8
CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột Điện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451 Email: [email protected] www.baodaklak.vn NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂM SỐ: 6788 THỨ TƯ, NGÀY 10 - 11 - 2021 BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG Trong số này THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn ngành nông nghiệp thăm, tặng quà công nhân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Hồng Chuyên TRANG 7 TRANG 8 TRANG 3 “Khoảng trống”xuất khẩu lao động Kỳ cuối: Để người dân đi đúng hướng trên con đường thoát nghèo Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào có đạo ở Hòa Phong Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk Chung tay vượt qua đại dịch TRANG 6 Cần giải pháp hỗ trợ lâu dài cho lao động trở về từ vùng dịch Ngày 9-11, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đối với Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các ý kiến của đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch đối với các lĩnh vực. Cụ thể như: công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản, trong đó bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp, cơ chế đặc thù, phân cấp trong phòng, chống dịch COVID-19; tác động của dịch COVID-19 đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; các giải pháp của Trung ương và địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, phòng ngừa (Xem tiếp trang 4) Duy Tiến Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19 Trung úy công an thiết kế phần mềm phục vụ công tác TRANG 5 ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân phát biểu tại hội trường. Ảnh: quochoi.vn TP . Buôn Ma Thuột 3 ngày xét nghiệm diện rộng ghi nhận gần 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG …

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Tòa soạn: 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma ThuộtĐiện thoại: 0262.3852383 - Fax: 0262.3810451

Email: [email protected]

NĂM THỨ BỐN MƯƠI LĂMSỐ: 6788

THỨ TƯ, NGÀY 10 - 11 - 2021

BÁO ĐẮK LẮK PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ NĂM, THỨ SÁU, CUỐI TUẦN, NGUYỆT SAN & BÁO ĐẮK LẮK ĐIỆN TỬ

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNGTrong số này

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LẦN THỨ XVII

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn ngành nông nghiệp thăm, tặng quà công nhân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Hồng Chuyên

TRANG 7

TRANG 8

TRANG 3

“Khoảng trống” xuất khẩu lao động Kỳ cuối: Để người dân đi đúng hướng trên con đường thoát nghèo

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào có đạo ở Hòa Phong

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk

Chung tay vượt qua đại dịch TRANG 6

Cần giải pháp hỗ trợ lâu dài cho lao động trở về từ vùng dịch

Ngày 9-11, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các báo cáo kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, các ý kiến của đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ rõ tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch đối với các lĩnh vực. Cụ thể như: công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành văn bản, trong đó bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp, cơ chế đặc thù, phân cấp trong phòng, chống dịch COVID-19; tác động của dịch COVID-19 đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; các giải pháp của Trung ương và địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, phòng ngừa

(Xem tiếp trang 4)Duy Tiến

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19

Trung úy công an thiết kế phần mềm phục vụ công tác

TRANG 5

ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân phát biểu tại hội trường. Ảnh: quochoi.vn

TP. Buôn Ma Thuột3 ngày xét nghiệm diện rộng ghi nhận gần 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

2THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021 TIN TỨC - SỰ KIỆN

Ngày 9-11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Lục quân tổ chức Hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề “Các tỉnh, thành phố phía Nam với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Phát biểu đề dẫn, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hội thảo này nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức trách của trường chính trị cấp tỉnh trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; làm rõ những yêu cầu đặt ra trong đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của trường chính trị cấp tỉnh nhằm phục vụ công tác bảo vệ nền

tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 35 trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các tham luận đã tập trung làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; thuận lợi, khó khăn của các tỉnh, thành phố nói chung, của các ban tuyên giáo, các học viện, nhà trường, trường chính trị tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị; những cách làm hay, sáng tạo trong tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị tại các địa phương, các học viện, nhà trường ở các tỉnh, thành phố phía Nam; đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW.

Chia sẻ tại Hội thảo về những cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, TS. Nguyễn Thành Dũng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk cho biết, với việc tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,

đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào trong chương trình, bài giảng trung cấp lý luận chính trị đã trang bị cho người học hệ thống lý luận vững chắc về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm lãnh đạo của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đồng thời chỉ rõ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch để người học nhận thức đúng, khi trở về địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ vận dụng phù hợp với thực tiễn công tác.

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm thực hiện quá trình xây dựng trường chính trị chuẩn theo Quy định của Ban Bí thư. Các trường chính trị tỉnh, thành phố phát huy tốt hơn nữa trách nhiệm nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học để bảo vệ nền tảng, tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao chất lượng tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các phương tiện truyền thông; tiếp tục nâng cao hiệu quả trong thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Lê Hương

Hội thảo về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ngày 9-11, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) năm 2021 của tỉnh (Đoàn kiểm tra số 2038) do Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hoàng Mạnh Hùng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện công tác CCHC tại Sở GD-ĐT theo hình thức trực tuyến.

Qua làm việc, Đoàn kiểm tra 2038 đánh giá, thời gian qua Sở GD-ĐT đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác CCHC trong toàn ngành. Sở đã ban hành các kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ của UBND tỉnh giao về công tác CCHC. Các nội dung cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của cơ quan, đơn vị được thực hiện tốt.

Công tác triển khai ứng dụng CNTT cơ bản đúng kế hoạch đề ra. Việc cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử được thường xuyên thực hiện. Các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh như:

Hệ thống iGate, iDesk, thư điện tử được cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục sử dụng thường xuyên. Đến thời điểm báo cáo (từ tháng 1-2020 đến hết tháng 4-2021), Sở GD-ĐT đã giải quyết 1.887 hồ sơ TTHC; trong đó giải quyết trước hạn 1.143 hồ sơ, đúng hạn 738 hồ sơ, quá hạn 3 hồ sơ…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác CCHC tại đơn vị vẫn còn một số hạn chế: Chỉ số CCHC Sở GD-ĐT năm 2020 xếp hạng 18/18 sở, ban, ngành (giảm 3 bậc so với năm 2019). Tuy nhiên so với kết quả Chỉ số CCHC tốt nhất của Sở là năm 2016 đã tụt 11 bậc (năm 2016 xếp thứ 7/18 sở, ban, ngành). Trong năm 2020, đơn vị chưa có sáng kiến CCHC triển khai rộng rãi. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp năm 2020 về chất lượng phục vụ của Sở thông qua điều tra xã hội học chưa đạt 90% (chỉ đạt 82,81% - thấp trên địa bàn tỉnh). Đơn vị vẫn còn tình trạng

(Xem tiếp trang 4)Lan Anh

Sở Giáo dục và Đào tạo

Tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến còn thấp

Sáng 9-11, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) đã ủng hộ vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, tổng trị giá 100 triệu đồng.

