11
1 | THI N QUÁN GIAI ĐOẠ N SINH KH I KHENPO SAMDUP THIN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHI - PHƯƠNG TIN THIN XO CA KIM CANG THA KHENPO SAMDUP

THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

1 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI

- PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO CỦA KIM CANG THỪA

KHENPO SAMDUP

Page 2: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

2 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

Cách thiền quán giai đoạn phương tiện Sinh khởi thiện xảo

Bản Lai Thế tôn Kim Cang Trì đã trao truyền vô số giáo lí cho các chúng đệ tử tùy theo căn

cơ của họ, nhưng tinh túy của tất cả giáo lí ấy đều nằm trong Quả thừa của con đường Kim

Cang. Khi bước vào con đường tối thượng này, hành giả sẽ tôi luyện tâm bằng đại ý chí, đó

là nhanh chóng đưa toàn bộ hữu tình pháp giới sang bến bờ an lạc của Phật quả Niết bàn.

Khi một người như vậy, với tâm nguyện và công hạnh Đại thừa, bước vào Quả thừa của

đường tu Kim Cang, thiện nam tín nữ ấy phải thọ nhận quán đỉnh gia lực đặng làm chín

muồi dòng tâm thức. Nhưng chỉ nhận quán đỉnh thôi thì chưa đủ, người ấy còn phải giữ cho

trọn tam-muội-da (samaya), tức các giới nguyện thiêng liêng. Thật ra, dù chẳng thực hành

chút nào, chỉ riêng việc giữ gìn giới nguyện thôi cũng sẽ đem đến giải thoát trong bảy đời.

Tiềm năng bất khả tư nghì của Kim Cang thừa nằm ở việc giữ gìn giới nguyện với thân ngữ

tâm giác ngộ của Đạo sư. Khi chúng ta có thể trau dồi sùng mộ và khấn nguyện như thế,

năng lực gia trì sẽ tuôn chảy. Tất cả phẩm hạnh thanh tịnh của kinh nghiệm và chứng ngộ

sẽ dâng tràn như một hồ băng nước tan vào mùa hè. Nương nhờ ân đức bậc Thầy, bao la

thành tựu về đầy nơi ta.

Đường tu để tiến bước ở đây có hai cấp độ - thực hành Sinh khởi của phương tiện thiện

xảo và thực hành Hoàn thiện của trí tuệ viên mãn. Nếu chúng ta là hạng thiếu phước đức,

đánh mất đi hạnh xả ly, Bồ Đề tâm, cùng lòng sùng mộ, lúc ấy sẽ rất khó khăn để tu tập.

Nhưng ngược lại, nếu ta có đủ điều kiện và thuận duyên, thật nên tinh tấn nỗ lực để hoàn

thiện hai cấp độ của con đường. Trước hết, một sự hiểu biết căn bản và thoáng trải nghiệm

về nhân đạo quả là không thể thiếu (trước khi tu ta là ai, khi tu ta đang tịnh hoá điều gì, và

sau khi tu ta về đâu). Như trước khi bắn mũi tên, cung thủ phải ngắm hồng tâm. Cũng vậy,

ta cần biết được ta sẽ đạt đến điều gì sau vô vàn nỗ lực tịnh hóa tâm. Vậy đó là gì? Đó

chính là, sau khi tịnh hóa tâm, ta sẽ chứng ngộ bản tánh bất sinh - căn bản của thực tại hiện

tiền, nằm ngoài guồng nhị nguyên của trói buộc và giải thoát. Một đường tu tập viễn miên,

mới hay mình vốn ngoài triền tử sinh.

Và cái ta đang muốn tịnh hóa là gì? Mỗi một sát na có vô vàn hình tường thoáng hiện bất

định, các hiện tướng này rỗng rang từ vô thủy, nhưng bởi vô minh bám chấp, ta bị trói buộc

bởi những phóng tưởng của chính mình, đây là nền tảng căn bản của mê lầm, do mình mới

có vô minh, trước sau cũng bởi chính mình mà thôi. Phương tiện tịnh hóa vô minh này là trí

tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là

trạng thái thuần tịnh vắng bặt mê lầm. Như vậy, nền tảng căn bản này cần được hiểu thấu.

Và để có thể hiểu thấu, ta cần đi theo đạo lộ tu tập. Đạo lộ tu tập giúp ta chứng ngộ Quả vị,

mục tiêu tối hậu của hành giả. Mặt khác, nền tảng căn bản và Quả vị tối hậu vốn là một và

nhất như nơi bản tánh. Tất cả những điểm này cần được hiểu rõ.

Dẫu sao đi nữa, dù đang ở nền tảng căn bản, Đạo lộ tu tập hay Quả vị tối hậu, tự tánh của

chúng ta, bản lai diện mục, vốn chẳng đổi thay, chẳng sáng hơn, chẳng mờ đi, nằm ngoài

hết thảy chư pháp, nên chẳng có gì để giữ hay bỏ. Phật tâm viên mãn vẹn đầy, chẳng tăng

chẳng giảm chẳng này chẳng kia.

Page 3: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

3 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

Không chỉ trong đường tu tuyệt đối ta mới có tánh Không, ngay giây phút này đây, nơi sinh

tử tục đế, chẳng có bất cứ pháp nào thật sự hiện hữu. Dù thoáng hiện trước mắt ta, chúng

chẳng để lại dấu vết trong quá khứ và cũng chẳng thể tìm thấy nơi tương lai. Vậy chúng

xuất hiện với ta bằng cách nào? Đó chính là nương vào những tập khí của ta. Dẫu sao đi

nữa, những ảo mộng sắc không này chỉ mãi mãi là ảo mộng. Bước qua cuộc mộng vô

thường, quay đầu ngoảnh lại một trường hư vô. Một đứa trẻ trong giấc mơ thì chẳng có sinh

hay diệt, trong tri kiến tuyệt đối, tất cả vạn pháp nhất thiết bình đẳng, bất tăng bất giảm.

