International Journal of Engineering

Research and Development, 2015.

Page 16: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)16

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Các giao thức định tuyến đa đường thường được áp dụng trong các mạng cảm biến để cải thiện hiệu năng mạng và cũng đảm bảo việc truyền thông tin cậy hơn, giúp mạng có khả năng chịu lỗi tốt hơn.

Kỹ thuật định tuyến đa đường giúp tìm ra những con đường thay thế giữa nguồn tin và điểm thu thập thông tin để vượt qua những hạn chế của mạng cảm biến không dây WSN như giới hạn về năng lượng, năng lực lưu trữ và xử lý thông tin [1, 2].

CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN ĐA ĐƯỜNG trong mạng cảm biến không dây

nguyễn thị thu Hằng

Tin cậy và

khả năng chịu lỗi

Ý tưởng ban đầu của việc sử dụng giải pháp định tuyến đa đường trong WSN là để thay thế đường đi của thông tin trong mạng khi đường truyền bị lỗi (nút hoặc liên kết bị lỗi) để việc truyền dữ liệu được tin cậy.

Các tuyến đường có thể được sử dụng song hành để tăng tính tin cậy cho mạng:

- Có thể truyền các bản sao của gói tin qua nhiều đường khác nhau.

- Có thể sử dụng mã khóa để tăng tính tin cậy cho việc truyền tin trên mạng.

Giảm nghẽn, tăng thời gian sống

Việc dàn trải lưu lượng trên nhiều tuyến đường để cân bằng tải sẽ làm giảm nghẽn trên một vài liên kết, đặc biệt với một vài ứng dụng cảm biến có lưu lượng lớn và tránh sự xuất hiện các nút nghẽn cổ chai, đồng thời có thể làm gia tăng thời gian sống của mạng do năng lượng cho chuyển tiếp thông tin được dàn trải trên nhiều tuyến đường.

Cải thiện QoS

Hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS) thông qua các thông số như thông lượng, trễ đầu cuối, tỷ lệ truyền dữ liệu thành công là những mục tiêu quan trọng trong việc thiết kế các giao thức định tuyến đa đường cho nhiều loại mạng khác nhau.

- Tổng hợp thông lượng: Tách dữ liệu đi tới cùng đích trên nhiều dòng dữ liệu khác nhau trong khi mỗi dòng được định tuyến trên một tuyến đường riêng sau đó hợp lại thành thông lượng hiệu dụng. Chiến lược này rất có lợi khi mà nút có nhiều liên kết có băng thông thấp song lại yêu cầu gửi dữ liệu với tốc độ lớn hơn so với khả năng của mỗi liên kết riêng biệt.

-Trễ được giảm thiểu trong định tuyến đa đường vì các tuyến dự phòng được xác định ngay trong quá trình khám phá tuyến.

Bảng 1: Những lợi ích của định tuyến đa đường trong WSN.

Page 17: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 17

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

CáC HoẠt động CủA giAo tHứC đỊnH

tuyến đA đường trong Wsn

Có ba hoạt động cơ bản trong định tuyến đa đường là khám phá tuyến, phân bố lưu lượng và duy trì tuyến (Bảng 2).

PHÂn LoẠi giAo tHứC đỊnH tuyến

đA đường

Với mạng cảm biến thu thập thông tin định kỳ thì mạng thường được phân cụm và đường đi thường được thiết lập qua các nút chủ cụm tới trạm gốc

Bảng 2: Các hoạt động trong giao thức định tuyến đa đường trong WSN.

Khám phá tuyến

Vì truyền dữ liệu trong WSN thường được thực hiện qua kỹ thuật chuyển tiếp dữ liệu đa chặng nên chức năng chính của tiến trình khám phá tuyến là xác định tập các nút trung gian cần chọn để tạo ra một vài tuyến đường từ nút nguồn tới nút thu thập thông tin. Có ba loại tuyến đường hay được xét dựa trên sự giao nhau: (a) Đường không có nút giao nhau; (b) Đường không có chặng giao nhau và (c) Đường giao nhau một phần.

Phân bố lưu lượng

Việc phân bố lưu lượng trong định tuyến đa đường cần được tối ưu thông qua điều khiển luồng.

- Số lượng đường: Có thể sử dụng một đường và các đường khác dùng để dự phòng hoặc có thể sử dụng đa đường theo kiểu quay vòng, mỗi thời điểm chỉ có một đường truyền tin hoặc đa đường truyền tin cùng thời điểm.

- Phân bố lưu lượng: Phân bố dữ liệu cho nhiều đường, có thể chia đều hoặc chia theo tỉ lệ nhất định.

Duy trì tuyến Trong định tuyến đa đường, việc khám phá tuyến đường để duy trì việc truyền dữ liệu có thể được thực hiện khi một trong các tuyến bị lỗi, khi tất cả các tuyến đều lỗi hoặc khi một số lượng nhất định tuyến bị lỗi.

Page 18: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)18

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

(sink), với mạng cảm biến theo sự kiện thì đường đi bắt nguồn từ nút cảm biến qua các nút trung gian về trạm gốc. Có thể chia các giao thức định tuyến đa đường trong WSN thành bốn loại là định tuyến thay thế, định tuyến cân bằng tải, định tuyến hiệu quả năng lượng và định tuyến truyền dữ liệu tin cậy (Hình 1). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đề xuất một số giao thức định tuyến đa đường có tính chất kết hợp của các loại định tuyến này.

định tuyến thay thế

Tuyến thay thế được sử dụng thay cho tuyến đường chính khi gặp sự cố. Định tuyến kiểu này chỉ cho một tuyến đường hoạt động ở một thời điểm. Định tuyến thay thế giúp mạng có thể chấp nhận tuyến lỗi và giảm tần suất định tuyến trong tiến trình phục hồi sau lỗi [1, 2].

- Directed Diffusion: Cung cấp cơ cấu cho trạm gốc gửi yêu cầu về thông tin cần quan tâm theo kiểu tràn lụt tới các cảm biến để các nút trung gian thiết lập đường gửi dữ liệu cần quan tâm dọc theo tuyến về trạm gốc.

- REAR (Định tuyến nhận thức năng lượng và tin cậy): Xem xét năng lượng còn lại của mỗi cảm biến khi thiết lập các đường định tuyến và hỗ trợ giao thức đa đường để truyền dữ liệu tin cậy. REAR còn cho phép mỗi nút cảm biến xác nhận việc truyền

tin thành công tới nút khác bằng việc truyền gói phản hồi DATA-ACK.

định tuyến cân bằng tải

Mục đích chính của cân bằng tải là sử dụng tài nguyên mạng sẵn có để tối thiểu nguy cơ nghẽn lưu lượng. Khi một liên kết bị quá tải và gây nghẽn, giao thức định tuyến đa đường có thể được chọn để chuyển lưu lượng qua những tuyến đường thay thế để làm

giảm gánh nặng của tuyến đường bị nghẽn. Có thể thực hiện cân bằng tải qua việc dàn lưu lượng lên nhiều tuyến để làm giảm nghẽn và hiện tượng thắt nút cổ chai [2].

- M-MPR (Định tuyến đa đường dạng lưới): Định tuyến đa đường không giao nhau, cải thiện hiệu quả về lưu lượng bằng cách phân tải lưu lượng lên nhiều tuyến thay vì chỉ trên một tuyến. M-MPR có hai hoạt động: (1) Phía nguồn phân tích độc lập và chuyển tiếp gói một cách lựa chọn trên nhiều tuyến khác nhau; (2) Nhân rộng dữ liệu dựa trên việc phát đồng thời các gói sao chép qua nhiều tuyến khác nhau. Khi tái thiết lập tuyến, thông tin về vị trí nút và năng lượng còn lại được trao đổi.

- Giao thức định tuyến đa đường nhận thức năng lượng cân bằng tải: Sử dụng cơ cấu định tuyến đa đường có nhận thức năng lượng và lựa chọn tuyến cân bằng tải dựa trên mô hình truyền thông bầu cử - phản hồi. Các tuyến đa đường từ mỗi cảm biến về trạm gốc được tạo ra khi truyền tràn lụt bản tin bầu cử. Việc lựa chọn đường có thể là ngẫu nhiên hoặc dựa trên việc sử dụng năng lượng của các nút lân cận. Định tuyến đa đường xây dựng nên một cấu trúc lưới cho việc phản hồi dữ liệu, nó làm giảm nghẽn, phân phối năng lượng sử dụng đều hơn và

Hình 1: Phân loại giao thức định tuyến đa đường trong WSN [2].

Page 19: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 19

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

cải thiện việc truyền tin cậy dữ liệu.

định tuyến hiệu quả năng lượng

Một trong những mục tiêu của giao thức định tuyến hiệu quả năng lượng là lựa chọn đường tốt nhất để tổng năng lượng tiêu thụ của mạng được giảm thiểu. Định tuyến năng lượng tối thiểu có nhược điểm là các nút sẽ tiêu thụ năng lượng rất khác nhau, những nút trên tuyến đường năng lượng tối thiểu sẽ nhanh chóng cạn kiệt năng lượng trong khi các nút khác thì không mất năng lượng là mấy và điều này sẽ dẫn đến việc một số nút bị chết sớm. Một mục tiêu khác của định tuyến hiệu quả năng lượng là để tối đa thời gian sống (là khoảng thời gian từ khi hệ thống bắt đầu hoạt động đến khi một nút hết năng lượng hoặc đến khi một số lượng nút nhất định bị hết năng lượng hoặc đến khi mạng bị chia cắt – một phần mạng không truyền được dữ liệu về điểm thu). Định tuyến hiệu quả năng lượng rất coi trọng việc nhận thức năng lượng để tránh những nút có năng lượng còn lại thấp và tìm ra những nút có năng lượng cao hơn để chuyển tiếp thông tin hiệu quả [1, 2].

- MR2 (Định tuyến tối đa vô tuyến đa đường không giao nhau): Mục tiêu chính của giao thức định tuyến này là cung cấp băng thông cần thiết cho những ứng dụng đa phương tiện qua các tuyến

đường không nhiễu (tách biệt vô tuyến) trong khi vẫn kéo dài thời gian sống của mạng. Để đạt được cả hai mục tiêu này, chỉ một tuyến đường được tạo ra cho một phiên truyền thông cụ thể, các đường bổ sung chỉ được hình thành khi có yêu cầu, cụ thể là trong trường hợp nghẽn hoặc thiếu băng thông. Khi một đường đã được chọn thì toàn bộ các nút gây nhiễu sẽ buộc phải ở trạng thái thụ động (nút đó sẽ không tham gia vào tiến trình chọn đường và có thể chuyển sang trạng thái ngủ hoặc rỗi), như vậy nó sẽ không gây nhiễu cho đường định tuyến đã chọn và tiết kiệm được năng lượng cho mạng.

- EECA (Giải thuật định tuyến hiệu quả năng lượng và đa đường không giao nhau có nhận biết va chạm): Sử dụng đặc tính quảng bá tự nhiên của truyền thông không dây để tránh va chạm giữa hai tuyến mà không phải thêm tiêu đề. Thay vào đó, giao thức này giới hạn việc gửi tràn lụt bản tin trong quá trình khám phá tuyến và điều chỉnh công suất phát của nút với sự hỗ trợ của thông tin về vị trí.

- LIEMRO (Giao thức định tuyến đa đường hiệu quả năng lượng có xen nhiễu thấp): Được thiết kế để cải thiện tỷ lệ truyền gói, thời gian sống và trễ thông qua việc khám phá nhiều đường không giao nhau, tối thiểu hóa xen nhiễu giữa nút nguồn và trạm gốc. Ngoài ra LIEMRO còn có giải thuật cân bằng tải để

Page 20: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)20

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

phân phối lưu lượng nút nguồn lên nhiều đường dựa trên chất lượng tương quan của mỗi đường. Các đường mở thêm chỉ được thiết lập nếu nó không làm giảm tỉ lệ nhận dữ liệu ở trạm gốc.

định tuyến truyền dữ liệu tin cậy

Các tuyến đường có thể được dùng đồng thời để gửi nhiều bản sao dữ liệu trên các tuyến đường khác nhau nhằm cải thiện độ tin cậy, miễn là còn một trong nhiều đường không bị lỗi thì đích sẽ vẫn nhận được dữ liệu. Để tăng tỉ lệ truyền dữ liệu thành công, dữ liệu sao chép được truyền đi và tới đích trên nhiều đường khác nhau [1, 2].

- ReInForm (Chuyển tiếp thông tin tin cậy sử dụng đa đường): Trong cơ cấu này, nhiều bản sao của cùng một gói được truyền trên các tuyến lựa chọn ngẫu nhiên. Giả sử là gói được định hướng tới trạm gốc và mỗi nút đều biết khoảng cách tới trạm gốc cũng như khoảng cách của tất cả các nút lân cận. Việc nhân gói có thể thực hiện ở nút nguồn hoặc cũng có thể thực hiện ở các nút trung gian. Một nút trung gian có hai lựa chọn: Số lượng bản sao được tạo ra và những nút tiếp theo nào sẽ được chọn để chuyển tiếp gói tin về trạm gốc. Thường thì ưu tiên chọn gần trạm gốc hơn, nếu không thì việc chọn sẽ là ngẫu nhiên. Việc này giúp phân tải qua nhiều nút và tránh việc nút trên tuyến “tốt” hơn sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt năng lượng.

- Định tuyến đa đường N tới 1 (N-to-1): Giao thức này tìm đồng thời các đường không giao nhau giữa nút nguồn và trạm gốc trong tiến trình khám phá tuyến, đa đường sử dụng để phân phối lưu lượng và cải thiện tính tin cậy, an toàn

của dữ liệu truyền đi bằng cách đi qua cây định tuyến. Tuy nhiên, giao thức định tuyến này không tính đến mức năng lượng của nút trong pha tạo tuyến đường.

- H-SPREAD phát triển từ giao thức N-to-1, việc truyền phân tán dữ liệu đầu cuối kết hợp với chia sẻ bí mật làm tăng tính tin cậy của dữ liệu. Kết quả là hiệu năng tin cậy của giao thức này cho phép duy trì tỷ lệ gửi tin khá tốt trong khi đường truyền hoặc nút gặp lỗi.

- MMSPEED (Giao thức định tuyến đa đường đa tốc độ đảm bảo QoS trong mạng cảm biến không dây): Việc đảm bảo QoS ở đây là đảm bảo thời gian và độ tin cậy. Nhiều mức độ QoS được cung cấp trên miền thời gian bằng việc đảm bảo việc truyền gói ở nhiều tốc độ. Đối với vấn đề tin cậy, nhiều yêu cầu tin cậy khác nhau được đảm bảo bằng việc chuyển tiếp đa đường theo xác suất. Cơ cấu đảm bảo QoS này được thực hiện theo cách cục bộ mà không cần thông tin tổng thể về mạng, bằng cách chuyển tiếp thêm các gói mang thông tin địa lý cục bộ bù đắp cho sự thiếu chính xác của quyết định cục bộ khi gói đi tới đích. Bằng cách này MMSPEED có thể đảm bảo yêu cầu đầu cuối một cách cục bộ,cần thiết cho các mạng cảm biến động cỡ lớn cần có khả năng thích nghi và mở rộng.

- DCHT (Giao thức định tuyến thông lượng cao, giới hạn trễ cho truyền đa đường): Giao thức này được áp dụng cho truyền dòng video mã hóa đa mức trên đa đường qua mạng cảm biến không dây. Các đường không giao nhau có thể đạt được thông lượng cao, trễ yêu cầu và đáp ứng

Page 21: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 21

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

được yêu cầu chất lượng dịch vụ.

- EQSR (Giao thức định tuyến đa đường nhận thức chất lượng dịch vụ và hiệu quả năng lượng): Tối đa thời gian sống bằng việc cân bằng năng lượng tiêu thụ trên nhiều nút, sử dụng khái niệm phân biệt dịch vụ để cho phép lưu lượng lớn, quan trọng tới trạm gốc trong thời hạn chấp nhận, giảm trễ đầu cuối thông qua việc trải lưu lượng lên nhiều đường và tăng thông lượng qua việc đưa thêm dữ liệu dư thừa. EQSR sử dụng mức năng lượng còn lại, kích thước bộ đệm nút và SNR (tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu) để dự đoán chặng tốt nhất trong pha tìm đa đường. Ngoài ra, EQSR còn xét tính tin cậy, thời gian và năng lượng để lựa chọn nút lân cận tối ưu cho chuyển tiếp dữ liệu. Để chuyển tiếp dữ liệu tin cậy, giao thức này xem xét chuyển tiếp trên đa đường với chất lượng liên kết tối ưu.

Các giao thức định tuyến khác

Một số giao thức định tuyến được đề xuất dựa trên sự kết hợp của các loại định tuyến trên.

