36
Thi sĩ Basho và "Con đường hẹp thiên lý" Tags: Trung Hoa, Am Ba, Một buổi chiều xuân, cuộc hành trình, người đàn ông, chúng tôi, con đường, Của ông, nhà thơ, bài thơ, người ta, đến, tới, thần, nơi Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Lời giới thiệu: Basho là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ 17. Basho là bút danh. Trong thực tế, đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Munefusa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tosei, có nghĩa là ‘’Đào xanh’’, để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705-762), có nghĩa là ‘’Mận trắng’’. Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới đổi bút danh là Basho. Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá ‘’đủ lớn để che cho một ẩn sĩ’’. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió. Ông viết: ‘’Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá’’. Ông chăm chút cho cội cây xứ lạ và gắng bảo vệ nó trước sự xâm lấn của bao loài cây cỏ khác. Bực mình làm sao Cây sậy đâm ngang Basho (1644 - 1694)

Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bản dịch một trong những tác phẩm quan trọng nhát của thi hào Basho

Citation preview

Page 1: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Thi sĩ Basho và "Con đường hẹp thiên lý"Tags: Trung Hoa, Am Ba, Một buổi chiều xuân, cuộc hành trình, người đàn ông, chúng tôi, con đường, Của ông, nhà thơ, bài thơ, người

ta, đến, tới, thần, nơi

Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh.

Lời giới thiệu:

Basho là một thi sĩ - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ 17. Basho là bút danh. Trong thực tế, đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Munefusa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tosei, có nghĩa là ‘’Đào xanh’’, để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705-762), có nghĩa là ‘’Mận trắng’’. Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới đổi bút danh là Basho.

Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá ‘’đủ lớn để che cho một ẩn sĩ’’. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió. Ông viết: ‘’Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá’’. Ông chăm chút cho cội cây xứ lạ và gắng bảo vệ nó trước sự xâm lấn của bao loài cây cỏ khác.

Bực mình làm sao

Cây sậy đâm ngang

Lúc tôi vun gốc chuối!

Không một thân bìm bìm hoa tía hoang nào

Bò ngoằn ngoèo

Là bạn của tôi!

Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là Basho, và không lâu sau, các đệ tử

Basho (1644 - 1694)

Page 2: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Basho-an, hay Lều cây chuối, hay Am Ba tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây ông yêu mến?

Họ của Basho là Matsuo. Ông sinh năm 1644, là con trai út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Lên chín, Basho trở thành tiểu đồng và bạn học của người con trai cả lãnh chúa, một cậu bé thanh nhã, mười một tuổi, rất có tài làm thơ. Họ cùng nhau học nghệ thuật thơ từ thầy Kigin (1624-1705), một nhà thơ nổi tiếng của thành Kyoto và là học trò của bậc thầy vĩ đại thơ hakai Teitoky (1570-1653). Hai cậu bé này trở thành đôi bạn chí tình.

Năm Basho tròn 22 tuổi, người bạn quí tộc và cũng là chủ của ông qua đời. Trái tim tan nát, Basho được cử tới núi Koya mang theo mái tóc của người bạn quá cố đặt vào Tu viện Phật giáo ở đây để thờ cúng. Đó là chuyến hành hương thứ nhất của ông. Và ở đó, giữa những ngôi chùa, những ngôi mộ, trong thẳm sâu của khu rừng thông khổng lồ linh thiêng, nhà thơ trầm tư về sự ngắn ngủi của đời người, về cái uyên nguyên vốn có trong vạn vật và được phản chiếu đặc biệt rõ nét trong vòng quay của tự nhiên. Ông quyết định rời thành Ueno, dâng mình cho thi ca và sự thưởng ngoạn. Ông cũng muốn rời xa ánh mắt từ người phụ nữ goá bụa xinh đẹp trẻ trung, vợ người bạn quí tộc đã khuất, người ông đã thầm yêu và cũng hiểu chẳng có gì tốt đẹp đến từ chuyện đó cả.

Nhà thơ trẻ lên Kyoto xin thầy Kigin tiếp nhận vào nhà như một đệ tử - người giúp việc. Basho ở lại Kyoto 5 năm, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Trung Hoa, thư pháp cũng như thơ. Một câu chuyện tình bất thành khác đã chỉ cho ông con đường ẩn tu và trở thành một Thiền sinh. Thế rồi năm 1672, ông theo Kigin đến Edo (ngày nay là Tokyo), nơi mà một Shogun có lời triệu tập. Và chàng thanh niên 28 tuổi Basho đã một lòng một dạ thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho.

Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện năm 20 tuổi, còn lúc này nhà thơ 36 tuổi. Ông đã cho ra đời một số lớn những bài thơ và hợp tuyển, đã có một nhóm học trò tận tâm. Năm đó, một học trò trong số họ làm nghề buôn cá giàu có, tên là Sampu đã tặng Basho một mái lều nhỏ như của người tuần canh trên bờ sông Sumida. Cái lều sau được biết đến như Am Ba tiêu. Năm sau, Basho cho in một tập thơ như bước đi mở đầu một thời kì mới.

Cành cây trơ trụi

Bóng tối mùa thu thẫm dần

Một con quạ đơn độc!

Bài thơ này đã đánh dấu sự khởi đầu kiểu thơ riêng biệt của ông. Không có gì bị sắp đặt, không chữ nghĩa. Không thử tỏ ra thông minh. Đơn giản và khiêm tốn, những dòng thơ là một quan sát thiên nhiên tinh tế, trầm lặng. Hoàn toàn khách quan, bài thơ lộ ra vẻ u

Page 3: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

buồn sầu thảm một tối mùa thu cùng những thì thầm của nó về tuổi già và cái chết mà tuyệt đối chẳng phải nói ra như thế.

Ở Basho, con mắt quan sát thiên nhiên thuần tuý và con mắt nhìn vào bên trong đã đạt đến độ sâu sắc đỉnh điểm trong những bài thơ ông cho in 5 năm sau đó (1686) ở một tuyển tập gồm cả thơ của ông và những học trò. Tập thơ có nhan đề ‘’Những ngày Xuân’’.

Hãy nghe! Con ếch

Đang nhảy vào cảnh lặng im

Của cái ao xưa!

Trên bề mặt, bài thơ này chỉ đơn giản vẽ nên một bức tranh đẹp, hoàn chỉnh với những hiệu quả của âm thanh. Nó đưa người ta đi trong trí tưởng tượng đến với những lớp mái của một ngôi đền ở Kyoto, và có lẽ đang ngắm từ trên cao xuống một khu vườn cảnh đã hàng trăm tuổi cùng một cái ao rêu phủ kín bờ. Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Rồi quá trình liên tưởng khởi từ bài thơ cứ tiếp tục. Cái ao có thể là Vĩnh cửu, là Thượng đế, hoặc Chân lý tối hậu về vũ trụ và con người. Còn chúng ta, những con người trong vòng sinh tử, với những công việc của chúng ta, những tưởng tượng của chúng ta, bất chợt thể nhập vào cái vô cùng, như con ếch đang nhảy vào ao, làm nước toá lên trong khoảnh khắc, những gợn nước lan toả thành vòng tròn rồi mất hút…

Basho luôn khâm phục các ‘’nhà thơ phiêu lãng’’ như Lý Bạch và Đỗ Phủ xứ Trung Hoa, hay như Sogi và Saigyo của Nhật. Ông muốn làm những cuộc hành hương tìm thi hứng của riêng mình. Và trên đất Nhật, ông đã đi không phải một mà vài cuộc hành trình, luôn luôn cùng với một hoặc hai người học trò. Năm 1684, đầu tiên là một cuộc tiêu dao tới Ise theo hướng ngôi nhà cũ của ông ở Ueno, và được kể lại trong cuốn Nozarashi Kiko, tức ‘’Chuyến du hành lộng gió’’. Sau đó ông xuôi theo dòng sông Tone tới ‘’thị trấn nước’’ Kashima gặp người thầy cũ - Thiền sư Butcho, và kết quả là cuốn ‘’Kashima Kiko’’ ra đời. Ông cũng đến thăm những cây anh đào trứ danh ở Yoshino gần Kyoto khi thăm lại thành Ueno và người con của vị quí tộc, bạn cùng học đã quá cố, mời tới tham dự bữa tiệc thưởng hoa anh đào trên mảnh đất quê hương xưa.

A! Kí ức kì diệu!

Vô vàn cảm xúc ngày qua

Nhờ anh đào sống dậy!

Năm 1687, ông tới thăm núi Koya lần thứ hai khi đang trên đường đến bãi biển Suma ở Akashi và Waka-no-Ura, đồng thời viết cuốn Oi-no-Kobumi, hay là ‘’Ghi chép trên tay nải người hành hương’’. Sau đó, Basho tiếp tục đi đến núi Obasute, nơi người ta thường đem bỏ

Page 4: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

các bà cụ già (phong tục cổ vùng này) và viết cuốn Sarashina Kiko. Sau cuộc hoả hoạn năm 1682 thiêu rụi cái am Cây chuối yêu quí của ông, và mặc dầu bạn bè đã xây lại một cái am khác, nhà thơ ngày càng thấu rõ tính hư ảo của cõi vô thường. Đi phiêu bạt trở thành một lẽ sống đời ông. Ông hướng tới con đường rộng mở phía trước theo tinh thần Phật giáo, tức là cuộc sống tự nó là một chuyến du hành, một cuộc đi tiếp của người hành hương. Trên cái mũ rộng vành đan bằng cây lách, ông viết một câu đề từ: ‘’Không nhà cửa giữa trời đất, hai bạ cùng du hành’’, hàm ý: ‘’Tôi phiêu bạt không nhà cửa, bạn cùng trời cao’’.

Cuộc hành trình nổi tiếng nhất của Basho, chuyến đi dài nhất, được thực hiện vào năm 1689. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Lộ trình hướng về Michinoku (thường gọi tắt là Oku), nằm ở tỉnh cực bắc của Honsu (nay gọi Aomori). Chuyến đi này là một việc đầy khó khăn và hiểm nguy. Nhà thơ cùng người học trò của ông Sora đi bộ là chủ yếu. Các thi sĩ tiền bối như Sogi (1421-1502) và Saigyo (1118-1190), vài trăm năm trước đây đã từng bước trên những khúc đường này. Chính khát vọng noi theo những bước chân của họ đã thôi thúc Basho lên đường trong cuộc hành trình gian nan của chính ông. Ông muốn tự mình thưởng ngoạn những nơi mà thơ của họ đã nhắc đến. Những nhà thơ nổi tiếng khác cũng từng tới vùng đất xa xôi kia. Thậm chí vài người trong số họ còn bị đi đày vì lý do chính trị.

Cuộc hành trình này dài 5 tháng. Thỉnh thoảng ông phải dừng lại bên đường vì bệnh tật hành hạ, và tất cả được miêu tả trong cuốn Oku-no-Hosomichi (Nẻo về Hosomichi), hay ‘’Con đường hẹp thiên lý’’ bạn đang chuẩn bị đọc, một kiệt tác trong thể loại nhật kí phiêu du văn xuôi và thơ của ông.

Trước khi lên đường, Basho đã bán căn lều của mình, khởi hành vào vĩnh cửu, có thể nói là thế. Ông thực sự không mong chờ còn sống để trở về. Giờ đây, sau cuộc hành trình lên phương Bắc, hai năm trời ông sống lang thang trong các căn lều mùa Hạ mà đệ tử cho mượn. Ông ở lại vài tháng ở Genju-an, hay Lâu đài phù du thuộc vùng Omi, sau đó tại Mumei-an, hay Lâu đài vô danh thuộc Otsu. Cả hai lâu đài này đều nằm trên dải bờ tuyệt đẹp của hồ Biwa. Ông cũng ở lại Rakushi-Sha, hay Ngôi nhà quả hồng rụng, gần Kyoto. Năm 1692, các đệ tử dựng cho ông một Basho-an mới trên bờ đê dòng sông Sumida, rất gần cái am cũ, và trồng trong vườn không phải một mà những năm cây chuối.

Năm 1694, Basho lại lên đường ra đi một lần nữa. Lần này ông định đi bộ xuống các tỉnh miền Nam, xa mãi tận hòn đảo lớn Kyushu. Nhưng than ôi, ông chẳng vượt quá Osaka, nơi bệnh kiết lỵ nặng đã quật ngã thi sĩ ở tuổi 50. Ông được chôn cất tại một ngôi chùa nằm cạnh Lâu đài vô danh miền Otsu, quay mặt ra hồ Biwa, cái hồ ông hằng yêu mến.

Hàn Thuỷ Giang

Mở đầu

Page 5: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Ngày tháng trôi như các vị lữ hành vĩnh cửu trong thời gian. Năm cũng thế. Cuộc sống tự nó là một chuyến du hành. Với những kẻ tiêu dao tháng ngày trên thuyền, lênh đênh theo sóng nước, những kẻ già đời trên mình ngựa thì ngôi nhà thực sự của họ là con đường rộng mở phía trước. Một vài nhà thơ cổ cũng từ biệt thế gian này giữa bước phiêu du.

Cái ngày những đám mây vần vũ cùng gió trời khuấy động bước chân đã tới. Và tôi lên đường lang thang dọc bờ biển. Thu năm ngoái, tôi quay về mái lều của mình trên bờ đê, quơ qua vài mạng nhện thì kịp năm vừa hết.

Rồi xuân tới, bầu trời đầy sương. Thần Cám dỗ lại trao tôi ước vọng hãy vượt qua Biên giới ở Shirakawa, Linh thần những con đường vẫy gọi khiến tôi chẳng thể để tâm vào bất cứ việc gì. Tôi sửa lại chiếc quần ống túm, thắt lại quai mũ mới; và lúc hơ mô-xa trên đầu gối khiến chúng thêm dẻo dai, tôi đã mơ về bóng trăng ở Matsushima. Tôi bán căn lều, tới trọ ở quán Sampu. Nhưng trước lúc rời đi, tôi có làm một vần thơ khắc vào tấm bảng trên cột:

Sơ sài, căn lều ẩn sĩ

Sẽ khác

Vào ngày Hội các bé gái.

(Ngày Hội các bé gái - Lễ hội cổ truyền Nhật Bản. Vào ngày này, người ta thường tặng các bé gái những con búp bê - ND)

Lên đường

Cái ngày 27/3 Âm lịch (16/5), trời đầy sương lúc rạng đông. Vầng trăng nhợt nhạt. Trong ánh bình minh yếu ớt, từ xa tôi vẫn nhận ra đỉnh núi Phú Sĩ, và gần hơn một chút là những ngọn cây anh đào ở Ueno và Yanaka. Một chút tuyệt vọng tôi tự hỏi lòng chẳng biết có bao giờ lại được ngắm chúng. Vài người bạn thân nhất đã tới từ đêm trước, cùng tiễn chân đến tận thuyền. Chúng tôi xuống xe ở một nơi có tên Senju, Trái tim tôi nặng buồn cùng ý nghĩ về bao dặm đường dài phía trước. Và dẫu biết thế gian phù du này chỉ là một ảo tưởng, tôi vẫn không chịu nổi cảnh chia ly với nó. Tôi khóc.

Basho ( 1644- 1694)

Page 6: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Đau đớn thay, xuân qua kìa!

Chim nức nở, loài cá còn ứa lệ.

Tôi viết bài thơ này vào lúc mở đầu trang nhật kí viễn du. Chúng tôi lê bước lên đường, dùng dằng rồi cũng dứt đi được. Bạn bè đứng lại, ngóng theo cho đến khi khuất dạng.

Soka

Tôi đang sống năm thứ hai, niên hiệu Genroku (1689), bỗng nảy ý định đi thật xa, lên các tỉnh miền Bắc. Cũng có thể tôi sẽ đến tận nơi cùng trời cuối đất! Chắc ràng bao nỗi nhọc nhằn sẽ khiến mái tóc bạc trắng, nhưng bù lại, tôi được tận mắt xem những nơi mới chỉ nghe kể. Tôi nghĩ có thể mình sẽ may mắn sống sót trở về và tự đặt cược tương lai vào mối hy vọng hão huyền đó. Thế rồi lúc cuối ngày hôm ấy, chúng tôi đến một thành phố bưu trạm tên Soka. Đám hành lý đè lên đôi vaio gày guộc khiến tôi phải rán sức. Tôi nghĩ đi du lịch ngay từ lúc khởi hành nên nhẹ nhàng, chỉ mang theo áo quần che thân là đủ. Ví như chỉ cần một chiếc áo khoác giấy bền, chống lại giá lạnh ban đêm, áo kimônô vải bông, áo mưa và vài bút lông, bình mực. Thế nhưng lại có bao quà tặng lúc chia tay tôi không thể từ chối, cũng không đủ can đảm bỏ đi và chúng trở thành gánh nặng.

Chúng tôi viếng thăm Miếu thơ Ngôi nhà cháy ở Yashima. Người bạn cùng đi Sora giới thiệu:

‘’Vị thần được thờ phượng ở đây là Konohama-Sakuya-Hime. Bà là Nữ thần hoa, bà cũng được thờ phượng trên núi Phú sĩ. Chốn linh thiêng này gọi là Miếu thờ Ngôi nhà cháy và chồng bà không tin đứa con trong bụng bà, có được vào một đêm của họ, là con ông ta. Vị nữ thần tự mình xây một ngôi nhà bằng phên trát bùn để sinh nở. Bà châm lửa tự thiêu và nguyền: Nếu đứa bé ra đời không bị chết cháy thì điều đó sẽ chứng cho lòng trong trắng của bà. Đứa bé vị Nữ thần sinh hạ là thần Hohodemi, hay còn gọi thần Sinh ra từ lửa. Chính vì thế khi đề thơ ở đây, theo tục lệ, thơ cần phải nhắc tới khói và lửa’’.

Ở đây có thể quan sát được rất nhiều tục lệ khác. Ví như không ăn một loài cá có tên Konoshiro, bởi khi nướng chúng có mùi như thịt người chết cháy.

Hotoke Gozaemon

Ngày 30/3 Âm lịch (19/5) chúng tôi nghỉ đêm ở chân núi Nikko. Người chủ quán trọ bảo:

‘’Tôi được gần xa biết đến như Thánh Gozaemon. Tôi đặt lòng trung thực lên trên mọi thứ nên người ta gọi tôi thật lành thánh. Các bạn có thể an giấc tại đây, chắc chắn thế’’.

Chúng tôi tự hỏi chẳng biết vị thánh nào giáng phàm trong hình lốt con người để quan tâm đến hai kẻ phiêu du ăn mày với lối ăn mặc

Page 7: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

kiểu tu sĩ này. Nhưng chăm chú quan sát người chủ quán này, chúng tôi thấy ông ta hoàn toàn không có thói khôn ngoan của thế gian hay tính tư lợi. Ông ta trung thực một cách cứng cỏi trước mọi lầm lỗi. Ông ta mới gần gũi với những lý tưởng Khổng giáo biết bao, thật mạnh mẽ trong tính cách và luôn ngay thẳng. Một con người như vậy rất đáng kính trọng.

Nikko

Ngày 1/4 Âm lịch (20/5) chúng tôi viếng thăm núi Nikko.

Từ xa xưa, ngọn núi này viết chữ là Ni-Ko, tiếng Hán là ‘’đôi’’ và ‘’hoang dã’’. Khi thánh Kukai xây một ngôi đền ở đây, Ngài đổi ra Nik-Ko, nghĩa là ‘’mặt trời’’ và ‘’ánh sáng’’. Chắc hẳn Ngài đã tiên liệu được điều xảy đến hàng ngàn năm sau, vì giờ đây ánh hào quang uy nghi của Vương triều Tokugawa toả khắp bầu trời, những tia sáng thiện tâm từ nó chiếu cùng khắp mặt đất, giúp tất cả mọi người sống trong thái bình và an lành.

Ngập tràn lòng kính sợ, tôi ngập ngừng viết một vần thơ:

Chốn linh thiêng thần thánh

Thăm thẳm xanh lá non

Với ánh dương của Người!

Kurokami-Yama, nghĩa là núi Lông quạ, dầu mùa xuân quấn quanh bao tấm khăn sương, nó vẫn sáng lên màu tuyết. Sora viết một vần thơ:

Mang đầu trọc

Tới núi Lông quạ

Một sáng thay y phục

Sora là bút danh. Tên thật của tiên sinh là Kawai, thường được gọi là Sogoro. Tiên sinh sống gần Am Ba tiêu, thường sang giúp tôi việc nhà. Sora hoan hỉ trước cảnh đẹp Matsushima và Kisakata, nên du hành cùng tôi cho có bè bạn, sẻ chia nhọc nhằn trên đường thiên lý. Vào buổi sáng khởi hành, tiên sinh đã cạo trọc đầu, choàng tấm áo tu hành màu đen, đặt pháp hiệu Sogo (giác ngộ). Vần thơ tiên sinh soạn ở núi Kurokami là dành cho việc này. Chữ ‘’thay y phục’’ dùng thật ý nghĩa, vừa chỉ cái ngày người ta khoác lên mình manh áo mùa hạ, vừa chỉ việc đổi áo của chính tiên sinh khi tiên sinh thọ giới qui y trước lúc lên đường.

Đường lên núi chừng một dặm thì gặp ngọn thác. Từ đỉnh hang cao chừng 300 thước, dòng nước như bay, như nhẩy xuống một vũng xanh xanh bao quanh bằng hàng ngàn tảng đá. Mọi người phải đi men vào hang ngắm nước đổ từ phía sau, bởi thế nó có tên Urami-

Page 8: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

No-Taki, nghĩa là ‘’Thác thưởng ngoạn từ phía sau’’.

Nơi đó, chúng tôi bắt đầu

Thác mang vào tu viện

Bài học mùa hè.

Tôi có quen một người sống ở Kurobane, hạt Nasu, nên quyết định vượt qua đồng hoang Nasu. Chúng tôi đi tắt theo hướng ngôi làng mờ mờ phía trước, nhưng không kịp vì trời đỏ mưa, đêm sập xuống. Đành tạm nghỉ một đêm ở trang trại chờ sáng hôm sau khởi hành vậy!

Có một chú ngựa đang gặm cỏ. Chúng tôi hỏi đường một người đàn ông đang cắt cỏ gần đó. Anh ta tuy quê mùa, nhưng chẳng thiếu lòng tốt. Anh ta nói vẻ quan tâm:

‘’Ôi các vị! Lối đồng hoang này thực khó lần, người lạ rất dễ lạc. Hãy lấy ngựa của tôi và khi nó chưa đi quá xa hãy thả nó quay lại’’.

Anh ta cho chúng tôi mượn ngựa. Đi được một quãng, có hai đứa trẻ theo sau. Một bé gái xưng tên là Kasane, nghĩa là ‘’muôn vẻ’’. Tên chữ mới thật bất thường và quyến rũ làm sao. Sora soạn một vần thơ:

Chính em, một bông

Cẩm chướng ven rừng hoang dã

Cánh hoa muôn vẻ.

Còn một thôi đường tới ngôi làng nhỏ lèo tèo dăm nóc nhà, chúng tôi để một ít tiền vào yên ngựa, rồi thả cho nó tự tìm về.

Kurobane

Chúng tôi gặp một người tên Joboji đang trông coi lâu đài trong trang viên lãnh chúa vùng Korobane. Ông ta thật vui mừng vì chuyến viếng thăm bất ngờ này và chúng tôi đàm đạo thâu đêm suốt sáng. Người em của ông ta tên Tosui theo chúng tôi như bóng với hình cả sáng cả tối, thậm chí còn mời về nhà riêng cho họ hàng gặp mặt.

Trong thời gian lưu lại nơi này, chúng tôi có đi bộ ra ngoại ô, đến xem khu di tích hẩngò gỗ, nơi xưa kia bao người đàn ông đã rèn luyện nghề cung nỏ. Họ tập bắn vào đàn chó phi nước đại với những mũi tên cùn. Chúng tôi đi qua đồng cỏ lá tre biết hát, tới thăm ngôi mộ cổ Phu nhân Tamamo, rồi viếng đền thơ Thần Hachiman, vị thần Chiến tranh. Trái tim trong tôi thật bao xao động khi được nghe chính tại ngôi đền này, thần Hachiman đã linh hiện vào lúc người anh hùng của Nasu, Yoichi khẩn cầu: ‘’Hỡi thần Hachiman, Người bảo vêh quê hương tôi!’’. Lời khẩn cầu thốt ra trước lúc ông hướng mũi tên sấm

Page 9: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

sét vào cái chong chóng treo lơ lửng trên chiến hạm đang chòng chành của kẻ thù. Trời dần tối, chúng tôi quay về nhà Tosui.

Ở đó cũng có một ngôi chùa thờ Phật, giáo phái Shugen, gọi là Komyo-Ji. Chúng tôi đến đó viếng thăm và đọc một bài kinh trước bức tượng cùng đôi guốc gỗ khổng lồ của vị thầy sáng lập: En - người khổ hạnh. Người được kể lại đã đến vùng đồi này, chân đi guốc mộc giảng thuyết.

Vùng đồi tháng Năm

Hãy ban phước, hỡi đôi guốc thần thánh

Để chúng tôi tự đi đường mình!

Ungan-Ji

Phía sau ngôi đền Ungan-Ji, không xa Kurobane là mấy, thiền sư Butcho - thầy tôi, có một tịch cốc. Tôi còn nhớ ông nói đã để lại đôi dòng thơ bằng than củi thông trên đá:

Am xuềnh xoàng

Rộng cao thước rưỡi

Cần chi mái lều để tránh mưa tuôn.

Lòng muốn thấy những gì còn lại nơi ẩn tu, tôi hướng mũi gậy về phía đền Ungan-Ji. Bạn bè ở Kurobane cũng muốn viếng thăm nơi ấy. Trong số họ có nhiều người trẻ tuổi và chúng tôi có một thôi đường thật vui vẻ, vui đến nỗi tới chân núi lúc nào không hay biết.

Một lối mòn ẩn hiện trong thung lũng mờ tối giữa bao cánh rừng thông. Sương nhỏ xuống từ đám rêu, và dù trời sang hè, không khí vẫn mát lạnh. Ở cuối con đường vào đẹp như tranh có tên ‘’M  ười cảnh’’, chúng tôi ngang qua một cây cầu, tiến vào cổng đền xây hai bậc.

Phân vân chẳng biết nơi nào thầy từng ẩn dật, chúng tôi trèo lên quả đồi phía sau đền. Một am xinh xắn dựng trên vách đá tựa lưng vào cái hang nhỏ hiện ra. Trông nó hệt như hang Yuan-Miao, hay cửa Địa ngục trong tiếng Hán, hoặc nơi ẩn tu trên đỉnh đá của Fa-Yun.

Chim gõ kiến, điềm lành

Bạn không hại am

Trong lũng nhỏ mùa hè

Tôi viết vội mấy dòng trên, rồi để lại bài thơ trên cột lều.

Page 10: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Sesshoseki hay ‘’Hòn đá tàn sát’’

Khi quay về Kurobane, chúng tôi đến thăm Hòn đá tàn sát. (Theo truyền thuyết khi phu nhân Tamamo, người đàn bà được Hoàng đế Konoe - cầm quyền 1139-1155 sủng ái, bị phát hiện là Hồ tinh và bị hành quyết, linh hồn cáo tự nhập vào tảng đá này)

Bạn Joboji của tôi, người coi nhà cho lãnh chúa, cho chúng tôi mượn ngựa đi chơi. Người đàn ông dẫn ngựa xin tôi một bài thơ. Tôi nghĩ tới nghề chăn ngựa của anh ta, và soạn bài thơ:

Băng đồng hoang

Ơi người chăn ngựa

Ở đó tôi nghe chim cúc cu hót.

Hòn đá tàn sát nằm trong hốc núi, cạnh một dòng suối nóng. Hơi đọc của đá vẫn chưa hết, ong bướm nằm chết hàng đống lớn đến mức không ai có thể thấy màu cát phía dưới.Tôi yêu xiết bao hàng cây mang màu xanh mùa hạ, dầu đã từng nghe ""cơn gió thu đang nổi"" của thi sĩ Noin, dầu đã từng ngắm ""đám lá thích đỏ thắm"" của Minamoto-Yorimasa. Một thảm trắng tuyết hoa cùng suối hồng leo hoang dại khiến tôi chỉ nghĩ về các thi sĩ từng qua đây trong mùa tuyết đổ.Tiếp theo phần trước

Cây liễu của Saigyo ở Ashino

Cây liễu rủ của thi sĩ Saigyo mọc nơi ""dòng nước tinh khiết như pha lê hằng chảy"" ở một làng vùng Ashino. Chúng tôi đến thăm,

nó vẫn sống trên bờ đê giữa những cánh đồng lúa.

Lãnh chúa ở Ashino luôn giục tôi đến thăm nó và tôi băn khoăn không biết vì sao. Giờ đây tôi đã tới, đứng ngay dưới bóng nó.

Cả một đồng lúa

Đã cấy

Page 11: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Trước lúc rời cây liễu này!

Biên giới ở Shirakawa

Mãi đến lúc tới biên giới Shirakawa chúng tôi mới thực sự cảm thấy con đường đi của mình. Lúc ấy tôi mới thấm thía câu của

Taira-No-Kanemori, nhà thơ phiêu lãng ngày xưa, người đã xúc động và truyền lại một thông điệp: ""Bằng cách nào cũng nên đi thủ

phủ"".

Bộ ba Biên giới vĩ đại, một kì quan mà từng chi tiết thường mê hoặc các thi sĩ. Tôi yêu xiết bao hàng cây mang màu xanh mùa hạ,

dầu đã từng nghe ""cơn gió thu đang nổi"" của thi sĩ Noin, dầu đã từng ngắm ""đám lá thích đỏ thắm"" của Minamoto-Yorimasa. Một

thảm trắng tuyết hoa cùng suối hồng leo hoang dại khiến tôi chỉ nghĩ về các thi sĩ từng qua đây trong mùa tuyết đổ.

Kiyosuke viết về một vị anh hùng thời cổ, khi qua đây Ngài đã sửa lại mũ giáp ngay ngắn, khoác bộ nhung phục mới tinh.

Sora viết:

Qua cổng Biên giới

Tuyết hoa rực rỡ

Vì ta vận y phục mới.

(Y phục mới của Sora là áo cà sa nhà Phật)

Sukagawa

Qua khỏi biên giới, chúng tôi vượt sông Abukuma. Phía bên trái vươn lên ngọn núi Bandai cao ngất vùng Aidu, bên phải là các hạt

Iwaki, Soma, Miharu. Một dãy đồi chia các hạt này khỏi Hitachi và Shimotsuke. Chúng tôi đi qua một nơi có tên gọi Kagenuma hay

""đầm gương"", chỉ tiếc bữa đó trời đầy mây nên không được thưởng ngoạn những tia sáng phản chiếu.

Sukagawa, một thị trấn bưu trạm. Chúng tôi gõ cửa nhà thi sĩ Tokyu. Tiên sinh nài tôi ở lại chơi độ bốn năm bữa. Câu đầu tiên tiên

sinh vấn tôi là: ""Biên giới ở Shirakawa đã lưu lại ấn tượng thơ ca nào nơi tiên sinh?""

Tôi đáp: Sau bao nỗi mệt mỏi đường dài, thể xác, tinh thần toi thật yếu đuối, linh hồn bị cảnh đẹp mê hoặc và trái tim bị đóng đinh

với xúc cảm về các thi sĩ tiền bối nên tôi làm thơ rất ít.

Vì thơ chỉ đủ

Nghe dân xứ Bắc

Miệng hát, tay cấy lúa

Tôi viết có thế, rồi khó khăn lắm mới qua được Biên giới mà không viết thêm dòng nào.

Mở đầu, chúng tôi dùng thể thơ ba đoạn, luân phiên nhau mỗi người một, rồi ghép thành bài.

Không xa thị trấn, một nhà tu hành sống trong bóng cây dẻ cổ thụ, tách biệt thế giới. Cảnh lặng im, cô tịch ở nơi ẩn dật của Ngài

khiến tôi nhớ lại thơ của Saigyo.

Ở sâu giữa dãy đồi

Mặc tôi nhấp nước

Page 12: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Tự suối nguồn

Núi thanh bạch

Thu gom hạt dẻ ngựa

Rơi rụng đó đây

Tôi lấy mảnh giấy ghi vội mấy dòng: ""Ý chữ Cây dẻ chỉ cõi Tây thiên, mọi người đều quan niệm Cây dẻ có liên quan đến xứ Tây

thiên cực lạc của Đức Phật. Thánh Gyoki trong suốt kiếp sống của Ngài luôn dùng gốc cây dẻ làm gậy và cột cho mái lều"".

Con mắt thế gian

Thấy tán lá

Không xem hoa khiêm nhường lẩn trong.

Đầm lầy Asaka

Cách nhà Tokyu mười hai dặm có một thị trấn gọi là Hiwada. Cũng không xa hơn thế và ngay cạnh đường là dãy đồi Asaka. Vùng

này thật lầy lội. Cũng gần đến ngày đi lượm cây Irit ngọt ngào, nên chúng tôi có hỏi vài người dân xem cây nào là Katsumi, nhưng

hình như không ai biết. (Khi thi sĩ Fujiwara-No-Sanekata bị lưu đày đến đây, ông đã dùng Katsumi trong lễ hội cây Irit). Chúng tôi

tìm quanh đầm lầy, dò hỏi mọi người. Và trong lúc vừa bước qua bước lại, mồm lẩm bẩm ""Katsumi? Katsumi?"", vầng dương bỏ đi

khuất sau đồi.

Sang phải là Rừng thông sinh đôi, chúng tôi dừng lại một lát ngắm cái hang ở Kurozuka, rồi thẳng tới Fukushima, nơi nghỉ qua

đêm.

Tảng đá vạch đường vằn ở Shinobu

Hôm sau chúng tôi qua làng Shinobu xem một tảng đá. Ngược với vẻ xù xì nguyên thuỷ, bề mặt nó như tấm vải dệt với bao đường

trang trí mẫu mực thật tự nhiên do việc chà xát bằng những chiếc lá hình răng cưa có ở Shinobu, hay lá dương xỉ hình chân thỏ

rừng qua nhiều nhiều năm. Ở ngôi làng nhỏ cạnh chân quả đồi phía xa, chúng tôi thấy nó nửa nổi nửa chìm trong lòng đất. Vài chú

mục đồng xán lại giải thích, tảng đá này trước vốn trên đỉnh đồi. Thế rồi du khách tới đây thưởng ngoạn thử nhổ lúa mạch chà lên

đá. Việc này khiến nông phu tức giận, họ đánh bật nó lên, lăn xuống vực. Chúng còn nói thêm, tảng đá ấy giờ nằm úp mặt xuống.

Câu chuyện này hoàn toàn có thể là thực.

Những đôi tay trẻ trung cấy lúa!

Tôi thấy vẻ duyên dáng

Những đôi tay ngày xưa chà đá!

Lâu đài Maruyama dòng họ Sato

Qua bến đò Tsuki-No-Wa (quầng trăng), chúng tôi tới thị trấn có bưu trạm tên Se-No-Ue (trên ghềnh thác). Chúng tôi nghe nói dấu

tích lâu đài dòng họ Sato gần khu đồi, cách ba dặm rười về bên trái, qua đồng hoang Saba gần làng Iizuka. Và theo hướng đó, vừa

đi vừa dò hỏi chúng tôi tới Maruyama (hay đồi tròn). Chính trên đỉnh đồi này, lâu đài ""Các chiến binh danh tiếng"" đã một lần đứng

sừng sững. Được chỉ đường tới chân đồi, nơi cảnh tượng những khóm đá làm trụ cho Cổng lớn khiến bọn tôi xúc động sâu xa.

Gần đó, trên nền đất ngôi đền cổ là hàng hàng lớp lớp bia mộ dòng họ Sato. Xiết bao xúc cảm tôi dâng cho những nấm mồ hai cô

dâu trẻ họ nhà Sato. Hai nàng goá bụa vì chiến tranh. Họ tự nguyện khoác hai bộ giáp phục nặng nề của chồng, bởi mẹ chồng họ

luôn khao khát ngóng tin con trai mình cưỡi ngựa chiến thắng trở về. Hành động cao cả nơi những con người cao quí này thực

Page 13: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

chẳng bao giờ mờ phai, tôi chìm đắm suy tư và lấy tay áo lau dòng lệ đẫm. Chẳng việc gì phải đến tận xứ Trung Hoa xa xôi ngắm

""nấm mồ than khóc"", vì ở đây, ngay trước tấm bia này, có ai, có ai kìm được nước mắt?

Chúng tôi vào đền uống một chút trà. Giữa những báu vật bày trong đền nổi lên thanh gươm của Yushitsune và chiếc giỏ đựng

hành lý đi phiêu lãng đan bằng liễu gai của Benkei, một người bạn của Yushitsune, từng mang trên lưng.

Kiêu hãnh thay

Kiếm, giỏ, cá chép giấy

Kìa ngày hội Các bé trai.

(Ngày hội các bé trai - Lễ hội cổ truyền Nhật. Ngày này các em bé trai thường tặng cá chép bằng giấy)

Tôi soạn vần thơ này ngày 1/5 Âm lịch (18/6) - ngày hội ấy sắp tới.

Iizuka

Đêm đó chúng tôi nghỉ lại Iizuka. Nơi đây có những dòng suối nóng. Sau khi trầm mình trong nước, chúng tôi tìm được một chỗ để

nghỉ. Một manh chiếu rơm trải trên nền đất, nơi ấy thật nghèo khổ và khốn cùng. Thậm chí chẳng có lấy một cây đèn, vì thế chúng

tôi chọn một chỗ có chút ánh sáng hắt ra từ bếp lò và nằm xuống.

Đêm ấy sấm động và mưa nặng hạt, và ngay chỗ chúng tôi nằm mái bị thủng. Quờ quạng với bọ chét và bầy muỗi thực không sao

chợp mắt nổi. Thêm nữa, vết đau ngày xưa lại hành hạ. Thực lòng tôi nghĩ mình sắp thở hơi cuối cùng.

Đêm mùa hạ rồi cũng qua, trời hửng sáng, một lần nữa chúng tôi lại đi tiếp cuộc hành trình. Nhưng nỗi thống khổ đêm qua còn

vương vất và tôi ngã lòng. Chúng tôi thuê ngựa đi xa mãi tận thị trấn Kori.

Vì phải đi một chặng đường xa xôi đến thế, lòng tôi tràn đầy nỗi lo âu cùng ý nghĩ mình có thể ngã bệnh. Nhưng dầu cho tôi có thể

chết trên đường, chết trong cuộc hành trình đến những vùng đất xa xôi, cách biệt cả với những lối mòn, tôi đã cam chịu từ trong

căn nguyên đến sự phù du của kiếp người. Và nếu tôi ngã xuống bên lề đường, chết trong một rãnh nước như kẻ hành khất thì đấy

cũng chỉ là số phận tôi nó như thế. Suy tưởng đến đây, dần dà tôi lấy lại được tinh thần, và lại có thể bước đi trên mặt đất đầy quả

quyết, dứt khoát. Chúng tôi đã qua được cánh cửa lớn của tuổi tác một cách hoàn toàn thong dong.

- Lúc nhìn thấy cây thông Takekuma danh tiếng, tôi như không thể tin nổi vào mắt mình. Từ xa xưa cây thông này mọc trên mặt đất, thân chia hai nhánh.

Kasashima

Băng qua hai thành Abumizuri và Shiroishi,

chúng tôi tiến vào tỉnh Kasashima. ""Ngôi

mộ của thi sĩ thế kỉ thứ 10 - Tướng Ngự

lâm Hoàng gia Fujiwara-No-Sanekata ở

đâu?"" Chúng tôi dò hỏi và được mọi

người cho biết: Ở chân dãy đồi phía xa

bên phải là làng Minowa và Kasashima. Ở

phía đó, chúng tôi sẽ tìm được đường tới Miếu thờ thần linh mà xưa kia lúc đi ngang qua Sanekata đã quên không xuống ngựa, và

ngôi mộ cổ chôn cất ông sau khi ông bị quật ngã phũ phàng từ trên mình ngựa vì lần sơ ý nói trên. Cỏ đồng hoang đã trùm lên

những nấm mộ, nhưng vẫn còn đó ""duy đài kỉ niệm riêng ông"", như thi sĩ Saigyo đã từng viết. Những cơn mưa khiến đường đi lầy

lội, và tôi thấy trong người mỏi mệt. Do vậy chúng tôi chỉ nhìn vào Miếu thờ và ngôi mộ từ xa lúc đi ngang qua.

Những cái tên như Minowa, nghĩa là ""Vòng áo mưa rơm"", và Kasashima, nghĩa là ""Đảo mũ mưa rơm"", mới thích hợp với những

trận mưa tháng sáu làm sao. Nảy ra ý đó tôi viết:

Page 14: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Đảo mũ mưa, hãy ngắm

Những con đường

Lầy lầy vì mưa tháng sáu!

Đêm đó chúng tôi nghỉ ở Iwanuma, tức ""những đầm đá"".

Cây thông Takekuma

Lúc nhìn thấy cây thông Takekuma danh tiếng, tôi như không thể tin nổi vào mắt mình. Từ xa xưa cây thông này mọc trên mặt đất,

thân chia hai nhánh. Tôi nghĩ đến thi sĩ, thiền sư Noin sống ở thế kỉ thứ 10. Viên quan mới trị nhậm tỉnh Mutsu đem cưa và dùng nó

làm những cột trụ cho cây cầu bắc qua sông Natori. Và Noin viết ""Cây thông kia giờ chẳng còn dấu tích"". Nhưng tôi nghe nói mỗi

lần cây thông bị đốn hạ, một cây mới lại mọc lên. Cái cây này trông tựa như đã hàng ngàn tuổi. Ôi, cái cây mới lộng lẫy và tuyệt mỹ

làm sao!

Lúc tôi rời Edo, Kyohaky có viết mấy dòng như quà tặng chia tay:

Dù vẻ hoang tàn của ngươi

Hỡi anh đào cuối vụ

Hãy cho Thầy ta xem thông Takekuma!

Còn tôi viết mấy dòng đáp lại tiên sinh:

Từ khi rặng anh đào cuối vụ nở hoa

Tôi khao khát xem cây thông hai nhánh

Dù còn ba tuần trăng!

Sendai

Chúng tôi qua sông Natori và đi vào thị trấn Sendai. Ngày 4/5 Âm lịch, một hôm trước ngày hội cây Irit. Những cuộng là cây Irit ngọt

ngào toả hương ngan ngát đặt dưới mái hiên khiến mọi người dễ chịu. Chúng tôi tìm một quán trọ và ở lại vài ngày.

Ở Sendai có một hoạ sĩ tên là Kaemon. Chúng tôi nghe nói tiên sinh có gì đó rất thi sĩ, và tất cả chúng tôi trở nên bạn bè. Kaemon

kể, gần nơi đây có rất nhiều địa điểm được nhắc đến trong thi ca, dấu tích của chúng gần như mất hết, nhưng tiên sinh đã phát

hiện ra sau cuộc khảo sát kỳ công. Một bữa, tien sinh đưa chúng tôi đi thăm vài nơi.

Cỏ ba lá mọc từng bụi sum suê ở Miyagi - đồng hoang, đến nỗi tôi có thể mường tượng ra chúng sẽ đẹp đến nhường nào khi trời

vào thu. Ở Tamada, Yokono và đồi Azalea những bụi hoa loa kèn nở rộ. Chúng tôi đi bộ xuyên qua một cánh rừng thông rậm rạp

đến mức không một tia sáng mặt trời nào thâm nhập vào được. Nơi này được gọi rất chính xác là Kinoshita, hay ""trong rừng rậm"".

Từ xa xưa nơi đây hẳn sương phải thẫm đặc, chả thế có thơ cổ:

Anh hầu, hãy nhắc quí ngài

Ở đây, đội mũ rơm che mưa

Trước lúc tàn ngày, chúng tôi cũng viếng thăm những nơi như đền thơ Yakushi - thầy thuốc tinh thần, và miếu thờ Tenjin.

Page 15: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Món quà Kaemon tặng chúng tôi lúc chia tay là tập bức hoạ tiên sinh vẽ ở rất nhiều nơi thuộc Matsushima và Shiogama. Tiên sinh

cũng tặng mõi người một đôi dép rơm gắn quai da nhuộm màu xanh thẫm. Món quà ấy hé lộ một điều, tiên sinh quả là một thi sĩ.

Quai dép da thanh thiên

Chúng ta như đi bằng cây Irit

Sắc màu lộng lẫy!

Tảng đá Tsubo

Dùng những bức hoạ của Kaemon như người hướng đạo, chúng tôi tự mình tìm ra một con đường có tên Oku-No-Hosomichi,

nghĩa là đường về Hosomichi. Con đường trải ngoằn ngoèo qua chân những ngọn đồi. Chúng tôi thấy nơi cây sậy nổi tiếng của

Tofu mọc, cây sậy này thường được thi ca nhắc đến. Thậm chí tận bây giờ, nó vẫn được dệt thành thảm và tặng vị quí tộc chủ

trang trại.

Tảng đá Tsubo sừng sững trên đất của thành Taga, trong ngôi làng Ichikawa. Tảng đá cao chừng ba mét, rộng mét rưỡi. Rêu phủ

kín khiến hàng chữ khắc trên nó rất khó đọc. Sau khi thông báo con số chiều dài đường biên bao quanh tỉnh, nó còn ghi: ""Thành

này được Azuma-Udo - tướng quân quí tộc Ono - người được Hoàng đế cử tới các tỉnh miền Bắc, xây dựng vào năm thứ nhất niên

hiệu Jinki (724). Nó được một thành viên Hội đồng Hoàng gia - tướng quân Asakari - quí tộc vùng Emi - người cai quản các tỉnh

Đông Bắc tu sửa vào năm thứ 6 niên hiệu Temiyo-Hoji (762). Ngày 1/5 Âm lịch"". Niên hiệu Jinki thuộc triều đạu Hoàng đế Shomu

(cầm quyền 724-749).

Rất nhiều địa danh được nhắc đến trong thi ca, giờ phần lớn không còn được biết một cách chính xác nữa. Lở đất làm thay đổi

thượng nguồn các con sông, xoá sạch những con đường và vùi chôn những đài kỉ niệm. Cây cối già cỗi héo tàn và thay vào đó là

những cây non. Vì thế, bộ mặt đất đai đã biến đổi, nơi chốn của những địa danh lừng tiếng giờ trở nên mơ hồ. Nhưng ở đây không

thế. Tượng đài này được dựng lên một ngàn năm trước đây, giờ vẫn còn, là một cầu nối sống động với quá khứ. Được nhìn ngắm

nó là một trong những điều khiến cuộc viễn du của tôi rất đáng giá, là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của đời tôi.

Lãng quên đi tất cả những thử thách gian nan của cuộc hành trình, tôi đã khóc vì một niềm vui chân thiện.

Sue-No-Matsuyama

Sau đó chúng tôi viếng thăm nhiều nơi mà thi ca đã làm cho nổi tiếng như suối Tama ở Noda, và tảng đá lớn Oki-No-Ishi nằm giữa

lòng hồ. Ở Sue-No-Matsuyama - ""Đồi thông cuối cùng"" có một đền thờ. Tên đền thờ cũng giống như tên ngọn đồi, nhưng phát âm

là Masshozan. Trên đồi, giữa những cây thông chẳng có gì ngoài những nấm mộ.

Các cặp tình nhân có thể thề thốt thuỷ chung mãi mãi, như đôi chim chung đôi cánh, như hai cội cây lá cành xoắn xuýt, vui sống

bên nhau, không thể tách rời, nhưng rút cục họ cũng tới nơi này. Tôi suy tư. Lòng tràn ngập một nỗi muộn phiền, nó ở lại trong tôi

và một tiếng chuông đền thờ gióng lên vào buổi tối hôm đó trên bờ biển Shiogama làm mọi điều trở nên sâu lắng hơn.

Những cơn mưa tháng sáu đã ngớt, vầng trăng nhợt nhạt ló ra. Dưới trăng có thể nhìn thấy đảo Magaki như ngay bên cạnh. Đám

ngư dân đang chèo những chiếc thuyền gỗ nhỏ vào bờ, và nghe lao xao giọng nói của họ lúc chia nhau mẻ lưới. Khi ấy tôi hiểu ra

cái gì đã nảy trong tâm trí một nhà thơ khi viết: ""Âm thanh sầu muộn của dây neo"".

Đêm hôm ấy chúng tôi nghe thấy một ông sư mù chơi đàn và hát một bài hát kể chuyện khác biệt với xứ Bắc này. Nó không giống

""khúc ba-lát những chiến binh Heike"", cũng chẳng như một khúc ba-lát nhảy múa. Nó mang âm hưởng đồng quê và phải hát bằng

một giọng khoẻ, âm lượng lớn. Tiếng hát ấy gần chỗ chúng tôi nằm ngủ nên hơi ồn ào. Dù sao tôi cũng không thể không tự hỏi

rằng những bản ba-lát thơ cổ đến thế sao vẫn được hát ở đây, miền đất xa xôi này.

Shiogama

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi viếng thăm Đền thờ Shiogama. Người xây dựng ngôi đền là Masamune, quí tộc vùng Data, khi ông

là quan đứng đầu tỉnh này. Những cây cột gỗ thông tuyệt diệu có chu vi thực kì vĩ, những xà kèo sơn màu sáng. Ngôi đền nằm trên

phiến cao nhất của dãy bậc thang đá dài, xung quanh là hàng rào sơn son rực rỡ trong ánh nắng ban mai. Tôi nghĩ, trên mảnh đất

Page 16: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

của chúng tôi ngôi đền mới đẹp làm sao, thậm chí ở một nơi xa xôi và ít kẻ qua lại như chốn này. Quyền năng thánh thần thực có

mặt muôn nơi.

Phía trước Miếu Shinto có một cái đèn lồng bằng đá cổ. Trên cánh cửa đèn bằng kim loại có hàng chữ: Izumi-No-Saburo, năm thứ

ba niên hiệu Bunji (1187) cúng tặng"". Tôi nghĩ, đã năm trăm năm rồi, Saburo của Izumi, người đạo hạnh dũng cảm, chính trực,

trung nghĩa và hiếu tận với cha mẹ. Ngày nay không ai không kính trọng cái tên đầy vinh quang này. Nó thực sự như lời nhắn nhủ:

""Ai đi đường thẳng, thành thực với những gì mình cho là phải, danh dự sẽ đến ngay"".

Matsushima

Trời gần trưa, chúng tôi thuê một con thuyền và bắt đầu chèo về phía những hòn đảo phủ đầy thông của Matsushima. Đi khoảng

năm trăm dặm trên mặt nước, cuối cùng chúng tôi đặt chân lên bờ đảo Ojima.

Tuy đã được nghe nói đến nhiều lần, nhưng quả thật Matsushima là nơi đẹp nhất trên toàn Nhật Bản. Nó thực đáng sánh với hồ

Động Đình và hồ Tây bên Trung Hoa.

Vô vàn những hòn đảo, vài hòn cao như những ngón tay hướng thẳng lên trời, vài hòn khác lại nằm úp sấp trên những con sóng,

lại có vài hòn tụ lại thành những chùm hai, chùm ba, đâm nhánh sang trái, duỗi dài sang phải, vài hòn như cõng những đứa bé sơ

sinh trên lưng hay ôm ghì trước ngực tựa cha mẹ hay ông bà.

Rừng thông ngút ngàn và xanh thẫm. Lá cành rạp xuống vì những cơn gió biển mang hơi muối tạo thành những hình dáng tự nhiên

thanh nhã. Chúng duyên dáng cúi chào như một tố nữ mà vẻ khéo léo vẽ nên một bức tĩnh vật còn yêu kiều hơn.

Có phải những hòn đảo này được Vị thần Chúa tể núi đồi sáng tạo ra trong kỷ nguyên xa xưa của các thần? À, ai có thể đánh giá

công bằng nét bút Ngài đưa trên những kiệt tác linh thiêng phi phàm của Đấng Chúa tể Hoàn vũ, hoặc dám mô tả nó cho xứng

đáng trong ngôn từ!

Ojima, tức Hòn Trống, với dải bờ đâm ra phía biển, nhưng trên thực tế lại nối với đất liền. Ở đó chúng tôi nhìn thấy nơi Thiền sư

Ungo sống cuộc đời ẩn khuất và phiến đá ông thường ngồi trầm tư. Trong rừng thông, chúng tôi thường bắt gặp những chốn khuất

nẻo, nơi một ai đó sống xa lìa thế gian. Vẻ bình an và thanh tĩnh của một tu viện như thế, với làn khói bốc lên từ lá thông, quả thông

lẩn lướt nơi mái lều đã cuốn hút chúng tôi đến độ gợi lại được hình ảnh người chủ nhân của tu viện, dù chúng tôi chẳng hề biết

ông. Lúc đứng đó, mặt trăng đã ló ra và ánh vàng lấp lánh trên mặt nước khiến vạn vật thực khác biệt so với cảnh đẹp ban ngày.

Quay lại bờ biển Matsushima, chúng tôi thuê một quán trọ có sân thượng và cửa sổ mở ra phía biển. Thao thức suốt đêm đó, ""một

đêm với gió và mây trời"", với vẻ diễm lệ của thiên nhiên xung quanh đã mang lại một cảm giác tinh tế đặc biệt:

Đến những đảo thông,

Bạn cần đôi cánh hạc

Ơi loài cúc cu bé nhỏ!

Sora đã viết những vần thơ trên. Tôi không viết và cố gắng chợp mắt, nhưng không nổi. Khi tôi rời cái am cũ của mình, Sodo có

viết một bài thơ chữ Hán về Matsushima, và Hara-Anteki viết một bài waka có đoạn: ""Những đảo thông phủ kín bờ"". Tôi lấy chúng

ra khỏi túi cho có bạn bè. Tôi cũng có vài bài Hokku của Sampu và Jokushi tặng.

Zuigan-ji

Ngày 11/5 Âm lịch (28/6) chúng tôi tới thăm Zuigan-ji. Tu viện trưởng hiện nay là vị thứ 32 kể từ khi Heishiro của Makabe xây dựng

ngôi đền sau lần ông trở về từ Trung Hoa.

Sau đó, ngôi đền được xây hoàn chỉnh để tưởng nhớ đến đạo hạnh vĩ đại của Thiền sư Ungo. Với những bức tường ken lá vàng

và đồ thờ lộng lẫy, ngôi đền sáng lên trong nắng như chính cõi Thiên vậy.

Page 17: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Nhưng còn một nơi tôi muốn tới xem là ngôi đền nhỏ của Thánh Kembutsu.

Ishi-No-Maki

Ngày 12/5 Âm lịch (29/6) chúng tôi rời đi Hiraizumi theo một con đường qua nhiều địa danh đã được nghe nói trong các bài thơ,

như Aneha-No-Matsu (Cây thông chị cả) và Odoe-Bashi (Cầu dây da). Nhưng lối đi này hình như chỉ các tay thợ săn và dân đốn gỗ

mới thông thạo. Chẳng biết mình đang ở đâu nữa, chúng tôi lạc đường và cuối cùng tới một thị trấn cảng tên là Ishi-No-Maki.

Phía xa xa qua bờ nước, có thể nhìn thấy hòn đảo Kinkazan. Chính vì vẻ vô tận của hòn đảo ‘’nơi những đoá hoa vàng nở rộ’’, một

nhà thơ đã có lần ca tụng nó như một vị Hoàng đế. Hàng trăm con thuyền đậu nơi bến cảng, còn trên bờ nhà cửa chen chít, từ

những căn bếp khói bốc lên.

Thế đấy, chỉ tình cờ chúng tôi đã đến đó! Chúng tôi tìm một chỗ để ở lại, nhưng không hề thấy một quán trọ nào. Cuối cùng, quyết

định nghỉ đêm ở một ngôi nhà tranh nhỏ, xuềnh xoàng trong làng. Và ngay khi trời sáng chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình trên

con đường xa lạ. Luôn luôn bị lạc lối.

Vượt qua nhiều vùng đất, với chúng tôi đã nổi tiếng qua thơ như khúc cạn Sode, cánh đồng Obuchi, đồng hoang Mano, con đường

theo một con đê trải dài như vô tận. Trái tim nôn nao khó tả, chúng tôi đi vòng qua một đầm lầy dài, hẹp và nghỉ đêm ở một nơi có

tên Toima. Rốt cục thì cũng tới Hiraizumi vào ngày hôm sau. Chắc chắn chúng tôi đã phải đi vòng mất năm mươi dặm.

Hiraizumi

Niềm vinh quang ba thế hệ của Fujiwaras giờ đây chỉ còn là một giấc mơ thoảng qua. Chúng tôi chạm mặt với những đổ nát của

Cánh cổng lớn khi còn hai dặm rưỡi nữa mới đến trang trại của Hidehira. Nơi này giờ đây chỉ còn mênh mang cánh đồng lúa và bãi

hoang. Chẳng còn gì ngoài Kinkezan – hay ‘’ Đồi lông gà vàng’’ – nơi từng là một phần của những khu vườn cảnh tuyệt mỹ. Chúng

tôi trèo lên Takadaki – hay Pháo đài thượng của Yoshitsune, và nhìn xuống phía dưới, nơi dòng sông lớn Kitagami bắt nguồn từ

đỉnh Nambu chảy qua. Một hợp lưu, sông Koromo lượn quanh lâu đài Izumi rồi đổ vào sông Kitagami ngay dưới chân pháo đài.

Đồn trấn của Yasuhira đứng phía sau chiến luỹ Koromo ở một ví trí chiến lược bảo vệ cho cửa ngõ tỉnh Nambu, ngăn chặn những

chiến binh của bộ tộc Ainu tràn xuống từ phương bắc.

Nhưng niềm vinh quang của chiến cuộc mới phù du làm sao. Lớp người trung kiên ưu tú giữ đất, những kẻ đã tử thủ ở đây, trên

Pháp đài thượng này, đã chiến đấu đến tuyệt vọng, chiến công hiển hách của họ chẳng dài lâu hơn một lần chớp mắt. Giờ đây, nơi

này cỏ đã ngút xanh. Nhà thơ Đỗ Phủ xứ Trung Hoa mới chí lý làm sao:

Dù một quốc gia có bại vong

Sông và núi vẫn còn

Và trên thành trì đổ nát

Xuân sang cỏ lại xanh

Chúng tôi ngồi xuống những chiếc mũ rơm và khóc, mặc cho thời gian trôi đi.

Một trời cỏ xanh mùa hạ

Có phải kì tích những chiến sĩ oai hùng

Chỉ là giấc mơ qua?

Những làn trắng tuyết hoa

Gợi nhớ mái tóc bạc Kanefusa

Page 18: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Người chiến binh già gan dạ

(Sora)

Hai viện chính của Chuzon-Ji, đã nhiều năm tôi có nghe nói về chúng với một nỗi băn khoăn, giờ đều đang mở cửa. Trong Viện

kinh sách của ngôi đền có những bức tượng của ba vị tướng quân. Còn trong Viện ánh sáng, những chiếc quan tài của họ được

cất giữ, trang trọng linh thiêng cùng những bức tượng Phật – tín ngưỡng của họ.

Đồ sứ trang trí cho Viện ánh sáng đã tứ tán từ lâu rồi thất lạc, những cánh cửa khảm ngọc nong ra vì gió, những thếp vàng trên cột

bị sương muối và tuyết phá huỷ, rồi bản thân ngôi viện cũng như đã thành một đống gạch vụn giữa một bãi hoang trùm cỏ, nó

không còn được bao che bằng những bức tường mới ở bốn phía và mái lợp ngói nhằm chống lại sức tàn phá của đất nước gió lửa.

Thế nhưng nó có thể vẫn tồn tại một thời gian dài như kí ức của ngàn năm trước.

Hết thảy những ngày mưa tháng sáu

Chừa ra, không chạm vào Viện ánh sáng

Trong tuyệt mỹ, vẫn huy hoàng.

Shitomae-No-Seki hay nơi vượt nước

Con đường đi Nambu tiếp tục, mời gọi bước chân tiến xa hơn nữa về phía bắc, nhưng chúng tôi dằn lòng quay lại và theo lối cũ trở

về làng Iwate, nơi sẽ nghỉ đêm. Ngày hôm sau, vượt qua Oguro-Zaki hay Mũi đất đen nhỏ và Mizu-No-Ojima hay đảo nhỏ giữa

dòng, các địa danh này như tài sản của thơ, chúng tôi tới nơi Vượt nước. Lúc phu nhân của Tướng quân Yoshitsune cùng chồng

rút khỏi miền bắc, bà đã sinh hạ một đứa trẻ. Và đây là nơi lần đầu tiên đứa bé ấy vượt qua dòng nước. Chúng tôi qua lối suối

nước nóng ở Naruko, nghĩa là đứa trẻ khóc.

Chúng tôi dự tính vượt qua dãy núi tiến vào tỉnh Dewa. Con đường ấy rất ít khách du lịch nên lính gác nhìn chúng tôi nghi ngờ,

nhưng cuối cùng họ vẫn để cho đi.

Đêm ập xuống bủa vây trên núi. Thế nhưng chúng tôi tìm được ngôi nhà của người lính trấn biên ải và xin tá túc. Một cơn bão cầm

chân chúng tôi ở đó ba ngày, và nơi ở lại trên núi ấy thực kinh khủng.

Bọ chét, chấy rận như sung

Tôi nghe vó ngựa đạp nước

Phía đầu giường, trong bóng đêm.

Natagiri – hay lối qua khe lưỡi cày

Theo người chủ nhà, muốn tới tỉnh Dewa phải vượt qua dãy núi cao. Vì đường khó đi nên ông ta gợi ý nên thuê một người hướng

đạo. ‘’Ch úng tôi sẽ làm việc ấy’’ – chúng tôi nói, đồng tình với lời đề nghị của ông ta.

Người hướng đạo là một thanh niên có thân hình vạm vỡ. Anh ta đeo một lưỡi dao găm cong nơi thắt lưng và một cây gậy gỗ sồi

dẫn chúng tôi lên đường. ‘’ Đây chính là cái ngày chắc chắn mình sẽ gặp bất hạnh đây’’, tôi nặng nề tự nhủ và đi theo anh ta.

Đúng như lời người chủ nhà thông báo, dãy núi quả là cao. Trên núi, rừng mọc rậm rạp đến nỗi không thể nghe thấy bất cứ một

tiếng chim hót nào. Phía trên đầu, cành lá ken dày đến mức chúng tôi như đang đi du hành trong cõi chết của đêm tối. Tôi nghĩ về

những câu thơ của Đỗ Phủ:

Ngọn gió xé rách những đụn mây

Page 19: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Vầng dương tối mờ lầm bụi.

Con đường xuyên qua những bụi cỏ tre dày, lội qua những con suối và trượt ngã trên đá, mồ hôi lạnh luôn túa ra khắp người. Cuối

cùng chúng tôi cũng đến được quận Mogami.

Chặng đường này luôn có bất trắc xảy ra, người hướng đạo thở phào nói khi từ biệt. Tôi quả là may mắn mới đưa được các ngài đi

qua một cách an toàn.

Nghe nói vậy, thậm chí sau khi tất cả đã kết thúc, tim tôi vẫn đập liên hồi.

Obanazawa hay thung lũng đồng cỏ

Ở Obanazawa chúng tôi gặp một người đàn ông tên là Seifu. Dù giàu có, ông không phải hạng người thô lỗ, đầu óc tầm thường.

Ông thường lên Kyoto và hiểu biết thu tiêu dao. Vì thế ông nài chúng tôi ở lại vài ngày nghỉ ngơi sau chuyến đi dài. Ông đã cho

chúng tôi thấy tất cả lòng mến khách của mình.

Làn gió mát mùa hè !

Nơi đây như ở nhà

Nghỉ ngơi, thư thái

Hãy nhảy ra đi!

Hãy bò ra từ dưới cũi ươm tằm

Ơi, cóc hiền đang ộp oạp đâu đó

Nét kẻ lông mày thiếu phụ

Hiện lên trong đầu

Khi tôi nhìn hoa rum nở.

Bộ trang phục cổ xưa

Qua bao thế kỉ

Người làm tơ tằm vẫn mang !

(Sora)

Ngôi đền trên đỉnh đồi

Trên vùng đất của Yamagata, có một ngôi đền nơi đỉnh đồi với tên gọi Ryushaku-Ji. Ngôi đền được Đại tu viện trưởng Jikaku dựng

năm 860. Nó nằm trên một khu đất đặc biệt thanh sạch và yên tĩnh. Nhiều người nói nên đến tham quan, vì thế cho dù phải đi

chừng mười bảy dặm, chúng tôi vẫn quay lại từ Obanazawa.

Trời vẫn còn sáng nên sau khi thuê nhà trọ dành cho khách hành hương, chúng tôi leo lên Ngôi đền trên đỉnh đồi. Ngọn đồi vẫn còn

những tảng đá mòn bóng khổng lồ, tảng này chồng lên tảng kia, và cạnh chúng những cây thông, cây bách cổ thụ xum suê. Mặt đất

và đá cổ xưa xanh màu xanh cỏ mượt như nhung.

Page 20: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Cổng vào những nơi thiêng liêng đóng chặt. Và chúng tôi không nghe thấy một tiếng động nào. Nhưng đi lách lên quanh mỏm đá

và trườn trên đá phiến, cuối cùng chúng tôi vẫn đọc được bài kinh cầu của mình trước Tam bảo.

Ở nơi thanh tĩnh thẳm sâu và đẹp đẽ này, tự trái tim cảm thấy trong sạch tận nguồn cội.

Nơi im lặng thẳm sâu

Vẳng qua muôn trùng đá

Tiếng ve sầu.

Oishida hay bãi đá lớn

Vì muốn xuôi dòng sông Mogami trên một chiếc thuyền, nên chúng tôi phải dừng bước vài ngày chờ thời tiết đẹp ở một nơi tên là

Oishida.

Hạt giống của thể thơ cổ Haikai đã một lần được gieo ở đây và mọi người vẫn luyện tập làm kiểu thơ này với tình yêu và nỗi niềm

không thể quên những ngày rực rỡ của thể thơ đó. Tài thơ của họ mộc mạc như thanh âm cây sáo sậy. Và trên con đường thi ca,

họ ngập ngừng bước đi, băn khoăn nơi ngã ba đường, chẳng biết chọn lối nào, cũ hay mới. Họ cần một ai đó hướng dẫn. Vì vậy tôi

để lại cho họ một tập thơ.

Ôi, ai nghĩ được với chuyến hành hương tìm thi hứng này của riêng tôi, tôi lại truyền được ra ngoài kiểu thơ Basho !

Sông Mogami

Sông Mogami chảy từ cao nguyên miền bắc xa xôi. Ở đây, tại Yamagata có những khúc sông cao hơn nên ghềnh thác cực kì nguy

hiểm. Ví như ‘’ Đá trôi’’ là nơi những tảng đá nằm rải rác như những quân màu đen trên cái bàn tính khổng lồ, và ‘’Chim ưng du

hành’’, nơi nước chảy phăng phăng như cuộc rượt đuổi của loài ưng. Sông chảy qua phía bắc núi Itajiki, ngọn núi đã được nhắc

đến trong một bài thơ cổ, rồi cuối cùng đổ ra biển ở Sakata.

Đường đi xuống sông nằm giữa hai dãy núi và xuyên qua những tán cây. Con thuyền của chúng tôi thường dùng để chở gạo, nên

rõ ràng tên nó là ‘’Thuyền gạo’’. Không xa nơi có thể nhìn thấy những tia màu trắng của ngọn thác Shiraito, là ngọn núi Sennin-Do,

hay cổng vào núi Thằn lằn nằm lơ lửng bên mép nước.

Dòng sông căng mọng vì mưa và chuyến đi đầy bất trắc.

Muôn nơi dồn về

Hết thảy mưa tháng sáu

Cuồn cuộn Mogami !

Haguro-Yama

Ngày 3/6 Âm lịch (19/7) chúng tôi leo lên nơi ẩn dật của các vị tu khổ hạnh trên núi Haguro-Yama (núi Hắc vũ). Ở đó tôi gặp một

học trò của mình tên là Zushi-Sakichi. Anh ta giới thiệu chúng tôi với vị Đại tăng lữ Ekaku của vùng Acalya. Vị này mời chúng tôi

nghỉ lại một ngôi đền ở Minami-Dani (Thung lũng phía nam) và tỏ ra rất nhân từ, hiếu khách.

Vào ngày mồng 4 có một buổi tiệc thơ ở Ngôi đền chính.

Khi gió nổi sang hè

Page 21: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Nơi lũng Nam thiêng liêng

Mang hơi tuyết mát lành.

Ngày 5/6 Âm lịch (21/7) chúng tôi tới thăm miếu Gongen, nơi thiêng liêng đầu tiên được xây dựng trên núi Haguro. Khi thánh Nojo,

người sáng lập ra nơi này còn tại thế, nó chẳng có tiếng tăm gì, nhưng trong cuốn sách Lễ kỉ niệm Enji-thế kỉ thứ 10 có nhắc đến

một ngôi miếu ở U-Shu-Sato-Yama, tức là Núi Thôn dã tỉnh Vũ. Có lẽ ai đó đã lầm khi viết từ ‘’Thôn dã’’ thay vào chỗ của từ ‘’Hắc’’.

Và điều ấy làm tôi băn khoăn không biết Haguro-Yama tên nguyên thuỷ có phải là núi Hắc tỉnh Vũ không, và từ ‘’tỉnh’’ bị bỏ sót nên

tạo thành Núi Hắc vũ ! Rõ ràng tỉnh này có tên Dewa – ‘’Nộp lông vũ’’, bởi vì trong sách địa chí chính thức năm 713, lông vũ của

tỉnh này được qui định như một vật triều cống. Haguro-Yama, cùng với Gassan (núi Mặt trăng) và Yudono-Yama (núi Tắm gội) tạo

ra Dewa-Sazan, tức ‘’Ba ngọn núi thiêng của Dewa’’.

Ngôi đền trên núi Haguro chịu sự cai quản của Kanei-Ji, một ngôi đền trên đồi Toei ở Edo. Cả hai cùng một giáo phái Phật giáo.

Học thuyết của giáo phái này gồm Shikan (xua đuổi những suy nghĩ thế tục và nhận thức chân lý) trong sáng và rực rỡ như mặt

trăng đêm rằm, gồm Endo-Yuzu (đạt đến hoàn thiện và hài hoà thông qua việc tuân thủ giáo lý Phật giáo một cách đều đặn và kiên

trì) sáng chói như chính ánh sáng.

Các tu viện đứng bên nhau lớp lớp, nơi các vị tu khổ hạnh miệt mài thực hành giáo lý. Suối nguồn tốt đẹp từ quả đồi linh thiêng này

quả là kì diệu nhất và truyền đi một nỗi kính sợ. Đây thực là một nơi phi phàm và chắc chắn sẽ hưng thịnh mãi mãi.

Núi mặt trăng và Núi tắm gội

Ngày 8/6 Âm lịch (24/7) chúng tôi đi lên Gassan, tức núi Mặt trăng. Mang theo một chuỗi hạt giấy màu dâu chín để xua đuổi sự

không thanh sạch và đội những cái mũ vải bông tẩy trắng, chúng tôi theo sau một người hướng đạo có biệt hiệu ‘’ng  ười mạnh

mẽ’’. Phải leo mười chín dặm xuyên qua mây mù, và sương, băng qua băng và tuyết cho đến khi dường như chính mình cũng sẻ

chia con đường đi của mặt trời và mặt trăng vậy !

Lên tới đỉnh, chúng tôi hoàn toàn cóng lạnh và thở không ra hơi. Mặt trời đã lặn, mặt trăng ló ra. Chúng tôi tự mình kết một ổ cỏ tre,

lấy hai cành tre nhỏ làm gối và nằm xuống chờ bình minh.

Cuối cùng mặt trời mọc, xua tan những đám mây. Chúng tôi bắt đầu đi xuống về phía Yudona-Yama, tức núi Tắm gội.

Lúc tới gần thung lũng, chúng tôi đi ngang qua một túp lều mà trước đây là lò rèn. Một người thợ rèn kiếm tỉnh Dewa thế kỉ 12 đã

chọn chỗ này vì có loại nước tôi thép rất kì lạ. Sau khi tắm gội thanh sạch cả thân thể và tâm trí với cách sống kiêng khem, người

nghệ nhân này rèn những thanh kiếm có khắc dòng chữ Gassan và nó trở nên có giá trị cao trên toàn vương quốc.

Tôi nghĩ đến những thanh kiếm khác được tôi ở Long Khê bên Trung Hoa và loại kiếm của Kanchiang cùng người vợ ông là

Muyeh. Tôi nhận thấy để vượt lên trong bất cứ loại công việc gì, cần phải nỗ lực nhiều hơn rất nhiều mức bình thường.

Lúc ngồi xuống một tảng đá nghỉ ngơi, tôi nhận thấy có một cây anh đào nhỏ mọc kề bên. Cội cây chẳng cao hơn mét rưỡi, và nửa

mình trổ hoa. Cứ nghĩ về cây anh đào muộn mằn đáng yêu này mà xem! Nó bị vùi sâu trong tuyết lạnh suốt mùa đông mà vẫn

không quên nở hoa lúc xuân về trên những ngọn núi. Ở đây, cây mọc, ngát hương như một công án thiền: ‘’Hoa mận nở trong vầng

dương rực nắng’’. Nó gợi cho tôi nhớ về thơ của Gyoson:

Anh đào dại đáng thương!

Trừ tôi, chẳng có ai yêu bạn

Và chẳng có ai ngoài bạn, yêu tôi!

Ở đây, cảnh tượng những bông hoa này nở trên núi khiến tôi còn cảm động hơn thế. Và lúc này tôi đành gác bút, vì những gì tôi

thấy ở Núi mặt trăng, theo một luật lệ dành cho người hành hương lên núi, cấm không được viết ra.

Page 22: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Lúc quay trở lại ngôi nhà trọ trong đền Thung lũng phía nam, Ekuka vùng Acalya có hỏi về ấn tượng thơ ca của tôi trong chuyến

hành hương tới Ba ngọn núi thiêng. Và tôi viết tặng ông mấy bài:

Trăng lưỡi liềm lạnh

Nhợt nhạt trên tầng lá đen

Núi Haguro !

Có bao nhiêu hình mây núi

Quấn vào đỉnh Gassan

Trước lúc trăng lên ?

Vì không thể

Kể những diệu huyền núi Yudono

Đành ứa lệ, rơi trên tay áo.

Còn Sora viết :

Những đồng xu làm rung chuyển tim tôi

Trên đường núi Yudono

Những người hành hương ngoan đạo rải đó đây !

Sakata

Sau khi rời núi Haguro, chúng tôi tới thành Tsuru-Ga-Oka (Đồi hạc) theo lời mời của một Samurai tên là Nagayama-Ujishige. Tại

nhà người này, chúng tôi soạn một tập gồm 36 bài thơ liên hoàn. Người môn đệ của tôi Zushi-Sakichi cũng có mặt ở đó. Anh ta

theo chúng tôi ra đi từ núi Haguro. Tiếp theo chúng tôi xuôi thuyền xuống một hải cảng tên là Sakata. Ở đây, chúng tôi nghỉ lại ở

nhà một thầy thuốc tên là Enan-Fugyoku.

Xa lắm những ngọn đồi suối nóng

Muôn nẻo đường về bên Bờ Gió

Cảnh đêm lành lạnh !

Dòng Mogami

Đánh chìm mặt trời hè nóng bỏng

Và nhận xuống đại dương!

Ở đó chúng tôi uống trà, hâm nóng rượu sake và cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp sầu thảm của cảnh đêm...

Page 23: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Kisakata

Thực không sao kể hết được những cảnh

đẹp của đất và biển tôi đã ngắm; nhưng

lúc này trái tim đập mạnh hồi hộp trước

viễn cảnh được nhìn thấy Kisakata, đấy là

một cái hồ nước mặn trứ danh trải dài

khoảng 24 dặm về phía đông bắc hải cảng

Sakata. Chúng tôi vượt qua những ngọn

đồi và đi dọc theo bờ biển, lê bước qua

những đun cát. Và lúc mặt trời đang khuất

dần, chúng tôi đã đến nơi.

Một cơn gió nổi lên từ phía biển, đổ tràn vào không khí bụi cát và mang theo mưa, khiến thậm chí chúng tôi không thể nhìn thấy núi

Chokai. Có một nỗi đắm say đầy tò mò khi đi dò dẫm trong lòng bóng tối và tưởng tượng ra những cảnh đẹp nằm trước mặt. Và

cơn mưa mang lời hứa hẹn một cảnh còn đẹp hơn so với lúc trời quang thường ngày. Chúng tôi len lỏi qua những mái lều lợp bấc

của dân đánh cá chờ cơn mưa ngớt.

Sáng hôm sau trời quang không một gợn mây. Và lúc mặt trời mọc, ánh sáng toả ra rực rỡ. Chúng tôi xuống một chiếc thuyền ra đi

trên lòng hồ.

Ghé thăm hòn đảo của Noin, nơi vị thi sĩ - thiền sư đã sống ẩn dật suốt ba năm, rồi chúng tôi đi lên bờ một hòn đảo nằm ngay phía

sau. Ở đó có một cây anh đào cổ thụ. Nó chính là cội cây đã soi bóng xuống mặt nước và hiện lên trong thơ của Saigyo:

Lái thuyền trên thảm hoa anh đào

Những người ngư phủ ra đi

Cây anh đào ấy là một tượng đài sống của thơ.

Trên bờ hồ nước mặn có một ngôi mộ theo truyền tụng, là nơi chôn cất Hoàng hậu Jingu (nhiếp chính từ 201-269). Đền thờ ấy gọi

là Kanmanju-Ji. Tôi chưa nghe ai nói vị Hoàng hậu này từng đến nơi đây, nên cứ tự hỏi tại sao bà lại được an táng ở đó.

Chúng tôi ngồi nghỉ trong trai phòng Tu viện trưởng ngôi đền. Và lúc tấm màn dệt bằng tre cùng gấm thêu kim tuyến được kéo lên,

toàn bộ cảnh hồ Kisa lộ ra trước mắt.

Về hướng nam, núi Chokai nom như đang chỉ thẳng lên trời và bóng núi hằn trên mặt nước. Về phía tây con đường bị chặn bởi

thành luỹ Uyamuya, nhưng phía đông một con đê đưa con đường đi dài tít tắp hướng đến Akita. Biển trải dài theo hướng bắc và

nơi bắt đầu hồ nước gọi là Shiogoshi, hay Con đường nước triều.

Mặc dù hồ nước mặn Kisakata chỉ dài hơn hai dặm, rộng hai dặm, nó vẫn gợi lên nỗi nhớ về Matsushima. Nhưng ở vài điểm nó

hoàn toàn khác. Trong lúc Matsushima có vẻ đẹp vui nhộn, hớn hở thì Kisakata đầy tràn đắng cay và ăn năn hối hận. Có cảm giác

đơn côi hoang vắng và ưu phiền nơi một tâm hồn quằn quại day dứt.

Mưa ở Kisakata

Cây trinh nữ lả xuống

Như nàng Tây Thi trinh liệt mang vết thương lòng

Bức hoạ biển lạnh, dăm con hạc

Page 24: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Đôi chân dài lội qua hồ nước

Thấp thoáng đụn cát trên Con đường nước triều.

Bài thơ Sora viết nhân dịp lễ hội Shiogoshi:

Tôi tự hỏi họ ăn gì

Trong ngày lễ Shiogoshi?

(Bài thơ này Sora viết vì nỗi xúc động trước cảnh một gia đình nghèo kê một cánh cửa gỗ và ngồi lên đó – căn nhà xoàng không

mái che)

Nơi trú thân nghèo ngư phủ

Một tấm ván nằm trên cát

Nhấm nháp khí lạnh trời đêm

(Teiji - một thương nhân tỉnh Mino)

Ngắm một cặp chim ưng làm tổ trên vách đá gần bờ biển, Sora viết:

Tổ trên vách đá cheo leo

Ghim lại muôn sóng trùng dương

Phải không hỡi ưng biển?

Con đường miền bắc

Chúng tôi nấn ná mấy ngày ở Sakât đến khi những đám mây rợp trên Con đường miền bắc giơ tay vẫy gọi. Thế nhưng trái tin lại

xao động khi nghĩ tới con đường xa vời vợi nằm phía trước; nghe nói nó dài đến ba trăm dặm mới tới thủ phủ tỉnh Kaga.

Sau khi vượt qua Thành luỹ Nezu tiến vào tỉnh Echigo, chúng tôi lên đường với một quyết tâm mạnh mẽ. Sau cùng, tới thành luỹ

Ichiburi tỉnh Etchu. Chúng tôi đã lang thang trên đường chí ngày. Trong khi bầu không khí ngột ngạt nóng và mưa, vết thương ngày

xưa đau nhức, nhưng tôi khong viết về chúng.

Đêm trước ngày Ngâu!

Mai, Ngưu Lang gặp Chức Nữ

Hai vì sao – tình nhân

Bụi nước đại dương man dại

Phủ mọi nẻo đường đến Sado

Ngân Hà trải rộng!

Page 25: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Hôm nay chúng tôi đi qua những nơi hiểm nguy nhất trên toàn miền bắc. Con đường bất trắc đưa qua những tảng đá mòn dưới

chân một mũi đá cong vểnh làm mồi cho những con sóng lớn. Như chuỗi tên của những nơi tồi tệ nhất ám chỉ, nó do mọi người tự

đặt cho cảnh ngộ chính mình: ‘’Bỏ cha, Bỏ con, Những con chó quay đầu, Gửi lại ngựa của bạn’’.

Chúng tôi kiệt sức và đi nằm sớm. Nhưng trong căn buồng kế bên, tôi nghe vẳng tiếng, mà theo phán đoán, là của hai phụ nữ trẻ.

Một giọng đàn ông xen vào tiếng nói của họ. Tôi hiểu ra họ là hai kĩ nữ tới từ một thị trấn cảng tên Niigata thuộc tỉnh Echigo trong

một chuyến hành hương về Đền thờ lớn ở Ise. Người đàn ông đi cùng họ từ nơi xa xôi tới đây và họ đang viết những bức thư để

người này mang trở lại Niigata vào ngày mai. Những lời họ tâm sự với anh ta chứa chan bao xúc động. Khi lắng nghe, tôi cũng

thêu dệt giữa những lời thì thầm của họ âm hưởng một bài thơ do một kĩ nữ sang trọng làm trước đây:

Nơi những con sóng

Tung bọt màu trắng vỗ bờ

Thân em suốt đời như rong biển

Như người ngư phủ không nhà

Những cuộc tình lang chạ đêm đêm

Là nghiệp, là số mệnh

Cảnh ngộ buồn đau, buồn đau

Em đã rơi vào.

Và tôi chìm vào giấc ngủ trong lúc lắng nghe họ nói chuyện. Sớm hôm sau, lúc chúng tôi sắp sửa khởi hành, một phụ nữ trẻ chạy

tới. Nàng nói:

Chúng tôi không biết đường. Chúng tôi tuyệt vọng và sợ hãi. Các thày có thể cho chúng tôi theo bước ở một khoảng cách không

gây ô uế không? Những giọt nước mắt của nàng lăn trên gò má. – Xin hãy rộng lượng với chúng tôi. Chúng tôi cầu xin các thày một

lòng vị tha và thương xót của người tu hành để chính mình có thể cảm thấy sự cứu độ từ Đức Phật.

Tôi đáp:

Tôi sợ rằng chúng tôi thường hay dừng lại dọc đường. Nhưng sẽ có nhiều người khác dẫn các cô đi. Có thể Đức Phật sẽ giúp các

cô.

Rất lâu sau khi tôi từ biệt họ, trái tim tôi ngập tràn thương xót và hình ảnh họ không sao ra khỏi tâm trí.

Dưới mái nhà tương tự thế này

Còn hồ nghi ư, tôi ngủ cạnh một kĩ nữ

Như mặt trăng cùng bụi cỏ ba lá.

Tôi đọc cho Sora. Tiên sinh chép lại.

Nago-No-Ura

Chúng tôi lội qua bốn mươi tám dòng suối của vùng châu thổ sông Kurobe, nhưng vùng này vẫn còn vô số những con sông, con

suối khác. Cuối cùng tới bờ biển Nago.

Page 26: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

‘’Những cây đậu tía dập dờn’’ vùng Tako của thi sĩ Manyoshu cách đây không xa. Cho dù xuân đã qua, chúng tôi vẫn nghĩ được

ngắm nhìn những dây leo bò ngoằn ngòeo thế nào trong tiết đầu thu ở đó cũng rất kỳ thú. Vì vậy tôi hỏi đường một người.

Anh ta trả lời:

Cách đây chừng mười hai dặm theo bờ biển, trong chỗ khuất gió ngọn đồi đằng kia. Nhưng ở đó rất ít nhà, chỉ có những mái lều

ngư phủ. Thầy sẽ không tìm được ai cho thuê chỗ trọ đâu.

Anh ta ra sức gàn khiến chúng tôi đi thẳng tới tỉnh Kaga.

Những cánh đồng ngát hương lúa sớm

Chúng tôi đi qua

Bên gió biển Ariso

Kanazawa

Sau khi qua Đồi hoa tuyết và Thung lũng Kurikara, ngày 15/7 Âm lịch (30/8) chúng tôi tới một thành phố lớn tên Kanazawa. Kasho,

một thương nhân quen biết, người thường đến dây từ Osaka cũng có mặt. Chúng tôi gặp ông tại nơi ông trọ.

Issho, một thi sĩ trẻ danh tiếng trong vùng, rất mê thể thơ liên hoàn, đã mất vào mùa đông năm trước. Người anh trai của Isso chủ

trì buổi cúng giỗ em mình. Isso là học trò của tôi và cả hai chúng tôi đã từng hân hoan ngắm trăng thu với nhau. Tôi viết ở ngôi mộ:

Tiếng thở dài gió thu

Là tiếng nức nở tim tôi cay đắng

Hãy lật tung nắm đất! Hãy lên tiếng!

Chúng tôi được mời tới một nơi ẩn tu:

Trời thu mát lạnh!

Tôi gọt vỏ,

Thấm vào vị của lê, dưa hấu

Một bài thơ soạn trên đường:

Mặt trời nóng bỏng thế kia

Lờ đi

Cơn gió thu đang nổi

Và tại một địa danh gọi là Komatsu, hay Rừng thông bé nhỏ:

Luồng gió thu thổi qua

Những cây thông nhỏ

Page 27: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Cỏ ba lá và bông bạc

Đền Tada

Ở Komatsu, chúng tôi viếng thăm đền Tada. Tại ngôi đền chúng tôi xem cái mũ sắt của chiến binh Sanemori (1111-1183) và một

mảnh áo giáp thêu kim tuyến của ông. Nghe nói những thứ này ông được Đức ông Yoshimoto của vùng Minamoto ban tặng khi

phục vụ cùng với gia tộc Genji.

Cái mũ sắt không phải vật tầm thường. Từ đỉnh mũ cho đến vành uốn vòng phía sau tai được trang trí bởi những dải hoa cúc uốn

lượn bằng vàng. Chóp mũ hình đầu rồng, và những chiếc sừng phẳng, mềm mại thật thanh nhã, kiêu hãnh.

Khi Sanemori ngã xuống trong chiến trận, Kiso-Yoshinaka sai Jiro của vùng Higuchi dâng những vật này cho ngôi đền. Tất cả đều

được lưu giữ đầy đủ trong cuốn sử biên niên ở ngôi đền này.

Ôi bi thảm,

Bên dưới mũ chiến binh quả cảm

Tiếng châu chấu.

Nata-Dera

Trên con đường tới suối nước nóng Yamanaka, có thể nhìn thấy Shirane-Ga-Take, hay Núi trắng. Đi đường nào cũng thấy ngọn

núi này phía sau lưng. Bên trái, trong dãy đồi ở chân núi có một ngôi đền thờ Kannon - Vị nữ thần của lòng nhân từ. Hoàng đế

Kazan (cầm quyền 968-1008), sau chuyến hành hương qua ba mươi ba địa điểm linh thiêng các tỉnh miền tây, đã được khuyên hãy

đặt vào đây hình ảnh của Kannon - Người nhân từ nhất, Vị Bồ tát của lòng trắc ẩn và tình yêu thương. Hoàng đế gọi ngôi đền là

Nata, cấu tạo từ những chữ cái đầu của Nachi và Tanigumi, tên hai địa danh đầu tiên và cuối cùng của ba mươi ba nơi linh địa.

Giữa những tảng đá có hình dáng kì dị được sắp xếp và những cây thông cổ thụ thân chằng chịt mấu, có một nơi ẩn tu nhỏ, mái rạ

dựng trên một tảng đá. Thời gian mài trắng nên vẻ thanh sạch nơi những tảng đá mòn mang lại cho nơi này một nép đẹp buồn bã

vượt hơn cả đền Ishiyama danh tiếng ở Omi.

Đá ở Ishiyama

Chưa muốt trắng

Gió mùa thu, trắng hơn!

Suối khoáng Yamanaka

Chúng tôi đi tắm suối nóng Yamanaka. Mọi

người thường nói về mặt chữa bệnh con

suối này chỉ đứng hàng thứ nhì so với các

suối nóng vùng Ariake.

Nước suối Yamanaka

Tuyệt diệu hơn

Những bông cúc hoa!

Page 28: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Chủ quán trọ còn trẻ, tên là Kumenosuke. Cha anh ta nghe nói rất yêu thơ. Và ở đây, câu chuyện xoay quanh chuyện một thi sĩ trẻ

tuổi đắm đuối đến từ Kyoto đã bị quá bẽ mặt bởi tài năng thơ hơn hẳn của người chủ quán như thế nào. Khi quay lại Kyoto, anh ta

đem theo bài học ấy từ Teitoku, tiếp tục làm thơ và trở nên nổi tiếng dưới cái tên Teishitsu mà chúng tôi có nghe nói đến. Khi đã

danh tiếng, người ta nói rằng ông không bao giờ nhận tiền thù lao từ những người dân quê cho việc phê bình và sửa thơ giùm họ.

Sora bị ốm. Vì tiên sinh có họ hàng ở Nagashima, tỉnh Ise nên chúng tôi quyết định để tiên sinh đi trước.

Một kẻ lang bạt đơn côi

Nếu nằm xuống xin cho tôi

Giữa bụi cỏ ba lá

Sora viết bài ấy trước khi từ biệt.

Với nỗi buồn kẻ đi, người ở, chúng tôi như đôi ngỗng trời chia tay nhau và rồi mất hút nơi những tầng mây. Tôi viết:

Giọt lệ sương thu

Sẽ làm nhoè trên mũ dòng chữ

‘’Hai bạn cùng du hành’’

Zensho-Ji

Tôi nghỉ đêm trong ngôi đền Zensho-Ji nằm ven thị trấn Daishoji. Nơi này vẫn thuộc tỉnh Kaga. Sora đã nghỉ đêm trong ngôi đền

này đêm trước và để lại bài thơ:

Suốt đêm

Tôi nghe gió thu

Thổi qua những mỏm đồi quạnh vắng.

Chúng tôi xa nhau có một đêm mà sao như ngàn dặm. Tôi cũng nằm thao thức lắng nghe gió thu. Rạng sáng có tiếng các vị sư đọc

kinh. Thế rồi một tiếng chuông vang lên và tất cả chúng tôi xuống bếp.

Vì tôi có ý định tới tỉnh Echizen trong ngày hôm đó nên vội vã ra đi. Một vị sư trẻ tuổi chạy xuống trước mặt mang theo giấy và mực.

Ngay lúc đó, một vài nhành lá liễu từ cội cây trong vườn chấp bay xuống đất.

Lòng tốt của bạn, xin báo đền

Tôi có thể quét lá rơi

Nơi gốc liễu!

Đôi dép rơm đã buộc chặt quai, vậy nên tôi không kịp đọc lại những dòng viết vội ấy của mình nữa.

Con đường tới Eihei-Ji

Vượt qua cái miệng vịnh hẹp Yoshizaki nằm trên biên giới tỉnh Echizen bằng thuyền, chúng tôi dừng lại ngắm rừng thông trứ danh

của Shiogoshi

Page 29: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Cơn bão lớn tàn phá

Suốt đêm hoang dại

Gió sóng nổi lên

Ở Shiogoshi, rừng thông trên cồn

Vươn lá cành vào mặt trăng

Saigyo

Có rất nhiều bài thơ được viết ở đây, nhưng không thêm bài mới nào đáng đọng lại để ngợi ca cảnh đẹp này. Viết thêm một từ nữa

về rừng thông Shiogoshi thì cũng tựa như thêm ngón tay thứ sau vào bàn tay.

Sư trưởng đền Tenryu của thị trấn Maruoka là một người tôi quen đã nhiều năm. Do vậy tôi đến thăm ông. Lúc ấy có Hokushi,

người đi cùng chúng tôi từ Kanazawa. Anh ta chỉ có ý định đi tiễn một đoạn đường, nhưng cuối cùng lại theo chúng tôi đi khắp nơi

tới tận Maruoka. Trên đường đi anh ta không bỏ qua một cảnh đẹp nào và luôn soạn những vần thơ. Một số bài rất sâu sắc. Tôi

viết một bài thơ lúc chia tay:

Tôi viết nguệch ngoạc đôi dòng

Và xé tan chiếc quạt hè thân thuộc

Chỉ một khúc thâm tình buổi chia tay!

Đi bộ khoảng ba dặm rưỡi về phía dãy đồi là tới Eihei-Ji. Ngôi đền này do thiền sư Dogen (1200-1253) lập nên. Tôi tin rằng ngài đã

có một duyên cớ cao cả nào đó khi lập ra ngôi đền rất sâu trong vùng đồi và nổi tiếng bên ngoài ngàn dặm của cố đô Kyoto.

Fukui và Tsuruga

Dầu cho đường đi tới thành Fukui dài bảy dặm, tôi vẫn để sau bữa tối mới lên đường. Và tôi cập quạng dò đường trong bóng tối.

Ở Fukui có một người tên là Tosai sống ẩn dật từ lâu. Tôi gặp ông một lần ở Edo, nhưng đã hơn mười năm về trước. Giờ đây hẳn

ông đã già lắm, tôi nghĩ hay có khi đã khuất núi. Tuy nhiên khi hỏi thăm mọi người, họ đều nói ông còn sống và chỉ cho tôi chỗ ở

của ông.

Trên lối đi nhỏ yên tĩnh, cách biệt với tiếng ồn ào đô thị, tôi tìm thấy một mái lều nhỏ, xoang xĩnh nằm giữa đám dây cúc bạc và

mướp bò ngoằn ngoèo. Cái cổng bị những cây mào gà và bách che kín. Tôi nghĩ chắc là đây rồi và gõ cửa. Một người phụ nữ ăn

vận xoàng xĩnh bước ra:

Cơn gió nào đưa thày tới đây? Bà ta hỏi rồi tiếp tục. Tiên sinh đã qua nhà một người bạn gần đây. Nếu thày muốn gặp tôi sẽ đi tìm.

Tôi đoán bà ta là vợ. Chuyện này cũng giống với một cảnh trong ‘’Câu chuyện về Genji’’. Tôi nghĩ lúc trên đường tìm ông.

Tôi ở nhà Tosai hai đêm. Sau đó tôi nói tôi phải đi vì muốn ngắm trăng Trung thu ở cảng Tsuruga. Tosai khăng khăng muốn đi

cùng. Và rồi vén gọn kimono, quấn thắt lưng, ông vui vẻ ra đi như một người hướng đạo cho tôi. Cứ lần lượt, hết Shirane-Ga-Take

(Núi bạc) khuất dạng thì ngọn Hino lại hiện ra. Chúng tôi băng qua cây cầu ở Asamuzu thường được nhắc đến trong các bài thơ,

nơi những cây lau của Tamae đã nở hoa. Vượt qua Luỹ chim sẻ bụi rậm và cắt ngang Suối nóng, chúng tôi nghe vẳng tiếng gọi của

bầy ngỗng trời đầu tiên ở Hiuchi-Ga-Jo (Thành đá lửa), sau đó ở Kaeru-Yâm (hay Đồi ngõng trở về). Đêm 14/8 Âm lịch (28/9)

chúng tôi tới cảng Tsuruga và đi tìm một quán trọ.

Page 30: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Đêm đó trăng sáng khắp trời một cách dị thường. Tôi hỏi:

Đêm mai trời sẽ thế này chứ?

Nhưng người chủ quán trọ đáp:

Ở đây, xứ bắc này, không bao giờ có thể nói chắc chắn thời tiết sẽ đẹp, hay nhiều mây vào ngày hôm sau.

Chúng tôi uống rượu vang cùng người chủ quán trọ. Sau đó cả đêm bọn tôi cùng đến thăm đền Myojin ở Kehi, nơi Hoàng đế Chuai

(cầm quyền 192-200) được an táng.

Ở ngôi đền, bầu không khí linh thiêng, và trong ánh trăng lọt qua những tán lá thông, cát trắng rải trước ngôi đền trông tựa như

sương. Người chủ quán trọ bảo:

Từ xa xưa, vị kế nhiệm người Đạo trưởng giáo phái này, tổ sư thứ hai với ước muốn giúp đỡ tín đồ đã tự mình giẫy sạch cỏ, rồi

khuân đất đá lấp những đầm lầy xung quanh, để từ đó về sau những người đến đền đi lại được dễ dàng. Tưởng nhớ đến công việc

vĩ đại đó, thậm chí tận ngày nay, sư trưởng của giáo phái Shinto-Jishu vẫn mang cát rải khắp ngôi đền. Lễ kỉ niệm này gọi là ‘’Lễ sư

trưởng mang cát’’

Thiêng liêng, trong sạch, trắng ngần

Những hạt cát sư trưởng rải

Sáng lên dưới ánh trăng!

Đêm rằm, đêm trăng tròn hiện diện, đúng như người chủ quán đã dự đoán, trời đổ mưa.

Ôi! Kém phúc là tôi

Đêm trăng rằm lại mưa

Thất thường, trời xứ bắc!

Iro-No-Hama

Ngày 16/8 Âm lịch (30/9) trời thật đẹp. Tôi muốn đi lượm một vài vỏ sò nhỏ màu hồng nên cả bọn cùng đi thuyền đến Bãi biển

hồng. Mười bảy dặm đi trên mặt nước, nhưng một người bạn tốt bụng tên là Tenya đã bỏ xuống thuyền chúng tôi những cái hộp

đựng đò du lịch và những ống tre đựng rượu sake. Ông còn cho một vài người giúp việc đi theo. Một cơn gió thuận đã đưa chúng

tôi đi trong loáng mắt.

Trên bãi biển này chỉ lưa thưa vài túp lều ngư phủ và một ngôi chùa thờ Phật trông tuềnh toàng của giáo phái Hokke. Ở đó chúng

tôi uống trà, hâm nóng rượu sake và cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp sầu thảm của cảnh đêm:

Buồn hơn và

Đìu hiu hơn cả Suma

Là mùa thu bên bờ biển này

Mỗi cơn sóng tung bọt

Page 31: Thi sĩ Basho và con đường hẹp thiên lý

Dạt lên bờ dãy vỏ sò nhỏ

Và cánh cỏ ba lá

Tôi bảo Tosai ghi lại cảm tưởng ngắn ngủi của một ngày phiêu du ngoài trời, rồi để lại ngôi đền.

Ogaki

Rotsu, một môn đệ của tôi, đến Tsuruga và cả hai chúng tôi cùng du hành đến tỉnh Mino. Chúng tôi đi ngựa đến thành Ogaki và

Sora cũng đến đây nhập đoàn từ Ise. Etsujin cũng theo nhịp nước đại của ngựa đến và tất cả bọn tôi hội tụ ở nhà một Samurai đã

hồi hưu là Joko.

Quí tộc Zensen, Samurai Keiho cùng các con trai của ông và một số bạn bè thân thiết khác liên tục đến đây trong cả ngày lẫn đêm

để chúc mừng vẻ hân hoan và quan tâm ân cần. Cứ như thể tôi vừa từ cõi chết trở về.

Giờ đây, dẫu cho cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn sau nỗi mệt nhọc của chuyến du hành, đã là ngày 6/9 Âm lịch (18/10) và tôi ước

ao được đến đền Ise để dự lễ kỉ niệm cứ 21 năm mới tổ chức một lần, rước Chúa tể thần linh đến một ngôi đền mới dựng. Trời đã

vào cuối thu nên tôi ra đi một lần nữa, bằng thuyền tới bờ biển Futagami-Ga-Ura, nơi có những con trai vị rất ngon. Thế mà trời hỡi,

Buồn đau, tôi chia tay bạn

Tựa thân trai lìa xa chiếc vỏ

Tôi đi và thu cũng cạn ngày.

Hàn Thuỷ Giang (dịch và giới thiệu)