45
3/12/2013 THỐNG KÊ NGUYÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO THỰC HIỆN VÀ TRÌNH BÀY: NHÓM 6 BÀI BÁO CÁO

Thong ke nghien cuu thi truong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bai bao cao

Citation preview

Page 1: Thong ke nghien cuu thi truong

3/12/2013

THỰC HIỆN VÀ TRÌNH BÀY: NHÓM 6

BÀI BÁO CÁO

Page 2: Thong ke nghien cuu thi truong

THỐNG KÊ TRONG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY 

NHÓM 6:

1. LÊ VIẾT MINH TRÍ (NHÓM TRƯỞNG)

2. TRẦN LÊ CÁT TƯỜNG

3. HOÀNG NGỌC TRÌ

4. MAI XUÂN THẢO VY

5. TRẦN HUYỀN TRÂN.

6. LÊ THỊ TRANG

7. NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

8. LÊ THỊ MỸ TRINH

9. HỒ NGUYỄN KHÁNH TRÂM

10. HỒ THỊ VĂN

1

Page 3: Thong ke nghien cuu thi truong

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do lựa chọn đề tài:

Các quán ăn vặt hiện nay đã trờ thành địa điểm quen thuộc đối với giới trẻ Việt Nam nói chung và tp.Huế nói riêng. Lý do gì các quán ăn vặt được trở nên ưa chuộng, các thức ăn vặt nào được yêu thích?

Các quán ăn vặt mở ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của giới trẻ. Tuy nhiên các quán ăn cần có một cái nhìn tổng quan về thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế, để mở rộng quy mô kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các quán ăn khác.

Ví dụ:

- Mức độ ăn vặt thường xuyên thế nào?

- Thời điểm trong ngày các bạn trẻ cảm thấy thèm ăn vặt là vào thời điểm nào?

- Lý do các bạn thường thích ăn vặt?

- Những món ăn gì hợp khẩu vị?

- Mức giá hợp lý mà các bạn trẻ chấp nhận bỏ ra khi đi ăn vặt?

- Địa điểm mà các bạn thích đến để ăn vặt?

- Thái độ và phong cách phục vụ của quán ăn?

Qua đó, các quán ăn hiểu được nhu cầu của khách hàng, để đề xuất được phương án kinh doanh hợp lý:

- Giá cả phải chăng, vừa túi tiền, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên.

- Đảm bảo chất lượng và vệ sinh để có được lượng khách hàng ổn định.

- Định hình thái độ và phong cách phục vụ các bản trẻ: có thể mang vào các yếu tố năng động và trẻ trung.

- Chọn địa phù hợp với giới trẻ.

2

Page 4: Thong ke nghien cuu thi truong

- Luôn mang lại sự mới mẻ và trẻ trung trong các thức ăn và cả sự phục vụ.

II. Mục đích nghiên cứu:

Khảo sát nhằm điều tra thói quen ăn vặt của giới trẻ tại Huế.

Và khám phá cơ hội phát triển của mảng kinh doanh các quán ăn vặt siêu sạch cho các bạn trẻ.

Giúp các cá nhân, tổ chức trong việc định hướng đến việc kinh doanh các quán ăn vặt siêu sạch đạt được hiệu quả tốt nhất.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

*** Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi thành phố Huế.

- Thời gian: được thực hiện trong thời gian từ 28/10/2013 đến 09/11/2013.

- Nội dung: KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY.

*** Đối tượng nghiện cứu:

- Các bạn trẻ trong thành phố Huế.

- Độ tuổi: 16 – 25.

- Giới tính: Nam, nữ.

- Tổng mẫu: 100 người.

IV. Phương pháp nghiên cứu:

*** Thu thập số liệu:

- Sử dụng bảng hỏi.

- Với tổng mẫu là 100 người, dự định sẽ phát ra 100 bảng hỏi

3

Page 5: Thong ke nghien cuu thi truong

*** Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kế, quan sát tồn tại dưới hai dạng:- Thông tin định tính.- Thông tin định lượng.

*** Có hai phương hướng xử lý thông tin:- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

4

Page 6: Thong ke nghien cuu thi truong

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Thu thập một số thông tin về thói quen ăn vặt của giới trẻ, những món thường ăn; nhận xét chung của giới trẻ về tình hình các quán ăn vặt tại thành phố Huế về mặt giá cả, vệ sinh, chất lượng, chỗ để xe, v..v

Nhận định:

- Ưu và khuyết điểm của các gian hàng quà vặt vỉa hè tại thành phố Huế qua con mắt của các bạn trẻ.

- Xếp hạng các tiêu chí lựa chọn mà các bạn cho là quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, những bất lợi đáng quan tâm trong việc sử dụng các món ăn vặt và những mong muốn chưa được đáp ứng.

Tìm ra giải pháp để khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm

Làm cơ sở tiền đề chuẩn bị cho việc kinh doanh một quán ăn vặt. Mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều những quán ăn vặt như vậy, nhưng

qua cuộc điều tra chúng tôi mong các quán ăn vặt tạo ra một địa điểm họp mặt ăn uống với không gian lạ hơn, chất hơn nhưng vẫn gần gũi với các bạn trẻ ở Huế, giá cả sau cuộc nghiên cứu có thể chấp nhận được để đáp ứng những nhu cầu cũng như mong muốn còn bị bỏ sót.

