29
WƱL ėÏQJ 1DP 3KȭȫQJ SK£S Ŋ F¶QJ Fʃ Y¢ Gʏ £Q WKʏF WLɣQ 'L VƳQ SKƂƀQJ 7½\ Tng hp ni dung ta đàm 15 /16 - 6 - 2015 50 Đào Duy Từ, Hà Nội

Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

Tổng hợp nội dung tọa đàm 15 /16 - 6 - 201550 Đào Duy Từ, Hà Nội

Page 2: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

2Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Lời tựa

Cuộc tọa đàm này là hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo do Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – cơ quan hợp tác giữa Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ Chí Minh) và Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Île-de-France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île-de-France và Thành phố Hà Nội) khởi xướng với sự hỗ trợ của Quỹ Tương trợ ưu tiên (FSP) dành cho di sản miền nam Lào (của Bộ Ngoại giao và Hợp tác châu Âu Cộng hòa Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác cấp địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để soạn thảo và áp dụng các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản bên cạnh nhiều hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác khác liên quan đến đô thị. Hai cuộc tọa đàm trước đã được tổ chức vào tháng 03 và tháng 11/2014 tại TP HCM. Hội thảo thứ nhất nhằm mục tiêu đánh giá vai trò của di sản tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển và trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng với tiêu đề « Dung hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển : những công cụ nào phục vụ cho việc bảo tồn di sản tại TP HCM ? ». Hội thảo thứ hai đi sâu hơn vào các công cụ thống kê, xếp hạng và quản lý pháp quy với tiêu đề « Bảo tồn di sản : xếp hạng, các công cụ pháp quy và quá trình thực hiện ». Loạt hội thảo này phản ánh thực tiễn ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang lập và áp dụng các chính sách bảo tồn di sản trong những lĩnh vực giàu tiềm năng. Các hội thảo có nội dung khác nhau đều tổng kết kinh nghiệm của các đô thị ở Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là trong khuôn khổ các dự án hợp tác cấp địa phương. Vì vậy, những hội thảo này tạo thuận lợi cho các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy hình thành mạng lưới kết nối giữa các đại biểu tham gia.

Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề « Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » là so sánh những kinh nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một chính sách phát huy giá trị những di sản này. Đó có thể là các công cụ kỹ thuật hay hành chính, pháp lý, học thuật, ...

Một số dự án được giới thiệu sẽ phát huy giá trị kinh nghiệm của các chuyên gia Pháp trong lĩnh vực quản lý di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan, đặc biệt qua các dự án hợp tác cấp địa phương (Lyon/TP HCM, Hà Nội/Tou-louse, Hà Nội/Île-de-France), công cụ thực sự để phát triển đô thị, từ đó xây dựng những dự án thí điểm và những hoạt động mà các cơ quan đối tác Việt Nam thường gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế.

Page 3: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

3Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Bối cảnh

Tại Việt Nam, ngay sau khi giành độc lập, những tòa nhà được xây dựng thời thuộc địa đã được bố trí dành cho các cơ quan của chính quyền mới. Một sự tiếp nối về công năng sử dụng theo phương châm thực dụng và kinh tế thời chiến. Do đó, các trường học thời Pháp vẫn tiếp tục được sử dụng làm trường học, Tòa đốc lý trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà bưu điện vẫn giữ nguyên chức năng, Phủ Toàn quyền trở thành Phủ Chủ tịch… Việc duy trì công năng trong các tòa nhà như vậy đã tạo thuận lợi cho việc các công trình được nhìn nhận như một yếu tố riêng trong văn hóa của người Việt. Kiến trúc phương Tây thời thuộc địa không bị trở thành một đối tượng phải phá bỏ theo hệ tư tưởng mà trái lại, trong một giai đoạn cần phải củng cố tinh thần dân tộc, sự hiện diện của kiến trúc phương Tây đã trở thành một phương tiện thể hiện sự khác biệt nhất định so với những quốc gia láng giềng trong quá khứ không phải trải qua thời thuộc địa của một cường quốc châu Âu. Do đó, giá trị kiến trúc và quy hoạch đô thị của thời kỳ thuộc địa là những ưu điểm không cần phải chứng minh. tuy nhiên, việc bảo vệ những giá trị này vẫn còn mang tính sơ khai và vẫn chịu ảnh hưởng nhiều từ những lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư bất động sản.

Với cách làm hợp lý và có phương pháp, các cơ quan chức năng ở cấp trung ương và địa phương đã chỉ đạo phân loại và bảo vệ những công trình tiêu biểu của văn hóa Việt Nam như đình, đền, chùa, những quần thể kiến trúc có giá trị… Di sản này chủ yếu là những công trình xây dựng bằng gỗ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của « nền văn minh thực vật » mà các nhà nhân chủng học đã xác định tại khu vực Đông Nam Á. Những kiến thức và hiểu biết liên quan đến kiến trúc truyền thống của Việt Nam đã được phát triển tới một trình độ rất cao với việc tiếp thu các kỹ thuật và hình thái truyền thống của khung nhà gỗ, các chi tiết và cách thức lắp dựng. Nếu đâu đó còn có những dự án trùng tu chưa đúng với những kinh nghiệm đó thì chủ yếu chỉ do công tác quản lý kém, chỉ đạo kém hoặc do những hạn chế về kinh phí.

Vả lại, những kiến thức và hiểu biết về kiến trúc và quy hoạch đô thị thời thuộc địa chưa đạt được trình độ tương ứng như đối với kiến trúc truyền thống Việt nam. Có rất nhiều cuốn sách viết về kiến trúc cổ Việt Nam như về các ngôi chùa, đình hay phủ điện. Những nghiên cứu về kiến trúc bản xứ cũng không kém

phần phong phú như nghiên cứu về loại hình nhà ở nông thôn, kiến trúc gỗ với các dạng khung nhà phức tạp, các phong cách và hình thái khác nhau với những trường hợp tham chiếu rất tiêu biểu. Trong khi đó vẫn còn thiếu rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc thời thuộc địa của các chuyên gia Việt Nam (ngoài một số cuốn sách của Đặng Thái Hoàng, Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thô-ng) và cả chuyên gia Pháp (tuy cũng có một vài tên tuổi như Christian Pédelahore, Arnaud Le Brusq, France Mangin và Caroline Herbelin).

Ngoài những kiến thức khoa học liên quan đến di sản thời thuộc địa, các cơ chế hành chính và kỹ thuật cần thiết để triển khai các dự án trùng tu đối với loại hình di sản này cũng vẫn còn rất sơ sài và chưa đủ hiệu quả. Ví dụ, không phải tất cả những công trình lịch sử đã được xếp hạng và thuộc quyền quản lý của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đều được lập hồ sơ một cách đầy đủ (vẽ ghi kiến trúc, đánh giá kết cấu, hiện trạng…).

Cuối cùng, những hiểu biết và kỹ thuật nghiên cứu cũng như bảo tồn các công trình xây dựng bằng vật liệu gạch đá chưa phát triển mạnh như với những công trình xây dựng bằng gỗ : các phương pháp thống kê và vẽ ghi không được kiểm soát tốt, các chương trình đào tạo chuyên ngành chưa có, khó xác định được các chuyên gia trong lĩnh vực này, vẫn còn ít doanh nghiệp có khả năng cung cấp những vật liệu phù hợp cho các dự án trùng tu và việc tìm kiếm ngân sách cho những nghiên cứu sơ bộ thực hiện dự án trùng tu chưa thực sự được chính quyền cũng như các nhà đầu tư tư nhân chú ý.

tuy nhiên, đã có nhiều dự án được triển khai cho thấy nhận thức về những cơ hội liên quan đến di sản kiến trúc phương tây hoặc thời kỳ thuộc địa. Tại Hà Nội, dự án trùng tu Nhà hát Lớn năm 1997 nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ cho đến nay vẫn là một dự án tiêu biểu và mẫu mực. Tại TP HCM, những tranh luận gần đây về tòa nhà Tax Center cũng cho thấy di sản kiến trúc thời thuộc địa đã có một vị thế mới trong mắt người dân cũng như chính quyền thành phố. Đà Lạt hiện vẫn là một trường hợp tương đối đặc thù ở Việt Nam, nơi mà di sản kiến trúc thời thuộc địa có vị trí trung tâm trong số những lợi thế phát triển du lịch của thành phố với những ví dụ về cải tạo biệt thự thành các khách sạn hết sức thành công.

Page 4: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

4Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

chương trình Và các Diễn giả

Với mục đích so sánh kinh nghiệm về bảo tồn, cuộc tọa đàm « Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » được tổ chức thành ba phiên riêng biệt.

Phiên thứ nhất tập hợp những tham luận về các công cụ phân tích và phương pháp thống kê, xếp hạng di sản. Cách tiếp cận này mang tính học thuật nhằm chứng minh việc cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiến thức về di sản thời thuộc địa và những đối tượng cần bảo tồn. Từ việc thống kê trên quy mô toàn thành phố hay một khu vực, điều kiện tiên quyết cho mọi chính sách bảo tồn, tiếp theo cần soạn thảo một tài liệu chi tiết cho từng công trình được xếp hạng cần bảo tồn hoặc trùng tu. Dạng tài liệu này đòi hỏi phải có những năng lực chuyên môn đặc thù mà các kiến trúc sư chưa được trang bị đầy đủ. Những khóa đào tạo bổ sung sẽ đóng vai trò cơ bản, song những dự án thí điểm cũng là một phương thức để hoàn thiện hoặc thu nhận được những năng lực nói trên. Trong phiên tọa đàm thứ nhất sẽ có nhiều tham luận giới thiệu những trường hợp cụ thể về phương pháp thống kê, phân loại và nghiên cứu giá trị di sản của các công trình kiến trúc.

thống kê di sản tại tP hồ chí Minh : trường hợp các biệt thự thời PhápNguyễn Trọng Hòa (Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM – HIDS) và Ngô Quốc Hùng (Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM – DUPA-ARC)

Di sản kiến trúc hà nội : vai trò của thời kỳ thuộc địa qua các tư liệu lưu trữ(Trường Viễn đông Bác cổ Pháp – EFEO)

các đặc điểm của kiến trúc thời thuộc địa tại hà nội và các giải pháp bảo tồn bền vữngTrần Quốc Bảo (Đại học Kiến trúc Hà Nội)

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu các công trình kiến trúc phương tây tại hà nội Nicolas Viste (kiến trúc sư)

trường chaillot và việc đào tạo kiến trúc sư chuyên ngành di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan tại Pháp và ở nước ngoàiNatacha Pakker (Trường Kiến trúc Chaillot – Paris)

Sau phiên tọa đàm thứ nhất dành cho các tham luận và thảo luận, một chương trình tham quan thực địa đã được tổ chức nhằm tìm hiểu cụ thể các dự án và những kết quả ban đầu của các chính sách bảo tồn di sản tại hà nội. Với vị thế của một thủ đô có lịch sử lâu đời (hơn 1000 năm phát triển từ kinh đô đến đô thị), có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam (nằm giữa vùng châu thổ sông Hồng, cái nôi của nền văn minh người Việt) ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị của thành phố, đồng thời cũng tạo nhiều thuận lợi cho các dự án phát huy giá trị di sản, trong đó có cả những di sản thời thuộc địa.

