91
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA VŨ DUY CẢNG-TRỊNH VĨNH LONG-NGUYỄN MINH HẢO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 LƯU HÀNH NỘI BỘ

TÀI LIỆU - thanhhoaedu.vn hoc _TL BDTX ND2_.pdf · Bài 2. Thanh Hóa thời kì sau năm 1945 đến năm 1975 26 Chương II: NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG Bài 1. Kho tàng văn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

VŨ DUY CẢNG-TRỊNH VĨNH LONG-NGUYỄN MINH HẢO

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

LƯU HÀNH NỘI BỘ

2

MỤC LỤC Giới thiệu chung về tài liệu văn hóa địa phương. 3

Chương I: ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Phần I: Địa lí Thanh Hóa

Bài 1. Địa lí tự nhiên 4

Bài 2. Xã hội dân cư 9

Bài 3. Địa lí kinh tế 15

Phần II: Lịch sử địa phương Thanh Hóa

Bài 1. Thanh Hóa thời kì trước năm 1945 20

Bài 2. Thanh Hóa thời kì sau năm 1945 đến năm 1975 26

Chương II: NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

Bài 1. Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa 32

Bài 2. Văn học viết Thanh Hóa 38

Bài 3. Ngôn ngữ địa phương 49

Bài 4. Dạy học ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học Thanh Hóa 55

Bài 5. Thực hành dạy học ngữ văn địa phương 58

Bài 6. Ôn tập về ngữ văn địa phương 59

Chương III: VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

Bài 1. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa 61

Bài 2. Lễ hội 68

Bài 3. Phong tục tập quán 73

Bài 4. Một số trò chơi dân gian ở Thanh Hóa 78

Bài 5. Dạy học văn hóa địa phương ở tiểu học 81

Bài 6. Tổ chức thực hành giáo dục văn hóa địa phương 84

Bài 7 Ôn tập văn hóa địa phương 87

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG

3

Tài liệu văn hoá địa phương tỉnh Thanh Hoá gồm 3 nội dung: Địa lí và Lịch sử; Ngữ văn và Văn hoá được chia thành 3 chương.

Chương 1: Địa lí và Lịch sử địa phương. Chương 2: Ngữ văn địa phương Chương 3: Văn hoá địa phương. Mỗi chương được chia thành các bài, mỗi bài có thời lượng từ 1 đến 2

tiết. Cấu trúc bài viết dưới dạng tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Mỗi bài viết bao

gồm các mục: Mục tiêu; Thời gian thực hiện; Các phương tiện hỗ trợ; Nội dung chính. Trong phần nội dung thể hiện rõ các hoạt động của học viên (chủ yếu hoạt động theo nhóm) và hoạt động của giảng viên (các thông tin phản hồi). Cuối mỗi bài đều có câu hỏi, bài tập tự đánh giá và thông tin phản hồi cho câu hỏi, bài tập đó.

Mục tiêu của tài liệu: Bồi dưỡng năng lực về văn hoá địa phương cho giáo viên, cán bộ quản lí và sinh viên sư phạm tiểu học; giúp giáo viên tiểu học nắm được một cách hệ thống các thông tin về điều kiện địa lí, lịch sử, ngữ văn và văn hoá trong tỉnh, từ đó biết lựa chọn các nội dung thích hợp để dạy lồng ghép trong các tiết học về Địa lí, Lịch sử và Ngữ văn ở tiểu học.

Đối tượng sử dụng tài liệu: cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh tiểu học.

Thời lượng: tài liệu dùng để bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học, đồng thời cũng là tài liệu đọc thêm cho học sinh. Thời lượng của tài liệu dùng để bồi dưỡng giáo viên gồm 30 tiết. Trong đó phần lịch sử địa lí địa phương 10 tiết; ; phần ngữ văn 10 tiết; phần văn hoá địa phương 10 tiết.

Cách sử dụng tài liệu: Tài liệu viết dưới dạng tập huấn giáo viên, dùng để tập huấn cán bộ quản

lí và giáo viên tiểu học, trước hết là bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các đơn vị tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học. Giáo viên dùng tài liệu này để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp lồng ghép trong các tiết giảng dạy về Địa lí, Lịch sử và Tiếng Việt, giáo viên cũng có thể dựa vào tài liệu này để soạn thành tiết học riêng dạy học sinh phần kiến thức địa phương quy định trong một số môn học.

Trong quá trình viết tài liệu, các tác giả tham khảo và sử dụng một số số liệu, tư liệu trong cuốn Dư địa chí Thanh Hoá và trong trang Web: vi. wikipedia.org

Tác giả bài viết là những cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm trong quản lí, chỉ đạo giáo dục tiểu học nhưng ít tham gia viết tài liệu nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của bạn đọc.

4

BAN BIÊN TẬP

Chương I. Địa lí và Lịch sử địa phương

Phần I. ĐỊA LÍ THANH HOÁ

Bài 1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

(2 tiết)

Mục tiêu

- Giúp học viên nắm được những nét chung nhất về địa hình, địa mạo, khí tượng thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá.

- Từ những đặc điểm tự nhiên như trên, học viên nhận thức rõ những lợi thế cũng như những khó khăn của tỉnh trong bước đường phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Giáo dục lòng tự hào quê hương và ý chí phấn đấu xây dựng quê hương Thanh Hoá ngày càng giàu mạnh.

Các phương tiện hỗ trợ

Máy tính và máy chiếu đa năng

Giới thiệu

Ai cũng biết rằng Thanh Hoá đất rộng, người đông, đa dạng vùng, miền. Thanh Hoá như một nước Việt nam thu nhỏ. Nghiên cứu bài học hôm nay sẽ minh chứng cho điều đó. Cụ thể, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chung nhất về địa hình, địa mạo, khí tượng thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá.

1. Địa hình, địa mạo tỉnh Thanh Hoá

(Chiếu lên bảng bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá)

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4. Quan sát bản đồ và bằng những hiểu biết, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Các phía Bắc, Nam, Đông, Tây của Thanh Hoá tiếp giáp những đâu ? - Đường biên giới với Lào, đường biển dài khoảng bao nhiêu kilômet ? - Kể tên các huyện miền núi, đồng bằng trung du và ven biển, những

huyện miền núi nào có biên giới với Lào ?

5

Thông tin phản hồi.

Theo số liệu đo đạc của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: Miền núi - Trung du; Đồng bằng; Ven biển. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².

Vùng miền núi, trung du

6

Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là một phần không tách rời của miền núi nói chung. Miền đồi núi Thanh Hóa bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh, trong đó có 5 huyện có đường biên giới với Lào là Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc hai huyện Như Thanh và Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.

Vùng đồng bằng

Gồm các huyện (thị, thành phố): Nông Cống, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hà Trung, Thị xã Bỉm Sơn. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa (bao gồm cả đồng bằng ven biển) lớn nhất miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hoá diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km².

Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m.

Vùng ven biển

Bãi biển Sầm Sơn

7

Gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).

2. Khí tượng, thủy văn

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2.

Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:

1) Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua Trung Quốc thổi vào

2) Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam

3) Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ.

Mùa nóng:

Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 39-40 °C

Mùa lạnh:

Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%.

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C.

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4. Hãy nêu các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão ở Thanh Hoá (số lượng, thời gian, loại hình).

8

Độ ẩm không khí: trung bình 80-85% Nắng:

Hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.

Bão:

Thông thường, từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần bão vào Thanh Hóa từ cấp 9 đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.

Thủy văn:

Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3.

Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên, nhưng nhìn chung nguồn tài nguyên có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung nên rất khó cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:

Đá vôi làm xi măng: Trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.

Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện: Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.

Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia.

Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát. Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.

Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm 4. Hãy nêu tên những nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thanh Hoá mà anh, chị biết.

9

Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ bền cao.

Đá bọt: Làm phụ gia xi măng Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn. Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu

Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa). Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân. Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình. Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt. Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt. Than đá: Trữ lượng không đáng kể Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi

sinh. Nước ngọt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông

Bưởi, sông Bạng, sông Yên,... Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là 19,52 tỷ m³.

Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%. Do đó, Thanh Hoá có điều kiện phát triển công nghiệp ngành muối.

Câu hỏi tự đánh giá.

1) Hãy nêu những đặc điểm địa lí tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá (địa hình, địa mạo, thời tiết, khí hậu, gió mùa).

2) Hãy nêu những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá.

Bài 2. XÃ HỘI DÂN CƯ

(2 tiết)

Mục tiêu

Học viên nắm được các đơn vị hành chính trong tỉnh và sự phân bố dân cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính.

Từ sự phân bố dân cư đó, thấy được thế mạnh và những khó khăn của từng vùng và cũng hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển bình đẳng của các dân tộc.

Các phương tiện hỗ trợ

10

- Bản đồ hành chính tỉnh thanh Hoá

- Biểu bảng về sự phân bố dân cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính.

Giới thiệu

Thanh Hoá là một tỉnh đông dân thứ ba trên toàn quốc (sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Để hiểu rõ sự phân bố dân cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính trong tỉnh, từ đó hiểu được các chính sách của Đảng, Nhà nước và thấy được trách nhiệm của bản thân trong sự phát triển bình đẳng các dân tộc, bài học hôm nay giúp chúng ta thoả mãn những hiểu biết đó.

Thông tin phản hồi

Tỉnh thanh Hoá có 1 thành phố là đô thị loại II, 2 thị xã và 24 huyện, được tạm chia thành 3 vùng:

Miền núi - Trung du, gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, trong đó có 4 huyện miền núi thấp là Như Thanh, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, 7 đơn vị còn lại là miền núi cao.

Đồng bằng, gồm 10 huyện, thị, thành phố: TP Thanh Hoá, Thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.

Ven biển, gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia.

Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của người Việt với người Mường và các dân tộc khác. Đồng thời có một bộ phận không nhỏ dân cư Thanh Hóa đang sinh sống tại các đô thị lớn trong nước như Hà

Hoạt động 2. Thảo luận theo nhóm 4 - Tỉnh thanh Hoá có bao nhiêu đơn vị hành chính (huyện). kể tên

các đơn vị theo vùng: miền núi - trung du; đồng bằng; ven biển. - Thanh Hoá có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống, sự phân bố các

dân tộc theo vùng.

11

Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh... cũng như tại một số nước trên thế giới.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong 10 năm từ 1999 đến 2009, quy mô dân số giảm 0,2 %, do số dân tăng tự nhiên không thể bù đắp được số người chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác

Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành thị là 354.880 người. Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 người/km² (năm 1999) xuống 305 người/km² (năm 2009). Tỉ số giới tính (số nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tương đương với mức chung của cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, HMông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn, như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2 bản Đoàn Kết - xã Tén Tằn và Suối Lách - xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.

Dân số các dân tộc chủ

yếu

Kinh Mường Thổ Khơ Mú

Thái HMông Dao

Dân số (người)

2.898.311 328.744 8.980 607 210.908 15.325 5.077

Địa bàn cư trú

chủ yếu Khắp tỉnh

Các huyện: Ngọc

Lặc,Cẩm Thủy, Thạch Thành,

Huyện Như

Xuân, Như

Thanh

Huyện Mường

Lát

Quan Hóa,Quan

Sơn, Bá

Thước,Lang Chánh, Thường

Huyện Mường

Lát, Quan Hóa, Quan Sơn

Các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy

12

Bá Thước Xuân

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Dân tộc Kinh

Dân số năm 1999 là 2.898.311 người. Người Kinh sinh sống ở hầu khắp các vùng trong tỉnh. Dân tộc Kinh có vị trí quan trọng trong đời sống nói chung và việc phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội ở tỉnh Thanh Hóa.

Người Kinh hay người Việt là một trong những dân tộc bản địa tại Thanh Hóa. Những thành tựu khảo cổ học cho thấy vào thời đại đồng thau, lưu vực sông Mã, sông Chu đã trở thành trung tâm cư trú của người Việt cổ trên đất Thanh Hóa. Họ đã biến những đầm lầy hoang, cồn bãi hoang dại ven các con sông thành những vùng đất màu mỡ và xây dựng những xóm làng đầu tiên của người Việt cổ xứ Thanh.

Dân tộc Mường

Dân cư Mường ở Thanh Hóa ngày nay sinh sống chủ yếu ở vùng đồi và núi thấp, có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng. Người Mường sinh sống tập trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước...

Dân tộc Mường có dân số nhiều nhất (328.744 người, số liệu năm 1999) so với các dân tộc thiểu số khác ở trong tỉnh. Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có hai nhánh: nhánh Mường Trong (theo quan niệm của đồng bào là mường gốc) xuất xứ từ Mường Ống, huyện Bá Thước ngày nay. Nhánh Mường Ngoài từ tỉnh Hòa Bình chuyển vào Thạch Thành. Theo các tài liệu lịch sử, người Mường cùng chung nguồn gốc với người Việt cổ.

Người Mường cũng như người Thái ở nhà sàn, quần tụ lại thành chòm bản ở chân đồi hoặc gần sông suối. Nghề chính của đồng bào là làm ruộng, rẫy. Người Mường có nền văn hóa lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú, đa dạng nhưng chưa có chữ viết riêng, ngôn ngữ theo nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Các dòng họ chủ yếu của người Mường là: Phạm, Nguyễn Đình, Trương Công, Quách, Cao, Lê Xuân, Bùi...

Dân tộc Thổ

Dân tộc Thổ ở Thanh Hóa có nhiều nét gần với dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Người Thổ chỉ có một họ duy nhất là họ Lê. Dân tộc Thổ cư trú chủ yếu ở huyện Như Xuân và Như Thanh. Dân số năm 1999: 8.980 người. Nét riêng biệt

13

của người Thổ là bộ sắc phục của phụ nữ khá độc đáo, duyên dáng. Phương thức canh tác chủ yếu là cấy lúa nước.

Dân tộc Khơ Mú

Dân tộc Khơ Mú sống tập trung ở 2 bản: Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát. Dân số năm 1999 là 607 người. Dân tộc Khơ Mú không có chữ viết. Tiếng nói theo ngôn ngữ Khơ me. Nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Khơ Mú là sống hòa thuận trong chòm, trong bản. Mối quan hệ dòng họ rất nghiêm ngặt. Tộc trưởng có quyền quyết đoán mọi chuyện. Người Khơ Mú hầu như chỉ quan hệ với bên ngoài về kinh tế, còn quan hệ tình cảm, văn hóa khép kín trong dòng tộc. Từ khi có chính sách định canh định cư, cuộc sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú đã có nhiều thay đổi. Con trai, con gái đã được đi học, giao tiếp rộng rãi và đã lấy chồng, lấy vợ người dân tộc khác.

Dân tộc Thái

Lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen). Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh... Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm). Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân, Như Xuân và một số bản giáp huyện Triệu Sơn. Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh... Dân số 210.908 người (tính đến 1-4-1999).

Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối. Tên bản thường đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi... nơi cư trú. Từ xa xưa, người Thái đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trung thành cánh đồng phì nhiêu.

Đặc điểm của người Thái Trắng và Thái Đen về cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở trang phục phụ nữ. Phụ nữ Thái Trắng có cạp váy ngắn, phần váy thêu hình con rồng. Còn về tiếng nói chỉ khác chút ít về phát âm, cùng chung ngữ hệ Tày – Thái. Người Thái có chữ viết riêng, ở nhà sàn; trước đây còn có nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình theo cặp vợ chồng. Người Thái ở những nơi có nguồn nước, bản làng trù phú đông vui.

Dân tộc HMông

Trước năm 1992, dân tộc Mông ở Thanh Hóa chỉ có một số ít, cư trú chủ yếu ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Từ năm 1992 trở lại đây, người Mông từ

14

các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái... di cư vào, dân số đã tăng lên 15.325 người (số liệu năm 1999). Dân tộc Mông có nhiều dòng họ, trong đó có 3 họ lớn là họ Hơ, họ Thao và họ Lầu. Hiện nay người Mông sống chủ yếu ở gần 20 chòm bản thuộc các xã Pù Nhi, Mường Lý, Trung Lý, Tam Chung, Quang Chiểu, huyện Mường Lát và một số chòm ở các huyện Quan Sơn và Quan Hóa.

Địa bàn cư trú của người Mông đều tập trung ở vùng núi cao, rừng nguyên sinh và đầu nguồn sông, suối. Cuộc sống dựa vào phát nương làm rẫy. Dân tộc Mông có tiếng nói, chữ viết riêng, có những phong tục tập quán đặc biệt để ràng buộc các thành viên trong cộng đồng.

Dân tộc Dao

Dân tộc Dao ở Thanh Hóa tương truyền là từ Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh chuyển vào khoảng 4 đến 5 đời. Dân tộc Dao ở Thanh Hóa hiện gồm 2 nhóm là Dao Tiền (tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát) và Dao Quần Chẹt (tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Tổng số dân tộc Dao là 5.077 người (số liệu năm 1999).

Người Dao dùng chữ Nho để ghi chép, khi đọc phát âm theo tiếng Dao. Trình độ hiểu biết, khả năng giao tiếp khá năng động, nhạy bén so với các dân tộc thiểu số khác. Dòng họ lớn nhất của dân tộc Dao là họ Triệu, ngoài ra còn có các họ Phan, Phùng, Bàn... Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nửa sàn, nửa đất nhưng đến nay người Dao ở vùng thấp đã dựng nhà gần giống như nhà của người Kinh.

Trước đây, người Dao sống du canh, du cư. Nguồn sống của bà con dân tộc Dao dựa vào nương rẫy. Từ cuộc vận động định canh định cư, phần lớn người Dao đã xuống núi tập trung sản xuất, vừa đa canh, vừa thâm canh. Mọi chòm bản đều có trường lớp cho con em đi học. Tuy sống xen ghép với các dân tộc đông người, nhưng người Dao vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình về văn hóa, lễ hội và sắc phục.

Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chính

Theo kết quả các cuộc điều tra dân số, huyện Quảng Xương có số dân đông nhất tỉnh trong khi huyện miền núi Mường Lát có dân số thấp nhất. So với năm 1999, dân số của các huyện đồng bằng năm 2009 nói chung giảm đi do thực hiện khá tốt kế hoạch hóa gia đình và do di cư đến các vùng khác trong nước. Ngược lại dân số các huyện miền núi đều tăng lên.

Dân số các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Tên Năm 1999 Năm 2009 Tên Năm 1999 Năm 2009

15

Thành phố Thanh Hóa 179.324 210.844

Thị xã Bỉm Sơn 54.351 54.148 Sầm Sơn 53.739 54.109

Huyện Bá Thước 97.660 96.412 Cẩm Thủy 108.697 100.425 Đông Sơn 109.507 102.765 Hà Trung 119.671 107.798 Hậu Lộc 174.303 165.470 Hoằng Hóa 249.997 246.309 Lang Chánh 42.079 45.417 Mường Lát 27.830 33.614 Nga Sơn 142.434 135.805

Ngọc Lặc 129.220 129.119 Như Thanh 79.375 85.152 Như Xuân 55.499 64.303 Nông Cống 182.955 183.074 Quan Hóa 41.327 43.855 Quan Sơn 31.574 35.428 Quảng Xương 261.126 256.351 Thạch Thành 135.684 136.264 Thiệu Hóa 193.019 176.994 Thọ Xuân 233.040 213.066 Thường Xuân 86.642 83.241 Tĩnh Gia 218.923 214.420 Triệu Sơn 211.233 195.286 Vĩnh Lộc 85.553 80.227 Yên Định 162.545 155.112

1. Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.

2. Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.

Câu hỏi tự đánh giá.

Hãy nêu tên và đặc điểm sinh sống, văn hoá, phong tục của các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./.

Bài 3. ĐỊA LÍ KINH TẾ

(2 tiết)

Mục tiêu

Giúp học viên nắm được các điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành kinh tế; thấy được bức tranh phát triển kinh tế của tỉnh và những tiềm năng chưa được khai thác, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.

Các phương tiện hỗ trợ

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá Máy tính và máy chiếu đa năng.

16

Giới thiệu

Người ta thường nói: “Việt Nam rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, tỉnh Thanh Hoá như một nước Việt Nam thu nhỏ, cũng có rừng, có biển, có trung du và đồng bằng rộng lớn, những lợi thế về tự nhiên đó đã có tác động thế nào đến sự phát triển kinh tế của tỉnh? hiện trạng sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh ta như thế nào?. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề đó.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1

1. Các điều kiện tự nhiên tác động đến nền kinh tế. Thanh Hoá có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung

du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, cồn cát, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi. Ðịa hình Thanh Hoá có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và những dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Ðông Nam. Ðến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ. Rừng.

Rừng núi Thanh Hoá chủ yếu trồng cây lâm sản. Lâm sản như tre, nứa, luồng: 183.622 ha, trữ lượng trên 1 triệu cây; rừng trồng: bạch đàn, keo (18.000 ha), thông nhựa (7.200 ha), quế, v.v.. Khả năng khai thác các loại lâm sản như tre, nứa, luồng là 1 triệu tấn/năm. Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển nguyên liệu tre, nứa, luồng, gỗ rừng trồng, v.v... Trồng mới khoảng 125.000 ha rừng gồm: rừng nguyên liệu giấy, gỗ 110.000 ha, rừng quế 12.000 ha, cánh kiến 3.000 ha.

Sông ngòi. Tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km. Sông có độ dốc lớn biến thiên từ 5,4% đến 23,7%. Ở vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thanh Hoá có bốn hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Các hệ thống sông này không những giúp giao thương đường thuỷ thuận lợi mà còn phục vụ việc tưới, tiêu cho đồng ruộng, làm các đập thuỷ điện,…

Hoạt động 1. Thảo luận theo nhóm 4 Tìm hiểu những đặc điểm về rừng, sông ngòi, biển, đồng bằng của Thanh Hoá có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Những ngành nghề kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

17

1) Sông Mã: dài 528 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 410 km. Riêng địa phận Thanh Hoá là 242 km. Các phụ lưu của sông Mã gồm 89 nhánh, trong đó có các sông, suối chủ yếu là: suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sông Luồng, sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm, sông Ðạt. Ðây là hệ thống sông lớn nhất Thanh Hoá, trong phạm vi của tỉnh, lưu vực sông bao trùm tới 4/5 diện tích của toàn tỉnh. 2) Sông Yên: dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng, núi và hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực là 1.996 km2 (đồng bằng và bán sơn địa chiếm 49,5%, diện tích ngoài đê là 107 km2, chiếm 5,3%; diện tích rừng núi là 900 km2 chiếm 45,2% ). Sông Yên có 4 nhánh chính: sông Nhơm, sông Hoàng, sông Lý, sông Thị Long. 3) Sông Hoạt: kể từ nguồn đến cửa sông khoảng 55 km, chảy qua hai huyện Hà Trung và Nga Sơn. Từ cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo, dưới cầu Cừ thường gọi là sông Hoạt. 4) Sông Lạch Bạng: dài 34,5 km, trong đó có 18 km chảy trên vùng đồi núi, 16,5 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực 236 km2, trong đó miền núi chiếm trên một nửa. Sông chủ yếu có hướng Tây Bắc - Ðông Nam, nhưng trong vùng đồng bằng lại chạy theo hướng Tây Nam - Ðông Bắc, tạo với hướng cũ thành hình chữ V với góc độ khoảng 1200.