5

Page 7: Thong ke nghien cuu thi truong

Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu

I. Xây dựng để cương nghiên cứu:1. Chuẩn bị và xử lý số liệu

a) Kiểm tra dữ liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp:- Dữ liệu được thu thập và tổng hợp thông qua phương pháp phỏng vấn

(phương pháp anket).- Nguồn cung cấp dữ liệu: Những thực khách ở các quán ăn vặt trong thành

phố Huế độ tuổi từ 16 - 25.

Đối với dữ liệu sơ cấp:- Điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu (cụ thể: 100 mẫu)- Khi thu thập dữ liệu cần xem xét lại tính chính xác của các mẫu.- Kiểm tra dữ liệu cần thông qua 2 giai đoạn:

GD1: Phát hiện những sai sót trong quá trình ghi chép GD2: + Kiểm tra sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu.

+ Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (dùng thang đo likert).

b) Hiệu chỉnh dữ liệu: Một số thiếu sót cần chỉnh sửa:- Những cuộc khảo sát giả do người điều tra tự bịa ra: Vì vậy cần đưa ra

bằng chứng về sự gian lận đó để tránh tạo ra số liệu không khách quan.- Những câu trả lời không đầy đủ, không rõ ý, nửa chừng hoặc câu bị bỏ

qua bởi người được khảo sát không trả. Do đó cần phải làm sáng tỏ hơn câu trả lời.Ví dụ: Có một số phiếu hỏi, người được khảo sát bỏ qua một số câu bắt buộc phải trả lời.

- Những câu trả lời thiếu tính logic: Ví dụ: Người trả lời trả lời độ tuổi không phù hợp với nghề nghiệp

6

Page 8: Thong ke nghien cuu thi truong

- Những câu trả lời không thích hợp: do nhầm lẫn hoặc trả lời những câu hỏi không dành cho đối tượng đó (lý do chủ yếu là do không đọc kỹ phần hướng dẫn trả lời)Ví dụ: + Người trả lời không đọc kỹ phần hướng dẫn, đối với câu có chỉ đánh 1 đáp án duy nhất lại đánh nhiều đáp án và ngược lại. + Hoặc người trả lời chọn đáp án “chưa bao giờ ăn vặt” nhưng lại trả lời câu hỏi dành cho người đã từng ăn vặt.

- Những câu trả lời tối nghĩa: Đối với những câu hỏi nửa đóng hoặc câu hỏi mở, chữ viết của người trả lời không rõ ràng hoặc sai chính tả làm hiểu sai nghĩa.

Cách xử lý:- Loại toàn bộ câu trả lời.- Loại những câu trả lời nghi vấn, thông tin thiếu nhất quán, không thể hiệu

chỉnh.- Trong bảng hỏi của nhóm đã sửa lại câu 5, câu 6, câu 8, câu 9, câu 10 là

những câu chỉ chọn 1 đáp án duy nhất hay là câu được chọn nhiều đáp án bằng cách ghi chú rõ ở phần hướng dẫn.

c) Mã hóa dữ liệu: Các thủ tục mã hóa: - Mã hóa trước: quyết định chọn các mã số từ khi thiết kế bảng hỏi. Sử

dụng cho các câu hỏi đóng và câu hỏi nửa đóng.Ví dụ: Địa điểm của quán ăn vặt nào mà anh (chị) thích nhất?

1. Chợ 2. Vỉa hè 3. Siêu thị 4. Quán ăn 5. Khác (vui lòng ghi rõ) …………………………………..

- Mã hóa sau: áp dụng cho câu hỏi mở. Thứ nhất, nghiên cứu và tiến hành mã hóa các câu hỏi và câu trả lời

trước khi nghiên cứu thực địa, phải dự kiến được các câu trả lời. Thứ hai, chờ đến khi thu thập xong dữ liệu mới tiến hành mã hóa.

Người nghiên cứu phải xem xét ngẫu nhiên 30% các bảng hỏi đã được

7

Page 9: Thong ke nghien cuu thi truong

trả lời để tính toán xem có bao nhiêu loại tình huống trả lời và mã hóa chúng.

Nhóm sử dụng phương án thứ 2 đối với câu hỏi mở sau:Vậy, anh (chị) mong muốn một quán ăn vặt như thế nào khi đến thưởng thức?

Các nguyên tắc thiết lập mã hóa.- Số kiểu mã hóa thích hợp (bao nhiêu thì hợp lý).- Những thông tin trả lời giống nhau trong các “loại mã”.- Những sự khác biệt của các thông tin trả lời giữa các “loại mã hóa”.- Nguyên tắc loại trừ giữa các loại mã hóa.- Nguyên tắc toàn diện: tất cả các tình huống đều được mã hóa.- Nguyên tắc đóng kín những khoảng cách tổ.- Nguyên tắc về những khoảng cách tổ.

Lập danh bạ mã hóa: data fields.- Giúp nhà nghiên cứu nhận diện được các biến số mà người này muốn sử

dụng trong quá trình phân tích riêng biệt, từ đó nhận ra các biến số.- Số lượng thông tin tối thiểu trong danh bạ mã hóa- Số của câu hỏi: từ 1 đến 19 (bao 1 câu thống kê về nghề nghiệp ở phần

thông tin của người được khảo sát).- Số cột.- Tên của biến số:

Ví dụ: Câu 1 tương ứng Q1. Câu 2 tương ứng Q2. ……………………. Câu 5 tương ứng Q5.1, Q5.2, Q5.3, Q5.4, Q5.5.

