78
1. TỔNG QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 1.1. Khái niệm Hiện nay mọi người nói nhiều về nền kinh tế xanh, về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên để có những luận bàn sâu hơn về những vấn đề này thì thiết nghĩ ta nên có những định nghĩa chính xác về nó. Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi cho sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững. Còn "Tăng trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.

Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

1. TỔNG QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH

1.1. Khái niệm

Hiện nay mọi người nói nhiều về nền kinh tế xanh, về tăng trưởng xanh. Tuy

nhiên để có những luận bàn sâu hơn về những vấn đề này thì thiết nghĩ ta nên có những

định nghĩa chính xác về nó.

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa "kinh tế

xanh" là một nền kinh tế nhằm cải thiện hạnh phúc con người, công bằng xã hội và giảm

thiểu đáng kể những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ

làm chậm lại sự gia tăng của hàm lượng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi

cho sức khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân

loại. Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng

chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững.

Còn "Tăng trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những

mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung

cấp những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho

thế hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.

Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng

sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả năng chống chịu mà không làm

chậm quá trình này.”

Vậy có thể nói "Tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ rất mật thiết với

nhau. Để có được tăng trưởng xanh thì không thể không có kinh tế xanh và ngược lại.

Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Tăng trưởng xanh là thúc

đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên

tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng

ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và

Page 2: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế

mới.

Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là sự

tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm

tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua

việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại

để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến

đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

một cách bền vững.

1.2. Vai trò của tăng trưởng xanh

Triển khai các công nghệ năng lượng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng

lượng

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áp dụng sản xuất sạch

hơn

Đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp

bền vững

Tiếp cận với các thị trường mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ.

Những tiến bộ trong khai thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng

lượng sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lượng cho các

quốc gia, tránh những biến động về giá cả thị trường;

Kịp thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và chi phí liên quan đến sức khỏe từ

những hoạt động sản xuất.

1.3. Tăng trưởng xanh ở Việt Nam

1.3.1. Sự cần thiết tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Page 3: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Việt Nam đang thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-

2015, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với nhiều thách thức về ổn định

kinh tế vĩ mô, đảm bảo chất lượng môi trường và an sinh xã hội trong bối cảnh quốc tế

không thuận lợi và chịu nhiều tác động tiêu cực:

Phát triển kinh tế chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, hiệu suất, hiệu quả và

tính cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, dựa

vào khai thác tài nguyên với cường độ cao, hiệu quả thấp.

Tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng. Các ngành kinh tế

thân thiện với môi trường chưa được phát triển.

Phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong

nước do công nghệ chậm được đổi mới với mức độ tiêu tốn năng lượng, tài

nguyên thiên nhiên cao.

Nỗ lực toàn cầu ứng phó với biển đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi

Việt Nam phải điều chỉnh Chiến lược tăng trưởng.

Bối cảnh quốc tế: suy thoái tài chính trên phạm vi toàn cầu.

Sách Xanh 2012 nêu ra 3 bình diện chủ chốt là kinh tế, môi trường và xã hội trong phạm

vi tiếp cận khái niệm Tăng trưởng Xanh.

1.3.2. Mục tiêu của Việt Nam trong chiến lược tăng trưởng xanh

Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá

trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên

thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên

thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với vấn đề

biến đổi khí hậu.

Page 4: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành công

nghiệp xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống

thân thiện với môi trường

Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng

là:

1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch,

năng lượng tái tạo.

2) Xanh hóa sản xuất. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" thông

qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài

nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành

nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển

vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.

3) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

1.3.3. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong thực hiện tăng trưởng xanh

Cơ hội

Thứ nhất, với hoạt động đầu tư phát triển mạnh mẽ, nếu không có điều chỉnh

trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu thì nhu cầu năng lượng, ô nhiễm môi trường và

chi phí nói chung ở Việt Nam cũng sẽ rất lớn, nhất là trong sản xuất công nghiệp, giao

thông vận tải, phát triển đô thị và dịch vụ.

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên vị thế cao, vị trí địa lý chính

trị quan trọng, có cả vùng núi, đồng bằng và ven biển, có hệ thống hạ tầng giao thông nối

kết với kinh tế của các nước trong vùng, về khách quan đang trở thành một trung tâm của

vùng Đông Nam Á, với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, giàu vốn tự nhiên

để phát triển nền Kinh tế Xanh;

Page 5: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Thứ ba, Nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”, có

truyền thống cần cù lao động, sống giản dị và hài hòa với thiên nhiên theo truyền thống

văn hóa phương Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, bí quyết công nghệ và kỹ

năng quản lý để phát triển nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ hiện đại

cũng như nguồn lực chủ yếu của tăng trưởng xanh.

Thách thức

Thứ nhất, Trình độ phát triển nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước sau

những năm chiến tranh kéo dài đang để lại những di hại không nhỏ, cần có thời gian và

nguồn lực lớn để khắc phục.

Thứ hai, Hệ thống pháp luật đang trong thời kỳ chuyển đổi chưa đồng bộ, chưa

thật phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởng xanh.

Thứ ba, Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu còn phổ biến, năng suất lao động thấp,

sức cạnh tranh không cao, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp; công nghệ sản xuất năng

lượng tái tạo chưa phát triển; trình độ phát triển khoa học công nghệ (nhất là R&D và

chuyển giao công nghệ) còn thấp.

Thứ tư, Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng, một phần bị hủy hoại

chính do phương thức tăng trưởng, phương thức tăng trưởng còn nặng theo chiều rộng, sử

dụng năng lượng hóa thạch là nguyên liệu đầu vào

Thứ năm, Nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài

chính và thể chế) còn thấp, làm cho những thói quen cũ trong sản xuất, đời sống và quản

lý chậm thay đổi, phải có những chuyển biến mang tính chiến lược hơn.

Đứng trước thời cơ mới, Việt Nam cần phát huy các lợi thế so sánh, lợi thế “động”

đang mở ra, khắc phục các yếu kém để phát triển đất nước. Phương thức tăng trưởng

Page 6: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trong thời

gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nội lực và toàn cầu hóa.

Page 7: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

2. TẬP ĐOÀN TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH – CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CÙNG VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH

Tình huống Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình sẽ tìm hiểu khái niệm về

việc sử dụng Trách nhiệm Xã hội doanh nghiệp (CSR), lý thuyết tập trung vào

nông dân và bảo vệ môi trường để phân biệt một sản phẩm trong một thị trường đông

đúc. Đồng thời, mô hình sản xuất của công ty Tân Cương Hoàng Bình còn thể hiện nội

dung cơ bản của tăng trưởng xanh là sản xuất xanh, sạch và thân thiện với môi trường.

2.1. Sơ lược về ngành trà Thái Nguyên

Trà đã được trồng hơn 3.000 năm, và khí hậu nhiệt đới của Việt Nam rất thích hợp

để trồng trà. Trà trồng tập trung ở phía bắc và miền trung của đất nước, là một sản

phẩm có giá trị cao cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Ngành

công nghiệp trà rất quan trọng đối với Việt Nam, Việt Nam là nước xuất khẩu trà lớn thứ

năm trên toàn thế giới.

Uống trà phổ biến khắp mọi nơi ở Việt Nam; nó đóng vai trò như cầu nối, liên kết

con người ở cả cuộc sống gia đình và kinh doanh. Uống trà là một niềm vui truyền thống

hàng ngày và thói quen đối với hầu hết các gia đình. Đối với các cuộc họp kinh doanh,

trà thường được phục vụ cho quan

khách. Với một sản phẩm giản dị như

thế, trà đóng một vai trò đặc biệt và

uống trà là nét văn hóa truyền thống ở

Việt Nam.

Thái Nguyên được biết đến

trên khắp Việt Nam như một

khu vực trồng trà rộng lớn, và nổi

tiếng với hương vị trà xanh đắng ngòn

ngọt. Thái Nguyên là vùng chè lớn thứ 2 của cả nước với trên 14.500 ha, (sau tỉnh Lâm

Khung cảnh cánh đồng trà ở Thái Nguyên

Page 8: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Đồng.) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 12 nghìn ha chè đang cho thu

hoạch, sản lượng hàng năm đạt trên 75000 tấn/năm. Với giá trị sản xuất bình quân hàng

năm đạt 70 triệu đồng/ha, cây chè đang là cây “xóa đói, giảm nghèo”, giúp vươn lên làm

giàu cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2012, toàn tỉnh đã xuất

khẩu được trên 7.000 tấn chè búp khô, thu được trên 10 triệu USD, chiếm gần 11% tổng

kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Tân Cương là một vùng của Thái Nguyên, gồm có ba huyện (xã): Tân Cương,

Phúc Xuân, và Phúc Trìu. Tân Cương sản xuất một loại trà độc đáo, thơm và ngọt, mà

lưu lại trên lưỡi sau khi nuốt. Tân Cương được bảo vệ khỏi những cơn gió nóng bởi dãy

núi Tam Đảo, và cũng hưởng lợi từ các nguồn nước ngọt chảy từ Sông Công và Sông Núi

Cốc. Nhiệt độ trung bình hàng ngày khoảng khoảng 8 độ C, một dao động cao hơn nhiều

so với các vùng khác của đất nước. Khoảng 80% dân số ở Tân Cương nâng cao đời sống

của họ từ phát triển trồng trà, và khoảng 10.000 tấn trà được sản xuất mỗi năm.

2.2. Công ty Tân Cương Hoàng Bình

2.2.1. Câu chuyện những ngày đầu

Tân Cương là quê hương của Tân Cương Hoàng Bình, một công ty trà Việt Nam.

Trà Tân Cương là một sản phẩm nông nghiệp truyền thống được trồng, sản xuất và tiếp

thị theo cách phân biệt các sản phẩm và mang đến các tác động cộng đồng tích cực. Sản

xuất trà đã chứng minh sự thành công có thể đạt được khi doanh nghiệp bày tỏ sự tôn

trọng đối với con người và thiên nhiên.

Trà Tân Cương Hoàng Bình được thành lập vào năm 2001, gia nhập Tập đoàn Tân

Cương Hoàng Bình. Công ty không có một lịch sử lâu dài, mà được sinh ra từ một

chuyến đi học tập và đề xuất sáng tạo của một giáo sư. Công ty nội thất Hoàng Bình là

một doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nhỏ gồm 15 nhân viên. Năm 2001, Giám đốc điều hành

công ty, ông Vũ Dương Bình, đang học bằng MBA và đi du lịch đến Mỹ trong một

chuyến đi thực tế như là một phần nghiên cứu của mình. Ông đã đi thăm một vườn

Page 9: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

nho ở California, nơi vừa trồng nho hữu cơ, vừa đưa ra một mức giá hợp lý để sản xuất

rượu vang trong khu vực. Một trong những giáo sư của ông Bình khuyến khích ông

có ý nghĩ vượt xa kinh doanh truyền thống (và công ty đồ nội thất hiện tại của ông) và

xem xét các lựa chọn tiềm năng khác. Ông gợi ý ngành nông nghiệp, đặc biệt bởi

vì vẫn còn rất nhiều cơ hội kinh doanh về nông nghiệp tại Việt Nam. Ngoài vườn nho,

ông Bình đã đến thăm rất nhiều trang trại, đã rất ấn tượng và chịu ảnh hưởng bởi

những gì ông nhìn thấy - không chỉ lợi ích kinh doanh nông nghiệp và logic của hữu

cơ, canh tác không hóa chất, mà còn những lợi ích mà trang trại đã có được từ

những người hàng xóm sống và làm việc gần đó. Ông thấy các ảnh hưởng tích cực - việc

làm, phục vụ cộng đồng, đóng góp cho giáo dục… - trong cộng đồng.

Khi trở về Việt Nam, ông bắt đầu lưu ý các sản phẩm nông nghiệp: hạt điều Bình

Phước, cà phê Trung Nguyên, bưởi Phúc Trạch. Ông quyết định tập trung vào trà, vì

Thái Nguyên - quê hương của ông nổi tiếng về trà và có xuất hiện một thị

trường lớn mạnh tiêu thụ trà . Sau khi nghiên cứu các địa điểm thích hợp, ông Bình

quyết định chọn xã Tân Cương, nơi nổi tiếng là có đất và khí hậu hỗ trợ tốt cho sản xuất

trà.

"Vùng đất Tân Cương có thể sinh ra trà tuyệt vời, như là đất của nước Pháp sinh

ra nho tuyệt vời… trà đó chỉ nơi này mới có ," ông Bình nói. Để tập trung vào công việc

kinh doanh cốt lõi của mình một cách hiệu quả hơn, trong năm 2007, ông tách

công ty đang phát triển của mình thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương -

Hoàng Bình, một tập đoàn gồm hơn 10 đơn vị khác nhau. Tân Cương Hoàng Bình

một trong những nhóm công ty, được thiết lập để tập trung vào trà đen và trà xanh.

Tân Cương có 95 nhân viên trong các nhà máy chế biến trà, tìm nguồn cung ứng

trà từ hơn 1.000 nông dân. Với hơn 1.000 ha trồng trà, trà Tân Cương hiện nay

nổi tiếng tại thị trường Việt Nam và trà đóng gói được xuất khẩu sang Mỹ, Châu

Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Đức. Ngoài ra, trà được bán với số lượng lớn sang

Trung Quốc và Pakistan.

Page 10: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Chiến lược của ông Bình dường như đã có hiệu quả. Đánh giá giai đoạn 2006 -

2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định rằng phát triển trà ở Thái

Nguyên là chiến lược hiệu quả nhất để tạo sự ổn định thị trường và sản xuất trà

bền vững. Nhìn chung, toàn tỉnh chiếm 70% thị phần sản phẩm tiêu thụ trong nước và

30% xuất khẩu. Một yếu tố quan trọng cho điều này là các giống trà chất lượng cao, việc

nhân giống đổi mới và phương pháp cắt gốc mà Tân Cương Hoàng Bình đã thành công.

2.2.2. Triết lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tân Cương Hoàng Bình hiện nay hoạt động theo mô hình tập đoàn: nhà máy chè

Tân Cương Thái Nguyên được tách thành một công ty thành viên, đồng thời đầu tư phát

triển các lĩnh vực khác nhằm thu hút nguồn lực đầu tư nhiều hơn nữa. Hình ảnh tương lai

của Tân Cương Hoàng Bình sẽ là một tập đoàn đa ngành, lấy thương hiệu chè Tân Cương

Hoàng Bình làm nòng cốt, từ đó không ngừng nâng cao hình ảnh của Tập đoàn.

Với phương châm "Uy tín - Chất lượng của sản phẩm là mục tiêu số một", Tân

Cương Hoàng Bình không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những nhà sản xuất,

chế biến và cung cấp chè hàng đầu của Việt Nam.

2.2.3. Sản phẩm trà của Tân Cương Hoàng Bình

Công ty Tân Cương Hoàng Bình

Page 11: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Trà hộp xách tay 500g Trà diệp hạ châu Trà diệp hạ châu túi

Queenli hồng trà túi Hồng trà túi lọc Lan đình trà cao cấp

Chè Tân Cương Hoàng Bình có hương thơm tự nhiên, vị đượm, chát nhẹ, màu

nước xanh trong, uống xong có hậu ngọt còn lắng sâu trong vị giác người thưởng thức.

Uống chè có tác dụng giải khát, chất Caféin trong chè có tác dụng kích thích thần kinh

trung ương, tăng cường sự hoạt động của các cơ, giảm mệt mỏi, kích tiêu hoá (đặc biệt là

tiêu hoá mỡ), làm vững chắc mao mạch trong cơ thể, trị bệnh tăng huyết áp, chống phóng

xạ. Dùng chè Tân Cương là thưởng thức vị trà truyền thống trong ẩm trà Việt Nam.

Đến nay Tân Cương Hoàng Bình đã có những thành công bước đầu: Đơn vị đã sản

xuất ra 30 dòng sản phẩm trà khác nhau, phân theo 3 nhóm sản phẩm, đáp ứng thị hiếu

của đa dạng khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân gần 30% mỗi năm.

Sản phẩm chè mang thương hiệu Tân Cương Hoàng Bình đã có măt ở thị trường nhiều

nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, Australia, Nhật Bản ,

Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… với những đơn đặt hàng dài hạn.

Page 12: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

3. CHÈ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH – NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẰNG KỸ THUẬT XANH

Để phù hợp với triết lý, mục tiêu mà doanh nghiệp đưa ra ngay từ đầy, Tân Cương

Hoàng Bình quyết định sản xuất 100% trà tự nhiên dựa trên ba nguyên tắc sau đây:

3.1. Nguyên tắc 1: Trà ngon tự nhiên

Trà hữu cơ chất lượng cao đóng một vai trò quan trọng trong sự khác biệt của sản

phẩm. Vì vậy, công ty đã có một công thức chế biến trà hữu cơ cho riêng mình:

Chỉ sử dụng các nguyên liệu thô tốt nhất

Sản xuất trà 100% hữu cơ

Tạo thương hiệu và đóng gói độc đáo hướng đến các bộ phận thị trường khác

nhau: hộp quà tặng bao gồm một khía cạnh văn hóa đặc biệt (ví dụ như túi vải thổ

cẩm Sapa đặc biệt để giữ trà, và chén/ấm gốm Bát Tràng), trà được sử dụng cho

các nghi lễ tôn giáo, trà cao cấp hơn làm quà và dành cho các dịp lễ đặc biệt, trà

tiêu thụ hàng ngày là cao cấp nhưng giá cả phải chăng

Page 13: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Không sử dụng mùi hương nhân tạo

Sản xuất sản phẩm thủ công; thực ra, ông Bình nói: "Ngay cả cách ngắt lá trà và

búp trà từ thân cây cũng rất quan trọng với hương vị của sản phẩm."

Thuê chuyên gia: giám đốc của các công ty trà khác đóng vai trò như cố vấn khi

phát triển chiến lược kinh doanh về chuyên môn và đưa ra ý tưởng mới

3.2. Nguyên tắc 2: Tôn trọng và đầu tư vào nhân viên và cộng động

Quản lý Tân Cương Hoàng Bình biết rằng họ sẽ phải có một chiến lược vững chắc

và kiên nhẫn để có được thành công đối với nông dân Tân Cương; họ nhìn thấy đầu tư

vào nhân viên và nông dân của họ như là một sự đầu tư vào công ty, góp phần vào sự

bền vững lâu dài của công ty. Việc đảm bảo một nguồn cung cấp đáng tin cậy nguyên

liệu thô chất lượng cao là điều bắt buộc đối với Tân Cương Hoàng Bình. Một kế hoạch để

thu hút nông dân đã được vạch ra, tập trung vào một số yếu tố:

Xây dựng các mối quan hệ lâu dài với nông dân, chia sẻ kế hoạch chiến lược cho

tương lai bao gồm cả việc công ty nhìn thấy sự phát triển và sản xuất trà được

bền vững và thành công một cách dài hạn như thế nào.

Dạy cho nông dân kỹ thuật canh tác hữu cơ

Chia sẻ các kỹ thuật canh tác mới, chẳng hạn như làm thế nào để trồng và hái trà

theo cách cho ra sản phẩm tốt nhất

Page 14: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Giới thiệu các lựa chọn công nghệ mới cho nông dân, và cung cấp các khoản vay

để họ có thể nâng cấp cơ sở chế biến trà của họ

Cung cấp trả trên trung bình và giá trên trung bình cho khoản phí cây trồng

Yêu cầu độc quyền cung cấp cho Tân Cương Hoàng Bình, người dân trở thành cổ

đông của công ty

Cung cấp cho nông dân các lợi ích như thể họ cũng là nhân viên trực tiếp, bao

gồm cả các cuộc đi nghỉ dưỡng, đi thực tế, phần thưởng và chứng nhận…

Giám đốc điều hành Tân Cương Hoàng Bình và đội ngũ quản lý thăm hỏi nông

dân thường xuyên và đảm bảo có sự tương tác thường xuyên

Đóng góp cho các cộng đồng nơi mà người trồng trà sinh sống -ví dụ: học bổng

giáo dục và hỗ trợ khác cho trường học

Thông qua lời nói và hành động, luôn truyền đạt một thông điệp rằng công ty

không chỉ quan tâm lợi nhuận mà còntác động tích cực đến bản thân nông dân và

cộng đồng của họ

Sử dụng lao động công bằng, và không sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi

Công ty sau đó tiếp cận các nông dân Tân Cương để thuyết phục họ cung cấp độc

quyền cho Tân Cương Hoàng Bình. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bất chấp

những khó khăn trongcuộc sống, họ đã miễn cưỡng chấp nhận rủi ro và thử một cái gì đó

mới và"chưa được chứng minh". Phải mất một thời gian dài để Giám đốc điều hành Bình

thuyết phục người nông dân rằng việc chế biến hoàn toàn tự nhiên và việc cẩn thận

hơn trong thu hoạch trà sẽ mang lại một sản phẩm hữu cơ tốt hơn, với nhiều kết quả có

lợi hơn. Tuy nhiên, xây dựng lòng tin và mối quan hệ với những người nông dân là cần

thiết để thuyết phục họ:

1) Thay đổi và cải thiện cách họ trồng trà,

2) Chế biến trà với công nghệ mới

3) Cam kết độc quyền làm việc với Tân Cương.

Page 15: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Như đã nói ở trên, ông Bình cũng chú ý cách đối xử với nhân viên và người nông

dân mới của mình với sự tôn trọng và chi trả công bằng. Ngoài ra, ông bảo đảm thu mua

đầy đủ thu hoạch của họ nếu tiêu chuẩn chất lượng được đáp ứng. Theo ông Bình, thực

tiễn đã được cải thiện ở mỗi bước của quá trình canh tác trà: hạt giống, gieo trồng, chăm

sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển đến thị trường.

3.3. Nguyên tắc 3: Quản lý môi trường

Trồng chè là công việc có ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đã từ lâu,

nhiều người biết đến chè đóng góp vào việc phủ xanh đồi trọc, ổn định khí quyển, chống

xói mòn, điều hòa không khí. Dựa vào nền tảng đó, doanh nghiệp Tân Cương Hoàng

Bình đã xem nguyên tắc bảo vệ môi trường là một trong những triết lý của doanh nghiệp.

Với công nghệ trồng chè hữu cơ, không chỉ giúp sản phẩm tươi hơn, thơm hơn đậm đà

hơn; mà còn giúp bảo vệ môi trường đất, nước và không khí tại Tân Cương. Việc không

dùng bón phân hóa học, và không thải ra môi trường các chất thải công nghiệp, đã giúp

Tần Cường Hoàng Bình tự hào với thương hiệu sạch, bảo về môi trường trong nhiều năm

qua.

Khu vực nhà máy Tân Cương Hoàng Bình, khác với những doanh nghiệp khác,

ông Bình cho xây dừng một khu vườn để ổn định sinh thái, đồng thời tạo cảm giác thoải

mái cho nhân viên nơi đây.

Ông Bình đã thực hiện nhiều cam kết bảo vệ môi trường với chính quyền các cấp

và hiện tại, doanh nghiệp Tân Cương Hoàng Bình đang là một trong những nhà tiên

phong bảo vệ môi trường tại tỉnh Thái Nguyên.

Làm theo những nguyên tắc này, Tân Cương Hoàng Bình đã xây dựng một thương

hiệu chất lượng cao với các loại trà sản xuất một cách cẩn thận, khiến nó khác biệt hẳn

với các đối thủ cạnh tranh. Công ty tập trung vào sản xuất không chỉ trà chất lượng tốt

nhất mà còn hoạt động một cách hợp lý về phương diện sinh thái, hợp tác với nông dân

Page 16: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

trồngtrà. Điều đó nhằm mục đích phát triển đồng thời năng lực các doanh nghiệp và

người nông dân, đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

Bắt đầu từ năm 2001, Tân Cương Hoàng Bình phát triển một mô hình quản lý mà

kết hợp trách nhiệm xã hội trong triết lý quản lý của họ. Xem mô hình dưới đây để thấy

được minh hoạ chiến lược quản lý của Tân Cương Hoàng Bình.

3.4. Quy trình chế biến chè sạch từ khâu sản xuất đến khâu đóng gói

3.4.1. Khâu sản xuất:

Nông dân Tân Cương Hoàng Bình đã thay thế các hóa chất phi nông nghiệp như

phân bón, thuốc trừ sâu, và thuốc diệt cỏ hóa học bằng lựa chọn hữu cơ như phân trộn và

phân xanh, chất chiết xuất từ thảo dược, và cắt tỉa (cắt các cành thật sâu để loại trừ cỏ dại

và sâu bệnh)

Page 17: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Tân Cương Hoàng Bình có những kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề được

đào tạo với nhiều năm kinh nghiệm trong chế biến trà và đã tư vấn cho nông dân về cách

thức sản xuất các sản phẩm trà an toàn, sạch sẽ và chất lượng cao. Sản phẩm được chế

biến từ nguyên liệu thô cao cấp và máy móc hiện đại nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài

Loan, và Đức. Không có hóa chất được sử dụng trong việc trồng trà và phân bón tất cả

đều là tự nhiên. Trà cũng được làm "thủ công"; chế biến bằng tay để đảm bảo sự cẩn thận

và tính chính xác trong việc tách các phần khác nhau của các thân cây trà và lá để đảm

bảo chất lượng của các loại khác nhau của trà.

3.4.2. Khâu chế biến:

Cách thu hái và chế biến sản phẩm:

Các búp chè được tuyển chọn kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá và được chế

biến hoàn toàn thủ công nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chè sạch và an toàn

theo Tiêu chuẩn Quốc Tế UTZ đầu tiên tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ tự động sao chè bằng gas của đài loan đầu tiên tại Việt Nam

Cho chất lượng sản phẩm đồng đều và tốt nhất hiện nay

Hệ thống máy lên hương tự động và hút ẩm hiện đại 

Giúp cho việc bảo quản sản phẩm được lâu hơn và đảm bảo chất lượng cao nhất

Máy sao chè bằng gas được sử dụng đều tiên tại Việt Nam do Đài Loan sản xuất. Công nghệ này được cho là tốt nhất hiện nay

Page 18: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Qui trình chế biến chè:

1. Nguyên liệu sản xuất Trà

Đầu tiên là nguyên liệu dùng để chế biến chè là những búp chè được hái theo tiêu

chuẩn "Một tôm 1 lá, 2 lá, 3 lá" Tùy vào loại chè mà gia chủ muốn sản xuất.

2. Bước làm héo chè

Làm héo chè để nguyên liệu sau khi thu hái 85%. Ở độ ẩm này, nếu đem tiến hành

vò ngay thì: về có độ ẩm 75 chè nguyên liệu sẽ bị nát, nước thoát ra mang theo một số

chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè. Do đó, làm héo để cho lượng

nước trong nguyên liệu chè bốc đi bớt, lá chè nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn.

Đặc biệt do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trong nguyên liệu chè trở nên

đậm đặc hơn, từ đó tăng cường khả năng hoạt động của các enzym có trong nguyên liệu

chè, từ đó sẽ có được sản phẩm trà chất lượng nhất.

3. Giai đoạn vò chè

Vò chè để làm dập các tổ chức tế bào các mô làm các thành phần trong lá chè

thoát ra bề mặt của lá chè để sau khi sấy các dịch bào sẽ bám lên bề mặt lá làm cho cánh

chè óng ánh hơn và dễ dàng hòa tan vào nước pha tạo ra hương vị đặc biệt của chè đen.

Hơn nữa, do dịch bào thoát ra ngoài nên tanin và các hợp chất hữu cơ khác có điều kiện

tiếp xúc với oxy không khí xãy ra quá trình oxy hóa tạo ra mùi vị, hương và màu sắc của

sản phẩm.

Có thể vò bằng những cách dưới đây:

Máy vò chè tác dụng đơn: là máy vò chè chỉ có thùng vò chuyển động.

Máy vò chè tác dụng kép: Máy vò chè mà thùng vò và bàn vò đều chuyển động

nhưng ngược chiều nhau.

Máy sao chè bằng gas được sử dụng đều tiên tại Việt Nam do Đài Loan sản xuất. Công nghệ này được cho là tốt nhất hiện nay

Page 19: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Máy vò chè mở: Máy chè không có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng

vò.

Máy vò chè kín: có bộ phận bàn ép lên khối chè héo trong thùng vò.

4 Giai đoạn lên men chè sau khi vò

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong qui trình sản xuất chè. Mục đích của giai

đoạn này là tạo ra những biến đổi sinh hóa, chủ yếu là oxy hóa tanin dưới tác dụng của

men để tạo ra màu sắc, hương vị của nước pha chè.

5 Giai đoạn sấy chè

Khi chè đã được lên men đúng mức, phải cần đình chỉ hoạt động của các enzym để

chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, thường thì người ta dùng nhiệt độ cao để thực

hiện điều này.

Làm giảm độ ẩm của chè lên men để thuận lợi cho việc bảo quản chè sản phẩm.

Từ đó làm cho cánh chè xoăn kết và đen bóng.

Làm bay đi mùi hăng xanh và lộ rõ mùi của các cấu tử tinh dầu có nhiệt độ sôi

cao.

Nhiệt độ: thường sấy chè ở 800 C, nếu sấy ở nhiệt độ cao hơn 800 C thì chè mất đi

nhiều hương thơm và màu

sáng, nếu sấy thấp hơn 800

C thì quá trình sấy kéo dài,

các enzym trong chè

không được đình chỉ kịp

thời, chè dễ bị len men quá

mức.

Tốc độ không khí trong

máy sấy chè: tốc độ không

khí nóng trong máy sấy chè thường khống chế ở 0,5 m/s, nếu khống chế nhỏ hơn

Thành phẩm trà tân cương thái nguyên đã sấy

Page 20: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

tốc độ này thì thời gian sấy kéo dài và nếu khống chế ở khoảng 0,6 m/s thì chè vụn

sẽ bị cuốn theo.

Độ dày của lớp chè rải trên băng chuyền máy sấy: thực nghiệm cho thấy nếu tốc

độ không khí nóng trong máy sấy chè < 0.5 m/s thì độ dày của lớp chè rải trên

băng chuyền không ảnh hưởng đến chất lượng chè sấy được. Do đó, nếu ta khống

chế tốc độ không khí bằng 0.5 m/s và sấy hai lần thì độ dày của các lớp chè rải

trên băng chuyền là:

o 2,5 cm; Sấy lần 1: 2

o 5 cm; Sấy lần 2: 3

Ngoài các phần chè non già khác nhau thì độ dày của lớp chè rải trên băng chuyền

cũng khác nhau, thường thì độ dày chè non sẽ nhỏ chè già.

Hai phương pháp kiểm tra công đoạn sao chè.

Kiểm tra độ ẩm của chè sấy bằng phương pháp sấy đến trọng lượng không đổi.

Kiểm tra cảm quan bằng cách dùng ngón tay nghiền chè sấy thành bột vụn mà

không thấy dính tay là đã sấy đúng mức.

3.4.3. Phân loại, đấu trộn, đóng hộp và bảo quản thành phẩm

Sau khi sấy xong chè được phân loại để thành những sản phẩm  có phẩm chất tốt

xấu khác nhau, chủ yếu là về kích thước, hình dáng; ngoài ra phân loại còn nhằm mục

đích để loại trừ các tạp chất lẫn vào trong quá trình chế biến.

Sau khi phân loại, người ta tiến hành đấu trộn những phần đã phân loại ra theo một

tỉ lệ nhất định theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo tiêu chuẩn của nhà máy. Thường

thì chỉ đấu trộn chè cánh hoặc chè mảnh, còn chè vụn thì đem sản xuất chè hòa tan. Việc

trộn chè được thực hiện trên những máy trộn kiểu thùng quay.

3.5. Chiến lược Marketing của Tân Cương Hoàng Bình

Page 21: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Chè Tân Cương Hoàng Bình được biết đến với nhiều chủng loại, mẫu mã khác

nhau, phù hợp với từng phân khúc mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Trong đó, loại chè

đựng trong túi thổ cẩm và hộp gỗ sơn mài trang trọng là thứ chè đặc biệt cao cấp, giá từ

300.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg đang được thị trường rất quan tâm. Lại có chè cúng

đủ màu vàng, xanh, đỏ phục vụ các bà, các cô đi đền, chùa, đủ loại giá. Chè bình dân vẫn

có bao bì đẹp, đậm nước, bán chạy ở chợ quê, chợ xóm lao động. Lại có thứ chè túi lọc

hương nhài, hương sen, hương cốm tự nhiên, tuyệt đối không dùng hương liệu tinh dầu,

chỉ có duy nhất ở đây. Loại chè này nước xanh, hương thơm, uống sau nhiều giờ vẫn

đọng lại ở cổ vị ngọt và thơm quyến rũ.

Sản phẩm chè mang thương hiệu Tân Cương Hoàng Bình ngày càng khẳng định

uy tín trong nước và quốc tế với các sản phẩm có chất lượng cao. Các sản phẩm chè đóng

hộp cao cấp cũng như chè túi lọc đều sử dụng tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày với

mẫu mã đa dạng, thiết kế gọn gàng, mầu sắc trang nhã, kiểu dáng sang trọng, lịch sự.

Loại chè xanh hương nhài, ướp bằng hoa nhài thật, được thị trường châu Âu rất thích vì

vừa giúp họ giảm béo, uống sau bữa tiệc trở nên nhẹ nhõm, uống đang lúc đói vẫn không

cồn ruột, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, lại không đóng cặn, không có bã, rất

thích hợp với xã hội công nghiệp.

Để có được sự thành công đó, phải kể đến chiến lược marketing đa dạng hóa thị

phần của Tân Cương Hoàng Bình.

3.5.1. Sản phẩm

Kiểu dáng, bao bì đa dạng

Dạng bịch PE – dạng bao bì truyền thống của các doanh nghiệp trả Việt Nam.dạng

hình trụ tức là dạng lon có nắp để mở.

Chất liệu bao bì

Page 22: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Chất liệu bao bì là một thành phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm

mà nó chứa đựng. Ví như sản phẩm giấy bình thường đem đựng trà thì chắc chăn chất

lượng sẽ giảm rõ rệt vì bền ngoài không khí có chứa các vi sinh vật làm hỏng trà, độ ẩm

bên ngoài cũng tác động không nhỏ. Do đó khi chất liệu bao bì là không thể xem thường.

Những năm trước lúc các công ty chè chưa ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất

thì họ chủ yếu đựng trong bao bì giấy hoặc bịch nhựa nhưng chất lượng bảo quản trà

không cao.

Trong những năm gần đây do công ty đầu tư vào công nghệ kỹ thuật khá nhiều để

cạnh tranh thì bao bì ngày càng đa dạng. Chất liệu bao bì là nhựa PE cao cấp, nhôm,

carton, gỗ..

Bao nhôm là bước đột phá tiên tiến đối với bao bì trà.

Hiện nay công ty cũng sử dụng bao nhôm là bao bì lạ, đặc tính của nó là có thể cản

nhiệt từ ánh sáng. Do đặc tính phản quang nên nguồn nhiệt từ ánh sáng ít tác động đến

sản phẩm bên trong. Ngoài ra, bao bì nhôm sử dụng ép chân không để lấy hết không khí

từ bên trong. Sản phẩm trà được giữ ở mức chân không, tức là không có vi sinh vật làm

hỏng độ ngon của trà. Loại bao bì này tạo niềm tin cho người tiêu dùng, vì sản phẩm của

họ để được lâu mà không sợ hư, chất lượng trà chắc chắn như lúc xuất xưởng.

Màu sắc chủ đạo và hình ảnh bao bì:

Màu chủ đạo của công ty là màu xanh, màu đỏ và màu vàng.

Màu xanh là màu của thiên nhiên, màu của cây trà. Màu xanh làm cho khách hàng

cảm thấy tươi mát, như đang hòa mình vào thiên nhiên. Bao bì màu xanh làm cho họ tin

vào sản phẩm trà mà họ đang mua hơn.

Màu vàng là màu của tài lộc, màu vàng là màu của vàng nguyên chất.Tượng trưng

cho sự quí giá sang trọng.

Page 23: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Chất lượng sản phẩm:

Đơn vị đã tập trung

nghiên cứu thị trường quốc

tế từ đó cho ra đời các dòng

sản phẩm phù hợp như chè

xanh, chè đen xuất khẩu.

Các sản phẩm này bảo đảm

các yếu tố: giá trị Việt Nam,

chất lượng Quốc tế, phù hợp

với văn hóa bản địa. Một

trong những bí quyết giúp

công ty Hoàng Bình đạt được thành công là việc tập trung nghiên cứu quá trình chế biến

chè theo phương pháp kết hợp giữa công nghệ hiện đại với thủ công truyền thống. Nhờ

vậy, sản phẩm chè của công ty vẫn giữ được hương vị cổ truyền của chè Việt Nam với

hương cốm thơm tự nhiên đặc trưng, khi pha uống nước chè trong xanh, vị đượm và có

hậu ngọt. Để đáp ứng nhu cầu sang trọng của xã hội, công ty phải sử dụng 3 kg chè

nguyên liệu để làm ra được 1 kg chè cấp cao. Ngoài ra các biện pháp kiểm soát về chất

lượng đã được thực hiện ngay từ công đoạn canh tác chè, bao gồm từ công việc phân bón

đủ liều lượng và cân đối; áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tiên tiến IPM; tưới

nước bằng dàn phun, thiết lập mạng lưới nông vụ, xây dựng hệ thống KCS và vệ sinh

công nghiệp; tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình công nghệ trong chế biến, trong các công

đoạn héo, vòm sàng, sấy, trong các khâu bao bì đóng gói, kho tàng bảo quản và vận

chuyển. Công ty đã tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống ISO 9001 – 2000 trong dây chuyền

chế biến sản phẩm, tăng cường giám sát kỹ thuật công nghệ trên dây chuyền chế biến

chè, đảm bảo các thông số kỹ thuật cơ bản để tạo ra những sản phẩm tốt ngay trên dây

chuyền thiết bị của mình.

3.5.2. Giá

Page 24: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Định gía theo chất lượng

Công ty Tân Cương đã bỏ tiền ra đầu tư một nông trường lớn, các máy xử lý chè

nhằm mục đích tạo ra sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng. Sản phẩm được chế biến từ

nguyên liệu thô cao cấp và máy móc hiện đại nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và

Đức. Trà cũng được làm thủ công, chế biến bằng tay để đảm bảo sự cẩn thận và tính

chính xác trong việc tách các phần khác nhau của thân cây trà và lá để đảm bảo chất

lượng của các loại khác nhau của trà.

Tân Cường Hoàng Bình sản xuất nhiều loại trà với giá cả khác nhau, để tất cả mọi

người đều có thể thưởng thức hương vị trà Tân Cương từ những quý tộc Châu Âu với

phong cách cổ điểm, đến những nhà mê trà sành điệu và cả những người nông dân thích

dùng bát chè như lời mở đầu cho những câu chuyện phím mỗi ngày.

Page 25: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

3.5.3. Place

Công ty phân phối sản phẩm khắp mọi nơi trên đất nước, thông qua đại lý,

showroom ở Hà Nội vả Thái Nguyên, cửa hàng online ở khu vực miền Nam và miền

Trung, các website phân phối những loại trà nổi tiếng như danh trà.com.

Công ty còn thỏa thuận với các quán kinh doanh –trà cà phê để phân phối hàng.

Ngoài ra công ty sử dụng mạng xã hội Facebook để không chỉ bán hàng mà còn

trao đổi chia sẻ những vấn đề liên quan đến sản phẩm công ty.

3.5.4. Promotion

Tham gia Festival trà Thái Nguyên: bao gồm nhiều hoạt động nhằm quảng bá

thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung và trà Tân Cương nói riêng.

- Cuộc thi người đẹp xứ

trà

- Lễ hội Văn hóa Trà

Diễn ra tại trung tâm Khu du

lịch Hồ Núi Cốc, chương trình giao

lưu văn hóa trà đã phần nào lôi cuốn

Lễ hội văn hóa chè Thái Nguyên tại Hồ Núi Cốc

Page 26: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

du khách bởi không gian huyền thoại giữa vùng đất của truyền thuyết nàng Công, chàng

Cốc.

Tại Lễ hội Văn hóa trà này, Ban Tổ chức lần đầu tiên trình diễn phần Lễ với hai nghi lễ

chính thể hiện sự tôn kính với những thế hệ đi trước đã có công xây dựng và phát triển

các vùng chè cũng như văn hóa chè Thái Nguyên. Đó là nghi lễ dâng trà lên Thánh mẫu

đại diện cho văn hóa tín ngưỡng

dân tộc Kinh được thể hiện qua

điệu múa, hát chầu văn. Nghi lễ

dâng trà lên Pụt (vị thần trong tín

ngưỡng dân tộc Tày) đại diện cho

văn hóa tín ngưỡng của dân tộc

Tày được thể hiện qua màn múa

hát trên nền các giai điệu then cổ. Hai nghi lễ này

đặc trưng cho hai dân tộc chiếm đa số ở Thái

Nguyên và có ý nghĩa dung hòa các đặc trưng văn

hóa trà giữa các dân tộc trong tỉnh.”

Quảng cáo trên internet

Trên website của trà tân cương, công ty

thường xuyên đưa những bài viết nói về tác dụng

của trà như:

Lễ hội văn hóa chè Thái Nguyên tại Hồ Núi Cốc

Page 27: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

o Phòng bệnh tiểu đường với trà xanh và đu đủ, trà thức uống giúp giảm cân và tăng

cường sức khòe.

o Nghệ thuật uống trà Thái Nguyên, văn hóa uống Trà…

3.6. Tiêu chuẩn quốc tế về tăng trưởng xanh của sản phẩm - Đánh giá mô hình tăng trưởng xanh của công ty Tân Cương Hoàng Bình

3.6.1. Sản phẩm “Xanh”

Trên thế giới có nhiều định nghĩa về một sản phẩm “Xanh”, nhưng chung quy

“Xanh” là những sản phẩm được sản xuất với phương cách, quy trình và công nghệ đạt

được 3 điểm chính sau đây:

1. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 

2. Giảm gây ô nhiễm môi trường.

Page 28: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

3. An toàn cho người tiêu dùng.

3.6.2. Công nghệ “Xanh”

Cốt lõi của Công nghệ xanh là áp dụng các kiến thức khoa học tiến bộ vào phương

cách, quy trình mới, sáng tạo và cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh vì

một mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường và kiến tạo lại sự xanh, sạch của hệ sinh

thái chung cho nhân loại. 

3.6.3. Tiêu chuẩn quốc tế của một mô hình tăng trưởng xanh

Nhìn chung, một mô hình tăng trưởng xanh cần đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ

bản sau đây:

Sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ xanh,

phát triển các ngành công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện

pháp sản xuất sạch.

Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững.

Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên

Cải tổ và áp dụng các công cụ kinh tế.

Xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái.

3.6.4. Đánh giá mô hình tăng trưởng xanh của công ty chè Tân Cương Hoàng Bình

Như chúng ta đã biết, mô hình tăng trưởng hướng tới sự phát triển bền vững mà

cộng đồng quốc tế thừa nhận và đang phấn đấu thực hiện là tăng trưởng xanh. Nhìn

Page 29: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

chung, công ty chè Tân Cương Hoàng Bình đã xây dựng được một mô hình tăng trưởng

xanh toàn diện, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Mô hình tăng trưởng xanh của công

ty đã và đang gặt hái được rất nhiều thành công và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau

đây là những dẫn chứng cho sự đạt chuẩn quốc tế về tăng trưởng xanh của mô hình.

Khâu sản xuất

Về loại phân bón sử dụng:

Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho các loại phân bón hoá học, thuốc

trừ sâu hay thuốc diệt cỏ đã góp phần loại bỏ các chất hoá học độc hại gây ảnh hưởng xấu

đến sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra, việc không sử dụng phân bón hoá học cũng giảm

thiểu đáng kể được sự ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước của hệ sinh thái.

Về đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật:

Đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật của công ty được đào tạo và có kinh nghiệm. Họ đã

tư vấn cho nông dân về cách thức sản xuất chè an toàn, sạch sẽ và chất lượng cao. Do

vậy, đội ngũ lao động có kiến thức về công nghệ sản xuất xanh chính là một trong những

nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng của chè, cũng như là tính chất “Xanh” của mô

hình sản xuất chè nói trên.

Về nguồn nguyên liệu:

Sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu thô cao cấp. Nguồn nguyên liệu có chất

lượng cao chính là nền tảng, là cơ sở tạo ra một loại chè thượng hạng như chè Tân Cương

Hoàng Bình. Giả sử như tất cả các bước của quy trình đều áp dụng công nghệ sản xuất

xanh nhưng nguồn nguyên liệu lại ở mức chất lượng trung bình, thậm chí là chất lượng

kém, thì làm sao có thể tạo ra được một loại chè thơm ngon tuyệt hảo như thế. Ngày nay,

rất nhiều các doanh nghiệp cho rằng sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ cần đạt mức chất

lượng trung bình nhưng giá càng rẻ càng tốt để tiết kiệm chi phí nhằm thu được lợi nhuận

cao. Nhưng đối với công ty Tân Cương Hoàng Bình thì lại có quan niệm trái ngược lại:

Page 30: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

chính chất lượng cao làm nên thương hiệu, mà có thương hiệu thì từ đó sẽ làm tăng giá trị

của sản phẩm. Hơn thế nữa, sản phẩm chất lượng cao luôn được người tiêu dùng ngày

nay đón nhận nồng nhiệt vì họ quan tâm ngày càng nhiều hơn đến sức khoẻ của mình và

người thân trong gia đình.

Khâu chế biến

Về máy móc thiết bị:

Công ty sử dụng máy móc hiện đại nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và Đức.

Máy móc thiết bị hiện đại là một yếu tố không thể thiếu của việc áp dụng công nghệ xanh

trong sản xuất. Có máy móc hiện đại thì công nghệ xanh mới có thể qua đó mà chuyển tải

vào sản phẩm được.

Về áp dụng sản xuất thủ công:

Bên cạnh đó, Tân Cương Hoàng Bình cũng nhận biết được rằng không phải việc

gì, không phải khâu nào cứ áp dụng máy móc hiện đại vào là đều tốt. Bởi thế, việc thu

hái, tuyển chọn búp chè hay việc tách các phần khác nhau của các thân cây trà và lá thì lại

được tiến hành thủ công bằng tay để đảm bảo sự cẩn thận và tính chính xác, cũng như là

để đảm bảo chất lượng của các loại khác nhau của chè. Bởi thế, các búp chè được tuyển

chọn kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá và được chế biến hoàn toàn thủ công nhưng vẫn

đảm bảo tiêu chuẩn chè sạch và an toàn theo Tiêu chuẩn Quốc Tế UTZ đầu tiên tại Việt

Nam.

Về công nghệ hiện đại:

Công ty đã áp dụng các công nghệ rất hiện đại như Công nghệ tự động sao chè

bằng gas của Đài Loan lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam; Hệ thống máy lên hương

tự động và hút ẩm hiện đại. Áp dụng các công nghệ tiên tiến này đều nhằm mục đích

nâng cao độ đồng đều, hạn sử dụng và chất lượng của sản phẩm.

Page 31: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Về quy trình sản xuất chè:

Sản xuất chè trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đòi hỏi kiến thức am

hiểu sâu rộng về chè và kinh nghiệm uyên sâu về chế biến chè của người nông dân. Các

công đoạn như làm héo chè, vò chè, lên men, sao chè, phân loại, đấu trộn, đóng hộp và

bảo quản thành phẩm, đều được tiến hành hết sức khoa học và chứa đựng nhiều khâu,

nhiều bước phức tạp, kỹ lưỡng. Và đáng đề cập đến đó là các biện pháp kiểm soát về chất

lượng đã được thực hiện ngay từ công đoạn canh tác chè. Công ty luôn tuân thủ nghiêm

ngặt hệ thống ISO 9001 – 2000 trong dây chuyền chế biến sản phẩm của mình.

Có kiến thức và kinh nghiệm không chưa đủ, ngoài ra người làm chè Tân Cương

Hoàng Bình còn có cả cái tâm. Đó là sự kiên nhẫn, tính kỷ luật, tính trách nhiệm và quan

trọng nhất đó là cái tâm huyết làm ra loại chè ngon của những người dân làm chè xứ Tân

Cương. Ấy thế mới biết câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao chè Tân Cương Hoàng Bình có

chất lượng thượng hạng?” chính là sự nghiêm túc và khoa học trong từng khâu chế biến,

từ khi hái những búp chè còn tươi cho đến khi tạo ra những gói chè thành phẩm.

Khâu marketing

Về sản phẩm:

Hoạt động marketing về bao bì của công ty khá là mạnh. Công ty đã sử dụng loại

bao bì làm từ nhiều chất liệu nhựa PE cao cấp, carton, gỗ và đặc biệt là nhôm. Bao nhôm

là bước đột phá tiên tiến đối với bao bì trà vì những công dụng tuyệt vời của chúng như

có thể cản nhiệt từ ánh sáng và được hút chân không. Loại bao bì này giúp bảo quản tốt

chất lượng của chè, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, màu sắc bao bì của công ty cũng là một chiến lược marketing vô cùng

hiệu quả. Màu chủ đạo của công ty là màu xanh, màu đỏ và màu vàng. Đặc biệt phải bàn

luận đến đó là màu xanh - màu của cây chè - màu của thiên nhiên. Đây là một màu xanh

đúng nghĩa, không lẫn đi đâu được trong số hàng ngàn, hàng vạn sản phẩm chè có bao bì

xanh. Bởi vì quả thật sản phẩm chè của công ty là một sản phẩm “xanh” đích thực, chính

Page 32: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

chất lượng sản phẩm đã nói lên được rằng công ty sử dụng bao bì màu xanh là một điều

hiển nhiên, một điều đúng đắn và xứng đáng. Thêm vào đó, một màu sắc khác của bao bì:

màu vàng - màu của tài lộc một lần nữa khẳng định đẳng cấp về chất lượng cho chè Tân

Cương Hoàng Bình.

Về sản phẩm, Tân Cương Hoàng Bình rất đa dạng các loại từ cao cấp đến trung

cấp, đa dạng mẫu mã. Tuy nhiên thiết kế vẫn chưa thật sự ấn tượng và khác biệt so với

các thương hiệu khác của Thái Nguyên dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, thông tin

chi tiết mô tả sản phẩm cũng không ghi trên website, điều này khiến người tiêu dùng

không thấy rõ sự khác biệt giữa các loại sản phẩm.

Về giá cả:

Chè Tân Cương Hoàng Bình là loại chè có chất lượng cao do đó việc định giá

cũng phải cao xứng đáng với chi phí, công sức bỏ ra và xứng đáng với chất lượng đạt

được. Những tưởng giá cả cao sẽ không được sự “chào đón” của người tiêu dùng. Nhưng

trên thực tế hiện nay người dân ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của mình và người thân

hơn nên họ sẵn sàng chi trả giá cao ứng với một sản phẩm thượng hạng. Công ty đã linh

hoạt định giá chè theo từng chủng loại: có giá phải chăng hợp với túi tiền người có thu

nhập thấp, dao động từ 45.000 đến 60.000 hay có giá cao cho những loại chè cao cấp, dao

động từ 150.000 đến 600.000.

Tuy nhiên hệ thống giá chè TCHB lại không được đăng tải trên các website của

công ty. Các loại giá vừa kể trên là dựa trên giá chung của chè Tân Cương. Đây là một

trở ngại lớn cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận với sản phẩm. Vậy tại sao công ty lại

không đưa ra giá cụ thể trên website mà lại để chữ liên hệ? Điều này gây ra những ảnh

hưởng sau: khách hàng có thể sẽ không biết chọn loại sản phẩm nào cho phù hợp với nhu

cầu, túi tiền, không thể so sánh mức giá tại thời điểm muốn mua sản phẩm (rõ ràng so

với công ty thể hiện giá đầy đủ thì khách hàng có thể quay lưng với sản phẩm của công

Page 33: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

ty. Tuy nhiên, phải chăng công ty có một chiến lược nào khác để lý giải cho việc không

công bố giá?

Về chính sách phân phối:

Công ty đã mở rộng mạng lưới phân phối của mình ra phạm vi toàn quốc ở cả hai

hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng qua mạng. Ta có thể thấy được nỗ lực của công

ty trong việc đưa các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên nhìn chung

mạng lưới phân phối của Tân Cương Hoàng Bình trên cả nước chưa thực sự tốt, nếu

không muốn nói là yếu. Mặc dù công ty đã có 2 hình thức bán hàng online và offline

nhưng việc chỉ có 2 địa chỉ phân phối ở Hà Nội và Sài Gòn là chưa đủ để đáp ứng nhu

cầu uống trà của các khách hàng nói chung và những khách hàng tiềm năng nói riêng.

Về xúc tiến

Các lễ hội, các cuộc thi như Festival chè Thái Nguyên; tăng cường quảng cáo trên

internet… là các công cụ marketing hiệu quả mà Tân Cương Hoàng Bình đã thực hiện

nhằm quảng bá cho hình ảnh của công ty, cũng như truyền tải thông tin về sản phẩm chè

của mình đến toàn xã hội. Một sản phẩm tốt chưa chắc đã có thể kinh doanh và phát triển

được nếu như không có nỗ lực thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại. Công ty đã

rất thành công khi thực hiện được cả hai điều ấy: chất lượng cao và xúc tiến hiệu quả.

Quảng cáo: Tân Cương Hoàng Bình chỉ thực hiện quảng cáo qua website doanh

nghiệp, báo chí địa phương mà chưa có các hoạt động xúc tiến mạnh như quảng cáo trên

tivi, radio hay qua mạng xã hội.

Tuyên truyền: công ty không năng động trong việc quảng bá hình ảnh, thậm chí

công ty không có những bài báo viết về công ty, cho dù hiện nay Tân Cường Hoàng Bình

là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chè chủ chốt ở nước ta.

Page 34: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Khuyến mãi: vì công ty chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên không đưa ra bất

cứ chương trình tiếp thị, khuyết mãi hay dùng thử. Điều này có lẽ làm công ty trở nên xa

lạ với người tiêu dùng hơn, trong khi đối thủ cạnh tranh lại rất thường đưa ra các chiến

lược chiêu thị, cụ thể là Lipton.

Nói tóm lại, là một thương hiệu trà nổi tiếng, tuy nhiên vấn đề marketing của Tân

Cương Hoàng Bình còn khá yếu dẫn đến độ nhận biết sản phẩm không cao, điều này có

ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thị trường, thị phần của công ty. Tuy nhiên, công ty

cùng thành công ở một số mặt như bao bì sản phẩm.

Chính sách lao động và xã hội

Công ty đã thi hành rất nhiều chính sách lao động đáng tuyên dương. Công ty đã

và đang xây dựng mối quan hệ lâu dài với người lao động của mình. Công ty chia sẻ với

người lao động chiến lược phát triển và cho họ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội.

Ngoài việc hướng dẫn và truyền đạt cho người dân kĩ thuật canh tác hữu cơ, công ty còn

trả cho người dân mức lương và giá cao hơn mức trung bình cho các sản phẩm họ làm ra.

Cán bộ nhà máy thường xuyên đến thăm hỏi người dân và cộng đồng nơi người dân trồng

chè sinh sống. Qua đó ta có thể thấy rằng công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà

còn quan tâm đến người dân và cộng đồng. Đây là một biểu hiện rõ ràng của một mô hình

tăng trưởng xanh mà Tân Cương Hoàng Bình đã xây dựng và ngày càng phát triển.

3.6.5. Hoạt động kinh doanh

Chỉ sau hai năm kể từ cho ra đời sản phẩn chè, Tân Cương Hoàng Bình đã được

công nhận trà chất lượng và nổi lên như một trong những nhà sản xuất trà hàng đầu

Việt Nam, chiếm khoảng 30% thị phần trong nước và khoảng 35% hàng xuất khẩu Việt

Nam. Tân Cương Hoàng Bình xuất khẩu trà sang Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan,

Hàn Quốc, Pakistan và Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Sri Lanka, Dubai, Hà Lan...

Page 35: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

. Với kết quả đó doanh thu của đơn vị trung bình hàng năm đạt khoảng 45 đến 50

tỷ đồng từ mặt hàng chè.

Giá chè đã tăng từ 50.000 đồng/kg lên 500.000 đồng/kg, nhờ có chất lượng cao do

cải tiến công nghệ và quy trình chế biến bởi Tân Cương Hoàng Bình. Giúp cho giá trị của

doanh nghiệp ngày càng cao. Thương hiệu gắn liền với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn.

3.6.6. Phúc lợi xã hội

Khi thương hiệu chè Tân Cương Hoàng được khẳng định cũng là thời điểm cuộc

sống của người dân làm chè được nâng cao một bước. Số hộ nông dân hợp tác với Tân

Cương Hoàng Bình có đời sống khá và giàu đã tăng lên 30 %, tỷ lệ hộ nghèo và cận

nghèo giảm. Đó là thành quả trong việc lỗ lực phát triển diện tích chè, sự nghiêm túc

trong những cam kết với người nông dân và quảng bá thương hiệu chè Tân Cương Hoàng

Bình trong nhiều năm qua. Cụ thể là:

Tổng thu nhập bình quân của người nông dân đã tăng hơn mười lần kể từ khi Tân

Cương Hoàng Bình bắt đầu mua trà của họ, từ 10.000 đồng (trước năm 2000) lên

100.000 đồng/ngày trong năm 2010.

Mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Một nông dân bây giờ có khả

năng sở hữu căn nhà và xe hơi của riêng mình, và hỗ trợ giáo dục trình độ đại học

cho con cái của họ. Một số có khả năng gửi con cái của họ ra nước ngoài để học

đại học.

Trong khi không có sẵn dữ liệu thực tế, các thành viên cộng đồng tin tưởng tội

phạm lặt vặt và rối loạn xã hội khác đã giảm. Ông Tài, một trong những nông dân

trồng trà của Tân Cương Hoàng Bình cho biết, ông đã thấy việc giảm rõ rệt những

tệ nạn trong khu vực dân cư này kể từ khi Tân Cương Hoàng Bình bắt đầu hợp tác

với cộng đồng.

3.6.7. Chứng nhận chất lượng

Page 36: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Với sự nỗ lực của HTX và sự giúp đỡ của Colidaridad cũng như Sở nông nghiệp

và phát triển nông thôn Thái Nguyên. Sau khi triển khai và đáp ứng hàng trăm quy định

khắt khe của cây Trà Thái Nguyên trồng theo tiêu chuẩn UTZ.

Tháng 11 năm 2011, HTX Chè Tân Hương đã được cấp chứng nhận UTZ

Certified (Chương trình chứng nhận toàn cầu cho hoạt động sản xuất và buôn bán chè

Tan Cuong Thai Nguyen có trách nhiệm). Tất cả các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hái,

bảo quản, đóng bao bì....đều theo dây chuyền khép kín. Đảm bảo tất cả các sản phẩm của

HTX khi sản xuất ra và cung cấp đến người tiêu dùng đều an toàn và đạt chất lượng cao

nhất.

3.6.8. Giải thưởng, chứng nhận danh dự

Tân Cương Hoàng Bình đã nhận được giải thưởng trà chất lượng tốt.

Tại Lễ hội văn hóa trà 2006 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, 5 thương hiệu trà Tân

Cương Hoàng Bình nằm trong mười loại trà hàng đầu đã được trao thưởng, cũng như

được trao tặng 1 trong số 16 huy chương vàng về chất lượng, và một trong những thương

hiệu của công ty đạt điểm số rất cao là 95 điểm.

Thương hiệu chè Tân Cương Hoàng Bình đã giành được nhiều giải thưởng cao

quý như: 6 lần liên tiếp đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, lọt vào TOP 100 thương

hiệu mạnh của Việt Nam, giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Huy chương vàng,

Cúp Vàng vệ sinh an toàn thực phẩm...

Ngoài ra, Tân Cương Hoàng Bình là một trong ba công ty tư nhân đã nhận được

Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng năm 2009. Bí thư

Đảng tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Văn Vượng nói: "Tôi đánh giá rất cao tinh thần của Tân

Cương Hoàng Bình dám đầu tư vào ngành công nghiệp của các sản phẩm nông nghiệp

đầy thách thức. Những nỗ lực của Tân Cương Hoàng Bình và cách họ hoạt động được

đánh giá cao và tôn trọng vì công việc kinh doanh của họ không chỉ mang lại sự công

Page 37: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

nhận trà ngon đặc biệt của vùng Tân Cương mà còn đóng góp đáng kể nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân trong khu vực trồng trà này."

Năm 2011, Chè Tân Cương Xanh vinh dự nhận cúp vàng trong lễ tông vinh các

thương hiệu chè nổi tiếng Việt Nam tại Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất – Thái

Nguyên Việt Nam 2011 nhằm giới thiệu quảng bá thương hiệu chè Thái Nguyên nói

riêng và các sản phẩm chè Việt Nam nói chung với du khách trong và ngoài nước, giao

lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, sản xuất và chế biến chè giữa các doanh nghiệp,

ngành chè trong cả nước .

Năm 2011, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình vừa đạt danh hiệu

“Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” cho sản phẩm trà do Bộ Công thương, Bộ Văn hóa -

Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Lào và nhiều cơ quan khác

của hai nước phối hợp trao tặng tại Thủ đô Viêng Chăn. Danh hiệu góp phần khẳng định

thương hiệu, chất lượng chè Thái Nguyên được cả thế giới và khu vực công nhận.

Mặc dù có nhiều tiến bộ, lãnh đạo công ty không phát hiện ra hết điểm yếu cần

được giải quyết để đảm bảo tính bền vững của công ty. Hầu hết những điểm yếu đó có

liên quan đến sự thiếu vắng các chuyên gia quản lý chế biến trà, kinh nghiệm kinh doanh

nói chung, và tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp. Đây là tất cả các lĩnh vực công ty

cần tiếp tục tập trung vào khi tiến lên phía trước.

Page 38: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

4. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH

4.1. Rủi ro do môi trường thiên nhiên

Sản lượng nguồn cung nguyên liệu chính là một trong những nhân tố quan trong

ảnh hưởng đến sản xuất. Nguồn cung biến động không ổn định gây ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất, bảo quản và đảm bảo kí kết và cung cấp các hợp đồng xuất khẩu. Và

nguồn cung thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên.

Đối với cây chè thì quá trình chăm sóc là khâu quan trọng và ảnh hưởng nhiều

nhất đến chất lượng chè, đặc biệt khi sử dụng mô hình chè an toàn, chỉ sử dụng phân bón

hữu cơ, không sử dụng phân hóa học hay chất bảo vệ thực vật thì khâu này lại càng giữ

vai trò quan trọng hơn để tạo nên sản phẩm chè an toàn. Sự sinh trưởng phát triển của cây

chè cũng phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Năng suất của cây chè qua các tháng có sự

thay đổi do thời tiết đặc biệt là phân bố lượng mưa.

Vì vậy, những biến đổi khí hậu gần đây đã gây nhiều những thách thức rất lớn cho

những nông dân sản xuất chè. Biến đổi khí hậu toàn cầu, cụ thể là tình hình trái đất nóng

dần, độ ẩm tăng và những trận bão thất thường trong thời gian gần đây. Do ảnh hưởng

của biến đổi khi hậu nên các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đang ngày càng gia tăng và

có dấu hiệu trái với quy luật thông thường. Trước đây vào thời điểm tháng 1, 2 không có

bão, nhưng bây giờ, bão đến bất kỳ thời điểm nào. Những năm gần đây mùa bão thường

bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn trước, đồng thời tăng về tần suất nhất là vào cuối

năm. Tình trạng nắng nóng gây gắt thường hạn vào mùa khô, nắng nóng kéo dài vào mùa

khô thiếu nước tưới. Những cơn bão bất thường gây tốn thất lớn cho người nông dân

không những làm giảm năng suất chè thậm chí phá hoại các đồi chè.

Bên cạnh, biến đổi khí hậu cũng tạo cơ hội cho nhiều loại sâu bệnh dịch bệnh phát

triển, nhiều loại sâu, dịch bệnh mới xuất hiện đe dọa mùa vụ canh tác của các hộ nông

dân, làm giảm năng suất sản lượng và cả chất lượng của sản phẩm

Page 39: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Ngoài ra, khi sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật không đúng tiêu

chuẩn sẽ tạo ra một lượng dư lượng chất bảo vệ thực vật. Các chất này sẽ ngấm vào trong

đất, tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại mà có thời gian lưu đọng dài hay ngắn, làm ô

nhiễm nguồn nước và đất. Vì vậy mặc dù đã áp dụng mô hình trồng chè an toàn nhưng

chất lượng cây chè vẫn còn có thể bị ảnh hưởng bởi lượng dư lượng hóa chất bảo vệ thực

vật đã được sử dụng trước đó.

4.2. Rủi ro do môi trường văn hóa

Văn hóa uống chè ở các nước cũng có sự khác nhau, công ty có thể gặp phải

những rủi ro trong văn hóa cũng như phong cách uống chè của thị trường xuất khẩu như

hương vị, các uống, lượng uống … thói quen uống chè.

Nhu cầu tiêu dùng chè của người Việt khá lớn tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ nội địa

chưa được quan tâm nhiều dẫn đến nguy cơ mất đi thị trường nội địa với các nhãn hiệu

nước ngoài.

Mặc dù chè là thức uống truyền thống và có bề dày lịch sự ở nước ta. Tuy nhiên

với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát nhiều mặt hàng thức

uống thâm nhập và phát triển dần dần làm thay đổi thói quen uống chè của người Việt

đặc biệt ở các thành phố nơi có nhịp sống nhanh và hối hả. Ngoài ra, hiện nay trên thị

trường cũng xuất hiện các loại chè tiện dụng hơn ngày càng phát triển như chè túi lọc,

chè đóng chai … đây là mối đe dọa cho các công ty sản xuất chè với nguy cơ mất dần thị

trường tiêu thụ nội địa.

4.3. Rủi ro do môi trường xã hội

Ông Vũ Dương Bình, giám đốc Tân Cương Hoàng Bình là đầu tàu đã thắp lên

ngọn lửa quyết tâm xây dựng một thương hiệu chè độc nhất vô nhị, đưa thương hiệu chè

Việt ra thị trường thế giới, là người vạch ra chiến lược phát triển cho sản phẩm chè của

công ty và là người tiên phong trong sử dụng mô hình công nghệ sản xuất sản phẩm chè

Page 40: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

chất lượng – chè hữu cơ không sử dụng chấ hóa học. Nhưng ông đã bị sát hại vào đầu

năm 2013 và bị nghi ngờ có gian tình với nữ hung thủ. Cùng các tin đồn về nhân cách

ông Bình, tin đồn về công ty đang nợ ngân hàng 50 tỉ đồng và làm ăn thua lỗ trong 3 năm

liên tiếp. Sự ra đi của ông là mất mát rất lớn của Tân Cương Hoàng Bình cũng như

thương hiệu chè Thái Nguyên. Cùng với những tin đồn thổi, đã làm mất lòng tin của

khách hàng vào thương hiệu cũng như hình ảnh công ty đặc biệt khi công ty đã chuyển

đổi sang công ty cổ phần, sự việc này có nguy cơ làm giảm giá trị cổ phiếu, mất lòng tin

của cổ đông và các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, liệu những người lãnh đạo mới có đi theo đúng hướng mà ông Bình

muốn xây dựng về cả thương hiệu chè Việt và mô hình sản xuất chè hữu cơ để tạo ra

hương vị chè ngon nhất độc nhất?

4.4. Rủi ro do môi trường chính trị

Tình hình căng thẳng tại một số nước mà công ty có xuất khẩu chè như Pakistan

có thể làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty.

4.5. Rủi ro do môi trường pháp luật

Theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, các sản phẩm thuốc

bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất dưới đây vẫn là nằm trong danh mục cho phép sử

dụng với chè như Sutin 5EC, Admaire 50 EC, 200 OD, Map-Jono 5EC, 700WP…

Được biết về yêu cầu chất lượng và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,

nhiều quốc gia nhập khẩu chè lớn của Việt Nam hiện nay đều không có yêu cầu cao là

Pakistan, Indonesia, Malaisia… Nga, Ba Lan đã bắt đầu thiết lập tie6uc huẩn nhập khẩu

chè.

Vừa qua, Tổng công ty Chè Việt Nam đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ Công Thương và BộY tế loại bỏ thuốc trừ sâu dạng nội hấp ra khỏi danh

mục thuốc được sử dụng cho chè. Việc kiểm soát và quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực

Page 41: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

vật trên sản phẩm chè cần phải được thực hiện chặt chẽ để tránh nguy cơ đánh mất thị

trường xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều loại hàng hóa Việt Nam đặc biệt là hàng thủy sản và nông sản,

thường bị các nước tại thị trường xuất khẩu hạn chế nhập khẩu do các rào cản kỹ thuật.

Các vụ việc như thủy sản Việt Nam bị nhiễm vi sinh, nông sản vượt mức dư lượng hóa

chất bảo vệ thực vật. Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam đã

bị trả lại do không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Đây là thách thức

đối với ngành chè xuất khẩu Việt Nam, khi mà tình hình kiểm soát chất lượng và dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm chè chưa chặt chẽ. Hiện tại, việc xuất khẩu

chè vào thị trường EU, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Đông Âu hay Đài Loan đã nghiêm cấm

sản phẩm chè nhập khẩu có tồn dư hoạt chất hóa học. Những khó khăn này tạo nên rủi ro

cho công ty, uy tín thương hiệu trà Việt bị hạ thấp trên trường quốc tế, làm mất lòng tin

khách hàng. Nhiều nước đang xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng chè nhập khẩu

theo tiêu chuẩn EU tạo rào cản khi công ty muốn thông quan nhập khẩu chè cần có các

bộ am hiểu qui định, hàng hóa phải đảm bảo quy định.

Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình đa dạng hóa rủi ro bằng cách đầu tư vào lĩnh

vực khác như nội thất, bất động sản, du lịch sinh thái… trong đó có các dự án lớn đang

triển khai như Trung tâm Dịch vụ tổng hợp Sông Cầu - Sông Cầu Resort, khu du lịch

vùng chè Tân Cương - hồ Núi Cốc, công viên du lịch thể thao Sông Cầu….

Tuy nhiên, tháng 2/2012, sau 5 năm được cấp phép đầu tư, do chủ đầu tư không

thực hiện đúng tiến độ theo quy định của Luật Đầu tư và cam kết tại giấy chứng nhận đầu

tư được cấp, làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Chủ

tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư xây dựng

Trung tâm dịch vụ tổng hợp Sông Cầu – Resort tại phường Trưng Vương, TP. Thái

Nguyên với tổng vốn đầu tư trên 85 tỷ đồng.

Page 42: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Khu đất dự án Sông Cầu resort bị thu hồi

4.6. Rủi ro do môi trường kinh tế

Sản lượng và giá cả chè xuất khẩu không ổn định do tình tình kinh tế suy thoái mà ta chưa có nhiều bạn hàng lâu dài, đảm bảo nhận mua lượng chè cố định.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, xây dựng, phát triển những khu công nghệp, hệ

thống thương mại dịch vụ như siêu thị, khách sạn, nhà hàng ngày càng nhiều, quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ đe dọa diện tích trồng chè đặc biệt là mô hình

sản xuất chè hữu cơ.

4.7. Rủi ro do môi trường công nghệ

Nguồn cung ứng chè từ các hộ nông dân 70% diện tích trồng chè được trồng bởi

các nông hộ nhỏ nên chất lượng chè không đồng đều và khó kiểm soát về chất lượng. Đa

số nguồn cung nguyên liệu chè của công ty đến từ các hộ nông dân, tuy nhiên các hộ

nông dân này vẫn ở trình độ thấp, qui mô vẫn còn nhỏ lẻ và không đồng đều, trình độ

thâm canh thấp khó tiếp thu cập nhật áp dụng những công nghệ sản xuất cũng như các

mô hình sản xuất mới, nhiều hộ nông dân sản xuất sản phẩm chè an toàn và sản phẩm chè

hữu cơ gặp nhiều khó khăn như năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá bán chỉ

bằng hoặc cao hơn một chút.

Page 43: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Nhiều nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết, việc sản xuất chè theo sản xuất nông

nghiệp tốt rất hiệu quả, tuy nhiên vẫn chỉ tồn tại dưới dạng mô hình, việc mở rộng không

dễ dàng. Sự manh mún còn sinh ra tính cạnh tranh không lành mạnh, chung kỹ thuật

nhưng không chung sản phẩm, mạnh ai nấy làm không thống nhất về quy cách chất lượng

chè tạo ra sự khác biệt nguồn nguyên liệu, chênh lệch về giá trị cũng như chất lượng

nguồn cung.

Vì chỉ mới phát triển gần đây nên nguồn cung phân hữu cơ cho cây vẫn còn hạn

chế, sản lượng ít, chưa mở rộng, mạnh lười nhà cung cấp ít nên gây khó khăn cho các hộ

nông dân và công ty trong việc đảm bảo nguồn cung phân bón ổn định, không thể khống

chế trong việc điều chỉnh chất lượng và giá phân bón.

4.8. Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức

4.8.1. Thương hiệu Tân Cương Hoàng Bình

Tân Cương là tên được nhiều hộ gia đình làm chè tại xã Tân Cương sử dụng cho

sản phẩm của mình và cái tên này đã nổi tiếng khắp Thái Nguyên nói riêng và cả nước

nói chung về những sản phẩm chè của mình. Để danh chính ngôn thuận lấy Tân Cương

làm thương hiệu độc quyền, ông Bình đã xin phép với cơ quan chính quyền làm thủ tục

đăng ký. Tuy nhiên ông đã bị từ chối và xảy ra tranh chấp với người dân địa phương vì

cái tên chung này. Nên cuối cùng phải đổi tên thành Tân Cương Hoàng Bình. Tuy nhiên,

chính vì “Tân Cương” không phải là của riêng ông, nên hiện nay có rất nhiều doanh

nghiệp ăn theo, sản xuất trà và lấy thương hiệu Tân Cương nhằm qua mặt khách hàng.

Việc nhằm lẫn thương hiệu này không hiếm gặm trong nhiều ngành. Nhưng đối với chè

Tân Cương Hoàng Bình, điều này có thể làm họ mất đi một lượng lớn khách hàng, vì khó

mà phân biệt đâu là Tân Cương Hoàng Bình, đâu là “Tân Cương” giả nếu không phải là

người am hiểu về chè sâu sắc.

Cuối năm 2002, đã xảy ra tranh chấp thương hiệu chè Tân Cương giữa chính

quyền, người dân xã Tân Cương với Công ty Hoàng Bình. Lý do người dân xã Tân

Page 44: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Cương đưa ra là thời điểm đó, Công ty Hoàng Bình chỉ mua rất ít chè Tân Cương, còn lại

là gom từ các nơi khác nhưng tất cả sản phẩm bán ra đều mang thương hiệu Tân Cương.

Trong khi đó, đại diện Nhà máy Chè xuất khẩu Tân Cương (thuộc Công ty Hoàng Bình)

khẳng định có thể chọn bất kỳ thương hiệu nào mà doanh nghiệp được phép và khẳng

định những sản phẩm chè mang tên Tân Cương đều thu mua từ vùng chè Tân Cương.

Những sản phẩm khác không có nguồn gốc từ xã Tân Cương được đóng bao bì riêng, có

tên gọi khác.

"Cuộc chiến" này kéo dài nhiều tháng khiến UBND tỉnh Thái Nguyên phải vào

cuộc phân xử. Cuối cùng, tháng 11/2002, UBND tỉnh Thái Nguyên ra công văn yêu cầu

Công ty Hoàng Bình không đăng ký thương hiệu chè Tân Cương như đã đề nghị trước

đó. Doanh nghiệp phải đăng ký tên gọi khác cho phù hợp với đặc điểm, thực tế sử dụng

nguyên liệu sản xuất của nhà máy.

Để khẳng định thương hiệu riêng của mình mà vẫn không từ bỏ chữ "Tân Cương",

Vũ Dương Bình đã đặt tên sản phẩm chè của mình là Tân Cương Hoàng Bình. Năm

2001, ông đổi tên công ty thành Công ty cổ phần tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình.

4.8.2. Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp nhỏ (vài trăm người), không đủ sức cạnh tranh với các

doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài không đủ khả năng xuất những đơn hàng lớn.

Công nhân được thuê theo mùa vụ (khi đến mùa hái chè thì lượng công nhân tăng

lên (gấp đôi, gấp 3). Điều này làm doanh nghiệp có khả năng gặp rủi ro khi vào mùa mà

không thuê được nhân công hái chè.

4.9. Rủi ro do môi trường của con người

Rủi ro trong việc đảm bảo chất lượng nguồn cung: các hộ nông dân có thể cung

cấp nguyên liệu chè không đảm bảo chất lượng bằng việc pha trộn với các sản phẩm

Page 45: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

thường không đảm bảo tiêu chuẩn theo mô hình sản xuất chè hữu cơ. Hoặc các những

hành động không tuân thủ theo mô hình canh tác chè hữu cơ như sử dụng những loại

phân bón hay thuốc không có nguồn gốc hữu cơ… để bán được chè với giá cao nhưng lại

không muốn bỏ chi phí lớn để canh tác chè hữu cơ.

Nhiều hộ nông dân lo ngại về năng suất các vụ chè khi chuyển sang áp dụng mô

hình sản xuất chè hữu cơ do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sự dụng phân

bón hữu cơ trong canh tác nên năng suất có thể thấp hơn.

Các hộ nông dân sản xuất chè theo phương pháp cổ truyền, năng suất thấp, chất

lượng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, nhận thức chưa cao về giá trị của việc áp dụng các biện

pháp canh tác xanh mà công ty hướng dẫn.

Người nông dân chưa có ý thức trong việc cam kết bán hàng cho doanh nghiệp. Có

nhiều trường hợp, dù đã cam kết sẽ bán chè cho doanh nghiệp nhưng công ty vẫn phải cắt

cử hàng chục bảo vệ xuống giám sát vùng chè, để người nông dân không bán chè cho

doanh nghiệp khác.

4.10. Rủi ro do môi trường hoạt động kinh doanh

Hệ lụy từ vụ chè bẩn, làm thương hiệu Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu chè ra thế giới.

Tháng 8/2011, Trung Quốc đã tuyên bố cho tiêu huỷ chè bẩn của Việt Nam. Một

đất nước nhiều tai tiếng như Trung Quốc về an toàn thực phẩm, là một trong một số ít

quốc gia mà hàng nông sản đối mặt với tỷ lệ từ chối nhập khẩu cao nhất ở thị trường châu

Âu (Aksoy and Beghin - 2005, "Global agricultural trade and developing countries", the

WorldBank), đã tiêu huỷ chè bẩn "made in Vietnam" thì không thể không lo lắng về

những rào cản chính sách nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như xã hội của các nước

nhập khẩu có lẽ ngày càng thắt chặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung, và

mặt hàng chè nói riêng.

Page 46: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Giá chè Tân Cương Hoàng Bình được đánh giá là cao hơn so với những loại chè

khác trên thị trường. Giá cao nhất hiện nay của một sản phẩm chè Tân Cương Hoàng

Bình lên đến 600.000 đồng. Trong khi thu nhập của người dân Việt Nam vẫn chưa cao thì

việc làm sao để họ có thể chấp nhận mức giá cao này là cả một vấn đề cần phải được xem

xét thận trọng.

Việc Tân Cương Hoàng Bình cam kết sản xuất 100% sản phẩm chè sạch là cam

kết của bản thân công ty, quy trình sản xuất cũng do công ty đặt ra, không theo tiêu chuẩn

của chất lượng về sản phẩm sạch – phát triển theo xu hướng tăng trưởng xanh như Việt

Gap, Global Gap… Điều này làm công ty không có được sự tín nhiệm chắc chắn. Trong

khi đó, các đối thủ cạnh tranh của Tân Cương Hoàng Bình lại đang theo đuổi các mô hình

trồng trà theo tiêu chuẩn Việt Gap. Global Gap như chè Lâm Đồng.

Chè Tân Cương Hoàng Bình tuy chất lượng tốt nhưng không có đủ ngân sách cho

hoạt động quảng cáo nên đành phải “áo gấm đi đêm”. Chè cao cấp Tân Cương Hoàng

Bình tuy đã cố gắng quảng bá thương hiệu, vẫn không được liên tục, chưa tạo ấn tuợng

sâu đậm.

Page 47: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

5. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ TÂN CƯƠNG HOÀNG BÌNH PHÁT TRIỂN VỮNG MẠNH

5.1.1. Xây dựng chiến lược hoàn thiện, vững chắc

Để củng cố thương hiệu một “thương hiệu xanh”, trước tiên Tân Cương Hoàng

Bình cần phải xây dựng cho mình một chiến lược vững chắc, với nội dung như sau:

1) Nhận biết và hiểu được tiềm năng các nguyên liệu thô của địa phương.

2) Đẩy mạnh và tận dụng vùng Tân Cương, nơi đã được gắn với trà ngon, và

thương hiệu với bản sắc Việt Nam truyền thống và mạnh mẽ.

3) Sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến và chuyên môn hóa; sẵn sàng tiếp cận

công nghệ mới và đào tạo sao cho lực lượng lao động luôn được cập nhật công nghệ mới.

4) Quan tâm đến người dân, bao gồm những người trong công ty và những người

sống trong các cộng đồng mà họ phát triển và sản xuất trà.

5.1.2. Tạo nguồn cung trà bền vững cho doanh nghiệp

Thứ nhất, giải quyết vấn đề mà người nông dân lo lắng khi áp dụng mô hình trồng

trà hữu cơ phải tốn kém chi phí, thiếu kinh nghiệm, dễ thất bại. Cần phải tạo điều kiện

cho người nông dân hăng hái mô hình này thông qua việc công tác hướng dẫn, hỗ trợ, đặc

biệt cung cấp nguồn cung phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân áp dụng mô hình sản

xuất chè hữu cơ. Hiện nay Tổng Công ty Sông Gianh là doanh nghiệp đi đầu trong ngành

sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, tiếp nhận quy trình công nghệ sinh học sản xuất phân

bón vi sinh của Canada, tạo bước đột phá cho ngành sản xuất phân bón, thay đổi hướng

đi đúng đắn phù hợp với thiên hướng đầu tư sản xuất nông nghiệp bền vững đem lại cho

bà con những vụ mùa bội thu, nông sản an toàn và sạch. Ngoài ra, phân NTT được sản

xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu phân chuồng (phân lợn và phân gà), có hàm lượng

hữu cơ cao (35%) và hàm lượng các chất dinh dưỡng cân đối nên sử dụng bón cho cây

Page 48: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

chè, cây rau và các loại cây trồng rất tốt. Bón phân NTT có tác dụng cải tạo đất rất tốt,

chất lượng chè cải thiện rõ dệt, tăng thu nhập cho người sản xuất và chế biến chè.

Thứ hai, tổ chức xây dựng đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề được

đào tạo với nhiều năm kinh nghiệm trong chế biến trà tư vấn hướng dẫn cho nông dân về

cách thức sản xuất các sản phẩm trà an toàn, sạch sẽ và chất lượng cao, các kỹ thuật canh

tác mới đạt hiệu quả năng suất cao nhất. Đội tư vấn luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề,

các thắc mắc về vấn đề trong khi canh tác chè theo mô hình chè hữu cơ để kịp thời giải

quyết vấn đề tránh những thiệt hại hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra.

Thứ bai, có quy định cụ thể về quy cách chất lượng nguyên liệu, tồ chức kiểm tra

giám sát chất lượng nguyên liệu đầu vào. Cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chất

lượng cụ thể và thường xuyên tiến hành kiểm tra rà soát đảm bảo 100% chất lượng

nguyên liệu chè. Để thực hiện điều này, các kỹ sư của công ty nên thường xuyên đến

kiểm tra định kỳ cây chè trong quá trình canh tác để có thể đảm bảo chất lượng trong cả 3

khâu: canh tác, thu hoạch và chế biến.

Thứ tư, đưa ra mức giá tốt cho người dân khi áp dụng mô hình sản xuất chè hữu

cơ và cam kết mức giá thu mua đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Mức giá phải

đảm bảo trang trải cho chi phí thực hiện sản xuất chè theo mô hình và một khoản lợi

nhuận cao hơn so với canh tác thông thường để thức đẩy người dân tham gia sản xuất

theo mô hình mới của công ty.

Thứ năm, lập kế hoạch về sản lượng nguyên liệu thu mua, sản lượng sản xuất và

kế hoạch tiêu thụ, lưu kho để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh khi có sự bất ổn về

nguồn cung, đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa sản xuất và tiêu thụ...

Thứ sáu, hướng dẫn người dân các biện pháp hạn chế tác động biến đổi khí hậu để

tránh ảnh hưởng đến năng suất cây chè

Các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm, chống bốc hơi nước vào mùa khô hạn hán

Page 49: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống tười tiêu và hồ chứa nước cho mùa khô

Có các biện pháp phòng chống bão hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do các cơn bão

thất thường do biến đổi khí hậu gần đây thường có những cơn bão muộn và thất

thường

5.1.3. Xây dựng thương hiệu

Trong nền kinh tế lẫn lộn giữa thực và giả, cần tăng cường tạo sự khác biệt về mẫu

mã và chất lượng. Thương hiệu Tân Cường Hoàng Bình nổi tiếng với chất lượng. Cân đối

tài chính cho ngân sách marketing để mang thương hiệu Tân Cường Hoàng Bình đến gần

với người tiêu dùng hơn. Đồng thời, có thể sánh vai với các thương hiệu mạnh như

Lipton. Về chất lượng, trà của công ty ngon hơn, lại am hiểu khẩu vị người Việt hơn, vậy

nên, cần tạo điều kiện cho Tân Cương Hoàng Bình được phổ biến khắp đất nước. Hiện

nay, để bắt kịp với xu hướng xã hội, Tân Cương Hoàng Bình cần đi theo con đường

marketing xã hội – tức là hương đến những hoạt động cộng đồng để xây dựng hình tượng

đẹp trong lòng người tiêu dùng; vừa phù hợp với tiêu chuẩn công bằng xã hội, vừa phù

hợp với phong thái tao nhã của thương hiệu và sản phẩm. Có thể thự hiện chiến lược

marketing xã hội thông qua những hoạt động sau: tham gia các chương trình hoạt động vì

công đồng, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên hay giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn

cảnh khó khăn nhằm gắn kết hình ảnh công ty với cộng đồng nâng cao uy tín của doanh

nghiệp trong mắt công chúng…

Ngoài ra, Tân Cương Hoàng Bình cần bảo tồn và phát huy văn hóa uống trà thuần

Việt, giữ gìn nét đẹp tao nhã của văn hóa phương đông. Có thể thông qua các lễ hội tra,

festival trà, website trà, các chương trình văn hóa trong và ngoài nước để hướng dẫn

người tiêu dùng cách thưởng thức trà ngon và nghệ thuật trà đạo. Hoạt động này có thể

góp phần giúp người tiêu dùng xích lại gần với trà Việt Nam hơn và cạnh tranh lành

mạnh với đối thủ cạnh tranh.

Page 50: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Đối với thị trường thế giới, thương hiệu là một tiêu chí quan trọng để phát triển,

cũng cần xem xét chi ngân sách cho marketing quốc tế tại các thị trường chính có tiềm

năng như EU.

Nổ lực để được chứng nhận các chứng chỉ quốc tế về chất lượng nhà máy, nông

trường như RA, GMP, GAP, UTZ áp dụng cho các sản phẩm chè tại Việt Nam. Từ đó có

thể thâm nhập vào các thị trường khó tính. Ngoài ra, không ngừng cập nhật thông tin về

các tiêu chuẩn xuất khẩu trà, đặc biệt là tiêu chuẩn châu Âu.

5.1.4. Xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã thành công trong việc xây dựng cho mình một sứ mệnh tầm nhìn

đúng đắn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh trong việc phát

huy đặc biệt là về văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng đội ngũ công nhân viên lành

nghề, tâm huyết là điếu mấu chốt. Cần xây dựng chính sách chi thưởng cổ tức để nhân

viên nhận thấy Tân Cương Hoàng Bình cũng là tài sản của họ. Không nên thuê nhân viên

mang tính thời vụ vì sẽ dễ mất người tài và dễ gặp rủi ro. Cần ký hợp đồng dài hạn hoặc

theo mùa với mức phúc lợi đảm bảo.

Khác với những nhà máy chè thường thấy, nhà máy chè của doanh ngiệp nằm liền

kề một vườn hoa cây cảnh rất đẹp.

Phía ngoài là dãy nhà hai tầng, tầng trên là văn phòng, phòng kỹ thuật, phòng giao

dịch, hội trường, nhà nghỉ; tầng dưới, một bên là phòng rộng tiếp khách dùng trà thoải

mái không mất tiền, một bên là gian trưng bày và bán sản phẩm. Phía sau vườn hoa là

xưởng sản xuất thoáng đãng, rất sạch sẽ, khá yên tĩnh ngay cả khi máy đang vận hành.

Công nhân làm việc đều mặc đồng phục, giữ gìn vệ sinh theo yêu cầu bắt buộc.

Ban giám đốc chủ trương tạo môi trường sinh thái đẹp và sạch để công nhân thoải

Page 51: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

mái làm việc, nhất là đảm bảo vệ sinh và chất lượng chè. Bình thường có trên 100 công

nhân, lúc thời vụ phải trên 200 người, vì nhặt chè đòi hỏi phải bằng tay, bằng mắt, không

máy móc nào thay thế được.

5.1.5. Tăng cường hoạt động kinh doanh

Tạo ra các sản phẩm riêng biệt của Tân Cương Hoàng Bình mà các đối thủ cạnh

tranh khác không có. Đặc biệt, cần phát triển loại sản phẩm tiện lợi như trà túi lọc để tầng

lớp tiêu dùng hiện đại có thể sử dụng dễ dàng, qua đó có thể cạnh tranh với các loại trà

túi Việt Nam như trà ô lông, trà Artiso…

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của công ty, giảm thiểu rủi ro, đồng thời hỗ trợ

ngành công nghiệp chè thông qua các hoạt động đầu tư như đồ mỹ nghệ (ấm chén pha

chè), khu du lịch sinh thái vùng chè.

5.1.6. Xây dựng chiến lược giá phù hợp với thị trường chè trong nước

Thứ nhất, Tân Cương Hoàng Bình đã đa dạng hoá các sản phẩm chè của mình,

tương ứng với việc đa dạng hoá các mức giá. Các sản phẩm chè Tân Cương Hoàng Bình

gồm một số dòng sản phẩm như: Tân Cương tước thiệt, Tân Cương phúc lộc tài, Tân

Cương long việt, Tân Cương nắng hạ TC8, Tân Cương đặc biệt TC2... Ngoài ra công ty

còn đa dạng khối lượng của sản phẩm như 1 kilogram, 500 gram, 200 gram, 100

gram...Tương ứng với mỗi dòng sản phẩm là các mức giá khác nhau. Nếu như chè Tân

Cương tước thiệt-1 kg có giá lên tới 600.000 đồng thì chè Tân Cương đặc biệt TC2-200

gr chỉ với 45.000 đồng. Qua đó chúng ta có thể thấy được nỗ lực của Tân Cương Hoàng

Bình trong việc đáp ứng linh hoạt các nhu cầu thị trường.

Thứ hai, Tân Cương Hoàng Bình đã có các hoạt động marketing nhằm truyền tải

thông điệp “sản phẩm xanh” của mình đến người tiêu dùng. Có thể kể đến hoạt động tổ

chức Festival trà Thái Nguyên, hoạt động quảng bá công dụng của chè trên website của

Page 52: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

công ty... Các hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về

các “sản phẩm xanh”: giá sản phẩm cao như thế là do chi phí đầu tư vào công đoạn sản

xuất và chế biến cao để đáp ứng tiêu chuẩn của mô hình Tăng trưởng xanh, nhưng thực

sự mức giá cao ấy là hoàn toàn xứng đáng bởi chất lượng sản phẩm là vô cùng hảo hạng.

Tuy nhiên hiện nay các hoạt động marketing của công ty vẫn chưa thật hiệu quả. Công ty

cần đẩy mạnh hơn nữa, đa dạng hơn nữa các hoạt động xúc tiến nhằm đưa người tiêu

dùng đến gần hơn với các “sản phẩm xanh”. Hiện nay công ty còn đang thiếu các thước

phim quảng cáo qua phương tiện truyền thông như tivi, internet. Hình thức quảng cáo này

đòi hỏi chi phí khá cao, nhưng trong tương lai công ty cần áp dụng vì chúng rất truyền tải

thông tin rất hiệu quả. Một tin đáng mừng là trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng

đáng báo động như hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về các “sản phẩm

xanh”, vừa tốt cho sức khoẻ, vừa bảo vệ môi trường. Công ty cần nắm bắt cơ hội này để

đưa các sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

5.1.7. Quản lí chất lượng nguyên liệu đầu vào

Tạo mối liên kết chặc chẽ với người dân trồng chè thông qua việc đặt nguồn

nguyên liệu có cam kế chất lượng theo hợp đồng cung cấp nguyên liệu đúng tiêu chuẩn

chất lượng

Tổ chức tập huấn truyền đạt rõ ràng cụ thể về mô hình chè hữu cơ cho người dân

nâng cao hiểu biết đảm bảo người dân thực hiện đúng

Tiến hành quản lí chất lượng thường xuyên trong suốt quá trình từ đầu vào cho

đến đầu ra, ngăn chặn sai sót trong từng khâu

Rà soát các hộ cung cấp nguyên liệu chè hữu cơ không đủ tiêu chuẩn chất lượng

tìm hiểu nguyên nhân giúp hộ nông dân khắc phục vấn đề, nếu phát hiện gian dối trong

cung cấp có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn hoạc ngưng hợp đồng cung cấp đó lại

Page 53: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Tổ chức đội ngũ chuyên gia kiểm tra, khảo sát điều kiện sinh hóa lí của từng khu

vực canh tác xác định chất lượng đất canh tác, những khu đất cần tiến hành cải tạo đồng

thời xác định giống chè nào thích hợp với khu đất để đạt sản lượng và chất lượng tốt nhất

Đưa ra giá thu mua hợp lí vào cam kết hợp tác lâu dài

5.1.8. Đổi mới thắt chặt quản lí công nghệ chế biến

Nâng cấp đổi mới công nghệ mới hiện đại

Luôn cập nhật thông tin về công nghệ, thiết bị, công nghệ chế biến mới

Phối hợp với đào tạo nguồn nhân lực quản lí và vận hành cho đồng bộ

Nghiên cứu các mô hình chè thành công trên thế giới như ở Kenya và các tiêu

chuẩn chè tăng trưởng xanh từ đó học hỏi những ưu điểm, kinh nghiệm, tránh các khuyết

điểm

Mở các lớp tập huấn định kì với nội dung thiết thực tạo biến đổi trong suy nghĩ

của nông dân về những kĩ thuật công nghệ canh tác mới chia sẽ kiến thức kinh nghiệm

những vấn đề trong quá trình canh tác theo mô hình sản xuất chè hữu cơ.

5.1.9. Củng cố mô hình chất lượng của Tân Cương Hoàng Bình

Những bước đi theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh của Tân Cương Hoàng Bình là

con đường hợp lý, và hiện nay được nhiều chứng chỉ công nhận là trà chất lượng. Nhưng

Tân Cương Hoàng Bình cần tiếp tục hoàn thiện mô hình sao cho ngày càng phù hợp với

yêu cầu của thị trường thế giới, và kịp thời thay đổi những nguyên tắc bị lỗi thời. Chẳng

hạn như cần tiếp tục nghiên cứu phát triển những sản phẩm chứa giá trị dinh dưỡng cao,

không chỉ có tác dụng giải khát thông thường như chức năng từ trước đến giờ của trà.

Hiện nay, Việt Nam cũng đưa ra một số tiêu chuẩn môi trường mà Tân Cương Hoàng

Bình cần xem xét, như:

Về nguồn nước: đến năm 2015 phải sử dụng ít hơn 15% cho sản xuất

Page 54: Tăng trưởng xanh-chè Tân Cương Hoàng Bình

Về nguồn năng lượng: phải sử dụng tiết kiệm 10%