242
2 ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG NAI LỊCH SỬ ĐO ÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỈNH ĐỒNG NAI 1930 2000 NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI 2003

Tải xuống tại đây.pdf

  • Upload
    vannhan

  • View
    239

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tải xuống tại đây.pdf

2

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINHTỈNH ĐỒNG NAI

LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊNCỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀPHONG TRÀO THANH NIÊN

TỈNH ĐỒNG NAI1930 – 2000

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI2003

Page 2: Tải xuống tại đây.pdf

3

LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢNHỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN

TỈNH ĐỒNG NAI1930 – 2000

Page 3: Tải xuống tại đây.pdf

4

BAN CHỈ ĐẠO– Trần Thị Minh Hoàng – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai khoá VI– Trần Đình Thành – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Đồng Nai khoá VII– Bùi Ngọc Thanh – Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ – Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ– Nguyễn Văn Tùng – Nguyên Trưởng ban Biên tập sử Đoàn Trung ương Đoàn

BAN CHỦ NHIỆM– Đặng Mạnh Trung – Chủ nhiệm đề tài

– Nguyễn Sơn Hùng– Hoàng Ngọc Khôi

BAN BIÊN SOẠN VÀ BIÊN TẬP– Nguyễn Sơn Hùng– Phạm Thị Kim Chung– Trương Hải Thi

CỘNG TÁC VIÊN

– Nguyễn Thị Mộng Bình

– Trần Trọng Thể– Nguyễn Thị Hiền– Nguyễn Hồng Thanh– Võ Thị Ngọc Bảy– Huỳnh Thị Lang Anh– Nguyễn Văn Thông

Page 4: Tải xuống tại đây.pdf

5

LỜI GIỚI THIỆU

70 năm được Đảng dìu dắt, lãnh đạo, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niênĐồng Nai đã có những đóng góp xứng đáng, để lại nhiều bài học truyền thống quíbáu. Nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vàphong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000” là một công việc có ý nghĩanhiều mặt, góp phần giáo dục, rèn luyện các thế hệ thanh niên kế tục và phát huytruyền thống của lớp người đi trước, không ngưng phấn đấu vươn lên trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh n iêntỉnh Đồng Nai trong hơn 70 năm qua đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Từnhững năm 30 của thế kỷ XX, được Đảng tổ chức, giáo dục, rèn luyện, thanh niênĐồng Nai đã không ngừng phát huy vai trò xung kích cách mạng, đấu tranh đòicác quyền dân sinh, dân chủ trong các năm 1936–1938, trong cuộc khởi nghĩaNam kỳ và đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám – 1945lịch sử.

Được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, từ năm 1945, tổ chức ĐoànThanh niên đã từng bước hình thành tương đối có hệ thống ở Biên Hoà - ĐồngNai, góp phần tổ chức, động viên thanh niên trong tỉnh đi đầu trong nhiệm vụ xâydựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, kiên cường tham gia kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược. Trước sự tàn bạo của kẻ thù, thanh niên Biên Hoà- Đồng Nai đã không khuất phục mà còn dấy lên nhiều phong trào hành động cáchmạng sôi nổi, đặc biệt là phong trào tòng quân, đi ra chiến khu và phong trào thiđua giết giặc lập công, mưu trí và sáng tạo, góp phần làm nên những chiến thắngto lớn ở La Ngà, ở dọc Quốc lộ 20...

Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù thời kỳ đầu tổchức Đoàn không được phát triển, nhưng thanh niên Đồng Nai vẫn kiên trung, bấtkhuất góp phần làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phương của địch. Từ sau caotrào Đồng khởi (1960), tổ chức Đoàn trong tỉnh từng bước được khôi phục và pháttriển, thanh niên Đồng Nai càng nỗ lực đẩy mạnh các phong trào hành động cáchmạng. Trong đó tiêu biểu là phong trào 5 xung phong với các mục tiêu cụ thể:Tòng quân, đi thanh niên xung phong; tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; đấu tranhchính trị và binh vận... góp phần liên tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh củaMỹ và tay sai, từ chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ đến Việt Nam hoá chiếntranh, với những chiến công vang dội ở sân bay Biên Hoà, ở Tổng kho Long Bình,ở cửa ngõ Xuân Lộc... làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch; âm mưu bắtthanh niên đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng; âm mưu xây dựng các ấp chiến lược,ấp tân sinh để kìm kẹp nhân dân. Hiệu quả la hàng loạt ấp chiến lược, ấp tân sinh

Page 5: Tải xuống tại đây.pdf

6

bị phá rã từng mảng, ở Hang Nai, ở Đại An... đã góp phần cùng làm nên Đạithắng mùa Xuân 1975, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, cùng cả nướcđi lên chủ nghĩa xã hội.

Được sống trong điều kiện hoà bình, thanh niên Đồng Nai càng nỗ lực vượtqua mọi khó khăn thử thách, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, không ngừnglao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ quê hương Đồng Nai, góp phần giữ vữngbiên cương của Tổ quốc, nhất là khi nổ ra chiến tranh biên giới. Tổ chức Đoànkhông ngừng được củng cố và phát triển, về cơ bản đã xoá được những cơ sởtrắng Đoàn, kể cả trong các vùng đồng bào dân tộc và đồng bào theo đạo, gópphần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên trong tỉnh thực hiện cácnhiệm vụ chính trị của Đoàn. Đặc biệt từ sau khi Đảng khởi xướng đường lối đổimới đất nước, tổ chức Đoàn Thanh niên Cong sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã

không ngừng đổi mới tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, lôi cuốn đông đảothanh niên vươn lên lập nghiệp và giữ nư ớc, cùng quân và dân trong tỉnh xây dựngĐồng Nai phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phấn đấu vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xứng đáng với“Hào khí Đồng Nai”, với “miền Đông gian lao mà anh dũng”... ..

Từ thực tiễn phong trào cách mạng, những bài học truyền thống về giữ vữngniềm tin cách mạng, tuyệt đối trung thành và luôn luôn tuân theo sự lãnh đạo, giáodục của Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng tổ chức Đoàn trở thành hạt nhânđoàn kết, tập hợp thanh niên đi theo định hướng đã được lựa chọn; về sự phối hợp,liên kết hành động cùng các tổ chức quần chúng trong khối liên minh công nông;về đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng... luôn có ý nghĩa thực tiễn đốivới quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn trong hiện tại cũng như trongtương lai.

Với phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, công trình nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000” đã cố gắng phản ánh một cách chính xác, khoa học quá trình phát triển,trưởng thành của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai.

Quá trình triển khai nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000”, BanThường vụ Tỉnh Đoàn và những người biên soạn đã được sự quan tâm chỉ đạo, tạođiều kiện của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ, cộng tác củaSở Khoa học công nghệ và môi trường, của các Ban, ngành có liên quan, của cáccán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Đoàn qua các thời kỳ, của các nhà khoa họccó tâm huyết... đã giúp cho công trình hoàn thành có chất lượng đảm bảo yêu cầuđã đặt ra. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chân thành cám ơn sự giúp đỡ, cộng tác

Page 6: Tải xuống tại đây.pdf

7

nhiệt tình, có hiệu quả của các thành viên đã tham gia nghiên cứu, biên soạn, đónggóp ý kiến xây dựng, bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi cho đề tài thu được kếtquả, phản ánh khách quan, khoa học quá trình phát triển của tổ chức Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai.

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Nai trân trọng giới thiệu với các đoàn viên,hội viên thanh niên và rộng rãi bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000”.

Tháng 12-2003

Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Nai

Page 7: Tải xuống tại đây.pdf

8

Mở đầu

ĐỒNG NAI – MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ NHỮNGGIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

I. TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁTTRIỂN.

Kể từ khi Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữ u Cảnh (còn có tên NguyễnHữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong, thànhlập dinh Trấn Biên (tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này) và dinh Phiên Trấn đếnnay, miền đất Đồng Nai – Gia Định đã xác lập được hệ thống hành chính trên 3 00năm (1698 – 2000) và đã có những đổi thay trên nhiều mặt, kể cả về địa giới hànhchính. Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, đến đầu thế kỷXIX (1802), dưới thời vua Gia Long, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định trấn.Đến năm 1808 Trấn Biên dinh được đổi thành Biên Hoà trấn và Gia Định trấn lạiđược đổi thành Gia Định thành, thống quản 5 trấn, gồm: trấn Phiên An (có phủ TânBình), trấn Biên Hoà (có phủ Phước Long), trấn Định Tường (có phủ Kiến Hoà),trấn Vĩnh Thanh (có phủ Định Viễn) và trấn Hà Tiên. Đứng đầu Gia Định thành làmột Tổng trấn. Được bổ nhiệm làm Tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành làNguyễn Văn Nhơn, còn Trịnh Hoài Đức lúc đó làm Hiệp tổng trấn. Đến năm 1812,Lê Văn Duyệt được bổ nhiệm làm Tổng trấn. Sau khi Lê Văn Duyệt mất (1832),vua Minh Mạng bãi bỏ chế độ trấn, lập ra 6 tỉnh, gồm: Biên Hoà, Gia Định, ĐịnhTường, Long Hồ (còn gọi là Vĩnh Long), An Giang và Hà Tiên. Cũng từ đó mới cótên gọi Nam kỳ lục tỉnh để chỉ miền đất Nam bộ.

Xa hơn nữa, có thể vào thời đại đồ đá cũ, con người đã có mặt tại lưu vựcĐồng Nai, mà những di tích khảo cổ tìm thấy ở Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn,Bình Xuân, Đồi Mít, Đồi Xoài đã cho thấy một sự chuyển biến đáng kể trong tiếntrình phát triển của cư dân trong khu vực từ nền kinh tế chiếm đoạt sang nền kinhtế sản xuất với những công cụ lao động mang tính điển hình là loại rìu bôn có vaithường chiếm ưu thế. Các tộc người đến lưu vực Đồng Nai có thể từ trên núixuống, cũng có thể từ biển vào, mà những đồ gốm cứng hoa văn in cũng như các ditích thuộc tiểu hệ thống Cầu Sắt – Óc Eo và các di tích thuộc các nền văn hoá khảocổ khác, trong đó có cả ngôi mộ cổ ở Hàng Gòn (Long Khánh), cách ngày naykhoảng 2.500 năm, đều phản ánh sự có mặt của các tộc người thuộc văn hoá SaHuỳnh, mà nền văn hoá Óc Eo đã tạo cơ sở cho sự xuất hiện Vương quốc PhùNam vào thế kỷ I sau Công nguyên. Theo nhiều công trình nghiên cứu thì PhùNam là một nước rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều nước nhỏ, được sử sách lâu

Page 8: Tải xuống tại đây.pdf

9

nay vẫn thường nhắc đến, như: Bà Lị, Thù Nại, Xích Thổ... Đ ến thế kỷ thứ VII,đây là phần đất thuộc Chân Lạp và thế kỷ thứ IX thuộc Vương quốc Khơme. Cũngtheo nhiều nhà nghiên cứu, Bà Rịa ngày nay có thể là nước Bà Lị xưa, còn Thù Nạicó âm gần giống với Đồng Nai, là vùng đệm giữa hai vương quốc Chămpa vàChân Lạp. Đại Nam nhất thống chí, quyển XXVII, ghi: “Tỉnh Biên Hoà có lẽ lànước Bà Lị xưa, sau là đất Bà Rịa và Đồng Nai” (1). Sách Tân Đường thư chép:“Nước Bà Lị ở phía đông nam nước Chiêm Thành, phía nam nước này có nướcThù Nại, sau đời Vĩnh Huy (650 – 655) bị nước Chân Lạp thôn tính”.

Trấn Biên Hoà (1808 – 1832) hay tỉnh Biên Hoà (1832 – 1861) có địa giớihành chính rất rộng, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,Bình Phước, một phần tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Cuối thế kỷ XIX, sau khi đánh chiếm toàn bộ Nam kỳ lục tỉnh, để dễ bề caitrị, thực dân Pháp đã chia Nam kỳ thành 20 tỉnh, sau đó lại tách Vũng Tàu (thờiPháp thuộc, Vũng Tàu thường được gọi là Ô Cấp, xuất xứ từ địa danh do Pháp đặtlà Cap Saint Jacques) khỏi tỉnh Bà Rịa, lập thành một tỉnh riêng. Thời kỳ này địagiới tỉnh Biên Hoà bao gồm tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, một phần tỉnh BìnhDương và Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.

Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công đến tháng 5–1951,tỉnh Biên Hoà bao gồm cả một phần đất ngày nay thuộc tỉnh Bình Phước, một phầnđất của tỉnh Bình Dương. Từ tháng 5 –1951 đến tháng 7–1954, hai tỉnh Biên Hoàvà Thủ Dầu Một được sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên. Địa giới tỉnh Thủ Biên bao

gồm phần đất các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, quận Thủ Đức, quận2, quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), trừ huyện Long Thành lúc này đượcgiao về tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn.

Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. MiềnNam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của đốiphương. Từ năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã tổ chức lại bộ máy hành chính ởcác tỉnh. Chúng lập tỉnh Long Khánh, gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán (2).

Về phía chính quyền cách mạng, đến thập niên 60, do tình hình cuộc khángchiến chống Mỹ phát triển, tỉnh Gia Định được sáp nhập với thành phố Sài Gòn –Chợ Lớn thành Đặc khu Sài Gòn – Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh),miền Đông Nam bộ còn 4 tỉnh nằm vắt ngang từ phía tây giáp biên giới nước bạnCampuchia sang phía đông giáp biển Đông. Tỉnh Biên Hoà cũng nhiều lần được

(1) Đại Nam nhất thống chí, tập V. Nxb. Khoa học xã hội, H.1971, trang 34 – 35.

(2) Năm 1967, có thêm quận Kiệm Tân. Năm 1974, có thêm quận Bình Khánh.

Page 9: Tải xuống tại đây.pdf

10

tách nhập với các tỉnh Thủ Dầu Một, Bà Rịa – Long Khánh, hình thành các tỉnh:Thủ Biên, Bà Biên...

Tỉnh Đồng Nai ngày nay được thành lập đầu năm 1976, sau ngày miền Namhoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất. Là một tỉnh thuộc miền ĐôngNam bộ, Đồng Nai bao gồm vùng đất các tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh vàTân Phú. Đến năm 1978, huyện Duyên Hải được tách về thuộc Thành phố Hồ ChíMinh. Năm 1979, Vũng Tàu được tách ra thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.Năm 1991, 3 huyện ven biển là Xuyên Mộc, Châu Thành, Long Đất được tách ranhập với Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh ĐồngNai còn lại địa giới hành chính như hiện nay, phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phíatây giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáptỉnh Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện tạiĐồng Nai có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch,Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú, Định Quán, và thành phố BiênHoà, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội của tỉnh, với tổng diện tích5.866,4 km2 và số dân, theo điều tra ngày 1–4–1999, có 1.982.000 người, củakhoảng 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 92,8% dânsố. Đồng Nai cũng là tỉnh có nhiều người theo đạo, trong đó có khoảng 700.000người theo đạo Công giáo.

II. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG.

Là tỉnh cửa ngõ đi vào vùng đồng bằng rộng lớn Nam bộ, Đồng Nai có vị tríhết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế cũng như quân sự, vì thế trong quá trìnhdựng nước và giữ nước, các thế hệ con người Đồng Nai đã phải không ngừngchống chọi với thiên nhiên, giặc giã để sinh tồn và phát triển, làm nên một “Hàokhí Đồng Nai”, với những giá trị lịch sử truyền thống quí báu:

1. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

Từ khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược xứ Đàng Trong, đặt bảndoanh tại Cù lao Phố, thực hiện kế sách “Định vùng, an dân” với hai chủ trươngquan trọng là: “Khai hoang mở cõi và ổn định, dàn xếp biên cương”, trải qua hơn300 năm hình thành và phát triển, nhiều thế hệ con người Biên Hoà – Đồng Nai đãđứng lên kiên cường chống giặc giữ làng, giữ đất và cũng đã có không ít anh hùnghào kiệt chọn Đồng Nai để lập căn cứ mưu đồ nghiệp lớn. Thế kỷ XVII, trong cuộctranh chấp quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, các chúaNguyễn đã lấy vùng đất Trấn Biên và Phiên Trấn làm chỗ dựa để khai mở vềhướng đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện chính sách khẩn hoang rộng rãi, thuhút nguồn nhân lực, vật lực để tăng cường quốc phòng, chống lại chúa Trịnh ở

Page 10: Tải xuống tại đây.pdf

11

Đàng Ngoài. Cửa biển Cần Giờ, sông Lòng Tàu đã từng chứng kiến nhiều chiếncông oai hùng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, trong những lần tiến quânvào Gia Định. Mùa xuân năm Nhâm Dần, 1782, nghĩa quân Tây Sơn đánh bại đoànquân của Nguyễn Ánh, nhấn chìm nhiều tàu đối phương ở cửa sông Cần Giờ, trongđó có tàu chỉ huy của tên Manuel, cố vấn huấn luyện thuỷ quân cho Nguyễn Ánh.

Tháng 2 năm Quí Mão, 1783, một lần nữa nghĩa quân Tây Sơn lại đá nh bạiđoàn thuyền chiến của Nguyễn Ánh trên sông Lòng Tàu, tiến chiếm Gia Định. KhiNguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm, năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệchỉ huy lại theo sông Lòng Tàu tiến quân về Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan 5 vạnquân Xiêm và 300 chiến thuyền của chúng.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân dân Nam bộ không dễđầu hàng giặc như triều đình nhà Nguyễn. Một lần nữa, nhân dân vùng NhơnTrạch, với địa thế sông rạch hiểm trở, đã là chỗ dựa quan trọng để Bình Tây Đạinguyên soái Trương Định tụ tập nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống giặc ngoạixâm suốt 3 năm (1861 - 1864).

Tháng 2-1861, sau khi đại đồn Phú Thọ (Chí Hoà) thất thủ, Nguyễn TriPhương chỉ huy 600 quân triều đình rút về thành Biên Hoà để tổ chức chiến đấu.Ngày 14-12, quân Pháp cho hai cánh quân thuỷ, bộ tiến công thành Biên Hoà, quântriều đình chống trả quyết liệt. Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, em trai Nguyễn TriPhương, lãnh đạo nghĩa quân Long Thành, chỉ bằng vũ khí thô sơ đã chặn đánhquyết liệt quân địch trên đường 17 và 19, gây cho chúng nhiều thương vong.Tháng 8-1864, Trương Định hy sinh, con trai ông là Trương Quyền, một thanhniên yêu nước, nối nghiệp cha, anh dũng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.Trương Quyền cho lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá) chiêu tập nhiều nghĩa quântrẻ tuổi, trong đó có nhiều đồng bào và thanh niên dân tộc Châu Ro, Stiêng... liêntục tiến công quân địch ở nhiều nơi, trong sự che chở, đùm bọc của nhân dân, gâynhiều khó khăn cho công cuộc bình định của thực dân Pháp ở miền Đông Nam bộ.

Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã ký nhượng 3 tỉnh miền Đông cho thực dânPháp (Hoà ước Nhâm Tuất, 1862), nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân BiênHoà - Đồng Nai do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiềuhình thức. Nguyễn Thành Ý, Phan Trung tập hợp nhân dân cùng tham gia xâydựng hai căn cứ là Bàu Cá (nay thuộc huyện Thống Nhất) và Giao Loan (nay thuộchuyện Xuân Lộc) ở Biên Hoà để tạo điều kiện cho nghĩa quân chiến đấu lâu dài;Đoàn Văn Cự xây dựng căn cứ ở Bưng Kiệu (ấp Vĩnh Cửu, phường Tam Hiệp,thành phố Biên Hoà), chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang (1905). Đêm 14 -2-1916,một tổ chức yêu nước có vũ trang ở Trại Lâm Trung - Biên Hoà đã mở cuộc tiếncông đồng loạt vào các nhà làng Tân Trạch, Tân Lương, Tân Khánh, Bình Phước,

Page 11: Tải xuống tại đây.pdf

12

Lò Gạch và khám đường Biên Hoà, dinh chủ tỉnh Biên Hoà giải thoát nhiều thanhniên bị thực dân Pháp cưỡng ép đi lính.

Các cuộc nổi dậy đó đều bị dìm trong biển máu, nhưng tinh thần yêu nướccủa nhân dân Biên Hoà - Đồng Nai vẫn không thể bị dập tắt, để khi gặp những tưtưởng của thời đại do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau nàyvà các học trò của Người truyền đến, lập tức nhân dân Biên Hoà - Đồng Nai đãđứng dậy, với Phú Riềng đỏ, với Bình Phước - Tân Triều bất khuất, cùng cả nướclàm nên Cách mạng tháng Tám - 1945 lịch sử. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giữ nền độc lập dân tộc, với địa bàn chiếnlược quan trọng, có Chiến khu Đ nổi tiếng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân vàdân Biên Hoà - Đồng Nai đã lập nên nhiều chiến công vang dội, ở Là Ngà (1-3-1948) đánh tan đoàn xe công voa của Pháp; ở cầu Bà Kiên và dọc các Quốc lộ 1,15, các tỉnh lộ 16, 24... đập tan hệ thống tháp canh của thực dân Pháp, sáng tạo nênlối đánh đặc công đầy uy lực; ở khám Tân Hiệp (2-12-1956) nổi dậy giải thoát mộtlúc gần 500 tù nhân chính trị; ở Nhà Xanh (7-7-1959) lần đầu đánh thắng Mỹ; ởsân bay Biên Hoà (31-10-1964), Tổng kho Long Bình (tháng 6, 10, 11, 12-1966;tháng 2-1967; Xuân Mậu Thân 1968 và tháng 8-1972) phá huỷ nhiều phương tiệnchiến tranh của địch và cuối cùng, ngày 21-4-1975, đập tan cánh cửa thép XuânLộc, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miềnNam, thống nhất đất nước.

2. Truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết, tương thân tương áitrong lao động sản xuất.

Làm trai cho đáng nên traiPhú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.

Câu ca dao ấy đã phản ánh những tiềm ẩn của một vùng đất, đòi hỏi nhữngcon người khám phá nó một dũng khí, dám chấp nhận thử thách, dám đi tới tậncùng những khát vọng. Bởi miền đất Đồng Nai không thiếu tiềm năng, nhưng cũngchứa đựng không ít những thách thức mà nếu không có dũng khí, con người rấtkhó vượt qua, chưa nói đến việc chinh phục nó để làm phong phú cho cuộc sốngcủa mình. Nhà sử học Lê Quí Đôn từng mô tả tron g Phủ Biên tạp lục: “... ở phủGia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu trởvào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. Tại vùng đất mênh mông ấy, con người đãcó mặt rất sớm. Hơn 300 năm trước, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI, ngườ i Việt đã cómặt và ra công khai khẩn những vùng rừng rú bạt ngàn, những bãi sình lầy ngậptràn thành những cánh đồng phì nhiêu. Gặp lúc mưa thuận gió hoà, nghề nông pháttriển, đời sống người dân khá lên trông thấy. Xóm làng mọc lên trù phú, thu hútnhiều bà con ở Đàng Ngoài đến sinh cơ lập nghiệp. Những năm 30 của thế kỷ

Page 12: Tải xuống tại đây.pdf

13

XVII, nhiều người Việt chống đối cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tậpđoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn tìm vào vùng đất phương Nam sinh sống. Nhất làtừ sau năm 1698, người Việt từ Ngũ Quảng (tức 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,Quảng Đức - tức Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) đã tìm đường vàoĐồng Nai ngày càng đông. Năm 1679, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho một bộphận người Hoa chống đối chính quyền Mãn Thanh vào định cư ở xứ B àn Lân,cùng người Việt và cư dân bản địa là người các dân tộc Châu Ro, Mạ... ra côngkhai phá, biến những vùng đất hoang vu thành ruộng vườn phì nhiêu, màu mỡ,biến những nơi vắng vẻ, “rừng thiêng, nước độc” thành xóm làng đông vui.

Nơi Trấn Biên xưa có miền đất đỏLiền biển xanh một dải mênh mông

Trời hôm vừa loé rạng đôngTừng đoàn lũ lượt ra công dựng là (1)

Sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi lại những nét văn hoá trong đời sốngcủa con người Biên Hoà - Đồng Nai: “đất đai màu mỡ, sinh sống dễ dàng, kẻ sĩchăm học, dân siêng canh cửi”. Trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đức tính cầncù, nhẫn nại, biết chung lưng đấu cật chống chọi với thiên nhiên, thú dữ... ngườidân còn biết áp dụng những kinh nghiệm quí báu và kiến thức cổ truyền trong nghềtrồng lúa nước được tích luỹ từ bao đời để tăng sản lượng cây trồng. Ngoài việckhẩn hoang trồng lúa, người Việt, cũng như cư dân bản địa và người Hoa còn chútrọng các loại hoa màu, như: khoai, đậu, bắp, mè, bông, dâu, mía, chuối, mít, đuđủ... và lập vườn xung qu anh nhà, với quang cảnh “trước vườn, sau ruộng”, tạokhông khí thoáng đãng, đầm ấm.

Vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai còn có nhiều nguyên vật liệu để phát triển cácngành nghề thủ công. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển nghề nông, người dân cònchú tâm phát triển các ngành nghề làm ra các vật dụng thiết yếu, như mộc, gốm,gạch, đúc đồng, chế tác các công cụ bằng sắt... Nhiều thợ thủ công lành nghề xuấthiện và dần dần tách hẳn khỏi nghề nông, tạo dựng nên những làng nghề chuyênsản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân.Nhiều làng nghề còn lưu lại những dấu tích đến tận ngày nay, như các vò, lu, đôn...tại phường Bửu Hoà - Tân Vạn; lò thổi Bến Gỗ - trấn Biên Hoà, nơi tập trung khaithác sắt và làm đồ sắt; xóm chợ Chiếu (Cù lao P hố - Biên Hoà), chuyên đan chiếu,bán chiếu... Đặc biệt, gốm mỹ nghệ Biên Hoà đã đánh dấu sự phát triển nghề gốmĐồng Nai, với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây,kết quả của sự lao động sáng tạo của người thợ thủ công Biên Hoà. Từ năm 1903,

(1) Trịnh Hoài Đức – Văn hoá Nam Hà.

Page 13: Tải xuống tại đây.pdf

14

tại Biên Hoà đã thành lập Trường Mỹ nghệ thực hành, là nơi đầu tiên ở Nam bộđào tạo những nghệ nhân làm gốm mỹ nghệ. Nghề làm đá Biên Hoà ra đời rất sớm.Trấn Biên Hoà xưa nhiều nơi có mỏ đá ong (phong thạch), là nguyên liệu đượcnhân dân sử dụng trong xây cất nhà, lăng mộ. Một số địa phương có nghề làm đáong nổi tiếng như: Tân Phong, Bình Đa, Bình Ý...

Bằng tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo, người Trấn Biên xưa đã xây dựngnên một “Nông Nại đại phố” – thương cảng sầm uất ở Nam bộ lúc bấy giờ.

Tự hào và tiếp bước truyền thống của cha ông, các thế hệ con người Biên Hoà– Đồng Nai, nhất là từ sau khi đất nước được độc lập, thống nhất, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nỗ lực vượt bậc, vươn lên giành những thành tựuđáng tự hào: an ninh chính trị được giữ vững, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao vàđang chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ thương mại. Sựnghiệp văn hoá – giáo dục – y tế đều được quan tâm phát triển, đời sống của ngườidân lao động không ngừng được nâng cao... tạo những tiền đề quan trọng để ĐồngNai vững bước đi lên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoáđất nước.

3. Truyền thống văn hoá.Trong tiến trình lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển, các bậc tiền

nhân đã để lại một “Hào khí Đồng Nai” với nền văn hoá dung hợp phong phú, kếthợp với truyền thống 4.000 năm văn hiến của dân tộc, để hình thành tính cáchngười Đồng Nai bộc trực, chân thật, ghét cái ác, nghĩa khí và hào phóng. Ngườidân Biên Hoà – Đồng Nai có quyền tự hào là nơi sớm xây dựng Văn miếu TrấnBiên (1715 – Ất Mùi), một biểu tượng của truyền thống văn hoá: hiếu học, tôn sưtrọng đạo. Nhiều nhân tài của đất nước đã được đào tạo tại Văn miếu Trấn Biên,trong đó có Trịnh Hoài Đức, một nhà văn hoá ưu tú của Đồng Nai ở thế kỷ XVIII.Ông là người học rộng tài cao, một vị quan thanh liêm, nhưng hơn hết ông là mộtnhà văn hoá được xưng tụng là một trong “tam gia” của Gia Định (Trịnh Hoài Đức– Lê Quang Định – Ngô Nhơn Tĩnh). Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đócó bộ sách Gia Định thành thông chí , một công trình văn hoá, lịch sử không thểthiếu trong việc nghiên cứu con người, vùng đất văn hoá phía Nam. Trong quátrình hình thành và phát triển, Biên Hoà – Đồng Nai còn sản sinh nhiều nhà vănhoá, như Bùi Hữu Nghĩa, một trong những nhà thơ tiêu biểu của Nam bộ thế kỷXIX, được nhân dân truyền tụng qua câu thơ:

Đồng Nai có bốn rồng vàng

Lộc họa, Lễ phú, San đàn, Nghĩa thi.

Truyền thống văn hoá của Biên Hoà – Đồng Nai còn được phản ánh trong đờisống sinh hoạt hàng ngày của người dân thông qua các hoạt động như: các nghi lễ

Page 14: Tải xuống tại đây.pdf

15

thờ cúng ông bà tổ tiên, lễ cưới, lễ tang, tập quán, tín ngưỡng... những hình thứcsinh hoạt văn hoá dân gian trong lao động được thể hiện qua: hát hò cấy lúa, hòchèo xuồng (hình thức đối đáp giữa hai bên trai và gái thể hiện sự thông minh dídỏm của người dân lao động) , điệu lý lu là, lý trèo lên, kể vè, đồng dao, đờn ca tàitử, hát tuồng... Về nghi lễ tôn giáo có : hát múa Địa – Nàng, bóng rỗi (ở lễ hộicúng miễu và lễ Đứng cái, lễ Xây chầu) với mong ước quốc thịnh, dân cường, ankhang, hạnh phúc.

Nhiều di tích văn hoá còn tồn tại đến ngày nay như: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đáBình Đa, cổ vật Nam Cát Tiên, chùa Bửu Phong, chùa Bửu Sơn, đình Tân Lân,đình Mỹ Khánh, di tích Đài Kỷ niệm, lăng mộ Trịnh Hoài Đức, đình Phú Mỹ, mộvà đền thờ Đoàn Văn Cự... đều thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của Biên Hoà –Đồng Nai.

Trong thế kỷ XX, trên mảnh đất Biên Hoà – Đồng Nai đã xuất hiện nhiều nhàvăn, nhà thơ tiêu biểu như: Bình Nguyên Lộc, Lương Văn L ựu, Lý Văn Sâm...Trong đó, nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ mãi mãi khắc sâu trong lòng bao thếhệ con người “miền Đông gian lao mà anh dũng” với bài thơ Nhớ Bắc, nói lên nỗilòng của người dân miền Nam luôn hướng về đất Tổ:

“Ai về Bắc ta theo vớiThăm lại non sông giống Lạc HồngTừ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”

Kế thừa và phát huy những bản sắc văn hoá của 300 năm Biên Hoà – ĐồngNai, Đồng Nai hôm nay cùng cả nước trên bước đường đổi mới và hội nhập vớicộng đồng thế giới, vẫn không ngừng phát huy những giá trị truyền thống vốn cótrong điều kiện mới, góp phần xây dựng Biên Hoà – Đồng Nai ngày càng vững vềchính trị, mạnh về quốc phòng – an ninh, đảm bảo vững chắc cho quá trình pháttriển Biên Hoà – Đồng Nai theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

III. NHỮNG LỢI THẾ PHÁT TRIỂN.

Là vùng trung du chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung bộ và đồng bằngsông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai có lợi thế trên nhiều mặt. Trải qua quá trình kiếntạo địa chất hàng ngàn năm, miền đất Đồng Nai có độ dốc trung bình dưới 100 m,độ cao giảm dần từ đông sang tây – nam. Địa hình có độ dốc dưới 15 o chiếm 80%đất tự nhiên, trong đó dạng địa hình đồi núi cao nhất trung bình cũng chỉ trên 300mét so với mặt biển; dạng địa hình đồng bằng được cấu tạo bởi phù s a trẻ, loại thấp

Page 15: Tải xuống tại đây.pdf

16

nhất độ cao trung bình chỉ 0,5 – 5 mét, nằm trong khu vực hạ lưu sông Đồng Nai,như Long Thành, Nhơn Trạch.

Về thổ nhưỡng , Đồng Nai có 3 nhóm đất chính:

Đất hình thành trên đá bazan, chiếm 229.416 ha (39,1%), phân bố chủ yếu ởcác huyện Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, phía nam huyện Xuân Lộc, phíađông huyện Long Thành, phía đông huyện Thống Nhất. Đất có nền hạ tương đốivững, nhiều điểm cao, thuận lợi cho việc cơ động, triển khai các phương tiện, thiếtbị quân sự.

Đất hình thành trên nền phù sa cổ và phiến sét chiếm diện tích 246.380 ha(41,9%), phân bố ở các huyện Xuân Lộc, Long Thành, Thống Nhất, phía đônghuyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hoà. Đất có nền hạ vững, hệ thốnggiao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp vàquân sự.

Đất hình thành trên các trầm tích sông, trầm tích biển, đầm lầy, có diện tích58.400 ha (9,9%), phân bố chủ yếu ở phía tây huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, NhơnTrạch, thành phố Biên Hoà, một phần diện tích bị nhiễm mặn như ở ph ía tây namhuyện Nhơn Trạch. Là vùng đất có nhiều kênh rạch, sông ngòi.

Đồng Nai có hệ thống sông ngòi, hồ, ao, đầm được phân bố đều ở các vùng,không những tạo ra nguồn thuỷ năng lớn (1), còn mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sảncó hiệu quả. Sông Đồng Nai là một trong hai con sông lớn ở Nam bộ – là con sônglớn thứ ba Việt Nam phát tích trong nội địa, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, dài

450 km, đoạn chảy qua Đồng Nai dài 290 km, với lưu lượng lên tới 485 m 3/giây.Sông Đồng Nai có hai phụ lưu là sông La Ngà và sông Bé. Đoạn sông La Ngà chảyqua tỉnh dài 90 km, lưu lượng 100 m 3/giây. Đoạn sông Bé chảy qua tỉnh dài 22 km,lưu lượng 133 m3/giây. Ngoài hệ thống sông Đồng Nai, các con sông lớn khác nhưsông Ray, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu đều có những tiềm năng đáng kể, khôngchỉ cho nguồn năng lượng lớn mà còn thuận lợi trong giao thông. Với độ mớnnước sâu, những sông lớn ở Đồng Nai có đủ điều kiện cải tạo xây dựng thànhnhững bến cảng thuận tiện cho tàu thuyền hàng ngàn tấn ra vào ăn hàng.

Nguồn sản phẩm từ rừng của Đồng Nai còn khá lớn. Trước đây, rừng ĐồngNai chiếm 45% diện tích đất tự nhiên. Do nhiều nguyên nhân, rừng Đồng Nai hiệnchỉ còn khoảng 19,2% (số liệu đến tháng 10–1995). Trong đó có 130.789 ha rừngtự nhiên, với trữ lượng gỗ trên 4 triệu m 3, với nhiều loại gỗ quí như cẩm lai, gõ

(1) Nguồn thuỷ năng Đồng Nai, theo lý thuyết có thể tạo ra khoảng 581,5 ngàn KW. Trong đósông Đồng Nai chiếm 508,572 KW; sông Buông 765 KW; sông La Ngà 114 KW; sôngRay 40 KW.

Page 16: Tải xuống tại đây.pdf

17

mật, gụ, giáng hương, sao, trắc, mun; hàng triệu cây tre, nứa và nhiều loại câydược liệu quí... Rừng Đồng Nai còn có nhiều loại thú quí, hiếm như tê giác, voi, bòtót, hươu, nai, sơn dương, khỉ, dọc... Đặc biệt, khu rừng nguyên sinh Nam Cát Tiênnối liền với rừng của hai tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước rộng trên 35 ngàn hécta đãđược qui hoạch thành khu rừng quốc gia (1).

Ngoài ra, Đồng Nai còn có hàng chục ngàn hécta rừng sác (rừng ngập mặn)ven sông Thị Vải, sông Lòng Tàu thuộc hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, nốiliền với vùng rừng sác thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyệnCần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Chính khu rừng sác giáp ranh 3 địaphương này trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ, đã trở thành căn cứ “Chiến khu Đ” nổi tiếng của quân và dân ta. ĐồngNai còn có hệ thống rừng trồng phong phú. Trong tổng số hơn 40.632 ha rừngtrồng của tỉnh, có trên 30.000 ha là rừng cao su, được trồng từ những năm đầu thếkỷ XX, dọc các Quốc lộ 1, 15, 20 và liên tỉnh lộ số 2.

Đồng Nai cũng là tỉnh có tiềm năng khoáng sản như : vàng ở Hiếu Liêm;thiếc, chì, kẽm ở núi Chứa Chan – ở dạng hợp chất sulfur và carbonade, mỏ đá cóở Trảng Bom, Vĩnh Tân, Hoá An, Bình Hoá, Tân Bản, Tân An, Sóc Lu...; cao lanhcó ở Tân Phong; than bùn ở Phú Bình, đất sét ở Thiện Tân, Hoá An; cát trên sôngĐồng Nai...

Nằm ở 10o22'33'' vĩ độ Bắc, khí hậu Đồng Nai thuộc loại nhiệt đới gió mùa,quanh năm khô nóng, trung bình hàng năm có từ 2.000 đến 2.500 giờ nắng; nhiệtđộ không chênh lệch nhau quá lớn, bình quân từ 25,4 độ C đến 27,20 độ C (nóngnhất vào các tháng 4, tháng 5). Lượng mưa hàng năm đạt từ 1.800 đến 1.860 mm(mùa mưa chiếm tới 90%)...

Từ một vùng đất hoang, rừng rậm, đầm lầy, được người Việt Đàng Ngoàikhai phá từ cuối thế kỷ XVI, nhờ có địa thế thuận lợi, có hệ thống giao thông, cảđường bộ, đường thuỷ, đường sắt... thuận tiện, những năm đầu thế kỷ XX, trongquá trình mở rộng khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã xây dựngnhiều đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ. Năm 1917, các đồn điền cao su mớichiếm 17.000 ha, đến năm 1929, diện tích đó đã tăng lên 100.000 ha. Theo đó, sốlượng công nhân làm trong các đồn điền cũng tăng lên nhanh chóng, góp phầnđáng kể trong quá trình phát triển lực lượng các h mạng của tỉnh.

(1) Rừng Nam Cát Tiên có 185 loài thực vật thuộc 73 họ, 133 giống. Trong đó có 54 loài gỗ quí,24 loài cây thuốc (có 8 loại cây chứa vitamin), 11 loài cây cho dầu và quả. Thú rừng có 62loài, thuộc 25 họ, 22 loài bò sát thuộc 12 họ; 121 loài chim, thuộc 43 họ.

Page 17: Tải xuống tại đây.pdf

18

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng (30 –4–1975), đất nướcthống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, LuậtĐầu tư nước ngoài của Nhà nước, các chính sách hợp tác đầu tư ngày càng cởi mở,cộng với những điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, lao động... côngnghiệp Đồng Nai càng có cơ hội phát triển nhanh chóng. Đồng Nai đã qui hoạch17 khu công nghiệp, trong đó có 10 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệtvà đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Tính đến tháng 9 năm 2000, đã có 260 giấyphép được cấp và đang có hiệu lực với vốn đăng ký là 4,4 tỷ USD. Trong xu thếphát triển, cùng với lợi thế về lãnh thổ, Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng lớn về pháttriển kinh tế ở khu vực Đông Nam bộ.

Với truyền thống con người Đồng Nai anh hùng, bất khuất, lại có được nhữnglợi thế về địa lý và tình hình kinh tế – xã hội phát triển là thời cơ thuận lợi để thanhniên Đồng Nai vươn lên trên con đường lập thân lập nghiệp, cống hiến và trưởngthành. Tính đến thời điểm 1–4–1999 thanh niên Đồng Nai ở độ tuổi từ 15 đến 28tuổi có 520.375 người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lựctrẻ, có kiến thức văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, thể chất, tinh thần mạnh mẽ,nhiệt tình, năng động... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển công cuộc công nghiệphoá – hiện đại hoá. Trong những năm qua, thanh niên tỉnh Đồng Nai luôn nhậnđược sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh; sự định hướng, hỗtrợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai trên các lĩnh vực...là điều kiện để tuổi trẻ tự bộc lộ và phát huy những tiềm năng vốn có, biết pháthuy, khai thác những lợi thế phát triển, góp phần đáng kể cùng với các tầng lớpnhân dân trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, làm cho Đồ ng Nai ngàycàng khởi sắc, vững vàng đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá,phấn đấu xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững về chính trị,mạnh về quốc phòng, an ninh, thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Page 18: Tải xuống tại đây.pdf

19

PHẦN THỨ NHẤTTỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,

THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI TRONG SỰ NGHIỆPĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ

KHÁNG CHIẾN CHỐNGTHỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

1930 – 1954

Page 19: Tải xuống tại đây.pdf

20

Chương I

DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG,THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

ĐỨNG LÊN CÙNG NHÂN DÂNTIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU TRANH

GIÀNH CHÍNH QUYỀN1930 – 1945

I. LỚP THANH NIÊN YÊU NƯỚC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC GIÁCNGỘ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU DƯỚI NGỌN CỜ CỦA ĐẢNG.

Từ cuối thế kỷ XIX, hệ thống thuộc địa đã trở thành cơ sở quan trọng cho sựtồn tại của chủ nghĩa đế quốc. Pháp tăng cường bóc lột tại thuộc địa, vốn đầu tưcủa tư bản Pháp vào Việt Nam từ năm 1924 đến năm 1930 tăng hơn 6 lần so vớithời kỳ từ năm 1898 – 1918. Tại Biên Hoà, chúng xây dựng hệ thống xí nghiệpcông nghiệp, lập những công ty đồn điền khai thác cao su, bắt đầu đổ vốn đầu tưkhai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của người dân. Cùng với quá trìnhnày, giai cấp công nhân Biên Hoà – Đồng Nai từng bước hình thành. Trước năm1914, số lượng công nhân làm ở các công trường, xí nghiệp, các đồn điền cao su ởBiên Hoà là 2.500 người. Đến năm 1930, riêng công nhân cao su ở Biên Hoà đãtăng hơn 4 lần (1).

Hình thức tuyển dụng của tư bản thực dân là “mộ phu” hoặc ký “giao kèo”.Sự thật của hình thức tuyển dụng này như báo Vonlonté Indochinoise (Ý chí ĐôngDương) ra ngày 10–8–1927 vạch trần “Đó là sự tái bản vào giữa thế kỷ XX này cáichợ buôn nô lệ” (2). Những đồn điền cao su của thực dân Pháp ở Biên Hoà khôngkhác gì một thứ “địa ngục trần gian”, vì thế mâu thuẫn giữa công nhân với bọn chủtư bản ngày càng trở nên gay gắt. Ngoài thanh niên công nhân, thanh niên nôngdân cũng là nạn nhân của chế độ thực dân, phong kiến. Họ không còn tư liệu sảnxuất và trở thành những phu nô lệ làm thuê, làm mướn cho bọn địa chủ. Thêm vàođó là nạn thuế khoá nặng nề, lao dịch quanh năm, nên cuộc sống của người thanh

(1) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai , tập 1. Nxb. Đồng Nai, 1997, tr.25.

(2) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai , tập 1 (sđd).

Page 20: Tải xuống tại đây.pdf

21

niên nông dân, cũng như cha anh họ ngày càng bần cùng, luôn túng bấn, nợ nần,đói rét.

Biên Hoà còn là nơi có nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp lâu đời như nghề làmgạch ngói, nghề làm gốm... nên rất đông thợ thủ công. Ở Biên Hoà còn có một sốthanh niên công chức, tư chức nhỏ, giáo viên, học sinh... nhưng dưới chế độ thựcdân, phong kiến, họ phải chạy ăn hàng ngày. Trình độ dân trí rất thấp, trên 95%người dân Biên Hoà mù chữ.

Cũng vào thời gian này, ngườ i thanh niên nhiệt tình yêu nước Tôn Đức Thắngđã bí mật vận động tổ chức Công hội ở Sài Gòn, góp phần thúc đẩy phong trào yêunước của nhân dân ta, tạo ra một cơ hội để tập hợp thêm quần chúng cách mạng.Sau đó, nhiều thuỷ thủ Việt Nam trở về nước mang theo báo Người cùng khổ, ViệtNam hồn, cùng nhiều sách báo tiến bộ khác, đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thựcdân Pháp của Nguyễn Ái Quốc và bức thư “Gửi thanh niên Việt Nam” của Người“đã trả lời đúng ý nghĩa, nguyện vọng và tâm tình của thế hệ thanh niên lú c bấygiờ” (1).

Sau khi một số thanh niên tiên tiến của Nam bộ bí mật sang Quảng Châu tìmđến các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người tổchức tại số nhà 13A phố Văn Minh trở về, tháng 10 năm 1926, các hội viên ViệtNam thanh niên cách mạng đồng chí Hội gồm Phan Trọng Bình và Nguyễn VănLợi được cử về Sài Gòn xây dựng cơ sở. Bắt được liên lạc và thu nhận các cơ sởCông hội bí mật của đồng chí Tôn Đức Thắng, mạng lưới Kỳ bộ Việt Nam thanhniên cách mạng đồng chí Hội Nam kỳ và Sài Gòn phát triển nhanh chóng, mạnhmẽ. Từ cuối năm 1926 cho đến vài năm sau, số hội viên Việt Nam Thanh niên cáchmạng đồng chí Hội các tỉnh Nam kỳ đã có khoảng hơn 500 người.

Tại Biên Hoà, một số tiểu tổ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hộiđược xây dựng ở Đồn điền Cao su Cam Tiêm (nay là Nông trường Cao su ÔngQuế), Đề pô xe lửa Dĩ An. Tháng 4–1928, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạngđồng chí Hội Đồn điền Cao su Phú Riềng được thành lập (thời kỳ này Phú Riềngthuộc tỉnh Biên Hoà) gồm có 5 hội viên là Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình và cácđồng chí Tạ, Hồng, Hoà do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Có thể coi đâylà tổ chức cách mạng đầu tiên đã tập hợp được nhiều thanh niên yêu nước của BiênHoà cùng tham gia. Đồng chí Phạm Văn Đồng, sau khi học ở Trường chính trịQuảng Châu được Bác Hồ cử về Nam kỳ hoạt động, đã nhiều lần đến Biên Hoà,trong đó có thời gian thâm nhập vào các đồn điền cao su, nơi có các cơ sở Việt

(1) Những chặng đường vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Nxb. ThanhNiên, H, 1986, trang 64

Page 21: Tải xuống tại đây.pdf

22

Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và có nhiều cán bộ của Hội đang thựchiện “vô sản hoá”. Đó thật sự là những “vườn ươm” đầy sức sống. Nhờ đó, chỉ ítlâu sau (trong vài năm) hầu như các tỉnh ở Nam kỳ “đều có chi nhánh Việt Namthanh niên cách mạng đồng chí Hội” (1).

Việc phát triển các cơ sở Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội v àquá trình thâm nhập quần chúng của cán bộ Hội đã góp phần làm dấy lên phongtrào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ngày 20–9–1928, hơn400 công nhân cao su ở Đồn điền Cam Tiêm đồng loạt bãi công đòi thực hiệnnhững điều khoản trong “giao kèo” mà họ đã ký với chủ Đồn điền. Cuộc bãi côngkéo dài từ sáng đến chiều. Công nhân dùng gậy gộc bao vây văn phòng Sở. Bọnchủ, sếp hoảng sợ bỏ trốn sang Đồn điền Dầu Giây đồng thời cho người đến Đồnđiền Xuân Lộc điện báo về Biên Hoà xin tăng viện lực lượng. Tên Tỉnh trưởngBiên Hoà cấp tốc đưa lính đến Cam Tiêm để đàn áp. Một cuộc đụng độ đẫm máugiữa công nhân cao su và hiến binh Pháp đã diễn ra làm hàng chục người chết và bịthương.

Cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức bọn cầm quyền và chủ tư bản phải sử dụngđến hiến binh, làm xôn xao và gây xúc động dư luận quần chúng trong nước và cảbên Pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã lên tiếng phản đối sự đàn áp của bọntư bản thực dân và bày tỏ sự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp côngnhân Việt Nam và công nhân Cam Tiêm.

Vào thời gian công nhân cao su nổi lên đấu tranh chống bọn chủ quyết liệtbằng nhiều hình thức từ thấp lên cao, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhândân phát triển khắp các nơi trong nước. Đầu tháng 8 năm 1929, đồng chí Châu VănLiêm và một số đồng chí khác trong Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồngchí Hội Nam kỳ đã đứng ra thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Sài Gòn và tháng11–1929, Ban lâm thời chỉ đạo (tức Trung ương lâm thời) của Đảng được chỉ địnhgồm 5 đồng chí do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư (2).

Từ cuối năm 1929 đến đầu năm 1930, tại nhiều nơi ở tỉnh Biên Hoà đã xâydựng được các cơ sở Đảng mà hầu hết đảng viên đều là hội viên Việt Nam thanhniên cách mạng đồng chí Hội như ở Đề pô xe lửa Dĩ An, Nhà máy Cưa BIF (nay làNhà máy tổng hợp chế biến Gỗ Tân Mai), các đồn điền cao su Cam Tiêm, Cuộc-tơ-nay... Tại 2 cơ sở công nghiệp lớn là Nhà máy Cưa BIF và Đề pô xe lửa Dĩ An,các đồng chí Châu Văn Liêm, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Trọng Nhã được bố trí vào

(1) Theo lời kể của đồng chí cố vấn Phạm Văn Đồng – Tài liệu lưu trữ số 1A8 của Hội đồngKhoa học lịch sử Đoàn – Đội thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

(2) An Nam Cộng sản Đảng là một trong 3 tổ chức cộng sản, tiền thân của Đảng ta sau này.

Page 22: Tải xuống tại đây.pdf

23

làm công nhân để thâm nhập vào tầng lớp lao động. Các đồng chí đã bí mật tuyêntruyền giác ngộ một số công nhân và một số thanh niên lao động các vùng nôngthôn lân cận như Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị... Nhiều thanh niên tiến bộ tại cácđịa phương nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới. Một số sớm giác ngộ đãđược kết nạp vào Đảng, như Nguyễn Văn Nghĩa (Xược), Lưu Văn Viết (Tư Chà),Quách Sanh, Quách Tỷ...

Ngày 28–10–1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Đồn điền cao suPhú Riềng được thành lập gồm có 6 đồng chí đảng viên, trong đó cả 5 hội viênViệt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội trước đây đều được đứng vào hàngngũ của Đảng, chỉ thêm đồng chí Doanh cũng là một thanh niên được giác ngộ saunày. Chi bộ do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư, đồng chí Trần Tử Bình đượcphân công phụ trách công tác thanh niên và trực tiếp chỉ huy đội thanh niên xích vệ(còn gọi là tự vệ đỏ – lực lượng bán vũ trang của Đảng trong thời kỳ này).

Đầu năm 1930, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tại hầu hết các “làng” caosu đều có tổ chức thanh niên xích vệ đội. Số lượng thanh niên xích vệ ở mỗi làngkhoảng 40 người. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng, đội trưởng thanh niên xích vệ ở“làng” số 9 lúc ấy mới 17 tuổi. Nhiệm vụ của thanh niên xích vệ rất cụ thể, đó làbảo vệ Đảng, bảo vệ các cuộc đấu tranh. Trong thời gian đình công, bãi công,thanh niên xích vệ luôn đi sát để bảo đảm cho đại biểu công nhân đàm phán vớichủ. Thanh niên xích vệ làm nhiệm vụ canh gác, phát hiện bọn mật thám, bọn taysai rình mò, dò la tin tức, theo dõi các hoạt động của công nhân và còn thực hiệnnhiệm vụ của chi bộ là tổ chức luyện tập võ nghệ và hoạt động văn hoá như lập cácnhóm múa lân, các đội bóng của “làng” rồi đấu tranh với bọn chủ đòi quyền đượctổ chức thi đấu với đội bóng các làng khác.

Từ ngày 30–1–1930, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương Cộng sảnĐảng Đồn điền Phú Riềng, 5.000 công nhân cao su đã nổi dậy đấu tranh. Thanhniên xích vệ của Đồn điền tuy còn non trẻ, nhưng đã có vai trò hết sức to lớn trongcuộc đấu tranh của công nhân. Cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng vớicác yêu sách: đòi thực hiện đúng hợp đồng giữa chủ và công nhân, cấm đánh đậpcúp phạt; miễn sưu thuế ; trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ; ngày làm việc 8 giờkể cả thời gian đi và về, bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao độ ng, ốm đau phảiđược trị bệnh và hưởng đủ lương. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân,tên chủ sở đã xoa dịu và hứa chấp nhận những yêu sách của công nhân. Nhưng dochưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, giữ gìn lực lượng nên hầu hết các đồng chíđảng viên trong chi bộ, cơ sở cốt cán đều bị địch phát hiện. Chúng đã lần lượt lùngbắt hết người này đến người khác đưa về khám đường thị xã Biên Hoà giam giữ.

Đến giữa năm 1931, qua chính sách khủng bố trắng của bọn thực dân đế quốcvà phong kiến, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta tạm thời lắng

Page 23: Tải xuống tại đây.pdf

24

xuống và tổ chức Đảng ở nhiều địa phương bị địch phá vỡ. Hàng ngàn chiến sĩcộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản bị địch bắn giết, tù đày trong các nhàtù, các trại tập trung.

Về tổ chức Đoàn, trở lại thời gian sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trungương Đảng lần thứ I ban hành “Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động”,chúng ta thấy rõ mối quan tâm lớn lao của Đảng về công tác thanh niên. Đảng ta đãkhẳng định: “... Thanh niên lao động đã trở thành một lực lượng rất quan trọng...cho nên Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác quần chúng thanh niên, phải lãnhđạo quần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê tranh đấu hàng ngày vàphải kéo họ ra khỏi những ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc. Muốn đượcnhư vậy thì phải tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”.

Từ tháng 10–1930 đến tháng 3–1931, Án nghị quyết về “Cộng sản thanh niênvận động” của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đượctriển khai trong cả nước. T uy nhiên, có một số cấp uỷ Đảng vẫn chưa quán triệtđầy đủ. Theo dõi tình hình vận động quần chúng nói chung và công tác thanh niêncủa Đảng, giữa tháng 4–1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi cho Ban Chấp hànhTrung ương Đảng một bức thư quan trọng, trong đó xác định cụ thể một số nhiệmvụ chủ yếu mà Đảng phải tập trung thực hiện tốt đối với công tác xây dựng Đoànvà phong trào thanh niên. Ban lâm thời cấp uỷ Nam kỳ đã chỉ đạo xây dựng Thanhniên cộng sản Đoàn trong thanh niên công nhân và thanh niên lao động. Ở BiênHoà, sự xuất hiện các đội thanh niên xích vệ ở Phú Riềng và một số đồn điền caosu khác như Cam Tiêm, Dầu Giây là tiền đề dẫn đến sự hình thành các tổ, nhóm,chi bộ Thanh niên cộng sản Đoàn đầu tiên vào cuối năm 1929. Năm 1930, nơi nàocó chi bộ hoặc cơ sở Đảng đều hình thành tổ chức thanh niên, tuy hình thức tổchức và tên gọi chưa thống nhất, thí dụ nơi thì tổ chức ra thanh niên xích vệ đội,nơi thì lấy tên là Thanh niên cộng sản, sinh hoạt với đảng viên, chưa tách ra thànhcác chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản. Sau khi có Án nghị quyết về cộng sản thanhniên vận động thì một số chi bộ Đoàn (1) mới được thành lập ở các tỉnh Nam kỳ vàở tỉnh Biên Hoà. Chính đồng chí Phạm Văn Đồng, vào thời gian cuối năm 1929,khi đến công tác tại Biên Hoà đã được tổ chức giới thiệu một đồng chí Thanh niêncộng sản Đoàn báo cáo về tình hình thanh niên địa phương. Sau đó, khi bị địch bắtvà đày ra Côn Đảo vào đầu năm 1931, đồng chí lại gặp một số cán bộ Thanh niêncộng sản Đoàn bị địch bắt qua phong trào đấu tranh tron g các nhà máy, đồn điền ở

(1) Thời kỳ này chưa có khái niệm chi đoàn, nên tổ ch ức cơ sở của Đoàn được gọi là chi bộĐoàn.

Page 24: Tải xuống tại đây.pdf

25

Nam kỳ (1). Như vậy, có thể khẳng định rằng Biên Hoà là một trong những tỉnh ởNam kỳ và trong cả nước đã hình thành một số cơ sở Thanh niên cộng sản vàotrước thời gian Đoàn Thanh niên Cộng sản chính thức ra đời (26–3–1931).

Do chính sách khủng bố trắng rất tàn bạo của giặc nên trong các năm 1931,1932, nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng ở Nam kỳ và Biên Hoà bị địch bắt. Giữanăm 1931, hầu hết các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng, kể cảđồng chí Tổng Bí thư Trần Phú (lúc này mới 26 tuổi) đều bị địch bắt. Xứ uỷ Namkỳ cũng có nhiều đồng chí bị địch bắt đi đến tan rã phải thành lập lại nhiều lần chođến các năm sau mới ổn định. Tháng 5–1933, đồng chí Trương Văn Bang (BaBang) được giao nhiệm vụ lập lại Xứ uỷ và cử cán bộ về các tỉnh móc nối với cácđồng chí còn lại để khôi phục phong trào. Điều đáng chú ý là lúc này các đoàn viênThanh niên Cộng sản thoát khỏi sự khủng bố của địch các năm trước được tiếp tụcthử thách công tác và kết nạp vào Đảng. Lực lượng này kịp thời bổ s ung sinh lựcmới cho Đảng và trực tiếp gây dựng lại các cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấutranh trong quần chúng. Đồng chí Lưu Văn Viết (Tư Chà) sau một thời gian tạmlánh tránh sự khủng bố của địch đã trở về quê (làng Tân Phong – Châu Thành) tiếptục xây dựng cơ sở, vận động cách mạng. Với chiếc xe đạp cũ kỹ, dưới lớp áo củangười bán hàng rong, bán bánh mì dạo, đồng chí đã đi nhiều nơi trong tỉnh đểtuyên truyền, vận động cách mạng mà việc đầu tiên là giác ngộ người em trai củamình là Lưu Văn Văn (Chín Văn) rồi kết nạp vào Đảng. Hai anh em Tư Chà, ChínVăn hoạt động rất hăng hái, gây dựng lại nhiều cơ sở Đảng, nhất là tìm cách bắtmối với lớp trẻ đã từng tham gia đấu tranh ở các nhà máy, đồn điền cao su. TạiBến Cá, đồng chí Tư Chà giác ngộ được anh Huỳ nh Văn Phan (Tư Phan). Ngườithanh niên yêu nước này cũng được kết nạp vào Đảng. Từ những hạt nhân này, cơsở Đảng bắt đầu có sự phát triển rộng hơn trong các năm 1934, 1935. Đầu năm1935, đồng chí Hoàng Minh Châu được Liên Tỉnh uỷ miền Đông cử về Biên Hoàbắt liên lạc với nhóm Lưu Văn Viết và thành lập chi bộ Đảng ở xã Bình Phước –Tân Triều. Phong trào cách mạng ở Biên Hoà từng bước được khôi phục, góp phầntổ chức nhân dân tiếp tục các cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.

II. THAM GIA KHÔI PHỤC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀTÍCH CỰC ĐẤU TRANH ĐÒI CÁC QUYỀN DÂN SINH, DÂN CHỦ.

Từ ngày 27 đến ngày 31 –3–1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhấtĐảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc), đã thông qua điều lệ

(1) Theo lời kể của đồng chí cố vấn Phạm Văn Đồng – Tài liệu lưu trữ tại Hội đồng Khoa họclịch sử Đoàn – Đội thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Page 25: Tải xuống tại đây.pdf

26

chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và đặt ra yêu cầu choĐoàn cần xây dựng một chương trình hành động phù hợp. Thực hiện Nghị quyếtcủa Đại hội Đảng về công tác thanh niên, sau khi hệ thống cơ sở Đảng ở các tỉnhvà Sài Gòn được phục hồi, củng cố, phát triển, nhiều cấp uỷ ở Nam kỳ đã chủtrương tăng cường công tác vận động thanh niên mà trước hết là phân công các cấpuỷ viên phụ trách. Tại Biên Hoà, để phát triển phong trào, mở rộng hình thức tuyêntruyền xây dựng cơ sở cách mạng trong tầng lớp thanh niên học sinh, chi bộ ĐảngBình Phước – Tân Triều vừa được thành lập đã phân công 2 đồng chí Hoàng MinhChâu và Quách Sanh bí mật thành lập “Liên đoàn học sinh” tại Trường tiểu họcBình Hoà. Đây là trường chung cho cả tổng Phước Vĩnh Trung. Nhân ngày 1 –5–1935, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng Bình Phước – Tân Triều, Liên đoàn họcsinh Bình Hoà đã tổ chức rải truyền đơn kêu gọi nhân dân phát huy tinh thần cáchmạng của ngày Quốc tế Lao động. Do hoạt động lộ liễu, địch phát hiện truy tìm,một số bị bắt, học sinh các xã Bửu Long, Bì nh Hoà còn lại phải chuyển vào hoạtđộng bí mật. Một số thanh niên học sinh ưu tú giác ngộ cách mạng và được kết nạpvào Đảng như các đồng chí Phạm Văn Thuận, Huỳnh Dân Sanh, Huỳnh Văn Luỹ...

Từ trong phong trào của quần chúng, nhất là phong trào thanh niên hưởngứng chủ trương về tổ chức và hoạt động trong thời kỳ cách mạng mới với yêu cầumở rộng cuộc vận động đòi các quyền dân sinh, dân chủ, tự do, cơm áo, hoà bình,chống phản động thuộc địa và tay sai... Đảng chủ trương đưa các đoàn thể, các hộiái hữu, các nghiệp đoàn, các tổ chức xã hội do Đảng lãnh đạo ra hoạt động côngkhai để nhanh chóng tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị xung quanhĐảng. Đoàn Thanh niên Cộng sản được mang tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ chophù hợp với tình hình và nhiệm vụ cách mạng. Tuy cách gọi có thay đổi nhưng bảnchất chính trị và nguyên tắc tổ chức của Đoàn không thay đổi. Đoàn Thanh niênDân chủ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản vàluôn được Đảng tăng cường sự lãnh đạo nên đã ph át huy vai trò của mình tronggiai đoạn cách mạng mới.

Ở Biên Hoà tổ chức Thanh niên Dân chủ hoạt động rất mạnh, tham gia trongnhiều “Uỷ ban hành động”. Uỷ ban hành động Biên Hoà do đồng chí Nguyễn VănNghĩa làm Chủ tịch. Tiếp đó, các Uỷ ban hành động quậ n Châu Thành, Xuân Lộc,Long Thành... được thành lập và liên hệ chặt chẽ với Uỷ ban hành động Biên Hoà.

Được sự chỉ đạo sâu sát của Xứ uỷ và Tỉnh uỷ Biên Hoà, phong trào hưởngứng Đông Dương Đại hội của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên lan đến tậncác làng, xã trong tỉnh. Ở trung tâm thị xã Biên Hoà, các Uỷ ban hành động củacông nhân và thanh niên Nhà máy Cưa BIF, trong giới lao động (xe lôi, thợ thủcông...), giới giáo chức... liên tiếp đưa yêu sách cho bọn thống trị đòi tăng lương,giảm giờ làm, lập nghiệp đoàn, lập hội thể thao toàn tỉnh... làm cho chúng rất lúng

Page 26: Tải xuống tại đây.pdf

27

túng. Trụ sở Uỷ ban hành động của tỉnh đặt văn phòng tại khách sạn Thanh Phong(nội ô quận lỵ Châu Thành, Biên Hoà – nay là Công an phường Hoà Bình – thànhphố Biên Hoà) và đoàn viên Thanh niên Dân chủ làm nhiệm vụ giữ trật tự, sẵnsàng đối phó với cảnh sát và bọn tay sai, hàng ngày tiếp khách tới đưa “Dânnguyện” từ sáng đến tối. Bà con đòi hỏi cho biết đích xác ngày Giuytxtanh Gôđa,phái viên của Chính phủ Pháp sang Đông Dương và đến Biên Hoà để công nhân,nhất là chị em ở các đồn điền cao su trực tiếp gặp ông ta. Đoàn viên Thanh niênDân chủ tranh thủ cơ hội này trao truyền đơn và hướng dẫn cách thức đấu tranh.

Cuối năm 1936, Liên Tỉnh uỷ miền Đông cử đồng chí Trương Văn Bang (BaBang) về Biên Hoà chuẩn bị thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Biên Hoà. Đầu năm1937, Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Biên Hoà được thành lập do đồng chí Trương VănBang làm Bí thư và các đồng chí Huỳnh Liễng, Trần Minh Triết, Huỳnh Văn Phan,Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ làm uỷ viên Ban chấp hành Tỉnh uỷ. Tỉnh uỷ chủtrương xúc tiến công tác củng cố, phát triển cơ sở Đảng và đẩy mạnh xây dựng cácđoàn thể quần chúng, nhất là Công hội và Đoàn Thanh niên. Quán triệt tinh thầnchỉ đạo của Tỉnh uỷ, tổ chức Thanh niên Dân chủ được h ình thành hầu khắp cácquận, các đồn điền cao su và ở một số nhà máy... Thanh niên Dân chủ Biên Hoà đãhướng hoạt động của mình vào việc tuyên truyền phổ biến cho thanh niên về chủnghĩa cộng sản, về xã hội Xô Viết (Liên Xô). Ngoài các “Uỷ ban hành động”, ởBiên Hoà còn có “Thư quán Thanh niên”. Các đoàn viên Thanh niên Dân chủ vềSài Gòn mua sách báo của Đảng, của Đoàn xuất bản và cả sách báo từ Pháp gửisang đem bán rộng rãi cho bà con, nhất là thanh niên đang hăm hở tìm hiểu thời sự,tìm hiểu tin tức đấu tranh... Báo Đoàn có các tờ Thế giới, Bạn dân, Mới... BáoĐảng có L’ avant garde, Lepeuple (tiếng Pháp), Lao động, Tin tức, Nhành lúa,Thời thế... Lần đầu tiên tuổi trẻ Biên Hoà được tiếp cận với các tác phẩm chính trị,văn học lớn của V.I Lênin và M.Goocki cũng như các tác giả trong nước như cuốnVấn đề dân cày của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và Võ NguyênGiáp), Macxit phổ thông của Hải Triều... Từ đây, một số thanh niên Biên Hoà vềSài Gòn tham gia sinh hoạt trong các nhóm, tổ, tìm hiểu chủ nghĩa Mác–Lênin. Họđược giác ngộ về lý tưởng, trong số đó, nhiều người sau này đã trở thành cán bộ,đảng viên của Đảng. Cùng với việc mở “Thư quán Thanh niên” của Đoàn Thanhniên Dân chủ ở thị xã, về sau còn phát triển thêm các điểm bán sách báo mới củaUỷ ban hành động gọi là “Bình dân thư viện” tại xã Bình Ý (quận Châu Thành) làtrung tâm phát hành sách báo, tài liệu của Đảng và cũng là nơi liên lạc, tiếp nhậncác báo cáo, kiến nghị của các địa phương trong tỉnh.

Ở Biên Hoà, Đoàn Thanh niên Dân chủ cũng đã mở rộng các hoạt động tậphợp thanh niên qua việc lập các hội đá banh, múa lân, diễn kịch... Các hội này hoạtđộng rất sôi nổi, hầu như quận nào, làng xã nào, nhà máy nào cũng có Hội đá banh.

Page 27: Tải xuống tại đây.pdf

28

Ngày nghỉ, các đội tổ chức giao hữu bóng đá, diễn kịch... Qua đó, đoàn viên, hộiviên cốt cán tổ chức tuyên truyền vận động cách mạng.

Đặc biệt, vào cuối năm 1937, Xứ uỷ chủ trương phát động cuộc vận động họcchữ quốc ngữ nhằm đấu tranh chống lại chính sách ngu dân của bọn phản độngthuộc địa. Tỉnh uỷ Biên Hoà đã giao trách nhiệm cho tổ chức Thanh niên Dân chủvận động phong trào truyền bá quốc ngữ. Phong trào đã cuốn hút đông đảo thanh,thiếu niên và các tầng lớp nhân dân tham gia cả dạy và học. Lớp học được tổ chứcở đình làng, sân phơi, trong trường, ngoài trường... nghĩa là bất cứ ở đâu có điềukiện đều có thể tụ tập để giáo viên hướng dẫn học tập. Vai trò của Đoàn Thanhniên Dân chủ qua các hoạt động sôi nổi nêu trên được thanh niên và nhân dân rấthoan nghênh. Số thanh niên xin gia nhập Đoàn ngày càng đông, nhưng do việc kếtnạp tiến hành chưa chặt chẽ nên khi bước vào giai đoạn khó khăn (1941 –1945) saunày, không ít đoàn viên Thanh niên Dân chủ đã xa rời tổ chức hoặc nằm yên chờthời thế...

Tháng 9–1936, Uỷ ban hành động Biên Hoà tổ chức cuộc mít tinh tại Gò Dê,xã Bình Ý, huyện Châu Thành thu hút mấy trăm thanh niên tới dự. Đồng chíNguyễn Văn Nghĩa đã diễn thuyết, kêu gọi đồng bào và giới trẻ tích cực đấu tranhđòi các quyền dân sinh, dân chủ. Cuộc mít tinh đang tiến hành thì tên cai tổng Đạmdẫn lính đến đàn áp. Đoàn Thanh niên Dân chủ được giao nhiệm vụ bảo vệ đồngbào đã lập tức tập hợp lực lượng ngăn chặn âm mưu và hành động của bọn cườnghào. Thấy lực lượng ta đông, mạnh, chúng hậm hực rút lui. Đồng chí Nguyễn VănNghĩa lại kêu gọi thanh niên tuần hành để biể u dương lực lượng. Thanh niên vừatuần hành kéo qua các địa phương như Bến Cá, Cây Đào, Bình Ý... vừa hô khẩuhiệu đòi thi hành dân chủ, tăng lương cho công nhân, mở trường học cho trẻ em.

Từ năm 1936 – 1939, liên tiếp nổ ra các cuộc bãi công của công nhân thuộcCông ty Kỹ nghệ và Lâm nghiệp Biên Hoà, công nhân Nhà máy Cưa BIF, côngnhân các đồn điền cao su ở Biên Hoà đòi tăng lương, giảm giờ làm, cấp thuốc chữabệnh cho công nhân lúc đau ốm, bọn chủ phải chấp nhận từng bước những yêu cầucủa công nhân đưa ra. Các cuộc đấu tranh đã có ảnh hưởng rộng trong tỉnh.

Những thắng lợi mà nhân dân và tuổi trẻ Biên Hoà giành được qua các phongtrào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Xứ uỷ thời kỳ 1936 – 1939 tuy làbước đầu nhưng rất có ý nghĩa. Đối với phong t rào thanh niên Biên Hoà và ĐoànThanh niên Dân chủ, đây là lần đầu tiên kể từ ngày tổ chức Đoàn ra đời, cán bộ,đoàn viên, thanh niên được công khai trao đổi, tìm hiểu về lý tưởng cộng sản chủnghĩa qua sinh hoạt chính trị trong Đoàn, nhất là qua hệ thống báo chí của Đoànvới vai trò là người tuyên truyền, người tổ chức tập thể được phát huy khá rộng. Tổchức Đoàn có bước phát triển ở các địa phương và các cơ sở công nghiệp, đồn điềncao su trong tỉnh. Lực lượng đoàn viên mới được xây dựng trong thời kỳ 193 6 –

Page 28: Tải xuống tại đây.pdf

29

1939 ở Biên Hoà đã góp phần tích cực chuẩn bị cho cao trào đấu tranh quyết liệttrong sự nghiệp cứu nước đầy hy sinh, gian khổ vào những năm sau.

III. KIÊN CƯỜNG TRONG NAM KỲ KHỞI NGHĨA, ĐẤU TRANHCHỐNG KHỦNG BỐ, TIẾN TỚI CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNHCHÍNH QUYỀN VỀ TAY NHÂN DÂN.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Ngày 3 tháng 9năm ấy, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đãtrực tiếp ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình mọi mặt ở Đông Dương, trong đó có V iệtNam. Để phục vụ cho chiến tranh, thực dân Pháp ở Đông Dương ban bố lệnh tổngđộng viên, ra sức vơ vét của cải, tăng giờ làm việc, giảm tiền lương của công nhânvà bắt thanh niên đi lính. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng.Các quyền tự do, dân chủ mà nhân dân và thanh niên ta giành được trong thời kỳMặt trận Dân chủ đều bị xoá bỏ. Thực dân Pháp lộ nguyên hình đã thẳng tay đànáp nhân dân thuộc điạ. Ngày 28–9–1939, nghĩa là chưa đầy 1 tháng sau khi Thếchiến thứ hai bùng nổ, Toàn quyề n Đông Dương Catroux ra lệnh giải tán mọi tổchức và tịch thu tài sản của các tổ chức do cộng sản lập nên. Hắn tuyên bố: “Trongcuộc đấu tranh này phải tiêu diệt cộng sản thì xứ Đông Dương mới được yên ổn vàmới trung thành với nước Pháp” (1). Sách, báo của Đảng, của Đoàn lập tức bị cấmxuất bản và lưu hành, ai tàng trữ đều bị bắt.

Trước tình hình diễn biến mau lẹ đó, Trung ương Đảng ta đã kịp thời “Thôngcáo cho các đồng chí cấp bộ”, giải thích một số vấn đề trên thế giới và trong nước,đồng thời ra chỉ thị cho các cơ quan, đoàn thể, cán bộ hoạt động hợp pháp và nửahợp pháp gấp rút chuyển vào bí mật. Đoàn Thanh niên Dân chủ mang tên mới làĐoàn Thanh niên Phản đế và chuyển sang hình thức hoạt động bí mật, tích cực bảovệ cơ sở, bảo vệ cán bộ, đoàn viên theo sự lãnh đạo của Đảng.

Tình hình mọi mặt của tỉnh Biên Hoà cũng nằm trong bối cảnh chung đó,nghĩa là phải chịu sự đàn áp, khủng bố quyết liệt của kẻ thù. Quán triệt chủ trươngcủa Trung ương Đảng và Tỉnh uỷ, mặc dù mọi cơ quan, đoàn thể, cán bộ đã tíchcực thực hiện chuyển vào bí mật, chuyển vùng hoạt động... nhưng Biên Hoà vẫnkhông tránh khỏi những tổn thất do không ít cán bộ, đảng viên, đoàn viên đã bị lộtrong thời kỳ trước, nay bị địch ráo riết lùng bắt.

Tháng 7 năm 1940, Xứ uỷ Nam kỳ triệu tập Hội nghị mở rộng tại xã TânLương, tỉnh Mỹ Tho. Sau nhiều ngày thảo luận, trước những diễn biến tình hình

(1) Những chặng đường vẻ vang của Đoàn Thanh niê n Cộng sản Hồ Chí Minh, Nxb. ThanhNiên, Hà Nội, 1986, tr. 99.

Page 29: Tải xuống tại đây.pdf

30

trong nước và thế giới, Hội nghị đã đi đến thống nhất chủ trương tổ chức công tácchuẩn bị khẩn trương để phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành ch ínhquyền. Ở Biên Hoà, hoạt động của Đảng và các đoàn thể lúc này gặp nhiều khókhăn. Địch thực hiện chính sách khủng bố trắng đến mức bắt cả những quần chúngbị nghi ngờ, trong đó có cả những người chưa đến tuổi thành niên bị chúng vukhống cho là liên lạc hoặc cộng tác với cộng sản. Xảo quyệt hơn nữa là chúng tổchức người chui vào các tôn giáo như Cao Đài, Công giáo để lừa mị, tuyên truyềnxuyên tạc, dò la tung tích cán bộ, đảng viên, đoàn viên. Đặc biệt, ở các khu vựcmiền núi, hoặc nơi có nhiều đồn điền cao su tập trung đông đảo công nhân với độingũ thanh niên công nhân luôn hăng hái đi đầu trong các cuộc đấu tranh, địch thựchiện thủ đoạn chia rẽ người Kinh với bà con người dân tộc thiểu số vừa bằng vậtchất vừa bằng cách bôi nhọ Đảng, bôi nhọ tổ chức nghiệp đoàn, hội ái hữu rồi điđến giải tán các tổ chức xã hội, nghề nghiệp này. Bọn mật thám xuống tận cácbuôn sóc, đem gạo, muối, cá khô, thuốc ký ninh... phát cho bà con để mua chuộcvà giao nhiệm vụ chỉ điểm cộng sản.

Ở Biên Hoà, ngoài khám đã có từ trước, địch còn lập ra các trại tập trung ở BàRá, Tà Lài... mà chúng gọi là các “căng lao động đặc biệt”, nhưng trong thực tế thìđó là nơi giam giữ những người yêu nước theo chế độ cưỡng bức lao động. Tại cácđịa phương trong tỉnh có phong trào đấu tranh mạnh trong thời kỳ 1936 – 1939được chúng coi là các “Làng đỏ” như Bình Ý, Tân Triều, Bình Phước... địch bắttrên 200 thanh niên về giam giữ tại khám lớn thị xã Biên Hoà. Vấn đề nổi lên đốivới thanh niên lúc này là đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn gọi là “tổng độngviên” để tuyển mộ lính, kéo dài thời gian tại ngũ đối với những người đã mãn hạnvà bắt thanh niên (lợi dụng sức trẻ) đi phu xây dựng đường sá, cầu cống, mở rộngsân bay Tân Phong, trường bắn Bình Ý, lập xưởng sửa chữa máy bay...

Thực hiện chủ trương của Xứ uỷ về việc chuẩn bị khởi nghĩa, Tỉnh uỷ BiênHoà rà soát và tiến hành công tác củng cố về mặt tổ chức đối với các cơ sở Đảng,các đoàn thể nhân dân, trong đó chú trọng đến Đoàn Thanh niên, đội hậu bị và lựclượng xung kích của Đảng. Tỉnh uỷ phân công đồng chí Huỳnh Liễng vốn có thờigian phụ trách công tác thanh niên nay tiếp tục nhiệm vụ tuyển chọn những cán bộ,đoàn viên, thanh niên có giác ngộ chính trị, có tinh thần dũng cảm hăng hái đấutranh thành lập đội vũ trang của tỉnh gồm khoảng 35 người. Sau khi thành lập, độivũ trang được trang bị chủ yếu bằng giáo, mác và một số khẩu súng hai nòng thuđược của bọn tổng, tề. Đơn vị đứng chân ở vùng rừng Tân Uyên (nay là huyện TânUyên, tỉnh Bình Dương) trong sự che chở của nhân dân, thực hiện chế độ luyện tậpquân sự và sinh hoạt theo nếp quân sự, dưới sự chỉ huy của Trần Văn Quỳ (ChínQuỳ), một chiến sĩ trẻ tuổi đầy mưu trí và dũng cảm.

Page 30: Tải xuống tại đây.pdf

31

Ở Biên Hoà, việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành hết sức khẩn trương nênkhi có lệnh là bùng nổ đồng loạt, nhất là ở các xã thuộc Tân Uyên, Châu Thành...Ngày 24–11–1940, địch cho quân bao vây các địa điểm quần chúng nổi dậy. Cácđồng chí trong Tỉnh uỷ được phân công chỉ đạo các địa phương như Lê Văn Tôn,Nguyễn Hồng Kỳ... chỉ huy các đội thanh niên vũ trang chiến đấu quyết liệt vớiđịch. Từ trước, địch đã cố sức tìm kiếm đội thanh niên vũ trang Chín Quỳ (1), nay,chúng tập trung binh lực tiến công vào Lạc An, nơi đội thanh niên vũ trang đanghoạt động hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy. Do cuộc chiến đấu không cân sức, mặc dùta đã gây thiệt hại cho địch nhưng không đẩy lùi được cuộc tiến công của chúng.Đồng chí Huỳnh Liễng bị trọng thương và bị địch bắt. Nêu cao khí tiết của mộtchiến sĩ cộng sản kiên cường, đồng chí nhất định không cho địch băng bó và đã hysinh trước sự cảm phục của đồng bào, đồng chí, nêu cao tấm gương anh dũng chođoàn viên, thanh niên noi theo. Đội thanh niên vũ trang của Chín Quỳ giữ vữngtinh thần bất khuất rút vào rừng sâu trong sự che chở của nhân dân. Đơn vị đượcbổ sung một số đoàn viên, thanh niên ưu tú bền gan hoạt động cho đến trước ngàyCách mạng tháng Tám năm 1945 lại xuất hiện tham gia cướp chính quyền tại BiênHoà và trở thành bộ phận nòng cốt của Vệ quốc quân Biên Hoà.

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị địch dìm trong biển máu. Biên Hoà cũng ch ịunhững tổn thất nặng nề. Nhưng sự khủng bố khốc liệt của kẻ thù không thể nào dậptắt được tinh thần yêu nước trong lòng nhân dân và tuổi trẻ Biên Hoà đang sẵnsàng đón đợi thời cơ mới.

Bước sang năm 1941, tình hình thế giới và trong nước diễn biến ngày mộtkhẩn trương và phức tạp. Vừa đặt chân đến Biên Hoà, Nhật cho xây sân bay quânsự, các hệ thống hầm hào kiên cố, hệ thống giao thông phục vụ cho mục đích chiếntranh... Những công việc đòi hỏi đến lao động khổ sai đều đổ lên đầu nhân dân ta,nhất là thanh niên, lực lượng đông đảo, trẻ, khoẻ.

Vào cuối năm 1943, ở Biên Hoà đã có các đoàn thể Công nhân Cứu quốc,Nông dân Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc và một số tổ chức xãhội khác do các cơ sở Đảng lãnh đạo, đánh dấu bước chuyển biến quan tr ọng vềmặt tổ chức. Sau khi được khôi phục, các cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúngtrong đó có Đoàn Thanh niên Cứu quốc phát triển rất nhanh. Lúc này nơi nào cóchi bộ Đảng, nơi ấy có Thanh niên Cứu quốc hoặc có các nhóm thanh niên do đảngviên trực tiếp nắm để tổ chức hoạt động, thí dụ ở Nhà máy Cưa BIF, ở sở củi TrảngBom, ga Biên Hoà... hoặc ở các địa phương như Tân Uyên, Tân Phong, Tân Hạnh,Tân Bình, Hoá An...

(1) Tức đội thanh niên vũ trang do đồng chí Trần Văn Quỳ trực tiếp chỉ huy dưới sự lãnh đạochung của đồng chí Huỳnh Liễng.

Page 31: Tải xuống tại đây.pdf

32

Ngày 9–3–1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Chúngtuyên truyền cho nền độc lập giả hiệu với chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và rasức rêu rao thuyết “Đại Đông Á”, thuyết “Đồng văn, đồng chủng” để lừa bịp nhândân và thanh niên. Quán triệt Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: “Nhật– Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, các cơ sở Đảng ở Biên Hoà tích cựcxây dựng Đảng, khẩn trương tập hợp quần chúng, ráo riết chuẩn bị cho tổng khởinghĩa. Cách mạng Việt Nam chuyển lên cao trào.

Vào thời điểm đó, Iđa – Quyền Tổng trưởng Thanh niên và Thể thao ĐôngDương của Nhật ngỏ ý mời bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng ra thành lập tổ chứcthanh niên. Tương kế tựu kế, Xứ uỷ Nam kỳ giao cho đồng chí Phạm Ngọc Thạchcùng một số trí thức tiêu biểu khác công khai lập ra Thanh niên Tiền phong để thuhút đông đảo thanh niên về phía cách mạng. Ngày 1–6–1945, Thanh niên Tiềnphong ra đời do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lĩnh.

Như vậy, ở Biên Hoà cũng như ở Sài Gòn và các tỉnh Nam kỳ lúc này vừa cóThanh niên Cứu quốc (tổ chức nòng cốt) vừa có Thanh niên Tiền phong (tổ chứcrộng rãi với danh nghĩa cô ng khai) đều do Đảng ta lãnh đạo. Thanh niên Tiềnphong ở Biên Hoà được thành lập do Huỳnh Thiện Nghệ – một thầy giáo dạy thểdục thể thao làm thủ lĩnh. Chỉ sau một thời gian ngắn, phong trào phát triển và lanrộng ra các quận, các nhà máy, các đồn điền ca o su trong tỉnh. Xứ uỷ chỉ đạo kịpthời nắm tổ chức này, lãnh đạo các đội, đoàn Thanh niên Tiền phong, biến thànhđội quân chính trị của cách mạng. Khắp nơi trong tỉnh, khí thế cách mạng sôi sục.Lực lượng Thanh niên Tiền phong với gậy tầm vông vạt nhọn và cuộn dây thừngngang lưng hăng hái luyện tập đội ngũ bảo vệ, tuần tra canh gác nhà máy, xóm ấp.Đêm đêm, ở các đình làng, hàng trăm nam nữ thanh niên với đủ các loại đèn đuốcsáng trưng. Tiếng hô một, hai nhịp nhàng hoà với tiếng hát, lời ca cách mạng van gđộng khắp nơi. Tổ chức Thanh niên Tiền phong ở Biên Hoà thông qua các hìnhthức hoạt động công cộng như biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao đã góp phầnđắc lực mở rộng mặt trận tập hợp thanh niên nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng khởinghĩa. Đây là một lực lư ợng công khai nhưng lại hoạt động theo sự lãnh đạo củaĐảng nên tạo được lợi thế lớn.

Tháng 7 năm 1945, tại chùa Tân Mai, đại diện Xứ uỷ Nam kỳ là đồng chí HàHuy Giáp đã họp với các đồng chí lãnh đạo Biên Hoà là Hoàng Minh Châu, HuỳnhVăn Hớn, Phạm Văn Búng, Đặng Nguyên... phổ biến chủ trương gấp rút xây dựnglực lượng. Về công tác thanh niên, hội nghị đề ra các nhiệm vụ :

– Củng cố và tiếp tục phát triển Thanh niên Cứu quốc.

– Nắm chắc lực lượng Thanh niên Tiền phong tỉnh để chuẩn bị khởi nghĩa.

– Tuyên truyền, giác ngộ thanh niên, phá âm mưu lừa bịp, chia rẽ thanh niên.

Page 32: Tải xuống tại đây.pdf

33

Sau hội nghị này, các đảng viên ở Biên Hoà nhanh chóng kiện toàn các tổchức đoàn thể cứu quốc, nắm và lãnh đạo chặt chẽ lực lượng Thanh niên Tiềnphong thông qua các đoàn trưởng, tráng trưởng, đội trưởng và toán trưởng ở các cơsở địa phương trong tỉnh, đặc biệt là trung tâm quận Châu Thành và Biên Hoà. Khíthế quần chúng cách mạng, nhất là trong các tầng lớp thanh niên ngày càng lêncao. Tại nhiều địa phương, thanh niên suốt ngày say mê l uyện tập võ nghệ. Súngkhông có, chỉ có mã tấu, gậy gộc... thế nhưng vẫn lăn lê, bò toài, hò hét đến khảncả cổ.

Tin Nhật đầu hàng Đồng minh lan truyền nhanh chóng thổi bùng ngọn lửacách mạng. Khắp các nẻo đường ở Biên Hoà luôn vang lên bài ca “Này thanh niênơi đứng lên đáp lời sông núi” và khúc hát Lên đàng theo lời hiệu triệu của Tổng bộViệt Minh và lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: “Giờ quyết định cho vậnmệnh Tổ quốc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta” cũng như tin về cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội hoàn toàn thắng lợi đãđộng viên tinh thần vùng lên của nhân dân cả nước. Ngày 20 –8–1945, Xứ uỷ Nambộ họp Hội nghị phổ biến kế hoạch tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ở Nam bộ.

Tại Biên Hoà, ngay trong đêm 23 rạng sáng ngày 24–8–1945, trong nội ô tỉnhlỵ Biên Hoà, nhân dân đã treo cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm, cờ vàng sao đỏ (cờ củaThanh niên Tiền phong). Suốt đêm 24–8–1945, lực lượng thanh niên xung kíchrầm rập đi tuần tra trên các đường phố. Nội ô tỉnh lỵ Biên Ho à và các xã vùng vennhư Tam Hiệp, Tân Mai, Tân Phong, Bửu Long, Bửu Hoà, Hiệp Hoà, Hoá An, Tân

Hạnh, lực lượng cách mạng hoàn toàn làm chủ.

Ngày 25–8–1945, lực lượng xung kích đã giành quyền kiểm soát các cơ quan,công sở trong thị xã Biên Hoà như toà án, kho bạc, trại giam, trại lính bảo an...Ngày 26–8–1945, lực lượng khởi nghĩa bao gồm các đơn vị thanh niên vũ trang vàThanh niên Tiền phong cùng lực lượng nhân dân do đồng chí Nguyễn Văn Nghĩalãnh đạo đã đến bao vây Toà bố Biên Hoà – trụ sở Tỉnh trưởng Biên Hoà – cơ quanđầu não của chính quyền tay sai thân Nhật. Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Quý đầuhàng cách mạng. Lúc đó là 11giờ00 trưa. Các đơn vị thanh niên vũ trang và Thanhniên Tiền phong cùng lực lượng nhân dân tiếp tục chiếm giữ và quản lý các cơquan còn lại, đồng thời ra lệnh bắt giữ tên trùm cảnh sát cò Phước, tịch thu hơn300 súng các loại, trang bị bổ sung cho các lực lượng thanh niên vũ trang.

Sáng sớm ngày 27–8–1945, một cuộc mít tinh lớn chào mừng thắng lợi củaCách mạng tháng Tám được tổ chức tạ i Quảng trường Sông Phố. Các đoàn ngườivừa tuần hành biểu dương lực lượng vừa hô vang các khẩu hiệu: “Việt Nam độclập muôn năm”, “Việt Minh muôn năm”. Nhiều cuộc mít tinh quần chúng cũngdiễn ra ở hầu khắp các địa phương. Ngày 14–9–1945, cuộc mít tinh của nhân dânhuyện Long Thành đã thu hút nhiều đại biểu Thanh niên Cứu quốc các xã về dự.

Page 33: Tải xuống tại đây.pdf

34

Sau khi nghe chính quyền cách mạng phát động phong trào toàn dân cứu quốc, gần100 thanh niên các địa phương đã ghi tên tòng quân. Đến ngày 21 –9, tức chỉ 7ngày sau cuộc mít tinh, đã có 77 thanh niên tình nguyện tham gia Đội vệ binh cộnghoà. Đội được trang bị 11 khẩu súng trường, còn lại chỉ sử dụng tầm vông, giáomác... nhưng luôn tràn đầy khí thế cách mạng.

Suốt chặng đường lịch sử từ khi xuất hiện những đoàn viên Thanh niên Cộngsản thuộc lớp đầu tiên cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tuổi trẻBiên Hoà – Đồng Nai luôn nêu cao lòng yêu nước nồng nàn, một lòng theo Đảngchiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và lý tưởng cách mạng của Đảng.Trải qua những giai đoạn khác nhau, đặc biệt là trong các cao trào, các cuộc tổngdiễn tập rộng lớn, quyết liệt như cao trào đấu tranh giai đoạn 1930 – 1931; cao tràođấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ từ 1936 – 1939; cao trào Nam kỳ khởinghĩa và chuẩn bị tổng khởi nghĩa từ 1940 – 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và theolời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, với những tổ chức thanhniên cách mạng như: Thanh niên xích vệ đội, Liên đoàn học sinh (Trường tiểu họcBình Hoà), Thanh niên Cứu quốc, Thanh niên Tiền phong..., thanh niên Biên Hoà– Đồng Nai đã thể hiện sâu sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua biết bao hoạtđộng và hành động quả cảm, kiên cường, bất chấp nhà tù, gươm súng và mọi sựđàn áp, khủng bố dã man của kẻ thù, sẵn sàng hiến dâng tuổi t hanh xuân, đi đầutrên mọi trận tuyến chống quân cướp nước và bè lũ bán nước, xứng đáng với niềmtin yêu to lớn của Đảng bộ và nhân dân Biên Hoà – Đồng Nai.

Page 34: Tải xuống tại đây.pdf

35

Chương II

CÙNG QUÂN VÀ DÂN THAM GIAXÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG NON TRẺ VÀ TIẾN

HÀNH KHÁNG CHIẾN CHỐNGTHỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

1945 – 1954

I. VỮNG BƯỚC TIẾN LÊN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦACUỘC KHÁNG CHIẾN.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rực rỡ đã tạo niềm phấn khởi tolớn cho nhân dân và tuổi trẻ Biên Hoà – Đồng Nai. Một không khí hào hứng chưatừng có lan nhanh từ thị xã, quận, huyện, đến các vùng nông thôn xa xôi và trongđồng bào các dân tộc. Hàng vạn thanh niên hăm hở theo tiếng gọi của Đảng vàchính quyền sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ được giao.

Song, với dã tâm xâm lược nước ta lầ n nữa, ngày 23–9–1945, thực dân Phápngang nhiên gây hấn nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, Gia Định. Vào thời điểm đó,Biên Hoà còn độc lập, quân Pháp chưa tiến công. Tranh thủ thời gian, Đảng bộ vàchính quyền Biên Hoà ra sức xây dựng, củng cố tổ chức về mọi mặt, nhất là chuẩnbị lực lượng, vũ khí, thu hút đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia.

Trong Hội nghị thành lập Tỉnh uỷ lâm thời được tiến hành đúng vào tối ngày

23–9–1945 tại nhà Hội xã Bình Trước, quận Châu Thành, do đồng chí Hà HuyGiáp thay mặt Xứ uỷ Nam bộ triệu tập và chủ trì, những chủ trương quan trọng vềcông tác vận động thanh niên đã được đề ra:

– Một là, thống nhất hai tổ chức Thanh niên Cứu quốc và Thanh niên Tiềnphong theo chủ trương của Xứ uỷ. (Trước đó, Thanh niên Tiền phong Nam bộ đãtuyên bố tham gia Mặt trận Việt Minh).

– Hai là, vận động thanh niên tham gia các đơn vị du kích và lập Trại huấnluyện du kích tại Vĩnh Cửu (Tam Hiệp – Biên Hoà), cử đồng chí Phan Đình Côngphụ trách để khẩn trương tổ chức huấn luyện quân sự cho thanh niên, gấp rút xâydựng lực lượng vũ trang.

