30
 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIP PHN A – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIP I. Gi i thi u ch ung v Phân tích tài chính doan h ngh i p 1. Khái nim Phân tích tài chính là quá trình sdng các phương pháp phân tích khác nhau để đánh giá tình hình tài chính ca mt doanh nghip nhm phát hin ra nhng đim mnh, đim yếu trong quá trình hot động kinh doanh ca doanh nghip tđó đưa ra quyết định tài chính phù hp. 2. Mc đíc h c a p n tí ch tài chín h Đứng trên giác độ ngân hàng, phân tích tài chính nhm các mc tiêu chyếu sau: - Kim tra tính chính xác ca các sliu báo cáo tài chính; - Phân tích và đánh giá tình hì nh hot động và khnăng tài chính; - Đánh giá nhu cu vay nvà khnăng trnca khách hàng. Mc đích cui cùng: ra quyết định cho vay hoc tchi cho vay đối vi khách hàng 3. Tài li u sdn g ph ân t ích tài chính Tài liu sdng để phân tích tài chính chyếu tp trung vào các tài liu sau: - Bng cân đối kế toán - Báo cáo kết quhot động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyn tin t- Thuyết minh báo cáo tài chính - Các báo cáo và thông tin do khách hàng cung cp 4. Ni dung ph ân tích Phân tích tài chính doanh nghip tp trung vào mt sni dung sau: - Phân tích tng quát báo cáo tài chính doanh nghip - Phân tích tài chính thông qua các chstài chính đặc trưng - Phân tích dòng tin ca doanh nghip 5. Phương pháp và kthut phân tích Trong lý thuyết và thc tế có nhiu phương pháp và kthut phân tích tài chính doanh nghip khác nhau. Phương pháp và kthut cơ bn thường xuyên được sdng: - Phương pháp so sánh: + So sánh gi a doa nh ng hi p vi tru ng bình ngàn h; + So sánh gi a bn thân doanh ng hi p gi a ky vi kt rướ c: so sán h st ươ ng đối, so sánh stuyt đối; + So sá nh doa nh ngh i p v i mt doan h nghi p ti êu bi u tr ong ng ành. 1

Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 1/30

 

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHẦN A – PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I. Giới thiệu chung về Phân tích tài chính doanh nghiệp

1. Khái niệm

Phân tích tài chính là quá trình sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để đánh giátình hình tài chính của một doanh nghiệp nhằm phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu trongquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định tài chính phù hợp.

2. Mục đích của phân tích tài chính

Đứng trên giác độ ngân hàng, phân tích tài chính nhằm các mục tiêu chủ yếu sau:

- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu báo cáo tài chính;

- Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính;

- Đánh giá nhu cầu vay nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.

Mục đích cuối cùng: ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng

3. Tài liệu sử dụng phân tích tài chính

Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính chủ yếu tập trung vào các tài liệu sau:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

-

Các báo cáo và thông tin do khách hàng cung cấp4. Nội dung phân tích

Phân tích tài chính doanh nghiệp tập trung vào một số nội dung sau:

- Phân tích tổng quát báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Phân tích tài chính thông qua các chỉ số tài chính đặc trưng

- Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp

5. Phương pháp và kỹ thuật phân tích

Trong lý thuyết và thực tế có nhiều phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp

khác nhau. Phương pháp và kỹ thuật cơ bản thường xuyên được sử dụng:- Phương pháp so sánh:

+ So sánh giữa doanh nghiệp với trung bình ngành;

+ So sánh giữa bản thân doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước: so sánh số tươngđối, so sánh số tuyệt đối;

+ So sánh doanh nghiệp với một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành.

1

Page 2: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 2/30

 

- Phương pháp phân tích nhân tố: Xác định tính chất và mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố.

Để có thể đánh giá theo các phương pháp trên, thông thường người đánh giá sẽ phải sử dụngnhững kỹ thuật phân tích để tính toán được các số liệu, chỉ số để tiến hành đánh giá, so sánh phântích. Những kỹ thuật thường xuyên được sử dụng:

- Phân tích cơ cấu: là xác định tỷ trọng của từng khoản mục của báo cáo tài chínhtrong đó tất cả các khoản mục của bảng cân đối tài sản được so sánh với tổng giá trị tàisản và tất cả các khoản mục của báo cáo kết quả kinh doanh được so sánh với doanh thuròng.

- Phân tích xu hướng: là phương pháp phân tích xu hướng của chỉ số tài chính bằngcách so sánh chỉ số giữa các kỳ liên tiếp.

Các phương pháp, kỹ thuật phân tích thường không đứng độc lập mà mỗi phương pháp, kỹthuật đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho phương pháp kỹ thuật khác.

Các chỉ số, kết luận trong quá trình phân tích đều là kết quả từ các hoạt động kinh doanh tạimột thời điểm và địa điểm cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng các

 phương pháp, kỹ thuật phân tích cần phải xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnhhưởng gây méo mó kết quả phân tích:

-  Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;

-  Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: đầu tư, sáp nhập, chia tách …;

-  Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ;

- Thay đổi trong chính sách kế toán;

-  Những thay đổi bất thường khác.

Quá trình Phân tích tài chính có thể tóm tắt trong sơ đồ sau:

Tài liệu sử dụng:- Bảng cân đối kế toán- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Thuyết minh báo cáo tài chính- Báo cáo và tài liệu khác

 

Phương pháp phân tích:- So sánh- Phân tích nhân tốKỹ thuật phân tích:- Phân tích cơ cấu- Phân tích xu hướng

 

Nội dung phân tích:- Phân tích khái quátBCTC- Phân tích các chỉ số- Phân tích dòng tiền

 

Đánh giá:- Tính chính xác của báo cáotài chính- Tình hình hoạt động và tìnhhình tài chính- Nhu cầu vay vốn và khảnăng trả nợ 

 

Quyết định:- Cho vay- Hoặc từ chốicho vay

II. Nội dung Phân tích tài chính doanh nghiệp

1. Phân tích tổng quát báo cáo tài chính

Để thực hiện phân tích tổng quát báo cáo tài chính, người phân tích sử dụng kết hợp các phương pháp và kỹ thuật phân tích nhằm đưa ra đánh giá tổng quát tình hình tài chính doanhnghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính.

1.1. Phân tích Phần Tài sản – Bảng cân đối kế toán

Trước khi tiến hành phân tích, người phân tích thực hiện lập bảng tăng trưởng, tỷ trọng củaPhần tài sản – Bảng cân đối kế toán như ví dụ sau:

Ví dụ 1: Bảng tăng trưởng, tỷ trọng phần Tài sản

2

Page 3: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 3/30

 

  Chỉ tiêu Năm 2006 2007 09/2008Tỷ trọng Tăng trưởng

2006 2007 09/2008 2007 09/2

3

Page 4: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 4/30

 

TÀI SẢN  

A Tài sản ngắn hạn 114.885 211.466 264.67788,85

%90,56

%93,15% 84,07% 25,1

ITiền và các khoản tương đương tiền

8.081 10.903 16.052 6,25% 4,67% 5,65% 34,93% 47,2

1 Tiền

 

5.625 6.356 10.366 4,35% 2,72% 3,65% 13,00% 63,

2 Các khoản tương đương tiền 2.456 4.548 5.686 1,95% 25,

IICác khoản đầu tư tài chínhngắn hạn

0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,0

IIICác khoản phải thu ngắnhạn

32.655 75.846 103.095 25,26% 32,48% 36,28% 132,27% 35,9

1 Phải thu khách hàng 32.655 42.545 52.545 25,26% 18,22% 22,50% 30,29% 23,

2 Trả trước cho người bán 0 33.300 50.550 0,00% 14,26% 21,65% 0,00% 51,

IV   Hàng tồn kho 65.579 101.791 110.665 50,72% 43,59% 38,95% 55,22% 8,7

1 Hàng mua đang đi trên đường 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,

2 Nguyên vật liệu tồn kho 52.312 68.646 72.654 40,46% 31,22% 5,

3 Chi phí sản xuất dở dang 4.255 3.499 5.356 3,29% -17,76% 53,

4 Thành phẩm tồn kho 9.012 29.647 32.656 6,97% 228,95% 10,

5Dự phòng giảm giá hàng tồnkho

0 0 0 0,00% 0,00% 0,

V Tài sản ngắn hạn khác 8.571 22.926 34.864 6,63% 9,82% 12,27% 167,50% 52,0

1 Tạm ứng 113 7.570 12.538 0,09% 6626,38% 65,

2 Thuế GTGT được khấu trừ 8.458 15.356 22.326 6,58% 9,56% 81,56% 45,

B Tài sản dài hạn 14.412 22.048 19.460 11,15% 9,44% 6,85% 52,98%11,7

I Tài sản cố định 14.412 22.048 19.460 11,15% 9,44% 6,85% 52,98%11,7

1 Tài sản cố định hữu hình 12.391 20.302 17.922 9,58% 8,69% 6,31% 63,85%11,

- Nguyên giá 15.365 26.450 26.450 11,88% 11,33% 9,31% 72,15% 0,

- Giá trị hao mòn lũy kế (2.974) (6.148) (8.529) -2,30% -2,63% -3,00% 106,73% 38,

