42
OSHAWA A.M NGÔ THÀNH NHÂN dịch CÁC BẠN Ở ĐÂU TRƯỚC NGÀY CHÀO ĐỜI? THAI GIÁO QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 1

Thai giao cac ban o dau ohsawa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bepthucduong.com

Citation preview

Page 1: Thai giao cac ban o dau ohsawa

OSHAWA

A.M NGÔ THÀNH NHÂN dịch

CÁC BẠN Ở ĐÂU TRƯỚC NGÀY CHÀO ĐỜI?

THAI GIÁO QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 1

Page 2: Thai giao cac ban o dau ohsawa

LỜI NGƯỜI DỊCH

Sống trong thế giới hữu hạn, những nhà có tư tưởng cải tạo xã hội diễn ra nhiều

trò tự cho là phương tiện đạt đên cứu cánh chân thiện mỹ: các nhà tôn giáo, các nhà giáo

dục tự gán cho mình cái trách nhiệm dẫn dắt đàn em đi vào đường thiện, các nhà cách

mạng hô hào đập đỗ cái cũ, xây dựng cái mới! biết bao là ý tưởng!. Nhưng tất cả chỉ là

kết quả của các phán đoán giai đoạn 1,2,3,4,5,6 của vòng xoắn ốc đổi số! không làm gì

lên được giai đoạn thứ 7. Thử hỏi đã có các nhà tôn giáo, giáo dục nào hay đoàn thể

cách mạng nào cải tạo được xã- hội cho hoàn thiện chưa? Chưa bao giờ thấy. Tại sao?

Vì các nhà lãnh đạo không chú trọng đến chỗ cội rễ làm phương tiện, mà chỉ dạy theo cái

ngọn! Vậy muốn cải tạo xã hội không gì hơn xây dựng từng cá nhân một ngay từ trong

bào thai mẹ nhờ các dinh dưỡng đúng phép. Cho nên vấn đề thai giáo vô cũng quan

trọng. Xã hội tốt đẹp hay xấu xa, chính là do các bà mẹ. Chín tháng 10 ngày của đứa con

các bà cưu mang là nền tảng của xã- hội tốt hay xấu ngày sau. Chẳng có nhà tôn giáo

nào, nhà giáo dục nào hay nhà cách mạng nào cải tạo được xã hội một cách đúng nghĩa.

Chúng tôi dịch bản sách này, chứa chan hy vọng nơi các bà mẹ.

ANH MINH. 1974

www.bepthucduong.com

2

Page 3: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG I

ANH sinh ra lúc nào?

…Ngày nào…tháng nào…năm nào…?

Trước 300 ngày ấy anh ở đâu?

Kìa ?....

Bộ mặt anh ra thế nào?

Kìa?....

Ba mươi năm về trước anh ở đâu?

Anh bao giờ chết?

….Anh có biết được các điểm ấy không?

Trong khoảng 24 tiếng đồng hồ thì chết! Có thể lắm?

Úy chà! Quả trong 24 tiếng đồng hồ thì chết! Trong một giờ, hai giờ, ba giờ, năm

giờ, sáu giờ chăng? Nhất định vậy. Cứ đợi cái ngày ấy. Nhưng điều tôi muốn biết là sau

khi chết, anh ở đâu?...

Lại trở về đất..

Vậy thì anh ở dưới đất trồi lên à?

Đâu có, tôi nhờ cha mẹ đẻ ra…

Thử hỏi cái gọi là “con người” ở đâu mà ra?

Hỏi vậy phải chịu bí!

Ở đâu mà đến, sẽ đi vào đâu? Cái con người kia chẳng biết được lẽ ấy sao? Làm

con mà không biết có cha mẹ, rõ là con vô phước, bất hiếu! Một đứa con mồ côi!

3

Page 4: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Còn con người, trước khi chào đời ba trăm ngày, 365 ngày, 2 năm, 3 năm, 30 năm

thử hỏi ở đâu? Bộ mặt thế nào? Đã suy nghĩ như thế nào? Đã làm những gì trong ba trăm

năm, ba ngàn năm, ba chục vạn năm về trước?

Chẳng có ở đâu cả sao? Người ta không thể trả lời được.. Nhưng trong lòng vẫn tự

thấy mình là cái gì. Người ta vẫn tự thấy sau khi chết một năm, hai năm, năm năm, ba

mươi chín năm… đã thành ra đất. Lắm lúc tự miệng thốt ra một cách vô ý thức: tôi đã tái

sinh bảy lần và tôi làm.. những…

Tại sao lại nói “ bảy lần”? Tại sao không nói tám lần, tám chục lần, trăm lần.

Chính con số 7 ấy là con số có nghĩa là “ vị hoàn liễu” hoặc “ vĩnh viễn vị hoàn liễu” con

số 8 kia ở Đông phương cho là con số “ hoàn liễu”. Ví dụ số 8 quyển chẳng hạn. Cũng có

nói bảy quyển rưỡi…( có chuyện Biều- Đằng- Thái đã bắn chết một con tít dài, quấn

vòng hòn núi Cận- sơn Phú- sĩ đến bảy lần rưởi).

Dầu thế nào tôi cũng biết được con người đã tái sinh bay lần trong thế gian và số “

bảy lần” ấy nói gấp lên thành “ 70 lần”, lại gấp lên “ bảy trăm lần”. chính Dê- Du đã biết

được như thế:! “ Nhà người dầu bị phạm tội bảy lần, ta cũng tha thứ cho. Dầu nhà ngươi

bị phạm tội bảy chục lần, thần cũng tha thứ cho…”

Chỗ chân chính tái sanh là chỗ tái sinh của “ con người” hoặc là tâm. Nếu tâm hồn

không tái sinh thì chẳng phải là chân tái sinh. Tâm hồn được tái sinh thì thể xác cũng tái

sinh, bộ mặt cũng thay đổi hẳn. Chỗ ấy ai ai cũng đều biết. Có câu thường nói: “ nếu mầy

không thay lòng đổi tính thì việc ấy không thể làm nổi…Nhưng phần tái sinh mà người ta

trông thấy kia tức là chỗ tái sinh của thể xác tái sinh.

Người ta cho thân thể tái sinh là khó, còn tâm hồn tái sinh là dễ, lại thường quả

quyết: “ Thay đổi được tâm hồn thì tôi có thể làm…”

Sự thật thì thể xác và tâm hồn chúng ta hằng ngày đều tái sinh. Hằng ngày chúng

ta ăn các thứ trái cây, rau cỏ; những loại trái cây và rau cỏ ấy và các loại O2 và H2O đã tự

hủy diệt để tạo nên chúng ta. Không có các loại ấy, chúng ta không thể nào sống

4

Page 5: Thai giao cac ban o dau ohsawa

được…Cỏ rau tự hủy diệt trong thân thể chúng ta mỗi ngày, và lạ nhất là chúng lại tái

sinh thành con người…Và những cỏ rau ấy cũng là do nhiều nguyên tố( atome) khác biệt

ở dưới đất tự hủy diệt để tái sinh thành loài rau cỏ. Những nguyên tố ấy lại do các tố liệp-

tử tự diệt để tái sinh ra. Các tố-liệp-tử ( éléments) lại do khí- lực(énergie) tái sinh. Rồi

khí-lực nầy do nhị- cực Âm Dương tái sinh…

Vậy con người kia phải tái sinh cái gì chứ?

Thì lúc nào cũng là “ thiện nhân”. Tức là con người càng ngày càng thiện, càng

ngày càng tự do, càng ngày càng công bình, càng ngày càng hạnh phúc. Trong thâm tâm

bất kỳ một ai cũng muốn làm sao cho được chóng tái sinh sớm được ngày nào càng

quý…

Mục tiêu tái sinh của con người là tự do và hạnh phúc. Mỗi đêm nằm ngủ tức là

quay trơ lại khởi điểm. Trong thời gian nằm ngủ ấy người ta không thể không mưu tính

trở về khởi điểm xuất phát của mình. Kẻ nào bắt tay và việc mà có trù liệu đúng đắn, thế

nào cũng đạt được kết quả tốt đẹp. Họ sẽ ung dung đi một mạch trong đời bất kể thời gian

và không gian.

Ngày thứ 300 trước khi ra chào đời của con người là mức xuất phát điểm cuối

cùng để từ thế giới kia bước vào thế giới nầy. Kẻ nào không hiểu rõ bí ẩn của cuộc hành

trình, không thể nào phát kiến được kỹ- thuật của sự tái sinh.

Dưới đây chúng ta dựa theo bản sách của Gilbert phu nhân thử nghiên cứu về 300

ngày khi chúng ta chào đời tức là điểm xuất phát của đời chúng ta.

Với kẻ nghiêm cứu về sản –sinh- học. không chuyên nghề như thế, không khỏi có

lắm chỗ, lắm lẫn khôi hài, vậy mong các bậc cao minh vui lòng chỉ giáo.

5

Page 6: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG II

ĐỨA BÉ SỨT MÔI VÀ BÀ MẸ

Bà N từ huyện H lấy tư cách đại biểu hội phụ- nữ bảo kiện đến Đông- kinh để dự

buổi đại-hội về vệ-sinh, có đến thăm viếng Trung-tâm Trường sinh và gặp ông Giám đốc.

Bà ấy gần 40 tuổi, chồng bị tử trận trong kỳ chiến tranh cách đây 10 năm. Bà có

hai đứa con gái, một đứa độ 17,18 tuổi, một đứa 15,16 tuổi. Con em bị sứt môi. Bà lấy

làm buồn, muốn làm sao chữa cho con được lành tử tế, vì lúc còn nhỏ, mỗi khi cho bú, bà

phải lấy hai ngón tay kẹp cái môi sứt lại cho sữa khỏi chảy ra. Kết quả ra thế, chẳng biết

vì đâu sinh ra. Cái môi như thế người ta cho là môi sói. Thân hình đứa bé bạc nhược,

thường đau ốm luôn.

Từ ngày chồng qua đời, bà vừa làm nông vừa đùm bọc hai đứa con trải 10 năm, ở

tại nhà chồng, mong mỏi làm thế nào chữa cho con lành được tật kia mới mãn nguyện.

Ba lần học hỏi, thành ra một khán-hộ và cố vấn hội bảo -kiện phụ nữ. Bà dò dẫm trong y

học, và đâm ra tuyệt vọng. Nói đến việc nầy thật đáng buồn.