Biển Biển ở đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá, nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xã hội. Nước ở vùng biển Thanh Hoá nóng ấm quanh năm, vào mùa đông nhiệt độ nước biển ít khi xuống dưới 200c, vào mùa hè nhiệt độ nước biển dao động ở mức 25 - 270c. Thềm lục địa, đáy biển Thanh Hoá kéo dài ra xa với địa hình tương đối bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long. Biển ở Thanh Hóa nông hơn so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Ðịnh, Hà Nam và Nghệ An. Tài nguyên biển và thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 102 km bờ biển, vùng lãnh hải rộng cùng với 7 cửa lạch lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, cho tàu đánh cá ra vào, là những trung tâm nghề đánh bắt cá biển và dịch vụ hậu cần. Hiện nay, Thanh Hoá có 135 tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm, khả năng khai thác trên 100.000 tấn hải sản các loại. Nhiều loại đặc sản như: cá (cá chim, thu, nụ, đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ, cá lầm, cá trích,...); tôm (tôm he, tôm hộp, tôm sắt, tôm hùm); mực (mực ống, mực nang), cua, ghẹ, sứa, ngao, sò, ốc hương, v.v.. Vùng triều và vùng nước mặn gần bờ nuôi trồng thuỷ sản như: tôm sú, tôm he, cua, cá song, trai ngọc, tôm hùm, rong câu,... Đồng bằng, trung du Đồng bằng và trung du chiểm 1/4 diện tích cả tỉnh, với 30.000 ha đất canh tác, nhiều loại nông sản chính có sản lượng lớn, chất lượng cao như gạo, ngô,

18

lạc, mía, dứa, cói, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cao su, cà phê và những đàn gia súc, gia cầm lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hoá là địa phương hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để Thanh Hoá trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hoá cần phải hết sức nỗ lực và đoàn kết để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước.

2. Các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Thanh Hoá.

2.1. Công nghiệp

Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp là 0,4% và 2,7%). Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp:

Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện

Tĩnh Gia Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến 30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

2.2. Nông nghiệp

Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác.

19

Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên

liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha...

2.3. Lâm nghiệp

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 50.000 ha.

Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim... Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn.

2.4. Ngư nghiệp

Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển

20

Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất tốt.

2.5. Ngân hàng

Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả.

2.6. Bảo hiểm

Là tỉnh có dân số đông thứ ba cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có tám công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

2.7. Thương mại dịch vụ

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD, năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê...), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng crôm...

Câu hỏi tự đánh giá 1) Hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá có tác động

trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh 2) Hãy nêu những ngành kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng

điểm của tỉnh.

21

Phần II. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ

Bài 1. THANH HÓA THỜI KÌ TRƯỚC NĂM 1945 (2 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được: - Thời kì Bắc thuộc và một nghìn năm phong kiến tự chủ. - Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Cách mạng Tháng Tám. Các phương tiện hỗ trợ:

- Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đoạn trích từ các tài liệu có liên quan đến bài học. - Máy chiếu, màn hình để trình chiếu bản đồ, sơ đồ cũng như các hình ảnh, tư liệu và nội dung chính bài học. - Điều kiện cơ sở vật chất để các tổ thảo luận và trình bày. Giới thiệu:

Qua các di chỉ khai quật trên địa bàn Thanh Hoá, các nhà khoa học đã khẳng định con người xuất hiện trên quê hương Thanh Hoá từ rất sớm và không ngừng phát triển, hoàn thiện từ người vượn cổ đến con người thông minh ngày nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử (từ thời các vua Hùng đến Cách mạng Tháng Tám -1945), Thanh Hoá thực sự là một vùng “ Địa linh nhân kiệt” đóng góp nhiều nhân tài, vật lực cho công cuộc xây dựng, đấu tranh giải phóng và bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Trong khuôn khổ bài học 2 tiết, chúng ta chỉ tìm hiểu từ thời Bắc thuộc đến cách mạng tháng 8 năm 1945

I. Thanh Hoá thời kì bắc thuộc và thực dân, phong kiến

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 5. a) Những đóng góp của mảnh đất và con người Xứ Thanh trong thời kì Bắc thuộc. b) Khái quát những nét nổi bật về Thanh Hoá trong thời kì phong kiến tự chủ.

Những thông tin phản hồi:

1-Thời Bắc thuộc.

22

Sau thời các Vua Hùng và An Dương Vương của nước Việt cổ (Văn Lang, Âu Lạc) là 1.000 năm Bắc thuộc (cuối thế kỉ II - đầu thế kỉ I trước Công nguyên đến thế kỉ IX). Các vương triều Trung Hoa (Triệu, Hán, Tấn, Tề, Lương, Tùy, Đường, Hậu Lương, Nam Hán) đã lần lượt thay nhau đô hộ nước ta, đặt các vùng đất của lãnh thổ Việt Nam thành quận, huyện của chúng. Đến đầu Công nguyên, người Việt cổ đã sinh sống trên khắp bốn vùng của Thanh Hóa (vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển) trong bộ Cửu Chân. Thời Bắc thuộc lần lượt là các tên: Cửu Chân, Ái Châu ( xuất hiện lần đầu năm 502), Ái Châu, Cửu Chân, cuối cùng là Ái Châu. Trong đêm trường Bắc thuộc, người Thanh Hóa luôn đứng lên chống ách đô hộ. Xứ Thanh luôn là căn cứ địa của công cuộc giành độc lập, tự chủ. Năm 40, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân Cửu Chân dưới sự lãnh đạo của Đô Dương - Chu Bá, của nữ tướng Lê Thị Hoa đã vùng dậy hưởng ứng. Trận chiến đầu tiên mà quân dân Cửu Chân đối đầu với quân xâm lược Tây Hán của Mã Viện là tại cửa Thần Phù (Nga Sơn) năm 43. Tiếp theo là trận đánh của Chu Bá năm 44. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, Cửu Chân cũng như nước Việt bị thống trị hoàn toàn. Nhưng, Xứ Thanh vẫn không phai nhạt ý chí, hành động giành chủ quyền. Năm 156, khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo đã tiến đánh lị sở Cửu Chân (đóng ở Tư Phố, Thiệu Dương, Thiệu Khánh ngày nay) giết chết thái thú nhà Hán. Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu. Nghĩa quân từ Ngàn Nưa (thuộc Triệu Sơn, Như Thanh) tiến về Tư Phố, xây dựng căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc) chống nhau với Lục Dận - tướng nhà Đông Ngô, đang chiếm đóng Cửu Chân. Hơn 30 trận chiến đấu lớn nhỏ đã xảy ra trong vòng hai tháng cho tới khi Bà Triệu hi sinh tại căn cứ Bồ Điền. Bà Triệu là người Thanh Hóa tiêu biểu nhất thời kì này và là một trong những người Việt Nam tiêu biểu nhất của mọi thời đại. Chẳng thế mà bên cạnh những câu châm ngôn - thành ngữ: “Chúng ta là nòi giống Tiên - Rồng”, “Con Lạc, cháu Hồng”, “Con cháu Bác Hồ”, còn thường nói “Con cháu Bà Trưng, Bà Triệu”. Thời Bắc thuộc, điều quan trọng không kém sự nghiệp vũ trang giành độc lập là bên cạnh tiếp thu văn minh đô hộ vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.

23

Xứ Thanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc này. Người Việt - Thanh Hóa vẫn sống trong nhà sàn với đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn, các nhạc cụ cồng, chiêng, khèn... tục thờ cúng tổ tiên; lối chôn cất trong mộ vò, huyệt đất... quen thuộc. Các ngành nghề thuở Văn Lang - Âu Lạc: làm ruộng nương, chăn nuôi, đánh cá, làm muối, đúc đồng, đục đá, dệt vải, nghề gốm... cùng những trung tâm tụ cư (Tư Phố - Đông Sơn, Định Công - Yên Định, Xuân Lập - Thọ Xuân, Hoằng Quỳ, Hoằng Lý, Lạch Trường - Hoằng Hoá, Thần Phù - Nga Sơn, ...) vẫn được duy trì. Mạnh mẽ hơn, có người Thanh Hóa còn lặn lội sang tận kinh đô đế quốc phương Bắc vào năm 784 để tỏ rõ ý chí, khẳng định tài năng của mình bằng khoa cử, hoạn lộ. Đó là anh em Khương Công Phụ, Khương Công Phục người làng Cổ Hiểm, phường Sơn Ôi, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành - Yên Định. Hai ông đều đỗ tiến sĩ. Ông anh làm đến Gián Nghị đại phu, ông em làm Bắc Bộ thị lang đời nhà Đường. 2 - Một nghìn năm phong kiến độc lập tự chủ. Xứ Thanh có các tên gọi sau: Châu Ái (từ chính quyền họ Dương - 931 đến Lý Nhân Tông - 1110). Năm 1111, Lý Nhân Tông đổi Châu Ái thành phủ Thanh Hóa. Tên Thanh Hóa có từ đây. Năm 1256, Trần Thái Tông đổi thành trại Thanh Hóa, đến cuối triều Trần đổi thành lộ sau đó là trấn. Tháng 4 - 1397, đổi thành trấn Thanh Đô. Tháng 11 năm ấy, Trần Thuận Tông dời đô về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập nên nhà Hồ định đô ở Tây Đô (Vĩnh Long, Vĩnh Tiến - Vĩnh Lộc). Năm 1403, nhà Hồ đổi thành phủ Thiên Xương. Sau chiến thắng quân Minh, lập nên nhà Lê, Lê Lợi - Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo. Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo (1428). Đến 1466 gọi là đạo Thừa Tuyên Thanh Hóa. Các đơn vị hành chính trực thuộc là huyện và châu. Đến năm 1469, Lê Thánh Tông mới đặt thêm cấp phủ, trong phủ có huyện đối với miền xuôi và châu đối với miền núi. Miền núi thường chỉ chia ra 3 đến 4 châu. Xứ Thanh bấy giờ gồm 4 phủ (16 huyện, 4 châu). Năm 1802, sau khi diệt vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh (Nguyễn Thế Tổ) đổi Thanh Hóa thành Thanh Hoa, là một trong 14 trấn của Bắc Thành. Năm 1831 đổi thành tỉnh. Năm 1841, Thiệu Trị lên ngôi, đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa. Đơn vị hành chính này cùng tên Thanh Hóa giữ nguyên cho đến hôm nay. Tên các châu, huyện và địa giới thường thay đổi, nhưng đến đây cũng đã ổn định, trừ một số chia lại, đặt mới như: Triệu Sơn, Bỉm Sơn, Mường Lát, Quan Sơn, Sầm Sơn, TP Thanh Hóa.

II- Việc thành lập Đảng cộng sản tại Thanh Hoá

24

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4. a) Tiền thân của tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh Hoá gồm có các tổ chức cách mạng nào ? b) Sự ra đời và hoạt động các chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnhThanh Hoá đến trước Cách mạng Tháng Tám. Thông tin phản hồi: Được nhà yêu nước Đinh Chương Dương tuyển chọn, dìu dắt, giới thiệu; năm 1925 Lê Hữu Lập tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên (VNCMTN) - một tổ chức do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo. Ông trở thành người cộng sản đầu tiên của Thanh Hoá và được cử về trực tiếp lãnh đạo tại Thanh Hoá. Tháng 4 năm 1927, tại ngôi nhà số 26 phố Hàng Than - thị xã Thanh Hoá, hội nghị thành lập tổ chức Hội VNCMTN lâm thời do Lê Hữu Lập làm bí thư và bầu ra Ban Chấp hành hội. Từ đây Thanh Hoá có một tổ chức, một bộ tham mưu tiền thân của Đảng Cộng sản. Lúc này Tân Việt Cách mạng Đảng cũng ra đời và hoạt động tích cực, Lê Liên Vũ được bầu làm Bí thư. Tuy là hai tổ chức chính trị khác nhau nhưng cùng mục tiêu chính trị, có quan hệ mật thiết với nhau. Hai tổ chức này tuy hoạt động bí mật nhưng được đông đảo quần chúng đồng tình ủng hộ; là tiền đề cho sự ra đời một tổ chức cộng sản trên đất Thanh Hoá. Ngày 25-6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hàm Hạ (Đông Tiến, Đông Sơn) được tiến hành. Chi bộ Hàm Hạ được thành lập, đồng chí Lê Thế Long được bầu làm Bí thư. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Thanh Hoá. Tháng 7-1930, chi bộ đảng ra đời ở làng Phú Lợi, huyện Thiệu Hoá và Yên Trường, huyện Thọ Xuân. Như vậy là đến tháng 7-1930, tại Thanh Hoá đã có 3 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hội đủ điều kiện để thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá. Ngày 29-7-1930, tại làng Yên Trường, huyện Thọ Xuân, dưới dự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị đại biểu ba chi bộ được tổ chức. Hội nghị tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh, bầu Ban chấp hành. Đồng chí Nguyễn Thế Long được bầu làm Bí thư, đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt phong trào Cộng sản tỉnh nhà. Sau khi Đảng bộ tỉnh thành lập, phong trào cách mạng trong tỉnh dâng lên mạnh mẽ, các tổ chức hội lần lượt ra đời, nhưng thực dân Pháp ra sức đàn áp. Số đảng viên toàn tỉnh đến cuối năm 1930 chỉ còn 25 người. Qua một thời gian được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung kì, ngày 1-1-1931 tại làng Hồ Thượng (huyện Tĩnh Gia), Hội nghị BCH Tỉnh uỷ lâm thời được triệu tập, đồng chí Ngô Đức Mậu được cử làm Bí thư.

25

Ngày 17-3-1934, Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng lại được triệu tập họp ở làng Thuần Hậu, lập cơ quan ấn loát và bầu Ban chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời và cử đồng chí Lê Chủ làm Bí thư. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển của phong trào cách mạng toàn tỉnh. Nhờ có hệ thống in ấn, tuyên truyền, mặc dù phong trào bị đàn áp dã man, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt bị sa vào tay kẻ thù nhưng các cơ sở Đảng vẫn được duy trì, phong trào cách mạng của quần chúng vẫn tiếp tục được nâng cao, tiêu biểu như: phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, chống phát xít (1936 - 1939); phong trào phản đế cứu quốc và tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (1940 - 1945).

III- Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá

Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 4. a) Trình bày diễn biến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá. b) Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt và quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá trong khởi nghĩa giành chính quyền.

Thông tin phản hồi: Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp. Trước tình hình đó, ngày 12-3- 1945, Trung ương đã ra chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đầu tháng 4-1945, bản chỉ thị đó đã truyền đến Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Nhận được chỉ thị trên, Tỉnh uỷ đã mở hội nghị triển khai kế hoạch chuẩn bị Tổng khởi nghĩa. Phát triển các “Đội tuyên truyền, xung phong”, mở rộng cơ sở cách mạng, phát triển tự vệ cứu quốc, lập căn cứ chống Nhật, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Những chủ trương đó đã kịp thời đưa phong trào cách mạng tại Thanh Hoá bước vào thời kì quyết định. Các phong trào tiêu biểu như: phá kho thóc của Nhật, sắm vũ khí tự vệ, hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình vũ trang chống Nhật, rải truyền đơn, diễn thuyết, tuần hành, thị uy, biểu dương lực lượng cách mạng… Làn sóng cách mạng khiến kẻ thù hoang mang, dao động. Hàng trăm làng, tổng lí bỏ nhiệm vụ, nạp sổ sách, con dấu cho Việt Minh như ở Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Đông Sơn … Thi hành quyết định của hội nghị quân sự Bắc kì, vùng đất Ngọc Trạo (Thạch Thành) trở thành một căn cứ trung tâm của chiến khu Quang Trung (chiến khu Hoà - Ninh - Thanh). Việc xây dựng chiến khu đã thúc đẩy lực lượng vũ trang phát triển. Nhân dân khắp nơi quyên góp “ Quỹ khởi nghĩa” để xây dựng chiến khu đồng thời xây dựng lực lượng bảo vệ chiến khu, bảo vệ cách mạng. Kẻ thù hết sức hoang mang nên tăng cường đàn áp ở một số vùng nông thôn, Hoằng Hoá là địa phương tiêu biểu chịu sự đàn áp dã man trong thời gian đó. Ngày 24-7-1945, theo lệnh của quan thầy, tri phủ Hoằng Hoá là Phạm Trọng Bảo đã đưa lính về đàn áp phong trào cách mạng ở Hoằng Trung, Hoằng Lộc. Lực lượng cách mạng đã đập tan cuộc khủng bố của kẻ thù. Thời cơ cách mạng

26

đã đến. Các cơ sở Đảng ở Hoằng Hoá nhanh chóng tổ chức quần chúng biểu tình vũ trang, chiếm huyện lị, giành chính quyền về tay nhân dân. Sự kiện này đã mở đầu cho cao trào khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh trong Cách mạng Tháng Tám. Ngày 13-8-1945, Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị mở rộng tại làng Mao Xá (Thiệu Toán - Thiệu Hoá) bàn những chủ trương, biện pháp sẵn sàng phát động nhân dân giành chính quyền. Ngày 15-8-1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Hội nghị Tỉnh uỷ đã quyết định thành lập ngay Uỷ ban Khởi nghĩa cấp tỉnh do đồng chí Lê Tất Đắc làm Chủ tịch và cử cán bộ chủ chốt về lãnh đạo ở các địa phương. Đêm 18 rạng ngày 19-8-1945, lệnh khởi nghĩa của Uỷ ban Khởi nghĩa tỉnh được phát ra. Nhân dân toàn tỉnh nhất tề đứng lên lật đổ chính quyền thực dân, phát xít giành độc lập. Ngày 19-8-1945, lực lượng khởi nghĩa giành được chính quyền ở các huyện: Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Đông Sơn, Thọ Xuân và Thiệu Hoá. Ngày 20-8-1945, các huyện: Tĩnh Gia, Cẩm Thuỷ giành chính quyền thắng lợi. Chiều ngày 20-8-1945, tại thị xã Thanh Hoá, Phát xít Nhật và bè lũ phản động đã phải đầu hàng, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 21-8-1945, cuộc khởi nghĩa ở Nông Cống thành công. Như vây là chỉ sau ba ngày phát lệnh Tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 đến 21-8-1945), thị xã Thanh Hoá cùng các huyện đồng bằng và hai huyện miền núi (Cẩm Thuỷ, Thạch Thành) đã khởi nghĩa thắng lợi. Ngày 23-8-1945, hàng nghìn quần chúng nhân dân các huyện lân cận thị xã kéo về trung tâm thị xã Thanh Hoá chào mừng chính quyền cách mạng - chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên. Từ đây nhân dân Thanh Hoá thoát khỏi ách nô lệ bọn thực dân, phát xít và xoá bỏ nhà nước phong kiến; sẵn sàng đập tan mọi âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù, xây dựng cuộc sống mới./.

Câu hỏi và bài tập đánh giá: 1- Nêu những đóng góp to lớn của Thanh Hoá trong nghìn năm Bắc thuộc, trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của nhà nước phong kiến Việt Nam và phong trào Cần Vương. 2- Trình bày diễn biến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cách mạng Tháng Tám tại Thanh Hoá.

Bài 2. THANH HÓA THỜI KÌ SAU NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975

(2 tiết)

27

Mục tiêu:

Giúp học viên: - Nắm được sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Nêu lên được một số chiến công hiển hách của nhân dân Thanh Hoá trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Các phương tiện hỗ trợ:

- Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đoạn trích từ các tài liệu có liên quan đến bài học. - Máy chiếu, màn hình để trình chiếu bản đồ, sơ đồ cũng như các hình ảnh, tư liệu và nội dung chính bài học. - Điều kiện cơ sở vật chất để các tổ thảo luận và trình bày. Giới thiệu:

Cách mạng Tháng Tám thành công, cả nước lại bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, nhưng đất nước vẫn bị tạm chia làm hai miền, Miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH và làm hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, Thanh Hoá luôn luôn là hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho hai cuộc chiến tranh chống Pháp - chống Mĩ, đồng thời là địa phương kiên cường dũng cảm lập nên những chiến công hiển hách trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

I - Bảo vệ chủ quyền cách mạng, xây dựng hậu phương, góp phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4. a) Tình hình Thanh Hoá sau Cách mạng Tháng Tám - những khó khăn và quyết tâm khắc phục. b) Những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Thông tin phản hồi:

1- Tình hình kinh tế, xã hội sau khi giành chính quyền. 1.1- Những khó khăn ban đầu.

Sau khi cách mạng thành công, chính quyền về tay nhân dân, mọi người đều hồ hởi, phấn khởi, nhưng Thanh Hoá cũng nằm trong những khó khăn chung của cả nước, đó là: - Nền tài chính khánh kiệt, nạn đói chưa được khắc phục, sản xuất sa sút nghiêm trọng.

28

- Chính quyền non trẻ phải đối đầu với một tình hình chính trị vô cùng phức tạp. Cách mạng thành công nhưng thực tế chính quyền cách mạng mới làm chủ được một số huyện đồng bằng, ven biển và hai huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ ỏ miền núi, còn các huyện khác ở miền núi vẫn do các tri châu nắm giữ. Ở thị xã Thanh Hoá, quân Tưởng vẫn chiếm đóng nội thành, rải quân chặn các ngả đường vào thị xã. Chúng còn can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Ở miền núi chúng tìm cách chia rẽ nội bộ, thủ tiêu cán bộ. Ở đồng bằng, bọn Quốc dân đảng đầu sỏ lập “Đệ lục chiến khu”. Ở thị xã Thanh Hoá, bọn Việt Quốc, Việt Cách ra sức tuyên truyền chống đối cách mạng. Tất cả đều nhằm mục đích xoá bỏ thành quả Cách mạng Tháng Tám.

