51
BỘ QUỐC PHÒNG TỔNG CÔNG TY VIẾN THÔNG QUÂN ĐỘI TÀI LIỆU KHẢO SÁT TỐI ƯU TUYẾN ( Dành cho nhân viên k thuật sau tuyển dụng) LƯU HÀNH NỘI BỘ P. ACCESS TTĐH KT- VIETTEL TELECOM NỘI THÁNG 3/2008

Thiet ke toi uu vo tuyen

  • Upload
    don-tu

  • View
    5.753

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

khá hay về vô tuyến

Citation preview

Page 1: Thiet ke toi uu vo tuyen

BỘ QUỐC PHÒNG

TỔNG CÔNG TY VIẾN THÔNG QUÂN ĐỘI

TÀI LIỆUKHẢO SÁT VÀ TỐI ƯU VÔ TUYẾN

( Dành cho nhân viên k ỹ thuật sau tuyển dụng)

LƯU HÀNH NỘI BỘ

P. ACCESS – TTĐH KT- VIETTEL TELECOM

HÀ NỘI THÁNG 3/2008

Page 2: Thiet ke toi uu vo tuyen

MỤC LỤC

Lời nói đầu ………………………………………………………3Chương 1. thiết kế , khảo sát trạm BTS……………………… ….4

1- Kiến thức khi tiết kế trạm mới………………………………...41.1- Qui trình thiết kế đưa trạm mới vào hoạt động …………4

1.2-Cách thiết kế vị trí danh định………………..………… …61.3-Những yêu câù khi thuê vị trí đặt trạm….….…….…..…..8

1.4-Nguyên tắc thiết kế tối ưu vùng phủ và giảm nhiễu…...….92-Qui hoạch tần số cho mạng di động…………………… ..……10

2.1-Kênh tần số……………………………………… .………102.2-Thiết kế tần số…………………………………… .…..….10

Chương 2. Tối ưu mạng vô tuyến……………………… .……….14

1-Tối ưu phần cứng……………………………………… .….….141.1- Các thông số BTS, thông số chính của cell……..……..141.2- Tối ưu tại BTS………………………………… ..…...…15

2-Phân tích số liệu thống kê………………………… .…………222.1- Các chỉ số KPI chính……………………… ……….……222.2- Hướng dẫn phân tích tối ưu chỉ số CDR…… ….…….23

2

Page 3: Thiet ke toi uu vo tuyen

Lời nói đầuTài liệu này nói về thiết kế và tối ưu mạng vô tuyến bao gồm các khái niệm cơ bản, phân tích, ví dụ cụ thể, t ài liệu này không có ý định thay thế các t ài liệu kỹ thuật nhưng có thể tham khảo trong quá trình thiết kế tối ưu tại .

3

Page 4: Thiet ke toi uu vo tuyen

CHƯƠNG 1THIẾT KẾ KHẢO SÁT TRẠM BTS

Chương này giới thiệu về kiến thức thiết kế , khảo sát trạm BTS mới, tìm hiểu về tần số sử dụng trong mạng , thiết kế tần số cho mạng di động Viettel.

1/-N h ữ n g k i ến thức k hi th i ết k ế tr ạ m m ớ i .

Để đảm bảo có đựợc một mạng lưới tốt thì việc thiết kế và khảo sát trạm mới đóng vai trò rất quan trọng sau đây là những kiến thức cơ bản về thiết kế.

- Quy trình thiết kế trạm mới- Xác định mục đích đặt trạm mới v à cách thiết kế tọa độ danh định- Những yêu cầu khi thuê vị trí đặt trạm- Nguyên tắc thiết kế tối ưu vùng phủ và giảm nhiễu- Cách đo kiểm đưa trạm mới vào hoạt động.

1.1- Quy t r ình t h i ết kế, đưa t r ạm m ới vào h o ạt đ ộ n g.

Đây là qúa trình thiết kế, triển khai đưa một trạm mới và đưa vào

hoạt động, đây là các bước cần có sự tham gia nhiều bộ phận trong Tổng Ctyđể có thể hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Sau đây là qui trình và các bộ phận tham gia.

4

Page 5: Thiet ke toi uu vo tuyen

Xác định tọa độ danh định

Phê duyệt vị trí danh định

Tiến hành thuê vị trí

no yes

Thiết kếGSM, TD, nhà trạm

Lắp đặt, tích hợp, nghiệm thu

Đưa trạm vào hoạt động

Xác định tọa độ danh định

Phê duyệt vị trí danh định

Tiến hành thuê vị trí

Thiết kếGSM, TD, nhà tr ạm

Lắp đặt, tích hợp, nghiệmthu

Đưa trạm vào hoạt động

-Phòng TK & TƯ KV

- Phòng TK & TƯ KV

- Các P.B chức năng CTĐTDĐ, TCT

- TT VT tỉnh

- Phòng TK & TƯ KV

- Xí nghiệp KSTK

- Công ty truyền dẫn

- Công ty công trình KV- Phòng VHKT KV

- Phòng VHKT KV- Phòng TK& TƯ KV- TT VT tỉnh

5

Page 6: Thiet ke toi uu vo tuyen

1.2- C á ch t h i ết kế vị t rí d anh đ ịnh :

Để thiết kế trạm cho một khu vực nào đó cần tính toán đến đặc tính môhình truyền sóng, thiết kế này được dựa vào các công cụ đựơc trợ giúp bằng máy tính và kỹ thuật đo đạc với mô hình truyền sóng, các công cụ này cung cấp.