Hiểu được điểm này là rất cần thiết trên Đạo lộ tu tập của cả Kinh thừa và Mật thừa. Nếu

không hiểu điểm này, ta chấp niệm như sau: “Một ngày xa xôi nào đó trong tương lai, tôi sẽ

giác ngộ chứng đắc.”, niệm ấy chính là mê lầm. Nó cho thấy ta thiếu mất sự hiểu biết cần

thiết về nền tảng căn bản, Đạo lộ tu tập và Quả vị tối hậu.

Khi đã hiểu các điểm trên rồi, ta có thể chính thức bước vào Đạo lộ tu tập. Có rất nhiều cách

đi vào con đường, từ phức tạp đến giản đơn, nhưng điểm cốt yếu nhất chính là: Bổn tôn

vốn luôn sẵn có nơi ta. Không gần và cũng không xa, Bổn tôn vốn dĩ nơi ta hằng thường.

Bổn tôn tối thượng, chân thật bất hư chính là tự tánh tuệ tri, mạn-đà-la của Bồ Đề tâm.

Vạn hữu trùng trùng pháp giới chẳng từng tách khỏi tự tánh này. Nhưng chúng sinh vì vô

minh ràng buộc, bám chấp nhị nguyên phân chia tách đoạn, khiến Bổn tôn và họ bỗng trở

nên xa cách. Dẫu sao thì, dù chúng ta đang bị trói chặt trong cái kén của nghiệp và phiền

não, Bổn tôn vẫn hiển hiện ngay đây, Ngài chính là trí tuệ giải thoát vậy. Thế sự chứng ngộ

Bổn tôn diễn ra như thế nào? Thông qua thực tri tự tánh bản lai, Pháp tánh như nhiên, tư lợi

được viên mãn. Với đại từ, đại bi, đại nguyện, đại hùng, đại lực, đại trí, ta hóa hiện các pháp

khí biểu tượng, như của Văn thù Sư Lợi hoặc Yamantaka, như của chư Bổn tôn Uy Nộ và

An Bình, cùng với man-đà-la của trùng trùng hóa hiện. Từ các biểu tượng như sắc tướng

Tuệ thân, mật chú Tuệ ngữ và chánh giác tam muội Tuệ tâm, Bổn tôn ban truyền thành tựu

thần lực theo ý muốn của chúng ta, thị hiện công hạnh bất tư nghì đưa hành giả đến giải

thoát vĩnh cửu, an lạc miên trường, cắt đi hết thảy mê lầm, hỷ lạc bừng rỡ tự tâm rạng ngời.

Các thực hành quán tưởng, trì tụng, các nghi lễ puja và nhập thất tương ứng như thế được

gọi là thành tựu Bổn tôn ở tầng ngoại nghĩa.

Về thành tựu Bổn tôn ở tầng nội nghĩa, ta hiểu rằng Bổn tôn vốn an trụ ở kinh mạch trung

ương, dưới dạng Tinh Tuệ khí, hay năng lượng vi tế của trí tuệ, và Thanh tịnh Hạt, hay cốt

tủy của năng lượng tính dục. Thân ngữ tâm của chúng ta, cùng với hết thảy ảo vọng tri giác

bất tịnh, đều là màn hóa hiện ảo thuật của Nghiệp khí. Vì vậy, ta cần quán tưởng mạn-đà-la

bản lai vốn hiện hữu nơi các kinh mạch vi tế hay còn gọi là nadi. Và ta thành tựu trì tụng Mật

chú trong sự bất khả phân với khí vi tế, hay prana. Căn bản của hết thảy pháp trên chính là

“chitta” (cốt tủy tâm), nằm trong một vùng sáng nhỏ, là tinh túy cực vi tế của Bồ Đề tâm,

mang bản tánh Đại lạc bất biến. Bằng cách chuyển tâm từ tri giác mê lầm về hóa hiện thanh

tịnh vô vi của tự tánh, những thành tựu sẽ tuôn trào.

Về thành tựu Bổn tôn ở tầng bí mật nghĩa, nếu ta nhận ra tự tánh tâm, trí tuệ bản lai, tánh

biết bất sinh, pháp giới nguyên thủy nơi Niết bàn và Sinh tử bình đẳng, thì sẽ chẳng còn

Bổn tôn nào để thành tựu nằm ngoài hay tách rời khỏi tự tánh này. Hoàn toàn không cần

dụng công, những thành tựu được viên mãn tự nhiên vô ngại. Chẳng cần một chút nhọc

lòng, bao la công hạnh huyễn không viên thành,

Page 4: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

4 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

Cả Sinh tử và Niết bàn đều là màn ảo thuật của Pháp giới căn bản đấy. Vì vậy, thực hành

an trụ tâm vô vi nơi tánh giác thanh tịnh - trí tuệ phi dụng công, bất khả tạo tác - là giáo lí tối

thượng. Nhờ nhận giáo huấn này, hành giả thực hành trong sự tương ưng với các kinh

nghiệm thiền định và đạt đến sự chứng ngộ rằng Bổn tôn vốn sẵn có nơi tâm, từ vô thủy đã

chẳng thể tách rời. Sự chứng ngộ này là thành tựu bản lai vĩ đại. Bao nhiêu tìm kiếm mộng

thừa, mới hay Phật quả ngàn xưa nơi mình.