2 Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,

- Nguyên giá 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,

- Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,

3 Tài sản cố định vô hình 2.021 1.745 1.539 1,56% 0,75% 0,54% -13,64%11,

- Nguyên giá 2.297 2.297 2.297 1,78% 0,98% 0,81% 0,00% 0,- Giá trị hao mòn lũy kế (276) (551) (758) -0,21% -0,24% -0,27% 100,00% 37,

Tổng cộng tài sản 129.297 233.513 284.137 100% 100% 100% 80,60% 21,6

 Nhận xét tổng quát về:

- Tình hình tăng/ giảm tài sản, tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn;

- Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn trong tổng tài sản.

4

Page 5: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 5/30

 

Trong Phần tài sản của Bảng cân đối kế toán có rất nhiều khoản mục, nhưng khi phân tíchngười phân tích chủ yếu tập trung vào một số khoản mục quan trọng sau:

a. Phân tích các khoản phải thu

Các khoản phải thu là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Cáckhoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhàcung cấp) chiếm dụng, vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.

Quy mô tính chất các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (vídụ kinh doanh bán lẻ phải thu sẽ thấp, bán buôn phải thu cao hơn….), phụ thuộc vào từng doanhnghiệp khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm thị phầnhay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn).

 Nội dung mà người phân tích quan tâm trong khi phân tích các khoản phải thu là:

- Tăng/ giảm các khoản phải thu: số tuyệt đối, số tương đối?

- Chất lượng các phải thu của doanh nghiệp như thế nào?

- Có khoản phải thu khó đòi, chờ xử lý hay không, giá trị của các khoản phải thu

này như thế nào, chiếm tỷ trọng bao nhiêu?- Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi có đủ không?

Thông thường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng mở rộng, quy mô các khoản phảithu càng tăng lên và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ tiêu này chúng ta dùng tỷ sốvòng quay các khoản phải thu. Nếu quy mô các khoản phải thu tăng lên nhưng vòng quay cáckhoản phải thu vẫn như cũ hoặc tăng lên thì số ngày phải thu sẽ giảm xuống chứng tỏ tình hìnhquản lý công nợ tốt, sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng hơn.

 Ngược lại nếu doanh nghiệp có quy mô các khoản phải thu tăng trong khi doanh thu, quy môkinh doanh không tăng, thì như vậy tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến đổi hoặccó những thay đổi trong chính sách bán hàng. Trong trường hợp này cần làm việc với doanh

nghiệp để xác định bản chất các khoản công nợ này, nguyên nhân và cách khắc phục.Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:

- Chính sách bán hàng, mạng lưới phân phối;

- Cơ cấu các khoản phải thu (làm rõ phải thu khách hàng, trả trước cho khách hànghay phải thu khác);

- Danh sách khách hàng nợ chính;

- Doanh số phát sinh nợ-có tài khoản phải thu khách hàng;

- Chi tiết doanh số phát sinh nợ - có phải thu khách hàng lớn;

- Tuổi nợ các khoản phải thu (nếu là nợ gối đầu sẽ khó xác định);- Các khoản nợ quá hạn, thời gian quá hạn, lý do quá hạn, xử lý của doanh nghiệp(trích DPRR, khởi kiện ...);

- Danh sách người bán trả tiền trước, chi tiết doanh số phát sinh nợ - có người bántrả trước;

- Các hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp và người bán, xác định ràng buộc tráchnhiệm của người mua - người bán về các khoản trả trước.

5

Page 6: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 6/30

 

b. Phân tích hàng tồn kho

Cũng như các khoản phải thu, các chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tìnhhình kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước khi phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho cần chú ý đến:

- Yếu tố mùa vụ trong hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh có những thời điểm

doanh nghiệp phải chuẩn bị số lượng lớn hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sắp tới nhưdoanh nghiệp tập trung nguồn thực phẩm để bán trước tết, doanh nghiệp sản xuất quạt,điều hoà bán cho mùa hè, doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất dụng cụ học tập bán cho họcsinh nhập học …

- Khả năng ẩn dấu kết quả kinh doanh kém vào hàng tồn kho: Hàng tồn kho kém phẩm chất, lỗi thời không tiêu thụ được …

- Chu kỳ kinh doanh của ngành nghề, sản phẩm …

 Nội dung mà người phân tích quan tâm trong khi phân tích hàng tồn kho là:

- Tăng/ giảm hàng tồn kho: về số tuyệt đối, số tương đối;

- Tỷ trọng của hàng tồn kho trong Tài sản ngắn hạn;- Mức độ chính xác của việc định giá hàng tồn kho;

- Số lượng và giá trị hàng hỏng, kém phẩm chất, không thể sử dụng trong hàng tồnkho;

- Vòng quay hàng tồn kho.

Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:

- Cơ cấu hàng tồn kho: nguyên vật liệu, công cụ/ dụng cụ, hàng hoá thành phẩmtheo số lượng, giá trị;

- Doanh số nhập - xuất hàng tồn kho, chi tiết phát sinh nợ - có từng loại hàng tồnkho lớn theo giá trị, số lượng: phát sinh nợ tồn kho nguyên vật liệu phản ánh chính sáchduy trì tồn kho, phát sinh có tồn kho nguyên vật liệu phản ánh khả năng sản xuất, phátsinh có tồn kho thành phẩm phản ánh khả năng tiêu thụ hàng;

- Phần mềm theo dõi hàng tồn kho, cách thức quản lý hàng tồn kho của doanhnghiệp, chính sách duy trì hàng tồn kho;

- Điều kiện kho bãi, chất lượng hàng tồn kho.

c. Phân tích Tài sản cố định

Một số câu hỏi đặt ra khi phân tích tài sản cố định:- Tăng/ giảm tài sản cố định: số tuyệt đối, số tương đối;

- Sự phù hợp của tỷ trọng tài sản cố định /tổng tài sản với loại hình kinh doanh, quymô hoạt động…;

- Chất lượng của TSCĐ, công suất hoạt động, tính chất TSCĐ (bất động sản, máymóc thiết bị …);

6

Page 7: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 7/30

 

- Phân tích TSCĐ theo tính chất nguồn vốn hình thành TSCĐ: TSCĐ hình thành từvốn tự có và TSCĐ hình thành từ vốn vay;

- Giá trị, tỷ trọng tài sản vô hình;

- Sự phù hợp giữa tiến độ đầu tư của doanh nghiệp với TSCĐ đầu tư dở dang, mứcđộ sẵn sàng của nguồn vốn thực hiện đầu tư TSCĐ….;

- Xem xét lý do tăng/giảm TSCĐ (do mở rộng sản xuất, do chuyển từ kinh doanhTM sang sản xuất ….), ảnh hưởng của việc tăng/giảm TSCĐ đến hoạt động của doanhnghiệp;

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Sự chính xác đầy đủ củaviệc khấu hao TSCĐ.

Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:

- Chi tiết TSCĐ: Máy móc thiết bị, đất đai …

- TSCĐ đầu tư dở dang.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định.

d. Phân tích Đầu tư dài hạn

Một số câu hỏi đặt ra khi phân tích đầu tư dài hạn:

- Tăng/ giảm Đầu tư dài hạn: Số tuyệt đối, số tương đối;

- Xem xét hiệu quả các khoản đầu tư dài hạn, ảnh hưởng của việc đầu tư dài hạnđối với hoạt động của công ty;

- Tính chính xác của việc đánh giá các khoản đầu tư tài chính;

- Hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết (nếu có).

Để phân tích các vấn đề trên, cán bộ đề nghị cung cấp các số liệu, thông tin sau:

- Danh mục đầu tư dài hạn của doanh nghiệp

- Danh sách các công ty con, công ty liên doanh, liên kết.

1.2. Phân tích Phần Nguồn vốn – Bảng cân đối kế toán

Trước khi tiến hành phân tích, người phân tích thực hiện lập bảng tăng trưởng, tỷ trọng củaPhần Nguồn vốn - Bảng cân đối kế toán:

Ví dụ 2: Bảng tăng trưởng, tỷ trọng phần Nguồn vốn

 Chỉ tiêu

Năm2006 2007 09/2008

Tỷ trọng Tăng trưởng

2006 2007 09/2008 2007 09/2008

  NGUỒN VỐN  

A Nợ phải trả

 

101.930 92.604 155.640 78,83% 39,66% 54,78% -9,15% 68,07%

  I. Nợ ngắn hạn 101.930 92.604 155.640 78,83% 39,66% 54,78% -9,15% 68,07%

1 Vay và nợ ngắn hạn 18.621 42.546 120.000 14,40% 18,22% 42,23% 128,48% 182,05%

2 Phải trả người bán 58.347 30.356 35.640 45,13% 13,00% 12,54% -47,97% 17,41%

3 Người mua trả tiền trước 16.452 7.559 0 12,72% 3,24% 0,00% -54,06% 0,00%

7

Page 8: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 8/30

 

4Thuế và các khoản phảinộp Nhà nước

7.584 5.891 0 5,87% 2,52% 0,00% -22,32% 0,00%

5 Phải trả người lao động 925 420 0 0,72% 0,18% 0,00% -54,62% 0,00%

6 Chi phí phải trả 0 2.567 0 0,00% 1,10% 0,00% 0,00% 0,00%

7Các khoản phải trả, phảinộp ngắn hạn khác

0 3.265 0 0,00% 1,40% 0,00% 0,00% 0,00%

10 Dự phòng phải trả ngắnhạn 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%

II. Nợ dài hạn 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00%

B Nguồn vốn chủ sở hữu 27.367 140.908 128.497 21,17% 60,34% 45,22% 414,89% -8,81%

  I Vốn chủ sở hữu 27.367 140.908 128.497 21,17% 60,34% 45,22% 414,89% -8,81%

1Vốn đầu tư của chủ sở hữu

3.000 105.000 105.000 21,17% 44,97% 36,95% 414,89% 0,00%

2Lợi nhuận sau thuế chưa

 phân phối12.395 17.846 23.497 0,00% 7,64% 8,27% 0,00% 31,67%

3 Vốn khác của chủ sở hữu 11.972 18.063 0 - 0,00%

 II   Nguồn kinh phí, quỹ khác

0 0 0 9,26% 0,00% 0,00% 50,88% 0,00%

Tổng cộng nguồn vốn 129.297 233.513 284.137 100% 100% 100% 80,60% 21,68%

 Nhận xét tổng quát về:

- Tình hình tăng/ giảm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

- Tỷ trọng của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.

Trong Phần Nguồn vốn của báo cáo tài chính có rất nhiều khoản mục, nhưng khi phân tíchngười phân tích chủ yếu tập trung vào một số khoản mục quan trọng sau:

a. Phân tích nợ ngắn hạn

Doanh nghiệp thường có xu hướng cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn duy trìuy tín đối với nhà cung cấp.

Một số câu hỏi đặt ra khi phân tích nợ ngắn hạn:

- Tăng/ giảm nợ ngắn hạn: số tương đối, số tuyệt đối;

- Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả;

- Cơ cấu các khoản phải trả: phải trả người bán/ người mua trả tiền trước/phải trảkhác;

- Các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn (nếu có);

- Uy tín của doanh nghiệp với nhà cung cấp trong việc thanh toán.

Các số liệu, thông tin cần thu thập:

- Danh sách các người mua hàng lớn mà doanh nghiệp đang nợ;

- Sao kê chi tiết tài khoản phải trả người bán của các khoản phải trả lớn, người bántruyền thống;

- Danh mục các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (nợ ngân hàng, nợ khác);

8

Page 9: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 9/30

 

- Tuổi nợ các khoản nợ ngắn hạn (một số khoản phải trả lớn, nếu là phải trả gối đầuthì khó xác định).

 b. Phân tích nợ dài hạn

Một số câu hỏi đặt ra khi phân tích nợ dài hạn:

- Tăng/ giảm nợ dài hạn: số tuyệt đối, số tương đối.

- Tỷ trọng các khoản nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả.

- Các khoản nợ dài hạn đến thời hạn thanh toán.

- Các khoản nợ dài hạn quá hạn (nếu có).

- Tình hình sử dụng nợ vay dài hạn của doanh nghiệp (nợ ngân hàng, nợ khác).

- Uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng trong việc vay nợ.

Các số liệu, thông tin cần thu thập:

- Danh mục khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp.

- Danh sách các ngân hàng mà doanh nghiệp đang vay.

- Tình hình vay nợ dài hạn của doanh nghiệp đối với các ngân hàng.

- Tra cứu thông tin CIC của doanh nghiệp.

c. Phân tích vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là một số liệu quan trọng phản ảnh khả năng tự chủ tài chính của doanhnghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ, vốn góp kinh doanh, lợi nhuận giữ lại, các quỹ vàvốn góp khác.

Để xác định thực chất vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cần xác định các vấn đề sau:

- Tăng/ giảm vốn chủ sở hữu: số tuyệt đối, số tương đối;

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn;

- Bản chất của các phần góp vốn kinh doanh, vốn góp khác;

- Tính hợp lý của lợi nhuận giữ lại so với lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết quảkinh doanh;

- Thời gian sử dụng các quỹ. Sự ảnh hưởng của việc không được sử dụng quỹ lâudài hoăc không được sử dụng các quỹ vào hoạt động kinh doanh.của doanh nghiệp;

- Tỷ lệ tham gia thật của vốn chủ sở hữu (đối chiếu với bản chất các khoản nợ trongnợ phải trả).

Các số liệu, thông tin cần thu thập:- Tra cứu thông tin CIC của các thành viên góp vốn, các thông tin vay nợ cá nhâncủa các thành viên;

- Vốn điều lệ công ty đã góp, hình thức góp (tiền mặt hay tài sản cố định …);

- Kế hoạch sử dụng các quỹ;

- Kế hoạch tăng vốn trong tương lai.

1.3. Phân tích cân đối tài chính của doanh nghiệp

9

Page 10: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 10/30

 

Việc mất cân đối tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán cáckhoản nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề này rất hay xảy ra đặc biệt với các công ty lớn, cáccông ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản. Cân đối tài chính củadoanh nghiệp thể hiện qua công thức:

- Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn – TSCĐ ≥0: Không mất cân đối tài chính

- Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn – TSCĐ < 0: Mất cân đối tài chính

Đối với công ty bị mất cân đối tài chính, cần phải làm rõ các vấn đề sau:

- Lý do mất cân đối tài chính: Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hạch toánvào phần nợ ngắn hạn; Công ty có khoản nợ hạch toán ngắn hạn nhưng thực chất có thểsử dụng dài hạn; Công ty đầu tư dàn trải, dự trù vốn không tốt, quản lý dự án không tốtnên vốn đầu tư vượt quá dự kiến phải sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư …

-  Nguồn vốn ngắn hạn Công ty sử dụng để đầu tư tài sản là nguồn vốn gì: nếu vayngân hàng thì đây là dấu hiệu Công ty sử dụng vốn sai mục đích. Nếu nguồn phải trả thìcụ thể chiếm dụng của đối tác nào, khi nào sẽ phải trả nguồn vốn đó.

