4
THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SHEILA PRATT 48 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2377/1/271_FINAL(20).pdf · tế của Canada, người đã từng có nhiều

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2377/1/271_FINAL(20).pdf · tế của Canada, người đã từng có nhiều

48 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU

TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCSHEILA PRATT

48 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 2: THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2377/1/271_FINAL(20).pdf · tế của Canada, người đã từng có nhiều

49 Số 271 - 2013

Cả những người ủng hộ và chi trích hoạt động thương mại hóa đều đồng tình rằng nếu thiếu tiền tài trợ từ khu vực tư nhân thì nhiều phát minh,

phát kiến khoa học mới có thể sẽ không vượt khoi phạm vi phòng thí nghiệm và bước ra thị trường. Nhiều giáo sư đang thích thú và quan tâm tới khía cạnh thương mại trong các nghiên cứu của mình.

Nhưng tinh Alberta cần phải tinh táo khi quyết định chọn đi theo con đường này, theo Tim Caulfield, một chuyên gia về đạo đức trong nghiên cứu y tế ở Đại học Alberta, đồng thời là Chủ trì nghiên cứu trong lĩnh vực Luật và Chính sách Y tế của Canada, người đã từng có nhiều bài viết về tác động của hoạt động "thương mại hóa ngày càng tăng" trong khuôn viên các trường đại học.

Cung theo Caulfield, hoạt động thương mại hóa sẽ làm nảy sinh nhiều chi phí xã hội và đặt ra nhiều câu hoi quan trọng, như làm thế nào để tránh nghiên cứu thiên lệch dưới áp lực thương mại là nghiên cứu phải có được kết quả nhất định. Cần phải xây dựng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo cho chính các nhà nghiên cứu, chứ không phải các công ty, có thể kiểm soát các kết quả nghiên cứu và đảm bảo tính toàn vẹn của nghiên cứu.

Nghiên cứu của Caulfield cung cho thấy niềm tin của công chúng đối với nghiên cứu khoa học sẽ giảm đi nếu họ biết “các nhà nghiên cứu tham gia vào ngành công nghiệp - một hệ quả tất yếu của áp lực thương mại hóa".

Theo một khảo sát mới đây do một nhóm nghiên cứu tại ĐH Alberta thực hiện, 45% những người được khảo sát có niềm tin đối với các nhà nghiên cứu nhận kinh phí tài trợ từ ngân sách nhà nước trong khi chi có 19,5% đặt niềm tin vào các nhà nghiên cứu của các trường đại học được tài trợ bởi ngành công nghiệp. Trong khi đó, việc giữ lòng tin của công chúng là đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu y sinh học để đảm bảo công chúng sẽ đón nhận các thiết bị y tế hoặc các loại thuốc mới.

Hồi đầu tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Giáo dục Canada Thomas Lukaszuk cho biết ông muốn thành lập một viện công nghệ tiên tiến mới dành cho tất cả các trường cao đẳng, đại học, NAIT (Học viện Công nghệ Bắc Alberta)

Tỉnh Alberta, Canada đang thúc đẩy quá trình thương mại hóa các nghiên cứu trong trường đại học. Việc này đang làm dấy lên mối quan ngại về áp lực tạo ra lợi nhuân ngày càng tăng và vấn đề bảo vệ tính độc lâp của trường đại học.

KHO

A H

ỌC

& P

T TR

IỂN

49 Số 271 - 2013

Page 3: THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2377/1/271_FINAL(20).pdf · tế của Canada, người đã từng có nhiều

50 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

và SAIT (Học viện Công nghệ Nam Alberta). Việc thành lập viện công nghệ tiên tiến này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân, khuyến khích hoạt động nghiên cứu ứng dụng và góp phần xây dựng các doanh nghiệp khoa học – doanh nghiệp spin-off (doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu), và Lukaszuk hy vọng, cuối cùng sẽ hình thành các trung tâm mới trong nền kinh tế tri thức, giống như Thung lung Silicon.

Jack Mintz, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh tại Đại học Calgary, cho rằng chính quyền tinh Alberta đang chạy theo một xu hướng bắt nguồn từ nước My, nơi chính phủ muốn thu được những lợi ích trực tiếp từ hàng triệu USD đầu tư cho nghiên cứu.

Cung trong tháng 5, chính phủ liên bang của Canada thông báo Hội đồng nghiên cứu quốc gia sẽ chuyển hướng

từ nghiên cứu mang tính phát hiện sang nghiên cứu ứng dụng để góp phần hỗ trợ ngành công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.

Trên thực tế, Alberta đã bắt đầu đi theo hướng này từ năm 2009 khi tinh này quyết định chấm dứt hoạt động của quy nghiên cứu độc lập nổi tiếng (do Quy Di sản cho Nghiên cứu Y tế tài trợ). Quy này đã tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học địa phương trong bảy năm và các nghiên cứu này đã mang lại những đột phá y học ấn tượng.

Khi chương trình Quy Di sản Alberta cho Nghiên cứu Y tế (AHFMR) ngừng hoạt động, nhiều nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng việc chuyển sang các dự án nghiên cứu trực tiếp, ngắn hạn sẽ khó có được kết quả là những phát hiện mới.

Các trường đại học vẫn cần phải tiến hành song song cả nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu mang tính tìm tòi,

khám phá, nhưng sẽ ưu tiên hơn cho hoạt động thương mại hóa – hoạt động sẽ giúp mang lại lợi ích kinh tế, Mintz nói. Các nhà nghiên cứu phải trực tiếp kiểm soát các kết quả nghiên cứu của mình và giữ quyền công bố các kết quả nghiên cứu dù họ có chấp nhận hay từ chối các lợi ích thương mại kèm theo.

Theo Rob Sutherland, Hội trưởng Hiệp hội giảng viên Đại học Lethbridge, rất nhiều giáo sư hết sức hào hứng với việc thương mại hóa nghiên cứu. Về nguyên tắc, Hiệp hội giảng viên hoàn toàn ủng hộ việc này, nhưng Hiệp hội mong muốn được các nhà khoa học tham khảo ý kiến, ví dụ như về vấn đề các quy tắc xung quanh mối quan hệ đối tác với khu vực tư nhân.

Câu hoi đặt ra là liệu tập trung vào thương mại hóa có "làm mất cân bằng" đối với hoạt động nghiên cứu cơ bản, hay còn gọi là các nghiên cứu mang

50 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

Page 4: THƯƠNG MẠI HÓA NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/2377/1/271_FINAL(20).pdf · tế của Canada, người đã từng có nhiều

51 Số 271 - 2013

tính tìm tòi, khám phá - những nghiên cứu hầu như dành riêng cho các trường đại học, Sutherland chia sẻ. "Nếu tinh Alberta ưu tiên một loại nghiên cứu nhất định, điều này có thể sẽ gây tác động tiêu cực đối với các loại hình nghiên cứu khác và chiến lược này sẽ không dài hạn và hiệu quả.

Tony Briggs, giáo sư của Trường Kinh doanh tại ĐH Alberta, cho biết một trường đại học có rất nhiều cách để đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Thương mại hóa chi là một cách và hoạt động này cung không đóng góp nhiều như ta vẫn nghĩ. "Tác động lớn hơn đối với nền kinh tế" xuất phát từ nhóm những sinh viên tốt nghiệp thông minh, có học thức, những người sẽ gia nhập cộng đồng và bắt đầu hoạt động kinh doanh, đổi mới và định hướng sự thay đổi.

Mới đây, Đại học Stanford và MIT đã tiến

hành nghiên cứu và kết quả cho thấy các sinh viên tốt nghiệp từ hai trường này đã đóng góp tương ứng là 3 nghìn ti USD và 2 nghìn ti USD cho cộng đồng, Briggs nói.

Một điều ấn tượng là 79% những người tốt nghiệp từ các trường đại học ở Alberta đều sống tại địa phương và điều này rất có lợi cho nền kinh tế. "Tiền bản quyền từ hoạt động thương mại hóa không đủ lớn để định hướng nghiên cứu", theo Briggs - chuyên gia tư vấn giúp xác định những phát minh mang tính đột phá cho các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới.

Cả Briggs và Sutherland đều quan tâm đến thời điểm tinh Alberta cố gắng thiết lập một viện mới cho các công nghệ ứng dụng, trong khi các trường đại học đang phải đối mặt với việc bị cắt giảm 7% nguồn trợ cấp của tinh.

Caulfield cho rằng xu hướng thương mại

hóa là tất yếu và thật ngây thơ khi nghĩ rằng có thể đi ngược với xu hướng này. Nhưng chính phủ cần phải nhận thức rằng nhu cầu duy trì hoạt động nghiên cứu độc lập tại các trường đại học còn quan trọng hơn. Khi nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tri thức, việc hợp tác giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp - các công ty dược, công ty thực phẩm, các công ty dầu khí - sẽ trở nên phổ biến hơn. Nhưng đây cung chính là thời điểm phải tập trung hơn cho những nghiên cứu độc lập và không chịu những áp lực thương mại.

Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có những đánh giá độc lập đối với các kết quả nghiên cứu và các trường đại học là “thành luy” cuối cùng của nghiên cứu độc lập.

HỒNG VIỆT (dịch)

KHO

A H

ỌC

& P

T TR

IỂN

51 Số 271 - 2013