1.2 - Bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức, đoàn thể cứu quốc được phát triển mạnh mẽ. Kịp thời giải tán bộ máy chính quyền cũ ở các huyện còn lại của miền núi. Thành lập một số cơ quan chuyên môn như: Toà án, Y tế, Thông tin, Giáo dục, Giao thông… để tăng cường quản lí nhà nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Sau khi bầu cử Quốc hội khoá I (6-1-1946), Thanh Hoá đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Đảng và chính quyền các cấp đã kịp thời trấn áp các thế lực phản động. Bọn Việt Quốc, Việt Cách đã tan rã. Ngày 29-4-1946, quân Tưởng đã phải rút khỏi Thanh Hoá. Từ đây, quân đội Tưởng và bọn phản động tan rã, chính quyền cách mạng được giữ vững. Các phong trào cách mạng nhằm khắc phục những khó khăn được tăng cường như: chống giặc đói, giặc dốt, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, khắc phục tình trạng tài chính cạn kiệt…; các phong trào này đã phát triển nhanh nên sớm khắc phục được các khó khăn ban đầu. Cùng với việc củng cố chính quyền cách mạng, khôi phục phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, Thanh Hoá đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. 2 - Thanh Hoá trở thành “tỉnh kiểu mẫu”, hậu phương vững chắc góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954). Mặc dù là “vùng tự do” nhưng Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá nhận rõ vai trò và vị trí chiến lược của địa phương mình, đã khẩn trương đẩy mạnh sự nghiệp “kiến quốc”, chuẩn bị nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược cùng cả nước. Hai tháng sau khi kêu gọi “ Toàn quốc kháng chiến”, ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vào thăm Thanh Hoá- đây là một sự kiện trọng đại và rất đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá. Trong buổi làm việc với các lãnh đạo chủ chốt tại Rừng Thông, các buổi tiếp xúc với nhân dân và thư gửi đồng bào các dân tộc miền núi, Bác đã giao nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá “phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu… phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu”.

29

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh quyết tâm “xây dựng Thanh Hoá thành hậu phương vững mạnh để kịp thời cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, đồng thời tổ chức chiến đấu tốt để bảo vệ hậu phương trong mọi tình huống”. Với vị trí là nơi địa đầu của “vùng tự do”, Thanh Hoá đón nhận nhân dân ở các vùng có chiến sự ác liệt về sơ tán, là nơi rèn cán, chỉnh quân của các tỉnh phía Bắc. Ngay từ những ngày đầu, Thanh Hoá đã tập trung xây dựng các lực lượng quân sự vững mạnh. Đến cuối năm 1947, Thanh Hoá đã có một trung đoàn chủ lực cơ động và 7 đại đội du kích tập trung. Chỉ riêng năm 1949, tỉnh Thanh Hoá đã huy động được hơn 80.000 thanh niên tòng quân, nhập ngũ. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, cả Thanh Hoá đã dồn sức người, sức của chi viện cho chiến dịch. Thanh Hoá đã huy động 102.254 dân công dài hạn, 76.670 dân công ngắn hạn. Tổng số dân công phục vụ chiến dịch 178.924 lượt người với 27 227 000 ngày công cùng với 10 000 xe đạp thồ, 1 300 thuyền nan, thuyền vận tải, 47 ngựa thồ, 31 xe ô tô, vận chuyển 10.000 tấn gạo và hàng chục tấn vũ khí. Thanh Hoá đã cung cấp cho chiến dịch 4.361 tấn gạo, 1.300 con bò, 2.000 con lợn, 250.000 quả trứng, 450 tấn cá khô, 20.000 lọ nước mắm, 150 tấn đậu các loại… và hàng trăm tấn rau xanh. Thanh Hoá đã góp phần không nhỏ vào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cùng cả nước hoàn thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xứng đáng với niềm tin của cả nước. Hồ Chủ tịch đã nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự tới đó”.

II- Thanh Hoá trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, góp phần cùng cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc

Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ( 1955 - 1975)

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4. a) Tình hình Thanh Hoá trong giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá sau kháng chiến chống Pháp. b) Thanh Hoá trong xây dựng hậu phương, góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước (1965 - 1975).

Thông tin phản hồi: 1 - Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, cải tạo xã hội chủ nghĩa. Cũng như toàn miền Bắc, nhiệm vụ đặt ra cho đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá giai đoạn này là: Hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân

30

dân, khắc phục hậu quả của chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh Mĩ. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng nhưng tại một số vùng như Tam Chung, Quang Chiểu (Mường Lát), thực dân Pháp vẫn cho máy bay tiếp tế vũ khí, lương thực và lén lút chỉ đạo bọn tàn quân phỉ chống đối cách mạng. Một số vùng Thiên chúa giáo tập trung như Ba Làng (Tĩnh Gia), Điền Hộ (Nga Sơn)… chúng còn gài lại gián điệp, cấu kết với bọn phản động, xuyên tạc đường lối cách mạng của Đảng, Nhà nước và cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam. Lực lượng quân sự và an ninh Thanh Hoá đã nhanh chóng trấn áp bọn phản loạn, bọn phản động đầu sỏ, khiến kế hoạch của chúng bị thất bại hoàn toàn. Nạn đói do lũ lụt năm 1954, đã làm 3 000 người dân Thanh Hoá chết đói, 20 vạn người đói. Bằng những quyết tâm và giải pháp sáng tạo, Thanh Hoá đã sớm giải quyết được khó khăn . Bên cạnh giải quyết khó khăn, công cuộc cải cách ruộng đất cũng được tiến hành, với khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Trưng thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. Tuy trong quá trình chỉ đạo còn gặp một số sai lầm nhưng đã kịp thời sửa chữa. Nông dân dần dần vào làm ăn tập thể bằng hình thức tổ đổi công. Các công trình trọng điểm và ngành nghề sản xuất được khôi phục và xây dựng. Công tác văn hoá, giáo dục, y tế… đã đựợc đẩy mạnh, nhất là phong trào Bình dân học vụ, diệt giặc dốt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, người dân được “ăn no, mặc ấm”. Sau Đại hội Đại biểu lần thứ III của Đảng Lạo động Việt Nam (từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960) - Đại hội được coi là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà; dưới ánh sáng của đại hội, Thanh Hoá đã triển khai phong trào thi đua lao động XHCN trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, văn hoá xã hội, trong kinh tế quốc doanh, tập thể và cá nhân. Tiêu biểu như HTX nông nghiệp Yên Trường (Yên Định), HTX cơ khí Thành Công, HTX Đông Phương Hồng (Thọ Xuân), HTX Khoan Hồng (Hậu Lộc), Nông trường Sao Vàng (Thọ Xuân), phong trào đi khai hoang miền núi được phát động và có nhiều hiệu quả … Ngày 5-8-1964, đế quốc Mĩ đã đem bom bắn phá Lạch Trường, đảo Mê. Ngay từ trận đầu, quân và dân Thanh Hoá đã bắn rơi 2 máy bay và làm bị thương 2 chiếc khác. Đây là thắng lợi hết sức quan trọng, tạo niềm tin cho nhân dân trong tỉnh vững vàng bước vào một thử thách mới. Phong trào vừa sản xuất vừa chiến đấu, “Ba sẵn sàng” đối với thanh niên, “Ba đảm đang” đối với phụ nữ được các địa phương trong tỉnh thi đua sôi nổi. Một lần nữa, Thanh Hoá lại khẳng định là hậu phương vững mạnh của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 2 - Xây dựng và bảo vệ hậu phương, góp phần cùng cả nước hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước (1965 - 1975). Năm 1968, Đế quốc Mĩ tiến hành mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân vào miền Bắc. Sự nghiệp xây dựng CNXH ở Thanh Hoá và

31

toàn miền Bắc chuyển từ thời bình sang thời chiến. Nhiệm vụ đặt ra là: vừa sản xuất, xây dựng vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, đồng thời ra sức chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào, Căm-pu-chia, và ổn định đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Quân uỷ Trung ương và Thanh Hoá đã xác định “trọng điểm Thanh Hoá là Hàm Rồng, bảo vệ được cầu Hàm Rồng là bảo vệ được giao thông thông suốt” vì đây là điểm đầu mối giao thông cực kì quan trọng từ Bắc vào Nam, là nơi tập trung đầu não của tỉnh và thị xã, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Thanh Hoá. Vì vậy đã tập trung một lực lượng hùng hậu để bảo vệ bằng được cầu Hàm Rồng. Trưa ngày 3-4-1965, giặc Mĩ đã huy động 109 lần tốp máy bay đánh phá Hàm Rồng. Bất chấp bom đạn của kẻ thù, quân dân Thanh Hoá đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 17 máy bay và bắt sống nhiều phi công Mĩ. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Mã. Ngày 4-4-1965, nhiều tốp máy bay Mĩ lại lao vào đánh phá Thanh Hoá- chủ yếu vẫn là Hàm Rồng. Đến 17 giờ cùng ngày, 37 máy bay Mĩ đã tan xác, nhiều giặc lái bị bắt, cầu Hàm Rồng vẫn trụ vững. Trong ngày 3 và ngày 4-4-1965, giặc Mĩ đã huy động 450 lượt máy bay, ném 627 bom phá, 58 bom nổ chậm và bắn hàng trăm quả tên lửa, rốc-két… xuống các trọng điểm ở Thanh Hoá, nhiều nhất là Hàm Rồng. Song qua hai ngày đêm chiến đấu ác liệt, quân và dân Thanh Hoá đã bắn rơi 54 máy bay, tạo nên một kì tích vẻ vang trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. Nhiều tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng mãi chói sáng trong lịch sử nước nhà và quê hương Thanh Hoá. Trong điều kiện vừa sản xuất vừa chiến đấu và đầy khó khăn nhưng trên mặt trận kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội - đặc biệt là công tác giao thông vận tải, vẫn được duy trì, ổn định và phát triển trên khắp mọi miền của tỉnh. Ngày 1-11-1968, Tổng thống Mĩ - Giôn-xơn đã phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam và tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc. Ngày 26-12-1971, giặc Mĩ quay lại bắn phá Thanh Hoá. Chúng đã huy động 13 máy bay đánh vào khu vực Hàm Rồng. Ngày 15-4-1972, giặc Mỹ dùng “pháo đài bay”- B52, đánh phá ác liệt vào Hàm Rồng, Sao Vàng; quân dân Thanh Hoá đã hạ một B52 và 3 máy bay phản lực Mĩ. Cùng ngày, tàu chiến Mĩ đã pháo kích vào Hàm Rồng, đảo Mê, đảo Nẹ. Chúng còn thả thuỷ lôi xuống các cửa lạch và cả bom laze xuống khu vực Hàm Rồng và nhiều địa phương khác. Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ, trên địa bàn Thanh Hoá, kẻ địch đã huy động 9 102 lượt máy bay bắn phá 1 932 trận vào 762 mục tiêu và dùng 1 971 tàu chiến bắn phá hàng trăm trận vào đất liền. Quân dân Thanh Hoá đã bắn rơi 92 máy bay (trong đó có 3 máy bay B52). Thắng lợi của quân dân Thanh Hoá cùng cả nước đã buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

32

11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh với đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Mĩ đã huy động: 40 056 lần tốp máy bay (trong đó có nhiều tốp B52), đánh phá 12 073 trận, vào 3 396 địa điểm với 20 vạn tấn bom đạn và sử dụng 6 229 lượt tàu chiến (là khu trục hạm và tuần dương hạm) đánh phá 433 mục tiêu với 39 809 quả đại bác, giết hại 5 645 người dân và làm bị thương 8137 người. Bình quân mỗi người dân Thanh Hoá phải gánh chịu 220 kg bom đạn. Bom đạn Mĩ đã san bằng 14 bệnh viện, 114 bệnh xá, 135 trường học… Với trách nhiệm của hậu phương đối với tiền tuyến lớn, Thanh Hoá đã chi viện cho miền Nam ruột thịt: thời kì 1954-1964 có 31 229 thanh niên lên đường nhập ngũ, thời kì 1965-1975 có 195 853 người, bằng 10,15% dân số Thanh Hoá; 500 cán bộ chiến sĩ con em Thanh Hoá đã vào chia lửa cùng tỉnh Quảng Nam kết nghĩa. Trong cuộc chiến tranh đó đã có 32 000 chiến sĩ bị thương, 57 000 chiến sĩ đã hi sinh tại chiến trường. Sau chiến tranh, hàng vạn chiến sĩ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, để lại di chứng đến các đời con, cháu (số liệu trích từ Lịch sử tỉnh Đảng bộ 1975-2005 tr 18, 19). Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, quân dân Thanh Hoá đã đánh 9 983 trận, bắn rơi 376 máy bay, bắt sống 36 giặc lái Mĩ, bắn cháy 57 tàu chiến và biệt kích, giữ vững vùng trời, vùng biển của quê hương. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, Thanh Hoá đã có 12 đơn vị và 55 cá nhân được nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 784 “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Thanh Hoá xứng đáng là hậu phương lớn cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm nhiệm vụ quốc tế cho nước bạn Lào và Căm-pu-chia./. Câu hỏi và bài tập đánh giá:. 1- Thanh Hoá có vị trí quan trọng như thế nào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2- Nêu những thành tích nổi bật, những đóng góp to lớn của Thanh Hoá và địa phương đồng chí công tác trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 3- Nêu những tấm gương tiêu biểu, những chiến công hiển hách của một số cá nhân và của các địa phương trên quê hương Thanh Hoá trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ.

Chương II. NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

33

Bài 1. Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa

(2 tiết) Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được: - Các thể loại văn học dân gian được lưu hành trên quê hương Thanh Hoá. - Những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật.

Các phương tiện hỗ trợ:

Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc.

Giới thiệu:

Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa rất phong phú. Các thể loại lưu hành trong cả nước đều có thể bắt gặp ở đây. Truyện dân gian (thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười...), văn vần dân gian (ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, tục ngữ, phương ngôn...). Phần văn bản văn học sân khấu dân gian Thanh Hoá không phong phú và không có gì nổi bật. Xin giới thiệu một số thể loại chính sau đây. I/ TRUYỆN DÂN GIAN.

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 3. a) Tìm hiểu các thể loại truyện dân gian ở Thanh Hoá. c) Kể tên một số truyện dân gian Thanh Hoá. b) Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của các thể loại truyện dân gian Thanh Hoá.

Thông tin phản hồi: 1. Truyện dân gian Thanh Hóa cũng như nhiều tỉnh thành khác có loại truyện suy nguyên gốc tích. Đó là những truyện nhằm trả lời câu hỏi tại sao. Tại sao lại hình thành núi sông này, đồng ruộng kia, xóm làng nọ. Gần như dân tộc nào, địa phương nào cũng có những câu chuyện về tên suối, tên khe, tên đất, tên làng... Người Mường ở Thanh Hóa (và Hòa Bình) có sử thi Đẻ đất đẻ nước, dài tới 8000 câu, được kể vần vè hết đêm này qua đêm khác để giải thích sự ra đời của trời, đất, người và muôn loài. Hay trên đỉnh núi cao Cẩm Quý - Cẩm Thủy có giếng Ái Nàng (giếng Chàng - Nàng) mà sự tích của nó là một câu chuyện tình. Dân tộc Thái có Sự tích rượu cần ...

Các câu chuyện dân gian gắn liền với mảnh đất Thanh Hoá đã thể hiện ý chí tự lập, lao động sáng tạo, niềm tin vào chính bản thân mình, sự thuỷ chung, giàu lòng thương yêu, những tình yêu hết sức lãng mạn. Chuyện ‘Sự tích quả

34

dưa hấu” kể về người con nuôi Vua Hùng khiến người đọc người nghe không chỉ nghĩ về sự tích ra đời của một loại quả quý mà còn hiểu thêm mảnh đất Nga Sơn, về những con người lao động nơi đây. “Thần Độc Cước” uy phong lẫm liệt, sẵn sàng xẻ thân mình chống giặc ngoại xâm. Chàng Từ Thức với những môí tình lãng mạn, từ chối chốn thần tiên trở về với cuộc sống bên động Thần Phù. Hình ảnh Nàng Vọng Phu hoá đá sừng sững trên núi Nhồi (Đông Sơn), tay bế con vòi vọi hướng về phía biển Đông, trông chồng hàng vạn năm nay vẫn như muốn nhắc nhở với mọi người một điều gì đó. Truyện Phương Hoa kể về một người phụ nữ thuỷ chung son sắt hiếm có. Chỉ vì một lời hẹn ước, Phương Hoa đã vượt lên mọi thử thách, vững vàng gìn giữ tình yêu, thay đổi, cải tạo hoàn cảnh, minh oan cho chồng, cho gia đình chồng, bảo vệ hạnh phúc của mình, làm tròn trách nhiệm người vợ thuỷ chung, người con hiếu thảo. 2. Thanh Hóa có một hệ thống truyền thuyết xung quanh những người anh hùng văn hóa, lịch sử và những sự kiện lịch sử lớn lao. Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Cần Vương, những vị tổ ngành nghề đều được tỏa sáng dưới ánh hào quang huyền thoại dân gian.

Chuyện Ông Bưng ở Trì Trọng - Hoằng Quỳ - Hoằng Hóa mà tổ hợp trong đó là hình tượng người anh hùng thần thoại, dũng sĩ dân gian, anh hùng lịch sử, anh hùng văn hóa.

Hệ thống truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn với gần 100 truyện, bao gồm truyền thuyết, cổ tích, giai thoại. Ví dụ như sự tích Hồ Gươm, chuyện về chiếc gươm thần, sự tích núi Dầu, hòn đá Liễu Thăng, cánh đồng Mẫu Hậu, chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu...

Hệ thống truyền thuyết về phong trào Cần Vương với những vị lãnh tụ anh hùng, liệt sĩ: Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hoàng Bật Đạt ... mãi mãi sống cùng thời gian và lòng người.

Hình ảnh những người anh hùng Xứ Thanh trong truyền thuyết đó là những con người xuất thân từ cộng đồng với tất cả ân oán phân minh, nghĩa tình trọn vẹn, là mẫu hình của người anh hùng nhân dân. 3. Thanh Hóa còn là kho tàng truyện thơ, truyện vè. Có những loại vừa là truyện kể, vừa là truyện thơ như: Phương Hoa, Từ Thức. Rồi truyện vè lịch sử: vè Ông Ninh, truyện vè ngụ ngôn như: Hẻo (diều hâu), Cưỡng (sáo đá) tranh tụng. Miền núi có cả một kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người. Đẻ đất đẻ nước (Mường) kể về cuộc sinh nở vũ trụ; Chương Han, Khăm Panh (Thái) ca ngợi anh hùng bộ tộc; Nàng Nga - Hai Mối (Mường), Út Lót - Hồ Liêu, Khua Lù- Nàng Ủa, Ú Thềm - Xi Thuần (Thái) là những bản tình ca; Tiếng hát làm dâu (H.Mông) là lời than thở.

35

4. Trên thế giới nhiều đất nước, dân tộc có Truyện Trạng. Trong hệ thống này, Thanh Hóa đóng góp 3 nhân vật nổi tiếng là Xiển Ngộ (còn gọi là Xiển Bột), Cả Triệu và Trạng Quỳnh. Song, nổi bật nhất là Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh quê gốc Hoằng Bột (Hoằng Lộc - Hoằng Hóa), sống vào thời Lê - Trịnh rối ren. Từ quê hương ra chốn kinh thành, vào cung vua, phủ chúa, bằng tài trí và tinh thần tiến công, Trạng Quỳnh đã đem cả một xã hội phong kiến mạt kì ra làm trò cười cho thiên hạ. Chuyện đả phá từ những thói hư ngoài dân gian đến tật xấu chốn lầu son, lại đầy tinh thần tự tôn dân tộc. Nhân vật cười tài trí này chế diễu thói muốn làm “ông nọ bà kia”, mắng vua, chọc chúa, đùa thánh thần, chửi quan lại nịnh bợ, đục khoét, làm vua Tàu kinh hồn, sứ Tàu khiếp vía... và đến chết vẫn còn chiến thắng thế lực, quyền uy nhất nước.

II/ VĂN VẦN DÂN GIAN.

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4. a) Văn vần dân gian Thanh Hoá đã làm sáng tỏ các đặc điểm của Xứ

Thanh. b) Chất trí tuệ của con người Xứ Thanh qua các thể loại: Tục ngữ, thành

ngữ - phương ngôn , câu đố. c) Hãy giới thiệu một số thể loại dân ca Thanh Hoá; vài nét tiêu biểu về nội

dung và hình thức nghệ thuật.

Thông tin phản hồi:

1. Văn vần dân gian Thanh Hóa đã làm sáng tỏ sản phẩm, diện mạo đặc sắc địa phương.

Chúng ta có thể liệt kê rất nhiều dẫn chứng, ví như: Vàng mã Làng Giàng Chè lam Phủ Quảng. Làng Giàng thuộc xã Thiệu Dương - Thiệu Hóa. Phủ Quảng nay thuộc xã

Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc nổi tiếng về món chè lam. Hay: “Bánh đúc Kẻ Go, bánh tày to Quán Lào”, “Nhất tơ làng Hồng, nhất

bông làng Vạc”, các sản phẩm nổi tiếng của Yên Định, Thiệu Hóa. Rồi “Đình huyện Tống, trống huyện Nga, nhà huyện Hậu”, nói về những sản phẩm văn hóa ở Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc.

Dưới con mắt người dân lao động, hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí họ đẹp đẽ, trìu mến biết bao:

- Vũng Mầu, Thọ Vực quanh co Thủ Sơn lại có cánh gò giữa sông. - Nhất cao là núi Đan Nê

36

Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa.

2. Cuộc sống, con người Xứ Thanh qua ca dao.

Hiện lên trong những lời tâm tình bình dị là cuộc sống hiền hòa, khoáng đạt với cái mộc mạc đã ngấm vào hồn cốt:

Muốn ăn cơm trắng cá thèn Thì về Đa Bút đi rèn với anh

Một ngày ba bữa cơm canh Tối về quạt mát cho anh ngồi rèn.

Một cuộc sống lao động chăm chỉ, một tình cảm, một nền nếp chỉ có thể có được ở đất ngàn năm văn hiến: Nửa đêm thức giấc trông trời Ngôi sao Bắc Đẩu đã dời sang đông

Bước vào buồng học gọi chồng Trở ra cất gánh làm đồng kẻo trưa.

