48
THÖ CHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI ÑINH DAÄU - 2017 TÆNH UÛY, HOÄI ÑOÀNG NHAÂN DAÂN, UÛY BAN NHAÂN DAÂN, UÛY BAN MAËT TRAÄN TOÅ QUOÁC VIEÄT NAM TÆNH GIA LAI Nhân dịp Xuân mới Đinh Dậu - 2017, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai thân ái gửi tới các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ, quý Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với nước; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; sỹ quan, chiến sỹ các lực lượng vũ trang; các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Năm Bính Thân - 2016, là năm đầu tổ chức thức hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV; trong điều kiện còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, hạn hán, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành tích cực của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2016; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội từng bước được giải quyết, an sinh xã hội ngày càng được quan tâm, sự đồng thuận trong xã hội ngày càng cao; đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; công tác xây dựng Đảng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai tích cực, hiệu quả đã tạo được chuyển biến rõ rệt trong đời sống chính trị của tỉnh. Trong niềm phấn khởi chào đón Xuân mới Đinh Dậu - 2017, với truyền thống anh hùng, đoàn kết, cần cù và sáng tạo, toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai quyết tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; tận dụng mọi điều kiện, thời cơ, thuận lợi; vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục các tồn tại, khuyết điểm; ra sức phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ công tác của năm 2017, góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, từng bước xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển. Với quyết tâm và niềm tin tưởng đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kính chúc đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bước sang năm mới có nhiều niềm vui, mạnh khỏe, hạnh phúc và thắng lợi! Chào thân ái! Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh!

THÖthongtintuyengiaogialai.vn/Files/CLIP/BANTINSHNDTHANG1v2.pdf · 2017-01-20 · ... đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu

Embed Size (px)

Citation preview

THÖCHUÙC MÖØNG NAÊM MÔÙI ÑINH DAÄU - 2017

TÆNH UÛY, HOÄI ÑOÀNG NHAÂN DAÂN, UÛY BAN NHAÂN DAÂN, UÛY BAN MAËT TRAÄN TOÅ QUOÁC VIEÄT NAM TÆNH GIA LAI

Nhân dịp Xuân mới Đinh Dậu - 2017, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai thân ái gửi tới các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh qua các thời kỳ, quý Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với nước; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; sỹ quan, chiến sỹ các lực lượng vũ trang; các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

Năm Bính Thân - 2016, là năm đầu tổ chức thức hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV; trong điều kiện còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, hạn hán, nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành tích cực của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện, đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2016; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực; anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội từng bước được giải quyết, an sinh xã hội ngày càng được quan tâm, sự đồng thuận trong xã hội ngày càng cao; đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; công tác xây dựng Đảng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai tích cực, hiệu quả đã tạo được chuyển biến rõ rệt trong đời sống chính trị của tỉnh.

Trong niềm phấn khởi chào đón Xuân mới Đinh Dậu - 2017, với truyền thống anh hùng, đoàn kết, cần cù và sáng tạo, toàn Đảng, toàn quân và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai quyết tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; tận dụng mọi điều kiện, thời cơ, thuận lợi; vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục các tồn tại, khuyết điểm; ra sức phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ công tác của năm 2017, góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, từng bước xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng phát triển.

Với quyết tâm và niềm tin tưởng đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kính chúc đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bước sang năm mới có nhiều niềm vui, mạnh khỏe, hạnh phúc và thắng lợi!

Chào thân ái!

Thân ái gửi: Đồng bào, đồng chí, chiến sỹ các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh!

Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016 với chủ đề “Gia Lai - Tiềm năng - Hợp tác

- Phát triển” đã thành công tốt đẹp, được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và các nhà đầu tư đánh giá cao.

Trước sự kiện chính là Hội nghị xúc tiến đầu tư, trong ngày 17/12/2016, Gia Lai đã tổ chức 3 sự kiện bên lề gồm

Hội thảo “Triển vọng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Gia Lai”, Hội thảo “Tiềm năng và phát triển du lịch Gia Lai” và đêm Gala “Du lịch Gia Lai - Tiềm năng và khát vọng”. Các sự kiện này đã thu hút sự quan tâm lớn của hàng trăm nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trong đêm Gala, các doanh nghiệp đã ủng hộ hơn 41 tỷ đồng cho quỹ an sinh xã hội của tỉnh để

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: LĐ

“Gia Lai - Tiềm năng - Hợp tác - Phát triển”

2 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 3SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa. Sự ủng hộ này thể hiện các doanh nghiệp khi đến làm ăn ở Gia Lai không chỉ vì lợi nhuận mà còn góp phần đáng kể cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào sáng ngày 18/12/2016, tỉnh đã giới thiệu 53 danh mục dự án mời gọi đầu tư trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến… và trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án của 10 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5.455 tỷ đồng; ký cam kết đầu tư với đại diện các nhà đầu tư đăng ký triển khai thực hiện 12 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 15.420 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại ký cam kết tín dụng với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn dự kiến là 4.744 tỷ đồng.

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2016 được đánh giá là một sự kiện rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần tạo điều kiện cho Gia Lai ngày càng phát triển. Đó là nhận định của đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị: “Sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí lãnh đạo thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, sự quan tâm giúp đỡ của các bộ, ban, ngành TW, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đối với Gia Lai. Hy vọng qua Hội nghị này, quý vị sẽ hiểu thêm về vùng đất và con người Gia Lai. Với sự quan tâm sâu sắc của TW Đảng, Chính phủ,

Quốc hội, các bộ, ngành, đơn vị TW, với sự chung tay, nỗ lực của các địa phương trong vùng, của các tỉnh, thành phố, sự đồng hành, hợp tác của các nhà đầu tư cùng với khát vọng đổi mới, vươn lên của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, tin chắc rằng những kết quả từ Hội nghị sẽ mang đến cho Gia Lai một luồng sinh khí mới, một sức mạnh mới, tạo đà cho Gia Lai phát triển đồng hành cùng cả nước”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Để hỗ trợ cho khu vực Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai, trong thời gian tới, Chính Phủ sẽ thực hiện một số kế hoạch để hỗ trợ Tây Nguyên cũng như Gia Lai phát triển; đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu: Để phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển bền vững, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, Gia Lai cần hợp tác chặt chẽ với các Bộ ngành của Trung ương và các địa phương liên quan để thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm đó là: Tiếp tục huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững quốc phòng an ninh… Phấn đấu xây dựng tỉnh Gia Lai là một tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực Bắc Tây Nguyên; tận dụng sự hỗ trợ của Chính phủ, các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước, nhanh chóng xây dựng quy hoạch,

2 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 3SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

kế hoạch, chiến lược phát triển có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần chú trọng các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến và phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục; đưa Gia Lai làm tâm điểm cho phát triển du lịch khu vực Campuchia - Lào - Việt Nam; phát huy tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, phải xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn với những sản phẩm hàng hóa có lợi thế cạnh tranh gắn với phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông - lâm - súc, như: Chế biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; chế biến cà phê xuất khẩu; chế biến đường; dầu thực vật, tinh bột sắn, chế biến hoa quả, sữa tươi và súc sản đóng hộp… gắn với chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; chủ động phát triển kinh tế - xã hội của Gia Lai trên cơ sở liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung; tích cực hội nhập quốc tế, có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp để phát huy có hiệu quả Chương trình hợp tác của Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; xây dựng Lệ Thanh trở thành cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế nối Quy Nhơn với các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh của nước bạn Lào và Campuchia, thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch

giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và các nước ASEAN để cùng có lợi, cùng phát triển.

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ đặt ra với tỉnh Gia Lai trong thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc trong Tỉnh. Cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp để Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với những lợi thế hiện có về địa chính trị, kinh tế, văn hóa; với sự quan tâm của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ương; với sự đồng cảm, chia sẻ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng với chính sách mở cửa, thông thoáng, Gia Lai đang hội đủ các yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”, hy vọng rằng, Gia Lai sẽ là nơi lý tưởng để các nhà đầu tư quan tâm và quyết định đến để đầu tư phát triển kinh tế, dịch vụ, khai thác du lịch, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, góp phần đưa Gia Lai phát triển thành một vùng động lực của khu vực Bắc Tây Nguyên.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Gia Lai, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cam kết: "Tỉnh Gia Lai sẽ khắc phục để vươn lên, tìm mọi giải pháp tốt nhất trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước để Gia Lai phát triển và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đến với Gia Lai để giúp Gia Lai ngày càng phát triển”.

B.B.T

4 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 5SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

NGUYỄN ĐỨC HOÀNG Tỉnh ủy viên, PCT UBND tỉnh Gia Lai

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh năm 2016, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và đạt kết quả khả quan. Trong 20 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2016 có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,48% (kế hoạch là 7,5%), GRDP bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, nguồn vốn huy

Khắc phục khó khăn, phấn đấu thực hiện tốt chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2017

Đồng chí Nguyễn Đức Hoàng - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai

động – cho vay ngân hàng, thu ngân sách nhà nước tăng khá so với cùng kỳ. Trong năm không để xảy ra cháy rừng và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, không có nợ đọng trong xây dựng cơ bản và trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Công tác kiểm tra chấn chỉnh việc vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi cũng như việc ứng phó, khắc phục hậu quả hạn hán, lũ lụt được thực hiện kịp thời, quyết liệt. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng. Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, lao động - việc làm, thông tin - truyền thông, văn hóa - thể thao, chăm

4 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 5SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

sóc sức khỏe nhân dân, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp bước đầu có chuyển biến, chỉ số cải cách hành chính năm 2015 tăng vượt bậc so với các năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng, đầu tư khu vực tư nhân khởi sắc. Tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016. Các vấn đề bức xúc xã hội, khiếu nại tố cáo được quan tâm giải quyết. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác đối ngoại được thực hiện đúng quy định. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 44,5% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,56% số hộ nghèo. Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, hạ tầng cơ sở kém phát triển, nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn chế. Năng lực, sức cạnh tranh của đại đa số doanh nghiệp và kinh tế tập thể còn yếu. An ninh chính trị vẫn tiềm ẩn những yếu tố mất ổn định. Thời gian qua, hạn hán xảy ra trên diện rộng đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Việc thực hiện chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới chưa đạt kế hoạch. Tai nạn giao thông tuy giảm cả 3 tiêu chí nhưng chưa thật sự bền vững.

Triển khai nhiệm vụ năm 2017 trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội cả nước vẫn còn khó khăn, kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng, với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn hẹp. Giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh bấp bênh. Biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Phát huy những kết quả đã đạt được, dự báo những thuận lợi, khó khăn, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh được xây dựng với nội dung chủ yếu sau:

Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng (GRDP) từ 7,5% trở lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, GRDP bình quân đầu người đạt 41,5 triệu đồng/người, đến cuối năm 2017 có 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2017 có thêm 20 xã đạt chuẩn trở lên), kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.613 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 18.755 tỷ đồng.

Về văn hóa - xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,35% (giảm 2,6%), tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 27%, có 24,56 giường bệnh/vạn dân, 68,5% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 83,04%.

Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng (kể cả cây cao su) đạt 46,25%, trong năm trồng mới 7.000 ha rừng, có 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch.

Xác định năm 2017 là năm bản lề, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016 – 2020. Để thực hiện đạt và vượt các mục tiêu trên, Gia Lai sẽ tập trung triển khai một số nhóm giải pháp chính như sau:

Một là, tập trung thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, gắn với xây dựng nông thôn mới. Triển khai có hiệu quả kế hoạch về tái canh cây cà phê, tưới tiết kiệm nước. Từng bước hình thành các cánh đồng lớn, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công

6 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 7SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

nghệ cao. Xây dựng và phát triển một số thương hiệu sản phẩm thế mạnh của tỉnh (hồ tiêu, khoai lang Lệ Cần, phở khô Gia Lai, gạo Phú Thiện, sản phẩm mật nhân...). Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi, việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản. Tạo điều kiện hình thành một số vùng chuyên canh sản phẩm cây ăn trái phục vụ chế biến và xuất khẩu (như thanh long ruột đỏ, chuối, chanh dây,...).

Hai là, thu hút và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến, nhất là các sản phẩm từ mủ cao su, thức ăn gia súc. Bên cạnh sự quan tâm về cơ chế, chính sách từ trung ương, thời gian tới tỉnh sẽ tạo những điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Ba là, với tiềm năng du lịch sinh thái, lịch sử, văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng,... tỉnh sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm du lịch để hình thành chuỗi sản phẩm của điểm đến, đưa Gia Lai trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Bốn là, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hạn chế, tỉnh sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch,... Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung phát triển kinh tế tập thể, chú trọng xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới theo hướng liên kết và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Năm là, tập trung xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, lấy nhân dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch, cải tiến quy trình,

rút ngắn thời gian, giảm chi phí. Thực hiện quyết liệt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Sáu là, triển khai đồng bộ các hoạt động văn hóa - xã hội. Tập trung thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn lực phát triển vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, công tác khám chữa bệnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh - liệt sĩ, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực xã hội để hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình có công với cách mạng

Bảy là, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện trong dân để tạo niềm tin cho đầu tư, phát triển.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn chung đã dự báo trước, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của năm 2017 được xây dựng là khá nặng nề. Được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự giám sát của HĐND các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận và các tổ chức hội, đoàn thể, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết liệt hành động, ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém, cùng tháo gỡ khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đối ngoại của năm 2017, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020./.

