38
THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 1

THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU & THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT … filehoặc một nhóm các quốc gia; từ biến động kinh tế thế giới và xu hướng thương

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

THUẾ XUẤT KHẨU,

THUẾ NHẬP KHẨU

1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2

1. KHÁI NIỆM

2. ĐẶC ĐIỂM

3. VAI TRÒ

4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG

5. NỘI DUNG LUẬT THUẾ XNK HIỆN HÀNH

5.1. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG KHÔNG

CHỊU THUẾ

5.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

5.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

5.4. MIỄN, GIẢM, HOÀN THUẾ

1. KHÁI NIỆM

3

Thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) là loại

thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa

khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi

của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi

khác được coi là hàng hóa XK,NK.

Thuế XK, NK được tổ chức thực hiện thu thông qua hệ

thống hải quan Việt Nam.

ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN

4

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu

đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế,

cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các

địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế

xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải

quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá

xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực

hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp

khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt

động hải quan khác theo quy định của pháp luật.

Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu

trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá,

phương tiện vận tải..

NHIỆM VỤ CỦA HẢI QUAN

5

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám

sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu,

vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực

hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập

khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về

hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng

hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

MỘT SỐ TỪ NGỮ CẦN CHÚ Ý

6

1. Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập

khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá nhập khẩu đã được

thông quan nhưng chưa nộp thuế.

3. Kho ngoại quan là kho lưu giữ hàng hoá sau đây:

a) Hàng hoá đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu;

b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất ra nước ngoài hoặc nhập khẩu

vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Quá cảnh là việc chuyển hàng hoá, phương tiện vận tải từ một nước qua cửa

khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đến một nước khác hoặc trở về nước đó.

5. Chuyển tải là việc chuyển hàng hoá từ phương tiện vận tải nhập cảnh sang

phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải nhập cảnh

xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để

xuất khẩu.

6. Chuyển cửa khẩu là việc chuyển hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự

kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ một cửa khẩu tới

một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm

thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa

khẩu khác.

2. ĐẶC ĐIỂM

7

Thuê NK là thuế gián thu nên sẽ tác động vào giá cả

hàng hóa NK.

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách kinh tế của một

hoặc một nhóm các quốc gia; từ biến động kinh tế thế

giới và xu hướng thương mại quốc tế.

Được tổ chức thu một lần ở khâu XK hay NK.

3. VAI TRÒ

8

Bổ sung nguồn thu cho NSNN

Kiểm soát, điều tiết khối lượng và cơ cấu hàng XK, NK;

cân bằng cán cân thương mại, điều tiết cung cầu hàng

hóa và tiết kiệm ngoại tệ.

Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước

Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng trong nước

Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Hướng đến làm phong phú thị trường hàng hóa trong

nước, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng,

tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng

cao khả năng cạnh tranh.

TÁC ĐỘNG NGOÀI Ý MUỐN

9

Tạo sự ỷ lại cho các doanh nghiệp được bảo hộ

Buộc người dân trong nước mua hàng giá đắt nếu áp

dụng quá nhiều “hàng rào thuế quan”

Cản trở thương mại quốc tế

Khuyến khích buôn lậu và gian lận thương mại

4. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG

10

Chỉ đánh vào những hàng hóa thực sự XK, NK.

Được phân biệt theo từng khu vực thị trường và các cam

kết song phương và đa phương.

Căn cứ vào lợi thế so sánh thương mại của các mặt hàng

sản xuất trong nước và yêu cầu bảo hộ tương ứng.

Tuân theo các quy định và thông lệ quốc tế về phân loại

mã hàng hóa và giá tính thuế nhằm đảm bảo sự hài hòa

trong chính sách thuế giữa các quốc gia.

5.1.1. ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ

12

1. Hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam

bao gồm: hàng hóa XK, NK qua cửa khẩu đường bộ,

đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên

vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải

quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền.

2. Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu

phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong

nước.

3. Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá

xuất khẩu, nhập khẩu.

5.1.1. ĐỐI TƢỢNG CHỊU THUẾ

13

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp

chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu

kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công

nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán

trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ

xuất khẩu, nhập khẩu.

5.1.2. ĐỐI TƢỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ

14

1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt

Nam theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại của các

Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ,

các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ

chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại,

nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được

thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có

thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp

nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.

3. Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hoá

nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu

phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế

quan khác.

4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi

xuất khẩu.

5.2.1. ĐỐI TƢỢNG NỘP THUẾ

15

a) Chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

c) Cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất

cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hoá qua cửa khẩu,

biên giới Việt Nam.

5.2.2. ĐỐI TƢỢNG ĐƢỢC ỦY QUYỀN, BẢO

LÃNH VÀ NỘP THAY THUẾ

16

a) Đại lý làm thủ tục hải quan được đối tượng nộp thuế uỷ

quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ

chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế

cho đối tượng nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy

định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo

lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định

của pháp luật quản lý thuế.