- CMRP là giao thức định tuyến đa đường cho mạng cảm biến phân cụm, giao thức này tái phân cụm khi có nút chạm ngưỡng năng lượng cho trước, những nút có năng lượng dưới ngưỡng sẽ không được làm nút chuyển tiếp hoặc nút chủ cụm, điều này giúp mạng sử dụng năng lượng hiệu quả và cân bằng tải giữa các nút [3].

- Giao thức định tuyến cân bằng tải thích nghi cho mạng cảm biến không dây định hướng dịch vụ: sử dụng giải thuật cân bằng tải thích nghi, tránh nghẽn và truyền dữ liệu tin cậy bằng cách tách các gói tin gửi lên các đường định tuyến khác nhau theo tỉ lệ chiếm dụng đường [4].

- tS EL là giao thức định tuyến đa đường cân bằng tải, an toàn và hiệu quả năng lượng. Giao thức này sự điều chỉnh công suất truyền tin và sử dụng các tuyến đường không có nút giao nhau và san tải hiệu quả trên đó. Giao thức này còn sử dụng khóa công

cộng RSA và giải thuật băm MD5 để gia tăng tính an toàn cho mạng [5].

kết Luận

Định tuyến đa đường là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng mạng, cung cấp tính an toàn cho việc truyền tin và cải thiện dung lượng của mạng cảm biến khi lưu lượng tăng cao. Nhiều giao thức định tuyến đa đường đã được nghiên cứu cho mạng cảm biến không dây và tiếp tục được cải tiến để không những sử dụng năng lượng hiệu quả mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn dữ liệu cho những yêu cầu ứng dụng mới.

tài liệu tham khảo

[1]. MARJAN RADI, BEHNAM DEZFOULI, KAMALRULNIZAM

ABU BAKAR, MALREY LEE, “Multipath Routing in Wireless Sensor

Networks: A Survey and Research Challenges”, Sensors ISSN

1424-8220, 2012,12, pp. 650-685.

[2]. MOHAMAD MASDARI, MARYAM TANABI, “Multipath

Routing protocols in Wireless Sensor Networks: A Survey and

Analysis”, International Journal of Future Generation Communication

and Networking, Vol.6, No.6, 2013, pp. 181-192.

[3]. SURAJ SHARMA, SANJAY KUMAR JENA, “Cluster based

Multipath Routing Protocol for Wireless Sensor Networks”, ACM

SIGCOMM Computer Communication Review, Vol. 45, No. 2, April

2015, pp.15-20.

[4]. SHANCANG LI, SHANSHAN ZHAO, XINHENG WANG,

KEWANG ZHANG, LING LI, “Adaptive and Secure Load-Balancing

Routing Protocol for Service-Oriented Wireless Sensor Networks”,

IEEE Systems Journal , 2014, Volume:8 , Issue: 3, pp. 858 -

867.

[5]. M. YUVARAJU, K.S.S. RANI, ”Secure energy efficient load

balancing multipath routing protocol with power management

for wireless sensor networks”, 2014 International Conference

on Control, Instrumentation, Communication and Computational

Technologies (ICCICCT), 10-11 July 2014, pp. 331 - 335.

Page 22: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)22

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Việc chuẩn hóa phiên bản 3GPPRelease 8 cho công nghệ LTE đã hoàn thành vào tháng 12/2008, ngay sau đó đã có dịch vụ triển khai đầu tiên bởi nhà mạng TeliaSonera ở Oslo (Na Uy) và Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 14/12/2009 thông qua kết nối dữ liệu modem USB. Tiếp đó, các nhà sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng cũng đã tích hợp các mẫu thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE. Đến tháng 6/2013, công nghệ LTE –Advanced được thương mại hóa đầu tiên bởi nhà mạng SK Telecom (Hàn Quốc).

Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà mạng thử nghiệm cũng như triển khai theo công nghệ này. Công nghệ di động 4G/LTE đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.

trên tHế giới

số lượng nhà mạng

và thuê bao

Theo số liệu thống kê mới nhất (01/2016) của 4G Americas Board of Governors, hiện tại trên toàn cầu có tổng cộng 445 mạng LTE được triển khai thương mại hóa tại 148 nước và 104 mạng LTE-Advanced ở 51 quốc gia.

Sôi động THỊ TRƯỜNG 4G/LTE

Đa phần các nhà mạng đều lựa chọn công nghệ LTE FDD trên băng tần 1.800 MHz (187 mạng), tiếp đến là 2.600 MHz (100 mạng), 800 MHz (91 mạng), 700 MHz (57 mạng),…

Về số lượng thuê bao 4G, theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu GSA, đến thời điểm 30/9/2015, tổng số thuê bao di động trên toàn cầu đạt hơn 7,3 tỉ thuê bao, trong đó LTE và LTE-A đạt 908 triệu thuê bao, chiếm 12%, tăng hơn 300 triệu thuê bao so với quý 1 năm 2015 (635 triệu thuê bao). Riêng trong quý 3/2015 có thêm 151,7 triệu thuê bao, cao hơn 83% so với lượng thuê bao 3G HSPA phát triển mới, trong khi thị trường 2G GSM giảm 117 triệu thuê bao.

Hình 1: Số liệu triển khai mạng LTE/LTE-Advanced trên thế giới.

Page 23: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 23

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Alan Hadden, Phó Chủ tịch Bộ phận Nghiên cứu của GSA, cho biết: “Tốc độ tăng trưởng thuê bao LTE là rất nhanh. Thị trường 4G/LTE đang cán mốc 1 tỷ thuê bao. Trung bình trong số 8 thuê bao di động thì có 1 thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ trên mạng LTE và LTE-A”.

nhà sản xuất thiết bị và chủng loại thiết bị

Thiết bị phục vụ cho công nghệ 4G cũng tăng

trưởng một cách đột biến. Trong Báo cáo cập nhật những thông tin mới nhất về hệ sinh thái LTE (Status of the LTE Ecosystem report), GSA cho biết, kể từ tháng 7/2014, đã có thêm 1.364 chủng loại thiết bị LTE được giới thiệu, đưa tổng số chủng loại thiết bị LTE trên toàn cầu lên con số 3.253 (tháng 6/2015). Cùng với đó là số lượng các nhà sản xuất thiết bị LTE cũng đã tăng 81%, nâng tổng số các nhà sản

Hình 2: Thống kê thuê bao di động toàn cầu.

Tính theo khu vực, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng mạnh và đang dẫn đầu thế giới và số lượng thuê bao LTE chiếm 53,3%. Vị trí thứ 2 thuộc về Bắc Mỹ với 219 triệu thuê bao và thị phần 24,1%, nhưng so với 6 tháng đước đó thì thị phần của Bắc Mỹ đã bị giảm gần 5%. Tiếp đến là khu vực châu Âu với thị phần 15,2%, số lượng thuê bao của khu vực Tây Âu đã vượt 115 triệu. Tại thị trường châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ribbean có sự tăng trưởng nhanh. Hiện khu vực này đã có 36 triệu thuê bao 4G / LTE, như vậy, so với một năm trước, số thuê bao

đã tăng 28 triệu, tương đương với mức tăng trưởng 346%. Bên cạnh đó, thị trường 4G ở Trung Đông cũng đang phát triển mạnh, mỗi tháng khu vực này có thêm hơn 1 triệu thuê bao. Số thuê bao LTE tại Trung Đông hiện nay là khoảng 25,7 triệu, đạt tốc độ tăng trưởng năm là 144%. Theo con số dự báo của Informa, đến năm 2017, trên toàn cầu ước tính có khoảng 1 tỷ người dùng 4G. Còn dự báo của GSA cho rằng đến năm 2020, số thuê bao LTE và LTE-Ad-vanced trên toàn cầu sẽ vượt qua tổng thuê bao 3G/WCDMA HSPA.

Page 24: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)24

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

xuất thiết bị LTE lên 305 nhà sản xuất.

Alan Hadden, Chủ tịch GSA cho biết: “Hàng chục thiết bị đầu cuối LTE mới đang được đưa ra mỗi tuần với sự tăng trưởng thị phần của các thiết bị sử dụng công nghệ LTE-Advanced. Số lượng các thiết bị Category 4 (có tốc độ tải về đạt đỉnh từ trên 100 Mbps đến 150 Mbps) tăng 63% trong 4 tháng qua trong khi thiết bị Category 6 (150 Mbps đến 300 Mbps) có phạm vi tăng gấp bốn lần“.

Báo cáo cũng cho hay, băng tần được sử dụng phổ biến nhất cho các triển khai mạng LTE là 1800 MHz (3GPP band 3) và số lượng thiết bị hỗ trợ băng tần này cũng là lớn nhất 1.543 chủng loại. Tiếp theo là băng tần 2,6 GHz (band 7) với 1.381 chủng loại, băng tần 2,1 GHz (band 1) chiếm vị trí thứ 3, sở hữu 1.185 chủng loại... Số lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ chuẩn Category 4 (tốc độ đỉnh đường xuống là 150 Mb/s)

là 1.132 chủng loại, chiếm 35% tổng số chủng loại thiết bị LTE còn chuẩn Category 6 (300Mb/s) có khoảng 108 chủng loại.

Đặc biệt, băng tần APT700 (băng 28) nhận được sự quan tâm rất lớn, nhất là ở các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ Latin. Theo GSA, hiện băng tần này có tổng cộng khoảng 139 chủng loại, bao gồm: điện thoại thông minh, máy tính bảng, CPE và MiFi.

Hình 4: Thống kê số lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ.

Hình 3: Thị phần thuê bao LTE của các khu vực tính đến quý 3/2015.

Page 25: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 25

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Vê mặt công nghệ, các thiết bị sử dụng công nghệ LTE TDD (TD-LTE) đang gia tăng mạnh, chiếm 37% tổng số các thiết bị LTE (tương đương với 1.210 chủng loại), tăng so với tỷ lệ 28% vào tháng 7/2014. Báo cáo nhấn mạnh thêm về xu hướng hội tụ với một số chủng loại thiết bị sử dụng được ở cả 2 chế TDD và FDD.

Ngoài ra, ở phân khúc thiết bị đầu cuối tích hợp VoLTE, có 219 chủng loại thiết bị tích hợp VoLTE đã được giới thiệu trên toàn thế giới. Trong đó, nhiều nhất là điện thoại thông minh với 198 chủng loại được sản xuất bởi các hãng tên tuổi như Apple, Asus, Fujitsu, HTC, Huawei, LG, Motorola, Pantech, Samsung, Sharp và Sony Mobile.

Và tẠi Việt nAM

Thực hiện kế hoạch phát triển viễn thông quốc gia giai đoạn 2015 - 2020, trên cơ sở nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp viễn thông di động, tình hình triển khai công nghệ 4G trên toàn thế giới,

kinh nghiệm triển khai 3G tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định lộ trình triển khai 4G tại Việt Nam. Theo lộ trình đã được phê duyệt, thời điểm triển khai chính thức 4G là trong năm 2016.

Trước đó, vào tháng 9 năm 2015, Bộ TTTT cho phép những doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm mạng và dịch vụ 4G LTE/LTE-A được xây dựng đề án xin cấp phép thử nghiệm. Theo công văn do Bộ TTTT gửi 4 doanh nghiệp (Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng công ty MobiFone và GTel Mobile) mới đây, các doanh nghiệp được xin cấp phép thử nghiệm dịch vụ 4G là doanh nghiệp đã được cấp phép và khai thác cung cấp dịch vụ di động trên băng tần 1.800 MHz; có nhu cầu thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; có đề án xin cấp phép theo quy định về triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông di động theo chuẩn công nghệ LTE/LTE-A.

Hình 5: Thị phần chủng loại thiết bị đầu cuối LTE trên toàn cầu (tháng 6/2015).

Page 26: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)26

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Mỗi doanh nghiệp chỉ được lựa chọn thử nghiệm tối đa tại 3 khu vực (tỉnh, thành phố), bảo đảm các yếu tố về vùng phủ sóng ở thành thị, nông thôn và có ít nhất một khu vực đã triển khai UMTS 900 MHz. Doanh nghiệp chủ động phân bổ hạ tầng mạng truy nhập vô tuyến, tuy nhiên số trạm thử nghiệm không vượt quá 100 trạm BTS (eNodeB) trên một khu vực thử nghiệm, trong đó số trạm thử nghiệm phủ sóng trong tòa nhà và small cell không nhỏ hơn 10% tổng số trạm được thử nghiệm trên một khu vực và đảm bảo đánh giá được các nội dung cần thử nghiệm. Nói cách khác, tổng số trạm BTS 4G mà các nhà mạng được phép thiết lập trong đợt thử nghiệm này không quá 300 trạm.

Liên quan đến tần số thử nghiệm, trên cơ sở cân đối tài nguyên phổ tần được cấp phép, doanh nghiệp chủ động tham vấn Cục Tần số vô tuyến điện về đoạn băng tần 1800 MHz (refarming) và các băng tần khả dụng khác (2,3 GHz, 2,6 GHz) để triển khai thử nghiệm LTE/LTE-A.

Tính từ thời điểm các doanh nghiệp nhận được giấy cấp phép cuối năm 2015 đến nay, đã có 2 nhà mạng lớn chính thức khai trương dịch vụ 4G của mình. Cụ thể, ngày 12/12/2015, Tổng Công ty Viễn thông Viettel khai trương thử nghiệm dịch vụ 4G tại

Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, Viettel đầu tư gần 200 trạm phát sóng phủ toàn bộ khu vực dân cư của TP. Vũng Tàu, TP Bà Rịa và huyện Long Điền.

Tiếp theo đó, ngày 18 tháng 01 năm 2016, VNPT VinaPhone đã khai trương thử nghiệm 4G cùng chuỗi sự kiện Trải nghiệm các dịch vụ 4G trên nền tảng công nghệ LTE - Advanced tại Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn thử nghiệm, VNPT phủ sóng 4G toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với 50 trạm, và một số quận tại Trung tâm TP. Hồ Chí Minh với 100 trạm phát sóng 4G. Theo dự kiến sau khi được cấp phép, VNPT sẽ tập trung mở rộng lắp đặt các trạm tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh có thị phần cao như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Nam Định,… giúp người dùng trên toàn quốc có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ tiện ích mạng VinaPhone 4G mang lại.

Tại lễ khai trương thử nghiệm 4G của Vinaphone, Thứ trưởng Bộ TTTT, ông Phan Tâm cho biết: “Có thể nói, năm 2016 hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện để Việt Nam triển khai băng rộng di động 4G. Bởi kinh nghiệm triển khai 4G trên thế giới đã được đánh giá, tổng kết tương đối đầy đủ. Điều này giúp cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tranh

Page 27: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 27

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

thủ được các bài học thành công và thất bại của các nhà mạng đi trước, xây dựng được chiến lược đầu tư, kinh doanh hiệu quả ngay từ đầu. Bên cạnh đó, hiện trên thị trường đã có hơn 3.000 chủng loại thiết bị 4G, giúp cho các doanh nghiệp và người sử dụng có nhiều sự lựa chọn với giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, thuê bao 3G tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu sử dụng các dịch vụ đòi hỏi băng thông rộng cũng xuất hiện ngày càng nhiều”.

Tuy nhiên, để việc thử nghiệm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp khi được cấp phép triển khai chính thức trên diện rộng cũng như cho Cơ quan quản lý nhà nước hoàn chỉnh chính sách tổ chức, quản lý thị trường cạnh tranh lành mạnh và bền vững, Thứ trưởng đã nêu ra một số yêu cầu cụ thể cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về thử nghiệm mạng và dịch vụ 4G LTE/LTE-Advanced của Bộ TTTT; đánh giá những ưu điểm so với 3G hiện nay. Từ đó đề xuất về chính sách cũng như xây dựng phương án triển khai, sử dụng tần số khi triển khai chính thức;

Thứ hai, doanh nghiệp cần công bố công khai chất

lượng dịch vụ, đặc biệt tốc độ tối thiểu đối với từng gói dịch vụ triển khai thử nghiệm; Quan tâm nghiên cứu thị trường để giải quyết một cách thỏa đáng bài toán chất lượng - giá cước khi chính thức thương mại hóa, tối ưu lợi ích Nhà nước - người dùng;

Thứ ba, các nhà mạng cần triển khai thử nghiệm nhiều dịch vụ mới dựa trên những ưu thế của công nghệ 4G, qua đó khảo sát và đánh giá nhu cầu sử dụng của người dân, xây dựng phương án kinh doanh, hợp tác hiệu quả với các nhà cung cấp dịch vụ khác để tận dụng tối đa cơ hội do công nghệ 4G mang lại.

Minh An

tài liệu tham khảo

[1]. http://www.gsacom.com; http://www.4gamericas.org/;

http://www.fiercewireless.com.

[2]. Đề tài mã số: 12 - 15 - KHKT - TC, Nghiên cứu định hướng

xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ thiết lập, triển khai mạng di động

công nghệ LTE tại Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Học

viện CNBC Viễn thông.

[3]. http://www.tapchibcvt.gov.vn; http://vietteltelecom.

vn; http://vinaphone.com.vn; http://vietnamnet.vn; http://www.

vietnamtoday.net.