- Các giả định về vùng phủ.- Ghép vùng phủ tổng hợp.- Các giả định về nhiều đồng kênh .- Các giả định về nhiều cận kênh.

Tuy nhiên do điều kiện thực tế tại trung tâm KT tỉnh chưa có đủ thiết bị, công tính toán hỗ trợ nên việc thiết kế danh định dựa vào tình hình thực tế về lưu luợng, chất lượng sóng vô tuyến của từng khu vực trong từng tỉnh.

Sau khi tính toán cần xác định mục đích đặt trạm là gì, có hai mục đíchđể thiết kế một trạm mới đó là.

- Mục đích vùng phủ.- Mục đích lưu lượng.

Sau đây là những ví dụ thiết kế cho những địa hình khác nhau

+ Khu dân cư:Đối với khu dân cư thì cần thiết kế trạm gồn 3 cells sao cho các cell

có thể đồng thời phục vụ cả khu vực như hình sau:

+ Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông:

6

Page 7: Thiet ke toi uu vo tuyen

Đối với địa hình như thế này thì thiết kế 3 cells, 2 cell pohục vụ đưòng còn 1 cell phục vụ khu dân cư như hình vẽ sau:

+ Đường cong:Đối với địa hình như thế này ta có thể thiết kế hai cell bắn

theo hướng đường đi như sau.

+ Ngã 3:

như sau.Địa hình như thế này ta thiết kế 3 cell phủ cả 3 hướng đường

7

Page 8: Thiet ke toi uu vo tuyen

+ Khu dân cư rộng, đông đúc – thiết kế theo mô h ình mắt lưới:

1.3- N hững yêu c ầu k hi t iến h ành th u ê vị t rí đ ặt t r ạ m :

- Nằm trong bán kính t ìm kiếm cho phép – nhằm đảm bảo hiệu quảvùng phủ và giảm nhiễu.

- Thuận lợi cho thiết kế truyền dẫn.- Thuận lợi cấp nguồn cho trạm .- Dễ dàng triển khai thi công và ứng cứu thông tin .

1.4-N g uy ê n t ắ c t h i ết k ế t ố i ưu vù n g p h ủ v à g i ả m nh i ễu:

- Trường hợp phủ đường:

8

Page 9: Thiet ke toi uu vo tuyen

D = d1 + d2.D: khoảng cách giữa hai trạm BTSd1, d2: bán kính ph ủ của mỗi cell.

CELL 001 CELL002

d1

d2

- Trường hợp theo nguyên tắc mắt lưới:D = 1/3d1 + d2.

D: khoảng cách giữa hai trạm BTSd1, d2: bán kính ph ủ của mỗi cell.

d1 d2

2 -Q ui h o ạch t ần số cho m ạng di đ ộ n g:

2. 1 - K ênh t ần số:

Page 10: Thiet ke toi uu vo tuyen

9

Page 11: Thiet ke toi uu vo tuyen

890

45MHz

915

935

960

Uplink25MHz

20MHz

Downlink25MHz

Dải tần 900 đựơc chia làm hai dải gọi là tần số song công.+ Dải sử dụng cho đường Up Link tần số 890MHz đến 915MHz.+ Dải sử dụng cho đường Down Link tần số 935MHz đến 960 MHz.

Được chia làm 125 tần số: 0<= n <=124.1 kênh sóng mang (carrier) có độ rộng 200KHz

Ký hiệu: ARFCN – Absolute Radio Frequency Channel Number,(n). Đường lên: Fl(n)= 890 + 0.2 * n (MHz) Đường xuống: Fu(n)= Fl(n) + 45 (MHz) VIETTEL: 43 ≤ n ≤ 83

2. 2 - T h i ết kế tần s ố:

Đây là quá trình tính toán để có được tần số để ấn định cho mỗi celltrong hệ thống GSM làm sao cho nhiễu giữa các cells phải đ ược giảm tớimức tối thiểu. Thiết kế tần số có mục đích sau.

Ấn định sóng mang cho các cell nhằm tạo k ênh kết nối.Thay đổi tần số nhằm giảm thiểu nhiễu trong mạng di động.Nâng cấp cấu hình trạm bởi vấn đề lưu lượng.

- Việc thiết kế tần số được thực hiện bằng hai cách.+ Thiết kế bằng tay .Dựa vào kiến thức thực tế của người làm công tác thiết kế, tính toán theo mẫu tái sử dụng tần số, địa hình…để tránh nhiễu đồng kênh và cận kênh, tuy nhiên tốc độ tính toán thiết kế sẽ có giới hạn.+ Thiết kế bằng Tool :Dựa vào các công cụ hỗ trợ sử dụng bằng máy tính, dữ liệu đầu vào là các bản tin đo của MS và chức năng Scan tần số, Ghi nhiễu của hệ thống ( hay còn gọi là bảng nhiễu và bảng lưu lượng) cho ra được kết

Page 12: Thiet ke toi uu vo tuyen

10

Page 13: Thiet ke toi uu vo tuyen

quả tần số tối ưu cho mỗi cell. Cách này có thể thiết kế tần số cho mộtkhu vực rộng, khối lượng lớn các cell với tốc độ nhanh, hiệu quả cao .

