23
THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI (DESIGN OF TOY) DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH TẠO DÁNG (Tài liệu lƣu hành nội bộ) Biên soạn: Giảng viên LÂM VĨNH LONG Phần mở đầu: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ CHƠI 1. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CỦA CON NGƢỜI 2. ĐỒ CHƠI LÀ GÌ ? a/ Định nghĩa b/ Vai trò c/ Ý nghĩa 3. LƢỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ CHƠI Bài tập 1: Sƣu tầm – Mô tả chi tiết 3 món đồ chơi trẻ em đặc sắc mà anh chị yêu thích nhất Phần 1: ĐỒ CHƠI TRẺ EM CHƢƠNG I: TRẺ EM – MỘT ĐỐI TƢỢNG ĐẶC BIỆT A. Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em 1. Giai đoạn vận động cảm giác 2. Giai đoạn tiền thao tác 3. Giai đoạn thao tác cụ thể 4. Giai đoạn thao tác chính thức B. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em qua từng độ tuổi a. T0 đến 12 tháng tuổi b. T1 đến 3 tui c. T3 đến 6 tui d. T6 đến 11 tui e. T11 đến 16 tui C. Trẻ em và hoạt động vui chơi trong kỷ nguyên 4.0 CHƢƠNG II: ĐỒ CHƠI CỦA TRẺ EM A. Vai trò của đồ chơi trong cuộc sống trẻ em 1. Phát triển trí tuệ 2. Phát triển thể chất 3. Phát triển tâm lý B. Đồ chơi phù hợp từng độ tuổi của trẻ em C. Phân loại đồ chơi trẻ em D. Đồ chơi thông minh STEAM 1. STEAM là gì ? 2. Đồ chơi thông minh STEAM E. Đồ chơi trẻ em ở Việt Nam 1. Thực trạng 2. Dự báo xu hƣớng Bài tập 2: Anh chị hãy chọn ra một món đồ chơi trong 3 món đã sƣu tầm ở Bài tập 1. Viết tiểu luận “Phân tích – Chứng minh – Bình luận” các đặc điểm nổi bật của món đồ chơi đó Phần 2: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM CHƢƠNG I: CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CHƢƠNG II: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ A. Kiểu dáng - Màu sắc - Chất lƣợng B. Đồ án cuối kỳ: Thiết kế Tạo dáng một món Đồ chơi trẻ em

THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI (DESIGN OF TOY)

DÀNH CHO CHUYÊN NGÀNH TẠO DÁNG

(Tài liệu lƣu hành nội bộ)

Biên soạn: Giảng viên LÂM VĨNH LONG

Phần mở đầu: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ CHƠI

1. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CỦA CON NGƢỜI

2. ĐỒ CHƠI LÀ GÌ ?

a/ Định nghĩa

b/ Vai trò

c/ Ý nghĩa

3. LƢỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ CHƠI

Bài tập 1: Sƣu tầm – Mô tả chi tiết 3 món đồ chơi trẻ em đặc sắc mà anh chị yêu thích nhất

Phần 1: ĐỒ CHƠI TRẺ EM

CHƢƠNG I: TRẺ EM – MỘT ĐỐI TƢỢNG ĐẶC BIỆT

A. Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em

1. Giai đoạn vận động cảm giác

2. Giai đoạn tiền thao tác

3. Giai đoạn thao tác cụ thể

4. Giai đoạn thao tác chính thức

B. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em qua từng độ tuổi

a. Từ 0 đến 12 tháng tuổi

b. Từ 1 đến 3 tuổi

c. Từ 3 đến 6 tuổi

d. Từ 6 đến 11 tuổi

e. Từ 11 đến 16 tuổi

C. Trẻ em và hoạt động vui chơi trong kỷ nguyên 4.0

CHƢƠNG II: ĐỒ CHƠI CỦA TRẺ EM

A. Vai trò của đồ chơi trong cuộc sống trẻ em

1. Phát triển trí tuệ

2. Phát triển thể chất

3. Phát triển tâm lý

B. Đồ chơi phù hợp từng độ tuổi của trẻ em

C. Phân loại đồ chơi trẻ em

D. Đồ chơi thông minh STEAM

1. STEAM là gì ?

2. Đồ chơi thông minh STEAM

E. Đồ chơi trẻ em ở Việt Nam

1. Thực trạng

2. Dự báo xu hƣớng

Bài tập 2: Anh chị hãy chọn ra một món đồ chơi trong 3 món đã sƣu tầm ở Bài tập 1. Viết tiểu luận “Phân

tích – Chứng minh – Bình luận” các đặc điểm nổi bật của món đồ chơi đó

Phần 2: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM

CHƢƠNG I: CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

CHƢƠNG II: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

A. Kiểu dáng - Màu sắc - Chất lƣợng

B. Đồ án cuối kỳ: Thiết kế Tạo dáng một món Đồ chơi trẻ em

Page 2: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Phần mở đầu

KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ CHƠI

A. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ CỦA CON NGƢỜI

Vui chơi giải trí là một trong những hoạt động sống phổ biến và rất cần thiết của con ngƣời. Điều

dễ thấy là nó giải tỏa con ngƣời khỏi những mệt mỏi, phiền muộn của cuộc sống và mang đến cho con

ngƣời những khoảnh khắc thú vị, thoải mái, nhẹ nhõm, vui vẻ, sự khoái chí, phấn chấn, niềm vui, niềm

hứng khởi,… Đồng thời ở một khía cạnh khác, hoạt động này cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của con

ngƣời về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ. Thông qua những hoạt động giải trí lành mạnh cụ thể nào đó, nó

giúp cho con ngƣời hình thành tƣ duy, thói quen cũng nhƣ những giá trị nhân đạo. (Hình minh họa)

Hoạt động vui chơi giải trí xuất phát từ nhu cầu giải trí. Đây là một bộ phận quan trọng cấu

thành các nhu cầu tinh thần, xuất hiện để đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ phía cá nhân, thƣờng

là sự căng thẳng tinh thần trong cuộc sống. Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu

con ngƣời, nó không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vƣơn cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu

tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí.

Khi xuất hiện nhu cầu giải trí, con ngƣời bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. (Hình

minh họa Maslow)

Trong suốt cuộc đời mình, con ngƣời luôn hoạt động không ngừng nghỉ xoay quanh cuộc sống cá

nhân, cuộc sống gia đình, cuộc sống xã hội. Những áp lực sinh ra từ công việc, học tập hay những gò bó

sinh ra từ nghĩa vụ nặng nề đối với gia đình, xã hội làm cho cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng. Vậy nên

con ngƣời luôn cần vui chơi giải trí nhƣ là một hoạt động không thể thiếu để cân bằng cuộc sống của

mình. Đó là một nhu cầu thiết yếu đối với tất cả mọi ngƣời, mọi lứa tuổi, trong mọi lĩnh vực, và bất kỳ nơi

đâu.

Với trẻ em, nhất là lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ.

Vui chơi cũng là phƣơng tiện hiệu quả nhất để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý, giúp trẻ nhận

biết thế giới xung quanh và hình thành nhân cách. Sự sáng tạo thông qua vui chơi giúp trẻ em phát

triển toàn diện về thể chất và tinh thần trong những năm tháng đầu đời. (Hình minh họa)

Thanh thiếu niên là lứa tuổi hiếu động, thích phiêu lƣu và luôn bị hấp dẫn bởi những điều mới

lạ. Sau giờ học, vui chơi giải trí là cách để các em trung hòa với áp lực học hành thi cử căng thẳng, mặt

khác vui chơi giải trí còn thoả mãn nhu cầu khám phá những phẩm chất tự nhiên của bản thân, khám

phá thế giới ngoài phạm vi gia đình và trƣờng lớp. (Hình minh họa)

Ngƣời trƣởng thành có đƣợc sự độc lập (tự do) về kinh tế, sự hoàn thiện về thể chất, sự chín

chắn về nhận thức, kinh nghiệm sống, sở thích v.v… thì các hoạt động vui chơi giải trí của họ không

chỉ giới hạn trong khoảng thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi. Họ chủ động mở rộng hoạt động vui chơi giải

trí ra, đƣa chúng vào hầu hết mọi hoạt động khác mang tính nghĩa vụ nhƣ học tập, làm việc, lao động

kiếm sống và cũng đã tác động ít nhiều lên các hoạt động này theo hƣớng tích cực lẫn tiêu cực. (Hình

minh họa)

Ngƣời cao tuổi, đặc biệt là ngƣời về hƣu, thƣờng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trong cuộc

sống: sự cô đơn, sức khỏe sa sút, năng lực hoạt động thể chất suy giảm, thời gian dƣ thừa, v.v… Hoạt

động vui chơi giải trí của họ khi đó thƣờng hƣớng vào nội tâm với xu hƣớng thoát khỏi cảm giác trống

trải, nhàm chán và tìm kiếm sự thƣ thái, bình yên. Trồng hoa, tỉa tót cây cành, chăm sóc chim cá cảnh,

sƣu tập, dạo chơi ngắm cảnh,… là những hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với ngƣời cao tuổi thƣờng

gặp. (Hình minh họa)

Page 3: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

“Chúng ta không ngừng chơi bởi vì chúng ta già đi. Chúng ta già đi bởi vì chúng ta ngừng chơi”

(Nhà văn George Bernard Shaw)

Các hoạt động sống của con ngƣời bao gồm:

Học tập, lao động để sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần nhằm phục vụ cho nhu

cầu tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Đây là Nghĩa Vụ Xã Hội của mỗi ngƣời.

Chăm sóc gia đình, con cái, thăm viếng họ hàng, bạn bè, phụng dƣỡng cha mẹ,… Là Nghĩa

Vụ Cá Nhân của mỗi ngƣời.

Các hoạt động nhƣ nấu nƣớng, ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thỏa

mãn Nhu Cầu Vật Chất Cơ Bản của mỗi ngƣời.

Các hoạt động nhƣ thƣởng thức nghệ thuật, vui chơi giải trí, sinh hoạt tôn giáo v.v… Đó là

hoạt động thỏa mãn Nhu Cầu Tinh Thần của mỗi ngƣời.

Hoạt động vui chơi giải trí của con ngƣời mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động khác.

Con ngƣời có quyền lựa chọn theo sở thích trong khuôn khổ chuẩn mực của xã hội. Hoạt động vui

chơi giải trí là bƣớc chuyển từ những hoạt động nghĩa vụ,bổn phận sang những hoạt động tự

nguyện. Nó đồng thời là những hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải tỏa sự căng

thẳng tinh thần để đạt tới sự thƣ giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn nữa là sự rung cảm về

thẩm mỹ.

Thời gian dành cho hoạt động này thƣờng là thời gian rỗi. Đó là những khoảng thời gian mà

cá nhân không bị bức bách bởi những nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá

nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất. Con ngƣời hoàn toàn tự do, thoát khỏi những băn

khoăn, lo lắng thƣờng nhật. Khi đó, với sự thanh thản về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến

những hoạt động vui chơi giải trí.

B. ĐỒ CHƠI LÀ GÌ ?

1. Định nghĩa đồ chơi

- Theo Từ điển tiếng Việt (2008), “ Đồ chơi là đồ vật dùng vào việc vui chơi, giải trí cho trẻ em”

- T.A. Culikova - X. A. Cozlova (2002) cho rằng: “Đồ chơi là những đồ vật được làm đặc biệt để

chơi, hỗ trợ cho hoạt động vui chơi của trẻ em và người lớn”.

- Trong thực tế đời sống, đồ chơi không chỉ có mặt trong thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi, lúc vui chơi

giải trí mà nó còn hiện diện khắp trong các hoạt động sống bình thƣờng khác của con ngƣời nhƣ ăn, mặc,

ở, nghe, nhìn, đọc, đi lại,… kể cả trong lúc học tập, làm việc hay lao động kiếm sống. (Hình minh họa)

Ngoài những thứ đồ chơi theo nghĩa thông thƣờng, chúng ta còn có thể thấy trong rất nhiều vật

dụng tƣơng ứng với mỗi loại hoạt động sống đó, công năng giải trí đƣợc ngƣời ta “lồng ghép” vào và sánh

đôi với công năng sử dụng một cách đa dạng. Hinh thức này vốn đã rất phong phú trong ngày thƣờng và

lại càng nở rộ vào những dịp lễ hội. Chúng thƣờng xuất hiện dƣới hình thức đồ dùng - trang trí, một thứ

“đồ chơi thị giác” làm vui thích cho con mắt, làm sảng khoái cho tâm hồn. (Hình minh họa)

2. Vai trò của đồ chơi trong hoạt động vui chơi giải trí

- Đồ chơi là một trong những phƣơng tiện giúp con ngƣời thực hiện hoạt động vui chơi giải trí.

Các phƣơng tiện khác có thể là không gian chơi, thời gian chơi, bạn cùng chơi,…

- Đồ chơi vừa là công cụ, cũng vừa là vật liệu để xây dựng nên trò chơi.

- Đồ chơi quyết định phƣơng cách chơi. Abc

- Đồ chơi chất lƣợng làm cho cuộc chơi có chất lƣợng. Abc

Page 4: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

- Đồ chơi hấp dẫn làm cho cuộc chơi thú vị. Abc

3. Ý nghĩa của đồ chơi

- Cũng giống nhƣ mọi thứ đồ vật nhân tạo khác, đồ chơi phản ánh hầu nhƣ tất cả những đặc diểm

của xã hội, của cộng đồng, của thời đại,… tức là chúng mang những đặc điểm của nơi và lúc mà chúng

đƣợc sinh ra. Khi khảo sát các mẫu vật đồ chơi trong quá khứ, ngƣời ta có thể phát hiện nhiều điều thú vị

về lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. (Hình minh họa)

- Các điều kiện tự nhiên (địa lý, khí hậu, thủy văn) cũng nhƣ các hoàn cảnh xã hội (văn hóa, triết

học, tôn giáo, khoa học, kinh tế, chính trị) đều có thể là những tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng

đến sự ra đời cửa một món đồ chơi nào đó và ghi dấu ấn lên chúng. (Hình minh họa)

- Chơi với đồ chơi giúp con ngƣời thƣ giãn, giải trí, cải thiện tâm trạng để cân bằng cuộc sống.

- Đồ chơi thúc đẩy con ngƣời năng động sáng tạo hơn, kích thích các giác quan, cung cấp kiến

thức mới, qua đó tự hoàn thiện mình.

- Đồ chơi có chức năng thẩm mỹ, thỏa mãn nhu cầu hƣởng thụ cái đẹp, đánh thức đƣợc những

rung động, cảm xúc đẹp đẽ của con ngƣời

- Đồ chơi tốt là liều thuốc lành mạnh nhằm nâng cao đời sống tinh thần và hƣớng thiện cho con

ngƣời, chúng có ích khi hƣớng con ngƣời tới mục tiêu Chân - Thiện - Mỹ. Ngƣợc lại đồ chơi xấu có thể

kích động một số bản năng xấu trong con ngƣời, chúng là độc hại khi khơi gợi những góc tối, những bản

năng vô thức mà con ngƣời thƣờng vấp phải, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, hạ thấp nhân cách con ngƣời.

- Đồ chơi là một bộ phận trong thế giới vật phẩm nhân tạo, là con đẻ của Mỹ thuật ứng dụng, nên

nó mang đầy đủ các thuộc tính của vật phẩm văn hóa. Giống nhƣ các loại vật phẩm văn hóa khác, đồ chơi

đƣợc cấu thành từ ba yếu tố không tách rời nhau là Vật lý, Xã hội và Tinh thần; trong đó kết cấu là yếu tố

Vật lý, công năng giải trí hay giáo dục là yếu tố Xã hội, và thẩm mỹ thể hiện yếu tố Tinh thần.

C. LƢỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒ CHƠI

Các khám phá khảo cổ đã phát hiện ra nhiều hình ảnh hay hiện vật cho thấy đồ chơi đã bắt đầu

xuất hiện trong xã hội loài ngƣời từ nhiều ngàn năm trƣớc (diều, một số loại cờ, yoyo,…). Các cuộc khai

quật ở Hy Lạp và La Mã đã phát hiện ra rằng trẻ em thƣờng chơi với các món đồ nhƣ con quay, búp bê,

bóng và vòng. Nền văn minh Ai Cập đã từng chế tạo ra những con búp bê đồ chơi có bộ tóc giả có thể tháo

rời và tay chân cử động đƣợc (minh họa). Sau đó, trong thời kỳ Trung cổ, các công cụ và vũ khí thƣờng

đƣợc sử dụng làm đồ chơi, cũng nhƣ các vật dụng đơn giản, dễ kiếm nhƣ gỗ, xƣơng động vật, đất sét và

đá. Hiếm hoi cũng có một số đồ chơi nhƣ búp bê và ngựa.

Mẫu mã thiết kế của đồ chơi không thay đổi mấy qua nhiều thế kỷ, thỉnh thoảng chỉ có một vài

mẫu mới đƣợc phát triển, chẳng hạn nhƣ Yo-yo, cốc và bóng. (minh họa)

Đồ chơi trẻ em từ nhiều thế kỷ trƣớc thƣờng chỉ đƣợc làm bởi cha mẹ của chúng. Nhƣng nhiều

đứa trẻ không có thời gian để chơi do phải đi học hoặc làm việc phụ giúp gia đình. Không có thị trƣờng

tiêu thụ để có thể sản xuất đồ chơi hàng loạt. Vào thế kỷ 16, những con búp bê bằng gỗ bắt đầu đƣợc sản

xuất ở Anh đƣợc gọi là trẻ sơ sinh Bartholomew, vì chúng có thể mua đƣợc từ hội chợ St Bartholomew ở

London.

Cuộc cách mạng công nghiệp là tác nhân quan trọng của sự thay đổi đầu tiên trong việc sản

xuất đồ chơi. Các nhà máy mọc lên trên khắp đất nƣớc Anh và đồ chơi đƣợc sản xuất với chi phí rẻ hơn

trƣớc. Trò chơi ghép hình đầu tiên đƣợc sản xuất là một bản đồ đƣợc cắt thành nhiều mảnh. Nó đƣợc thiết

kế bởi John Spilsbury với mục đích dạy trẻ em về địa lý.

Tuy đã bắt đầu xuất hiện các ý tƣởng mới về đồ chơi nhƣng mãi cho đến thế kỷ 18, ngƣời nào

đó mới nhận ra rằng có một thị trƣờng của đồ chơi. Các mặt hàng đồ chơi bắt đầu đƣợc sản xuất hàng loạt,

Page 5: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

đƣợc các gia đình giàu có mua. Lúc đầu, những đồ chơi này chủ yếu mang tính giáo dục hoặc tôn giáo.

Ngƣời ta đã mua các trò chơi trên bàn, sách, câu đố và thẻ hình cho con của họ.

Vào thế kỷ 19, đồ chơi đã đóng một vai trò khác. Trẻ em có nhiều thời gian hơn còn ngƣời lớn

làm việc ít giờ hơn và kiếm đƣợc nhiều tiền hơn. Thời gian giải trí trở thành một phần quan trọng của cuộc

sống. Nhiều đồ chơi mang tính kỹ thuật đã đƣợc sản xuất, chủ yếu đồ là các đồ chơi quang học. Đó là các

khối xây dựng, đèn lồng ma thuật (một loại đồ chơi quang học giống nhƣ máy chiếu hình thô sơ), xe lửa

hơi nƣớc và đồ chơi trực quan nhƣ Zoetrope (một loại đồ chơi quang học tạo ấn tƣợng về chuyển động liên

tục) hoặc kính vạn hoa. Vì đó là đỉnh cao của thời đại Victoria nên có các đồ chơi tôn giáo mô tả các câu

chuyện trong kinh thánh, nhƣ đồ chơi chiếc thuyền Noah. Đồ chơi tôn giáo đặc biệt phổ biến vào ngày

Chủ nhật, khi hầu hết trẻ em không đƣợc phép chơi với đồ chơi không tôn giáo. (minh họa)

Nhiều thƣơng hiệu đồ chơi nổi tiếng hiện nay bắt đầu ra đời từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ

20. Một số đồ chơi phổ biến nhất đƣợc sản xuất hàng loạt vào khoảng thời gian này là vƣờn thú, bộ trang

trại, lính đồ chơi, cao bồi và thổ dân da đỏ. Hornby là một trong những công ty nổi tiếng nhất, đã sản xuất

ra những bộ xe lửa chạy điện có cơ cấu truyền động bánh răng phức tạp và đồ chơi Meccano (đồ chơi lắp

ráp dạng module, chuyển động đƣợc). (minh họa) Gấu bông Teddy và các đồ chơi mềm khác đã đƣợc giới

thiệu vào đầu thế kỷ 20, cùng với Plasticine (đất nặn không khô), đƣợc phát minh vào năm 1897.

Thế chiến thứ hai đang nổ ra làm cho hầu hết các công ty đồ chơi ngƣng sản xuất và kinh

doanh. Trong thời gian này, đồ chơi tự làm ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều bà mẹ đan búp bê và

động vật cho con cái của họ.

Sau chiến tranh, đồ chơi bắt đầu đƣợc sản xuất hàng loạt bằng nhựa và kim loại. Đồ chơi trở

nên rẻ hơn, có nhiều màu sắc hơn và bền hơn. Một trong những món đồ chơi phổ biến nhất đã đƣợc phát

minh vào những năm 50 là Lego, và một vài năm sau, con búp bê Barbie đầu tiên đã có mặt trên thị

trƣờng. (minh họa)

Một trong những tác nhân gây ảnh hƣởng lớn nhất đến đồ chơi trong thế kỷ 20 là sự gia tăng

phổ biến của các bộ phim và chƣơng trình truyền hình. Nhiều chƣơng trình truyền hình đã bắt đầu đặt tên

và thƣơng hiệu của họ cho đồ chơi đƣợc làm theo hình dáng của các nhân vật trên phim, chẳng hạn nhƣ

Thomas the Tank Engine, Buck Rogers, Star Wars và My Little Pony. (minh họa)

Trong suốt những năm 70 và 80, đồ chơi điện tử và máy tính đã trở nên phổ biến, và một lần

nữa thay đổi thị trƣờng đồ chơi trên toàn thế giới. Vào những năm 80 và chín mƣơi, ngành công nghiệp trò

chơi máy tính đã chiếm lĩnh thị trƣờng đồ chơi. Hầu hết các ngôi nhà đều có máy chơi game, và khi công

nghệ phát triển, phong cách chơi game cũng vậy.

Ngày nay, trên thị trƣờng có vô vàn các loại đồ chơi. Hàng trăm công ty sản xuất đồ chơi đua

nhau đƣa ra những mẫu mã mới lạ và hấp dẫn. Đồ chơi vi tính hóa là phổ biến, cũng nhƣ búp bê và trò

chơi trên bàn.

Ngày nay, đồ chơi trở nên phổ biến đến mức chúng mau chóng trở nên lỗi mốt. Luôn luôn có

những món đồ chơi đời mới với giá tƣơng đối rẻ, lại cũng có những món đồ chơi phổ biến có giá cao ngất

ngƣỡng. Nếu một đứa trẻ không sở hữu món đồ chơi mới nhất, thời trang nhất thì đó đƣợc coi là cái chết

về mặt xã hội. Nhiều đồ chơi chắc chắn sẽ cháy hàng trong mùa lễ hội do là thời thƣợng. Các mốt gần đây

bao gồm Tamagotchi vào giữa những năm chín mƣơi và Furby vào cuối những năm chín mƣơi.

Bất chấp những thay đổi về kiểu dáng đồ chơi, nguyên tắc cơ bản thƣờng vẫn giữ nguyên.

Những con búp bê đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, nhƣng chỉ mới đƣợc điều chỉnh một chút với sự ra đời của

công nghệ và vật liệu mới. Búp bê đã chuyển từ một hình dáng giống ngƣời bằng gỗ thô thiển trở thành

một bản sao đẹp đẽ và phức tạp. Búp bê các phiên bản hiện đại nhất có thể nói chuyện, nhận dạng giọng

nói và phản hồi theo một số cách. Hay thay vì đƣợc cung cấp năng lƣợng bởi một sợi dây kéo nhƣ cách

đây 50 năm, đồ chơi hiện đại đƣợc cung cấp năng lƣợng bằng pin và điều khiển không dây.

Page 6: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Những năm gần đây cũng có sự quay trở lại của những món đồ chơi cổ điển, với những thiết kế

Retro đang dần trở nên phổ biến. Nhiều đồ chơi đƣợc làm từ gỗ và các trò chơi kiểu cũ nhƣ con quay và

viên bi đang trở lại thành mốt.

Do sự rộng lớn của lãnh vực này nên Đồ án Thiết kế tạo dáng đồ chơi tạm thời chỉ giới hạn trong

phạm vi “Đồ chơi dành cho trẻ em trong độ tuổi dưới 12 tuổi”

Bài tập 1: Sƣu tầm và mô tả chi tiết 3 món đồ chơi trẻ em đặc sắc mà anh chị yêu thích nhất

Page 7: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Phần 1

ĐỒ CHƠI TRẺ EM

CHƢƠNG I: TRẺ EM – MỘT ĐỐI TƢỢNG ĐẶC BIỆT

Theo từ điển xã hội học, trẻ em là nhóm ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình xã hội hóa (quá trình tiếp

nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã hội độc lập). Tuy nhiên, tùy theo góc độ

tiếp cận khác nhau về trẻ em mà có những định nghĩa khác nhau:

Ở góc độ phát triển thì trẻ em là một giai đoạn phát triển trong cuộc đời của một ngƣời (từ lúc sinh

ra đến khi chết). Trẻ em và ngƣời lớn là những giai đoạn phát triển khác nhau của đời ngƣời. Trẻ em

không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại, mà trẻ em vận động và phát triển theo một qui luật riêng.

Nếu tiếp cận theo cơ cấu xã hội – văn hóa, thì mỗi đứa trẻ là con đẻ của một nền văn hóa nhất định,

một vùng văn hóa xác định trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Trẻ em lớn lên, xã hội hóa trong

những môi trƣờng xã hội văn hóa cụ thể: văn hóa gia đình, văn hóa nhà trƣờng, văn hóa địa bàn dân cƣ,

khiến không chỉ mỗi thời đại có trẻ em riêng của nó mà hơn thế, trong cùng một thời đại, mỗi vùng văn

hóa, mỗi môi trƣờng văn hóa có trẻ em mang tính cách riêng của nó.

Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ,

dễ tổn thƣơng, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn, dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn... Trẻ em

có xu hƣớng muốn tự khẳng định, đƣợc đánh giá, đƣợc tôn trọng, có nhiều hoài bão nhƣng lại thiếu thực

tế, thiếu kinh nghiệm.

Trong công ƣớc Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990 xác

định trẻ em là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành

niên sớm hơn.

Nếu chiếu theo điều 1 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em đƣợc hiểu là ngƣời có độ

tuổi dƣới 16. Còn nếu chiếu theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính với quy định không xử phạt

trẻ em dƣới 14 tuổi thì độ tuổi của ngƣời đƣợc coi là trẻ em là 14 thay vì 16.

Về mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển của tuổi thơ ấu, là khoảng thời

gian giữa sơ sinh và trƣởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn ngƣời lớn và đƣợc xếp vào

nhóm không để đƣa ra những quyết định quan trọng và về mặt luật pháp phải luôn có ngƣời giám hộ.

A. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA TRẺ EM

Piaget (1970) là ngƣời đi đầu trong việc nghiên cứu về phát triển nhận thức của trẻ em. Ông cho rằng

quá trình phát triển nhận thức của trẻ chia làm 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn vận động cảm giác (từ khi sinh đến 2 tuổi)

Thời kỳ này em bé trải qua 6 giai đoạn để xây dựng hệ thống giác động của tƣ duy, trẻ xây dựng một

thế giới của những vật thể để mút, bám víu, nhìn, nghe thấy…. Các hành vi lặp đi lặp lại giúp hình thành

một “thói quen” tạo cảm giác thích thú. Vì thế, thế giới chỉ tồn tại khi trẻ hành động trên đối tƣợng đó hay

cảm giác về nó.

2. Giai đoạn tiền thao tác (từ 2 đến 7 tuổi):

Đánh dấu bởi sự biểu hiện của các chức năng biểu tƣợng. Biểu hiện rõ ràng nhất của biểu tƣợng hoá là

ngôn ngữ, ngôn ngữ phát triển nhanh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trẻ trƣớc khi đến trƣờng có khuynh

hƣớng tin tƣởng theo nghĩa đen các điều mà trẻ nhìn thấy, điều gì đó trông khác biệt là phải khác biệt.

Piaget gọi đây là sự bảo thủ. Trẻ em ở giai đoạn này có khuynh hƣớng tự xem mình nhƣ là một tác nhân

gây ra những sự kiện xung quanh chúng.

3. Giai đoạn thao tác cụ thể (từ 7 đến 11 tuổi):

Page 8: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Xuất hiện tƣ duy hợp lý (nhân - quả). Tƣ duy không còn tập trung nữa, linh hoạt hơn là tĩnh, có thể

phản hồi, có thể hiểu đƣợc thế giới theo cách lý luận hơn là tri giác ngây thơ, mặc dù vậy nhƣng suy nghĩ

của trẻ vẫn bị buộc chặt vào thực tế cụ thể.

4. Giai đoạn thao tác chính thức (từ 12 tuổi đến tuổi trƣởng thành)

Thời kì này trẻ thƣờng đƣợc gọi là trẻ vị thành niên. Trong thời kỳ này, trẻ có khả năng khái quát hoá

các ý tƣởng và cấu trúc các điều trừu tƣợng. Khả năng đƣa ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn

toàn vào quan sát thực tế, đƣợc gọi là suy nghĩ suy diễn - giả thuyết. Chúng thảo luận, viết, suy ngẫm.

Chúng có thể sáng tạo ra triết lý về cuộc đời và giải thích về vũ trụ. Chúng cũng có thể tự phê bình một

cách đúng đắn bởi vì trẻ đã có khả năng phản ảnh và xem xét cẩn thận các ý tƣởng của mình.

Học thuyết Piaget trở thành khuôn mẫu và thƣờng xuyên đƣợc trích dẫn trong nhiều nghiên cứu. Tuy

nhiên, học thuyết của ông chỉ cho rằng trẻ em tự phát triển khả năng nhận thức, mà ông không đề cập đến

vấn đề tƣơng tác giữa trẻ em và xã hội giúp cho sự phát triển của trẻ qua các giai đoạn, chƣa đánh giá thẩm

quyền của trẻ em ở từng lứa tuổi.

“Xã hội hóa” là một quá trình tƣơng tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả

năng con ngƣời và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Đó chính là quá trình con ngƣời liên tục tiếp

thu văn hóa và nhân cách của mình để sống trong xã hội nhƣ là một thành viên.

“Xã hội hóa tiêu dùng” là một quá trình yêu cầu phát triển kĩ năng, kiến thức và thái độ của con

ngƣời liên quan đến hoạt động của họ nhƣ một ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Vấn đề hiểu hành vi

tiêu dùng của trẻ em đƣợc đặt ra, sự ảnh hƣởng đến cha mẹ trong các quyết định.

Roedder-John (1999) đã đƣa ra một cái nhìn rộng hơn Piaget và trong nghiên cứu của bà, một

khung khái niệm toàn diện cho tiêu dùng xã hội mô tả những thay đổi trong khả năng nhận thức và

phát triển xã hội của trẻ em liên quan đến hành vi tiêu dùng đƣợc đƣa ra. Dựa trên nghiên cứu về sự

trƣởng thành của trẻ em nhƣ ngƣời tiêu dùng, xuất bản trên báo tiếp thị, tâm lý học và các tạp chí

thông tin liên lạc năm 1974 và 1998, bà đã xác định 3 giai đoạn phát triển:

* Trong giai đoạn nhận thức (từ 3 đến 7 tuổi), quan điểm của trẻ em là ích kỷ, tức là chúng không

thể ghi nhớ những quan điểm của ngƣời khác, chẳng hạn nhƣ cha mẹ. Quyết định thƣờng đƣợc thực

hiện trên cơ sở thông tin rất hạn chế, ví dụ nhƣ kích thƣớc hay màu sắc của một món đồ chơi. Trẻ

trong giai đoạn này thƣờng không có kế hoạch trƣớc mà thay vào đó là tìm kiếm sự hài lòng tức thời.

* Trong giai đoạn phản chiếu (từ 7 đến dƣới 11 tuổi), khả năng của trẻ em trong xử lý thông tin

tăng đáng kể. Lý luận bắt đầu phát triển và trẻ em nói chung trở nên am hiểu về quảng cáo. Chúng có

một số nhận định khi đánh giá thƣơng hiệu và có thể suy ra từ quan điểm của những ngƣời khác.

* Trong giai đoạn phân tích (tuổi từ 11 trở lên), nhận thức và kỹ năng xã hội là tiếp tục phát triển,

trẻ em trong giai đoạn này có một sự hiểu biết khá rõ ràng về khái niệm tiếp thị cơ bản nhƣ thƣơng

hiệu và giá cả. Trái ngƣợc với giai đoạn phân tích, chúng có thể biết và làm nhiều hơn trong việc ra

quyết định của ngƣời tiêu dùng.

B. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ TRẺ EM QUA TỪNG ĐỘ TUỔI

Trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ mà là một cơ thể đang lớn lên và phát triển. Từ lúc sinh ra

đến tuổi trƣởng thành, trẻ phải trải qua 2 quá trình chính:

- Quá trình tăng trƣởng (phát triển về số): do sự tăng số lƣợng và kích thƣớc tế bào của các mô.

- Quá trình trƣởng thành về chất (cấu trúc và chức năng hoàn chỉnh dần): do sự thay đổi về cấu

trúc của các bộ phận dẫn đến sự thay đổi chức năng tế bào.

Quá trình lớn lên và phát triển của trẻ có tính chất toàn diện cả về thể chất, tâm thần - vận động

và qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển có những biến đổi tâm sinh lý khác nhau. Sự hiểu biết

về những điều này sẽ giúp sinh viên thực hiện tốt Đồ án Thiết kế tạo dáng đồ chơi.

1. Giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi

Đặc điểm sinh lý:

Page 9: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Sự chuyển tiếp sang đời sống mới buộc trẻ phải có sự thay đổi chức năng để thích nghi của một

số cơ quan nhƣ hoạt động của bộ máy hô hấp, bộ máy tuần hoàn. Nhờ thở tốt, hệ tuần hoàn và hệ

thần kinh nhất là vỏ não cũng đƣợc kiện toàn. Sự thích nghi của bộ máy tiêu hoá, gan thận… bắt

đầu cùng với bữa ăn đầu tiên của trẻ. Trong tháng đầu tiên, thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc

sữa thay thế. Khi 4 tháng trẻ bắt đầu có khả năng tiêu hoá đƣợc tinh bột và các thực phẩm khác

ngoài sữa. Trẻ bắt đầu mọc răng sữa.

Trẻ lớn rất nhanh, trung bình 6 tháng đầu trẻ nặng gấp đôi (khoảng 5-6kg) và đến tháng thứ 12

trẻ nặng gấp 3 (trung bình từ 9 kg - 10kg) so với cân nặng lúc sinh. Chiều cao mỗi tháng tăng 2 cm,

đến 12 tháng trẻ cao gấp rƣỡi lúc sinh (trung bình từ 74cm - 78cm). Vòng đầu tăng 10cm (34+10=

44cm). Tổ chức não tăng nhanh đạt tới 75% so với ngƣời lớn (900g). Lớp mỡ dƣới da phát triển

mạnh nên trông trẻ bụ bẫm. Trẻ đòi hỏi nhu cầu năng lƣợng 120 - 130 calo/kg cơ thể/ngày (cao

hơn ngƣời lớn).

Tháng đầu trẻ ngủ nhiều (20 giờ/ngày) nhƣng biết giật mình khi có tiếng động mạnh. Trẻ

không tự chủ đƣợc mọi động tác và có một số phản ứng tự nhiên toàn thân nhƣ tăng trƣơng lực cơ

nhẹ. Sau đó, trẻ bắt đầu có sự phát triển tinh thần, trí tuệ và vận động. Thần kinh cũng bắt đầu phát

triển, trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt. Tập cƣời nói giao tiếp với mọi ngƣời xung quanh,

2 tháng hóng chuyện, 3 tháng cƣời thành tiếng, chăm chú nhìn vào vật có màu đỏ, đen, trắng. 12

tháng biết chỉ tay vào vật mình ƣa thích. Phân biệt đƣợc lời khen và cấm đoán. Vận động: trẻ tập

bò, đứng, đi. 3 tháng biết lẫy, 8 tháng biết bò, 9 tháng biết hoan hô, 12 tháng biết đi. Ngôn ngữ: 7-8

tháng biết phát ra âm đơn giản bà, ba, mẹ; 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.

Đặc điểm tâm lý:

Giai đoạn này trẻ cần đƣợc sự quan tâm, yêu thƣơng của ngƣời lớn, đặc biệt là ngƣời mẹ. Tất

cả nhu cầu về vật chất, nhu cầu tình cảm của ngƣời mẹ, nhu cầu gắn bó đƣợc đáp ứng, môi trƣờng

sống ổn định thì tạo cho trẻ cảm giác an toàn và phát triển tốt. Nếu giai doạn này ngƣời mẹ có

những bất ổn về tâm lý, nếu trẻ sống trong môi trƣờng thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu vật

chất không đƣợc đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho trẻ.

2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi

Đặc điểm sinh lý:

Trong thời kỳ này trẻ tiếp tục lớn và phát triển nhƣng tốc độ lớn chậm hơn giai đoạn trƣớc. Cân

nặng mỗi tháng tăng từ 100gram - 150gram. Chiều cao mỗi năm tăng 5cm.

Chức năng vận động phát triển nhanh, trẻ bắt đầu đi một mình rồi chạy, tập vẽ, viết, trẻ tự xúc

thức ăn, rửa tay, rửa mặt… Trẻ bắt đầu đƣợc đi nhà trẻ. Trong thời kỳ này miễn dịch thụ động từ

mẹ chuyển sang giảm nhiều nên trẻ hay mắc các bệnh truyền nhiễm nhƣ cúm, ho gà, bạch hầu,…

do đời sống tập thể.

Đặc điểm tâm lý:

Trẻ tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc. Có những hoạt động giao tiếp, ham

chơi hơn ăn.Trẻ đã đủ hiểu và biết để tò mò và tích cực thăm dò thế giới xung quanh. Trẻ đã biết tự

đến tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Trẻ phát triển ngôn ngữ, chủ động tiếp xúc với

ngƣời lớn hay vừa nói vừa làm. Thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ,.. trẻ có thể hiểu lời

nói trƣớc khi biết nói. Trẻ tập nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Đặc điểm sinh lý:

Khi 6 tuổi trẻ cao từ 105cm 115 cm. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên

nhìn trẻ có vẻ gầy. Vòng đầu bằng ngƣời lớn (55cm), tổ chức não trƣởng thành bằng 100% ngƣời

lớn. Hệ tiêu hóa đã hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm.