Khu trung tâm hoàng thành thăng Long – hà nội (Di sản văn hóa thế giới) và tòa nhà VaXUcO giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu của Nicolas Viste

Khu Phố cổ giới thiệu các hoạt động trùng tu và phát huy giá trị do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội thực hiện

Khu Phố cũ và biệt thự ở góc đường trần hưng Đạo / hàng Bài Giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu của Nicolas Viste

© IMV

Page 5: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

5Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Phiên tọa đàm thứ ba có chủ đề về sự cần thiết phải có những công cụ hành chính cho phép chuyển từ phân tích và tìm hiểu di sản sang các dự án thực tiễn. Với những ví dụ về việc thành lập các cơ quan quản lý như Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, chúng tôi sẽ đề cập đến những mối liên hệ cơ bản giữa các dự án thực tiễn với chính quyền địa phương. Quả thực một chương trình bảo tồn di sản đương nhiên phải có sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương.

ngôi nhà di sản Luang Prabang Sengaloun Thongsavath (Ngôi nhà di sản Luang Prabang)

Phát huy giá trị các biệt thự tại Đà Lạt, một cơ hội về kinh tế và du lịch Trần Đức Lộc (Phòng Quy hoạch – Kiến trúc thuộc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng)

Ban quản lý Phố cổ hà nội, một công cụ thực tiễn và hành chínhPhạm Tuấn Long (Ban quản lý Phố cổ Hà Nội)

© IMV

© IMV

Page 6: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

6Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

© IMV

Tham luận và trao đổi

Page 7: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

7Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

© IMV

Tham quan thực địa

Page 8: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

8Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

tỔng hỢP các thaM LUẬn

i. Phương pháp và công cụ phân tích : xác định, kiểm kê và phát huy giá trị di sản

1. Kiểm kê di sản tại tP.hcM : trường hợp biệt thự cũTham luận của ông Nguyễn Trọng Hòa (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) và ông Ngô Quốc Hùng (Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc (TT NCKT), Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM)

TP.HCM hiện đang triển khai kiểm kê biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố. Bài tham luận của ông Nguyễn Trọng Hòa và ông Ngô Quốc Hùng giới thiệu quá trình thay đổi nhận thức về di sản tại đô thị này và về các hoạt động đang được triển khai, đặc biệt là công tác kiểm kê biệt thự cũ với sự hỗ trợ của PADDI về phương pháp.

Bối cảnh chung và quá trình phát triển của bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan đô thị tại tP.hcM

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ, nhưng vẫn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc – cảnh quan đô thị mang tính lịch sử – văn hóa của các thời kỳ phát triển với nhiều trường phái khác nhau. Các yếu tố này tạo cho Thành phố một hệ thống di sản đô thị phong phú, đa dạng.

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1986, TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung phải đối mặt với những khó khăn, thử thách từ công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau 2 cuộc chiến tranh. Do đó vấn đề bảo vệ di sản chưa được chú trọng. Cũng từ nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà giai đoạn này, công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc (chủ yếu là công tác bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa) hầu như chỉ do Sở Văn hóa – Thông tin phụ trách. Cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn còn tương đối ít. Một số công trình đã bị phá dỡ vào thời điểm này.

Kể từ năm 1986, sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những tác động từ sự phát triển năng động của mô hình kinh tế thị trường và áp lực đất đai, bất động sản, di sản tại TP.HCM cũng bị xuống cấp theo thời gian do thiếu chính sách bảo tồn. Nhiều công trình tiêu biểu như các biệt thự cổ, công sở có kiến trúc đep, thậm chí cả các ô phố – dãy phố đã bị phá bỏ hoặc đang đứng trước nguy cơ bị thay đổi.

Nhận thức được phần nào những thách thức này, các chuyên gia và các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị đã có những sự thay đổi nhất định trong nhận thức đối với công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị. Năm 1996, danh mục 108 đối tượng nghiên cứu bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TP.HCM được ban hành nhằm nghiên cứu đưa ra những công cụ pháp lý về bảo tồn, song sáng kiến này sau đó không được tiếp tục áp dụng vào thực tế. Kể từ đó, nhiều thông tư hướng dẫn liên quan đến bảo tồn di tích cũng như quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị đã được ban hành. Những văn bản này là cơ sở pháp quy cho công tác bảo tồn di sản, kiến trúc, đô thị và cảnh quan tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng do thiếu quy định pháp lý chung, công tác bảo tồn chỉ được tiến hành theo từng trường hợp một. Thêm vào đó, việc áp dụng các biện pháp bảo tồn khác nhau cũng xuất phát từ áp lực phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh ở thành phố (áp lực đất đai và bất động sản) nên hệ thống di tích, cảnh quan kiến trúc cũng xuống cấp hay biến đổi nhanh hơn, và từ những bất cập trong công tác quản lý và điều phối giữa các cơ quan chức năng trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc tại TP.HCM.

Đầu những năm 2000, UBND Thành phố thể hiện mong muốn thúc đẩy vấn đề bảo tồn kiến trúc cảnh quan đô thị và nhiều chuyên gia, cũng như cán bộ quản lý lúc này đều quan tâm tới vấn đề di sản. Vào năm 2010, Ban Chỉ đạo Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM được thành lập với Viện nghiên cứu phát triển làm cơ quan thường trực. Năm 2013, Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn TP.HCM do Ban Chỉ đạo đề xuất đã được UBND Thành phố phê duyệt.

© DUPA-ARC

Page 9: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

9Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn tP.hcM

Chương trình hành động đề ra 3 mục tiêu chính : Xác định các yêu cầu, đối tượng và quan điểm định hướng trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn Thành phố ; đề xuất các giải pháp, chính sách để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn Thành phố, đồng thời hỗ trợ cho quá trình đầu tư xây dựng, phát triển Thành phố ; và điều phối việc thực hiện công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn Thành phố một cách đồng bộ, hiệu quả. Trên cơ sở những định hướng này, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo được chia thành 9 nội dung chính do Viện Nghiên cứu phát triển, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.

Một trong những nội dung ưu tiên trong Chương trình hành động là xác định các công trình và quần thể kiến trúc có giá trị đáng chú ý (như biệt thự cũ) không đủ điều kiện xếp hạng di tích theo Luật Di sản nhưng cần có quy chế bảo vệ. Cụ thể, nội dung này bao gồm kiểm kê và đánh giá giá trị công trình kiến trúc, cuối cùng Hội đồng phân loại biệt thự sẽ quyết định đưa công trình đó vào nhóm được bảo tồn hoặc có thể phá dỡ.

Phương pháp kiểm kê biệt thự tại tP.hcM

Sở Quy hoạch – Kiến trúc chịu trách nhiệm tiến hành kiểm kê các biệt thự được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn Thành phố. Mục tiêu là phân loại 1.300 biệt thự chủ yếu phân bổ tại Quận 1, 3. 5 và Thủ Đức theo danh sách của Sở Xây dựng thành ba nhóm, cụ thể :

• Nhóm 1 : Là những biệt thự được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá hoặc biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng - kiến trúc và văn hoá cấp tỉnh phối hợp xác định. Quy hoạch, kiểu dáng kiến trúc và cấu trúc bên trong các biệt thự này phải được giữ đúng như nguyên trạng.

• Nhóm 2 : Là những nhà biệt thự không được xếp hạng theo luật Di sản nhưng có giá trị về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng - kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định. Kiến trúc, hình thái công trình và quy hoạch khuôn viên bao quanh biệt thự phải được giữ đúng như nguyên trạng.

• Nhóm 3 : Là các biệt thự không thuộc diện cần được bảo vệ hoặc phải tuân thủ các quy định bảo tồn nên hồ sơ xin cấp phép phá bỏ và xây mới chỉ cần tuân thủ quy hoạch đô thị tại địa phương.

Nội dung cần triển khai thực hiện trong chương trinh hành độngNguồn : Viện Nghiên cứu phát triển, 2015

Nội dung Thời gian thực hiện Cơ quan chủ trì Kinh phí (đồng)

Xác định các công trình kiến trúc nghệthuật, quần thể và công trình kiến trúctiêu biểu theo Luật Di sản Văn hóa

124 tháng

Sở Văn hóa và Thể thao

3.717.200.000(cần chuyển Sở TT-TT

thẩm định lại)

Xác định các quần thể và công trình kiến trúc cần bảo tồn nhưng không đủ điều kiện xếp hạng theo Luật Di sản Văn hóa

224 tháng

Sở Quy hoạch –Kiến trúc

1.173.236(Sở TC đã thẩm định)

Xác định các khu vực cảnh quan đô thị cần bảo tồn

3 Sở Quy hoạch –Kiến trúc

461.314.000(Sở TC đã thẩm định)

12 tháng

Xây dựng các quy định chung về bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị

4 Viện Nghiên cứu Phát triển

313.318.000(Sở TC đã thẩm định)

12 tháng

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị

6 Viện Nghiên cứu Phát triển

287.033.000(Sở TC đã thẩm định)

18 tháng

Xây dựng website về bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị của TPHCM

7 Sở Văn hóa và Thể thao

500.000.000(chờ chuyển Sở TC)

24 tháng

Thành lập Cơ quan Bảo tồn và Phát triển của TPHCM

8 Viện Nghiên cứu Phát triển24 tháng

Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước

9 Ban Chỉ đạo Chương trình

1/2 tháng

Xây dựng các quy chế về bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị

5 Sở Quy hoạch –Kiến trúc

Page 10: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

10Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã đề nghị PADDI hỗ trợ kỹ thuật trong việc lập tiêu chí xác định, đánh giá và phân loại biệt thự cần bảo tồn và phương pháp kiểm kê biệt thự. Năm 2014, khóa hỗ trợ kỹ thuật « Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan đô thị TP.HCM » đã được tổ chức dành cho Viện nghiên cứu phát triển và Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Tiếp nối hoạt động này, từ tháng 2 đến tháng 4/2015, một sinh viên – công chức nhà nước của Viện Di sản quốc gia Pháp đã làm việc với TT Nghiên cứu kiến trúc (ARC) về phương pháp kiểm kê và phân loại biệt thự, qua đó thử nghiệm áp dụng phiếu kiểm kê và đánh giá đã xây dựng sơ bộ vào tháng 11/2014 và hoàn thiện các tiêu chí phân loại :

• Giá trị lịch sử, văn hóa, cách mạng

• Giá trị kiến trúc

• Tính nguyên gốc

• Không gian đô thị và cảnh quan liền kề xung quanh biệt thự

Cuối đợt công tác này, cuốn sổ tay hướng dẫn lập phiếu kiểm kê và phiếu đánh giá và cách điền các phiếu này đã được soạn thảo. Tài liệu này hỗ trợ tập huấn các điều tra viên, và đồng thời giúp định hướng các câu trả lời để công việc nhập liệu và khai thác dữ liệu được thuận tiện, đơn giản hơn và có thể đi đến kết quả phân loại thống nhất các biệt thự.