- Công ty xử lý khoản mất cân đối đó như thế nào. Biện pháp xử lý của Công ty có

hợp lý không, khi nào sẽ xử lý xong.1.4. Phân tích doanh thu chi phí, lợi nhuận

Trước khi tiến hành phân tích, người phân tích thực hiện lập bảng tăng trưởng, tỷ trọng củaBáo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Ví dụ 2: Bảng tăng trưởng Doanh thu, chi phí, lợi nhuận:

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 9/2008

So sánh

Tuyệt đối Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

186.400

202.457

392.357 16.057 9 189.900 94

2. Các khoản giảm trừ  0 0 0 0 0 - 0

3. Doanh thu thuần186.40

0202.45

7392.357 16.057 9 189.900 94

4. Giá vốn hàng bán142.54

698.917 264.827 (43.629) (31) 165.910 168

5. Lợi nhuận gộp 43.854103.54

0127.530 59.686 136 23.990 23

6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0 - 0

7. Chi phí từ hoạt động tài chính

1.780 5.292 15.795 3.512 197 10.503 198

- Chi phí lãi vay 1.780 5.292 15.795 3.512 197 10.503 198

8. Chi phí bán hàng  0 0 0 0 0 - 09. Chi phí quản lý doanh

nghiệp34.545 89.789 103.885 55.243 160 14.097 16

10

Page 11: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 11/30

 

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

7.529 8.459 7.850 931 12 (610) (7)

11. Các khoản thu nhậpkhác

0 0 0 0 0 - 0

12. Chi phí khác 0 0 0 0 0 - 013. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 - 0

14. Tổng lợi nhuậntrướcthuế 

7.529 8.459 7.850 931 12 (610) (7)

15. Chi phí thuế TNDNhiện hành

2.108 2.369 2.198 261 12 (171) (7)

16. Chi phí thuế TNDNhoãn lại

0 0 0 0 0 - 0

17. Lợi nhuận sau thuế  5.421 6.091 5.652 670 12 (439) (7)

Các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận phản ánh hiệu quả hoạt động của Công ty. Cácvấn đề cần thiết khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

a. Doanh thu

- Tăng/ giảm từng loại doanh thu: số tương đối, số tuyệt đối, lý do tăng/giảm, phântích bản chất của việc tăng giảm đột biến;

- Cơ cấu doanh thu của từng khoản doanh thu;

- Tỷ trọng thu nhập của các hoạt động kinh doanh;

- Kiểm tra chi tiết khoản thu nhập bất thường;

- Phân tích hoạt động thực tế của doanh nghiệp so với số liệu phản ánh trên báo cáothuế.

b. Chi phí  

- Tăng/ giảm từng loại chi phí: số tương đối, số tuyệt đối, lý do tăng/giảm, phân tích bản chất của việc tăng giảm đột biến.

- Tỷ trọng của các khoản chi phí.

- Việc hạch toán chi phí ứng trước và chi phí chờ phân bổ.

- Tính hợp lý, đầy đủ của việc phân bổ chi phí.

c. Lợi nhuận

- Tăng/ giảm lợi nhuận: số tương đối, số tuyệt đối,

Lợi nhuận là mục tiêu tối thượng của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp, chỉ tiêu được đánh giá làtrọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính. Do đó lợi nhuận cũng là đối tượng để cácnhà kế toán, quản trị tài chính của doanh nghiệp có những kế hoạch, chính sách đặc biệt để cónhững số liệu khác nhau tùy vào từng mục đích. Vấn đề ở đây đối với cán bộ ngân hàng là xácđịnh xem mức độ chính xác của báo cáo thuế và báo cáo điều hành của doanh nghiệp.

Lưu ý:

 Một số thủ thuật doanh nghiệp thường làm để ghi giảm lợi nhuận như sau:

11

Page 12: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 12/30

 

- Ghi giảm doanh thu:

+ Công ty có thể thành lập ra một vài công ty con để ghi giảm doanh thu;

+ Xuất hoá đơn thẳng từ người bán hàng cho người mua hàng, thường các doanhnghiệp nhập khẩu uỷ thác áp dụng cách này;

+ Công ty có thể bán lẻ hàng nên không xuất hoá đơn đầu ra. Trong trường hợp này

 phải xác định sự hợp lý giữa giá đầu vào với giá đầu ra. Nếu đầu vào cũng mua khôngcần xuất hoá đơn thì việc ghi giảm doanh thu của doanh nghiệp là dễ dàng. Tuy nhiênnếu đầu vào nhập khẩu hoặc mua trong nước phải xuất hoá đơn thì đầu ra tối thiếucũng phải bằng giá vốn nhập vào.

- Ghi tăng chi phí:

+ Ghi tăng giá vốn hàng bán: trường hợp này có thể chỉ thực hiện được đối với cáccông ty đầu vào cũng là công ty cùng chủ sở hữu.

+ Ghi tăng các chi phí lương, quản lý, khấu hao cơ bản.

+ Hạch toán phần vốn do chủ sở hữu góp vào vốn vay để ghi tăng chi phí lãi vay.

+ Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá, nguyên vật liệuđang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO(nhập sau xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán thấp đi. Nếu giá hàng hoá NVLđang có xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhập trướcxuất trước) để làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán.

+ Ghi giảm giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để tăng chi phí đã kết chuyểntrong kỳ, từ đó ghi tăng chi phí được hạch toán.

+ Không ghi nhận những khoản tổn thất trong kinh doanh đã được xử lý, ghi tăngnhững khoản tổn thất trong kinh doanh để hạch toán vào chi phí trong tài khoản thiếuchờ xử lý.

 Một số thủ thuật doanh nghiệp thường làm để ghi tăng lợi nhuận như sau:

- Thoả thuận với các công ty bán hàng về việc xuất hàng với giá thấp hơn thực tế đểghi giảm giá vốn.

- Ghi tăng giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển để giảm chi phí đã kết chuyểntrong kỳ, từ đó giảm chi phí được hạch toán.

- Dấu những khoản tổn thất trong kinh doanh, chưa hạch toán vào chi phí trong tàikhoản thiếu chờ xử lý.

- Ẩn dấu những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào giá trị các tài khoản hàngtồn kho (hạch toán vào chi phí kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm) để làm giảm chi phí

thực hạch toán trong giá vốn hàng bán.- Hạch toán thấp chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, các khoản chi phítài chính.

- Thay đổi phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nếu giá hàng hoá, nguyên vật liệuđang có xu hướng tăng lên, Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp hạch toán FIFO (nhậptrước xuất trước) để chênh lệch giá mua – giá bán cao hơn. Nếu giá hàng hoá NVL đangcó xu hướng giảm đi thì sẽ sử dụng phương pháp hạch toán LIFO (nhập sau xuất trước)để làm tăng chênh lệch giá mua – giá bán.

12

Page 13: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 13/30

 

2. Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản

Trước khi phân tích, người phân tích có thể lập bảng về các chỉ số tài chính cơ bản theo nhưví dụ sau:

Khoản mụcNăm2006

Năm2007

9/2008Doanh

nghiệp cạnh

tranh (2007)

Bìnhquân

ngànhNhóm chỉ tiêu thanh khoảnKhả năng thanh toán ngắn hạn 1,13 2,28 1,7 1,6 1,2

Khả năng thanh toán nhanh 0,4 0,94 0,77 0,4 0,6

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu 2,64 3,73 4,39 4,2 3,0

Vòng quay hàng tồn kho 3,17 1,18 2,49 3,1 2,5

Vòng quay vốn lưu động 1,62 0,96 1,48 1,2 1,4

Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ 21,2% 60,3% 45,2% 42% 40%

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Biên lợi nhuận ròng 2,91% 3,01% 1,44% 1,4% 3,2%ROA 4,19% 2,61% 1,99% 2,4% 3,5%

ROE 19,81% 4,32% 4,4% 14,2% 9,0%

2.1. Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụngđể đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

a. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Công thức

Khả năng thanh toánngắn hạn (lần)

=Tài sản ngắn hạn

 Nợ ngắn hạn

- Tài sản ngắn hạn (TSNH) là tài sản có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1 năm, khôngtính hàng tồn kho mất phẩm chất, các khoản phải thu khó đòi.

-  Nợ ngắn hạn: khoản nợ có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1 năm.

Ý nghĩa: Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy việc đảm bảo của TSNHđối với Nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn thường giao động trong khoảng từ 1 – 2. Ví dụ vềkhả năng thanh toán ngắn hạn trung bình của một số ngành tại Việt Nam (theo kết quảđiều tra của Ernst and Young):

- Chế biến thực phẩm: 1,1 – 1,3

- Thương mại, dịch vụ: 1.2 – 1,5

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 1,0 – 1,2

- Xây dựng: 1,0 – 1,2

13

Page 14: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 14/30

 

Đánh giá

 Nếu Khả năng thanh toán ngắn hạn <1 tức là TSNH < Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sảnngắn hạn sẵn có nhỏ hơn nhu cầu ngắn hạn, vì thế Công ty có khả năng không trả hết cáckhoản nợ ngắn hạn đúng hạn. Ngoài ra, do TSNH < Nợ ngắn hạn nên TSDH > Nợ dài hạn +Vốn CSH, và như vậy Công ty đang phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tài sản dàihạn, đang bị mất cân đối tài chính.

 Nếu Khả năng thanh toán ngắn hạn >1 tức là TSNH > Nợ ngắn hạn, lúc này các tài sảnngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Công ty làlành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn. Và, TSNH > Nợ ngắn hạn nên TSDH < Nợ dài hạn +Vốn CSH, và như vậy các nguồn vốn dài hạn của Công ty không những đủ mà còn dư để tàitrợ cho TSDH. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao thì có thể xảy ra khả năng doanh nghiệp quảnlý tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả (đầu tư quá nhiều về tài sản ngắn hạn, quá nhiều tiền mặtnhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi…). Vì vậy, để đánh giá chính xác cần căn cứ vào giátrị trung bình ngành và tỷ số của những năm trước.

 b. Khả năng thanh toán nhanh

Công thức

Khả năng thanh toánnhanh (lần)

=TSNH – Hàng tồn kho

 Nợ ngắn hạn

- Trong các khoản phải thu không tính nợ phải thu khó đòi.

Ý nghĩa: Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).

Theo kinh nghiệm, khả năng thanh toán nhanh thông thường giao động trongkhoản 0,5 – 1,0. Ví dụ về khả năng thanh toán nhanh trung bình của một số ngành tại Việt

 Nam (theo kết quả điều tra của Ernst and Young):- Chế biến thực phẩm: 0,5 – 0,8

- Thương mại, dịch vụ: 0.8 – 1,2

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 0,4 – 0,6

- Xây dựng: 0,5 – 0,7

Đánh giá

Hàng tồn kho thông thường có tính thanh khoản kém nhất trong các tài sản ngắn hạn vàkho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các khoản mục TSNH

khác do vậy việc tính toán tỷ số thanh toán nhanh loại bỏ hàng tồn kho. Nếu khả năng thanh toán nhanh thấp, chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh

nghiệp kém. Nếu khả năng thanh toán nhanh quá cao thì cũng cần phải xem xét việc quản lývốn lưu động của doanh nghiệp, vì khả năng thanh toán nhanh quá cao có thể ảnh hưởng tớikhả năng sinh lời của công ty.

Tuy nhiên, việc phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh chỉmang tính thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của Côngty, vì thế các tỷ số này phải được xem xét liên tục và phải xác định nguyên nhân gây ra kết

14

Page 15: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 15/30

 

quả đó như từ hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế, yếu kém trong tổ chức, quản lý củadoanh nghiệp, các nguyên nhân, yếu tố trên mang tính tạm thời hay dài hạn, khả năng khắc phục của doanh nghiệp, biện pháp khắc phục.

2.2.  Nhóm 2: Nhóm các chỉ tiêu hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sửdụng tài nguyên, nguồn lực của DN.

a. Vòng quay các khoản phải thu

Công thức:

Vòng quay các khoản phải thu (vòng)

=Doanh thu thuần

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

Ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh chất lượng của các khoản nợ  phải thu và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề lĩnh vực doanhnghiệp hoạt động. Ví dụ về vòng quay các khoản phải thu trung bình của một số ngành tạiViệt Nam (theo kết quả điều tra của Ernst and Young):

- Chế biến thực phẩm: 6 – 8,5

- Thương mại, dịch vụ: 5 – 7

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 2,0 – 2,5

- Xây dựng: 3 – 4

Đánh giá:

Vòng quay các khoản phải thu của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

vòng đời sản phẩm, chính sách bán hàng của doanh nghiệp … Nếu vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ khả năng thu hồi nợ chậm, việc thu hồi

công nợ của doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.

 Nếu vòng quay các khoản phải thu lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng nhanh, việc thuhồi công nợ của doanh nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp sẽ hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng. Tuynhiên, vòng quay các khoản phải thu quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc,thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ngay chưa chắc đã tốt vì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh vàmở rộng thị phần của công ty.

Để có thể đánh giá chính xác về vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp, thì cần phải có một số thông tin sau:

- Vòng đời của sản phẩm đã đến thời kỳ bão hoà, suy thoái.

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Chính sách bán hàng của doanh nghiệp là bán hàng thu tiền ngay hay bán hàng trảchậm.

b. Vòng quay hàng tồn kho

Công thức:

15

Page 16: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 16/30

 

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) =Giá vốn hàng bán

Tồn kho bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳnhất định.

Vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề lĩnh vực doanhnghiệp hoạt động. Ví dụ về vòng quay hàng tồn kho trung bình của một số ngành tại Việt Nam (theo kết quả điều tra của Ernst and Young):

- Chế biến thực phẩm: 5 – 7

- Thương mại, dịch vụ: 6 – 9

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 2,0 – 2,5

- Xây dựng: 2 – 3

Đánh giá:

Số vòng quay hàng tồn kho lớn, thời gian tồn kho ngắn không chỉ thể hiện doanh nghiệpđang tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho thấy tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm củacông ty đang thuận lợi. Tuy nhiên nếu vòng quay quá cao so với mức bình quân của ngànhcũng như trong thời gian hoạt động vừa qua của công ty, thì cần xem xét lại khâu cung cấp,dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm dự trữ để đảm bảo luôn trữ đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuấtcung như nhu cầu nhập hàng của bạn hàng, đặc biệt với các khách hàng xuất khẩu, các côngty thực hiện đơn hàng gia công với nước ngoài.

 Nếu lượng hàng tồn kho lớn, vòng quay hàng tồn kho giảm, thời gian luân chuyển kéo dàithì doanh nghiệp bị ứ đọng vốn. Để có thể kết luận kết luận về tình hình dự trữ hàng tồn khothì cần kết hợp xem xét với các yếu tố:

-

Xem xét tính mùa vụ trong kinh doanh- Các nhóm sản phẩm, vật liệu tồn kho đang tăng

- Doanh thu bán loại hàng đang có xu hướng tồn kho lớn

- Tình hình cung ứng, tiêu thụ, giá cả của mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủcạnh tranh, giá cả, chất lượng sản phẩm thay thế, thị hiếu tiêu dùng

- Chính sách tồn kho: Do giá cả đang có xu hướng tăng nên doanh nghiệp tích trữhàng, chuyển từ phương thức kinh doanh bán sang tay sang đầu cơ tích trữ

- Do hoạt động kinh doanh được mở rộng

- Do chuyển đổi từ kinh doanh sang sản xuất

- Do thay đổi công nghệ sản xuất

c. Vòng quay vốn lưu động

Công thức:

Vòng quay vốn lưu động (vòng) =Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân

16

Page 17: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 17/30

 

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ đemlại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.

Vòng quay vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề lĩnh vực doanhnghiệp hoạt động. Ví dụ về vòng quay vốn lưu động trung bình của một số ngành tại Việt Nam: (theo kết quả điều tra của Ernst and Young):

-

Chế biến thực phẩm: 3 – 4- Thương mại, dịch vụ: 2,5 – 3,5

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 1,2 – 1,5

- Xây dựng: 1,2 – 2

Đánh giá:

Vòng quay vốn lưu động quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luânchuyển hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp.

Vòng quay Vốn lưu động cao chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyểnhàng hóa cao, vốn luân chuyển nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao.

