65

Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển
Page 2: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

TẬP SAN

SỐ 1

6-2014

RA HÀNG QUÝ

Phân hiệu đại học đà nẵng tại kon tum – 7 năm hình

thành và pháT triển

MỤC LỤC

Page 3: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

Periodical magazine Number 1

6-2014

QUARTERLY PUBLISHED

CONTENTS

The University of Danang, Campus in Kon Tum - 7 years of

foundation and development

Page 4: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

3

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TẠI KON TUM – 7 NĂM HÌNH

THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

ĐẶNG VĂN MỸ

ào ngày 14 tháng 2 năm 2007, Phân hiệu

Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum chính thức

được thành lập và trở thành thành viên thứ

7 của Đại học Đà Nẵng theo Quyết định số

893/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào

tạo, với sứ mệnh: “Nơi hun đúc tài năng vì sự phát

triển bền vững của Tây Nguyên”. Tọa lạc tại khu vực

trung tâm của thành phố Kon Tum, Phân hiệu Đại học

Đà Nẵng tại Kon Tum được xem là “vệ tinh” của Đại

học Đà Nẵng tại Tây Nguyên trên địa bàn các tỉnh

duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Lào và

Đông Bắc Campuchia. Việc hình thành Phân hiệu tại

Kon Tum có ý nghĩa quan trọng đặc biệt theo định

hướng phát triển của Đại học Đà Nẵng trong quá trình

chinh phục tri thức và đào tạo nhân lực đa cấp, đa

ngành và đa lĩnh vực cho sự nghiệp công nghiệp hóa

và hiện đại hóa đất nước. Trong hơn 7 năm hình thành

và phát triển, Phân hiệu đã có những bước phát triển về

mọi mặt được các tổ chức và cá nhân trong xã hội công

nhận và đã tin tưởng lựa chọn Phân hiệu là nơi học tập

và bồi dưỡng.

1. Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển

Công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch phát

triển được Phân hiệu đặc biệt quan tâm và tập trung

thực hiện. Quá trình xây dựng và điều chỉnh chiến lược

của nhà trường được thực hiện nghiêm túc, công khai,

dân chủ. Chiến lược phát triển Phân hiệu đến năm

2020 và tầm nhìn 2030 được xây dựng dựa trên các

chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo

dục đào tạo trong thời kỳ mới, các xu thế phát triển

giáo dục đại học trên thế giới cũng như năng lực và thế

mạnh cốt lõi của Phân hiệu, nhu cầu nguồn nhân lực

của khu vực, thể hiện các bước đi, lộ trình thực hiện có

tính khả thi cao.

Đến năm 2015, Phân hiệu định hướng trở thành

một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, tư vấn và

chuyển giao kết quả nghiên cứu có uy tín, đạt chuẩn và

ngang tầm với với các Trường Đại học khác ở Khu vực

Tây Nguyên và trong cả nước.

Tầm nhìn phát triển chiến lược của Phân hiệu là

đến năm 2017 sẽ trở thành đại học thành viên của Đại

học Đà Nẵng tại khu vực Tây Nguyên và ba nước

Đông Dương, có lĩnh vực hoạt động đa dạng. Trường

sẽ phát triển bao gồm các khoa trực thuộc và các trung

tâm nghiên cứu - chuyển giao công nghệ, trung tâm

đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn. Cơ sở chính của nhà

trường đặt tại Kon Tum, tuy nhiên để tạo điều kiện cho

người học, mạng lưới đào tạo của nhà trường sẽ ngày

càng được mở rộng đến các huyện thuộc Kon Tum,

thành phố Pleiku và các huyện thuộc tỉnh Gia Lai.

2. Công tác tổ chức quản lý, điều hành

Có thể nói là một trong những đơn vị hình thành

muộn nhất trong hệ thống các trường thành viên của

ĐH Đà Nẵng, tuy nhiên sự nỗ lực không ngừng nghỉ để

hoàn thiện và ngày càng phát triển cơ cấu tổ chức quản

lý và đào tạo, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong

điều hành, quản lý và triển khai thực hiện kế hoạch

nâng cao chất lượng đào tạo luôn được các cấp lãnh

đạo của địa phương và Đại học Đà Nẵng ghi nhận.

Những năm đầu mới thành lập, TS. Đoàn Gia Dũng,

hiện là Trưởng ban Tổ chức cán bộ Đại học Đà Nẵng

đã được cử lên mảnh đất Kon Tum giữ chức vụ Giám

đốc Phân hiệu. Tuy mới tiếp nhận cơ cở còn rất nhiều

khó khăn, nhưng TS. Đoàn Gia Dũng đã có những

đóng góp không hề nhỏ trong việc phát triển đội ngũ và

cơ sở vật chất cho nhà trường. Đến năm 2009, Phân

hiệu đã được ĐH Đà Nẵng bổ sung thêm một Phó giám

đốc, TS. Nguyễn Phi Hùng. Với động thái này Phân

hiệu đã được củng cố thêm bộ máy quản lý nhằm phân

chia các mảng công việc, giúp cho việc điều hành và

hoạt động của Phân hiệu ngày càng đi vào nề nếp và

chất lượng. Sau nhiệm kỳ 5 năm, đến năm 2012, TS.

Đoàn Gia Dũng được rút về giữ chức vụ Phó Hiệu

trưởng trường ĐH Kinh Tế - ĐH Đà Nẵng, cùng lúc đó

TS. Đặng Văn Mỹ đã được bổ nhiệm Phó Giám đốc

phụ trách Phân hiệu. Tuy mới đảm nhận chức trách

nhưng với những kiến thức đã lĩnh hội khi học tập,

nghiên cứu tại nước ngoài cùng với tâm huyết muốn

nâng cao chất lượng đào tạo cũng như áp dụng thành

quả nghiên cứu khoa học tại Tây Nguyên, TS. Đặng

Văn Mỹ đã có những định hướng và sáng kiến giúp

Phân hiệu chuyển mình sang một giai đoạn mới, giai

đoạn mà mỗi cá nhân luôn luôn vận động và đem lại

V

Page 5: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CH ÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

4

nhiều đóng góp hơn cho sự phát triển chung của nhà

trường.

Là một đơn vị giáo dục công lập nên tổ chức và

hoạt động của Phân hiệu được thực hiện theo đúng các

quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ Trường đại

học. Hệ thống quản lý của nhà trường làm việc theo

chế độ thủ trưởng và theo nguyên tắc tập trung dân

chủ, có phân cấp quản lý.

Trong hai năm đầu tiên sau khi thành lập, do lực

lượng còn khá mỏng nên nhà trường chỉ ra quyết định

thành lập Phòng Đào tạo & Công tác học sinh sinh

viên, Phòng Hành chính tổng hợp và tổ Tài vụ để quản

lý các lớp học. Việc giảng dạy các lớp lúc bây giờ hoàn

toàn do các giảng viên thuộc các trường thành viên ĐH

Đà Nẵng đảm nhận.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2012, để đáp ứng nhu cầu

phát triển ngành nghề đào tạo và tiến tới môi trường

đào tạo chuyên nghiệp, hiện đại, Phân hiệu đã tích cực

tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đến năm 2012,

Phân hiệu có 62 cán bộ trong đó có 41 giảng viên. Nhà

trường đã chủ động chia tách và thành lập thêm các bộ

phận mới như Phòng Công tác HS-SV; Tổ giảng viên

Kinh tế, Tổ giảng viên Cơ bản, Tổ thư viện, Tổ truyền

thông, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

Từ năm 2013 đến nay, với mục đích hướng đến là

một đại học nghiên cứu theo định hướng của ĐH Đà

Nẵng, lấy chất lượng đào tạo làm tiêu chí hoạt động,

cùng với sự cần thiết phải thiết lập các mối quan hệ

hợp tác quốc tế và các doanh nghiệp tại địa phương nói

riêng và cả nước nói chung, Phân hiệu đã thành lập

Phòng Khoa học – Sau đại học & Hợp tác quốc tế; Tổ

Tuyển sinh & Quan hệ doanh nghiệp; Tổ Đảm bảo chất

lượng giáo dục & Khảo thí. Bên cạnh đó, nhà trường

cũng đã kiện toàn 3 tổ giảng viên: Tổ Kinh tế & Quản

trị kinh doanh, Tổ Kế toán - Kiểm toán, Tổ Công nghệ

- Kỹ thuật để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới

và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập các

khoa chuyên ngành theo Quy chế Đại học vùng.

Để tăng cường tính chuyên nghiệp trong mọi mặt

công tác của nhà trường, ngoài việc thực hiện theo

những quy định, quy chế của ĐH Đà Nẵng, nhà trường

đã soạn thảo và ban hành nhiều văn bản liên quan công

tác quản lý, giảng dạy như quy chế làm việc, quy định

về công tác quản lý đào tạo và quản lý sinh viên, quy

định về đào tạo hệ thống tín chỉ tại Phân hiệu, quy định

về xây dựng ngân hàng đề thi, ra đề thi, tổ chức thi trắc

nghiệm trên máy vi tính, quy định quản lý, sử dụng cơ

sở vật chất, mua sắm tài sản, quy định về công tác quan

hệ quốc tế, quy định về cơ chế tự đảm bảo chất lượng,

quy định về công tác văn thư, lưu trữ, quy định về

trang phục học đường tại Phân hiệu, quy định về sử

dụng thư viện, phòng máy và ký túc xá… Các quy định

trên đã góp phần không nhỏ trong việc quản lý, điều

hành các mảng hoạt động của nhà trường theo đúng

các quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Giáo dục &

Đào tạo và ĐH Đà Nẵng, đồng thời tăng cường tính

nhất quán, đồng tình, nhất trí triển khai thực hiện

nhiệm vụ trong toàn thể cán bộ, giảng viên cũng như

tới toàn thể sinh viên, học viên trong nhà trường.

Từ khi mới thành lập, nhà trường đã sử dụng Hệ

thống phần mềm quản lý đào tạo, quản lý tài chính làm

công cụ chính trong việc quản lý, điều hành hoạt động.

Đến nay, Phân hiệu đã phát triển thêm các phần mềm

quản lý khác như phần mềm quản lý văn bản, quản lý

công việc, quản lý sinh viên, quản lý thư viện, quản lý

ký túc xá và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ để

thuận tiện cho nhân viên cũng như sinh viên trong quá

trình tra cứu và đăng ký trực tuyến. Qua đó, các luồng

thông tin quản trị được phân tích, tổng hợp cập nhật và

kịp thời, từ đó tăng cường đáng kể hiệu lực quản lý

cũng như tăng cường năng suất hiệu quả công việc,

giảm chi phí tài chính,… và tạo dựng một môi trường

làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, trở thành một hình

ảnh mới về một trường đại học tại khu vực Tây

Nguyên đi đầu trong cải cách hành chính, ứng dụng

công nghệ cao.

Trong thời gian đến, về hoạt động đào tạo, nhà

trường đã định hướng sẽ sớm triển khai Hệ thống đào

tạo trực tuyến (e-learning) miễn phí áp dụng đối với

Page 6: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

5

các môn học chuyên ngành, có hàm lượng CNTT cao

như môn học Thương mại điện tử, Tin học ứng dụng,

Kế toán, Tài chính Ngân hàng .... Hệ thống đào tạo

trực tuyến cho phép cung cấp bài giảng của các môn

học, cho phép sinh viên tự lên kế hoạch học tập và trả

bài, được chủ động về thời gian và không gian thông

qua sử dụng hệ thống mạng Internet.

3. Công tác phát triển đội ngũ

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ được nhà

trường đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, đội

ngũ cán bộ của trường đã tăng lên rõ rệt để đáp ứng

yêu cầu phát triển, cụ thể:

Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp

Biểu đồ trên cho thấy số lượng cán bộ, giảng viên

của nhà trường không ngừng tăng lên. Trong 7 năm

qua, nhà trường đã tuyển dụng được trên 80 cán bộ,

giảng viên và nhân viên. Với định hướng phát triển đội

ngũ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhà trường vẫn

đang tiếp tục tuyển thêm giảng viên các chuyên ngành

có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc sinh viên tốt nghiệp loại

giỏi và xuất sắc thuộc các trường đại học hàng đầu

trong cả nước, mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100 cán

bộ giảng viên. Toàn thể đội ngũ giảng viên của nhà

trường có kiến thức chuyên môn vững vàn, có khả

năng sử dụng thành thạo máy vi tính để tra cứu, tìm

hiểu thông tin trên mạng Internet, ứng dụng công nghệ

thông tin để soạn thảo bài giảng, xử lý số liệu minh

chứng cho bài giảng, công tác quản lý.

Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho

cán bộ giảng viên cũng được nhà trường rất quan tâm.

Nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian và cơ hội

cho tất cả cán bộ và giảng viên hoàn thành nhiệm vụ,

không ngừng đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chuyên

môn và ngoại ngữ. Hàng năm, nhà trường cử hàng

chục lượt cán bộ giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong

nước và nước ngoài như Pháp, Úc, Nhật, Đài Loan…

theo các kênh học bổng khác nhau của nhà nước và các

tổ chức quốc tế.

Chính nhờ những chính sách đúng đắn trong công

tác đào tạo, phát triển đội ngũ, hiện nay trình độ đội

ngũ cán bộ của nhà trường đã được nâng cao đáng kể.

Nhiều cá nhân đạt thành tích xuất sắc được Bộ trưởng

Bộ Giáo dục & đào tạo, Giám đốc ĐH Đà Nẵng khen

tặng.

4. Công tác đào tạo

Công tác đào tạo của nhà trường đã có bước phát

triển theo thời gian về quy mô hệ đào tạo và ngành

nghề để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của khu

vực Tây Nguyên. Quy mô đào tạo của Phân hiệu liên

tục tăng qua các năm.

Vào tháng 4 năm 2007, Ban tuyển sinh Đại học Đà

Nẵng đã tiến hành tuyển sinh khóa đầu tiên cho Phân

hiệu. Tuy là năm đầu tiên tuyển sinh tại mảnh đất Tây

Nguyên nhưng với sự đa dạng về ngành học, số lượng

thí sinh đăng ký dự tuyển so với chỉ tiêu đề ra là khá

đông. Tháng 9 năm 2007, Phân hiệu đã tổ chức Lễ

Khai giảng khóa đầu tiên với hơn 400 sinh viên hệ

chính quy và gần 400 sinh viên hệ VLVH với 6 ngành

học. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc lịch sử

trong quá trình hình thành và phát triển của Phân hiệu.

Cùng với uy tín của Đại học Đà Nẵng, Ủy ban nhân

dân tỉnh Kon Tum đã gửi 100 sinh viên là những cán

bộ nguồn trẻ người dân tộc thiểu số từ các huyện, xã

thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh về học tập và nghiên

cứu chuyên ngành Kinh tế phát triển theo hệ cử tuyển.

Hiện tại, có nhiều em đã và đang đảm nhận các chức

vụ trọng yếu trong tổ chức bộ máy cấp xã.

Năm học 2008 – 2009, Phân hiệu đã mở thêm một

số ngành đào tạo mới như: Công nghệ thông tin, Kinh

tế xây dựng và quản lý dự án, Quản trị kinh doanh du

lịch và dịch vụ. Số lượng sinh viên các hệ của Phân

hiệu lên đến 1200 sinh viên. Cũng vào thời gian này,

Phân hiệu mở thêm một số ngành đào tạo đáp ứng nhu

cầu nhân lực của tỉnh Kon Tum như ngành Luật (Đại

học và Trung cấp hệ VLVH), Nông học (Đại học hệ

VLVH, liên kết với ĐH Nông lâm - Huế), Anh văn

bằng 2 (Đại học hệ VLVH – liên kết với ĐH Ngoại

ngữ Đà Nẵng).

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự cần thiết

phải đa dạng hóa ngành nghề nhằm thỏa mãn nhu cầu

đa dạng của người học, cùng với những biến đổi của

thực tiễn, bên cạnh việc liên tục rà soát, điều chỉnh và

hoàn thiện các chương trình đào tạo đã có để đáp ứng

yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn

xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế

quốc tế, Phân hiệu còn chủ động triển khai các cuộc

0

20

40

60

80

100

321 23 33 41 45 58

11

18 2022

21 2524

Số

lượ

ng n

hân

viên

Năm học

Số lượng cán bộ, giảng viên của trường từ năm 2007 - 2014

Giảng viên Cán bộ hành chính

Page 7: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CH ÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

6

điều tra về nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp và

định hướng nghề nghiệp của các học sinh lớp 11 và 12

tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các

tỉnh lân cận. Sau khi lập báo cáo thống kê, nhà trường

đã xây dựng đề án mở ngành để có thể tuyển sinh các

chương trình đào tạo mới. Từ năm học 2009-2010 đến

nay, quy mô về hệ đào tạo và ngành học tại Phân hiệu

luôn có sự thay đổi và luân phiên giữa các năm. Hiện

tại nhà trường đã có các hệ đào tạo như: đại học, cao

đẳng (chính quy), đại học (liên thông chính quy và

VLVH), đại học văn bằng 2 (VLVH), sau đại học

(chính quy). Về ngành đào tạo thì cho đến nay nhà

trường đã mở được 15 ngành: Quản trị kinh doanh,

Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ, Kinh doanh

thương mại, Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng,

Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật

xây dựng công trình giao thông, Công nghệ kỹ thuật

xây dựng công trình (CĐ), Công nghệ sinh học (CĐ),

Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Sư phạm toán, Sư

phạm tiểu học. Trong mùa tuyển sinh năm học 2014-

2015, nhà trường đã mở thêm 3 ngành mới: Luật kinh

doanh; Kinh doanh nông nghiệp; Kỹ thuật điện – điện

tử.

Nguồn: Phòng Đào tạo

Không chỉ gói gọn trong địa bàn thành phố Kon

Tum, từ năm 2011, Phân hiệu đã mở rộng nguồn tuyển

sinh các hệ không chính quy và mở các lớp đào tạo liên

kết để đào tạo cho học viên các huyện Ngọc Hồi, Đăk

Hà, Đăk Glei (Kon Tum), thành phố Pleiku và Chư Sê

(Gia Lai).

Quy mô đào tạo bậc sau đại học của ĐH Đà Nẵng

mở tại Phân hiệu cũng tăng dần qua các năm. Năm

2009, tổng quy mô đào tạo sau đại học là gần 100 học

viên với hai ngành học là Kinh tế phát triển và Quản trị

kinh doanh thì đến nay đã tăng lên gần 10 ngành: Quản

trị kinh doanh, Kinh tế phát triển, Tài chính ngân hàng,

Kế toán, Khoa học máy tính, Kỹ thuật xây dựng, Ngôn

ngữ Anh, Quản lý giáo dục, Toán sơ cấp, Kỹ thuật

công trình thủy. Tính đến nay, đã có hơn 100 học viên

cao học tốt nghiệp.

Tuy chỉ mới thành lập cách đây không lâu, nhưng

nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu

trong việc thực hiện đổi mới trong đào tạo ngoại ngữ.

Theo từng giai đoạn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy

định, Nhà trường cũng đã xây dựng được chuẩn đào

tạo tiếng Anh TOEIC cho các chuyên ngành không

chuyên tiếng Anh và xây dựng ngân hàng đề thi trắc

nghiệm tiếng Anh trên máy vi tính cho các khóa đào

tạo K309 và K410, điều này đã tạo một lợi thế cạnh

tranh cho sinh viên ra trường trong quá trình tuyển

dụng và thực tế làm việc. Đến nay với sự thay đổi quy

định chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học theo quy

định của ĐH Đà Nẵng, nhà trường đã và đang triển

khai áp dụng chuẩn đầu ra theo chuẩn quốc tế như Anh

văn B1 và Tin học B cho sinh viên. Ngoài ra, hiện nay,

nhà trường cũng đã xây dựng và công bố công khai các

chuẩn đào tạo đầu ra của các ngành đào tạo ra cộng

đồng và xã hội.

Về phương pháp giảng dạy, các giảng viên trong

toàn trường đã không ngừng nâng cao chất lượng bài

417

314

212239

253

165

391

0 0 0 0

132 12698

0 0 0

63

0 0 00 0 0 0

68

25

75

396

100

261

207

171

106

261

0 0

98

132146

100 97

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số lượng sinh viên thuộc các bậc học qua các năm

Đại học CQ Cao đẳng CQ Trung cấp Liên thông Đại học VLVH Sau đại học

Page 8: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

7

giảng thông qua việc áp dụng đa dạng các hình thức và

phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình lên

lớp, tăng lượng thông tin truyền đạt tới sinh viên. Các

phương pháp giảng dạy, học tập thụ động, một chiều

được thay thế tích cực bởi các phương pháp giảng dạy,

học tập chủ động thông qua việc lấy sinh viên làm

trọng tâm, tăng cường trao đổi hai chiều (đặt câu hỏi-

trả lời câu hỏi) linh hoạt giữa giảng viên - sinh viên;

học nhóm, thảo luận nhóm và giải bài tập tình huống

thực tế cũng được các giảng viên thường xuyên lồng

ghép vào trong các buổi học nhằm giúp sinh viên

nhanh hiểu bài và áp dụng được vào thực tế.

Từ năm 2012, nhà trường đã tiến hành chuẩn bị tiền

đề cho việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên

chế sang đào tạo tín chỉ. Năm 2013, Nhà trường đã

hoàn thiện các chương trình đào tạo phù hợp với

phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ bảo đảm tính

mềm dẻo, linh hoạt và liên thông của phương thức đào

tạo này. Năm học 2013-2014, Khóa 713 hệ Đại học

chính quy của trường đã được giảng dạy và học tập

theo tiến độ của phương thức đào tạo theo học chế tín

chỉ. Các mô hình và chương trình đào tạo mới này đã

góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội, nâng cao

khả năng cạnh tranh, phát triển quy mô đào tạo và nâng

cao địa vị, danh tiếng, uy tín xã hội của nhà trường.

Về công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng cũng

được nhà trường rất coi trọng. Từ năm 2013, nhà

trường đã tiến hành tự đánh giá chất lượng đào tạo theo

quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Tổ

Đảm bảo chất lượng giáo dục & Khảo thí do nhà

trường thành lập là đơn vị chức năng triển khai các

công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường. Đây là cơ

sở để đưa hoạt động của trường đi vào nề nếp theo

thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho việc xây

dựng hệ thống chất lượng ISO tại Phân hiệu. Mục tiêu

của nhà trường sẽ triển khai cải tiến liên tục và nâng

cao chuẩn chất lượng của trường; xây dựng hệ thống

thông tin phản hồi về hoạt động cung cấp dịch vụ giáo

dục đào tạo tại Phân hiệu thông qua việc nhận thư góp

ý và ý kiến phản hồi của người sử dụng dịch vụ đào tạo

tại trường và tình hình việc làm của cựu sinh viên. Hệ

thống này hiện đang là cầu nối tin cậy giữa nhà trường

với xã hội. Theo điều tra của Tổ Đảm bảo chất lượng

giáo dục & Khảo thí, 70% sinh viên chính quy sau 6

tháng tốt nghiệp đều có việc làm. Các sinh viên đạt loại

khá giỏi hiện nay có vị trí việc làm tốt tại các cơ quan,

doanh nghiệp trong cả nước.

5. Công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động quan

trọng được nhà trường ngày càng quan tâm đầu tư phát

triển. Đây là cầu nối gắn kết giữa đào tạo và chuyển

giao kết quả nghiên cứu với địa phương và doanh

nghiệp. Nghiên cứu khoa học được xem là nhiệm vụ

trọng tâm của giảng viên Phân hiệu. Ngoài việc đảm

nhận giảng dạy các môn học theo phân công chuyên

môn của Nhà trường, mỗi giảng viên phải hoàn thành

khối lượng nghiên cứu khoa học theo quy định.

Để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, Phân

hiệu đã hình thành các nhóm nghiên cứu giảng dạy

theo các chuyên ngành, định hướng và đề xuất các

chương trình, đề tài nghiên cứu cấp Phân hiệu, cấp Đại

học Đà Nẵng và cấp địa phương. Đến nay, Phân hiệu

đã có 100% giảng viên tham gia vào các hoạt động

NCKH như biên soạn giáo trình và tập bài giảng phục

vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

Số lượng đề tài khoa học tăng nhanh trong những

năm qua. Số đề tài nghiên cứu khoa học của nhà

trường thực hiện từ khi thành lập đến nay là 54; số

lượng đề tài cấp bộ là 1; cấp cơ sở do ĐH Đà Nẵng

quản lý là 14, cấp cơ sở do Phân hiệu quản lý là 38,

cấp tỉnh do Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum

quản lý là 1 và 36 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh

viên. Các đề tài thực hiện đều được nghiệm thu với kết

quả tốt.

Song song với hoạt động nghiên cứu, hàng năm

Phân hiệu còn tổ chức hội thảo khoa học, xuất bản kỷ

yếu hội nghị, hội thảo. Cán bộ, giảng viên ngoài công

tác giảng dạy còn tham gia viết nhiều bài báo khoa học

đăng tại các hội thảo khoa học và tạp chí có uy tín

trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường

hướng vào việc đổi mới nội dung chương trình,

phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên

cứu ứng dụng khoa học & công nghệ phục vụ cho sản

xuất và đời sống. Trong lĩnh vực kinh tế, các nghiên

cứu bao quát các vấn đề về phát triển kinh tế, mô hình

phát triển kinh tế, các nhân tố thúc đẩy tăng trường

kinh tế trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Trong lĩnh

vực kinh doanh và Marketing, các nghiên cứu tập trung

phát triển thị trường, thương mại hóa các sản phẩm

nông sản, phát triển thương hiệu, tăng cường năng lực

Page 9: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CH ÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

8

quản lý và điều hành các doanh nghiệp, mô hình kinh

doanh, hành vi khách hàng và thương mại điện tử.

Trong lĩnh vực kỹ thuật, một số hướng nghiên cứu chủ

yếu nhằm cải thiện chất lượng các công trình xây dựng,

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong xây dựng cầu

đường, địa chất công trình... Trong lĩnh vực công nghệ

sinh học, các định hướng nghiên cứu chủ yếu về cây

trồng vật nuôi, cách thức ươm giống và nhân giống,

ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông

nghiệp.

6. Công tác hợp tác quốc tế

Sau hơn 7 năm thành lập, Phân hiệu Đại học Đà

Nẵng tại Kon tum đã từng bước tạo dựng và mở rộng

ảnh hưởng về chất lượng đào tạo trên mảnh đất Tây

Nguyên. Để làm được điều đó, Phân hiệu luôn nhìn

nhận hoạt động hợp tác quốc tế là một hoạt động quan

trọng trong chiến lược phát triển của mình góp phần

vào sự phồn thịnh của cộng đồng địa phương ở Tây

Nguyên. Thừa hưởng các mối quan hệ sẵn có của Đại

học Đà Nẵng, một đại học vùng uy tín ở Việt Nam,

Phân hiệu đã nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ

với với các tổ chức và các trường đại học của các nước

phát triển trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào

tạo và tăng cường giao lưu quốc tế giữa cán bộ giảng

viên, sinh viên Phân hiệu.

Ngay từ khi mới thành lập, Phân hiệu đã nhận được

sự quan tâm của nhiều tổ chức phi chính phủ như Tổ

chức Đông Tây Hội Ngộ (East meets West foundation)

đã đến thăm và tìm hiểu về trường; Đoàn cán bộ

chương trình Học bổng IFP của CEEVN thăm và giới

thiệu học bổng cao học tại Mỹ cho cán bộ, giảng viên

của Phân hiệu.

Trong năm học 2009- 2010, Phân hiệu đã đón ông

Graham, Lãnh đạo Học bổng phát triển của Chính phủ

Australia (ADS) đến thăm và tổ chức hội thảo giới

thiệu các suất học bổng đến cán bộ giảng viên và sinh

viên. Cũng thông qua chương trình này, đến nay đã có

5 giảng viên đạt được những suất học bổng học tập

thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia.

Năm học 2010 - 2011, lãnh đạo phân hiệu đã tiếp

và làm việc với Giáo sư Lê Thanh Nhân của Trường

Đại học Nice - Sophia Antipolis (Cộng hòa Pháp).

Thông qua chuyến đi này, Giáo sư cũng đã giới thiệu 2

giảng viên và 1 sinh viên vừa tốt nghiệp sang Pháp học

chương trình thạc sĩ.

Phân hiệu cũng đã ký kết hợp tác đào tạo với

Trường Đại học công lập Khoa học – Kỹ thuật Bình

Đông, Đài Loan (National Pingtung University of

Science and Technology) và Đại học Minh Tân, Đài

Loan (Minghsin University of Science and

Technology). Vào tháng 3/2011, TS. Đoàn Gia Dũng –

nguyên Giám đốc Phân hiệu cùng đoàn công tác đã có

chuyến thăm và làm việc tại 2 trường đại học này. Hai

bên đã ký cam kết về các hoạt động như hợp tác đào

tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên. Trường Đại học

Bình Đông đã cam kết cấp ba suất học bổng cao học

mỗi năm cho giảng viên Phân hiệu.

Vào ngày 08 tháng 11 năm 2011, tại Phân hiệu đã

diễn ra cuộc họp giữa ban lãnh đạo của Phân hiệu và

Sở Giáo dục tỉnh Attapư, Lào. Phân hiệu tiếp nhận đào

tạo trình độ đại học cho 10 sinh viên của tỉnh Attapư

trong thời gian 4 năm (khóa học 2011 – 2015) với 2

chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính Ngân

hàng.

Vào trung tuần tháng 12/2011, GS.TS. Chaiwat

Boontarig – Hiệu trưởng trường Đại học Ubon

Ratchathani Rajabhat University (UBRU), Vương quốc

Thái lan cùng đoàn công tác đã đến thăm và ký kết

biên bản ghi nhớ với Phân hiệu về chương trình hợp

tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao

đổi giảng viên, sinh viên.

Trong năm học 2012-2013, Phân hiệu cũng được

đón tiếp bà Andrée Nguyễn - chủ tịch hiệp hội Essor

Việt Nam thuộc Cộng hòa Pháp cùng phái đoàn sang

thăm Phân hiệu và đề xuất những dự án hợp tác về văn

hóa Tây Nguyên tại Phân hiệu. Cũng trong năm này,

hiệp hội cũng đã cử cô Marine Nguyễn sang giảng dạy

tiếng Anh và môn Marketing cho giảng viên và sinh

viên Phân hiệu.

Đặc biệt trong tháng 3 năm 2014, trong khuôn khổ

chuyến công tác giảng dạy và phối hợp nghiên cứu của

TS. Đặng Văn Mỹ tại Đại học Valenciennes theo lời

mời của Giám đốc và Bộ phận nghiên cứu của Đại học

Valenciennes, TS. Đặng Văn Mỹ đã có nhiều cuộc gặp

và trao đổi định hướng và phát triển quan hệ hợp tác

giữa Phân hiệu Kon Tum với các đối tác bên trong Đại

học Valenciennes. Hai bên thống nhất sẽ triển khai các

chương trình nghiên cứu và chuyển giao kết quả

nghiên cứu các lĩnh vực mà Phân hiệu Kon Tum nói

riêng và Vùng Tây Nguyên Việt Nam nói chung có

nhu cầu. Cũng trong chuyến đi này, TS. Đặng Văn Mỹ

cũng đã có buổi làm việc tại Đại học Lille. Về cơ bản,

phía Đại học Lille cam kết sẽ hỗ trợ và giúp đỡ Phân

Page 10: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

9

hiệu Kon Tum phát triển các chuyên ngành đào tạo mà

Phân hiệu có nhu cầu và là thế mạnh của Đại học Lille.

Đại học Lille sẵn sàng nhận đào tạo các giảng viên của

Phân hiệu từ thạc sĩ đến tiến sĩ thuộc các chuyên ngành

hiện có.

Trong tương lai gần, mối quan hệ quốc tế của Phân

hiệu sẽ được mở rộng với các trường đại học của nhiều

nước trên thế giới. Với đội ngũ giảng viên trẻ là các

thạc sĩ và tiến sĩ được đào tạo ở các nước phát triển,

sinh viên học tập tại Phân hiệu sẽ được thừa hưởng

chất lượng ngang bằng với các trường đại học khác

trong cả nước.

7. Công tác quan hệ doanh nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu mở rộng các mối quan hệ trong

công tác phối hợp, liên kết đào tạo tại cộng đồng địa

phương, ngay từ khi mới thành lập, Phân hiệu đã từng

bước thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp. Năm

2009, Ngân hàng BIDV đã tài trợ cho nhà trường khu

ký túc xá tại cơ sở Phan Đình Phùng với 320 chỗ phục

vụ cho các sinh viên xa nhà; Ngân hàng Lienvietbank

tài trợ khu nhà đa năng 3 tầng cùng nội thất bên trong

hội trường nhà đa năng. Giai đoạn 2007 - 2009, mỗi

năm Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tài trợ 100 triệu

đồng để Phân hiệu cải thiện cơ sở vật chất, triển khai

các hoạt động phong trào của sinh viên.

