32

Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố
Page 2: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

2 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

văn nghệ sĩ đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI; theo dõi hoạt động của giới trí thức, văn nghệ sĩ và hoạt động báo chí.

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử các đảng bộ cũng như thực hiện các nội dung nghiên cứu thuộc đề tài chiến tranh cách mạng được đẩy mạnh. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng đã hoàn thành nội dung công trình Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996), tiếp tục xin ý kiến để hoàn chỉnh, in ấn, phát hành nhân dịp Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XI.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 là khá nhiều, trong bối cảnh các đảng bộ cấp huyện tiếp tục tổ chức đại hội, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị còn lại của năm 2015 – cũng là nhiệm vụ cuối cùng của 5 năm (2010-2015). Trong bối cảnh đó, toàn ngành Tuyên giáo cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ Tuyên giáo 6 tháng cuối năm 2015; chú ý các giải pháp trọng tâm sau đây:

1) Ban Tuyên giáo các cấp tập trung rà soát các nhiệm vụ còn lại của 6 tháng cuối năm để có kế hoạch thực hiện một cách khoa học, nhất là bố trí thời điểm, chuẩn bị các điều kiện thực hiện mới có thể đem lại kết quả. Cùng với việc rà soát các nhiệm vụ để bố trí kế hoạch thực hiện, cần triển khai xây dựng kế hoạch công tác năm 2015, định hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo để bắt tay ngay vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ các cấp.

2) Trong các nhiệm vụ còn lại của năm 2015, cần tập trung nâng cao chất lượng và tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị hè cho cán bộ, giáo viên của ngành Giáo dục-Đào tạo; tổ chức các lớp

bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tuyên giáo cơ sở, nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền viên... để cán bộ tuyên giáo cơ sở, nhất là cán bộ mới đảm nhận công tác trong ngành Tuyên giáo có thể triển khai ngay được các nhiệm vụ tuyên giáo sau đại hội cấp mình (cấp cơ sở đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2015-2020 xong vào cuối tháng Sáu-2015, cấp huyện dự kiến xong trong tháng Tám-2015).

3) Tiếp tục công tác tuyên truyền kết quả đại hội cấp cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền đại hội đảng bộ cấp huyện; tuyên truyền về Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VII (dự kiến tổ chức trong tháng 9-2015) và Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Công tác tuyên truyền cần chú ý biểu dương cách làm hay có hiệu quả trong các lĩnh vực, các cá nhân điển hình tiên tiến trong các phong trào ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị; khắc phục tình trạng tuyên truyền mang tính phô trương, hình thức, gây lãng phí.

4) Tiếp tục hoàn thành công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nói chung, tổng kết thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy có liên quan đến lĩnh vực Tuyên giáo.

5) Hoàn thành các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử các đảng bộ địa phương, ngành và công trình “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam-Đà Nẵng (1975-1996)” để phát hành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI.

6) Sau đại hội ở cấp mình, ban tuyên giáo cấp ủy tham mưu củng cố tổ chức và cán bộ ban tuyên giáo, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp để làm tốt công tác tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện ngay nghị quyết đại hội đảng bộ nói chung, công tác Tuyên giáo nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ do cấp ủy giao.

Page 3: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

3Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Quảng Nam là địa phương chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhất là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước, là tỉnh có số lượng đối tượng chính sách người có công với cách mạng cao (chiếm trên 20% dân số).

Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau 18 năm tỉnh Quảng Nam trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam luôn xác định công tác Thương binh liệt sĩ, người có công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và đã chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả, góp phần thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước.

Để thực hiện tốt chính sách ưu đãi của Nhà nước dành người có công, công tác xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được xem là nhiệu vụ hàng đầu. Từ năm 1997 đến năm 2015, tỉnh Quảng Nam đã xác nhận và thực hiện chế độ trợ cấp cho 10.884 liệt sĩ; 3.610 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 4.039 bệnh binh; 38.198 người có công giúp đỡ cách mạng; 5.030 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 6.165 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; 33.146 người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương; phong tặng và truy tặng 7.016 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (nâng tổng số Bà mẹ VNAH toàn tỉnh lên 11.659 Mẹ, trong đó có 2.541 Mẹ được phong tặng, hiện còn sống 1.095 Mẹ). Hiện nay, toàn tỉnh có trên 53.000 người có công và

thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng chục ngàn người hưởng trợ cấp một lần, kinh phí chi trả trợ cấp cho người có công khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, đã có nhiều phong trào tình nghĩa được phát động và ngày càng nhân rộng, như: phong trào “Áo lụa tặng Bà”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Người dâu hiếu thảo” được hàng ngàn hội viên, đoàn viên của Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện góp phần động viên, chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương bệnh binh, thể hiện trách nhiệm và nghĩa tình sâu sắc. Đến nay, 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được nhận phụng dưỡng, mức phụng dưỡng bình quân 800.000 đồng/Mẹ/tháng. Các thương bệnh binh nặng về an dưỡng ở gia đình có công việc ổn định, con của họ được hỗ trợ về học tập, đào tạo, việc làm. Toàn tỉnh có gần 99% số hộ người có công có đời sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống của nhân dân trên địa bàn cư trú;

Tích cực triển khai thực hiện công tác

“Đền ơn Đáp nghĩa”” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

HuỳNH TấN Triều �TUV, Giám đốc Sở LĐ, TB&XH tỉnh Quảng Nam

Lễ truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ở huyện Thăng Bình.

Page 4: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

4 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

có 241 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công, đạt trên 98,7% so với tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; đã vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 88,663 tỷ đồng góp phần vào việc xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, xóa nhà tạm cho đối tượng chính sách, tu sửa các công trình ghi công liệt sĩ; vận động tặng 12.377 sổ tiết kiệm tình nghĩa, tổng giá trị trên 9,666 tỷ đồng.

Cùng với việc thực hiện chế độ ưu đãi, thì việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần người có công cũng được quan tâm. Trong những năm gần đây, mỗi năm tổ chức điều dưỡng thường xuyên và luân phiên cho gần 20.000 lượt người (trong đó: điều dưỡng tập trung gần 2.500 lượt người, điều dưỡng tại gia đình gần 17.500 lượt người). Cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam được đầu tư nâng cấp, mở rộng, mua sắm; đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, chịu khó đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng điều dưỡng người có công tại Trung tâm. Cùng với Nhà nước, nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức thăm khám sức khoẻ, cấp thuốc điều trị chữa bệnh cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh.

Từ năm 1997 đến nay, toàn tỉnh đã vận động trên 768 tỷ đồng để hỗ trợ cải thiện 35.682 nhà ở, nhà tình nghĩa góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện nơi ở người có công, nơi thờ tự các Anh hùng liệt sỹ ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, đã hỗ trợ trên 8,575 tỷ đồng cho 343 trường hợp là cán bộ Lão thành cách mạng theo Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg và hàng ngàn trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở, đất ở theo Quyết định số 1150/QĐ-UB ngày 03/7/1998 của UBND tỉnh.

Năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt và điều chỉnh Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Theo Đề án đã được phê duyệt, tỉnh Quảng Nam có nhu cầu hỗ trợ tổng cộng 22.633 nhà (trong đó: xây mới 7.164 nhà, sửa chữa 15.469 nhà). Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện hoàn thành 10.263 nhà (trong đó: 4.104 nhà xây mới; 6.159 nhà sửa chữa), số nhà đang triển khai thực hiện là: 1.089 nhà (405 nhà xây mới, 684 nhà sửa chữa), số nhà còn lại sẽ triển khai thực hiện trong giai đoạn 2 là 11.281 nhà.

Để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và các thân nhân liệt sỹ trong việc thăm viếng mộ phần, trong những năm qua, ngoài kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã huy động trên 205 tỷ đồng nâng cấp gần 40 nghĩa trang liệt sĩ, xây 70 đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ và nhiều công trình ghi công liệt sỹ khác; sửa chữa, tôn tạo 69.801 lượt mộ liệt sỹ (trong đó: 52.207 mộ trong nghĩa trang liệt sỹ). Tổ chức tìm kiếm quy tập hơn 700 hài cốt liệt sỹ vào nghĩa trang liệt sỹ cấp huyện, hơn 100 hài cốt liệt sỹ được đưa vào nghĩa trang gia tộc; di chuyển 532 hài cốt liệt sỹ trên địa bàn tỉnh về nguyên quán. Đến nay, toàn tỉnh có 130 nghĩa trang liệt sỹ (trong đó có: 01 nghĩa trang liệt sỹ cấp tỉnh, 12 nghĩa trang liệt sỹ cấp huyện, 117 nghĩa trang liệt sỹ cấp xã), 6 Đền thờ liệt sỹ và Khu tưởng niệm liệt sỹ cấp huyện; đã quy tập vào nghĩa trang liệt sỹ gần 60.000 mộ liệt sỹ, trong đó có nhiều cán bộ, chiến sỹ là con em của hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước đã công tác, chiến đấu và hy sinh tại chiến trường Quảng Nam và trên 22.000 mộ liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang gia tộc.

Những năm qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh phong trào chăm sóc nghĩa trang, đền thờ, các công trình ghi công liệt sỹ được các trường học, cơ sở Đoàn Thanh niên, tổ chức học sinh, đoàn viên thanh niên chăm sóc, nhân ngày 27/7 hằng năm tổ chức thắp nến tri ân thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay với các anh hùng liệt sỹ.

Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng Nam trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả to lớn, nhưng trong điều kiện của một tỉnh có đối tượng người có công cao song điểm xuất phát kinh tế thấp, nguồn thu ngân sách còn ít, nguồn lực vận động trong cộng đồng nhất là nguồn lực tại chỗ còn hạn chế nên đời sống của người có công còn khó khăn, một bộ phận người có công còn nghèo; nhiều nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ đã xuống cấp chưa được nâng cấp, sửa chữa; một số huyện, xã mới được chia tách chưa có công trình ghi công liệt sỹ để thăm viếng, hương khói khi lễ, tết,... Để thực hiện tốt hơn công tác Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công trong thời gian đến, cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, nâng cao

(Xem tiếp trang 9)

Page 5: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

5Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã thành lập “Ban Cổ động và tuyên truyền”, coi đó là tổ chức quan trọng hàng đầu để

tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đường lối cách mạng của Đảng. Nhân ngày Quốc tế đỏ 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng phát hành tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 01-8”, giải thích nguồn gốc chiến tranh đế quốc, kêu gọi nhân dân đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô - Viết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Từ sự kiện đặc biệt nầy, ngày 01-8 trở thành một mốc son trong lịch sử đấu tranh cho cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Năm 2000, Thường vụ Bộ Chính trị (khóa VIII) quyết định lấy ngày 01-8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 01-8 hằng năm làm Ngày truyền thống công tác Tuyên giáo của Đảng.

