60
VIETNAM CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ THỔ CẨM CAO BẰNG CÁC KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

THỔ CẨM CAO BẰNG

  • Upload
    vukien

  • View
    228

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THỔ CẨM CAO BẰNG

VIETNAM

CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ

THỔ CẨM CAO BẰNGCÁC KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Page 2: THỔ CẨM CAO BẰNG

2

Page 3: THỔ CẨM CAO BẰNG

3

DỰ ÁN LIVE

“Cải thiện cuộc sống của người dân tộc thiểu số thông qua tiếp cận tốt hơn với nước sạch và thị trường cho hàng thổ cẩm”Nhà tài trợ: HELVETAS Swiss IntercooperationĐơn vị thực hiện: DECEN – Trung tâm Phát triển Cộng đồng Cao BằngGiai đoạn: 2011 – 2014

Cuốn sách nhỏ này được biên soạn với mục đích nhìn lại chặng đường 4 năm thực hiện hợp phần thổ cẩm của dự án LIVE, hệ thống lại các hoạt động tiêu biểu đã trải qua, đúc rút và chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển chuỗi giá trị hàng thổ cẩm tại Cao Bằng. HELVETAS Swiss Intercooperation và DECEN hy vọng cuốn sách này sẽ đóng góp một nguồn thông tin hữu ích cho các tổ chức và cá nhân cũng như các dự án có chung mục tiêu và sự quan tâm.

Page 4: THỔ CẨM CAO BẰNG

4

TRẦN VĂN TRÍDECEN - Trung tâm Phát triển

Cộng đồng Cao Bằng

NGUYỄN LAM GIANGHELVETAS Swiss Intercooperation Vietnam

LỜI MỞ ĐẦU

Tỉnh Cao Bằng có hơn 90% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS) và tỷ lệ nghèo lên đến hơn 20%. Các DTTS ở đây có một nền văn hóa và trang phục vô cùng đặc sắc. Kinh nghiệm từ các dự án trước đây của HELVETAS Swiss Intercooperation tại Cao Bằng cho thấy thổ cẩm của các DTTS ở đây được rất nhiều khách hàng ưu chuộng. Trước khi có dự án LIVE, khái niệm sản xuất thổ cẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường còn xa lạ với chị em phụ nữ DTTS. Từ năm 2011, dự án LIVE được triển khai với mục đích cải thiện chuỗi giá trị thổ cẩm của Cao Bằng, tăng cường sinh kế, giữ gìn và phát huy văn hóa thổ cẩm truyền thống của người DTTS.

Qua 4 năm triển khai dự án với nhiều hoạt động, dự án đã vượt qua nhiều thách thức, để rút ra được các bài học kinh nghiệm quý báu và đạt được một số thành công trong việc phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm của Cao Bằng. Những thành quả ấy có được trước tiên là nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của các chị em phụ nữ sản xuất thổ cẩm. Họ đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ và tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các công ty, cá nhân liên quan.

HELVETAS Swiss Intercooperation và DECEN xin gửi lời cám ơn chân thành đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nhóm thổ cẩm đã phối hợp với dự án để đóng góp cho việc phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm Cao Bằng.

Page 5: THỔ CẨM CAO BẰNG

5

TỔNG QUAN VỀ HỢP PHẦN THỔ CẨM

MỤC TIÊUCải thiện sinh kế của người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa của Cao Bằng thông qua việc tăng cường phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm Cao Bằng

ĐỐI TÁCNhà nước: UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Văn Hóa – Du lịch – Thể thao, \UBND xã và Hội Phụ nữ tại các xã dự ánTư nhân: Mystère shop, Indigo store, Kilomet 109, Module 7

NGƯỜI HƯỞNG LỢINhóm phụ nữ Nùng tại huyện Quảng UyênNhóm phụ nữ Lô Lô tại huyện Bảo LạcNhóm phụ nữ Dao tại huyện Nguyên BìnhNhóm Phụ nữ Mông tại huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm

Page 6: THỔ CẨM CAO BẰNG

6

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Thiết lập và tăng cường cơ cấu tổ chức cộng đồng và các cơ quan đối tác hỗ trợ các nhóm sản xuất

Nâng cao kiến thức thị trường và tiếp cận thị trường

Nâng cao năng lực của các nhóm thổ cẩm

Page 7: THỔ CẨM CAO BẰNG

BƯỚC I: XÂY DỰNG CÁC NHÓM PHỤ NỮ

SẢN XUẤT THỔ CẨM

Page 8: THỔ CẨM CAO BẰNG

8 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

Page 9: THỔ CẨM CAO BẰNG

9 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA THỔ CẨM CAO BẰNG TRƯỚC KHI CÓ DỰ ÁN:

l Tỉnh Cao Bằng chưa có thị trường thổ cẩm. Hầu hết các chị em dân tộc thiểu số chưa có khái niệm sản xuất hàng thổ cẩm như hàng hóa

lNăng lực sản xuất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

lThiếu không gian làm việc theo nhóm nhằm hợp tác & chia sẻ kinh nghiệm.

lSản phẩm đơn điệu về kiểu dáng, chủng loại, thiếu hấp dẫn.

lKiến thức & kỹ năng tiếp cận thị trường còn thiếu.