- Vấn đề của câu hỏi.- Mã hiệu:

Ví dụ: câu 11: Tiền tiêu vặt hàng tháng: 1 = “Từ 500.000đ trở xuống”; 2 = “Nằm giữa khoảng 500.000đ – 1.000.000đ”; 3 = “Từ 1.000.000đ trở lên”;

Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm SPSS: nhập số liệu, mã hóa số liệu và phân tích số liệu.

8

Page 10: Thong ke nghien cuu thi truong

2. Phương pháp mô tả và phân tích dữ liệu:a) Phương pháp mô tả:

Sắp xếp dữ liệu - Sắp xếp số liệu từ nhỏ đến lớn để thấy được đặc điểm về lượng của

hiện tượng (lượng biến lớn nhất, nhỏ nhất, lượng biến phổ biến nhất...) là cơ sở để lập bảng thống kê.

- Biểu hiện bằng sơ đồ để thấy đặc trưng về phân phối của dãy số.- Gom biến nhiều trả lời.

Phân tổ thống kê- Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính.- Phân tổ theo tiêu thức số lượng

Tóm tắt dữ liệu bằng các tham số đặc trưng - Các mức độ điển hình như: số bình quân cộng, số trung vị,…- Các tứ phân vị.- Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức: phương sai, độ lệch

chuẩn, hệ số biến thiên,…

b) Phân tích dữ liệu: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Kiểm định tham số.

- Kiểm định t đối với tham số trung bình mẫu- Kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai mẫu độc lập).

Kiểm định Chi-bình phương (Chi-square). Phân tích phương sai 1 yếu tố ANOVA. Hồi quy tuyến tính. Thực hiện các kiểm định KMO, Cronbach’s Alpha,… Kiểm tra độ tin cậy của thang đo …

II. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 100 phiếu, điều tra về thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 100. Có một số phiếu trả lời chưa đầy đủ thông tin nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến các công đoạn phân tích, điều tra. Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 100 bảng hỏi.

9

Page 11: Thong ke nghien cuu thi truong

Bảng 1: Tỉ lệ người đã thưởng thức món ăn vặt:

Anh chi da bao gio thuong thuc mon an vat chua

Frequency PercentValid Percent

Cumulative Percent

Valid co 91 91.0 91.0 91.0

khong 9 9.0 9.0 100.0

Total 100 100.0 100.0

Trong tổng số 100 người điều tra, có 91 người đã từng thưởng thức món ăn vặt (ứng với 91%), chỉ có 9 người chưa đến các quán ăn vặt.

Vậy trong 100 người được điều tra, tỉ lệ người đã thưởng thức có món ăn vặt theo nghề nghiệp như thế nào?

Bảng 2: Tỉ lệ người thưởng thức món ăn vặt theo nghề nghiệp

Anh chi da bao gio thuong thuc mon an vat chua

nghe nghiepFrequenc

y PercentValid

PercentCumulative

Percent

hoc sinh, sinh vien

Valid co 50 89.3 89.3 89.3

khong 6 10.7 10.7 100.0

Total 56 100.0 100.0

can bo nhan vien

Valid co 18 90.0 90.0 90.0

khong 2 10.0 10.0 100.0

Total 20 100.0 100.0

cong nhan Valid co 8 100.0 100.0 100.0

that nghiep Valid co 15 93.8 93.8 93.8

khong 1 6.2 6.2 100.0

Total 16 100.0 100.0

Trong tổng số 56 học sinh sinh viên được điều tra, có 50 học sinh ứng với 89.3% đã từng thưởng thức món ăn vặt.

Trong tổng số 20 cán bộ nhân viên có 18 người đã từng ăn vặt chiếm 90%.

10

Page 12: Thong ke nghien cuu thi truong

Trong tổng số 8 công nhân có 8 người đã từng ăn vặt ứng với 100%.

Trong tổng số 16 người thất nghiệp được điều tra, có 15 người ứng với 93.8% đã từng thưởng thức món ăn vặt.

Đối với những người đã từng ăn vặt

Vậy khi nghĩ đến ăn vặt, những người được điều tra thích chọn những địa điểm nào, dưới đây là bảng thống kê về địa điểm ăn vặt được yêu thích:

Bảng 3: Địa điểm được yêu thích:

Qua bảng ta nhận thấy, vỉa hè và quán ăn là hai địa điểm được yêu thích nhất, với vỉa hè ứng với 34.5% và quán ăn là 35.0%. Với tỉ lệ gần bằng nhau giữa hai địa điểm này, chứng tỏ mỗi địa điểm có một sức hút riêng phù hợp với từng đối tượng và khoản chi tiêu của mỗi người.

11

$Q8 Frequencies

ResponsesPercent of CasesN Percent

Dia diem an vata

cho 27 15.3% 29.7%

via he 61 34.5% 67.0%

sieu thi 27 15.3% 29.7%

quan an 62 35.0% 68.1%

Total 177 100.0% 194.5%

Page 13: Thong ke nghien cuu thi truong

Một điều không kém quan trọng là các kênh truyền bá về các quán ăn vặt, sau đây là bảng thống kê về các kênh truyền thông hiệu quả sau khi đã điều tra:

Bảng 4: Kênh truyền thông

Qua bảng trên ta thấy, internet và bạn bè là kênh truyền thông vượt trội nhất có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Đối với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, giới trẻ thường dễ tiếp cận thông tin nhanh chóng về các quán ăn được quảng cáo thông qua phương tiện này, đó là lý do mà kênh truyền thông internet chiếm tỉ lệ 24.7%.

Tuy nhiên, kênh truyền thông từ bạn bè vẫn chiếm số lượng lớn, ứng với 48.1%. Điều này cũng dễ hiểu bởi kênh thông tin từ bạn bè mang lại sự tin tưởng lớn hơn so với các kênh thông tin khác. Tuy vậy, các quán ăn vẫn cần quảng bá hình ảnh thông qua các kênh truyền thông khác như ti vi, báo chí, tờ rơi … khi quán mới thành lập hoặc chưa được biết đến nhiều

12

$Q10 Frequencies

ResponsesPercent of CasesN Percent

Kenh truyen thonga tivi 14 8.9% 15.4%

bao chi, to roi 23 14.6% 25.3%

internet 39 24.7% 42.9%

ban be 76 48.1% 83.5%

tu tim hieu 6 3.8% 6.6%

Total 158 100.0% 173.6%

Page 14: Thong ke nghien cuu thi truong

Trong quá trình điều tra, nhóm cũng quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng các món ăn vặt, và sau đây là bảng thống kê về số người nghĩ đến tác hại của món ăn vặt đối với sức khỏe:

Bảng 5: Tác hại của món ăn vặt đối với sức khỏe:

Như vậy, trong tổng số người đã từng ăn vặt, có đến 51 người có quan tâm đến tác hại của các món ăn vặt đến sức khỏe (ứng với 56%). Nhưng cũng có đến 40 người người không nghĩ đến tác hại đó hoặc không có ý kiến chiếm tỷ lệ là 44%.

Dù sao, các quán ăn vặt cũng cần đặt chất lượng sản phẩm của mình lên hàng đầu để thu hút nhiều khách hàng đến với quán ăn.

Đối với những người quan tâm đến sức khỏe, những tác hại gì của các món ăn vặt khiến họ lo ngại, sau đây là bảng thống kê về tác hại của các món ăn vặt hiện nay:

13

anh chi co bao gio nghi den tac hai cua mon an vat khong

Frequency Percent Valid PercentCumulative Percent

Valid co 51 51.0 56.0 56.0

khong 21 21.0 23.1 79.1

khong y kien 19 19.0 20.9 100.0

Total 91 91.0 100.0

Missing System 9 9.0

Total 100 100.0

Page 15: Thong ke nghien cuu thi truong

Bảng 6: Tác hại của các món ăn vặt:

Như vậy qua bảng trên, ta nhận thấy có đến 43% ý kiến cho rằng thức ăn không hợp vệ sinh; 27.1% ý kiến cho rằng món ăn sử dụng nhiều phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe; 29.9% ý kiến cho rằng các quán ăn sử dụng các thực phẩm kém chất lượng để chế biến.

Qua đó, người tiêu dùng ưu tiên quan tâm đến vấn đề hợp vệ sinh và chất lượng của sản phẩm.

Sau đây là tỷ lệ người tiếp tục ăn vặt, sau khi được hỏi có tiếp tục ăn vặt trong tương lai không:

14

$Q14 Frequencies

ResponsesPercent of CasesN Percent

Tac hai cua mon an vata thuc an khong hop ve sinh 46 43.0% 86.8%

su dung nhieu phu gia anh huong den suc khoe

29 27.1% 54.7%

dung cac thuc pham kem chat luong de che bien

32 29.9% 60.4%

Total 107 100.0% 201.9%

Page 16: Thong ke nghien cuu thi truong

Bảng 7: tỷ lệ số người tiếp tục ăn vặt trong tương lai:

Trong tổng số 91 người ăn vặt, có 3 người không trả lời.

Tuy vậy, qua bảng trên, trong số 88 người đã từng ăn vặt thì có đến 77 người vẫn muốn tiếp tục ăn vặt (ứng với 87.5%) trong khi đó, có 7 người không muốn tiếp tục nữa (ứng với 8%) và 4 người thì không có ý kiến (ứng với 4.5%).

Một vấn đề cũng cần quan tâm đó chính là độ tuổi của những người đã từng ăn vặt:

15

anh chi co tiep tuc thuong thuc cac mon an vat trong tuong lai khong

Frequency Percent Valid PercentCumulative Percent

Valid co 77 77.0 87.5 87.5

khong 7 7.0 8.0 95.5

khong y kien 4 4.0 4.5 100.0

Total 88 88.0 100.0

Missing System 12 12.0

Total 100 100.0

Page 17: Thong ke nghien cuu thi truong

Biểu đồ 1: Độ tuổi của những người đã từng ăn vặt

Như vậy nhóm người từ 16 – 25 chiếm gần 80% đối tượng trong cuộc khảo sát đã từng ăn vặt. Vì vậy, các quán ăn vặt cần chú ý tập trung vào nhóm đối tượng này để tạo ra các sản phẩm phù hợp.

Tiếp theo chính là mức độ thường xuyên đến các quán ăn vặt và thời gian trong ngày mà những người được điều trả cảm thấy muốn ăn vặt nhất:

Biểu đồ 2: Mức độ thường xuyên đến các quán ăn vặt:

Quan sát biểu đồ, những người được điều tra có xu hướng đi đến quán ăn vặt 1-2 lần / tuần. Bên cạn đó vẫn có trên 30% người đi đến các quán ăn vặt 3-4 lần/ tuần.

16

Page 18: Thong ke nghien cuu thi truong

Biểu đồ 3: Thời gian trong ngày cảm thấy muốn ăn vặt nhất:

* Chú thích: 1.(Xanh lá cây): 14- 21h

2.(Nâu): >21h

3.(Xanh da trời): 8-11h.

4.(Tím): giá trị missing do có 9 người không ăn vặt không trả lời câu hỏi này

Qua biểu đồ trên, thời gian đi ăn vặt phổ biết là từ 14-21h.

Đối với người chưa từng ăn vặt:

Chúng tôi đã đặt câu hỏi tại sao họ chưa thưởng thức các món ăn vặt, và trong tương lai họ có dự định ăn vặt không. Và sau đây là 2 bảng thống kê thu được sau khi điều tra:

17

Page 19: Thong ke nghien cuu thi truong

Bảng 8: Lý do chưa ăn vặt:

Theo khảo sát ở bảng trên thì lý do phổ biến là do thói quen thích ăn ở nhà (ứng với 44.4%) còn lại là do không hợp vệ sinh (27.8%) và không hợp khẩu vị (27.8%)

Bảng 9: Dự định ăn vặt trong tương lai:

18

$Q16 Frequencies

ResponsesPercent of CasesN Percent

Ly do chua an vata khong hop ve sinh 5 27.8% 55.6%

khong hop khau vi 5 27.8% 55.6%

do thoi quen thich an o nha 8 44.4% 88.9%

Total 18 100.0% 200.0%

trong tuong lai anh chi co du dinh an vat khong

Frequency Percent Valid PercentCumulative Percent

Valid co 3 3.0 33.3 33.3

khong 2 2.0 22.2 55.6

khong y kien 4 4.0 44.4 100.0

Total 9 9.0 100.0

Missing System 91 91.0

Total 100 100.0

Page 20: Thong ke nghien cuu thi truong

Theo bảng trên, thì trong 9 người không ăn vặt, có 3 người dự định sẽ ăn vặt trong tương lai (ứng với 33.3%) còn lại 2 người không có dự định (ứng với 22.2%) và 4 người không ý kiến (ứng với 44.4%).

Tiêu chí của một quán ăn mà người đã từng thưởng thức món ăn vặt hoặc chưa từng thưởng thức:

Bảng 10: Quán ăn mong muốn

Qua bảng trên ta thấy, ngon và rẻ là hai yếu tố hàng đầu đối với một quán ăn vặt, với tiêu chí ngon chiếm 30.1% và rẻ chiếm 30.7%. Trong khi tiêu chí hợp vệ sinh chiếm 28.4% còn phong cách phục vụ chỉ 10.8%.

III. Kiểm định tham số:1. Kiểm định t với tham số trung bình mẫu:

19

$Q18 Frequencies

ResponsesPercent of CasesN Percent

Quan an mong muona

ngon 53 30.1% 77.9%

re 54 30.7% 79.4%

hop ve sinh 50 28.4% 73.5%

phong cach phuc vu

19 10.8% 27.9%

Total 176 100.0% 258.8%

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Anh chi thuoc nhom tuoi nao 91 2.02 .364 .038

Page 21: Thong ke nghien cuu thi truong

One-Sample Test

Test Value = 2

t df Sig. (2-tailed)Mean Difference

95% Confidence Interval of the Difference

Lower Upper

Anh chi thuoc nhom tuoi nao

.575 90 .567 .022 -.05 .10

Theo mẫu của chúng ta, độ tuổi trung bình nằm trong khoảng 16-25 (do mean = 2.02 tương ứng với đáp án 2). Giá trị t là 0.575 ứng với mức ý nghĩa quan sát là 0.567; lớn hơn so với mức ý nghĩa 0.05. Như vậy không thể bác bỏ giải thuyết H0 về tuổi trung bình từ 16-25.

Căn cứ vào trung bình mẫu và kết quả kiểm định vừa rồi, có thể nói rằng tuổi trung bình của những người đã từng thường thức món ăn vặt nằm trong khoảng 16-25 tuổi.

2. Kiểm định tham số trung bình hai mẫu (hai mẫu độc lập)Giả sử ta muốn so sánh mức độ thường xuyên đến quan ăn vặt của người Nam và người Nữ trong tổng thể nghiên cứu có khác nhau hay không, Ta có giả thiết:Ho: Mức độ thường xuyên đến quan ăn vặt của người Nam và người Nữ bằng nhau trong tổng thể.H1: Mức độ thường xuyên đến quan ăn vặt của người Nam và người Nữ không bằng nhau trong tổng thể.

Group Statistics

Gioi

tinh N Mean Std. Deviation

Std. Error

Mean

Anh chi co thuong xuyen

den cac quan an vat khong

Nam 44 1.64 .838 .126

Nu 47 1.87 .875 .128

20

Page 22: Thong ke nghien cuu thi truong

Với kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai ở bảng trên ta với sig = 0.913 >= 0.05 thì phương sai giữa nam và nữ không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định t ở phần equal variances.

Căn cứ vào giá trị sig. = 0.193 >= 0.05 thì ta kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa 2 thành phố.

IV. Kiểm định Chi – Square:

Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết:

H0: không có mối quan hệ giữa các biến.

H1: có mối quan hệ giữa các biến.

Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp.

Dựa vào giá trịP (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay

21

Independent Samples Test

Levene's

Test for

Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

Anh chi co thuong xuyen den

cac quan an vat khong

Equal

variances

assumed

.012 .913 -1.312 89 .193 -.236 .180 -.593 .121

Equal

variances

not

assumed

-1.314 88.953 .192 -.236 .180 -.593 .121

Page 23: Thong ke nghien cuu thi truong

bác bỏ giả thuyết H0

+ Nếu p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) => bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.

+ Nếu p-value (sig.) > α (mức ý nghĩ α) => chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.

Trở lại với vấn đề nghiên cứu trên, Ta xét mối quan hệ giữa 2 biến Nghề nghiệp và hóa đơn phải trả trong mỗi lần ăn.

Ta có cặp giải thiết:

+ H0: hóa đơn phải trả độc lập với nghề nghiệp

+ H1: hóa đơn phải trả phụ thuộc vào nghề nghiệp

Với Sig. = 0. 380 > 0.05 => Chấp nhận H0 . Hay không có mối quan hệ giữa các biến hóa đơn phải trả và nghề nghiệp

22

Crosstab

Count

hoa don phai tra

Total<20 20-50 >50

nghe nghiep hoc sinh, sinh vien 10 33 7 50

can bo nhan vien 3 11 4 18

cong nhan 3 5 0 8

that nghiep 1 13 1 15

Total 17 62 12 91

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Pearson Chi-Square 6.396a 6 .380

Likelihood Ratio 7.351 6 .290

Linear-by-Linear Association .012 1 .914

N of Valid Cases 91

Page 24: Thong ke nghien cuu thi truong

Cuối bảng Chi-Square tests SPSS sẽ đưa ra dòng thông báo cho biết % số ô có tần suất mong đợi dưới 5. Kiểm định Chi-bình phương chỉcó ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn, nếu có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 thì giá trị chi-bình phương không còn đáng tin cậy.Theo kết quả như bảng trên thì giá trị Chi-bình phương không còn đáng tin cậy nữa.

V. Phân tích phương sai 1 yếu tố Anova:

Ở phần này chúng ta sẽ kiểm định tiền tiêu vặt có phụ thuộc vào nghề nghiệp không.

Test of Homogeneity of Variances

tien tieu vat hang thang

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.064 3 87 .979

Vì Sig.=0.979 >0,05 nên ta có thểkhẳng định là phương sai của các nhóm là bằng

nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.

ANOVA

tien tieu vat hang thang

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .005 3 .002 .003 1.000

Within Groups 45.753 87 .526

Total 45.758 90

- Với F = 0.003 và sig. = 1.000 > 0.05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ H0 hay chưa có cơ sở để chấp nhập H1.

Vậy tiền tiêu vặt có thể phụ thuộc vào nghề nghiệp.

- Trong các trường hợp khác, nếu ta bác bỏ H0 và chấp nhận H1, với thống kê Bonferonni ta có thể biết được sự khác nhau từng cặp của các tham số trung bình.

23

Page 25: Thong ke nghien cuu thi truong

VI. Hồi quy tuyến tính:Giả sử chúng ta mong muốn tìm mối tương quan giữa hai biến tiền tiêu vặt (biến độc lập) và hóa đơn phải trả (biến phụ thuộc) trên tổng thể.

Với F = 9.063 và sig = 0.003 < 0.05 Vậy ta bác bỏ H0, chấp nhận H1

Tức là không tồn tại mối quan hệ giữa 2 biến nói trên.

VII. Kiểm tra sự phù hợp thang đo:Độ tin cậy thang đo được định nghĩa là mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra không gặp phải các sai số và kết quả phỏng vấn người sử dụng là chính xác và đúng với thực tế.Để có thể xác định các biến thành phần trong các nhân tố của chất lượng cảm nhận về sản phẩm, chất lượng cảm nhận về dịch vụ, chất lượng cảm nhận về dịch vụ và các ứng dụng và tính năng của Zalo cần đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’Alpha. Các biến được đánh giá là đủ độ tin cây khi có hệ số tượng quan biến tổng > 0,3

24

Model Summary

Model R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the

Estimate

1 .304a .092 .082 .541

a. Predictors: (Constant), tien tieu vat hang thang

ANOVAb

ModelSum of Squares df

Mean Square F Sig.

1 Regression

2.655 1 2.655 9.063 .003a

Residual 26.070 89 .293

Total 28.725 90

a. Predictors: (Constant), tien tieu vat hang thangb. Dependent Variable: hoa don phai tra

Page 26: Thong ke nghien cuu thi truong

và hệ số Cronbach’Alpha > 0,6. Những biến nào không đáp ứng được hai điều kiện trên, tức là không đủ độ tin cậy thì sẽ không thể đưa vào hồi quy tiếp theo và sẽ bị loại ra khỏi mô hình.

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.168 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

Huong vi mon an 13.11 7.854 -.073 .273

Muc gia hop lý 13.44 6.938 .086 .128

So thich ca nhan 13.87 5.694 .234 -.052a

Su ien loi cua mon an 14.24 5.741 .214 -.031a

Su gioi thieu cua ban be 14.26 7.107 -.055 .294

a. The value is negative due to a negative average covariance among items. This violates reliability

model assumptions. You may want to check item codings.

Do hệ số Cronbach’Alpha = 0.168 < 0,6 nên thang đo không phù hợp.

VIII. Đánh giá của người tiêu dùng về các thành phần trong

cảm nhận chất lượng

25

Page 27: Thong ke nghien cuu thi truong

Bảng 11: Bảng đánh giá tổng hợp

Min Max MeanStd.

Deviation

Ve sinh an toan thuc pham 1 5 3.11 1.709

Khong gian cua quan an 1 5 2.81 1.324

Thuc don cua quan an 1 5 2.87 1.275

Phong cach va thai do phuc vu 1 5 2.95 1.320

Muc gia cua mon an 1 5 3.27 1.399

Thông qua bảng kết quả mô tả trên ta thấy:

Nhìn chung mức độ đồng ý thấp nhất là 1, mức độ đồng ý cao nhất là 5,

trung bình chung mức độ đồng ý là từ 2.81 đến 3.27.