Thật vậy, tất cả pháp bao trùm Sinh tử và Niết bàn chẳng bao giờ hiện hữu xác thực cả.

Vạn pháp đều là sự phản ảnh vô ngại của tâm và trí tuệ tri giác bất nhị. Kể cả tri giác bản lai

này cũng không gì khác hơn là tự tánh của tâm. Ngay khoảng khắc này, ngay hiện tiền này,

nơi mỗi một chúng ta, tự tánh của tâm chính là trí tuệ bình đẳng - bản tánh của tri giác bất

sinh, bất diệt, sự sáng tỏ bao la vô bờ thấu suốt vô vàn hóa hiện sắc không, nằm ngoài mọi

tạo tác tư nghì.

Để làm thấu tỏ điểm này, ta sẽ nương vào ba đạo lộ của giải thoát. Đạo lộ thứ nhất là tánh

Không. Vì sao là tánh Không? Vì nó bất sinh bất diệt, hiện hữu vốn sẵn, vô vi thanh tịnh, đây

là bản chất của tánh Không. Bản chất này nằm ngoài mọi định danh, chẳng thể đưa vào tâm

tác niệm, chẳng thể xem như thực thể hay tri thức. Như thế, ta có đạo lộ thứ hai của giải

thoát - đạo lộ phi tạo tác, chẳng có bất cứ thực tánh nào để chỉ ra hay xác định. Nơi Pháp

tánh bình đẳng này, siêu vượt mọi chứng đắc và pháp chứng đắc, chẳng có gì để mong cầu

hay ước vọng. Đây chính là đạo lộ thứ ba của giải thoát, không có chứng đắc nào đặng

mong cầu.

Bây giờ, khi bắt đầu thực hành Bổn tôn. ta sẽ quán tưởng mạn-đà-la và thánh chúng trong

ấy, tức là trước hết, ta quán tưởng Pháp thành vô biên giới của Bổn tôn, rồi sau đấy hóa

hiện chư thánh chúng ở bên trong Pháp thành ấy. Pháp thành là gì? Ấy là toà lâu đài vĩ đại

nguy nga tráng lệ, sáng chói rực rỡ, là nơi Bổn tôn cư ngụ vậy.

Quán tưởng Pháp thành vô biên giới có hai cấp bậc: một là tịnh hóa hiện thực hư vọng và

hai mới là thật sự sinh khởi Pháp thành vô biên tuệ trí. Với cấp bậc một, cái cần tịnh hóa

chính là thế giới được tạo lập này, nơi chúng hữu tình sinh diệt bất tận. Trước hết ta tịnh

hóa nguyên tố không gian, vốn là nhân căn bản của thế giới này. Trên nhân căn bản ấy, tư

nghiệp và cộng nghiệp của hữu tình chúng sinh hóa hiện ra các cõi giới tương ưng, như vậy

tác động đến tâm và tri giác. Tóm lại, cộng nghiệp của chúng sinh chính là nguyên nhân

sinh ra sáu cõi. Sáu cõi này lại tương ứng với bốn nguyên tố và Núi Tu Di. Tất cả những

điều này sẽ được tịnh hóa thành Phật quốc Đại lạc nơi Pháp giới bản nhiên thanh thanh tịnh

tịnh.

Phương tiện tịnh hoá trong trường hợp này là các chủng tự E, YAM, RAM, LAM, và SUM,

hào quang phóng toả từ các chủng tự. Như thế, năm nguyên tố và sự chấp niệm vào năm

nguyên tố được tịnh hoá. Vào lúc này, ta nên giữ trong mình niềm kiêu hãnh của hành giả

du già, quyết định chẳng nghi nơi nền tảng căn bản và Quả vị tối hậu bất khả phân, hãy hộ

trì chánh niệm rằng bản tánh vốn thanh tịnh của năm nguyên tố chính là Ngũ Tuệ Dakini của

Ngũ bộ Phật.

Sau khi đã tịnh hóa thực tại ảo vọng, ta đến phần quán tưởng Pháp thành vô biên của Bổn

tôn. Tại đây ta sẽ tịnh hóa sáu cõi hữu tình cùng mọi nơi chốn cư ngụ trong đấy, như nhà

như cửa,... cùng các chấp niệm tương ưng. Tất cả mê vọng ấy được tịnh hóa vào tự tánh trí

Page 5: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

5 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

tuệ bản lai, tức Pháp giới vô thủy thanh tịnh vô quái ngại, chính nhờ nương Pháp tánh này

mà mười phương Phật hóa hiện. Pháp thành vô biên của Bổn tôn chỉ đơn giản là an trú nơi

tánh như thị này, cõi Đâu Suất Tự Thể thanh thanh tịnh tịnh vô cấu thuần khiết. Tóm lại,

phương tiện tịnh hóa ở đoạn này chính là nương vào cõi Tịnh độ bản lai diện mục của tâm

như nhiên.

Sau đấy, từ chủng tự gốc xuất hiện chủng tự BHRUM (phát âm là DHRUM trong tiếng Tạng)

phóng tỏa hào quang ngũ sắc. Chủng tự sau đấy bay thẳng lên đỉnh núi Tu Di, chuyển hóa

thành một Pháp thành vô biên giới, sự hóa hiện này chính là nương vào tích tập hai tư

lương phước tuệ. Pháp thành vô biên, tinh túy của Ngũ Trí Phật, xuất hiện hoàn hảo và

trang hoàng với những đính nạm, kết cấu, hình sắc tận thiện tận mỹ, chẳng thể dùng từ mà

nói hết được vẻ huy hoàng tuyệt hảo bao la bất tận.