- Trong qúa trình thiết kế tần số thì phải tái sử dụng lại tần số đểgiảiquyết vấn đề giới hạn phổ tần, cách sử dụng tái sử dụng lại tần số trongdi động theo mẫu thường theo mẫu 3/9, 4/12 hoặc 7/21:

C1 A3 A2 C1 A3 A2 C1 A3 A2

C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3

A1 B3 B2 A1 B3 B2 A1 B3 B2

A3 A2 C1 A3 A2 C1 A3 A3 C1 A3

B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2

B3 B2 A1 B3 B2 A1 B3 B2 A1 B3

C1 A3 A2 C1 A3 A2 C1 A3 A2

C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3

Mô hình sử dụng mẫu 3/9

Page 14: Thiet ke toi uu vo tuyen

11

Page 15: Thiet ke toi uu vo tuyen

C1 A3 A2 C1 A3 A2 C1 A3 A2

C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3

A1 B3 B2 A1 B3 B2 A1 B3 B2

A3 A2 C1 A3 A2 C1 A3 A3 C1 A3

B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2

B3 B2 A1 B3 B2 D1 B3 B2 A1 B3

D2 C1 A3 A2 D3 D2 C1 A3 A2

C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3 C2 B1 C3

Mô hình sử dung mẫu 4/12

+ Khoảng cách sử dụng lại tần số D/R, đ ược tính dựa vào kích thướccụm (N).

D 3 *

NR

N: Kích thước cụm bằng ( 3, 4 hoặc 7).D: Khoảng các hai trạm cùng tần số. R: Bán kính vùng phủ của cell.

+ Nhiễu đồng kênh (Co-channel) phụ thuộc vào khoảng cách sử dụnglại tần số.

(D/R)γ = 6 * (C/I)Với γ là hệ số truyền sóng, có giá trị từ 2 đến 4 (thông th ường:γ = 3.5).

Page 16: Thiet ke toi uu vo tuyen

12

Page 17: Thiet ke toi uu vo tuyen

+ Yêu cầu thiết kế:

Nhiễu đồng kênh (co-channel): C/Ic ≥ 9 dB

Nhiễu kênh lân cận thứ nhất:C/Ia1 ≥ -9 dB

Nhiễu kênh lân cận thứ hai:C/Ia2 ≥ -41 dB

- Qui hoạch tần số:

+ Chia tổng băng tần được phép thành 2 nhóm nhỏ

BCCH TCH

VIETTEL:BCCH : 44 ≤ n ≤ 63TCH : 65 ≤ n ≤ 82Guardband: n = 43,64,83.

+ Việc sử dụng lại tần số phải khác nhau đối với cả hai nhómBCCH : Mẫu 4x3, C/I ≥ 12dBTCH : Mẫu 3x3, C/I ≥ 9 dB

13

Page 18: Thiet ke toi uu vo tuyen

CHƯƠNG 2TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN

(RNO: R adio N etwork O ptimazation)

Tối ưu mạng vô tuyến không chỉ l à phân tích các d ữ liệu của mạng vô tuyến (bao gồm các BTS, các BSC...) để đưa ra các yêu cầu tác động vào hệ thống mà còn liên quan đến các công việc Khảo sát, Thiết kế, Lắp đặt, Vận hành hệ thống .v.v..Do đặc thù của môi trường truyền dẫn là vô tuyến và do yều cầu phát triển mạng l ưới luôn luôn biến động từng ngày nên Tối ưu mạng vô tuyến là hoạt động t h ư ờn g x u y ê n , li ê n t ụ c, kéo d à i cùng với sự tồntại và phát triển của hệ thống , Tối ưu mạng vô tuyến được chia làm 2 phần,tối ưu phần cứng tại trạm thu phát ( BTS) và tối ưu các thông số của mạngvô tuyến dựa vào bảng thống kê số liệu .

1. T ố i ư u p h ầ n c ứn g ( T ố i ư u t ạ i t r ạ m BTS ) :

1.1. C á c t h ô n g s ố c ủ a B T S , t h ô ng s ố c h í n h c ủa C e l l s :

a- Vị trí địa lý của trạm: (Long/Lat )

- Longitude: Kinh độ của trạm (VD: Long = 105 o20’17”).

- Latitude: Vĩ độ của trạm (VD: Lat = 21 o10’26”).b- Độ cao của Antenna: (Height)

VD: Height = 35m .Là độ cao tính từ chân cột đến mép dưới Antenna.

c- Góc phương vị của Cell: (Azimuth )

VD: Azimuth = 50 o (Góc so với hướng Bắc, theo chiều thuậnchiều kim đồng hồ).

d- Góc ngẩng của Antenna của Cell: (Tilt)

- Góc ngẩng điện tử: (Electric Tilt) V D: -6o

- Góc ngẩng cơ khí: (Mechanical Tilt) VD: 2 o

- Góc ngẩng tổng: (Total Ti lt = Electric Tilt + Mechanical Tilt)

VD: Total Tilt = -6o + 2o = -4o (Góc so với mặt phẳng nằmngang).

Page 19: Thiet ke toi uu vo tuyen

14

Page 20: Thiet ke toi uu vo tuyen

e- Cấu hình của trạm: (BTS Configuration)- Ý muốn nói trạm có mấy Sector, mỗi Sector sử dụng mấy TRX.- VD: 2/2/4 = BTS có 3 Sector; Sector 1, 2 sử dụng 2 TRX,

Sector 3 sử dụng 4 TRX.f- Tần số sử dụng của Cell: (Cell Carriers) .

- VD Cell sử dụng 1 tần số l à 50 thì BCH Carrier = TCH Carrier= 50.

- VD Cell có cấu hình 2 tần số là 45 và 80 thì BCH Carrier = 45còn TCH Carrier = 80.