Cần khẳng định rằng, công tác Tuyên giáo của Đảng đã khơi nguồn từ những năm 20 của thế kỷ XX, tiêu biểu nhất là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, sau nhiều năm tìm đường cứu nước, Người đã tích cực tuyên

truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta và vạch ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam; trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, gieo những “hạt giống đỏ” đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để đi đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Tám mươi lăm năm qua, (01/08/1930 -01/08/2015), lớp lớp cán bộ, đảng viên của Đảng đã vượt qua bao gian khổ, hy sinh gắn bó với quần chúng, tự giác ngộ, rèn luyện, động viên, tập hợp, tổ chức nhân dân đi theo tiếng gọi của Đảng, chiến đấu hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Với những hình thức và nội dung công tác tư tưởng phong phú, linh hoạt đã cổ vũ quần chúng hình thành phong trào cách mạng mạnh mẽ làm áp đảo quân thù, huy động toàn dân tộc đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; kêu gọi nhân dân Việt Nam cống hiến cả về tinh thần lẫn vật chất để làm nên lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954) và thống nhất đất nước bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, trước bối cảnh đất nước với những khủng hoảng về kinh tế - xã hội, công tác tư tưởng tiếp tục động viên nhân dân, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nêu cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước, tự lực cánh sinh, năng động, sáng tạo, cổ vũ hành động trong

Tiếp tục phát huy truyền thống 85 năm ngành Tuyên giáo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ

TrầN VăN CậN �Phó Trưởng ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Page 6: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

6 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

thức tinh vi và trắng trợn hơn; việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Biển Đông của Việt Nam... Những khó khăn, thách thức gay gắt trên, tác động đan xen rất phức tạp và đã ảnh hưởng nhất định đến công tác tuyên giáo của Đảng hiện nay. Đây là nhiệm vụ nặng nề của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó, trước hết là của những người trực tiếp làm công tác tuyên giáo. Đối với Quảng Nam nhiệm vụ cấp bách trước mắt là tập trung hoàn thành kế hoạch đề ra trong năm 2015 và tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XX của Đảng bộ đề ra.

Với bối cảnh trên, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, thời gian đến công tác tuyên giáo sẽ tiếp tục góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chung năm 2015 và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo của tỉnh, và muốn vậy, cần thực hiện tốt những nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên tạo nhận thức mọi lực lượng trong xã hội tự nguyện thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, tiến hành Đại hội Đảng bộ cấp huyện, thị, thành, Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Tuyên truyền những nội dung quan trọng của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI); kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII (bế mạc ngày 26/06/2015); Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/04/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Có giải pháp, bài viết phản bác làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và chú trọng phòng, chống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”.

Thứ hai, Công tác tuyên giáo cần tích cực góp phần trực tiếp vào công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức và văn hóa gắn kết với thực hiện nghị quyết TW 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương

các giai tầng xã hội, huy động được sức mạnh nội lực, từng bước khắc phục hậu qủa chiến tranh và bước đầu tạo ra cơ sở vật chất làm nền tảng phát triển xã hội.

Từ Đại hội VI của Đảng đến những Đại hội sau nầy, công tác Tuyên giáo đã góp phần vào việc hình thành và đưa đường lối đổi mới nhanh chóng đi vào cuộc sống; tiếp tục khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và Nhân dân ta; khơi đậy sức sáng tạo của Nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội và mở rộng hội nhập quốc tế.

85 năm qua, cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, công tác Tuyên giáo của Đảng bộ đã thể hiện được vai trò quan trọng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đã tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng đến với Nhân dân, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ thành quả cách mạng, ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, cổ vũ Nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, huy động sức người, sức của cùng nhau xây dựng quê hương đất Quảng nhanh chóng thoát nghèo và vững bước đi lên. Đặc biệt, từ ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo Quảng Nam đã cùng với quân và dân vượt qua những khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo tiền đề để xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp.

Trong những năm đến, tình hình khu vực và thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường, vẫn tiền ẩn những nhân tố gây mất ổn định như; tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên,… Tình hình trong nước nói chung và tỉnh ta nói riêng, vẫn đối mặt với những thách thức, nguy cơ không thể xem thường. Chất lượng phát triển kinh tế, xã hội còn thấp; trật tự an toàn xã hội còn những biểu biện đáng lo ngại; tình hình thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp; biểu hiện suy thoái, giảm sút tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn nghiêm trọng; các thế lực thù địch tiếp tục và tăng cường hoạt động chống phá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bằng nhiều hình

Page 7: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

7Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

đạo đức Hồ Chí Minh”. Tham mưu triển khai thực hiện chất lượng Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 25/04/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương (Khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; Chương trình hành động số 29 -CTr/TU, ngày 20/08/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Trung ương Đảng (Khóa XI) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, nhằm xây dựng nguồn nhân lực Quảng Nam phát triển toàn diện, lấy đạo đức làm cốt lõi nhân cách, giữ vững bản lĩnh chính trị, bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa Quảng Nam đồng thời, tham mưu sơ, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết khác trên lĩnh vực văn hóa, khoa giáo.

Thứ ba, Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch số 176 -KH/TU, ngày 12/06/2015 của tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW, ngày 09/10/ 2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận chính trị và định hướng công tác nghiên cứu đến năm 2030. Quan tâm triển khai mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về lý luận chính trị, về nghiệp vụ chuyên môn, các chuyên đề về kinh tế, văn hóa …để cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao.

Rà soát và tiếp tục triển khai thực hiện công tác viết lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ngành các cấp.

Thứ tư, Tuyên truyền kết quả phong trào thi đua yêu nước, bằng nhiều hình thức để tạo sức lan tỏa những thành tựu đạt được, những kinh nghiệm rút ra trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, và

nhân rộng các mô hình, gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt, trong thực hiện Chỉ thị 03CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ năm, Tích cực đổi mới, đa dạng hóa phương thức, sâu sắc nội dung hoạt động công tác tuyên giáo; nâng cao tính chủ động, tính định hướng, tính chiến đấu, tính thuyết phục, tính hiệu quả. Năng động, sáng tạo, bám sát cơ sở, tiếp xúc thực tiễn, nhất là, tổ chức các cuộc tọa đàm trực tiếp với các đối tượng, các thành phần xã hội để nắm tình hình và từ đó tham mưu giải pháp xử lý những vấn đề bức xúc, những vấn đề thực tiễn đặt ra. Cần tham mưu công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tuyên giáo cho từng đơn vị, địa phương. Đồng thời đề xuất những chính sách, chế độ mới phù hợp với công việc đặc thù của ngành tuyên giáo.

Công tác Tuyên giáo của Đảng luôn được xác định là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng; là cơ sở để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức, thể hiện vai trò đi trước, mở đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mong rằng các cấp ủy Đảng, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần khẳng định được trách nhiệm của tổ chức, của bản thân mình đối với vai trò, vị trí công tác tuyên giáo xuyên suốt sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 8: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố
Page 9: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

9Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO

là âm mưu cơ bản, lâu dài, xuyên suốt, không bao giờ thay đổi của Trung Quốc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các tầng lớp Nhân dân cần xác định đây là sự việc cực kỳ phức tạp, có thể kéo dài, không thể “nóng vội” giải quyết ngay được, phải hết sức kiên trì, tỉnh táo, không mắc mưu của đối tượng. Học tập kinh nghiệm, truyền thống quý báu của ông cha ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Ta phải có sách lược khôn ngoan, quyết liệt với Trung Quốc về vấn đề này. Các biện pháp đấu tranh của ta với phía Trung Quốc cũng phải kiên quyết, kiên trì, bền bỉ với nhiều biện pháp để giữ vững môi trường hòa bình, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam trong các thế hệ, các dân tộc Việt Nam không bao giờ thay đổi.

- Tăng cường đấu tranh ngoại giao, qua đó tranh thủ tiếng nói của các nước tạo ra dư luận phản ứng việc làm của Trung Quốc. Quá trình đấu tranh ta phải kiên trì về mặt chiến lược; phải linh hoạt, tỉnh táo.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các nước và khối Asean và tăng cường hợp tác toàn diện với các nước lớn nhằm đan xen lợi ích; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết; kiên quyết không để Tổ quốc bị động, bất ngờ.

- Chủ động thúc đẩy quan hệ Việt - Trung, xây dựng niềm tin tránh để hai nước hiểu nhầm nhau.

- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần đặc biệt quan tâm, tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, để “thực túc” mới có “binh cường”. Chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt cho Nhân dân, quan tâm giải quyết, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của Nhân dân… để “dân tin” Đảng và Nhà nước.

Các binh chủng làm công tác tư tưởng, cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là nhân dân Trung Quốc về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các cơ quan báo chí tiếp tục khai thác mọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mở chuyên trang, chuyên mục, tạo diễn đàn rộng rãi để các học giả, chính giới quốc tế ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc, làm cho việc tôn tạo bãi đá, rạn san hô của Trung Quốc trên Biển Đông trở thành vô giá trị.

nhận thức cho các tầng lớp Nhân dân, tiếp tục khẳng định công tác “Đền ơn đáp nghĩa” không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách ưu đãi để người có công, Nhân dân biết tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Thứ hai, Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể tiếp tục “Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia công tác Đền ơn đáp nghĩa” nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người có công,… phấn đấu đến cuối năm 2015 cơ bản giải quyết xong chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đảm bảo người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của Nhân dân nơi cư trú và có 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh liệt sỹ.

Thứ ba, Tập trung rà soát, xác lập hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn sót theo quy định; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân, nhất là các chế độ, chính sách mới ban hành.

Thứ tư, Tập trung chỉ đạo, làm tốt công tác vận động, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để sửa chữa, tôn tạo, xây mới các công trình ghi công liệt sỹ bảo đảm trang nghiêm, sạch đẹp; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở người có công giai đoạn 2015 - 2020 và Đề án nâng cấp, tôn tạo, sửa chữa mộ, nghĩa trang liệt sỹ giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.

Thứ năm, Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, kịp thời xem xét xử lý những sai phạm, tiêu cực trong việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo việc thực hiện các chủ trương chính sách, chế độ ưu đãi ngày càng tốt hơn.

(Tiếp theo trang 4)Tích cực triển khai...

Page 10: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

10 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: “Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu; tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động của biến đổi khí hậu”… Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), bảo vệ tài nguyên và môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước.

Tỉnh Quảng Nam sau khi quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 27/8/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 24-CTr/TU; UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 3427/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình 24-CTr/TU trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã có 18/18 huyện, thị ủy, thành ủy, 5/5 Đảng ủy trực thuộc và hầu hết các cấp ủy cơ sở đã ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chương trình của Tỉnh ủy.

Chúng ta biết rằng, BĐKH tác động mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế-xã hội và sức khỏe con người. Nói một cách khác, BĐKH là thách thức lớn nhất cho tiến trình phát triển bền vững hiện nay. Vì vậy, một mặt, ứng phó với BĐKH chính là thúc đẩy quá trình phát triển bền vững và mặt khác, muốn phát triển bền vững phải ứng phó có hiệu quả với BĐKH. Do đó, ứng phó với biến đổi khí hậu không còn là nhiệm vụ riêng của

từng người, từng tổ chức riêng lẻ mà đòi hỏi phải có sự hợp tác hành động của tất cả mọi người, của tất cả các ngành, lĩnh vực.

Thời gian qua công tác ứng phó với Biến đổi Khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được các cấp, các ngành, địa phương chú trọng. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn Quảng Nam, mục tiêu của chương trình cơ bản đã đạt được kết quả ban đầu; hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức như đào tạo, tập huấn, sân khấu hóa, tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng,... qua đó nhận thức của cán bộ, các cấp, các ngành được nâng lên; cộng đồng dân cư của 18 huyện, thị xã, thành phố đã cơ bản hiểu được những tác động của BĐKH và có giải pháp thích ứng ở hiện tại và tương lai. Cùng với tuyên truyền, hoạt động đánh giá các tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, ngành, địa phương cũng đã được triển khai đồng bộ để đưa ra giải pháp thích ứng phù hợp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã triển khai 24 mô hình thí điểm cho 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Có thể nói rằng, đến nay các mô hình thí điểm của Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả thiết thực, có tác động đến đời sống cộng đồng trong vùng thực hiện dự án. Thời gian thực hiện chương trình ứng phó với BĐKH tuy không dài, chỉ mới giai đoạn đầu thí điểm nhưng tỉnh Quảng Nam đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình và đạt được kết quả bước đầu, tác động tích cực.

Cùng với công tác chủ động ứng phó với BĐKH, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) được nhìn nhận là vấn đề sống còn, được coi là một

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

NguyễN ViễN �Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường

Page 11: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

11Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

trong ba trụ cột để phát triển bền vững đất nước. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác BVMT của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và người dân đã có những chuyển biến tích cực; BVMT được đưa vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp học, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Báo cáo đánh giá, kiểm điểm, kế hoạch, chương trình hoạt động của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đã đề cập đến công tác BVMT. Hệ thống văn bản pháp luật về BVMT trên địa bàn tỉnh từng bước được xây dựng như: quyết định ban hành quy định về BVMT trên địa bàn tỉnh, chỉ thị về việc ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong phát triển đô thị, dịch vụ và công nghiệp, chỉ thị về việc BVMT trong hoạt động du lịch, tăng cường BVMT trong các Khu, Cụm công nghiệp (K,CCN), Khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung, ....; Các chương trình, đề án, đề tài được xây dựng, triển khai thực hiện như: Chiến lược BVMT tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm (KSON) , Đề án quản lý CTR các vùng nông thôn, Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015; Tổ chức bộ máy và nguồn lực cho BVMT được tăng cường. Mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường từng bước được hạn chế, công tác bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) đạt

được những kết quả nhất định. Công tác thẩm định và phê duyệt các hồ sơ về môi trường luôn được quan tâm thực hiện. Công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm được chú trọng. Nhiều cơ sở gây ONMT nghiêm trọng đã được xử lý triệt để. Quy hoạch các khu chôn lấp, xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt. Điều kiện sống của người dân dần được cải thiện, tỷ lệ dân được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh tăng khá.

Tuy nhiên, công tác ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường vẫn đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. BĐKH diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn so với dự báo, nhất là thiên tai, nước biển dâng; triều cường, xâm nhập mặn, trái đất nóng lên... Tài nguyên chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Khai thác khoáng sản trái phép gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Ô nhiễm môi trường, suy giảm ĐDSH vẫn tiếp tục gia tăng... Những tồn tại, hạn chế và thách thức đối với biến đổi khí hậu là do nhiều nguyên nhân, nhưng chính vẫn là nguyên nhân chủ quan. Các cấp, các ngành còn quá tập trung nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, quá coi trọng kết quả trước mắt mà chưa quan tâm đầy đủ đến lợi ích lâu dài và mục tiêu phát triển bền vững. Chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường còn thiếu tính chiến lược, không đồng bộ, chưa toàn diện, chưa sát với thực tế. Nhiều giải pháp

Quang cảnh Hội nghị triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

Page 12: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

12 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

chưa xác định rõ bước đi, cách làm. Quản lý nhà nước có lúc, có nơi còn buông lỏng. Đầu tư dàn trải thiếu trọng tâm, trọng điểm. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đơn vị, sự quản lý thống nhất, mang tính hệ thống. Các chế tài chưa đủ sức răn đe; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật chưa được nghiêm minh...

Để nhanh chóng khắc phục những khó khăn, yếu kém, trong thời gian đến, chúng ta cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Trước hết, tiếp tục gắn việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW với Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, Chương trình số 24-CTr/TU ngày 27/8/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, tự giác sử dụng tiết kiệm tài nguyên và BVMT. Phân công trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong hành động ứng phó với BĐKH và BVMT. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác phòng ngừa, ứng phó BĐKH, BVMT. Xây dựng năng lực, kỹ năng, phổ biến kinh nghiệm phòng, tránh thiên tai, thích ứng với BĐKH. Tạo dư luận xã hội hưởng ứng ủng hộ những hoạt động tích cực, phê phán các tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, làm mất vệ sinh, gây ÔNMT, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã. Nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm về BVMT.

Thứ hai, coi trọng công tác quản lý nhà nước về ứng phó với BĐKH và BVMT. Ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định pháp luật về BVMT, sửa đổi và bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao, rà soát các văn bản chồng chéo, bất cập giữa các ngành quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp, xác định, phân công rõ trách nhiệm của cơ quan TN&MT, các Ban, ngành liên quan và UBND các cấp trong tỉnh về phối hợp quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chương trình, Quy hoạch, kế hoạch, Đề án, nhiệm vụ... đã đề ra trong Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa hoạt động ứng phó với BĐKH và BVMT, phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng dân cư; kiện toàn tổ chức bộ máy bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở; cán bộ làm công tác thanh tra cấp tỉnh và cấp huyện. Đầu tư và nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và máy móc để đáp ứng yêu cầu công tác đo đạc, quan trắc các chỉ tiêu môi trường.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ ứng phó BĐKH và BVMT. Xây dựng và thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ phục vụ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó BĐKH và BVMT. Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong ứng phó với BĐKH và BVMT.

Thứ năm, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định các hồ sơ về môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình BVMT; phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, làng nghề, lưu vực sông, khu dân cư, đô thị và ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề.

Thứ sáu, tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư về thuế và tài chính để kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các dự án thu gom và xử lý rác thải, cơ sở hạ tầng BVMT. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư thay thế và cải tiến các thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến thân thiện với môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Từng bước đa dạng hóa nguồn lực phục vụ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, kêu gọi các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ hỗ trợ nguồn lực, kinh phí để từng bước tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đầu tư xây dựng các công trình, dự án nhằm từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Page 13: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

13Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách lớn, giữ vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh

xã hội của đất nước. Vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 21-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”; Chính phủ ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 phê duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020; Quốc hội ban hành Nghị quyết số 68/2013/NQ-QH13 ngày 29/11/2013 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân và thông qua Luật BHXH (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT trong năm 2014. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách BHXH, BHYT được các bộ, ban, ngành ban hành kịp thời, ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ngành BHXH.

Đối với tỉnh Quảng Nam, ngày 05/3/2013, Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Chương trình số 23-CTr/TU và UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1436/KH-UBND ngày 26/4/2013 về thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó 18/18 Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy đã ban hành các Chương trình, kế hoạch nhằm triển khai Chương trình số 23-CTr/TU của Tỉnh ủy và cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHYT tại các địa phương. Mục tiêu mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề ra là đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 40% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và 95% người dân tham gia BHYT. Để đảm bảo đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là Quyết định số 1301/QĐ-UBND, ngày 13/4/2015 ban hành Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành

phố trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền và thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với BHXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho các cơ quan, đơn vị, địa phương cùng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh 5 tháng đầu năm 2015 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến ngày 31/5/2015, toàn tỉnh có 135.728 người tham gia BHXH, tăng 4.405 người so với cuối năm 2014; 1.160.943 người tham gia BHYT, tăng 22.088 người so với cuối năm 2014; 115.771 người tham gia BHTN, tăng hơn 8.000 người so với cuối năm 2014. Số thu BHXH, BHYT, BHTN 5 tháng là 907,871 tỷ đồng, đạt 39,96% so với kế hoạch được giao, tăng 6,73% so với cùng kỳ năm 2014. Đi đôi với công tác thu, công tác chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN được cơ quan BHXH phối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Nhờ đó, đời sống của người lao động và nhân dân được đảm bảo khi không may bị ốm đau, tai nạn, bệnh tật

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

PHạm VăN Lại �Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

Khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam.

Page 14: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

14 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

hoặc mất việc làm… Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện

chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Mặc dù đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng cao so với cuối năm 2014, nhưng tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT trên toàn tỉnh chưa cao (BHXH khoảng 17% lực lượng lao động, BHYT khoảng 79% dân số).

Ý thức chấp hành pháp luật và tinh thần trách nhiệm với người lao động của nhiều chủ sử dụng lao động chưa cao, nhất là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; tình trạng né tránh, không tham gia BHXH, BHYT cho người lao động hoặc tham gia không đủ số lao động, tham gia với mức lương thấp hơn mức lương thực tế trả cho người lao động vẫn còn xảy ra ở một số doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Tình trạng chiếm dụng quỹ BHXH, quỹ BHYT; trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động chậm; nợ BHXH, BHYT xảy ra ở hầu hết các địa phương. Đến 31/5/2015, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh trên 161 tỷ đồng, bằng 7,09% so với kế hoạch thu được giao.

Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Đối với cơ quan BHXH cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh phù hợp với thực tiễn của địa phương trong từng thời điểm cụ thể, nhằm đảm bảo hoàn thành xuất sắc của chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Bên cạnh việc tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài; tuyên truyền trực quan bằng các pano, áp phích, tờ rơi, tờ gấp,...; cơ quan BHXH phối hợp với các cơ quan liên quan

như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, ngành giáo dục & đào tạo, ngành Lao động, Thương binh & Xã hội,... tổ chức tuyên truyền trực tiếp ở cơ sở tại các xã, phường, thị trấn, trường học, bệnh viện,... cho các nhóm đối tượng là hội viên hội nông dân, hội phụ nữ, học sinh, sinh viên,... Tổ chức đối thoại về chính sách BHXH, BHYT với lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động.

Thứ bốn, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Tiếp tục duy trì và áp dụng triệt để Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện nhằm chuẩn hóa quy trình, thủ tục, hồ sơ và thời gian giải quyết đối với các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, giảm phiền hà, minh bạch quá trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2015, BHXH tỉnh đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh về việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại các cơ quan, doanh nghiệp (chi phí do cơ quan BHXH chi trả) ngoài việc tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH cấp huyện, nhằm giảm thủ tục, thời gian và số lần giao dịch của đơn vị sử dụng lao động khi thực hiện chế độ BHXH, BHYT cho người lao động.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và hoạt động chuyên môn thông qua các phần mềm ứng dụng, đặc biệt tích cực triển khai thực hiện giao dịch điện tử, hồ sơ đóng BHXH, BHYT qua mạng internet; phấn đấu đến hết năm 2015, 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện thu, nộp BHXH, BHYT, BHTN bằng hình thức giao dịch điện tử theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công số 2503/UBND-VX ngày 11/6/2015.

Thứ sáu, tiếp tục củng cố, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC trong toàn đơn vị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành trong tình hình mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ, vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, “đoàn kết, đổi mới, tận tụy vì sự nghiệp an sinh xã hội” xứng đáng với tinh thần Bức trướng của Tỉnh ủy tặng cho cán bộ, CCVC ngành BHXH Quảng Nam nhân kỷ niệm 20 năm thành lập BHXH Việt Nam.

Page 15: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

15Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Với 142km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Sê Koong, được xây dựng 60 cột mốc, 7 cọc dấu trên thực địa, trải dài qua các huyện Tây

Giang, Nam Giang, với 14 xã, 79 thôn. Dân cư gồm 4.317 hộ/20.340 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cơ tu, Giẻ triêng (Tà Riềng, Ve...), bố trí thưa thớt, nhất là khu vực dọc biên giới.

Những năm qua, BĐBP tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cấp, các ngành làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, nhân dân nhận thức về quốc gia, quốc giới; các Hiệp định, Quy chế khu vực biên giới... Làm cho cán bộ, nhân dân nâng cao ý thức về âm mưu, phương thức thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, ý nghĩa của đường biên, cột mốc. Tổ chức cho các thôn bản, các gia đình đăng ký thực hiện tự quản từng đoạn đường biên, từng cột mốc biên giới theo từng địa bàn dân cư. Tập trung xây dựng 52 tổ tự quản đường biên cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn bản tại các xã biên giới với hơn 4.200 hộ gia đình tham gia.

Mỗi hộ gia đình, mỗi người dân thông qua tham gia tuần tra với các đồn biên phòng, thông qua hoạt động dẫn đường, vận chuyển vật liệu xây dựng cột mốc, việc sản xuất nương rẫy, các mối quan hệ thân tộc, dân tộc, kết nghĩa bản – bản hai bên biên giới... để bảo vệ đường biên, cột mốc. Chính vì vậy, đoạn biên giới Quảng Nam – Sê Koong không xảy ra tình trạng xâm canh, xâm cư, hệ thống cột mốc, cọc dấu được bảo vệ nguyên trạng, các vụ việc vượt biên, ra vào, khai thác tài nguyên khoáng sản, động vật, lâm thổ sản quý hiếm, xây dựng công trình trái phép... trong khu vực biên giới, vành đai biên giới được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh; mối quan hệ hai bên biên giới ngày càng bền chặt.

Từ năm 2008 đến nay, việc thực hiện kế hoạch tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc giới của Đảng, Nhà nước ta và nước bạn Lào đã thỏa mãn nguyện vọng và mong ước cháy bỏng từ ngàn đời nay của đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới Quảng Nam – Sê Koong. Bởi từ đây, trên mỗi ngọn núi, dòng sông, con suối biên giới được xác định bằng hệ thống cột mốc, cọc dấu, xác định rõ hướng đi của đường biên giới. Cán bộ và nhân dân hai nước Việt Nam, Lào nói chung, ở khu vực biên giới nói riêng rất đỗi tự hào vì đã nắm vững được từng đoạn đường biên; phân định được rõ ràng đâu là đất của ta, đâu là đất của bạn và thấy rõ từng cột mốc uy nghi, vững chãi, thiêng liêng giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, giữa lòng hai dân tộc anh em chung thủy Việt – Lào.

Nếu như trước đây, trung bình 8,35km đường biên mới có 01 cột mốc. Việc xác định đường biên giới hết sức khó khăn, rất khó trong việc tự quản, bảo vệ, dễ dẫn đến các hoạt động xâm phạm chủ

Trung tá � QuáCH THiệN DưPhó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh Quảng Nam

Bộ đội Biên phòng Quảng Namxây dựng phong trào quần chúng tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc

Tình quân dân ở huyện biên giới Tây Giang.

Page 16: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

16 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

quyền quốc gia của mỗi bên. Hiện nay, trung bình 2,11km đường biên có 01 mốc quốc giới, cọc dấu. Mỗi thôn, bản tự quản khoảng 0,55km đường biên giới. 64 hộ dân tự quản, bảo vệ 01 mốc quốc giới, cọc dấu. 30 hộ dân tự quản, bảo vệ 01 km đường biên giới. Đây là điều kiện hết sức quan trọng trong tăng cường vai trò và phát huy ý thức trách nhiệm, hiệu quả của quần chúng nhân dân trong tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc.

Để mỗi cột mốc, cọc dấu, mỗi đoạn đường biên giới thực sự là bảo vật, là công trình thiêng liêng của hai quốc gia, là tài sản vô giá, là cơ sở để khẳng định chủ quyền biên giới, là mục tiêu tự quản, bảo vệ của mỗi người dân, của mỗi thôn bản biên giới, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Thứ nhất, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tự giác bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất của Tổ quốc, quán triệt phương châm, nguyên tắc đối ngoại độc lập, tự chủ, là bạn, là đối tác tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhất là giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt với chính quyền và nhân dân biên giới của bạn Lào. Muốn vậy, phải coi trọng yếu tố yên dân, đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của người dân, làm cho dân biết, dân tin, dân ủng hộ và dân tham gia thực hiện sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Gắn xây dựng thế trận lòng dân với xây dựng khu vực phòng thủ ở địa bàn biên giới liên hoàn, vững chắc. Tham gia vận động và tổ chức xây dựng, chuẩn bị các tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ và đặc biệt là tiềm lực chính trị tinh thần để đáp ứng với mọi tình huống bảo vệ biên giới trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả thiết thực, thể hiện tình đồng chí anh em mẫu mực với bạn Lào, tạo sự tin cậy, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau chí tình, chí nghĩa, cùng cộng đồng trách nhiệm trong bảo vệ đường biên, mốc quốc giới.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tự giác, tự quản đường biên, cột mốc. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, thân tộc, dân tộc hai bên biên giới. Bác Hồ đã dạy “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” . Do vậy phải tạo niềm tin và nhận thức đầy đủ của người dân

về chủ quyền biên giới quốc gia, thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tự giác ủng hộ, tham gia các hoạt động bảo vệ biên giới; nắm vững các quy định của pháp luật về biên giới, thấy rõ âm mưu thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch và các loại đối tượng, tuân thủ và thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, giữ vững đoàn kết, thống nhất trong từng cộng đồng dân cư để tạo sự cộng hưởng sức mạnh của ý Đảng, lòng Dân trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

Thứ ba, triển khai thực hiện tốt các chương trình, mô hình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi vì sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh, cho bảo vệ đường biên, cột mốc. Do vậy vấn đề đặt ra là các cấp, các ngành có liên quan tích cực nghiên cứu tìm các giải pháp phù hợp để phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, trước mắt là phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo việc làm, phát triển bền vững và tăng thu nhập cho người dân. Quy hoạch, bố trí các cụm dân cư liên hoàn, khép kíp, xây dựng hệ thống đường giao thông, đường tuần tra dọc tuyến biên giới để tạo thành thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Thứ tư, phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách của Bộ đội Biên phòng trong vận động, tập hợp, tổ chức phong trào quần chúng tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn bản, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.

Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đang đặt ra những yêu cầu mới, hết sức khó khăn… Để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc. Một mặt Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng cán bộ chiến sỹ có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, hết lòng hết sức “phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”; nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, công tác. Mặt khác, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ biên giới, nhất là công tác vận động quần chúng; phân công, giao

Page 17: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

17Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

nhiệm vụ cho từng thôn, từng hộ gia đình đảm nhiệm từng đoạn đường biên, từng mốc quốc giới cụ thể; hướng dẫn cách thức quản lý, bảo vệ phù hợp với nhận thức của người dân và quy định của pháp luật.

Chú trọng việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các các ngành, các cấp, các địa phương trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, công tác biên phòng, đối ngoại. Nắm vững quan điểm, đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiên định về chiến lược, linh hoạt, sáng tạo và kiên trì về sách lược trong xử lý các tình huống, chú trọng đảm bảo an ninh ở các khu vực trọng điểm, gắn kết chặt chẽ giữa đảm bảo an ninh biên giới với an ninh nội địa.

Thứ năm, phát huy tốt mô hình kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới. Hiện nay 35 bản của ta và 8 bản của bạn trên dọc tuyến biên giới đã tổ chức kết nghĩa. Hoạt động kết nghĩa không chỉ tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, củng cố quan hệ đoàn kết dân tộc, thân tộc, tương trợ giúp đỡ trong cuộc sống mà còn là nền tảng hết sức quan trọng trong việc phối hợp bảo vệ đường biên, cột mốc. Tạo được nhận thức và trách nhiệm chung của cán bộ, nhân dân hai bên biên giới. Làm cho người dân hai bên biên giới thấy rõ việc bảo vệ đường biên cột mốc là quyền lợi và nghĩa vụ hết sức thiêng liêng, cao cả.

Thứ sáu, thường xuyên làm tốt công tác sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu triển khai, nhân rộng các mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo; động viên, khen thưởng kịp thời các thôn bản, từng hộ gia đình, từng người dân trong tự quản bảo vệ đường biên cột mốc, tạo được thế trận lòng dân, tạo sự ủng hộ tích cực, tự giác của người dân, làm điểm tựa vững chắc trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Đặc biệt là tập trung nghiên cứu, phối hợp tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”.

Xây dựng phong trào quần chúng tự quản bảo vệ đường biên, cột mốc là yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu, khách quan và là vấn đề có tính quy luật, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Do vậy phải dựa vào dân. Xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, thống nhất, đồng bộ, liên hoàn, khép kín, chú trọng các khu vực trọng điểm trên các tuyến biên giới, tạo thành “thế trận tổng hợp, đa năng, nhiều tầng, nhiều tuyến”... để bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới thiêng liêng của Tổ quốc trong tình hình mới.

Tây Giang hôm nay.

Page 18: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

18 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải miền Trung, đồng thời là tỉnh ở chính giữa trục giao thông Bắc - Nam về đường

sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không; là một tỉnh không chỉ có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng mà còn là một địa bàn có nhiều tôn giáo cùng hoạt động, đông đảo chức sắc, chức việc. Với dân số trên 1,461 triệu người, trong đó có gần 12% dân số theo các tôn giáo, còn lại đa số nhân dân theo tín ngưỡng truyền thống: Thờ cúng ông bà tổ tiên…

Tuyệt đại đa số chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có lòng yêu quê hương đất nước. Điều đó được thể hiện qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, họ luôn tin tưởng, ủng hộ vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và đã tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Với truyền thống đó, ngày nay họ tiếp tục phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong quá trình đổi mới đất nước, đông đảo chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo ở Quảng Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đoàn kết gắn bó cùng nhau thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng cuộc sống mới ở địa bàn khu dân cư. Họ không chỉ chăm lo đến việc “đạo” mà còn quan tâm đến việc “đời”. Sống “tốt đời, đẹp đạo” không chỉ là phương châm hành động của giáo hội mà còn là lẽ sống của mỗi chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo ở Quảng Nam hiện nay.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, có một bộ phận đồng bào có đạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán có mặt còn lạc hậu, hiện tượng mê tín dị đoan vẫn tồn tại và đây cũng chính là điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng

lôi kéo, kích động nhằm mục đích chống phá sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

Nhận thức được tình hình đó, thời gian qua Đảng bộ và Chính quyền các cấp ở Quảng Nam đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vận động quần chúng và đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, thúc đẩy quần chúng chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng do Đảng bộ và Chính quyền địa phương phát động.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, căn cứ vào đặc điểm tình hình tôn giáo của địa phương, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã cụ thể hóa và ban hành các văn bản hướng dẫn các cấp chính quyền thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo; đồng thời có kế hoạch triển khai sâu rộng trong quần chúng nhân dân đặc biệt là đối với chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo.

Ban Tôn giáo phối hợp với các ban, ngành chức năng thường xuyên tổ chức các lớp học tập, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo trong toàn tỉnh. Việc học tập đó đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của quý liệt vị nầy ở Quảng Nam. Đời sống của quần chúng tín đồ các tôn giáo ngày càng tiến bộ, những nhu cầu tôn giáo chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật được quan tâm giải quyết. Điều đó được thể hiện:

- Nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo được mở rộng, sửa chữa, xây dựng mới khang trang, vừa đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo vừa tạo cảnh quan văn hóa ở địa phương. Các sinh hoạt tôn giáo chính đáng được tiến hành bình thường theo quy định của pháp luật đã đáp ứng nhu cầu của đông đảo tín đồ các tôn giáo ở Quảng Nam.

Công tác vận động quần chúng chức sắc, tu sĩ, tín đồ các tôn giáo ở Quảng Nam hiện nay

NguyễN THị HồNg HiềN �Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

Page 19: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

19Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

- Các hoạt động văn hóa từ thiện xã hội đã thu hút được đông đảo tín đồ, chức sắc, tu sỹ các tôn giáo tích cực tham gia như: Phong trào xóa đói giảm nghèo; chăm sóc trẻ mồ côi, người già neo đơn; xây dựng lớp học tình thương; chữa bệnh và quyên góp tiền của cứu trợ đồng bào ở những vùng bị thiên tai,lũ lụt;… Nhiều xứ đạo, họ đạo đã giúp nhau phát triển kinh tế góp phần cải thiện đời sống cho các tín đồ có hoàn cảnh khó khăn. Chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động “dân số và kế hoạch hóa gia đình”; an toàn giao thông đường bộ… Cuộc vận động “toàn dân xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư” đã xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể các chức sắc, tu sỹ các tôn giáo tận tuỵ với việc “đạo”, hăng say với việc “đời”, họ là những tấm gương tốt cho quần chúng tín đồ noi theo.

- Các phong tục tập quán lạc hậu, tệ nạn xã hội từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm…được đầu tư xây dựng ngày càng chất lượng đảm bảo cho nhân dân nói chung và quần chúng tín đồ các tôn giáo nói riêng được đảm bảo.

- Thường xuyên tiếp xúc đối với hàng ngũ chức sắc, tu sỹ các tôn giáo để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của họ để tìm hướng giải quyết thích hợp. Chủ động gặp gỡ, đối thoại, đấu tranh với những chức sắc, tu sỹ có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo. Hướng dẫn họ hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật của nhà nước, tránh tình trạng xảy ra “điểm nóng” tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Từ đó tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các chức sắc, tu sỹ các tôn giáo, xóa bỏ mặc cảm, tự ty, thành kiến và sự xa cách giữa các chức sắc, tu sỹ các tôn giáo đối với chính quyền. Chính vì vậy họ đã và đang trở thành lực lượng có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cả nước.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song công tác vận động quần chúng chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo ở Quảng Nam hiện nay vẫn chưa đồng bộ, có nơi thiếu sự phối hợp chặt chẽ.

Bộ máy quản lý nhà nước đối với tôn giáo tuy từng bước được củng cố nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Do nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng của công tác dân vận nên vẫn

còn một số cán bộ chưa thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân nói chung và tín đồ các tôn giáo nói riêng. Biện pháp xử lý các hoạt động vi phạm còn nặng tính hành chính, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Công tác kiện toàn củng cố cấp uỷ Đảng và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đất nước và địa phương đặt ra trong tình hình mới.

Từ tình hình trên, vấn đề đặt ra hiện nay là cần tăng cường và thường xuyên đổi mới hơn nữa công tác tôn giáo nói chung và công tác vận động quần chúng chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo nói riêng ở Quảng Nam trong tình hình mới hiện nay. Muốn làm tốt công tác này, trước hết Đảng bộ và Chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, làm cho chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, làm cho chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo phát huy vai trò làm chủ, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Trước hết, tạo mọi điều kiện thuận lợi về vốn, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, quan tâm giải quyết vấn đề đất sản xuất... để đồng bào có đạo ổn định sản xuất. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để làm tốt công tác vận động quần chúng chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo. Chú ý xây dựng lực lượng nòng cốt vùng giáo. Chăm lo xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Kịp thời cụ thể hoá những chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước từ đó làm cơ sở đẩy mạnh công tác vận động chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện tốt điều đó sẽ góp phần củng cố phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thu hút đông đảo quần chúng chức sắc, tu sỹ, tín đồ các tôn giáo tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Page 20: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

20 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TƯ LIỆU THÔNG TIN

Tháng 1 năm 1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Bec-lin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc

tế ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 26/4/1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơnevơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự Hội nghị có 9 đoàn đại biểu: Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và 3 đoàn phương tây: Pháp, Anh, Mỹ (đây là hội nghị có đầy đủ 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an liên hợp quốc); 3 quốc gia liên kết trên bán đảo Đông Dương: Lào, Campuchia và “quốc gia” Bảo Đại (lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia không được mời tham dự Hội nghị). Trong đoàn Việt Nam có Nouhak, đại diện Phathet Lào và Keo Ma-ny, đại diện Khơ-me Itrarak, mang hộ chiếu Việt Nam.

Ban đầu Hội nghị không bàn ngay về vấn

đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên. 17h30 ngày 7/5/1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ bay về Hội nghị từ Đông Dương. Do đó mà sáng ngày 8/5/1954, vấn đề Đông Dương sớm được đưa lên bàn nghị sự. Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Lào chính thức tham gia. Tiếng nói của Trưởng đoàn Việt Nam tại hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng với lập trường tại Hội nghị là đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia

Lập trường của các đoàn đại biểu phương Tây: Đoàn đại biểu Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, hất cẳng Pháp và chiếm Đông Dương. Đoàn đại biểu Vương quốc Anh thì chủ trương chống âm mưu kéo dài chiến

Cùng nhìn lại cuộc đàm phán và kí kếtHIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Đỗ VăN BìNH �Trưởng phòng LSĐ-LLCT BTG Tỉnh ủy

Toàn cảnh lễ ký kết Hội nghị Giơnevơ chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình Đông Dương. (Ảnh

tư liệu)

Page 21: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

21Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TƯ LIỆU THÔNG TIN

tranh của Mỹ, ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Phái chủ chiến của Pháp Laniel nhận đàm phán với ta để tránh búa rìu dư luận và tránh bị nhân dân Pháp lật đổ, đồng thời cứu nguy cho quân đội Pháp ở Đông Dương (bên ngoài hội nghị hàng ngàn người Pháp đang đấu tranh gay sức ép vì con em đang là tù binh tại Điện Biên Phủ Việt Nam) . Do lập trường của các bên hữu quan, từ ngày khai mạc cho đến 19/6/1954, Hội nghị tiến triển chậm chạp.

Trong phiên họp ngày 10/5/1954, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã đưa ra đề nghị 8 điểm nổi tiếng và có ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân các nước, nhất là nhân dân Pháp. Hai đồng Chủ tịch Hội nghị Êden (Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh) và Môlôtốp (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) cho rằng đề nghị của Việt Nam có tính chất xây dựng và đồng ý lấy hai bản đề nghị của Việt Nam và của Pháp làm cơ sở để thảo luận.

Tại hội nghị đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các của Thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, vì cuộc chiến tranh dai dẳn hao người tốn của nên buộc phải từ chức ngày 12/6/1954. Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ. Ngày 18/6/1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố trước quốc hội và nhân dân Pháp sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Từ ngày 10 đến 20/7/1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Đoàn Việt Nam đấu tranh quyết liệt, nhưng chỉ giành được khu tập kết cho Phathet Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh cho Khơme Itsarak vùng đóng quân.

Vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử, đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm. Nhưng phía Pháp vẫn đòi vĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20/7/1954, năm Trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy mốc giữa hai Vỹ tuyến 16 và 18 là vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.

Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới và Việt Nam, một hội nghị quốc tế với

sự tham dự của nhiều cường quốc (năm nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an liên hiệp quốc) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Tuy nhiên, với dân tộc Việt Nam, Hiệp định Giơnevơ mới chỉ là một mốc đánh dấu sự kết thúc một chặng đường 9 năm kháng chiến trong quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ để đi tới độc lập tự do. Trong phiên họp cuối cùng tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đã hướng về đồng bào của mình nói những lời đầy tâm huyết và mang tính dự báo: “…Nhân dân Việt Nam! Đồng bào miền Nam! Thắng lợi thuộc về chúng ta! Độc lập và thống nhất Tổ quốc chúng ta là ở trong tay chúng ta. Những người yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới đều đồng tình với chúng ta. Đồng bào hãy nhớ lấy lời Hồ Chủ tịch: “Cuộc đấu tranh phải gian khổ, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng”. Về sự kiện lịch sử này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “… Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Mọi kí kết ban giao quốc tế đều dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, hai bên cùng có lợi. Thuật ngữ “thế giới phẳng” ra đời trong xã hội văn minh, cho thấy mọi bưng bít, hay giấu giếm thông tin, mọi sự bắt nạt, kẻ cả, bất bình đẳng trong quan hệ ngoại giao đều dần bị phơi bày và lên án. Có thể thấy, thay vì thuộc địa giữa nước nhỏ và nước lớn cường quốc, đế quốc trước đây bằng các cuộc chiến tranh, xâm chiếm thì ngày nay xu thế hội nhập các nước nghèo bị “cuốn theo” dễ tổn thương và dần trở thành lệ thuộc. Để tránh lệ thuộc, khỏi bị tổn thương trước các nước lớn thì chúng ta phải tập trung phát triển tạo tiềm lực: phải xây dựng nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định về chính trị vững mạnh về an ninh - quốc phòng mới đủ sức đương đầu với thách thức. Đúng như những gì sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ nhất là các đồng chí làm công tác ngoại giao: “Thực lực là cái chiêng. Ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Trong hoàn cảnh mới chúng ta cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia, dân tộc, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 22: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

22 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TƯ LIỆU THÔNG TIN

Ngày 04/9/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2009/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020. Quảng Nam là một trong 28 tỉnh, thành phố trên cả nước được triển khai thực hiện Đề án. Qua 5 năm triển khai thực hiện cho thấy, các mục tiêu của Đề án được cụ thể hóa tại các địa phương đã giúp người dân vùng biển, ven biển, hải đảo Quảng Nam có thêm cơ hội được tư vấn, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Tỉnh Quảng Nam có 6/18 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng ven biển với diện tích tự nhiên 1.588 km2, dân số khoảng 910.000 người (số liệu thống kê năm 2013), chiếm 58% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân là 703 người/km2. Đời sống của dân cư trong vùng còn nhiều khó khăn; điều kiện địa hình tự nhiên có nhiều bất lợi; thiệt hại do thiên tai gây ra cho khu vực này hằng năm rất lớn. Đáng chú ý, người dân nơi đây thiếu cơ hội, điều kiện tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các chính sách và dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em (SKBMTE), sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ). Bênh cạnh đó, nhận thức của người dân về chính sách dân số của Đảng và Nhà nước chưa sâu sát; kiến thức về mang thai, sinh sản và phòng ngừa các yếu tố có nguy cơ cao còn nhiều hạn chế; kiến thức về nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số trong dân cư còn khá mơ hồ; tư tưởng trọng nam để làm nguồn

lao động ngư nghiệp còn khá phổ biến, dẫn đến chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh ở các địa bàn ven biển còn cao hơn mức chung của toàn tỉnh; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn ở mức cao, đặc biệt ở vùng ven biển khó khăn, đông dân.

Đáng chú ý, trong 05 năm qua, ngành chức năng và các địa phương đã tiến hành tổ chức 619 lần truyền thông tại cộng đồng có lồng ghép với cung cấp dịch vụ; 1.570 lần thảo luận nhóm; gần 198.400 lượt cộng tác viên, cán bộ dân số tư vấn trực tiếp tại nhà đối tượng. Với đội ngũ cộng tác viên dân số ổn định (gần 830 thành viên), họ đã luôn theo sát tình hình “đi từng ngõ, gõ từng nhà“ gặp gỡ các ngư dân để tư vấn, giới thiệu, cung cấp các phương tiện tránh thai. “Mưa dầm thấm lâu“, vượt qua những trở ngại ban đầu, dần dà, ý thức thực hiện các chính sách DS - KHHGĐ của cư dân vùng biển, đảo cũng có sự chuyển biến sõ rệt... Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 đã tạo điều kiện cho người

Nâng cao chất lượng dân số ven biển, hải đảo nhìn từ việc triển khai thực hiện các mục tiêu của đề án 52/2009/qđ -ttg

PHạm THaNH Hải �

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở xã đảo, thành phố Hội An. Ảnh: V.Quang

Page 23: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

23Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TƯ LIỆU THÔNG TIN

dân ở 49 xã ven biển, đảo được hiểu nhiều hơn về các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, CSSKSS.

Đề án 52 kết hợp với các mục tiêu về y tế, dân số và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn ven biển đã giúp người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn từ các bệnh xá quân dân y kết hợp; phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và vị thành niên, thanh niên được quan tâm chu đáo trong việc tư vấn đồng đẳng giới về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; tác hại của việc nạo phá thai và phá thai an toàn. Xét nghiệm vi rút viêm gan B cho đối tượng phụ nữ 15-24 tuổi chưa lập gia đình, không có việc làm, không đi học; can thiệp sớm tật bệnh ở thai nhi và sơ sinh, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Hoạt động cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản đảm bảo chất lượng, an toàn... Theo báo cáo, qua 5 năm triển khai, đã có 30.000 bà mẹ được khám thai, 130.000 trẻ em được chăm sóc sức khỏe tại 6 địa phương ven biển của tỉnh là thành phố Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, thành phố Tam Kỳ và Núi Thành.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở chưa thường xuyên quan tâm, đôi lúc chưa sâu sát về công tác Dân số - KHHGĐ. Sự phối hợp của một số cơ quan, ban ngành trong việc tổ chức thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ chưa được thường xuyên, thiếu đồng bộ; Do đặc điểm nhu cầu lao động biển nên tâm lý của người dân vùng biển luôn mong muốn sinh được nhiều con trai; Việc chấp nhận một số biện pháp tránh thai lâu dài ngày càng giảm; Tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa trong tổng số người đến khám còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ; Số trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu năng trí tuệ còn cao, do phần lớn các phụ nữ mang thai sống trong môi trường biển, ngập mặn và ít được tư vấn, khám để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến mang thai và chất lượng bào thai; trẻ sơ sinh ít được phát hiện và can thiệp điều trị sớm các bệnh lý chuyển hóa, di truyền.

Điều kiện kinh tế phát triển chậm, cơ sở vật chất nghèo nàn, giao thông đi lại còn khó khăn, nhận thức về công tác DSKHHGĐ và SKSS và nâng

cao chất lượng dân số còn hạn chế; Cơ sở đáp ứng dịch vụ ở các Trạm Y tế xã xuống cấp, trang thiết bị dụng cụ không đảm bảo, cán bộ y tế nhất là bác sỹ còn thiếu, năng lực cán bộ y tế còn hạn chế; Dân di cư đến vùng biển và ven biển để lao động và sinh sống có xu hướng gia tăng, nhất là khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc, huyện Điện Bàn; khu kinh tế mở huyện Núi Thành và khu du lịch thành phố Hội An làm cho mật độ dân số tăng lên và công tác quản lý gặp nhiều khó khăn hơn.

Để thực hiện tốt công tác kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, các cấp, ngành chức năng cần quan tâm một số nội dung trọng tâm, như:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục cho nhân dân vùng ven biển nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi có lợi trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thứ hai, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, giáo dục và chính sách nghề nghiệp cho lao động phụ; tăng cường đào tạo nghề quản lý và khai thác biển, đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng, trong đó cần ưu tiên đào tạo con em ngư dân, người làm nghề biển.

Thứ ba, có chính sách khuyến khích cán bộ y tế có trình độ đảm bảo ra công tác tại các vùng ven biển, đảo, hoặc đào tạo tại chỗ cho người dân vùng biển bằng việc cử tuyển để được đi đào tạo ở các trường đại học hoặc các cơ sở đào tạo dạy nghề;

Thứ tư, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; có cơ chế phối hợp với Bộ đội Biên phòng địa phương trong việc sử dụng các phương tiện vận chuyển cấp cứu bệnh nhân khi cần thiết; người dân ven biển, đảo, cần được đáp ứng đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có chế độ đặc thù về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Biển, đảo và ven biển có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và chiến lược phát triển dân số của tỉnh. Vì vậy nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống của người dân vùng biển, đảo sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Page 24: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

24 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TƯ LIỆU THÔNG TIN

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại và tàn bạo nhất, trong

đó có vũ khí hoá học. Trong vòng 10 năm (1961 -1971), quân đội Mỹ đã phun rải xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc hóa học trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc hại, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ cho hàng triệu người dân và các thế hệ con cháu Việt Nam. Trong đó, Quảng Nam là địa phương chịu ảnh hưởng lớn do hậu quả từ cuộc chiến tranh này.

Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh Quảng Nam có 15.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 5.005 nạn nhân chất độc da cam đã được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng. Trong những năm qua, thực hiện Thông báo 292-TB/TW, ngày 18/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) “về việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam và công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, tổ chức hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam”, công tác chăm lo, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vượt qua nỗi đau bệnh tật, tạo dựng cuộc sống ổn định và hòa nhập cùng cộng đồng đã được hệ thống chính trị các cấp và xã hội quan tâm, kết quả đạt được là rất lớn.

Tính đến cuối năm 2014, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp ở tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ vận động, kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với nạn nhân chất độc da cam; vận động tài trợ hơn 25 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho 93 hộ với số tiền 2.919.885.000 đồng; thăm và tặng 5.480 suất quà, trị giá 1.096.032.380 đồng, trợ cấp khó khăn cho các nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 1.025 suất, trị giá 571.195.234 đồng, chi hỗ trợ khám, chữa bệnh, điều trị phẫu

thuật cho nạn nhân chất độc da cam, giúp chữa bệnh và hỗ trợ nạn nhân thế hệ thứ 2 có điều kiện đến trường học tập… Bên cạnh đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã vận động tài trợ xây dựng Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân da cam, trị giá 10.762.569.690 đồng.

Hiện nay có 5.005 nạn nhân/15.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng. Các ngành chức năng của tỉnh đang tiếp tục giám định sức khỏe cho các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam theo Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH của liên Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; tiếp tục thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân và toàn xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Toàn tỉnh có 01 trung tâm (xã hội hóa), 02 tổ chức và nhiều cá nhân nhận đỡ đầu nuôi dưỡng, 70 nạn nhân được chăm sóc.

Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam cùng cấp rà soát, nắm tình hình nạn nhân chất độc da cam; đồng thời, thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học trong và sau chiến tranh; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn được đảm bảo tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân chất độc hóa học; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chuẩn đoán dị tật bẩm sinh trước khi sinh cho các bà mẹ; quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần để Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp hoạt động có hiệu quả. Toàn tỉnh có 01 cơ sở đào tạo, dạy nghề cho 50 nạn nhân chất độc da cam.

Các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước nói chung và chính sách đối với nạn nhân

Công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Lê THaNH NguyệT �

(Xem tiếp trang 27)

Page 25: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

25Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Năm 2010, chị Trần Thị Hằng được điều động về làm Bí thư Đảng ủy xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức. Chị rất lo lắng “Không biết người trẻ tuổi

có làm được không?”. Ông Lê Văn Dũng- Bí thư Huyện ủy Hiệp Đức lúc bây giờ biết được suy nghĩ của chị, đã động viên chị rằng “Chưa làm, sao biết làm được hay không ? làm cách mạng thì không phân biệt trẻ tuổi hay lớn tuổi !”.

Không bâng khuâng, lo lắng sao cho được, khi mới 25 tuổi, lại làm Bí thư của xã giàu truyền thống cách mạng, với những bậc lão thành cách mạng, với lớp đảng viên tuổi Đảng còn nhiều hơn tuổi đời của chị. Chị sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, ba mẹ chị cũng là lớp đảng viên kỳ cựu. Năm 2006, học xong đại học, ra trường chị tình nguyện trở về phục vụ quê hương, công tác ở Văn phòng Huyện ủy Hiệp Đức, sau đó được bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy, rồi điều chuyển về làm Bí thư Đảng bộ xã Quế Bình.

Nhìn chị, khuôn mặt dễ thương, giọng nói nhỏ nhẹ, nhưng có một quyết tâm cao. Những ngày đầu khi về xã, chị gặp không ít khó khăn, cũng là công tác Đảng nhưng ở đây lại đứng đầu ở một xã, làm sao cho dân tin, làm sao cho đảng viên đồng lòng. Muốn dân tin tưởng và làm theo thì bản thân phải là người nói được, làm được. Liên tục 4 năm liền (2011-2012-2013-2014), Đảng bộ xã Quế Bình đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”; địa phương 3 năm liền vinh dự được UBND tỉnh tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc. Năm 2012, cán bộ và nhân dân xã Quế Bình được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020 vừa qua, xã Quế Bình được vinh dự Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức tin tưởng chọn làm đơn vị thí điểm Đại hội cho cả tỉnh và huyện. Đây là Đại hội phát huy quyền dân chủ trực tiếp của đảng viên, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, trực tiếp bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy cơ sở. Kết quả đáng phấn khởi 100% cấp ủy, các chức danh đều được tín nhiệm cao.

Chị cho rằng, chủ trương bầu trực tiếp Ban Thường

vụ, Bí thư, Phó Bí thư tại đại hội đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, nhân dân đồng tình phấn khởi, ý Đảng-lòng Dân đã gặp nhau. Đảng bộ xã phát huy tinh thần đoàn kết, nhân dân đồng thuận thì việc gì cũng thành công. Không chỉ trong công việc, mà trong cuộc sống hằng ngày nghe ở đâu có trường hợp bất trắc, chị đều đến thăm hỏi, an ủi, ông Phan Thanh Hiền-đảng viên của chi bộ thôn 3 chia sẻ “Gia đình tôi gặp chuyện buồn phiền, chị ấy đến động viên chúng tôi rất nhiều, được một người đứng đầu của một xã không những quan tâm đến đời sống vật chất mà còn đời sống tinh thần người dân, gia đình chúng tôi thấy làm cảm kích”.

Chị Trần Thị Hằng tâm sự “ Trong quá trình học tập, nhất là trong thời gian học đại học, tôi cũng đã được tìm hiểu, nghiên cứu và học tập bộ môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”; thông qua môn học, tôi đã tích luỹ cho mình được nhiều kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cũng như tư tưởng, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi ra trường, tôi được nhận vào công tác tại Văn phòng Huyện uỷ Hiệp Đức vào cuối năm 2006, đây cũng là thời gian BCH Đảng bộ huyện hưởng ứng Chỉ thị 06 và tiếp đó là vào năm 2011 là Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo Bác thì phải học cả đời nhưng điều tôi mong muốn học theo Người nhất đó là phong cách gần gũi với quần chúng. Vì thế, trong nhiều năm qua tôi đã cố gắng tìm mọi cách để gần dân, hiểu dân, học dân và thể hiện trách nhiệm của mình với người dân…”.

Hy vọng, với tâm huyết và sự nghiệp cách mạng Đảng và với sức trẻ của mình chị Trần Thị Hằng sẽ cống hiến nhiều hơn nữa, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Hà aN �

Người trẻ tuổi có làm được không ?

Page 26: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

26 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

Từ bỏ công việc có thu nhập cao ở Sài Gòn, trở về quê hương làm giàu với mô hình kinh tế trang trại, Ngô Thanh Phong (33 tuổi, ở

tại thôn Vĩnh Xuân, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình) vinh dự được Trung ương Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của năm 2015.

Thử nghiệm mô hình mớiĐầu năm 2012, cùng với số vốn tích góp được

sau nhiều năm đi làm ăn ở Sài Gòn, Phong quyết định vay thêm ngân hàng 150 triệu đồng để xây dựng chuồng trại thử nghiệm chăn nuôi với mô hình hoàn toàn mới - nuôi heo trên nền đệm sinh học. Nuôi heo theo mô hình lót đệm sinh học là mô hình trước nay chưa từng làm tại địa phương. Vì vậy, để có những kiến thức cơ bản, Phong phải dành thời gian hàng tháng trời đọc sách về kỹ năng chăn nuôi, tham khảo các mô hình thành công trên mạng và gửi câu hỏi thắc mắc nhờ các chuyên gia tư vấn. Sau đó, Phong mạnh dạn sử dụng nguồn heo giống vốn có của gia đình để thử nghiệm và nhân rộng cả về số lượng và kỹ thuật, Phong cho biết: “Mô hình này giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giảm thời gian đầu tư cho chăn

nuôi, heo ít dịch bệnh và tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi thông thường”. Phong kể tỉ mỉ, nuôi heo đệm lót sinh học rất có lợi, lớp lót chuồng bằng trấu, mùn cưa khi gặp phân heo sẽ phản ứng lên men nên người nuôi không phải tốn công vệ sinh chuồng trại. Hiện tại, với số lượng heo chăn nuôi mỗi đợt 40-45con, mỗi năm xuất từ 3-4 lứa, mô hình này đã thu lãi gần 100 triệu đồng.

Kết quả lao động khả quan đã tạo tinh thần phấn khởi, tăng thêm sức mạnh trong con đường lập nghiệp, tháng 12/2012, Phong tiếp tục thử nghiệm mô hình nuôi chim yến. Theo anh Phong, xây dựng mô hình này ngay tại quê hương Thăng Bình rất phù hợp vì điều kiện tự nhiên thuận lợi, hơn nữa đây là mô hình đem lại thu nhập cao mặc dù kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn. Phong tâm sự: “Nuôi chim yến rất dễ sinh lãi vì không phải tốn tiền mua chim giống. Tất cả chỉ nhờ vào thiết bị dụ dỗ chim vào nhà và đặc biệt khu nhà dành cho chim phải được chúng ưng ý, chọn làm nơi ẩn nấp an toàn”. Hiện tại, nhà yến của Phong có khoảng 300 cặp chim yến, mỗi tháng thu khoảng 4 lạng sản phẩm tổ yến, trừ chi phí Phong thu về không

Khát vọng làm giàu của Phong!

THiêN NgâN �

Ngô Thanh Phong (người thứ nhất bên phải) trong

đợt ra Hà Nội nhận giải thưởng Lương Định Của.

Page 27: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

27Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT

chất độc da cam/dioxin nói riêng được các cấp, các ngành mà nòng cốt là Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp triển khai thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, đã đầu tư xây dựng 01 trung tâm bảo trợ xã hội với số tiền 10.762.569.690 đồng; đầu tư cho khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, ăn, nghỉ cho nạn nhân bằng nguồn thu khác với số tiền 430 triệu đồng. Có 5.005 nạn nhân được hưởng chính sách, 9.975 nạn nhân chưa được hưởng chính sách, 1.156 hồ sơ còn tồn đọng nhưng chưa được giải quyết.

Tuy nhiên, công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, như : nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc, chưa có những quan tâm đúng mức. Việc phối hợp triển khai thực hiện một số chính sách về giải quyết hậu quả chất độc da cam đôi lúc, đôi nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; công tác giám định chậm và có sự không trùng khớp giữa kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh với kết quả khám, xác định bệnh ở các cơ sở y tế tuyến huyện gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân. Đời sống nạn nhân chất độc da cam còn nhiều khó khăn, nhất là nạn nhân bị bệnh nặng. Hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở một số địa phương hiệu quả chưa cao, chưa chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo công tác Hội; việc củng cố, kiện toàn, thành lập tổ chức Hội ở cơ sở còn nhiều khó khăn. Việc huy động các nguồn lực để giúp đỡ cho nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam còn hạn chế.

Quảng Nam là tỉnh chịu nhiều hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại; hiện nay, số hội viên, nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và di chứng qua các thế hệ trên địa bàn tỉnh đa phần là những người tham gia kháng chiến, có công với nước, già yếu, bệnh tật cần được quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc giải quyết vẫn còn chậm, nhiều bất cập, có nơi để xảy ra sai phạm; vì vậy, cần tập trung rà soát, tháo gỡ những vướng mắc để kịp thời thực hiện chính sách đối với những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, góp phần chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh ngày càng tốt hơn.

Công tác chăm sóc,...(Tiếp theo trang 24)

dưới 15 triệu tiền lãi hằng tháng.Giải quyết việc làmViệc chăn nuôi tiến triển khá thuận lợi

đã tạo động lực để Phong tiếp tục đầu tư với quy mô lớn hơn, gầy dựng nhiều mô hình kinh tế kết hợp. Phong xây dựng thêm nhà dành riêng cho chim bồ câu. Để có giống, anh đi mua chim bồ câu con khắp nơi trong làng, từ 20 cặp ban đầu, đến nay nhà chim bồ câu của Phong đã có hơn 300 con, mỗi năm anh dắt túi thêm 35 triệu. Có nguồn thu nhập ổn định từ các mô hình làm giàu nhưng chàng trai trẻ vẫn thấy băn khoăn khi chứng kiến nhiều người dân tại địa phương không có công ăn việc làm nào khác ngoài việc đồng áng. Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động, đầu năm 2014 được sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, Phong mở cơ sở mây tre đan. Bà con nhận đem về đan lát thành sản phẩm hoàn thiện rồi nhập lại để Phong phân phối sản phẩm đi nhiều nơi. Hiện tại, cơ sở của Phong đang tạo công ăn việc làm cho 30 lao động trong lúc nông nhàn tại địa phương, chủ yếu là nông dân, có thu nhập gần 3 triệu đồng/người/tháng. Tính tổng cộng, mỗi năm từ chuỗi mô hình kinh tế này Phong thu về gần 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Mặc dù bận rộn với việc làm ăn nhưng Phong luôn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và là một trong những hạt nhân tiêu biểu của phong trào Đoàn tại địa phương. Chị Phan Thị Nhi- Bí thư Huyện đoàn Thăng Bình cho biết: “Điều đáng quý ở Phong không chỉ là việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho bản thân mà anh còn tham gia giải quyết công ăn việc làm thanh niên tại địa phương và tích cực tham gia, đồng hành với các hoạt động của Đoàn, của Hội. Tin tưởng rằng tấm gương khởi nghiệp của Phong sẽ trở thành cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều bạn thanh niên nông thôn”.

Page 28: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

28 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TIN HOẠT ĐỘNG

tỉNh ủy quảNg Nam tổ chức hội Nghị lầN thứ 22 (khóa XX)

Sáng ngày 03/7/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 22 (khóa XX). Chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí Lê Phước Thanh – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Ngọc Quang – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Đinh Văn Thu – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Tỉnh ủy viên, lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc...

Quang cảnh Hội nghị

Hội nghị đã sơ kết, đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và thảo luận, đề ra nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 của Tỉnh ủy; góp ý kiến Dự thảo lần thứ 2 Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 để trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI; đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo từ năm 2011 – 2015 và thảo luận mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 cho thấy, nhờ thực hiện tốt các giải pháp ngay từ đầu năm 2015 nên tốc độ phát triển của nền kinh tế vẫn đạt các mục tiêu đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng tăng 11,46% so với 6 tháng đầu năm 2014. Mức tăng này cao hơn mức tăng so với cùng kỳ, xấp xỉ đạt so với mức tăng của chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho cả năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm gần 84,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm hơn 15,7%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp

hơn 23.400 tỷ đồng, tăng 16% so với 6 tháng năm 2014, mức tăng này cao hơn mức tăng cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hơn 6.500 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Nhập khẩu tăng trên 36% so với cùng kỳ, giá trị 525 triệu USD; nhập khẩu tăng chủ yếu là linh kiện ô tô, điện tử tăng cao. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm hơn 6.320 tỷ đồng, đạt 69% dự toán năm, tăng hơn 65% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương hơn 5.930 tỷ đồng, bằng 42% dự toán năm, tăng hơn 5,0% so với cùng kỳ...

Về thực hiện công tác giảm nghèo: các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời nên trong 5 năm qua trên địa bàn tỉnh đã giảm nghèo nhanh và bền vững. Các chính sách giảm nghèo giải quyết cơ bản, kịp thời ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là y tế (100% học sinh, sinh viên nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập...). Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả (như Núi Thành, Đông Giang, Bắc Trà My, Điện Bàn, Hội An), cụ thể hóa chủ trương thành nghị quyết, chương trình, kế hoạch... và triển khai một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với chương trình cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý đối tượng và công khai các chế độ, chính sách giảm nghèo. Công tác theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo được quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Kết luận Hội nghị đồng chí Lê Phước Thanh – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh một số nội dung: trong 6 tháng đầu năm nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra sôi nổi trên khắp cả tỉnh tạo được ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhờ thực hiện tốt các giải pháp phát triển ngay từ đầu nên hầu hết các chỉ tiêu đề ở đầu đều đạt ở mức khá; nhiều công trình trọng điểm của 5 năm qua được khánh thành, đưa vào sử dụng nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam, đây là tiền đề, là động lực quan trọng để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Công tác xây dựng Đảng trong 6 tháng qua tập trung cho việc

Page 29: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

29Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TIN HOẠT ĐỘNG

triển khai chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI; tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương lớn của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, 11... Bên cạnh những mặt đạt được, còn có những khó khăn, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tập trung chỉ đạo quyết liệt như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chập, xuất khẩu có xu hướng giảm, tình hình hạn hán, thiên tai diễn biến phức tạp...

Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm theo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trong thời gian đến đề nghị các đồng chí cán bộ, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, các địa phương, đơn vị phát huy tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sau: Về kinh tế xã hội: tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án theo cam kết... Về quốc phòng, an ninh, nội chính và đối ngoại: hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao về bảo vệ chủ quyền; thực hiện đồng bộ các giải pháp về an ninh, quốc phòng, nội chính, đối ngoại; giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội... Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền: nhiệm vụ quan trọng nhất là tổ chức thành công đại hội đảng bộ cấp huyện và tương đương, tiến hành tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Về Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh: cần làm tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, phân loại thôn nghèo, xã nghèo hằng năm, đảm bảo chính xác, công bằng, không bỏ sót đối tượng. Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá sâu sát tiến bộ, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình giảm nghèo điển hình, hiệu quả... Ngoài ra, tại Hội nghị lần này còn có nội dung xem xét, giới thiệu nhân sự bầu bổ sung Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ và giới thiệu Uỷ viên Kiểm tra Tỉnh uỷ bầu giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2010-2015.

Anh Minh

lãNh đạo BaN tuyêN giáo tỉNh ủy quảNg Nam tiếp và làm việc với BaN tuyêN giáo tỉNh ủy Sê kooNg (lào)

Vừa qua, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sê Koong do đồng chí Bu-say Say-nhạ-sển làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

Sáng ngày 26/6/2015, đồng chí Ngô Văn Hùng - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và các đồng chí lãnh đạo Ban đã tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự buổi làm việc còn có các đồng chí: Thái Viết Tường - Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, đồng chí Nguyễn Thanh Hồng-Giám đốc Sở Ngoại vụ, Trưởng ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy: Tam Kỳ, Phú Ninh, Nam Giang, Tây Giang, lãnh đạo các phòng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam.

Hai bên ký kết biên bản ghi nhớ.

Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi một số công tác nổi bật của hai Ban Tuyên giáo hai tỉnh Quảng Nam và Sê Kông thời gian qua, đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên giáo của hai cơ quan, nhất là công tác tham mưu Tỉnh ủy và thực hiện các nhiệm vụ do cấp ủy giao.

Tại buổi làm việc cũng đã thông tin về tình hình thực hiện hợp tác, kết nghĩa giữa tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào). Về phía tỉnh Quảng Nam, hiện nay đã có 23 cơ quan, đơn vị, địa phương của 2 tỉnh có quan hệ hợp tác, kết nghĩa. Cấp huyện có 4 đơn vị, địa phương gồm Tây Giang, Nam Giang, Phú Ninh, Tam Kỳ có quan hệ kết nghĩa với 4 huyện của Sê Kông là Kà Lừm, Đắc Chưng, Thà Tèng, Lạ Màm. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh, nhất là 2 huyện Tây Giang và Nam Giang có đường

Page 30: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

30 Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TIN HOẠT ĐỘNG

biên giới làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng dự án tăng dày, tôn tạo cột mốc biên giới giữa hai tỉnh. Hiện nay, khu vực biên giới tỉnh Quảng Nam và Sê Koong được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học, trạm xá nên đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nâng cao; nhân dân hai bên biên giới chấp hành nghiêm pháp luật, Hiệp định về Quy chế biên giới hai nước Việt Nam - Lào, tích cực tham gia bảo vệ biên giới và tham gia phát triển kinh tế, xã hội...

Trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trong lẫn nhau, hai bên đã tiến hành trao đổi chân tình về kinh nghiệm công tác tuyên giáo của mỗi bên và thống nhất ký kết biên bản làm việc với các nội dung:

1- Hai bên thống nhất phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Koong (Lào) trong các chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm, học tập tại Việt Nam và Lào.

2- Hai bên thống nhất cao về các nội dung trao đổi kinh nghiệm công tác Tuyên giáo giữa hai ban trên các lĩnh vực: thông tin, tuyên truyền, văn hóa, khoa giáo, lịch sử Đảng và lý luận chính trị trong thời gian qua. Đồng thời thống nhất mỗi bên sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu cấp ủy và thực hiện các nhiệm vụ công tác tuyên giáo và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm công tác của hai ban.

3- Hai bên đánh giá cao về kết quả công tác tuyên truyền về bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống cùng chiến hào đấu tranh chống thực dân, đế quốc giành độc lập của các thế hệ cha, ông trước đây cũng như về xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào và Quảng Nam - Sê Koong ngày nay; đồng thời thống nhất đẩy mạnh phối hợp thực hiện nhiệm vụ nay tốt hơn trong thời gian đến, nhất là quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền về xây dựng biên giới hữu nghị giữa hai tỉnh.

4- Hai bên thống nhất phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung biên bản làm việc được ký kết hôm nay. Kết quả thực hiện sẽ được thông tin, trao đổi tại cuộc gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm định kỳ giữa hai bên trong thời gian đến.

Nguyễn Phi Anh

BaN tuyêN giáo tỉNh ủy tổ chức hội Nghị giao BaN côNg tác tuyêN giáo 6 tháNg đầu Năm 2015

Ngày 01/7/2015, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình công tác Tuyên giáo 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và lãnh đạo các phòng trực thuộc Ban, lãnh đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị ủy; Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn) Đảng ủy trực thuộc, Mặt trận đoàn thể tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị

Trong 6 tháng qua, Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị ủy, Ban Tuyên huấn các Đảng ủy trực thuộc, Mặt trận đoàn thể tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và cấp ủy tại địa phương, đơn vị thực hiện công tác Tuyên giáo đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong đó, tập trung tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10, 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, nắm tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội chi, đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; tổ chức điều tra dư luận xã hội đợt 1 năm 2015 tại địa phương theo yêu cầu cấp ủy. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan nắm bắt tình hình, tham mưu và đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền, xử lý, giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, vướng mắc, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiến hành kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa giáo, Chỉ thị 03, Lịch sử Đảng bộ... tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong đảng, trong các

Page 31: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố

31Thông tin TUYÊN GIÁO - Số 07/2015

TIN HOẠT ĐỘNG

tầng lớp nhân dân, góp phần vào sự ổn định chính trị, sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số nhiệm vụ chậm tiến độ so với kế hoạch, công tác nắm bắt, phối hợp giải quyết những vấn đề nổi cộm tại địa phương chưa được chủ động, kịp thời. Việc tham mưu cấp ủy địa phương, đơn vị tiến hành kiểm tra, khảo sát và sơ kết, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm, bị động.

Kết luận hội nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phân tích, nhận định tình hình trong nước, quốc tế và đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2015: Tập trung chỉ đạo và tổ chức tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội đảng bộ cấp huyện và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI; nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, phát hiện kịp thời, tham mưu cấp ủy giải quyết các vấn đề nổi cộm, vướng mắc tại địa phương; cung cấp các tài liệu, thông tin chính thống để định hướng dư luận kịp thời, không để xảy ra điểm nóng. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (Khóa XI). Hướng dẫn kiểm tra, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, cấp ủy các cấp trên các lĩnh vực Khoa giáo, Văn hóa - Văn nghệ, Lý luận chính trị, đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng; các ngày lễ trọng, sự kiện chính trị trọng đại diễn ra trong 6 tháng cuối năm 2015, trọng tâm là kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 thành công , 70 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2015), 85 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930-1/8/2015).

Hữu Thiên

liêN đoàN lao độNg tỉNh tổ chức kiểm tra, khảo Sát việc triểN khai thực hiệN chỉ thị 03- ct/tW ở côNg đoàN các cấp

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức kiểm tra thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các cấp công đoàn. Qua kiểm tra cho thấy:

Trên tinh thần chỉ đạo, triển khai hướng dẫn của Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, công đoàn

(CĐ) các cấp đã tổ chức quán triệt, triển khai học tập Chỉ thị 03 tập trung vào các chuyên đề: “Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương”; “trung thành, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” và nội dung này được đưa vào nghị quyết, nội dung sinh hoạt định kỳ của tổ chức CĐ.

Khen thưởng tại Hội nghị sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị do Đảng bộ LĐLĐ tỉnh tổ chức.

Qua 4 năm thực hiện, các cấp CĐ đã có nhiều cách làm phù hợp có hiệu quả, gắn việc triển khai Chỉ thị với các cuộc vận động lớn, từ đó tạo chuyển biến tích cực trong phong trào CNVCLĐ và hoạt động CĐ như: CĐ ngành giáo dục tỉnh gắn cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; CĐ ngành y tế tỉnh gắn cuộc vận động “Y đức, quy tắc ứng xử của cán bộ y tế”; LĐLĐ thị xã Điện Bàn gắn với cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; LĐLĐ huyện Quế Sơn gắn với cuộc vận động “3 nhất” của Huyện uỷ. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu như: Đồng chí Lê Trọng Phúc - đoàn viên, giáo viên Trường THCS Trần Phú (thị xã Điện Bàn) - đã gần gũi, tìm hiểu hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật, chậm tiến để xây dựng phương pháp giáo dục phù hợp, giúp các em tiến bộ; đồng chí Phạm Thị Kim Sen - Chủ tịch CĐ ngành giáo dục huyện Quế Sơn - mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, chồng bị bệnh nan y, nhưng chị luôn luôn là cán bộ gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua, được LĐLĐ tỉnh khen thưởng; hay chị Huỳnh Thị Thanh Thuý - đoàn viên CĐCS Bệnh viện Nhi Quảng Nam - tự nguyện hiến máu nhiều

Page 32: Thông tin TUYÊN GIÁO - quangnam.dcs.vnquangnam.dcs.vn/QTIUpload/ImageAnPham/2015729/Mise07.pdf · hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và Đại hội Đảng bộ thành phố