Với những người con gái, con trai: Trai mĩ miều bút nghiên đèn sách Gái thanh tân chợ búa cửi canh Trai thời nhất bảng đề danh Gái thời dệt vải vừa lanh vừa tài.

Có những câu ca dao rất dồi dào thi tứ, đẫm chất trữ tình: - Một trăm ngọn núi non Bồng Gió tuôn đường gió mây lồng đường mây. - Ra về em những nhớ mong Hai hàng nước mắt đẫm sông Cầu Chày.

Ca dao tỏ tình của Thanh Hoá cũng giàu chất lãng mạn, những cách tỏ tình rất thông minh dí dỏm: Hỡi o yếm trắng kia là Lại đây gánh nước tưới cà cho anh Bao giờ cà tốt cà xanh Thì o yếm trắng lấy anh cũng vừa. Từ sau Cách mạng tháng Tám (1945), ca dao Thanh Hoá hướng tới những nội dung hiện thực rộng lớn mà toàn xã hội cùng quan tâm- đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, cuộc sống xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ca ngợi những con người biết sống đẹp, biết hy sinh vì nghĩa lớn vì mọi người, phê phán bọn thực dân, đế quốc, bọn bán nước hại dân. Nói tới cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hình ảnh người dân công Thanh Hoá như một nét điển hình, một nét riêng, cùng với những đóng góp to lớn của người dân Xứ

37

Thanh. Hình ảnh chiếc xe thồ, đôi bồ dân công gánh gạo, những chiếc thuyền nan gắn liền với những câu ca dao, câu hò, điệu ví:

- Đùng đình gió dục mây vần Phố Lào, Dốc Mướp xa gần quản chi. Cánh bằng tiện gió vừa khi Trai anh hùng xe đạp, gái nữ nhi đôi bồ. - Chiều qua đậu bến Kênh Than Đêm nay thuyền đã vượt ngang Đền Cờn. Bom dội cản đường, Đạn dội cản đường, Tóc em đầm lạnh hơi sương Thuyền em vẫn hướng tiền phương lướt chèo.

3. Tục ngữ, thành ngữ - phương ngôn, câu đố Xứ Thanh.

Đây là những thể loại văn học dân gian, có cùng phương thức thể hiện là nói có vần, nội dung là làm nổi bật lòng tự hào về quê hương, con người Thanh Hoá và rất giàu chất trí tuệ. Đó là những miền đất đẹp giàu với những nghề truyền thống của quê hương Xứ Thanh: - Nghệ Yên Thành, Thanh Nông Cống. - Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý. Những con người kiệt xuất:

- Văn như Phương Hoa, võ như Triệu Ẩu. Những con người có vẻ đẹp khác thường:

- Mặt mũi Thái Khăng, miệng răng Thái khiết. Những công trình văn hoá nổi tiếng:

- Đình huyện Tống, trống huyện Nga, nhà huyện Hậu. Tục ngữ, câu đố, phương ngôn Thanh Hoá thường có lối diễn đạt thô phác, bộc trực, thể hiện cách cảm, cách nghĩ của con người Xứ Thanh. - Cà làng Hạc ăn gãy răng, khoai làng Lăng ăn tắc cổ. - Cá mè sông Mực chấm nước mắm Do Xuyên, chết xuống âm phủ còn muốn trở viền (về) mút xương. Không chỉ có người Kinh mới có những câu tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn mà kho tàng tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn của các dân tộc thiểu số ở miền núi như: Thái, Mường, H. Mông… cũng vô cùng phong phú. Sau đây là một số câu tục ngữ, thành ngữ, phương ngữ của người Thái (không ghi chữ và âm của người Thái). Họ đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ hàng ngàn năm nay.

38

Nói về giá trị của việc trồng lúa nước: Nương bao la không bằng ruộng nhà một thửa. Khuyên con người chăm chỉ làm ăn: Lúa dưới nước, cá dưới nước, khéo làm có ăn, siêng nằm chết đói. Nói về giá trị của rừng và hãy bảo vệ lấy nó: Sống rừng nuôi, chết rừng chôn. Khuyên con người phải biết chăm lo học hành: Bố mẹ dạy không bằng thầy giáo dạy; thầy giáo dạy không bằng mình tự suy.

4. Những bài hát dân gian mang đậm chất văn học.

Ngoài ca dao dùng để đọc, ngâm, còn có dân ca - những bài hát dân gian Thanh Hoá như: Hò sông Mã, Hát Ghẹo, Hát Ru, Hát Ca công - cửa đình - ca trù. Những bài hát dân gian cấu thành bởi ba loại nghệ thuật: nghệ thuật ngôn từ (văn học), âm nhạc, diễn xướng.

Xét riêng phần nghệ thuật ngôn từ, xin giới thiệu khái quát một số thể loại. - Hò sông Mã mang phong vị đặc biệt của quê hương và con người Xứ

Thanh. Xướng: a) Hò dời bến; b) Hò đò xuôi; c) Hò chống sào (hò đò ngược); d)

Hò đẩy thuyền (mắc cạn); e) Hò cập bến. Xô: Dô tá, dô tà, dô khoan dô huầy, ế dô khoan là dô khoan, dô huầy, huầy

dô... đệm theo từng câu hò, tương ứng với các động tác, tình thế con thuyền. - Hát Ghẹo còn gọi là Hát Đúm, Hát Trống quân liên vận - loại hát đối đáp

nam nữ được mở vào những dịp nông nhàn, những giờ khắc thảnh thơi. Có khi vừa làm nghề, vừa hát. Làn điệu là những làn điệu dân ca quen thuộc. Thể thức theo nghi thức giao tiếp: dạo, thăm, mừng, xe kết, thề, tiễn. Cách thức: đố, đối. Mục đích: giao duyên. Nội dung: gắn với quê hương, tình cảm.

Ví dụ: - Bấy lâu còn lạ chưa quen Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ ?

- Hồ còn leo lẻo nước trong Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi em.

Đất Tĩnh Gia có Hát Ru con, gần gũi với Hát Giặm Nghệ Tĩnh nhưng những câu 4 chữ, thường mở, kết bằng một câu lục bát, lối kể ngâm nga. Trong khi Hát Giặm 5 chữ, đối tượng biểu diễn là mọi người nói chung. Gần Hát Nói miền Bắc (câu lục bát mở đầu như Mưỡu của Hát Nói), nhưng khác về thể điệu (điệu ru, giọng địa phương). Lại khác Hát Ru thông thường ở chỗ thành bài riêng biệt (trong khi Ru chỉ là điệu, còn bài có thể lấy ca dao hoặc thơ lục bát). Nội dung lời ca Hát Ru Tĩnh Gia đậm tình cảm gia đình.

39

Các dân tộc thiểu số cũng có các loại dân ca đặc trưng. Xường của người Mường, Khặp (khắp) có nghĩa là hát của người Thái. Xin giới thiệu một thể loại tiêu biểu đó là Khặp. Có Khặp sông nước (vùng sông Mã, sông Chu); Khặp tình tự, Khặp sinh hoạt cộng đồng, Khặp nghi lễ, sinh hoạt gia đình... Bài Khặp có sẵn, cũng có bài ứng tác, đối đáp, giao duyên. Đa số câu của bài Khặp có 5 chữ hoặc 7 chữ và rất chú trọng chuyển thanh. Có thể đơn ca, tốp ca. Âm vực có loại cao, loại trầm, có loại có tiếng đệm. Có nhạc cụ (cồng, chiêng, khèn, pi pè (khèn bè), pi khúi (sáo dọc) đệm theo.

Trong những bài ca Xứ Thanh còn có loại Ca vè. Đây là loại hình của những bài ca dài, theo thể vè, kể về phong cảnh, sản vật, ngành nghề, lịch sử. Ví dụ như ca vè nhật trình đường bộ, đường biển; từ những câu vè theo bước chân con người, những vùng đất quê hương hiện ra. Có loại ca vè mang tính thời sự, gắn với sự kiện cụ thể từ đời sống sinh hoạt, chính trị, xã hội; bộc lộ thái độ yêu ghét, khát vọng dân chủ, công bằng của nhân dân. Nhiều bài đã kích thói tham lam, độc ác của bọn địa chủ, tay sai, thói đĩ bợm, trăng hoa, ức hiếp của bọn hào lí.

Văn học dân gian là mạch nguồn của văn học và nghệ thuật, được truyền từ đời này cho đến đời khác và sống mãi với thời gian. Văn học dân gian Xứ Thanh mộc mạc và chân tình như cuộc sống và con người Xứ Thanh; đa dạng, phong phú và nhiều sắc màu của miền quê Xứ Thanh địa linh, nhân kiệt.

Tổ chức các hoạt động dạy học:

- Các nhóm thảo luận, trao đổi và trình bày kết quả nội dung được giao. Các nhóm khác bổ sung.

- Giảng viên nhận xét, giới thiệu các thông tin phản hồi và giải đáp.

Câu hỏi và bài tập đánh giá:

1. Văn học dân gian Thanh Hóa có những thể loại chủ yếu nào? Khái quát về nội dung và nghệ thuật các thể loại.

2. Sưu tầm một số tác phẩm văn học dân gian ở địa phương bạn đang công tác. Bình giá một tác phẩm mà bạn tâm đắc nhất.

Bài 2. Văn học viết Thanh Hóa

(2 tiết)

40

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được: - Những nét cơ bản của văn học viết Thanh Hoá qua các thời kì, một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của các thể loại qua các thời kì. - Các tác phẩm, tác giả và hoàn cảnh ra đời của một số tác phẩm (hay đoạn trích) được đưa vào chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học.

Các phương tiện hỗ trợ:

Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc.

Giới thiệu:

Cùng đồng hành với tiến trình lịch sử và văn học viết của dân tộc, văn học viết Thanh Hoá ở mỗi giai đoạn đều có các tác giả và tác phẩm xứng đáng sánh vai cùng cả nước và thể hiện tầm vóc của Xứ Thanh. Văn học viết Thanh Hoá trong phần giới thiệu này gồm: văn học viết của các tác giả là người Thanh Hoá và các tác giả khác viết về Thanh Hoá.

I. Văn học viết Thanh Hoá thời trung đại.

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 3. a) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người Xứ Thanh trong

thời kì phong kiến độc lập tự chủ. b) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người Xứ Thanh trong

thời kì trung đại nửa sau thế kỉ XIX. c) Giới thiệu các tác giả cùng tác phẩm tiêu biểu là người các vùng quê

khác viết về Xứ Thanh trong thời kì trung đại. Thông tin phản hồi:

Cũng như văn học viết của nước ta, văn học viết trung đại Thanh Hoá gồm hai dòng: chữ Hán và chữ Nôm. Đó là các tác giả Thanh Hoá và các tác giả ngoài tỉnh viết về Thanh Hoá. Nhìn về văn học viết Thanh Hoá giai đoạn này ta thấy mấy vấn đề nổi bật sau đây.

1. Trong thời kì phong kiến - độc lập tự chủ (thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX). Thời kì này chưa tạo nên được diện mạo riêng của văn học viết Thanh Hoá nhưng cũng đã có một số tác giả tiêu biểu trong nền văn học viết của nước nhà là người Thanh Hoá, như:

- Ngô Chân Lưu, tức là Khuông Việt đại sư (933 - 1011) người Hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc nay thuộc huyện Tĩnh Gia. Tác phẩm của ông còn lại là Vương lang quy (Chàng Vương trở về), được xem là tác phẩm văn viết mở đầu trong thời phong kiến nước nhà.

41

- Lê Quát, tự là Bá Quát, hiệu Mật Phong, người huyện Đông Sơn. Ông sống vào cuối đời Trần, là học trò xuất sắc của Chu Văn An. Lê Quát và Phạm Sư Mạnh là hai người có các tác phẩm văn chương nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Thơ ông còn lại 7 bài và 1 bài văn bia.

- Hồ Quý Ly (1336 - ?) sinh ra ở hương Đại Lai (nay thuộc Hà Trung). Tác phẩm văn học của Hồ Quý Ly hiện chỉ còn lại 5 bài thơ. Nổi tiếng nhất là bài Trả lời người phương Bắc hỏi về phong tục nước Nam (Đáp Bắc nhân vấn An Nam phong tục).

- Hồ Nguyên Trừng là con trai của Hồ Quý Ly. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Nam ông mộng lục gồm 31 thiên, nay chỉ còn lại 28 thiên.

- Nguyễn Mộng Tuân, tự Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, người làng Viên Khê (huyện Đông Sơn). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) cùng khoa với Nguyễn Trãi (đời nhà Hồ - 1400). Tác phẩm còn lại của ông gồm 41 bài phú, 143 bài thơ.

- Đào Duy Từ (1572- 1634), người xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là xã Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia). Tác phẩm của ông còn đến ngày nay có: Ngọa Long Cương vãn, Tư Dung vãn và bộ binh thư Hỗ trướng khu cơ - đây là bộ binh thư thứ hai của nước ta sau bộ Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

- Lê Thánh Tông (1442 - 1497), con thứ của vua Lê Thái Tông, tên thật là Tư Thành. Ông đã lập nên Hội Tao Đàn mà ông là nguyên soái, trong đó có 27 nhà văn; đây là hội nhà văn đầu tiên ở nước ta. Lê Thánh Tông đã có một số tác phẩm viết về quê hương (Lam Sơn lương thuỷ phú) và vận động các nhà văn viết về Thanh Hoá.

Khi nói về văn học viết Thanh Hoá giai đoạn này còn có hai truyện dân gian khuyết danh, được biên soạn lại bằng chữ Nôm đó là truyện Từ Thức và truyện Phương Hoa.

2. Văn học viết Thanh Hoá thời kì trung đại, giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX.

2.1. Từ giữa thế kỉ XIX đến trước Cần Vương (1858). Nhữ Bá Sĩ là tác giả tiêu biểu. Ông chống xâm lược tích cực. Tuy tuổi già sức yếu nhưng khi Pháp chiếm đánh nước ta, Nhữ Bá Sĩ đã dâng kế sách “Bình Tây”, lặn lội vào Nghệ An mưu cùng các sĩ phu trong đó “Nam tiến” giết giặc. Ông đã dùng văn chương dựng lại các chân dung lịch sử qua tập thơ Việt sử tam bách vịnh (Ba trăm bài thơ vịnh sử Việt Nam), để tỏ rõ lòng yêu nước.

42

2.2. Thời kì 1958 - khi bắt đầu phong trào Cần Vương, đến gần cuối thế kỉ XIX. Đây là thời kì có thể gọi là Văn học Cần Vương, một phong trào văn học chiến đấu trực tiếp. Tác giả đồng thời là chiến sĩ, lãnh tụ chống xâm lược. Tiêu biểu là Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Xuân, Trần Xuân Soạn, Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Đôn Tiết, Lê Khắc Tháo, Cầm Bá Thước… Văn học của họ tràn đầy âm hưởng bi hùng như: Cảm thán, thuật hoài, kí thác, khóc bạn, viếng bạn… 2.3. Phong trào tìm đường cứu nước mới theo hướng tư sản.

Phong trào này gắn liền với công cuộc Đông Du, Duy Tân của cách mạng Dân quyền. Các tác giả ở Thanh Hoá đều xuất thân nho học, có liên quan mật thiết với hai thế hệ trước. Nhữ Bá Sĩ là học trò của Phạm Bành, con là Nhữ Tham Hối, cháu là Nhữ Kiểm đều ngã xuống ở chiến khu Ba Đình. Hoàng Bật Đạt, Nguyễn Đôn Tiết có các con là Hoàng Xuân Viện, Nguyễn Đôn Dự tham gia Đông Du. Tác phẩm tiêu biểu như bài thơ Vịnh cái gương soi của Lê Xuân Phủ (1880 - 1936 ). Đứng trước cái gương nước Nhật (cái gương thật) tác giả suy ngẫm về “người” và “ta” và nghĩ về công cuộc Duy Tân, mong muốn để “đôi ta cùng duy tân”. Do các nhà nho yêu nước Thanh Hoá không có điều kiện nhiều để chắp mối với Duy Tân nên đành quay trở lại hệ tư tưởng nghệ thuật phong kiến, quay về làm nhà nho buổi mạt kì, yêu nước nhưng ngậm ngùi, cam chịu u uất. Trong thơ văn có những hồn thơ, giọng thơ kiểu Nguyễn Khuyến, Tú Xương mà không có được cái nhiệt huyết như Phan Bội Châu hay phóng khoáng như Tản Đà. Tiêu biểu như Nguyễn Đôn Dự, Nhữ Trí Mai, Lê Xuân Mai, Hà Phạm Huy…

3. Văn nghệ sĩ tỉnh ngoài viết về Thanh Hoá.

Mảnh đất đáng quý, đáng yêu Xứ Thanh là cái duyên kì ngộ của nhiều tác giả lớn. Tiêu biểu như:

- Pháp Bảo - một nhà sư, tác giả văn học thời Lý, từng viết văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn (thuộc Hà Trung ngày nay), nhằm ca ngợi công đức Lý Thường Kiệt khi “trông nom mọi việc ở trấn Thanh Hoá” để “ mở mang giáo hoá, răn điều ác, chỉ điều thiện”.

- Nguyễn Trung Ngạn ( 1289 - 1370), Phạm Sư Mạnh (?), Trần Nguyên Đán ( 1325 - 1390) là những tác giả văn học lớn, những nhân sĩ có vị trí xã hội lớn thời nhà Trần đều có thơ về Thanh Hoá. Nguyễn Trung Ngạn chiều hôm đậu thuyền trước biển Thần Đầu (tức Thần Phù) đã tức cảnh:

Thuyền lan một lá trông muôn mảnh Ngỡ tới cung Ngân tự thuở nào.

43

- Phạm Sư Mạnh có thơ về núi Vân Nham (nay là núi Vân Hoàn xã Nga Thạch huyện Nga Sơn), đã từng ca ngợi: “Núi đất lẫn đá dựng đứng như vách. Phía dưới núi, đồng bằng nghìn dặm, phía trước là bến sông. Dừng trên núi thấy những cánh hải âu trắng ngoài khơi, cánh buồm bên đảo đều bày ra trước mắt”. Đây là cái cảnh Phạm Sư Mạnh đã viết:

Cúi ngắm tăm kình nghìn vạn dặm Trời dài dâng nước, nước dâng non… - Người gắn bó nhất, viết nhiều về Thanh Hoá nhất phải nói tới Nguyễn

Trãi (1380 - 1442), người nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Ông làm thơ về cửa Thần Phù, về núi Long Đại (núi Hàm Rồng), về Lam Sơn… Ông làm thơ về những con người Xứ Thanh: Lê Lợi, Lê Quát, Hồ Quý Ly… Phong cảnh đất Lam Sơn xưa hiện lên trong thơ Nguyễn Trãi thật sinh động:

Xe ghé Lam Sơn buổi tịch dương Nhân dân, thành quách ở đôi phương Dệt thành phường vải quen lề cũ Chen chúc hồ sen ngát vị hương. (Thăm Lam Sơn ngẫu nhiên thành thơ) Trong thời kì trung đại, trên mảnh đất anh hùng, dũng sĩ, văn chương hiền

tài, văn học viết Thanh Hoá đã có một diện mạo, một tiến trình và có những đặc điểm khu biệt nhất định. Tuy không có những tên tuổi thực rực sáng trong văn chương Hán - Nôm, nhưng Thanh Hoá đã đóng góp vào kho tàng văn học viết Việt Nam hai phong trào văn học lớn : Phong trào văn học Lam Sơn (thế kỉ XV) và Phong trào văn học Cần Vương (cuối thế kỉ XIX). Hai phong trào đều có chung đặc điểm: dân gian và bác học song hành trong công cuộc chống ngoại xâm nên cùng cảm xúc là xả thân vì độc lập dân tộc. Ca ngợi những con người có công trong sự nghiệp giành độc lập chủ quyền quốc gia.

II. Văn học hiện đại ở Thanh Hoá từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.

Hoạt đông 2: Hoạt động theo nhóm 4. a) Văn học Cách mạng Vô sản Thanh Hoá đầu thế kỉ XX: các tác giả, tác phẩm và đặc điểm nổi bật ? b) Văn học hiện đại, công khai Thanh Hoá (Đầu thế kỉ XX đến năm 1945): các tác giả , tác phẩm và đặc điểm nổi bật ?

Thông tin phản hồi:

1. Văn học cách mạng vô sản ở Thanh Hóa.

Dòng văn học cách mạng ở Thanh Hoá, chủ yếu là thơ, nổi lên trong giai đoạn này có Đinh Chương Dương (1885 - 1972), Lê Mạnh Trinh (1896 - 1983),

44

Lê Tất Đắc (1906 -2000), Trần Mai Ninh (1917 - 1947), Thôi Hữu (1919 - 1950). Trong số này xét về mặt thi pháp xếp thành hai khuynh hướng: Đinh Chương Dương, Lê Tất Đắc, Lê Mạnh Trinh gắn với trung đại; Trần Mai Ninh, Thôi Hữu gắn với lãng mạn. Sự phân chia thành hai khuynh hướng này cũng dễ hiểu, khi một bên vào hàng cha, chú, gắn với cựu học; một bên là thanh niên gắn với lớp tân học.

Tác giả tiêu biểu: - Đinh Chương Dương, người xã Lộc Tiên nay là Hải Lộc huyện Hậu Lộc.

Thơ ca của ông phần lớn theo thể thơ Đường luật và phản ánh hai chặng đường tư tưởng của ông. - Lê Mạnh Trinh quê ở xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hoá. Thơ ông thiên về kêu gọi đoàn kết dân tộc, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống ách nô lệ: “Giải đồng tâm ta liên lạc từ đây”. - Lê Tất Đắc, quê ở xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hoá. Cũng như nhiều cán bộ cách mạng khác, Lê Tất Đắc dùng thơ làm vũ khí cách mạng. Ông đã viết nhiều bài ca dao chửi bọn Việt gian bán nước, chống Nhật nhổ ngô lúa, chống bắt phu, bắt lính…

- Trần Mai Ninh là một tài năng thực sự, một tác giả lớn, giữ vị trí khai nguồn văn học mới sau Cách mạng Tháng Tám. Ông là nhà báo chính luận với những bài viết ngắn như: Sống đã… rồi viết văn (1943); là nhà tiểu thuyết với các tác phẩm: Thằng Tuất (1941), Ngơ ngác (1941 - 1942) đăng dài kì trên báo Bạn đường. Trước đó ông đã dự thi “Giải thưởng Tự lực văn đoàn” với tiểu thuyết Rạng Đông. Ngoài ra, Trần Mai Ninh còn có tiểu thuyết Một quãng đời say. Ông còn viết kịch (kịch nói, kịch thơ), viết truyện ngắn và dịch thuật (ông đã dịch tiểu thuyết Người mẹ của M.Gorki) và còn là hoạ sĩ chuyên vẽ tranh biếm hoạ, vẽ áp phích cho các báo như: Bạn đường, Thế giới, Thời mới, Bạn dân … Nhưng hơn bất kì loại hình nghệ thuật nào, phải nói Trần Mai Ninh là một nhà thơ thiên phú. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi thi đàn còn ngơ ngác, lúng túng trước cuộc sống của một nước Việt Nam mới thì Trần Mai Ninh đã cho ra đời hai tác phẩm tiêu biểu đó là Tình sông núi và Nhớ máu, tạo dáng cho một dòng chảy mới - dòng hậu thơ mới, cháy suốt trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ.

2. Văn học hiện đại công khai ở Thanh Hóa.

Giai đoạn này, nhất là từ 1930 đến 1945 là giai đoạn của một thời thi ca, một cao trào văn xuôi lãng mạn nở rộ cùng một dòng hiện thực phê phán bùng cháy mạnh mẽ trong lịch sử văn học nước nhà. Nhưng đáng tiếc là ở Thanh Hoá

45

không xuất hiện một tác giả tiêu biểu nào trong bối cảnh hiện đại công khai đó, ngoại trừ một Đái Đức Tuấn, một Hồ Dzếnh.

- Đái Đức Tuấn sinh năm 1908 ở xã Quảng Chính huyện Quảng Xương. Ông là tác giả của những truyện: Thần hổ (1937), Ai hát giữa rừng khuya (1942), đều đăng trên Phổ thông bán nguyệt san. Truyện của Đái Đức Tuấn được Vũ Ngọc Phan xếp vào loại tiểu thuyết truyền kì và gọi là “Liêu trai Việt Nam”. Ngoài ra, Đái Đức Tuấn còn viết lịch sử truyền kì và làm thơ. Ở thơ cũng vậy, Đái Đức Tuấn thường “hoài cổ”, “ không những ý thơ mà lời thơ, đến cả đầu đề ông chọn cũng cổ nốt” (Vũ Ngọc Phan). - Người đáng ghi nhận nhất của văn học Thanh Hoá trong nền văn học hiện đại công khai giai đoạn này là Hồ Dzếnh (1906 - 1991). Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh. Ông sinh ra ở quê mẹ, làng Đông Bích xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương. Từ năm 1937, Hồ Dzếnh đã bắt đầu sáng tác văn học. Ông viết văn, làm thơ in trên các báo: Trung Bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy… Hồ Dzếnh nổi tiếng với các thi phẩm sáng tác trước Cách mạng Tháng Tám như: Chân trời cũ (tập truyện ngắn - 1942); Quê ngoại (thơ 1943).

Trải qua gần nửa thế kỉ, văn học Thanh Hoá không có các tác phẩm nổi bật nhưng cũng đã tạo nên được một diện mạo riêng khá rõ nét, không lẫn vào đâu được.

III. Văn học viết Thanh Hoá từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.

Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 4. a) Các tác giả, tác phẩm và đặc điểm nổi bật của văn học viết Thanh Hoá giai đoạn 1945 - 1954. b) Các tác giả, tác phẩm và đặc điểm nổi bật của văn học viết Thanh Hoá giai đoạn 1955 - 1964. c) Các tác giả, tác phẩm và đặc điểm nổi bật của văn học viết Thanh Hoá giai đoạn 1965 - 1975. d) Các tác giả, tác phẩm và đặc điểm nổi bật của văn học viết Thanh Hoá giai đoạn 1975 đến nay.

Thông tin phản hồi:

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Thanh Hoá là vùng tự do, hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; là tỉnh của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, hậu phương chống Mĩ; cùng cả nước bước vào thời kì đổi mới. Vì vậy, văn học viết của Thanh Hoá từ năm 1945 đến nay hoàn toàn đồng hành cùng sự phát triển của lịch sử văn hoá đương đại của dân tộc.

46

1. Giai đoạn 1945 - 1954.

Hầu hết các bậc danh tài văn nghệ sĩ Việt Nam trước Cách mạng đã có mặt tại “căn cứ địa” Thanh Hoá trong thời gian này như: Nguyễn Tuân, Hải Triều, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Đồ Phồn,Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Lương Ngọc, Hoàng Xuân Nhị…(lĩnh vực văn học); Bửu Tiến, Chu Ngọc, Lộng Chương, Hà Văn Cầu, Đình Quang…(lĩnh vực sân khấu); Nguyễn Văn Thương, Văn Chung, Phạm Sĩ Sáu…(lĩnh vực âm nhạc); Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim, Phạm Viết Song, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc…(lĩnh vực hội hoạ và điêu khắc). Họ được rèn luyện nhằm phục vụ cuộc kháng chiến. Các thế hệ nhà văn mới được tổ chức bồi dưỡng từ nhiều lớp văn nghệ sĩ kháng chiến. Họ được hai nhà chính trị đồng thời là hai nhà văn có nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn là Tố Hữu và Đặng Thai Mai trực tiếp phụ trách. Học sinh “Trường Viết văn Thanh Hoá” ngày ấy bây giờ nhiều người đã thành danh như: Hoàng Trung Thông, Xuân Hoàng, Trần Hữu Thung, Vũ Tú Nam, Minh Hiệu, Nguyễn Trọng Oánh, Cẩm Lai… Đây là “cái nôi” và “cánh tay đưa” cho văn nghệ Việt Nam “buổi đầu dân quốc ấy”. Họ đã tạo nên những hơi thở, giọng điệu, tiết tấu của văn chương. Tên tuổi các tác giả đã gắn liền với các tác phẩm sống mãi với đời sống kháng chiến, với nhân dân. Đó là: Trần Mai Ninh với Nhớ máu (1946), Tình sông núi (1947); Thôi Hữu với Lên Cấm Sơn (1948), Lời cô lái đò (1948); Hồng Nguyên với Nhớ (1948); Hữu Loan với Đèo Cả (1946), Màu tím hoa sim (1949). Ngoài ra còn có thể kể thêm Hà Khang với Có một mùa chiêm (1948), Minh Hiệu với Mưa núi (1949) và các bài ca dao kháng chiến … Mười năm, một giai đoạn văn học ở Thanh Hoá đã có không khí lại có chất lượng cao, ý nghĩa lớn ở một thể loại mũi nhọn là thơ. Thực sự thơ ở giai đoạn này đã có khuôn dạng riêng và có sự đóng góp không nhỏ.

2. Giai đoạn 1955 - 1975.

2.1. Thời kì 1955 - 1964.

Tới thời kì này, trong bốn “chiến tướng”: Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Hồng Nguyên, Hữu Loan thì ba người đã mất, Hữu Loan chuyển ra Hà Nội. Nhiều người khác cũng không ở lại với Thanh Hoá. Cho nên ba đến năm năm đầu sau kháng chiến, đứng lại với mảnh đất Thanh Hoá bấy giờ còn lại Minh Hiệu nhưng thiên về ca dao vốn là thế mạnh của ông. Nhưng đâu đó đã manh nha một lớp nhà văn mới tuy chưa tạo được tiếng vang bao nhiêu như: Nguyễn Bao - đạt Giải thưởng thơ Trung ương Đoàn thanh niên (1955), Triều Ân - Giải nhì

47

cuộc thi thơ báo Văn nghệ (1960 - 1961) với bài thơ Quê ta anh biết chăng. Những bài thơ như: Nhớ vợ của Bạc Văn Ùi, Em tắm của Cầm Vĩnh Ui với giọng thơ vừa mộc mạc, vừa trữ tình, trong sáng khiến nhiều người đọc nghĩ họ là người Thái nhưng các tác giả này thực ra là bút danh của Cầm Giang (Lê Gia Hợp) người Thanh Hoá. Cầm Giang còn có bài thơ khác: Núi Mường Hung, dòng sông Mã (đã được phổ nhạc) và bài thơ Mộ ven đường cũng khá quen thuộc. Đây là những bài thơ cũng được nhiều người yêu mến, có sức sống lâu bền. Đóng góp đáng kể nhất của Thanh Hoá cho văn học tính đến năm 1960 vẫn là Hữu Loan với bài thơ Hoa lúa và tiểu thuyết Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương (1930 - 1989). Từ năm 1961 đến 1964, Thanh Hoá xuất hiện thêm các cây bút: Nguyễn Đức Hiền viết truyện lịch sử; Hoàng Tuấn Phổ viết văn xuôi và khảo cứu văn học; Xuân Sách viết truyện; Định Hải viết truyện kí và làm thơ; Hà Minh Đức nghiên cứu văn học; nhưng chỉ có hai người ở lại Thanh Hoá là Minh Hiệu và Hoàng Tuấn Phổ. Có thể nói văn học Thanh Hoá giai đoạn này chưa có phong trào và chưa có cây bút thực sự xuất sắc.

2.2. Thời kì 1965 - 1975.

Giữa những năm chống Mĩ ác liệt nhất, văn học Thanh Hoá mới thực sự có một “môi trường bản địa”, thực sự là một “sinh thể” độc lập. Về thơ, một thế hệ mới có cả nam cùng nữ, có cả miền ngược và miền xuôi và có cả thơ thiếu nhi: Mai Ngọc Thanh, Vương Anh, Anh Chi, Văn Đắc, Mai Ngọc Uyển, Nguyễn Ngọc Quế, Lê Thị Nhung, Nguyễn Thị Thu Hương… Nhiều tập thơ in chung, in riêng đã được trình làng. Văn xuôi gồm kí, truyện, tiểu thuyết. Trong số này, kí nằm ở điểm giao nhau giữa văn học và ngoài văn học, triển khai chủ yếu theo lối miêu thuật. Đóng góp lớn nhất của kí là tính kịp thời, nhiều mặt. Nhưng những năm đầu 60, kí văn học thực sự chưa xuất hiện. Từ năm 1966, các bút kí đậm chất văn học ở Thanh Hoá mới ra đời đã đi sâu phản ánh đất và người Xứ Thanh vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu giỏi. Truyện và tiểu thuyết Thanh Hoá kể từ chống Pháp đến năm 1965 vẫn chưa phải là thế mạnh. Trong giai đoạn này có thêm Nguyễn Thế Phương với Đi bước nữa; Xuân Sách với truyện ngắn Cô giáo làng và truyện vừa Đội du kích thiếu niên Đình Bảng; Nguyễn Đức Hiền với truyện vừa lịch sử Nhụy Kiều tướng quân… nhưng họ đều không sống ở quê hương. Người đã sống với quê và có tác phẩm viết chung với Đức Ánh là Thạch Giản (Truyện vừa Hòn đá cõi - 1964); Hoàng Tuấn Phổ với Ông chủ nhiệm thôn Trung (1964), Vũng lầy

48

(1965). Nhưng Hoàng Tuấn Phổ sau đó chuyển sang viết khảo cứu - nghiên cứu và truyện Lịch sử. Trong giai đoạn 1966 - 1975 cũng đã xuất hiện tên tuổi của một số tác giả mới. Truyện ngắn có bốn tác giả: Triệu Bôn (1938), Trịnh Thanh Sơn (1948), Nguyễn Ngọc Liễn (1931) và Đặng Ái (1946). Nguyễn Ngọc Liễn có truyện ngắn Ông chủ nhiệm được giải Ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ. Đặng Ái viết văn khi còn rất trẻ. Nhân vật của ông hầu hết là những người còn trẻ tuổi. Năm 1976, những truyện ngắn của ông được tuyển tập thành tập Đỉnh Ngọc. Ngay năm sau, ông lại có Bức tranh đẹp. Ngoài ra, trong khoảng 10 năm ấy, phong trào văn học Thanh Hoá còn có Lê Sĩ Oánh (1934) với tập truyện ngắn Miền xanh (1975), Lê Hữu Thuấn ( 1941) để được dấu ấn trong Cái tiếng, Lê Xuân Giang (1947) với Kỉ niệm trận địa… Nhưng nhìn chung họ viết còn đơn giản, thiên về ghi chép, kể lại bằng giọng văn địa phương nên còn ít được chú ý. Tiểu thuyết tính đến những năm cuối cùng của giai đoạn vẫn chưa có được những ghi nhận nào đáng kể ngoài Nguyễn Thế Phương. Ông đã có Giáp trận và sau đó về Hà Nội ông có Nắng (1972) viết về những giáo dân vùng công giáo ở Thanh Hoá. Các tác giả Thanh Hoá sống xa quê hồi ấy có Mặt trời quê hương (1971) của Xuân Sách, Rừng lá đỏ (1975) của Triệu Bôn. Lí luận, phê bình, kịch bản, dịch thuật giai đoạn này cũng thưa thớt, chưa hình thành được một dòng chảy. Trên đây là một vài nét phác thảo về văn học Thanh Hoá trong kháng chiến chống Mĩ. Thời kì này, một dòng văn học địa phương đã xuất hiện, phát triển tương đối nhanh , nhưng được định hình vẫn là hai thể loại thơ và văn xuôi. Điều đáng chú ý là đã hình thành một đội ngũ văn nghệ sĩ với đầy đủ các sắc lính: thơ, văn xuôi, kịch bản, lí luận - phê bình, dịch thuật.

3. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay.

Văn học Thanh Hoá đã được định hình từ giai đoạn trước (1955 -1975) nay càng thêm nở rộ trên cả hai không gian: trong tỉnh và ngoài tỉnh, ở cả hai phương diện: lực lượng sáng tác và thành tựu tác phẩm. Có 68 tác giả nhưng chỉ có 31 tác giả ở tại Thanh Hoá. Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có 134 tập thơ, 95 tập truyện, 51 cuốn tiểu thuyết và 36 tập kí ra đời. Tính thời sự, mở cửa, đổi mới văn học khá nhanh. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng tác động vào văn học không nhỏ. Người sáng tác thường chọn thể tài ăn khách và đỡ vất vả hơn. Xuất hiện sự dễ dãi, ít đầu tư vào chủ thể sáng tạo. Hiện tượng sáng tác văn học ồ ạt (không hẳn đáng mừng nhưng cũng

49

không phải là đáng lo). Bên cạnh lực lượng sáng tác chuyên nghiệp đã xuất hiện một lực lượng sáng tác nghiệp dư nở rộ.

Số lượng tham gia Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có khoảng 60 người (chiếm tỉ lệ 9% của cả nước) là người Thanh Hoá. Cả lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài, đã làm nên bộ khung của văn học Thanh Hoá. Văn học Thanh Hoá đã vượt qua tính quần chúng - nghiệp dư để đến với chuyên nghiệp. Nó làm nên cốt lõi của phong trào, đồng thời cũng là nền tảng, hậu thuẫn cho đội ngũ sáng tác văn học tiếp tục phát triển. Ngoài các tác giả đã được khẳng định trong giai đoạn trước, vẫn tiếp tục sáng tác và toả sáng hơn, giai đoạn này đã xuất hiện thêm những tên tuổi mới. Đó là: Kiều Vượng, Từ Nguyên Tĩnh, Hoàng Tuấn Phổ, Đào Hữu Phương, Nguyễn Văn Đệ (văn xuôi); Mai Ngọc Uyển, Nguyễn Ngọc Quế, Mạnh Lê, Đỗ Xuân Thanh, Huy Trụ, Vũ Thị Khương (thơ).

Kiều Vượng có một số tác phẩm đã được công luận chú ý như: Người cuối cùng ở lại, Vùng trời thủng, Sóng gió (tiểu thuyết); Đoạn cuối cuộc đời (truyện ngắn). Từ Nguyên Tĩnh cùng Lê Xuân Giang có hai tập kí sự Hàm Rồng những ngày ấy và riêng Từ Nguyên Tĩnh đã có hai tập truyện ngắn: Mối tình chàng Lung mù, Gã nhà quê; hai tập tiểu thuyết: Mảnh vụn chiến tranh, Không thành người lớn; và ra đời gần đây là Cõi người. Hoàng Tuấn Phổ (1935), vốn xuất hiện từ những năm trước 1975 nhưng đến đây mới chú ý chuyển hướng vào tiểu thuyết lịch sử. Nhiều tác phẩm rất đáng ghi nhận như: Sóng nước Cổ Khê (1979), Ngàn Nưa (1980), Vua Lê Đại Hành (1981), Miếng võ gia truyền (1982).Đào Hữu Phương (1947) là người viết truyện cho thiếu nhi ở Thanh Hoá thành công hơn cả. Ông hoàn toàn sáng tác cho các em, sức viết thật đáng kể (7 tác phẩm), tuy chưa có tác phẩm nào thật gây ấn tượng sâu sắc.

Trong giai đoạn này, tác giả Phùng Gia Lộc có một bút kí vang động một thời Cái đêm hôm ấy đêm gì (1987). Cây bút kí văn học khá hơn cả có lẽ là Nguyễn Văn Đệ (1954). Không đi vào những vụ việc ồn ào, đậm tính thời sự, Nguyễn Văn Đệ dùng ngòi bút dựng lên những bức tranh về đời sống và chân dung của con người (đậm nét là con người ven biển) với nhiều tâm huyết. Về thơ, Mai Ngọc Uyển, Nguyễn Ngọc Quế, Huy Trụ là những nhà thơ lớn lên trong giai đoạn 1975 - 1995, song các sáng tác đã được báo hiệu từ những giai đoạn trước. Còn Mạnh Lê, Đỗ Xuân Thanh, Vũ Thị Khương từ trong xây dựng, đổi mới mà trưởng thành.

Điều đáng chú ý là trong vòng 15 năm về sau, đội ngũ nhà văn trong tỉnh không được bổ sung thêm bao nhiêu. Chỉ mới thấy có thêm Nguyễn Cẩm Hương, Viên Lan Anh và gần đây là Hà Thị Cẩm Anh viết trở lại. Đội ngũ nhà văn đã được định hình thì già đi mà lớp trẻ chưa thấy phát lộ đáng tin cậy.

50

Một điều cũng cần phải thừa nhận là lực lượng sáng tác của Thanh Hoá tuy đông, cả trong và ngoài tỉnh nhưng sau khi Trần Mai Ninh ra đi, Hồng Nguyên mất sớm, Hữu Loan gác bút thì gần như không có sự xuất hiện đột xuất, không có sự vượt trội của dấu ấn tài năng đậm nét; ngoại trừ một Nguyễn Duy đi ra với thiên hạ từ thời trai trẻ. Nguyễn Duy thuộc lớp các nhà thơ nửa sau thời chống Mĩ, được Tuần báo Văn nghệ phát hiện qua chùm thơ đạt giải nhất năm 1972: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời vuông. Ông là nhà thơ đã góp phần chuyển giọng, báo hiệu một thời văn học mới trong thi ca.

Nhìn chung, văn học Thanh Hoá trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay đã vượt qua muôn vàn khó khăn để xứng đáng là một bộ phận quan trọng của đời sống, của sự nghiệp cách mạng. Giai đoạn này văn học được mở ra về bề rộng, định hình tính chuyên nghiệp, tiếp tục sự phát triển tự thân. Tuy nhiên văn học còn thiếu sự đột khởi cả về tác phẩm cũng như tác giả. Văn học Thanh Hoá từ năm 1945 đến nay, với một khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng đã trở thành một dòng chảy hoà vào đại gia đình biển lớn của văn học dân tộc Việt Nam. Dòng văn học ấy càng ngày càng lớn lên cùng năm tháng.Văn học Thanh Hoá có thế mạnh hơn về thơ và văn xuôi. Lí luận - phê bình còn yếu ớt, lực lượng sáng tác của miền núi và viết về miền núi còn rất mỏng và chưa có các tác phẩm có tầm cỡ viết về miền đất và con người nơi đây.

Tổ chức các hoạt động dạy học:

Phân lớp thành các nhóm nhỏ, các nhóm thảo luận trao đổi theo các nội dung được giao, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Giảng viên nhận xét, giải đáp thắc mắc và chốt lại các thông tin phản hồi.

Câu hỏi và bài tập đánh giá:

1. Văn học viết Thanh Hóa từ sau năm 1945 tới nay có những thể loại chủ yếu nào ?

2. Kể tên một số bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, của các nhà văn người Thanh Hoá và người địa phương khác viết về Thanh Hoá qua các thời kì từ năm 1945 đến nay mà bạn cho là có giá trị lớn.

3. Bạn hãy bình giảng một tác phẩm mà bạn thích nhất trong nền văn học viết Thanh Hoá trong giai đoạn từ năm 1945 đến nay.

4. Bạn hãy nêu những tác phẩm của các tác giả người Thanh Hoá được đưa vào học trong chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học.

Bài 3. Ngôn ngữ địa phương

51

(2 tiết) Mục tiêu Giúp học viên nắm Những nét cơ bản về đặc điểm ngôn ngữ địa phương

Thanh Hoá và địa phương mà các em học sinh đang học. Các lỗi học sinh thường sai, nguyên nhân và hướng rèn luyện, khắc phục.

Thời gian: Cần có 2 tiết để hoàn thành bài này. Các phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc. Giới thiệu: Mỗi một quốc gia tuy có thể có nhiều vùng ngôn ngữ khác nhau nhưng đều

có quy định lấy một ngôn ngữ chính để thực hiện trong hoạt động hành chính và giao tiếp, ngoại giao. Thanh Hoá thuộc khu vực Bắc miền Trung nhưng tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Tây Bắc, tiếng Việt được dùng thông dụng song vẫn có những nét riêng của phương ngữ. Bài học này giúp chúng ta nhận ra những nét riêng của phương ngữ Thanh Hoá, từ đó dạy học sinh nói và viết đúng tiếng Việt.

I. Đặc điểm ngôn ngữ địa phương Thanh Hoá.

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 3. a) Vấn đề ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ địa phương Thanh Hoá. b) Những thanh điệu và âm vần người Thanh Hoá dùng thường sai. c) Một số nét riêng biệt về cách dùng từ của người dân Thanh Hoá.