N.Đ.H

6 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 7SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Không đi thăm, tặng quà, chúc Tếtlãnh đạo dưới mọi hình thức

Thực hiện Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị "về một số việc

cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên"; Chỉ thị số 11-CT/TW, ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Ban Bí thư "về việc tổ chức Tết năm 2017"; Để chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhân dân vui xuân, đón Tết Đinh Dậu 2017 đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm một số nội dung liên quan đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, các đảng bộ, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc; các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Không tổ chức chúc Tết

THANH LÂM

Ảnh: minh họa

8 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 9SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Tỉnh ủy; không đến thăm, chúc mừng cấp ủy nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2017). Cán bộ, lãnh đạo được phân công trực Tết phải thực hiện nghiêm túc; không tổ chức các đoàn đến cơ quan, đơn vị khác chúc Tết, nhất là trong ngày Mồng 1 Tết (trừ các đoàn ngoại giao). Nghiêm cấm việc tụ tập “chào hỏi”, “chúc tụng” hoặc đi lễ, hội xuân; tổ chức liên hoan lãng phí trước, trong và sau Tết; tuyệt đối không sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể vào các hoạt động hoặc thưởng, mua quà không đúng quy định. Các tập thể, cá nhân không được đến cơ quan, nhà riêng hoặc gặp người thân các đồng chí lãnh đạo tỉnh để tặng quà Tết dưới mọi hình thức. Không tổ chức đón, tiếp khách tại trụ sở cơ quan, đơn vị trước, trong Tết.

- Tập trung thăm hỏi, động viên đến đối tượng chính sách, cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội; chăm sóc sức khỏe cho nhân dân..., tạo điều kiện vui Tết đầm ấm, an bình; nghiêm cấm việc cấp dưới lên tặng quà cấp trên dưới mọi hình thức, gây phản cảm trong dư luận xã hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai vụ đông xuân đạt kết quả tốt; tăng cường phòng, chống khô hạn, tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng thường xảy ra khô hạn nghiêm trọng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình nâng cấp, sửa chữa, chỉnh trang đô thị tại các thị trấn, thị xã, thành phố.

- Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, không để hộ dân nào thiếu đói trong dịp Tết, nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an ninh, trật tự, buôn lậu, gian lận thương

mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, tăng giá đột biến để thu lợi bất chính. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu hàng hóa các loại, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt hàng, nâng giá tùy tiện trong dịp Tết.

- Triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm. Thực hiện tốt công tác đấu tranh bóc gỡ hoạt động phục hồi FULRO, “Tin lành Đê Ga”, tà đạo “Hà Mòn”, vượt biên; quản lý tốt các đối tượng, không để bị động, bất ngờ trong mọi thời điểm.

- Chủ động xây dựng kế hoạch phân công lãnh đạo, cán bộ trực Tết để kịp thời nắm tình hình và xử lý các tình huống phát sinh. Các bệnh viện, các trung tâm y tế phải tổ chức trực 24/24 giờ, đảm bảo duy trì tốt việc khám, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày Tết.

- Ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ Tết theo quy định, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường, nhằm tạo không khí phấn khởi, hăng say thi đua lao động, sản xuất cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân ngay từ những ngày đầu năm 2017. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung nêu trên; nếu để xảy ra vi phạm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chúng ta tin tưởng rằng: Trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc năm 2017, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh sẽ đón mừng xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

T.L

8 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 9SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

PHƯƠNG THU

Gia Lai:

Thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 20/12/2016 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2017 và

Thông báo số 386 - TB/TU ngày 10/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, ngày 12 tháng 01 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, theo đó, trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, tỉnh không tổ chức bắn pháo hoa chúc mừng năm mới, thay vào đó tập trung thăm hỏi, động viên đến đối tượng chính sách, các cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, kiên quyết không để hộ dân nào thiếu đói trong dịp Tết, nhất là các

hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Qua đó, tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đón mừng xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Trong đó, tập trung tổ chức các hoạt động lớn, đó là:

Thứ nhất, tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ viếng các liệt sĩ. Lễ dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh được tỉnh tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku vào lúc 07h30’ thứ Ba, ngày 24/01/2017 (nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Bính Thân). Sau đó, vào lúc 7h45’ cùng ngày diễn ra Lễ viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh thăm và tặng quà Tết Nguyên đán cho gia đình người có công tại thị xã Ayun Pa. Ảnh: L.V.N

10 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 11SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Thứ hai, tổ chức chương trình văn nghệ mừng xuân Đinh Dậu: từ 20h00’ đến 21h30’ ngày 27/01/2017 (tối ngày 30 tháng Chạp năm Bính Thân) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku.

Thứ ba, tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối tượng chính sách, cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội… Cụ thể:

- Lãnh đạo tỉnh tặng 240 phần quà chúc Tết đến 170 gia đình người có công với cách mạng tiêu biểu và 70 cụ tròn 100 tuổi thuộc các huyện, thị xã và thành phố, mỗi phần phần trị giá 700.000đ (tiền quà 200.000đ, tiền mặt 500.000đ).

- Chi 2.433.450.000đ hỗ trợ cho 16.223 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các huyện, thị xã, thành phố; mỗi đối tượng được hỗ trợ 150.000đ (kể cả đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142, Quyết định số 53, Quyết định số 40 và Quyết định số 62; trừ học sinh, sinh viên là con đối tượng người có công).

- Chi 3.295.440.000đ hỗ trợ cho 27.462 đối tượng xã hội và hộ gia đình đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng của các huyện, thị xã, thành phố; mỗi đối tượng được hỗ trợ với số tiền 120.000đ.

- Chi 3.477.450.000đ hỗ trợ cho 23.183 đối tượng đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng (trong đó: Hưu trí là 19.069 đối tượng; mất sức lao động là 3.009 đối tượng; tai nạn lao động là 445 đối tượng; đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 613 là 510 đối tượng; đối tượng hưởng trợ cấp theo Quyết định 91 là 85 đối tượng; cán bộ xã, phường là 65 đối tượng), mỗi đối tượng được hỗ trợ 150.000đ.

- Chi 8.141.200.000đ hỗ trợ cho 40.706 cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp khối Nhà nước; khối Đảng, đoàn thể (kể cả cán bộ, công chức, viên chức thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh); cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã; người đang hợp đồng lao động theo Nghị định 68 trong các cơ

quan khối Đảng, hành chính sự nghiệp từ tỉnh đến huyện; cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước theo mức 200.000đ trên người.

- Chi 5.577.000.000đ hỗ trợ cho 1.461 thôn/làng đồng bào dân tộc thiểu số, theo mức các thôn/làng có số hộ dân người dân tộc thiểu số từ 100 hộ trở lên thì hỗ trợ 5.000.000đ, các làng có số hộ dân người dân tộc thiểu số dưới 100 hộ thì hỗ trợ 3.000.000đ.

- Chi 264.000.000 đi thăm và gửi quà chúc Tết cho 68 cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội.

- Tỉnh gửi quà chúc Tết 07 xã biên giới (xã Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Dom, Ia Mơr, Ia Púch, Ia O, Ia Chiă), mỗi xã 2.500.000đ.

- Lãnh đạo tỉnh đến thăm, chúc Tết một số gia đình chính sách ở các huyện, thị xã, thành phố, mỗi địa phương 05 suất quà (mỗi suất 700.000đ, gồm 200.000 tiền quà và 500.000đ tiền mặt). Riêng các địa phương bị ảnh hưởng do lũ lụt năm 2016 (thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Đak Pơ, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Ia Pa), mỗi địa phương 10 suất.

- Hỗ trợ bệnh nhân nằm điều trị tại các bệnh viện trong các ngày Tết, dự kiến hỗ trợ cho 600 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân 150.000đ/3 ngày Tết

- Chi 50.000.000đ hỗ trợ cho 200 công nhân được phân công trực tiếp làm việc tại hiện trường trong 04 ngày Tết, mỗi người 250.000đ.

Để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đón một mùa xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp, kịp thời triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và mục đích, yêu cầu đề ra.

P.T

10 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 11SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

cho người nghèo và gia đình chính sách Chung tay chăm lo Tết

Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, Đảng, Nhà nước, nhân dân các dân tộc tỉnh ta có nhiều hoạt

động thiết thực đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, chăm lo Tết cho người nghèo và gia đình chính sách. Đây là dịp thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc, với các gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt nam Anh hùng, gia đình có công với cách mạng.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ theo Pháp lệnh ưu đãi người có công; chăm lo hơn 65 ngàn đối tượng chính sách, trong đó có hơn 16 ngàn đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm cho thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công, mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, đóng góp xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, giải quyết chính sách nhà ở đối với người có khó khăn về nhà ở. Bên cạnh việc chăm lo cho các thương binh, gia đình chính sách, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Gia Lai luôn quan tâm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng, tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; xác định hài cốt liệt sĩ, thông báo phần mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang, giúp đỡ người thân của liệt sĩ đến thăm viếng và thực hiện các chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, miễn giảm thuế, cải thiện nhà ở, chăm sóc sức khỏe, chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình người có công...

Trong năm 2016, Quỹ đền ơn đáp nghĩa

huy động được trên 3,2 tỷ đồng; xây mới và sửa chữa 555 căn nhà cho hộ người có công từ các nguồn vận động được với số tiền trên 20 tỷ đồng; tặng 27 sổ tiết kiệm với số tiền 156,5 triệu đồng; 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ ... Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), tỉnh ta đang huy động các nguồn lực để sửa chữa, xây dựng mới nhà ở cho người có công với cách mạng, phấn đấu hoàn thành việc xây mới và sửa chữa nhà ở cho 1.248 hộ người có công trên địa bàn tỉnh.

Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, tỉnh dự kiến xuất ngân sách trên 24 tỷ đồng để chăm lo phục vụ Tết, trong đó có hỗ trợ cho 16.223 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các huyện, thị xã, thành phố khoảng 6,5 tỷ đồng (bao gồm quà của Chủ tịch nước). Thăm tặng quà Tết cho 27.532 đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình đang hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng với số tiền hơn 4,1 tỷ đồng. Tham mưu lãnh đạo tỉnh đến thăm chúc tết và tặng quà 70 cụ tròn 100 tuổi; thăm và tặng quà cho các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động và xã hội, làng trẻ em SOS Pleiku....

Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, hãng sơn EXPO thực hiện chương trình “Nâng cánh ước mơ”; theo đó, dự kiến chương trình sẽ hỗ trợ cho tỉnh ta 04 căn nhà dành cho hộ khó khăn về nhà ở, mỗi căn nhà 40 triệu đồng. Quỹ Thiện tâm - Tập đoàn Vingroup tặng 1.500 suất quà tết cho hộ nghèo tại các huyện Đức Cơ, Chư Prông....

Phòng Người có công -Sở Lao động-TB&XH Gia Lai

12 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 13SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÂY HỒ TIÊUTRONG VƯỜN CÀ PHÊ

ĐỖ VĂN LUÂN Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

Với tiềm năng đất đai của vùng đất bazan màu mỡ

rất thích hợp cho sự phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè… Nhưng sản xuất độc canh một loại cây trồng thì nguồn lợi mang lại vẫn chưa tương xứng với giá trị đất đai. Do đó, những năm qua một số hộ dân đã thực hiện đa dạng hóa các loại cây trồng nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Điển hình đó là mô hình trồng xen cây hồ tiêu

trong vườn cà phê của gia đình anh Nguyễn Diệu Vương ở thôn 1, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa.

Với 1,4 ha cà phê, trước đây cho năng suất bình quân 3 - 4 tấn cà phê nhân/năm. Tuy nhiên, cùng với thời gian, vườn cà phê gia đình anh đã thoái hóa và già cỗi nên nguồn thu từ cà phê cũng giảm dần; trước tình hình đó, sau một thời gian suy nghĩ và tìm hiểu, anh quyết định trồng thử nghiệm hồ tiêu xen vào vườn cà phê. Lúc đầu trồng 600 trụ tiêu (giống Vĩnh Linh) xen trong 01

ha Cà phê, với phương châm trồng trụ sống, chủ yếu là cây keo, vì trụ sống có độ che phủ tốt rất thích hợp cho cây hồ tiêu và tốn ít chi phí. Đến năm 2015 anh tiếp tục trồng thêm hơn 200 trụ tiêu nữa. Đến nay, sau 3 năm chăm bón vườn tiêu của gia đình anh đã bắt đầu cho thu quả bói.

Chỉ vườn tiêu xanh tốt, anh Vương cho biết: Để có thành quả bước đầu như hôm nay, vợ chồng tôi tự tay chăm sóc từ vun xới, tỉa cành nhánh đến bón phân… một cách tỉ mỉ, chúng tôi không dám

Mô hình trồng xen cây hồ tiêu trong vườn cà phê. Ảnh: Huy Hoàng

XÃ ĐAK KRONG, HUYỆN ĐAK ĐOA

12 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 13SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

thuê người làm vì sợ họ không biết cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vườn tiêu sau này và không may làm đứt dây tiêu tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập vào cây.