Page 28: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)28

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Ở một số quốc gia, việc đô thị hóa nhanh chóng đã buộc nhiều người dân di chuyển từ nông thôn ra thành thị, để tìm kiếm việc làm. Xu hướng này đã bắt đầu từ nhiều năm trước và dự kiến sẽ tiếp diễn ít nhất cho tới năm 2050. Điều này dẫn đến một số vấn đề ở nhiều khu vực đô thị, tuy nhiên cũng mang lại các cơ hội cho các nhà hoạch định thành phố để thiết kế các thành phố và quận mới ngay từ đầu.

Cho tới nay, hạ tầng thành phố và tập hợp các công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đã phát triển theo một cách thức từng bước, để đáp ứng các nhu cầu “phát triển có hệ thống” như các làng xã phát triển thành các thị trấn, và sau đó phát triển thành các thành phố, đáp ứng dân cư ngày càng tăng. Mỗi tòa nhà và cụm tòa nhà đã và đang được quy hoạch và xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau.

Quy HoẠCH tHànH PHố Mới

Khi các nhà quy hoạch thành phố đang lao vào dự án thiết kế thành phố mới, câu hỏi sau đây được đặt ra: “Hạ tầng ICT sẽ được quy hoạch như thế nào cho một thành phố mới, để đáp ứng cả “thông minh” và “bền vững”?”.

“Một thành phố bền vững thông minh” là một thành phố sáng tạo sử dụng ICT và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động và các dịch vụ đô thị và cạnh tranh, trong khi vẫn phải đảm bảo thành phố thông minh đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai theo các tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường.

Khi thiết kế một thành phố mới, hạ tầng ICT sẽ được quy hoạch một cách chính thức và một loạt các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra phải đáp ứng sự phát triển và khả năng nâng cấp. Một khi được quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan sẽ được dự thảo, dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn ICT hiện

HẠ TẦNG CHO CÁC THÀNH PHỐ BỀN VỮNG THÔNG MINH MỚI

Page 29: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 29

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

có. Điều này có thể tiết kiệm các chi phí tăng thêm khi trang bị các dịch vụ, như mạng lớp cảm biến và các thiết bị ngoại vi, có thể được kết nối trực tiếp tới Internet, hoặc cụ thể hơn là IoT (Internet of Things). Các bộ cảm biến có thể được kết nối trực tiếp vào một nguồn điện như một cáp điện hay đôi dây kim loại. Các bộ cảm biến cần băng thông có thể được kết nối nhờ cáp quang hay các bộ cảm biến riêng rẽ, nhờ sử dụng liên lạc di động, cần đến các nguồn pin kéo dài để đủ nguồn.

tầM QuAn trọng CủA CHiA sẻ HẠ

tầng

Xây dựng và duy trì mạng viễn thông và cảm biến là vô cùng tốn kém, đặc biệt khi lắp đặt để đáp ứng nhu cầu mới. Để giảm các chi phí, việc chia sẻ hạ tầng là một giải pháp sống còn. Ở vào giai đoạn khởi đầu, hạ tầng có thể tập trung ở một vị trí trung tâm, như nhà ga đường sắt chính hay trung tâm thành phố, hay phụ thuộc vào các quận của thành

phố nơi có các dịch vụ nhu cầu lớn được phân bổ hướng ra ngoại ô thành phố. Hạ tầng được chia sẻ có thể tiết kiệm được các chi phí đáng kể, đặc biệt khi bảo dưỡng, nâng cấp và phát triển.

Mối quan tâm chính đối với tất cả các lắp đặt là sự an toàn. Ví dụ, nếu một đường ống các dịch vụ công cộng được quy hoạch bao gồm cả đường sắt hay đường cung cấp gas theo đó cần cung cấp các chế tài chặt chẽ để bảo vệ chống lại các tai nạn và rò rỉ gas.

kênH CáC DỊCH Vụ Công Cộng

Các cơ hội cho việc chia sẻ hạ tầng khả thi khi nhiều dịch vụ cần thiết được cung cấp theo đường dẫn chính đến các tòa nhà hay các vị trí khác, như ở nơi các bộ cảm biến hay các thiết bị truy xuất được đặt phía dưới. Các ví dụ bao gồm cả hành lang đô thị với các đường rãnh trực tiếp, các kênh hay các đường ống công cộng bên trong các tòa nhà.

Khi các phương tiện được chia sẻ giữa các dịch vụ

Page 30: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)30

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

ICT và các dịch vụ công cộng khác, các dịch vụ ICT có thể được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ công cộng khác với chi phí thấp hơn là sử dụng các hạ tầng riêng rẽ. Các bộ cảm biến có thể hỗ trợ tốt hơn cho việc giám sát, kiểm soát và tư vấn các cảnh báo thất bại và ngăn chặn. Các ví dụ có thể dễ dàng nhận thấy như các bộ cảm biến bão lụt và giám sát cháy trong các đường ống công cộng, các bộ cảm biến nhiệt độ trong đường cáp điện, các bộ kiểm tra rò rỉ gas, giám sát luồng giao thông, ánh sáng đường phố và nước…

Các cơ hội chia sẻ hạ tầng ở cấp đường phố bao gồm chia sẻ cột anten di động, như việc lắp đặt các trạm gốc nhỏ trên các cột đèn để tăng tốc độ băng rộng và vùng phủ. Để đạt được lợi ích tối đa, việc kết nối chéo các thiết bị đường phố cần được quy hoạch cùng với các đường ống ngầm dưới đất. Ví dụ, cáp quang cần thiết có thể được kết nối với trạm gốc di động trên các cột đèn, khi đó có thể không cần có cột chống sét cho các cáp kim loại.

Các cơ hội để chia sẻ hạ tầng trong lĩnh vực phần mềm cũng cho thấy lợi thế tiết kiệm chi phí ở lớp dịch vụ. Mỗi dịch vụ cần kết cuối vào một server, lưu trữ dữ liệu hay bộ vi xử lý thông minh, cũng như kết nối tới các thiết bị bao gồm các thiết bị cá nhân, các bộ cảm biến và điều khiển. Trong nhiều trường hợp, các thiết bị có thể vận hành trên một nền tảng ứng dụng chung. Phần lớn các thành phố có nhiều nền tảng để hỗ trợ nhiều dịch vụ, và có nhiều kinh nghiệm để quản lý các dịch vụ ở các phòng ban tổ chức khác nhau.

Ngược lại, khi xây dựng một thành phố thông minh mới từ đầu, các nhà quy hoạch phải lựa chọn một dịch vụ có thể xử lý hàng loạt chức năng phần mềm được các nhà phát triển ứng dụng yêu cầu trên

một nền tảng độc lập. Một loạt các ứng dụng được lên danh sách cho một thành phố thông minh bền vững từ y tế điện tử đến vận tải điện tử. Ví dụ, một mục tiêu “dữ liệu mở” để vận tải có thể được mở rộng ra nhiều cơ hội cho hiệu suất được nâng lên. Các nhà phát triển ứng dụng có thể đảm bảo rằng thông tin thời gian thực đáp ứng cho các công dân và du khách viếng thăm, những người có thể sử dụng nhiều loại phương tiện đi lại khác nhau.

Tất cả các thông tin liên quan đến các phương tiện dịch vụ hiện có được thu thập và tổng hợp thành một nền tảng chính thức, như hệ thống quản lý tích hợp cấp thành phố. Với quản lý tích hợp, các bộ cảm biến và các mạng cảm biến có thể hoạt động theo một cách thức có tổ chức để giám sát các sự kiện và sự cố hạ tầng khác nhau, như các trường hợp khẩn cấp có thể nhanh chóng được giám sát và đánh giá. Điều này được thực hiện sau khi phân tích và truyền đi thông tin đến các cơ quan liên quan, giúp đạt được mục tiêu hình thành các thành phố thông minh và bền vững hơn.

LP

(Theo: Báo cáo thành phố thông minh của ITU, itu.int)

Page 31: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 31

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Mạng di động 5G là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ có tốc độ nhanh hơn khoảng 100 lần so với mạng 4G hiện nay, giúp mở ra nhiều khả năng mới và hấp dẫn. Những ứng dụng dựa vào mạng di động 5G ngoài những dịch vụ truyền thống, còn có thể là xe ô-tô tự lái, chat video có hình ảnh mượt mà, điều hành giao thông trong thành phố… và hàng tỷ bộ cảm biến của các thiết bị điện gia dụng được kết nối để thực hiện một kỷ nguyên Internet của vạn vật (IoE). Dự kiến đến năm 2020, mạng 5G sẽ được đưa vào sử dụng. Đến lúc đó, người ta cần tăng cường hạ tầng cơ sở (các trạm gốc), khai thác dải phổ hiện còn trống, tần số được nâng lên thành GHz hoặc lớn hơn. Tần số giao tiếp của mạng di động 5G sẽ yêu cầu cao hơn.

nHững Dự án Về Công ngHệ MẠng

Di động 5g đAng đượC ngHiên Cứu

PHát triển

Các thế hệ mạng di động được ấn định các dải tần mới và độ rộng phổ lớn hơn cho mỗi kênh tần số. Từ quan điểm người sử dụng, các thế hệ mạng di động mới đã gia tăng đáng kể tốc độ bit đỉnh (tốc độ bit lớp vật lý cho truyền dẫn cự ly ngắn). Nếu thế hệ di động 5G xuất hiện và phản ánh các dự báo này, sự khác nhau chủ yếu của 5G đối với 4G phải là: tăng độ lưu thoát lên đến cực đại; hiệu quả phổ của hệ thống cao hơn; tiêu thụ nguồn năng lượng thấp hơn; xác suất hệ thống ngừng hoạt động nhỏ hơn (vùng phủ sóng tốt hơn); tốc độ bit cao trong khu vực phủ sóng; độ trễ nhỏ; số thiết bị được trợ giúp cao hơn; chi phí cho khai thác cơ sở hạ tầng thấp; truyền dẫn có độ tin cậy cao; có tính vô hướng, đa dụng.

Triển khai 5G và NHỮNG THÁCH THỨC

Page 32: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)32

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Uỷ ban châu Âu chi 50 triệu euro trong năm 2013 cho nghiên cứu về công nghệ di động 5G. Dự án 2020 của METIS (Mobile and Wireless Communication Enablers for the 2020 Information Society) nhằm đạt được sự nhất trí rộng rãi về di động và hệ thống truyền dẫn vô tuyến phạm vi toàn cầu trong tương lai. METIS cung cấp khái niệm hệ thống cho hiệu quả phổ cao gấp 1.000 lần so với khai thác hệ thống LTE hiện nay. Năm 2013, các dự án khác là 5GrEEn có liên kết với dự án METIS và tập trung vào thiết kế các mạng di động 5G. Một số Tập đoàn viễn thông và trường đại học… cũng có những đầu tư lớn vào việc nghiên cứu phát triển công nghệ di động 5G.

Các đề xuất nghiên cứu phát triển của mạng di động 5G có thể tóm tắt như sau: các kỹ thuật điều chế và mã hoá dữ liệu; số lớp vật lý được điều chế, ví dụ độ trễ có khả năng giảm đến mức tối thiểu; các mạng lớn, dày đặc là các mạng phân bố MIMO cung cấp các tế bào nhỏ (Small Cell) linh hoạt; điểm truyền dẫn được trang bị rất nhiều ăng ten phục vụ cho số lượng lớn thuê bao; độ lợi của anten sử dụng công nghệ beamforming cực lớn trong khi nhiễu truyền dẫn cực nhỏ; thực hiện liên kết các điểm truyền dẫn khác nhau với việc phủ sóng chồng lấn và bao gồm sự lựa chọn cách sử dụng linh hoạt các nguồn lực để truyền dẫn tuyến lên và tuyến xuống trong mỗi tế bào, việc lựa chọn truyền dẫn trực tiếp từ thiết bị đến thiết bị và áp dụng kỹ thuật loại trừ nhiễu; sử dụng hiệu quả các thiết bị

để có khả năng thực hiện kết nối Internet các thiết bị với số lượng lớn, đòi hỏi giảm thiểu độ trễ và tăng độ tin cậy; sử dụng các tần số sóng milimet (lên đến 90 GHz); mạng lan toả cung cấp cho các hệ thống máy tính ở mọi nơi; các công nghệ truy nhập có thể là các mạng di động 2,5G, 3G, 4G hoặc 5G, Wi-Fi, WPAN hoặc công nghệ truy nhập nào đó trong tương lai; các bộ lặp tế bào và kỹ thuật phát phân tập qui mô lớn, đồng nghĩa với việc các trạm

chuyển tiếp liên kết nhóm, ở đó người sử dụng cũng là các nút liên kết nhờ việc sử dụng truyền thông trực tiếp từ thiết bị đến thiết bị; công nghệ nhận biết vô tuyến cho phép các công nghệ vô tuyến khác nhau cùng chia sẻ hiệu quả phổ bằng dãy phổ không sử dụng, yêu cầu công nghệ sử dụng chung phổ hiện nay; các mạng vô tuyến động đặc biệt (DAWN) về cơ bản được đặc trưng cho mạng di động (MANET) được thực hiện theo cách dùng hiện nay hoặc mạng lưới vô tuyến WMN (Wireless Mesh Network), kết hợp với

các anten thông minh phát phân tập liên kết và điều chế linh hoạt; sơ đồ điều chế cho phép cùng tồn tại các tế bào cực lớn (Macrocell) và các tế bào nhỏ (Small Cell) nhận biết bằng vô tuyến trong hai mạng gắn kết với nhau LTE/4G; IPv6 được gán tạm trú theo địa chỉ mobile IP, tuỳ thuộc vị trí và mạng được kết nối; thế giới vô tuyến thực với điều kiện không hạn chế về truy nhập và khu vực; mạng vô tuyến toàn cầu (Wireless World Wide Web WWWW) bao gồm đầy đủ các khả năng đa phương tiện ngoài phạm vi của 4G.

Page 33: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 33

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

Đối với di động 5G cần có tiêu chuẩn chung thống nhất toàn cầu IMT-2020.

CáC kế HoẠCH Và kết Quả đAng tiến

HànH tHựC ngHiệM

Hàn Quốc đầu tư số tiền lên đến 1,5 tỷ USD để phát triển di động 5G có tốc độ nhanh gấp 1000 lần tốc độ của 4G/LTE hiện nay, người dùng có thể nhanh chóng download một bộ phim đầy đủ (thường có dung lượng 800MB) chỉ trong vòng 1 giây. Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (MEST) dự định sẽ thử nghiệm dịch vụ mạng 5G vào năm 2017 và thương mại hóa dịch vụ này vào năm 2020. Bên cạnh việc phát triển mạng 5G, MEST cũng sẽ ưu tiên phát triển các tính năng quan trọng khác cho mạng 5G, bao gồm truyền nội dung UltraHD, nâng cấp các dịch vụ mạng xã hội. MEST muốn thực hiện kế hoạch hợp tác với các nhà mạng lớn tại Hàn Quốc như SK (South Korea Telecom) hay KT (Korea Telecom), cùng với 2 Tập đoàn công nghệ lớn là Samsung và LG để phát triển dịch vụ mạng 5G.

Trước đó vào đầu tháng 5/2013, Samsung thử nghiệm kết nối ban đầu mạng 5G có thể tạo ra tín hiệu 1.056 Gb/s ở khoảng cách 2 km. Samsung

cho biết đã sử dụng 64 ăn-ten có tần số cao để giúp truyền tải dữ liệu với tốc độ nhanh hơn khi thử nghiệm. Trong thử nghiệm này, người ta đã có thể đạt tới mốc download 940 MB/s (tương đương 7,5 Gbps) nếu không di chuyển hoặc 150 MBps (tương đương 1,2 Gbps) nếu di chuyển với vận tốc 110 km/h. Đây quả thực là những con số ấn tượng đối với người dùng 3G.

Được biết, tần số 28 GHz có phạm vi phát sóng rất hẹp nên để khắc phục nhược điểm đó, Samsung đã dùng một công nghệ gọi là công nghệ mảng tương thích hỗn hợp (Hybrid Adaptive Array Technology) để tăng cường phạm vi phát sóng lên, cho phép các thiết bị có thể kết nối với mạng 5G dễ dàng hơn.

- Các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm sáng tạo 5G (5GIC) của trường đại học Surrey (Anh) đã thử nghiệm thành công truyền dữ liệu qua mạng 5G với tốc độ kỷ lục là 1Tbps, nhanh hơn hàng nghìn lần so với tốc độ kết nối của mạng di động hiện nay. 5GIC hy vọng sẽ chứng minh công nghệ này vào năm 2018. Với tốc độ truyền dữ liệu 1Tbps, về lý thuyết có thể cho phép tải 100 bộ phim chất lượng cao trong thời gian khoảng 3 giây, nhanh hơn 65.000 lần so với tốc độ tải dữ liệu của mạng 4G hiện nay. Tốc độ này cao hơn rất nhiều

Page 34: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)34

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

so với kết quả cao nhất mà hãng Samsung đã đạt được trước đó là 7,5 Gbps, chưa bằng 1% tốc độ mà 5GIC vừa đạt được.