Công tác kiểm kê biệt thự đã được triển khai vào tháng 6 và sẽ hoàn thành vào khoảng tháng 9/2015. Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc (Sở Quy hoạch – Kiến trúc) đảm nhiệm công việc này với sự tham gia hỗ trợ của Viện Nghiên cứu phát triển và trường ĐH Kiến trúc TP.HCM. Việc đánh giá và phân loại sơ bộ các biệt thự đã kiểm kê (giai đoạn 2) sẽ bắt đầu vào tháng 9 và dự kiến kéo dài đến tháng 11/2015. Ở giai đoạn này sẽ có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn hữu quan khác của thành phố và các chuyên gia lịch sử, kiến trúc sư và chuyên gia quy hoạch đô thị. Chỉ có thể thực hiện giai đoạn 2 sau khi công tác kiểm kê hoàn tất và cho phép đối chiếu, so sánh và đánh giá một cách tổng thể và hợp lý. Hội đồng phân loại biệt thự sau đó sẽ đưa ra kết quả đánh giá biệt thự cuối cùng và xếp các biệt thự này vào ba nhóm đã nêu trên. Mục tiêu của Thành phố là đưa ra một danh sách cách biệt thự cần bảo tồn và thể hiện chúng trên bản đồ vào tháng 1/2016. Mục tiêu dài hạn hơn là thành lập một cơ quan quản lý riêng về bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan đô thị của TP.HCM từ nay đến cuối năm 2017.

Toit à 4 pans

Toit à 2 pans Toit à plusieurs pans

Toit plat

Toit à croupe Toit mansardé

14

4. ÉLÉMENTS ARCHITECTURAUX:

Portail, clôture :

D’origine Non d’origine

Ne sais pas

Nombre de niveaux : ……….……………………..Symétrie : Oui Non Toiture :

- Toit principal :toit à 4 versants toit à 2 versants toit avec “cage de prostituée” toit à croupe

toit recourbé toit à versant polygonal (supérieur à 4)

toit plat autre

- Matériaux : tuile en écaille tuile emboîtée tuile paralysée tuile industrielle béton autre Ne sais pas

- Console: Oui Non

- Fenêtre de toiture (Trous de ventilation ?): Oui Non

Fenêtres : - Forme :

rectangulaire Groupement des fenêtres par 2 ou 3

cintrée Autres Ne sais pas

- Forme des volets : persiennes à bascule vitré Ne sais pas

Porte : - Forme :

rectangulaire cintrée Ne sais pas - Forme des volets :

persiennes vitré Ne sais pas

Eléments de décoration extérieure : mascaron corniche pilastres arcbalustrade mur ajouré faîte modillon autre

Matériaux de decoration extérieures : fonte acier céramique bois cailloux incrustés brique

ciment autre

(photo de la toiture) dimension 6cm x 8cm

(photo des fenêtres) dimension 6cm x 8cm

(photo de la porte) dimension 6cm x 8cm

Nguồn : TT Nghiên cứu kiến trúc, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, 2015

Trích Sổ tay hướng dẫn cách điền thông tin vàophiếu kiểm kê biệt thự tại TP.HCM

Page 11: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

11Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

2. Di sản kiến trúc hà nội : sức nặng của thời kỳ thực dân qua các tư liệu lưu trữTham luận của ông Olivier Tessier (Trường Viễn đông Bác cổ Pháp)

Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO) là một cơ quan trực thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Cộng hòa Pháp với nhiệm vụ chuyên môn là đóng góp vào các hoạt động nghiên cứu trình độ cao và đào tạo về khoa học nhân văn và xã hội ứng dụng tại khu vực Tiểu Ấn, Đông Nam Á và Đông Á.

Được thành lập ngày 20 tháng 01 năm 1900 tại Sài Gòn, sau đó được thiết lập trụ sở tại Hà Nội năm 1902 khi thành phố này được lựa chọn làm thủ đô của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, EFEO ban đầu chỉ có vai trò thu thập, thống kê, bảo quản và phân tích các yếu tố văn hóa và di sản trên lục địa châu Á. Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, EFEO đã tập trung vào việc bảo tồn di sản nghệ thuật và khảo cổ tại Việt Nam, không chỉ thông qua các hoạt động nghiên cứu và thống kê mà còn thành lập và chỉ đạo 5 bảo tàng khác nhau. Cho đến nay các bảo tàng này vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động, trong số đó bao gồmBảo tàng Finot dành trưng bày các bộ sưu tập của EFEO được xây dựng năm 1926, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ; Bảo tàng Parmentier do chính Finot thiết kế để trưng bày các hiện vật khảo cổ được khai quật tại khu vực miền trung, nay là Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng. Tương tự như vậy, thư viện đồ sộ của EFEO thời kỳ đó được cung cấp từ việc sưu tầm rất nhiều tài liệu viết tay và in ấn, đồng thời được làm phong phú thêm nhờ hàng ngàn tư liệu dạng văn khắc và khuôn rập, đến nay vẫn được duy trì với tên gọi Trung tâm thông tin của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (ASSV).

Đến nay, EFEO vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động nhờ mạng lưới 18 cơ sở phân bố tại 12 quốc gia châu Á. Điểm đặc thù đó giúp cho 42 cán bộ nghiên cứu thường trực của EFEO luôn bám sát được các địa bàn nghiên cứu của mình. Lĩnh vực nghiên cứu của EFEO vẫn là các xã hội và các nền văn minh châu Á thông qua các nghiên cứu thực địa, đa chuyên ngành và có sự đối chiếu – so sánh, bao gồm cả sử học, triết học, dân tộc học, khảo cổ học và khoa học tôn giáo.

Chính sách mở cửa của Việt Nam đã cho phép EFEO thành lập một trung tâm mới tại trường Đại học Hà Nội vào năm 1993 với một nhiệm vụ kép : thứ nhất là nghiên cứu khoa học, phát huy giá trị các công trình nghiên cứu

và đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ ; thứ hai là bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể, mang đậm nét đặc thù của lịch sử phát triển EFEO cũng như các lĩnh vực nghiên cứu đa chuyên ngành luôn được ưu tiên. Sự tồn tại song song hai nhiệm vụ đó được phản ánh qua hàng loạt dự án khoa học được triển khai từ gần 20 năm qua trong các lĩnh vực sử học, khảo cổ học, nhân chủng học, nghiên cứu văn khắc và bảo tàng học, đồng thời qua sự đa dạng của các quan hệ đối tác chuyên môn mà EFEO đã tạo dựng được trong quá trình hoạt động. Trong số hàng loạt đối tác quan trọng đó, trước hết phải kể đến ASSV (đối tác thể chế của EFEO tại Việt Nam), Trường Đại học Khoa học Xã hội Hà Nội, Hội Sử học Việt Nam, Cục lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân các tỉnh Lào Cai và Quảng Ngãi, …

tư liệu lưu trữ : một vài dấu mốc về tư liệu lưu trữ nói chung và tư liệu về Việt nam nói riêng

Tại Pháp, Bộ luật Di sản định nghĩa tư liệu lưu trữ là « toàn bộ các tài liệu không phân biệt ngày tháng, định dạng và phương tiện thể hiện, được hình thành hoặc tiếp nhận bởi mọi thể nhân hoặc pháp nhân, mọi cơ quan hoặc tổ chức công lập hay tư nhân trong quá trình hoạt động của họ ». Có sự phân biệt giữa tư liệu nhà nước và tư nhân, ngoài ra cũng có phân biệt giữa tư liệu chưa hoàn thiện và tư liệu cuối cùng :• Tư liệu nhà nước được định nghĩa như ký ức của

Nhà nước : vì vậy những tư liệu này không được phép chuyển nhượng và tiêu hủy.

• Tư liệu tư nhân về cơ bản không có sự khác biệt về bản chất so với tư liệu nhà nước : sự hiện diện của những tư liệu này trong kho lưu trữ của nhà nước cho thấy tầm quan trọng của chúng về mặt lịch sử.

• Tư liệu chưa hoàn thiện tạo nên ký ức sống(hiện tại) của hệ thống hành chính.

• Tư liệu cuối cùng tạo thành ký ức quốc gia và là công cụ chính của các nhà sử học.

Như vậy, công việc của các cán bộ lưu trữ trước hết là công việc phân loại và thống kê. Khi phải phân loại tức là phải tiêu hủy, thống kê, sắp xếp trước khi có thể công bố các tư liệu lưu trữ. Nguyên tắc này chỉ đơn giản về mặt lý thuyết, bởi trên thực tế là một công việc vô cùng khó khăn, ngay cả với các cán bộ lưu trữ, khi phải xét đoán xem tư liệu có ích cho các nhà sử học đương thời hay trong tương lai hay không.Ở Việt Nam còn có thêm một khó khăn nữa bởi không được phép tiếp cận tất cả

Page 12: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

12Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

các tài liệu lưu trữ, nhất là những tư liệu về Đảng cộng sản Việt Nam liên quan đến ký ức chính trị quốc gia. Tại Pháp, việc bảo quản tư liệu nhằm mục đích đầu tiên là cung cấp thông tin cho mọi công dân, đó là một nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Hơn nữa, người ta thường nói rằng ở Pháp việc cấm tiếp cận thông tin là một ngoại lệ, vậy nên việc tiếp cận thông tin là nguyên tắc thông thường. Tuy nhiên, thời hạn pháp lý để tiếp cận thông tin lại không cố định và có thể tạo ra nhiều ngoại lệ (bảo vệ an ninh Nhà nước, đời sống cá nhân, v.v…).