Anh cho biết thêm: Vì khí hậu ở Gia Lai có độ ẩm cao, vào mùa mưa dễ bị úng nước, nên việc dùng phân hóa học phải hết sức cẩn trọng, hạn chế. Một năm mình chỉ sử dụng 0,5 kg NPK cho 01 trụ tiêu; còn lại tăng cường bón phân vi sinh và phân chuồng để giúp vi sinh vật có lợi trong đất phát triển mạnh, làm cho chất đất luôn tơi xốp, đồng thời, cào lớp lá của cây cà phê trên bề mặt của bồn tiêu nhằm cung cấp chất mùn, tạo độ mát trong mùa nắng; đặc biệt phân chuồn phải ủ hoai trước khi bón, vì nếu ủ chưa hoai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng vườn tiêu.

Theo anh, muốn trồng tiêu thành công trước tiên là phải trồng làm sao cho cây tiêu sống được, chăm sóc tốt, thì lúc đó mới tính đến thu hoạch đạt hay không đạt, chúng ta cần phải đi từng bước. Nguyên tắc đó có được là nhờ quá trình học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong thực tế.

Vào mùa tưới nước, gia đình anh chủ yếu dùng ống tưới cho cà phê cũng như hồ tiêu. Thông thường vào tháng 12 thì cây Cà phê

và Cây tiêu cùng đợt tưới. khi bón phân thì cũng tiết kiệm được lượng phân bón vì bộ rễ của cà phê và cây tiêu đều sử dụng hết lượng phân đã bón. Tuy nhiên, lưu ý nếu cây tiêu tưới nhiều nước thì quả ít, còn cà phê mà tưới sớm quá hoa ra không tập trung, quả đậu không nhiều.

Với cách làm trên, sau 3 năm trồng xen vườn cà phê và hồ tiêu nhà anh chưa thấy xuất hiện bệnh. Tuy nhiên, là một người đam mê tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu… nên anh có khả năng nhận diện được sâu bệnh rất tốt, anh biết được nấm bệnh phát sinh vào tháng nào trong năm và nấm bệnh nằm chủ yếu trong đất và bệnh thường phát sinh ở mặt sau của lá tiêu. Anh thường xuyên kiểm tra vườn tiêu và hàng năm phòng bệnh cho cây tiêu 2 lần/năm, phòng tuyến trùng anh dùng thuốc Tervigo 020SC, Ridomil Gold 68 WP và phòng trừ rầy vào tháng 11 hàng năm (rầy sẽ phát sinh đến tháng 3 của năm sau) anh dùng thuốc G8 gói 100gr (thuốc có nguồn gốc sinh học của Thái Lan sản xuất) pha vào 30 lít nước sau đó dùng máy sục xung quanh gốc, khi có bệnh phun lên cả lá rất hiệu quả...

Anh nói: “Tiêu rất cần nước nếu thiếu nước tiêu cho trái không nhiều”, vì

vậy yếu tố chủ động nguồn nước cũng rất quan trọng. Để tạo được sự quang hợp cho cây tiêu, giảm bệnh phát sinh thì theo anh khoảng cách trồng xen lý tưởng để cây tiêu và cây cà phê cùng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế là 3×3,5m. Với cách trồng xen và sự phát triển ổn định của vườn cây như hiện nay, anh ước tính 1 cây cà phê cho thu hoạch từ 3 - 4 kg nhân/năm, hồ tiêu cho thu hoạch khoản 3 kg khô/trụ, nếu giá cà phê và hồ tiêu ổn định thì thu nhập trên một diện tích canh tác là khá cao và bền vững.

Anh tâm sự, hiện nay anh và người nông dân đang rất cần kiến thức khoa học, kỹ thuật cho loại hình trồng xen này, kinh nghiệm chăm sóc và nguồn vốn đầu tư thực hiện mô hình.

Mô hình trồng tiêu xen cà phê là mô hình tiềm năng trong thời gian đến, chúng tôi khuyến nghị các hộ nông dân cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và tiết kiệm các khoản chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên vùng đất Gia Lai./.

Đ.V.L

Tết

14 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 15SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ở nhà giàn giữa ngàn khơi sóngTết

Trong khi ở đất liền rộn ràng đón Tết vui xuân, quây quần bên mâm bánh giao thừa, thì những

người lính nhà giàn DK1, Vùng 2 Hải quân đóng quân trên thềm lục phía Nam Tổ quốc phải đứng gác trong sương gào gió lạnh, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc giữa ngàn khơi. Với các anh, vững chắc tay súng, canh thức cho mùa xuân đất nước yên bình, không chỉ là sứ mệnh của người lính thời bình, mà còn là niềm tự hào lớn lao và tình yêu giành cho Tổ quốc. Niềm vui của các anh chỉ trọn vẹn khi nhân dân đón Tết bình yên

Quà đất liền ấm lòng chiến sĩChưa ở đâu đón Tết sớm như các chiến

sĩ nhà giàn DK1. Khi ở đất liền mai vàng còn e ấp nụ và những những chuyến tàu chở quà Tết vượt sóng ra khơi cũng là lúc

cán bộ chiến sĩ rộn ràng đón Tết. Do đóng quân cách xa đất liền hàng trăm ki-lô-mét, nên việc mua sắm hàng, quà tết bắt đầu từ giữa tháng 12 dương lịch. Khi ấy, chỉ huy các nhà giàn gọi điện về đất liền đăng ký nhu cầu cần mua. Quà Tết được gửi theo chuyến tàu thay trực vào đầu tháng 12 âm lịch. Cũng có nhà giàn khi thay quân đem theo hàng, quà Tết. Tết Đinh Dậu này, cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 có đầy đủ lợn thịt, gà trống để cúng giao thừa, miến măng, mộc nhĩ. Những nhà giàn có đơn vị kết nghĩa còn nhận được quà “tinh thần” như đĩa nhạc, bóng bay và các nhu yếu phẩm khác

Để đưa quà Tết đến tận tay các chiến sĩ nhà giàn, công việc đầu tiên là đóng gói chống ướt cẩn thận. Tất cả thư từ, sách báo, tài liệu, măng, miến, gạo nếp,

MAI THẮNG

14 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 15SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

trà… được đóng trong thùng cac-tong, bọc bao nilon - loại bao bảo quản chống ướt chuyên dùng của nhà giàn do quân nhu cấp. Công việc này do tổ đóng quà Tết đảm nhiệm. Riêng thư từ sách báo do liên lạc của tiểu đoàn đóng gói. Để bảo đảm “quà giao đúng chủ”, tổ đóng quà phải rất tỷ mỉ, cẩn thận. Quà của nhà giàn nào được đánh dấu, ghi tên cẩn thận phía ngoài, chuyển xuống tàu và xếp riêng một khoang, để khi ra ngoài biển chuyển lên giàn, tránh bị nhầm lẫn. Mặc dù cẩn thận, tỉ mỉ, nhưng đã có lần, quà Tết, thư từ của nhà giàn này lại chuyển đến nhà giàn kia, hoặc một nhà giàn nhận báo “một bề”, tức là nguyên một số báo. Bây giờ đã có điện thoại di động mạng Viettel, nhưng thư, báo từ đất liền gửi tới vẫn được các chiến sĩ coi đó là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 cho biết: “Quà Tết ra nhà giàn, việc đầu tiên là các chiến sĩ hỏi có nhiều thư, nhiều báo không. Biết là anh em rất khát thư báo, nên chúng tôi rất quan tâm việc này. Trung tuần tháng 12 dương lịch, quà Tết, thư, báo cho các nhà giàn đã hoàn tất. Năm nào, tháng giáp tết biển cũng động dữ dội, nên việc đóng gói phải chu đáo, bảo đảm đúng, đủ, không sót, Nhà giàn nào cũng có hương vị ngày xuân. Mỗi lần đưa hàng quà Tết ra nhà giàn rất vất vả, nhưng bằng mọi cách quà Tết phải đến tận tay chiến sĩ”

- Năm nay các nhà giàn nhận được nhiều quà không anh?

- Ngoài tiêu chuẩn Tết của Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 2, các nhà giàn còn nhận được quà của các cơ quan dân chính đảng, nhân dân trên mọi miền đất nước. Số quà này sẽ tiếp nhận và chuyển xuống tàu trước hai ngày khi tàu rời bến. Mỗi phần là một lời động viên giúp cán bộ chiến sĩ thêm ấm lòng, vững chắc tay súng bảo vệ tiền tiêu Tổ quốc”.

Chúc tết qua loa, chuyển quà qua dâySau khi chuyển hàng, quà Tết xuống

tàu, một cuộc chia tay bịn rịn giữa người đi và người ở lại. Lời dặn dò của anh lính trẻ trước lúc đi biển, giọt nước mắt chia xa của cô sinh viên như thay lời muốn nói, những cái bắt tay siết chặt thắm tình quân dân cứ hòa lẫn vào nhau. Tàu Hải quân hú 3 hồi còi dài rồi từ từ rời bến.

Tháng giáp Tết sóng to gió lớn, tàu phải hành trình liên tục 2 ngày 2 đêm mới đến được các nhà giàn. Tất cả hàng quà Tết chuyển lên giàn bằng phương pháp kéo dây. Hàng, quà Tết bọc trong bao ni lông chống ướt được cột chặt vào dây mồi thả xuống biển để các chiến sĩ nhà giàn kéo lên. Những chiến sĩ thay trực mặc áo phao nhảy xuống biển, lần theo dây mồi bơi vào giàn, hoặc lên giàn bằng đường “hàng không”. Cũng có khi tàu tiến sát đến nhà giàn, nhưng không sao cập được. Tàu và nhà giàn chỉ cách nhau 20 mét nhưng không bắt được tay nhau, chỉ biết chia sẻ động viên qua những cái vẫy tay và ánh mắt, gửi nỗi nhớ thương, lời dặn dò vào từng con sóng. Ai cũng ngầm chúc cho nhau một năm mới may mắn có nhiều sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi hàng quà, người, đưa lên nhà giàn an toàn, trưởng đoàn chúc Tết lên ca-pin của tàu đọc thư chúc Tết của Bộ tư lệnh Hải quân, thư chúc Tết của Đảng ủy Bộ chỉ huy Vùng 2 qua máy bộ đàm I-com sóng cực ngắn. Trong phút giây xúc động ấy, mắt ai cũng đỏ hoe. Các chiến sĩ dưới tàu hát qua bộ đàm, tặng chiến sĩ nhà giàn và chúc các anh yên tâm công tác. Trên nhà giàn chỉ huy trưởng cùng các chiến sĩ quây quần bên bộ đàm hát tặng đất liền bài “Lính nhà giàn là thế đó”. Những ca từ “Giữa trùng khơi vẫn xanh ngời, giữa biển trời vẫn sống yêu đời, lính nhà giàn là thế đó” nghe thấm vào gan ruột, thể hiện sự quyết tâm kiên cường bám biển khi xuân về Tết đến. Sau đó, chỉ huy trưởng nhà giàn xin hứa với

16 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 17SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

đoàn chúc Tết và đất liền “vui xuân mới không quên nhiệm vụ, dù phải hy sinh đến tính mạng cũng giữ bằng được cột mốc chủ quyền trên biển”.

Lời thề giữ biểnSau khi nhận quà Tết, các nhà giàn tổ

chức mổ heo, gói bánh chưng đón Tết sớm. Bí thư chi đoàn thì đảm nhiệm khâu bày trí bàn thờ Tổ quốc, chăng giây xúc xích, chuẩn bị cành mai hái hoa dân chủ đêm giao thừa. Chiến sĩ nào khéo tay thì làm bánh chưng, bánh răng bừa; người gói giò, người làm báo tường treo Tết. Mâm cơm cuối năm giữa “chân trời” Tổ quốc có gà luộc, đĩa giò, cặp bánh chưng, hương hoa. Đêm giao thừa, cán bộ chiến sĩ mặc quân phục chỉnh tề trước bàn thờ Tổ quốc. Chỉ huy trưởng nhà giàn thắp 3 nén hương đọc to dõng dạc. “Hôm nay là đêm 30 Tết, trước chân dung Chủ Tịch Hồ Chí Minh và anh linh 10 liệt sĩ đã ngã xuống nơi này, cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 chúng tôi xin thề một lòng trung thành với Đảng, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, vui xuân mới không quên nhiệm vụ, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho nhân dân cả nước đón Tết yên bình”.

Sau ly rượu mừng xuân, mọi người quây quần bên nhau thưởng thức hương vị Tết, kể cho nhau nghe những câu chuyện hài về Tết xa nhà. Những bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, quê hương đất nước cũng được các chiến sĩ trổ tài với bao niềm chung riêng của lính. Sớm mồng một Tết, chỉ huy trưởng và chính trị viên nhà giàn đến từng phòng các chiến sĩ của mình “xông nhà” chúc tết. Gọi là “xông nhà” theo tục lệ để lấy may mắn, cầu chúc năm mới sức khỏe và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đoàn viên thanh niên thì phấn đấu vào Đảng, đảng viên gương mẫu, đơn vị vững mạnh quyết thắng.

Thượng úy Võ Quang Thường, chàng sĩ quan trẻ (quê ở Hương Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) đang công tác ở nhà giàn

DK1/14 - Bãi cạn Tư Chính lần thứ 4 đón Tết trên biển, chia sẻ: “Ngày xuân ai mà chẳng muốn được ăn tết bên gia đình. Nhưng với người lính trẻ như chúng tôi được đón Tết ở giữa đại dương bao la cũng là niềm tự hào. Chúng tôi hiểu ở nơi xa xôi này, sẽ có nhiều thiếu thốn, nhưng là người lính thì bất kể nhiệm vụ nào cũng hoàn thành”.

Qua máy điện thoại sóng Viettel, tôi liên lạc được với Trung tá Lê Xuân Nam, chỉ huy trưởng nhà DK1/17 (Phúc Tần C). Trung tá Nam về nhà giàn DK1 từ tháng 10 năm 1994 và có 22 năm liên tục gắn bó với nhà giàn. Tết Đinh Dậu này, thêm một lần nữa Nam đón xuân trên biển. Nỗi niềm người sĩ quan xa vợ con khi xuân về Tết đến có nhiều trăn trở. Nam cho biết, Tết năm ngoái anh cũng đón Tết trên biển nhường suất cho chiến sĩ về bờ. “Vợ con tôi ở phường 11, Vũng Tàu. Tuy công tác trên địa bàn tỉnh, nhưng cách xa cả gần ngàn cây số. Vợ chồng năm chỉ gặp nhau chừng 1 tháng khi về đất liền nghỉ phép. Những ngày Tết, nhớ đất liền, vợ con lắm. Bây giờ nhà giàn và đất liền đã gần gũi rất nhiều rồi. Đón Tết ngoài biển cũng có niềm vui riêng, chỉ tiếc là không được đi dưới màn sương phút đầu năm mới. Những ngày giáp Tết, anh em luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, trực canh quan sát mặt biển”. Anh Nam có muốn nói gì với đất liền không? Tôi hỏi. “Có chứ. Đất liền cứ yên tâm đón vui xuân. Chúng tôi hứa sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc trong mọi tình huống” - Trung tá Nam nói.

Xuân Đinh Dậu đã về trên khắp nẻo đường góc phố làng quê. Cùng với niềm vui của nhân dân cả nước, các chiến sĩ nhà giàn DK1 nơi xa cũng có đầy đủ hương vị mùa Xuân. Ở nơi trùng khơi tít tắp ấy, trong mỗi trái tim của chiến sĩ nhà giàn luôn hướng về đất mẹ, để mỗi dịp xuân về Tết đến càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn.

M.T

16 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 17SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Những vụ việc hàng giả, hàng nhái bị phát hiện, xử lý trong gần đây cho thấy, quy mô sản xuất và kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có xu hướng gia tăng với tính chất và mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, trắng trợn hơn. Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạọ Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) tại

hội thảo “Giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp” diễn ra ngày 17/11/2016 cho biết, tính đến hết tháng 10/2016, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 172.000 vụ gian lận thương mại, truy thu 13.000 tỉ đồng vào ngân sách. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường cũng đã phát hiện 2.000 vụ làm hàng giả,

hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, phạt hành chính 58 tỉ đồng.

Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho hay, hiện đã có tới trên 30 ngành hàng ở Việt Nam bị làm giả. Hàng giả, hàng nhái khá đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại và linh hoạt về giá cả. Chúng xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng từ

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh:K i ê n q u y ế t đ ấ u t r a n h

LÊ HỒNG HÀ Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh

T rong những năm qua, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại, công nghiệp đã trở thành một trong những mối

quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; được thể hiện qua việc ban hành, sửa đổi bổ sung rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các hành vi vi phạm pháp luật, nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ và hoạt động gian lận thương mại ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng và gây hại không ít cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Cuộc chiến chống hàng giả và gian lận thương mại ở nước ta đã đến lúc cần phải thực hiện quyết liệt hơn, mạnh tay hơn và không khoan nhượng trước bất kỳ đối tượng nào.

chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

18 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 19SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

nông nghiệp đến công nghiệp, từ các sản phẩm uy tín trong nước cho đến những mặt hàng xa xỉ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Các sản phẩm bị làm giả phổ biến và nhanh nhất là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống (rượu, bia, nước giải khát), quần áo, thuốc chữa bệnh, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thiết bị vệ sinh… Thậm chí, “tem chống hàng giả” cũng bị làm giả.

Việc sản xuất hàng giả được thực hiện rất tinh vi, giống như hàng thật, khó phân biệt thật - giả. Những mặt hàng thường làm giả là: thực thẩm đóng gói,

hàng tiêu dùng,... Hầu hết hàng giả được sản xuất ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu trung tâm thương mại, vận chuyển xen lẫn với hàng thật có hoá đơn chứng từ, đưa về thị trường các tỉnh để tiêu thụ (trong đó có tỉnh ta). do đó rất khó phát hiện.

Trong khi đó, lực lượng QLTT chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chống sản xuất và mua bán hàng giả; trang thiết bị, công cụ để phát hiện hàng giả chưa được trang bị đồng bộ; thiếu hàng thật để đối chứng. Mặt khác, một số nhà sản

xuất còn sợ ảnh hưởng đến uy tín hàng hoá của mình nên chưa thật sự mạnh dạn phối hợp để cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng,… Vì vậy, lực lượng QLTT gặp không ít khó khăn trong công tác đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại.

Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm không để những hành vi vi phạm pháp luật, nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ và hoạt động gian lận thương mại gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng; Trong thời gian qua, Chi

Kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017. Ảnh: Đội QLTT Số 9

18 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 19SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

cục QLTT tỉnh Gia Lai đã cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các phương án, kế hoạch, chương trình phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng sở hữu trí tuệ và nhãn hàng hóa của cấp trên. Tuỳ theo tình hình thực tế Chi cục đã chủ động kiểm tra, kiểm soát hoặc tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành chuyên đề về sản xuất, buôn bán hàng giả,... để kiểm tra đột xuất, định kỳ đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai phạm trên lĩnh vực này, đồng thời xử lý nghiêm minh những tổ

chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Kết quả trong năm 2016, lực lượng QLTT tỉnh đã tiến hành kiểm tra và xử lý: 16 vụ, thu phạt nộp NSNN: 241,5 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy: 2.360 chai rượu Vodka các loại; 101 chai nước uống đóng chai; 569 nhãn hiệu Việt Tiến; 2.267 đơn vị bao bì, hộp bánh trung thu giả mạo nhãn hàng hóa Kim Ngân Đồng Khánh; 1.820 bao bì giả nhãn hiệu phân bón Danacomix; 26 bộ thiết bị vệ sinh giả nhãn hiệu Casear; 261,7kg bột ngọt giả nhãn hiệu A-one và nhiều hàng hóa có giá trị khác.

Để đấu tranh có hiệu quả với những hành vi vi phạm pháp luật, nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ và hoạt động gian lận thương mại, nhằm giúp bình ổn thị trường trong dịp Tết Đinh Dậu và trong năm 2017, lực lượng QLTT xác định sẽ triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên, của Ngành về tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu - 2017; Công văn số 1779/QLTT-THLN ngày

Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở làm bánh Mỹ Lệ. Ảnh: D.Q

20 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 21SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

25/11/2016 của Cục Quản lý thị trường về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ biến các dấu hiệu phân biệt hàng thật, hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa tích cực chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp với các lực lượng chức năng để kiểm tra và xử lý các vi phạm có liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả. Tuyên truyền những tác hại của hàng giả đến lợi ích kinh tế và sức khỏe của người tiêu dùng.

Ba là, tăng cường kiểm tra, rà soát tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ truyền thống và chợ tự phát trên địa bàn; kho hàng, các điểm tập kết, cất trữ, bãi đỗ xe giao nhận hàng hóa, tuyến biên giới, tuyến Quốc lộ 19 nhằm nắm bắt, phát hiện, xử lý kịp thời tình trạng vận chuyển, buôn bán, tàng trữ hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng

giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi vi phạm khác đối với các mặt hàng thiết yếu có sức tiêu thụ nhiều vào thời điểm tết như: rượu, bia, thuốc lá điếu ngoại, thực phẩm đóng chai, đóng hộp, bánh mứt, thịt gia súc, gia cầm, quần áo may sẵn, đường các loại, gỗ, động vật quý hiếm, điện lạnh gia dụng, điện thoại di động, đồ chơi trẻ em gây kích động bạo lực, pháo các loại và các loại hàng hóa khác.

Bốn là, phối hợp với các lực lượng chức năng, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm,

sản xuất buôn bán hàng giả, an toàn thực phẩm, gian lận thương mại và các hoạt động kinh doanh trái phép khác.

Năm là, nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT dưới nhiều hình thức như: tập huấn, học tập chuyên sâu về lĩnh vực chống hàng giả,…

Sáu là, tham mưu Ban chỉ đạo 389 tỉnh xây dựng các chương trình kế hoạch và thành lập các đoàn liên ngành triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả trong thời gian tới.

L.H.H

Đội QLTT Lưu động kiểm tra bắt giữ Iphone 7 nhập lậu. Ảnh: Hà Đinh

20 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 21SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

trong đồng bào dân tộc thiểu số Nguyễn Chí Đức

Ban Dân tộc - Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số

sinh sống, nên nhiệm vụ xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triển khai thực hiện công tác xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc

thiểu số trên địa bàn tỉnh, đến nay MTTQ các cấp trong tỉnh đã tập hợp, xây dựng được 2.064 người tiêu biểu có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, là các vị già làng, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các chi hội đoàn thể ở khu dân cư.

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người được đồng bào suy tôn, tin tưởng, tín nhiệm, có nhiều kinh

nghiệm trong đời sống làng, xã; am hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc; có lập trường, bản lĩnh, rất khó bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo. Số đông họ là những tộc trưởng, già làng, trưởng thôn, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, các cuộc vận động, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và nhân dân; là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền, mặt

Phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, người có uy tín

Người có uy tín là già làng, trưởng thôn trao đổi kinh nghiệm vận động đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.N

22 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 23SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

trận và các đoàn thể địa phương; góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp đồng bào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo tôn giáo, các chức sắc, chức việc tiêu biểu, có uy tín đã thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con tín đồ chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, nêu cao tinh thần cảnh giác, không để kẻ xấu lợi dụng, không vi phạm pháp luật, thực hiện sống “tốt đời đẹp đạo”. Người có uy tín tham gia Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thời gian qua đã tích cực phối hợp công tác, có nhiều hoạt động tích cực, thường xuyên nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, kịp thời phản ánh cho Đảng, chính quyền, Mặt trận xem xét giải quyết. Những lời nói, việc làm của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của người dân; bằng uy tín và kinh nghiệm họ đã vận động gia đình, dòng tộc và bà con trong thôn, làng thi đua lao động sản xuất, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát động đạt nhiều kết quả, được đồng bào các dân tộc hưởng ứng, tin theo.

Thời gian qua MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước, đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác dân tộc; đặc biệt công tác chăm lo, xây dựng và phát huy vai trò của người tiêu biểu có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên trong công tác mặt trận, nhằm xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đội ngũ người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, từ 1.177 người vào năm 2009 đến nay là 2.064 người, phân bố đều khắp ở các thôn, làng, khu dân cư trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là xuất hiện ngày càng nhiều các gương điển hình, tiêu biểu trong công tác vận động quần chúng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đã phát huy vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phát động. Tham gia đóng góp ý kiến vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở, tham gia giải quyết các vụ việc phức tạp nảy sinh trong cộng đồng dân cư, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thôn, làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới; vận động đồng bào không tin, không nghe theo lời kể xấu xúi giục, đoàn kết giúp nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày một vững chắc, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, Người có uy tín đã tuyên truyền vận động bà con tích cực tham gia, hưởng ứng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương,

22 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 23SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

giúp nhau phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Ngoài ra người có uy tín còn vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định trong quy ước, hương ước thôn, làng, từng bước xoá bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang; vận động người dân ăn ở hợp vệ sinh; thực hiện nếp sống văn minh, gìn giữ các phong tục tập quán, văn hoá cổ truyền tốt đẹp của dân tộc. Hầu hết gia đình của người có uy tín đều đăng kí phấn đấu xây dựng gia đình có con cháu không mắc tệ nạn xã hội, không mê tín dị đoan, không truyền đạo trái pháp luật.

Đối với công tác xã hội và các hoạt động nhân đạo từ thiện, người có uy tín gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân tham gia các hoạt động quyên góp, ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo”, xoá nhà dột nát, tạm bợ, vận động bà con hiến đất để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, đường giao thông nông thôn, trạm y tế, trường học. Người có uy tín đã có những đóng góp tích cực trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, xây dựng đời sống văn hóa đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện đại

đoàn kết dân tộc, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trong cộng đồng dân tộc mình, cung cấp cho cấp ủy, chính quyền địa phương về tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị chính đáng của nhân dân để kịp thời giải quyết, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh.

Trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ”, người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong công tác nắm tình hình, vận động nhân dân đấu tranh ngăn chặn âm mưu, ý đồ hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là trong phòng chống âm mưu, hoạt động kích động lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số tham gia gây rối, gây bạo loạn, vượt biên sang Campuchia, góp phần đảm bảo giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở, thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng vững chắc. Thời gian qua, người có uy tín đã tích cực phối hợp với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể và trực tiếp đứng ra tổ chức

tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân với 78.850 buổi tại các thôn làng với hơn 3 triệu lượt người tham dự; vận động cá biệt cho hơn 15 nghìn lượt quần chúng, các đối tượng lầm lỡ, kêu gọi, tuyên truyền, vận động 1.321 lượt đối tượng cầm đầu, cốt cán tham gia hoạt động FULRO ra tự thú và tự khai báo về hành vi hoạt động phạm tội trước dân làng, cam kết từ bỏ hoạt động chống phá, không tin, không nghe theo sự xúi dục của kẻ xấu. Bên cạnh đó, vận động các hộ gia đình có nương, rẫy, giáp biên tự quản cột mốc, đoạn biên giới thuộc phần đất mình canh tác, sử dụng; tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giáo dục những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư trở về cuộc sống lương thiện; cung cấp các tin có giá trị cho ngành chức năng phục vụ kịp thời cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp với chính quyền cơ sở hoà giải thành công nhiều vụ việc phức tạp, tham gia phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

24 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 25SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

DIỆN MẠO MỚI

LƯU TRUNG NGHĨA Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

Một góc trung tâm huyện Chư Pưh. Ảnh: TH

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Chư Pưh có nhiều khởi sắc, kinh tế - xã hội phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch mạnh mẽ; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả; bộ mặt nông thôn mới không ngừng đổi thay theo hướng tích cực. Toàn huyện hiện có 02 xã (Ia Blứ và Ia Phang) đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và theo kế hoạch năm 2017 - 2018 huyện sẽ quyết tâm phấn đấu đạt thêm 1 - 2 xã: Ia Le đã đạt 18/19 tiêu chí và Ia Hrú đã đạt 14/19 tiêu chí.

24 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 25SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Cách thành phố Pleiku khoảng gần 60 km về phía Nam - Chư Pưh là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh với tuyến đường huyết mạch quốc lộ 14 chạy qua. Huyện hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Nhơn Hòa và 8 xã: Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang, Chư Don, Ia Dreng, Ia Hla, Ia Hrú, Ia Rong. Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, đời sống của người dân Chư Pưh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn cao, tình hình an ninh chính trị còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Để góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giúp đồng bào thoát nghèo bền vững, những năm qua cả hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xem đây là khâu đột phá, động lực quan trọng để phát triển huyện nhà. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chư Pưh đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực.

Từ công tác tuyên truyền đến tự giác hành động “Chung tay xây dựng nông thôn mới”

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, do đó các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tổ chức tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo ra sự thống nhất từ nhận thức đến hành động.

Nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, thiết thực đã được các cấp, các ngành của huyện triển khai có

hiệu quả như: Xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới phát trên đài Truyền thanh – Truyền hình huyện và các cụm loa truyền thanh không dây ở các xã, thị trấn; in hàng trăm Panô về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp phát cho các thành viên Ban chỉ đạo huyện, Ban chỉ đạo, Ban quản lý các xã và 82 thôn, làng nhằm tuyên truyền rộng rãi đến từng thôn, làng và hộ dân.

Thông qua công tác tuyên truyền, giải thích đã giúp cho người dân hiểu được mình chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, là người tổ chức thực hiện và hưởng lợi từ kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.

Những kết quả đạt được…

26 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 27SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là công tác tuyên truyền, vẫn động, giải thích tạo được sự đồng thuận, tự giác, tích cực hưởng ứng của người dân, chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu. Trong giai đoạn 2011 đến 2015, huyện đã huy động từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn lực các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ với tổng số vốn đầu tư 1.878.616 triệu đồng tập trung thực hiện các nhóm tiêu chí: xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong 5 năm qua, bằng vốn nhà

nước và đóng góp từ nhân dân, huyện đã đầu tư làm mới trên 138,5 km đường giao thông nông thôn, trong đó xây mới 57,8 km và nâng cấp 2,8 km đường nhựa; xây mới 5,7 km đường bê tông; 72,2 km đường cấp phối đã giúp cho giao thông đi lại, vận chuyển hàng nông sản rất thuận lợi. Người dân tự nguyện hiến 114.970 m2 đất, đóng góp 9.109 triệu đồng và 33.924 ngày công để làm đường giao thông nông thôn.

Bên cạnh đó, các tiêu chí về điện, nhà ở dân cư, chợ nông thôn, vệ sinh môi trường, thiết chế văn hóa, trường học, y tế cũng được huyện chú trọng đầu tư. Huyện đã thi công được 21,6 km đường dây trung áp; 7 km đường dây hạ áp, 05 trạm biến áp; nâng cấp

Trung tâm hành chính huyện Chư Pưh. Ảnh: Đ.M.P

26 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 27SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

hệ thống điện chiếu sáng từ xã Ia Rong đến xã Ia Le; xây dựng được 376 ngôi nhà thuộc chương trình 167 và 13 ngôi nhà tình nghĩa cho người dân; đầu tư xây dựng mới chợ Ia Blứ; xây mới 20 nhà sinh hoạt cộng đồng và 04 nhà văn hóa trung tâm; xây dựng mới 03 trụ sở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã; xây mới 02 trường THCS, 04 trường tiểu học và 02 trường mẫu giáo; xây mới và nâng cấp một số trạm y tế xã; 100% xã có điện đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tưới tiêu, sinh hoạt cho người dân. 4/8 xã có Nhà văn hóa Trung tâm; 52,9% thôn, làng có Nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn; 7/8 xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; 65,8% số thôn, làng có Internet đến thôn; 58,9% Nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng; tỷ lệ nhà tạm, dột nát còn 3,27%; 8/8 xã có Trạm Y tế trong đó có 6/8 trạm Y tế xã đạt chuẩn.

Để nâng cao mức sống cho người dân, giúp người dân giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai và nhân rộng các mô hình hiệu quả, phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: tưới tiết kiệm trên cây tiêu; mô hình hầm khí sinh học, đệm lót sinh học trong chăn nuôi, nuôi heo rừng lai, heo sọc dưa; chăn nuôi dê sinh sản, nuôi bò hộ gia đình, tập trung gieo trồng các giống ngô lai, lúa có năng xuất chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của đồng bào... Nhờ đó, đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 32,6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 22,9%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới của huyện hiện đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, sự tham gia

đóng góp của doanh nghiệp, người dân chưa nhiều, trong khi đó nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì có hạn... dẫn đến hiệu quả của mục tiêu kế hoạch xây dựng nông thôn mới chưa đạt như mong muốn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nhiều nơi chưa thật sự đổi thay.

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong 5 năm qua, huyện đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc, đó là: muốn xây dựng nông thôn mới thành công vững chắc cần phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng xã. Đồng thời, cần có sự lãnh, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm và cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cùng với đó, đa dạng hóa việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, quyết tâm đạt được các mục tiêu cụ thể trong từng năm và cả nhiệm kỳ 2016 - 2020, có 6/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân tiêu chí đạt chuẩn/xã là 18,75 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 52,32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,14%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 90%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm 98%.

Hy vọng với sự quyết tâm cao, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, đồng thuận của toàn quân, toàn dân trong việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới - là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình triển khai được thuận lợi và đạt kết quả./.

L.T.N

28 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 29SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Kbang là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, vùng căn cứ cách mạng của tỉnh trong

thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặc dù là huyện có thế mạnh về rừng, khí hậu và đất đai nhưng Kbang vẫn là huyện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, kết cấu hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ, nhất là hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng và các tuyến đường giao thông. Vì vậy, Kbang là huyện duy nhất của tỉnh Gia Lai được Chính phủ chọn làm điểm của cả nước thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 với điểm xuất phát rất thấp so với các địa phương khác.

Từ thực tế đó, để xây dựng thành công nông thôn mới, huyện đã xác định “phải đi từ đất, lao động và lấy chuyển đổi cơ

cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn để đi lên”. Trên cơ sở đó, huyện KBang đã lựa chọn tập trung vào phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn để nâng cao thu nhập, giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội làm khâu đột phá.

Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới (từ 2011 đến nay) diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện một cách rõ rệt, những xã khó khăn đang từng bước rũ bỏ "chiếc áo nghèo khó" vươn lên... là những điều dễ cảm nhận nhất khi đặt chân đến vùng đất KBang những ngày này. Tính đến nay, huyện đã có 01 xã (xã Đăk HLơ) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2013; đến cuối năm 2016, có 03 xã đạt 15 - 18 tiêu chí (xã Đông, Nghĩa

Kbang - Vùng đất nông thôn mới

BÙI TRỌNG THỦYUVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy KBang

Thị trấn Kbang ngày càng thay da, đổi thịt. Ảnh: T.T

28 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 29SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

An, Đăk SMar), 08 xã đạt 11 - 14 tiêu chí, còn lại xã Đăk Rong đạt 09 tiêu chí; bình quân toàn huyện đạt 13,7 tiêu chí.

Về cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tính đến cuối năm 2016, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 55,24% (giảm 1,49% so với năm 2015), công nghiệp - xây dựng chiếm 23,36% (tăng 0,62%), dịch vụ chiếm 21,4% (tăng 0,87%) so với năm 2015.

Là huyện thuần nông nên ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế. Bám sát quy hoạch phát triển nông - lâm - thủy sản đã được phê duyệt, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác khuyên nông, đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở các mô hình sản xuất thí điểm đã thành công như: Sa nhân tím, Mắc ca, cá Tầm, trồng cây cà chua ghép, trồng rau trong nhà lưới; huyện đã tổ chức kiểm tra đánh giá các mô hình do nhân dân tự triển khai như: vải thiều, nhãn, cam, chanh dây,… từng bước nhân rộng các mô hình đã phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, tập trung thâm canh diện tích mía nguyên liệu với 10.624 ha và trên 4.000 ha cây công nghiệp (cà phê, tiêu…); tích cực vận động nhân dân tham gia cánh đồng mía lớn ở các xã phía Nam, tái canh cây cà phê ở các xã phía Bắc cùng với nâng cao năng suất, sản lượng cây hàng năm khác (mỳ, bắp lai, đậu cô ve lùn, ớt, bí đỏ,…) góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ngành chăn nuôi cũng có bước phát triển, tận dụng ưu thế phụ phẩm nông nghiệp và trồng cỏ; nhiều hộ nông dân đã có thu nhập khá cao từ chăn nuôi bò lai, dê, heo sọc dưa, heo đen, gà thả vườn… Tổng đàn gia súc toàn huyện đến nay có 54.556 con; trong đó, bò 17.020 con, trâu 5.052 con, heo 26.204

con. Để bảo vệ và phát huy các sản phẩm đặc trưng, huyện đã và đang xúc tiến đăng ký xác lập thương hiệu một số loại đặc sản như: mật ong rừng tự nhiên, gạo đỏ truyền thống xã Đăk Rong, gạo Tám thơm xã Sơ Pai, cam ngọt Đường Canh xã Sơn Lang, …

Công tác đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn để giảm nghèo và an sinh xã hội cũng được đặt lên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện; các tổ hợp tác, tổ liên kết, nhóm sở thích liên kết trong sản xuất được nhân rộng, đã phát huy tinh thần tương trợ, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh của hộ gia đình phát triển, nâng cao thu nhập, nhiều hộ đã thoát nghèo từ khi tham gia các hình thức này. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thanh niên mới xuất ngũ trở về được chú trọng, đã tập trung vào

30 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 31SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

các ngành nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đạt được nhiều kết quả. Từ một địa phương thường xuyên bị chia cắt về mùa mưa, đến nay về giao thông đã cơ bản được thông suốt và “cứng hóa’’ từ trung tâm huyện đến các xã và thôn, làng và đến một số khu sản xuất tập trung. Cơ sở vật chất trường học ở các bậc học, các trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang, nâng cấp đạt chuẩn; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao hơn trước. Các công trình cấp nước sinh hoạt (tập trung và phân tán) được đầu tư đến tận thôn, làng với 95% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 14/14 xã, thị trấn với 100% thôn, làng được sử dụng điện lưới quốc gia. Việc

xóa nhà tạm trong dân cư được các cấp, các ngành, các hộ dân tích cực vào cuộc; đã huy động nhiều nguồn lực tham gia và đạt kết quả tích cực, đến nay số nhà đạt chuẩn chiếm trên 72%...

Công tác giáo dục và đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đặt ra là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới; nhờ đó, chất lượng cuộc sống người dân ngày một nâng cao và phát triển. Đặc biệt, trong nhiều năm qua công tác chăm lo, phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn, vùng đồng bào Bahnar đã đạt những thành tựu vượt bậc. Ngành giáo dục - đào tạo huyện đã duy trì tốt chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, cấp học; thành lập 09 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS ở các xã đặc biệt khó khăn góp phần duy trì sỹ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học, có 23/40 trường học đạt chuẩn, huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bên cạnh đó, ngành y tế huyện đã làm tốt vai trò chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; công tác xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay toàn huyện có 13/13 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Ði đôi với phát triển kinh tế, Kbang cũng làm tốt công tác xây dựng nếp sống văn hóa mới tại các khu dân cư theo chủ trương của Ðảng và Nhà nước. Đã tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - đặc biệt là các hoạt động lễ hội truyền thống, các loại hình dịch vụ văn hóa bảo đảm tính lành mạnh, phục vụ hữu ích cho nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Là “cái nôi” của không gian văn hóa cồng chiêng Bahnar, huyện rất coi trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa văn hóa truyền thồng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

Trụ sở xã đạt chuẩn nông thôn mới Đăk HLơ. Ảnh: T.T

30 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 31SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

huyện. Đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, lấy phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" làm nòng cốt; nhân rộng làng văn hóa, gia đình văn hóa mới, cơ quan, doanh nghiệp, trường học... đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa. Đến cuối năm 2016, đã có 77,24% thôn, làng, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 03 năm trở lên, 87,24% hộ gia đình văn hóa, 71,13% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Khuyến khích, thu hút một số doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, "xã hội hóa" việc xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện; Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo tiêu chí số 18-Về xây dựng hệ thống chính trị; thường xuyên giám sát và chỉ đạo công tác tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định; khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này; chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện và Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp trung cấp LLCT, Trung cấp Luật, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, bồi dưỡng tiếng Bahnar, tin học, bổ túc văn hóa góp phần chuẩn hóa trình độ cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, phân công các cơ quan, đơn vị, các chi bộ cơ quan, các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp phụ trách thôn làng đặc biệt khó khăn, giúp đỡ hộ nghèo bằng việc làm cụ thể và tổ

chức các phong trào thiết thực, nhất là thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm gắn với giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Từ những nỗ lực trên, kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 23,305 triệu đồng (tăng 13,3%); tỷ lệ hộ nghèo còn 21,4%, giảm 5,68% so với năm 2015. Điều đáng ghi nhận trong năm 2016, đã có nhiều xã đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao đã nỗ lực bứt phá vươn lên giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo như: Sơn Lang giảm 12,12%, Kon Pne giảm 10,85%, Krong và Đăk SMar cùng giảm 9,62%...Nhiều hộ gia đình đồng bào Bahnar đã trở lên khá, giàu, đầu tư xây dựng nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm sửa được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, con em học hành tiến bộ.