Xét riêng cho từng biến thì phần lớn người tiêu dùng có cảm nhận về các

tiêu chí khá cân bằng.

Xét chung tất cả các tiêu chí thì mức độ đồng ý của người tiêu dùng ở

mức trung bình.

26

Page 28: Thong ke nghien cuu thi truong

Chương 3: Những đề xuất (hoặc kiến nghị) rút ra từ

kết quả nghiên cứu.

Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu của đề tài “KHẢO

SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY”, cũng như

qua quá trình thu thập thông tin. Chúng tôi xin đưa ra môt số các đề xuất như sau

để nâng cao chất lượng các quán ăn vặt ở Huế, đồng thời mang lại cho giới trẻ ở

Huế những địa điểm ăn uống lành mạnh bổ ích.

Thứ nhất, đối với các quán ăn mới kinh doanh, còn chưa được nhiều người biết

đến, cần phải sử dụng các kênh truyền thông như ti vi, tờ rơi, … trong đó quảng

cáo qua mạng internet là biện pháp hữu hiệu nhất đối với trường hợp này, do chi

phí rẻ, khả năng được biết đến nhanh. Lúc này quán cần tạo ấn tượng tốt đối với

mỗi khách hàng, nếu làm được điều này tốt quán sẽ được PR miễn phí thông qua

truyền miệng bởi những khách hàng đã thưởng thức thức ăn ở đây.

Thứ hai, để giữ lượng khách hàng ổn định khi quán đã đi vào hoạt động ổn định,

luôn phải chú đến hai yếu tố đó là ngon và giá cả phải chăng, đồng thời phải mang

đến chất lượng thực phẩm tốt và hợp vệ sinh. Đó là những điều mà khách hàng

quan tâm khi đến quán.

Thứ ba, phải đa dạng hóa sản phẩm của quán để khách hàng có nhiều lựa chọn.

Thứ tư, khách hàng thường có nhu cầu ăn vặt vào khoảng thời gian từ 14h-21h nên

trong khoảng thời gian này quán cần tập trung vào việc phục vụ tốt khách hàng.

27

Page 29: Thong ke nghien cuu thi truong

Phần III: KẾT LUẬN

Qua số liệu, ta nhận thấy nhu cầu ăn vặt của giới trẻ ở Huế là khá cao. Đây là điểm

thuận lợi cho các quán ăn vặt mở ra và phát triển trên địa bàn. Song song với đó

cũng là những khó khăn khi các quán ăn vặt khá nhiều và phải cạnh tranh gay gắt

để có được lượng khách hàng ổn định.

Ngoài những món ăn đặc sản của Huế như bèo, nậm, lọc, …, bún bò …, các quán

ăn muốn thu hút nhiều khác hàng nên dựa vào những ý kiến đã được đề xuất để

mang lại cho quán một hình ảnh trẻ trung năng động và là điểm đến lý tưởng của

mọi đối tượng trong thành phố Huế, đặc biệt là các bạn trẻ.

28

Page 30: Thong ke nghien cuu thi truong

PHỤ LỤC

1. Danh mục tài liệu tham khảo

- Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS – Hoàng Trọng và Chu Nguyên

Mộng Ngọc

- Lý thuyết thống kê – PGS.TS Trần Ngọc Phát và TS. Trần Thị Kim Thu

(NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

- www. phantichdulieu.info

- www.vinasearch.net

2. Bảng hỏi

Số phiếu: .……..

PHIẾU ĐIỀU TRA

KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN ĂN VẶT CỦA GIỚI TRẺ HUẾ HIỆN NAY

Xin chào Quý Anh Chị!!!

Chúng tôi là nhóm sinh viên của trường Đại học Kinh Tế Huế. Hiện nay chúng tôi

đang thực hiện đề tài nghiên cứu : “Khảo sát thói quen ăn vặt của giới trẻ Huế hiện

nay” nhằm nắm bắt được thói quen cũng như nhu cầu ăn uống của giới trẻ trong thành

phố Huế.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của

quý anh, chị từ việc chia sẻ chính kiến của mình qua phiếu điều tra sau đây. Với chúng

tôi, mọi ý kiến đóng góp của quý anh, chị đều quan trọng và hữu ích cho đề tài của chúng

tôi. Chúng tôi cam kết đảm bảo tính bảo mật thông tin mà quý anh, chị cung cấp

cho cuộc điều tra.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý anh,chị!

*************

CÂU HỎI

29

Page 31: Thong ke nghien cuu thi truong

Câu 1: Anh (chị) đã bao giờ thưởng thức những món ăn vặt chưa?

1. Có

2. Không

(Nếu “Có” vui lòng trả lời tiếp câu 2, nếu “Không” chuyển xuống câu 16)

Câu 2: Anh (chị) thuộc nhóm tuổi nào trong những nhóm tuổi sau đây:

1. Từ 16 tuổi trở xuống 2. Nằm giữa khoảng 16 – 25 tuổi

3. Từ 25 tuổi trở lên

Câu 3: Anh (chị) có thường xuyên đến các quán ăn vặt?

1. 1-2 lần/tuần

2. 3-4 lần/tuần

3. 5-6 lần/tuần

4. Khác (Vui lòng ghi rõ).................................

Câu 4: Thời gian trong ngày mà anh (chị) cam thay muon ăn vặt nhất?

1. 8h – 11h 2. 14hh – 21h

3. Sau 21h

Câu 5: Đánh giá của anh (chị) về các yếu tố liên quan đến quyết định lựa chọn món ăn vặt

(Vui lòng điền 1-5 vào ô trống với: (1)Hoàn toàn không đồng ý; (2)Không đồng ý; (3)Không ý kiến; (4)Đồng ý; (5)Hoàn toàn đồng ý.)

30

Hương vị món ăn (hấp dẫn, ngon miệng, lạ …)Mức giá hợp lýSở thích cá nhânSự tiện lợi của món ănSự giới thiệu của bạn bè

Page 32: Thong ke nghien cuu thi truong

Câu 6: Đánh giá mức độ ưu tiên của các món ăn khi anh (chị) lựa chọn:

(Vui lòng điền vào ô trông các mức độ với mức độ ưu tiên tăng dần từ 1 đến 4, các mức độ chỉ được chọn 1 lần duy nhất)

Câu 7: Theo anh (chị) mức giá như thế nào là phù hợp đối với một món ăn vặt:

1. Từ 10.000đ trở xuống

2. Nằm giữa khoảng 10.000đ – 30.000đ

3. Từ 30.000đ trở lên

Câu 8: Địa điểm của quán ăn vặt nào mà anh (chị) thích nhất?

(Anh (chị) có thể chọn nhiều đáp án)

1. Chợ2. Vỉa hè

3. Siêu thị

4. Quán ăn

5. Khác (vui lòng ghi rõ) ……………………………………………..

Câu 9: Tiêu chí nào để anh (chị) lựa chọn một quán ăn vặt:

(Vui lòng điền 1-5 vào ô trống với thang điểm tăng dần từ 1 – 5 với điểm 1- không quan trọng; điểm 5- rất quan trọng, các điểm số chỉ được chọn 1 lần duy nhất)

31

Các loại chèCác loại bánh (bánh ngọt, bánh ép, bánh bèo, nậm, lọc …)Các món nướngTrái cây (cóc, xoài, ổi …)

Vệ sinh an toàn thực phẩmKhông gian của quán ănThực đơn của quán ănPhong cách và thái độ phục vụ của nhân viênMức giá của món ăn

Page 33: Thong ke nghien cuu thi truong

Câu 10: Anh (chị) biết đến các quán ăn vặt thông qua các kênh truyền thông nào?

(Anh (chị) có thể chọn nhiều đáp án)

1. Ti vi2. Báo chí, tờ rơi

3. Internet

4. Bạn bè

5. Khác (vui lòng ghi rõ) …………………………………………………..

Câu 11: Tiền tiêu vặt hàng tháng của anh (chị):

1. Từ 500.000đ trở xuống

2. Nằm giữa khoảng 500.000 – 1.000.000đ

3. Từ 1.000.000đ trở lên

Câu 12: Hóa đơn phải trả cho mỗi lần ăn vặt của anh (chị):

1. Từ 20.000đ trở xuống 2. Nằm giữa khoảng 30.000 – 50.000đ

3. Từ 50.000đ trở lên

Câu 13: Anh (chị) có bao giờ nghĩ đến tác hại của món ăn vặt đối với sức khỏe hay không?

1. Có 2. Không 3. Không ý kiến(Nếu “Có” thì anh (chị) vui lòng trả lời tiếp câu 14, nếu “Không” hoặc “Không ý kiến” chuyển xuống câu 15 )

Câu 14: Theo anh (chị) các tác hại khi ăn vặt đối với sức khỏe là gì?

(Anh (chị) có thể chọn nhiều đáp án)

1. Thức ăn không hợp vệ sinh2. Sử dụng nhiều phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Dùng các thực phẩm kém chất lượng để chế biến

32

Page 34: Thong ke nghien cuu thi truong

4. Khác (vui lòng ghi rõ):………………………………………………..

Câu 15: Anh (chị) có tiếp tục thưởng thức các món ăn vặt trong tương lai nữa không?

1. Có 2. Không 3. Không ý kiến(Nếu “Có” vui lòng trả lời tiếp câu 18, nếu “Không” hoặc “Không ý kiến” phiếu điều tra của chúng tôi xin dừng tại đây. Rất cám ơn sự quan tâm của anh (chị))

Câu 16: Lý do gì mà anh (chị) chưa thưởng thức món ăn vặt:

(Anh (chị) có thể chọn nhiều đáp án)

1. Không hợp vệ sinh2. Không hợp khẩu vị

3. Do thói quen thích ăn ở nhà.

4. Khác (vui lòng ghi rõ):……………………………………

Câu 17: Trong tương lai anh (chị) có dự định ăn vặt không?

1. Có 2. Không 3. Không ý kiến Câu 18: Vậy, anh (chị) mong muốn một quán ăn vặt như thế nào khi đến thưởng thức?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Mời quý anh (chị) điền một số thông tin cơ bản sau:

Họ và tên:...............................................................................................................................

Giới tính: 1.Nam 2.Nữ

33

Page 35: Thong ke nghien cuu thi truong

Nghề nghiệp: 1. Học sinh, sinh viên

2. Cán bộ nhân viên

3. Công nhân

4. Thất nghiệp

5. Khác (vui lòng ghi rõ):…………………………………………

Địa chỉ:..................................................................................................................................

Điện thoại liên lạc:................................................................................................................

Email:.....................................................................................................................................

Phần quản lý:

Họ và tên người thực hiện điều tra:……………………………………………………...

Ngày, giờ thực hiện điều tra:……………………………………………………………..

**********

Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này!!!

34