Sau khi bà N ra về chúng tôi đem việc sứt môi nầy ra nói…

Sự thật thì chỉ vì bà mẹ ăn uống mà sinh ra, người xưa thường bảo con trẻ sứt môi

chì vì bà mẹ trong khi thai nghén ăn thịt thỏ, nên đẻ con sứt môi như môi thỏ vậy, nghĩ

cũng không sai.

Lúc sơ sinh mọi người thấy đều có cái môi sứt như thế, nhưng đa số hai bên tả và

hữu của môi trên dần dần díu lại ở giữa. Khi lớn lên, đến trọn đời ta thấy phía trước lỗ

mũi có một đường sũng như cái lòng xối kia tức là dấu chỗ môi díu lại ấy.

Trong tháng đầu của cái thai, mọi người đều sứt môi. Đến tháng thứ hai, không

còn thế nữa. Nếu trong thời gian ấy bà mẹ ăn uống những món ăn gì không đủ sức khiến

cho cái môi díu lại, thế là thành ra sứt môi. Nhưng dầu cho môi đã díu lại rồi, nhưng

6

Page 7: Thai giao cac ban o dau ohsawa

không giữ gìn ăn uống, cái môi lại dang ra không díu lại, vì lúc đầu thịt còn mềm mại,

sau đó sẽ đẻ ra con sứt môi.

Số bé con sinh sau tháng 8 và tháng 9( dương lịch), thường bị sứt môi nhiều, là vì

trong khoảng thời gian ấy những thực phẩm có sức làm cho môi không díu lại bán đầy

chợ, tức là thức ăn có Âm tính nhiều hơn Dương và các bà mẹ lại ăn uống bừa bãi.

Chỉ có muối (Na) có thể làm cho cứng và díu môi lại. Muối ở đâu cũng có, ăn lúc

nào cũng được. Nhưng những loại chống lại muối thì vô số, như nước, đường, K(

kalimium), S (lưu huỳnh), O3, O2N.

Nếu ta đem đậu huyết nấu với một ít muối, thấy nó khó mềm lắm. Lại trong khi

nấu món ăn như khoai-môn chẳng hạn, ta nêm muối vào ngay khi bắt đầu nấu, thấy món

ăn ấy chín mà chẳng rục; trái lại nấu với nước cho nhiều hoặc nấu với đường, thấy nó rục

bấy ra.

Loại rau muối nếu đem nấu với một ít muối thấy mau và chóng rục.

Các loại cải củ, khoai lúa và lúa mì ngày nay trồng được củ lớn nở nang là vì

người ta trồng với phân hóa học (S.N.P. nước).

Nếu không có các nguyên tố để làm cho dịu lại, làm cho phân liệt ra tất nhiên loài

rau cỏ và con người sẽ rút nhỏ lại, cứng rắn và lủn đủn chớ không lớn bự ra (xem chẳng

khác nào loại cải muối 7 năm bỏ vào trong Miso).

Thiếu các nguyên tố để làm cho các vật cứng rắn và co súc lại cũng đáng buồn

chán như thiếu các nguyên tố làm cho phân liệt ra vậy. Chúng ta mệnh danh các nguyên

tố làm cho co súc lại là “Dương” cái làm phân liệt ra là “Âm”.

Thành phần của hai loại Âm Dương ấy quyết định tất cả hình chất của vạn vật.

Trong việc điêuΔ▼ khắc, người ta gọi sự phối hợp điều kiện Âm Dương để tạo ra

các hình đẹp đẽ là Hoàng-kim-Luật.

7

Page 8: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Theo sinh lý học bảy Âm chống lại một Dương tức là Hoàng-kim-Luật. Thể xác

nào có được Hoàng-kim-Luật ấy tức là thể xác kiện toàn.

Chỗ phát kiến về Âm Dương, hai chữ Âm Dương là chỗ quang vinh của người

Trung Quốc xưa. Do đầy đủ thầy chứng cớ ưu việt về thế-giới-quan, vũ trụ-quan thế nào.

Ngày nay đem hai dấu để thay thế cho hai chữ Âm Dương. Hai dấu nầy rất tiện

trong khi trình bày hóa-học và vật-lý học ra trước mắt mọi người về quan niệm vũ-trụ cũ

kỷ ngày xưa.

Hai dấu hiệu ấy không những phát triển được khoa học tự nhiên mà còn đưa thế-

giới-quan và vũ-trụ-quan đi sâu vào trong cảnh sinh hoạt hằng ngày của con người. Ngoài

ra chúng còn chỉ cho ta thấy nơi nào có cảng tự do vô biên, công bình tuyệt đối và hạnh

phúc vĩnh viễn.

Thật ra sinh ra sứt môi là vì trong các thức ăn của bà mẹ Âm gấp 7 lần Dương.

Đây chẳng phải là đề cập đến về một nguyên tố riêng biệt nào mà là vấn đề quân bình tỷ

lệ tổng quát giữa Âm và Dương của các thực phẩm. Lỗi kế toán nầy rất khó khăn. Nhưng

trong cuộc sinh hoạt hàng ngày hiện nay tìm cho ra tỷ lệ Âm Dương trong thực phẩm

cũng chẳng lấy gì làm khó.

Dưới đây chúng ta xem những người đàn bà như thế nào mới sinh ra con sứt môi:

1) Mỗi ngày ( 24 tiếng đồng hồ) đi tiểu trên ba lần.

2) Mắt lồi.

3) Giáp- trạng -tuyến lớn.

4) Kẻ có chấm đo đỏ cùng than mình.

5) Chảy nước rất dễ dàng.

6) Kẻ quá thích ăn trái cây.

7) Kẻ thích ăn những loại dưa, cà, khoai-tây.

8) Kẻ thích ăn bánh kẹo.

9) Kẻ chậm chạp, hay lãng trí, không có trí nhớ.

10)Kẻ đi đại tiện lỏng và màu phân nâu xậm.

8

Page 9: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Người đàn bà nào mắc phải ba trong 10 đặc điểm trên đều dễ sinh con sứt-môi.

Vì thế theo nguyên tắc thì người đàn bà nào có thai trong khoảng tháng bảy hoặc

tháng tám( Dương lịch), và lại có các đặc điểm ở số 8-7-6-1, thế nào cũng sinh ra đứa con

miệng rộng, nếu không cũng sứt môi. Dầu cho người có thai trong khoáng tháng mười

một hoặc tháng chạp, nhưng luôn luôn ăn những cam, hoặc bom (lê) hoặc các loại cà, trái

cây, dưa, khoai tây, thế nào cũng sinh ra con sứt môi.

Trong thiên nhiên chẳng có gì là bí mật cả ( Jizen ni himitsu wa nai).

Món ăn là yếu tố tối quan trọng của hiện tượng sinh lý của sinh mệnh, nhất là

trong khi còn ở trong bào thai của bà mẹ. Chỗ quan trọng chiếm đến 2.999.999.999 phần

trên 3.000.000.000.

Bởi thế con người lúc mới đầu ở trong bao thai chỉ bằng một phần của một trăm

triệu gam, đến khi sinh ra lớn bội lên đến 3.000.000.000 của 3.000 gam.

Nghiên cứu tỷ mỷ về quá trình của con người trong bào thai của bà mẹ chắc chắn,

chúng ta sẽ biết được những gì đã xảy ra sau lớp màn bí mật đã bao trùm thật của sinh-

mệnh.

Muốn thế, phải lấy Vô-song-nguyên-lý (P.U) để nghiên cứu về sản-sinh-học.

Nghiên cứu như thế chúng ta được rõ một phần là kỹ-thuật phân tích về chỗ vi-hiền của

sản- sinh-học, y-học, sinh lý học và giải-phẫu-học tại Thái- Tây tiến triển đến mức nào,

đồng thời phát triển được chỗ ưu việt kỳ diệu của triết-học Đông- phương ( tức nguyên lý

sinh hoạt tự do và hào bình, kiện khang và hạnh phúc) kỹ- thuật về sinh-mệnh và cuộc

sinh hoạt hàng ngày phát triển từ mấy nghìn năm ở Đông- phương đã tạo ra một lịch sử

hòa bình và tự do chưa bao giờ thấy ở Tây-phương. Cuộc đời hòa bình và tự do ấy chỉ

căn cứ vào sự nghiên cứu, phát triển và áp dụng trật tự vũ trụ, phép- tắc của đại- tự- nhiên

của nguyên lý Âm Dương.

9

Page 10: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG III

CHỈ LÀ THẾ GIỚI HOANG PHÍ

ĐỌC quyển “ thai nhi truyện ký” của Gilbert phu-nhân, nơi lời tựa của Bác sĩ

Carrel, chúng ta thấy từ xưa kia Thái-Tây hoàn toàn không biết về thai nhi là gì; cho đến

thế-kỷ 17 có Đồ-ngu-Ra-Phu (phiên âm) cho rằng con người là do cái trứng sinh ra, đến

sau nhờ có Ryu-en-phu-ju-Ku ( phiên âm) mới phát kiến ra tinh trùng; thế kỷ 19 mới biết

được tinh- trùng và noãn-tử kết hợp mà sinh ra con người. Trong vòng một trăm năm

khoa học Thái-Tây mới khắc minh được nhiều việc về chỗ phát sinh của con người đem

ra bố cáo. Dưới đây hãy xem.

Từ mấy triệu năm tại Cực-Đông có một nền giáo dục đặc biệt cho các bà mẹ tương

lai tức nền thai giáo.

Có dịp tôi sẽ nói về thai- giáo là một nền giáo dục đặc biệt cho các bà mẹ trong

tương lai tức nền thai giáo.

Có dịp tôi sẽ nói về thai-giáo là một nền giáo dục rất sâu sắc và thực tiễn có cơ-sở

từ ngày người ta chưa có ý thức về nguyên tử kia. Nhân đây tôi sẽ cho các bạn rõ về giải

phẫu học. Tất cả chi tiết về giải phẫu học đều do quyển sách của Gilbert phu-nhân lấy ra,

nhưng thiết tưởng cũng nên sửa đổi đôi điều, vì rằng từ ngày có quyển sách nầy thì ý-

thức về nguyên tử đã khác hẳn rồi. Tuy vậy trong khi viết tập sách nhỏ nầy trên chiếc tàu

tôi quá giang đây (I) chẳng có sách nào tham khảo cả.