Page 10: THỔ CẨM CAO BẰNG

10 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHỮNG DÒNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH

lLựa chọn phụ nữ để tham gia vào các nhóm thổ cẩm

lXây dựng các quy tắc hoạt động nhóm

lTrang bị các kiến thức cơ bản để chị em tham gia hoạt động nhóm sản xuất kinh doanh nhỏ hiệu quả

Page 11: THỔ CẨM CAO BẰNG

11 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

THIẾT LẬP MÔ HÌNH VẬN HÀNH HIỆU QUẢ GIỮA CÁC NHÓM

Nhóm Nùng

Nhóm Lô Lô

Nhóm Dao

Nhóm Mông

lNhuộm chàm và các màu tự nhiên khác

lSản xuất/may các sản phẩm hoàn thiện

lBán sản phẩm hoàn thiện ra thị trường

lSản xuất mảnh thêu hoa văn Lô Lô

lSản xuất một số sản phẩm hoàn thiện bằng tay

lBán hàng cho khách du lịch tại địa phương

lSản xuất mảnh thêu

lVẽ hoa văn lên vải từ sáp ong

lSản xuất một số sản phẩm hoàn thiện bằng tay

lTrồng và dệt vải đay

lSản xuất mảnh thêu

Cung cấp mảnh thêu và mẫu hoa văn chấm sáp ong

Cung cấp mảnh thêu

Cung cấp một số sản phẩm hoàn thiện

Cung cấp nguyên liệu

vải đay và mảnh thêu

Page 12: THỔ CẨM CAO BẰNG

12 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHÓM NÙNG

THẾ MẠNH KỸ THUẬT

lTay nghề nhuộm vải

lTay nghề dệt

lTay nghề thêu

lTay nghề may

ƯU THẾ CỦA NHÓM

lNghề nhuộm truyền thống lâu đời. Vải nhuộm đẹp. Quy trình nhuộm tương đối đầy đủ. Có bí quyết nghề nhuộm riêng.

lSống gần đường quốc lộ và chợ, nhóm Nùng tỏ ra phù hợp với việc kinh doanh nhỏ. Họ học hỏi nhanh và thích việc kinh doanh theo nhóm

lTrước khi có dự án, một vài chị em đã biết may cơ bản

lNhóm Nùng có năng lực sản xuất tốt nhất trong tất cả các nhóm thổ cẩm Cao Bằng.

Chị Lương Thị Kim Thành viên nhóm

thổ cẩm Nùng

“Dự án đã mang lại cho mình cơ hội quý để tiến

bộ. Mình đã biết cách tính toán chi phí nguyên liệu sản xuất và biết sử dụng thành thạo các công cụ

như máy khâu và máy vắt sổ để làm thổ cẩm rồi”

Chị Lương Thị Nhất Trưởng nhóm thổ cẩm Nùng

“Sau 4 năm tham gia với dự án, mình đã biết sản xuất sản phẩm đẹp mắt và bán cho khách hàng. Nhóm mình, mỗi người kiếm được khoảng 500.000 đồng/tháng từ sản xuất và bán thổ cẩm. Mình còn được Hội Phụ nữ tỉnh tặng bằng khen Phụ nữ làm kinh tế giỏi.”

Page 13: THỔ CẨM CAO BẰNG

13 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHÓM DAO (Dao Đỏ và Dao Tiền)

THẾ MẠNH KỸ THUẬT

lTay nghề chấm sáp ong

lTay nghề thêu

ƯU THẾ CỦA NHÓM

lNhóm này bao gồm hai nhóm nhỏ là Dao Đỏ và Dao Tiền, do vậy và lượng hoa văn thổ cẩm truyền thống khá phong phú và độc đáo.

lNhóm Dao Tiền là một trong số ít nhóm Dao ở Việt Nam vẫn còn nhuộm chàm và duy trì được kỹ thuật vẽ hoa văn từ sáp ong

lHọa tiết thêu tay và chấm sáp ong của nhóm đòi hỏi kỹ thuật cao và sự tỉ mỉ chi tiết đến từng đường nét. Do vậy, phụ nữ Dao thường có đôi bàn tay rất khéo léo và tính tình cẩn thận và chịu khó.

Chị Bàn Mùi Phấy Thành viên nhóm

thổ cẩm Dao

“Vui lắm lớ! Bây giờ có nhà cộng đồng để cùng nhau đến thêu

và may rồi. Trong nhà cộng đồng có cả điện,

máy khâu và bàn là nữa. Làm thổ cẩm

nhanh hơn rồi!”

Chị Bàn Thị Hoa Trưởng nhóm thổ cẩm Dao

“Mình được học kinh nghiệm của nhóm thổ cẩm ở nơi khác. Điều này đã làm cho mình suy nghĩ rất nhiều, mình thấy rằng các chị ở nơi khác làm được chắc là mình cũng làm được thôi”

Page 14: THỔ CẨM CAO BẰNG

14 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHÓM LÔ LÔ

THẾ MẠNH KỸ THUẬT

lTay nghề thêu

lTay nghề dệt

ƯU THẾ CỦA NHÓM

lNhóm Lô Lô có mảnh thêu với hoa văn truyền thống rất đặc sắc và cách phối màu rất đẹp

lBản làng của nhóm Lô Lô mà dự án hỗ trợ đã là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Cao Bằng. Được tiếp xúc với khách du lịch thường xuyên, nhóm Lô Lô rất nhạy bén đối với thị hiếu của khách nước ngoài và học hỏi rất nhanh.

lCộng đồng người Lô Lô ở Cao Bằng có tính đoàn kết và tính chịu trách nhiệm cao. Các chị em phụ nữ rất thân thiết với nhau và thường làm mọi việc cùng nhau.

Chị Chi Thị Nguyệt Thành viên nhóm

thổ cẩm Lô Lô

“Từ lúc tham gia nhóm thổ cẩm, mình được học kỹ năng tính toán. Trước

đây mình đọc, viết và tính toán kém lắm. Bây

giờ mình thành thạo theo dõi sổ sách và quản

lý nguyên liệu rồi”

Chị Chi Thị Riên Trưởng nhóm thổ cẩm Lô Lô

“Sau 4 năm tham gia với dự án, mình học được rất nhiều, từ cách thức vận hành và quản lý nhóm kinh doanh nhỏ cho đến việc hợp tác với các nhóm thổ cẩm khác.”

Page 15: THỔ CẨM CAO BẰNG

15 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

NHÓM MÔNG (Mông Trắng và Mông Hoa)

THẾ MẠNH KỸ THUẬT

lTay nghề chấm sáp ong

lTay nghề thêu

lTay nghề sản xuất vải đay

ƯU THẾ CỦA NHÓM

lNhóm Mông có số lượng hoa văn thêu truyền thống phong phú nhất ở Cao Bằng

lKỹ thuật cắt vải để tạo hoa văn tinh tế và đắp lên mảnh thêu của người Mông không trùng lặp với bất kỳ nhóm dân tộc nào.

lNhóm Mông cung cấp nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng cho chuỗi hàng thổ cẩm Cao Bằng: vải đay.

Chị Dương Thị Xuân Thành viên nhóm

thổ cẩm Mông

“Học làm thổ cẩm không khó đâu, cũng là những

hoa văn và cách thêu của người Mông mình thôi,

nhưng được các chị thiết kế và giáo viên cải biên thành

nhiều mẫu khác nhau. Mình thích lắm vì thêu thùa

là sở trường của phụ nữ Mông mà!”

Chị Hầu Thị Mỵ Thành viên nhóm thổ cẩm Mông

“Trước đây, mình phải mang gạo và ngô ra chợ bán khi gia đình cần tiền. Kể từ khi được học sản xuất thổ cẩm, mình có thêm thu nhập. Tiền bán thổ cẩm mình dùng để mua những gì cần, như là mua lợn về nuôi, mua áo, mua sách vở cho con!”

Page 16: THỔ CẨM CAO BẰNG

16 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

Page 17: THỔ CẨM CAO BẰNG

17 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC KHI XÂY DỰNG NHÓM

l Các chị em chưa quen cách thức làm việc theo nhóm và tuân thủ các nguyên tắc chung của nhóm nên thời gian đầu còn chưa biết sắp xếp công việc riêng để sinh hoạt theo nhóm.

lMột số chị em nhà ở xa, phải đi bộ cả chục km để tới xưởng thổ cẩm và địa điểm tập huấn.

lMột số chị em chưa thạo đọc và viết, ảnh hưởng đến việc tham gia hoạt động theo nhóm.

lMỗi nhóm thổ cẩm sống ở một địa điểm khác nhau, do vậy việc trao đổi, phối hợp, gửi nguyên liệu và thanh toán cho nhau cũng gặp khó khăn.

lRào cản ngôn ngữ giao tiếp giữa các nhóm và không phải nhóm nào cũng nắm rõ tiếng Kinh.

Page 18: THỔ CẨM CAO BẰNG

18 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

l 4 nhóm thổ cẩm chính thức được thành lập với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, trong đó có nhóm Nùng, Lô Lô, Mông (Mông trắng và Mông Hoa) và Dao (Dao đỏ và Dao Tiền)

l3 xưởng thổ cẩm để chị em tập trung sản xuất được xây dựng cho các nhóm Mông, Dao và Nùng.

lNhững chị chưa thạo đọc và viết, nay đã có thể đọc và viết tốt hơn nhờ tham gia lớp tập huấn xóa mù và thực hành tính toán, ghi chép sổ sách, quản lý nguyên liệu và tài chính cho nhóm

Page 19: THỔ CẨM CAO BẰNG

19 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

l Kỹ năng quản lý kinh doanh theo nhóm nhỏ của các chị được xây dựng và cải thiện dần dần trong quá trình hoạt động theo nhóm

lCác chị em phụ nữ sau khi tham gia hoạt động nhóm thổ cẩm đã trở nên tự tin, hiểu biết hơn, làm việc có trách nhiệm và chuyên nghiệp hơn.

lVai trò và vị thế của các chị em trong gia đình được cải thiện

Page 20: THỔ CẨM CAO BẰNG

20 BƯỚC I: Xây dựng các nhóm phụ nữ sản xuất thổ cẩm

BƯỚC II: XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ

NĂNG LỰC SẢN XUẤT

Page 21: THỔ CẨM CAO BẰNG

21 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

Page 22: THỔ CẨM CAO BẰNG

22 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

TRANG BỊ VÀ XÂY DỰNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

TẬP HUẤN THÊU: l Phát triển các mẫu mới từ những mẫu hoa văn thêu truyền thống

sẵn có. lNâng cao kỹ thuật thêu và cắt mảnh thêu đắp.lHỗ trợ cách phối màu hoa văn thêu phù hợp với thị hiếu khách hàng.lRút ngắn thời gian thêu và cải thiện chất lượng mảnh thêu.

TẬP HUẤN MAY: lDạy kỹ thuật cắt may cơ bản. Tạo cơ hội thực hành thường xuyên.lDạy kỹ thuật cắt may đặc trưng riêng đối với đồ thổ cẩm. Góp ý trực

tiếp trên các sản phẩm.lDạy kỹ thuật cắt may nâng cao. Gửi sản phẩm do các nhóm may đến

với khách hàng có kinh nghiệm để góp ý trực tiếp. Duy trì thực hành thường xuyên.

TẬP HUẤN NHUỘM: lChuẩn hóa lại quy trình nhuộm đang có.lKhắc phục các nhược điểm trước đây như phai màu, không đều màu.lHọc các kỹ thuật nhuộm tự nhiên mới.

Chị Đặng Thị XuânThành viên nhóm

thổ cẩm Dao

“Trước đây làm ra các sản phẩm cứ tưởng vậy là đẹp rồi, nhưng khách

hàng lại có sở thích khác. Tham gia với dự

án, mình đã biết nhiều hơn về mong muốn của khách hàng đối với các

sản phẩm thổ cẩm”

Chu Thị DuyênThành viên nhóm thổ cẩm Dao Tiền

“Mình đã may được các túi thổ cẩm đẹp và bán cho khách hàng để có thêm thu nhập. Từ lúc mình có những tiến bộ như vậy, gia đình nhà chồng đều vui và khuyến khích mình. Mọi người giúp mình chăm con, làm việc nhà để mình có nhiều thời gian cho thổ cẩm hơn”

Page 23: THỔ CẨM CAO BẰNG

23 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

Page 24: THỔ CẨM CAO BẰNG

24 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

CẢI TIẾN QUY TRÌNH VÀ CÁCH THỨC SẢN XUẤT THỔ CẨM

Quy trình sản xuất vải đay của người Mông được chuẩn hóa với sự hỗ trợ của dự án

l Bước 1: Chuẩn bị đất trồng đaylBước 2: Gieo hạt và chăm sóc cây đaylBước 3: Thu hoạch và phơi cây đaylBước 4: Bóc vỏ và giã sợilBước 5: Nối sợi đaylBước 6: Se sợi đay lBước 7: Bó sợi đaylBước 8: Làm mềm và trắng sợi đaylBước 9: Làm nhẵn và bóng sợi đaylBước 10: Dệt vảilBước 11: Làm mềm và trắng tấm vải đaylBước 12: Làm nhẵn và bóng mặt vải đay

Chị Dương Thị XíaThành viên nhóm

thổ cẩm Mông

“Quý lắm, dự án giúp sửa lại cách làm vải đay, còn cho cả răng lược cải tiến

nữa. Từ lúc dùng răng lược mới này, thớ vải nhỏ và

mịn hơn, khổ vải to hơn. Vải đẹp thế là bán được giá

hơn đấy!”

Chị Bàn Mùi ChuổngThành viên nhóm thổ cẩm Dao

“Mình được tham gia ngày hội Thổ cẩm ở TP. Hồ Chí Minh, được đi máy bay và được gặp các khách hàng của những sản phẩm mình làm. Họ nói những thứ mình làm ra đẹp lắm, nhưng cần phải cố gắng nhiều hơn và đừng để họ phải đợi sản xuất hàng quá lâu”

Page 25: THỔ CẨM CAO BẰNG

25 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

HÌNH ẢNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẢI ĐAY

Bước 1: Chuẩn bị đất trồng đay

Bước 4: Bóc vỏ và giã sợi

Bước 2: Gieo hạt và chăm sóc cây đay

Bước 5: Nối sợi đay

Bước 3: Thu hoạch và phơi cây đay

Bước 6: Se sợi

Page 26: THỔ CẨM CAO BẰNG

26 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

HÌNH ẢNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẢI ĐAY

Bước 7: Bó sợi đay

Bước 10: Dệt vải

Bước 8: Làm mềm và trắng sợi đay

Bước11: : Làm mềm và trắng tấm vải đay

Bước 9: Làm nhẵn và bóng sợi đay

Bước 12: Làm nhẵn và bóng mặt vải đay

Page 27: THỔ CẨM CAO BẰNG

27 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

Page 28: THỔ CẨM CAO BẰNG

28 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

CẢI TIẾN QUY TRÌNH & CÁCH THỨC SẢN XUẤT THỔ CẨM

Quy trình nhuộm vải của người Nùng được cải thiện với sự hỗ trợ từ dự án

l Hoàn chỉnh lại bước hãm màu trong nhuộm vải chàm. Thử nghiệm thành cộng và đưa vào áp dụng một số nguyên liệu tự nhiên giúp hãm màu tốt hơn. Khắc phục nhược điểm loang màu và kém bền màu.

lPhát triển thành công và đưa vào áp dụng hơn 10 công thức nhuộm màu tự nhiên, trong đó có các màu chắm chẻ đỏ, chắm chẻ tím, màu cà phê, màu lá bàng, màu củ nâu, màu tím của lá sau sau và các công thức màu tự nhiên trộn lẫn nhau.

lThế mạnh của nhóm Nùng đã được phát huy một cách phù hợp. Từ đây tiềm năng nhuộm màu của nhóm đã được khai thác và mang lại nguồn khách hàng ổn định và nguồn thu nhập lâu dài.

Chị Lương Thị BàiThành viên Nhóm Nùng

“Người Nùng có nghề nhuộm chàm từ lâu đời, được dự án hỗ trợ cải tiến cách nhuộm và thử nghiệm thành công một số màu tự nhiên mới, các chị em vui lắm. Khách hàng ở Hà Nội rất thích vải nhuộm của nhóm mình. Vải chàm do do nhóm mình nhuộm giờ không còn loang nữa, lại bền màu. Nghề nhuộm của phụ nữ Nùng bây giờ mở mang hơn nhiều rồi. ”

Page 29: THỔ CẨM CAO BẰNG

29 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

Page 30: THỔ CẨM CAO BẰNG

30 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

SỰ THAM GIA CỦA CÁC ĐỐI TÁC NGOÀI DỰ ÁN

Ông. Dirk SalewskiMystère Shop Saigon.

“Chúng tôi đã hỗ trợ nhóm phụ nữ DTTS phát triển thương hiệu thổ cẩm CraftBelt, giúp họ xây xưởng sản xuất thổ cẩm, kết nối họ đến các đối tác kinh doanh ở Sài Gòn và Hà Nội. Đồng hành với dự án này, tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau”

l Tập huấn về nhuộm và thiết kế sản phẩm: Chị Dương Thị Thanh - Indigo Store.

lTham quan học tập tại các nhóm thổ cẩm khác tại Hòa Bình, Hà Giang .

lTham gia góp ý xây dựng và chuẩn hóa quy trình nhuộm: Chị Thảo Vũ – nhà thiết kế thời trang của thương hiệu Kilomet 109.

lTham gia góp ý về thiết kế và hoàn thiện sản phẩm: Ông Dirk Salewski – Mystère Shop.

Page 31: THỔ CẨM CAO BẰNG

31 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

l Ảnh hưởng của mùa vụ lên thời gian dành cho các hoạt động. Khi mùa vụ đến, các chị em rất khó bố trí thời gian tham gia các khóa tập huấn.

lKhan hiếm chuyên gia thiết kế, tư vấn, giáo viên may trong lĩnh vực thổ cẩm

lĐiều kiện đi lại không thuận tiện và mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đều đặn của chị em vào các khóa tập huấn và các hoạt động nâng cao năng lực.

Page 32: THỔ CẨM CAO BẰNG

32 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

l Thiết kế và phát triển 60 mẫu thêu văn hoa dân tộc Mông, 90 mẫu thêu hoa văn dân tộc Lô Lô, 5 mẫu thêu hoa văn và 20 mẫu chấm sáp ong dân tộc Dao Tiền và 5 mẫu thêu dân tộc Dao Đỏ.

lHọc và sản xuất được 40 loại sản phẩm hoàn thiện như túi, mũ, thú nhồi bông và các sản phẩm home décor được thị trường chấp nhận.

lHoàn chỉnh quy trình nhuộm màu chàm, khắc phục các nhược điểm cũ như loang, phai màu, không bền màu.

lPhát triển kỹ thuật nhuộm cho hơn 10 màu tự nhiên khác.

lKhôi phục nghề trồng và dệt đay truyền thống đối với các nhóm Mông ở xã Hồng Trị và xã Quảng Lâm huyện Bảo Lâm. Sản xuất được vải đay có chất lượng cao.

lGiữ gìn và phát triển hoa văn thêu và chấm sáp ong truyền thống cho nhóm Lô Lô, Mông và Dao.

Page 33: THỔ CẨM CAO BẰNG

33 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

HOA VĂN LÔ LÔ VỚI THIẾT KẾ MỚI

Page 34: THỔ CẨM CAO BẰNG

34 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

HOA VĂN MÔNG VỚI THIẾT KẾ MỚI

Page 35: THỔ CẨM CAO BẰNG

35 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

ĐA DẠNG HÓA CÁC SẢN PHẨM THỔ CẨM CAO BẰNG

Page 36: THỔ CẨM CAO BẰNG

36 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

ĐA DẠNG HÓA CÁC SẢN PHẨM THỔ CẨM CAO BẰNG

Page 37: THỔ CẨM CAO BẰNG

BƯỚC III: TĂNG CƯỜNG MẠNH MẼ

KẾT NỐI VỚI THỊ TRƯỜNG

Page 38: THỔ CẨM CAO BẰNG

38 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

Page 39: THỔ CẨM CAO BẰNG

39 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC VỚI CÁC BẠN HÀNG LỚN

lMystère shop

lIndigo store

lThùy Dương Hotel

lKilomet 109Chị Thảo VũKilomet 109

“Được nhìn thấy sự tận tâm và chất lượng sản phẩm của nhóm Nùng ở xã Phúc Sen, tôi thực sự tin khách hàng của Kilotmet 109 sẽ yêu thích các trang phục sử dụng nguyên liệu từ nhóm.  Với những mẫu thiết kế tôi đang và sẽ thực hiện, các trang phục sẽ trở nên rất khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường, thậm chí chúng có thể thu hút các nhà thiết kế mới theo đuổi con đường làm các sản phẩm thời trang sử dụng nguyên liệu tự nhiên và thân thiện với môi trường”

Page 40: THỔ CẨM CAO BẰNG

40 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

NGÀY HỘI THỔ CẨM CAO BẰNG

l Sự kiện thường niên Ngày hội Thổ cẩm Cao Bằng là một sáng kiến thành công của dự án LIVE nhằm quảng bá về văn hóa, con người, du lịch và thổ cẩm của Cao Bằng.

lĐược tổ chức lần đầu từ năm 2012, với sự tham gia của các nhóm thổ cẩm Cao Bằng. Những sản phẩm thổ cẩm xinh xắn, những hàng nông sản đặc sản của Cao Bằng được bày bán một cách dân giã giống như ở các chợ phiên miền núi; tất cả đã khiến ngày hội thổ cẩm Cao Bằng đã trở thành một sự kiện dần được biết đến và được mong đợi.

Chị Bàn Mùi Phấy thành viên nhóm Thổ cẩm Dao

“Mình vui nhất vì được tham gia Ngày hội Thổ cẩm Cao Bằng. Mình chưa bao giờ đi khỏi bản của mình. Lần đầu tiên mình đi xa như thế. Có nhiều thứ để nhìn, để nhớ và để kể lắm. Mọi người nói là mình đã bay hơn 1500 km để đến TP Hồ Chí Minh. Mình đã được gặp khách hàng thổ cẩm của mình. Mình được nói chuyện với họ. Mình biết họ là ai và ưng sản phẩm như thế nào rồi”

Page 41: THỔ CẨM CAO BẰNG

41 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

Page 42: THỔ CẨM CAO BẰNG

42 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

KẾT HỢP THỔ CẨM VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

l Từ năm 2013, DECEN bắt đầu hỗ trợ phát triển mảng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng. Du lịch cộng đồng, nếu biết cách khai thác hợp lý, sẽ giúp bà con tăng thêm thu nhập. Khách du lịch thường thích các sản vật của địa phương và thổ cẩm Cao Bằng là một trong số đó. Định hướng phát triển du lịch của DECEN kết hợp với phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm của dự án LIVE được cho là phù hợp và tạo giá trị tăng thêm cho cả hai mảng.

Page 43: THỔ CẨM CAO BẰNG

43 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC

l Ở một số khu vực dự án gần chợ, động lực và nhiệt tình của các chị em dành cho thổ cẩm cũng giảm đi khi họ có các cơ hội thu nhập khác tốt hơn.

lThời gian đầu, một số ít chị em chưa thích nghi được với cách làm việc đòi hỏi sự tham gia đều đặn và thường xuyên. Họ còn tham gia hoạt động dự án khá thất thường.

lKhách hàng quan tâm đến thổ cẩm thường đòi hỏi sản phẩm có độ tinh tế cao và gu thẩm mỹ tốt. Để chinh phục được đối tượng khách hàng này dự án và các nhóm thổ cẩm đã mất rất nhiều thời gian, công sức để tập huấn và huấn luyện cho các chị em sản xuất các sản phẩm thổ cẩm có chất lượng cao.

lThời gian sản xuất đơn hàng còn lâu vì với chị em nghề nông vẫn là nghề chính. Một số khách hàng mất dần sự hứng thú với thổ cẩm Cao Bằng do thời gian giao hàng kéo dài.

Page 44: THỔ CẨM CAO BẰNG

44 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

l Xác định được thị trường của thổ cẩm Cao Bằng: các công ty cửa hàng thổ cẩm tại các thành phố lớn ở Việt Nam, khách tại địa phương, các cơ quan của tỉnh Cao Bằng.

lThu nhập trung bình từ thổ cẩm. Nhóm Nùng: 500.000 đồng/ người/ tháng, nhóm Mông và Lô Lô: 300.000-400.000 đồng/người/tháng. Nhóm Dao: 200.000 đồng/ người/ tháng.

lÍt nhất 10 báo, đài đã từng đưa tin, làm phóng sự về các nhóm thổ cẩm Cao Bằng và sự kiện Ngày hội Thổ cẩm Cao Bằng.

lÍt nhất 20 bài báo và phóng sự viết về các nhóm thổ cẩm Cao Bằng và sự kiên Ngày hội Thổ cẩm.

lCó ít nhất 25 khách hàng là các công ty, tổ chức, cửa hàng và cá nhân đã từng đặt hàng với các nhóm thổ cẩm Cao Bằng.

lCó ít nhất 4 khách hàng ổn định, đặt hàng thường xuyên ở Hà Nội và Hồ Chí Minh . Mỗi năm, mỗi khách hàng đặt từ 5-7 đơn hàng, mỗi đơn hàng không dưới 10 triệu.

lTổ chức Ngày hội Thổ cẩm Cao Bằng tại Hồ Chí Minh.

Page 45: THỔ CẨM CAO BẰNG

45 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

Page 46: THỔ CẨM CAO BẰNG

46 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

lCó ít nhất 15 khách là các công ty, cửa hàng, cá nhân; đặt hàng với số lượng nhỏ và vừa, mỗi năm đặt hàng 2 hoặc 3 lần..

lTham gia 4 sự kiện Bazaar Thổ cẩm ở Hà Nội (2011, 2012, 2013, 2014).

lTham gia sự kiện ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh 2014.lXây dựng được 1 xưởng sản xuất thổ cẩm cho nhóm Nùng.lQuyên góp số tiền lên tới 300 triệu đồng và đã xây dựng

được 2 nhà cộng đồng để làm nơi sản xuất cho các nhóm thổ cẩm.

l14 thành viên nhóm Nùng đã có thể tự vận hành được nhóm hiệu quả mà không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của dự án.

l30 thành viên của nhóm Lô Lô và Dao đã ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào dự án và bắt đầu chủ động thực hiện các công việc mà trước từng phải trông cậy vào dự án.

lThương hiệu thổ cẩm CraftBelt Cao Bằng do dự án hỗ trợ xây dựng dần được biết tới và được thị trường chấp nhận.

lCác tác nhân và kết nối trong chuỗi thổ cẩm được cải thiện

Page 47: THỔ CẨM CAO BẰNG

47 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

lThay đổi cách thức làm việc cho các nhóm thổ cẩm theo hướng chuyên nghiệp và trách nhiệm đòi hỏi có phương pháp phù hợp. Sự cảm thông, tôn trọng và thuyến khích rất cần thiết khi các chị em thất bại và nản chí.

lKhi các nhóm giao dịch với khách hàng, vai trò của dự án rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các nhóm để phòng tránh rủi ro hoặc khi gặp khách hàng không tốt.

lKhi dự án kết thúc, các nhóm thổ cẩm sẽ phải tự vận hành nhóm và quán xuyến việc sản xuất. Sớm nhận ra đây sẽ là một thách thức lớn cho các nhóm thổ cẩm, dự án đã có những bước chuẩn bị để các nhóm tập làm quen với các công việc nói trên.

Page 48: THỔ CẨM CAO BẰNG

48 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

lCác dự án với mục đích bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống cần phải được gắn với thị trường và tạo cơ hội thu nhập cho người dân thì mới thu hút được sự tham gia hiệu quả và đảm bảo các kết quả hoạt động được bền vững.

lThu hút sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân như công ty, cửa hàng, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thổ cẩm là điều kiện quan trọng đối với tính bền vững của dự án.

lTôn trọng văn hóa của người DTTS và áp dụng phương pháp tiếp cận nhân học và đa dạng văn hóa. lCân bằng lợi ích giữa các nhóm.lViệc quán xuyến nhóm và sản xuất thổ cẩm cần phải được tính toán và chuyển giao dần cho các nhóm để họ làm

quen và thoát khỏi sự phụ thuộc vào dự án.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Page 49: THỔ CẨM CAO BẰNG

49 BƯỚC III: Tăng cường mạnh mẽ kết nối với thị trường

lCác nhóm thổ cẩm cần chủ động hơn trong việc vận hành nhóm, quán xuyến việc sản xuất kinh doanh, mua nguyên liệu, phối hợp với nhau và trao đổi với khách hàng.

lViệc thành lập hợp tác xã hoặc tư cách pháp nhân để sản xuất thổ cẩm nên được đẩy nhanh để việc sản xuất và kinh doanh đi theo hướng quy củ hơn và thuận lợi hơn. Điều này cũng sẽ khiến thổ cẩm Cao Bằng phát triển thuận lợi hơn và thu hút sự chú ý của các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ, các công ty và cá nhân quan tâm.

lCần có sự quan tâm và động viên của chính quyền địa phương và Hội phụ nữ để các nhóm thổ cẩm tiếp tục phát triển và tạo thêm thu nhập cũng như cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình.

KHUYẾN NGHỊ

Page 50: THỔ CẨM CAO BẰNG

50 BƯỚC II: Xây dựng và củng cố năng lực sản xuất

PHỤ LỤC: THÔNG TIN LIÊN HỆ VỚI CÁC NHÓM

THỔ CẨM CAO BẰNG

Page 51: THỔ CẨM CAO BẰNG

51 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

Page 52: THỔ CẨM CAO BẰNG

52 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Khào, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. lSản phẩm: Home décor – trang trí nội thất, phụ kiện, vải bông và

đay nhuộm tự nhiên, trang phục truyền thống của người Nùng. Nhóm Nùng sử dụng mảnh thêu truyền thống từ các nhóm dân tộc thiểu số khác để tạo nên các sản phẩm hoàn thiện đẹp mắt.

NHÓM NÙNG

Trưởng nhóm: Chị Lương Thị NhấtĐiện thoại di động: 0943 072 267

Phó nhóm:Chị Lương Thị KimĐiện thoại di động: 001626 571 599

Page 53: THỔ CẨM CAO BẰNG

53 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Nà Chắn, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. lSản phẩm: Mảnh thêu, sản phẩm chấm sáp ong, sản phẩm trang trí

nội thất, phụ kiện và trang phục truyền thống của người Dao Tiền.

NHÓM DAO TIỀN

Trưởng nhóm: Chị Bàn Thị HoaĐiện thoại di động: 0984 283 052

Phó nhóm:Chị Chu Thị DuyênĐiện thoại di động: 01293 933 214

Page 54: THỔ CẨM CAO BẰNG

54 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.lSản phẩm: mảnh thêu, phụ kiện, trang phục truyền thống của

người Lô Lô. Hình ảnh dưới đây là mảnh thêu của nhóm Lô Lô và các sản phẩm hoàn thiện được trang trí bằng mảnh thêu của nhóm Lô Lô.

NHÓM lÔ LÔ

Trưởng nhóm: Chị Chi Thị RiênĐiện thoại di động: 0914 225 780

Hỗ trợ nhóm:Anh Chi Văn TướngĐiện thoại di động: 01234 182 518

Page 55: THỔ CẨM CAO BẰNG

55 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Thang Coỏng, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

lSản phẩm: mảnh thêu, phụ kiện và trang phục truyền thống của người Dao Đỏ. Một số hình ảnh dưới đây là sản phẩm hoàn thiện được sản xuất bởi nhóm Dao Đỏ hoặc có sử dụng hoa văn của nhóm Dao Đỏ.

NHÓM DAO ĐỎ

Trưởng nhóm: Chị Bàn Mùi NhạyĐiện thoại di động: 01682117283

Page 56: THỔ CẨM CAO BẰNG

56 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Nà Dường, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao BằnglSản phẩm: mảnh thêu, vải đay. Các mảnh thêu của nhóm Thổ cầm

Mông trắng có thể được sử dụng để trang trí các sản phẩm như lót đĩa, lót cốc, khăn trải bàn, vỏ gối như một số hình ảnh dưới đây.