Điểm thiết yếu ở đây là mỗi đặc điểm thanh tịnh của Pháp thành này đều có giá trị và ý

nghĩa riêng, ta phải nắm bắt được các giá trị ý nghĩa này, đây gọi là “giữ chánh niệm nơi tự

thể thanh tịnh”. Nhưng tiếc thay, những hành giả sơ cơ chẳng thể nào nhớ và giữ chánh

niệm thường trực với toàn bộ các đặc điểm thanh tịnh này trong một thời khóa thiền. Trong

trường hợp ấy, duy chỉ cần nghĩ rằng mỗi khía cạnh của Pháp thành đều mang những giá trị

biểu tượng cho công hạnh giác ngộ và chứng đắc vô biên, chỉ việc nghĩ thế thôi cũng có thể

xem là gần với tiêu chuẩn “giữ chánh niệm nơi tự thể thanh tịnh.”, như anh em họ hàng vậy.

Tổng kết phần này, ta cần quán tưởng Pháp thành của Bổn tôn như hóa hiện thanh tịnh và

linh thiêng của tự tánh Tịnh độ chư Phật. Như thế, việc thực hành một mạn-đà-la thâu nhiếp

toàn bộ các cõi Tịnh của vô lượng Phật. Để thật sự được vậy, ta cần quyết định chẳng nghi

nơi nền tảng căn bản và Quả vị tối hậu bất khả phân, đây là sự thanh tịnh viên mãn tuyệt

đối vậy.

Tiếp theo, ta đến khía cạnh thứ hai của quán tưởng giai đoạn Sinh khởi, ấy là quán tưởng

Bổn tôn. Trước hết, ta quán tưởng Pháp tòa. Ở giai đoạn Sinh khởi, ta hướng đến việc tịnh

hóa bám chấp ảo vọng, nói rõ hơn, ta đang tịnh hóa những tập khí khiến tâm thức đi vào và

tái sinh trong tử cung thông qua sự giao hợp của tinh cha trứng mẹ, cùng với các dạng ẩm

thấp sinh, noãn sinh, và tương tự. Kết quả của việc tịnh hóa này là chứng đắc Hóa thân

Phật. Hóa thân này xuất hiện dưới muôn vạn hình tướng và cách thức, tất cả đều tùy thuộc

vào duyên nghiệp của hữu tình, nhưng dù hóa hiện thế nào, thân ấy cũng không bị trói buộc

vào bốn dạng thức tái sinh trong Luân hồi. Bởi lẽ tự tánh tâm vốn là sự thanh tịnh thấu suốt,

thân ấy chính là Minh Quang và Bát Nhã Ba la mật đa của Trí tuệ - Phương tiện hợp nhất.

Ba ngàn thế giới phiêu du, trần lao nghiệp chướng chẳng lưu vai này.

Phương tiện tịnh hóa trong trường hợp này bắt đầu với quán tưởng đài sen nằm ngay trung

tâm Pháp thành, trên đài sen là dĩa mặt trời đỏ rực và dĩa mặt trăng trắng khiết. Các chi

phần này xếp chống lên nhau trong hài hòa và cân đối vẹn mỹ. Bổn tôn chính và các Bổn

tôn tập hội được quán tưởng tọa trên các Pháp tòa tương ứng. Trong trường hợp của

Huyễn Hỏa Mật điển, các Bổn tôn chính của Ngũ Bộ Phật tọa trên các thú vật, ngai nạm

báu, mặt trời, mặt trăng, và đài sen, như vậy Pháp tòa của chư vị có năm lớp xếp chồng lên

nhau. Chư Bồ Tát thì ngồi trên mặt trời, mặt trăng, và đài sen, vậy là ba lớp. Sáu vị Phật

tương ứng với sáu cõi chỉ ngồi trên một mặt trăng. Chư Hộ Pháp phẫn nộ thì tọa trên một

mặt trời. Đây chỉ là ví dụ; mỗi Bổn tôn sẽ có các cách quán tưởng riêng tùy theo nghi quỹ.

Page 6: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

6 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

Ý nghĩa biểu tượng thanh tịnh của Pháp tòa như sau: Ngai được nâng bởi sư tử thể hiện

bốn cấp bậc vô úy. Ngai được nâng bởi voi thể hiện mười thần lực giác ngộ. Ngai được

nâng bởi ngựa thể hiện bốn chi thần thông lực. Ngai được nâng bởi chim công thể hiện

mười năng lực kính ái. Ngai được nâng bởi hạc thể hiện bốn công hạnh giác ngộ điều phục

hữu tình.

Mặt trăng và mặt trời xếp chồng lên nhau thể hiện sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ.

Đài sen thể hiện sự thanh tịnh thuần khiết. Ngai bảo châu thể hiện năng lực viên mãn ước

nguyện và mong muốn của vô lượng hữu tình.

Tương tự như thế, ngai toà của những Bổn tôn Uy Nộ thể hiện sự phá tan hay bạt trừ vô

minh ảo vọng, bám chấp nhị nguyên, nghiệp chướng, phiền não chướng, tứ ma vương, và

vâng vâng. Những điểm này sẽ được giải thích rõ hơn trong thực hành riêng của mỗi Bổn

tôn.

Giờ đây, ta đến bước thứ hai của quán tưởng Bổn tôn thực sự, ấy là ba phép kim cương

quán. Liên hệ lại với bốn loại hoá sinh trước đó, để tịnh hoá việc tái sinh trong tử cung, ta sẽ

tịnh hoá quá trình tâm thức đi vào điểm giao hợp của tinh cha trứng mẹ, sau đó dần hình

thành một cơ thể trong trứng. Để làm vậy, ta dùng hình tượng dĩa mặt trời cho trứng mẹ và

dĩa mặt trăng cho tinh cha. Phép quán chủng tự gốc giáng thế nơi ngai toà có công năng

tịnh hoá việc tâm thức đi vào tử cung của mẹ lúc hai tinh chất trắng và đỏ hợp nhất mà từ

đó dần phát triển phôi thai và bào thai. Khi chủng tự gốc chuyển hoá thành các pháp khí của

Bổn tôn mà ta thực hành (chày kim cang chẳng hạn), điều này sẽ tịnh hoá quá trình tập thức

đi vào và hoà nhập với hai nguyên tố đỏ trắng đang kết hợp với nhau.