- Ngoài ra còn cần quan tâm xem cấu hình tần số của Cell l à COM (Combination) hay NCOM (Non -Combination). Th ường với cấu hình 1 TRX (sử dụng 1 tần số) th ì là COM còn từ 2TRX trở lên thì có cấu hình là NCOM.

g- Công suất phát của BTS, Antenna: (Antenna Power) VD: BTS Power = 47 (dBm).

Antenna Power = 59 (dBm).h- Các mối quan hệ neighbour của Cell (Cell neighbour Relationships)

Là các mối quan hệ chuyển giao của Cell. VD: có mối quan hệ neighbour giữa HNI0303 và HNI0433, có nghĩa là cuộc gọi của thuê bao có thể được chuyển giao từ Cell HNI0303 sang HNI0433 v à ngược lại.

i- Ngoài ra còn có các thông s ố phần mềm khác nh ư: BA List (B CH A llocation List: Danh sách c ấp phát BCH), CA List ( Carrier A llocation List: Danh sách c ấp phát sóng mang), BSIC ( Base S tation I dentity C ode: Mã nhận dạng trạm gốc), MCC ( M obile Country C ode: Mã quốc gia, VD: Việt Nam có m ã quốc gia là 452), MNC (M obile N etwork Code: Mã mạng di động, VD: Viettel Mobile có m ã mạng là04), LAC (L ocation A rea C ode: Mã vùng định vị, VD: Hà Nội có mã vùng định vị là 11111), CI (C ell Identity code: Mã nh ận dạng Cell, VD: 10281 có ngh ĩa là Cell 1 của trạm số 28 ở H à Nội, và vì dải CI của Hà Nội là từ 10000 đến 14999)..v.v...

1.2. T ố i ư u tạ i B T S:

Page 21: Thiet ke toi uu vo tuyen

15

Page 22: Thiet ke toi uu vo tuyen

a- Chuẩn bị dụng cụ:Trước khi đến trạm chuẩn bị d ụng cụ:

- Call of Form: thiết kế GSM của trạm.- Cơ sở dữ liệu của trạm (có thể lấy từ CDD) nh ư: tần số BCCH và

BSIC của các Cell, công suất phát của các Cell, ....- Sơ đồ đấu cấu hình trạm.- La bàn, GPS, bản đồ, máy ảnh (nếu có), ống nh òm (nếu có).- Máy Alcatel hoặc Tems Pocket hoặc Tems Investigation nếu có.- Máy tính xách tay (có OMT), máy Bird (n ếu có)- Site Acceptance (mẫu nghiệm thu trạm BTS).- Dây bảo hiểm, Klê13, Dây RX, TX, nhãn dán Fi đơ- .Dụng cụ làm lại connector trong tr ường hợp trạm bị lỗi (mất phân

tập thu, lỗi Fiđơ,...)- Số liệu thống kê khiếu nại của khách h àng thu thập qua Call

Center, đại lý và các nguồn khác.b- Các bước thực hiện tại trạm:

- Kiểm tra các thông số c ơ khí của trạm BTS (kiểm tra b ên ngoài):+ Azimuth: sử dụng La bàn+ Toạ độ: sử dụng GPS+ Tilt: dùng ống nhòm hoặc kiểm tra trực tiếp+ Độ cao cột , Antenna và kiểu Antennna.

Cần so sánh các số liệu đo đ ược tại trạm với số liệu thiết kế trong Callof Form xem có sai l ệch hay không để có sự điều chỉn h.- Kiểm tra bên trong nhà trạm:+ Kiểm tra cấu hình trạm so với thiêt kế: các dây nhảy có đấu đúng

với cấu hình không, Fiđơ có được dán nhãn và đấu đúng với cấuhình không. Nếu phát hiện có sai sót th ì phải điều chỉnh ngay.

+ Kiểm tra các dây nhảy: các dây TX v à RX phải đảm bảo đấu nốichắc chắn để không bị suy hao dẫn mất phân tập thu, bị blockedTX hay bị mất kết nối. Nếu phát hiện dây hoặc đầu kết nối bịnóng cần kiểm tra kỹ.

+ Kiểm tra các cảnh báo t rên DXU gồm: RBS fault, EPC fault,OML fault; trên dTRU g ồm: Local, RFOff, Fault. Nếu có cảnh báothì cần kiểm tra để xác định nguy ên nhân để xử lí.Chú ý: Dây quang EPC bus dùng để cảnh báo mất điện v à mấtluồng, nếu thiếu hoặc hỏng cần thay thế hoặc sửa ngay.

+ Sử dụng OMT để kiểm tra v à xác định cụ thể lỗi nếu có cảnh báobên ngoài:

16

Page 23: Thiet ke toi uu vo tuyen

Kiểm tra đường kết nối vô tuyến trong: View -> System -> Radio để khoanh vùng phần bị lỗi nằm từ dTRU -> CDU hay từ CDU -> antenna.

Kiểm tra sự phù hợp giữa giá trị trong khai báo IDB và ph ầncứng: Mainternance -> Compare HW and IDB, n ếu thấy bị sai:ví như khai thiếu hay thừa PSU, dTRU cần kết hợp với BSC đểload lạị IDB cho phù hợp.

Kiểm tra các cảnh báo, nếu ch ưa khai cảnh báo thì tiến hành khai cảnh báo cho trạm. Hiện tại, đang sử dụng 2 loại cảnh báo: mất điện và mất luồng tương ứng với cảnh báo số 2 v à 16 vàgiá trị Id = 1 và F.