Ngoài ra hàng năm các ngân hàng Agribank,

Vietcombank, các công ty Mobifone, Viettel, Xổ số

kiến thiết tỉnh Kon Tum, bảo hiểm Bảo Việt, cùng

nhiều đơn vị khác cũng đã trao nhiều suất học bổng

cho sinh viên, tài trợ chi phí in sổ tay, kỷ yếu tốt

nghiệp cùng các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên.

Vào tháng 12/2012, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ

các cá nhân và doanh nghiệp tại địa phương, Phân hiệu

đã tổ chức thành công hội thảo “Hợp tác giữa nhà

trường, doanh nghiệp và địa phương”. Qua hội thảo,

mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp được

thiết lập theo quan điểm đôi bên cùng có lợi thông qua

các nội dung: xây dựng ngân hàng dữ liệu về mạng

lưới doanh nghiệp; ký kết thỏa thuận với doanh nghiệp

về “Phối hợp đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực”;

cung ứng sinh viên tốt nghiệp của trường cho doanh

nghiệp có nhu cầu; phối hợp với doanh nghiệp về việc

huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ; Hợp tác giữa doanh

nghiệp và sinh viên nhằm thực hiện các giải pháp cải

tiến khoa học kỹ thuật từ các yêu cầu của đơn vị; mở

các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho lãnh đạo, nhân viên

của doanh nghiệp trong công tác quản lý và marketing

sản phẩm.

Hoạt động Quan hệ doanh nghiệp đã thực hiện tốt

vai trò là cầu nối giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

Thành tựu trong thời gian qua chính là nền tảng vững

chắc để nhà trường tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ,

mục tiêu mới góp phần vào sự vững mạnh của Phân

hiệu trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.

8. Công tác xây dựng cơ sở vật chất

Trong những ngày đầu mới thành lập, Phân hiệu

phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Cơ sở

vật chất được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum bàn giao

đều đã xuống cấp.

Trong năm học 2009-2010, Phân hiệu rất may mắn

nhận được sự tài trợ của các doanh nghiệp để xây dựng

bổ sung cơ sở vật chất, đó là công trình khu nội trú

sinh viên do BIDV tài trợ và Nhà đa năng do

Lienvietpostbank tài trợ. Lễ khởi công xây dựng 2

công trình này đã được tổ chức rất long trọng với sự

tham dự của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo Ban

chỉ đạo Tây nguyên, lãnh đạo 2 ngân hàng BIDV và

Lienvietpostbank, lãnh đạo tỉnh Kon Tum, lãnh đạo

Đại học Đà Nẵng cũng như các sở, ban ngành đóng

chân trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk về

tham dự. Đây là một trong những sự kiện lớn mà Phân

hiệu rất vinh dự được tổ chức sau chỉ mới 2 năm thành

lập.

Năm học 2013-2014, Phân hiệu đã tiến hành cải tạo

lại cơ sở 2 và đưa vào hoạt động. Trước đây, cơ sở này

Page 11: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CH ÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

10

chỉ phục vụ cho sinh viên nội trú và khu học thể dục

thể thao, thì nay đã có các phòng học, phòng máy và

khu làm việc cho cán bộ nhân viên của Phòng Công tác

học sinh sinh viên và Tổ giảng viên Công nghệ - Kỹ

thuật.

Đến thời điểm hiện tại, khu giảng đường với diện

tích 3.156m2 gồm 4 khu (A, B, C, D), mỗi khu từ 2 đến

4 tầng với trên 24 phòng học, đáp ứng nhu cầu học tập

của trên 1.000 sinh viên/ 1 buổi. Các phòng học đều

được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại hỗ trợ

giảng dạy và học tập. Hai hội trường (diện tích

1.214m2) với sức chứa từ 500 đến 700 người được

trang bị hệ thống ánh sáng, âm thanh, loa, máy chiếu

hiện đại, phục vụ cho việc tổ chức các Lễ kỷ niệm, Hội

nghị và các hoạt động khác.

Ngoài ra, khu thi đấu thể thao với diện tích 950m2

với đầy đủ dụng cụ phục vụ học tập và thi đấu các môn

thể thao bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, sân bóng đá

mini đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu học tập, tập

luyện và thi đấu của CBVC và sinh viên sau những giờ

học và làm việc; Ký túc xá hiện đại, thoáng mát, dịch

vụ khép kín nằm ngay trong khuôn viên Phân hiệu có

khả năng phục vụ chỗ ở cho trên hơn 400 sinh viên; có

3 phòng máy với 200 máy tính, hệ thống máy chủ nối

mạng internet phục vụ cho việc quản lý đào tạo, truy

cập thông tin phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu

khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Nhà

trường còn trang bị cho mỗi tổ Giảng viên hàng chục

máy tính xách tay cùng hệ thống projector đồng bộ

phục vụ công tác giảng dạy theo phương pháp giảng

dạy tiên tiến trên thế giới. Hệ thống wifi (miễn phí)

phủ sóng toàn trường với tốc độ cao đáp ứng tối đa nhu

cầu học tập, trao đổi thông tin của cán bộ giảng viên và

sinh viên trong Trường.

Không chỉ vậy, trường luôn chú trọng đầu tư cho

hoạt động thông tin và thư viện. Từ 2007 đến nay,

ngoài việc thường xuyên được bổ sung các tài liệu in,

Thư viện liên tục được đầu tư các tài liệu điện tử. Hiện

tại, thư viện đã có một vốn tài liệu khá đa dạng, phong

phú phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của

trường với 16.000 quyển sách. Từ đầu năm 2014, Thư

viện chính thức mở cửa phòng đọc phục vụ bạn đọc cả

tuần (kể cả thứ 7, CN và các buổi tối trong tuần) cho

phép sinh viên tự chọn sách và góc học tập và nghiên

cứu với không gian hiện đại thoáng mát. Ngoài ra thư

viện đã ứng dụng CNTT trong các hoạt động tác

nghiệp của thư viện và phục vụ tra cứu thông tin cho

bạn đọc. Việc xử lý tài liệu được áp dụng theo đúng

chuẩn nghiệp vụ quốc tế. Việc quản lý bạn đọc và quản

lý lưu thông tài liệu được thực hiện bằng phần mềm

Thư viện điện tử và hệ thống mã vạch. Do đổi mới

phương thức hoạt động nên hiệu quả công tác phục vụ

thông tin - tư liệu tăng lên rõ rệt. Nếu như trước đây

trung bình một ngày thư viện phục vụ được 50-70 lượt

bạn đọc thì hiện nay trung bình một ngày thư viện phục

vụ từ 150 - 200 lượt bạn đọc.

Có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, toàn thể lãnh

đạo và các cán bộ, giảng viên Phân hiệu đã và đang cố

gắng không ngừng để xây dựng trường trở thành một

cơ sở đào tạo đại học và sau đại học khang trang về cơ

sở vật chất, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng

viên cơ hữu tăng cả lượng và chất đáp ứng nhu cầu đào

tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

cho khu vực Tây Nguyên.

Page 12: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CHÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

11

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TẠI KON TUM THỰC HIỆN CHỦ

TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH MỚI

VỀ TUYỂN SINH NĂM 2014

NGUYỄN ĐÌNH VIỄN

hân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum là

“vệ tinh” của Đại học Đà Nẵng tại khu vực

Tây Nguyên đào tạo đa cấp, đa ngành, đa

lĩnh vực. Trong những năm qua, công tác

tuyển sinh của Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum theo kỳ

thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt được nhiều

kết quả tích cực. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về giao quyền tự chủ cho các trường

trong công tác tuyển sinh, năm 2014 được sự thống

nhất của Đại học Đà Nẵng, Phân hiệu Đại học Đà

Nẵng tại Kon Tum vừa tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi

chung, vừa tổ chức tuyển sinh riêng nhằm chuyển dần

từ phương thức tuyển sinh chung sang phương thức

tuyển sinh riêng, đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành

nghề đào tạo, thực tiễn địa phương, thực hiện mục tiêu

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng

nhu cầu nhân lực của các tỉnh miền Trung và Tây

Nguyên.

Năm 2014, phần lớn các ngành đào tạo của Phân

hiệu vẫn sử dụng kỳ thi 3 chung của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Bên cạnh đó, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế

như Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ

hành, Kế toán, Kiểm toán, Kinh doanh thương mại vừa

tuyển sinh từ nguồn thi 3 chung của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, đồng thời có phương án tuyển sinh riêng với

tổng chỉ tiêu là một nửa chỉ tiêu của các ngành này

(mỗi ngành xét tuyển 25 sinh viên).

Những ngành xét tuyển đều dựa trên kết quả học

tập trong thời gian học trung học phổ thông và điểm tốt

nghiệp trung học phổ thông của các thí sinh. Cụ thể là

điểm trung bình tốt nghiệp trung học phổ thông đạt từ

6 điểm trở lên; tổng điểm các môn Toán, Lý, Hóa

(hoặc Tiếng Anh) năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm

lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Với cách tuyển sinh như

thế này sẽ đưa tính mềm dẻo của tuyển sinh lên cao

hơn. Bên cạnh đó, sinh viên trúng tuyển đảm bảo đủ

các điều kiện về kiến thức văn hóa thông qua mức sàn

tối thiểu về kết quả học tập ở phổ thông tương đối cao.

Đồng thời, Phân hiệu cũng lựa chọn được các sinh viên

có năng lực phù hợp với ngành đào tạo, cũng như phù

hợp với chương trình giáo dục hiện hành.

Trong các năm tiếp theo, Phân hiệu Đại học Đà

nẵng tại Kon Tum tiếp tục tăng cường quy mô và đa

dạng hình thức tuyển sinh riêng để đến năm 2017 Phân

hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có thể tự chủ hoàn

toàn trong công tác tuyển sinh.

Bên cạnh việc tuyển sinh từ kỳ thi 3 chung của Bộ

Giáo dục và Đào tạo, phương án tuyển sinh riêng bằng

hình thức xét tuyển, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại

Kon Tum còn tổ chức tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và

xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao

đẳng hệ chính quy hiện hành và hướng dẫn tại công

văn số 1815/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08 tháng 4

năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, Phân

hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ triển khai việc

tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng đối

với các thí sinh thuộc đối tượng đã được quy định.

Đối tượng xét tuyển thẳng vào Phân hiệu Đại học

Đà Nẵng tại Kon Tum là thí sinh có hộ khẩu thường trú

từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học

phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh phổ thông dân

tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày

nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị

quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008

của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo

nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết

định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng

chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách

trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được

áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo

quy định của nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững

đối với 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít

người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối

với dân tộc rất ít người giai đoạn 2012-2015 theo nghị

quyết số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010

của Thủ tướng Chính phủ; thí sinh 7 huyện tại Quyết

định số 615/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2011 của

Thủ tướng Chính phủ; thí sinh 13 huyện biên giới

thuộc các tỉnh Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên theo

đề nghị của Ban chỉ đạo Tây Nguyên tại Công văn số

540-CV/BCĐTN ngày 13 tháng 3 năm 2013 và ý kiến

của Ủy ban Dân tộc tại Công văn số 452/UBDT-CSDT

P

Page 13: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

CH ÍNH SÁCH VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

12

ngày 3 tháng 6 năm 2013. Những thí sinh này phải học

bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính

thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Phó Giám đốc

Phụ trách Phân hiệu quy định. Nếu số lượng học sinh

tại các huyện đủ để mở lớp bổ sung kiến thức, Phân

hiệu sẽ hợp đồng với nhà trường mở lớp tại địa phương

để thuận lợi cho việc học tập, sinh hoạt. Tùy theo kết

quả thi kiểm tra bổ túc kiến thức cuối năm, trên cơ sở

nguyện vọng của thí sinh, Phân hiệu sẽ xem xét quyết

định ngành học, bậc học phù hợp cho từng thí sinh.

Ngoài ra, thực hiện Công văn số 6977/BGDĐT-

GDĐH ngày 19 tháng 10 năm 2012 về chính sách đặc

thù trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho các

tỉnh/thành phố thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và

Tây Nam Bộ, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ

3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ

thông tại các tỉnh thuộc khu vực này (trừ những thí

sinh đã được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng

chính quy) với kết quả thi thấp hơn tiêu chí đảm bảo

chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định 1,0 điểm

và được học bổ sung kiến thức 01 học kỳ trước khi vào

học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do

Giám đốc Đại học Đà Nẵng quy định.

Có thể nói những chủ trương, chính sách mới trong

tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục & Đào

tạo, việc chia sẻ nguồn lực chung của Đại học Đà Nẵng

cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công tác

quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ

hữu, tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa

học & công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế…

sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của Phân hiệu Đại học Đà

Nẵng tại Kon Tum trong đào tạo, góp phần cung cấp

nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải

Nam Trung bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 772/ĐHĐN ngày 14 tháng 02 năm 2014

của Đại học Đà Nẵng về Đề án tuyển sinh Cao đẳng, Đại học

hệ chính quy giai đoạn 2014-2016;

2. Công văn số 1815/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 08

tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

Hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao

đẳng năm 2014;

3. Công văn số 6977/BGDĐT-GDĐH ngày 19 tháng 10

năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chính sách đặc thù

trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho các tỉnh/thành phố

thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ;

4. Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

được ban hành kèm theo thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT

ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số

24/2012/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2012, Thông tư

số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 3 năm 2013, Thông

tư số 21/2013/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 6 năm 2013,

Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 7 năm

2013, Thông tư số 28/2013/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7

năm 2013 và Thông tư số 06/2014/TT-BGDĐT ngày 11

tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Page 14: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

13

KIỆN TOÀN TỔ

CHỨC BỘ MÁY TẠI

PHÂN HIỆU ĐẠI

HỌC ĐÀ NẴNG TẠI

KON TUM

NGUYỄN NGỌC HÙNG

ói đến vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy tại

bất kỳ một cơ quan, đơn vị hành chính hoặc

doanh nghiệp nào đó là nói đến việc hoàn

thiện đồng thời cả 3 bộ phận quản lý, lãnh

đạo; Chuyên môn nghề nghiệp và hỗ trợ, phục vụ.

Chúng ta không nên xem nhẹ bất kỳ một bộ phận nào

cả. Một tập thể thực sự lớn mạnh cần có sự gắn kết

đồng bộ, sự phối hợp trôi chảy, nhịp nhàng cộng với

tinh thần đoàn kết nhất trí giữa các đơn vị liên quan.

Vấn đề đặt ra tuy đơn giản nhưng không hẳn đơn vị

nào cũng có thể có được một sự hoàn thiện về cơ cấu

tổ chức. Cũng như mọi đơn vị khác, Phân hiệu Đại học

Đà Nẵng tại Kon Tum muốn có được một vị trí ngang

tầm với các trường đàn anh trong ngôi nhà chung của

Đại học Đà Nẵng thì cũng cần phải từng bước hoàn

thiện tổ chức bộ máy trên các lĩnh vực nêu trên.

1. Bộ phận lãnh đạo, quản lý

Đây không chỉ nói riêng Ban Giám đốc mà còn là

những người đứng đầu của mỗi bộ phận. Cũng có thể

gọi chung là các cán bộ chủ chốt. Để có được những ý

tưởng hay, tham mưu cho Giám đốc trong từng lĩnh

vực thì lãnh đạo của mỗi bộ phận phải am hiểu tường

tận công việc thuộc phạm vi mình phụ trách. Việc am

hiểu chuyên sâu một lĩnh vực luôn được đề cao hơn là

biết nhiều nhưng không sâu sắc.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có phẩm chất đạo đức,

năng lực chuyên môn và quản lý tốt là yếu tố then chốt

và có tính quyết định cho sự thành công và phát triển

của Phân hiệu. Do vậy, trong những năm qua, thực

hiện chủ trương chung của Đại học Đà Nẵng, Đảng uỷ,

Ban Giám đốc Phân hiệu rất quan tâm đến việc xây

dựng quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm và sử dụng hợp

lý đội ngũ cán bộ quản lý. Việc thực hiện quy hoạch

các chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo

quy định chung của ĐHĐN. Mục tiêu của công tác quy

hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là:

- Tạo sự chủ động, tiếp tục chuẩn bị đội ngũ cán bộ

lãnh đạo, quản lý các cấp, bảo đảm tính kế thừa, phát

triển và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ cho

những năm tiếp theo.

- Chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ làm cơ sở để đào

tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các

chức danh lãnh đạo, quản lý vững vàng về chính trị,

trong sáng về đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ,

có trình độ về năng lực, nhất là năng lực về trí tuệ và

thực tiễn tốt, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và

lâu dài của từng đơn vị, phù hợp với xu hướng cải cách

và đổi mới toàn diện giáo dục đại học hiện nay.

Quan điểm nhất quán về công tác quy hoạch cán bộ

lãnh đạo, quản lý của Đại học Đà Nẵng nói chung và

của Phân hiệu nói riêng là:

- Xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý phải xuất phát từ yêu cầu của việc phục vụ

nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phải thông qua hoạt

động thực tiễn để tiếp tục khẳng định những nhân tố

tích cực trong quy hoạch hiện tại còn đủ điều kiện phát

triển, đồng thời đưa vào quy hoạch những nhân tố tích

cực mới.

- Chủ động, sớm phát hiện và đưa vào quy hoạch

những cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ để có kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn, tăng tỷ lệ cán bộ

lãnh đạo, quản lý trẻ.

- Cán bộ trong quy hoạch là những người có triển

vọng đảm nhận chức danh quy hoạch. Do vậy, ở thời

điểm quy hoạch cán bộ trong quy hoạch là những

người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh quy hoạch,

nhưng cần được tiếp tục hoàn thiện, rèn luyện, thử

thách trong thực tiễn hoặc đào tạo, bồi dưỡng của chức

danh quy hoạch.

Hiện nay, Phân hiệu đã có 10 bộ phận trực thuộc

bao gồm Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Đào

tạo, Phòng Công tác HSSV, Phòng KH, SĐH và

HTQT, Tổ Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Tổ Tài

vụ, Thư viện, Các Tổ giảng viên (gồm Tổ Kinh tế &

Quản trị kinh doanh, Tổ Kế toán - Kiểm toán và Tổ

Công nghệ & Kỹ thuật). Đứng đầu các bộ phận hầu

hết đã có học vị từ thạc sĩ trở lên, một số lãnh đạo

phòng, tổ đang tiếp tục đi nghiên cứu sinh như phòng

Hành chính - Tổng hợp, Tổ Công nghệ - Kỹ thuật.

Ngoài ra ở các bộ phận khác cũng đang có các nhân tố

N

Page 15: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

14

tích cực đang cố gắng tiếp cận các suất học bổng NCS

tại các nước tiên tiến.

Có thể nói đội ngũ lãnh đạo, quản lý của Phân hiệu

tuy còn non trẻ nhưng cũng đáp ứng được hầu hết các

chức năng, nhiệm vụ của một trường thành viên của

Đại học Đà Nẵng. Trong tương lai, Phân hiệu sẽ hoàn

thiện dần bộ máy tổ chức bằng việc nâng cao năng lực

quản lý của các bộ phận, phát triển các tổ bộ môn

thành các khoa, phòng và trung tâm theo một lộ trình

được vạch ra trong định hướng phát triển Phân hiệu

được Đại học Đà Nẵng phê duyệt.

2. Lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp

Đối với một cơ sở giáo dục đào tạo như Phân hiệu

thì nói đến nghề nghiệp chuyên môn là nói đến đội ngũ

giảng viên cơ hữu, với nhiệm vụ chính là giảng dạy và

nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Số liệu

thống kê cho thấy đội ngũ giảng viên tại Phân hiệu có

tuổi đời và tuổi nghề trẻ nhất trong các trường thành

viên của Đại học Đà Nẵng với đa số thuộc thế hệ 8X-

thế hệ có rất nhiều nhân tố mới với nhiều đột phá đóng

góp cho nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước

trong những năm gần đây. Tuy nhiên tuổi đời trẻ cũng

là một thách thức của Phân hiệu ở chỗ thiếu lực lượng

đi trước, giàu kinh nghiệm và chuyên môn để lớp trẻ

có điều kiện kế thừa và học hỏi. Sau 7 năm thành lập,

Phân hiệu đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ

giảng viên có trình độ, nhiệt huyết, năng động và có

tinh thần cầu tiến, với số giảng viên lên đến 58, trong

đó 20 thạc sĩ, 2 tiến sĩ. Phân hiệu chủ trương xây dựng

đội ngũ giảng viên có trách nhiệm, đạo đức nghề

nghiệp, có tâm huyết và gắn bó lâu dài với Phân hiệu.

Tính đến nay đã có 12 giảng viên hoàn thành chương

trình đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài, 15 giảng viên đang

học sau đại học và chuẩn bị tốt nghiệp vào cuối năm

2014. Từ khi thành lập Phân hiệu trên mảnh đất Tây

Nguyên này, tỉnh Kon Tum đã chứng kiến một sự bức

phá ngoạn mục về số lượng cán bộ đi học sau đại học

và nghiên cứu sinh ở nước ngoài, đặc biệt là tại các

nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản,

Auxtralia, Cộng hoà Pháp, Đài Loan và hiện còn rất

nhiều cơ hội hấp dẫn khác nữa đang chờ đón họ ở phía

trước. Thành công này cũng làm cho vị thế của Phân

hiệu trong ngôi nhà chung của Đại học Đà Nẵng cũng

như trong tỉnh Kon Tum ngày càng được củng cố và

được nhiều người biết đến. Bên cạnh sự nỗ lực tìm

kiếm học bổng của bản thân các giảng viên trẻ, Phân

hiệu cũng có những hỗ trợ tích cực trong việc tạo ra

nhiều quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo đội ngũ như

thiết lập quan hệ với trường Đại học Tổng hợp

Valenciennes (Pháp), trường Đại học Nice – Sophia

Antipolis (Pháp), Đại học Pingtung, Đại học

Minghsing (Đài Loan), Đại học Upon (Thái Lan)…

Với mối quan hệ quốc tế tốt đẹp này, Phân hiệu hy

vọng sẽ nhanh chóng xây dựng đội ngũ giảng viên đủ

sức đảm đương nhiệm vụ chính và sớm phát triển

thành một trường đại học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Hiện nay tuy Phân hiệu chưa đủ điều kiện thành lập

các khoa theo chuyên ngành đào tạo nhưng cũng đã

xây dựng được các tổ giảng viên bao gồm Tổ Kinh tế

& Quản trị kinh doanh, Tổ Kế toán - Kiểm toán và Tổ

Công nghệ & Kỹ thuật. Đây là tiền đề cho việc hình

thành khoa trong một tương lai rất gần. Một cơ cấu tổ

chức với đầy đủ các khoa, phòng ban cũng có thể được

xem là bộ mặt của trường đại học. Để kiện toàn bộ

phận chuyên môn này, Phân hiệu mạnh dạn bổ nhiệm

những giảng viên trẻ có triển vọng, có trình độ chuyên

môn cao để làm công tác quản lý các tổ bộ môn nói

trên và cơ bản đã phát huy năng lực của mình, đây là

bước chuẩn bị cho vị trí lãnh đạo của các khoa sau này.

Các cán bộ được bổ nhiệm vào vị trí quản lý các bộ

phận này đều có trình độ Thạc sĩ hoặc đang là nghiên

cứu sinh, có năng lực chuyên môn phù hợp với vị trí

quản lý, có khả năng đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao.

Page 16: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

15

3. Bộ phận hỗ trợ, phục vụ

Công việc của bộ phận hỗ trợ, phục vụ bao gồm

nhiều vấn đề từ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

giảng dạy, thí nghiệm thực hành, giáo dục thể chất, đến

công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, thủ tục hỗ trợ

sinh viên… đây là đội ngũ những người không tham

gia trực tiếp vào quá trình đào tạo nhưng có một vai trò

không hề nhỏ trong suốt cuộc hành trình của sinh viên

từ khi bước chân vào ngôi trường đại học. Sự nhìn

nhận của sinh viên cũng như phụ huynh theo chiều

hướng tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất nhiều vào

thái độ phục vụ và ứng xử của bộ phận này. Vì vậy,

bên cạnh việc đầu tư bồi dưỡng cho bộ phận giảng viên

để đạt trình độ chuyên môn với các trường đại học lớn

trong và ngoài ĐHĐN, Phân hiệu còn có kế hoạch bồi

dưỡng cho đội ngũ chuyên viên phục vụ trên các mặt:

công tác chính trị tư tưởng, nghiệp vụ chuyên môn,

thái độ ứng xử, kỹ năng giao tiếp…

Hiện nay các phòng, tổ, bộ phận trực thuộc Phân

hiệu về cơ bản gần như cơ cấu của một trường đại học,

tuy quy mô của từng bộ phận còn nhỏ nhưng nhìn

chung đã đảm bảo yêu cầu hỗ trợ, phục vụ cho công

tác giảng dạy.

Vấn đề kiện toàn bộ máy tổ chức của Phân hiệu

không chỉ là trách nhiệm của lãnh đạo mà là trách

nhiệm chung của tất cả mọi người. Song song với việc

hoàn thiện về mặt cơ cấu tổ chức, mỗi người dù làm

việc ở vị trí nào cũng cần có trách nhiệm với tập thể,

trước hết phải tự hoàn thiện mình. Để thể hiện trách

nhiệm của cá nhân với tập thể, mỗi người trong chúng

ta cần phấn đấu đạt được những chuẩn mực cần thiết,

cụ thể là:

- Làm việc đúng giờ: Thể hiện sự tôn trọng đồng

nghiệp cũng như đối tác. Ở một số nước nếu để ai đó

phải chờ đợi mình là một trong những điều đáng bị chê

trách, thậm chí là bị lên án.

- Đúng hạn: Thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng kế

hoạch và luôn theo dõi tiến độ hoàn thành công việc,

biết ước lượng thời gian để hoàn thành công việc, qua

đó giữ được chữ tín vì không bị trễ hạn.

- Nghiêm túc, cẩn thận: Trong từng công việc dù

nhỏ nhất cũng đòi hỏi sự cẩn thận, kiểm tra trước và

sau khi hoàn thành nó.

- Chu đáo, ân cần: Chủ động bàn bạc, trao đổi khi

có vấn đề không thể tự giải quyết được, đồng thời sẵn

sàng chia sẻ với đồng nghiệp về các vấn đề được trao

đổi.

- Sắp xếp công việc ngăn nắp, khoa học. Biết sàng

lọc và vứt bỏ những thứ dư thừa, không cần thiết để đỡ

mất thời gian tìm kiếm.

- Liên tục cải tiến: Đây là khâu quan trọng nhất, là

chìa khoá đem lại thành công. Trong thời đại ngày nay

cách nghĩ và làm việc theo lối mòn, trì trệ chính là trở

lực kìm hãm sự phát triển. Vì vậy mỗi người đều phải

liên tục có những sáng tạo để nâng cao hiệu suất công

việc.

Page 17: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

16

1. Tầm quan trọng của đào tạo theo học

chế tín chỉ

Đào tạo theo học chế tín chỉ đã trở thành xu thế tất

yếu trong hội nhập về giáo dục hiện nay. Với việc xem

người học là trung tâm của quá trình đào tạo, đào tạo

theo học chế tín chỉ trở nên ưu việt hơn so với đạo tạo

theo niên chế, cụ thể:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật

chất, đội ngũ giảng viên, tạo sự mềm dẻo trong kế

hoạch học tập của sinh viên.

- Chất lượng và hiệu quả đào tạo cao. Với đào tạo

theo học chế tín chỉ, chương trình đào tạo không chỉ

hướng đến những kiến thức nền, kiến thức chuyên môn

mà còn hướng đến những kỹ năng qua sự sắp xếp các

học phần bắt buộc và bổ sung. Do đó, chương trình đào

tạo không chỉ tập trung vào những yếu tố thuộc về

năng lực phẩm chất, kết quả học tập và rèn luyện của

người học mà còn hướng đến khả năng thích ứng cao

và đáp ứng tốt các yêu cầu nghề nghiệp, các điều kiện

và hoàn cảnh thực tế sau khi ra trường.

- Gia tăng khả năng làm chủ không những về kiến

thức và làm chủ chính mình của sinh viên. Trong quá

trình đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên được quyền

lựa chọn (chủ động) kế hoạch học tập, lựa chọn môn

học phù hợp với khả năng của mình dựa vào những

quy định chung về cơ cấu và khối lượng của từng lĩnh

vực kiến thức. Khi sinh viên có ý muốn chuyển ngành

thì việc chuyển ngành học cũng được thực hiện một

cách thuận lợi mà không phải học lại từ đầu hoặc sinh

viên cũng có thể học cùng một lúc 2 chuyên ngành nếu

cảm thấy mình có đủ năng lực. Như vậy có thể thấy,

với việc đào tạo theo tín chỉ, người học không những

làm chủ kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng ra quyết

định, tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình học. Bên

cạnh đó với việc thiết kế quá trình giảng dạy trong đó

cứ một giờ học tập trên lớp thì tương ứng có 3 giờ tự

học của sinh viên, để đáp ứng được những yêu cầu của

môn học mà giảng viên từng bộ môn đề ra sinh viên

phải tự nâng cao khả năng tự đọc, tự học của mình,

chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.

2. Thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ

qua kỳ đầu thí điểm

2.1. Công tác chuẩn bị cho quá trình chuyển

đổi sang đào tạo theo tín chỉ tại Phân hiệu

ĐHĐN tại Kon Tum

Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

cũng đã từng bước chuyển sang đào tạo tín chỉ. Phòng

Đào tạo đã lên kế hoạch kết hợp với các phòng ban

khác để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho việc bắt đầu

đào tạo tín chỉ từ học kỳ 1 năm học 2013-2014.

- Thiết kế lại khung chương trình đào tạo theo tín

chỉ: Các tổ chuyên môn (Kinh tế & Quản trị kinh

doanh, Kế toán - Kiểm toán, Công nghệ - Kỹ thuật) rà

soát lại khung chương trình. Dựa trên cơ sở những yêu

cầu trong chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào

tạo với đặc điểm đặc thù của sinh viên Phân hiệu

ĐHĐN tại Kon Tum và tham khảo khung chương trình

của các đại học khác trong và ngoài nước để thiết kế lại

khung chương trình tất cả các ngành đào tạo. Ngoài

những môn cơ bản, chuyên môn, khung chương trình

đào tạo còn bổ sung thêm các môn bổ trợ liên quan đến

đặc thù khu vực Tây Nguyên.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc

đào tạo: thực hiện việc sửa chữa, tu bổ lại các phòng

học cũng như các tiện ích kèm theo. Bên cạnh đó để

đảm bảo số phòng học cho quá trình đào tạo, Phân hiệu

đã nâng cấp các phòng ký túc xá cũ thành các phòng

học tại cơ sở 2 đường Duy Tân. Phân hiệu còn được

Đại học Đà Nẵng đầu tư thêm một phòng máy tính và

một phòng lab hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ, tin học

của sinh viên.

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN

CHỈ TẠI PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHẠM THỊ MAI QUYÊN

Page 18: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

17

- Thư viện: để đảm bảo nguồn sách phục vụ cho

quá trình học tập của sinh viên, thư viện Phân hiệu đã

thực hiện kế hoạch mua thêm sách bổ sung dựa trên

những góp ý của các tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thư

viện còn được kế thừa nguồn sách dồi dào từ Trung

tâm Thông tin học liệu và Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Thêm vào đó, hệ thống phần mềm tra cứu tài liệu trên

website cũng đang được đưa vào sử dụng để phục vụ

tối đa nhu cầu đọc sách của sinh viên. Để tạo không

gian học cho sinh viên ngoài giờ lên lớp cũng như học

ở nhà, hiện tại thư viện còn sử dụng phòng đọc mở mở

cửa phục vụ tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, chủ

nhật với 3 ca phục vụ: sáng, chiều và tối. Sinh viên có

tiếp cận và đọc trực tiếp các nguồn sách mà mình

không thể mượn về ngay tại phòng đọc.

- Hệ thống thông tin: Với sự hỗ trợ từ Đại học Đà

Nẵng và tổ Truyền thông Phân hiệu, hệ thống thông tin

quản lý như: hệ thống thông tin quản lý sinh viên, đăng

ký học phần, thời khóa biểu, hệ thống điều hành tác

nghiệp, website Phân hiệu cũng như các trang của tổ

bộ môn và phòng chức năng từng bước được hoàn

thiện về hình thức và nội dung để có thể phối hợp một

cách nhanh và hiệu quả nhất phục vụ cho công tác đào

tạo.

- Đội ngũ giảng viên: Bên cạnh việc tham gia xây

dựng lại khung chương trình, mỗi giảng viên đã sửa

đổi bổ sung nội dung cũng như phương pháp giảng dạy

để phát huy được tính chủ động của sinh viên. Hệ

thống các bài giảng của từng môn học bao gồm nhiều

nội dung, được thiết kế phát huy tính sáng tạo và khả

năng tự học của sinh viên. Một số hội nghị tìm hiểu về

đào tạo theo tín chỉ cũng được giảng viên các Tổ tổ

chức để mỗi giảng viên có thể hiểu một cách sâu sắc

nhất là những quy định trong đào tạo theo học chế tín

chỉ. Không những thế, trong suốt học kỳ I năm học

2013 -2014, một số hội nghị bàn về phương pháp giảng

dạy hiệu quả cũng được thực hiện. Cụ thể như hội nghị

về phương pháp giảng dạy hiệu quả tại Phân hiệu do tổ

Kinh tế và Quản trị kinh doanh chủ trì với sự trình bày

của ThS. Trương Thị Kiều Vân và ThS. Đỗ Anh Tuấn.

Tại hội nghị, các vấn đề về phương pháp biên soạn

giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, phương pháp

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên và

những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn được thảo

luận, chia sẻ.

2.2. Một số vấn đề tồn tại trong quá trình

thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Phân

hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Sau một kỳ thực hiện việc chuyển đổi sang đào tạo

theo hệ thống tín chỉ, một số vấn đề tồn tại đã được

đưa ra:

- Chương trình đào tạo, giáo trình:

Khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, phần

lớn nội dung và thời lượng các môn học đã được thiết

kế lại theo hướng giảm thời gian lên lớp, tăng thời gian

tự học, tự sáng tạo của sinh viên. Với việc chuyển đổi

này, đối với giảng viên là người khơi nguồn cảm hứng

cho sinh viên trong quá trình học tập và chỉ tập trung

vào những vấn đề quan trọng trong quá trình giảng

dạy. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi chương trình như

vậy, kết quả bước đầu tại Phân hiệu chưa đạt được hiệu

quả cao. Kết quả này là do: (i) khung chương trình đào

tạo mặc dù đã tham khảo từ nhiều khung chương trình

đào tạo từ các trường và đặc thù của khu vực Tây

Nguyên, xong chưa xét tới chất lượng đầu vào của sinh

viên Phân hiệu; (ii) một số nội dung môn học dường

như vẫn được thiết kế theo quy định niên chế; (iii) sinh

viên mới bước khỏi cánh cổng cấp III bước vào môi

trường đại học vẫn còn tâm lý thụ động trong việc lĩnh

hội kiến thức, ý thức tự học tự nghiên cứu chưa cao,

chưa thích ứng được với môi trường và phương pháp

học trong môi trường đại học đặc biệt là với việc đào

tạo theo tín chỉ; (iv) thói quen và khả năng đọc sách

của sinh viên chưa được hình thành; (v) số lượng giáo

trình tại thư viện còn hạn chế mà sinh viên lại không

có thói quen học tại phòng đọc tại thư viện mở nên

không tiếp cận được nguồn sách đa dạng về chủng loại

tham khảo tại phòng đọc.

- Đăng ký tín chỉ và lựa chọn lớp học:

Việc đăng ký tín chỉ và lựa chọn lớp học trong học

kì đầu tiên chưa thật sự được thực hiện. Sinh viên năm

nhất tại Phân hiệu nhập học thường muộn, chưa hình

dung được chương trình học, do đó trong kỳ đầu tiên,

các học phần sinh viên học là do phòng Đào tạo sắp

xếp dựa trên cơ sở cây chương trình đào tạo của các

ngành. Đến cuối học kỳ đầu tiên, việc đăng ký tín chỉ

và lựa chọn lớp học cho học kì II mới thật sự được

thực hiện. Sinh viên bước đầu đã làm quen với việc

trao đổi và tìm hiểu các thông tin (đăng ký học phần,

điểm, thời khóa biểu…) thông qua tài khoản cá nhân

của sinh viên trên website Phân hiệu. Tuy nhiên, do số

lượng giảng viên Phân hiệu còn mỏng, bên cạnh đó

Page 19: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

18

một số giảng viên đang học sau đại học nên sinh viên

cũng chưa hoàn toàn tự do trong việc chọn môn học,

chọn giảng viên giảng dạy.

- Cố vấn học tập:

Với việc chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ, vai trò

của cố vấn học tập trở nên cực kỳ quan trọng. Vai trò

này không chỉ giới hạn ở giáo viên chủ nhiệm, mà còn

mở rộng hơn. Cố vấn học tập trở thành người định

hướng và giải đáp những thắc mắc liên quan đến quá

trình học tập của sinh viên. Do đó, cố vấn học tập phải

là những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế tại

Phân hiệu sinh viên dường như không quan tâm đến

vai trò này của cố vấn học tập. Mặc dù cố vấn học tập

đã cho sinh viên biết tất cả các liên hệ để được hỗ trợ

trong quá trình học, nhưng sinh viên hầu như chỉ liên

hệ với cố vấn học tập giải quyết các vấn đề cá nhân

như nghỉ học, giải quyết mâu thuẫn lớp…

- Thái độ học tập và kết quả học tập của sinh viên:

Ý thức học tập của sinh viên khóa 7 chưa cao. Một

số sinh viên có thái độ bất cần trước việc học tập,

không chịu nghiên cứu tài liệu, làm bài, chuẩn bị bài

trước khi đến lớp. Thông qua quá trình tìm hiểu, một

số nguyên nhân đã được đưa ra: (i) một số sinh viên có

ý định thi lại nên còn chểnh mảng trong việc theo học

chương trình đại học; (ii) một số sinh viên còn có tâm

lý xả hơi sau 12 năm học, chưa chú tâm vào việc học ở

trường đại học; (iii) một số sinh viên chưa ý thức, xác

định được mục tiêu của việc học đại học.

Kết quả học tập học kỳ I của sinh viên khóa 7.

Chỉ tiêu Toàn bộ sinh viên khóa 7 Khối ngành kinh tế Khối ngành kỹ thuật

Số sinh viên Tỷ lệ Số sinh viên Tỷ lệ Số sinh viên Tỷ lệ

Xuất sắc 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%

Giỏi 2 0.41% 2 0.68% 0 0.00%

Khá 17 3.48% 12 4.10% 5 2.55%

Trung bình 35 7.16% 23 7.85% 12 6.12%

Yếu 435 88.96% 256 87.37% 179 91.33%

Tổng cộng 489 100.00% 293 100.00% 196 100.00%

Nguồn: Số liệu tổng hợp kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2013-2014, Phòng Đào tạo

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy, kết quả học tập

trong học kỳ đầu của sinh viên rất thấp, 88,96% sinh

viên đạt kết quả học tập loại yếu trong tổng số 489 sinh

viên khóa 7. Kết quả này là như nhau cho cả 2 khối

ngành kinh tế và kỹ thuật tại Phân hiệu Đại học Đà

Nẵng tại Kon Tum. Tuy nhiên kết quả học tập tại khối

ngành kinh tế dường như khả quan hơn so với khối

ngành kỹ thuật với tỷ lệ học sinh giỏi là 0,68% và tỷ lệ

học sinh khá là 4,10% so với 0,00% học sinh giỏi và

2,55% học sinh khá (khối ngành kỹ thuật).

3. Một số giải pháp

3.1. Chương trình đào tạo

Rà soát lại khung chương trình và điều chỉnh và bổ

sung những học phần mới để khung chương trình thật

sự hợp lý, phù hợp yêu cầu xã hội thực tế cũng như

nhu cầu của người học.

Do chất lượng đầu vào của sinh viên Phân hiệu

thấp nên cần bổ sung thêm các học phần bổ trợ ngay từ

những năm cơ sở (để sinh viên có được nền tảng vững

chắc cho quá trình học các môn học chuyên ngành sau

này) và những học phần bổ trợ về kiến thức chuyên

ngành (để sinh viên có những kỹ năng nghề nghiệp cần

thiết).

Điều chỉnh đề cương môn học đối với từng học

phần để nội dung giảng dạy cập nhật được những kiến

thức mới phù hợp với nhu cầu của người học.

3.2. Cải thiện nâng cao kết quả học tập của

sinh viên

Để nâng cao kết quả học tập của sinh viên trước hết

cần phải nâng cao tinh thần, thái độ học tập cho sinh

viên:

- Các giảng viên bộ môn đặc biệt là cố vấn học tập

nên quan tâm đến các sinh viên cá biệt, tìm hiểu về

hoàn cảnh gia đình để động viên giúp đỡ và khích lệ

sinh viên ở lại trường học.

- Trong quá trình học tập, giảng viên một mặt động

viên, nêu gương, thưởng điểm cho sinh viên tích cực

học tập, một mặt răn đe sinh viên chây lười học hành.

- Cố vấn học tập nên tạo nên sự gần gũi hơn với

sinh viên và tư vấn cho sinh viên để sinh viên hiểu rõ

về chương trình học, tư vấn sinh viên xây dựng một lộ

Page 20: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

19

trình học tập phù hợp với bản thân, giúp sinh viên nhận

thức rõ về mục tiêu chuyên ngành.

Thứ hai, phải xóa bỏ tình trạng thụ động trong học

tập và nghiên cứu của sinh viên .

- Đối với mỗi giảng viên trong quá trình giảng dạy

cần hướng dẫn sinh viên tư duy phản biện, cách suy

nghĩ phê phán, suy nghĩ theo hướng khác, lật ngược lại

vấn đề; khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, nêu ý kiến,

nghĩ ra nhiều phương pháp giải quyết vấn đề; khuyến

khích sinh viên có ý tưởng mới, chính kiến riêng và

cho phép lập luận bảo vệ chính kiến đó. Giảng viên có

thể ra các câu hỏi trước, yêu cầu sinh viên phải chuẩn

bị trước khi đến lớp, buộc sinh viên phải vào thư viện

đọc tài liệu, tra cứu trên mạng Internet, thảo luận với

bạn bè để tìm ra câu trả lời; tạo cho sinh viên cơ hội

cộng tác và làm việc theo nhóm, giúp họ làm quen với

việc hợp tác, với việc tôn trọng quan điểm của nhau,

biết cách thỏa thuận, đàm phán để đạt tới mục đích

chung.

- Đối với các bộ phận đoàn thể, hội sinh viên: tạo ra

các buổi sinh hoạt chuyên môn, hoặc các chương trình

lồng ghép thêm các chuyên đề học thuật, hoặc hướng

đến trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong

cuộc sống, thúc đẩy đổi mới phương pháp học tập...

Cuối cùng, đào tạo theo tín thật sự chú trọng hơn

vào quá trình học của sinh viên. Với khung chương

trình được thiết kế hiện tại, ở hầu hết các bộ môn việc

đánh giá vẫn còn nặng vào kết quả cuối kỳ (chiếm

60%); do đó, cần điều chỉnh lại tỷ trọng theo hướng

tăng điểm quá trình học tập.

3.3. Giải pháp về phương pháp giảng dạy

theo học chế tín chỉ

Tăng cường và sử dụng linh hoạt các phương pháp

dạy học tích cực như: cách tiếp cận cùng tham gia

(participatory approach), phương pháp dạy giải quyết

vấn đề (problem solving), phương pháp dạy học theo

tình huống (teaching with case, case study), phương

pháp tích cực hóa (activation method) và sư phạm

tương tác...

Các giảng viên cần học hỏi, nghiên cứu từng bước

hoàn thiện phương pháp giảng dạy để phù hợp với

công tác đào tạo theo tín chỉ tại Phân hiệu.

Tích cực đi dự giờ các giảng viên có kinh nghiệm

đặc biệt là giảng viên từ các trường thành viên Đại học

Đà Nẵng lên dạy.

Để đào tạo theo hệ thống tín chỉ thật sự là cuộc

cách mạng trong giảng dạy tại Phân hiệu Đại học Đà

Nẵng tại Kon tum, cần phải kết hợp hoạt động hữu

hiệu và hiệu quả giữa đội ngũ giảng viên năng động

sáng tạo, hệ thống thông tin – thư viện hiện đại và công

tác tổ chức phải khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội nghị thảo luận về kết quả và những vấn đề còn tồn

tại trong công tác đào tạo tín chỉ tại Phân hiệu học kỳ 1 năm

học 2013 – 2014.

2. Phòng Đào tạo, Bảng tổng hợp kết quả học tập học kỳ

1 năm học 2013-2014.

3. PGS.TSKH. Bùi Loan Thùy, Xoá bỏ tình trạng thụ

động trong học tập của sinh viên trường đại học khoa học xã

hội và nhân văn - yêu cầu cấp thiết của đào tạo theo học chế

tín chỉ, Hội thảo khoa học đổi mới phương pháp giảng dạy

theo học chế tín chỉ, trang 43 – 54.

Page 21: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

20

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC – Ý KIẾN CỦA NHỮNG

NGƯỜI TRONG CUỘC

NGUYỄN TỐ NHƯ

ổi mới phương pháp dạy học là một trong

những nội dung được đề cập, thảo luận rất

nhiều trong thời gian qua, đặc biệt đối với

giáo dục đại học ở nước ta. Vấn đề đặt ra

với nhà trường là làm thế nào để người học có thể làm

chủ, tự tích lũy kiến thức, chủ động, sáng tạo, có kỹ

năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế

cuộc sống. Đó không chỉ là thách thức của ngành giáo

dục nói chung, nhà trường và đội ngũ giảng viên giảng

dạy ở bậc đại học nói riêng. Giảng viên trên giảng

đường không chỉ là người truyền đạt kiến thức đến cho

sinh viên mà cần đào tạo cho học sinh cách tìm kiếm,

chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt

đời. Do đó, bản thân mỗi người thầy phải tự chủ động

đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

1. Một số khái niệm

1.1. Phương pháp dạy học

Theo Đinh Quang Báo (2000): “Phương pháp dạy

học là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối liên hệ

qua lại với hoạt động của trò để đạt mục đích dạy học”.

Theo Trần Bá Hoành (2002): “Phương pháp dạy

học là con đường, cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ

chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động

của học sinh nhằm đạt các mục tiêu dạy học”.

1.2. Đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình thay thế

phương pháp dạy- học truyền thống, mà trong đó chủ

yếu là sự tác động từ bên ngoài - người dạy đến người

học, sao cho trong môt thời gian ngắn nhất, truyền thụ

một khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác nhất, sang

việc kết hợp giữa phương pháp truyền thống và các

phương pháp khác nhằm kích thích từ bên trong về nhu

cầu, khát vọng tri thức của người học, từ đó, chẳng

những người học ghi nhớ tri thức chắc chắn hơn mà

còn là quá trình tự rèn luyện kỹ năng và tư duy sáng

tạo của mình.

1.3. Phương pháp dạy và học tích cực

Phương pháp dạy và học tích cực được dùng để chỉ

những phương pháp giáo dục/ dạy học nhằm phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các

hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động

học tập và phát triển tính sáng tạo của người học.

Trong đó các hoạt động học tập được tổ chức, được

định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động,

chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm

kiếm khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến

thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh

hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học chính là đổi mới

cách thức dạy và học theo hướng tích cực, phát huy

tính tích cực trong nhận thức của học sinh, dạy học lấy

hoạt động của người học làm trung tâm chứ không phải

hoạt động của người dạy.

2. Sự cần thiết của việc đổi mới phương

pháp dạy học

Ở mỗi quốc gia, mục tiêu giáo dục thường được

thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Ở nước ta, mục

tiêu giáo dục với quan điểm giáo dục toàn diện, chú

trọng bốn mặt: trí, đức, thể, mỹ nhằm đào tạo những

con người mới có khả năng phục vụ cho mục tiêu

chung của đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mặt khác, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta

không chỉ nhằm trang bị kiến thức cho người học mà

quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự

học, tự giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của công

nghệ thông tin, kiến thức không còn là tài sản riêng của

nhà trường. Học sinh, sinh viên có thể tiếp cận thông

tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin đa

dạng mà người học có thể tiếp nhận đã đặt ra cho giáo

dục một thách thức mới, phải thay đổi phương pháp

dạy và học. Công nghệ thông tin không chỉ có chức

năng cung cấp thông tin mà nó còn là công cụ hỗ trợ

tích cực trong dạy và học, là phương tiện dạy học hiện

đại và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp người học

mở rộng hiểu biết thông qua hệ thống internet kết nối

thông tin điện tử trong nước và toàn thế giới.

Đ

Page 22: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

21

Mặt khác, thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ là

một yêu cầu của đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại

hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu

cầu nguồn nhân lực của đất nước theo nghị quyết số

37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về

giáo dục và Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ

Giáo dục và đào tạo. Theo đó, phương thức đào tạo

theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được

coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng của

chương trình. Đây là phương thức đưa giáo dục đại học

về với đúng nghĩa của nó: người học tự học, tự nghiên

cứu, giảm sự nhồi nhét kiến thức của người dạy, và do

đó, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người

học. Trước yêu cầu đào tạo theo tín chỉ, đổi mới

phương pháp dạy và học là điều kiện cần thiết.

Từ việc thay đổi mục tiêu giáo dục, sự tác động của

môi trường công nghệ và yêu cầu cải cách giáo dục

theo hướng đào tạo tín chỉ này đòi hỏi nhà trường, mỗi

bản thân người giảng viên cần phải có các phương

pháp giảng dạy mới, phù hợp để thực hiện thành công

nhiệm vụ của nhà trường, nâng cao uy tín trong chất

lượng giảng dạy tại Phân hiệu và góp phần cải cách

giáo dục đại học hiện nay.

3. Thực trạng đổi mới phương thức giảng

dạy của giảng viên Phân hiệu ĐHĐN tại

Kon Tum

Thực tế, trong những năm qua, mỗi giảng viên

Phân hiệu đều luôn cố gắng tìm nhiều cách thức để đổi

mới phương pháp giảng dạy. Giảng viên chủ động yêu

cầu sinh viên đọc bài trước ở nhà, yêu cầu báo cáo

trước lớp cũng như thúc đẩy nhiều hình thức thảo luận

nhóm trong và ngoài giờ học nhằm lôi kéo sinh viên

tham gia vào bài giảng.

Các giảng viên của Phân hiệu đã chủ động thay đổi

đề cương chi tiết môn học. Trong đó, từng nội dung

hướng dẫn tài liệu học tập cho sinh viên, cụ thể, những

mục nào đọc ở tài liệu nào, từ trang nào. Đề cương chi

tiết này được phổ biến ngay buổi đầu tiên của môn học

để sinh viên chủ động có kế hoạch cụ thể. Bên cạnh đó,

một số giảng viên còn đưa ra các câu hỏi yêu cầu sinh

viên trả lời khi đọc tài liệu ở nhà, điều này giúp sinh

viên cô đọng những gì cần phải đọc và từ đó, giúp sinh

viên hiểu bài một cách có trọng tâm. Đây cũng là cơ sở

để giảng viên đánh giá điểm quá trình của sinh viên.

Một số giảng viên thực hiện việc giảng lý thuyết,

sau đó yêu cầu sinh viên ứng dụng lý thuyết đó vào

việc phân tích trong thực tế thông qua hoạt động nhóm

hoặc bài tập, tiểu luận cá nhân nhằm phát huy khả năng

tư duy, giải quyết vấn đề của sinh viên. Bên cạnh đó,

việc sử dụng các tình huống nghiên cứu cũng được

giảng viên Phân hiệu tích cực sử dụng.

Tuy nhiên, những hoạt động này đã triển khai

nhưng thực chất chưa mang lại hiệu quả tối đa. Chất

lượng nội dung mà sinh viên thực hiện theo yêu cầu

của giảng viên rất kém. Đặc biệt khi nhà trường tiến

hành chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ,

số giờ giảng dạy trên lớp của giảng viên giảm khá

nhiều, đồng nghĩa với việc giờ yêu cầu sinh viên tự học

tăng lên. Điều này làm xuất hiện một bộ phận không

nhỏ giảng viên lúng túng trong việc triển khai các

phương pháp dạy học nào cho phù hợp, làm thế nào để

khuyến khích và nâng cao năng lực tự học của sinh

viên và làm thế nào để có thể kiểm tra, đánh giá trong

điều kiện đầu vào của sinh viên khá thấp. Ngoài ra,

giảng viên cũng chưa thực sự biết cách hướng dẫn cho

sinh viên cách thức tự học như thế nào. Bên cạnh đó,

giảng viên cũng chưa thực sự hiểu được đổi mới

phương pháp dạy học phải xuất phát từ việc thay đổi

phương pháp học tập của sinh viên trong hoạt động tổ

chức dạy học của mình.

4. Định hướng đổi mới phương pháp dạy

học

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần tư duy

đến phương pháp học của sinh viên. Để thiết kế và tổ

chức dạy học hiệu quả, giảng viên cần phải đặt ra

những câu hỏi then chốt sau: Những điều gì là mối

quan tâm hàng đầu của người học? Người học nên học

như thế nào thì hiệu quả? Điều gì tạo nên động cơ thúc

đẩy người học học tích cực?

Như vậy, mỗi giảng viên không chỉ phải trả lời cho

câu hỏi sinh viên cần phải biết những gì mà thêm vào

đó cần phải trả lời cho được điều gì sẽ xảy ra với sinh

viên khi các em học tập. Giảng viên cần tập trung vào

quá trình học tập, đến việc xây dựng kiến thức của

người học. Khi đã trả lời những câu hỏi này rồi, giảng

viên cần xác định làm thế nào để hoạt động học tập

diễn ra một cách hiệu quả nhất. Từ đó, giảng viên sẽ

phải điều chỉnh hoạt động dạy học của mình sao cho

phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của người

học.

Page 23: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

22

Đổi mới phương pháp dạy học thực sự có hiệu quả

khi giảng viên thực hiện tốt 5 yếu tố tăng cường sự

tham gia của sinh viên, bao gồm: tạo không khí học tập

và các mối quan hệ trong nhóm/lớp; sự phù hợp với

mức độ phát triển của người học; sự gần gũi với thực

tế; mức độ đa dạng của các hoạt động; phạm vi tự do

sáng tạo. Điều này có nghĩa là hoạt động dạy học của

giảng viên cần phải tạo ra sự thoải mái trong môi

trường học tập, giúp sinh viên học tập lẫn nhau, tạo

môi trường gắn kết, có sự quan tâm lẫn nhau. Giảng

viên cần đa dạng hóa các hoạt động trên lớp cho nhiều

nội dung khác nhau, tăng tính tương tác với mức độ

cao và kích thích sinh viên sáng tạo, tham gia tích cực

vào bài giảng.

Những định hướng này sẽ làm thay đổi vai trò của

người dạy và người học. Trong đó, giảng viên sẽ là

người chịu trách nhiệm tạo môi trường học tập cởi mở,

thân thiện, là người dẫn dắt người học tự lĩnh hội được

kiến thức.

5. Những thuận lợi và khó khăn trong việc

đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

5.1. Thuận lợi

Đội ngũ giảng viên của Phân hiệu còn rất trẻ, khả

năng cập nhật và thích ứng với môi trường dạy học

thay đổi rất nhanh. Do đó, yêu cầu thay đổi cách thức,

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sẽ được

thực hiện một cách nhanh chóng và nghiêm túc. Bên

cạnh đó, giảng viên của Phân hiệu được đào tạo từ

nhiều môi trường giáo dục tiên tiến của các nước như

Pháp, Úc, Đài Loan, Nhật Bản, … Do đó, giảng viên

được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học khác

nhau, từ đó, có thể ứng dụng trong việc giảng dạy của

mình.

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum luôn tạo mọi điều

kiện để giảng viên có thể phát huy tốt nhất vai trò của

mình. Trong đó, đội ngũ giảng viên trẻ được nhà

trường hỗ trợ kinh phí và thời gian học nghiệp vụ sư

phạm. Trong suốt quá trình tập sự, giảng viên trẻ tiến

hành hoạt động dự giờ những giảng viên có kinh

nghiệm. Đây là giai đoạn các giảng viên có thể định

hình cho mình phong cách sư phạm và bổ sung những

phương pháp dạy học mới được học hỏi từ những

người đi trước.

5.2. Khó khăn

Một số giảng viên ngại thay đổi cách soạn giảng

khi đến lớp. Thông thường, trong quá trình tập sự,

giảng viên tiến hành soạn bài giảng, là một trong

những học liệu để cung cấp cho sinh viên. Bài giảng ít

thường xuyên được cập nhật. Bên cạnh đó, việc thiết

kế đề cương chi tiết môn học mặc dù đã có nhiều đổi

mới nhưng vẫn chủ yếu mang tính hình thức. Trong đề

cương chi tiết chưa nêu rõ hình thức tổ chức dạy học

nào được thực hiện, những công cụ gì sinh viên cần

chuẩn bị, cơ sở vật chất thực hiện hoạt động này là gì.

Điều này dẫn đến việc khi tiến hành hoạt động giảng

dạy thì giảng viên mới nghĩ đến các hoạt động cần thực

hiện là gì, nên thường bị động, hiệu quả giảng dạy

không cao.

Việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học dẫn đến

giảng viên cũng phải thay đổi cách thức đánh giá sinh

viên, phải thực hiện nhiều cách thức đánh giá khác

nhau như điểm thuyết trình, thảo luận nhóm, bài tập cá

nhân, bài tập nhóm, tiểu luận,… mất rất nhiều thời gian

cho việc chấm điểm quá trình. Điều này cũng là một

trong những nguyên nhân làm cho giảng viên ngại thay

đổi cách thức dạy học và đánh giá.

Chất lượng đầu vào của sinh viên Phân hiệu thấp,

học lực tương đối yếu. Mặc khác, các em còn mang

tâm lý tự ti, ngại giao tiếp với các thầy cô vì còn bỡ

ngỡ với môi trường học tập mới. Điều này gây khó

khăn lớn cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ sinh viên còn

chưa có ý thức, động cơ học tập đúng đắn; một số sinh

viên có tâm lý học cầm chừng để năm sau thi lại vào

trường khác nên mức độ đầu tư cho môn học không

cao. Mặt khác, các em cũng chưa được trang bị những

phương pháp tự học hiệu quả. Những nội dung giảng

viên yêu cầu sinh viên thực hiện không đạt được kết

quả như mong đợi

6. Một số giải pháp đề xuất

Đổi mới phương pháp dạy học trước hết phải xuất

phát từ tư duy của người thầy. Người thầy phải hiểu rõ

bản chất của việc dạy học, có kiến thức chuyên môn

vững vàng và có khả năng tổ chức các hoạt động dạy

học đáp ứng năng lực của người học. Để làm được điều

này trước hết, mỗi cán bộ giảng viên cần nêu cao trách

nhiệm và lương tâm của người thầy, có thái độ tích

cực, thân thiện và cởi mở với sinh viên.

Page 24: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

23

Phân hiệu cần tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực

sư phạm của đội ngũ giảng viên. Nhà trường và các tổ

chuyên môn cần có nhiều diễn đàn để trao đổi về các

phương pháp sư phạm nhằm giúp giảng viên tích lũy

được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức dạy

học. Từ những diễn đàn này, giảng viên sẽ chủ động,

sáng tạo trong việc vận dụng nhiều phương pháp dạy

học, tổ chức các hoạt động dạy học đảm bảo tính tương

tác cao nhất giữa người dạy và người học và giữa

người học với nhau. Học tập lẫn nhau giúp sinh viên

bộc lộ được những ý kiến cá nhân, tranh luận làm rõ

vấn đề sẽ giúp sinh viên hứng thú hơn trong quá trình

học.

Giảng viên cần phải thay đổi cách thức đánh giá.

Giảng viên cũng cần bổ sung vai trò tự đánh giá và

đánh giá lẫn nhau của sinh viên trong thang đo đánh

giá điểm quá trình của mình.

Giảng viên cần được tập huấn những phương pháp,

kỹ thuật dạy học tích cực và cách thức đánh giá phù

hợp để ứng dụng trong việc triển khai các hoạt động

dạy học của mình.

Giảng viên cần phải đổi mới cách soạn giáo án theo

phương pháp dạy học tích cực, phải chú ý đến việc

thực hiện mục tiêu dạy học qua đó xác định nội dung

giảng dạy phù hợp. Nội dung dạy học phải phủ kín

mục tiêu học tập, hướng vào các nội dung mà học viên

phải biết và cần biết. Đồng thời, bài soạn phải lường

trước được các hoạt động của học viên sẽ diễn ra theo

hướng cá nhân, nhóm hay toàn lớp. Giảng viên cần

phải suy nghĩ công phu về khả năng diễn biến các hoạt

động của học viên để chủ động xử lý tình huống.

Giảng viên có thể sử dụng các phiếu giao việc để tổ

chức hoạt động học tập của học viên. Mỗi phiếu là một

số các nhiệm vụ hoạt động cụ thể, yêu cầu học viên

tiến hành theo nhóm (hoặc cá nhân) để đạt được những

kiến thức, kỹ năng và thái độ nhất định. Điều quan

trọng là qua các phiếu giao việc này, hoạt động độc lập

của học viên được thực hiện, qua đó hình thành và phát

triển các kỹ năng quan sát, tư duy giải quyết các vấn

đề... Bên cạnh đó, để tổ chức, định hướng, điều khiển

hoạt động, giảng viên cần chú trọng vào việc soạn ra

các câu hỏi để nắm được tình hình hoạt động của học

viên. Mỗi bài học cần có một số câu hỏi then chốt, tập

trung vào các nội dung trọng tâm, trên cơ sở đó, khi lên

lớp có thể phát triển thêm những câu hỏi tuỳ theo diễn

biến của buổi học (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2013).

Giảng viên cần được đảm bảo có đủ đồ dùng dạy

học, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.

Bản thân người giảng viên phải tự trang bị cho mình

những công cụ giảng dạy, hỗ trợ như phiếu học tập,

phấn màu, giáo án điện tử, tranh ảnh, nam châm, dữ

liệu... Nhà trường đầu tư thêm các trang thiết bị có giá

trị như máy chiếu, bảng phụ cho từng nhóm nhằm giúp

tăng hiệu quả cho hoạt động dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành. 2000, Lý luận

dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Lăng Bình & ctg (2010), Dạy và học tích cực-

một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư

Phạm

3. Trương Thị Hiền, (2012), Đổi mới dạy học trong nền

giáo dục ở nước ta hiện nay, Tạp chí Phát triển nhân lực, số

4(30)

4. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2002), Đại

cương phương pháp dạy học Sinh học (Sách cao đẳng sư

phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Vận dụng phương pháp dạy

học tích cực vào giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị số 3-

2013.

Page 25: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

24

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ

HỢP TÁC GIỮA NHÀ

TRƯỜNG – DOANH

NGHIỆP VÀ ĐỊA

PHƯƠNG

PHẠM THỊ THÙY TRANG

iện nay, yêu cầu về nguồn nhân lực chất

lượng cao, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp

đã và đang trở thành những đòi hỏi cấp

bách. Trong khi, nhà tuyển dụng không tìm

được nguồn nhân lực đáp ứng đúng yêu cầu của họ thì

một lượng sinh viên tốt nghiệp cũng không tìm được

việc làm ngày càng lớn. Sinh viên ra trường thất

nghiệp vì thiếu kỹ năng, hoặc doanh nghiệp tuyển nhân

sự phải bỏ thêm chi phí để đào tạo lại trước khi sử

dụng, đó là một sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Một

trong những nguyên nhân đó là việc thực tập của sinh

viên hiện nay chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Theo đánh giá, các doanh nghiệp chưa tự tin giao việc

cho sinh viên, dẫn đến sinh viên không có điều kiện

thực hành, tiếp xúc công việc thực tế nên thiếu kỹ năng

và kinh nghiệm làm việc khi ra trường. Đồng thời vì

thiếu sự gắn kết giữa nhà trường - doanh nghiệp và địa

phương trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công

nghệ nên sản phẩm đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thực

tiễn, các nghiên cứu chưa gắn với yêu cầu của doanh

nghiệp.

Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác giữa nhà

trường - doanh nghiệp và địa phương là hết sức cần

thiết. Sự hợp tác trong quá trình hoạt động nhằm phát

triển nguồn nhân lực, năng suất lao động và công nghệ

mới trên quan điểm thúc đẩy sự phát triển của đôi bên.

1. Thực trạng mối liên kết đào tạo nhà

trường – doanh nghiệp và địa phương

Mối liên kết giữa nhà trường – doanh nghiệp và địa

phương đã xuất hiện từ rất lâu, chủ yếu dưới hình thức

như đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học và chuyển

giao công nghệ.

Liên kết đào tạo giữa nhà trường – doanh nghiệp và

địa phương dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp, địa

phương thông qua các hình thức đào tạo hệ vừa làm

vừa học, hệ từ xa, văn bằng hai. Những hệ này, học

viên đều đã có việc làm, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

học viên đi học để hoàn chỉnh kiến thức, chuyển đổi

nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác. Nhà trường –

doanh nghiệp và địa phương còn liên kết trong nhiều

chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm bồi dưỡng, nâng

cao trình độ chuyên môn, năng lực của người lao động

và cán bộ quản lý.

Liên kết nhà trường – doanh nghiệp và địa phương

qua hình thức tư vấn. Nhà trường tư vấn cho doanh

nghiệp, địa phương trong quy hoạch, quản trị, chính

sách, chiến lược. Ngược lại, doanh nghiệp và địa

phương tham gia tư vấn cho nhà trường về ngành nghề

đào tạo, chương trình đào tạo thông qua các hội thảo về

chương trình đào tạo, hội chợ việc làm.

Mối liên kết nhà trường – doanh nghiệp và địa

phương thông qua nghiên cứu khoa học và chuyển giao

công nghệ. Nhà trường nghiên cứu khoa học phục vụ

công tác giáo dục thường xuyên, nghiên cứu theo đơn

đặt hàng của doanh nghiệp và địa phương. Kết quả

nghiên cứu được chuyển giao đến doanh nghiệp và địa

phương thông qua các dự án. Điều này góp phần đáng

kể trong việc nâng cao năng suất, chất lượng công việc,

cải tiến công nghệ kỹ thuật, tạo ra sản phẩm mới,...

Nhìn chung trong những năm qua mối liên kết giữa

nhà trường – doanh nghiệp và địa phương còn mang

tính chất tự phát, rời rạc. Doanh nghiệp và địa phương

chỉ đào tạo, tuyển dụng khi có nhu cầu, chưa thực sự

tham gia vào chương trình đào tạo của nhà trường như

một người tiêu dùng thông thái. Kết quả, sản phẩm đào

tạo của nhà trường chưa thực sự đáp ứng đúng nhu cầu

của doanh nghiệp, sinh viên ra trường thất nghiệp,

doanh nghiệp lại không tuyển dụng được nguồn nhân

lực theo yêu cầu hoặc phải tốn chi phí đào tạo lại sau

tuyển dụng. Các công trình nghiên cứu tại nhà trường

phần nhiều chưa đi vào thực tiễn, bên cạnh một số đề

tài do kinh phí hạn hẹp dẫn đến còn nhiều hạn chế

trong áp dụng thực tiễn.

H

Page 26: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

25

2. Nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết

2.1. Nhân tố khách quan

Trong giai đoạn kinh tế vừa thoát ra khỏi khủng

hoảng như hiện nay, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó

khăn. Doanh nghiệp và địa phương đang tập trung các

nguồn lực để tái cơ cấu, đầu tư xây dựng. Doanh

nghiệp – địa phương không mặn mà tới hợp tác với nhà

trường.

Nhà nước còn bao cấp về kinh phí đào tạo nên

lượng sinh viên đại học quá nhiều dẫn đến thừa thầy

thiếu thợ, sinh viên ra trường làm trái ngành buộc phải

đào tạo lại. Nhà trường không chịu trách nhiệm với

lượng sinh viên thất nghiệp hoặc năng lực làm việc

không tương xứng với bằng cấp được đào tạo.

Cơ chế quản lý chung của nền kinh tế, địa phương

và của các đơn vị tác động đến hiệu quả liên kết. Do

đó, quá trình thúc đẩy mối liên kết nhà trường – doanh

nghiệp và địa phương cần đảm bảo tính hài hòa và hợp

pháp trên quan điểm thúc đẩy sự phát triển của đôi bên.

Cơ chế tuyển dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

cũng như địa phương thường không thông báo tuyển

dụng rộng rãi, chủ yếu thông qua giới thiệu cá nhân.

Sinh viên ra trường không tiếp cận được với nhu cầu

tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính vì thế, sinh viên

chỉ tập trung đến các thành phố lớn nơi có các doanh

nghiệp lớn có nhu cầu lao động cao.

2.2. Nhân tố chủ quan

Nhà trường, doanh nghiệp và địa phương là ba chủ

thể khác biệt, có những mục tiêu riêng, khó có thể đạt

được sự hài lòng một cách dễ dàng và đơn giản. Số

đông doanh nghiệp ở Việt Nam, nhất là doanh nghiệp

vừa và nhỏ đều chỉ quan tâm đến việc sử dụng nhân

lực. Một số doanh nghiệp rất lớn là những người có

kinh nghiệm lâu dài tích lũy, có tầm nhìn, có tiềm lực

kinh tế lớn thì họ mới quan tâm ít nhiều đến đào tạo

nhân lực. Địa phương chỉ quan tâm đến nhà trường ở

phương diện quản lý và liên kết đào tạo thông qua các

chương trình ngắn hạn nâng cao năng lực.

Nhà trường, doanh nghiệp và địa phương vẫn chưa

nhận thức được vai trò sứ mệnh của mình trong mối

liên kết đào tạo nhân lực trong thời kỳ đổi mới. Trường

đại học chưa nhìn thấy được vai trò của khách hàng,

người sử dụng sản phẩm đào tạo chính là doanh nghiệp

và địa phương. Nhà trường chỉ đào tạo cái mình có,

theo chương trình của mình mà chưa chú trọng đến số

lượng, chất lượng, ngành nghề mà xã hội đang cần.

Doanh nghiệp và địa phương hoạt động độc lập với

nhà trường, đứng ngoài công tác đào tạo xem đào tạo

là nhiệm vụ của nhà trường, chưa thấy được lợi ích mà

mình sẽ nhận được khi hợp tác với nhà trường. Họ xem

mối liên kết này là phi lợi nhuận không mang lại lợi

ích kinh tế do chưa gắn trách nhiệm đào tạo nguồn

nhân lực cho chính doanh nghiệp, cho địa phương cũng

như cho đất nước. Doanh nghiệp e dè vì sợ thêm việc,

sợ rò rỉ thông tin nhất là về chiến lược kinh doanh và

công nghệ.

3. Mối liên kết giữa nhà trường – doanh

nghiệp và địa phương

3.1. Lĩnh vực hợp tác

Về phía nhà trường: Đào tạo ngành nghề theo nhu

cầu của doanh nghiệp và địa phương; hỗ trợ doanh

nghiệp và địa phương nâng cao năng lực đội ngũ thông

qua các chương trình đào tạo ngắn hạn; hỗ trợ quản trị

Doanh nghiệp thông qua tư vấn chiến lược cho doanh

nghiệp bởi các giảng viên giỏi chuyên môn, có nhiều

kinh nghiệm. Nhà trường cung cấp nhân lực cho doanh

nghiệp để giải quyết nhanh những công việc thời vụ

cấp bách khi doanh nghiệp cần.

Về phía Doanh nghiệp và địa phương: Tham gia

quá trình đào tạo cùng nhà trường dưới các hình thức

(giảng dạy một số chuyên đề; góp ý xây dựng chương

trình đào tạo sát với thực tế; góp ý chất lượng đào tạo;

phối hợp tổ chức một số hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

thực tế với sinh viên; chia sẻ các vấn đề thực tế).

Doanh nghiệp và địa phương đặt hàng để nhà trường

nghiên cứu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong

quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tiếp

nhận sinh viên đến thực tập; nhận xét đánh giá quá

trình thực tập của sinh viên; thông báo, cập nhật

thường xuyên các vị trí tuyển dụng. Doanh nghiệp hỗ

trợ nhà trường thông qua việc tài trợ học bổng cho sinh

viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và các

hoạt động ngoại khóa, phong trào sinh viên.

Page 27: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

26

3.2. Lợi ích đạt được

Về phía doanh nghiệp: Được giới thiệu trong các sự

kiện, các hội thảo, được quảng cáo trên website, tập

san, tài liệu giới thiệu doanh nghiệp của nhà trường.

Thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn giúp

nhân sự mới của doanh nghiệp rút ngắn thời gian học

hỏi, thời gian tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực

làm việc. Trong quá trình thực tập, doanh nghiệp có

điều kiện tuyển chọn những sinh viên có khả năng, phù

hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp mà không

tốn nhiều chi phí. Đồng thời doanh nghiệp quảng bá

được hình ảnh của mình thông qua đại sứ quảng bá là

những sinh viên đã thực tập tại đơn vị. Công tác phối

hợp nghiên cứu khoa học nhằm cải tiến quy trình để

đạt hiệu quả cao trong sản xuất, đem lại lợi nhuận cho

doanh nghiệp, giảm chi phí. Doanh nghiệp có thể giải

quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề gặp phải

trong sản xuất, kinh doanh; mau chóng và dễ dàng có

được một số lượng lao động lớn để giải quyết các công

việc thời vụ cấp bách, đòi hỏi số lượng lao động lớn

với chi phí hợp lý; có thể linh động thay đổi số lượng

lao động để phù hợp với chi phí và công việc; được

nhà trường cấp các chứng nhận ghi nhận sự đóng góp

của Doanh nghiệp; được đào tạo các chương trình ngắn

hạn miễn phí cho doanh nghiệp đã hỗ trợ học bổng

sinh viên.

Về phía nhà trường: Với sự đóng góp của doanh

nghiệp, chương trình đào tạo của nhà trường sẽ gần

hơn với thực tế. Hơn nữa sinh viên được làm việc như

nhân viên thực sự giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm

thực tế, gắn kết được lý thuyết và thực hành từ đó chất

lượng đào tạo nhân lực được nâng lên, vì vậy doanh

nghiệp có thể tuyển chọn được đội ngũ nhân lực có

chất lượng, có kiến thức thực tế mà không mất thời

gian đào tạo lại, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Nhà

trường được doanh nghiệp hỗ trợ các hoạt động, cũng

như hỗ trợ học bổng sinh viên.

4. Giải pháp tăng cường mối liên kết nhà

trường – doanh nghiệp và địa phương

Nhà trường cần thường xuyên chủ động liên hệ với

doanh nghiệp và địa phương để nắm bắt nhu cầu, cân

đối chỉ tiêu đào tạo của từng ngành gắn với nhu cầu

thực tế của xã hội theo ngành nghề và cấp độ đào tạo.

Ngoài những phần kiến thức cơ bản bắt buột, nhà

trường cần cập nhật những kiến thức mới, tiếp cận

những công nghệ mới để cải tiến, điều chỉnh nội dung,

chương trình đào tạo bám sát thực tiễn, chú trọng đào

tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, nâng cao trình độ của

giảng viên. Tóm lại, chuẩn đầu ra của các trường cần

phải xây dựng và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu xã

hội theo thời gian. Từ đó, nhà trường xây dựng và điều

chỉnh chương trình đào tạo, môn học, đề cương chi tiết

nhằm đáp ứng với chuẩn đầu ra, đảm bảo sinh viên tốt

nghiệp có chất lượng phù hợp với nhu cầu công việc xã

hội và doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tham gia các diễn đàn của sinh viên,

tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, tham gia giảng

dạy các chuyên đề thực tế, các học phần phù hợp với

năng lực, thế mạnh của mình; tham gia Hội đồng chấm

thi, chấm khóa luận tốt nghiệp, doanh nghiệp đặt câu

hỏi về các tình huống để sinh viên xử lý liên quan đến

những vị trí trong ngành học của mình, chỉ khi nào

sinh viên giải quyết xử lý được các tình huống thì

khoảng cách giữa đào tạo với doanh nghiệp mới thật sự

được rút ngắn, thông qua các đợt chấm thi như thế,

chính giảng viên của trường cũng được trau dồi về kiến

thức thực tế.

Về sự phối hợp giữa nhà trường - doanh nghiệp và

địa phương, cần định kỳ trao đổi, gặp gỡ giữa ba nhà

để nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo của các bên,

nghe ý kiến về chất lượng làm việc của sinh viên đang

thực tập hoặc làm việc tại doanh nghiệp – địa phương,

phản hồi về chất lượng đạo tạo để nhà trường kịp thời

điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu thực tiễn công việc mà

xã hội yêu cầu. Về phía doanh nghiệp – địa phương

chủ động đề xuất những yêu cầu về đào tạo cho nhà

trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên tiếp

cận thực tế quy trình sản xuất và các hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp để tránh bỡ ngỡ khi va chạm

với thực tế khi vào làm việc tại doanh nghiệp.

Phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, gắn

chặt giữa nhà trường với nhà tuyển dụng từ việc xây

dựng chương trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo,

hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở

thực hành, thực tập thông qua các hợp đồng. Nhà

trường phải chủ động tìm hiểu thị trường lao động tại

địa phương và khu vực, nắm bắt định hướng phát triển

kinh tế xã hội ở địa phương để xác định ngành nghề

đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cho

phù hợp, tức là thực hiện phương châm “đào tạo những

gì xã hội cần chứ không phải đào tạo những gì mà

mình có”. Lúc này công tác đào tạo của trường cần

phải ngày càng được đổi mới và phát triển, đào tạo từ

hướng “cung” sang đào tạo theo hướng “cầu” đáp ứng

nhu cầu xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, nhà

trường phải không ngừng tăng cường nguồn lực, nâng

cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đầu vào,

cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện cần thiết để nâng

cao chất lượng đào tạo.

Cần có trung tâm dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực

có sự phối hợp với các ngành ở địa phương và tham gia

của các trường và doanh nghiệp để đảm bảo gắn chặt

giữa đào tạo với sử dụng. Cần có cơ chế, chính sách để

Page 28: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

27

thúc đẩy sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với

doanh nghiệp và quy định trách nhiệm của doanh

nghiệp trong việc cung cấp thông tin về nhu cầu lao

động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

Yêu cầu đặt ra là sản phẩm nghiên cứu khoa học

phải có ứng dụng thực tiễn vì vậy nhà trường phải chủ

động liên hệ với doanh nghiệp – địa phương, gặp gỡ,

trao đổi, thảo luận ký kết những hợp đồng nghiên cứu

khoa học, những giải pháp kinh tế kỹ thuật giữa doanh

nghiệp với nhà trường. Mô hình này có những ưu điểm

nổi bật. Thứ nhất: Đem lại cho nhà trường một khoản

thu nhập nếu công trình nghiên cứu khoa học thành

công; Thứ hai: Sinh viên và giảng viên có điều kiện

tiếp xúc với kỹ thuật công nghệ và công nghệ quản lý

tiên tiến của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

nghiệp nước ngoài đầu tư trong các ngành công nghệ

cao; Thứ ba: Giúp sinh viên học hỏi được tác phong

công nghiệp, chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, kỹ

năng nghề nghiệp và kỷ luật lao động; Thứ tư: Trình

độ ngoại ngữ của sinh viên và giảng viên được nâng

cao khi thường xuyên tiếp xúc và nói tiếng nước ngoài;

Thứ năm: Tạo sự hăng say nghiên cứu khoa học cho

sinh viên; Thứ sáu: Tạo uy tín và niềm tin của doanh

nghiệp đối với nhà trường; Thứ bảy: Các đề tài nghiên

cứu góp phần phát triển công nghệ, sản phẩm, quản trị

của doanh nghiệp – địa phương.

Tăng cường chặt chẽ hơn nữa về mối quan hệ giữa

cựu sinh viên với nhà trường, tạo cơ chế để những cựu

sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp – địa phương

liên hệ thường xuyên với nhà trường, có thể tổ chức

những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý

thuyết với thực tiễn. Đây là cầu nối vững chắc giữa nhà

trường - doanh nghiệp và địa phương, rất hiệu quả, rất

thiết thực. Qua sự liên kết này, nhà trường sẽ cải tiến

chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao cho phù

hợp với nhu cầu của doanh nghiệp – địa phương.

Tạo nhiều thời gian cho sinh viên tiếp cận thực tập

thực tế ngay những năm đầu. Phần lớn sinh viên ra

trường còn thiếu tự tin, thiếu hoặc chưa có những kỹ

năng mềm cần thiết để phục vụ cho đáp ứng các công

việc mà doanh nghiệp giao, thiếu hiểu biết về các

chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu làm việc chuyên

nghiệp và dễ nản khi gặp khó khăn trong công việc,

nhiều khi thiếu tinh thần học hỏi. Do đó, nhà trường

cần phải song hành với doanh nghiệp, nắm bắt được

những mùa tuyển dụng cao điểm của doanh nghiệp để

giới thiệu sinh viên, hỗ trợ doanh nghiệp. Hoạt động

này tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cơ

sở đào tạo.

5. Kết luận

Mối liên kết giữa trường - doanh nghiệp và địa

phương là một tất yếu khách quan, nhất là trong bối

cảnh Việt Nam hội nhập WTO. Liên kết này dựa trên

quy luật kinh tế, quan hệ cung cầu và đảm bảo hài hoà

lợi ích nhà nước cũng như lợi ích của mỗi bên liên kết.

Vì vậy cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức xã

hội nói chung, cán bộ quản lý nhà trường, chủ doanh

nghiệp cũng như lãnh đạo ban ngành địa phương để

mối liên kết ngày càng chặt chẽ và hiệu quả góp phần

nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo

của xã hội.

Hiện nay thị trường lao động của nước ta đang

trong quá trình hình thành và phát triển. Nhu cầu về lao

động qua đào tạo của các doanh nghiệp, của các ngành

kinh tế rất lớn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế

giới, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

đất nước, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, thông qua mở rộng các hình

thức phối hợp, nâng cao chất lượng đào tạo.

Khi đã thật sự quan tâm đến chất lượng thì chính

các trường sẽ tìm ra lời giải: Khi đào tạo ra đúng nhu

cầu xã hội, sinh viên ra trường có việc làm thì xã hội sẽ

có lòng tin với nhà trường, lượng thí sinh đăng ký dự

thi vào trường tăng, chất lượng đầu vào tăng dẫn đến

chất lượng đầu ra cũng tăng. Kết quả xã hội càng tin

tưởng, doanh nghiệp và địa phương sẵn sàng đồng

hành cùng nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu

cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 1-8.

2. Trần Đình Mai (2009), Mối quan hệ giữa nhà trường,

sinh viên với nhu cầu xã hội tại Đại học Đà Nẵng, Tạp chí

khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 3(32).2009.

3. Lê Dân (2012), Mối liên kết giữa các trường đại học

với doanh nghiệp, Hội thảo “Hợp tác giữa nhà trường doanh

nghiệp và địa phương”, Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum 2012.

Page 29: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

28

hư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri

thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con

người với sự tiến hóa của nhận thức, mở

mang tầm nhìn, phát triển của khoa học,

bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập

ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công

nghệ thông tin và truyền thông, thư viện ngày càng

khẳng định vị thế của mình, trong đó thư viện trong

các trường đại học, cao đẳng được xem là một trong

những thước đo đánh giá việc đảm bảo chất lượng đào

tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Thư viện trường góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy của giảng viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản

về khoa học và thư viện xây dựng thói quen tự học, tự

nghiên cứu cho người học, tạo cơ sở từng bước thay

đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời thư viện tham

gia tích cực vào việc bồi dưỡng trình độ chính trị, xây

dựng nếp sống văn hóa mới cho toàn thể người dạy và

người học trong nhà trường. Thư viện chính là bộ mặt

của cơ sở đào tạo nói chung và của trường đại học nói

riêng, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp

đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất

nước. Để thư viện trường đại học thật sự là nơi đảm

bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngoài việc đòi hỏi

phải tăng vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm

đầy đủ các loại hình sách giáo trình, sách giáo khoa, tài

liệu tham khảo, sách chuyên ngành… thì thư viện

trường đòi hỏi phải thu hút được người đọc đến thư

viện ngày một đông hơn và đáp ứng được xu thế phát

triển chung của xã hội học tập.

Có thể nói phục vụ độc giả là một trong những

chức năng chính của thư viện, do đó hiệu quả phục vụ

cũng chính là thước đo đánh giá khả năng hoạt động và

sự phát triển của một thư viện. Cán bộ thư viện, nhất là

những người có tâm huyết với nghề đã luôn suy nghĩ,

trăn trở, tìm tòi và học hỏi với mục đích đổi mới nhằm

nâng cao hiệu quả phục vụ. Trong những thập niên

qua, ngành Thông tin - Thư viện trên thế giới đã có

những bước tiến vượt bậc và thay đổi hầu như hoàn

toàn trong cung cách phục vụ, tất cả đều cùng chung

quan điểm “Mở” cho các kho tư liệu. Kho mở ngày

nay không còn xa lạ với độc giả, khi bạn vào bất cứ

một hiệu sách hay một siêu thị bạn sẽ cảm nhận được

sự tự do chọn lựa cái mà mình thích, thư viện mở cũng

cho bạn cảm giác đó. Thật thoải mái khi độc giả được

trực tiếp tiếp xúc với một khối lượng kiến thức khổng

lồ và tự thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Hầu hết

các thư viện trên thế giới đều phục vụ bằng hình thức

kho mở, tuy nhiên mức độ mở tùy thuộc vào điều kiện

hay hoàn cảnh đặc thù của từng thư viện ở mỗi quốc

gia khác nhau.

Thư viện Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

được thành lập từ giữa năm 2007 cùng với sự hình

thành và phát triển Phân hiệu. Tính đến nay, tuy thời

gian hình thành và phát triển còn non trẻ so với hệ

thống các thư viện khác nhưng được sự quan tâm của

Ban giám đốc, Thư viện Phân hiệu cũng đã và đang

phát triển theo xu hướng “Mở”. Thư viện Phân hiệu

được đặt tại tầng trệt khu Nhà đa năng do Ngân hàng

Lienvietbank tài trợ xây dựng năm 2010 với diện tích

T

Page 30: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

29

sàn 300m2 dùng để làm kho chứa sách, phòng đọc

“Mở” và là nơi làm việc của cán bộ thư viện. Ngoài ra,

thư viện còn được trang bị bàn, ghế, tủ, kệ sách, đèn,

quạt,… ở các phòng khá đầy đủ, đảm bảo thuận lợi cho

hoạt động thư viện và công tác phục vụ cho bạn đọc.

Hiện tại thư viện có hơn 1.700 đầu sách với tổng số

gần 16.000 bản sách giáo trình và tài liệu tham khảo cơ

bản có thể phục vụ cho tất cả các chuyên ngành đào

tạo.

Trong điều kiện hiện tại, thư viện Phân hiệu đã và

đang trang bị một phòng đọc phục vụ theo hình thức

mở có hạn chế: vừa phục vụ đọc tại chỗ vừa cho mượn

về nhà nhưng có sự ngăn cách giữa phòng đọc và kho

sách, bạn đọc phải làm thủ tục mượn trước khi mang

sách ra khỏi thư viện. Phòng đọc mở thoáng mát, có kệ

sách bao gồm tất cả các đầu sách, luận văn, chuyên đề,

báo cáo khoa học mà thư viện hiện có. Tài liệu được

sắp xếp theo môn loại khoa học, theo bảng phân loại

Dewey (DDC) để bạn đọc thuận lợi tìm kiếm thông tin

vì những tài liệu có nội dung liên quan, giống nhau

được xếp ở một chỗ, cuốn này không có sẽ mượn cuốn

khác xếp cạnh đó có nội dung liên quan. Nơi đây, bạn

đọc được trực tiếp tiếp cận và lựa chọn tài liệu nhằm

thỏa mãn nhu cầu tìm tin của mình. Cách tổ chức này

đã thỏa mãn không nhỏ nhu cầu của bạn đọc, giúp bạn

đọc hứng thú hơn và đến thư viện nhiều hơn, tạo môi

trường học tập và nghiên cứu khoa học ngày càng thân

thiện.

Không chỉ có vậy, phòng đọc mở còn được trang bị

máy tính có kết nối internet và mạng wifi giúp bạn đọc

dễ dàng cập nhật thông tin phù hợp. Ngoài ra, bạn đọc

còn có thể gián tiếp tìm kiếm và đăng ký mượn tài liệu

trên hệ thống tra cứu bằng máy tính thông qua “Thư

viện số” khi không thể trực tiếp đến thư viện cũng như

khơi dậy ý thức công dân trong việc sử dụng, giữ gìn

của công và quen dần với phong cách tự phục vụ. Để

tạo môi trường học tập tiến bộ, nâng cao nhận thức tầm

quan trọng của thư viện trong suốt quá trình học tập,

thư viện cũng đã sử dụng kênh cộng tác viên là sinh

viên làm cầu nối, làm đường dây thông tin đến toàn bộ

sinh viên đang theo học trường. Thư viện Phân hiệu

đang từng bước trở thành “Giảng đường thứ hai”

không thể thiếu của họ. Với sự nỗ lực của Ban Giám

đốc, nhân viên thư viện và toàn thể cán bộ, giảng viên

Phân hiệu, hiện nay số lượng bạn đọc tham gia thư

viện ngày càng đông hơn, đáp ứng được phần lớn nhu

cầu mượn trả tài liệu về nhà cho bạn đọc, số lượng đầu

sách quay vòng ngày càng tăng lên, là điều mà Ban

Giám đốc và bộ phận thư viện mong muốn đạt được.

Ngày nay, khi mà nhu cầu của người dùng tin ngày

một gia tăng thì sự phục vụ cho người dùng tin phải

được đáp ứng kịp thời và đúng lúc. Chính vì vậy, Thư

viện Phân hiệu đã và đang cố gắng đầu tư trang thiết

bị, các nguồn tư liệu để hình thành kho mở nhằm tạo

môi trường học tập, nghiên cứu thân thiện, cởi mở, gần

gũi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Phân hiệu.

Page 31: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

30

CHẤT LƯỢNG ĐÀO

TẠO TẠI PHÂN HIỆU

TRẦN VĂN NAM

gay từ khi mới thành lập,

việc nâng cao chất lượng

đào tạo luôn được nhà

trường quan tâm. Nhà

trường đã và đang nỗ lực phát triển

nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất

nhằm góp phần đưa chất lượng đào tạo

đi lên, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu

cầu của xã hội.

Nói đến chất lượng đào tạo, nhà trường xác định

yếu tố quan trọng nhất là đội ngũ giảng viên. Là một

thành viên của ĐHĐN- một đại học vùng có uy tín về

chất lượng trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền

Trung và Tây Nguyên, Phân hiệu được kế thừa đội

ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các

trường thành viên của ĐHĐN. Bên cạnh đó, đội ngũ

giảng viên cơ hữu trẻ, giàu nhiệt huyết, năng động, có

tinh thần cống hiến và trách nhiệm cao đã mang lại

sinh khí tràn đầy cho Phân hiệu. Các giảng viên của

nhà trường không ngừng tìm tòi, cập nhật những kiến

thức mới để đưa đến cho các bạn sinh viên những

thông tin, kiến thức thực sự bổ ích cho công việc sau

này.

Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên, nhà trường luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện

để các giảng viên trẻ của Phân hiệu học tập nâng cao

trình độ, đặc biệt ưu tiên giảng viên đi học tập ở nước

ngoài. Là đơn vị đóng chân trên địa bàn tỉnh Kon Tum

của Tây Nguyên nên điều kiện học tập nói chung và

ngoại ngữ nói riêng của cán bộ giảng viên có những

khó khăn nhất định. Không giống như các thành phố

lớn có nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ, giảng viên

có thể vừa công tác vừa trau dồi thêm ngoại ngữ ngoài

giờ làm, điều này là không thể đối với đội ngũ giảng

viên tại Phân hiệu. Đây là một trở ngại thực sự cho ước

muốn tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến bởi vì

phần lớn các học bổng hay chương trình học tập tại

nước ngoài luôn đòi hỏi trình độ ngoại ngữ nhất định.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ giảng viên đã nỗ lực tự học, tự

nghiên cứu, xứng đáng với khẩu hiệu mỗi thầy cô giáo

là một tấm gương tự học và sáng tạo. Vì vậy, nhiều

giảng viên của Phân hiệu đã nhận được các học bổng

danh giá của các nước bạn như Úc, Nhật, Pháp, Đài

Loan… Trong quá trình học tập, các giảng viên trẻ

Phân hiệu đã tích lũy được kiến thức mới từ các nền

giáo dục tiên tiến và khi trở về họ đã đem những tri

thức đó truyền đạt lại cho sinh viên Phân hiệu.

Điều mà các giảng viên học tập được tại nước

ngoài không chỉ là kiến thức mà còn là phương pháp

giảng dạy hiện đại. Với tinh thần lấy người học làm

trung tâm, sinh viên là chủ thể của hoạt động học tập,

sinh viên tại Phân hiệu luôn được khuyến khích tự học

và nghiên cứu, tránh cách học thụ động. Sinh viên luôn

được nhắc nhở học để làm việc, để sáng tạo, không

phải học để thi cử, điều này đã tác động tích cực đến ý

thức và tinh thần học tập của các bạn sinh viên. Sinh

viên Phân hiệu đã xác định rõ được mục tiêu của việc

học, không phải học cho gia đình, nhà trường hay xã

hội mà học trước hết cho bản thân mình. Các giảng

viên luôn khuyến khích sinh viên nỗ lực cố gắng tích

lũy kiến thức không chỉ qua những gì được dạy mà cần

cập nhật các kiến thức từ các nguồn khác như internet,

báo chí…Chính từ yêu cầu đó nên sinh viên nhà trường

đã biến kiến thức từ sách vở, thầy cô thành kiến thức

của mình, có khả năng vận dụng tốt các kiến thức đó

vào công việc thực tế sau này.

Đa dạng hình thức đánh giá kết quả học tập của

sinh viên cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng

đào tạo. Tại Phân hiệu, việc đánh giá kết quả học tập

không chỉ căn cứ vào sự may rủi của các kỳ thi mà

thông qua cả quá trình học. Điều này giúp cho sự đánh

giá được chính xác, công bằng, khuyến khích sinh viên

học tập, tránh được tình trạng học tủ, học đối phó để

thi, chờ đến kỳ thi mới học. Có thể nói không quá rằng

nhờ cách đánh giá đó đã kích thích sự ham học của

sinh viên, buộc các bạn luôn nỗ lực trong cả quá trình

học. Với cách học quá trình, sinh viên có nhiều thời

gian nghiên cứu tìm hiểu hơn, do đó sinh viên đã hiểu

rõ, hiểu sâu hơn các nội dung hơn. Vì vậy đã có tác

động tích cực đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh chăm lo phát triển đội ngũ giảng viên,

nhà trường cũng chú trọng đầu tư phát triển cơ sở vật

chất để phục vụ tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy

của thầy và trò nhà trường. Với sự quan tâm của các tổ

chức xã hội, nhà trường đã xây dựng các khu Ký túc xá

N

Page 32: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

31

sạch sẽ, đảm bảo an ninh để sinh viên có chỗ ở ổn

định, yên tâm học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, được sự

hỗ trợ của ĐHĐN, nhà trường đầu tư mua sắm các

trang thiết bị khác như phòng máy phục vụ cho việc

học tin học, ngoại ngữ… Mặc dù điều kiện nhà trường

còn khó khăn nhưng nhà trường đã cố gắng xây dựng

một thư viện mở, trang bị cơ sở vật chất khang trang,

tại đó sinh viên được tự do chọn lựa tài liệu để nghiên

cứu.

Chất lượng đào tạo tại Phân hiệu còn được phản

ánh qua hoạt động thực tập thực tế tại các đơn vị bên

ngoài. Ngoài những kiến thức được trang bị trong nhà

trường, thực tập là khoảng thời gian để sinh viên làm

quen với môi trường làm việc thực tế, để vận dụng

những điều đã học được vào công việc, qua đó tích lũy

kinh nghiệm làm việc.Vì vậy, khi ra trường sinh viên

không phải bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc.

Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, việc thực tập

của một bộ phận sinh viên không thực chất, chưa mang

lại hiệu quả thực sự như mong muốn. Một số đơn vị

chưa nhiệt tình nhận sinh viên thực tập cũng như

không tin tưởng giao việc cho sinh viên, chưa tận tình

hướng dẫn sinh viên thực tập. Bên cạnh đó, sinh viên

cũng chưa nhận thức được ý nghĩa của quá trình thực

tập, nhiều sinh viên còn tâm lý đối phó. Một nguyên

nhân nữa cũng phải kể đến là chưa có cơ chế phối hợp

hiệu quả giữa nhà trường và đơn vị nhận sinh viên thực

tập để việc đánh giá quá trình thực tập được thực chất

và chính xác. Từ thực trạng đó, thời gian qua Phân hiệu

đã nỗ lực cải tiến hoạt động này để góp phần nâng cao

hiệu quả quá trình thực tập từ đó góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo. Cụ thể, Phân hiệu đã tiến hành

thành lập Tổ Quan hệ doanh nghiệp làm cầu nối giữa

nhà trường với các doanh nghiệp. Nhà trường xác định,

muốn nâng cao chất lượng đào tạo không thể tách khỏi

cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp bởi sản phẩm

của giáo dục là con người, là nhân lực mà người tiêu

dùng là các tổ chức, doanh nghiệp. Cần tăng cường

mối hợp tác này với tinh thần đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra, học tập tại Phân hiệu, sinh viên không chỉ

được học kiến thức chuyên môn mà còn được tham gia

vào nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích. Bởi để tạo ra

một con người hoàn thiện thì kiến thức chuyên môn

không thôi là chưa đủ mà còn cần rất nhiều các kỹ

năng mềm khác chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng tay nghề, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ…

Thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện,

sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tại các câu lạc bộ do

Đoàn trường tổ chức đã trang bị cho sinh viên Phân

hiệu những kiến thức, kỹ năng bổ ích. Vì vậy, khi ra

trường các bạn đáp ứng rất tốt yêu cầu của công việc.

Với những nỗ lực cố gắng không ngừng của thầy và

trò Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, chất lượng đào tạo

tại Phân hiệu bước đầu được ghi nhận. Nhiều sinh viên

tốt nghiệp từ Phân hiệu đã có việc làm ổn định với thu

nhập cao. Kết quả khảo sát do Tổ ĐBCLGD &KT

Phân hiệu tiến hành cho thấy có khoảng 75,51% sinh

viên Phân hiệu tốt nghiệp đã có việc làm. Một số sinh

viên Phân hiệu đã vượt qua sinh viên từ các trường đại

học khác trong các cuộc thi tuyển chọn sinh viên thực

tập ở những đơn vị uy tín. Chẳng hạn, sinh viên

Nguyễn Thị Nhung, lớp K511NH đã vượt qua hàng

ngàn sinh viên đến từ các trường đại học khác để trở

thành thực tập sinh tại Ngân hàng Sacombank.

Trong thời gian tới, việc nâng cao hơn nữa chất

lượng đào tạo sẽ tiếp tục là vấn đề được quan tâm và

ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao vai trò, vị thế của

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum trên cả nước

cũng như khu vực, biến nơi đây thành địa điểm học tập

đáng mơ ước của các bạn học sinh khi muốn có một

tấm bằng đại học đúng nghĩa và chất lượng.

Page 33: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

32

ột trong những yếu tố then chốt trong cải

cách giáo dục của các quốc gia trên thế giới

hiện nay là đào tạo nguồn nhân lực mang

tính chuyên nghiệp cao, thành thạo về kỹ

năng thực hành và giao tiếp. Song thực tế cho thấy việc

thiếu những kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng giao tiếp

của sinh viên sau khi tốt nghiệp là một trong những rào

cản khi sinh viên tiếp cận với thị trường lao động. Vì

vậy mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của các

trường đại học cần tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng

mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng cho sinh

viên, đặc biệt là sinh viên vùng Tây Nguyên.

1. Đặt vấn đề

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum là con em các tỉnh

vùng cao và dân tộc thiểu số còn hạn chế về kỹ năng

giao tiếp trong học tập cũng như sinh hoạt, do đó dẫn

tới hạn chế về năng lực hòa nhập và thích ứng và triển

khai công việc khi tốt nghiệp ra trường.

Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học

có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng

thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát

triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với

trình độ đào tạo; có sức khỏe, có khả năng sáng tạo và

trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường

làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân. Để thực hiện

mục tiêu trên, bên cạnh việc đổi mới nội dung, chương

trình, phương pháp,… phát triển kỹ năng bổ trợ cho

sinh viên, trong đó có kỹ năng giao tiếp của sinh viên

là khâu có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

2. Những vấn đề cơ bản về phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm

của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến

từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ

XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học

giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp

đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm,

bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi

tác giả tuỳ theo phương diện nghiên cứu của mình đã

rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách riêng và làm

nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả

đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với

người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm…

Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người.

Ngày nay, cùng với việc xây dựng một cách tích

cực và khoa học hệ phương pháp nghiên cứu giao tiếp

thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được lý giải

ngày càng đầy đủ và rõ ràng. Ở một khái niệm chung

nhất chúng ta có thể hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua

lại giữa con người với con người, mà trong quá trình

của nó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự

trao đổi thông tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự rung cảm

lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau và cuối cùng là những

quan hệ qua lại giữa con người với con người được

thực hiện, được thể hiện và được hình thành.

Giao tiếp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi

người. Con người luôn sống trong xã hội, nên giao tiếp

giữa người với người là nhu cầu tất yếu. Là con người,

sinh viên luôn cuốn vào những hệ thống khác nhau của

M

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

GIAO TIẾP CHO SINH

VIÊN PHÂN HIỆU ĐẠI

HỌC ĐÀ NẴNG TẠI

KON TUM

ĐÀM HÙNG PHI

Page 34: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

33

giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp đó những nguyên

tắc sống, những tiêu chuẩn đạo đức được hình thành và

ngày càng hoàn thiện.

Trong trường đại học, sinh viên nói chung là sống

trong những lớp học, một trong những đơn vị cơ sở

trong hệ thống dạy học trong trường. Ở đó, họ có cuộc

sống tập thể, tiếp thu tri thức mới hiện đại, sâu sắc của

loài người, hình thành và phát triển nhân cách, tu

dưỡng những phẩm chất đạo đức và năng lực của

mình.

Nhu cầu giao tiếp của sinh viên ngày một tăng theo

yêu cầu của giáo dục, đó là xu thế phù hợp với xu thế

chung của xã hội và lịch sử. Phạm vi giao tiếp của sinh

viên là rất tập trung. Nó đặc trưng bởi hoạt động học

tập. Đối tượng chủ yếu là bạn học, ngoài ra còn giao

tiếp với cán bộ trong trường, với học sinh phổ thông và

các đối tượng khác.

Nội dung giao tiếp của sinh viên đặc trưng bởi hoạt

động chủ đạo là học tập. Ngoài ra còn trao đổi với bạn

bè về tình bạn, tình yêu. Không khí giao tiếp trong tập

thể sinh viên tốt, lành mạnh, cởi mở, sôi nổi, có sự

thống nhất hành động.

Nội dung các kỹ năng giao tiếp cần phát triển cho

sinh viên:

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng đặt câu hỏi

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng thuyết trình

- Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản

3. Thực trạng nhu cầu, kỹ năng giao tiếp của sinh viên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

Nhu cầu giao tiếp của sinh viên Phân hiệu ĐHĐN

tại Kon Tum ở mức độ dưới trung bình cho thấy số

lượng sinh viên có mức độ nhu cầu giao tiếp không

cao. Qua quan sát trong lớp học và hoạt động Đoàn tổ

chức, nhận thấy các bạn sinh viên chưa tích cực tham

gia các nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ, hoạt động của tập

thể, của liên chi Đoàn. Số lượng sinh viên tham gia

không nhiều, kết quả hoạt động diễn ra không cao làm

ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập và rèn luyện của sinh

viên.

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Phân hiệu ĐHĐN

tại Kon Tum đạt ở mức độ trung bình, ở nam và nữ hầu

như không có sự khác biệt nhau. Theo khoá học thì

năm thứ 4 kỹ năng giao tiếp cao hơn năm thứ I. Xét

theo từng kỹ năng giao tiếp thì không có sự chênh lệch

quá nhiều ở mỗi kỹ năng.

Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động nhằm

nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Phân hiệu

ĐHĐN tại Kon Tum chưa nhiều, nội dung, hình thức

chưa phong phú nên chưa thực sự hấp dẫn lôi cuốn

sinh viên. Nhìn chung, nhu cầu, kỹ năng giao tiếp của

SV Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum còn hạn chế.

4. Các biện pháp

Trên cơ sở lý luận và qua điều tra khảo sát một số

đặc điểm giao tiếp của SV, chúng tôi đề xuất một số

giải pháp tác động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp

của SV, đồng thời qua đó nhà trường có hình thức tổ

chức hoạt động phù hợp, cụ thể:

- Với nhiều SV có đặc điểm khí chất rụt rè, e ngại

tham gia các hoạt động, điều này có thể khắc phục nếu

cá nhân đó có môi trường thuận lợi để mạnh dạn tham

gia, môi trường ở đây chính là các hoạt động học tập

và sinh hoạt tại trường.

- Nhằm phát triển tính tích cực hoạt động của sinh

viên, ngoài việc bản thân sinh viên tự cố gắng hoàn

thiện mình, tích cực tham gia các lĩnh vực hoạt động

của tập thể thì nhà trường cần thiết xây dựng những

chương trình hoạt động sao cho phù hợp, thu hút đông

đảo sinh viên tham gia, từ đó rèn luyện kỹ năng giao

tiếp của sinh viên.

- Vai trò quan trọng của nhà trường trong việc nâng

cao nhu cầu và kỹ năng giao tiếp chính là tổ chức

nhiều hoạt động thiết thực bổ ích cho sinh viên chẳng

hạn:

+ Tuyên truyền cho sinh viên nhận thức về việc

muốn thực hiện tốt những yêu cầu của nghề nghiệp,

cần xuất phát từ những hành động, hoạt động thực tiễn,

từ đó phát triển đặc điểm giao tiếp phục vụ cho nghề

nghiệp sau này.

+ Trong các chương trình đào tạo cần chú trọng

hơn đến việc cung cấp cho SV hệ thống tri thức về tâm

lý học nói chung và giao tiếp nói riêng.

+ Thường xuyên tổ chức nhiều loại hình hoạt

động, cuộc thi nhằm tạo sân chơi không chỉ bổ ích cho

Page 35: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ & GIẢNG DẠY

34

SV mà còn là nơi ươm nầm và phát triển tài năng thanh

niên. Chỉ có thông qua các hoạt động như vậy mới thúc

đẩy nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của SV

ngày một cao hơn.

+ Tăng cường đưa sinh viên xuống cơ sở thực

tế, thực tập, thường xuyên nâng cao trình độ, rèn luyện

chuyên môn, thực hành các kiến thức đã học.

+ Trang bị cho sinh viên hệ thống cách thức tự

đánh giá nội dung, nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp

của bản thân.

+ Áp dụng các phương pháp dạy học theo

hướng tích cực, có khả năng phát huy tối đa vai trò chủ

động, sáng tạo của người học, tạo điều kiện để sinh

viên tích cực rèn luyện, nâng cao năng lực giao tiếp.

5. Kết luận

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum là đơn vị thành viên

thuộc Đại học Đà Nẵng đóng chân trên địa bàn Tây

nguyên. Là cơ sở giáo dục đào tạo có vai trò quan

trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh

khu vực bắc Tây Nguyên. Trong thời gian qua, công

tác đào tạo và phát triển toàn diện cho SV đã được

Phân hiệu quan tâm thực hiện và đạt được những kết

quả nhất định.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một

số hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó một trong

những nguyên nhân chính là công tác quản lý trong

điều kiện là đơn vị vừa mới thành lập còn bất cập. Để

nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của nhà trường

nói chung và phát triển toàn diện cho SV nói riêng,

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum cần áp dụng những

biện pháp phù hợp, khả thi và có sự phối hợp đồng bộ,

thống nhất dựa trên sự đồng tâm, nhất trí cao của lãnh

đạo và toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn

trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (chủ biên), Giáo trình tâm lý học giao tiếp,

Nxb Đại học Sư phạm, năm 2004.

2. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Tâm lý học xã hội, Nxb

Đại học Quốc gia, năm 1994

3. Fischer, Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã

hội, người dịch Huyền Giang, Nxb Thế giới

4. Ngô Công Hoàn (chủ biên), Giao tiếp và ứng xử, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997

5. Nguyễn Thị Oanh (chủ biên), Tâm lý học truyền thông

và giao tiếp, Nxb Phụ nữ, năm 1995

Page 36: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

35

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM THANH LONG RUỘT

ĐỎ THÀNH PHỐ KON TUM

NGUYỄN TỐ NHƯ

TÓM TẮT

Thanh long ruột đỏ là một trong những loại trái cây mới xuất hiện trên thị trường, cho nên người tiêu dùng chưa

biết nhiều đến sản phẩm nông nghiệp này. Để thúc đẩy việc thương mại hóa sản phẩm, giúp cho người nông dân

Kon Tum có thêm thu nhập thì thực hiện chiến lược marketing-mix là cần thiết. Bài báo tập trung xác định đối

tượng khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm Thanh long ruột đỏ Kon Tum bao gồm cả khách hàng tiêu dùng và

khách hàng tổ chức. Khách hàng mục tiêu của sản phẩm rất chú trọng đến giá trị dinh dưỡng nổi trội của sản phẩm

và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, bài báo đề cập đến việc thực hiện chiến lược sản phẩm chú trọng đến

giá trị cốt lõi mà khách hàng tìm kiếm. Bên cạnh đó, bài báo gợi ý cách thức định giá cho sản phẩm, cách thức phân

phối và chiêu thị cổ động phù hợp với đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới.

Từ khóa: thanh long ruột đỏ, marketing- mix, sản phẩm, khách hàng, chiến lược

ABSTRACT

Red flesh dragon fruit-an agricultural product which is one of the new fruits on the market has not yet been

popular among consumers. It is essential that marketing-mix strategy be carried out to promote red flesh dragon

fruit to help Kontum farmers increase their income. This paper refers to determining the target customers of Kontum

red flesh dragon fruit including consumers and enterprises. These customers are seriously concerned of the

outstanding nutritional value of this product and the issues of food safety and hygiene. The paper will mention about

the implementation of product strategy which focuses on core values that customers seek for. In addition, the article

also suggests ways for pricing, distributing and promoting red flesh dragon fruit that are appropriate for customers

who are aimed at.

Key word: Red flesh dragon fruit, marketing- mix, product, customer, strategy

1. Đặt vấn đề

Thanh long ruột đỏ (TLRĐ) hiện đang là loại cây

trồng hiệu quả trên một số vùng đất thuộc tỉnh Kon

Tum. Đây là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là

loại trái cây mới trên thị trường. Do đó, người tiêu

dùng vẫn chưa biết nhiều đến sản phẩm.

Mặc dù là loại trái cây có giá trị kinh tế khá cao,

tuy nhiên, người nông dân nơi đây vẫn rất lo lắng cho

đầu ra của sản phẩm vì chưa có thị trường tiêu thụ ổn

định. Người nông dân chủ yếu mang sản phẩm ra các

chợ để bán hoặc bán cho các sạp trái cây nhỏ. Điều này

làm hạn chế việc tiếp cận với những khách hàng tiêu

dùng chính của sản phẩm.

2. Các khái niệm

2.1. Marketing-mix

Khái niệm Marketing-mix được xem là khái niệm

cốt lõi trong lý thuyết marketing. Borden được cho là

người đầu tiên đề xuất khái niệm về marketing-mix,

nhưng thực tế thì ông không hoàn toàn định nghĩa khái

niệm này mà theo ông, marketing-mix là những nhân

tố hay thành phần để tạo ra một chương trình

marketing (Borden, 1984).

Mc Carthy (1964, p. 35) đã cải tiến hơn và định

nghĩa marketing-mix là một phức hợp toàn bộ các nhân

tố mà một nhà quản trị marketing kiểm soát nhằm thỏa

mãn được thị trường mục tiêu. Theo Mc Carthy (1975,

p. 98), Marketing- mix là khái nhiệm “4P” bao gồm:

sản phẩm (product), giá (price), kênh phân phối (place)

và chiêu thị (promotion).

Kotler và Armstrong (1996, p. 48) đã định nghĩa

marketing – mix như là một bộ những công cụ

marketing tác nghiệp có thể kiểm soát được- sản phẩm,

giá, kênh phân phối và chiêu thị cổ động - mà công ty

phối hợp để tạo ra những phản ứng mà nó mong muốn

cho thị trường mục tiêu.

2.2. Marketing-mix cho sản phẩm nông

nghiệp

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng

marketing-mix có sự khác nhau đối với từng loại sản

phẩm khác nhau.

Theo Atafar & ctg (2011, p: 288), sản phẩm nông

nghiệp có thuộc tính đặc biệt. Chúng cần có cách thức

vận chuyển, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, chế

biến,… phù hợp và do đó chúng có cách định giá đặc

biệt, chương trình khuyến mãi,… Vì vậy, marketing-

Page 37: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

36

mix cho các sản phẩm nông nghiệp khác với

marketing-mix của các sản phẩm công nghiệp và có

các thuộc tính và sự kết hợp đặc biệt.

3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài

nước

3.1 Nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước hiện nay chủ yếu tập

trung vào việc nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị của nông

sản nhiều hơn là các hoạt động xúc tiến thương mại

cho loại hình sản phẩm này. Còn lại đối với các giải

pháp xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản chủ

yếu chỉ dừng lại ở các bài viết, các phân tích trên các

trang báo mà chưa có những đề tài nghiên cứu cụ thể.

3.2 Nghiên cứu nước ngoài

Miyauchi & Perry (1999) đề cập đến việc

marketing cho sản phẩm trái cây của Úc đến người tiêu

dùng Nhật Bản (Marketing fresh fruit to Japanese

consumers: exploring issue for Australia exports). Bài

báo đề cập đến việc nghiên cứu về người tiêu dùng và

các yếu tố ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng quen

thuộc với một sản phẩm trái cây mới (nghiên cứu cho

loại trái cây là xoài) để phân khúc khách hàng và cuối

cùng là thực hiện các hoạt động xúc tiến cho sản phẩm

này.

Nghiên cứu của Hingley & Lindgreen (2002) về

hoạt động Marketing của sản phẩm nông nghiệp

(Marketing of agricultral products: case findings).

Trong đó, nghiên cứu tập trung vào marketing quan hệ.

Các tác giả có cái nhìn sâu sắc và có sự so sánh của các

nhà cung cấp ở hai lĩnh vực sản phẩm nông nghiệp là

sản phẩm trái cây và rau ở Anh và rượu ở New

Zealand. Nghiên cứu đánh giá bản chất của mối quan

hệ marketing từ quan điểm của các nhà cung cấp trong

hai lĩnh vực này và mối quan hệ, mạng lưới và sự

tương tác với những nhà nhập khẩu và những nhà bán

lẻ trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống.

Những vấn đề marketing được điều tra bao gồm: bản

chất của mối quan hệ marketing, việc thực hiện

marketing quan hệ, kiểm soát và đo lường marketing

quan hệ.

D. Kovanic, M.Radman & R.Haas (2002) nghiên

cứu về phân khúc khách hàng thành phố nhằm hướng

đến thực hiện chiến lược marketing cho sản phẩm trái

cây và rau quả ở Croatia (Segmentation of city market

customers in Croatia- Towards a marketing strategy for

fruit and vegetable markets). Nghiên cứu đã tập trung

vào tìm hiểu khách hàng về thái độ và hành vi cũng

như các đặc tính về nhân khẩu học để từ đó đưa ra các

chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách

hàng.

Những nghiên cứu trên đây đều có giá trị tham

khảo cao, giúp định hướng cho việc đề xuất các giải

pháp marketing-mix cho sản phẩm trái cây nói chung

và TLRĐ của tỉnh Kon Tum nói riêng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 250 khách hàng sử

dụng TLRĐ. Dữ liệu được xử lý bằng phương pháp

thống kê mô tả nhằm xác định được đối tượng khách

hàng thường xuyên tiêu dùng sản phẩm này, các đặc

điểm, thói quen và hành vi mua sắm của họ. Trên cơ sở

đó, nghiên cứu thiết kế các chương trình marketing-

mix phù hợp với đối tượng khách hàng tiêu dùng sản

phẩm nhằm tăng cường hiệu quả cho việc tiêu thụ.

5. Kết quả nghiên cứu

5.1. Khách hàng mục tiêu của sản phẩm

thanh long ruột đỏ

Trên cơ sở phân tích hành vi mua của khách hàng

nữ giới trong độ tuổi thanh niên và trung niên là cán bộ

công chức với thu nhập trung bình và khá ở các thành

phố, thị xã, thị trấn chính là đối tượng khách hàng mục

tiêu của TLRĐ. Những đối tượng này thường có nhận

thức cao và nhạy cảm với những thông tin về dinh

dưỡng, đặc biệt các tố chất phòng bệnh. Hơn nữa, đây

là đối tượng nội trợ và chăm sóc cho gia đình, do đó họ

là người quyết định trong việc mua trái cây cho cả gia

đình. Về giá cả, đối tượng này ít dao động hơn do có

thu nhập ổn định, nên họ sẵn sàng mua nếu giá có biến

động.

Đối với khách hàng tổ chức trong trường hợp trái

TLRĐ Kon Tum, các nhà sản xuất nên tập trung vào

các khách hàng tổ chức bán lại như siêu thị, chợ, cửa

hàng, nhà hàng. Đây là những khách hàng mua lặp lại

thường xuyên để phục vụ nhu cầu khách hàng hằng

ngày. Việc cung ứng sản phẩm cho các đối tượng này

tương đối ổn định.

5.2. Chiến lược về sản phẩm

Chiến lược về sản phẩm cho trái thanh long ruột đỏ

khi cung cấp ra ngoài thị trường cần chú ý những vấn

đề sau:

Thứ nhất, lợi ích cốt lõi của trái TLRĐ mà khách

hàng quan tâm và mua đó chính là các tố chất có thể

phòng bệnh và dinh dưỡng khác mang lại sức khỏe cho

người tiêu dùng.

Thứ hai, yêu cầu về ngoại quan của trái TLRĐ như

màu sắc, kích cỡ, độ tươi mới,… Yếu tố cần quan tâm

đó chính là quy cách chất lượng cho sản phẩm. Sau khi

thu hoạch, quả cần được phân loại dựa trên tiêu chuẩn

TCVN 7523 -2005.

Page 38: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

37

Thứ ba, sản phẩm mong đợi đối với TLRĐ chính là

những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường

mong đợi và chấp nhận mua bao gồm: vệ sinh an toàn

thực phẩm, giá cả phù hợp, dễ dàng tiếp cận,…

Thứ tư, sản phẩm hoàn thiện của TLRĐ là bao gồm

các công cụ để nhận dạng như nhãn mác, bao bì, logo,

thủ tục thanh toán, vận chuyển nhanh gọn, đảm bảo độ

tươi mới của sản phẩm,…

Để sản phẩm có thể khai thác được lâu dài, tăng

cường uy tín và thuận tiện trong vấn đề quảng bá, sản

phẩm cần được đăng ký chỉ dẫn địa lý cho TLRĐ Kon

Tum.

5.3. Chiến lược giá

Theo các kết quả nghiên cứu và đề xuất, giá bán

sản phẩm TLRĐ hiện nay trên thị trường khoảng

35.000-40.000đồng/kg, cao hơn vài lần so với sản

phẩm thanh long ruột trắng. Vì thế, mục tiêu định giá

và quyết định giá bán đối với sản phẩm TLRĐ trong

trường hợp này nhằm đảm bảo tạo nhận thức cho

khách hàng về sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho

việc thâm nhập thị trường của sản phẩm TLRĐ được

xem là sản phẩm mới của thị trường.

Trong quá trình đưa sản phẩm từ vườn đến thị

trường, tồn tại nhiều mức giá tương ứng với các cấp độ

phân phối trong hệ thống kênh phân phối sản phẩm

TLRĐ trên thị trường. Hệ thống các mức giá và mối

quan hệ giữa chúng thể hiện trong sơ đồ sau đây.

Sơ đồ 1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các mức giá trong hệ thống cung cấp sản phẩm

Cơ chế phân phối giá cả đi từ "trang trại" của nông

hộ đến các "hộ gia đình" là người mua và sử dụng sản

phẩm có sự biến thiên tăng lên phụ thuộc vào chi phí

phân phối phát sinh trong quá trình đưa sản phẩm từ

trang trại đến thị trường tiêu dùng và lợi ích mà các

trung gian thu được nhờ vào công sức của họ trong quá

trình phân phối sản phẩm.

Trường hợp 1: Định giá bán từ khâu trồng trọt, giá

bán tại trang trại, đòi hỏi phải xác định các biến số về

chi phí sản xuất. Từ mức giá xác định tại khâu trồng

trọt, tương ứng với các thành phần chi phí nói trên

được đánh giá sẽ là căn cứ quan trọng cho phép xác

định mức giá bán sản phẩm trên thị trường bán lẻ.

Trường hợp 2: Định giá theo kiểu giá bán lẻ sản

phẩm TLRĐ trên thị trường, ưu tiên đến mức độ chấp

nhận của thị trường và khách hàng, đòi hỏi xác định

các biến số như sau (chi phí trung gian phân phối,

trưng bày và bán tại điểm bán lẻ, chi phí hao hụt trong

quá trình vận chuyển, chi phí cho lực lượng lao

động…) từ đó xác định mức giá mà chủ nông hộ nhận

được khi bán sản phẩm, sau khi cân đối mức lãi cho

phép, sẽ xác định được mức phí chấp nhận cho việc

sản xuất hoặc trồng và thu hoạch sản phẩm TLRĐ.

Quyết định về giá bán sản phẩm theo quan điểm tại

trang trại hoặc trên thị trường là do chính các nông hộ

quyết định, liên quan chủ yếu đến cách thức phân phối

và bán sản phẩm TLRĐ của các nông hộ theo các thị

trường mục tiêu khác nhau. Nếu các nông hộ chỉ triển

khai việc bán sản phẩm ngay tại trang trại thì quyết

định về giá bán xác định ngay tại trang trại có ý nghĩa

thiết thực và ngược lại.

Quá trình thực thi về giá đòi hỏi phải có các chính

sách hỗ trợ liên quan đến giá để có thể điều chỉnh giá

một cách linh hoạt. Các yếu tố có ảnh hưởng đến giá

sản phẩm TLRĐ chủ yếu là số lượng sản phẩm giao

dịch mỗi lần, yếu tố thời vụ của sản phẩm, tình hình

cạnh tranh của các sản phẩm trái cây tương tự trên thị

trường hay các yếu tố khác như kỳ hạn thanh toán, cơ

chế hoàn trả sản phẩm sau một thời gian phân phối, qui

mô lượng cầu và sự biến đổi nhu cầu thị trường...

Việc điều chỉnh giá có thể đưa đến quyết định tăng

(giảm) giá bán thực tế so với giá dự kiến, giữa giá bán

thực tế thời điểm này so với thời điểm khác, giá bán

kèm theo các điều kiện thương mại... Cần xác lập các

cơ sở cần thiết để thuận tiện cho việc điều chỉnh giá

theo các quy luật thị trường, xúc tiến quá trình phân

phối và đẩy mạnh việc bán sản phẩm, đáp ứng nhu cầu

mở rộng quy mô trồng trọt, gia tăng sản lượng thu

hoạch và phổ biến sản phẩm trên các thị trường mục

tiêu.

5.4. Chiến lược phân phối

Người nông dân có nhiều lựa chọn trong việc bán

sản phẩm của mình. Kênh phân phối chính là từ người

nông dân thông qua hợp tác xã đến thị trường với

nhiều cấp khác nhau như đến những nhà chuyên đóng

gói, đến những nhà xuất khẩu và trực tiếp đến các chợ.

Giá bán tại

trang trại

Giá bán cho các

trung gian bán sỉ

Giá bán cho các

trung gian bán lẻ

Giá bán cho KH

cuối cùng

Page 39: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

38

Sơ đồ 2: Sơ đồ hệ thống phân phối thanh long ruột đỏ Kon Tum

Hợp tác xã tiêu thụ là kênh phân phối chính của các

hộ sản xuất thanh long ruột đỏ. Các kênh phân phối có

thể lựa chọn theo 6 dạng như trên. Mỗi cấp độ kênh

phân phối có những lợi thế riêng có và những hạn chế

đối với người nông dân. Kênh lý tưởng nhất là kênh

thứ (4), từ người nông dân, sản phẩm được thu gom và

xử lý thông qua hợp tác xã và trực tiếp đến hệ thống

siêu thị, nhà hàng hoặc các công ty chế biến. Thông

qua chức năng của hợp tác xã, quyền lợi của các hộ sản

xuất sẽ được bảo vệ tốt hơn vì khả năng thương lượng

tập thể sẽ hiệu quả hơn.

Về chính sách phân phối cho sản phẩm thì cần thực

hiện các chính sách về thương mại thông qua các hợp

đồng mua bán và theo các thương vụ.

Đối với chính sách thương mại qua các hợp đồng

mua bán, cần cụ thể về các yếu tố như điều kiện về sản

phẩm TLRĐ (dựa trên các thông số và tiêu chuẩn kỹ

thuật vốn có của sản phẩm, các nông hộ và hợp tác xã

cần làm rõ các thông tin về hình dáng, trọng lượng, bao

gói, ngày thu hoạch, thời gian lưu hành sản phẩm cho

phép và chế độ bảo quản trong quá trình tiêu thụ tại

điểm bán...); điều kiện về giá cả (xác định quy chuẩn

số lượng bán tối thiểu rồi từ đó xác định tỉ lệ % giảm

giá cho số lượng kg mỗi lần giao dịch tăng lên, xác

định mức giá căn cứ vào kỳ hạn tín dụng cho cách thức

thanh toán); điều kiện vận chuyển (ngoài các điều kiện

về bao gói, đóng thùng đáp ứng các yêu cầu vận

chuyển trên đường để đưa sản phẩm vào thị trường,

yếu tố vận chuyển quyết định là chi phí vận chuyển

trên cơ sở sử dụng phương tiện vận chuyển. Nếu vận

chuyển số lượng ít, có thể sử dụng xe khách theo các

tuyến cố định. Nếu số lượng nhiều có thể thuê hoặc

trang bị 01 xe tải chuyên dùng cho việc chuyển sản

phẩm đến thị trường.)

Đối với chính sách thương mại theo các

thương vụ chủ yếu liên quan đến giá cả sản phẩm tính

theo kg được bán tại địa điểm Kon Tum. Khi khách

hàng có nhu cầu mua, các bên sẽ đàm phán cụ thể về

các điều kiện mua bán, với mục tiêu đảm bảo sinh lợi

và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mua về bán

lại. Nếu khách hàng mua thường xuyên thì cân nhắc và

đàm phán để có thể ký kết hợp đồng mua bán như đã

xác định ở trên.

5.5. Chiến lược chiêu thị

Thanh long ruột đỏ nên thực hiện hoạt động chiêu

thị truyền thông bằng "Chiến lược thâm nhập vào thị

trường". Vì vậy, các phối thức và giải pháp được sử

dụng nhằm tạo cơ sở cho việc thâm nhập sản phẩm

TLRĐ vào thị trường, tạo điểm nhấn đặc biệt để gây sự

chú ý của cư dân mục tiêu trên thị trường.

Để thực hiện truyền thông thành công cho TLRĐ

cần xác định thông điệp truyền thông rõ ràng đối với

từng đối tượng khách hàng trung gian hay người tiêu

dùng trên thị trường. Trong đó, đối với khách hàng tiêu

dùng thì cần nhấn mạnh đến giá trị dinh dưỡng nổi trội

và quy trình tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm ngoài việc tăng mức độ nhận biết của khách

hàng đối với TLRĐ Kon Tum.

Đối với khách hàng tổ chức thì cần chú trọng đến

cần truyền thông tốt về chất lượng sản phẩm, về triển

vọng kinh doanh và bán sản phẩm về những hỗ trợ của

công tác quảng cáo và xúc tiến trên thị trường cho cư

dân và khách hàng, đồng thời nêu rõ mức chiết khấu

ưu đãi của sản phẩm thanh long ruột đỏ Kon Tum.

Để thực hiện được tốt chiến lược truyền thông

nhằm đảm bảo mục tiêu đặt ra và thông điệp được

truyền tải tốt thì tùy vào từng đối tượng khách hàng

khác nhau, cần thiết kế các công cụ truyền thông khác

nhau. Đối với người tiêu dùng: chúng tôi cho rằng các

công cụ như brochure, quảng cáo tại điểm bán và phát

thanh truyền hình là phù hợp. Còn đối với khách hàng

Page 40: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

39

trung gian: để thông tin về sản phẩm có thể được

truyền thông đến đúng đối tượng trung gian thì các

công cụ sau nên được sử dụng: tham gia hội chợ triển

lãm về nông sản trong và ngoài nước, sử dụng thư trực

tiếp, xây dựng website và catalogue giới thiệu về sản

phẩm.

6. Một số kiến nghị

Để thực hiện thành công kế hoạch xúc tiến thương

mại cho sản phẩm TLRĐ, cần thực hiện đồng bộ các

giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính quyền địa phương và các đơn vị

hỗ trợ có liên quan cần quan tâm sâu sát hơn đến khâu

thu hoạch, bảo quản, đặc biệt là về chế biến và tiêu thụ

sản phẩm (người kinh doanh và người tiêu dùng) chứ

không chỉ ở khâu trồng trọt và chăm sóc.

Thứ hai, Chính quyền địa phương nên thiết lập lại

cách thức hoạt động của hợp tác xã, để đảm bảo phát

huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ người nông dân,

nên nhìn nhận hợp tác xã như một doanh nghiệp. Hợp

tác xã không chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất mà còn

phải là đầu mối chính để thương mại hóa sản phẩm.

Muốn như vậy, các thành viên trong hợp tác xã cần có

sự hiểu biết về thị trường, về việc điều hành các hoạt

động phân phối, xúc tiến thương mại… ngoài việc hỗ

trợ cho nhau các vấn đề trong hoạt động sản xuất tạo

sản phẩm.

Thứ ba, Hỗ trợ về vốn để hợp tác xã hoạt động tốt

trong việc đầu tư các trang thiết bị như hệ thống thu

gom, xử lý, phân loại quả, đóng gói đến hệ thống xe

chuyên chở trái cây.

Thứ tư, Để xúc tiến thương mại thành công cần có

sự chỉ đạo thực hiện, hỗ trợ thực hiện từ Sở Công

Thương và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và

Du lịch tỉnh Kon Tum trong việc tìm kiếm, cung cấp

thông tin về các hội chợ triển lãm, thông tin về nhu cầu

của từng thị trường để có cơ sở thực hiện tốt các công

cụ truyền thông này. Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến

Đầu tư, Thương mại và Du lịch có thể hỗ trợ cho hợp

tác xã trong việc xây dựng hệ thống website để giới

thiệu sản phẩm và tập huấn cho người trong hợp tác xã

hoặc người nông dân làm quen với việc giao nhận các

đơn đặt hàng trên website.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Atafar A. et al. (2011), Selecting the proper marketing-

mix for export by the using of AHP method. Case study:

Saveh Pomegranate, Interdisciplinary Journal of

Contemporary Research in Business, Volumer 3, No 7, p

298:294.

2. Borden N.H. (1984), The concerp of marketing,

Journal of Advertising research, Classics, Volumer II,

September.

3. D. Kovanic, M.Radman & R.Haas (2002),

Segmentation of city market customers in Croatia- Towards a

marketing strategy for fruit and vegetable markets, Die

Bodenkultur, Vol. 53, No. 4, pp. 207-216.

4. Hingley&Lindgreen (2002), Marketing of agricultral

products: case findings, British Food Journal, Vol.104 No.

10, pp. 806-827

5. Kotler, P. and Armstrong, G. (1996), Principles of

Marketing, 7th ed., Prentice-Hall, Englewood Cliffs, N.J.

6. Mc Carthy, E.J. (1964), Basic Marketing, Richard D.

Irwin, Homewood, IL.

7. Mc Carthy, E.J. (1975), Basic Marketing: a

mangagement approach, Irwin, Homewood, IL, p98

8. Miyauchi & Perry (1999), Marketing fresh fruit to

Japanese consumers: exploring issue for Australia exports,

European Journal of Marketing, Vol. 33 No.1/2, pp.196-205.

Page 41: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

40

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TỈNH KON TUM - THEO

CÁCH TẾP CẬN THUỘC VỀ PHẠM VI DOANH NGHIỆP

ĐẶNG VĂN MỸ

TÓM TẮT

Năng lực cạnh tranh địa phương cấp tỉnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố với các cấp độ khác nhau như các yếu tổ

thuộc phạm vi tỉnh, các ngành kinh tế phát triển trong tỉnh, hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Tỉnh

và cộng đồng dân cư sinh sống và làm việc trong Tỉnh. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh địa phương khẳng định

rằng năng suất của nền kinh tế địa phương mang tính chất quyết định và các ngành kinh tế với hệ thống các doanh

nghiệp trong nền kinh tế đó là tác nhân chính nâng cao năng suất thông qua hiệu quả hoạt động và các giá trị sáng

tạo cho nền kinh tế địa phương. Vì thế, việc xem xét thực tế đóng góp của những yếu tổ thuộc phạm vi doanh nghiệp

đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Kon Tum là cần thiết. Thông qua nghiên cứu thực tế, bài viết đề xuất những

gợi ý nhằm tăng cường đóng góp của doanh nghiệp đến quá trình năng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Kon Tum.

1. Mở đầu

Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc của Tây Nguyên, là

tỉnh biên giới tiếp giáp với Lào, Campuchia, có đường

quốc lộ 14 xuyên qua nối liền các tỉnh Đà Nẵng,

Quảng Nam, Gia Lai. Vị trí chiến lược của địa phương

này và nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong

phú đã tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế xã

hội của Tỉnh. Có thể nói rằng, tỉnh Kon Tum đã trải

qua giai đoạn phát triển khá ổn định, đã đạt được thành

tựu nhất định về xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội đều đạt được ở mức tương đối.

Cùng với các thành tựu về kinh tế, hội nhập mạnh mẽ

vào nền kinh tế quốc gia và khu vực đã giúp nền kinh

tế của Tỉnh mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư với

các địa phương khác, và từng bước nâng cao năng lực

cạnh tranh của địa phương.

Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam (VCCI), trong thời gian qua xếp hạng

về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Kon Tum đã tụt 15

bậc của năm 2012 so với năm 2011, đứng thứ 59/63

(với 51,39 điểm) và xếp loại trung bình trong bảng xếp

hạng các tỉnh, thành trên cả nước. So với các tỉnh Tây

Nguyên, Kon Tum đứng vị trí thứ 5 trong khi năm

2011 Kon Tum đứng vị trí thứ nhất. Chính vì thứ hạng

yếu kém ở nhiều điểm, trong đó có những điểm liên

quan đến doanh nghiệp, đã khiến cho thứ hạng năng

lực cạnh tranh cấp Tỉnh của Kon Tum giảm nhanh và

đạt ở mức thấp so với các tỉnh Tây Nguyên. Điều này

đặt ra vấn đề nghiêm túc cho việc Kon Tum cần phải

có những giải pháp nhanh chóng nhằm phục hồi và

nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ trên thị trường

quốc gia mà còn liên quan đến khả năng khai thác

nguồn lực cho phát triển trong tương lai.

Vây năng lực cạnh tranh của địa phương như Tỉnh

Kon Tum sẽ biểu thị như thế nào? Làm sao để năng

cao năng lực cạnh tranh cho địa phương như Kon

Tum? Vấn đề doanh nghiệp trong nền kinh tế địa

phương có vị trí ra sao trong bối cảnh cạnh tranh và

nâng cao năng lực cạnh tranh ở tỉnh Kon Tum? Nghiên

cứu này nhằm khái quát hóa vấn đề năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh theo cách tiếp cân về doanh nghiệp - là

chủ thể kinh tế địa phương và xác định các nhân tố chủ

chốt quyết định thành công trong cạnh tranh cũng như

nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh.

2. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

2.1. Theo cách tiếp cận hệ thống

Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được hiểu là khả năng

sản xuất hoặc tạo của cải của một tỉnh trên cơ sở khai

thác các nguồn lực trong và ngoài Tỉnh nhằm đáp ứng

tối đa nhu cầu của cư dân và tham gia tích cực các hoạt

động kinh tế và thương mại vào thị trường quốc gia

hoặc thị trường thế giới. Năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh

có thể biểu thị tập hợp các tổ chức kinh tế xã hội bên

trong Tỉnh về khả năng và nguồn lực mà các tổ chức

này trang bị hoặc huy động để cung cấp hàng hóa và

dịch vụ cho nền kinh tế của Tỉnh cũng như của các thị

trường khác. Năng lực cạnh tranh của Tỉnh chịu sự tác

động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan vốn có

trong Tỉnh và năng lực cạnh tranh này thể hiện ở nhiều

cấp độ khác nhau, do đó, mỗi cá nhân, tổ chức, doanh

nghiệp và ngành kinh tế trong nền kinh tế địa phương

của Tỉnh có tầm quan trọng quyết định chính năng lực

cạnh tranh của nền kinh tế địa phương đến năng lực

cạnh tranh cấp Tỉnh.

Theo Porter (1998), năng lực cạnh tranh của một

địa phương hoặc một quốc gia được đo lường và thể

hiện tính hiệu lực và hiệu quả của địa phương hoặc

quốc gia trong việc thiết lâp môi trường nhằm đảm bảo

việc duy trì năng lực cạnh tranh của các tổ chức bên

trong địa phương hoặc quốc gia, nhất là các doanh

nghiệp hoạt động trong nền kinh tế địa phương hoặc

quốc gia một cách bền vững. Nhân tố quyết định và

biểu thị năng lực cạnh tranh của địa phương hoặc quốc

Page 42: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

41

gia là năng suất lao động nói chung và năng suất trong

các ngành kinh tế đặc trưng nói riêng và do đó việc gia

tăng năng suất lao động sẽ cho phép địa phương hoặc

quốc gia gia tăng năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh

tranh địa phương hoặc quốc gia gắn liền với lợi thế của

địa phương hoặc quốc gia nhưng có những khác biệt

nhất định. Lợi thế của địa phương hoặc quốc gia sẽ cho

phép địa phương hoặc quốc gia đó phát triển các ngành

kinh tế mũi nhọn và các doanh nghiệp trong địa

phương hoặc quốc gia có điều kiện đầu tư, mở rộng qui

mô sản xuất và giành lợi thế cạnh tranh so với các

doanh nghiệp ở các địa phương hoặc quốc gia khác

trên thị trường. Một địa phương hoặc quốc gia có năng

suất cao trong các ngành kinh tế mũi nhọn của mình sẽ

đưa đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, từ đó thu nhâp

và mức sống của mọi cư dân được nâng lên và gián

tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương trên

thị trường quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh

của quốc gia trên thị trường quốc tế (Shenka và Luo,

2007).

Diễn đàn kinh tế Thế giới (2012) cho rằng năng lực

cạnh tranh địa phương hoặc quốc gia được cụ thể hóa

bằng chỉ số năng lực cạnh tranh và chỉ số này được

tính toán dựa trên 12 vấn đề chính yếu đó là: thể chế,

cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo

dục phổ thông, giáo dục bậc cao và đào tạo, hiệu quả

thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, phát

triển thị trường tài chính, sự sẵn sàng của công nghệ,

dung lượng thị trường, trí tuệ kinh doanh, và đổi mới.

Trong các vấn đề đó, vấn đề cốt yếu quyết định chỉ số

và năng lực cạnh tranh chính là các vấn đề có liên quan

đến doanh nghiệp nói chung, cơ cấu doanh nghiệp và

năng suất hoặc hiệu quả của doanh nghiệp nói riêng,

hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu ngành nghề doanh

nghiệp. Theo Porter (1998), tồn tại 4 nhóm nhân tố tác

động đến năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc

gia đó là: các yếu tố sản xuất của địa phương; các yếu

tố quyết định cầu của địa phương, công nghiệp phụ trợ

và các yếu tố liên quan, chiến lược cấu trúc doanh

nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

Do đó, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh

địa phương hoặc quốc gia của các trường phái nêu trên

đều hướng đến nâng cao năng suất của nền kinh tế,

tuân theo thứ bậc từ quốc gia, địa phương, ngành kinh

tế, doanh nghiệp và cá nhân. Vì thế, năng lực cạnh

tranh của địa phương hoặc quốc gia là kết quả tổng hợp

năng lực cạnh tranh của tất cả các yếu tố nêu trên (Sơ

đồ 1).

Sơ đồ 1: Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc gia

Shenkar và Luo (2007) cho rằng bốn nhóm nhân tố

quyết định năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc

gia thể hiện trong sơ đồ có mối quan hệ biện chứng và

có ảnh hưởng lẫn nhau hoặc tác động nhau theo thứ

bậc, tạo nên hệ thống các phản ứng tác động trực tiếp

và gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của địa phương

hoặc quốc gia chính là năng suất và hiệu quả của nền

kinh tế địa phương hoặc quốc gia. Yếu tố ở bình diện

địa phương hoặc quốc gia sẽ là yếu tố tạo lập nền tảng

và cơ sở chủ yếu cho sự hình thành và phát triển năng

lực cạnh tranh địa phương và quốc gia. Kết quả này sẽ

lại là tiền đề, cơ sở và nền tảng cung cấp các điều kiện

cần thiết cho sự hình thành và phát triển năng lực cạnh

tranh ở bình diện ngành, năng lực cạnh tranh ở bình

diện doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh ở bình diện

cá nhân. Có thể nói rằng, các yếu tố ở bình diện địa

phương hoặc quốc gia và ở bình diện ngành tạo lập

môi trường của địa phương và quốc gia trong quá trình

hình thành và phát triển năng lực cạnh tranh cho địa

phương và quốc gia đó, và các yếu tố thuộc bình diện

doanh nghiệp và thuộc bình diện cá nhân trong địa

phương hoặc quốc gia đó là các yếu tố trực tiếp tạo lập

và quyết định năng lực cạnh tranh cho địa phương và

quốc gia. Chính các doanh nghiệp và cá nhân trong các

ngành kinh tế của địa phương hoặc quốc gia sẽ trực

tiếp tạo ra của cải và quyết định việc tăng năng suất

trong lĩnh vực hoạt động của mình, tổng hợp của cải và

năng suất sản xuất của nền kinh tế địa phương hoặc

quốc gia. Tất nhiên, theo Shenkar và Luo (2007), vai

trò của chính quyền địa phương hoặc quốc gia có vai

Page 43: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

42

trò chủ đạo vì chính quyền có khả năng can thiệp và

tác động vào các yếu tố tạo lập cũng như hình thành

năng lực cạnh tranh.

2.2. Theo cách tiếp cân chủ thể trực tiếp

Năng lực cạnh tranh của một địa phương hoặc quốc

gia xuất phát chính yếu từ hệ thống lực lượng các

doanh nghiệp hiện diện và phân bổ khác nhau trong

các ngành kinh tế của địa phương hoặc quốc gia, trên

cơ sở khai thác các nguồn lực vốn có bên trong hoặc

thu hút các nguồn lực bên ngoài địa phương hoặc quốc

gia nhằm phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh,

tạo của cải và đóng góp vào sự phát triển của địa

phương hoặc quốc gia. Do đó, năng lực cạnh tranh địa

phương hoặc quốc gia phụ thuộc lớn vào các yếu tố ở

bình diện doanh nghiệp, hoặc quá trình phát triển hệ

thống các doanh nghiệp của địa phương hoặc quốc gia.

Quá trình hình thành và phát triển cũng như sự hiện

diện của hệ thống các doanh nghiệp bên trong mỗi địa

phương hoặc quốc gia thể hiện chủ yếu ở các yếu tố

như: đặc điểm ngành nghề, sự phân bố các doanh

nghiệp trong ngành và giữa các ngành, chiến lược và

mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp, vấn đề đổi

mới và hoạt động, giá trị gia tăng sáng tạo trong quá

trình vận hành... mà các doanh nghiệp đang theo đuổi

sẽ góp phần trực tiếp vào quá trình tạo lập lợi thế cạnh

tranh cho cả địa phương hoặc quốc gia và doanh

nghiệp trên thị trường và trong tương quan với các địa

phương, quốc gia và các doanh nghiệp khác.

Sơ đồ 2: Các yếu tố ở cấp độ doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc gia

Porter (1998) và Shenkar & Luo (2007) tiếp tục

khẳng định rằng năng suất của nền kinh tế địa phương

hoặc quốc gia là đại lượng phản ánh tổng hợp năng

suất của các doanh nghiệp hiện diện trong nền kinh tế

địa phương hoặc quốc gia đó. Thông qua khả năng

quản trị và điều hành của mỗi doanh nghiệp, hệ thống

các yếu tố nêu trên sẽ được quan tâm và phát triển ở

các mức độ khác nhau, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho

các doanh nghiệp của địa phương hoặc quốc gia, đồng

thời tạo lợi thế cạnh tranh khác nhau giữa các doanh

nghiệp trong và ngoài địa phương. Nếu các doanh

nghiệp của địa phương có định hướng phát triển tốt các

yếu tố nêu trên sẽ tạo điều kiện cho quá trình nâng cao

năng suất không chỉ của doanh nghiệp mà của cả nền

kinh tế, do đó sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế địa phương hoặc quốc gia.

Các yếu tố chính yếu mà các doanh nghiệp phát

triển tác động đến quá trình nâng cao năng lực cạnh

tranh địa phương hoặc quốc gia thể hiện:

- Chiến lược và mô hình kinh doanh của doanh

nghiệp là sản phẩm mang tính chất quyết định sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp

trong từng địa phương sẽ có nhân thức về bối cảnh

kinh doanh và cạnh tranh và thiết lâp chiến lược và mô

hình kinh doanh riêng có của mình. Điều này quyết

định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này so với

các doanh nghiệp khác.

- Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh thể

hiện sự định vị, sự hiện diện của doanh nghiệp trong

một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó. Các doanh

nghiệp khác nhau về thực chất là khác nhau về đặc

điểm ngành nghề hoạt động. Điều này quyết định tính

phù hợp trong khai thác nguồn lực cũng như đáp ứng

nhu cầu thị trường trong cạnh tranh.

- Trình độ tổ chức và quản lý của mỗi doanh nghiệp

có sự khác biệt nhau, trước tiên phụ thuộc vào người

lãnh đạo và quá trình học hỏi tích lũy của mỗi doanh

nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ tổ chức và quản

lý các hoạt động tối ưu sẽ tạo lên lợi thế cạnh tranh cho

doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

- Ý thức đổi mới là hình thức biểu thị sự sáng tạo

liên tục của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

nhằm kiện toàn và tối ưu hóa hoạt động của doanh

nghiệp cũng như khả năng tạo các giá trị gia tăng cho

khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh về sự đổi mới.

- Công nghệ và kỹ thuật là yếu tố then chốt quyết

định đến quá trình tăng năng suất và giúp doanh nghiệp

nâng cao năng lực cạnh tranh một cách bền vững. Nếu

doanh nghiệp có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến sẽ

giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh so với

các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Page 44: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

43

- Nguồn nhân lực và tài năng của đội ngũ nhân viên

và quản lý làm việc trong doanh nghiệp quyết định sự

phát triển doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp thành

công trên thị trường thông qua việc thiết lâp chiến

lược, chính sách và quản trị có hiệu quả các hoạt động

của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp của địa phương hoặc quốc gia sẽ

có những tác động đến môi trường kinh doanh và gián

tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của địa phương

hoặc quốc gia. Quá trình vận hành của các doanh

nghiệp đã thúc đẩy phát triển các yếu tố mới nhằm duy

trì và cũng cố năng lực cạnh tranh của chính doanh

nghiệp mình. Các chương trình điển hình như đào tạo

nội bộ, nghiên cứu phát triển, truyền thông và xúc tiến

sản phẩm mới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hợp tác và

đối tác, hệ thống các doanh nghiệp của địa phương có

những gắn kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo, các tổ

chức đoàn thể và chính quyền, trong đó doanh nghiệp

vừa đóng vai trò là nhà tài trợ cho hoạt động giáo dục,

phối hợp nghiên cứu duy trì và tạo lập các nhân tố

quyết định thành công và cạnh tranh địa phương ở cấp

độ doanh nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp vừa là

các tổ chức đặt ra các yêu cầu cho cơ quan nhà nước,

cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương nhằm ổn

định chính sách và điều kiện khai thác các nguồn lực

cũng như cũng cố và duy trì và nâng cao năng suất

hoạt động, do đó quá trình liên kết này cũng tạo nên

những tác động nâng cao năng lực cạnh tranh địa

phương hoặc quốc gia. Cuối cùng, số lượng các doanh

nghiệp trong từng lĩnh vực nói riêng và toàn bộ nền

kinh tế địa phương nói chung có vai trò quyết định

năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc gia. Sự cạnh

tranh của các doanh nghiệp là yêu cầu cho đổi mới

công nghệ, hợp tác để tạo lập những yếu tố quyết định

đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương

hoặc quốc gia.

Như vậy, doanh nghiệp nói chung, sự hiện diện của

các doanh nghiệp nói riêng trong các lĩnh vực, các

ngành của nền kinh tế địa phương cùng với sự phát

triển của các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định

trong quá trình tạo lập, duy trì và nâng cao năng suất

của nền kinh tế, sáng tạo các giá trị gia tăng cho nền

kinh tế và tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cả

nền kinh tế, từ đó tác động mạnh đến quá trình duy trì

và nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương hoặc

quốc gia.

3. Doanh nghiệp với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Kon Tum

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2012) đã xem xét quá

trình phát triển của các địa phương và các quốc gia và

định hướng phân chia quá trình này cho một địa

phương hoặc quốc gia theo 3 nhóm, đó là: quá trình

phát triển dựa trên các yếu tổ đầu vào; quá trình phát

triển dựa trên hiệu quả; quá trình phát triển dựa trên sự

đổi mới. Việc phân chia này trở nên thực tế vì nó gắn

liền với năng lực cạnh tranh địa phương hoặc quốc gia,

tức là các địa phương hoặc quốc gia cạnh tranh nhau

hoặc dựa trên nguồn lực vốn có, hoặc dựa trên hiệu

quả, hoặc dựa trên đổi mới.

Từ cách phân chia như trên có thể nhận thấy rằng,

khả năng sản xuất của nền kinh tế, thực trạng phát triển

kinh tế và năng lực cạnh tranh của địa phương như

Tỉnh Kon Tum hiện đang chủ yếu khai thác dựa trên

các yếu tố nguồn lực. Trong khi đó, lý thuyết về năng

lực cạnh tranh khẳng định rằng lợi thế cạnh tranh của

địa phương, vùng, hoặc quốc gia dựa trên các yếu tố

sản xuất là chưa đủ và chỉ là bước đầu của quá trình

phát triển và do đó khó có thể cạnh tranh với các địa

phương, vùng hoặc quốc gia mà lợi thế cạnh tranh đạt

được ở hiệu quả và sự đổi mới.

Trong đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp

Tỉnh của Việt Nam, Kon Tum là địa phương có thứ

hạng khá thấp (59/63) và so với năm 2011 thì năm

2012, chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương này

tụt xuống 15 bâc và điều đáng để xem xét hơn là chỉ số

năng lực cạnh tranh của Kon Tum xếp cuối cùng trong

danh sách 5 Tỉnh Tây Nguyên. Sự tụt hạng nói chung

và chỉ số năng lực cạnh tranh thấp của Tỉnh Kon Tum

do nhiều yếu tố tác động. Theo đánh giá của VCCI,

một số các yếu tố như chi phí gia nhâp thị trường và

chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân là tương

đối; song tồn tại nhiều yếu tố cần phải cải thiện.

Vị trí và vai trò các doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế và các ngành kinh tế khác nhau của Tỉnh

có vai trò quyết định và ảnh hưởng lớn đến sự tụt bâc

về chỉ số năng lực cạnh tranh của Tỉnh. Theo nghiên

cứu của chúng tôi, cần có những đột phá và những đổi

mới nhất định về hệ thống các doanh nghiệp trên địa

bàn Tỉnh với mong muốn mang lại một thực thể về các

doanh nghiệp có đủ năng lực khai thác các nguồn lực

vốn có và tạo lợi thế cạnh tranh và góp phần nâng cao

năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tỉnh.

Qua khảo sát 500 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh,

bằng phiếu khảo sát một mặt với các câu hỏi nhằm xác

định thông tin chủ yếu về doanh nghiệp, xoay quanh

các yếu tố quyết định khả năng sản xuất, phát triển sản

xuất kinh doanh, tăng cường phát triển khoa học công

nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ cũng như phát triển

các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Các ý kiến của doanh nghiệp điều tra sẽ xoay quanh 7

giá trị từ 1 đến 7 với 1 là không đồng ý và 7 là rất đồng

ý. Kết quả điều tra phân tích thể hiện trong bảng sau

đây:

Page 45: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

44

Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum

STT Chỉ tiêu Giá trị TB Phương sai

I CHIẾN LƯỢC VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH

1 Định hướng chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là tốt 2,52 1,04

2 Triển khai thực hiện định hướng chiến lược là tốt 2,65 1,08

3 Kiểm soát quá trình thực hiện chiến lược là tốt 2,46 1,12

4 Thiết kế mô hình kinh doanh có hiệu quả 1,85 1,15

5 Thay đổi và điều chỉnh mô hình kinh doanh thường xuyên 1,90 1,09

II ĐẶC ĐIỂM NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH

1 Lợi thế kinh doanh của ngành nghề kinh doanh là cao 3,50 1,89

2 Khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là lớn 3,80 1,66

3 Giá trị gia tăng sáng tạo trong kinh doanh là cao 2,18 1,07

4 Cơ cấu hao phí trong giá thành sản phẩm là thấp 3,51 2,11

III TRÌNH ĐỘ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

1 Sự phân chia trách nhiệm trong tổ chức tương đối cao 2,19 1,54

2 Khả năng thích ứng với biên đổi thị trường là tốt 3,15 2,16

3 Hiệu lực của các chính sách kinh doanh là tốt 2,05 1,09

IV NGUÔN NHÂN LỰC VÀ TÀI NĂNG

1 Chất lượng đội ngũ cán bộ và nhân viên đảm bảo 3,10 2,10

2 Vân đề đào tạo và bôi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ là tốt 4,10 2,01

3 Hệ thống chi trả cho nhân viên tương đối cao 2,60 1,50

V CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT

1 Trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện có tương đối cao 2,86 1,66

2 Vấn đề đổi mới công nghệ và kỹ thuật là thường xuyên 1,79 1,02

3 Ngân sách đâu tư cho công nghệ và kỹ thuật là dôi dào 2,06 1,33

4 Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tốt 3,54 2,12

5 Khả năng ứng dụng các công nghệ mới nhanh 2,10 1,70

VI Ý THỨC DỔI MỚI

1 Ngân sách đầu tư cho đổi mới tương đối lớn 3,89 2,18

2 Các chương trình đổi mới hiện tại có hiệu quả 3,75 2,25

3 Tầm quan trọng của đổi mới cho phát triên doanh nghiệp 4,89 1,89

4 Công tác quản trị và điều hành trong đổi mới đảm bảo 4,87 1,98

Page 46: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

45

Như vậy, kết quả khảo sát các doanh nghiệp trên

địa bàn Tỉnh cho thấy hầu hết các yếu tố quyết định

năng suất hoạt động của doanh nghiệp và lợi thế cạnh

tranh của doanh nghiệp trên địa bàn góp phần hình

thành năng lực cạnh tranh địa phương còn nhiều hạn

chế, gần như chưa đạt mức trung bình chung là 3,50.

Điều này phản ánh thực tế rằng mức độ phát triển của

các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Kon Tum còn

nhiều hạn chế, dẫn đến mức độ đóng góp vào năng lực

cạnh tranh cấp Tỉnh không cao.

4. Những định hướng và giải pháp nâng

cao năng lực cạnh tranh

Từ những nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn nêu

trên, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của

Tỉnh từ góc độ cạnh tranh về biến số doanh nghiệp,

vấn đề nâng cao năng suất lao động và thông qua đó

nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương đặt trọng

trách vào cộng đồng doanh nghiệp, các đề xuất khác

nhau cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp

trên địa bàn.

4.1. Quan điểm chi phối quá trình nâng cao

năng lực cạnh tranh

Quan điểm chi phối quá trình hoàn thiện và nâng

cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh như Kon Tum trong

lý thuyết đã đề cập thông qua việc xem xét cần lưu ý

và từng bước chuyển đổi từ cạnh tranh dựa trên nguồn

lực tự nhiên và dựa trên các yếu tố sản xuất vốn có

sang dần cạnh tranh dựa trên hiệu quả và dựa trên sự

đổi mới. Để thực hiện cơ chế này, cần phải:

- Định hướng các ngành nghề, các lĩnh vực ưu tiên

phát triển trên địa bàn Tỉnh, cụ thể như các ngành công

nghiệp chế biến, các ngành sản xuất sử dụng nguyên

liệu tại chỗ, các ngành sử dụng nguồn lực tự nhiên.

Các ngành nghề định hướng phát triển này đòi hỏi phải

sử dụng khoa học và công nghệ, đầu tư về khoa học và

công nghệ nhằm khai thác tốt các lợi thế so sánh địa

phương và gia tăng giá trị kinh tế sáng tạo cho địa

phương.

- Từng bước có kế hoạch chuyển đổi mô hình phát

triển kinh tế, và hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế

mới cho Tỉnh. Kết cấu của mô hình phát triển kinh tế

và mô hình tăng trưởng kinh tế đặc trưng bởi các yếu

tố chính yếu như: hình thành các ngành kinh tế có khả

năng ứng dụng khoa học và công nghệ, sản xuất qui

mô lớn cho phép thu hút nhiều công nhân lành nghề,

sinh viên tốt nghiệp đại học..., đồng thời, kích thích

quá trình phát triển kinh tế tư nhân đặc biệt là các hộ

gia đình phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Có chính sách hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển

bằng các hình thức khác nhau như: hỗ trợ ngân sách

đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất cho hộ gia đình,

hỗ trợ và tư vấn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

sản xuất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản

phẩm của các hộ gia đình..

- Có chính sách thu hút cư dân ở các địa phương về

sinh sống và lập nghiệp ở Kon Tum. Chính sách này

nhằm thúc đẩy tăng trưởng dân số về mặt cơ học một

mặt tạo qui mô thị trường đủ lớn để thúc đẩy quá trình

sản xuất và tiêu thụ địa phương, mặt khác cho phép

phát triển các ngành nghề sản xuất và kinh doanh là sở

trường của các cư dân thu hút đến.

4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực

cạnh tranh địa phương về cấp độ doanh nghiệp

Như trên đã đề cập, vấn đề có tính chiến lược phát

triển năng lực cạnh tranh địa phương là phát triển năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong địa phương.

Một số giải pháp chính yếu như sau:

- Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh cần chú trọng đầu

tư vào nghiên cứu và phát triển, định hướng các nghiên

cứu và phát triển có tính hữu ích như: công nghệ trồng

cà phê, cao su đạt năng suất cao, công nghệ chế biến

nông sản, vấn đề quản lý doanh nghiệp...

- Chú trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng

các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Trước tiên, cần có

biện pháp gia tăng các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh,

một là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các ngành

sản xuất khác nhau nhằm tạo hàng hóa đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng địa phương và từng bước định hướng

tiêu thụ trên thị trường các địa phương, hai là thu hút

đầu tư vào các doanh nghiệp có quy mô lớn nhằm

chuyển biến cơ cấu nền kinh tế địa phương. Đồng thời,

nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp thông qua

các hình thức đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu

tư và đổi mới trang thiết bị, triển khai các giải pháp cải

thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu

quả của hoạt động đội ngũ lãnh đạo.

- Cần có biện pháp thúc đẩy quá trình đổi mới và

tăng cường tính tự đổi mới và sáng tạo trong phạm vi

doanh nghiệp vì chỉ trên cơ sở đổi mới và sáng tạo sẽ

trực tiếp sáng tạo giá trị kinh tế và quyết định năng

suất và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần liên kết với các trung tâm

nghiên cứu, các trường đại học, triển khai các chương

trình hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh

nghiệp, tiếp nhận sinh viên thực tâp và đặt hàng đào

tạo và nghiên cứu cho các trường và các trung tâm

nghiên cứu.

- Nghiên cứu và đề xuất các mô hình quản trị, tổ

chức theo nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tiên tiến và

phù hợp với trình độ phát triển của địa phương. Hầu

Page 47: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

46

hết các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đều đơn giản

các mô hình quản lý và tổ chức, còn nhiều điểm yếu

trong tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Vì vây, lựa

chọn, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến và thích

hợp sẽ góp phần tăng chỉ số quản lý sản xuất doanh

nghiệp và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

- Tích cực chuyển giao và ứng dụng các công nghệ

mới vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để

tăng đóng góp của doanh nghiệp cho nâng cao năng

lực cạnh tranh địa phương. Các doanh nghiệp trên địa

bàn Tỉnh cần lựa chọn công nghệ chuyển giao phù hợp

với xu hướng phát triển công nghệ cũng như khả năng

phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên

địa bàn, từ đó có sự chuẩn bị điều kiện nhân sự cho

phù hợp với trình độ, chuẩn bị về tài chính thực thi quá

trình chuyển giao có chất lượng và hiệu quả.

Cải thiện các yếu tố thuộc cấp độ doanh nghiệp

nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa

phương vừa là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển của

Tỉnh. Trong các nhóm yếu tố quyết định đến năng lực

cạnh tranh của Tỉnh, doanh nghiệp có vị trí quan trọng

và thực tiễn phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh cho

thấy hệ thống doanh nghiệp trong việc duy trì và nâng

cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh còn mờ nhạt và đóng

góp chưa đáng kể vào quá trình nâng cao năng lực

cạnh tranh của Tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diễn đàn Kinh tế thế giới (2012), Báo cáo năng lực

cạnh tranh toàn cầu 2012-2013, World Economic Forum

2. Nguyễn Huy Cường (2013), Đánh giá doanh nghiệp

bằng năng lực đổi mới công nghệ,

http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/288902-.html

3. Porter, M. (1998), The competitive advantage of

nations, Free Press

4. Shenkar O. & Y. Luo (2007), International business,

Sage Publications, Inc

5. Firsirotu, M. & Alain, M, (2004), Strategic: moteur et

performance

Page 48: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

47

ghiên cứu khoa học là lĩnh vực hoạt động

quan trọng được Phân hiệu ĐHĐN tại Kon

Tum ngày càng quan tâm đầu tư phát triển.

Đây là chiếc cầu nối gắn kết giữa đào tạo

và chuyển giao kết quả nghiên cứu với địa phương và

doanh nghiệp. Ngoài việc đảm nhận giảng dạy các môn

học theo phân công chuyên môn của nhà trường, mỗi

giảng viên phải hoàn thành khối lượng nghiên cứu

khoa học theo quy định. Phân hiệu thực hiện phương

châm gắn lý luận với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu

thị trường, trên cơ sở đó hướng hoạt động nghiên cứu

khoa học của nhà trường vào việc đổi mới nội dung

chương trình, phương pháp để nâng cao chất lượng đào

tạo; nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất và đời

sống.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân hiệu tập

trung trên nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp

đến các chuyên ngành đào tạo. Trong lĩnh vực kinh tế,

các nghiên cứu bao quát các vấn đề về xây dựng mô

hình phát triển kinh tế, các nhân tố thúc đẩy tăng

trường kinh tế trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Trong

lĩnh vực kinh doanh và marketing, các nghiên cứu tập

trung phát triển thị trường, thương mại hóa các sản

phẩm nông sản, phát triển thương hiệu, tăng cường

năng lực quản lý và điều hành các doanh nghiệp, mô

hình kinh doanh, hành vi khách hàng và thương mại

điện tử. Trong lĩnh vực kỹ thuật, một số hướng nghiên

cứu chủ yếu nhằm cải thiện chất lượng các công trình

xây dựng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong xây

dựng cầu đường, địa chất công trình... Trong lĩnh vực

công nghệ sinh học, các nghiên cứu tập trung theo

hướng nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp

nuôi cấy mô, sản xuất thử phân bón sinh học… phục

vụ sản xuất nông nghiệp.

Để triển khai có hiệu quả hoạt động nghiên cứu

khoa học, Phân hiệu đã hình thành các nhóm nghiên

cứu - giảng dạy theo các chuyên ngành để định hướng,

đề xuất và thực hiện các chương trình, đề tài nghiên

cứu. Hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng

viên được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá

xếp loại viên chức hàng năm.

Trong năm 2013, Phân hiệu đề xuất 4 nhiệm vụ

nghiên cứu khoa học cấp bộ, trong đó có 2 thuyết

minh đề tài và 1 chủ nhiệm đề tài được triển khai. Ở

cấp Đại học Đà Nẵng, Phân hiệu có 27 đề xuất, kết quả

đã có 9 đề tài được phê duyệt. Ngoài ra, ở cấp cơ sở có

15 đề xuất với 4 đề tài được duyệt. Các đề tài nghiên

cứu khoa học cấp cơ sở của Phân hiệu nhằm phục vụ

cho công tác giảng dạy, học tập và đánh giá sinh viên

(một số đề tài nhằm hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ

sinh viên tại Phân hiệu, hay giải pháp năng cao năng

lực NCKH của sinh viên). Ngoài ra, các đề tài của cán

bộ, giảng viên Phân hiệu còn tập trung vào giải quyết

các vấn đề cấp bách của địa phương như đề tài “Xúc

tiến thương mại cho cây thanh long ruột đỏ”, đề tài:

“Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực

cạnh tranh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2020”,

được tỉnh cấp kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp

khoa học. Về hoạt động NCKH gắn với đào tạo thạc sĩ

và tiến sĩ, hàng năm, Phân hiệu đều có hỗ trợ kinh phí

cho các đề tài nghiên cứu khoa học ở bậc học thạc sĩ và

tiến sĩ của cán bộ giảng viên.

N

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA PHÂN HIỆU

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM NĂM 2013

HOÀNG VĂN HẢI

Page 49: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

48

Bên cạnh việc thực hiện các đề tài NCKH các cấp,

Phân hiệu cũng đã có nhiều bài báo khoa học được

đăng trong các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước.

Trong năm 2013, Phân hiệu có 2 bài báo đăng trên tạp

chí khoa học uy tín nước ngoài, 3 hội thảo khoa học

quốc tế, 7 bài viết trên các tạp chí và hội thảo khoa học

trong nước. Đây thực sự là một sự nỗ lực lớn của các

cán bộ, giảng viên Phân hiệu đồng thời qua đó thể hiện

khả năng nghiên cứu của các giảng viên Phân hiệu.

Hoạt động NCKH của sinh viên cũng được nhà

trường chú trọng. Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên

phát triển tư duy sáng tạo, bồi đắp đam mê nghiên cứu

khoa học, phát triển kỹ năng của sinh viên trong quá

trình kiến tạo tri thức, từ đó, sử dụng chúng vào giải

quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hoạt động

nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thể hiện

nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc

độc lập, làm việc theo nhóm, qua đó góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong năm học 2012-2013, cùng với việc đổi mới

nội dung và phương pháp dạy học, hoạt động nghiên

cứu khoa học của sinh viên được triển khai thực hiện

dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như viết tiểu

luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, đăng ký thực

hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường… Năm học

2012 – 2013 có 14 đề tài được thực hiện, trong đó 5 đề

tài được báo cáo tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu

khoa học lần thứ nhất tại Phân hiệu. Việc triển khai và

quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo

dục & Đào tạo.

Mặt dù là cơ sở đào tạo non trẻ, cơ sở vật chất phục

vụ nghiên cứu khoa học còn hạn chế, đội ngũ cán bộ,

giảng viên còn mỏng song những kết quả trong hoạt

động nghiên cứu khoa học của Phân hiệu trong năm

học 2012 - 2013 đáng khích lệ, tạo nền tảng vững chắc

cho việc xây dựng Phân hiệu sớm trở thành một trường

đại học thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đào tạo và

nghiên cứu, ứng dụng khoa học & công nghệ đáp ứng

nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Page 50: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

49

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU

NGUYỄN PHI HÙNG

oạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh

viên rèn luyện khả năng tự chủ, tính năng

động, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm,

xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, làm

việc nhóm, thuyết trình, viết báo cáo khoa học, …

Nghiên cứu khoa học còn là nhân tố định hướng

phương pháp học tập chủ động, nâng cao khả năng tự

đào tạo cho sinh viên trong quá trình tích lũy kiến thức.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác

nghiên cứu khoa học trong sinh viên, thực hiện Thông

tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01/6/2012 của Bộ

Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động

nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo

dục, để công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum triển khai có

chất lượng, đảm bảo theo tiến độ chung, hàng năm

Phân hiệu xây dựng kế hoạch quy định cụ thể mục

đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu, kinh phí, tiến độ

thực hiện từ khâu đăng ký đề tài đến tổ chức Hội nghị

sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Phân hiệu, đăng ký

xét chọn đề tài tham gia giải thưởng “Tài năng khoa

học trẻ Việt Nam”; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng

nghiên cứu khoa học cho sinh viên… Trong quá trình

thực hiện có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng;

Ban chấp hành Đoàn trường tích cực tuyên truyền, vận

động sinh viên tham gia cũng như việc tăng cường

công tác quản lý của phòng KH, SĐH & HTQT và sự

đóng góp thiết thực của các Tổ Giảng viên.

Nhờ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên Phân hiệu trong 2 năm qua đã có những chuyển

biến rõ nét. Số lượng, chất lượng các đề tài nghiên cứu

của sinh viên Phân hiệu tăng dần qua các năm. Năm

học 2012 – 2013 có 14 đề tài nghiên cứu được triển

khai, trong đó 5 nhóm sinh viên được báo cáo kết quả

thực hiện trong Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa

học cấp Phân hiệu lần thứ I được tổ chức vào ngày

17/6/2013.

Năm học 2013 – 2014 có 18 đề tài nghiên cứu khoa

học của sinh viên được phê duyệt thực hiện. Nội dung

nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đặt ra từ thực tiễn

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như nghiên

cứu đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch đến với

Măng Đen, một trong ba vùng kinh tế động lực của

tỉnh Kon Tum; xác định giá trị cộng hưởng khi sát

nhập các ngân hàng thương mại; giải pháp nâng cao

chất lượng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, nợ xấu của các ngân hàng

thương mại; phòng ngừa rủi ro về giá cho sản phẩm cà

phê; nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư

xây dựng công trình giao thông, chỉnh trang giao thông

đô thị, quản lý dự án đầu tư cấp xã… Một số đề tài tập

trung theo hướng nâng cao chất lượng quản lý, giảng

dạy, học tập tại Phân hiệu như giải pháp thu hút sinh

viên đến thư viện, nâng cao khả năng giao tiếp bằng

tiếng Anh cho sinh viên, việc vận dụng kiến thức

chuyên ngành kế toán vào thực tiễn công tác sau khi tốt

nghiệp của sinh viên…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động

nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu trong

những năm qua cũng còn những mặt hạn chế như số

lượng đề tài đăng ký thực hiện chưa nhiều; sinh viên

chưa thực sự chủ động đề xuất các đề tài nghiên cứu;

phạm vi nghiên cứu thường rộng; năng lực nghiên cứu

độc lập và làm việc nhóm của sinh viên còn hạn chế…

Để nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa

học của sinh viên, Phân hiệu cần tập trung triển khai

đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

- Đảng ủy ban hành nghị quyết chuyên đề về tăng

cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên để

tập trung chỉ đạo thực hiện. Các tổ chức đoàn thể, đặc

biệt là Đoàn Thanh niên phát huy vai trò tuyên truyền,

vận động sinh viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa

học.

H

Page 51: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

50

- Hoạt động nghiên cứu khoa học nên dành cho

sinh viên các năm đầu để không ảnh hưởng đến việc

chuẩn bị tốt nghiệp của sinh viên cuối khóa. Kết quả

nghiên cứu được sử dụng làm khóa luận tốt nghiệp của

sinh viên.

- Thiết lập chặt chẽ mối quan hệ giữa Phân hiệu với

địa phương, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho sinh viên tiếp cận thực tiễn, qua đó xác định những

vấn đề phù hợp để tiến hành nghiên cứu.

- Đưa môn Phương pháp nghiên cứu khoa học vào

giảng dạy ở tất cả các lớp chính quy nhằm trang bị cho

sinh viên kiến thức, kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu

khoa học.

- Thành lập Câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa

học để trao đổi, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm, hình

thành các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng kế hoạch, quy trình, biểu mẫu cụ thể

cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; tăng

cường công tác kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực

hiện.

- Quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm của giảng

viên hướng dẫn, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa

học, nhất là việc dành kinh phí thỏa đáng cho hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên; kịp thời biểu

dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phân hiệu tất

yếu sẽ có bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần đào

tạo sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết,

đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực phục vụ

phát triển của xã hội.

Page 52: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

51

SINH VIÊN PHÂN

HIỆU VỀ VỚI

THÔN BẢN

LÊ THỊ THU TRANG

“Chúng ta hát bài ca thanh

niên tình nguyện. Chúng ta đến

vùng sâu nơi xa mọi miền. Tuổi

trẻ có thanh niên, đầy nhiệt

huyết trong tim. Bạn cùng tôi

hòa mình vào mùa hè xanh…”

ó lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng được

nghe những giai điệu thân quen này được

cất lên từ những thanh niên áo xanh tình

nguyện mỗi dịp hè đến. Với tinh thần của

tuổi trẻ, khi năm học kết thúc cũng là khi các bạn sinh

viên trên toàn quốc nói chung và sinh viên Phân hiệu

Đại học Đà Nẵng nói riêng lại tạm gác những công

việc thường ngày của mình là học hành, tạm quên đi

cuộc sống nhộn nhịp của phố phường để lên đường về

với những miền xa xôi nơi thôn làng, để “hòa mình vào

mùa hè xanh”, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết tuổi trẻ

mỗi nơi các bạn đi qua.

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum thành lập

đã được hơn 7 năm và trong suốt 6 mùa hè xanh liên

tiếp từ khi có khóa học đầu tiên, tuổi trẻ Phân hiệu đã

về với những vùng đồng bào khó khăn của tỉnh Kon

Tum với tinh thần Xung kích, tình nguyện phát triển

kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần đó đã

thấm sâu trong từng bạn trẻ Phân hiệu để mỗi mùa hè

đến, các bạn lại sục sôi tinh thần tình nguyện của

những “chiến sĩ áo xanh”.

Sinh viên tình nguyện tham gia phát triển

kinh tế - xã hội

Mỗi mùa tình nguyện, sinh viên Phân hiệu lại về

với một vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Kon Tum. Sau

thành công của chiến dịch đầu tiên tại xã Đăk Na,

huyện Tu Mơ Rông (năm 2008), sinh viên Phân hiệu

lại tiếp tục trên các mặt trận Ngọk Lây, huyện Tu Mơ

Rông (2009); Đăk Pét, huyện Đăk Glei (2010); xã

ChưHreng – thành phố Kon Tum (2011); xã Hiếu,

huyện Kon Plông (2012); xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy

(2013). Với phương châm nhiệt huyết - sáng tạo - thiết

thực, các chiến sĩ tình nguyện đã hăng hái giúp dân

trên các mặt trận với những công việc nặng nhọc mà

các bạn chưa từng làm qua như đào hố cà phê, đào

kênh mương, làm đường giao thông nông thôn, tu sửa

cầu treo…

Bằng đôi bàn tay cần mẫn, với sức trẻ và lòng nhiệt

huyết, với tinh thần Đoàn Phân hiệu ĐHĐN tại Kon

Tum xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng,

trong mỗi chiến dịch tình nguyện về với vùng sâu vùng

xa, tuổi trẻ Phân hiệu đã góp một phần công sức vào

công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chiến dịch Thanh

niên, Học sinh, Sinh viên tình nguyện hè thực sự là

phong trào hành động cách mạng của thanh niên. Về

hiệu quả kinh tế có thể không nhiều song hình ảnh sinh

viên ra sức lao động đã tạo ra được ý nghĩa rất lớn về

mặt chính trị - xã hội; những nội dung công việc đã

làm được trong chiến dịch đã góp phần thay đổi nhận

thức một bộ phận quần chúng nhân dân còn mang tính

trông chờ, ỷ lại và làm giảm bớt những khó khăn, vất

vả của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa,

vùng khó khăn của tỉnh.

Sinh viên đem ánh sáng văn hóa về với

thôn bản

Xác định công tác tuyên truyền là một trong những

nội dung trọng tâm của chiến dịch tình nguyện, do vậy

trong tất cả các chiến dịch luôn có các đội sinh viên tập

trung tuyên truyền về vệ sinh môi trường, dân số - kế

hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên,

vận động ăn chín, uống sôi... tại hộ gia đình, phối hợp

với trạm Y tế địa bàn đóng quân tổ chức khám bệnh và

cấp phát thuốc cho nhân dân.

C

Page 53: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

52

Nếu đã từng đi qua một vùng “đóng quân” của các

chiến sĩ tình nguyện, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng

sẽ bất ngờ và cảm động bởi hình ảnh các em nhỏ nơi

đây. Các em không có điều kiện vui chơi như trẻ em

thành phố, cha mẹ các em cũng không có thời gian để

chăm sóc, các em phải tự chăm lo cho bản thân. Và

trong những ngày tình nguyện của mình tại các mặt

trận, với sự cảm thông và chia sẻ, các chiến sĩ sinh viên

tình nguyện đã trở thành những người “thầy”, người

“cô” và còn là những người anh người chị của các em

nhỏ nơi đây. Tiếng hát của các em vang xa “ai yêu Bác

Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” hay tiếng ê a

đọc bài, hình ảnh các em chăm chỉ làm những bài

toán… mà các “thầy cô” tình nguyện hướng dẫn chắc

hẳn sẽ không bao giờ phai trong lòng mỗi chúng tôi.

Không chỉ có dạy học, các “cô giáo”, “thầy giáo”

còn dạy các em những bài hát, những điệu múa để các

em được thể hiện năng khiếu của mình với những bộ

trang phục “tự chế” để biểu diễn trong các buổi giao

lưu văn nghệ.

Sinh viên Phân hiệu với đoàn kết tập hợp

thanh niên

Về với thôn bản là về với đồng bào thân yêu, xác

định được tinh thần đó, mỗi mùa chiến dịch qua đi đều

để lại trong lòng các bạn sinh viên một nghĩa tình thấm

đượm. Những đêm hội mừng lúa mới của đồng bào Sê

Đăng huyện Kon Plông hay những đêm giao lưu với

thanh niên địa phương sẽ còn đọng mãi trong lòng các

chiến sĩ tình nguyện.

Mỗi chiến dịch còn là dịp để các bạn sinh viên đem

những điệu nhảy, những lời ca tiếng đàn, những điệu

dân vũ quốc tế đến với miền sơn cước, nơi những

thanh niên chưa có điều kiện được biết đến. Và như

thế, với mỗi lần đi qua một chiến dịch, các chiến sĩ

sinh viên tình nguyện lại thắt chặt thêm tình đoàn kết

với thanh niên địa phương và để lại ấn tượng đẹp trong

lòng nhân dân.

Trưởng thành hơn sau mỗi chuyến đi

Lãnh đạo Phân hiệu cũng như các cán bộ Đoàn

ĐHĐN và các trường thành viên luôn ý thức về tầm

quan trọng của công tác Đoàn, xem đây là một môi

trường tốt để rèn luyện học sinh, sinh viên và đội ngũ

cán bộ trẻ. Một điểm sáng trong công tác Đoàn và

phong trào thanh niên ĐHĐN và các trường thành viên

trong nhiều năm qua chính là phong trào tình nguyện.

Rời ghế nhà trường, tạm rời xa cuộc sống tiện nghi

của thành phố, chiến dịch tình nguyện của sinh viên,

thanh niên Phân hiệu về với thôn bản là một dịp để các

em rèn luyện bản thân mình. Chiến dịch Mùa hè xanh

đã trở thành trường học thực tế cho các bạn sinh viên

được thử thách, rèn luyện và vượt lên chính mình khi

lần đầu tiên trải qua cuộc sống khó khăn của đồng bào

vùng sâu vùng xa, được tiếp cận với thực tiễn sinh

động của cuộc sống ở nơi còn đầy khó khăn, vất vả.

Trong mỗi lần đến với những miền xa khó khăn,

sinh viên lại có môi trường tự rèn luyện mình về nhân

cách, lối sống, tinh thần trách nhiệm, biết chia sẻ

những khó khăn với đồng bào vùng sâu, vùng xa; về ý

chí vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

được giao. Những con đường lầy lội, cái nắng chói

chang của mùa hè trên dãy Trường Sơn hay cái lạnh rét

buốt của mùa mưa Kon Plông sẽ mãi là những kỷ niệm

đáng quý trong cuộc đời mỗi sinh viên đã từng tham

gia các chiến dịch tình nguyện.

Các vùng địa bàn sinh viên Phân hiệu về giúp dân

trong các mùa tình nguyện là các vùng đặc biệt khó

khăn, chia cắt với những con đường lầy lội, những

tuyến đường rừng chỉ có thể hành quân đi bộ hàng

chục km để đến được với đồng bào. Nhưng sinh viên

Phân hiệu đã vượt qua với tinh thần hăng hái và yêu

đời của tuổi trẻ

Cái nắng gắt của những ngày tình nguyện hay

những cơn gió rít lạnh tê tái mỗi đêm trên các vùng

chiến dịch cũng không làm giảm đi sự hồ hởi trên

gương mặt các bạn sinh viên tình nguyện. Chỉ bằng đôi

Page 54: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

53

găng tay bảo hộ và chiếc mũ tai bèo, chiến sĩ tình

nguyện đã không ngại khó, ngại khổ, xắn tay vào công

việc với lòng hăng say, nhiệt tình. Tinh thần tuổi trẻ

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng đã được các bạn phát huy

trong những ngày tình nguyện tại các vùng đất xa xôi

của dãy Trường Sơn. Đó không chỉ là tinh thần hăng

say làm việc mà còn là tinh thần tương thân tương ái,

giúp đỡ đồng bào trong những lúc khó khăn.

Từ trong gian khó, các bạn sẽ hiểu hơn về tình bạn,

tình đồng đội và tinh thần tập thể, ấn tượng nhất trong

các chiến dịch chính là những bữa cơm đạm bạc nhưng

thấm tình đồng đội, những cử chỉ quan tâm, chăm sóc

lẫn nhau sau mỗi buổi làm việc vất vả.

Về với buôn làng của vùng đồng bào dân tộc thiểu

số cũng là cơ hội để các bạn sinh viên được biết về văn

hóa của các cộng đồng của các dân tộc trên địa bàn

tỉnh Kon Tum, hiểu hơn về các dân tộc anh em trong

cả nước với các truyền thống văn hóa tốt đẹp như văn

hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nếp sinh hoạt nhà rông...

Nhiều trong số các em sinh viên lần đầu tiên được nếm

hương vị rượu cần, được cầm trên tay chiếc chiêng,

chiếc cồng, được sinh hoạt ở nhà dài, nhà rông đồng

bào dân tộc Tây Nguyên.

Sau mỗi chuyến đi xa, các bạn sinh viên hiểu rằng

“tuổi trẻ là những chuyến đi xa, là sự cống hiến; trưởng

thành không chỉ có ở trên sách vở mà còn ở những hoạt

động hướng tới cộng đồng”.

Với những ý nghĩa thiết thực, hữu ích đối với thanh

niên sinh viên, chiến dịch học sinh sinh viên tình

nguyện đã trở thành một hoạt động truyền thống tốt

đẹp của sinh viên Phân hiệu. Mỗi dịp hè sang, sinh

viên lại xếp sách vở lên đường về với những miền xa

của tinh Kon Tum nói riêng, về những miền xa của đất

nước nói riêng. Với những kết quả đạt được trong

những mùa tình nguyện trước, hứa hẹn Chiến dịch

thanh niên tình nguyện hè với những đoàn sinh viên

Phân hiệu về với thôn bản trong thời gian tới sẽ tạo

được tiếng vang cho sinh viên Phân hiệu và sinh viên

Đại học Đà Nẵng với tinh thần xung kích – tình

nguyện – thiết thực – sáng tạo.

Page 55: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

54

nước ta, nâng cao chất lượng đào tạo đại học

đã trở thành một yêu cầu bức xúc của xã hội

trong giai đoạn hiện nay. Việc quy định các

cơ sở đào tạo phải thực hiện kiểm định chất

lượng thông qua tự đánh giá và đánh giá ngoài để xác

định vị trí và khả năng đào tạo của mình trong hệ thống

giáo dục đại học ở Việt Nam càng khẳng định quyết

tâm của Nhà nước ta trong việc không ngừng đổi mới

và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong

thực tiễn, để nâng cao chất lượng đào tạo không phải là

việc đơn giản bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

như điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế, trình độ quản lý,

phương pháp giảng dạy của giảng viên, trình độ, ý thức

và thái độ học tập của sinh viên,… Trong khuôn khổ

bài viết này, tôi muốn đề cập đến ý thức và thái độ học

tập của sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon

Tum – một trong những nhân tố quyết định đến việc

nâng cao chất lượng đào tạo nếu chúng ta có những tác

động phù hợp.

Có thể nói ý thức và thái độ học tập đúng đắn của

sinh viên là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất

lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học. Thế

nhưng chúng ta lại không thể phủ nhận một thực trạng

đang còn tồn tại là hiện nay thái độ, ý thức của sinh

viên trong học tập, rèn luyện còn nhiều hạn chế, bất

cập dẫn đến hệ quả là chất lượng đào tạo chưa cao.

Nhìn ở góc độ giảng viên đứng lớp, tôi đối diện với

một sự thật là sinh viên thường xuyên tìm cách vắng

mặt các buổi học với vô vàn lý do, hoặc nếu có đến lớp

thì thường có thái độ học đối phó, qua loa, đi học để có

mặt, để được trọn vẹn cột điểm thường kỳ, đối với việc

thi cử thì thật sự rất không nghiêm túc, không cầu thị,

chất lượng nhận thức yếu…

Ở góc độ quản lý, tôi nhận thấy rằng ý thức chủ

động trong học tập và tự học của sinh viên vẫn còn rất

kém. Trong thi cử, sinh viên vẫn còn coi nhẹ, có thái

độ đối phó, làm qua loa; không chủ động trong việc

theo dõi lịch thi, giờ thi; vẫn còn tình trạng sinh viên

đến khi vào phòng thi còn không biết được hôm nay

mình sẽ thi môn gì? Chỉ đơn cử với một ví dụ như vậy

chúng ta cũng đã có thể phần nào hình dung được ý

thức của sinh viên đối với việc học và thi như thế nào.

Để khắc phục những bất cập nêu trên nhằm đáp

ứng đòi hỏi hết sức bức thiết đó là nâng cao chất lượng

đào tạo, trước hết cần phải đánh giá thật nghiêm túc để

có bức tranh toàn diện về tinh thần, thái độ, ý thức học

tập của sinh viên, qua đó tiến hành điều chỉnh đồng bộ

ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý và giảng dạy

của nhà trường.

Với cương vị của một người Thầy/Cô, chúng ta

phải làm sao kích thích được tính tự giác, tính tích cực

của sinh viên trong quá trình học tập. Muốn làm được

như vậy trước hết nội dung giảng dạy phải phù hợp với

tính đặc thù của đối tượng giảng dạy. Vì vậy, cần rà

soát lại một cách hệ thống toàn bộ nội dung giảng dạy

của từng môn học. Bởi vì đối với sinh viên họ mong

muốn đi học là để tiếp thu, vận dụng được những kiến

thức nhằm giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn đặt

ra. Thế nhưng trong nội dung giảng dạy ở trường ta

vẫn còn những môn học, những bài giảng chỉ mang

tính lý luận chung, chưa thực sự gắn với thực tiễn, giải

quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Vì thế khi nghe

giảng người học chưa hình dung được cách để vận

dụng những điều mình học vào trong thực tiễn như thế

nào từ đó hình thành nên tâm lý những điều mình đang

học là quá xa vời, không thiết thực, do đó dẫn đến ý

thức học không tích cực hoặc học chỉ để đối phó kỳ thi

và những quy chế nhà trường đặt ra. Đây là một trong

những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng sinh

viên chưa được như mong muốn. Để khắc phục được

điều này đòi hỏi bản thân người giảng viên phải có

kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa sâu, vừa rộng,

có phương pháp giảng dạy tốt và nhất thiết người giảng

viên phải am hiểu sâu sắc thực tiễn thì mới có thể gắn

lý luận với thực tiễn, như thế bài giảng của mình mới

thuyết phục được người học, gợi niềm say mê hứng thú

cho người học - người học mới thật sự cảm thấy việc

học tập, nghiên cứu ở trường là thật sự bổ ích vì những

VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐÀO TẠO

NGUYỄN THÀNH BA

Page 56: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

55

kiến thức học được ở trường có thể ứng dụng được vào

quá trình công tác của mình. Làm như vậy sẽ kích

thích được ý thức cầu thị kiến thức, lòng say mê học

hỏi nắm bắt cái mới ở người học - dẫn đến tính tự giác

trong học tập.

Cần đổi mới phương pháp giảng dạy. Phương pháp

giảng dạy từ lâu nay chúng ta vẫn dùng, cho dù có sự

hỗ trợ của các phương tiện máy móc thì thực chất trong

giờ học, người học vẫn ở thế bị động trong nhận thức

và tiếp nhận thông tin. Đặc biệt đối với việc phát huy

được tính chủ động trong giờ học là một việc hết sức

cần thiết. Thay vì chúng ta là người nói và truyền đạt

còn sinh viên là người nghe thì bây giờ hãy thử thay

đổi một chút vai trò của mỗi cá thể: chúng ta là người

truyền đạt và cũng là người tiếp nhận. Ngược lại, sinh

viên cũng có quyền được phát biểu và được lắng nghe.

Đối với một vấn đề, thay vì chúng ta cứ mãi “thao

thao” nói và sinh viên lắng nghe thì hãy để sinh viên tự

tìm hiểu, nói cho chúng ta biết những gì họ tìm hiểu và

từ đó đút kết ra những điều đúng và sai. Cũng có thể để

cho một nhóm sinh viên đóng vai trò là người truyền

đạt và đánh giá mức độ hiểu của những sinh viên còn

lại trong lớp. Cuối cùng, người giảng viên với vai trò

của một người trọng tài sẽ đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo bản thân tôi, chỉ khi chúng ta phát huy được tính

chủ động của sinh viên thì kiến thức mới có thể được

sinh viên tiếp nhận một cách tích cực nhất. Chắc chắn

với những đối tượng sinh viên có ý thức học tập quá

kém chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn và điều này sẽ

rất khó thực hiện được.Vì vậy, ở đây, yêu cầu người

giảng viên cần có sự kiên nhẫn. Đối với những đối

tượng sinh viên không có sự hợp tác trong các hoạt

động học tập, hãy phát huy sức mạnh của những con

điểm. Thay vì sử dụng hình thức điểm danh để đánh

giá quá trình đến lớp hãy chuyển nó thành cột điểm

kiểm tra kiến thức thường xuyên. Điều này có nghĩa là

gì? Khi chúng ta điểm danh, thì việc sinh viên đến lớp

đầy đủ có nghĩa họ đã có điểm, nhưng con điểm đó

không nói lên rằng họ có tiếp thu được kiến thức. Vậy

thì tại sao lại không dùng những con điểm đó để

khuyến khích cho những phát biểu, những sáng kiến,

những câu trả lời xây dựng bài học; hoặc dùng để

khuyến khích những sinh viên tham gia vào các hoạt

động. Khi đó, nó đòi hỏi người học không chỉ là đến

lớp ngồi để nghe giảng mà là đến lớp để lĩnh hội kiến

thức. Để tránh tạo cho người học cảm giác nhàm chán

đối với những hoạt động học tập chúng ta sẽ tổ chức

nhiều hoạt động khác nhau đan xen nhiều hình thức: cá

nhân, nhóm, hoạt động báo cáo, hoạt động tham gia trò

chơi học thuật… và tần suất thực hiện không nên quá

dày bởi vì sẽ tạo áp lực học tập cho sinh viên và dẫn

đến “tác dụng phụ” không mong muốn.

Mặt khác, đổi mới cách đánh giá chất lượng đối với

sinh viên cũng là một biện pháp để quản lý tốt sinh

viên. Việc tổ chức bài kiểm tra điều kiện, thi hết môn,

thi tốt nghiệp là căn cứ để đánh giá chất lượng giảng

dạy và học tập. Nhưng không nhất thiết là chỉ có qua

bài thi hoặc bài kiểm tra thì mới có thể đánh giá được

kết quả học tập của sinh viên. Theo tôi, nếu sử dụng

bài thi để đánh giá, thì đề thi cần thiết phải là loại đề có

tính chất yêu cầu người học phải hiểu bài và đòi hỏi

vận dụng, liên hệ thực tiễn thật cụ thể và sâu sắc; chứ

không chỉ đơn thuần là kiểm tra lại những kiến thức

sinh viên đã học như kiểu “trả bài”; xây dựng nên các

tình huống mang tính thực tiễn và bao quát môn học,

yêu cầu sinh viên giải quyết. Như vậy, nếu muốn giải

quyết tốt buộc sinh viên phải nắm vững kiến thức của

môn học và vận dụng, xây dựng thành một kế hoạch

chi tiết để giải quyết tình huống đưa ra. Hoặc cũng có

thể tổ chức cho sinh viên được viết tiểu luận môn học,

làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa. Điều ấy giúp sinh

viên có điều kiện thể hiện được chiều sâu và chiều

rộng của quá trình nhận thức và làm như thế buộc sinh

viên phải tự giác đến lớp nghe giảng không dám tùy

tiện bỏ học. Đây chính là cơ sở giúp giảng viên đánh

giá đúng năng lực, trình độ của sinh viên và nhà trường

đánh giá đúng chất lượng của quá trình dạy và học.

Trong công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng

đào tạo cần phải xem sinh viên đóng vai trò là trung

tâm, giảng viên là những chủ thể tác động sử dụng các

phương pháp dạy học như là những công cụ để thực

hiện quá trình nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, để

tạo nên sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

trong nhà trường hiện nay đòi hỏi mỗi giảng viên phải

có lòng nhiệt huyết, đầu tư thời gian để nâng cao trình

độ, năng lực, một quá trình nỗ lực học hỏi không

ngừng. Về phía nhà trường cũng cần tạo điều kiện

thuận lợi cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình

giảng dạy, học tập. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại

một làn gió mới để đưa nhà trường đi đến cái đích cuối

cùng: Nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo.

Page 57: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

56

CUỘC SỐNG NỘI

TRÚ CỦA SINH VIÊN

PHÂN HIỆU

QUÁCH XUÂN QUỲNH

ào đầu năm học mới, đối với các bạn sinh

viên vấn đề chỗ ở được quan tâm hàng đầu,

đặc biệt là với tân sinh viên, lần đầu phải

sống xa gia đình, xa vòng tay yêu thương

của bố mẹ, phải học cách sống tự lập để chăm lo cho

bản thân cũng như ứng xử với mọi người xung quanh

nhất là cuộc sống rất phức tạp khi ở trọ bên ngoài. Ký

túc xá Phân hiệu có thể xem là địa chỉ tin cậy để sinh

viên học tập, rèn luyện và trưởng thành hơn trong

những năm học tập.

Khu nội trú sinh viên Phân hiệu được xây dựng với

quy mô bốn tầng, 320 chỗ ở cho sinh viên với tổng

diện tích sử dụng 2.000m2 khép kín, được đầu tư trang

thiết bị tiện nghi, hiện đại có tổng kinh phí xây dựng

10 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam tài trợ.

Nếu sinh viên có nhu cầu ở nội trú, các bạn sinh

viên tình nguyện và cán bộ quản lý ký túc xá sẽ hướng

dẫn cụ thể thủ tục đăng ký và bố trí chỗ ở cho các em.

Việc thực hiện đầy đủ các quy định ở ký túc xá sẽ giúp

cho các bạn có được một môi trường an toàn, lành

mạnh, bổ ích trong học tập, sinh hoạt.

Nằm cách KTX khoảng 30m là Thư viện Phân hiệu

có phòng đọc mở, hệ thống máy tính kết nối interrnet,

không gian thoáng đãng, mát mẻ. Đây là địa điểm lý

tưởng dành cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Nhà

trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong

việc đọc sách, thảo luận nhóm, cùng nhau tìm kiếm tài

liệu học tập và nghiên cứu khoa học.

Tầng trệt của KTX là Căn tin phục vụ nhu cầu ăn

uống và các vật dụng cần thiết cho sinh viên. Ngoài ra,

nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên được nấu ăn

để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiết kiệm chi

phí trong sinh hoạt. Phòng nấu ăn được thiết kế rộng

rãi, thoáng mát, được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng,

làm mát, bàn ghế, kệ treo tường,… phù hợp.

Bước chân vào cánh cổng đại học, bạn sẽ bắt đầu

một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân,

phải biết chi tiêu hợp lý và tập trung cho việc học. Việc

sống tập thể sẽ hình thành cho các bạn kỹ năng sống,

ứng xử, giao tiếp, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người

xung quanh… Đối với sinh viên, việc học là quan

trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. Ở KTX, sinh viên

có thể học nhóm, trao đổi kiến thức để có kết quả học

tập tốt hơn.

Ở KTX, các bạn sẽ thấy mình lớn lên và trưởng

thành khi được sống trong một tập thể, không ai có thể

sống theo cách riêng của mình. Tại đây, mỗi người đều

phải có ý thức và trách nhiệm với tập thể từ việc giữ

gìn vệ sinh chung hay tránh gây ồn ào trong giờ học để

không làm người khác bị ảnh hưởng. Mỗi người đều có

một tính cách, một lối sống khác nhau và không hợp

nhau là điều khó tránh nhưng mỗi người phải biết

nhường nhịn trong cách ứng xử và sinh hoạt để không

xảy ra xung đột trong phòng.

KTX còn là nơi học tập và trưởng thành của những

bạn sinh viên Lào. Đây là cơ hội để sinh viên các nước

được tìm hiểu, chia sẻ những sinh hoạt văn hóa, phong

tục tập quán của nhau, từ đó, thắt chặt thêm tình đoàn

kết hữu nghị giữa nhân dân các nước cũng như tình

cảm giữa thầy cô và sinh viên Phân hiệu đối với các

sinh viên lưu học sinh.

Ở KTX, sinh viên được thưởng thức các chương

trình Radio Phân hiệu, đặc biệt là chương trình “Quà

tặng âm nhạc”. Dù không có phòng thu thiết bị hiện

V

Page 58: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP & RÈN LUYỆN CỦA S INH VIÊN

57

đại, thế nhưng chương trình đã để lại ấn tượng rất sâu

sắc trong lòng các bạn sinh viên bởi đây là chương

trình “cây nhà lá vườn”, sinh viên phục vụ sinh viên.

Bạn bè, người thân từ bất cứ đâu cũng có thể gởi thư

về cho Ban biên tập radio. Những lời chúc, những

dòng tâm sự và âm nhạc được phát trên radio trở thành

nhịp cầu nối những trái tim cùng chung nhịp đập.

Đêm hội Tất Niên thường được tổ chức vào ngày

23 tháng 12 hàng năm tại khuôn viên KTX. Để có một

đêm hội đẹp lung linh và đầy ý nghĩa, công tác tổ chức,

trang trí đã được thầy cô cùng các bạn đoàn viên, sinh

viên chuẩn bị rất chu đáo. Không khí đêm hội tất niên

thật náo nhiệt, tràn ngập tiếng cười với các tiết mục

văn nghệ, hóa trang, hài kịch, ... đặc sắc bên đống lửa.

Các tiết mục đã mang đến cho khán giả không khí vui

vẻ, phấn khởi khi năm mới đang đến gần. Đây là cơ

hội để sinh viên vui chơi sau một năm học tập căng

thẳng, chuẩn bị tinh thần để gặt hái những thành công

tiếp theo, đêm hội cũng là dịp để gắn kết các thành

viên trong đại gia đình Phân hiệu lại với nhau.

KTX Phân hiệu như một ngôi nhà thứ 2 thật mầu

nhiệm, giúp những “đứa trẻ sinh viên” khắp mọi miền

đất nước từ xa lạ trở nên tri kỷ, là môi trường để học

tập, rèn luyện nhân cách, là sợi tơ hồng se duyên cho

biết bao đôi lứa yêu nhau… Những “con đường tình

yêu”, “con đường hò hẹn”, căn tin, quán nước, phòng

tự học, thư viện, dãy ghế đá thân thương… tất cả trở

thành một hồi ức đẹp, đi vào tiềm thức những ai đã

từng trải qua thời sinh viên đầy cuồng nhiệt và đam mê

nơi này. Biết bao thế hệ sinh viên đã đến rồi đi và KTX

trở thành hồi ức đẹp, là nơi để nhớ, để yêu thương, để

không bao giờ mờ phai, quên lãng, nơi mà “khi ta đến

chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”…

Page 59: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT T RIỂN

58

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG BỘ PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI

KON TUM

MAI THỊ DUNG

Đảng bộ Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

mà tiền thân là Chi bộ Phân hiệu được thành lập theo

Quyết định số 57-QĐ/TV ngày 24 tháng 09 năm 2007

của Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Đà Nẵng. Hiện

nay, Đảng bộ có 27 đảng viên với 3 chi bộ trực thuộc:

chi bộ Hành chính, chi bộ Giảng viên và chi bộ Sinh

viên. Từ khi thành lập đến nay, mặt dù phải đối mặt

với nhiều khó khăn của một đơn vị còn non trẻ, song

BCH Đảng bộ đã lãnh đạo Phân hiệu hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao trên các mặt công tác:

1. Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng

Đảng ủy Phân hiệu đã lãnh đạo đảng viên, quần

chúng kịp thời quán triệt và chấp hành tốt các chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước. Mặt dù đơn vị đóng chân trên địa bàn của

một tỉnh cực bắc Tây Nguyên rất nhạy cảm về an ninh

chính trị nhưng toàn thể cán bộ, viên chức Phân hiệu

đều an tâm công tác, không nghe lời kẻ xấu xúi giục,

kích động, không vi phạm pháp luật. Thông qua lãnh

đạo tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, Đảng

ủy kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ,

viên chức, sinh viên để có giải pháp thực hiện. Đảng

ủy chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 03 -

CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục

thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với

việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công khai dân

chủ, minh bạch trong các hoạt động, chăm lo đời sống

của đội ngũ CBVC nhà trường qua đó góp phần hoàn

thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

2. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị Phân hiệu

Xác định chất lượng đào tạo là yếu tố then chốt để

tồn tại và phát triển, trong những năm qua Đảng ủy

Phân hiệu đã tập trung lãnh đạo phát triển nguồn nhân

lực và đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng

dạy, học tập.

Về nguồn nhân lực, Phân hiệu đã có 73 cán bộ,

giảng viên, trong đó trình độ tiến sĩ, thạc sĩ hơn 22

người (2 tiến sĩ, 20 thạc sĩ) đa số được đào tạo ở các

trường đại học uy tín trong và ngoài nước.

Đảng ủy đã chỉ đạo đầu tư nâng cấp 2 cơ sở hiện có

về trang thiết bị dạy học, nâng cấp giảng đường, tôn

tạo cảnh quang... Hiện Phân hiệu đã có 27 phòng học,

ký túc xá 420 chỗ ở cho sinh viên. Khuôn viên cả 2 cơ

sở đã được phủ sóng wifi, thành lập thư viện mở có

12.564 bản sách với hơn 300 đầu sách các loại phục vụ

giảng dạy, nghiên cứu, học tập cho cán bộ, giảng viên,

sinh viên.

Công tác đảm bảo chất lượng & khảo thí, nghiên

cứu khoa học, hợp tác quốc tế… được Đảng ủy quan

tâm chỉ đạo sát sao đã đạt được nhiều thành quả đáng

được ghi nhận.

Để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội,

trên cơ sở đề án quy hoạch nguồn nhân lực của các tỉnh

Tây Nguyên và khu vực, Đảng ủy đã chỉ đạo mở thêm

các ngành đào tạo như Kỹ thuật xây dựng công trình

giao thông, Kinh doanh thương mại, Kiểm toán, Luật

Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp; liên kết với Đại học

Nông Lâm Huế mở ngành Nông học, Khuyến nông (hệ

đại học); mở ngành Công nghệ sinh học, Kinh doanh

thương mại, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

(hệ cao đẳng); chỉ đạo triển khai đào tạo theo hệ thống

tín chỉ từ năm học 2013 – 1014; lãnh đạo và tổ chức

thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định trong hoạt

động đào tạo, công tác cán bộ và sinh viên của Bộ

GD&ĐT và của ĐHĐN ban hành.

3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền và các

đoàn thể

Về tổ chức bộ máy Phân hiệu từng bước được

Đảng ủy chỉ đạo kiện toàn. Đến nay, Phân hiệu đã có 4

phòng (Hành chính – Tổng hợp, Đào tạo, Công tác

HSSV, Khoa học, Đào tạo sau đại học & Hợp tác quốc

tế), Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, các tổ Tài vụ,

Đảm bảo chất lượng giáo dục & Khảo thí, Quan hệ

doanh nghiệp, các tổ bộ môn và thư viện trường.

Đảng ủy và lãnh đạo nhà trường luôn xem việc

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ công chức là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Hàng

năm, nhà trường có chính sách khuyến khích, động

viên và tạo điều kiện cho giảng viên đi học nước ngoài

từ nhiều kênh khác nhau. Thường xuyên chỉ đạo rà soát

nắm bắt tình hình, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng

viên để điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch tạo nguồn phù

hợp từng giai đoạn. Có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi

dưỡng các lớp chính trị, chuyên môn… nhằm nâng cao

năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ phát triển của nhà trường.

Đảng ủy cũng đã chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát

triển Phân hiệu đến 2020, xây dựng đề án vị trí việc

Page 60: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT TRIỂN

59

làm, Quy chế về tổ chức và hoạt động Phân hiệu trình

Giám đốc Đại học Đà Nẵng phê duyệt.

Lãnh đạo các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên

thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tích

cực hưởng ứng các hoạt động do đoàn cấp trên phát

động, chú trọng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi, lợi

ích hợp pháp cho đoàn viên; tổ chức các phong trào thi

đua, các cuộc vận động mang tính xã hội; bồi dưỡng,

giới thiệu những quần chúng ưu tú, tích cực cho Đảng

xem xét kết nạp. Hàng năm, các tổ chức đoàn thể Phân

hiệu đều được cấp trên công nhận vững mạnh.

4. Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng

Đảng ủy lãnh đạo việc chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt

của các chi bộ, đổi mới nội dung và nâng cao chất

lượng sinh hoạt theo đúng tinh thần Chỉ thị số 10-

CT/TW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban chấp hành

Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban

kiểm tra.

Công tác phát triển đảng viên mới được Đảng ủy

chú trọng chỉ đạo thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay

đã tổ chức cho gần 100 quần chúng ưu tú học lớp bồi

dưỡng nhận thức về Đảng, trong đó có 41 quần chúng

đã được kết nạp Đảng (24 đảng viên mới là sinh viên),

vượt chỉ tiêu so với nghị quyết.

Công tác lưu trữ hồ sơ, văn bản của Đảng bộ được

thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Công tác báo cáo

định kỳ với Đảng uỷ ĐHĐN đã được Đảng bộ thực

hiện nghiêm túc. Công tác thu chi đảng phí được thực

hiện đúng quy định. Hàng năm, Đảng ủy và các chi bộ

trực thuộc đều đạt trong sạch, vững mạnh và 100%

đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

Nhìn chung trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo

sâu sát của Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Đà Nẵng,

Đảng ủy Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum đã thực hiện

tốt nhiệm vụ chính trị được giao, từng bước xây dựng

Phân hiệu trở thành một trường đại học đa cấp, đa

ngành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh Tây Nguyên

và khu vực.

Page 61: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT T RIỂN

60

gày 14 tháng 2 năm 2007, Phân hiệu Đại

học Đà Nẵng tại Kon Tum chính thức được

thành lập và trở thành thành viên thứ 7 của

Đại học Đà Nẵng. Trong những ngày đầu

mới thành lập, Phân hiệu đã vạch ra định hướng phát

triển Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, trong

đó có đề ra định hướng phát triển các chuyên ngành và

quy mô đào tạo. Sau gần 7 năm phát triển, tầm nhìn về

chiến lược trên khá phù hợp thực tế địa phương và

công tác đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, một vài

khó khăn trong công tác tuyển sinh, phát triển các

chuyên ngành chưa phù hợp với sự thay đổi của xã hội.

Từ khó khăn trong công tác tuyển sinh qua các năm

Phân hiệu luôn chú trọng nghiên cứu phát triển tiếp các

chương trình Đào tạo, bậc học và chuyên ngành mới,

tạo ra sự đa dạng và cập nhật trong đào tạo hướng vào

nhu cầu, hướng vào sinh viên.

1. Thực trạng công tác Đào tạo tại Phân hiệu

Là thành viên của Đại học Đà Nẵng- một đại học

vùng với quy chế sử dụng nguồn lực chung; được sự

giúp đỡ tích cực của các trường thành viên, ngay từ

ngày đầu thành lập, Phân hiệu đã triển khai thực hiện

ngay việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhằm đáp

ứng yêu cầu người học và nhu cầu xã hội. Phân hiệu đã

tổ chức đào tạo nhiều bậc học (cao học, đại học, cao

đẳng, trung cấp, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn...); đa

dạng các hình thức đào tạo (chính quy, vừa làm vừa

học, liên thông, đào tạo từ xa, bằng đại học thứ 2)...

Mặc dù Phân hiệu mở ngành đa dạng tuy nhiên số

lượng sinh viên tham gia học tại Phân hiệu còn hạn

chế, hàng năm chưa đạt chỉ tiêu cho các ngành đào tạo.

Kết quả điều tra nhu cầu về phía người học cho thấy

thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân như

Phân hiệu là đơn vi mới thành lập, việc quảng bá hình

ảnh, thông tin nhà trường đến với người học hạn chế;

tình hình khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp thiếu

việc làm, dẫn đến tình trạng sinh viên đặc biệt là khối

kinh tế ra trường chưa tìm được việc làm phù hợp ngày

càng nhiều. Học sinh tốt nghiệp phổ thông các tỉnh

Kon Tum, Gia Lai - địa bàn tuyển sinh chính của

trường, đa số có tâm lý muốn đi học xa, học ở các

trường thuộc các thành phố lớn như thành phố HCM,

Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng… việc học tập tại

những nơi này thường có nhiều việc làm cho sinh viên

khi ra trường. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của Phân

hiệu như phòng học, thư viện, các phương tiện phục vụ

học tập… còn khá khiêm tốn. Chương trình đào tạo

hiện nay của cả nước, cũng như của nhà trường vẫn

chưa theo kịp yêu cầu của thị trường lao động.

2. Các chuyên ngành, bậc học và hình thức đào tạo tại Phân hiệu

Tính đến nay, bậc đại học chính quy của nhà trường

đã có 14 chuyên ngành được đào tạo (Sư phạm Toán,

Giáo dục tiểu học, Điện kỹ thuật, Công nghệ thông tin,

Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây dựng công trình giao

thông, Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh du

lịch – dịch vụ, Tài chính ngân hàng, Tài chính doanh

nghiệp, Kế toán, Kinh tế phát triển, Kiểm toán và Kinh

doanh thương mại). Bậc cao đẳng chính quy được triển

khai từ năm học 2011 với 4 chuyên ngành (Công nghệ

kỹ thuật công trình xây dựng, Kế toán, Kinh doanh

thương mại, Công nghệ sinh học).

Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức đào tạo đại

học hệ vừa làm vừa học, liên thông với 12 chuyên

ngành đại học, 2 chuyên ngành liên thông, 1 chuyên

ngành trung cấp luật. Nhà trường còn phối hợp với

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đại học Đà Nẵng

mở các lớp đào tạo từ xa với các chuyên ngành Giáo

dục tiểu học, Mầm non, Ngân hàng, Luật và Kế toán.

Ngoài ra, nhà trường cũng tích cực tổ chức đào tạo

sau đại học với sự chỉ đạo, tổ chức của Ban Đào tạo

Sau đại học của ĐHĐN. Đến nay có 8 khóa theo học

với các chuyên ngành được đào tạo: Quản trị kinh

doanh, Kinh tế phát triển, Phương pháp Toán sơ cấp,

Ngân hàng, Quản lý giáo dục, Xây dựng, Công nghệ

thông tin.

N

PHÁT TRIỂN CÁC CHUYÊN

NGÀNH ĐÀO TẠO TẠI

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ

NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN VIỆT TUẤN

Page 62: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT TRIỂN

61

3. Tuyển sinh qua các năm tại Phân hiệu

Trong 7 năm từ 2007-2013, tuyển sinh tại Phân

hiệu đối với bậc đại học, cao đẳng hệ chính quy so với

chỉ tiêu được thể hiện trong bảng danh sách các chuyên

ngành đăng ký tuyển sinh và kết quả nhập học dưới

đây:

TT Tên chuyên ngành đào tạo 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cộng

ĐẠI HỌC 1828

1 Kinh tế phát triển 65

65

2 Quản trị kinh doanh tổng quát 68 66 57 39 34 22 40 326

3 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

55

55

4 Tài chính - Ngân hàng 72 60

62 18

212

5 Tài chính Doanh nghiệp

81 51

132

6 Kế toán

64 65 63 95 287

7 Kiểm toán

65 65

8 Kinh doanh thương mại

38 38

9 Sư phạm Toán 38

38

10 Giáo dục Tiểu học 38

38

11 Kỹ thuật điện, điện tử 47

47

12 Công nghệ thông tin

60

60

13 Kinh tế xây dựng

68 63 62 44 23 56 316

14 Kỹ thuật XD công trình giao thông

42 27 80 149

CAO ĐẲNG 339

1 Kế toán

75 55 34 164

2 Công nghệ KT công trình xây dựng

40 30 29 99

3 Công nghệ sinh học

20 20

4 Kinh doanh thương mại

17 30 9 56

(Những chuyên ngành tô màu có số sinh viên nhập học trên 40, đảm bảo số lượng để mở lớp)

Kết quả trên cho thấy đối với bậc đại học ở một số

ngành trong năm học 2013 có số sinh viên nhập học

đông như Kế toán, Kỹ thuật xây dựng công trình giao

thông, Kiểm toán, Kinh tế xây dựng; các ngành tuyển

liên tục qua các năm có số sinh viên ổn định: Quản trị

kinh doanh, Kế toán, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật xây

dựng công trình giao thông; các ngành bậc cao đẳng

ngày càng giảm sút nhanh.

So sánh tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh với số lượng nhập

học thực tế hệ chính quy của 2 bậc đại học, cao đẳng

tại Phân hiêu từ năm 2010 đến 2013 như sau:

Bậc học

2010 2011 2012 2013

C.

tiêu

N.

học %

C.

tiêu

N.

học %

C.

tiêu

N.

học %

C.

tiêu

N.

học %

Đại học 350 229 65,4 290 251 85,2 350 165 47,1 300 374 124,7

Cao đẳng

150 132 88,0 210 122 58,1 160 92 57,5

Tổng 350 229 65,4 440 383 86,1 560 287 51,3 460 466 101,3

Theo kết quả tuyển sinh 2 năm 2010, 2011 của 2

bậc học tỷ lệ 65,4% và 86,1% cho thấy nguồn tuyển

sinh tại Phân hiệu rất khó khăn. Nhà trường xác định

để phù hợp với đối tượng học sinh Tây Nguyên, trọng

tâm là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn,

phát triển đào tạo trình độ cao đẳng để định hướng liên

thông lên đại học là phù hợp với mặt bằng trình độ hơi

thấp của đối tượng học sinh này. Năm 2011, nhà

Page 63: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT T RIỂN

62

trường đăng ký chỉ tiêu đại học là 290 và cao đẳng là

150. Kết quả tuyển sinh, đại học được 85,2%, cao đẳng

được 88%. Tổng tỷ lệ là 86%, xấp xỉ tỷ lệ những năm

đầu. Một định hướng mới bước đầu khẳng định tính

đúng đắn.

Năm tuyển sinh 2012, nhà trường đăng ký chỉ tiêu

đại học là 350, để trở lại với mức ban đầu và tăng chỉ

tiêu cao đẳng là 210 nhằm mở rộng cánh cửa cho đối

tượng học sinh phổ thông vùng khó khăn. Tuy nhiên

trong năm này, Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục &

Đào tạo hạn chế khung điểm ưu tiên và Thông tư

55/2012 về đào tạo liên thông bắt đầu có hiệu lực, công

tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn trở lại. Kết quả

tuyển sinh: đại học chỉ được 47,1%, cao đẳng được

58,1%.

Năm 2013, đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh và mở thêm

2 chuyên ngành mới Kiểm toán, Kinh doanh thương

mại cùng với chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo

cho phép Phân hiệu tuyển thí sinh khu vực Tây

Nguyên có kết quả thi dưới điểm sàn 1 điểm, kết quả

tuyển sinh năm 2013 đạt 101,3%, trong đó đại học đạt

124,7%; cao đẳng được 57,5%, vượt chỉ tiêu 1,3%. Số

học sinh lựa chọn học cao đẳng giảm đáng kể.

Ngoài đánh giá kết quả tuyển sinh ở các chuyên

ngành, Phân hiệu thống kê thực tế tuyển sinh ở các hệ

đào tạo qua các năm như sau:

Thực tế tuyển 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Sinh viên chính quy nhập học 320 316 213 229 383 287 466 Sinh viên cử tuyển 100 0 128 52 6 74 0 Sinh viên hệ VLVH 168 139 171 207 121 99 214 Đào tạo liên thông 55 22 75 Tổng sinh viên tuyển 588 455 512 488 565 482 755

Kết quả trên cho thấy tổng số sinh viên các năm

không đạt được như mục tiêu tuyển sinh đã đề ra, số

lượng sinh viên cử tuyển và hệ vừa làm vừa học giảm

nhiều; đào tạo liên thông không thu hút được học viên.

4. Khảo sát nhu cầu người học tại địa phương

Năm học 2012-2013 Phân hiệu tiến hành khảo sát

nhu cầu người học để phát triển các chuyên ngành mới,

phù hợp với địa phương ở địa bàn tỉnh Kon Tum. Đối

tượng khảo sát là học sinh lớp 11, 12 ở các trường phổ

thông trung học kết quả khảo sát cho thấy: đối với bậc

đại học khối ngành Sư phạm nhu cầu cao nhất

chiếm 27,81% có 5 chuyên ngành được người học lựa

chọn trong đó cao nhất là ngành sư phạm tiểu học

chiếm 36,6% tiếp đến ngành Sư phạm mầm non:

35,4%; Sư phạm ngữ văn: 13,4%; Sư phạm toán: 8,5%;

Sư phạm vật lý: 6,1%.

Tiếp theo là khối ngành kinh tế - Luật chiếm

22,7% gồm các chuyên ngành người học lựa chọn

nhiều nhất là ngành Quản trị kinh doanh (26,8%); Kế

toán - Kiểm toán (19,5%); Tài chính, ngân hàng

1(8,3%); Luật (17,1%); các ngành khác: Kinh tế phát

triển, Marketing, Kinh tế lao đông, Kinh tế chính trị...

chiếm: 18,3%.

Khối ngành Kỹ thuật nhu cầu người học được

xếp thứ 3 chiếm 18,62% lựa chọn nhiều nhất chuyên

ngành Công nghệ thông tin (32,1%), Kỹ thuật điện,

điện tử(20,8%), Kỹ thuật công trình xây dựng (15,1%),

Công nghệ sinh học (15,1%), Kiến trúc (7,5%), các

ngành khác như Kinh tế xây dựng; Kỹ thuật môi

trường; Quản lý công nghiệp; Điện tử viễn thông; Cơ

khí... (9.4%).

Khối ngành Nông lâm chiếm 10,5% ngành học

được lựa chọn cao nhất là Quản lý tài nguyên môi

trường (18,5%), Công nghệ thực phẩm (18,5%), Quản

lý tài nguyên rừng (11,1%), các ngành như Lâm sinh,

Kỹ sư nông nghiệp, Kỹ sư nông học, Lâm nghiệp

(33,3%); các chuyên ngành người học chọn ít nhất:

Kinh doanh nông nghiệp, Chăn nuôi, Quản lý đất đai,

Phát triển nông thôn, Kỹ thuật khuyến nông (18,5%).

Khối ngành Ngoại ngữ người học lựa chọn có

5,36%, còn lại khối ngành như Công an, Quân đội,

Nghệ thuật, Y - Dược chiếm 15,1%.

Từ thực trạng tuyển sinh qua các năm và kết quả

khảo sát nhu cầu người học tại địa bàn tỉnh Kon Tum,

việc xây dựng định hướng phát triển các chuyên ngành

Đào tạo là mục tiêu quan trọng góp phần chung cho

chiến lược phát triển Phân hiệu các năm tiếp theo.

5. Định hướng phát triển các chuyên ngành

đào tạo các năm tiếp theo

Trên cơ sở thực trạng, tiềm năng phát triển của

Phân hiệu, nhu cầu người học và căn cứ quy hoạch

phát triển nguồn nhân lực các tỉnh Tây Nguyên và khu

vực đến năm 2020, Phân hiệu sẽ mở chuyên ngành đại

học thuộc 6 khối ngành kinh tế, luật, sư phạm, kỹ

thuật, ngoại ngữ và nông lâm, cụ thể như sau:

- Khối ngành kinh tế - luật: Kế toán, Quản trị

kinh doanh tổng quát, Quản trị ngân hàng, Quản trị

kinh doanh du lịch dịch vụ, Quản tri kinh doanh quốc

tế, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh trang trại,

Kinh tế phát triển, Quản trị nguồn nhân lực, Luật học

và Luật Thương mại, Luật hành chính, Quản lý nhà

nước...

Page 64: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT TRIỂN

63

- Khối sư phạm: Sư pham tiểu học, Sư phạm mầm

non, Sư phạm toán – tin, Sư phạm tiếng Anh bậc tiểu

học…

- Khối kỹ thuật: Xây dựng cầu đường, Xây dựng

dân dụng, Kiến trúc, Sư phạm kỹ thuật, Công nghệ

thông tin, Kỹ thuật điện, Công nghệ sinh học...

- Khối ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Lào,

chuyên ngành quốc tế học.

- Khối Nông lâm: Kinh doanh nông nghiệp, Khoa

học cây trồng, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Phát triển nông

thôn, chuyên ngành chế biến,...

Bậc cao đẳng hiện đang có nhiều khó khăn về tuyển

sinh đầu vào và đầu ra như việc làm sau tốt nghiệp,

điều kiện tiếp tục học liên thông… vì vậy Phân hiệu

định hướng sẽ không phát triển đào tạo bậc học Cao

đẳng cho các năm tiếp theo.

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum sẽ tiếp

tục triển khai các lớp đào tạo sau đại học cụ thể là cho

các chuyên ngành kinh tế và sư phạm, ngoại ngữ cũng

như các ngành về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước,

quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ... Việc

tiến hành các khoá đào tạo sau đại học được thực hiện

trên cơ sở phối hợp với các trường thành viên của Đại

học Đà Nẵng sẽ góp phần nâng cao chất lượng trình độ

lực lượng lao động xã hội tại các tỉnh Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo nâng

cao năng lực và kỹ năng một cách thường xuyên liên

tục với các chương trình đào tạo ngắn hạn cho các tổ

chức và cá nhân có nhu cầu.

Page 65: Tập san Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - 7 năm hình thành và phát triển

ĐỊNH HƯỚNG & PHÁT T RIỂN

64

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÁT

TRIỂN HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA

PHÂN HIỆU

TRƯƠNG THỊ KIỀU VÂN

hân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

được thành lập năm 2007 trên mảnh đất cực

bắc Tây Nguyên. Với sứ mạng đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh

Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc

Campuchia, trong những năm qua, Phân hiệu đã nỗ lực

không ngừng trong việc đổi mới chương trình đào tạo,

phương pháp giảng dạy cũng như thực hiện các biện

pháp tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác trong

và ngoài nước nhằm khẳng định uy tín và vị thế của

mình.

Với phương châm tăng cường thiết lập mối quan hệ

hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu,

ứng dụng KH&CN trên thế giới, trong thời gian qua,

Phân hiệu đã kế thừa những mối quan hệ hợp tác hiện

có của Đại học Đà Nẵng, đồng thời thiết lập các mối

quan hệ mới với các tổ chức, các trường đại học danh

tiếng trong khu vực và trên thế giới như tổ chức Đông

Tây hội ngộ, hiệp hội Essor, Đại học Tổng hợp

Valenciennes (Pháp), trường Đại học Nice – Sophia

Antipolis (Pháp), trong đó Đại học Nice – Sophia

Antipolis đã tiếp nhận 1 sinh viên và 1 giảng viên sang

học tập và nâng cao trình độ tại trường. Bên cạnh đó,

Phân hiệu cũng đã ký kết hợp tác đào tạo với một số

trường đại học ở châu Á như Đại học khoa học, kỹ

thuật Bình Đông (National Pingtung University of

Science and Technology), trường Đại học khoa học, kỹ

thuật Minh Tân, Đài Loan (Minghsin University of

Science and Technology), trường Đại học Ubon

Ratchathani Rajabhat, Thái Lan (Ubon Ratchathani

Rajabhat University)…

Phân hiệu và các trường Đại học Nice – Sophia

Antipolis (Pháp), Đại học Tổng hợp Valenciennes

(Pháp), Đại học Khoa học, Kỹ thuật Bình Đông, Đại

học Khoa học, Kỹ thuật Minh Tân (Đài Loan)... đã ký

kết các chương trình hợp tác, đặc biệt là chương trình

trao đổi giảng viên trong đào tạo đại học, sau đại học

nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu

đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Với mục tiêu đến năm 2017 phát triển Phân hiệu

Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum trở thành một trường

đại học đa ngành, đa cấp, một cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng, nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao kết quả

nghiên cứu uy tín, đạt chuẩn và ngang tầm với các

trường đại học khác trong nước, trong thời gian tới

Phân hiệu tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác

với các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tổ

chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án. Nội

dung hợp tác ngoài đào tạo, còn tập trung cho lĩnh vực

nghiên cứu, ứng dụng khoa học & công nghệ trong

nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng ứng

dụng công nghệ sinh học, bảo quản, chế biến nông lâm

sản và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

Phân hiệu tiếp tục đưa giảng viên đi đào tạo ở các

nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Pháp,

Nhật Bản, Úc, Đài Loan,… Để mở rộng quan hệ hợp

tác với các trường Đại học Pháp, Phân hiệu đang mở

lớp đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ, giảng viên có nhu

cầu học tập và nghiên cứu tại Pháp để chuẩn bị nguồn

lực, đồng thời tạo môi trường và điều kiện thuận lợi

cho các giảng viên sau khi đào tạo ở nước ngoài về

Phân hiệu tiếp tục công tác.

Ngoài cam kết đào tạo giảng viên Phân hiệu ở trình

độ thạc sĩ và tiến sĩ, việc phát triển các hình thức đào

tạo liên kết và trao đổi sinh viên với các đối tác sẵn có

như Đại học khoa học, kỹ thuật Bình Đông, Đại học

khoa học, kỹ thuật Minh Tân (Đài Loan), Đại học

Ubon (Thái Lan) được chú trọng. Ngoài ra, Phân hiệu

còn chủ trương chủ trì hoặc phối hợp tổ chức các hội

nghị, hội thảo quốc tế và xúc tiến việc liên kết đào tạo

đại học với Đại học Valenciennes, Đại học Lille –

Pháp và một số trường đại học châu Á dưới các hình

thức 1+3 hoặc 2+2 do Đại học Đà Nẵng cấp bằng hoặc

do đối tác nước ngoài cấp bằng.

Ngoài ra, Phân hiệu tiếp tục quan tâm đến công tác

đào tạo sinh viên nước ngoài, chuẩn bị tốt chương trình

giảng dạy, các phương tiện và chính sách hỗ trợ, công

tác tổ chức và quản lý sinh viên nhằm tạo điều kiện tốt

nhất cho các lưu học sinh tham gia học tập và nghiên

cứu đạt kết quả cao nhất, trước mắt là đối tượng sinh

viên Lào.

Với những định hướng nêu trên, Phân hiệu sẽ triển

khai những biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện nhằm

đưa hoạt động hợp tác quốc tế của Phân hiệu trong thời

gian tới khởi sắc hơn, góp phần nâng cao vị thế của

nhà trường trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

P