Bây giờ khởi sự từ chỗ noãn-tử và tinh-trùng kết hợp nhau đem ra bàn. Còn từ đó

về trước, là một vấn đề quan trọng sẽ có dịp đề cập riêng nơi khác.

(I) Tiên sinh viết tập sách này trên chiếc tàu SAHIDANA khởi hành sang Ấn-độ năm

1953 là lúc tiên sinh(60 tuổi), quyết bỏ nước Nhật ra đi khắp thế giới để truyền bá

phương pháp của Tiên sinh về Vô song nguyên lý. L.N.D

10

Page 11: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Người đàn bà bắt đầu từ ngày có kinh nguyệt, cứ mỗi tháng lại có một noãn-tử từ

trong noãn-sào rụng ra. Như thế nghĩa là người đàn bà trong trọn một đời người sinh ra

được 400 đến 500 noãn-tử cho đến năm 49 tuổi là khi hết kinh nguyệt. Nếu đem các noãn

tử ấy nuôi trong một lò ấp nhân tạo, một người đàn bà có thể có được 500 đứa con;

nhưng người đàn bà phải chịu thai nghén trải 9 tháng vì thế trọn một đời chỉ có thể có

được 35 đứa con, nếu tính mỗi năm một đứa. Còn lại mấy trăm noãn-tử thừa lại kia thành

ra loại trứng vô dụng.

Đến người đàn ông, mỗi lần sản xuất ra hàng trăm triệu tinh trùng, cho đến ngoài

60 tuổi vẫn còn sản xuất được tinh trùng mãi. Ví dụ đem tinh trùng của một người

đàn ông, bỏ vào một cái bình đủ hơi ấm để nuôi dưỡng, có thể làm cho tất cả đàn

bà trong thế giới đều thụ thai( chính vì thế mà đàn ông lắm lúc sinh lòng ham

muốn ôm ấp cả đàn bà trong thế giới cũng chẳng phải là chuyện vô lý).

Trong các trại chăn nuôi, người ta chỉ để một con bò ụ, vì nó loạn bạo, tham ăn,

chẳng ích gì bằng các loại bò cái và bò đực thường. Lắm lúc người ta chẳng cần

nuôi những loại bò ụ ấy, chỉ dùng loại tinh trùng nhân tạo để làm cho bò cái có

chửa. Nếu đem phương pháp nầy áp dụng vào cho loài người là loài loạn bạo tham

ăn như bò ụ kia, có lẽ chắc chắn chiến tranh và sự chém giết nhau sẽ giảm bớt

được phần nào…

Các loài cá, con cá mái đẻ một lần đến mấy triệu cái trứng, nhưng đa số trứng ấy

đều bị loài cá khác và các loại sinh vật khác ăn phá đi hết. Có lẽ tạo hóa cũng thấy

rõ cảnh ấy, cho nên chỉ để số còn lại có hạn vừa đủ cho chủng tộc loài người và

loài cá tồn tại.

11

Page 12: Thai giao cac ban o dau ohsawa

ĐỒ TH

B

A

A- Noãn tử của con người- chung quanh đều có các tế bào nhỏ tức dinh dưỡng tế

bào ( 200 lần nhiều hơn).

B- Tinh trùng của con người ( cũng to lớn bằng noãn tử)

Ở hình A, đấy là một noãn tử của con người gần thành thục. Những tế bào nhỏ

chung quanh tức là tế bào dinh dưỡng. Hình của noãn tử tròn, nghĩa là Dương. Hình của

tinh trùng mảnh, dài, là Âm. Nói về vóc hình thì trái lại; noãn tử nhỏ, còn tinh trùng lớn

hơn. Xem noãn tử đi xuống, còn tinh trùng đi lên, thế đủ rõ một bên Âm, một bên Dương.

Theo vô song nguyên lý thì noãn tử Dương của đàn bà Âm, còn tinh trùng Âm của đàn

ông Dương( Âm sinh ra Dương, Dương sinh ra Âm).

Đàn bà thu hút cái gì đó có phần Dương, rồi lại bài tiết những cái gì Dương, sau

khi đã lợi dụng đầy đủ, vì bản thể của đàn bà là Âm.

Noãn tử và tinh trùng là vật bài tiết của tự nhiên, vì thể chứa trử lại thành ra vô

ích. Chỗ hoang phí vô số tinh trùng và noãn tử có thể so sánh với chỗ hoang phí về đạn

12

Page 13: Thai giao cac ban o dau ohsawa

dược của người Tây phương, trái lại cách hoang phí về noãn tử và tinh trùng nhắm vào

mục đích sáng tạo ra hằng năm được mấy triệu con người.

Tất cả những điều của con người gọi là ức chế, cấm chỉ ( như pháp luật, đạo đức),

tưởng lệ và mệnh lệnh( giáo dục và trá thủ)v..v.. đều hoàn toàn vô ích và có hại chẳng

khác nào việc hoang phí đạn dược của người Mỹ. Tuy vậy việc hoang phí con người có

thể quy định trong sự hoang phí của tự nhiên, vì rằng con người do tự nhiên sáng tạo.

Chính vì thế mà chúng ta trước hết cần phải có một phán đoán lực căn bản và

chính xác để giải quyết vấn đề nầy. Kẻ nào không có một phán đoán lực tối cao không

thể hiểu thấu các vấn đề nầy, ví dụ như tất thảy những điều vô dụng do con người đã làm,

hoặc chỗ hoang phí của noãn tử và tinh trùng chẳng hạn. Nếu người ta có được một phá

đoán lực tối cao cởi mở, tất nhiên có thể giải quyết được tất cả, ví dụ sản sinh học, vật lý

học v.v…chẳng hạn. Tại cực đông người ta gọi phán đoán lực tối cao ấy là “ trật tự vũ

trụ” hoặc là “Đạo”. Tôi cho rằng phán đoán lực của kẻ nào thấu rõ được “trật tự vũ trụ”

hoặc “ vô song nguyên lý” tức là phán đoán lực tối cao.

Tôi chia phán đoán lực ra làm 7 giai đoạn (I). Nhưng mỗi người muốn sắp theo

thứ tự nào tùy ý. Mỗi người tùy theo cảnh ngộ của mình mà ở vào giai đoạn thích ứng.

Mỗi một giai đoạn đều có một quyền lợi riêng biệt. Dầu sao mỗi giai đoạn có một phán

đoán lực riêng biệt của giai đoạn ấy… Chỉ duy kể có một phán đoán lực tối cao tức là

phán đoán lực số 7 mới có được cảnh gọi là hạnh phúc.

(I)Xem 7 giai đoạn của trí phán đoán ở các sách đã xuất chân chính. Kẻ đã có

được phán đoán lực số 7 họ tìm được cảnh thế giới thứ 7 và đi vào đó một cách vô cùng

tự nhiên. Mã khắc Tư (Marx) đã thấy được cảnh thế giới thứ 6( kinh tế). Rousseau có

được phán đoán lực thứ 3 Christophe Colomb có được phán đoán lực thứ 2. Bởi vậy bọn

trộm cướp sát nhân, dù dối trá cũng đều nhắm những hành vi chính trực mà làm. Tất thảy

kẻ đã rỗ được thế giới riêng biệt của mình, họ sẽ nhắm vào thế giới của giai đoạn trên mà

đi tới. Kẻ không biết được đều thật là vô ích. Tuy vậy nếu đã biết rõ được như thế, sẽ

thấy được một thế giới ở giai đoạn trên nữa. Tóm lại kẻ ấy chẳng những hưởng được

13

Page 14: Thai giao cac ban o dau ohsawa

cảnh hạnh phúc của thế giới hiện tại của mình đang ở, mà còn thấy được cảnh vui thú

khoái khích của thế giới mình là một cảnh tạm thời trong chốc lát.

CHƯƠNG IV

SINH MỆNH LỰC BỊ PHÂN LIỆT

Noãn tử cứ mỗi tháng rụng ra khỏi noãn sào một hột. Khi rúc vào luân noãn quản,

gặp được tinh trùng rồi kết hợp nhau, trong ba ngày sau lại rúc vào tử cung, thế là thụ

thai.

Tuy thế sản sinh học không hiểu được điều này:

1) Noãn tử và tinh trùng kết hợp nhau bằng cách nào?

2) Tại sao tinh trùng đi tới mỗi giờ được mười phân, còn noãn tử phải mất đến ba

ngày mới vượt qua được một khoảng đường như thế?

3) Tại sao trong số hàng triệu triệu tinh trùng, thế mà chỉ có một con kết hợp với

noãn tử v.v…

Những vấn đề ấy chưa giải quyết được. Nhưng chính là những vấn đề rất thích thú

trong khi nhìn qua ánh sáng của vô song nguyên lý.

Sau khi noãn tử và tinh trùng kết hợp với nhau rồi, cái trứng thành ra to lớn xấp

năm chục lần và sau một tháng đã cân nặng xấp tám triệu lần.

Ngày noãn tử và tinh trùng đã kết hợp nhau rồi tức thành ra một tế bào. Nhưng độ

trong một tháng lại thành ra một loại dòi dài 6 ly, có đầu, khúc mình, đuôi và có

tất cả các cơ quan thiết yếu cho một con người.

Noãn tử đã thụ tinh rồi thành ra xấp bội, xấp tám, xấp mười sáu…xấp hàng mấy

triệu triệu lần…

Tất cả các động vật đều nhờ phân liệt mà lớn lên, và hiện tượng sinh mệnh ấy vẫn

vĩnh viễn tiếp tục.

14

Page 15: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Đốc-Tơ Alexis Carrel nghiên cứu về cái mầm tâm trạng của con gà, phát kiến

được rằng nếu người ta bồi dưỡng cái mầm theo phương pháp riêng biệt thích

đáng thì trạng thái của tâm trạng ấy vẫn luôn luôn lớn lên vô hạn. Nhờ thế mà ông

được giải thưởng Nobel.

Sức phân liệt nầy rất là kinh khủng. Nếu sức phân liệt nầy đình chỉ hoặc phóng

nhiệm vô chế hạn thế là chết, nghĩa là nếu sức phân liệt bị sức phản đối lại, cố

định, bất động, áp bức, đánh bại, hoặc sức phản đối nầy bị đánh bại. Sự thật thì thế

giới tế bào là biện chứng pháp, tức là một thế giới gồm có hai sức lực tương đối,

đối lập, thượng hạ tiêu trưởng, hữu hạn vô thường. Đây chính là cơ sở cấu tạo của

hiện tượng sinh mệnh.