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên gửi lời cảm ơn sự ủng hộ quý báu của Agribank Đắk Lắk, góp phần giúp đơn vị có thêm nguồn lực vật tư, trang thiết bị để tăng năng lực điều trị COVID-19 và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Giám đốc Agribank Đắk Lắk Vương Hồng Lĩnh cho biết, từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát đến nay, với tinh thần sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng với cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch, bằng nguồn kinh phí do người lao động đóng góp, nguồn kinh

phí của đơn vị và Agribank, Agribank Đắk Lắk đã triển khai nhiều hoạt động tài trợ ngành y tế trên địa bàn. Cụ thể, tài trợ Bệnh viện Đa khoa TP. Buôn Ma Thuột 1 xe cứu thương và 1 máy xét nghiệm Realtime PCR để phòng, chống dịch COVID–19; tặng Trung tâm Y tế huyện Krông Bông 250 bộ đồ bảo hộ y tế; hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn 5 giường bệnh và 1 bình oxy phục vụ điều trị; tặng Trung tâm Y tế huyện Ea Kar 320 bộ đồ chống dịch cấp độ 3 và 210 bộ test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2; tặng Trung tâm Y tế huyện Lắk 100 bộ đồ chống dịch cấp độ 3 và hỗ trợ tuyến đầu chống dịch tại huyện Cư M'gar 100 bộ đồ chống dịch. Tổng kinh phí các hoạt động này là hơn 3 tỷ đồng.

Minh Chi

Quang cảnh hội thảo.

Ảnh: TTXVN

Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Theo đó, quy định nguyên tắc, thẩm quyền, căn cứ, quy trình xem xét việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Cụ thể, 6 căn cứ xét miễn nhiệm là: (1.) Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao. (2.) Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm. (3.) Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. (4.) Có hai năm liên tiếp được xếp

loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ. (5.) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác. (6.) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

4 căn cứ xem xét từ chức là: (1.) Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. (2.) Để cơ quan,

đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng. (3.) Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. (4.) Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Quy định cũng nêu rõ, khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

Ngọc Khuê

Quy định mới về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

Agribank Đắk Lắk ủng hộ vật tư phòng, chống dịch COVID-19

Lãnh đạo Agribank Đắk Lắk trao bảng tượng trưng hỗ trợ vật tư y tế cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: M.Chi

3THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021CHÍNH TRỊ

Mai Viết Tăng

Xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) có 2.132 hộ, 9.513 khẩu; trong

đó đồng bào các tôn giáo có 3.110 tín đồ, chiếm 32,5% dân số.

Đồng chí Nguyễn Văn Lắm, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phong cho biết: Tín đồ tôn giáo tập trung đông ở hai thôn Noh Prông và Ea Khiêm với 483 hộ, 2.588 khẩu, là đồng bào Mông di cư ngoài kế hoạch.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo và thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thôn, buôn, tổ dân phố, sau khi chia tách thôn Noh Prông (cũ) thành lập hai thôn Noh Prông và Ea Khiêm (tháng 2-2017), Đảng ủy xã đã thành lập mỗi thôn một chi bộ và phân công đảng viên có uy tín tham gia sinh hoạt. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác phát triển Đảng ở những thôn này đã có sự chuyển biến tích cực. Từ chỗ cả hai thôn chỉ có 1 đảng viên là người tại chỗ khi mới thành lập, đến nay đã có 10 đảng viên là người địa phương (trong đó, thôn Noh Prông có 8 đảng viên tại chỗ).

Song song với công tác phát triển Đảng ở vùng đồng bào có đạo, Đảng ủy xã Hòa Phong cũng xác định công tác tư tưởng và dân vận phải đi

trước một bước. Vì thế, Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị và ngành chức năng của xã thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong công tác vận động đồng bào vùng có đạo. Chi bộ phân công đảng viên bám sát từng hộ dân tìm hiểu, lắng nghe

tâm tư nguyện vọng để kịp thời giải quyết những vướng mắc của người dân. Triển khai những chủ trương mang tính cộng đồng cao như huy động đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở, chi bộ, ban tự quản và ban công tác mặt trận các thôn luôn phối hợp chặt chẽ với ban

chấp sự của điểm, nhóm tôn giáo để vận động… Vào các dịp lễ trọng đại, Mặt trận đều phối hợp với các ngành chức năng đến thăm hỏi, tặng quà các chức sắc tôn giáo và trực tiếp gặp gỡ bà con giáo dân thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, đồng thời phổ biến những chủ trương, chính sách mới có liên quan để bà con giáo dân kịp thời nắm bắt. Nhờ vậy, công tác dân vận rất hiệu quả; chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, người dân tích cực chăm lo sản xuất, phát triển kinh tế.

Nhiều mô hình kinh tế được đồng bào vùng có đạo

ở hai thôn Noh Prông và Ea Khiêm triển khai có hiệu quả như: đào ao tích nước, làm bờ vùng, bờ thửa cải tạo 54 ha đất trồng màu sang làm lúa nước; diện tích cây công nghiệp như: cà phê, tiêu, điều tăng lên 242 ha; nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo giống bò địa phương có giá trị kinh tế cao. Đồng bào các thôn luôn hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ nạn tảo hôn, duy trì và phát triển nghề may, thêu trang phục truyền thống…

Mặc dù điều kiện kinh tế của hai thôn di cư ngoài kế hoạch còn thấp hơn so với mức bình quân chung của xã nhưng trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác dân vận, bà con thôn Noh Prông và Ea Khiêm đã đóng góp 608 triệu đồng để mua đất và xây dựng các công trình công cộng như: nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, nghĩa trang, đường giao thông nội đồng, sửa chữa cầu tạm. Ngoài ra, bà con trong các thôn còn tự nguyện đóng góp 15 triệu đồng cùng với số tiền hỗ trợ của xã để làm nhà ở cho 1 gia đình đặc biệt khó khăn.

Tương tự, tại tổ Vân Kiều thôn 2 có 44 hộ, 242 khẩu, trong đó có 128 tín đồ đạo Tin Lành, khi chưa có dự án kéo điện về địa bàn dân cư, bà con đã tự nguyện đóng góp 70 triệu đồng làm hợp đồng đưa điện sinh hoạt về tổ dân cư; đóng góp 20 triệu đồng làm đường giao thông nội đồng.

Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào có đạo ở Hòa Phong

Buổi phát động quần chúng về an ninh trật tự ở thôn Noh Prông, xã Hòa Phong (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch). Ảnh: V.Tăng

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Bí thư Chi bộ thôn Ea Khiêm cho biết, bà con giáo dân ở thôn Ea Khiêm và Noh Prông luôn đề cao cảnh giác “không nghe, không tin, không làm” theo kẻ xấu. Trong 5 năm qua trên địa bàn hai thôn không còn xảy ra tệ nạn mua bán phụ nữ, an ninh chính trị giữ ổn định…

Nguyễn Ngọc

Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông Nông Văn Nình, người dân tộc Nùng, đảng viên Chi bộ

thôn 8, xã Cư Mốt (huyện Ea H'leo) vẫn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương.

Được kết nạp Đảng vào năm 1966, ông Nình luôn hãnh diện, vinh dự là đảng viên và tự thấy mình phải không ngừng cố gắng, nỗ lực phấn đấu trong công việc, lao động. Tiêu biểu như trong phát triển kinh tế, năm 1995, cũng giống nhiều gia đình khác trong vùng, ông Nình chỉ trồng cà phê và hồ tiêu. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây ca cao, ông Nình đã tìm hiểu trên sách, báo, tivi và trực tiếp tham quan các mô hình trồng ca cao ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, sau đó quyết định trồng xen 5 sào ca cao vào diện tích rẫy của gia đình. Nhờ

chịu khó, chăm chỉ trong lao động, vườn cây của gia đình ông luôn xanh tốt, ít sâu bệnh. Đến năm 2007, ông Nình tiếp tục trồng thêm 2 ha cao su, sau đó nuôi thêm heo thịt, phát triển kinh tế theo hướng đa cây, đa con nhằm tăng thêm nguồn thu nhập. Chỉ tính riêng năm 2020, gia đình ông Nình thu được 3 tấn cà phê, hơn 2 tấn tiêu, 7 tạ ca cao, gần 5 tấn mủ cao su và bán được 9 tấn heo với tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay, khi tuổi đã cao, sức khỏe không còn được tốt như trước, ông đã giao phần lớn rẫy vườn cho các con, tuy nhiên, hằng ngày ông vẫn trực tiếp chăm sóc vườn cà phê, ca cao và phụ nuôi heo. Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế gia đình, ông Nình còn tuyên truyền, hướng dẫn bà con trong thôn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nhằm cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó, ông Nình thường xuyên đến tận nhà các hộ dân trong thôn tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận động bà con chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo

gương Bác, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19…

Đi đầu trong mọi hoạt động, đảng viên Nông Văn Nình được người dân trong thôn quý mến, kính trọng, là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Đảng viên cao tuổi người Nùng nêu gương sáng

Ông Nông Văn Nình (bên trái) tại vườn ca cao của gia đình. Ảnh: N.Ngọc

4THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021 ĐỜI SỐNG

Hồng Chuyên

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, số người đi làm ăn xa tại TP. Hồ Chí Minh và

các tỉnh phía Nam trở về địa bàn tỉnh thời gian qua tăng cao. Ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề việc làm đang là mối quan tâm của người lao động.

Nỗi lo sinh kếBan Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

vừa tổ chức khảo sát tình hình người lao động từ các tỉnh trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trưởng Ban Nguyễn Văn Toàn cho biết, qua tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các công dân đi lao động tại các tỉnh phía Nam đã trở về địa phương tại các huyện Krông Bông, Lắk và Cư M'gar, đa số người dân đều phải đi làm ăn xa vì không có công việc ổn định hoặc công việc có thu nhập thấp. Trong số các đối tượng được khảo sát trung bình mỗi hộ chỉ có từ 1 - 2 sào đất hoặc không có đất sản xuất. Cùng với đó, trong nhiều năm qua giá các loại nông sản chủ lực của tỉnh ở mức thấp, một số loại cây trồng bị sâu bệnh hại, nhất là hồ tiêu khiến nông dân bị thiệt hại lớn, các khoản vay ngân hàng để phát triển sản xuất không có khả năng thanh toán. Do vậy, xu hướng di chuyển đến trung tâm kinh tế lớn để tìm việc làm là điều tất yếu.

Khi lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam, nhiều gia đình có cả anh em, vợ chồng con cái đi cùng, điều kiện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhất là trong giai đoạn đầu quý III - 2021 khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Đơn cử như gia đình chị H'La Niê và anh Y Bom Hwing ở buôn Pốk A (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vì hoàn

cảnh khó khăn nên phải mang theo con nhỏ đi lao động tại tỉnh Đồng Nai. Khi dịch bùng phát, anh Y Bom không may nhiễm bệnh tử vong, chị H'La vì phải chờ nhận tro cốt của chồng nên đã mắc kẹt lại. Trong khoảng thời gian đó, kinh tế suy kiệt lại không có người thân quen nên mẹ con chị gặp vô vàn khó khăn. Trở về địa phương với những tổn thất cả vật

chất lẫn tinh thần, chị H’La vẫn đang chưa biết sắp tới sẽ làm gì để lo cho tương lai.

Hay như gia đình chị H'Hát Niê (ở xã Yang Tao, huyện Lắk), làm công nhân đã nhiều năm tại TP. Hồ Chí Minh, nhờ chăm chỉ lao động, chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng chị đã dành dụm được một số tiền để xây nhà. Tuy nhiên, do dịch bệnh bùng phát, trở về địa phương không có việc làm, căn nhà của chị hiện chỉ đang xây dựng dang dở phần thô và không biết đến khi nào mới có thể hoàn thiện vì thiếu kinh phí.

Tạo việc làm - giải pháp lâu dàiQuá trình khảo sát cho thấy, hầu

hết người dân đi làm ăn tại các tỉnh phía Nam đều là lao động phổ thông và có mức lương khoảng 7 triệu đồng/tháng nếu không tăng ca, rất ít trường hợp có thu nhập cao hơn. Không có đất canh tác, không có việc làm ổn

định, trở về địa phương trong thời điểm giãn cách xã hội, đa số người lao động phải nương tựa vào người thân, gia đình vốn cũng rất khó khăn.

Qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đa phần người lao động đều mong muốn được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, chờ dịch bệnh được kiểm soát để quay trở lại làm việc tại nhà máy, khu công nghiệp ở các tỉnh thành phía Nam. Số khác thì mong rằng sẽ có một công việc ổn định lâu dài tại địa phương để được gần gia đình, thuận tiện trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ.

Ông Toàn cho biết thêm, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn chậm. Trong thời điểm Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thực hiện khảo sát, nhiều địa phương cấp xã, thôn, buôn vẫn chưa nắm bắt được chính sách theo nghị quyết này.

Thời gian tới, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh sẽ kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ. Đôn đốc, đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng để đưa vào hoạt động các Khu Công nghiệp Phú Xuân, Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi của Tập đoàn Hùng Nhơn và các dự án lớn của tỉnh nhằm tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục quan tâm hỗ trợ người dân mất việc làm do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đặc biệt các đối tượng khó khăn, yếu thế.

Cần giải pháp hỗ trợ lâu dài cho lao động trở về từ vùng dịch

Người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M'gar) được nhận tiền hỗ trợ. Ảnh: H.Chuyên

Theo thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, toàn tỉnh

có trên 100.000 người trong độ tuổi lao động trở về từ các tỉnh, thành phố khác, phần lớn là lao

động ở TP. Hồ Chí Minh, cuộc sống hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề việc làm.

Kỳ họp... (Tiếp theo trang 1)

tham nhũng, tiêu cực trong công tác đầu tư, mua sắm cho phòng, chống dịch và các gói an sinh xã hội; các chế độ, chính sách đối với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch…

Về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024, các đại biểu tập trung thảo luận về kết quả thu ngân sách nhà nước; cơ cấu ngân sách nhà nước; chính sách thu ngân sách; chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tăng điều tiết ngân sách cho các tỉnh thành bị thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19...

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Thời gian qua, khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đắk Lắk đang là “điểm nóng” về dịch COVID-19. Trước tình hình đó, địa phương đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Y tế, Quân khu 5, và các tỉnh bạn về vắc xin, các trang thiết bị y tế, nhân lực… Thời gian tới, địa phương mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm hỗ trợ; cần có đánh giá một cách đầy đủ về ảnh hưởng, tác động của đại dịch trên các khía cạnh như thể chất, tâm lý, tinh thần, lao động việc làm, thu nhập, cơ hội tiếp cận với giáo dục đào tạo và các gói hỗ trợ; quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có những biện

pháp căn cơ hơn để giúp các địa phương về lâu dài. Đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung nguồn công suất điện gió, điện mặt trời của tỉnh vào Quy hoạch điện VIII giai đoạn 2021 - 2030; bố trí nguồn vốn tiếp tục thực hiện dự án cấp điện nông thôn, đề nghị không cắt giảm quy hoạch, công suất đối với các loại hình năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh; sớm sửa đổi, ban hành các chính sách lâm nghiệp đặc thù cho vùng Tây Nguyên; sớm đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ruê nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực biên giới, đồng thời sớm phân bổ kinh phí hoàn thành 13 dự án bố trí dân di cư ngoài kế hoạch đang triển khai thực hiện; sớm đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, nhất là tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang...

Nêu ý kiến về các nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ đề ra cho năm 2022, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk) đề nghị trong kế hoạch cần đề cập rõ nhiệm vụ, giải pháp đối với hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp; cần có chính sách tăng mức hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng; có các giải pháp hiệu quả hơn để tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực đất đai, nhất là vấn đề về quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, quản lý, sử dụng đất. Đề nghị Chính phủ cần có sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ và quyết liệt hơn về bình đẳng giới, nhất là đối với phụ nữ trong các gói hỗ trợ dành cho người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần rút ngắn khoảng cách về giới ở nước ta hiện nay…

Sở Giáo dục... (Tiếp theo trang 2)

giải quyết TTHC trễ hẹn; chưa thực hiện việc hỗ trợ cho công chức đầu mối kiểm soát TTHC; tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích còn thấp…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng đoàn kiểm tra 2038 Hoàng Mạnh Hùng đề nghị Sở GD-ĐT trong thời gian tới cần xây dựng kế hoạch tổ chức khắc phục những tồn tại, hạn chế mà Đoàn kiểm tra đã nêu; xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện Chỉ số CCHC năm 2021 để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, Sở cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, chỉ đạo thực hiện giải quyết TTHC trên hệ thống iGate, tăng cường tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp giải quyết TTHC ở mức độ 3 và 4, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay; thường xuyên quán triệt công chức, viên chức sử dụng các hệ thống thư điện tử công vụ, iDesk, iGate để xử lý công việc; sớm triển khai thanh toán điện tử đối với các dịch vụ công có thu phí, lệ phí; thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử hoàn toàn trên hệ thống iDesk; phấn đấu năm 2022 đạt 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng...

5THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021KINH TẾ - ĐỜI SỐNG

Minh Chi

Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh COVID-19, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội

Chi nhánh Đắk Lắk (NHCSXH) đã nỗ lực bảo đảm an toàn trong hoạt động giao dịch, đồng thời triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội, chung sức cùng địa phương phòng, chống dịch.

Đến thời điểm này, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 5.599 tỷ đồng, tăng 374,7 tỷ đồng so với cuối năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng đạt hơn 7%. Để đạt được kết quả này, NHCSXH đã linh hoạt ứng phó với dịch COVID-19, vừa nỗ lực phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh hoạt động cho vay tín dụng chính sách. Từ đầu năm 2021 đến nay, toàn chi nhánh phải dừng hoặc dời hơn 100 phiên giao dịch. Đối với địa bàn "vùng xanh" và các vùng đã trở lại trạng thái "bình thường mới", đơn vị tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể nhận ủy thác giải ngân các chương trình tín dụng nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các đối tượng chính sách. Đơn vị cũng đã chủ động triển khai phương án phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động giao dịch tại mỗi xã nhằm bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên và người dân đến giao dịch. Hiện nay, đơn vị cũng đang tích cực tạo điều kiện cho người dân từ các tỉnh thành phía Nam trở về được vay vốn sản xuất, ổn định cuộc sống tại chính quê hương mình từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cấp, với số tiền 19 tỷ đồng.

Bên cạnh hoạt động nghiệp vụ,

từ đầu năm 2021 đến nay, NHCSXH đã ủng hộ 555 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, ủng hộ Quỹ Vắc xin phòng COVID-19 thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh 50 triệu đồng; hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh 180 triệu đồng; hỗ trợ tuyến đầu chống dịch tại tỉnh Đắk Lắk và người dân vùng phong tỏa 125 triệu đồng. Ngoài ra, hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, đơn vị đã tặng thiết bị phục vụ học tập cho 14 học sinh bị mồ côi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí 70 triệu đồng, trích từ nguồn đóng góp của cán bộ, công nhân viên chức

trong đơn vị…Mới đây nhất, trong hai ngày 2 và

3-11, NHCSXH đã thăm, tặng nhu yếu phẩm (tổng trị giá 65 triệu đồng) cho người dân buôn Kô Siêr (phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột), buôn Tơng Ju (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột), buôn Ciêt (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) và một số buôn đang bị phong tỏa tại thị xã Buôn Hồ, các huyện Krông Ana, Krông Búk, Krông Pắc, Ea H’leo, Cư M’gar...

Tại buôn Ko Siêr (TP. Buôn Ma Thuột) đã ghi nhận 127 ca mắc COVID-19 và 193 F1. Thành phố đã phong tỏa buôn với 1.500 hộ, 6.500 khẩu từ ngày 22-10. Hiện, trong buôn còn 5 khu dân cư bị phong tỏa, với 255 hộ dân. Ông Bùi Thanh Gấm, Phó Chủ

tịch UBND phường Tân Lập cho biết, NHCSXH và các tổ chức, cá nhân, đơn vị đã hỗ trợ 2.000 suất quà để phát cho người dân 3 ngày một lần. Trong điều kiện nguồn lực của địa phương có hạn, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị có vai trò quan trọng giúp phường cung ứng, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng phong tỏa.

Còn tại buôn Ciêt (huyện Cư Kuin) đã có 66 ca mắc COVID-19. Xã phong tỏa buôn này từ ngày 20-10 và huy động nguồn lực vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Vừa qua, Công đoàn NHCSXH đã trao tặng 5 triệu đồng cho công tác chống dịch, nhằm chia sẻ khó khăn với chính quyền địa phương, giúp người dân yên tâm cách ly y tế tại nhà và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Minh Hướng, Phó Giám đốc NHCSXH cho biết, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, đơn vị đã tập trung thực hiện "nhiệm vụ kép" là vừa phòng, chống dịch, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt đời sống, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cho các đối tượng chính sách, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Đơn vị cũng thực hiện nhiều hoạt động nhằm chia sẻ khó khăn với ngành y tế, lực lượng tuyến đầu, chốt kiểm soát dịch và người dân để cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Thời gian tới, chi nhánh sẽ đẩy mạnh cho vay với những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và lao động từ các tỉnh thành phía Nam trở về địa phương.

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk

Chung tay vượt qua đại dịch

Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk trao kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19cho Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: M.Chi

Sở Xây dựng Đắk Lắk vừa cấp Giấy phép xây dựng số 2652 và 2653 (ngày 5-11-2021) cho Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Đô thị Ân Phú triển khai thêm hai hạng mục nhà văn hóa và trường mầm non tại Dự án khu dân cư Hà Huy Tập, phường Tân An thuộc Khu đô thị bắc đường vành đai phía tây, TP. Buôn Ma Thuột.

Theo đó, chủ đầu tư khu đô thị sẽ tiến hành thi công nhà văn hóa và trường mầm non thuộc khuôn viên dự án ngay trong năm 2021. Nhà văn hóa có diện tích 1.090 m2 sàn, kiến trúc 3 tầng, cao 17,4 m; trường mầm non có diện tích 1.668 m2 sàn, kiến trúc 3 tầng, cao 14,55 m cùng các hạng mục phụ trợ, khuôn viên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm.

Đây là hai hạng mục văn hóa thuộc hạ tầng xã hội tại dự án, nằm trong quy hoạch thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ dân sinh. Các hạng mục được bố trí gồm công viên cây xanh, khu thể dục thể thao có diện tích đất 26.169,9 m2;

công trình nhà văn hóa có diện tích đất 2.089 m2; công trình giáo dục (trường mầm non) có diện tích đất 4.089 m2.

Thời gian thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các hạ tầng văn hóa xã hội này là 34 tháng (từ khi khởi công dự án đến tháng 11-2022). Trong đó, hai hạng mục nhà văn hóa và trường mầm non đang được doanh nghiệp khẩn trương

đầu tư, kịp tiến độ tổ chức, triển khai bố trí đất cho người dân tự xây dựng nhà ở, và phát triển hệ thống nhà ở thương mại liền kề, đúng yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng. Riêng công trình biểu tượng văn hóa Ngọn lửa Cao Nguyên nằm trong khuôn viên công viên cây xanh của dự án đến nay đã hoàn thành xây dựng.

Nguyên Đức

Thiết kế nhà văn hóa tại Khu đô thị Ân Phú.

Tin ảnh

Sau khi được cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, chỉ trong vòng 10 ngày, nhân dân thôn 11, xã Ea Hiao (huyện Ea H’leo) đã tự nguyện phá dỡ tường rào, sân và các công trình trên đất để hiến hơn 10.000 m2 đất làm đường giao thông. Dự án đường tại thôn 11 có chiều dài 4 km, do UBND huyện Ea H’leo làm chủ đầu tư với nguồn vốn hơn 11 tỷ đồng. Sau khi triển khai, dự án đã được người dân có tuyến đường đi qua đồng thuận cao và tự nguyện hiến đất. Người dân trong thôn còn tự nguyện đóng góp 325 triệu đồng để hỗ trợ các hộ có diện tích lớn cây cà phê, hồ tiêu và bơ đang cho thu hoạch, đã chặt phá.

Hoài Nam

Khu đô thị Ân Phú (TP. Buôn Ma Thuột)

Triển khai xây dựng thêm hai hạng mục hạ tầngvăn hóa mới

Người dân tự nguyện phá dỡ tường rào để triển khai thực hiện dự án.

6THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021 AN NINH - XÃ HỘI

An ninh - trật tự

Mua ma túy về sử dụng, lĩnh án 2 năm tù

TAND huyện Buôn Đôn vừa tuyên phạt 2 năm tù đối với bị cáo Trịnh Minh Chính (SN 1971, trú thôn Rừng Lạnh, xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Theo cáo trạng, Trịnh Minh Chính là đối tượng nghiện ma túy. Ngày 14-6-2021 trên đường vào huyện Buôn Đôn, Chính liên hệ mua ma túy tại đường vành đai thuộc TP. Buôn Ma Thuột với giá 600.000 đồng. Sau đó, khi Chính đến đoạn đường thuộc thôn 13, xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) thì bị Cảnh sát giao thông và Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy Công an huyện Buôn Đôn bắt quả tang, thu giữ 0,5108 gam ma túy loại methamphetamin.

Hữu Giáp

Huyện Krông BúkBắt giữ đối tượng đột nhập nhà dân trộm xe máy

Khoảng 12 giờ ngày 3-11, nhận được tin báo của anh Nguyễn Đình Trí (SN 1983, trú tại xóm 1, thôn 8A, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk) về việc bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy trộm chiếc xe máy hiệu Exciter BKS 92L1 - 033.92, Công an xã Pơng Drang đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, trích xuất camera an ninh khu vực lân cận, đến 12 giờ 35 cùng ngày đã xác định rõ kẻ trộm là Lê Văn Cường (SN 1987, trú phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ). Ngay lập tức, Công an xã tổ chức tuần tra, bắt giữ được Cường cùng tang vật khi đối tượng đang trên đường tẩu thoát về thị xã Buôn Hồ. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục mở rộng điều tra để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.

Lê Thành

Lê Hương - Đinh Nga

Trước những hệ lụy từ xuất khẩu lao động trái phép, để giúp người dân

đi trên con đường thoát nghèo đúng hướng, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả hơn nữa từ các ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp.

Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động Tháng 3-2021, Phòng An

ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Đắk Lắk nhận được phản ánh của nhiều người dân về việc họ đã đăng ký tham gia chương trình đi lao động thời vụ tại Hàn Quốc thông qua văn phòng đại diện tại Tây Nguyên của Công ty cổ phần Việt TN (địa chỉ số 217/19, đường Ngô Quyền, phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nhưng không được đi. Qua xác minh, Phòng An ninh Chính trị nội bộ đã làm rõ, Công ty cổ phần Việt TN có trụ sở ở Hà Nội, văn phòng đại diện tại Tây Nguyên chưa có giấy phép hoạt động, không có chức năng tư vấn, tuyển chọn người lao động Việt Nam đi du học và làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, văn phòng này vẫn quảng cáo với dòng chữ “Tư vấn xuất khẩu lao động và du học”. Cho đến khi bị phát hiện, văn phòng này đã tổ chức tư vấn, tuyển chọn trái phép 47 người ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để làm hồ sơ đi Hàn Quốc làm việc với chi phí mỗi người phải đóng là khoảng 30 triệu đồng…

Sự việc này cho thấy, người lao động vì có tâm lý e ngại tìm đến các cơ quan chức năng nên thường chỉ tìm hiểu thông tin thông qua những người quen biết, nhờ “cò mồi” với nhiều thông tin không chính xác.

Cùng với đó là sự thiếu thông tin khiến những người lao động dễ bị lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro cho mình.

Ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, người lao động càng khó tiếp cận và kiểm chứng thông tin về các kênh xuất khẩu lao động chính thống, ít kiến thức pháp luật cùng các kỹ năng mềm liên quan nên dễ trở thành “miếng mồi” cho các đối tượng “cò”, nghe theo những thông tin không xác thực. Trong khi đó, người lao

động tại các vùng khó khăn thường thiếu việc làm do canh tác nông nghiệp ngày càng nhiều bấp bênh, rủi ro.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch UBND xã Cư KLông, huyện Krông Năng chia sẻ, dân số toàn xã có hơn 5.600 người thì có đến 42% là người dân tộc thiểu số, trình độ của người trong độ tuổi lao động chưa cao, các chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở địa phương còn rất hạn chế. Những năm gần đây, do nông sản liên tục rớt giá, nên

nhiều người đã phải tìm đến các tỉnh thành phía Nam làm công nhân. Bên cạnh, một số gia đình có điều kiện khá giả đã cho con em mình đi xuất khẩu lao động theo diện vừa học vừa làm để nâng cao tay nghề, trình độ và mở mang kiến thức cho bản thân, cũng có trường hợp đi “chui” và bị nước sở tại phát hiện, bắt giữ. Phần lớn các trường hợp này, địa phương không nắm được thông tin ngay từ đầu để có thể nhắc nhở, tuyên truyền họ tuân thủ các quy định pháp luật.

"Chọn mặt gửi vàng" Bà Trần Thị Minh Lý,

Trưởng Phòng Lao động - Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động –Thương binh và Xã hội) cho biết, lao động nước ngoài là một trong những thị trường khá hấp dẫn, mang đến nhiều lợi ích, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vì vậy cũng thu hút khá nhiều đối tượng tham gia. Tuy nhiên, thị trường lao động nước ngoài có rất nhiều vấn đề pháp lý

liên quan. Nếu không nắm bắt rõ các quy định của cả trong nước và nước ngoài thì quyền lợi của người lao động sẽ rất khó được bảo đảm. Chưa kể là có những đối tượng lợi dụng sự cả tin, thiếu hiểu biết của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để trục lợi. Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng công tác phối hợp liên ngành để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tham gia tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương, Sở cũng đã phối hợp với chính quyền cơ sở trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân.

Trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 1 đơn vị được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, hằng năm còn có các doanh nghiệp từ các tỉnh thành trong cả nước đến phối hợp tổ chức, tư vấn tuyển chọn lao động đi xuất khẩu. Đối với những doanh nghiệp không thuộc địa bàn tỉnh quản lý, trước khi giới thiệu về các địa phương để phối hợp tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội đều kiểm tra kỹ hồ sơ năng lực của doanh nghiệp. Cho nên, để hạn chế những rủi ro gặp phải, bà Nguyễn Thị Minh Lý cũng đưa ra khuyến cáo đó là người dân nếu có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng thì chỉ nên đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, các doanh nghiệp có uy tín đã được các cơ quan chức năng thẩm định kỹ càng về năng lực để được tư vấn, tránh bị các đối tượng môi giới dụ dỗ biến mình thành nạn nhân từ hoạt động xuất khẩu lao động trái pháp luật.

*Xem từ số báo ra ngày 8-11-2021

“Khoảng trống” xuất khẩu lao động (*)

Kỳ cuối: Để người dân đi đúng hướng trên con đường thoát nghèo

Ngày 13-3-2020, Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 46-CT/TU về tăng cường quản lý công tác đưa người lao động đi làm

việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý,

kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp tư vấn, tuyển dụng tại địa phương trong tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, lừa đảo; xử lý những đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp

pháp của người lao động và doanh nghiệp.

Tin vắnHưởng ứng Ngày Pháp luật

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9-11), Đoàn Trường THPT Buôn Ma Thuột vừa tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống ma túy và bạo lực học đường” với sự tham gia của 1.790 học sinh toàn trường. Kết quả, giải Nhất thuộc về em Ngô Gia Kiệt (học sinh lớp 12B7); giải Nhì: Nguyễn Trúc Vy (lớp 10A3), Nguyễn Minh Dũng (lớp 10B8); giải Ba: Trần Vũ Vân Trúc (lớp 12A4) và Trần Lê Thảo Vy (lớp 12A2).

Võ Trần Lâm

Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Quốc tế Việt Phát trao đổi về nhu cầu học tập và tuyển dụng đối với người lao động tại Đắk Lắk. Ảnh: Đ.Nga

7THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021XÃ HỘI

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO * * THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI *

Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên thông báo tổ chức đấu giá tài sản thanh lý: xe ô tô nhãn hiệu: Toyota - Hiace; màu sơn: Xanh; số chỗ ngồi: 16; năm đưa vào sử dụng: 2002; sản xuất tại Việt Nam.

Địa chỉ: 53 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Thời gian tổ chức đấu giá: 8 giờ, ngày 30 tháng 11 năm 2021 (thứ ba).

Giá khởi điểm là: 20.000.000 đồng (hai

mươi triệu đồng).Thời gian đăng ký đấu giá: Từ 8 giờ đến 16

giờ 30, từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 11 năm 2021.

Mời các đơn vị, cá nhân có nhu cầu xin đăng ký và đóng tiền ký quỹ đấu giá là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) tại phòng Kế toán Viện.

Mọi chi tiết xin liên hệ điện thoại: 0262.3862100, 0262.3862887.

Công ty Điện lực Đắk Lắk xin trân trọng thông báo lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 15-11 đến ngày 20-11-2021. Cụ thể như sau:

*Ngày 15-11:Từ 06g15 - 13g15: Thôn 3, 6, 7, 8, 9 xã Ea Ktur; thôn 7 và

các trạm bơm của Cty TNHH MTV Cấp Nước và ĐTXD Đắk Lắk, trạm chuyên dùng tại buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng – TP. Buôn Ma Thuột.

Từ 08g30 - 15g30: Thôn 1, 2 xã Ea H'leo – huyện Ea H’leo.Từ 07g30 - 11g30: Buôn Ka Bu, xã Hòa Khánh – TP. Buôn

Ma Thuột.*Ngày 16-11:Từ 06g00 - 14g00: Một phần xã Ea Hồ; một phần xã Phú

Lộc; các khối 1, 4, 9, thị trấn Krông Năng – huyện Krông Năng.Từ 06g15 - 14g15: Khu vực thôn 16, 17, 18, 22, xã Ea Ning;

thôn 18, xã Cư Êwi – huyện Cư Kuin.Từ 08g00 - 14g00: Thôn Ea Tung, buôn Dray, xã Ea Na –

huyện Krông Ana.*Ngày 17-11: Từ 06g00 - 13g00: Khu vực Đèo Hà Lan, phường Bình Tân;

phường Thống Nhất – thị xã Buôn Hồ.Từ 06g15 - 14g15: Các thôn 2, 6, 7, buôn Ea Bhốk, xã Ea

Bhốk; thôn 8, xã Ea Hu; thôn 11, xã Ea Ning – huyện Cư Kuin.Từ 07g30 - 15g30: Xã Ea Tul – huyện Cư M'gar.*Ngày 18-11:Từ 07g30 - 14g30: Xưởng chế biến phân vi sinh, buôn

Krông A, khu vực trung tâm xã Ea Tu, UBND xã Ea Tu; khu liên doanh Ea Tu, buôn Krông B; TBA năng lượng mặt trời Thuận Phúc, buôn Kô Tam; dọc đường vành đai Quốc lộ 26 - Quốc lộ 14 – TP. Buôn Ma Thuột.

Từ 06g00 - 14g00: Các xã Ea Răl, xã Cư Mốt, xã Ea Wy, xã Cư Amung – huyện Ea H’leo.

*Ngày 19-11:Từ 06g00 - 14g00: Một phần thôn Đại Đồng, xã Ea Nuôl;

một phần thôn Ea Duất, xã Ea Wer; Bệnh viện Đa khoa huyện và xã Tân Hòa – huyện Buôn Đôn.

Từ 06g00 - 14g00: Xã Hòa Xuân – TP. Buôn Ma ThuộtTừ 07g30 - 13g30: Thôn 5, 6, 8, xã Ea M'nang – huyện Cư

M’gar*Ngày 20-11:Từ 07g30 - 15g30: Thôn 9, 10, xã Ea Sar và khối 2, thị trấn

Ea Knốp – huyện Ea Kar.Từ 08g00 - 13g00: Khu vực thôn 10, 11, 12, 13, buôn Kniết

và các trạm bơm tưới xã Ea Ktur – huyện Cư Kuin.Ghi chú: Để biết thêm thông tin về lịch cúp điện cũng như

các vấn đề có liên quan, đề nghị quý khách hàng liên hệ số điện thoại: 19001909.

THÔNG BÁO CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC ĐẮK LẮK

Kính gửi: Các tổ chức, cá nhân có liên quan

Quyết định số 6366/QĐ-UBND ngày 03-11-2021 của UBND huyện Krông Ana về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana; Quyết định số 6367/QĐ-UBND ngày 03-11-2021 của UBND huyện Krông Ana về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Lê Y, địa chỉ thôn Đồng Tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana.

Hội đồng giải thể Hợp tác xã huyện Krông Ana thông báo về việc giải thể bắt buộc đối với các Hợp tác xã như sau:

1. Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, số Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: 40.07.L.00036, do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Ana cấp ngày: 20-3-2020.

Ngành nghề kinh doanh: Chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản xuất giống thủy sản.

2. Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ

Lê Y, địa chỉ thôn Đồng Tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, số Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã: 40.07.L.00028, do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Krông Ana cấp ngày: 15-6-2017.

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép; buôn bán đồ dùng khác cho gia đình; bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất.

Hội đồng giải thể Hợp tác xã huyện thông báo với các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với các Hợp tác xã nêu trên được biết, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 10-11-2021 đến trụ sở Hợp tác xã Dịch vụ Quang Huy, địa chỉ thôn Quỳnh Tân 3, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana và trụ sở Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Lê Y, địa chỉ Thôn Đồng tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana để thanh toán nợ và các hợp đồng kinh tế liên quan.

Nếu quá thời gian trên, Hội đồng không xem xét trách nhiệm của Hợp tác xã trong việc thanh toán các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số điện thoại: 02623637945.

THÔNG BÁO Về việc giải thể bắt buộc đối với Hợp tác xã

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Trọng Tính

Sau 3 tháng nghiên cứu, thiết kế, phần mềm quản lý, theo dõi công tác nghiệp

vụ cơ bản của Trung úy Đoàn Đắc Xuân Anh, cán bộ đội Tổng hợp Công an huyện Buôn Đôn đã được đưa vào hoạt động thử nghiệm và bước đầu cho thấy hiệu quả cao trong thực tế công tác.

Trong công tác công an, yêu cầu thực hiện chế độ kiểm tra, tự kiểm tra, thống kê số liệu, thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về các mặt, lĩnh vực hoặc chuyên đề về chuyên môn, nghiệp vụ đặt ra ngày càng cao, nhất là tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đặc biệt là hiện nay rất nhiều mặt công tác nghiệp vụ đã được phân công, phân cấp đến công an xã, phường, thị trấn nên số liệu phải luôn luôn đảm bảo đúng và đủ. Nhận thấy lâu nay việc thực hiện công việc này thường xảy ra sai sót, chậm và chênh lệch

số liệu làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nắm, nhận định tình hình, Trung úy Đoàn Đắc Xuân Anh đã nảy sinh ý tưởng xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi công tác nghiệp vụ cơ bản. Anh mày mò nghiên cứu,

thiết kế rồi dần dần định hình phần mềm với chức năng chính là quản lý, theo dõi diễn biến các mặt nghiệp vụ cơ bản; thống kê, tìm kiếm, trích xuất thông tin, dữ liệu theo yêu cầu.

Đến tháng 1-2021, phần

mềm được đưa vào thử nghiệm trên lĩnh vực cảnh sát và bước đầu đã cho kết quả rất tốt. Đến nay, Công an huyện Buôn Đôn đã cập nhật cơ bản đầy đủ thông tin các hồ sơ từ năm 2020 trở về trước. Còn các hồ sơ phát sinh mới trong năm nay (được lập mới hoặc kết thúc) và số liệu thì liên tục được cập nhật hằng tuần, hằng tháng. Trong năm 2021 này, phần mềm đã đáp ứng rất tốt số liệu thống kê để phục vụ nhiều báo cáo quan trọng, các chuyên đề theo định kỳ hoặc đột xuất luôn đảm bảo thống nhất về mặt số liệu, kịp thời về mặt thời gian và hạn chế thấp nhất chênh lệnh số liệu giữa hồ sơ nghiệp vụ và công tác nghiệp vụ hiện tại, phục vụ rất hiệu quả cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện. Ngoài chức năng giúp người dùng không phải thống kê thủ công, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đảm bảo số liệu chính xác, chi tiết, thuận tiện trong khai thác, phần mềm này

còn giúp Công an huyện theo dõi sát sao, nắm chắc thực trạng và đôn đốc hiệu quả các đơn vị thực hiện tốt công tác nghiệp vụ cơ bản.

Phần mềm có khả năng phân quyền cho các đơn vị cấp dưới nên sau này, khi có hệ thống mạng nội bộ liên thông nhiều cấp thì việc cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa dữ liệu sẽ được kết nối đồng bộ, thống nhất và phục vụ đắc lực hơn cho công tác nghiệp vụ, chuyên môn của đơn vị. Trung úy Đoàn Đắc Xuân Anh chia sẻ: Từ phần mềm này, có thể được tiếp tục đầu tư nâng cấp và thiết kế ra nhiều phiên bản khác theo từng lĩnh vực cụ thể để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Anh cũng mong muốn sau thử nghiệm, đánh giá, khi đã có đủ hạ tầng kỹ thuật, phần mềm sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các đội nghiệp vụ, công an các xã nhằm phục vụ và nâng cao hơn chất lượng các mặt công tác của đơn vị.

Trung úy công an thiết kế phần mềm phục vụ công tác

Trung úy Đoàn Đắc Xuân Anh. Ảnh: T.Tính

8THỨ TƯ, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2021 CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

● Tổng Biên tập: ĐINH XUÂN TOẢN ●Phó Tổng Biên tập: LÊ QUANG ÁNH - LÊ MINH THƯỢC - ĐÀM THỊ THUẦN ●Giấy phép xuất bản số 124/GP-BTTTT ngày 17-01-2012 của Bộ TT-TT ● ISSN 8868 ● In tại Công ty TNHH Một thành viên In Đắk Lắk ● Số lượng in 5000 tờ ● Khuôn khổ 29x42cm ● 8 trang ●Giá 3.000 đồng

MỜI BẠN ĐỌC THAM GIA CỘNG TÁC BÁO ĐẮK LẮK

XUÂN NHÂM DẦN – 2022Nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần 2022, Báo Đắk Lắk sẽ phát hành ấn

phẩm đặc biệt mừng Đảng – mừng Xuân với chủ đề chủ đạo “Vững vàng trong “siêu bão” COVID-19”.

Trân trọng mời bạn đọc, cộng tác viên trong và ngoài tỉnh gửi bài cộng tác số Báo Đắk Lắk Xuân và Nguyệt san Xuân Nhâm Dần, với các thể tài: bài phản ánh, phóng sự, ghi chép, bút ký, tiểu phẩm, câu chuyện, tranh, ảnh và các thể tài văn nghệ với chủ đề phản ánh về các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, kết quả các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng… Đặc biệt chú trọng phản ánh về kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; sự thích ứng và nỗ lực vươn lên của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19… Bài viết ngắn gọn, súc tích với dung lượng không quá 1.000 chữ kèm theo ít nhất từ 3 ảnh trở lên (chụp dưới nhiều góc độ khác nhau, có chiều sâu).

Đặc biệt, mời bạn đọc tham gia gửi ảnh bìa Báo Xuân Đắk Lắk và Nguyệt san Xuân thể hiện một cách sinh động chủ đề “Vững vàng trong “siêu bão” COVID-19”... Thời gian gửi bài, ảnh: trước ngày 1-12-2021.

Bài, ảnh xin gửi về địa chỉ: Báo Đắk Lắk, 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Email: [email protected].

KRÔNG BÚKTên gọi : NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH ĐẮK LẮK - PHÒNG GIAO DỊCH KRÔNG BÚKĐia chỉ cũ: Xóm 6, thôn Tân Lập, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk LắkĐịa chỉ mới: Thôn Tân Lập 3, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Văn bản pháp lý:Công văn chấp thuận số 837/ĐAL-TTGSNH, ký ngày 03 tháng 11 năm 2021

Ngày hoạt động:Ngày 08 tháng 11 năm 2021

Nội dung hoạt động:Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi. Tiếp nhận vốn đầu tư & phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn, trung và dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu & các giấy tờ có giá. Dịch vụ thanh toán giữa khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế & các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

V/v: Thay đổi địa điểm

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

* THÔNG TIN QUẢNG CÁO * THÔNG TIN QUẢNG CÁO *

THÔNG BÁO MỜI THẦUVăn phòng Huyện ủy Ea Kar có kế hoạch tổ chức đấu thầu chào hàng cạnh tranh

(nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ được UBND huyện giao năm 2021).Tên gói thầu: Sửa chữa đại tu xe ô tô Mitsubishi Pajero 47C - 2376Hình thực lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh Thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu: từ 8h00 ngày 10-11-2021 đến 7h30 ngày 15-11-

2021.Thời gian đóng thầu: 08h00 phút ngày 15-11-2021Thời gian mở thầu: 09h00 ngày 15-11-2021 (trong giờ hành chính)Địa điểm mở thầu: Văn phòng Huyện ủy Ea Kar - 74 Nguyễn Tất Thành, thị trấn Ea

Kar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.

TP. Buôn Ma Thuột3 ngày xét nghiệm diện rộng ghi nhận gần 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2

Thông tin từ Trung tâm Y tế TP. Buôn Ma Thuột cho biết, tính từ ngày 6-11 đến 17 giờ ngày 8-11, qua triển khai xét nghiệm diện rộng tại các xã, phường của thành phố, lực lượng y tế đã phát hiện gần 200 trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, trong ngày 6-11, test nhanh đối với người dân tại 5 phường, xã: Cư Êbur, Ea Tam, Tân Tiến, Tự An và Tân Lợi, ghi nhận 37 trường hợp có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời, qua sàng lọc tại Trạm Y tế xã Hòa Xuân, Hòa Thuận và phường Tân Lập, phát hiện thêm 12 trường hợp.

Trong ngày 7-11, tiếp tục test nhanh tại các phường, xã: Tân Lợi, Tân An, Tân Lập, Hòa Thuận, Hòa Thắng và sàng lọc tại Trạm Y tế xã Ea Tu ghi nhận 65 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó phường Tân Lợi 15 ca, Tân Lập 34 ca, Tân An 2 ca, Hòa Thuận 7 ca, Hòa Thắng 3 ca và xã Ea Tu 4 ca.

Ngày 8-11, test nhanh tại các xã, phường: Ea Tu, Thống Nhất, Thành Nhất, Thành Công, Tân Thành, Tân Hòa, Thắng Lợi và Khu Công nghiệp Tân An. Đến 17 giờ cùng ngày đã ghi nhận 75 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Kim Hoàng

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet.

Cuộc thi nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để người dân chủ động phòng tránh lây nhiễm bệnh; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; góp phần hình thành thói quen, lối sống lành mạnh trong việc tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Mỗi tuần, Ban tổ chức cuộc thi đưa ra một đề thi trắc nghiệm (bao gồm 5 câu hỏi) tập trung vào kiến thức cơ bản về phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phòng, chống dịch; cổ vũ, động viên các lực lượng tuyến đấu chống dịch; các quy định pháp luật liên quan

trong phòng, chống dịch bệnh. Mọi công dân Việt Nam trong

và ngoài nước (từ 14 tuổi trở lên), có tài khoản VCNet (trừ các thành viên trong Ban tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi) đều có thể tham gia dự thi trực tuyến trên mạng xã hội VCNet.

Để đăng ký tài khoản, có thể truy cập vào đường dẫn: vcnet.vn hoặc tải về qua ứng dụng trên các smartphone với cụm từ: VCNet,

rồi điền thông tin theo hướng dẫn.Cuộc thi diễn ra từ ngày 13-

10-2021 đến ngày 26-1-2022. Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành hằng tuần, bắt đầu từ 10h00' thứ tư hằng tuần và kết thúc vào 9h00' thứ tư tuần kế tiếp. Mỗi người có thể dự thi nhiều lần/tuần, tuy nhiên chỉ được công nhận một kết quả đúng nhất và có thời gian trả lời sớm nhất trong số các lần dự thi.

Quỳnh Anh

Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19”

Giao diện Cuộc thi trắc nghiệm "Chung tay phòng, chống dịch COVID-19". Ảnh: Q.Anh