Khi xem xét vòng quay vốn lưu động của 1 doanh nghiệp, cần so sánh với mức bình quânchung của ngành cũng như các chính sách bán hàng, tiêu thụ hàng của doanh nghiệp để kếtluận chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là ở mức bình thường, tốt hay không tốt. Đặc biệt,đối với mặt hàng kinh doanh có tính thời điểm, mùa vụ cao thì việc xác định chính xác vòngquay vòng quay vốn lưu động để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn cần phải dựavào các hợp đồng mua bán hàng hoá, thời gian tồn kho thực tế của khách hàng.

d. Hiệu quả sử dụng tài sản

Công thức:

Hiệu quả sử dụng tài sản (lần) =Doanh thu thuần

Tổng tài sản

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của tổng tài sản. Chỉ tiêu nàycho biết mỗi đơn vị tài sản có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.

Hiệu quả sử dụng tài sản có thể chấp nhận thường > 1,3, riêng ngành xây dựng cơ  bản thấp hơn khoảng từ 0,8 - 1.

Đánh giá: Thông thường hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì càng tốt và hiệu quảsử dụng tài sản thấp là xấu. Tuy nhiên nếu trường hợp hiệu quả sử dụng tài sản thấp thì

cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, ví dụ doanh nghiệp có tài sản cố định mới đưa vào sản xuất,công suất còn thấp.

2.3.  Nhóm 3: Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn: Phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanhnghiệp, thể hiện mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.

a. Khả năng tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ 

Công thức:

17

Page 18: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 18/30

 

Hệ số tự tài trợ (%) =Vốn chủ sở hữu

x 100%Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa: Phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ về hệ số tự tài trợ trung bình của một số ngành tại Việt Nam: (theo kết quảđiều tra của Ernst and Young):

- Chế biến thực phẩm: 35% – 45%

- Thương mại, dịch vụ: 40% – 50%

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 20% – 30%

- Xây dựng: 20% - 25%

Đánh giá:

 Nếu hệ số tự tài trợ thấp thì có nghĩa là khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ vốn chủ sở hữu thấp. Chi phí lãi vay và áp lực thanh toán nợ gốc cao sẽ buộc ngân hàng phải luôn theo

dõi tình hình thu hồi nợ vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số tự tài trợ cao chứng tỏ doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính, độ rủi ro tài

chính của doanh nghiệp thấp. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thìdoanh nghiệp ít bị tác động hơn. Chi phí lãi vay của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp cũngđược tin cậy hơn khi đi tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Nhưng nếu hệ số tài trợ quá cao thìhệ số đòn bẩy tài chính thấp, điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp không tận dụng đượcnguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

2.4.  Nhóm 4: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất – kinh doanh củaDN. Khả năng sinh lời của người vay quyết định khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng.

a. Biên lợi nhuận ròng (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu):

Công thức:

Biên lợi nhuận ròng (%) =Lợi nhuận sau thuế

x 100%Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợinhuận

Chỉ số chấp nhận đối với ngành nông lâm ngư nghiệp thường > 3%, ngành đầu tưvà xây dựng cơ bản, chỉ số chấp nhận > 6%, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng > 5%,

thương mại – dịch vụ > 6%. Đánh giá:

Thông thường Biên lợi nhuận ròng càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp và ngược lại.Muốn đánh giá được Biên lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp là cao hay thấp thì so sánhBiên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp với trung bình ngành. Ngoài ra, để có thể đánh giá mộtcách chính xác chỉ tiêu biên lợi nhuận ròng, người phân tích có thể kết hợp với phương pháp phân tích xu hướng bằng việc so sánh giữa biên lợi nhuận ròng của kỳ này và kỳ trước.Không phải việc tăng biên lợi nhuận ròng lúc nào cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinh

18

Page 19: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 19/30

 

doanh tốt và việc giảm biên lợi nhuận ròng lúc nào cũng phản ánh doanh nghiệp đang kinhdoanh kém hiệu quả mà việc xem xét tăng/giảm biên lợi nhuận ròng là tốt hay xấu cũng cần phân tích rõ lý do của việc tăng/giảm tỷ số.

- Việc tăng Biên lợi nhuận ròng là tốt nếu:

+ Lợi nhuận và doanh thu cùng tăng.

+ Doanh thu giảm do doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực đầu tư khônghiệu quả. Lợi nhuận trong trường hợp này có thể giảm nhưng giảm ít hơn doanh thu.Hoặc lợi nhuận lại tăng lên do giảm lĩnh vực đầu tư không hiệu quả lên quản lý chi phí tốt hơn.

- Việc tăng Biên lợi nhuận ròng là xấu nếu: việc tăng là do lợi nhuận và doanh thucùng giảm nhưng lợi nhuận giảm chậm hơn doanh thu với các lý do giảm như sau:

+ Công ty bị giảm năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất.

+ Hàng hoá bán ra tiêu thụ kém.

+ Công ty phải giảm giá bán để chiếm lĩnh lại thị phần.

 b. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Công thức:

ROA (%) =Lợi nhuận sau thuế

x 100%Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng bình quân một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được sử dụnghiệu quả như thế nào.

Ví dụ về ROA trung bình của một số ngành tại Việt Nam: (theo kết quả điều tracủa Ernst and Young:

- Chế biến thực phẩm: 7% – 10%

- Thương mại, dịch vụ: 4% – 6%

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 2% – 3%

- Xây dựng: 4% - 6%

Đánh giá:

ROA càng cao trình độ sử dụng tài sản càng cao và ngược lại nhưng để đánh giá được ROA

của doanh nghiệp là cao hay thấp thì so sánh ROA của doanh nghiệp với trung bình ngành. Ngoài ra, để có thể đánh giá một cách chính xác chỉ tiêu ROA, người phân tích có thể kết hợpvới phương pháp phân tích xu hướng bằng việc so sánh giữa ROA của kỳ này và kỳ trước.Không phải việc tăng ROA lúc nào cũng tốt và việc giảm ROA nào cũng xấu, mà việc xemxét tăng/giảm ROA là tốt hay xấu cũng cần phân tích rõ lý do của việc tăng/giảm chỉ số này:

- ROA tăng là tốt nếu: công ty tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay làm giảm chi phílãi vay nên lợi nhuận đạt được cao hơn.

19

Page 20: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 20/30

 

- ROA tăng là dấu hiệu thể hiện công ty làm ăn không hiệu quả nếu: công ty giảmnợ vay do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhưng giảm thấphơn tốc độ giảm tổng tài sản.

- ROA giảm không phải là dấu hiệu tồi nếu: việc giảm là do công ty tăng VCSH nêntổng nguồn vốn tăng tương ứng tổng tài sản tăng, nhưng mức lợi nhuận tăng chậm hơntăng TTS.

- ROA giảm là dấu hiệu tồi nếu: công ty tăng nợ vay, vốn CSH giảm do kinh doanhlỗ vốn, hoặc HĐKD mở rộng những đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả nên lợinhuận không tăng, thậm chí còn giảm so với trước.

c. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):

Công thức:

ROE (%) =Lợi nhuận sau thuế

x 100%

Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khi sử dụng bình quân một đồng vốn chủ sở hữuthì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốnchủ sở hữu.

Ví dụ ROE trung bình của một số ngành tại Việt Nam: (theo kết quả điều tra của Ernst and Young):

- Chế biến thực phẩm: 15% – 20%

- Thương mại, dịch vụ: 20% - 25%

- Sản xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: 8% – 12%

- Xây dựng: 20% - 25%

Đánh giá:

ROE càng cao trình độ sử dụng vốn tự có càng cao và ngược lại nhưng để đánh giá xem ROEcủa doanhn nghiệp là cao hay thấp thì so sánh ROE của doanh nghiệp với trung bình ngành. Ngoài ra, để có thể đánh giá một cách chính xác chỉ tiêu ROE, người phân tích có thể kết hợpvới phương pháp phân tích xu hướng bằng việc so sánh giữa ROE của kỳ này và kỳ trước.Không phải việc tăng ROE lúc nào cũng tốt và việc giảm ROE nào cũng xấu, mà việc xemxét tăng/giảm ROE là tốt hay xấu cũng cần phân tích rõ lý do của việc tăng/giảm chỉ số này:

- ROE tăng là tốt nếu lợi nhuận tăng, VCSH không bị giảm đi, thậm chí còn tăng

lên.

