30
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VIẾT VĂN – BÁO CHÍ *** TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP (KHÓA 12, NĂM 2009 – 2013) NGƯỜI HƯỚNG DẪN : LÊ MINH KHUÊ SINH VIÊN THỰC HIỆN:NGUYỄN ĐỨC TUYỂN HÀNỘI – 2013

TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VIẾT VĂN – BÁO CHÍ

***

TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

(KHÓA 12, NĂM 2009 – 2013)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : LÊ MINH KHUÊSINH VIÊN THỰC HIỆN:NGUYỄN ĐỨC TUYỂN

HÀNỘI – 2013

Page 2: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

2

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi quý thầy cô cùng toàn thể anh chị em và các bạn.

Thời gian cứ vùn vụt trôi đi và chưa bao giờ có ý định dừng lại. Chẳng biết từ khi nào màu hoa phượng đỏ lại trở thành biểu tượng cho những cuộc chia ly. Ngày mai, mỗi người một nơi. Vậy là bốn năm học dưới mái trường viết văn đang từ từ khép lại.

Em vẫn còn nhớ như in những kỷ niệm về kỳ thi tuyển sinh bốn năm về trước. Khi ấy, cũng ít ai trong chúng em dám nghĩ sẽ được bước chân vào một môi trường đầy thử thách về tri thức và tài năng này. Để rồi, niềm vui như vỡ òa khi em nhận được giấy báo trúng tuyển. Và ngày 11 tháng 09 năm 2009 đã trở thành kỷ niệm hội ngộ của khóa 12.

Từ đó cho đến nay, chúng em đã được thầy cô giúp đỡ tận tình, được chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích. Nhờ đó, những trái tim bé bỏng được lớn lên qua những giờ giảng chất lượng cao, hay hững buổi hội thảo, tọa đàm uyên bác, hay những chuyến đi thực tế đầy ý nghĩa… Chính những yếu tố đó đã góp phần cộng hưởng để em có được những trang viết như ngày hôm nay.

Trong thời khắc quan trọng của cuộc đời, em xin được gửi tới thầy Ngô Văn Giá, thầy Trần Đức Ngôn, cô Hoàng Kim Ngọc, cô chủ nhiệm Đỗ Thu Thủy, Thầy chủ nhiệm cũ Mai Anh Tuấn, cô Trịnh Minh Hiếu cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa lời cảm ơn chân thành nhất. Quý thầy cô là những người đã trực tiếp giúp đỡ em vững bước trên con đường đã chọn.

Em cũng hết lòng cảm ơn quý thầy cô (từ thầy Phạm Quốc Sử đến thầy Đào Duy Hiệp) đã từng đến dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, hay chia sẻ những kinh nghiệm quý báu. Thầy cô chính là nguồn kiến thức giúp chúng em trưởng thành hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Em cũng không quên cảm ơn quý nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đã dành không ít thời gian vàng ngọc để đến đọc thẩm định, chấm tác phẩm sơ tuyển, chung tuyển, định kỳ và nhất là xuất hiện trong buổi lễ bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp ngày hôm nay. Thầy cô là những làn gió mới nâng đỡ cánh diều sáng tạo của chúng em.

Cách riêng, em xin được cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp năm 2013. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Lê Minh Khuê đã nhiệt tâm hướng dẫn, chỉ dạy để em hoàn thiện tác phẩm tốt nghiệp.

Em cũng xin cảm ơn các anh chị khóa trên, các bạn khóa dưới cùng toàn thể anh chị em trong lớp Viết Văn K12. Những người đã đồng hành, tiến bước cùng em trong mảnh đất văn chương đầy thử thách, gian nan.

Lời cuối em xin được kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể mọi người luôn mạnh khỏe, an vui và thành công trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2013

Page 3: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

3

Nguyễn Đức Tuyển

VV K12

BÀI THUYẾT TRÌNH Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể anh chị em và các bạn đang hiện diện trong căn

phòng này. Lời đầu tiên cho phép em được gửi tới toàn thể quý thầy cô và mọi người một lời chào ngọt ngào nhất và một lời chúc mãnh liệt nhất. Newton đã từng nói: “Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”. Đối với em, em nghĩ rằng “văn chương là một cô gái đẹp nhưng kiêu kỳ, theo nàng thì nàng chạy mà chạy nàng thì nàng theo”. Có thể em là một người dễ thay đổi khi đầu vào của em là thơ mà đầu ra của em lại là văn xuôi. Bốn năm trôi qua em thấy những suy nghĩ của mình đã biến động không ngừng. Con người cũng trưởng thành hơn rất nhiều so với khi đi thi. Em không hiểu vì sao cứ mỗi khi đặt tay lên bàn phím, trong em lại ngập tràn những cảm xúc buồn bã trước nhân tình thế thái. Tuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng những trang viết của em lại tràn ngập những chi tiết bi thảm, đớn đau. Em cũng đã cố gồng mình để viết những câu chuyện gây cười nhưng cứ viết xong đọc lại, em lại thấy mình như một kẻ vô tâm giữa đất trời. Những tác phẩm mà em chọn để bảo vệ trong đây cũng vậy. Mỗi câu chuyện mang một nội dung riêng nhưng chúng đều là những dòng tâm sự chua cay về đời và người. Có những lúc em thấy mình là một người thật tàn nhẫn khi đưa nhân vật vào những nghịch cảnh của cuộc sống. Quả thật, cái bi kịch nó vẫn đeo đuổi và ám ảnh em trong suốt quá trình sáng tạo. Và vì thế những nhân vật của em ít có được những giây phút hạnh phúc. Những câu chuyện em kể dưới đây là những mảnh ghép em gom góp từ những trải nghiệm đơn sơ của bản thân. Có thể nó không được bóng bẩy, không được chau chuốt hay được đan xen những tư tưởng vĩ đại. Thực sự, em cũng không có đủ khả năng để trở thành một kỹ sư ngôn ngữ chuyên lai tạo và gieo trồng những giống chữ mới trên cánh đồng văn chương. Do đó, những câu chuyện kể có thể còn vụng về, nhạt nhẽo hay khiến cho người đọc ức chế. Vì lẽ đó, em xin phép được chia sẻ thêm những tâm tình xoay quanh những truyện ngắn mà em đã chọn nộp. 1.Truyện ngắn “Hai phía con đường” kể về cuộc gặp gỡ đẹp đẽ, ngọt ngào nhưng dang dở giữa hai con người. Để cuối cùng họ đành chia tay nhau giữa “ngã ba đường”. Mỗi người đi về một hướng. Họ càng đi càng xa nhau để đến khi gặp lại, họ đã khác xa cái thuở ban đầu. Nhưng những kỉ niệm của một thời đáng nhớ ấy vẫn là một nguồn động lực để cả hai người vững bước đi theo hướng họ đã chọn. Dẫu có những đớn đau họ vẫn vui bước. Trong cuộc đời, ai cũng phải đứng trước những sự lựa chọn. Sự lựa chọn ấy sẽ dẫn con người đi theo những hướng khác nhau mà người ta hay gọi là số phận. Số phận phụ thuộc không nhỏ vào sự lựa chọn của mỗi người. Có thể sự lựa chọn ấy sẽ dẫn người ta đi theo những ngã rẽ khác xa nhau. Nhưng điều quan trọng

Page 4: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

4

là mỗi người luôn nỗ lực và cố gắng đi theo hướng mà mình đã chọn, vì trước mặt bao giờ cũng có ít nhất một cái đích. 2. Truyện ngắn “Điệp khúc buồn” vẽ nên một bức tranh nhiều sắc màu thể hiện sự thay đổi trong tư tưởng con người và xã hội. Tưởng như những anh lính thời chiến khi trở về quê nhà sẽ được người ta trọng vọng, cưng chiều. Nhưng không, họ lại bị chính những người đang được hưởng hòa bình mà họ mang về quay ra dạy dỗ. Chính cái phản ứng ấy đã giúp cho người lính chiến một thời thoát khỏi vòng hào quang phát ra sau cuộc chiến. Họ đã ý thức về cuộc sống hiện tại. Chiến tranh đã qua đi và không có ai được phép “ăn bám” những đau thương của một thời. Mỗi người đều phải có trách nhiệm đối với đất nước, đối với dân tộc. Nhất là không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng, ngủ quên trên những nỗi đau, mất mát vẫn hằng ngày hiện hữu. Quả thế, xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi có những con người có tư duy mới. Dĩ nhiên, tư duy mới ấy bao giờ cũng bị chà đạp và khinh thường. Nhưng nó sẽ luôn sống và tìm cách tiếp cận vào từng ngõ ngách của lòng người. Xã hội muốn thay đổi, con người phải thay đổi và phải luôn thay đổi để những điệp khúc buồn sẽ chấm hết. 3.Truyện ngắn “Đêm dài lắm mộng” là một cuộc điều tra, truy tìm “hung thủ” gây ra vụ án mạng thương tâm. Trong thực tế, càng ngày tần xuất của những vụ thảm sát, cướp của, giết người càng tăng. Nhưng xã hội hình như ít quan tâm đến những tác động chủ quan cũng như khách quan đã hình thành nên tâm lý của những tên tội phạm vô nhân tính. Đứng trước một thời đại đổi thay đến chóng mặt, con người nhiều lúc không bắt kịp vòng quay của nhân loại để rồi bị gạt ra bên lề cuộc sống. Nhất là những lúc đứng bên bờ tuyệt vọng, cuộc sống đơn điệu vô nghĩa, vô giá trị, sống chỉ để sống, sống không lý tưởng. Cái xã hội thực dụng là một xã hội không có tương lai, trong xã hội ấy, lớp người trước xô lớp người sau xuống vực thẳm tội lỗi mà không còn lối thoát. Con người sống trong xã hội như thế dần dần bị tha hóa và có cơ hội để trở thành quỷ bất cứ khi nào. 4.Truyện ngắn “Hoa gạo thánh thiêng” kể lại một cuộc tình đầy trắc trở giữa một chàng thi sĩ và một cô gái câm ở làng chài cũng như tình bạn của 2 anh chàng đam mê văn chương. Họ đã vượt qua biết bao gian nan mới có thể sống hạnh phúc bên nhau. Câu chuyện còn lồng trong đó những chi tiết huyền ảo. Đó như là cuộc giải thoát cho những số phận bất hạnh, làm thi vị hóa cuộc sống. Rõ ràng, hạnh phúc không phải nằm trong đôi mắt của người đối diện mà hạnh phúc là sự cảm nhận cuộc sống tích cực của mỗi người. Đứng trước cùng một người, một sự kiện, một hiện tượng có người thấy vui mừng có người thấy đau đớn. Hạnh phúc sẽ trở thành cái đẹp vĩnh cửu khi người ta luôn cố gắng tìm kiếm nó. Để có được hạnh phúc, con người cũng phải trả những cái giá không hề rẻ, đôi khi là cả tính mạng. Những bông hoa gạo rực đỏ như màu máu trong câu chuyện là một hình ảnh minh họa cho sự hy sinh thầm lặng để đem về hạnh phúc trọn vẹn.

Đối với em, mỗi truyện ngắn là một tâm sự riêng về đời, về người. Có thể điểm nhìn của em về thế giới rất bi quan. Nhưng chắc chắn một điều, những câu chuyện em kể ra đây sẽ giúp cho chính bản thân em thanh thản hơn. Vì lẽ đó, em cũng không dám ước vọng rằng những câu chuyện ấy sẽ tác động hay đánh thức một ai đó. Em chỉ muốn viết để thỏa mãn những thao thức của mình và để nhắc nhớ chính bản thân mình phải luôn sống tốt giữa dòng đời còn đầy thử thách và gian nan. Với tuổi đời còn non trẻ, sự hiểu biết còn có chừng mực, kinh nghiệm sống còn hạn hẹp nên chắc chắn những truyện ngắn mà em viết ra không tránh khỏi những “khiếm khuyết”. Chính vì vậy, những ý kiến nhận xét, đánh giá của thầy cô sẽ là nguồn động lực để em tiếp tục cố gắng, nỗ lực,

Page 5: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

5

đổi mới và hoàn thiện bản thân trong quá trình sáng tạo nhằm góp phần làm cho những đứa con tinh thần sau này đầy đặn và trọn vẹn hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hai Phía Con Đường

Con đường cao tốc dài, thẳng, phẳng lỳ. Dòng xe cộ tấp nập lướt qua như những cơn gió cuối hạ đầu thu. Bên vệ đường những người bán bánh đa đang giơ tay vẫy khách. Chiếc ôtô xanh thẫm đã ngả màu sơn dừng lại trước mặt một phụ nữ. Mở cửa xe bước xuống, người đàn ông mặc áo cổ cồn màu trắng, trạc khoảng gần bốn mươi. Mái tóc đen tuyền. Đôi mắt long lanh đầy sức sống. Đôi môi nở nụ cười. Nhìn dáng vẻ bên ngoài, con người ấy toát lên nét chững chạc và thánh thiện đến lạ thường.