Khi chúng ta quán tưởng chủng tự gốc phóng quang rồi thu về, điều này tịnh hoá quá trình

phôi thai phát triển trong buồng trứng cùng các quá trình dần phát triển của cơ thể như thân,

giác quan, các chi phần,... tóm lại là sự kết hợp của tứ đại. Khi chủng tự hoàn toàn chuyển

hoá thành Bổn tôn, điều này tịnh hoá các tập khí đối với giai đoạn phát triển hoàn thiện của

đứa bé, sẵn sàng chào đời. Thông qua quán tưởng như vậy, các dạng thức tái sinh khác

cũng được tịnh hoá hoàn toàn.

Khi thực hành giai đoạn Sinh khởi, ta cần phải có trọn vẹn ba yếu tố sau: quán tưởng rõ

ràng, niềm tự hào kim cang không suy thoái, và chánh niệm không quên lãng các biểu

tượng thanh tịnh. Việc thực hành giai đoạn Sinh khởi của bất cứ Bổn tôn nào cũng sẽ tịnh

hoá bám chấp và trói buộc đối với các tri giác trần tục. Đây là kết quả của việc thực hành

pháp này.

Tri giác ở đây liên hệ đến các lĩnh vực xúc thọ của cả năm giác quan như sắc, thanh,

hương,.. Để tịnh hoá các tri giác này, ta được nhận các giáo lí về phép quán tưởng rõ ràng.

Quán tưởng rõ ràng tức quán tưởng vũ trụ là Pháp thành vô biên, mọi hữu tình trong ấy là

chư Bổn tôn, mọi âm thanh là Mật chú, và giữ tâm không tác niệm nơi hình tướng.

Vào giai đoạn đầu, khi đang cố quán tưởng rõ ràng, hãy giữ sự tập trung nơi hình tướng

chung chung của mạn-đà-la, các Bổn tôn tập hội và Bổn tôn chính. Sau đấy, ta bắt đầu

quán tưởng các chi tiết, từ vương miện của Bổn tôn xuống tới tận Pháp toà, quán tưởng rõ

ràng mọi góc cạnh của sắc tướng Bổn tôn, các Pháp khí, các khía cạnh tinh tế của những

Page 7: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

7 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

trang sức, và tương tự. Khi đã quán tưởng rõ ràng, ta sẽ có thể thấy trọn vẹn toàn bộ mạn-

đà-la và Bổn tôn bằng con mắt tâm. Rồi càng thực hành, sự quán tưởng sẽ càng sống

động, càng rõ ràng, càng chân thật, như những ngôi sao và tinh cầu sáng rực, phản chiếu

trên hồ nước mùa thu trong veo. Như thế, hãy định ý nơi quán tưởng và an trụ tâm như

nhiên. Ta có thể bắt đầu việc thực hành bằng quán tưởng các chi tiết mà ta thấy đơn giản

nhất, rồi dần lan sang các chi tiết xung quanh. Nói chung, không có một quy định rạch ròi

nào về thứ tự, số lượng và biến số một người phải thực hành. Mỗi người có mỗi nghiệp

duyên, thuận theo tu pháp hiện tiền chứng tri.

Sau khi đã thực hành và thuần thục, những dấu hiệu của việc quán tưởng rõ ràng sẽ xuất

hiện như sau: mọi chi tiết của quán tưởng, kể cả những chi tiết nhỏ nhặn nhất, như tròng

trắng và con ngươi cũng xuất hiện minh bạch. Với tỉnh thức rõ ràng, thoát khỏi hôn trầm và

trạo cử, sự sáng tỏ và tánh Không sẽ bừng nở cùng nhau. Không như những hiện tượng

thế gian vô tri vô giác (cầu vồng chẳng hạn), Bổn tôn hiện diện sống động, Tuệ thân của

Ngài trong trẻo và chân thật. Thân ấy chẳng phải là ảo tưởng vô năng của vọng tâm, mà trái

lại, ta cảm nhận được rõ ràng Bổn tôn đang thực sự an trụ, Ngài ở ngay đây, chẳng phải nơi

Tịnh độ xa xôi hay kinh sách bám bụi. Như vậy, bốn tiêu chí này (rõ ràng từng chi tiết nhỏ

nhất, tỉnh giác-Không tánh bất nhị, hiện diện sống động, hiện diện chân thật) chính là dấu

hiệu của sự thuần thục năng lực quán tưởng minh bạch. Ở cấp bậc này, lười biếng và đãng

trí chẳng thể lay động sự quán tưởng của ta. Hơn nữa, hình ảnh Bổn tôn không hề nhạt

nhoà, mập mờ thoắt ẩn thoắt hiện, hoặc khó tri giác như sương khói. Dẫu để tâm nghỉ ngơi

an nhàn trong một thời gian dài, những niệm tưởng vi tế nhất cũng chẳng thể tác động đến

ta bởi ta đã thành tựu quán tưởng. Không quan trọng ta đang tập trung vào chi tiết nào, mặt,

tay, sắc tướng, giáng thế hồi qui, hào quang phóng toả gom về,... ta sẽ dễ dàng chuyển dịch

giữa các chi tiết tuỳ ý muốn. Đây là bốn tiêu chí tiếp theo của việc đạt đến ổn định trong

thực hành quán tường.