- ROE tăng là xấu nếu công ty kinh doanh thua lỗ, phải thu hẹp hoạt động, doanhthu giảm, lỗ vốn nên VCSH giảm và VCSH giảm nhiều hơn lợi nhuận.

- ROE giảm là tốt nếu cả lợi nhuận và VCSH đều tăng nhưng VCSH tăng nhanhhơn tốc độ tăng lợi nhuận.

- ROE giảm là xấu nếu cả lợi nhuận và VCSH đều giảm do kinh doanh thua lỗ, thuhẹp quy mô …

20

Page 21: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 21/30

 

3. Phân tích dòng tiền

Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền. Chúng được sửdụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậycó thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuối cùng chỉ có tiềnmới đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao nhưng tiền lại nằm hết tạicác TSNH như hàng tồn kho, hoặc nợ phải thu thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rấtcao.

Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra chu kỳ của dòng tiền tham gia kinh doanh

Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, phân tích các hệ số sau:

3.1. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào

Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu > chi) thể hiện công ty làm ăn có hiệuquả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn.

Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động

kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến độngtài chính đặc biệt thì tỷ lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trảicho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản mục sau:

1. Lợi nhuận ròng: (lãi +, Lỗ -)

2. Khấu hao cơ bản (Lãi +, Lỗ -)

3. Chi phí trả lãi vay (+)

Các khoản phải thu Các khoản phải trả

Tiền mặt

Thêm lợi nhuận gộp Mua sắm NVL

Thành phẩm tồn kho Quá trình sản xuất

21

Page 22: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 22/30

 

4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động (Tăng -, giảm +)

3.2. Hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu > chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bịthu hẹp. Vì số tiền thu được từ khấu hao, bán tài sản cố định sẽ lớn hơn số tiền mua sắm tài sảncố định khác.

Khi hệ số dòng tiền từ hoạt động đầu tư cao là thời điểm ngân hàng xem xét để thu hồi cáckhoản nợ của khách hàng.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm các khoản mục sau:

1. Chi đầu tư TSCĐ (-)

2. Vốn lưu động ban đầu (-)

3. Chi góp vốn kinh doanh (-)

4. Thu từ góp vốn kinh doanh (+)

5. Giá trị thu hồi:

- Giá trị thanh lý TSCĐ (+)- Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (+)

3.3. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền vào

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoàităng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanhnghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài.

Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụthể: tăng, giảm các khoản vay; tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động, phát hành cổ phiếu; mualại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại.

 Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản mục sau:

1. Vốn tự có (+)

2. Vay dài hạn (+)

3. Trả nợ vay dài hạn (-)

4. Vay ngắn hạn (+)

5. Trả nợ vay ngắn hạn (-)6. Trả lãi vay (-)

7. Chi cổ tức, quỹ phúc lợi, khen thưởng (-)

Lưu ý: Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinhdoanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính. Ngân hàng cần đặc biệt quan tâmtới vấn đề này khi xác định độ ổn định của 1 doanh nghiệp để quyết định đầu tư dài hạn.

Ví dụ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

22

Page 23: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 23/30

 

CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước

23

Page 24: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 24/30

 

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh1. Lợi nhuận trước thuế 47.253.399.63

4 48.860.883.1

602. Điều chỉnh cho các khoản:

- Khấu hao tài sản cố định 12.125.105.001

11.098.777.463

- Các khoản dự phòng 29.605.088.

414

10.339.465

.981- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 747.153.872

(429.030.371)

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (10.190.739.998)

(21.055.751.978)

- Chi phí lãi vay 11.462.288.921

4.432.984.216

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

trước thay đổi vốn lưu động 91.002.295.84  4 

53.247.328.4 71

- Tăng, giảm các khoản phải thu (67.409.089.553)

(55.113.134.782)

- Tăng, giảm hàng tồn kho 86.745.439.

303

(55.754.092

.119)- Tăng, giảm các khoản phải trả (122.282.569.

515)48.971.875

.960- Tăng, giảm chi phí trả trước 76.619.

601(64.071

.407)- Tiền lãi vay đã trả (11.462.288.

921)(4.432.984

.216)- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (11.969.664.

471)(14.155.811

.372)- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 166.527.

42137.200

.000- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (5.774.080.

029)(3.312.160

.160)

 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (40.906.810.320)

(30.575.849.625)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản

dài hạn khác(19.453.901.

420)(36.808.480

.753)2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản

dài hạn khác - -

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ củađơn vị khác- -

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của

đơn vị khác 5.000.000.000 -

5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác (22.003.000.000) 131.664.938.7096. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 4.262.118.

095(218.869.997

.800)7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 9.690.504.

62621.055.751

.978 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (22.504.278.69

9)(102.957.787.86 

6)III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của

- -

24

Page 25: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 25/30

 

2. Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu, mua lại- -

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 138.231.207.317

128.354.917.251

4. Tiền chi trả nợ gốc vay (81.007.522.132)

(96.741.434.478)

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính (3.475.743.419)

(4.810.511.191)

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (17.772.859.801)

(8.495.900.800)

 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 35.975.081.96  5

18.307.070.7 82

Lưu chuyển tiền thuần trong năm (27.436.007.054)

(115.226.566.709)

Tiền và tương đương tiền đầu năm 37.201.783.090

152.435.790.243

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 5.756.087

(7.440.444)

Tiền và tương đương tiền cuối năm 9.771.532.123

37.201.783.090

4. Một số thủ thuật của khách hàng khi lập BCTCLợi dụng các ước tính kế toán

Các DN thường sử dụng các ước tính kế toán để điều chỉnh mức lợi nhuận. Một số các thủthuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp:

Về doanh thu:

- DN thực hiện hạch toán doanh thu sớm (chưa hoàn thành nghĩa vụ bán hàng đã hạch toándoanh thu).

- DN thực hiện mua - bán trong cùng tập đoàn, cùng DN mẹ hoặc DN chỉ gửi hàng không bán có thể trả lại vẫn hạch toán tăng doanh thu.

Về chi phí:

- Lựa chọn phương pháp tính khấu hao nhằm giảm mức khấu hao.

- Lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng bán nhằm giảm giá vốn hàng bán.

- Lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn nhằm giảm giá hàng tồn kho.

- Giảm mức dự phòng (các khoản dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồnkho, dự phòng nợ xấu, dự phòng chênh lệch tỷ giá…).

- Không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần.

- Vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện.

Tác động:

Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợinhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả là lợi nhuận cácnăm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, BCTC các nămtiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớnkhiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu.

Thông qua các giao dịch thực

25

Page 26: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 26/30

 

Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng (các DN sản xuất vàthương mại)

- Thủ thuật

+ DN thực hiện giao dịch tại thời điểm cuối kỳ kế toán với khách hàng mà:

o Không yêu cầu khách hàng phải thanh toán ngay (có thể thanh toán bất cứ lúc

nào).o Khách hàng có thể trả bất cứ sản phẩm nào nếu họ không vừa ý hoặc không bán

được (thời gian dự tính họ sẽ trả là trong năm tới).

+ DN thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau.

- Tác động:

+ Doanh thu và lợi nhuận trong năm hiện tại sẽ tăng lên. Tuy nhiên, phần doanh sốvà lợi nhuận tăng thêm trong năm nay chỉ là phần doanh số và lợi nhuận của năm sauchuyển sang.

+ Giá bán tăng làm giảm sức cạnh tranh của DN trên thị trường.

Ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài (Ápdụng đối với các DN xây dựng). Tác động: DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từnăm sau về năm hiện tại và ngược lại.

Cắt giảm chi phí hữu ích

Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khoản đầu tư khônghiệu quả.

- Thanh lý tài sản thường đem lại một khoản lỗ cho DN nên các DN tìmcách trì hoãn. Điều này càng làm tăng chi phí bảo quản và cản trở không gian sản xuất.

- Các khoản đầu tư không hiệu quả càng nắm giữ lâu DN càng lỗ. Bán các khoản đầu tư hiệu quả: Thủ thuật này làm tăng lợi nhhuân cho năm hiệntại nhưng bỏ qua tiềm năng sinh lời của khoản đầu tư trong những năm tiếp theo.