- Chào chị! Chị cho hỏi bánh đa này bao nhiêu tiền một chiếc?

- Dạ bánh đa có loại ba ngàn, có loại năm ngàn và loại mười ngàn.

- Vậy thì cho tôi chục chiếc bánh mười ngàn.

Người đàn bà khẽ đặt mười chiếc bánh vào hai cái túi nilon khá to và gói cẩn thận. Từ lúc gặp người đàn ông này, người phụ nữ bán bánh chưa hề ngẩng đầu lên để nhìn mặt vị khách một lần. Bà ta chỉ dám nhìn trộm qua khe thủng của chiếc nón mê giống như kẻ tội đồ. Người đàn ông rút tiền ra trả. Qua khe thủng, bà ta nhìn thấy bàn tay phải của vị khách có một vết sẹo dài.

* * *

“Có một nhà tu hành đi truyền đạo. Đang khi khát nước, nhà tu hành ghé vào một ngôi nhà tranh ven đường. Ông ta bước vào và gặp một bà lão. Nhà tu hành ngỏ lời muốn xin nước uống. Bà lão chỉ tay vào trong nhà ra hiệu cho ông ta biết nước ở trong đó. Bước vào trong, nhà tu hành thấy có một ấm nước đặt trên bàn, nhìn mãi không thấy chén bát đâu cả. Đang cơn khát, ông ta cầm cả cái ấm lên định đưa vào miệng thì một cô gái chạy ra nói to, giọng ngại ngùng:

- Thầy đừng tu để con lấy…

Page 6: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

6

- Ấy ấy chết, đừng lấy vì tôi đã xuất gia – nhà tu hành hốt hoảng.

- Nhưng mà…à… tu như thế là bất lịch sự…

- Nhưng lấy như vậy là phá giới… - nhà tu hành ra sức giải thích.

Đang giằng co vì chuyện đó thì bà lão từ sân bước vào và nói: “tu là việc của thày, còn lấy là chuyện của cô…”

Mười sáu năm trước, khi còn là các chú dự tu, Nhân được bề trên cử về giúp

một làng đạo chuyên làm mỳ và tráng bánh đa. Con đường dẫn vào làng nhỏ và lầy lội. Muốn vào làng, người ta phải đi qua cánh đồng. Hồi đó xe cộ còn hiếm, Nhân phải đi bộ từ đường quốc lộ mất chừng hơn hai mươi phút mới vào tới nơi. Ngôi nhà thờ của làng đã gần trăm tuổi. Ngày xây nhà thờ chưa có xi măng, các cụ lấy mật trộn với vôi và cát để làm vữa. Nhìn từ bên ngoài ngôi thánh đường có một nét kiến trúc cổ kính, độc đáo. Móng cao chừng hơn một mét. Hệ thống móng được thiết kế theo hình bán nguyệt thông từ bên này sang bên kia. Tường cũng xây những đường vòm bán nguyệt đồng tâm với vòm móng. Theo nhiều cụ có tuổi trong làng nói trước đây khi mùa đông, bà con thường đốt lửa dưới nền để giữ ấm cho nhà thờ. Ngọn tháp cao vút, bên trong đặt một đường ống thông khói nối với hệ thống lò sưởi; bên ngoài có đặt một dây thu lôi. Mái nhà thờ lợp bằng ngói, ở bốn góc đều có độ cong giống như kiến trúc đình, chùa. Bên trong nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy. Hai hàng cột làm bằng gỗ lim khá to, một người ôm không hết. Bàn thờ thiết kế tỉ mỉ và được sơn son thiếp vàng. Xung quanh tường là mười bốn bức tranh sơn dầu vẽ về cuộc khổ nạn của Chúa. Trên tháp có treo hai quả chuông, quả nhỏ để đánh hàng ngày, quả to đánh khi có Lễ. Tiếng chuông ở đây ngân ra mấy làng bên. Ngay từ khi đặt chân đến đây, Nhân đã bị vẻ đẹp của ngôi thánh đường cổ kính này chinh phục.

Ngoài việc đọc kinh thường ngày cùng mọi người, cứ tối đến Nhân lại dạy nhạc

và thánh ca cho các bạn trẻ. Dịp đó đang vào mùa gặt nên thỉnh thoảng Nhân ra đồng giúp bà con trong làng thu hoạch. Công việc mùa vụ bận tối mắt tối mũi vì thế mà có những hôm Nhân phải ngồi chờ đến dài cổ mới có người đến học hát. Thế nhưng cứ vào lớp là thày miệt mài dạy, trò say sưa học đến quên cả giở. Nhân hát hay đàn giỏi nên chỉ hơn một tháng sau ca đoàn đã lột xác hoàn toàn. Ai nấy đều cũng trầm trồ khen ngợi khi nghe ca đoàn cất lên những bản thánh ca tâm tình và nồng ấm. Bởi thế, Nhân được mọi người trong làng quý mến, cứ có con cá, quả na, quả ổi… là lại đem cho.

Hồi đó, trong lớp học nổi lên một giọng ca diễn xướng trong trẻo và thánh thót.

Người sở hữu giọng hát đó là Hà – một cô gái nhỏ nhắn và xinh xắn với nước da trắng hồng. Hà đang học cấp ba trường huyện. Hà học giỏi lại chăm học hát nên được nhiều anh để ý. Ngoài hát hay, Hà còn viết chữ đẹp nên thường xuyên được chú Nhân nhờ chép sách hát.

Page 7: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

7

Nhiều tối, Hà còn lấy xe đạp chở chú Nhân qua làng bên dạy hát. Con đường

sang bên đó lầy lội lại phải leo qua ngọn đồi, rất ít người có thể đạp xe lên đến đỉnh dốc. Vậy mà chú Nhân đèo thêm Hà phía sau mà cứ đạp phăng phăng băng qua con dốc. Lên đến đỉnh đồi chú lại đứng thở dài một hơi rồi đi tiếp. Chú Nhân bảo đạp xe như thế này rất tốt cho giọng hát. Mỗi lần đi cùng chú Nhân, Hà cảm thấy vui lắm, có một cảm giác thật khó diễn tả ở trong con tim. Chú Nhân hay kể truyện cười, có khi nghe xong Hà cười tít mắt nhưng có những truyện khi nghe xong Hà cứ nghệt cái mặt ra vì không hiểu. Hà bắt chú Nhân phải giải thích rõ ràng. Chú Nhân bảo, về tự suy nghĩ ba ngày sau hiểu ra sẽ khóc. Sao lại hiểu ra thì khóc? – Hà hỏi. Chú Nhân bảo, khi hiểu ra Hà sẽ cảm thấy tủi thân vì sự dốt nát của mình. Chú Nhân lại cười. Điệu cười đầy sảng khoái. Hà thích nhất là câu truyện “tu và lấy” mà chú Nhân kể.

... Đã một tuần nay, Hà không đi học hát. Chú Nhân lo lắng, bồn chồn. Chủ

nhật chú đến nhà Hà hỏi xem lý do vì sao. Hà trả lời, do bận học, bận việc lại ốm và mệt nên không đi học hát được. Bố của Hà bảo, nó lười không chịu đi đấy chứ có bận với ốm đau gì. Nhân khuyên, Hà chịu khó đi học sau này còn giúp mọi người chứ mình sắp phải về để đi học rồi. Hà chỉ gật gật cái đầu. Ánh mắt của Hà nhìn chú Nhân rất lạ.

Mấy hôm sau, Hà lại lấy xe đạp của mình chở chú Nhân đi dạy hát như thường

lệ. Tối hôm đó khi trở về Hà hỏi chú Nhân rất nhiều chuyện… - Nếu không đi tu chú sẽ làm gì? – Hà ngập ngừng hỏi

- Mình sẽ đi dạy học. – Chú Nhân hồn nhiên trả lời.

- Thế đi tu như thế này thì khổ lắm nhỉ?

- Khổ nhưng mà vui thì làm gì còn khổ.

- Nếu bây giờ có một người con gái yêu chú, chú sẽ làm thế nào?

- Mình sẽ xem xét. Nếu như mình không yêu cô ấy thì mình sẽ vẫn đi tu như

bình thường còn nếu cảm thấy có tình cảm thực thì mình sẽ yêu cô ấy…

- Thế chú có….

Phựt… roạch… roạch… Chiếc xe đạp đang đổ dốc đột nhiên đứt phanh. Chú Nhân cố gắng để ghì chiếc

xe lại nhưng mọi nỗ lực bất thành. Chiếc xe phăng phăng lao xuống sườn đồi, đâm thẳng vào cây bạch đàn rồi mới dừng lại. Nhân lộn mấy vòng. Tay phải của chú chảy đầy máu. Chú vừa bo tay vừa bo đầu chạy đến chỗ Hà. Hà đang nằm bất tỉnh. May mắn có người đi ngang qua nên đã đưa Nhân và Hà đi cấp cứu.

Ba ngày sau Nhân được ra viện. Ông trùm đến báo có giấy của bề trên triệu tập

chú về gấp chuẩn bị đi học. Nhân đến chào Hà để lên đường.

Page 8: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

8

Hà không nói. Quay mặt vào tường, Hà khóc nức nở. Những giọt nước mắt vẫn rơi. Từ thẳm sâu, tâm trí Hà đang tranh giành giằng co. Cô thấy mình giống như một kẻ tội đồ. Cô đã yêu một người mà đáng ra không bao giờ được phép. Tình cảm đó cô không hề muốn nhưng sao nó cứ ám ảnh, đeo đuổi không chịu buông tha.

Nhân cũng im lặng. Cái im lặng đến nghẹt thở. Bỗng. Hà quay mặt lại. Hà gạt

nước mắt. Hà cầm tay Nhân đặt lên trái tim của mình. Nhân nghe rõ tim Hà đang đập mạnh từng tiếng một. Khí nóng toát ra từ ngực một cô gái trẻ khiến Nhân chết lặng. Cảm giác tội lỗi đổ ập xuống bao trùm cả tâm trí Nhân. Nhân giật mình. Nhân nhấc tay ra khỏi ngực Hà. Nhân bối rối. Nhân lấy từ trong túi ra một chiếc khăn trắng tinh đặt vào tay Hà. Nhân đứng dậy bước đi không một lời. Hình như trong làn gió nhẹ, đôi mắt Nhân rươm rướm lệ…

…Hà bị gẫy chân chữa trị mất mấy tháng trời. Nhưng thật buồn, Hà không còn

đi lại như trước. Vết thương đã để lại dị tật. Hà đi một bên thấp, một bên cao. Ai nhìn cũng thấy thương cho số phận hẩm hiu của Hà. Hà quyết định bỏ học ở nhà làm mỳ, tráng bánh đa giúp mẹ.

Từ ngày bị ngã chẳng có anh nào thèm bén mảng, nhòm ngó, tán tỉnh hay hỏi

cưới Hà như trước. Hà trở nên ít nói. Hà bỏ học hát. Sống âm thầm. Bọn trai làng thường bảo nhau, cái đồ chân viết, chân xóa như Hà thì làm ăn cái khỉ gì. Nghe thấy thế, Hà buồn lắm. Thỉnh thoảng cô lại mang rượu ra chỗ ngã xe ngồi uống một mình. Có người bắt gặp nên đồn rằng Hà bị ma nhập. Vì thế mà người làng không dám đến gần hay nói chuyện cùng cô. Sống mãi như vậy, dần dần Hà cũng quen.

Một hôm, ông chú họ làng bên đến chơi và giới thiệu Nhã cho Hà. Nhà Nhã ở

đầu con đường đi vào làng. Nhã hơn Hà bảy tuổi. Nhã cục mịch, cả ngày cạy răng không ra nổi một lời. Nhìn bề ngoài Nhã cũng không đến nỗi nào nhưng mắc cái bệnh hở van thượng vị dạ dày nên lúc nào miệng cũng hôi không ai chịu nổi. Ngồi nói chuyện với Nhã là người ta buồn nôn. Có lẽ vì thế nên không bao giờ Nhã dám nói chuyện với ai. Được cái nhà Nhã theo đạo nên “cùng nước, cùng lọ” cũng dễ chịu với lại ở cương vị như Hà bây giờ làm gì có quyền chọn lựa, may mà người ta rước đi cho là phúc bảy mươi đời.