Hiển thị các đơn vị lỗi RU: Mainterance -> Display -> faultyRUs

Giám sát phân t ập trong trường hợp bị mất phân tập: Mainternance -> Diversity -> chọn TRX0 – TRX11 và start monitor để xác định giá trị bị mất phân tập.

Kiểm tra dạng lỗi v à mã lỗi: Mainternance -> MO faulty maps,xác định mã lỗi, mô tả về lỗi v à action giúp khắc phục lỗi.

+ Kiểm tra điểu hoà, hệ thống cắt lọc sét và vệ sinh nhà trạm.+ Dùng máy bird ( n ếu có ) kiểm tra suy hao feeder, hệ số VSWR

- Kiểm tra phần vô tuyến (kiểm tra b ên ngoài trạm)+ Sử dụng máy Alcatel (hoặc Tems Pocket hoặc Tems Investigation

nếu có) để kiểm tra tần BSIC, BCCH, mức thu c ủa các cell và đảmbảo rằng các cell đ ã phát đúng tần số, đúng hướng. Thông thường khi phát hiện sai cách chính xác nhất là leo cột kiểm tra Feeder và dòng từ trên xuống duới xem có bị chéo hay đấu dây sai không để đấu lại.

Các trường hợp đấu sai Fiđ ơ thường xẩy ra ở trạm và cách xử lý: Nếu sai giữa 2 cell: Ví dụ cell A phát tần của cell B v à ngươc

lại, thì kết hợp với người phụ trách khu vực v à báo cho BSC để tiến hành đổi cặp feeder giữa 2 cell A v à cell B.

Nếu bị sai vòng tròn hoặc bị sai lẫn lộn, ta tiến hành sửa tươngtự như mẫu sau đây: Cell A phát tần cell B, cell B phát tần cellC và cell C lại phát tần cell A nh ư hình dưới:

17

Page 24: Thiet ke toi uu vo tuyen

Anten

Thu đượctần cell B

Thu đượctần cell C

Thu đượctần cell A

Feede

CDU

Cell A Cell B Cell C

Kết hợp với người phụ trách RNO v à BSC để tiến hành sửa: Cặpfeeder hiện tại trên cell B chuyển sang cell A (đứng h ướng cell Athu được tần cell B có nghĩa l à antenna và feeder cell A đang c ắmvào CDU của cell B), cặp feeder tr ên cell C chuyển sang cell B(đứng hướng cell B bắt đ ược tần cell C có nghĩa l à feeder và antenna cell B đang cắm vào CDU của cell C), và cặp feeder cellA chuyển sang cho cell C. Sau khi sửa cần kiểm tra lại.

Ghi chú: Vấn đề này sẽ được hướng dẫn kĩ hơn trong phần “ Hướng dẫnsoát và sửa lỗi Fiđơ”.

- Kiểm tra vùng phủ:+ Trước khi kiểm tra v ùng phủ cần phải kiểm tra chính xác loại

antenna: Antenna loại 739 630 có tilt điện = 0 (gá đỡ antenna đặt tr ên) Antenna loại 739 636 có tilt điện = 6 (gá đỡ antenna đặt d ưới). Chú ý: Đối với trạm hoạt động ở dải tần 1800MHz antenna cũngcó Tilt điện là 6 (gá đỡ antenna đặt dưới).

+ Nếu có bộ Tems Investigation th ì tiến hành Driving test kết hợp với phân tích số liệu v à phản ánh của khách h àng để kiểm tra vùng phủ, chất lượng tín hiệu (độ nhiễu v à cường độ tín hiệu ) v à khả năng handover gi ữa các cell trong v à ngoài trạm. Nếu không có bộ Tems Investigation thì s ử dụng máy Acatel đi đo v òng quanh trạm

Page 25: Thiet ke toi uu vo tuyen

và hỏi ý kiến của người dân xung quanh trạm để đánh giá v ùngphủ của trạm.

18

Page 26: Thiet ke toi uu vo tuyen

+Từ kết quả đánh giá v ùng phủ ở trên kết hợp với việc kiểm tra các tham số cơ khí ( Azimuth, Tilt, Height) so v ới bản thiết kế cũng như phản ánh từ khách h àng sẽ có sự điều chỉnh về Tilt, Azimuth hoặc các tham số phần mềm cho ph ù hợp với thực tế,Chú ý: Khi có sự điều chỉnh cần thông báo v à kết hợp với ngườiphụ trách RNO khu vực.

c- Theo dõi sau khi th ực hiện:Driving test quanh tr ạm để kiểm tra việc thực hiện tối ưu có tốt

hơn không, đã khắc phục được sự cố chưa, nếu chưa được thực hiệnlại và sau đó Driving test l ại.Theo dõi số liệu trên hệ thống counter, phản ánh customer complaint, phối hợp với UCTT tỉnh để xác định việc tối ưu thực hiện tại trạm có hiệu quả không.

d- Hướng dẫn kiểm tra lỗi Antenna, feeder:

Thường 1 trạm BTS sẽ có 3 sector (hoặc 2 sector) t ương ứng với góc phương vị (Azimuth) nằm trong khoảng 0 - 360o được tính theo chiều kim đồng hồ. Sector 1 l à sector đầu tiên tính từ hướng chính Bắc (North) và tính theo chiều kim đồng hồ.