Về Kbang hôm nay, điều cảm nhận rõ nhất đó là sự chuyển mình của một địa phương đang quyết tâm đi lên trong xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn miền núi và cuộc sống của người dân đang từng ngày thay da, đổi thịt. Cuộc sống mới hạnh phúc, đang dần ấm no hiện rõ trên những nét mặt rạng ngời của mỗi người dân. Tin tưởng rằng với quyết tâm của Huyện ủy, sự quản lý, điều hành tích cực của UBND huyện với nhiều giải pháp quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự “đồng tâm nhất trí” của nhân dân thì đến năm 2020 huyện Kbang sẽ về đích đạt chuẩn huyện nông thôn mới./.

B.T.T

32 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 33SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Đảng bộ huyện Ia PaPhát huy sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng huyện Ia Pa phát triển toàn diện

LÊ HƯNG

Trong năm 2016, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino

gây nắng nóng, hạn hán kéo dài làm thiệt hại nhiều diện tích cây trồng nông nghiệp của bà con nông dân, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, Đảng bộ huyện Ia Pa đã đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nghị quyết huyện đảng bộ đã đề ra trong năm, đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

Năm 2016, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) đạt 10,67% (đạt 103,3% chỉ tiêu Nghị quyết); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 2.691,8 tỷ đồng (đạt 104,7% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người đạt 17 triệu

đồng (bằng 100% chỉ tiêu Nghị quyết). Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và xây dựng. Trong năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện 67,6 tỷ đồng (đạt 130% chỉ tiêu Nghị quyết và tăng 29,2% so với năm trước).

Trong năm 2016, tổng diện tích gieo trồng (không tính cao su) đạt 31.235 ha (đạt 100% kế hoạch); tổng sản lượng lương thực đạt 58.549 tấn (đạt 97,5% kế hoạch); trong đó, riêng thóc đạt 47.335 tấn. Công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, áp dụng giống mới vào trong sản xuất được quan tâm chỉ đạo; trong năm, các ngành chức năng đã triển khai 6 mô hình chuyển giao kỹ thuật với tổng số tiền 3,968 tỷ đồng; hầu hết các mô hình, dự án được triển khai đồng bộ, kịp thời và mang lại hiệu quả.

Việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được

Đường vào trung tâm huyện Ia Pa. Ảnh: Thanh Lâm

32 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 33SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

chỉ đạo sát sao. Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các xã rà soát, điều chỉnh Đề án, Đồ án quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế; tập trung triển khai thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; phân bổ 16,1 tỷ đồng cho các xã từ nguồn vốn Trung ương và vốn Trái phiếu Chính phủ hỗ trợ để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2016. Đến nay, các xã đã triển khai các hạng mục công trình; riêng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, các xã đã tập trung triển khai các mô hình sản xuất. Đến nay, có 01 xã đạt 08 tiêu chí (Chư Răng), 03 xã đạt 07 tiêu chí (Ia Mrơn, Ia Trôk, Ia Tul), 03 xã đạt 06 tiêu chí (Chư Mố, Kim Tân, Ia Kdăm), 01 xã đạt 05 tiêu chí (Pờ Tó), 01 xã đạt 04 tiêu chí (Ia Broăi). Năm 2016, phấn đấu mỗi xã đạt thêm ít nhất 02 tiêu chí, riêng 04 xã (Ia Trôk, Pờ Tó, Ia Tul, Ia Mrơn) đạt từ 04 tiêu chí trở lên.

Việc thực hiện dự án Tam Nông và dự án Giảm nghèo Tây Nguyên trên địa bàn huyện đã đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt là người nghèo và cận nghèo có thêm vốn để phát triển sản xuất.

Trong năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều vùng diện tích nông nghiệp đã dồn điền, đổi thửa bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh một số cây trồng chủ lực với quy mô lớn (lúa nước 2 vụ trên 3.000 ha, tập trung tại các xã Ia Ma Rơn, Ia Trôk, Ia Tul và Chư Mố; thuốc lá trên 1.000 ha, chủ yếu tại xã Ia Broăi, Chư Mố và Ia Trôk; mì trên 6.000 ha, phần lớn trồng tại xã Ia Kdăm, Ia Tul và Pờ Tó; mía gần 6.000 ha, tập trung tại xã Kim Tân, Chư Răng và Pờ Tó).

Kinh tế trang trại xuất hiện ngày càng

nhiều, không ít mô hình đã cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Nhiều mô hình trang trại kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi có quy mô vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được quan tâm tạo điều kiện để phát triển, hiện có 06 hợp tác xã nông nghiệp và 02 hợp tác xã xây dựng hoạt động có hiệu quả.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được quan tâm đầu tư và nâng cấp. Đến nay, các tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện cơ bản được bê tông hóa đạt tiêu chuẩn. Cầu kiên cố qua sông Ba được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân 4 xã Đông sông Ba; tỉnh lộ 662 đoạn qua địa bàn huyện được đầu tư nâng cấp. Công tác xây dựng cơ bản được chỉ đạo chặt chẽ, các công trình được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và sớm đưa vào sử dụng, tiến độ giải ngân đạt 66,05 tỷ đồng, bằng 93,6% kế hoạch.

Những năm qua, cơ sở vật chất và đội ngũ y - bác sĩ được tăng cường. Hiện nay 8/9 trạm y tế xã có bác sĩ. Chất lượng điều trị từng bước được nâng lên, công tác cấp cứu thu dung bệnh nhân điều trị nội trú có những chuyển biến tích cực. Trong năm, đã khám và điều trị cho 61.147 lượt người (đạt 119% kế hoạch, tăng 6,7% so với năm 2015); trong đó có 40.399 lượt người có thẻ bảo hiểm y tế. Các Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện đúng quy định, hoàn thành tiêu chí Quốc gia về y tế xã cho 02 xã Kim Tân và Chư Răng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện 1,7%.

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Kết thúc năm học 2015 - 2016,

34 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 35SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

ngành giáo dục duy trì sĩ số học sinh đạt 97,8%; hoàn thành công tác xét tốt nghiệp Trung học cơ sở, bổ túc Trung học cơ sở và hoàn thành chương trình tiểu học; kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 vừa qua, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 76,5%. Trong năm học mới 2016 - 2017, toàn huyện có 35 đơn vị trường học, 443 lớp và 12.636 học sinh.

Việc thực hiện chế độ cho các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời, đầy đủ; tổ chức chu đáo các hoạt động thăm, tặng quà gia đình chính sách các dịp Lễ, Tết; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề lao động nông thôn thực hiện có hiệu quả. Toàn huyện có 4.326 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 36,87%), trong đó có 48 hộ nghèo thuộc đối tượng người có công (chiếm tỷ lệ 1,1%); 1.325 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 11,29%); đến cuối năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 31,87% (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Công tác xây dựng Đảng được coi trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên được nâng lên. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được quan tâm chỉ đạo; trong năm, đã mở 45 lớp với 3.445 học viên tham dự. Công tác tổ chức cán bộ, chính sách cán bộ được thực hiện kịp thời và đúng theo quy định; công tác kết nạp đảng viên và thành lập cấp ủy tại các chi bộ thôn, làng được quan tâm chỉ đạo; đến nay, đã kết nạp 98 quần chúng ưu tú vào Đảng nâng tổng số đảng viên lên 1.453 đồng chí, đạt 6,7% so với tổng số đảng viên toàn Đảng bộ đầu kỳ (vượt 1,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết); trong năm có thêm 8

chi bộ thôn, làng có cấp ủy, nâng tổng số chi bộ thôn, làng có cấp ủy lên 28/75 chi bộ; chuyển đảng chính thức cho 73 đảng viên dự bị; xóa tên trong danh sách đảng viên 03 trường hợp vi phạm; chuyển sinh hoạt đảng cho 109 đồng chí; tổ chức trao tặng Huy hiệu 30, 40, 50, 55 năm tuổi Đảng cho 08 đồng chí; phát thẻ đảng cho 147 đồng chí. Hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong năm 2017, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, tranh thủ thời cơ, vượt qua những khó khăn, thách thức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XVII Đảng bộ huyện đề ra. Cụ thể: Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) 11,1%, trong đó Nông nghiệp 57,22%; Công nghiệp - Xây dựng 25,06 %; Thương mại-Dịch vụ 17,72%. Thu nhập bình quân đầu người 22 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực quy thóc 58.610 tấn, riêng thóc 47.263. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 5% trở lên (riêng 05 xã: Chư Răng, Ia Mrơn, Ia Trôk, Ia Tul, Pờ Tó giảm từ 6% trở lên). Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 03 xã. Người dân tham gia bảo hiểm y tế 95,35%; Số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 77%. Hàng năm số tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh 50%; không có tổ chức Đảng yếu kém...

L.H

34 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 35SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

THU HOÀI

Cách đây hơn 10 năm, đời sống của đồng bào Bahnar ở xã Hà Đông còn rất nhiều khó khăn. Phong tục tập quán, sản xuất lạc hậu, đồng bào trong

xã chỉ biết sản xuất cây lúa nước một vụ, trồng lúa rẫy, cây ngô, cây mì, nuôi con heo, con gà theo kiểu thả rông phó mặc cho tự nhiên. Vì vậy mà mức

thu nhập của các hộ dân rất thấp, đời sống của bà con trong xã hết sức khó khăn. Toàn xã có trên 60% số hộ thuộc diện đói nghèo. Nhằm đẩy mạnh phát

NHỮNG ĐỔI THAY Ở MỘT XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

H à Đông là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đak Đoa, với 100% dân số là người dân tộc Bahnar. Xã có 5 làng nằm tựa lưng bên những sườn núi và nhìn ra con suối Đak Pơkei. Trong những năm

qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp, thông qua các chương trình, như: chương trình 132, 134, 135, 167 và các chương trình, dự án khác, đã đầu tư mạnh cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng: điện - đường - trường - trạm; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ nhân dân trong sản xuất…, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân và bước đầu đã làm thay đổi được diện mạo của nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Bộ mặt nông thôn xã Hà Đông ngày càng khởi sắc. Ảnh: Minh Nguyễn

36 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 37SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào trong xã, từng bước xóa đói, giảm nghèo, Ban Thường vụ Huyện ủy Đak Đoa (khóa XIII) đã xây dựng Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội cho xã Hà Đông. Từ Nghị quyết này, huyện đã tập trung đầu tư hỗ trợ dân lập vườn, ổn định định canh - định cư; mở rộng diện tích sản xuất cây lúa nước nhất là sản xuất lúa trong vụ đông xuân, bảo đảm ổn định lương thực tại chỗ cho người dân, đồng thời vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất chăn nuôi để nâng cao mức thu nhập, giúp người dân dần ổn định cuộc sống.

Để từng bước chuyển đổi tập quán sản xuất của đồng bào và hỗ trợ cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, huyện đã giao cho các cơ quan chuyên môn, như Phòng NN&PTNT, Trạm Trồng trọt & khuyến nông huyện, đưa nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi vào triển khai cho

bà con nông dân trong xã thực hiện, như: mô hình trồng đậu xanh, trồng gừng, trồng cây chuối mốc trên đất dốc, trồng rau xanh, mô hình vườn ươm giống cây bời lời; mô hình nuôi nhốt heo giống địa phương, nuôi dê, nuôi dúi, nuôi gà ta thả vườn, nuôi bò lai vv… Khi đưa các mô hình vào cho bà con triển khai thực hiện, ngoài việc cấp hỗ trợ giống, phân bón, các cơ quan chuyên môn của huyện còn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, qua đó đã giúp cho bà con nông dân trong xã dần dần tiếp cận được với khoa học công nghệ để áp dụng vào quá trình sản xuất, nâng cao được năng suất cây trồng, vật nuôi. Anh Thol, làng Kon Pơ Dram, xã Hà Đông nói: “Trước đây bà con mình có thói quen làm lúa rẫy, năng suất thấp, làm vất vả nhưng không đủ ăn. Những năm gần đây, được cán bộ xã tuyên truyền, vận động, nhà nước hỗ trợ giống và phân bón, bà con mình dần dần thay thế cây lúa rẫy, tích cực khai hoang ruộng để trồng lúa nước. Bà con được tập huấn,

hướng dẫn kỹ thuật, nay bà con mình đã biết trồng lúa nước, biết áp dụng giống lúa mới năng suất cao”.