Đám cưới Hà và Nhã diễn ra rất đơn giản. Trong làng có kẻ độc mồm độc

miệng bảo, đúng là “chồng thối miệng, vợ thọt chân” đẹp đôi ra phết. Hai vợ chồng ăn ở với nhau sinh được hai thằng con trai kháu khỉnh khác hẳn bố nhưng khổ một nỗi lại giống bố ở cái bệnh hở van thượng vị dạ dày. Hà buồn lắm! Nhã thì không nói không rằng, chỉ biết ngày ba bữa và làm việc hùng hục như con trâu. Ngày qua ngày, hai vợ chồng dạy từ khi gà gáy để làm mỳ, tráng bánh đa. Xong

Page 9: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

9

đâu đấy, Nhã cho con ăn rồi đưa chúng đến trường, Hà thì chuẩn bị đi giao mỳ, chiều về lại ra ngồi ngoài đường cao tốc bán bánh đa.

Cuộc sống cứ thế trôi đi. Có lẽ mọi người đã quên Nhân. Chỉ có Hà là vẫn nhớ

chú. Hà thường xuyên hỏi thăm tin tức. Có người bảo chú Nhân được cử đi du học. Cuối năm ngoái chú về. Đợt vừa rồi, Nhân được truyền chức linh mục. Một tháng sau Nhân về dâng Lễ mở tay ở giáo xứ đã từng đến giúp thời còn là các chú. Trong Thánh Lễ hôm đó vị tân linh mục xúc động chia sẻ: “dù đi đâu tôi cũng luôn nhớ về giáo xứ này với ngôi thánh đường cổ kính và vị bánh đa ngọt ngào như con người nơi đây”.

* * *

Mải miên man suy nghĩ về điều gì đó, người đàn bà chợt giật mình khi vị khách áo trắng cổ cồn đóng cửa chiếc ôtô. Ngồi trên xe, người đàn ông đưa tay phải với vết sẹo dài ngoằng vẫy chào trước khi nổ máy. Chiếc xe cứ thế lao vút đi về một miền xa lắc. Những chiếc bánh đa sẽ đi theo vị khách áo trắng cổ cồn nhưng người bán bánh đa vẫn đứng yên.

Trời tối sầm, gió thổi mạnh cuốn văng hết cả bụi đường. Tiếng sấm nổ đùng

đùng. Chớp giật liên hồi. Cơn mưa rào bất chợt kéo đến. Người phụ nữ chân thấp chân cao chạy đi thu dọn những giàng bánh đa. Nhưng cơn mưa đổ xuống nhanh quá. Chị chạy không kịp. Đột nhiên, chị ngồi thụp xuống. Có lẽ, vết thương ngày nào ở chân lại tái phát. Chị rút ra chiếc khăn trắng tinh che lên mặt. Gió giật mạnh. Mưa mỗi lúc càng thêm nặng hạt. Những giàng bánh đa tan chảy theo dòng mưa mùa hạ tạo thành những vệt trắng dài.

Page 10: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

10

Điệp Khúc Buồn…

Ngày còn nhỏ, cha tôi từng nhiều lần tuyên bố dù có phải đi tù, ông cũng không bao giơ để tôi đi lính. Ông thường bảo: “Bạc là dân, bất nhân là lính”. Tôi chỉ biết nghe vậy chẳng quan tâm lắm. Học xong cấp ba, tôi thi trượt đại học. Ông cụ nằng nặc bắt thằng con trai duy nhất của mình phải theo học một trường gì đó. Tôi không đi mà ở nhà ôn, năm sau thi lại. Cha tôi mặc kệ không nói thêm gì.

Tôi thấy hơi lạ. Trước đây, ông cụ từng phục vụ trong quân ngũ hơn chục

năm. Đất nước thống nhất một thời gian, ông mới phục viên về quê. Tôi ra ngoài nhiều khi cũng thấy oai vì bố mang hàm đại úy chứ có thấp kém gì. Ấy vậy mà chẳng hiểu vì sao, ông cứ bảo dù chết cũng không để tôi phải đi lính. Tôi đem thắc mắc này ra hỏi mẹ. Bà bảo: “Mày hỏi để làm gì, chuyện này nói ra nghĩ cũng nhục, cống hiến bấy nhiêu năm trời vậy mà vừa mới về quê chúng nó chả coi ra cái chó gì”. Mẹ không nói để con đi hỏi bố cho rõ – tôi vùng vằng. Thằng ngu, mày hỏi bố mày chuyện đó thể nào cũng bị ông đấy chửi cả tổ nhà mày lên, thôi để tao kể cho mà nghe rồi đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đi lính - mẹ tôi thở dài. Con có bị điên đâu mà đi lính làm gì – tôi kiên quyết.

Chuyện là thế này. Ngày phục viên về quê cha tôi được chứng nhận là bệnh

binh. Ông cụ cảm thấy hãnh diện vì cái chứng nhận đó. Đơn vị của ông đề nghị địa phương phân cho một miếng đất để ở riêng. Nghe đâu ngày đó bố tôi được cấp trên ưu ái nên mới như vậy chứ không phải ai phục viên cũng được đề ghị cấp với phân đất. Nhưng khi về quê thì lại khác, họ không muốn làm theo cái đề nghị đó. Họ bảo không lấy đâu ra đất mà cấp, với lại bố mẹ tôi đang ở chung với ông bà nội, chú út thì chưa lấy vợ, cấp đất để làm gì. Năm lần bảy lượt lên nói chuyện, đề nghị, kiến nghị mãi mà không được, cha tôi bực lắm. Một buổi chiều, ông cụ lên gặp riêng ông Nghinh. Ông Nghing ở làng bên, là em ruột của bà mợ tôi. Học hết cấp ba ông ta không đi lính mà ở nhà đi học trung cấp. Sau khi học xong, ông xin về quê công tác. Phải thừa nhận ông Nghinh là người có năng lực thật nên ít lâu sau ngoài việc phụ trách địa chính ông Nghinh còn lên ngồi chễm chệ trên cái ghế

Page 11: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

11

phó chủ tịch. Ấy vậy mà có đứa vẫn rên rỉ, ông Nghinh là một kẻ hách dịch, lộng ngôn, cửa quyền nhưng vì biết quan hệ với xếp và một cái lý lịch ăn bám nên mới leo nhanh như thế. “Suy cho cùng” là câu cửa miệng mà ông ta thường dùng.

Con đường từ nhà ông nội tôi lên trụ sở xã khá gần. Nhà tôi ở bên này quả đồi, trụ sở ở cách bên kia một quả đồi. Xã có đàn trâu bò đông nhất huyện. Mỗi ngày, bọn trẻ thường đánh trâu bò qua trụ sở. Nhưng không hiểu vì sao và từ bao giờ mà mỗi lần đi qua đây, trâu bò đều đồng loạt dừng lại đua nhau xả phân ra đó. Trước cửa trụ sở xã mà lúc nào cứt trâu, cứt bò ngập lên đến mắt cá chân không ai hót kịp. Ngày nắng thì hôi thối, ngày mưa thì lầy lội, người ta đưa ra đủ các phương án để giải quyết vấn nạn trên, như phạt nhà ai có trâu ỉa ở đó và cấm trẻ con không được đánh trâu qua trụ sở. Nhưng cũng chỉ được một thời gian bọn trẻ lại cho trâu đi qua thế là đâu lại đóng đó, phạt thì ghi sổ đến vụ trừ công nên ai cũng ngán ngẩm, chán chẳng muốn thực hiện vì nhà ai mà chả có trâu, có bò. Họ bảo thôi chấp nhận sống chung với cứt vậy. Con người có ý thức chứ trâu bò làm quái gì có ý thức. Vượt qua một quãng đường bẩn thỉu, cha tôi mới đến gặp được ông Nghinh trong tình trạng dép cao su dính đầy phân trâu bò.

- Tại sao các anh lại không phân đất cho tôi?

- Suy cho cùng, chúng tôi không đào đâu ra đất mà cấp cho ông.

- Thế khu đất ở gò Mun, gò Lim đó để làm gì?

- Suy cho cùng, chỗ đất đó để dự phòng còn đắp đê, không phân được!

- Vậy các anh định giải quyết thế nào đây?

- Suy cho cùng, ông tự về thu xếp lấy đất mà ở. Địa phương không có đất để cấp

cho những người như ông.

- Các anh giỏi lắm! Vậy đấy! Các anh chẳng coi người lính chúng tôi ra cái quái

gì – cha tôi giận tím mặt.

- Đúng rồi! Không chỉ tôi mà nhiều người cũng chẳng coi ông ra cái quái gì. Ông

tưởng ông là một thằng lính quèn chỉ đâu đánh đó mà oai chắc. Nếu ông là

người có tài thì sao lại phải về địa phương ăn bám. Suy cho cùng, ông cũng chỉ

biết ăn với bắn với giết với phá hoại chứ còn biết làm gì khi hòa bình…

Báp! Cha tôi tát vào mặt ông Nghinh một cái thật mạnh. Ông Nghinh đau điếng. Ông ta giơ tay lên xoa xoa cái má. Nhìn khuân mặt méo xệch và nhăn nhó như quả táo tàu ấy, nhiều kẻ đứng xem mừng thầm trong bụng. Có nhiều đứa ghét ông Nghinh lắm, nhưng cũng chỉ chửi sau lưng chứ chưa ai dám tát thẳng vào mặt ông ta như cha tôi.

- Im mồm đi kẻ vô học! Cái nền hòa bình này là ai đã đem lại. Ra ngoài hết dòm

ngó cái gì lũ nhát gan này, khi tao ra trận đánh nhau thì chúng mày đang ở đâu

hay chui vào váy đàn bà – cha tôi quát tháo ầm ĩ.

Page 12: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

12

- Ông giỏi lăm. Ông dám đánh người hả. Được lắm. Ông chửi ai là vô học. Ông

hãy nhìn lại mình đi ông học hết lớp mấy hả. Chúng tôi không ở nhà thì lấy đâu

ra người nuôi các ông đánh nhau, lấy ai để mở mắt cho các ông, lấy đâu ra

người để xây lại những thứ các ông đã phá. Ông tưởng những thằng lính quèn

như ông là quan trọng lắm đấy à. Tôi nói thật nhé dù ông sống hay chết ngoài

chiến trận thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cái đất nước này. Suy cho cùng, ông

cũng chỉ là một cái bia đỡ đạn không hơn không kém. Ông hãy tập suy nghĩ kỹ

trước khi làm một việc gì đó đi, không phải chỗ nào cũng có thể lôi chuyện

đánh nhau hay bắn giết ra được đâu. – Ông Nghinh trợn tròn hai con mắt, tay

chỉ thẳng vào mặt cha tôi mà nói.

- Lũ vô ơn! Rồi có ngày chúng mày sẽ biết tay tao! - Cha tôi vừa chửi vừa đạp

tung cánh cửa bước ra. Đám coi trộm hốt hoảng chạy tán loạn.

- Suy cho cùng, còn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào! - Ông Nghinh nắm tay đấm

xuống bàn.

Ngày hôm sau, cha tôi bị triệu tập lên phạt hành chính sau đó được tha về. Về đến nhà ông buồn rầu, thỉnh thoảng lại chửi mấy câu như: “bọn chó cắn theo đàn, bọn vô ơn, bọn nhát gan lại xưng anh hùng” hay là “biết thế ông đéo thèm đi lính xem giặc nó có đến nhà chúng để ngủ với mẹ chúng không”… Ngày ấy, tôi còn nhỏ nên nghe cũng chẳng hiểu chuyện gì. Chỉ biết là từ đó chuyện đất đai phân cho nhà tôi không thấy ai nhắc đến nữa. Không có ruộng, cha tôi phải ra sông bắt tôm, đánh cá để nuôi chúng tôi ăn học. Thời đó cực lắm, thế nhưng chẳng bao giờ cha tôi than vãn đến nửa lời. Vài năm sau, gia đình tôi cũng tậu được miếng đất gần bờ sông và xây được ngôi nhà nho nhỏ.