Chi phần thứ hai của thực hành Sinh khởi là niềm tự hào kim cương không thoái chuyển.

Niềm tự hào kim cương này phá tan chấp ngã và ngã sở. Bàn về sở tri chướng, có hai loại

là chấp ngã và chấp pháp. Loại thứ nhất, tức chấp ngã, chính là niềm tin vào một “tôi” hiện

hữu từ vô thủy. Thật ra mà nói, nếu so sánh giữa quán tưởng rõ ràng và niềm tự hào kim

cương không thoát chuyển, điểm thứ hai quan trọng hơn. Nếu ta không có sự xác quyết bất

động lay rằng chính mình là Bổn tôn, dẫu có quán tưởng rõ ràng và sống động thế nào đi

nữa, ta vẫn sẽ lạc mình trong tâm trần tục của sinh tử ảo vọng, lúc ấy, quán tưởng tốt cũng

thành vô nghĩa. Như vậy, điều quan trọng là không xem Bổn tôn như một sản phẩm đơn

thuần của tâm tưởng. Ta phải hiểu rằng, Bổn tôn và người quán tưởng Bổn tôn (tức là ta)

bất khả phân. Như vậy, ta đang dần đi đến chứng ngộ rằng ta vốn là Bổn tôn. Niềm tự hào

kim cương như thế sẽ bạt trừ mọi chướng ngại. Hơn nữa, nó giúp cắt đứt chấp ngã Luân

hồi. Vậy nên, hãy biết rằng tâm ta chính là tự tánh Bổn tôn, thân thể này là mạn-đà-la, mọi

lời ăn tiếng nói là mật chú. Vạn pháp tự vô thúy vốn đã giải thoát, vốn đã viên mãn vẹn đầy.

Lầm mê hay Giác ngộ chỉ khác nhau ở điểm có nhận ra điều trên hay không thôi. Đây là nội

dung chính của thực hành Bổn tôn. Nhiều người nghĩ rằng ta đang cố quán tưởng mình

thành một đối tượng khác, thành một nhân vật vốn không phải mình, ấy là vô minh vọng

tưởng vậy.

Yêu cầu thứ ba của thực hành Sinh khởi là chánh niệm không quên lãng các biểu tượng

thanh tịnh. Yếu tố này giúp hành giả thâm nhập vào hoá hiện sắc không vô biên của Pháp

tánh. Trùng trùng sóng vỗ trăm đường, sóng nào tách khỏi đại dương bạt ngàn? Ở trên ta

Page 8: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

8 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

đã bàn về hai loại che chướng là chấp ngã và chấp pháp. Nếu niềm tự hào kim cương có

công năng cắt đứt chấp ngã thì chánh niệm thanh tịnh có công năng bạt trừ chấp pháp.

Thông thường, ta bám chấp vào thế giới hiện tượng như chân hiện hữu, độc lập nhị nguyên

tách rời khỏi nhau, ấy là chấp pháp. Còn thực tại bản nguyên, mạn-đà-la tự tánh thanh tịnh,

thì vốn siêu việt tử sinh, chẳng thể ví dụ bằng sắc tướng, vượt ngoài mọi dáng vóc hình hài,

ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật (lìa mọi tướng trạng tức thì chứng Như Lai). Tuy

nhiên, để hoá độ chúng sinh, từ tự tánh ấy, chư Phật thị hiện Pháp thành vô biên vô cấu,

cùng với các đặc điểm sắc tướng như mặt, tay, Pháp khí,... Dù hoá hiện bất tư nghì như

vậy, tất cả hình tướng trên đều hướng về tự tánh bản lai nhất như, chẳng phải mê lầm của

nhị nguyên cứng nhắc. Như vậy, sự thực hành các hoá hiện thanh tịnh giúp ta vượt qua lầm

mê và trở về tự tánh. Thuỷ chung trôi dạt Luân hồi, quên đi tự tánh rạng ngời bất sinh, giờ

đây muốn tìm thấy mình, luyện tâm thanh tịnh vô minh liền trừ.

Dưới đây là một số ví dụ của chánh niệm thanh tịnh: Vạn hữu mênh mông chỉ mang một vị,

do thế Bổn tôn có một mặt. Tam thân hiện hữu vô ngại, Bổn tôn có ba mặt. Tứ vô lượng tâm

trân quý, Bổn tôn có bốn tay. Sáu ba-la-mật đáo bỉ ngạn, Bổn tôn có sáu tay. Tứ nhiếp pháp

Ái ngữ, Bố thí, Lợi hành, Đồng sự, Bổn tôn có bốn chân. Giới định bất li, Bổn tôn có hai

chân. Niết bàn Sinh tử vốn bình đẳng, Bổn tôn bắt chéo chân trong kim cang toạ. Ngoài ra

còn các đặc điểm thanh tịnh như: ba mắt thể hiện cái nhìn thấu suốt ba thời không ngăn

ngại. Bốn nanh do bởi cắt đứt bốn nhân lạc trong Luân hồi. Nam tôn nữ tôn hợp nhất thể

hiện trí tuệ phương tiện bất nhị. Khi Bổn tôn chẳng dụng trang phục quần áo, ấy là thoát

khỏi định kiến, ý niệm tạo tác. Bàn về màu sắc:

- Màu trắng thể hiện không bị ô uế bởi não phiền, tức trí tuệ như gương soi (Đại viên

cảnh trí).

- Màu vàng thể hiện năng lực tăng ích làm trù phú, tức trí tuệ bình đẳng (Bình đẳng

tính trí).

- Màu đỏ thể hiện năng lượng từ bi dâng trào nóng ấm, tức trí tuệ phân biệt (Diệu

quan sát trí).

- Màu xanh thể hiện sự thành tựu vô ngại công hạnh giác ngộ, tức trí tuệ viên mãn

toàn khắp (Thành sở tác trí).

- Màu đen thể hiện Pháp giới bất biến, tức trí tuệ Pháp giới bản lai (Pháp giới thể tính

trí).

Pháp khí cũng có các ý nghĩa thanh tịnh. Chày kim cang năm trấu thể hiện ngũ trí Phật.

Vòng tròn lưỡi sắc thể hiện sự cắt phăng não phiền. Trang sức quý giá thể hiện suối nguồn

của mọi đức thiện hạnh. Đài sen thể hiện tánh vô cấu khỏi não phiền. Driguk, (lưỡi dao

Thánh nữ) thể hiện sự cắt đứt tạo tác niệm và ảo tưởng. Bát sọ kapala thể hiện trí tuệ giác

tri vô niệm. Máu đỏ dâng đầy bát sọ thể hiện sự bạt trừ Tứ ma. Khatvanga (đinh ba) cũng có

ý nghĩa biểu tượng, nhưng điều này tuỳ thuộc vào mỗi thực hành và cần được nghiên cứu

riêng trong các bản văn.

Ba yếu tố, sau tất cả, mang tầm quan trọng to lớn trong thực hành Bổn tôn. Vì thế, ta cần

chuyên tâm tu trì ba yếu tố ấy, tập trung từng điểm một, sau đấy chuyển đổi qua lại cho tới

khi thuần thục cả ba.

Trong hiển giáo Kinh thừa, ta dùng nhiều pháp đối trị. Để đối trị với mê lầm bám chấp sắc

tướng, ta quán mọi thứ chia tách nhỏ dần xuống tới những hạt vi. Để đối trị chấp ngã, ta

Page 9: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

9 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

quán vô ngã và tương tự. Đối trị tức là dùng cái ngược lại để phá vỡ cái cần phá, khi hai

biên va vào nhau, nát tan thành bụi vụn, trước mắt lúc ấy liền thấy trọn bầu trời Bát nhã

mênh mông sáng ngời. Dẫu sao đi nữa, trong Mật thừa ta không làm thế. Một trong các

phương tiện thiện xảo độc nhất của Mật thừa chính là lấy độc trị độc. Như người bị nước

vào tai, liền nhỏ thêm vào tai vài giọt nước rồi nghiêng đầu tống hết ra ngoài. Hoặc như

người bị phỏng bởi lửa phải dùng các dược liệu hay dược pháp mang tính hoả để điều trị.

Để vượt qua ảo mộng hình tướng, thay vì quán vô tướng, ta quán hình tướng thanh tịnh của

Bổn tôn. Thay vì dùng vô ngã để vượt qua chấp ngã, ta dụng Bổn tôn kim cang ngã. Cứ

như thế, ta dùng tác niệm để bạt trừ tác niệm. Đây là phương tiện vô đối của Mật thừa

nhằm cắt đi tri kiến bất tịnh. Chẳng có Luân hồi để chối bỏ, không có Niết bàn để đạt đến.

Vượt qua vọng niệm nhiễu nhương, thênh thang trước mắt một vườn Pháp hoa. Như thế,

thực hành Bổn tôn được gọi là thiện xảo pháp. Có câu nói Mật thừa không diệt tác niệm

cũng không cắt đứt não phiền chính là ý này. Hãy hiểu thật rõ điểm trên - đừng tự huyễn

hoặc mình rồi đắm chìm trong bể dục thế gian hay vọng niệm triết học chẳng có điểm dừng.

Sự khác biệt quan trọng nằm ở tự tánh thanh tịnh của Bổn tôn, hành giả cần chú tâm vậy.

Như vậy là hoàn tất phần du-già Tuệ thân, tiếp theo là phần du-già Mật ngữ, tức trì tụng

chú. Khi ta trì chú và các bài nguyện, ta đang tịnh hóa bám chấp vào sự trần tục của thanh

âm cùng những gì liên quan. Phương tiện tịnh hóa chính là lặp đi lặp lại câu chú, như thế, ta

đang tạo cho mình căn duyên để đi đến thành tựu Ngữ giác ngộ. Thông qua thành tựu ấy,

ta có thể viên mãn mọi ước nguyện của hữu tình. Một lí do khác của việc trì tụng, là bởi

thông qua mật chú ta đang triệu thỉnh Bổn tôn trí tuệ, giống như khi ta gọi tên ai đó thì người

đó sẽ đi đến vậy. Bây giờ, có hai khía cạnh chính cần lưu ý: đó là Bổn tôn trí tuệ tát-đỏa

(jnana sattva), và Tam-muội định (Samadhi). Trí tuệ (jnana) tức nhận biết tự tánh này là Bổn

tôn, Tát-đỏa (sattva), hay đại hùng lực giả, tức chỉ người vượt qua mọi vô minh chấp niệm

nhị nguyên. Và Tam-muội định (Samadhi) tức trạng thái nhất tâm không chút loạn động.

Có bốn cấp độ thực hành. Khi Bổn tôn trí tuệ trở nên gần gũi với dòng tâm thức, ấy là cấp

độ Tiếp cận (nyenpa). Khi tâm hoà với Bổn tôn trí tuệ, ấy là cấp độ Tiếp sát (nye-nyen). Trở

nên thuần thục thiện xảo với Bổn tôn trí tuệ là cấp độ Thành tựu (drubpa). Chứng đắc Tứ

Tuệ Hạnh bản lai (tức tai, tăng ích, kính ái, hàng phục) lợi lạc hữu tình pháp giới là cấp độ

Đại Thành tựu (drubchen). Không phải lúc nào cả bốn cấp độ này cũng nằm trọn trong một

nghi quỹ. Đối với các trường hợp ấy, mỗi nghi quỹ sẽ đề cập cấp độ thực hành của riêng

nghi quỹ ấy.

Khi trì tụng mật chú trong một chuỗi lặp đi lặp lại không ngừng như vậy, hãy cảm nhận rằng

tất cả Bổn tôn cũng đang trì tụng trong bản hòa âm liên miên trường cữu. Vũ trụ mênh

mông, chúng sinh vô tận, rừng cây bạt ngàn, ngọn cỏ vô tư lự, hết thảy đều mang trong

mình tự tánh Bổn tôn, và mọi nẻo đều vang vọng Mật chú. Nếu ta có thể trì tụng như thế,

năng lực và lợi lạc sẽ rất to lớn. Nhưng nếu ta trì tụng với tâm trí xao nhãng lan man, quên

đi mục đích tịnh hóa sự trần tục của thanh âm, lúc ấy, ta sẽ chẳng đạt được đại thần lực

thành tựu. Do vậy, việc trì tụng nhất tâm bất loạn, định ý trên các hình tướng quán tưởng

(Bổn tôn, hào quang thu phóng, chuỗi minh chú,...) thật mang tầm quan trọng lớn lao. Khi

đang trì chú, hãy an trụ tâm trong sùng mộ chí thành nhất như, đừng cố dùng ý niệm đời

thường hay tư duy luận lí học mà phân tích mổ xẻ câu trì tụng. Đừng giải nghĩa hay phiên

dịch ngôn ngữ của các dakini và Mật chú, bởi điều này sẽ ngăn cản sự thành tựu đại

nguyện (pranidhana) chân ngữ của vị Đạo sư đã ban truyền Mật ý cho ta.

Page 10: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

10 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P

Thông thường nhất, việc trì tụng Mật chú là để triệu thỉnh Bổn tôn, niệm hồng danh Ngài để

làm bừng lên tuệ tâm giác ngộ của Bổn tôn. Nhưng thật ra, đối với Bổn tôn làm gì có sự

khác biệt giữa việc được cung thỉnh hay cung triệu thỉnh, nghe hay không nghe, gần hay xa.

Dù vậy, khi chúng ta trì tụng Mật chú, mà tự tánh vốn là Pháp thân, Tuệ ngữ của mười

phương Phật, ta đang dần gỡ bỏ che chướng đến khi hoàn toàn được tịnh hóa. Càng được

tịnh hóa, ta càng cảm nhận được Bổn tôn tối hậu hiện diện chân thật và gần gũi, đây chính

là sự gia trì tâm của Bổn tôn vậy.

Sau đấy, ta đến giai đoạn Tan hòa. Nếu ta đang thực hành một nghi quỹ Thành tựu

(drubpa), và ta có tập hội Bổn tôn trí tuệ trước mắt, hãy quán tập hội ấy tan vào một bức

tượng, bức tranh, hay bất cứ hình ảnh hỗ trợ nào của Bổn tôn mà ta có. Nếu ta không có

các Pháp bảo ấy, hãy cứ đơn giản thỉnh mời chư vị Bổn tôn trí tuệ tan vào Pháp giới vô biên

- nền tảng của vạn pháp. Tiếp theo, mọi Bổn tôn mật nguyện tập hội tan vào ta tức Bổn tôn

chính. Nếu không có Bổn tôn tập hội, bởi tự tánh chẳng bao giờ tách khỏi ta, hãy cứ thực

hành theo nghi quỹ quán tưởng toàn bộ vũ trụ pháp giới tan thành ánh sáng. Ánh sáng tan

vào Pháp thành vô biên, Pháp thành vô biên dần tan từ ngoài vào trong và hòa vào Bổn tôn

tập hội. Bổn tôn tập hội tan thành ánh sáng và nhập vào Bổn tôn chính (Phật phụ và Phật

mẫu). Sau đấy Phật mẫu tan vào Phật phụ. Phật phụ tan vào Bổn tôn trí tuệ trụ tại luân xa

tim. Bổn tôn trí tuệ này tan vào chuỗi Mật chú, chuỗi mật chú tan vào chủng tự gốc, tức tam-

muội tát-đỏa (samaya sattva). Định tri giác trên chủng tự gốc. Sau đấy, chủng tự gốc tan

dần từ dưới lên đến khi còn một đầu mạch cực mảnh. Điểm chấm cực nhỏ này cũng tan

vào hư không miên trường - tánh Không vô ngại. Hãy trụ vô vi phi dụng công trong khả

năng tốt nhất của mình. Đây là giai đoạn Hoàn thiện.

Đến đây là kết thúc bản văn về phần thực hành Sinh khởi của Khenpo Samdup. Người ta nói rằng, trong trường

hợp tối hảo, hành giả thọ nhận giáo lý đến đâu thì ngay lập tức chứng ngộ đến đấy. Vậy tôi cầu cho khi đã đọc

đến đoạn cuối bản văn này thì tất cả quý độc giả đều thành Bất động Như lai vậy.

Newark 09/25/2020

Nguyên Long

Page 11: THIỀN QUÁN GIAI ĐOẠN SINH KHỞI€¦ · tuệ của con đường chân lí và tất cả những gì liên quan đến trí tuệ ấy. Và quả vị chính là trạng

11 | T H I Ề N Q U Á N G I A I Đ O Ạ N S I N H K H Ở I – K H E N P O S A M D U P