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương, các tư liệu lưu trữ về Việt Nam được phân chia giữa Pháp và Việt Nam khi tính đến khái niệm tính thiết thực của những tư liệu này đối với hoạt động của Nhà nước non trẻ. Như vậy, các tư liệu được gọi là thuộc về chủ quyền đã được đưa về Pháp : những tài liệu có tính chất chính trị, ngoại giao, quân sự, pháp lý, tài chính và tư nhân. Đó là Quỹ tư liệu Phủ Toàn quyền. Trái lại, các tư liệu mang tính chất quản lý được để lại ở Việt Nam : hộ tịch, hành chính địa phương, các cơ quan kỹ thuật, nghiên cứu thống kê, hồ sơ hải quan, công chính, tòa án, y tế công cộng cũng như các tư liệu của các Tòa Thống sứ (Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Campuchia và Lào) và các cơ quan Tổng đốc các tỉnh thành. Hai dạng tư liệu này bổ sung lẫn nhau nên có thể thực hiện các nghiên cứu về cùng một chủ đề tại Pháp và Việt Nam.

Tại Pháp có thể dựa vào các nguồn tư liệu lưu trữ rất phong phú, chủ yếu là từ liệu nhà nước :Trung tâm lưu trữ hải ngoại quốc gia (ANOM) tại Aix-en-Provence và các tài liệu lưu trữ của Bộ Thuộc địa trước đây.• Cục Lịch sử Quốc phòng (SHD) tại Vincennes.• Viện Địa lý Quốc gia (IGN).• Trung tâm Kiến trúc và Di sản/tài liệu lưu trữ kiến

trúc thế kỷ XX (SIAF), Paris.• Tài liệu lưu trữ của Viện Pasteur (AIP).• Tài liệu lưu trữ của Hội Thừa sai Paris (MPEP).• Thư viện Quốc gia Pháp (BNF).• Trung tâm lưu trữ ngoại giao Courneuve (sau năm

1954).• Thư viện ảnh và tài liệu lưu trữ của EFEO, Paris.• Các nguồn tư liệu tư nhân tại Pháp : công ty Miche-

lin, các ngân hàng…

Tại Việt Nam có 4 trung tâm lưu trữ quốc gia được bổ sung tư liệu từ thư viện của EFEO và Thư viện Quốc gia Việt Nam :• Trung tâm lưu trữ số 1 tại Hà Nội : ngoài các tư liệu

lưu trữ thời phong kiến, có tới 90% số tài liệu có liên quan tới thời Pháp thuộc nên phần lớn là tài liệu tiếng Pháp.

• Trung tâm lưu trữ số 2 tại TP Hồ Chí Minh : tư liệu liên quan đến miền Nam đất nước cho tới năm 1975.

• Trung tâm lưu trữ số 3 tại Hà Nội : các tư liệu đương đại kể từ sau năm 1954. Hầu hết là tài liệu tiếng Việt.

• Trung tâm lưu trữ số 4 tại Đà Lạt : tư liệu liên quan tới khu vực miền Trung và Tây Nguyên, trong đó có quỹ tư liệu về Trung kỳ.

• Viện hàn lâm khoa học xã hội : quỹ tư liệu từ thư viện EFEO.

• Thư viện Quốc gia Việt Nam (BNV).

tài liệu lưu trữ giai đoạn 1882 – 1906 : phá bỏ các công trình của Việt nam và những dự án quy hoạch lớn đầu tiên kiểu châu Âu

Mặc dù thời kỳ Pháp thuộc vẫn thường xuyên được tô vẽ là một giai đoạn kiến thiết và đô thị hóa, song các tài liệu lưu trữ cũng cho thấy đó còn là một thời kỳ có nhiều công trình bị phá bỏ. Vì vậy, khu Hoàng thành Thăng Long tại Hà Nội đã bị phá bỏ một phần trong giai đoạn 1883 – 1897, giống như hình ảnh của điện Long Thiên (xem ảnh dưới).

Nhiều tài liệu lưu trữ khác có thể được tập hợp về chủ đề này và chứng tỏ các hoạt động phá dỡ do người Pháp thực hiện : các bài báo thời kỳ đó tố cáo các hoạt động này, các sơ đồ thể hiện hiện trạng phá dỡ và xây dựng các công trình quân sự của Pháp, các kế hoạch thực hiện các dự án phá bỏ một phần Thành Thăng Long, các quyết định phá dỡ, hợp đồng phá dỡ được ký kết giữa Toàn quyền Lanessan và công ty Bazin, các sơ đồ quy hoạch… Ngoài dấu ấn của chính quyền quân sự, các tài liệu lưu trữ cũng cho thấy dấu ấn của chính quyền thực dân qua việc thể hiện trong không gian đô thị quyền lực tôn giáo mới (các tư liệu liên quan đến việc phá bỏ chùa Báo Thiên tại Hà Nội để thay thế bằng Nhà thờ Lớn) cũng như việc mở rộng khu vực chính quyền dân sự về phía hồ Hoàn Kiếm (có nhiều ảnh chụp, sơ đồ, quyết định phá dỡ…).

Page 13: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

13Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Kể từ năm 1902, thời điểm Hà Nội chính thức trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương, các tài liệu lưu trữ đã cho thấy quá trình hiện thực hóa sức mạnh của bộ máy công quyền : các sơ đồ quy hoạch, tài liệu bản đồ và hình ảnh liên quan đến việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông (nhà ga, cầu), tòa nhà hành chính…. Trên cơ sở của những yếu tố lưu trữ đó, các nhà nghiên cứu ngay lập tức có thể lập ra hàng loạt bản đồ thể hiện sự phát triển của các công trình thể hiện sự hiện diện của người Pháp tại Hà Nội trong suốt thời kỳ Pháp thuộc.

Vai trò của EFEO trong việc gìn giữ di sản Việt nam

Ra đời từ Phái đoàn Khảo cổ Đông Dương do Louis Fi-not thành lập năm 1898, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp đã được thành lập tại Sài Gòn năm 1900, sau đó được chuyển ra Hà Nội năm 1902. Trong các năm 1906 và 1925, EFEO đã tiến hành xếp hạng nhiều công trình, trong số đó thật mỉa mai khi có những di tích còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long. Như vậy, cơ quan này đã tham gia vào việc gìn giữ di sản của Việt Nam trong khi chính quyền thực dân thời kỳ đó vẫn tiến hành các vụ việc phá dỡ. Đợt xếp hạng đầu tiên năm 1906 có liên quan đến 7 công trình, trong số đó bao gồm :• Đền Ngọc Sơn,• Văn Miếu – Quốc Tử Giám,• Ô Quan Chưởng,• Đền Quán Thánh.

Năm 1925, đợt xếp hạng lần hai liên quan đến 19 công trình di tích, trong đó có :• Hoàng thành Thăng Long (Cột cờ Hà Nội, cổng Bắc

Môn, …),• Chùa Một Cột,• Chùa Lý Quốc Sư.

tư liệu lưu trữ giai đoạn 1907-1945 : thành phố mở rộng và tăng mật độ

Các tư liệu lưu trữ giai đoạn này cho thấy một sự gia tăng các hoạt động xây dựng nhiều tòa nhà công chính : Nhà hát lớn, Trung tâm lưu trữ quốc gia, các trường trung học, trường đại học, bệnh viện, Ngân hàng Đông Dương…, đồng thời là quá trình hình thành và tăng mật độ các khu dân cư (mạng cấu trúc đô thị mới, kiến trúc mới…).

cần so sánh giữa các nguồn tư liệu

Chúng ta không nên quá tin tưởng vào tính khách quan nội tại của các tư liệu lưu trữ, nhất là với những tư liệu thời thuộc địa bởi những tư liệu này thường giảm thiểu phần đóng góp của Việt Nam (cách nhìn của bộ máy thực dân theo kiểu từ trên nhìn xuống và tự đặt mình vào vị trí trung tâm). Quả thực các tài liệu lưu trữ thời thuộc địa cho thấy một cách nhìn phiến diện và mang tính cơ hội theo hướng giảm thiểu văn hóa và sự phát triển của yếu tố bản địa để đề cao bộ máy cầm quyền thực dân (phá bỏ di sản truyền thống của Việt Nam, chú trọng vào những công trình hoành tráng của Pháp…). Như vậy nếu chỉ dựa trên những tài liệu lưu trữ này thì không thể tái hiện được lịch sử xã hội của các hoạt động kiến thiết thời kỳ đó. Việc kết hợp so sánh giữa các nguồn tư liệu này và đối chiếu với nhiều dạng bằng chứng khác cùng thời kỳ (tư liệu truyền khẩu, sách báo, các báo cáo, v.v…) cũng như các nghiên cứu thực địa một mặt sẽ làm sáng tỏ theo cách khác và gắn với bối cảnh của những thực tế xã hội mà các chủ thể bản địa đã sống và mô tả, mặt khác sẽ cho chúng ta có thêm nhiều thông tin sâu hơn về động cơ của những người đã tạo nên nguồn tư liệu lưu trữ này vào thời kỳ đó.

Page 14: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

14Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Nguồn : SHD-10h20d9 và SHD, Trumelet – Faber

Nguồn : Gsell, 1873, Bảo tàng Guimet

Nguồn: SHD-10h20d9 và SHD, Trumelet – Faber

Điện Long Thiên năm 1886 Tòa nhà mới của Bộ chỉ huy pháo binh được xây năm 1887 trên nền của tòa điện bị phá bỏ trước đó một năm

Quang cảnh suy tàn của kinh thành xưa : bên trong thành là khung cảnh thôn quê. Ảnh chụp từ cổng thành phía Đông

Ngôi chùa Báo Ân bị phá bỏ năm 1894 Nhà bưu điện năm 1899 Nguồn : EFEO Nguồn : EFEO

Page 15: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

15Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Nguồn : EFEODinh Thống sứ Bắc Kỳ

Sơ đồ đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc

Quá trình tăng mật độ trong các khu dân cư

Ảnh Ô Quan Chưởng

Ký họa một biệt thự

Nguồn : EFEO

Nguồn : EFEO

Nguồn : EFEO

Nguồn : EFEO

Page 16: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

16Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

3. Đặc điểm kiến trúc thuộc địa pháp ở hà nội và giải pháp bảo tồn bền vữngTham luận của ông Trần Quốc Báo (ĐH Kiến trúc Hà Nội)

Ông Trần Quốc Bảo là thành viên nhóm nghiên cứu về kiến trúc phương Tây tại Hà Nội. Tham luận của ông giới thiệu đặc trưng của các công trình được xây dựng trong thời kỳ thuộc địa và vấn đề bảo tồn các công trình này.

Đặc điểm kiến trúc thuộc địa pháp ở hà nội, đối thoại giữa các nền văn hóa

Di sản kiến trúc thuộc địa tại Hà Nội là minh chứng vật thể cho quá trình phát triển của Thành phố từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, Hà Nội được Pháp lựa chọn là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Điều này lý giải số lượng lớn công trình công cộng và biệt thự với phong cách kiến trúc đa dạng, đôi khi pha trộn theo hướng thích nghi dần với khí hậu bản địa, tại Hà Nội.

Phong cách kiến trúc

Phong cách kiến trúc của di sản thuộc địa tại Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Trước hết phải kể tới các công trình công cộng « bề thế » theo phong cách tân cổ điển đã góp phần khẳng định vị thế của chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ. Tiêu biểu nhất là Phủ Chủ tịch (trước đây là Dinh Toàn quyền) và Nhà hát Lớn. Dần dần, kiến trúc phương Tây được biến đổi theo hướng thích nghi với khí hậu bản địa và pha trộn các nét kiến trúc Việt Nam. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của phong cách Đông Dương từ những năm 1920. Đây là phong cách kiến trúc pha trộn đặc trưng của thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp. Bên cạnh hai phong cách kiến trúc lớn này, còn có cách công trình theo phong cách thực dân, Neo Gothic, art nouveau, art-decor, hiện đại, địa phương Pháp và nhiệt đới (chịu ảnh hưởng của Mỹ - chủ yếu là với biệt thự). Ngoài sự đa dạng về phong cách, sự hiện diện của Pháp cũng được thể hiện qua việc xây dựng các công trình với nhiều chức năng sử dụng như : hành chính, quân sự, công nghiệp, kinh tế, thương mại, giao thông (cầu Long Biên), y tế, giáo dục, nhà ở, văn hóa và tôn giáo.

tính phù hợp khí hậu

Từ những năm 1920, cùng với với sự ra đời của phong cách Đông Dương, điều kiện khí hậu bản địa đã được chú trọng và tính toán khi thiết kế công trình. Kiến trúc phương Tây dần dần được thích nghi với khí hậu nhiệt đới ẩm của Hà Nội (bốn mùa với mùa đông lạnh, ẩm và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều). Các chi tiết biến đổi theo hướng thích nghi nhằm mục đích giúp tăng tính cách nhiệt cho công trình và giúp không khí lưu thông một cách tự nhiên trong phòng bằng cách : thêm tầng hầm, tăng độ dày của tường, thêm hoa gió, trổ cửa rộng, xây hành lang ngoài và thềm, che chắn mặt tiền bằng ô văng, cây xanh, xây lò sưởi…

Phủ Chủ tịch (phong cách tân cổ điển)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia (phong cách Đông Dương)

Nguồn : Trần Quốc Bảo

Nguồn : Trần Quốc Bảo

Page 17: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

17Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

giải pháp bảo tồn bền vững biệt thự Pháp tại hà nội

Các biện pháp bảo tồn di sản kiến trúc phương Tây cần phải được triển khai đồng bộ ở cấp độ quần thể kiến trúc đô thị, và tốt nhất là ở cấp độ ô phố. Một mặt, công tác bảo tồn cần tránh cho công trình khỏi nguy cơ xuống cấp, hư hỏng hoặc bị phá hủy. Mặt khác, cần cải tạo, trùng tu và phát huy giá trị của các công trình này trong việc phát triển du lịch.

Để làm được điều này, trước hết, cần có các biện pháp quản lý và các quy định pháp luật về : không gian công cộng (vỉa hè, lối đi bộ…), hệ thống không gian xanh, biển hiệu và mặt tiền cửa hàng, màu sắc, chất liệu (hài hòa), biển quảng cáo…

Các biện pháp bảo tồn phải bao trùm và điều chỉnh cả công tác cải tạo và chỉnh trang công trình nhằm khôi phục lại chức năng ban đầu. Các dự án bảo tồn làm phát sinh nhu cầu di dời, tái định cư (tại chỗ hoặc ở nơi khác) cần được lên kế hoạch trước. Việc thông tin cho người dân, tuyên truyền và tham vấn ý kiến của nhiều chủ thể có liên quan (cơ quan nhà nước, đơn vị tư nhân, đoàn thể…) cũng là những giai đoạn không thể thiếu của quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Trích hồ sơ kiểm kê di sản khu phố Pháp tại Hà NộiNguồn : Interscène

Page 18: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

18Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

4. Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu các công trình di sản phương tây tại hà nội Tham luận của ông Nicolas Viste (kiến trúc sư)

Nicolas Viste đã thực hiện việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu của hai công trình tại Hà Nội được xây dựng thời Pháp thuộc : một biệt thự được xây năm 1898 tại số nhà 49 Trần Hưng Đạo và tòa nhà Vaxuco được xây dựng năm 1906 trong khu vực Hoàng thành Thăng Long. Các công việc đánh giá được thực hiện với mục đích trùng tu và phát huy giá trị hai tòa nhà này.

các trường hợp nghiên cứu cụ thể tại hà nội : các dự án thí điểm đối với biệt thự 49 trần hưng Đạo và tòa nhà Vaxuco

Các công việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu được nhóm nghiên cứu của Nicolas Viste thực hiện trong khuôn khổ các dự án phát huy giá trị. Đó là việc đánh giá công trình để tìm hiểu hiện trạng bảo tồn, hiện trạng ban đầu cũng như dự kiến phương án trùng tu và chuyển đổi chức năng sử dụng toàn bộ công trình. Đây là một cách tiếp cận mới tại Hà Nội và sẽ cần có quá trình tổng kết kinh nghiệm của hai dự án mới có thể biết được có nên tiếp tục làm theo cách đó hay không. Chính vì vậy, có thể gọi hai trường hợp này là hai dự án thí điểm.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo

Nhóm nghiên cứu của Nicolas Viste thực hiện theo đặt hàng của Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Île-de-France (cơ quan hợp tác giữa Vùng Île-de-France và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội) để thực hiện việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu của ngôi biệt thự này với mục đích có thể trùng tu công trình để sau đó làm nơi đặt trụ sở dự án. Việc xem xét đánh giá toàn diện ngôi nhà đã được thực hiện, trong đó có một nội dung quan trọng mang tính hướng dẫn phương pháp. Tất cả các công đoạn đánh giá đều được diễn giải và trình bày rõ.

Công trình là một ngôi biệt thự hai tầng được xây dựng từ năm 1898 mang phong cách kiến trúc cổ điển cuối thế kỷ 19. Biệt thự không chiếm dụng toàn bộ diện tích thửa đất nhưng có nhiều phần xây cơi nới xung quanh nên đến nay diện tích khuôn viên hầu như đã bị lấp kín hoàn toàn. Những công trình cơi nới này che khuất một phần ngôi biệt thự và khiến cho việc nhận diện trở nên phức tạp hơn. Việc đánh giá hiện trạng đã giúp cho việc tìm lại hiện trạng gốc của công trình.

Nguồn : Nicolas Viste, IMV

49 Trần Hưng Đạo:hình bên phải là phối cảnh 3D hiện trạng gốc của công trình

Page 19: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

19Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Tòa nhà Vaxuco

Việc đánh giá kỹ thuật và kết cấu của tòa nhà Vaxuco đã được thực hiện theo đặt hàng của Thành phố Hà Nội. Công việc này làm tiền đề cho việc lập một dự án phát huy giá trị và chuyển đổi chức năng sử dụng cho tòa nhà. Với diện tích 2.000 m2, công trình nằm ở khu vực phía đông bắc Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, ở góc đường Phan Đình Phùng – Hoàng Diệu. Nhìn bề ngoài, công trình có giá trị di sản rất lớn : mái lợp đá bảng với các ống khói trên nóc, khối tích đồ sộ… Việc đánh giá hiện trạng vẫn đang được tiến hành. Cũng giống như trường hợp của biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, quá trình đánh giá có kết hợp hướng dẫn phương pháp và cho phép đào tạo cán bộ trẻ chuyên ngành người Việt.

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu : định nghĩa và nội dung công việc

Việc đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu được phân chia thành 6 nội dung :

• Hiện trạng không gian : vẽ ghi hiện trạng (các sơ đồ mặt bằng và mặt đứng) và hiện trạng chung ban đầu của tòa nhà. Công đoạn đầu tiên này cho phép đề xuất các hướng nghiên cứu khi tiến hành đánh giá tiếp theo.

• Bối cảnh lịch sử của công trình : thời kỳ, phong cách kiến trúc, bối cảnh địa chính trị (đặc biệt nhằm tìm hiểu bản chất của đơn đặt hàng), xác định những đặc điểm thiết kế đặc thù (nhất là để phù hợp với khí hậu).

• Quan sát các yếu tố gây hư hại, hiện trạng an toàn của tòa nhà : phần mái, các điểm ngấm dột, các vấn đề ở phần móng… Những vấn đề này cũng sẽ giúp xác định được các hướng nghiên cứu cho các giai đoạn sau để biết được nguyên nhân gây ra những bất cập.

• Dò tìm và nghiên cứu : phân tích những bất cập để đưa ra những đề xuất can thiệp sửa chữa. Chẳng hạn có thể phải róc vữa tường để tìm các khe nứt bên trong thân tường.

• Nghiên cứu kết cấu : những công việc nghiên cứu và dò tìm nhằm mục tiêu tìm hiểu hệ thống kết cấu của công trình cho đến khi hiểu rõ được toàn bộ cấu trúc, từ đó có thể đề xuất khôi phục lại công trình theo đúng nguyên trạng ban đầu.

• Phân tích và tổng hợp : đưa ra những khuyến cáo trùng tu và sửa chữa cho giai đoạn tiếp theo.

Di sản phương tây tại hà nội, đặc thù và những thách thức

Có ba khó khăn cần đề cập khi thực hiện đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu đối với các công trình tại Hà Nội:

• Khó tiếp cận các công trình do có nhiều phần xây cơi nới và mật độ xây dựng rất dày,

• Cần phải áp dụng lại các kỹ thuật xây dựng và đặc thù của kiến trúc phương tây thời thuộc địa, nhất là việc sử dụng vật liệu,

• Cần đào tạo các đối tượng làm chuyên môn tại Việt Nam (bao gồm cả kiến trúc sư, nhà thầu, sinh viên chuyên ngành).

Nguồn : Nicolas Viste, IMVHiện trạng bên ngoài và bên trong tòa nhà Vaxuco

Page 20: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

20Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

5. trường chaillot và việc đào tạo kiến trúc sư chuyên ngành di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan tại Pháp và hoạt động hợp tác quốc tếTham luận của bà Natacha Pakker (Trường Chaillot)

Trường Chaillot là đơn vị đào tạo của Trung tâm Kiến trúc và Di sản (trụ sở tại Paris). Trường tổ chức các chương trình đào tạo sau đại học về một lĩnh vực mở rộng từ các công trình tới các khu trung tâm lịch sử, thậm chí cả di sản thông thường. Sinh viên là các kiến trúc sư Pháp và nước ngoài chuyên về bảo tồn và trùng tu kiến trúc, đô thị và cảnh quan cũng như các thành viên của Hội Kiến trúc sư và Nhà quy hoạch cấp Nhà nước. Trường cũng có các chương trình đào tạo tương tự đối với sinh viên nước ngoài.

Đào tạo kiến trúc sư chuyên ngành về bảo tồn và trùng tu kiến trúc, đô thị và cảnh quan

Chương trình hợp tác của Trường Chaillot cho phép đào tạo các kiến trúc sư chuyên ngành trong lĩnh vực di sản theo cách tiếp cận trình độ quốc tế. Năm học 2013-2014 đã có 129 sinh viên nước ngoài được đào tạo tại trường ở Pháp và ở một số nước khác, trong đó có hơn 1/4 số sinh viên đến từ Lào, Campuchia và Việt Nam. Trường Chaillot cấp hai loại bằng : tại Pháp và/hoặc ở nước ngoài.

Bằng tốt nghiệp sau cao học kiến trúc, chuyên ngành Kiến trúc và di sản (DSA)

Được áp dụng từ năm 1887, văn bằng này dành cho những kiến trúc sư đã tốt nghiệp đại học mong muốn hoàn thiện chuyên ngành đào tạo về bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan. Đây là một bậc đào tạo chuyên ngành dành cho cả học viên Pháp cũng như các học viên nước ngoài. Các cách tiếp cận về kiến trúc và đô thị được đề xuất bao gồm : « công trình, dinh thự » (tìm hiểu, đánh giá, trùng tu, chuyển đổi công năng) và « đô thị và địa bàn phụ cận » (các không gian được bảo vệ, các khu vực đô thị và tự nhiên, nghiên cứu, phân tích, quản lý các quần thể đô thị và tự nhiên, xây dựng trong đô thị hiện hữu). Các sinh viên chủ yếu được đào tạo theo các công cụ bảo tồn di sản của Pháp : Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị (PSMV) ; Khu bảo tồn di sản kiến trúc – đô thị - cảnh quan (ZPPAUP) ; Phạm vi phát huy giá trị kiến trúc và di sản (AVAP).

Đào tạo các Kiến trúc sư và Nhà quy hoạch cấp Nhà nước (AUE)

Chương trình đào tạo này được triển khai từ năm 1993 với sự phối hợp của Trường đại học Cầu Đường, chỉ dành cho sinh viên từ các nước châu Âu bởi các sinh viên thi đỗ kỳ thi AUE sẽ được tuyển dụng vào các cơ quan hành chính tại địa phương trực thuộc Bộ Văn hóa, Thông tin, Sinh thái, Phát triển bền vững và Năng lượng Pháp.

các hoạt động hợp tác quốc tế

Trường Chaillot có các chương trình đào tạo dài hạn tại Bulgari, Syri, Campuchia (dành cho các kiến trúc sư Campuchia, Lào và Việt Nam) và Maroc. Ngoài ra còn có các đợt thực tập nghiên cứu chung tại Rumani, Trung Quốc, Italy và Hy Lạp.

Đào tạo kiến trúc sư Campuchia, Lào và Việt Nam : các khóa đào tạo dài hạn, đào tạo giảng viên và các đợt nghiên cứu chung

Một chương trình đào tạo dài hạn dành cho các nhà chuyên môn về di sản đô thị và tự nhiên được triển khai từ năm 2007 và sẽ kéo dài tới 2016. Các khóa đào tạo được thực hiện tại Trường Di sản Campuchia và Trường Chaillot tại Paris. Bên cạnh đó, Trường Chaillot có một chương trình đào tạo giảng viên nhằm mục đích về lâu dài xây dựng một đội ngũ giảng viên và chuyên gia cho 3 nước. Các học viên trước đó phải theo một khóa đào tạo dài hạn bắt buộc. Cuối cùng, các hội thảo – nghiên cứu chung được tổ chức để giúp cho các học viên đi sâu vào các nội dung được đào tạo về nghiên cứu tư liệu, đánh giá hiện trạng, tổng hợp, lập dự án và sẽ được trang bị các kỹ năng truyền đạt mới.

Nguồn : Trường ChaillotCác buổi học và lễ trao bằng tại Campuchia

Page 21: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

21Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

ii. Sự cần thiết của các công cụ thể chế để chuyển từ phân tích sang dự án thực tiễn

1. ngôi nhà di sản Luang PrabangTham luận của ông Sengaloun Thongsavath (Ngôi nhà di sản Luang Prabang)

Ngôi nhà di sản Luang Prabang được thành lập trong chương trình bảo tồn và gìn giữ di sản công trình, đô thị, kiến trúc và cảnh quan triển khai từ năm 1996, đặc biệt với sự hỗ trợ thông qua hợp tác cấp địa phương của hai đối tác Pháp là Thành phố Chinon và Vùng Centre. Nội dung tham luận của diễn giả Sengaloun Thongsavath đề cập đến việc tổng kết kinh nghiệm từ mô hình quản lý này đối với một di sản văn hóa thế giới.

Lập hồ sơ trình UnEScO công nhận Di sản văn hóa thế giới

Tỉnh Luang Prabang nằm ở phía bắc Lào, cách thủ đô Viêng-chăn 400 km, tại điểm hợp lưu giữa sông Mêkông và sông Khan. Dân số toàn tỉnh là 430 000 người, trong đó có khoảng hơn 5% dân cư sống trong khu vực bảo vệ. Luang Prabang là một cố đô với giá trị di sản đặc trưng về kiến trúc (nhất là kiến trúc bản địa từ chất liệu gỗ), không gian đô thị, cảnh quan và nghề thủ công.

Thành phố Luang Prabang đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào tháng 12/1995. Việc xếp hạng cho thấy UNESCO thừa nhận thành phố có một giá trị toàn cầu đặc biệt. Quả thực thành phố này đã thỏa mãn 3 trong số 10 tiêu chí lựa chọn của UNESCO :• Tiêu chí (ii) : Luang Prabang thể hiện sự giao lưu

đặc biệt giữa kiến trúc truyền thống của Lào với các công trình xây dựng trong hai thế kỷ XIX và XX theo phong cách thuộc địa châu Âu.

• Tiêu chí (iv) : Luang Prabang là một ví dụ nổi bật về quần thể kiến trúc được xây dựng trong nhiều thế kỷ kết hợp giữa kiến trúc cầu kỳ của các công trình tôn giáo, các công trình bản địa và công trình thời thuộc địa.

• Tiêu chí (v) : Cảnh quan đô thị độc đáo của Luang Prabang được bảo tồn rất tốt, thể hiện một giai đoạn then chốt trong quá trình kết hợp giữa hai truyền thống văn hóa khác nhau.

Việc thành lập ngôi nhà di sản trong khuôn khổ hợp tác với thành phố chinon

Hai thành phố Chinon và Luang Prabang duy trì quan hệ hợp tác từ năm 1986 và quan hệ này càng được củng cố hơn kể từ khi Luang Prabang được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Quan hệ hợp tác đó nhằm mục tiêu mang đến cho Luang Prabang những công cụ về lý thuyết, quy chế và mô hình riêng đảm bảo cho việc gìn giữ lâu dài di sản kiến trúc và đô thị của mình.

Một trong những kết quả tiêu biểu nhất của quan hệ hợp tác này là việc thành lập Ngôi nhà di sản với sự hỗ trợ của Vùng Centre. Được thành lập năm 1996, cơ quan này sau đó đã trở thành Cục di sản thế giới Luang Pra-bang và trực thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin, đồng thời cũng chịu sự quản lý của chính quyền tỉnh. Sự ra đời của thiết chế này được thực hiện nhân dịp triển khai một dự án trùng tu thí điểm trụ sở cũ của Nha thuế quan để làm trụ sở cho Ngôi nhà di sản (đào tạo cho các kiến trúc sư, doanh nghiệp…).

Ngôi nhà di sản có nhiệm vụ quản lý Di sản văn hóa của UNESCO cũng như quản lý quy hoạch kiến trúc (các tài liệu quy hoạch, quản lý cấp phép xây dựng…). Như vậy, cơ quan này đã lập một Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị (PSMV) trên phạm vi toàn thành phố Luang Pra-bang nhằm đính hướng một cách tổng thể quá trình phát triển đô thị và bảo tồn di sản.

© Ngôi nhà di sản Luang Prabang

Page 22: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

22Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Nhiều hoạt động khác trong khuôn khổ hợp tác cấp địa phương với Thành phố Chinon và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ Ngôi nhà di sản thực hiện các nhiệm vụ của mình : thông tin tuyên truyền, hỗ trợ kỹ thuật lập các quy hoạch quản lý đô thị và thực hiện thống kê di sản, các hoạt động đào tạo…

Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị (PSMV) Luang Prabang

PSMV bao trùm một diện tích 800 km² (phạm vi hep hơn vùng bảo vệ của UNESCO) trong đó có sự phân chia giữa các khu vực đô thị, tự nhiên và đền đài. Tài liệu này gồm 4 phần :• Báo cáo giới thiệu• Thống kê : 443 công trình, 183 ao hồ và 168 đền đài

được bảo vệ• Quy chế quản lý theo phân khu :

• ZPP-Ua : khu vực bảo tồn (khu đô thị cổ)• ZPP-Ub : khu vực bảo vệ (xung quanh khu vực

bảo tồn)• ZPP-N : khu vực thiên nhiên và cảnh quan• ZPP-M : khu vực đền đài

• Các khuyến nghị

Bên ngoài phạm vi của PSMV, Luang Prabang còn áp dụng một « vùng đệm » rộng 125 km² nhằm hạn chế tác động của quá trình phát triển đô thị. Phạm vi của vùng này bao gồm một phần thành phố Luang Prabang cũng như Chompheth. Việc phân vùng như vậy cũng bổ sung thêm cho phạm vi của PSMV.

những tác động của việc UnEScO xếp hạng di sản và những thách thức hiện nay

Tác động của việc UNESCO xếp hạng di sản đối với Luang Prabang trước hết hoàn toàn có thể đánh giá được về mặt du lịch bởi lượng khách tham quan đã tăng gấp 6 lần kể từ năm 2010. Nhờ đó kinh tế địa phương đã được hưởng lợi từ việc xếp hạng di sản. Nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra hiện tượng dịch cư đáng kể, nhất là việc người dân đã từng sinh sống ở đó từ nhiều thế hệ có xu hướng chuyển đi dần trong khi các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài tìm đến đầu tư phát triển du lịch (chủ yếu xây nhà nghỉ, khách sạn và cửa hàng bán đồ lưu niệm). Như vậy, những cơ hội mới về phát triển kinh tế được mở ra nhờ việc UNESCO xếp hạng di sản cũng kéo theo những chuyển biến về không gian đô thị (nhất là việc cải tạo nhà dân thành khách sạn) cùng với việc mở rộng đô thị kèm theo những tác động rõ rệt về giao thông, ô nhiễm, rác thải, …

Chính quyền địa phương và Ngôi nhà di sản đã xác định các nội dung ưu tiên như sau :• Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lào,• Quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng,• Kiểm soát đô thị hóa và xây dựng,• Quản lý phát triển du lịch,• Quản lý giao thông vận tải,• Khuyến khích nghề thủ công truyền thống của Lào,• Quản lý môi trường,• Tuyên truyền cho người dân, các nhà đầu tư trong

và ngoài nước,• Phát hành các công cụ thông tin và truyền thông,• Phối hợp với Chính phủ Lào, hợp tác với chính phủ

các nước và các tổ chức quốc tế.