5.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

17

3 trường hợp

TH1. Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần

trăm (%), căn cứ tính thuế là:

a) Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu

ghi trong Tờ khai hải quan;

b) Giá tính thuế từng mặt hàng;

c) Thuế suất từng mặt hàng.

Công thức:

Thuế XK/NK

Số lƣợng

HH XK/NK

(1)

Trị giá tính

thuế (VND)

(2)

= x x Thuế suất

(3)

5.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

18

TH2. Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ

tính thuế là:

a) Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu

ghi trong Tờ khai hải quan;

b) Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hoá.

Công thức

Thuế XK/NK Số lƣợng

HH XK/NK

Mức thuế

tuyệt đối/HH = x

5.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ

19

TH3. Đối với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được

miễn thuế, xét miễn thuế, căn cứ tính thuế là: số lượng,

giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục

đích của mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế.

(1) SỐ LƢỢNG HÀNG HÓA XK/NK

20

Là số lượng hàng hóa thực tế XK/NK từng lần được thể

hiện trên tờ khai hàng hóa XK/NK có hải quan xác

nhận.

(2) TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

21

Đối với hàng hóa XK:

- Giá tính thuế là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá

FOB – Free on Board nếu XK qua cảng biển, cảng hàng

không; hay giá DAF – Delivered at Frontier nếu XK qua

cửa khẩu, biên giới bằng phương tiện vận chuyển đường

bộ, đường sông, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện

quốc tế); không bao gồm phí bảo hiểm (I – Insurance).

và phí vận tải (F – Freight).

- Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp

đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý

tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ

có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất

khẩu.

(2) TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

22

Đối với hàng NK:

- Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu

nhập khẩu đầu tiên theo hợp đồng (giá CIF – Cost,

Insurance and Freight), được xác định bằng cách áp

dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế

và dừng lại ngay ở phương pháp xác định được trị giá

tính thuế.

(2) TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

23

Sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế gồm:

(1) Phương pháp trị giá giao dịch;

(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu

giống hệt;

(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu

tương tự;

(4) Phương pháp trị giá khấu trừ;

(5) Phương pháp trị giá tính toán;

(6) Phương pháp suy luận.

Đọc thêm NĐ40/2007/NĐ-CP Quy định về việc xác định trị

giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

PHƢƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

24

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán

hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người

bán để mua hàng hoá nhập khẩu

Điều kiện áp dụng PP trị giá giao dịch:

- Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng

hàng hoá sau khi nhập khẩu.

- Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều

kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định

được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

- Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt

hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng

đến trị giá giao dịch.

(3) THUẾ SUẤT

25

Đối với hàng hoá xuất khẩu:

Thuế suất được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại

Biểu thuế xuất khẩu do Bô trưởng BTC ban hanh.

Thông tƣ số 173/2014/TT-BTC

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Thuế suất thuế nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng

mặt hàng, gồm: (1) thuế suất ưu đãi, (2) thuế suất ưu đãi

đặc biệt và (3) thuế suất thông thường.

26

(1) Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu

có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ

thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương

mại với Việt Nam.

Danh sách nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực

hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam do Bộ Công

Thương công bố.

Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt

hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng BTC

ban hành.

CV 0622/BTM

27

(2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập

khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực

hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam

theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc

để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp

ưu đãi đặc biệt khác.

Các biểu thuế nay được quy định tại các Thông tư của Bộ

trưởng BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để

thực hiện Hiệp định thương mại tự do.

(3) Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu

có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực

hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về

thuế nhập khẩu với Việt Nam.

Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150%

mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định

tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

28

Các loại thuế nhập khẩu bổ sung gồm:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá

mức vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về tự vệ trong

nhập khẩu hàng hoá nƣớc ngoài vào Việt Nam.

2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá bán phá giá nhập

khẩu vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về chống bán

phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá được trợ cấp nhập khẩu

vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh về chống trợ cấp

hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá được nhập khẩu

vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh

thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có

biện pháp phân biệt đối xử khác theo Quy định của pháp luật

về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thƣơng mại

quốc tế.

CÁCH TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU BÔ SUNG

29

Số tiền thuế

tự vệ, thuế

chống bán

phá giá hoặc

thuế chống

trợ cấp phải

nộp

=

Số lượng đơn vị

từng mặt hàng thực

tế nhập khẩu ghi

trong tờ khai hải

quan áp dụng thuế

tự vệ, thuế chống

bán phá giá hoặc

thuế chống trợ cấp

x

Giá tính

thuế nhập

khẩu

x

Thuế suất

thuế tự vệ,

thuế chống

bán phá giá

hoặc thuế

chống trợ cấp

Tổng số tiền thuế nhập khẩu

phải nộp cho hang hóa áp

dụng thuế tự vệ, thuế chống

bán phá giá hoặc thuế chống

trợ cấp

=

Số tiền thuế phải

nộp tính theo quy

định như trên

+

Số tiền thuế

tự vệ, thuế

chống bán

phá giá hoặc

thuế chống

trợ cấp phải

nộp

30

THƠI ĐIỂM TÍNH THUẾ

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ,

thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp là thời điểm

đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan (TKHQ) với

cơ quan hải quan.

ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ

Thuế XK, thuế NK được nộp bằng đồng Việt Nam.

Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế

phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

TỶ GIÁ TÍNH THUẾ

31

a) Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần

ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình

thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày

thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày

thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công

bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và

cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ

giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;

b) Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập

nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin

mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để

công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập

nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá

tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

32

CÁC TRƢƠNG HỢP MIỄN THUẾ XK, THUẾ NK:

1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ,

triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm

nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất

định, kể cả phương tiện phục vụ thực hiện dự án ODA tại Việt Nam.

2. Hàng hoá là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước

ngoài mang vào Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài trong mức quy định hoặc

trong tiêu chuẩn hanh ly miễn thuế.

3. Hàng hoá XK, NK của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu

đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam.

4. Hàng hoá NK để gia công cho phía nước ngoài được miễn thuế NK (bao gồm

cả hàng hoá NK để gia công cho phía nước ngoài được phép tiêu hủy tại Việt

Nam theo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia

công) và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế XK. Hàng

hoá XK ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế XK, khi

NK trở lại được miễn thuế NK trên phần trị giá của hàng hoá XK ra nước ngoài

để gia công theo hợp đồng.

33

5. Hàng hoá NK để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư…

6. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư

trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

7. Hàng hoá nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí…

8. Nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần

mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

9. Hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ…

10. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để

sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư…

11. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử

dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài khi NK vào thị trường trong

nước được miễn thuế NK; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ

nước ngoài thì khi NK vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế NK trên

phần nguyên liệu, linh kiện NK cấu thành trong hàng hoá đó.

12. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

13. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các

trường hợp khác

34

CÁC TRƢƠNG HỢP XÉT MIỄN THUẾ XK, THUẾ NK:

1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho

quốc phòng, an ninh, giáo dục và đao tạo, nghiên cứu khoa học.

2. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân

nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại được xét

miễn thuế trong định mức.

CÁC TRƢƠNG HỢP XÉT GIẢM THUẾ XK, THUẾ NK:

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ

quan Hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có

thẩm quyền giám định, chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng

với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. Cơ quan Hải quan căn cứ vào

số lượng hàng hoá bị mất mát và tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá đã

được giám định, chứng nhận để xét giảm thuế.

Đoc thêm tại TT 38/2015/TT-BTC

35

CÁC TRƢƠNG HỢP HOÀN THUẾ XK, THUẾ NK:

1. Hàng hoá NK đã nộp thuế NK nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu

và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất ra nước

ngoài.

2. Hàng hoá XK, NK đã nộp thuế XK, thuế NK nhưng không XK, NK.

3. Hàng hoá đã nộp thuế XK, thuế NK thực tế XK hoặc NK ít hơn.

4. Hàng hoá NK để sản xuất hàng hoá XK hoặc xuất vào khu phi thuế

quan nếu đã nộp thuế NK thì được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản

phẩm thực tế XK và không phải nộp thuế XK đối với hàng hoá XK có đủ

điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu NK

5. Hàng hoá đã nộp thuế NK nhưng sau đó XK trong các trường hợp sau:

a) Hàng hoá NK để giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại

Việt Nam;

b) Hàng hoá NK để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài

trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của

Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.

.

36

CÁC TRƢƠNG HỢP HOÀN THUẾ XK, THUẾ NK:

6. Hàng hoá tạm NK để tái XK hoặc hàng hoá tạm XK để tái NK; hàng hoá NK

uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất đã nộp thuế NK, thuế XK, bao gồm

cả trường hợp hàng hoá NK tái xuất vào khu phi thuế quan.

7. Hàng hoá đã XK nhưng phải NK trở lại Việt Nam thì được xét hoàn thuế XK

đã nộp và không phải nộp thuế NK.

8. Hàng hoá NK nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất

sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan được xét hoàn lại thuế NK

đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế

XK.

9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân

được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện các dự án

đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế NK,

khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì được hoàn lại

thuế NK. Số thuế NK hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại

của hàng hoá khi tái XK tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hoá đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế.

37

CÁC TRƢƠNG HỢP HOÀN THUẾ XK, THUẾ NK:

10. Hàng hoá XK, NK qua đường dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

quốc tế mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đã nộp thuế thay cho

chủ hàng nhưng không giao được hàng hoá cho người nhận phải tái xuất,

tái nhập hoặc trường hợp hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của

pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp.

11. Hàng hoá XK, NK đã nộp thuế XK, thuế NK nhưng sau đó được

miễn thuế, giảm thuế theo quyết định cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

38

TRUY THU THUẾ XK, THUẾ NK:

Đối tượng nộp thuế có hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế,

nhưng sau đó sử dụng khác với mục đích để được miễn thuế, xét

miễn thuế thì phải nộp đủ thuế.