52

Thông tin phản hồi:

1. Thế nào là ngôn ngữ địa phương.

Mọi người dân Việt Nam cùng có chung một ngôn ngữ đó là tiếng Việt, dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ chính để giao tiếp giữa các cộng đồng, trong hoạt động hành chính và giao tiếp quốc tế. Trong nội dung này chỉ bàn tới tiếng địa phương theo nghĩa là những đặc điểm của người dân Thanh Hoá trong quá trình sử dụng tiếng Việt. Tiếng địa phương là tiếng nói riêng của cư dân ở một vùng nhất định. Về căn bản đó chỉ là chi nhánh của ngôn ngữ toàn dân. Tiếng địa phương Thanh Hoá là một bộ phận của tiếng địa phương Bắc Trung Bộ và một phần nhỏ tiếng địa phương Đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc điểm riêng so với chuẩn tiếng Việt. Trong tiếng địa phương Thanh Hoá cũng có đặc điểm riêng của từng tiểu vùng. Tiểu vùng đó có khi ở một số huyện hay một huyện, có khi ở một xã và có khi lại ở một làng nhất định.

2. Một số lỗi về thanh điệu và âm vần của ngôn ngữ địa phương Thanh Hoá.

2.1. Về thanh điệu.

Người Thanh Hoá trong khi nói và viết thường sai các lỗi về thanh điệu như: dùng lẫn lộn giữa thanh hỏi (?) và thanh ngã (~): ngất ngưỡng (ngất ngưởng), ngưởng cữa (ngưỡng cửa), mê mãi (mê mải), đẹp mải (đẹp mãi), ngọn lữa (ngọn lửa), lần lửa (lần lữa), kĩ luật (kỉ luật), mỉ thuật (mĩ thuật), số lẽ (số lẻ), lẻ phải (lẽ phải), bão đãm (bảo đảm), dạy bão (dạy bảo), lẫn tránh (lẩn tránh)… Có khi dùng sai thanh ngã với thanh nặng: lẹ phải (lẽ phải), mụi nhọn (mũi nhọn)…

2.2. Về phụ âm đầu.

Nhầm lẫn giữa ch và tr: chim chắng (chim trắng), ông chăng (ông trăng), chà chộn (trà trộn), trông trênh (chông chênh), con chăn (con trăn), chăn chở (trăn trở)… Nhầm lẫn giữa s và x: củ xắn (củ sắn), xẵn xàng (sẵn sàng), sông sênh (xông xênh), xung xướng (sung sướng), xạch xẽ (sạch sẽ), sổ số (xổ số)… Nhầm lẫn giữa d và r: ra riết (da diết), dộn dàng (rộn ràng), dung dinh (rung rinh), rẻo mồm (dẻo mồm), rập nát (dập nát)…

53

Nhầm lẫn giữa l với n: nhãn nồng (nhãn lồng), nàm ruộng (làm ruộng), lói chuyện (nói chuyện), ná xanh (lá xanh), có đi có nại (có đi có lại), na hét (la hét), quả la (quả na), lương rẫy (nương rẫy)… Nhầm lẫn giữa d và gi: dảng dạy (giảng dạy), giấy lên (dấy lên), dấy bút (giấy bút), dây phút (giây phút), giây thừng (dây thừng)… Nhầm lẫn giữa ng và ngh: ngông ngênh (ngông nghênh), ngô ngê (ngô nghê), ngốc ngếch (ngốc nghếch), gập gềnh (gập ghềnh)… Nhầm lẫn giữa q và c: cày quốc (cày cuốc), cuốc ca (quốc ca), thắng quộc (thắng cuộc)…

2.3. Về về âm cuối.

Học sinh thường sai như : ăng mặc (ăn mặc), lệc lạc (lệch lạc), bịch mắt (bịt mắt), ngay ngắng (ngay ngắn), thiếc đãi (thiết đãi), niềm tinh, niềm ting (niềm tin), thịch lợn (thịt lợn), ngày tếch (ngày tết)…

2.4. Về âm chính.

Sai khi dùng iê: lúa chim (lúa chiêm), vụ chim (vụ chiêm), cái lìm (cái liềm), đứng nghim (đứng nghiêm), đứng nghing (đứng nghiêng), que dim (que diêm), tìm kím (tìm kiếm), đi viền (đi về)…

Sai khi dùng ươ và ưu: con hưu (con hươu), ngãi cướu (ngãi cứu), cái bứu (cái bướu), quả lịu (quả lựu), bớc chân (bước chân)…

Sai khi dùng uô: không ngui (không nguôi), khun phép (khuôn phép), lùng nứa (luồng nứa)…

3. Dùng từ ngữ địa phương.

3.1. Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.

Từ ngữ chỉ ruột thịt thân thích trong tiếng địa phương Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng, được dùng trong giao tiếp hằng ngày và cả trong sáng tạo nghệ thuật. Cách dùng từ địa phương theo dạng này tạo nên những sắc thái tình cảm, nghệ thuật độc đáo khiến người đọc, người nghe dễ rung động.

3.2. Từ ngữ xưng hô.

Từ ngữ xưng hô tiếng địa phương Thanh Hoá được dùng rộng rãi trong sinh hoạt hằng ngày và cả trong sáng tạo nghệ thuật, nhất là trong văn học dân gian: Một số từ địa phương học sinh thường dùng xưng hô trong giao tiếp như: tau (tao), choa (chúng tao), hắn (nó), bọn bay (chúng mày)…

3.3. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động.

54

Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động trong ngôn ngữ Thanh Hoá cũng được sử dụng rộng rãi nhằm phản ánh đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội của địa phương. Với những đặc điểm riêng trong lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng hoạt động… đã góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật, thể hiện cái chân chất của cuộc sống và tâm hồn con người Xứ Thanh.

Ba thằng giặc Pháp lăng xăng Vào đây du kích coi bằng tép riu! (Ca dao Thanh Hoá 1945 - 1975) Sông Mã nước cả sóng cao Mối thù giặc Pháp sóng sao đọ bằng! Sông Mã sóng cả nước nhiều Sóng lòng ta vỗ, sóng triều còn thua! (Ca dao Thanh Hoá 1945 -1975) Một số từ địa phương học sinh thường dùng chỉ sự vật: trấy thu đủ (quả đu đủ), lọ (lúa)… ; từ chỉ số lượng: ối, mê (nhiều)… ; chỉ địa điểm: ở mô ( ở đâu, chỗ nào), tê (chỗ kia)…; trong cách hỏi: mần răng (làm sao), răng rứa (sao vậy)…

II. Nguyên nhân lỗi chính tả và dùng từ của học sinh Thanh Hoá.

Hoạt động 2: Hoạt động chung cả lớp. Nguyên nhân sai lỗi chính tả và dùng từ của học sinh tiểu học Thanh Hoá và địa phương bạn đang công tác.

Thông tin phản hồi:

Như trên đã nêu, nói về phương ngữ và các lỗi thường gặp có đặc điểm riêng của các vùng miền và các địa phương khác nhau (có khi ở một vùng rất nhỏ) trong tỉnh nhưng nhìn chung có các nguyên nhân cơ bản sau:

1. Do thói quen sử dụng lâu đời của nhân dân địa phương. Những từ ngữ đó đã thấm sâu vào nếp sống sinh hoạt, giao tiếp của họ; được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và trở nên thói quen, thông dụng. Học sinh cũng tiếp nhận nó một cách vô thức và đưa vào trong các bài viết, trong giao tiếp.

2. Do phát âm không chuẩn, không chính âm nên cũng không chính tả. Trong ngôn ngữ thường nói sao viết vậy, sai về phát âm sẽ dẫn đến sai về chính tả. Lỗi về phát âm lại có sự ổn định vì nó được kế thừa từ đời này qua đời khác và chịu sự tác động gần gũi do giao tiếp nhiều nhất là gia đình sau đó là cộng đồng làng xã, dân tộc.

55

3. Đội ngũ giáo viên cũng theo xu hướng địa phương hoá. Giáo viên là người của cộng đồng, gần gũi, cùng có cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp thường nhật với cộng đồng, do đó chịu sự tác động và ảnh hưởng của sự giao tiếp đó. Bởi vậy, trong quá trình giáo dục và giảng dạy khó phát hiện ra lỗi thường gặp của học sinh để sửa chữa cho các em và chính bản thân một số giáo viên cũng thể hiện sự không chuẩn đó trong giao tiếp và giảng dạy khiến học sinh bắt chước, dẫn đến sai.

III. Hướng khắc phục những lỗi thường gặp.

Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 2. a) Hướng khắc phục lỗi ngôn ngữ địa phương cho học sinh tiểu học Thanh Hoá. b) Bạn hãy nêu những “mẹo” để giúp học sinh viết ít sai lỗi chính tả. Thông tin phản hồi:

1. Tạo nên một môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt trong cộng đồng dân cư cũng như trong trường học. Khắc phục dần các lỗi ngữ âm và các từ ngữ thiếu thông dụng. 2. Giáo viên và nhà trường phải quan tâm giải quyết những lỗi ngôn ngữ địa phương. - Ngôn ngữ giáo viên phải chuẩn mực. - Cần chăm lo sửa chữa lỗi cho học sinh cả về chính âm cũng như chính tả và cách dùng từ chính xác. - Tổ chức các cuộc thi và giao lưu về hùng biện, viết đẹp, viết đúng chính tả và phát triển vốn từ theo hướng chuẩn hoá cho học sinh. - Cá thể hoá đối tượng trong quá trình giáo dục. Chăm lo sửa lỗi cho các em có các tật về phát âm, các lỗi chính tả đã trở thành thói quen của từng học sinh. - Việc chữa lỗi ngôn ngữ địa phương cho các em phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoạt động.

3. Một số mẹo khi viết chính tả. 3.1. Dựa vào các quy tắc ngữ âm để viết các chữ: k/c, ng/ngh, g/gh: - Đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê viết k, gh, ngh (quốc kì, kiểm điểm, que kem, kiểm kê; ghi chép, nghiêm nghỉ, nghe nói...) - Đứng trước các nguyên âm: a, ă, u, ư, o, uô, ươ viết c, g, ng (cái ca, căn nguyên, cúc áo, cư dân, kéo co, cuộc chơi, cá cược, nhà ga, đôi guốc, gay go, ngay ngắn, soi gương…).

56

3.2. Kết hợp giữa chính âm và chính tả để ghi đúng các âm đầu, âm cuối: - Nhớ âm, nhớ nghĩa để đọc đúng, viết đúng các từ: man mát (hơi lạnh)/man mác (chỉ nỗi buồn). bàng quan ( nhìn sự vật hiện tượng, vấn đề thiếu chú ý)/ bàng quang (cơ quan tiết niệu). hươu (con hươu)/ hiêu (vô nghĩa). hưu (nghỉ theo chế độ - về hưu)/hiu ( quạnh quẽ, đìu hiu, buồn, thanh vắng). - So sánh với từ gần âm, gần nghĩa, trái nghĩa để nhớ cách viết chính tả. Ví dụ: can/gan , đường (đi)/ đường (ăn), lợi (danh từ)/ lợi (động từ), bác (danh từ)/ bác (động từ). 3.3. Dựa vào quy tắc ngữ nghĩa để phân biệt các chữ ghi âm d/gh: Phải nhớ nghĩa, nhớ âm và cách viết quen thuộc từng từ để viết đúng chính tả. Ví dụ: - Vật dùng để chặt, thái viết là “dao” (mài dao, con dao…); khi chỉ mối quan hệ tương tác, qua lại thì viết là “giao” (bàn giao, giao hữu, giao ban, giao lưu…). - Vật dùng để ghi chép, viết là “sổ” (sổ tay, sổ điểm, sổ công tác…); khi dùng để chỉ hoạt động, hành động viết là “xổ” (xổ số, xổ tung, …). 3.4. Dựa vào quy tắc hoà phối âm thanh của các tiếng trong từ láy để phân biệt thanh hỏi và ngã. Trong tiếng Việt, giữa các tiếng trong từ láy có sự hoà phối về thanh điệu theo hai khả năng phổ biến sau: - Các tiếng có thanh không, sắc, hỏi thường đi với nhau: man mác, sắc sảo, líu lo, lúc lỉu, lắc lư, đỏ đắn… Nếu bắt gặp các trường hợp như: vẫn vơ, nghỉ ngợi, mãi mê, suôn sẽ… ta có thể khẳng định nhanh là đã sai lỗi chính tả. - Các dấu có thanh huyền, ngã, nặng, thường đi với nhau: rực rỡ, chững chạc, ngọt ngào, thẫn thờ, bạc bẽo… Nếu bắt gặp các trường hợp như: giục giả, dổ dành, mỉ mản, suồng sả… ta khẳng định ngay được là đã sai lỗi chính tả.

Tổ chức các hoạt động dạy học:

Giảng viên giao việc cho từng nhóm trao đổi và trình bày trước lớp, các nhóm khác góp ý và bổ sung. Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét và chốt lại qua thông tin phản hồi.

Câu hỏi và bài tập tự đánh giá:

1. Nêu những loại lỗi thanh điệu, âm vần và dùng từ mà học sinh tiểu học Thanh Hoá nói chung và địa phương bạn đang trực tiếp công tác thường mắc. Theo bạn loại lỗi nào là nặng nhất ?

57

2. Theo bạn, để khắc phục tình trạng lỗi ngôn ngữ học sinh tiểu học Thanh Hoá và học sinh địa phương bạn đang công tác cần tiến hành các biện pháp nào? Nêu một việc làm mà bạn cho là có hiệu quả nhất.

3. Tại sao một bài Chính tả ở tiểu học lại có hai phần: phần âm vần và phần viết (nhìn viết, nghe viết, nhớ viết)? Để khắc phục tình trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học tỉnh Thanh Hoá và địa phương bạn công tác, trong các tiết dạy học Chính tả, theo bạn ta cần chú ý những điều gì ? Nêu dẫn chứng cụ thể.

Bài 4. Dạy học ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học Thanh Hoá

(1 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được: Dạy học Ngữ văn địa phương là dạy cái gì và dạy như thế nào để có hiệu quả cao nhất.

Các phương tiện hỗ trợ:

Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc.

Giới thiệu:

Giáo học pháp môn Tiếng Việt cấp Tiểu học thể hiện những vấn đề cơ bản, khái quát về yêu cầu của quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung. Để đạt hiệu quả giáo dục ngày càng cao trong dạy học Ngữ văn cho học sinh địa phương, giáo viên cần phải quan tâm đến việc dạy học phù hợp với đối tượng và cá thể hoá trong quá trình dạy học; đối tượng giáo dục cụ thể ở đây là học sinh tiểu học Thanh Hoá.

Hoạt động : Hoạt động theo nhóm 2. a) Dạy học Ngữ văn địa phương điều quan trọng nhất là dạy cái gì ? b)Tổ chức dạy học Ngữ văn địa phương như thế nào để có hiệu quả cao nhất? Thông tin phản hồi:

I. Dạy học Ngữ văn địa phương Thanh Hoá là dạy về mảnh đất và con người Thanh Hoá. Thanh Hoá là nơi xuất hiện sớm của tổ tiên loài người sống trên đất Việt. Những di chỉ thời đại đồ đá cũ, đồ đá mới, đến nền văn hoá Đông Sơn đã chứng minh con người thông minh đã sớm có trên mảnh đất Thanh Hoá.

58

Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc đến thời kì phong kiến tự chủ, vùng đất địa linh gắn liền với những người anh hùng hào kiệt đã đi vào lịch sử Việt Nam như những trang huyền thoại. Từ Bà Triệu đến Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi … gắn liền với núi Nưa, thành Tây Giai, điện Lam Kinh, mãi mãi sống trong tâm thức con người Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, mảnh đất và con người Xứ Thanh dẻo dai cùng những đoàn xe thồ phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ; cầu Hàm Rồng hiên ngang, sừng sững dưới hàng vạn tấn bom đạn kẻ thù, bắt kẻ thù phải cúi đầu chấp nhận thất bại thảm hại. Thanh Hoá trong bao đời nay xứng đáng là “phên dậu” của quốc gia. Lịch sử oai hùng đó đã in đậm trong dòng văn học nghệ thuật dân gian qua những trang truyền thuyết, câu chuyện cổ tích, câu ca dao, điệu hò sông Mã và các làn điệu dân ca. Truyền thống đó lại càng được phát huy trong dòng văn học viết Xứ Thanh của những con người Thanh Hoá viết về quê hương mình cũng như bao nhiêu tác giả tỉnh ngoài mến mộ đã ca ngợi mảnh đất và con người Xứ Thanh. Thông qua các tác phẩm văn học, giúp các em nắm thêm được tên đất, tên làng, cùng các vùng quê đẹp đẽ, trù phú, những con người tài trí, dũng cảm giàu bản sắc và tính nhân văn của mảnh đất và con người Xứ Thanh. Dạy học Ngữ văn địa phương cho học sinh là dạy về mảnh đất và con người Xứ Thanh, giúp cho các em hiểu được truyền thống văn hoá, anh hùng, dũng cảm của quê hương. Từ đó dấy lên lòng tự hào về quê hương, ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng để góp phần xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống của cha ông bao đời nay.

II. Dạy học Ngữ văn địa phương là dạy cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của truyền thống văn hoá, sự sáng tạo trong văn học và sự đa dạng trong phong cách ngôn ngữ của địa phương, đồng thời cho các em thấy được những điều cần phải khắc phục để hoà đồng cùng sự giao tiếp của mọi miền đất nước. Vốn ngôn ngữ của cư dân Thanh Hoá phát triển sớm, khá phong phú, có một sắc thái riêng, đậm đà, chân chất, mộc mạc như con người Thanh Hoá nhưng cũng rất tình cảm và tế nhị. Bên cạnh những ưu điểm trên, trong giao tiếp bằng lời cũng như chữ viết người Xứ Thanh còn có nhiều lỗi ngữ âm cũng như chính tả. Chính điều đó đã in đậm trong tiềm thức của các em, nên dẫn đến trong ngữ âm, trong chính tả và cách dùng từ của học sinh có nhiều lỗi cần được khắc phục. Để khắc phục được điều này đòi hỏi trong ý thức cộng đồng dân cư phải từng bước có những sự thay đổi, nhưng yếu tố quyết định trong sự khắc phục thiếu sót này trước tiên phải kể đến trách nhiệm của nhà trường và quan trọng nhất là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy. Giáo viên phải cầm tay, chỉ việc, uốn nắn cho các em và trước tiên là sự mẫu mực của chính bản thân mình.

III. Dạy học Ngữ văn địa phương là tìm biện pháp để các em nắm được những nét khái quát về văn học quê hương mình cùng các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn.

59

Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Thanh Hoá gắn liền với từng trang lịch sử dân tộc. Vì vậy, văn học Thanh Hoá cùng đồng hành với các giai đoạn và các trào lưu văn học của đất nước. Khi chưa có chữ viết đã có văn học truyền miệng (văn học dân gian). Chữ viết ra đời, ngay từ những giai đoạn đầu tiên các tác giả Thanh Hóa đã có những tác phẩm lưu truyền cho đến ngày nay. Nói về thể loại văn học Thanh Hoá cũng đa dạng, phong phú như văn học nước nhà, bên cạnh đó còn có những nét đặc thù của mảnh đất và con người Xứ Thanh. Nếu kể về đội ngũ sáng tác, văn học Thanh Hoá luôn có một đội ngũ hùng hậu đồng thời có các tác giả và tác phẩm xứng đáng là ngọn cờ của từng giai đoạn. Dạy học Ngữ văn địa phương là thông qua các hoạt động và bài học, gieo vào các em lòng tự hào về truyền thống văn hoá, nền văn học nghệ thuật của quê hương.

IV. Dạy học Ngữ văn địa phương không chỉ là việc dạy trên sách vở của bộ môn Tiếng Việt mà phải lồng ghép vào quá trình dạy học các môn học cùng các hoạt động giáo dục. Khi dạy học Ngữ văn địa phương, nhà trường và giáo viên luôn đưa học sinh vào các hoạt động trong chính khoá cũng như ngoại khoá. Giáo viên cần quan tâm tới ngôn ngữ của các em: sửa các lỗi phát âm, chính tả, mở rộng vốn từ, để các em sửa các lỗi ngôn ngữ địa phương. Thông qua các tên đất, tên làng cùng các danh nhân (ở các tiết Lịch sử, Địa lí) gắn liền với các câu tục ngữ, ca dao, câu chuyện dân gian làm cho các em hiểu về truyền thống lịch sử, mảnh đất “ địa linh, nhân kiệt” Xứ Thanh. Tổ chức việc ngoại khoá, sưu tầm cùng việc tổ chức các hoạt động xã hội đoàn thể, ngoài giờ lên lớp để nâng cao sự hiểu biết cho các em như: thi sưu tầm văn học dân gian Thanh Hoá và quê em, thi tiếp sức trong mở rộng vốn từ, thi sáng tác, thi kể chuyện, thi hùng biện giới thiệu về các danh lam, thắng cảnh và lịch sử quê em, thi nêu lên các lỗi ngữ âm địa phương em thường mắc cũng như các từ địa phương được đưa vào sử dụng với dụng ý nghệ thuật qua các câu thơ, câu văn hay và bình chú… Cách tổ chức các hoạt động dạy học: Chia lớp thành các nhóm để thảo luận và trao đổi về các vấn đề được giao, các nhóm khác bổ sung; giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét và chốt lại một số nội dung chính. Câu hỏi và bài tập tự đánh giá: 1. Dạy học Ngữ văn địa phương ở tiểu học, theo bạn, cần phải dạy những nội dung gì? 2. Nên tổ chức dạy học Ngữ văn địa phương như thế nào để có hiệu quả cao nhất? 3. Hãy nêu một số việc mà bạn đã tiến hành trong việc dạy học Ngữ văn địa phương và cho rằng là có hiệu quả cao nhất?

60

4. Bạn có những đề xuất gì đối với Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học Ngữ văn địa phương (chương trình, tài liệu, tập huấn đội ngũ...)?

Bài 5. Thực hành dạy học ngữ văn địa phương (1 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên nắm được: - Thực hành dạy học Ngữ văn địa phương là làm những điều gì. - Cách thức tiến hành các hoạt động đó như thế nào.

Các phương tiện hỗ trợ:

Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc.