Sản xuất vượt mức công suất tối ưu: Điều này cho phép DN giảm giá thành đơn vịsản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy móc, thiết bị phải làm việc quá mức ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩmlàm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngàysẽ bị giảm giá trị.

 Những BCTC đã được kiểm toán vẫn có thể xảy ra tình trạng bị chế biến số liệu, bởi DN có thể thoả hiệp với đơn vị kiểm toán để đưa ra ý kiến ngoại trừ ở những vùng

"nhạy cảm".  Nhận xét về hai biện pháp:

- Giống: chỉ là chuyển lợi nhuận của các năm sau sang năm hiện tại.

- Khác: Trong khi sử dụng các ước tính kế toán không làm thay đổi khả năng sinh lời đíchthực của DN, thì việc sử dụng các giao dịch thực để phù phép lợi nhuận sẽ gây ra nhữngảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của DN trong dài hạn.

Các lưu ý khi phân tích

26

Page 27: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 27/30

 

Các thủ thuật trên gây ra hậu quả làm sai lệch tính chính xác khi đánh giá hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, khi phân tích tình hình hoạt động của DN, Cán bộthẩm định cần lưu ý:

- Ngoài các chỉ tiêu tài chính, cần phân tích cả các chỉ tiêu phi tài chính khác cũng nhưđánh giá DN trong sự tương quan với ngành.

- Yêu cầu DN công bố đầy đủ BCTC đã kiểm toán đính kèm với báo cáo kiểm toán, kể cảtrường hợp công bố BCTC tóm tắt.

- Chú ý vùng ngoại trừ của kiểm toán trong BCTC.

- Lưu ý những dấu hiệu:

+ Doanh thu hoặc lợi nhuận DN tăng đột biến vào cuối kỳ mà không phải do yếu tốthời vụ.

+ Lợi nhuận và doanh thu tăng nhưng dòng tiền âm trong kỳ.

+ DN trì hoãn công bố BCTC.

+ Những DN mà thành viên HĐQT, Ban điều hành nắm lượng cổ phiếu áp đảo.

PHẦN B: XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHDN

I. Quy trình chấm điểm xếp hạng

1. Quy trình

Thu thập thông tin

Bước 1

Xác địnhngành nghề , lĩnhvực kinh doanh

Bước 2

Xác định quy môkhách hàng

Bước 3

Chấm điểmcác chỉ tiêu

Bước 4Tổng hợp điểm,Xếp hạng và đề

xuất chính sách tíndụng

 

Bước 5

2. Các bước thực hiện

- Bước 1: Thu nhập thông tin:+ Thông tin chung

+ Thông tin pháp lý

+ Thông tin tài chính

+ Thông tin thị trường – kinh doanh

+ Thông tin quan hệ với các TCTD

- Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: Phân loại doanh nghiệp khách hàngtheo 5 nhóm ngành chính:

+  Nông, lâm, ngư nghiệp;

+ Thương mại – dịch vụ;

+ Công nghiệp nặng;

+ Công nghiệp nhẹ;

+ Đầu tư XDCB.

- Bước 3: Xác định quy mô khách hàng

27

Page 28: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 28/30

 

+ Lớn

+ Vừa

+  Nhỏ

- Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu

+  Nhóm chỉ tiêu tài chính

+  Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

+  Nhóm chỉ tiêu uy tín với các TCTD

+ Điểm khuyến khích

+ Điểm trừ

- Bước 5: Tổng hợp điểm, xếp hạng và đề xuất chính sách

Tổng điểm đạt được Hạng

≥ 90 AAA

80 – 89,5 AA

70 – 79,5 A

60 – 69,5 BBB

50 – 59,5 BB

40 – 49,5 B

30 – 39,5 CCC

20 – 29,5 CC

< 20 C

Ghi chú: Các bước bước 3, bước 4, bước 5 là đã được tự động bằng file chấm điểm tựđộng

II. File chấm điểm tự động. Nguyên tắc chung

- File excel được xây dựng căn cứ theo Quy định tạm thời xếp hạng tín dụng nội bộ KHDNnhằm hỗ trợ việc xếp hạng tín dụng định kỳ tại các thời điểm 31/03 và 30/9.

- Yêu cầu nhập hoặc chọn đúng và đầy đủ các chỉ tiêu và thông tin để bảo đảm kết quả xếphạng chính xác.

- Không xóa, sửa dòng, cột, công thức trong bảng tính.

28

Page 29: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 29/30

 

. Hướng dẫn sử dụng file chấm điểm tự động

- Chọn Sheet "Nhap_chi_tieu". Lần lượt chọn hoặc nhập các chỉ tiêu.

- Chọn Sheet "In_ket_qua".

+ Tại I. Nhập những thông tin giới thiệu về DN.

+ Tại III. Chấm điểm các chỉ tiêu, chọn đầy đủ các câu trả lời thích hợp trong cộtĐánh giá cho các mục sau: Chỉ tiêu phi tài chính; Chỉ tiêu uy tín với các tổ chức tíndụng; Điểm khuyến khích; Điểm trừ.

+ Tại VI. Tổng hợp kết quả chấm điểm và đánh giá xếp hạng tín dụng cán bộ đánhgiá nhập nội dung Đánh giá DN và Đề xuất chính sách tín dụng.

- In kết quả xếp hạng.

. Một số lưu ý khi sử dụng file chấm điểm tự động

- Cách nhận số liệu: Có 2 cách nhập các chỉ tiêu của BCTC trong Sheet "Nhap_chi_tieu":

+  Nhập các chỉ tiêu cần thiết (nhập nhanh).

+  Nhập toàn bộ các chỉ tiêu của BCTC (nhập đầy đủ).02 cách nhập trên đều cho kết quả như nhau. Người chấm có thể chọn một trong hai cách.

- Hệ số nhân:

+ File excel đã sử dụng hệ số nhân để xử lý dữ liệu thời kỳ: doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận ... do BCTC được lập vào những thời điểm khác nhau. Khi chọn chỉtiêu "Chọn thời điểm báo cáo của BCTC gần nhất" trong sheet "Nhap_chi_tieu", fileexcel sẽ tự động nhân các số liệu thời điểm với hệ số nhân tương ứng với các thờiđiểm khác nhau của BCTC:

o Hết quý I: nhân 4

o Hết quý II: nhân 2

o Hết quý III: nhân 4/3

o Hết quý IV: nhân 1

+ Ý nghĩa của hệ số nhân: Hạn chế bớt sai lệch của kết quả xếp hạng đối với các chỉtiêu được lũy kế theo thời gian. Ví dụ: Trường hợp BCTC được lập đến 30/06, các chỉtiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận ... mới lũy kế được 1/2 năm. Nếu lấy cácchỉ tiêu trên so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của cả năm trước, kết quả xếp hạngcủa DN sẽ không được phản ánh đúng. Để hạn chế bớt sai lệch của kết quả xếp hạng,đối với trường hợp này, các chỉ tiêu thời kỳ được nhân với 2.

- Một số lưu ý khác+  Nếu thực hiện so sánh đánh giá giữa các số liệu tương ứng về thời điểm của BCTC(Ví dụ 31/3/2008 và 31/3/2009), để có thể sử dụng file excel để xếp hạng, chỉ tiêu"Chọn thời điểm báo cáo của BCTC gần nhất" tại Sheet "Nhap_chi_tieu" là Hết quýIV nhằm mục đích để kết quả xếp hạng không bị ảnh hưởng bởi hệ số nhân.

+  Nếu BCTC được lập tại các thời điểm khác (ngoài những thời điểm: hết quý I, hếtquý II, hết quý III, hết quý IV) thì việc xếp hạng được thực hiện thủ công.

+  Nhập số liệu phải nhập theo định dạng number.

29

Page 30: Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep

5/8/2018 Tai Lieu Dao Tao Phan Tich Tai Chinh Doanh Nghiep - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/tai-lieu-dao-tao-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep 30/30

 

+ Đơn vị BCTC là VND.

+ Chỉ tiêu “Vòng quay các khoản phải thu” và chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho”:nếu DN không có các khoản phải thu và hàng tồn kho, mặc định là DN sẽ được điểmtối đa cho các chỉ tiêu này.

30