42
UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTG ngày tháng năm 2018 của Trường Đại học Tiền Giang) Tên chương trình: CỬ NHÂN LUẬT Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: LUẬT Mã số: 7380101 Hình thức đào tạo: Chính quy 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo cử nhân Luật nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực pháp lý theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về văn hóa - xã hội; (3) Kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; (4) Khả năng tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng chuyên ngành luật vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội. 1.2. Mục tiêu cụ thể Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Cử nhân Luật đạt được: 1.2.1. Kiến thức Sinh viên được đào tạo sẽ có kiến thức về: 1

tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

  • Upload
    lethuan

  • View
    219

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHTG ngày tháng năm 2018

của Trường Đại học Tiền Giang)

Tên chương trình: CỬ NHÂN LUẬT Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: LUẬT Mã số: 7380101 Hình thức đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu1.1. Mục tiêu chungChương trình đào tạo cử nhân Luật nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất

lượng trong lĩnh vực pháp lý theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: (1) Phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; (2) Kiến thức cơ bản về văn hóa - xã hội; (3) Kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; (4) Khả năng tự học, tự nghiên cứu và ứng dụng chuyên ngành luật vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thểSinh viên tốt nghiệp từ chương trình Cử nhân Luật đạt được:1.2.1. Kiến thức

Sinh viên được đào tạo sẽ có kiến thức về: - Chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt

Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng. - Có kiến thức chuyên môn về pháp luật đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực

hành chính, dân sự, hình sự, kinh doanh - thương mại, đất đai, môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế;

- Có kiến thức Anh văn giao tiếp cơ bản;- Có kiến thức Tin học ứng dụng trong văn phòng.1.2.2. Kỹ năng- Có khả năng vận dụng các kiến thức, phương pháp đã học vào công việc

nghiên cứu và những hoạt động thực tiễn cụ thể liên quan đến luật học. - Có kỹ năng giao tiếp xã hội tích cực, làm việc nhóm và quản lý.

1

Page 2: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp- Có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sạch.- Có thái độ trung thực và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có tâm huyết, đủ

đức, đủ tài.- Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.- Tôn trọng và bảo vệ quyền con người; bảo vệ lợi ích chung.Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệpSinh viên tốt nghiệp ngành Luật sẽ có cơ hội và khả năng làm việc ở các vị

trí sau:- Chuyên viên làm việc tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong

bộ máy nhà nước;- Nhân viên bộ phận pháp chế hoặc nhân sự tại các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế;- Chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư; trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm

phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lý pháp luật, thư ký toà án, cán bộ các cơ quan nội chính;

- Giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

1.2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp- Tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, kiến thức

chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực luật học;

- Tiếp tục học để có thể được bổ nhiệm các chức danh tư pháp;- Đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý cũng như thực

tiễn áp dụng pháp luật.2. Chuẩn đầu ra

Đào tạo cử nhân luật có trình độ lý luận chính chính trị, có đạo đức, có tư cách tốt, yêu ngành, yêu nghề; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, chuyên môn về luật để phục vụ tốt công tác nghiệp vụ tại các tổ chức chính trị -xã hội và các doanh nghiệp, tổ chức liên quan.

2.1. Kiến thức2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

2

Page 3: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

- Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức hỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước.

- Nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp, có vốn từ vựng cần thiết đáp ứng khả năng đọc, hiểu và giao tiếp thông dụng ngoại ngữ. Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail,… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản.

2.1.2. Khối kiến thức cơ sở - Có kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luật để làm cơ sở

nghiên cứu các luật chuyên ngành (Lý luận nhà nước và Pháp luật 1, Lý luận nhà nước và pháp luật 2);

- Hiểu được những nội dung cơ bản của Hiến pháp hiện hành để thực hiện, vận dụng trong công việc và trong cuộc sống (Luật Hiến pháp 1, Luật Hiến pháp 2, quyền con người);

- Biết được một số quy định cơ bản của các nhóm hệ thống pháp luật chính trên thế giới để thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực tiễn (Luật học so sánh).

- Hiểu được các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản của Luật Hành chính để giải quyết các tình huống về quản lí nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quản lí hành chính nhà nước (Luật Hành chính 1).

- Hiểu và vận dụng được những quy định về quyền sở hữu, quyền thừa kế (Luật Dân sự 1); các yếu tố cấu thành tội phạm (Luật Hình sự 1) để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống cũng như trong công việc khi ra trường.

2.1.3. Khối kiến thức ngành- Hiểu và vận dụng được những quy định cơ bản của pháp luật trong lĩnh

vực hành chính, dân sự, hình sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, môi trường, đất đai, ...để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống cũng như giải quyết tốt công việc khi ra trường.

- Biết đượccác quy trình tố tụng tại tòa án (Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính).

- Phân tích được đặc điểm, bản chất, các yếu tố đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Luật tài chính, Luật Ngân hàng);

- Hiểu được những quy định cơ bản của Luật Quốc tế để lựa chọn, vận dụng phù hợp các nguồn luật áp dụng, lựa chọn cơ quan tài phán trong việc giải

3

Page 4: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài(Công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế, thương mại quốc tế).

2.1.4. Khối kiến thức bổ trợCó kiến thức bổ trợ liên quan để áp dụng trong hoạt động nghề nghiệp như:

Công tác hòa giải; công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật; công tác hộ tịch, nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật; thủ tục hành chính nhà đất; công chứng, chứng thực, …

2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp* Kỹ năng- Có khả năng phân tích và áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp

lý, các tranh chấp phát sinh trong xã hội;- Có khả năng xây dựng, thực hiện các văn bản pháp luật và tư vấn pháp

luật cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân;- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các

loại hợp đồng và các thỏa thuận khác;- Có kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng

thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, có kĩ năng thuyết trình, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

* Cơ hội nghề nghiệp- Chuyên viên trong hệ thống chính trị;- Nhân viên bộ phận pháp chế của doanh nghiệp;- Chuyên gia tư vấn pháp lý, luật sư; trọng tài viên, thừa phát lại, thẩm

phán, kiểm sát viên, điều tra viên, thanh tra viên, chấp hành viên, công chứng viên, tư vấn viên, trợ lý pháp luật, thư ký toà án, cán bộ các cơ quan nội chính;

+ Giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực chuyên sâu thuộc lĩnh vực pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng

yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.-Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức

mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu

trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

2.4. Phẩm chất cá nhân- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng

tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin;