– Tăng cường công tác thanh niên, hình thành cơ quan lãnh đạo của Tỉnh uỷ,phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Page 35: Tải xuống tại đây.pdf

36

Chấp hành chủ trương của Tỉnh uỷ, ngày 25 –9–1945, hai tổ chức Thanh niênCứu quốc và Thanh niên Tiền phong hợp nhất lấy tên là Đoàn Thanh niên Cứuquốc do Huỳnh Bá Bích làm Đoàn trưởng. Để phối hợp chặt chẽ giữa công tácthanh niên và công tác quân sự của địa phương mà nhiệm vụ chủ yếu lúc này làvận động thanh niên tham gia lực lượng du kích nên đồng chí Huỳnh Bá Bích vừalà Tỉnh Đoàn trưởng phụ trách hậu cần, vừa ở trong Ban chỉ huy xây dựng Trạihuấn luyện quân sự Vĩnh Cửu.

Cuối tháng 9 năm 1945, Trại huấn luyện khai giảng khoá học đầu tiên với gần100 học viên được tổ chức t hành 4 phân đội gồm thanh niên, nông dân các xã ởquận Châu Thành, công nhân Nhà máy Cưa BIF, thanh niên Sài Gòn, Biên Hoà;đặc biệt có một tiểu đội lính Nhật rã ngũ tham gia kháng chiến gia nhập Trại làmnhiệm vụ hướng dẫn sử dụng vũ khí, dạy chiến thuật tác chiến. Sau ngày 25 tháng10, khi Pháp đánh chiếm Biên Hoà, Trại chuyển về sở Tiêu, Đất Cuốc (Tân Uyên)tiếp tục mở lớp huấn luyện và trở thành một đơn vị của Vệ quốc đoàn Biên Hoà.Đứng chân ở Biên Hoà lúc bấy giờ gồm có nhiều lực lượng vũ trang: Vệ quốc đoànBiên Hoà ở Tân Uyên, Vệ quốc đoàn Châu Thành ở Thiện Tân, Vệ quốc đoànLong Thành, Đội xung phong cảm tử của Quốc gia tự vệ cuộc ở Bình Thảo... Lựclượng vũ trang từ Sài Gòn rút về Biên Hoà gồm có Liên chi 2 –3 Bình Xuyên ởRừng Sác, Chi đội 1 Nam tiến, cùng lực lượng vũ trang Liên hiệp Công đoàn ở AnLộc (Xuân Lộc)... Mối quan hệ giữa các lực lượng này chưa chặt chẽ và thiếu chỉhuy thống nhất.

Tháng 11 năm 1945, Quận uỷ Châu Thành đã thành lập Đội xung phong cảmtử để diệt tề, trừ gian và bọn binh lính Pháp trong thị xã. Đội do Hồ Văn Đại (SáuĐại) và Nguyễn Văn Ký (Hai Ký) chỉ huy. Đội có 120 chiến sĩ trẻ, tuổi từ 12 đến16, trang bị súng ngắn, lựu đạn, đứng chân tại Bến Cá (Bình Phước). Với tinh thầnchiến đấu dũng cảm, phương thức hoạt động táo bạo, bí mật, Đội đã nhiều lần hoátrang đột nhập thị xã bắt và diệt nhiều tên ác ôn như Bảy Thông, Mười Phụng...Hoạt động của Đội xung phong cảm tử đã làm cho bọn địch trong thị xã Biên Hoàrất lo sợ. Bọn sĩ quan, binh lính Pháp đi lẻ không dám vượt đoạn đ ường quaTrường học nữ sinh ở Cây Chàm (nay là Trường tiểu học Quang Vinh) nơi Độixung phong cảm tử thường tổ chức trận địa phục kích.

Từ giữa tháng 12 năm 1945, các lực lượng vũ trang của Biên Hoà được thốngnhất thành Vệ quốc đoàn Biên Hoà đứng chân ở L ạc An (Tân Uyên), nơi đây trởthành căn cứ kháng chiến của Khu 7 và từ đầu năm 1946 được gọi là Chiến khu Đ– một căn cứ kháng chiến nổi tiếng trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ của quân và dân ta. Rạng sáng ngày 2 –1–1946, dưới sự chỉhuy của Khu trưởng Khu 7 Nguyễn Bình, đơn vị Vệ quốc đoàn Biên Hoà củaHuỳnh Văn Nghệ, các đơn vị Vệ quốc đoàn Châu Thành, Hóc Môn, Gia Định,

Page 36: Tải xuống tại đây.pdf

37

Liên chi 2 – 3 Bình Xuyên... đã tổ chức cuộc tập kích lớn vào nhiều mục tiêu củagiặc Pháp trong thị xã, tiêu diệt nhiều tên địch, phá huỷ các cơ sở hậu cần, cơ quan,kho hàng... của chúng.

Trong những trận thử lửa đầu tiên với đội quân nhà nghề Pháp, nhiều thanhniên Biên Hoà đã tỏ ra vô cùng mưu trí và dũng cảm, như Đỗ Văn Thi, Vệ quốcđoàn Châu Thành. Đỗ Văn Thi là con thứ mười một trong một gia đình có 12 anhchị em nên Đỗ Văn Thi được gọi là Út Một, gia đình giàu có nhất nhì ở ấp BìnhTự, Cù lao Phố, Hiệp Hoà. Út Một từng được cho sang Bình Trước để theo học ởTrường Ecole Primaire Complemenlaire (nay là T rường tiểu học Nguyễn Du). Anhthường tụ tập thanh niên nam nữ trong làng để dạy chữ quốc ngữ và truyền bá lốisống lành mạnh. Cách mạng tháng Tám –1945 thành công, Một Thi được giao chỉhuy lực lượng Quốc gia tự vệ cuộc của địa phương, đây là hạt nhân của phong tràocách mạng xã Hiệp Hoà và cả quận Châu Thành. Khi Quốc gia tự vệ cuộc được đổitên thành công an, Một Thi được giao nhiệm vụ thành lập một đại đội Quốc vệ đội,qui tụ được 30 thanh niên dũng cảm. Với vũ khí thô sơ, đơn vị của Một Thi đãnhiều phen tham gia diệt ác trừ gian bằng lối đánh xuất quỉ nhập thần, làm cho bọnchúng không dám thâm nhập vào vùng tự do của ta để dò la tin tức. Chúng treogiải thưởng 5.000 đồng tiền Đông Dương cho ai bắt được hoặc giết chết Một Thi.Một lần, Đỗ Văn Thi bị bọn địch ở bót Hiệp Hoà bắt được. Chúng đưa anh ra bờsông Đồng Nai định bắn chết rồi thả trôi sông. Không ngờ Một Thi đã nhảy xuốngsông, lặn một mạch, trốn thoát. Tiếp đó, bằng sự mưu trí hết sức độc đáo, Một Thiđã phối hợp với bộ đội Chi đội 16, cho 2 hàng binh người Đức giả làm 2 sĩ quanPháp vừa bắt được Việt Minh đem giao nộp cho tên sếp bốt Đơla ở Tam An (LongThành), để rồi bất ngờ bắt gọn cả 12 tên giặc trong bốt, thu 13 súng trang bị thêmcho đội. Trong trận đột nhập vào thị xã Biên Hoà, đơn vị của Đỗ Văn Thi đã chiếnđấu hết sức dũng cảm, góp phần diệt nhiều cơ sở của địch, trong đó có việc đốtcháy chợ Biên Hoà. Về sau anh đã bị bọn địch giết hại, do có tên phản bội dẫn địchđột nhập vào “quán dân quân” trong sở Ông Tà, nơi đơn vị Đỗ Văn Thi đang đứngchân (1).

Trong trận tập kích vào quân Pháp trong thị xã còn có tấm gương kiên cườngBùi Xuân Tảo, chiến sĩ chiến đấu trong đơn vị Vệ quốc đoàn Huỳnh Văn Nghệ. Bịthương gãy tay khi anh cùng đồng đội tiến công tiêu diệt tiểu đội Âu Phi đóng tạibồn nước trong thị xã (trước Bệnh viện Đồng Nai hiện nay), đồng đội định cõnganh về tuyến sau nhưng anh không chịu. Anh nâng cánh tay nát nhừ được băng bótạm đi bộ một cách khó nhọc về trạm y tế của đơn vị đóng ở đình Tân Nhuận (Tân

(1) Năm 1995, Đỗ Văn Thi đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùn g Lực lượng vũ trangnhân dân.

Page 37: Tải xuống tại đây.pdf

38

Uyên). Tại đây, với sự thiếu thốn mọi bề, nhất là thuốc gây tê, gây mê... nhưngtheo yêu cầu của anh, các bác sĩ, y tá đã dùng thuốc đỏ và cưa thợ mộc cưa rờiđoạn cánh tay bị thương của anh. Bùi Xuân Tảo nghiến răng chịu đau đớn, nhìnảnh Bác Hồ và cất tiếng hát bài Tiến quân ca. Anh hát đi hát lại cho đến khi việccưa tay anh hoàn thành và anh ngất lịm trước sự cảm phục, lẫn nức nở của mọingười. Rồi anh được chăm sóc tận tình cho đến khi trở lại quân ngũ cầm chiếc loalàm công tác tuyên truyền kêu gọi binh lính nguỵ trở về với nhân dân trong suốtcuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm. Cảm phục ý chí can trường hiếm có của ngườichiến sĩ trẻ tuổi, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã làm bài thơ nổi tiếng ca ngợi BùiXuân Tảo:

... Bác sĩ đang cưa tayMột thương binh bằng cưa thợ mộcBác sĩ vừa cưa vừa khócChị cứu thương nước mắt tràn trềNhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách treNgười chiến sĩ vẫn mê mải hát... “Đoàn quân Việt Nam điChung lòng cứu quốc...”

Cho đến nay, tuổi trẻ Đồng Nai trong hoạt động “Về nguồn” của mình vẫnmãi mãi nhớ thương và tự hào về Bùi Xuân Tảo và Huỳnh Văn Nghệ, những tấmgương toả sáng chí kiên cường.

(Huỳnh Văn Nghệ, một chỉ huy tài ba của bộ đội Khu 7, sau này từng chỉ huyđơn vị đánh thắng giòn giã đoàn xe công voa của Pháp tại La Ngà. Ông cũng lànhà thơ đã để lại nhiều bài thơ nổi tiếng, Trong đó có bài thơ ca ngợi hành độngdũng cảm của chiến sĩ Bùi Xuân Tảo. Bài thơ như sau:

Ngựa Hồng dừng chânBên quân y việnGiật mình nghe tiếngQuốc ca vangXuống ngựa buộc cươngHỏi ra mới rõBác sĩ đang cưa tayMột thương binh bằng cưa thợ mộcBác sĩ vừa cưa vừa khócChị cứu thương nước mắt tràn trề

Page 38: Tải xuống tại đây.pdf

39

Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách treNgười chiến sĩ vẫn mê mải hát... “Đoàn quân Việt Nam điChung lòng cứu quốc...”Đã hát đi hát lại bao lầnVẫn chưa đứt xương tayVẫn chưa ngừng m áu đỏTrở lên yên ngựa đi từng bước nhỏCúi đầu nặng nỗi đau thươngNhưng lửa căm hờnBỗng dưng cao đầu ngựa dậyCả núi rừngNhư còn lắng nghe lời người chiến sĩ“Tiến mau ra sa trườngTiến lên! Cùng tiến lên...”Và vang trời ngựa híChí phục thù cháy bỏng tay cương.)

Đầu năm 1946, trong không khí mừng chiến thắng và đầy tự tin, thực hiệnchủ trương của Tỉnh uỷ, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cứu quốc Biên Hoà đã tổ chức chỉđạo các cơ sở Đoàn trong tỉnh đi đầu trong cuộc vận động bầu cử Quốc hội đầutiên của nước Vi ệt Nam mới. Nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh là:

– Tham gia tích cực công tác tuyên truyền, cổ động cho cuộc bầu cử.

– Tổ chức các đơn vị du kích thanh niên giữ trật tự và đảm bảo an toàn tại cácđịa điểm bầu cử.

– Vận động tất cả nam nữ thanh niên đi bỏ phiếu.

Trước ngày bầu cử, Tỉnh Đoàn đã thành lập hàng chục đoàn cổ động gồmnam nữ thanh niên và các em thiếu nhi mang băng, cờ, biểu ngữ với tiếng trốngkhua vang mời đồng bào tham gia bầu cử. Hàng nghìn tờ truyền đơn được đưa vềcác thôn xóm. Ở thị xã có đội văn nghệ của thanh, thiếu nhi vừa làm công táctuyên truyền vừa hát vang những bài ca cách mạng gây không khí tưng bừng trongngày hội của toàn dân và thế hệ trẻ, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng nontrẻ. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên tại Biên Hoà đã thành công tốt đẹp vớiba đại biểu đắc cử là các đồng chí Hoàng Minh Châu, Phạm Văn Búng, Điểu Xiển.

Page 39: Tải xuống tại đây.pdf

40

Công tác Đoàn và phong trào thanh niên Biên Hoà thời điểm này vẫn tậptrung thực hiện cuộc vận động thanh niên tham gia lực lượn g vũ trang cách mạngvà tổ chức đánh du kích để tiêu hao lực lượng địch, đồng thời với việc xây dựng,phát triển tổ chức. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, ngoài Ban chấp hành lâmthời Tỉnh Đoàn, ở một số huyện cũng đã hình thành Ban chấp hành lâm thời Huyệ nĐoàn, nhất là ở những nơi còn là vùng tự do rộng và tình hình thuận lợi như LongThành, Tân Uyên...

Ở Biên Hoà, sau Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại Cù lao Vịt (xã Bình Hoà, quậnChâu Thành) xác định sự lãnh đạo tập trung của Tỉnh uỷ (do đồng chí Trần MinhTrí làm Bí thư và đồng chí Huỳnh Văn Luỹ làm Phó bí thư) đối với lực lượng vũtrang và xây dựng mối quan hệ giữa Dân – Quân – Chính – Đảng. Tháng 5–1946,Tỉnh uỷ mở Hội nghị bàn công tác quân sự trong đó có vấn đề tuyên truyền, giáodục nhiệm vụ tòng quân giết giặc, tham gia du kích chiến tranh cho thanh niên.Đến tháng 7 năm 1947, Hội nghị Tỉnh uỷ Biên Hoà lần thứ hai tại Mỹ Lộc (TânUyên) đã phân công đồng chí Nguyễn Văn Trị phụ trách công tác thanh vận củaTỉnh uỷ. Lúc này, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn cũng đ ược kiện toàn theo chủ trươngcủa Tỉnh uỷ. Đồng chí Huỳnh Bá Bích, Tỉnh Đoàn trưởng Thanh niên Cứu quốcđược chuyển sang công tác quân sự, các đồng chí Thanh Sơn, Hồ Thiện Ngônđược cử làm Tỉnh Đoàn trưởng và Tỉnh Đoàn phó. Các Ban chấp hành Quận Đoàncũng được củng cố và nhiều cán bộ huyện, quận được cử đi dự các lớp huấn luyệnngắn ngày.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhấtđịnh không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, cuộc dấn thân của tuổitrẻ Biên Hoà nói riêng và Nam bộ nói chung trong những năm đầu kháng chiếnthật đầy ý nghĩa như lời ca: “Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nàokém oai hùng”. Biết bao người con của Biên Hoà, họ là đoàn viên, thanh niên yêunước tình nguyện thoát ly gia đình ra chiến khu gia nhập quân đội và xung phongvào dân quân du kích đánh giặc tại địa phương. Thành tích xuất sắc của ĐoànThanh niên Cứu quốc Biên Hoà lúc này là đã góp phần đắc lực xây dựng Vệ quốcđoàn của tỉnh với gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ (Chi đội 10 Biên Hoà) do Huỳnh VănNghệ làm Chi đội trưởng, Huỳnh Văn Đạo, Nguyễn Văn Lung làm Chi đội phó vàPhan Đình Công làm Chính trị viên. Trước Cách mạng tháng Tám, ở Biên Hoà chỉcó các tiểu đội, trung đội du kích, vậy mà chỉ hơn một năm sau, khi bước vào cuộckháng chiến toàn quốc sau ngày 19 –12–1946 dưới sự lãnh đạo của Trung ươngĐảng và Bác Hồ, Biên Hoà đã có lực lượng Vệ quốc đoàn tập trung lớn mạnh, bêncạnh các đoàn quân Nam tiến do Nam Long và Vũ Đức chỉ huy thuộc lực lượngcủa Trung ương. Ngoài ra, Biên Hoà còn có hàng nghìn du kích quân gồm hầu hết

Page 40: Tải xuống tại đây.pdf

41

là đoàn viên, thanh niên, nguồn bổ sung quân số hùng hậu cho lực lượng chủ lựctỉnh.

Đối với thanh niên, giặc ra sức phá hoại và chia rẽ bằng cách lập ra các tổchức như đoàn thanh niên Công giáo, thanh niên thiện chí, thanh niên bảo quốcđoàn, thanh niên đạo đức đoàn... Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Xứuỷ và Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục, phân công cán bộ Đoàn đi sát cơ sở, vạch trần âm mưu củ a địch.Lúc này, Tỉnh Đoàn chưa có điều kiện ra báo cho thanh niên nhưng có bộ phận in(thô sơ), các tài liệu tuy còn đơn giản nhưng đã giải đáp cho thanh niên về nhữngđiều cần thiết nhằm tránh sự lừa mị của giặc. Đặc biệt, sau khi đoàn đại biểu đầutiên của thanh niên Nam bộ do đồng chí Huỳnh Tấn Phát dẫn đầu ra Hà Nội chuẩnbị dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất (1) trở về truyền đạt chỉ thị của Bác Hồvà ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Đồng, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh vềviệc phải lập mặt trận đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên do Đoàn Thanhniên Cứu quốc làm nòng cốt để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến thì công tácĐoàn và phong trào thanh niên Nam bộ có bước phát triển mới. Đoàn đại biểuthanh niên Nam bộ ra tới Hà Nội vào tháng 11–1945 và ngày 10–11–1945 đượcBác Hồ ân cần tiếp đón tại nơi làm việc của Người. Bác khen ngợi thành tích củatoàn thể thanh niên Nam bộ và rất xúc động khi nghe đồng chí Huỳnh Tấn Phátbáo cáo về những tấm gương chiến đấu hy sinh kiên cường của thanh, thiếu nhiNam bộ. Bác nhắc nhở vấn đề thống nhất, đoàn kết các lực lượng thanh niên yêu

nước thành một khối vững chắc.

Ngày 5–1–1947, đồng chí Trần Bửu Kiếm, Tổng thư ký đại diện cho Uỷ banKháng chiến Hành chánh Nam bộ triệu tập cuộc họp đại biểu các tổ chức thanhniên Nam bộ tại vườn Thơm (Chợ Lớn). Hội nghị tuyên bố thành lập Liên đoànthanh niên Việt Nam – Nam bộ. Như vậy là mặt trận đoàn kết thanh niên Nam bộđã được hình thành gồm có Thanh niên Cứu quốc, Thanh niên Dân chủ, Đoàn họcsinh Nam bộ, tổ chức thanh niên Công giáo và sau này có thêm tổ chức sinh viên(gọi là chi hội sinh viên) tham gia. Ngày 4 –7–1947, Xứ uỷ triệu tập đại biểu cácTỉnh Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam bộ họp hội nghị thành lập Xứ Đoàn Thanhniên Cứu quốc lâm thời do đồng chí Phạm Văn Bính, cán bộ của Xứ uỷ, cựu tùchính trị Côn Đảo làm Chánh thư ký. Trong Ban chấp hành Xứ Đoàn lâm thời còncó các đồng chí Huỳnh Văn Hợi, Phùng Lượng... (đại diện Xứ Đoàn trong Kỳ bộViệt Minh). Đến ngày 8–12–1947, Đại hội Xứ Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần thứ

(1) Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất dự kiến triệu tập vào đầu năm 1946, nhưng do tình hìnhkháng chiến khẩn trương nên phải hoãn lại đến tháng 2 –1950 mới có điều kiện tiến hànhtại Việt Bắc.

Page 41: Tải xuống tại đây.pdf

42

nhất được tiến hành tại xã Đốc Binh Kiều, huyện Cái Bè, Mỹ Tho thuộc vùngĐồng Tháp Mười. Đại hội có đầy đủ đại biểu các Tỉnh Đoàn trong toàn Xứ. Đoànđại biểu của Tỉnh Đoàn Biên Hoà do đồng chí Thanh Sơn dẫn đầu đã tham dự Đạihội.

Đồng chí Bí thư Xứ uỷ Lê Duẩn đã trực tiếp chỉ đạo Đại hội suốt thời giandiễn ra các phiên làm việc. Nói đến cuộc kháng chiến của quân dân Nam bộ, đồngchí Lê Duẩn nhấn mạnh đến phong trào thanh niên tham gia dân quân. Đây là khâuthen chốt nhất để phát động rộng khắp phong trào du kích chiến tranh. Đồng chí Bíthư Xứ uỷ chỉ rõ: “Thiếu sức kháng chiến và tinh thần hăng say của quảng đạiquần chúng, nhất là thanh niên thì không có dân quân, không có quần chúng thìkhông phát triển được du kích chiến tranh, đoàn kết dân, quân chính là điều kiện đểphát triển dân quân. Đoàn Thanh niên phải thực hiện khẩu hiệu “Mỗi đoàn viên làmột dân quân”.

Trên cơ sở xác định những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn, Đại hội chủtrương phát động các phong trào:

1– Phong trào Quân sự hoá thanh niên gồm tòng quân, luyện tập quân sự,tham gia dân quân và du kích chiến tranh.

2– Phong trào Xây dựng đời sống mới, xây dựng hương thôn mới.

3– Phong trào Xây dựng sản xuất tự túc.

4– Phong trào Bình dân học vụ.

5– Công tác thiếu nhi.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Xứ Đoàn chính thức khoá I do đồng chí ChâuQuốc Tuấn làm Xứ Đoàn trưởng, đồng chí Trần Bạch Đằng làm Xứ Đoàn phó.Đồng chí Thanh Sơn, Tỉnh Đoàn trưởng Biên Hoà tham gia Uỷ viên Ban chấphành Xứ Đoàn.

Nghị quyết của Đại hội Xứ Đoàn nhanh chóng được triển khai về các tỉnh vàcơ sở. Lúc này, để trực tiếp giúp các Tỉnh Đoàn chỉ đạo các phong trào có kết quả,Ban chấp hành chủ trương phân công các uỷ viên Xứ Đoàn kể cả Xứ Đoàn trưởngvà Xứ Đoàn phó về một số trọng điểm. Đồng chí Châu Quốc Tuấn, Xứ Đoàntrưởng được phân công về chỉ đạo các tỉnh miền Đông bao gồm Biên Hoà, Bà Rịa,Thủ Dầu Một, Tây Ninh.

Được sự giúp sức của các đồng chí lãnh đạo Xứ Đoàn, phong trào thanh niênvà công tác Đoàn ở Biên Hoà từng bước phát triển. Trước hết là Tỉnh Đoàn tổ chứcHội nghị cán bộ thanh niên các quận, các đơn vị trong tỉnh để quán triệt nghị quyếtvà bàn kế hoạch triển khai.

Page 42: Tải xuống tại đây.pdf

43

Về phong trào tòng quân, luyện tập quân sự, Biên Hoà là tỉnh đi đầu vì phải tổchức kháng chiến sớm. Tuy nhiên, sau Đại hội Xứ Đoàn lần thứ I, để theo dõi vàchỉ đạo phong trào du kích chiến tranh trong thanh niên, Tỉnh Đoàn tập trung thựchiện quân sự hoá thanh niên bằng hai kế hoạch cụ thể, đó là mở các lớp huấn luyệnchính trị và quân sự cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.

Nội dung học tập chính trị gồm:

– Năm bước công tác cách mạng.

– Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.

– Cách mạng và cải lương.

– Ba giai đoạn của cách mạng Việt Nam.

– Đoàn Thanh niên Cứu quốc và nhiệm vụ đoàn viên.

Nội dung học tập quân sự gồm:

– Chiến tranh du kích và cách đánh du kích.

– Sử dụng vũ khí (súng, bom, mìn... kể cả vũ khí thô sơ).

– Cá nhân chiến đấu, tiểu đội chiến đấu.

– Chiến đấu phối hợp và chiến thuật phục kích.

Trong hai năm 1948 – 1949, Biên Hoà đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trịvà quân sự cho hàng nghìn cán bộ, đoàn viên; chủ yếu là tổ chức ngay ở địaphương, cơ sở. Các đồng chí uỷ viên Xứ Đoàn phụ trách đã đến giảng tại các lớpnêu trên. Phần quân sự do các cán bộ của Chi đội 10 (sau này là Trung đoàn 301của Biên Hoà) tham gia giúp sức.

Cuộc vận động tòng quân với khẩu hiệu “Mỗi đoàn viên là một dân quân”được phổ biến rộng rãi và được chấp hành nghiêm túc. Các xã thường tổ chức namdân quân riêng và nữ dân quân riêng. Vùng căn cứ và vùng du kích Biên Hoà cóđịa hình thuận lợi nên từ năm 1948 đã xuất h iện phong trào lập làng chiến đấu dothanh niên đóng vai trò xung kích. Tháng 7 năm 1948, chấp hành chỉ thị của XứĐoàn, Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã tổ chức 2 ngày “Thanh niên và Vệ quốc đoàn”. Đâylà cuộc vận động tòng quân lớn với sự phối hợp của nhiều hoạt động về tuyêntruyền giáo dục và sinh hoạt văn hoá. Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã kịp thời phát hànhtài liệu tố cáo tội ác của giặc trong các trận càn quét và cổ vũ tinh thần yêu nướccủa thanh niên. Xứ Đoàn đã biểu dương các hoạt động vận động tòng quân củaTỉnh Đoàn Biên Hoà. Trong cuộc họp ngày 20–7–1949, Uỷ ban Kháng chiến Hànhchánh tỉnh đã nhận xét : “Cán bộ Đoàn các cấp đã ý thức rõ ràng đối với công tácdân quân, đã thấy cần phải nắm công tác dân quân để huy động thanh niên thamgia kháng chiến đồng thời luôn đẩy mạnh cuộc vận động tòng quân”.

Page 43: Tải xuống tại đây.pdf

44

Lực lượng được tăng cường, các hoạt động vũ trang trên chiến trường BiênHoà ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt là những trận đánh giao thông địch ởĐồng Xoài, Trảng Táo. Nhất là chiến công vang dội của bộ đội và du kích trongtrận tập kích đoàn xe 70 chiếc của địch tại La Ngà, trên Quốc lộ 20, con đườngchiến lược nối Sài Gòn với Đà Lạt... Trong các trận chiến đấu, nhiều đoàn viên,thanh niên trong các lực lượng vũ trang đã tỏ ra vô cùng dũng cảm, sẵn sàng xôngthẳng lên mặt đường, dùng thủ pháo, chai xăng, đánh diệt từng chiếc xe địch. Tạitrận địa phục kích đánh đoàn xe địch ở La Ngà, khi địa lôi nổ tung những chiếc xemở đường, đoàn viên và thanh niên trong Đại đội A, Đại đội B của Chi đội 10 vàlực lượng của huyện Xuân Lộc từ các điểm chốt chặn đã nhanh chóng làm chủchiến trường, chia cắt địch ra để tiêu diệt. Đúng 17 giờ chiều, ta đưa toàn bộ tùbinh, hành khách đi theo xe về phía sông Đồng Nai. Tại khu vực tập kết, bộ đội tađã tổ chức nói chuyện về tình hình kháng chiến và chính sách của cách mạng,chăm sóc vết thương cho tù binh và hành khách đi theo. Các tù binh và hành kháchđược cho về, từ đó tuyên truyền rộng rãi cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta.

Về phong trào xây dựng đời sống mới, hương thôn mới, vai trò của tuổi trẻBiên Hoà nổi bật trong các hoạt động như: phổ biến cách ăn ở vệ sinh, nhất là đốivới thanh niên và đồng bào các dân tộc để hạn chế bệnh tật chứ không cúng vái tàma gây lãng phí. Đặc biệt, với địa hình đồi núi và rừng của miền Đông, việc nốiliền giao thông giữa các địa phương rất quan trọng nên thanh niên tích cực thamgia mở các tuyến đường mòn vừa tạo điều kiện cho bộ đội hành quân, vừa giúpđồng bào đi lại giúp nhau dễ dàng. Trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ,thiếu thốn mọi bề, thanh niên đã đi đầu trong phong trào nhường cơm, sẻ áo trongnhững thời điểm phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt.

Ngày 12–2–1948, Xứ uỷ Nam bộ ra Chỉ thị về xây dựng hương thôn mới,trong đó có đoạn nêu rõ: “Cuộc kháng chiến lâu dài tất nhiên làm cho t hanh niênmệt mỏi, chán nản. Nếu ta để họ sống trong một khung cảnh khó khăn quá thìkhông thể nào huy động được hết khả năng của thanh niên và không thể đưa họbền bỉ đi theo cuộc kháng chiến lâu dài được”.

Thực hiện chủ trương nêu trên, Tỉnh Đoàn đã phối hợp với cơ quan thông tinphổ biến rộng rãi các bài ca cách mạng, lập các nhóm văn nghệ lưu động trongthanh, thiếu nhi vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, vừa gây không khíhoạt động văn hoá trong các vùng căn cứ, kể cả vùng du kích. Các bài hát: Du kíchBắc Sơn, Bạch Đằng Giang, Thanh niên hành khúc, Đoàn quân đi, Bình Trị Thiênkhói lửa... được phổ biến cùng các bài hát, bài thơ ca ngợi cuộc kháng chiến do cánbộ Đoàn tự biên tự diễn đêm đêm vang lên thu hút đồng bào và thanh niên đến sinhhoạt văn hoá. Đặc biệt các bài thơ Ly rượu thọ, Đợi anh về (Tố Hữu dịch thơ củaXimônốp – Nga) hầu như cán bộ Đoàn nào cũng thuộc và mỗi lần sinh hoạt Đoàn

Page 44: Tải xuống tại đây.pdf

45

hay trong các lớp tập huấn đều được ngâm, được chép lại chuyền tay nhau. Tuổitrẻ rất gắn bó với sinh hoạt tinh thần lành mạnh, nhờ đó mà trong gian khổ vẫn giữđược nét vui tươi, tin tưởng.

Hấp dẫn hơn cả là những câu chuyện kể về Bác Hồ do đoàn đại biểu thanhniên Nam bộ ra Bắc được gặp Bác, do các cán bộ Nam tiến kể lại được thanh niênphấn khởi lắng nghe rồi truyền tụng kể lại cho mọi người. Các buổi nói chuyện vềBác làm cho nhiều người khóc, Bác tuy ở tận Việt Bắc xa xôi mà thấy như gần gũitrong gang tấc.

Phong trào xây dựng hương thôn mới được kết hợp với phong trào chống giặcdốt, trước hết là chống giặc dốt trong Đoàn. Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã tổ chức mởlớp học xoá dốt cho đoàn viên, thanh niên ở các xã trong tỉnh bằng cách hình thànhđội ngũ giáo viên trong các địa phương và mở cuộc vận động đoàn viên, thanh niênđi học. Trường sở hầu hết là mượn nhà dân, thời gian học chủ yếu là buổi tối. CácQuận Đoàn tổ chức diễn kịch, bán đấu giá tranh, văn hoá phẩm do quyên góp đượcđể lấy tiền trang trải cho các lớp học, còn giáo viên thì làm việc theo tinh thần tựnguyện đóng góp công sức, đồng chí nào có thành tích xuất sắc thì được khenthưởng về mặt tinh thần. Tối đến, các lớp học sáng đèn, người đi học cũng mangtheo đèn góp phần làm cho không khí hương thôn thêm vui vẻ, sống động, bà convui vẻ nói với nhau: “Chỉ có cách mạng mới lo cho dân”.

Vượt qua nhiều khó khăn, Biên Hoà vẫn duy trì được nhiều lớp học cả tiểu,trung học như các trường tiểu học Bình Quới, Bình Thạnh. Giữa năm 1949, địchhuy động lực lượng lớn nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở Biên Hoà, máybay ném bom phá nát Trường tiểu học Bình Quới. Thầy giáo Nguyễn Văn Sưa hysinh trong lúc hướng dẫn học trò xuống hầm. Thầy giáo Nguyễn Văn Tao kịp thờigiúp đỡ các em học sinh ẩn nấp an toàn và phân tán trở về nhà trước lúc giặc đưabộ binh tiến vào làng. Lực lượng ta bố trí phục kích dựa vào hệ th ống công sự đãđược chuẩn bị, chờ địch lọt vào trận địa mới nổ súng đánh trả và xung phong diệtđịch. Sau hơn một tiếng đồng hồ chống đỡ nhưng trước tinh thần quyết chiến củaquân ta, địch phải tháo chạy, mang theo gần một trăm tên chết và bị thương.

Đồng thời với việc đẩy mạnh hai phong trào tòng quân và đánh du kích trongđoàn viên, thanh niên, Tỉnh Đoàn Biên Hoà luôn chú trọng đến công tác thiếu nhi.Ngay từ cuối năm 1946, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn đã có văn bản về công tác thiếunhi gửi các địa phương. Đầu năm 1947, Ban chấp hành Tỉnh Đoàn chính thức phâncông anh Hồ Thiện Ngôn, Tỉnh Đoàn phó Thanh niên Cứu quốc và anh Phong phụtrách công tác thiếu nhi của tỉnh. Anh Thanh Sơn lúc này là Tỉnh Đoàn trưởngcũng tham gia trực tiếp chỉ đạo công tác thiếu nhi. Lúc đầu, Tỉnh Đoàn tập hợp cáctoán thiếu nhi từ các đơn vị và các cơ quan của tỉnh như Ty Thông tin, Ty Công an,Hội Phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Trung đoàn 310... và thiếu nhi một số địa phương tại căn

Page 45: Tải xuống tại đây.pdf

46

cứ kháng chiến. Năm 1949, Trung đoàn 310 tổ chức Trường thiếu sinh quân, vừadạy văn hoá, vừa dạy quân sự, nhằm đào tạo cán bộ, chiến sĩ cho kháng chiến.Việc trước tiên là các em được lập thành đội ngũ để học văn hoá, nhiều em chưabiết chữ nhưng chỉ một thời gian sau đã được xoá mù chữ. Kết quả này được chínhcác em và các bậc phụ huynh rất phấn khởi. Được sự chỉ đạo của Tỉnh Đoàn màtrực tiếp là anh Hồ Thiện Ngôn, Đội đã ra tập san Măng non hướng dẫn các emsinh hoạt học tập và hoạt động Đội, động viên các em thi đua tham gia kháng chiếnvới tinh thần “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” như giúp gia đình tăng gia sản xuất và đặcbiệt là tham gia phong trào “Mỗi thiếu nhi một con gà, một bụi chuối”. Tờ Măngnon được các em rất yêu thích và có số đã lọt được vào thành phố Sài Gòn và mộtsố tỉnh bạn. Thời gian sau, Đội Thiếu nhi Biên Hoà lập đội văn nghệ do anh VânSơn phụ trách. Đội đi diễn khắp vùng trong tỉnh như Tân Uyên, Mỹ Lộc, ChâuThành, Vĩnh Cửu và sang các tỉnh bạn, đặc biệt có lần đã luồn sâu vào ven đô SàiGòn biểu diễn, được thiếu nhi và đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt nên địch theodõi, đội văn nghệ phải rút về căn cứ.

Đội Thiếu nhi Biên Hoà, trong đó có đội văn nghệ của các em đã góp phầntạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là ở vùngrừng núi căn cứ kháng chiến theo tinh thần chỉ đạo xây dựng đời sống mới ởhương thôn của Xứ uỷ và Tỉnh uỷ.

Nhiều đội viên trong Đội Thiếu nhi Biên Hoà về sau đã trưởng thành tham giaquân đội, làm công tác Đảng, làm công tác chính quyền, đặc biệt là bổ sung chođội ngũ cán bộ Đoàn của tỉnh, quận. Trong lớp đội viên trưởng thành từ nhữngnăm đầu kháng chiến chống Pháp, có đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấptỉnh (Chủ tịch, Phó chủ tịch...) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và saungày thống nhất đất nước.

Những năm sau, đồng chí Hồ Thiện Ngôn được bầu làm Uỷ viên Xứ Đoàn vàđược điều lên tiếp tục phụ trách Ban thiếu nhi của Xứ Đoàn, các đồng chí LêThanh Phong, Lê Chí Long, Nguyễn Thị Loan, trong Ban chấp hành Tỉnh ĐoànBiên Hoà tiếp tục làm công tác thiếu nhi và đã đưa phong trào thiếu nhi c ủa tỉnhphát triển ngày càng rộng khắp.

Năm 1948, thực hiện chiến dịch bình định Nam bộ, thực dân Pháp cho xâydựng hàng ngàn đồn, bốt, tháp canh trên các trục lộ, nhằm bảo vệ các đường giaothông huyết mạch của chúng, chia cắt và kiểm soát các vùng du kíc h của ta. Trướctình hình đó, Bộ chỉ huy Khu 7 đề ra nhiệm vụ phải đánh bại chiến thuật Đờ Latua(De Latour), phải diệt cho được các tháp canh của giặc. Tỉnh đội Biên Hoà giaotrách nhiệm cho Huyện đội Tân Uyên nghiên cứu, tổ chức đánh tháp canh cầu BàKiên để rút kinh nghiệm. Huyện đội lựa chọn và quyết định trao nhiệm vụ này chotổ du kích do anh Trần Văn Kìa (tức Trần Công An) làm tổ trưởng. Trần Công An

Page 46: Tải xuống tại đây.pdf

47

cùng tổ du kích vào rừng khổ luyện, chọn một thân cây độc mộc giả làm tháp canhrồi bố trí người trèo lên cây rọi đèn pin và người bên dưới hoá trang bằng bùn nonxoa lên người bò vào tiếp cận đưa thang sát vào hàng rào tháp canh, nhẹ nhàng leolên... Sau khi luyện tập khá nhuần nhuyễn, tổ du kích xây dựng phương án tácchiến thông qua Huyện đội Tân Uyên. Đêm 18 rạng sáng ngày 19–3–1948, TrầnCông An cùng tổ du kích đã được tập luyện gồm 3 đồng chí đều là đoàn viên,thanh niên là Trần Văn Nguyên, Hồ Văn Lung do An chỉ huy có thêm hai tiểu độidu kích do Huyện đội chi viện tổ chức đánh tháp canh cầu Bà Kiên. Ngoài ra, cònhai cơ sở mật nằm trong vùng kiểm soát của giặc sát tháp canh cầu Bà Kiên làNguyễn Văn Ái và Trần Văn Hải được giao nhiệm vụ nắm tình hình địch và bốphòng của chúng từ trước nay làm nhiệm vụ cảnh giới. Theo sự phân công,Nguyên nhanh chóng leo thang lên tầng tháp trên cùng, Lung lên tầng giữa và Anở tầng dưới làm nhiệm vụ chỉ huy. Nguyên và Lung ném mỗi người 3 quả lựu đạnqua lỗ châu mai ở tầng trên và giữa nhưng Trần Công An nghi là địch chưa bị tiêudiệt hết nên anh bám thang leo tiếp lên cao bồi tiếp một quả “Ô ép”. Không ngờquả “Ô ép” nổ nhanh làm An bị thương. Tuy bị thương nhưng An vẫn giục Nguyênvà Lung vào trong tháp canh thu toàn bộ vũ khí, sau đó mới ra khiêng anh về băngbó và chữa vết thương.

Sau trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên thắng lợi, Ban chỉ huy Tỉnh đội vàHuyện đội Tân Uyên tổng kết kinh nghiệm nêu rõ rằng đây là một hình thức tácchiến mới trên cơ sở dựa vào dân để nắm chắc tình hình cùng với tinh thần chiếnđấu gan dạ – mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ du kích trẻ tuổi. Qua kinh nghiệmđánh tháp canh cầu Bà Kiên, phong trào thi đua diệt tháp canh và đồn bốt địch ởcác chiến trường Đông Nam bộ liên tiếp diễn ra. Chiến sĩ du kích trẻ Trần CôngAn đã được Tỉnh đội và Huyện đội tặng bằng khen, được Bộ Tư lệnh Quân khu 7tuyên dương, đặc biệt là hơn 2 tháng sau anh đã được vinh dự đứng vào hàng ngũcủa Đảng. (1)

Tỉnh Đoàn và Tỉnh đội Biên Hoà đã tổ chức phối hợp làm công tác tuyêntruyền giới thiệu chiến thắng cầu Bà Kiên trong các tầng lớp thanh niên, phục vụcho công tác đẩy mạnh chiến tranh du kích đồng thời gây không khí phấn khởi tintưởng trong thanh niên để động viên thanh niên tòng quân.

Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong trận đánh tháp canh cầu Bà Kiên,sau đó anh Trần Công An cùng đồng đội đã liên tiếp đánh thắng lần thứ 2, thứ 3tháp canh mẹ Bà Kiên trên tỉnh lộ 16, tháp canh Vàm Giá trên tỉnh lộ 14 (đây làtháp canh án ngữ cửa ngõ huyết mạch vào Chiến khu Đ) thu nhiều chiến lợi phẩm,

(1) Ngày 23–10–1996, đồng chí Trần Công An được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Page 47: Tải xuống tại đây.pdf

48

đặc biệt từ những kinh nghiệm đánh tháp canh, ta đã nghiên cứu chế tạo ra loại mìnlõm FT, là loại mìn có tính năng sử dụng đạt hiệu quả cao khi đánh tháp canh.Đêm 21 rạng ngày 22–3–1950, 300 chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang Biên Hoà đãchia thành 50 tổ bí mật áp sát 50 tháp canh của địch trên các Quốc lộ 1, 15 và cáctỉnh lộ 16, 24, dùng mìn FT đánh sập hệ thống tháp canh của địch. Tất cả các thápcanh đều bị đánh thủng một lỗ từ 0,80 – 1,5 mét, diệt 70 tên địch, thu nhiều súng,

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến cách đánh tháp canh, thời gian này quândân Biên Hoà lợi dụng địa hình thuận lợi đã sáng tạo ra hình thức đào hầm bí mậtđể bảo toàn lực lượng tại chỗ khi địch tổ chức càn quét với lực lượng lớn. Bọn giặcrất hoang mang, lúc đầu chúng không biết từ đâu du kích xuất hiện rồi biến mấtmột cách nhanh chóng như thế. Từ đào hầm giấu quân dẫn đến xây làng chiến đấudựa vào địa hình đồi núi thuận lợi của miền Đông, Biên Hoà trở thành quê hươngcủa nhiều cách đánh du kích rất sáng tạo, đặc biệt là ngay trong thời kỳ khángchiến chống Pháp, Biên Hoà đã hình thành được hệ thống địa đạo liên hoàn vớihàng chục vạn ngày công đóng góp của đoàn viên, thanh niên.

Thực hiện chủ trương của Xứ uỷ, công tác Đoàn ở các tỉnh Nam bộ thời kỳkháng chiến chống Pháp luôn chú trọng đẩy mạnh hai cuộc vận động lớn trongthanh niên. Đó là cuộc vận động đoàn viên, thanh niên tham gia tòng quân (bộ độichủ lực, bộ đội địa phương) và cuộc vận động đoàn viên, thanh niên tham gia dânquân du kích với khẩu hiệu: “Quân sự hoá thanh niên”.

Ngày 29–12–1949, Đại hội Xứ Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam bộ lần thứhai được tổ chức tại Ngang Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Rạch Giá). Kinh nghiệmvận động tòng quân và chiến tranh du kích của Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã được Đạihội đánh giá cao và góp phần đúc kết thành kinh nghiệm chung. Đây là Đại hội cóquy mô lớn từ khi Xứ Đoàn được thành lập với gần 100 đại biểu của tất cả cácTỉnh Đoàn về dự. Tại thời điểm này, Khu 7 – trong đó bao gồm cả Biên Hoà – cósố đoàn viên lên đến 75.000 đồng chí đoàn viên nam và 13.000 đồng chí đoàn viênnữ (số tròn) chiếm tỷ lệ cao so với tổng số thanh niên các khu khác. Đồng chí LêDuẩn, Bí thư Xứ uỷ và các đồng chí Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, Trung tướngNguyễn Bình, đồng chí Dương Quốc Chính... đã tham dự và chỉ đạo công việc Đạihội suốt 8 ngày.

Sau khi Đại hội bế mạc, hầu hết các đồng chí Bí thư Tỉnh Đoàn đã được Xứuỷ lưu lại để dự một lớp tập huấn quan trọng mà giảng viên là các đồng chí lãnhđạo cao cấp của Đảng.

Sau Đại hội Xứ Đoàn, Tỉnh Đoàn Biên Hoà đã triển khai Nghị quyết Đại hộibằng việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục và tổ chức trong đoàn viên vàthanh niên toàn tỉnh:

Page 48: Tải xuống tại đây.pdf

49

– Về công tác giáo dục, Tỉnh Đoàn đã biên soạn và phát hành tài liệu tóm tắtvề tình hình nhiệm vụ mới đến tận các huyện, xã; lập nhiều nhóm tuyên truyền đikhắp các cơ sở để tổ chức nói chuyện về tình hình, nhiệm vụ mới qua các hìnhthức hoạt động văn nghệ được thanh niên rất ưa thích. Tỉnh Đoàn còn cho in lạibáo Dũng Tiến của Xứ Đoàn để đưa về các huyện. Tập kịch ngắn về tòng quânđược lưu diễn nhiều nơi. Tác phẩm Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi củađồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã trở thành sách gối đầu giường của cán bộĐoàn và là tài liệu chủ yếu trong các lớp tập huấn cán bộ Đoàn. Nhờ công táctuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh nên Biên Hoà đã trở thành một trong nhữngđơn vị có số lượng đ oàn viên, thanh niên gia nhập du kích và tòng quân đứng đầuNam bộ, được Xứ Đoàn biểu dương. Nhờ sự phối hợp tích cực và chặt chẽ trongcông tác tuyên truyền, vận động giữa Tỉnh Đoàn và Tỉnh đội nên phong trào “Mỗiđoàn viên là một dân quân” ở Biên Hoà đã phát triển rộng khắp, đưa lực lượngchiến sĩ du kích trẻ toàn tỉnh lên đến 12.000 người vào đầu năm 1949. Ngoài ra,hàng nghìn đoàn viên, thanh niên khác đã tham gia xây dựng làng chiến đấu, đàohầm hào, dựng chướng ngại vật, nhất là tham gia dân công vận tải lương thực, vũkhí phục vụ bộ đội chiến đấu.

– Về công tác tổ chức, Biên Hoà là tỉnh có chủ trương sớm của Tỉnh uỷ vềxây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc; trong Ban Chấp hành Tỉnh uỷ luôn có uỷviên phụ trách theo dõi công tác thanh niên; Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn được kiệntoàn từng thời gian. Sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ là nguyên nhân cơ bản tạo ranhững kết quả trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên Biên Hoà. Biên Hoàcó ba vùng rõ rệt, trong mỗi vùng có chủ trương và phương pháp công tác Đoà nphù hợp nhưng được liên kết, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ. Biên Hoà cũnglà một trong những địa phương gian khổ, khó khăn hàng đầu trên chiến trườngNam bộ; nơi đây còn có một lớp trẻ gan dạ, dám chiến đấu hy sinh và được tổ chứctốt. Trong điều kiện khó khăn như vậy mà trong 2 năm 1948 – 1949, Tỉnh ĐoànBiên Hoà đã mở được 5 lớp huấn luyện cán bộ Đoàn. Đây là một cố gắng lớn đểtạo nên một lực lượng vừa trực tiếp làm công tác Đoàn vừa là đội hậu bị của Đảng,nguồn bổ sung cán bộ cho Đảng. Nhìn về lâu dài, Biên Hoà tiếp tục quan tâm đếncông tác thiếu nhi, thành lập Ban thiếu nhi của tỉnh, cử cán bộ phụ trách công tácthiếu nhi đến quận, huyện, cơ sở... Hàng chục, hàng trăm cán bộ phụ trách và độiviên thiếu nhi đã trưởng thành, từng bước đảm đương những trọng trách trong cáccơ quan dân, chính, Đảng và cán bộ quân đội.

Do đặc điểm của chiến trường, Biên Hoà đã hình thành sớm những đội thanhniên xung phong đảm bảo phục vụ chiến đấu. Thanh niên xung phong lúc đầu đượctập hợp qua từng việc, từng thời gian... xong nhiệm vụ thì giải tán.

Page 49: Tải xuống tại đây.pdf

50

Theo chủ trương của Xứ uỷ và Tỉnh uỷ, trong công tác xây dựng Đoàn, vấnđề nữ thanh niên được quan tâm ở các cấp. Trong Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn luôncó một uỷ viên phụ trách nữ thanh niên thường là do Tỉnh hội Phụ nữ Cứ u quốc sửdụng.

Về vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh niên, tuy Liên đoàn Thanh niên Việt NamNam bộ được hình thành sớm nhưng việc triển khai đến các tỉnh và các cơ sở gặpkhông ít khó khăn do phần lớn thanh niên ở Nam bộ là những người nông dân trẻtuổi, đó là đối tượng phát triển Đoàn chứ chưa phải là Liên đoàn. Tình hình đoànkết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên ở Biên Hoà cũng nằm trong trạng tháichung đó. Đến tháng 12–1949, Liên đoàn Thanh niên Việt Nam Nam bộ họp Hộinghị quán triệt chủ trương của Trung ương và điều lệ mới của Trung ương đưavào, công tác mặt trận thanh niên được xúc tiến mạnh hơn. Tại Hội nghị đã cửđồng chí Phạm Ngọc Thuần làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Duy Cương làm Tổngthư ký. Nghị quyết của Hội nghị Liên đoàn được triển kha i ở Biên Hoà trong năm1950 với các cao trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên, từ đó thanh niên cácdân tộc, các tôn giáo ở các vùng bị tạm chiếm trong tỉnh từng bước được tập hợpngày càng rộng rãi hơn dưới ngọn cờ yêu nước và kháng chiến chống quân xâmlược.

II. VƯỢT QUA MỌI GIAN LAO, THỬ THÁCH, GÓP PHẦNXỨNG ĐÁNG GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG.

Từ cuối năm 1949 đến năm 1950, cục diện quân sự, chính trị trên toàn quốccó nhiều chuyển biến quan trọng do những thắng lợi cách mạng Việt Nam manglại. Tính đến hết năm 1949, phong trào tòng quân từ Bắc đến Nam đã thu hút được1.205.500 lượt đoàn viên, thanh niên đăng ký gia nhập quân đội. Tháng 8 –1949,đại đoàn chủ lực đầu tiên của ta – Đại đoàn Quân Tiên Phong được thành lập, tiếpđó là các đại đoàn 304, 312, 316, đại đoàn công binh, pháo binh lần lượt ra đời...đã tạo ra niềm tin tưởng và phấn khởi to lớn cho đồng bào và tuổi trẻ cả nước.

Tại Biên Hoà, phong trào tòng quân của thanh niên các địa phương phát triểnkhá mạnh, góp phần để đến năm 1949 thực hiện Chỉ thị của Bộ Tư lệnh Nam bộ,Trung đoàn 310 mà tiền thân là lực lượng Vệ quốc quân Biên Hoà cùng với Trungđoàn 301 hình thành nên Liên trung đoàn 310. Trung đoàn 310 sinh ra, lớn lên, gắnbó máu thịt với đồng bào và tuổi trẻ Biên Hoà giờ đây không bó hẹp ph ạm vi hoạtđộng trong tỉnh mà đứng trong đội hình một đơn vị quân sự lớn với những tráchnhiệm nặng nề, vẻ vang mà các cán bộ, chiến sĩ của đơn vị có thể tự hào.

Tháng 7 năm 1949, chỉ riêng huyện Long Thành đã có 400 thanh niên đăngký tòng quân. Sang năm 1950, phong trào tòng quân của đoàn viên, thanh niên

Page 50: Tải xuống tại đây.pdf

51

Biên Hoà tiếp tục phát triển mạnh cung cấp cho các huyện, thị trong tỉnh mỗi địaphương một đại đội bộ đội địa phương. Và sau khi Biên Hoà cùng Thủ Dầu Mộthợp thành tỉnh Thủ Biên, tỉnh đã nhanh chóng th ành lập được một tiểu đoàn tậptrung mang phiên hiệu 303.

Đi đôi với phong trào chiến tranh du kích, bước vào đầu năm 1950 đã bùngphát cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh chống độc lập giả hiệu, chống địch khủngbố, đàn áp được phát triển từ các năm trước mà tiêu biểu là cuộc xuống đường củahọc sinh, sinh viên Sài Gòn ngày 9–1–1950, trong đó anh Trần Văn Ơn đã ngãxuống trước mũi súng dã man của kẻ thù và đám tang của anh đã biến thành mộtcuộc biểu dương lực lượng của các tầng lớp thanh niên yêu nước. Tỉ nh Đoàn BiênHoà cũng đã kịp thời lãnh đạo, tổ chức thành một phong trào quần chúng rộng lớn.Tỉnh Đoàn đã in hàng nghìn tờ truyền đơn kêu gọi thanh niên, học sinh đứng lênđấu tranh chống giặc.

Từ mờ sáng hôm đó, một đoàn ô tô chở đầy đại biểu học sinh xu ất phát từBiên Hoà tiến về Sài Gòn nhập vào đoàn người đưa tang anh Trần Văn Ơn. Từngày 13–1–1950 cho đến hết tháng giêng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Đoàn BiênHoà, các cơ sở Đoàn trong trường học và các quận, thị tổ chức liên tục các cuộctruy điệu anh Ơn. Các bài điếu văn đã lên án kịch liệt cuộc chiến tranh xâm lượccủa thực dân Pháp và chính sách khủng bố dã man của chúng. Nhiều cuộc mít tinhcông khai đã dựng hương án có hình anh Ơn, với hai câu đối:

“Chết vì Tổ quốc, chết nhưng vẫn sốngSống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời”!

Sau Đại hội Đảng lần thứ II, Xứ uỷ Nam bộ đổi thành Trung ương Cục miềnNam. Trung ương Cục chủ trương tổ chức lại lực lượng vũ trang, bố trí lại chiếntrường cho phù hợp, theo đó Nam bộ chia thành hai phân liên khu: Phân liên khumiền Đông (trong đó có Thủ Biên) và Phân liên khu miền Tây.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ II: “Phát triển và củng cố dânquân du kích về mọi mặt: tổ chức, huấn luyện, chỉ đạo và sức chiến đấu. Phải làmcho lực lượng dân quân du kích thành những tấm lưới sắt rộng rãi và chắc chắnchặn khắp mọi nơi”. Tỉnh uỷ Thủ Biên lúc này (giữa năm 1951) do đồng chíNguyễn Quang Việt làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Minh Chương làm Chủ tịch Uỷban Kháng chiến Hành chánh tỉnh đã chỉ đạo Tỉnh đội và Tỉnh Đoàn tiếp tục có kếhoạch phối hợp đẩy mạnh phong trào tòng quân và tham gia dân quân, biến khẩuhiệu “Mỗi đoàn viên là một dân quân” thành hiện thực trong tất cả 8 huyện củatỉnh. Tỉnh uỷ chỉ rõ, nhiệm vụ của toàn tỉnh là “phải phá cho được thế phong toảbao vây kinh tế của địch, đánh mạnh giao thông, đồn bốt, buộc địch phải quay vềvùng tạm chiếm; ra sức tăng cường sản xuất lương thực đi đôi với bảo vệ căn cứ,

Page 51: Tải xuống tại đây.pdf

52

vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở vùng tạm bị chiếm... cán bộ đoàn thể, dukích phải hoá trang bí mật luồn vào trong dân để có hướng hoạt động lâu dài”.

Cùng với việc sáp nhập tỉnh (được thực hiện ở cả 2 phân liên khu miền Đôngvà miền Tây) và hình thành được ranh giới mới đối với các huyện, công tác sắpxếp tổ chức và cán bộ được thực hiện có kết quả. Hơn 50 0 cán bộ, nhân viên còntrẻ tuổi mà phần lớn là đoàn viên, đảng viên của các cơ quan tỉnh được tăng cườngcho Tiểu đoàn tập trung 303 và các đại đội địa phương.

Cơ quan Tỉnh Đoàn cũng được củng cố gọn nhẹ, làm việc hiệu quả hơn trongquá trình chỉ đạo các Huyện Đoàn, Thị Đoàn. Một số cán bộ của Tỉnh Đoàn vàHuyện Đoàn thực hiện chủ trương “Luồn sâu vào trong dân để hoạt động lâu dài”.Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn từ giữa năm 1951 do đồng chí Nguyễn Việt Trai (tứcBa Tạo) làm Tỉnh Đoàn trưởng. Các đồng chí Thanh Sơn, Thanh Phong làm TỉnhĐoàn trưởng trong thời gian từ 1947 đến đầu 1951 lần lượt nhận nhiệm vụ mới củaTỉnh uỷ và chuyển công tác lên Xứ Đoàn.

Với việc xây dựng, củng cố các lực lượng vũ trang, quân dân Biên Hoà lầnlượt làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạ n của quân thù mà tiêu biểu trong năm 1951là chiến thắng Trảng Bom có tiếng vang lớn trên chiến trường Biên Hoà và cáctỉnh miền Đông Nam bộ. Đây là trận đánh lớn của bộ đội tập trung tỉnh kể từ sauchiến thắng La Ngà vào năm 1948. Trong chiến thắng vẻ vang này có sự đóng gópxuất sắc của những cán bộ, chiến sĩ trẻ trong các đơn vị bộ đội tập trung, đơn vịbiệt động và du kích địa phương. Các lực lượng tham gia đánh trận Trảng Bom,nhất là Đại đội Lam Sơn, với lực lượng nòng cốt ban đầu là những thanh niên yêunước ở các làng, xã, sinh viên học sinh ở các trường học, anh em thanh niên côngnhân cao su, thợ máy, thợ thủ công, thanh niên các dân tộc thiểu số... luôn tỏ ra lànhững chiến sĩ gan dạ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh và lập được chiến công xuất sắc.Trong đó có cả những cán bộ Đoàn không những nhiệt tình trong công tác chỉ đạophong trào mà còn trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, như Phạm Ngọc Sứ, HuyệnĐoàn trưởng (Bí thư Huyện Đoàn) Vĩnh Cửu.

Phạm Ngọc Sứ là một cán bộ Đoàn của miền Tây Nam bộ đã tình n guyện vềmiền Đông công tác vào khoảng năm 1948. Những năm 1947, 1948 trở về sau,chiến trường miền Đông Nam bộ vô cùng ác liệt. Cán bộ Đoàn các cấp nhiềungười hy sinh. Xứ Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nam bộ, ngoài việc cử cán bộ XứĐoàn về miền Đông công tác, còn giao trách nhiệm cho các Tỉnh Đoàn thuộc miềnTây Nam bộ động viên cán bộ Đoàn các cấp về tham gia công tác ở miền Đông.Miền Đông Nam bộ là nơi rừng sâu, nước độc, ăn đói, mặc rách, ốm đau bệnh tậtthường xuyên xảy ra. Chia tay với người thân, rời q uê hương gạo trắng nước trongđi miền Đông ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi là chấp nhận gian khổ, hy sinh.Nhưng nghe theo tiếng gọi của Đoàn, nhiều cán bộ Đoàn các cấp ở miền Tây đã

Page 52: Tải xuống tại đây.pdf

53

tình nguyện đến với miền Đông, mảnh đất “gian lao mà anh dũng”. Phạm Ngọc Sứlà một trong những tấm gương sẵn sàng chấp nhận thử thách đó. Mới đầu anh côngtác ở Tỉnh Đoàn Biên Hoà. Năm 1949, anh về công tác tại Huyện Đoàn Đồng Naivà năm 1950, được giao nhiệm vụ Huyện Đoàn trưởng huyện Vĩnh Cửu. Ở cươngvị nào anh cũng tỏ ra là một cán bộ năng nổ, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ ở nhữngđịa bàn khó khăn, nguy hiểm. Trong chiến đấu, anh là một chiến sĩ thực thụ, luônlà một mũi nhọn xung kích dũng cảm. Không may trong một lần cùng hai chiến sĩđi làm nhiệm vụ tuần tra, các anh đã lọt v ào ổ phục kích của địch tại vườn bưởi nhàông Năm Dài. Sứ trúng đạn. Kẻ địch dã man, cắt đứt cuống họng giết chết anh tạichỗ, để lại niềm tiếc thương cho đồng đội về một cán bộ Đoàn mẫu mực, hiền hậuvới đồng chí, dũng cảm trong chiến đấu với quân thù.

Trong suốt năm 1951, quân dân Thủ Biên tiếp tục đánh địch liên tục thu nhiềukết quả về mặt tiêu diệt sinh lực địch và lấy vũ khí của địch để diệt địch. Đặc biệtlà phong trào du kích chiến tranh ngày càng phát triển rộng khắp, có nơi 100%đoàn viên tham gia dân quân. Phong trào “Mỗi đoàn viên là một dân quân” củatỉnh được Trung ương Cục biểu dương.

Miền Đông và các căn cứ của Biên Hoà – Thủ Biên thường xuyên thiếu gạo,thiếu muối, hàng năm đồng bào thường bị thiếu đói đến 2, 3 tháng. Tỉnh uỷ phátđộng phong trào sản xuất tự túc, chủ yếu là trồng khoai, mì, bắp, rau, đậu; rau chủyếu là lá dây khoai lang.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, Tỉnh Đoàn thành lập 20 đội “Thanh niên

xung phong chống đói”. Lúc đầu các đội này được thành lập chủ yếu là ở các cơquan của tỉnh, sau đó vận động rộng ra các địa phương và được mang tên là “Độităng gia thanh niên”. Tỉnh Đoàn có sáng kiến mỗi cơ sở Đoàn ở vùng dân tộc(đồng bào S’tiêng, Châu Ro...) phải đỡ đầu về lương thực cho đồng bào dân tộcthiểu số. Như vậy, vừa thể hiện được sự thương yêu đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vừađể động viên đồng bào dân tộc thiểu số mở rộng phạm vi sản xuất tự túc. TỉnhĐoàn còn thành lập một đội thanh niên mang giống mì lên giúp đỡ Hớn Quản,đồng thời đưa 40 thiếu nhi con em đồng bào các dân tộc thiểu số về cơ quan vàphối hợp với Tỉnh hội Phụ nữ nuôi dạy các em cho đến ngày đưa các em tập kết raBắc.

Tuổi trẻ trong tỉnh đã thật sự đóng vai trò là lực lượng đi đầu trong phong tràosản xuất tự túc, góp phần làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn bao vây kinh tế củađịch. Tháng 7–1951, Tỉnh uỷ chủ trương lập huyện căn cứ Đồng Nai, cử đồng chíLê Thái – Thường vụ Tỉnh uỷ làm Bí thư Huyện uỷ và phân công đồng chí Ba Tạo(tức Nguyễn Việt Trai) Tỉnh Đoàn trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác thanh niên củahuyện, xây dựng huyện Đồng Nai thành một căn cứ vững chắc. Đồng Nai là mộthuyện rộng (3700 km2) với 10.000 dân, đã được lãnh đạo tỉnh tạm cấp hơn 500 ha

Page 53: Tải xuống tại đây.pdf

54

đất cho dân và cho cán bộ cơ quan sản xuất lương thực tự túc, góp phần nuôi quânđánh giặc.

Trước sự đòi hỏi ngày càng cao của công tác vận tải quân sự (chủ yếu là vũkhí và lương thực) phục vụ cho bộ đội tác chiến, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ,cuối năm 1951 và đầu năm 1952, Tỉnh Đoàn tổ chức thí điểm hai đơn vị Thanhniên xung phong vận tải gồm khoảng 264 đoàn viên, thanh niên. Đây có thể coi làcác đơn vị Thanh niên xung phong đầu tiên của Nam bộ. Chỉ một thời gian ngắnsau khi thí điểm, Biên Hoà từ 2 đội với 246 đội viên đã phát triển lên 490 đội viênvà đã được chia nhỏ thành nhiều đơn vị để phù hợp v ới công tác chỉ huy, điều kiệnchiến trường và tính chất công việc. Đối với chiến trường Nam bộ, đây là một lựclượng vận tải lớn ngày đêm lội suối băng ngàn mang từng hạt gạo, viên thuốc, câysúng... đến cho các đơn vị bộ đội. Mặc dù địch tăng cường đánh phá, tăng cườngbao vây toàn diện... nhưng chúng ngày càng tỏ ra hoang mang lo sợ vì quân tangày càng phát triển lực lượng, Chiến khu Đ không những được bảo vệ mà còn mởrộng, đời sống vật chất, tinh thần kể cả sự chăm sóc y tế cho bộ đội và đồng bàovùng căn cứ càng được bảo đảm. Sự cống hiến của Thanh niên xung phong trênchiến trường miền Đông và cả miền Tây Nam bộ thật hết sức to lớn và tuổi trẻBiên Hoà là một trong những điển hình xuất sắc.

Ngày 20–10–1952, cơn bão lũ lớn với cường độ cực mạnh đã ập vào miềnĐông, nhiều cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên gặp nạn hoặc hysinh khi cứu đồng bào. Trước tình hình đó, Tỉnh uỷ và Uỷ ban Kháng chiến Hành

chánh tỉnh đã kịp thời huy động toàn bộ lực lượng quân, dân, chính, Đảng trongcăn cứ và vùng phụ cận hết lòng, hết sức giúp nhân dân bằng mọi phương tiện cótrong tay. Sau khi nước rút, bão tan, một cảnh tượng bị tàn phá làm cho bất cứ aiđược chứng kiến cũng đều hết sức đau lòng. Tỉnh Đoàn khẩn cấp tập trung lựclượng Thanh niên xung phong dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành TỉnhĐoàn thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng trước mắt, đó là:

– Vận tải lương thực từ đồng bằng sông Cửu Long lên miền Đông.

– Lập trại tăng gia thanh niên để sản xuất lương thực và nuôi gia cầm.

– Dựng lại nhà cửa g iúp đồng bào, nhất là dựng lại các kho tàng để tiếp nhậnsự chi viện từ các nơi.

Ngày đêm, các đơn vị Thanh niên xung phong vận tải liên tục thay nhau vậnchuyển hàng cứu nạn. Các anh chị Thanh niên xung phong vận tải đã băng qua cácvùng địch đang kiểm soát luôn bị giặc phục kích, vượt hàng chục km qua các cánhđồng “chó ngáp” bùn ngập tận gối với chiếc gậy cầm tay mà mỗi lần nghỉ chỉ cócách cắm gậy xuống bùn đỡ lấy bòng gạo. Có thể nói mỗi bòng gạo thể hiện một ý

Page 54: Tải xuống tại đây.pdf

55

chí dũng cảm phi thường chẳng những thấm đậm mồ hôi mà còn thấm cả máu củaThanh niên xung phong vận tải.

Bước vào năm 1953, địch mở cuộc càn quét quy mô lớn vào Chiến khu Đ liêntục trong 52 ngày. Bom đạn địch nổ vang khắp nơi cốt khủng bố tinh thần quândân Thủ Biên. Trước tình hình đó, Ban Thư ờng vụ Tỉnh uỷ đã truyền đạt chủtrương kiên quyết đánh trả quân thù, bảo vệ dân, bảo vệ căn cứ. Chủ trương nàyđược truyền đạt đến từng chi bộ, chi đoàn, từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên,thanh niên.

Tháng 4–1953, Tỉnh uỷ Thủ Biên triệu tập Hội nghị cán bộ tại Chiến khu Đrút kinh nghiệm chỉ đạo công tác ở 3 vùng, đề ra biện pháp khắc phục những thiếusót trước đây do Trung ương Cục chỉ ra và tăng cường các mặt công tác, nhất làchú trọng vào vùng du kích và vùng tạm chiếm, trong đó có đề cập đến vấn đề vaitrò của tổ chức Đoàn và phát huy lực lượng thanh niên.

Ngày 30–12–1953, Trung ương Cục miền Nam ra Nghị quyết 01 về công tácthanh vận. Sau khi phân tích đặc điểm của thanh niên và đặc điểm của yêu cầunhiệm vụ cách mạng trong sự nghiệp đẩy mạnh cuộc kháng chiến, Nghị quyết 01của Trung ương Cục chỉ rõ: “Phải xây dựng Đoàn Thanh niên Cứu quốc thành mộtđoàn thể thanh niên trung kiên, thành trụ cột cho phong trào thanh niên”. Nghịquyết đã được quán triệt đến các cấp bộ Đảng và Đoàn trong các tỉnh Nam bộ.

Lúc này, phong trào thanh niên Thủ Biên và tổ chức Đoàn qua những khókhăn to lớn trong những thời kỳ trước đây (cuối 1952 đầu 1953) đã có bước trưởngthành. Cán bộ, đoàn viên được rèn luyện trong thực tiễn đầy cam go, phần lớn giữđược phẩm chất cách mạng. Cơ sở Đoàn bị địch đánh phá qua các trận càn quétliên miên, nhất là đợt tiến công 52 ngày đêm vào đầu 1953 cơ bản vẫn được giữvững.

Thực hiện Nghị quyết 01 của Trung ương Cục và chủ trương của Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng đối với miền Nam là phát triển chiến tranh dukích “đánh nhỏ ăn chắc, tiêu hao và tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch”, Tỉnh uỷThủ Biên giao cho Tỉnh đội đặt ra yêu cầu cao trong sự phối kết hợp giữa Tỉnh độivà Tỉnh Đoàn để phát triển mạnh mẽ lực lượng dân quân, từ khẩu hiệu “Mỗi đoànviên là một dân quân” còn phần nào mang tính kêu gọi, chuyển sang “Mỗi đoànviên phải là một dân quân đánh giặc giỏi”. Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu củamỗi đoàn viên. Ngoài ra, Tỉnh Đoàn còn đặt yêu cầu “Mỗi đoàn viên là một chiếnsĩ tăng gia” và “một người chăm học văn hoá” (nằm trong phong trào xoá mù chữtrong đoàn viên, thanh niên).

Để nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ Đoàn, Tỉnh Đoàn đã cử một số cánbộ chủ chốt thay phiên nhau dự các lớp huấn luyện do tỉnh và Trung ương Cục mở.

Page 55: Tải xuống tại đây.pdf

56

Bước qua năm 1954, tình hình mọi mặt ở Nam bộ có bước phát triển nhảyvọt. Riêng Thủ Biên cũng là một trong những tỉnh kịp thời nắm bắt thời cơ, lợidụng tình hình quân Pháp bị đánh mạnh ở Bắc bộ, nhất là cuộc tiến công chiếnlược của quân ta (Đông Xuân 1953–1954) mở màn, quân Pháp bị bao vây ở ĐiệnBiên Phủ, quân dân Thủ Biên liên tục tiến công địch ở cả 3 vùng mà nổi bật làchiến tranh du kích với vai trò đi đầu của tuổi trẻ Thủ Biên trong các lực lượng vũtrang nhân dân anh hùng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, hai cơ quan Tỉnh độivà Tỉnh Đoàn đã ra sức động viên, giáo dục đoàn viên, thanh niên thực hiện tốtkhẩu hiệu “Mỗi đoàn viên là một dân quân đánh giặc giỏi”. Kết quả là toàn tỉnhxây dựng thêm 32 đội du kích xã, đưa số lượ ng du kích tập trung mà phần lớn làđoàn viên, thanh niên từ 140 lên 513 người; dân quân tự vệ địa phương từ 453 lên1862 người, du kích mật (chủ yếu là ở các vùng tạm bị địch chiếm) từ 219 lên 572người... Dân quân du kích phát triển mạnh nhờ phong trào “Mỗi đoàn viên là mộtdân quân” do Tỉnh Đoàn và Tỉnh đội trực tiếp chỉ đạo đã mang lại hiệu quả thực tếchứ không phải là khẩu hiệu động viên. Đây là sự phát triển vượt bậc, là niềm tựhào của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Thủ Biên trong những năm c uốicủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tỉnh Đoàn lại có sáng kiếntrao các giải thưởng như giải thưởng cho cơ sở Đoàn nào có tỉ lệ vận động đoànviên, thanh niên tham gia dân quân cao nhất, tập thể và cá nhân đoàn viên, thanhniên nào tham gia nhiều trận đánh nhất, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nhất...

Cuối năm 1953, Thủ Biên được mùa lớn, trước hết là do tinh thần kiên cườngcủa bà con nông dân một nắng hai sương, cuốc cày thâu đêm trong tiếng gầm rúcủa đại bác địch bắn phá, của các “đội sản xuất thanh niên” được hình thành saucơn bão lũ và của các lực lượng vũ trang vừa chiến đấu vừa tranh thủ sản xuấtlương thực... Theo nhận định của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh tỉnhthì đến cuối năm 1953, bộ đội ta có đủ lương thực dự t rữ trong 3 tháng cho nămsau để ăn no đánh thắng giặc Pháp; đồng bào S’tiêng, Châu Ro đã có cơm ăn, dùcơm còn độn mì... Một khí thế mới bừng lên trong toàn tỉnh.

Tại Chiến khu Đ, Đại hội mừng công Phân liên khu miền Đông diễn ra hàohứng, sôi nổi trong nhiều ngày và thâu đêm dưới ánh đèn măng sông rực sáng. Cácđoàn văn nghệ của thanh niên Thủ Biên tham gia các tiết mục tự biên, tự diễn đượcĐại hội hoan nghênh nhiệt liệt. Ấn tượng sâu sắc nhất, xúc động nhất vẫn là hìnhảnh của các cán bộ, chiến sĩ trẻ Tiểu đoàn 303, Đại đội Nguyễn Văn Nghĩa, các đạiđội địa phương, trung đội dân quân du kích, các đơn vị vũ trang tuyên truyền, biệtđộng thuộc Biên Hoà (cũ) lên báo công, kể chuyện chiến đấu làm cho người nghenhiều lúc phải rơi nước mắt.

Page 56: Tải xuống tại đây.pdf

57

Trong hào khí đó, quân dân Thủ Biên mở rộng cuộc tiến công quân địch trêncác lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh phong trào thi đua tiêudiệt nhiều sinh lực địch để phối hợp với quân dân ta trên chiến trường lịch sử ĐiệnBiên Phủ. Mỗi tin thắng lợi, mỗi tấm gương anh hùng trên chiến trường Điện BiênPhủ được truyền qua Đài tiếng nói Việt Nam đã gây xúc động và cổ vũ mạnh mẽtuổi trẻ Thủ Biên. Nắm thời cơ, Tỉnh uỷ chỉ đạo các lực lượng vũ trang áp sát cácthị xã, thị trấn, đồng loạt và liên tục tiến công các đồn, bốt địch; các đội tuyêntruyền vũ trang của thanh niên luồn sâu vào vùng sau lưng địch rải hàng nghìntruyền đơn kêu gọi ngụy quân quay súng lập công trở về với nhân dân. Các đội vũtrang tuyên truyền tổ chức những cuộc tuyên truyền xung phong ch ớp nhoáng ởnhiều địa điểm tại các thị xã, thị trấn như Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Xuân Lộc,Trảng Bom... thông báo tin tức về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của giặc đangbị nguy khốn làm cho nhân dân và tuổi trẻ Thủ Biên càng nức lòng phấn khởi.

Tiểu đoàn 303 mở các trận tiến công địch trên các Quốc lộ 1, 13, tỉnh lộ 16...Dân quân du kích các xã ở Tân Uyên, Vĩnh Cửu, Long Thành dồn dập ép địch vàothế phải co cụm trong các đồn bốt, nâng thế tranh chấp với địch từ vùng tạm chiếmlên du kích yếu, từ vùng du kích yếu lên du kích mạnh và liên tục dùng truyền đơnvà loa kêu gọi ngụy quân thực hiện 4 không: “Không cướp phá, không bắn giết,không bắt bớ, không hãm hiếp phụ nữ”. Hàng trăm ngụy binh đã đào, bỏ ngũ vềnhà làm ăn, các tuyến hành lang từ Chiến khu Đ sang Long Nguyên (Bến Cát),Dương Minh Châu (Tây Ninh) về Bà Rịa thông suốt. Đường liên lạc từ Chiến khuĐ về thị xã Biên Hoà, các huyện, xã trong tỉnh đều thuận lợi hơn. Ngày 7 –4–1954,với tinh thần “chia lửa” với các chiến sĩ ta ở Điện Biên Phủ, Đại đội 2 (Tiểu đoàn300) đã tiêu diệt tên chỉ huy biệt kích Suacô ở Long Thành. Đồng bào địa phươngrất hả dạ, trước việc tên “hung thần” này phải đền tội... Súng của bộ đội, dân quându kích đã kề sát bên các vị trí của kẻ thù nên chúng đã rút chạy khỏi nhiều vị tríđể tránh bị tiêu diệt.

Sáng sớm ngày 8–5–1954, ngay tại thị xã Biên Hoà, một đoàn trẻ em bán báobất chấp sự đe dọa của kẻ thù, với những kẹp báo công khai từ Sài Gòn chuyển tớiđã tung tăng vừa chạy vừa hô vang: “Điện Biên Phủ thất thủ rồi, xin mời bà co ncoi báo”. Tiếng rao báo của các em nghe thật hào hùng, xúc động, báo hiệu mộtgiai đoạn mới của cách mạng đang mở ra.

Ngày 20–7–1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, kết thúc chiến tranh, lậplại hoà bình ở Đông Dương.

Lịch sử 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của cán bộ, đoànviên, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêulà những trang anh hùng ca rất đẹp. Một thế hệ những người trẻ tuổi chỉ có “nópvới giáo” đã nhất tề đứng lên “đáp lời núi sông”, xây đắp nên truyền thống vẻ

Page 57: Tải xuống tại đây.pdf

58

vang. Trải qua những ngày tháng hết sức gian lao thiếu cơm, thiếu áo, nhất là thiếutừng viên đạn, cái mác..., khi quân thù khép chặt vòng vây mà sự sống của từngcon người cho đến sự nghiệp cách mạng lớn lao như nghìn cân treo sợi tóc, như ngtuổi trẻ Đồng Nai vẫn một lòng trung thành đi theo con đường của Đảng để đấutranh cho nền độc lập tự do của nước nhà.

Truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau, trái bắp chia đôi,củ khoai bẻ nửa... đã trở thành một trong những động lực quan trọng, hơn thế, đócòn là thứ vũ khí tinh thần vô giá giúp cho tuổi trẻ Đồng Nai hiên ngang đối mặtvới kẻ thù, chuyển khó khăn thành thuận lợi, chuyển bị động thành chủ động, luônđứng lên trong tư thế tiến công quân thù. Có lúc chỉ trong một giai đoạn ngắn,hàng trăm cán bộ, đoàn viên, thanh niên đã ngã xuống trên con đường vận tảilương thực, vũ khí để cứu nguy cho tỉnh nhà (1951 – 1952), thế nhưng, ngườitrước ngã, người sau tiến lên, quyết tâm vượt qua mọi thử thách bằng ý chí và tinhthần dũng cảm quên mình để cuối cùng giành thắng lợi vẻ vang.

Tuổi trẻ Biên Hoà – Đồng Nai còn là những con người ham hiểu biết và sángtạo, từ sáng tạo trong hoạt động của Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi qua nhiềuhình thức phong phú trong điều kiện gần như “tay trắng” vậy mà vẫn ra báo, inđược truyền đơn, tổ chức được lớp tập huấn để đào tạo cán bộ, làm công tác tuyêntruyền, giáo dục... cho đến sáng tạo tìm tòi để thích nghi với điều kiện khó khăn,khắc phục thiên tai; sáng tạo trong chiến đấu tiêu diệt địch mà lối đánh đặc công làmột sáng tạo độc đáo.

Tự hào với những truyền thống vẻ vang, các thế hệ thanh, thiếu nhi Biên Hoà– Đồng Nai luôn coi đó là những giá trị tinh thần quí báu, đã không ngừng pháthuy và nâng lên tầm cao trong suốt 20 năm đi vào cuộc trườ ng chinh vĩ đại chốngMỹ, cứu nước, góp phần đắc lực đưa giang sơn về một mối.

Page 58: Tải xuống tại đây.pdf

59

PHẦN THỨ HAI

TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAITRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN

CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC

1954 –1975

Page 59: Tải xuống tại đây.pdf

60

Chương III

GIỮ VỮNG NIỀM TIN CÁCH MẠNG,VƯỢT QUA THỬ THÁCH, TIẾN LÊN CÙNG QUÂN VÀ DÂN GIÀNH

QUYỀN LÀM CHỦ1954 – 1960

I. KIÊN CƯỜNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỸ VÀ NGỤY QUYỀN TAYSAI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, sau thắng lợi lịch sử của quân và dân ta trên chiếntrường Điện Biên Phủ và trên các chiến trường khác trong chiến cuộc Đông Xuân1953 – 1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết.Nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy sông Bến Hải, với vĩ tuyến 17, làmgiới tuyến. Nhân dân miền Nam, trong đó có nhân dân Biên Hoà – Đồng Nai, cònphải trải qua nhiều hy sinh gian khổ, chiến đấu một mất một còn với đế quốc Mỹ –tên đế quốc đầu sỏ, giàu tiềm lực kinh tế cũng như quốc phòng, trước khi giànhđược thắng lợi trọn vẹn.

Với dã tâm chia cắt lâu dài đấ t nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộcđịa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam châu Á, ngay khi Hiệp địnhGiơnevơ vừa được ký kết, đế quốc Mỹ đã triển khai kế hoạch 6 điểm nhằm pháhoại hoà bình, độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của nh ân dân Việt Nam.Chúng đưa Ngô Đình Diệm, một tên tay sai được nuôi dưỡng, đào tạo cẩn thận tạiMỹ trở về lập chính phủ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam; cử tướng Côlin sang làmđại sứ, bên cạnh chính quyền Diệm; đưa sang miền Nam Việt Nam phái đoàn cốvấn quân sự MAAG, trực tiếp huấn luyện, trang bị cho quân ngụy, thực chất làgiành quyền chỉ huy quân ngụy từ tay thực dân Pháp.

Biên Hoà – Đồng Nai, cũng như các tỉnh miền Đông Nam bộ, là địa bàn chiếnlược quan trọng, nơi có Chiến khu Đ, Chiến khu Rừng Sác nổi t iếng, là lá chắn ởphía đông đối với Sài Gòn, thủ phủ của ngụy quyền tay sai và đối với cả các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện dã tâm xây dựng miền Nam Việt Nam thànhcăn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam châu Á, đế quốc Mỹ đã đặc biệt chú ý đến địabàn Biên Hoà – Đồng Nai, chúng khẳng định, để mất Biên Hoà là mất Sài Gòn.Chúng luôn bố trí ở Biên Hoà một lực lượng đủ mạnh, những đơn vị quân chủ lựcngụy tinh nhuệ như lính dù, thuỷ quân lục chiến, tổ chức các đoàn dân vệ đến từngxã ấp, gấp rút đào tạo đội ngũ tay sai mới, sử dụng các tên ác ôn có nhiều nợ máuvới nhân dân đưa về các địa phương nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ

Page 60: Tải xuống tại đây.pdf

61

máy tề ngụy ở cơ sở, trước hết là uỷ viên cảnh sát địa phương. Bọn tình báo tráhình núp dưới vỏ áo khoác “xây dựng hương thôn”, “diệt trừ sốt rét”... luồn sâu vềcác thôn ấp, các vùng đồng bào dân tộc, các sở cao su... điều tra, lập danh sáchnhững gia đình có người tham gia kháng chiến, có người đi tập kết ra miền Bắc,tiến hành phân loại dân để khủng bố, đánh phá phong trào cách mạng. Chúng rasức phát triển các tổ chức chính trị phản động, trong đó có tổ chức “Thanh niêncộng hoà”, coi “Thanh niên cộng hoà” là hiến binh của chế độ.

Tại Biên Hoà – Đồng Nai cũng như ở nhiều địa phương khác, thực hiện âmmưu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lên đời sống nhân dân miền Nam Việt Nam, đếquốc Mỹ và ngụy quyền tay sai đã bằng nhiều thủ đoạn, ra sức đầu độc, ru ngủ cáctầng lớp thanh niên trong tỉnh, nhằm mục đích biến họ thành lớp người ngày càngxa rời những lý tưởng cách mạng, ngày càng thích nghi với một xã hội tiêu thụ,sống phụ thuộc vào Mỹ, xa rời những truyền thống đạo lý, văn hoá của dân tộc,chạy theo lối sống Mỹ. Chúng biến bộ máy văn hoá, giáo dục tại Biên Hoà, cũngnhư tại các tỉnh, thành phố trên khắp miền Nam Việt Nam thàn h công cụ để đàotạo những mẫu hình con người làm tay sai đắc lực cho chủ nghĩa thực dân mới củaMỹ. Chúng quyết tâm “bôi đen bọn trẻ để cộng sản không nhuộm đỏ lại được”.Với chiêu bài “độc lập”, “quốc gia”, “tự do, dân chủ”, với triết lý duy tâm “nhân vịduy linh”... chúng ra sức xuyên tạc, nói xấu cộng sản, nói xấu chế độ xã hội chủnghĩa ở miền Bắc, xuyên tạc lịch sử, đi đôi với trụy lạc hoá về lối sống, vừa muachuộc, dụ dỗ vừa ra sức khủng bố, đàn áp, tuyên truyền cho sức mạnh kinh tế,quân sự của Mỹ, làm cho thanh niên từ phục Mỹ, đi đến sợ Mỹ, cam tâm làm taysai cho chúng. Chúng coi trường học là nơi đào tạo, rèn luyện một tầng lớp trí thứctrẻ chỉ biết chạy theo đồng tiền, là nơi dự trữ thanh, thiếu niên cho việc đôn quân,bắt lính, nơi biến họ thà nh những sĩ quan tương lai tuyệt đối trung thành với lợi íchquốc gia của Mỹ, sống lệ thuộc vào Mỹ. Chúng ra sức đoàn ngũ hoá thanh, thiếunhi, lập ra các tổ chức, như tổ chức “thanh niên cộng hoà”, “thanh niên chiến đấu”,“thiếu nhi phòng vệ dân sự”, “thiếu nhi phượng hoàng”, “thiếu nhi tự báo”... Ở cấptiểu học,` chúng thực hiện hàng đội dự bị, ở cấp trung học có chương trình pháttriển sinh hoạt học đường, ở nông thôn chúng tổ chức thiếu nông 4T (gồm: Trí ócsáng suốt, Tấm lòng thành thực, Tay chân cứng rắn và Thân thể tráng kiện) tập hợptất cả thanh, thiếu niên từ 12 đến 20 tuổi, lấy biểu tượng là 4 lá me trên nền trắng, 4chữ T thích trên cánh tay... từng bước biến những thanh, thiếu niên này thành côngcụ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ.

Đứng trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ và ngụyquyền tay sai, Đảng ta đã nhanh chóng bố trí lại lực lượng, tiếp tục lãnh đạo nhândân đấu tranh chống lại sự phá hoại của bọn ngụy quyền tay sai không thi hànhtheo đúng Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Việt Nam. 1.958 cán bộ các cấp

Page 61: Tải xuống tại đây.pdf

62

trong tỉnh được bố trí ở lại tiếp tục cuộc chiến đấu trong một tình thế khó khăn trênnhiều mặt, với tinh thần “ra đi là thắng lợi, ở lại là vinh quang”.

Cuối năm 1954, tỉnh Thủ Biên được tách ra lập lại hai tỉnh: Biên Hoà và ThủDầu Một để phù hợp với tình hình cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạncách mạng mới. Tỉnh Biên Hoà bao gồm thị xã Biên Hoà và 5 huyện: Vĩnh Cửu,Long Thành, Tân Uyên, Xuân Lộc và Bà Rá. Thời kỳ này, phần lớn các tổ chứcquần chúng, trong đó có Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, các đoàn thể cứuquốc trong tỉnh đều được giải thể. Riêng Đoàn Thanh niên Lao động (1) vẫn đượcduy trì hoạt động, tuy không còn được tổ chức theo ngành dọc, có sự chỉ đạo từtrên xuống, mà hoạt động độc lập theo từng địa bàn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp củachi bộ Đảng cơ sở, hoặc của những đảng viên lẻ, ở những nơi không còn chi bộ.Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Biên Hoà, tổ chức Đoàn nhanh chóng phát triểnở nhiều cơ sở. Những nơi có từ 3 – 5 đoàn viên được tổ chức thành một chi đoàn,do cấp uỷ Đảng ở địa phương trực tiếp chỉ đạo và lãnh đạo. Có những đoàn viên dotừng cấp uỷ viên trực tiếp nắm và sử dụng vào những công tác thích hợp, riêngbiệt.

Những ngày đầu thi hành Hiệp định Giơnevơ, t rong không khí mừng hoàbình, kẻ địch chưa kịp tập trung đánh phá phong trào cách mạng, nhiều thanh niêncốt cán đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Lao động, góp phần thành lập thêmmột số chi đoàn thanh niên ở một số vùng trắng, trước đây không có tổ chứ c Đoàn,ở nông thôn cũng như ở các thị xã, thị trấn, làm nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp thanhniên đi đầu thực hiện những chủ trương, những nhiệm vụ cụ thể của Đảng. Bướcđầu, các tổ chức Đoàn ở cơ sở đã tạo điều kiện để đoàn viên và thanh niên tìmhiểu, thấy rõ ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ, quán triệt các điều khoảncủa Hiệp định, chuẩn bị lý lẽ đấu tranh với địch khi cần. Nhiều cơ sở Đoàn đã tổchức cho đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng căn cứ, chôn giấu một số vũ khíchuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài. Đoàn viên, thanh niên các địa phương còn trởthành một mắt xích thiết yếu trong hệ thống cơ sở bí mật, “tổ nòng cốt rễ chuỗi”,của Đảng bộ địa phương (2); làm nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ các cán bộ của Đảngđang hoạt động tại địa bàn khi cần thiế t.

(1) Lúc này, tổ chức Đoàn vẫn mang tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc, nhưng ở một số tỉnh, nhấtlà các tỉnh Nam bộ đã gọi tổ chức của m ình là Đoàn Thanh niên Lao động, với tên rút gọnlà Đoàn Thanh Lao.

(2) “Tổ nòng cốt rễ chuỗi” là một hình thức tổ chức bí mật để nắm quần chúng thông qua nhữngcốt cán của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên trực tiếp nắm tổ cốt cán quần chúng. Mỗi tổ cốtcán nắm từ 5 – 7 quần chúng tích cực. Một tổ quần chúng tích cực lại quan hệ xây dựngmột số quần chúng tốt, cảm tình.

Page 62: Tải xuống tại đây.pdf

63

Trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại lực lượng, được sự chỉ đạo trực tiếp củacác chi bộ Đảng ở cơ sở, nhiều cơ sở Đoàn ở các địa phương đã tổ chức đưa đoànviên, thanh niên vào trong các tổ chức dân vệ và hương dũng của địch, để nắm tìnhhình và khống chế các hoạt động chống phá cách mạng của chúng. Ở nhiều địaphương như Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành... có trên 50% dân vệ của địch làđoàn viên, thanh niên do ta cài vào. Đoàn viên, thanh niên ở nhiều địa phươngcũng được đưa vào các tổ chức hội, phường hợp pháp như Hội tương tế, Hội áihữu, Hội nhà vàng, Hội bóng đá, Hội phòng chống trộm cướp và cả các hình thứctín ngưỡng như Hội Nữ Oa.

Ở thành thị, thực hiện chỉ thị của Xứ uỷ Nam bộ, nhiều đoàn viên, thanh niênđã được đưa vào các tổ chức công khai nh ư các nghiệp đoàn, các hội ái hữu trongthanh niên trí thức, học sinh, những người lao động. Ở những địa phương có phongtrào khá, thanh niên được tổ chức thành những đội xung kích, làm nhiệm vụ bảo vệcán bộ, hỗ trợ các cuộc đấu tranh của nhân dân.

Khi tiểu đoàn Bảy Môn trong lực lượng Bình Xuyên quay súng trở về vớicách mạng và sau này tại Long Thành, sau khi lực lượng Bình Xuyên bị Diệm –Nhu đánh tan, được sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng địa phương, 15 đoàn viên trungkiên của Đoàn Thanh niên Lao động đã đư ợc đưa vào làm nòng cốt trong trung độiBình Xuyên của Mười Đôi, đang lẩn trốn trong Rừng Sác, từng bước biến lựclượng của Mười Đôi thành lực lượng vũ trang của tỉnh. Cùng thời gian, sau khimột trung đội bảo an của địch do Châu Văn Phú, một cơ sở được ta cài từ trước,chỉ huy nổi dậy diệt tên đội Lạc ác ôn, trở về tham gia hàng ngũ cách mạng, 18thanh niên các xã Phú Hội, Phú Hữu, Phước Khánh, Tam An..., trong đó có 5 đảngviên trẻ, cũng đã được đưa vào làm nòng cốt, biến đơn vị của Châu Văn Phú thànhmột trung đội vũ trang của tỉnh (1). Chính nhờ nắm được những lực lượng này củaBình Xuyên mà trong điều kiện chưa có chủ trương dùng vũ lực chống lại nhữnghành động tàn bạo của địch, ta vẫn tổ chức được nhiều cuộc “diệt ác” có hiệu quả,dưới danh nghĩa hoạt động của lực lượng Bình Xuyên. Nhiều tên ác ôn, chỉ điểm ởcác xã Nam Chiến khu Đ, Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu), Hiệp Hoà, Tam Hiệp (thịxã Biên Hoà), Phước An, Tam An (huyện Long Thành)... đã lần lượt bị các cơ sởcách mạng bí mật “rút chốt”, “cho nhảy dù” hoặc cho “mò tôm”... (2)

Những năm 1956 – 1957 là thời kỳ đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai ra sứcđẩy mạnh các chiến dịch tố cộng, diệt cộng một cách quyết liệt, tàn khốc. Nhất làsau khi thanh toán xong các lực lượng giáo phái, các đảng phái đối lập, nắm độc

(1) Sau này, trung đội vũ trang này đã được chuyển về đứng chân tại Hắc Dịch, trở thành mộtđơn vị vũ trang của tỉnh Bà Rịa, do đồng chí Nguyễn Quốc Thanh (Ba Thanh) chỉ huy.

(2) Tức bí mật thủ tiêu.