NHÓM MÔNG TRẮNG

Trưởng nhóm: Anh Sùng Quang HùngĐiện thoại di động: 01635 497 907

Page 57: THỔ CẨM CAO BẰNG

57 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lĐịa chỉ: xóm Nà Kiềng, xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. lSản phẩm: mảnh thêu, sản phẩm chấm sáp ong, vải đay và trang

phục truyền thống của người Mông Hoa. Các mảnh thêu của nhóm này có thể được sử dụng trên những sản phẩm như lót đĩa, lót cốc, túi xách, khăn trải bàn và vỏ gối như một số hình ảnh dưới đây.

NHÓM MÔNG HOA

Trưởng nhóm: Anh Dương Văn TuĐiện thoại di động: 01698 989 736

Page 58: THỔ CẨM CAO BẰNG

58 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

lTìm hiểu về các nhóm thổ cẩm ở Cao Bằng Nếu quý khách muốn biết nhiều hơn về các nhóm thổ cẩm của người dân tộc thiểu số tại Cao

Bằng, xin hãy liên hệ với các trưởng nhóm. Trao đổi với họ trên điện thoại, quý khách sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về các nhóm thổ cẩm, các sản phẩm của họ và cách họ làm việc. Nếu muốn, quý khách có thể sắp xếp để đến và gặp gỡ trực tiếp các nhóm tại Cao Bằng và xem họ làm việc.

lĐặt hàng theo catalogues của các nhóm thổ cẩm Quý khách có thể xem catalogues của các nhóm và chọn sản phẩm mà quý khách thích. Nói

chuyện với các trưởng nhóm về đơn hàng, trao đổi về giá cả và thời gian giao hàng. lĐặt hàng theo mẫu có sẵn của người mua Nếu quý khách muốn đặt các nhóm sản xuất hàng theo mẫu của quý khách, hãy gửi mẫu đến

các nhóm. Các nhóm sẽ xem xét và trả lời quý khách. Với các mẫu mới và phức tạp, các nhóm sẽ muốn gặp gỡ quý khách trực tiếp để có thể trao đổi chi tiết. Điều này sẽ giúp các nhóm hiểu đơn hàng và các yêu cầu của quý khách một cách rõ ràng.

lHợp đồng Để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các nhóm và khách hàng. Hợp đồng sẽ được ký khi

hai bên đạt được thỏa thuận. Theo hợp đồng, khách hàng sẽ trả 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi hợp đồng được ký. Sau khi hàng được giao, khách hàng sẽ kiểm tra và nếu hàng đạt yêu cầu, khách hàng sẽ thanh toán phần còn lại của hợp đồng trong vòng 7 ngày sau khi nhận được

LÀM VIỆC VỚI CÁC NHÓM THỔ CẨM CAO BẰNG

Khi làm việc với các nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất thổ cẩm , quý khách có thể sẽ mất nhiều thời gian bởi các nhóm sống ở khu vực miền núi vùng sâu vùng xa, nơi mà không phải lúc nào cũng có sóng điện thoại, chưa nói tới internet. Khi mùa vụ tới, cũng sẽ rất khó khăn cho họ trong việc sản thổ cẩm bởi vì đó là thời gian họ bận rộn nhất trong năm. Nhưng nếu quý khách có thể làm việc với họ, những trải nghiệm mà quý khách có thể có sẽ rất đặc biệt và thú vị.

Page 59: THỔ CẨM CAO BẰNG

59 PHỤ LỤC: Thông tin liên hệ với các nhóm thổ cẩm cao bằng

Page 60: THỔ CẨM CAO BẰNG

lChị Nguyễn Thị LanlEmail: [email protected] hoặc

[email protected]

lChị Đinh Thị Thùy LinhlEmail: [email protected] hoặc [email protected]

DECEN – Trung tâm Phát triển Cộng đồng Cao BằngC4-3, tổ 23, P. Sông Bằng, TP. Cao BằngĐiện thoại: +84 26 3853263/ + 84 26 3858111, Fax: + 84 26 3856944Website: decen.org

Cán bộ hỗ trợ từ DECEN:

THÔNG TIN TÀI KHOẢN CỦA CÁC NHÓM THỔ CẨM

NHÓM THỔ CẨM NÙNGChủ tài khoản: Lương Thị NhấtSố tài khoản: 8309 205 020 331Ngân hàng: NN&PTNT huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

NHÓM THỔ CẨM DAO TIỀNChủ tài khoản: Bàn Thị HoaSố tài khoản: 8307 215 004 460Ngân hàng: NN&PTNT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

NHÓM THỔ CẨM DAO ĐỎChủ tài khoản: Hoàng Tòn SaoSố tài khoản: 8307 215 004 482Ngân Hàng: NN&PTNT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

NHÓM THỔ CẨM LÔ LÔ Chủ tài khoản: Chi Thị RiênSố tài khoản: 8302 205 026 500Ngân hàng: NN&PTNT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

NHÓM THỔ CẨM MÔNG HOAChủ tài khoản: UBND xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao BằngSố tài khoản: 8301211000118Ngân hàng: NN&PTNT huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

NHÓM THỔ CẨM MÔNG TRẮNGChủ tài khoản: Sùng Quang HùngSố tài khoản: 8302 205 022 465Ngân hàng: NN&PTNT huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng