149
MỤC LỤC TT Nội dung Trang Lời nói đầu 1 Mục lục 2 Chương I: Nguyên lý & kỹ thuật thông tin điện thoại 5 I Nguyên lý thông tin điện thoại 5 1. Các đặc tuyến và tham số của âm thanh tiếng nói. 5 2. Cơ sở lựa chọn băng tần điện thoại 5 3. Khái niệm và nguyên lý của thông tin điện thoại 7 II Các cơ kiện trong máy điện thoại 8 1. Các loại biến đổi điện - thanh (ống nói ) 2. Ống nghe 3. Đĩa phát âm 8 11 11 III Các phương pháp gửi số của máy điện thoại ấn phím 12 1. Cấu tạo bàn phím 2- Phương pháp phát số chế độ pulse 3- Phương pháp phát số chế độ tone 4- Kết luận 12 14 15 16 IV Các mạch điện trong máy điện thoại ấn phím 16 1. Mạch chống quá áp 2. Mạch chống đảo cực 3. Mạch thu chuông 4. Mạch đàm thoại 5. Mạch phát số 16 17 18 27 31 V Hệ thống cordless phone 33 1./ Cơ sở thông tin vô tuyến. 2. Sơ đồ khối hệ thống cordless phone và nguyên lý hoạt động 33 68 BÀI TẬP CHƯƠNG I 77 Bài Tập I : Máy điện thoại ấn phím 77 I. Máy điện thoại SIEMENS 802 Model 3 77 Trang 1

Tbi Dau Cuoi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tbi Dau Cuoi

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

Lời nói đầu 1

Mục lục 2

Chương I: Nguyên lý & kỹ thuật thông tin điện thoại 5

I Nguyên lý thông tin điện thoại 5

1. Các đặc tuyến và tham số của âm thanh tiếng nói. 5

2. Cơ sở lựa chọn băng tần điện thoại 5

3. Khái niệm và nguyên lý của thông tin điện thoại 7

II Các cơ kiện trong máy điện thoại 8

1. Các loại biến đổi điện - thanh (ống nói )

2. Ống nghe

3. Đĩa phát âm

8

11

11

III Các phương pháp gửi số của máy điện thoại ấn phím 12

1. Cấu tạo bàn phím

2- Phương pháp phát số chế độ pulse

3- Phương pháp phát số chế độ tone

4- Kết luận

12

14

15

16

IV Các mạch điện trong máy điện thoại ấn phím 16

1. Mạch chống quá áp

2. Mạch chống đảo cực

3. Mạch thu chuông

4. Mạch đàm thoại

5. Mạch phát số

16

17

18

27

31

V Hệ thống cordless phone 33

1./ Cơ sở thông tin vô tuyến.

2. Sơ đồ khối hệ thống cordless phone và nguyên lý hoạt động

33

68

BÀI TẬP CHƯƠNG I 77

Bài Tập I : Máy điện thoại ấn phím 77

I. Máy điện thoại SIEMENS 802 Model 3 77

Trang 1

Page 2: Tbi Dau Cuoi

II. Máy điện thoại ấn phím NEC 42-S

III- Máy điện thoại SINOCA ST-132

IV. Máy điện thoại PANASONIC KX-T2315-1

V. Máy điện thoại GOLDSTAR GS 5140

VI. Máy điện thoại BT 930 (13 bộ nhớ)

VII. Máy điện thoại RANDIX PH320C (không khoá)

VIII. Máy điện thoại NITSUKO ST 5E-1L

IX. Một số pan cụ thể được phân tích trên sơ đồ.

1. Máy điện thoại SIEMENS 802 Model 3

2. Máy điện thoại NITSUCO ST 5E- 1L

82

86

92

96

100

106

111

115

115

116

Bài tập II: Thực hành về hệ thống corless phone 117

CHƯƠNG II THÔNG TIN ĐIỆN BÁO 119

I Tổng quan về nguyên lý thông tin điện báo 119

1. Khái niệm :

2. Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm

3. Các loại mã dùng trong thông tin điện báo:

119

119

120

II Khái niệm về hệ thống FAX 122

1. Khái niệm:

2. Phân loại

122

123

III Nguyên lý truyền ảnh tỉnh 123

IV Sơ đồ khối & hoạt động của hệ thống máy Fax 123

1/ Sơ đồ khốI & chức năng các khối

2/ Luồng tín hiệu ảnh khi gửi ( phát ) bức facsimile

3/ Luồng tín hiệu hình ảnh khi thực hiện thu bức facsimile :

3/ Luồng tín hiệu ảnh khi thực hiện coppy (sao chép)

123

126

128

130

Bài tập chương II: Bài tập thực hành về máy Fax 132

I Giơí thiệu chức năng một số phím, khoá, nút cơ bản 132

II Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt các thông số cơ bản 136

MÁY FAX CANON FAX-450

1. Các thao tác cơ bản:

2. Cài đặt địa chỉ đầu trang Fax:

136

136

138

Trang 2

Page 3: Tbi Dau Cuoi

3. Cài đặt ngày giờ:

4. Cài đặt chế độ nhận Fax:

5. Cài đặt số điện thoại vào bộ nhớ:

6. In báo cáo(Report) sau khi Fax:

MÁY FAX PANASONIC KX-F2581 BX

1. Các thao tác cơ bản:

2. Cài đặt ngày-giờ:

3. Cài đặt hô hiệu của máy Fax: (Logo)

4. Cài đặt chế độ tự động nhận Fax:

5. Cài đặt nhận Fax nhân công:

6. Cài đặt số hồi chuông tự động kết nối nhận Fax:

7. Hẹn giờ gửi Fax:

8. Cài đặt số điện thoại vào bộ nhớ:

9. Gửi Fax bằng số điện thoại trong bộ nhớ:

2. Lắp đặt máy Fax:

3. Bảo dưỡng máy fax:

140

141

141

143

144

144

144

145

146

146

146

147

148

148

148

149

III Hướng dẫn xử lý một số hỏng hóc đơn giản 149

Tài liệu tham khảo 151

CHƯƠNG I

NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI

I/ NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI

1. CÁC ĐẶC TUYẾN VÀ THAM SỐ CỦA ÂM THANH TIẾNG NÓI.

Trang 3

1

Page 4: Tbi Dau Cuoi

80 300 8001000 340010.000

Wa (dB)

f (Hz)

Hình 1.1: Đặc tuyến năng lượng tiếng nói

a) Nguồn gốc âm thanh:

Ta gẫy dây đàn, gõ vào mặt trống... dây đàn, mặt trống sẽ rung lên và phát ra âm thanh. Sờ tay vào màng loa, khi loa đang phát ra âm thanh ta thấy màng loa rung động. Vậy âm thanh là do vật thể dao động cơ học tạo nên, âm thanh phát ra dưới dạng sóng âm.

b) Băng tần tiếng nói:

Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng tiếng nói của con người là loại âm thanh

phức tạp, gồm nhiều đơn âm tạo nên được giới hạn trong khoảng tần số từ 80Hz ÷ 10.000Hz.

c) Đặc tuyến năng lượng tiếng nói

Năng lượng tiếng nói con người phân bố không đều trong dải tần từ 80 ÷ 10.000Hz mà bằng thực nghiệm người ta đã vẽ được đặc tuyến năng lượng tiếng nói như sau hình 1.1:

Qua đặc tuyến năng lượng tiếng nói, ta thấy năng lượng tiếng nói hầu hết tập

trung trong khoảng tần số từ 300 ÷ 3400Hz, còn ngoài khoảng tần số đó năng lượng tiếng nói được phân bổ rất ít.

2. CƠ SỞ LỰA CHỌN BĂNG TẦN ĐIỆN THOẠI

a) Đặc tính tai người

- Khả năng cảm thụ về biên độ: Tai người có khả năng phân biệt được 2500 âm trầm bổng khác nhau, phân biệt được 130 mức to nhỏ khác nhau, mỗi mức cách nhau 1dB.

- Khả năng cảm thụ về tần số: Tai người có thể nghe được những âm thanh ở

dải tần từ 16 ÷ 20.000Hz, còn những âm thanh dưới 16Hz gọi là hạ âm, trên 20.000Hz gọi là siêu âm thì tai người đều không có khả năng thu nhận

Trang 4

Page 5: Tbi Dau Cuoi

Như vậy tai người có khả năng cảm thụ về tần số và cảm thụ về biên độ. Tai người không chỉ có khả năng thu nhận riêng từng âm mà còn có khả năng thu được các âm tổng hợp, phân biệt được giọng nói của từng người

b) Đặc tuyến họ đường cong đẳng âm (đặc tuyến Phone)

Để miêu tả đặc tính của tai người, người ta thường dùng đặc tuyến họ đường cong đẳng âm. Trên một đường cong dù tần số và cường độ khác nhau nhưng tai người vẫn có độ nghe rõ như nhau. Đơn vị để đo mức to nhỏ chủ quan của tai người gọi là "Phone". Cùng một biên độ thì những tín hiệu có tần số càng dịch gần khoảng tần số từ 300 đến 3400 Hz thì ta nghe càng rõ. Cùng một tần số thì tín hiệu nào có biên độ càng lớn thì ta nghe càng rõ.

Họ đường cong đẳng âm được biểu thị trên hình 1.2.

Qua họ đường cong đó chúng ta thấy rằng các đường cong đẳng âm đều võng

xuống ở giữa. Điều đó nói lên khoảng tần số từ 300 ÷ 3400Hz tai người nghe nhạy nhất.

c) Yêu cầu của thông tin điện thoại

Chất lượng của điện thoại được đánh giá bằng độ rõ, độ hiểu và tính trung thực.

- Độ rõ: Là tỉ số phần trăm giữa số phần tử tiếng nói nhận đúng ở đầu thu trên tổng số tiếng nói truyền đạt ở đầu phát.

Ví dụ : Ta nói vào điện thoại 50 từ mà đối phương chỉ nghe được 45 từ thì độ rõ

là: 4550

%100 %90x =

- Độ hiểu : Độ hiểu tuỳ thuộc vào độ rõ và tính chủ quan của từng người. Thông thường độ rõ đạt 85% thì độ hiểu rất tốt, nếu độ rõ giảm dưới 70% thì độ hiểu rất kém.

Trang 5

Hình 1.2 : Họ đường cong đẳng âm

Page 6: Tbi Dau Cuoi

- Tính trung thực: Là các giọng nói mà người nghe nhận biết đúng khi được truyền đạt qua điện thoại. Song trong thông tin điện thoại tính trung thực yêu cầu không cao lắm.

Theo thống kê tiếng nói của con người truyền qua dải băng tần từ 500 ÷ 2000Hz thì người nghe hoàn toàn nghe rõ. Song băng tần càng mở rộng tiếng nói càng trung thực, chất lượng âm thanh càng cao song khi đó yêu cầu về kỹ thuật sản xuất máy móc, thiết bị càng phức tạp, số lượng đường thông ghép được trên một đường truyền giảm nên chi phí cho một cuộc gọi điện thoại tăng lên cao.

Căn cứ vào những yếu tố trên mà băng tần truyền dẫn của thông tin điện thoại

hiện nay người ta chọn từ 300 ÷ 3400Hz.

3. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN LÝ CỦA THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI

a) Khái niệm : Thông tin điện thoại là quá trình truyền đưa tiếng nói từ nơi này đến nơi khác bằng tín hiệu điện thông qua máy điện thoại.

b) Mạch điện cơ bản: Máy điện thoại là thiết bị đầu cuối của mạng thông tin điện thoại. Quá trình truyền thông tin được minh hoạ như sau: ( hình 1.3 )

c) Nguyên lý làm việc

Khi ta nói trước ống nói của máy điện thoại, dao động âm thanh của tiếng nói sẽ tác động vào màng rung của ống nói và ở ống nói xuất hiện một tín hiệu điện biến đổi. Tín hiệu điện này được truyền qua đường dây tới ống nghe của máy đối phương làm cho màng rung của ống nghe dao động, lớp không khí trước màng rung dao động theo, phát ra âm thanh tác động đến tai người nghe. Quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.

II/ CÁC CƠ KIỆN TRONG MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM

1. CÁC LOẠI BIẾN ĐỔI ĐIỆN - THANH (ỐNG NÓI )

Trang 6

Đường dây Mạch điện thoại cơ bản gồm: - ống nói (Tx, M) - ống nghe (T, Rx) - đường dây (a, b)- nguồn điện (E)

a

b2319R27R54C35C36R36R35C37

MTx RxT

E+ _

Hình 1.3 Mạch điện cơ bản

Page 7: Tbi Dau Cuoi

Tx MTx:Transmitter

M: Micro

Hình 1.4 Ký hiệu của Ống nói

Ống nói có nhiệm vụ biến dao động âm thanh tác động vào ống nói thành tín hiệu điện có tần số, biên độ tương ứng với áp lực âm thanh.

Ống nói thường được ký hiệu trong sơ đồ như hình 1.4:

a- Ống nói tĩnh điện (loại tụ)

- Cấu tạo

Gồm 2 tấm kim loại để làm điện cực: 1 tấm dao động tự do để làm màng rung, 1 tấm cố định làm tấm đế. Giữa 2 tấm kim loại là chất điện môi đặc biệt, hình thành tụ điện có điện dung là C, có khả năng tích giữ một điện tích không đổi là Q. (h ình 1.5)

- Nguyên lý làm việc

Khi nói trước ống nói, áp lực âm thanh tác động vào màng rung, làm cho màng rung dao động theo tần số và biên độ của âm thanh.

Giá trị điện dung của tụ điện được xác định:XaS

C o

+= ε ε

. Trong đó ε o: hằng số

điện môi tuyệt đối, ε là hằng số điện môi của chất điện môi. S: diện tích bản tụ, a: khoảng cách giữa 2 bản tụ; X = xm

tje ω : là sự dao động của màng rung khi có áp lực

âm thanh tác động vào màng rung ( cực trước ); xm: biên độ âm thanh; jω t: góc pha

Trang 7

Màng rung(Cực trước)

a

Tấm đế (Cực sau)

Điện môi

R

E

Hình 1.5: Cấu tạo của ống nói tĩnh điện (loại tụ)

Page 8: Tbi Dau Cuoi

5

12

3

4

Hình 1.6: Cấu tạo ống nói áp điện (ống nói thạch anh)

6

Vì khoảng cách giữa 2 tấm bản cực thay đổi một lượng là x nên giá trị điện dung của tụ thay đổi và có dòng điện phóng, nạp qua tụ được tính theo biểu thức:

idq

dtC = . Trong đó q là lượng điện tích được tích giữ trên 2 má tụ: q c uo=

Do đó: idq

dt

dcu

dtu

dc

dtCo

o= = =

Dòng điện này phản ánh bản chất của tiếng nói, nó có giá trị rất nhỏ do trở kháng của ống nói rất lớn. Dòng điện đó được đưa tới đầu vào bộ khuếch đại phát, nâng cao mức điện, đưa lên đường dây tới đối phương.

- Đặc điểm: Ống nói tĩnh điện có trở kháng rất lớn nên để phối hợp trở kháng người ta thường đấu vào bộ khuếch đại phát bằng transistor trường vì nó có trở kháng vào lớn.

b- Ống nói áp điện (ống nói thạch anh)

- Cấu tạo:

Gồm: (1) tấm tinh thể thạch anh, barium titanate, polymer bán tinh thể. (2) Tấm kim loại làm màng rung (cực trước). (3) Tấm kim loại làm đế (cực sau). (4) Vỏ bảo vệ. (5) Nắp đậy.(6) các điện cực. (hình 1.6)

- Nguyên lý làm việc

Khi ta nói trước ống nói, áp lực âm thanh thông qua các khe hở của nắp đậy tác động vào màng rung làm màng rung dao động. Theo tính chất áp điện thuận của thạch anh, trên bề mặt của tấm thạch anh xuất hiện một điện áp (có tần số và biên độ phù hợp với áp lực âm thanh). Điện áp này được thông qua các điện cực đưa tới đầu vào bộ khuếch đại phát để nâng cao mức điện đưa lên đường dây,tới đối phương.

Trang 8

D

Page 9: Tbi Dau Cuoi

2

N S N

1

3

4

56

87S

(a) (b)

N9

Hình 1.7: Cấu tạo của ống nói điện động (Micro điện động)

- Đặc điểm: Ống nói áp điện có trở kháng lớn, kích thước tương đối nhỏ và độ nhạy khá cao , chất lượng âm thanh chấp nhận được nhưng chịu chấn động cơ học kém.

c- Ống nói điện động (Micro điện động)

- Cấu tạo:

Gồm: (1): Nắp đậy, (2): Các lỗ thông không khí bên ngoài với bên trong ống nói, (3): Vỏ bảo vệ, (4): Các điện cực vào, (5): Nam châm vĩnh cửu, (6): Cuộn dây, (7): Màng rung, (8): Khe từ, (9): Màng chống ẩm. (hình 1.7)

- Nguyên lý làm việc: Khi ta nói trước ống nói, áp lực âm thanh thông qua các khe hở của nắp đậy tác động vào màng rung làm cho màng rung dao động (vì màng rung gắn chặt với mũ che bụi và cuộn dây) nên cuộn dây cũng dao động theo. Mặt khác, do cuộn dây đặt trong từ trường đều của nam châm vĩnh cửu. Theo định luật cảm ứng điện từ thì trong cuộn dây xuất hiện một sức điện động cảm ứng. Sức điện động này có tần số và biên độ phù hợp với áp lực âm thanh và được đưa tới đầu vào bộ khuếch đại phát, nâng cao mức điện, đưa lên đường dây, tới đối phương.

- Đặc điểm

Ống nói điện động có trở kháng nhỏ nên để phối hợp trở kháng người ta thường đấu vào bộ khuếch đại phát bằng transistor lưỡng cực. Ống nói điện động khi làm việc không cần cấp nguồn một chiều.

2. ỐNG NGHE

- Ống nghe có nhiệm vụ biến đổi dao động điện

thành dao động âm thanh đưa đến tai người nghe.

Trang 9

T, RX

T: telephone Rx: receive

Hình 1.8: Ký hiệu của ống nghe

Page 10: Tbi Dau Cuoi

- Ký hiệu: hình 1.8

a- Ống nghe áp điện

- Cấu tạo: hình 1.6

Về nguyên lý có cấu tạo hoàn toàn giống ống nói áp điện nhưng kích thước, hình dáng có thể lớn hơn.

- Nguyên lý làm việc

Khi có tín hiệu điện âm thanh từ bộ khuếch đại thu đưa tới 2 cực của ống nghe đặt vào bề mặt của 2 cực thạch anh. Theo tính chất áp điện ngược của thạch anh, tấm tinh thể thạch anh dao động làm cho màng rung dao động, tác động tới lớp không khí trước màng rung dao động theo phát ra âm thanh đưa đến tai người nghe.

b- Ống nghe điện động (loa)

- Cấu tạo: hình 1.7

Về nguyên lý có cấu tạo hoàn toàn giống ống nói điện động nhưng kích thước và hình dáng có thể lớn hơn và không có màng chống ẩm.

- Nguyên lý làm việc

Trạng thái tĩnh: khi chưa có tín hiệu điện âm thanh tới cuộn dây thì xung quanh cuộn dây có từ trường đều của nam châm vĩnh cửu, ống nghe chưa làm việc.

Trạng thái động: khi có tín hiệu điện âm thanh tới 2 đầu cuộn dây, trên cuộn dây xuất hiện dòng điện âm thanh, xung quanh cuộn dây sẽ có từ trường của dòng điện âm thanh. Từ trường của dòng điện tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cửu tạo ra từ lực tác động vào cuộn dây, làm cuộn dây dao động, kéo màng rung dao động theo, lớp không khí trước màng rung dao động phát ra âm thanh, đưa đến tai người nghe.

3. ĐĨA PHÁT ÂM

a- Nhiệm vụ

Đĩa phát âm có nhiệm vụ biến dao động

điện thành dao động âm thanh.(tiếng chuông )

b- Ký hiệu: Hình 1.9

c- Cấu tạo

Đĩa phát âm được chế tạo dựa vào một số vật liệu có tính chất áp điện như thạch anh, ceramic, barium titanate, polymer bán tinh thể...

Trang 10

(PIEZO)

Hình 1.9: Ký hiệu đĩa phát âm

Page 11: Tbi Dau Cuoi

Đế bằng đồng thau

Chân nối ra

Đĩa nhỏ bằng ceramíc

Đĩa lớn bằng ceramíc

Keo dán Epoxy

321

ng cấpC phát số tương ứng.

Hình 1.10: cấu tạo đĩa phát âm

Người ta dùng ceramic chế tạo thành đĩa mỏng sau đó dùng keo epoxy dán lên trên một đế bằng đồng thau. Trên đĩa lớn có 1 đĩa nhỏ để lấy tín hiệu hồi tiếp.(hình 1.10)

d- Nguyên lý làm việc

Khi có điện áp tín hiệu âm tần đưa vào hai chân 1 và 2 đặt lên hai mặt đĩa lớn, chất keramic sẽ co giãn theo sự biến đổi của điện áp làm cho đĩa lớn bị uốn cong dao động theo quy luật biến thiên của điện áp đưa vào. Sự dao động đó sẽ tạo ra âm thanh. Khi đĩa lớn dao động, đĩa nhỏ gắn trên đĩa lớn dao động theo. Theo tính chất áp điện thuận của keramic, trên bề mặt của đĩa nhỏ xuất hiện một điện áp, điện áp này theo dây 2 và 3 đưa hồi tiếp dương trở về đầu vào bộ tạo dao động âm tần để duy trì dao động.

e- Chú ý

Thực tế trong những máy có mạch tạo dao động bằng transistor đều sử dụng đĩa phát âm có cấu tạo như đã trình bày trên, còn các máy điện thoại để bàn, máy điện thoại vô tuyến kéo dài, máy điện thoại di động có mạch tạo dao động bằng IC nên đĩa phát âm không có đĩa nhỏ (chỉ có hai dây ra 1 và 2).

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT SỐ CỦA MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM

1. CẤU TẠO BÀN PHÍM

Sự thay đổi đầu tiên gắn liền với tên gọi của máy điện thoại ấn phím chính là bàn phím. Bàn phím phát số nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn, có khả năng thu nhỏ. Bàn phím có nhiệm vụ nhận tác động ấn phím của người sử dụng kích hoạt vào IC phát số để phát tín hiệu chọn số tới tổng đài.

a- Cấu tạo của 1 phím

Trang 11

Page 12: Tbi Dau Cuoi

Tấm than

Nút ấn bằng nhựa cứng trên có ghi số

Cao su có độ đàn hồi tốt

Tấm than

Mạch in

Nối với cộtNối với hàng

Nối với cột

Hình 1.11: Cấu tạo của một phím

Các phím có cấu tạo gồm 2 loại như hình 1.11 bao gồm: một nút ấn bằng nhựa cứng phía trên có ghi số, ký hiệu tương ứng với vị trí của phím ấn. Phía dưới nút ấn nhựa là 1 tấm cao su có độ đàn hồi tốt, gắn phía dưới cao su là tấm than (1 tấm hoặc 2 tấm) (xem hình vẽ 1.11). Đối diện với tấm than, trên mạch in là tiếp điểm cài răng lược bằng vật liệu dẫn điện tốt để tăng độ tiếp xúc (thường làm bằng đồng)

Khi ấn nút, tấm than sẽ tiếp xúc đóng tiếp điểm hàng và cột tương ứng với con số vừa ấn để báo cho mạch mã hoá trong IC phát số biết có phím được ấn. Khi thôi ấn, nhờ sức đàn hồi của cao su, tấm than tách rời tiếp điểm về trạng thái nghỉ.

b- Bàn phím

Bàn phím có 2 loại: 1 loại 4 hàng 3 cột & 1 loại 4 hàng 4 cột bố trí như hình 1.12.

* Chức năng các phím :

+ Các phím có ghi các số từ 0, 1,...., 9 là các phím ấn để ấn phát tín hiệu chọn số địa chỉ.

+ Các phím *, # là các phím ấn để khai thác các dịch vụ của tổng đài.

+ Các phím A, B, C, D là các phím để khai thác các dịch vụ khác.

* Cấu tạo ma trận tiếp điểm : hình 1.13.

Trang 12

cột 1

cột 2

cột 3

cột 4

hàng 1 1 2 3 1 2 3 Ahàng 2 4 5 6 4 5 6 Bhàng 3 7 8 9 7 8 9 Chàng 4 * 0 # * 0 # Da. loại 4 hàng 3

cộtb. loại 4 hàng 4 cột

Nối với hàng

Hình: 1.12 Cấu tạo bàn phím

Page 13: Tbi Dau Cuoi

Đặttổ hợp

chờchuông

Nhấct/h

của máy

Ấn số 3Thời gian

nghỉ giữacác số

Trạng tháichờ đàm thoại

Ấn số 2

t

I

Hình 1.14: Biểu đồ thời gian của xung thập phân khi ấn số 32

2 T1 T

1T 1T1T

3T

Các hàng và các cột được nối tới các chân IC phát số tương ứng.

2- PHƯƠNG PHÁP PHÁT SỐ CHẾ ĐỘ PULSE (dùng mã thập phân)

a) Cấu tạo mã thập phân

- Hình 1.14 mô tả biểu đồ thời gian khi ấn số 32:

- Độ dài 1 chu kỳ xung T = 100ms

Trong đó:Xung không dòng = 2/3T = 60 ÷ 67ms

Xung có dòng = 1/3T = 40 ÷ 33ms

- Khoảng thời gian nghỉ giữa các số là 1T = 100ms ( có dòng )

b) Nguyên lý gửi số

Khi ấn phím IC phát số làm việc đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân đệm xung (Dp).

Trang 13

Tới chân IC phát số

Hình 1.13: Ma trận tiếp điểm của bàn phím

Page 14: Tbi Dau Cuoi

Ví dụ: Ấn phím số 1 thì IC đưa ra 1 chu kỳ xung,Ấn phím số 2 thì IC đưa ra 2 chu kỳ xung....Ấn phím số 0 thì IC đưa ra 10 chu kỳ xung

c) Nhận xét

- Ưu điểm:

Cấu tạo mã đơn giản, sử dụng được cả ở đĩa quay số.

Sử dụng được ở các loại tổng đài tự động (điện cơ từng nấc, ngang dọc, điện tử analog, điện tử digital).

- Nhược điểm:

Tốc độ phát số chậm.

Ví dụ: khi cần gọi số 842270 thì dòng số phát tới tổng đài mất 3800ms=3,8s.

3- PHƯƠNG PHÁP PHÁT SỐ CHẾ ĐỘ TONE ( dùng mã DTMF)

a) Cấu tạo mã DTMF

Khi ấn 1 phím bất kỳ, IC phát ra 1 tín hiệu gồm tổ hợp 2 sóng hình sin âm tần có tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn có độ dài là 40ms. Khoảng cách giữa các số là 40ms.

Ví dụ: khi cần gọi số 842270 thì dòng số phát tới tổng đài mất 440ms = 0,44s.

b) Nguyên lý

- Khi thiết kế mạch phát số chế độ tone người ta gắn với các hàng và các cột với các tần số tương ứng. Cụ thể như sau:

Gắn với các hàng là nhóm tần số thấp:

Hàng 1: f1 = 697Hz, hàng 2: f2 = 770Hz, hàng 3: f3 = 852Hz, hàng 4: f4 = 941Hz.

Gắn với các cột là nhóm tần số cao:

Cột 1: F1 = 1209Hz, cột 2: F2 = 1336Hz, cột 3: F3 = 1447Hz, cột 4: F4 = 1633Hz.

- Khi ấn phím IC phát số làm việc, đưa ra chân đệm dòng DTMF ( Dt ) là một tín hiệu gồm tổ hợp 2 sóng hình sin âm tần có tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn.

Ví dụ: khi ấn phím số 5 thì IC phát số đưa ra chân đệm Dt một tín hiệu gồm tổ hợp 2 sóng hình sin âm tần có tần số f2 = 770Hz và F2 = 1336Hz.

- Ở tổng đài sau khi nhận được tổ hợp tín hiệu này, nó sẽ tiến hành phân tích và giải mã để xác định ra con số mà thuê bao đã ấn.

c) Nhận xét

- Ưu điểm: tốc độ phát số nhanh

Trang 14

Page 15: Tbi Dau Cuoi

T

R

T

R

T

R

D1

D2

ZNR DVào máy

Vào máy

Vào máy

R0

R0

R0

(a) (b) (c)

(a) mạch chống quá áp dùng diode Zene(b) mạch chống quá áp dùng SIDAC(c) mạch chống quá áp dùng DIAC

Hình 1.15: Mạch chống quá áp

- Nhược điểm: mã DTMF chỉ sử dụng được ở tổng đài điện tử digital, còn các loại tổng đài khác không sử dụng được vì các loại tổng đài khác không có bộ phân tích, giải mã DTMF.

4- KẾT LUẬN

Để tận dụng được ưu điểm của các phương thức gửi số và giúp người sử dụng thuận tiện, để bảo đảm tính kinh doanh của nhà sản xuất nên trong máy điện thoại ấn phím người ta thiết kế cả 2 phương thức gửi số (dùng chế độ pulse và dùng chế độ tone). Muốn sử dụng phương thức gửi số nào người ta chỉ cần chuyển khoá chọn phương thức gửi số (P-T) về phía đó.

IV/ CÁC MẠCH ĐIỆN TRONG MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM

1. MẠCH CHỐNG QUÁ ÁP

a/ Mạch điện: Hình1.15

b/ Nguyên lý làm việc

- Khi trên đường dây thuê bao có điện áp - 48V từ tổng đài đưa đến ≤ điện áp

ngưỡng của mạch bảo vệ quá áp thì trở kháng của mạch rất lớn, lý tưởng Z = ∞ nên không có dòng qua mạch bảo vệ quá áp mà toàn bộ được cấp cho các mạch điện trong máy làm việc.

- Khi có điện áp lạ (sét, điện lực ...) xâm nhập vào đường dây thuê bao có điện áp rất lớn hơn điện áp ngưỡng của mạch bảo vệ quá áp thì diode ZENER, SIDAC, DIAC bị đánh thủng ngắn mạch đầu vào. Khi đó dòng điện trên đường dây tăng lớn gây sụt áp trên điện trở R0 rất lớn làm cho điện trở bị cháy, hở mạch đầu vào, bảo vệ an toàn cho các cơ kiện trong máy.

2. MẠCH CHỐNG ĐẢO CỰC

a-Mạch chống đảo cực bằng cầu diode

- Mạch điện: Hình 1.16

Trang 15

Page 16: Tbi Dau Cuoi

- Nguyên lý làm việc

Nếu điện áp nguồn từ tổng đài đưa đến trên 2 dây T, R có thế ở dây T (+), dây R (-) thì D1 và D3 phân cực thuận nên thông; D2 và D4 phân cực ngược nên tắt. Có

dòng cấp cho Rt theo mạch: (+) ở dây T → D1 → A → Rt→ B → D3 → dây R → (-) gây sụt áp trên trở kháng Rt: (+) ở A và (-) ở B.

Nếu điện áp nguồn từ tổng đài đưa đến trên 2 dây T, R có thế ở dây T (-), dây R (+) thì D2, D4 được phân cực thuận nên thông ; D1 và D3 phân cực ngược nên tắt.

Có dòng cấp cho tải theo mạch: (+) ở dây R → D2 → A → Rt → B → D4 → dây T → (-) gây sụt áp trên trở kháng Rt: (+) ở A và (-) ở B.

- Kết luận: mặc dù thế ở dây T (+), dây R (-) hoặc dây T (-), dây R (+) nhưng sau khi qua mạch chống đảo cực thì thế ở A luôn luôn (+) và thế ở B luôn luôn (-) bảo đảm cực tính nguồn cấp cho máy không đổi (cố định).

- Nhận xét

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ lắp đặt và sửa chữa, giá thành hạ.

+ Nhược điểm: chiếm diện tích trong máy lớn, khi làm việc sụt áp trên mỗi diode lớn (0,75V) như vậy sụt áp trên mạch là 1,5V, vấn đề này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng của máy đối với những máy ở quá xa tổng đài.

b/ Mạch chống đảo cực bằng IC

- Mạch điện: Hình 1.17

Người ta chọn R sao cho các Q làm việc ở chế độ chuyển mạch. (chế độ D)

- Nguyên lý làm việc

Trang 16

∼ IC

R (-) (+)

T (+) (-)

+A

-B

Rt

Q4

Q1

Q3

Q2Hình 1.17: Mạch chống

đảo cực bằng IC

R R

B

D3 D

2

D1

D4

R Rt

Hình 1.16: Mạch chống đảo cực bằng cầu diode

A

T

ZNR

Page 17: Tbi Dau Cuoi

C1

R1

D1

D2 ZD

C2

R2

R3

C3

R4

PIEZO

T

R

Q1

Hình 1.18: Mạch thu chuông bằng Transistor

Nếu điện áp từ tổng đài đưa đến trên 2 dây T, R có thế ở dây T (+), dây R (-) thì Q1, Q3 phân cực thuận nên thông ; Q2 và Q4 phân cực ngược nên tắt. Có dòng cấp cho

máy theo mạch (+) ở dây T → Q1 → A → Rt → B → Q3 → dây R (-) gây sụt áp trên trở kháng Rt: (+) ở A và (-) ở B.

Nếu dây T (-), dây R (+) thì Q2, Q4 phân cực thuận nên thông; Q1, Q3 phân cực

ngược nên tắt. Có dòng cấp cho máy theo mạch (+) ở dây R → Q2 → A → Rt → B → Q4 → T→ (-) gây sụt áp trên trở kháng Rt: (+) ở A và (-) ở B.

Kết luận: Dù thế ở dây T (+) hay (-) và dây R (-) hay (+) nhưng sau khi qua mạch chống đảo cực thì thế ở A luôn luôn (+) và thế ở B luôn luôn (-) bảo đảm cực tính nguồn cấp cho máy không đổi.

- Nhận xét

+ Ưu điểm: Nhỏ, gọn, chiếm ít diện tích trong máy. Khi làm việc sụt áp trên mỗi transistor nhỏ (0,2V) nên sụt áp trên toàn mạch bằng 0,4V; Rất thích hợp cho các máy đặt xa tổng đài.

+ Nhược điểm: giá thành cao và khi hỏng một linh kiện trong IC là phải thay thế cả IC.

3. MẠCH THU CHUÔNG

3.1. Mạch thu chuông bằng Transistor

a. Mạch điện: Hình 1.18

Trang 17

Page 18: Tbi Dau Cuoi

T

b. Tác dụng linh kiện

- C1: Ngăn dòng một chiều, dẫn tín hiệu chuông hạ tần, đồng thời kết hợp với R1

tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây và mạch thu chuông.

- D1: Ngắn mạch nửa chu kỳ tín hiệu chuông hạ tần.

- D2: Nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn một chiều.

- ZD: Chống tín hiệu gọi giả

- C2: Tụ lọc nguồn

- R2, R3: Định thiên phân áp cho Q1.

- PIEZO: Đĩa phát âm - biến tín hiệu chuông âm tần thành tiếng chuông.

- C3: Tụ thoát thành phần xoay chiều không cần thiết trên R3 để Q1 làm việc ổn định.

-Q1: Transistor khuếch đại dao động.

c. Nguyên lý làm việc

Khi có tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến trên 2 dây tip – ring, giả sử nửa chu kỳ đầu tín hiệu chuông hạ tần có thế dương ở dây Ring (R), thế âm ở dây Tip (T) thì D2 bị phân cực mgược nên tắt, D1 được phân cực thuận nên dẫn. D1 dẫn sẽ nối tắt đầu vào của mạch thu chuông nên mạch thu chuông chưa làm việc. Ở nửa chu kỳ sau của tín hiệu chuông hạ tần có thế dương ở dây Tip (T), âm ở dây Ring thì D1 bị phân cực ngược nên tắt, D2 được phân cực thuận nên dẫn. Tín hiệu chuông hạ tần thông qua C1, R1 được D2 nắn thành nguồn một chiều, thông qua ZD, được C2 lọc, cấp nguồn cho Q1 làm việc. Q1 tạo dao động chuông âm tần khuếch đại tín hiệu chuông âm tần ra 2 đầu đĩa lớn của đĩa phát âm, đĩa phát âm phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới. Đồng thời khi đĩa lớn dao động thì đĩa nhỏ cũng dao động theo. Theo nguyên lý áp điện thuận của thạch anh, trên đĩa nhỏ sẽ xuất hiện một điện áp đồng pha với tín hiệu phát sinh ở đầu vào Q1, đưa hồi tiếp dương về đầu vào Q1 để duy trì dao động.

Trang 18

Page 19: Tbi Dau Cuoi

TC3C4R37V

22VTRFTRITR

SAC1AC

2PIEZOTRO

RR2C1R1Diode BrigeSCRTransient clampOscilator

OUtput buffer

Warble

Frequency

DividerTone

Frequency

Divider

÷÷∼

Threshol

d comparator

BIASR

TRC2TRC1TROC2C1R1D1÷ D4ZD1R3C3TRIC4R4TRSTRFOUTPUTBUFFERENABLE÷ 640OSC

÷ 8/10

BIAS

CKTS

Hình 1.19: Sơ đồ khối của IC chuông dùng cho mạch có cầu nắn điện

3.2. Mạch thu chuông dùng IC

a. IC chuông dùng cho mạch có cầu nắn điện ở bên ngoài

-Mạch điện: Hình 1.19 mô tả sơ đồ khối của IC chuông dùng cho mạch có cầu nắn điện ở bên ngoài.

- Chức năng các khối

+ BIAS CKTS: khối tự động điều chỉnh nguồn 1 chiều (DC) để cấp cho các phần tử tích cực trong IC.

+ Threshold Detector: cửa vào bộ tách sóng

+ OSC: bộ tạo dao động để tạo ra dao động có tần số 8KHZ

+ ÷ 8/10: bộ chia 8 hoặc chia 10 để lấy dao động 1000 hoặc 800Hz.

+ ÷ 640: bộ chia 640 để lấy tín hiệu 12,5Hz

+ OUTPUT BUFFER: bộ khuếch đại đệm ra

- Nguyên lý làm việc

Trang 19

Page 20: Tbi Dau Cuoi

Hình1.20: Mạch thu chuông dùng bằng IC, có cầu nắn điệnở bên ngoài, dùng đĩa phát âm

ZNR

R5

L

AB

4 1

3 7 6 5

8

C1

R1

C2

C4

C3

R0

R4

R3

Vào các mạch trong máy

HRinger

IC

D5– D

8

ZD1

PIEZO

•OFF

D1-D

4

R

TC3C4R37V

22VTRFTRITR

SAC1AC

2PIEZOTRO

RR2C1R1Diode BrigeSCRTransient clampOscilator

OUtput buffer

Warble

Frequency

DividerTone

Frequency

Divider

÷÷∼

Threshol

d comparator

BIASR

TRC2TRC1TROC2C1R1D1÷ D4ZD1R3C3TRIC4R4TRSTRFOUTPUTBUFFERENABLE÷ 640OSC

÷ 8/10

BIAS

CKTS

Tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến trên hai dây tip-ring (T-R) thông qua C1- R1 đặt vào hai đầu cầu nắn D1 - D4 có điện áp khoảng 30V, được cầu nắn, nắn thành nguồn 1 chiều, được C2 lọc, ZD1 ổn định, điện áp 1 chiều khoảng 21V cấp nguồn cho các phần tử tích cực trong IC làm việc. Bộ tạo dao động được cấp nguồn kết hợp với R3C3 và R4C4 tạo ra dao động chuẩn có tần số 8KHZ. Dao động này đồng thời được đưa tới 2 bộ chia. Bộ chia 8 hoặc chia 10 để lấy dao động 1000Hz hoặc 800Hz và bộ chia 640 để lấy dao động 12,5Hz. Hai dao động này đồng thời được đưa tới bộ khuếch đại đệm đầu ra để nâng cao mức điện đưa ra đĩa phát âm (PIEZO) hoặc loa. Đĩa phát âm hoặc loa phát ra một âm thanh, báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch thu chuôn bằng IC ,có cầu nắn điện ở bên ngoài, dùng đĩa phát âm

-. Mạch điện nguyên lý: Hình 1.20:

-. Tác dụng các linh kiện

+ R0 và ZNR: Mạch chống quá áp

+ D1 ÷ D4: Cầu chống đảo cực

+ C1: Ngăn dòng 1 chiều và dẫn tín hiệu chuông hạ tần

Trang 20

Page 21: Tbi Dau Cuoi

TC3C4R37V

22VTRFTRITR

SAC1AC

2PIEZOTRO

RR2C1R1Diode BrigeSCRTransient clampOscilator

OUtput buffer

Warble

Frequency

DividerTone

Frequency

Divider

÷÷∼

Threshol

d comparator

BIASR

TRC2TRC1TROC2C1R1D1÷ D4ZD1R3C3TRIC4R4TRSTRFOUTPUTBUFFERENABLE÷ 640OSC

÷ 8/10

BIAS

CKTS

+ R1: Gây sụt áp bớt dòng chuông hạ tần

+ C1 và R1: Để phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu chuông.

+ D5 ÷ D8: cầu nắn điện để nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều.

+ C2: tụ lọc nguồn

+ ZD1: để ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC

+ R3 - C3 & R4 - C4: tham gia cùng mạch tạo dao động trong IC để tạo ra dao động chuông âm tần.

+ R5: gây sụt áp bớt dòng chuông âm tần khi khoá Ringer để ở vị trí L

+ Khoá Ringer để lựa chọn dòng chuông âm tần ra đĩa phát âm to hay vừa hay không thu chuông.

+ PIEZO: đĩa phát âm

- Nguyên lý làm việc

Khi có nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến trên hai dây T - R: từ dây T

đưa tới 1 đầu của cầu nắn D5 ÷ D8 và từ dây R qua C1 → R1 tới đầu kia của cầu nắn

D5 ÷ D8. Cầu nắn D5 ÷ D8 nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được tụ C2

lọc và ZD1 ổn định, cấp dương nguồn vào chân 1 IC và âm nguồn vào chân 5 IC. Nguồn 1 chiều này được đưa vào cấp cho các phần tử tích cực trong IC. Bộ tạo dao động trong IC được cấp nguồn kết hợp với R3, C3 & R4 - C4 tạo ra dao động chuông

âm tần đưa ra chân 8 IC → khoá Ringer → đĩa phát âm → đất → chân 5 IC kín mạch. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

c. Mạch thu chuông bằng IC, có cầu nắn điện ở bên ngoài,dùng loa.

- Mạch điện nguyên lý: Hình 1.21

-Tác dụng các linh kiện

+ Ro và ZNR: mạch chống quá áp

+ D1 ÷ D4: cầu chống đảo cực

+ C1: tụ để ngăn dòng 1 chiều và dẫn dòng chuông hạ tần.

+ R1: điện trở gây sụt bớt điện áp dòng chuông hạ tần.

+ C1 kết hợp với R1 tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với đầu vào mạch thu chuông.

+ D5 ÷ D8: cầu nắn điện để nắn nguồn chuông hạ tần có điện áp cao khoảng 90

± 15V và tần số thấp khoảng ≤50Hz thành nguồn 1 chiều.

+ ZD1: để ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC.

Trang 21

Page 22: Tbi Dau Cuoi

+ C2: tụ lọc nguồn

+ IC: phần tử để tạo ra dao động chuông âm tần

+ R3 - C3 & R4 - C4: phần tử tham gia cùng bộ tạo dao động trong IC để tạo ra dao động chuông âm tần.

+ C5: để ngăn dòng 1 chiều và dẫn tín hiệu chuông âm tần

+ R5: để gây sụt bớt dòng chuông âm tần khi khoá Ringer để ở vị trí L

+ Khoá Ringer để lựa chọn dòng chuông âm tần ra loa to (H) hay vừa (L) hoặc không thu chuông (off).

+ Biến áp âm tần để phối hợp trở kháng giữa đầu ra của bộ khuếch đại âm tần trong IC với loa, ngăn dòng một chiều qua loa, dẫn tín hiệu chuông âm tần ra loa.

+ Loa là tải của mạch thu chuông dùng để biến dòng chuông âm tần thành tiếng chuông.

- Nguyên lý làm việc

Khi có nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa tới trên hai dây T - R: từ dây T đưa

tới đầu B của cầu nắn D5 ÷ D8 và từ dây R qua C1 → R1 tới đầu A của cầu nắn D5 ÷

Trang 22

Hình 1.21: Mạch thu chuông bằng IC,có cầu nắn điện ở bên ngoài, dung loa

R5

L

A

B

4 1

3 7 6 5 8

C5

C1

R1

C2

C4

C3

R0

R4

R3

Vào các mạch trong máy

HRinger

IC

D5 – D

8

ZD1

D1 – D

4

OFF •

ZNR

R

T

Page 23: Tbi Dau Cuoi

D8. Cầu nắn D5 ÷ D8 nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được C2 lọc và ZD1 ổn định, cấp dương nguồn vào chân 1 IC và âm nguồn vào chân 5IC. Nguồn 1 chiều này sẽ đưa vào cấp cho các phần tử tích cực trong IC. Bộ tạo dao động trong IC được cấp nguồn kết hợp với R3, C3 và R4, C4 tạo ra dao động chuông âm tần đưa ra

chân 8 IC → C5 → Ringer → cuộn sơ cấp biến áp → đất → chân 5 IC, kín mạch. Sụt áp trên cuộn sơ cấp, cảm ứng sang cuộn thứ cấp đưa tín hiệu chuông âm tần ra loa. Loa phát ra tiếng chuông báo hiệu cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

d. IC chuông dùng cho mạch không cầu nắn điện ở bên ngoài

- Sơ đồ khối: Xem hình 1.22

- Chức năng các khối

+ Khối Diode Brige: cầu nắn điện

+ Khối 6 Diode, Zener 7V, Zener 22V, SCR & R kết hợp với khối Bias (điều chỉnh tự động) tạo thành mạch ổn định điện áp và ổn định dòng điện.

+ Khối Threshold comparator là khối so sánh điện áp vào.

+ Khối Oscillator là bộ tạo dao động.

+ Khối Tone Frequency divider khối chia tần số dòng tone (chia 8/10).

+ Khối Warble Frequency divider khối chia tần số (chia 640).

+ Khối output buffer là bộ khuếch đại đệm ra.

+ Khối các linh kiện hỗ trợ như:

. C2-R2 tham gia với bộ tạo dao động trong IC để tạo ra dao động có tần số 8KHZ.

. C3 để lọc nguồn sau khi nắn.

. R3- C4 là các phần tử để tăng độ nhạy của mạch thu chuông.

Trang 23

Page 24: Tbi Dau Cuoi

- Nguyên lý làm việc

Tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến trên hai dây Tip-Ring thông qua C1-R1 đặt vào 2 chân AC1 và AC2 để đặt vào 2 đầu cần nắn trong IC. Cầu nắn, nắn dòng chuông hạ tần thành dòng 1 chiều được C3 lọc, dãy 6 diode nối tiếp, diode Zener 7V, diode Zener 22V, SCR và Bias ổn định điện áp và dòng điện để cung cấp nguồn 1 chiều ổn định cho các phần tử tích cực trong IC. Khi được cấp nguồn, bộ tạo dao động kết hợp với C2 - R2 tạo ra dao động 8KHZ. Dao động này được đưa tới bộ chia. Bộ chia 8 hoặc chia 10 để lấy ra dao động có tần số 1000Hz hoặc 800Hz và bộ chia 640 để lấy ra dao động có tần số 12,5Hz. Hai dao động này trộn vào nhau được đưa tới bộ khuếch đại đệm ra để nâng cao mức điện, rồi đưa ra đĩa phát âm (PIEZO).

Trang 24

Hình1.22: Sơ đồ khối IC chuông dùng cho mạch

không cầu nắn điện ở bên ngoài

Page 25: Tbi Dau Cuoi

e. Mạch thu chuông bằng IC không cầu nắn điện ở bên ngoài, dùng đĩa phát âm

- Mạch điện nguyên lý: Hình 1.23

- Tác dụng các linh kiện

+ R và ZNR: tạo thành mạch chống quá áp

+ D1÷ D4: tạo thành cầu chống đảo cực

+ IC: thu tín hiệu chuông hạ tần, nắn tín hiệu chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều cấp cho bộ tạo dao động để tạo ra tín hiệu chuông âm tần.

+ C1: để ngăn dòng 1 chiều và dẫn tín hiệu chuông hạ tần

+ R1: để gây sụt bớt điện áp chuông hạ tần

+ C1 và R1: tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu chuông.

+ C2, R2: kết hợp với bộ tạo dao động trong IC để tạo ra tín hiệu chuông âm tần.

+ C3: tụ lọc nguồn

+ R3: gây sụt bớt điện áp dòng chuông âm tần khi khoá Ringer ở vị trí L.

+ Khoá Ringer để lựa chọn dòng chuông âm tần ra đĩa phát âm to (H), vừa L hoặc không thu chuông off.

+ PIEZO: đĩa phát âm để biến tín hiệu chuông thành tiếng chuông.

- Nguyên lý làm việc

Tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến trên 2 dây T-R. Từ dây T đặt vào

chân 1 IC và từ dây R thông qua C1 → R1 đặt vào chân 8 IC. IC nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều, được C3 lọc, cấp nguồn 1 chiều cho các phần tử tích cực trong IC. Bộ tạo dao động trong IC được cấp nguồn, kết hợp với C2, R2 tạo ra dao

Trang 25

ZNR

C1

R0

R3

R2

C3

H

L

C2

R1

Ringer PIEZ

O

8

7

6

5

IC

1

2

3

4

D1 ÷ D

4

• OFF

R

T T

Hình 1.23: Mạch thu chuông bằng IC Không có cầu nắn điện

ở bên ngoài,dùng đĩa phát âm

Page 26: Tbi Dau Cuoi

động chuông âm tần đưa ra chân 5 IC → khoá Ringer → đĩa phát âm → chân 2 IC kín mạch. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

4. MẠCH ĐÀM THOẠI

a- Sơ đồ khối: Hình 1.24

b- Tác dụng các khối

+ R0 và ZNR: mạch chống quá áp cho máy điện thoại.

+ D1 ÷ D4: cầu chống đảo cực

+ Mạch điều chỉnh âm lượng có nhiệm vụ ổn áp và ổn dòng tuỳ theo chiều dài đường dây thuê bao, nó sẽ cấp điện để điều chỉnh hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại phát (AT) và bộ khuếch đại thu AR để nâng cao độ rõ của cuộc đàm thoại.

+ Mạch xuất âm: là tầng khuếch đại công suất tiếng nói đưa ra đường dây.

+ R3 nối tiếp với R4 song song với C4 là trở kháng cân bằng với trở kháng của đường dây. Mục đích là để khử trắc âm. (Trắc âm là hiện tượng người nói chuyện điện thoại nghe được chính tiếng nói của mình trong ống nghe, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu vì vậy cần phải có mạch khử trắc âm). Ở đây mạch phát thoại và mạch thu thoại nằm trên 2 đường chéo của cầu sai động điện trở. 4 nhánh của cầu sai động điện trở đó là: trở kháng đường dây (ZL), R1, R2 và trở kháng của mạch cân bằng (Zb).

Sơ đồ tương đương của mạch như hình 1.25:

Trang 26

MẠCH THU THOẠI

MẠCH PHÁT THOẠI

ZL Zb

R1 R2

C1

Hình 1.26: Sơ đồ tương đương của mạch thu phát thoại

R0

SW

MIC

R2R1

R4 C4

R3

AR Rx

ZNR

Mạch điều chỉnh âm

lượng (AGC)

Mạch xuất âm

C1

AT

D1 ÷ D

4

Hình 1.24: Sơ đồ khối mạch đàm thoại

R0

Page 27: Tbi Dau Cuoi

c- Nguyên lý làm việc

- Mạch phát thoại

Tín hiệu tiếng nói từ ống nói (MIC) được đưa tới đầu vào của bộ khuếch đại. Để phối hợp trở kháng với bộ khuếch đại thì:Nếu dùng ống nói tĩnh điện, ống nói áp điện thì mạch khuếch đại dùng transistor trường có trở kháng vào cao, nếu dùng ống nói điện động thì mạch khuếch đại dùng transistor lưỡng cực.

Tín hiệu sau khi được khuếch đại được đưa tới mạch xuất âm để khuếch đại công suất nâng cao mức điện. Sau đó được đưa tới bộ tự động điều chỉnh âm lượng (AGC) để điều chỉnh hệ số khuếch đại cho thích hợp tuỳ theo cự ly đường dây từ máy điện thoại tới tổng đài. Tín hiệu sau khi được khuếch đại điều chỉnh sẽ được đưa lên đường dây tới đối phương.

- Mạch thu thoại

Tín hiệu thoại từ đối phương hoặc các âm hiệu từ tổng đài đưa tới mạch tự động điều chỉnh âm lượng (AGC) sau đó được đưa tới bộ khuếch đại thu (AR) để nâng cao mức điện đưa tới ống nghe.

d- Mạch điện nguyên lý

- Mạch điện : Hình 1.26

- Tác dụng các linh kiện

+ Q1: đèn đóng mở mạch vòng thuê bao (giống khoá điện tử)

+ Biến áp:

Trang 27

Tới mạch thu chuông

Tới mạch phát số

VRD

1÷D

4R

0

ZNR 1

2

3

4

5

D5

D6

R1

C1

R2

Q1

Q2

C2 C

3Q3

R4

R3

R5

R6

R7

R8

R9 M

A SW

Hình 1.26: Mạch điện cơ bản của mạch đàm thoại

Page 28: Tbi Dau Cuoi

. Để phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu - phát thoại, ngăn dòng một chiều qua tai nghe (loa).

. Kết hợp mạng cân bằng R2, R1, C1 để khử trắc âm.

+ D5, D6 tạo thành mạch hạn biên bảo vệ an toàn cho loa (tai nghe).

+ VR: điều chỉnh âm lượng dòng thu thoại ra loa.

+ R6: điện trở định thiên hồi tiếp âm dòng điện mắc nối tiếp cho Q3

+ R4, R3: điện trở định thiên phân áp cho Q2

+ R4: điện trở định thiên hồi tiếp âm điện áp mắc song song cho Q2.

+ R9, R7: điện trở định thiên phân áp cho Q3

+ R5: điện trở tải của Q3, dẫn nguồn cấp cho Q3

+ R8: điện trở dẫn nguồn cấp cho ống nói

+ C2, C3: tụ nối tầng ( ngăn dòng một chiều giữa các tầng, dẫn tín hiệu thoại )

+ Q3, Q2: khuếch đại dòng phát thoại

. Q2: khuếch đại công suất đơn chế độ A.

. Q3: khuếch đại điện áp

+ M: ống nói để biến dao động âm thanh thành tín hiệu điện.

+ T: ống nghe để biến dao động điện thành dao động âm thanh.

- Nguyên lý làm việc

Khi nhấc tổ hợp để đàm thoại SW đóng mạch và Q1 đã thông đóng kín mạch vòng thuê bao.( Q1 thông sẽ được phân tích ở mục 5. Mạch phát số)

+ Dòng cấp nguồn cho ống nói: Dương nguồn từ mạch chống đảo cực (A) → SW → Q1 → cuộn 1-2 → R8 → ống nói → đất tới âm cầu chống đảo cực, kín mạch.

+ Dòng phát thoại: khi nói trước ống nói, áp lực âm thanh tác động vào ống nói, ống nói biến dao động âm thanh thành tín hiệu điện âm thanh có tần số và biên độ

phù hợp với áp lực âm thanh. Tín hiệu âm thanh từ 1 đầu ống nói → C3 → cực b Q3 và

từ đầu kia ống nói → đất → R6 → cực E Q3. Q3 khuếch đại nâng cao mức điện đưa ra

chân E-C của Q3. Từ cực C Q3 → C2 → cực b Q2 và từ cực E Q3 → R6 → đất → cực E Q2. Q2 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại tới đối phương theo mạch:

từ cực C Q2 → cuộn 2-1 → Q1 → SW → mạch chống đảo cực → đường dây → đối

phương → đường dây → mạch chống đảo cực → đất → cực E Q2, kín mạch.

+ Dòng thu thoại: Dòng thoại từ đối phương → đường dây → mạch chống đảo

cực → SW → Q1→ cuộn 1-2 → cuộn 2-3 → R2→ R1// C1 → đất → đất mạch chống đảo

Trang 28

Page 29: Tbi Dau Cuoi

cực → đường dây → đối phương, kín mạch. Sụt áp trên cuộn 1-2-3 cùng chiều cảm

ứng sang cuộn 4-5 đưa dòng thoại tới tai nghe (đầu 4 → VR → → đầu 5 kín mạch). Ống nghe nhận được dòng thoại sẽ biến thành dao động âm thanh (tiếng nói) đưa đến tai người nghe.

+ Mạch khử trắc âm: Khi phát thoại dòng phát thoại từ cực C của Q2: 1 dòng đi

tới đối phương đó là dòng phát thoại đồng thời cũng có 1 dòng đi từ cực C Q2 → cuộn

2-3 → R2 → R1// C1 → đất → cực E Q2 kín mạch.

Vì trở kháng R2 nối tiếp R1 // C1 cân bằng với trở kháng đường dây và cuộn 1-2 bằng cuộn 2-3 nên 2 dòng điện này có giá trị bằng nhau nhưng chạy ngược chiều nhau. Sụt áp trên cuộn 2-1 bằng sụt áp trên cuộn 2-3 và ngược chiều nhau nên từ trường do chúng sinh ra triệt tiêu lẫn nhau, do đó không có điện áp cảm ứng sang cuộn 4-5. vì vậy không có dòng trắc âm vào tai nghe. Nhưng thực tế do trở kháng đường dây luôn luôn thay đổi theo thời gian sử dụng, thời tiết, nhiệt độ, độ dài... mà trở kháng cân bằng là một trị số cố định ở trong máy nên 2 dòng điện qua cuộn 2-1 và cuộn 2-3 không hoàn toàn bằng nhau nên từ trường do chúng sinh ra không triệt tiêu lẫn nhau hết. Vì vậy mặc dù đã có mạch khử trắc âm nhưng trong máy điện thoại vẫn

còn trắc âm. Trong kỹ thuật thông tin điện thoại yêu cầu dòng trắc âm bằng 1/40 ÷ 1/20 dòng phát thoại là đạt yêu cầu.

5. MẠCH PHÁT SỐ

a- Mạch điện : Hình 1.27

b- Tác dụng các linh kiện

+ Ro, ZNR, D1 ÷ D4, SW: có tác dụng như mạch thu - phát thoại

+ R11: dẫn nguồn nuôi bộ nhớ

+ R17: dẫn nguồn khởi động IC phát số

+ R19: dẫn nguồn cung cấp cho IC phát số làm việc

+ R15, R20,Q6 tạo thành mạch định thiên phân áp cho Q5

+ R20: điện trở tải Q6

+ R12, R13: điện trở định thiên phân áp cho Q4

+ R14 định thiên hồi tiếp âm dòng điện cho Q7

Trang 29

Page 30: Tbi Dau Cuoi

Bàn phím

R0 D1÷ D4

ZNR

R11

R15R19

R17

R23

R24

R16

R21

D10

D9

ZD2 C10 C8

R20

R12

R13

C9

C13

C12

VDD

LC

DP

CE

OSC1

OSC2V

SS

CL

Q5

Q6

Q7

Tới mạch diệt tiếng click

Tới mạch thu chuông

P

T

SW

Dt

Hình 1.27: Mạch điện cơ bản của mạch phát số

Q4

R14

Tới mạch thu phát thoại

+ R16: điện trở tải Q4

+ R23, R24: điện trở định thiên Q7

+ D9, D10: khẳng định cực tính nguồn nuôi IC và ngăn dòng phóng 1 chiều của C10 khi phát số chế độ pulse, tại thời điểm có xung không dòng.

+ C9, C10: tụ lọc nguồn

+ C8: tụ lọc nhiễu

+ ZD2: ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC

+ C12, C13 và thạch anh để tạo dao động chuẩn cho IC có tần số 3,57945MHz

+ WA9145: IC phát số

+ Bàn phím để nhận tác động của người sử dụng đưa vào IC

+ Q4: để đóng mạch cảm nhận tiếp điểm tổ hợp

+ Q5: để đóng mở mạch vòng thuê bao

+ Q6: để điều khiển đóng, mở Q5

Trang 30

Page 31: Tbi Dau Cuoi

+ Q5- Q6: để điều khiển phát số chế độ pulse

+ Q7: để khuếch đại dòng DTMF

c- Nguyên lý làm việc

* Mạch cấp nguồn 1 chiều

- Dòng cấp nguồn nuôi bộ nhớ: (+) CCĐC (cầu chống đảo cực) → R11 → chân

VDD IC → bộ nhớ trong IC → chân VSS IC → đất → (-) CCĐC.

- Dòng cấp nguồn khởi động IC: Khi nhấc tổ hợp SW đóng mạch (+) CCĐC → SW → R17 → D9 → chân VDD IC → mạch điện trong IC → chân VSS IC → đất → (-) CCĐC.

Khi IC được cấp nguồn khởi động, IC đưa mức cao ra chân DP → R21 đặt vào

cực b Q6 làm Q6 thông, đưa mức thấp từ đất → Q6 → R20 đặt vào cực b Q5 làm Q5

thông đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Dòng cấp nguồn cho IC phát số làm việc: (+) CCĐC → SW → Q5→ R19 → D10

→ chân VDD IC → mạch điện trong IC → chân VSS IC → đất → (-) CCĐC.

* Mạch cho phép IC phát số làm việc

⊕ CCĐC → SW → R12 → R13 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R12, R13 định thiên

phân áp cho Q4 thông, đưa mức thấp từ đất → Q4 → đặt vào chân CE IC (chân cho phép “CE”). Chân CE xuống mức thấp cho phép IC chịu mọi tác động của bàn phím.

* Mạch phát số chế độ pulse

Chuyển khoá chọn phương thức gửi số về P, đưa mức cao vào chân lựa chọn. IC phát số xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím,IC phát số làm việc, đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung

tương ứng với phím được ấn ra chân DP IC → đặt vào cực b Q6.

+ Ứng với mức thấp Q6 tắt nên cực bQ5 lên mức cao → Q5 tắt hở mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài 1 xung không dòng.

+ Ứng với mức cao Q6 thông nên đưa mức thấp từ đất → Q6 → R20 đặt vào cực bQ5 làm Q5 thông đóng kín mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài 1 xung có dòng.

+ Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung thì chân DP lại lên mức

cao → R21 đặt vào cực b Q6 làm cho Q6 thông → Q5 thông → mạch vòng thuê bao đóng kín.

* Mạch phát số chế độ tone

Trang 31

Page 32: Tbi Dau Cuoi

Máy phát

Máy thu

Máy phát

Máy thu

Circulator

Dây feeder

Anten Anten

Tín hiệu vào Tín hiệu vào

Tín hiệu ra Tín hiệu raHình 1.28 Sơ đồ khối hệ thống thông tin vô tuyến.

Chuyển khoá chọn phương thức gửi số về T đưa mức thấp vào chân lựa chọn IC. IC phát số xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím, IC phát số làm việc, đưa dòng DTMF là tổ hợp 2 sóng hình sin có

tần sồ tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân Dt IC → R24 → đất → chân 5 IC kín mạch. Sụt áp trên R24 thông qua R23 đặt vào cực BE Q7 được Q7 khuếch

đại nâng cao mức điện đưa ra chân EC Q7. Có dòng DTMF đi từ C Q7 → Q5→ SW → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → R14 →E Q7 kín mạch.

V. HỆ THỐNG CORDLESS PHONE

1./ CƠ SỞ THÔNG TIN VÔ TUYẾN.

a. Sơ đồ khối hệ thống thông tin vô tuyến

Thông tin vô tuyến sử dụng khoảng không gian làm môi trường truyền dẫn. Phương pháp thông tin là: phía phát bức xạ các tín hiệu thông tin bằng sóng điện từ, phía thu nhận sóng điện từ phía phát qua không gian và tách lấy tín hiệu gốc. Hình 1.28 mô tả các thành phần cơ bản của một đường thông tin vô tuyến hai chiều.

b. Quá trình phát triển của thông tin vô tuyến

Về lịch sử của thông tin vô tuyến, vào đầu thế kỷ 20 Marconi thành công trong việc liên lạc vô tuyến qua Đại Tây dương, Kenelly và Heaviside phát hiện một yếu tố là tầng điện ly hiện diện ở tầng phía trên của khí quyển có thể dùng làm vật phản xạ sóng điện từ. Những yếu tố đó đã mở ra một kỷ nguyên thông tin vô tuyến cao tần đại quy mô.

Trang 32

Page 33: Tbi Dau Cuoi

Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là một bước ngoặt trong thông tin vô tuyến. Thông tin tầm nhìn thẳng - lĩnh vực thông tin sử dụng băng tần số cực cao (VHF) và đã được nghiên cứu liên tục sau chiến tranh thế giới - đã trở thành hiện thực nhờ sự phát triển các linh kiện điện tử dùng cho HF và UHF, chủ yếu là để phát triển ngành Rađa. Với sự gia tăng không ngừng của lưu lượng truyền thông, tần số của thông tin vô tuyến đã vươn tới các băng tần siêu cao (SHF) và cực cao (EHF). Vào những năm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh đã được thực hiện và phương pháp chuyển tiếp bằng tán xạ qua tầng đối lưu của khí quyển đã xuất hiện. Do những đặc tính ưu việt của mình, chẳng hạn như dung lượng lớn, phạm vi thu rộng, hiệu quả kinh tế cao. Thông tin vô tuyến được sử dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình quảng bá, vô tuyến đạo hàng, hàng không, quân sự, quan sát khí tượng, liên lạc sóng ngắn nghiệp dư, thông tin vệ tinh - vũ trụ v.v... Tuy nhiên, can nhiễu với lĩnh vực thông tin khác là điều không tránh khỏi, bởi vì thông tin vô tuyến sử dụng chung phần không gian làm môi trường truyền dẫn.

Để đối phó với vấn đề này, một loạt các cuộc hội nghị vô tuyến Quốc tế đã được tổ chức từ năm 1906. Tần số vô tuyến hiện nay đã được ấn định theo "Quy chế thông tin vô tuyến (RR) tại Hội nghị ITU-T ở Geneva năm 1959. Sau đó lần lượt là hội nghị về phân bố lại dải tần số sóng ngắn để sử dụng vào năm 1967, hội nghị về bổ sung quy chế tần số vô tuyến cho thông tin vũ trụ vào năm 1971, và hội nghị về phân bố lại tần số vô tuyến của thông tin di động hàng hải cho mục đích kinh doanh vào năm 1974. Tại hội nghị của ITU-T năm 1979, dải tần số vô tuyến phân bố đã được mở rộng tới 9kHz - 400 Ghz, đã xem xét lại và bổ sung cho quy chế thông tin vô tuyến điện (RR). Để giảm bớt can nhiễu của thông tin vô tuyến, ITU-T tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây để bổ sung vào sự sắp xếp chính xác khoảng cách giữa các sóng mang trong quy chế thông tin vô tuyến:

- Dùng cách che chắn thích hợp trong khi lựa chọn trạm.

- Cải thiện hướng tính của anten.

- Nhận dạng bằng sóng phân cực chéo.

- Tăng cường độ ghép kênh.

- Chấp nhận sử dụng phương pháp điều chế chống lại can nhiễu.

c. Phân loại sóng điện từ và ứng dụng

Trong thông tin vô tuyến, cơ chế truyền sóng vô tuyến và việc sử dụng thiết bị truyền thông phụ thuộc vào tần số vô tuyến sử dụng. Bảng1 trình bày băng tần số vô tuyến được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế hiện hành, theo cơ chế và phương thức sử dụng sóng vô tuyến.

Trang 33

Page 34: Tbi Dau Cuoi

Bảng1. Phân loại, cơ chế và sử dụng sóng vô tuyến

Tần số Phân loại băng tần

Cơ chế truyền sóng vô tuyến

Lĩnh vực sử dụng

3KHz~30 KHz VLF Bề mặt Thông tin đạo hàng

30KHz~300KHz LF Bề mặt Thông tin đạo hàng

300KHz~3MHz MF Bề mặt, sóng trời Phát thanh AM, Hàng không, đạo hàng.

3MHz~30MHz HF Bề mặt, sóng trời Phát thanh sóng ngắn, đạo hàng.

30MHz~300MHz VHF Sóng trời,

Sóng không gian

Phát thanh FM, truyền hình, thông tin động, thông tin vô tuyến cố định (viba)

300MHz~3GHz UHF Sóng trời

Sóng không gian

Sóng thẳng

Truyền hình, thông tin động, thông tin vô tuyến cố định (viba), Rađar, thông tin vệ tinh.

3GHz~30GHz SHF, Viba Sóng không gian

Sóng thẳng

Thông tin vệ tinh, thông tin vô tuyến cố định, Rađar, vô tuyến thiên văn.

30GHz~300GH EHF, Milimeter

Sóng không gian Sóng thẳng

Thông tin vệ tinh, thông tin vô tuyến cố định, Rađar, vô tuyến thiên văn.

d. Các phương thức truyền sóng điện từ

Sóng vô tuyến không truyền lan theo đường thẳng khi chúng ở trong không gian có ảnh hưởng của các yếu tố trên mặt đất và tầng đối lưu. Tuy nhiên, khi khảo sát sóng truyền trong không gian ta cũng có thể coi đó là môi trường lý tưởng để sóng điện từ truyền theo đường thẳng. Trong thực tế người ta phân thành các phương thức truyền lan chủ yếu sau: Sóng đất, sóng trời, sóng tán xạ qua tầng đối lưu và sóng thẳng.

-. Sóng đất

Trang 34

Page 35: Tbi Dau Cuoi

Tia sóng uốn cong theo mặt đất

Anten phát

Anten thu

Hình 1.29: Sóng truyền dọc theo mặt đất

Sóng trực tiếp

Sóng phản xạ đất

Sóng phản xạ đối lưuAnten phát

Anten thu

Hình 1.30: Sóng truyền giữa 2 anten đặt cao trong không gian

Sóng đất là sóng điện từ chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, địa hình, .v.v. trên bề mặt đất khi truyền từ an ten phát đến anten thu. Sóng đất gồm 2 loại: Sóng bề mặt và sóng không gian.

+. Sóng bề mặt.

Sóng bề mặt là sóng điện từ truyền dọc theo bề mặt đất. Sóng bề mặt chủ yếu là các sóng điện từ tần số thấp. Sự lan truyền được thực hiện nhờ nhiễu xạ sóng điện từ (Hiện tượng tia sóng uốn cong để vượt qua vật cản với suy hao rất ít). Do độ nhiễu xạ tỷ lệ nghịch với bước sóng cho nên tần số sử dụng càng cao thì suy hao của sóng đất càng lớn, khả năng lan truyền sóng đất càng yếu.

Hình 1.29 Mô tả mô hình truyền sóng đất.

Hiện tượng nhiễu xạ có mối tương quan chặt chẽ với độ dẫn điện và hằng số điện môi của đất trong đường lan truyền. Hằng số điện môi của nước biển nhỏ hơn của đất nên cự ly truyền sóng trên mặt biển dài hơn so với mặt đất. Do đó, sóng điện từ tần số thấp được sử dụng rộng rãi trong thông tin vô tuyến đạo hàng. Băng tần số cực thấp được sử dụng chủ yếu cho truyền thanh AM, thông tin hàng hải và thông tin đạo hàng.

+. Sóng không gian

Sóng không gian là sóng truyền giữa 2 anten đặt cao trong không gian như mô tả ở hình 1.30.

Trang 35

Page 36: Tbi Dau Cuoi

R KR

(a) (b)

Đường thực tế

Đường trực tiếp

h1

h1

h2

h2

Sóng điện từ đến điểm thu có thể :

- Trực tiếp từ anten phát: Sóng trực tiếp.

- Phản xạ tại mặt đất trước khi tới điểm thu: Sóng phản xạ đất.

- Phản xạ trong tầng đối lưu trước khi tới điểm thu: Sóng phản xạ tầng đối lưu.

Sóng trực tiếp là sóng điện từ phát xạ trực tiếp từ anten phát đến anten thu mà không bị phản xạ ở đâu cả. Trong điều kiện truyền lan bình thường sóng trực tiếp có biên độ lớn hơn tất cả các sóng khác cúng tới điển thu.

Sóng phản xạ đất là sóng truyền từ anten phát đến anten thu sau khi đã phản xạ tại mặt đất hoặc tại các vật thể xung quanh. Do đó, độ dài đường đi của tia sóng phản xạ đất dài hơn so với sóng trực tiếp. Như vậy, tại điểm thu, sóng phản xạ đất sẽ có biên độ và pha khác với sóng trực tiếp. Nếu độ chênh lệch về đường truyền giữa sóng trực tiếp và sóng phản xạ đất khác nhau một khoảng bằng số lẻ lần bước sóng thì tại điểm thu pha của hai sóng này khác nhau một góc 180o, có nghĩa là ngược pha nhau. Nếu khi đó sóng trực tiếp và sóng phản xạ đất có biên độ bằng nhau thì chúng sẽ triệt tiêu nhau.

Sóng phản xạ tầng đối lưu là các sóng điện từ bức xạ tại anten phát bị uốn cong khi truyền trong tầng đối lưu - do hệ số khúc xạ của không khí thay đổi theo độ cao - trước khi đến anten thu. Cũng giống như trường hợp sóng phản xạ đất, nếu độ chênh lệch về đường truyền giữa sóng trực tiếp và sóng phản xạ tầng đối lưu khác nhau một khoảng bằng số lẻ lần bước sóng thì tại điểm thu pha của hai sóng này khác nhau một góc 180o và nếu khi đó sóng trực tiếp và sóng phản xạ tầng đối lưu có biên độ bằng nhau thì chúng sẽ triệt tiêu nhau.

Sóng không gian được sử dụng cho các tín hiệu có tần số lớn hơn VHF. Sự thay đổi hệ số khúc xạ theo độ cao của khí quyển gây ảnh hưởng đến sóng không gian. Khí quyển tiêu chuẩn là một khí quyển lý tưởng có một tỷ lệ biến đổi hệ số khúc xạ theo độ cao một cách đều đặn, bởi vì nó có một hệ số thay đổi cố định của áp suất khí quyển theo độ cao, nhiệt độ và độ ẩm.

Vì có sự biến đổi hệ số khúc xạ một cách liên tục, cho nên đường đi thực tế của sóng không gian là khác với đường trực tiếp (thẳng). Ðể bù lại sự khác nhau này, cự ly thông tin cực đại thực tế được tính toán theo đường trực tiếp dựa trên quy định bán kính hiệu quả của trái đất KR (K=4/3 trong khí quyển tiêu chuẩn) như mô tả ở Hình 1.31.

Trang 36

Page 37: Tbi Dau Cuoi

600

400

200

0

Mật độ (cm3)

NgàyĐêm

Lớp D

Lớp E

Lớp F Lớp F

1

Lớp F

2

10 102 104 106

Hình 1.32 Mật độ tính theo độ cao của các lớp ion

Hình 1.31 Đường đi của sóng không gian :

a) Ðiều kiện thực tế.

b) Ðiều kiện tương đương của bán kính trái đất được tính bằng R (K=4/3)

- Sóng trời

Sóng trời là sóng điện từ bị thay đổi hành trình của mình tại tầng điện ly và quay trở về trái đất .

+. Tầng điện ly

Tầng điện ly hình thành tại độ cao 100Km - 400Km là do kết quả của việc ion hoá trạng thái của tầng đối lưu bằng các tia cực tím và tia X do mặt trời bức xạ. Tầng điện ly được phân chia thành một vài lớp có giá trị mật độ điện tử cực đại. Mỗi tầng được phân chia thành các lớp D, E, F theo độ cao của nó. Lớp F lại được phân chia thành lớp F1, F2. Hình 1.32 trình bày mật độ tính theo độ cao của các lớp ion điển hình.

+.Truyền sóng trong lớp Ion

Trang 37

Page 38: Tbi Dau Cuoi

n1n0

n2n3n4

nn

Tia sóng từ trái đất phát tới tầng điện ly

Tia sóng khúc xạ và đi ra tầng điện ly trở về trái đất

Tầng điện ly

Tầng Bình lưu

(a)

Sóng vô tuyến xuyên qua tầng điện ly

Hình 1.33.- Cơ chế phản xạ của tầng điện lya. Khúc xạ trong tầng điện ly

b. Điều kiện tới hạn để được phản xạ

Mặt đất

Khoảng nhảy

θ

Tầng điện ly

Sóng vô tuyến khúc xạ tới hạn

(b)

Có thể xem lớp ion của tầng điện ly giống như một tấm điện môi khổng lồ mà hệ số khúc xạ của nó biến đổi liên tục, vì sự biến đổi của mật độ ion theo bước sóng là không đáng kể trong băng tần số cao (bước sóng ngắn hơn). Hình 1.33a trình bày đường đi của sóng vô tuyến trong tầng điện ly. Có thể giải thích hiện tượng phản xạ tại tầng điện ly như sau: Ta chia tầng điện ly thành các lớp rất mỏng sao cho trong lớp đó chiết suất có thể coi là đều. Như vậy khi truyền từ lớp Ion này sang lớp Ion khác thì tia sóng điện từ bị khúc xạ. Qua nhiều lớp Ion như vậy tia sóng điện từ sẽ bị uốn cong và coi như phản xạ quay về trái đất. Nếu đặt một máy thu ở điểm tia sóng điện từ trở về thì ta sẽ thu được thông tin phát đi từ máy phát. Vì đặc tính của tầng điện ly thay đổi theo độ cao nên chúng có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình truyền sóng điện từ. các sóng điện từ có tần số cao quá sẽ đi xuyên thẳng qua tầng điện ly (Hình 1.33b). Sóng điện từ có tần số thấp quá thì khả năng chuyển tải năng lượng yếu, sẽ không đến được tầng điện ly. tầng điện ly chỉ phản xạ sóng điện từ trong băng sóng ngắn và sóng trung. Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được rằng: sóng ngắn phản xạ tại lớp F1 và F2, sóng trung phản xạ tại lớp E, lớp D không gây ra phản xạ sóng điện từ, ngược lại lớp D hấp thụ năng lượng sóng điện từ trong băng sóng trung. Tuy nhiên lớp D chỉ xuất hiện vào ban ngày, và như vậy ban ngày không thể dùng sóng trung để thông tin qua tầng điện ly được.

Hình 1.33 a

Trang 38

Page 39: Tbi Dau Cuoi

Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được rằng, khả năng phản xạ sóng điện từ tại tầng điện ly phụ thuộc vào 3 yếu tố chính đó là: Mật độ các hạt mang điện trong tầng điện ly, tần số và góc tới của tia sóng điện từ.

Trang 39

Tầng điện ly ϕ

0

Góc tới

Góc tà

Tiếp tuyến trái đất

Tia tới

Tia phản xạ

Mặt đất

Hình 1.34

Page 40: Tbi Dau Cuoi

Tầng điện ly ϕ

0

Góc tớiGóc

tàTiếp tuyến

trái đất

Tia tới Tia phản xạ

Mặt đất

Hình1.35

h

a

O

a

Giả sử tia sóng điện từ tới tầng điện ly với góc tới 0ϕ (Hình 1.34), để sóng điện từ này phản xạ được tại tầng điện ly thì 0ϕ phải thoả mần điều kiện sau:

20 8,801f

N−≥ϕ ⇔ 202 8,80

1f

NSin −≥ϕ

⇒ 202 8,80

11f

NCos −=− ϕ ⇒

0

9

ϕCos

Nf ≤

Khi N=Nmax thì tần số này được gọi là tần số lớn nhất fmax 0ϕ ứng với 0ϕ . Tần số lớn nhất sẽ đạt được khi N=Nmax và 0ϕ= 0ϕmax.

Khi 0ϕ= 0ϕ max thì tia tới chính là tiếp tuyến của trái đất. tuy nhiên ta rất khó có thể xác định chính xác được góc 0ϕ , bởi vậy người ta tìm cách tính tần số (f)

thông qua góc ∆ , vì ∆ và 0ϕ quan hệ với nhau như sau: Khi 0ϕ = 0ϕ max thì ∆ =0,

khi 0ϕ =0 thì ∆ =90o.

Việc tính tần số (f) thông qua góc ∆ được mô tả ở hình 1.35. Trong đó a là

bán kính trái đất, h là độ cao điểm phản xạ, 0ϕ : góc tới. ∆ : góc tà.

Ta có:

a

hSin

a

hN

f2

)2

1(.8,80)(

2

max

max

+∆

+=∆

Khi 0ϕ= 0ϕmax thì ∆ =0 nên Sin20ϕ=0. Suy ra:

h

haNf

2

)2(.8,80)( max

max

+=∆

Trang 40

Page 41: Tbi Dau Cuoi

Trái đất

Tầng điện ly

Vùng tốiVùng tối

Khoảng nhảy Hình 1.36

Trái đất

Tầng điện ly

Hình 1.37

Mặt đất

Điểm phát Điểm thu

Vùng không khí không đồng nhất

Sóng điện từ bị tán xạ

Hình 1.38: Truyền sóng tàn xạ trong tầng đối lưu

Phương thức truyền sóng qua tầng điện ly được ứng dụng trong truyền thanh. Bằng cách cho sóng điện từ phản xạ nhiều lần giữa tầng điện ly và mặt đất như mô tả ở hình 1.36 ta có thể truyền được sóng điện từ đi rất xa. Khi truyền như vậy sẽ có những vùng không nhận được sóng điện từ, vùng đó được gọi là vùng tối. để khắc phục hiện tượng này người ta phát lên tầng điện ly chùm sóng điện từ phân kỳ như mô tả ở hình 1.37.

- Sóng tán xạ qua tầng đối lưu

Việc lan truyền của sóng vô tuyến nhờ hiệu ứng tán xạ của vùng khí quyển không đồng nhất trong tầng đối lưu được gọi là truyền sóng tán xạ qua tầng đối lưu. Phương pháp này cho phép thông tin liên lạc cự ly xa ở các băng tần VHF, UHF, và SHF.

Trang 41

Page 42: Tbi Dau Cuoi

Hình 1.38 mô tả bản chất của việc truyền sóng tán xạ qua tấng đối lưu. Trong tầng đối lưu, ở độ cao 10 đến 12 Km, thường có vùng không khí không đồng nhất. Trong đó, chiết suất giữa các lớp không khí thay đổi rất lớn, nên khi đi vào vùng này sóng điện từ bị tán xạ ra nhiều hướng khác nhau. Một số tia bị tán xạ đến mức gần như phản xạ và quay trở về trái đất. Hiện tượng này được giải thích như sau: ( hình 1.39 ) ta chia vùng không khí không đồng nhất thành các lớp rất mỏng sao cho trong lớp đó chiết suất của không khí có thể coi là đều. Như vậy khi truyền từ lớp không khí này sang lớp không khí khác thì tia sóng điện từ bị khúc xạ. Qua nhiều lớp khí quyển như vậy tia sóng điện từ sẽ bị uốn cong và quay về trái đất. Nếu đặt một máy thu ở điểm tia sóng điện từ trở về thì ta sẽ thu được thông tin phát đi từ máy phát.

Phương pháp này đòi hỏi công suất phát lớn và máy thu có độ nhạy cao. Mặt khác tính ổn định của hệ thống thông tin này không cao do vùng khí không đồng nhất thường xuyên thay đổi theo ngày - đêm, theo mùa . . .

-. Truyền sóng thẳng

Là phương thức truyền sóng trong không gian tự do. Phương thức này chỉ có trong hệ thống thông tin vệ tinh, khi sóng điện từ đi ra ngoài tầng khí quyển của trái đất.

e. Các phương pháp điều chế và giải điều chế

- Các khái niệm cơ bản về điều chế và giải điều chế

+ Tín hiệu điều chế

Là các tín hiệu tin tức cần truyền (tín hiệu số và tín hiệu tương tự bao gồm: Tín hiệu thoại, truyền hình, số liệu. . . ) có tần số thấp.

+ Tín hiệu sóng mang

Là các tín hiệu điện cao tần có thể tải (mang) được thông tin. Tín hiệu cao tần ở đây mang tính chất tương đối. Một tín hiệu điện cao tần có thể làm sóng mang cho một tín hiệu điều chế này nhưng lại không thể làm sóng mang cho một tín hiệu điều chế khác và chính nó có khi lại trở thành tín hiệu điều chế cho một sóng mang có tần số cao hơn.

Một sóng mang tiêu biểu có biểu thức toán học là:

U(t) = A sin (ω t + ϕ )

Trong đó:

Trang 42

Vùng khí không đồng

nhất

n1

n0

n2

n3

n4

nn

Tia sóng từ trái đất phát tới vùng khí không đồng nhất

Tia sóng khúc xạ và dần dần và quay

trở về trái đấtHình 1.39: Khúc xạ trong vùng khí quyển không đồng nhất

Page 43: Tbi Dau Cuoi

- A là biên độ của sóng mang

- ω = 2π f là tần số góc của sóng mang

(f là tần số của sóng mang)

- ϕ : pha của sóng mang

- Các tham số A, f và ϕ đều có thể mang thông tin.

- Điều chế

Điều chế là đưa tín hiệu cần điều chế tác động vào sóng mang làm cho một hoặc nhiều tham số của sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế.

Sự cần thiết của điều chế

Trong thông tin vô tuyến: do các tín hiệu tin tức (tín hiệu tương tự và tín hiệu số) thường có tần số thấp nên rất khó trực tiếp bức xạ thành sóng điện từ để truyền đi xa, nếu có thể bức xạ được thì năng lượng bức xạ cũng rất yếu và đòi hỏi phần tử bức xạ (anten) có kích thước lớn. Để dễ dàng truyền thông tin đi xa bằng sóng điện từ, người ta phải tiến hành điều chế tín hiệu thông tin vào sóng mang cao tần, nghĩa là gửi tin tức cần truyền vào sóng mang sau đó mới cho sóng mang đã điều chế bức xạ thành sóng điện từ để truyền đi xa. Vì sóng mang có tần số cao nên dễ bức xạ thành sóng điện từ và đòi hỏi phần tử bức xạ có kích thước không lớn.

Trong ghép kênh theo tần số: Vì các tín hiệu thông tin cùng loại đều có chung

một băng tần truyền dẫn (Ví dụ: tín hiệu thoại có băng tần từ 0,3 ÷ 3,4KHz) nên khi truyền nhiều tín hiệu trên một đường truyền dẫn thì chúng sẽ bị lẫn vào nhau làm cho phía thu không thu được tín hiệu. Để truyền được nhiều tín hiệu trên cùng một đường truyền thì người ta phải điều chế các tín hiệu cần truyền vào các sóng mang khác nhau, mục đích là chuyển phổ của thông tin cần truyền lên các vùng khác nhau sau đó mới truyền chung trên một đường truyền dẫn. Nhờ sự khác nhau về vùng phổ của các tín hiệu truyền đi mà phía thu dễ dàng thu được tín hiệu.

- Giải điều chế

Vì phía phát đã tiến hành điều chế nên ở phía thu muốn lấy lại tín hiệu nguyên thủy thì phải tiến hành tách tín hiệu tin tức ra khỏi sóng mang đã điều chế. Quá trình tách tín hiệu tin tức cần thu ra khỏi sóng mang đã điều chế ở bên phát, được gọi là giải điều chế.

- Phân loại điều chế

+ Phân loại theo tín hiệu đưa vào điều chế

. Điều chế tương tự: tín hiệu điều chế là tín hiệu tương tự.

Trang 43

Page 44: Tbi Dau Cuoi

. Điều chế số: tín hiệu điều chế là tín hiệu số.

+ Phân loại theo sự thay đổi của các tham số sóng mang

. Điều chế biên độ: là tác động tín hiệu điều chế vào sóng mang làm cho biên độ của sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế. Điều chế biên độ tương tự được gọi là AM (Amplitude Modulation). Điều chế biên độ số được gọi là ASK (Amplitude Shift Keying).

. Điều chế tần số: là tác động tín hiệu điều chế vào sóng mang làm cho tần số của sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế. Điều chế tần số tương tự được gọi là FM (Frequency Modulation). Điều chế tần số số được gọi là FSK (Frequency Shift Keying).

. Điều chế pha: là tác động tín hiệu điều chế vào sóng mang làm cho pha của sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế. Điều chế pha tương tự được gọi là PM (Phase Modulation). Điều chế pha số được gọi là PSK (Phase Shift Keying).

.Điều chế QAM (Quature Amplitude Modulation): là phương pháp điều chế kết hợp cả điều chế biên độ ASK và điều chế pha PSK. Với điều chế này thì khi tín hiệu điều chế tác động vào sóng mang thì cả biên độ và pha của sóng mang đều thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế.

*. Điều chế biên độ (AM)

Có nhiều phương pháp để thực hiện điều chế AM. Hình 1.40 mô tả một phương pháp tương đối đơn giản để thực hiện điều chế AM. Mạch gồm một mạng trộn tín hiệu bằng điện trở (R1, R2, R3), một diode nắn và một khung cộng hưởng LC. Tín hiệu điều chế ( hình 1.41a ) được đưa đến đầu vào R1, tín hiệu sóng mang ( hình 1.41b ) được đưa đến đầu vào R2. Mạng điện trở R1, R2 và R3 thực hiện trộn tuyến tính hai tín hiệu với nhau theo nguyên tắc cộng số học. Nếu tín hiệu điều chế là tín

Trang 44

C L

D

R3

R1

R2

Tín hiệu AM

T/h điều chế

Sóng mang

HÌNH 1.40: Điều chế AM bằng một diode

Page 45: Tbi Dau Cuoi

t

(e)

tU

U

U

tU

U t

(d)

(a)

(b)

(c)

t

Hình 1.41: a) Tín hiệu điều chế b) Sóng mang c) Tín hiệu trên điện trở R

3

d) Dòng tín hiệu qua diode e) Tín hiệu trên khung cộng hưởng

hiệu hình sin thì tín hiệu sau khi trộn (lấy trên điện trở R3) có dạng như ở hình 1.41 (c). Ta thấy rằng sóng mang biến thiên trên nền của tín hiệu điều chế, nhưng đây chưa phải là tín hiệu đã điều chế biên độ. Ở đây hai tín hiệu mới được cộng với nhau, trong khi đó điều chế là nhân hai tín hiệu với nhau. Tín hiệu sau khi cộng được nắn qua diode D. Sau khi nắn ta thu được một dãy xung dương là tập hợp của các nửa chu kỳ dương của tín hiệu tổng, biên độ của các xung thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế (hình 1.41d). Các xung này được đưa đến kích thích cho một mạch cộng hưởng song song LC. Khung cộng hưởng LC này có tần số cộng hưởng riêng

fLC

= 1

2π đúng bằng tần số của sóng mang. Khi được kích thích thì khung LC sẽ

dao động với tần số đúng bằng tần số sóng mang, còn biên độ thì phụ thuộc vào biên độ của tín hiệu kích thích. Khi xung kích thích có biên độ lớn thì dao động lấy ra trên khung có biên độ lớn, khi biên độ của xung kích thích nhỏ thì dao động lấy ra trên khung có biên độ nhỏ. Như đã nói ở trên, biên độ của các xung kích thích thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế nên dao động lấy ra trên khung LC cũng có biên độ biến thiên đúng theo quy luật của tín hiệu điều chế. Đây chính là tín hiệu đã điều chế biên độ (hình 1.41 e). Trong điều chế biên độ, nếu gọi tin tức cần truyền có tần số

Ω là Vt với Vt = VΩ . cosΩ t (VΩ là biên độ cực đại của tín hiệu điều chế), sóng

mang cao tần là Vω = Vo.cos ω ot thì sau khi điều chế ta thu được một tín hiệu mới:

VAM (t) = (Vo + VΩ . cos Ω t).cos ω ot

(Vo: biên độ lớn nhất của sóng mang). Biểu thức trên có thể viết:

ttV

VVV o

ootAM ωcos)cos1()( Ω+= Ω ttmV oωcos)cos1( Ω+= (biểu thức 2.1)

Trong đó: oV

Vm Ω= là hệ số điều chế và còn được gọi là độ sâu điều chế. Hệ số

điều chế m phải thỏa mãn điều kiện m ≤ 1. Nếu m > 1 thì mạch có hiện tượng quá điều chế gây ra méo tín hiệu sau điều chế. Trong thực tế, để đảm bảo tín hiệu không

Trang 45

Page 46: Tbi Dau Cuoi

Tín hiệu đã giải

điều chế

T1

C2

C1 C

3R

3

D

Tín hiệu AM

HÌNH 1.43: Mạch giải điều chế biên độ

HÌNH 1.42: a) Phổ của tín hiệu điều chế đơn tầnb) Phổ của tín hiệu AM điều chế đơn Tầnc) Phổ của tín hiệu điều chế đa tầnd) Phổ của tín hiệu AM điều chế đa tần

ω ω

ωω

ω0 Ω min

Ω max

ω0

ω0 - Ω ω

0 + Ω

ω0 - Ω min

ω0 +

Ω min

ω0 -

Ω maxω

0 + Ω max

ω0

U

U U

U

(b) (d)

bị méo thì m được chọn vào khoảng 0,7 ÷ 0,8. áp dụng biến đổi lượng giác cho biểu thức 2.1 ta có:

tmV

tmV

tVV oo

oo

ootAM )cos(.2

)cos(.2

cos.)( Ω−+Ω++= ωωω (biểu thức2.2)

Từ biểu thức 2.2 ta thấy rằng: tín hiệu sau khi điều chế biên độ có 3 thành phần

chính: sóng mang có tần số góc ω o và biên độ Vo, hai thành phần mang tin có tần số

góc ω o ± Ω và biên độ mV o

2 như mô tả ở hình 1.43b. Nếu tín hiệu tin tức có dải tần

từ Ω min đến Ω max thì sau khi điều chế vào sóng mang ta sẽ thu được tín hiệu có phổ

như mô tả ở hình 1.43d. Ngoài sóng mang có biên độ Vo và tần số góc ω o còn có hai

biên tần: biên tần trên có tần số từ (ω o + Ω min) đến (ω o + Ω max) và biên tần dưới có

tần số từ (ω o - Ω max) đến (ω o - Ω min) đối xứng với nhau qua sóng mang.

*. Giải điều chế biên độ tương tự

Hình 1.43 mô tả một phương pháp giải điều chế biên độ đơn giản nhưng được sử dụng khá rộng rãi trong kỹ thuật giải điều chế. Mạch gồm có một biến áp cộng hưởng T1 để ghép tín hiệu AM vào mạch, diode nắn D, điện trở tải R3 và tụ lọc C3.

Trang 46

Page 47: Tbi Dau Cuoi

HÌNH 1.44: Dạng sóng của mạch giải điều chế AM dùng dioden ắn nửa sóng. a) Tín hiệu AM

b) Dòng qua diode. c) Tín hiệu sau giải điều chế

U

U

U

t

t

t

(a)

(b)

(c)

Điện áp trên các phần tử R3 và C3 chính là tín hiệu đã giải điều chế. Tín hiệu AM được đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của biến áp cộng hưởng T1. Các tụ C1 và C2 điều chỉnh tần số cộng hưởng của biến áp. Tín hiệu AM cảm ứng qua cuộn thứ cấp và đặt vào mạch nắn gồm D và R3. Diode D sẽ dẫn ở các nửa chu kỳ dương của tín hiệu AM, còn nửa chu kỳ âm thì D không dẫn.

Kết quả là trên tải ta thu được một dãy xung dương mà biên độ của nó thay đổi theo quy luật của tín hiệu điều chế ở bên phát. Để khôi phục lại tín hiệu thì phải đấu song song với R3 một tụ C3. Tụ C3 phải được chọn sao cho có trở kháng nhỏ đối với tần số sóng mang và có trở kháng lớn đối với tín hiệu tin tức. Kết quả là thành phần sóng mang sẽ bị ngắn mạch xuống mass, còn thành phần tin tức sẽ được đưa tới đầu ra.

Một cách khác để phân tích nguyên lý hoạt động của mạch là giả sử khi diode dẫn tụ C3 được nạp rất nhanh đến giá trị đỉnh của xung. Khi diode tắt thì tụ C3 phóng

điện qua R3. Hằng số thời gian τ = R3C3 được chọn sao cho τ lớn hơn rất nhiều so với chu kỳ của sóng mang. Kết quả là tụ phóng điện, điện áp trên tụ giảm không nhiều, khi diode dẫn thì tụ lại được nạp điện trở lại tới giá trị đỉnh. Điện áp trên tụ gần giống với tín hiệu điều chế ở bên phát. Điện áp này chính là tín hiệu đã giải điều chế.

Do tụ phóng nạp nên tín hiệu khôi phục được sẽ có những gợn sóng gây ra méo tín hiệu sau giải điều chế. Tuy nhiên khi sóng mang có tần số lớn hơn rất nhiều lần so với tần số của tín hiệu điều chế thì những gợn sóng này có thể bỏ qua. Hình 1.44 mô tả dạng sóng của các tín hiệu trong mạch giải điều chế biên độ.

Trang 47

Page 48: Tbi Dau Cuoi

Tín hiệu đã giải điều chế

C3R

3

D1

D2

Tín hiệu AM C

2

T1

HÌNH 1.45: Mạch giải điều chế biên độ kiểu nắn toàn sóng

HÌNH 1.46: Dạng sóng của mạch giải điều chế AM dùng diodenắn toàn sóng.

a) Tín hiệu AM b) Dòng qua diode. c) Tín hiệu sau giải điều chế

U

(a

(b)

(c

t

U t

U t

Để tăng hiệu quả giải điều chế, người ta sử dụng mạch giải điều chế tương tự theo kiểu nắn toàn sóng như mô tả ở hình 1.45.

Hình 1.46 mô tả dạng sóng của các tín hiệu trong mạch giải điều chế biên độ kiểu nắn toàn sóng.

*. Điều chế ASK

Điều chế ASK là điều chế biên độ áp dụng cho tín hiệu điều chế là tín hiệu số. Hình 1.47 mô tả sơ đồ khối của mạch điều chế ASK.

S(t): tín hiệu điều chế (tín hiệu số)

Trang 48

Page 49: Tbi Dau Cuoi

BPF

LO

S(t).Asinω tS(t)

M

A(t).sinωt

HÌNH 1.47: Điều chế ASK

U

t

U

t

U

t

1 1 1 1 10 0 0 0(a)

(b)

(c)

HÌNH 1.48: Dạng sóng của điều chế ASKa) Tín hiệu điều chế. b) Sóng mang. c) Sóng

mang sau điều chế

LO: mạch dao động tạo sóng mang (Local Ocsilator)

A.sinω t: sóng mang được tạo ra từ mạch dao động LO

M: Bộ nhân

BPF: bộ lọc thông băng (BPF: Band Pass Filter)

S(t).Asinω t: sóng mang đã được điều chế biên độ.

Tín hiệu điều chế S(t) là tín hiệu số được đưa đến đầu vào thứ nhất của bộ nhân

M. Sóng mang A.sinω t tạo ra từ bộ dao động LO được đưa đến đầu vào thứ hai của

bộ nhân. Bộ nhân M sẽ nhân tín hiệu điều chế S(t) với tín hiệu sóng mang A.sinω t.

Ở đầu ra của bộ nhân ta thu được thành phần cơ bản là S(t).Asinω t và một số thành

phần khác (ví dụ A.sin2ω t, S(t).A sin3ω t ...). Tín hiệu này được đưa qua bộ lọc thông giải để loại bỏ các thành phần không mong muốn. Kết quả ở đầu ra của bộ lọc

ta thu được tín hiệu đã điều chế biên độ (ASK) là S(t).Asinω t. Dạng sóng ra sau điều chế được mô tả ở hình 1.48.

Trang 49

Page 50: Tbi Dau Cuoi

Tín hiệu ASK

D

Uchuẩn

+_

R2

C2

Tín hiệu số ra

T1

HÌNH 1.49: Giải điều chế ASK

C1

Điều chế ASK có ưu điểm là mạch điện điều chế và giải điều chế đều rất đơn giản. Tuy nhiên có nhược điểm rất lớn là khả năng chống nhiễu thấp vì nhiễu dễ dàng tác động vào vùng biên độ (vùng mang tin của sóng mang điều chế ASK).

*. Giải điều chế ASK

Hình 1.49 mô tả một mạch giải điều chế ASK tiêu biểu.

Biến áp (T1) kết hợp với tụ C1 tạo thành một biến áp cộng hưởng để ghép tín hiệu vào mạch giải điều chế.

D là diode nắn cao tần

R1 và C2 tạo thành tải của mạch giải điều chế.

N là bộ khuếch đại thuật toán hoạt động theo kiểu so sánh.

U chuẩn là điện áp lớn hơn 0V.

Khi không có sóng mang đưa tới đầu vào của biến áp cộng hưởng T1 thì trên cuộn thứ cấp của biến áp không có tín hiệu. Lúc này điện áp đặt vào chân (+) của N là 0V làm cho chân (+) âm hơn điện áp ở chân (-) của N nên ngõ ra của N có mức 0.

Khi có sóng mang đưa vào đầu vào của biến áp cộng hưởng thì tín hiệu này sẽ được ghép qua cuộn thứ cấp. Sau đó tín hiệu được diode D nắn theo kiểu nắn nửa chu kỳ (trong một số mạch giải điều chế ASK, để hiệu quả hơn người ta sử dụng nắn cả chu kỳ) với tải là điện trở R2. Tụ C2 thực hiện lọc san bằng và tạo ra trên điện trở tải R2 một điện áp tương đối bằng phẳng. Điện áp này được đặt vào chân (+) của N làm cho điện áp ở chân (+) của N dương hơn điện áp ở chân (-) nên ngõ ra của N có mức cao.

Kết quả là ở ngõ ra của mạch so sánh N ta thu được các bit 0, 1 như đã đưa vào điều chế ở bên phát. biểu đồ thời gian mô tả nguyên lý hoạt động của mạch được mô tả ở hình 1.50

Trang 50

Page 51: Tbi Dau Cuoi

1 0

(a)

t

Uchuẩn

(b)

(c) 01 1

t

t

U

U

U

HÌNH 1.50: Biểu đồ thời gian mô tả dạng sóng của mạch giải điều chế

ASK

L

CD

+Vcc

R1

R2

Co

C2 C

1

Tín hiệu điều chế

Tới mạch dao động

HÌNH 1.51: Mạch điều chế tần số tương tự FM

*. Điều chế tần số tương tự (FM)

Có nhiều phương pháp để thực hiện điều chế tần số FM.

Hình 1.51 giới thiệu một phương pháp đơn giản để thực hiện điều chế tần số. Mạch điện ở đây chưa được vẽ đầy đủ mà chỉ trích một phần mạch cơ bản liên quan đến việc điều chế tần số.

Trong mạch điện ở hình 1.51:

CD là một diode biến dung

R1, R2: tạo thành một mạch phân áp để định điểm làm việc cho CD.

Co: tụ dẫn tín hiệu điều chế vào mạch

C2: một tụ dẫn tín hiệu, có trở kháng gần như bằng 0 đối với băng tần công tác nhằm đảm bảo cho CD dường như được mắc song song với khung LC1.

Trang 51

Page 52: Tbi Dau Cuoi

t

t

U

(a)

(b)

(c)

t

Hình 1.52 Dạng sóng của mạch điều chế tần số.a) Tín hiệu điều chế b) Sóng mang

c) Tín hiệu sau khi điều chế

Như vậy 3 phần tử CD, L và C1 tạo thành một khung cộng hưởng với tần số

cộng hưởng riêng: )(2

1

1CCLf

D +=

π

Khi chưa có tín hiệu điều chế đưa vào mạch thì trên diode biến dung có một điện áp tĩnh được xác định bởi mạch phân áp R1 và R2 do đó diode này có một giá trị điện dung CD không đổi. Lúc này mạch dao động sẽ hoạt động với tần số không đổi:

)(2

1

1CCLf

D +=

π

Khi có tín hiệu điều chế đưa vào mạch, nếu biên độ của tín hiệu điều chế tăng thì điện áp trên diode biến dung tăng, làm cho trị số điện dung CD của diode giảm, dẫn đến tần số dao động của mạch dao động tăng. Nếu biên độ của tín hiệu điều chế giảm thì điện áp trên diode biến dung giảm làm cho điện dung CD tăng dẫn đến tần số công tác của mạch dao động giảm.

Như vậy, tần số dao động của mạch dao động bị khống chế bởi tín hiệu điều chế ở đầu vào và biến thiên đúng theo quy luật của tín hiệu điều chế. Ở ngõ ra của mạch dao động ta thu được một tín hiệu đã được điều chế tần số.

Hình 1.52 mô tả dạng sóng của mạch điều chế tần số.

Trang 52

Page 53: Tbi Dau Cuoi

Trong điều chế tần số, nếu tín hiệu điều chế là U(t) với U(t) = UΩ . cosΩ t, tín

hiệu sóng mang là Uω với Uω = Uo . cosω ot thì sau điều chế ta thu được một tín hiệu

đã điều chế UFM với )sin.cos(. ttUU ooFM ΩΩ∆+= ωω

Trong đó: ∆ ω là độ di tần cực đại.

Hệ số điều chế mf của mạch điều chế tần số được tính như sau:

Ω∆

= ΩωU

km f . , k: hệ số tỉ lệ phụ thuộc vào đặc điểm của từng mạch điều chế.

Từ biểu thức trên ta có: ∆ ω = k.UΩ . Như vậy, ta thấy rằng khi UΩ = const thì

∆ ω = const, nhưng khi Ω thay đổi thì mf cũng thay đổi.

Khi điều chế đơn tần, phổ của tín hiệu điều tần chứa thành phần ω o và nhiều

thành phần tần số biên (ω o ± nΩ ) với n = 1, 2, 3... . Biên độ của các thành phần tần số biên biến đổi không đồng đều.

Một cách gần đúng, độ rộng phổ của tín hiệu điều tần sau điều chế có thể tính

như sau: D m mFM f f= + +2 1( )Ω

DFM: độ rộng của phổ sau điều chế tần số.

Khi tín hiệu điều chế là một băng tần thì phổ của tín hiệu điều tần DFM sẽ là:

max)1(2 Ω++= ffFM mmD (Ω max: tần số lớn nhất trong tín hiệu điều chế).

Khi mf > 1 thì phổ của tín hiệu điều tần có thể tính gần đúng: DFM ≈ 2.mf. Ω max

= 2∆ ω

Khi mf ≤ 1 thì phổ của tín hiệu điều tần có thể tính gần đúng: DFM ≈ 2Ω max

*. Giải điều chế tần số tương tự:

Hình 1.53 mô tả mạch điện giải điều chế tần số theo kiểu tách sóng tỉ lệ được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật giải điều chế tần số và quan hệ pha của các điện áp trong mạch.

Mạch gồm có:

Biến áp cộng hưởng T1 để ghép tín hiệu FM vào mạch.

Cuộn thứ cấp của biến áp T1 có điểm giữa được đấu chung.

Cuộn cảm RFC tạo điện áp lệch pha 90o.

D1, C7, R1 và D2, C5, R2: tạo thành hai mạch tách sóng biên độ, trong đó: D1 giống D2, C7 = C5 và R1 = R2.

Trang 53

Page 54: Tbi Dau Cuoi

HÌNH 1.53: Giải điều chế tần số(a) Mạch điện giải điều chế tần số ,(b) Quan hệ pha của các điện áp khi tần số trong mạch bằng tần số sóng mang, (c) Quan hệ pha của các điện áp khi tần số trong mạch lớn hơn tần số sóng mang, (d) Quan hệ pha của các điện áp khi tần số trong mạch nhỏ hơn tần số sóng mang

D1

U1

U3

U1-3

U2-3

U1

U1

U1-3

U1-3

U2

U2

U2-3

U3U

3

(d)(c)(b)

C1

T1 D

2

Tín hiệu FMC

7

C5

C6

R1

R2

C2

RFC

Tín hiệu đã giải điều chế

U2

U1 U

3

(a)

C D

Các tụ C7, C5 và các điện trở R1, R2 tạo thành một mạch cầu.

Điện áp trên C7 và C5 là điện áp vào của cầu, điện áp giữa C và D là điện áp ra của cầu. Đây chính là điểm lấy tín hiệu ra của mạch giải điều chế.

C6: tụ có trị số lớn, có nhiệm vụ hạn chế biên độ, tránh hiện tượng điều biên ký sinh xảy ra trong quá trình giải điều chế tần số.

U1: điện áp ở nửa trên của cuộn thứ cấp

U2: điện áp ở nửa dưới của cuộn thứ cấp

U3: điện áp trên cuộn cảm RFC

U1-3 = U1 + U3 U2-3 = U2 + U3

Khi tín hiệu FM ở đầu vào là sóng mang thì điện áp U1 cấp vào D1 đúng bằng điện áp U2 cấp vào D2 nên các tụ C7 và C5 được nạp với điện áp bằng nhau, dấu của điện áp như mô tả ở trên hình 1.53 (a).

Trang 54

Page 55: Tbi Dau Cuoi

M0

LO0

LO1

ΣTín hiệuđiều chế

M1

Tín hiệu đãđiều chế

HÌNH 1.54: Sơ đồ khối mạch điều chế 2FSK

Vì: C6 đấu song song với C7 và C5 nên điện áp nạp cho C6 bằng tổng điện áp trên C7 và C5. Và C6 có giá trị rất lớn (thường dùng tụ hóa) nên khi được nạp đầy nó luôn duy trì một điện áp ổn định.

Do R1 = R2 và C1 = C2 nên 21 RR UU = và 21 CC UU = . Như vậy mạch cầu đạt trạng

thái cân bằng. Lúc này, điện áp giữa hai điểm C và D bằng 0.

Giả sử rằng khi có tín hiệu điều chế đưa vào, điện áp trên các tụ C7 và C5 là U U VC C4 5

2= = có nghĩa là VU C 46

= , khi đó điện áp trên các điện trở R1 và R2 là: U U VR R1 2

2= = .

Nếu tần số của tín hiệu FM tăng thì quan hệ pha trong mạch sẽ thay đổi như mô tả ở hình 1.53(b) làm cho U1 > U2 và như vậy điện áp trên tụ C7 (Uc7) sẽ lớn hơn điện áp trên tụ C5 (UC5).

Giả sử điện áp trên tụ C7 là 3V thì điện áp trên tụ C5 là 1V, điện áp trên R1 và R2

vẫn bằng nhau và bằng 2V (vì điện áp nạp cho C6 không đổi). Lúc này cầu không cân bằng, điện áp giữa C và D sẽ khác 0. Dễ dàng nhận thấy rằng điện áp U CD bây giờ là -1V. Khi tần số của tín hiệu FM giảm thì quan hệ pha trong mạch sẽ thay đổi như mô tả ở hình 1.53c làm cho U1 < U2 và như vậy điện áp nạp cho tụ C7 nhỏ hơn điện áp nạp cho C5. Như phân tích trên, giả sử điện áp trên C7 là 1V thì điện áp trên C5 là 3V, UR1 vẫn bằng UR2 và bằng 2V. Lúc này cầu không cân bằng nhưng theo hướng ngược lại với trường hợp tần số FM tăng. Dễ dàng nhận thấy UCD bây giờ bằng 1V. Như vậy, khi tần số của tín hiệu FM thay đổi thì điện áp ra của cầu UCD cũng thay đổi theo. Đây chính là tín hiệu tin tức đã giải điều chế. Vì UCD phụ thuộc vào tỉ lệ điện áp trên C7 và C5 nên mạch được gọi là mạch tách sóng tỉ lệ.

+Điều chế tần số với tín hiệu số (điều chế FSK)

Như đã đề cập ở phần trước, khi tín hiệu điều chế là tín hiệu số thì điều chế tần số được gọi là FSK (Frequency Shift Keying: khóa dịch tần số). Hiện nay có nhiều kiểu điều chế FSK: 2 FSK, 4 FSK, 8 FSK .... Điều chế 2 FSK là điều chế tần số mà sau khi điều chế sóng mang chỉ có hai tần số. Tương tự với 4FSK thì sau khi điều chế sóng mang có 4 tần số ... . Để đơn giản trước hết ta xét điều chế 2FSK

Sơ đồ khối của mạch điều chế 2FSK được mô tả ở hình 1.54

Trang 55

Page 56: Tbi Dau Cuoi

U

U

U

U

t

t

t

t

(a)

(b)

(c)b)

(d)b)

HÌNH 1.55: Dạng sóng điều chế 2FSKa) Tín hiệu điều chế, b) Sóng mang f

0 ,

c) Sóng mang f1, d) Sóng điều chế 2FSK

LO1 và LO0: hai bộ dao động độc lập: LO1 tạo ra sóng mang có tần số f1, LOo tạo ra sóng mang có tần số fo.

Mo và M1: các cổng truyền dẫn được điều khiển bởi tín hiệu điều chế.

Σ : bộ cộng có nhiệm vụ kết hợp các sóng mang fo và f1 để tạo thành tín hiệu 2 FSK.

Nguyên lý hoạt động của mạch ở hình 1.55 như sau: Mạch dao động LO0 tạo ra tín hiệu sóng mang có tần số fo đưa đến ngõ vào của cổng truyền dẫn Mo. Mạch dao động LO1 tạo ra sóng mang có tần số f1 đưa đến ngõ vào của cổng truyền dẫn M1. Tín hiệu điều chế được đưa đến điều khiển các cổng truyền dẫn Mo và M1. Khi tín hiệu điều chế là bit 0 thì cổng truyền dẫn M1 không được điều khiển nên không cho tín hiệu sóng mang f1 đi qua, cổng truyền dẫn Mo được điều khiển nên cho tín hiệu sóng mang fo đi qua. Khi tín hiệu điều chế là bit 1 thì cổng truyền dẫn Mo không được điều khiển nên không cho sóng mang fo đi qua, cổng truyền dẫn M1 được điều khiển

cho sóng mang f1 đi qua. Mạch cộng Σ kết hợp các tín hiệu ở ngõ ra của các cổng truyền dẫn Mo và M1. Kết quả là ở ngõ ra của mạch cộng ta thu được sóng mang đã điều chế 2 FSK gồm hai tần số fo và f1 ứng với các bit số liệu đưa vào điều chế.

Hình 1.55 mô tả dạng sóng của điều chế 2 FSK.

Trang 56

Page 57: Tbi Dau Cuoi

BPF0

BPF1

Tách sóng vòng 0

Tách sóng vòng 1

-

+

Số liệu đã giải điều chế

Tín hiệu

2FSK

HÌNH 1.56: Sơ đồ khối giải điều chế 2FSK không nhất quán

+ Giải điều chế FSK

Có hai phương pháp thực hiện giải điều chế FSK: Phương pháp giải điều chế nhất quán và phương pháp giải điều chế không nhất quán.

+ Phương pháp giải điều chế không nhất quán:

Hình 1.56 mô tả sơ đồ khối của mạch giải điều chế 2 FSK không nhất quán. Mạch gồm hai bộ lọc thông giải BPF, hai mạch tách sóng và một mạch khuếch đại so sánh. Bộ lọc thông giải BPFo có tần số trung tâm là fo, bộ lọc thông giải BPF1 có tần số trung tâm là f1. Các mạch tách sóng có nhiệm vụ biến tín hiệu vào thành điện áp ra lớn hơn 0. Mạch so sánh thực hiện so sánh điện áp ở ngõ ra của hai mạch tách sóng. Có thể mô tả hoạt động của mạch ở hình 1.56 như sau:

Tín hiệu 2 FSK gồm 2 tần số fo và f1 được đưa đến ngõ vào của các mạch lọc thông giải BPFo và BPF1. Khi tín hiệu 2 FSK có tần số là fo thì mạch lọc thông giải

Trang 57

Page 58: Tbi Dau Cuoi

LO0

M0

M1

LO1

Lọc thông thấp

Lọc thông thấp

_

+

Số liệu đã giải điều chế

Tín hiệu 2FSK

HÌNH 1.57: Sơ đồ khối của mạch giải điều chế2 FSK nhất quán

BPF1 không cho tín hiệu qua, ngõ vào của mạch tách sóng f1 không có tín hiệu do đó ngõ ra của nó có điện áp là 0V. Còn mạch lọc BPFo cho tín hiệu có tần số fo đi qua, có tín hiệu sóng mang fo đưa vào mạch tách sóng fo nên ngõ ra của nó có điện áp là +U. Lúc này chân (-) của mạch khuếch đại so sánh có điện áp dương hơn điện áp ở chân (+) của nó nên ngõ ra có điện áp là 0V. Khi tín hiệu 2 FSK có tần số là f1 thì mạch lọc BPFo không cho tín hiệu sóng mang f1 đi qua, mạch tách sóng fo không có tín hiệu vào đưa ra điện áp 0V đặt vào chân (-) của mạch khuếch đại so sánh, còn mạch lọc thông giải BPF1 cho sóng mang f1 đi qua, mạch tách sóng f1 có tín hiệu vào nên đưa ra điện áp +U. Lúc này điện áp ở chân (+) của mạch khuếch đại so sánh dương hơn điện áp ở chân (-) của nó nên ngõ ra có mức cao. Như vậy, tùy theo tín hiệu 2 FSK ở đầu vào mà ở ngõ ra của mạch khuếch đại thuật toán có mức 0 hoặc 1. Đó chính là các bit số liệu đã được giải điều chế.

Phương pháp giải điều chế FSK không nhất quán có ưu điểm là mạch điện đơn giản, không cần phải khôi phục sóng mang. Tuy nhiên do đặc tính của mạch nên yêu cầu tín hiệu FSK có biên độ tương đối lớn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng giải điều chế FSK nhất quán.

* Phương pháp giải điều chế FSK nhất quán:

Sơ đồ khối đơn giản của một mạch giải điều chế 2 FSK nhất quán được mô tả ở hình 1.57.

Mạch gồm có:

+ 2 bộ dao động LO1 và LOo để khôi phục lại hai sóng mang có tần số f1 và fo sao cho sóng mang khôi phục phải đồng pha với sóng mang đã điều chế 2 FSK một cách tương ứng.

+ 2 bộ nhân Mo và M1 để nhân hai sóng mang khôi phục với tín hiệu 2 FSK.

+ 2 mạch lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần tần số cao sau khi nhân và một mạch khuếch đại so sánh.

Trang 58

Page 59: Tbi Dau Cuoi

LBF

Tạo sóng mang

M

Đổi mãTín hiệu điều chế

Tín hiệu đã điều chế Sóng

mang(a)

0 1 0 1

U

t

t

t

Tín hiệu điều chế

Sóng mang chưa điều chế

Sóng mang đã điều chế

(b)

Cos

01

(c)

Sin

Hình 1.58: Điều chế 2 PSKa) Sơ đồ khối của mạch điều chế 2 PSK. b) Dạng sóng của điều

chế 2 PSK. c) Biểu đồ pha của điều chế pha 2 PSK

Nguyên lý giải điều chế 2 FSK nhất quán như sau: Tín hiệu 2 FSK được đưa đến đầu vào thứ nhất của các bộ nhân Mo và M1. Đầu vào thứ hai của Mo là tín hiệu sóng mang fo được tạo ra từ bộ dao động nội LOo. Đầu vào thứ hai của bộ nhân M1 là sóng mang có tần số f1 được tạo ra từ bộ dao động nội LO1. LO1 và LO2 đều được khống chế bởi tín hiệu 2 FSK nhằm đảm bảo fo do LOo tạo ra đồng pha với fo trong tín hiệu 2 FSK và f1 do LO1 tạo ra đồng pha với f1 trong tín hiệu 2 FSK. Các bộ nhân Mo và M1 thực hiện nhân sóng mang 2 FSK với các sóng mang khôi phục fo và f1

tương ứng. Nếu sóng mang ở 2 ngõ vào của bộ nhân đồng pha và cùng tần số thì ngõ ra của bộ nhân sẽ có điện áp là +U. Nếu sóng mang ở 2 ngõ vào của bộ nhân cùng tần số thì bộ nhân sẽ tạo ra điện áp 0V. Điện áp sau các bộ nhân được đưa qua mạch lọc thông thấp để loại bỏ các thành phần tần số cao tạo ra sau khi nhân. Điện áp sau khi lọc được đưa vào mạch so sánh. Ở ngõ ra của mạch khuếch đại so sánh ta thu được tín hiệu số đã giải điều chế.

Từ phân tích trên, ta thấy rằng nếu tín hiệu 2 FSK ở đầu vào có tần số là fo thì ngõ ra của Mo có điện áp là +U, ngõ ra của M1 có điện áp bằng 0V và tín hiệu ra sau giải điều chế là 0. Nếu tín hiệu 2 FSK có tần số là f1 thì ngõ ra của Mo bằng 0V, ngõ ra của M1 là +U và tín hiệu ra sau giải điều chế là 1.

Mạch giải điều chế FSK nhất quán khắc phục được nhược điểm của mạch điều chế FSK không nhất quán. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm lớn là mạch rất phức tạp, việc khôi phục các sóng mang fo và f1 cũng rất khó khăn nên ít được ứng dụng trong các hệ thống FSK thông thường.

*. Điều chế pha - giải điều chế pha

Vì điều chế pha tương tự ít được sử dụng trong thực tế nên trong phần này chỉ xét điều chế và giải điều chế pha với tín hiệu số.

- Điều chế - Giải điều chế pha hai trạng thái (2 PSK)

+ Điều chế pha hai trạng thái (2 PSK)

Điều chế pha hai trạng thái là điều chế mà sau khi điều chế sóng mang đã điều chế có hai trạng thái pha so với pha của sóng mang chưa điều chế.

Hình 1.58 mô tả sơ đồ khối và dạng sóng của mạch điều chế pha hai trạng thái.

Trang 59

Page 60: Tbi Dau Cuoi

Tín hiệu nhị phân cần điều chế trước hết được đưa vào mạch chuyển mã để biến đổi từ mã NRZ đơn cực sang NRZ luỡng cực. Sau đó, số liệu được đưa đến bộ nhân

M để nhân với sóng mang )cos(.2 otA ϕω + tạo ra từ mạch tạo dao động sóng mang.

Ở ngõ ra của bộ nhân ta thu được một tín hiệu mà thành phần chính là d(t) )cos(.2 ttA o ϕϕω ++ và một số thành phần phát sinh không mong muốn. Các tín

hiệu này được đưa qua mạch lọc băng để loại bỏ các thành phần không cần thiết. Kết quả, ở ngõ ra ta thu được một tín hiệu đã điều chế 2 PSK:

)cos(.2)()( ttAtdtU o Ψ++= ϕω . Trong đó: d(t) là số liệu số cần điều chế, ϕ o:

pha ban đầu của sóng mang, A 2 : biên độ của sóng mang.

Vì bộ nhân M nhân tín hiệu điều chế d(t) với sóng mang tA ωcos.2 theo miền

pha nên có thể viết lại U(t) như sau: )cos(.2)( ottAtU ϕϕω ++=

Trong đó ϕ t là góc lệch pha do số liệu điều chế gây ra tại thời điểm điều chế

(ϕ t = 0 hoặc ϕ t = π ). Ta nhận thấy rằng khi tín hiệu điều chế là bit 0 tương

ứng với d(t) = -1 và sóng mang sau điều chế là:U t A t o( ) .cos( )= + +2 0ω ϕ .

Khi tín hiệu điều chế là bit 1 thì d(t) = +1 và sóng mang sau điều chế là:

U t A t o( ) .cos( )= + +2 ω ϕ π

Trang 60

Page 61: Tbi Dau Cuoi

Như vậy sóng mang sau điều chế pha có hai trạng thái là đồng pha với sóng mang chưa điều chế (khi điều chế bit 0) và ngược pha với sóng mang chưa điều chế (khi điều chế bit 1). Phía thu sẽ dựa vào sự chuyển pha của sóng mang để thực hiện giải điều chế.

+Giải điều chế pha hai trạng thái:

Hình 1.59 mô tả sơ đồ khối của mạch giải điều chế 2 PSK bằng vòng khóa pha COSTAS.

Chức năng của các khối ở hình 1.60 trên như sau :

Bộ phân nhánh có nhiệm vụ chia tín hiệu 2 PSK ở đầu vào thành hai đường có biên độ bằng nhau.

M1 và M2 là các bộ nhân để thực hiện giải điều chế.

90o: mạch dịch pha 90o để biến sóng mang )cos(.2 otA ϕω + thành sóng mang )sin(.2 otA ϕω + .

VCO: bộ dao động được điều khiển bằng điện áp.

Lọc thông thấp: lọc bỏ các thành phần tần số cao phát sinh sau khi nhân tín hiệu 2 PSK với sóng mang khôi phục.

M3: bộ nhân để tìm kiếm sai pha giữa sóng mang 2 PSK và sóng mang khôi phục. Kết quả sai pha sẽ thể hiện bằng điện áp lỗi.

Lọc vòng: lọc điện áp từ ngõ ra của bộ nhân để đưa vào điều chỉnh tần số và pha của bộ dao động VCO.

Có thể phân tích nguyên lý hoạt động của mạch dựa trên sơ đồ khối ở hình 1.59 như sau: Sóng mang 2 PSK được chia thành hai đường đưa đến các bộ nhân M1 và

Trang 61

90o

VCO Lọc vòng

Lọc thông thấp

Lọc thông thấp

Phân nhánh

M1

M2

cos(ω t +ϕo)

sin(ω t +ϕo)

M3

Tín hiệu đã giải điều chế

Tín hiệu 2PSK

HÌNH 1.59: Mạch giải điều chế 2 PSK bằng vòng COSTAS

Page 62: Tbi Dau Cuoi

M2. M1 thực hiện nhân sóng mang 2 PSK có biểu thức: U t A t o t( ) .cos( )= + +2 ω ϕ ϕ với

sóng mang khôi phục được tạo ra từ bộ dao động VCO: cos( )ω ϕt o+ . Bộ nhân M2

nhân sóng mang 2 PSK: A t o t2.cos( )ω ϕ ϕ+ + với sóng mang khôi phục tạo ra từ bộ

dao động VCO và đã qua dịch pha 90o: sin( )ω ϕt o+ .

Ở ngõ ra của M1 ta thu được tín hiệu là: A t o t2.cos( )ω ϕ ϕ+ + . cos( )ω ϕt o+ =

ttotto AtAtA ϕϕϕωϕϕϕω sin.)22sin(.]sin)222[sin(2.2

1 +++=+++=

Ở ngõ ra của bộ nhân M2 ta thu được tín hiệu là:

A t o t2.cos( )ω ϕ ϕ+ + . cos( )ω ϕt o+ =

ttotto AtAtA ϕϕϕωωϕϕω sin.)22sin(.]sin)22[sin(2.2

1 +++=+++=

Như vậy sau hai bộ nhân ta đều thu được 2 thành phần: 1 thành phần tần số cao

có tần số và góc pha là: )222( tot ϕϕω ++ , 1 thành phần tần số thấp có góc pha là ϕ t. Các thành phần này đều mang tin, tuy nhiên thành phần tần số cao là không cần thiết. Các bộ lọc thông thấp sau M1 và M2 sẽ lọc bỏ các thành phần tần số cao, thành phần tần số thấp thu được sau các bộ lọc đều là số liệu đã giải điều chế. Tuy nhiên chỉ cần lấy số liệu ở đầu ra của một bộ lọc thông thấp là đủ. Tín hiệu sau 2 mạch lọc thông thấp được nhân với nhau tại bộ nhân M3 để phát hiện sự sai pha của sóng mang 2 PSK với sóng mang tạo ra từ bộ dao động VCO. Nếu có sai pha hoặc sai tần thì M3 sẽ tạo ra một điện áp lỗi. Điện áp này được lọc qua mạch lọc vòng để đưa về điều chỉnh tần số và pha của bộ dao động VCO.

Phương pháp điều chế, giải điều chế pha 2 trạng thái có ưu điểm là mạch điện tương đối đơn giản, khoảng cách giữa các trạng thái pha lớn nên có khả năng chống nhiễu cao. Tuy nhiên, do mỗi trạng thái pha chỉ thể hiện được một bit thông tin nên hiệu quả truyền tin không cao. Để tăng hiệu quả truyền tin, người ta thực hiện điều chế pha nhiều trạng thái hơn.

*. Điều chế pha 4 trạng thái - Giải điều chế pha 4 trạng thái

+ Điều chế pha 4 trạng thái (QPSK)

Điều chế pha 4 trạng thái còn được gọi là điều chế 4 PSK hay điều chế cầu phương pha hay điều chế QPSK, là phương thức điều chế pha mà sóng mang sau điều chế có 4 trạng thái pha, mỗi trạng thái pha mang hai bit thông tin.

Hình 1.60 mô tả sơ đồ khối của điều chế pha 4 trạng thái:

Mạch ở hình 1.60 gồm có các khối:

Trang 62

Page 63: Tbi Dau Cuoi

M1

S/P 90o

VCO

Z1

Z2

M2

S2(t)

S1(t)

Tín hiệu QPSK

Tín hiệu điều chế

Hình 1.60 Sơ đồ khối của điều chế pha 4 trạng thái:

U

00 (45o)01 (135o)

11 (225o) 10 (315o)

Sin

Cos

0 0 0 1 1 1 1 0 1 1

0 0 1 1 1

0 1 1 0 1

t

t

t

t

t

Số liệu điều chế

Luồng số S1

Luồng số S2

Sóng mang chưa điều chế

Sóng mang đã điều chế

(a)

(b)HÌNH 1.61: Dạng sóng (a) và biểu đồ pha

của điều chế QPSK (b)

+ S/P: (mạch chuyển đổi luồng số từ nối tiếp sang song song) có nhiệm vụ chia luồng số điều chế thành hai luồng có tốc độ bằng nhau và bằng 1/2 luồng số vào.

+ Z1 và Z2: các mạch chuyển đổi mã có nhiệm vụ biến các luồng số S1 và S2 từ mã NRZ đơn cực thành mã NRZ lưỡng cực.

+ VCO: bộ tạo dao động điều khiển bằng điện áp.

+ 90o: mạch dịch pha 90o để biến sóng mang A.cos (ω t + φ ) thành A.sin (ω t +

φ ).

+ M1 và M2: hai bộ nhân thực hiện nhân các tín hiệu số S1(t) và S2(t) với các

sóng mang A.cos(ω t + φ ) và A.sin (ω t + φ ) tương ứng.

+ Σ : mạch cộng có nhiệm vụ cộng các tín hiệu sau các bộ nhân M1 và M2 để được tín hiệu QPSK.

Nguyên lý hoạt động của mạch điều chế pha như sau: Số liệu điều chế đưa đến mạch biến đổi từ nối tiếp sang song song được biến thành hai luồng số có tốc độ bằng nhau và bằng 1/2 luồng số vào. Các luồng số S1 và S2 sau đó được chuyển mã từ NRZ đơn cực sang NRZ lưỡng cực nhờ các mạch chuyển mã Z1 và Z2. Sau khi chuyển mã ta thu được các luồng số tương ứng là S1(t) và S2(t). Bộ nhân M1 nhân tín hiệu S1(t)

với sóng mang A.cos(ω t + φ ) do bộ dao động VCO tạo ra, bộ nhân M2 nhân tín

hiệu S2(t) với sóng mang A.sin(ω t + φ ) do bộ dao động VCO tạo ra và đã qua dịch

pha 90o. Sau các bộ nhân M1, M2 ta thu được các tín hiệu 2 PSK là S1(t).Acos(ω t +

φ ) và S2(t).Asin(ω t + φ ). Hai tín hiệu này được cộng với nhau qua mạch cộng và ở ngõ ra của mạch cộng ta thu được tín hiệu 4 PSK (QPSK) có biểu thức toán học là:

S1(t).Acos(ω t + φ ) + S2(t).Asin(ω t + φ ) = A.cos (ω t + φ + ϕ t)

Trang 63

Page 64: Tbi Dau Cuoi

Luồng số S1

VCO90o

Lọc thông thấp

Lọc thông thấp

LPF

M1

M2

M3

M4

M5

Luồng số S2

Tín hiệu

QPSK

Hình 1.62 Sơ đồ khối của mạch giải điều chế QPSK sử dụng vòng khoá pha COSTAS

ϕ t: góc dịch pha do điều chế pha sinh ra

Hình 1.61 mô tả dạng sóng và biểu đồ pha của điều chế pha 4 trạng thái:

+ Giải điều chế pha 4 trạng thái (giải điều chế QPSK)

Có nhiều phương pháp thực hiện giải điều chế pha 4 trạng thái, trong đó có một số phương pháp như: vòng nhân pha, điều chế lại, vòng khóa pha COSTAS. Tài liệu này đề cập đến phương pháp giải điều chế QPSK bằng vòng COSTAS.

Hình 1.62 mô tả sơ đồ khối của mạch giải điều chế này. Nhiệm vụ của các khối trong sơ đồ ở hình 1.62 như sau:

Trang 64

Page 65: Tbi Dau Cuoi

M1, M2: các bộ nhân có nhiệm vụ nhân sóng mang đã điều chế QPSK với sóng mang khôi phục.

Mạch lọc thông thấp có nhiệm vụ lọc bỏ các thành phần tần số cao sau khi nhân.

M3, M4: các bộ nhân chéo để phát hiện sai pha của các tín hiệu sau giải điều chế.

M5: bộ trừ để xác định sai pha giữa sóng mang đã điều chế QPSK và sóng mang khôi phục.

LPF (Low Pass Filter): mạch lọc thông thấp còn gọi là mạch lọc vòng.

VCO: bộ dao động có tần số và pha điều khiển bằng điện áp.

90o: mạch dịch pha 90o để biến sóng mang cos(ω t + φ ) thành sin(ω t + φ ).

M3, M4, M5 và LPF tạo thành một mạch vòng gọi là vòng COSTAS

S1, S2: 2 luồng số thu được sau giải điều chế

Có thể phân tích nguyên lý hoạt động của mạch như sau: Tín hiệu sóng mang đã điều chế

QPSK là: A.cos(ω t + φ + ϕ t) được đồng thời đưa đến hai bộ nhân M1 và M2.

Ở bộ nhân M1: tín hiệu này được nhân với sóng mang cos(ω t + ϕ o).

Ở bộ nhân M2 tín hiệu này được nhân với sóng mang khôi phục sin (ω t + ϕ o)

trong đó ϕ o là pha của sóng mang khôi phục. Sau M1 ta có:

)cos(.2

)2cos(.2

)]cos()2[cos(2

1)cos().cos(.

otot

ototot

At

A

tAttA

ϕφϕϕϕφω

ϕφϕϕφϕωϕωϕφω

−+++++

=−+++++=+++

Sau M2 ta có:

)sin(.2

)2cos(.2

)]sin()2[cos(2

1)sin().cos(.

otoo

ototot

At

A

tAttA

ϕφϕϕφϕω

ϕφϕϕφϕωϕωϕφω

−+++++

=−+++++=+++

Trang 65

Page 66: Tbi Dau Cuoi

Sau các mạch lọc thông thấp ta thu được các thành phần là:

)sin(.2

),cos(.2 21 otot

AS

AS ϕφϕϕφϕ −+=−+=

Các tín hiệu này được tái sinh, khôi phục xung nhịp và biến đổi từ song song sang nối tiếp để tạo lại luồng số nguyên thủy như tín hiệu điều chế ở bên phát. Sau lọc thông thấp tín hiệu được nhân chéo với nhau tại M3 và M4. Sau M3 và M4 ta thu được:

U S SA A

A A

S t o t o

t o t o

= = + − + − =

+ − = + −

1 2

2 2

2 2

2

1

22

42 2 2

. .cos( ). .sin( )

. sin ( ) sin( )

ϕ φ ϕ ϕ φ ϕ

ϕ φ ϕ ϕ φ ϕ

Tín hiệu US sau hai bộ nhân M3 và M4 được trừ cho nhau tại M5 để xác định sự sai pha của tín hiệu giải điều chế S1 và S2. Độ sai pha của hai tín hiệu này được thể hiện bằng điện áp lỗi và được lọc vòng qua mạch lọc thông thấp LPF để đưa về hiệu chỉnh pha của sóng mang VCO sao cho hai tín hiệu US đồng pha nhau, có nghĩa là các tín hiệu S1 và S2 đồng pha nhau.

2. SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG CORDLESS PHONE VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

a. Các kỹ thuật bảo vệ cho máy cordless phone trong việc chống nghe trộm và dùng trộm đường dây

Vì băng tần vô tuyến dành cho điện thoại bị giới hạn, do đó sẽ có nhiều điện thoại đồng thời dùng cùng kênh, điều này cũng gây một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên với tầm liên lạc thích hợp và sử dụng những kỹ thuật chính xác, việc giảm tối đa giao thoa, reo chuông sai và vấn đề an toàn đã được thực hiện để việc sử dụng điện thoại corless phone đạt hiệu quả tốt.

Chúng ta đi vào khảo sát những kỹ thuật này.

- Tần số rung chuông riêng biệt

Việc reo chuông sai được giảm thiểu bằng cách dùng những tần số rung chuông riêng biệt cho liên kết giữa máy mẹ & máy con. Bằng cách này hai điện thoại dùng cùng kênh hoặc vùng phủ sóng chồng lên nhau không gây rung chuông của máy này sang máy khác.

- Tín hiệu điều khiển hoặc Tone bảo vệ riêng biệt.

Sử dụng nhiều tín hiệu điều khiễn ( pilot signal ) hoặc Tone bảo vệ ( guardtone) cho liên kết giữa máy mẹ & máy con để chống lại việc sử dụng trộm đường dây điện

Trang 66

Page 67: Tbi Dau Cuoi

thoại. Máy mẹ đáp ứng với máy con khi tín hiệu thoại điều khiễn chính xác được gữi từ máy con nếu máy con đó dùng cùng kênh vô tuyến với máy mẹ.

- Mã hoá số.

Với máy điện thoại cordless phone đời củ chỉ dùng tín hiệu điều khiển và tần số rung chuông để bảo vệ chống dùng trộm đường dây điện thoại và rung chuông sai. Đối với những máy đời mới đã được sử dụng kỹ thuật mã số giữa máy mẹ và máy con. Với kỹ thuật này không cần dùng những tín hiệu điều khiển, tần số rung chuông riêng biệt, vì vậy tất cả các máy điện thoại corless phone có sử dụng kỹ thuật mã hoá số đều được sử dụng chung 1 tín hiệu điều khiển và tín hiệu rung chuông. Tuy nhiên đối với mỗi hãng sản xuất khác nhau họ sử dụng mỗi phương pháp mã hoá số khác nhau.

b. Sơ đồ khối hệ thống

*. Sơ đồ khối BASE UNIT (máy mẹ) : Hình 1.63

- Chức năng các khối

• Hybrid: Cầu sai động để phân chia hướng phát & hướng thu

• Mic Amplier: Bộ khuếch đại mic nhằm nâng cao mức điện dòng phát thoại.

• Ring Detector: Bộ tách sóng chuông: thu tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa tới & tách sóng lấy thành phần một chiều cấp cho bộ tạo dao động.

• Ring OSC: Bộ tạo dao động sóng chuông âm tần.

• Audio Amplier: Bộ khuếch đại âm tần.( bộ tiền khuếch đại dòng phát thoại)

• FM Modulator: Bộ điều chế tần số (bộ điều tần).

• RF Amplier: Bộ khuếch đại cao tần.

• RF Output: Bộ khuếch đại công suất ra cao tần.

• Mixer: Bộ giải điều chế.

• IF Filter: Bộ lọc trung tần.

.

Trang 67

Page 68: Tbi Dau Cuoi

Đường dây

D2

AudioAmp

AudioOuput

OSC1

RF Output

RFAmp

FMModulator

AudioAmplifier

AudioAmp

Mic

Ring OSC

Ring Detecter

Call Pilot Switching

RFAmp

Mixer1

IFFilter1

IF AmpLimiter

De-tector LPF

Mixer2

OSC2 Pilot

Detector SRY Relay

Hybrid

Call

SRY

Tel/INT Switch

Line

IFFilter

2

Call detecter Chime

Hình 1.64. Sơ đồ khối BASE UNIT (máy mẹ)

• IF Ampli Limitter: Bộ khuếch đại trung tần hạn chế biên độ.

• Detector: Bộ tách sóng.

• Low Pass Filter: Bộ lọc thông thấp (LPF)

• Call Filter: Bộ lọc tín hiệu gọi.

• Audio Output: Bộ khuếch đại công suất ra.

• Pilot Detector: Bộ tách sóng điều khiển.

• SRY Relay: Rơle đóng mở mạch đàm thoại.

• Chime: Bộ tạo tín hiệu chuông âm tần.

*. Sơ đồ khối Handset (máy con) hình1.64

- Chức năng các khối

• RF Amplier: Bộ khuếch đại cao tần.

• Mixer: Bộ giải điều chế.

• IF Filter: Bộ lọc trung tần.

• IF Ampli Limitter: Bộ khuếch đại trung tần hạn chế biên độ.

Trang 68

Page 69: Tbi Dau Cuoi

RFAmp Mixer

IFFilter

IF AmpLimiter

De-tector LPF

Call De-tector

AudioOuput

speaker Swiching

OSC

Phátt

012012

Thu 3,6 Volt

Speaker Ring

Speaker

RF PowerAmp

RF TripplerAmp

Tx OSCAmp

FMModulator

AudioAmp

Mic

Key Board

Pilot OSC/CALL

Call Pilot Switching

Call

Audio Amp

Hình 1.64 : Sơ đồ khối Handset (máy con)

• Detector: Bộ tách sóng.

• Audio Amplifier: Bộ khuếch đại âm tần.

• Call Detector: Bộ tách sóng tín hiệu gọi.

• Audio Output: Bộ khuếch đại công suất ra.

• Speaker Ring: Loa chuông. (đĩa phát âm)

• Speaker switching: Điều khiễn tín hiệu ra loa.

• RF Power Amplifier: Bộ khuếch đại công suất cao tần.

• RF Trippler Amplifier: Bộ khuếch đại nhân tần.

• TX OSC Amplifier: Bộ khuếch đại dao động phát.

• FM Modulator: Bộ điều tần ( bộ điều chế theo tần số).

• Key Board: Bàn phím.

• Pilot OSC / Call: Bộ tạo tín hiệu điều khiển dao động hoặc tạo tín hiệu gọi.

• Call Pilot Switching: Chuyển mạch tín hiệu điều khiển gọi.

Trang 69

Page 70: Tbi Dau Cuoi

c - Phân tích hoạt động của hệ thống

*. Mạch thu chuông

- Mạch thu chuông từ tổng đài tới

Nguồn chuông hạ tần từ tổng đài → đường dây → Ring detector. Bộ Ring Detector tách sóng tín hiệu chuông hạ tần lấy nguồn một chiều cấp cho Ring OSC. Bộ Ring OSC tạo dao động chuông âm tần đưa tới bộ Audio Amplifier khuếch đại nâng cao mức điện áp đưa tới FM Modulator điều chế theo tần số. Biến tín hiệu chuông âm tần thành tín hiệu chuông cao tần đưa tới bộ RF Amplifier khuếch đại cao tần nâng cao mức điện áp đưa tới RF Output khuếch đại công suất - đưa lên anten phát - đưa lên không gian tới anten thu của máy con.

Tín hiệu chuông cao tần tới anten thu của máy con được RF Amplifier khuếch đại cao tần nâng cao mức điện bù đắp lại phần tiêu hao trong không gian - đưa tới Mixer để giải điều chế với dao động tải tần OSC để biến đổi tín hiệu chuông cao tần thành tín hiệu chuông trung tần - đưa qua bộ lọc IF Filter lọc lấy tín hiệu trung tần đưa tới bộ IF Amplifier Limitter khuếch đại hạn chế biên độ trung tần để nâng cao mức điện và gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ - tín hiệu chuông đưa tới bộ Detector để tách sóng lấy thành phần tín hiệu chuông âm tần đưa tới bộ lọc thông thấp (LPF) lọc lấy thành phần tín hiệu chuông âm tần, đưa tới bộ Audio Amplifier khuếch đại âm tần nâng cao mức điện áp đưa qua bộ call Detector tách sóng tín hiệu chuông âm tần, đưa qua bộ khuếch đại công suất ra Audio Output để tới đĩa phát âm. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông âm tần báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

- Mạch thu chuông từ máy mẹ gọi tới máy con:

Khi máy mẹ (Base Unit) muốn gọi máy con (Handset) thì máy mẹ ấn Tel/ In để tách đường dây ra khỏi mạch đàm thoại, ấn Call cấp mass cho Ring OSC. Ring OSC được cấp mass có nguồn làm việc tạo ra dao động chuông âm tần để đưa tới bộ Audio Amplifier khuếch đại âm tần nâng cao mức điện áp đưa tới FM Modulator điều chế theo tần số. Biến tín hiệu chuông âm tần thành tín hiệu chuông cao tần đưa tới bộ RF Amplifier khuếch đại cao tần nâng cao mức điện áp đưa tới bộ khuếch đại công suất cao tần RF Output - đưa lên anten phát - đưa lên không gian tới anten thu của máy con.

Tín hiệu chuông cao tần tới anten thu của máy con được RF Amplifier khuếch đại cao tần nâng cao mức điện áp bù đắp lại phần tiêu hao trong không gian - đưa tới Mixer để giải điều chế với dao động tải tần OSC để biến đổi tín hiệu chuông cao tần thành tín hiệu chuông trung tần - đưa qua bộ lọc IF Filter lọc lấy tín hiệu trung tần đưa tới bộ IF Amplifier Limitter khuếch đại hạn chế biên độ trung tần để nâng cao

Trang 70

Page 71: Tbi Dau Cuoi

mức điện và gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ - tín hiệu chuông đưa tới bộ Detector để tách sóng lấy thành phần tín hiệu chuông âm tần đưa tới bộ lọc thông thấp (LPF) tới bộ Audio Amplifier khuếch đại âm tần áp đưa qua bộ call Detector tách sóng lấy tín hiệu chuông, đưa qua bộ khuếch đại công suất ra Audio Output để tới đĩa phát âm. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông âm tần báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi từ máy mẹ tới.

- Mạch thu chuông từ máy con gọi máy mẹ:

Khi máy con (Handset) cần gọi máy mẹ (Base Unit) thì ở máy con ấn talk để cấp nguồn cho các bộ phận trong máy con làm việc và ấn Call Pilot Switching thì bộ Pilot OSC / Call tạo ra dao động chuông âm tần đưa tới bộ FM Modulator điều chế tần số biến đổi tín hiệu chuông âm tần thành tín hiệu chuông cao tần, đưa qua bộ TX OSC Amplifier khuếch đại dao động phát cao tần & bộ RF Trippler Amplifier khuếch đại nhân tần và bộ RF Power Amplifier khuếch đại công suất tín hiệu cao tần, nâng cao mức điện tín hiệu chuông cao tần đưa lên anten phát máy con - đưa lên không gian tới anten thu của máy mẹ.

Tín hiệu chuông cao tần từ anten thu máy mẹ được đưa tới bộ RF Amplifier khuếch đại cao tần nâng cao mức điện áp bù đắp phần tín hiệu bị tiêu hao trong không gian - đưa qua bộ Mixer1 Amplifier giải điều chế lần 1 với dao động tải tần OSC1. Tín hiệu sau khi được giải điều chế lần 1 được đưa qua bộ lọc trung tần 1 (IF Filter1) để lọc lấy dải tần số 10,7 MHz - tín hiệu này được đưa qua bộ giải điều chế lần 2 (Mixer2) & đưa qua bộ lọc trung tần 2 (Filter2) để lọc lấy tín hiệu trung tần có dải tần số 455KHz. Tín hiệu trung tần được bộ khuếch đại hạn chế ( If Amplifier Limitter) khuếch đại nâng cao mức điện trung tần và gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ - đưa qua bộ tách sóng (Detector) để tách lấy thành phần tín hiệu chuông âm tần đưa qua bộ tách sóng chuông (Call Detector) để tách lấy thành phần tín hiệu chuông âm tần, đưa tới bộ tạo dao động chuông âm tần (chime), tới bộ khuếch đại công suất ra (Audio Output) nâng cao mức điện để đưa ra loa - phát ra tiếng chuông báo cho người ở máy mẹ biết có máy con gọi tới.

*. Mạch thu - phát thoại (đàm thoại)

- Mạch thu - phát thoại với đối phương

Khi nghe chuông gọi, ấn nút Talk ở máy con. Bộ Pilot OSC / Call làm việc điều khiển cấp nguồn một chiều cho các bộ phận ở máy con làm việc, đồng thời phát đi một xung dòng (tín hiệu điều khiễn Pilot). Xung dòng này đi qua bộ FM Modulator - điều chế theo tần số biến đổi tín hiệu Pilot thành tín hiệu cao tần, đưa tới TX OSC Amplifier khuếch đại dao động phát cao tần tới bộ RF Trippler khuếch đại nhân tần,

Trang 71

Page 72: Tbi Dau Cuoi

tới RF Power Amplifier khuếch đại công suất cao tần, nâng cao mức điện phát đưa ra anten phát máy con đưa lên không gian tới anten thu máy mẹ đưa vào RF Amplifier khuếch đại nâng cao mức điện áp cao tần bù đắp lại phần tiêu hao trong không gian, đưa tới bộ giải điều chế 1(Mixer1) với dao động tải tần OSC1. Tín hiệu sau khi giải điều chế lần 1 được đưa qua bộ lọc trung tần 1( Filter1) để lọc lấy dải tần số 10,7 MHz - tín hiệu này được đưa qua bộ giải điều chế trung tần 2 (Mixer2) với dao động tải tần OSC2 sau đó đưa qua bộ lọc trung tần 2 (Filter2) lọc lấy tín hiệu trung tần có dải tần số 455KHz đưa qua bộ khuếch đại hạn chế Amplifier Limitter khuếch đại nâng cao mức điện trung tần và gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ, tới bộ tách sóng (Detector) để tách lấy phần tín hiệu âm tần đưa qua bộ tách sóng điều khiển (Pilot Detector) để tách lấy thành phần một chiều cấp cho Rơle (SRY Relay). Rơle động tác đóng tiếp điểm SRY nối kín mạch vòng thuê bao.

+ Mạch thu thoại:

Tín hiệu thoại từ đối phương đường dây → Tel/INT.Switch→ SRY → Hybrit → (Audio Amplifier) khuếch đại âm tần nâng cao mức điện áp → FM Modulator để điều

chế theo tần số, biến đổi tín hiệu âm tần thành tín hiệu cao tần → RF Amplifier

khuếch đại điện áp cao tần → bộ khuếch đại công suất ra cao tần RF Output → anten

phát → không gian → anten thu của máy con (Handset) → bộ khuếch đại cao tần RF

Amplifier để nâng cao mức điện áp bù đắp lại phần tiêu hao trong không gian → bộ giải điều chế tần số với tải tần osc (Mixer) để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu

trung tần → bộ lọc trung tần (IF Filter) → bộ khuếch đại trung tần hạn chế biên độ trung tần (IF Amplifier Limitter) để khuếch đại nâng cao mức điện và gạt bỏ thành

phần nhiễu về biên độ → bộ tách sóng (Detector) để tách lấy tín hiệu âm tần → bộ lọc

thông thấp (LPF) lọc lấy thành phần tín hiệu âm tần→ bộ khuếch đại âm tần (Audio

Amplifier) để nâng cao mức điện áp → bộ khuếch đại công suất ra (Audio Output) → bộ điều khiễn tín hiệu ra loa (Speaker Switching) → tai nghe.

+ Mạch phát thoại:

Dòng phát thoại đi từ Mic của máy con → bộ khuếch đại âm tần (Audio

Amplifier) để khuếch đại nâng cao mức điện áp → FM Modulator để điều chế tần số,

biến tín hiệu tiếng nói âm tần thành tín hiệu cao tần → bộ khuếch đại dao động phát, khuếch đại nhân tần & bộ khuếch đại công suất cao tần nâng cao mức công suất phát

→ anten phát của máy con → không gian → anten thu của máy mẹ → bộ khuếch đại cao tần (RF Amplifier) để nâng cao mức điện áp bù đắp lại phần tiêu hao trong không

gian → Mixer1 để giải điều chế lần 1 với tải tần osc1, thực hiện biến đổi tín hiệu cao

Trang 72

Page 73: Tbi Dau Cuoi

tần thành tín hiệu trung tần → bộ lọc trung tần 1 ( IF Filter1) để lọc lấy dải tần 10,7

MHz → Mixer2 để giải điều chế lần 2 với tải tần osc2 → bộ lọc trung tần 2 ( IF Filter2)

để lọc lấy dải tần 455KHz → bộ khuếch đại hạn chế trung tần (IF Amplifier Limitter)

để khuếch đại nâng cao mức điện & gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ → bộ tách

sóng (Detector) để tách lấy tín hiệu âm tần → Low pass Filter để lọc lấy tín hiệu âm

tần băng thoại → bộ khuếch đại âm tần (Audio Amplifier) để nâng cao mức điện → cầu sai động (Hybrid) → SRY → IN/ TEL Switch → đường dây → đối phương.

- Mạch đàm thoại giữa máy mẹ với máy con

+ Máy mẹ nói - máy con nghe:

Khi máy mẹ muốn đàm thoại với máy con thì ở máy mẹ ấn nút Tel/IN Switch cắt mạch đàm thoại với đối phương & ở máy con ấn Talk để cấp nguồn cho các bộ phận ở máy con làm việc. Khi nói áp lực âm thanh tác động vào ống nói (Mic). Mic biến dao động âm thanh thành dao động điện đưa tới Mic Amplifier khuếch đại điện

áp âm tần, nâng cao mức điện → Audio Amplifier khuếch đại âm tần → FM

Modulator để điều chế tần số, biến đổi tín hiệu âm tần thành tín hiệu cao tần → RF

Amp khuếch đại điện áp cao tần→RF Output khuếch đại công suất ra → anten phát → không gian → anten thu của máy con → RF Amplifier khuếch đại điện áp cao tần để

bù đắp lại sự tiêu hao của tín hiệu qua không gian → Mixer thực hiện giải điều chế

tần số với tải tần osc để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần → bộ lọc

trung tần IF Filter để lọc lấy băng trung tần tần tín hiệu thoại → IF Amplifier Limitter khuếch đại trung tần hạn chế để nâng cao mức điện gạt bỏ thành phần nhiễu về biên

độ→ bộ tách sóng Detector để tách lấy tín hiệu âm tần → bộ lọc thông thấp LPF để

lọc lấy băng tần âm thoại → Audio Amplifier khuếch đại nâng cao mức điện áp âm

tần → Audio Output khuếch đại công suất ra → Speaker Switching điều khiễn tín hiệu

thoại ra tai nghe → đưa ra ống nghe ở máy con.

+ Máy con nói - máy mẹ nghe:

Khi nói trước ống nói, áp lực âm thanh tác động vào ống nói, ống nói biến dao

động âm thanh thành dao động điện →Audio Amplifier khuếch đại âm tần nâng cao

mức điện áp → FM Modulator điều chế tần số biến tín hiệu âm tần thành tín hiệu cao

tần → TX OSC Amplifier khuếch đại dao động phát cao tần → RF Tripple Amplifier

khuếch đại nhân tần nâng cao mức điện áp → RF Power Amplifier khuếch đại công

suất tín hiệu cao tần → anten phát → không gian → anten thu của máy mẹ → RF Amplifier khuếch đại điện áp cao tần để bù đắp lại sự tiêu hao của tín hiệu qua không

Trang 73

Page 74: Tbi Dau Cuoi

gian → Mixer1 giải điều chế lần 1 để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần

→ bộ lọc trung tần 1 ( IF Filter 1) để lọc lấy băng tần 10,7MHz → Mixer 2 thực hiện

giải điều chế lần 2 → bộ lọc trung tần 2 ( IF Filter 2) để lọc lấy băng tần 455KHz → IF Amplifier Limitter khuếch đại trung tần hạn chế biên độ để nâng cao mức điện &

gạt bỏ thành phần mhiễu về biên độ → bộ tách sóng Detector để tách lấy tín hiệu âm

tần → bộ lọc thông thấp Low pass Filter để lọc lấy băng tần âm thoại → Audio

Amplifier khuếch đại nâng cao mức điện áp → Audio Output khuếch đại công suất ra

→ đưa ra loa ở máy mẹ.

*. Mạch phát số

- Phát số chế độ pulse

. Chuyển khoá P/T sang vị trí Pulse (P)

. Khi muốn gọi tới đối phương, thuê bao ấn nút Talk để cấp nguồn cho máy con làm việc, nghe âm mời ấn số mới tiến hành ấn số thuê bao bị gọi.

. Khi ấn phím, bàn phím tác động tới IC phát số, căn cứ các số được ấn IC phát

số đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn → Pilot

OSC chuyển mạch điều khiển gọi theo dòng xung thập phân → FM Modulator điều

chế tần số, biến tín hiệu điều khiển thành tín hiệu cao tần → TX OSC Amplifier

khuếch đại dao động phát cao tần → RF Trippler Amplifier khuếch đại nhân tần để

nâng cao mức điện áp cao tần → RF Power Amplifier khuếch đại công suất tín hiệu

cao tần → anten phát → không gian → anten thu máy mẹ → RF Amplifier khuếch đại

điện áp cao tần để bù đắp sự tiêu hao của tín hiệu trong không gian → Mixer1 giải

điều chế tần số lần 1 để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần → bộ lọc

trung tần 1 ( IF Filter1 ) để lọc lấy dải tần 10,7 MHz → Mixer2 để giải điều chế tần số

lần 2 → bộ lọc trung tần 2 ( IF Filter2 ) để lọc lấy dải tần 455KHz → IF Amplifier Limitter khuếch đại hạn chế trung tần để nâng cao mức điện và gạt bỏ thành phần

nhiễu về biên độ → Detector để tách sóng lấy thành phần âm tần → Pilot detector để tách sóng điều khiển rơle (SRY Relay) nhả, hút để đóng mở mạch vòng thuê bao tạo dòng xung thập phân đưa lên đường dây đến tổng đài, tổng đài sẽ nhận được số điện thoại từ máy con phát đến

- Phát số Chế độ tone.

. Chuyển khoá P/T sang vị trí tone (T)

. Khi ấn phím, bàn phím tác động tới IC phát số, IC phát số sẽ đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp 2 sóng hình sin có tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn →

Trang 74

Page 75: Tbi Dau Cuoi

FM Modulator để điều chế tần số, biến đổi tín hiệu DTMF thành tín hiệu cao tần → TX Osc Amplifier để nâng cao mức điện → RF Amplifier khuếch đại điện áp cao tần → RF Power Amlifier khuếch đại công suất cao tần → anten phát → không gian → anten thu máy mẹ → RF Amlifier khuếch đại điện áp cao tần để bù đắp lại phần tiêu hao trong không gian → Mixer 1 để giải điều chế lần 1 với tải tần Osc1 để biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần → bộ lọc trung tần 1 ( IF Filter1) để lọc lấy dải tần 10,7MHz → Mixer 2 để giải điều chế lần 2 với tải tần Osc 2 → bộ lọc trung tần 2 ( IF Filter2) lọc lấy dải tần 455KHz → IF Amplifier Limiter khuếch đại trung tần hạn chế biên độ để nâng cao mức điện và gạt bỏ thành phần nhiễu về biên độ → Detector để tách sóng lấy thành phần tín hiệu âm tần → Low Pass Filter lọc lấy tín hiệu âm tần → Audio Amplifiter để khuếch đại nâng cao mức điện áp → Hybrid để phân chia hướng phát hướng thu qua tiếp điểm Rơle, SRY → Tel/Int Switch → đường dây → tổng đài, tổng đài nhận được dòng DTMF từ máy con gởi đến.

BÀI TẬP CHƯƠNG I

BÀI TẬP 1: MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM

Mục đích: Giúp học viên làm quen và có kỹ năng phân tích mạch, khoanh vùng pan, lắp đặt, sửa chữa được máy điện thoại ấn phím thông dụng.

Nội dung:

I. MÁY ĐIỆN THOẠI SIEMENS 802 MODEL 3

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ: Hình bt1.1

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN

• R301: bảo vệ quá áp, bảo vệ an toàn cho toàn máy

• R300: bảo vệ quá áp, bảo vệ an toàn cho các mạch điện trong máy

• U8: bảo vệ quá áp, bảo vệ an toàn cho IC: TEA1062A

• U5: bảo vệ quá áp, bảo vệ an toàn cho IC: W91314A

• U1 ÷ U4: cầu chống đảo cực, giữ cho cực tính nguồn 1 chiều cấp cho các cơ kiện trong máy cố định.

• U31: (khoá điện tử) đèn đóng mở mạch vòng thuê bao và tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse.

• U34: tham gia cùng với R4, R11, R13 làm mạch định thiên phân áp cho U31 và tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse cùng với U31.

• U32: đèn đóng mở mạch cho phép IC phát số làm việc

Trang 75

Page 76: Tbi Dau Cuoi

• U35: kết hợp với R12, R50, R25 tạo thành mạch định thiên phân áp cho U34.

• U6: Khảng định cực tính nguồn một chiều cấp cho IC W91314A và cản dòng phóng điện của C7 trong quá trình phát số chế độ pulse tại thời điểm xung không dòng.

• IC: LS1240A: là IC thu chuông không cầu nắn điện bên ngoài

• IC: TEA1062A: là IC khuếch đại âm tần

• IC: W91314A: là IC phát số

• G1: thạch anh cùng với C33 và C34 tạo dao động chuẩn có f = 3,57945 Mhz

• C1: ngăn dòng 1 chiều và dẫn dòng chuông hạ tần

• R1: gây sụt áp bớt dòng chuông hạ tần

• C1 và R1: Tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu chuông.

• C2, R2: kết hợp với bộ tạo dao động trong IC thu chuông để tạo ra dao động chuông âm tần

• C3: Tụ lọc nguồn sau bộ nắn trong IC thu chuông

• R3: Điện trở gây sụt bớt điện áp chuông âm tần khi khoá Ringer để ở vị trí số 2(L)

• Ringer: Khoá lựa chọn mức chuông âm tần ra PIEZO

• PIEZO: Là đĩa phát âm để biến dòng chuông âm tần thành tiếng chuông.

• R6, R8, R7: Điện trở định thiên phân áp cho U32

• C6: Là tụ lọc nguồn để ổn định điện áp cho U32

• C41: Là tụ lọc nhiễu

• C16, C9, C8, C17, C19, C22, C23, C24, C27, C32: Là các tụ lọc nhiễu

• R17: Dẫn nguồn 1 chiều và gây sụt áp bảo vệ an toàn cho IC

• R18, C15: Phối hợp trở kháng giữa đường dây với bộ khuếch đại thu

• R26, R27: Điện trở dẫn nguồn 1 chiều và gây sụt áp bảo vệ an toàn cho ống nói.

• R29, C20: Phối hợp trở kháng giữa ống nói với đầu vào bộ khuếch đại phát.

• R20, R22, R23, R24, C14: Tham gia vào mạch cân bằng với trở kháng đường dây và tham gia vào mạch khử trắc âm.

• C28, R37, C29: Dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại khử trắc âm

• R32, C26: Dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại thu

• R51: Dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại phát

Trang 76

Page 77: Tbi Dau Cuoi

• R34, C25: Phối hợp trở kháng giữa đầu ra bộ khuếch đại thu với ống nghe ; ngoài ra C25 còn có nhiệm vụ ngăn dòng một chiều, dẫn dòng thu thoại.

• R43, R42, C30, C32: Phối hợp trở kháng giữa bộ khuếch đại trộn tần trong IC phát số với đầu vào bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC khuếch đại âm tần.

• C31: Tụ lọc nguồn cho IC khuếch đại âm tần

• R40, R38: Điện trở cân bằng điện áp làm tăng độ nhạy cho bộ khuếch đại thu

• C10, C11, C12, C13: Các tụ lọc nhiễu và giữ cho IC phát số không làm việc với các tín hiệu gọi giả.

• R25: Điện trở cân bằng điện áp làm tăng độ nhạy cho độ khuếch đại phát trong IC khuếch đại.

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a - Mạch thu chuông

Dòng chuông hạ tần từ tổng đài đưa tới trên 2 dây tip và ring. Từ dây tip →S1

→C1 đặt vào chân 1IC chuông và từ dây ring → R1 đặt vào chân 8 IC chuông. IC thu chuông làm việc, nắn dòng chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được tụ C3 lọc. Nguồn 1 chiều cấp cho các phần tử tích cực trong IC làm việc. Bộ tạo dao động trong IC kết

Trang 77

Hình bt1.1: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại SIEMENS 802 Model 3

Page 78: Tbi Dau Cuoi

hợp với tụ C2, R2 tạo ra dao động chuông âm tần ra chân 5 IC chuông → khoá Ringer

→ PIEZO → chân 2 IC chuông, kín mạch. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b- Mạch cấp nguồn 1 chiều

Thuê bao nhấc tổ hợp S1 chuyển trạng thái, nguồn 1 chiều từ tổng đài → đường

dây → CCĐC (xem nguyên lý làm việc cầu chống đảo cực trang 17).

- Mạch cấp nguồn khởi động IC phát số:

(+) CCĐC → R12 → R49 → R17 → U6 → chân 14 IC phát số → các mạch điện

trong IC → chân 5, 6 → đất → (-) CCĐC. IC phát số được cấp nguồn khởi động đưa

mức cao ra chân 11 → đặt vào cực b của U34 làm cho U34 thông. Đưa mức thấp từ đất

→ R13 → U34 → R11 → đặt vào cực b của U31 làm cho U31 thông. Đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC phát số làm việc:

(+) CCĐC → U31 → R17 → U6 → chân 14 IC phát số → các mạch điện trong IC

→ chân 5, 6 → đất → (-) CCĐC.

- Mạch cho phép IC phát số làm việc

(+) CCĐC → R6 → R8 → R7 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R8, R6, R7 định thiên

phân áp cho U32, U32 thông, đưa mức thấp từ đất → U32 → chân 10 IC (chân CE). Chân 10IC phát số xuống mức thấp. cho phép IC phát số chịu mọi tác động của bàn phím.

- Mạch cấp nguồn cho IC khuếch đại làm việc:

(+) CCĐC → U31 → R17 → chân 13 IC khuếch đại → các mạch điện trong IC → chân 9 IC khuếch đại → đất → (-) CCĐC.

- Mạch cấp nguồn cho ống nói:

(+) CCĐC → U31 → R17 → R26 → ống nói → R27 → đất → (-) CCĐC.

c- Mạch thu thoại

Tín hiệu thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC → U31 → R18 → C15 → chân 10 IC khuếch đại → bộ khuếch đại thu trong IC → chân 9 IC khuếch đại → đất

→ CCĐC → đường dây → đối phương, kín mạch. Bộ khuếch đại thu trong IC khuếch

đại nâng cao mức điện đưa dòng thu thoại ra chân 4 IC khuếch đại → R34 → C25 → tai

nghe → đất → chân 9 IC khuếch đại, kín mạch.

d- Mạch phát thoại

Trang 78

Page 79: Tbi Dau Cuoi

Dòng phát thoại từ một đầu ống nói → R29 → C20 → chân 7 IC khuếch đại → bộ

khuếch đại phát trong IC khuếch đại → chân 9 IC khuếch đại → đất → R27 → đầu kia ống nói, kín mạch. Bộ khuếch đại phát trong IC khuếch đại, khuếch đại nâng cao mức

điện, đưa dòng phát thoại ra chân 1 IC khuếch đại → R19 → U31 → CCĐC → đường

dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 9 IC khuếch đại, kín mạch.

e- Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía pulse đưa mức cao từ chân 14 IC phát số đặt vào chân 13 IC phát số. IC phát số xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím, IC phát số làm việc, đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 11 IC phát số đặt vào cực b của U34.

Ứng với mức thấp, U34 tắt do đó cực b của U31 lên mức cao nên U31 tắt, hở mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung không dòng.

Ứng với mức cao, U34 thông đưa mức thấp từ đất → R13 → U34 → R11 đặt vào cực b của U31 làm cho U31 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Kết thúc loạt xung chân 11 IC phát số lên mức cao đặt vào cực b của U34 làm cho U34 thông do đó U31 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone đưa mức thấp từ đất đặt vào chân 13 IC phát số. IC phát số xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím, IC phát số làm việc, đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp 2 sóng hình sin

có tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 12 IC phát số → R43 → C30 → chân 11IC khuếch đại → bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC khuếch đại → chân 9 IC khuếch đại → đất → chân 5,6 IC phát số, kín mạch. Bộ khuếch đại dòng

DTMF khuếch đại, nâng cao mức điện đưa dòng DTMF ra chân 1IC khuếch đại → R19 → U31 → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → chân 9 IC khuếch đại, kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click

Trong quá trình phát số, IC phát số đưa mức thấp ra chân 9 IC phát số (bình thường khi đàm thoại chân 9 có mức cao) đặt vào chân 12 IC khuếch đại làm hở mạch thu thoại, diệt được tiếng click đi vào tai nghe.

Trang 79

Page 80: Tbi Dau Cuoi

II. MÁY ĐIỆN THOẠI ẤN PHÍM NEC 42-S

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ : Hình bt1.2

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN

• ZNR1: Để bảo vệ quá áp cho toàn máy

• Cuộn 1-2 và cuộn 3-4: cuộn gia cảm

• D5 ÷ D8: Cầu chống đảo cực (CCĐC)

• C1: Ngăn dòng 1 chiều và dẫn tín hiệu chuông hạ tần

• C1 kết hợp với R1 tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu chuông.

• R1: Gây sụt áp bớt nguồn chuông hạ tần bảo vệ an toàn cho mạch thu chuông

• D1 ÷ D4: Cầu nắn - nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều.

• C2: Tụ lọc nguồn sau nắn

• ZD1: Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC1 (BA8206)

• IC1 (BA8206): Là IC thu chuông, tạo ra dao động chuông âm tần khi có nguồn 1 chiều cung cấp.

• R3 - C3 & R4 - C4: Tham gia cùng mạch tạo dao động trong IC để tạo dao động chuông âm tần.

• R2: Điện trở cân bằng điện áp, nhằm tăng độ nhạy của IC1

• R5, R6, R7: Điện trở hạn chế dòng chuông âm tần

• D10: Bảo vệ đĩa phát âm

• PIEZO: Đĩa phát âm

• R9: Điện trở dẫn nguồn 1 chiều cấp bộ nhớ RAM trong IC2

• D9 và D11: Diode khẳng định cực tính nguồn 1 chiều cấp cho IC2 và cản dòng phóng điện của C8 trong quá trình phát số chế độ pulse.

• R11 và R12: Điện trở định thiên phân áp cho Q1

• Q1: Đèn đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

Trang 80

Page 81: Tbi Dau Cuoi

R10: Điện trở tải của Q1

• C8, C9, C29, C30: Các tụ lọc nguồn

• C7, C10, C11, C20, C21, C23, C25, C35, C38: Các tụ lọc nhiễu

• C11 và C12: Tham gia cùng XTAL để tạo ra dao động chuẩn 3,57945 MHz.

• R15 và R17: Điện trở định thiên phân áp cho Q3

• R14, R16, RCE của Q3: Tạo thành mạch định thiên phân áp cho Q2

• ZNR2: Bảo vệ quá áp cho các mạch điện trong máy

• ZD2: Bảo vệ quá áp cho IC2 TE A1062 (IC phát số)

• ZD3: Bảo vệ quá áp cho IC3 UM 91214A (IC khuếch đại)

• Q2: Đèn đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q3: Đèn điều khiển đóng mở của Q2

• Q2 và Q3: Tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse

Trang 81

Hình bt1.2: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại NEC 42-S

Page 82: Tbi Dau Cuoi

• R30: Điện trở gây sụt áp bảo vệ an toàn cho IC2 và IC3

• R31: Điện trở gây sụt áp bảo vệ an toàn cho IC2

• R23 và R18: Điện trở định thiên phân áp cho Q4

• Q4: Đèn tham gia vào mạch diệt tiếng click

• R45: điện trở tải của Q4 và dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3.

• R35 và R36: Điện trở cân bằng điện áp, nhằm tăng độ nhạy cho bộ khuếch đại thu trong IC3.

• R25, C24: ngăn nguồn 1 chiều, dẫn tín hiệu thoại và phối hợp trở kháng giữa đường dây với đầu vào bộ khuếch đại thu.

• R40, C34: Tạo thành mạch dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại thu

• C36: Tụ phối hợp trở kháng giữa đầu ra mạch khuếch đại thu với tai nghe và ngăn dòng 1 chiều, dẫn dòng thoại qua tai nghe.

• R37, C33: Tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa ống nói với đầu vào bộ khuếch đại phát.

• R33: Điện trở dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại khử trắc âm trong IC3.

• R26, R27, R28, R29, C26, C27: Tham gia vào mạch cân bằng để khử trắc âm.

• R19, R20, R21, R22, R24, C22: Tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đầu ra của bộ khuếch đại trộn tần trong IC2 với đầu vào bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3, ngăn nguồn 1 chiều, dẫn tín hiệu DTMF.

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên đường dây T-R thông qua C1-R1 đặt

vào 2 đầu cầu nắn D1 ÷ D4. Cầu nắn, nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được C2 lọc và ZD1 ổn định. Đưa (+) nguồn vào chân 1 và (-) nguồn vào chân 5 của IC1, để cấp cho các phần tử tích cực trong IC1 làm việc. Bộ tạo dao động trong IC1 kết

hợp với R3, C3 & R4, C4 tạo ra dao động chuông âm tần đưa ra chân 8 IC1 → khoá

Ringer → PIEZO → chân 5 IC1, kín mạch. PIEZO phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn 1 chiều

- Mạch cấp nguồn nuôi bộ nhớ:

(+) CCĐC → R9 → D9 → chân 6 IC2 → bộ nhớ RAM trong IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

Trang 82

Page 83: Tbi Dau Cuoi

- Mạch cấp nguồn khởi động IC2:

(+) CCĐC → HS → R15 → R17 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R15, R17 định thiên

phân áp cho Q3 làm Q3 thông đưa mức thấp từ đất → Q3 → R16 → đặt vào cực b Q2

làm Q2 thông (Q2 và Q3 thông nhưng chưa thông bão hoà). Khi đó có dòng khởi động cho IC2 làm việc theo mạch.

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → D11 → R31 → chân 6 IC2 → mạch điện trong IC2

→ chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. IC2 được cấp nguồn khởi động đưa mức cao ra chân 9 IC2 đặt vào cực b của Q3 làm cho Q3 thông bão hoà nên dẫn tới Q2

thông bão hoà, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → D11 → R31 → chân 6 IC2 → mạch điện trong IC2

→ chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC kín mạch.

- Mạch cấp nguồn cho IC3 làm việc:

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → chân 13 IC3 → các mạch điện trong IC3 → chân

9 IC3 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cho phép IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS → R11 → R12 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R12,

R11 định thiên phân áp cho Q1 thông, đưa mức thấp từ đất → Q1 → chân 1 IC2 (chân CE) xuống mức thấp. Cho phép IC2 chịu mọi tác động của bàn phím.

c. Mạch thu thoại

Dòng thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC → HS → Q2 → R25 → C24 → chân 10 IC3 → bộ khuếch đại thu trong IC3 → chân 9 IC3 → đất → CCĐC → đường

dây → đối phương, kín mạch. Bộ khuếch đại thu, khuếch đại nâng cao mức điện đưa

dòng thu thoại ra chân 4 IC3 → C36 → tai nghe → đất → chân 9 IC3, kín mạch.

d. Mạch phát thoại

Dòng phát thoại từ một đầu ống nói → chân 6 IC3 → bộ khuếch đại phát trong

IC3 → chân 7 IC3 → đầu kia ống nói, kín mạch. Bộ khuếch đại phát, khuếch đại nâng

cao mức điện đưa dòng phát thoại ra chân 1 IC3 → Q2 → HS → CCĐC → đường dây

→ đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 9 IC3, kín mạch.

e.Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse

Trang 83

Page 84: Tbi Dau Cuoi

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía pulse, đưa mức cao từ (+)

CCĐC → HS → Q2 → R30 → D11 → R31 → R13 → khoá pulse → chân 2 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 9 (DP) đặt vào cực b của Q3.

Ứng với mức thấp Q3 tắt dẫn đến cực b của Q2 lên mức cao nên tắt, hở mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài 1 xung không dòng.

Ứng với mức cao Q3 thông đưa mức thấp từ đất → Q3 → R16 → cực b của Q2 làm cho Q2 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao phát lên đường dây 1 tới tổng đài 1 xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Đến cuối loạt xung chân 9 IC2 lên mức cao nên Q3, Q2 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone. Đưa mức thấp từ đất vào chân 2 IC2. IC2 xác định làm việc chế độ tone.

Khi ấn phím IC2 làm việc, đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp gồm 2 sóng hình sin có

tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 7 IC2 → R19 → R21 → R22

→ R24 → C22 → chân 11 IC3 → vào bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3 → chân 9 IC3

→ đất → chân 5 IC2, kín mạch.

BỘ khuếch đại dòng DTMF trong IC3 khuếch đại, nâng cao mức điện đưa dòng

DTMF ra chân 1 IC3 → Q2 → HS → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → chân 9 IC3 kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click

Trong quá trình phát số IC2 đưa mức thấp ra chân 8 IC2 đặt vào cực b của Q4

làm cho Q4 tắt, hở mạch cấp nguồn cho bộ khuếch đại thu diệt được tiếng click.

III- MÁY ĐIỆN THOẠI SINOCA ST-132

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ : Hình bt1.3

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN

• D1 ÷ D4: Cầu nắn điện, nắn nguồn chuông hạ tần thành dòng 1 chiều.

• D6, D7, D8: Khẳng định cực tính nguồn 1 chiều cấp cho IC phát số và ngăn dòng phóng điện của C21 trong quá trình phát số chế độ pulse.

• D5: Bảo vệ an toàn cho PIEZO

Trang 84

Page 85: Tbi Dau Cuoi

• D9, D10: Ổn định dòng điện 1 chiều cấp cho các transistor khuếch đại dòng thu - phát thoại.

• D11: Dẫn nguồn 1 chiều cấp cho Q7

• D12: Dẫn nguồn 1 chiều cấp cho ống nói

• D13: Đóng mở mạch diệt tiếng click

• D14 ÷ D17 : CCĐC giữ cho cực tính nguồn 1 chiều cấp cho các cơ kiện trong máy là cố định.

• D18: Dẫn nguồn 1 chiều khởi động mạch giữ đường dây.

• D19: Dẫn nguồn 1 chiều làm câm mạch phát thoại

• ZNR1: Bảo vệ quá áp cho toàn máy

• ZNR2: Bảo vệ quá áp cho các cơ kiện trong máy

• ZD3: Ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC phát số

• ZD4: Ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho mạch phát thoại

• ZD5: Ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC thu chuông

• ZD6, ZD7: Ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho mạch giữ đường dây.

• Q1: Đèn đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

• Q2: Đèn đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q3: Đèn điều khiển sự đóng mở của Q2

• Q2 và Q3: Tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse.

• Q4, Q5: Đèn khuếch đại dòng phát thoại

• Q4: Khuếch đại dòng DTMF

• Q6: Điều khiển đóng mở mạch phát thoại

• Q7: Đèn khuếch đại dòng thu thoại

• Q8: Đèn điều khiển đóng mở mạch vòng giữ đường dây.

• Q9: Đèn đóng mở mạch duy trì cho mạch giữ đường dây

• Q10: Đèn đóng mở mạch thu thoại

• Q11: Đèn đóng mở mạch vòng giữ đường dây

• Q12: Đèn giải phóng mạch giữ đường dây

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Trang 85

Page 86: Tbi Dau Cuoi

Nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên đường dây, thông qua C1 → R1 đặt vào

2 đầu cầu nắn D1 ÷ D4. Cầu nắn, nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều, được C2 lọc, ZD5 ổn định cấp dương nguồn vào chân 1 và âm nguồn vào chân 5 IC3. IC3

được cấp nguồn, các phần tử tích cực trong IC3 làm việc, bộ tạo dao động trong IC3

kết hợp với C3, C4, R4, R5, tạo ra dao động âm tần, đưa ra chân 8 IC3 → R6 → khoá

Ringer → đĩa phát âm (PIEZO) → chân 5 IC3, kín mạch. Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi đến.

Hình: bt 1.3 Sơ đồ nguyên lý máy SINOCA ST- 132

b. Mạch cấp nguồn 1 chiều

- Mạch cấp nguồn nuôi bộ nhớ:

Trang 86

Page 87: Tbi Dau Cuoi

(+) CCĐC → R35 → D6 → chân 10 IC phát số → bộ nhớ trong IC → chân 6 IC2 → đất → (-) CCĐC.

- Mạch cấp nguồn khởi động IC phát số ( IC2 ):

(+) CCĐC → SW1-2 → R37 → D8 → chân 10 IC2 → mạch điện trong IC2 → chân 6

IC2 → đất → (-) CCĐC. IC2 được cấp nguồn khởi động đưa mức cao ra chân 14 IC2

(chân DP) → đặt vào cực b của Q3 nên Q3 thông, đưa mức thấp từ đất → Q3 → R15 đặt vào cực b của Q2 nên Q2 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 (IC phát số) làm việc:

(+) CCĐC → HS1-2 → Q2 → R16 → R36 → D7 → chân 10 IC2 → các mạch điện

trong IC2 → chân 6 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cấp nguồn cho ống nói:

(+) CCĐC → HS1-2 → Q2 → R31 → D12 → R29 → ống nói → đất → (-) CCĐC, kín mạch

- Mạch định thiên cho Q4:

(+) CCĐC → HS12 → Q2 → R16 → R17 → đưa mức cao đặt vào cực b của Q4 định thiên cố định cho Q4 làm việc.

- Mạch định thiên cho Q5 :

(+) CCĐC → HS1-2 → Q2 → R20 → R22 → R38 → R28 → đưa mức cao đặt vào cực b Q5 định thiên cố định cho Q5 làm việc.

- Mạch định thiên cho Q7 :

(+) CCĐC → HS1-2 → Q2 → R20 → R22 → R38 → D11 → R23 → đưa mức cao đặt vào cực b của Q7 định thiên cố định cho Q7 làm việc.

- Mạch cho phép IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS1-2 → R9 → R8 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R8, R9

thông qua R10 định thiên cho Q1 làm cho Q1 thông, đưa mức thấp từ đất → Q1 đặt vào chân 5 IC phát số, chân 5IC2 (chân CE) xuống mức thấp. Cho phép IC2 chịu mọi tác động của bàn phím.

c. Mạch thu thoại

Dòng thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC → HS1-2 → Q2 → R19 → C11→ C13 → cực B-E của Q7 → R24 →đất → CCĐC → đường dây → đối phương, kín mạch.

Q7 khuếch đại dòng thu thoại, nâng cao mức điện đưa ra cực C của Q7 → tai nghe → D9 → D10 → đất → R24 → cực E của Q7, kín mạch.

Trang 87

Page 88: Tbi Dau Cuoi

d. Mạch phát thoại

Dòng phát thoại đi từ 1 đầu ống nói → C15 → B-E của Q5 → R27 → đất → đầu kia

ống nói, kín mạch. Q5 khuếch đại điện áp nâng cao mức điện → đưa dòng phát thoại

ra cực C Q5 → R25 → C9 → cực B-E của Q4 → R38 → D9 → D10 → đất → R27 → cực E Q5, kín mạch. Q4 khuếch đại công suất nâng cao mức điện, đưa dòng phát thoại ra cực

C của Q4 → Q2 → HS2-1 → CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC

→ đất → D10 → D9 → R38 → cực E Q4 kín mạch.

e. Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía pulse đưa mức cao từ châ n 10

IC2 → khoá pulse → chân 7 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa loạt dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 14 IC2, đặt vào cực b của Q3.

Ứng với mức thấp Q3 tắt do đó cực b của Q2 lên mức cao nên Q2 tắt hở mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung không dòng.

Ứng với mức cao Q3 thông do đó đưa mức thấp từ đất → Q3 → R15 đặt vào cực b Q2 làm cho Q2 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Đến cuối loạt xung, chân 14 IC2 lên mức cao đặt vào cực b Q3 làm cho Q3 thông nên Q2 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone, đưa mức thấp từ đất → khoá tone → chân 7 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím, IC2 làm việc đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp 2 sóng hình sin có tần

số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 12 IC2 → R18 → C10 → C9 → đặt vào cực B-E của Q4 → R38 → D9 → D10 → đất → chân 6 IC2, kín mạch. Q4 khuếch

đại, nâng cao mức điện đưa dòng DTMF ra cực C Q4 → Q2 → HS2-1 → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → D10 → D9 → R38 → cực E Q4

kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click:

Trang 88

Page 89: Tbi Dau Cuoi

Trong quá trình phát số IC2 đưa ra chân 13 mức thấp phân cực thuận cho D13 nên

D13 thông đưa mức thấp thông qua D13 → R34 đặt vào cực b Q7 làm cho Q7 tắt, hở mạch khuếch đại thu diệt được tiếng click.

f. Mạch giữ đường dây

- Đóng mạch vòng giữ đường dây:

Khi ấn nút Hold đưa mức cao từ (+) CCĐC → HS1-2 → Q2 → Hold → D18 → R42

→ đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R42 đưa mức cao thông qua R49 đặt vào cực

b của Q8 làm cho Q8 thông, đưa mức thấp từ đất → Q8 → R51 → cực b của Q11, làm cho

Q11 thông, đóng kín mạch vòng giữ đường dây như sau: (+) CCĐC → R53 → Q11 → R40 → LED1 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Led1 sáng báo cho người sử dụng biết mạch giữ đường dây đã làm việc.

- Duy trì mạch giữ đường dây:

Khi Q11 thông có dòng định thiên phân áp cho Q9 như sau: (+) CCĐC → R53 → Q11 → R44 → R46 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R44, R46 định thiên phân áp cho Q9. Khi có định thiên Q9 thông, đóng mạch duy trì cho mạch giữ đường dây như sau: (+)

CCĐC → R53 → Q11 → Q9 → R43 → R41 → R42 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R42 đưa mức cao thông qua R49 đặt vào cực b của Q8 làm cho Q8 luôn thông nên Q11 và Q9

cũng luôn thông. Mạch vòng giữ đường dây được duy trì.

- Làm câm mạch nói:

Khi Q11 thông đưa mức cao từ (+) CCĐC → R53 → Q11 → R50 → D19 đặt mức cao

vào cực b của Q6 làm cho Q6 thông. Q6 thông đưa mức thấp từ đất → Q6 → đặt vào cực b của Q5 làm Q5 tắt, hở mạch khuếch đại phát.

- Làm điếc mạch nghe:

Khi Q11 thông đưa mức cao từ (+) CCĐC → R53 → Q11 → R47 đặt mức cao vào

cực b của Q10 làm Q10 thông. Q10 thông đưa mức thấp từ đất → Q10 → đặt vào cực b của Q7 làm Q7 tắt, hở mạch khuếch đại thu.

Trong quá trình giữ đường dây ta có thể gác tổ hợp lên giá đỡ.

- Giải phóng mạch giữ đường dây:

Khi nhấc tổ hợp, mạch vòng thuê bao đóng, dòng vào mạch giữ đường dây giảm nhưng do đường dây có tính cảm nên theo định luật Lenxơ: trên đường dây xuất hiện 1 xung dòng tự cảm để chống lại sự giảm đó, nên xung dòng tự cảm là 1 xung dương

nên dòng xung đó chạy từ (+) CCĐC → R54 → C29 → R21 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R21 đưa mức cao đặt vào cực b của Q12 làm Q12 thông, đưa mức

Trang 89

Page 90: Tbi Dau Cuoi

thấp từ đất → Q12 → đặt vào cực b của Q8 làm Q8 tắt dẫn đến Q11, Q9 tắt, Q6, Q10 tắt. Mạch giữ đường dây được giải phóng. Mạch thu - phát thoại trở lại làm việc bình thường.

IV. MÁY ĐIỆN THOẠI PANASONIC KX-T2315-1

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ : Hình bt1.4

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN CƠ BẢN

• IC1: IC phát số

• IC2: IC khuếch đại âm tần

• IC3: IC thu chuông, tạo ra dao động âm tần khi có nguồn 1 chiều cung cấp.

• Q1, Q3: Đèn đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q2: Đèn điều khiển đóng mở Q1

• Q1, Q2: Tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse

Trang 90

Hình bt1.4: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại PANASONIC KX-T2315-1

Page 91: Tbi Dau Cuoi

• Q5 và Q8: điều khiển nguồn VDD sao cho điện áp cấp cho IC1 luôn luôn được ổn định.

• Q6 và Q9: điều khiển diệt tiếng click trong quá trình phát số

• Q7: đóng mở mạch cho phép IC1 làm việc, khi dùng SP.phone.

• D1 đến D4: Là cầu nắn, để nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều.

• D5 : ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC3

• D6 đến D9: Cầu chống đảo cực để giữ cho cực tính nguồn 1 chiều cấp cho các cơ kiện trong máy là cố định.

• D10 + D11: ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC2 và IC3

• D12: khẳng định cực tính nguồn 1 chiều cấp cho IC2

• D13: dẫn nguồn 1 chiều điều khiển Q6 thông - tắt

D14: dẫn nguồn 1 chiều điều khiển sao cho Q2 luôn thông bão hoà trong quá trình làm việc.

• D15 và D16: khẳng định cực tính nguồn 1 chiều cấp cho IC1

• D17: khẳng định cực tính nguồn 1 chiều điều khiển đèn Q7 thông khi ấn SP.phone.

• D19, D24, D25: Tham gia vào mạch tự động điều khiển nguồn cấp VDD cho IC1.

• D20: Led xác nhận Mute, Hold

• D21: Led xác nhận đàm thoại bằng Sp phone

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Nguồn chuông hạ tầng từ tổng đài lên đường dây T-R: từ dây Tip → cầu chì F1

→ C1 đặt vào 1 đầu cầu nắn D1 ÷ D4 và từ dây Ring → R1 đặt vào đầu kia cầu nắn D1

÷ D4. Cầu D1 ÷ D4 nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được C2 lọc, D5 ổn định, cấp dương nguồn vào chân 1 IC3 và âm nguồn vào chân 5 IC3. IC3 được cấp nguồn, các phần tử tích cực trong IC3 làm việc, bộ tạo dao động trong IC3 kết hợp với

C3 - R3, C4 - R4 tạo ra dao động chuông âm tần ra chân 8 IC3 → R5 → khoá Ringer → đĩa phát âm → chân 5 IC3 kín mạch.

Đĩa phát âm phát ra tiếng chuông, báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn một chiều

Trang 91

Page 92: Tbi Dau Cuoi

Nguồn 1 chiều (-48V) từ tổng đài đưa lên đường dây T-R thông qua cầu chì F1

đặt vào 2 đầu cầu chống đảo cực (D6 ÷ D9) để cấp nguồn cho các mạch điện trong máy như sau:

- Mạch cấp nguồn khởi động IC phát số (IC1):

Khi nhấc tổ hợp HS1-1 và HS1-2 đóng có dòng đi từ (+) CCĐC → S1-1 → R7 → R11

→ đất → - CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R7, R11 định thiên phân áp cho Q2, làm Q2

thông. Đưa mức thấp từ (-) CCĐC → Q2 → R9 đặt vào cực b của Q1 làm cho Q1 thông,

có dòng cấp nguồn định thiên cho Q3 như sau: (+) CCĐC → Q1 → R12 → R13 đặt vào cực b của Q3 làm cho Q3 thông (lúc này Q1, Q2, Q3 thông nhưng chưa thông bão hoà).

Khi đó dòng cấp nguồn khởi động IC1 đi như sau: (+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → D15

→ chân 18 IC1 → các mạch điện trong IC1 → chân 19 IC1 → (-) CCĐC, kín mạch. IC1

được cấp nguồn khởi động đưa mức cao ra chân 25 IC1→ đặt vào cực b của Q2 làm Q2

thông bão hoà, dẫn đến Q1 thông bão hoà đóng kín mạch vòng thuê bao.

Khi ấn SP phone (không dùng tổ hợp) + nguồn pin → khoá SP phone → R45 → chân 9 IC1 → mạch điện trong IC1 → chân 19 IC1 → đất → - nguồn pin. IC1 được khởi

động đưa mức cao ra chân 27 IC1 → D14 → R41 → cực b Q2 làm Q2 thông bảo hoà nên Q1 thông bảo hoà, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC1 làm việc:

(+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → D15 → chân 18 IC1 → các mạch điện trong IC1 → chân 19 IC1 → (-) CCĐC.

- Mạchcho phép IC1 làm việc:

Khi nhấc tổ hợp HS1- 2 đóng, đưa mức thấp vào chân 11 IC1, cho phép IC1 làm việc

Khi dùng sp phone: (+) CCĐC → Q1 → R38 → D17 → R40 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R40 (dương trên, âm dưới) thông qua R39 đưa mức cao đặt vào cực b của

Q7 làm Q7 thông. Đưa mức thấp từ (-) CCĐC → Q7 → chân 6 IC1 (chân CE). Cho phép IC1 làm việc.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 (IC khuếch đại âm tần) làm việc:

(+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → R18→ D12 → chân 10 IC2 → các mạch điện trong

IC2 → chân 28 IC2 → (-) CCĐC.

- Mạch cấp nguồn cho ống nói (MIC1 Handset, TX):

(+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → R18 → D12 → R27 → MIC1 (Tx) → (-) CCĐC.

- Mạch cấp nguồn cho MIC2 (MIC2 Speaker phone, Micro):

Trang 92

Page 93: Tbi Dau Cuoi

(+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → R32 → MIC2 (Micro)→ (-) CCĐC

c. Mạch thu thoại

- Mạch thu thoại qua tai nghe:

Tín hiệu thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC (D6 ÷ D9) → Q1 → C11 → R16// C12 → L1 → chân 23 IC2 → bộ khuếch đại thu 1 trong IC2 → chân 28 IC2 → đất → CCĐC → đường dây → đối phương, kín mạch. Bộ khuếch đại thu 1 khuếch đại nâng

cao mức điện, đưa dòng thu thoại ra chân 20 IC2 → C30 → tai nghe → chân 21 IC2 kín mạch.

- Mạch thu thoại ra loa ( Speaker phone):

Tín hiệu thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC (D6 ÷ D9) → Q1 → C11 → R16 // C12 → L1 → chân 23 IC2 → bộ khuếch đại thu 2 trong IC2 → chân 28 IC2 → đất

→ CCĐC → đường dây → đối phương, kín mạch. Bộ khuếch đại thu 2, khuếch đại

nâng cao mức điện, đưa dòng thu thoại ra chân 1 IC2 → C21 → chân 7 IC2 → bộ

khuếch đại thu 3 → chân 28IC2, bộ khuếch đại thu 3 khuếch đại nâng cao mức điện

đưa dòng thu thoại ra chân 9 IC2 → C42 → (Speaker)→ chân 28 IC2, kín mạch.

d. Mạch phát thoại

- Mạch phát thoại bằng ống nói :

Dòng phát thoại từ một đầu ống nói → R28 → C26 → chân 26 IC2 → mạch khuếch

đại phát 1 trong IC2 → chân 28 IC2 → đầu kia MIC1, kín mạch. Mạch khuếch đại phát

1 trong IC2 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra chân 25 IC2 → C27

→ R29 → chân 24 IC2 → bộ khuếch đại phát 2 → chân 28IC2. Bộ khuếch đại phát 2

khuếch đại nâng cao mức điện đưa ra → chân 27 IC2 → R19 → R17→ C13 → cực b Q3,

Q3 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra cực CQ3 → Q1→ CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → chân 28 IC2, kín mạch.

- Mạch phát thoại bằng MICRO :

Dòng phát thoại từ một đầu MICRO → C31 → chân 15 IC2 → bộ khuếch đại phát

3 trong IC2 → chân 28 IC2 → đầu kia MICRO, kín mạch. Bộ khuếch đại phát 3 trong

IC2 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra chân 2 IC2 → C17 → R20→ chân 4 IC2 bộ khuếch đại phát 4 → chân 28IC2. Bộ khuếch đại phát 4 khuếch đại

nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra → chân 27 IC2 → R19 → R17→ C13 → cực b

Q3, Q3 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra cực C Q3 → Q1→ CCĐC

→ đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 28 IC2, kín mạch.

Trang 93

Page 94: Tbi Dau Cuoi

e. Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía pulse đưa mức cao từ (+)

CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → R18 → D12 → R47 → khoá pulse → chân 13 IC1. IC1 xác định làm việc ở chế độ pulse. Khi ấn phím IC1 làm việc, đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 25 IC1 đặt vào cực b của Q2.

Ứng với mức thấp Q2 tắt nên cực b của Q1 lên mức cao làm cho Q1 tắt, hở mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài một xung không dòng.

Ứng với mức cao Q2 thông đưa mức thấp từ (-) CCĐC → Q2 → R9 đặt vào cực b của Q1 làm cho Q1 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung, đến cuối loạt xung chân 25 IC1 đưa ra mức cao đặt vào cực b của Q2 làm Q2 thông, đưa mức thấp từ (-) CCĐC

→ Q2 đặt vào cực b của Q1 làm Q1 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại trạng thái làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone, cắt mức cao đưa vào chân 13 IC1. IC1 xác định làm việc ở chế độ tone. Khi ấn phím IC1 làm việc đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp 2 sóng hình sin có tần số tương ứng với hàng và cột của phím

được ấn ra chân 21 IC1 → R37 → C37 → đặt vào cực b Q3 được Q3 khuếch đại nâng cao

mức điện, đưa dòng DTMF ra cực C Q3→ Q1 → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → chân 19 IC1, kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click:

Trong quá trình phát số IC1 đưa mức thấp ra chân 23 IC1 đặt vào cực b Q9 làm

Q9 thông. Đưa mức cao từ (+) CCĐC→ Q1 → Q3 → R15 → D15 → Q9 → D13 → R31 → đặt vào cực b của Q6 làm Q6 thông, đấu tắt mạch khuếch đại thu ra tai nghe ở tổ hợp

và một dòng từ (+) CCĐC → Q1 → Q3 → R15 → D15 → Q9 → chân 16 IC2, đấu tắt mạch khuếch đại thu thoại để diệt tiếng click.

V. MÁY ĐIỆN THOẠI GOLDSTAR GS 5140

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ Hình bt1.5

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN CƠ BẢN

• IC1: thu nhận nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa đến và biến đổi nguồn chuông hạ tần thành tín hiệu chuông âm tần đưa ra đĩa phát âm.

Trang 94

Page 95: Tbi Dau Cuoi

• IC2: phát số

• IC3: khuếch đại âm tần

• Q1: đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q2: điều khiển Q1 đóng mở

• Q1 và Q2: tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse

• Q3: đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

• D1 ÷ D4: Cầu chống đảo cực

• D5 và D6: khẳng định cực tính nguồn 1 chiều cấp cho IC2 và ngăn dòng phóng điện của C5 trong quá trình phát số chế độ pulse tại thời điểm xung không dòng.

• ZD1: Để ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC2

ZD2: Để ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC3

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên đường dây, từ dây L1 → cuộn l1 → R1

→ C1 → chân 1 IC1 và từ dây L2 → cuộn l2 → chân 8 IC1. IC1 nhận được dòng chuông hạ tần sẽ nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được C3 lọc cấp nguồn 1 chiều cho các phần tử tích cực trong IC1 làm việc. Bộ tạo dao động trong IC1 kết hợp

với C2 , R2 tạo ra dao động chuông âm tần ra chân 6 IC1 → R3 → PIEZO → ringer → chân 2 IC1, kín mạch. PIEZO phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn 1 chiều

- Dòng cấp nguồn khởi động IC2

Khi thuê bao nhấc tổ hợp HS chuyển trạng thái 1 tiếp 2, có dòng khởi động cho IC2 làm việc như sau: Nguồn -48V từ tổng đài cấp lên đường dây L1 và L2 đặt vào 2

đầu cầu chống đảo cực (CCĐC) D1 ÷ D4. Đưa dương nguồn từ CCĐC → HS2-1 → R9

→ D5 → chân 6 IC2 → các mạch điện trong IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. IC2 được cấp nguồn khởi động đưa mức cao ra chân 9 (Dp) đặt vào cực b Q2

làm Q2 thông bão hoà, đưa mức thấp từ đất → Q2 → R7 → đặt vào cực b của Q1 làm cho Q1 thông bão hoà, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS2-1 → Q1 → R13 → D6 → chân 6 IC2 → các mạch điện trong IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

Trang 95

Page 96: Tbi Dau Cuoi

- Mạch cho phép IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS2-1 → R10 → R11 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R11 dương trên,

âm dưới, đưa mức cao qua R12 đặt vào cực b Q3 làm Q3 thông. Đưa mức thấp từ đất → Q3 → chân 1 IC2 (chân CE) chân 1 IC2 xuống mức thấp. Cho phép IC2 làm việc

- Mạch cấp nguồn cho IC3 làm việc:

(+) CCĐC → HS2-1 → Q1 → R27 → chân 20 IC3 → các mạch điện trong IC3 → chân 10 IC3 → đất → (-) CCĐC.

- Mạch cấp nguồn cho ống nói:

(+) CCĐC → HS2-1 → Q1 → R27 → R31 → R32 → MIC → đất → (-) CCĐC.

c. Mạch thu thoại

Tín hiệu thoại từ đối phương (hoặc các âm hiệu từ tổng đài) đưa lên đường dây

→ CCĐC → HS2-1 → Q1 → R16 → R24 → C10 → chân 15 IC3 → mạch khuếch đại thu

trong IC3 → chân 10 IC3 → đất → CCĐC → đường dây → đối phương (hoặc tổng đài),

Trang 96

Hình bt1.5: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại GOLDSTAR GS 5140

Page 97: Tbi Dau Cuoi

kín mạch. Bộ khuếch đại thu trong IC3 khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng thu

thoại ra chân 19 IC3 → R38 → C22 → tai nghe (Rx) → đất → chân 10 IC3, kín mạch.

d.Mạch phát thoại

Dòng phát thoại đi từ một đầu ống nói (MIC) → C17 → R33 → chân 7 IC3 → mạch

khuếch đại phát trong IC3 → chân 10 IC3 → đất → đầu kia ống nói, kín mạch. Bộ khuếch đại phát trong IC3 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa dòng phát thoại ra chân

1 IC3 → Q1 → HS1-2 → CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 10 IC3, kín mạch.

e.Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số (SW2) về phía p. Đưa mức cao từ (+)

CCĐC → HS2-1 → Q1 → R13 → D6 → R15 → chân 2 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse. Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 9 IC2 ( chân đệm dòng xung thập phân Dp ), đặt vào cực b Q2.

Ứng với mức thấp Q2 tắt nên cực b Q1 có mức cao, Q1 tắt, hở mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài một xung không dòng.

Ứng với mức cao Q2 thông đưa mức thấp từ đất → Q2 → R7 đặt vào cực b Q1

làm Q1 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Kết thúc loạt xung, chân 9 lại đưa ra mức cao đặt vào cực b Q2 làm Q2 thông dẫn đến Q1 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại làm việc bình thường.

Trong quá trình phát số ứng với xung không dòng, mạch vòng thuê bao hở thì tụ C5 phóng điện nuôi bộ nhớ RAM trong IC2 để duy trì chế độ làm việc cho IC2.

- Mạch phát số chế độ tone:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số (SW2) về phía tone đưa mức thấp từ đất đặt vào chân 2 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng DTMF là một tổ hợp 2 sóng hình sin có tần

số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 7 IC2 → R29 → C14 đặt vào

chân 5 IC3 → bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3 → chân 10 IC3 → đất → chân 5 IC2, kín mạch. Bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3 khuếch đại nâng cao mức điện

Trang 97

Page 98: Tbi Dau Cuoi

đưa dòng DTMF ra chân 1 IC3 → Q1 → HS1-2 → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → chân 10 IC3, kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click:

Trong quá trình phát số IC2 đưa mức thấp ra chân 8 IC2 đặt vào chân 9 IC3 làm hở mạch khuếch đại thu, ngăn được dòng phát số (click) tới tai nghe.

VI. MÁY ĐIỆN THOẠI BT 930 (13 BỘ NHỚ)

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ: Hình bt1.6

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN CƠ BẢN

• IC1: KA2411: IC thu chuông có nhiệm vụ khi được cấp nguồn một chiều thì tạo ra dao động chuông âm tần để đưa ra loa.

• IC2: W9145: IC phát số

• IC3: AP663: IC nhạc

• Q1: điều khiển đóng mở Q2

• Q2: đóng mở mạch vòng giữ đường dây

• Q3: điều khiển hở mạch phát thoại khi giữ đường dây

• Q4: đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

• Q5: đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q6: điều khiển đóng mở Q5

• Q5 và Q6: Tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse

• Q7: khuếch đại dòng DTMF

• Q8: điều khiển diệt tiếng click khi phát số

• Q9 và Q11: khuếch đại dòng phát thoại

• Q10: đóng mở mạch phát thoại

• Q12 và Q13: khuếch đại công suất dòng thu thoại ra loa

• Q14: khuếch đại đảo pha dòng thu thoại ra loa

• Q15 và Q16: khuếch đại dòng thu thoại ra tai nghe

• D1÷ D4: Cầu chống đảo cực (CCĐC)

• D5÷ D8: Cầu nắn nguồn chuông hạ tầng thành nguồn 1 chiều

• D9 và D10: Dẫn dòng 1 chiều cấp cho IC2 và ngăn dòng phóng điện của tụ C10

trong quá trình phát số chế độ pulse. Tại thời điểm xung không dòng.

• D11 và D12: ổn định dòng định thiên cho Q12 và Q13

Trang 98

Page 99: Tbi Dau Cuoi

• ZD1: ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC1 (KA2411)

• ZD2: ổn định điện áp, bảo vệ an toàn cho IC2 (W9145)

• R31, VR1, R33 và trở kháng đường dây tạo thành cầu sai động tham gia vào mạch khử trắc âm.

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên 2 dây T và R, từ dây T → C1 → R1 →

đặt vào một đầu cầu nắn D5÷ D8 và từ dây R → đặt vào đầu kia của cầu nắn D5÷ D8.

Cầu nắn D5÷ D8 nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn một chiều được C2 lọc, ZD1

ổn định, cấp dương nguồn vào chân 1 IC1 và âm nguồn vào chân 5 IC1. IC1 được cấp nguồn, bộ tạo dao động trong IC1 làm việc kết hợp với C3, R2 & C6, R3 tạo ra dao

động chuông âm tần ra chân 8 → C5 → SW (khoá Ringer) → cuộn sơ cấp biến áp → đất → chân 5 IC1 kín mạch.

Sụt áp trên cuộn sơ cấp biến áp cảm ứng sang cuộn thứ cấp biến áp. Đưa tín

hiệu chuông âm tần từ 1 đầu cuộn thứ cấp biến áp → R14 → loa → đầu kia cuộn thứ cấp, kín mạch. Loa phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn một chiều

- Mạch cấp nguồn nuôi bộ nhớ :

Nguồn -48V từ tổng đài đưa lên đường dây T-R đặt vào 2 đầu CCĐC, đưa (+)

nguồn từ CCĐC → R11 → chân 17 IC2 → bộ nhớ trong IC2→ chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cấp nguồn khởi động IC2 (IC phát số):

Khi nhấc tổ hợp hoặc ấn SP-phone thì HS (SPK) đóng, có dòng khởi động đi

như sau: (+) CCĐC → HS1-2 (SPK) → R17 → D9 → chân 17 IC2 → các mạch điện trong

IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. IC2 được cấp nguồn khởi động đưa

mức cao ra chân 10 IC2 → R21 đặt vào cực b của Q6 làm Q6 thông, đưa mức thấp từ

đất → Q6 → R20 → đặt vào cực b của Q5 làm Q5 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS1-2 (SPK) → Q5 → R19 → D10 → chân 17 IC2 → các mạch điện

trong IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

Trang 99

Page 100: Tbi Dau Cuoi

- Mạchcho phép IC2 làm việc:

Khi nhấc tổ hợp ( hoặc ấn SP ) có dòng đi từ (+) CCĐC → HS (SPK) → R12 → R13 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R12 và R13 định thiên phân áp cho Q4,

Q4 thông đưa mức thấp từ đất → Q4 → chân 9 IC2. Cho phép IC2 chịu mọi tác động của bàn phím.

- Mạch báo máy đã được cấp nguồn làm việc:

(+) CCĐC → HS1-2 (SPK) → Q5 → cuộn chặn L → Led SP → R36 → đất → (-) CCĐC. Led SP sáng báo cho chủ thuê bao biết máy đã được cấp nguồn làm việc.

c. Mạch thu thoại

- Mạch thu thoại bằng tổ hợp (ống nghe):

Tín hiệu thoại từ đối phương (hoặc các âm hiệu từ tổng đài) → đường dây → CCĐC → HS1-2 → Q5 → C28 → R34 → HS3-4 → C27 → đặt vào cực b Q15, được Q15

khuếch đại điện áp nâng cao mức điện đưa ra chân C Q15 đặt vào cực b của Q16, được

Trang 100

Hình bt1.6: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại BT 930

Page 101: Tbi Dau Cuoi

Q16 khuếch đại công suất, đưa ra chân C Q16 → C31 → tai nghe → đất → CCĐC → đường dây → đối phương (hoặc tổng đài), kín mạch.

- Mạch thu thoại bằng loa (không dùng tổ hợp):

Tín hiệu thoại từ đối phương (hoặc các âm hiệu từ tổng đài) → đường dây → CCĐC → SPK → Q5 → R31 → C23 → VR2 → R50 → đất → CCĐC → đường dây → đối

phương (hoặc tổng đài), kín mạch. Sụt áp trên VR2 và R50 thông qua R51 → C37 → đặt vào cực b Q14 và đi từ đất đặt vào cực E Q14. Q14 khuếch đại đảo pha, đưa tín hiệu ra cực C Q14, đặt vào cực b Q12 và b Q13. Được Q12 và Q13 khuếch đại công suất đưa tín

hiệu ra C29 → loa → đất → R50, kín mạch.

d. Mạch phát thoại

- Mạch phát thoại bằng tổ hợp (ống nói):

Khi được cấp nguồn IC2 đưa mức cao ra chân 8 → R26 → đặt vào cực B Q10 nên Q10 thông, đóng kín mạch cấp nguồn cho Q9 làm việc.

Khi nói trước ống nói, ống nói biên âm thanh thành tín hiệu điện âm thanh. Tín

hiệu điện âm thanh đi từ một đầu ống nói → C20 → đặt vào cực B Q9 và đầu kia ống

nói → đất → EC Q10 → đặt vào cực E Q9. Q9 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa tín

hiệu điện âm thanh ra chân CE Q9, từ cực C của Q9 → C17 → đặt vào cực b Q11 và từ

cực E Q9 → CE Q10 → đất → R33 → cực E của Q11. Q11 khuếch đại nâng cao mức điện,

đưa dòng phát thoại ra chân CE Q11. Từ chân C Q11 → CE Q5 → HS1-2 → CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → R33 → chân E Q11, kín mạch.

- Mạch phát thoại bằng MIC (không dùng tổ hợp):

Khi nói trước MIC, MIC biến dao động âm thanh thành tín hiệu điện âm thanh.

Tín hiệu điện âm thanh đi từ 1 đầu MIC → C22 → C19 → đặt vào cực b Q9 → và đầu kia

MIC → đất → EC Q10 → đặt vào cực E Q9. Q9 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa ra

cực CE Q9. Từ cực C của Q9 → C17 đặt vào cực b của Q11 và từ cực E của Q9 → Q10 → đất → R33 → cực E Q11, được Q11 khuếch đại nâng cao mức điện đưa tín hiệu phát

thoại ra cực CE Q11. Từ cực C Q11 → Q5 → SPK → CCĐC → đường dây → đối

phương → đường dây → CCĐC → đất → R33 → cực E Q11, kín mạch. Đối phương nghe được tiếng nói của ta.

e. Mạch phát số

- Mạch phát số chế độ pulse:

Trang 101

Page 102: Tbi Dau Cuoi

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía P. Đưa mức cao từ (+) CCĐC

→ HS (hoặc SPK) → Q5 → R19 → D10 → khoá P → chân 14 IC2., IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím IC2 làm việc, đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương

ứng với phím được ấn ra chân 10 IC2 → R21 → đặt vào cực b Q6.

Ứng với mức thấp Q6 tắt nên cực b Q5 lên mức cao, do đó Q5 tắt hở mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài một xung không dòng.

Ứng với mức cao Q6 thông đưa mức thấp từ đất → Q6 → R20 đặt vào cực b Q5. Q5 thông đóng kín mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Đến cuối loạt xung chân 10

IC2 lên mức cao → R21 → đặt vào cực b Q6 nên Q6 thông do đó Q5 thông. Máy trở lại trạng thái làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía T. Đưa mức thấp từ đất đặt vào chân 14 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp gồm 2 sóng hình sin có

tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 11 IC2 → R24 → đất → chân 5 IC2, kín mạch. Sụt áp trên R24 thông qua R23 đặt vào cực B E Q7. Được Q7

khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng DTMF ra CE Q7. Từ cực C Q7 → Q5 → HS

(hoặc SPK) → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → cực

E Q7 → kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click:

Trong quá trình phát số (cả 2 chế độ) IC2 đưa mức cao ra chân 13 IC2 → R55 → đặt vào cực b Q8 làm Q8 thông. Đấu tắt đầu vào mạch khuếch đại thu (ra tai nghe và ra loa), diệt được tiếng click.

f. Mạch giữ đường dây

-Mạch khởi động giữ đường dây:

Khi ấn nút HOLD, đưa mức cao từ (+) CCĐC → HS1-2 (hoặc SPK) → Q5 → cuộn

chặn L → R38 → nút HOLD → đặt vào cực b Q1 làm Q1 thông. Khi Q1 thông đưa mức

thấp từ đất → R5 → R4 → Q1 → đặt vào cực b Q2, làm Q2 thông, đóng kín mạch vòng giữ đường dây.

- Mạch vòng giữ đường dây:

Trang 102

Page 103: Tbi Dau Cuoi

(+) CCĐC → Q2 → LED HOLD → đất → (-) CCĐC. Led Hold sáng báo cho người sử dụng biết mạch vòng giữ đường dây đã làm việc và có thể gác tổ hợp lên giá đỡ (hoặc ấn lại SPK).

- Duy trì mạch giữ đường dây:

Khi Q2 thông đưa mức cao từ (+) CCĐC → Q2 → R6 → đặt vào cực b Q1 giữ

cho Q1 luôn luôn thông. Khi Q1 thông đưa mức thấp từ đất → R5 → R4 → Q1 → đặt vào cực b Q2 nên Q2 luôn luôn thông. Mạch giữ đường dây được duy trì.

- Làm câm mạch phát thoại:

Trong quá trình giữ đường dây có mức cao từ (+) CCĐC → Q2 → R8 // R9 → R15

→ đặt vào cực b Q3 làm Q3 thông, đưa mức thấp từ đất → Q3 → đặt vào cực b Q10, làm Q10 tắt hở mạch khuếch đại phát nên máy không thể phát thoại được.

Khi đang đàm thoại ta muốn cắt mạch phát thoại (chỉ nghe không nói) thì ta ấn

nút Mute trên bàn phím. IC2 sẽ đưa mức thấp ra chân 8 IC2 → R26 → đặt vào cực b Q10, làm Q10 tắt hở mạch khuếch đại phát.

- Mạch phát nhạc:

Trong quá trình giữ đường dây để giúp người chờ máy đàm thoại khỏi buồn chán, trong mạch giữ đường dây người ta có lắp 1 IC nhạc đó là IC3. AP66.

+ Dòng cấp nguồn một chiều cho IC3 làm việc: (+) CCĐC → Q2 → R8 // R9 → chân 1 IC3 → các mạch trong IC3 → chân 3 IC3 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

+Dòng phát nhạc: Khi IC3 được cấp nguồn làm việc, đưa dòng phát nhạc ra chân

2 IC3 → R10 → C8 → đặt vào cực b Q1. Được Q1 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa

dòng nhạc ra cực C Q1 → C7 → CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 1 IC3, kín mạch.

-Giải phóng mạch giữ đường dây: Khi nhấc tổ hợp, mạch vòng thuê bao đóng, dòng vào mạch giữ đường dây giảm nhưng do đường dây có tính cảm nên theo định luật Lenxơ: trên đường dây xuất hiện 1 tín hiệu điện tự cảm để chống lại sự giảm đó. Tín hiệu điện tự cảm là một dòng xung dương nên dòng xung đó chạy từ (+) CCĐC

→ C7 đặt vào cực b của Q2 làm Q2 tắt, nên mạch HOLD được giải phóng. Mạch thu - phát thoại trở lại làm việc bình thường.

VII. MÁY ĐIỆN THOẠI RANDIX PH320C (KHÔNG KHOÁ)

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ : Hình bt1.7

2.TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN

Trang 103

Page 104: Tbi Dau Cuoi

• IC1: DBL 5002 là IC tạo dao động âm tần (IC thu chuông)

• IC2: UM 91270 là IC phát số

• Q1 và Q2: 2 đèn được lắp đặt tạo thành mạch khuếch đại công suất dòng thu thoại ra loa.

• Q3: Đèn khuếch đại điện áp dòng thu thoại ra loa

• Q4 và Q5: 2 đèn khuếch đại dòng thu thoại ra tai nghe

• Q6 và Q12: 2 đèn khuếch đại dòng phát thoại

• Q7: Đèn điều khiển đóng mở Q9

• Q9: Đèn đóng mở mạch vòng thuê bao

• Q7 và Q9: Tham gia vào mạch điều khiển phát số chế độ pulse

• Q8: Đèn đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

• Q10: Đèn khuếch đại dòng DTMF

• Q11: Đèn đóng mở mạch khuếch đại phát

• D1 ÷ D4: Cầu chống đảo cực (CCĐC)

• D5 ÷ D8: Cầu nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều

• D9: Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC1

• D10 và D11: Tham gia vào mạch định thiên cho Q1 và Q2

• D12 và D21: Để ngăn mức cao từ chân 4 IC2 vào mạch thu thoại khi dùng tổ hợp

• D13: Ổn định nguồn cấp cho các mạch khuếch đại và bảo vệ các transistor khuếch đại.

• D14, D15: Dẫn nguồn 1 chiều cấp cho IC2 và ngăn dòng phóng điện của tụ C27

trong quá trình phát số chế độ pulse.

• D16: Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC2

• D17, D18, D19, D20: Ổn định dòng điện cho mạch khuếch đại thu, phát khi dùng tổ hợp.

• SW: Tiếp điểm tổ hợp.

• SPK: Khoá Speaker

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Tín hiệu chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên đường dây thông qua C1 và R1 đặt

vào hai đầu cầu nắn D5÷ D8: cầu nắn D5÷ D8 nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều, được tụ C2 lọc và D9 ổn định, cấp dương nguồn vào chân 1 IC1 và âm nguồn

Trang 104

Page 105: Tbi Dau Cuoi

vào chân 5 IC1. Khi IC1 được cấp nguồn, bộ tạo dao động trong IC1 kết hợp với C4,

R3, C3, R2 tạo ra dao động chuông âm tần đưa ra chân 8 IC1 → khoá Ringer → C5 → cuộn sơ cấp biến áp → chân 5 IC1 kín mạch. Sụt áp trên cuộn sơ cấp cảm ứng sang cuộn thứ cấp đưa tín hiệu ra loa, báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn một chiều

- Mạch cấp nguồn nuôi bộ nhớ:

(+) CCĐC → R35 → R38 → D15 → chân 3 IC2 → bộ nhớ trong IC2 → chân 15 IC2

đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cấp nguồn khởi động IC2:

(+) CCĐC → SW1-2 (hoặc SPK) → R25 → D14 → chân 3 IC2 → các mạch điện

trong IC2 → chân 15 IC2 đất → (-) CCĐC, kín mạch. IC2 được cấp nguồn khởi động

đưa mức cao ra chân 5 IC2 → đặt vào cực b Q7, làm Q7 thông đưa mức thấp từ đất → Q7 → R22 → cực b Q9, làm Q9 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 làm việc:

(+) CCĐC → SW1-2 (hoặc SPK) → Q9 → R33→ D45 → chân 3 IC2 → các mạch

điện trong IC2 → chân 15 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

.

Trang 105

Page 106: Tbi Dau Cuoi

- Mạchcho phép IC2 Làm việc:

(+) CCĐC → SW1-2 (hoặc SPK) → R37 → R36 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R37,

R36 định thiên phân áp cho Q8, Q8 thông đưa mức thấp từ đất → Q8 → chân 21 IC2

(chân CE). Cho phép IC2 chịu mọi tác động của bàn phím.

- Mạch cấp nguồn cho ống nói:

(+) CCĐC → SW1-2 → Q9 → cuộn chặn L → SW5-4 → R13 → R47 → ống nói → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cấp nguồn cho MIC:

(+) CCĐC → SPK → Q9 → cuộn chặn L → SW5-6 → R17 → R44 → MIC → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch xác nhận máy đã được cấp nguồn làm việc:

(+) CCĐC → SW1-2 (hoặc SPK) → Q9 → cuộn chặn L → R26 → LED → đất → (-) CCĐC, kín mạch. LED sáng, báo cho người sử dụng biết máy đã được cấp nguồn làm việc.

Trang 106

Hình bt1.7: Mạch điện nguyên lý máy điện thoại RANDIX PH320C (không khoá)

Page 107: Tbi Dau Cuoi

c. Mạch thu thoại

- Mạch thu thoại bằng tai nghe (khi dùng tổ hợp):

Tín hiệu thoại từ đối phương → đường dây → (+) CCĐC → SW1-2 → Q9 → R16 → C17 → SW5’ - 4’ → R9 → C12 → cực b Q4 và từ đối phương → đường dây → (-) CCĐC → đất → cực E Q4. Được Q4 khuếch đại nâng cao mức điện đưa ra cực CE Q4. Từ cực C

Q4 → đặt vào cực b Q5 và từ cực E Q4 → đặt vào cực E Q5. Được Q5 khuếch đại nâng

cao mức điện đưa dòng thu thoại ra cực CE Q5. Từ cực CQ5 → C14 → tai nghe (Rx) → đất → cực EQ5, kín mạch.

- Mạch thu thoại bằng loa (khi không dùng tổ hợp):

Tín hiệu thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC → SPK → Q9 → R16 → C17

→ SW5’ - 6’ → R14 → VR2 → R45 → đất → CCĐC → đường dây → đối phương, kín mạch. Sụt áp trên VR2 và R45 thông qua C11 đặt vào BE Q3. Được Q3 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa dòng thu thoại qua Q1 và Q2 khuếch đại công suất đưa tín hiệu thu

thoại qua C6 → loa → đất → E Q3, kín mạch.

d. Mạch phát thoại

- Mạch phát thoại bằng ống nói (khi dùng tổ hợp): Khi IC2 được cấp nguồn, IC2

đưa mức cao ra chân 4 → R40 → đặt vào cực b Q11 làm Q11 thông, cấp nguồn âm từ đất

→ Q11 → đặt vào cực E Q12, Q12 sẵn sàng làm việc.

Tín hiệu phát thoại từ một đầu ống nói → C32 → đặt vào cực b Q12 và đầu kia ống

nói → đất → Q11 → đặt vào cực E Q12. Được Q12 khuếch đại nâng cao mức điện đưa

dòng phát thoại ra cực CE Q12. Từ cực C Q12 → C21 → đặt vào cực b Q6 và từ cực E

Q12 → Q11 → đất → R23 → cực E Q6. Được Q6 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa

dòng phát thoại ra CE Q6: từ cực C Q6 → Q9 → SW2-1 → CCĐC → đường dây → đối

phương → đường dây → CCĐC → đất → R23 → E Q6, kín mạch.

- Mạch phát thoại bằng MIC (khi không dùng tổ hợp):

Dòng phát thoại từ một đầu MIC → C28 → C29 → đặt vào cực b Q12 và từ đầu kia

MIC → đất → Q11 → đặt vào cực E Q12. Được Q12 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa

tín hiệu phát thoại ra cực CE Q12. Từ cực C Q12 → C21 → đặt vào cực b Q6 và từ cực E

Q12 → Q11 → đất → R23 → cực E Q6. Được Q6 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa

dòng phát thoại ra CE Q6. Từ cực C Q6 → Q9 → SPK → CCĐC → đường dây → đối

phương → đường dây → CCĐC → đất → R23 → E Q6, kín mạch.

e. Mạch phát số

Trang 107

Page 108: Tbi Dau Cuoi

- Mạch phát số chế độ pulse:

Khi muốn phát số chế độ pulse ta chuyển khoá chọn phương pháp phát số về

phía P, đưa mức cao từ (+) CCĐC → SW1-2 (hoặc SPK) → Q9 → R33 → D15 → khoá P

→ chân 27 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím IC2 làm việc, đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 5 IC2 đặt vào cực b Q7. Ứng với mức thấp, Q7 tắt nên cực b Q9 lên mức cao vì vậy Q9 tắt, hở mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới

tổng đài một xung không dòng. Ứng với mức cao, Q7 thông, đưa mức thấp từ đất → Q7 → R22 → đặt vào cực b Q9 làm Q9 thông, đóng kín mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài một xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung, đến cuối loạt xung IC2 lại đưa mức cao ra chân 5 đặt vào cực b Q7 nên Q7 thông, do đó Q9 thông, máy trở lại làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone:

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone đưa mức thấp từ đất → khoá T → đặt vào chân 27 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ tone.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng DTMF là một tổ hợp tín hiệu hai sóng hình

sin có tần số tương ứng với hàng và cột của phím được ấn, ra chân 6 IC2 → R30 → đất

→ chân 15 IC2, kín mạch. Sụt áp trên R30 thông qua R32 đặt vào cực b Q10 và từ đất thông qua R31 đặt vào cực E Q10. Được Q10 khuếch đại nâng cao mức điện, đưa dòng

DTMF ra cực CE Q10. Từ cực C Q10 → Q9 → SW2-1 (hoặc SPK) → CCĐC → đường

dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → R31 → cực E Q10, kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click:

Trong quá trình phát số IC2 đưa mức thấp ra chân 4 IC2 làm D12 và D21 thông.

Mức thấp từ chân 4 IC2 → R40 → đặt vào cực b Q11 làm Q11 tắt, hở mạch khuếch đại phát.

Khi D12 thông đưa mức thấp từ chân 4 IC2 → R20 → D12 → R15 → SW5-6 → cực CQ2. Q2 tắt làm hở mạch khuếch đại thu ra loa diệt được tiếng click.

Khi D21 thông đưa mức thấp từ chân 4 IC2 → R20 → D21 → cực CQ5. Q5 tắt do đó hở mạch khuếch đại thu ra tai nghe cho nên diệt được tiếng click.

Khi phát số xong thì IC2 lại đưa mức cao ra chân 4 IC2 nên D12, D21 tắt và Q11, Q2, Q5 lại thông. Máy trở lại làm việc bình thường.

Trang 108

Page 109: Tbi Dau Cuoi

VIII. MÁY ĐIỆN THOẠI NITSUKO ST 5E-1L

1. MẠCH ĐIỆN NGUYÊN LÝ : hình bt1.8

2. TÁC DỤNG CÁC LINH KIỆN:

. C1: Ngăn nguồn1chiều, dẩn tín hiệu chuông hạ tần

. R1: Gây sụt áp bớt nguồn chuông hạ tần, kết hợp với C1 tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch thu chuông

. D1- D4 Cầu nắn điện, để nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều

. C2 Tụ lọc nguồn

. ZD1 Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC1

. C3,R3 & C4,R4 kết hợp với bộ tạo dao động trong IC1 để tạo ra tín hiệu chuông âm tần

. R2 Điện trở cân bằng làm tăng độ nhạy cho IC1

. R6,R7 Điện trở gây sụt áp bớt nguồn chuông âm tần khi khoá chuông để ở vị trí L

. D9 Bảo vệ an toàn cho đĩa phát âm

. Đĩa phát âm để biến tín hiệu chuông âm tần thành tiếng chuông

. CH1, CH2 Các cuộn gia cảm

. D5-D8 Cầu chống đảo cực

. HS: Tiếp điểm tổ hợp

. R9: Điện trở dẫn nguồn nuôi bộ nhớ trong IC2

. ZN2 Ổn áp bảo vệ an toàn cho các cơ kiện trong máy

. Q2, Q3, Q4 Tạo thành mạch điều khiễn phát xung số chế độ pulse

. Q2 Đóng mở mạch vòng thuê bao

. R15, R17 Định thiên phân áp cho Q4

. R14, R16, Q4 Định thiên phân áp cho Q3

. Q3, R22 Định thiên phân áp cho Q2

. R11, R12 Định thiên phân áp cho Q1

. Q1 Đóng mở mạch cho phép IC2 làm việc

. ZD3 Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC2 & IC3

. ZD2 Ổn định điện áp bảo vệ an toàn cho IC2

. R30 Điện trở cân bằng điện áp

. C8, C29, C30 Các tụ lọc nguồn

Trang 109

Page 110: Tbi Dau Cuoi

. R23 Điện trở cân bằng điện áp cấp nguồn cho bộ khuếch đại thu trong IC3

. R25, C24 Tạo thành mạch phối hợp trở kháng giữa đường dây với mạch khuếch đại thu trong IC3, ngăn nguồn 1 chiều và dẫn tín hiệu thoại

. XTAL kết hợp với C11, C12 tạo dao động có tần số 3,57945 MHz

. IC2 Phát tín hiệu chọn số địa chỉ

. IC3 Khuếch đại âm tần

. R40, C34 Tạo thành mạch dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đại thu

. C36 Ngăn nguồn 1 chiều, dẫn tín hiệu thoại, phối hợp trở kháng giữa đầu ra của bộ khuếch đại thu với ống nghe

. R33, C52 Tạo thành mạch dẫn hồi tiếp âm cho bộ khuếch đai khử trắc âm trong IC3

. R51, R52, C31, C32 Phối hợp trở kháng giữa ống nói với bộ khuếch đại phát trong IC3

. R19, R20, C22 Phối hợp trở kháng giữa đầu ra IC2 với đầu vào bộ khuếch đại dòng DTMF trong IC3

. R35 Điện trở cân bằng điện áp làm tăng độ nhạy cho bộ khuếch đại thu trong IC3

. R26, R27, R28, R29, R32, R60 & C26 Tạo thành mạch cân bằng tham gia vào mạch khử trắc âm.

3. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

a. Mạch thu chuông

Nguồn chuông hạ tần từ tổng đài đưa lên đường dây T-R thông qua C1-R1 đặt

vào 2 đầu cầu nắn D1 ÷ D4. Cầu nắn, nắn nguồn chuông hạ tần thành nguồn 1 chiều được C2 lọc và ZD1 ổn định. Đưa (+) nguồn cấp vào chân 1 và (-) nguồn vào chân 5 của IC1 để cấp cho các phần tử tích cực trong IC1 làm việc. Bộ tạo dao động trong IC1

kết hợp với R3, C3 & R4, C4 tạo ra dao động chuông âm tần đưa ra chân 8 IC1 → khoá

Ringer → PIEZO → chân 5 IC1 kín mạch. PIEZO phát ra tiếng chuông báo cho chủ thuê bao biết có cuộc gọi tới.

b. Mạch cấp nguồn 1 chiều

- Mạch cấp nguồn nuôi bộ nhớ:

(+) CCĐC → R9 → chân 12 IC2 → bộ nhớ trong IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

Trang 110

Page 111: Tbi Dau Cuoi

Hình bt1.8: Sơ đồ nguyên lý máy điện thoại NITSUKO ST 5E-1L

- Mạch cấp nguồn khởi động IC2:

(+) CCĐC → HS → R15 → R17 → đất → (-) CCĐC. Sụt áp trên R15, R17 định thiên

phân áp cho Q4 làm Q4 thông, đưa mức thấp từ đất → Q4 → R16 → đặt vào cực b Q3

làm Q3 thông, đưa mức cao từ +CCĐC qua Q3 đặt vào cực b Q2. Q2 thông, (Q2 , Q3 & Q4 thông nhưng chưa thông bão hoà). Khi đó có dòng khởi động cho IC2 làm việc theo mạch.

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → D10 → R31 → chân 12 IC2 → mạch điện trong

IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. IC2 được cấp nguồn khởi động đưa mức cao ra chân 10 IC2 đặt vào cực b của Q4 làm cho Q4 thông bão hoà nên dẫn tới Q2 Q3 thông bão hoà đóng kín mạch vòng thuê bao. Khi đó có dòng cấp nguồn cho IC2 làm việc.

- Mạch cấp nguồn cho IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → D10 → R31 → chân 12 IC2 → mạch điện trong

IC2 → chân 5 IC2 → đất → (-) CCĐC kín mạch.

- Mạch cấp nguồn cho IC3 làm việc:

Trang 111

Page 112: Tbi Dau Cuoi

(+) CCĐC → HS → Q2 → R30 → chân 16 IC3 → các mạch điện trong IC3 → chân

13 IC3 → đất → (-) CCĐC, kín mạch.

- Mạch cho phép IC2 làm việc:

(+) CCĐC → HS → R11 → R12 → đất → (-) CCĐC, kín mạch. Sụt áp trên R12, R11

định thiên phân áp cho Q1 thông, đưa mức thấp từ đất → Q1 → chân 9 IC2 (chân CE) xuống mức thấp. Cho phép IC2 chịu mọi tác động của bàn phím.

c. Mạch thu thoại

Dòng thoại từ đối phương → đường dây → CCĐC → HS → Q2 → R25 → C24 → chân 9 IC3 → bộ khuếch đại thu trong IC3 → chân 13 IC3 → đất → CCĐC → đường

dây → đối phương, kín mạch. Bộ khuếch đại thu, khuếch đại nâng cao mức điện đưa

dòng thu thoại ra chân 14 IC3 → C36 → tai nghe → đất → chân 13 IC3, kín mạch.

d. Mạch phát thoại

Dòng phát thoại từ một đầu ống nói → R11 → chân 12 IC3 → bộ khuếch đại phát

trong IC3 → chân 11IC3 → R12 → đầu kia ống nói, kín mạch. Bộ khuếch đại phát

khuếch đại nâng cao mức điện đưa dòng phát thoại ra chân 1 IC3 → Q2 → HS → CCĐC → đường dây → đối phương → đường dây → CCĐC → đất → chân 13 IC3, kín mạch.

e. Mạch phát tín hiệu chọn số

- Mạch phát số chế độ pulse

Chuyển khoá chọn phương pháp phátsố về phía pulse, cắt mức thấp vào chân 4 IC2. IC2 xác định làm việc ở chế độ pulse.

Khi ấn phím IC2 làm việc đưa dòng xung thập phân có số chu kỳ xung tương ứng với phím được ấn ra chân 10 (DP) đặt vào cực b của Q4. Ứng với mức thấp Q4 tắt dẫn đến cực b của Q3 lên mức cao nên Q3, Q2 tắt, hở mạch vòng thuê bao, phát lên đường dây tới tổng đài 1 xung không dòng. Ứng với mức cao Q4 thông đưa mức thấp

từ đất → Q4 → R16 → cực b của Q3 làm cho Q3 thông, nên Q2 thông đóng kín mạch vòng thuê bao phát lên đường dây tới tổng đài 1 xung có dòng.

Quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến hết loạt xung. Đến cuối loạt xung chân 10 IC2 lên mức cao nên Q4 Q3, Q2 thông đóng kín mạch vòng thuê bao, máy trở lại làm việc bình thường.

- Mạch phát số chế độ tone

Chuyển khoá chọn phương pháp phát số về phía tone. Đưa mức thấp từ đất vào chân 4 IC2. IC2 xác định làm việc chế độ tone.

Trang 112

Page 113: Tbi Dau Cuoi

Khi ấn phím IC2 làm việc, đưa dòng DTMF là 1 tổ hợp 2 sóng hình sin có tần số

tương ứng với hàng và cột của phím được ấn ra chân 11 IC2 → R20 → C22 → chân 7 IC3

→ vào bộ khuếch đại dòng DTMF → chân 13 IC3 → đất → chân 5 IC2, kín mạch.

BỘ khuếch đại dòng DTMF trong IC3 khuếch đại, nâng cao mức điện đưa dòng

DTMF ra chân 1 IC3 → Q2 → HS → CCĐC → đường dây → tổng đài → đường dây → CCĐC → đất → chân 13 IC3 kín mạch.

- Mạch diệt tiếng click

Trong quá trình phát số IC2 đưa mức thấp ra chân 8 IC2 đặt vào chân 8,6 IC3, hở mạch thu thoại diệt được tiếng click.

IX. MỘT SỐ PAN CỤ THỂ ĐƯỢC PHÂN TÍCH TRÊN SƠ ĐỒ.

1. MÁY ĐIỆN THOẠI SIEMENS 802 MODEL 3

Các hiện tượng và nguyên nhân gây hư hỏng

Hiện tượng 1: Chuông kêu liên tục. nguyên nhân do chập tụ C1

Hiện tượng 2: Chuông kêu một âm. Nguyên nhân do chập hoặc hở tụ C2

Hiện tượng 3: Chuông kêu lạc tiếng. Nguyên nhân do hở C3, hoặc mô ve mạch in

Hiện tượng 4: Chuông kêu 1 hồi rồi mất. nguyên nhân do mô ve đường dây

Hiện tượng5: Chuông không kêu. Nguyên nhân do hở: dây T, dây R, S1, C1, R1, khoá ringer, đĩa phát âm, R2, chập: R301, C3, Đĩa phát âm hoặc hỏng IC chuông.

Hiện tượng 6: Thu thoại nghe rú rít. Nguyên nhân do hở R37, R51, C18, R24, R23, R22, R20

Hiện tượng 7: Không thu thoại. Đo điện áp cấp nguồn cho IC khuyếch đại cóU1

> 6 v do hở R19, chập C31. Nếu 2,8v < U1 < 5v do: hở R34, C25, Ống nghe, R18, C15, R38, R40, chập C15, C17, C24, C25, Ống nghe. Nếu 0,5v < U1 < 2v do: chập C7, C8,U5,

hở R17. Nếu U1= 0v. Đo điện áp Giữa -CCĐC với cực CU31 có U2 > 10 v do chập tụ C18, C19. Nếu U2 = 0v do chập C16, U8 nếu không phải thì đo điện áp ở cực E U31 có U3 > 10v do hở R11, R13. Nếu 0v < U3 <5v do hở từ đường dây tới CCĐC hoặc chập R300, chập một diode ở CCĐC

Hiện tượng 8: Không phát thoại do các nguyên nhân sau: hở R26, R27, R29, R25, C20, ống nói, chập C20, C22, C23, ống nói.

Hiện tượng 9: Phát số chế đọ pulse có clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do chập EC U31, U34

Trang 113

Page 114: Tbi Dau Cuoi

Hiện tượng 10: Phát số chế độ pulse không clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do hở chân 11 IC phát số.

Hiện tượng 11: Phát số chế độ pulse không clik lên tai hoặc nghe tiếng clik liên tục kéo dài, cắt âm mời ấn số. Do hở tụ C7

Hiện tượng 12: Phát số chế độ tone có clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do chập tụ C30 hoặc hở tụ C31

Hiện tượng 13: Phát số chế độ tone không clik lên tai, không cắt âm mời ấm số. Do hở R42, R43, C30, chập tụ C32

2. MÁY ĐIỆN THOẠI NITSUCO ST 5E- 1L ( NEC ATI )

Các hiện tượng và nguyên nhân gây hư hỏng

Hiện tượng 1: Chuông kêu liên tục. nguyên nhân do chập tụ C1

Hiện tượng 2: Chuông kêu một âm. Nguyên nhân do chập hoặc hở tụ C3, hở R3

Hiện tượng 3: Chuông kêu lạc tiếng. Nguyên nhân do hở C2, hoặc mô ve mạch in

Hiện tượng 4: Chuông kêu 1 hồi rồi mất. nguyên nhân do mô ve đường dây

Hiện tượng5: Chuông không kêu. Nguyên nhân do hở: dây T, R, C1, R1, D1 - D4, R4, C4, khoá ringer, đĩa phát âm, chập: ZN1, C2, ZD1, C4, D9, Đĩa phát âm hoặc hỏng IC chuông.

Hiện tượng 6: Thu thoại nghe rú rít. Nguyên nhân do hở R33 & C52, R51, R52, C30, R26, R27, R28, R29

Hiện tượng 7: Không thu thoại. Đo điện áp cấp nguồn cho IC3 ( khuyếch đại ) cóU1 > 6 v do chập C29. Nếu 2,8v < U1 < 5v do: hở C36, Ống nghe, R25, C24, R32, R35, chập C24, C36, C25, Ống nghe. Nếu 0,5v < U1 < 2v do: chập C7, C8, ZD2. Nếu U1= 0v. Đo điện áp Giữa -CCĐC với cực CQ2 có U2 > 10 v do chập tụ C30, C51. Nếu U2 = 0v do chập C23, ZD3 nếu không phải thì đo điện áp ở cực E Q2 có U3 > 10v do hở R15, R16. Nếu 0v < U3 <5v do hở từ đường dây tới CCĐC hoặc chập ZN2, chập một diode ở CCĐC, hở HS

Hiện tượng 8: Không phát thoại do các nguyên nhân sau: hở ống nói, chập C31, C32, ống nói.

Hiện tượng 9: Phát số chế đọ pulse có clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do chập EC QU2, Q3, Q4

Hiện tượng 10: Phát số chế độ pulse không clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do hở chân 10 IC phát số.

Trang 114

Page 115: Tbi Dau Cuoi

Hiện tượng 11: Phát số chế độ tone có clik lên tai không cắt âm mời ấn số. Do chập tụ C22 hoặc hở tụ C29

Hiện tượng 12: Phát số chế độ tone không clik lên tai, không cắt âm mời ấm số. Do hở R19, R20, C22,

BÀI TẬP 2: THỰC HÀNH VỀ HỆ THỐNG CORDLESS PHONE

Mục tiêu: Giúp học viên làm quen và có kỹ năng lắp đặt, sửa chữa những hư hỏng nhỏ đối với hệ thống cordless phone.

Nội dung:

- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy cordless phone khác nhau. Tuỳ vào công suất phát mà tầm liên lạc giữa máy mẹ và máy con có thể từ vài trăm mét đến hàng kilômét. Với loai có bán kính liên lạc xa thì đòi hỏi phải có anten ngoài trời.

Máy điện thoại corless phone cấu tạo gồm 2 phần chính: máy mẹ và máy con. Máy mẹ ( base unit ) đảm nhiệm chức năng một trạm trung chuyển nối kết máy con với tổng đài. Máy mẹ nối với tổng đài bằng đường dây điện thoại và liên lạc với máy con bằng một đường vô tuyến song công, tần số sóng mang 1,7 MHz hoặc 46 MHz cho hướng từ máy mẹ đến máy con và 49 MHz cho hướng từ máy con đến máy mẹ. Máy mẹ hoạt động bằng nguồn xoay chiều 220v hoặc 110v. Máy con ( handset ) đảm nhận nhiệm vụ: Nhận và phát tín hiệu gọi. Nhận và phát tín hiệu thoại, biến tín hiệu thoại thành âm thanh và ngược lại. Máy con hoạt động bằng pin khô được sạc lại từ máy mẹ.

Cách lắp đặt: Công việc bao gồm đấu đường dây điện thoại vào máy mẹ, đấu nguồn cho máy mẹ. Với những máy hiện đại có tầm liên lạc xa hàng kilômét thì phải đấu thêm anten ngoài vào máy mẹ, đấu đất để phòng chống sét. Các công đoạn trên luôn có trong sách hướng dẫn khi mua máy.

Trình tự lắp đặt:

+ Gắn dây điện thoại vào ổ cắm line ở máy mẹ

+ Lắp anten trời ( nếu cần ) cắm dây anten vào ổ ghim anten của máy mẹ

+ Cấp nguồn điện dân dụng cho máy mẹ, bật công tắc nguồn, đèn chỉ thị sáng máy mẹ bắt đầu hoạt động

+ Nạp điện cho máy con

Để máy thu, phát tín hiệu đạt hiệu quả cao nhất, điều trước tiên ta phải thử máy tại các nơi ta có thể đặt máy. Sau đó chọn lấy một vị trí mà ở đó có ổ tiếp điện dân dụng, cử ly liên lạc giửa máy mẹ và máy con xa nhất, chất lượng đàm thoại tốt

Trang 115

Page 116: Tbi Dau Cuoi

nhất. Máy mẹ nên đặt ở vị trí cao nhất trong nhà mà nơi đó ta có thể đặt được máy. Thường máy mẹ sử dụng chính dây cấp nguồn điện xoay chiều cho máy làm anten bức xạ sóng mang tín hiệu vì vậy dây cấp nguồn cho máy phải để thẳng không nên quấn lại hoặc đặt nó vào trong ống kim loại vì làm vậy sẽ giảm cự ly liên lạc giửa máy mẹ và máy con.

Chú ý khi đấu nguồn cho máy mẹ có 1 khoá chọn điện áp nguồn nuôi đặt ở dưới thân vỏ máy, khoá này cho phép chọn điện áp nuôi cho máy mẹ phù hợp với vùng có lưới điện dân dụng.

- Hướng dẫn xử lý một số hư hỏng đơn giản.

Led chỉ thị cấp nguồn cho máy mẹ không sáng, máy mất liên lạc, nguyên nhân có thể do: Mất nguồn điện lưới, cháy cấu chì bảo vệ bộ nguồn

Led chỉ thị cấp nguồn cho máy mẹ sáng nhưng mất liên lạc giửa máy mẹ và máy con, nguyên nhân có thể pin của máy con bị hỏng ta phải thay pin, chuyển mạch chống nghe trộm giửa máy mẹ và máy con không đặt cùng vị trí.

Máy con chuông kêu liên tục mặc dù không có cuộc gọi nào gọi tới, nguyên nhân có thể do chập PC cảm quang dẫn tới bộ tạo dao động sóng chuông trong máy mẹ luôn luôn làm việc.

Chất lượng đàm thoại kém, nguyên nhân có thể do máy con ở quá xa máy mẹ, anten có vật lạ che khuất, pin ở máy con bị kém chất lượng.

CHƯƠNG II

Trang 116

Page 117: Tbi Dau Cuoi

Thiết bị đầu cuối A

Thiết bị đầu cuối B

TỔNG ĐÀI ĐIỆN BÁO

Đường truyền

dẫn

Đường truyền

dẫn

Hình 2.1: Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm thông tin điện báo

THÔNG TIN ĐIỆN BÁO

I/ TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN BÁO

1. KHÁI NIỆM :

Thông tin điện báo là kỹ thuật dùng tín hiệu điện để truyền các ký hiệu mang tin tức. Ký hiệu có thể là chữ cái, chử số, dấu hoặc hình ảnh...thông qua máy điện báo đầu cuối nhờ môi trường truyền dẫn.

2. SƠ ĐỒ KHỐI THÔNG BÁO GIỮA 2 TRẠM

Sơ đồ khối thông báo giữa 2 trạm được mô tả như hình 2.1

Chức năng chủ yếu của tổng đài điện báo là điều phối thông tin dạng văn bản, công việc điều phối ở đây gồm 2 phần: kết nối liên lạc và xử lý mức độ ưu tiên liên lạc khi xảy ra tranh chấp (chẳng hạn khi nhiều thuê bao cùng muốn sử dụng một đường dây trung kế, phải kết nối thuê bao nào và buộc thuê bao nào phải chờ đợi…).

Để kết nối liên lạc tổng đài điện báo phải kết nối cho 2 thiết bị đầu cuối A & B. Giả sử thiết bị đầu cuối A là thuê bao chủ gọi, thiết bị đầu cuối B là thuê bao bị gọi thì quá trình kết nối liên lạc có thể chia ra làm 4 giai đoạn theo trình tự sau:

- Giai đoạn chiếm dụng đường dây. - Giai đoạn quay số kết nối

- Giai đoạn liên lạc . - Giai đoạn giải phóng đường dây

a) Giai đoạn chiếm dụng đường dây

Là giai đoạn bắt đầu từ lúc thuê bao chủ gọi (A) vào chương trình phần mềm VDC/TEX và tự động gọi số thuê bao bị gọi (B) theo các số quy định, nó sẽ tạo ra sự thay đổi tín hiệu điện trên đường dây từ thuê bao A đến tổng đài điện báo. Lúc này, tổng đài điện báo trung tâm nhận biết được “tín hiệu gọi” từ thuê bao A và đảo tín hiệu điện trên đường dây từ tổng đài về thuê bao A. Đến đây ta nói đường dây giữa thuê bao A và tổng đài điện báo đã được chiếm dụng.

b) Giai đoạn quay số kết nối

Sau khi kết thúc giai đoạn (a) thì tổng đài điện báo sẽ gửi thông báo đến thuê bao A yêu cầu gửi số.

Trang 117

Page 118: Tbi Dau Cuoi

Thí dụ: TP HCM/GA

Tất cả các thuê bao đều được cài đặt các số thuê bao thường liên lạc và trong Menu còn có khả năng sửa đổi số thuê bao cần liên lạc.

Khi nhận được thông báo trên màn hình thì thuê bao A tiến hành ấn phím gửi số. Tổng đài có nhiệm vụ phân tích số nhận được và tiến hành kết nối cho thuê bao chủ gọi (A) liên lạc với thuê bao bị gọi (B) thì trên đường dây đến thuê bao B cũng có tín hiệu điện biến đổi. Sau một thời gian trễ cho phép, nếu thuê bao B rỗi thì lập tức trên màn hình thuê bao A sẽ hiện lên hô hiệu của thuê bao B. Lúc này, thuê bao A bắt đầu vào phiên liên lạc với thuê bao B.

c) Giai đoạn liên lạc

Giai đoạn này tổng đài có nhiệm vụ chuyển tập tin từ A đến B và ngược lại từ B đến A. Ngoài ra nó có khả năng kiểm tra xử lý tập tin giữa A và B (lưu văn bản, xử lý...).

d) Giai đoạn giải phóng đường dây:

Khi kết thúc liên lạc thuê bao A phát tín hiệu STOP, tổng đải giải phóng liên lạc, tính cước và chuẩn bị kết nối liên lạc cho cuộc gọi tiếp theo.

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình kết nối liên lạc, nó có thể là giai đoạn kế tiếp của B hoặc của C…

Các thiết bị đầu cuối được sử dụng thường là một máy tính gồm có: màn hình, CPU, máy in, bàn phím và hệ thống giao diện (card Telex chuyên dụng) để giao tiếp với các đường dây trung kế tới tổng đài điện báo trung tâm.

3. CÁC LOẠI MÃ DÙNG TRONG THÔNG TIN ĐIỆN BÁO:

Mã là tổ chức các ký hiệu theo một quy luật nhất định để diễn đạt nội dung thông tin cần thiết.

a. Mã Morse

Năm1837 ông Smorse đã phát minh ra tín hiệu điện tín mà chúng ta quen gọi là tín hiệu Morse.

Tín hiệu Morse bao gồm những (.) chấm, (-) gạch đặc trưng cho các chữ cái, chữ số và dấu để truyền đưa tin tức. Thực hiện thông tin dưới dạng này, người ta gọi là thông tin điện báo Morse.

Đến năm 1901 cải tiến tín hiệu Morse là những (.) (-) thành tín hiệu âm thanh (.) chấm được thay bằng âm “tịch”. (-) gạch được thay bằng âm “tà)

Thông tin điện báo Morse được đổi tên gọi là điện báo Morse âm thanh.

Trang 118

Page 119: Tbi Dau Cuoi

K 1 2 3 4 5 N

Thời gian một tổ hợp mã

T T T T T 1.5TTT=Một đơn vị thời gian

= 20 ms

Hình 2.3: Mã 5 đơn vị

Tai nghe(Loa)

Máy thu

Đường dâyManif

Hình 2.2 Mạch liên lạc thông tin điện báo morse trên đường dây đơn tuyến

* Cấu tạo mã : (.)= tịch = 1 đơn vị thời gian có dòng điện.

(-) = tà = 3 đơn vị thời gian có dòng điện.

Khoảng cách giữa (.) với (.), (.) với (-), (-) với (-) bằng một đơn vị thời gian không dòng điện

Khoảng cách giữa các chữ trong 1 tiếng bằng 3 đơn vị thời gian không dòng điện, khoảng cách giữa các tiếng bằng 5 đơn vị thời gian không dòng điện.

* Mạch liên lạc:Hình 2.2

Mã Morse được sử dụng trong thông tin điện báo Morse âm thanh.

Nguyên lý làm việc:

Căn cứ vào bản tin cần phát, điện báo viên bên phát dịch thành tín hiệu và ấn

ma-nip (mở, đóng nguồn) đưa dòng điện từ dương nguồn → ma-nip → đường dây → máy thu → đất → âm nguồn máy phát. Máy thu được cấp nguồn, tạo ra dao động âm tần, đưa đến loa phát ra âm thanh. Điện báo viên bên thu căn cứ vào âm thanh thu được dịch ghi thành văn bản.

b. Mã 5 đơn vị :

Mã 5 đơn vị là mã mỗi chữ cái, chữ số và dấu đều được đặc trưng bằng 5 xung điện có dòng hay không có dòng điện, xung điện có dòng ký hiệu bằng chữ số (1), xung điện không dòng ký hiệu bằng chữ số (0).

Ví dụ : Chữ y = 10101, chữ r = 01010.

Để phân biệt mỗi tổ hợp mã “1 chữ” trước mỗi tổ hợp có 1 xung khởi là xung không dòng & để kết thúc mỗi tổ hợp mã thì cuối một tổ hợp có 1 xung ngừng là xung có dòng .

• Cấu tạo mã 5 đơn vị được mô tả ở hình 2.3

Trang 119

Page 120: Tbi Dau Cuoi

K 1 0 1 0 1 N K 0 1 1 N0 0

Chữ Y Chữ R

Hình 2.4 Đồ thị thời gian của dòng điện khi pkhát chử Y, R

TIÊU CHUẨN ITU-T

TỐC ĐỘ PHÁT

THỜI GIAN PHÁT 1 TRANG A4

GG1 Thấp Khoảng 6 phútGG2 Trung bình Khoảng 3 phútGG3 Cao Khoản 1 phútGG4 Cực cao Vài giây

Mã 5 đơn vị được sử dụng trong điện báo truyền in chữ (Teletype). Ví dụ về mã 5 đơn vị được mô tả ở hình 2.4.

* Nguyên lý thông tin điện báo truyền in chữ như sau :

2 Máy teletipe có thể đấu liên lạc trực tiếp với nhau, hoặc liên lạc thông qua kết nối của tổng đài điện báo.

Ở đầu phát căn cứ vào bản tin cần phát , điện báo viên đánh lên bàn phím (tương tự bàn phím máy vi tính). Máy teletype ở đầu phát sẽ biến đổi các chữ, được điện báo viên ấn lên phím thành các tổ hợp mã 5 đơn vị truyền lên đường dây tới phần thu của máy Teletype ở đầu thu. Bộ phận thu ở máy teletype ở đầu thu sẽ biến đổi các tổ hợp mã 5 đơn vị thu được thành các chữ, số, dấu & in lên giấy tạo thành bản tin ở đầu thu. Quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.

II/ KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG FACSIMILE ( FAX )

1. KHÁI NIỆM:

Từ Facsimile bắt nguồn từ chữ latinh có nghĩa là sao chép nguyên bản, do đó từ fax là chỉ một quá trình sao chép nguyên dạng.

Vậy máy fax là thiết bị để truyền các bản tin, bản vẽ, hình ảnh các trang tài liệu từ nơi này đến nơi khác qua đường dây điện thoại Nói cách khác máy fax là một máy photocopy có khả năng truyền thông.

Trang 120

Teletype Teletypeđường dây

Đầu A Đầu BHình 2.5 Mạch liên lạc đường điện báo Teletype

Page 121: Tbi Dau Cuoi

2. PHÂN LOẠI

Có hai loại chính: tương tự (analog) và số (digital). Kỹ thuật tương tự là hệ thống cổ hơn, tài liệu truyền đi bằng cách quét từng phần của tài liệu, đó là nguyên nhân làm chậm quá trình thông tin. Hệ thống fax số, phân tích tài liệu thành các số thực chứa ảnh và nén nó lại sau đó truyền đi. CCITT định nghĩa 3 nhóm thiết bị FAX dùng đường dây điện thoại: G1, G2, G3. Trong đó G1, G2 là kỹ thuật tương tự. Hiện nay G3 là tiêu chuẩn tiên tiến với tốc độ truyền và chất lượng in cao hơn, nó đang được sử dụng rộng rãi trên mạng viễn thông. Tốt hơn cả là nhóm G4, nó sử dụng mạng thông tin số hoá và hiện nay đã được sử dụng phổ biến.

III / NGUYÊN LÝ TRUYỀN ẢNH TĨNH :

Khi khoa học công nghệ phát triển, việc truyền đưa các văn bản đã không đáp ứng được nhu cầu thực tế. ví dụ muốn truyền đi cả nội dung và các bức ảnh của một tờ báo thì việc sử dụng điện báo 5 đơn vị không thể thực hiện được.

Nguyên lý truyền ảnh tĩnh có thể được mô tả tóm tắt như sau:

- Đầu phát sẽ quét phát tờ báo gốc, sau đó đưa vào bộ biến đổi thông tin hình ảnh thành tín hiệu điện ( thực hiện biến đổi quang - điện ) và đưa vào máy phát để phát tới đầu thu. Đầu thu nhận được tín hiệu và tiến hành giải mã và đưa vào bộ phận điều khiển ghi, bộ phận ghi sẽ căn cứ vào tín hiệu nhận được điều khiển thiết bị ghi, ghi lại nội dung ( thực hiện biến đổi điện - quang ) của trang báo cũng như các hình ảnh kèm theo của trang báo.

- Có nhiều loại thiết bị ghi như: ghi nhiệt, ghi hoá học…các bản ghi này sẽ thể hiện lại đúng nội dung mà trang báo bên phát đã phát đi.

- Ngày nay với trang thiết bị hiện đại hơn nên công việc tổ chức in báo tại nhiều địa điểm trên cả nước được tiến hành hầu như đồng thời, sau khi đã hoàn chỉnh khuôn báo.

Hiện nay nước ta đã in báo Nhân dân ở nhiều nơi như: Hà nội, TP Hồ chí Minh, Đà nẵng, Bình định, Đắc lắc, Cần thơ,..

IV. SƠ ĐỒ KHỐI & HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG MÁY FACSIMILE

1/ SƠ ĐỒ KHỐI & CHỨC NĂNG CÁC KHỐI

a. Sơ đồ khối : Hình 2.6 mô tả sơ đồ khối của thiết bị FAX

b. Chức năng các khối :

Trang 121

Page 122: Tbi Dau Cuoi

Trang 122Motor đọc

Cảm biến hình ảnh

CCD

Biến đổi

A/D, S/P

Điều khiển Motor

Motor ghi

Đầu từ

nhiệt

Điều khiển đầu

từ

Điều khiển hoạt động Motor

Điều khiển viết

RAM

ROM

Điều khiển đọc

Điều khiển

Modem

Điều khiển truyền dữ

liệu

CPU

Điều khiển khác

Nguồn

cung cấp

Bàn điều khiển

Cảm biến

AG C

M O D E M

PST

N

Hệ thống xử lý

trung

tâm

Phần ghi

Giấy ghi

Trục ép giấy

Trục ép giấy

Đèn huỳng quang

Gương phản xạ

Thấu kính

Tài liệu

Trục mang giấy

Dây

BUS

Bộ nhớ

Bộ nhớ

I/OI/O

BUS

Dòng dữ liệu ảnh

Tín hiệu điều khiển

Hìn

h 2.

6: S

ơ đồ

khố

i của

máy

FA

X

Bộ khuếch

đại

NCU

(1)

Phầ

n đ ọ

c

Page 123: Tbi Dau Cuoi

a. Phần đọc : Có nhiệm vụ biến đổi các tài liệu đưa vào thành các tín hiệu điện, thông qua hoạt động của hệ thống quét ngang & quét dọc. Bao gồm các bộ phận sau:

- Motor đọc: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy

- Trục ép giấy và trục mang giấy: Đưa tài liệu vào trong máy

- Đèn huỳng quang: phát sáng soi nội dung tài liệu

- Gương phản xạ và thấu kính: Tập trung hình ảnh của tài liệu vào CCD

- Bộ cảm biến hình ảnh CCD: Thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện

- Bộ khuếch đại: Khuếch đại nâg cao mức điện tín hiệu tín hiệu

- Biến đổi A/D: Thực hiện biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số có các bit nối tiếp & biến đổi S/P: Thực hiện biến đổi tín hiệu số có các bit nối tiếp thành tín hiệu số có các bit song song.

b. Phần ghi : Có nhiệm vụ biến đổi các tín hiệu điện thu được thành hình ảnh. thực hiện các thao tác in lại dữ liệu hình ảnh. Bao gồm các bộ phận sau:

- Motor ghi: Điều khiển trục ép giấy và trục mang giấy.

- Điều khiển đầu từ: Căn cứ dữ liệu từ điều khiển viết đưa tới để điều khiển đầu từ nhiệt.

- Đầu từ nhiệt: Thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang để in lên giấy.

- Giấy ghi: Sẵn sàng ghi nội dung bức FAX thu được.

c. Hệ thống xử lý trung tâm: Có nhiệm vụ xử lý ( thực hiện quá trình mã hoá, giải mã ) các dữ liệu hình ảnh. Bao gồm các bộ phận sau.

- CPU: Bộ xữ lý trung tâm, điều khiển toàn bộ các bộ phận của máy FAX hoạt động.

- Điều khiển đọc: Điều khiển các bộ phận ở phần đọc làm việc và nhận tín hiệu từ phần đọc đưa tới bộ nhớ RAM.

- Điều khiển đóng nguồn cho các motor.

- Điều khiển viết: Lấy dữ liệu từ bộ nhớ RAM đưa tới điều khiển đầu từ.

- RAM: Ghi nhớ các dữ liệu khi đoc, khi thu.

- ROM: Ghi nhớ chương trình hoạt động của máy FAX.

- Điều khiển modem: Điề khiể modem thực hiện biến đổi D/A khi ohát, biến đổi A/D khi thu.

Trang 123

Page 124: Tbi Dau Cuoi

- Điều khiể truyền dữ liệu: Thực hiện truyền dữ liệu từ RAM tới modem khi phát, truyền dữ liệu từ modem tới RAM khi khi thu,

- Điều khiển khác: Nhận các tác động từ các cơ cấu bổ trợ đưa vào CPU

c. Các khối hỗ trợ :

. Nguồn cung cấp: có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện công nghiệp 220 v thành nguồn điện 1 chiều có các mức điện áp 5v để cung cấp cho hệ thống xử lý trung tâm & các bộ phận khác, 12v để cung cấp cho motor làm việc.

. Bàn điều khiển: Có nhiệm vụ mà thông qua đó người sử dụng phát tín hiệu gọi, cài đặt chương trình thu – phát – sao chép, cài đặt hô hiệu...

. Bộ cảm biến: Có nhiệm vụ phát hiện khi có bức facsimile cần phát đưa vào máy facsimile.

. Modem: Có nhiệm vụ biến đổi dữ liệu hình ảnh từ tín hiệu số dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh khi thực hiện phát bức facsimile & biến đổi tín hiệu tương tự dữ liệu hình ảnh thành tín hiệu số dữ liệu hình ảnh khi thực hiện thu bức facsimile.

. NCU: Khối điều khiển đường dây có nhiệm vụ: Thực hiện nối máy facsimile với đường dây điện thoại công cộng (PSTN) Khi tiến hành thu- phát bức facsimile, thực hiện nối máy điện thoại (tách máy facsimile ra khỏi đường dây) với đường dây khi tiến hành đàm thoại.

2/ LUỒNG TÍN HIỆU ẢNH KHI GỬI ( PHÁT ) BỨC FACSIMILE

a. Sơ đồ khối mô tả hoạt động của quá trình truyền dẫn: Hình 2.7

b./ Nguyên lý hoạt động :

Dặ úp tài liệu vào khay đựng giấy, ấn số thue bao bị gọi, ấn star, bộ cảm biến phát hiện có yêu cầu phát bức FAX, thông báo cho bộ điều khiển khác, bộ điều khiển khác thông báo cho CPU, CPU chuyển lệnh cho bộ điều khiển đọc làm việc, điều khiển motor đóng nguồn cho motor đọc làm việc, điều khiển trục ép giấy, lăn giấy đưa tài liệu vào trong máy và đóng nguồn cho đèn huỳnh quang sáng. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang chiếu vào tài liệu phản ánh độ sáng, tối của nội dung tài liệu thông qua gương phản xạ và thấu kính đến bộ cảm biến hình ảnh CCD. Bộ cảm biến hình ảnh CCD thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện hình ảnh tương ứng, với tín hiệu Analog có biên độ điện áp đỉnh khoảng 1V. Tín hiệu tại đầu ra của bộ cảm biến được đưa đến bộ khuếch đại điện áp để nâng cao mức điên có mức điện áp đỉnh ra xấp xỉ 5V. Sau đó tín hiệu đi qua bộ biến đổi A/D để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là chuỗi bít nhị phân nối tiếp, chuỗi bít này được đưa qua bộ

Trang 124

Page 125: Tbi Dau Cuoi

Hìn

h2.7

: S

ơ đồ

khố

i mô

tả n

guyê

n lý

hoạ

t độn

g ph

ần tr

uyền

biến đổi nối tiếp/song song (S/P) để biến đổi thành tín hiệu số có các bít song song. Sau đó đến bộ điều khiển đọc đi qua các BUS dữ liệu để đến RAM lưu giữ. Quá trình đó được lặp lại cho đến khi thu được 216 chử (được 1728 bít dữ liệu ) tương ứng với đọc hoàn thành 1 dòng thì tài liệu được dịch vào để đọc dòng tiếp theo. Dữ liệu hình ảnh trong RAM sẽ được đưa đến CPU để mã hoá, sau đó được gửi ngược trở lại RAM để lưu giữ.

Trang 125

CCD cảm biến ảnh

Biến đổi

A/D, S/P

Điều khiển đọc

Điều khiển Motor

Điều khiển truyền dữ

liệu

Điều khiển

Modem

CPU ROM RAM

Điều khiển Motor

Khuếch đại

G2

MO

DE

M

G3

MO

DE

M

SW3

SW2

NC

U

SW1

PST

N

Thấ

u kí

nh

Đèn

hu

ỳnh

quan

g

Mot

or

nhiề

u m

ức

trục

m

ang

giấy

Trụ

c É

p gi

ấy

Tài

liệu

(2)

Hệ

thố n

g xử

lý tr

ung

tâm

(3)

MO

DE

MBUS đường dây

(1)

Phầ

n đ ọ

c

Page 126: Tbi Dau Cuoi

Tuỳ theo yêu cầu truyền dẫn với tốc độ như thế nào và tuỳ theo chế độ làm việc của máy Facsimiler mà sử dụng chuyển mạch SW1 hay SW2 để chọn modem G3 hoặc G2, theo yêu cầu của modem G3/G2 mà CPU yêu cầu gửi dữ liệu hình ảnh trong RAM qua bộ điều khiển truyền dữ liệu đến modem G3/G2. Modem G3/G2 sẽ điều chế tín hiệu, thực hiện biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự sau đó gửi tín hiệu lên đường dây đến đối phương.

Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang tài liệu được truyền đi hoàn toàn, khi truyền hết 1 trang tài liệu thì ở máy fax đối phương sẽ nhận biết và truyền ngược về máy phát báo kết quả thu tốt và 2 máy sẽ tiến hành kết thúc truyền số liệu, giải phóng đường truyền.

3/LUỒNG TÍN HIỆU HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN THU BỨC FACSIMILE:

a) Sơ đồ khối phần thu:

Sơ đồ khối phần thu được mô tả ở hình 2.8

b) Nguyên lý hoạt động :

Khi máy phát được nối thông với máy thu qua mạng điện thoại PSTN chúng được chọn chế độ tương thích với nhau:

Trước khi bộ CPU điều khiển bộ điều khiển Modem đóng các chuyển mạch SW2, SW3 chọn G2 hay G3 và thiết lập ở chế độ giải điều chế các tín hiệu hình ảnh thu được từ đường dây qua NCU -> SW2 -> phần thu tín hiệu. Biên độ tín hiệu truyền dẫn được điều chỉnh lại độ lợi nhờ bộ AGC -> SW2 -> Modem G2 hoặc G3 tuỳ theo việc chọn lựa tín hiệu hình ảnh được giải điều chế nhờ modem G2 hoặc G3 thực hiện biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu số. ( Phải điều chỉnh lại độ lợi vì tín hiệu hình ảnh thu được thông qua nhiều bộ biến đổi và đường dây do đó các mức thu sẽ bị suy yếu hoặc không phù hợp do vậy biên độ tín hiệu được điều chỉnh nhờ AGC để đảm bảo mức điện cần thiết cho bộ phận thu hoạt động tốt). Tín hiệu sau khi được giải điều chế được gửi đến bộ điều khiển truyền dữ liệu dưới dạng các bít nối tiếp, bộ điều khiển truyền dữ liệu biến đổi số liệu nối tiếp thành dữ liệu song song rồi gửi đến bus dữ liệu -> RAM để lưu giữ. Sau khi thu được 216 từ = 1728 bit dữ liệu hình ảnh trong RAM thì được gửi đến CPU để giải mã, sau khi giải mã xong tiến hành gửi ngược lại về RAM để lưu giữ, khi một dòng dữ liệu được lưu giữ trong RAM thì CPU điều khiển bộ điều khiển motor và bộ điều khiển ghi, dữ liệu hình ảnh được gửi đến bộ điều khiển viết -> trình điều khiển đầu từ nhiệt. Tại đây sẽ tạo ra tín hiệu hướng dẫn và điều khiển đầu từ nhiệt in ra dòng dữ liệu (quét ngang), sau khi 1 dòng được in ra giấy thì giấy ghi được dịch chuyển để chuẩn bị in ra dòng tiếp theo nhờ CPU điều khiển bộ điều khiển motor làm cho các motor quay kéo trục lăn quay để

Trang 126

Page 127: Tbi Dau Cuoi

thực hiệu quá trình quét dọc (in ra dòng tiếp theo). Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang dữ liệu thu được in ra giấy ghi.

Trang 127

Điều khiển truyền dữ

liệu

Điều khiển MODEM

Điều khiển viết

Điều khiển Motor

CPU ROM RAM

Điều khiển đầu từ nhiệt

AGC

Trình điều khiển Motor

BUS Đ

ầu từ

nhi

ệt

Mot

or h

ai m

ức

Mot

or

Cắt

giấ

y

Trụ

c ép

gi

ấy

Giấ

y gh

i

(3)

Phầ

n g h

i

(1)

MO

DE

M

(2)

Hệ

thố n

g xử

lý tr

ung

tâm

G3

Mod

em

G2

Mod

em

NC

U

SW1

SW2

SW3

PST

N

Hìn

h 2.

8: S

ơ đồ

khố

i mô

tả n

guyê

n lý

hoạ

t độn

g ph

ần th

u

Page 128: Tbi Dau Cuoi

Điều khiển đọcĐiều khiển

viết

Điều khiển Motor

CPU ROM RAM

Trình điều khiển Motor

BUS đường dây

(2)

Hệ

thốn

g xử

lý tr

u ng

tâm

Hìn

h2.9

: S

ơ đồ

khố

i mô

tả n

ghuy

ên lý

ho ạ

t độn

g p h

ần s

ao c

h ép

Điều khiển

đầu từ nhiệt

Đầu

từ n

hiệt

Mot

or h

ai m

ức

Cắt

giấ

y

Trụ

c lă

n gi

ấy

Giấ

y gh

i

(3)

Phầ

n g h

i

CCD cảm biến ảnh

Biến đổi A/D, S/P

Khuếch đại

Thấ

u kí

nhĐ

èn

huỳn

h qu

a ng

Mot

or

Con

n T

rục

Lăn

giấy

Tài

liệu

(1)

Phầ

n đ ọ

c

Khi in được 1 trang dữ liệu thì CPU điều khiển bộ điều khiển motor thông qua trình điều khiển motor làm motor 1 mức quay thực hiện quá trình cắt giấy, bộ cắt hoạt động để cắt giấy ghi hoàn thành 1 trang dữ liệu. Quá trình tiếp tục với trang dữ liệu tiếp theo cho đến khi quá trình thu kết thúc, máy thu phát tín hiệu về cho máy phát báo đã thu hết và thực hiện quá trình giải toả đường dây trở về trạng thái ban đầu.

3/ LUỒNG TÍN HIỆU ẢNH KHI THỰC HIỆN COPPY (sao chép)

Trang 128

Page 129: Tbi Dau Cuoi

a) Sơ đồ khối phần sao chép

Sơ đồ khối phần sao chép được mô tả ở hình 2.9:

b) Nguyên lý hoạt động :

Cài đặt máy ở chế độ sao chép.

Khi đưa tài liệu vào thiết bị fax, bộ cảm biến phát hiện thông báo cho bộ điều khiển khác, bộ điều khiển khác thông báo cho CPU, CPU chuyển lệnh cho bộ điều khiển đọc làm việc, điều khiển motor đóng nguồn motor làm việc đưa tài liệu vào trong máy và đóng nguồn cho đèn huỳnh quang sáng. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang chiếu vào tài liệu phản ánh độ sáng, tối của nội dung tài liệu thông qua gương phản chiếu thấu kính đến bộ cảm biến hình ảnh CCD. Bộ cảm biến hình ảnh CCD thực hiện biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện hình ảnh tương ứng, với tín hiệu Analog có biên độ điện áp đỉnh khoảng 1V. Tín hiệu tại đầu ra của bộ cảm biến được đưa đến bộ khuếch đại điện áp để nâng cao mức điên có mức điện áp đỉnh ra xấp xỉ 5V. Sau đó tín hiệu đi qua bộ biến đổi A/D để chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số là chuỗi bít nhị phân nối tiếp, chuỗi bít này được đưa qua bộ biến đổi nối tiếp/song song (S/P) để biến đổi thành tín hiệu số có các bít song song. Sau đó đến bộ điều khiển đọc đi qua các BUS dữ liệu để đến RAM lưu giữ. Quá trình đó được lặp lại cho đến khi thu được 1 trang FAX thì CPU điều khiển bộ điều khiển motor và bộ điều khiển ghi, dữ liệu hình ảnh được gửi đến bộ điều khiển viết -> trình điều khiển đầu từ nhiệt. Tại đây sẽ tạo ra tín hiệu hướng dẫn và điều khiển đầu từ nhiệt in ra dòng dữ liệu (quét ngang), sau khi 1 dòng được in ra giấy thì giấy ghi được dịch chuyển để chuẩn bị in ra dòng tiếp theo. Quá trình này được thực hiện do CPU điều khiển, bộ điều khiển motor 2 mức làm trục lăn quay, quá trình hoạt động cứ lặp đi lặp lại cho đến khi 1 trang tài liệu được sao chép xong, bộ CPU điều khiển bộ điều khiển motor thông qua trình điều khiển motor để motor 1 mức quay để cắt giấy ghi hoàn thành việc sao chép 1 trang tài liệu.

Trang 129

Page 130: Tbi Dau Cuoi

BÀI TẬP CHƯƠNG II: BÀI TẬP THỰC HÀNH VỀ MÁY FAX

Mục tiêu: Giúp học viên làm quen & có kỹ năng lắp đặt sữa chữa hư hỏng nhỏ đối với hệ thống may FAX

Nội dung:

I. GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG MỘT SỐ PHÍM, KHOÁ, NÚT CƠ BẢN.

(MÁY FAX CANON FAX-450)

• Display: màn hình tinh thể lỏng.

• Quick Reference Guide: hướng dẫn tham khảo nhanh.

• Document tray: khay đở giấy.

• Control panel: bàn điều khiễn.

• Paper guides: bộ phận điều chỉnh khổ giấy bản Fax, bộ phận dẩn giấy.

• Recording paper open/close lever: cần để mở bộ phận thay giấy Fax.

• Recording paper outlet: lối ra của bản Fax nhận được.

Trang 130

Page 131: Tbi Dau Cuoi

• Document holder: khung tài liệu: bộ phận này phải đóng ngoại trừ khi lắp giấy vào.

• Document feeder tray: khay đỡ tài liệu gốc.

• Paper window: cữa sổ giấy.

• Power switch: công tắc điện.

• Power cord: dây dẫn điện.

• LIGHT_DARKER key/lamp: phím/đèn điều chỉnh độ sáng - tối.

- Ấn phím này để điều chỉnh độ sáng-tối của tài liệu bạn muốn gửi hoặc Copy.

- Khi đèn nào sáng thì máy đang được cài đặt ở chế độ đó. Khi cả hai đèn đều tắt nghĩa là máy đang ở chế độ bình thường.

• SUPER FINE-FINE key/lamp: phím/đèn siêu chính xác-chính xác.

Ấn phím này để xác lập chế độ để tài liệu gửi đi được rõ ràng. Khi đèn nào đó sáng thì bạn đang xác lập ở chế độ đó. Khi cả hai đèn này đều tắt nghĩa là máy đang ở chế độ bình thường.

• STOP key: phím dừng. ấn phím này để máy ngừng hoạt động đang thực hiện hoặc xoá bỏ một cài đặt.

• TTI SELECTOR key: Phím lựa chọn tên người gọi: ấn phím này để lựa chọn tên của người gửi tài liệu.

• Speaker Volume switch: biến trở điều chỉnh âm thoại ra loa.

• Memory Protect switch: công tắc bảo vệ bộ nhớ.

- Ở vị trí Off: ngắt nguồn bảo vệ bộ nhớ khi thực hiện cài đặt.

- Ở vị trí On: bật nguồn bảo vệ bộ nhớ.

• MANUANL key/lamp: phím/đèn nhận Fax nhân công: ấn phím này để bật hoặc tắt chế độ nhận Fax nhân công. Khi đèn này sáng thì máy đang được cài đặt ở chế độ nhận Fax nhân công.

• TALK key/lamp: phím/đèn nói: ấn phím này khi bạn muốn trả lời một cuộc gọi hoặc muốn gửi Fax nhân công. Khi đèn này sáng để nhận biết phím này đang được bật.

• START key: phím khởi động: ấn phím này máy sẽ khởi động, ghi hay cắt giấy.

• USER DATA key: phím sử dụng số liệu: ấn phím này để ghi số liệu của người sử dụng vào máy.

Trang 131

Page 132: Tbi Dau Cuoi

• TEL REGISTRATION key: ấn phím này để ghi số điện thoại cho Speed Dialing.

• DELAYED TRANSMISSION key: phím trì hoản truyền. Sử dụng phím này để gữi tài liệu sau một thời gian được ấn định trước.

• DELAYED POLLING key: phím trì hoản kiểm tra vòng. Ấn phím để kiểm tra tuần tự tại một thời điểm ấn định trước.

• REPORT key: phím in bảng báo cáo. Ấn phím để in ra các danh sách các số liệu và báo cáo hoạt động.

• Numric keys: bàn phím số. Dùng để ghi hoặc quay số.

• SET key: phím cài đặt. Ấn phím này sau khi quay số hoặc lưu trử các thao tác vừa thiết lập.

• CURSOR key: phím con trỏ. Ấn phím để dịch chuyển con trỏ để ghi thông tin.

• CLEAR key: phím xoá. Ấn phím để xoá các số khi đang ghi vào bộ nhớ.

• STAMP key: phím con dấu: Ấn vào để đóng dấu tài liệu khi đã hoàn thành gửi.

• CONFIDENTIAL MAILBOX key: phím hộp thư bí mật. Ấn phím khi gửi tài liệu mật.

• RELAY BROADCAST key: phím chuyễn. Ấn phím để gửi tài liệu thông qua đơn vị chuyển.

• CANCEL key: phím hủy. Ấn phím để huỷ vòng kiểm tra từ các vùng khác nhau.

• PAUSE key: phím tạm dừng. Ấn phím để tạm dừng trong khi nhập số Fax khi ghi vào bộ nhớ.

• Search keys: các phím chọn: ấn 2 phím này để tìm chức năng.

• SPACE key: phím khoảng trống. Ấn phím để có được một khoảng trống (ký tự trắng) khi ghi thông tin.

Trang 132

Page 133: Tbi Dau Cuoi

(MÁY FAX PANASONIC KX-F2581 BX)

- Dial keypad: bàn phím

- Flash: lấy lại Tone.

- Redial/Pause: gọi lại số thuê bao cuối cùng/tạm dừng phát xung số.

- Mute: làm câm ống nói.

- Help: in hướng dẫn một số chức năng cơ bản.

- Display panel: màn hình tinh thể lỏng.

- SP Phone: đàm thoại khi không dùng tổ hợp.

- Auto Receiver: tự động nhận Fax.

- Derectory: gọi số từ bộ nhớ.

- Menu: kích khởi Menu (các chức năng của máy).

- Volume: điều chỉnh âm lượng thoại ra loa.

- Stop: dừng không gửi Fax, không thực hiện 1 chức năng nào đó của máy.

- Start/Copy/Set: Thực hiện gửi Fax / Thực hiện Copy / Thực hiện cài đặt.

- Direct call station: các phím nhớ.

- Lower: ghi số vào vị trí dưới.

- Speaker: loa.

Trang 133

Display Panel

HELPDial keypad

RESOLUTION Direct call

stationsLOWER

STOP

VOLUMESTART/COPY/SET

TONE

FLASH MUTE

REDIAL/PAUSE

MENUDIRECTORY

SP-PHONEAUTO

RECEIVE

Page 134: Tbi Dau Cuoi

- Microphone: Micro.

- Resolution: chọn chế độ của bản Fax.

- Documen exit: nơi ra của bản Fax gửi đi.

- Documen entrance: nơi đặt bản Fax.

- Paper tacker: giá đỡ bản Fax.

- Documen feeder try: khay chứa bản Fax.

- Document guide: điều chỉnh khổ giấy bản Fax.

- Front lid open button: nút mở bàn điều khiển để thay giấy Fax.

II. HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT & CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

(MÁY FAX CANON FAX-450)

1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN:

a.Thực hiện gửi Fax:

Bước 1: Lựa chọn chế độ của bản Fax: (Cài đặt các chế độ cho bản Fax)

- STANDARD-FINE-SUPER FINE: cài đặt "FINE" hay "SUPER FINE" khi bản Fax chữ quá nhỏ hoặc nhiều dòng. Khi đèn này không sáng thì máy đang ở chế độ STANDARD.

- STANDARD-DARKER-LIGHTER: Cài đặt độ đậm-nhạt của bản Fax hoặc Copy. Khi đèn này không sáng thì máy ở chế độ STANDARD.

- HALFTONE: dùng chế độ này khi gởi bản Fax là hình ảnh.

Bước 2: Mở khay đở giấy

Bước 3: Điều chỉnh khổ giấy Fax.

Bước 4: Đặt úp bản Fax vào vị trí.

Bước 5: Lựa chọn tên người gửi bằng cách ấn phím TTI SELECTOR.

Bước 6: Quay số: - Từ bộ nhớ 01 ÷ 26: ấn ô nhớ cần gởi.

- Quay số bằng mã đã ghi (*+XX) (XX = 00 ÷ 99)

- Quay số trực tiếp: ấn số rồi ấn START

Bước 7: Bản Fax sẽ được truyền.

- Nếu muốn dừng thì ấn STOP.

Bước 8: Khi nghe tiếng Beep nghĩa là lúc đó bản Fax đã được gửi xong.

- Khi máy đối phương không có người trả lời hoặc máy đối phương bận thì máy sẽ tự động gọi lại sau 2 phút.

Trang 134

Page 135: Tbi Dau Cuoi

- Nếu không muốn để chế độ tự động trả lời thì ấn STOP, sau đó muốn gọi lại số vừa gọi thì ấn # rồi ấn START.

b.Thực hiện nhận Fax:

. Nhận Fax nhân công:

Bước 1: Khi chuông điện thoại kêu, nhấc tổ hợp trả lời.

Bước 2: Khi bạn nghe trên tai nghe tiếng Beep chậm, ấn START. Nếu không chấp nhận Fax thì ấn STOP.

Bước 3: Máy Fax sẽ bắt đầu nhận Fax.

Đặt tổ hợp xuống. Nếu không đặt tổ hợp máy sẽ báo những tiếng Beep-Beep sau khi nhận Fax.

Bước 4: Máy Fax sẽ phát ra một tiếng Beep khi đã hoàn thành việc nhận Fax.

Máy sẽ báo những tiếng Beep liên tục nếu bị lỗi trong khi nhận.

. Nhận Fax tự động:

- Máy fax sẽ tự động nhận Fax khi đèn Manual lamp không sáng.

- Máy sẽ không tự động nhận Fax khi:

oĐang thực hiện Copy.

oĐang in Report.

oCài đặt máy.

- Nếu bạn muốn dừng nhận Fax thì ấn STOP.

- In bản Fax từ bộ nhớ:

Khi máy Fax đặt ở chế độ tự động nhận Fax và giấy không chạy được, bất kỳ một bản Fax nào đến đều được máy lưu trữ trong bộ nhớ. Máy có thể lưu trữ được 20 trang Fax cở giấy A4.

Thao tác thực hiện in như sau:

Bước 1: Kiểm tra trên màn hình xem máy có lưu trữ bản Fax nào trong bộ nhớ không.

- Màn hình sẽ báo kiểm tra giấy.

- Màn hình báo RECEIVED IN MEMORY.

Bước 2: Kiểm tra lại giấy in.

Bước 3: Ấn phím START.

- Máy sẽ tự động cắt giấy. Sau đó in Fax ra. Sau khi in xong máy sẽ tự động xoá trong bộ nhớ.

Trang 135

Page 136: Tbi Dau Cuoi

- Nếu ta tắt nguồn thì bản Fax trong bộ nhớ cũng sẽ bị xoá.

c. Chức năng Copy:

Bước 1: Chỉnh độ tương phản.

- Khi ở chức năng Copy máy sẽ tự động cài đặt ở chế độ “SUPER FINE”

- Lựa chọn: STANDARD-DARKER-LIGHTER.

- Cài đặt: HALPTONE: cài đặt khi bản FAX cần Copy là hình ảnh.

Bước 2: Đặt bản cần Copy vào vị trí.

Bước 3: Ấn START.

Khi máy đang thực hiện Copy:

- Nếu bạn muốn dừng Copy thì ấn STOP.

- Nếu có Fax đến trong khi đang Copy thì phải ấn STOP, máy sẽ trở về chế độ Standby và nhận Fax.

Bạn không thể thực hiện Copy được khi tổ hợp được nhấc lên.

2. CÀI ĐẶT ĐỊA CHỈ ĐẦU TRANG FAX:

Khi gửi một tài liệu, bạn có thể tự động in ra cho bên nhận tên công ty hay tên người gửi, số điện thoại hay tên người gửi. Tất cả những chi tiết đó sẽ hiện ra ở phần trên của tài liệu nhận ở dưới hình thức nhỏ giống như là địa chỉ trả về trên thư.

Bằng sự nhận biết tài liệu mà bạn gửi đến bên đối phương nhận Fax sẽ dể dàng nhận biết thông tin dù mới lướt qua.

Cài đặt tên người gửi (tên cơ quan, đơn vị):

Bước 1: Bật khoá Memory về vị trí OFF. Mở nắp che bàn phím số.

Bước 2: Ấn phím USER DATA, màn hình hiển thị:

Nếu bạn không có một tác động nào trong 60 giây trong khi đang thực hiện

chức năng này thì máy sẽ trở về chế độ ban đầu.

Bước 3: Ấn hai phím search ( ) đến khi màn hình hiển thị:

Trang 136

USER.DATA6. TTI

USER DATA1.ENTER YOUR TEL

Page 137: Tbi Dau Cuoi

6. TTI01 =

01= Enter number

6. TTI01 =TRUONG CN BUU DIEN II

6. TTI02 =

Bạn có thể ấn phím số 6 để hiển thị trở lại. Nếu bạn ấn số 6 thay vì sử dụng phím tìm kiếm thì nhảy sang bước tiếp theo.

Bước 4: Ấn phím SET, màn hình hiển thị:

Bước 5: Ấn phím SET. Màn hình hiển thị:

Bước 6: Ghi tên cá nhân hay ban ngành.

. Dùng các phím số:2, 4, 6, 8 để tìm ký tự.

. Ấn số 5 để chọn kiểu ký tự:

- Chữ in.

- Chữ thường.

- Số.

- Ký tự đặc biệt.

. Ấn phím CURSOR để dịch chuyển con trỏ.

Ví dụ: TRUONG CN BUU DIEN II

Bước 7: Ấn phím SET. Màn hình xuất hiện:

Bước 8: Ấn phím SET.

Máy Fax đợi bạn ghi tên kế tiếp, bằng cách thực hiện lại từ bước 6 . Máy sẽ tự động ghi vào ô tiếp theo, nếu muốn chọn số ô nhớ thì thực hiện lại từ bước 5. Khi muốn kết thúc thì:

Bước 9: Ấn phím STANDBY.

Máy sẽ trở về trạng thái đợi nhận Fax.

Trang 137

Page 138: Tbi Dau Cuoi

07/07 /06 09:25 *07/07/06 09:25

06/07 /07 09:25 *06/07/07 09:25

DATA ENTRY OK

Bước 10: Đậy nắp che bàn phím số và chuyển khoá Memory về vị trí On.

3. CÀI ĐẶT NGÀY GIỜ:

Khi bạn đã cài đặt ngày giờ vào máy thì ngày giờ sẽ tự động hiện ở đầu trang tài liệu mà đối phương nhận từ máy Fax của bạn. Thao tác thực hiện như sau:

Bước1: Bật khoá Memory về vị trí OFF. Mở nắp che bàn phím số.

Bước2: Ấn phím USER DATA, màn hình hiển thị:

Nếu bạn không có một tác động nào trong 60 giây trong khi đang thực hiện chức năng này thì máy sẽ trở về chế độ ban đầu (chờ nhận Fax).

Bước3: Ấn hai phím search ( ) đến khi màn hình hiển thị:

Nếu bạn ấn số 5 thay vì sử dụng phím tìm kiếm thì nhảy sang bước tiếp theo.

Bước4: Ấn phím SET, màn hình hiển thị:

Dòng trên chỉ ngày giờ hiện hành. Dòng dưới chỉ sự thay đổi nếu có.

Bước5: Ấn ngày giờ hiện tại vào, với 2 số cuối của năm, còn thời gian thì ghi theo hệ thống 24 tiếng. Còn giờ, phút, ngày hay tháng là số đơn thì phải ấn thêm số 0 phía trước. Nếu bạn ấn bị nhầm số thì ấn phím CURSOR để dịch chuyển đến vị trí số sai và ấn lại số.

Ví dụ: Ngày giờ hiện tại là: 09 giờ 25 ngày 06 tháng 07 năm 2007, thì ấn 06 07 07 . Màn hình sẽ hiển thị:

Bước 6: Ấn phím SET.

Màn hình xuất hiện:

Đồng hồ sẽ bắt đầu từ lúc bạn ấn phím SET.

Trang 138

USER.DATA5. SET TIME

USER.DATA1.ENTER YOUR TEL

Page 139: Tbi Dau Cuoi

06/07/07 09:25

TEL REGISTRATION1.1 - TOUCH SPD

1 . 1 - TOUCH SPD02 =

DATA ENTRY OK

Bước7: Ấn phím STANDBY.

Màn hình xuất hiện:

Bước8: Đậy nắp che bàn phím số và chuyển khoá Memory về vị trí On.

4. CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ NHẬN FAX:

Để chọn chế độ hoạt động của máy Fax là nhận Fax tự động hay nhận Fax nhân công ta chọn bằng cách ấn phím MANUAL.

Khi đèn MANUAL sáng thì máy đang ở chế độ nhận Fax nhân công. Khi đèn này tắt thì máy ở chế độ nhận Fax tự động.

5. CÀI ĐẶT SỐ ĐIỆN THOẠI VÀO BỘ NHỚ:

a. Ghi nhớ bằng phím nhớ:

Bước1: Bật khoá Memory về vị trí OFF. Mở nắp che bàn phím số.

Bước2: Ấn phím TEL REGISTRATION, màn hình hiển thị:

Bước3: Ấn SET.

Bước 4: Đậy nắp che bàn phím số. Sau đó ấn số ô nhớ cần ghi. Ví dụ ấn ô số 02

Bước 5: Mở nắp che bàn phím số. Ấn số điện thoại cần ghi bằng cách ấn số từ bàn phím số. Bạn có thể ghi số dài đến 38 chữ số. Nếu bạn ghi những số cách nhau thì ấn phím SPACE. Ví dụ: số 0511 842521

Bước 6: Ấn SET.

Bước 7: Ghi địa chỉ, tên của chủ sở hữu số điện thoại trên. Ví dụ: Phòng đào tạo

Trang 139

1.1 - TOUCH SPD02 = 0511842521

Page 140: Tbi Dau Cuoi

1.1 - TOUCH SPD NAME02 = PHONG DAO TAO

NEED TO SET TX MODE ?YES = (CLEAR) NO = (SET)

Bước8: Ấn SET.

Bước 9: - Nếu bạn muốn ghi tiếp số vào bộ nhớ thì ấn SET và thực hiện lại từ bước 5

Máy sẽ tự động truyền với tốc độ 9600bits/s

- Nếu muốn chọn tốc độ truyền thì ấn CLEAR sau đó thực hiện sang bước 10.

- Nếu bạn muốn kết thúc việc ghi, thực hiện sang bước 12.

Máy Fax sẽ tự động cài đặt tốc độ truyền là 9600bits/s

Bước10: Ấn hai phím search ( ) để chọn tốc độ truyền. Tốt nhất bạn chọn tốc độ truyền là 9600bits/s. nếu có vấn đề trục trặc gì thì máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ truyền hợp lý nhất.

Nếu đường dây bạn xấu thì nên chọn tốc độ truyền 4800bits/s.

Bước11: Ấn SET.

Bước12: Ấn STANDBY.

Bước13: Đậy nắp che bàn phím số và chuyển khoá Memory về vị trí On.

b. Ghi số bằng mã:

Bước1: Bật khoá Memory về vị trí OFF. Mở nắp che bàn phím số.

Bước2: Ấn phím TEL REGISTRATION, màn hình hiển thị:

Bước3: Ấn hai phím Search đến khi màn hình hiển thị:

Trang 140

TEL REGISTRATION1.1 - TOUCH SPD

TEL REGISTRATION2. CODED DIAL

Page 141: Tbi Dau Cuoi

USER SWTX REPORT

2. CODED DIAL*00=

Bạn có thể ấn số 2 để chọn chức năng này thay vì sử dụng phím Search để chọn, thì máy sẽ nhảy sang bước tiếp.

Bước4: Ấn SET

Bước5: Ấn * và 2 số mật mã bạn muốn ghi.

Bước6: Ấn số điện thoại cần ghi bằng cách ấn số từ bàn phím số. Bạn có thể ghi số dài đến 38 chữ số. Nếu bạn ghi những số cách nhau thì ấn phím SPACE.

Bước7: Ấn SET.

Bước8: Ghi địa chỉ, tên của chủ ở hữu số điện thoại trên.

Bước9: Ấn SET.

Bước10:

- Nếu bạn muốn ghi tiếp số vào bộ nhớ thì ấn SET và thực hiện lại từ bước 5.

Máy sẽ tự động truyền với tốc độ 9600bits/s

- Nếu muốn chọn tốc độ truyền thì ấn CLEAR sau đó thực hiện sang bước 11.

- Nếu bạn muốn kết thúc việc ghi, thực hiện sang bước 13.

Máy Fax sẽ tự động cài đặt tốc độ truyền là 9600bits/s

Bước11: Ấn hai phím search ( ) để chọn tốc độ truyền. Tốt nhất bạn chọn tốc độ truyền là 9600bits/s. nếu có vấn đề trục trặc gì thì máy sẽ tự động điều chỉnh tốc độ truyền hợp lý nhất.

Nếu đường dây bạn xấu thì nên chọn tốc độ truyền 4800bits/s.

Bước12: Ấn SET.

Bước13: Ấn STANDBY.

Bước14: Đậy nắp che bàn phím số và chuyển khoá Memory về vị trí On.

6. IN BÁO CÁO(REPORT) SAU KHI FAX:

Sau khi gửi hoặc nhận một tài liệu thì máy sẽ tự động in ra báo cáo. Bạn có thể cài đặt cho in hoặc không in sau mỗi lần thực hiện gởi hoặc nhận tài liệu bằng các thao tác sau:

Bước1: Bật khoá Memory về vị trí OFF. Mở nắp che bàn phím số.

Bước2: Ấn phím USER SW. Màn hình hiển thị :

Trang 141

Page 142: Tbi Dau Cuoi

SYSTEM SET UP

SET DATE & TIME

Bước3: Ấn hai phím Saerch để tìm kiếm chức năng cần cài đặt.

• TX REPORT: in báo cáo khi truyền Fax xong.

• RX REPORT: in báo cáo khi nhận Fax xong.

Bước4: Ấn phím SET để chọn chức năng cần cài đặt.

Bước5: Ấn hai phím Saerch để bật hoặc tắt cài đặt.

Bước6: Ấn phím SET để lưu trữ cài đặt.

Bước7: Ấn STANDBY để kết thúc việc ghi và trở về chế độ chờ.

Bước8: Đậy nắp che bàn phím số và chuyển khoá Memory về vị trí On.

MÁY FAX PANASONIC KX-F2581 BX

1. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN:

a. Thực hiện gửi Fax:

Bước1: Đặt úp bản Fax vào vị trí đến khi nghe tiếng Beep.

Bước2: Ấn SP Phone hoặc nhấc tổ hợp.

Bước3: Ấn số điện thoại cần gửi Fax đến.

Bước4: Khi nghe có tín hiệu chấp nhận Fax hoặc máy đối phương có người nhấc tổ hợp thì xin tín hiệu nhận Fax ta ấn Start/Copy/Set.

Bước5: Ấn SP Phone hoặc đặt tổ hợp xuống.

b. Thực hiện nhận Fax nhân công:

Khi có chuông bạn nhấc tổ hợp hoặc ấn SP Phone để đàm thoại: nếu không nghe gì cả hoặc nghe tiếng Beep trên tai thì ấn Start/Copy/Set. và đặt tổ hợp hoặc ấn SP Phone.

c. Thực hiện Copy:

Bước1: Đặt úp bản cần Copy vào vị trí đến khi nghe tiếng Beep. (Số trang tối đa là 15).

Bước2: Ấn Start/Copy/Set.

2. CÀI ĐẶT NGÀY-GIỜ:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 1.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Bước 4: Ấn tháng/ngày/năm/giờ/phút với 2 số.

Trang 142

Page 143: Tbi Dau Cuoi

LOGO =

SYSTEM SET UP

YOUR LOGO

Ngày : 01 ÷ 31.

Tháng : 01 ÷ 12.

Năm : 00 ÷ 99.

Giờ : 01 ÷ 12.

Phút : 00 ÷ 59.

Ấn * để chọn AM.

Ấn # để chọn PM.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

3. CÀI ĐẶT HÔ HIỆU CỦA MÁY FAX: (LOGO)

a.Cài đặt hô hiệu.

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 2.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set

Bước 4: Ấn hô hiệu

Độ dài tối đa 30 ký tự.

Ấn * để dịch trái.

Ấn # để dịch phải.

Ấn STOP để xoá ký tự trước con trỏ.

Bước 5: Ấn Start/Copy/Set.

Ấn Menu.

b. Cài đặt số điện thoại sử dụng cho máy Fax:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 3.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Bước4: Ấn số điện thoại độ dài tối đa 20 số.

Trang 143

SYSTEM SET UP

YOUR TEL NO.

No.=

Page 144: Tbi Dau Cuoi

Khoảng trắng: ấn #.

Dấu +: ấn*.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

4. CÀI ĐẶT CHẾ ĐỘ TỰ ĐỘNG NHẬN FAX:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 5.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Bước 4: Ấn chọn chức năng MODE=FAX.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

5. CÀI ĐẶT NHẬN FAX NHÂN CÔNG:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 8

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Bước4: Ấn chọn chức năng MODE=TEL.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

6. CÀI ĐẶT SỐ HỒI CHUÔNG TỰ ĐỘNG KẾT NỐI NHẬN FAX:

a. Chế độ FAX:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 7.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Trang 144

SYSTEM SET UP

AUTO RECEIVE

SYSTEM SET UP

MANUAL RECEIVE

MODE=TEL [ ]

SYSTEM SET UP

MODE=FAX [ ]

FAX RING

RING=1 [ ]

Page 145: Tbi Dau Cuoi

Bước4: Ấn hoặc chọn số hồi chuông 1, 2, 3 hoặc 4.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

b. Chế độ TEL/FAX:

Bước1: Ấn Menu.

Bước2: Ấn #, ấn 0, 9.

Bước3: Ấn Start/Copy/Set.

Bước4: Ấn hoặc chọn số hồi chuông 1, 2, 3 hoặc 4.

Bước5: Ấn Start/Copy/Set.

Bước6: Ấn Menu.

7. HẸN GIỜ GỬI FAX:

Bước1: Đặt úp bản Fax vào vị trí.

Bước2: Ấn Menu

Bước3: Ấn #, ấn 2, 5.

Bước4: Ấn Start/Copy/Set.

Bước5: Ấn hoặc chọn chức năng MODE=ON.

Bước6: Ấn Start/Copy/Set.

Bước7: Ấn số điện thoại cần gởi Fax. (Có thể dùng số từ bộ nhớ).

Bước8: Ấn Start/Copy/Set

Bước9: Ấn giờ – phút gởi Fax.

Giờ: 00-12.

Phút 00-59.

Giờ buổi sáng: ấn * để chọn AM.

Giờ buổi chiều: ấn # để chọn PM.

Trang 145

SYSTEM SET UP

DELAYED XTM

MODE=OFF [ ]

MODE=ON [ ]

NO.=

TEL/FAX RING

RING=1 [ ]

SYSTEM SET UP

TIME=12:00 AM

Page 146: Tbi Dau Cuoi

Bước10: Ấn START/COPY/SET.

Bước11: Ấn Menu.

8. CÀI ĐẶT SỐ ĐIỆN THOẠI VÀO BỘ NHỚ:

Bước1: Ấn Menu 2 lần

Bước2: -Ghi vào các phím nhớ:

Ấn phím nhớ (Vị trí trên: Upper).

Ấn Lower, ấn phím nhớ (Vị trí dưới)

-Ghi vào bộ nhớ từ bàn phím: (Speed dialing)

Ấn #.

Ấn 2 số từ bàn phím (00 ÷ 49).

Bước3: Ấn số điện thoại.

Độ dài tối đa 30 chữ số.

Dùng phím STOP để xoá số trước con trỏ.

Bước4: Ấn Start/Copy/Set.

Bước5: Ấn tên người sử dụng. (Độ dài tối đa 10 ký tự)

Bước6: Ấn Start/Copy/Set.

Nếu muốn thực hiện ghi tiếp thì thực hiện lại từ bước 2 đến bước 6

Bước7: Ấn STOP.

9. GỬI FAX BẰNG SỐ ĐIỆN THOẠI TRONG BỘ NHỚ:

Bước1: Đặt úp bản Fax vào vị trí.

Bước2: - Dùng các phím nhớ:

Từ 1-5: ấn phím nhớ có số Fax cần gởi.

Từ 6-10: ấn LOWER, sau đó ấn phím nhớ có số Fax cần gởi.

- Dùng mã: ấn DIRECTORY, rồi ấn # và sau đó ấn 2 số (00-49).

2. LẮP ĐẶT MÁY FAX:

- Đặt máy nơi thoáng mát, tiện nghi cho người sử dụng, tránh di chuyển hoặc để những nơi dễ va vướng

- Chuyển khóa nguồn máy fax phù hợp với nguồn điện lưới sử dụng, đấu nối nguồn điện cấp cho máy fax

- Đấu nối dây line từ tổng đài đưa tới, chú ý kiểm tra dây dương và âm

Trang 146

1

STOR TEL N0

Page 147: Tbi Dau Cuoi

- Bật công tắt nguồn của máy fax

- Lắp giấy in, chú ý hướng dẫn ở mặt trong nắp đậy cuộn giấy

- Thử chế độ copy

- Cài đặt logo cho máy

- Cài đặt ngày giờ

- Lưu số fax thường dùng vào ô nhớ

3. BẢO DƯỠNG MÁY FAX:

- Thường xuyên lau chùi bụi bẩn

- Kiểm tra giấy in

- Đậy nắp che bàn phím khi không sử dụng

- Đóng khay đỡ bản fax gốc khi không sử dụng

- Không được dùng giấy in khác loại tránh hỏng dao cắt

- In kiểm tra thường xuyên các chức năng cài đặt gốc

III. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ MỘT SỐ HỎNG HÓC ĐƠN GIẢN.

Trong quá trình sử dụng máy FAX ta có thể nhận được các thông tin lỗi, căn cứ các thông tin đó chúng ta cần tiến hành khắc phục sửa chữa. Cụ thể như sau:

Trên màn hình hiện lên thông tin: CLEAN UP SCANNER. Máy báo bộ phận quét bị bẩn, ta cần làm sạch thành trắng & miếng thuỷ tinh phía dưới của nó.

Trên màn hình hiện lên thông tin: COMMON ERROR. Chất lượng đường truyền kém, xác định là lỗi truyền thông , cần thử lại.

Trên màn hình hiện lên thông tin: COVER OPEN. Nắp đậy chưa đóng chặt hoàn toàn.

Trên màn hình hiện lên thông tin: CUTTER JAM. Giấy FAX bị đùn trong bộ phận cắt, ta phải thực hiện như sau: Ngừng cấp nguồn, mở nắp máy, tháo đòn bẩy trên đầu in và dựng nó lên, dùng keó cắt phần nhăn của giấy, kéo phần giấy nhăn ra phía sau, cấp lại nguồn điện cho máy, đặt lại giấy FAX, kéo đòn bẩy xuống, đóng nắp đậy, cho máy hoạt động.

Trên màn hình hiện lên thông tin: DISCONNECTED. Máy đối phương không được kết nối trong quá trình FAX. Thử gọi lại đối phương.

Trên màn hình hiện lên thông tin: DOCUMENT JAM. Tài liệu không được đưa vào hoặc quá dài, ta phải thực hiện như sau: Mở vỏ máy, kéo tài liệu về phía trước của máy, đóng vỏ máy, cho máy hoạt động.

Trên màn hình hiện lên thông tin: MACHINE XX

Trang 147

Page 148: Tbi Dau Cuoi

PRESS STOP KEY

Trường hợp này máy FAX bị hỏng cần liên hệ với người cung cấp máy hoặc thợ sửa chuyên nghiệp.

Trên màn hình hiện lên thông tin: NO RESPONSE/BUYSY. Số máy gọi đến không trả lời hoặc bận. Cũng có thể số máy đã gọi không được kết nối đến một máy FAX. Kiểm tra lại số và gọi lại.

Trên màn hình hiện lên thông tin: NOT REGITERED. Khi quay số bằng cách gọi nhanh hay quay số bằng một lần ấn phím mà vị trí này trước đó chưa ghi số thuê bao bị gọi.

Trên màn hình hiện lên thông tin: PAPER ROLL EMPTY. Hết giấy nhận FAX cần lắp cuộn giấy khác vào.

Trên màn hình hiện lên thông tin: PRINTER FAULT. Đầu ghi quá nóng, tạm dừng và chờ 30 phút cho nguội, mới cho máy làm việc trở lại.

Trên màn hình hiện lên thông tin: PRINTER JAM. giấy bị đùn trong bộ phận in, ta phải thực hiện như sau: Ngừng cấp nguồn, mở vỏ đậy và nâng lên, đẩy đòn bẩy và nâng đầu in lên, dùng kéo cắt bỏ phần giấy nhăn, lắp lại giấy, kéo đòn bẩy xuống, đóng vỏ nắo đậy, cấp nguồn cho máy hoạt động.

Trong quá trình sử dụng máy có thể có một số sự cố sau:

- Chữ in ra có dạng bị nén và có sọc ngang, phía trên và dưới các câu bị cắt mất. Nguyên nhân là do đường thông kém chất lượng, bị nhiễu trên đường truyền. Muốn biết chắc chắn ta sử dụng máy FAX để copy thử, nếu copy tốt thì vấn đề chắc chắn là ở đường truyền

-Các bản copy và nhận FAX đều là các tờ giấy trắng. Nguyên nhân là sử dụng không đúng loại giấy FAX, hoặc đặt ngược mặt giấy.

- Bộ phận phát số không làm việc. Ta phải kiểm tra chế độ tone, thay đổi chế độ P/T ( xem phần cài đặt ), kiểm tra các đường dây nối đã đúng chưa, kiểm tra dây nguồn, gửi thử 1 bản FAX.

- FAX không trả lời khi gọi đến. Ta kiểm tra máy đã đúng chế độ trong cẩm nang chưa,( chế độ nhận do cài đặt có thể là FAX ONLY, F/F hoặc TAD phù hợp chưa

- Không có tone lên tổ hợp> Ta nhấn SPEAKER PHONE, nếu vẩn không có tone ta kiển tra lại đây line và máy FAX.

- Khi nhận FAX có những đường đen dọc. Do bộ quét bên gửi bị bẩn, đề nghị bên gửi copy thử để xác định.

Trang 148

Page 149: Tbi Dau Cuoi

- Khi gửi, copy thấy có những đường đen dọc trên bản FAX. Do bộ quét bị bẩn. Mở nắp đậy, dùng cồn, bông để lau sạch thanh cuốn trắng và miếng thuỷ tinh phía dưới nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Kỹ thuật truyền thanh tập 1 - NXB CN kỹ thuật 1981

• Thiết bị đầu cuối thông tin - Vũ Đức Thọ năm 1996

• Bài giảng nguyên lý tổng đài điện tử - TTĐTBCVT2

• Máy điện thoại ấn phím - TTTT Bưu điện 1997

• Tạp chí Bưu chính viễn thông 1993, 1999

• Quy định về lắp đặt đường dây thuê bao điện thoại -Tổng công ty BCVT VN 1998

• Service Manual and Technical Gui de Telephone Equipment KT-T 2315-2.

• Tài liệu Cơ sở vi ba - NXB bưu điện năm 2003

• Thiết bị đầu cuối thông tin - NXB bưu điện năm 2003

Trang 149