Nào cảm giác, cảm tình, hành động, khái niệm, tư tưởng, phán đoán lực đều tùy

thuộc vào cơ sở cấu tạo nầy. Vì thế tất cả mọi cấu tạo đều là biện chứng pháp, ví

dụ: lạnh nóng, hỷ nộ, yêu ghét, khoái bất khoái, hòa chiến, vật tâm, thiện ác, tự do

bất tự do, hạnh bất hạnh, chính tà v.v..cho nên tìm cái tuyệt đối( như hòa bình,

chính nghĩa, thiện, hạnh phúc) trong thế giới tương đối nầy không thể nào có

được, chỉ là việc vô ích. Là vì hòa bình tuyệt đối , chính nghĩa tuyệt đối, tự do và

hạnh phúc vĩnh viễn chẳng bao giờ có được chỗ tương đối, hữu hạn vô thường…

Con người không thể nào tìm rõ thấu được chỗ bí mật nầy trong ba tỷ năm sinh lý

học ở trong bào thai của bà mẹ được. Ngày xưa ở Cực Đông có đôi kẻ phát kiến

được chỗ bí mật ấy, lại không đem ra bày dạy cho mọi người. Họ làm như thế rất

là hợp lẽ. Là vì việc ấy tuyệt nhiên chẳng phải việc đem ra bày dạy cho ai được.

Kẻ nào muốn thấu chỗ bí mật ấy chỉ có tự mình phát kiến lấy. Càng quái kỳ nữa là

nếu đem ra dạy bày chẳng một ai hiểu thấu cả. Tùng lai mọi người đều biết có cái

tuyệt đối, nhưng ra sức tìm mà chẳng hiểu thấu, là vì phán đoán lực của chúng ta

bị che bịt quá sức…

15

Page 16: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG V

SỰ PHÂN LIỆT CHÍNH LÀ CÔNG VIỆC

CỦA VIỄN TÂM LỰC

Cái tế bào tối sơ nầy vẫn tiếp tục phân liệt vô hạn. Nhưng nó vẫn tùy theo

sự tình hoàn cảnh mà thay đổi phương hướng và hình thức mãi. Cuối cùng nó

dừng lại một chỗ. Khi ở trong bào thai của mẹ, con người lớn lên gấp 3 tỷ hoặc 5

tỷ lần trong 280 ngày. Rồi ra đời, vì rằng sức phân liệt còn có thể hơn nữa. Ra đời

nó còn lớn lên thêm hai chục lần nữa, nghĩa là lớn hơn xấp 60 tỷ hoặc 100 tỷ lần

so với cái tế bào lúc ban đầu, thế rồi sức lớn ấy đình chỉ. Đấy là thời điểm cuối

cùng của thế giới hữu hạn. Nếu từ lúc ấy trong nhục thể còn có bộ phận nào tiếp

tục lớn lên nữa ( nghĩa là tiếp tục phân liệt), bộ phận ấy sẽ thành ra một bệnh mệnh

danh là ung thư hoặc là trở thành những tính tình khủng khiếp như: ngạo mạn, âm

hiểm, keo kiệt, ty liệt, biết bao bệnh về tinh thần sẽ ung dung tiến tới thế giới tuyệt

đối và vĩnh viễn với một sức lực vô song, kết thành phán đoán lực tối cao. Cái đã

làm cho ra ung thư, cái đã làm cho sức phân liệt đình chỉ lại, cái đã chuyển hướng

và làm cho sanh trưởng lên tức là hai sức Âm Dương. Âm là sức phân liệt, Dương

là sức thu súc, nó có đủ thể lực dẫn dắt biến chuyển đi các phương hướng. Bất

luận kẻ nào đã nắm vững tay lái của hai sức lực Âm Dương nầy trong tay đều có

thế điều khiển qua tả qua hữu hoặc làm cho phân liệt hoặc thu súc gì tùy ý. Sức ly

tâm lực và cầu tâm lực tức là nguyên nhân của sự sanh trưởng của chúng ta trong

thế giới hữu hạn. Trong nhục thể, trong thực phẩm, trong hoàn cảnh sinh hoạt, bao

giờ hai sức lực ấy cũng đều có vô số hình thái khác nhau. Nếu chúng ta điều khiển

được hai sức căn bản nầy trong thực phẩm và trong cảnh sinh hoạt hàng ngày của

chúng ta, chúng ta muốn làm gì cũng được cả.

16

Page 17: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Nếu ta nhìn nhận sự thật nầy như một quan niệm luận thần bí hoặc một duy

vật luận hiển nhiên, người ta sẽ xáo lộn cả thế giới vật chất và thế giới tinh thần

làm một thật là điều đáng sợ. Vì thế trước hết chúng ta bàn về vấn đề sinh học.

CHƯƠNG VI

TỬ CUNG BỊ NOÃN TỬ PHÁ VỠ

Cái tế bào thụ tinh đầu tiên bị phân liệt ra nhiều lần, thành ra hình như quả

dâu tây. Sau mấy ngày cái trứng chạy xuống tử cung, các tế bào ở lớp ngoài mặt

của quả dâu tây tức tế bào vinh dưỡng được sắp theo một lớp, còn phía giữa thì

trống rỗng. Những tế bào chính giữa kết

Hình 2

Vinh dưỡng tế bào

Vinh dưỡng tế bào

A B

17

Page 18: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Mô hình của noãn tử sau một tuần thụ tinh.

A- Chính giữa trái dâu tây này có không động.

B- Vinh dưỡng tế bào và nội tế bào phân ra hai phần.

hợp lại một khúm rất nhỏ giống như một hòn đảo. Không cần nói các bạn cũng

biết các tế bào chung quanh ấy vì quá Âm nên bao thành một lớp phía ngoài.

Những tế bào làm thành hòn đảo chính giữa tức là tế bào Dương. Chỗ trưởng

thành của sinh mệnh, chỗ tăng gia của khối lượng tế bào, chỗ phân liệt tức Âm;

Âm bao giờ cũng ở phần nội bộ lại ở phần lý dịch, chẳng bao giờ có tuyệt đối

100% Âm, cũng chẳng bao giờ có tuyệt đối 100% Dương. Âm và Dương chẳng

khác nào từ thạch. Bởi vậy cắt ra một chỗ nào chẳng hạn, thảy đều có lưỡng cực.

Cái gọi là phân liệt kia chẳng gì khác hơn là Âm và Dương phân liệt.

18

Page 19: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Hình 3 Vinh dưỡng tế bào

Thai nha

D

Huyết quản E

Trạng thái của noãn tử rúc vào tử cung. A-B-C chỉ cho thấy trạng thái ấy. D-E

trạng thái thiệt tế cho biết.

A- Noãn tử ở trong lớp da bọc của tử cung.

B- Noãn tử lần lần bị chon mất trong lớp da bọc của tử cung.

C- Noãn tử bị chon mất trong tử cung.

D- Lớp tế bào vinh dưỡng phá hoại cân nhục xằng xịt của tử cung. Dương mạc

nang và noãn tử nang thành hình.

E- Lớp tế bào vinh dưỡng càng làm cho các cân nhục tử cung bị rách ra, huyết

quản bị xé rách.

Lớp ngoài biểu diện tức lớp vinh dưỡng, cái đảo ở nội bộ tức cái mầm con

người, tức cái mầm của cái thai (thai nha) xem hai đồ vẽ thứ nhì (A B) và hình vẽ

thứ ba (C D E).

19

Page 20: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Trong khoảng 10 ngày noãn tử rúc vào trong bức tường da bọc của tử cung, xoi

ra một cái lỗ, nhưng không tay không chân gì cả.

a) Làm thế nào noãn tử rúc vào lớp tường da bọc của tử cung được?

b) Tại sao thời gian và định sở của công việc noãn tử rúc vaò lớp tường da bọc

của tử cung nầy lại định trước được?

Lúc Gilbert phu nhân chưa viết ra quyển sách của bà thì chưa ai biết. Nay thì dĩ

nhiên hiểu rồi.

Nói đến vấn đề nầy, một điều thú vị nhất phải chăng ta thấy rằng tự thân vấn đề

chính là chỗ giải đáp cho vấn đề rồi? ( những tế bào lăn tăn tối sơ của con người,

về biểu diện thì cực Âm, cho nên bị phần tử cung cực Dương thu hút mạnh.

Gilbert phu nhân bảo rằng người ta chẳng hiểu tại sao lớp tường da bọc tử cung là

nơi noãn tử rúc vào lại chảy ra thành nước. Cái đó thật là đương nhiên: Âm là ly

tâm lực, xuyên vào trong lớp tường da bọc của tử cung làm cho lớp cân nhục phải

chảy ra ( hiệu quả của viễn tâm lực, phân ly, phá hoại).

Noãn tử dần dần làm cho chảy cân nhục của tử cung ra, càng xuyên sâu vào tử

cung, rối làm cho huyết quản phải xé rách. Huyết của huyết quản ấy dùng để nuôi

noãn tử.

Quyển sách của Gilbert phu nhân nói: “ trước khi noãn tử rúc vào lớp tường da

bọc của tử cung, phá tan huyết quản, nghĩa là khi noãn tử thụ tinh, noãn tử đi dần

xuống, ngoài ra một tháng một lần trong lúc noãn tử từ noãn xào rung ra đi xuống,

huyết sinh ra nhiều, nhiệt độ lên cao phải phá tan huyết quản”.

Sự thật thì vậy, nhưng chỗ căn bản suy nghiệm về hiện tượng thì hoàn toàn

không đúng. Các bạn chắc đã biết từ lâu rồi: nếu noãn tử không được thụ tinh,

phải bị bài tiết, nếu tử cung bị đầm huyết, nếu nhiệt độ lên cao, nếu có kinh

nguyệt, thế nghĩa là làm cho các nguyên tố quá Dương có dịp bị trục xuất ra khỏi

tử cung mỗi tháng một lần để giữ cho được trạng thái quân bình Âm từ lâu nay.

20

Page 21: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Vì thế nên noãn tử được thụ tinh rúc vào cổ tử cung trước mấy ngày có kinh

nguyệt, lớp tường da bọc của tử cung vốn rất Dương liền thu hút lấy rất chóng lớn

hơn trước (Noãn tử không đều, thế là tử cung xung huyết phải phóng xuất ra thành

kinh nguyệt).