CÁC TỔ, NHÓM THỰC HÀNH THEO NHỮNG NỘI DUNG SAU

1. Bạn hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ, câu đố hoặc hát một làn điệu dân ca, hoặc kể lại một câu chuyện dân gian xuất phát từ quê hương Thanh Hoá mà bạn rất yêu thích. 2. Xây dựng một kế hoạch sưu tầm văn học dân gian địa phương Thanh Hoá cho tập thể giáo viên và học sinh trường tiểu học bạn đang công tác. 3. Thống kê các tác phẩm (có thể là đoạn trích) của các tác giả là người Thanh Hoá được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt cấp Tiểu học. 4. Phân tích một trong ba bài thơ sau của tác giả Xứ Thanh: Lũy tre xanh (Hồ Dzếnh), Mẹ ra Hà Nội (Lê Đình Cánh), Đò Lèn (Nguyễn Duy). 5. Thống kê các lỗi tiếng Việt (ngữ âm, chính tả, dùng từ địa phương) của học sinh trường tiểu học nơi bạn đang công tác. Nêu lên các nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 6. Xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn địa phương cho trường hoặc lớp do bạn phụ trách. Cách tổ chức hoạt động: - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và trình bày một vấn đề, các nhóm khác bổ sung.

61

- Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét hoạt động của các nhóm, chốt lại một số nội dung chính.

Bài 6. Ôn tập về Ngữ văn địa phương (2 tiết)

Mục tiêu:

Giúp học viên ôn và hệ thống lại: - Những nét đặc sắc của dòng Văn học dân gian cùng các tác giả và tác phẩm tiêu biểu dòng Văn học viết Thanh Hoá qua các giai đoạn. - Những đặc điểm của ngôn ngữ địa phương Thanh Hoá và các biện pháp giúp cho học sinh ít sai sót trong trong quá trình giao tiếp bằng lời nói và chữ viết. - Những kĩ năng xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ:

Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc.

Nội dung ôn tập: Học viên chuẩn bị đề cương ở nhà và thảo luận ôn lại những nội dung chính theo hệ thống câu hỏi giảng viên nêu như sau:

1. Văn học dân gian Thanh Hoá. a) Có thể dựa vào những yếu tố nào để phân biệt văn học dân gian Thanh Hoá với văn học dân gian các địa phương khác ? Phân tích để làm sáng tỏ. b) Văn học dân gian Thanh Hoá có những thể loại nào ? Nét đặc sắc của mỗi thể loại ? Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của truyện dân gian Thanh Hoá và một số câu ca dao, tục ngữ, hò, vè, đồng dao… mà anh (chị) cho là xuất phát từ địa phương Thanh Hoá. c) Phân tích một tác phẩm văn vần và một tác phẩm văn xuôi trong kho tàng văn học dân gian Thanh Hoá.

2. Văn học viết Thanh Hoá.

62

a) Kể tên một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học viết Thanh Hoá qua các giai đoạn. b) Kể tên các tác phẩm của các tác giả là người Thanh Hoá được đưa vào học trong chương trình môn Tiếng Việt tiểu học. c) Xây dựng kế hoạch bài học cho một tác phẩm tiêu biểu của tác giả là người Xứ Thanh được đưa vào học trong chương trình Tiếng Việt tiểu học.

3. Dạy học Ngữ văn địa phương. a) Theo anh (chị) dạy Ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học cần phải chú ý tới những vấn đề gì ? b) Hãy thống kê các lỗi ngữ âm, chính tả, và dùng từ mà học sinh tiểu học Thanh Hoá nói chung và địa phương anh (chị) đang công tác thường mắc phải. Tìm nguyên nhân và biện pháp để khắc phục các lỗi địa phương đó. c) Xây dựng một kế hoạch về dạy học Ngữ văn địa phương cho lớp (giáo viên trực tiếp đứng lớp) hay trường tiểu học (lãnh đạo trường và phụ trách Đoàn Đội). Thông tin phản hồi: Phản hồi cho câu hỏi 1: Xem thông tin phần Văn học dân gian. Phản hồi cho câu hỏi 2: Xem thông tin phần Văn học viết. Phản hồi cho câu hỏi 3: Xem phần thông tin phần Dạy học Ngữ văn địa phương. Cách tổ chức ôn tập: Bước 1 : Học viên tự ôn tập và làm đề cương. Trên cơ sở các nguồn tài liệu, việc tổ chức học tập theo các phần cùng các câu hỏi giảng viên đã cho, học viên tự học và xây dựng đề cương cho từng nội dung theo câu hỏi. Bước 2: Tổ chức thảo luận và ôn tập tại trường. - Các trường tiểu học tổ chức ôn tập tập trung tại trường (có thể theo từng tổ chuyên môn kết hợp với toàn trường) nhằm hệ thống và giải đáp thắc mắc hoặc nêu lên những điều mà toàn trường chưa thống nhất. - Cá nhân và nhà trường thông qua kế hoạch dạy học Ngữ văn địa phương của từng cá nhân và của nhà trường. - Gửi các ý kiến cần làm rõ hoặc chưa thống nhất cần giải đáp và kế hoạch dạy học Ngữ văn địa phương của nhà trường về Ban chỉ đạo nội dung bồi dưỡng của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bước 3: Giải đáp thắc mắc và chuẩn bị kiểm tra. - Tổ chức các lớp học tập trung để đại diện các đơn vị trao đổi theo các nội dung đã nêu và đề đạt các vấn đề cần làm rõ thêm. - Giảng viên góp ý bổ sung ý kiến đơn vị đã trao đổi. Giải đáp các vấn đề cần làm rõ. Hệ thống lại các nội dung đã học.

63

- Ban chỉ đạo chương trình quán triệt và thông qua kế hoạch kiểm tra.

Chương III. VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG

Bài 1. DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ (2 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên nắm được: - Thanh Hoá là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh. - Là cái nôi của người Việt, có truyền thống lịch sử lâu đời; truyền thống đó được xây dựng và không ngừng tôn tạo từ xa xưa tới nay. Các phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu, băng hình về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, màn hình, giấy, bút, phòng làm việc. Giới thiệu: Thanh Hoá là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, được thiên nhiên và con người kiến tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử tầm cỡ quốc gia và thế giới. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng với thế giới tâm linh là những giá trị quý báu góp phần tạo nên tiềm năng lớn để xây dựng Thanh Hoá ngày càng giàu và đẹp.

I - Thiên nhiên và con người đã tạo nên những danh lam thắng cảnh và di tích Lịch sử - Văn hoá ở Xứ thanh. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm

a) Những yếu tố nào đã tạo nên danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử - Văn hoá Xứ Thanh?

64

b) Bạn hãy giới thiệu một số danh lam thắng cảnh của Thanh Hoá và ở địa phương bạn đang công tác. c) Bạn hãy giới thiệu một số Di tích lịch sử - Văn hoá của Thanh Hoá và ở địa phương bạn đang công tác. d) Bạn hãy giới thiệu một số Di tích văn hoá tâm linh - chùa chiền của Thanh Hoá và ở địa phương bạn đang công tác.

Thông tin phản hồi: 1- Một số nét về đặc điểm địa lí văn hoá Thanh Hoá. Thanh Hoá là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam với đầy đủ các vùng miền: miền núi, vùng cao biên giới, đồng bằng trung du, đồng bằng ven biển và các đô thị. Mỗi một miền đều có những đặc điểm riêng và góp phần tạo nên nét văn hoá Xứ Thanh. Đất đai, tài nguyên phong phú đa dạng. Sự hùng vĩ của núi rừng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông Mã chảy qua các tỉnh cuồn cuộn đổ vào Thanh Hoá giao nhau với dòng sông Chu hiền hoà vươn mình ra biển khơi- nơi có nhiều bãi tắm ngang hàng với các bãi tắm đẹp của cả nước- tạo nên các khu du lịch và nghỉ dưỡng hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế. Những dãy núi đá vôi đồ sộ trong đó có các hang động mà thiên nhiên ban tặng với nhiều hình thù kì thú, giàu chất huyền thoại, tín ngưỡng và huyền bí. Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên những khu du lịch sinh thái hấp dẫn, với những khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, những dòng suối cá, những vườn chim… luôn luôn hấp dẫn với khách thập phương và các nhà nghiên cứu sinh thái. 2- Thanh Hoá là cái nôi của cộng đồng người Việt sinh sống từ lâu đời và tạo lập nên truyền thống lịch sử oai hùng cùng cả nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các di chỉ khảo cổ học đã khẳng định cộng đồng người Việt có rất sớm trên quê hương Thanh Hoá và tạo lập nền văn hoá Đông Sơn, văn minh sông Hồng từ buổi bình minh đất nước. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Thanh Hoá là nơi địa linh, nhân kiệt, là “phên dậu” của quốc gia, là chiến địa với những chiến công oai hùng cùng các bậc anh hùng dân tộc, các bậc hiền tài góp phần xây dựng nên đất nước giàu đẹp ngày hôm nay. Những chiến công cùng với hình ảnh người anh hùng, cùng những huyền thoại trong dựng nước và giữ nước đã đi vào trong tâm lich và được nhân dân Xứ Thanh và cả nước từ xưa tới nay tôn thờ. Là một tỉnh lớn, với gần 3,7 triệu dân gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi một vùng miền, mỗi một dân tộc có một sắc màu văn hoá riêng, những tín

65

ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng của các tiểu vùng văn hoá trên quê hương Thanh Hóa. II. CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

TIÊU BIỂU

1. Các danh lam thắng cảnh. 1.1. Thanh Hoá có nhiều hang động đẹp và kì thú.

Thanh Hoá có nhiều rừng núi và nhiều dãy núi đá vôi lớn. Chính từ những dãy núi đá vôi đã tạo nên nhiều hang động đẹp với những hình hài và sắc màu khác nhau, rất huyền bí. Từ tín ngưỡng và ước vọng, người dân Xứ Thanh đã thổi hồn vào các hang động và nhũ đá, đặt cho nó những cái tên vừa lãng mạn, giàu ước vọng: nào ông tiên, ông phật, bàn cờ, đường lên trời…, vừa hiện thực nhưng cũng rất thanh tao với những chum tiền, chum gạo, hũ muối ; rất tiên cảnh nhưng cũng rất trần thế.

Động Từ Thức Nằm ở dãy núi Tam Điệp thuộc địa phận xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá), động Từ Thức thu hút khá nhiều du khách. Động Từ Thức còn gọi là Động Bích Đào, là một hệ thống hang động núi đá vôi với nhiều nhũ đá được gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp tiên. Sự độc đáo của hang Từ Thức khó kể hết lời nếu không tận mắt du ngoạn khám phá vẻ đẹp đầy bí ẩn nơi đây. Đi trong hang, thấy đây đó râm ran tiếng người cười nói, tiếng chân khỏa nước, tiếng nước chảy rả rích, thấy thấp thoáng những vầng ánh sáng di động bập bùng ẩn hiện, khiến cảnh quan vốn lô xô nhiều hình tượng càng thêm hấp dẫn du khách, như được trải bước lạc vào cõi mộng Từ Thức. 1.2. Thanh Hoá là nơi có bờ biển dài và đẹp. Phía đông, Thanh Hoá mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông, với đường bờ biển của dải đất liền hơn 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Biển Thanh Hoá không chỉ cung cấp nguồn hải sản phong phú mà còn tạo nên những bãi tắm đẹp để khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch, nghỉ dưỡng. Có bãi biển đã được đưa vào khai thác từ lâu như Sầm Sơn, gần đây mới có thêm như Hải Hoà (Tĩnh Gia), Hải Tiến (Hoằng Hoá)… Các bãi tắm của Thanh Hoá thường gắn liền với núi nhô ra tận biển, bờ cát sạch và phẳng, thường gắn liền với đền, chùa và các điển tích huyền thoại tạo điều kiện cho khách tham quan du lịch thực hiện các yếu tố tâm linh. Các bãi tắm biển Thanh Hoá đều nằm trên các trục đường giao thông lớn thuận lợi cho khách du lịch như: quốc lộ 1A đến với biển Hải Hoà, quốc lộ 47 đến với Sầm Sơn… Đến với các bãi biển Thanh Hoá, ngoài nghỉ dưỡng, tắm mát du khách được hoà vào trong khung cảnh thiên nhiên, môi trường trong

66

sạch, thoáng đãng nhưng cũng gần với các khu đô thị, thuận lợi cho việc giao lưu. Sau đây xin giới thiệu một số bãi biển là khu nghỉ dưỡng và tham quan du lịch nổi tiếng cùng cả nước trên quê hương Thanh Hoá.

Biển và núi ở Sầm Sơn

Bãi biển Sầm Sơn (thuộc thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá) cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông và cách Hà Nội 170km, là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Với bãi biển chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, đây là nơi tắm biển rất tốt. Ngay từ thời Pháp thuộc, làng Núi Sầm Sơn cùng bãi biển dưới chân núi được coi là khu nghỉ mát cho các quan chức người Pháp. Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Đông Dương, và dần dần trở thành bãi tắm lí tưởng thu hút khách du lịch thập phương

Không chỉ có biển thơ mộng cùng bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn ban tặng cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng trên núi Trường Lệ với những truyền thuyết lung linh sắc màu huyền thoại mang đậm chất nhân văn. Hòn Cổ Giải là nơi Trường Lệ tiếp xúc với biển trông như con giải khổng lồ đang vươn ra biển khơi. Đền Độc Cước (còn gọi là đền Gầm) ngự trên đỉnh hòn Cổ Giải, điểm cực Bắc của dãy Trường Lệ, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một chân, gắn liền với truyền thuyết chàng khổng lồ xẻ đôi mình, một nửa ra khơi tiêu diệt thủy quái bảo vệ dân chài, còn một nửa đứng canh trên đỉnh hòn Cổ Giải. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Trong đền có tượng thần Độc Cước bằng nửa thân người và bước chân khổng lồ trên đá của chàng trai dũng cảm đó.

1.3. Miền núi Thanh Hoá có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng . Thanh Hoá không chỉ có biển bạc mà còn có cả rừng vàng. Rừng ở Thanh Hoá kéo dài suốt từ Bắc chí Nam của tỉnh, nằm trong hệ thống rừng già nhiệt đới, là bộ phận cực Nam của đồi núi miền Tây Bắc nước ta và gắn với biên giới nước bạn Lào. Đường Trường Sơn men theo chiều dài của rừng Thanh Hoá cùng các cửa khẩu thông thương với nước bạn Lào, thuận lợi cho khách du lịch. Rừng Thanh Hoá là nơi bắt nguồn của nhiều dòng suối và sông đổ ra biển cả. Chính hệ thông sông suối này là đường giao thông thuận lợi giữa miền núi và miền xuôi. Nhiều hồ, đập được hình thành từ sông suối tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thú .

Suối cá thần Cẩm Lương

67

Suối Cá Thần nằm ở Làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Suối Cá Thần được bắt đầu từ chân của một ngọn núi đá, nơi đây đa số là đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Dòng nước trong vắt được chảy ra từ một miệng hang có đường kính chừng 1 mét. Mực nước thông thường chỉ sâu khoảng 30-54cm, vào mùa nước cạn (thường vào mùa Đông) mực nước chỉ chừng 20 - 25 cm, vậy mà có đến hàng trăm ngàn con cá nối đuôi nhau như những đoàn quân ra trận. Mùa nước cạn, những chú cá khoảng từ 1-2 kg cho đến khoảng trên 10kg thoải mái đùa giỡn, lộ rõ phần bụng và phần trên của cá. Du khách cũng có thể vuốt ve thân hình của cá làm chúng thích thú. Đây là một trong những cảnh đẹp vô cùng ấn tượng mà hầu hết du khách trong và ngoài nước tỏ ra yêu thích nhất. Nét độc đáo, hoang sơ và hùng vĩ của Suối Cá Thần đã được Nhà nước xếp vào một trong những cảnh đẹp Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch thì Suối Cá Thần ở Thanh Hoá là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước

Vuờn quốc gia Bến En Nằm cách Thành phố Thanh Hoá 46 km về phía Tây Nam, Vườn quốc gia Bến En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kì ai yêu thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá. So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như: Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương… Vườn Bến En có tầm cỡ thực sự về tiềm năng du lịch sinh thái.

Rừng Bến En thuộc hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm. Đây là trung tâm phân bổ của giống lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ đến vài trăm năm với đường kính gần 3m. Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý hiếm như chò chỉ, vù hương, sến mật, vàng tâm, lim xẹt, lát hoa, trai lý... và những nhóm cây thân mềm như song, mây, giang, tre, họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang ... Đặc biệt phong phú là có trên 300 loài cây dược liệu.

Đến với Vườn quốc gia Bến En, du khách có dịp khám phá nhiều điều thú vị giữa rừng đại ngàn và nghe chim kêu, vượn hú bên khe núi sườn non, hít thở không khí trong lành. Nhất định mai này Bến En sẽ trở thành khu du lịch sinh thái đầy hấp dẫn của tỉnh Thanh.

2. Các di tích Lịch sử - Văn hoá.

Thành nhà Hồ - Di sản Văn hoá Thế giới

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là công trình kiến trúc bằng đá có một không hai tại Việt Nam được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long - Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

68

Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.

Những phiến đá nặng hàng chục tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.

Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), Thành nhà Hồ đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Lam Kinh

Nếu có dịp qua Lam Kinh, Thanh Hóa, hãy ghé thăm quần thể lăng mộ các vua nhà Lê. Nơi đây giống như một vùng đất lịch sử bị lãng quên.

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 50km, cứ theo quốc lộ 47 thẳng hướng Tây Bắc là tới Lam Kinh. Bây giờ, đường Hồ Chí Minh đã mở, nếu đi từ Hà Nội vào Nghệ An cũng sẽ đi ngang qua khu di tích. Vùng đất này cách Suối cá Thần Cẩm Lương không xa.

Nằm ẩn mình giữa rừng sâu, từ đường Hồ Chí Minh, rẽ qua cầu Mục Sơn bắc qua sông Chu, bạn sẽ thấy một khu rừng lim cổ thụ uy nghi. Đó chính là khu di tích Lam Kinh. Nhưng trước khi vào thăm lăng mộ các vua Lê, hãy ghé vào thắp hương ở đền Lê Thái Tổ.

Điện Lam Kinh nay chỉ còn lại dấu vết của nền móng với những hàng chân cột bằng đá xếp vuông vức hình bàn cờ. Dã sử viết: Hồi quân Tây Sơn ra Bắc, gây nên nạn hỏa, điện Lam Kinh cháy đến mấy tháng liền.

Nối giữa sân rồng và chính điện còn lưu giữ thềm rồng gồm 9 bậc với hai đôi rồng đá được khắc tinh xảo, đặc trưng của kiểu rồng thời Lê.

Phía sau chính điện là dấu vết của chín tòa Thái miếu, mỗi tòa dài 16m, chạy hình vòng cung ôm lấy khu chính điện. Cạnh vết tích của các kiến trúc xưa, những cây thị, cây đa hàng trăm năm tuổi tỏa tán mát rượi cả khu vực.

69

Nói đến quần thể Lam Kinh, người ta thường nhắc nhiều nhất đến tấm bia Vĩnh Lăng. Bia Vĩnh Lăng là một công trình nghệ thuật có giá trị lớn về văn hóa và lịch sử nước ta.

Bia được dựng cách lăng mộ vua Lê Thái Tổ khoảng 300m, trên một gò đất cao gần Tây Hồ. Đây là một trong những tấm bia lớn nhất nước ta, với chiều cao 2,79m, chiều rộng 1,94m. Đặc biệt, tấm bia này được đặt trên lưng một con rùa khá lớn, chân có tới 6 móng, trong đó móng thứ 6 bị khuyết. Nhà bia mới được trùng tu năm 1961, nền nhà hình vuông, có 4 mái và 16 cột. Bia khắc bài văn đặc sắc của quan Hành khiển Nguyễn Trãi soạn, nêu khái quát về thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ.

3. Văn hoá tâm linh qua hệ thống chùa chiền ở Thanh Hoá. Toàn quốc hiện có khoảng 2000 nơi hành đạo theo các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Trong đó, chùa chiền chiếm khoảng 602 ngôi; đình, nghè, miếu khoảng 800 ngôi và khoảng 400 cơ sở thờ phụng khác. Riêng Thanh Hoá có khoảng 100 chùa, đền, đình, miếu, nghè và nhà thờ công giáo. Điều đó phản ánh thế giới thờ phụng tâm linh bao đời nay được người dân Thanh Hoá coi trọng. Đình, chùa, nhà thờ ở Thanh Hoá có từ rất sớm và luôn luôn được quan tâm trùng tu chăm sóc. Nơi đây không chỉ là chốn con người gửi gắm tâm linh, cầu nguyện cho cá nhân và quốc thái dân an mà còn là những công trình văn hóa, những điểm đến du lịch hấp dẫn.

Chùa Giáng Chùa Giáng là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ triều vua Trần Duệ Tông (1372-1377), tọa lạc ở chân núi Đốn Sơn (Vĩnh Lộc), xưa được liệt vào kì quan bậc nhất của xứ này. Truyền thuyết kể lại rằng, dưới triều vua Trần Duệ Tông, giặc Chiêm Thành đem quân cướp phá, quấy nhiễu dân cư, triều đình đã phái quân đi đánh nhưng không được. Nhà vua cho đó là họa lớn nên thân chinh dẫn quân đi dẹp giặc. Trên đường đi qua địa phận Đốn Sơn, thấy phong cảnh sơn thủy hữu tình bốn bên có núi, sông bao bọc, thật là một khu thắng địa. Đêm hôm đó, vua nằm mộng thấy có một đám mây vàng tựa như dải lụa cứ ẩn hiện trông rất kì lạ. Tỉnh giấc, vua mới biết mình đã nằm mộng nên sắc lệnh cho dân địa phương xây dựng một ngôi chùa đặt tên là Tường Vân, sau mới đổi tên là chùa Giáng (chùa ghi nhớ về đám mây lành). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, chùa là nơi chứa vũ khí, lương thực, che giấu cán bộ, chiến sĩ hoạt động cách mạng, góp phần cùng với cả nước giành độc lập dân tộc. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn, kì thú, ngày nay, chùa là điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, thắp hương cầu Phật. Do có những giá trị quan trọng của

70

di tích, mới đây, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã xếp hạng chùa Giáng là Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Cách tổ chức các hoạt động dạy học: - Chia lớp thành nhóm thảo luận và trình bày các nội dung đã được giao. Các nhóm khác bổ sung. - Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét và giới thiệu thông tin phản hồi cho các hoạt động. Câu hỏi và bài tập đánh giá: Giới thiệu một số Danh lam thắng cảnh và Di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu của Xứ Thanh (các nhóm nên chọn danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử gần địa phương công tác nhất). Thông tin phản hồi: Xem phần thông tin phản hồi ở các hoạt động 1, 2, 3.