Page 10: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có đặc điểm hiếu động. Các cơ phát triển mạnh nhƣng trƣơng lực cơ

duỗi nhỏ hơn cơ gấp nên trẻ không ngồi lâu đƣợc. Trẻ hoạt động nhiều nên hay bị các tai nạn, chấn

thƣơng, ngộ độc, bỏng... hay các bệnh do dị ứng: hen phế quản, mề đay cấp, viêm cầu thận cấp.

Đặc điểm tâm lý:

Bé khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng, hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày

càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh, biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trẻ thích thú trong

các hoạt động trò chơi, học nói, học ăn, hay đặt câu hỏi “tại sao” và bắt đầu đƣa ra ý kiến.

Cái tôi của trẻ đƣợc hình thành, bắt đầu nhận thức đƣợc giới tính. Trong các mối quan hệ trẻ

tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi ngƣời, thoát khỏi đòi hỏi tuyệt đối về mình.

4. Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi

Đặc điểm sinh lý:

Trẻ vẫn tiếp tục lớn nhƣng không còn nhanh. Răng vĩnh viễn thay dần cho răng sữa. Cấu tạo và

chức năng của các cơ quan đã hoàn chỉnh. Trẻ biết suy nghĩ, phán đoán, trí thông minh phát triển.

Cơ bắp bắt đầu phát triển nhƣng vẫn còn thon gầy. Trẻ hay bỏ bữa hoặc ngƣợc lại ăn quá nhiều,

thích ăn quà vặt. Thời kỳ này hệ thống xƣơng đang phát triển, dây chằng còn lỏng lẻo nên trẻ dễ

mắc các bệnh do tƣ thế sai lệch nhƣ vẹo cột sống, gù lƣng... Các bệnh học đƣờng hay xuất hiện

nhƣ vẹo cột sống, tật khúc xạ...

Bƣớc ngoặt quan trọng trong giai đoạn này là trẻ bƣớc vào trƣờng học. Hoạt động chủ yếu của

trẻ là học tập, bắt đầu bƣớc vào các hoạt động trí nhớ, tƣ duy. Nội dung học tập đƣợc mở rộng nên

ngôn ngữ của trẻ vƣợt ra phạm vi những từ ngữ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm

khoa học trừu tƣợng.

Đặc điểm tâm lý:

Đến cuối độ tuổi này, nhân cách của bé đƣợc hình thành với những nếp sống, thói quen, những

hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận.

Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội nhƣ là quan hệ thầy cô, bạn bè.

Đây là giai đoạn hình mẫu, cha mẹ không còn là ngƣời toàn năng trƣớc mặt trẻ nữa mà vai trò

hình mẫu rất quan trọng. Tâm lý trẻ em giai đoạn này sẽ song song với quá trình hình thành nhân

cách sau này của trẻ.

5. Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi

Đặc điểm sinh lý:

Có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết, đáng chú ý nhất là sự phát dục, nên đây còn gọi

là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Giới hạn

tuổi dậy thì khác nhau tuỳ theo giới tính, môi trƣờng sống và hoàn cảnh kinh tế, xã hội. Trẻ gái bắt

đầu từ lúc 13-14 tuổi và kết thúc lúc 17-18 tuổi. Trẻ trai từ 15 - 16 tuổi và kết thúc lúc 19-20 tuổi.

Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu, cần tranh thủ giai đoạn này để tăng

chiều cao của trẻ. Trẻ gái tăng 5-8 cm/năm và trẻ trai tăng 5,5-9 cm/năm, sau đó chiều cao tăng

chậm dần. Chiều cao của nữ dừng lại khi 19-21 tuổi và nam là 20-25 tuổi.

Đặc điểm tâm lý:

Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ. Những diễn biến phát triển

tâm lý trẻ em giai đoạn này cũng khá phức tạp, bị ảnh hƣởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan

và khách quan.

Trẻ có ý thức về bản thân nên tự nhận thức, đánh giá đƣợc bản thân. Trẻ sẽ dựa vào những tiêu

chuẩn đánh giá của mọi ngƣời để xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với chuẩn

mực của gia đình và xã hội hay không. Với nhu cầu khẳng định bản thân, trẻ rất nhạy cảm với

Page 11: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

những đánh giá của mọi ngƣời xung quanh. Chính vì thế, đôi khi chỉ một lời khen nhỏ cho thành

công nhỏ cũng sẽ khiến trẻ trở nên tự cao, tự mãn. Ngƣợc lại, những thất bại nhỏ khi bị chê trách

cũng có thể khiến cho các em rụt rè, tự ti.

Thƣờng thấy những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nhƣ hay hồi hộp, tăng huyết áp;

những rối loạn về thần kinh nhƣ tính tình thay đổi, dễ lạc quan, dễ bi quan hay có những suy nghĩ

bồng bột... Trẻ thƣờng ít bệnh tật, nhƣng tự tử và các bệnh tâm thần lại xuất hiện nhiều.

Quan hệ xã hội của các em từ mối quan hệ cha mẹ chuyển sang mối quan hệ bạn bè. Trẻ

thƣờng không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ, quan tâm quá mức của cha mẹ. Trẻ mong muốn cha mẹ

tôn trọng ý kiến của mình hơn là chiều chuộng. Thƣờng thì trẻ chƣa nhận thức đƣợc các mặt tốt

xấu ở trong xã hội trong khi đây lại là lứa tuổi hay tìm kiếm, thực ngiệm và chống đối, nên trẻ cần

có sự quan tâm hỗ trợ, dìu dắt hƣớng dẫn của ngƣời lớn.

Trẻ bắt đầu từng bƣớc tự chủ trong học tập và công việc nên cần có chỗ dựa tình cảm của

ngƣời thân để tâm sự và chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm… Sau đó trẻ sẽ đánh giá và tự xác định nhân

cách mới, nhân cách trƣởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách đã đƣợc hình hành ổn định, các

em bắt đầu lựa chọn ngành nghề.

C. TRẺ EM VÀ HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI TRONG KỶ NGUYÊN 4.0

Cuộc cách mạng kỹ thuật số bùng nổ đã mở ra cho thế giới con ngƣời những khả năng, cơ hội và

điều kỳ diệu vô tận mà trƣớc đây ngƣời ta thậm chí còn không thể mơ tới. Cuộc cách mạng này đã

mang lại vô số lợi ích và giúp cuộc sống con ngƣời ngày càng tốt đẹp hơn. Nhƣng cùng với đó nó cũng

mang lại vô số mối quan tâm mà không ai trong quá khứ từng đối mặt. Trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay,

trẻ em đƣợc tiếp cận với công nghệ ở độ tuổi cỏn quá nhỏ là điều không thể không lo ngại, và giáo dục

trẻ em chắc chắn là một trong những công việc khó khăn nhất trong xã hội.

Các công nghệ nhƣ máy tính, điện thoại di động đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống, Internet đã

mang toàn bộ thế giới đến với chúng ta. Những công nghệ này, nếu đƣợc sử dụng một cách khôn

ngoan, có thể giúp trẻ em học tập và hỗ trợ chúng phát triển các kỹ năng bắt buộc trong kỷ nguyên

4.0. Nhƣng cho đến ngày nay có vẻ nhƣ tác dụng tiêu cực lại nhiều hơn tích cực.

Trẻ em ngày càng ít vận động hơn, không có một tuổi thơ năng động và vui tƣơi nhƣ thế hệ trƣớc. Do

trẻ mất đi những lợi ích của việc dành thời gian vui chơi ngoài trời nên sức khỏe của trẻ em ngày càng

giảm sút. Ví dụ nhƣ tỷ lệ mắc bệnh béo phì hoặc cận thị ở trẻ em đang tăng trong những năm gần đây.

Điều đáng lo hơn là những ảnh hƣởng này có thể tác động đến tâm hồn đang phát triển của trẻ em.

Trƣớc vô số nguồn thông tin mới, ý tƣởng mới và trải nghiệm mới trên mạng Internet, trẻ em có xu hƣớng

dễ dàng bị cuốn hút bởi những ảo tƣởng sai lệch mà quên đi thực tế. Nếu không đƣợc kiểm soát và uốn

nắn, điều này có thể làm thay đổi nhân cách còn non nớt và khiến trẻ phải trả giá bằng chính tuổi thơ trong sáng, thậm chí là cả mạng sống của mình.

Một ví dụ điển hình về trẻ em chịu tác động có hại từ công nghệ là thử thách Cá voi xanh, một hiện

tƣợng mạng xã hội đƣợc cho là đã đẩy hơn 100 trẻ em tự tử. Đây là một trò chơi điện tử trực tuyến

phân công nhiệm vụ trong một khoảng thời gian (trong 50 ngày). Các nhiệm vụ bao gồm các yếu tố tự

làm hại bản thân ở giai đoạn sau với nhiệm vụ cuối cùng là hƣớng dẫn ngƣời chơi tự sát. Một thử

thách tƣơng tự đƣợc gọi là thử thách Momo, cũng đƣợc cho là đã làm mƣa làm gió trong thời gian

qua.

Công nghệ trong kỷ nguyên 4.0 cung cấp rất nhiều thứ cả hữu ích lẫn độc hại cho con ngƣời và nó

đang mở rộng với tốc độ nhanh đến mức khó có thể tiếp cận nó. Trẻ em không chỉ cần đƣợc bảo vệ trƣớc

những nguy hiểm tiềm ẩn trên internet mà còn cần đƣợc học cách vƣợt qua các mối nguy ấy một cách hiệu

quả và khôn ngoan để còn phải trở thành một phần của nó. Dù sao đi nữa thì công nghệ cũng sẽ là một

phần trong cuộc sống tƣơng lai của bất cứ đứa trẻ nào, không thể cấm trẻ tiếp cận với công nghệ mà ngƣợc

lại còn phải khuyến khích, hƣớng dẫn trẻ trở thành những ngƣời làm chủ lĩnh vực này.

Thái độ của trẻ em thay đổi nhiều trong kỷ nguyên 4.0, đặc biệt là với cha mẹ, khiến họ càng khó

tiếp cận và giúp đỡ trẻ hơn. Nhƣng việc giúp đỡ không đồng nghĩa với giám sát liên tục và áp đặt

Page 12: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

những quy tắc khắc nghiệt. Cần phải đặt ra những nguyên tắc nhất định nhƣng hãy đảm bảo rằng trẻ

không bị hạn chế và cảm thấy chúng đang bị đối xử sai. Lập kế hoạch để trẻ chỉ đƣợc phép sử dụng

các thiết bị công nghệ trong một số giờ nhất định và đồng thời khuyến khích chúng tham gia các hoạt

động khác nhƣ vui chơi ngoài trời, tập một môn thể thao, học một nhạc cụ… sẽ giúp trẻ có thể hiểu

đƣợc tầm quan trọng của việc cân bằng giữa học và chơi.

Việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em bất kỳ ở thời đại, kỷ nguyên nào vẫn phải xoay quanh hai yếu tố:

Phát triển nhân cách và giá trị nhân văn cao đẹp của con ngƣời.

CHƢƠNG II: ĐỒ CHƠI CỦA TRẺ EM

A. VAI TRÕ CỦA ĐỒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG TRẺ EM

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ em thƣờng sử dụng 35% thời gian sống (khoảng 15.000 giờ)

để chơi trong 6 năm đầu đời (khoảng 52.500 giờ). Đồ chơi và tuổi thơ là hai ngƣời bạn thân thiết, không

thể tách rời đƣợc. Chơi với đồ chơi đƣợc coi là một cách thức thú vị trong việc phát triển TRÍ TUỆ, THỂ

CHẤT VÀ TÂM LÝ; giúp cho trẻ em chuẩn bị từng bƣớc làm quen với cuộc sống mới trong xã hội loài

ngƣời khi trẻ trƣởng thành. Khoa học giáo dục ngày nay coi đồ chơi là một phƣơng tiện quan trọng trong

việc giáo dục trẻ em.

1) Phát triển trí tuệ

Đồ chơi tác động đến sự phát triển khả năng nhận thức, tƣ duy và sáng tạo của trẻ em. Có

nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa sự phát triển IQ của một đứa trẻ với việc thƣờng

xuyên chơi với đồ chơi trí tuệ.

Nhiều loại Đồ chơi - đồ dùng dạy học hƣớng dẫn trẻ biết quan sát, tìm kiếm, thu thập thông

tin, thử nghiệm và tự mình khám phá những mối quan hệ đa dạng, mang tính bản chất giữa các sự

vật và hiện tƣợng của thế giới xung quanh. Trẻ buộc phải suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn và qua đó

học cách giải quyết vấn đề. (Đồ chơi chọn hình thích hợp)

Có những loại đồ chơi mang tính mở thúc đẩy sự phát triển trí tƣởng tƣợng của trẻ. Nó cho

phép trẻ đƣợc tự do sáng tạo theo trí tƣởng tƣợng của mình, không theo một khuôn mẫu nào. (đồ

chơi ghép hình Citiblocks, các khối xếp hình, Lego,…)

Đồ chơi giúp trè phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện thái độ, bày tỏ cảm xúc

Thông qua chơi trò chơi hay tiếp xúc và trải nghiệm với một món đồ chơi, trẻ trở nên bình

tĩnh và ít lo lắng hơn. Chúng sẽ vui vẻ và hoạt bát với mọi thứ xung quanh hơn là chỉ thụ động xem

tivi hoặc chỉ ngồi một chỗ mà không làm gì.

Bản thân đồ chơi là công cụ biểu hiện khả năng giao tiếp của trẻ, so với ngôn ngữ xã hội thì

đồ chơi là thứ ngôn ngữ tiện dụng hơn cho bé. Một số đồ chơi thông minh có thể phát nhạc, nói

chuyện, tƣơng tác với trẻ bằng lời nói. Khi trẻ giao tiếp với những đồ chơi thông minh này thì khả

năng ngôn ngữ của bé sẽ đƣợc cải thiện.

2) Phát triển thể chất

Đồ chơi thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ từ lúc mới chập chững và giai đoạn sau đó (xe

tập đi, xe lắc, xe đạp,…)

Đồ chơi buộc trẻ vận động để tăng cƣờng thể lực, phát triển hệ cơ, xƣơng, tuần hoàn, giúp

trẻ mạnh khỏe và nhanh nhẹn (bóng, cầu,… )

Đồ chơi giúp phát triển năng lực vận động tinh của trẻ, các giác quan và thần kinh phát triển

tốt (trống lắc cầm tay, xe thăng bằng, giày trƣợt, ván trƣợt,…)

3) Phát triển tâm lý

Đồ chơi giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học; dễ kích thích sự quan tâm của trẻ, khiến cho trẻ

phát triển tình yêu đối với học tập kiến thức và kỹ năng sống.

Page 13: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Các loại đồ chơi giáo dục liên quan trực tiếp đến con số và chữ cái, các đồ chơi về câu đố

hay ngoại ngữ giúp trẻ có thể thực hành, học tập và hình thành những thói quen tốt. (đồ chơi tìm

từ, ghép chữ,…)

Các loại đồ chơi khoa học giúp trẻ thỏa mãn trí tò mò, khám phá vạn vật, biết đƣợc cái Đúng

cái Sai và phát triển ý thức đối với thế giới xung quanh.

Các loại đồ chơi tƣơng tác với trẻ hay cho trẻ tƣơng tác với bạn chơi khác nhƣ những đồ

chơi mô phỏng (đồ chơi nhà bếp, bán hàng,…) giúp trẻ học đƣợc tình thƣơng và sự đồng cảm.

Đồ chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ.

Các loại đồ chơi có màu sắc đẹp mắt, hình dạng phong phú, sinh động gây niềm hứng thú

cho trẻ và giúp trẻ hình thành nhận thức về cái Đẹp, cái Xấu. (nhà búp bê, mô hình thu nhỏ,…)

Các loại đồ chơi gắn liền với các câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại khơi gợi lòng trắc

ẩn, lòng bác ái, phân biệt điều Thiện điều Ác (đồ chơi trang phục hóa thân,…)

Các loại đồ chơi truyền thống mang bản sắc văn hóa dân tộc giúp trẻ hình thành tình yêu đối

với quê hƣơng đất nƣớc (tò he, diểu,…)

Khi cho trẻ chơi đồ chơi một mình, chúng có thể tự rèn luyện đƣợc cách suy nghĩ và tƣ duy

giải quyết vấn đề một cách độc lập, tự tin, giúp trẻ bộc lộ và phát triển cá tính. Khi chơi đồ chơi với

nhiều bạn chơi khác, trẻ lại đƣợc tự trải nghiệm cách tƣơng tác xã hội thông qua một loạt các kỹ

năng mang tính xã hội nhƣ hợp tác, luân phiên, thƣơng lƣợng, giải quyết xung đột,... Khi đó trẻ sẽ

dần học đƣợc cách hợp tác và hợp sức cho một mục tiêu chung.

B. ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP TỪNG ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ EM

Đồ chơi đóng một vai trò thú vị trong quá trình trƣởng thành của trẻ em, giúp cho sự phát triển của trẻ

đƣợc toàn diện và cân bằng. Ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu phát triển hay đúng hơn là khả năng tiếp thu và tham

gia các trò chơi, chơi những đồ chơi khác nhau. Một món đồ chơi có thể kích thích sự hứng thú của một

đứa bé lên ba nhƣng lại gây nhàm chán cho một trẻ lên bảy. Chính vì thế mà đồ chơi cũng cần đa dạng

theo từng lứa, từng nhóm tuổi khác nhau.

Từ 0 - 3 tháng tuổi: Thị lực trẻ chƣa phát triển hoàn thiện nên những màu sắc tƣơng phản mạnh sẽ

giúp trẻ phân biệt đƣợc các hình dáng và đồ vật. Trẻ cần đồ chơi mềm và nhiều màu sắc.

Từ 4 - 10 tháng tuổi: Trẻ tập làm quen với môi trƣờng xung quanh. Ở thời điểm này, trẻ thích

những đồ chơi phát ra âm thanh và có màu sắc nhƣ: xúc xắc, đàn, chút chít… Những đồ chơi dạng này

giúp bé phát triển thị giác, thính giác và khả năng tƣ duy một cách toàn diện. Có thể giúp trẻ chơi bằng

cách cầm xúc xắc lắc theo nhịp, đƣa xa dần hoặc đứa sang trái, sang phải... kéo sự tập trung của trẻ

theo âm thanh, màu sắc để kích thích thính giác, thị giác phát triển.

Từ 12 - 16 tháng tuổi: Trẻ rất thích vận động, bắt đầu tập đứng, tập đi, tò mò và muốn khám phá

môi trƣờng xung quanh. Những đồ chơi chuyển động nhƣ: ô tô, chú thỏ biết đi, trái bóng… luôn khiến

trẻ thích thú. Có thể chơi cùng trẻ bằng cách lăn trái bóng ra xa rồi khuyến khích trẻ đi tìm, trẻ vừa vận

động vừa thích thú khi đƣợc khám phá môi trƣờng xung quanh.

Từ 16 – 24 tháng tuổi: Trí tuệ đã phát triển hơn, trẻ không chỉ tò mò mà còn bắt chƣớc và làm theo

ngƣời lớn. Trẻ bắt đầu có tƣ duy logic, nên thích hợp chơi những bộ xếp hình đơn giản. Bạn cùng con

xếp thành hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật… sau đó đố nó tìm hình theo ý mình. Cách chơi

mà học này giúp trẻ phát triển tƣ duy và có khả năng phán đoán nhanh.

Từ 24 tháng tuổi - 4 tuổi: ở giai đoạn này thể lực và trí não trẻ đã phát triển toàn diện hơn. Trẻ

thích khám phá, học hỏi, chạy nhảy và thích các trò chơi vận động nhƣ: leo trèo, đuổi bắt… Để rèn

luyện thể lực, có thể cho trẻ chơi đá bóng, tập chạy xe đạp 4 bánh… Để rèn luyện tƣ duy, khả năng học

hỏi thì chọn cho trẻ đồ chơi nhƣ: búp bê, đồ chơi xếp hình phức tạp, bảng chữ cái ghép vần… để giúp

trẻ phát huy trí tƣởng tƣợng phong phú và tƣ duy lôgic.

Page 14: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Từ 4 - 5 tuổi: Có thể cho trẻ gái chơi bộ đồ chơi nấu nƣớng, thú tay… Trẻ chơi trò “phân vai” đóng

giả làm ngƣời mua, ngƣời bán. Trò chơi giao dịch này giúp trẻ phản ứng nhanh nhạy hơn với nhiều

tình huống xảy ra trong cuộc sống. Hoặc cùng trẻ đeo thú tay để diễn một vở kịch có nội dung yêu

thƣơng, nhân ái để nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ. Bé trai thích hợp với các loại đồ chơi thí nghiệm khoa học,

trẻ say mê tìm hiểu, khám phá những hiện tƣợng xảy ra xung quanh. Đây cũng là cách giúp trẻ phát

triển trí não và yêu khoa học hơn.

Từ 5 – 12 tuổi: Trẻ ở độ tuổi tiểu học thích tìm kiếm sự mới lạ và thử thách. Những đồ chơi đơn

giản không còn thu hút trẻ đƣợc nữa và việc bắt chƣớc bạn bè ảnh hƣởng đến việc lựa chọn đồ chơi

của trẻ. Sự phát triển quan hệ xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ bắt đầu học đƣợc

các kỹ năng làm việc nhóm và sự cảm thông. Còn những đồ chơi ngoài trời giúp trẻ đối diện với những

vấn đề rủi ro, giúp trẻ cảm thấy độc lập, tự tin hơn. Việc vui chơi có tổ chức hơn và đƣợc định hƣớng

hơn. Trẻ bắt đầu có sự nhận thức về nguyên tắc chơi và tham gia vào những trò chơi mang tính cạnh

tranh.

Đồ chơi búp bê, thêu vá, xe đạp, xây dựng, đồ chơi xe điều khiển từ xa,... sẽ phù hợp nhất cho các

bé độ tuổi này. Chúng sẽ giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo tốt nhất.

Từ 12 – 16 tuổi: Ở tuổi vị thành niên, trẻ luôn muốn tự khẳng định bản thân và thƣờng có dấu hiện

nổi loạn. Trẻ muốn thể hiện những gì đối ngƣợc với hình ảnh mà ngƣời lớn mong muốn. Âm nhạc và

quần áo là công cụ để trẻ thể hiện bản thân, còn đồ chơi và vật dụng là cách giúp trẻ khám phá tính

cách và sở thích của mình.

Đồ chơi phù hợp là những món đồ chơi đòi hỏi tƣ duy cao hơn, qui mô rộng lớn hơn, trẻ có

thể chơi một mình hoặc chơi với nhiều ngƣời. Các thiết bị đồ chơi điện tử nhƣ máy chơi game,

điện thoại, máy tính bảng… là những món đồ chơi đa dụng và phổ biến nhất. Tuy nhiên, cần kiểm

soát và hạn chế để trẻ không bị chìm đắm vào các trò chơi điện tử vì sức hấp dẫn không thể cƣỡng

lại đƣợc từ vô số những game trực tuyến với rất nhiều tác hại. Đồ chơi thể thao cũng rất thích hợp ở

giai đoạn này với những nguyên tắc chơi và tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, trẻ cũng rất thích coi phim,

nghe nhạc, trang điểm, làm tóc và theo đuổi các xu hƣớng thời trang.

C. PHÂN LOẠI ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Thị trƣờng đồ chơi cho trẻ em ngày càng phong phú đƣợc phân ra các loại chủ yếu sau:

Loại đồ chơi hình tƣợng (hay mô phỏng): là các đồ chơi mô phỏng con ngƣời hay các đồ vật,

con vật trong thế giới xung quanh trẻ, dùng trong các trò chơi đóng vai, bắt chƣớc để trẻ có thể khám phá

thế giới xung quanh một cách cụ thể, dễ dàng ví dụ búp bê, con gà, con vịt bằng nhựa hoặc bằng vải, bằng

bông…

Loại đồ chơi xây dựng và lắp ghép: là loại đồ chơi vật liệu mở. Trẻ em có thể sử dụng để xây dựng các công trình, lắp ghép các hình ảnh, đồ vật, dụng cụ… nhƣ bộ xếp hình gỗ, nhựa. Bộ lắp ghép từ

các khối hình học, từ các hình in sẵn cắt rời ra từ một bức tranh hoàn chỉnh.

Loại đồ chơi có tính kỹ thuật: đồ chơi lên dây cót, chạy bằng pin, bằng điện, đồ chơi kỹ thuật số… đặc điểm các loại đồ chơi này là chúng hoạt động đƣợc, phát ra âm thanh, ánh sáng, làm trẻ rất thích

thú nhƣ máy bay, tàu hỏa, ô tô, con khủng long có thể đi và gầm, con chó có thể đi, ngồi và sủa. Nói cách

khác đây là loại đồ chơi có tính động, rất phù hợp với các trẻ hiếu động.

Loại đồ chơi để phát triển vận động: là những thứ để kích thích trẻ vận động đặc biệt vận động để phát triển các loại hình vận động cơ bản nhƣ đi, chạy, ném, bò, trƣờn, nhảy… và phát triển cơ bắp, phát

triển và rèn luyện tố chất của cơ thể (sức bền, sự nhanh nhẹn, sức mạnh). Đó là đồ chơi – dụng cụ tập

luyện có thể dùng ở trong nhà, ở trƣờng (bóng các loại, gậy thể dục, thang leo, dây leo, vợt cầu lông, bóng

bàn, bóng rổ).

D. ĐỒ CHƠI THÔNG MINH STEAM

Page 15: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

1) STEAM là gì ?

Giáo dục STEAM là phƣơng pháp giáo dục hiện đại tập trung vào năm lĩnh vực đƣợc xem nhƣ

xƣơng sống của thế giới: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ

thuật (Arts) và Toán học (Mathematics) theo hƣớng liên ngành có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau. Mục đích

của giáo dục STEAM là đào tạo ra những ngƣời có năng lực, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội

trong kỷ nguyên mới.

Bằng cách thêm các yếu tố nghệ thuật vào tƣ duy dựa trên STEAM, các nhà giáo dục tin

rằng học sinh có thể sử dụng cả hai mặt của bộ não - phân tích và sáng tạo - để phát triển

những tƣ tƣởng tốt nhất của ngày mai

Chữ “A” trong STEAM là thuật ngữ đại diện cho nghệ thuật tự do, nghệ thuật ngôn ngữ,

nghiên cứu xã hội, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Giáo dục STEAM là áp dụng tƣ

duy sáng tạo cho các dự án STEM, kích thích trí tƣởng tƣợng và sáng tạo của trẻ thông qua

nghệ thuật. Nó cũng khám phá nơi nghệ thuật tự nhiên phù hợp với các môn học STEM. Học

các môn nghệ thuật góp phần vào việc phát triển các kỹ năng cần thiết nhƣ công tác, giao tiếp,

giải quyết vấn đề và suy nghĩ phê phán. Nó cũng tăng cƣờng tính linh hoạt của học sinh, khả

năng thích ứng, năng suất, trách nhiệm và đổi mới. Tất cả những kỹ năng này là cần thiết cho

một sự nghiệp thành công trong bất kỳ lĩnh vực học tập nào. Thay vì nhƣ giáo dục

STEM truyền thống thì giáo dục STEAM là một bƣớc cải cách, một bƣớc chuyển mình mới đƣa

giáo dục tiến bộ và phát triển hơn.

Ba đặc điểm quan trọng của phƣơng pháp giáo dục STEAM:

- Tiếp cận liên ngành: có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành.

- Lồng ghép kiến thức với thực tế: vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành tạo ra sản

phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế.

- Kết nối trường học, cộng đồng và tổ chức: Trong kỷ nguyên 4.0, giáo dục STEAM không

chỉ hƣớng đến vấn đề cụ thể của địa phƣơng mà phải đặt vấn đề trong mối liên hệ với bối cảnh

kinh tế toàn cầu.

Thông qua sự kết hợp các khái niệm học thuật khô khan với các bài học trong thế giới thực, trẻ

vừa đƣợc học các kiến thức, vừa đƣợc học cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Để giải quyết

tình huống của bài học, trẻ buộc phải tìm tòi, nghiên cứu qua sách, thiết bị công nghệ,… Điều này

giúp trẻ chủ động với tri thức của bản thân và ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Phƣơng pháp “Học thông

qua hành”, “vừa học vừa chơi” làm cho trẻ thấy việc học là đam mê, yêu thích chứ không còn là sự ép

buộc. Học tập tích hợp với trải nghiệm, trẻ em liên hệ với thế giới tốt hơn, hiểu thế giới sâu sắc hơn, phát

triển ý thức trách nhiệm với thế giới, góp phần xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

2. Đồ chơi thông minh STEAM

Đồ chơi STEAM là loại đồ chơi dựa trên mô hình giáo dục STEAM, chúng đƣợc xây dựng

có hệ thống, có sự kết nối các nhóm kiến thức với nhau.

Các bộ đồ chơi STEAM có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu học tập và giải trí, do đó khi sử

dụng bộ đồ chơi này, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú trong các tiết học. Khi óc tƣởng tƣợng đƣợc giải phóng, trí

tò mò đƣợc thỏa mãn thì tình yêu, niềm đam mê với khoa học, công nghệ, mỹ thuật… đƣợc nảy sinh.

Đồng thời, còn hỗ trợ trẻ vận động, khám phá, nghiên cứu. Các kỹ năng thực hành khoa học và kỹ thuật

cũng giúp trẻ giải quyết vấn đề thực tế.

Với tính hữu ích và thiết thực nên nhiều bộ đồ chơi STEAM hiện nay còn đƣợc ứng dụng vào

trong giảng dạy tại nhiều trƣờng, trung tâm giáo dục.

Các lợi ích của đồ chơi STEAM:

a. Phát triển sự sáng tạo, khéo léo, sự tìm tòi và con mắt nghệ thuật cho trẻ.

Page 16: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

b. Các đồ chơi STEAM đều giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc tƣ duy, giúp trẻ phát triển đƣợc

các kỹ năng kết hợp với các giác quan của cơ thể.

c. Rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ vì đồ chơi này cần sự tỉ mỉ, nhẫn nại.

d. Hạn chế thời gian sử dụng máy tính/ điện thoại.

e. Giúp bé phát triển kỹ năng làm việc nhóm, cách tổ chức cũng nhƣ kỹ năng tự giải quyết

vấn đề.

f. Ba mẹ có thể chơi cùng và tƣơng tác với con, giúp mối quan hệ với con khắng khít hơn.

g. Giúp trẻ có thể định hình hoặc bộc lộ năng khiếu trong khi chơi.

Đồ chơi giáo dục STEAM đƣợc lập trình từ đơn giản đến phức tạp phù hợp cho trẻ theo

từng độ tuổi khác nhau:

- Trẻ mầm non không thể tiếp thu các kiến thức hàn lâm, mà trẻ học về tất cả những gì

diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Đặc điểm tƣ duy của trẻ mầm non là

tƣ duy trực quan, đồ chơi STEAM là công cụ giúp trẻ rèn luyện tƣ duy nhanh nhất và khơi

gợi niềm yêu thích của trẻ đối với khoa học, nghệ thuật,...

- Học sinh bậc tiểu học sẽ đƣợc trang bị những kiến thức xoay quanh các môn học tự

nhiên và xã hội cho các em học sinh lớp 1,2,3 và các môn khoa học cơ bản cho học sinh lớp

4,5. Đồ chơi STEAM giúp các em có những trải nghiệm thực tế thay vì những bài học

nhàm chán trên lớp học.

- Trẻ em ở các cấp cao hơn đƣợc xem là giai đoạn cốt lõi để quyết định nghề nghiệp

tƣơng lai của các em sau này. Học sinh có thể dựa vào sở thích, kỹ năng, kiến thức của

mình thông qua những trải nghiệm với đồ chơi STEAM để làm căn cứ định hƣớng nghề

nghiệp khi bƣớc qua cánh cửa trung học phổ thông.

Đồ chơi giáo dục STEAM có chủng loại rất đa dạng:

a. Nhóm đồ chơi khoa học – Science: thích hợp cho mọi đối tƣợng, cả trẻ em và ngƣời

lớn vì có rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhóm đồ chơi này thƣờng đƣợc sử dụng trong

giảng dạy, chủ yếu là các bộ kit thí nghiệm, thực tế hóa các lý thuyết. Có thể kể đến:

Bộ đồ chơi thí nghiệm hóa học.

Bộ đồ chơi thí nghiệm sinh học.

Bộ đồ chơi thí nghiệm vật lý

Bộ đồ chơi khảo cổ học.

Bộ đồ chơi khám phá vũ trụ.

b. Nhóm đồ chơi công nghệ - Technology: phù hợp cho những trẻ có niềm đam mê với

máy tính, lập trình, robot. Trẻ sẽ đƣợc tìm hiểu và nắm rõ các lý thuyết chuyển động vật

lý, cơ học, biết thêm về kỹ năng lập trình, viết mã… Nhóm đồ chơi này luôn nhận đƣợc

sự đón nhận bởi đông đảo các em vì nhiều sự độc đáo, mới lạ (đồ chơi robot, đồ chơi

lập trình,…)

c. Nhóm đồ chơi kỹ thuật – Engineering: thiên về các bộ đồ chơi xây dựng, lắp ráp

mang tính ứng dụng cao (đồ chơi lắp ráp kỹ thuật, lắp ráp mạch điện,…)

d. Nhóm đồ chơi Mỹ Thuật – Art: cho phép trẻ dạo chơi trong thế giới của màu sắc,

hình khối và không gian; hân hoan đắm chìm trong tƣởng tƣợng và lang thang trong

quá trình sáng tạo mà không cần biết đến sản phẩm hay mục tiêu cuối cùng: thế giới

sáng tạo nghệ thuật. Tƣơng lai có thể trẻ sẽ trở thành một kiến trúc sƣ hay nhà tạo dáng,

sử dụng kỹ thuật, toán học, công nghệ, khoa học và mỹ thuật để tạo ra các sản phẩm

tuyệt vời cho xã hội. (Tranh cát, tranh tô màu, lắp ráp giấy Origami, kính vạn hoa, vẽ

tranh bong bóng màu, bút vẽ 3D …)

e. Nhóm đồ chơi Toán học – Math: tăng cƣờng khả năng tƣ duy logic, rèn luyện kỹ năng

tính toán và trí nhớ (Rubik, Sudoku,…)

Page 17: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

E. ĐỒ CHƠI TRẺ EM Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê về mức sống hộ gia đình năm 2013, với tổng

dân số lên đến 90 triệu ngƣời, tỷ lệ trẻ (0-14 tuổi) chiếm tới 24%. Bên cạnh đó, mức sống của

ngƣời Việt Nam cũng đƣợc cải thiện đáng kể, các hộ gia đình có điều kiện hơn để mua sắm cho

con cái. Chính vì vậy, đồ chơi trẻ em đƣợc bày bán khắp từ các chợ quê ở những vùng nông

thôn đến các siêu thị, trung tâm thƣơng mại hay vô số những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ trong

các ngõ ngách.

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em trong nƣớc vừa yếu vừa thiếu (hiện cả nƣớc có 125

công ty sản xuất và phân phối đồ chơi trẻ em trong đó có 81 công ty tại TP.HCM). Hiện nay phần

lớn đồ chơi dành cho học sinh mầm non còn đơn giản, sản xuất thủ công, chƣa chú tâm nhiều đến

việc nâng cao tính năng giáo dục trẻ em nhƣ một số đồ chơi ngoại. Hiệp hội Thiết bị Giáo dục Việt

Nam đã tập hợp một số nhà sản xuất trong nƣớc, tập trung sức mạnh để đẩy mạnh nghiên cứu, thiết

kế, sản xuất đồ chơi trẻ em nhắm tới mục tiêu là có thêm nhiều đồ chơi tốt, rẻ tiền để nhiều trẻ em

đƣợc tiếp cận hơn, đồng thời cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập. Trƣớc mắt đã có một số sản

phẩm có chất lƣợng không thua kém của nƣớc ngoài mà giá thành chỉ bằng khoảng 70%.

Lợi thế của doanh nghiệp trong nƣớc là hiểu rõ những đặc điểm về văn hóa, truyền thống và

con ngƣời, về đặc điểm của giáo dục Việt Nam... Trên hết là trách nhiệm của những nhà sản xuất

bởi họ đang làm những đồ chơi cho chính con em của mình.

Xu hƣớng dùng đồ chơi ngoại nhập tăng lên rất nhanh theo xu thế phát triển của cơ chế thị

trƣờng. Doanh nghiệp đồ chơi nƣớc ngoài có những lợi thế rất lớn về công nghệ, vốn, kinh nghiệm,

quy mô...

Đồ chơi Trung Quốc chiếm đến 90% thị phần đồ chơi. Tuy vậy, hàng loạt thông tin về chất

lƣợng đồ chơi Trung Quốc cũng đã đƣợc lƣu ý, gây nghi ngại về khả năng có thể gây hại đến

cơ thể con ngƣời: ung thƣ tuyến tiền liệt, ung thƣ phổi, dị tật thai nhi, tổn thƣơng vĩnh viễn cho

hệ thống thần kinh và miễn dịch của trẻ nhỏ…

Kết quả thanh tra diện rộng chuyên đề về đồ chơi trẻ em vào tháng 8 và tháng 9/2013 cho

thấy: tổng số cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em bị xử phạt vi phạm hành chính chiếm 39,3% trên

tổng số cơ sở đƣợc thanh tra trên toàn quốc. Các hành vi vi phạm chủ yếu là đồ chơi không có

nhãn hàng hóa, chất lƣợng đồ chơi không đạt yêu cầu, đồ chơi mang tính bạo lực.

Nhiều món đồ chơi dân gian hiền hòa, giản dị có thể bồi dƣỡng cho trẻ lòng yêu quê hƣơng,

gắn bó với văn hóa Việt gần nhƣ chẳng tìm đâu ra nữa. Trên thị trƣờng đồ chơi Việt Nam, chủ yếu

chỉ thấy những món đồ chơi của nƣớc ngoài. Chúng chính là một trong những phƣơng tiện mang

hình ảnh văn hóa ngoại lai vào nƣớc ta.

Xuất hiện nguy cơ chức năng giải trí của đồ chơi bị tuyệt đối hóa, tách biệt hóa, nghĩa là

làm giải trí bằng mọi giá, không quan tâm đến chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.

Thị trƣờng đồ chơi Việt Nam hiện tại chỉ nhắm vào đối tƣợng trẻ dƣới năm tuổi, còn đồ

chơi cho trẻ ở các lứa tuổi lớn hơn chỉ có số lƣợng rất nghèo nàn các món đồ chơi đơn giản mà trẻ

chơi rất mau chán.

2. Dự báo xu hƣớng:

Theo báo cáo phân tích chiến lƣợc 2012 của Lego Group và báo cáo phân tích ngành công

nghiệp đồ chơi 2012 của NDP Group, ngành công nghiệp đồ chơi toàn cầu đã phát triển với

tốc độ tăng trƣởng là 2.9% từ 2008 đến 2011 (tƣơng ứng 77,2 tỷ USD năm 2008 và 84,1 tỷ

USD cho năm 2011) trong khi nền kinh tế toàn cầu chỉ tăng 2,6%.

Page 18: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Căn cứ vào phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện bởi Hiệp Hội Công Nghiệp Đồ Chơi Thế Giới

thì đồ chơi đƣợc thúc đẩy bởi sự tăng trƣởng trong dân số trẻ em từ 12 tuổi trở xuống trong đó

trẻ em dƣới 5 tuổi là đối tƣợng tạo ra doanh số chiếm hơn một nửa tổng doanh số bán hàng.

Việt Nam là đất nƣớc có dân số trẻ với tỷ lệ dân số dƣới 14 tuổi là 24% (kết quả khảo sát

của Tổng cục thống kê năm 2010), đây là độ tuổi có tỷ lệ đứng thứ 2 trong cơ cấu dân số. Các

số liệu thống kê cho thấy thu nhập và chi tiêu của ngƣời dân cũng tăng qua các năm.

Các bậc cha mẹ ngày càng nhận thức cao về tác dụng kích thích trí tƣởng tƣợng và khả

năng sáng tạo của bé ở từng lứa tuổi thông qua đồ chơi, cách chơi nên việc thay đổi đồ chơi cho

con trẻ theo thời gian tất yếu diễn ra, họ ngày càng giành những điều tốt đẹp nhất cho con em

mình. Một đứa trẻ ngày nay không chỉ có một hay hai món đồ chơi và sử dụng suốt tuổi thơ của

mình. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng đối với đồ chơi trẻ em cũng có xu hƣớng tăng lên.

Cha mẹ có con nhỏ bắt đầu quan tâm đến đồ chơi trẻ em có dấu hợp chuẩn an toàn. Họ dần

gạt bỏ thói quen mua các loại đồ chơi trẻ em kém chất lƣợng bày bán tràn lan khắp vỉa hè, góc

phố… và tìm kiếm sự bền vững dài lâu ở những thƣơng hiệu uy tín.

Các thƣơng hiệu đồ chơi trẻ em sẽ cạnh tranh nhau gay gắt hơn. Thƣơng hiệu nào có đƣợc

ngƣời tiêu dùng đánh giá cao sẽ có những bƣớc ngoặc trong sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em.

Các thƣơng hiệu đồ chơi trẻ em nội địa đang và sẽ dần khẳng định giá trị thƣơng hiệu của

mình thông qua các kế hoạch đầu tƣ nghiên cứu nâng cao chất lƣợng, cải tiến mẫu mã và đa dạng

hóa sản phẩm. Đó cũng chính là con đƣờng duy nhất để xây dựng lòng tin và củng cố lòng trung

thành của ngƣời tiêu dùng đối với thƣơng hiệu.

Theo kết quả khảo sát năm 2014 trong “Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả DƢƠNG NHƢ

QUỲNH - ĐH Kinh tế TPHCM” chỉ tập trung nghiên cứu các khách hàng đang sử dụng 5

thƣơng hiệu đồ chơi trẻ em phổ biến tại TP. HCM, ta thấy WINWINTOYS (gỗ Đức Thành) và

Nhựa Chợ Lớn là hai thƣơng hiệu đƣợc lựa chọn nhiều nhất trong số mẫu khảo sát (40.6% và

26.4%), kế đến COLLIGO (Nam Hoa) là (14.2%), ANTONA (Cty CP TBKT và Đồ chơi an

toàn Việt Nam) (10.5%), cuối cùng là EDUGAMES (Cty CP công nghệ GAMMA) (8.3%)

Bài tập 2: Anh chị hãy chọn ra một món đồ chơi trong 3 món đã sƣu tầm ở Bài tập 1. Viết tiểu luận “Phân

tích – Chứng minh – Bình luận” các đặc điểm nổi bật của món đồ chơi đó

Page 19: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Phần 2

THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM

CHƢƠNG I: CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

Đồ chơi trẻ em cũng nhƣ các sản phẩm Mỹ thuật ứng dụng khác thƣờng bao gồm những thuộc tính:

Công năng - Ergonomic - An toàn - Kỹ thuật - Kinh tế - Bền chắc - Thẩm mỹ - Văn hóa. Mặt khác, đồ

chơi trẻ em còn là một sản phẩm đƣợc chế tạo đặc biệt để dành cho một đối tƣợng tiêu dùng đặc biệt là trẻ

em nên sinh viên Tạo dáng cần hiểu rõ các thuộc tính này trong quá trình nghiên cứu, thiết kế tạo dáng đồ

chơi trẻ em.

1. AN TOÀN

Đồ chơi trẻ em phải không độc hại, không nguy hiểm và phù hợp tâm sinh lý trẻ. Đồ chơi an toàn cho

trẻ em là những đồ chơi đảm bảo thỏa mãn tối thiểu các yêu cầu sau: an toàn về hóa học, về cơ lý, về điện

- điện từ, về cháy nổ và an toàn về âm thanh.

Về mặt tâm lý: đồ chơi phải có dáng vẻ, màu sắc không cản trở khả năng cảm nhận của các giác

quan (đặc biệt là thị giác), không gây cảm giác sợ hãi, bất ổn mà ngƣợc lại, phải thu hút sự chú ý của

trẻ, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi và sự ham thích, mong muốn đƣợc chơi.

Về mặt vật lý: Vật liệu làm đồ chơi phải dễ tẩy rửa, dễ làm sạch, đặc biệt là đồ chơi sử dụng cho

lứa tuổi nhà trẻ. Hình dáng cũng nhƣ bề mặt đồ chơi cần nhẵn mịn, mềm mại, không có góc nhọn, các

cạnh sắc và không có các chi tiết, bộ phận có thể gây tổn thƣơng cho trẻ. Hạn chế sử dụng vật liệu dễ

vỡ nhƣ thủy tinh, sứ, nhựa giòn.... Sơn và màu nhuộm của đồ chơi không đƣợc chứa độc tố. Những đồ

chơi phát đƣợc âm thanh thì âm lƣợng không quá lớn làm ảnh hƣớng đến thính giác của trẻ.

2. CÔNG NĂNG

Đồ chơi trẻ em có công năng tốt là món đồ chơi cuốn hút khiến cho trẻ chơi với sự hứng thú, niềm say

mê; truyền cảm hứng cho sự sáng tạo và trí tƣởng tƣợng của trẻ. Mặt khác chúng cũng bảo đảm đƣợc nhu

cầu phát triển toàn diện của trẻ.

3. THẨM MỸ

Đồ chơi trẻ em cần đảm bảo tính thẩm mỹ. Đồ chơi đƣợc thiết kế với màu sắc tƣơi sáng tạo cảm giác

vui tƣơi và hình dạng phong phú, sinh động sẽ khiến trẻ hứng thú hơn trong quá trình vui chơi. Trẻ sẵn

sàng tham gia cuộc chơi vui cùng bạn bè và thể hiện thái độ, cảm xúc của mình.

Đồ chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhận thức thẩm mỹ cho trẻ; nó cần đƣợc coi là

phƣơng tiện giáo dục thẩm mỹ, là con đƣờng dẫn dắt trẻ em đến với cái đẹp, đến với những giá trị thẩm

mỹ; từng bƣớc hình thành thị hiếu thẩm mỹ và thái độ, tình cảm thẩm mỹ với thế giới xung quanh cho trẻ.

Văn hào Nga Maksim Gorki (1868-1936) đã từng coi đồ chơi là những tác phẩm nghệ thuật rất phù

hợp với đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của trẻ nhỏ. Vẻ đẹp của đồ chơi luôn làm cho trẻ ngạc

nhiên, thích thú và những trạng thái xúc cảm đó chính là bƣớc khởi đầu để hình thành sự hiểu biết, là con

đƣờng dẫn dắt trẻ nhận thức thế giới xung quanh.

4. ERGONOMIC

Đồ chơi trẻ em phải đƣợc thiết kế sao cho phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ em.

Trong quá trình thiết kế, sinh viên cần quan tâm đến các đặc điểm của khả năng vận động, khả năng tri

giác thị giác và tƣ duy không gian còn non yếu của trẻ. chiều cao, cân nặng và tỷ lệ đƣợc xem xét, cũng

nhƣ thông tin về thính giác, thị giác, sở thích nhiệt độ, v.v.

5. VĂN HÓA

Page 20: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Thuộc tính văn hóa của đồ chơi có thể ví nhƣ là liều thuốc bổ đánh thức đƣợc những rung động, cảm

xúc đẹp đẽ trong con ngƣời của trẻ, không khuyến khích các tƣ tƣởng xấu, hay coi thƣờng các chuẩn mực

đạo đức xã hội, chà đạp lên nhân cách và phẩm giá con ngƣời. Đồ chơi trẻ em phải có hình thức và nội

dung không đƣợc trái với thuần phong mỹ tục Việt, vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mặt khác,

cũng cần có mặt các yếu tố độc đáo của văn hóa Việt trong đồ chơi, điều đó có tác dụng giáo dục lòng yêu

nƣớc, nuôi dƣỡng bản sắc truyền thống dân tộc, hƣớng trẻ tới mục tiêu Chân Thiện Mỹ.

6. BỀN CHẮC

Mức độ bền chắc của một món đồ chơi là đặc tính chống chọi va đập tốt, khó gãy vỡ; ít chịu ảnh

hƣởng bởi nhiệt và độ ẩm; vật liệu cao cấp có độ bền cao;… chịu đựng đƣợc nhiều cách chơi “thô bạo”

của trẻ và tuổi thọ đồ chơi có thể kéo dài qua hết ít nhất một giai đoạn phát triển của trẻ.

7. KỸ THUẬT

Dễ chơi, dễ vận hành, hoạt động trơn tru, trôi chảy.

8. KINH TẾ

Dễ sản xuất giá thành rẻ phục vụ đa số

CHƢƠNG II: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

A. KIỂU DÁNG - MÀU SẮC - CHẤT LƢỢNG

Đồ chơi không chỉ thu hút sự quan tâm của đối tƣợng sử dụng là trẻ em mà còn cần phải lôi cuốn

cả đối tƣợng mua là các bậc cha mẹ. Vì vậy, các nhà sản xuất đồ chơi luôn cố gắng để đạt đƣợc một thiết

kế sản phẩm dung hòa đƣợc cả hai đối tƣợng đó.

Mục tiêu thiết kế đồ chơi trẻ em luôn hƣớng đến đối tƣợng sử dụng là trẻ em để có thể tạo ra các

sản phẩm với mẫu mã, kiểu dáng, tính năng phù hợp với đối tƣợng này. Tuy nhiên, sẽ xảy ra xung đột khi

ngƣời sử dụng (trẻ em) lại không phải là ngƣời mua (cha mẹ). Đối với nhà thiết kế, rõ ràng đây là thách

thức lớn và cũng là nhiệm vụ cơ bản trong việc thiết kế ra một sản phẩm hấp dẫn đối với cả hai nhóm bởi

lẽ quan điểm, sở thích của ngƣời mua và ngƣời sử dụng khác nhau.

Những yếu tố gây ảnh hƣởng mạnh nhất đến quyết định chọn lựa đồ chơi cho trẻ của các bậc cha

mẹ là Kiểu dáng mẫu mã, Màu sắc và Chất lƣợng của đồ chơi.

Kiểu dáng và màu sắc đồ chơi thuộc tính Thẩm mỹ

Chất lƣợng các thuộc tính An toàn, Công năng, Ergonomic, Kỹ thuật, Bền chắc và Văn hóa

Kết quả khảo sát năm 2014 trong “Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả VŨ THỊ THU GIANG - ĐH

Kinh tế TPHCM - 2014” cho thấy các yếu tố tác động đến quyết định mua đồ chơi cho trẻ em từ 3 đến

12 tuổi của các bậc cha mẹ tại thành phố Hồ Chí Minh xếp theo thứ tự giảm dần nhƣ sau:

Kiểu dáng mẫu mã có tác động mạnh nhất so với các yếu tố khác và tác động thuận chiều đến

quyết định mua của cha mẹ. Kiểu dáng mẫu mã đẹp bao gồm thiết kế sản phẩm bên trong và cả bao bì

đóng gói để thu hút sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Trong thực tế, các nhà sản xuất đồ chơi tại Việt

Nam đa số còn chƣa thực hiện tốt đƣợc điều này, ngay cả các mẫu mã đƣợc sao chép vụng về từ nƣớc

ngoài. Có thể nhận thấy rằng, cha mẹ và cả trẻ em đều bị thu hút hơn bởi các đồ chơi nƣớc ngoài với

kiểu dáng mẫu mã đa dạng, hấp dẫn.

Ngoài kiểu dáng của bản thân món đồ chơi, sinh viên còn cần phải chú trọng đúng mức đến thiết kế

bao bì cho sản phẩm đó. Một sản phẩm hoàn hảo không thể bỏ qua các thông tin cần thiết cho ngƣời tiêu

dùng nhƣ nhãn mác, thông tin hƣớng dẫn sử dụng, cảnh báo, tiêu chuẩn đóng gói, kích thƣớc… Các thông

tin này phải đƣợc sắp xếp, bố trí, trình bày sao cho vừa rõ ràng, minh bạch, vừa phải hấp dẫn, lôi cuốn.

Page 21: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Bao bì cũng cần thiết kế để ngƣời mua có thể nhìn thấy đƣợc sản phẩm thực tế bên trong, mô tả đƣợc sản

phẩm nhằm làm gia tăng sự tin cậy, cảm thấy yên tâm khi đƣa ra quyết định mua của các bậc cha mẹ.

Màu sắc đồ chơi có ảnh hƣởng tích cực thứ hai đến quyết định mua đồ chơi cho con. Mặc dù

mua đồ chơi là cho con nhƣng cha mẹ cũng căn cứ cảm tính, sự hứng thú, yêu thích của bản thân khi

quyết định mua một món đồ chơi nào đó cho con em mình. Màu sắc đồ chơi thu hút sự quan tâm của

các bậc cha mẹ thƣờng có sự hài hòa, tông màu ấm với cƣờng độ màu sáng cao. Trẻ em cũng thích

màu sắc hài hòa, nhƣng lại thích tƣơng phản và cƣờng độ màu trung bình. Thiết kế, sản xuất đồ chơi

có màu sắc phù hợp, tạo thích thú cho trẻ em đôi khi có thể gây khó khăn cho nhà sản xuất do khó có

thể nắm bắt đƣợc tâm lý, sở thích màu sắc rõ ràng của trẻ em và dễ dẫn đến việc sản xuất đại trà, đủ

các dạng màu sắc có thể gây lãng phí, kém hiệu quả. Các nhà sản xuất hoàn toàn có thể dựa vào

những màu sắc thu hút các bậc cha mẹ để tạo ra các sản phẩm phù hợp.

Một trong những nhận biết đầu đời của trẻ em chính là màu sắc. khi vừa cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã

phải bắt đầu làm quen với màu sắc của thế giới xung quanh mình. Để trẻ em tiếp xúc thƣờng xuyên với

màu sắc và hình khối chính là cách tăng khả năng tƣ duy hiệu quả đối với trẻ. Khi quyết định chọn màu và

phối hợp màu sắc cho đồ chơi trẻ em, sinh viên cần nhận thức sâu sắc rằng đang dùng ngôn ngữ sắc màu

để góp phần tạo nên tâm lý, tính cách và tƣ duy của trẻ. Ở một khía cạnh khác, màu sắc đồ chơi là yếu tố

đầu tiên tác động vào thị giác của ngƣời mua và thuyết phục họ quyết định chọn mua món đồ chơi đó.

Chất lượng đồ chơi là yếu tố tác động mạnh thứ 3 đến quyết định mua đồ chơi của cha mẹ tại

TPHCM. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác ở cả trong và ngoài nƣớc. Chất

lƣợng đồ chơi trẻ em cũng nhƣ của bất kỳ sản phẩm hàng hóa nào luôn là mối quan tâm của ngƣời

tiêu dùng. Ngày nay các bậc cha mẹ ngày càng nhận thức rõ hơn về tác dụng của đồ chơi đối với quá

trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ của bé; với sự trợ giúp của công nghệ thông tin hiện đại họ dễ dàng

nắm bắt đƣợc các thông tin về mức độ an toàn, tiêu chuẩn nào đảm bảo đồ chơi không có chất độc hại

cho trẻ em. Các cơ quan chức năng luôn yêu cầu ghi rõ thông tin về xuất xứ của đồ chơi và các chứng

nhận an toàn đƣợc Cơ quan có thẩm quyền cấp để quản lý chất lƣợng.

Chất lƣợng của đồ chơi trẻ em là một phạm trù bao gồm các thuộc tính: AN TOÀN - CÔNG NĂNG –

ERGONOMIC - KỸ THUẬT - BỀN CHẮC - VĂN HÓA.

- Sinh viên phải biết và áp dụng đƣợc các “Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về An Toàn Đồ Chơi

Trẻ Em” hiện hành vào Đồ án thiết kế, bảo đảm tiêu chuẩn AN TOÀN nghiêm ngặt nhằm loại trừ các

nguy cơ tiềm ẩn có thể gây thƣơng tổn cho trẻ (trầy xƣớc, nghẹt thở, ngộ độc, nhiễm trùng, bỏng, hỏa

hoạn, điếc, mù mắt,…)

- CÔNG NĂNG của đồ chơi trẻ em có thể coi là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất của sinh

viên trong thực hiện đồ án Thiết kế đồ chơi. Nó đòi hỏi ở sinh viên sự nghiêm túc khi khảo sát, tính khoa

học khi nghiên cứu và thái độ cẩn trọng khi định hình bản thiết kế. Chỉ nhƣ vậy mới mong sáng tạo đƣợc

một mẫu đồ chơi bảo đảm đƣợc cả hai công năng Giải trí và Giáo dục cho trẻ.

- ERGONOMIC trong đồ chơi trẻ em biểu hiện ở những tinh chỉnh các thiết kế nhằm tối ƣu hóa

chúng cho trẻ sử dụng. Sinh viên luôn phải lƣu ý đến:

Kích thƣớc của đồ chơi: vừa tay

Hình dáng, cấu trúc đơn giản, cân đối; màu sắc tƣơi tắn, hài hòa: vừa mắt

Trọng lƣợng của đồ chơi cũng là một yếu tố cần cân nhắc: vừa sức

- Để bảo đảm mẫu thiết kế đồ chơi hoạt động hoàn hảo về mặt KỸ THUẬT, sinh viên cần:

Vận dụng các nguyên lý chuyển động cơ học, các kiến thức về điện, cơ điện, điện từ…

Nắm vững các đặc điểm, tính chất hóa lý của vật liệu.

Chọn lựa sử dụng các kết cấu hợp lý, thông minh, hiệu quả.

- Đặc tính BỀN CHẮC của đồ chơi yêu cầu sinh viên phải chọn lựa vật liệu phù hợp, tính toán kết

cấu thật khôn ngoan sao cho mẫu thiết kế đủ bền, đủ chắc, không quá mong manh dễ vỡ hay hỏng hóc.

Page 22: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

- Khía cạnh VĂN HÓA của đồ chơi biểu hiện qua khả năng nâng cao đời sống tinh thần và hƣớng

thiện cho trẻ em. Sinh viên phải có sự chọn lọc từ hình thức đồ chơi đến nội dung trò chơi: tránh các đồ

chơi khơi gợi bạo lực cũng nhƣ các trò chơi thiếu lành mạnh. Cần loại bỏ những tác nhân nào trong đồ

chơi có thể gây tổn hại tới trí tuệ, tình cảm trẻ em kể cả sức khỏe, đời sống ngƣời xung quanh. Bên cạnh

đó, sinh viên cũng cần quan tâm khai thác học hỏi và phát huy vốn quí là những món đồ chơi dân gian

đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Giá cả cũng là yếu tố tác động tích cực đến quyết định mua của cha mẹ dù đây là yếu tố có

cƣờng độ tác động thấp nhất trong 4 yếu tố độc lập định lƣợng tác động đến quyết định mua đồ chơi

cho trẻ em từ 3 đến 12 tuổi của các bậc cha mẹ tại TP.HCM.

Đồ chơi là mặt hàng không thể thiếu trong nhu cầu của các gia đình có con nhỏ. Nói đến giá cả là

nói đến mức giá tƣơng xứng với yêu cầu chất lƣợng sản phẩm, phù hợp với tình hình tài chính của gia

đình và sự ổn định giá.

Giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là một yếu tố có tác động đến quyết định mua của cha mẹ.

Trẻ em ở giai đoạn Phản chiếu và Phân tích (7-12 tuổi) có tác động đến quyết định mua của cha mẹ

cao hơn trẻ em ở giai đoạn trƣớc đó. Trẻ em ở giai đoạn này đã có sự nhận thức, hiểu biết ở mức độ

cao hơn, đã có sự suy nghĩ, quan điểm trở nên dần rõ ràng trong quan hệ xã hội, có thể đƣa ra chiến

lƣợc ảnh hƣởng đến quyết định mua phù hợp, hiệu quả hơn. Còn trẻ em ở giai đoạn Nhận thức thì có

sự ích kỷ, mong muốn nhất thời, nhƣng rồi cũng nhanh chóng lãng quên.

Loại hình ngôn ngữ yêu cầu của trẻ em là cách thức tạo ảnh hƣởng của trẻ em đến quyết định

mua của cha mẹ bằng lời hoặc không bằng lời. Quyết định mua của cha mẹ chịu tác động bởi các yêu

cầu của trẻ theo các mức độ:

- Đòi hỏi, xin một cách khẩn thiết, thậm chí khóc lóc, ăn vạ

- Có những ánh mắt cử chỉ thích thú với món đồ chơi mong muốn

- Chỉ là lời phát biểu về món đồ chơi nào đó mà trẻ quan tâm

B. ĐỒ ÁN CUỐI KỲ: Thiết kế Tạo dáng một món Đồ chơi trẻ em

1) Đồ án bao gồm 3 thành phần:

a/ Hồ sơ Nghiên cứu

b/ Hồ sơ Thiết kế

c/ Mô hình sản phẩm và Bao bì sản phẩm

2) Mẫu thiết kế phải bảo đảm đƣợc ít nhất 4 trên 6 tiêu chí sau:

a/ Tạo hình đẹp mắt, hấp dẫn, lôi cuốn, sáng tạo

b/ An toàn về mặt cơ học – vật lý và tâm lý

c/ Có bản sắc văn hóa Việt

d/ Hoạt động, chuyển động đƣợc bằng cách ứng dụng các cơ cấu, nguyên lý khoa học cơ bản

(ly tâm, ma sát, quán tính, cân bằng, đòn bẩy v.v…)

e/ Sử dụng các nguồn động lực đơn giản (sức ngƣời, nam châm, đàn hồi, trọng lực, …) Không

sử dụng các nguồn động lực cần nhiên liệu (điện, xăng dầu, thuốc súng, …)

f/ Khả thi, có thể sản xuất công nghiệp

3) Các bƣớc tiến hành

a/ Nghiên cứu sâu mẫu thật đã chọn ở Bài tập 1 & 2 làm cơ sở phác thảo

b/ Phác thảo – Duyệt phác thảo – Thực hiện mẫu thử nghiệm

c/ Thực hiện các thành phần của đồ án

d/ Nộp và chấm bài đúng thời hạn quy định

Page 23: THIẾT KẾ TẠO DÁNG ĐỒ CHƠI

Tài liệu tham khảo:

[1] Barbara C. Lust (2006), Child Language: Acquisition and Growth, Cambridge University

Press, UK.

[2] Bộ GD-ĐT (2017), Chƣơng trình giáo dục mầm non, (Ban hành kèm theo Thông tƣ số

01/VBHN-BGDĐ, ngày 24/01/2017)

[3] Caroline Rowland (2014), Understanding Child Language Acquisition, Routlege: Taylors &

Francis Group, London, UK

[4] Hughes, FP (2010), Children, play, and development, SAGE

[5] Trần Trọng Thủy (chủ biên, 2001), Một số đặc điểm sinh lí và tâm lí của học sinh tiểu học

ngày nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

[6] Trần Trọng Thủy (chủ biên, 2006), Các chỉ số cơ bản về sinh lí và tâm lí học sinh phổ thông

hiện nay, NXB Giáo dục

[7] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) - Nguyễn Thị Nhƣ Mai - Đinh Thị Kim Thoa (2015), Tâm lí học

trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi, NXB Đại học Sƣ phạm.

[8] Regina, MM - Kenneth, RG (2012), The Importance of Play in Promoting Healthy Child

Development and Maintaining Strong Parent-Child Bond: Focus on Children in Poverty,

American Academy of Pediatrics.

[9] Ruffino, A.G - Mistrett, S.G - Tomita, M - Hajare (2006), The universal design for play tool:

Establishing validity and reliability, Journal of Special Education Technology, Vol. 21, pp.

25-38

[10] Shelley Frost (2014), Guidelines for Choosing Developmentally Appropriate Toys for Young

Children, United States National Library

Internet:

[1] https://www.academia.edu/49360500/PowerPoint_Vegetal_material_in_Moroccan_children_s

_toys_and_play

[2] https://kendotoy.com/product-category/vua-hoc-vua-choi/#tag134

[3] https://kidz.vn/2018/05/06/do-choi-cho-tre-vi-thanh-nien-12-den-16-tuoi/

[4] https://kilopad.com/tam-ly-tre-em-c120/tam-ly-tre-tho-tu-so-sinh-den-15-17-b2958/trang-1-

mo-dau

[5] https://ohstem.vn/

[6] https://openlibra.com/en/book/

[7] https://picnictoy.vn/xem-tin/397-Khai-quat-do-choi-cho-tung-nhom-tuoi.html

[8] https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/tag/%C4%91%E1%BB%93-ch%C6%A1i

[9] https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93_ch%C6%A1i

[10] https://web.archive.org/web/20131220111708/http://everydaytoys.com/collectible-

toys/history-of-toys/

[11] https://www.theschoolrun.com/homework-help/history-toys

[12] https://www.youtube.com/