Từ chỗ bà con chỉ biết trồng cây lúa rẫy, cây mì, đến nay đồng bào trong xã đã biết sản xuất cây lúa nước 2 vụ, trồng đậu đỗ, rau xanh các loại, biết đưa một số loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, như cây cao su, bời lời. Đến nay, xã có diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 1.000 ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt gần 1.400 tấn, đảm bảo được nguồn lương thực tại chỗ cho nhân dân trong xã. Toàn xã cũng đã có 645ha cây bời lời, 61ha cao su tiểu điền. Trong chăn nuôi, ngoài những con vật nuôi truyền thống là heo địa phương và gà, nhiều hộ đã nuôi được bò lai, nuôi dê và tận dụng các ao hồ để nuôi cá. Xã cũng đã có đàn gia súc, gia cầm trên 4.000 con.

Cùng với việc tập trung hỗ trợ người dân trong phát triển sản xuất, huyện còn kết hợp các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, như đường giao

36 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 37SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

thông, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng khang trang, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2006 đến nay, huyện đã đầu tư gần 60 tỷ đồng cho xã Hà Đông để thực hiện bê tông hóa và sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, các công trình thoát nước qua suối, các công trình thủy lợi, hệ thống nước tự chảy; xây dựng trường học; hỗ trợ xây dựng 306 nhà ở dân cư cho các hộ nghèo trong xã. Đặc biệt là đã thực hiện bê tông hóa được tuyến từ xã Đak Sơ Mei đi Hà Đông, tạo thuận lợi trong giao thông đi lại và thông thương hàng hóa của nhân dân trong xã.

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ giãn dân, tách hộ ở làng Kon Pơ Dram, Kon Nat, Kon Ma Har ổn định về nhà ở và phát triển sản xuất, năm 2015, tỉnh đã đầu tư gần 6 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm trường học mầm non, hệ thống nước tự chảy, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống điện sinh hoạt; hỗ trợ xây dựng nhà ở và phát triển sản xuất cho 67 hộ chuyển lên ở khu định canh, định cư

mới gần trung tâm hành chính của xã. Anh Yăn, làng Kon Pram, xã Hà Đông bày tỏ: “Tôi ở làng Kon Pơ Dram, ở trong gia đình thì đông người, cảm ơn xã đã cấp cho tôi lô đất để làm nhà, cảm ơn chính quyền. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng làm ăn tốt hơn trước”.

Bằng sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của nhân dân trong xã, bộ mặt nông thôn và đời sống kinh tế xã hội của nhân dân Hà Đông đã có những bước phát triển đáng kể. Nói về sự phát triển của địa phương, ông Chiên, chủ tịch UBND xã cho biết: "Xã Hà Đông là xã đặc biệt khó khăn, nhìn chung, mấy năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, điện, đường, trường, trạm được đảm bảo. Riêng về phát triển kinh tế, xã Hà Đông được sự quan tâm của huyện tổ chức tập huấn cho người dân thì hiện nay người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về trồng trọt. Nhìn chung, bộ mặt của xã cũng được phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm, không còn tỉ lệ đói".

Nếu ai đã từng đến Hà Đông cách đây vài năm về trước thì hôm nay về với Hà Đông hẳn

sẽ thấy được sự thay đổi rõ ràng. Đường vào Hà Đông đã thênh thang rộng mở, khác hẳn với cảnh phải đánh vật với lầy lội bùn đất hôm nào. Trường học và trụ sở xã được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Trên những vùng đất đồi bạc màu lưa thưa những cây mì trước kia, nay đã là những vườn cao su, bời lời xanh tốt. Những thửa đất hoang ven suối nay đã là những ruộng lúa xanh mướt và bên trong các thôn, làng, nhà ở dân cư được xây dựng khang trang hơn, nhưng vẫn giữ được những nét bản sắc của làng người dân tộc thiểu số. Đồng bào Bahnar ở các làng trong xã luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với những kết quả đã đạt được và đặc biệt là dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng nói chung và Đảng bộ huyện nói riêng, bằng những bước đi thích hợp và sự hỗ trợ tích cực từ các cấp, các ngành, Hà Đông sẽ vững bước đi lên trên con đường xây dựng nông thôn mới theo chủ trương, Nghị quyết của Đảng ./.

T.H

38 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 39SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

HÀ ĐỨC

Hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở huyện Phú Thiện

Là huyện thuần nông và là một trong những vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh

Gia Lai nên Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện đã xác định phát triển hệ thống thủy lợi có ý nghĩa rất quan trọng. Trên tinh thần đó, huyện đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây mới, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi, đẩy mạnh kiên cố hóa kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới cho các loại cây trồng, góp phần nâng giá trị ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đến cánh đồng lúa thôn Tam Hiệp, xã Ia Ke, huyện Phú Thiện vào cao điểm thu hoạch vụ Mùa 2016, chúng tôi cảm nhận niềm vui và sự phấn khởi của nông dân nơi đây. Âm thanh từ những máy liên hợp gặt lúa cùng với tiếng cười nói lao xao của những nông dân trong niềm vui được mùa, làm không khí cánh đồng

rộn ràng, tươi vui. Ông Trần Văn Tân - thôn Tam Hiệp, xã Ia Ke đang thu hoạch lúa cho biết: “Cánh đồng của thôn rộng 50 ha, trước đây việc sản xuất lúa của nông dân trên cánh đồng gặp rất nhiều khó khăn vì nhờ vào nước trời, năng suất thấp, có vụ nông dân bị lỗ do hạn hán, thiếu nguồn nước tưới. Từ ngày HTX Nông nghiệp Chư A Thai đầu tư xây dựng trạm bơm điện cùng với xây dựng hơn 1,2 km kênh mương bằng bê tông, nguồn nước tưới cho diện tích lúa trên cánh đồng luôn đảm bảo; cùng với áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa tăng cao, từ 7 - 8 tạ/sào tăng lên 10 tạ, thậm chí 12 tạ/sào”. Ông Phạm Ngọc Nghĩa - Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai, huyện Phú Thiện khẳng định thêm: “Được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND huyện Phú Thiện, HTX đầu tư xây dựng trạm bơm tại cánh đồng thôn Tam Hiệp, xã Ia Ke

Công trình thủy lợi Ayun Hạ. Ảnh: T.N

38 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 39SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

với tổng kinh phí 650 triệu đồng, cùng với đầu tư 1,2 tỷ đồng để xây dựng hơn 1,2 km kênh mương bằng bê tông, luôn đảm bảo nguồn nước tưới cho 50 ha lúa tại cánh đồng. Việc đầu tư này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho HTX vừa có lợi thiết thực cho các xã viên và nông dân”.

Cùng với triển khai các cơ chế, chính sách nhằm khuyến kích, hỗ trợ các hợp tác xã đầu tư trên lĩnh vực thủy lợi, thủy nông, huyện Phú Thiện cũng đã huy động nguồn vốn từ các chương trình và thực hiện tốt phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nhất là công trình thủy lợi phục vụ yêu cầu sản xuất ở địa phương. Ngoài đại Công trình thủy lợi Ayun Hạ, huyện Phú Thiện hiện còn có 13 công trình thủy lợi do các xã, thị trấn quản lý với tổng chiều dài kênh mương 176 km; có 12 hợp tác xã trong huyện hoạt động trên lĩnh vực thủy lợi, dịch vụ thủy nông. Việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi ở huyện Phú Thiện được thực hiện một cách hợp lý, rộng khắp, đặc biệt là khai thác tốt nguồn nước từ Công trình thủy lợi Ayun Hạ. Từ khi có dòng nước từ đại Công trình thủy lợi Ayun Hạ cùng với các công trình thủy lợi khác đã “tắm mát”, phủ xanh những cánh đồng trước đây bị hoang hóa, từ đó góp phần vực dậy, đẩy lùi cái đói, cái nghèo của người dân ở nhiều thôn, làng trên địa bàn huyện. Phú Thiện cũng đã triển khai hiệu quả các dự án, chương trình giúp người dân, nhất là đồng bào DTTS sử dụng đất đai hợp lý, thay đổi nếp nghĩ cách làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên bức tranh nông nghiệp của địa phương mang nhiều gam màu tươi sáng. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng tăng cao. Tổng diện tích gieo trồng liên tục tăng, bình quân hơn 23.000 ha/năm, tổng sản lượng quy ra thóc hơn 90.000 tấn, huyện trở thành

trung tâm vựa lúa Ayun Hạ với hơn 6.000 ha (trong tổng số hơn 10.000 ha toàn vùng). Ông Bùi Trọng Thành - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Thiện cho biết: “Phòng đã tích cực tham mưu cho huyện có chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung, thủy lợi nói riêng một cách bài bản nên đã phát huy hiệu quả cao, đây là tiền đề để hình thành nhiều vùng chuyên canh các loại cây trồng như lúa, mía… Giá trị ngành nông nghiệp của huyện luôn tăng cao, công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc. Đặc biệt, nhiều nông dân là đồng bào DTTS trong huyện đã đẩy lùi tập quán canh tác cũ lạc hậu, có nguồn nước tưới ổn định, bà con mạnh dạn đầu tư triển khai nhiều mô hình sản xuất mới nên đời sống không ngừng cải thiện và nâng cao”. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của địa phương có hạn nên huyện Phú Thiện gặp một số khó khăn trong việc đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nhiều tuyến kênh mương chưa được kiên cố hóa do chưa có nguồn kinh phí. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện cho biết: “Trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, trọng tâm là triển khai mô hình cánh đồng lúa và cánh đồng mía mẫu lớn. Cùng với tiếp tục phát huy nội lực, huyện mong muốn tỉnh tiếp tục quan tâm để huyện có thêm nhiều nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của nông dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp”./.

H.Đ

40 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 41SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở IA BLỨ

KHÁNH LY

Nông thôn Ia Blứ đang đổi thay nhanh chóng. Ảnh: Quang Tấn

Chúng tôi có dịp về thăm xã Ia Blứ khi tiết trời đã vào đông, đi trên những con đường vào

các thôn, làng được rải nhựa, bê tông phẳng lỳ, hai bên đường là những ngôi nhà khang trang, nhìn xa xa là màu xanh tươi tốt của những vườn hồ tiêu, cà phê đang vào vụ thu hoạch, đã minh chứng cho cuộc sống no đủ, khởi sắc của người dân nơi đây.

Ngay từ khi được chọn là một trong 2 xã điểm của huyện Chư Pưh về thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể xã xem đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của cả hệ thống chính trị và sự đóng góp tích cực của nhân dân trong xã. Bởi Ia Blứ là xã thuần nông với 99% là sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lương thực ngắn ngày, xuất phát điểm của xã khá thấp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư từ các tổ chức tín dụng

và doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn vốn trong nhân dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu…

Do đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 như làn gió mới làm đổi thay diện mạo nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là bà con nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, “phải lấy dân làm gốc”, nhân dân là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới và chính nhân dân là người hưởng lợi. Do đó, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương luôn đoàn kết, quyết tâm, xác định rõ trách nhiệm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cùng nhân dân triển khai chương trình một cách hiệu quả.

Qua 5 năm được huyện chọn làm xã điểm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã đã tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân đẩy

40 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 41SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đưa các loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su vào trồng trên diện rộng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do đó đời sống của bà con nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người 42,1triệu đồng/người/năm, tăng gấp 30 lần so với năm 2006. Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống đáng kể, hiện 6,8%. Kinh tế phát triển, tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững, nhất là công tác đấu tranh phòng ngừa trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội được chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả, không có đối tượng vượt biên trái phép.

Song song với phát triển sản xuất, xã Ia Blứ còn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xem đây là yếu tố cốt lõi quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, trong đó làm đường giao thông nông thôn để đi lại và vận chuyển hàng hóa được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, xã đã vận động nhân dân đóng góp làm được 46.000 mét đường giao thông nông thôn với kinh phí đóng góp 5,2 tỷ đồng và hơn 7.517 ngày công. Những con đường lầy lội, nhỏ hẹp của ngày nào đã không còn nữa, thay vào đó là những con đường nhựa, bê tông rộng, đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao thương hàng hóa giữa các vùng. Điện lưới quốc gia cũng được phủ kín đến từng thôn, làng và đến từng hộ gia đình.

Kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Xã đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục các cấp học, có 02 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ I, không còn lớp học 3 ca, chất lượng dạy và học ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 99%. Các chương trình

y tế Quốc gia, y tế cộng đồng được triển khai kịp thời; chăm lo tốt công tác an sinh xã hội; công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng, chống dịch bệnh được chú trọng. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên và đẩy mạnh, quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; 06/06 thôn, làng đạt danh hiệu thôn, làng văn hóa và xã đạt chuẩn tiêu chí văn hóa; 92% hộ được công nhận gia đình văn hoá; 05/06 thôn, làng có điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng; 100% số hộ dân sử dụng các phương tiện nghe nhìn góp phần nâng cao dân trí.

Với cách làm sáng tạo, quyết liệt, cộng với sự đồng thuận cao của nhân dân nên Ia Blứ đã về đích đúng lộ trình và được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015. Tự hào với những kết quả đã đạt được, đồng chí Phan Văn Linh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho biết: kinh nghiệm để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự đoàn kết, tâm huyết và có tầm nhìn của tập thể lãnh đạo xã, sự vận dụng sáng tạo, kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sát với tình hình thực tế của địa phương. Tranh thủ sự đoàn kết thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện công cuộc đổi mới và phải đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên hết, nhất là phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở để tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phát huy tốt tiềm lực, lợi thế về điều kiện tự nhiên, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Trung ương và các thành phần kinh tế khác để đầu tư trong xây dựng nông thôn mới.

Ia Blứ đang ngày càng khởi sắc, đời sống của bà con nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa được nâng lên. Những kết quả và bài học kinh nghiệm của xã đã đạt được sẽ là tiền đề để các xã khác trên địa bàn huyện học tập và nhân rộng./.

K.L

42 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 43SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Phong tục của người Việt Nam xưa nay, mỗi khi

đêm giao thừa đến, nhà nhà đều dùng gà để làm vật cúng tế linh thiêng.

Theo truyền thuyết của người Việt, khi Ngọc Hoàng mới sáng tạo ra trời đất, Người thấy mặt đất khi đó rất lạnh lẽo, ẩm thấp và u tối, bèn sai mười ông mặt trời (cũng là mười người con của Ngọc Hoàng) suốt ngày đêm chiếu sáng để sấy khô và sưởi ấm mặt đất. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi đất đã khô rang, nứt nẻ rồi mà Ngọc Hoàng vẫn quên không thu các mặt trời về, khiến cho mặt đất trở nên khô hạn, con người khổ sở

vì nắng hạn, mất mùa.Bỗng trên trần gian

xuất hiện một chàng dũng sĩ có sức khỏe phi thường và chiếc cung thần linh thiêng tuyệt diệu, chàng giương cung thần lên, bắn liên tiếp những mũi tên màu nhiệm lên trời, làm rụng 9 ông mặt trời xuống biển. Còn một ông cuối cùng sợ quá, trốn biệt không ló ra nữa. Kể từ đó, mặt đất lại trở lại như xưa, lạnh lẽo và tăm tối.

Không thể chịu đựng được cảnh đêm dày bao phủ triền miên, con người và vạn vật rủ nhau đi tìm gọi mặt trời. Họ đi mãi, đi mãi, ngày này qua ngày khác mà không sao tìm được ông mặt trời cuối

cùng, cảnh lạnh lẽo hoang tàn bao phủ khắp mặt đất hoang vu, giá lạnh.

Bỗng một hôm, có một chú gà trống choai khỏe mạnh và vạm vỡ, chú nhảy lên một cành cây trên ngọn núi cao, dùng hết sức bình sinh, lấy một hơi dài rồi vươn cổ, cất lên một tiếng gáy vang lừng. Kỳ diệu thay, sau tiếng gà gáy ấy, từ phía đông lạnh lẽo kia, một vừng hồng hé rạng, và chẳng bao lâu sau, mặt trời to như chiếc mâm son xuất hiện, đỏ rực, từ từ nhô lên khỏi mặt biển, tỏa ra ánh sáng chói lòa, khiến mặt đất lại bừng lên những tia nắng ban mai ấm áp. Cỏ cây, hoa lá cùng vạn vật cùng hò reo vang dậy

Sự tích cúng gà

Ảnh: Minh họa

42 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 43SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

chào đón ông mặt trời ấm áp đã mang nguồn năng lượng vô biên đến cho muôn loài.Cũng kể từ ngày ấy, không kể mùa hè nóng bức hay mùa đông giá lạnh, như một

thiên chức vẻ vang, sáng nào cũng vậy, chú gà trống đều cất cao tiếng gáy oai hùng gọi mặt trời lên. Mặt trời cũng vậy, dù ngày có ở đâu xa, khi nghe thấy tiếng gà gáy thì đều vươn mình trỗi dậy, vượt qua biển lớn, bay lên trời cao để làm nhiệm vụ chiếu sáng cho muôn loài.

Đêm giao thừa (trừ tịch) là đêm trời đất tối tăm nhất, người ta bảo đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng, chú gà sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm, mang lại “mưa thuận gió hòa” cho cư dân nông nghiệp. Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, chưa đạp mái với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết, chưa “vướng bụi trần” thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm. Con gà là biểu tượng của một nền văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông lúa nước. Lâu dần, cúng gà trống hoa thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam vào lúc giao thừa.

Tuy nhiên, đến thời hiện đại nhiều gia đình Việt Nam đã không làm nông nghiệp, câu chuyện gà trống hoa gọi mặt trời không còn được nhiều người biết đến, nếp văn hóa ấy bị mờ dần khiến nhiều người không còn nhớ nữa. Thay vì cúng gà, có người cúng bằng một khổ thịt vai hay một cái chân giò, đó chỉ là những đồ cúng, không mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Thậm chí, người ta còn suy diễn đơn giản, ngây thơ rằng năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn sẽ vồ gà, năm Dậu cũng không cúng gà vì đã là năm gà thì không cúng gà nữa.

Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, mọi thế hệ cần gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này vì đó là một nét đẹp trong phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng của người dân Việt Nam.

Châu Phát (st)

Ảnh: Minh họa

44 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 45SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Thông tin cần biết

* Về việc nghỉ tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và treo cờ Tổ quốc

Ngày 09 tháng 01 năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Thông báo số 03/TB-NBND về việc nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và treo cờ Tổ quốc, theo đó:

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính - trị xã hội trong dịp tết Âm lịch Đinh Dậu năm 2017 được nghỉ 07 ngày liên tục, từ ngày 26/01/2017 đến hết ngày 01/02/2017 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng năm Đinh Dậu), bắt đầu đi làm việc vào ngày 02/02/2017 (tức ngày mùng 06 tháng Giêng năm Đinh Dậu). Riêng các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, đúng pháp luật.

- Các cơ quan, đơn vị, công sở và hộ gia đình treo cờ Tổ quốc từ ngày

28/01/2017 đến hết ngày 30/01/2017 (nhằm ngày mùng 01 đến hết ngày mùng 03 tháng Giêng năm Đinh Dậu).

* Thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của tỉnh

Ngày 01 tháng 12 năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 889-QĐ/UBND tỉnh về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của tỉnh Gia Lai. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung của tỉnh đặt tại tầng 1 Trụ sở liên cơ quan (số 17, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai), do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung là đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, luân chuyển, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ hành chính và nhận kết quả để chuyển trả cho cá nhân, tổ chức đề nghị giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của 05 sở (Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Văn hóa, thể thao và du

lịch; Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Hướng dẫn cá nhân, tổ chức đến giao dịch giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung; niêm yết công khai các TTHC theo quy định; tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; luân chuyển hồ sơ đến các bộ phận chuyên môn thuộc các sở, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm xử lý theo quy định; theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ để đôn đốc cơ quan, người có trách nhiệm giải quyết hồ sơ; giải đáp, cung cấp thông tin về việc xử lý hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và các cơ quan liên quan khi được yêu cầu; nhận kết quả giải quyết từ các sở, ban, ngành; Trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định; Tổ chức khảo sát ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ hành chính đã được cung cấp; phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp nhận, tiếp thu các ý kiến đóng góp của tổ chức, cá nhân liên quan đến chất

44 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 45SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

lượng giải quyết TTHC, các ý kiến phản ánh, góp ý đơn giản hóa TTHC; từng bước liên kết tối đa các giao dịch hành chính tới cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; quản lý tài sản tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung theo quy định; quản lý công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung về việc chấp hành nội quy, quy chế, quy trình, thời gian làm việc, mối quan hệ phối hợp công tác; định kỳ hàng năm có phiếu nhận xét, đánh giá đối với từng công chức để gửi cho sở trực tiếp quản lý công chức làm cơ sở để xem xét, đánh giá.

* Chậm nộp tiền phạt tính lãi ngàyThông tư 155/2016/TT-BTC của Bộ

Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định 127/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực từ ngày 01/12/2016, quy định: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan mà chậm nộp tiền phạt ngoài việc phải nộp đủ số tiền phạt ban đầu thì mỗi ngày chậm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

* Hỗ trợ lao động nữ mất việc làmThông tư 152/2016/TT-BTC của Bộ

Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, có hiệu lực từ 04/12/2016, quy định: Lao động nữ bị mất việc làm sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa một người 3 triệu đồng mỗi khóa học; tiền ăn 30.000 đồng một ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng mỗi khóa học nếu địa điểm đào tạo xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Điều kiện hỗ trợ là lao động nữ bị mất việc phải có một trong các giấy tờ như quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; hợp

đồng lao động đã hết hạn. Trường hợp lao động nữ làm việc không theo hợp đồng, khi bị mất việc làm cũng được hỗ trợ đào tạo nếu có giấy xác nhận của người sử dụng lao động...

* Tăng phí công chứng các hợp đồng giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên

Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về một số loại phí, lệ phí trong hoạt động công chứng, chứng thực, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Theo đó, tăng mức phí công chứng các hợp đồng, giao dịch có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên (trừ các hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản; mua bán tài sản bán đấu giá), cụ thể:

- Tăng mức phí từ 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị vượt quá 10 tỷ đồng lên 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị vượt quá 100 tỷ đồng;

- Tăng giới hạn mức thu tối đa từ 10 triệu đồng/trường hợp lên 70 triệu đồng/trường hợp.

* Tăng phí chứng thực hợp đồng giao dịch

Thông tư 226/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, đã tăng mức phí chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

- Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 20.000 đồng).

- Phí chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 10.000 đồng).

- Phí sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 15.000 đồng).

Phạm Hằng (tổng hợp)

46 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 47SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

1. Bãi bỏ nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2016.

Theo đó, ban hành danh mục mới gồm 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thay vì 268 ngành, nghề như hiện nay.

Như vậy, quy định mới đã bãi bỏ nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đơn cử:

- Kinh doanh dịch vụ của đại lý đấu thầu;

- Kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm;

- Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc;

- Kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh;

- Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;

- Dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm.

Đồng thời, bổ sung “kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình, định vị” và “sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện từ ngày 01/7/2017.

Ngoài ra, “kinh doanh pháo nổ” sẽ được thêm vào danh sách các ngành, nghề

cấm đầu tư kinh doanh.2. Một số điểm mới nổi

bật của Luật kế toán 2015Luật kế toán 2015 được

Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/11/2015, trong đó có một số điểm mới sau:

- Quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (DVKT) như: đăng ký hành nghề DVKT; điều kiện cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh DVKT; doanh nghiệp kinh doanh DVKT…

- Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày 01/01/2017, các doanh nghiệp kinh doanh DVKT thành lập trước đó phải có đủ các điều kiện theo quy định của Luật kế toán 2015 để được cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh DVKT.

Sau thời hạn trên, nếu không đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải chấm dứt hoạt động kinh doanh DVKT.

- Cụ thể hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán, đơn cử:

+ Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, GCN đăng ký hành nghề DVKT dưới mọi hình thức.

+ Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

3. Các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí từ năm 2017

Ngày 25/11/2015, Quốc hội ban hành Luật phí và lệ phí 2015 thay thế Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001.

Theo đó, từ ngày 01/01/2017, các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm:

- Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng.

- Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quy định rõ thẩm quyền miễn, giảm phí và lệ phí như sau:

- Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.

- Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, Luật cũng quy định 17 sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá tại

Những điểm mới trong 07 Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

Chính sách pháp luật

46 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 47SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Phụ lục 02 như: phí thủy lợi; phí chợ; phí qua đò, qua phà; phí trông giữ xe…

4. Lãi suất vay thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm

Đây là quy định mới tại Bộ luật Dân sự 2015 (thay thế cho Bộ luật Dân sự 2005). Theo đó:

- Khi thỏa thuận lãi suất, các bên không được thỏa thuận lãi suất vượt quá 20% khoản tiền vay/năm, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

+ Nếu các bên thỏa thuận lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

+ Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định điều chỉnh mức lãi suất trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

- Nếu các bên có thỏa thuận về trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất, thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên tại thời điểm trả nợ.

5. Chỉ có 6 loại chi được chuyển nguồn sang năm sau

Để hạn chế việc chi chuyển nguồn, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 giới hạn 06 loại chi nêu sau mới được chuyển nguồn sang năm sau:

- Chi đầu tư phát triển, việc chuyển nguồn được thực hiện theo Luật đầu tư công.

- Chi mua sắm trang thiết

bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng mua sắm trang thiết bị ký trước ngày 31 tháng 12 năm thực hiện dự toán;

- Nguồn thực hiện chính sách tiền lương;

- Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan nhà nước;

- Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền bổ sung sau ngày 30 tháng 9 năm thực hiện dự toán;

- Kinh phí nghiên cứu khoa học.

Ngoài 06 loại chi trên, các khoản tăng thu, tiết kiệm chi theo Khoản 2 Điều 59 của Luật này, nếu được cấp có thẩm quyền quyết định sử dụng vào năm sau thì được chuyển nguồn sang ngân sách năm sau để thực hiện.

6. Cấm báo chí quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án

Đây là một trong những hành vi bị cấm theo Luật Báo chí 2016; ngoài hành vi này, Luật mới đã bổ sung nhiều hành vi cấm khác bên cạnh những hành vi đã bị cấm tại Luật Báo chí 1989, nổi bật như:

- Cấm thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

- Cấm thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Cấm thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh

thần của trẻ em.- Cấm cản trở việc in,

phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

- Cấm đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

7. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược

Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật dược 2016; đồng thời có những nội dung khác nổi bật như sau:

- Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề.

- Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.

- Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi:

+ Người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án; hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành gần nhất.

48 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN 49SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN