30
Thơ Hai-kư ( 俳俳 ) của Nhật Bản Th sinh: Nguy n Thanh Phong í n v : B m n Ng v n, Khoa S Đơ ô ă ư ph m Bài dự thi: Cuộc thi thiết kế Bài giảng điện tử - 2012

Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

  • Upload
    taylor

  • View
    113

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài dự thi: Cuộc thi thiết kế Bài giảng điện tử - 2012. Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản. Thí sinh: Nguyễn Thanh Phong Đơn vị: Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm. Bài học này bao gồm những nội dung sau:. 1. Quá trình hình thành thể thơ Hai-kư 2. Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ Hai-kư - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Thơ Hai-kư (俳句 ) của Nhật Bản

Thí sinh: Nguyễn Thanh PhongĐơn vị: Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư

phạm

Bài dự thi: Cuộc thi thiết kế Bài giảng điện tử - 2012

Page 2: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

1. Quá trình hình thành thể thơ Hai-kư

2. Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ Hai-kư

3. Thực hành phân tích và sáng tác thơ Hai-kư

Bài học này bao gồm những nội dung sau:

Page 3: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Đàn nhạn bay vềCây phong của ta ơiĐến lượt em rồi đó Đã sang mùaEm hãy đổi màu đi.

Đoản ca(Tan-ka)

(Bài số 2183 – Vạn diệp tập)

Phát cú(Hok-kư)

1. Quá trình hình thành thể thơ Hai-kư

Đàn nhạn bay vềCây phong của ta ơiĐến lượt em rồi đó Đã sang mùaEm hãy đổi màu đi.

(Bài số 2183 – Vạn diệp tập)

Page 4: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

1. Đoản ca (tan-ka): Bài thơ ngắn 5 dòng 31 âm tiết (5-7-5-7-7 âm tiết).

2. Phát cú (hok-kư): Ba câu đầu của Đoản ca, có chức năng ra đề trong lúc làm thơ xướng họa giữa nhiều người.

3. Liên ca (ren-ga): loại thơ xướng họa, do nhiều đoản ca nối tiếp nhau.

4. Bài hài (hai-kai): Đoản ca có nội dung trào phúng, cười cợt mua vui.

5. Bài cú (Hai-kư): Phát cú được cải tiến đến mức trang nghiêm, hàm súc, mang ý vị thiền tông.

Phân biệt các khái niệm: đoản ca (tan-ka), phát cú (hok-kư), liên ca (ren-ga), bài hài (hai-kai) và bài cú (hai-kư).

Page 5: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Quá trình hình thành thể thơ Hai-kư

Tk XVII

Thời Edo(1603-1867) Phần hok-kư dần mất đi sắc thái trào lộng

mà mang âm hưởng cao nhã và triết lý sâu thẳm của Thiền tông.

Hai-kư ra đời

Hai-kai ra đời Bài ren-ga mang mục đích châm chọc hài hước, trào lộng đời thường.

Hai-kư phát triển rực rỡ

Ren-ga ra đờiTk XIV-XVTách thành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu nối tiếp nhau không hạn chế.

Tk XVI

Tan-ka ra đờiTk VThể thơ gồm 5 câu 31 âm tiết, trở thành dòng thơ dành cho cung đình, giới quý tộc từ tk VIII-XIV.

Tk XIV-XV

Tk V

Tk XVI

Tk XIV-XV

Tk V

Tk XVII

Tk XVI

Tk XIV-XV

Tk V

Page 6: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

2. Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ Hai-kư

? Trong bài thơ hai-kư bắt buộc phải có quý ngữ (ki-go). ? Thơ hai-kư thường chỉ "gợi" chứ không “bình", kết thúc

thường không có gì rõ ràng. ? Tuân thủ nguyên lý “Tính tương quan hai hình ảnh”: hình

ảnh lớn, trừu tượng (vũ trụ) với hình ảnh nhỏ, cụ thể (đời thường) ghi dấu thời gian và nơi chốn.

? Mỗi bài thơ có kết cấu 3 câu với số âm tiết tương ứng 5-7-

5 (17 âm tiết)

2.1. Đặc điểm hình thức của thơ Hai-kư

Page 7: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Xác định quý ngữ, các sự vật hiện tượng được miêu tả trong các bài thơ Hai-kư sau:

1. Trên cành khôChim quạ đậuChiều thu.

(Phan Nhật Chiêu dịch)

2. Hoa đào như áng mây xa

Chuông đền U-ê-nô vang vọng

Hay đền A-sa-cư-sa.(Phan Nhật Chiêu dịch)

3. Cây chuối trong gió thuTiếng mưa rơi tí tách vào

chậuTa nghe tiếng đêm.

(Lưu Đức Trung dịch)

4. Vắng lặng u trầmThấm sâu vào đáTiếng ve ngâm.

(Đoàn Lê Giang dịch)

Page 8: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Đếm số âm tiết của hai bài thơ sau:

古池や 蛙飛び込む

水の音

(Fu-ru-i-ke-ya Ka-wa-zu to-bi-ko-muMi-zu no o-to)

(Ba-sho)Ao cũCon ếch nhảy vàoVang tiếng nước xao.

(Nhật Chiêu dịch thơ)

穂すすきや細き心

のさわがしき (Ho-su-su-ki ya

ho-so-ki ko-ko-rono sa-wa-ga-shi-ki)

(Nhà thơ Is-sa)

Nhánh cỏ bạc nàoChơ vơ run rẩy Tâm hồn đìu hiu.

(Nhật Chiêu dịch thơ)

Page 9: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Chỉ ra những điểm giống và khác nhau về mặt hình thức giữa Hai-kư và Ngũ ngôn tuyệt cú

古池や 蛙飛び込む

水の音

(Fu-ru-i-ke-ya Ka-wa-zu to-bi-ko-muMi-zu no o-to)

(Ba-sho)

Ao cũCon ếch nhảy vàoVang tiếng nước xao.

(Nhật Chiêu dịch thơ)

松下問童子言師採藥去只在此山中雲深不知處

(Tùng hạ vấn đồng tửNgôn sư thái dược khứChỉ tại thử sơn trungVân thâm bất tri xứ)

(Tầm ẩn giả bất ngộ - Giả Đảo)

Gốc thông hỏi chú học trò,Rằng: "Thầy hái thuốc lò mò đi

xa. Ở trong núi ấy đây mà, Mây che mù mịt biết là nơi nao?"

(Tản Đà dịch thơ)

Page 10: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Điểm giống và khác nhau về mặt hình thức giữa Hai-kư và Ngũ ngôn tuyệt cú

Loại thơ

Hai-kư Ngũ ngôn tuyệt cú

Giống Đều là các thể thơ cách luật ngắn gọn, quy mô nhỏ. Sự vật và hiện tượng được miêu tả không nhiều.

Khác 3 dòng 11 chữ 17 âm tiết (5-7-5)

4 dòng 20 chữ 20 âm tiết

Page 11: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

2.2. Đặc điểm nội dung của thơ Hai-kư

Page 12: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

a. Các quan niệm thẩm mĩ gắn liền với Hai-kư1. Wa-bi: cái đẹp sâu lắng nằm trong vẻ nhỏ bé, đơn sơ, đạm bạc,

vụng về, chất phác bề ngoài (con ốc nhỏ, một chiếc lá rơi, một giọt sương mai...).

2. Sa-bi: cái đẹp u nhàn, cao khiết, cô liêu, tịch lặng, cổ xưa của sự vật (Vắng lặng u trầm, thấm sâu vào đá, tiếng ve ngâm).

3. Yu-gen: u huyền, mờ ảo, sâu lắng, bí ẩn.

4. A-wa-re: cảm giác xao xuyến, buồn thương, bi cảm thâm trần trước vẻ đẹp não lòng của sự vật (Trên cành khô, quạ đậu, chiều thu).

5. Ka-ru-mi: cái đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, thể hiện tâm thái bình yên, ung dung, tự tại (Từ phương trời xa, cánh hoa đào lả tả, gợn sóng hồ Bi-wa).

Page 13: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Thực hành cảm nhận về quan điểm thẩm mĩ Nhật Bản

Ngắm mặt trời lặn phía sau một ngọn đồi phủ đầy hoa.

Lang thang trong rừng mà không nghĩ đến việc quay lại.

Đứng trên bãi đá và nhìn theo một con thuyền khuất dáng phía sau những hòn đảo xa.

Ngắm nhìn đàn sâm cầm biến mất sau mây trắng.

Rặng tre với những chiếc bóng mờ nhạt lồng với nhau.

(Tác giả Zeami Motokiyo)

Page 14: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Nhánh cỏ bạc nàochơ vơ run rẩy tâm hồn đìu hiu.

(Ho-su-su-ki yaho-so-ki ko-ko-rono sa-wa-ga-shi-ki)

(Nhà thơ Is-sa)

Chỉ ra mối liên hệ về hình thức và nội dung giữa bài thơ Hai-kư và loại tranh minh họa Hai-ga

Page 15: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

So sánh tranh Hai-ga và tranh Nam Tông, từ đó chỉ ra điểm giống và khác nhau về mặt nội dung giữa thơ Hai-kư và thơ Tuyệt cú

Bức tranh minh họa bài “con ếch” (Ba-sho) của phái họa Hai-ga Nhật Bản

Bức tranh minh họa bài “Tầm ẩn giả bất ngộ” (Giả Đảo) của phái họa Nam Tông - Trung Quốc

Page 16: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Loại thơ

Hai-kư Tuyệt cú

Giống Chủ yếu là thể thơ trữ tình. Hàm súc cao độ, có khả năng ngụ ý và gợi ý. Trọng tâm ý nghĩa thường ở cuối bài.