Năm sau nghe lời cha, tôi thi vào một trường kinh tế. Cũng may, tôi được vào

học nhờ có số điểm ưu tiên con thương bệnh binh. Tôi còn nhớ như in hồi đó, lớp học có mấy thằng con nhà cán bộ hay chơi với nhau. Đời sống của chúng khá phong lưu và quái ghở. Có lần, đang đêm bọn chúng lấy đồ lót của chị em giăng từ tầng năm ký túc xuống tận sân trường. Thật xui cho chúng, hôm ấy tôi bị đau bụng đi ngoài nên đã chứng kiến hết cái trò bệnh hoạn kia. Sáng sớm hôm sau, tôi lên trường kể đích danh từng thằng một. Chúng ức đến phát điên vì bị kỷ luật đi dọn nhà vệ sinh. Tan học, chúng lôi tôi ra chỗ vắng để xử. Cũng may, lúc nhỏ ông cụ thân sinh đã dạy cho ít võ phòng thân nên chúng không làm gì nổi. Không đánh được, chúng chửi. Chúng chửi tôi là đồ ăn bám xã hội, nếu không có cái mác con lính quèn thì làm sao mà vào trường được, mà có khi giờ này phải lăn lộn như một con chó săn. Tôi tức đến tận cổ. Nhưng biết làm thế nào, đánh chúng không được, chửi chúng không xong, tôi đành cắn răng chịu đựng. Kể từ đó, tôi quyết tâm học hành nên lúc ra trường đạt bằng giỏi. Còn bọn chúng, thằng thì bị đuổi, thằng thì nợ môn, thằng nào ra trường được thì cũng chỉ bằng trung bình.

Page 13: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

13

Đi làm linh tinh vạ vật mất mấy năm trời, tôi quyết định mở công ty. Ba năm

sau, công ty đã có hơn trăm công nhân. Tôi xây được biệt thự, mua được xe hơi. Cha tôi mừng lắm. Ông bảo – nhà mình thật có phúc. Hôm lên huyện dự hội nghị tuyên dương điển hình, tôi gặp ông Nghinh. Ông Nghinh đã chuyển lên huyện công tác được chục năm. Gặp tôi, ông ta một tay bắt, một tay vỗ vào vai tôi mà nói: “Suy cho cùng, cậu mới là người đáng phải tuyên dương”. Ông ta cười với cái giọng lạ lùng và lạc lõng. Tôi khẽ gật đầu. Nghe biết vậy, tôi cũng chẳng hiểu ông ta nói cái quái gì.

Hôm đám cưới thằng em họ con nhà ông cậu, tôi lại gặp ông Nghinh. Ông ta

niềm nở giơ tay nhăn nheo ra bắt. Tôi ngượng ngần chìa bàn tay của mình ra giật giật lấy tay ông ta. Trong đầu, tôi tự hỏi không biết con người này thuộc mô-tip gì.

- Bố cậu đâu?

- Bố tôi bị ốm không đến được!

- Vậy à! Chắc bố cậu giận tôi lắm nhỉ?

- Sao lại giận? À chuyện ngày xưa thì cả nhà tôi đều giận.

- Về bảo bố cậu đừng có giận mà hãy cảm ơn tôi.

- Sao ông lại phải cảm ơn?

- Suy cho cùng, một nền hòa bình tồi còn hơn một cuộc chiến tranh tốt.

Nếu khi xưa tôi không xử sự như vậy thì liệu hôm nay cậu có còn được

đứng đây không hay lại đang ở một xó xỉnh nào đó. Chắc cậu cũng biết,

cha tôi đi chống Pháp, hy sinh đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy mộ. Mẹ tôi

khóc đến mù cả hai mắt, trước khi chết vẫn nhắc con cái phải đi tìm bố.

Nhưng tôi biết tìm ở đâu. Khổ thật lúc sống cô quạnh đã đành, vậy mà

khi chết cũng không được nằm gần chồng.

Tôi đem chuyện này về kể cho cha nghe. Nghe xong, ông cụ khóc. Hai hàng nước

mắt chảy dài trên sống mũi. Ông bảo: “ông Nghinh nói đúng, chúng ta phải cảm ơn

ông ấy, ông ấy không làm như vậy thì chắc gì gia đình ta được thế này. Con biết

không, ở ngoài chiến trận không có quân tử mà cũng chẳng có tiểu nhân, cũng

không có chiến thắng và thất bại chỉ có thằng sống và thằng chết thôi!”. Nửa tháng

sau, cha tôi qua đời. Trước khi ra đi, ông dặn tôi phải chăm sóc mẹ và em thật tốt,

khi nào rảnh thì sang gặp và cảm ơn ông Nghinh. Trong đám tang ông cụ, ông

Nghing cũng đến viếng và chia buồn. Nhìn mặt cha tôi lần cuối xong, ông ta đến

gần, ghé vao tai tôi thì thầm: “suy cho cùng, cậu vẫn là người hạnh phúc vì khi cha

mất được đứng bên để quàn, còn tôi thì chẳng bao giờ có được điều ấy. Giá như

cha tôi đừng là liệt sĩ.” – ông ta chặc chặc lưỡi.

Page 14: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

14

Suy cho cùng, cha tôi và ông Nghinh là người như thế nào. Suy cho cùng, bao giờ ta mới có thể suy cho cùng.

Page 15: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

15

Đêm dài lắm mộng

Làng này rất lạ. Lạ từ cái tên, các cụ không đặt tên gì khác mà lại đặt tên làng là Mồ. Làng Mồ mang cái tên như vậy cũng là có nguyên do của nó. Hình dạng của làng giống như một cái bát úp nổi lên giữa đầm lầy. Toan truyền rằng, xưa có một đoàn quân binh đi chiến đấu. Đến khu vực đầm lầy này không làm thế nào để đi nổi. Chính lúc ấy, con voi chiến của tướng quân đã tự mình xuống đầm để làm cầu cho binh sĩ đi qua. Thế rồi con voi bị ngập lún dưới đầm không lên nổi. Nó đã khóc như thể vĩnh biệt đoàn quân. Nước mắt của nó tạo thành hai dòng nước trong vắt. Xác con voi dũng cảm hóa thành một gò đất lớn mọc giữa đầm. Khi thắng trận trở về, vị tướng quân xưa đã đến chỗ con voi hy sinh và phong voi chiến lên làm thần và từ đó người ta gọi gò đất nổi giữa đầm lầy đó là Mồ Voi Thần.

Ban đầu chỉ có ít người trong đoàn quân xưa quay trở lại ở đó. Dần dần, sau này người ta kéo nhau đến lập nghiệp và hình thành nên ngôi làng Mồ. Làng Mồ đất tốt trồng cây gì cũng lên rất nhanh. Nuôi con gì cũng lớn rất chóng. Nhưng cứ thỉnh thoảng làng lại gặp một đại dịch hoành hành. Đến một hôm, có ông thầy mo nổi tiếng ở tít tận biên giới đi ngang qua để về kinh đô trừ tà cho vua.

Vừa đến làng Mồ, ông thấy ở chính giữa làng có một làn khói trắng bay lên. Ông bảo với mấy cận vệ theo hầu, làng này có tà khí rất nặng. Nguyên do là xác con voi vẫn còn nguyên không phân hủy được nên sinh ra khí độc. Mô đất bao quanh xác voi là do mối đùn lên nhiều năm mà thành. Con người được sinh ra từ cái gò đất này lòng dạ rất nham hiểm, độc đoán. Người phụ nữ nào đang mang thai mà dính phải tà khí thoát ra từ đỉnh gò ắt sau này sẽ đẻ ra quỷ.

* * *

Mấy hôm nay, cả làng nhốn nháo. Một thảm cảnh long trời lở đất mới xảy ra. Cảnh sát về khám xét và bắt những người liên quan đến vụ án giết người cướp tiệm vàng. Nhân cơ hội này, cánh báo chí kiếm được vụ đắt giá nên ầm ĩ kéo nhau về huyện chụp ảnh, ghi hình, viết bài. Hàng trăm bài báo được đăng tải liên tục. Các thông tin về vụ án được cập nhật từng giờ. Cảnh sát mật về làng điều tra từ mấy hôm trước. Họ phát hiện ra gần chuồng lợn nhà thằng Lựa có chôn vàng ăn cắp. Cả nhà nó bị dẫn dụ lên đồn để điều tra. Thằng Lựa nghe đâu vượt biên được nhưng cuối cùng lại bị bắt.

Page 16: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

16

…Mấy hôm trước ngoài phố huyện xảy ra chuyện kinh hoàng. Tiệm vàng của cặp vợ chồng trẻ chưa đầy bốn mươi tuổi bị đột nhập giữa đêm khuya. Hai vợ chồng cùng đứa con nhỏ mấy tháng tuổi bị giết tức tưởi. Đứa lớn bảy tuổi bị chặt đứt một cánh tay. May sao người ta phát hiện sớm, kịp thời đưa đi viện chữa trị. Nhiều người đặt dấu hỏi chấm về số vàng của tiệm bị mất cắp. Có bao nhiêu hung thủ tham gia cùng Lựa trong vụ án mạng. Khắp nơi mạnh mẽ lên án Lựa. Họ gọi y là tên sát nhân máu lạnh, thằng đồ tể, hay con quỷ khát máu… Muôn vàn những cái tên được đặt cho Lựa để thỏa mãn nỗi căm tức của thế gian.

* * *

Từ hôm thằng cháu đích tôn bị bắt, ông Lẫm nói ít, không ăn, không ngủ. Ông không ngờ thằng Lựa lại mắc phải cái tội tày trời như vậy. Nó đã làm tan nát gia đinh, làm tiêu điều xóm làng. Ông đứng ngồi không yên. Ông bắt thằng cháu ngoại mang máy tính cắm mạng 3G để ông đọc báo điện tử. Ông càng đọc càng thấy đau xót. Ông buồn bã vì có một thằng cháu dã man, tàn nhẫn, vô nhân tính. Bà Lẫm sợ ông nghĩ quẩn nên suốt ngày theo sát ông. Mấy hôm nay, huyết áp của ông tăng vùn vụt. Dẫu ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng chẳng phút giây nào ông thôi nghĩ về thằng Lựa – thằng cháu đích tôn của ông. Hơn ai hết, ông là người hiểu nó tường tận từ khi nó sinh cho đến cái ngày nó gây án. Nhưng có lẽ lòng dạ con người biến đổi khôn lường. Một ngày có hàng vạn giây, không ai nắm tay ai từ lúc sáng tinh sương đến khi mặt trời lặn. Thằng Lựa cháu ông sinh vào tháng Chạp năm Dậu. Ông nhớ như in lúc đó ông mới xin về nghỉ hưu sớm vì sức khỏe yếu. Trước năm bảy lăm, ông là lính đặc công ở chiến trường miền trong. Sau khi đất nước thống nhất, ông chuyển sang làm bên ngành thông tin. Ông chăm chỉ cần cù, liêm khiết nên nhiều người quý. Bà Lẫm lấy ông cũng vì ông là người điềm đạm. Bà Lẫm là người ở chính làng Mồ. Sau khi sinh bà Lẫm, bố bà bị giặc Pháp giết vì ông cụ đi theo Cách Mạng. Trong thời gian nghỉ phép trước lúc vào Nam, ông Lẫm về quê cưới vợ. Cưới xong, ông Lẫm về ở rể nhà vợ bên làng Mồ. Thằng Lựa sống với ông từ nhỏ nên ông biết tính nó. Nó là thằng thông minh, hiếu động, luôn có những suy nghĩ rất lạ, khác hẳn tính bố nó. Ông Lẫm không hợp tính bố thằng Lựa cho lắm. Bố nó là con cả của ông. Lúc mới sinh, bà Lẫm tưởng bố nó là con gái nên đặt tên là Liên. Bố nó lúc nhỏ lười học chỉ thích đánh nhau chuyên bỏ học chơi khăng, đánh đáo. Lớn lên, Liên vẫn ham chơi, lười làm. Liên yêu Thủy là mẹ thằng Lựa bây giờ nhưng không được đáp trả. Tức khí, vào một đêm trăng sáng – khi Thủy đi tát nước về, Liên rình rập, lấy dẻ bịt mồm Thủy rồi giở trò đồi bại. Cũng may, bà Lẫm là một người khôn khéo nên dã giàn xếp mọi chuyện êm