Sau một thời gian, tất cả cái gì bao bọc chung quanh cái mầm non hóa thành ra

lãnh địa của cái mầm non này: cái ấy người ta gọi là cái nhau( thai bổn). Cái nhau

có sợi dây nối vào thai nhi tức dây rún ( tê đái). Bao nhiêu những thức ăn, dưỡng

khí và nước của bà mẹ ăn uống đều vào bào thai, do cái nhau lọc sạch và nhờ

huyết quản của dây rún đưa vào thai nhi.

Thai nhi dần dần lớn lên trong chín tháng như một loại ký sinh trùng của bà mẹ.

CHƯƠNG VII

NHỊ PHÂN PHÁP- NHỊ TẤN PHÁP- CHỮ “NHÂN”

Bây giờ chúng ta quan sát cái đảo nhỏ của mầm thai trong quả dâu tây. Cái

đảo nhỏ ấy càng ngày càng lớn lên, rồi lại phân ra hai nhóm. Trong mỗi nhóm nầy

lại thành một cái hang nhỏ( không động). Nghĩa là thành ra hai cái đảy dính chung

nối liền nhau vào một bộ phận trung ương thành ra con người. Hai cái đảy phía

trên và phía dưới đối với thai nhi là tối thiết, nhưng đến khi sinh ra rồi thì thành ra

vô dụng và bỏ đi.

Từ khi noãn tử được thụ tinh cho đến ngày thành ra thai nhi vẫn phân liệt

thành ra hai bộ phận mãi, kể ra thật huyền bí thay. Khi đã thành ra quả dâu tây rồi,

nó đã phân liệt thành ra nội bộ và ngoại bộ. Rồi cái đảo ở chính giữa lại phân liệt

ra thành hai cái đảy. Rõ huyền bí vì cách nhị phân pháp nầy vẫn cứ thế mãi cho

đến kỳ cùng. Nó là hình thức sinh trưởng cộng thông của hiện tượng sinh mệnh,

hiện tượng con người, hiện tượng vật lý. Nó lúc nào cũng có vẻ đối lập thành hai

với cảm giác, cảm tình, tư tưởng và hành động, phán đoán và hồi đáp.

21

Page 22: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Thiên địa, huyền hoàng, đông tây, nam bắc, tiền hậu…nội ngoại, thủy

chung, cổ kim, nhật dạ, hàn thử, minh ám, nam nữ, ly hợp, bi hỷ, đều thành 2 phía

tương phân.

Bởi vậy một vũ trụ lại phân liệt ra làm không gian và thời gian, rồi không

gian và thời gian lại phân liệt ra thành hai phần. Thế rồi nhị phân pháp ấy thành ra

triển khai vô hạn.

Vì thế nếu nghiên cứu về sản sinh học, người ta đều hiểu rằng tất thảy hiện

tượng đều thuộc vào nhị phân pháp. Cho nên “ hai đứa con sinh đôi” nầy tương

dẫn, tương cận, tương xứng nhau để thành ra MỘT và nhân thế diễn ra biết bao bi

hỷ kịch.

Tượng hình chữ “Nhân” 人 (người). Cách tượng hình chữ “nhân”

人(người) rõ thật là một cái tiêu biểu cho nhị nhân pháp nầy: nam nữ, Âm Dương.

Nguyên tắc nhị phân pháp thấy rõ trong hình của chữ nầy. Hai hình tượng cận

nhau, tương hỗ nhau, tán trợ cho nhau, mỗi bên mọc thẳng lên một hướng tùy

thích. Giá phỏng mỗi một bên đâm ngang cắt đôi qua phần bên khác, thì chính

mình cũng bị cắt ngang, sẽ thành ra chữ X, chia lìa nhau, tự xé ra, tự hoại lấy,

thành ra bốn mảnh tức là tiêu biểu cho cái chết. Nếu bây giờ đem ra hai số dài tiêu

biểu cho Âm và Dương nằm dọc(||) sẽ thành ra hai đường song song nhau và có ý

nghĩa là ai sầu vô hạn ( sự thật, tình phu phụ, giao hữu và xã hội tổ chức hiện nay

là thế).

Nếu đem hai số ấy để nằm ngang lại(=) thế là tỏ ra sự nặng nề, yên tịnh,

yên định, không có sự dược động của sinh mệnh. Lại nếu đem đặt hai đường ấy

xiên lại(//) cho nằm song song nhau, thế là bất an định.

Biểu hiện của chữ “nhân” 人do hai nét đặt hơi xiên xiên, thấy rõ chỗ hoàn

toàn an định nhờ nơi hiệp lực nhau, tương hỗ tương trợ nhau, thật vô cùng tốt đẹp.

22

Page 23: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Dầu cho kẻ nào rên xiết thống khổ bao nhiêu, dầu cho bất hòa bao nhiêu

như Mỹ với Nga, Đông với Tây, thượng đẳng với hạ đẳng của xã hội, chồng với

vợ đi nữa, nếu họ ngắm nghía hình dáng tiêu biểu của chữ “nhân” nầy, sẽ được vô

cùng tốt đẹp. Chỗ bí mật của Âm Dương hòa hiệp tạo thành về ưu mỹ của cảnh

thanh tịnh chiều minh nơi âm nhạc.

Chữ “nhị” = ( nghĩa là hai chữ của Nhật và Trung Quốc) tỏ cho thấy Âm

Dương là hơn hết. Chữ nầy chỉ cho thấy rõ chỗ ưu việt về thi tứ của người Trung

Quốc xưa nếu đem so sánh với chỗ quái kỳ của chữ số A -rập và La-mã ngày xưa.

Dấu chữ +, dấu chữ X, . , đều tỏ ra hình Âm Dương không đúng. Đem chữ

“nhị”= và chữ Nhân人 ghép lại, thành ra chữ thiên 添 lại có một ý nghĩa khác biệt

nữa. Nhị = tức Âm Dương của con người và động vật. Thiên là ghép hai chữ nhị =

và nhân人lại tức trời. Trong chữ tượng hình nầy, nguyên lý tương đối của Nhân

phối hợp với Âm Dương tức là một nguyên lý của đại tự nhiên và của đại vũ trụ.

Chữ Nhân là người, chỉ chun cái đầu vào trong sâu của nguyên lý đại tự nhiên tức

đại vũ trụ, còn để cho thân hình được thung dung, tứ chi tay và chân cho vẫy vùng

trong thế giới. Trời tức là thế giới của Tự do vô hạn, Hạnh phúc vĩnh viễn và hòa

bình tuyệt đối.

Thử xem lúc tinh trùng chun đầu vào noãn tử, đấy chẳng phải một mô hình

của thiên quốc sao?

Hiện tượng sinh mệnh phân liệt chẳng phải là một cách phân liệt đơn thuần

vô nghĩa lý, mà chính là cách phân biệt của Âm Dương. Đấy chỉ là một quá trình

bay nhảy tận cùng về cái “MỘT”. Bởi vậy kẻ nói MỘT ( chỗ huyền diệu của Lão

Tử Cốc Thần) tức là kẻ đã nhận rõ, sản xuất ra và hấp thụ cái HAI (Âm Dương).

Bởi vậy nếu rõ được trong cái MỘT có cái Hai( hòa bình). MỘT trong HAI ( đối

lập) người ta có thể giải quyết được ngay tất cả nổi bí mật, tất cả nổi thống khổ.

Vậy cho biết vì có cảnh chống đối và tranh đấu cho nên từ khi khởi thủy đã có cái

toàn, cái hoàn hảo, cái gọi là MỘT, duy nhất, cái gọi là vĩnh viễn.

23

Page 24: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Nếu mắt của con người thấy được cái MỘT nầy, cái gọi là vĩnh viễn, hẳn rõ

ràng sinh mệnh là vĩnh viễn, họ sẽ biết cho rằng tất thảy mọi người trong thế gian

đều đã được hạnh phúc, hoặc đang trong cảnh hạnh phúc sẽ có hạnh phúc.

Âm và Dương điều khiển ngang dọc vô hạn. Tất cả những hiện tượng gì có

hỗ tương quan hệ phát sinh chẳng khác nào những cảnh nhào lên lộn xuống của

song bể, của bọt nước sáng ngời như thủy tinh hoặc như ngọc thạch, hiện ẩn theo

luồng sóng ở ngoài khơi bể cả mênh mông. Những cảnh ấy hoàn toàn biến mất,

chẳng có một cái gì tồn tại và bị bể cả cuốn theo lối đi mù tít…

Chỉ có bể cả vô biên mới diễn được trò vĩnh viễn nầy và tự thân bể cả vẫn

ưu du tự tại. Bài thi Astarte của Pierre Louys là một bài thi đã tỏ rõ toàn cảnh nầy

một cách kỳ diệu.

Sản sinh học của con người dạy cho chúng ta tỉ mỉ động cơ của vô số

những luồn song lăn tăn phủ đầy mặt bể vô biên ấy rồi tự thay hình đổi dạng theo

biện chứng, càng ngày càng trở thành luồng song lớn, kết hợp nhau một cách phức

tạp và thích thú, nổi phồng lớn lên, hợp nhau, chia lìa nhau, lại xung đột nhau.

Ban đầu Âm và Dương ấy thấy ra lăn tăn, rồi thu hút với nhau hợp lại thành

ra một hình thống nhất và cái hình thống nhất ấy càng ngày càng thành to lớn lên

để mà chia ly nhau, lại thu hút nhau, thống nhất trở lại. Chỗ tối sơ kết hợp của con

người cũng như thế. Ban đầu còn nhỏ thì liên kết với anh, chị và cha mẹ, rồi liên

kết với các em, các bạn bè còn nhỏ bé. Đó là sự liên kết tự nhiên. Đến lúc 16,17

tuổi lại bị dị tính thu hút, rồi đến 25,26 tuổi lại có vợ chồng, lại quan tâm đến các

vấn đề lớn hoặc nhỏ của xã hội, cách liên kết ấy vẫn cứ trở đi trở lại hàng muôn

lần, trăm vạn lần và hàng vạn ức lần. Chỗ liên kết ấy càng bành trướng đông nhiều

và lớn lao bao nhiêu, chúng càng tự do và hạnh phúc bấy nhiêu. Dầu cho có kể

không ưa thích một ai, không ưa thích một động vật nào, một loại thảo mộc nào,

một hoàn cảnh nào, khí hậu nào, sự khốn khổ nào, vấn đề nào đi nữa, thế mà đối

với họ tất thảy đều trở thành thích thú, vui vẻ và cuối cùng được hạnh phúc, tuyệt

24

Page 25: Thai giao cac ban o dau ohsawa

đối sung sướng trong thế giới, trong cảnh nhân sinh, trong vũ trụ. Kẻ đó đã được

cảnh đại hạnh phúc vĩnh viễn.

Trải độ 3 đến 5 tỷ năm- theo sinh vật học mà xét- nghĩa là con người mới

còn là cái trứng hoặc cái mầm mới tượng (thai nha) hoặc một noãn tử thứ nhất

được thụ tinh, từ trước ngày chào đời cho đến khi thành một đứa bé, vẫn luôn luôn

liên kết trở lại cái nầy với cái kia, bây giờ tung ra ngoài thế giới mới với cảnh mạo

hiểm ngang dọc bốn phương. Đấy tức thế giới gọi là nhân sinh.

Tuy vậy thế giới nhân sinh nầy đủ làm cho thay đổi hẳn cảnh sinh hoạt của

vương tử trong cung điện gọi là thai nội của tử cung. Trong cảnh đại gia đình

mênh mông to lớn xấp hang trăm ngàn vạn lần của tử cung đã có sẵn bao nhiêu

vương tử vương nữ sinh ra tử trước. Bây giờ phải chịu với cảnh hàn thử thiết thân,

ăn uống khác hẳn, phải bận áo quần. Đông Tây Nam Bắc tứ phía mênh mông. Khi

ở trong thai chỉ có trên dưới trước sau thế thôi, nay thì tứ phương bất hướng không

gian mở rộng. Cái cảnh khi còn ở trong thai không còn nữa.

Nhưng khi còn sinh trưởng ở trong thai 3 tỷ năm kinh nghiệm là việc phải

nói. Từ 3 đến 5 tỷ năm, tấm thân chịu sự phán đoán của Âm Dương này, tung ra

trong đời một cuộc đại mạo hiểm. Nhờ có la bàn Âm Dương nầy tất thẩy sinh vật

đều thích thú bay nhảy trong đời nầy, nhưng vương tử vương nữ của con người

cũng muốn biến hóa mạo hiểm như Alice bay bổng lên một cách vui thích, thế mà

la bàn tự do bị trở ngại. Từ đấy phải sinh ra cảnh gọi là mạo hiểm, dầu cho nhiều

phương đi nữa, con người vương tử không có cái la bàn ( tức giáo dục) phải bị trở

ngại( tức cảm tình), chạy càn chạy bậy.

Cứ theo Toynbee, con người đeo đuổi theo cuộc mạo hiểm như thế trải ba

chục vạn năm, trải hai chục lần mạo hiểm chồng chập của cái gọi là nền văn minh,

bây giờ đến lúc tối hậu của cuộc đại mạo hiểm của nền văn minh Tây phương,

khiến cho bị thương nặng đến chết. Nhân đấy mà con người khởi sự bình tinh để

phản tinh nhớ lại cảnh lúc còn trong bào thai mẹ như thế nào.

25

Page 26: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG VIII

CON SÂU NGƯỜI

Bộ phận đã rúc vào hai cái đảy thành ra thai nha- mầm con người- phần đáy của

cái đảy trên dần dần nở lớn lên tức thần kinh. Phần trước trong cái đảy trên làm

Hình thứ 4

Thần kinh bâng

Dương mao Thai bồn

Tim tạng Tiền trường

Hậu trường

Noãn huỳnh quang Thai bảng Huyết đảo

Thai nha lúc được 3 tuần lễ. Thai nhi cùng phụ thuộc mạc

(ngó theo chiều cắt dọc)

A- ở giữa dương mạc và noãn huỳnh quang có một lớp đấy là thai nha.

B- Trong noãn huỳnh quang có huyết đảo. Tâm trạng quản bắt đầu hiện ra. Lại

tầng trên của thai bảng thành hình thần kinh.

26

Page 27: Thai giao cac ban o dau ohsawa

C- Phần đầu và phần dưới thành ra phân biệt, tâm trạng càng phát đạt lên, dương

mạc càng lớn xấp bội.

cho cái đảy lớn lên bao trùm thai nha. Sau cùng chỉ có cái dây rún ( tê đái) còn lại,

còn toàn bộ phận khác đều bị bao phủ cả. Cái đảy phía dưới cũng to lớn lên, phía

chính giữa là phần bụng, món ăn của thai nha đem vào thành ra cái đảy chứa mồi

ăn (noãn huỳnh quang). Từ đấy thai nha thành ra một cái hình bao bọc trong nước;

những cảnh chấn động mạnh phía ngoài đều không truyền tới được.

Cái chốn an toàn ấy chính là xưởng để chế tạo ra con người đấy. Dần dần

chế tạo thành con người. Cái mầm con người chia làm hai phần: phía trên tức

thành ra thần kinh, phồng lên như cái bánh ga-tô, dính liền với phần giống như cái

bông mồng gà.

Cái phần phía trên tức ngoại thai diệp, phần phía dưới là nội thai diệp.

Trong thai diệp này lại sinh ra cái gọi là khí quẫn.

Ở các loài chim, cá, chó, voi, rắn gì trong thời kỳ nầy cũng chưa có như thế.

Để ý xem trong khoảng mươi lăm ngày, nơi hai phần giản đan và thô bỉ nầy

có một phần( sau đó sinh ra cái đầu) sinh ra tâm trạng của thai nha.

Trước đó trung thai diệp nở ra, bao bọc cả hai cái đảy trên và dưới. Rồi

khoảng 17 ngày sau ở ngoài biểu diện lại có từng tế bào dặc biệt lổ đổ xuất hiện.

Đấy tức là đảo huyết. Sau đôi ngày thì sinh ra huyết quản, huyết đảo nở ra, tế bào

ở trong đảo rục rịch, huyết quản đã thành hình, ở trong trung thai diệp thấy có

huyết lưu thông.

Trong khoảng ngày thứ 22 đến thứ 26 cái phần phồng lên dày hai bên thần

kinh của bên ngoài thai diệp tự nhiên thành ra, xoắn xoắn vào châu trung ương

làm thành một cái hang, đấy tức thần kinh quản. Phần trên của quản ấy thành ra

phần não, phân dưới thành ra tích tùy ( xương sống).

27

Page 28: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Điều đáng chú ý nhất là phần não và thần kinh đều từ bộ phận ngoại thai

diệp rúc vào. Xem đấy ai cũng rõ thần kinh là Âm. Chúng ta rõ thần kinh thế nào.

Cái ấy do phần Âm của ngoại thai diệp mà có, lại có cả phần Dương của nội thai

diệp nữa, chẳng phải do phần Dương của trung thai diệp thành ra. Không có Âm

thì cảm thụ tính phải nặng nề ( độn). Thần kinh thành hình ở ngoại thai diệp kể ra

là một bàn tay xảo diệu vô cùng.

Chỗ đáng suy nghĩ nữa, bộ não là một đầu mối của thần kinh quản. Cái

phần thành ra bộ não nầy so với phần thành ra tích tủy ( xương sống) có chỗ Âm

hơn là lẽ tất nhiên.

Do cách đó, mầm thai ( thai nha) bắt đầu trước nhất là tâm trạng, thần kinh

và bộ não. Trong khoảng thời gian nầy nếu bà mẹ ăn những thức ăn bậy bạ, lẽ tất

nhiên cơ sở bộ não, tâm trạng và thần kinh thành ra xấu.

Lại một phương tiện thai nha còn làm ra dạ dày (vị) và ruột (trường). Khi

dạ dày và ruột mới thành hình, nơi phần dưới thần kinh và bộ não thấy như có cái

ống điếu rất giản đan thô mạt. Hai đầu thai nha phồng ra một cục nhỏ, đó tức là

ruột trước và ruột sau ( tiền trường, hậu trường), phía dưới của phần cái đầu mới

thành hình, chỗ tiền trường có cái miệng mở ra, chỗ phồng lên một bên phía đầu,

ngược lại cũng có cái miệng mở ra, đấy tức là bộ miệng và giang môn thành hình.

Cái ống điếu ở giữa khoảng bộ miệng và giang môn ấy tức thành ra thực đạo, dạ

dày (vị) ruột(trường). Như trên đã nói tức là khi thụ tinh đã được 20 ngày.

Đến đây thia nha kia của sinh vật đã thành hình dài được độ 2 ly 6(0,026),

nào đầu và đuôi, miệng và giang môn, não và tích tủy, tâm trạng đều đủ cả.

28

Page 29: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Hình thứ 5

Dương mạc

Đầu bộ

Rong ca Miệng

Cái cằm tương lai

Tâm tạng

Cái rốn tương lai

Giang môn

Noãn huỳnh quang

Thai nha lúc được 4 tuần lễ (mình dài 0,026). Noãn huỳnh nang to bự đeo nơi

phần bụng, lại đáng chú ý nhất có tâm tạng rất lớn.

Nào ai có để ý rằng con dòi tý ty kia lại thành ra con của con người. Não và tâm

trạng đối nhau. Không có tay chân gì cả. Nơi cái bụng có cái đảy mồi ăn to bự đeo vào.

Trong ấy còn có bộ phổi đang bắt đầu thành hình. Cái ấy tức cái phần ruột trước (tiền

trường). Ngay phía dưới đó có phần hậu của tiền trường, lại có can tạng nở ra.

29

Page 30: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Hình thứ 6

mũi

Mắt

Dây rún

Mang cá

tay

Tâm tạng

Cái đuôi

chân

Trường mình

Cái nhau

Thai nha trong tháng đầu (mình dài 0,mm007). Đáng chú ý là toàn thai nha chỉ

bằng 1/3 của phần cái đầu.

Thận tạng- sau 22 ngày chỗ sinh ra phần cái đầu (thủ) ở trung thai diệp có

một số ống lăn tăn kết hợp, 7 ngày sau thì tiêu tan mất, cái ấy tức tiền thận- liền

tiếp theo đó có cái thận thứ 2 hiện ra.

Con người trong ngày cuối một tháng là một sinh vật dài 7 ly. Phóng đại ra

to như trên đây thấy thật dễ sợ ( xem hình 6).

30

Page 31: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Xem trong hình, không những thấy con mắt lộ ra, mà còn thấy cái đầu

choán cả phân nửa thân hình, rõ thú vị thật.