Khác Không gian hạn hẹp, nhỏ bé, trống vắng, đơn giản, không ôm đồm nhiều sự vật, sự việc. Thời gian hiện tại, ngắn ngủi, tương ứng với khoảnh khắc quan sát của tác giả. Màu sắc, giọng điệu hồn nhiên, mộc mạc, không trau chuốt cầu kì; có khi hơi thô vụng… Trống trải, kích thích mạnh sự liên tưởng nơi người đọc.

Không gian đầy ắp sự vật, hiện tượng; rộng lớn, hùng vĩ, hòa hợp giữa trời đất với con người. Thời gian mang tính quá trình, kéo dài gắn liền với hành động của các nhân vật trong tác phẩm. Màu sắc, giọng điệu cầu kì trau chuốt, có chủ ý sáng tạo.

Đầy đặn, ít kích thích sự liên tưởng hơn.

Điểm giống và khác nhau về mặt nội dung giữa thơ Hai-kư và thơ Tuyệt cú

Page 17: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

b. Một số đặc điểm về mặt nội dung của Hai-kư

Con người hòa điệu làm một với không gian và cảnh vật, lặn sâu vào lòng sự vật để cảm nhận nó.

Chỉ miêu tả những sự vật ở thực tại và lặng thinh, đó là khoảng trống của “chân không” (Thiền).

Không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt theo bản chất tự nhiên của nó.

Tác giả bộc lộ một cách kín đáo tình cảm của mình trong tác phẩm: niềm vui sống, sự cô đơn, lòng yêu cảnh vật, nhớ người thân, bùi ngùi trước cảnh đời ngắn ngủi, phù du; sự hòa điệu vĩnh cửu với thiên nhiên...

Page 18: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Thơ thường đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn, cảm nhận.

Haiku là một loại thơ thiền, một cách tập nhìn sự vật đơn giản, thuần khiết. Ðây là một quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án, một tiếng chuông chiêu mộ thức tỉnh ngộ tính con người.

Page 19: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Một ngôi chùa núibức tranh nhập Niết bànkhông ai đến thăm

(Ya-ma-de-ra yata-re mo ma-i-ra-nune-han-zo)

(Chora)

Hãy vẽ trong đầu bạn bức tranh cảnh vật tương ứng với bài thơ hai-kư sau:

Page 20: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

3. Thực hành phân tích và sáng tác thơ Hai-kư

3.1. Phân tích một số bài Hai-kư tiêu biểu trong SGK Ngữ văn 10 (tập 1):

Page 21: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

1. Đất khách mười mùa sương

Về thăm quê ngoảnh lạiÊ-đô là cố hương.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Quê Ba-sho ở Mi-ê, ông lên Ê-đô (Tô-ky-ô ngày nay) ở được mười năm mới về thăm lại quê. Nhưng đi rồi lại thấy nhớ Ê-đô, thấy Ê-đô thân thiết như quê hương mình.

Page 22: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

2. Chim đỗ quyên hót

ở Kinh đômà nhớ Kinh đô.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Ba-shô ở Kinh đô (Ky-ô-tô) thời trẻ (1666-1672), rồi chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau ông trở lại Ky-ô-tô, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này.

Page 23: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

3. Lệ trào nóng hổi

Tan trên tay tóc mẹLàn sương thu.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Ba-shô về quê, mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật còn sót lại của mẹ là một mớ tóc bạc.

Page 24: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

4. Tiếng vượn hú não nề

Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khócGió mùa thu tái tê.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Ngày xưa, người nông dân Nhật Bản rất nghèo, vào những năm đói kém, có khi người ta phải bỏ con vào rừng vì không nuôi nổi.

Page 25: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

5.

Mưa đông giăng đầy trờiChú khỉ con thầm ướcCó một chiếc áo tơi.

(Đoàn Lê Giang dịch)

Page 26: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

6. Từ bốn phương trời xa

Cánh hoa đào lả tảGợn sóng hồ Bi-oa.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Hồ Bi-oa (Tỳ Bà hồ): hồ lớn nhất Nhật Bản, trông giống như hình cây đàn Tỳ Bà, rất đẹp, nằm ở trung tâm tỉnh Si-ga, gần quê của Ba-shô.

Page 27: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

7. Vắng lặng u trầmThấm sâu vào đáTiếng ve ngâm.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Bài thơ có liên tưởng kì lạ, thể hiện sự tương giao mầu nhiệm giữa cảm giác, âm thanh và vật thể.

Page 28: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

8.

Nằm bệnh giữa cuộc lãng duMộng hồn còn phiêu bạt

Những cánh đồng hoang vu.

(Đoàn Lê Giang dịch)

* Chú thích: Đây là bài thơ Ba-sô làm trước khi mất.

Page 29: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

3.2. Mỗi SV về nhà sáng tác 5 bài thơ theo thể Hai-kư bằng tiếng Việt.

Page 30: Thơ Hai-kư ( 俳句 ) của Nhật Bản

Bài giảng kết thúc

Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã quan tâm theo dõi!