Page 17: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

17

xuôi để Liên cưới Thủy về làm vợ. Mấy tháng sau, Thủy sinh một thằng con trai kháu khỉnh. Bà Lẫm đặt tên thằng cháu đích tôn là Lựa để ghi nhớ về chuyện của bố mẹ nó. Mấy năm đầu mới lấy nhau, bố mẹ nó còn ở chung với ông bà. Bà Lẫm là người được làng giao coi sóc đền thờ Thần Voi được xây dựng trên đỉnh làng. Kể từ khi con cả lấy vợ, bà Lẫm giao toàn bộ trách nhiệm coi sóc hương hỏa đền Thần cho con dâu. Ba năm sau, vợ chồng ông Lẫm dựng cho bố mẹ thằng Lựa một ngôi nhà mới ngoài đầu làng Mồ. Từ đó, gia đình nó ra ở riêng. Nhưng chẳng được bao lâu thì bố nó bị bắt vì cho người ta đến nhà đánh bạc. Mẹ con nó lại về ở với ông bà Lẫm cho đến ngày bố nó ra tù. Khác hẳn tính Liên, chú hai thằng Lựa lại là một người có chí, học hành đàng hoàng. Sau khi xuất lính, chú nó được chuyển ngành về làm cảnh sát ở huyện. Chú nó rất hợp tình ông Lẫm. Thằng Lựa cũng quý chú nó lắm. Lúc chưa lấy vợ chú nó hay dắt thằng Lựa đi chơi. Từ ngày lấy vợ, chú nó chuyển lên ở trên phố huyện cho tiện bề công tác. Cũng từ đó, thằng Lựa cũng ít gặp chú, trừ những dịp ông Lẫm đưa lên phố huyện. Lại nói về bố thằng Lựa, sau khi ra tù, bố nó về xin tiền ông bà Lẫm để sửa chữa lại ngôi nhà cũ. Ông Lẫm bảo, chúng mày chọn một cái nghề nào đó lương thiện mà làm không lại dính vào lao lý thì nhục tao lắm. Vợ chồng Liên bàn tính và quyết định làm công việc giết mổ lợn. Lúc đầu, ông Lẫm phản đối vì đó là nghề không có hậu. Nhưng bà Lẫm lại ủng hộ vì cho rằng đó đang là nghề hốt ra tiền. Ông Lẫm cho vợ chồng Liên Thủy sửa nhà, xây thêm khu giết mổ khá tươm tất. Xây sửa xong ông Lẫm lại cho bố mẹ thằng Lựa tiền mua xe máy và vốn quay vòng. Kể từ đó, nhà thằng Lựa bắt đầu nghề giết lợn. Ban đầu, chưa quen nghề thạo mối vợ chồng Liên Thủy cũng gặp khó khăn. Ông Lẫm phải đón thằng cháu đích tôn về nuôi. Ngày ngày ông đưa đón nó đi học, còn bà Lẫm thì cơm nước chăn lợn, chăn gà. Bước sang năm học cấp hai, thằng Lựa mới về sống cùng bố mẹ. Bố mẹ nó thỉnh thoảng lại cãi nhau. Mỗi lần như vậy, nó đều chạy sang tố chuyện với ông bà nội. Nghe thấy chuyện không vui, ông Lẫm lại phải đi bộ sang giảng hòa… Ông Lẫm vẫn nhớ như in hình ảnh đáng yêu của thằng Lựa. Nó thông minh lắm, luôn đưa ra cho ông những câu hỏi khó trả lời. Cứ rảnh rỗi hay trước lúc đi ngủ, ông lại kể chuyện trên trời dưới đất cho nó nghe. Nghe được chuyện nào là nó nhớ chuyện ấy. Có tối đang nằm nghe ông kể chuyện, thằng Lựa bỗng ngồi phắt dậy hỏi, ông ơi bố mẹ con vẫn thường ngủ chung với nhau sao ông bà không ngủ

Page 18: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

18

chung với nhau. Ông Lẫm à… ờ… mãi không trả lời được. Bên kia giường bà Lẫm nói với sang, ông bà già rồi ngủ với nhau không tốt. Thằng bé thấy hợp tình hợp lý lại năm xuống. Một lúc sau, nó lại vục dậy hỏi, thế cháu và ông ngủ chung thì tốt hơn à. Bà Lẫm liền chửi yêu, cha bố anh ngủ đi mai còn đi học. Thằng bé nghe lời bà, chui vào nách ông ngủ ngon lành. Ông Lẫm thường hay kể chuyện lịch sử cho thằng Lựa nghe. Ông kể chuyện từ thời Hùng Vương, An Dương Vương, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung đến thời đanh Pháp, đánh Mỹ. Chuyện nào mà có chỗ đánh nhau, thằng Lựa lại bắt ông kể đi kể lại mấy lượt. Ông Lẫm nhớ năm thằng Lựa lên mười, có lần ông kể chuyện thời ông đi chiến tranh bắn nhau trong nam, ông giết giặc như thế nào, bao nhiêu giặc bị giết, bao nhiêu đồn bị đánh. Ông đang say sưa kể thì thằng Lựa quay sang nhìn ông và hỏi một tràng.

- Ông ơi! Giết được nhiều giặc thì được gọi là gì? - Gọi là dũng sĩ cháu ạ. - Thế còn bị giặc giết thì gọi là gì? - Ừ thì gọi là Liệt sĩ. - Thế giặc bị ta giết thì gọi là gì? - Ừ thì gọi là…à tử sĩ cháu à. - Thế giặc có phải là người không ông? - À… ừ… mà cháu hỏi điều ấy làm gì? - Cháu hỏi để biết thôi. Sau này lớn lên, cháu cũng sẽ giết người như ông. - Chá…áu…u không được nghĩ như thế. Ông làm vì đất nước thôi. Mà bây

giờ cháu đi học bài đi. - Cháu đi học đây ông ạ. Mai lên lớp cháu sẽ kể chuyện cho cả lớp nghe.

Từ đó, không bao giờ ông Lẫm còn kể chuyện về chiến tranh cho thằng Lựa nghe nữa. Cũng có nhiều lần, nó hỏi ông về chuyện ông giết giặc như thế nào nhưng ông đều tìm cách lảng tránh. Thằng Lựa từ nhỏ đã mê phim kiếm hiệp. Sang học cấp hai, suốt ngày nó bỏ học đi chơi điện tử. Nhiều lần cô giáo xuống tận nhà gặp bố mẹ nó nhắc nhở nhưng rồi đâu lại vào đó. Bố mẹ nó suốt ngày chỉ bắt lợn, mổ lợn và bán thịt không quan tâm con cái. Mấy anh em nhà thằng Lựa nhếch nhác như đám trẻ mồ côi không ai chăm sóc. Thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm. Có đôi lần ông Lẫm nhắc nhở vợ chồng Liên Thủy về chuyện con cái nhưng bố thằng Lựa trả lời, con có cách dạy các cháu, bố không phải lo. Không lo sao được, tình hình học tập của thằng Lựa càng ngày càng đi xuống. Tuần nào nó cũng sang xin tiền ông để đi đánh điện tử. Lúc đầu, ông còn cho xong thấy thế là làm hư nó nên thỉnh thoảng có dịp gì ông mới cho. Thằng Lựa cũng không giận nó vẫn sang chơi với ông, có lần nó kể hôm nay “móc lốp” được bao

Page 19: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

19

nhiêu thằng, kiếm được bao nhiêu tiền. Nó còn bảo, không phải học nhiều ông ạ, bây giờ nhiều thằng chơi game giỏi là kiếm được tiền. Nó cũng không xin ông tiền nữa vì đi đấu với bạn bè lúc nào cũng thắng nên không phải trả tiền. Nghe vậy ông Lẫm càng lo hơn, ông bàn với bố mẹ nó đón nó sang ở với ông nhưng bố mẹ nó không nghe. Mẹ thằng Lựa giải thích, con biết ông muốn chăm sóc, dạy dỗ nó nên người nhưng nó sang ở với ông bà lại làm phiền ông bà mà nhà con lại không có ai phụ giúp. Bực quá ông Lẫm bảo, thôi tùy anh chị con anh chị, anh chị dạy lấy, tôi hết trách nhiệm. Ông Lẫm về lấy đồ đi lên nhà chú thằng Liệt ở phố huyện chơi gần một tháng mới về. Lúc về ông mới biết, thằng Lựa bỏ học chơi điện tử, lại đánh nhau liên tục nên bị nhà trường đuổi học. Ông thấy quá bất lực. Một thằng bé thông minh như vậy mà nay lại bị đuổi học. Ông sang nhà nó quát ầm cả lên. Ông bảo thằng Lựa đâu, bố mẹ mày không dạy nổi mày thì để tao dạy không thể để thế này được. Nghe thấy tiếng ông nội, thằng Lựa chuồn ra sau nhà rồi biến mất. Nó bỏ nhà đi hơn một tháng. Ông Lẫm bắt cả nhà phải đi tìm bằng được nó về cho ông. Tìm được thằng Lựa về, ông Lẫm tổ chức họp gia đình. Ông hỏi ý kiến mọi người.

- Anh Liên là phải lên trường xin cho con đi học lại. – Bà Lẫm nói. - Con cũng thương cháu nó quá, nhiều khi vất vả nên đâm ra suy nghĩ vẩn vơ.

Giờ con muốn gửi cháu sang ông bà. –Thủy nói. - Không học hành gì cả. Về nhà mổ lợn. Học nhiều cũng có làm được cái gì

đâu. Suốt ngày ăn bám, lại hay lên mặt. – Liên nổi khùng. - Anh nói ai là đồ ăn bám. Tôi đã xin anh cái gì chưa? – Ông Lẫm bực tức - Thôi tôi xin hai bố con. Thằng Liên nó đang nói chung chung chứ nói gì ai. -

Bà Lẫm phân bua. - Lựa cháu nói ý kiến của cháu đi. Ông tôn trọng cháu. - Ông Lẫm lên tiếng. - Cháu… cháu muốn ở nhà giúp bố mẹ để các em đi học. Cháu thấy học

không vào được nữa. – Thằng Lựa vừa nói vừa run lập cập. - Tùy cháu thôi, nhưng ông nghĩ cháu nên đi học. – Ông Lẫm khuyên - Thôi bố ạ! Cháu nó lớn rồi biết phải trái đúng sai. Đấy là cháu nó muốn thế,

ép cũng không được. – Liên ra vẻ nhún nhường. - Anh im đi! Anh còn chưa lớn đâu. Thôi tùy các người. Tôi đi nghỉ. – Ông

Lẫm bực tức đi lên giường nằm. Thằng Lựa nghỉ học hẳn ở nhà giúp bố mẹ nó mổ lợn. Tuy mới có mười mấy tuổi nhưng thằng Lựa rất nhanh việc. Từ ngày, có thằng Lựa trực tiếp giúp, vợ chồng Liên Thủy nhàn hẳn đi. Chả mấy chốc, thằng Lựa đã cầm dao một mình chọc tiết lợn ngon lành. Có hôm thịt nhiều, nó dậy từ lúc một giờ sáng giết lợn giao cho khách. Ngày nào cũng vậy, thằng Lựa cũng giết lợn cho bố mẹ đem đi chợ. Xong xuôi mọi việc, nó ăn sáng rồi lăn ra ngủ cho đến giờ cơm trưa mới dậy. Cơm trưa xong cái là nó lại lấy xe phi ra phố huyện đấu game với mấy thằng bạn. Thường thường nó bỏ cơm tối, đi cho đến khuya mới về. Có hôm nó chơi thâu đêm cho đến

Page 20: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

20

giờ giết lợn mới có mặt ở nhà. Thường thường, nó chỉ ngủ có mỗi buổi sáng còn đâu là đi chơi game nên ai đó muốn gặp nó cũng rất khó, kể cả ông bà lẫn mấy đứa em. Bố mẹ nó biết nó đi chơi như vậy nhưng cũng không nhắc nhở gì vì thực tế thằng Lựa rất chịu khó, bảo gì nó cũng làm và làm rất nhanh chóng. Tay nghề của nó ngày càng chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Nhiều khi con lợn chưa kịp kêu thì đã bị thằng Lựa chọc sạch tiết, chưa kịp giãy thì đã chết lăn quay. Nó hãm tiết rất giỏi, giỏi hơn cả bố nó mấy chục năm trong nghề. Nó rất khoái món tiết canh. Sáng nào nó cũng đánh ít là đôi bát rồi ngồi xem phim hành động. Có hôm nhớ cháu quá, ông Lẫm phải dậy sớm ra nhà nó bảo nó đánh cho bát tiết canh rồi ngồi ăn. Nhưng khổ nỗi, răng lợi ông có ra gì đâu mà tiết với chả canh. Ông ra cốt là để gặp mà nói chuyện với nó. Vậy mà thằng Lựa cũng chỉ gật đầu cho qua. Mắt nó dán vào màn hình tivi. Đôi lúc, nó quay sang bảo, ông nội ăn đi, ngồi xem phim chưởng mà có tiết canh ăn thế này là nhất trần đời rồi. Nhìn nó ngồm ngoàm vừa ăn vừa nói mà ông Lẫm rợn cả người. Miệng nó đỏ nhoét máu lợn. Hai cái má nó càng ngày càng sồ ra như má con lợn sề. Đôi mắt của nó nhìn nhiều vào màn hình nên lúc nào cũng đằng đằng sát khí. Ông thấy lo cho tương lai của nó…

* * * Đúng thế, nỗi lo của một người từng trải như ông không bao giờ thừa. Nghe tin nó cướp của giết người mà ông đau đớn tột cùng. Nó giết một lúc ba mạng người, làm tan nát gia đình nạn nhân cũng như gia đình ông, làm liên lụy đến rất nhiều người. Nhiều lúc nằm ngủ ông mơ thấy nó cầm con dao bầu chĩa vào mặt ông mà nói, ông cũng là kẻ giết người như tôi thôi. Ông bị ám ảnh, ông không ngủ nổi. Chẳng nhẽ thằng cháu ông nó không còn tính người nữa sao. Nó coi việc giết giết người như giết lợn sao. Ông nghĩ về nó, về cuộc đời nó, về cuộc đời ông, nghĩ về những ngày đánh nhau trong chiến trường khốc liệt. Ông suy sụp. Quầng thâm ở mắt ngày càng rộng ra. Không lúc nào là ông thôi nghĩ ngợi. Chỉ chưa đầy tháng trước thôi, cả nhà vẫn còn vui vẻ trong ngày sinh nhật lần thứ mười tám của thằng Lựa. Ông còn tặng nó chiếc áo của câu lạc bộ bóng đá mà ông và nó đều yêu thích. Lúc ấy, không ai dám nghĩ nó sẽ giết người. Giá như, nó đừng chọc nhầm tiết con lợn bố nó để giống. Giá như, bố nó dừng chửi nó, nhục mạ nó, đừng đuổi nó ra khỏi nhà thì làm sao mà nên cơ sự này. Đáng lẽ, ngay từ đầu ông không bao giờ được để nó về ở với bố mẹ nó. Ông cứ miên man suy nghĩ. Thảm cảnh máu chảy đầu rơi ngày nào lại hiện ra ám ảnh ông.

