14
Y BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI STÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -----****----- TÀI LIU GING DY NÂNG CAO NHN THC BO VMÔI TRƯỜNG LP 1 Đồng Nai, 2012

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-----****-----

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

NÂNG CAO NHẬN THỨC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LỚP 1

Đồng Nai, 2012

Page 2: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang i

MỤC LỤC

BÀI 1: CẢNH ĐẸP THIÊN NHIÊN ............................................................................ 1

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 1

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 1

IV. TÓM TẮT .......................................................................................................... 1

V. BÀI TẬP ............................................................................................................ 1

VI. BÀI ĐỌC THAM KHẢO .................................................................................. 2

BÀI 2: YÊU QUÝ ĐỘNG VẬT .................................................................................... 3

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 3

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 3

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 3

IV. TÓM TẮT .......................................................................................................... 3

V. BÀI TẬP ............................................................................................................ 3

BÀI 3: GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN ....................................................................... 4

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 4

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 4

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 4

IV. TÓM TẮT .......................................................................................................... 4

V. BÀI TẬP ............................................................................................................ 4

BÀI 4: GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH ......................................... 5

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 5

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 5

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 5

IV. TÓM TẮT .......................................................................................................... 6

V. BÀI TẬP ............................................................................................................ 6

BÀI 5: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ ..................................... 7

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 7

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 7

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 7

IV. TÓM TẮT .......................................................................................................... 7

V. BÀI TẬP ............................................................................................................ 8

Page 3: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang ii

BÀI 6: MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ............................................................................ 9

I. MỤC ĐÍCH ........................................................................................................... 9

II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 9

III. HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 9

IV. TÓM TẮT ........................................................................................................ 10

V. BÀI TẬP .......................................................................................................... 10

Page 4: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 1

CẢNH ĐẸP THIÊN NHIÊN

I. MỤC ĐÍCH

- Giới thiệu cho các em biết về cảnh đẹp của Việt Nam

- Dạy cho các em về tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu môi trường sống…

- Dạy cho các em biết bảo vệ môi trường xung quanh giữ gìn những cảnh đẹp non

sông cho thế hệ sau…

II. GIỚI THIỆU

Thiên nhiên là những gì hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Thiên nhiên là tài sản vô

giá là môi trường sống của con người. Thiên nhiên đẹp, muôn màu, ngàn vẻ, không

ngừng vận động và thay đổi… có lẽ vậy mà thiên nhiên càng hấp dẫn ... Thưởng

ngoạn, khám phá, cải tạo thiên nhiên vì cuộc sống đã trở thành nhu cầu của con người.

Những cảnh đẹp thiên nhiên mà bé đã biết qua. Giới thiệu những cảnh đẹp thiên nhiên

của tỉnh Đồng Nai và cả nước.

- Cảnh đẹp tỉnh Đồng Nai: Hang dơi Long Khánh, Núi Chứa Chan, Thác Giang

Điền, Rừng Sác Nhơn Trạch, sông Đồng Nai, Hồ Thác Mai, Khu du lịch Bửu

Long, vườn Quốc Gia Cát Tiên…

- Cảnh đẹp Việt Nam: Hồ Gươm ở Hà Nội, Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh, Thác

Pongour – Đà Lạt, Hồ Sen – Đồng Tháp…

III. HOẠT ĐỘNG

1. Giáo viên chuẩn bị những bức ảnh về cảnh đẹp của Việt Nam để giới thiệu cho

các em danh lam thắng cảnh đất nước.

2. Giáo viên có thể kết hợp với những câu chuyện về sự tích các danh lam thắng

cảnh để kể cho học sinh như, sự tích Hồ Gươm, hay chuyện kể về Vịnh Hạ Long…

3. Giáo viên chia lớp ra thành những nhóm nhỏ để các em kể về cảnh đẹp mà các

em biết.

4. Khi đi tham quan, du lịch ở những danh lam thắng cảnh, em phải làm gì để bảo

vệ môi trường xanh sạch đẹp: bỏ rác vào thùng, không bẻ hoa trong công viên, đi vệ

sinh đúng chỗ, kông xả rác…

IV. TÓM TẮT

V. BÀI TẬP

1. Hãy kể những cảnh đẹp của đất nước mà em biết.

2. Hãy kể những việc em có thể làm để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

BÀI 1

Thiên nhiên là toàn bộ những gì đang có chung quanh con người mà không phải

do con người tạo nên. Thiên nhiên là tài sản vô giá là môi trường sống của con

người.

Page 5: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 2

VI. BÀI ĐỌC THAM KHẢO

TRUYỀN THUYẾT VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long nằm ở Vịnh Bắc Bộ và thuộc tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long

có 1969 hòn đảo lớn nhỏ mà trong đó có 989 hòn đảo có tên nói lên hình dạng hoặc

truyền thuyết về hòn đảo đó.Vịnh có tổng diện tích khoảng 434 km2, gồm 775 hòn đảo

đá vôi với nhiều hình thù đa dạng và mọi người tưởng tượng có sự sắp đặt của bàn tay

Tạo Hoá, tạo nên một tam giác gồm Hang Đầu Gỗ ở phía tây, Hồ Ba Hầm ở phía nam

và đảo Cống Tây ở phía đôn

Vịnh Hạ Long giống như một tác phẩm nghệ thuật địa lý được hoàn thành sau

hàng triệu năm biến đổi của địa chất. Khi khám phá vịnh, chúng ta sẽ có một cảm giác

thư giãn với không khí yên tĩnh thanh bình. Và thú vị hơn, những hòn đảo đá vôi mang

những hình dáng lạ kỳ, hàng loạt hang động với vô vàn thạch nhũ và nhũ đá tuyệt đẹp

sẽ làm cho quý khách như lạc vào mê cung trong thế giới thần tiên. Có Đảo Đầu

Người, giống như một người đang đứng và nhìn hướng vào trong đất liền. Hòn Rồng

nhìn giống như một con rồng đang ngoi lên trên mặt nước trong xanh như ngọc

Ngoài ra còn có một số hòn đảo như Hòn Chó Đá, Hòn Đỉnh Hương và Hòn Trống

Mái, tất cả đều mô tả giống như hình thù của nó.

Ngoài ra, còn có cảnh đẹp Đảo Titốp, mang tên người anh hùng Liên Xô của

thế kỷ trước đã bay vào vũ trụ. Bên trong những hòn đảo còn có những hang động đẹp

tuyệt vời và huyền ảo đó là Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt và Tam Cung

Ngoài ra, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được rằng Hạ Long là một trong

những cái nôi đầu tiên của con người với nền văn hoá Hạ Long tại các địa danh khảo

cổ nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ và Thoi Giếng. Nhiều di vật thời tiền

sử đã được tìm thấy tại những khu vực này. Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng

sinh học với những hệ sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng

nhiệt đới và là nơi cư ngụ và sinh trưởng của hàng ngàn loại động thực vật. Với những

giá trị về văn hoá, lịch sử, địa lý và địa chất, Vịnh Hạ Long đã chính thức hai lần được

UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và năm 2000.

Page 6: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 3

YÊU QUÝ ĐỘNG VẬT

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp cho các em biết yêu quý động vật

- Giúp các em biết giá trị của động vật trong cuộc sống của chúng ta

- Hướng dẫn các biện pháp bảo vệ động vật trong nhà và động vật hoang dã

II. GIỚI THIỆU

Động vật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, ngoài những lợi ích

mà động vật mang lại trong đời sống hàng ngày, chúng còn giúp cho môi trường

phong phú và đa dạng về loài. Do đó, chúng ta phải bảo vệ các loài động vật.

III. HOẠT ĐỘNG

1. Giáo viên sử dụng tranh ảnh về các loài động vật trong nhà hay động vật hoang

dã để giới thiệu về các con vật.

2. Giáo viên gợi ý cho các em về những lợi ích của các con vật nuôi trong nhà đối

với cuộc sống của con người.

- Chó giữ nhà

- Mèo bắt chuột

- Trâu, bò giúp người nông dân đỡ vất vả trong việc đồng án…

3. Giáo viên hướng dẫn các em cách chăm sóc, bảo vệ các loài vật nuôi trong gia

đình

- Không đánh đập các con vật trong nhà

- Chăm sóc để các con vật không bị bệnh, vì các con vật bị bệnh có thể lây

cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ.

- Ngoài ra, giáo hướng dẫn các em sau khi tiếp xúc vật nuôi cần rửa tay sạch

sẽ

IV. TÓM TẮT

V. BÀI TẬP

1. Các em hãy kể những con vật trong nhà mà em biết? Hãy kể những công dụng của

các con vật đó?

2. Em phải làm gì để bảo vệ các loài vật nuôi.

BÀI 2

Động vật có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, chúng ta phải bảo vệ

và yêu thương các con vật để bảo tồn sự đa dạng và phong phú về loài của các con vật

trong môi trường tự nhiên.

Page 7: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 4

GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp các em biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân

- Giúp các em ý thức được việc giữ gìn vệ sinh cá nhân ảnh hưởng tới sức khỏe

của bản thân

- Mối liên hệ giữa việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân và sức khỏe

của con người.

II. GIỚI THIỆU

Giữ gìn vệ sinh cá nhân là một trong những việc cơ bản mà các em phải làm để giữ

cho bản thân luôn sạch sẽ ngoài ra giữ gìn vệ sinh cá nhân còn giúp cho các em tránh

được các bệnh lây nhiễm. Vì vậy, giáo viên và phụ huynh cần hướng dẫn và dạy các

em cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập cho các em thói quen tự làm vệ sinh cá nhân.

III. HOẠT ĐỘNG

1. Giáo viên dạy các em cách tự vệ sinh cá nhân và hướng dẫn cho các em các

cách giữ vệ sinh cá nhân đúng cách như:

- Rửa tay đúng cách

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Hướng dẫn các em tự vệ sinh cá nhân (dạy bé cách rửa mặt, rửa tay, chân, đánh

răng, ngoáy tai, ngoáy mũi, gấp quần áo, mặc quần áo, chải đầu, buộc tóc, hướng dẫn

trẻ tự tắm, gội và hình thành các kĩ năng giữ vệ sinh của mình thành thói quen)

2. Vì sao chúng ta phải giữ giữ gìn vệ sinh cá nhân

Giáo viên gợi ý cho các em những lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân:

- Giữ cho chúng ta luôn sạch sẽ, tươm tất.

- Dạy cho các em biết nếu không giữ gìn vệ sinh cá nhân thì sẽ ảnh hưởng tới sức

khỏe như thế nào, giữ cho cá nhân luôn sạch sẽ giúp chúng ta luôn khỏe mạnh, tránh

được các bệnh như tay, chân, miệng.

3. Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh cá nhân

Giáo viên gợi ý cho các em những cách để giữ vệ sinh cá nhân: thường xuyên

rửa tay, luôn giữ tay chân sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh góc học tập….

IV. TÓM TẮT

V. BÀI TẬP

1. Các em thường làm gì để giữ gìn vệ sinh cá nhân?

2. Vì sao chúng ta phải giữ gìn vệ sinh cá nhân?

BÀI 3

Giữ gìn vệ sinh cá nhân giúp cho cơ thể chúng ta luôn sạch sẽ và khỏe mạnh,

không những vậy chúng ta còn có ý thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường

bởi vì môi trường xung quanh trong lành, xanh sạch thì sẽ giúp cho chúng ta luôn

sạch sẽ, khỏe mạnh.

Page 8: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 5

GIỮ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

XUNG QUANH

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp các em biết giữ vệ sinh không chỉ trong nhà hay trong lớp học mà bất cứ

nơi đâu xung quanh các em.

- Giúp các em biết được những hành động nên làm để giữ cho môi trường xung

quanh luôn sạch sẽ, trong lành.

- Giúp các em ý thức được những hành động của mình ảnh hưởng tới môi trường

xung quanh như thế nào.

II. GIỚI THIỆU

Môi trường xung quanh có tác động rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta, nếu môi

trường xung quanh không trong lành sẽ dẫn đến nhiều bệnh cho con người và các loài

vật. Vì vậy chúng ta phải giữ vệ sinh môi trường xung quanh bắt đẩu từ việc giữ vệ

sinh môi trường trong nhà, trường lớp, nơi công cộng. Giữ gìn vệ sinh môi trường

xung quanh chính là giữ gìn sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.

III. HOẠT ĐỘNG

1. Chúng ta làm gì để giữ vệ sinh môi trường xung quanh?

Giáo viên gợi ý cho các em trả lời những việc nên làm để giữ môi trường xung quanh

trong lành, xanh, sạch sau đó tổng kết lại:

- Không xả rác bừa bãi

- Thường xuyên quét dọn hè phố, tránh để bụi rậm và rác tập trung ở một nơi

trong thời gian dài sẽ dễ gây bệnh

- Không vứt rác ngoài đường

2. Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh môi trường xung quanh?

Môi trường xung quanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nếu

chúng ta làm ô nhiễm môi trường xung quanh thì sẽ có ảnh hướng tới sức khỏe và

cuộc sống của chúng ta.

- Khi nguồn nước bị ô nhiễm chúng ta sẽ không có nước sạch để ăn uống, tắm

giặt và tuới cây…

- Khi các hoạt động của con người làm cho đất bị ô nhiễm người nông dân không

thể trồng lúa và chúng ta không có gạo để ăn…

- Khi không khí bị ô nhiễm thì chúng ta không có không khí trong lành để hít

thở, nếu chúng ta sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng tới

phổi.

- Khi chúng ta vứt rác bừa bãi ngoài đường lâu ngày rác sẽ bốc mùi hôi thối và

làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước, đất nơi chúng ta sinh sống

BÀI 4

Page 9: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 6

Bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh chính là bảo vệ sức khỏe và cuộc

sống của chính mình. Môi trường xung quanh trong lành sẽ giúp chúng ta có đủ sức

khỏe để làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

IV. TÓM TẮT

V. BÀI TẬP

1. Em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh.

2. Bảo vệ môi trường xung quanh có lợi gì cho chúng ta?

Bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh là việc cần phải làm để chúng ta

có sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Page 10: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 7

HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI NHÀ

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp cho các em nhận thức những việc cần phải làm tại gia đình, góp phần bảo

vệ môi trường.

- Dạy các em cách quý trọng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó hình

thành cho các em ý thức và sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên hiện có.

II. GIỚI THIỆU

Gia đình là nơi mà hầu hết khoảng thời gian đầu đời của con người sinh hoạt và học

tập, đặc biệt đây là khoảng thời gian con người hình thành ý thức. Do đó, giáo viên và

phụ huynh cần phối hợp để dạy các em trong độ tuổi này hành động và nhận thức

trong việc bảo vệ môi trường. Với những việc làm đơn giản như phụ giúp ông bà cha

mẹ trong việc nhà, hay biết sử dung nước một cách tiết kiệm đã là những hành động để

bảo vệ môi trường tại nhà của mình.

III. HOẠT ĐỘNG

1. Chúng ta làm gì bảo vệ môi trường?

Giáo viên sử dụng hình ảnh để gợi ý cho các em những hành động để bảo vệ môi

trường trong nhà:

- Sử dụng nước tiết kiệm: tắt nước khi không sử dụng, tái sử dụng nước trong gia

đình như nước rửa rau có thể đem tưới cây….

- Tiết kiệm điện tại nhà: khi ra ngoài phải nhớ tắt đèn, đối với các thiệt bị sử

dụng điện như tivi, radio nên tắt khi không dùng đến và có thể để trong chế độ

chờ…

- Giữ gìn vệ sinh trong nhà sạch sẽ: thường xuyên quét nhà, lau nhà, lau dọn góc

học tập…

- Trồng cây xung quanh nhà nhằm giúp cho không khí lưu thông tốt hơn.

2. Vì sao chúng ta giữ gìn vệ sinh môi trường?

- Giáo viên giúp học sinh nhận thức được những hành động của các em trong bảo

vệ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cuộc sống tương lai…

- Chúng ta sử dụng nước tiết kiệm để mọi người cùng có nước sạch dùng.

- Chúng ta tiết kiệm khi sử dụng điện để trong mùa khô có điện dùng.

- Giữ gìn vệ sinh góc học tập và khu vực xung quanh nhà để bảo vệ sức khỏe.

IV. TÓM TẮT

BÀI 5

Môi trường trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường trong gia đình.

Page 11: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 8

V. BÀI TẬP

1. Em thường làm gì để giữ gìn vệ sinh trong gia đình?

2. Khi môi trường trong gia đình không trong lành sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như

thế nào?

3. Chúng ta làm gì để tiết kiệm nước, tiết kiệm điện trong sinh hoạt gia đình?

Page 12: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 9

MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

I. MỤC ĐÍCH

- Giúp các em bước đầu có khái niệm về môi trường tự nhiên xung quanh chúng

ta như cây xanh, môi trường nước, môi trường đất.

- Giúp các em nhận thức được lợi ích của cây xanh, đất, nước, không khí quan

trọng như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta. Từ đó, hình thành trong các

em ý thức bảo vệ môi trường trong tự nhiên.

II. GIỚI THIỆU

Môi trường tự nhiên xung quanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng

ta: cây xanh cho ta bóng mát, vật liệu để sản xuất; nước để uống, sinh hoạt và phục vụ

sản xuất; đất để trồng trọt…. Khi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến

sức khỏe, đến cuộc sống, quá trình sản xuất…Do đó, chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn

môi trường xung quanh.

III. HOẠT ĐỘNG

1. Giáo viên gợi ý và giải thích cho các em về môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật,

đất, nước... Môi trường cung cấp thức ăn, nước uống, không khí cho cuộc sống của

chúng ta. Khi môi trường bị tổn thương sẽ gây ra lũ lụt, hạn hán, bệnh tật… Bảo vệ

môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

2. Lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống của chúng ta?

Giáo viên cho các em thảo luận về lợi ích của cây xanh với cuộc sống của con người,

sau đó tổng kết lại và dùng hình ảnh để các em nhớ sâu hơn về những lợi ích của cây

xanh trong hoạt động của con người.

- Tạo bóng mát

- Nơi trú ngụ của các loài chim, nếu không có cây xanh thì chim chóc sẽ không

có nơi sinh sống

- Cung cấp gỗ, sản xuất các đồ dùng như: bàn ghế, tủ…

- Ngoài ra, cây xanh còn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sống của

con người đó là hấp thụ khí CO2 và thải ra khí oxy trong quá trình quang hợp.

3. Tác dụng của đất đối với cuộc sống của chúng ta?

Giáo viên cho các em thảo luận về lợi ích của đất với cuộc sống của con người, sau đó

tổng kết lại và dùng hình ảnh để các em nhớ sâu hơn về vai trò của đất trong hoạt động

của con người:

- Đất là nơi chúng ta trồng cây lương thực như lúa, ngô và rau…

- Đất là nơi để con người xây dựng nhà cửa

4. Tác dụng của môi trường nước đối với cuộc sống của chúng ta?

BÀI 6

Page 13: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 10

Nước đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của con người, chúng ta không thể

có một cuộc sống tốt nếu như sống trong môi trường với nguồn nước bị ô nhiễm hay

thiếu nước.

Vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống của con người:

- Cung cấp nước uống

- Dùng trong sinh hoạt

- Dùng để tưới cây

- Môi trường sống của các loài sinh vật dưới nước như cá, tôm…

- Sông là nơi để các phương tiện giao thông như tàu, bè đi lại

5. Chúng ta bảo vệ môi trường thiên nhiên như thế nào?

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, đó cũng là nhiệm vụ

của tất cả mọi người, từ trẻ em với những hành động nhỏ cũng có thể góp phần bảo vệ

thiên nhiên

Giáo viên cho học sinh thảo luận dựa vào những bài học trước để đưa ra ý kiến những

phương pháp bảo vệ môi trường:

- Các em không xả rác bừa bãi giữ gìn cảnh quan sạch đẹp, như không xả rác

xuống sông để giữ cho dòng sông trong sạch.

- Không bẻ cây, hái cành sẽ giúp cho cây phát triển tốt …

IV. TÓM TẮT

V. BÀI TẬP

1. Em hãy nêu vai trò của cây xanh đối với cuộc sống của chúng ta.

2. Vai trò của nước trong đời sống là gì?

3. Để bảo vệ môi trường tự nhiên chúng ta phải làm gì?

Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta cơ sở để chúng ta sinh sống như đất,

nước, không khí, cây xanh…Vì vậy chúng ta phải bảo vệ môi trường thiên nhiên

để phục vụ cho cuộc sống của con người ở hiện tại và trong tương lai.

Page 14: TÀI LIỆU GIẢNG DẠY NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI

Viện Môi trường và Tài nguyên Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường của Vườn Quốc Gia Yok Đôn

2. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học, Phòng giáo

dục vào đào tạo Phú Cát.

3. GS.TS Lâm Minh Triết và Huỳnh Thị Minh Hằng, 2008, Con người và môi

trường. Đại học Quốc gia TP. HCM

4. Viện ITMIS, Phần mềm giáo dục bảo vệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa

Hà Nội

Tài liệu điện tử

1. www.wikipedia.org

2. www.monre.gov.vn

3. www.yeumoiturong.com

4. www.cattiennationalpark.vn