Nguồn : Ngôi nhà di sản Luang PrabangBảo vệ các công trình nhà ở, ao hồ và đền đài

Page 23: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

23Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

2. Phát huy giá trị kiến trúc biệt thự pháp tại Đà Lạt, thách thức và cơ hội về kinh tế và du lịchTham luận của ông Trần Đức Lộc, phòng Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng)

Bài tham luận của Ông Trần Đức Lộc giới thiệu lịch sử quy hoạch đô thị của Đà Lạt, thành phố được người Pháp khai phá và xây dựng. Di sản kiến trúc và đô thị của Đà Lạt hiện đang là trung tâm của những nghiên cứu về định hướng phát triển trong tương lai của Thành phố.

Đà Lạt được Alexandre Yersin khám phá vào cuốn những năm 1880 trong một chuyến thám hiểm cao nguyên Lang Biang. Khoảng 12 năm sau, nơi này được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer chọn làm trạm nghỉ dưỡng của quân đội Pháp dựa trên các điều kiện về chất lượng môi trường và cảnh quan : Độ cao phù hợp (1500m), khí hậu ôn hòa, dồi dào nguồn nước và giao thông thuận tiện… Người ta thường nói về Đà Lạt thời đó như « thành phố trong rừng » hay « rừng trong thành phố ». Chính quyền thuộc địa đã xây dựng tại đây một « thành phố kiểu Pháp » và dần dần bổ sung các tiện ích và hạ tầng cần thiết nhằm tiếp nhận quân nhân, sau đó là dân thường và khách du lịch. Vị trí chính thức của thành phố kiểu Pháp này được lựa chọn vào năm 1906, tức trung tâm Đà Lạt hiện nay. Kể từ đó, Thành phố đã trải qua nhiều giai đoạn quy hoạch khác nhau và đây

cũng chính là đặc thù riêng của Đà Lạt. Vì khác với các thành phố khác trong cả nước, quá trình phát triển đô thị của Đà Lạt là quá trình được quy hoạch từ đầu và không hề tự phát. Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong ấn phẩm phát hành gần đây của Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) « Đà Lạt – và bản đồ tạo ra thành phố ».

Đà Lạt, thành phố được quy hoạch : các đồ án quy hoạch trong thời kỳ thuộc địa

Đồ án quy hoạch Champoudry năm 1906

Ngay từ đầu thế kỷ XX, khi Đà Lạt chỉ là một lõi đô thị với 20 người dân, thị trưởng Thành phố đương thời Paul Champoudry đã đặt nhiều tham vọng trong việc dự báo và phát triển Thành phố. Đồ án quy hoạch đầu tiên này phác thảo các trục đường giao thông chính và quy hoạch những hạ tầng và tiện ích đô thị cần thiết cho việc tiếp đón quân nhân. Đồ án hướng tới xây dựng một đô thị chia tách theo phân khu rõ rệt (còn tồn tại trong nhiều đồ án quy hoạch sau này), trong đó tách biệt khu ở của người Pháp (chủ yếu là quân nhân) và người bản địa.

Đồ án quy hoạch O’Neill năm 1919

Đồ án quy hoạch thứ 2 này bổ sung thêm chính sách đất đai nhằm phục vụ sự phát triển của đô thị. Theo đó, đề án đề xuất giảm diện tích đất quân sự, chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu riêng, chia lô đât để bán hoặc cho thuê. Đồ án này cũng dành một khu cho nhân công người Việt, gọi là « Làng người An Nam ».

Nguồn : Trần Đức LộcĐồ án Lagisquet

Page 24: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

24Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Đồ án quy hoạch Hebrad năm 1923

Đầu những năm 1920, dân số Đà Lạt đạt 1.500 người. Đồ án quy hoạch mới tham vọng biến nơi đây thành trung tâm hành chính với quy mô 300.000 dân. Đồ án Hebrad vẫn tiếp tục định hướng phát triển đô thị chia tách theo phân khu và thiết lập các khu chức năng : khu người Việt, khu người châu Âu, khu hành chính (bao gồm cả công trình tôn giáo, giáo dục, y tế, thương mại, du lịch…). Đây cũng được coi là một đồ án tiêu biểu với việc hình thành một chuỗi hồ nhân tạo với hồ chính là « Hồ Lớn » (một phần Hồ Xuân Hương hiện nay). Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế (khủng khoảng chứng khoán 1929), chỉ một phần của đồ án quy hoạch đầy tham vọng này được triển khai thực hiện.

Đồ án quy hoạch Pineau năm 1932

Đầu những năm 1930, Đà Lạt có khoảng 350 người châu Âu sinh sống, 10.000 người Việt và khoảng 1.700 cư dân từ Sài Gòn lên nghỉ mát. Đồ án Pineau năm 1932 tập trung phát triển du lịch và do đó, đặc biệt chú trọng tới yếu tố cảnh quan.

Đồ án quy hoạch Lagisquet năm 1943

Đây là đồ án quy hoạch cuối cùng trong thời kỳ thuộc địa, ra đời trong bối cảnh dân số Đà lạt tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 20.000 người năm 1942 và 25.000 người hai năm sau đó. Đồ án Lagisquet dự kiến phát triển vùng

ngoại ô Đà Lạt tức hình thành các điểm dân cư đô thị ven Đà Lạt, và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tăng khả năng tiếp cận vào Thành phố như : các tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không.

Phát triển đô thị đương đại tại Đà Lạt và tầm nhìn tới năm 2050

Hiện nay, quy mô phát triển đô thị đã vượt qua địa giới hành chính của Thành phố. Nhiều thách thức mới nảy sinh, đặc biệt là việc nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị thời kỳ thuộc địa.

Năm 2013, một nghiên cứu về lập quy hoạch chung Vùng đô thị Đà Lạt giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050 được giao cho Công ty tư vấn quy hoạch đô thị và cảnh quan Pháp – Interscène. Báo cáo tư vấn đã đặt di sản vào trung tâm của những thách thức cũng như cơ hội trong quá trình phát triển đô thị. Gần 2000 biệt thự thời thuộc địa đã được kiểm kê. Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đang nghiên cứu về quy chế quản lý và các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của quỹ biệt thự này.

Nguồn : InterscèneTrích nghiên cứu về Quy hoạch chung vùng đô thị Đà Lạt

Page 25: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

25Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

3. Ban quản lý Phố cổ hà nội : một công cụ thể chế và thực tiễnTham luận của ông Phạm Tuấn Long (Ban quản lý Phố cổ Hà Nội)

Ban quản lý Phố cổ Hà Nội có nhiệm vụ thống kê, phân loại, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong Khu phố cổ Hà Nội. Bài tham luận của diễn giả Phạm Tuấn Long trình bày sự tổng kết kinh nghiệm rút ra từ các hoạt động và mô hình tổ chức của ban.

tổ chức của Ban quản lý Phố cổ hà nội

Được thành lập năm 1995, tên gọi ban đầu của cơ quan này là Ban quản lý dự án thí điểm phố cổ, đến năm 1998 được đổi tên thành Ban quản lý Phố cổ Hà Nội. Trong giai đoạn 1995 – 2007, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Kể từ năm 2007, ban được giao cho Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trực tiếp quản lý.Phạm vi hoạt động của ban bao gồm một khu vực chính có diện tích 82 ha và một khu phụ cận 7 ha nằm ngoài đê, song vẫn trong địa giới hành chính của quận Hoàn Kiếm. Các nhiệm vụ của ban bao gồm :• thống kê, nghiên cứu, khảo sát, phân loại các công

trình,• hỗ trợ lập và áp dụng quy hoạch quản lý Khu phố cổ,• tìm kiếm, sưu tầm, thông tin, quản lý các di sản

được trùng tu,• kêu gọi các nhà đầu tư, thành lập một quỹ bảo tồn

và phát huy giá trị Khu phố cổ,• tìm kiếm các quan hệ đối tác để thực hiện các dự

án,• tổ chức thực hiện các dự án phát huy giá trị khu phố,• tìm kiếm các nguồn tài chính,• cung cấp các dịch vụ du lịch,• cho ý kiến về mức độ phù hợp khi cấp phép xây

dựng, sửa chữa,• kiểm tra các hoạt động xây dựng,• thông tin tuyên truyền cho người dân.

thống kê di sản Khu phố cổ hà nội

Việc thống kê nhằm mục đích hiểu rõ hơn các di sản vật thể và phi vật thể trong Khu phố cổ, từ đó đảm bảo việc gìn giữ và phát huy giá trị. Công việc này cũng giúp cho chính quyền địa phương có một công cụ phân tích và quản lý đô thị hiệu quả. Về lâu dài sẽ có hơn 1.000 công trình được thống kê, trong đó có 120 công trình cần bảo tồn và phát huy giá trị, chủ yếu là các công trình tôn giáo cũng như các đình thờ tổ nghề.