Page 21: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

21

Chuyện thằng Lựa giết người cứ hiện lên trong đầu. Ông lật từng trang nhật ký mà sao đâu đâu cũng chỉ thấy hình ảnh nó. Nó sẽ phải chết để đền những tội lỗi nó gây ra. Ông không tin thằng cháu ông nó có thể trở thành một kẻ sát nhân khét tiếng. Bây giờ, người ta gọi nó là con quỷ. Con quỷ, con quỷ… Lúc này, ông chợt nhớ ra huyền thoại về làng Mồ. Chẳng phải ngày xưa người ta nói rằng làng này có nhiều tà khí sao. Có phải mẹ thằng Lựa đi lên đền Voi Thần nhang khói mà mắc phải tà khí lúc đang mang thai nó không… Không. Không phải. Người ta bảo là nó chơi điện tử nhiều quá nên bị nhiễm vào người. Người làng lại nói là nó giết lợn nhiều quá nên không còn cảm giác gì khi cầm dao đâm người. Còn ông, ông có một lý do nữa mà ông không dám nói ra. Ông thấy hoa mắt, tai ù, miệng đắng, môi khô. Những thứ phía trước ông mờ dần, mờ dần. Một khối đen khổng lồ đè lên người ông… Bà Lẫm đi vào nhà, thấy ông Lẫm nằm bất tỉnh bên cạnh bàn. Bà hô người đến đưa ông đi viện. Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo bệnh tình hơi nặng lại tuổi cao gặp phải cú sốc mạnh nên khó qua khỏi. Bà Lẫm ngồi sụp xuống. Bà hối hận vì đã không chăm sóc ông cẩn thận, để ông một mình suy nghĩ linh tinh. Nếu không may xảy ra chuyện gì với ông thì bà biết phải sống ra sao. Thằng cháu đích tôn cùng con trai, con dâu bà đang phải ngồi tù. Bà khóc, bà không biết phải làm gì vào lúc này. Một thử thách quá lớn đối với gia đình bà. Bà chỉ biết gọi anh con thứ đến và bảo, mọi chuyện giao cho anh hết.

* * * Báo chí vẫn tiếp tục đưa tin về vụ án giết người cướp tiệm vàng. Có báo còn

dự đoán Lựa sẽ không bị xử mức án cao nhất vì chưa đủ tuổi mười tám. Nhiều người phẫn nộ vì thông tin trên. Nhưng cũng có nhiều người tỉnh táo lại đưa ra những nhận định khách quan. Nhiều nghiên cứu công phu được công bố để lý giải về các nguyên nhân dẫn đến tội ác của Lựa. Nhưng có lẽ chẳng có bài báo nào, nghiên cứu nào đi đến tận cùng của vấn đề. Người ta thống kê có tới hơn hai ngàn tin bài viết về vụ án này. Trong mấy tháng trời, báo chí vẫn tiếp tục mổ xẻ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án. Và tương đương với đó là có rất nhiều người quan tâm đón đọc. Kèm theo nữa là hội chứng Lựa ra đời. Theo một nguồn tin rất riêng của người viết, giá quảng cáo trên các báo, tạp chí trong thời gian diễn ra vụ án đã tăng lên vùn vụt. Giới trẻ thì truyền tai nhau một câu nói rất khó phân tích “Vãi Lựa”.

Page 22: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

22

HOA GẠO

THÁNH THIÊNG 1.Mở truyện

Người ta bảo rằng, cây gạo mọc ở bờ bên kia sông đối diện với nhà thờ rất thiêng. Mỗi khi hoa rụng xuống đều khiến nước sông quanh đó đỏ rực…. …Năm xưa, thời nhà Nguyễn cấm đạo, hai ông trùm của làng bị bắt và tra tấn dã man nhằm dọa nạt dân theo đạo. Quan buộc hai ông bước qua thánh giá. Hai ông trùm kiên quyết không bước qua nên bị xử treo cổ ở cây gạo đối diện nhà thờ. Quan cho lính canh xác hai ông gần chục ngày để ép dân làng bỏ đạo. Nhưng lạ thay, xác hai ông bị treo gần chục ngày trên cây mà không bị phân hủy, thối rữa hay có mùi. Biết không làm gì được, quan tức khí cho cắt dây đẩy xác trôi sông. Xác trôi đến đâu nước sông đỏ đến đó. Tối đến, mấy thanh niên khỏe mạnh trong làng bơi thuyền vớt xác hai ông về chôn ở khoảng đât trống trước cửa nhà thờ. Họ múc nước sông nhuốm máu đỏ đem về chia cho mỗi nhà một ít. Biết không sống nổi ở đó, dân làng đóng thuyền, đóng bè bỏ làng sống phiêu bạt trên sông. Dân lân cận thấy làng bỏ không đến hôi của. Họ lấy tất cả những gì có thể lấy không chỉ trong nhà dân mà cả nhà thờ. Có người còn chuyển cả nhà đến đó ở. Nhưng không hiểu sao, một thời gian sau những người đến hôi của và chiếm đất không bị điên thì cũng gặp chuyện chẳng lành. Họ tin là do tham lam lấy của Thánh nên mới bị phạt. Đến bây giờ, nhiều người vẫn truyền tai nhau những việc liên quan đến chuyện hai ông trùm bị giết năm đó. Sau khi dân làng bỏ đi, đêm đêm người ở làng đối diện bên kia sông đều thấy có hai bóng người cầm đèn đi khắp làng. Nhà thờ không có người nhưng tối nào cũng nghe thấy người đọc kinh ở trong đó. Cây gạo đối diện nhà thờ bỗng đâu chết héo chỉ còn duy nhất hai cành treo cổ hai ông trùm là còn sống nhưng không ra hoa. Người ta còn đồn rằng, ông quan ra lệnh treo cổ hai ông trên cây gạo nghe đâu sau này cũng bị câm.

Page 23: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

23

Hết thời cấm đạo mấy năm, dân chài mới quay về làng. Kể từ đó, hai cành gạo còn sống mới tiếp tục ra hoa. Cứ vào dịp tháng ba, hoa gạo lại nở đỏ cả khúc sông. Ngày giỗ hai ông trùm, những con thuyền to nhỏ khắp nơi đổ về đậu kín cả khúc sông trước cửa nhà thờ. Làng quy định, mỗi năm một lần dù ai đang ở đâu làm gì, đến ngày giỗ hai ông trùm tử đạo đều phải về quê dự lễ, quan trọng hơn là để kiểm tra nhân danh. Vào ngày giỗ chính, dân làng gom hoa gạo rụng kết thành bè thả trôi sông. Họ cũng thắp hương làm lễ tế như truyền thống của dân tộc. Trong làng còn kháo nhau câu chuyện không biết hư thực ra sao, nếu ai sinh vào ngày hai ông trùm bị treo cổ trên cây gạo thì khi lớn lên đều bị câm… 2.Thân truyện

Ngồi đọc tin nhắn, tôi bâng khuâng tự hỏi không biết năm nay có nên đi thăm vợ chồng hắn hay không. Hai thằng vốn là bạn tri kỉ một thời. Cùng cầm tinh con ngựa nên thằng nào cũng hăng đi. Cái nghiệp văn chương nó cứ quấn lấy không chịu buông tha. Bốn năm ở cùng, học cùng Đại học, tuy không thề thốt huynh đệ nhưng tôi và hắn đã sống như anh em. Có lúc, gói mì tôm bẻ đôi chia nửa. Nhớ cái ngày đầu ra phố học, tôi như thằng cù lần. Quần áo sách vở đựng trong bao tải cám cò. Quần áo lôi thôi. Đôi dép vá chằng chịt. Thời ấy, nhà tôi nghèo. Để lo cho tôi đi học, mẹ tôi phải bán mất gần tấn thóc. Cũng may, hết năm thứ nhất thì họ mở một con đường lớn để khai thác quặng. Kể từ đó, gia đình tôi làm ăn phát hẳn lên, như diều gặp gió. Nhập học xong, tôi ngơ ngác nhìn quanh không biết đi đâu. Dẫu có giấy xác nhận hộ nghèo nhưng tôi cũng không được vào ký túc. Thấy tôi như vậy, hắn liền lại gần hỏi một câu bâng quơ, không có chỗ ở hả. Tôi nhìn hắn rồi gật đầu. Hắn giới thiệu, tao tên Tuân còn mày tên gì. Tôi hơi bực, lần đầu gặp mà tay này đã xưng tao với mày. Bực nhưng cũng đành trả lời cho qua, tao tên Phục. Hắn cười rên lên, rồi nói, tên tao và tên mày ghép vào thành “Tuân Phục” nên ở với nhau chắc hợp. Mỗi tội tên mày hơi xấu, các cụ bảo trong nghiệp văn chương tên xấu không phát lên được, mày tìm cái bút danh nào hay hay rồi hẵng viết. Hắn giải thích thêm, tao lên trước mấy hôm nên tìm được phòng vừa đẹp, vừa rẻ lại vừa gần trường chưa có chỗ ở thì về ở cùng tao khỏi phải tìm cho mệt. Hai thằng về ở cùng nhau trong cái phòng trọ rộng hơn chục mét vuông suốt bốn năm trời. Cả hai cùng đam mê văn chương. Hôm nào cũng mải miết mạn đàm chuyện văn thơ thâu đêm suốt sáng. Mỗi tội, hắn thích làm thơ còn tôi lại thích viết văn nên đôi lúc xảy ra to tiếng. Có bận, uống rượu xong hai thằng đàm đạo về một ông nhà văn nọ. Hắn rất mê ông ta, tôi thì thấy ông ta ăn may gặp thời. Nói được