Page 63: Tải xuống tại đây.pdf

64

quyền làm tay sai cho đế quốc Mỹ, giữa năm 1956, Mỹ – Diệm ngang nhiên xé bỏHiệp định Giơnevơ, tuyên bố không tham gia tổng tuyển cử thực hiện hoà bìnhthống nhất nước nhà như Hiệp định Giơnevơ đã qui định. Chúng ban hành quốcsách “đả thực, bài phong, diệt cộng”, “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, đẩymạnh các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” tàn bạo, khốc liệt, hô hào “Bắc tiến”...Từ ngày 10–7–1956, chúng mở chiến dịch “Trương Tấn Bửu”, tập trung đánh pháphong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh miền Đông Nam bộ, đặc biệt tập trungtại những trọng điểm như Chiến khu Đ, huyện Long Thành và các đồn điền cao suở Xuân Lộc. Chúng huy động hàng sư đoàn quân ngụy kết hợp với lực lượng tềngụy tại địa phương chà đi xát lại trong nhiều tháng. Hàng c hục cơ sở Đảng trongtỉnh bị phá vỡ. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên bị địch bắt, bịchúng giết hại. Chỉ trong vòng 2 tháng, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1956, ở các địaphương trong tỉnh đã có 58 người bị giết hại, 108 người bị bắt, bị tù đày. Nhiều cơsở Đảng hoàn toàn bị mất trắng. Đảng bộ huyện Xuân Lộc chỉ trong một thời gianngắn, các cơ sở từ huyện đến xã hầu như đều bị địch phá rã, hoàn toàn bị tê liệt.Năm 1954, toàn tỉnh Biên Hoà có 1.218 đảng viên, đến cuối năm 1956 chỉ còn lạichưa đầy 100 người. Nhiều cán bộ, đảng viên, đoàn viên Đoàn Thanh Lao ở VĩnhCửu, Long Thành, Xuân Lộc... bị địch bắt, bị tra tấn dã man. Nhiều người bị đày điCôn Đảo, bị giam giữ ở các nhà tù Phú Lợi (nay thuộc tỉnh Bình Dương), TânHiệp, khám lớn Chí Hoà... Nhiều cơ sở Đoàn Thanh Lao bị khủng bố trắng. Một sốcơ sở còn đoàn viên, phải phân tán hoạt động lẻ, đơn tuyến, theo sự chỉ đạo trựctiếp của các chi bộ Đảng ở cơ sở, thậm chí chỉ do những đảng viên lẻ còn bám trụlại được nắm và điều phối các hoạt độ ng. Trong nhiều trường hợp, ở một số cơ sởkhông còn cả chi bộ Đảng, đảng viên người bị bắt, bị địch sát hại, người phải điềulắng đi nơi khác... cũng không còn một ai, nhiều đoàn viên Thanh Lao đã phải làmnhiệm vụ của một đảng viên, tìm cách móc nối, gây dựng phong trào, tổ chức nhândân đấu tranh chống lại những cuộc càn quét, khủng bố của địch.

Không còn được tổ chức theo hệ thống từ trên xuống, các cơ sở Đoàn và cácđoàn viên lẻ, hoạt động đơn tuyến tại các địa phương đều được xây dựng theo tinhthần chủ động công tác. Đứng trước những âm mưu thâm độc của bè lũ Mỹ –ngụy, thực hiện Chỉ thị 4–HBC của Xứ uỷ Nam bộ, phần lớn đoàn viên ĐoànThanh Lao đều tạo thế hợp pháp trong dân để hoạt động, coi bị “lộ” phải vào rừngở là bất đắc dĩ. Nhờ đó, trong các cuộc đấu tranh của nhân dân đòi chính quyền SàiGòn thi hành Điều 14C của Hiệp định Giơnevơ, không được bắt bớ khủng bốnhững người kháng chiến, đấu tranh đòi đảm bảo những quyền lợi dân sinh dânchủ, đòi giới chủ tăng lương, giảm giờ làm... tổ chức Đoàn ở c ác địa phương đềukịp thời vận động đông đảo thanh niên làm nòng cốt, luôn có mặt ở những mũinhọn nóng bỏng của cuộc đấu tranh, sẵn sàng che chắn, bảo vệ nhân dân và các cánbộ cốt cán. Những cuộc đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su Suối Tre,

Page 64: Tải xuống tại đây.pdf

65

Bình Lộc, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ, Bình Sơn, An Viễng nổ ra từ ngày 1 –5–1955, đặcbiệt là cuộc đấu tranh của 40.000 công nhân cao su các tỉnh Biên Hoà, Thủ DầuMột, Tây Ninh kéo dài trong 2 tháng, tháng 9 và 10 năm 1955, những thanh niêntrẻ, có sức khoẻ đều được phâ n công đi ở hàng đầu, vừa uy hiếp địch, vừa làmnhiệm vụ chống lại những hành động khủng bố của chúng, bảo vệ cán bộ. Một sốquần chúng thanh niên trung kiên thông qua các cuộc đấu tranh, đã được Đảngxem xét kết nạp vào hàng ngũ, góp phần để năm 1956 ở các huyện Xuân Lộc,Long Khánh thành lập được 10 chi bộ Đảng với trên 40 đảng viên. Tại Phú Hữu –Đại Phước có hơn 10 cơ sở cốt cán được xây dựng, đều là những thanh niên hănghái với công tác cách mạng như Mai Văn Rỗ, Lê Văn Cơ. Ở Phước Khánh cũng cónhững thanh niên như Nguyễn Văn Đắt, Nguyễn Minh Ninh... sẵn sàng thoát lytham gia vào lực lượng vũ trang của huyện.

Ở trong nội thị, cùng với các nghiệp đoàn, các hội ái hữu... thanh niên trí thức,học sinh cũng được tập hợp trong một số tổ chức thích hợp cùng bàn bạc về thờicuộc, từ đó đấu tranh chống các loại văn hoá phẩm đồi trụy, ngoại lai, tham gialàm hàng chục bản kiến nghị đòi Mỹ – Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp địnhGiơnevơ, hiệp thương với miền Bắc để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước.Nhiều thanh niên trí thức, học sinh đã hăng hái mang các bản kiến nghị vận độnglấy chữ ký của hàng ngàn người, đem về Sài Gòn trực tiếp gặp Uỷ hội quốc tếgiám sát đình chiến ở Việt Nam bày tỏ nguyện vọng của nhân dân.

Nhiều hình thức đấu tranh chống lại những thủ đoạn nham hiểm của kẻ địchđược thanh niên và nhân dân trong tỉnh vận dụng khéo léo, góp phần bảo vệ đượcuy tín của Đảng, bảo vệ được cán bộ, đảng viên. Bọn địch kẻ khẩu hiệu “Diệt cộnglà yêu nước”, thanh niên bí mật sửa lại “Việt Cộng là yêu nước” . Nhiều cuộc đấutranh trực diện với bọn tề ấp, tề xã, với quận trưởng, tỉnh trưởng liên tiếp nổ ra.Được các cơ sở Đảng và các đảng viên trực tiếp chỉ đạo, các cơ sở Đoàn ThanhLao và đoàn viên Thanh Lao ở nhiều địa phương đã tổ chức thanh niên tham giarải, dán truyền đơn in công hàm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhânkỷ niệm 1 năm ngày ký Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương. Khiđịch ban hành chính sách “cải cách điền địa” cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tổchức Đoàn Thanh Lao ở các vùng nông thôn đã vận động đông đảo thanh niêncùng cha, anh mình đấu tranh chống việc ký khế ước với địa chủ, chống truy thuthuế. Nhiều đoàn viên Thanh Lao đã cùng hàng trăm quần chúng thanh niên ởLong Thành, Vĩnh Cửu đấu lý với bọn ngụy quyền tay sai, vạch rõ bản chất phảnđộng của dụ số 2, dụ số 57 của bè lũ Mỹ – Diệm đi ngược lại quyền lợi của nhândân.

Khi Mỹ – Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” và sau đó tổ chức bầu cử quốc hộibù nhìn riêng rẽ, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Biên Hoà, thanh niên các địa

Page 65: Tải xuống tại đây.pdf

66

phương đã bằng mọi hình thức vừa công khai, vừa bán công khai, bí mật tẩy chaynhững trò hề giả hiệu của địch. Nhiều thanh niên học sinh đã dùng khoai từ viếtcác khẩu hiệu phản đối cuộc bầu cử của Mỹ – Diệm, vạch trần bản chất mị dân củachúng trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 15... (khoai từ tươi có nhiều nhựa viết lên đườngnhựa, khi khô hiện chữ rất rõ và khó tẩy xoá). Tổ chức Đoàn ở thị xã Biên Hoà đãtổ chức cho đoàn viên, thanh niên bí mật kẻ áp phích, dán khẩu hiệu tại nhiều điểmcông cộng trong thị xã, kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử đơn phương của Mỹ – Diệm.Cùng với các hình thức đấu tranh tẩy chay cuộc bầu cử, đơn vị Bình Xuyên vừađược chuyển hoá thành lực lượng vũ trang cách mạng do đoàn viên Thanh Lao làmnòng cốt cũng đã tổ chức bắn đạn cối vào thị trấn Long Thành, hỗ trợ cho cuộc đấutranh chống bầu cử của nhân dân. Nhiều người dân lấy lý do không đảm bảo anninh đã lẩn tránh không chịu ra hòm phiếu tham gia bầu cử.

Tết Trung thu năm 1956, Ngô Đình Diệm bày trò gửi thư cho thiếu nhi.Nhưng thiếu nhi các địa phương trong tỉnh Biên Hoà được các anh chị thanh niênhướng dẫn không hề mắc mưu Diệm. Các em ở các xã Phú Hữu, Phước Khánh...đặt vè, hát vang khắp ngõ xóm:

Thiếu nhi là cháu Bác HồAi thèm làm cháu thằng Ngô bao giờ...

Những năm kẻ địch tiến hành khủng bố trắng, tàn bạo và khốc liệt, vấn đề giữtrọn khí tiết trong mọi tình huống luôn là một thử thách không chỉ đối với mỗiđoàn viên, thanh niên, mà còn là cơ sở tạo dựng niềm tin đối với tổ chức Đoàn.

Bên cạnh các hình thức tổ chức thanh niên đấu tranh chống lại các hành động tànbạo, quỉ quyệt của bè lũ Mỹ –ngụy, các cơ sở Đoàn ở các địa phương, dưới sự chỉđạo trực tiếp của các cơ sở Đảng, đã luôn coi công tác giáo dục, động viên đoànviên, thanh niên giữ vững ý chí chiến đấu là một nhiệm vụ có ý nghĩa quyết địnhđến việc bảo vệ đoàn viên, thanh niên, bảo vệ tổ chức cơ sở của Đoàn, của Đảng.Nhiều đoàn viên, thanh niên đứng trước họng súng của kẻ thù vẫn không nao núng,thà hy sinh, nhất định không khai báo cơ sở của Đảng, của cách mạng. Kể cả khi bịđịch bắt giam, bị tra tấn cực hình, nhiều đoàn viên, thanh niên vẫn một lòng kiêntrung, vững tin ở con đường cách mạng do Đảng lãnh đạo, vẫn khát khao tìm cáchtrở về để được tiếp tục cuộc chiến đấu một mất một còn với đế quốc Mỹ và bè lũtay sai. Nhiều đoàn viên, thanh niên dù bị cực hình tra tấn, vẫn giữ tròn khí tiết,không một lời khai báo, không một lần để kẻ địch lợi dụng làm hoen ố thanh danhlãnh tụ. Trong một lần tra khảo những người tù cộng sản bị chúng bắt được saunhững lần “tố cộng”, bọn địch nham hiểm, đem một tấm ảnh Hồ Chủ tịch cỡ lớnđặt xuống đất, và bảo Hoa, một cô gái mới 15 tuổi, vừa bị chúng bắt được, nếuchịu bước qua tấm ảnh, chúng sẽ thôi không đánh cô nữa. Mặc dù đã bị địch đánhchết đi sống lại nhiều lần, Hoa vẫn khẳng khái nói: “Tôi không biết tấm ảnh này là

Page 66: Tải xuống tại đây.pdf

67

của ai, có điều chòm râu bạc trong ảnh giống chòm râu bạc của cha tôi. Tôi khôngthể bước qua tấm ảnh đó được”.

Không những kiên cường giữ vững khí tiết, đoàn viên, thanh niên cũng nhưnhiều đảng viên trẻ bị địch bắt t rong các đợt tố cộng, bị giam hãm trong nhà tù củaMỹ và ngụy quyền Sài Gòn, vẫn luôn có ý thức tôn trọng tổ chức, sẵn sàng từ bỏnhững ý định cá nhân để đấu tranh vì sự sống còn của Đảng, của cách mạng. Đồngchí Nguyễn Văn Thông là một cán bộ Huyện uỷ Long Thành, bị địch bắt khi cómột tên phản bội chỉ điểm. Bị giam giữ tại nhà tù Tân Hiệp, ở tuổi 22, anh rất nónglòng cho phong trào ở cơ sở, đã tính tổ chức vượt ngục để trở về gây dựng phongtrào khi địch đang khủng bố trắng. Thời kỳ này, Đảng uỷ nhà tù T ân Hiệp cũngđang chuẩn bị cho một kế hoạch phá khám táo bạo. Nắm được ý định của NguyễnVăn Thông, Đảng uỷ nhà tù đã bí mật gặp gỡ, phân tích cho anh thấy những điềukiện cần có cho một cuộc vượt ngục chưa chín muồi. Nguyễn Văn Thông cảmnhận được tình hì nh trong nhà tù Tân Hiệp đang có những chuyển động, sẵn sàngcho một kế hoạch qui mô hơn, chặt chẽ hơn, mặc dù cho đến lúc đó anh vẫn chưabiết được kế hoạch phá khám của Đảng uỷ nhà tù. Ý thức được điều đó, NguyễnVăn Thông đã bỏ ý định tổ chức vượt ngục của mình và khi được móc nối, anh đãhăng hái tham gia đảm nhận một mũi xung kích, cùng 35 đoàn viên thanh niên trẻ,có sức khỏe, thường xuyên luyện tập, điều tra nắm chắc qui luật hoạt động củađịch, chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.

Nhà tù Tân Hiệp là một trong 6 trại giam lớn nhất của chế độ ngụy quyền Sài

Gòn, được xây dựng tại thị xã Biên Hoà, là nơi địch giam cầm hàng ngàn cán bộ,đảng viên, đoàn viên Thanh Lao và quần chúng yêu nước, được chúng coi là“Trung tâm cải huấn”, với các hình thức tra tấn, đày ải người tù hết sức tàn bạo,thâm hiểm. Đến tháng 12–1956, số tù nhân trong nhà tù đã lên đến 1.872 người, bịgiam giữ trong 7 trại. Trong đó trại E, trại D, trại G chúng giam giữ số tù nhân làcán bộ, chiến sĩ cộng sản, đoàn viên Đoàn Thanh Lao và những ngườ i yêu nước ởcác tỉnh Nam bộ. Nhà tù được bố phòng hết sức nghiêm ngặt. Lực lượng bảo vệnhà tù của địch có tới 3 trung đội bảo an, 88 tên quản lý và sử dụng kho súng với89 khẩu, trong đó có 6 khẩu trung liên. Phía ngoài nhà tù, dọc theo Quốc lộ 1 vềhướng nội ô, cách xã Tam Hiệp 1 kilômét là đại bản doanh của Sư đoàn dã chiếnsố 4 ngụy, làm nhiệm vụ bảo vệ phía bắc Sài Gòn và yểm trợ cho nhà tù Tân Hiệpkhi cần thiết.

Khi cuộc nổi dậy phá khám của anh em tù chính trị tại nhà lao Tân Hiệp nổra, những đoàn viên, thanh niên và đảng viên trẻ được bố trí làm nhiệm vụ trong 4mũi xung kích đều nhanh chóng triển khai theo phương án tác chiến đã được phâncông, bộ phận chiếm cổng gác, mở kho vũ khí, lấy súng bắn kiềm chế các vị tríđịch; bộ phận khống chế nhà tên giám đốc, cắt đường dây điện thoại. Các đồng chí

Page 67: Tải xuống tại đây.pdf

68

Sỏi, Nhàn, Ngà... vừa hô xung phong uy hiếp tinh thần bọn địch trong trại, đồngthời lao nhanh đến cổng chính để tìm cách mở cổng cho tù nhân thoát ra ngoài.Dòng người tuôn ra cửa mỗi lúc mỗi đông. Cánh cổng chính trại giam thay vì khimở phải kéo vào nhưng trong lúc vội vàng, tù nhân lại cố sức đẩy bật ra nên chỉmở được 1 cánh, cánh kia chỉ hé được một phần. Bọn địch ở các chốt trên caohoảng hốt bắn xối xả vào các tù nhân tay không, 22 tù nhân và đồng bào đã hy sinhtại cửa nhà tù, trong đó có nhà báo Nguyễn Tấn Sĩ (tức Dương Tử Giang), nhưng462 cán bộ, đảng viên, đoàn viên Đoàn Thanh Lao đã thoát được ra ngoài, mangtheo 41 khẩu súng các loại, an toàn trở về căn cứ Hắc Dịch, Rừng Sác và Chiếnkhu Đ, bổ sung lực lượng đáng kể cho phong trào cách mạng các tỉnh Nam bộtrong điều kiện lực lượng cách mạng đang bị địch phá rã từng mảng. Nhiều đồngchí sau này đã trở thành nòng cốt tham gia xây dựng lực lượng vũ trang của các địaphương, của Miền. Trong đó, tại Biên Hoà, sau khi được tiếp thu những quan điểmcơ bản trong “Dự thảo đường lối cách mạng miền Nam” của đồng chí Lê Duẩn –Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Xứ uỷ Nam bộ(viết tháng 8–1956) và chủ trương của Xứ uỷ “trong chừng mực nào đó cần có lựclượng vũ trang và vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và saunày dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng đánh đổ Mỹ – Diệm” (tháng 12–1956), đơn vị vũ trang đầu tiên của tỉnh đã được thành lập, mang phiên hiệu C25 0.Tiếp đó, các đơn vị C60, 70 cũng lần lượt được thành lập.

Năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành chế độ quân dịch, xô đẩythanh niên đi vào con đường làm bia đỡ đạn cho Mỹ. Được tổ chức Đảng ở các địaphương trực tiếp chỉ đạo, nhiều cuộc đấu tranh đòi miễn, hoãn quân dịch đã liêntiếp nổ ra ở khắp mọi nơi trong tỉnh. Các cuộc đấu tranh chống chế độ quân dịchcủa Mỹ – ngụy thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quầnchúng, nhất là giữa gia đình và đông đảo đoàn viên, thanh niên. Tha nh niên ởnhiều địa phương đã tổ chức canh gác, xây dựng nội tuyến trong các lực lượng củađịch để kịp thời thông báo khi địch tổ chức vây ráp bắt lính. Những địa phương cóđiều kiện đã tổ chức các lõm trốn lính. Có những lõm trốn lính thường xuyên cóhàng trăm thanh niên đến ăn ở, sinh hoạt. Những thanh niên không có điều kiệnvào các lõm trốn lính thì tìm mọi cách để không bị địch bắt đi lính: làm căn cướcgiả, trốn tránh trong hầm bí mật, ngoài nương rẫy, lo lót tiền bạc để được miễnhoãn..., thậm chí sử dụng cả biện pháp “tự thương”, chặt đứt ngón tay để khỏi vàolính, hoặc dùng mủ xương rồng bôi vào chỗ kín, làm sưng tấy lên, kẻ địch lầmtưởng người bị bệnh lậu, không dám bắt vào lính. Lợi dụng lòng tham của bọn línhngụy, nhiều thanh niên khi bị vây ráp đã trốn vào trong những chiếc chum, trênđầu để sẵn một tờ giấy bạc 50 hoặc 100 đồng (tiền ngụy). Khi bọn địch đến bắtlính, mở nắp chum ra, thấy tờ giấy bạc, chúng nhặt lấy, lẳng lặng đậy nắp chum lại

Page 68: Tải xuống tại đây.pdf

69

và bỏ đi, coi như không có người thanh niên trốn lín h trong đó. Nhờ đó, nhiềuthanh niên đã trốn được lính.

Có không ít những trường hợp trốn lính của thanh niên phải kéo dài trongnhiều năm, cho đến tận ngày quê hương được giải phóng, như trường hợp trốn línhcủa Lê Văn Lập, người sau này trở thành người l àm nghề nông giỏi, thành vua caolương, vua khoai lang, vua rau cải... như cách gọi của người dân vùng quê HưngLộc, huyện Thống Nhất, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Laođộng. Nhưng trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, Lê Văn Lập đã từn gphải trốn lính, dằng dặc suốt 21 năm đất nước tiến hành cuộc kháng chiến thầnthánh chống đế quốc Mỹ, với 5 lần làm căn cước giả, trong đó có 4 lần sử dụng căncước giả đều bị địch phát hiện, bị đưa ra toà và bị kêu án, có lần đến 8 năm tùgiam. Ba Lập vẫn tìm cách lách qua lách lại, tiếp tục trốn lính. Lúc trốn ngay trongnhà, lúc động quá phải lội rẫy, băng rừng dạt qua xã Bàu Hàm. Khi cả Hưng Lộcvà Bàu Hàm giặc càn bố mạnh, Ba Lập lại phải dựa vào đồng bào di cư ở Hố Naiđể trốn lính. Cứ thế cho tới tận ngày quê hương được giải phóng, năm 1975, BaLập mới thật sự được sinh sống tự do trên mảnh đất do mình khai phá, để chí thúlàm ăn và trở thành người anh hùng của đồng đất quê hương.

Cùng với các cuộc đấu tranh chống bắt lính, các cuộc đấu tranh chính trị củacác tầng lớp nhân dân Biên Hoà, trong đó có đông đảo các tầng lớp thanh niên, tiếptục được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức. Địch gây ra vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi(1), hàng trăm nữ thanh niên đã cùng các gia đình có người thân đang bị giam giữtại Phú Lợi đội khăn tang kéo đến dinh tỉnh trưởng Biên Hoà, tỉnh trưởng Thủ DầuMột, quận trưởng Long Thành, Xuân Lộc, thị xã Biên Hoà đấu tranh, lên án tội ácman rợ của bè lũ Mỹ và ngụy quyền tay sai. Ở Vĩnh Cửu, Nguyễn Thị Bảy Bê đãcùng hàng chục chị em thanh nữ xã Hiệp Hoà, đội khăn tang kéo đến dinh tỉnhtrưởng Biên Hoà đòi trả chồng con đang bị chúng giam giữ.

Khi kẻ địch tuyên án tử hình các chiến sĩ cách mạng Ngô Quang Thanh (tứcNgô Bá Cao), Võ Văn Khọn (tức Võ Ngọc Lang), Nguyễn Văn Dặn (tức Ba Đảo )để răn đe phong trào đấu tranh của nhân dân Biên Hoà, đoàn viên Đoàn Thanh Laovà thanh niên Biên Hoà đã cùng thanh niên và nhân dân Sài Gòn, thanh niên vànhân dân cả nước tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, gửi kiến nghị phản đối hành độngphát xít của bè lũ Mỹ – ngụy, đòi chúng không được khủng bố những người khángchiến cũ, phải xoá án tử hình, buộc chúng phải giảm án xuống tù chung thân vàđày các đồng chí ra Côn Đảo.

(1) Ngày 1–12–1958, bè lũ Mỹ – ngụy đã dùng thuốc độc gây ra vụ thảm sát ở nhà tù Phú Lợi,giết hại hàng trăm cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước đang bị chúng giam giữ tại đây.

Page 69: Tải xuống tại đây.pdf

70

Ý chí đấu tranh kiên cường của đoàn viên, thanh niên là cơ sở để các cấpĐảng bộ trong tỉnh có thể đặt niềm tin vào thế hệ những con người đang phải đốidiện với thử thách hàng ngày, luôn coi họ là nguồn lực đáng kể góp phần phát triểnlực lượng của cuộc đấu tranh. Nhất là thời kỳ kẻ địch tập trung đánh phá khốc liệt,nhiều cơ sở bị “bể bạc”, số cơ sở Đảng và số đảng viên còn lại không nhiều, Đảngbộ Biên Hoà đã đặc biệt coi trọng bồi dưỡng, đào tạo một đội ngũ cán bộ từ trongcác tầng lớp thanh niên. Nhiều cấp uỷ Đảng, nhiều đảng viên ở các địa phương đãchủ động móc nối giáo dục, bồi dưỡng từng thanh niên trở thành cốt cán, từngbước đưa họ tham gia các cuộc đấu tranh của quần chúng để rèn luyện, thử thách.Ở huyện Vĩnh Cửu, một bộ phận Huyện uỷ gồm các đồng chí Phan Văn Trang, LêVăn Trọng, Nguyễn Đông Châu... đều là những cán bộ trẻ, năng độ ng, được phâncông phụ trách các xã Hoá An, Bình Trị, Tân Vạn, Bửu Hoà, Tân Hiệp, Tân Hạnhđã kiên trì đào hầm bí mật, bám trụ trong dân để móc nối cơ sở. Nhiều đoàn viên,thanh niên đã được các đồng chí đưa xuống hầm bí mật để đào tạo, huấn luyện.Nhiều khi chỉ móc nối, đưa được một thanh niên xuống hầm để bồi dưỡng, các cánbộ của Đảng vẫn kiên trì hướng dẫn anh em từng vấn đề cụ thể. Anh em được họctập về 5 bước công tác cách mạng, về đường lối cách mạng miền Nam, về nhữngnhiệm vụ cụ thể của quân và dân Biên Hoà trong giai đoạn trước mắt... Nhữngđoàn viên, thanh niên này về sau phần lớn đều được kết nạp vào Đảng, vào Đoàn,góp phần gây dựng lại phong trào cách mạng ở các địa phương. Sức chiến đấu củaĐảng được phục hồi, sẵn sàng bước vào một thời kỳ mớ i của cách mạng.

II. CÙNG NHÂN DÂN ĐỨNG LÊN “ĐỒNG KHỞI”, GIÀNHQUYỀN LÀM CHỦ.

Tháng 1–1959, trên cơ sở phân tích sâu sắc thực tiễn cách mạng ở miền Nam,Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Namkhoá II, đã nhận định: “Con đư ờng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ởmiền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Do đó, Ban Chấphành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân: “Giảiphóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lậpdân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ởmiền Nam, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,dân chủ và giàu mạnh”. Ban Chấp hành Trung ương Đảng còn chỉ rõ: “Con đườngphát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là lấy sức mạnh của quầnchúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lựclượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng nênchính quyền cách mạng nhân dân”.

Page 70: Tải xuống tại đây.pdf

71

Những quan điểm cơ bản của Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng Lao động Việt Nam khoá II đã mở đường cho phong trào cách mạng củanhân dân miền Nam phát triển lên một bước ngoặt mới. Quán triệt Nghị quyết Hộinghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khoá II,Tỉnh uỷ Biên Hoà đã đề ra nhiệm vụ: “Phải nhanh chóng khôi phục lực lượng vũtrang tuyên truyền, diệt ác, phá kìm làm nòng cốt để phát động nhân dân nổi dậygiành quyền làm chủ”. Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra, được Liên Tỉnh uỷ miềnĐông điều động trở lại cho một trung đội vũ trang, Tỉnh uỷ Biên Hoà quyết địnhthành lập một đội vũ trang mang phiên hiệu 380 làm nhiệm vụ diệt ác ôn, hỗ trợnhân dân nổi dậy. Nhiều đoàn viên, thanh niên ở các địa phương đã hăng hái thoátly gia đình và được bổ sung vào đội vũ trang của tỉnh. Ngoài ra, được các cơ sởĐảng trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, hàng trăm nam, nữ thanh niên khác đã hăng háithoát ly gia nhập bộ đội huyện và tham gia du kích ở xã, ấp. Ở các xã Phước Thọ,Phước Long, Phước Lai (tỉnh lộ 19) và các xã Phú Hội, Phước Thiền, Long Tân(tỉnh lộ 17)... đều xây dựng được các đội du kích, trong đó phần lớn đều là nhữngthanh niên trên dưới 20 tuổi, có người chỉ mới 15, 17 tuổi, nhưng rất năng nổ, sẵnsàng nhận mọi nhiệm vụ được giao, dù đó là nhiệm vụ nguy hiểm, có thể hy sinhđến tính mạng. Đáng chú ý là ở một số địa phương, lực lượng dân vệ của địch,trước đây có nhiều đoàn viên, thanh niên được cài cắm vào làm nòng cốt, trongbước phát triển mới của cách mạng, một số đơn vị dân vệ ở xã, ấp đã được cảmhoá, chuyển thành lực lượng vũ trang của ta. Ở xã Bình Trị, nhờ có 2 nội tuyếntrong lực lượng dân vệ, ta nhanh chóng làm chủ lực lượng này, thu được súng và tổchức được một tiểu đội vũ trang của huyện.

Thông qua các chương trình hành động cách mạng cụ thể, nhiều thanh niên đãđược giác ngộ, trở thành nòng cốt, một số được phát triển thành đoàn viên, gópphần khôi phục các cơ sở Đoàn bị “bể bạc” trong thời kỳ địch khủng bố trắng.Long Thành là một huyện bị địch đánh phá mạnh trong năm 1959, hầu hết các cơsở trong huyện đều bị “bể bạc”, nhưng sau khi được quán triệt Nghị quyết 15 củaTrung ương Đảng, chỉ trong một thời gian ngắn, được các cấp uỷ Đảng trực tiếpchỉ đạo, một số cơ sở đã hình thành được chi đoàn thanh niên, kị p thời vận độngthanh niên địa phương hăng hái tham gia các lực lượng vũ trang. Các xã đều pháttriển được một tiểu tổ du kích có từ 3 đến 5 người. Một số xã như Phước Thọ,Phước An đã phát triển được hơn một tiểu đội. Số vũ khí chôn giấu từ năm 1954tại cánh đồng Bàu Bùng, kênh Ngọn Bát, kênh Cá Tràm, rạch Bầu Cỏ... đượcthanh niên bí mật đào lên để trang bị cho bộ đội và du kích...

Cũng trong năm 1959, cùng với việc dùng Luật 10/59 (Luật 10/59 do NgôĐình Diệm ban hành tháng 5–1959, “đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”)khủng bố ác liệt phong trào kháng chiến của nhân dân, công khai lê máy chém đi

Page 71: Tải xuống tại đây.pdf

72

khắp miền Nam, hành quyết tại chỗ những cán bộ, đảng viên, đoàn viên Thanh Laokhông cần xét xử..., đế quốc Mỹ đã đưa cố vấn quân sự xuống chỉ huy huấn luyệnquân ngụy tới cấp tiểu đoàn. Tại Biên Hoà, đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG)đóng tại văn phòng Nhà máy Cưa BIF Tân Mai (nhân dân Biên Hoà thường gọi làNhà Xanh, ngày nay là Trường Công nhân kỹ thuật Đồng Nai). Để cổ vũ tinh thầncách mạng tiến công của nhân dân trong điều kiện địch đang ra sức khủng bốtrắng, tố cáo âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ, Liên Tỉnhuỷ miền Đông chủ trương giao cho Thị uỷ Biên Hoà và cơ sở tại chỗ sử dụng mộtlực lượng đặc công thuộc C250 tiến công tiêu diệt phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ ởBiên Hoà.

Được nhận nhiệm vụ đánh thẳng vào bọn cố vấn Mỹ, đoàn viên và thanh niêntrong đơn vị C250, bộ đội tập trung của tỉnh, cũng như trong lực lượng tự vệ mậtthị xã Biên Hoà đều náo nức chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh. Những đoàn viên,thanh niên được phân công làm nhiệm vụ trinh sát đã áp sát, móc nối với cơ sở bêntrong, kiên trì nhiều tháng nghiên cứu, nắm rõ hệ thống bố phòng và qui luật hoạtđộng của bọn cố vấn Mỹ, để đêm 7–7–1959, ngày “song thất”, nhân kỷ niệm 5năm ngày Ngô Đình Diệm chấp chính, bọn cố vấn trong phái đoàn quân sự Mỹđang tổ chức tiệc mừng, một bán đội thuộc C250 do Nguyễn Văn Hoa (Năm Hoa)chỉ huy đã nhanh chóng phối hợp với lực lượng tự vệ mật của thị xã Biên Hoà,đánh thẳng vào nơi bọn cố vấn Mỹ đang xem phim. Bọn cố vấn Mỹ không kịp trởtay. 2 tên bị diệt tại chỗ (Thiếu tá Bael Buis và Trung sĩ Chester Ovmand), một sốtên khác bị thương. Đây là trận đánh thắng Mỹ đầu tiên tại Biên Hoà và cũng làđầu tiên tại chiến trường miền Nam, có tác động mạnh mẽ đến d ư luận trong nướcvà trên thế giới, vạch rõ bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ đối với miền Nam ViệtNam.

Đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” từ Bến Tre ( 1) nhanh chóng lan rộngra các tỉnh, thành phố trên toàn Miền, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của bèlũ Mỹ – ngụy ở nông thôn. Ở nhiều địa phương, nhân dân đã nhanh chóng làm chủxã, ấp, xây dựng chính quyền cách mạng. Cùng thời gian, tối 25 rạng sáng ngày26–1–1960, quân và dân Tây Ninh lại chiến thắng giòn giã bọn địch chốt giữ ở TuaHai, đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Biên Hoà.

Đầu tháng 3–1960, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, được sự hỗ trợ củabộ đội chủ lực tỉnh, thanh niên các xã Thường Lang, Tân Tịch, Tân Hoà, Mỹ Lộcđã cùng bà con cô bác trong các thôn ấp đồng loạt nổi dậy, đốt phá trụ sở tề ngụy,diệt bọn ác ôn. Làn sóng khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng. Chỉ một thời gian ngắn,nhân dân đã giành được quyền làm chủ trên một vùng rộng lớn, tạo được bàn đạp

(1) Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở Bến Tre từ ngày 17–1–1960.

Page 72: Tải xuống tại đây.pdf

73

để tiến xuống vùng sâu, vùng yếu. Trong phong trào “Đồng khởi” của nhân dân, tổchức Đoàn và đoàn viên, thanh niên ở các địa phương luôn tỏ ra là một lực lượngxung kích đáng tin cậy. Ở nhiều địa phương như huyện Tân Uyên, thanh niên đãnhanh chóng hình thành những đội, bán phân đội vũ trang tham gia diệt ác, phá rãtừng mảng hàng ngũ dân vệ địch, hỗ trợ nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ.Hàng loạt các tên ác ôn, chỉ điểm gian ác bị trừng trị. Tên Phiên, xã trưởng BìnhTrị; tên Báo, mật thám ngầm của địch ở xã Tân Hiệp bị diệt trong cùng một đêm.Một số tên chỉ điểm, tề ấp, bọn đứng đầu các tổ chức chính trị phản động khác bịbắt và đưa ra trước cuộc họp của nhân dân, buộc chúng phải thú tội và xin đượckhoan hồng, để răn đe và hạ uy thế địch.

Trong lúc đó, với khí thế tiến công, đoàn viên, thanh niên trong lực lượng vũtrang tập trung của tỉnh đã cùng đơn vị chia làm hai cánh: một cánh ở phía bắcsông Đồng Nai, cặp tỉnh lộ 16, tiếp cận thị xã Biên Hoà, phát động nhân dân các xãTân Hiệp, Bình Trị, Hoá An, Tân Hạnh... nổi dậy. Một cánh tiến xuống phía namsông Đồng Nai, cặp tỉnh lộ 24 và sân bay Biên Hoà, hỗ trợ nhân dân các xã ĐạiAn, Tân Định, Thiện Tân, Bình Hoà, Bình Long, Bình Ý diệt ác, phá kìm, giànhquyền làm chủ.

Các “khu trù mật”, “khu dinh điền” do địch lập ra để o ép nhân dân, không đểnhân dân có điều kiện liên lạc với cách mạng ở các xã Tân Tịch, Thường Lang,Lạc An, Mỹ Lộc nhanh chóng bị phá banh. Khu trù mật Hang Nai, nơi bọn địchrún ép nhân dân 2 ấp Vũng Gấm và Bào Bông của xã Phước An – trọng điểm bình

định của chúng ở khu lòng chảo Nhơn Trạch, dồn về, cũn g không thoát khỏi sốphận. Được Huyện uỷ Nhơn Trạch chỉ đạo, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niênxã Phước An trong cả 3 lực lượng: chính trị, vũ trang, binh vận đã đồng loạt raquân, phối hợp với lực lượng vũ trang huyện chặn đánh bọn địch ruồng càn, dùnglý lẽ đấu tranh kiên quyết không để địch xúc tát dân. Địch sử dụng bọn lính ở đồnGò Cát, đồn Vũng Gấm, chi khu Nhơn Trạch kéo đến bao vây từng nhà, quẳng đồđạc lên xe trước, sau đó thúc người cùng lên. Thanh niên, nhất là nữ thanh niên, đãcùng bà con cô bác trong các thôn ấp giằng co quyết liệt với địch. Nhiều gia đìnhbị địch dồn vào khu trù mật hôm trước, hôm sau lại chở đồ đạc về đất cũ. Có giađình bỏ cả đồ đạc, về người không. Trong lúc đó, lực lượng vũ trang tỉnh, huyệnphối hợp với du kích xã bao vây đồn Phước An, chặn đánh bọn địch đi ruồng càn.Đoàn viên và thanh niên tại nhiều cơ sở đã triệt để đẩy mạnh công tác binh vận,vận động binh lính địch và những gia đình binh sĩ địch cùng cảnh ngộ bị gom tát,bị khủng bố tranh thủ lôi kéo, thuyết phục con em họ không đàn áp nhân dân. Cuộcđấu tranh kéo dài 3 tháng liên tục. Đến tháng 6–1960, ta bức hàng đồn Gò Cát, khutrù mật Hang Nai bị phá tan.

Page 73: Tải xuống tại đây.pdf

74

Thực hiện phương châm “diệt một rã mười”, cùng với phong trào diệt ác, phákìm, các hoạt động vũ trang tuyên truyền được đẩy mạnh. Đội du kích tập trungcủa huyện Long Thành gồm toàn đoàn viên, thanh niên được sự chỉ đạo trực tiếpcủa Huyện uỷ đã nhanh chóng phát triển lực lượng, kịp thời hỗ trợ nhân dân các xãTam An, Phước Nguyên dọc Quốc lộ 15 nổi dậy, từ đó theo tỉnh lộ 17, 19 pháttriển sang các xã Phước An, Phú Hội cùng nhân dân diệt ác, phá kìm, tuyên truyềngây dựng phong trào. Giữa tháng 9–1960, tên Mười Hiếm, Đại uý an ninh Nha đặccảnh miền Đông bị du kích xã Phước An kết hợp với lực lượng vũ trang huyện tiêudiệt. Sau một tuần lễ, tên giáo Lưu, một tên chỉ điểm nguy hiểm ở vùng ven tỉnh lộ17 cũng bị du kích xã Phú Hội diệt. Một nhóm thanh niên cốt cán ở Phú Hữu nhưPhạm Văn Lố, Trần Văn Thời, Nguyễn Văn Thoàng... đã bí mật diệt tên Thức,thám báo gian ác tại Giồng Ông Đông. Không có vũ khí, Lố đã lấy con dao phaycủa nhà, cùng đồng đội bí mật đột nhập vào nhà bắt và trừng trị tên Thức tại chỗ,sau đó phát loa tuyên bố giải tán tề ấp Giồng Ông Đông. Ngay trong đêm, một sốthanh niên tham gia “nổi dậy” như Phạm Văn Lố, Nguyễn Văn Em, Đoàn ThanhToàn, Dương Thị Đắc... đã thoát ly và cùng tham gia xây dựng căn cứ tại Sở Dừađể chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Tại địa bàn huyện Xuân Lộc, từ cuối năm 1957 đã trở thành vùng trắng, cáccơ sở cách mạng đều bị đánh bật ra ngoài, Liên Tỉnh uỷ miền Đông đã nhiều lần cửcác đoàn “khai hoang” về bắt mối liên lạc, gây dựng phong trào. Trong khí thế củaphong trào Đồng khởi đang nhanh chóng lan rộng, tinh thần quần chúng trong cácđồn điền cao su và vùng ven thị xã Long Khánh từng bước được nhen nhóm, tổchức Đoàn đã được gây dựng ở một số xã và trong các đồn điền. Một số thanh niênđã được tập hợp trong các tổ vũ trang. Được sự chỉ đạo trực tiếp của đoàn “khaihoang”, anh em đã tổ chức trừ khử những tên ác ôn, phá thế kìm kẹp của địch. Độivũ trang tuyên truyền liên tục bám khu vực Tà Lài, Lý Lịch trên hướng Quốc lộ 20ngăn chặn bọn địch phá rừng, thu lương thực, diệt ác. Nhiều thanh niên hăng háitham gia các cuộc đấu tranh của quần chúng được rút lên xây dựng lực lượng vũtrang huyện, bổ sung vào các đội du kích xã.

Tháng 7–1960, hai tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một một lần nữa lại được sápnhập thành tỉnh Thủ Biên. Tỉnh uỷ Thủ Biên tiếp tục phát động quần chúng nổidậy diệt ác, phá thế kìm kẹp của địch, mở ra vùng tranh chấp mạnh, bung ra vùngyếu thị xã, thị trấn. Nhiều thanh niên tiếp tục được tuyển chọn bổ sung vào các lựclượng vũ trang của tỉnh, của huyện và của xã, ấp. Tổ chức Đoàn cũng được hìnhthành. Tỉnh uỷ đã bố trí cán bộ làm công tác thanh vận. Một số huyện, thị xã cũngcó cán bộ chuyên làm công tác thanh vận hoặc kiêm nhiệm. Ở thị xã Biên Hoà, cáccán bộ được giao phụ trách công tác thanh vận đã thường xuyên bám sát địa bàn,tích cực vận động thanh niên trong các cơ sở công nghiệp, thanh niên trí thức, học

Page 74: Tải xuống tại đây.pdf

75

sinh xây dựng các lõm chính trị, tạo bàn đạp cho các đơn vị vũ trang thâm nhậpvào nội ô, nội thị. Tại các xã Tân Vạn, Bửu Hoà, Hoá An, Bình Trị, Tân Hạnh... đãphát triển được một số đoàn viên lẻ, làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh củaquần chúng.

Sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đảm lãnh sứmệnh tổ chức cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân miền Nam,dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (ở miền Nam thời kỳ này mang tênĐảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam), các tổ chức quần chúng của Mặt trận cũngđược thành lập, trong đó có tổ chức Hội Thanh niên Giải phóng, làm nhiệm vụ tổchức, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên ở thành thị cũng như ở các vùng nông thôncác tỉnh miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, không phân biệt xu hướng chính trị, tôngiáo, thực hiện nhiệm vụ cao cả đứng lên đấu tranh, đánh thắng giặc Mỹ xâm lượcvà bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Một thế hệ tuổi trẻ Biên Hoà – Đồng Nai, trải qua những năm tháng khốc liệt,không ngừng lớn lên, đã tiếp bước vào đội ngũ kháng chiến, với một niềm tin cáchmạng ngày càng được rèn đúc trong thực tiễn của cuộc đấu tranh. Biết bao đoànviên, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai đã sẵn sàng dấn thân, dù phải trải quanhững năm tháng bị địch khủng bố trắng, máy chém của chúng lê đến tận từnghang cùng ngõ hẻm. Nhiều đoàn viên, nhiều thanh niên cốt cán đã bị địch bắt, bịgiết hại, bị khủng bố, tù đày. Nhưng mọi sự khủng bố tàn bạo của kẻ địch chỉ cànglàm cho thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai, cũng như hầu hết thanh niên miền Namtrong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thêm vững tin ở con đườngmình đã chọn, để vươn dậy với sức sống mãnh liệt của những con người dám đi tớitận cùng những khát vọng, cho dù kẻ địch có nham hiểm, cũng không thể khuấtphục được những con người trẻ tuổi đã dám chấp nhận đối đầu, dám đứng lên cầmlấy khẩu súng trong tay để đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc.

Page 75: Tải xuống tại đây.pdf

76

Chương IV

PHÁT HUY TINH THẦN “ĐỒNG KHỞI”,TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,

THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI CÙNG QUÂN VÀ DÂN TIẾN LÊNĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ

NGỤY QUYỀN TAY SAI1961 – 1973

I. GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶCBIỆT” CỦA MỸ.

Cao trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam Việt Nam đã làm phá sản hoàntoàn cuộc chiến tranh đơn phương của Mỹ và ngụy quyền tay sai, làm thất bại mộthình thức điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, tạo ra thế và lực mớicho cách mạng miền Nam phát triển lên một bước mới, “từ thế giữ gìn lực lượngsang thế tiến công”.

Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ, với gương mặt mới Giôn Kennơdy, vừabước chân vào Nhà Trắng, đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược đánh pháphong trào cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam, từ chiến lược chiếntranh không tuyên bố sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức đặc thù của chủ nghĩathực dân kiểu mới của Mỹ lần đầu tiên được áp dụng thí điểm ở miền Nam ViệtNam với thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”, với sự trợ giúp đắc lực củavũ khí, kỹ thuật hiện đại Mỹ, kết hợp với những thủ đoạn chiến tranh xâm lược tànbạo và những biện pháp đàn áp, khủng bố dã man. Lấy quân đội của ngụy quyềnSài Gòn làm lực lượng chủ yếu thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đếquốc Mỹ đã nhanh chóng tăng viện trợ quân sự cho ngụy quyền lên gấp đôi, từ321,7 triệu đôla (trong đó có 80 triệu đôla vũ khí) cho năm tài khoá 1961–1962,đến năm tài khoá 1962–1963 đã tăng lên 675 triệu đôla (trong đó có 100 triệu đôlavũ khí) để phát triển nhanh quân ngụy. Đội quân đánh thuê của ngụy quyền SàiGòn từ 15 vạn quân chính qui năm 1960, đến năm 1961 đã tăng lên 20 vạn và năm1962 tăng lên tới 36,2 vạn. Lực lượng bảo an từ 70.000 tên năm 1960 đã nhanhchóng tăng lên tới 174.500 tên vào năm 1962. Chúng tổ chức dân vệ thành lựclượng vũ trang thường trực gồm 128 đại đội và hơn 1.000 trung đội, 2.000 tiểu đội,trở thành lực lượng chiếm đóng rộng, làm nhiệm vụ kìm kẹp nhân dân ở các xã, ấp.

Page 76: Tải xuống tại đây.pdf

77

Đối với thanh niên, chúng tiến hành các thủ đoạn thâm độc, nham hiểm,không từ cả úp bộ, đưa họ vào tổ chức “thanh niên chiến đấu”, một tổ chức do CIAtrực tiếp huấn luyện, trang bị để tăng cường hỗ trợ cho đội quân thường trực trongviệc gom dân, lập “ấp chiến lược”, đồng thời là lực lượng dự trữ bổ sung cho mạnglưới tình báo của Mỹ.

Thời kỳ mới đòi hỏi tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên những nỗ lựcmới. Tháng 3–1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đoàn Thanh niên Laođộng Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), căn cứ tình hìnhthực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng tại miền Nam đã quyết định tách bộ phận miềnNam, thành lập một tổ chức riêng, trực tiếp động viên, tổ chức đông đảo thanh niênmiền Nam thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược của Đảng đối với sựnghiệp cách mạng giải phóng miền Nam. Đoàn Thanh niên Lao động V iệt Namcũng quyết định tăng cường cho tổ chức Đoàn ở các tỉnh miền Nam một đội ngũcán bộ Đoàn có năng lực và đặc biệt có ý chí cách mạng tiến công. Nhiều cán bộĐoàn từ miền Bắc vào đã được bổ sung cho các cơ sở Đoàn ở các tỉnh, thành phốcủa miền Nam. Hệ thống tổ chức Đoàn được hình thành từ trên xuống, theo cáccấp: Miền, Khu, tỉnh, huyện và cơ sở. Hệ thống tổ chức Đoàn ở Biên Hoà cũngtừng bước được xây dựng phù hợp với điều kiện mới của chiến trường, mặc dùthời kỳ này chưa hình thành được Ban chấp hà nh Đoàn các cấp, chỉ có Ban vậnđộng thanh niên, do các cấp uỷ Đảng phụ trách.

Tháng 7 năm 1961, tỉnh Thủ Biên được tách thành 3 tỉnh: Thủ Dầu Một, Biên

Hoà và Phước Thành. Tỉnh Biên Hoà được thành lập lại gồm các huyện Vĩnh Cửu,Long Thành, Nhơn Trạch, huyện cao su Bình Sơn và thị xã Biên Hoà. Cùng vớiviệc hoàn thiện hệ thống tổ chức Đảng các cấp, hệ thống tổ chức Đoàn cũng từngbước được hình thành bên cạnh tổ chức Hội Thanh niên Giải phóng. Đồng chíNguyễn Trung Hiếu (Út Hiếu) được chỉ định làm Bí thư Tỉnh Đoàn. Ở thị xã BiênHoà, đồng chí Phạm Văn Dũng được giao phụ trách công tác thanh niên. Ở huyệnVĩnh Cửu là đồng chí Huỳnh Văn Đậm, huyện Long Thành là đồng chí ChínCông... Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Biên Hoà được thành lập (tháng 7 –1962), đại diện Hội Thanh niên Giải phóng (anh Phạm Văn Trắng) và đại diện HộiHọc sinh Giải phóng tỉnh (anh Nguyễn Trung Tâm) đã được bầu làm thành viêncủa Uỷ ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Cùng với việc Trường Đảng tỉnh liên tục mở các lớp đào tạo Huyện uỷ viên,bí thư chi bộ cơ sở, chi uỷ viên, sơ cấp chính trị... đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và chỉđạo của đội ngũ cán bộ Đảng các cấp, nhiều cơ sở Đảng trong tỉnh đã quan tâm đàotạo một lớp thanh niên mới phù hợp với đòi hỏi của cuộc chiến đấu. Tại xã BìnhSơn, lớp bồi dưỡng thanh niên đã thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia.Sau lớp bồi dưỡng, một số anh em đã được tuyển chọn để thành lập đội vũ trang

Page 77: Tải xuống tại đây.pdf

78

mật, mang biệt danh B.20, thường xuyên bám sát địa bàn, có nhiều hoạt động táobạo, có hiệu quả.

Mặc dù tổ chức Đoàn Thanh niên tại các địa phương mới được hình thành,lực lượng còn mỏng, ở nhiều cơ sở vẫn chưa phát triển được đoàn viên, chưa tổchức được chi đoàn, nhưng cán bộ Đoàn các cấp, kể cả từ cấp tỉnh, được các cấpuỷ Đảng trực tiếp chỉ đạo, đã thường xuyên bám sát từng cơ sở, móc nối, gây dựngnòng cốt, phát triển từng đoàn viên, đặc biệt ở các vùng sâu vùng yếu, vùng đangtranh chấp, tiến tới tổ chức từng chi đoàn ở những nơi đủ điều kiện. Đồng thời tổchức thanh niên đi vào các phong trào hành độ ng cách mạng thiết thực, trước hết làvận động các tầng lớp thanh niên hưởng ứng phong trào tòng quân, thoát ly thamgia các công tác kháng chiến. Phong trào tòng quân thường xuyên diễn ra ở hầukhắp các vùng, nông thôn cũng như thành thị, kể cả vùng tranh chấp cũng nhưvùng do địch còn tạm kiểm soát, đã thực sự cuốn hút nhiều thanh niên trong tỉnhtham gia.

Thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai cũng như ở các địa phương khác, trongnhững năm chiến tranh phần lớn đều phải sống trong vùng Mỹ và ngụy quyền taysai kiểm soát, thường xuyên bị o ép, bị khống chế nhiều mặt, có thể bị chúng bắtlính bất cứ lúc nào. Bị địch bắt lính tức là phải đi làm bia đỡ đạn cho Mỹ, để nhậnlấy cái chết nhục nhã, suốt đời mang tiếng phản quốc. Nhiều thanh niên đã nghĩmột cách đơn giản, đi theo kháng chiến, dù có phải hy sinh cũng vẻ vang, cũngđược góp phần xương máu để bảo vệ mảnh đất đã nuôi mình lớn lên. Và họ sẵnsàng đón nhận phong trào tòng quân như một sự khẳng định con đường phải chọn.Ở nhiều địa phương, phong trào tòng quân những năm sau “Đồng khởi” diễn ra hếtsức sôi nổi, nhất là tại vùng đồn điền cao su Bình Sơn, An Viễng, Kho Bạc, Đờ La,SIPH, Hêlêna, Trảng Bom, Vườn Ngô, Thành Tuy Hạ... Nhiều thanh niên được giađình bố trí ra rẫy sản xuất, từ đó ra vùng căn cứ tham gia phong trào tòng quân,trong khi ở nhà phao tin mất tích để che mắt địch. Nhờ đó, ở các cơ sở này đềuthành lập được các đội công tác có từ 3 – 5 đội viên. Cũng nhờ phong trào tòngquân của thanh niên được đẩy mạnh, các đơn vị vũ trang của địa phương đềunhanh chóng phát triển. Đại đội 240 (vốn là lực lượng của Đại đội 380, bộ đội tậptrung của tỉnh Thủ Biên, sau khi chia tách tỉnh được chia đều cho cả 3 tỉnh mới.Đơn vị vũ trang tỉnh Biên Hoà lấy phiên hiệu C240), chỉ trong vòng 3 tháng sau,quân số đã tăng lên hơn 100 cán bộ, chiến sĩ. Huyện Long Thành sau khi táchthành 2 huyện là Long Thành và Nhơn Trạch cũng đã thành lập Đại đội 1 bộ độiđịa phương huyện, gồm một số chiến sĩ đơn vị 195 và một số du kích các xã đượctập trung về. Huyện Nhơn Trạch cũng thành lập Đại đội 19–5 gồm một số chiến sĩcòn lại của Đại đội 195 và một số thanh niên vừa mới nhập ngũ.

Page 78: Tải xuống tại đây.pdf

79

Phong trào thanh niên tòng quân ở Biên Hoà không những góp phần thành lậpcác đơn vị vũ trang địa phương mà còn góp phần thành lập các đơn vị vũ trang đầutiên của Miền. Tháng 2–1961, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của miền Đông đượcthành lập mang phiên hiệu D500, gồm 600 quân, đứng chân ở tây bắc Chiến khuĐ, trong đó có nhiều thanh niên Biên Hoà vừa thoát ly tham gia kháng chiến theocon đường tình nguyện tò ng quân. Về sau, Tiểu đoàn đổi phiên hiệu thành D800(Tiểu đoàn 800). Phong trào tòng quân của thanh niên ở các địa phương trong tỉnhcòn góp phần hình thành các đơn vị vũ trang tuyên truyền. Ở khu vực Định Quáncó Đội vũ trang tuyên truyền 150. Trên địa b àn huyện Xuân Lộc cũng có trung độivũ trang tuyên truyền với hơn 50 cán bộ, chiến sĩ. Thông qua phong trào tòng quâncũng góp phần củng cố phát triển lực lượng bảo vệ an ninh của tỉnh. Riêng bộ phậnlàm công tác an ninh của Biên Hoà đã phát triển lên được 12 người. Phần lớn đó lànhững thanh niên có nhiệt tình, nhưng đều chưa qua đào tạo nghiệp vụ, chỉ với tinhthần cách mạng tiến công. Các chiến sĩ: Thành (Thành Quăn), Chiến, Tắc, Thọ,Sơn và Tuyết (nữ)... đều đã có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ an ninh cho cáckhu căn cứ và cho các cán bộ chủ chốt của Đảng thường xuyên phải đi lại hoạtđộng trong điều kiện kẻ địch luôn truy đuổi, khủng bố gắt gao, đồng thời làm côngtác địch tình, kịp thời phát hiện những hoạt động gián điệp của địch, kể cả khi địchcài cắm người vào hàng ngũ của cách mạng.

Lực lượng dân quân, du kích cũng nhanh chóng phát triển ở hầu khắp các xãtrong vùng cao su, như Bình Sơn, An Viễng, SIPH, Hêlêna, các xã ở các huyệnVĩnh Cửu, Long Thành... Các xã, phần lớn đều xây dựng được một bán đội đếnmột tiểu đội du kích thoát ly. Long Thành và Nhơn Trạch là những địa phương bịđịch khủng bố trắng trong các chiến dịch “tố cộng diệt cộng”, nhưng đến cuối năm1961, hầu hết các xã trên địa bàn đều có phong trào thanh niên tòng quân pháttriển, nên mỗi huyện đều xây dựng được một trung đội vũ trang tập trung, các xãđều xây dựng được từ 1–2 tiểu đội du kích. Tại Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu),trong phong trào “Đồng khởi”, xã chỉ có 10 du kích làm nòng cốt, vừa chiến đấu,vừa phát động quần chúng, đến cuối năm 1960 đầu năm 1961, thông qua phongtrào tòng quân, thoát ly tham gia công tác kháng chiến đã có 62 đoàn viên, thanhniên được tập hợp vào lực lượng du kích địa phương, thường xuyên hoạt động cóhiệu quả, chặn đứng nhiều âm mưu xúc tát dân, chia cắ t, tiến công lực lượng cáchmạng của địch. Nhiều đồn bốt địch đóng tại địa phương (1) đã bị lực lượng du kích

(1) Thiện Tân là một địa bàn chiến lược quan trọng, là căn cứ của huyện Vĩnh Cửu, có thể làmbàn đạp tiến công vào sân bay Biên Hoà, Quân đoàn III ngụy, chi khu Biên Hoà, Tổng khoLong Bình... Địch đã bố trí một h ệ thống phòng ngự mạnh ở Thiện Tân, gồm: 3 bốt cấptrung đội bảo an dân vệ, 1 đồn cấp đại đội, 1 đồn cấp tiểu đoàn, 1 đội bình định từ 10 – 12tên, 1 tiểu đội cảnh sát...

Page 79: Tải xuống tại đây.pdf

80

xã bức rút từ một đến hai lần, kể cả những đồn địch đóng tới cấp đại đội, cấp tiểuđoàn. Tại xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch), trong điều kiện địch đ ã tổ chức được 1ban tề xã, 4 ban tề ấp và lực lượng thanh niên chiến đấu, ngày đêm tổ chức ruồngcàn để thực hiện âm mưu bình định, lập ấp chiến lược, đội du kích xã vẫn pháttriển lên được 16 chiến sĩ, trong đó có 3 đảng viên trẻ và 8 đoàn viên thanh niê n.

Thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ và ngụy quyền taysai coi việc dồn dân lập ấp chiến lược là nội dung cơ bản, là “xương sống” và đượcnâng lên hàng “quốc sách”, với mưu toan bình định miền Nam Việt Nam trongvòng 18 tháng. Biên Hoà – Đồng Nai là một địa bàn chiến lược quan trọng, là cửangõ che chắn cho thủ phủ ngụy quyền Sài Gòn ở phía đông... đế quốc Mỹ và ngụyquyền tay sai càng ra sức đẩy mạnh kế hoạch bình định bằng mọi giá. Chúng sửdụng gần như toàn bộ lực lượng chủ lực, kể cả lực lượng tổng trù bị, bảo an, dânvệ... liên tiếp mở những cuộc hành quân qui mô lớn từ cấp đại đội đến cấp trungđoàn, càn quét vào vùng căn cứ cách mạng, hy vọng đánh bật lực lượng cách mạngra bên ngoài, xúc tát dân về trên các trục lộ giao thông, Q uốc lộ 1, Quốc lộ 15, 20và các liên tỉnh lộ 2, 24. Chúng xây dựng mỗi ấp chiến lược như một pháo đài bấtkhả xâm phạm, tiếp tục phân loại dân, phân ô, phân vùng, cài cắm những tên mậtvụ vào các liên gia, theo dõi sát sao mọi di biến động của người dân. Ở một số nơi,chúng còn tách các gia đình có người tham gia kháng chiến tập trung tại một khuvực riêng, gọi là “khu biệt lập” để dễ bề khống chế, đồng thời làm “hàng rào” chechắn cho chúng mỗi khi lực lượng ta tiến công vào ấp.

Thâm độc hơn, để hỗ trợ âm mưu gom dân lập ấp chiến lược, từ ngày 23–4–1962, bọn địch ở tiểu khu Biên Hoà đã triển khai thực hiện kế hoạch “2R –63” rảichất khai quang (chất độc màu da cam) và chọn 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạchlàm mục tiêu thí điểm. Tại các tọa độ YS067929 (vùng lúa xã An Hoà Hưng),YS055905 (vùng lúa xã Tam An – Phước Nguyên), YS250979 (vùng lúa TamPhước – An Lợi), YS028959 (vùng cao su Bình Sơn – An Viễng)... hàng ngày, từ4 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau, từng tốp máy bay Mỹ lợi dụng đêm tối vàsương đêm, khi trời lặng gió để phun chất độc xuống những vườn cây ăn trái,những ruộng lúa của người dân ở hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Một vùngcây trái trù phú bị nhiễm chất khai quang làm trụi lá cứ lụi tàn dần. Mùa màng thấtbát.

Đến giữa năm 1962, ở những nơi địch lập được ấp chiến lược, lực lượng cáchmạng phần lớn đều bị đánh bật khỏi địa bàn. Nhiều nơi, lực lượng cách mạngkhông thể đột nhập được vào ấp. Có ấp chiến lược, 10 đêm du kích đột ấp thì 8đêm bị chúng phục kích, gây nhiều thiệt hại.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, kết hợp chặt chẽ ba mũi giáp công: chínhtrị, quân sự, binh vận đánh phá kế hoạch bình định lập ấp chiến lược của địch, tạo

Page 80: Tải xuống tại đây.pdf

81

điều kiện cho quần chúng bung về làng cũ làm ăn, tổ chức Đoàn các cấp đã thườngxuyên bố trí đưa các cán bộ Đoàn và cán bộ Hội Thanh niên Giải phóng, Hội Họcsinh Giải phóng... về bám sát từng cơ sở gây dựng phong trào trong từng ấp chiếnlược. Nhiều cơ sở Đoàn đã phối hợp với các ngành móc nối, tổ chức đưa nhữngthanh niên nòng cốt ra vùng căn cứ, tuyên truyền gi áo dục, nâng cao nhận thức vềcách mạng, xây dựng lòng yêu nước thương dân, phát động lòng căm thù Mỹ –Diệm... Từ đó tạo điều kiện để những thanh niên này từng bước phát triển các cơsở trong lòng địch, thường xuyên nắm các di biến động của chúng, thông b áo kịpthời cho các lực lượng cách mạng. Cơ sở thanh niên nòng cốt phát triển, cán bộcàng có điều kiện ngày đêm bám sát trong dân, phát động quần chúng nhân dân nổidậy diệt ác phá kềm, giành quyền làm chủ. Nhiều ấp chiến lược bị phá đi phá lạinhiều lần. Nhiều tên ác ôn bị diệt, nhiều tên phản cách mạng, bọn tề ngụy phảnđộng bị trấn áp, bị bắt đưa ra giáo dục trước đông đảo quần chúng nhân dân. Cácđồn bốt địch bị bao vây, bị đánh phá, buộc bọn lính địch phải co thun lại, khôngdám bung ra quấy phá nhân dân. Ở nhiều cơ sở, phần lớn ban đêm đều do ta làmchủ.

Huyện Vĩnh Cửu là một địa bàn giáp ranh giữa Chiến khu Đ và thị xã BiênHoà, để bảo vệ vành đai sân bay Biên Hoà và các căn cứ, hậu cứ của chúng, kẻđịch đã tập trung xây dựng ở đây một hệ thống đồn bốt dày đặc. Trong đó Đại Anlà trọng điểm bình định của địch. Là một xã nằm bên bờ sông Đồng Nai, dọc theotỉnh lộ 24, Đại An có vị trí hết sức quan trọng. Phía bắc Đại An là Chiến khu Đ,phía nam là rừng Đại An, một căn cứ của cách mạng. Chọn Đại An làm điểm tậptrung xây dựng ấp chiến lược kiểu mẫu, kẻ địch đã dùng nhiều thủ đoạn, từ lừa mịđến cưỡng bức, khủng bố để dồn dân. Chúng tập trung một lực lượng lớn bảo an,dân vệ, công an... ruồng càn nhiều ngày đêm, bắt ép từng người dân đi đào hào,đắp đê, vót chông tre rào ấp chiến lược. Ai không đi chúng dí súng bắt làm xâu. Aichống đối, chúng bắt giam, đánh đập dã man. Thực hiện quyết tâm phá ấp chiếnlược Đại An bằng 3 mũi giáp công kết hợp của Huyện uỷ Vĩnh Cửu, hầu như tất cảcán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên trong các ngành của huyện đều được tăngcường xuống giúp chi bộ Đại An phát động quần chúng nhân dân nổi dậy. Nhiềuthanh niên được giác ngộ, bổ sung cho đội du kích mật, an ninh mật, tích cực hoạtđộng tạo địa bàn đứng chân để lực lượng vũ trang huyện bám trụ, hỗ trợ nhân dân.Liên tục nhiều ngày đêm, đoàn viên và thanh niên trong đơn vị vũ trang tập trungcủa huyện Vĩnh Cửu (C270) đã kiên trì bao bó địch trong các đồn bốt xung quanhấp chiến lược, hỗ trợ cán bộ, du kích đột nhập vào ấp gỡ trái, tuyên truyền, phátđộng nhân dân. Cuối tháng 6–1962, C270 phục kích đánh địch ở Gò Chùa, xã ĐạiAn, diệt 6 tên. Tháng 7–1962, được sự hỗ trợ của cơ sở bên trong ấp, bộ đội huyệnvà du kích xã tiến công đồn dân vệ Đại An. Đồn dân vệ Đại An bị đánh rã, ấpchiến lược Đại An cũng bị phá, nhân dân có cơ hội bung ra sản xuất, ổn định đời

Page 81: Tải xuống tại đây.pdf

82

sống, thanh niên có điều kiện thoát ly tham gia công tác kháng chiến, vào du kíchxã, ấp...

Phong trào đấu tranh chống địch gom dân lập ấp chiến lược cũng diễn raquyết liệt ở các xã Thiện Tân, Tân Định, Lợi Hoà và ở nhiều địa phương khác,buộc địch phải tập trung lực lượng để đối phó, kể cả lính chủ lực. Riêng các xã ởngoại ô thị xã Biên Hoà, tuy còn nhiều khó khăn nhưng mạng lưới cơ sở cáchmạng vẫn tiếp tục phát triển, kể cả lực lượng bên trong (cơ sở tự vệ mật) và lựclượng bên ngoài (cán bộ, chiến sĩ biệt động, du kích thoát ly) và thường xuyênphối hợp với nhau trong các hoạt động. Trong các năm 1961 – 1962, hàng chụcnam nữ thanh niên thị xã Biên Hoà và các xã vùng ven đã hă ng hái thoát ly giađình và được bổ sung cho các đội công tác và đơn vị vũ trang của thị xã. Đến cuốinăm 1962, cả 3 cánh của thị xã (CZ1, CZ2, CZ3) mỗi cánh đều có từ 10 – 15 cánbộ, chiến sĩ, phần lớn đều là những đoàn viên, thanh niên còn rất trẻ và nhi ệt tìnhvới công tác cách mạng.

Các hoạt động vũ trang, hỗ trợ phong trào diệt ác phá kềm được đẩy mạnh. Tổchức Đoàn và đoàn viên, thanh niên tại các địa phương luôn sáng tạo những cáchđánh địch hết sức táo bạo, kể cả trong trường hợp phải ứng chiến bất ngờ. Tạihuyện Long Thành, sau khi một số thanh niên cốt cán được học tập về các bướccông tác cách mạng được đưa về ấp Rạch Bảy (xã Phú Hữu) chuẩn bị vận độngnhân dân đồng loạt nổi dậy diệt ác phá kềm, nhiều trận đánh địch ruồng càn đãdiễn ra dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là trận phục kích tiêu diệt tên Tư Nở – mộttên ác ôn khét tiếng tại xã Phú Hữu.

Khí thế cách mạng của quần chúng các xã Phú Hữu, Phước Khánh, ĐạiPhước... dâng lên mạnh mẽ. Thanh niên ấp Phước Lương (Phú Hữu) bắt và trừngtrị một lúc 3 tên ác ôn, giải tán toàn bộ tề ấp và các tổ chức chính trị phản động.Thanh niên ấp Chợ (Phước Khánh), các ấp Bến Cộ, Cầu Kê, Gò Keo, Giồng ÔngĐông... đều tổ chức các hoạt động vũ trang tuyên truyền và diệt các tên ác ôn cónhiều nợ máu với nhân dân. Trong khi đó, hàng chục thanh niên khác lại nô nứctìm đường đi ra căn cứ tham gia kháng chiến. Trong đó, riêng xã Phú Hữu đã có 30thanh niên tham gia tòng quân. Các xã Phước Khánh, Đại Phước cũng có 50 thanhniên thoát ly tham gia kháng chiến. Một số anh em được đưa về bổ sung cho đơn vị19–5. Số còn lại tham gia xây dựng căn cứ kháng chiến tại chỗ. Số thanh niên ởcác xã tình nguyện tòng quân ngày càng đông, đến mức không thu nhận hết. Ởnhiều địa phương phải thuyết phục anh em tạm thời trở về nhà, chờ kh i có điềukiện sẽ tham gia.

Tháng 3–1963, Trung ương Cục và Khu uỷ miền Đông quyết định sáp nhập 2tỉnh Biên Hoà và Bà Rịa thành tỉnh Bà Biên, nhằm tạo điều kiện khắc phục khókhăn về địa bàn bị chia cắt, tập trung lực lượng, phối hợp mở hành lang chiến lư ợc,

Page 82: Tải xuống tại đây.pdf

83

mở mảng mở vùng. Hệ thống tổ chức Đoàn được phát triển đến hầu khắp cáchuyện, xã. Ở tỉnh, đồng chí Nguyễn Trung Hiếu tiếp tục được giao trách nhiệm Bíthư Tỉnh Đoàn, cùng một số cán bộ như Tâm, Cang, Thanh Tuyền... Trong đó cónhiều cán bộ từ Tỉnh Đoàn Bà Rịa chuyển về như Nguyễn Việt Nhân, Mã TuyếtMai, Năm Sinh... đã tập trung chỉ đạo vừa củng cố, phát triển cơ sở Đoàn các cấp,vừa tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên đẩy mạnh các phong trào hành độngcách mạng. Nhiều chi đoàn thanh niên được xây dựng, nhiều đoàn viên được pháttriển ở nhiều xã vùng nông thôn của tỉnh, góp phần xây dựng, phát triển một số căncứ ở đông và tây tỉnh lộ 2, khu lòng chảo Nhơn Trạch, khu vực Trảng Bom, GiaKiệm... Phong trào thanh niên thoát ly tham gia lực lượng vũ trang, tham gia cáccông tác cách mạng ngày càng đông. Chỉ riêng ở Đồn điền Cao su Cẩm Mỹ (LongKhánh), số lượng công nhân của Đồn điền chỉ có khoảng 5.000 người, nhưng trongvòng một năm, từ cuối 1963 đến cuối 1964 đã có hơn 100 thanh niên công nhântòng quân, gia nhập lực lượng vũ trang tỉnh, huyện và tham gia lực lượng du kích.Lực lượng du kích lộ và mật ở các địa phương phát triển nhanh chóng. Một số xã ởhuyện Long Thành như Tam An, Tam Phước; ở huyện Nhơn Trạch như Phước An,Phú Hội...; ở huyện Vĩnh Cửu như Thiện Tân, Tân Định, Đại An... lực lượng dukích đã phát triển đến 1 tiểu đội, phần lớn đều là đoàn viên, thanh niên.

Tổ chức Đoàn Thanh niên trong các lực lượng vũ trang cũng được phát triểnmạnh. Hầu hết các đơn vị đều thành lập được chi đoàn thanh niên. Ở những đơn vịmới thành lập chưa có đoàn viên, chi bộ Đảng đã trực tiếp kết nạp đoàn viên và

thành lập tổ chức Đoàn của đơn vị để làm nòng cốt tập hợp thanh niên thực hiệnnhững nhiệm vụ chính trị được đặt ra, nhất là cổ vũ tinh thần chiến đấu ngoa ncường dũng cảm của đông đảo thanh niên. Những năm từ 1963, phong trào “Thiđua Ấp Bắc, giết giặc lập công” thường xuyên diễn ra khá sôi nổi trong các lựclượng vũ trang. Ấp Bắc là một địa danh thuộc tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh TiềnGiang) đã đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, con chủ bài củachiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và ngụy quyền tay sai. Phát huy khí thếtiến công, Trung ương Cục miền Nam phát động rộng rãi phong trào “Thi đua ẤpBắc, giết giặc lập công”. Hưởng ứng phong trào thi đua, Tỉnh uỷ Bà Biên chủtrương: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phá kế hoạch bình định nông thôn củađịch bằng hai lực lượng: chính trị và quân sự, kết hợp 3 mũi giáp công, phá ấpchiến lược, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng căn cứ các h mạng,xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt, phát động phong trào du kích chiếntranh, xây dựng làng, xã chiến đấu...

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tổ chức Đoàn trong các đơn vị vũ trangcủa tỉnh, của huyện đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên trong đơn vị học tậpgương chiến đấu của các chiến sĩ Ấp Bắc, phát động đoàn viên, thanh niên nêu cao

Page 83: Tải xuống tại đây.pdf

84

tinh thần ngoan cường, dũng cảm bám đánh địch trong mọi tình huống. Nhiều đoànviên, thanh niên đã thể hiện ý chí và nguyện vọng được trực tiếp cầm súng c hiếnđấu bằng nhiều hành động cụ thể, ngày đêm miệt mài rèn luyện, không ngừng nângcao kỹ, chiến thuật, luôn đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đánh địch, hỗ trợnhân dân nổi dậy diệt ác phá kềm. Tháng 4–1963, kết hợp 2 lực lượng bên trong vàbên ngoài, lực lượng vũ trang huyện Xuân Lộc tiến công đồn dân vệ Hưng Nghĩa,tạo điều kiện cho nhân dân phá banh ấp chiến lược, bắt sống toàn bộ 13 tên tề ấpvà bọn cầm đầu các tổ chức chính trị phản động, thu 13 súng các loại. Cùng thờigian, tại xã Bảo Vinh, vùng ven thị xã Long Khánh, du kích và tự vệ mật liên tụcđánh phá ấp chiến lược Bảo Vinh C. Ban đêm, lực lượng thanh niên nòng cốt trongấp chiến lược vận động nhân dân dùng kềm cắt dây kẽm gai, phá từng đoạn ràogần chỗ ở, mở một lối đi, sau đó dùng chân giẫm nát cỏ xung quanh và phao tin cóđông Quân giải phóng về phá ấp chiến lược. Địch bắt rào lại, đồng thời tăng cườnggài mìn, lựu đạn dày đặc ở bờ rào kẽm gai. Đêm đến, đoàn viên, thanh niên trongđội du kích của xã áp sát gỡ hết trái mìn này đến quả lựu đạn khác, kết hợp độtnhập vào ấp vận động nhân dân tiếp tục phá ấp chiến lược. Địch bắt rào lại lần nữa,đồng bào không chịu: “Rủi lựu đạn nổ, chết bỏ con cái ai nuôi?”. Một tên dân vệhung hăng nhảy đến kéo rào để thị uy, trái lựu đạn còn sót nổ tung xác, làm bọnđịch sợ xanh mặt. Cuối cùng chúng phải bỏ dở việc xây dựng ấp chiến lược BảoVinh C. Bà con gọi đó là “ấp giải phóng độc đáo”.

Phối hợp với các anh, chị, nhiều em thiếu nhi trong các ấp chiến lược đã lợidụng khi đi chăn trâu, bò, dò tìm những chỗ địch gài trái, báo lại cho du kích tháogỡ. Có em còn dũng cảm, bí mật gỡ trái gài vào nơi bọn lính địch và bọn cán bộbình định thường hay tụ tập để tiêu diệt chúng. Ở Mỹ Bình (huyện Tân Uyên) mộtem nhỏ chăn bò hàng ngày thấy bọn lính ở bốt Thầy Phòng t hường hay kéo vàolàng hỗ trợ bọn cán bộ bình định trắng trợn bắt giữ đánh giết nhiều người dân đểthực hiện âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược, rất căm ghét, muốn tìm cách trả thù,nên đã bí mật dò hỏi học cách gài trái của các anh chị du kích. Vì muốn giữ bí mậtđể còn tiếp tục đánh nữa nên em đã không cho ai biết, tự mình đi gỡ trái, và cũngtự mình đem trái đến gài nơi bọn địch hay tụ tập đùa giỡn. Trái nổ, 2 tên lính địchbị banh xác. Nhưng mãi sau này người dân trong xã mới biết tiếng nổ ở gần bốtThầy Phòng đó là do em làm nên.

Tháng 12–1963, tỉnh Bà Biên được tách ra, thành lập lại 2 tỉnh Biên Hoà vàBà Rịa. Tiếp đó, tháng 4–1964, thị xã Biên Hoà được tách ra thành lập một đơn vịhành chính riêng, trực thuộc Khu uỷ miền Đông. Tỉnh Biên Hoà còn lại các huyện:Long Thành, Nhơn Trạch, huyện Cao Su, Ban cán sự di cư. Thời kỳ này, kế hoạchStalay – Taylor, với tham vọng bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18tháng đã hoàn toàn bị phá sản, ngụy quyền Sài Gòn có nguy cơ sụp đổ, cùng với

Page 84: Tải xuống tại đây.pdf

85

việc chỉ đạo các tướng lĩnh quân đội Sài Gòn làm đảo chính lật đổ anh em NgôĐình Diệm, đưa Dương Văn Minh, sau đó là tướng Nguyễn Khánh, rồi NguyễnVăn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ thay nhau chấp chính, vừa bước chân vào NhàTrắng thay Kennơđi bị ám sát, Tổng thống Mỹ Giônxơn đã c ho triển khai kế hoạchchiến lược mới, “kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara”, âm mưu bình định có trọngđiểm miền Nam Việt Nam trong vòng 2 năm (1964 – 1965). Trong đó Biên Hoà làmột trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm bình định của địch, được đế quốcMỹ và ngụy quyền tay sai tập trung lực lượng tổ chức nhiều cuộc hành quân đánhphá sâu vào vùng căn cứ cách mạng, lấn chiếm vùng giải phóng. Chúng sử dụngSư đoàn 18 ngụy mở cuộc hành quân lớn đánh vào căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà ởSuối Cả (Long Thành). Ở phía b ắc Biên Hoà chúng đổ quân chiếm lại đồi KimLiên (Vĩnh Cửu), chiếm lại Trị An... Từ đó bung ra càn quét đánh phá, khôi phụccác đồn bốt dọc tỉnh lộ 24 và vùng giáp ranh huyện Vĩnh Cửu, mở rộng và củng cốđồn bốt cả hai phía tả và hữu ngạn sông Đồng Nai, hỗ trợ cho bọn tề ngụy địaphương củng cố và khôi phục các ấp chiến lược đã bị ta phá rã, tạo vành đai để bảovệ các căn cứ, hậu cứ, sân bay, kho tàng của chúng ở Biên Hoà và các cơ quan đầunão của chúng ở Sài Gòn.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục và quyết tâm của Tỉnh uỷ, cùng vớicán bộ các ban, ngành, toàn bộ cán bộ Đoàn và cán bộ Hội Thanh niên Giải phónghai huyện Long Thành và Nhơn Trạch đều chuyển về bám trong các xóm ấp, ngàyđêm vận động nhân dân chống phá nội dung và hình thức ấp chiến lược của địch,móc nối đưa thanh niên ra vùng căn cứ tham gia kháng chiến. Nhiều cán bộ củaĐoàn, của Hội thường xuyên phải ăn ngủ dưới hầm bí mật từ ngày này qua ngàykhác để bám dân, kịp thời chỉ đạo các cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niêntại địa phương. Thời kỳ này, hầm bí mật được xây dựng gắn với ô, ụ chiến đấu ởTam An, Phước Nguyên (Long Thành), Phú Hội, Phước Thiền (Nhơn Trạch), BàuNgỗng, xóm Đình Bình Sơn (vùng cao su). Có hầm chứa được cả bán đội. Nhưngcũng có những hầm bí mật chỉ đủ cho một người, chật chội, nóng bức ngột ngạt,thậm chí có lúc còn ngập đầy nước. Tại ấp Phú Hội, cán bộ Đoàn khi bám cơ sởphải mượn lu của dân chôn xuống bàu trũng để làm hầm bí mật. Còn ở LongThành, khi vào móc nối với một đoàn viên mật, không có điều kiện đào hầm bímật, hàng ngày, đồng chí cán bộ Đoàn phải sống trong một thùng phuy nổi để bámdân, chỉ đạo phong trào. Nhiều cán bộ Đoàn, cán bộ Hội bám cơ sở chỉ thoát hiểmtrong gang tấc. Nhưng không một ai lùi bước, góp phần tổ chức đoàn viên, thanhniên cùng bà con cô bác trong các ấp chiến lược ở các xã Phước An, Phước Thọ,Phước Thiền, Phước Nguyên, Phú Hội, Phú Hữu, Tam An, Tam Phước, Đồn điềnCao su An Viễng, Hêlêna... nổi dậy. Nhiều thanh niên sống trong vùng địch tạmkiểm soát được móc nối, được giáo dục, giác ngộ đã trở thành nòng cốt trong cáccuộc đấu tranh. Một số được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng

Page 85: Tải xuống tại đây.pdf

86

theo hai phương thức: lộ và không lộ. Số đoàn viên lộ phần lớn được bố trí hoạtđộng trong các đội du kích tập trung, trực tiếp cầm súng chiến đấu chống địch cànquét, lấn chiếm. Số đoàn viên không lộ trụ bám trong dân, tham gia du kích bí mật,hướng dẫn, tổ chức thanh niên đấu tranh chống lại các thủ đoạn nham hiểm củađịch dưới nhiều hình thức, góp phần phá rã nhiều ấp chiến lược, tham gia x ây dựngnhững làng, xã chiến đấu, tạo thành những thế trận liên hoàn vững chắc, chặn đứngnhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của địch.

Những tháng cuối năm 1964 đầu năm 1965, thực hiện chủ trương mở đợt hoạtđộng mùa khô 1964–1965 trên khắp chiến trường miền Nam, tổ chức Đoàn trongtừng đơn vị vũ trang tập trung cũng như trong lực lượng du kích xã, ấp đã sáng tạonhiều hình thức động viên đoàn viên, thanh niên lập công trong từng trận đánh,nhất là trong đợt ra quân hỗ trợ nhân dân vùng Long Thành, Nhơn Trạch, VĩnhCửu đánh phá ấp chiến lược của địch. Nhiều hình thức đánh địch táo bạo đã đượccác đoàn viên và thanh niên vận dụng đạt hiệu suất chiến đấu cao như dùng rơmchất xung quanh ấp chiến lược, châm lửa kích nổ hàng loạt mìn, lựu đạn gài tro nghàng rào; diệt đồn Đại An bằng kết hợp ba mũi giáp công làm bọn lính địch trongđồn hoang mang phải xin đầu hàng, hạ đồn Trị An không cần bắn một phát đạnnào, trừ khi tên đồn trưởng và 3 tên an ninh quân đội ngoan cố, tìm cách thoát rangoài, không chịu đầu hàng, ta phải bắt đưa về căn cứ trừng trị.

Sau những chiến thắng diệt gọn Tiểu đoàn 37 biệt động ngụy ở Tân Uyên,đánh phá đồn Cây Gáo, tiêu diệt chi khu Hiếu Liêm; bao vây, tiêu diệt đồn Trị Anvà đánh địch trên các tuyến đường bộ, đường sắt... làm tiêu hao nhiều sinh lựcđịch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, mở rộng vùng giải phóng...thực hiện quyết tâm của Đảng, đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị bộ đội địaphương Biên Hoà, Long Khánh, cũng như đoàn viên và thanh niên bộ đội chủ lựcMiền, chủ lực Quân khu đã trực tiếp tham gia những trận đánh lớn, có tính quyếtđịnh đến cục diện chiến trường, trong đó có trận tiến công sân bay Biên Hoà bằngsúng cối 81 ly và ĐKZ75.

Sân bay Biên Hoà là một trong những sân bay quân sự lớn nhất của Mỹ –ngụy ở miền Nam Việt Nam, rộng khoảng 40 km2, với 2 đường băng dài 3.600 métvà 1.000 mét, nằm cách trung tâm Sài Gòn 30 km. Sân bay được trang bị hệ thốngra đa, hệ thống chỉ huy liên lạc hiện đại. Máy bay có thể cất cánh và hạ cánh trongbất cứ thời tiết nào, ngày cũng như đêm. Bên trong sân bay có 6 khu vực rộng chotừ 170 – 190 máy bay cùng đậu, thường xuyên có 500 sĩ quan, phi công, nhân viênkỹ thuật và hàng trăm binh lính Mỹ – ngụy đồn trú bảo vệ. Lực lượng bảo vệ sânbay gồm một đại đội pháo binh, một đại đội xe tăng, một tiểu đoàn quân khuyển(100 chó bécgiê). Bên cạnh sân bay là sở chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy.

Page 86: Tải xuống tại đây.pdf

87

Phục vụ trận đánh, nhiều chiến sĩ trinh sát trẻ tuổi của Biên Hoà được các cơsở nội tuyến trong sân bay hỗ trợ đã bằng mọi cách áp sát mục tiêu, nghiên cứu cụthể cách bố phòng, hệ thống doanh trại, khu để máy bay, kho bom... Nhiều đoànviên và thanh niên của huyện Vĩnh Cửu được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, đã hănghái tham gia công tác vận tải đạn từ Chiến khu Đ về phục vụ cho trận đánh vàchuẩn bị trận địa cho lực lượng pháo binh. Các chiến sĩ biệt động thị xã Biên Hoà,bộ đội, du kích huyện Vĩnh Cửu và cơ sở mật phục vụ, hướng dẫn các đơn vị pháocối của Miền và của Quân khu bí mật nhanh chóng hành quân đến vị trí tập kết, bốtrí trận địa tại Hóc Bà Thức (Tân Phong) cách sân bay Biên Hoà 1 km về phíađông – bắc.

Trận tiến công sân bay Biên Hoà đêm 31–10–1964, đã để lại nhiều ấn tượngsâu sắc đối với không ít đoàn viên, thanh niên Biên Hoà, cổ vũ mạnh mẽ các tầnglớp thanh niên trong tỉnh thêm vững tin ở sức mạnh chiến thắng của cách mạng.Chỉ trong vòng 15 phút, đạn pháo ta dội bão lửa vào sân bay, làm rung chuyển cảthị xã Biên Hoà và các vùng phụ cận. 130 quả đạn cối của quân ta đã rơi gọn vàchính xác xuống các mục tiêu, phá huỷ 59 máy b ay, trong đó có 21 máy bay B57,loại máy bay tối tân nhất, Mỹ mới đưa từ Philippin sang chuẩn bị cho kế hoạch gâytội ác đối với miền Bắc Việt Nam, 11 máy bay AD6, một máy bay U2, diệt và làmbị thương 293 tên địch, tiêu huỷ và làm nổ tung hai kho đạn lớn, một kho xăng,một đài quan sát và 18 căn trại lính.

Bác Hồ kính yêu, khi đánh giá chiến thắng trận đánh sân bay Biên Hoà, đã

viết lời ca ngợi:

Uy danh lừng lẫy khắp năm châuĐạn cối tuôn cho Mỹ bể đầuThành đồng trống thắng lay Lầu trắngĐiện Biên Mỹ chẳng phải chờ lâu

CS (1)

Cuối năm 1964, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Quânuỷ và Bộ chỉ huy Miền quyết định mở Chiến dịch Bình Giã trên tỉnh lộ số 2 (BàRịa). Mặc dù chỉ là một địa bàn phối hợp, nhưng tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanhniên Biên Hoà – Đồng Nai vẫn thể hiện rõ vai trò xung kích cách mạng, sẵn sàngđón nhận và hoàn thành nhiều nhiệm vụ đặt ra. Trong đó có 200 thanh niên các địaphương trong tỉnh nhanh chóng lên đường tòng quân, kịp thời bổ sung quân số chocác đơn vị bộ đội của Miền, cũng như của địa phương. Hàng trăm thanh niên khácđã góp phần xây dựng các cửa khẩu Bình Sơn, Phước Thái, Long Phước, Long An,

(1) CS (Chiến sĩ), một bút danh của Bác Hồ – Bài đăng trên báo Nhân Dân ngày 12–11–1964.

Page 87: Tải xuống tại đây.pdf

88

Tam An, Phước Nguyên, An Lợi, Phú Hội, Long Tân, Phước Thiền... làm nhiệmvụ cung cấp sức người, sức của đáp ứng nhu cầu của chiến trường; gần 1.000 đoànviên và thanh niên hăng hái đi dân công, ngày đêm vận chuyển vũ khí từ BìnhChâu, Xuyên Mộc về Bà Rịa, Biên Hoà, Chiến khu Đ. Công nhân cao su thực hiện“6 cạo, 3 trút, 1 đi” (tức là : 6 người đi cạo mủ, 3 người đi trú t mủ, để một ngườithoát ly tham gia dân công phục vụ chiến dịch), những người ở nhà làm việc thaythế cho những thanh niên trẻ, khoẻ đi dân công phục vụ chiến dịch.

Trong lúc đó, đoàn viên và thanh niên trong lực lượng vũ trang của tỉnh, củahuyện cũng như du kích các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự ởvùng Long Thành – Nhơn Trạch, thu hút lực lượng địch, đảm bảo cho các đơn vịchủ lực trên hướng chính của chiến dịch bí mật triển khai thế trận đánh địch. Nhiềutrận đánh giao thông địch đã diễn ra trên Quốc lộ 15, diệt nhiều sinh lực địch, thuhàng chục tấn gạo. Đoàn viên và thanh niên trong lực lượng du kích các xã ở haihuyện Long Thành và Nhơn Trạch cũng tổ chức nhiều hoạt động táo bạo, thọc sâubao vây đồn bốt địch ở Tam An, Tam Phước, An Lợi, Phước Nguyên, Phước An,Phú Hữu, Phú Hội... Đoàn viên, thanh niên trong các đơn vị du kích và bộ đội địaphương huyện Xuân Lộc, được sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực Quân khu, phối hợpvới Chiến dịch Bình Giã cũng đã đẩy mạnh tiến công địch ở các xã dọc Quốc lộ 1,tỉnh lộ 2, giải phóng các xã Cẩm Đường, Thừa Đức, Bình Phú, Bảo Chánh... Tiếpđó, thừa thắng, bộ đội chủ lực Quân khu đã liên tiếp đánh thắng địch ở Tà Lài, BaSa, chi khu Định Quán... Tiêu biểu có trận phục kích tiêu diệt bọn địch đi giải toảtrên Quốc lộ 20 của đoàn viên và thanh niên Trung đoàn 4, bộ đội chủ lực Quânkhu. Toàn bộ 2 tiểu đoàn quân biệt động và 1 đại đội bảo an địch, cùng 26 xe quânsự, gồm cả xe tăng, thiết giáp đi giải toả đã lọt vào trận địa phục kích của các chiếnsĩ Trung đoàn 4, tiến không được, lùi cũng không xong, hoàn toàn bị tiêu diệt, đểlại xác chết la liệt trên tuyến đường dài 2 km.

Cục diện trên chiến trường thay đổi nhanh chóng. 2/3 vùng nông thôn của tỉnhchuyển lên thế tranh chấp mạnh. Kể cả ở vùng đồng bào Công giáo di cư như BàuHàm, người dân cũng đã nổi dậy chống đối không chịu vào ấp chiến lược, thanhniên không chịu đi lính làm bia đỡ đạn cho địch. Nhiều thanh niên trốn lính vào ởluôn trong rẫy làm ăn...

“Tình hình Việt Nam nghiêm trọng và sẽ nghiêm trọng hơn n ữa, quân độiViệt Nam cộng hoà không thể đương đầu với Việt cộng, tương quan lực lượng ởmức báo động, quyền chủ động đã quay về tay cộng sản” ( 1). Chiến lược “Chiến

(1) Nhận định của phái đoàn Mắc Namara sau khi đi thị sát tình hình tại chiến trường miền NamViệt Nam – Dẫn theo Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tập 2,Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2000, tr. 159–160.

Page 88: Tải xuống tại đây.pdf

89

tranh đặc biệt” của Mỹ – ngụy phá sản đã rõ ràng, nhưng các thế lực hiếu chiến Mỹvẫn chưa chịu rút ra bài học thất bại, vẫn còn điên cuồng đẩy mạnh cuộc chiếntranh lên một nấc thang mới, thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưaquân Mỹ và quân đội các nước chư hầu vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam ViệtNam, đồng thời cho không quân và hải quân đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt,nhưng đoàn viên, thanh niên đã cùng quân và dân Biên Hoà – Đồng Nai, cũng nhưquân và dân cả nước ra sức khắc phục khó khăn, tiến công tiêu diệt địch, góp phầntạo ra thế và lực mới cho cách mạng, vượt qua thử thách, giành thắng lợi quyếtđịnh.

II. ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG, CÙNG QUÂNVÀ DÂN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦAMỸ, TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ –ĐỒNG NAI TRƯỞNG THÀNH VƯỢT BẬC.

Bước vào cuộc đọ sức trực ti ếp với đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranhcục bộ”, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên miền Nam đã có những bước pháttriển trên nhiều mặt. Từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 3 năm 1965, Đoàn Thanh niênNhân dân Cách mạng Việt Nam (ngày nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, tại vùng căn cứ kháng chiến TâyNinh. Đoàn đại biểu thanh niên miền Đông, bao gồm cả đại biểu thanh niên BiênHoà – Đồng Nai do đồng chí Võ Văn Ấn, Bí thư Khu Đoàn dẫn đầu đã mang đếnĐại hội những kinh nghiệm tổ chức, động viên thanh niên phát huy vai trò xung

kích cách mạng tại một địa bàn chiến lược, luôn diễn ra sự tranh chấp quyết liệtgiữa ta và địch. Thấu suốt những vấn đề đang đặt ra cho công tác Đoàn và phongtrào thanh niên miền Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Đoàn Thanhniên Nhân dân Cách mạng Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của tổchức Đoàn và của đoàn viên, thanh niên trong giai đoạn cách mạng mới là: “Đánhgiặc, sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ở vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tậphợp lực lượng thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bịcủa Đảng”. Đại hội quyết định phát động sâu rộng trong đoàn viên, thanh niên trêntoàn Miền phong trào “Năm xung phong”, bao gồm:

1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.

2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh.

3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.

4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính.

5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.

Page 89: Tải xuống tại đây.pdf

90

Cùng với phong trào “Ba sẵn sàng” đang dấy lên mạnh mẽ trong thanh niêncác tỉnh miền Bắc, phong trào “Năm xung phong” thực sự đã thể hiện rõ ý chí củathế hệ thanh niên các tỉnh miền Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, khôngngừng phát huy vai trò xung kích cách mạng, luôn đi đầu trong trận tuyến đánh Mỹvà quyết tâm thắng Mỹ trong mọi tình huống.

Thời kỳ này, thị xã Biên Hoà được nâng lên thành một đơn vị tương đươngcấp tỉnh, có phiên hiệu là U1, gồm thị xã Biên Hoà và huyện Vĩnh Cửu. Như vậy,trên địa bàn Đồng Nai, thời kỳ này có 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh: Biên Hoà(nông thôn), Long Khánh và U1. Bên cạnh U1, tỉnh Biên Hoà có các huyện LongThành, Nhơn Trạch, Ban cán sự Cao Su; tỉnh Long Khánh có thị xã Long Khánhvà các huyện Xuân Lộc, Định Quán và huyện Cao Su. Tổ chức Đoàn Thanh niênNhân dân Cách mạng Việt Nam được xây dựng theo các đơn vị hành chính, từ cơsở đến huyện và cấp tỉnh, kể cả trong thị xã và vùng ven. Đồng chí Phạm VănDũng được cử làm Bí thư Đoàn Thanh niên U1; đồng chí Nguyễn Trung Hiếu tiếptục được giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh Đoàn Biên Hoà. Tham gia Tỉnh Đoàn BiênHoà còn có các đồng chí Trần Văn Phong, Trần Thị Minh Hoàng...

Thực hiện sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của các Tỉnh uỷ, tổ chức ĐoànThanh niên Nhân dân Cách mạng và Hội Thanh niên Giải phóng Biên Hoà, LongKhánh và U1 đã tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên trong từng địa phương“nhận thức rõ mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miềnNam, thống nhất Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã h ội; xây dựng quan điểm đánh lâudài, giành thắng lợi cuối cùng, chủ động đánh địch trong mọi tình huống, đồng thờithấy rõ thời cơ chiến lược, nỗ lực tiến công tiêu diệt địch; khẩn trương xây dựngphát triển lực lượng ta về mọi mặt, nhằm giành một bước thắ ng lợi quyết địnhtrong thời gian tương đối ngắn” (1), với khẩu hiệu “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy màdiệt”, phấn đấu trở thành “Dũng sĩ diệt Mỹ, dũng sĩ diệt xe cơ giới”.

Phong trào “Năm xung phong” do Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cáchmạng Việt Nam lần thứ nhất phát động nhanh chóng được triển khai rộng khắptrong các cơ sở Đoàn, lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên ở cả 3 vùng: vùnggiải phóng, vùng tranh chấp và vùng địch còn tạm chiếm tham gia. Trong đó sôinổi nhất vẫn là phong trào thoát ly tham gia các lực lượng vũ trang của Miền cũngnhư của các địa phương, góp phần xây dựng, củng cố các đơn vị bộ đội tập trungcủa huyện, của tỉnh. Phần lớn các đại đội bộ đội địa phương các tỉnh đều đượcnâng lên thành các tiểu đoàn, đủ khả năng chiến đấu cơ động trên địa bàn, làmnòng cốt trong chiến tranh nhân dân, như K8 của Long Khánh; 240 và 260 củaBiên Hoà và 238 của U1. Bộ đội địa phương các huyện cũng được tổ chức thành

(1) Ý kiến chỉ đạo của Khu uỷ miền Đông trước những diễn biến mới trên chiến trường.

Page 90: Tải xuống tại đây.pdf

91

đại đội. Các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc, Định Quán, Cao su BìnhSơn (C207)... đều thành lập được các đại đội bộ đội tập trung. Phần lớn các xã đềuthành lập được một bán đội hoặc một tiểu đội du kích lộ hoặc không lộ. Một số xãđã phát triển được cả một trung đội du kích tập trung, như ở Phước An, một xãnằm trên vòng cung tỉnh lộ 19, năm 1964, lực lượng du kích của xã và cán bộphong trào chỉ có 7 người, đến cuối năm 1964, phát triển lên được 12 người.Nhưng đến năm 1965, đã phát triển lên thành một trung đội du kích có 27 chiến sĩvà 1 đại đội dân quân được trang bị 8 súng, phần l ớn đều ở độ tuổi trên dưới haimươi. Đặc biệt là sự ra đời của các sư đoàn chủ lực Miền, như Sư đoàn 9 đượcthành lập tháng 9–1965, Sư đoàn 5 thành lập tháng 11–1965 và sau đó là Sư đoàn7... đều có sự đóng góp tích cực của đoàn viên và thanh niên các địa phương trongtỉnh. Thanh niên ở nhiều địa phương đã nhờ cả bố, mẹ dẫn đến gặp chi bộ xin chođi theo cách mạng chiến đấu chống giặc, dù có phải hy sinh cũng vui lòng, vì “Cònhơn là để địch bắt đi lính chống lại Đảng, chống lại cách mạng” (lời một bà mẹ khidẫn con đến tham gia công tác cách mạng). Khi được giải thích, do điều kiện chiếntranh chưa có đủ trang bị và cấp dưỡng cho bộ đội, bà con nói: “Chúng tôi sẽ nuôibộ đội, trước mắt mỗi gia đình cho con em đi sẽ đảm bảo thóc ăn trong một năm(khoảng 20 giạ lúa). Còn súng thì anh em tự cướp của giặc để trang bị cho mình”.Được sự cổ vũ của bà con cô bác, thanh niên càng thêm quyết tâm tòng quân thamgia các đơn vị vũ trang. Ở nhiều cơ sở, không đợi sự đồng ý của các cơ quan chứcnăng, anh em đã tìm cách tự sắm quần áo, sắm thắt lưng, bình toong và tự gánhgạo vào rừng tham gia lực lượng vũ trang.

Đáng chú ý là phong trào xung phong tham gia lực lượng Thanh niên xungphong Giải phóng các cấp đã được thanh niên Biên Hoà cũng như Long Khánh vàU1 hưởng ứng sôi nổi. Thực hiện quyết định của Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanhniên Nhân dân Cách mạng Việt Nam về việc “Tổ chức các Đội Thanh niên xungphong công tác phục vụ chiến trường”, một trong 5 mũi của phong trào “Năm xungphong”, nhiều cán bộ Đoàn các cấp đã trự c tiếp về tận cơ sở vừa triển khai Nghịquyết của Đại hội Đoàn, vừa vận động, tổ chức thanh niên vào đội hình Thanh niênxung phong Giải phóng. Chỉ sau một thời gian, ở Biên Hoà đã thành lập được ĐộiThanh niên xung phong Giải phóng tập trung của tỉnh, mang tên “Biên Hoà anhdũng”. Về sau, Đội Thanh niên xung phong Giải phóng của Biên Hoà đã được sápnhập với Đội Thanh niên xung phong Giải phóng mang tên “Bình Giã chiếnthắng”, trực tiếp phục vụ Sư đoàn 5 Quân giải phóng, chiến đấu ngay trên vùngtam giác sắt, làm nhiệm vụ tải súng đạn, khiêng cáng thương binh, vận chuyểnlương thực và đảm bảo thông tin lưu động tại trận địa...

Page 91: Tải xuống tại đây.pdf

92

Thời kỳ đầu mới thành lập, xa sự chỉ đạo của Tổng Đội (1), Thanh niên xungphong Giải phóng Đội “Bình Giã chiến thắng” phải độc lập tổ chức lực lượng, đảmbảo phục vụ tối đa yêu cầu nhiệm vụ của chiến trường. Đơn vị gặp rất nhiều khókhăn, thiếu đói triền miên, trong khi luôn phải làm nhiệm vụ ở một chiến trường vôcùng ác liệt, thường xuyên bị địch chà đi xát lại. Biệt kích, thám báo luôn rình rập,B52 rải thảm, pháo bầy đánh vào đội hình. Một lần tại trảng Ba Mẫu, máy bay địchphát hiện, đánh vào đội hình hành quân của đơn vị, làm 2 đội viên Hồng và Nhỏ hysinh, khi mở ba lô của 2 người, anh em chỉ phát hiện được 3 quả đu đủ làm lươngthực cho cả cuộc hành quân. Nhưng Thanh niên xung phong Đội “Bình Giã chiếnthắng” vẫn kiên cường bám sát từng trung đoàn bộ đội chủ lực làm nhiệm vụchuyển thương, tải đạn trên cung đường thường xuyên phải vượt qua các Quốc lộ1, 20, tỉnh lộ 3... những nơi kẻ địch thường phục kích đánh chặn. Một lần phảichuyển 60 thương binh về tuyến sau, gặp lúc địch đang mở trận càn quét vào LaNgà, Bãi Cát Tiên, phải cắt rừng để tránh đụng đầu địch, vẫn không thoát đượcvòng vây của chúng. Bọn địch mỗi lúc càng áp sát, phi pháo liên tục dội vào độihình đơn vị. Định vượt qua sông La Ngà để thoát ra khỏi khu vực địch đang cànquét, lại không tìm đâu ra phương tiện, trong khi dòng sông đang mùa lũ, nướcchảy như thác đổ, các đội viên Thanh niên xung phong: Trân, Phước, H oàng... cósáng kiến, dùng dây võng nối lại vượt qua bờ bên kia căng dây để đồng đội bámtheo đưa từng thương binh qua sông. Do địa hình trống trải, máy bay trinh sát củađịch phát hiện gọi pháo bắn vào đội hình làm 2 đội viên Thanh niên xung phong hy

sinh. Nhưng không để thương binh bị thương lần thứ hai, các đội viên Thanh niênxung phong vẫn kiên cường bơi qua bơi lại như con thoi, dầm mình dưới nước suốt3 tiếng đồng hồ để đưa hết thương binh qua sông. Vừa vượt qua sông, chưa kịp đitiếp lại đụng biệt kích địch, tổ trinh sát đi đầu phát hiện lập tức nổ súng diệt ngay 3tên và triển khai đánh chặn địch, để đơn vị cắt rừng đưa thương binh ra khỏi vùngđịch phục kích, đến địa điểm tập kết an toàn.

Sau khi Đội Thanh niên xung phong Giải phóng “Biên Hoà anh dũng I” đượcsáp nhập với Đội “Bình Giã chiến thắng” bổ sung cho lực lượng Thanh niên xungphong giải phóng tập trung của Miền, tỉnh Biên Hoà đã thành lập Đội Thanh niênxung phong “Biên Hoà anh dũng II”, phục vụ nhiệm vụ tại địa phương, chủ yếulàm nhiệm vụ chuyển tải hàng hoá, súng đạn tại các cửa khẩu.

(1) Thanh niên xung phong Giải phóng miền Nam thành lập theo quyết định của Đại hội Đoàntoàn Miền lần thứ nhất, với C100 mở đầu. “Bình Giã chiến thắng” là một trong nhiều Độicủa Tổng Đội Thanh niên xung phong Giải phóng Miền. Ngoài ra, ở nhiều địa phương cònthành lập những đơn vị Thanh niên xung phong Giải phóng của địa phương để phục vụnhiệm vụ tại địa bàn.

Page 92: Tải xuống tại đây.pdf

93

Thực hiện phong trào “Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch”, trongcác tầng lớp thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai luôn sôi nổi khí thế “Tìm Mỹ màđánh, tìm ngụy mà diệt”. Từ những ngày đầu khi Mỹ đặt chân đến Biên Hoà –Đồng Nai, chúng đã vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân đã dàn sẵn và phải chịunhững tổn thất ngày càng nặng nề. Đêm 23 rạng 24 tháng 8–1965, được sự hỗ trợtích cực của đội biệt động thị xã Biên Hoà trong việc điều nghiên và chuẩn b ị chiếntrường, đoàn pháo binh U1, đoàn pháo binh Miền và Quân khu đã tiến công sânbay Biên Hoà lần thứ hai, phá huỷ 68 máy bay các loại, 8 dàn hoả tiễn, 30 xe ôtô,22 bồn dầu, tiêu diệt 300 tên lính cả ngụy lẫn Mỹ. Cũng trong tháng 8–1965, hàngtrăm tên Mỹ càn quét vào rẫy K95 đã phải đền tội trước mũi súng của đoàn viên vàthanh niên trong đơn vị vũ trang tỉnh Biên Hoà – C240. Tháng 10–1965, anh Vinh(Tuấn) một thanh niên công nhân Sở cao su Hàng Gòn, mặc dù chỉ có một mìnhvẫn dùng lựu đạn đánh diệt 2 s ĩ quan thiết giáp Mỹ và 1 sĩ quan ngụy khi chúngđang nghiên cứu địa hình để đóng đồn. Ngày 11 –11–1965, Lữ đoàn dù 173 của Mỹcó pháo binh Tân Tây Lan yểm trợ đã mở cuộc hành quân vào đồi Giang Tói, căncứ của Tỉnh uỷ và Tỉnh đội U1, đã bị đoàn viên và tha nh niên Đại đội 238, dựa vàocông sự vững chắc, kiên cường bẻ gãy từng đợt tiến công, diệt và làm bị thương 78tên Mỹ.

Đối phó với sức mạnh quân sự của Mỹ, được sự chỉ đạo trực tiếp của các cấpuỷ Đảng, thanh niên các địa phương đã đẩy mạnh phong trào xây dựng ô, ụ chiếnđấu, nhất là các xã ở dọc tỉnh lộ 17, 19 như Phước An, Phú Hội; dọc tỉnh lộ 24,như Tân Định, Đại An... Tại xã Phước An, phong trào xây dựng ô, ụ chiến đấu đãphát triển từ năm 1964. Tháng 9–1964, Phước An xây dựng ụ chiến đấu đầu tiên.Biết tin, địch điều Tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến số 4 ở Bà Rịa và bọn bảo an gồm2 tiểu đoàn chia thành nhiều mũi đánh vào ụ. Lực lượng du kích địa phương chỉ có7 tay súng, đều là đoàn viên, thanh niên nhưng đã mưu trí, kiên cường bám ụ chiếnđấu, đánh bật nhiều đợt tiến công của địch, diệt và làm bị thương 32 tên địch, trongđó có 1 tên đại uý đại đội trưởng.

Nhiều cuộc chiến đấu đã diễn ra hết sức ác liệt xung quanh các ô, ụ chiến đấu.Quân Mỹ, quân ngụy và quân các nước chư hầu quyết tâm san phẳng các ô, ụ chiếnđấu bằng các cuộc hành quân, kết hợp phi pháo đánh phá ác liệt. Thanh niên dukích các địa phương phối hợp cùng các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện thường xuyênbám ô, ụ chiến đấu, bẻ gãy nhiều trận càn cấp đại đội, tiểu đoàn của địch, kể cảnhững cuộc hành quân của quân Mỹ, có sự yểm trợ của hoả lực mạnh. Tháng 4–1965, Mỹ – ngụy mở cuộc hành quân càn quét lớn đánh vào căn cứ đội du kíchPhước An. Du kích Phước An dựa vào ô, ụ chiến đấu chống trả địch quyết liệt. Kẻđịch nham hiểm dùng lựu đạn ném tới tấp vào ụ chiến đấu. Đoàn viên Nguyễn VănMinh, chỉ huy đội du kích bình tĩnh cùng các đội viên thoăn thoắt nhặt từng quả

Page 93: Tải xuống tại đây.pdf

94

lựu đạn ném trở lại vào đội hình địch đang áp sát, gây cho chúng nhiều thươngvong. Bọn địch ngoan cố thay đổi cách đánh, chúng rút chốt lựu đạn, chờ giây látkhi sắp nổ mới liệng vào ụ chiến đấu. Để bảo toàn tính mạng cho đồng đội,Nguyễn Văn Minh đã nhanh chóng nằm đè lên quả lựu đạn. Lựu đạn nổ. Minh hysinh, nhưng trận địa được giữ vững. 112 tên địch, có 2 cố vấn Mỹ bị diệt. NguyễnVăn Minh được Huyện uỷ truy tặng danh hiệu đảng viên chính thức của ĐảngNhân dân Cách mạng (Đảng Cộng sản Việt Nam).

Tháng 7–1965, ụ chiến đấu thứ hai của Phước An được xây dựng tại khu vựcchợ Phước An. Địch hoảng hốt tập trung trên 1.600 tên, gồm cả lực lượ ng Cao Đàivà Sư đoàn 18 quyết tâm san phẳng ụ chiến đấu. Lực lượng bảo vệ ụ có 14 taysúng và 2 nữ y tá. Trận đánh không cân sức diễn ra từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều.Địch dựa vào số đông nhiều lần ồ ạt đánh vào ụ chiến đấu của du kích. Những taysúng du kích trẻ tuổi, những đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ bảo vệ ụ chiếnđấu đã bình tĩnh chờ địch tiến đến gần mới nhả đạn. Nhiều tên địch ngã ngay trướcụ chiến đấu của các chiến sĩ du kích. Cuối cùng chúng phải thu quân. 72 tên bị diệt.Ta thu một súng tự động và hàng ngàn viên đạn, bắn cháy 1 trực thăng.

Cùng với việc xây dựng các ô, ụ chiến đấu, phong trào đào hầm bí mật đểbám trụ chiến đấu cũng được đoàn viên và thanh niên các địa phương hưởng ứngsôi nổi. Khi địch muốn đánh bật lực lượng của ta ra xa các căn cứ của chúng, tổchức Đoàn trong các đơn vị bộ đội địa phương huyện, du kích các xã và nhất là lựclượng đặc công U1 đã động viên đoàn viên, thanh niên, dựa vào dân, tổ chức đào

hầm bí mật, kiên cường bám trụ địa bàn để chiến đấu. Chỉ riêng xã Thiện Tân,trong 6 tháng đầu năm 1966, bộ đội, du kích đã đào 10 hầm bí mật để ém quân, tạobàn đạp đứng chân cho lực lượng đặc công đánh vào kho tàng và cơ quan đầu nãocủa Mỹ, ngụy ở Biên Hoà, đặc biệt là trận đánh vào Khu kho liên hợp Long Bình.

Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cùng với việc mở rộng và tiếp tụcxây dựng các căn cứ quân sự, như căn cứ Sư đoàn 101 Mỹ ở Hóc Bà Thức (BiênHoà), Hoàng Diệu, Suối Râm (Long Khánh), Nước Trong (Long Thành),...; biếnthị xã Biên Hoà, thị xã Long Khánh thành cụm căn cứ dày đặc của quân Mỹ, quânchư hầu và các dịch vụ phục vụ sĩ quan, binh lính viễn chinh..., đế quốc Mỹ và bèlũ tay sai đã cho xây dựng Long Bình thành một tổng kho liên hợp có nhiệm vụcung ứng toàn bộ các phương tiện chiến tranh của Mỹ cho cá c chiến trường trêntoàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.

Tổng kho liên hợp Long Bình nằm trên 2 trục Quốc lộ 1 và 15, cách Sài Gòn30 kilômét về hướng đông bắc, với diện tích rộng hơn 40 kilômét vuông, được bốphòng hết sức chặt chẽ với hàng chục lớp rào dây k ẽm gai có cài lựu đạn và mìn.Đường hành lang trong kho luôn có xe quân cảnh tuần tra; kho được trang bị hệthống báo động tối tân cùng nhiều đơn vị bảo vệ cả bên trong và bên ngoài khu

Page 94: Tải xuống tại đây.pdf

95

kho. Đánh phá Tổng kho liên hợp Long Bình không chỉ đánh vào “dạ dày” củađịch mà còn xây dựng một vành đai diệt phương tiện chiến tranh của Mỹ ở LongBình. Trọng điểm của trận đánh được chọn là khu kho đồi 50 và 53.

Dưới sự chỉ huy của các đồng chí Nguyễn Tấn Vàng và Nguyễn Văn Thái(Tư Già), đoàn viên và thanh niên trong đơn vị đặc công của U1 đã nhanh chóngnghiên cứu nắm chắc qui luật hoạt động và sự bố phòng của địch trong khu kho.Trong đó, riêng Bùi Văn Hoà đã nhiều lần vào tận căn cứ địch để điều tra. Bùi VănHoà là một thanh niên nhà nghèo tham gia bộ đội, anh được p hân công về đơn vịđặc công của U1. Hiền lành nhưng nhanh nhẹn, Hoà thường được giao nhữngnhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, nhưng anh luôn hoàn thành xuất sắc. Được giaonhiệm vụ điều nghiên Tổng kho Long Bình, Hoà đã vượt qua mọi bố phòng củađịch, áp sát mục tiêu lên được sơ đồ chi tiết của khu kho, để đêm 22 –6–1966, cùngvới các đoàn viên và thanh niên của đơn vị, Bùi Văn Hoà nhanh chóng dùng mìnhẹn giờ đánh vào những mục tiêu đã được lựa chọn, phá huỷ 40.000 quả đạn pháo155 ly của Mỹ, làm chấn động cả th ị xã Biên Hoà và cả Sài Gòn, cổ vũ mạnh mẽquân dân Biên Hoà cũng như trên khắp các chiến trường miền Nam đẩy mạnh cáchoạt động vũ trang “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.

Để phù hợp với thực tế chiến trường, tháng 11 –1966, Trung ương Cục miềnNam quyết định nhập 3 tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa, Long Khánh thành tỉnh Bà Biên(trừ U1). Tháng 1–1967, Ban chấp hành Tỉnh uỷ Bà Biên đã tổ chức Hội nghị đầutiên tại căn cứ Cà Mum (Xuân Sơn, Bà Rịa), trong đó khi đề cập đến công tác vậnđộng thanh niên, Ban chấp hành Tỉ nh uỷ đã nhấn mạnh: phải vận động rút thanhniên xây dựng du kích xã, lực lượng huyện, tỉnh. Xây dựng Đoàn, xây dựng chi bộĐảng mạnh, chủ động công tác... thông qua đấu tranh, chọn người xây dựng cơ sởmật, Đảng, Đoàn, xây dựng tổ chức công khai, bán công khai, tập hợp lực lượngquần chúng đấu tranh chống địch.

Cuộc chiến đấu của quân và dân Biên Hoà – Đồng Nai trong giai đoạn đếquốc Mỹ và ngụy quyền tay sai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã diễnra vô cùng quyết liệt, vừa phải đối phó với những cuộc phản công chiến lược củađội quân nhà nghề Mỹ, cũng như quân đội các nước chư hầu và quân ngụy SàiGòn (1) vừa phải đối phó với những cuộc hành quân càn quét bình định vòng trong,tiếp tục xúc tát dân gom vào các khu tập trung, lập các ấp tân sinh (ấp chiến lược)của địch. Những hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên, HộiHọc sinh Giải phóng đều tập trung chủ yếu vào việc vận động, tổ chức thanh niên

(1) Mở đầu việc triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đế quốc Mỹ đã tiến hành liên tiếp 2cuộc phản công chiến lược: mùa khô lần thứ nhất vào cuối năm 1965 đầu năm 1966 vàmùa khô lần thứ hai từ tháng 9–1966 đến tháng 7–1967.

Page 95: Tải xuống tại đây.pdf

96

chống lại những hành động chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ và ngụy quyền taysai, cũng như đội quân đánh thuê của các nước chư hầu.

Đoàn viên và thanh niên ở nhiều địa phương trong tỉnh và cả các em thiếu nhingày càng được tập hợp, tổ chức trong nhiều hình thức thích hợp, tham gia chiếnđấu, phục vụ chiến đấu. Tại Sở cao su Bình Sơn (Biên Hoà) được sự chỉ đạo trựctiếp của chi bộ Đảng, hưởng ứng phong trào “Việc nhỏ chí lớn” do Đoàn phátđộng, 35 em thiếu niên có độ tuổi từ 13 đến 16 đã được tập hợp, xây dựng thành tổchức tự vệ mật vừa làm nhiệm vụ nắm tin tức phục vụ bộ đội đánh địch, v ừa làmgiao liên, hậu cần, vừa tổ chức đánh địch, bảo vệ cán bộ bám trụ địa bàn. Đội đãnhiều lần dùng mìn diệt các xe Thái Lan, đánh lẻ, bắn tỉa vào các chốt Mỹ đóng ởsở cao su, gây cho địch nhiều thương vong. Ngoài đội du kích thiếu nhi, nhiềuđoàn viên, thanh niên, nhất là nữ thanh niên, đã được tổ chức thành mạng lưới cơsở binh vận, hoặc chăm lo công tác hậu cần, đảm bảo nhu cầu lương thực và cácvật dụng cần thiết khác cho lực lượng bên ngoài. Nhiều nữ thanh niên đã tích cựchọc tiếng Anh, tiếng Thái để tiếp xúc với lính Mỹ, lính Thái Lan, vận động, thuyếtphục để chúng thấy rõ cuộc chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam là một tội ác,hạn chế đến mức tối đa những hành động tàn bạo của những tên lính viễn chinh vànhững tên lính đánh thuê đối với nhân dân trong vùng.

Tại các vùng, các lõm căn cứ, mặc dù ở thế cài răng lược, nhưng nhiều hoạtđộng của Đoàn vẫn được triển khai, từng bước đi dần vào nề nếp, với nhiều phongtrào hành động thiết thực. Nhiều cơ sở Đoàn của các địa phương đã bằng nhiềuhình thức thường xuyên tổ chức giáo dục đoàn viên, thanh niên nhận rõ tình hìnhvà nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, phát huy vai trò xung kích trong từngnhiệm vụ cụ thể phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhiều cơ sở Đoàn đã tổchức cho đoàn viên và thanh niên đẩy mạnh sản xuất tự túc, tham gia công tác xoámù chữ... nhất là luôn phát huy vai trò nòng cốt vận động đông đảo thanh niên lênđường tòng quân giết giặc, bổ sung lực lượng cho các đơn vị vũ trang tại chỗ cũngnhư đưa về bổ sung cho lực lượng vũ t rang của tỉnh, Quân khu và Miền.

Nhiều cán bộ của Đoàn, của Hội Thanh niên Giải phóng đã được tăng cườngcùng với các đoàn cán bộ Dân – Chính – Đảng đi sâu vào vùng địch, móc nối, gâydựng cơ sở, tạo điều kiện phối hợp với các lực lượng vũ trang, hỗ trợ đo àn viên vàthanh niên tại các địa phương, kể cả ở vùng tranh chấp và vùng địch còn tạm kiểmsoát, liên tục tiến công, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn tàn bạo của địch. Đángchú ý là dù cán bộ Đoàn, cán bộ Hội hay cán bộ các ngành Dân – Chính – Đảngkhi tìm cách móc nối cơ sở đều chú ý trước hết đến tầng lớp thanh niên. Nhiều cơsở cốt cán được xây dựng cũng đều là những thanh niên đủ mọi tầng lớp, mọi đốitượng: học sinh, viên chức, tiểu thương và cả sĩ quan, binh lính ngụy... Chị Huỳnh

Page 96: Tải xuống tại đây.pdf

97

Lang Anh, lúc này chưa phải là một cán bộ Đoàn ( 1), được cử vào nội thị Biên Hoàđể xây dựng cơ sở. Là một thanh nữ (22 tuổi) nên chị rất dễ gần với lớp trẻ, vànhận thấy ở lớp trẻ những bản chất tốt đang tiềm ẩn bên trong, nếu biết khơi dậy,chắc chắn họ sẽ có những đóng góp có ích cho cách mạng, cho kháng chiến. Trongnhững năm kháng chiến chống Mỹ, phần lớn thanh niên sống trong vùng địch kiểmsoát đều phải đứng ở 2 mé của chiến tranh: Ta và địch. Chỉ cần bước chệch mộtbước đã sang phía bên kia. Đáng chú ý là, mặc dù phả i sống trong sự kìm kẹp củachế độ Mỹ – ngụy, thường xuyên bị đầu độc bởi những thuyết duy linh, nhân vị đồitrụy, phản động... nhưng đại đa số thanh niên vẫn không muốn đi lính để chết thaycho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Nếu buộc phải đi lính, họ cũng tìm cách để đượcvào các sắc lính “kiểng”, không phải trực tiếp cầm súng chống lại đồng bào mình.Bằng trực quan mẫn cảm của một cán bộ hoạt động trong lòng địch, chị HuỳnhLang Anh nhận thấy trong các tầng lớp thanh niên đều có một số đông biết sống cótrách nhiệm, chất phác, sẵn sàng nghe theo lẽ phải. Một số khác ít quan tâm đếnthời cuộc, chỉ chí thú làm ăn. Một số ít sống buông thả, đua đòi, dễ sa ngã. Từnhững cảm nhận ban đầu, chị đi sâu tìm hiểu, dần dần móc nối gây dựng cơ sở từnhững thanh niên tích cực, xây dựng họ thành những nòng cốt. Chỉ một thời gianchị đã xây dựng được hơn mười nòng cốt trong thanh niên học sinh Trường trunghọc Ngô Quyền, trong cảnh sát ngụy, tạo điều kiện đi lại hoạt động dễ dàng trongthị xã. Tiến thêm một bước, chị đã thà nh lập được cả một chi đoàn thanh niêntrong Trường trung học Ngô Quyền, với nhiều hoạt động thiết thực, tổ chức rảitruyền đơn tuyên truyền chủ trương, chính sách của cách mạng, đấu tranh vạch trầntội ác của đế quốc Mỹ và ngụy quyền tay sai, tổ chức các đêm văn nghệ “Hát chođồng bào tôi nghe”... Chi đoàn thanh niên Trường Ngô Quyền còn ra được tập santuyên truyền chống chiến tranh do Mỹ và ngụy quyền tay sai gây ra, chống bắtlính, chống quân sự hoá học đường...

Cũng với phương pháp tiếp cận, chú trọng trước hết đến đối tượng thanh niên,Hồ Văn Thiệp, một cán bộ phong trào của U1 (Biên Hoà đô thị) khi được cử theomột hướng vào xây dựng cơ sở trong nội ô thị xã Biên Hoà đã xây dựng được 12cơ sở, tạo thành 12 đầu mối nòng cốt, từ đó tổ chức thành những t ổ tam tam, cứmỗi thanh niên nòng cốt phát triển thêm 2 đối tượng thanh niên tích cực khác, hìnhthành một nhóm hoạt động độc lập. Mỗi thanh niên tích cực lại phát triển thêm 2thanh niên khác... Cứ thế tạo thành một mạng lưới cơ sở, sẵn sàng tổ chức quầnchúng trên địa bàn vào những hoạt động phục vụ kháng chiến, kể cả việc rút lựclượng ra căn cứ bổ sung cho các đơn vị vũ trang, cho các đoàn chuyển tải...

(1) Chị Huỳnh Lang Anh sau này có thời kỳ là Bí thư Tỉnh Đoàn.

Page 97: Tải xuống tại đây.pdf

98

Cùng với việc tổ chức, động viên thanh niên hăng hái tòng quân, kịp thời bổsung lực lượng cho các đơ n vị vũ trang đang phải ngày đêm trực tiếp chiến đấuchống lại mọi hành động chiến tranh tàn bạo của địch, tổ chức Đoàn trong các lựclượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của các cấp chỉhuy đơn vị. Nhiều cơ sở Đoàn trong các đ ơn vị vũ trang tập trung của tỉnh, củahuyện đã sáng tạo nhiều hình thức có sức lôi cuốn đoàn viên, thanh niên trong đơnvị không ngừng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu. Ở nhiều đơn vị như Tiểuđoàn 445, bộ đội tỉnh Bà Biên, đoàn viên, thanh niên không chỉ chiến đấu dũngcảm, mà còn không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật để đạt hiệu suấtcao trong chiến đấu. Hầu hết đoàn viên, thanh niên trong đơn vị đều tranh thủ mọilúc, mọi nơi, giữa hai đợt chiến đấu để rèn luyện từng yếu lĩnh kỹ thuật . Rèn luyệnngay trong chiến hào, giữa hai đợt phản công của địch. Vì thế, nhiều đoàn viên,thanh niên trong đơn vị đã trở thành những tay súng cự phách, từng làm kẻ thùkhiếp đảm. Ngoài Đại đội trưởng Sáu Chí “sừng sững như trời trồng, quật trungliên như mưa, mà bắn tỉa như đấm mút cơ tông”, Tiểu đoàn 445 còn có Chín Thắngcó tài bắn trung liên phát một như bắn súng trường và Nguyễn Văn Quang, vớikhẩu đại liên trên tay, đã trở thành một “Triệu Tử Long” của thời đánh Mỹ. Sinh ravà lớn lên tại miền quê Bi ên Hoà, ngày nhỏ Quang có tên là Xên. Lên 6 tuổi, cậubé Xên đã phải mồ côi cả cha lẫn mẹ sau trận càn của bọn lính “com -măng-đô”Pháp, phải đi ở làm công cho địa chủ Cả Đình, lại đến chủ đồn điền cà phê Tư On.Ở đâu, cậu bé Xên cũng bị đối xử tàn tệ, bị h ành hạ như thú vật. Thậm chí có lầnđánh chán tay, Tư On còn đang tâm ném Xên xuống hố phân bò suốt cả một đêm,buộc Xên phải tìm đường vào rừng để tìm con đường sống. Chính ở đây, Xên đãgặp được người cần gặp, được giao làm liên lạc cho tỉnh, kế tục công việc củangười chiến sĩ giao liên gan dạ có bí danh là Vinh đã hy sinh trước đó. Bởi thế Xênmới có tên Quang, như một sự tiếp nối truyền thống người đi trước. Ở tuổi 20,Quang trở thành đoàn viên của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (nay làĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), anh tình nguyện chuyển sang đơn vị bộđội chủ lực của tỉnh, lúc này mang phiên hiệu 45 và được phân công giữ khẩu súngđại liên, một cây súng gắn trên xe lội nước của Mỹ, bị Đại đội bắn cháy trước năm1960. Súng được dỡ ra, nhưng lâu nay chưa được đem ra sử dụng vì thiếu đạn vàsúng lại nặng, khó cơ động. Được giao giữ khẩu đại liên, Quang đã quyết tâm rènluyện, để không những có thể sử dụng thành thạo trong mọi tình huống mà còn đềxuất ý kiến táo bạo, để một mình anh sử dụng đại liên, kể cả một dây đạn và mộtthùng đạn dự bị trên lưng. Hàng ngày anh say mê luyện tập nắm vững các yếu lĩnh,từ việc cắp súng vào nách vừa vận động vừa phát hoả đến việc bắn điểm xạ từngphát một sao cho chính xác. Trong trận đánh phá ấp Phước Thạnh, gặp bọn “dabeo”, được Đại đội biệt kích 612 ứng cứu, đội hình đơn vị bị chia cắt làm hai,Quang đã một mình cắp súng vào hông cùng một trung đội bí mật vòng ra phía sau

Page 98: Tải xuống tại đây.pdf

99

đánh tấp ngang hông làm bọn chúng không kịp trở tay. Tiếp đó, cùng Đại độitrưởng Sáu Chí đánh thốc vào chỗ tên chỉ huy đang đứng, cũng với lối bắn “ứngdụng” rất điệu nghệ, đánh tan cả một trung đội địch đang bảo vệ cạnh sườn tên chỉhuy, góp phần cùng đơn vị diệt gọn 3 trong 4 trung đội “da beo” của địch trongmột trận đánh.

Trong các trận chiến đấu ở Hắc Dịch, ở Phú Lý... với lối đánh táo bạo, mộtmình, một súng đại liên, Nguyễn Văn Quang đều gây cho bọn địch nỗi khiếp đảmtriền miên. Khi Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam, trực tiếp đối mặt với đội quânthiện chiến, được trang bị đến tận răng của Mỹ, Nguyễn Văn Quang vẫn không hềngán ngại, sẵn sàng ôm khẩu đại liên trên tay, chia lửa với đồng đội, tiêu diệt từngtoán lính Mỹ. Trong trận chiến đấu không cân sức để bảo vệ đoàn văn công tỉnhbất ngờ bị bọn biệt kích Mỹ tiến công, khi toàn Đại đội đã đi công tác đặc biệt ởvùng sâu, Nguyễn Văn Quang đã cùng Trung đội trưởng “Bé nện” và Bồng, Vọng,Quyến... bất chấp lưới lửa dày đặc của Mỹ, bám sát đội hình địch, chia cắt chúngra để tiêu diệt. Với cây đại liên trong tay, Quang đã bẻ gãy hết đợ t xung phong nàyđến đợt xung phong khác của địch cho tới tận đêm, khi Đại đội kịp tới ứng cứu vàbọn Mỹ cũng dùng trực thăng tới kéo xác lính Mỹ về Sài Gòn. Trận đó, với nămtrăm viên đạn, Nguyễn Văn Quang đã cùng đồng đội tiêu diệt hơn 300 tên lính Mỹ.Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trungương Đảng (khoá III), Bí thư Trung ương Cục miền Nam những năm 1966 – 1967,khi nghe kể về cách đánh Mỹ của Quang đã đánh giá: “Đúng là “Triệu Tử Long”của thời đánh Mỹ, không sử dụng đại đao mà xài đại liên, cắp nách, đuổi Mỹ, diệtngụy!”. Về sau, Nguyễn Văn Quang đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anhhùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Còn ở Đoàn pháo binh Biên Hoà, học tập kinh nghiệm của Hoàng ViếtTuyên, một pháo thủ số 2 đã nêu kỷ lục lao 40 trái đạn trong một trận đánh. Khiđược giao nhiệm vụ, là một thanh niên luôn có ý chí vươn lên, Kỳ đã ngày đêm tậpluyện cách bê đạn giơ lên, bỏ xuống sao cho chắc, cho nhanh gọn. Anh còn rèn chomình đức tính bình tĩnh gan dạ, chịu đựng gi an khổ, nhất là cái khổ váng tai, nhứcóc khi bắn. Trong một trận chiến đấu, mới đầu Kỳ phải lấy bông nhét vào hai lỗtai, nhưng màng nhĩ tai anh vẫn rung lên tưởng muốn nứt rạn. Lao đến trái đạn thứ20 thì người anh mệt bã ra, hai cục bông ở tai bật ra lú c nào không biết. Hai tai anhù đặc. Kỳ muốn xin thay pháo thủ, nhưng nhớ lời đồng chí chính trị viên thườngnhắc nhở: “Một giây khi bắn là rất quí giá, nếu để phải thay rất dễ mất thời cơ diệtđịch”, nên mặc dù tay chân rã rời, đầu óc choáng váng, hơi lửa cháy sém cả tóc,mặt nóng ran, Kỳ vẫn bình tĩnh thoăn thoắt lao từng viên đạn và chỉ trong 15 phútcủa trận đánh, anh đã lao tới 50 viên đạn cối 120 ly, vượt kỷ lục của Hoàng ViếtTuyên, góp phần cùng đơn vị diệt 450 tên địch, phá huỷ 40 xe pháo. Đáng chú ý là

Page 99: Tải xuống tại đây.pdf

100

nhiều nữ thanh niên tham gia lực lượng vũ trang cũng đã không ngừng nỗ lực rènluyện, làm chủ được cả những vũ khí hiện đại, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trongđó có các nữ pháo thủ trong đơn vị nữ pháo binh Biên Hoà, đã nhiều lần tham giacác trận chiến đấu phối thuộc, bắn chính xác, chặn đứng nhiều mũi tiến công củađịch, gây cho chúng những thiệt hại đáng kể.

Kẻ địch càng tàn bạo, xảo quyệt, quân và dân các địa phương trong tỉnh càngsáng tạo nhiều cách đánh địch có hiệu quả. Tháng 11–1967, trong 2 ngày 12 và 13,bọn lính đánh thuê Thái Lan đã tổ chức hành quân 14 lần vào các ấp Phước Thọ,Phước Lai, Phước Kiển. Tiếp đó, các ngày 14 và 15, chúng càn qua các ấp thuộcxã Phú Mỹ, gây nhiều tội ác. Quyết tâm chặn đứng hành động của đội quân đánhthuê Thái Lan, Huyện uỷ Nhơn Trạch đã quyết định thành lập “Đội vành đai diệtThái”, gồm 28 chiến sĩ, phần lớn đều là đoàn viên, thanh niên, có nhiệm vụ bámsát, theo dõi, bắn tỉa và đánh chặn kịp thời các hành động càn quét của đội quânđánh thuê Thái Lan, đồng thời liên tục bao vây các chốt do lính Thái Lan đóng giữ.Phong trào đánh diệt lính đánh thuê Thái Lan diễn ra hết sức sôi nổi ở hầu khắpcác địa phương. Ngày 25–11, “Đội vành đai diệt Thái” diệt gọn 1 tiểu đội lính TháiLan khi chúng rời chốt ở vườn Điều đi lùng sục vào ấp Bàu Nâu. Cũng trong ngày25–11, tại Bình Sơn, 2 em thiếu nhi Lý và Trung tổ chức gài mìn, diệt một lúc 9tên lính Thái Lan khi chúng lùng sục vào khu vực nhà máy. Ngày 27 –11, đơn vị bộđội địa phương 240 chặn đánh 1 tiểu đoàn lính Thái Lan càn vào Bàu Bông, diệt 26tên, làm bị thương 17 tên khác. Ngày 28–11, “Đội vành đai diệt Thái” gài mìn tạiMả Đen, đánh lật một xe quân sự, diệt 7 tên. Cũng trong ngày 28–11, Đoàn 10pháo kích vào chốt do lính Thái Lan đóng giữ ở chùa Nước Nhỉ, diệt 4 tên. Ngày29–11, lính Thái Lan càn vào Phước Thọ, đến miễu Mặt Tăng bị phục kích, chỉ sau30 phút chiến đấu, 17 tên bị diệt, 2 xe tăng bị phá huỷ...

Tháng 12–1967, thực hiện chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng,các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và huyện Cao su Bình Sơn được sáp nhập vớiquận 1, quận 9, nam huyện Thủ Đức, quận Cần Giờ (Sài Gòn), để lập Phân khu 4.Còn lại U1, gồm thị xã Biên Hoà, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom. Tổ chứcĐoàn Thanh niên trên địa bàn được kiện toàn theo từng phân khu, trên cơ sở 5 mũitiến công được xác định. Trong đó đồng chí Sáu Biên được tăng cường cho U1.Đồng chí Nguyễn Trùng Phương được giao nhiệm vụ phụ trách tổ chức ĐoànThanh niên Phân khu 4. Trên thực tế, cán bộ Đoàn các cấp sau khi nhận nhiệm vụđều được phân công cùng các đoàn công tác đi sâu vào vùng địch gây dựng cơ sở,chuẩn bị địa bàn cho các hoạt động vũ trang. Đoàn viên, thanh niên các địa phươngthuộc Phân khu 4, kể cả cán bộ lãnh đạo của Đoàn hầu hết được huy động tham giacùng các lực lượng vũ trang phân khu đi sâu vào các huyện Thủ Đức, quận 1, quận9 (Thủ Thiêm) vận động nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, tề điệp, bao vây đồn bốt, phá

Page 100: Tải xuống tại đây.pdf

101

rã bộ máy kềm kẹp của địch ở xã, phường... Nhiều cán bộ đã được bố trí đi theocon đường hợp pháp để vào hoạt động trong các nội thành, nội thị như NguyễnTrung Hiếu, nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn Bà Biên trong vai một nhà giáo đã vào hoạtđộng ở quận 1 (Sài Gòn), Phạm Điền Sơn, cán bộ Tỉnh Đoàn, đi về huyện ThủĐức... Các cán bộ Đoàn các cấp đều được bố trí bám sát từng hướng tiến c ông.Đoàn viên Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng ở các địa phương phần lớn đềuđược bổ sung cho các đơn vị vũ trang. Chỉ trong một thời gian ngắn, 250 thanhniên của Phân khu 4 đã hăng hái lên đường tòng quân, kịp thời bổ sung lực lượngcho các đơn vị vũ trang của phân khu và của T7. Một số được cử đi phụ trách cácđơn vị dân công hoả tuyến và trung tuyến làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu theocác hướng tiến công vào nội ô Sài Gòn, phối hợp với Đội Thanh niên xung phong“Bình Giã chiến thắng”, bám sát các đơn vị bộ đội chủ lực, làm nhiệm vụ tảithương, vận tải vũ khí, đạn dược. Các đội viên Thanh niên xung phong Giải phóngcũng như thanh niên dân công các địa phương bám sát các đơn vị chủ lực Quângiải phóng, đã ngày đêm bền bỉ chuyển vũ khí, đạn dược từ Chiến khu Đ về cấtgiấu ở các kho vừa mới thiết lập xung quanh thị xã Biên Hoà.

Thời kỳ này, Đội Thanh niên xung phong Bình Giã chiến thắng, cũng nhưLiên đội 5 Thanh niên xung phong Giải phóng ( 1) được chuyển sang phục vụTrung đoàn pháo binh ĐKB, chuẩn bị cho nhiệm vụ tiến công vào sân bay BiênHoà và căn cứ Quân đoàn 3 ngụy. Phần lớn đội viên Thanh niên xung phong đều lànữ. Quá trình phục vụ, sức khỏe của nhiều chị em giảm sút đáng kể, nhiều chị embị bệnh. Theo kế hoạch hành quân ra trận, mỗi người phải man g từ 50kg trở lên.Nhiều đội viên phải mang choàng 2 suất để bù cho những chị em bị đau ốm, khôngđể hàng bị ứ đọng. Anh em nêu khẩu hiệu: “Bám trụ chiến trường, bám trụ tuyếnđường”, thường xuyên đảm bảo chỉ tiêu chuyển tải, phục vụ kịp thời các đơn vịchiến đấu.

Những đoàn viên, thanh niên khác được tăng cường cho các đội du kích địaphương, sẵn sàng hỗ trợ nhân dân nổi dậy, bí mật tham gia vận chuyển vũ khí vềcất giấu tại Gò Me, Hiệp Hoà, Bình Đa..., đồng thời xây dựng hầm bí mật để lựclượng biệt động bám trụ đột nhập vào nội ô nắm tình hình, hướng dẫn trinh sát Sưđoàn 5, đơn vị chủ lực Quân giải phóng đang hoạt động trên địa bàn, điều nghiêncác mục tiêu trong nội ô thị xã... Thanh niên, học sinh trong các nội thị tham giađấu tranh chống địch dưới nh iều hình thức, tham gia đưa đón, dẫn đường cho cácmũi tiến công của các lực lượng vũ trang cách mạng...

(1) Bao gồm Đội Bình Giã chiến thắng (12.65), Đội Hoàng Lệ Kha (23.11) và Đội Ấp Bắc II(204).

Page 101: Tải xuống tại đây.pdf

102

Thực hiện lời kêu gọi của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niênNhân dân Cách mạng Việt Nam: “Mỗi cán bộ, đoàn viên và thanh niên trong giờphút thiêng liêng này phải đứng ở hàng đầu trong hàng trận chống Mỹ, cứu nước”(1), đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị bộ đội chủ lực cũng như trong cácđơn vị du kích đều tập trung sinh lực cho chiến dịch, sẵn sàng “Quyết tử cho Tổquốc quyết sinh”. Những ngày giáp Tết Mậu Thân 1968, không khí chuẩn bị chomột trận đánh quyết định càng trở nên khẩn trương. Không một ai nghĩ đến ngàyTết cổ truyền đang đến cận kề.

Được lệnh “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, đoàn viên và thanh niên trongcác đơn vị tham chiến đều đồng loạt nổ súng tiến công các mục tiêu đã định, trongsân bay Biên Hoà; Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy; Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ; Khukho đồi 53 Long Bình; trên sông Lòng Tàu; Bộ Tư lệnh hải quân ngụy; chi khuThủ Đức, chi khu Nhơn Trạch và kho bom Thà nh Tuy Hạ... gây nhiều tổn thất chođịch: một góc sân bay Biên Hoà bị Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, bộ đội đặc công U1 vàTrung đoàn 4 bộ binh đánh chiếm, sau khi sân bay bị Trung đoàn pháo binh ĐKB724 bắn phá; Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy và Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ ở LongBình bị Đại đội đặc công và một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 5, Sư đoàn 5 tiếncông; Tiểu đoàn 2, bộ đội đặc công U1 tiến công khu đồi 53, Tổng kho Long Bình,phá huỷ 127 kho bom đạn của Mỹ. Đoàn viên và thanh niên Đoàn 10 đặc côngRừng Sác hiệp đồng chặt chẽ, chiến đấu dũng cảm đánh chìm nhiều tàu địch, làmchủ sông Lòng Tàu, ngăn chặn việc tiếp tế vũ khí, xăng dầu của địch, trong đó cótàu trọng tải 10 ngàn tấn, bắn rơi 3 máy bay, bắn cháy 8 xe cơ giới... Nhiều đoànviên, thanh niên khi nhận nhiệm vụ đi đánh tàu địch đều xác định có thể sẽ phải hysinh, nhưng tất cả đều sẵn sàng đón nhận và đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Tiêu biểu là đoàn viên, tổ trưởng Trịnh Xuân Ban, luôn mưu trí và sáng tạo, đã ratrận là đánh thắng. Anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lựclượng vũ trang nhân dân.

Tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, bộ đội địa phương các huyện phối hợpvới lực lượng du kích tại chỗ đều mở các cuộc tiến công quyết liệt vào các chi khu,các đồn bốt của địch, giải phóng nhiều xã, ấp. Có nơi, như ở khu vực cao su BìnhSơn đã làm chủ nhà máy, đồn điền, làng xã trong 3 ngày liền. Có cả những địaphương như ở xã Phước An, bằng 3 mũi giáp công, kết hợp hoạt động vũ trang vớiđấu tranh chính trị và binh vận đã làm chủ ấp được tới 1 0 ngày. Trong khi đoànviên và thanh niên trong các lực lượng vũ trang đẩy mạnh tiến công địch, tổ chức

(1) Thư của Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam gửi thanh niên miềnNam, tháng 1–1968 – Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh.

Page 102: Tải xuống tại đây.pdf

103

Đoàn ở các địa phương đã đi sâu vận động các tầng lớp thanh niên tại các xã, ấphăng hái tham gia phục vụ chiến đấu, cáng tải thương binh, đạn dược, tra nh thủthời cơ, thoát ly tham gia vào các lực lượng vũ trang. Tại khu vực cao su Bình Sơn,gần 100 thanh niên công nhân đã tình nguyện tham gia bộ đội, kịp thời bổ sungcho lực lượng vũ trang huyện, tỉnh. Khi địch phản công quyết liệt, lực lượng vũtrang rút về căn cứ, một số đảng viên, đoàn viên mật và lộ vẫn bám trụ địa bàn tiếptục chỉ đạo phong trào.

Cuộc chiến đấu không cân sức đã diễn ra trên hầu hết các hướng tiến công.Kẻ địch điên cuồng tổ chức chống trả quyết liệt. Tiểu đoàn bộ đội chủ lực thuộcTrung đoàn 5, Sư đoàn 5 đánh vào Bộ Tư lệnh dã chiến số 2 Mỹ ở Long Bình đã bịđịch cho xe tăng vây kín; Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 đặc công U1 đánh vào sân bayBiên Hoà hầu hết đều bị thương vong, chỉ còn lại 1 chiến sĩ. Tại Long Khánh, sángngày 2–2, Mỹ sử dụng 90 xe tăng từ Suối Râm xuống phản kích dữ dội, bắn phá ácliệt các vị trí bị quân ta bao vây để giải toả thị xã... Cuộc chiến đấu mỗi lúc càngtrở nên khó khăn. Đoàn viên và thanh niên trong các lực lượng vũ trang đều phảibám từng góc tường, từng ụ đất để chống lại một lực lượng địch đông gấp bội, cóxe tăng và phi pháo yểm trợ tối đa. Nhiều chiến sĩ đã phải bắn đến viên đạn cuốicùng. Nhưng không một ai rời vị trí. Càng chiến đấu càng trưởng thành, càng bộclộ rõ phẩm chất một thế hệ thanh niên cầm súng. Anh em nêu quyết tâm “cònngười còn trận địa” còn kiên quyết tiến công tiêu diệt địch. Tiêu biểu như chiến sĩCó, một đoàn viên thanh niên còn rất trẻ, đã một mình dùng súng B40 bắn cháy 3chiếc thiết giáp địch, trước khi trúng đạn hy sinh. Còn đoàn viê n và thanh niên Đạiđội 9, Tiểu đoàn 2 đặc công U1 tiến công vào khu kho ở cao điểm 50, 53 trongTổng kho Long Bình, sau khi phá huỷ hàng chục dãy kho bom, nhiên liệu của Mỹ,đã bị bọn địch cho một trung đoàn xe tăng hàn kín lối ra vào khu kho, cho máy baytrực thăng vũ trang vừa rọi đèn pha, vừa bắn phá ác liệt xuống trận địa. Cả Đại độibị kẹt lại trong khu kho suốt 7 ngày đêm. Đoàn viên và thanh niên trong đơn vị đãphân tán thành từng tổ, bám vào các dãy kho còn lại, đánh trả quyết liệt từng đợtphản kích của địch. Trong đó, riêng đoàn viên Bùi Văn Hoà, một thanh niên gan dạvà mưu trí, luôn tạo được lợi thế để tiến công địch, dù chúng đến từ hướng nào.Cũng như nhiều đoàn viên, thanh niên khác, anh đã chiến đấu đến viên đạn cuốicùng và hy sinh anh dũng. Cả Đại đội chỉ còn lại một chiến sĩ và đồng chí Đại độitrưởng trở ra được. Sau này, Đại đội 9 đặc công U1 và Bùi Văn Hoà đã được Đảngvà Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đoàn viên và thanh niên du kích tại các địa phương trong điều kiện phải đốimặt với những đội quân nhà nghề Mỹ và bè lũ tay sai, được trang bị hiện đại cũngđã không ngừng sáng tạo nhiều cách đánh địch hết sức táo bạo. Xã đội trưởngNguyễn Quyết Chiến, chỉ với một tổ 3 người, nhưng đã 3 lần dùng mìn ĐH v à tiểu

Page 103: Tải xuống tại đây.pdf

104

liên tiêu diệt 1 trung đội lính ngụy và 2 trung đội Mỹ. Với thành tích đó, sau Chiếndịch Xuân Mậu Thân 1968, Nguyễn Quyết Chiến đã được phong tặng danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Kể cả những thanh niên người dân tộc,như Điểu Cải, người con của dân tộc Châu Ro, đều trở thành những chiến sĩ đánhMỹ, diệt ngụy hết sức sáng tạo. 16 tuổi (Điểu Cải sinh năm 1948) gia nhập đội dukích. Trở thành xã đội trưởng xã Túc Trưng (nay là xã Phú Túc, huyện Định Quán,Đồng Nai) Điểu Cải đã từng nhiều lần cùng đội du kích tổ chức phục kích đánhđịch dọc Quốc lộ 20, đẩy địch vào thế co cụm. Với giọng hát hay và biệt tài hoátrang, Điểu Cải thường giả dạng cảnh sát ngụy hoặc người hát rong đột nhập vềlàng rải truyền đơn, tuyên truyền cho đội du kích. Khi bọn địch đánh hơi tìm đến,anh đã biến mất dạng. Chỉ với 3 lần cải trang như thế, Điểu Cải đã diệt gọn 24 tênbình định và dân vệ tại bốt Cây Xăng chợ Túc Trưng. Các địa danh dọc Quốc lộ20, từ cây số 86 đến 99, như ấp Chợ, Thái Hoà, Đức Thắng... liên t ục bị đội dukích của Điểu Cải tiến công. Sau những tiếng súng nổ chỉ thấy xác bọn giặc nằm laliệt, không hề thấy bóng một du kích nào. Với tài xuất quỉ nhập thần, thoắt ẩn thoắthiện, Điểu Cải và đội du kích của anh luôn là nỗi kinh hoàng của bọn địch tr ongvùng. Bọn địch ở chi khu Kiệm Tân đã tung hàng trăm thám báo lùng sục quanhvùng để tìm tung tích của “tên du kích trẻ con” mà nhân dân thường tôn xưng là“Kòn Trô” (1). Đầu năm 1968, bọn địch phát hiện được căn cứ du kích Bình Hoàcủa Cải, chúng cho phi pháo bắn phá ác liệt để dọn đường cho bộ binh càn vào căncứ, Điểu Cải đã chỉ huy đội du kích gồm 6 người đều là thanh niên, lợi dụng địahình phức tạp, phục kích đánh địch từ sáng đến chiều. Cả tiểu đoàn biệt động Mỹvới trang bị đầy đủ vũ khí vẫn không thể đột nhập được vào căn cứ của du kích,phải lui quân, để lại 31 xác lính Mỹ chết, 30 tên khác bị thương.

Nhiều thanh, thiếu niên trong vùng đã rủ nhau vào rừng theo quân của anhCải ngày càng đông. Đội du kích của Cải phát triển nhanh chóng, có thể đá nhthẳng vào cả yếu khu Bình Hoà, làm chủ mấy giờ liền. Trong khí thế tiến công vànổi dậy, tháng 6–1968, chỉ với 1 khẩu AK, Điểu Cải vẫn dám đánh và quyết đánhđịch, bắn rơi một máy bay thám thính của chúng trên Quốc lộ 20, diệt 2 tên Mỹ đitrên máy bay. Tháng 11 cùng năm, Điểu Cải còn bắn rơi 1 máy bay trực thăng Mỹở Gia Kiệm, diệt 3 tên địch. Một lần khác, anh cùng 3 chiến sĩ du kích trong độidùng mìn chống tăng đánh 3 xe tăng địch gần cầu Tam Bung, diệt 24 tên Mỹ trên 3xe tăng. Về sau, do có chỉ điểm, trên đường đi công tác Điểu Cải đã sa vào bãi mìngài sẵn của địch và hy sinh. Anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùngLực lượng vũ trang nhân dân năm 1978.

(1) Kòn Trô, một danh hiệu cao quí, theo quan niệm của người Châu Ro có nghĩa là con trời,người trời, những người siêu phàm.

Page 104: Tải xuống tại đây.pdf

105

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 thật sự đã có tác độngsâu sắc, làm chuyển biến cục diện trên chiến trường, buộc đế quốc Mỹ phải xuốngthang chiến tranh, chấm dứt đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân vàchấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phásản, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược, thực hiện “Việt Nam hoá chiếntranh”.

III. THỰC HIỆN DI CHÚC THIÊNG LIÊNG CỦA CHỦ TỊCH HỒCHÍ MINH VĨ ĐẠI, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆTNAM HOÁ CHIẾN TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.

Thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đế quốc Mỹ mưu toan mởrộng và kéo dài chiến tranh ở Việt Nam, với 4 mục tiêu, trong đó mục tiêu “Bìnhđịnh cho được nông thôn, kiểm soát được tuyệt đại bộ phận đất đai và dân số”được chúng xem là quan trọng hàng đầu, là nhân tố sống còn. Các đoàn bình định(mỗi đoàn 59 tên) được chúng tung về tận xã, ấp. Mỗi tỉnh, chúng thành lập một uỷban phượng hoàng nhằm “diệt và vô hiệu hoá hạ tầng cơ sở Việt Cộng, bình địnhquần chúng nhân dân”. Tại các xã, phường, chúng thành lập các “trung tâm điềuhợp”, cục cảnh sát và khối hành chí nh làm công cụ chủ yếu cho công tác bình định.

Tại Biên Hoà, Long Khánh, địch thành lập 2 hội đồng bình định do 2 tên tiểukhu trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Chúng tổ chức phản kích ác liệt ở vùng bắcTrảng Bom, nam bắc Quốc lộ 1, bắc sông Đồng Nai, đông tây tỉnh lộ 2, khu lòngchảo Nhơn Trạch... Quân viễn chinh Mỹ, quân ngụy và quân các nước chư hầu Úc,Thái Lan liên tục tổ chức các cuộc hành quân càn quét, kết hợp sử dụng bom B52rải thảm, pháo bầy và xe cơ giới ủi phá rừng ở khu lòng chảo Nhơn Trạch , CâyGáo, Bàu 17, Bàu Sình, Bàu Hàm, Vũng Rễ (Vĩnh Cửu)... Các địa bàn đứng châncủa lực lượng cách mạng ở Hưng Lộc, Hưng Nghĩa, Trảng Bom, Cẩm Đường,Suối Cả, Sông Buông... thường xuyên bị đánh phá ác liệt.

Đi đôi với việc tăng cường kiểm soát, theo dõi phát hiện cán bộ, cơ sở cáchmạng, địch ra sức tăng cường bắt lính, đôn quân. Nam thanh niên từ 17 tuổi trở lênđều bị chúng cưỡng ép vào các sắc lính. Kể cả những người đã 50 tuổi cũng bịchúng bắt vào phòng vệ dân sự, bắt luyện tập quân sự và làm nhiệm v ụ canh gác ởxóm ấp, từ đó đôn lên bảo an và bổ sung cho các đơn vị chính qui.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, tiếp tục “xốc tới tổngcông kích, tổng khởi nghĩa trên cả vùng”, quân và dân Biên Hoà, Long Khánh đãliên tục tổ chức các đợt tiến công địch với nhiều cách đánh sáng tạo, mưu trí và hếtsức kiên cường dũng cảm. Tại địa bàn thị xã Biên Hoà, mặc dù địch tăng cườngphòng thủ nghiêm ngặt nhưng nhờ có hàng loạt hầm bí mật ở Gò Me, Lân Thành

Page 105: Tải xuống tại đây.pdf

106

(nội ô thị xã) làm nơi đứng chân, đoàn viên, thanh niên trong đội biệt động và lựclượng chủ lực đã bám trụ, tổ chức nhiều trận đánh táo bạo vào những mục tiêuquan trọng trong thị xã như sân bay quân sự Biên Hoà, Tổng kho Long Bình, Quânđoàn III ngụy...

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân cả nước tađang bước vào giai đoạn quyết định thì ngày 2–9–1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh,lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộngsản quốc tế, người sáng lập Đảng, Nhà nước, quân đội và Đoàn ta, người th ầy,người Bác vô cùng kính yêu đã đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Namthành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, đã vĩnh biệt chúng ta!

Cũng như quân và dân trong tỉnh, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai chưa mộtlần có vinh dự được gặp Bác Hồ, nhưng hình ảnh vị cha già dân tộc đã ăn sâu trongtâm trí mỗi người. Tháng 3–1946, đồng chí Điểu Xiển, người con của dân tộcChâu Ro, đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên được nhân dân Đồng Nai bầu ra trongngày 6–1–1946, trên đường ra Hà Nội dự khoá họp lần thứ nhất, không may bị savào tay thực dân Pháp. Không khuất phục được bằng mua chuộc, cực hình, kẻ địchhèn hạ giết chết đồng chí. Thanh niên Châu Ro cùng bà con cô bác ở Định Quánthương tiếc đã làm lễ truy điệu người con của quê hương và cùng nhau cắt máu ănthề, chuyển từ họ Điểu sang họ Hồ, khẳng định trước sau như một sống chết theoBác Hồ, một lòng một dạ: “Người Châu Ro không ăn cơm hai nồi, không ăn ở hailòng, sống chết chỉ theo Bác Hồ”.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước tạm chia làm ha i miền, tínphiếu Cụ Hồ có in hình của Bác không còn được sử dụng trong vùng kiểm soát củađịch, nhiều thanh niên trong tỉnh đã tìm cách cất giấu tờ tín phiếu như một kỷ vậtvô giá của đời mình. Đồng chí Ngô Bá Cao, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Biên Hoà, bịđịch bắt năm 1959 và bị kết án tử hình, trong xà lim ngục tối vẫn một lòng sắt sontin tưởng:

... Mặc án tử hình giặc buộc conLời Bác còn đây dạ sắt sonCòn dân, còn Đảng, còn non nướcCon vẫn bên Cha mãi mãi còn...

Đồng chí Cẩm Y, một đảng viên trẻ, cán bộ th ị xã Biên Hoà, bị địch bắt trênđường đi công tác đêm 1–9–1968. Qua nhiều nhà lao, bị địch tra tấn cực hình, chịvẫn một lòng sắt son với cách mạng. Với chị, cũng như với những chiến sĩ cáchmạng khác: “Hình ảnh thiêng liêng và sâu nặng nghĩa tình in đậm t rong tim ngườicộng sản là hình ảnh của Bác. Chính trong những lúc đứng trước thử thách đối mặtvới kẻ thù thì hình ảnh của Bác Hồ càng trở nên thiêng liêng gần gũi, rực sáng như

Page 106: Tải xuống tại đây.pdf

107

vì sao dẫn đường, có sức mạnh cổ vũ, khích lệ lòng dũng cảm, sự hy sinh không hềtiếc xương máu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và ước mơ hoài bão củaNgười...” (1).

Bác Hồ qua đời là một tổn thất lớn lao đối với mỗi đoàn viên và thanh niên,cũng như đối với toàn dân tộc. Với những đoàn viên và thanh niên đang trực tiếpcầm súng chiến đấu trên các chiến trường miền Nam càng thấy “mình có lỗi, vìchưa giải phóng được miền Nam để kịp đón Bác vào thăm đồng bào, đồng chí củaNam bộ Thành đồng” (2). Đoàn viên, thanh niên Tiểu đoàn 445, bộ đội địa phươngBà Rịa – Long Khánh, vào thời điểm những tháng cuối năm 1969 đang phải đốiphó với chiến thuật ụ ngầm của đội quân đánh thuê Úc tại vùng Long Đất ( 3). Vừara quân trận đầu không thành công thì được tin Bác Hồ qua đời, cả Tiểu đoàn nhưđều nghẹn ngào trong nước mắt. Sau lễ truy điệu Bác tại căn cứ, đêm 21–9 và đêm28–9, các chiến sĩ Tiểu đoàn 445, lần lượt chia thành nhiều tổ dùng kỹ thuật đánhđặc công, bí mật áp sát, đưa thủ pháo vào lỗ châu mai của các ụ ngầm. Bị bất ngờ,bọn địch không kịp phản ứng. Các ụ ngầm tinh quái của đội quân Hoàng gia Úclần lượt bị phá tan. Đến tháng 10–1969, 25 trên 36 ụ ngầm của địch đã bị phá, tạođiều kiện dễ dàng cho nhân dân bung ra sản xuất, cán bộ, bộ đội đột nhập được vàoấp, gây dựng và phát triển phong trào quần chúng.

Còn ở Đồn điền Cao su Courtenay (nay là Nông trường Cao su Cẩm Mỹ) cómột con đường nối từ liên tỉnh lộ 2 xuyên qua những lô cao su, qua cánh rừng giàtới Cổng Trắng, Nha Trào. Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, khi trở lại chiếmĐồn điền, tiến hành khủng bố trắng, lùng bắt được cán bộ cách mạng, giặc Phápthường mang ra xử bắn tại con đường này. Trước khi ngã xuống, các cán bộ, chiếnsĩ cách mạng thường hô vang khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh muôn năm”, thể hiện khíphách kiên trung bất khuất trước kẻ thù, truyền lại niềm tin tất thắng cho bao lớpngười sau. Nhiều chiến sĩ cách mạng của vùng cao su Cẩm Mỹ không ngại hy sinh,vẫn kiên cường bám trụ dọc theo tuyến đường để hoạt động, móc nối cơ sở, tuyêntruyền giác ngộ quần chúng, tổ chức nhiều trận đánh địch táo bạo như trận đánhthắng giòn giã mở đầu phong trào Đồng khởi năm 1960, hoặc như trận đánh dinhđiền Bình Phú của Đội vũ trang tuyên truyền cao su A... Có những chiến sĩ bámtuyến đường từ khi tuổi còn niên thiếu như Nguyễn Thị Thoại, là một trong những

(1) Những ngày kỷ niệm và lịch sử – Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai, 2000, trang 89.

(1) Lời của chị Cẩm Y, nguyên Thường vụ Thành uỷ Biên Hoà – Bác Hồ với Đồng Nai, ĐồngNai với Bác Hồ – Tỉnh uỷ Đồng Nai; 2002, trang 249.

(2) Long Đất trong kháng chiến chống Mỹ có thời kỳ thuộc tỉnh Bà Biên (Bà Rịa – Biên Hoà).Sau này, từ 1991 trở về trước thuộc tỉnh Đồng Nai. Hiện nay thuộc tỉnh Bà Rịa – VũngTàu.

Page 107: Tải xuống tại đây.pdf

108

thiếu niên tham gia cách mạng sớm nhất c ủa Cẩm Mỹ, từng bị địch cầm tù ở CônĐảo suốt mười lăm năm, cũng đã từng nhiều lần bám theo tuyến đường tìm cáchbắt mối liên lạc với nhiều cán bộ cách mạng, trong những ngày đế quốc Mỹ vàngụy quyền Sài Gòn đang tiến hành khủng bố trắng với các chiến dịch “tố cộng,diệt cộng” tàn bạo. Những lúc ấy và cả sau này, khi bị giam cầm trong nhà tù đếquốc, hình ảnh Bác Hồ với nụ cười hiền hậu, ánh mắt tinh anh đầy khích lệ màThoại chỉ được xem qua một tấm ảnh, vẫn có sức cổ vũ sâu sắc, luôn nhắc nhởThoại bền gan, vững chí...

Cứ thế, con đường gắn bó với nhiều cán bộ, chiến sĩ cách mạng vùng CẩmMỹ, trở thành con đường Hồ Chí Minh tự lúc nào cũng không ai biết rõ. Chỉ biếttrong tâm trí nhiều thanh niên công nhân và bà con cô bác vùng Cẩm Mỹ luôn hiệnhữu một con đường mang hình ảnh sáng ngời niềm tin của Bác Hồ để họ có thểvượt qua mọi thử thách cam go và đứng vững. Ngày Bác mất, cả ngàn công nhân,cán bộ, bộ đội đã đổ ra tuyến đường để tưởng nhớ Bác, như một sự khẳng định tấmlòng của người dân cao su đi theo c on đường Bác Hồ đã chọn.

Trong từng chiến hào, trong mỗi xóm ấp và cả trong ngục tối của kẻ thù, hìnhảnh của Bác luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ đoàn viên và thanh niên không ngừng nêucao ý chí, nguyện “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩđại!”.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3–2–1930 – 3–2–1970),thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, thể theo nguyện vọng của tuổi trẻ cảnước và theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá III) đã ra Nghị quyết cho phép tổ chức Đoàn Thanh niên,tổ chức Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.

– Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam nay là Đoàn Thanh niên Lao động HồChí Minh.

– Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam nay là Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh

– Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.

Từ ngày 30–6–1970, tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng và tổchức Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng miền Nam cũng được chính thức mang tênBác.

Nhận rõ niềm vinh dự to lớn, Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cáchmạng Hồ Chí Minh phát động rộng rãi trong đoàn viên và thanh niên toàn Miềnphong trào hành động “Tuổi trẻ thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ”.

Page 108: Tải xuống tại đây.pdf

109

Cuối năm 1969 đầu năm 1970, tình hình trên chiến trường Phân khu 4 cũn gnhư ở U1 và Bà Rịa – Long Khánh đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Kẻ địch ra sứcthực hiện bình định nông thôn một cách quyết liệt, tàn bạo. Chúng bằng mọi cáchủi phá, rải chất độc hoá học khai quang hết khu rừng lòng chảo Nhơn Trạch đếnkhu Rừng Sác. Khu lòng chảo bị xẻ ngang cắt dọc thành nhiều mảnh. Các cửa khẩuhậu cần ở Phước Thái, Long Phước thường xuyên bị địch phục kích, gây cho tanhiều khó khăn.

Trong điều kiện đánh phá quyết liệt của địch, tổ chức Đoàn các cấp của U1,Phân khu 4 cũng như của Bà Rịa – Long Khánh, thực hiện Di chúc thiêng liêng củaBác Hồ, một mặt đưa hầu hết cán bộ lên tuyến trước, động viên thanh niên giữvững ý chí chiến đấu, phát huy khí thế tổng công kích, tổng khởi nghĩa; móc nốikhôi phục, phát triển từng cơ sở, một mặt khác tổ chức thanh niên tham gia xâydựng hàng loạt hầm bí mật để các đơn vị vũ trang của tỉnh, của huyện có thể bámtrụ đánh địch dài ngày. Riêng ở ấp Bình Quan, xã Hiệp Hoà (thị xã Biên Hoà) đãđào được 40 hầm bí mật. Tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương được khôi p hục, trựctiếp tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng bộ địa phươngvạch ra, nhất là trong việc xây dựng, phát triển lực lượng du kích ở địa phương,đảm bảo hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của bà con cô bác chốnglại chính sách bình định tàn bạo, chống gom dân lập vành đai trắng của địch.

Hầu hết đoàn viên, thanh niên đều nêu cao ý chí “một tấc không đi, một lykhông rời”. Thời kỳ 1969 – 1970, trên chiến trường Đông Nam bộ cũng như toànchiến trường miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức đẩy mạnhchiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Trên hướng Rừng Sác và Phân khu 4, địchbao vây cả trên bộ và trên sông. Nhiều chiến sĩ đi tải gạo lọt vào ổ phục kích củagiặc bị thương, bị hy sinh, có Đại đội quân số chỉ còn 13 – 15 chiến sĩ. Địch ruồngbố gắt gao. Việc rút thanh niên bổ sung cho các đơn vị gặp khó khăn. Cuộc chiếnđấu chống phá kế hoạch bình định của địch, phát triển phong trào làm chủ xã, ấptrở thành một thử thách không chỉ đối với những cán bộ, đảng v iên, đoàn viên,thanh niên bám sát ở cơ sở. Hầu hết các đơn vị vũ trang tập trung cũng phải khôngngừng bám dân, xây dựng cơ sở để đứng chân. Vừa phối hợp đánh địch ruồng bố,tổ chức Đoàn Thanh niên ở nhiều đơn vị đã động viên đoàn viên, thanh niên pháthuy tinh thần chủ động móc nối, xây dựng cơ sở trong dân. Riêng Đoàn 10 đặccông Rừng Sác đến cuối năm 1970 đã xây dựng được 200 cơ sở ở Phước Khánh,Phước Lý, bước đầu tạo được cơ sở hậu cần và làm nhiệm vụ trinh sát cho Đoàn.Nhờ đó, trong chiến dịch CD, đoàn viên và thanh niên Đoàn 10 đã góp phần đánhthắng địch 57 trận, bắn chìm 50 tàu các loại, trong đó có một tàu trọng tải 23.000tấn trên sông Lòng Tàu. Đoàn viên, thanh niên bộ đội đặc công U1, Đoàn 274ĐKB đã cùng đơn vị nhiều lần đánh tập kích, pháo k ích vào sân bay Biên Hoà,

Page 109: Tải xuống tại đây.pdf

110

Tổng kho Long Bình, căn cứ Nước Trong... phá huỷ hàng chục lô cốt, nhiều dãynhà lính, bắn cháy 4 kho dầu, trong đó có một kho chứa 12 triệu lít xăng và 5 tàudầu với sức chở 58.000 tấn.

Trong điều kiện gian khổ, ác liệt, đoàn viên, thanh niên càng tỏ ra vô cùngngoan cường dũng cảm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đoàn viên Đoàn Thanh Châu,chiến sĩ tiểu đoàn bộ đội Phân khu 4 một mình bắn 7 quả B40, đã hạ 7 xe tăngđịch. Đội trinh sát vũ trang thị xã Long Khánh với lực lượng chỉ 3 đ ồng chí, nhưngđã có những hoạt động hết sức táo bạo. Đội được thành lập tháng 5 –1968, đã kiêntrì bám đất, bám dân, dũng cảm và mưu trí, lấy vũ khí địch đánh địch, nhiều lần táobạo đột nhập vào thị xã và các ấp vùng ven ngay giữa ban ngày, diệt ác phá kì m,xây dựng cơ sở mật và lộ. Tiêu biểu là trận đánh vào quán Ly Ly nằm sâu trongnội ô thị xã đêm 4–11–1970, diệt tên Sáu Bá ác ôn khét tiếng. Mặc dù địch phòngthủ gắt gao, cả đội vẫn cải trang vượt qua lưới phòng thủ của địch luồn sâu vào nộiô dùng tạc đạn đánh sập quán Ly Ly, diệt 11 tên, trong đó có 2 tên Mỹ, 1 tiểu đoàntrưởng xây dựng nông thôn, 3 cảnh sát đặc biệt, 1 phó chi cảnh sát, 1 đại uý tìnhbáo tiểu khu, 3 trung uý tình báo khu 33. Trên đường trở về căn cứ, cả đội lọt vào ổphục kích của địch, trúng mìn do địch gài sẵn. Đoàn viên thanh niên Nguyễn VănNgọc bị thương gãy 2 chân, đoàn viên Nguyễn Thanh Xuân bị gãy một chân và bịthương ở bụng; Lương Văn Thọ, đội trưởng bị thương ở tay và cháy một nửangười. Trước tình hình đó, hai đoàn viên Ngọ c và Xuân đã tình nguyện ở lại chiếnđấu để đồng chí đội trưởng tìm đường về địa phương gần đó nhờ giúp đỡ. Ngọc và

Xuân đã gom hết số vũ khí lại xung quanh mình, nằm tựa vào nhau để đối phó vớimọi hướng tiến công của địch. Nghe tiếng mìn nổ, bọn địch phá t hiện được hướngrút của đội biệt động đã tổ chức tiến công dồn dập. Hai đoàn viên Ngọc và Xuân đãchiến đấu liên tục 4 tiếng đồng hồ, bắn hết 20 băng đạn. Khi địch áp sát, cả hai đãdùng thủ pháo đánh trả quyết liệt cho đến lúc hy sinh, sau khi đã diệt được 11 tênvà làm bị thương 12 tên bảo an khác, trong đó có 1 tên đại uý Mỹ.

Sau này, năm 1976, Đội trinh sát vũ trang của thị xã Long Khánh đã đượcĐảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Trên mặt trận đấu tranh chính trị và binh vận, đoàn viên và thanh niên xã SuốiCát, khi địch bắn pháo làm bị thương người dân, được sự chỉ đạo của chi bộ Đảng,đã cùng khiêng người bị thương lên đồn địch, sau đó kéo về thị xã Long Khánhđấu tranh đòi bồi thường. Thanh niên còn tham gia rải hàng trăm nghìn truyền đơn,thông lệnh giải tán phòng vệ dân sự, trong đó có 5.000 truyền đơn bằng tiếng Anh,tiếng Thái đã được rải khắp vùng Long Thành, nơi lính chư hầu Thái Lan đóngquân, góp phần hạn chế sự đánh phá của chúng. Mặt khác, một số quân Thái, nhờđó hiểu rõ và đồng tình với các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương đã khôngđàn áp.

Page 110: Tải xuống tại đây.pdf

111

Năm 1971, sau khi chiến trường được bố trí lại thành hai phân khu: Phân khuBà Rịa và Phân khu Thủ Biên, thực hiện chủ trương của Thị uỷ Biên Hoà xây dựngcác bàn đạp từ nhiều hướng để móc nối cơ sở từ nội thành ra huấn luyện, Thị ĐoànBiên Hoà đã tập trung xây dựng bàn đạp ở Bình Lộc (Quốc lộ 20). Hầu hết cán bộThị Đoàn Biên Hoà đều về bám sát cơ sở, móc nối, tổ chức tuyên truyền trong cáctầng lớp thanh niên về tình hình cuộc kháng chiến, về nhiệm vụ của người thanhniên trong giai đoạn cả nước có chiến tranh, vạch rõ bản chất phản dân hại nướccủa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai... Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, cáccán bộ Đoàn đã phát hiện, bồi dưỡ ng những thanh niên tích cực trở thành nhữngcốt cán, từ đó phát triển hệ thống chuỗi rễ tại địa bàn, tạo ra ở Bình Lộc một bànđạp vững chắc, cán bộ từ căn cứ có thể vào ra thuận lợi, nhất là các lực lượng vũtrang có thể đứng chân để triển khai các hoạt động chiến đấu chống địch.

Các hoạt động của Đoàn ngày càng đi vào nề nếp. Đến cuối năm 1972, TỉnhĐoàn Biên Hoà đã được củng cố hoàn thiện, do đồng chí Út Đoàn (Phan HồngĐoàn – Phan Hồng Nghĩa) làm Bí thư, đồng chí Sáu Biên làm Phó bí thư, đồng chíBảy Huệ (nữ) là uỷ viên thường vụ. Trong Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn còn có đồngchí Hai Quân, uỷ viên Ban chấp hành; đồng chí Năm Truyền, Phó bí thư Thị ĐoànBiên Hoà, uỷ viên; đồng chí Phạm Điền Sơn, uỷ viên và đồng chí Sơn, Bí thưHuyện Đoàn Vĩnh Cửu, uỷ viên; cùng 3 cán bộ khác. Ban chấp hành các HuyệnĐoàn cũng được hoàn thiện gồm: Huyện Đoàn Nhơn Trạch có 7 đồng chí, do đồngchí Sáu Trung, Huyện uỷ viên phụ trách Bí thư Huyện Đoàn, đồng chí Sáu Quang,Phó bí thư; Huyện Đoàn Vĩnh Cửu có 3 cán bộ, đồng chí Sơn được giao tráchnhiệm Bí thư Huyện Đoàn; cơ sở cao su Bình Sơn chỉ có 1 cán bộ nữ (đồng chíYến); Thị Đoàn Biên Hoà có 8 đồng chí, do đồng chí Khánh Băng (Hồ Văn Thiệp)làm Bí thư.

Tất cả các huyện trong tỉnh đều xây dựng được các cơ sở Đoàn, bao gồm cả tổchức Đoàn bí mật và tổ chức Đoàn công khai. Trong đó, huyện Nhơn Trạch có 6chi đoàn mật với 22 đoàn viên, 6 chi đoàn lộ với 33 đoàn viên, ngoài ra còn có 13đoàn viên lẻ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các chi bộ Đảng ở các địaphương.

Huyện Vĩnh Cửu xây dựng được 3 chi đoàn mật với 11 đoàn viên và 1 chiđoàn lộ với 3 đoàn viên, ngoài ra còn có 9 đoàn viên lẻ; Thị Đoàn Biên Hoà có 1chi đoàn lộ với 5 đoàn viên, ngoài ra còn có 10 đoàn viên lộ hoạt động đơn tuyếntheo sự chỉ đạo của chi bộ Đảng và 21 đoàn viên mật cũng hoạt động đơn tuyến; cơsở cao su Bình Sơn có 1 chi đoàn mật với 9 đoàn viên, 1 chi đoàn lộ với 3 đoànviên và 4 đoàn viên lẻ...

Thời kỳ 1971 – 1972, bị thất bại nặng nề trong chiến lược “Việt Nam hoáchiến tranh”, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai càng tăng cường đôn quân bắt lính với

Page 111: Tải xuống tại đây.pdf

112

nhiều thủ đoạn thâm độc và tàn bạo. Chúng vây ráp bắt cả những thanh niên tàn tậtvào lính. Trong trường học, chúng đánh trượt hàng loạt học sinh. Thậm chí chúngđóng cửa trường, hạn chế hoặc bãi bỏ chế độ hoãn quân dịch, bắt cả những họcsinh đang thi tú tài, dù đậu hay rớt, vào lính. Đi đôi với hành quân lục soát, bắnpháo, phá ủi địa hình những nơi thanh niên bung ra trốn lính, ở thị xã, thị trấn,chúng còn bắt ép các chủ cơ sở sản xuất sa thải công nhân lao động trẻ tuổi. Ở cácvùng tôn giáo, di cư, chúng càn ráp, bao cả nhà thờ, thánh thất, tìm cách loại sốthanh niên “không đủ 4 năm công quả” ra ngoài để bắt lính.

Tổ chức Đoàn ở các địa phương đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tưtưởng, làm cho thanh niên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của đoàn viên và thanhniên trong giai đoạn mới. Nhiều đoàn viên thấy rõ nhiệm vụ đều hăng hái tham giamọi công tác cách mạng, nhất là trong các đợt “chồm lên, chiếm lĩnh”, phát triểncác hình thức đấu tranh vũ trang cũng như chính trị. Đặc biệt là phong trào chốngbắt lính diễn ra khá sôi nổi. Những lúc địch tập trung vây ráp thanh niên, tổ chứcĐoàn ở nhiều cơ sở đã tìm mọi cách kịp thời thông báo để thanh niên có thể trốnlính, kể cả việc móc nối đưa thanh niên ra vùng căn cứ. Kết hợp đấu tranh chốngbắt lính với xây dựng các căn cứ du kích. Nhiều nơi đã tổ chức cho thanh niên đàohầm bí mật để trốn lính. Những nơi địch sử dụng các biện pháp tàn bạo để bắt lính,đã dùng cả áp lực quần chúng, cả bạo lực để chống bắt lính. Một số nơi hình thànhđược cả mặt trận chống bắt lính như ở thị xã Biên Hoà, vùng di cư Công giáo GiaKiệm... Ở nhiều nơi, quần chúng đã tổ chức giật chuông nhà thờ, đánh trống, mõ

mỗi khi giặc ruồng bố bắt lính. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 2000 V iệt kiều từCampuchia trở về năm 1970, chống địch bắt thanh niên đi lính. Ở Gia Kiệm, 4.000giáo dân đã xuống đường đấu tranh chống bắt lính, chống gom thanh niên vàophòng vệ dân sự. Giáo dân đã bắt trói cả cảnh sát khi chúng đến bắt thanh niên đilính để cảnh cáo.

Đi đôi với công tác chống kế hoạch đôn quân bắt lính của địch, công tác binhvận cũng được các cơ sở Đoàn đặc biệt chú ý phát triển. Nhiều cán bộ Đoàn, đoànviên, thanh niên đã kiên trì vận động thuyết phục những binh sĩ ngụy lầm đườngtìm cách trở về nhà làm ăn. Đáng chú ý là thời kỳ địch bắt lính ồ ạt, nhiều đoànviên và thanh niên cốt cán của ta cũng bị chúng vây ráp bắt vào lính. Khi có điềukiện, chính những đoàn viên, thanh niên này đã làm nòng cốt vận động binh sĩngụy bỏ ngũ về nhà làm ăn. Nhất là trong lực lượng phòng vệ dân sự, nhiều nơi đãbị phá rã từng mảng. Có cả những cán bộ Đoàn bám trụ trong dân để gây dựng cơsở cũng đã bị địch bắt lính, không những tìm được cách trở về, còn vận động đượcnhiều binh sĩ ngụy đào, rã ngũ như đồng c hí Sáu Phụ, một cán bộ Đoàn của ThủBiên được tăng cường vào xây dựng cơ sở trong nội thành Sài Gòn, không may bị

Page 112: Tải xuống tại đây.pdf

113

địch bắt lính đưa ra miền Trung, đã vận động được cả một trung đội quân ngụy ravùng giải phóng.

Trên mặt trận đấu tranh vũ trang, đoàn viên và thanh niên các địa phương đềukiên trì bám trụ, liên tục chiến đấu làm thất bại kế hoạch bình định của địch. Độidu kích xã Bình Lộc đều còn rất trẻ. Lớn tuổi nhất là xã đội trưởng Luyến cũng chỉmới 20 tuổi, còn lại đều 16, 17 tuổi, kể cả xã đội phó Lê A cũng chỉ mới 17.Những đội viên ở bộ phận mật còn nhỏ hơn, chỉ 13, 14 tuổi. Thế nhưng đội đã từngbám sát dân nhiều năm, đánh địch cả khi chúng đi càn quét, ruồng bố, cả bọn đangchốt giữ trong các bốt. Ngày ít nhất, đội cũng đánh 4 trận, ngày nhiều nhất , độiđánh hàng chục trận. Bọn địch ở Bình Lộc và vùng xung quanh bị phục kích liênmiên. Chúng rất sợ và rất căm đội du kích. Chúng treo giải thưởng đến hàng chụcngàn đồng nếu ai lấy được đầu của đội trưởng, đội phó.

Lê A là một xã đội phó trẻ, gan dạ và táo bạo. 15 tuổi đã trở thành một cơ sởmật của đội, thường xuyên nắm tình hình địch ở 3 đồn của chúng đóng trong xã,phát hiện những toán tuần tiễu của chúng báo cho đội du kích. Năm 1970, ở tuổi16, Lê A tham gia trận đánh đầu tiên, diệt bọn sĩ quan địch tại tiệm kem Ba Thế(tức quán Ngọc Hương), nơi bọn chúng thường tụ tập ăn chơi. Trận đó, anh cùngTiết, một đội viên trong đội du kích Bình Lộc, diệt hơn 40 tên sĩ quan vừa Mỹ vừangụy mà vẫn bảo vệ được dân, mặc dù thời gian của trận đánh có bị chậm lại vàsau đó khi vừa chạy ra đến đầu đường, các anh đã bị cảnh sát ngụy bắt. Rất may làLê A người ốm nhom, đen đúa như một đứa trẻ mười ba, mười bốn tuổi. Sau mộtngày đêm hết bị dụ dỗ đến dọa nạt, cả hai đều một mực không nhận. Không cóchứng cứ, bọn chúng đành phải thả cả hai. Từ đó, Lê A được rút hẳn về bộ phậnmật, để một năm sau, ở tuổi 17, anh trở thành một xã đội phó gan dạ và xông xáo.Rồi 6 tháng sau đó, tháng 4–1972, khi xã đội trưởng Luyến hy sinh, Lê A lại trởthành một xã đội trưởng gan góc. Tro ng một trận đột nhập vô ấp, bị thương, cánhtay trái bị dị tật khòng khoèo, vẫn không bao giờ anh rời vị trí chiến đấu.

Ngày 25–6–1972, đội du kích xã Bình Lộc đã phối hợp với đại đội bộ độihuyện tiến công đồn Bình Lộc, do một đại đội bảo an địch chốt giữ . Với phương ánđánh địch khá táo bạo, hai đơn vị đã phục kích đánh địch khi chúng vừa từ trongđồn ra đi lùng sục trong vùng (Bọn địch đóng ở Bình Lộc 3 đồn. Đồn trung tâm domột đại đội bảo an chốt giữ. Hàng ngày, cứ 5 giờ sáng, chúng thường ra khỏi đồnvào vườn xoài bà Bảy lùng sục và nghỉ trưa tại đó đến sẩm tối mới trở về đồn).Ngay từ tối hôm trước, du kích và bộ đội địa phương đã chia thành 4 mũi ém sẵn ởcác vị trí. Mờ sáng hôm sau, khi cả trung đội địch ra khỏi đồn đi lùng sục nhưthường lệ, lọt hẳn vào ổ phục kích, Lê A liền cho nổ hai trái ĐH khoá đầu. Tiếp đólà 2 trái mìn claymo của xã đội phó Một nổ khoá đuôi, chặn đường rút của địch.Bọn địch sống sót chạy dạt vào bên đường, lập tức bị AK, tiểu liên cực nhanh,

Page 113: Tải xuống tại đây.pdf

114

M79, thủ pháo của các chiến sĩ dồn dập tiến công. 21 tên lính ngụy, trong đó có têntrung đội phó bị diệt tại chỗ. Ta thu 17 súng các loại. Trong trận đó, Lê A đã hysinh khi anh đang ở giữa tuổi 18. Năm 1978, anh được Nhà nước truy tặng danhhiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 10 năm 1972, thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, giảithể các phân khu, lập lại tỉnh Bà Rịa – Long Khánh và tỉnh Biên Hoà. Tỉnh BiênHoà thời kỳ này có các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom (từ tháng 10 –1973 trở thànhhuyện Thống Nhất), Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Tân Uyên, Dĩ An (từnăm 1973, Tân Uyên, Dĩ An trở về tỉnh Thủ Dầu Một), huyện Cao su Bình Sơn vàthị xã Biên Hoà. Đồng chí Út Đoàn, Tỉnh uỷ viên, được giao nhiệm vụ Bí thư TỉnhĐoàn. Tổ chức Đoàn ở cơ sở có 14 chi đoàn mật, ngoài ra c òn có 89 đoàn viên lẻ,31 hội viên Hội Thanh niên Giải phóng, 25 hội viên Hội Học sinh Giải phóng. Cụthể: huyện Long Thành có 6 chi đoàn mật với 20 đoàn viên và 34 đoàn viên lẻ;huyện Nhơn Trạch có 5 chi đoàn mật với 19 đoàn viên và 27 đoàn viên lẻ; huyệnVĩnh Cửu có 2 chi đoàn với 8 đoàn viên và 11 đoàn viên lẻ; xã Bình Sơn có 1 chiđoàn với 3 đoàn viên và 6 đoàn viên lẻ; thị xã Biên Hoà có 11 đoàn viên lẻ.

Tổ chức Đoàn loại A (lộ) có 88 đoàn viên, trong đó huyện Nhơn Trạch có 37đoàn viên; huyện Vĩnh Cửu có 7 đoàn viên; SIPH Bình Sơn có 3 đoàn viên; huyệnLong Thành có 14 đoàn viên, thị xã Biên Hoà có 27 đoàn viên... Đáng chú ý làphần lớn các địa phương, số đoàn viên, kể cả mật và lộ, đều ít hơn số đảng viên rấtnhiều lần. Số cơ sở mật trong toàn tỉnh có 33 chi bộ với 114 đảng viên và 160 đảngviên lẻ thì chỉ có 14 chi đoàn với 50 đoàn viên và 89 đoàn viên lẻ. Số cơ sở lộ có528 đảng viên, nhưng chỉ có 88 đoàn viên. Đi sâu vào các huyện đều có tình trạngtương tự, như ở huyện Long Thành có 11 chi bộ mật v ới 43 đảng viên và 39 đảngviên lẻ; nhưng chỉ có 6 chi đoàn với 20 đoàn viên và 34 đoàn viên lẻ. Nhất là số cơsở lộ có tới 125 đảng viên, nhưng chỉ có 14 đoàn viên. Huyện Vĩnh Cửu cũng cótình trạng tương tự, trong khi có 7 chi bộ mật với 21 đảng viên và 17 đảng viên lẻ,107 đảng viên lộ thì chỉ có 2 chi đoàn với 8 đoàn viên và 11 đoàn viên lẻ, 7 đoànviên lộ...

Tình trạng số cơ sở Đoàn và đoàn viên ít hơn số cơ sở Đảng và đảng viên làmột khó khăn trong việc vận động, tổ chức thanh niên thực hiện những nh iệm vụcủa cách mạng trong giai đoạn có tính quyết định. Tuy nhiên, các phong trào doĐoàn phát động vẫn được duy trì và phát triển ở nhiều cơ sở. Trong những thángcuối năm 1972, đoàn viên và thanh niên trong các lực lượng vũ trang của Quânkhu, của tỉnh, của huyện và du kích các địa phương đã đồng loạt ra quân ở hầukhắp các địa bàn dọc các tỉnh lộ 17, 19 (Nhơn Trạch), Quốc lộ 15 (Long Thành),tỉnh lộ 24 (Vĩnh Cửu), Quốc lộ 1 (Trảng Bom), cắt đứt các Quốc lộ 1, Quốc lộ 15,tỉnh lộ 17, 19.... Du kích các xã Bàu Hàm, Hưng Nghĩa (Trảng Bom), Phước Long,

Page 114: Tải xuống tại đây.pdf

115

Phước Thiền (Nhơn Trạch) đã vào ấp diệt một số tên tề ngụy ác ôn, phá rã nhiềutoán phòng vệ dân sự hỗ trợ nhân dân đấu tranh chống địch bằng nhiều hình thứcnhư mít tinh, biểu tình, xuống đường tham gia phục vụ chiến đấu, bung ra sản xuấtở đồi 64 Bình Sơn, cánh đồng Tam An, Tam Phước, Phước Nguyên, Long Hưng,An Hoà, Phước Thiền (Long Thành, Nhơn Trạch...). Đặc biệt trong đợt “chồm lênchiếm lĩnh” trước khi Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà b ình ởViệt Nam được ký kết (27–1–1973), đoàn viên và thanh niên các địa phương đãcùng quân và dân trong tỉnh đồng loạt đánh chiếm hơn 60 ấp, làm chủ 2/3 thị trấnTrảng Bom, bức rút hàng loạt đồn bốt địch, làm chủ nhiều đoạn trên các Quốc lộ 1,15, 20... tạo ra nhiều vùng giải phóng rộng lớn. Vùng giải phóng mở rộng đến đâu,cán bộ Đoàn các cấp đều được tăng cường đến đó, góp phần ổn định tình hình, tổchức thanh niên phát huy vai trò xung kích cách mạng tham gia phát triển sản xuất,mở các lớp học dạy chữ cho con em nhân dân trong vùng, vận động nhân dân thựchiện nếp sống mới, ăn ở hợp vệ sinh. Những thanh niên có sức khỏe được tổ chứcĐoàn động viên, hướng dẫn đã lên đường tham gia các lực lượng vũ trang và đidân công phục vụ hoả tuyến. Phong trào thanh niên tại các vùng mới được giảiphóng từng bước phát triển. Một số vùng ở Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu...đã phát triển thêm được một số đoàn viên, hình thành được chi đoàn, tạo thànhnhững nòng cốt đáng tin cậy, góp phần đẩy mạnh các phong trào hành động, đápứng đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng đang phát triển nhanh chóng.

Từ sau cao trào “Đồng khởi” đến trước ngày Hiệp định Pari về chấm dứtchiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết là một thời kỳ hết sức quyếtliệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Đế quốc Mỹvà bè lũ tay sai của chúng đã liên tiếp tiến hành 3 chiến lược chiến tranh, từ chiếnlược “Chiến tranh đặc biệt” đến chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “ViệtNam hoá chiến tranh”, với một lực lượng quân Mỹ, quân các nước chư hầu cùngđội quân của ngụy quyền tay sai Sài Gòn, được trang bị những loại vũ khí hiện đạinhất, có không quân, pháo binh yểm trợ một cách tối đa, áp dụng nhiều chiến thuật,thực hiện hai gọng kìm “tìm diệt và bình định”, “trực thăn g vận, thiết xa vận”...nhưng đều vấp phải sự kháng cự ngoan cường của quân và dân ta, trong đó có sựđóng góp xứng đáng của các tầng lớp thanh niên, buộc chúng phải gánh chịunhững thất bại nặng nề. Trải qua những năm tháng chiến đấu ác liệt, tổ chức Đoànvà đoàn viên, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai luôn nêu cao tinh thần xung kíchcách mạng, kiên cường vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, giữ vững ý chí tiến côngđịch trong mọi tình huống để cùng quân và dân Biên Hoà – Đồng Nai và cả nướcgiành thắng lợi vẻ vang, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari cam kết tôntrọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; rút hết quân đội Mỹ vàchư hầu ra khỏi miền Nam, chấm dứt sự dính líu quân sự và can thiệp vào nội bộcủa miền Nam; tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam; công nhận trên

Page 115: Tải xuống tại đây.pdf

116

thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểmsoát và ba lực lượng chính trị... Cho dù vẫn còn nhiều những thử thách cam go trêncon đường đi tới thắng lợi hoàn toàn, nhưng một thế hệ thanh niên Biên Hoà –Đồng Nai đã đi qua những năm tháng quyết liệt sẽ càng vững tin ở sức mình,không ngừng vươn lên cống hiến và trưởng thành.

Page 116: Tải xuống tại đây.pdf

117

Chương V

CÙNG QUÂN VÀ DÂN TIẾN LÊNGIÀNH TOÀN THẮNG

1973 – 1975

I. KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU, GÓPPHẦN GIỮ VỮNG THẾ CHỦ ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG.

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kýkết ngày 27–1–1973. Nhưng với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫnchưa từ bỏ dã tâm xâm lược miền Nam Việt Nam. Hiệp định Pari ký chưa ráo mực,bè lũ tay sai Nguyễn Văn Thiệu đã hô hào thực hiện “tràn ngập lãnh thổ”, tập trungcác lực lượng chủ lực, bảo an, dân vệ đồng loạt mở các đợt tiến công lấn chiếmvùng giải phóng, vùng làm chủ của ta trước ngày ký kết Hiệp định. Chúng lấnchiếm sâu vào vùng giải phóng ở Đại An, Tân Định, Thiện Tân (Vĩnh Cửu); HưngLộc, Hưng Nghĩa, Bàu Hàm (Trảng Bom), khu lòng chảo Nhơn Trạch, phía tâyQuốc lộ 15 (Long Thành), đông tây tỉnh lộ 2 (Long Khánh)... Chúng tiến hànhđóng thêm nhiều chốt dọc các Quốc lộ 1, 15, cắm cờ lấn chiếm các lộ giao thông,khôi phục lại thế kìm kẹp và đẩy lực lượng ta ra xa.

Đi đôi với lấn chiếm lãnh thổ, xoá thế “da beo”, chúng tăng cường đánh pháphong trào cách mạng của nhân dân đang sôi nổi khí thế mừng hoà bình, nhất là ởvùng cao su, chúng tăng cường cảnh sát, tình báo đánh vào phong trào công nhân.Chỉ trong hai tháng 2 và 3–1973, chúng đã bắt hàng trăm công nhân ở Hàng Gòn,An Lộc, Long Thành. Trong đó, chúng đặc biệt chú ý khủng bố thanh niên để bắtlính, tăng cường cho lực lượng bảo an. Chúng ra sức tuyên truyền xuyên tạc tinhthần Hiệp định Pari. Khi lực lượng vũ trang của ta đánh trả lại các cuộc hành quânlấn chiếm của chúng, chúng vu cho ta vi phạm Hiệp định, kích động thanh niên làchiến tranh sẽ tái phát. Đi đôi với lừa mị, chúng tăng cường các cuộc hành quâncảnh sát, vây ráp, dùng trực thăng đổ chụp để bắt lính. Chúng bắt cả những thanhniên tàn tật, những thiếu niên có vóc dáng tương đối lớn. Chúng sẵn sàng bắn chếtnhững thanh niên trốn lính. Chúng ra sức thực hiện đôn quân, đôn nhiệm. Đếntháng 6–1974, theo số liệu chưa đầy đủ, chúng đã củng cố được 13.768 phòng vệdân sự. Riêng Hố Nai đã có 2.030 phòng vệ dân sự. Có 300 phòng vệ dân sự đượcđôn lên bảo an và 740 thanh niên được chúng đưa thẳng vào lực lượng chủ lực.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Cục miền Nam và sự chỉ đạo trực tiếpcủa cấp uỷ Đảng địa phương, thời kỳ đầu, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, hàng

Page 117: Tải xuống tại đây.pdf

118

nghìn đồng bào và thanh niên khắp các địa phương trong tỉnh đã sôi nổi phong tràođấu tranh đòi kẻ địch nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Pari. Tổ chức Đoàn các cấpnhanh chóng chuyển hướng hoạt động, tăng cường bám sát cơ sở, tuyên truyềnthắng lợi của việc ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ởViệt Nam, cổ vũ thanh niên giữ vững ý chí chiến đấu. Trải qua những năm thángác liệt, hầu hết đoàn viên và thanh niên, nhất là những thanh niên trong các lựclượng vũ trang, thanh niên trong các đơn vị làm nhiệm vụ chuyển tải, thanh niênxung phong và thanh niên trong các lực lượng phục vụ kháng chiến khác đã phảichịu nhiều hy sinh gian khổ, nhiều thời kỳ phải ngủ hầm, ăn lá bép, củ chụp... naycó Hiệp định hoà bình nhiều người không khỏi nảy sinh tư tưởng xả hơi, muốnđược nghỉ ngơi, đi đến mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của k ẻ thù,khi kẻ địch cho quân lấn chiếm chỉ bị động đối phó. Địch lấn chiếm đến đâu chốnglấn chiếm đến đó. Thậm chí một số đoàn viên, thanh niên khi thấy địch ồ ạt tổ chứccác cuộc hành quân lấn chiếm đã nảy sinh tư tưởng hoài nghi việc ký kết Hiệp địnhPari, không tin tưởng ở thắng lợi của Hiệp định.

Được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, tổ chức Đoàn các cấp đã tăngcường giáo dục đoàn viên, thanh niên dưới nhiều hình thức, làm cho đoàn viên,thanh niên thấy rõ việc ký kết Hiệp định Pari chỉ mới là thắng lợi bước đầu, muốngiành thắng lợi hoàn toàn phải kiên quyết chủ động tiến công địch trên tất cả cácmặt đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị cũng như binh vận. Một mặt khác, tổchức Đoàn các cấp đã tổ chức cho các tầng lớp thanh niên lợi dụng phá p lý củaHiệp định Pari đẩy mạnh đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ, đòi trở về đấtcũ làm ăn, chống đôn quân bắt lính. Nhiều thanh niên ở các địa phương đã cùnggia đình nhanh chóng về quê cũ. Riêng ở Biên Hoà, ngay sau ngày Hiệp định Pariđược ký kết đã có 125 gia đình bung ra sản xuất.

Tại nhiều địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng vũ trang,nhiều cán bộ Đoàn đã luồn sâu từng bước bám các địa bàn xã, ấp, phát động quầnchúng, xây dựng cơ sở, diệt ác phá kìm, kết hợp tiến công binh vận, tranh thủ sựđồng tình của binh sĩ địch, phân hoá cô lập bọn ác ôn, vô hiệu hoá bọn tề ngụy ởcơ sở. Ở Hưng Lộc, Trảng Bom, Bàu Hàm... các cuộc đấu tranh chống lấn chiếm,chống chính sách bình định của địch diễn ra hết sức ác liệt. Trong đó, nhờ biết kếthợp đấu tranh bằng 3 mũi, chính trị, binh vận và vũ trang, đoàn viên và thanh niêncùng quân và dân Bàu Hàm đã làm thất bại mọi âm mưu lấn chiếm của kẻ địch,giành lại quyền làm chủ xã ấp. Ngay từ tháng 5 –1973, khi lực lượng bảo an củađịch hành quân càn quét lấn chiếm, được sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, du kích BàuHàm, do lực lượng đoàn viên, thanh niên làm nòng cốt đã phối hợp với lực lượngvũ trang Quân khu và lực lượng của huyện bao vây, pháo kích vào đội hình hànhquân gây cho địch nhiều thiệt hại. Đến sáng hôm sau (5–5–1973) hàng chục thanh

Page 118: Tải xuống tại đây.pdf

119

niên đã cùng bà con cô bác người Hoa, Nùng ở địa phương kéo đến trụ sở tề xã đòibồi thường những thiệt hại do Đại đội bảo an 113 gây ra cho đồng bào. Đồng thờiở một cánh khác, thanh niên và bà con cô bác kéo đến vây bốt Lò Than kêu gọibinh sĩ trong đồn không đi tiếp viện, không đàn áp khủng bố nhân dân. Bọn línhbốt Lò Than không dám ra khỏi đồn. Khi buộc phải đi ứng cứu Đại đội bảo an 113,chúng cũng chỉ kéo lên chiếu lệ rồi rút về ngay. Bọn bảo an 113 không có lựclượng tiếp ứng cũng buộc phải rút lui sau 3 ngày càn quét lấn chiếm Bàu Hàmkhông thành. Riêng khu vực nông thôn, 3 tháng sau khi Hiệp định Pari được kýkết, đoàn viên và thanh niên các địa phương đã tham gia 4.716 cuộc đấu tranh củaquần chúng đòi địch thi hành Hiệp định Pari, đòi quyền lợi và bảo vệ được 170thanh niên khỏi bị địch bắt lính.

Tháng 6–1973, tỉnh Biên Hoà được tách thành hai đơn vị ngang cấp tỉnh:Biên Hoà nông thôn có các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành, NhơnTrạch, Duyên Hải, Cao Su. Biên Hoà đô thị được gọi là thành phố Biên Hoà. Đồngchí Hồ Văn Thiệp được cử làm Bí thư Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng HồChí Minh thành phố Biên Hoà. Tổ chức Đoàn Thanh niên tỉnh Biên Hoà (Biên Hoànông thôn) do đồng chí Phan Hồng Đoàn làm Bí thư.

Tháng 7–1973, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh (nay làĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã tiến hành Đại hội lần thứ hai. Phongtrào “Năm xung phong” được qui gọn lại thành phong trào “Ba xung phong giànhgiữ hoà bình”, bao gồm:

– Xung phong đấu tranh chính trị.

– Xung phong tham gia xây dựng lực lượng vũ trang.

– Xung phong xây dựng vùng giải phóng và căn cứ cách mạng.

Hưởng ứng phong trào “Ba xung phong giành giữ hoà bình” do Đại hội ĐoànThanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh phát động, tổ chức Đoàn các địaphương tại địa bàn Biên Hoà – Đồng Nai mới được tách ra thành những đơn vịhành chính mới, vừa ổn định tổ chức, vừa khẩn trương củng cố, phát triển phongtrào hành động cách mạng của các tầng lớp thanh niên. Nhiều cán bộ Đoà n đã trựctiếp về bám sát các cơ sở trong lòng địch, móc nối, tổ chức thanh niên làm nòngcốt trong các cuộc đấu tranh. Trong đó, đồng chí Hồ Văn Thiệp, Bí thư ĐoànThanh niên thành phố Biên Hoà trực tiếp tham gia phân ban Thành uỷ trong nộithành, nắm thanh niên công nhân, thanh niên học sinh, tổ chức phong trào đấutranh của thanh niên trong nội thành. Ban Chấp hành Thành Đoàn thời kỳ này có11 đồng chí, chỉ có một phần ba trong số đó ở lại căn cứ nắm các đầu mối chỉ đạo,còn lại hai phần ba đều tăng cường về cơ sở tổ chức phong trào hành động củathanh niên.

Page 119: Tải xuống tại đây.pdf

120

Từ đầu năm 1974, Tỉnh uỷ Biên Hoà đã tăng cường cán bộ cho huyện TrảngBom (lúc này lấy tên huyện Thống Nhất). Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, uỷviên Ban Chấp hành Khu Đoàn miền Đông, Phó bí thư Huyện uỷ Thống Nhất,được tăng cường xuống các địa phương cùng một số cán bộ khác bám sát dân xâydựng cơ sở vùng đồng bào Công giáo di cư. Chỉ một thời gian ngắn đã có 60 cơ sởđược xây dựng. Ngoài ra, còn có 39 nòng cốt, làm chủ ấp Bùi Chu, Bắc Hoà,Thanh Hoá, Kẻ Sặt, Ngũ Phúc, Tân Bắc (Hố Nai)... tạo ra những cơ sở hậu cần vànguồn tài chính cần thiết cho những bước phát triển của phong trào cách mạng.Phong trào đấu tranh chính trị trong các tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển,nhất là trong các tầng lớp công nhân và thanh niên học sinh ở Biên Hoà. Thời kỳnày, địch ra sức tổ chức biệt đoàn trù bị trong khu kỹ nghệ, đoàn ngũ hoá thiếu nhiở các trường học, củng cố lực lượng “học sinh bảo vệ tổ quốc” hoặc “học sinh bảovệ địa phương” ở thị xã, thị trấn, đưa bọn ác ôn vào làm giám thị ở các trường, lậptrật tự ở các hãng, xưởng, các nghiệp đoàn tận ca, kíp, lớp học, loại những ngườicó xu hướng tiến bộ ra ngoài.

Hàng nghìn công nhân, trong đó có không ít thanh niên, thuộc các xí nghiệpCogido (làm giấy), Vicasa (cán sắt), xà bông, cá hộp... đã bằng mọi hình thức đấutranh đòi bọn chủ phải trả đủ lương tháng cho công nhân (không được trừ nhữngngày chủ nhật). Học sinh Trường Ngô Quyền sôi nổi đấu tranh vạch trần tội thamnhũng của tên hiệu trưởng Phạm Đức Bảo.. . Thông qua các cuộc đấu tranh, nhiềuthanh niên tích cực đã được tổ chức xây dựng thành những cơ sở nội tuyến xungquanh sân bay Biên Hoà. Ở tỉnh căn cứ Tân Phú, một tỉnh mới thành lập tháng 10–1973 gồm các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Độc Lập và Định Quán, đị a bàn phíabắc chi khu Định Quán được mở rộng. Nhiều cán bộ Đoàn đã được bố trí xuốngtận cơ sở để bám dân. Riêng tỉnh Biên Hoà đã bố trí 50 cán bộ, trong đó có cả cánbộ Đoàn Thanh niên xuống hai huyện điểm là Long Thành và Nhơn Trạch phốihợp cùng lực lư ợng vũ trang của hai huyện và Tiểu đoàn 240 của tỉnh xây dựngcác cơ sở. Thành phố Biên Hoà cũng đưa nhiều cán bộ đi miền Tây làm căn cướcngụy tạo thế hợp pháp để vào hoạt động trong nội thành, nắm thanh niên học sinh,công nhân... chỉ đạo đấu tranh chống địch. Nhiều lõm chính trị, lõm căn cứ đượcxây dựng ở những địa bàn xung yếu, như khu phố 1, khu phố 5, ấp Núi Đất, ấp LânThành (xã Bình Trước), ấp Tân Bản (xã Bửu Hoà), các xã Tân Vạn, Hiệp Hoà,Bình Đa, An Hảo, ấp Vĩnh Cửu (Tam Hiệp), Bửu Long... Mỗi lõm chính trị, lõmcăn cứ đều có từ 10 – 30 gia đình quần chúng tốt, có tinh thần đoàn kết đấu tranhcao. Ngoài ra, còn có 9 phòng vệ dân sự của địch ở các lõm chính trị được giácngộ, sẵn sàng làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ quần chúng, thông báo tin cho thanhniên trốn lính...

Page 120: Tải xuống tại đây.pdf

121

Thấy rõ thắng lợi của cách mạng và thất bại không tránh khỏi của đế quốc Mỹvà bè lũ tay sai, đông đảo đồng bào giáo dân ở Hố Nai ngày càng tin tưởng và sẵnsàng tham gia các công tác cách mạng. Đặc biệt là phong trào chống bắt lính vàbảo vệ thanh niên trốn lính đã được đông đảo đồng bào hưởng ứng tích cực. Nhiềucuộc đấu tranh chống địch bắt thanh niên đi lính đã diễn ra hết sức quyết liệt.Thanh niên và gia đình có thanh niên được cơ sở mật hướng dẫn, đã tổ chức nhữngtổ thông báo tin kịp thời khi có bọn cảnh sát ngụy đi càn quét bắt lính, để thanhniên kịp lẩn tránh. Khi lính địch càn vào, thanh niên chạy trốn, được nhân dân chechở. Nhiều chủ lò gạch đã cho thanh niên ẩn tránh nhiều ngày. Một số tề xã, dân vệđược giáo dục cũng đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống bắt lính của nhân dân.Khi có cảnh sát ngụy đi càn, anh em đã tìm cách báo cho thanh niên biết để lẩntránh, không cho chúng bắt đi lính.

Phong trào chống bắt lính thời kỳ này có những bước phát triển đáng chú ý.Các tổ, nhóm thanh niên trốn lính và lính trốn phát triển khá rộng. Thanh niên mộtmặt dựa vào sự che giấu và bảo vệ của phong trào quần chúng, đồng thời tranh thủsự đồng tình của một số binh sĩ địch để trốn lính. Ngược lại, nhiều binh sĩ địch bỏngũ (lính trốn) cũng đã dựa vào phong trào trốn lính của thanh niên để thoát khỏisự lùng bắt của địch. Các tổ, nhóm trốn lính và lính trốn do đó đều thống nhất vềquyền lợi, nên đã nương tựa vào nhau để chống lại âm mưu bắt lính của địch. Cónhững cuộc đấu tranh chống địch bắt lính đã tập hợp được tới 500 quần chúngcùng tham gia. Khi một tên cảnh sát có hành động phát xít, bắn chết một thanhniên trốn lính, 20 thanh niên trốn lính khác, được sự hỗ trợ của bà con cô bác, đãvây đánh chết tại chỗ tên cảnh sát ác ôn. Kết hợp với phong trào chống bắt lính,nhiều nhóm thanh niên trốn lính đã được tổ chức Đoàn các cấp tạo điều kiện đểanh em sản xuất tự túc. Tại các huyện Định Quán, Xuân Lộc... đã có 25 nhómthanh niên trốn lính và lính trốn tổ chức được sản xuất, từng bước ổn đị nh đờisống.

Đi đôi với các cuộc đấu tranh chính trị và binh vận, mở rộng căn cứ đứngchân tại những vùng sâu, vùng yếu, đoàn viên và thanh niên trong các lực lượng vũtrang đã đóng góp nhiều công sức và cả xương máu liên tục tiến công địch, gópphần chống phá kế hoạch bình định của chúng, mở mảng, mở vùng, nâng caoquyền làm chủ của dân, xây dựng và phát triển thực lực Đảng, Đoàn và các tổ chứcquần chúng. Hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch tiếp tục được chọn là nhữnghuyện điểm và hai vùng điểm là vùng di cư Hố Nai – An Hoà, Long Hưng (LongThành); vùng điểm sâu yếu là các xã Hưng Lộc, Trảng Bom, Bàu Hàm 1. Nhiềutrận chiến đấu đã diễn ra ở Trại Cùi, Cây Điệp (Phước Thái), trung tâm phát triểncộng đồng Phước Hoà (Long Thành), góp phần hỗ trợ phong trào bu ng về quê cũsản xuất đang phát triển tại các địa phương. Khi các lực lượng vũ trang liên tiếp

Page 121: Tải xuống tại đây.pdf

122

mở các chiến dịch mùa khô, rồi mùa mưa, phá banh các ấp chiến lược, các khudinh điền, các nông trường do địch lập ra thì thanh niên cùng gia đình đã đồng loạttrở về quê cũ làm ăn, sinh sống. Đến cuối năm 1974, toàn tỉnh đã có 160 nghìn dântrở về quê cũ làm ăn.

Trong các cuộc tiến công tiêu diệt sinh lực địch, nhiều đoàn viên và thanhniên đã tỏ ra vô cùng dũng cảm, luôn tìm mọi cách tiến công địch và giành thắn glợi, dù chỉ một người cũng tiến công. Ở xã Hưng Lộc, khi địch đã càn quét lấnchiếm dừng chân ở rẫy Bàu Nếp trong xã, ngay giữa ban ngày, nhưng phát hiệnthấy địch sơ hở, một đoàn viên thanh niên trong đội du kích của xã đã dùng B40diệt tại chỗ 1 xe tăng địch. Cũng tại Hưng Lộc, trong một lần khác, địch dùng trựcthăng để tiếp tế vũ khí và lương thực cho bọn đi càn. Khi trực thăng địch đápxuống rẫy, một đoàn viên thanh niên trong đội du kích đã lẻn đến dùng lựu đạnđánh cháy và tiêu diệt toàn bộ bọn địc h đi trên chiếc trực thăng.

Tiêu biểu cho tinh thần quả cảm của đoàn viên, thanh niên Đồng Nai thời kỳnày phải kể đến tấm gương người con gái anh hùng Hồ Thị Hương. Ra đời đúngngày Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết (20 –7–1954), nhưng cuộc đời của cô gái quê ở Bình Định – Hồ Thị Hương chưa một ngàyđược hưởng không khí hoà bình. Năm Hương lên 9 tuổi, không chịu được cảnhlùng sục, bắt bớ của bè lũ Mỹ – ngụy, cha Hương đành đưa gia đình vào các tỉnhphía Nam hy vọng tìm được kế sinh nhai. Nhưng đến miền đất mới, gia đình ôngcũng chỉ toàn gặp những chuyện đầu rơi máu chảy, do chính sách tàn bạo tố cộngdiệt cộng của Mỹ – Diệm gây ra. Ở thị xã Long Khánh, nơi gia đình Hương dừngchân là cửa ngõ quan trọng, trấn giữ phía đông bắc Sài Gòn, đế quốc Mỹ và ngụyquyền Sài Gòn đã bố trí ở đây một lực lượng dày đặc. Chúng thường tăng cườnghành quân càn quét, lập vành đai trắng khống chế địa bàn thị xã.

Được tổ chức Đoàn móc nối, hướng dẫn, 16 tuổi, Hương đã chính thức trởthành đội viên an ninh mật của đội trinh sát vũ trang Long Khánh. Đây cũng là thờikỳ đội đang gặp khó khăn, các cơ sở bên trong nội ô thị xã hầu như đã mất trắng.Địch tăng cường ruồng bố, kìm kẹp ngày đêm. Lực lượng của ta phải tạm rút rangoài để bảo toàn lực lượng. Tr ở thành đội viên an ninh mật, Hương được giaonhiệm vụ tìm cách bắt mối gây dựng lại cơ sở trong nội ô. Hàng ngày, Hương phảivượt qua các đồn bốt, trạm kiểm soát, các toán lính địch hành quân càn quét, cácmạng lưới tình báo, mật báo của địch để đi sâu và o các ngõ ngách, bắt mối liên lạc,gây dựng cơ sở. Trong 23 tháng gắn bó với đội trinh sát vũ trang, Hương đã xâydựng được 12 cơ sở nội thành, góp phần tạo điều kiện cho những trận đánh của độiđạt hiệu quả cao. Có lần, Hương còn được giao nhiệm vụ điều n ghiên khu vựcquán bar Ly Ly để đội tổ chức trận đánh diệt tên Sáu Bá ác ôn khét tiếng và bọn sĩquan cả Mỹ lẫn ngụy thường tụ tập ăn nhậu ở đây đêm 4 –11–1970.

Page 122: Tải xuống tại đây.pdf

123

Được chiến đấu trong một tập thể quả cảm, Hồ Thị Hương nhanh chóngtrưởng thành, nhiều lần được giao nhiệm vụ đột nhập vào trong thị xã đánh diệt cáctụ điểm bọn ác ôn, bọn cảnh sát địch thường tụ tập. Đêm 1–11–1974, Hương dẫnmột tổ 3 đội viên, gồm có Phùng Thị Thận (bí số HC8T) và Lê Thị Lệ (bí số H120)còn Hương (bí số H25) đột nhập vào quán Ngọc Hương nằm trên đường HoàngDiệu, là tụ điểm ăn chơi của bọn sĩ quan Mỹ, ngụy. Trong vai những cô gái ăn vậnlịch sự, xinh đẹp, các cô đàng hoàng bước vào quán, gọi kem ăn, phớt lờ những lờichọc ghẹo của bọn sĩ quan lố bịch. Không ngờ chính đó là thời điểm các cô quyếtđịnh số phận của bọn chúng. Ăn kem xong, các cô ung dung bước ra khỏi quán và10 phút sau, một tiếng nổ dữ dội phát ra từ quán Ngọc Hương đã làm rung chuyểncả thị xã, 15 tên sĩ quan vừa ngụy, vừa Mỹ đã phải đền tội.

Sau trận thắng lớn ở quán Ngọc Hương, Hồ Thị Hương lại được giao nhiệmvụ dùng mìn định giờ để tiêu diệt bọn lính địch thường tụ tập ở quán Yến Lan mỗikhi đi lùng sục về. Nhưng lần đó, bất ngờ bọn lính địch bỏ đi sớm, Hương phảinhanh chóng ôm khối thuốc nổ ra khỏi quán huỷ ngòi nổ rút kíp để bảo vệ khốithuốc nổ, tiết kiệm được vũ khí, đợi thời cơ đánh địch, vừa không gây kinh độngvô ích. Lần khác, ngày 30–1–1975, được giao đánh bọn địch đang tụ tập ở quánSong Nga, tổ của Hương cũng gặp tình huống tương tự, bọn địch bất ngờ rút hết rakhỏi quán trước thời gian mìn có thể phát nổ. “Phải bảo vệ hàng”, nghĩ vậy Hươngvà Thận nhanh chóng rời khỏi quán, cố đạp thật nhanh để thoát ra khỏi tầm kiểmsoát của các vọng gác và tìm cách tháo ngòi nổ, bảo vệ vũ khí, bảo đảm bí mật chonhững trận đánh sau này. Nhưng các cô đã không kịp thực hiện ý đồ táo bạo củamình. Khi lao qua đường ray xe lửa, bất ngờ quả mìn phát nổ, Hồ Thị Hương vàPhùng Thị Thận đều hy sinh ở tuổi hai mươi đầy sức sống.

Trong các cuộc chiến đấu sinh tử, thiếu nhi Biên Hoà – Đồng Nai cũng là mộtlực lượng đáng kể. Từ rất sớm, thiếu nhi trong tỉnh đã hưởng ứng phong trào “Việcnhỏ chí lớn” do Đoàn Thanh niên phát động (1), đã có nhiều hình thức hoạt độngphong phú. Các em ở vùng giải phóng đã tham gia các phong trào trồng luống rau,nuôi con gà chống Mỹ. Bên cạnh việc giúp đỡ gia đình, tham gia xây dựng nếpsống mới sạch sẽ, vui chơi lành mạnh, các em lớn tuổi còn tham gia nhiều côngviệc quan trọng phục vụ kháng chiến, như tham gia tuần tra, canh gác bảo vệ xómlàng. Nhiều em không chỉ làm nhiệm vụ đưa tin, làm liên lạc cho các chú, cácanh... mà đã thật sự cầm súng trực tiếp chiến đấu đối mặt với những tên lính Mỹ,lính các nước chư hầu cao lớn. Các em thường lợi dụng thân hình bé nhỏ của mìnhđể luồn lách vào những nơi bọ n địch hay tụ tập, gài trái, lấy cắp vũ khí của chúng

(1) Phong trào “Việc nhỏ chí lớn” do Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam phátđộng từ năm 1966.

Page 123: Tải xuống tại đây.pdf

124

đưa ra cho du kích. Em Nguyễn Phú Huỳnh, tuy tuổi nhỏ nhưng đã tham gia độibiệt động thị xã Long Khánh trong nhiều năm, với bí số ĐF 66. Trong ngày 2 –1–1975, Huỳnh đã 3 lần tiến công bọn địch ở các quán ăn trên đường Hồng Bàng,diệt 9 tên địch, làm bị thương nhiều tên khác.

Thông qua việc tổ chức thanh niên đi vào các phong trào hành động cáchmạng, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai đã có nhữngbước trưởng thành nhanh chóng. Nếu năm 1972, ở Biên Hoà có 30 chi đoàn, trongđó có 16 chi đoàn mật (75 đoàn viên) với tổng số 192 đoàn viên, gồm 116 đoànviên sinh hoạt trong các chi đoàn và 76 đoàn viên lẻ thì đến tháng 5 năm 1974,toàn tỉnh đã phát triển lên được 43 chi đoàn, gồm 32 chi đoàn lộ với 151 đoàn viênvà 11 chi đoàn mật với 52 đoàn viên. Đáng chú ý là trong số đoàn viên mật tất cảđều là nữ. Trong 43 chi đoàn có 16 chi đoàn xã. Ngoài ra, còn có 110 đoàn viên lẻ,trong đó có 40 đoàn viên mật lẻ. Bên cạnh tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dânCách mạng Hồ Chí Minh, tổ chức Hội Thanh niên Giải phóng cũng có những bướcphát triển. Đến tháng 5–1974, toàn tỉnh đã phát triển được 63 tổ Thanh niên Giảiphóng với 279 hội viên và 15 hội viên lẻ. Công tác thiếu nhi cũng từng bước đượcquan tâm, đã phát triển được 3 phân đội Thiếu niên Tiền phong với 13 em; 5 chiđội Thiếu niên Tiền phong với 60 em và 9 tổ thiếu nhi khác. Đến đầu tháng 3 –1975, riêng trong nội ô thị xã Biên Hoà đã thành lập được 3 chi đoàn với 12 đoànviên, nhiều thanh niên đã trở thành những cơ sở nòng cốt, tham gia các lõm chínhtrị, tổ chức được 9 tổ nhóm chống bắt lính, có 78 thanh niên tham gia.

Trong khí thế tiến công và nổi dậy, từ những tháng đầu năm 1975, được sựchỉ đạo trực tiếp của Khu Đoàn miền Đông, tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đãtriển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể, như đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tưtưởng, củng cố thêm một bước lòng tin vào sự tất thắng của cách mạng, tạo ra khíthế mới trong hành động tiến công và nổi dậy đều khắp với khí thế “Đồng khởi”; t ổchức thanh niên thực hiện các phong trào hành động: chống đôn quân bắt lính, làmtan rã hàng ngũ địch, giành và bảo vệ thanh, thiếu nhi; ra sức tiêu diệt địch, chốngcàn quét lấn chiếm, tham gia dân quân du kích, hăng hái tòng quân; đẩy mạnh sảnxuất, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng căn cứkháng chiến vững mạnh; hăng hái học tập, rèn luyện, xây dựng đời sống mới lànhmạnh, chống văn hoá phẩm đồi trụy phản động của Mỹ – ngụy... Tùy theo từngvùng: vùng nông thôn phía trước, vùng tranh chấp, vùng tranh chấp yếu, vùng địchtạm chiếm, vùng đô thị... tổ chức Đoàn các cấp đều đề ra những biện pháp và mụctiêu phấn đấu cụ thể trên các mặt công tác, trong xây dựng lực lượng vũ trang,cũng như công tác xây dựng Đoàn và Hội Thanh niên Giải phóng...

Nhằm làm thay đổi tương quan lực lượng tại chỗ giữa ta và địch, tổ chứcĐoàn các cấp còn tập trung phá rã nhiều “túi thanh niên” do địch lập ra để khống

Page 124: Tải xuống tại đây.pdf

125

chế thanh niên trong các thị xã, thị trấn, nhất là tổ chức phòng vệ dân sự. Nhiềucán bộ Đoàn có kinh nghiệm đã tìm cách bám vào các “túi thanh niên”, dựa vào sốcốt cán tại chỗ và một số đoàn viên cốt cán được điều từ nơi khác đến, móc nối,gây dựng cơ sở, hướng dẫn thanh niên tổ chức đấu tranh từng bước, tiến tới chỉ đạovà tạo điều kiện cho anh em bung ra các vùng, các lõm giải phóng làm ăn sinhsống... Nhiều thanh niên nhận rõ thời cơ đã hăng hái tham gia các công tác cáchmạng, tạo nên một lực lượng đáng kể sẵn sàng bước vào giai đoạn quyết định củacuộc kháng chiến chống Mỹ.

II. TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ– ĐỒNG NAI NỖ LỰC VƯỢT BẬC, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊHƯƠNG.

Cuộc chiến tranh giải phóng của quân và dân ta phát triển nhanh chóng. Ngày31–3–1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hạquyết tâm: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc,táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích – tổng khởi nghĩa trong thờigian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4–1975, không thể để chậm” (1). Nắm vữngthời cơ lịch sử, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai đã cónhững nỗ lực lớn trên nhiều mặt. Hưởng ứng phong trào “Xung phong xây dựnglực lượng vũ trang”, một trong 3 mũi của phong trào “Ba xung phong giành giữhoà bình”, do Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh phátđộng, đặc biệt từ sau khi Chiến dịch Tây Nguyên mở màn với trận đột phá BuônMa Thuột, tháng 3–1975, tổ chức Đoàn các cấp của Biên Hoà đô thị, cũng nhưBiên Hoà nông thôn và Tân Phú đều thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, vừa tổchức, động viên thanh niên hăng hái tòng quân, kịp thời bổ sung lực lượng cho cácđơn vị bộ đội chủ lực, cũng như bộ đội địa phương, đồng thời tạo điều kiện đểđoàn viên và thanh niên tích cực tham gia các khoá huấn luyện nâng cao năng lựcchiến đấu, phù hợp với điều kiện của cuộc chiến tranh đang bước vào giai đoạntiến công chiến lược có tính quyết định. Không chỉ tham gia huấn luyện những bàikỹ, chiến thuật cá nhân, mà đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang cònđược huấn luyện phương pháp “đánh địch trong công sự vững chắc”, với các bàicơ bản về động tác tiềm nhập và gỡ mìn; cách đánh ĐH10 và liên kết ĐH10; cáchmở cửa bí mật và mở cửa bằng mìn ĐH10; đánh thọc sâu, kết hợp đặc công với bộbinh... Hàng trăm đoàn viên và thanh niên Tiểu đoàn 6, Tiểu đoàn 240 bộ đội tỉnhvà đoàn viên, thanh niên trong các đơn vị bộ đội các huyện Long Thành, Thống

(1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954–1975 – Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang302.

Page 125: Tải xuống tại đây.pdf

126

Nhất, Vĩnh Cửu... đã hăng say tập luyện ngày đêm. Luyện tập ngay cả trong quátrình đang thực hành chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, giữa thời gian kết thúc từngbước của chiến dịch. Thông qua các đợt huấn luyện kỹ, chiến thuật, tinh thần và ýchí chiến đấu của đoàn viên và thanh niên đều được nâng lên rõ rệt, tất cả đều sẵnsàng bước vào những trận đánh quyết định, với niềm tin ở thắng lợi cuối cùng.

Biên Hoà – Đồng Nai là một địa bàn có tầm quan trọng chiến lược sống cònđối với dinh luỹ cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn. Khi những quân đoàn, quânkhu của chúng hoặc bị xoá sổ (Quân khu, Quân đoàn 1 và 2), hoặc bị bao vây, épsát vào các thành phố, thị xã, bị ép sát đến tận hang ổ Sài Gòn, chiến trường BiênHoà – Đồng Nai càng có ý nghĩa quyết định, chí ít cũng để chúng hy vọng tìmkiếm một giải pháp chính trị có thể duy trì được cái chính thể ngụy quyền đã thốirỗng. Và vì thế mà chúng quyết tâm tử thủ , bằng tất cả lực lượng có được, gồm Sưđoàn 18 bộ binh, với 12 tiểu đoàn của 3 chiến đoàn 43, 48, 52; một lữ đoàn biệtđộng quân, 18 tiểu đoàn bảo an, 2 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo... Chính đếquốc Mỹ cũng phải cử tướng Owen trở lại Sài Gòn và t rực tiếp thị sát chiến trườngmiền Đông, để đi đến quyết định chuyển hướng phòng thủ chính từ Tây Ninh vềhướng đông – bắc Sài Gòn, với tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang đến XuânLộc, trong đó thị xã Long Khánh trở thành điểm phòng thủ chiến lược.

Ngay từ giữa tháng 3–1975, khi trận mở màn Buôn Ma Thuột đang liên tiếpgiành những thắng lợi quyết định, chiến trường Biên Hoà – Đồng Nai đã nóng lêntừng ngày. Trong đó, trận đánh chiếm chi khu Định Quán, một điểm phòng thủ củađịch trên Quốc lộ 20, đã bộc lộ rõ ý đồ cố thủ của địch để chặn đứng mọi bước tiếncủa các lực lượng vũ trang giải phóng, trong khi ta quyết tâm chiếm Định Quán,giải toả Quốc lộ 20, để mở một mũi tiến công về hướng đông. Vì thế, trận đánhdiễn ra hết sức quyết liệt, từ 5 giờ 40 phút sáng ngày 17–3–1975 đến 17 giờ cùngngày, bọn địch ở trong chi khu mới bị tiêu diệt và phải 3 ngày sau, đến ngày 20 –3–1975, ta mới hoàn toàn làm chủ được chi khu Định Quán, bắt sống được toàn bộban chỉ huy chi khu, trong đó có tên thiếu tá quận trưởng kiêm chi khu trưởngĐịnh Quán, thiếu tá trưởng ty cảnh sát, thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2, 4 đạiuý và 50 lính. Chính trong những giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu, đoàn viênvà thanh niên trong các đơn vị bộ đội chủ lực, cũng như bộ đội địa phương TânPhú (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) và lực lượng du kích tại địa bàn đã thể hiện rõphẩm chất quên mình, sẵn sàng giành với địch từng tấc đất. Khi bộ đội ta tiến vàochi khu Định Quán, địch đã co cụm vào các hang đá, chiếm điểm cao 258 chốngtrả quyết liệt. Đoàn viên và thanh niên trong các đơn vị tham chiến đã mưu trí ápsát, lợi dụng các bờ đá, điểm từng loạt đạn chính xác, tiêu diệt từng cụm quân địch.Bọn địch không thể chịu đựng nổi, đành chịu để thất thủ Định Quán và cuối cùngcả Tân Phú đều rơi vào quyền kiểm soát của các lực lượng cách mạng, sau khi một

Page 126: Tải xuống tại đây.pdf

127

loạt các điểm co cụm của địch ở núi Tràn, Phương Lâm, đông – tây cầu La Ngà,Kiệm Tân, Túc Trưng... lần lượt bị tiêu diệt. Quốc lộ 20 được giải toả, tạo điềukiện để các lực lượng bộ đội chủ lực tiến về hướng đông.

Mất Định Quán, địch quyết định xây dựng tuyến phòng thủ Xuân Lộc, coi đó“là chiếc xoáy ốc cuối cùng” quyết định số phận của thành phố Sài Gòn, “MấtXuân Lộc, Việt Cộng sẽ thiết lập được một vòng cung vững chắc chỉ cách Sài Gòncó 80 km, vòng cung đó bắt đầu từ Tây Ninh chạy ra tới Vũng Tàu. Như vậy SàiGòn sẽ bị thắt chặt trong một cái thòng lọng khổng lồ bằng sắt vô cùng nguyhiểm”, như báo chí phương Tây từng nhận định. Ngoài Sư đoàn 18, cộng với độiquân ngụy bại trận từ miền Trung chạy vào, bè lũ Mỹ, ngụy đã tung toàn bộ lựclượng của Quân đoàn 3, quân chủ lực trù bị của ngụy như Lữ đoàn dù số 1, Lữđoàn 3 thiết giáp, các thiết đoàn 315, 318, 320 thiết giáp... vào mặt trận LongKhánh, Xuân Lộc, hy vọng chặn được các mũi tiến công của quân ta ở phía đông.

Thực hiện quyết tâm mở hướng tiến công ở phía đông của Bộ Chỉ huy Chiếndịch, đồng loạt tiến công vào thị xã Long Khánh, điểm phòng ngự chính của địchtrên tuyến phòng thủ phía đông một lần nữa càng làm bộc lộ rõ ý chí của đoàn viênvà thanh niên không chỉ trong các lực lượng vũ trang, trực tiếp cầm súng đối mặtvới địch trên chiến trường, mà cả những đoàn viên, thanh niên ở hậu phương, trongđó có không ít thanh niên ở các vùng vừa mới được giải phóng, ở Định Quán, ởBàu Hàm, Hưng Nghĩa, Kiệm Tân... người hăng hái tòng quân, số khác tham giacác đội dân công hoả tuyến. Ngày này qua ngày khác, hàng chục đoàn viên, thanh

niên dùng xe thồ tải hàng từ bắc sông Đồng Nai qua Cây Gáo về Bàu Hàm, vượtQuốc lộ 1 về Hưng Nghĩa; từ tỉnh lộ 10 Bình Sơn xuống Phước Thái qua Quốc lộ15 về Nhơn Trạch, đảm bảo cung ứng kịp thời lương thực cho hàng ngàn bộ độiđang chiến đấu tại mặt trận. Tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, ngoài phongtrào tiến công và nổi dậy ở địa phương, góp phần giải phóng nhiều vùng r ộng lớn,đông đảo đoàn viên và thanh niên đã hăng hái sử dụng hàng trăm ghe máy, đưa bộđội vượt qua sông Cát Lái phát triển cuộc tiến công. Nhiều đoàn viên, thanh niêncác cơ quan cũng xung phong ra tuyến trước phục vụ, chuyển tải hàng hoá, khiêngcáng thương binh. Đoàn viên và thanh niên trong ngành an ninh với phương châm“Ngày làm việc cho cả tháng, tháng làm hết công việc cho cả năm”, một mặt bámsát phối hợp với các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, tổ chức bao vây,tiêu diệt các cụm cứ điểm của địch, một mặt đi sâu phát hiện những tàn binh địchtừ các nơi khác tràn về cải trang trà trộn trong dân...

Được trực tiếp tham gia chiến dịch đập tan cánh cửa thép Xuân Lộc, đoànviên và thanh niên trong Tiểu đoàn bộ đội địa phương 445, Đại đội K8 (X uân Lộc),Đại đội 207 (Cao Su), Đại đội 41 (Châu Đức)... được tổ chức thành một đơn vịtương đương trung đoàn, có nhiệm vụ tiến công từ hướng nam, trên Quốc lộ 1. Tổ

Page 127: Tải xuống tại đây.pdf

128

chức Đoàn trong các đơn vị đã quán triệt đến từng đoàn viên, thanh niên ý chí tiếncông, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để giải phóng quê hương. Trong bước đườngcùng, kẻ địch trên tuyến phòng thủ Xuân Lộc – Long Khánh đã quyết tâm tử thủbằng mọi giá. Mặc dù ngay ngày đầu của chiến dịch, ta đã chiếm được dinh tỉnhtrưởng, toà hành chính, phát triển xuống đến căn cứ biệt động và đánh chiếm phíatây sân bay thị xã... nhưng bọn địch vẫn tung mọi lực lượng phản kích quyết liệt.Chúng tăng cường thêm lực lượng, lập trận địa chốt chặn tại ngã ba Tân Phong,cho Lữ đoàn 3 kỵ binh án ngữ từ Trảng Bom đến ng ã ba Dầu Giây, sử dụng cảbom hơi ngạt CBU để đánh vào đội hình tiến công của quân ta. Nhiều chiến sĩ đãphải ngã xuống do bom, pháo của địch (1). Có mũi tiến công của quân ta, mặc dùđã được tăng cường thêm lực lượng, vẫn không đột phá được, phải thay đổi cáchđánh, chuyển phần lớn lực lượng ra bên ngoài thị xã, luân phiên củng cố, chấnchỉnh lực lượng, chặn đánh và tiêu diệt các lực lượng địch từ hướng Biên Hoà lêntăng viện, đánh chiếm chi khu Kiệm Tân, giải phóng Quốc lộ 20, từ Kiệm Tân đếnngã ba Dầu Giây. Trong khi đoàn viên và thanh niên bộ đội Tiểu đoàn 445 chốt giữkhu vực Bảo Hoà, Bảo Toàn... kiên cường đẩy lùi các đợt phản kích của địch, đoànviên và thanh niên các đơn vị bộ đội huyện, kết hợp lực lượng thanh niên du kíchcác địa phương Bình Lộc, Suối Tre (huyện Cao Su); Phước Nguyên, An Lợi, thịtrấn... liên tục tiến công địch, hỗ trợ nhân dân giải phóng xã, ấp. Nhiều đoàn viênvà thanh niên đã dũng cảm thọc sâu làm công tác vũ trang tuyên truyền vùng saulưng địch, đắp mô, gài trái phục kích đánh địch, giải phóng từng đoạn trên tỉnh lộ17, 19...

Bọn địch trong thị xã Long Khánh hoàn toàn bị cô lập. Đêm 20 –4–1975,trước tình thế không thể cứu vãn, chúng phải rút chạy theo hướng tỉnh lộ 2. Sáng21–4–1975, cánh cửa thép Xuân Lộc bị đập tan, mở toang hướng tiến công ở phíađông cho các binh đoàn chủ lực của ta bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh giảiphóng hoàn toàn miền Nam.

Mặc dù kẻ địch vẫn hết sức ngoan cố, sau khi rút chạy khỏi thị xã LongKhánh, một bộ phận lớn quân địch, với lực lượng tương đương 3 sư đoàn, đã cocụm lại tổ chức phòng thủ ở Trảng Bom, nhưng chúng đã không thể chặn đượcbước tiến của các lực lượng vũ trang giải phóng tiến vào Biên Hoà, về Sài Gòn vớiý chí “Đánh tiêu diệt lớn, đánh tan rã lớn, mở cửa chiến dịch lớn” ( 2). Co cụm lại ở

(1) Trong 3 ngày đầu của Chiến dịch đã có khoảng 1.100 cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị thamchiến bị thương vong, 9 xe tăng của ta bị bắn cháy – Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh ĐồngNai – Nxb. Quân đội nhân dân, tr. 314.

(1) Yêu cầu của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đối với các đơn vị đang làm nhiệm vụ tiếnvào Biên Hoà và Sài Gòn ở hướng đông.

Page 128: Tải xuống tại đây.pdf

129

Trảng Bom, Trảng Bom bị tiêu diệt, những tên sống sót rút chạy tan tác; cố thủ căncứ Nước Trong. Căn cứ Nước Trong, với Trường sĩ quan thiết giáp, Trường sĩquan bộ binh... cũng không thoát khỏi sự truy quét của xe tăng Sư đoàn 304 bộ độigiải phóng. Chi khu Nhơn Trạch, căn cứ Hóc Bà Thức, kho Thành Tuy Hạ và cảsân bay Biên Hoà... đều không thể chịu đựng nổi sức tiến công mãnh liệt của quânvà dân ta, kể cả khi chúng lợi dụng các nhà thờ dọc tuyến đường từ Hố Nai đếnKiệm Tân để xây dựng các cứ điểm chống trả các mũi tiến quân của các lực lượnggiải phóng, làm một số cán bộ, chiến sĩ của ta hy sinh, một số xe tăng của ta bị bắncháy, nhưng những cố gắng cuối cùng của chúng cũng không thể cứu vãn đượctình hình. Ngày 26–4–1975, pháo binh Quân giải phóng nã vào thị xã Biên Hoà.Các cứ điểm cuối cùng của địch lần lượt bị đập tan. Đến 10 giờ 30 ngày 30 –4–1975, lá cờ chiến thắng của quân và dân ta đã được cắm lên nóc dinh tỉnh trưởngBiên Hoà.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được th ắnglợi trọn vẹn, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thống nhất cùng đi lênchủ nghĩa xã hội. Sự đóng góp của tuổi trẻ Biên Hoà – Đồng Nai là không nhỏ.Mặc dù phải sống trong hoàn cảnh địch thường xuyên khủng bố ác liệt với nhiềuthủ đoạn hòng đầ u độc lôi kéo, trụy lạc thanh niên làm cho họ ngày càng xa rờinhững lý tưởng cách mạng, nhưng dưới sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng, sự chỉđạo trực tiếp của các cơ sở Đảng ở địa phương, trải qua nhiều thử thách, hy sinh,thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai đã từng bước trưởng thành, đáp ứng ngày càng

cao những đòi hỏi của cách mạng. Đông đảo đoàn viên, thanh niên Biên Hoà –Đồng Nai được tổ chức Đoàn và tổ chức Hội tổ chức, động viên đã hăng hái thamgia các công việc kháng chiến đòi hỏi, ở tiền tuyến cũng như ở các vùng căn cứ,vùng tranh chấp. Nhiều đoàn viên, thanh niên đã luôn tỏ ra kiên định lập trườngcách mạng, kể cả khi được bố trí vào hàng ngũ địch, vẫn vững vàng trước mọi thửthách cám dỗ, để khi có thời cơ đã làm nội ứng hoặc tác động để làm chuyển b iếnhàng ngũ địch. Có khi đưa được cả một lực lượng đáng kể của địch về với cáchmạng. Đó là một thành quả đáng tự hào của thế hệ thanh niên Biên Hoà – ĐồngNai chống Mỹ. Từ đó, đoàn viên, thanh niên Biên Hoà – Đồng Nai càng vững tinbước vào thời kỳ mới, không ít thử thách cam go, nhưng cũng mở ra những cơ hộimới để đoàn viên, thanh niên Đồng Nai có thể bộc lộ hết mình, cống hiến ngàycàng nhiều cho Tổ quốc.

Page 129: Tải xuống tại đây.pdf

130

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,THANH NIÊN ĐỒNG NAI TRONG

SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆTỔ QUỐC

1975 – 2000

Page 130: Tải xuống tại đây.pdf

131

Chương VI

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNGCÁCH MẠNG, XÂY DỰNG VÀPHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐOÀN

1975 – 1986

I. PHÁT HUY VAI TRÒ XUNG KÍCH CÁCH MẠNG, THANHNIÊN ĐỒNG NAI NỖ LỰC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH.

Với cuộc Tổng tiến công và nổi d ậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiếndịch Hồ Chí Minh lịch sử, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhândân ta trong cả nước đã giành được thắng lợi trọn vẹn, miền Nam Việt Nam hoàntoàn được giải phóng, kết thúc 30 năm máu lửa, kể từ ngày cả Na m bộ bước vàocuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, 23–9–1945.

Là một tỉnh ở cửa ngõ phía đông, Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, cả vềkinh tế cũng như quốc phòng, an ninh, là nơi tập trung các cơ quan đầu não Vùngba chiến thuật của địch, nơi đọ sức quyết liệt giữa cuộc chiến tranh nhân dân vàsức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ, là cánh cửa thép cuối cùng để tiến vào SàiGòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn. Trong bước đường cùng, khôngít các sắc lính ngụy, các tổ chức phản động... từ Tây Nguyên, từ miền Trung đãdồn về Đồng Nai và tan rã tại chỗ. Trong khi một bộ phận không nhỏ nhân dânĐồng Nai vì lo sợ đã bỏ ruộng vườn, nhà cửa chạy vào thành phố, thị xã để nươngthân, làm cho tình hình xáo trộn nghiêm trọng. Ở một số vùn g như Xuân Lộc,những ngày đầu sau giải phóng, cùng với tàn binh địch chưa chịu ra trình diện cảitạo, vẫn thường xuất hiện những thanh niên lạ mặt không rõ nguồn gốc và thườnglẩn tránh đụng đầu với lực lượng an ninh của ta. Những tệ nạn xã hội, lúc mới g iảiphóng biến mất hẳn, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó đã xuất hiện trở lại,nhằm chủ yếu lôi kéo đối tượng thanh niên các địa phương sa vào các tệ nạn xã hộinhư tụ tập cờ bạc, rượu chè, ăn chơi trụy lạc, xì ke, ma tuý... Tại một số địaphương các tổ chức phản động, như bọn “thanh niên phục quốc”, đảng “RồngXanh”,... đã nhen nhóm trở lại. Một số tên phản động còn tìm cách chui vào tổchức của ta, lợi dụng trụ sở các cơ quan cách mạng ở địa phương để hoạt động phárối, xuyên tạc chính sách của Đảng, N hà nước, nói xấu cán bộ, kích động quầnchúng chống phá công cuộc xây dựng hoà bình ở địa phương.

Thấy rõ thực trạng tình hình những ngày đầu mới được giải phóng, bên cạnhviệc tổ chức đông đảo thanh niên, và cả các em thiếu niên tham gia các đội xung

Page 131: Tải xuống tại đây.pdf

132

kích, xuống đường truy lùng tàn binh địch, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo giaothông thông suốt trong các thành phố, thị xã, thị trấn... tổ chức Đoàn Thanh niêncác tỉnh: Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh, Tân Phú (lúc này tỉnh Đồng Nai chưathành lập) đã đặc bi ệt coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm chuyểnbiến một bước nhận thức của thanh niên trong tỉnh. Với nhiều hình thức giáo dụcphù hợp, tổ chức Đoàn các địa phương đã thu hút 255.029 lượt đoàn viên, hội viên,thanh niên học sinh tham gia các buổi báo cáo chuyên đề, hội thảo về các nội dungnhư “Vai trò của thanh niên trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước và hiện nay”,“Tiểu sử Bác Hồ”, “5 điều Bác Hồ dạy thanh, thiếu niên”, “Thắng lợi vĩ đại củadân tộc ta”... Có những nội dung hết sức cụ thể và thiết thực đối với công cuộc xâydựng lại quê hương, như “Tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự nghiệpxây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội chủ nghĩa”. “Thanh niên với các công trìnhthuỷ lợi” v.v.. 70.000 lượt các em thiếu nhi các địa phương cũn g đã tham gia cácđợt sinh hoạt học tập về “5 điều Bác Hồ dạy”, “Gương anh hùng măng non tronglịch sử”, “Điều lệ Đội, nghi thức Đội”... đạt tỷ lệ 80% tổng số thiếu nhi trong cácđịa phương.

Đi đôi với công tác giáo dục chính trị tư tưởng, các cơ sở Đoàn ở các địaphương đã tổ chức cho thanh niên đi vào 4 phong trào hành động cách mạng, trongđó có phong trào “Truy quét tàn binh địch”, phong trào “Lao động sản xuất”,phong trào “Vui khoẻ”... góp phần lôi cuốn đông đảo thanh niên các địa phương nỗlực tham gia hàn gắn những vết thương của cuộc chiến tranh 30 năm để lại. Hàng

ngàn thanh niên ở các huyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc... đã tham gia vào các đội thanhniên xung kích an ninh, truy quét tàn binh địch dưới nhiều hình thức. Nhiều đoànviên, thanh niên đã đi sâu tìm hiểu, phát hiện những tên ác ôn, có nợ máu trướcđây, hiện nay vẫn còn lẩn trốn không chịu trình diện cải tạo. Tại Gia Tân, TrảngBom, Hố Nai, Thiện Tân... thanh niên đã tham gia truy bắt 107 tên địch đang lẩntrốn. Ở Vĩnh Cửu, 3 tên địch có vũ khí đang lẩn trốn cũng bị tóm gọn. Đoàn viên,thanh niên huyện Tân Phú cùng lực lượng vũ trang địa phương truy quét, diệt gọncả một tiểu đoàn “vũ trang phục quốc” do địch mới nhen nhóm. Thanh niên các địaphương còn khám phá cả hầm chứa vũ khí địch chôn giấu, phát hiện bọn buôn lậu,bọn vượt biên trốn đi nước ngoài. Công tác thanh lọc làm trong sạch đội ngũ cũngđược các cơ sở Đoàn và tổ chức Hội Thanh niên Giải phóng quan tâm. Riêng HộiThanh niên Giải phóng đã loại ra khỏi tổ chức của mình 374 tên ngụy chui và ohàng ngũ.

Trong phong trào “Lao động sản xuất”, thanh niên các địa phương đã hănghái tổ chức các hình thức làm công tác xã hội. Thanh niên các thành phố, thị xã, thịtrấn mở chiến dịch “Làm đẹp thành phố”, thu hút hàng ngàn nam nữ thanh niên vàcác em thiếu nhi thu dọn, sửa chữa, giữ gìn đường phố luôn phong quang, sạch

Page 132: Tải xuống tại đây.pdf

133

đẹp; trên nhiều đường phố, thanh niên đã tổ chức trồng cây gây bóng mát, làmcổng chào; thu hồi, tiêu huỷ các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động. Hàng vạnấn phẩm, sách báo, tranh ảnh phản động, trụy lạc, hàng ngàn băng nhạc, đĩa hátnhạc được thanh niên thu gom, tiêu huỷ. Thanh niên các địa phương đã tích cựctham gia sản xuất vụ Đông Xuân đạt hiệu quả thiết thực, góp phần nhanh chóng ổnđịnh đời sống nhân dân. Trong đó 4.700 thanh niên, học sinh, sinh viên, giáo viênhuyện Châu Thành đã tham gia phong trào vét mương, đắp đập cho các cánh đồngDon, Dầu. Ngoài nhiệm vụ sản xuất cùng gia đình, ở nhiều địa phương, thanh niêncòn tổ chức sản xuất riêng một số sản phẩm, tham gia chăn nuôi heo, gà, vịt,ngỗng; thanh niên học sinh Trường cấp 2, 3 Xuân Lộc tham gia sản xuất rau cải,nấm rơm... Thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp bên cạnh việc chăm lo giữgìn, bảo vệ máy móc, thiết bị, khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, đẩy mạnh sảnxuất, ổn định tình hình... còn tích cực tham gia phong trào sản xuất tự túc. Hàngtrăm thanh niên công nhân đã không quản mưa nắng khai phá nhiều vùng đấthoang hoá dọc tỉnh lộ số 2 để trồng mì, trồng bắp... góp phần giải quyết một phầnkhó khăn về lương thực trong những ngày đầu mới được giải phóng.

Phong trào văn hoá văn nghệ, vui chơi giải trí được thanh niên, các em thiếunhi các địa phương đặc biệt hưởng ứng sôi nổi, tạo nên không khí vui tươi lànhmạnh trong sinh hoạt cộng đồng. Một số địa phương đã tổ chức những đêm hộidiễn với các tiết mục ca, múa, nhạc, kịch tự biên, nói lên niềm tự hào của thế hệđược sống trong không khí hoà bình xây dựng, nguyện cùng nhau đem công sứcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp, ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ đãđem lại cuộc sống độc lập, tự do cho người dân hôm nay. Huyện Đoàn ChâuThành còn có sáng kiến tổ chức ăn Tết hoà bình đầu tiên với chi hội Sinh viên,Thanh niên Giải phóng, sau đó cùng đi thăm các gia đình có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ; chi hội Sinh viên Bà Rịa phối hợp với Đoàn TrườngNguyễn Trãi tổ chức đêm văn nghệ gây quĩ giúp đỡ các gia đình nghèo, được đôngđảo nhân dân trong vùng tích cực hưởng ứng. Riêng ở huyện Xuân Lộc, các trườngphổ thông cấp 2, 3 đã tổ chức Ban văn nghệ, phối hợp cùng Huyện Đoàn tổ chứcđêm văn nghệ, tạo nên không khí lạc quan cách mạng trong đông đảo thanh niên.Huyện Đoàn còn tổ chức cho các em thiếu nhi tham gia hội trại, với 165 em thamdự...

Tháng 12–1975, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 tỉ nh:Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh và Tân Phú và chính thức đi vào hoạt động từngày 1 tháng 1 năm 1976. Khi mới thành lập, tỉnh gồm các đơn vị hành chính là:thành phố Biên Hoà, thị xã Vũng Tàu, các huyện Châu Thành, Long Đất, ThốngNhất, Xuân Lộc, Long Thành, Duyên Hải, Vĩnh Cửu và Tân Phú. Trong 1.275.000người dân của toàn tỉnh thời kỳ này có 327.939 thanh niên độ tuổi từ 16 đến 30,

Page 133: Tải xuống tại đây.pdf

134

chiếm 1/4 dân số, gồm đủ các thành phần: công nhân, nông dân, học sinh, tiểuthương... Số dân có nguồn gốc tại địa phương chỉ chiếm 50% dân số, còn lại là dândi cư và số di dân trong các thời kỳ chiến tranh ác liệt, Mỹ–ngụy gom tát đến.Trong đó, dân theo đạo Phật, đạo Công giáo chiếm đa số.

Tổ chức Đoàn Thanh niên theo cơ cấu tỉnh mới nhanh chóng được ổn định,hình thành 8 Ban, trong đó Ban Thiếu nhi và Ban Công nghiệp đã từng bước đi vàohoạt động tương đối rõ nét. Ban chấp hành Tỉnh Đoàn cũng được hoàn thiện gồmcó 21 uỷ viên, do đồng chí Nguyễn Việt Nhân làm Bí thư, các đồng chí Trần ThịMinh Hoàng và Thái Văn Dũng làm Phó bí thư. Các đồng chí Phạm Điền Sơn,Huỳnh Văn Quân, Hoàng Thanh Ngọc, Huỳnh Lang Anh là uỷ viên Ban Thườngvụ. Tổ chức Đoàn các huyện cũng từng bước được củng cố và phát triển, trong đócó 10 huyện và khu công nghiệp Biên Hoà đã có Ban chấp hành, tuy mỗi huyệnmới chỉ có 1 – 2 cán bộ chủ chốt.

Hệ thống tổ chức Đoàn bước đầu được hoàn thiện đã góp phần chỉ đạo phongtrào thanh niên trong tỉnh có những chuyển biến tích cực. Bước sang năm 1976,sau khi tỉnh mới được thành lập, tổ chức Đoàn Thanh niên tỉnh Đồn g Nai đã phátđộng rộng rãi trong thanh niên toàn tỉnh phong trào hành động cách mạng, baogồm:

– Phong trào Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc.

– Phong trào Quyết thắng.

– Phong trào Học tập.

– Phong trào Rèn luyện thân thể và thực hiện nếp sống mới.

Trong đó, phong trào Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc được cụ thểhoá theo 3 nội dung là: Tình nguyện lao động vượt mức kế hoạch; tình nguyện gianhập thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới và nông trường; tìnhnguyện lao động cộng sản chủ nghĩa.

Ngay từ những ngày đầu năm, phong trào tình nguyện lao động vượt mức kếhoạch đã diễn ra sôi nổi ở một số cơ sở xí nghiệp và nhanh chóng lan rộng trongthanh niên công nhân Khu Công nghiệp Biên Hoà và thanh niên trong các đồn điềncao su vùng Xuân Lộc. Thực hiện khẩu hiệu: “Xí nghiệp là nhà, công nhân là chủ”gần 4.000 thanh niên công nhân các nhà máy, xí nghiệp trong Khu Công nghiệpBiên Hoà đã không ngừng thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật, phát huy nhiều sángkiến cải tiến, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu. Ở nhiều cơsở, thanh niên công nhân đã tổ chức gom những phế liệu đem chế biến lại, sản xuấtra những mặt hàng cần thiết, góp phần tiết kiệm được hàng ngàn đồng, vừa đảmbảo cho nhà máy duy trì hoạt động trong điều kiện thời kỳ đầu sau giải phóng

Page 134: Tải xuống tại đây.pdf

135

nguyên vật liệu chưa được cung cấp đầy đủ. Chỉ trong một đợt thi đua tăng năngsuất lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm... chào mừng Hội nghịHiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc Tổ quốc, đoàn viên, thanh niên côngnhân Nhà máy Vikyno đã bằng nhiều hình thức đưa năng suất lao động tăng lêngấp 32 lần, hoàn thành 100 chiếc máy cày Đại thắng 5A và tiết kiệm được hàngngàn đồng (theo giá trị năm 1976). Trong quá trình phấn đấu hoàn thành vượt mứckế hoạch được giao, thanh niên công nhân Nhà máy Vikyno đã phát huy 98 sángkiến các loại, làm thêm 4.531 giờ, trong đó có trên 2.000 giờ không hưởng lương.Cũng trong phong trào thi đua lao động sản xuất vượt mức kế hoạch, đoàn viên,thanh niên công nhân Nhà máy Cogivina đã phát huy 92 sáng kiến có giá trị. Trongđó có sáng kiến cải tiến lưới lọc bột giấy, một công việc khó khăn, chính các kỹ sưlàm việc lâu năm trong Nhà máy cũng chưa dám nghĩ đến, chưa dám làm, nhưngchi đoàn thanh niên đã cùng tập thể thanh niên trong N hà máy dám đảm nhận và đãthực hiện thành công, làm lợi cho Nhà máy 30 tấn bột giấy. Nhiều thanh niên côngnhân như Huỳnh Văn Hoà, vốn trước đây thường bị coi thường, chỉ được làm thợphụ, tay nghề không được sử dụng, cứ mai một dần. Được tổ chức Đoàn Nhà máyđộng viên, được giao các phần việc cụ thể trong dây chuyền sản xuất, anh trở nênhoạt bát hẳn, lúc nào cũng miệt mài với công việc, cũng tìm tòi phát huy nhiềusáng kiến, cải tiến có giá trị, góp phần giải toả những khó khăn trong quá trình sảnxuất. Hoà còn tham gia làm thêm giờ không hưởng lương để kịp hoàn thành nhữngcông trình do Đoàn Thanh niên Nhà máy đảm nhận, tham gia thu gom nguyên vậtliệu, cố gắng tiết kiệm trong sản xuất... vì anh nghĩ: “Bây giờ mình làm cho Nhàmáy của mình, cho đất nước m ình, không phải làm cho bọn tư bản nước ngoài nhưtrước đây. Dù mình có làm thêm ngày công cũng không thấm tháp gì so với anhem thanh niên trước đây đã đổ xương máu trong các cuộc chiến đấu chống giặcPháp và chống giặc Mỹ”. Chính với tinh thần làm chủ ấy mà thanh niên công nhânở Khu Công nghiệp Biên Hoà, ở các đồn điền cao su đã chắt chiu từng sáng kiếncải tiến, đã thu gom từng chiếc bulông, con tán rơi vãi; gom góp từng mảnh giấyvụn để tích tiểu thành đại, chế biến được 30,5 tấn giấy báo phục vụ đời s ống xãhội.

Ở nhiều cơ sở, tổ chức Đoàn trong các nhà máy, xí nghiệp đã mạnh dạn đảmnhận nhiều công trình phần việc thiết thực thúc đẩy quá trình sản xuất của đơn vị.Chỉ riêng thanh niên công nhân Khu Công nghiệp Biên Hoà trong năm 1976 đãđảm nhận 24 công trình có giá trị kinh tế cao. Đáng chú ý là công trình khoan lỗthân hộp số máy cày Đại Thắng 5A của thanh niên công nhân Nhà máy Vikyno;công trình 120 thân máy của thanh niên công nhân Nhà máy Vinapro; công trình250 thân máy TS 60C thực hiện trong 28 ngày, vượt năng suất 120% so với kếhoạch; công trình lập hệ thống hút khí Amôniac sử dụng Sulphát đồng nội địa... là

Page 135: Tải xuống tại đây.pdf

136

những công trình nổi bật được ghi vào sổ vàng lập công của thanh niên Đồng Naidâng lên Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng Lao động Việt Nam (tháng 12–1976).

Một nét mới đang xuất hiện ngày càng phổ biến trong thanh niên công nhân,thanh niên đường phố, thanh niên trong các trường học là phong trào lao động xãhội chủ nghĩa, nhận thêm việc, làm thêm giờ. Chỉ trong 3 nhà máy ở Khu Côngnghiệp Biên Hoà trong 6 tháng đầu năm 1976, thanh niên công nhân đã làm thêm25.438 giờ lao động xã hội chủ nghĩa. Tổ chức Đoàn ở các thành phố, thị xã, thịtrấn đã huy động 76.751 ngày công tham gia làm vệ sinh đường phố, khai thôngcống rãnh, xây dựng trụ sở, phòng thông tin, sửa chữa, nâng cấp trường học, bệnhviện... góp phần ổn định cuộc sống nhân dân sau ngày giải phóng.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 1976, đã có 21.332 thanh niên tình nguyện đixây dựng vùng kinh tế mới Bàu Lâm, Xuyên Mộc, Cu Nhí có thời hạn. Đ ến 6tháng cuối năm 1976, thanh niên các địa phương đã nâng phong trào tình nguyệnđi xây dựng vùng kinh tế mới ngắn ngày lên dài ngày. Riêng thành phố Biên Hoàđã có 15.084 thanh niên đăng ký tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới dàihạn. Tổ chức Đoàn Thanh niên ở thành phố Biên Hoà đã tổ chức thành những độihình Thanh niên xung phong tham gia xây dựng vùng kinh tế mới theo hai hìnhthức không thoát ly và thoát ly dài hạn, thu hút nhiều đối tượng thanh niên, trongđó có cả những thanh niên là tệ nạn xã hội, xì ke, ma tuý trước đây, những thanhniên từng đi lính cho chế độ ngụy... tình nguyện tham gia, tích cực cải tạo trở thànhnhững người lao động có ích cho xã hội. Có nhiều thanh niên chậm tiến trước đâyđã trở thành thanh niên tiên tiến, có người đượ c kết nạp vào tổ chức Đoàn Thanhniên.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, thanh niên nông thôn Đồng Nai đã vượtqua nhiều khó khăn, khắc phục những tập quán lạc hậu, cải tạo thiên nhiên, cải tạođồng ruộng, từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp của tỉnh đi vàosản xuất ổn định. Đồng Nai là một vùng đất trù phú, có trên 823.000 héc ta diệntích trồng trọt; có nhiều đồn điền cao su chạy dọc theo tỉnh lộ số 2, các Quốc lộ 1,20; có nhiều vườn cây ăn trái nổi tiếng ở Xuân Lộc, Long Thành, Tân Phú, ChâuThành, như bưởi Tân Triều, sầu riêng Long Khánh, chôm chôm Long Thành...Nhưng năm 1975, nhân dân trong tỉnh phải chịu cảnh thiếu đói tới 9 tháng. Đảngbộ Đồng Nai quyết tâm lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm bảođời sống nhân dân, phát động rộng rãi phong trào sản xuất vụ Đông Xuân 1976.Thực hiện quyết tâm của Đảng, trên 103.000 đoàn viên, thanh niên ở hầu khắp cáchuyện, thành phố, thị xã, thị trấn trong tỉnh đã tình nguyện đến các công trình thuỷlợi, đắp đập, đào mương, dẫn nước vào đồng.

Chỉ trong một thời gian ngắn ra quân làm thuỷ lợi, đoàn viên, thanh niênĐồng Nai đã cùng bà con cô bác trong tỉnh đắp 14 đập, làm 33 kênh mương, dài 74

Page 136: Tải xuống tại đây.pdf

137

km, với khối lượng đào đắp tới 51.323 m 3 đất, góp phần biến 7.590 héc ta ruộnglúa một vụ thà nh 2 vụ. Trong phong trào ra quân làm thuỷ lợi, đoàn viên, thanhniên các địa phương đã thể hiện rõ vai trò xung kích cách mạng của tuổi trẻ trongđiều kiện mới. Ở huyện Thống Nhất, hàng ngày thường xuyên có 2.000 đoàn viên,thanh niên được huy động lên các công trường. Có gia đình có 4–5 thanh niên thìcả 4 – 5 người đều tình nguyện lên công trường. Lâm Văn Nguyên, một thanh niênCông giáo di cư, sống dưới chế độ Mỹ, ngụy đã từng bị chúng đầu độc lừa mị. Quêhương được giải phóng, Nguyên không khỏi có những mặc cảm. Nhưng rồi thực tếcuộc sống đã cho anh thấy rõ trắng đen. Anh hăng hái tình nguyện lên công trườnglàm thuỷ lợi cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên ở địa phương. Ở huyện XuânLộc, tổ chức Đoàn chỉ yêu cầu 40 em học sinh tham gia làm thuỷ lợi, nh ưng tất cảhọc sinh Trường cấp II, III Xuân Lộc đã xin được cùng tham gia. Ai không đượctham gia thì cảm thấy như mình bị bỏ rơi, phải giải thích nhiều lần các em mới yêntâm ở lại học tập. Không chỉ nô nức xung phong đi làm thuỷ lợi, ngay cả khi nhìnthấy con đập bị nước lũ làm vỡ, các em học sinh Trường cấp II, III Xuân Lộc cũngđã không quản ngại nguy hiểm, cùng nhảy xuống vật lộn với sóng lũ để cứu đập,cứu lúa.

Cùng với phong trào làm thuỷ lợi, phong trào làm phân bón cũng được thanhniên các địa phương quan tâm phát triển với nhiều hình thức và biện pháp có hiệuquả. Trước đây, người dân Đồng Nai vốn vẫn quen sử dụng phân hoá học để bónruộng. Đoàn viên và thanh niên các địa phương trong tỉnh đã dấy lên phong trào

làm phân xanh rộng khắp. Từ huyện Long Thành, thanh niên xã Vĩnh Thanh luôndẫn đầu phong trào. Nhiều kiện tướng làm phân xanh xuất hiện. Thi đua với LongThành, thanh niên huyện Thống Nhất cũng nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ, chỉtrong 6 tháng cuối năm 1976 đã làm được 1.550 tấn phân xanh, kịp thời phục vụ vụsản xuất Đông Xuân.

Mặc dù được sống trong hoà bình, thanh niên Đồng Nai vẫn không ngừngnâng cao cảnh giác, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Trong phong trào thi đua Quyết thắng, bên cạnh việc không ngừng tham gia truyquét tàn binh địch, bọn phản động tìm cách quấy phá cuộc sống của nhân dân, đấutranh chống lại những nọc độc văn hoá phẩm đồi trụy, phản động... thanh niên cácđịa phương đều coi việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và quyền lợicủa mỗi người. Chỉ trong những tháng cuối năm 1976 đã có 5.000 đoàn viên, thanhniên lên đường, đạt 100% chỉ tiêu được giao.

Nhiều đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang, trong điều kiện hoàbình vẫn tỏ ra vững vàng trước mọi thử thách, và cả những cá m dỗ đời thường, rasức rèn luyện phẩm chất, đạo đức, rèn luyện nâng cao kỹ năng chiến đấu, bảo vệcuộc sống bình yên của nhân dân. Trong công tác giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã

Page 137: Tải xuống tại đây.pdf

138

hội, nhiều đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang đã tỏ ra vô cùng dũngcảm, mưu trí kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, như trường hợp chiến sĩ công anTrần Quốc Khải, khi một kho đạn bốc cháy, đã không quản nguy hiểm, dẫn đầuđồng đội xông đến dập tắt lửa, cứu kho đạn, đảm bảo sự bình yên cho nhân dântrong khu vực. Không chỉ dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ, trong đời thường,Trần Quốc Khải cũng luôn tỏ ra là một chiến sĩ công an mẫu mực. Nhặt được cảmột xấp tiền, Khải cũng đã tìm cách trả tận tay người đánh rơi, nêu một tấm gươngsáng về phẩm chất của người công an trong xã hội mới.

Tháng 7–1976, Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tổchức Đại hội thanh niên tiên tiến toàn tỉnh lần thứ nhất, đánh giá phong trào thanhniên trong tỉnh sau một năm hoàn toàn được giải phóng. Đại hội đã biểu dương 68tập thể và 508 cá nhân tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Đồng Nai trong thời kỳ mới,thời kỳ nỗ lực vượt bậc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng quê hương ĐồngNai trở thành một tỉnh giàu và mạnh, xứng đáng với những tiềm năng vốn có vànhững truyền thống khai canh mở đất, truyền thống giữ đất giữ làng hàng trămnăm để lại. Chỉ một năm sau ngày giải phóng, thanh niên Đồng Nai đã thật sự đổiđời, vượt lên tất cả mọi khó khăn, gian khổ, một lòng hướng theo tiếng gọi củaĐảng, của Đoàn mà nỗ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên, trở thành lực lượngxung kích cách mạng trong mọi nhiệm vụ, lao động sản xuất, đảm bảo trật tự anninh và an toàn xã hội, xây dựng nếp sống mới lành mạnh... góp phần nhanh chóngổn định cuộc sống nhân dân vùng mới giải phóng.

Thông qua hoạt động thực tiễn, tổ chức Đoàn và công tác đoàn kết tập hợpthanh niên đã có những bước phát triển đáng chú ý. Riêng công tác phát triển đoànviên đã tăng lên gấp 3 lần năm 1975. Cuối năm 1975, toàn tỉnh có 1.500 đoàn viên,đến cuối năm 1976, số đoàn viên trong toàn tỉnh đã tăng lên 4.500 đồng chí. Riêngđợt kết nạp đoàn viên chào mừng Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng Lao động ViệtNam (tháng 12–1976) số lượng đoàn viên được kết nạp đã tăng hơn tháng bìnhthường gấp 2 lần, có 300 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, góp phần xoá nhiềucơ sở trắng. Đến năm 1977, trong toàn tỉnh đã có 624 chi đoàn, trong đó có 298 chiđoàn thuộc các cơ quan Nhà nước, 156 chi đoàn ở các phường, xã, 52 chi đoàntrường học, 54 chi đoàn xí nghiệp và 64 chi đoàn quân đội, với tổn g số 10.436đoàn viên. Trong đó, khối cơ quan có 3.302 đoàn viên, khối xã, phường có 2.170đoàn viên, khối trường học có 889 đoàn viên. Ngoài ra, còn có 676 đoàn viên trongcác xí nghiệp công nghiệp, 1.347 đoàn viên làm việc tại các nông trường, 987 đoànviên tại các vùng kinh tế mới và 865 đoàn viên trong lực lượng vũ trang. Công tácđoàn kết tập hợp thanh niên ngày càng được các cấp bộ Đoàn coi trọng. Riêngtrong năm 1976, đã phát triển được 21.974 hội viên. Một số địa phương, nhưhuyện Thống Nhất, đã đi sâu vận động tập hợp thanh niên Công giáo có hiệu quả.

Page 138: Tải xuống tại đây.pdf

139

Nhiều thanh niên theo đạo đã tích cực tham gia các công tác do Đoàn Thanh niêntổ chức, thực hiện “tốt đời đẹp đạo”. Đến năm 1977, tổng số hội viên đã phát triểnlên tới 68.047 thanh niên (chỉ thống kê ở 6 huyện).

Đi đôi với củng cố, phát triển tổ chức Đoàn, tổ chức Hội, các cấp bộ Đoànđều coi trọng công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Phần lớn thiếu nhi trong độtuổi đều được tập hợp rộng rãi vào tổ chức Đội ở trong trường học hoặc tổ chứcĐội ở xã, ấp. Lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm nội dung cơ bản, tổchức Đoàn các địa phương đã đặc biệt coi trọng giáo dục rèn luyện các em trởthành những con ngoan, trò giỏi, phấn đấu trở thành những con người phát triểntoàn diện, những cháu ngoan Bác Hồ. Chỉ tính đến tháng 5 – 1976, đã có trên70.000 lượt thiếu niên, nhi đồng, chiếm 80% tổng số thiếu niên, nhi đồng trongtỉnh tham gia các đợt sinh hoạt chính trị theo các chủ đề, như học 5 điều Bác Hồdạy thiếu niên, nhi đồng; truyền thống 35 năm Đội lớn lên cùng đất nước; gươnganh hùng măng non và lịch sử; nghi thức và điều lệ Đội... Thiếu niên, nhi đồng ởnhiều địa phương không những nỗ lực trong học tập, rèn luyện, còn tích cực thamgia các công tác xã hội, nhất là công tác Trần Quốc Toản, tham gi a sửa sang cácnghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khókhăn. Các em còn tổ chức tham gia các buổi lao động xã hội chủ nghĩa, cùng cácanh chị thanh niên làm vệ sinh đường phố, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh. Một sốcơ sở, như ở Trường cấp II, III Xuân Lộc từ chỗ tổ chức những hình thức sản xuấtnhỏ, trồng những bồn hoa, luống rau bán lấy tiền gây quĩ hoạt động, các em đã tiếnlên tìm kiếm những khoảng đất trống để trồng mì, trồng bắp vừa lấy tiền gây quĩĐội, vừa được rèn luyện trong lao động... Tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh, nhờ đó đã không ngừng phát triển cả về tổ chức cũng như chất lượnghoạt động. Đến cuối năm 1976, toàn tỉnh đã xây dựng được 100 liên đội, 473 chiđội, 686 phân đội với 20.353 đội viên. Đến năm 1977, con số đó đã tăng lên 110liên đội, 865 chi đội, 3.354 phân đội, với 32.062 đội viên và 1.955 cán bộ Tổngphụ trách, trong đó có trên 1.000 người đã được tập huấn nghiệp vụ công tác.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là một việc làm luôn được đặt ra cấp báchđối với một tỉnh vừa được giải phóng, sau nhiều năm chiến tranh ác liệt, tổ chứcĐoàn chậm phát triển. Ngay từ năm 1975, tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnh đã mởnhiều lớp đào tạo cán bộ cho cơ sở. Riêng các huyện, phần lớn đều mở các lớpngắn ngày có tính chất bổ túc nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ chi đoàn. Năm1976, các huyện đã tổ chức tập huấn cho 3.092 cán bộ từ chi đoàn trở xuống. Mộtsố huyện còn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cơ sở, nhưhuyện Long Thành đã tổ chức tập huấn về phương pháp làm phân xanh cho 1.000cán bộ, đoàn viên, thanh niên của các xã, tạo điều kiện để các địa phương pháttriển phong trào đi vào chiều sâu.

Page 139: Tải xuống tại đây.pdf

140

II. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ NHẤT ĐÃ KHẲNGĐỊNH VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCHMẠNG MỚI.

Tháng 12–1976, Đại hội đại biểu lần thứ IV Đảng Lao động Việt Nam đãquyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, tổ chức Đoàntrong cả nước cũng được mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (trướcđó là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh).

Tháng 8 năm 1977, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Naiđã tiến hành Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ nhất. Đại hội đã tập trung đánh giánhững cống hiến của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai từ Đạihội lần thứ III Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, tháng 3–1961 đến thời kỳ 2năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 5 –1975 – tháng 8–1977).Trải qua 16 năm kiên cường vượt qua nhiều gian khổ, thử thách ác liệt, tổ chứcĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã không ngừng trưởngthành về mọi mặt, trở thành trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, là độiquân xung kích, đi đầu trong việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảngđã vạch đường chỉ lối, là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng, có khả năng lôi cuốn,tập hợp đông đảo thanh niên vươn lên hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng giảiphóng dân tộc, cũng như trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủnghĩa xã hội, thể hiện rõ phẩm chất anh hùng của thế hệ tr ẻ trong thời kỳ mới củacách mạng, luôn đi đầu, dám đột phá vào những nhiệm vụ to lớn đang đặt ra choĐảng bộ và nhân dân Đồng Nai.

Sau khi chỉ ra những bài học kinh nghiệm thành công và những tồn tại trongquá trình xây dựng và trưởng thành, Đại hội Đoàn toàn tỉnh Đồng Nai lần thứ nhấtđã khẳng định quyết tâm của toàn Đoàn, của thế hệ trẻ Đồng Nai, nỗ lực vươn lên“Phát huy quyền làm chủ tập thể của thanh niên và vai trò nòng cốt của Đoàn,thực hiện tốt chế độ làm chủ tập thể, đẩy mạnh công tác giáo dục cộng sản chủnghĩa cho thanh niên, động viên tổ chức tuổi trẻ thành đội quân xung kích trong 3cuộc cách mạng, tạo ra sự chuyển biến mới trong phong trào thanh niên và côngtác Đoàn tại địa phương; nỗ lực phát triển đoàn viên mới, xây dựng và củng cố tổchức Đoàn vững mạnh, đều khắp; khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; tăngcường đoàn kết rộng rãi thanh niên trong các phong trào hành động cách mạng, tổchức và giáo dục thiếu niên nhi đồng; quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch 2năm do Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai đề ra, xây dựng Đồng Nai thành một tỉnh có công,nông nghiệp giàu mạnh, góp phần xây dựng thắng lợi tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa”.

Page 140: Tải xuống tại đây.pdf

141

Đại hội Đoàn toàn tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất đã bầu 39 đồng chí vào BanChấp hành Tỉnh Đoàn khoá I (có 2 dự khuyết) . Đồng chí Trần Thị Minh Hoàng đãđược bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn, các đồng chí Hoàng Thanh Ngọc, Phạm Điền Sơnđược bầu làm Phó bí thư Tỉnh Đoàn. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn khoá I còn có cácđồng chí: Huỳnh Lang Anh, Đường Như Tài, Huỳnh Công Trạch, Bùi Thế Ba ,Phạm Minh Tánh, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Công, Phạm Thị Sơn. Khiđồng chí Trần Thị Minh Hoàng được cử đi học dài hạn, đồng chí Huỳnh CôngTrạch được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn, đồng chí Trần Văn Khánh được bầu làmPhó bí thư và đồng chí Nguyễn Văn Lâm được bầu bổ sung vào Ban Thường vụTỉnh Đoàn.

Từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh Đồng Nai lần thứ nhất, tổ chức Đoàn và phongtrào thanh niên Đồng Nai ngày càng đi vào thế phát triển ổn định, trở thành lựclượng xung kích đáng tin cậy của Đảng bộ trên mọi lĩnh vực sản xuất cũng nhưđảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.

Trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đời sống nhân dân trong tỉnh sau ngàyhoàn toàn được giải phóng đã có nhiều cải thiện, nhưng vẫn chưa thật ổn định, th ựchiện chủ trương của Tỉnh uỷ Đồng Nai, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, cũng như đoàn viên và thanh niên Đồng Nai đã tập trung mọi nỗ lực tácđộng trực tiếp vào những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình sản xuất, trước hết làkhâu thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, khai hoang phục hoá, và nhất là cùng gia đình đivào con đường làm ăn tập thể.

Những năm 1977–1979, công tác thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng đòi hỏi phải nỗlực rất lớn trên nhiều mặt. Riêng năm 1977, toàn tỉnh đã thực hiện 82 công trìnhthuỷ lợi lớn nhỏ, với khối lượng đào đắp tới 689.552 m 3 đất, xây dựng 3 tuyếnkênh mương dài tổng cộng 111,5 km, phục vụ tưới tiêu cho hàng vạn héc ta. Cáccơ sở Đoàn trong tỉnh đã phải huy động 68.288 lượt đoàn viên và thanh niên đónggóp 220.424 ngày công cho nhiệm vụ trọng tâm thuỷ lợi. Trong đó, riêng huyệnLong Thành đã huy động 29.490 lượt đoàn viên, thanh niên đào đắp 400.000 m 3

đất, thực hiện 60 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, đào đắp 60,7 km kênh mương, 25 aochứa nước và xây dựng 2 trạm bơm điện phục vụ tưới nước cho 4.000 héc ta; thanhniên huyện Tân Phú đã đào đắp 93.746 m 3 đất, hoàn thành việc xây dựng đập dângnước Đồng Hiệp, ngoài ra còn đắp 3 con đê dài 7.271 mét...

Đi đôi với công tác thuỷ lợi, cải tạo đồng ruộng, các cấp bộ Đoàn Thanh niêntrong tỉnh Đồng Nai, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Chương trình hành động10 điểm của Trung ương Đoàn đã tổ chức, động viên thanh niên đẩy mạnh khaihoang phục hoá, xây dựng những vùng kinh tế mới. Thanh niên huyện Long Thànhđã mở chiến dịch “Đồng khởi khai hoang”, với hàng ngàn đoàn viên, thanh niênxung kích tập trung khai phá 600 héc ta diện tích hoang hoá. Công việc khai hoang

Page 141: Tải xuống tại đây.pdf

142

phục hoá ở nhiều địa phương thực sự là một cuộc chiến đấu, đòi hỏi phải có tinhthần quả cảm, dám lao vào những nơi khó khăn nguy hiểm mới thực hiện được, vìnhững quả bom, mìn địch cài, rải còn sót lại không ít trên nhiều cánh đồng, trêncác nương rẫy. Riêng ở huyện Long Thành, để giải phóng một diện tích 57 héc ta,đoàn viên và thanh niên các địa phương trong huyện đã phải phá gỡ tới 23.038 quảbom, mìn các loại. Nhiều đoàn viên, thanh niên đã không ngồi chờ các lực lượngcông binh về tháo gỡ. Đoàn viên, thanh niên xã Long Hương, đoàn viên Phan ThịThới (xã Long Tân, cùng huyện Châu Thành) đã không quản nguy hiểm xungphong tháo gỡ bom mìn, dọn đốt rẫy, để nhân dân kịp sản xuất.

Bên cạnh lực lượng thanh niên xung kích tham gia làm thuỷ lợi, khai hoangphục hoá có thời hạn ở địa phương, các cấp bộ Đoàn còn tổ chức lực lượng thanhniên xung phong tham gia xây dựng các nông trường, lâm trường, các vùng kinh tếmới. Đến năm 1978, đã có gần 5.000 đoàn viên, thanh niên tham gia các đơn vịThanh niên xung phong phục vụ tại 11 nông trường quốc doanh của tỉnh. Nhiềucông, nông, lâm trường đã mang tên thanh niên, như Lòng Tàu, Hiếu Liêm, AnLợi... Trong đó, Công trường thanh niên trồng đước Lòng Tàu được triển khai từtháng 6–1978. Mới đầu, chỉ có 350 thanh niên của một số đơn vị cấp xã trực tiếphợp đồng với Công trường, năng suất đạt thấp. Bình quân chỉ 200 m 2/công. Sau 20ngày lao động, 350 lao động chỉ phát dọn thực bì được 98 héc ta. Tỉnh Đoàn ĐồngNai đã quyết tâm tập trung chỉ đạo thống nhất, lấy cấp huyện làm đầu mối tổ chứclực lượng lao động trên Công trường. Ở cấp tỉnh, do một đồng chí Phó bí thư TỉnhĐoàn trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo. Trong thời gian 5 tháng (tính đến ngày 8–11–1978), đã có 5.500 lượt đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh tham gia, đónggóp hàng chục ngàn ngày công lao động cho công trình, trong đó có cả thanh niênhọc sinh, giáo viên các trường phổ thông cấp III và các trường chuyên nghiệp.Đáng chú ý là có trên 1.000 thanh niên từng làm việc cho chế độ cũ đã học tập cảitạo dài hạn được trả tự do, nhưng chưa được khôi phục quyền công dân cũng đãtình nguyện đến công trường lao động để được rèn luyện. Không ít th anh niên chưaquen lao động, chưa quen cuộc sống tập thể, ăn chung một mâm, nằm chung mộtchiếu, lúc mới đến Công trường 3 đêm liền không ngủ. Cuộc sống ở Công trườnghết sức gian khổ, khó khăn. Nơi ăn ở chỉ là những mái lá dừa không đủ che nắngche mưa. Nhiều lúc mưa xuống, anh em thanh niên phải ngồi tựa lưng vào nhau,choàng ni lông che đỡ để qua đêm và hôm sau, cứ thế ra Công trường, với một khíthế thi đua hăng say của những con người thực sự ý thức được công việc mình làm.Theo chỉ tiêu qui định, cứ 3 5 thanh niên làm trong một ngày phải hoàn thành 1 hécta, nhưng thanh niên xã Long Tân (Long Thành) có 25 lao động làm trong 1 ngàyđã hoàn thành 3 héc ta, bình quân mỗi người làm 1000 m 2; thanh niên học sinhTrường cấp III Long Thành chỉ làm trong 5 ngày cũng vượt chỉ tiêu 7 héc ta, bìnhquân mỗi người làm 700 m2 (chỉ tiêu qui định 400 m2/công). Riêng một em học

Page 142: Tải xuống tại đây.pdf

143

sinh lớp 10 của Trường cấp III Nam Hà, mới 16 tuổi, trong một ngày cũng đã làmđược 800 m2.

Mặc dù không đạt được mục tiêu 1.500 héc ta như chỉ ti êu ban đầu, do cónhững khó khăn khách quan, nhưng với 1050 héc ta đã thực hiện cũng cho thấykhả năng của một lớp thanh niên mới, dám dấn thân vào những việc lớn, kể cảnhững công việc vượt quá khả năng của mình và vẫn đảm bảo chất lượng kỹ thuậttheo yêu cầu, với 95% phát dọn thực bì và từ 85 – 95% trồng trái đước đạt yêu cầucủa chuyên môn ngành Lâm nghiệp. Một con số không chỉ có ý nghĩa đối với khảnăng lao động của thanh niên, quan trọng hơn khẳng định ý chí của những conngười có thể tiến công vào mọ i mặt của cuộc sống. Thông qua lao động, rèn luyệntrên Công trường đã có 300 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, 230 thanh niênkhác được tham gia sinh hoạt trong tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên.

Một trong những biểu hiện cho tinh thần giác ngộ, khả năng tiếp thu cái mớinhạy bén của thanh niên Đồng Nai thời kỳ sau khi được hoàn toàn giải phóng làviệc đông đảo thanh niên ở các địa phương sẵn sàng đi vào con đường làm ăn tậpthể, hơn thế đã tác động tích cực vận động gia đình, dòng tộc cùng hưởng ứng chủtrương của Đảng và Nhà nước. Từ những hình thức sản xuất tập thể có tính riêngbiệt của tổ chức Đoàn như trồng bồn hoa, trồng rau, đậu... để gây quĩ, khi có chủtrương tổ chức làm ăn tập thể, tổ chức Đoàn cũng như đoàn viên và thanh niên ởnhiều địa phương sau khi học tập quán triệt đã hăng hái đăng ký vào làm ăn trongcác hợp tác xã và tập đoàn sản xuất.

Ấp Đất Mới (xã Long Phước, huyện Long Thành) là cơ sở được chọn thíđiểm xây dựng hợp tác xã đầu tiên của tỉnh. Bên cạnh ấp Đất Mới, còn có bà conxã Long Hương cũng nhiệt tình hưởng ứng phong trào hợp tác hoá. Nhận thức rõtính ưu việt của con đường làm ăn tập thể, từ các tổ vần đổi công, tổ đoàn kết sảnxuất, đoàn viên và thanh niên ấp Đất Mới cũng như đoàn viên, thanh niên xã LongHương đã làm nòng cốt vận động gia đình và những người trong thân tộc, tiến lênxây dựng tập đoàn sản xuất và sau đó thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.Riêng ở Đất Mới đã có 73 đoàn viên, thanh niên trở thành những xã viên trẻ. Đivào con đường làm ăn tập thể, đoàn viên và thanh niên trong các hợp tác xã càngcó điều kiện phát huy vai trò xung kích cách mạng, đi đầu thực hiện các biện phápsản xuất tiên tiến, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệvào quá trình gieo trồng và chăm sóc cây lúa. Năng suất cây trồng và vật nuôi củahợp tác xã được nâng lên rõ rệt, phần lớn đều cao hơn hẳn các gia đình còn sảnxuất dưới các hình thức cá thể.

Tổ chức Đoàn thông qua phong trào làm ăn tập thể được củng cố một bướcvững chắc, đủ khả năng làm hạt nhân tập hợp, đoàn kết đông đảo thanh niên thựchiện các nhiệm vụ chính trị đặt ra cho địa phương. Từ một chi đoàn yếu, không

Page 143: Tải xuống tại đây.pdf

144

làm được công tác phát triển đoàn viên, Long Phước (thời kỳ này, phần lớn các xãchỉ có chi đoàn) đã trở thành một chi đoàn khá, với số lượng 55 đoàn viên và tậphợp được 70% thanh niên vào tổ chức Hội. Ngoài ra, còn tổ chức được một liênđội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thường xuyên có những hoạt động phongphú, lôi cuốn được đông đảo thiếu niên trong độ tuổi tham gia.

Từ điểm chỉ đạo Long Phước (Long Thành) và điểm đột phá Long Hương,các cơ sở Đoàn ở các địa phương đã kịp thời rút kinh nghiệm, phát huy vai tròxung kích cách mạng của đoàn viên, thanh niên trong từng hộ gia đình, trong từngdòng tộc làm nòng cốt vận động bố mẹ, anh em. Trong nhiều trường hợp, thanhniên đã phải kiên trì vừa thuyết phục, vừa đấu tranh phân tích phải trái để gia đìnhcùng đồng tình thực hiện chủ trương của Đảng. Đến tháng 12–1978, đã có 55.637đoàn viên, thanh niên trong toàn tỉnh tham gia làm ăn trong 10 hợp tác xã, 508 tậpđoàn sản xuất. Ở các xã Xuân Tâm (Xuân Lộc), Gia Tân, Giang Điền (ThốngNhất), Phú Điền (Tân Phú) 100% đoàn viên, thanh niên đã đi vào con đường làmăn tập thể. Trong đó có 1.927 đoàn viên, 16.829 hội viên Hội Liên hiệp Thanh niênvà 36.881 thanh niên.

Đoàn viên, thanh niên trong các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đã có nhữnghoạt động thiết thực. Ở huyện Long Thành, phát huy vai trò lá cờ đầu trong phongtrào làm phân bón của tỉnh, đoàn viên và thanh niên nông thôn thường xuyên cónhiều hình thức khai thác nguồn phân tại chỗ, năm nào cũng hoàn thành vượt mứcchỉ tiêu làm phân bón. Năm 1977, tổ chức Đoàn các địa phương trong huyện đã

huy động tập trung 22.698 lượt đoàn viên, thanh niên ủ được 50.511 tấn phânxanh. Năm 1978, phong trào làm phân bón trong thanh niên nông thôn càng pháttriển mạnh mẽ. Toàn tỉnh đã có 567.206 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia làmđược 68.114,5 tấn phân bón các loại, đạt gấp 3,5 lần so với chỉ tiêu đề ra, góp phầnkhắc phục một bước khó khăn về phân bón cho đồng ru ộng. Sau lá cờ đầu VĩnhThanh, đoàn viên và thanh niên các xã Gia Tân, Xuân Tâm, Đại Phước và ở nhiềuđịa phương khác cũng đã từng bước đưa phong trào làm phân bón đi vào nề nếpthường xuyên.

Ở một số địa phương, thanh niên nông thôn bắt đầu thí điểm xây dựng cánhđồng thực nghiệm thanh niên, một hình thức hoạt động có khả năng phát huy toàndiện vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên, nhất là trong việc đi đầuứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Đoàn viên,thanh niên xã Lợi Hoà (Vĩnh Cửu) đã xây dựng cánh đồng thực nghiệm trên diệntích 5 héc ta. Sau khi tiến hành cải tạo đồng ruộng, đảm bảo chủ động nguồn nướctưới tiêu, đoàn viên, thanh niên xã Lợi Hoà đã đưa giống mới IR.2153 vào gieo cấytrên cánh đồng mẫu của mình và mặc dù một số biện pháp kỹ thuật liên hoàn về xửlý giống, về phân bón... chưa được tuân thủ chặt chẽ, nhưng năng suất vẫn đạt 8,5

Page 144: Tải xuống tại đây.pdf

145

tấn/ha, cao hơn hẳn ruộng đại trà. Cùng với Lợi Hoà, đoàn viên và thanh niên xãGia Tân và ở một số địa phương khác cũng đã tiến hành cải tạo đồng ruộng, xâydựng hoàn chỉnh bờ vùng, bờ thửa, áp dụng các biện pháp cải tạo đất... xây dựngcánh đồng Thanh niên. Riêng huyện Thống Nhất đã huy động được 96.742 lượtđoàn viên, thanh niên đóng góp 100.258 ngày công đào đắp 63.533 mét bờ vùng,bờ thửa, với khối lượng 228.354 mét khối đất.

Cùng thi đua lao động sản xuất, thanh niên trong các ngành công nghiệp đãđẩy mạnh phong trào “Tuổi trẻ xung kích làm chủ tập thể vượt mức kế hoạch”.Trong điều kiện có nhiều khó khăn về nhiều mặt, nguyên vật liệu thiếu thốn, trongkhi chỉ tiêu được giao tăng lên gấp từ 2 đến 3 lần những năm trước, tổ chức Đoànvà đoàn viên, thanh niên trong các nhà máy, xí nghiệp đã tập trung mọi suy nghĩ,phát huy tinh thần xung kích sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn phát huy vàứng dụng nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu, tận dụng mọinguồn phế thải thay thế nguyên vật liệu nhập để sản xuất. Thanh niên Nhà máyVinappro, Trụ bê tông, May Đồng Nai, Gạch ngói Đồng Nai... nhất là thanh ni ênNhà máy Thanh Thanh (gạch men) đã có nhiều sáng kiến có giá trị, góp phần khắcphục nhiều khó khăn về thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, về thiếu nguyên vật liệu, sản xuấtđược nhiều mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trongđó có những sáng kiến, như sáng kiến sử dụng phế thải Khu Công nghiệp thay thếnguyên vật liệu nhập ngoại trong sản xuất gạch men của thanh niên Nhà máyThanh Thanh, tiết kiệm được 121.000 đồng (giá cố định năm 1978), được gửi thamdự triển lãm “Tuổi trẻ sáng tạo” của thanh niên các nước xã hội chủ nghĩa tổ chứcở Liên Xô (cũ) và đã được tặng thưởng huy chương.

Trong các cơ sở cao su, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên đã nỗ lực khắcphục nhiều khó khăn, luôn tìm tòi sáng tạo, đảm bảo năng suất lao động thườngxuyên được nâng cao. Riêng 6 tháng đầu năm 1978, đã hoàn thành vượt mức kếhoạch được giao 50 tấn mủ. Đến tháng thứ 9 của năm 1978, đã có 75 tổ, 840 đoànviên, thanh niên hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn. Thanh niên công nhân ởcác nông trường cao su thường xuyên tổ chức làm tăng thêm giờ, thêm ngày để kịphoàn thành những phần việc trong các khâu sản xuất. Ngoài ra, đoàn viên và thanhniên các nông trường cao su còn khai hoang và trồng mới được 2.978 héc ta caosu.

Một trong những nét nổi bật của thanh niên công nhân trong các nhà máy, xínghiệp thời kỳ này là đã phát triển phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi và phongtrào xây dựng tập thể thanh niên xã hội chủ nghĩa. Tuy bước đầu mới được triểnkhai nhưng phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đã có sức cuốn hút đông đảothanh niên trong các cơ sở công nghiệp tham gia luyện và thi. Một trong những chỗyếu của thanh niên là trình độ tay nghề thường thấp, không đáp ứng được nhu cầu,

Page 145: Tải xuống tại đây.pdf

146

nhất là ở những khâu đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Nhiều đoàn viên, thanh niênđã tự tìm đến những thợ bậc cao trong nhà máy, xí nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.Tổ chức Đoàn ở một số nhà máy, xí nghiệp còn tổ chức kết nghĩa, hình thànhnhững “đôi bạn” giúp nhau nâng cao tay nghề. Riêng trong năm 1978, năm đầutiên phát triển phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đã có 210 thanh niên ở cáccơ sở công nghiệp đăng ký dự thi và đã có 72 người được công nhận là thợ giỏi.

Phong trào xây dựng “Tập thể thanh niên xã hội chủ nghĩa” nhanh chóng pháttriển ở hầu khắp các cơ sở Đoà n trong các xí nghiệp, nhà máy. Từ điểm chỉ đạoVinappro, chỉ một thời gian ngắn, ở tất cả các xí nghiệp, nhà máy đều có đông đảođoàn viên và thanh niên đăng ký xây dựng tập thể đơn vị mình thành những “Tậpthể thanh niên xã hội chủ nghĩa”. Đến giữa năm 1979, khi sơ kết phong trào, sốlượng các tập thể đạt tiêu chuẩn “Tập thể thanh niên xã hội chủ nghĩa” đã vượt chỉtiêu đề ra, góp phần cùng các nhà máy, xí nghiệp, công trường hoàn thành kếhoạch được giao.

Trong thanh niên công nhân còn xuất hiện các hình thức tổ chức sản xuất cókhả năng lôi cuốn đông đảo thanh niên vào các hành động cách mạng cụ thể, tạođiều kiện để thanh niên cống hiến hết sức mình, như ở các nhà máy Vinappro,Vikyno đã xây dựng các xe, máy, ca thanh niên. Ở nhiều cơ sở còn xây dựng cảkhu máy thanh niên, như khu máy thanh niên lò đúc, khu hàn gò của Dinuco, Cơkhí Biên Hoà... Các hình thức ca, máy, xe thanh niên và khu sản xuất mang tênthanh niên thực sự là những nơi tạo điều kiện để thanh niên có thể học làm quản lý,tổ chức các hình thức kèm cặp nâng cao tay nghề và nhất là hình thành các tổ,nhóm sáng tạo khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, phong trào phát huy sáng kiến cải tiếnkỹ thuật trong thanh niên công nhân luôn được duy trì và phát triển liên tục. Năm1977, chỉ thống kê ở 25/65 nhà máy ở Khu Công nghiệp Biên Hoà, thanh niêncông nhân đã phát huy 480 sáng kiến, làm lợi 188.641 đồng (giá trị năm 1977).

Phong trào lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch của thanh niên côngnhân ngày càng có những bước phát triển sáng tạo, đi dần vào hoạt động theo quitrình của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức tự lực tự cường vàtinh thần làm chủ tập thể cho đoàn viên, thanh niên công nhân. Bên cạnh việc xuấthiện ngày càng nhiều các tổ, nhóm khoa học kỹ thuật, các tập thể lao động xã hộichủ nghĩa... các tổ chức thanh niên xung kích an ninh, kiểm tra, các tổ thanh niêntự quản và cả những đội phòng cháy chữa cháy thanh niên cũng xuất hiện ở nhiềucơ sở, thu hút nhiều thanh niên chậm tiến cùng tham gia, góp phần giáo dục thanhniên ý thức tập thể, có trách nhiệm bảo vệ nhà máy, bảo vệ của công. Nhiều cơ sở,thanh niên công nhân đã tổ chức lao động ngoài giờ làm vệ sinh công nghiệp, bảoquản máy móc. Chỉ riêng năm 1978, thanh niên công nhân Khu Công nghiệp Biên

Page 146: Tải xuống tại đây.pdf

147

Hoà đã đóng góp 15.665 giờ ngoài kế hoạch để làm vệ sinh công nghiệp, đảm bảokhu vực sản xuất luôn giữ được nề nếp ổn định.

Trong học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới, từng bước tổ chức Đoàncác cấp đã cải tiến nhiều phương thức hoạt động có tác dụng thu hút đông đảothanh niên học sinh và các đối tượng thanh niên khác tích cực tham gia. Nét nổi bậtđáng chú ý là phong trào thi đua xây dựng “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” đãdiễn ra ở hầu khắp các trường trong tỉnh. Ngay sau khi Tỉnh Đoàn và Ty Giáo dụcthống nhất chủ trương triển khai, đã có 8/9 huyện, 19/25 trường và 38 lớp đăng kýphấn đấu trở thành “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa”. Tỉnh Đoàn phối hợp vớiTy Giáo dục tổ chức chỉ đạo thí điểm ở lớp 11 C1 và 11 C2 Trường cấp III VũngTàu (lúc này vẫn thuộc tỉnh Đồng Nai) và Trường cấp III Ngô Quyền để rút kinhnghiệm chỉ đạo các tập thể khác cùng phấn đấu, góp phần đưa nhà trường đi dầnvào quĩ đạo của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, xây dựng một lớp người mới có giác ngộ lý tưởng cá ch mạng, có ý chí vươnlên trong học tập và rèn luyện, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, làm cho đạibộ phận học sinh xác định đúng đắn mục đích, động cơ học tập, đoàn kết giúp nhauxây dựng tập thể cùng tiến bộ. Cùng với tập thể lớp 11 C1, 11C2 và Tr ường cấp IIINgô Quyền đã được Trung ương Đoàn tặng cờ, công nhận là “Tập thể học sinh xãhội chủ nghĩa”, các lớp 11 D4 (Tân Phú), 10 D4 (Xuân Lộc)... cũng đã được côngnhận là “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” ngay trong năm đầu triển khai phongtrào.

Cùng với phong trào xây dựng “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa” trong cáctrường học phổ thông và chuyên nghiệp, các cơ sở Đoàn đã chú trọng phát triểnphong trào “Ánh sáng văn hoá”. Riêng trong năm 1978, đã có 2.700 thanh niênxung kích thường xuyên tham gia giảng dạy trong các lớp bổ túc văn hoá cho40.327 học viên, góp phần phát triển phong trào phổ cập lớp hai cho toàn dân, kểcả về biện pháp, khí thế và diện huy động. Nhiều trường, lớp bổ túc văn hoá liêncơ, bổ túc văn hoá tập trung các cấp được mở ra đến tận từng nhà máy, nôngtrường, xã, ấp... đã góp phần nâng cao trình độ học vấn của cán bộ, đoàn viên,thanh niên trong tỉnh từng bước đi lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của côngcuộc xây dựng đất nước. Xã Giang Điền (huyện Thống Nhất) và 5 xã của h uyệnChâu Thành đã hoàn thành chương trình bổ túc văn hoá cả năm 1978 ngay trong 6tháng đầu năm.

Công tác giáo dục, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng từng bước được quan tâmphát triển cả về nội dung cũng như hình thức. Bên cạnh việc tổ chức cho các emhọc tập nâng cao nhận thức mọi mặt về Đảng quang vinh, về Bác Hồ vĩ đại, về đấtnước và con người Việt Nam, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tổ chức cho các emtham gia các phong trào hành động cách mạng tuỳ theo trình độ và lứa tuổi của

Page 147: Tải xuống tại đây.pdf

148

từng đối tượng thiếu nhi, như phong trào “Thi đua kế hoạch nhỏ, xây dựng tươnglai huy hoàng”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Ngàn hoa việc tốt,dâng Đảng quang vinh, mừng Đại hội Đoàn lần thứ IV”... Mỗi phong trào đều cónhững mục tiêu phấn đấu và những biện pháp thích h ợp, thu hút đông đảo các emcùng tham gia, đem lại những hiệu quả thiết thực không chỉ ở những hàng cây cácem trồng được, ở số tiền góp vào tài khoản kế hoạch nhỏ hoặc ở những tấn sắt vụnthu gom, mà sâu xa hơn, thông qua các phong trào, các em ngày càng có ý thứchơn đối với cộng đồng, đối với những giá trị cuộc sống, các thế hệ đi trước đãgiành lại được, từ đó các em có ý thức phấn đấu vươn lên ngay trong từng phầnviệc để giành từng bông hoa việc tốt. Trong đó, riêng năm 1978, thiếu niên, nhiđồng trong toàn tỉnh đã phấn đấu thực hiện được 462.459 bông hoa việc tốt, tănghơn 2 lần so với năm 1977 (năm 1977 có 200.000 bông hoa việc tốt), 4.827 em đãgiúp đỡ 693 gia đình thương binh, liệt sĩ, bộ đội, gia đình có công với cách mạngcó hoàn cảnh neo đơn. Ngoài ra, các em còn tham gia tu sửa 830 ngôi mộ liệt sĩ,trồng cây, trồng hoa, chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ.

Phong trào quần chúng phát triển, tổ chức Đoàn càng có điều kiện củng cố vànâng cao. Từ chỗ chỉ có 1.500 đoàn viên ở những ngày đầu mới giải ph óng, đếncuối năm 1978, toàn tỉnh đã có 10.887 đoàn viên, góp phần xoá nhiều cơ sở trắng.Riêng năm 1978, đã thành lập mới 173 chi đoàn, 4 liên chi đoàn, nâng lên 16 Đoàncơ sở, đưa số cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh lên 51, bao gồm 688 chi đoàn, 4 liên chiđoàn, xoá được 2 xã trắng.

Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên được coi trọng. Ngoài việc tập hợpthanh niên trong tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh tỉnh Đồng Nai đã coi trọng tập hợp thanh niên theo nhiều hình thức thíchhợp, nhất là tổ chức lực lượng thanh niên xung kích thực hiện những nhiệm vụtrọng tâm đột xuất, vừa góp phần động viên thanh niên đóng góp công sức, phấnđấu hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đồng thời đưa thanh niên đứng vàomột tổ chức nhất định để quản lý và giáo dục. Nhờ đó, diện thanh niên đứng ngoàitổ chức được thu hẹp rõ rệt, có đến 71,7% thanh niên đã được tập hợp dưới cáchình thái hoạt động. Riêng năm 1978, đã phát triển được 6.159 hội viên, xây dựngmới 15 chi hội, tập hợp 36.707 thanh niên vào 311 tổ, đội, 16 tiểu đoàn, 52 đại đội,184 trung đội thanh niên xung kích. Nhiều cơ sở Đoàn trong tỉnh đã tập hợp được100% thanh niên vào các hình thức thích hợp, như ở Hiệp Hoà, từ một cơ sở yếukém, thông qua các phong trào hành động cách mạng, đã có 97% thanh niên và92% thiếu nhi được tập hợp. Các xã Xuân Tân, Lợi Hoà, Phú Mỹ, Gia Tân, TânHiệp cũng tập hợp được 100% thanh niên vào các tổ chức, chủ yếu bằng conđường làm ăn tập thể và bằng tổ chức lực lượng xung kích.

Page 148: Tải xuống tại đây.pdf

149

III. KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO TINH THẦN CẢNH GIÁCCÁCH MẠNG, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VỮNG CHẮC BIÊNCƯƠNG CỦA TỔ QUỐC.

Những năm từ 1977, 1978, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở Đồng Naicũng như trên phạm vi cả nước có những diễn biến phức tạp. Những khó khăntrong đời sống kinh tế, xã hội bắt đầu xuất hiện. Sản xuất đình trệ. Đời sống nhândân giảm sút đáng kể. Bọn phản động các loại, nhân cơ hội ra sức tập hợp lựclượng, tiến hành các hoạt động bạo loạn, lật đổ. Chỉ trên một địa bàn huyện TânPhú, và chỉ trong hai tháng 3 và 4 năm 1977, bọn chúng đã gây ra 12 vụ vũ trangchống chính quyền và tập kích vào các lực lượng của ta, làm 9 đồng chí vừa côngan, vừa cán bộ, bộ đội và du kích các xã, trong đó có một Phó tiến sĩ khoa học thổnhưỡng đang trên đường đi công tác hy sinh, 7 n gười khác bị thương. Chúng cònbắt đi 22 người dân, cướp 7 khẩu súng, trong đó có một đại liên M60 và nhiều tàisản, hàng hoá khác.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Đồng Nai về việc tiến hành đồng bộ cácbiện pháp, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chống phá cách mạng của cácthế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địabàn, quét sạch nội gián và các toán, cụm tàn quân vũ trang; bóc gỡ cơ bản về mànglưới gián điệp do địch cài lại; bịt kín bờ biển, chống địch xâm nhập và bọn vượtbiên trái phép... tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên Đồng Nai đã không ngừngnâng cao cảnh giác cách mạng, phối hợp có hiệu quả với các lực lượng có liên

quan, truy quét, phá rã nhiều toán, cụm vũ trang, các nhóm phản động vừa nhennhóm, chặn đứng nhiều âm mưu gây bạo loạn, lật đổ chính quyền, góp phần ổnđịnh tình hình trật tự xã hội, làm giảm đến mức thấp nhất các loại tội phạm và cáctệ nạn xã hội. Nhiều cán bộ Đoàn các cấp đã được tăng cường xuống các cơ sở,phối hợp cùng các cơ quan chức năng ở địa phương, tổ chức tuyên truyền vận độngquần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng chính quyền cơsở. Đoàn viên, thanh niên trong lực lượng công an, dân quân, du kích, tự vệ vàtrong các đơn vị bộ đội địa phương cũng như bộ đội chủ lực, luôn làm nòng cốttrong các hoạt động bóc gỡ các tổ chức chính trị phản động, truy quét các toán,cụm tàn quân địch đang lẩn trốn ngoài rừng. Nhiều đoàn viên và thanh niên đã trởthành những mũi nhọn xung kích, cùng đồng đội luồn sâu v ào rừng, tập kích cáccăn cứ, nơi đóng quân của bọn tàn quân địch, truy quét bọn địch quanh các vườn,rẫy, chặn đánh nhiều toán phản động có vũ trang đột nhập vào các xã, ấp gây rốitrật tự trị an, chống phá chính quyền cách mạng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1977,đoàn viên và thanh niên trong các lực lượng vũ trang của Đồng Nai đã góp phầnlàm tan rã hoàn toàn hoặc tan rã từng mảng 17 toán tàn quân địch, trong đó có 11toán tan rã hoàn toàn, tiêu diệt 69 tên, thu 129 súng các loại, có cả đại liên. Ngoài

Page 149: Tải xuống tại đây.pdf

150

ra, còn kêu gọi 115 tên ra đầu thú, thu 22 súng các loại; phát hiện khoảng 300 tênngụy quân, ngụy quyền, đảng phái phản động cũ, trong đó có cả những tên từngcộng tác với CIA, là trưởng, phó ty chiêu hồi, sĩ quan cảnh sát ngụy và cả nhữngđảng viên, cán bộ trước đây bị địch bắt, không giữ được khí tiết đã đầu hàng, phảnbội, cộng tác với địch chống phá cách mạng... chui vào hàng ngũ chính quyền cơsở ở xã, ấp, thậm chí chui vào cả một số ban, ngành cấp huyện để che giấu tungtích, che giấu quá khứ tội lỗi.

Liên tiếp trong những tháng cuối năm 1977 và trong năm 1978, hàng chục tổchức phản động của bọn ngụy quân, ngụy quyền được các thế lực phản động ởtrong nước và cả ở nước ngoài hậu thuẫn đã bị phá rã, chặn đứng kịp thời nhiềuhoạt động phá hoại của chúng, như chặn đứng âm mưu đánh chiếm Đài phát thanhtỉnh của tổ chức phản động “Mặt trận liên quân Việt Nam” do tên Nguyễn Tịchcầm đầu; âm mưu dùng lựu đạn tập kích trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Tân Phú của tổchức “Đoàn dân quân phục quốc quận Châu Thành” do tên L ê Văn Hoa cầm đầu.Kể cả những tên đã tìm được cách chui vào hàng ngũ du kích chiến đấu của ta vẫnkhông thoát khỏi con mắt cảnh giác của đoàn viên và thanh niên ở các địa phương,như 7 tên phản động thuộc tổ chức “Liên minh phục quốc Á châu chống cộng”chui vào hàng ngũ du kích chiến đấu xã dọc tỉnh lộ 25.

Thời kỳ này, bọn phản động Fulro, lợi dụng đồng bào dân tộc ít người cũngđẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng, đòi “tự trị”, khôi phục tỉnhGoongcar. Nhiều băng nhóm tội phạm hình sự sau một thời gian nằm im cũngngóc đầu dậy quấy phá, thậm chí gây ra những tội ác man rợ, như ngày 26–9–1978, 2 tên cướp đã đột nhập vào nhà anh Phúc ở xã Hố Nai 2, giết chết một lúc 6người, vất xác xuống giếng để phi tang và cướp đi nhiều tài sản. Đoàn viên vàthanh niên trong lực lượng công an Đồng Nai đã bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ,kiên quyết tiến công bọn tội phạm, đập tan âm mưu khôi phục Fulro tỉnh Goongcarlần thứ hai, tiêu diệt, bắt sống, gọi hàng hầu hết bọn cầm đầu khung hành chínhcấp tỉnh và cấp huyện của chúng, trong đó có 1 tỉnh phó và gần chục tên vừa quậntrưởng, trưởng phòng, trưởng ban của cái gọi là Fulro tỉnh Goongcar; phá tan 5 bantề ấp, gọi hàng gần 500 tên Fulro ngầm. Nhiều băng nhóm trộm cướp hình sự cũngbị bắt, bị xử lý.

Nhiều đoàn viên, thanh niên trong các lực lượng vũ trang, nhất là trong lựclượng công an Đồng Nai đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, nhiều ngày đêmluồn sâu vào rừng, tiến công truy quét bọn phản động, bọn tội phạm hình sự. Nhiềuchiến sĩ trẻ đã hy sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ. Ngày 13–4–1977, cácchiến sĩ trẻ Trung và Sáng (tự Hon) công tác tại trung đội cảnh sát cơ động công anhuyện Tân Phú trong khi làm nhiệm vụ truy quét địch tại đồi 118 thuộc xã PhúHoà đã hy sinh anh dũng, còn chiến sĩ Hùng bị thương nặng. Cũng trong thời gian

Page 150: Tải xuống tại đây.pdf

151

này, các chiến sĩ trẻ Phạm Hồng Lách, Bùi Văn Tỏ, Nguyễn Bùi cũng đã hy sinhtrong khi làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch, bóc gỡ các tổ chức chính trị phảnđộng.

Không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tổ chức Đoàn ở các cơsở đã thường xuyên tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò nòngcốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, sẵn sàngnhập ngũ, sẵn sàng đi lên tuyến trước làm nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ vững chắcbiên cương của Tổ quốc. Chỉ riêng năm 1978, tổ chức Đoàn ở các cơ sở đã độngviên 6.224 đoàn viên, thanh niên các địa phương tham gia dân quân du kích, ngàyđêm tuần tra canh gác, truy quét bọn phá hoại, bọn tội phạm hình sự, bắt 201 vụvượt biên, gồm 2.257 ngư ời; phá hàng chục tổ chức phản động; bắt giữ 22 vụ viphạm tài sản xã hội chủ nghĩa, 75 tàu thuyền xâm nhập và buôn bán trái phép.

Coi trọng công tác động viên thanh niên lên đường tham gia các lực lượng vũtrang, tổ chức Đoàn Thanh niên ở nhiều địa phương đã tổ chức cho đoàn viên vàthanh niên thường xuyên sinh hoạt theo các chủ đề: “Nghĩa vụ và trách nhiệm vẻvang của thanh niên đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; tổ chức diễnđàn thanh niên, với chủ đề: “Lý tưởng, ước mơ và nghĩa vụ”. Sau khi t ổ chức họctập sâu rộng trong đoàn viên và thanh niên, các cơ sở Đoàn đã tổ chức những ngàyhội đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, với nhiều hình thức sinh động có sức cổvũ thanh niên, như mời các chiến sĩ lớp trước đến nói chuyện về truyền thống đấutranh giữ nước của dân tộc, của địa phương, kể chuyện về cuộc sống, về những tấmgương tiêu biểu trong quân đội, ca ngợi hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ. Ở nhiều địaphương, như xã Hoà Hiệp (huyện Xuân Lộc), xã Láng Dài (huyện Long Đất – lúcnày vẫn thuộc Đồng Nai) đã có nhiều hình thức sinh động giáo dục thanh niên vềnghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nhờ đó, số thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũluôn vượt chỉ tiêu đề ra. Riêng xã Hoà Hiệp đã có 200 thanh niên lên đường trongmột đợt, trong tổng số 500 thanh niên nhập ngũ của cả huyện. Năm 1976, chỉ tiêuđăng ký tuyển quân được giao là 4.500 thanh niên thì đã có 5.500 thanh niên toàntỉnh đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự; năm 1977 trong tổng số 66.181 thanhniên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự đã có 52.242 thanh niên đăng ký thực hiệnnghĩa vụ quân sự, chiếm tỷ lệ 78,93% tổng số thanh niên, kể cả những huyện thanhniên Công giáo chiếm đa số như huyện Thống Nhất cũng có tỷ lệ thanh niên đăngký thực hiện nghĩa vụ quân sự khá cao, chiếm tới 95% tổng số thanh niên; năm1978, trong tổng số 90.231 thanh niên trong độ tuổi đã có 60.968 thanh niên đăngký thi hành nghĩa vụ quân sự.

Nhiều đoàn viên, thanh niên lên đường nhập ngũ thời kỳ này đã phát huytruyền thống quê hương, tham gia chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam và cảtrên đất bạn Campuchia, lập nhiều chiến công xuất sắc, có người được tặng thưởng

Page 151: Tải xuống tại đây.pdf

152

huân chương, được phong tặng danh hiệu cao quí, Anh hùng Lực lượng vũ trangnhân dân, như trường hợp Bùi Văn Bình, một cán bộ Đoàn của thành phố BiênHoà, nhập ngũ ngay trong những ngày tình hình biên giới Tây Nam của Tổ quốcnóng bỏng nhất, tháng 10 – 1978 và đã ra ngay chiến trường, mặt trận 779, đúngvào dịp các đơn vị tham chiến của Quân khu 7 đã đẩy lui quân Pônpốt – Iêng Xarisang bên kia biên giới, giải phóng hoàn toàn 3 huyện Tà Nung, Mimốt, Snoulthuộc tỉnh Kông Pông Chàm của nước bạn, mở ra vùng giải phóng đầu tiên của“Mặt trận Giải phóng Dân tộc cứu nước Campuchia” rộng 1.300 km 2, làm điểmtựa cho bước phát triển mới của cách mạng Campuchia. Từ đó, Bùi Văn Bình thamgia lần lượt 5 chiến dịch đánh địch trên đất bạn, trong đó có cả những trận đánhtrong đội hình phối hợp binh chủng cấp sư đoàn, nhưng cũng có những trận đánhchỉ với một lực lượng nhỏ, làm nhiệm vụ thọc sâu và đều giành thắng lợi lớn, nhưtrận Sông Pốt, với 15 chiến sĩ đã truy đuổi một lực lượng lớn địch, cài răng lượcđánh nhau gần một ngày trời, diệt 20 tên, làm bị thương 60 tên khác. Còn tại phumBông Sang Khao, nơi giáp ranh hai huyện Ba Rài và San Túc lại diễn ra trận đánhcuối cùng của Bùi Văn Bình. Lúc bấy giờ Bình đã là Trợ lý tham mưu của Tiểuđoàn 14 anh hùng, thuộc Đoàn 7702, Mặt trận 779. Anh được giao nhiệm vụ dẫnmột mũi xung kích gồm 12 chiến sĩ Việt Nam và 5 dân quân Campuchia đi theomột nhánh sông truy quét bọn tàn quân Pônpốt. Bọn đ ịch ngoan cố cụm lại chốngtrả quyết liệt. Chúng dùng cả đại liên, B40 phát quang cả một vạt rừng. Lợi dụngcác gò mối, các cây đổ, Bình tổ chức đơn vị nhanh chóng tiếp cận địch, bằngnhững điểm xạ chính xác tiêu diệt từng tên. Nhưng đơn vị cũng bị thương vongnhiều, chỉ còn lại người chiến sĩ bộ đàm bị thương nặng đang bám sát Bình. Anh ralệnh cho người chiến sĩ bộ đàm phải bằng mọi cách trở về đơn vị để báo cáo, cònanh ở lại bám địch, sử dụng các loại vũ khí có trong tay, kể cả B40, AK, RPD vàlựu đạn bình tĩnh đánh trả hàng trăm tên địch đang điên cuồng xông đến. Khi biếtchỉ còn một mình Bình, bọn địch đợi cho anh bắn hết đạn, mới tiến lên kêu gọi anhđầu hàng. Nhưng Bùi Văn Bình đã đứng bật dậy, với khẩu súng AK đã giương lêsẵn, từ từ tiến về phía bọn địch. Nhìn thấy tư thế hiên ngang của Bình, nhiều tênlính Pônpốt sợ hãi buông vũ khí bỏ chạy, chỉ có tên chỉ huy là vẫn ngoan cố. Hắnchộp lấy khẩu AK bắn chết những tên lính bỏ chạy rồi hướng nòng súng về phíaBình, xả hết những viên đạn còn lại. Bùi V ăn Bình khựng lại, lưỡi lê khẩu AK trêntay anh cắm xuống đất, lồng ngực đẫm máu của anh tựa trên báng súng và anh cứđứng như thế cho đến khi đồng đội tìm thấy anh. Đó là ngày 25–1–1984. Năm1985, anh đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũtrang nhân dân.

Cùng với những thanh niên trực tiếp cầm súng, hàng ngàn thanh niên khác đãhăng hái tham gia các đơn vị xung kích làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tuyếnphòng thủ biên giới Tây Nam. Riêng năm 1978, thanh niên Đồng Nai đã thành l ập

Page 152: Tải xuống tại đây.pdf

153

được một trung đoàn (thiếu), gồm 1 tiểu đoàn của thanh niên huyện Thống Nhất vàmột đại đội của thanh niên thành phố Biên Hoà, do đồng chí Bí thư Tỉnh Đoàn trựctiếp làm chính trị viên, lên đường làm nhiệm vụ trên tuyến biên giới Sông Bé, gópphần xây dựng tuyến phòng thủ dài 15 km. Nhiệm vụ được giao hết sức khó khăn.Dọc tuyến biên giới, bọn phản động Pônpốt đã cài mìn dày đặc. Phải vừa gỡ mìn,vừa phát cây, phá đá, đào hào. Nhiều thanh niên Công giáo (phần lớn các chiến sĩthuộc tiểu đoàn thanh niên h uyện Thống Nhất đều theo đạo) và cả những thanhniên của thành phố Biên Hoà mới chỉ được học qua về cách tháo gỡ mìn, nhưng tấtcả đều không một ai ngán ngại nguy hiểm. Gặp mìn, anh em đều tự tháo gỡ để tiếptục thi công. Suốt thời gian 3 tháng trên tuyến biên giới, phải vượt qua nhiều giankhổ, phải thường xuyên đối phó với bọn biệt kích Pônpốt... đoàn viên, thanh niêncác đơn vị tham gia xây dựng tuyến biên giới Tây Nam vẫn hăng say, hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ. Trong lúc đó, những thanh niên ở hậu phương đã làm thêm giờ,thu được 12.086 đồng, 2 tấn gạo để ủng hộ lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến biêngiới. Hàng ngàn thanh niên Đồng Nai còn tích cực tham gia trồng cây, xây dựngtuyến phòng thủ bờ biển dài hàng chục km, tạo nên một vành đai vững chắc sẵnsàng đối phó với mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù cho dù chúng đến từhướng nào.

IV. VƯỢT QUA KHÓ KHĂN THỬ THÁCH, TỔ CHỨC ĐOÀN VÀĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN ĐỒNG NAI TỪNG BƯỚC VƯƠN LÊNTỰ KHẲNG ĐỊNH.

Tháng 7–1981, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tổchức Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐoàn toàn quốc lần thứ IV (họp từ ngày 20 đến ngày 22 –11–1980) và Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ II (tháng 7–1979), các đại biểu dựĐại hội đã kiểm điểm sâu sắc những đóng góp to lớn của tổ chức Đoàn và củađoàn viên, thanh niên Đồng Nai trong thời gian từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lầnthứ nhất, năm 1977, trên các mặt sản xuất, xây dựng cuộc sống mới cũng như trongnhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trật tự, trị an và an toàn xã hội. Phần lớn các cơsở Đoàn trong tỉnh cũng như đoàn viên và thanh niên trên các lĩnh vực sản xuất vàđời sống đã từng bước khẳng định được vai trò của mình, xung kích và sáng tạo,luôn đi đầu trong những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, góp phần hoàn thành vàhoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước được giao, đồng thời nghiêm khắc kiểmđiểm những thiếu sót, tồn tại trong công tác xây dựng, phát triển công tác Đoàn,trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm, chưa thực sự chútrọng đến cơ sở. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Đoàn, công tác đoàn kết, tậphợp thanh niên có lúc chững lại... Từ đó, các đại biểu dự Đại hội đã chỉ ra những

Page 153: Tải xuống tại đây.pdf

154

nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai vàphong trào thanh niên trong thời gian tới là không ngừng nỗ lực vươn lên, cốnghiến hết sức mình cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Những nhiệm vụ cụ thể của tổchức Đoàn và của đoàn viên và thanh niên trong thời gian trước mắt được Đại hộiĐoàn toàn tỉnh lần thứ II đề ra tập trung chủ yếu trên các mặt: đi đầu, xung kích vàsáng tạo thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981– 1985); học tập và rèn luyện, xây dựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủnghĩa; hăng hái thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội; xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, tập hợp đoàn kếtthanh niên và chăm lo tổ chức, giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II đã nhất trí bầu 43 đồng chí vào Ban Chấphành Tỉnh Đoàn khoá II. Đồng chí Huỳnh Công Trạch được bầu làm Bí thư vàđồng chí Nguyễn Thị Thanh được bầu làm Phó bí thư Tỉnh Đoàn. Được bầu vàoBan Thường vụ Tỉnh Đoàn còn có các đồng chí Phạm Công Trữ, Trần Anh Kiệt,Hoàng Văn Việt, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Thị Lệ Hồng, Trần Xuân Phỉ,Nguyễn Xuân Kim, Nguyễn Thị Cát Thảo, Phạm Thanh Quang. Sau Đại hội, đếntháng 12–1981, các đồng chí Phạm Thanh Điền và Nguyễn Minh Hoàng được bầubổ sung vào Ban Thường vụ; đồng chí Trần Văn Khánh được Tỉnh uỷ điều độngvề Tỉnh Đoàn giữ chức vụ Bí thư Tỉnh Đoàn thay đồng chí Huỳnh Công Trạchchuyển công tác khác; tháng 11–1982, đồng chí Huỳnh Lang Anh được bầu bổsung vào Ban Thường vụ. Tháng 6–1983, các đồng chí Nguyễn Minh Hoàng,

Huỳnh Lang Anh được bầu làm Phó bí thư Tỉnh Đoàn; tháng 12–1986, đồng chíHuỳnh Lang Anh được giao Quyền Bí thư và tháng 3 –1987, đồng chí Huỳnh LangAnh được bầu làm Bí thư thay đồng chí Trần Văn Khánh chuyển công tác về tỉnhBà Rịa – Vũng Tàu, đồng chí Đào Văn Minh được bầu làm Phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV và Nghị quyết Đạihội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II đã từng bước được cụ thể hoá trong từng hoạt độngcủa tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai, khi bước vào thực hiện k ếhoạch Nhà nước 5 năm lần thứ ba, với khí thế của những con người đang có nhữngchuyển biến sâu sắc về nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trên từngmảnh ruộng, trong mỗi nhà máy, phân xưởng và cả trong từng lớp học, mà phongtrào làm chủ tập thể đang chi phối nhiều hoạt động thực tiễn ở cơ sở: tập thể hợptác xã sản xuất nông nghiệp, tập đoàn sản xuất; tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa;trong các nhà máy, xí nghiệp, đó là tập thể tổ, ca, xe, máy thanh niên; tổ, đội sảnxuất xã hội chủ nghĩa...

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã coi trọngtrước hết đến việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở của Đoàn trở thành hạt nhân tổchức, động viên thanh niên xung kích, sáng tạo trong việc thực hiện mọi Nghị

Page 154: Tải xuống tại đây.pdf

155

quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế – xãhội, về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Những năm trước 1980, mặc dù đã có nhiều cố gắng, hầu hết các địa phương,cơ sở đã phát triển được tổ chức Đoàn, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên, số lượngđoàn viên tăng lên đáng kể... nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ của một tổ chức quầnchúng trung kiên, gần Đảng, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnhĐồng Nai vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng đoàn viên trong từng đối tượng thanhniên có sự mất cân đối nghiêm trọng: thanh niên nông thôn chiếm 74% lực lượngthanh niên toàn tỉnh, nhưng tỷ lệ đoàn viên chỉ chiếm 0,8%. Trong khu vực côngnghiệp, trong các công ty cao su có tỷ lệ đoàn viên 30%, nhưng trong khu vực sảnxuất tiểu thủ công nghiệp, số lượng đoàn vi ên không đáng kể. Đứng trước nhữngkhó khăn về đời sống, nhất là trước những âm mưu phá hoại nhiều mặt của các thếlực thù địch, trước những tệ nạn xã hội có nhiều phát sinh theo chiều hướng tiêucực... một bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên có những biểu hiện giảm sút ýchí phấn đấu vươn lên, thậm chí hoài nghi con đường đi tới tương lai của bản thânvà xã hội, thiếu trách nhiệm công dân, trốn tránh nghĩa vụ, sống buông thả; trongbộ phận khá đông thanh niên chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn địn hthường phát sinh nhiều kiểu, nhiều lối sống thiếu lành mạnh, phi pháp, thậm chí đivào con đường phạm pháp, giết người, cướp của... Trong lúc đó, tổ chức Đoàn cáccấp ở một số địa phương chưa được kiện toàn, có nhiều biểu hiện yếu kém, buônglỏng công tác chỉ đạo cơ sở...

Nhận rõ vai trò của tổ chức Đoàn trong quá trình tổ chức, động viên thanhniên thực hiện những nhiệm vụ của Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh tỉnh Đồng Nai đã bằng nhiều biện pháp đồng bộ chăm lo xây dựng, củng cốtổ chức cơ sở của Đoàn cả về mặt chính trị – tư tưởng cũng như về mặt tổ chức. Tổchức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh đã sáng tạo nhiềuhình thức đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị – tư tưởng sâu rộng trong đoànviên, thanh niên, làm chuyển biến một bước nhận thức của đoàn viên, thanh niêntrong tỉnh về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng, về vai trò và trách nhiệm củangười đoàn viên, thanh niên trong việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược Đảngđã vạch ra trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quố c xã hội chủ nghĩa. Sau Đại hộiĐoàn toàn tỉnh lần thứ hai (1981) đã có 80% số cơ sở Đoàn với 90% đoàn viên,thanh niên trong tỉnh đã tham gia đợt sinh hoạt chính trị học tập Nghị quyết Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ III và IV, tạo nên sự nhất trí cao trong đoànviên và thanh niên đối với đường lối, chủ trương của Đảng trong giai đoạn cáchmạng mới, góp phần giải toả một số tâm tư, băn khoăn của một bộ phận cán bộĐoàn và của đoàn viên, thanh niên đối với tiền đồ của đất nước và của bản thân.

Page 155: Tải xuống tại đây.pdf

156

Đợt học tập về Luật Nghĩa vụ quân sự và sau đó là đợt học tập Nghị quyết củaBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chống chiến tranh phá hoạinhiều mặt của các thế lực thù địch cũng đã tạo được bước chuyển biến đáng kểtrong nhận thức của thanh niên về nhiệm vụ quốc phòng và phong trào bảo vệ anninh Tổ quốc. Vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác gọi thanh niên nhập ngũđược nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đoàn viên nhập ngũ ngày càn g tăng, từ 25% năm 1982đến năm 1984 đã tăng lên 52%. Lực lượng thanh niên xung kích an ninh tại các xã,phường phát triển đáng kể, đến năm 1984, ở 25 xã, phường đã có 165 tổ thanh niênxung kích an ninh, bên cạnh các tổ an ninh nhân dân, thường xuyên làm nhiệm vụbảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Phong trào đoàn kết 3 lực lượng (thanhniên quân đội, thanh niên trong lực lượng công an và thanh niên địa phương) từngbước phát triển, góp phần phối hợp hành động của các lực lượng thanh niên trênđịa bàn trong việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều vụ ánđiểm, những nhen nhóm hoạt động phá hoại, gây rối của kẻ địch, nhờ đó được pháthiện và ngăn chặn kịp thời, như việc lần lượt dập tắt âm mưu bạo loạn của bọnngụy quân, ngụy quyền không chịu cải tạo trong các tổ chức phản động: “Lựclượng nghĩa quân phục quốc”, “Mặt trận dân quân giải phóng”, “Việt Nam tự dophục quốc”, “Mặt trận liên quân Việt Nam”... Trong đó, đáng chú ý là việc đập tanâm mưu bạo loạn của tổ chức “Lực lượng nghĩa q uân phục quốc” của Trần CaoHùng, một tên thiếu uý không quân ngụy trốn tránh cải tạo, đang bị công an tỉnhSông Bé truy nã về tội cầm đầu tổ chức phản cách mạng, khi hắn chạy dạt về ĐồngNai, tập hợp lực lượng, lập mật khu tại Phú Lộc.

Bắt đầu từ năm 1983, đứng trước những diễn biến về tình hình tư tưởng và tổchức, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã triển khaichương trình giáo dục lý luận chính trị cơ bản cho đoàn viên và thanh niên, trướchết là tổ chức giáo dục theo 5 bài học cơ bản, kết hợp giáo dục những vấn đề vềđường lối chính sách của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng, như Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay thời kỳ đầutriển khai đã có 6/9 huyện, thành phố với hơn 300 cơ sở Đoà n, 15.000 đoàn viêntrong toàn tỉnh tham gia năm học. Các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã sáng tạo nhiềuhình thức sinh động để chuyển tải những nội dung giáo dục đến đoàn viên, thanhniên một cách hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thí điểm Hội thi tuyên truyềnviên trẻ tại thành phố Biên Hoà, thu hút đông đảo đoàn viên và thanh niên tham giavà đã chọn được 21 tuyên truyền viên giỏi cấp thành phố. Đồng thời, các cơ sởĐoàn đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị: “Tôi – người đoàn viên Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh” với gần 10.000 đoàn viên của 6/9 huyện, thành phố và16/16 cơ sở Đoàn trực thuộc tham gia, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm củađông đảo cán bộ, đoàn viên đối với những nhiệm vụ đang đặt ra.

Page 156: Tải xuống tại đây.pdf

157

Đi đôi với việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị – tư tưởng theo nhữngbài học cơ bản và những Nghị quyết của Đảng, của Đoàn... tổ chức Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai còn coi trọng công tác giáo dục truyềnthống, nâng cao tinh thần tự hào đối với quê hương, đất nước. Hàng năm, tổ chứcĐoàn các cấp đã phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự địa phương tổ chức ngày Hộitruyền thống 22 tháng 12 đến tận từng cơ sở Đoàn xã, phường. Từ năm 1981, 9/9huyện, thành phố và 16/16 Đoàn trực thuộc đã thường xuyên tổ chức các cuộc họpmặt truyền thống với các thế hệ thanh niên cầm súng trong hai cuộc kháng chiếnthần thánh của dân tộc. Hàng trăm chiến sĩ lão thành từng chiến đấu trên các mặttrận qua các thời kỳ đã trực tiếp đến với tuổi trẻ, kể chuyện truyền thống quân đội,về gương anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, chiến thắng La Ngà, chiến thắng sân bayBiên Hoà, về Chiến khu Đ, đặc công Rừng Sác... Chỉ tính trong 3 năm, từ 1981đến 1984, đã có 300.000 lượt đoàn viên, thanh niên trong tỉnh tham gia các buổisinh hoạt truyền thống do Đoàn tổ chức.

Từ năm 1983, 1984, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnhĐồng Nai, cùng với thanh niên cả nước đã tổ chức cuộc “Hành quân truyền thốngtheo bước chân những người anh hùng”. Trong gần 2 n ăm, đã có 186 ngàn lượtđoàn viên, thanh niên thành phố Biên Hoà tham dự cuộc hành quân có ý nghĩa giáodục truyền thống của Đoàn. Những người tham dự cuộc hành quân đã xây dựngđược 37 công trình thanh niên cấp cơ sở và 2 công trình thanh niên cấp thành p hố;củng cố được 56 cơ sở Đoàn, đồng thời tham gia xây dựng hệ thống nhà văn hoácơ sở ở phường, xã và tham gia sưu tập những hiện vật lịch sử có liên quan đếnhoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai quacác thời kỳ.

Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị – tư tưởng,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã đẩy mạnh công tác xâydựng cơ sở Đoàn về mặt tổ chức, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toànquốc lần thứ IV là “Tổ chức toàn bộ thế hệ trẻ trong cả nước vào hệ thống tổ chứccủa tuổi trẻ do Đoàn làm nòng cốt”, và Nghị quyết của Đại hội lần thứ III của TỉnhĐảng bộ “... phải kiện toàn củng cố bộ máy Ban chấp hành Đoàn từ tỉnh đến tận cơsở... để đủ sức phát huy quyền làm chủ tập thể của tuổi trẻ”.

Trong các cơ sở Đoàn trên phạm vi toàn tỉnh đã triển khai mạnh mẽ cuộc vậnđộng “Nâng cao chất lượng đoàn viên, xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh, tiến tớitrao thẻ đoàn viên” theo 5 nhiệm vụ của tổ chức Đoàn cơ sở và 5 nhiệm vụ củađoàn viên. Một trong những khó khăn của hoạt động Đoàn là bộ máy cán bộ Đoànluôn biến động, thường xuyên phải đổi mới theo tinh thần trẻ hoá đội ngũ cán bộchủ chốt của Đoàn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chỉ đạo cuộc vận động. Từđó, một số cơ sở Đoàn sau khi tổ chức trao thẻ cho đoàn viên đã lâm vào tình trạng

Page 157: Tải xuống tại đây.pdf

158

sa sút trên nhiều mặt, không thực hiện được vai trò nòng cốt trong tổ chức, độngviên thanh niên thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm đã đề ra. Tình trạngnặng về hình thức, chạy theo thành tích, đ ấu tranh phê bình và tự phê bình trongxét duyệt tư cách đoàn viên chưa cao đã ảnh hưởng nhiều mặt đến kết quả cuộcvận động. Nhưng trong thời gian từ năm 1981 đến 1984, trên phạm vi toàn tỉnhcũng đã có 62,84% số cơ sở Đoàn với 54,32% tổng số đoàn viên đã tham gia cuộcvận động “Nâng cao chất lượng đoàn viên, xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh”.Nhiều cơ sở Đoàn đã thực hiện có nề nếp công tác xét tư cách và phân loại đoànviên, định kỳ 6 tháng và hàng năm. 18.184/ 33.447 đoàn viên đã tham gia xét vàđược công nhận đủ tư cách đoàn viên. Chất lượng đoàn viên từng bước được nânglên. Ý thức phấn đấu vươn lên của đoàn viên, thanh niên ngày càng rõ nét, có tácdụng lôi cuốn một bộ phận không nhỏ thanh niên đến với tổ chức Đoàn, tự nguyệntham gia nhiều công tác do Đoàn tổ chức. Số lượng thanh niên được kết nạp vàoĐoàn nhờ đó cũng được tăng lên hàng năm. Năm 1981 có 2.246 thanh niên đượckết nạp vào Đoàn, năm 1982 con số đó là 3.413 thanh niên, năm 1983 có 4.461thanh niên được đứng vào hàng ngũ của Đoàn. Thống kê 9 tháng đầu năm 1984cho thấy số thanh niên được kết nạp vào Đoàn đã tăng lên gấp gần 3 lần so với cảnăm 1981, 6.600 so với 2.246 đoàn viên được kết nạp của năm 1981.

Điều đáng chú ý là mặc dù công tác phát triển đoàn viên đã có bước chuyểnbiến đáng kể, nhưng tỉ lệ đoàn viên trong tổng số thanh niên vẫn còn rất thấp, chỉđạt 8,88%, nhất là cơ cấu lực lượng thanh niên trong các lĩnh vực vẫn mất cân đốinghiêm trọng. Đến cuối năm 1984, trong tổng số 33.447 đoàn viên toàn tỉnh, chỉ có9.363 đoàn viên sinh hoạt ở khu vực nông thôn và đường phố, trong đó riêng cáchợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp chỉ có 650 đoàn viên. Trong thời giantừ 1981 đến 1984, tỉ lệ phát triển đoàn viên trong khu vực nông thôn và đường phốchỉ tăng 2,4% (năm 1980 đạt tỉ lệ 0,8%, năm 1984 tỉ lệ đó tăng lên 3,2%). Trongkhu vực công nghiệp (nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cơ quan)tỉ lệ đoàn viên chiếm 30,94%, với 10.349 đoàn viên; trong khu vực nông, lâmtrường có 3.735 đoàn viên, chiếm tỉ lệ 11,17%; trong trư ờng học có 7.048 đoànviên, chiếm tỉ lệ 21,07%.

Năm 1981, công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, xây dựng Hội Liên hiệpThanh niên trên phạm vi toàn tỉnh có phần chững lại. Đến đầu năm 1983, sau khicó Chỉ thị 11 và 01 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, một số cơ sở như Tân Phú,Biên Hoà, Thống Nhất... bắt đầu có những chuyển biến. Tiếp đó, một số cơ sởkhác như ở Xuân Lộc, Long Thành... cũng bắt đầu quan tâm đến công tác mở rộngmặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, mặc dù vẫn còn bó hẹp trong phạm vi cơ sở.Đến cuối năm 1984, toàn tỉnh mới xây dựng được 1 uỷ ban Hội của thành phốBiên Hoà, 47 uỷ ban Hội cơ sở, 429 chi hội, phát triển được 72.817 hội viên, trong

Page 158: Tải xuống tại đây.pdf

159

tổng số 119.570 thanh niên được tập hợp dưới nhiều hình thức, đạt tỉ lệ 29,31% sovới tổng số thanh niên (72.817/ 381.207 thanh niên).

Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng bước đầu được các cơ sở Đoàn chúý. Trong 3 năm, từ 1981 – 1984, các cơ sở Đoàn đã giới thiệu 7.683 đoàn viên ưutú để Đảng xem xét kết nạp và các cơ sở Đảng đã xem xét và kết nạp đượ c 526đoàn viên vào Đảng, đạt tỷ lệ 6,7% so với tổng số đoàn viên được giới thiệu và1,55% so với tổng số đoàn viên.

Tổ chức Đoàn được tăng cường, củng cố và phát triển đã góp phần nâng caochất lượng hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đời sống xã hội củ a tỉnh. Tổ chứcĐoàn các cấp đã tập trung mọi nỗ lực động viên thanh niên thực hiện 6 chươngtrình hành động, bao gồm:

– Chương trình Học tập, rèn luyện và xây dựng cuộc sống mới.

– Chương trình Tuổi trẻ lao động sáng tạo và tiết kiệm.

– Chương trình Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, trongđó mũi nhọn là sản xuất lương thực.

– Chương trình Phân phối lưu thông và quản lý thị trường.

– Chương trình Hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên.

– Chương trình Tuổi trẻ xung kích bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổquốc.

Trong mỗi chương trình hành động, tổ chức Đoàn các cấp đều có những biệnpháp thích hợp, tạo điều kiện để tuổi trẻ có thể phát huy mọi tiềm năng vốn có,thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được đề ra. Với chương trình “Họ c tập, rèn luyệnvà xây dựng cuộc sống mới”, các cơ sở Đoàn đã tổ chức cho thanh niên tham giacác diễn đàn, hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu... trongđó riêng cuộc thi tìm hiểu về Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VĐảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút 100% đoàn viên tham gia.

Giáo dục chính trị – tư tưởng thường xuyên được các cấp bộ Đoàn gắn chặtchẽ với giáo dục truyền thống, giáo dục nếp sống văn hoá lành mạnh, giáo dụcpháp luật, giáo dục thể chất... với nhiều hình thức sinh động, phù hợp với từng đốitượng, từng lứa tuổi. Các hình thức hội trại truyền thống, đốt đuốc truyền thống,gặp mặt 3 thế hệ, 3 lực lượng, hội diễn văn nghệ, thi tuyên truyền viên trẻ, hộikhoẻ Phù Đổng... luôn có sức cuốn hút đông đảo đoàn vi ên, thanh niên tham gia.Có hình thức rầm rộ, tạo không khí hào hứng không chỉ với các tầng lớp thanhniên, như đua thuyền, chạy việt dã... Nhưng cũng có nhiều hình thức đi vào chiềusâu, có tác dụng nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về những vấn đềđang đặt ra cho đất nước, như “Năm học Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng”,

Page 159: Tải xuống tại đây.pdf

160

“Năm học Bác Hồ”. Có cả những hình thức mang lại hiệu quả về vật chất, nhưđảm nhận các công trình thanh niên. Thanh niên huyện Long Đất (lúc này vẫnthuộc Đồng Nai) có công trình xây dựng Nhà tưởng niệm liệt sĩ Võ Thị Sáu; thanhniên nông thôn có công trình thuỷ lợi Hoá An; thanh niên thành phố Biên Hoà cócông trình xây dựng công viên Biên Hùng. Được giáo dục thông qua thực tiễntham gia xây dựng các công trình, ý thức xã hội của đoàn viên và thanh niên đượcnâng lên một bước đáng kể.

Tất cả các huyện, thị và thành phố đều thành lập các ban vận động xây dựngnếp sống mới, trong đó tổ chức Đoàn là một thành viên tích cực, thường xuyên cónhững hoạt động thiết thực, như tổ chức “Ngày thanh niên làm chủ đường phố”,“Tháng thanh niên thực hiện nếp sống mới”, chiến dịch “Ánh sáng văn hoá”... Cáclực lượng thanh niên xung kích, thanh niên cờ đỏ thường xuyên phối hợp với cáclực lượng vũ trang địa phương ra quân truy quét, xoá bỏ c ác tụ điểm văn hoá thiếulành mạnh, thu giữ hàng nghìn sách báo, băng nhạc đồi trụy. Ở nhiều địa phương,đi đôi với việc xoá bỏ các tụ điểm văn hoá thiếu lành mạnh, các cơ sở Đoàn đã nỗlực xây dựng những khu vui chơi, sinh hoạt văn hoá cho thanh, thiếu niên. Đến đầunăm 1985, 10 năm sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trên phạm vitoàn tỉnh đã có 3 nhà văn hoá, 20 câu lạc bộ, nhà văn hoá cơ sở. Phong trào vănhoá, văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển lành mạnh. Các cơ sở Đoàn đã xâydựng được 198 nhóm, đội ca khúc chính trị, 276 cơ sở có phong trào múa hát tậpthể.

Trong trường học, phong trào xây dựng “Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa”tiếp tục được duy trì và phát triển đi vào chiều sâu. Hầu hết các trường học trongtỉnh đều triển khai cuộc vận động “Tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trongnhà trường”, thực hiện phương châm giáo dục “Học đi đôi với hành”. Nhiều chiđoàn giáo viên và chi đoàn học sinh đã làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp chohọc sinh, nhất là những lớp cuối cấp, tổ chức tốt cho các em tham gia công tác xãhội và tham gia lao động sản xuất dưới nhiều hình thức.

Góp phần giáo dục, cải tạo những con người lầm lỡ là một việc làm nhân đạođược các cấp uỷ Đảng và chính quyền ở Đồng Nai quan tâm. Trường “Thanh niênxây dựng cuộc sống mới” được hình thành từ rất sớm, ngay sau ngày miền Namhoàn toàn được giải phóng. Nhiều thanh niên là đối tượng tệ nạn xã hội do chế độcũ để lại đã được tập trung về Trường để quản lý và giáo dục, tạo điều kiện cho họtrở lại cuộc sống lương thiện. Qua những năm được học tập, rèn luyện trong môitrường lành mạnh, đã có 300 thanh niên được ra trường trở về cuộc sống đờithường, trong đó không ít người cảm thấy gắn bó với Trường, đã xin ở lại phục vụ,góp phần cảm hoá nhiều thanh niên tệ nạn xã hội khác.

Page 160: Tải xuống tại đây.pdf

161

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Đoàn và của đoàn viên,thanh niên là xung kích thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhànước, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, góp phần nâng caođời sống mọi mặt của nhân dân. Thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lầnthứ III, thanh niên công nhân trong các cơ sở Đoàn khối Công nghiệp, Công ty Caosu Đồng Nai đã đẩy mạnh “Chương trình tuổi trẻ lao động, sáng tạo và tiết kiệm”.Ở các cơ sở Đoàn, hầu hết đoàn viên và thanh niên đều đăng ký hoàn thành vượtmức kế hoạch. Có năm, như năm 1983 đã có tới 5 cơ sở Đoàn hoàn thành các chỉtiêu kế hoạch được giao trước 5 tháng. Đó là các cơ sở: Việt Thái, Mạch Nha, Gốmsố 2, Đèn ống thuỷ tinh, Công ty Nông trường; 4 cơ sở hoàn thành kế hoạch trướctừ 2 đến 3 tháng, gồm: Luyện cán thép Biên Hoà, Gạch ngói Đồng Nai, Trụ bêtông, May Đồng Nai. Phong trào lao động sáng tạo của tuổi trẻ trong Khu Côngnghiệp có những bước phát triển mới, tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở đã mạnh dạnđảm nhận hoàn thành nhiều đề tài khoa học, kỹ thuật có giá trị. Nhiều Ban khoahọc kỹ thuật trẻ, nhiều tổ hỗ trợ sáng kiến hoạt động có nề nếp, hỗ trợ tích cực chophong trào phát huy sáng kiến, cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất có hiệu quả. Nhiều cơ sở, hàng năm tổ chức Đoàn đều mở các hội nghị khoahọc bàn về chất lượng sản phẩm và những yêu cầu mới đặt ra về kỹ thuật, gợi ý đểthanh niên công nhân suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp thích hợp nâng cao năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm. Đến đầu năm 1985, riêng thanh niên Công tyCao su đã đảm nhận và thực hiện có kết quả 840 công trình thanh niên có giá trị,như công trình lai ghép 6 héc ta cao su, đảm bảo 95% cây sống; công trình tận thu30,03 tấn mủ; công trình làm đập nước, máng, chén mủ; công trình đào 19.819 méthào. Toàn Công ty có 207 tổ, nhóm thanh niên xung kích, với 9.000 thanh niêncông nhân tham gia; có 2 tập thể, Cẩm Đường, Cẩm Mỹ, phấn đấu xây dựng thành“Tập thể thanh niên xã hội chủ nghĩa”... là lực lượng nòng cốt trong vi ệc giải toảnhiều khó khăn ách tắc trong quá trình sản xuất của Công ty.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, với chương trình “Tuổi trẻ xung kích trênmặt trận sản xuất nông nghiệp, mũi nhọn là lương thực”, thanh niên nông thôn,cùng với việc đi đầu thực hiện chủ trương hợp tác hoá của Đảng, đã xây dựng cáctổ, đội chuyên do thanh niên quản lý, bao gồm: chuyên giống, chuyên thuỷ lợi,chuyên làm phân bón, chuyên bảo vệ thực vật... mạnh dạn ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng đá ng kể năng suất cây trồng và vậtnuôi. Nhiều đội chuyên đã thực sự làm nòng cốt trong sản xuất của các hợp tác xã,tập đoàn sản xuất, như đội chuyên giống của hợp tác xã Tân Yên (xã Gia Tân,huyện Thống Nhất) nhờ biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, năng suấtruộng lúa giống của đội đã vượt hơn hẳn, tăng 30% so với mức khoán; đội thanhniên xung kích của trại lúa giống Hiệp Hoà (Biên Hoà) không những góp phần tạonên giống lúa mới L.9, còn đưa năng suất lên 7 tấn/ha. Nhiều cơ sở Đoàn đã đảm

Page 161: Tải xuống tại đây.pdf

162

nhận xây dựng các công trình thanh niên, trước hết là các công trình thuỷ lợi, cảitạo đồng ruộng, trong đó nhiều công trình trọng điểm của tỉnh, có qui mô lớn, nhưcông trình Thiện Tân, Lợi Hoà, đê ngăn mặn Chu Hải (Châu Thành). Đoàn viên,thanh niên Gia Tân (huyện Thống Nhất) đã đào đắp hàng ngàn mét khối đất đá, mởcon kênh vượt qua đồi cao, dẫn nước vào đồng, biến ruộng một vụ thành 2 vụ.

Đẩy mạnh một bước hoạt động của Đoàn trong sản xuất lương thực, học tậptinh thần cách mạng tiến công của các chiến sĩ Quân Giải phóng trong Chiến dịchHồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa Xuân 1975, thanh niên nôngthôn Đồng Nai đã mở chiến dịch “Hồ Chí Minh toàn thắng”, xung kích và sáng tạotrên hầu hết các lĩnh vực có liên quan, kể cả trong điều tra điều chỉnh ruộn g đất, cảitạo đồng ruộng. Nhiều cơ sở Đoàn ở các địa phương đã đảm nhận xây dựng nhữngcánh đồng, thửa ruộng vượt khoán, thửa ruộng tăng sản, cao sản, thửa ruộng nhângiống... Phần lớn những cánh đồng do thanh niên đảm nhận đều cho năng suất caohơn hẳn các thửa ruộng đại trà của bà con nông dân, có những cánh đồng vượt mứckhoán tới 30 – 50%. Nhiều đề tài khoa học, kỹ thuật thanh niên đảm nhận đã đemlại hiệu quả rõ rệt, như công trình “Trồng thử nghiệm thông Caribê” của thanh niênNông lâm trường Hiếu Liêm; công trình nhân giống điền thanh của thanh niênhuyện Vĩnh Cửu; công trình cải tạo đồng ruộng, xây dựng bờ vùng bờ thửa củatuổi trẻ Xuân Phú...

Một nét mới đáng chú ý trong thời kỳ này là bắt đầu xuất hiện mối quan hệphối hợp giữa thanh niên công nhân và thanh niên nông thôn. Thanh niên Nhà máyGiấy Tân Mai phối hợp với thanh niên nông thôn xã Hiệp Hoà tổ chức thu muarơm. Huyện Đoàn và Công đoàn huyện Long Thành phối hợp xây dựng mô hìnhliên minh công nông giữa Nhà máy Vicasa, Trụ bê tông và xã Long Phước sản xuấtcác công cụ phục vụ nông nghiệp như thuyền bơm, bình xịt. Đoàn thanh niên Nhàmáy Cơ khí Đồng Nai nhận công trình sản xuất thuyền bơm nước cung cấp cho cáctập đoàn sản xuất và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp huyện Long Thành...

Trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội đầu những năm 80 có nhiều diễnbiến phức tạp, nhiều kẻ cơ hội lợi dụng khó khăn đã “đục nước béo cò”, gây rốiloạn thị trường và giá cả, lạm phát tăng vọt, tổ chức Đoàn ở nhiều địa phương đãsáng tạo nhiều hình thức tổ c hức, góp phần ổn định thị trường. Nhiều đoàn viên vàthanh niên đã xung phong vào công tác trong hệ thống hợp tác xã mua bán. Ở mộtsố địa phương, như ở phường Hoà Bình, Hố Nai, tổ chức Đoàn đã xây dựng “chợthanh niên”, kết hợp cùng các ban, ngành và Ban quản lý chợ thường xuyên kiểmtra việc niêm yết giá cả. Ở thành phố Biên Hoà, nhiều chi đoàn, phân đoàn thanhniên đã được xây dựng ở các chợ, các hợp tác xã mua bán, góp phần đấu tranh vớinhững biểu hiện tiêu cực trong lưu thông phân phối. 1.500 đoàn viê n, thanh niêntrong ngành phân phối lưu thông đã đăng ký phấn đấu trở thành “mậu dịch viên

Page 162: Tải xuống tại đây.pdf

163

giỏi”. Một số hình thức tổ chức được Đoàn xây dựng, như “tổ đại lý thu mua dothanh niên quản lý”, “cửa hàng thanh niên”, “kho thanh niên”... đã phát huy tácdụng nâng cao một bước chất lượng phục vụ của ngành. Tổ chức Đoàn Thanh niênthành phố Biên Hoà còn xây dựng Ban điều hành thanh niên tại Bến xe khách HốNai, đảm bảo trật tự, an toàn cho hành khách đi xe, kịp thời phát hiện, xử lý nhữnghành vi bắt chẹt khách. Nhiều đầu xe thanh niên cũng được xây dựng, đi vào hoạtđộng có hiệu quả, được hành khách đi xe đánh giá cao.

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động xung kích và sáng tạo trên các lĩnhvực sản xuất và đời sống, các cấp bộ Đoàn Thanh niên ở các địa phương tron g tỉnhđã thường xuyên chú ý chăm lo đến những quyền lợi chính đáng của thanh niên,trong đó có vấn đề hướng nghiệp và giải quyết việc làm. Chỉ riêng năm 1983, trênđịa bàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 60.000 thanh niên đến tuổi lao động, trong đócó 12.000 thanh niên tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vấn đềcông ăn việc làm cho số đối tượng này ngày càng trở nên gay gắt. Chưa kể nhữngthanh niên chưa có việc làm từ những năm trước tồn đọng lại, thanh niên hết hạnnghĩa vụ quân sự trở về địa phương... Mặc dù còn nhiều lúng túng, chưa có đượcnhững biện pháp đồng bộ và tích cực để tạo điều kiện cho thanh niên chưa có côngăn việc làm được vào làm việc trong các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đang có chiềuhướng mở rộng... nhưng tổ chức Đoàn các cấp đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề cótính chất cơ bản của việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên. Tổ chứcĐoàn các cấp đã mở rộng các “Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp” để trang bịnghề cho thanh niên, để họ có thể tìm được một việc làm thích hợ p. Một số cơ sởĐoàn trong trường học đã tổ chức kết nghĩa với các trường trung học chuyênnghiệp để tổ chức dạy nghề cho học sinh; tổ chức cho các em đi tham quan các nhàmáy, xí nghiệp. Tại Trường bổ túc văn hoá Thanh niên, Trường phổ thông trunghọc Xuân Lộc còn hình thành các tổ rèn, mộc, may trong nhà trường để các em họcsinh làm quen dần với nghề nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh quantâm chỉ đạo trong thời gian này là xung kích bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ Tổquốc. Tổ chức Đoàn các cấp đã từng bước chủ động phối hợp với các ngành cóliên quan, thực hiện tốt từ việc giáo dục thanh niên có ý thức trách nhiệm đối vớinhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đến việc gọi thanh niên nhập ngũ, làm công tác hậuphương quân đội. Các phong trào kết nghĩa 3 lực lượng, vì điểm tựa tiền tiêu củaTổ quốc được duy trì và phát triển lên một bước, có tác dụng giáo dục sâu sắc đốivới những thanh niên đang làm nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang thường trực,cũng như đối với đông đảo thanh niên đang lao động, học tập ở hậu phương. Hàngvạn lượt đoàn viên và thanh niên trong tỉnh hàng năm đều được học tập, tìm hiểuvề Luật Nghĩa vụ quân sự, kết hợp với những hoạt động truyền thống, nhân những

Page 163: Tải xuống tại đây.pdf

164

ngày kỷ niệm lớn, ngày hội quốc phòng toàn dân 22 tháng 12. Ở Xuân Lộc, hàngnăm, sau mỗi đợt tổ chức sinh hoạt truyền thống, các cơ sở Đoàn đều kết hợp vậnđộng thanh niên đăng ký tình nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự. Những thanh niênđã đăng ký thi hành nghĩa vụ quân sự đều được tổ chức vào Hội Liên hiệp Thanhniên. Những thanh niên tích cực đều được bồi dưỡng và kết nạp vào hàng ngũ củaĐoàn. Trong số thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự hàng năm, tỷ lệ đoànviên đã tăng lên nhanh chóng, từ 11% những năm đầu mới giải phóng đã tăng lên53%, năm 1985.

Bên cạnh số thanh niên lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự, hàng vạn đoànviên và thanh niên khác đã tham gia lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ tại địa bàn.Đến đầu năm 1985, đã có 25.000 đoàn viên, thanh niên ở các địa phương tham giacác lực lượng tự vệ, dân quân du kích; 12.000 đoàn viên, thanh niên tham gia cáctổ an ninh nhân dân.

Thanh niên trong các lực lượng vũ trang thường trực có các phong trào phấnđấu trở thành “Chiến sĩ trẻ vẻ vang”, “Tập thể chiến sĩ trẻ vẻ vang”. Trong thanhniên công an nhân dân có phong trào “Học tập 6 điều Bác Hồ dạy”. Thông qua cácđợt diễn tập N82, N83, N84... đều cho thấy ý thức sẵn sàng của tuổi trẻ trong cáclực lượng vũ trang, trong các đơn vị thường trực cũng như trong lực lượng dânquân tự vệ đều được nâng lên, đảm bảo khả năng làm tròn nhiệm vụ trên mặt trậnan ninh quốc phòng. Những tập thể tiêu biểu, quên mình vì nhiệm vụ xuất hiệnngày một nhiều, như tập thể đơn vị bộ đội biên phòng 762 không quản gian khổ,nguy hiểm, ngày đêm giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc; Đội bảo vệ Nhàmáy Vicasa, Đội thiếu niên Phù Đổng Tân Triều (Vĩnh Cửu), Đội an ninh Sao ĐỏCẩm Đường (Cao Su)... đã thường xuyên nâng cao cảnh giác bảo đảm an toàn, trậttự xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Nhiều tấm gương tiêu biểu đã thể hi ệnphẩm chất tốt đẹp của một thế hệ thanh niên mới, không ham của bất chính, sẵnsàng hy sinh tính mạng mình để cứu người, cứu tài sản của dân, như các đoàn viênPhạm Tiến Điền, Nguyễn Thành Long, Vũ Hồng Quang (công an), Đỗ Duy Luật,Trịnh Văn Đức (bộ đội) nhảy xuống giếng sâu 18 mét để cứu sống một em bé...

Công tác xây dựng Đội và chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng đầu nhữngnăm 80 đã được đặt ra trong cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc và bảo vệ thiếuniên nhi đồng”, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Min h tỉnh Đồng Nai luôn pháthuy vai trò nòng cốt của mình, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp củachính quyền và của các ngành chức năng, thực hiện nhiều biện pháp, tổ chức xâydựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách năng động, tự chủ, thành lập Hộ i đồngĐội các cấp, tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triểnkhai các chủ trương chăm sóc giáo dục thiếu niên theo phương châm kết hợp giữagia đình, nhà trường và xã hội, thực hiện triệt để “toàn Đoàn làm công tác Đội”. Đến

Page 164: Tải xuống tại đây.pdf

165

đầu năm 1985, đã có 7/10 huyện, thành phố thành lập được Hội đồng Đội, 35/149 cơsở xã, phường thành lập được Hội đồng Đội của cơ sở mình.

Tháng 9 năm 1984, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Naiđã tiến hành Đại hội cán bộ phụ trách toàn tỉnh đ ể đánh giá một cách toàn diện tìnhhình công tác xây dựng Đội và công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng,cũng như vai trò của người phụ trách trong nhiệm vụ vẻ vang đó. Từ chỗ chỉ có 2liên đội Thiếu niên đầu tiên: Liên đội Khiết Tâm (Trường Trần H ưng Đạo, thànhphố Biên Hoà) và liên đội Ngô Quyền được thành lập tháng 6 –1975, sau ngày quêhương Đồng Nai được giải phóng hơn 1 tháng, với 60 em đội viên, các anh chị phụtrách đã tập hợp, dìu dắt các em quen dần với công tác Đội và đến năm 1976, sốđội viên trong toàn tỉnh đã phát triển lên đến 10.435 em. 10 năm sau, con số đó đãlà 103.335 đội viên, chiếm 58,3% tổng số các em trong độ tuổi (103.335/176.750em). Đội Nhi đồng cũng phát triển từ 317 em (năm 1976) lên 47.797 em (năm1984) đạt tỷ lệ 70,6% tổng số nhi đồng trong toàn tỉnh (47.797/67.109 em).

Bằng các phong trào hành động cách mạng phù hợp, như thực hiện các chủđề: “Bay đến tầm cao của Tổ quốc”, “Tổ quốc em biết mấy tự hào”, “Ngàn hoaviệc tốt dâng Đảng quang vinh”, “Hành quân theo bước chân n hững người anhhùng”... thiếu niên, nhi đồng ở các địa phương trong tỉnh đã được tập hợp, đượcquản lý, giáo dục dưới nhiều hình thức sinh động. Trong cuộc “Hành quân theobước chân những người anh hùng” được chia làm 2 chặng: chặng thứ nhất kết thúcvào ngày kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7–5–1954 – 7–5–1984),chặng thứ hai kết thúc vào ngày kỷ niệm 10 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam(30–4–1975 – 30–4–1985) các em đội viên thiếu niên, nhi đồng đã nêu lên các mụctiêu phấn đấu: “Mỗi đội viên tố t là một học sinh chăm, mỗi chúng em là một bônghoa nhỏ, cả chúng em là một vườn hoa” và “Mỗi tiết học tốt là một khẩu pháo, mỗiđiểm 10 là một viên đạn tiến về chiến dịch”. Các liên đội, chi đội đã tổ chức chocác đội viên cùng thi đua phấn đấu giành từn g điểm tốt để ghi vào sổ chiến côngcủa mình. Các em tổ chức nhau thành những “đôi bạn điểm 10”, thực hiện truy bàiđầu giờ, tiếng kẻng văn hoá, đã giúp các em không ngừng nâng cao chất lượng họctập. Các em đã giành được 935.202 viên đạn (điểm 10), 36.255 giờ học tốt, làmđược 476.772 việc tốt. Trong đó, riêng thành phố Biên Hoà đã giành được 12.115“khẩu pháo”, 335.660 “viên đạn” trong học tập; thiếu niên, nhi đồng Xuân Lộc đãbình chọn được 1.035 chiến sĩ nhỏ, trong hai đợt thực hiện cuộc “Hành quân theobước chân những người anh hùng”.

Các hoạt động xã hội của thiếu niên, nhi đồng Đồng Nai ngày càng phát triểnphong phú, từ những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác Trần Quốc Toản, hoạtđộng kế hoạch nhỏ, vì dòng điện Trị An, vì điểm tựa tiền tiêu của Tổ quốc... cácem còn tiến lên tham gia xây dựng các công trình thiếu nhi, góp phần phục vụ

Page 165: Tải xuống tại đây.pdf

166

chính những hoạt động của các em. Với các hình thức thu nhặt giấy vụn, vỏ chai,lượm hạt điều, hạt cao su, làm phân bón... các em đã đóng góp vào quĩ xây dựngđoàn tàu mang tên “Đội Thiếu niên Tiền phong” số tiền 14.000 đồng, vào tài khoảnxây dựng khách sạn Khăn quàng đỏ ở Hà Nội số tiền 72.129 đồng (giá trị năm1984). 790 em đã được chọn là dũng sĩ kế hoạch nhỏ. Cũng bằng phương thức hoạtđộng kế hoạch nhỏ, các em còn ủng hộ Công trình thuỷ điện Trị An 70.000 đồng,tham gia phong trào toàn dân mua công trái xây dựng Tổ quốc, ngay trong đợt 1 đãđạt hơn 97.000 đồng.

Một nét mới trong hoạt động Đội thời kỳ này là phát triển phong trào “Tìnhbạn bốn phương” trong thiếu niên, nhi đồng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh.Hoạt động của các em không dừng lại ở việc tìm hiểu về đất nước, con người củabạn, ủng hộ phong trào đấu tranh cho hoà bình, chống vũ khí hạt nhân trên thếgiới... các em đã có những hoạt động thiết thực thể hiện tình cảm của mình đối vớibạn bè thế giới, như gửi những bộ trống Đội tặng các bạn thiếu nhi KôngpôngThom (Campuchia), gửi giấy bút tặng thiếu nhi Cuba...

Tổ chức Đoàn các cấp đã có nhiều hình thức sáng tạo, tạo điều kiện đưa côngtác xây dựng Đội Thiếu niên và Đội Nhi đồng đi vào nề nếp. Trong nhiều năm,nhất là từ năm học 1983 – 1984, tổ chức Đoàn và ngành Giáo dục đã phối hợp chặtchẽ, thống nhất chỉ đạo công tác Đội từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều Ban Giáo dục cáccấp, Ban Giám hiệu nhà trường đã thật sự coi công tác Đội như công tác chuyênmôn. Phong trào toàn trường làm công tác Đội phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh.

Hoạt động của Nhà văn hoá Thiếu nhi cũng góp phần không nhỏ trong hệthống giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường bằng nhiều hình thứ c sinh động, thu hútđông đảo các em tham gia, như triển lãm, đố em, kể chuyện sách, cắm trại, thamquan, hội diễn với nhiều chủ đề khác nhau có tác dụng giáo dục các em nâng caonhận thức về các vấn đề xã hội, về truyền thống của Đảng, của dân tộc. Nhà vă nhoá Thiếu nhi tỉnh đã mở nhiều lớp năng khiếu phổ cập ngắn hạn, giúp các em cónhững hiểu biết cơ bản về văn học nghệ thuật, về âm nhạc, khoa học kỹ thuật, thểdục thể thao, về truyền thống địa phương...

Đáng chú ý là tổ chức Đoàn các cấp đã bước đầu qua n tâm tập hợp các emthiếu nhi nghèo chưa được đến trường, mở các lớp học tình thương (Biên Hoà), lớpbổ túc văn hoá cho con em công nhân nghèo (Cao Su), tạo điều kiện cho các emđược hoà nhập với cộng đồng.

Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Đồng Nai đã không ngừng pháttriển trên mọi mặt. Từ 160/1.320 chi đội đạt danh hiệu chi đội mạnh, đến năm học1984 đã có 735/2.285 chi đội mạnh, đạt tỷ lệ 32,2%; 59.265 lượt các em đã phấnđấu đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Tỷ lệ đội viên thiếu niên trưởng th ành

Page 166: Tải xuống tại đây.pdf

167

được đứng vào hàng ngũ của Đoàn cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1979, chỉ có176 em thiếu niên trưởng thành được kết nạp vào Đoàn, đến năm 1984 đã có3.313/11.921 em thiếu nhi trưởng thành được đứng vào hàng ngũ của Đoàn, chiếmtỷ lệ 27,7%. Nhiều em thiếu niên, nhi đồng trưởng thành đã trở thành những côngdân tốt, những cán bộ tin cậy của Đảng, như Nguyễn Thanh Sơn, vốn là Liên độitrưởng liên đội phường Quyết Thắng những năm đầu mới giải phóng, khi trưởngthành được kết nạp vào Đoàn, sau đó được đứng v ào hàng ngũ của Đảng quangvinh, trở thành một sĩ quan quân đội, công tác tại Tỉnh đội Đồng Nai; Trần VănMinh, Uỷ viên thường vụ Huyện Đoàn Xuân Lộc; Thái Văn Đức, Phó công an xãXuân Tân... đều trưởng thành từ những đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong HồChí Minh từ sau ngày quê hương được giải phóng. Có cả những người trưởngthành đã trở lại làm cán bộ phụ trách Đội như Nguyễn Văn Xinh (Long Đất),Nguyễn Toàn Hạnh (Thành Đoàn Biên Hoà), Bùi Thị Thu (Huyện Đoàn VĩnhCửu)...

Một chặng đường nỗ lực phấn đấu, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niênĐồng Nai đã vượt qua nhiều thử thách trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội cónhững biến động phức tạp, đã từng bước khẳng định bản chất cách mạng của mộttổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng, luôn vững tin ở sự lãnh đạo và chỉ đạotrực tiếp của Đảng, thường xuyên bám sát những nhiệm vụ chính trị của Đảng, lấyđó làm mục tiêu hành động cho mọi phong trào, tập hợp, đoàn kết thanh niên đitheo một định hướng được lựa chọn, cống hiến và trưởng thành. Thực tiễn hoạtđộng trong 10 năm kể từ sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng và cùngcả nước đi lên chủ nghĩa xã hội cho thấy hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh cũng như của phong trào thanh niên luôn luôn phải cónhững đổi mới phù hợp với mọi đối tượng thanh niên, đồng thời phải kịp thờichuyển hướng theo kịp yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn, vớisự phát triển kinh tế xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác vận độngthanh niên; không ngừng mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên, quan tâmthích đáng đến những quyền lợi của họ, tạo điều kiện để thanh niên có cơ hội thuậnlợi được đem hết sức lực và khả năng cống hiến cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.Thời cơ và thách thức luôn đòi hỏi tuổi trẻ những nỗ lực khôn g ngừng.

Page 167: Tải xuống tại đây.pdf

168

Page 168: Tải xuống tại đây.pdf

169

Chương VII

GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢICÔNG CUỘC ĐỔI MỚI DO ĐẢNG

KHỞI XƯỚNG VÀ LÃNH ĐẠO,TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN ĐỒNG NAI

TRƯỞNG THÀNH NHANH CHÓNG1986 – 2000

I. ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, ĐỔI MỚI HÀNH ĐỘNG.

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lốiđổi mới toàn diện tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, đánh dấu bước chuyểncơ bản của cách mạng Việt Nam trên con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnhnghèo nàn lạc hậu, từng bước thực hiện công nghiệp ho á, hiện đại hoá, làm chodân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Ý thức rõ trách nhiệm của tuổi trẻ trước thời điểm có tính bước ngoặt củacách mạng, Đại hội Đoàn toàn tỉnh Đồng Nai lần thứ III, họp tháng 7 –1987, saukhi kiểm điểm sâu sắc những thành quả đạt được sau 5 năm nỗ lực phấn đấu thựchiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ II (1981 – 1987), đã đề ra nhữngnhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai, nhằmđộng viên tuổi trẻ trong tỉnh nỗ lực vươn lên, vượt qua những khó khăn thử tháchtrước mắt, thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết đổi mới nộidung cũng như phương thức hoạt động của tổ chức Đoàn, xung kích thực hiệnthắng lợi những mục tiêu kinh tế xã hội do Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai đề ra, trong đócó việc xung kích thực hiện chương trình lương thực, thực phẩm; xung kích thựchiện chương trình sản xuất hàng tiêu dùng; chương trình sản xuất hàng xuất khẩu;xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc cũng như xung kíchtrên mặt trận văn hoá xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên,đẩy mạnh các hoạt động chống tiêu cực, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ quyềnlợi cho thanh niên.

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, các đại biểu dự Đạihội lần thứ III Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã đặc biệtcoi trọng đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động mọi mặt của tổchức Đoàn và phong trào thanh niên theo tinh thần đổi mới tổ chức, đổi mới hànhđộng, trên cơ sở khả năng sáng tạo và sức vươn lên mạnh mẽ của tuổi trẻ.

Page 169: Tải xuống tại đây.pdf

170

Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn do Đại hội lần thứ III bầu ra có 43 đồng chí. 11đồng chí đã được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn khoá III, gồm: Đồng chí ĐàoVăn Minh, Bí thư Tỉnh Đoàn, các đồng chí Nguyễn Ngọc Đức, Phạm Thanh Điền,Lê Trần Thiên Lý, Phó bí thư và các đồng chí Bùi Ngọc Thanh, Trịnh Thế Minh,Võ Thanh Tâm, Trương Văn Nhân, Phan Văn Trước, Nguyễn Hoàng Lưu, NguyễnThị Lệ Hồng là Uỷ viên Thường vụ. Sau Đại hội, đến tháng 8 –1988, đồng chíHuỳnh Sơn được bầu bổ sung vào Ban Thường vụ và lần lượt các đồng chí sau đâyđược bầu bổ sung vào Ban Thường vụ: đồng chí Nguyễn Thành Trí được bầu bổsung tháng 7–1989, đồng chí Hồ Quế Hậu được bầu bổ sung tháng 3–1990, đồngchí Đinh Văn Tố được bầu bổ sung tháng 3–1991. Đến tháng 11–1991, đồng chíBùi Ngọc Thanh được bầu thay đồng chí Đào Văn Minh làm Bí thư Tỉnh Đoàn.

Những năm sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tình hình kinh tế – xãhội của đất nước tiếp tục đứng trước những khó khăn gay gắt. Sản xuất trong nướcsa sút nghiêm trọng, lạm phát tăng vọt, trong lúc tình hình thế giới có những biếnđộng phức tạp. Liên Xô (cũ) và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở ĐôngÂu lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và lần lượt tan rã.

Ở Đồng Nai, cũng như tình hình chung của cả nước, có nhiều diễn biến phứctạp. Sản xuất công nghiệp đình đốn, sản xuất nông nghiệp không có khả năng kíchthích lực lượng sản xuất. Hàng loạt chính sách mới về kinh tế tạo sự chủ động chocơ quan xí nghiệp, nhưng cơ chế mới thay đổi chưa đồng bộ, nên người sản xuấtphải đối mặt với nhiều thách thức. Lực lượng lao động dôi dư, chủ yếu là thanh

niên công nhân mới vào nghề. Tổ chức Đoàn bị xáo trộn do việc sáp nhập, giải thểcác công ty, xí nghiệp. Ở nông thôn, hàng loạt tập đoàn sản xuất và hợp tác xã tanrã, nảy sinh vấn đề tranh chấp ruộng đất, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động củatổ chức Đoàn...

Nhiều tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển làm tha hoá một bộ phận thanhniên vốn thiếu ý thức rèn luyện vươn lên trong cuộc sống. Tệ n ạn mại dâm, ma tuýkhông chỉ phát triển ở thành phố, thị xã mà còn ở nhiều vùng nông thôn.

Đứng trước những biến động phức tạp của tình hình, ngay từ sau Đại hộiĐoàn toàn tỉnh lần thứ III, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnhĐồng Nai đã tập trung mọi nỗ lực, năng động và sáng tạo, chỉ đạo những chươngtrình công tác trọng tâm, trước hết là tập trung chỉ đạo cuộc vận động xây dựng chiđoàn mạnh, với nhiều biện pháp đồng bộ, vừa quán triệt từng yêu cầu, nội dung,tiêu chuẩn và bước đi của cuộc vận động đến tận từng đoàn viên, vừa lựa chọn độingũ cán bộ nòng cốt, tiến hành bồi dưỡng ngắn ngày, biên soạn tài liệu dành choBí thư chi đoàn, tổ chức hội thi Bí thư chi đoàn giỏi. Một số cơ sở Đoàn ở các địaphương đã tìm tòi nhiều biện pháp sáng tạo làm cho cuộc vận động ngày càng đivào chiều sâu. Trong đó có biện pháp xây dựng chi đoàn mạnh thông qua công tác

Page 170: Tải xuống tại đây.pdf

171

đoàn kết tập hợp thanh niên của Đoàn cơ sở thị trấn Bà Rịa (lúc này vẫn thuộcĐồng Nai). Là một địa bàn nửa thành thị, nửa nông thôn, với lực lượng thanh niênchiếm khoảng 30% dân số, trong đó khoảng 30% sống bằng đồng lương, 40% hoạtđộng trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp, 20% làm dịch vụ thương mại, số còn lạichưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Số đoàn viên chiếm tỷ lệ rất thấp,chỉ có 286 đoàn viên trên tổng số 9.000 thanh niên của thị trấn, chiếm 0,03%; sốhội viên Hội Liên hiệp Thanh niên cũng chỉ có 432 người, chiếm chưa đến 0,05%.Điều đáng chú ý là phần lớn hoạt động của Đoàn đều chỉ bó hẹp trong phạm viđoàn viên và một số ít hội viên. Thanh niên hầu như không quan tâm đến tổ chứcĐoàn. Những hoạt động của tổ chức Đoàn như vận động tiêm chủng mở rộng, xâynhà tình nghĩa, thi hành nghĩa vụ quân sự, bổ túc văn hoá... thanh niên trong thịtrấn đều thờ ơ.

Đổi mới hoạt động của Đoàn, Đoàn cơ sở thị trấn Bà Rịa đã lựa chọn biệnpháp chỉ đạo cuộc vận động xây dựng chi đoàn mạnh thông qua công tác đoàn kếttập hợp thanh niên và chọn chi đoàn thôn Phước Trung, là một chi đoàn yếu, hầunhư không hoạt động để tiến hành các bước củng cố. Sau khi nắm lại toàn bộ lựclượng thanh niên trong thôn, chi đoàn Phước Trung đã phối hợp chặt chẽ với tổchức thống kê, du kích và công an thôn nắm số thanh niên đang hoạt động ở cáclĩnh vực này làm nòng cốt trong quá trình tập hợp thanh niên. Nhiều mô hình hoạtđộng được vận dụng như hoạt động vui chơi giải trí có đội bóng đá, đội văn nghệ;lao động sản xuất có xây dựng cánh đồng mẫu thanh niên, ứng dụng nhiều biệnpháp kỹ thuật thâm canh tiến bộ về bón phân, về phun thuốc trừ sâu bệnh... Ngoàira, còn có câu lạc bộ kỹ năng, bồi dưỡng những kỹ năng về nghề nghiệp và cũngbồi dưỡng cả những kỹ năng trong cuộc sống... Từng bước, thanh niên trong thịtrấn thấy rõ vai trò tổ chức Đoàn trong việc quan tâm đến những quyền lợi chínhđáng của thanh niên nên đã tự ngu yện đến với Đoàn, tham gia nhiều hoạt động doĐoàn tổ chức. Một số đoàn viên bỏ sinh hoạt, nhận thấy những đổi mới trong hoạtđộng của tổ chức Đoàn ở địa phương cũng tự nhận khuyết điểm và xin trở lại thamgia sinh hoạt Đoàn.

Cũng theo hướng từng bước đổi mới hoạt động, trên địa bàn dân cư bắt đầuxuất hiện những chi hội Thanh niên tập hợp đối tượng của mình theo sở thích vànghề nghiệp. Chi hội Thanh niên chặt mía ở ấp Miếu (Phước Tân); chi hội Lògạch, chi hội nhân giống (Tam Phước); chi hội mai táng (Phú Hội); chi hội côngtác xã hội (Long Điền). Riêng năm 1989, trên phạm vi toàn tỉnh đã có 20 chi hộitheo sở thích và theo nghề nghiệp được thành lập, bên cạnh các loại hình tập hợpthanh niên trong các đội hình thanh niên xung kích, thanh niên cờ đỏ, thanh niênkiểm tra, các tổ, nhóm khoa học kỹ thuật...

Page 171: Tải xuống tại đây.pdf

172

Đổi mới phương thức giáo dục của Đoàn, cùng với việc triển khai đi vàochiều sâu năm học Bác Hồ, năm học Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, tổ chứcĐoàn các cấp đã phát triển hình thức đối thoại thanh niên, mộ t hình thức hấp dẫn,thu hút đông đảo thanh niên muốn tìm hiểu những vấn đề đang đặt ra cho đất nước,cho địa phương và cả những vấn đề đang diễn ra trên thế giới. Nhiều đoàn viên vàthanh niên đã đến với các buổi đối thoại một cách tự giác và nêu ra nhiều vấn đềđang bức xúc. Thông qua các buổi đối thoại, các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyềnvà tổ chức Đoàn kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên, cóbiện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, phát hiện được những điềuchưa phù hợp để điều chỉnh. Ở Tân Phú, nhiều vấn đề của thanh niên đặt ra, thôngqua các cuộc đối thoại trực tiếp, đồng chí Bí thư Huyện uỷ đã nhanh chóng tìmbiện pháp giải quyết, tạo niềm tin cho đoàn viên, thanh niên, trong đó có cả nhữngvấn đề về việc làm, về chế độ cho cán bộ Đoàn cơ sở đều được xem xét giải quyếtkịp thời. Những đề xuất chưa phù hợp với tình hình địa phương, đồng chí Bí thưHuyện uỷ cũng phân tích rõ, tạo sự thống nhất trong nhận thức của đông đảo thanhniên trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới.

Tổ chức Đoàn các cấp của Đồng Nai đặc biệt quan tâm đổi mới công tác chỉđạo phong trào hành động cách mạng, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tếlớn của Đảng. Ngay từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III, tổ chức Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tập trung triển khai mạnh mẽchương trình công tác thanh niên khu vực nông thôn. Cùng Ban Kinh tế Tỉnh uỷ và

Ty Nông nghiệp tiến hành khảo sát tình hình thanh niên nông thôn ở 4 huyện.Trong đó, đã tổ chức 11 cuộc đối thoại và thu thập 250 phiếu điều tra nguyện vọngcủa thanh niên, trực tiếp tiếp xúc trao đổi với 20 đoàn viên, thanh niên, 11 cán bộquản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, 40 cán bộ Đảng và chính quyềnở cơ sở... Trên cơ sở kết quả của một tháng khảo sát thực tế, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề về đổimới công tác thanh niên nông thôn, để từ đó xây dựng và triển khai thực hiện đề án“Đổi mới công tác thanh niên nông thôn góp phần thực hiện Nghị quyết 10 của BộChính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với 3 mục tiêu cơ bản: Tậptrung giải quyết vấn đề trọng tâm là phát huy vai trò thanh niên tham gia quản lýkinh tế nông nghiệp; thực hiện dân chủ và công bằng xã hộ i ở nông thôn; củng cốchi đoàn gắn với mở rộng và phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Thanh niên ViệtNam, đa dạng hoá các phương thức tập hợp thanh niên theo các nhóm sở thích, nhucầu và nghề nghiệp, đổi mới và ứng dụng các kỹ năng sinh hoạt tập thể tron g thanhniên đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của tuổi trẻ, đẩy mạnh các hoạt động xãhội trong thanh niên nông thôn.

Page 172: Tải xuống tại đây.pdf

173

Bước đầu triển khai chương trình, mỗi huyện đã chọn một cơ sở làm điểm chỉđạo. Theo hướng không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, trong một số hợptác xã và tập đoàn sản xuất bắt đầu hình thành các “nhóm nông nghiệp trẻ”, là mộttổ chức xã hội nghề nghiệp do những thanh niên đang trực tiếp sản xuất nôngnghiệp tự lập nên và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự lực với sựhỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niênViệt Nam, Hội Nông dân và ngành Nông nghiệp, nhằm tạo điều kiện để thanh niênnông thôn giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, góp phần phát huy vai tròcủa tuổi trẻ trong khu vực nông thôn tham gia tổ chức quản lý sản xuất, đi đầu ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; trên cơ sở đó gópphần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn. Nhiều “nhóm nông nghiệptrẻ” ở Phước Bửu, Tân Bình, Phước Thiền ... đã thật sự làm nòng cốt trong quátrình đổi mới các mặt hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp và tập đoàn sảnxuất, nhất là trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất. Phước Thiền là một xãthuộc vùng trọng điểm lúa của huyện Long Thành, có phong tr ào hợp tác hoámạnh, nhưng hoạt động của tổ chức Đoàn một thời gian dài không được củng cố,một số đoàn viên bỏ sinh hoạt. Cơ sở Hội không có, thanh niên không được tậphợp. “Nhóm nông nghiệp trẻ” ra đời đã thực sự có tác động đến nhiều mặt hoạtđộng của sản xuất cũng như đối với tổ chức Đoàn. Nhóm tập trung thực hiện chủyếu 4 nội dung:

– Tổ chức thông tin khoa học kỹ thuật.– Làm dịch vụ khoa học kỹ thuật.– Phản ánh tâm tư nguyện vọng của thanh niên.

– Động viên người sản xuất kinh doanh giỏi.

Cùng với việc tổ chức dịch vụ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, “nhómnông nghiệp trẻ” Phước Thiền còn xây dựng điểm trình diễn khoa học kỹ thuật trên2000 m2 giống lúa IR64, tiến hành so sánh đối chứng quy trình kỹ thuật giữa sạ vàcấy trên cùng giống lúa IR64, c ho kết quả thực tế: lúa cấy đạt năng suất 5 tấn/hécta, trong khi lúa sạ chỉ đạt 4 tấn/héc ta. Nhóm còn tìm cách phát triển ngành nghềđể tận dụng thời gian nhàn rỗi trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức cho một sốthành viên trong nhóm đi tham quan và triển khai kỹ thuật làm nấm mèo, thu hút46 đoàn viên, thanh niên tham gia. Một số thành viên của nhóm nhanh chóng trởthành những người sản xuất kinh doanh giỏi có tác động đến phong trào sản xuấtkinh doanh của địa phương, nhất là số thanh niên đã là chủ của gia đình, hoặc cóvai trò quan trọng trong hộ sản xuất nông nghiệp.

Sau khi tổ chức thử nghiệm các mô hình đổi mới hoạt động của Đoàn vàphong trào thanh niên nông thôn ở Tam Phước và Phước Thiền (Long Thành) đểrút kinh nghiệm, từ năm 1990, phối hợp với Sở Nông Lâm và Công ty Dịch vụ kỹ

Page 173: Tải xuống tại đây.pdf

174

thuật cây trồng, tổ chức Đoàn các cấp đã triển khai sâu rộng trong thanh niên nôngthôn chương trình “Thanh niên khuyến nông” và phong trào “Thanh niên sản xuấtkinh doanh giỏi”. Tỉnh Đoàn đã tổ chức tập huấn cho 352 kỹ thu ật viên để làmnòng cốt trong phong trào chuyển giao kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp;xây dựng 8 điểm trình diễn giống mới, gồm giống lúa IR 5040, đậu nành L.2, đậuxanh, bắp...

Phong trào “Thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, được các cơ sởĐoàn triển khai rộng khắp, từng bước tạo ra cơ chế phối hợp, tạo dựng các mô hìnhhoạt động thích hợp với việc khai thác triệt để các phương tiện vật chất kỹ thuật tạichỗ, tạo điều kiện để thanh niên nông thôn có cơ hội phát triển sản xuất có hiệuquả. Phối hợp với Công ty Dịch vụ kỹ thuật cây trồng, Tỉnh Đoàn đã tổ chức tậphuấn khoa học kỹ thuật cho cán bộ Đoàn, đã tổ chức cho thanh niên nông thôntham gia hoạt động dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp. 8/9 Huyện Đoàn và Thành Đoànđã xây dựng được đề án xâ y dựng điểm đại lý vật tư thanh niên, nhân giống mới...Đến đầu năm 1989, có 2 điểm đã đi vào hoạt động có hiệu quả: đại lý vật tư thanhniên Tân An (Vĩnh An) và công trình nhân giống lúa 3020 Tam Phước (LongThành) với diện tích 6 héc ta. Chỉ qua vụ lúa hè thu đầu tiên, điểm nhân giống TamPhước của thanh niên Long Thành cũng đã cho năng suất 4 tấn/héc ta, khôngnhững góp phần tạo thêm nguồn giống cho sản xuất tại địa phương, còn gây đượcquĩ hoạt động của Đoàn 180 kg, trị giá 54.000 đồng (giá trị năm 1989 ).Tổ chức cáchội thi tay nghề trong bảo vệ thực vật như : hội thi cấy giỏi (huyện Long Thành,

Biên Hoà, Vĩnh Cửu), hội thi cấy giỏi, hội thi chăn nuôi giỏi....

Phong trào thanh niên trong các nông trường, lâm trường quốc doanh cũngbắt đầu chuyển hướng hoạt động, đi vào nhận “khoán chỉ tiêu sản lượng, chăm sócvà khai thác” và đảm nhận “công trình thanh niên tự hạch toán”, tăng cường ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo 4 được: được người,được việc, được nâng cao đời sống, được kin h phí hoạt động. Thông qua các phongtrào hành động cách mạng, 3 năm liền, từ 1990 – 1992, đoàn viên, thanh niên Côngty Cao su Đồng Nai đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, đời sống củađoàn viên, thanh niên được cải thiện rõ rệt; đoàn viên, thanh niên Lâm trường HiếuLiêm thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, có nhiều hình thức tổ chứcthanh niên xung kích giải quyết những khâu khó khăn đột xuất, cùng Lâm trườngtháo gỡ nhiều ách tắc, đảm bảo duy trì sản xuất trong mọi hoàn cảnh, năng suất laođộng tăng, mức thu nhập của người lao động cũng tăng đáng kể.

Thanh niên công nhân cao su Đồng Nai với các chiến dịch sản xuất mủ, trồngmới đã làm xuất hiện nhiều nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh, như đoàn viênTrần Bách Chiến, trong chiến dịch DH 5 (1989) đã phấn đấu hoàn thành vượt mứckế hoạch tới 270%, góp phần cùng Công ty sản xuất tăng thêm 250 tấn mủ so với

Page 174: Tải xuống tại đây.pdf

175

chỉ tiêu kế hoạch được giao. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, thanh niên côngnhân cao su, nêu cao vai trò làm chủ đã tham gia chống tệ nạn ăn cắp mủ của Nhànước, thành lập 33 tổ, với 1.276 thanh niên tham gia, thường xuyên làm nhiệm vụtruy quét bọn trộm cắp và bảo vệ an ninh chính trị tại địa phương. Riêng năm1989, bắt và thu hồi cho Nhà nước tới 110 tấn mủ, 164,5 site củi và 10 t riệu đồngtiền phạt.

Thanh niên trong khu vực công nghiệp, cơ quan... đổi mới hoạt động trên cơsở phát huy triệt để vai trò xung kích trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọngtâm công tác, sản xuất: tham gia thiết kế mẫu mã sản phẩm, tổ chức lực lượng đichào hàng, góp phần tiêu thụ sản phẩm tồn đọng. Ở nhiều cơ sở, từ phong trào tổ,đội, xe, máy, ca sản xuất thanh niên, công trình thanh niên, tổ chức Đoàn đã đổimới, đảm nhận những công trình thanh niên tự hạch toán, góp phần cải tiến cáccông đoạn trong qui trình sản xuất. Một số công trình, thanh niên vừa tìm tòi cácgiải pháp kỹ thuật, cải tiến mẫu mã mặt hàng, vừa chế thử, đồng thời đưa vào ứngdụng trong sản xuất đã góp phần nhanh chóng đưa ra thị trường những mặt hàngmới, tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu và hạ giá thành, được người tiêu dùng đónnhận.

Mô hình Ban khoa học kỹ thuật trẻ phát triển, hỗ trợ đắc lực đoàn viên, thanhniên trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát huy nhiều sáng kiến, cải tiến, ứngdụng nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ, đổi mới qui trình công nghệ. Cácbiện pháp khuyến khích nâng cao trình độ nghề nghiệp được triển khai. Đáng chú ýlà ở nhiều cơ sở, nhiều công ty, Đoàn Thanh niên đã tổ chức các hội thi chọn “bàntay vàng”, “hội thi tay nghề”, thu hút đông đảo đoàn viên và thanh niên tham gia.Nhiều công trình thanh niên, nhiều đề tài sáng tạo kỹ thuật của thanh niên đượcphát huy làm lợi hàng trăm triệu đồng. Đoàn Thanh niên Nhà máy Gạch menThanh Thanh có đề tài chế tạo vòng bi sứ được đánh giá cao; Đoàn Thanh ni ênNhà máy Viettronic Biên Hoà nghiên cứu chế tạo sản phẩm Radio 3 băng; ĐoànThanh niên Nhà máy Phụ tùng máy nổ số 2 có công trình thiết kế chế tạo, gia côngmáy ép dầu; Đoàn Thanh niên Nhà máy Gạch Đồng Nai đi sâu tìm tòi các biệnpháp quản lý chất lượng . Chỉ riêng các cơ sở Điện cơ Đồng Nai và Thiết bị điện 4đã có 29 đoàn viên, thanh niên được tặng huy hiệu Lao động sáng tạo. Tính đến hếtnăm 1991, thanh niên công nhân trong các cơ sở công nghiệp đã đảm nhận 368công trình, trị giá hàng trăm triệu đồng, tiết kiệm được 1.500 tấn nguyên vật liệu,nhiên liệu và thiết bị phụ tùng, trị giá 426 triệu đồng... góp phần ổn định sản xuấtcho nhà máy, xí nghiệp, thu nhập của người đoàn viên, thanh niên cũng được nânglên đáng kể.

Một trong những nét mới của hoạt động Đoàn trong quá trình đổi mới tổchức, đổi mới hành động là tổ chức Đoàn các cấp tham gia hoạt động kinh tế, dưới

Page 175: Tải xuống tại đây.pdf

176

các hình thức: tham gia trồng cây công nghiệp, sản xuất lương thực, làm dịch vụ(mở quầy văn phòng phẩm, bán sách báo, chiếu phim, sinh hoạt câu lạc bộ, căng-tin, uốn tóc, may đo, sửa chữa điện tử, xe máy, đại lý vật tư nông nghiệp... cónhững cơ sở hoạt động tốt, như Long Hải, có thể thu nhập tới 1 triệu đồng/tháng,góp phần tăng thêm chi phí cho hoạt động của Đoàn và bồi dưỡng cho cán bộĐoàn cơ sở. Ở thành phố Biên Hoà, nhờ có nguồn kinh phí của các hoạt động kinhtế đã có thể phụ cấp cho số cán bộ Hội ở 22 phường, xã và trường học, bình quân27.000 đồng/ người/ tháng (giá trị năm 1989); Đoàn xã Gia Tân 3 (Thống Nhất),Đoàn phường Thanh Bình, An Bình (Biên Hoà) cũng có thể trích quĩ do hoạt độngkinh tế mà có để trợ cấp cho Bí thư chi đoàn.

Trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, bên cạnh việc thực hiện tốt côngtác gọi thanh niên nhập ngũ, với những đổi mới đi vào chiều sâu, tổ chức Đoàn cáccấp đã đẩy mạnh phong trào đoàn kết 3 lực lượng lên một bước phát triển mới. Cáccơ sở Đoàn đã chủ động gắn việc đoàn kết 3 lực lượng với công tác xây dựng lựclượng vũ trang tại chỗ, phát triển hình thức xây dựng các tổ đội dân phòng, tổ độithanh niên xung kích làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trên địa bàn, chống văn hoáphẩm đồi trụy, phản động. Ở nhiều địa phương, như thành phố Biên Hoà, ĐoànThanh niên phối hợp với lực lượng bộ đội đóng quân trên địa bàn, trong 3 năm,1987 – 1989, phát hiện và triệt phá 4 vụ nhen nhóm phá hoại của kẻ địch, thu hồi80 kg thuốc nổ, ngòi nổ; xử lý 102 vụ có tính chất phá hoại khác; kết hợp với lựclượng công an xử lý gần 1.000 vụ thuộc về trật tự an toàn xã hội, thu gom, truyquét, giáo dục và cải tạo trên 2.000 đối tượng tệ nạn xã hội. Cùng thời gian, ở TânPhú, Xuân Lộc, tổ chức Đoàn đã kết hợp với các lực lượng vũ trang địa phương vàcác đoàn thể quần chúng giáo dục tại chỗ hàng trăm đối tượng có hành vi gây rốitrật tự trị an, phá rã nhiều băng nhóm trộm cắp, truy quét và đưa đi cải tạo ởTrường Thanh niên xây dựng cuộc sống mới hàng trăm đối tượng nghiện hút, gáimại dâm. Nhất là từ sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị 135/CT –HĐBT, tổ chứcĐoàn các cấp trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an, bộ độitrên địa bàn truy quét mạnh các đối tượng hình sự, cùng quần chúng nhân dân vạchmặt những tên tội phạm nguy hiểm đang lẩn trốn tại địa bàn. Tổ chức Đoàn các cấpđã tiến hành khảo sát nắm lại số đối tượng thanh niên chậm tiến, đề xuất các biệnpháp giáo dục. Nhiều cơ sở Đoàn, như Xuân Thọ, Xuân Vinh, Xuân Bình, XuânĐịnh, thị trấn Xuân Lộc (huyện Long Khánh); Trảng Bom 1, Trảng Bom 2, BàuHàm 1 (huyện Thống Nhất); Quyết Thắng, Tam Hiệp, Bình Đa, An Bình (thànhphố Biên Hoà); Nhà máy Giấy Tân Mai, Vikyno, Trường phổ thông trung học NgôQuyền... có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang trong phong trào bảovệ an ninh Tổ quốc, phát hiện và trấn áp 10.746 vụ phạm pháp, kết hợp các biệnpháp xử lý, tập trung đưa đi cải tạo tại Trường Thanh niên xây dựng cuộc sốngmới. Nhiều tấm gương tiêu biểu cho tinh thần tiến công tội phạm đã xuất hiện, như

Page 176: Tải xuống tại đây.pdf

177

đoàn viên Trần Văn Công cùng 2 em thiếu niên mưu trí bắt gọn bọn trộm cắp dâyđiện; Cao Thanh Vân tay không bắt bọn cướp có vũ trang; Nguyễn Văn Phươngcùng lực lượng công an xã bắt gọn một băng cướp xe Honđa; Trần Hữu Cảnh, tựvệ Nông trường Dầu Giây, không quản ngại hy sinh tính mạng đã kiên quyết tiếncông bọn trộm cắp mủ cao su...

Cùng với các biện pháp xử lý kiên quyết đối với các đối tượng thanh niênchậm tiến, Thành Đoàn Biên Hoà còn tổ chức những lớp học tình thương, thu hútmột số thanh, thiếu niên nghèo thất học, thanh, thiếu niên đường phố... như mộtbiện pháp tích cực ngăn chặn thanh, thiếu niên sa vào con đường lầm lạc. Cũngtheo hướng đó, tổ chức Đoàn các cấp đã thường xuyên coi trọng việc tạo dựngnghề nghiệp cho các đối tượng thanh niên, trước hết cho nhóm thanh niên có nhiềukhó khăn trong hoà nhập với cộng đồng. Trong 3 năm, từ 1987 đến 1989, các cơ sởĐoàn đã trực tiếp giới thiệu cho hơn 6.000 thanh niên đủ các trình độ, lứa tuổi vàcác đối tượng khác nhau đến làm việc tại các nông, lâm trường, trạm trại và cáchợp tác xã sản xuất tiểu, thủ công nghiệp. Riêng thành phố Biên Hoà đã giới thiệucho 1.200 thanh niên, trong đó có 300 bộ đội xuất ngũ, có công ăn việc làm. Tổchức Đoàn các cấp còn chú ý phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức dạynghề cho thanh niên, thực hiện giảm 50% kinh phí học nghề cho đối tượng thanhniên nghèo và bộ đội xuất ngũ.

Phong trào thanh niên trong các lực lượng vũ trang tiếp tục có những bướcphát triển theo hướng tìm tòi đổi mới các phương thức hoạt động có sức cổ vũ cácchiến sĩ trẻ phấn đấu “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ”. Các cơ sở Đoàn trong quânđội đứng chân trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện cuộc “Hành quân dã ngoạ itham gia công tác vận động quần chúng”, góp phần rèn luyện phong cách giữ vữngkỷ luật, nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, tăng cường quan hệ quân – dân trongđiều kiện mới. Đáng chú ý là phong trào thanh niên trong quân đội đã thật sự độngviên thanh niên an tâm phục vụ, kể cả làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạnCampuchia, tại tỉnh Kongpong Thom, xuất hiện ngày càng nhiều tập thể và cánhân mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu. Tiêu biểu là tập thể Đoàn cơ sở Trungđoàn 16 (nay là Trung đoàn Đồng Nai), được T rung ương Đoàn tặng cờ “Tuổi trẻanh hùng bảo vệ Tổ quốc”.

Trong lực lượng công an, nổi lên phong trào thanh niên phấn đấu thực hiện “6điều Bác Hồ dạy công an nhân dân”, từng bước phát huy được vai trò của tuổi trẻtrong bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là từ sau khi có Chỉ thị 135/CT–HĐBT. Nhiềucán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công an của tỉnh đã trở thành chiến sĩ thi đua vàchiến sĩ quyết thắng, như đoàn viên Nguyễn Thành Sơn, chi đoàn 504, công antỉnh, kịp thời phát hiện bắt giữ 72 người vượt biên trái p hép cùng tàu thuyền; đoànviên Lê Thuận Tám, chi đoàn 484, dũng cảm xông vào căn nhà đang cháy, cứu

Page 177: Tải xuống tại đây.pdf

178

sống 2 em nhỏ. Có đoàn viên thanh niên đã dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệmvụ truy bắt tội phạm, như thiếu uý Huỳnh Ngọc Sơn, công an Đồng Nai...

Đáng chú ý là cùng với các phong trào hành động cách mạng phát triển theohướng coi trọng hiệu quả thiết thực, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp ngày càngquan tâm hơn đến công tác xã hội – từ thiện. Thông qua các mô hình “Đội thanhniên công tác xã hội”, “Lớp học tình thương”... tuổi trẻ Đồng Nai đã góp phần tháogỡ nhiều vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống, nhất là sau khi cơ chế quản lý chuyểnđổi, trong xã hội bắt đầu bộc lộ những bất cập, xuất hiện sự phân hoá giàu nghèotrong một bộ phận dân cư, trong đó có cả đối tượng thanh niên. Ở nhiều cơ sở, tổchức Đoàn đã bằng nhiều biện pháp vận động xây dựng “Quĩ trợ vốn” giúp thanhniên nghèo có vốn sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ gia đình cán bộ Đoàn có nhiềukhó khăn. Thanh niên các địa phương còn quyên góp được hàng trăm triệu đồng,góp vào quĩ cứu trợ thiên tai, hoả hoạn, ủng hộ đồng bào miền Bắc và đồng bằngsông Cửu Long bị lũ lụt. Một số cơ sở Đoàn đã tổ chức các đợt khám bệnh, phátthuốc miễn phí cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cho các gia đìnhchính sách neo đơn, nghèo đói. Chỉ tính từ năm 1990 đến đầu năm 1992, trên phạmvi cả tỉnh đã hình thành 26 đội, nhóm công tác xã hội từ thiện. Trong đó, Trungtâm công tác xã hội từ thiện Thành Đoàn Biên Hoà đã vận động thanh niên đónggóp xây dựng được một căn nhà tình nghĩa; Đoàn Thanh niên bệnh viện Đồng Nai,Trung tâm Nhi đồng có sáng kiến lập “Quĩ giúp đỡ bệnh nhân nghèo”, nhiều lần tổchức khám và phát thuốc miễn phí cho những bệnh nhân nghèo ở vùng sâu vùng

xa, không có điều kiện đến bệnh viện điều trị.

Cơ chế quản lý chuyển đổi, tình hình kinh tế – xã hội có những chuyển biếnsâu sắc, tác động đến cả tầng sâu ý thức của mỗi người dân, trước hết ở lớp ngườitrẻ tuổi. Quá trình đổi mới hành động trong thực tiễn của tổ chức Đoàn và phongtrào thanh niên cũng là quá trình đổi mới nhận thức của đoàn viên, thanh niêntrước nhiều vấn đề mới mẻ đặt ra trong cuộc sống. Một bộ phận quen sống trongmôi trường bao cấp, mọi thứ đều được sắp đặt sẵn, kể cả công ăn việc làm, khi cơchế quản lý chuyển đổi, không khỏi hụt hẫng, nhưng đại bộ phận thanh niên đềuxác định được con đường phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình. Trước hết ởbộ phận thanh niên trong trường học. Từ năm học 1989 – 1990, thanh niên trongtrường học đã bắt đầu có sự chuyển biến rõ nét hơn về động cơ , thái độ học tập vàgiảng dạy. Tình trạng sa sút về đạo đức của học sinh có chiều hướng giảm đáng kể.Tổ chức Đoàn trong nhà trường phổ thông cũng như trong các trường chuyênnghiệp đều tìm tòi nhiều phương thức hoạt động, thiết thực động viên tinh thầnphấn đấu vươn lên của mọi đối tượng học sinh. Tổ chức “Tuần, tháng học tập vàgiảng dạy tốt”, xây dựng “Quĩ hỗ trợ tài năng trẻ”, “Quĩ học bổng cho học sinhnghèo”... Nhiều phương thức hoạt động mang tính định hướng cho học sinh, như

Page 178: Tải xuống tại đây.pdf

179

phong trào “Học văn hoá gắn với học nghề” và xây dựng “Tập thể học sinh làmtheo lời Bác”. Hàng năm, ở hầu hết các trường học trong tỉnh đều tổ chức các Hộithi học sinh giỏi và Hội giảng, đã góp phần khuyến khích thầy và trò vươn lêntrong học tập và giảng dạy.

Không chỉ thanh niên trong trường học coi trọng việc nâng cao trình độ họcvấn, như một điều kiện cần có trong hành trang vào đời, trong thanh niên côngnhân, thanh niên ở các cơ quan và cả trong thanh niên nông thôn đều có phong tràohọc tập nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp. Riêng Trung tâm dạy nghề củathành phố Biên Hoà, do Thành Đoàn làm nòng cốt, trong một thời gian ngắn đãliên tục mở 287 lớp dạy nghề và dạy ngoại ngữ cho 7.238 thanh niên.

Trong điều kiện đổi mới hoạt động, công tác Đội và phong trào thiếu nh i cũngđược đổi mới trên nhiều mặt. Nội dung hoạt động của Đội chủ yếu tập trung choviệc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Ngoài ra, các tổchức Đoàn cơ sở đã thường xuyên tổ chức cho các em tham gia nhiều công tác xãhội, tạo điều kiện nâng cao nhận thức mọi mặt cho các em, giáo dục các em ý thứcđối với cộng đồng.

Cùng với việc nhanh chóng ổn định hoạt động của Đội Nhi đồng Hồ ChíMinh khi có chủ trương tách trường cấp I ra khỏi trường phổ thông cơ sở, đầunhững năm 90, trên địa bàn toàn tỉnh bước đầu đã mở rộng việc tập hợp giáo dụcthiếu nhi trên địa bàn dân cư, thông qua một số hình thức, nhất là các tổ nhóm theosở thích và “Lớp học tình thương”. Trong thời gian 5 năm kể từ năm 1987, tổ chứcĐoàn các cấp đã mở được 300 lớp h ọc tình thương, cho 6.400 em thiếu nhi có hoàncảnh khó khăn.

Tháng 8 năm 1992, một năm sau khi tỉnh Đồng Nai có sự điều chỉnh địa giớihành chính (1), đánh giá đúng thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tiến hành Đại hội Đoàntoàn tỉnh lần thứ IV. Thay mặt cho trên 30 ngàn đoàn viên trong toàn tỉnh, các đạibiểu dự Đại hội đã kiểm điểm sâu sắc các mặt hoạt động của Đoàn và phong tràothanh niên Đồng Nai kể từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ III (1987), chỉ rõnhững nguyên nhân khách quan và chủ quan làm hạn chế hiệu quả hoạt động củaĐoàn và phong trào thanh niên trong tỉnh, từ đó đề ra những mục tiêu cơ bản chocông tác Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai trong thời gian 5 năm, kể từnăm 1992 và chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể:

(1) Tháng 8–1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII, 3 huyện ven biển làChâu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc được tách ra cùng Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảothành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Page 179: Tải xuống tại đây.pdf

180

Một là, tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn, nhằmmục tiêu nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, thanh niên về chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thấm nhuần ý nghĩa dân tộc đi đôi với conđường đi lên chủ nghĩa xã hội. Phối hợp cùng nhà trường, gia đình và xã hội pháttriển nhân cách của thanh niên.

Hai là, đổi mới công tác tổ chức của Đoàn, tăng cường đoàn kết tập hợp thanhniên. Tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng đoàn viên, xây dựng tổ chức Đoànvững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tăng cường công tác đào tạo bồidưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ Đoàn cơ sở, đặc biệt là ở hai khu vựcnông thôn và trường học. Tập hợp đông đảo thanh niên vào các loại hình tổ chức,giáo dục và động viên mọi tầng lớp thanh niên tham gia vào sự nghiệp cách mạng.Coi đó là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động của Đoàn. Tăngcường tham gia xây dựng Đảng, xây dựng mối quan hệ với chính quyền và với cácngành.

Ba là, đẩy mạnh chương trình hành động của tuổi trẻ trong sự nghiệp đổi mớivì mục tiêu dân giàu nước mạnh, bao gồm:

– Chương trình Tuổi trẻ tham gia ổn định – phát triển kinh tế và giải quyếtviệc làm cho thanh niên

– Chương trình Tuổi trẻ xây dựng nếp sống văn hoá mới và tham gia hoạtđộng xã hội

– Chương trình Tuổi trẻ tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự antoàn xã hội.

Và bốn là, phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn trong phong trào Toàn dânchăm sóc bảo vệ trẻ em và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Các đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV đã nhất trí bầu 29 đồng chívào Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn. Các đồng chí Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Thành Trí,Nguyễn Hoàng Lưu, Đinh Văn Tố, Đặng Mạnh Trung, Nguyễn Thị Kim Hoàng,Hoàng Ngọc Khôi, Lê Văn Lộc, Phan Văn Trước được bầu vào Ban Thường vụTỉnh Đoàn. Đồng chí Bùi Ngọc Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn khoá IV,đồng chí Nguyễn Thành Trí được bầu làm Phó bí thư. Tại Đại hội Đoàn toàn quốclần thứ VI, đồng chí Bùi Ngọc Thanh đã đ ược bầu vào Ban Chấp hành Trung ươngĐoàn. Sau Đại hội, năm 1995, đồng chí Đặng Mạnh Trung được bầu bổ sung làmPhó bí thư Tỉnh Đoàn và năm 1996, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn thayđồng chí Bùi Ngọc Thanh. Được bầu bổ sung sau Đại hội còn có 12 đồ ng chí Uỷviên Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn.

Page 180: Tải xuống tại đây.pdf

181

II. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, THANH NIÊN ĐỒNG NAIVƯƠN LÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠIHOÁ.

Ngày 14–4–1993, quán triệt những vấn đề đặt ra trong Nghị quyết Hội nghịlần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thanh niên trong tình hìnhmới (1), Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai (khoá V) trong kỳ họp lần thứ 7đã ra Nghị quyết “Về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 04 Ban Chấphành Trung ương Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên”. Sau khi đánh giá toàndiện tình hình thanh niên và công tác thanh niên của tỉnh, Ban Chấp hành TỉnhĐảng bộ Đồng Nai đã đề ra những mục tiêu cụ thể của công tác thanh niên trongnăm 1993 và đến năm 1995, trên các mặt: đào tạo bồi dưỡng, tạo điều kiện chothanh niên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới, biết quí trọng vàphát huy truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, sống có lýtưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân; không ngừng chăm lo giải quyếtviệc làm cho thanh niên, mở mang các cơ sở kinh tế để thu hút lao động trẻ, xemxét trợ vốn, hỗ trợ các dự án tạo việc làm cho thanh niên; xây dựng Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứngđáng là đội hậu bị của Đảng, trở thành hạ t nhân chính trị trong phong trào thanhniên; đẩy mạnh công tác đoàn kết tập hợp thanh niên, coi đó là chiến lược lâu dàitrong công tác thanh niên của Đảng. Để làm tốt công tác thanh niên, Tỉnh Đảng bộĐồng Nai chủ trương xây dựng môi trường xã hội lành m ạnh, từ đơn vị nhỏ nhất làgia đình, đến khu phố, xóm ấp, trường học, cơ quan. Tăng cường trách nhiệm giađình trong giáo dục, chăm sóc thanh, thiếu niên, chuẩn bị những điều kiện tốt chothanh, thiếu niên bước vào đời... Đối với các cấp uỷ Đảng, chính quy ền và đoànthể, Nghị quyết 19 – NQ/TU của Đảng bộ Đồng Nai khẳng định “Công tác thanhniên trong giai đoạn mới là sự kết hợp chặt chẽ giữa vận động, thuyết phục vớiviệc ban hành các chế độ chính sách, qui định đồng bộ, thống nhất của Đảng, Nhànước, của chính quyền đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành” do đó cần nângcao hơn nữa trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, của các cấp chính quyền và của cácngành, tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu vươn lên.

Những năm từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV (1992), tình hình kinh tế– xã hội của đất nước cũng như của Đồng Nai từng bước đi dần vào thế ổn định,sản xuất phát triển, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. Được rèn luyện,phấn đấu trong môi trường xã hội đang có những chuyển đổi căn bản trên n hiềumặt, thanh niên Đồng Nai ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng,

(1) Tháng 1–1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, trong Hội nghị lần thứ tư đã raNghị quyết số 04–NQ/HNTW “Về công tác thanh niên trong tình hình mới”.

Page 181: Tải xuống tại đây.pdf

182

năng động và sáng tạo, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp công nghiệp hoá vàhiện đại hoá đất nước.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghịquyết 19 của Tỉnh uỷ, tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của Đoànvà phong trào thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp trong tỉnh đã đặc biệthướng mạnh về cơ sở, tăng cường đào tạo và bố trí đội ngũ cán bộ Đoàn trên địabàn khu vực (trường học , lực lượng vũ trang, hành chính sự nghiệp, sản xuất kinhdoanh, phường, xã...). Các chi đoàn cơ quan cấp xã, phường, thị trấn đều được giảithể, đưa đoàn viên cơ quan về sinh hoạt tại ấp, vận động đoàn viên là bộ đội xuấtngũ, học sinh phổ thông trung học tham gia sinh hoạt tại địa phương để củng cố vàxây dựng tổ chức Đoàn trên các địa bàn ngày càng vững mạnh, góp phần xoá toànbộ số ấp trắng trong toàn tỉnh. Đến năm 1995, toàn tỉnh vẫn có 47 ấp trắng hoặcchỉ có đoàn viên lẻ, nhờ những nỗ lực tập trung của các cấp bộ Đoàn, đến năm1996 đã có 100% ấp có tổ chức Đoàn.

Cùng với việc xây dựng và củng cố tổ chức, các cấp bộ Đoàn đều đặt lên hàngđầu việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở. Từ giữa năm1995, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khảo sáttoàn diện tình hình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên phạm vi toàn tỉnh.Các cơ sở Đoàn đã phân công cán bộ xuống từng ấp, khóm để khảo sát nắm chắcthực lực Đoàn, Hội và tình hình thanh niên trên địa bàn. Nhiề u cán bộ Đoàn đã đếntừng gia đình để nắm chính xác số lượng thanh niên. Trên cơ sở kết quả của đợtkhảo sát, ngày 10–7–1995, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Đồng Nai đã ra Nghị quyếtvề “Cuộc vận động xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh chủ động công tác”, trong đónêu lên những nội dung chủ yếu, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có hiệuquả thật sự trong công tác xây dựng Đoàn, làm cho tổ chức Đoàn ở cơ sở trở thànhchỗ dựa vững chắc của đông đảo thanh niên, được xã hội thừa nhận, phấn đấuvươn lên tương xứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước; không ngừng nâng caochất lượng hoạt động của đoàn viên, bảo đảm mỗi đoàn viên phải đảm nhận mộtcông việc nhất định; chăm lo bồi dưỡng lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên,giáo dục thanh niên thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Min h và truyền thống của cáchmạng, của dân tộc; nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn gắn với những nhiệmvụ chính trị của Đảng, kế hoạch kinh tế – xã hội của địa phương, đơn vị; đồng thờiphải tăng cường công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn ngày càng đi dần vào nề nếp. Chấtlượng hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở ngày càng được nâng lên, đảm bảo pháthuy vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn trong việc tổ chức, động viên thanh niênthực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đặt ra. Số cơ sở Đoàn vững mạnh tăng lênđáng kể. Năm 1992, số cơ sở Đoàn vững mạnh và khá chỉ chiếm 28,39%, đến năm

Page 182: Tải xuống tại đây.pdf

183

1996 đã có 74,48% số cơ sở Đoàn được công nhận vững mạnh và khá. Số cơ sởĐoàn yếu kém giảm rõ rệt. Đến cuối năm 1996 chỉ còn 22,22% số cơ sở Đoàntrung bình và yếu kém, trong khi năm 1992 tỷ lệ đó là 28,39%.

Đi đôi với công tác xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh, tổ chức Đoàn các cấpđã hết sức coi trọng việc nâng cao chất lượng và phát triển đoàn viên theo hướngnâng cao tính chất chính trị của Đoàn. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ 1992 đến1997, các cơ sở Đoàn đã bồi dưỡng kết nạp được 47.780 đoàn viên mới, trong đó 2đối tượng thanh niên trường học và thanh niên trên địa bàn dân cư được quan tâmtrước hết. So với nhiệm kỳ III thì số lượng đoàn viên được phát triển trong nhiệmkỳ IV cao hơn 2,27 lần (47.780/20.987 đoàn viên). Chương trình “Rèn luyện đoànviên” được triển khai sâu rộng, bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc nângcao chất lượng đoàn viên. Đến cuối năm 1996 đã có 80% đoàn viên trong toàn tỉnhđăng ký thực hiện chương trình “Rèn luyện đoàn viên”. Trong đó có 90% đã đượcxếp loại xuất sắc và khá (năm 1991 chỉ có 20 – 30% đoàn viên được đánh giá tíchcực).

Đáng chú ý là mặc dù chưa có Luật Thanh niên, nhất là tron g Luật Đầu tưnước ngoài chưa có qui định cụ thể việc tập hợp thanh niên vào tổ chức, nhưng cáccấp bộ Đoàn đã chủ động khảo sát, tìm hiểu, xây dựng nòng cốt và tiến hành thửnghiệm xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong các xí nghiệp, công ty tư nhân vàliên doanh với nước ngoài. Riêng năm 1996 đã xây dựng được 5 chi đoàn và bướcđầu đã phát huy tác dụng trong việc đoàn kết tập hợp thanh niên trong các xí

nghiệp tư nhân và liên doanh, góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đội ngũlao động trẻ ở các cơ sở này, trong đó có cả việc hỗ trợ nhau nâng cao trình độnghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghệ ngày càng cao.

Công tác xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và mở rộng mặt trậntập hợp đoàn kết thanh niên từng bước có những đổi mới, hướng các hoạt độ ng đivào những vấn đề thiết thực, nhất là tham gia thực hiện 5 chương trình công tác và3 cuộc vận động do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phát động(tiết kiệm – xoá mù chữ – và hiến máu nhân đạo), cũng như các phong trào vàchương trình hành động do tổ chức Đoàn và tổ chức Hội ở địa phương phát động.Nhiều hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên đã tự nguyện hiến máu nhân đạo, tựnguyện đi về vùng sâu vùng xa tham gia chiến dịch xoá mù chữ, tham gia các“ngày chủ nhật xanh”, làm đẹp đường phố, thôn ấp, tham gia hoạt động trong cáccâu lạc bộ tiền hôn nhân, gia đình trẻ... Ở nhiều địa phương đã hình thành nhữngđội, nhóm chi hội công tác xã hội với một số trang bị cần thiết và hoạt động có nềnếp, như ở Biên Hoà, Xuân Lộc, Long Khánh, Vĩnh Cửu. Thanh niên xã Tân An(Vĩnh Cửu) đã phát triển “hũ gạo tình thương” để giúp đỡ những gia đình nghèokhó khăn. Thanh niên Biên Hoà có chương trình bảo trợ, thường xuyên tổ chức

Page 183: Tải xuống tại đây.pdf

184

thăm hỏi những bệnh nhân đang điều trị tại trại phong, trại nuôi dưỡng cha mẹ liệtsĩ... Nhiều thanh niên theo đạo Công giáo ở Hố Nai 3, ở Gia Kiệm (huyện ThốngNhất), Tân Hoà, Tân Biên (Biên Hoà) cũng đã tích cực tham gia các hoạt động từthiện, thể hiện tấm lòng nhân ái của thế hệ thanh niên luôn gắn bó với cộng đồngdân tộc. Nhiều hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam của Đồng Nai đã trởthành những tuyên truyền viên tích cực cho chương trình dân số, kế hoạch hoá giađình, chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS; tham giavận động quyên góp giúp đỡ đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai; tham gia khámchữa bệnh, sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa...

Tổ chức Hội ngày càng được củng cố và phát triển. 100% số huyện và thànhphố đã có uỷ ban Hội. Toàn tỉnh có 93 uỷ ban Hội cơ sở/163 xã, phường, thị trấn,chiếm tỷ lệ 57,05%. Một số trường học và doanh nghiệp tư nhân cũng đã xây dựngđược tổ chức Hội. Đến năm 1996, trên phạm vi toàn tỉnh đã phát triển được 54.015hội viên, so với năm 1991 tăng gấp 3,5 lần (54.015/15.395). Hội Liên hiệp Thanhniên Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tiến hành Đại hội lần thứ nhất, khẳng định vai tròcủa tổ chức Hội trong đời sống chính trị của địa phương và trong việc tập hợp, tổchức thanh niên thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế – xã hội cũng như anninh quốc phòng ở địa phương, với 5 chương trình hành động:

– Chương trình Xây dựng tổ chức Hội.– Chương trình Lập thân lập nghiệp.– Chương trình Thanh niên giữ nước.– Chương trình Thanh niên tham gia phát triển văn hoá, thể dục, thể thao.– Chương trình Công tác xã hội.

Đi đôi với công tác tổ chức, xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã không ngừng đổi mới hình thức vànội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, góp phần nâng cao nhận thức mọimặt cho đoàn viên và thanh niên, từ những năm học theo các chuyên đề về Đảng,về Bác Hồ, đến các đợt sinh hoạt tập trung về truyền thống của dân tộc, của cáchmạng, tình hình nhiệm vụ của đất nước, vai trò của người đoàn viên, thanh niên; vềlý tưởng và lối sống của tuổi trẻ; về dân số – sức khoẻ và môi trường... tổ chứcĐoàn các cấp đều tìm tòi nhiều biện pháp sinh động để chuyển tải các nội dung cầnthiết đến đoàn viên, thanh niên: thuyết trình, hội thảo, hội trại, sinh hoạt câu lạc bộ,mít tinh, du khảo, thi tìm hiểu... để đoàn viên, thanh niên có thể tự tìm hiểu, tự suynghĩ và điều chỉnh mình trong nhận thức thông qua sự định hướng của tổ chứcĐoàn, Hội. Năm 1994, với chủ đề “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh –nguồn bổ sung cho Đảng”, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 ngày thành lập Đảng, TỉnhĐoàn, các Huyện Đoàn và Đoàn ngành Giáo dục cấp huyện đã tổ chức hội thảo,

Page 184: Tải xuống tại đây.pdf

185

thu hút 71.232 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Năm 1995, thi tìm hiểu vềĐảng, về Bác Hồ, đã có 48.333 bài dự thi của mọi đối tượng thanh niên; thi thuyếttrình “Những lời Bác Hồ dạy thanh niên” thu hút 287.202 lượt đoàn viên, thanhniên dự và tham gia thuyết trình. Các chiến dịch truyền thông về dân số – sức khoẻ– môi trường, về HIV/AIDS liên tục được tổ chức ở thành phố Biên Hoà, ở cáchuyện Long Thành, Tân Phú, Long Khánh... Hàng chục ngàn tài liệu bướm, hàngtrăm băng rôn, băng cassette tuyên truyền cổ động phòng chống ma tuý,HIV/AIDS được phổ biến rộng rãi đến tận tay nhiều đoàn viên và thanh niên. Tổchức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã thành lập 5 độituyên truyền viên tại 4 huyện: Xuân Lộc, Long Khánh, Định Quán, Long Thành vàtại thành phố Biên Hoà, với 106 đội viên thường xuyên làm nhiệm vụ tuyên truyềnvề con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Có đến 80% thanh niên trong tỉnh đã đượctuyên truyền hiểu rõ 2 con đường có thể dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS. ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai cũng đã phát hành tài liệu“Thông tin trong Đoàn” mỗi quí 2 số, đến tận các chi đoàn trong toàn tỉnh, giớithiệu những mô hình hoạt động Đoàn có hiệu quả, hướng dẫn nghiệ p vụ công tácĐoàn, kỹ năng sinh hoạt thanh niên, có tác dụng nâng cao nhận thức và năng lực tổchức hoạt động công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn các cấp, đáp ứng nhu cầu tìm hiểuvề tổ chức Đoàn và tổ chức Hội, Đội và những vấn đề có liên quan của đông đảođoàn viên, thanh niên.

Mối quan hệ phối hợp, cùng cộng đồng trách nhiệm với các ngành chức năng,nhất là với ngành Giáo dục, với Hội Cựu chiến binh trong công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho đoàn viên, thanh niên ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện côngtác thanh niên đang từng bước được xã hội hoá. Nhiều mô hình hoạt động mangtính giáo dục cao ngày càng được nhân rộng ở nhiều cơ sở: Câu lạc bộ ông cháu,Câu lạc bộ tiền hôn nhân, gia đình trẻ, đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môitrường, các cuộc du khảo về nguồn... luôn có sức hấp dẫn thanh niên.

Công tác giáo dục thanh niên đặc biệt được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉđạo. Thành uỷ Biên Hoà, Đảng uỷ khối Kinh tế tỉnh, Huyện uỷ Thống Nhất... đãthành lập Ban chỉ đạo giáo dục thế hệ trẻ; các ngành, các cấp cũng quan tâm đầu tưnhiều mặt, còn dư luận xã hội luôn đồng tình ủng hộ, làm cho chất lượng công tácgiáo dục của Đoàn được nâng lên rõ rệt. Trong 5 năm kể từ sau Đại hội Đoàn toàntỉnh lần thứ IV (1992), tổ chức Đoàn các cấp đã bằng nhiều hình thức và biện phápchuyển tải các nội dung giáo dục đến trên 2,1 triệu lượt đoàn viên, thanh niên, gópphần nâng cao một bước nhận thức của đại bộ phận thanh niên trên nhiều mặt. Vànhững chuyển biến đáng kể trong nhận thức của đông đảo thanh niên đã được thểhiện rõ trong nhiều hoạt động thực tiễn, từ phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ kinh tế– xã hội, đảm bảo công tác an ninh quốc phòng đến các hoạt động tình nghĩa, tham

Page 185: Tải xuống tại đây.pdf

186

gia vào chiến dịch “Ánh sáng văn hoá”, “Xây dựng nhà tình nghĩa”, “Xây dựngtrường học cho trẻ thơ vùng sâu, vùng xa”, “Tặng áo cho bạn”...

Đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng trong các đối tượng thanhniên luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cấp bộ Đoàn trong quá trình tự đổimới. Tháng 1–1993, quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VII) về công tác thanh niêntrong tình hình mới và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI,Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trong Hội nghị lần thứ hai đã quyết định phátđộng rộng rãi trong thanh niên cả nước 2 phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp”và “Tuổi trẻ giữ nước”, đánh dấu bước đổi mới phương thức hoạt động của Đoàntheo hướng ngày càng gắn bó hơn với những nhiệm vụ chính trị đang đặt ra chođất nước.

Ngay trong những tháng đầu năm 1993, trong khi tiến hành tổ chức quán triệtNghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 19 của BanChấp hành Tỉnh Đảng bộ Đồng Nai về công tác thanh niên trong tình hình mới,cũng như các Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI và Nghị quyết Đại hộiĐoàn toàn tỉnh lần thứ IV, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Naiđã nhanh chóng triển khai thực hiện hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và“Tuổi trẻ giữ nước” do Trung ương Đoàn phát động. Bên cạnh việc tổ chức tậphuấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp huyện và cơ sở, đảm bảo triển khai phong tràođúng hướng và đạt hiệu quả, tạo được niềm tin trong đông đảo đoàn viên, thanh

niên, Tỉnh Đoàn Đồng Nai đã chủ động làm việc với các ngành như Lao động,Nông Lâm, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Tỉnh đội... để tạo cơ chế phối hợp, tạođiều kiện cho thanh niên những cơ hội thuận lợi trong quá trình lập thân, lậpnghiệp. Ngay trong năm đầu triển khai phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, tổchức Đoàn các cấp đã triển khai nhiều biện p háp đồng bộ, tổ chức dạy nghề vàtham gia giới thiệu việc làm cho thanh niên; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa họckỹ thuật cho thanh niên và nhất là khai thác mọi nguồn trợ vốn giúp thanh niênphát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làmđược khai thác thông qua kênh của Trung ương Đoàn và của tổ chức Nhà nước địaphương, tổ chức Đoàn các địa phương đã đặc biệt coi trọng vận động thanh niên tựtạo nguồn vốn giúp nhau sản xuất. Tổ chức Đoàn các cấp còn tạo điều kiện chothanh niên vay vốn bằng tín chấp tại các ngân hàng. Đến năm 1994, đoàn viên vàthanh niên trong tỉnh đã hỗ trợ vốn giúp nhau sản xuất được 55.300.000 đồng vànăm 1995, con số đó đã là 289.700.000 đồng. Cùng với các nguồn vốn từ quĩ quốcgia giải quyết việc làm, quĩ xoá đói giảm nghèo... thực sự đã là nguồn hỗ trợ lớnđối với thanh niên trong việc tạo dựng công ăn việc làm, ổn định đời sống, nhất làđối với những hộ gia đình trẻ. Nhiều dự án nhỏ đã được triển khai thực hiện có

Page 186: Tải xuống tại đây.pdf

187

hiệu quả. Từ năm 1994, dự án nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Hữu (huyện LongThành cũ) đã thu hồi được vốn, giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động.Đến năm 1995, trên phạm vi toàn tỉnh đã có 12 dự án nhỏ được triển khai, với tổnggiá trị 1.158 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 921 thanh niên. Một số dự ánmang lại hiệu quả rõ rệt, thu hồi vốn nhanh, như dự án trồng mía ở cơ sở ĐoànCông ty Mía đường La Ngà (Định Quán), thu lợi hàng trăm triệu đồng, đóng gópcho quĩ hoạt động của Đoàn; dự án nuôi cá của Đoàn phường Tam Hiệp... Nhiề uđoàn viên, thanh niên đã trở thành những nhà doanh nghiệp trẻ, chủ các cơ sở sảnxuất, như Phạm Đức Bình, Lý Minh Thanh, Lê Thành Long... đã tạo ra hàng trămnơi làm việc cho nhiều thanh niên chưa có việc làm ở địa phương. Một số còn hỗtrợ vốn cho những thanh niên khác phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thông qua Trung tâm sinh hoạt – đào tạo thanh, thiếu niên của tỉnh và Trungtâm dạy nghề Thành Đoàn Biên Hoà, Tổ chức Đoàn các cấp đã đẩy mạnh công tácdạy nghề cho thanh, thiếu niên, tạo ra khả năng để thanh niên có thể tự tìm kiếmviệc làm hoặc tự tổ chức các hoạt động sản xuất, dịch vụ sau khi đã được đào tạonghề. Phần lớn các trung tâm đều chú ý dạy những nghề có thời gian đào tạo ngắn,phù hợp với nhu cầu có việc làm của thanh niên, như kế toán, điện t ử, may côngnghiệp... Trong công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chứcĐoàn các cấp đã sử dụng nhiều phương thức như thông tin, trao đổi kinh nghiệm,tập huấn chuyên đề, xây dựng các điểm trình diễn, tọa đàm, hội thảo đầu bờ, thicấy, thi bảo vệ thực vật... thu hút hàng nghìn cán bộ, đoàn viên thanh niên ở nhiềuđịa phương tham gia, cùng trao đổi, bổ sung những kinh nghiệm sản xuất, kinhdoanh góp phần hoàn thiện phương pháp, qui trình sản xuất một loại cây, con...thực sự đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể, có sức cuốn hút thanh niên đến vớinhững cái mới, tiến bộ.

Trong thanh niên công nhân, phong trào thanh niên lập nghiệp được triển khaitrên nhiều mặt hoạt động, có tác động lôi cuốn thanh niên đi sâu vào khoa học kỹthuật, đổi mới công nghệ, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ sảnxuất và tiêu dùng. Hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thanhniên công nhân được thực hiện thông qua các hình thức: Câu lạc bộ khoa học kỹthuật trẻ, hội thảo chuyên đề, hoạt động tự tìm tòi, nghiên cứu, ôn luyện tay nghề,thi thợ giỏi, công trình thanh niên... Các phong trào CKT (chất lượng, kiểu dáng,tiết kiệm), TTS (tuổi trẻ, tay nghề cao, sản xuất giỏi)... từng bước được mở rộng,tạo điều kiện tích cực để đoàn viên, thanh niên công nhân phát huy những tiềmnăng vốn có. Hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được phát huy và được ứngdụng vào sản xuất, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng. Chỉ riêng năm1995, trong thanh niên công nhân đã có 87 sáng kiến có giá trị. Cùng thời gianthanh niên công nhân ở Công ty Đường Biên Hoà, Thiết bị điện 4, Nhà máy Thép

Page 187: Tải xuống tại đây.pdf

188

Biên Hoà, Bưu điện tỉnh, Đoàn cơ sở Nông trường Túc Trưng, Hàng Gòn... đã đảmnhận 84 công trình thanh niên, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa đáp ứng nhu cầurèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thanh niên. Trong đó, riêngcông trình thi công đường dây trung hạ thế của thanh niên Đoàn Khối Công nghiệpđã góp được cho quĩ hoạt động của Đoàn tới 50 triệu đồng. Đến năm 1996, đã có82/94 cơ sở Đoàn Khối Công nghiệp hoàn thành 135 công trình, phần việc thanhniên, làm lợi cho Nhà nước 1.825.768.000 đồng. Nhiều câu lạc bộ khoa học kỹthuật trẻ đã ra đời, tập hợp nhiều đoàn viên, thanh niên ham mê lao động sáng tạođến cùng trao đổi, bàn bạc tìm tòi các giải pháp cho nhiều vấn đề đang đặt ra trongsản xuất. Nhiều vấn đề được tháo gỡ, góp phần thúc đẩy sản xuất. Nhiều hội thi taynghề, thi thợ giỏi các cấp được tổ chức, với nhiều ngành nghề khác nhau: thi bócvỏ hạt điều (Đoàn Công ty Donafoods), thi giao dịch viên duyên dáng (Đoàn Bưuđiện tỉnh), thi thợ giỏi ngành may (Công ty May Đồng Nai, May Đồng Tiến, Maycông nghiệp), thi điều dưỡng viên giỏi (Bệnh viện Đồng Nai, Trung tâm Nhi đồngĐồng Nai, Bệnh viện Thống Nhất), thi thợ giỏi cạo mủ cao su (Đoàn Công ty Caosu). Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức thànhcông Hội thi Bàn tay vàng ngành may cấp tỉnh với 5 công ty may, trong đó có 2công ty liên doanh với nước ngoài.

Trong trường học, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” được tri ển khai theonội dung “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, khơi gợi trong thanh niênhọc sinh ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp nâng cao dân trí, chuẩn bịhành trang cho một thế hệ con người có hoài bão lớn, năng động và tự chủ, sống cóvăn hoá, giàu tình nghĩa. Phong trào khuyến học, khuyến tài từng bước được triểnkhai, trở thành động lực thúc đẩy đoàn viên, thanh niên trong nhà trường khôngngừng vươn lên tự khẳng định mình qua các phong trào thi đua học tốt. Nhiều hìnhthức, phương pháp học tập có hiệu quả được phát huy, nhân rộng, câu lạc bộ họctập, đôi bạn điểm 10. Tổ chức Đoàn trong nhà trường thường xuyên có những biệnpháp tích cực hỗ trợ phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp của đoàn viên,thanh niên, như tổ chức hội thảo phương pháp học tập tốt, hỗ trợ đoàn viên, thanhniên học thêm vi tính, ngoại ngữ. Tổ chức Đoàn các cấp còn thành lập các loại quĩhỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Trong đó có “Quĩ hỗ trợtài năng trẻ” và “Quĩ vì bạn nghèo hiếu học” . Riêng năm 1995, với 2 quĩ này đãtrao 1.631 suất học bổng, trị giá 210.253.000 đồng cho học sinh, sinh viên cáctrường. Năm 1996, còn có thêm quĩ “Giúp bạn vượt khó” và đã trao 3.681 suất họcbổng, trị giá 510.248.900 đồng.

Nhiều em, thông qua phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”đã thực sự vươn lên trong học tập và rèn luyện, trở thành những học sinh phát triểntoàn diện. Năm học 1994 – 1995, đã có 5.828/21.140 học sinh đạt loại khá, giỏi,

Page 188: Tải xuống tại đây.pdf

189

chiếm gần 40% tổng số học sinh trong toàn tỉnh. Trong kỳ thi Đại học cùng năm đãcó nhiều học sinh đậu một lúc tới 4 – 5 trường, trong đó có Nguyễn Minh Dũng(Trường phổ thông trung học Ngô Quyền, thành phố Biên Hoà) đã đậu thủ khoa.

Cùng với việc không ngừng vươn lên trong học tập, vào các dịp nghỉ hè ,nhiều học sinh, sinh viên các trường trong tỉnh đã tình nguyện tham gia chiến dịch“Ánh sáng văn hoá”. Trong 2 năm 1995 – 1996, đã có 1.300 đoàn viên, thanh niênhọc sinh tình nguyện tham gia chiến dịch “Ánh sáng văn hoá”, đi đến các vùng sâutrong tỉnh, như Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán vận động được 15.052 thanh niênvà đồng bào các dân tộc thiểu số ra lớp học xoá mù chữ. Thanh niên trong cáctrường học còn nỗ lực rèn luyện phấn đấu trở thành những học sinh phát triển toàndiện thông qua các hoạt động xã hội như tham gia và trở thành một tuyên truyềnviên cho công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS và nhấtlà đăng ký không sử dụng các chất kích thích gây nghiện. Nhiều cuộc ra quân đãthu hút đông đảo thanh niên học sinh tham gia, góp phần giải quyết nhiều vấn đềvề tệ nạn xã hội, về vệ sinh môi trường.

Năm 1996, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” trong thanh niên Đồng Nai đisâu vào những chương trình mục tiêu, như: Chương trình “Phát triển thanh niên,tiếp tục phát triển phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”; chươngtrình “Thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn”; chương trình“Thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ”; chương trình “Thanhniên tham gia phát triển và làm lành mạnh môi trường xã hội”. Mỗi chương trình

đều có những mục tiêu cụ thể, gắn với những nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địaphương đang đặt ra trong từng thời kỳ. Như chương trình “Phát triển thanh niên,tiếp tục phát triển phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghi ệp” đã gópphần thúc đẩy thanh, thiếu niên trong tỉnh không ngừng vươn lên trong học tập rènluyện, tạo động lực cho thanh niên đi sâu nghiên cứu tiếp thu khoa học công nghệvà trang bị nghề cho thanh niên. Tổ chức Đoàn các cấp đã vận động đoàn viên vàthanh niên, đội viên thiếu nhi đóng góp được 218 triệu đồng xây dựng 4 phòng họccho các em học sinh nghèo tại xã Phước Bình, huyện Long Thành. Hoạt động dạynghề và giải quyết việc làm được quan tâm đầu tư nhiều mặt. Các cơ sở dạy nghềcủa Đoàn được mở rộng và được trang bị một số dụng cụ cần thiết, đã tổ chức dạynghề cho 8.459 thanh niên, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho 85.621 lượtthanh niên, trong đó đã giới thiệu 18.937 thanh niên vào làm việc tại các doanhnghiệp liên doanh với nước ngoài, do anh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, bước đầu cung cấp cho Khu Công nghiệp một nguồn nhân lựctrẻ, năng động và có trình độ tay nghề nhất định.

Chương trình Thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn, bêncạnh việc tiếp tục khai thác các nguồn vốn hỗ trợ thanh niên giải quyết việc làm,

Page 189: Tải xuống tại đây.pdf

190

phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển các điểm trình diễn, các câu lạc bộ khoahọc kỹ thuật ở cơ sở, các chi hội, đội, nhóm khuyến nông trẻ...163/163 cơ sở Đoàncác phường, xã trong tỉnh đã tổ chức động viên thanh niên đóng góp nhiều côngsức phát triển cơ sở hạ tầng và môi trường ở nông thôn. 35.156 ngày công đã đượchuy động để thực hiện 185 công trình thanh niên, làm 38 km đường nông thôn,trồng mới 15.000 cây xanh, đào đắp 1.250 mét kênh, nạo vét 2.950 mét mương...Với các phương thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn giúp nhausản xuất, kinh doanh, nhiều thanh niên nông thôn đã vươn lên làm giàu chính đáng,trở thành những ông chủ vườn, chủ trang trại trẻ, có thu n hập hàng chục triệuđồng/ năm như Nghiêm Xuân Huyền, thanh niên xã Bắc Sơn, huyện Thống Nhất;Bùi Văn Nhiều, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú; Nguyễn Văn Đôn, huyện ĐịnhQuán...

Chương trình Thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ đã đượctriển khai ở 100% cơ sở Đoàn trong Khối Kinh tế, Công nghiệp và Công ty Cao su,thúc đẩy đoàn viên và thanh niên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, thi đua vượtsản lượng khai thác. Với các phong trào CKT, TTS, luyện tay nghề, thi thợ giỏi,sản xuất kinh doanh giỏi, công trình thanh niên và bằng nhiều phương thức như: kýthoả ước lao động tập thể, tổ chức các hội thi “Bàn tay vàng”, “Thợ trẻ giỏi ngànhmay”... được triển khai rộng rãi, đã có tác dụng thúc đẩy thanh niên công nhân,viên chức đi sâu nghiên cứu, tìm biện pháp nâng cao trình độ nghề nghiệp, khôngngừng đổi mới công nghệ, mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.Nhiều giải pháp sáng tạo của thanh niên đã góp phần tháo gỡ những khó khăntrong sản xuất của cơ sở và đã đoạt nhiều giải thưởng tại các cuộc triển lãm, hội thisáng tạo trẻ toàn quốc. Nhiều công trình thanh niên đã đáp ứng đòi hỏi sản xuấtcủa đơn vị, qua đó vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong các cơ sở sản xuất côngnghiệp được nâng lên rõ rệt. Trong đó có những công trình tiêu biể u như các côngtrình thanh niên, các sáng kiến cải tiến của Đoàn Công ty Đường Biên Hoà, Đoàncơ sở Công ty Thiết bị Điện, Đoàn cơ sở Bưu điện. Trong khoảng thời gian 5 năm,1992 – 1997, đoàn viên thanh niên Khối Công nghiệp đã đảm nhận 649 công trìnhcó giá trị. Riêng năm 1996, đã có 82/94 cơ sở Đoàn trong Khối Công nghiệp thựchiện 125 công trình, phần việc thanh niên, làm lợi cho Nhà nước 1.825.768.000đồng.

Hoạt động dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ngày càng được cáccấp bộ Đoàn quan tâm. Với nhiều hình thức khai thác các nguồn vốn, kể cả việc tínchấp vay vốn ngân hàng, tổ chức Đoàn đã hỗ trợ thanh niên 9.074.150.000 đồng,góp phần giải quyết việc làm cho 6.670 thanh niên. Trong đó, riêng chương trình120, từ năm 1994 đến năm 1996, tổ chức Đoàn các cấp đã thực hiện 38 dự án, theochương trình giải quyết việc làm của tỉnh và của Trung ương Đoàn, giải quyết việc

Page 190: Tải xuống tại đây.pdf

191

làm cho 2.389 đoàn viên, thanh niên với tổng số vốn 3.525 triệu đồng. Tổ chứcĐoàn các cấp cũng đã dạy nghề cho 28.978 đoàn viên, tha nh niên, giới thiệu giảiquyết việc làm cho 30.916 lượt thanh niên...

Chương trình Thanh niên tham gia phát triển và làm lành mạnh môi trườngxã hội, được hầu hết các cơ sở Đoàn tổ chức với nhiều hình thức có sức lôi cuốnđông đảo thanh niên cùng thực hiện, như thanh niên thành phố Biên Hoà, thanhniên các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Long Khánh tham gia giải đua xe đạpcấp tỉnh, tổ chức chạy việt dã cấp huyện. Phong trào Thanh niên khoẻ để lậpnghiệp và giữ nước được triển khai sâu rộng trong đông đảo đoàn viên và thanhniên, tạo nên không khí vui tươi lành mạnh trong cuộc sống tại cộng đồng. Trongnăm 1996, đã có 7.748 đoàn viên trên tổng số 28.000 thanh niên đăng ký đượccông nhận đạt danh hiệu “Thanh niên khoẻ”, 149 chi đoàn, chi hội cũng được côngnhận là những tập thể thanh niên khoẻ.

Cũng trong năm 1996, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức 5 đợt ra quân “chủ nhậtxanh”, hưởng ứng tuần lễ an toàn, sạch đẹp, văn minh ở cấp tỉnh, huyện và xã vớihơn 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Tỉnh Đoàn phát động sâu rộngchiến dịch “Ánh sáng văn hoá hè” tại các xã vùng sâu, vùng xa.... thu hút đông đảođoàn viên, thanh niên các trường cấp III, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thamgia tạo thành một phong trào lớn về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học cho thanhthiếu niên, những người lớn tuổi không có điều kiện đến trường. Thực hiện Chỉ thị814/ TTg của Thủ tướng Chính phủ, đoàn viên và thanh niên trong tỉnh đã thu gom

và tiêu huỷ 10.216 băng video ngoài luồng có nội dung xấu. Tổ chức Đoàn các cấpcũng đã ra quân hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống AIDS và ngăn chặn tệ nạnma tuý trong trường học, thu hút hơn 23.000 đoàn viên, thanh niên tham gia. Cáchình thức câu lạc bộ, đội, nhóm tuyên truyền dân số – sức khoẻ – môi trường,phòng chống HIV/AIDS phát triển. 115/163 phường, xã trong toàn tỉnh đã xâydựng được các câu lạc bộ, đội, nhóm với hơn 1.000 thành viên, thường xuyên hoạtđộng có hiệu quả, trực tiếp truyền thông đến 302.681 lượt đoàn viên, thanh niênnhững vấn đề có liên quan đến công tác phòng chống ma tuý, ngăn chặn nạn dịchHIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

Phong trào Tuổi trẻ giữ nước thực sự đã góp phần nâng cao nhận thức củatuổi trẻ đối với nhiệm vụ thiêng liêng “bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa”. Sự phối hợp đồng bộ giữa tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh với Hội Cựu chiến binh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã làm cho phong tràongày càng đi vào chiều sâu. Từ việc chuẩn bị cho thanh niên trước khi lên đườnglàm nghĩa vụ quân sự đến việc thực hiện công tác hậu phương quân đội, tổ chứcĐoàn các cấp đều có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Cựu chiến binh và Bộ Chỉ huyquân sự của địa phương, trong việc tập trung giáo dục truyền thống, giáo dục lòng

Page 191: Tải xuống tại đây.pdf

192

yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của người thanh niên đối với nhiệmvụ bảo vệ Tổ quốc. Ngay trong năm đầu triển khai phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”(1993), tổ chức Đoàn các cấp đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh và Bộ Chỉ huyquân sự địa phương tuyên truyền cho 49.048 lượt đoàn viên, thanh niên về LuậtNghĩa vụ quân sự, tăng gấp 3 lần so với năm 1992 (49.048/16.600). Đáng chú ý là,được tổ chức Đoàn động viên, nhiều đoàn viên, thanh niên đã tình nguyện đi học sĩquan để phục vụ lâu dài trong quân đội. Ở hầu hết các địa phương, các cơ sở Đoànđều xây dựng được sổ tiết kiệm “Vì người bạn tòng quân” , dành tặng những thanhniên lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Các hình thức họp mặt đoàn viên, thanh niêntrúng tuyển nghĩa vụ quân sự, tổ chức giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đìnhbộ đội neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức thăm hỏi và tặng qu à tân binh, liênhoan điển hình tuổi trẻ Đồng Nai giữ nước... được tổ chức Đoàn các cấp triển khairộng rãi, có tác dụng động viên thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ. Năm1995, tổ chức Đoàn các cấp đã chỉ đạo cơ sở chọn điểm tổ chức “Lễ hội tòngquân” (Tân An – Vĩnh Cửu, Suối Nho – Định Quán), “Hội trại giao quân” (LongThành – Nhơn Trạch). Trong các buổi lễ hội – hội trại, ngoài các hình thức độngviên số thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, các cơ sở Đoàn còn tổ chức kýkết trách nhiệm giữa tân binh – Đoàn Thanh niên và chính quyền, góp phần nângcao trách nhiệm cho tân binh, hạn chế đào, bỏ ngũ. Hoạt động giao lưu, kết nghĩavới các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn được nhiều cơ sở Đoàn phường, xã,trường học... tổ chức dưới nhiều hình thức, như giao lưu văn nghệ, thi đấu thểthao... làm phong phú thêm các nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn ở địa phươngcũng như trong các đơn vị quân đội. Tổ chức Đoàn các cấp còn triển khai các cuộcvận động tặng quà các chiến sĩ biên giới, hải đảo. Riêng các em thiếu nhi trongtỉnh, chỉ một năm 1994, cũng đã bằng nhiều hoạt động đóng góp quà trị giá 20triệu đồng tặng bộ đội Trường Sa. Năm 1996, Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn đã cửđoàn đại biểu đi thăm và tặng quà bộ đội Trường Sa trị giá 20 triệu đồng.

Các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” được duy trì vàphát triển. Tổ chức Đoàn các cấp đã bằng nhiều hình thức vận động quyên góp, tổchức lao động gây quĩ... lấy kinh phí xây dựng được 24 căn nhà tình nghĩa, trị giá407 triệu đồng, tặng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệtsĩ, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên tổ chức các đợtkhám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa, vùng căncứ cách mạng; triển khai các công trình thanh niên, huy động hàng ngàn ngàycông, hàng trăm triệu đồng sửa chữa đường, sửa chữa nhà cho các gia đình chínhsách. Tổ chức Đoàn các cấp cũng đã nhận phụng dưỡng 101 Bà mẹ Việt Nam Anhhùng hiện còn sống tại Đồng Nai.

Page 192: Tải xuống tại đây.pdf

193

Trong các lực lượng vũ trang, phong trào “Tuổi tr ẻ giữ nước” được các cơ sởĐoàn triển khai thông qua các phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ Hồ” và “Làmtheo 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân” với các trọng tâm: thực hiện tốt điềulệnh nội vụ, xây dựng quân đội chính qui, hiện đại, ngăn chặn tội phạm, phòngchống bạo loạn, giữ gìn phẩm chất người chiến sĩ. Nhiều cơ sở Đoàn trong các đơnvị quân đội đóng quân trên địa bàn đã phấn đấu xây dựng chi đoàn văn hoá; trongthanh niên công an phát triển phong trào “Dạy hay, học giỏi, thực hành tốt”.

Tổ chức Đoàn trong các lực lượng vũ trang còn chủ động phối hợp với thanhniên trên địa bàn làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, đảmbảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Các tổ an ninh xung kích, tổ dân phòng, đội tựvệ phát triển ở hầu khắp các địa phương, cơ sở. Đến năm 1996, đã có 100% cơ sởĐoàn khối đường phố, 80% cơ sở Đoàn khối nông thôn tập hợp được 27.425 thanhniên hoạt động trong 2.951 tổ an ninh xung kích, đội tự vệ thường xuyên làmnhiệm vụ canh gác giữ gìn trật tự, an ninh tại địa phương, cơ sở, góp phần phòngchống các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ gây rối trật tự công cộng đã được kịp thời giảiquyết, nhiều vụ cướp tài sản công dân, lấy cắp mủ cao su được phát hiện, thu giữ,trả lại người mất. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã phốihợp với công an tỉnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết 01 giữa Trung ương Đoànvà Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc “Ngăn ngừa tội phạm trong lứa tuổithanh, thiếu niên”. Tổ chức Đoàn các cấp từ tỉnh đến huyện và cơ sở đã ký kếtchương trình phối hợp hành động. 163/163 cơ sở Đoàn phường, xã trong tỉnh đã

vào cuộc, giáo dục, cảm hoá hàng ngàn thanh niên chậm tiến, giúp đỡ nhiều ngườitrong số đó có công ăn việc làm ổn định, tạo môi trường thuận lợi để họ hoànlương.

Thực hiện chương trình Chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựngĐội Thiếu niên Tiền phong , từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV (1992), bêncạnh việc duy trì hoạt động Đội trong trường phổ thông, các cấp bộ Đoàn đã từngbước tiến hành tổ chức hoạt động Đội trên địa b àn dân cư. Thông qua các phongtrào “Nghìn việc tốt”, “Giúp bạn vượt khó”, “Quĩ vì bạn nghèo”, “Việc nhỏ nghĩalớn”... các hoạt động Đội đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ổn định nềnếp, kỷ cương và phẩm chất đạo đức học sinh trong nhà trường.

Từ năm học 1994 – 1995, hoạt động Đội đã từng bước đi sâu vào từng chuyênđề, như “Phương pháp nâng cao chất lượng học tập bằng các loại hình câu lạc bộ”(chuyên đề 4); “Bồi dưỡng phụ trách sao, sao nhi đồng, sao tự quản, chuẩn bị kếtnạp Đội” (chuyên đề 5); “Bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn” (chuyên đề 6)... Quátrình triển khai các chuyên đề, Hội đồng Đội các cấp đều tổ chức chỉ đạo điểm vàtổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tại chỗ trước khi nhân rộng. Chuyên đề 4“Phương pháp nâng cao chất lượng học tập bằng các loại hình câu lạc bộ” được

Page 193: Tải xuống tại đây.pdf

194

chọn xây dựng điểm ở Trường phổ thông trung học Hùng Vương, thành phố BiênHoà đã xây dựng được những tổ, nhóm học tập thích hợp với từng đối tượng họcsinh, giúp các em nâng cao chất lượng từng môn học, với sự trợ giúp của các giáoviên bộ môn. Chuyên đề 5 “Bồi dưỡng phụ trách sao, sao nhi đồng, sao tự quản,chuẩn bị kết nạp Đội”, liên đội Trường phổ thông cơ sở Hiếu Liêm, huyện VĩnhCửu được chọn làm điểm chỉ đạo, đã chọn được những thiếu niên tích cực ở cáckhối 6, 7 ,8 để bồi dưỡng lực lượng phụ trách sao theo định kỳ mỗi tuần 2 buổi.Quá trình xây dựng các sao cũng được làm từng bước, từ những em chăm ngoan,học giỏi, chủ yếu ở khối lớp 1, lớp 2 tổ chức thành sao mẫu, sau đó mới nhân rộngmô hình và hình thức sinh hoạt lên từng khối lớp, tạo không khí thi đua học tập,rèn luyện trong các em học sinh nhỏ tuổi. Chương trình 6 “Bồi dưỡng đội viên lớnlên Đoàn” được tổ chức thí điểm tại liên đội Trường La Ngà, huyện Định Quán.Vấn đề “Bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn” luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi tổchức Đoàn các cấp phải thường xuyên quan tâm. Trong nhiều năm, tỷ lệ đội viêntrưởng thành được kết nạp vào Đoàn ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng12 – 15%. Có những địa phương, tỷ lệ đó còn thấp hơn, dưới 10%. Nhiều em đ ộiviên hết tuổi Đội đã không được tập hợp vào một tổ chức nào, kể cả Hội Liên hiệpThanh niên Việt Nam. Duy trì được hoạt động “Bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn”,không chỉ tạo được nguồn bổ sung đáng kể cho tổ chức Đoàn, còn là nguyện vọngcủa nhiều thiếu niên lớn tuổi, muốn được đứng trong một tổ chức để được phấnđấu vươn lên. Thực hiện chuyên đề “Bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn” là một quátrình giúp những đội viên lớn tuổi hoàn chỉnh chương trình “Rèn luyện đội viênThiếu niên Tiền phong sẵn sàng”, với các nội dung:

– Giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước; có hiểu biếtvề Đảng, về Đoàn, Đội, về Bác Hồ và các ngày lễ lớn.

– Bồi dưỡng tính tự quản và kỹ năng công tác Đội.

– Nâng cao tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn n hau chotừng đội viên.

Những năm tiếp theo, phương thức hoạt động Đội theo từng chuyên đề tiếptục được mở rộng, thông qua các hội nghị giao ban và mỗi Hội đồng Đội cấphuyện được giao đi sâu tổng kết một chuyên đề, như thành phố Biên Hoà đi sâutổng kết chuyên đề “Phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy liên, chi đội, xây dựngliên, chi đội mạnh”; huyện Long Khánh tổng kết chuyên đề “Rèn luyện đội viên,phương pháp triển khai và thực hiện có hiệu quả”; huyện Tân Phú phụ tráchchuyên đề “Tổ chức và sinh hoạt đội viên lớn tuổi – bồi dưỡng kết nạp đoàn viênmới”; huyện Thống Nhất với chuyên đề “Sinh hoạt truyền thống” và huyện NhơnTrạch với chuyên đề “Công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên”...

Page 194: Tải xuống tại đây.pdf

195

Năm học 1995 – 1996, với chủ đề “Sáng ngời trang sử Đội”, công tác Đội vàphong trào thiếu nhi tỉnh Đồng Nai, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chuyênđề, đã thực hiện các chủ điểm:

– Vòng tay bè bạn, từ 3–9 đến 15–9–1995.

– Tấm lòng vàng, từ 15–9 đến 15–10–1995.

– Ghi ơn thầy cô, từ 15–10 đến 20–11–1995.

– Tiếp bước cha anh, từ 20 –11 đến 22–12–1995.

– Mừng sinh nhật Đoàn tròn 65 tuổi, từ 22–12–1995 đến 26–3–1996.

– Đội ta lớn lên cùng đất nước, từ 26 –3 đến 15–5–1996.

Thông qua các chương trình hoạt động:

Chương trình 1: Tự hào về Đoàn – Đội.

Chương trình 2: Vượt khó học tập, yêu khoa học.

Chương trình 3: Tấm lòng vàng.

Chương trình 4: Vì màu xanh quê hương.

Chương trình 5: Vui khoẻ.

Thực hiện các chương trình hoạt động, hầu hết các liên đội, chi đội trong nhàtrường cũng như trên địa bàn dân cư, đều có nhiều hình thức sinh động, tạo điềukiện cho các em thiếu niên, nhi đồng có thể vừa được cống hiến phần công sức bénhỏ của mình cho xã hội, vừa được tạo điều kiện để học tập và rèn luyện. Nhiềuhình thức mang tính chất “chơi mà học”, có tác dụng giúp các em nhận biết vấn đềnhanh chóng như “Em là cảnh sát nhỏ”, “Đố em”, có những phong trào có ý nghĩaxã hội, có tác dụng giáo dục các em, như “Vì bạn nghèo”, “Vì ngày mai phát triển– ngôi trường cho trẻ thơ vùng xa”. Chỉ riêng hoạt động trong chương trình “Tấmlòng vàng”, thiếu nhi toàn tỉnh đã bằng nhiều hình thức đóng góp được186.188.500 đồng, xây dựng được 3 căn nhà tình nghĩa tặng Bà mẹ Việt Nam Anhhùng và mẹ liệt sĩ. Với chương trình “Vì màu xanh quê hương”, 100% liên đội đãhình thành được đội sao đỏ, thườn g xuyên kiểm tra việc thực hiện nếp sống mới,nội qui. Các em còn trồng được 12.436 cây xanh...

Từ những thành tích đạt được, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnhĐồng Nai đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng 3(năm 1996).

Tháng 10 năm 1997, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Naiđã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ V. 309 đại biểu thay mặt cho hàng vạn đoànviên trong toàn tỉnh đã dự Đại hội.

Page 195: Tải xuống tại đây.pdf

196

Những năm từ sau Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV, tổ chức Đoàn và phongtrào thanh niên Đồng Nai đã có những bước phát triển vượt bậc, trên tất cả các mặtcông tác, giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Đoàn, Hội cũng như Đoàn tham giaxây dựng Đảng, đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng... Trên cơ sở đổimới toàn diện các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên trong điều kiệntình hình kinh tế – xã hội đang từng bước đi dần vào thế ổn định, nhiều phươngthức hoạt động của Đoàn đã có sức cuốn hút đông đảo đoàn viên, thanh niên và cảcác em thiếu niên, nhi đồng tìm đ ến với tổ chức của Đoàn.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, tổ chức Đoàn, tổ chức Hội Liên hiệpThanh niên Việt Nam của tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển ngày càngvững mạnh. Sự giảm sút về số lượng đoàn viên từng bước được ngăn chặn, chấtlượng hoạt động của cơ sở Đoàn được nâng lên, nhất là từ sau khi triển khai thựchiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về “Xây dựng cơ sởĐoàn vững mạnh, chủ động công tác” và “Xây dựng tổ chức Đoàn trên địa bàn ấp(khóm, khu phố) và đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh”. Năm 1992, tổng số đoànviên trong toàn tỉnh là 25.414 người, đến 6 tháng đầu năm 1997 đã tăng lên gấp 2,2lần, tức là 56.239 đoàn viên. Trong thời gian 5 năm đã có 61.308 thanh niên đượckết nạp vào Đoàn. Chương trình rèn luyện đoàn v iên được triển khai thực hiện ởhầu hết các cơ sở Đoàn, đã góp phần nâng lên một bước chất lượng đoàn viên. Đếncuối năm 1996, qua khảo sát đã có 90% đoàn viên được xếp loại khá và xuất sắc.Số cơ sở Đoàn vững mạnh cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 1992, số c ơ sở Đoàn

khá, vững mạnh chiếm 28,39%, đến cuối năm 1996 đã có 153/163 cơ sở Đoànđược công nhận vững mạnh và khá, chiếm tỷ lệ 84,14%. Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai còn xây dựng được tổ chức Đoàn ở 5 doanhnghiệp tư nhân và liên doanh với nước ngoài.

Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng, phát triển tổ chức Hội Liênhiệp Thanh niên được chú trọng. Nhiều đối tượng thanh niên trong tỉnh đã thực sựtìm thấy ở tổ chức Hội một người bạn đồng hành, góp phần hỗ trợ bản thân nhiềumặt trong cuộc sống và đã tự đến với tổ chức Hội. Năm 1992, trên phạm vi toàntỉnh chỉ có 23.498 hội viên, đến 6 tháng đầu năm 1997, số hội viên trong toàn tỉnhđã tăng lên tới 59.009 hội viên, sinh hoạt trong 1.085 chi hội, 1.768 đội nhóm, tănggấp 2,52 lần so với năm 1992. 9/9 huyện, thành phố đã thành lập được uỷ ban Hội;uỷ ban Hội cũng được xây dựng ở 129/163 xã, phường, thị trấn; 13/43 cơ sởtrường học có uỷ ban Hội. Ngoài ra, còn có 3 chi hội hoạt động trong các cơ sở sảnxuất tư nhân. Các chương trình, các cuộc vận động được triển khai mạnh mẽ, thôngqua các đội thanh niên tình nguyện: công tác xã hội từ thiện, xoá mù chữ, hiến máunhân đạo, thanh niên khuyến nông, nhóm tiết kiệm... đã góp phần thu hút đông đảo

Page 196: Tải xuống tại đây.pdf

197

thanh niên đến với các hoạt động của Hội, thúc đẩy phong trào thi đua lao động sảnxuất, học tập, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.

Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng, ngày càng đi vào nề nếp ở hầu hếtcác cơ sở Đoàn trong tỉnh. Bên cạnh việc thường xuyên tham mưu, đề xuất với cáccấp uỷ Đảng những vấn đề cụ thể về lãnh đạo công tác thanh niên, như ra Nghịquyết chuyên đề về xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn, xoá ấp trắng (Huyện uỷ TânPhú), thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đoàn (Huyện uỷ Long Thành); thành lậpBan chỉ đạo giáo dục thế hệ trẻ (Thành uỷ Biên Hoà, Huyện uỷ Thống Nhất)... tổchức Đoàn các cấp đã thường xuyên giới thiệu với Đảng những đoàn viên ưu tú đểĐảng xem xét kết nạp. Trong 5 năm, tổ chức Đoàn các cấp đã giới thiệu 7.204đoàn viên ưu tú để Đảng xem xét, và các cơ sở Đảng đã xem xét và kết n ạp được1.877 đoàn viên ưu tú vào Đảng.

Từ sau khi có Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về côngtác thanh niên trong tình hình mới, sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đối vớicông tác thanh niên ngày càng được quan tâm. Ngoài việc ra Nghị quyết 19 về thựchiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ và các cấp uỷĐảng ở các địa phương đã thường xuyên nghe báo cáo về tình hình thanh niên vàcông tác thanh niên tại địa phương và cho nhiều ý kiến chỉ đạo giúp tổ chức Đoàncác cấp tháo gỡ nhiều khó khăn trong việc xây dựng tổ chức Đoàn và đẩy mạnhcác phong trào hành động cách mạng. Hàng năm, tổ chức Đoàn các cấp đều sơ kếtđánh giá việc thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và

Nghị quyết 19 của Tỉnh uỷ, đánh giá đúng thực trạng thanh niên và có những giảipháp thích hợp, không ngừng đổi mới mọi mặt hoạt động của Đoàn và phong tràothanh niên trong từng thời kỳ, trong đó có việc chuyển hướng hoạt động của Đoàntrong việc thực hiện những chương trình mục tiêu, như chương trình “Phát triểnthanh niên”; chương trình “Thanh niên tham gia phát triển nông nghiệp và nôngthôn”; chương trình “Thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ”;chương trình “Thanh niên tham gia phát triển và làm lành mạnh môi trường xãhội”... đã có tác động làm chuyển biến nhiều mặt hoạt động của tổ chức Đoàn vàphong trào thanh niên.

Các đại biểu dự Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ V, sau khi khẳng định nhữngthành quả đã đạt được sau 5 năm kể từ Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IV (1992 –1997), đã chỉ ra những mặt yếu kém làm hạn chế nhiều mặt quá trình phát triển củatổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai trong điều kiện những đòi hỏingày càng cao của sự nghiệp cách mạng... đã đề ra phương hướng nhiệm vụ côngtác Đoàn và phong trào thanh, thiếu niên nhiệm kỳ 1997 – 2002, với mục tiêu tổngquát là: “Nâng cao vai trò, vị trí tổ chức Đoàn đối với xã hội, góp phần giáo dụcvà hình thành nhân cách lớp thanh niên mới sống có lý tưởng, đạo đức và tri thức,

Page 197: Tải xuống tại đây.pdf

198

xứng đáng là lực lượng xung k ích đi đầu thực hiện thắng lợi 12 chương trình phát

triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tíchcực tham gia giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội”. Trong đó, phương hướngcơ bản là: “Không ngừng cải tiến và đổi mới nội dung phương pháp giáo dụcnhằm hình thành nhân cách của lớp thanh niên mới có những đức tính: nhân – trí– dũng, biết yêu quê hương đất nước và chủ nghĩa xã hội.

Quyết tâm xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhằmthực hiện tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, tập hợp đoàn kết thanh niên, tíchcực tham gia xây dựng Đảng và chăm sóc giáo dục thiếu nhi”.

Cùng với việc chỉ rõ những nhiệm vụ của Đoàn trong công tác tuyên truyềngiáo dục; công tác xây dựng Đoàn, Hội và tham gia xây dựng Đảng; công tác ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và giáo dục chăm sóc thiếu nhi, các đại biểudự Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ V đã đề ra các chương trình hành động của Đoàntrong thời gian 5 năm trước mắt, bao gồm:

– Chương trình Tham gia phát triển nguồn nhân lực trẻ, tiến quân vào khoahọc công nghệ.

– Chương trình Thanh niên tình nguyện xây dựng nông thôn.

– Chương trình Thanh niên tình nguyện giữ nước, tham gia giữ gìn an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội.

– Chương trình Phòng chống tệ nạn xã hội – xây dựng môi trường xã hội lànhmạnh vì sự phát triển của tuổi trẻ.

– Chương trình Đền ơn đáp nghĩa và công tác xã hội.

Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai lầnthứ V đã nhất trí bầu 37 đồng chí vào Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn khoá V. Đồng chíĐặng Mạnh Trung được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn, các đồng chí Hoàng NgọcKhôi và Nguyễn Sơn Hùng được bầu làm Phó bí thư. Được bầu vào Ban Thườngvụ Tỉnh Đoàn còn có các đồng chí: Trần Thị Minh, Đinh Thị Minh Châu, NguyễnTiến Dũng, Võ Thị Ngọc Bảy, Nguyễn Thế Dương, Nguyễn Hoàng Phương, LêVăn Lộc, Trần Văn Hùng. Sau Đại hội, 11 đồng chí khác được bầu bổ sung vàoBan Chấp hành Tỉnh Đoàn khoá V.

Những năm 1998 – 2000, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Naitiếp tục phát triển, đi vào thế ổn định trên các mặt, giáo dục chính trị tư tưởng, xâydựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh, cũng như nâng cao chất lượng cácphong trào hành động của Đoàn.

Năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm Biên Hoà – Đồng Nai, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên

Page 198: Tải xuống tại đây.pdf

199

truyền giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp thanh, thiếu nhi của tỉnh truyền thốnglịch sử đáng tự hào của Biên Hoà – Đồng Nai trong 300 năm phát triển. Trong đócó những hình thức có sức hấp dẫn thanh niên như, thi thuyết trình “Thanh niênĐồng Nai với truyền thống Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm”, được tổ chức từ cơ sởđến cấp huyện và tương đương, cuối cùng chọn những thí sinh xuất sắc nhất dự thithuyết trình ở tỉnh; thi tìm hiểu Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm, đã có tới 42.146bài dự thi, trong đó thí sinh dự thi nhỏ tuổi nhất mới 11 tuổi và có cả những cụ già65 tuổi cũng hăng hái tham gia. Ngoài ra, tổ chức Đoàn các cấp còn tổ chức cáchoạt động về nguồn, thăm viếng mộ Đức Ông Nguyễn Hữu Cảnh, người đầu tiênthiết lập hệ thống hành chính trên miền đất Đồng Nai – Gia Định, góp phần nângcao nhận thức của tuổi trẻ Đồng Nai đối với mảnh đất quê hương, thấy rõ tráchnhiệm phải giữ gìn và phát triển, xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh giàu mạnh,xứng đáng với những gì cha ông đã tạo dựng. Đặc biệt, trong năm 1998, TỉnhĐoàn đã phát động công trình thanh niên là phát hành đợt vé số đặc biệt xây dựngTrường phổ thông trung học Nguyễn Hữu Cảnh với số tiền là 1,8 tỷ đồng. Tại liênhoan thanh niên tiên tiến cụm miền Đông Nam bộ, đoàn viên thanh niên các tỉnhđã hỗ trợ xây dựng ngôi nhà mở cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, không nơi nươngtựa với tổng kinh phí là 204 triệu đồng, trong đó các tỉnh ủng hộ 65 triệu đồng, sốtiền còn lại do đoàn viên, thanh niên tỉnh ủng hộ.

Các công tác tuyên truyền về những ngày lễ lớn và tình hình nhiệm vụ của đấtnước; tuyên truyền chương trình “Dân số – sức khoẻ – môi trường” được duy trì, đidần vào nề nếp. Đáng chú ý là tổ chức Đoàn các cấp đã chú trọng tôn vinh “ngườitốt việc tốt” và nhân rộng mô hình sinh hoạt văn hoá lành mạnh, tổ chức liên hoangia đình văn hoá trẻ lần đầu tiên của tỉnh, có 240 cặp vợ chồng trẻ tham dự; liênhoan thanh niên có nghĩa cử đẹp; thi “Người đẹp Đồng Nai”; phối hợp cùng Báo,Đài Đồng Nai nêu gương những cá nhân, tập thể đạt được nhiều thành tích trên cácmặt công tác cũng như phấn đấu, rèn luyện. Cuộc thi “7 sắc cầu vồng” cấp tỉnhđược duy trì và đã đăng cai tổ chức cuộc thi cấp khu vực miền Đông Nam bộ. Độituyển Trường phổ thông trung học Ngô Quy ền của Đồng Nai đã đoạt giải nhất vàđược cử đại diện cho khu vực dự thi toàn quốc và đoạt chức vô địch.

Những năm tiếp theo, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tiếp tục đi vàochiều sâu với nhiều hình thức và biện pháp có sức thu hút đông đảo đoàn viên vàthanh niên tham gia. Đáng chú ý là những cuộc họp mặt truyền thống cựu cán bộ,đội viên Thanh niên xung phong các thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, họp mặt vàgiao lưu với các cựu chiến binh Tiểu đoàn 303... đã để lại những ấn tượng sâu sắc.Tổ chức Đoàn các cấp đã không ngừng sáng tạo nhiều hình thức hấp dẫn đểchuyển tải những nội dung cần thiết đến các đối tượng thanh niên. Giáo dục lốisống, nếp sống có cuộc vận động “Tuổi trẻ sống đẹp”, diễn đàn “Tầm nhìn thế kỷ”;

Page 199: Tải xuống tại đây.pdf

200

giáo dục dân số – sức khoẻ – môi trường, các cơ sở Đoàn tổ chức tuần hành động“Thanh niên học đường quyết tâm phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội”; thựchiện tháng thanh niên “Hành trang thế kỷ 21”, với những cuộc xuống đường tuầnhành bằng xe đạp và tổ chức thi tiểu phẩm, hùng biện “Vì một mái trường khôngcó ma tuý và tệ nạn xã hội”...

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đoàn – Hội – Đội, tổ chức Đoàn các cấp đã tiếnhành khảo sát tình hình hoạt động của các chi đoàn cơ sở, nhất là chi đoàn ấp.Đáng chú ý là đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và Ban Dân vận T ỉnh uỷ cũng trực tiếp đikhảo sát ở nhiều cơ sở và cho ý kiến chỉ đạo cụ thể về công tác xây dựng tổ chứcĐoàn vững mạnh và công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên. Ban Thường vụ TỉnhĐoàn đã chỉ đạo các huyện và thành phố Biên Hoà xây dựng mỗi nơi 2 điểm để rútkinh nghiệm, nhân rộng mô hình tốt.

Thông qua chương trình “Rèn luyện đoàn viên” và coi trọng bồi dưỡng đốitượng Đoàn, công tác phát triển đoàn viên mới có những bước chuyển biến rõ rệt.Năm 1998, đã phát triển được 25.267 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên trênphạm vi toàn tỉnh lên 76.203 đoàn viên, đạt tỷ lệ 16,37% tổng số thanh niên trongđộ tuổi từ 15 đến 28 tuổi. Trong đó, tập trung chủ yếu ở hai đối tượng: địa bàn dâncư, chiếm 39,32% tổng số đoàn viên mới kết nạp; trường học, chiếm 54,95% t ổngsố đoàn viên mới kết nạp. Năm 1999, trong tổng số 32.629 thanh niên được bồidưỡng đối tượng Đoàn đã có 27.961 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, nâng tổngsố đoàn viên trong toàn tỉnh lên 84.059 đoàn viên, chiếm tỷ lệ 16,72% tổng sốthanh niên toàn tỉnh, tính đến độ tuổi 30 (năm 1998, nếu tính đến độ tuổi 30, tỷ lệđoàn viên chỉ chiếm 14,49% trong tổng số). Tổ chức Đoàn các cấp đặc biệt coitrọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn. Riêng năm 1998, đã có 100% Bíthư Đoàn cơ sở được bồi dưỡng nghiệp v ụ công tác Đoàn, kỹ năng tổ chức cáchoạt động thực tiễn. Công tác xây dựng tổ chức Đoàn trong các doanh nghiệp tưnhân và có vốn đầu tư của nước ngoài được coi trọng. Tỉnh Đoàn đã chủ trì nghiêncứu thành công đề tài khoa học “ Quy trình xây dựng tổ chức Đoàn – Hội trongdoanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, đã thành lập tổxây dựng Đoàn – Hội trong doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài. Đến năm 1999, đã xây dựng được 8 cơ sở Đoàn với 409 đoàn viên, 6chi hội với 165 hội viên trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài.

Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các năm từ sau Đại hội ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai lần thứ V đã có bước phát triểntrên tất cả các mặt, xây dựng tổ chức Hội cũng như công tác hội viên và thực hiệncác chương trình hành động cách mạng. Đến năm 1999, trên phạm vi toàn tỉnh đãcó 98.685 thanh niên được tập hợp trong tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên, chiếm

Page 200: Tải xuống tại đây.pdf

201

tỷ lệ 19,63% tổng số thanh niên. 99,38% tổng số phường, xã, thị trấn đã có tổ chứcHội (162/163 phường, xã, thị trấn) với 1.808 chi hội và 2.193 tổ, đội, nhóm thanhniên, thường xuyên tổ chức, động viên thanh niên thực hiện các chương trình côngtác xã hội từ thiện cũng như các chương trình nâng cao đời sống dân trí và pháttriển nhân lực trên địa bàn.

Năm 1999, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Đồng Nai đã tiến hành Đại hội đạibiểu lần thứ III. Thông qua hiệp thương đã bầu 33 thành viên, đại diện cho các tầnglớp, các đối tượng thanh niên tham gia Uỷ ban Hội của tỉnh. Đồng chí Nguyễn SơnHùng được bầu làm Chủ tịch Hội và các đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, NguyễnMinh Mẫn được bầu làm Phó chủ tịch Hội.

Với 5 chương trình và 4 cuộc vận động lớn, tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niêntỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều loại hình hoạt động sinh động, thu hút đông đảothanh niên tham gia, như tổ chức các cuộc du khảo về nguồn, công tác xã hội từthiện, tham gia các chiến dịch “Ánh sáng văn hoá”, đội thanh niên tình nguyện làmcông tác xã hội, hội trại truyền thống... Nhiều hoạt động đã mang lại hiệu quả thiếtthực như năm 1999 đã xoá mù chữ cho 386 học viên; cảm hoá, giáo dục và giúp đỡ18 em thiếu niên đường phố có điều kiện tái hoà nhập với gia đình. Trong đó có cảnhững loại hình có tác dụng hỗ trợ thanh niên sản xuất kinh doanh. Riêng năm1999, tổ chức Hội các cấp đã vận động trợ vốn cho thanh niên được 373.400.000đồng, giới thiệu cho 2.263 hội viên có việc làm ổn định. Tiêu biểu như Văn VănDo Em, chi hội thuỷ lợi xã Phú Đông (huyện Nhơn Trạch), đội b ốc xếp phường AnBình (thành phố Biên Hoà), các tổ tiết kiệm tích luỹ ở Long Khánh, các tổ vần đổicông ở Xuân Lộc...

Thông qua hoạt động trong thực tiễn, nhiều đoàn viên, thanh niên đã nỗ lựcphấn đấu trưởng thành về nhiều mặt. Nhiều đoàn viên ưu tú đã đư ợc tổ chức Đoàncác cấp giới thiệu và đã được các cơ sở Đảng xem xét, kết nạp vào Đảng. Trong 2năm 1998 – 1999, tổ chức Đoàn các cấp đã giới thiệu với Đảng 2.975 đoàn viên ưutú và Đảng đã xem xét, kết nạp 1.042 đoàn viên ưu tú vào Đảng.

Nhận rõ công tác xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong là một mặt không thểthiếu của công tác xây dựng tổ chức Đoàn, tổ chức Đoàn các cấp đã không ngừngchăm lo củng cố phát triển tổ chức Đội vững mạnh, thông qua 5 chương trình củaĐội và chương trình “Rèn luyện đội viên”. B ên cạnh việc tập trung chỉ đạo côngtác xây dựng Đội trong nhà trường, tổ chức Đoàn các cấp đã đẩy mạnh công tácxây dựng Đội trên địa bàn dân cư. Đến năm 1999, đã có 92 xã, phường, thị trấntrên tổng số 163 phường, xã, thị trấn có tổ chức Hội đồng Đội, đạ t tỷ lệ 56,44%,với 3.080 đội viên, bước đầu có những hoạt động phối hợp có hiệu quả với tổ chứcĐội trong trường học, trong việc quản lý, giáo dục và chăm sóc thiếu niên, nhiđồng, nhất là trong những dịp nghỉ hè.

Page 201: Tải xuống tại đây.pdf

202

Nhiều loại hình hoạt động phù hợp với từng đối tượng thiếu nhi được triểnkhai sâu rộng đã thu hút các em đến với những hoạt động tập thể vui tươi, lànhmạnh: Hội thi “Chỉ huy Đội giỏi”, Hội thi “Tin học trẻ không chuyên”, trại hè dànhcho đội viên xuất sắc, Hội thi “Vẽ, kể chuyện theo phim – sách” hè 1999, Hội diễn“Hoa phượng đỏ”, Liên hoan các điển hình học sinh nghèo vượt khó, Hội thi“Tiếng hát học sinh – sinh viên” hè 1999... Nhằm không ngừng nâng cao hoạtđộng của tổ chức Đội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Naicũng đã tổ ch ức Hội thi “Giáo viên, tổng phụ trách giỏi tỉnh Đồng Nai 1999” đểbiểu dương và khẳng định vai trò, vị trí của đội ngũ giáo viên, tổng phụ trách trongsự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ tổngphụ trách rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ công tácĐội.

Các phong trào hành động cách mạng Thanh niên lập nghiệp và Tuổi trẻ giữnước tiếp tục được triển khai dưới nhiều hình thức, góp phần tổ chức, động viênthanh niên trên các lĩnh vực sản xuất, công tác cũng như học tập không ngừng nỗlực phấn đấu cống hiến hết sức mình, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trịđược Đảng giao. Thanh niên nông thôn phát triển các loại hình: quĩ giúp nhau vốnsản xuất, đầu tư vay vốn, mở rộng chương trình khuyến nôn g, đảm nhận các côngtrình... tạo ra nhiều cơ hội để thanh niên có điều kiện lập nghiệp, nâng cao thunhập, ổn định cuộc sống. Từ nhiều nguồn vốn: vay ngân hàng, quĩ xoá đói giảmnghèo, quĩ quốc gia giải quyết việc làm và nguồn vốn trợ giúp nhau trong đoàn

viên và thanh niên, kể cả việc hỗ trợ nhau về cây, con giống mới, tổ chức vần đổicông... đoàn viên, thanh niên nông thôn từng bước tháo gỡ được nhiều khó khăn,mở rộng được sản xuất kinh doanh. Năm 1997, từ các nguồn vốn, tổ chức Đoàn,Hội các cấp đã trợ giúp được 4.161 thanh niên nông thôn có việc làm, thu nhập ổnđịnh, với số vốn 4.364.288.000 đồng. Đến năm 1998, các cơ sở Đoàn, Hội trongthanh niên nông thôn đã khai thác được 5,55 tỷ đồng, giải quyết được việc làm cho7.671 đoàn viên, thanh niên. Trong đó, nguồn vốn từ các dự án là 2,1 tỷ đồng (24dự án), nguồn vốn tự giúp nhau là 740.554.000 đồng. Ngoài ra, thanh niên nôngthôn còn giúp nhau 36.179 ngày công lao động. Năm 1999, nguồn vốn hỗ trợ thanhniên nông thôn sản xuất kinh doanh đã tăng lên tới t rên 6,995 tỷ đồng và đã giảiquyết được việc làm cho 26.704 đoàn viên, thanh niên. Trong đó, nguồn vốn từ quĩquốc gia giải quyết việc làm, thông qua các dự án nhỏ giải quyết việc làm tại chỗđã có 3.213.600.000 đồng (33 dự án), giải quyết cho 1.242 đoàn viên, thanh niêncó việc làm ổn định. Riêng Huyện Đoàn Vĩnh Cửu, các cơ sở Đoàn đã phối hợpvới các ban, ngành có liên quan bảo lãnh tín chấp cho các hộ gia đình có 1.700đoàn viên, thanh niên vay số vốn tới 5,8 tỷ đồng để phát triển sản xuất.

Page 202: Tải xuống tại đây.pdf

203

Công tác hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ngàycàng được đoàn viên, thanh niên nông thôn quan tâm. Các lớp tập huấn chuyểngiao khoa học kỹ thuật thường xuyên thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên nôngthôn tham gia. Năm 1998, các cơ sở Đoà n, Hội các cấp tổ chức được 204 lớp tậphuấn chuyển giao công nghệ cho 8.128 đoàn viên, thanh niên. Đến năm 1999, tổchức 266 lớp đã có 17.818 đoàn viên, thanh niên tham gia. Cùng với các tổ, đội,nhóm, câu lạc bộ thu hút hàng ngàn đoàn viên, thanh niên nông thôn thường xuyênsinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cáccơ sở Đoàn trong nông thôn còn tổ chức hàng chục điểm trình diễn kỹ thuật để phổbiến những vấn đề mới mẻ trong sản xuất. Riêng năm 1999, các cơ sở Đoàn thanhniên nông thôn đã tổ chức được 85 điểm trình diễn kỹ thuật. Đảm nhận các côngtrình thanh niên trên địa bàn cũng là một loại hình được các cơ sở Đoàn thanh niênnông thôn triển khai sâu rộng và ngày càng mang lại hiệu quả trên nhiều mặt. Đếnnăm 1999, trong 163 phường, xã, thị trấn, thanh niên nông thôn đã đảm nhận 2.671công trình, đào đắp hàng vạn mét khối đất đá, sửa chữa hàng trăm km đường nôngthôn, nạo vét và làm mới hàng ngàn mét kênh mương nội đồng, trồng hàng vạn câyxanh. Trong đó, riêng năm 1999 đã trồng 68.547 cây xanh các loại.

Đáng chú ý là các cơ sở Đoàn thanh niên nông thôn đã từng bước quan tâmđến công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn, kịp thờigiải quyết một phần số thanh niên dư thừa phát sinh trong quá t rình chuyển dịch cơcấu kinh tế ở nông thôn. Năm 1997, các Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên

của Tỉnh Đoàn và của Thành Đoàn Biên Hoà đã tổ chức các lớp dạy nghề tin học,ngoại ngữ, kế toán, nghiệp vụ văn phòng, điện công nghiệp cho 37.478 lượt đoànviên và thanh niên nông thôn; tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho 18.904 thanhniên và đã giới thiệu cho 11.959 thanh niên có việc làm ổn định. Năm 1999, đã có3.365 đoàn viên, thanh niên được dạy nghề và tư vấn việc làm cho 12.600 thanhniên, trong đó phần lớn là thanh niên nông thôn và bộ đội xuất ngũ.

Trong thanh niên công nhân, với phong trào CKT, thực hiện các công trìnhthanh niên, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các cơ sở Đoàn trong các nhà máy, xínghiệp, các công ty đã phát động các phong trào thi đua trong thanh niên, tập trungchủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất, hoạt động khoa học kỹ thuật và đảm nhận cáccông trình thanh niên. Trong phong trào tiến quân vào khoa học kỹ thuật, phần lớncác cơ sở Đoàn đều hướng thanh niên tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ vàban khoa học kỹ thuật trẻ, nghiên cứu phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứngdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mớicông nghệ, đạt năng suất lao động cao, chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày càngđược nâng lên. Đảm nhận các công trình thanh niên, sáng kiến cải tiến kỹ thuật làmột thế mạnh trong thanh niên công nhân, qua đó khẳng định vai trò, uy tín của tổ

Page 203: Tải xuống tại đây.pdf

204

chức Đoàn đối với lãnh đạo các đơn vị. Hàng năm, các cơ sở Đoàn thanh niênKhối Công nghiệp và cả trong các cơ quan, các công ty, các nông trường, trạmtrại... đã đảm nhận hàng trăm công trình thanh niên, làm lợi hàng trăm triệu đồng.Tiêu biểu có công trình “Cải tiến qui trình sấy ống đất” của chi đoàn Xí nghiệpThuỷ tinh, đã nâng sản lượng hàn g năm lên 120 tấn; công trình “Chuyển đổi đườngkính thuốc lá điếu từ 7,9 lên 8,2 dây chuyền máy vấn điếu không đầu lọc –đóng bao – bọc kiếng” của Đoàn cơ sở Công ty Thuốc lá Đồng Nai, đáp ứng nhucầu và thị hiếu người tiêu dùng và góp phần đa dạng hoá các sản phẩm của Côngty. Đoàn Thanh niên Khối Công nghiệp còn có sáng kiến tổ chức Đội thanh niêntình nguyện chuyên làm nhiệm vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật, kỹ năng ngànhnghề, công tác xã hội; Tổ chức Hội thi hùng biện “Thanh niên công nhân trướcthềm thế kỷ 21”, góp phần định hướng cho thanh niên công nhân chuẩn bị hànhtrang bước vào thiên niên kỷ mới. Đoàn thanh niên Công ty Cao su với mô hìnhgây quĩ tương trợ giúp nhau làm kinh tế gia đình đã tạo ra những điều kiện thuậnlợi để mọi thanh niên đều có thể lập thân lập nghiệp...

Phong trào Học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp được triển khai rộng rãitrong 100% cơ sở trường học. Hầu hết các cơ sở đều hình thành các phương thứchoạt động như: câu lạc bộ học tập, tổ chức giáo dục hướng nghiệp, hội th ảo vềphương pháp học tập, Đại hội học tốt, tổ chức những tuần, tháng thi đua học tập,đố em... Chỉ trong năm học 1997 – 1998, đã có 1.732 đoàn viên giáo viên dạy giỏi.Các cơ sở Đoàn trong trường học đã phát huy 258 sáng kiến cải tiến đồ dùng dạyhọc, tổ chức được 145 câu lạc bộ môn học, thu hút 5.600 học sinh tham gia... Quĩhọc tập “Vì bạn nghèo” ngày càng phát triển. Năm 1998, quĩ có số vốn111.250.000 đồng và đã cấp học bổng cho 2.355 học sinh nghèo có tinh thần vượtkhó học giỏi; năm 1999, số vốn của quĩ đã tăng lên tới 557.935.000 đồng và đã cấp2.536 suất học bổng.

Phong trào Tuổi trẻ giữ nước tiếp tục có những bước phát triển mới, trongviệc động viên thanh niên tòng quân, vấn đề đoàn kết 3 lực lượng, sự phối hợpgiữa tổ chức Đoàn, Hội Cựu chiến binh và cơ quan quân sự địa phương. Năm1999, Hội nghị tổng kết 5 năm chương trình phối hợp giữa 3 tổ chức đã đánh giámột cách khách quan hiệu quả chương trình giáo dục truyền thống cho đoàn viên,thanh niên và triển khai chương trình phối hợp trong những năm 1999 – 2003.Tỉnh Đoàn và Công an tỉnh cũng đã phối hợp kiểm tra tình hình triển khai Nghịquyết liên tịch 02 giữa Trung ương Đoàn và Bộ Công an về phòng ngừa ngăn chặntội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Đã có 100% Huyện Đoàn, ThànhĐoàn và 100% cơ sở Đoàn tổ chức ký kết liên tịch với cơ quan công an địaphương.

Page 204: Tải xuống tại đây.pdf

205

Công tác gọi thanh niên nhập ngũ được quan tâm nâng cao chất lượng. Phầnlớn thanh niên trong diện thi hành nghĩa vụ quân sự đều được bồi dưỡng về Đoànvà được xem xét kết nạp vào Đoàn. Riêng năm 1999, các cơ sở Đoàn đã mở 178lớp bồi dưỡng đối tượng Đoàn cho 6.918 thanh niên và đã kết nạp được 1.639thanh niên vào Đoàn. Trong số 1.500 thanh niên nhập ngũ năm 1999 đã có 1.395đoàn viên, chiếm tỷ lệ 82,27%. Ngoài số thanh niên lên đườ ng làm nghĩa vụ quânsự, đến năm 1999 còn có 50.600 thanh niên tham gia trong 3.557 tổ, đội thanh niênxung kích an ninh, thường xuyên làm công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội tại địa phương, cùng các lực lượng chức năng tham gia xử l ý các vụgây rối trật tự công cộng, cướp tài sản công dân...

Năm 2000 được chọn là “Năm Thanh niên”, tổ chức Đoàn các cấp của ĐồngNai bên cạnh những công tác thường xuyên như giáo dục chính trị, tư tưởng, xâydựng Đoàn vững mạnh, đẩy mạnh công tác kiểm tra... đã triển khai thực hiện 6chuyên đề, gồm:

– Vận động đoàn viên, thanh niên xung phong đảm nhận các công trình thanhniên.

– Phong trào Ngày thứ bảy tình nguyện.

– Phong trào Thanh niên tình nguyện.

– Chương trình Giải quyết việc làm cho thanh niên.

– Phong trào Tuổi trẻ giữ nước.

– Thực hiện các chương trình dự án phát triển thanh niên.

Bên cạnh những công trình thanh niên trong các cơ sở sản xuất, tổ chức Đoàncác cấp đã triển khai nhiều công trình trong lĩnh vực công tác xã hội, như chăm sóccác gia đình chính sách, khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số ởvùng sâu vùng xa, hiến máu nhân đạo... Riêng trong lĩnh vực sản xuất, các cơ sởĐoàn đã đảm nhận 1.098 công trình thanh niên, với 37.090 đoàn viên, thanh niêntham gia, trong đó có 280 công trình của thanh niên công nhân đã làm lợi cho cáccơ sở nhà máy, xí nghiệp, công ty... hàng tỷ đồng. Có 21 công trình tiêu biểu, nhưcông trình nhân giống lúa mới của đoàn viên, thanh niên xã Vĩnh Thanh (huyệnNhơn Trạch); công trình máy ép di động mủ bánh của Đoàn cơ sở Xí nghiệp Cơkhí vận tải Công ty Cao su Đồng Nai; công trình thiết kế dây chuyền tráng mengạch ốp tường của Đoàn cơ sở Công ty Gạch men Thanh Thanh... Trong lao độngsản xuất và công tác đã xuất hiện nhiều tấm gương đoàn viên, thanh niên tiêu biểu,như Phạm Hoà Bình, đoàn viên Đoàn Xí nghiệp Ắc qui Đồng Nai, đã có 3 sángkiến làm lợi cho Xí nghiệp trên 700 triệu đồng; Nguyễn Đức Vân, đoàn viên chiđoàn PC17 công an tỉnh đã góp phần triệt phá 8 vụ mua bán tàng trữ chất ma tuý...

Page 205: Tải xuống tại đây.pdf

206

Trong phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện”, tính đến ngày 30 –11–2000, tổchức Đoàn các cấp đã tổ chức 669 buổi ra quân, có 127.637 đoàn viên, thanh niêntham gia, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, tham gia các hoạtđộng xã hội, từ thiện nhân đạo, giữ gìn vệ sinh, đảm nhận các công trình thanhniên... “Ngày thứ bảy tình nguyện” thực sự đã tạo nên những ấn tượng tốt trong xãhội, góp phần đoàn kết, tập hợp thanh niên tại địa bàn.

Mô hình thanh niên tình nguyện được triển khai dưới nhiều loại hình: Vớichiến dịch “Mùa hè xanh”, 100 đoàn viên, thanh niên đã tình nguyện đi về 88 xãvùng sâu, vùng xa của tỉnh, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ và dạy chữcho hàng ngàn lượt thanh, thiếu niên và học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.Chiến dịch kéo dài 30 ngày trong điều kiện có nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sởvật chất. Nhưng ý chí tình nguyện đã vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ trongniềm vui lưu luyến của những người dân quê chất phác. Trong khi đó, trên đườngphố, cũng có 52 thanh niên tình nguyện làm giáo dục viên do Hội Liên hiệp Thanhniên quản lý, đã tổ chức khảo sát 56 đợt, tiếp cận 62 trẻ em đường phố, vận độngđưa 29 em về nhà mở và 9 em trở về với gia đình.

300 đội viên thanh niên tình nguyện với khẩu hiệu “Ta về vùng lũ” đã kịp t hờicó mặt tại Đắc Lua – Tân Phú, góp phần khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Chỉtrong 1 tuần lễ đã đào đắp 1.880 mét mương tưới tiêu cấp I và cấp II, phục vụ nhândân sản xuất vụ Đông Xuân đầu tiên ở địa phương.

Mô hình hoạt động của đội thanh niên tình nguyện ngày càng đa dạng phongphú, thông qua các hoạt động công tác xã hội, từ thiện nhân đạo. Trong năm 2000,đã thực hiện 38 đợt công tác xã hội, giúp đỡ 1.697 đồng bào dân tộc thiểu số vớitổng giá trị hơn 2 tỷ đồng; 2.694 đoàn viên, thanh niên đã đăng ký tham gia hiếnmáu nhân đạo... Trên mặt trận xoá mù chữ đã có 3.060 thanh niên tham gia, tổchức được 263 lớp xoá mù chữ cho 1.796 thanh niên và 89 lớp phổ cập tiểu họccho 621 thanh niên, tổ chức ôn tập văn hoá hè cho 12.672 học sinh...

Tư vấn dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên là việc làm thườngxuyên của các cấp bộ Đoàn, càng được quan tâm đẩy mạnh trong “Năm Thanhniên”. Tổ chức Đoàn các cấp đã tư vấn giúp 39.612 thanh niên có định hướng tìmviệc làm. Riêng Trung tâm tư vấn việc làm t hanh niên đã tư vấn cho 7.200 lượtthanh niên và đã tạo được việc làm ổn định cho 3.350 thanh niên.

Từ chương trình quĩ quốc gia giải quyết việc làm (dự án 120) trong “NămThanh niên” tổ chức Đoàn các cấp đã xây dựng và triển khai thực hiện 40 dự án,với tổng số vốn 4.267,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2.467 đoàn viên, thanhniên. Ngoài ra, các cơ sở Đoàn còn khai thác các nguồn vốn khác nhau hỗ trợ cho22.760 lượt đoàn viên, thanh niên số vốn trên 4 tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh

Page 206: Tải xuống tại đây.pdf

207

doanh; mở 420 lớp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho 13.006 đoàn viên,thanh niên, xây dựng 130 điểm trình diễn, 525 tổ, đội, nhóm khuyến nông trẻ với9.012 thanh niên tham gia.

Thực hiện các chương trình dự án phát triển thanh niên là một trong nhữnghoạt động có ý nghĩa trong “Năm Thanh niên”, với nhiều việc làm thiết thực: xâydựng cụm vui chơi cho thiếu nhi tại Khu du lịch Bửu Long; chuẩn bị triển khai dựán Khu sinh hoạt văn hoá truyền thống thanh, thiếu niên Nam Cát Tiên tại xã NamCát Tiên – huyện Tân Phú; xây dựng chính sách đào tạo nghề và giải quyết việclàm cho số thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Đặc biệt là sự quan tâm củacấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã tạo cơ hội để thanh niên có điều kiệnphát triển mọi mặt: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định về việc thực hiệnmức chi phí hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ban hànhchủ trương xây dựng các tụ điểm sinh hoạt cho thanh, thiếu niên cấp huyện và cơsở, quyết định miễn giảm học phí cho bộ đội xuất ngũ khi học văn hoá và họcnghề, cấp kinh phí để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai thựchiện các công trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giáo dục, xây dựng tổchức Đoàn trên địa bàn địa phương...

Trong “Năm Thanh niên”, thanh niên Đồng Nai đã coi nhiệm vụ “Tuổi trẻ giữnước” là một biểu hiện ý thức trách nhiệm của những thanh niên hiểu rõ nghĩa vụđối với Tổ quốc. Tổ chức Đoàn các cấp tiếp tục phối hợp với các ngành có liênquan tổ chức tuyên truyền giáo dục thanh niên về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩquan quân đội. 39.811 đoàn viên, thanh niên đã tham gia các đợt tìm hiểu về nghĩavụ của thanh niên đối với Tổ quốc. Cuộc vận động “Vì nghĩa tình biên giới hảiđảo” đã được thanh niên trong tỉnh tham gia rộng rãi, góp phần nâng cao nhận thứccủa đoàn viên, thanh niên đối với chủ quyền an ninh quốc gia. Tổ chức Đoàn cáccấp còn phối hợp với các ngành chức năng cảm hoá giáo dục nhiều thanh niênchậm tiến. 942 thanh niên chậm tiến đã được tổ chức Đoàn các cấp giúp đỡ tiến bộ,trong đó có 180 thanh niên đã được kết nạp vào tổ chức Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh. Tổ chức Đoàn các cấp còn xây dựng được 3.857 tổ, đội thanhniên xung kích và 600 tổ an ninh nhân dân, với 12.268 đoàn viên, thanh niênthường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ trật tự an toàn xã hội.

Tổ chức Đoàn các cấp đã thường xuyên gắn phong trào thi đua bảo vệ an ninhTổ quốc với vai trò xung kích của tuổi trẻ trên các lĩnh vực công tác chuyên môn,sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao thông qua phong trào giaoước thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy và phong trào xứng danh bộ đội Cụ Hồ.Đoàn Thanh niên Công an tỉnh đã thực hiện nhiều công trình đạt hiệu quả caotrong công tác ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, như công trình phòng chốngtham nhũng, gian lận thương mại do chi đoàn PC15 thực hiện đã đấu tranh làm rõ

Page 207: Tải xuống tại đây.pdf

208

8 vụ tham nhũng, gồm 39 đối tượng, thu hồi cho Nhà nước trên 30,976 tỷ đồng;phát hiện 52 vụ gian lận thương mại, xử lý 50 vụ buôn bán hàng cấm, nộp ngânsách Nhà nước 140.500.000 đồng. Đoàn Thanh niên Quân sự tỉnh với phong tràothi đua “Giành 3 đỉnh cao quyết thắng” đã thực hiện tốt các nội dung: “Lý tưởngđẹp, trách nhiệm cao; học tập tốt, hành động giỏi; đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm”.

Năm 2000, năm kết thúc một thế kỷ đấu tranh oanh liệt của dân tộc Việt Nambất khuất, cũng là “Năm Thanh niên”, là năm tình nguyện, xông pha đem hết sứctrẻ và hoài bão cách mạng không ngừng vươn lên cống hiến và trưởng thành, lànăm kết thúc một chặng đường phấn đấu của tuổi trẻ trên con đường xây dựng nềnmóng cho sự phát triển đất nước, khi thiên niên kỷ thứ ba đang mở ra cánh cửa chonhững khám phá không ngừng, đòi hỏi thế hệ tuổi trẻ đối diện với nó một vóc dángmới, có trí tuệ và nhân cách thời đại. Cho dù vẫn còn hết sức khiêm tốn, nhưngnhững gì tuổi trẻ Đồng Nai đã làm, đã cốn g hiến trong 25 năm kể từ sau ngày miềnNam hoàn toàn được giải phóng, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng đãcho thấy một thế hệ thanh niên Đồng Nai đang trong tư thế sẵn sàng nhập cuộc,góp phần xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh giàu về kinh tế , vững về chính trị,mạnh về quốc phòng, xứng đáng với mảnh đất đã có truyền thống trên 300 nămlịch sử.

Page 208: Tải xuống tại đây.pdf

209

KẾT LUẬN

Biên Hoà – Đồng Nai, là một vùng đất có vị trí đặc biệt. Trong tiến trình khaicanh mở đất, các cư dân Đàng Ngoài và cả những người Hoa thất thế khi muốn tìmđến một vùng đất để dung thân, cũng đã chọn Đồng Nai làm nơi dừng chân, cùngvới cư dân bản địa đoàn kết gắn bó, đồng lòng chống chọi với thiên nhiên, giặc giã,biến một vùng đất hoang vu, đầy thú dữ thành ruộng đồng, làng xóm trù phú. Khimở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cũng đã chọn Đồng Nai và cả miềnĐông Nam bộ để đầu tư phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su. Chínhsự đầu tư ồ ạt của thực dân Pháp hồi đầu thế kỷ đã hình thành một tầng lớp cư dânmới, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu những tư tưởng của thời đại,tầng lớp công nhân công nghiệp tập trung. Trong quá trình giữ nước, Đồng Nailuôn là địa bàn lý tưởng cho việc xây dựng và phát triển lực lượng, xây dựng cáccăn cứ làm bàn đạp, là nơi đọ sức q uyết liệt giữa các thế lực cách mạng và phảncách mạng, tạo nên những bước phát triển có tính quyết định đến cuộc chiến.

Truyền thống khai canh mở đất và truyền thống chống giặc ngoại xâm đã gópphần đào luyện cho các thế hệ thanh niên Đồng Nai một tinh th ần yêu nước nồngnàn, một ý chí dám chấp nhận thử thách, trở thành động lực để tuổi trẻ Đồng Naikhông ngừng vươn lên và dám làm việc lớn. Đặc biệt là từ sau khi được tiếp thunhững tư tưởng của thời đại do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các học trò của Ngườitruyền thụ, các thế hệ thanh niên Đồng Nai, từ những năm hai mươi của thế kỷ đã

không ngừng vươn lên trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, cónhững đóng góp xứng đáng, cùng quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợikhác, xứng đáng với truyền thống con người Đồng Nai bất khuất, với sự tin cậycủa Đảng, của nhân dân.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cùng cả nước đi lên chủnghĩa xã hội, nhất là từ sau ngày Đảng vạch ra đường lối đổi mới toàn diện tìnhhình kinh tế – xã hội của đất nước, thanh niên Đồng Nai đã không ngừng tự vượtlên chính mình, năng động và sáng tạo, trong điều kiện của những biến động nhiềumặt tình hình trong nước và thế giới, để đứng vững, để cống hiến và trưởng thành.

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã trải quamột chặng đường đầy thử thách cam go và đã góp phần tổ chức, động viên cáctầng lớp thanh niên, cùng quân và dân trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trựctiếp của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai thực hiện thắng lợinhững nhiệm vụ lịch sử vẻ vang, góp phần xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnhgiàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh.

Page 209: Tải xuống tại đây.pdf

210

Từ thực tiễn hơn 70 năm đi theo Đảng làm cách mạng của tổ chức Đoàn vàcác phong trào thanh niên Đồng Nai, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sauđây:

Một là , là một tỉnh có vị trí đặc biệt quan trọng, thanh niên Đồng Nai luônphải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong hai cuộc kháng chiến thần thánhchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng nhờ khô ng ngừng nêu cao tinh thầnyêu nước, luôn giữ vững niềm tin cách mạng và tuyệt đối tuân theo sự lãnh đạo,giáo dục và rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam, thanh niên Đồng Nai đã vượtqua mọi thử thách cam go và làm nên thắng lợi, kể cả những khi kẻ địch k hủng bốtrắng, cũng như khi chúng ra sức đầu độc, lôi kéo. Sự lãnh đạo, giáo dục và rènluyện của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của tổ chứcĐoàn, của quá trình rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của các thế hệ thanhniên Đồng Nai.

Ngay từ những ngày đầu, khi những tổ chức Cộng sản mới được hình thànhtrên đất Đồng Nai, các cơ sở Đảng đã đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các tầnglớp thanh niên phát huy vai trò xung kích trong những nhiệm vụ cách mạng. TạiPhú Riềng, khi tổ chức công nhân đấu tranh, chi bộ Đảng đã cử người đứng rachăm lo công tác thanh niên và đã nhanh chóng tổ chức họ đứng vào đội ngũ tự vệđỏ, là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh. Khi chi bộ Đảng ra đời tại BìnhPhước – Tân Triều, lực lượng được quan tâm phát triển cũng chính là thanh niên.Không ít thời kỳ tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai đã bị địchkhủng bố trắng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,đoàn viên và thanh niên Đồng Nai luôn phải sống trong vòng kìm kẹp, bị đầu độc,bị tha hoá bằng mọi thủ đoạn tàn bạo, thâm hiểm. Kẻ địch không từ cả những việclàm hèn hạ để xô đẩy thanh niên đi vào con đường tội lỗi, cam tâm làm tay sai chochúng, kể cả việc rún ép, úp bộ thanh niên vào trong những tổ chức chính trị phảnđộng, nhồi nhét vào đầu óc thanh niên đủ mọi thứ lý thuyết đồi trụy, phản dân hạinước... Chính trong những thời điểm thử thách sống còn đó, những cán bộ củaĐảng trong những đoàn “khai hoang” khi luồn sâu vào trong vùng địch tạm chiếmđóng để tổ chức nhân dân đứng lên đấu tranh chống địch đã quan tâm trước hết đếnviệc móc nối, xây dựng cơ sở nòng cốt trong các tầng lớp thanh niên. Có nhữngđoàn “khai hoang” đã phải kiên trì đào hầm bí mật đưa từng thanh niên xuống hầmđể giáo dục, rèn luyện họ trở thành những cốt cán của cách mạng. Không ít thời kỳviệc phát triển tổ chức Đoàn gặp nhiều khó khăn, chính các cấp uỷ Đảng ở các địaphương và nhiều đảng viên đã trực tiếp bồi dưỡng kết nạp từng thanh niên vàoĐoàn và tổ chức thành những chi đoàn, trực tiếp hướng dẫn họ tổ chức động viênthanh niên thực hiện những nhiệm vụ Đảng giao.

Page 210: Tải xuống tại đây.pdf

211

Những năm xây dựng hoà bình, không ít thời kỳ tổ chức Đoàn và phong tràothanh niên Đồng Nai phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, làm một bộ phậnkhông nhỏ thanh niên tỏ ra hoài nghi, thậm chí mất phương hướng. Trong nhữngđiều kiện ấy, chính các cấp uỷ Đảng đã đến với thanh niên, bằng cơ chế chínhsách, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, tạo điều kiện cho thanh niên không chỉ đứngvững, mà còn tìm thấy con đường phấn đấu vươn lên, đi cùng nhân dân và thời đại,trong xu thế đổi mới không ngừng. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện tìnhhình kinh tế – xã hội của Đảng, bước đầu, tổ chức Đoàn trong nhiều lĩnh vực gặpkhông ít khó khăn, lúng túng. Chính đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ và nhiều đồng chí cấpuỷ đã trực tiếp đi khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của tổ chức Đoàn vàphong trào thanh niên ở nhiều cơ sở, để từ đó cùng các cấp bộ Đoàn tháo gỡ nhữngvướng mắc, làm chuyển mạnh hoạt động của tổ chức Đoàn phù hợp với cơ chếđang chuyển đổi. Nhiều cấp uỷ Đảng còn trực tiếp đối thoại với thanh niên, lắngnghe tâm tư, nguyện vọng của họ để đề ra những quyết sách đúng đắn trong nhiềuvấn đề kinh tế – xã hội có liên quan. Nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, củacác cấp uỷ Đảng địa phương đã trực tiếp đề cập và góp phần giải quyết những vấnđề bức xúc đang đặt ra, thúc đẩy quá trình phát triển công tác Đoàn và phong tràothanh niên trong tỉnh...

Sự lãnh đạo, tổ chức và giáo dục, rèn luyện của Đảng vừa là nhu cầu nội tại,vừa là vấn đề có tính qui luật của quá trình phát triển, khi tuổi trẻ muốn vươn tớinhững tầm cao lý tưởng, trong hiện tại cũng như trong tương lai, trong tâm thế mộtbản lĩnh nhập cuộc đầy trí tuệ. Là một tổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng, tổchức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng như các tầng lớp thanh niênĐồng Nai luôn hiểu rõ quá trình trưởng thành của tổ chức Đoàn cũng như phongtrào thanh niên trong tỉnh luôn gắn liền một cách hữu cơ với sự lãnh đạo, giáo dụcvà rèn luyện của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếpcủa Đảng là cơ sở để đoàn viên và thanh niên Đồng Nai, cho dù trong những thờiđiểm kẻ địch kìm kẹp gắt gao vẫn nuôi lớn mãi niềm tin lý tưởng, luôn gắn bó máuthịt với nhân dân, với Đảng, với cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, sẵn sàngxả thân vì nghiệp lớn, không ngừng vươn lên cống hiến hết sức mình và trưởngthành nhanh chóng.

Hai là, không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đoàn Thanh

niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh cả về chính trị , tư tưởng và tổchức, gắn liền một cách hữu cơ công tác xây dựng Đoàn với công tác Đoàn thamgia xây dựng Đảng, xây dựng Đội Thiếu niên, Đội Nhi đồng... làm cho tổ chứcĐoàn trở thành hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên, lôicuốn, phát huy sức sáng tạo, ý chí tiến công cách mạng của thanh niên, trở thành

Page 211: Tải xuống tại đây.pdf

212

lực lượng xung kích cách mạng trên mọi lĩnh vực chiến đấu, lao động, sản xuất,xây dựng đời sống văn hoá tinh thần... luôn là nhiệm vụ có tính quyết định.

Từ những năm ba mươi của t hế kỷ, những cơ sở ban đầu của các tổ chứcthanh niên cách mạng đã hình thành ở Đồng Nai và nhanh chóng phát triển trởthành một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình vận động, tổ chức thanh niênthực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Trong điều kiệnbị địch kìm kẹp, khủng bố gắt gao, ở những địa phương có tổ chức Đoàn hoặc cónhững đoàn viên lẻ, luôn là chỗ dựa vững chắc của các tổ chức Đảng ở cơ sở, làlực lượng xung kích, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành những nhiệm vụ của Đản g,kể cả những nhiệm vụ nguy hiểm, có thể hy sinh cả tính mạng. Nhưng cũng khôngít thời kỳ tổ chức Đoàn không được phát triển, hoặc phát triển chậm, không tươngxứng với tiềm năng vốn có, số cơ sở Đoàn, số đoàn viên thanh niên chiếm tỷ lệ cònquá thấp so với số cơ sở Đảng và đảng viên. Thậm chí có thời kỳ như năm 1972, sốđoàn viên lộ chưa bằng một phần năm số đảng viên (88/528), đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc tổ chức, động viên thanh niên ở cơ sở, cũng như việc bảo vệ thanhniên, đưa thanh niên đứng về phía cách mạng.

Là một tổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng, tổ chức Đoàn bao giờ cũnglà cầu nối giữa Đảng với đông đảo quần chúng thanh niên, là trường học cộng sản,thường xuyên góp phần tổ chức giáo dục, rèn luyện các thế hệ thanh niên vữngbước trên con đường Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tổ chức các tầng lớp thanh niênkhông ngừng phát huy vai trò xung kích, luôn đi ở hàng đầu, làm tròn sứ mệnh lịchsử đặt ra trong từng giai đoạn cách mạng, đặc biệt ở những thời điểm có tính bướcngoặt, đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của thế hệ thanh niên cùng thời. Chính do vaitrò chính trị và vị trí chủ đạo của mình, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtrong quá trình tác động tới đối tượng thanh niên nhằm tập hợp họ đi theo nhữngđịnh hướng đã được lựa chọn, đã khôn g ngừng củng cố tổ chức, tập hợp và đoànkết thanh niên phấn đấu vì những mục tiêu cao cả của thời đại, của Tổ quốc vànhân dân. Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn ở Đồng Nai chothấy, mặc dù trong những thời điểm ngặt nghèo, tổ chức Đ oàn chậm được pháttriển, nhiều nơi chỉ có những đoàn viên lẻ, hoạt động đơn tuyến, nhưng đó vẫn lànhững hạt giống đỏ, chỗ dựa đáng tin cậy của tổ chức Đảng trong công tác vậnđộng, tổ chức quần chúng. Đó cũng là chỗ dựa của không ít thanh niên khi muốntìm đến với cách mạng. Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vì thế luôn là mộtmặt không thể coi nhẹ trong quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn. Trongnhiều giai đoạn của cách mạng, thanh niên Đồng Nai luôn thể hiện là một lựclượng đông đảo, sẵn sàng chấp nhận thử thách, sẵn sàng tham gia mọi mặt công táccách mạng giao phó. Trong nhiều thời kỳ, mặc dù tổ chức Đoàn chưa được pháttriển, nhưng các tầng lớp thanh niên Đồng Nai vẫn không ngừng phấn đấu theo

Page 212: Tải xuống tại đây.pdf

213

những lý tưởng của Đảng, sẵn sàng chiến đấu h y sinh vì sự nghiệp cách mạng.Những năm đầu hoà bình mới được lập lại, không ít thanh niên từng cộng tác vớichính quyền cũ, thanh niên tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại cũng đã sẵn sàng đếnvới những công trình do Đoàn tổ chức để rèn luyện và nhiều người đã trưởng thànhnhanh chóng, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Đồng Nai là tỉnh có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, có cư dân bản địatừng gắn bó lâu đời với mảnh đất ruột thịt, nhưng cũng có không ít người dân từnhiều miền của đất nước đã tụ hội về cùng sinh cơ lập nghiệp. Trong cộng đồng cưdân của Đồng Nai lại có không ít người theo đạo, trong đó riêng đạo Công giáo đãcó khoảng 700.000 người, đứng vào hàng nhất nhì trong cả nước. Công tác đoànkết, tập hợp thanh niên vì thế luôn được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đặc biệt quantâm. Với 5 bước công tác, trong từng thời kỳ, tổ chức Đoàn các cấp cũng nhưnhiều cán bộ Đoàn, nhiều đoàn viên đã luôn tìm tòi nhiều phương thức, biện pháp,đa dạng hoá các hình thức tập hợp, đoàn kết thanh niên, lôi c uốn họ tham gia từngcông tác, từng nhiệm vụ cụ thể, từ đó từng bước cảm hoá, thậm chí từng thanh niênmột, nhất là trong những điều kiện bị kẻ địch kìm kẹp gắt gao, hướng cho họ đứngvề phía cách mạng, về phía tiến bộ, như việc vận động thanh niên Công gi áo tíchcực tham gia phong trào chống địch bắt lính và khi chiến tranh biên giới Tây Namnổ ra, đã tổ chức được cả một tiểu đoàn thanh niên theo đạo cùng lên biên giới xâydựng phòng tuyến.

Đoàn kết, tập hợp đông đảo thanh niên xung quanh những định hướng đãđược lựa chọn, không chỉ vì nhiệm vụ chính trị đòi hỏi, còn để bảo vệ những quyềnlợi chính đáng của thanh niên, không để các thế lực thù địch lôi kéo họ đi vàonhững con đường lầm lạc, chống lại nhân dân, phản bội lại Tổ quốc. Đó còn là nhucầu nội tại, khi tổ chức Đoàn muốn không ngừng phát triển, làm tròn sứ mệnh lịchsử mà nhân dân giao phó. Chỉ có thể thông qua việc đoàn kết, tập hợp rộng rãi cáctầng lớp thanh niên, trở thành người bạn đồng hành của họ, tổ chức Đoàn mới cóthể thông qua các phong trào hành động cách mạng, phát hiện những nhân tố mớibổ sung cho đội ngũ của mình.

Nhưng cũng phải nhận rằng ở một số cơ sở, trong không ít thời kỳ, công tácđoàn kết, tập hợp thanh niên đã không được chú ý đúng mức, số thanh niên đượctập hợp còn ít hơn số thanh niên được kết nạp vào Đoàn. Một phần do hoạt độngcủa tổ chức Đoàn ở nhiều cơ sở còn xơ cứng, phương thức tập hợp chưa phù hợpvới từng đối tượng, từng tầng lớp thanh niên, chưa thật sự đại diện cho nhữngquyền lợi thiết thân của họ, làm cho không ít thanh niên thấy “khô Đoàn”, khôngmuốn gắn bó với tổ chức Đoàn. Chỉ khi tổ chức Đoàn không ngừng đổi mới tổchức, đổi mới phương thức hoạt động, tạo ra được những “sân chơi” hấp dẫn, thiếtthực, như hình thành các điểm trốn lính và lính trốn để bảo vệ t hanh niên khỏi bị

Page 213: Tải xuống tại đây.pdf

214

địch bắt đi lính, các đội hình thanh niên xung phong... trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ; các điểm trình diễn khoa học kỹ thuật, các hoạt độngchuyển giao công nghệ, các tổ, đội, xe, máy thanh niên và cả trong phương thức“Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp”, các hoạt động về nguồn... trong côngcuộc xây dựng hoà bình, thanh niên mới thật sự muốn tìm đến tổ chức của mình,mới tìm thấy ở tổ chức Đoàn một người bạn đồng hành có thể chia sẻ với họ mọibiến cố, thử thách trên con đường hành trình đến chân lý.

Rõ ràng không ai hiểu thanh niên bằng tổ chức Đoàn Thanh niên. Nhưng chỉkhi tổ chức Đoàn thật sự đại diện cho quyền lợi của thanh niên, quan tâm đếnnhững lợi ích thiết thân của thanh niên, kể cả trong cuộc sống đờ i thường, mới cókhả năng lôi cuốn được họ, tập hợp và đoàn kết, định hướng cho họ đi theo conđường đã được lựa chọn – điều đã được chứng minh qua quá trình đổi mới, khi tổchức Đoàn thật sự quan tâm đến những vấn đề thiết thân của thanh niên, tạo điềukiện để thanh niên “lập thân, lập nghiệp” thì thanh niên tự tìm đến tổ chức củamình ngày càng đông đảo.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn còn liên quan mật thiết đến quátrình Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chăm lo tổ chức, giáo dục thiếu niên, nhiđồng. Thiếu niên, nhi đồng là thế hệ kế tục, là nguồn bổ sung không ngừng cho tổchức Đoàn. Trong nhiều thời kỳ, kể cả trong những năm kháng chiến đầy hy sinhgian khổ, công tác thiếu niên, nhi đồng đã được tổ chức Đoàn các cấp quan tâm,trên tất cả các mặt, tạo điều kiện để các em phấn đấu vươn lên, đồng thời bảo vệcác em. Từ tỉnh đến các quận, huyện và cơ sở đều có Ban công tác Thiếu nhi để tổchức các em vào những hoạt động thiết thực, tùy theo sức mình. Nhưng không phảibao giờ công tác chăm lo giáo dục thiếu niên, nhi đồng cũng được quan tâm đúngmức. Nhiều em thiếu nhi trưởng thành vẫn không được Đoàn đưa vào tổ chức củamình, trong khi có lúc ở một số cơ sở vẫn trắng Đoàn, là một vấn đề cần được đặtra một cách nghiêm túc, không chỉ vì quyền lợi của nhữn g thiếu niên đã trưởngthành muốn được đứng vào một tổ chức để phấn đấu và rèn luyện.

Việc lựa chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ Đoàn cũng tác động nhiều mặt đếncông tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh. Thực tế luôn chứng minh trong bấtcứ giai đoạn cách mạng nào, nếu lựa chọn cán bộ chủ chốt của Đoàn tốt thì phongtrào Đoàn phát triển mạnh mẽ, hoạt động có hiệu quả cao. “Cán bộ nào phong tràoấy”. Bởi công tác Đoàn là một khoa học và vai trò của người cán bộ luôn có tínhquyết định, làm cho tổ chức Đoàn có sức sống, tạo dựng nên những hoạt động phùhợp với đối tượng.

Ba là, mặc dù trong nhiều thời kỳ, tổ chức Đoàn ở Đồng Nai chậm được pháttriển, nhưng ngay từ những ngày đầu khi mới chỉ hình thành được những tổ, nhómthanh niên cộng sản, thậm chí mới chỉ là những nhóm thanh niên vũ trang yêu

Page 214: Tải xuống tại đây.pdf

215

nước đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của tổ chức Đảng ở cơ sở, tổ chứcĐoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai vẫn luôn bám sát những nhiệm vụ chínhtrị trong từng thời kỳ, không ngừng phát huy vai trò xung kích cách mạng, phấnđấu cho những mục tiêu, lý tưởng cao cả vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội,năng động và sáng tạo, trong mối quan hệ gắn bó trên cơ sở Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, với sự phối hợp nhiều mặt của các tổ chức đoàn thể quần chúngtrong khối liên minh công nông... làm cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niênluôn khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.

Những nhiệm vụ chính trị của Đảng, những mục tiêu của sự nghiệp cáchmạng trong mọi thời kỳ luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi thế hệ thanh niên đươngthời phải dồn tất cả tâm huyết cùng nhân dân giành những thắng lợi quyết định.Lịch sử đã từng chứng kiến lớp lớp thanh niên siết chặt đội ngũ dưới bóng cờ củatổ chức thanh niên cộng sản, cùng hành quân theo một hướng, ra tiền tuyến, chấpnhận thử thách, chấp nhận hy sinh. Là thời kỳ xếp bút nghiên lên đường tranh đấu,“Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làmnô lệ” (Hồ Chí Minh). Khi chân lý “Không có gì quí hơn độc lập, tự do!” trở thànhbiểu tượng của một dân tộc không cam chịu sống quì thì lớp lớp thanh niên đã sẵnsàng “Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch – Xung phong tòng quân vàtham gia du kích chiến tranh – Xung phong đi dân công và Thanh niên xung phongphục vụ tiền tuyến – Xung phong trong đấu tranh chính trị và chống bắt lính”...(mục tiêu của phong trào “Năm xung phong”)... Trong mọi thời kỳ của cách mạng,tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên Đồng Nai luôn coi những nhiệm vụ chínhtrị của Đảng, chiến đấu cũng như xây dựng là mục tiêu hành động, đã không ngừngphát huy những tiềm năng vốn có, nỗ lực vươn lên cống hiến hết sức mình chonhững thắng lợi của cách mạng. Kể cả trong những hoàn cảnh gian khổ ác liệt,luôn bị kẻ địch tìm cách tách ra khỏi Đảng, khỏi cách mạng, tuổi trẻ Đồng Na i vẫnluôn tìm thấy trong những nhiệm vụ chiến lược của Đảng cơ hội để có thể đến vớicon đường đi đúng đắn và bộc lộ năng lực hành động một cách tự chủ, phù hợp vớitâm sinh lý lứa tuổi. Đó là thời kỳ của những tự vệ đỏ của Phú Riềng bất khuất,thời kỳ của “nóp với giáo mang ngang vai...”, nhưng tuổi trẻ không chỉ biết xôngpha, nề chi gian khó, họ còn là những con người năng động và sáng tạo. Năngđộng, sáng tạo trong mỗi hành động. Khi kẻ địch nham hiểm triển khai chiến thuật“Điểm và đường” thì tuổi trẻ Đồng Nai không chỉ sẵn sàng xả thân, mà còn tìm tòiphương pháp đánh tháp canh hiệu quả nhất. Ai ngờ đó lại là một sáng tạo của lốiđánh đặc công độc đáo. Đó còn là những ụ chiến đấu để chỉ với 14 tay súng, cũngcó thể đánh thắng hàng nghìn tên địch ở khu vực chợ Phước An... Trong xây dựnghoà bình, đó là những sáng tạo trong tạo dáng công nghiệp, trong mẫu mã sảnphẩm mới. Là một tỉnh công nghiệp phát triển, không ít những công trình, sảnphẩm thanh niên đã góp phần mang lại những lợi thế phát triển cho n hiều mặt hàng

Page 215: Tải xuống tại đây.pdf

216

có tính cạnh tranh. Đó còn là những điểm trình diễn khoa học kỹ thuật, những cánhđồng mẫu của thanh niên nông thôn...

Gắn bó với Đảng, bám sát những nhiệm vụ chiến lược Đảng đặt ra cũng tức làthanh niên đã gắn bó với Nhà nước xã hội chủ ngh ĩa. Thông qua sự quản lý củaNhà nước, Đảng ta luôn hướng những hành động của thanh niên thực hiện nhữngnhiệm vụ cụ thể: tòng quân, đi thanh niên xung phong, xây dựng làng chiến đấu,chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong chống Pháp và chống Mỹ; khai hoang phụchoá, tiến công vào nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội công bằng, văn minh...trong xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Và tuổi trẻ Đồng Nai hômqua, cũng như hôm nay đã luôn phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyệnđến với những nơi gian khổ, ác liệt, đến với những công trình... vì một tỉnh ĐồngNai ổn định và phát triển.

Quá trình trưởng thành đó của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên ĐồngNai cũng không tách rời sự phối hợp giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể quần chúngtrong mặt trận đoàn kết thống nhất, như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, HộiCựu chiến binh và các lực lượng, các cơ quan trong hệ thống quản lý Nhà nước,như quân đội, công an, sự giúp đỡ, hỗ trợ của thanh niên cả nước và bạn bè quốctế, mà những hoạt động kết nghĩa giữa 3 lực lượng (thanh niên, quân đội, công an),những Nghị quyết liên tịch được ký, được triển khai, những cuộc giao lưu bè bạn...là những biểu hiện sinh động, tạo cơ hội cho thanh niên khẳng định chỗ đứng củamình trong xã hội.

Bốn là , trong từng thời kỳ của cách mạng, tổ chức Đoàn các cấp trong tỉnhĐồng Nai luôn coi trọng đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, tổ chứcthanh niên phát huy vai trò xung kích, tinh thần xung phong tình nguyện đi đầuthực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của Đảng. Đó vừa là một đòi hỏikhách quan nhằm định hướng giáo dục lý tưởng cộng sản cho thanh niên, vừa tạocơ hội đoàn kết, tập hợp và cổ vũ thanh niên phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng vẻvang mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Tuổi trẻ vốn năng động và luôn sáng tạo không ngừng, luôn muốn vươn tớinhững cái mới, cái tiến bộ để được khẳng định, được cống hiến và trưởng thành.Được cổ vũ bởi những phong trào hành động cách mạng, tuổi trẻ càng có cơ hộiphát huy mọi tiềm năng đang ẩn chứa bên trong thành hành động , làm nên nhữngđiều kỳ diệu, đôi khi không thể lường trước được, mà những thành công của cácphong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Đồng Nai những thập kỷ qua lànhững minh chứng đáng tự hào. Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong nhữngngày đầu cách mạng mới thành công, thực dân Pháp đang lăm le trở lại xâm chiếmnước ta một lần nữa, tiếng súng kháng chiến đã nổ ở Sài Gòn và đang lan đến BiênHoà, hàng trăm thanh niên trong tỉnh đã đăng ký xin được gia nhập lực lượng vũ

Page 216: Tải xuống tại đây.pdf

217

trang. Khí thế ấy ngày càng được phát huy, kể cả khi phải sống trong vòng kìm kẹpcủa địch, nhiều thanh niên vẫn tìm đường đi ra chiến khu. Cách mạng chưa đủ điềukiện thu nhận hết thì thanh niên tự gánh gạo theo, tự mua sắm thắt lưng, bìnhtoong... chỉ mong được làm một chiến sĩ đánh giặ c giữ làng.

Trong mọi thời kỳ của cách mạng, thanh niên Đồng Nai luôn dấy lên nhữngphong trào hành động có sức cổ vũ mạnh mẽ. Với các lõm trốn lính và lính trốntrong phong trào chống bắt lính; với những cuộc đấu tranh của nữ thanh niên trongphong trào chống phá ấp chiến lược... thanh niên Đồng Nai đã làm thất bại nhữngâm mưu thủ đoạn của kẻ địch, góp phần tạo thế và lực cho cách mạng. Đặc biệtphong trào tòng quân, đi ra chiến khu luôn cuốn hút mọi tầng lớp thanh niên lênđường với khí thế “nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào sá chi chônggai”... Ngày nay, sứ mệnh lịch sử lại đặt lên vai các thế hệ thanh niên Đồng Nainhững thử thách, luôn phải đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế – xã hội phức tạp,nhưng tuổi trẻ luôn là những cuộc dấn thân. Những cuộc ra quân cải tạo đồngruộng, những hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật... với những nỗ lực khôngngừng vươn lên để “Lập nghiệp” và “Giữ nước”... thanh niên Đồng Nai vẫn luôn làlực lượng xung kích đáng tin cậy.

Với vai trò của một tổ chức quần chúng trung kiên gần Đảng, tổ chức Đoànvà đoàn viên, thanh niên bao giờ cũng đại diện cho những tư tưởng tiên tiến nhấtcủa thế hệ mình. Tổ chức được những phong trào hành động cách mạng có sứccuốn hút đông đảo thanh niên cùng tham gia, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh vừa thể hiện được mình là một tổ chức quần chúng năng động, sẵnsàng đón nhận và biết tổ chức thế hệ mình hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụchính trị trong từng thời kỳ của cách mạng, đồng thời vừa tiếp cận được với quầnchúng thanh niên đông đảo, trong tâm thế một người bạn đồng hành của tuổi trẻ,sẵn sàng chia sẻ với thanh niên mọi thử thách trên hành trình tới những khát vọnglớn lao. Trong khi hoà mình trong đông đảo quần chúng thanh niên trong nhữngphong trào hành động cách mạng, tổ chức Đoàn sẽ có cơ hội hiểu hơn về lớp ngườimà mình đại diện, hiểu rõ nhu cầu và nguyện vọng của họ, từ đó tổ chức cho họphát huy những tiềm năng vốn có, cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc và nhân dân,cũng tức là đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để họ rèn luyện, phấn đấu khôngngừng vươn lên trên con đường lập thân, lập nghiệp.

*

* *

Vượt qua những chặng đường đầy thử thách gian lao và lập nên những kỳ tíchđáng tự hào, tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Đồng Nai đã không ngừngkhẳng định mình và đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành lực lượng xung kích

Page 217: Tải xuống tại đây.pdf

218

đáng tin cậy luôn đi ở hàng đầu trong chiến đấu cũng như trong xây dựng, gópphần cùng quân và dân, làm nên một Đồng Nai đang khởi sắc.

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạ o, tổ chức Đoànvà phong trào thanh niên Đồng Nai không ngừng đổi mới nội dung cũng nhưphương thức hoạt động, nhanh chóng tiếp cận những vấn đề đang đặt ra trong quátrình xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh giàu mạnh, cả về kinh tế cũng nhưquốc phòng, an ninh, xứng đáng với truyền thống các thế hệ cha anh. Một thế hệtuổi trẻ Đồng Nai đang lớn dậy trong bề dày truyền thống của một vùng đất “gianlao mà anh dũng”, đang không ngừng vươn lên trong tâm thế một bản lĩnh nhậpcuộc, năng động và trí tuệ, cùng quân và dân xây dựng nên một Đồng Nai khôngngừng chuyển động đi lên trên con đường phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Page 218: Tải xuống tại đây.pdf

219

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN ĐƯỢC BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐOÀN CHUẨN Y

KHOÁ ĐẦU TIÊN (1976–1977)

1. Nguyễn Việt Nhân Bí thư

2. Thái Văn Dũng Phó bí thư

3. Trần Thị Minh Hoàng Phó bí thư

4. Hoàng Thanh Ngọc Uỷ viên Thường vụ

5. Huỳnh Văn Quân Uỷ viên Thường vụ

6. Phạm Điền Sơn Uỷ viên Thường vụ

7. Huỳnh Lang Anh Uỷ viên Thường vụ

8. Lê Hữu Hạnh Uỷ viên Ban chấp hành

9. Bùi Thế Ba Uỷ viên Ban chấp hành

10. Trần Chí Trung Uỷ viên Ban chấp hành

11. Trương Văn Út Uỷ viên Ban chấp hành

12. Huỳnh Văn Tân Uỷ viên Ban chấp hành

13. Nguyễn Chí Thâm Uỷ viên Ban chấp hành

14. Trịnh Ngọc Mÿ Uỷ viên Ban chấp hành

15. Nguyễn Thị Gái Uỷ viên Ban chấp hành

16. Nguyễn Văn Sáu Uỷ viên Ban chấp hành

17. Đồng chí Tư Nam Uỷ viên Ban chấp hành

18. Đặng Ngọc Huệ Uỷ viên Ban chấp hành

19. Đồng chí Bé Uỷ viên Ban chấp hành

20. Nguyễn Văn Lâm Uỷ viên Ban chấp hành(Dự khuyết)

21. Nguyễn Ánh Hồng Uỷ viên Ban chấp hành(Dự khuyết)

Page 219: Tải xuống tại đây.pdf

220

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN KHOÁ I

(NHIỆM KỲ 1977–1981)

1. Trần Thị Minh Hoàng Bí thư

2. Hoàng Thanh Ngọc Phó bí thư

3. Phạm Điền Sơn Phó bí thư

4. Huỳnh Lang Anh Uỷ viên Thường vụ

5. Huỳnh Công Trạch Uỷ viên Thường vụ

6. Phạm Minh Tánh Uỷ viên Thường vụ

7. Nguyễn Văn Quang Uỷ viên Thường vụ

8. Bùi Thế Ba Uỷ viên Thường vụ

9. Dương Như Tài Uỷ viên Thường vụ

10. Nguyễn Chí Thâm Uỷ viên Ban chấp hành

11. Trần Anh Kiệt Uỷ viên Ban chấp hành

12. Phạm Công Trữ Uỷ viên Ban chấp hành

13. Lê Văn Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

14. Nguyễn Thị Thanh Uỷ viên Ban chấp hành

15. Trịnh Ngọc Mÿ Uỷ viên Ban chấp hành

16. Trần Văn Nam Uỷ viên Ban chấp hành

17. Nguyễn Văn Thỉnh Uỷ viên Ban chấp hành

18. Nguyễn Văn Công Uỷ viên Ban chấp hành

19. Dương Minh Ngà Uỷ viên Ban chấp hành

20. Nguyễn Thị Gái Uỷ viên Ban chấp hành

21. Trần Chí Trung Uỷ viên Ban chấp hành

22. Lê Hữu Hạnh Uỷ viên Ban chấp hành

23. Nguyễn Thị Mận Uỷ viên Ban chấp hành

24. Đoàn Thị Thọ Uỷ viên Ban chấp hành

25. Đồng chí Bá Sơn Uỷ viên Ban chấp hành

26. Nguyễn Long Uỷ viên Ban chấp hành (Dự khuyết)

Page 220: Tải xuống tại đây.pdf

221

27. Bùi Ngọc Thanh Uỷ viên Ban chấp hành (Dự khuyết)

Page 221: Tải xuống tại đây.pdf

222

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN KHOÁ 2

(NHIỆM KỲ 1981–1987)

1. Huỳnh Công Trạch Bí thư

2. Nguyễn Thị Thanh Phó bí thư

3. Trần Anh Kiệt Uỷ viên Thường vụ

4. Phạm Công Trữ Uỷ viên Thường vụ

5. Hoàng Anh Việt Uỷ viên Thường vụ

6. Phạm Thanh Quang Uỷ viên Thường vụ

7. Nguyễn Thị Cát Thảo Uỷ viên Thường vụ

8. Nguyễn Thị Lệ Hồng Uỷ viên Thường vụ

9. Nguyễn Ngọc Đức Uỷ viên Thường vụ

10. Nguyễn Xuân Kim Uỷ viên Thường vụ

11. Trần Xuân Phỉ Uỷ viên Thường vụ

12. Nguyễn Anh Tuấn Uỷ viên Ban chấp hành

13. Nguyễn Xuân Thảo Uỷ viên Ban chấp hành

14. Sầm Văn Mão Uỷ viên Ban chấp hành

15. Trần Thanh Minh Uỷ viên Ban chấp hành

16. Lê Văn Trong Uỷ viên Ban chấp hành

17. Nguyễn Phạm Thông Uỷ viên Ban chấp hành

18. Nguyễn Viết Sản Uỷ viên Ban chấp hành

19. Trương Văn Nhân Uỷ viên Ban chấp hành

20. Trần Văn Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

21. Huỳnh Cao Hải Uỷ viên Ban chấp hành

22. Nguyễn Thị Nguyệt Uỷ viên Ban chấp hành

23. Trần Văn Nam Uỷ viên Ban chấp hành

24. Đỗ Hoàn Thành Uỷ viên Ban chấp hành

25. Đào Văn Minh Uỷ viên Ban chấp hành

26. Hồ Văn Thìn Uỷ viên Ban chấp hành

Page 222: Tải xuống tại đây.pdf

223

27. Nguyễn Minh Hoàng Uỷ viên Ban chấp hành

28. Phạm Thanh Điền Uỷ viên Ban chấp hành

29. Nguyễn Thành Trí Uỷ viên Ban chấp hành

30. Hoàng Ngọc Khôi Uỷ viên Ban chấp hành

31. Phạm Thị Phương Lan Uỷ viên Ban chấp hành

32. Lê Thị Mỹ Phượng Uỷ viên Ban chấp hành

33. Huỳnh Thị Nghĩa Uỷ viên Ban chấp hành

34. Nguyễn Trọng Hiền Uỷ viên Ban chấp hành

35. Lâm Hữu Hiệp Uỷ viên Ban chấp hành

36. Nguyễn Thanh Sơn Uỷ viên Ban chấp hành

37. Phùng Kỳ Hiệp Uỷ viên Ban chấp hành

38. Trần Văn Nâng Uỷ viên Ban chấp hành

39. Ao Văn Thinh Uỷ viên Ban chấp hành

40. Nguyễn Hoàng Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

41. Đoàn Văn Thống Uỷ viên Ban chấp hành

42. Nguyễn Xuân Chiến Uỷ viên Ban chấp hành

43. Phạm Thị Kim Dung Uỷ viên Ban chấp hành

Page 223: Tải xuống tại đây.pdf

224

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN KHOÁ 3

(NHIỆM KỲ 1987–1992)

1. Đào Văn Minh Bí thư

2. Nguyễn Ngọc Đức Phó bí thư

3. Lê Trần Thiên Lý Phó bí thư

4. Phạm Thanh Điền Phó bí thư

5. Nguyễn Thị Lệ Hồng Uỷ viên Thường vụ

6. Võ Thanh Tâm Uỷ viên Thường vụ

7. Nguyễn Hoàng Lưu Uỷ viên Thường vụ

8. Phan Văn Trước Uỷ viên Thường vụ

9. Trương Văn Nhân Uỷ viên Thường vụ

10. Bùi Ngọc Thanh Uỷ viên Thường vụ

11. Trịnh Thế Minh Uỷ viên Thường vụ

12. Lê Thị Mỹ Phượng Uỷ viên Ban chấp hành

13. Đào Văn Từ Uỷ viên Ban chấp hành

14. Hồ Quế Hậu Uỷ viên Ban chấp hành

15. Hoàng Ngọc Khôi Uỷ viên Ban chấp hành

16. Đào Văn Sang Uỷ viên Ban chấp hành

17. Vũ Hữu Quang Uỷ viên Ban chấp hành

18. Nguyễn Trọng Hiền Uỷ viên Ban chấp hành

19. Bùi Cảnh Uỷ viên Ban chấp hành

20. Nguyễn Thị Kim Hoàng Uỷ viên Ban chấp hành

21. Lê Trung Kiên Uỷ viên Ban chấp hành

22. Dương Văn Khanh Uỷ viên Ban chấp hành

23. Lê Văn Lộc Uỷ viên Ban chấp hành

24. Ngô Văn Nở Uỷ viên Ban chấp hành

25. Trần Văn Nâng Uỷ viên Ban chấp hành

26. Lê Đức Thắng Uỷ viên Ban chấp hành

Page 224: Tải xuống tại đây.pdf

225

27. Giang Văn Bình Uỷ viên Ban chấp hành

28. Trần Văn Nén Uỷ viên Ban chấp hành

29. Võ Văn Trường Uỷ viên Ban chấp hành

30. Huỳnh Sơn Uỷ viên Ban chấp hành

31. Trần Cảnh Tuệ Uỷ viên Ban chấp hành

32. Nguyễn Chính Uỷ viên Ban chấp hành

33. Hoàng Trọng Cẩn Uỷ viên Ban chấp hành

34. Phạm Văn Hoà Uỷ viên Ban chấp hành

35. Phan Anh Tuấn Uỷ viên Ban chấp hành

36. Nguyễn Công Bình Uỷ viên Ban chấp hành

37. Trần Quang Liên Uỷ viên Ban chấp hành

38. Phạm Thị Kim Hồng Uỷ viên Ban chấp hành

39. Trịnh Thị Xuyên Uỷ viên Ban chấp hành

40. Đỗ Văn Nghĩa Uỷ viên Ban chấp hành

41. Dương Hồ Lệ Xuân Uỷ viên Ban chấp hành

42. Dương Văn Cải Uỷ viên Ban chấp hành

43. Lưu Thị Phượng Uỷ viên Ban chấp hành

Page 225: Tải xuống tại đây.pdf

226

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN KHOÁ 4

(NHIỆM KỲ 1992–1997)

1. Bùi Ngọc Thanh Bí thư

2. Nguyễn Thành Trí Phó bí thư

3. Đinh Văn Tố Uỷ viên Thường vụ

4. Nguyễn Hoàng Lưu Uỷ viên Thường vụ

5. Nguyễn Thị Kim Hoàng Uỷ viên Thường vụ

6. Phan Văn Trước Uỷ viên Thường vụ

7. Lê Văn Lộc Uỷ viên Thường vụ

8. Đặng Mạnh Trung Uỷ viên Thường vụ

9. Hoàng Ngọc Khôi Uỷ viên Thường vụ

10. Nguyễn Sơn Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

11. Hoàng Văn Cường Uỷ viên Ban chấp hành

12. Trần Thị Minh Uỷ viên Ban chấp hành

13. Đinh Thị Minh Châu Uỷ viên Ban chấp hành

14. Đào Văn Sang Uỷ viên Ban chấp hành

15. Trần Văn Chiến Uỷ viên Ban chấp hành

16. Châu Phước Thuận Uỷ viên Ban chấp hành

17. Lê Khắc Sinh Uỷ viên Ban chấp hành

18. Lương Văn Nay Uỷ viên Ban chấp hành

19. Nguyễn Thế Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

20. Phan Sương Uỷ viên Ban chấp hành

21. Lê Thanh Sơn Uỷ viên Ban chấp hành

22. Bùi Cảnh Uỷ viên Ban chấp hành

23. Nguyễn Văn Thắng Uỷ viên Ban chấp hành

24. Trần Minh Thắng Uỷ viên Ban chấp hành

25. Mai Xuân Chiến Uỷ viên Ban chấp hành

26. Phan Văn Lợi Uỷ viên Ban chấp hành

Page 226: Tải xuống tại đây.pdf

227

27. Hoàng Anh Thuần Uỷ viên Ban chấp hành

28. Phạm Văn Hoà Uỷ viên Ban chấp hành

29. Trần Văn Luyện Uỷ viên Ban chấp hành

Page 227: Tải xuống tại đây.pdf

228

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN KHOÁ 5

(NHIỆM KỲ 1997–2002)

1. Đặng Mạnh Trung Bí thư

2. Hoàng Ngọc Khôi Phó bí thư thường trực

3. Nguyễn Sơn Hùng Phó bí thư

4. Đinh Thị Minh Châu Uỷ viên Thường vụ

5. Trần Thị Minh Uỷ viên Thường vụ

6. Nguyễn Tiến Dũng Uỷ viên Thường vụ

7. Nguyễn Thế Dương Uỷ viên Thường vụ

8. Võ Thị Ngọc Bảy Uỷ viên Thường vụ

9. Nguyễn Hoàng Phương Uỷ viên Thường vụ

10. Trần Văn Hùng Uỷ viên Thường vụ

11. Lê Văn Lộc Uỷ viên Thường vụ

12. Trần Cam Cương Uỷ viên Ban chấp hành

13. Nguyễn Minh Mẫn Uỷ viên Ban chấp hành

14. Phạm Thị Kim Chung Uỷ viên Ban chấp hành

15. Trần Trọng Thể Uỷ viên Ban chấp hành

16. Trịnh Đức Thắng Uỷ viên Ban chấp hành

17. Phùng Khôi Phục Uỷ viên Ban chấp hành

18. Phạm Thị Kim Thanh Uỷ viên Ban chấp hành

19. Vũ Đức Dũng Uỷ viên Ban chấp hành

20. Trần Minh Thắng Uỷ viên Ban chấp hành

21. Mai Xuân Chiến Uỷ viên Ban chấp hành

22. Nguyễn Đức Thạnh Uỷ viên Ban chấp hành

23. Nguyễn Văn Tài Uỷ viên Ban chấp hành

24. Võ Tuấn Dũng Uỷ viên Ban chấp hành

25. Lê Thanh Sơn Uỷ viên Ban chấp hành

26. Nguyễn Thị Mai Thu Uỷ viên Ban chấp hành

Page 228: Tải xuống tại đây.pdf

229

27. Huỳnh Thanh Sa Uỷ viên Ban chấp hành

28. Võ Văn Cường Uỷ viên Ban chấp hành

29. Trần Văn Chiến Uỷ viên Ban chấp hành

30. Phan Văn Lợi Uỷ viên Ban chấp hành

31. Phạm Văn Hoà Uỷ viên Ban chấp hành

32. Phạm Văn Nhân Uỷ viên Ban chấp hành

33. Phan Trọng Nghĩa Uỷ viên Ban chấp hành

34. Nguyễn Thanh Hùng Uỷ viên Ban chấp hành

35. Đinh Văn Bản Uỷ viên Ban chấp hành

36. Lâm Hữu Phước Uỷ viên Ban chấp hành

37. Trịnh Cường Uỷ viên Ban chấp hành

Page 229: Tải xuống tại đây.pdf

230

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN ĐỒNG NAI CÁC THỜI KỲ TỪ NĂM 1945–1975

Năm 1945 – 1946

Tỉnh Đoàn trưởng (Bí thư Tỉnh Đoàn): Huỳnh Bá Bích.

Năm 1947 – 1949

Tỉnh Đoàn trưởng : Thanh Sơn.

Tỉnh Đoàn phó: Hồ Thiện Ngôn, Thanh Phong.

Năm 1950 – 1951

Tỉnh Đoàn trưởng : Thanh Phong.

Năm 1951 – 1954

Tỉnh Đoàn trưởng : Nguyễn Việt Trai (Ba Tạo).

Năm 1961 – 1965

Bí thư Tỉnh Đoàn : Nguyễn Trung Hiếu (Út Hiếu).

Năm 1965 – 1966

Thành phố Biên Hoà (U1): Bí thư Thành Đoàn: Phạm Văn Dũng.

Tỉnh Biên Hoà: Bí thư Tỉnh Đoàn : Nguyễn Trung Hiếu.

Năm 1967 (Tỉnh Bà Biên)

Bí thư Tỉnh Đoàn : Phạm Hữu Nghĩa (Phạm Trung Hiếu, Tư Hiếu), Nguyễn ViệtNhân – Tỉnh uỷ viên dự khuyết (1963 – 1968).

Phó bí thư: Nguyễn Văn Trừ (Nguyễn Tánh, Ba Nhân).

Uỷ viên thường vụ: Trần Văn Thành, Trần Thị Minh Hoàng.

Uỷ viên Ban chấp hành: Nguyễn Văn Tuấn (Ba Tuấn), Lê Văn Bảnh (Lê Đức Hoà,Hoà Lửa).

Năm 1972:Bí thư Tỉnh Đoàn : Phan Hồng Đoàn (Phan Hồng Nghĩa, Út Đoàn).

Phó bí thư: Sáu Biên.

Uỷ viên Ban thường vụ: Bảy Huệ.

Uỷ viên Ban chấp hành : Huỳnh Văn Quân, Năm Truyền, Phạm Điền Sơn.

Page 230: Tải xuống tại đây.pdf

231

Năm 1973Tỉnh Biên Hoà (Biên Hoà nông thôn): Bí thư Tỉnh Đoàn: Phan Hồng Đoàn

Thành phố Biên Hoà (Biên Hoà đô thị): Bí thư Thành Đoàn: Hồ Văn Thiệp (HồKhánh Băng)*

(*) Danh sách cán bộ Đoàn các thời kỳ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chưa đượcsưu tầm đầy đủ và chính xác, kh i có điều kiện sẽ tiếp tục bổ sung.

Page 231: Tải xuống tại đây.pdf

232

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNHTỈNH ĐOÀN ĐỒNG NAI CÁC THỜI KỲ TỪ NĂM 1975 – 2000

(BỔ SUNG)

Năm 1976 – 1977 (Tỉnh Đồng Nai)Uỷ viên Ban thường vụ: Đồng chí Hai Tài.

Khoá I (8–1977 – 7–1981):

Uỷ viên Ban thường vụ: Phạm Thị Sơn.

Uỷ viên Ban chấp hành: Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Hồng Thắm, Trương VănÚt, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Trung Tính, Nguyễn Đình Thắng, Dương Văn Xạ,Trần Thị Thanh, Nguyễn Đặng Tiến, Lê Thị Huệ, Nguyễn Bá Phúc, Trần Tấn Huy,Huỳnh Văn Quân, Hoàng Hữu Nam, Lê Đức Nhẫn, Nguyễn Ban, Đỗ Chu Lượng,Phạm Văn Sơn, Lê Văn Dung.

– Tháng 12–1978, bổ sung các đồng chí sau đây vào Ban chấp hành:

Nguyễn Minh Cường, Lê Hữu Hạnh, Trần Văn Đấu, Đặng Như Hiển, NguyễnVăn Phóng, Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Phạm Thông, Võ Văn Nở.

– Đồng chí Nguyễn Văn Lâm được bổ sung vào Ba n thường vụ Tỉnh Đoàn.

Khoá II (7–1981 – 7–1987):

– Tháng 12–1981:

Bổ sung Ban Thường vụ: Phạm Thanh Điền, Nguyễn Minh Hoàng.

– Trong thời gian này, đồng chí Trần Văn Khánh được Tỉnh uỷ điều động vềTỉnh Đoàn giữ chức vụ Bí thư Tỉnh Đoàn thay đồng chí Huỳn h Công Trạchchuyển công tác khác.

– Tháng 11–1982:

Bổ sung Ban Thường vụ: Huỳnh Lang Anh.

– Tháng 6–1983:

Bổ sung Ban chấp hành: Võ Thanh Tâm, Nguyễn Hoàng Lưu, Võ Chí Thành,Trần Thanh Hùng, Nguyễn Đức Thạnh, Trần Thanh Sỹ, Lê Trần Thiên Lý.

– Bổ sung Phó bí thư: Nguyễn Minh Hoàng, Huỳnh Lang Anh.

– Tháng 12–1986, đồng chí Huỳnh Lang Anh, Quyền Bí thư thay đồng chíTrần Văn Khánh chuyển công tác về tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.

Page 232: Tải xuống tại đây.pdf

233

– Tháng 3–1987, đồng chí Huỳnh Lang Anh, Bí thư Tỉnh Đoàn, đồng chí ĐàoVăn Minh, Phó bí thư.

Khoá III (7–1987 – 8–1992):

Uỷ viên Ban chấp hành: Nguyễn Thành Ngọc, Lã Văn Bé, Nguyễn Thành Trí,Nghiêm Đinh Vững, Tống Thị Hồng, Trần Thanh Luận, Trần Văn Mùi, HuỳnhNgọc Chánh, Nguyễn Xuân Bình, Phạm Hữu Hùng, Đỗ Minh Trí, Nguyễn ThanhĐiền.

– Tháng 3–1988, đồng chí Huỳnh Sơn được chỉ định vào Ban chấp hành.Tháng 8–1988, đồng chí Huỳnh Sơn được bổ sung vào Ban Thường vụ.

– Tháng 2–1989, bổ sung Ban Thường vụ: Lê Thị Mỹ Phượng.

Bổ sung vào Ban chấp hành: Đinh Văn Tố, Trần Văn Chiến, Mai Xuân Ch iến,Hoàng Văn Cường, Trần Văn Thu, Phan Sương.

– Tháng 7–1989, bổ sung Ban Thường vụ: Nguyễn Thành Trí.

Bổ sung vào Ban chấp hành: Châu Phước Thuận, Trần Minh Thắng.

– Tháng 3–1990, bổ sung Ban chấp hành: Lương Văn Nay, Võ Văn Mân,Nguyễn Toàn Hạnh.

Bổ sung Ban Thường vụ: Hồ Quế Hậu.

– Tháng 3–1991, Bổ sung Ban chấp hành: Đặng Mạnh Trung, Đinh Thị MinhChâu.

Bổ sung Ban Thường vụ: Đinh Văn Tố.

– Tháng 11–1991, đồng chí Bùi Ngọc Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh Đoàn.

Khoá IV (8–1992 – 10–1997):

Uỷ viên Ban chấp hành:

– Tháng 5 năm 1994, bổ sung Ban Thường vụ: Nguyễn Sơn Hùng, Đinh ThịMinh Châu, Trần Thị Minh.

– Tháng 3–1995, bổ sung Phó bí thư: Đặng Mạnh Trung.

– Tháng 7 năm 1996, đồng chí Đặng Mạnh Trung được bầu làm Bí thư TỉnhĐoàn.

– Nhiệm kỳ khoá IV, có 12 đồng chí được bổ sung vào Ban chấp hành, gồm:Nguyễn Đức Thạnh, Võ Tuấn Dũng, Lâm Hùng Phương, Phạm Thị Kim Thanh,Nguyễn Ngọc Tầm, Huỳnh Công Hải, Nguyễn Hoàng Phương, Võ Thị Ngọc Bảy,Nguyễn Thế Dương, Huỳnh Thanh Sa, Nguyễn Thị Mai Thu, Nguyễn Văn Tài.

Page 233: Tải xuống tại đây.pdf

234

Khoá V (10–1997 – 2002):

Sau Đại hội, tính đến tháng 12–2000 có 11 đồng chí được bổ sung vào Banchấp hành, gồm:

Huỳnh Phi Long, Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Mộng Bình, Mai Văn Hiền,Trần Đăng Ninh, Châu Thanh Phong, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Bùi Hoàng Quyên,Nguyễn Đức Hoá, Phạm Anh Dũng, Lê Minh Thông.

Page 234: Tải xuống tại đây.pdf

235

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG TRONGCÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO

THANH, THIẾU NHI TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1992 – 2000

Năm 1992; 1993: Đơn vị khá công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhitoàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

Năm 1994: Đơn vị khá nhất công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhitoàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

Năm 1995: Đơn vị xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhitoàn quốc do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

Năm 1996:+ Đơn vị xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi toàn quốc do

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.

+ Được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huânchương Lao động hạng 3.

Năm 1997: Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặngcờ đơn vị dẫn đầu công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi toàn quốc (Quyếtđịnh số: 28 KT/TWĐ ngày 10–2–1998).

Năm 1998:

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng cờ: “Đơn vịxuất sắc phong trào thi đua toàn quốc (từ năm 1998 bỏ đơn vị dẫn đầu) – (Quyếtđịnh số: 323 KT/TWĐ ngày 4–2–1999).

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng bằng khen“Thực hiện tốt chương trình vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên” (Quyếtđịnh số: 490 KT/TWĐ ngày 23–8–1999).

Năm 1999:– Cờ “Đơn vị xuất sắc” phong trào thi đua toàn quốc theo Quyết định số 629

KT/TWĐ.

Năm 2000:– Cờ “Đơn vị xuất sắc” 3 năm liền (Quyết định số 629 KT/TWĐ năm 2000).

– Trung ương Đoàn trao tặng bằng khen “Thực hiện tốt công tác phòng ngừađấu tranh chống ma tuý”.

– Bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh “Đạt thành tích xuất sắc trong hè năm2000”.

Page 235: Tải xuống tại đây.pdf

236

– Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh công nhận danh hiệu“Đơn vị xuất sắc” trong công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2000(Từ năm 2000, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không tặngcờ cho đơn vị đạt danh hiệu xuất sắc năm) theo Quyết định số 1249 ngày 18–05–2000.

Năm 2002: Được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặngHuân chương Lao động hạng II.

Page 236: Tải xuống tại đây.pdf

237

TÀI LIỆU THAM KHẢO1– Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 1930–1995, tập I.

Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 1997.

2– Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, 1930–1995, tập II.Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2000.

3– Lịch sử lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai. Nxb. Quân đội nhân dân, 1999.

4– Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Đồng Nai. Nxb. Công an nhân dân. Tập I –1945–1954. Tập II – 1954–1975. Tập III – 1975–1995.

5– Lịch sử Bưu điện tỉnh Đồng Nai, 1945–2000. Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2000

6– Bác Hồ với Đồng Nai – Đồng Nai với Bác Hồ. Nxb. Tổng hợp Đồng Nai,2000.

7– Những ngày kỷ niệm và lịch sử. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai, 2000.

8– Đồng Nai niềm tin và kỳ vọng . Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, 2000.

9– Những Anh hùng đất Đồng Nai , tập I. Nxb. Đồng Nai, 2000.

10– Miền Đông Nam bộ kháng chiến. Nxb. Quân đội nhân dân, 1993.

11– Những dấu ấn của một thời hào hùng. Nxb. Thanh niên, 2000.

12– Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam. Ban Liên lạc Thanh niênxung phong Giải phóng miền Nam, 2001.

13– Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niênViệt Nam. Nxb. Thanh niên, 2000.

14– Văn kiện Đảng về công tác thanh niên, tập I. Nxb. Thanh niên, 1973.

15– Lịch sử Đội Thiếu niên và phong trào thiếu niên. Nxb. Thanh niên, 2000.

16– Hồ Chí Minh – Về giáo dục thanh niên. Nxb. Thanh niên, 1980.

17– Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Nxb. Chính trị Quốc gia.

18– Hồi ký của đồng chí Nguyễn Văn Thông – bản viết tay.

19– Những chặng đường đấu tranh cách mạng của công nhân cao su Đồng Nai.Công ty Cao su Đồng Nai, 1985.

20– Phú Riềng Đỏ. Trần Tử Bình. Nxb. Lao động, 1965.

21– Đứng lên đáp lời sông núi. Nxb. Trẻ, 1996.

22– Làng Bến Gỗ xưa và nay. PGS–TS Diệp Đình Hoa. Nxb. Đồng Nai, 1995.

Page 237: Tải xuống tại đây.pdf

238

23– Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – Những sự kiện quân sự. Nxb. Quânđội nhân dân, Hà Nội 1995.

24– Những chặng đường vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Nxb. Thanh niên, 1986.

25– Thế hệ ban đầu. Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1980.

26– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – từ Đại hội đến Đại hội. Nxb.Thanh niên, 1992.

27– Thanh niên miền Đông Nam bộ kháng chiến. Hồi ký của Võ Văn Ấn, bảnđánh máy.

28– Các tài liệu thuộc Phòng miền Đông, lưu trữ tại Cục Lưu trữ Văn phòngTrung ương Đảng, bao gồm: Báo cáo tình hình. Công văn, chỉ thị về công tácthanh niên. Danh sách cán bộ theo thứ tự từ vần A đến vần Y.

29– Các báo cáo công tác Đoàn lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Nai, từ1970 đến 1975.

30– Báo cáo tổng kết hàng năm và các báo cáo chuyên đề của Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai năm 1976 và các năm từ 1986 – 2000.

31– Báo cáo và Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtỉnh Đồng Nai từ khoá I đến khoá V.

32– Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh uỷ Đồng Nai về công tác thanh niên.

33– Tập hợp đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động cách mạngtrong thời kỳ đổi mới – Đặng Cảnh Khanh – Nguyễn Hồng Thanh. Nxb. Thanhniên, 1997.

34– Địa chí Đồng Nai, các tập I, II, III, IV, V. Nxb. Tổng hợp Đồng Nai 2001.

Và nhiều tài liệu khác.

Page 238: Tải xuống tại đây.pdf

239

MỤC LỤCLời giới thiệu

Mở đầuĐỒNG NAI – MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN

THỐNG

I. TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

II. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

III. ....................... NHỮNG LỢI THẾ PHÁT TRIỂN

PHẦN THỨ NHẤTTỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNGCHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1930 – 1954)

Chương IDƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAIĐỨNG LÊN CÙNG NHÂN DÂN TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH

CHÍNH QUYỀN(1930 – 1945)

I. .......................................................LỚP THANH NIÊN YÊUNƯỚC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC GIÁC NGỘ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

DƯỚI NGỌN CỜ CỦA ĐẢNG

II. ......................................................II. THAM GIAKHÔI PHỤC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀ TÍCH CỰC ĐẤUTRANH ĐÒI CÁC QUYỀN DÂN SINH, DÂN CHỦ III. KIÊN

CƯỜNG TRONG NAM KỲ KHỞI NGHĨA, ĐẤU TRANHCHỐNG KHỦNG BỐ, TIẾN TỚI CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA

GIÀNH CHÍNH QUYỀN VỀ TAY NHÂN DÂN

Chương IICÙNG QUÂN VÀ DÂN THAM GIA XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNHQUYỀN CÁCH MẠNG NON TRẺ VÀ TIẾN HÀNH KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

I........................................................ VỮNG BƯỚC TIẾN LÊNTRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN

i.exe

Page 239: Tải xuống tại đây.pdf

240

II. VƯỢT QUA MỌI GIAN LAO, THỬ THÁCH, GÓP PHẦN XỨNGĐÁNG GIÀNH THẮNG LỢI VẺ VANG

PHẦN THỨ HAITỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

TRONG SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 –1975)

Chương IIIGIỮ VỮNG NIỀM TIN CÁCH MẠNG, VƯỢT QUA THỬ THÁCH, TIẾN LÊN

CÙNG QUÂN VÀ DÂN GIÀNH QUYỀN LÀM CHỦ (1954 – 1960)

I. KIÊN CƯỜNG ĐẤU TRANH ĐÒI MỸ VÀ NGỤY QUYỀN TAY SAI THIHÀNH HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ

II. CÙNG NHÂN DÂN ĐỨNG LÊN “ĐỒNG KHỞI”, GIÀNH QUYỀN LÀMCHỦ

Chương IVPHÁT HUY TINH THẦN ĐỒNG KHỞI, TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI CÙNG QUÂN VÀ DÂN TIẾN LÊN

ĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀNGỤY QUYỀN TAY SAI (1961 – 1973)

I. GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦAMỸ.

II. ĐẨY MẠNH CÁC PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG, CÙNG QUÂN VÀDÂN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MỸ, TỔCHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI

TRƯỞNG THÀNH VƯỢT BẬC

III. THỰC HIỆN DI CHÚC THIÊNG LIÊNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINHVĨ ĐẠI, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN

TRANH” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ

Chương VCÙNG QUÂN VÀ DÂN TIẾN LÊN GIÀNH TOÀN THẮNG (1973 – 1975)

I. .......................................................KHÔNG NGỪNG NÂNGCAO Ý CHÍ CHIẾN ĐẤU, GÓP PHẦN GIỮ VỮNG THẾ CHỦ

ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG

Page 240: Tải xuống tại đây.pdf

241

II. ...................................................... II. TỔ CHỨC ĐOÀNVÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI NỖ

LỰC VƯỢT BẬC, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG

PHẦN THỨ BATỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN ĐỒNG NAI TRONG SỰ

NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 2000)

Chương VIĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HÀNH ĐỘNG CÁCH MẠNG XÂY DỰNG VÀ

PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐOÀN(1975 – 1986)

I. ....................................................... PHÁT HUY VAI TRÒXUNG KÍCH CÁCH MẠNG, THANH NIÊN ĐỒNG NAI NỖ

LỰC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH

II. ĐẠI HỘI ĐOÀN TOÀN TỈNH LẦN THỨ NHẤT ĐÃ KHẲNG ĐỊNHVAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG

MỚI

II. ......................................................KHÔNG NGỪNG NÂNGCAO TINH THẦN CẢNH GIÁC CÁCH MẠNG, SẴN SÀNG

CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VỮNG CHẮC BIÊN CƯƠNG CỦA TỔQUỐC

III. ..................................................... IV. VƯỢT QUA KHÓKHĂN THỬ THÁCH, TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,THANH NIÊN ĐỒNG NAI TỪNG BƯỚC VƯƠN LÊN TỰ

KHẲNG ĐỊNH

Chương VIIGÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI DO ĐẢNG

KHỞI XƯỚNG VÀ LÃNH ĐẠO, TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀOTHANH NIÊN ĐỒNG NAI TRƯỞNG THÀNH NHANH CHÓNG (1986 – 2000)

I......................................................... ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, ĐỔIMỚI HÀNH ĐỘNG

II. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG, THANH NIÊN ĐỒNG NAIVƯƠN LÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI

HOÁ

KẾT LUẬN

Page 241: Tải xuống tại đây.pdf

242

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN ĐƯỢC BAN CHẤP HÀNHTRUNG ƯƠNG ĐOÀN CHUẨN Y KHOÁ ĐẦU TIÊN (1976–1977) DANHSÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHOÁ 1 (NHIỆM KỲ 1977 –1981)

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHOÁ 2 (NHIỆM KỲ 1981 –1987)

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHOÁ 3 (NHIỆM KỲ 1987 –1992)

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHOÁ 4 (NHIỆM KỲ 1992–1997)

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN KHOÁ 5 (NHIỆM KỲ 1997 –2002)

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN ĐỒNG NAI CÁC THỜI KỲTỪ NĂM 1945–1975

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TỈNH ĐOÀN ĐỒNG NAI CÁC THỜI KỲTỪ NĂM 1975 – 2000 (BỔ SUNG)

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONGTRÀO THANH, THIẾU NHI TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 1992 – 2000

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

Page 242: Tải xuống tại đây.pdf

243

LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ PHONGTRÀO THANH NIÊN TỈNH ĐỒNG NAI

1930–2000

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai

Chịu trách nhiệm xuất bảnĐẶNG TẤN HƯỚNG

Biên tập: VŨ ĐỨC TÚ

Sửa bản in: ANH VŨ

Bìa: HỒ GIÁO

In 1500 bản. Khổ 14,5x20,5 cm.In tại Xí nghiệp in Việt HưngSố đăng ký KHXB: 19–1454/ XB-QLXB

Cục Xuất bản cấp ngày: 20-10-2003

Giấy trích ngang số: 442/ GTNXBdo NXBTH Đồng Nai cấp ngày: 8-12-2003

In xong và nộp lưu chiểu: tháng 1 năm 2004

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI210, Quốc lộ 1K, TP Biên Hòa, Đồng NaiĐiện thoại: (061)946519, Ban Biên tập: (061)825292Ban Giám đốc: (061)946529 – (061)822613 – FAX: (061)946530Email: [email protected]