Nhiều giai đoạn cần được thực hiện để chuẩn bị và thực hiện tốt công việc thống kê :• xác định các tiêu chí thống kê,• lập phiếu thống kê,• lấy ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn về

mẫu phiếu thống kê,• điều chỉnh nội dung phiếu thống kê dựa trên các ý

kiến đóng góp thu thập được,• cơ quan chủ quản phê duyệt nội dung phiếu thống

kê,• thành lập các nhóm điều tra,• thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp,• xây dựng các đề xuất phân loại công trình (di sản

vật thể) hoặc nghề truyền thống (di sản phi vật thể),• phê duyệt kết quả phân loại,• số hóa các kết quả thống kê trên cơ sở dữ liệu GIS,• lập các bản đồ chuyên đề.

Bảo vệ di sản bằng chế tài tại Khu phố cổ hà nội

Một quy chế quản lý di sản Khu phố cổ Hà Nội đã được ban hành năm 2013. Quy chế này được soạn thảo qua nhiều công đoạn theo một quy trình lặp lại nhiều lần và có sự tham gia của nhiều bên liên quan :• Thành lập một nhóm soạn thảo quy chế,• Lấy ý kiến của các Bộ, Ban ngành có liên quan, các

đoàn thể chuyên môn,• Chỉnh sửa nội dung quy chế sau khi tiếp thu ý kiến

đóng góp,• Lấy ý kiến người dân,

Nguồn : Ban quản lý Phố cổ Hà NộiPhạm vi ranh giới Khu phố cổ Hà Nội

Page 26: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

26Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

• Chỉnh sửa nội dung quy chế sau khi tiếp thu ý kiến người dân,

• Lấy ý kiến lần hai của các Bộ, Ban ngành có liên quan, các đoàn thể chuyên môn,

• Chỉnh sửa nội dung lần cuối,• Trình cơ quan chủ quản phê duyệt và công bố quy

chế.

Áp dụng quy chế quản lý Khu phố cổ Hà Nội

Quy chế quản lý được ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn áp dụng. Việc thực hiện quy chế cần được thông tin trước và tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên môn của quận cũng như tuyên truyền cho người dân (niêm yết quy chế tại trụ sở UBND các phường và Trung tâm thông tin Phố cổ Hà Nội).Trong thời gian đầu, các công trình được bảo vệ đã được ưu tiên xác định trước, đặc biệt chú trọng tới mật độ xây dựng và tầng cao. Không gian xanh và các khô-ng gian công cộng cũng được chú ý nghiên cứu. Mặt khác, quy chế cũng quy định cách thức xử lý những công trình xây áp sát các công trình cần bảo vệ (đặc biệt là khống chế chiều cao). Các định hướng chung về bảo tồn và phát huy giá trị đối với tất cả các phong cách kiến trúc đều được phổ biến cho các chủ sở hữu công trình: vật liệu cần sử dụng, màu sắc, biển hiệu… Những nội dung định hướng này được trình bày dưới dạng các tập sách mỏng hoặc tờ gấp.

Mặt khác, Ban quản lý đã trực tiếp giám sát việc trùng tu nhiều công trình khác nhau như các ngôi nhà truyền thống, đình, đền, cải tạo các tuyến phố hoặc nhà tái định cư tại chỗ cho các hộ dân… Dự án gần đây nhất là khai trương Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ có sự hợp tác của Thành phố Toulouse.

Việc áp dụng quy chế quản lý sẽ tiếp tục được duy trì với những nghiên cứu mới đối với Khu phố cổ cũng như những hoạt động thông tin tuyên truyền, nhất là tuyên truyền cho người dân Phố cổ. Nhiều dự án mới về trùng tu và phát huy giá trị các công trình di sản sẽ được thực hiện kèm theo các dự án tái định cư cho người dân.

Nguồn : Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

Nguồn : Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

Trích nội dung các tờ gấp khuyến cáo về các loại vật liệu,

Trùng tu một ngôi nhà cổ tại số 87 phố Mã Mây

màu sắc và biển hiệu

Page 27: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

27Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Danh Sách Đại BiểU

Stt Họ và tên Địa phương Cơ quan

1 Đào Thị Như Hà Nội Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng 2 Lê Quỳnh Chi Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Quy hoạch

3 Trần Thị Mai Thoa Hà Nội IHEID, Geneva, Thụy Sĩ 4 Thái Nhật Quang Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội 5 Nguyễn Minh

Phương Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

6 Võ Thùy Dung Hà Nội Đại học Mở Hà Nội, Khoa Kiến trúc

7 Nguyễn Phú Đức Hà Nội Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội

8 Nguyễn Hải Đăng Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

9 Nguyễn Hữu Huân Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng 10 Đinh Thế Quang Đà Lạt, Lâm Đồng Công ty tư vấn kiến trúc 11 Trần Đức Lộc Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng

12 Vũ Thị Nam Phương Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng 13 Tạ Hoàng Vân Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia 14 Ngô Quốc Hùng Tp. Hồ Chí Minh Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM, Viện nghiên cứu

Kiến trúc

15 Lê Duy Thanh Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội

16 Nguyễn Đức Hùng Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

17 Vũ Hòai Đức Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

18 Khuất Tân Hưng Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa lý luận và bảo tồn di sản

19 Nguyễn Hồng Thục Hà Nội Viện nghiên cứu Định cư

20 Nguyễn Quốc Tuân Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

21 Nguyễn Mạnh Trí Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa lý luận lịch sử kiến trúc

22 Đỗ Thị Thu Vân Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

23 Nguyễn Thành Long Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

24 Hoàng Thị Minh Ngọc

Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

25 Nguyễn Thị Thanh Hoa

Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

26 Vũ Tài Kiên Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

27 Trần Quốc Bảo Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội 28 Lê Việt Hà Hà Nội Cổng thông tin Hội Kiến trúc sư Việt Nam : ashui.com

29 Nguyễn Trần Bắc Hà Nội Cổng thông tin Hội Kiến trúc sư Việt Nam : ashui.com

30 Vũ Vân Nga Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội 31 Phạm Thúy Loan Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

32 Labbé Danielle Montréal, Canađa Đại học tổng hợp Montréal, Trường Quy hoạch và Kiến trúc cảnh quan

33 Hinschberger Bénédicte

Hà Nội Chuyên gia tư vấn độc lập, thành viên W2 & associés

34 Nicolas Viste Paris, Pháp Kiến trúc sư tự do

35 Pakker Natacha Paris, Pháp Trường Chaillot/Phòng đào tạo Khoa Kiến trúc và Di sản

36 Musil Clément Paris, Pháp ; TP Hồ Chí Minh, VN

IPRAUS/ Đại học Kiến trúc Paris Belleville, Pháp

37 Sengaloun Thongsavath

Luang Prabang, Lào

Ngôi nhà di sản Luang Prabang

38 Phạm Tuấn Long Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

39 Lại Thị Thu Hà Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

40 Đặng Ngọc Tiến Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

Page 28: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

28Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015

Patrimoine occidental

Méthodes-outils et projets opérationnels

en Asie du Sud-Est

synthèse de la table-ronde15 /16 juin 201550 Dao Duy Tu - Hanoi

Stt Họ và tên Địa phương Cơ quan

1 Đào Thị Như Hà Nội Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng 2 Lê Quỳnh Chi Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa Quy hoạch

3 Trần Thị Mai Thoa Hà Nội IHEID, Geneva, Thụy Sĩ 4 Thái Nhật Quang Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội 5 Nguyễn Minh

Phương Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

6 Võ Thùy Dung Hà Nội Đại học Mở Hà Nội, Khoa Kiến trúc

7 Nguyễn Phú Đức Hà Nội Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội

8 Nguyễn Hải Đăng Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

9 Nguyễn Hữu Huân Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng 10 Đinh Thế Quang Đà Lạt, Lâm Đồng Công ty tư vấn kiến trúc 11 Trần Đức Lộc Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng

12 Vũ Thị Nam Phương Đà Lạt, Lâm Đồng Sở Xây dựng 13 Tạ Hoàng Vân Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia 14 Ngô Quốc Hùng Tp. Hồ Chí Minh Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM, Viện nghiên cứu

Kiến trúc

15 Lê Duy Thanh Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội

16 Nguyễn Đức Hùng Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

17 Vũ Hòai Đức Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

18 Khuất Tân Hưng Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa lý luận và bảo tồn di sản

19 Nguyễn Hồng Thục Hà Nội Viện nghiên cứu Định cư

20 Nguyễn Quốc Tuân Hà Nội Đại học dân lập Phương Đông, Hà Nội

21 Nguyễn Mạnh Trí Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội, Khoa lý luận lịch sử kiến trúc

22 Đỗ Thị Thu Vân Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

23 Nguyễn Thành Long Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

24 Hoàng Thị Minh Ngọc

Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

25 Nguyễn Thị Thanh Hoa

Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

26 Vũ Tài Kiên Hà Nội Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

27 Trần Quốc Bảo Hà Nội Đại học Xây dựng Hà Nội 28 Lê Việt Hà Hà Nội Cổng thông tin Hội Kiến trúc sư Việt Nam : ashui.com

29 Nguyễn Trần Bắc Hà Nội Cổng thông tin Hội Kiến trúc sư Việt Nam : ashui.com

30 Vũ Vân Nga Hà Nội Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội 31 Phạm Thúy Loan Hà Nội Viện nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia

32 Labbé Danielle Montréal, Canađa Đại học tổng hợp Montréal, Trường Quy hoạch và Kiến trúc cảnh quan

33 Hinschberger Bénédicte

Hà Nội Chuyên gia tư vấn độc lập, thành viên W2 & associés

34 Nicolas Viste Paris, Pháp Kiến trúc sư tự do

35 Pakker Natacha Paris, Pháp Trường Chaillot/Phòng đào tạo Khoa Kiến trúc và Di sản

36 Musil Clément Paris, Pháp ; TP Hồ Chí Minh, VN

IPRAUS/ Đại học Kiến trúc Paris Belleville, Pháp

37 Sengaloun Thongsavath

Luang Prabang, Lào

Ngôi nhà di sản Luang Prabang

38 Phạm Tuấn Long Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

39 Lại Thị Thu Hà Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

40 Đặng Ngọc Tiến Hà Nội Ban quản lý Phố cổ Hà Nội

Page 29: Tải Kỷ yếu tọa đàm tại đây

IMV - Dự án hợp tác phát triển đô thị79 Bà TriệuHà Nội - Việt NamTel : +84 (0)4 39 44 56 71 / +84 (0)4 39 44 56 72Fax: +84 (0)4 39 44 56 73Web : imv-hanoi.com

PADDI - Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị 216 Nguyễn Đình Chiểu Quận 3 - Tp Hồ Chí Minh - Việt Nam Tel/fax : +84 (0)8 39 30 54 77 Mail : [email protected] : paddi.vn