Page 24: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

24

đôi câu, hắn đấm thẳng vào mặt tôi rõ mạnh và quát, mày đéo làm được như ông ấy đâu. Ức quá tôi cầm cái bát quạng lại. Cũng may là không trúng, mấy người hàng xóm chạy sang can ngăn. Hai thằng giận nhau mất gần tháng. Hắn vốn tính phổi bò, nói to như quát nhưng bình thường rất hóm hỉnh. Giận là phang luôn nhưng không để bụng ai bao giờ. Hắn thường bảo, thằng nào chê thơ hắn đều là thằng ngu. Đặc biệt, hắn rất ghét ngủ chung. Cho nên, dù phòng nhỏ nhưng mỗi thằng ngủ một góc. Hắn bảo, ngủ chung khó chịu lại quái đẻ được thơ. Tôi vẫn thường nhắc, với tao thì mày không cần phải ngủ chung nhưng lúc lấy vợ mày phải ngủ với nó. Nghe thế, hắn cười đắc ý mắt híp vào. Tao mà phải lấy vợ sao – hắn chỉ vào chính mình mà nói. Tôi lặng yên một lúc lâu mới lên tiếng, ừ đợi đấy nói trước bước không qua. Mà đúng thật, cuộc đời hắn cứ nói trước cái gì là bước không qua nổi. Chẳng ai ngờ hôm nay hắn lại là một tay trung niên sống giữa làng chài. Sức mạnh tình yêu vĩ đại thế đấy. Nó có thể thay đổi cả lịch sử. Từ một anh cử nhân văn chương, hắn biến thành dân chài lưới. Kỳ hai năm cuối, chúng tôi đi thực tập. Tôi lên núi tìm đề tài. Hắn thì về một làng chài gần sông. Bẵng đi một tháng rồi hai tháng, hắn không về thành phố. Liên lạc kiểu gì, hắn cũng không thèm trả lời. Tôi lo cho hắn, hắn chỉ đánh tin về mỗi câu “tao vẫn sống”. Biết tính hắn thế tôi cũng không hỏi thêm. Một hôm trời mưa. Hắn như từ trên trời rơi xuống. Dẫn về một cô gái, hắn bảo đây là Ý – người yêu tao. Tôi đứng khựng, trước mắt tôi là cô gái đẹp như tiên. Làn da trắng ngần. Lông mày lá liễu. Mắt đen tròn. Lông mi cong vắt. Mũi dọc dừa. Môi chúm chím. Tóc buông dài tới thắt lưng… Nói chung là rất đẹp và rất khó miêu tả. Cơn mưa mùa hạ đột ngột làm hắn và cô ta ướt hết. Nhưng chính cơn mưa đã giúp người yêu Tuân lộ rõ tất cả những đường nét cơ thể đẹp nhất. Tôi bấm bụng tự nhủ, mẹ cái thằng danh này gặp gái xinh nên quên luôn bạn bè. Ngồi nói chuyện hồi lâu, nhưng cô bé chỉ gật hoặc lắc không hé răng, mở miệng nói nửa lời. Đang lúc cô ta ngồi nhặt rau, bực quá, tôi lôi thằng Tuân ra xa xa rồi hỏi, người yêu mày bị câm à. Mắt hắn bỗng đỏ rực như hai quả tên lửa sắp phóng thẳng vào tôi. Hắn túm cổ áo tôi quát thẳng vào mặt, con chó này mày không được xúc phạm cô ấy, mày tưởng không nói được mà sung sướng à. Tôi chết điếng, hóa ra là người yêu hắn câm thật. Một cô gái xinh đẹp mà lại bị câm. Tôi thấy hối hận vì những ý nghĩ và lời nói của mình. Cơm nước xong xuôi, Tuân lấy xe đạp đèo cô bé ra bến xe. Lát sau trở về, hắn bình tĩnh tâm sự với tôi về tất cả mọi sự. Hắn về mấy làng chài ven sông để tìm đề tài. Con đò vừa cập bến làng thì hắn gặp một cô gái đang giặt quần áo bên bờ. Với đôi mắt nghệ sĩ sướt mướt, Tuân nhận ra đó là một cô gái đẹp.

Page 25: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

25

Bước lên bờ tiến lại gần, hắn lân la hỏi đường để bắt chuyện. Hỏi thế nào thì hỏi, cô gái cũng chỉ nhìn hắn cười và lắc đầu. Hắn ấm ức bực bội, toan định quở cô bé một bài thì đám trẻ trong làng chạy qua cất lên bài đồng giao. Ý đẹp, Ý xinh Ý đứng một mình Ý xinh, Ý đẹp Nhưng Ý bị câm Chỉ có thằng hâm mới theo đuôi Ý… Cô gái không có phản ứng gì trước lời châm trọc của lũ trẻ. Cô nhẹ nhàng gánh hai chậu quần áo lên vai đi men sông về nhà. Mặc kệ lũ trẻ chạy theo sau trêu đùa, Tuân cứ đi theo cô gái trong tâm trạng vô thức. Con tim Tuân sực lên một quặn thắt như bị ai đó vò xé. Dừng chân trước cổng nhà cô gái một lúc lâu, Tuân mới dám tiến vào hỏi thăm.

- Cháu chào bác! Cháu muốn hỏi bác chút chuyện. – Tuân vừa hỏi vừa run. - Chào cháu – người đàn ông trung niên trả lời – Có việc gì cháu cứ hỏi. - Dạ! Cháu là sinh viên đi thực tập viết bài. Cháu muốn ở trọ để tìm đề tài.

Thấy mọi người giới thiệu nhà bác rộng nên…ê…n cháu đến hỏi thăm. – Tuân phân trần.

- Thế à! Sinh viên ư! Quý quá! Cháu vào nhà uống nước nói chuyện. – người đàn ông chủ nhà hớn hở.

Kể từ đó, hắn ở lì lại luôn nhà cô gái cho đến tận bây giờ. Lúc đầu cô gái rất e dè khi tiếp xúc với Tuân. Nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, nhất là tình cảm mãnh liệt của Tuân khiến cô không thể không xúc động. Ở bên Ý, Tuân quên hết mọi thứ, chuyện học hành, gia đình, sự nghiệp… Hai người đã đến với nhau như một chuyện giả tưởng. Ngày họ bắt đầu yêu là một ngày hoa gạo nở rực trời. Biết chuyện Tuân yêu cô gái câm, gia đình hắn cực lực phản đối. Mẹ Tuân tìm đủ mọi cách để chia rẽ hai đứa. Bà còn nhờ tôi tác động. Nhưng hơn ai hết tôi hiểu tính Tuân nên cũng chỉ dám nghe nó tâm sự mà không hề có ý kiến gì. Can ngăn không được, gia đình hắn từ luôn và không cấp cho hắn một đồng nào. Tình yêu mãnh liệt và ý chí sắt đá đã giúp hắn vượt qua mọi rào cản. Hắn cũng chấp nhận chuyện bán xới quê hương, từ bỏ ra đình để sống với Ý. Hắn bảo, đừng tưởng ép vào chân tường mà tao chịu quay đầu. Tao sẽ đập vỡ tường để đi tiếp. Những ngày tháng cuối năm tư ấy là những ngày tháng khổ cực với hắn và lây sang cả tôi. Không có tiền, hắn vừa đi làm thêm vừa chuẩn bị tốt nghiệp. Đến gần ngày tốt nghiệp cả hai thằng không còn đồng nào trong người nên đành ngậm ngùi

Page 26: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

26

xách cái quạt điện đi bán lấy tiền ăn. Trời nóng không có quạt, hai thằng phải lấy khăn dấp nước lau người. May sao, một hôm đẹp trời hắn nhận được tin đã giành giải nhì một cuộc thi thơ khá tiếng tăm. Đúng là trời không triệt đường sống của bất cứ ai. Hắn vui vì vừa có tiếng lại vừa có miếng. Giải nhì cũng được một khoản tiền khá lớn. Trong những ngày chờ nhận giải, hắn đem nốt chiếc xe đạp cũ đi bán lấy tiền để hai thằng tiêu. Hắn bảo với tôi, khi nào nhận giải sẽ trích ra một khoản để mua chiếc xe đạp mới coóng đi cho sướng. Ngày nhận giải, Ý đến chúc mừng hắn. Hắn xúc động nói lời cảm ơn người con gái đã giúp hắn viết nên những bài thơ thấm đẫm tình người như thế. Đứng trên bục nhìn xuống mà mắt hắn rưng lệ. Cả hội trường im phăng phắc khi nghe hắn kể về chuyện tình và đọc những bài thơ. Cái im lặng tưởng như buốt nhói đến tận óc. …Hơn hai tháng ở nhà Ý. Tuân đã dạy cô viết chữ. Gia đình Ý lúc đầu còn nghi ngờ Tuân. Nhưng dần dà thấy Tuân thật lòng nên từ chỗ nghi ngờ ai nấy cũng tâm phục, khẩu phục tình yêu mãnh liệt của Tuân. Cả làng đạo mừng cho hai đứa. Học xong, Tuân xách đồ đạc về nhà Ý sinh sống và học đạo. Nhà Ý sống trong một làng đạo toàn tòng. Ngay từ khi gặp Ý và về nhà Ý ở, tối nào Tuân cũng theo Ý đến nhà thờ. Ban đầu, hắn đến cho vui, lâu lâu thành quen. Kể từ ngày đó Tuân trở thành con chiên ngoan đạo. Ngôi nhà thờ được xây bằng đá, nằm sát bên sông. Từ mặt nước lên đến nền nhà thờ có tất thảy mười bốn bậc tượng trưng cho các chặng trong cuộc tử đạo của Đức Chúa Giêsu. Làng chủ yếu sống nhờ vào sông nên bấp bênh. Nhiều nhà không có đất phải trôi dạt lênh đênh. Chỉ mỗi khi có lễ, họ mới quy tụ về dọc bến sông. Thế nên, mỗi dịp Lễ lớn bến sông mà người làng gọi là bến nhà thờ hay bến hai ông trùm lại tấp nập, đông vui. Nghe hắn nói, muốn lấy gái đạo phải học đạo cả nửa năm trời. Tôi bảo, mày bị điên hay sao mà theo đạo rồi bỏ hết ông bà tổ tiên. Hắn cười khểnh rồi bảo, những thằng ngu thường vẫn nói như mày. Thế rồi, hắn sổ ra một tràng như một ông cố đạo. Tôi chả thích nghe những thứ đó, nó cứ quái gở thế nào ấy. Nào là một là ba, ba trong một. Nào là chết đi, sống lại. Nào là đủ thứ. Nói chung là đau đầu… …Sau ba tháng ra trường, tôi cũng tìm được một công việc tương đối ổn và yêu một cô bé đang học trường Y. Hắn báo và mời tôi đến tham dự lễ cưới của hắn. Đúng theo lịch, tôi nghỉ làm về làng chài dự lễ cưới hắn. Gia đình hắn không có ai về dự nhưng hôm ấy lễ đông lắm, cả làng chài đến xem. Hai đứa đứng giữa nhà thờ, trông thật hoành tráng. Tôi ước ao được giống như hắn, được cầm tay người yêu đi lên giữa nhà thờ. Đến nửa lễ, thì cha xứ đi xuống chỗ hai đứa làm phép cưới. Lúc này cả nhờ thờ im lặng nghe đôi bạn trẻ tuyên hứa,

Page 27: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

27

thề thốt. Nhưng một vấn đề mới phát sinh là Ý không nói được. Cha xứ dường như hơi lúng túng nhưng bình tĩnh một lát ông bảo, xin nhà thờ im lặng cầu nguyện cho đôi tân hôn. Quay xuống Tuân và Ý ông nói thêm, hôm nay, Cha cho phép hai con thể hiện tình yêu và lòng trung thành với nhau bằng những cái gật đầu hạnh phúc, nếu hai con đồng ý làm như vậy thì gật đầu mà không cần nói gì. Thằng Tuân được thể, hỏi gì cũng gật có lúc chưa hỏi xong nó đã gật. Tôi thấy, mẹ cô dâu nghẹn ngào khóc không nên lời. Cả nhà thờ chìm vào một khoảng không mênh mông. Ngoài kia con nước rì rào sóng vỗ, xô mấy con thuyền vào nhau, nghe rõ từng tiếng một. Sau nghi thức trao nhẫn, cả nhà thờ rộn lên một tràng pháo tay chúc mừng. Đó là lần đầu tiên tôi đi lễ bên nhà đạo. Lễ xong, Cha xứ mời hai đứa và người làm chứng vào ký sổ hôn nhân. Thế là từ đó hai đứa thành vợ chồng. Cả làng chài kéo về nhà Ý, ăn kẹo, uống nước chia vui. Có cả ca đoàn nhà thờ cũng đến hát chúc mừng. Không khí thật rộn ràng, ai nấy đều vui cười hớn hở. Hôm nay, thằng Tuân cười suốt. Nó là thằng rất ít khi cười. Chắc hôm nay nó vui lắm quên mất cả tôi - thằng bạn vào sinh ra tử. Thỉnh thoảng tôi thấy Tuân đảo mắt nhìn xung quanh, nhìn thấy tôi, nó lại không nhìn nữa. Chắc là nó nhìn để tìm người thân và trong đám cưới ấy, tôi là người thân duy nhất đến dự. Không người thân, không bạn không bè nhưng bù lại nó có một người vợ xinh đẹp đảm đang, có cả làng chài tốt bụng. Tôi thầm cảm thấy hạnh phúc thay cho vợ chồng nó. Sáng hôm sau, nhà Ý làm hơn hai chục mâm cơm đãi khách trong làng và họ hàng thân thiết. Mọi người ai nấy đều vui, nhưng hôm nay dường như thằng Tuân buồn hơn tối qua. Tôi nghĩ, giá như gia đình nó hiểu và cảm thông thì có phải hai đứa nó hạnh phúc hơn không. Trước lúc về tôi bảo, mày ngủ với vợ rồi có đẻ ra thơ được nữa không. Nó cũng không kém cạnh, tao ngủ với vợ còn đẻ ra được cả người chứ huống gì thơ. Lấy vợ xong, nó ở lại nhà Ý luôn. Ngày ngày, hai vợ chồng thả câu, buông lưới kiếm cái sinh sống. Thằng Tuân có ít vốn dắt lưng từ hôm đoạt giải đã bỏ ra sắm bộ đồ nghề. Tôi hỏi nó sao mày không đến một cái trường nào đó xin dạy có phải sướng hơn không, mày có bằng cấp đàng hoàng mà. Nó buông thõng một câu, có mỗi mấy đồng tiền thưởng thì xin cái gì hả ông nội. Tôi biết là mình lỡ lời chạm vào nỗi đau của nó. Năm sau, hai vợ chồng nó sinh con trai. Bố mẹ nó mới ra thăm. Lúc đầu nó không đồng ý nhưng tôi bảo, có sai thì đó cũng là bố mẹ mày. Mày không thích thì đó cũng là người đẻ ra mày và là ông bà nội của con mày, ông bà có quyền thăm cháu mình. Hắn đồng ý cho ông bà nội ra thăm cháu. Hôm đầy tháng thằng cu, tôi cũng về dự. Vợ chồng nó bế con lên nhà thờ cho Cha xứ dội nước nhập đạo. Thằng Tuân

Page 28: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

28

bảo tôi, giá mày theo đạo thì tao nhờ mày cầm đầu cho thằng cu nhưng mà thôi mày về là vui rồi. Bố mẹ nó nghe đâu cũng xuôi xuôi giục vợ chồng nó bế thằng cu về nhận họ. Mấy tháng sau, thằng Tuân giục tôi vay hộ nó ít tiền để nó mở cái cửa hàng tạp hóa cho vợ bán. Tôi hỏi, vợ mày không nói được liệu có bán được không. Thằng Tuân không nói gì dập máy. Biết tính bạn như vậy, hôm sau tôi mang tiền dành dụm của mình về cho nó vay và tư vấn cách làm quán. Bán tạp hóa được nửa năm, hai vợ chồng nó bán thêm ăn sáng và giải khát nên thu nhập cũng khá. Đến hôm tôi cưới, vợ chồng nó và đứa con đến từ mấy hôm trước. Nó đưa cho tôi một bọc tiền, bảo trả tôi cả gốc lẫn lãi. Tôi nói, mày thay tính đổi nết rồi à. Nó lừ mắt bảo, tao không có gì, tiền lãi vừa cảm ơn mày vừa mừng mày lấy vợ, mày không nhận vợ chồng tao về. Nó nói thế, tôi biết phải nói sao. 3.Kết truyện

Giờ này hai năm trước, thằng Tuân mời tôi về nhà nó dự lễ giỗ hai ông trùm tử đạo thời xưa. Nó bảo trước đây không dám mời vì cả hai thằng còn mải làm ăn. Nay cả hai đều khá rồi nên mỗi năm nó mời về một lần. Nó còn bảo về nhớ đem theo quà sinh nhật cho vợ nó. Tôi và vợ cùng hai đứa con đánh xe về nhà hắn ăn lễ mấy hôm liền. Đi qua phố chợ gần nhà hắn, vợ tôi bảo dừng xe để mua bánh ga-tô mừng sinh nhật Ý. Vừa chạy vào làng thì có một người đàn ông ra đứng giữa đường chặn xe tôi lại. Tưởng làng có quy đinh không cho xe ô tô vào làng nên tôi dừng lại, kéo cửa kính xuống hỏi xem có chuyện gì. Người đàn ông, da ngăm đen lông mày rậm vừa thở hổn hển vừa nói, vợ tôi trở dạ đang nằm dưới thuyền, mong anh làm ơn làm phước chở đi viện giúp. Tôi bảo vợ, em là bác sĩ thử chạy xuống xem người ta ra sao để anh chờ ở đây rồi gọi cho Tuân đón hai đứa nhỏ vào nhà. Vợ tôi vứt guốc chạy theo người đàn ông ra sông. Tôi đang định gọi điện cho Tuân thì may sao thằng nhỏ nhà nó đi ngang qua, tôi vẫy lại bảo, cháu đưa hai em về nhà bảo với bố rằng chú Phục phải chở người ra viện sinh con. Thằng bé không biết tôi là ai nhưng gật đầu ngoan ngoãn. Mấy đứa con tôi dùng dằng không chịu đi, tôi lừ mắt bảo hai đứa đi cùng anh về nhà bác Tuân, bố bận cứu người. Hai đứa nhỏ không dám cãi ngũng ngoẵng đi theo thằng cu anh về nhà. Chờ gần 10 phút đồng hồ mới thấy vợ tôi gọi điện báo, không phải chờ đâu, cô ấy đẻ rồi. Tôi lái xe về nhà Tuân kể rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, vợ Tuân đi ra chỗ người phụ nữ mới sinh. Lát sau, Ý đưa vợ tôi về. Theo sau là người đàn ông ban nãy chặn xe tôi. Anh ta xách theo con cá da trơn rất to để cảm ơn chúng tôi vì đã giúp đỡ họ mẹ tròn con vuông. Nói xong anh ta trở về luôn. Thằng Tuân chép miệng bảo, ở đây nhiều người không có nhà có đất gì cả suốt đời sống bấp bênh trên mấy con thuyền. Nhiều đứa trẻ không có giấy tờ gì cả nên mù chữ. Tao đang

Page 29: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

29

định mở lớp cho mấy đứa trẻ con dân chài học, nhìn tụi nhỏ mà thương. Tôi chửi, mẹ thời nào rồi mà còn để trẻ con không có giấy tờ và mù chữ. Thằng Tuân bảo, không có nhà cửa đất đai nay đây mai đó sống được là tốt, xã hội ai người ta dám chứng nhận. Tôi hỏi thêm, thế đứa nhỏ hôm nay sinh chắc sau này cũng thế hả. Thằng Tuân buồn thiu trả lời, ừ chắc vậy nhưng người ta còn được an ủi vì khi rửa tội ai nhà thờ đều ghi tên vào sổ nhập đạo, sau này học đạo, cưới vợ hay chết cũng còn có chỗ dung thân. Tôi gật đầu, thôi thế cũng tốt rồi. Tối hôm đó, chúng tôi tổ chức một lễ sinh nhật hoành tráng cho Ý. Ý vui lắm. Cô ra hiệu, thằng Tuân phiên dịch cho chúng tôi. Ý nói cảm ơn chúng mày nhiều lắm. Vợ tôi xúc động mắt ngấn lệ. Tôi và Tuân uống rượu thâu đêm. Thằng Tuân bây giờ khác xưa nhiều lắm. Nó không còn hấp tấp và nóng giận như xưa. Lúc uống ngà ngà, tôi mới dám nói.

- Tuân à! Ngày xưa tao ở cùng mày bốn năm mà nhiều lúc bực không dám kêu. Nhưng thực sự hôm nào cũng bị mày tra tấn. Đêm mày cứ úp mặt vào tường làm thơ, sáng ra mày lại bắt tao nghe.

- Ừ thì hồi đó trai trẻ. Cũng may là có mày lắng nghe không chả biết tao sẽ ra sao nữa. Ngày trước, tao ghét nhất ai chê thơ tao. Tao coi những thằng chê thơ tao là những thằng ngu. Ai mà chê tao muốn giết luôn. Mày nhớ hôm ông thầy dạy phê bình nói thơ tao không ra gì, tao chả tức điên lên rồi ra chọc thủng lốp xe ông ấy sao. – Thằng Tuân vừa kể, đầu vừa lắc lư.

- Mà sao hồi ấy tao hiền thế nhỉ. Chúng nó còn bảo tao với mày là vợ chồng. - Ừ cũng chịu chả hiểu nổi. Nói thật văn của mày ngày trước khắm như mắm

tôm. - Bây giờ vẫn thế chả hơn được là mấy. - Thế mà mày lấy được bằng thạc sĩ. - Đời là thế, có tiền là là xong. Ai như mày, cứ ai chê mày cái gì là mày lại

chửi họ ngu. Mày giỏi thật nên lắm thằng nó ghét. Dốt như tao, biết nịnh bợ chút là ổn. Đời bây giờ đến lạ, cứ sống tốt là người ta lại nghi ngờ. Nhiều lúc muốn sống thảnh thơi, bình yên như mày mà đời cũng không cho.

- Thôi đi ông nội. Mỗi thằng một cuộc sống riêng. Tốt nhất bây giờ đi ngủ. - Ừ đi ngủ nhưng mày sẽ ngủ với vợ mày chứ! Mày chả bảo là thích ngủ một

mình là gì. - Ngủ với vợ là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng nhất. Hiểu chưa.

Thằng Tuân vừa nói vừa cười khềnh khệch. Tôi mò mẫm đến bên giường vợ. Vợ tôi quay mặt vào tường. Tôi lay lay rồi nói, đây chả thích ngủ cùng đâu, trách nhiệm phải ngủ cùng thì ngủ thôi. Vợ tôi quay sang bảo mỗi câu, đồ đểu. …Thằng Tuân nhắn tin bảo, về chơi lễ năm nay ông anh vợ nó lại mới đỗ linh mục nên về quê khao làng. Tôi băn khoăn không biết có nên đi hay không vì mấy chuyện làm ăn bận tối mắt tối mũi; nhưng không đi thì không được. Đang suy nghĩ thì thằng Tuân gọi điện.

Page 30: TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - dlib.huc.edu.vndlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3153/1/Nguyễn Đức Tuyển.pdfTuy là một người có tính cách hài hước, hóm hỉnh nhưng

30

- Thế nào ông nội, định không về nữa à. Giữ lệ được 2 năm mà định chuồn hả. Báo cho mày tin vui nứa, tao vừa nhận tin đoạt giải nhất thơ năm nay.

- Chúc mừng mày nhé! Đang định tính chuồn. Có đi mà không có lại. - À ra thế! Mày về đi xong việc tao và vợ lên nhà mày ở một tháng. - Thế ông anh vợ mày mới làm linh mục à. Sao tao không biết ông đấy. - Thì ông vào nam tu từ hồi thanh niên, tao còn chả mấy khi gặp nữa là mày.

Về đi năm nay nhà tao nhiều chuyện vui lắm. - Thế hả tao về! Nhưng mà đi tu như ông ấy có được lấy vợ không? - Mày là thạc sĩ mà ngu, đi tu mà còn đòi lấy vợ. Thôi về đi ông nội. - Ừ tao sẽ về. - Nhớ đấy! Chào. Cho tao gửi lời mời cả vợ con mày nữa. - Ừ! Chào. Chắc chắn là thế rồi!

Vừa đặt máy điện thoại xuống, vợ tôi từ dưới bếp đi lên hỏi, thế năm nay, anh định về nhà anh Tuân chơi chứ. Tôi trả lời, không đi thằng Tuân nó lên nó giết cả nhà. Vợ lại bảo, chị Ý nhắn tin nói nếu hai đứa nhỏ bận học thì hai vợ chồng mình về cũng được. Tôi gật đầu bảo, ừ năm nay có khi đi hai vợ chồng đi thôi để lũ nhỏ nó đi học. Vợ nói tiếp, ừ để lũ trẻ học đến lúc nghỉ hè cho chúng nó về nhà anh chị ấy chơi rồi học đạo. Tôi giật mình, em định theo đạo à. Vợ tôi phân bua, thấy người theo đạo hay quá không phải lo nghĩ nhiều nên thích. Tôi khuyên vợ, nghĩ kĩ đi rồi hẵng làm. Vợ tôi giật mình nhớ ra, mà anh ạ anh nhớ không cái đứa nhỏ mà hai năm trước em làm bà đỡ cho nó ấy. Tôi nói, nhớ nhưng sao. Vợ cầm điện thoại lên nhìn một lúc rồi trả lời, chị Ý nhắn tin bảo là đứa bé gái ấy sắp hai tuổi rồi nhưng chưa bập bẹ nói được câu nào, chắc lại giống chị Ý thôi… …Tôi giật mình nhớ ra câu chuyện mà thằng Tuân kể cho tôi nghe về cái làng chài và cây gạo thiêng lúc nó mới yêu Ý. Có khi cái truyền thuyết kia là thật. Tôi ngẩng lên nói với vợ mỗi câu, cái làng ấy có phúc thật.

Giảng viên hướng dẫn: Nhà văn Lê Minh Khuê Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Tuyển – VV 12 Sinh ngày: 28.04.1990 Nguyên quán: Đoan Hùng – Phú Thọ Email: [email protected] Số di động: 0979141645