Con mắt- từ trong phần não lòi ra hai cái đảy tức thành con mắt. Nơi cái

chân có cái lỗ rộng giống như hình cái ly của Tây phương. Nơi cái lỗ ấy có bộ

phận ngoại thai diệp lọt vào thành một thấu cảnh(lentille). Thấu cảnh cũng như

thần kinh từ ngoại thai diệp đến rõ thú vị.

CHƯƠNG IX

THAI NHA KHI ĐÃ LỚN 2,3 THÁNG

(tất thảy người đều sứt môi)

Dần dần đã được hai tháng. Lúc ban đầu của thai nhi, xem chẳng thấy gì là

con người. Đến tháng thứ hai đã thấy giống cái hình đứa bé của con người. Bộ

phận đầu sọ, tay chân to tướng hiện ra. Tính khí (bộ phận sinh dục) cũng thấy lộ

hình. Cái đuôi mọc ra. Nhưng không can gì, cái đuôi ấy sẽ dần dần tiêu đi, các bạn

nên trì chí một chút chớ đem lòng lo!

Trong tháng này sức nặng đã tăng lên năm chục lần, than hình dài ra xấp

sáu lần.

Tuy vậy trong lúc đầu tháng nầy, cái đầu còn như cái đầu cán tay cầm của

cái ba-toong, chẳng bao lâu ở hai bên lại có con mắt mọc ra.

Nếu cái hình to bự A B ấy cứ còn mãi trên đầu chúng ta, các bạn ngó thử ra

làm sao! Tất nhiên không làm được gì ra trò cả. Đến cái mặt ở hình C D phía dưới,

thỉnh thoảng trong đời cũng có thấy. Lấy con mắt Âm Dương mà xem, ai cũng rõ

toàn thể con người đều từ Âm tiến lần đến Dương. Cái bộ môi sứt to bự kia rồi

cũng biến mất, con mắt dần dẫn cũng xê xích vào chính giữa, lỗ tai cũng dần dần

từ dưới chạy lên trên, đầu cũng thành ra tròn và

31

Page 32: Thai giao cac ban o dau ohsawa

A B

D

C

Con mắt trong hai tháng.A- trong tuần lễ thứ 5(thân hình dài 0m008) B- tuần lễ

thứ 6 (thân hình dài 0m013) C- tuần lễ thứ 7 ( thân hình dài 0m018) D- tuần lễ thứ

8 (thân hình dài 0m025).

32

Page 33: Thai giao cac ban o dau ohsawa

nhỏ lại. Người có khoảng cách giữa hai con mắt díu khít lại miệng nhỏ, như thế vì lúc

còn khoảng hai tháng bà mẹ gặp khí lạnh, ăn thức ăn Dương tính (thịt) quá nhiều, không

biết khéo dùng thức ăn Âm tính. Ở Bắc bán cầu số ấy sinh đẻ vào tháng mười nhiều. Trái

lại số sinh vào trước tháng 9, khoảng tháng 8,7,6,5 thì bộ miệng rộng, phần nhiều theo

nguyên tắc là vậy. Trong tháng thứ hai, thứ ba là tháng đa số khí hậu ôn và nhiệt, do đó

uống nước nhiều, trong thức ăn nhiều phần K (Âm). Tại Ấn Độ, con người đa số có tròng

mắt to, vì thường ôn độ chỉ trên 20 độ, nên sản vật nhiều chất K (hôm nay tôi viết tập

sách nầy trên chiếc tàu SAHDANA, trên tàu có 172 nhân viên, hành khách trên 500

người, trong đó có 20 người Ấn Độ, nhưng kẻ có mắt nhỏ chỉ có một hai người thôi. Nhất

là bé con độ 2 tuổi gầy yếu, thế mà mắt to bự chăm chăm nhìn, rất đáng thương. Chúng

tôi thường ăn cơm Anh, cơm Tàu, cơm Ấn Độ, thích cơm Ấn Độ hơn, nhưng mỗi ngày

ba bữa ăn vào như xé miệng, vì cà ri cay quá sức, khiến cho Lima phải than phiền.

Hơn nữa, những kẻ sinh đẻ vào khoảng tháng tư, tháng năm trở đi đến tháng 8,

tháng 9, bà mẹ ăn uống đúng phép, suốt ngày làm lụng, khoảng giữa hai con mắt hẹp, con

mắt và lỗ miệng đều nhỏ, cũng sinh được đứa con tốt đẹp. Ngoài ra còn có lắm điều kiện

cho thấy, con của con người đều chịu ảnh hưởng về sinh lý. Xem đến đều lấy làm thú vị.

Chẳng bao lâu, khi chúng ta lúc ban đầu được hai tháng, chẳng có gì phân biệt

nhau, tất thảy đều có vẻ dễ sợ, sứt môi xấu xí. Từ đấy bà mẹ ăn uống, sinh hoạt giữ gìn

đúng theo trật tự sẽ tránh được tật sứt môi. Các bạn

33

Page 34: Thai giao cac ban o dau ohsawa

A B C

D E

34

Page 35: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Thai nhi trong tháng thứ 2 (lớn xấp 5 lần)

A- Tuần lễ thứ 5 (thân dài 0m010). B- tuần lễ thứ 6 (dài 0m013). C- tuần lễ thứ 7

(dài 0m015), D- tuần thứ 8( dài 0m017). E- tuần lễ thứ 9 (dài 0m023).

cứ xem phía dưới cái lỗ mũi của các bạn đủ làm chứng. Nghĩa là tự nhiên ở giữa

hai bên tả hữu của cái môi trên díu lại, hiện ra một cái đường xối. Kẻ thâm hiểm

thường để ra sứt môi.

Tai- cuối tháng thứ hai, bộ mặt của chúng ta đã có vẻ con người, có mũi,

hai bên mũi có mắt, lỗ tai dính dài hai bên quai hàm chạy xuống.

Tay chân- ngón tay- tay chân lúc ban đầu hình như cục bướu vậy. Sau đó

dài ra, ở phía đầu có hình như cái “vá” xúc vôi của thợ nề. Kế đó ngón tay mọc ra.

Tay và ngón tay rời ra nhau. Ngón tay và bàn tay mọc ra sớm hơn chân. Phía bên

trên là phần Âm mạnh hơn. Thần kinh và bộ não cũng ở trên, Âm tính mạnh cho

nên mọc ra sớm. Xem hình vẽ của tay chân mọc lên thì rõ. Cũng như trò chơi của

bé con, lấy đất sét nắn hình xấu xí, thế mà ở trong cái xưởng chế tạo của tử cung

tối tăm, luyện nắn mãi đến thành ra hình người, rõ chỗ khổ tâm của nhà thợ dường

nào!

Thế rồi tiếp đó tạo ra cân nhục, xương cốt con người. Xương cốt ấy ban đầu

rất mềm mại, sau cứng dần. Cái xương cứng đầu tiên có hai cái: “ Tại sao? Thiệt

hoàn toàn khó hiểu. Thật là chỗ thần mật của sản sinh học”, trong quyển sách của

Gilbert phu nhân nói như thế. Nhưng đeo cặp kinh Âm Dương (P.U) vào sẽ thấy

được rõ rang ( ví dụ như xương mặt, xương đầu, xương tay chân ở chỗ vị trí Âm

của nó, nên chóng cứng rắn là lẽ tự nhiên. Nước cũng vậy, khi lạnh thì chóng đông

lại.

CHƯƠNG X

CÁC LẰN XẾP TRONG BỘ NÃO

35

Page 36: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Cuối hai tháng tức là thời kỳ thai nha đã hết. Từ tháng thứ ba trở đi là thai

nhi. Từ đây tính nam nữ đã phân. Răng cũng bắt đầu có. Vị vày can tạng dần dần

khởi sự hoạt động. Huyết cũng thành. Bộ phận của nữ tính cũng hiện ra, nhưng so

với bộ phận của nam tính thì lại chậm hơn mới thật là thú vị.

Đến tháng thứ tư thì thai máy, tức thời kỳ sinh trưởng tối cao.

Đến tháng thứ năm, móng tay móng chân, lông, da sinh ra. Đấy là hiện

tượng nội tạng giáng xuống. Nào tâm tạng, can tạng, vị và ngực từ phía trên sa

xuống long bụng.

Bàng quang và tử cung cho đến sau ngày đẻ ra rồi cũng chưa sụt xuống,

vẫn ở trong lòng bụng. Cao hoàn ( hòn dái) mọc thẳng ra, trụt xuống phía ngoài,

rúc vào trong cái đảy ( tại sao vậy có hiểu chăng?).

Tháng thứ 6- Dần dần sinh ra nam hay nữ mới là vấn đề. Nếu rõ tường tận

về các thức ăn uống hàng ngày của cha mẹ, trước ngày sáu tháng hoặc trước ngày

thụ thai có thể dự đoán sẽ sinh ra nam hay nữ. Những thực chứng như thế tôi đã

cho các bạn được thấy biết bao nhiêu.

Lông nheo và lông mày- Lông nheo và lông mày cũng trong vòng sáu tháng

mới sinh ra.

Trong tháng thứ bảy đại não đã chiếm một phần lớn trong bộ não và nảy nở

ra, các lằn xếp hiện ra nhiều; từ ngày một tháng bộ não lớn dần lên ở phía sau ép

tới dần, ở chính giữa lại thành ra hai mảnh xương cứng khép lại, thành ra lằn xếp.

Đầu não của con người được mạnh khỏe, đại não nầy được nảy nở lớn lên, có

những lằn xếp, sự thiệt thì phần Âm của bộ não dần dần lớn lên, lại chung quanh

khép lại cùng với sức Dương của xương cứng hợp tác. Con người cũng thế, ở

trong xã hội mà không cọ sát với nững lằn xếp của xã hội đều vô ích.

36

Page 37: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Hình thứ 10

A D

E B

F C

Bộ não của loài động vật

A- Loài giao B- loài cá xương cứng. C- Loài ếch. D- Loài bò sát. E- Loài chim. F-

Loài cho bú.

1- Trung não. 2- Não trung gian. 3- Tiền não. 4- Khứu quan cầu. 5- Thị thần

kinh. 6- Lận đấu. 7- Hạ sanh thể (niêm dịch thể). 8- Tục não(tũy não). 9-

Hậu não. 55- Thượng sanh thể. 11- Đại não cơ để hạch. 12- Khứu diệp. 13-

Vi-a rô-rị thị kiều.

Đem phân biệt hình vẽ trên thấy rằng bộ não của con người và các loài cá, ếch,

sâu bọ, chim chóc, trâu bò v.v…có chỗ khác nhau hẳn. Cái hình của cái đầu từ

ngoài xem vào thấy bộ phận não cũng phát đạt. Bộ đầu của chim (E) tiểu não (đầu

phía sau) như hình con chim con sinh lớn, trong bộ não của các bạn chẳng bao giờ

có, phải chẳng? Nếu có mà không chú ý thì lạ lùng lắm.

37

Page 38: Thai giao cac ban o dau ohsawa

CHƯƠNG XI

ĐẺ SINH ĐÔI VÀ QUÁI THAI

Khoảng 8,9 tháng, thai nhi dần dần từ trong thế giới tử cung hẹp hòi, muốn

nhảy ra ngoài cõi thế giới mênh mông tự nhiên, tự do, nên quay hướng lại, cái đầu

xoay xuống phía dưới miệng tử cung. Tại sao lại được như thế? Chỉ vì thai nhi đã

đầy khít trong tử cung, sát trong bức tường mạnh rồi, mắt trông không thấy được

thai nhi nữa..? không có cách gì hơn. Cái đầu lớn bự lên, càng nặng, theo lẽ tự

nhiên của pháp tắc sinh lý học, phải ngã xuống phía dưới.

Đẻ ngược. Nếu lúc bây giờ thai nhi không quay đầu trở xuống như thế thì

gọi là ngược nhi ( nằm ngược). Như vậy là vì bộ đại não của con người không

được phát đạt theo chính thường, nhẹ, không quay chuyển được. Đứa con như thế,

cái vận mạng tương lai của nó vô cùng buồn thảm. Tại phi châu hồi nguyên thủy,

nếu gặp đứa con đẻ ngược như thế, bà mẹ cũng bị giết đi. Theo sự thật của sinh lý

học và sinh vật học, rõ một chính sách thú vị của xã hội.

Tháng thứ 9, sinh đẻ- Trong khoảng 280 ngày ( theo Âm lịch gọi là mười

tháng), thế là công việc của thợ nắn hình đã hoàn liễu thật vô cùng đáng khen.

Đẻ khó- Đẻ dễ- Người đã ăn uống đúng phép, chẳng bao giờ có việc sinh đẻ

khó khăn. Trước khi sinh ba chục phút bà mẹ vẫn cứ làm lụng như thường, đến khi

sinh đẻ vẫn vui vẻ vô cùng. Đẻ khó- nghĩa là chuyển bụng trên một giờ- lắm lúc

chuyển bụng đôi chục giờ, đau đớn khổ sở, thảy vì ngày thường ăn uống bậy bạ

mà không tự biết. Trải bốn mươi năm tôi bày vẽ cho hàng vạn người ốm yếu ăn

uống đúng phép, họ trước kia sinh để khó khăn, thì sau đó bắt đầu sinh đẻ rất dễ

dàng, không nghe rên la đau đớn gì cả.

Chỗ không rõ và trước khi sinh đẻ- Con gái khi sinh đẻ, tử cung go hẹp lại,

không trở lại như lúc thanh niên nữa. “ Chỗ ấy khó hiểu thay”, trong quyển sách

của Gilbert phu nhân nói như thế. Chỗ ấy đã rõ rang, các bạn hẳn biết rồi. Lúc sinh

38

Page 39: Thai giao cac ban o dau ohsawa

sản, tử cung go hẹp lại. Sức go lại như thế là Dương. Cái Dương ấy ở đâu mà đến

kìa. Toàn than mẫu thai trong 280 ngày Dương tính ( huyết của nguyệt kinh,

Dương của thai nhi) chất chứa lại biến chất ra, bao nhiêu cái Dương của kích

thích tố chứa lại, nay bổng nhiên như cảnh đại hồng thủy, làm cho đê vỡ tan ra.

Nguyên lai tử cung rất Dương, thai nhi được sinh trưởng là vì trạng thái rất Âm (

lại không chịu Dương được!) không thể rúc vào trong được, nhưng giữa khoảng

trống ấy, nhờ có kích thích tố Dương lưu chuyển giữ gìn. Được 280 ngày thì tử

cung mỗi ngày một bành trướng phản động, viện quân của kích thích tố nầy muốn

trở lại nguyên thể, phải dung sức tối đại tối hậu của nó tống ra.

Đẻ sinh đôi và đứa con dị hình- Đứa con kỳ hình tại sao mà có, thật chỗ

nghiên cứu của sản sinh học chưa nói tới, nhưng chúng ta theo nguyên lý sáng tạo

con người ( trật tự của vũ trụ) mà xét thì kỹ thuật ấy ( cách ăn uống) và tài liệu để

ăn uống ấy ( món ăn) đã hiểu thấu thì tức khắc hiểu ngay. Đặc biệt nhất là trong

khoảng còn là mầm thai ( thai nha) món ăn trong hai tháng ây vô cùng quan trọng.

Đứa bé kỳ hình kia, kẻ có học sơ về vô song nguyên lý thì đây là khóa để học tập

rất thú vị.

Đứa con sinh đôi, đối với sản sinh học người ta chia ra hai phần là ngụy và

chân. Ngụy nghĩa là noãn tử chia ra làm hai đồng thời thụ tinh, chân nghĩa là dung

một cái noãn tử, nhưng sinh ra hai người. Cái ấy nguyên lại chỉ thành một người,

cho nên bụng và đuôi dính chung nhau, đầu mọc ra, dáng thảm khốc là chỉ có hai

chân, còn tay trở về trên thành ra như hai người.

Cái kỳ hình ấy, nào mắt, cằm, tai, môi sứt, lang hầu, ngoài ra còn đê não,

bạch si, câm, điếc, mù , tay chân nhiều ngón hoặc ít ngón. Tất cả đều do trong lúc

ăn uống mà ra.

Xin đem nguyên nhân của sự sản sinh bi thảm này viết ra như dưới:

Chân tính đứa con sinh đôi- do ăn thức ăn Âm tính.

39

Page 40: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Ngụy tính đứa con sinh đôi- ăn thức ăn Dương tính quá nhiều.

Có thai ngoài tử cung- chỉ vì người đàn bà quá nhiều Âm tính ( luân huyết

quản sung huyết, có lúc bị độc, truy về trước kia chỉ vì ăn uống quá nhiều thức ăn

có Âm tính).

Hê-rên-kê-ra ( phiên âm) nói chỉ vì bà mẹ ăn thịt nhiều.

Tinh thần bị ảnh hưởng thì thai nhi sinh ra kỳ hình, mình nổi mụt đỏ, bị trôi

thai. Nói thì như thế, nhưng cần phải giải thích một ít như dưới. Vì thai nhi và bà

mẹ, về thần kinh và huyết quản không bao giờ tiếp nhau, cho nên mỗi khi bà mẹ

có bị động chạm gì cũng không truyền đến được. Tuy vậy về tinh thần cảm động

rất dễ. Bà mẹ bình thường ăn uống bậy bạ, thức ăn ấy làm cho thai nhi lớn lên sinh

ra kỳ hình và dị thường là lẽ tự nhiên.

Chỗ tinh thần dị thường, khí quản và cơ năng dị thường kia từ 40 năm nay tôi

được thấy đều do hậu thiên cả. Đứa bé sau khi ra đời vì ăn uống sai cách mà thành

ra thế. Bộ não thủy thủng cho nên ngó, nghe, nói không được rõ, chỉ vì thai nhi do

bà mẹ ăn uống bậy bạ, nay ăn uống cho đúng phép trở lại một tháng sẽ điều chỉnh

sửa chữa thành ra tử tế, đó là chỗ kinh nghiệm cho thấy.

Trong bốn mươi năm thể nghiệm trong việc chỉ đạo lấy thức ăn làm khang

kiện, tôi càng ngày càng đem chỗ trọng đại của thức ăn mà bày dạy ra. Tất thảy

những người chẳng được may mắn ( đau ốm, nghèo khổ, bị tai nạn, bị thương tích,

tức gọi là những kẻ phạm tội, sát nhân, chiến tranh v.v…) chỉ vì phán đoán lực bị

che bịt đến tối tăm lu mờ; chỗ đen tối lu mờ ấy thảy do thức ăn mà ra, nhất là

trong thời kỳ còn là mầm thai ( thai nha), thai nhi, vì ăn uống bậy bạ mà nên nổi.

Trong bốn mươi năm nay tôi đã lấy chỗ thực chứng bày dạy rất nhiều.

sách.

Tôi lấy chỗ bốn mươi năm thể nghiệm ấy mà viết ra và đã viết ra rất nhiều

40

Page 41: Thai giao cac ban o dau ohsawa

Trong việc nghiên cứu về sản sinh học nầy, tôi chỉ chú trọng về chỗ 1, 2

tháng để viết ra một cách vụng về. Muốn viết tường tận cho đến ngày sinh đẻ ra,

rất thú vị, nhưng thì giờ không con nhiều nữa. Tàu khởi hành từ Thần- hộ đã ba

ngày, nay chỉ còn phải chạy từ 1 đến 300 dặm nữa, đã gần đến Hương cảng rồi(I).

Sáng ngày mai phải gửi bản cáo nầy tại hương- Cảng cho phi cơ chuyền đi, vì thế

trong khi lấy làm tiếc không thể viết thêm được, xin lưu lại cho các bạn tập sách

thú vị về sản sinh học nầy, mong các bạn viết tiếp theo. Đây là quyển sách rất vui

thú cho các bạn.

(2): Tiên sinh viết quyển sách này trên chiếc tàu chạy sang Ấn Độ

41

Page 42: Thai giao cac ban o dau ohsawa

MỤC LỤC

Chương I: 5

Chương II: Đứa bé sứt môi và bà mẹ 8

Chương III: Chỉ là thế giới hoang phí 13

Chương IV: Sinh mệnh lúc bị phân liệt 18

Chương V: Sức phân liệt chính là công việc của viễn tâm lực 21

Chương VI: Tử cung bị noãn tử phá 23

Chương VII: Nhị nhân pháp- Nhị tấn pháp- Chữ “Nhân”. 27

Chương VIII: Con sâu người 33

Chương IX: Thai nha khi đã lớn 2,3 tháng 39

Chương X: Các lằn sếp trong bộ não 44

Chương XI: Đẻ sinh đôi và dị hình 47

42