4

Page 5: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, công chính, có trách nhiệm với công dân, tôn trọng pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa họcTổng số tín chỉ (TC) của chương trình: 160- Tổng số TC phải tích lũy tối thiểu: 125(Chưa kể các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng).4. Đối tượng tuyển sinh Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy

chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hiện hành.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệpĐào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo, kiểm

tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

6. Thang điểm Thực hiện theo Quy chế đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng -

Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

7. Khung chương trình7.1. Khung chương trình

MHP Tên học phần Số tiết (giờ) Số TC HPTQ/HPHT+(MHP)LT TH1 TH2 TT ĐA TS TLTT

7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương7.1.1. Lý luận Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 10

00012 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin1 20 10 2 2

00113 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin2 35 10 3 3 00012+

03212 Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 10 2 2 00113+

03013 Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 30 15 3 3 03212+

7.1.2. Khoa học xã hội - Nhân văn - Nghệ thuật 12 600202 Logic học 20 10 2 2

15302 Phương pháp nghiên cứu khoa học

15 15 2 2

5

Page 6: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Chọn tự do (tích lũy tối thiểu 02TC)05022 Cơ sở văn hóa Việt Nam 20 10 2

215062 Tâm lý học đại cương 20 10 2

11992 Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp

20 10 2

05462 Tiếng Việt thực hành 20 10 2

7.1.3. Ngoại ngữ 14 1407043 English1 45 3 307053 English 2 45 3 3 0704307004 English 3 60 4 4 0705307014 English 4 60 4 4 070047.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 4 4

30042 Tin học ứng dụng cơ bản 15 30 2 211902 Con người và môi trường 30 2 27.1.5. Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng (*)7.1.5.1. Chương trình Giáo dục thể chất 3 37.1.5.2. Chương trình Giáo dục quốc phòng 8 8Tổng cộng khối kiến thức giáo dục đại cương 40 347.2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp7.2.1. Kiến thức cơ sở 21 21

71102 Lý luận về Nhà nước và pháp luật 1

20 10 2 2

71112 Lý luận về Nhà nước và pháp luật 2

20 10 2 2 71102+

71292 Luật Hiến pháp 1 20 10 2 2 71112+71302 Quyền con người 15 15 2 2 71292+71312 Luật Hiến pháp 2 20 10 2 2 71292+71322 Luật so sánh 20 10 2 271463 Luật Hành chính 1 30 15 3 3 71312+71483 Luật Dân sự 1 15 30 3 3 71312+71503 Luật Hình sự 1 30 15 3 3 71312+7.2.2. Kiến thức ngành 61 5371472 Luật Hành chính 2 20 10 2 2 71463+71493 Luật Dân sự 2 15 30 3 3 71483+71513 Luật Hình sự 2 15 30 3 3 71503+71522 Tội phạm học 20 10 2 2 71513+71532 Luật Thương mại 1 15 15 2 2 71483+71542 Luật Thương mại 2 15 15 2 2 71532+71552 Luật Thương mại 3 15 15 2 2 71542+

71562 Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

20 10 2 2 71552+

6

Page 7: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

71573 Luật Tố tụng hành chính 15 30 3 3 71472+71582 Luật Tố tụng dân sự 1 15 15 2 2 71493+71592 Luật Tố tụng dân sự 2 15 15 2 2 71582+71602 Luật Tố tụng hình sự 1 15 15 2 2 71513+71612 Luật Tố tụng hình sự 2 15 15 2 2 71602+71622 Luật Tài chính 20 10 2 2 71532+71632 Luật Ngân hàng 20 10 2 2 71532+71263 Luật Đất đai 30 15 3 3 71493+71272 Luật Môi trường 15 15 2 271642 Luật Hôn nhân và Gia đình 15 15 2 2 71493+71194 Luật Lao động 30 15 3 3 71483+71653 Công pháp quốc tế 30 15 3 371663 Tư pháp quốc tế 15 15 2 271673 Luật Thương mại quốc tế 15 15 2 2 71562+Chọn tự do (tích lũy tối thiểu 2 TC)71682 Thanh tra và khiếu nại, tố cáo 20 10 2

2

71472+

71692 Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

20 10 2 71532+

71702 Pháp luật kinh doanh bất động sản

20 10 2 71552+

71722 Pháp luật về nhượng quyền thương mại

20 10 2 71552+

7.2.3. Kiến thức bổ trợ 24 1671342 Công tác hộ tịch 15 15 2 2

71682 Công tác hòa giải - tuyên truyền pháp luật 15 15 2 2

71432 Công tác thi hành án dân sự 15 15 2 2 71612+71452 Công chứng, chứng thực 15 15 2 271022 Kỹ thuật xây dựng văn bản 15 15 2 2 71112+Chọn tự do (tích lũy tối thiểu 2 TC)

71422 Nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật 10 20 2

2

71442 Thủ tục hành chính về nhà đất 15 15 2 71472+

71032 Kỹ năng giao tiếp công vụ và điều hành công sở 15 15 2

67192 Quản trị hành chánh văn phòng 15 15 271812 Nghiệp vụ thư ký Tòa án 15 15 271362 Thuật ngữ pháp lý 15 15 271452 Kỹ năng soạn thảo hợp đồng 15 15 2 71022+7.2.4. Thực tập, khóa luận tốt nghiệp 14 871862 Thực tập tốt nghiệp 90 2 271876 Khóa luận tốt nghiệp 360 6 6Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

7

Page 8: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Tích lũy đủ 6 TC trong các học phần thuộc khối kiến thức ngành chưa tích lũy

6

Tổng cộng khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 120 98Số tín chỉ tổng cộng: 160 TC, số tín chỉ tích luỹ tối thiểu: 125 TC

Các ký hiệu và từ viết tắt trong nội dung chương trình: (*): Dấu hiệu phân biệt loại học phần điều kiện, điểm không tính vào tổng số TCMHP (Mã học phần) : Mã số quy ước theo Quyết định số 472/QĐ-ĐHTG, ký ngày

02/8/2007 về việc quy định Danh mục mã học phần đang giảng dạy ở Trường ĐHTG.

LT (Lý thuyết) : Giờ giảng lý thuyết, tính theo tiết.TH1 (Thực hành 1) : Thảo luận, giải bài tập, thực hành ở lớp học lý thuyết, tính theo

tiếtTH2 (Thực hành 2) : SV nhìn GV thao tác thực hành ở lớp; phòng thực hành, sân

bãi; thực hành ở phòng máy, phòng thí nghiệm, tập giảng ở lớp có GV hướng dẫn, tính theo tiết

TT (Thực tập) : Tự thực hành, thí nghiệm (không có GV hướng dẫn); thực tập ở cơ sở bên ngoài hay xưởng trong trường

ĐA (Đồ án) : Thực hiện đồ án, bài tập lớn, tiểu luận, khoá luận, nghiên cứu tài liệu có viết báo cáo, tính theo giờ.

TS (Tổng số) : Số TC của học phần, của chương trìnhTLTT(Tích lũy tối thiểu)

HPTQ/HPHT+

: Số TC SV phải tích lũy đủ trong nhóm học phần của từng khối kiến thức, của chương trình: Học phần tiên quyết/ Học phần học trước

7.2. Những nội dung cần đạt được của từng ngành học7.2.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1Học phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung: Học phần gồm có một chương mở đầu và phần thứ nhất của

chương trình học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin và một số vấn đề chung của học phần. Phần thứ nhất có 3 chương, trình bày khái quát những nội dung: cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin.

7.2.2. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2Học phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

1Nội dung: Gồm 6 chương: - Chương 4, 5, 6 được trình bày dưới dạng ba học thuyết kinh tế do Mác-

Lênin đúc kết từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đó, Học thuyết Giá trị thặng dư là “Hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh tế của K. Mác. Để hiểu rõ học thuyết này, sinh viên phải nắm vững Học thuyết Giá trị và những quy luật kinh tế trong sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, làm cơ sở

8

Page 9: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

cho việc xác định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong sự ra đời của phương thức sản xuất mới.

- Chương 7, 8 gồm những nguyên lý, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chương 9 trình bày khái quát về chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa xã hội là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những vấn đề có tính quy luật trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

7.2.3. Tư tưởng Hồ Chí MinhHọc phần học trước: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin2Nội dung: Ngoài chương mở đầu, học phần có 7 chương. Chương 1: Cơ

sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương 2:Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;Chương 3:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;Chương 4:Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương 5:Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; Chương 7:Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới.

7.2.4. Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt NamHọc phần học trước: Tư tưởng Hồ Chí MinhNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản có hệ thống về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đặc biệt là đường lối thời kỳ đổi mới. Nội dung bao gồm chương mở đầu (Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) và 8 chương như sau: Chương 1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Chương 2. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Chương 3. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương 4. Đường lối công nghiệp hóa; Chương 5. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7. Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương 8. Đường lối đối ngoại.

7.2.5. Logic họcHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần nhằm giúp sinh viên hiểu được một cách có hệ thống, có chọn lọc

những kiến thức cơ bản của môn Logic học hình thức, có căn cứ khoa học để quá trình tư duy chính xác. Học phần gồm 5 chương:Chương 1: Logic học; Chương 2: Các qui luật cơ bản của tư duy hình thức; Chương 3: Khái niệm; Chương 4: Phán đoán; Chương 5: Chứng minh - bác bỏ.

7.2.6. Phương pháp nghiên cứu khoa họcHọc phần tiên quyết, học trước: Không

9

Page 10: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Nội dung: Học phần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học; quá trình thực hiện một đề tài khoa học; các phương pháp nghin cứu khoa học; cách nhận xét, đánh giá và phản biện một đề tài khoa học; thực hành đề tài nghiên cứu khoa học gắn với chuyên ngành đào tạo.

7.2.7. Cơ sở văn hóa Việt Nam Học phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung: Học phần giúp người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn

hóa học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nắm được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa đó; phân biệt được đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

7.2.8.Tâm lý học đại cươngHọc phần tiên quyết, học trước: khôngNội dung: Học phần có 3 phần: (1) Tâm lý học đại cương : bao gồm

những vấn đề chung nhất của tâm lý học như: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp, cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý. Giới thiệu khái quát toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân với những đặc điểm, cấu trúc và những quy luật của nó (2). Tâm lý học lứa tuổi: Giới thiệu khái quát lý luận về sự phát triển tâm lý trẻ em và tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở. (3) Tâm lý học xã hội : Giới thiệu những vấn đề chung về tâm lý xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội và vận dụng trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến nhóm, đến tập thể.

7.2.9. Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họpHọc phần tiên quyết, học trước: khôngCung cấp các thông tin cốt lõi về đàm phán; những nguyên tắc cơ bản trong

đàm phán; những đặc điểm của đàm phán đạt hiệu quả; những yếu tố tác động đến đàm phán không đạt hiệu quả; các yếu tố của một cuộc họp đạt hiệu quả.

Cung cấp các bài học kinh nghiệm về đàm phán được rút ra từ các câu chuyện kể và cách thức tiến hành một cuộc họp với chủ đề cụ thể.

7.2.10. Tiếng Việt thực hànhHọc phần tiên quyết, học trước: khôngHọc phần trình bày và lí giải những vấn đề căn bản của tiếng Việt về xây

dựng văn bản, dùng từ đặt câu trong văn bản; luyện kỹ năng chính tả. Nêu những định hướng tự đánh giá trong thực hành tiếng Việt.

7.2.11. English 1Học phần tiên quyết, học trước: khôngRèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh.

Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về giới thiệu bản thân và thể thao. Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

10

Page 11: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

7.2.12. English 2Học phần tiên quyết: English 1Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh.

Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về nơi ở và giải trí. Gồm 2 đơn vị bài học (2 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

7.2.13. English 3Học phần tiên quyết: English 2Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh.

Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về mua sắm, công nghệ và thế giới xung quanh. Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

7.2.14. English 4Học phần tiên quyết: English 3Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Tiếng Anh.

Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về thảm họa thiên nhiên, tội phạm và ấn phẩm. Gồm 3 đơn vị bài học (3 Units) và Bài kiểm tra (Get Ready for your exam)/Ôn tập ngữ liệu (Language Review)

7.2.15. Con người và môi trườngHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngNội dung: Học phần bao gồm những khái niệm và nguyên lý cơ bản của sinh thái và môi trường, dân số và sự phát triển dân số, sự khai thác tài

nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường.

7.2.16. Tin học ứng dụng cơ bảnHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngHọc phần này giúp người học đáp ứng yêu cầu tin học cơ bản trong Quy

định về Chuẩn đầu ra tin học không chuyên của Trường Đại học Tiền Giang ban hành theo Quyết định số 346/QĐ-ĐHTG ngày 13/6/2017. Nội dung học phần gồm: Một số khái niệm về tin học và máy tính; Hệ điều hành Windows, Windows Explorer, Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; Phần mềm bảng tính Microsoft Excel; Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; Trình duyệt web và thư điện tử.

7.2.17. Chương trình Giáo dục thể chấtChương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31

tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.18. Chương trình Giáo dục quốc phòngChương trình được xây dựng theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10

tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP-AN và Thông tư số 31/2012/TT-11

Page 12: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trình độ đại học.

7.2.19. Lý luận về Nhà nước và pháp luật 1Học phần học trước: KhôngNội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật; về nhà nước và các kiểu nhà nước trong lịch sử, đặc biệt là Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nội dung bao gồm 6 chương như sau: Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật; Chương 2: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của nhà nước; Chương 3: Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản; Chương 4: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; chương 5: Bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chương 6: Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

7.2.20. Lý luận về Nhà nước và pháp luật 2Học phần học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật 1.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về pháp luật như: Nguồn gốc, bản chất, vai trò, đặc trưng, các kiểu pháp luật trong lịch sử; hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa; quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, pháp chế xã hội chủ nghĩa và điều chỉnh pháp luật. Nội dung bao gồm 8 chương như sau: Chương 1: Nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật; Chương 2: Pháp luật xã hội chủ nghĩa; Chương 3: Quy phạm pháp luật; Chương 4: Hệ thống pháp luật; Chương 5: Quan hệ pháp luật; Chương 6: Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; Chương 7:Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; Chương 8: Ý thức pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh pháp luật.

7.2.21. Luật Hiến pháp 1Học phần học trước: Lý luận Nhà nước và Pháp luật 1, 2.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về Luật Hiến pháp Việt Nam: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh; lịch sử lập hiến Việt Nam; vị trí, vai trò của các bộ phận trong hệ thống chính trị; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chế độ bầu cử. Nội dung bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Khái quát về luật hiến pháp và hiến pháp Việt Nam; Chương 2: Chế độ chính trị; Chương 3: Bộ máy nhà nước; Chương 4: Chế độ bầu cử.

7.2.22. Quyền con ngườiHọc phần học trước: Luật Hiến pháp 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Nội dung bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về quyền con người, quyền công dân; Chương 2: Quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; Chương 3: Bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.

12

Page 13: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

7.2.23. Luật Hiến pháp 2Học phần học trước: Luật Hiến pháp 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Nội dung bao gồm 5 chương như sau: Chương 1:Quốc hội; Chương 2: Chủ tịch nước; Chương 3: Chính phủ; Chương 4: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chương 5: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

7.2.24. Luật so sánhHọc phần học trước: Luật Hiến pháp 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về những vấn đề lý luận chung của Luật so sánh như: Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng của Luật so sánh; những vấn đề liên quan đến pháp luật nước ngoài; giới thiệu hệ thống pháp luật của các nước chủ yếu trên thế giới như hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc. Nội dung bao gồm 8 chương như sau: Chương 1: Khái quát về Luật so sánh; Chương 2: Những vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu luật pháp nước ngoài; Chương 3: Những hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới; Chương 4: Hệ thống pháp luật Pháp; Chương 5: Hệ thống pháp luật Anh; Chương 6: Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ; Chương 7: Hệ thống pháp luật Đức; Chương 8: Hệ thống pháp luật Trung Quốc.

7.2.25. Luật Hành chính 1Học phần học trước: Luật Hiến pháp 2.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về hoạt động hành chính, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính, quy phạm pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hành chính; hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; vi phạm hành chính - trách nhiệm hành chính. Nội dung bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Hoạt động hành chính; Chương 2: Khái quát về Luật hành chính; Chương 3: Quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính; Chương 4: Hình thức và phương pháp hành chính nhà nước; Chương 5: Vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính.

7.2.26. Luật Dân sự 1Học phần học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật 2.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về Một số vấn đề cơ bản của Luật Dân sự Việt Nam; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; đại diện, thời hạn và thời hiệu; tài sản và quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu; khái quát về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản. Nội dung bao gồm 9 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của Luật Dân sự; Chương 2: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; Chương 3: Đại diện, thời hạn và thời hiệu; Chương 4: Tài sản và quyền sở hữu; Chương 5: Bảo vệ quyền sở hữu; Chương 6: Khái quát về thừa kế;

13

Page 14: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Chương 7: Thừa kế theo di chúc; Chương 8: Thừa kế theo pháp luật. Chương 9: Thanh toán và phân chia di sản.

7.2.27. Luật Hình sự 1Học phần học trước: Luật Hiến Pháp 2.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về những vấn đề chung của Luật Hình sự như: Khái niệm, nhiệm vụ, những nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự; tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm, những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; trách nhiệm hình sự và hình phạt; hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp; quyết định hình phạt, các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự. Nội dung bao gồm 9 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Luật Hình sự; Chương 2: Tội phạm; Chương 3: Cấu thành tội phạm; Chương 4: Các dấu hiệu của tội phạm; Chương 5: Các giai đoạn thực hiện tội phạm - Đồng phạm; Chương 6: Những tình tiết loại trừ tình nguy hiểm cho xã hội của hành vi; Chương 7: Trách nhiệm hình sự và hình phạt; Chương 8: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp; Chương 9: Quyết định hình phạt.

7.2.28. Luật Hành chính 2Học phần học trước: Luật Hành chính 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yêu cầu của quyết định hành chính và thủ tục hành chính; các vấn đề về cưỡng chế hành chính và trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính và tố tụng hành chính. Nội dung bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Quyết định hành chính; Chương 2: Thủ tục hành chính; Chương 3: Cưỡng chế hành chính; Chương 4: Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính và tố tụng hành chính.

7.2.29. Luật Dân sự 2Học phần học trước: Luật Dân sự 1.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về những vấn đề về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự như: Khái niệm, căn cứ phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ dân sự; các loại hợp đồng dân sự; các trường hợp bồi thường thiệt hại, các loại hợp đồng mà đối tượng tài sản là đất đai. Nội dung bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Nghĩa vụ dân sự; Chương 2: Các loại hợp đồng dân sự thông dụng; Chương 3: Thực hiện công việc không có uỷ quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật; Chương 4: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Chương 5: Chuyển quyền sử dụng đất.

7.2.30. Luật Hình sự 2Học phần học trước: Luật Hình sự 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về những quy định liên quan các tội phạm cụ thể như: Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người v.v….. Nội dung bao gồm 9 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề xác định tội danh và phương pháp xác định tội danh, khung hình phạt; Chương 2: Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; Chương 3: Các

14

Page 15: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm con người; Chương 4: Các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương 5: Các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu; Chương 6: Các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình; Chương 7: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và môi trường; Chương 8: Các tội phạm xâm phạm về ma tuý, an toàn công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính; Chương 9: Các tội phạm xâm phạm về chức vụ, về hoạt động tư pháp.

7.2.31. Tội phạm họcHọc phần học trước: Luật Hình sự 2.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản vềtội phạm học và vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học; tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội; các vấn đề về phòng ngừa tội phạm và dự báo tình hình tội phạm, kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nội dung bao gồm 6 chương như sau: Chương 1: Khái niệm tội phạm học và vị trí của tội phạm học trong hệ thống các khoa học; Chương 2: Tình hình tội phạm; Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; Chương 4: Nhân thân người phạm tội; Chương 5: Phòng ngừa tội phạm; Chương 6: Dự báo tình hình tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tội phạm

7.2.32. Luật Thương mại 1Học phần học trước: Luật Dân sự 1.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về Luật Thương mại và các chủ thể kinh doanh như: Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã. Nội dung bao gồm 8 chương như sau: Chương 1: Khái quát Luật Thương mại Việt Nam; Chương 2: Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam; Chương 3: Những vấn đề chung về chủ thể kinh doanh; Chương 4: Doanh nghiệp tư nhân; Chương 5: Công ty Trách nhiệm hữu hạn; Chương 6: Công ty cổ phần; Chương 7: Công ty hợp danh; Chương 8: Hợp tác xã.

7.2.33. Luật Thương mại 2Học phần học trước: Luật Thương mại 1Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về các hoạt động thương mại như: hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trung gian thương mại, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác; chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại. Nội dung bao gồm 6chương như sau: Chương 1: Hoạt động mua bán hàng hoá; Chương 2: Hoạt động cung ứng dịch vụ; Chương 3: Các hoạt động trung gian thương mại; Chương 4: Hoạt động xúc tiến thương mại; Chương 5: Một số hoạt động thương mại khác; Chương 6: Chế tài và khiếu nại trong hoạt động thương mại.

7.2.34. Luật Thương mại 3Học phần học trước: Luật Thương mại 2Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những hiểu biết cơ

bản về tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại như giải quyết tranh chấp trong kinh

15

Page 16: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

doanh, thương mại bằng con đường trọng tài và tại Toà án; các vấn đề chung về phá sản, luật phá sản và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nội dung bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại;Chương 2: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng con đường trọng tài;Chương 3: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án; Chương 4: Những vấn đề chung về phá sản và luật phá sản; Chương 5: Thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

7.2.35. PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Học phần học trước: Luật Thương mại 3.Học phần Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu

dùng cung cấp những kiến thức cơ bản về Luật Cạnh tranh; hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh; cơ quan quản lý cạnh tranh, các giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh; tranh chấp, các hình thức, ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại, các hình thức trọng tài và nguyên tắc cơ bản của tố tụng trọng tài; quyền và nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng.

Nội dung học phần gồm: 08 chương, như sau:Chương 1: Những vấn đề chung về  Luật Cạnh tranh; Chương 2: Hành vi

hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Chương 3: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh; Chương 4: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cạnh tranh; Chương 5: Các giai đoạn của tố tụng cạnh tranh; Chương 6: Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; Chương 7: Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng; Chương 8: Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

7.2.36. LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNHHọc phần học trước: Luật Hành chính 2.Học phần Luật Tố tụng hành chính cung cấp những kiến thức cơ bản về

ngành luật tố tụng hành chính; tài phán hành chính; quyền và nghĩa vụ pháp lý tố tụng hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và thi hành án hành chính.

Nội dung học phần gồm: 12 chương, như sau:Chương 1: Khái quát về Luật Tố tụng hành chính; Chương 2: Các nguyên

tắc của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam; Chương 3: Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính; Chương 4: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; Chương 5: Người tham gia tố tụng hành chính; Chương 6: Các biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí và vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; Chương 7: Chứng minh trong tố tụng hành chính; Chương 8: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính; Chương 9: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm; Chương 10: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; Chương 11: Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính; Chương 12: Xét lại bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

16

Page 17: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

7.2.37. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 1Học phần học trước: Luật Dân sự 2.Học phần Luật Tố tụng dân sự 1 cung cấp những kiến thức cơ bản về luật

tố tụng dân sự; khái niệm, thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và địa vị pháp lý của các chủ thể trong tố tụng dân sự và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự; án phí, lệ phí; chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.

Nội dung học phần gồm: 05 chương, như sau: Chương 1: Khái niệm và một số nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân

sự; Chương 2: Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự; Chương 3: Thẩm quyền của toà án nhân dân; Chương 4: Án phí, lệ phí trong tố tụng dân sự; Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

7.2.38. LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2Học phần học trước: Tố tụng dân sự 1.Học phần Luật Tố tụng dân sự 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về trình

tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án; phân biệt được thủ tục xét xử sơ thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự với trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.

Nội dung học phần gồm: 04 chương, như sau: Chương 1: Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự; Chương 2: Thủ tục phúc thẩm

vụ án dân sự; Chương 3: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Chương 4: Thủ tục giải quyết việc dân sự.

7.2.39. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1Học phần học trước: Luật Hình sự 2.Học phần Luật Tố tụng hình sự 1 cung cấp những kiến thức cơ bản về

ngành luật tố tụng hình sự: Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình và địa vị pháp lý của các chủ thể trong tố tụng hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự; về chứng cứ; chứng minh và các hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự; các biện pháp ngăn chặn do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

Nội dung học phần gồm: 04 Chương, như sau:Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố

tụng hình sự; Chương 2: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; Chương 3: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự; Chương 4: Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

7.2.40. LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2Học phần học trước: Luật Tố tụng Hình sự 1.

17

Page 18: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Học phần Luật Tố tụng hình sự 2 cung cấp những kiến thức về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Nội dung học phần gồm: 04 chương, như sau: Chương 1: Khởi tố vụ án; Chương 2: Điều tra vụ án hình sự; Chương 3:

Xét xử vụ án hình sự; Chương 4: Thi hành bản án và quyết định của toà án; Chương 5: Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án.

7.2.41. LUẬT TÀI CHÍNHHọc phần học trước:Luật Thương mại 3.Học phần Luật Tài chính cung cấp những kiến thức về các thuật ngữ cơ

bản được sử dụng trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và thuế; phân tích được các quy định pháp luật về tạo lập, sử dụng, phân phối quỹ ngân sách nhà nước cũng như các quy định về kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; lĩnh vực thuế và các quy định pháp luật về các sắc thuế như đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, những trường hợp không chịu thuế, căn cứ tính thuế, chế độ miễn giảm… trong từng sắc thuế; về đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với tất cả các sắc thuế trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế.

Nội dung học phần gồm02: Phần 1 - Pháp luật về ngân sách; Phần 2 - Pháp luật về thuế. Cụ thể gồm 06 Chương, như sau:

Chương 1: Khái quát pháp luật về ngân sách nhà nước; Chương 2: Chu trình ngân sách nhà nước; Chương 3: Chế độ pháp lý về các khoản thu ngân sách nhà nước; Chương 4: Chế độ pháp lý về các khoản chi ngân sách nhà nước; Chương 5: Khái quát về thuế và pháp luật thuế Việt Nam; Chương 6: Các sắc thuế chủ yếu hiện hành theo pháp luật Việt Nam.

7.2.42. LUẬT NGÂN HÀNGHọc phần học trước:Luật Thương mại 3.Học phần Luật Ngân hàng cung cấp những kiến thức về các khái niệm,

thuật ngữ trong lĩnh vực pháp luật ngân hàng; vị trí pháp lý và các hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; vị trí pháp lý và các hoạt động của Tổ chức tín dụng; phân tích được đặc điểm, bản chất, các yếu tố đặc thù của các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Nội dung học phần gồm: 06 chương, như sau: Chương 1: Lý luận chung về ngân hàng và luật ngân hàng; Chương 2:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chương 3: Pháp luật về tổ chức tín dụng; Chương 4: Pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối; Chương 5: Hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng; Chương 6: Pháp luật về dịch vụ thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

7.2.43. LUẬT ĐẤT ĐAIHọc phần học trước:Luật Dân sự 2.Học phần Luật Đất đai cung cấp những kiến thức cơ bản mang tính lý luận

về Luật đất đai – chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai ở Việt Nam mang tính đặc biệt chi phối việc quản lý và sử dụng đất đai; các quy định của pháp luật đất đai:

18

Page 19: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

Nội dung của học phần gồm 07 chương, như sau:Chương 1: Khái quát chung về Luật Đất đai; Chương 2: Quan hệ pháp

luật đất đai; Chương 3: Quản lý thông tin, dữ liệu và tài chính về đất đai; Chương 4: Điều phối đất đai; Chương 5: Quyền của người sử dụng đất; Chương 6: Nghĩa vụ của người sử dụng đất; Chương 7: Thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại về đất đai.

7.2.44. LUẬT MÔI TRƯỜNGHọc phần học trước:Luật Hành chính, Luật Hình sựHọc phần Luật Môi trường cung cấp những kiến thức tổng quan về môi

trường; quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; cách thức giải quyết tranh chấp về môi trường và các vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế về môi trường.

Nội dung của học phần gồm 05chương, như sau: Chương 1: Khái niệm về luật môi trường; Chương 2: Pháp luật về đánh

giá môi trường; Chương 3: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Chương 4:Giải quyết tranh chấp môi trường; Chương 5: Luật quốc tế về môi trường.

7.2.45. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNHHọc phần học trước:Luật Dân sự 2Học phần Luật Hôn nhân và Gia đìnhcung cấp những kiến thức cơ bản của

ngành Luật Hôn nhân và Gia đình: Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh; vị trí của ngành luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam và một số vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: Kết hôn, quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha, mẹ - con, cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, ly hôn.

Nội dung của học phần gồm 08chương, như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về Luật Hôn nhân và gia đình; Chương

2: Kết hôn và hủy kết hôn trái pháp luật; Chương 3: Quan hệ giữa vợ và chồng; Chương 4: Quan hệ giữa cha mẹ và con; Chương 5: Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình; Chương 6: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; Chương 7: Chấm dứt hôn nhân; Chương 8: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

7.2.46. LUẬT LAO ĐỘNGHọc phần học trước:Luật Dân sự 2Học phần Luật Lao độngcung cấp những kiến thức cơ bản ngành luật lao

động; các nội dung cơ bản về quan hệ pháp lao động; bảo hiểm xã hội; tranh chấp và giải quyết tranh chấp về lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Nội dung của học phần gồm 12chương, như sau: Chương 1:Khái quát về Luật Lao động Việt Nam; Chương 2: Quan hệ

pháp luật lao động; Chương 3: Tổ chức công đoàn; Chương 4: Thoả ước lao động tập thể; Chương 5: Tuyển dụng lao động - hợp đồng lao động; Chương 6: Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; Chương 7: Tiền lương; Chương 8: Bảo hộ lao

19

Page 20: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

động; Chương 9: Kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất; Chương 10: Bảo hiểm xã hội; Chương 11: Tranh chấp lao động và đình công; Chương 12:Quản lý nhà nước về lao động.

7.2.47. Công pháp quốc tếHọc phần học trước:Luật Hiến pháp; Luật Hành chính; Luật Hình sự. Học phần Công pháp quốc tếcung cấp những kiến thức lý luận chung về

luật quốc tế; quan hệ pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa luật quốc tế với luật quốc gia; vấn đề pháp lý dành cho chủ thể, dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia; về luật điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, luật ngoại giao, lãnh sự; tranh chấp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế phổ biến; vi phạm pháp luật quốc tế và thực thi trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Nội dung của học phần gồm 10chương, như sau:Chương 1: Khái quát về luật quốc tế; Chương 2: Nguồn của luật quốc tế;

Chương 3: Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; Chương 4: Quốc gia trong luật quốc tế; Chương 5: Dân cư trong luật quốc tế; Chương 6: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong luật quốc tế; Chương 7: Luật ngoại giao, lãnh sự; Chương 8: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế; Chương 9: Các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế; Chương 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý quốc tế.

7.2.48. Tư pháp quốc tếHọc phần học trước:Luật Dân sự; Tố tụng dân sự; Hôn nhân và Gia đình.Học phần Tư pháp quốc tếcung cấp những kiến thức tổng quan về tư pháp

quốc tế; quy chế pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ Tư pháp quốc tế; về giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ TPQT, bao gồm: Quan hệ sở hữu; quan hệ hợp đồng; quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ thừa kế và vấn đề hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong từng chế định cụ thể trên; các kiến thức lý luận và thực tiễn về: Xung đột pháp luật, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật; thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài.

Nội dung của học phần gồm 09 chương, như sau:Chương 1: Tổng quan về Tư pháp quốc tế; Chương 2: Xung đột pháp luật

và áp dụng pháp luật nước ngoài; Chương 3: Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; Chương 4: Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài; Chương 5: Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế; Chương 6: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế; Chương 7: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế; Chương 8: Thừa kế trong Tư pháp quốc tế; Chương 9: Hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế.

7.2.49. Thương mại quốc tếHọc phần học trước:Luật Thương mại 3

20

Page 21: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Học phần Thương mại quốc tếcung cấp những kiến thức tổng quan về pháp luật thương mại quốc tế như: Lý thuyết thương mại quốc tế, xu hướng của hoạt động thương mại trong giai đoạn hiện nay; kiến thức pháp lý về hợp đồng (tìm hiểu về phạm vi áp dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ Hợp đồng theo CISG 1980 và các nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế; Giới thiệu một số phương thức giải quyết tranh chấp thường gặp trong hoạt động thương mại quốc tế (theo cơ chế của WTO, tòa án, trọng tài...); về hội nhập kinh tế quốc tế và liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Nội dung của học phần gồm 05 chương, như sau:Chương 1: Khái quát về luật thương mại quốc tế; Chương 2: Tổ chức

thương mại thế giới – WTO; Chương 3: Luật WTO trong lĩnh vực hàng hóa; Chương 4: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Chương 5: Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

7.2.50. THANH TRA VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁOHọc phần học trước:Luật Hành chính 2.Học phần Thanh tra và khiếu nại, tố cáo cung cấp những kiến thức tổng

quan về các khái niệm, các thuật ngữ pháp lý cơ bản về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phòng chống tham nhũng; về hoạt động thanh tra, khiếu tố của các chủ thể và cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung của học phần gồm 04 chương, như sau: Chương 1: Pháp luật về hoạt động thanh tra; Chương 2: Pháp luật về khiếu

nại và giải quyết khiếu nại; Chương 3: Pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo; Chương 4: Pháp luật về phòng chống tham nhũng.

7.2.51. Pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoánHọc phần học trước: Luật Thương mại 3.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về pháp luật chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; kinh doanh chứng khoán.Nội dung bao gồm 7 chương như sau:Chương 1:Những vấn đề cơ bản về luật chứng khoán; Chương 2:Pháp luật về chào bán chứng khoán; Chương 3:Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán; Chương 4:Pháp luật về chủ thể kinh doanh chứng khoán;Chương 5:Pháp luật về kinh doanh chứng khoán; Chương 6:Pháp luật vềquản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán; Chương 7:Xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp trong kinh chứng khoán.

7.2.52. Pháp luật kinh doanh bất động sản

Học phần học trước: Luật Thương mại 3.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; thủ tục kinh doanh nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, dịch vụ bất động sản.Nội dung bao gồm 6 chương như sau:Chương 1:Khái quát về pháp luật kinh doanh bất động sản;Chương 2: Kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất;Chương 3: Kinh doanh quyền sử dụng đất;Chương 4: Kinh doanh dịch vụ bất động sản;Chương 5: Hợp

21

Page 22: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

đồng kinh doanh bất động sản;Chương 6: Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản.

7.2.53. Pháp luật về nhượng quyền thương mại

Học phần học trước: Luật Thương mại 3.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về nhượng quyền thương mại như khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm, điều kiện hoạt động của hoạt động nhượng quyền thương mại; nội dung, hình thức, hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.Nội dung bao gồm 4 chương như sau:Chương 1:Một vấn đề chung về nhượng quyền thương mại;Chương 2:Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại;Chương 3:Hợp đồng trong nhượng quyền thương mại;Chương 3:Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

7.2.54. Công tác hộ tịch

Học phần học trước: Luật Thương mại 3.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về công tác hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, , nguyên tắc đăng ký và công tác quản lý hộ tịch, đăng ký kết hôn, đăng ký giám hộ, …Nội dung bao gồm 5 chương như sau:Chương 1: Những quy định chung về quản lý hộ tịch; Chương 2: Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch; Chương 3: Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; Chương 4: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; Chương 5: Quản lý nhà nước về hộ tịch.

7.2.55. Công tác hòa giải - tuyên truyền pháp luật

Học phần học trước: Không có

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về công tác hòa giải cơ sở; tổ chức hoạt động của tổ hòa giải và vai trò, nhiệm vụ của tổ viên tổ hòa giải cũng như các phương thức tiến hành một buổi hòa giải ở cơ sở.

7.2.56. Thuật ngữ pháp lý

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên những vấn đề cơ bản về hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước Việt Nam và một quốc gia khác; về cơ quan tư pháp Việt Nam và một quốc gia khác; một số thủ tục pháp lý căn bản ở Việt Nam và một quốc gia khác; về thực hành nghề luật ở Việt Nam và ở một quốc gia khác; so sánh một nội dung về pháp luật của Việt Nam và một quốc gia khác bằng tiếng Anh.

7.2.57.Công tác thi hành án dân sự

Học phần học trước: Luật Tố tụng dân sự 2.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên các vấn đề pháp lý liên quan đến công tác thi hành án dân sự như: thủ tục thi hành án dân sự, cưỡng

22

Page 23: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

chế thi hành án dân sự, thi hành án dân sự trong một số trường hợp cụ thể; trình tự, thủ tục giải quyết thi hành án dân. Nội dung bao gồm 4 chương như sau:Chương 1: Những vấn đề chung về cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên; Chương 2: Thủ tục thi hành án dân sự ; Chương 3: Biện pháp cưỡng chế thi hành án; Chương 4: Thi hành án trong một số trường hợp cụ thể; Chương 5: Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

7.2.58. Công chứng, chứng thực

Học phần học trước: không

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên, học viên biết được những kiến thức cơ bản về lí luận, thực tiễn và pháp luật về công chứng, chứng thực; vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính trong các lĩnh vực đó.Nội dung bao gồm 4 chương như sau:Chương 1: Một số vấn đề lí luận về công chứng, chứng thực; Chương 2: Quản lí nhà nước về công chứng, chứng thực; Chương 3: Thủ tục thực hiện công chứng; Chương 4: Thủ tục thực hiện chứng thực.

7.2.59. Kỹ thuật xây dựng văn bản

Học phần học trước: Lý luận nhà nước và pháp luật 2.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên xác định, phân loại văn bản pháp luật; quy trình xây dựng và thể thức của văn bản pháp luật, soạn thảo được một số loại văn bản pháp luật điển hình.

7.2.60. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng

Học phần học trước: không.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên đặc điểm của mỗi loại hợp đồng, các vấn đề cần lưu ý trong từng loại hợp đồng.

Nội dung bao gồm 6 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng; Chương 2 :Kỹ năng soạn thảo hợp đồng; Chương 3: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản; Chương 4: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản; Chương 5: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng có đối tượng là công việc; Chương 6: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại.

7.2.61. Nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật

Học phần học trước: không.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản về Luật luật sư và vai trò của Luật Luật sư trong nền kinh tế thị trường; quy định chung về luật luật sư; hoạt động hành nghề của luật sư; tổ chức hành nghề của luật sư; hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; quản lý hành nghề luật sư và xử lý vi phạm.

Nội dung bao gồm 9 chương như sau:23

Page 24: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Chương 1: Những vấn quy định chung về Luật luật sư; Chương 2: Hoạt động hành nghề của luật sư; Chương 3: Tổ chức hành nghề của luật sư; Chương 4:Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư; Chương 5: Hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài, tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam; Chương 6: Quản lý hành nghề luật sư và xử lý vi phạm; Chương 7: Hoạt động tư vấn pháp luật; Chương 8: Tư vấn giải quyết vụ án dân sự; Tư vấn pháp luật thủ tục giải quyết việc dân sự.

7.2.62. Thủ tục hành chính về nhà đất

Học phần học trước: không.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm, các thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong môn học, phân tích được các thủ tục hành chính liên quan đến nhà đất.

Nội dung bao gồm 8 chương như sau:

Chương 1: Thủ tục phối hợp thống kê bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất; Chương 2: Thủ tục xác nhận đơn xin giao đất, đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; Chương 3:Thủ tục xác nhận đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chương 4:Thủ tục xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch; Chương 5:Thủ tục mượn hành lang, hè phố xây dựng mở lối vào cơ quan, nhà ở, hộ gia đình để tập kết vật liệu xây dựng, tổ chức các hoạt động lễ hội; Chương 6:Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà; Chương 7: Xác nhận tình trạng nhà đất; Chương 8: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

7.2.63. Kỹ năng giao tiếp công vụ và điều hành công sở

Học phần học trước: không.

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viênkhái niệm về điều hành công sở và giao tiếp công vụ, phân tích được những nội dung cơ bản trong các bài học và biết liên hệ thực tiễn.

Nội dung bao gồm 3 chương như sau:Chương 1: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công sở; Chương 2: Hoạt

động điều hành công sở và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động điều hành công sở; Chương 3: Giao tiếp công vụ và kỹ năng giao tiếp trong công sở.

7.2.64. Quản trị hành chánh văn phòngHọc phần học trước: không.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề về quản trị hành

chính văn phòng và các nghiệp vụ cơ bản của văn phòng: quản trị thông tin, quản lý thời gian, quản trị cơ sở vật chất trong văn phòng; tổ chức các hoạt động giao tiếp, lễ tân; tổ chức, điều hành cuộc họp, hội nghị; soạn thảo văn bản; quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu.

Nội dung bao gồm 6 chương như sau:

24

Page 25: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

Chương 1: Tổng quan về quản trị hành chính văn phòng; Chương 2: Nhân tố con người trong văn phòng; Chương 3: Quản trị văn phòng; Chương 4: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng; Chương 5: Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu; Chương 6: Soạn thảo văn bản.

7.2.65. Nghiệp vụ thư ký Tòa ánHọc phần học trước: không.Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm, điều kiện, nội

dung, nhiệm vụ của thư ký tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự và vụ án hành chính.

Nội dung bao gồm 6 chương như sau:Chương 1: Khái quát chung về thư ký tòa án;Chương 2: Nhiệm vụ, kỹ

năng của thư ký tòa án trong vụ án hình sự; Chương 3: Nhiệm vụ, kỹ năng của thư ký tòa án trong vụ án dân sự; Chương 4: Nhiệm vụ, kỹ năng của thư ký tòa án trong giải quyết việc dân sự; Chương 5: Nhiệm vụ, kỹ năng của thư ký tòa án trong vụ án hành chính;Chương 6:Kỹ năng tống đạt văn bản tố tụng và niêm yết công khai tài liệu tố tụng.

7.2.66. Thực tập tốt nghiệp Học phần tiên quyết, học trước: Không cóHọc phần này sinh viên sẽ được thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp bao

gồm các việc sau: tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, doanh nghiệp; được giao nhiệm vụ cụ thể, thực hiện nhiệm vụ; viết báo cáo thực tập; v.v.

7.2.67. Khóa luận tốt nghiệpHọc phần tiên quyết, học trước: KhôngTrong học phần này sinh viên sử dụng các kiến thức chuyên ngành đã học

hoặc tự học để giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên đạt được hệ thống và hiểu sâu các

kiến thức đã học chuyên về luật học, biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan. Sinh viên có ý thức tự giác trong nghiên cứu, nghiêm túc tích cực, khách quan trong tư duy và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Thể hiện sự yêu thích, đam mê, tự tin của người học khi nghiên cứu về lĩnh vực luật học.

Sinh viên nghiên cứu một vấn đề liên quan đến lĩnh vực du lịch cụ thể:Chương I: Tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.Chương II: Thu thập, xử lý, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.Chương III:Rút ra nhận xét và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đế

nghiên cứu.8. Sơ đồ đào tạo (Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khoá học)

25

Page 26: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm

dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.

-Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài tỉnh Tiền Giang. Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

-Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.

HIỆU TRƯỞNG

.

26

Page 27: tgu.edu.vntgu.edu.vn/upload/files/inphu luc 2x-CTDT DH LUAT.docx · Web viewtgu.edu.vn

27