Nhóm Liên kết thử nghiệm Wi-Fi đang nỗ lực thử nghiệm công nghệ LTE-U (LTE-Unlicensed), nhằm tạo một số điểm chung giữa công nghệ Wi - Fi và công nghệ mạng tế bào. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn chưa có kết quả cụ thể của qui trình kiểm tra LTE-U. 3 kịch bản mà nhóm Liên kết thử nghiệm LTE-U đang nghiên cứu và thử nghiệm là

1. Kịch bản cơ bản: chuẩn bị quy trình để kiểm tra thiết bị Wi-Fi và LTE-U đặt ở gần nhau và sử dụng cùng tần phổ và mạng.

2. Kịch bản sử dụng ít tốn năng lượng: thử nghiệm này thể hiện sức mạnh kết nối các thiết bị Wi-Fi và LTE-U và xác định cách làm việc trong nhiều giai đoạn cường độ sóng yếu.

3. Kịch bản đa dạng: Nhóm Liên kết thử nghiệm Wi-Fi tạo mô hình thử nghiệm có những tình huống phức tạp hơn mà các thiết bị Wi-fi và LTE-U có thể gặp, như sân vận động thể thao, giao thông, phố đi bộ...

Chế độ thử nghiệm chỉ là bước đầu tiên trong quá trình dài giữa công nghệ Wi-Fi và công nghệ mạng tế bào LTE-U. Thay vào đó, chế độ thử nghiệm tạo điểm chung để giới thiệu sản phẩm thương mại tiềm năng mới của công nghệ LTE-U. Do đó, chế độ thử nghiệm Wi-Fi, một khi hoàn tất, nhằm mục đích để các nhà công nghệ tiến hành kiểm tra chuẩn hoá công nghệ LTE-U và để xem xét các tác động của thiết bị LTE-U đến người sử dụng Wi-Fi.

tHáCH tHứC trên Con đường CHinH

PHụC CáC yêu Cầu CủA MẠng Di động

5g

Vật liệu mạch in tần số cao (PCB)

Khi người dùng 5G yêu cầu thiết bị thông minh hơn, nhẹ hơn, các thiết bị hiệu suất cao hơn trên các mạng nhanh hơn, các nhà thiết kế của thiết bị

di động và ăng-ten cần phải cân bằng trọng lượng, kích thước, đặc tính bức xạ và chi phí. Các vật liệu PCB có một ảnh hưởng lớn đến hiệu suất mạch, hằng số điện môi thấp (Dk), yếu tố tản thấp (Df). Vật liệu nhằm tối đa hóa hiệu suất bức xạ của anten trong khi vẫn giữ suy giảm tổng thể đến mức tối thiểu.

Việc tìm kiếm sự cân bằng về hiệu suất và chi phí nguyên liệu là một thách thức đối với công nghệ vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.

tần phổ

Tần phổ đang và sẽ vẫn là một thách thức lớn đối với việc triển khai 5G. Hiện nay không có đủ tần phổ nói chung và cần tối ưu hóa việc sử dụng tần phổ. Nhưng rõ ràng, phân bổ tần phổ đối với 5G sẽ là một thách thức lớn. Thực tế, có thể thấy là các tần phổ thấp hơn - giữa 700 MHz và 2,6 GHz - hầu hết đã được các Tập đoàn viễn thông di động sử dụng và do đó giải pháp đề xuất là cần phải chuyển sang phía băng tần cao hơn như 6 GHz, 28 GHz và 38 GHz.

Ngoài 30GHz, những nhóm tần số cực cao (sóng milimet) cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhóm nghiên cứu phát triển 5G.

sử dụng sóng milimet

Một trong những thách thức lớn nhất đối với việc sử dụng sóng milimet là ở môi trường ngoài trời. Sóng milimet suy giảm lớn trong mưa, các tín hiệu có thể bị ảnh hưởng nếu có một trận mưa như trút nước. Theo một nghiên cứu, sự suy giảm nằm trong khu vực 1,4 dB đối với khoảng cách trung bình giữa các tế bào trên 200m. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng với khoảng cách nhỏ (ít hơn 1 km), mưa suy giảm sẽ tác động tối thiểu về lan truyền của sóng milimet tại 28 GHz đến 38 GHz cho Small Cell.

- small Cell có bán kính bị thu hẹp, thay thế các Cell là một vấn đề nan giải cho cả nhà khai thác và quy hoạch thành phố. Small Cell giúp xen vào những khoảng trống trong phạm vi các trạm gốc

Page 35: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 35

CÔNG NGHỆ VIễN THÔNG

đã có của khu vực macrocell di động. Cho đến bây giờ, Small Cell chủ yếu đã được lắp đặt trong các cơ sở kinh doanh và trong nhà để cung cấp vùng phủ sóng điện thoại di động; với 5G, ý tưởng lắp đặt các Small Cell để cung cấp dữ liệu theo yêu cầu cao trong khu vực dân cư đông đúc ở khu đô thị.

Tất nhiên, vì giảm kích thước nên các Small Cell có một phạm vi nhỏ hơn nhiều so với các Cell lớn hơn, vào khoảng 200 hoặc 300 mét. Đó là một thách thức tiềm năng với việc chuyển giao cuộc gọi: nếu thuê bao ở trong một chiếc xe ô-tô đang tăng tốc qua thị trấn, thuê bao có thể đi qua một số Small Cell và với mỗi chuyển giao cuộc gọi, thuê bao có nguy cơ mất gói hay biến dạng cuộc gọi. Có ý kiến nêu lên là các Small Cell chỉ nên sử dụng để truyền dữ liệu và xác định những thuê bao di chuyển giữa nhiều Small Cell sẽ đưa chúng trở lại Macrocell.

- Các mạng lưới siêu dày đặc sẽ tiêu thụ năng lượng lớn. Các Small Cell tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với các Macrocell, nhưng một mạng lưới với những con số khổng lồ các Small Cell rải rác vẫn sẽ

cần nhiều năng lượng để hoạt động. Vì vậy, làm thế nào có thể giảm thiểu điện năng tiêu thụ cho các Small Cell? Có ý tưởng là cho phép các Small Cell tự động chuyển sang chế độ “tắt” và “im lặng”.

Đỗ Kim Bằng

tài liệu tham khảo

[1]. SK Telecom and Ericsson have demonstrated a new 5G

small cell system that promises to drastically suppress inter-cell

interference.

[2]. How small cells are paving the road to 5G.

[3]. KDDI teams with Ericsson for 5G R&D.

[4]. Small cells: the only way to 5G, Bernhard Pussel works

as Channel Director for the Operators at Colt’s Communication

Services unit, also serves as Executive Chairman at the “Digital

Hub FrankfurtRheinMain e.V”..

[5]. Wi-Fi Alliance: Work on LTE-U testing regime ongoing, but

it’s unclear when it will be finished.

[6]. Waiting for 5G: Making Do with LTE Advanced.

[7]. FierceTelecom: fiercetelecom.com.

[8]. FierceWirelessTech: fiercebroadbandwireless.com.

Page 36: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)36

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

Trên thế giới, xu hướng triển khai hệ thống KPIs để đánh giá thành tích của nhân viên được nhiều cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Mục tiêu lớn nhất của việc xây dựng triển khai KPIs nhằm đẩy mạnh, tăng cường mọi hoạt động tổ chức đi theo đúng hướng mục tiêu đề ra, góp phần tăng khả năng cạnh tranh về hoạt động lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh, thương mại của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: và cũng nhằm đánh giá chính xác năng lực thực sự của mỗi nhân viên qua những công việc được giao phó từ đó có thể xây dựng một cơ chế làm việc rõ ràng, hiệu quả góp phần tiết giảm tối đa chi phí và sự phân bổ nhân sự không đồng đều của doanh nghiệp [1].

Trong giai đoạn đổi mới gần đây, mô hình Thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card – BSC) và Chỉ số đánh giá hiệu quả chính (Key Performence Indicator -KPI) cũng đang dần phát triển tại Việt Nam. Nó là công cụ đã được nhiều tổ chức áp dụng thành công trong thực tế, trong việc triển khai chiến lược lãnh đạo thành các mục tiêu quản lý và chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên, tạo động lực phát triển, phát huy

tính vai trò của mỗi cá nhân, tập thể trong việc thực hiện kế hoạch, mục tiêu của tổ chức. Kết quả khả quan áp dụng BSC và KPI được minh chứng cụ thể như với trên 20% doanh nghiệp top 500 của Việt Nam: tại các Ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, ACB..., các công ty FPT, Phú Thái, Gami Group, Kinh Đô, Searefico…

Xuất phát điểm, mô hình Thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card – BSC) và Chỉ số đánh giá hiệu quả chính (Key Performence Indicator - KPI) phục vụ cho đối tượng chính là các doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế trên thế giới, cho thấy nhiều nhóm đối tượng tổ chức không phải là doanh nghiệp đã áp dụng mô hình BSC và chỉ số KPI trong hoạt động quản lý, vận hành của mình. Đó là Bộ Quốc phòng Anh, Ban quản lý phát triển kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ, Cảnh sát Hoàng gia Canada, Hê thống các trường học quận Fluton của thành phố Atlanta Mỹ, Nhà hát Opera Boston Mỹ, Bệnh viện St’ Mary.

Trong xu thế hội nhập với các yêu cầu chuẩn mực tiên tiến, các tổ chức trong xã hội cũng phải hướng đến trình độ hoạt động ưu việt hơn, năng động và

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BSC) VÀ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU (KPI) TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

ts. Lê nam trung

ths. Lê thị tuệ khanh

Page 37: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 37

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

khoa học hơn trước. Đổi mới trong cơ chế quản lý đối với các tổ chức quản lý hành chính, tổ chức sự nghiệp công lập (các đơn vị sự nghiệp công lập là các khâu gần nhất, thường xuyên nhất trong giao tiếp giữa nhà nước với cộng đồng xã hội chung thông qua dịch vụ công) nhằm phục vụ cộng đồng, xã hội (mà đối tượng là người dân, tổ chức, doanh nghiệp nhiều thành phần, các khách hàng trong và ngoài nước…) với chất lượng, tiến độ và sự đa năng đang ngày càng trở nên cấp thiết.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, sự thay đổi về cơ chế chính sách, quan điểm quản lý và phát triển tổ chức hoạt động đơn sự nghiệp công lập tại Việt Nam hiện nay, cũng như yêu cầu việc xem xét kết quả công việc đi vào thực chất, tạo lập các cơ sở khoa học và thực tế vững chắc trong việc hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập. Áp dụng mô hình BSC và KPI trong đơn vị sự nghiệp công lập, có thể là một lựa chọn phù hợp với xu hướng phát triển, phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị mang tính định lượng, cụ thể, chính xác hơn các kết quả đánh giá định tính, chung chung.

1. kHả năng ứng Dụng BsC Và kPi

trong Quản Lý HoẠt động đơn VỊ sự

ngHiệP Công

Đơn vị sự nghiệp phục vụ dịch vụ công nên vừa phải thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội vừa đảm bảo yêu cầu “đặt hàng” theo nhiệm vụ quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập có đặc điểm chung với các doanh nghiệp là cung cấp dịch vụ đến cộng đồng và xã hội theo một lĩnh vực, một nhóm đối tượng khách hàng. Tuy nhiên đặc điểm khác biệt của nó với doanh nghiệp là nó hướng đến mục đích phục vụ

phát triển xã hội, phục vụ cho công ích nhiều hơn là tìm kiếm lợi nhuận tối đa của các doanh nghiệp. Vì thế nó có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua công tác phân công, giao nhiệm vụ và cơ chế hoạt động theo mục tiêu quan lý của mình. Từ đó, dịch vụ và sản phẩm do đơn vị công lập cung cấp đảm bảo hài hòa các lợi ích, mục tiêu phát triển trong môi trường kinh tế xã hội chung, không phục vụ và đem lại lợi ích riêng cho một nhóm đối tượng, thành phần cá biệt nào cả.

Đơn vị phải cân đối giữa các mục tiêu phấn đấu hội tụ với nhau. Đó là đồng bộ hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao phó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong cộng đồng, nâng cao năng lực bản thân. Đặc biệt là trong giai đoạn thay đổi chính sách đồng bộ từ Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công, Luật Phí, lệ phí, Luật Giá, Nghị định Qui định cơ chế của đơn vị sự nghiệp công lập… Sự kết hợp giữa BSC – KPI không chỉ giúp các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá bộ máy nhân sự, mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững thông qua việc quản lý và đo lường hiệu suất, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của từng bộ phận thành phần trong đơn vị. Với công cụ đo lường hiệu suất công việc KPI, cấp quản lý có thể đánh giá năng lực cũng như định hướng phát triển

Page 38: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)38

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

nghề nghiệp cho nhân viên một cách rõ ràng và hợp lý.

Hệ thống BSC và KPI giúp cho việc đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực, sự phát triển của các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ so với kế hoạch, mục tiêu đã đề ra, qua đó giúp Lãnh đạo cấp trên, Ban giám đốc đơn vị sự nghiệp công có cái nhìn cụ thể hơn về chủ thể quan trọng trong mỗi tổ chức, đó là người lao động, là đội ngũ cán bộ viên chức và những vấn đề liên quan chặt chẽ tới nguồn nhân lực giúp lãnh đạo chọn đúng người cho đúng việc và đạt được mục tiêu của mình khi sử dụng lao động, vừa giúp người lao động có thể an tâm làm việc, cống hiến trong công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc chuyên môn. BCS và KPI giúp cho việc thiết lập và đạt được các mục tiêu chiến lược thông qua việc xây dựng các mục tiêu cụ thể ở các cấp độ, đến từng cá nhân. Việc thiết lập mục tiêu, thông báo mục tiêu, đưa ra các biện pháp và nỗ lực đạt được mục tiêu kế hoạch, qua đó cán bộ quản lý ở các cấp trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể theo dõi các chỉ số hiệu quả trọng yếu để đánh giá xem các bộ phận có đạt được các mục tiêu kế hoạch và hiệu quả tăng lên hay giảm sút.

Như vậy, khả năng ứng dụng BSC và KPI vào đơn vị sự nghiệp công có những thuận lợi về phương pháp triển khai khi các điều kiện thực hiện thay đổi và xây dựng mới có hiệu lực trong cùng trong một khoảng thời gian. Việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính hoạt động nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập là tiền đề quan trọng trong việc triển khai ứng dụng này đối với đơn vị. Dựa vào mô hình BSC, Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập có thể đánh giá được các bộ phận trong đơn vị có thể tạo ra được các giá trị cho xã hội, người dân, cộng đồng hiện tại và tương lai và những yêu cầu về nâng cao khả năng nội bộ

và sự đầu tư về con người, hệ thống và quá trình để cải tiến được hiệu quả hoạt động trong tương lai. Hệ thống này giúp đơn vị triển khai những chiến lược trên giấy thành những “mệnh lệnh hành động” cho hoạt động hằng ngày của mình, giúp tạo ra các mô hình không chỉ đo lường hiệu quả hoạt động mà còn giúp hoạch định những công việc cần phải thực hiện và đánh giá. Mô hình sử dụng BSC và KPI của đơn vị sự nghiệp công lập vừa mang đặc tính chung theo lý thuyết vốn có, vừa đảm bảo đặc thù riêng của nghiệp vụ đơn vị sự nghiệp công.

2. Mô HìnH ứng Dụng kPi để đánH

giá HoẠt động đơn VỊ sự ngHiệP

Công LậP tHEo QuAn điểM PHụC Vụ

xã Hội

Phương pháp quản trị sử dụng thẻ điểm cân bằng giúp mang lại giải pháp cụ thể và chỉ ra cho tổ chức nên đánh giá yếu tố nào để “cân bằng” các khía cạnh. Thẻ điểm cân bằng là hệ thống quản trị cho phép tổ chức hiểu rõ tầm nhìn và chiến lược và biến chúng thành những hành động cụ thể. Nó cũng khuyến khích phản hồi cả về quy trình kinh doanh nội bộ lẫn kết quả hoạt động nhằm giúp nhà quản trị liên tục cải thiện và tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ [1],[4].

Cấu trúc của BSC của đơn vị sự nghiệp công lập tương tư như BSC của doanh nghiệp (Hình 1).

Page 39: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 39

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

Thẻ điểm cân bằng được thể hiện ở 4 khía cạnh:

Thẻ điểm khách hàng

Khách hàng ở đây là các đối tượng liên quan: từ cơ quan quản lý nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ, các tổ chức và cá nhân sử dụng dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công, các đối tác tham gia hợp tác hoặc hỗ trợ đơn vị cung cấp dịch vụ cho xã hội. Họ là đối tượng quan trọng trong quản trị hoạt động đối với các tổ chức. Đây là những chỉ số rất quan trọng: nếu khách hàng không hài lòng thì dịch vụ công cung cấp không phát triển được, các hoạt động tổ chức thực hiện được đánh giá không có hiệu quả. Việc hoạt động kém trong thẻ điểm này là dấu hiệu kinh tế ngành hoặc họat động phục vụ của tổ chức sẽ xuất hiện nhiều bất ổn trong tương lai dù bức tranh vận hành nghiệp vụ hiện tại trông có vẻ hứa hẹn.

Khi xây dựng chỉ số hài lòng của khách hàng, nên phân loại khách hàng theo nhóm và quy trình phục vụ cho từng nhóm đối tượng này. Đây là thẻ điểm quan trọng nhất đối với đơn vị sự nghiệp công lấy mục tiêu phục vụ cộng đồng và thúc đẩy kinh tế xã

hội làm tôn chỉ phát triển.

Thẻ điểm tài chính

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, các số liệu tài chính được tính toán chính xác và đúng thời hạn luôn là ưu tiên để đảm bảo nguồn lực cho duy trì phát triển hoạt động. Tuy nhiên trong thực tế thẻ điểm tài chính là khía cạnh quan trọng, nhưng nó không được xếp “hàng đầu” đối với các tổ chức chính phủ (các cơ quan nhà nước, phi lợi nhuận). Việc nhấn mạnh vào chỉ số tài chính sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng so với các thẻ điểm khác. Có lẽ cần phải thêm vào các số liệu liên quan tới tài chính, ví dụ như đánh giá rủi ro và chi phí - lợi nhuận…

Thẻ điểm học hỏi và phát triển

Thẻ điểm này bao gồm quá trình đào tạo nhân viên, môi trường làm việc, thái độ về văn hóa tổ chức, tổ chức…Các chỉ số học hỏi phát triển để xem xét việc điều chỉnh quá trình đào tạo và giúp nhà quản lí phân bổ ngân sách đào tạo một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Trong mọi trường hợp, khả năng học hỏi và phát triển tạo ra nền móng vững chắc

Hình 1: Cấu trúc BSC cơ bản [2].

Page 40: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)40

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

cho sự phát triển của tổ chức.

Thẻ điểm quy trình nội bộ

Thẻ điểm này đề cập tới quy trình nội bộ, mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Những chỉ số trong thẻ điểm này cho phép người quản lí nắm rõ hoạt động cung cấp dịch vụ có đáp ứng nhu cầu khách hàng không. Những chỉ số này phải do chính người hiểu rõ quy trình hoạt động của đơn vị đưa ra.

Khi một tổ chức đã thiết lập sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu thì phải theo dõi, đo lường được mức độ thực hiện các mục tiêu đề ra. KPI là công cụ quản lý, được sử dụng để đo lường, phân tích khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức - KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này nhận được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong tổ chức và phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của đơn vị. Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ số KPI dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu do các khách hàng cũ mang lại. Trong khi đó, trường học có thể dựa vào tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh, còn phòng dịch vụ khách hàng dựa trên tỉ lệ phần trăm các cuộc gọi của khách hàng được giải đáp ngay phút đầu tiên. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, KPI chính là mức độ phục vụ trong cung cấp dịch vụ công mà lấy đối tượng “khách hàng” là trung tâm. Dù sử dụng chỉ số KPI nào, chúng phải phản ánh mục tiêu của tổ chức, và phải lượng hóa, đo lường được. Qui trình thực hiện đảm bảo tuân thủ các bước, khâu cơ bản, để hoàn thành theo yêu cầu chuẩn mực cho đơn vị sự nghiệp công lập trong giai

đoạn đổi mới hiện nay.

Để thực hiện đánh giá các chỉ số KPI và đảm bảo có sự can thiệp phù hợp, tùy tính chất từng mục tiêu có thể sử dụng các phương thức đánh giá tương ứng: Đánh giá thường xuyên (hàng ngày hoặc 24/7). Các chỉ số đo lường hiệu suất phải được theo dõi 24/7, đối với một vài chỉ số việc theo dõi có thể diễn ra định kỳ hàng tuần. Chỉ số KPI phải phản ánh được hiệu suất công việc; Đòi hỏi từng nhân viên phải hiểu chỉ số và có hành động điều chỉnh. Chỉ số đo lường hiệu suất sẽ cho ta thấy ta cần phải làm những gì. Ví dụ đối với mục tiêu thúc đẩy phát triển dịch vụ công có thể sử dụng nhiều chỉ số đo lường hiệu suất; Chỉ số đo lường hiệu suất về số lượt người, tập thể chưa được phục vụ, đã lập tức cho mọi người thấy rằng cần phải tập trung tìm cách hoàn thiện khâu nào để đáp ứng. Cán bộ phòng, bộ phân liên quan trong và ngoài đơn vị sẽ làm tất cả những gì để điều chỉnh về giao tiếp, tư vấn, chăm sóc khách hàng…, thông tin quảng bá, về chính sách, quy trình, hỗ trợ kỹ thuật vẫn duy trì hoặc cải thiện các chuẩn mực phục vụ.

Thiết lập các chỉ số KPI là việc diễn giải có định lượng các mục tiêu trong Bản đồ chiến lược thông

Page 41: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 41

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

qua các thước đo cụ thể. Những thước đo này là cây cầu nối giữa chiến lược rất trừu tượng với những hoạt động rõ ràng cụ thể hàng ngày của tổ chức tổ chức.

Các KPI được lựa chọn phải tuân thủ chặt chẽ tiêu chí SMART (Specific - Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu; Measurable- Có thể đo lường được; Attainable- Có thể đạt được; Realistic- Có tính hiện thực; Timely- Có thời gian rõ ràng). Khi lựa chọn và phát triển KPI cần chú ý sử dụng các tiêu chí lựa chọn đó là KPI phải kết nối với chiến lược, có khả năng đo lường, có khả năng thu thập dữ liệu, dễ hiểu, đối trọng,

phù hợp và định nghĩa chung. Để đo lường việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của đơn vị, phải tiến hành xác định và phát triển KPI của từng khía cạnh khách hàng,tài chính, hoạt động nội bộ, học tập và phát triển [3].

Để đo lường hiệu suất cần phải thiết lập hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất. Trọng tâm của các chỉ số hiệu suất này là đo lường các quá trình và các kết quả cốt yếu nhất quyết định đến thành công của đơn vị. Hướng theo Sứ mệnh, Tầm nhìn, Chiến lược của tổ chức, hệ thống chỉ số này được thiết kế phân tầng từ cấp tổ chức đến cấp tổ/nhóm/cá nhân, thể

hiện được kết quả hoạt động của tất cả các cấp độ trong tổ chức.

Bản đồ chiến lược của đơn vị sự nghiệp công lập: Tùy thời điểm mà lựa chọn 1 trong các chiến lược tương ứng là: “Phát

triển dịch vụ công -thúc đẩy dịch vụ

công – tăng năng suất lao động”, Để đạt được mục tiêu mong muốn trên, bản thân bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập phải vận hành đồng bộ từ hệ thống điều hành quản lý đến bộ phận thực thi,

Hình 2: Quy trình triển khai BSC và KPI đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Page 42: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)42

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

từ cán bộ cấp cao đến từ vị trí lao động. Các phương pháp tổ chức làm việc cần khoa học, tối ưu, chuẩn hóa là cơ sở giúp bộ máy tinh gọn, năng động. Như vậy xét về mặt khoa học quản lý, năng suất lao động của tổ chức và cá nhân cần hướng tới mục tiêu tối ưu, tức là với các nguồn lực và khả năng có được, kết quả hoàn thành nhiệm vụ phải cao nhất.

Cụ thể hóa chủ đề của Bản đồ chiến lược bằng 4 nội dung thực hiện trên cơ sở lượng hóa ở 4 khía cạnh:

Về khía cạnh khách hàng: khác với các doanh nghiệp là yếu tố tài chính được đưa lên hàng đầu thì đối với đơn vị sự nghiệp công lập, yếu tố khách hàng được đặt lên trước. Với chức năng của đơn vị sự nghiệp công lập, đối tượng khách hàng sẽ bao gồm: Bộ hoặc tổ chức chủ quản cấp trên; các cơ quan, tổ chức hiệp hội trong nước và quốc tế,các thành phần doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công. Mối quan hệ này được thể hiện trên các phương diện:

Hình 3: Bản đồ chiến lược của đơn vị sự nghiệp công lập.

Hình 3: Bản đồ chiến lược của đơn vị sự nghiệp công lập.

Page 43: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 43

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

- Trong mối quan hệ ở khía cạnh khách hàng với Bộ hoặc cơ quan chủ quản cấp trên, họ được giao nhiệm vụ thực hiện công tác và mọi hoạt động của đơn vị hướng tới là hoàn thành chức năng nhiệm vụ và kế hoạch đã phân công.

Để thực hiện khía cạnh này, đơn vị sự nghiệp công lập xác định những mục tiêu cơ bản để hoàn thành vai trò quản lý của mình, bao gồm các khía cạnh hoạt động cơ bản:

+ Vận hành ổn định, an toàn hệ thống cơ sở vật chất;

+ Quản lý tốt cơ chế chính sách áp dụng dịch vụ công;

+ Phổ cập mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ;

+ Tham gia tích cực vai trò phục vụ xã hội.

- Mối quan hệ với các đối tác nhằm phối hợp hợp tác phát triển thúc đẩy sử dụng dịch vụ công, đó là:

+ Mở rộng, tăng cường phối hợp với các Hiệp hội, hội chuyên ngành;

+ Hợp tác chặt chẽ với các sở, ban ngành.

Bên cạnh việc liên quan đến nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, một

mặt vừa đảm bảo cho dịch vụ công phát triển, phát huy vai trò tích cực của nó, mặt khác đảm bảo công tác điều phối và tư tưởng quản lý nhà nước, đảm bảo trật tự xã hội chung và không bị chồng chéo giữa các văn bản pháp luật trong việc điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ công cung cấp. Đơn vị phải hợp tác trên tất cả các phương diện với các cơ quan, tổ chức để thực hiện có hiệu quả việc quản lý cũng như đảm bảo môi trường phục vụ dịch vụ công phát triển lành mạnh. Khách hàng của đơn vị ở khía cạnh này là các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực hoạt động;

- Trong mối quan hệ với cộng đồng nhằm thúc đẩy phát triển, sử dụng dịch vụ công.

Để nhằm đảm bảo phát triển ổn định bền vững, bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến việc sử dụng dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dùng dịch vụ cuối cùng dễ dàng và thuận tiện, đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện đồng bộ các mục tiêu, tiêu chí:

+ Tổ chức tốt kênh liên lạc với cộng đồng;

+ Đẩy mạnh chất lượng công tác truyền thông, quảng bá;

+ Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng;

+Tăng cường cung cấp các tiện ích, ứng dụng sử dụng dịch vụ công cho cộng đồng.

Với các mục tiêu hoạt động tại khía cạnh khách hàng, khi thực hiện tốt các mối quan hệ góp phần thực hiện tốt chiến lược đặt ra là Phát triển, thúc

đẩy dịch vụ công.

Về khía cạnh tài chính: Xuất phát từ yêu cầu hoạt động khía cạnh tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được cấu thành bởi 4 yếu tố:

- Tăng năng suất làm việc; Năng suất làm việc là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đơn vị, ảnh hưởng đến thực hiện chiến lược

Page 44: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)44

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

phát triển, thúc đẩy dịch vụ. Trong giai đoạn mới, các vị trí việc làm, cơ cấu nhân sự cần phải được rà soát, điều chỉnh hoàn thiện phù hợp với yêu cầu cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Khi công tác tổ chức sắp xếp hợp lý, các vị trí chức danh phù hợp về nhiệm vụ, tiêu chuẩn năng lực và làm tốt nhiệm vụ của từng vị trí tạo nên sức mạnh chung của tổ chức, hoàn thành có hiệu quả mục tiêu chiến lược đặt ra. Vì vậy, trong khía cạnh tài chính, nội dung tăng năng suất làm việc lấy mục tiêu cơ bản Tái cơ cấu tổ chức phòng, ban, cơ sở trực thuộc (chuẩn hóa vị trí chức danh, định mức định biên, đánh giá hiệu chỉnh) làm trọng tâm.

- Tăng năng suất vận hành hệ thống nguồn lực cơ sở vật chất: Việc đảm bảo hoạt động hệ thống cơ sở vật chất đươc an toàn, nâng cao tính sẵn sàng và tăng cường năng lực là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngoài việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực cao, cần xây dựng các

công cụ giám sát, hỗ trợ, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý vận hành theo tiêu chuẩn ISO.Thiết kế xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế; phát triển hệ thống, nâng cao năng lực kể cả quy mô hệ thống lẫn năng lực hoạt động đáp ứng được các yêu cầu

phát triển và xu hướng công nghệ hóa.

- Tăng khả năng thu: Phát triển thu từ dịch vụ công và đẩy mạnh các nguồn thu từ các dịch vụ gia tăng khác.Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng chuyên môn và nguồn tài chính của đơn vị; đây là cơ sở tạo lập các điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như góp phần tăng thu nhập cho cán bộ viên chức, khuyến khích tăng năng suất lao động.

- Quản lý hiệu quả chi phí : Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu tăng thu, thì việc quản lý hiệu quả chi

Page 45: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 45

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

phí, tiết kiệm chi, bảo đảm 100% chi phí hoạt động thường xuyên, có tích luỹ phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng là mục tiêu cấu thành quan trọng trong khía cạnh tài chính, một mặt đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài chính do Nhà nước quy định, mặt khác góp phần sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí tạo lập được cho đơn vị. Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí hiệu quả phải thực hiện đồng bộ các yếu tố: Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính; Quản lý kế hoạch thực hiện; Thực hiện định mức, thủ tục; Quản lý hạch toán.

Về quá trình nội bộ phải thực hiện đồng bộ các chỉ tiêu: tuân thủ pháp luật; Quản trị khách hàng và đối tác; Quản trị nguồn lực nội bộ; Giám sát, đánh giá hiệu chỉnh:

+ Áp dụng đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật; Xây dựng, cải tiến quy định nghiệp vụ; Tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định đã ban hành; Nâng cao công tác quản trị nội bộ, hoạt động thực thi pháp luật.

+ Khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu; Mở rộng quan hệ;

Tăng cường chia sẻ thông tin; Triển khai phân tích, thống kê.

+ Quản trị tốt nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn tài chính, quản trị khoa học nguồn thông tin nghiệp vụ, đảm bảo an toàn thông tin, quản trị tốt hoạt động điều hành phối hợp nghiệp vụ.

+ Triển khai tốt phương pháp giám sát và đánh giá; Thực hiện kế hoạch, phương án điều chỉnh

Trước hết phải thiết lập và hoàn thiện trong nội bộ tổ chức về khía cạnh học hỏi phát triển: vấn đề đặt ra là xây dựng và sử dụng lực lượng lao động chuyên nghiệp, chuyên môn tốt, cải thiện chính

Page 46: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)46

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

sách cho người lao động, thường xuyên triển khai đào tạo nội bộ và đào tạo chuyên ngành, hoàn thiện văn hóa của tổ chức, nâng cao chất lượng tổ chức công việc…

Việc thu hút nguồn nhân lực hiện có bằng cơ chế, chính sách phù hợp; bồi dưỡng, giữ gìn và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực nhằm tránh làm thất thoát chất xám. Tuy nhiên, mức đãi ngộ lương thưởng trong các cơ quan nhà nước nói chung, cũng như đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng hiện chưa phù hợp tương xứng. Do vậy, để có thể “giữ chân” người tài, đơn vị cần xây dựng chính sách, cơ chế để khuyến khích, thu hút như cơ chế đánh giá minh bạch, công bằng, khen thưởng kịp thời, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hợp tác và tin tưởng lẫn nhau; cơ chế hỗ trợ nhằm tạo cơ hội để phát triển khả năng, năng lực cá nhân, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến một cách công bằng, điều đó sẽ tạo động lực cho cán bộ phát triển giúp cho việc huy động một cách tối đa nguồn nhân lực.

Trên cơ sở bản đồ chiến lược, kế hoạch công tác năm và danh mục KPI của các đơn vị đề xuất, Ban

Giám đốc và Ban triển khai KPI (độc lập với đơn vị) thảo luận, thống nhất danh mục KPI hàng năm. Khi thực hiện, theo định kỳ thường xuyên từ đầu tháng các tập thể, cá nhân đăng ký kế hoạch công việc của tháng đó gửi Ban KPI. Cuối kỳ đánh giá các tập thể, cá nhân gửi kết quả đánh giá tình hình thực hiện công tháng về Ban KPI để tổng hợp.

Việc ứng dụng thành công Mô hình BSC và KPI tại đơn vị sự nghiệp công lập, là cơ sở để nhà nước có thể cung cấp các dịch vụ công ngày càng hoàn hảo cho cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

tài liệu tham khảo

[1]. ROBERT S. KAPLAN, DAVID P. NORTON, Dịch giả: PHAN

THỊ CÔNG MINH, VŨ MINH TÚ, Bản đồ chiến lược.

[2]. NGÔ QUÝ NHÂM, Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển

khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

[3]. ROBERT S. KAPLAN, DAVID P. NORTON, Dịch giả: LÊ ĐÌNH

CHI, TRỊNH THANH THỦY, Thẻ điểm cân bằng - Biến chiến lược

thành hành động.

[4]. PAUL R.NIVEN, Balance Scorecard Thẻ điểm cân bằng.

Page 47: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 47

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

xu Hướng sử Dụng đA DỊCH Vụ

Dịch vụ di động, cố định, băng rộng cố định và truyền hình là những dịch vụ được nhiều nhà mạng trên thế giới tích hợp để triển khai trong 1 gói cước. Một số nhà mạng khác lại đang mở rộng, nâng cấp từ các dịch vụ cơ bản sang dịch vụ cuộc sống số, từ an ninh nhà ở cho tới chăm sóc sức khỏe. Tốc độ mạng nhanh hơn sẽ đáp ứng được yêu cầu về video và những dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn khác, khi người dùng ngày càng “khó tính” hơn.

Tại các nước, việc triển khai gói cước gồm 4 dịch vụ cơ bản như trên đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng cả

gói 4 dịch vụ thì lại có rất ít.

Tại Australia, Mỹ và Anh có khoảng 40% các hộ gia đình sử dụng cả 4 dịch vụ trên, nhưng chỉ dưới 10% khách hàng sử dụng dịch vụ của 1 nhà cung

THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG và xu hướng đa dịch vụ

Ngày nay, người tiêu dùng đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các dịch vụ viễn thông và truyền hình với mức giá ngày càng phải chăng. Họ đang có xu hướng lựa chọn sử dụng tất cả các dịch vụ từ một nhà cung cấp duy nhất, điều đó sẽ gây ra những thay đổi lớn trong bức tranh viễn thông toàn cầu.

Hình 1: Tỉ lệ sử dụng gói 4 dịch vụ trong năm 2015 tại một số quốc gia trên thế giới (Gói 4 dịch vụ trong 1 gồm có di động ,băng rộng, cố định và truyền hình trả tiền).

(Nguồn: GSMA)

Page 48: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)48

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

cấp. Chỉ có Bỉ (27%), Pháp (24%), Tây Ban Nha (21%) là có tỷ lệ sử dụng cao hơn so với các quốc gia khác. Vấn đề ở đây là gì khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng gói cước tích hợp 4 dịch vụ này? Những nguyên nhân được liệt kê bao gồm: tại Mỹ, Verizon và AT&T chiếm 70% thuê bao di động tại Mỹ, 38% băng rộng nhưng chỉ có 15% truyền hình trả tiền. Nghĩa là sẽ chỉ có tối đa 15% thuê bao có thể sử dụng gói cước hội tụ. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng đang có điểm thưởng tại nhà cung cấp mà mình đang sử dụng, nên không muốn chuyển đổi. Và cuối cùng, chỉ đơn giản là khách hàng không muốn phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất. Đặc biệt khi nhà mạng chưa chắc đã cung cấp tất cả các dịch vụ với chất lượng tốt như nhau, nên khách hàng không muốn vì những lợi ích được giảm trên hóa đơn mà phải sử dụng một dịch vụ không đảm bảo được yêu cầu của họ.

Tuy nhiên, tại một góc độ khác, thực tiễn lại cho thấy, việc sử dụng đa dịch vụ sẽ giúp giảm tỉ lệ rời mạng của khách hàng như minh họa trong trường hợp của các nhà mạng châu Âu (Hình 2).

Có thể thấy, tỉ lệ rời mạng di động của gói 1 dịch vụ (gần 22%) và của gói tích hợp 4 dịch vụ (2,5%)

có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, nhà mạng cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ rời mạng thấp này, có thể là do người dùng đã hài lòng với chất lượng dịch vụ, hay tại khách hàng bị “kẹt” vì một điều khoản nào đó trong hợp đồng. Nếu là vế thứ hai, thì việc đầu tiên người dùng sẽ làm khi hợp đồng kết thúc là tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ khác. Nhà mạng cần có công cụ để đảm bảo người dùng đang được hưởng dịch vụ tốt nhất so với mong muốn của họ. Nhà mạng cũng sẽ cần phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ theo gói cơ bản, bên cạnh đó chú trọng thêm những dịch vụ Giá trị gia tăng khác đang ăn khách để đưa vào gói cước tích hợp.

sự CẠnH trAnH kHốC Liệt CủA tHỊ

trường

Xu hướng tiến tới sử dụng đa dịch vụ tiếp tục được đẩy mạnh, dẫn tới các nhà cung cấp viễn thông hàng đầu đã đẩy mạnh chi tiêu, nhằm tạo ra cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết.

Năm 2014, nhà khai thác viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu, AT&T đã hoàn tất việc mua lại nhà cung cấp truyền hình vệ tinh DirecTV với giá

Hình 2: Tỷ lệ khách hàng rời mạng của các nhà mạng châu Âu.

Page 49: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 49

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

trị hợp đồng lên tới 48,5 tỷ USD, và trở thành nhà mạng có số lượng thuê bao truyền hình lớn nhất toàn quốc. Ngay sau đó, hãng này đã tung ra gói truyền hình và di động tích hợp All-in-One, nhằm thu hút thêm các khách hàng của DirecTV sử dụng dịch vụ di động.

Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ cáp cũng có những động thái tích cực trong việc phát triển đa dịch vụ (multi-play). Năm 2015, Charter Communications, nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ cáp viễn thông lớn thứ 3 Hoa Kỳ đã đồng ý mua lại đối thủ cạnh tranh hiện giữ thị phần lớn thứ 2 tại Mỹ là Time Warner Cable (TWC), trong một thỏa thuận giá trị lên tới 56,7 tỷ USD. Song song với việc sáp nhập cùng Time Warner Cable thì Charter Communications cũng đã thâu tóm thêm 1 công ty cùng ngành là Bright House Networks với giá trị cũng không hề nhỏ là 10,4 tỷ USD. Thương vụ sáp nhập 3 công ty trong ngành cáp viễn thông thành 1 tại Mỹ này nhằm nâng cao các dịch vụ về truyền hình cáp băng thông rộng đến với 23,9 triệu khách hàng trải đều trên 41 tiểu bang. Quyết định mua lại TWC của Charter được đưa ra một tháng sau khi nhà cung cấp truyền hình cáp số 1 nước Mỹ Comcast từ bỏ kế hoạch mua lại Time Warner Cable do áp lực từ các cổ đông lớn của công ty, cũng như không giành được sự ủng hộ của cơ quan quản lý.

Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp cáp viễn thông truyền thống tại Mỹ hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến như Amazon và Netflix,

khi mà các khách hàng ngày càng có xu hướng lựa chọn để xem các bộ phim, hay chương trình truyền hình qua internet vào một thời điểm tiện lợi nhất cho họ, chứ không phải theo thời gian mà các kênh truyền thống đã lên lịch chiếu sẵn. Các công ty truyền hình cáp đang phải tự gồng mình, cố gắng để cắt giảm các chi phí và đồng thời phải nâng cao chất lượng các chương trình của họ.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt trên phân khúc này, Comcast cũng đã dần bước chân sang lĩnh vực di động. Comcast và nhà cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh Dish Network đã liên kết với nhà mạng T-Mobile của Mỹ để sớm ra mắt thị trường chuỗi dịch vụ di động mới của mình.

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Ttrong năm 2015, Tập đoàn truyền hình cáp hàng đầu châu Âu Altice đã kết thúc thỏa thuận mua lại công ty cáp Suddenlink của Mỹ với giá trị lên tới 9,1 tỷ USD, chỉ vài tháng sau khi hoàn tất việc thương vụ 17,7 tỷ USD với nhà khai thác Cablevision.

Xu hướng tiến tới cung cấp đa dịch vụ cũng diễn ra mạnh mẽ tại châu Âu. Tháng 2/2015, BT đã

hoàn tất thương vụ mua lại nhà mạng khổng lồ tại Anh EE với giá 12,5 tỷ £ . Đây được xem là một bước đi vững chắc khi mà BT quay trở lại thị trường di động và mong muốn tạo ra một dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng của mình. Kể từ khi mua lại O2, BT đã tập trung vào dòng cố định và các dịch vụ băng thông rộng. Và đây được xem là thời điểm thích hợp để BT mở rộng

Page 50: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)50

KINH TẾ BƯU ĐIỆN

dịch vụ của mình với việc trở về lĩnh vực di động. Giám đốc điều hành BT, ông Gavin Patterson nói: “Đây là cột mốc quan trọng đối với BT vì nó cho phép chúng ta đẩy nhanh kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư vào lĩnh vực di động này. Giờ đây mạng 4G hàng đầu của vương quốc Anh sẽ trùng khớp với mạng cáp quang lớn nhất của vương quốc Anh, vì thế sẽ hội tụ tất cả các nhà các nhà cung cấp hàng đầu ở đất nước này”. Ngay sau đó, vào tháng 3, BT đã triển khai mạng di động ảo MVNO sử dụng mạng của EE, để cung cấp gói dịch vụ tích hợp di động, băng rộng và truyền hình với chi phí thấp cho khách hàng.

Và CÂu CHuyện tẠi Việt nAM

Tại Việt Nam, các nhà mạng cũng đang tích cực đẩy mạnh truyền thông các gói dịch vụ này, đặc biệt là Internet và truyền hình trả tiền, bởi đây là hai dịch vụ đi liền nhau và thông thường các hộ gia đình đều coi đây là những nhu cầu cơ bản, hầu như không cắt giảm trong trường hợp kinh tế khó khăn.

Mới đây, nhà mạng di động MobiFone đã công bố chính thức hoàn tất đàm phán mua 95% cổ phần Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) - đơn vị điều hành hệ thống truyền hình An Viên. Đây là một bước đi chiến lược của MobiFone để chính thức nhảy chân vào lĩnh vực truyền hình trả tiền, trong

khi có thể tận dụng được hạ tầng mạng lưới, thuê bao sẵn có của AVG để triển khai cung cấp dịch vụ ngay mà không phải mất khoảng thời gian tự xây dựng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức, kể cả về mặt tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Trong thời gian tới, MobiFone sẽ kết hợp các dịch vụ giữa Viễn thông Di động và Truyền hình để mang lại nhiều dịch vụ mới và lợi ích hơn cho khách hàng. Đại diện MobiFone cho biết tTruyền hình cũng là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chiến lược của MobiFone: Di động – Bán lẻ - Truyền hình – Đa phương tiện.

kết Luận

Xu hướng cung cấp “đa dịch vụ” hiện đang được thực hiện một cách “mềm dẻo” hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Ngoài những dịch vụ cơ bản, các nhà mạng cũng phải triển khai thêm những dịch vụ “cộng thêm” trong gói, trong đó video đang là điểm nhấn quan trọng. Và điều quan trọng nhất để nhà mạng tồn tại và phát triển đó là nắm rõ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thu Hằng

tài liệu tham khảo

[1]. Total Telecom Magazine, 12/2015.

[2]. www.gsma.com.

[3]. www.vnexpress.net, www.baogiaothong.vn.

Page 51: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 51

GHI NHẬN trAo đổi

TỪ BÀI HỌC WCIT-12 ĐẾN VIỆC SỬA ĐỔI NGHỊ QUYẾT SỐ 1 TẠI RA-15

Thể lệ Viễn thông quốc tế (ITR) được xây dựng tại Hội nghị cơ quan quản lý điện thoại và điện tín quốc tế năm 1988 (WATTC-88) với 178 nước tham gia ký kết. ITR quy định về yêu cầu kết nối giữa các mạng viễn thông, không bao gồm Internet, nhằm mục tiêu cho phép kết nối lưu lượng viễn thông toàn cầu và tương thích thiết bị để thúc đẩy sự phát triển hài hòa và hiệu quả của các hệ thống viễn thông quốc tế.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, ITR chưa từng được sửa đổi. Mặc dù từ năm 1988, lĩnh vực viễn thông toàn cầu đã có nhiều biến đổi với sự ra đời của các mạng và ứng dụng dựa trên giao thức mạng (IP). Sự hội tụ của công nghệ đã xóa nhòa sự khác biệt giữa thoại và dữ liệu. Mạng Internet phát triển bùng

nổ và có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, Hội nghị Viễn thông quốc tế năm 2012 (WCIT-12), được tổ chức tại thành phố Dubai với sự tham dự của gần 1600 đại biểu từ 151 quốc gia thành viên, được kỳ vọng xem xét sửa đổi ITR sau gần 14 năm tồn tại. WCIT-12 đặt mục tiêu có những thay đổi lớn để phản ánh bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực ICT trong thế kỷ 21. Một trong nội dung đó là đưa ra một số quy định về quản lý liên quan đến mạng Internet.

Ngay trước WCIT-12 đã có sự đối lập về quan điểm giữa 02 nhóm quốc gia trong vấn đề sửa đổi ITR. Nhóm các nước gồm Mỹ, các nước châu Âu và một số nước châu Á - Thái Bình Dương đã phản đối WCIT-12 xem xét đến các đề xuất quản lý liên quan

Page 52: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)52

GHI NHẬN trAo đổi

Biểu quyết thông qua nghị quyết liên quan đến Internet.

đến Internet; còn nhóm các nước gồm Nga, Trung Quốc cùng với các nước khối Ả Rập ủng hộ các sửa đổi đối với ITR. Hội nghị WCIT-12 đã diễn biến căng thẳng đến những phút chót khi các vấn đề chính của Hội nghị vẫn không được giải quyết, do các bên luôn tìm cách để bảo vệ quan điểm của mình. Diễn biến của Hội nghị gần như vượt quá sự kiểm soát của Chủ tịch Hội nghị. Nói về sự căng thẳng của Hội nghị, Tạp chí Economist danh tiếng đã có bài viết với tiêu đề “Liệu đây có phải chiến tranh lạnh trong kỷ nguyên số”.

Nhiều nội dung của Hội nghị đã không thể đạt được sự đồng thuận, WCIT-12 cuối cùng đã phải tiến hành biểu quyết đối với dự thảo sửa đổi của ITR. 144 nước có quyền biểu quyết trong số 152 nước tham dự, ITR đã được 89 nước biểu quyết thông qua và

55 nước từ chối. Chủ tịch của Hội nghị đã tuyên bố rằng phần lớn các nước đã đồng ý thông qua ITR.

ITR được thông qua, tuy vậy một thực tế không thể chối cãi đó là hội nghị WCIT-12 đã không đạt được mục tiêu đặt ra. Các chuyên gia sau này đã cho rằng tất cả các bên đều đã thua cuộc sau WCIT-12. Phương pháp biểu quyết không thực sự hiệu quả trong các hoạt động của ITU, bởi nó không giải quyết được vấn đề thực tế và càng gây ra chia rẽ

Page 53: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 53

GHI NHẬN trAo đổi

Các nước tham gia WCIT-12 (màu xanh là đồng ý, màu trắng là không đồng ý).

giữa các nước. Trong khi đó, mục tiêu đầu tiên được quy định trong Hiến chương của Liên minh chính là duy trì và mở rộng hợp tác giữa tất cả các nước thành viên.

WCIT-12 đã trở thành một bài học kinh nghiệm cho các Hội nghị sau này của ITU khi xem xét đưa ra các quyết định. Đối với hoạt động nghiên cứu của ITU-R, Nghị quyết số 1 quy định về phương pháp làm việc của Hội đồng vô tuyến, các Nhóm nghiên cứu và của Hội đồng tư vấn vô tuyến; ngoài ra Nghị quyết này còn quy định về các thủ tục thông qua và phê chuẩn các Khuyến nghị, Câu hỏi, Báo cáo. Đây là một Nghị quyết rất quan trọng của ITU-R.

Hội nghị Hội đồng Thông tin vô tuyến năm 2015 (RA-15) đã thảo luận về khái niệm đồng thuận và xem xét sửa lại Nghị quyết số 1 với nhiều thay đổi về nội dung và cấu trúc. Một dấu ấn quan trọng đối

với dự thảo sửa đổi của Nghị quyết này đó chính là khẳng định yêu cầu đồng thuận trong mỗi quyết định của ITU-R. Nội dung được đề cập tại RA-15 và bài học của WCIT-12 sẽ hữu ích cho các chuyên gia tham gia các hoạt động quốc tế, đặc biệt đối với cán bộ đảm nhiệm các vị trí điều hành các Hội nghị, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Nguyễn Ngọc Cảnh

tài liệu tham khảo

[1]. WCIT-12 website: http://www.itu.int/en/wcit-12/Pages/

default.aspx.

[2]. Nghị quyết 1, RA-15.

[3]. A digital cold war?, www.economist.com.

Page 54: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)54

GHI NHẬN trAo đổi

Hiện trẠng kinH DoAnH CủA tHỊ

trường Viễn tHông Việt nAM năM

2015

Theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), tính đến hết năm 2015, Việt Nam có 120,6 triệu thuê bao điện thoại di động (giảm 18 triệu thuê bao so với năm 2014), đạt tỷ lệ 133 thuê bao/100 dân. Số thuê bao cố định đến cuối năm 2015 là 6,7 triệu thuê bao (tỷ lệ 7,4 thuê bao/100 dân), số thuê bao băng rộng cố định đạt 7.303.648 thuê bao (tỷ lệ 8 thuê bao/100 dân); thuê bao Internet băng thông rộng có tổng cộng 36,28 triệu thuê bao (tỷ lệ 40,1 thuê bao/100 dân). Tỷ lệ người dùng Internet đạt 52% dân số, tỷ lệ số xã có máy điện thoại đạt 100%.

Trong năm 2015, tổng doanh thu từ các doanh nghiệp viễn thông (DNVT), CNTT, truyền thông ước đạt hơn 520.000 tỷ đồng (chưa bao gồm doanh thu công nghiệp CNTT), tổng nộp ngân sách nhà nước của các DN trong ngành cũng ước đạt tới 63.380 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng doanh thu của 3 DNVT hàng đầu Việt Nam là Viettel, VNPT và MobiFone là 348.722 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 56.477 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước trên 46.880 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu của Viettel chưa tới gấp đôi tổng doanh thu của VNPT và MobiFone cộng lại, song lợi nhuận của Viettel lại cao hơn của cả VNPT và MobiFone cộng lại tới 4,5 lần (Bảng 1).

Theo báo cáo của Bộ TTTT, tính đến cuối năm 2015, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền (THTT)

NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

NĂM 2016ts. Vũ trọng Phong*

___________________________________________________* Khoa QTKD 1- Học viện CNBCVT

Bảng 1: So sánh tình hình kinh doanh của các DNVT hàng đầu tại thị trường Việt Nam 2014 - 2015.

Tên DN

Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu Lợi nhuận Thuê baoDoanh

thuLợi

nhuậnThuê bao phát

triển mớiTỷ suất lợi nhận/vốn

Viettel 196.650 tỷ 31.459 tỷ 57,5 triệu 222.700 45.800 6 triệu 40,8%VNPT 101.055 tỷ 6.310 tỷ 30,5 triệu 89.122 3.280 tỷ 3,2 triệu 5,2%

Mobifone 36.605 tỷ 7.300 tỷ 40,2 triệu 36.900 tỷ 7.395 tỷ 15 triệu 49,35%

Nguồn: Bộ TTTT, số liệu của các DNVT; tổng hợp từ báo chí 2014 - 2015.

Page 55: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 55

GHI NHẬN trAo đổi

đạt khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền hình cáp chiếm 80,8%. Tổng doanh thu dịch vụ THTT là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.500 lao động. Hiện cả VNPT, Viettel và MobiFone đều tham gia thị trường THTT.

nHững tHáCH tHứC đối Với CáC

DnVt Việt nAM

sụt giảm doanh thu bình quân/thuê bao

ArPu và xu hướng không phân biệt gói cước

nội - ngoại mạng:

Theo số liệu thống kê, giá cước của các nhà mạng tại Việt Nam đã liên tục giảm từ năm 2009 đến nay. Chỉ số doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao di động (ARPU) đã giảm từ năm 7 USD/thuê bao (2006) tới thời điểm tháng 8/2015 còn khoảng hơn 3,5 USD/thuê bao, thậm chí có nhà mạng chỉ số APRU đạt chưa đầy 2 USD/thuê bao. Theo thống kê, khoảng 80% các mạng trên thế giới không phân biệt tính cước nội mạng, ngoại mạng. Xu hướng phân biệt nội, ngoại mạng chỉ xuất hiện tại các nước nghèo, còn các nước càng phát triển thì ngày càng có xu hướng đưa về một mức giá cước.

Hiện cách tính toán gói cước của các mạng viễn thông Việt Nam được tính toán và phân loại phức tạp theo loại thuê bao (trả trước/sau); loại khách hàng (cá nhân, tổ chức); gọi nội- ngoại mạng; các gói cước theo nhóm (đồng nghiệp, gia đình, bạn bè…) nên khó ghi nhớ đối với người sử dụng dịch vụ. Ví dụ: hiện đơn giá thoại nội mạng đối với thuê bao trả trước VinaCard là 1.180 đồng/phút và ngoại mạng là 1.380 đồng/phút. Giá cước gọi nội mạng của trả sau VinaPhone là 880 đồng/phút và ngoại mạng là 980 đồng/phút. Như vậy, với đề xuất giảm giá cước ngoại mạng xuống bằng nội mạng có nghĩa là giá cước di động sẽ giảm khoảng 9% (không bán dưới giá thành).

Việc giảm giá cước bằng việc triển khai thực hiện chính sách một giá cước sẽ khuyến khích tiêu dùng, khi đó phần doanh thu bị sụt giảm sẽ được bù lại và nhà mạng cũng đối phó tốt hơn với dịch vụ OTT miễn phí. Việc giảm cước ngoại mạng bằng nội mạng sẽ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ thuận lợi hơn vì không phải nhớ nhiều loại cước. Ngoài ra, lưu lượng thoại có thể sẽ tăng lên sau khi áp dụng chính sách này và bù đắp phần sụt giảm doanh thu từ việc giảm cước ngoại mạng. Về cơ bản DNVT có quyền chủ động về giá cước, miễn là không bán dưới giá thành.

Chính sách chuyển mạng giữ nguyên số

thuê bao

Đến nay, trên thế giới có khoảng 70 quốc gia cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ số (MNP), trong đó chủ yếu là các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Australia... Theo đó, người dùng có khả năng tự lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ cho mình mà không phải thay đổi số điện thoại. Quyết định trên giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN), thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường viễn thông và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Theo Bộ TTTT, cơ quan quản lý sẽ áp dụng 2 chính sách để điều tiết việc chuyển mạng giữ số đó là thời

Page 56: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)56

GHI NHẬN trAo đổi

gian được chuyển mạng của thuê bao và xây dựng mức phí chuyển đổi. Dự kiến quy trình chuyển mạng di động giữ số gồm 7 bước như sau: Tiếp nhận yêu cầu chuyển mạng; Kiểm tra điều kiện chuyển mạng của thuê bao; Lập lịch chuyển mạng; Thực hiện chuyển mạng; Cập nhật thông tin định tuyến sau chuyển mạng; Đồng bộ cơ sở dữ liệu thông tin định tuyến và thông tin thuê bao chuyển mạng; Thông báo cho khách hàng thông tin về quá trình chuyển mạng.

Chính sách chuyển mạng giữ nguyên số được đưa ra nhằm thúc đẩy cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của người dùng, tránh tình trạng khách hàng bị buộc phải gắn kết với một nhà mạng mà không chuyển sang mạng khác được chỉ vì số thuê bao. Điều này thúc đẩy các mạng luôn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng ngay cả khi thị trường bão hòa. Như vậy, năm 2016 sẽ là năm bản lề mà các nhà mạng phải chạy đua về việc nâng cấp chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa gói cước (thoại, dữ liệu)… trước khi việc triển khai chính sách chuyển mạng giữ nguyên số sẽ áp dụng từ 1/1/2017.

đối phó với vấn nạn tin nhắn rác

Số liệu thống kê được Cục An toàn thông tin - Bộ TTTT cung cấp, hiện Việt Nam đứng thứ 1 châu Á và thứ 2 thế giới về gửi thư rác (21/10/2015). Thống kê của Công ty an ninh mạng BKAV cho thấy cứ 2 người dùng điện thoại thì 1 người phải nhận tin nhắn rác mỗi ngày. Tỉ lệ tin nhắn rác năm 2015 tiếp tục tăng dù đã có hàng loạt các vụ xử phạt đối tượng phát tán tin nhắn rác, cũng như nhiều chế tài mới được các cơ quan quản lý ban hành. Theo đó, mỗi ngày có tới 13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán tới người sử dụng tại Việt Nam. Lợi nhuận khổng lồ thu

về cho nhà mạng từ mảnh đất màu mỡ tin nhắn rác có lẽ vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn nạn này ngày càng trầm trọng.

Với DNVT (nhà mạng), họ cần phải xác định rõ rằng, việc quản chặt và xử lý nghiêm với vấn nạn tin nhắn rác là nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trước người sử dụng các dịch vụ VT-CNTT. Việc quản chặt SIM trả trước và đăng ký thông tin thuê bao, đầu số dịch vụ nội dung cần phải thực hiện nghiêm túc theo những quy định, hướng dẫn (bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung) của cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, việc ngăn chặn các loại tin nhắn rác làm phiền khách hàng cũng là một thách thức mà các DNVT phải thực hiện và giải quyết triệt để trong năm 2016, nhằm bảo đảm quyền lợi khách hàng, trách nhiệm của DN khi cung cấp dịch vụ, duy trì thị phần… để bảo đảm doanh thu của mình. Những DN không làm tốt cũng như không kiểm soát chặt vấn nạn tin nhắn rác sẽ đối mặt với việc các khách hàng trung thành của mình rời/chuyển sang mạng khác (mà vẫn giữ nguyên số thuê bao cũ); sụt giảm doanh thu và thị phần.

thách thức khi triển khai 4g tại Việt nam:

tốc độ đường truyền cam kết và giá thành

Việc triển khai 4G không chỉ mang lại lợi ích

Page 57: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 57

GHI NHẬN trAo đổi

cho nhà mạng và người sử dụng, mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia vì nếu mật độ băng rộng tăng 10%, GDP có thể tăng thêm 1%. Hiện nay đã có 95 quốc gia trên thế giới và gần 250 nhà mạng đã triển khai 4G. Theo số liệu của GSA, tổng số thuê bao 4G LTE và LTE-Advanced trên toàn thế giới tính đến Q3/2015 đã đạt trên 700 triệu thuê bao, tương đương 10,44% tổng số thuê bao di động toàn cầu. Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông và nhà mạng, việc đưa công nghệ 4G sớm vào Việt Nam sẽ rất có lợi, đặc biệt là cho người dân, DN và cho cả nhà mạng. 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Bên cạnh những trải nghiệm khác biệt đối với người sử dụng, 4G còn là điều kiện phát triển các ứng dụng, giải pháp cho DN, chính quyền trong một giai đoạn “Internet kết nối mọi vật - Internet of Things”.

Hiện thiết bị 4G có giá rẻ hơn và mạng 4G đã phát triển ở các nước khác trên thế giới và trong khu vực do đó, chi phí đầu tư vào mạng 4G ở Việt Nam sẽ giảm đi nhiều. Vì vậy, lợi ích 4G cho các nhà mạng

rất lớn vì nó mang lại một trải nghiệm mới cho người dùng và tốc độ truyền tải dữ liệu rất cao, tốc độ tải từ 10 đến 20 lần so với 3G. Giá thành dữ liệu trên mạng 4G đối với nhà mạng của 4G thấp hơn 3G, do đó nếu bán cho khách hàng thì lợi nhuận nhà mạng khi dùng 4G sẽ cao hơn 3G. Khi triển khai 4G, mạng 3G vẫn là nền tảng, ở những nơi không thể dùng 4G, người dùng có thể sử dụng 3G cho cả dữ liệu và thoại. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư 4G cho Việt Nam (tính đến tháng 6/2015, theo Tổng cục Thống kê, hiện có 29,1 triệu thuê bao 3G tại Việt Nam). Theo các chuyên gia viễn thông, để quyết định thời điểm triển khai 4G tại Việt Nam, các DNVT cần làm rõ được ba yếu tố là: công nghệ, băng tần và thời điểm triển khai. Ngoài ra, các DNVT cần tránh bị cuốn theo tuyên bố của nhà sản xuất thiết bị 4G theo những lợi ích mà họ đưa ra. Các DNVT phải thực sự lắng nghe nhu cầu từ phía người dùng thì việc kinh doanh mới có thực chất và hiệu quả chứ không phải cố làm chỉ vì làm thương hiệu. Hiện có Viettel và VNPT-VinaPhone đã triển khai thử nghiệm dịch vụ 4G từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Theo Luật Viễn thông, sau khi thử nghiệm,

Page 58: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)58

GHI NHẬN trAo đổi

nếu các DN muốn cung cấp dịch vụ tiếp sẽ phải đấu giá tần số để lấy giấy phép 4G. Theo lộ trình, Bộ TTTT sẽ cấp phép 4G vào năm 2016.

đổi mới mô hình kinh doanh

Với Tập đoàn VNPT, năm 2016, ngoài 3 trụ cột chiến lược đã được xác định thời gian qua là Kinh doanh - Hạ tầng - Dịch vụ, VNPT sẽ có thêm trụ cột thứ tư là Công nghiệp. VNPT sẽ thúc đẩy hoạt động của khối công nghiệp, xây dựng các đơn vị trụ cột sản xuất thiết bị ngoại vi phụ trợ, thiết bị điện tử, viễn thông và CNTT với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu. Ngoài ra, VNPT sẽ tập trung tái cơ cấu khối công nghệ thông tin theo hướng: bám sát các định hướng, giải pháp về triển khai chính phủ điện tử, đẩy mạnh thuê ngoài ứng dụng công nghệ thông tin với các dịch vụ công, lĩnh lực thuế, hải quan, y tế... của Chính phủ, các bộ/ngành để triển khai cung cấp các dịch vụ CNTT của VNPT; phát triển hệ sinh thái các bộ giải pháp CNTT phục vụ chính quyền điện tử và các chuyên ngành giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, thuế. Để đạt những mục tiêu cao về doanh thu, lợi nhuận, năm 2016, VNPT sẽ tập trung nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ di động để dịch vụ di động Vinaphone trở thành dịch vụ được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt nhất. Cùng với đó, VNPT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh phân phối, điểm bán hàng, đổi mới mạnh mẽ công tác chăm sóc khách hàng.

Với MobiFone, hoạt động của MobiFone từ năm 2016 sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực chính là Di động - Truyền hình - Bán lẻ - Dịch vụ giá trị gia tăng và đa phương tiện với kỳ vọng trở thành DNVT lớn, với doanh thu 100.000 tỷ đồng vào năm 2020. Hiện MobiFone đã đầu tư lớn vào truyền hình bằng việc đã mua lại 95% cổ phần của Truyền hình An

Viên ngay đầu năm 2016 và sẽ xây dựng truyền hình như một phần trong “dải sinh thái” (kênh truyền hình kết hợp viễn thông theo công nghệ mới nhất) phục vụ hơn 40 triệu khách hàng đang sử dụng mạng MobiFone hiện có. Bên cạnh đó, MobiFone sẽ đầu tư hạ tầng để cung cấp dịch vụ truyền hình, đồng thời sẽ tham gia vào Đề án số hóa truyền hình của Chính phủ. Mục tiêu của MobiFone là nằm trong nhóm 3 DN có thị phần truyền hình lớn nhất Việt Nam. Việc đầu tư phát triển dịch vụ truyền hình sẽ giúp tăng năng lực cạnh tranh của MobiFone trên thị trường bên cạnh việc MobiFone cũng đã triển khai mảng bán lẻ bằng việc khai trương showroom bán lẻ đầu tiên của MobiFone tại TP. HCM vào cuối năm 2015 và dự kiến triển khai trên địa bàn cả nước trong năm 2016 nhằm hướng đến thị trường thiết bị đầu cuối viễn thông (smart phone) vốn có doanh thu 2,4 tỷ USD trong năm 2015 (15 triệu chiếc) và 3,6 tỷ USD vào năm 2020 (28 triệu chiếc) theo dự báo của IDC.

Với Viettel, năm 2015 cũng là năm Thủ tướng Chính phủ cho phép Viettel được điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 100.000 tỷ đồng lên 300.000 tỷ đồng. Trong năm 2015, doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt 1,5 tỷ USD. Viettel cũng khai trương, đưa vào hoạt động 2 thị trường mới là Tanzania và Burundi, nâng tổng số thị trường kinh doanh lên thành 10 nước ở khu vực châu Á, châu Mỹ

Page 59: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 59

GHI NHẬN trAo đổi

và châu Phi, với tổng dân số hơn 260 triệu người, 75 triệu khách hàng. Để đạt mục tiêu doanh thu đến năm 2020 đạt gần 550.000 tỷ đồng, phát triển kinh doanh ở 20 nước, Viettel sẽ tiếp tục khảo sát và tìm kiếm thị trường mới tại Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á. Viettel đặt kế hoạch mỗi năm có 2 giấy phép đầu tư mới và đến năm 2020 sẽ phát triển kinh doanh tại 20 nước. Năm 2016, Viettel sẽ đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ cố định băng rộng, các dịch vụ quốc tế và Dịch vụ giá trị gia tăng (VAS). Cùng với đó là đầu tư, phát triển kinh doanh 3G, 4G rộng rãi tại các thị trường nước ngoài.

Thực tế, hiện mô hình kinh doanh viễn thông cố định và di động hiện nay đã không phù hợp với xu thế chung của viễn thông thế giới. Theo đó, hiện đang có sự tách bạch giữa DN cung cấp dịch vụ viễn thông và DN kinh doanh thiết bị đầu cuối. Các DNVT Việt Nam cần tăng cường việc hợp tác với một số các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối, nhằm mang đến cho khách hàng các sản phẩm công nghệ có chất lượng tốt nhất thông qua hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh các thiết bị đầu cuối viễn thông (Viettel Store, MobiFone...). Nghiên cứu phát triển các cửa hàng kinh doanh thiết bị đầu cuối tại địa phương (cấp quận, huyện) để tận dụng ưu thế mạng lưới, cơ sở vật chất, nhân lực hiện có của các cửa hàng

cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay (VinaPhone, Mobifone, Viettel...), để vừa cung cấp dịch vụ viễn thông vừa cung cấp thiết bị đầu cuối như cách mà các DNVT thế giới đang triển khai. DNVT cần học ngay cách thức kinh doanh của các nhà mạng trên thế giới khi mà tận dụng chính các nguồn lực tài chính, nhân lực hiện có mà mạng lưới phủ rộng về tận quận/huyện để triển khai bán hàng là thiết bị đầu cuối đến khách hàng với những ưu thế của các gói cước mang lại (thoại, tin nhắn, data); liên kết với các ngân hàng/công ty tài chính (giai đoạn đầu) để bán trả góp cho khách hàng. Tiến đến xây dựng các gói hợp đồng 24-36 tháng/thiết bị đầu cuối/khách hàng để bán trả góp trực tiếp cho khách hàng có khả năng chi trả... Khi xây dựng chính sách kinh doanh, DNVT nên đề xuất lên Bộ TTTT và đi đầu trong việc xoá bỏ cước thuê bao hàng tháng hiện nay với thuê bao di động trả sau, thuê bao điện thoại cố định hoặc chuyển sang thành số phút gọi/tin nhắn nội/ngoại mạng miễn phí hoặc gói cước dữ liệu mạng miễn phí hàng tháng; thống nhất một mức cước nội - ngoại mạng...

tác động của các cam kết trong tPP đối với

thị trường viễn thông Việt nam

Mục đích các cam kết trong chương Viễn thông của TPP là tạo ra một trường pháp lý minh bạch

Page 60: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)60

GHI NHẬN trAo đổi

và ổn định để các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông đầu tư và hoạt động thuận lợi trong các nước thành viên. Theo hướng này, chương Viễn thông đảm bảo quyền tiếp cận các phương tiện viễn thông hợp lý và công bằng, cũng như đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Cam kết TPP với thị trường viễn thông cũng khuyến khích các giải pháp sáng tạo mang tính thị trường, thí điểm các công nghệ mới, cho phép các dịch vụ viễn thông được cung cấp nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và với chi phí rẻ hơn dựa trên các quy luật thị trường. Đặc biệt, TPP với thị trường viễn thông mở rộng các nguyên tắc cạnh tranh sang các dịch vụ di động, là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành viễn thông, đồng thời là điểm mấu chốt trong tiếp cận mạng Internet và các dịch vụ liên quan cho con người trong thời gian tới.

Một điểm mới trong chương Viễn thông là cam kết về sự linh hoạt trong sử dụng công nghệ. Theo đó, điều khoản này quy định các nhà cung cấp được tự ý lựa chọn công nghệ sử dụng để cung cấp dịch vụ của mình. Điều này cũng có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được phép tự do đưa ra các giải pháp mới, sáng tạo. Như vậy, sẽ ngăn các nước sở tại lấy tiêu chuẩn kỹ thuật làm công cụ để cản

trở sự cạnh tranh của những nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, do họ có thế mạnh về công nghệ và đổi mới so với các đối thủ trong nước.

Để tăng cường môi trường cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực roaming di động quốc tế, chương Viễn thông quy định các nước phải tạo điều kiện cho việc sử dụng các kênh thay thế cho roaming (tức là ngăn nhà cung cấp dịch vụ ngăn cản dịch vụ thoại trên các dịch vụ Internet, hay ngắt các dịch vụ WiFi). Sự hợp tác song phương, đa phương giữa các bên nhằm đảm bảo cho các công ty viễn thông được hưởng các mức phí roaming thấp cũng được khuyến khích.

Chương Viễn thông cũng có một điều khoản dành riêng cho xử lý các tranh chấp trong lĩnh vực viễn thông. Ví dụ, các hãng viễn thông trước tiên cần làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các biện pháp của nước sở tại trong các điều khoản liên quan của chương này. Nếu cơ quan chức năng của nước sở từ chối có hành động giải quyết tranh chấp này thì họ sẽ phải trả lời bằng văn bản về lý do này khi được yêu cầu, trong thời gian hợp lý.

Các hãng viễn thông nước ngoài cũng có thể yêu cầu cơ quan chức năng nước sở tại xem xét giải

Page 61: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 61

GHI NHẬN trAo đổi

quyết các tranh chấp giữa họ với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên lãnh thổ của mình về điều kiện và chi phí của dịch vụ kết nối. Các hãng có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi các quyết định của cơ quan chức năng có thể yêu cầu cơ quan chức năng này hay cơ quan chức năng thích hợp khác xem xét lại quyết định của mình và trả lời trong một thời gian hợp lý, nhưng sự xem xét này, nếu có, không nhất thiết được coi là bằng chứng cho sự vi phạm quy định của các quyết định của cơ quan chức năng.

kết Luận

Với một thị trường hơn 92 triệu dân vào năm 2016 và 100 triệu dân vào năm 2020, cho thấy Việt Nam là một thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng cho các DNVT Việt Nam vốn đã có nhiều kinh nghiệm và sẵn sàng đối mặt với các thách thức cạnh tranh từ các DN nước ngoài. Triển khai công nghệ mới (4G); kết hợp giữa viễn thông- công nghệ thông tin - truyền hình- bán lẻ hiện đang là xu hướng mà các DNVT Việt Nam đang hướng tới. Tuy vậy, những thách thức đặt ra cho các DNVT như phân tích ở trên cho thấy các DNVT Việt Nam phải có những kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn diễn biến của thị trường,

vì môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định, vì lợi ích của người sử dụng dịch vụ cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho năng lực cạnh tranh quốc gia cho sân chơi toàn cầu khi mà Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành cuối năm 2015 và việc phê chuẩn TPP vào đầu năm 2016.

tài liệu tham khảo

[1]. Bộ TTTT www.mic.gov.vn; Tập đoàn BCVT Việt Nam www.

vnpt.com.vn; Cục Viễn thông www.vnta.gov.vn; Tập đoàn viễn

thông quân đội Viettel www.viettel.com.vn

[2]. Chương Viễn thông, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Dương (TPP), http://tpp.moit.gov.vn/

[3]. TRỌNG CẦM, “Doanh thu thị trường viễn thông ước đạt hơn

340.000 tỷ”, http://vietnamnet.vn.

[4]. PHAN MINH NGỌC, “Tác động của TPP nhìn từ chương Viễn

thông”, Báo điện tử Trí thức trẻ.

[5]. THỦY DIỆU, “Việt Nam thiệt hại 8.700 tỷ đồng vì virus máy

tính năm 2015”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra thứ Hai, ngày

11/1/2015, http://vneconomy.vn.

[6]. Số liệu tổng hợp, các bình luận có liên quan từ các Báo: Thời

báo Kinh tế Sài Gòn, Lao Động, VietnamNET, ICTNews, Doanh

nhân Sài Gòn...

Page 62: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)62

GHI NHẬN trAo đổi

giới tHiệu

Một lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm gần đây đó là quản lý trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Management – CEM). Đây là một phương thức không quá mới tại các thị trường phát triển để nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu khách hàng. Thực chất, CEM là một quá trình quản lý chiến lược tổng thể mọi trải nghiệm mà khách hàng, đối tác của doanh nghiệp có thể có với sản phẩm của hãng, hình ảnh thương hiệu của công ty hay các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Đó có thể là cảm xúc, cảm giác, suy nghĩ, mối liên hệ để dẫn tới thúc đẩy các hành động. Trên thế giới, hệ thống franchise cà phê Starbucks và nhà bán lẻ trực tuyến Amazon là những cái tên đi đầu trong việc áp dụng mô hình hiện đại này một cách thành công.

CEM trong LĩnH VựC Viễn tHông

Theo báo cáo nghiên cứu của Temkin Group, những nhà mạng có chỉ số tốt thường là những nhà mạng hàng đầu, có tỷ số lợi nhuận cao và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Khách hàng đi từ những trải nghiệm đến nhận thức sang hành động và thực hiện các quyết định kinh tế. Các nghiên cứu cho thấy khách hàng không thỏa mãn hay có trải nghiệm không tốt với dịch vụ của nhà mạng thì khả năng rời mạng cao. Hơn nữa, khi khách hàng có trải nghiệm tốt với dịch vụ, họ sẽ trung thành với nhà mạng. Chi phí giữ chân khách hàng ít tốn kém hơn

Quản lý trải nghiệm khách hàng (CEM) TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG

Trong thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt ngày nay, yếu tố quyết định cho sự thành bại trong kinh doanh chính là nắm bắt và đáp ứng được kỳ vọng ngày càng gia tăng của khách hàng. Để có thể làm được việc này thì các nhà mạng cần phải tận dụng được tối đa nguồn lực cũng như nâng cao hiệu quả tương tác với khách hàng. Vì thế, quản lý trải nghiệm khách hàng là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công của nhà mạng.

Page 63: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016) 63

GHI NHẬN trAo đổi

so với chi phí tìm kiếm thêm một khách hàng mới.

Theo nghiên cứu về Quản lý trải nghiệm khách hàng của hãng Nokia, có 4 yếu tố chính tác động đến Chỉ số trải nghiệm của khách hàng CEI (Customer Experience Index): thứ nhất, yếu tố giá cả và tính cước, tác động của giá cả dịch vụ và sự chính xác của cách tính cước tác động lớn đến nhận thức và cảm xúc của khách hàng. Thứ hai là chất lượng mạng lưới, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ rời mạng của khách hàng. Thứ ba là chăm sóc khách hàng, thể hiện sự quan tâm và lắng nghe đến những trải nghiệm, hỗ trợ và thông cảm với những vấn đề của khách hàng nhất là trong giai đoạn sự cố mạng, thắc mắc về dịch vụ, về hóa đơn cước phí. Và cuối cùng là thiết bị, trải nghiệm của khách hàng trên trên các thiết bị khác nhau là khác nhau. Tốc độ truy cập mạng Internet trên thiết bị di động không chỉ phụ thuộc vào tốc độ mạng mà còn vào tốc độ thiết bị, hệ điều hành (iOS, Android, Windows Phone), ứng dụng trên thiết bị.

Tuy nhiên, một doanh nghiệp muốn triển khai dự án CEM thành công thì phải có sự tham gia chặt chẽ của

các lãnh đạo cấp cao như Tổng giám đốc và các Giám đốc CEX (là những người đứng đầu dự án về Quản trị trải nghiệm khách hàng) để điều phối hoạt động giữa các đơn vị. Ví dụ như mô hình của nhà mạng Vodafone (Anh), các Giám đốc CEX chịu sự chỉ đạo và phải báo cáo trực tiếp lên Tổng giám đốc điều hành. Ban lãnh đạo cần lựa chọn và thiết lập các Chỉ số về trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Key Performance Indicator – CE KPI) ở tất cả các điểm tiếp xúc khách hàng, đồng thời phân công các bộ phận giám sát và cập nhật theo từng quý tất cả các khâu từ việc quảng bá sản phẩm thu hút người dùng, nâng cao nhận thức của khách hàng, tham gia giải quyết khiếu nại, hỗ trợ kỹ thuật, tìm hiểu số lượng thuê bao mới/ thuê bao rời mạng...

Chính vì vậy, một hệ thống CEM bền vững là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ sự tham gia ở cấp cao (C-level); biến các tham vọng về trải nghiệm khách hàng (CE) thành các bước cụ thể, có thể đo lường được (measureable); có sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị trong tổ chức; có một hệ thống quản trị mạnh; các KPI về CE toàn trình (overall) cho tất cả các đơn vị;

Thay đổi nhận thức cho toàn bộ nhân viên lấy khách hàng làm trọng tâm (customer-centric).

Hiện nay, khi các dịch vụ Viễn thông đã trở nên phổ biến và phát triển, các nhà mạng di động sẽ dần không còn khái niệm cạnh tranh bằng việc mở rộng vùng phủ sóng hay tập trung cung cấp các ứng dụng và dịch vụ phong phú của mình. Nhà mạng di động sẽ phải nghĩ đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ và chất lượng trải nghiệm của khách hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh. Do vậy, giám sát và quản lý trải nghiệm dịch vụ của khách hàng - CEM là một xu hướng công nghệ đang phát triển rất nhanh và phổ biến trong thời gian gần đây.

Page 64: Tải file PDF

Bản q

uyền

thuộ

c

Tạp c

hí CNTT&TT

TẠP CHÍ CNTT&TT kỲ 1 (3.2016)64

GHI NHẬN trAo đổi

Nhiều nhà khai thác mạng viễn thông lớn như Vodafone, Orange, Telefonica O2, T-Mobile coi CEM là thành phần chủ yếu trong chiến lược của họ. Một ví dụ là nhà mạng Telefonica O2 ở Anh sau 2,5 năm triển khai CEM đã giảm tỷ lệ rời mạng từ 22% xuống 15% và gia tăng thị phần từ 25% lên 27%.

để triển kHAi CEM Hiệu Quả?

Theo kết quả khảo sát của Tektronix Communications trên 3.500 khách hàng di động tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA), Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, yếu tố chính làm tăng tỉ lệ rời mạng gồm có: 53% rời mạng vì công tác chăm sóc khách hàng kém, 38% do giá dịch vụ cao hơn giá trị mà nó mang lại, 34% do chất lượng mạng lưới và 27% do số lượng dịch vụ ít hơn các đối thủ khác. Do đó, để triển khai CEM hiệu quả và giảm thiểu sự phàn nàn của khách hàng, các nhà mạng cần:

- Cung cấp cho khách hàng nhiều kênh để tương tác với dịch vụ. Nhiều nhà mạng sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, dung lượng đường truyền đạt chất lượng tốt, tuy nhiên khi khách hàng gặp sự cố, có những vấn đề cần trao đổi với nhà mạng thì lại không được giải đáp nhanh chóng, khiến họ nghĩ đến việc rời mạng. Bởi vậy, thông qua các kênh này, nhà mạng có thể “lắng nghe” tốt hơn ý kiến của khách hàng.

- Tăng tốc độ và hiệu quả xử lý yêu cầu của khách hàng qua nhiều kênh. Theo kết quả khảo sát của Teletech, khi xảy ra vấn đề bất thường, 65% khách hàng kết nối với nhà mạng qua điện thoại, 24% qua email, 10% qua messenger, 1% qua SMS. Nhà mạng cũng đã triển khai các kênh tự phục vụ, nhưng có tới 50% khách hàng rời mạng qua hệ thống trả lời tự động, 72% khách hàng muốn được nói chuyện với tư vấn viên hơn. Về tốc độ xử lý sự cố, 64% khách hàng đánh giá cao khi vấn đề của họ được xử lý nhanh chóng.

- Hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ OTT để cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng. Về cơ bản, ngành công nghiệp viễn thông không thu được tiền từ lưu lượng qua ứng dụng OTT đang ngày càng tăng lên. Nhưng năm ngoái, nhà cung cấp Netflix đã bắt tay với ComCast bằng cách góp vốn xây dựng hạ tầng mạng lưới. Điều này đã định hướng cho các nhà cung cấp viễn thông khác tìm kiếm những thỏa thuận tương tự. Việc hợp tác sẽ giúp nhà mạng tạo nên sự khác biệt khi định vị và có thông tin theo ngữ cảnh. Với lợi thế này, nhà mạng có thể liên kết dữ liệu, phân tích thông tin và cải thiện chất lượng dịch vụ.

kết Luận

Tại Việt Nam, khi việc chuyển mạng giữ số (Mobile Number Portability - NMP) sẽ chính thức được đưa vào khai thác vào năm 2017 và kế hoạch triển khai thương mại công nghệ 4G vào cuối năm 2016, thì việc nhà mạng áp dụng một hệ thống quản lý trải nghiệm khách hàng tiên tiến, hiệu quả là một trong những yếu tố giúp nhà mạng cạnh tranh thành công.

Ly Lan

tài liệu tham khảo

[1]. Nokia, Customer Experience Management of the Network: Strategies and Success.

[2]. www.ictnews.vn.

[3]. http://www.temkingroup.com/, http://www.tekcomms.com/.