Ví dụ : Trạm HTY001 có các tham số đ ược thiết kế như sau:

Tham số thiết kế Sector 1 (A) Sector 2 ( B) Sector 3 (C) Góc

(Azimuth) 40o

120o

320o

Tần số (BCCH) 48 56 64BSIC 42 52 50

S-3 (C) S-1 (A)

HTY001

S-2 (B)

19

Page 27: Thiet ke toi uu vo tuyen

Việc đấu nhầm fiđ ơ được nhận biết bằng các thao t ác kiểm tra như sau: Sử dụng la bàn xác định giá trị góc của các sector từ đó xác định

Cell A, cell B, cell c. Dùng máy Alcatel di chuy ển theo hướng của mỗi cell với

khoảng cách từ 10 – 100 (m) để xác định tần số phát ( BCCH, BSIC, ..) hiện tại trên mỗi cell.

So sánh với tần số thiết kế để xác định các cell phát đúng tần haysai.

Ví dụ một trường hợp phát sai tần số ( sai feeder), sử dụng máyAlcatel 525 thu kết quả và phát hiện lỗi phát sai:Tần số thiết kế:

Tham số thiết kế Sector 1 (A) Sector 2 ( B) Sector 3 (C) Góc

(Azimuth) 40o

120o

320o

Tần số (BCCH) 48 56 64BSIC 42 52 50

Tần số thu được trên các Sector như sau:kết quả1 :

Tham số thu được Sector 1 (A) Sector 2 ( B) Sector 3 (C) Góc

(Azimuth) 40o

120o

320o

Tần số (BCCH) 56 48 64BSIC 52 42 50

Kết quả 2:

Tham số thu được Sector 1 (A) Sector 2 ( B) Sector 3 (C)Góc (Azimuth) 40

o120

o320

o

Tần số (BCCH) 56 64 48BSIC 52 50 42

Đánh giá: Kết quả 1:o Sector A đang phát t ần của cell B o Sector B đang phát t ần của cell A o Sector đang phát t ần của cell CNhận xét: Nhầm giữa 2 cell A v à cell B, còn cell C v ẫn phát đúng.

Kết quả 2:o Sector A đang phát tần của cell B

Page 28: Thiet ke toi uu vo tuyen

20

Page 29: Thiet ke toi uu vo tuyen

o Sector B đang phát t ần của cell Co Sector C đang phát t ần của cell ANhận xét: Nhầm trên tất cả các cell A, cell B, v à cell C.

Trên đây chúng ta đ ã thấy được cách phát hiện để thực hiện chỉnhsửa đối với các trạm có sai sót về đấu nối fiđ ơ thường gặp. Trên thựctế còn có trường hợp đấu nhầm 1 sợi fiđ ơ giữa các sector. Việc pháthiện điều này phải dựa trên việc đo kiểm bằng máy đo TEMS. Do đó với điều kiện hiện có tại các tỉnh hiện nay chúng ta sẽ quan tâm nhiểu đến trường hợp đấu nhầm một cặp giữa các sector nh ư đã nêu. Tuy nhiên nếu có nghi ngờ chúng ta có thể tiến h ành kiểm tra bằng cách: Soát lại toàn bộ hệ thống feeder từ tr ên antenna xuống trạm và tiến hành hoán đổi nếu phát hiện ra sai sót.

Vấn đề quan trọng là: Nắm rõ các thông số (tần số, BSIC) thiết kế của các cell khu vực

mình quản lý => PTKTƯ sẽ cung cấp cho các Tr ưởng ban kỹ thuật của các TTVT tỉnh.

Sử dụng la bàn và máy đo đúng cách đ ể chẩn đoán chính xác các trường hợp, từ đó mới thực hiện đấu ch uyển như hướng dẫn ở trên(Tránh chẩn đoán nhầm dẫn đến ra quyết định sai, thậm chí chuyển đúng thành sai). Các dán nh ãn hiện có trên fiđơ, jumper ch ỉ dùngđể tham khảo chứ không n ên dựa vào đó để xác định là các sectorbị swap fiđơ vì rất nhiều trạm bị đá nh nhãn sai trong quá trình l ắp đặt.

Trong trường hợp có máy OMT d ùng máy này để định danh/xác định các khối thiết bị 1, 2, 3 thay v ì yêu cầu BSC tắt (lock) sectorvì cách này gây ảnh hưởng đến dịch vụ đang cung cấp cho kháchhàng. Nhưng dù s ử dụng cách nào thì cũng phải đảm bảo l à nắm và biết rõ đâu là khối thiết bị 1, đâu l à khối thiết bị 2, … (có một số trường hợp, trong quá tr ình đấu nối trạm, các khối thiết bị đ ược định danh không đúng theo thứ tự quy định, nghĩa l à các port trênđầu tủ BTS mặc d ù ghi là A, B, C nhưng không tương ứng với sector 1, 2, 3, cho nên không đư ợc chủ quan mà bỏ qua bước kiểm tra này)

Trước khi tiến hành chỉnh sửa lỗi đấu nối fiđ ơ (cũng như một sốtác nghiệp khác như chỉnh tilt, azimuth,...) phải thông báo cho

21

Page 30: Thiet ke toi uu vo tuyen

người phu trách và phải thông báo P.VHKT (BSC : 04.2660100,04.2663203) và Z78 khi tác đ ộng vào trạm đang cung cấp dịch vụ.

2. P hân t ích số l iệu th ố ng kê ( T ối ưu d ựa v ào c hỉ số K P I): Để làm được công việc tối ưu vô tuyến đòi hỏi nhân viên phải học hỏi,

tìm hiểu để có kiến thức nhất định về mạng di động, đặc biệt phải nắm bắt được kiến thức về quá trình thiết lập cuộc gọi, hiểu được các thông số kỹ thuật về phần cứng cũng như phần mềm…. và đặc biệt phải được tích lũy kinh nghiệm thực tế mới làm hiệu quả được. Phân tích số liệu thống kê là môt khâu rất quan trọng trong tối ưu ( Dữ liệu thống kê về mạng lưới được tổng hợp và lấy ra bằng công cụ Businness Object đây là phần mềm giao diện đồ hoạ trợ giúp truy vấn c ơ sở dữ liệu thống k ê của các Cell. Thực chấtlà phần mềm trợ giúp thực hiện các câu lệnh SQL « S tructured Q uery L anguage: Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc » Truy vấn cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột. Nó giúp lấy dữ liệu thống k ê về tình trạng hoạt động của các Cell ở một khoảng thời gian nhất định). Trong phần này sẽ tìm hiểu về các khái niệm các chỉ số KPI cơ bản ( Key Performence Index) của mạng di động và phân tích một chỉ số CDR ( Call Drop Rate) còn các chỉ số KPI khác sẽ tìm hiểu thêm sau khi kiến thức về di động được nâng cao ( Tìm hiểu tài liệu trong thư viện Alex).

2.1- C ác c hỉ số KPI ch í n h ( Key P e r f o r m ence I n d e x) : KPI là các chỉ số thể hiện chất lượng mạng,là chỉ số làm tiêu chí đánh

giá mạng di động tốt hay tồi. Một nhân viên Thiết kế tối ưu mạng lưới cần nắm rõ các chỉ số KPI, biết phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định hành động tối ưu nhất để nâng cao chất lượng mạng lưới cũng như cải thiện các chỉ số đó . Sau đây là giới thiệu, giải thích ý nghĩa các chỉ số KPI chính.

- CDR : Call Drop Rate. ( Target:<= 0.8 %)( Tỷ lệ rớt cuộc gọi = ( Tổng số cuộc gọi bị rớt/ tổng số cuộc gọi đ ã được

thiết lập)* 100).- CSSR: Call Setup Success Rate.( Target:>=99%)

( Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi th ành công = ( tổng số cuộc gọi đ ược thiết lậpthành công /tổng số lần thiết lập cuộc g ọi)*100 )

- SDR : SDCCH Drop Rate ..( Target:<=0.73 %)

22

Page 31: Thiet ke toi uu vo tuyen

( Tỷ lệ rớt trên kênh báo hiệu= ( Tổng số cuộc gọi bị rớt tr ên kênh báo hiệu /Tổng số cuộc gọi đ ã thiết lập kênh báo hiệu)*100 ).

- RASR:Random Access Succ Rate .( Target:>=99,5 %)

(Tỷ lệ truy nhập ngẫu nhi ên thành công = ( Tổng số lần truy nhập ngẫunhiên thành công/Tổng sổ lần truy nhập ngẫu nhi ên) *100 )

- TCH Congestion.( Target:<=0.6 %)

( Ngẽn kênh thoại = ( Tổng số lần cấp phát k ênh TCH không được do hếtkênh / tổng số lần cấp phát kênh TCH )*100 ).

- SD Congestion .( Target:<=0.4%)

( Ngẽn kênh báo hiệu = ( Tổng số lần cấp phát k ênh báo hiệu không được dohết kênh/ tổng số lần cấp phát k ênh báo hiệu) *100 ).

- TU: Trafic Utilisation:

( Hiệu suất sử dụng lưu lượng = (Lưu lượng thực tế của thu ê bao trong khu vực / lưu lượng mà hệ thống có thể đáp ứng) *100 ).

- CSR: Call Succ Rate :.( Target:>=97,8%)

( Tỷ lệ cuộc gọi thành công = ( 1-CDR)* CSSR. )- HISR: Incoming HO Succ Rate ..( Target:>=97,5%)

( Tỷ lệ Hand Over v ào thành công = ( Tổng số cuộc Handover v ào cell thành công / Tổng số cuộc Handover v ào cell)*100 )

- HOSR: Outgoing HO Succ Rate .( Target:>=97,5 %).

( Tỷ lệ Hand Over ra th ành công = ( Tổng số cuộc Hando ver ra khỏi cellthành công / Tổng số cuộc Handover ra khỏi cell)*100 )

( Chú ý: Đây chỉ là định nghĩa nhằm giải thích r õ các chỉ số KPI không

phải là giải thích tính toán kỹ thuật )!

2.2- H ư ớ ng dẫn phân tích t ối ưu chỉ số C DR “C a ll D r op R at e ”:

Kiến thức nền:Nếu một cuộc gọi bị rớt một cách đột ngột, một y êu cầu xoá kết nối

sẽ được gửi tới MSC. Kiểm tra các điểu kiện khẩn sau v à sự tương thích với Counter – sẽ tăng lên tương ứng với các trường hợp “call drop”.

23

Page 32: Thiet ke toi uu vo tuyen

Vượt quá TA ( timing advance - bộ định thới ) Cường độ tín hiệu thấp ( Low SS) Chất lượng tồi (bad quality) Rớt ngẫu nhiên (sudden drop). Rớt do Other Reason. Rớt do HandOver.

a- TA: bộ counter tương ứng là: TFDISTA. Counter này s ẽ tăng nếu giá trịTA >= TALIM và khi đó k ết nối sẽ bị ngắt.

o TA có giá trị từ: 0 – 63, tương ứng với bán kính v ùng phủ củatrạm lên tới 35km (TA = MAXTA = 63).

o Trong trường hợp trạm sử dung: Extended range ( mở rộng v ùng phủ ), ta sử dụng TA ảo l à VTA giá trị lớn nhất VTA = MAXTA= 219 tương ứng với bán kính vùng phủ lên tới: 121km.

Rớt do vượt quá Timing Advance Kiểm tra giá trị TALIM Kiểm tra vị trí trạm v ùng phủ quá rộng, vùng phủ chính có thể

ở qúa xa so với “main beam” hiệu dụng của antenna Giải pháp: - Thiết lập lại giá trị TALIM sát với giá trị 63

- Chỉnh antenna (down tilt), giảm độ cao antenna,công suất phát, ..

b- Đối với low SS: có 3 counter đếm trong hệ thống: TFDISSDL, TFDISSUL, TFDISSBL tương ứng với rớt low SS tr ên đường xuống, đường lên và trên cả 2 đường. Bộ đếm sẽ tăng nếu SS (c ường độ tín hiệu)<= giá trị LOWSSDL, LOWSSUL của tổng đ ài, khi đó kết nối bị rớt độtngột.

Giá trị ngưỡng LOWSSDL, LOWSSUL đang sử dụng cho BSC hiệnnay:

LOWSSDL = - 102 (dB) (cường độ tín hiệu down link từ BTS<= -102 thì bị rớt low SS down link)

LOWSSUL = - 111 (dB) (Cường độ tín hiệu up link từ MS <= -111 thì bị rớt low SS up link).

Tổng rớt do low SS:SUMSS = [ TFDISSDL + TFDISSUL + TFDISSBL ]

Rớt do cường độ tín hiệu thấp đ ường lên và đường xuống Lý do có thể do vùng phủ có quá ít sites Công suất phát thiếu, sector bị vật chắn Thiếu thiết bị phủ indoor (In -building). Do lỗi thiết bị: Trạm mất phân tập thu sẽ dẫn tới rớt nhiểu do

low SS

24

Page 33: Thiet ke toi uu vo tuyen

Thiếu quan hệ neighbour gây l ên rớt low SS Giải pháp: - Kiểm tra vùng phủ, bố trí thêm trạm mới hoặc

repeater để tăng vùng phủ.- Kiểm tra công suất phát, tăng công suất nếu phát

thiếu.công suất phát lớn nhất đối với GSM 900: 47 dB

GSM 1800 là: 45 dB- Tăng ACCMIN đ ối với rớt low SS đ ường lên- Thực hiện driving test ( nếu có )- Kiểm tra lỗi trạm

c- Đối với bad quality: có 3 counter đếm trong hệ thống: TFDISQADL, TFDISQAUL, TFDISQABL c ũng giống như bộ counter low SS. Giá trị counter sẽ tăng lên nếu chất lượng đo được xấu hơn giá trị ngưỡng (được định nghĩa cho từng BSC): BADQDL, BADQUL, khi đó kết nối bị đứtđột ngột.

Tổng rớt bad quality:SUMDQ = [ TFDISQADL + TFDISQAUL + TFDISQABL ]

Giá trị ngưỡng BADQDL, BADQUL sử dụng cho BSC hiện nay: sửdụng giá trị mặc đinh: BADQDL = 55 (dtqu) for Downl ink

BADQUL = 55 (dtqu) for Uplink Rớt do bad quality uplink hoặc downlink

Giải pháp: Kiểm tra giá trị C/I v à C/A Kiểm tra kế hoạch tần, change tần nếu thấy bị nhiễu đồng

kênh, hoặc cận kênh Thực hiện driving test

d- Rớt ngẫu nhiên (sudden drop).- Rớt ngẫu nhiên là hiện tượng rớt không phải do bad quality, low SS

hay TA. Rớt ngẫu nhiên sử dụng khi mạng không thể thiết lập lại kết nối với MS đã bị mất sau một chu kỳ thời gian đ ược định trước (RLINKT), counter sudden drop sẽ tăng nếu bản báo cáo cuối gửi từ MS không chỉ rado một trong các nguyên nhân trên.

- Một kết nối được coi là rớt “sudden loss” nều nó không thuộc một trong 3 trường hợp rớt nêu trên và thủ tục cập nhật chỉ ra rằng bản tin kếtquả đo cuối gửi từ MS bị lỗi.

e- Rớt do other reasons th ường liên quan đến lỗi phần cứng, khai báo sai phần mềm và những nguyên nhân khác như V ấn đề Neighbour, Frequency… đều có thể gây ra

Page 34: Thiet ke toi uu vo tuyen

25

Page 35: Thiet ke toi uu vo tuyen

f- Rớt do handover fault .Trong suốt quá trình handover, lệnh chuyển giao đ ược gửi tới

MS hướng dẫn nó chuyển sang tần số mới, TS mới của cell mới. Nếu bị nhiễu, MS không thể tạo kết nối với cell đích, sau đó nó sẽ cố gắng thiếtlập lại kết nối với cell cũ. Nếu bị lỗi, sau khi quá bộ đếm thời gianRLINKUL, kết nối sẽ bị ngắt v à được coi là rớt do handover fault.

Giải pháp: ta có thể thay đổi tham số RLINKUL để tăng khả năngsống sót của MS trong quá tr ình handover.Qui hoạch tần số tốt.Qui hoạch neighbour tốt.

26