Bài 2. LỄ HỘI (2 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên nắm được: - Những nét khái quát về lễ hội ở Thanh Hoá. - Các loại lễ hội và một số lễ hội được tổ chức ở Thanh Hoá. Các phương tiện hỗ trợ: - Bố trí đầy đủ phòng học, phòng thảo luận nhóm, các thiết bị phục vụ cho việc giới thiệu và thảo luận (đĩa hình, tranh ảnh, đầu chiếu). - Bố trí sân và một số trang phục để thực hành tổ chức một số hoạt động lễ hội tiêu biểu. Giới thiệu: Xứ Thanh là quê hương giàu truyền thống lịch sử và giàu chất văn hoá cùng với những nét đẹp của thế giới tinh thần, thế giới tâm linh. Vì vậy mỗi một vùng

71

quê Xứ Thanh từ xưa tới nay đều tự chọn cho mình những hình thức lễ hội nhằm đưa con người trở về với nguồn cội, cùng nhau hưởng thụ những giá trị văn hoá và cân bằng đời sống tâm linh.

Giới thiệu khái quát về Lễ hội ở Thanh Hoá

Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm a) Có thể chia lễ hội ở Thanh Hoá làm mấy loại? Đó là những lại nào? Giới thiệu khái quát về mỗi loại? b) Bạn hãy cho biết vì sao lễ hội vẫn được duy trì từ xưa tới nay?

Thông tin phản hồi: Có thể phân chia lễ hội ở Thanh Hóa thành mấy loại chính, đó là hội làng gắn với thờ cúng thành hoàng làng, nơi sản sinh và bảo tồn chính các lệ tục và trò diễn dân gian độc đáo ở các làng của Xứ Thanh; các lễ hội mang tính lịch sử, gắn với các nhân vật lịch sử hay đã được lịch sử hóa, thường có quy mô vượt ra khỏi phạm vi của làng, trở thành lễ hội của một vùng, như lễ hội đền Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, Trần Khát Chân ..., trong đó có những lễ hội còn mang tính dân gian đậm nét, nhưng cũng có những lễ hội mang tính cung đình, như Lễ hội Lam Kinh gắn với Lê Lợi; các lễ hội gắn với tôn giáo tín ngưỡng, như hội chùa, hội nhà thờ Thiên chúa giáo, đặc biệt là các lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, như hội Đền Sòng, Phố Cát của Đạo Mẫu, lễ hội của Đạo Đông (Nội Đạo) ... Hằng năm, lễ hội thường được mở vào các dịp xuân thu nhị kì. Theo sách Địa chí Thanh Hóa, ở Xứ Thanh có các lễ hội tiêu biểu như: Hội đền Mưng, hội Nghè Sâm, hội làng Cổ Bôn, hội làng Xuân Phả, hội đền Bà Triệu, hội Lam Kinh, hội đền Lê - Bố Vệ, hội làng Cự Nham, hội đền Sòng - Phố Cát, lễ hội cầu ngư ... Ngày nay, chúng ta chưa đánh giá hết được giá trị nhiều mặt của lễ hội truyền thống, nó không chỉ thỏa mãn những nhu cầu của con người trở về nguồn, trong đó có nguồn cội tự nhiên, nguồn cội dân tộc và cộng đồng, nhu cầu về cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng, về cân bằng đời sống tâm linh, về sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, mà lễ hội còn là nơi bảo tàng nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc. Thử hỏi nếu chúng ta thiếu đi những lễ hội phong phú và đa dạng như vậy thì văn hóa cổ truyền Xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ mất còn ra sao. Điều đó cũng cắt nghĩa vì sao Xứ Thanh lại có thể lưu giữ lâu dài các lệ tục, diễn xướng, trò diễn dân gian phong phú và độc đáo trong các lễ hội như vậy. Hội làng ở Thanh Hóa ngoài các nghi thức cúng bái, rước, tế mang tính linh thiêng, các trò diễn đóng vai trò rất quan trọng trong hội làng. Tất nhiên, trò

72

diễn là một hiện tượng khá phổ biến trong hội làng nước ta, tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, không nơi nào như ở Thanh Hóa còn bảo lưu kho tàng trò diễn dân gian điển hình và phong phú như vậy. Điều này chỉ có thể giải thích từ góc độ cơ cấu tổ chức làng bền vững, từ sinh hoạt hội làng, môi trường nảy sinh, tồn tại của các trò diễn dân gian và truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương Xứ Thanh.

Một số lễ hội ở Thanh Hoá

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm a) Bạn hãy giới thiệu một số lễ hội được tổ chức hằng năm ở Thanh Hoá và địa phương bạn đang công tác. b) Bạn hãy giới thiệu về một lễ hội ở Thanh Hoá hay địa phương bạn đang công tác. Vì sao lễ hội đó lại để lại trong bạn những ấn tượng sâu sắc?

Thông tin phản hồi: 1. Lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức vào các ngày từ 21 đến 23 tháng 8 âm lịch trong dịp giỗ Lê Thái Tổ hằng năm, nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại nhà Hậu Lê. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lam, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Đông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hằng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này. Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.

2. Lễ hội Bà Triệu Được tổ chức vào các ngày 20 đến 23 tháng 2 âm lịch hằng năm tại xã Triệu Lộc huyện Hậu Lộc. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội được tổ chức trong một không gian rộng từ Đền đến Lăng về Đình làng. Lễ Mộc dục - Tắm tượng, đây là một nghi thức lễ được nhân dân địa phương rất chú ý, thận trọng, chọn ngày tốt để hành lễ, thường là

73

ngày 18, 19 tháng 2 âm lịch ở cả 2 nơi đền và đình làng, do ông từ cả và 3 ông từ phó chịu trách nhiệm. Tế Phụng Nghinh với nội dung mời Vua Bà và Lục bộ triều đình về trong ngày huý kị của Bà, là ngày rất trang nghiêm và linh thiêng, thời gian tế nửa ngày. Rước Bóng- rước bát hương Vua Bà từ đền chính đến lăng mộ rồi rước về đình làng. Người ta đặt bát hương Bà Triệu lên kiệu cùng với hộp tư trang, đĩa trầu cau để 8 chàng trai mặc áo đỏ cộc tay, thắt lưng màu đỏ, đầu chít khăn đỏ, quần trắng, đi chân đất khiêng. Đặc biệt ở đình làng còn diễn trò "Ngô - Triệu giao quân" rất sôi nổi. Sau lễ, buổi trưa cả làng ăn đồ nguội (vì đánh trận phải ăn lương khô). Buổi chiều nấu nướng cỗ bàn linh đình để khao quân.

Ngày 23 tháng 2 thuộc vào ngày chính kị, hôm đó không tế mà chỉ làm lễ, có một số lễ vật như 100 trứng sống, 100 quả dưa chuột, 3 bát cơm gạo trắng, 3 quả trứng luộc, bánh dày, bánh gai, bánh chưng, bánh mật… Trong dịp lễ hội, dân làng còn tổ chức thi đấu vật, leo dây, thổi cơm, thi đánh cờ tướng... làm cho lễ hội càng thêm sôi nổi, náo nhiệt cả một vùng.

3. Lễ hội Lê Hoàn

Tổ chức từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch hằng năm tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới vua Lê Đại Hành - người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Trong ngày khai hội, dân làng tổ chức rước kiệu Thân mẫu và bố nuôi của Vua về đền thờ Lê Hoàn. Ngày 08/3 là ngày chính kị, trong đền làm lễ đại tế, bên ngoài tổ chức các trò chơi dân gian như: đấu vật, bắn nỏ, đua thuyền, ... Ngày 09/3 là ngày lễ tạ rước kiệu từ đền Lê Hoàn về làng và tan hội. Lễ hội đền thờ Lê Hoàn là hình thức tôn vinh người anh hùng dân tộc, đem lại bài học giáo dục truyền thống sâu sắc.

4. Lễ Hội Quang Trung

Được tổ chức vào các ngày 5 - 7 Tết âm lịch hằng năm, tại Lạch Bạng xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia. Lễ hội tổ chức nhằm tôn vinh chiến thắng của vua Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh xâm lược vào năm 1799.

5. Lễ hội bánh dày bánh chưng

Được tổ chức vào các ngày 11 - 13 tháng 5 âm lịch tại Sầm Sơn. Đây là lễ hội gắn với tục thờ tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước của nhân dân địa phương. Hằng năm, đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân các làng xung quanh thị xã Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh chưng - bánh dày. Đây là lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Những chiếc bánh dày có đường kính 30 cm, bánh chưng mỗi cạnh 40cm được chuẩn bị công phu từ khâu chọn gạo, đậu, thịt, lá ... đến kĩ thuật chế biến, được đặt trang trọng trên

74

những chiếc kiệu cùng dân các làng đưa về tế lễ ở khu vực đền Độc Cước. Sau nghi lễ, những chiếc bánh chưng - bánh dày được các làng cùng nhau chấm giải để lựa chọn bánh làng nào ngon nhất. Lễ hội kết thúc, bánh được mang về chia cho dân trong làng cùng hưởng lộc để trong năm gặp nhiều may mắn.

6. Hội Đền Sòng - Bỉm Sơn

Mở hằng năm vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại đền thờ Bà chúa Liễu và ba vị “Tam Thánh” (Nội đạo tràng) là Tả quân Thánh Nhật Quang, Hữu quân Thánh Nguyệt Quang và Tiền quân Thánh Ngọc Sư. Có các cuộc tế lễ linh đình, đám rước thánh Mẫu Liễu Hạnh do các bà và các cô đảm nhiệm, kèm theo cả cờ quạt và phường bát âm. Nhiều trò vui như: hát tuồng, hát chèo, trống quân, hát xẩm, ca trù... ; thi đấu vật, kéo co, đánh võ, đánh cờ và chọi gà... ; phần chính của hội là hát chầu văn và lên đồng.

7. Lễ hội Phủ Na

Phủ Na thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Tương truyền Phủ Na thờ Bà Triệu. Lễ hội hằng năm được mở trong một thời gian dài từ 12 tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch. Lễ hội thu hút khách thập phương về dự rất đông: Tham quan thắng cảnh, thắp hương tưởng nhớ công ơn Bà Triệu, cầu mong những điều may mắn trong năm.

8. Lễ hội chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và Làng văn hóa Duy Tinh

Cứ đến ngày 8/02 âm lịch hằng năm, du khách thập phương lại đổ về xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc để cùng tham dự Lễ hội chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh và làng văn hóa Duy Tinh.

Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống của nhân nhân trong vùng nhằm tôn vinh người có công với quê hương đất nước, đồng thời cũng là dịp để du khách thập phương về dâng hương và vãn cảnh ngôi chùa cổ, có trên một 1.000 năm tuổi (xây dựng trước thời Lý), được Bộ văn - Thông tin (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia ngày 13/3/1990.

9. Lễ hội Mai An Tiêm Tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 3 âm lịch hằng năm ở Đền thờ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn. Lễ hội được tiến hành bằng các thủ tục như: rước kiệu, dâng hương, lễ tế, nấu cơm thi, ném lao, nhảy dây, kéo co, thi leo núi hái lượm, hội trại, biễu diễn ca nhạc. Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân Mai An Tiêm, con Vua Hùng (người tìm ra quả dưa đỏ).

75

10. Lễ hội Cửa Đặt Tổ chức vào mùa xuân ở huyện Thường Xuân. Đây là lễ hội thờ danh nhân Cầm Bá Thước kết hợp với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Thượng ngàn của dân địa phương. Hằng năm, vào dịp từ đầu tháng giêng đến tháng 3 âm lịch, hàng vạn người dân và du khách lại hành hương về Khu di tích Cửa Đặt để dâng tưởng nhớ đến người anh hùng Cầm Bá Thước trong thời Cần vương và cầu Bà Chúa Thượng ngàn ban lộc, ban tài và vạn sự may mắn. Cách tổ chức các hoạt động dạy học: - Chia lớp thành nhóm thảo luận và trình bày các nội dung đã được giao. Các nhóm khác bổ sung. - Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét và giới thiệu thông tin phản hồi về các hoạt động Câu hỏi và bài tập đánh giá: 1- Việc tổ chức lễ hội dân gian truyền thống có mục đích, ý nghĩa gì ? Lấy thí dụ ở một số lễ hội để minh hoạ (có thể gắn liền trang phục và diễn xướng). 2 - Giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu của Xứ Thanh (nên giới thiệu lễ hội gần nhất nơi địa phương đang công tác (có thể gắn liền trang phục và diễn xướng) . Thông tin phản hối cho câu hỏi đánh giá: Cho câu hỏi 1: Xem thông tin phản hồi hoạt động 1. Cho câu hỏi 2: Xem thông tin phản hồi hoạt động 2.

Bài 3. PHONG TỤC TẬP QUÁN

(2 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên nắm được: - Thanh Hoá là nơi có nhiều phong tục tập quán mang đậm bản sắc riêng của địa phương. - Những nét riêng biệt về phong tục tập quán của Xứ Thanh, vận dụng vào việc giáo dục những thuần phong mĩ tục của quê hương cho học sinh tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu, băng hình, màn hình, giấy, bút, phấn, bảng, phòng làm việc.

76

Giới thiệu: Thanh Hoá là đất hội tụ, chung sống của văn hoá ngoại nhập: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Thờ cúng tổ tiên, Thiên chúa giáo với các tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa, tạo nên sắc màu tinh thần phong phú.

Phong tục tập quán, Văn hoá ngoại nhập

Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp. Các hình thức tôn giáo ngoại nhập được lưu hành trên quê hương Thanh Hoá. Liên hệ tới sinh hoạt tôn giáo ngoại nhập ở địa phương bạn đang công tác.

Thông tin phản hồi: Các hình thức tôn giáo văn hoá ngoại nhập được tồn tại ở Thanh Hoá gồm: Nho giáo thiên về phần thân, là học thuyết quy định ứng xử, trở thành học thuyết chính trị - xã hội của giai cấp thống trị do phong kiến phương Bắc đưa vào, phong kiến Việt Nam vận dụng, được gieo trồng trên đất đế vương này nên đã nảy nở thành thứ cây, kết thành thứ quả nhiều khi bảo hoàng hơn cả vua. Phật giáo thiên về phần tâm, gồm hai phái Đại thừa, Tiểu thừa đều được người Thanh Hóa thỉnh kinh, hành đạo nên cũng có khẩu vị riêng. Đạo Phật đến với Thanh Hoá từ thế kỉ thứ VI, song mãi đến thế kỉ X - XI mới phát triển rực rỡ. Về sau, không được như trước. Lão giáo và đạo nhánh, đạo thừa (lợi dụng) của nó là đạo Tu tiên. Đạo giáo, nói chung thiên về phần tưởng, tướng. Trong 3 thứ này, chỉ có đạo Tu tiên in dấu vết đậm nhất. Đạo Thiên chúa gắn với phương Tây, thiên về phần hồn, truyền vào Miền Bắc nước ta thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, trong đó có Thanh Hóa. Có thể khẳng định vào Thanh Hoá đầu tiên ở vùng cửa Bạng, nay còn nhà thờ Ba Làng, xã Hải Thanh - Tĩnh Gia. Cố đạo A-lếch-xăng-đờ-rốt, năm 1627, theo thuyền Bồ Đào Nha đặt chân đến đây và đã đặt tên cho cửa Bạng là cửa Thánh Giu-se, dựng cây Thánh giá bằng gỗ trên đỉnh Bạng Sơn. Nhưng Thiên chúa Ki-tô - Cơ đốc giáo và tín ngưỡng gốc có sự kì thị, lại thêm gắn chặt với xâm lược Tây Dương, do vậy phải đi theo chính quyền đô hộ Pháp mới tạo dựng được một ít cơ sở ở ven biển, thành phố Thanh Hóa và Nga Sơn. Sống biệt lập, đạo này không có sức lan tỏa chung như các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Nhìn chung các tôn giáo nêu trên đều có tổ chức chặt chẽ như vùng tín ngưỡng của Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên tại Thanh Hoá vẫn nổi lên một số tín ngưỡng khá độc đáo.

II. Các phong tục tập quán và tôn giáo có nét đặc thù riêng của Thanh Hoá

Hoạt đông 2: Hoạt động theo nhóm a) Phong tục tập quán thờ Đạo Mẫu ở Thanh Hoá.

77

b) Phong tục tập quán và tôn giáo Nội Đạo ở Thanh Hoá. c) Phong tục tập quán thờ thần Độc Cước ở Thanh Hoá. d)Việc thờ thần theo vùng ở Thanh Hoá và ở địa phương bạn công tác. e)- Một số phong tục về lễ, tết ở Thanh hoá và ở địa phương bạn công tác.

Thông tin phản hồi: 1. Đạo Mẫu. Nếu Phủ Giày được xem là trung tâm đạo Mẫu Tam phủ và Tứ phủ của nước ta thì Thanh Hoá với Đền Sòng, Phố Cát được coi như nơi phát xuất hình thức tín ngưỡng dân gian này. Theo Thanh Hoá chư thần thì Thanh Hoá có 48 địa điểm có đền thờ Liễu Hạnh với vị trí là một Thượng đẳng thần. Thanh Hoá không chỉ dừng lại ở chỗ có nhiều nơi thờ phụng Thánh mẫu Liễu Hạnh mà chính Thanh Hoá là nơi định hình hình thức tín ngưỡng dân gian độc đáo này. Nếu như Phủ Giày được coi như là nơi giáng trần lần đầu của công chúa Liễu Hạnh, nơi bà sống cuộc sống trần gian với cha mẹ, chồng con (tức cuộc sống trần tục) chưa có chút gì là thần linh, siêu thực thì Đền Sòng là nơi giáng trần lần cuối với đầy đủ tính chất của một biểu tượng thần linh cùng cuộc đối đầu với dòng phù thuỷ nội đạo trong trận Sòng Sơn đại chiến. Đặc biệt nơi đây Liễu Hạnh được phật bà Quan Âm cứu vớt và cảm hoá từ một ác thần trừng phạt hết người này đến người khác khiến kinh động cả triều đình, trở thành một phúc thần ban phúc lộc, may mắn, sức khoẻ cho chúng sinh. Thanh Hoá cũng là nơi diễn ra khoảng đời đầu giữa dòng Nội đạo và đạo Mẫu, hay đúng hơn là giữa đạo phù thuỷ và Shaman giáo trong phạm vi Nội đạo Việt Nam (hiểu Nội đạo theo nghĩa rộng nhất là tín ngưỡng bản địa). Ngoài ra cũng phải kể tới vùng thờ Mẫu khá đậm đặc này nằm trên trục giao thông Bắc-Nam, nơi diễn ra buôn bán, giao lưu tấp nập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một hình thức tín ngưỡng có liên quan chặt chẽ với việc buôn bán. Do vậy có thể nói rằng, chính trên mảnh đất Thanh Hoá, tín ngưỡng thờ Mẫu mang đậm bản sắc văn hoá đã hình thành và định hình. 2. Nội Đạo. Thuở ban đầu cũng như hiện nay dưới dạng tàn dư, dòng Nội đạo có diện phân bổ khá rộng, phía Bắc tới các địa phương khác nhau ở đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam ít nhất cũng vươn tới vùng Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên xét về gốc tích và nơi còn lại hiện nay khá đậm nét của dòng Nội đạo thì phải kể tới làng An Đông, thuộc xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương; cho nên xưa nay người ta vẫn gọi đạo Phù thủy này là đạo An Đông. Đạo Đông, được Vua Lê, Chúa Trịnh phong là Nội đạo chính tông. Còn Trần Lộc, người khởi thuỷ đạo này thì quê ở An Đông được cả dân gian lẫn triều đình coi là ông tổ của dòng đạo.

78

Về bản chất, Nội đao An Đông là đạo Phù Thuỷ, sử dụng các phép thuật điều khiển âm binh để trừ tà chữa khỏi bệnh cho vua Lê Thần Tông, đã đánh yêu tinh ở núi Mỏ Diều, đã trừ được chín con yêu tinh khác ở cửa biển phía Tây Nam… ( theo Phạm Đình Hổ 1970). Điện thờ của Nội đạo gồm Thượng Phật ở vị trí cao nhất, thứ hai là Phật Tổ Như Lai Trần Ngọc Lành (Trần Lộc). Hàng thứ ba là các thánh, tương truyền là các con trai của Phật tổ Như Lai Trần Ngọc Lành, đó là Tả quan thánh Nhật Quang, Hữu quan thánh Nguyệt Quang, Tiền quan thánh Ngọc Quang, Hậu quan thánh con trai của Tiền quan thánh. Hàng thứ tư là các thần tướng như Bát bộ Kim Cương, Thập nhị Nguyên soái , Bạch xà Thần tướng, Ngũ hổ Thần tướng, Bạch tượng Cửu nha… đó là các vị thần của Đạo giáo. Hệ thống kinh đã được biên soạn gồm ba tập trong Nội đạo: Tam thành linh ứng chân kinh, nội dung chính là ca ngợi công đức các thánh, cầu phong đăng hoả cốc, các bài khấn ấn quyết giải ách trừ tà. Phép sử dụng bí thuật như việc “triệu âm binh”, các “ bí ngôn” là các lời khấn, lời phán truyền để giao tiếp với thần linh, các động tác “bắt quyết”, “yểm bùa” để giải ách trừ tà. Như vậy Nội đạo là sự hỗn hợp, pha tạp giữa các hình thức tín ngưỡng dân gian với Phật giáo, Đạo giáo. Đạo tổ của Nội đạo khoác tấm áo của Phật tổ Như Lai cũng như việc thực hành tín ngưỡng này trong phạm vi ngôi chùa thờ Phật, việc dùng các bộ kinh trong đó chứa nội dung Phật giáo và Đạo giáo…cho thấy sự hỗn hợp tôn giáo, tín ngưỡng khá sâu sắc tạo nên một hình thức tín ngưỡng rất đặc thù của Xứ Thanh trước kia cũng như hiện nay. 3. Thờ thần Độc Cước. Ở nước ta không có nơi nào thần Độc Cước được thờ phụng nhiều như ở Thanh Hoá. Sầm Sơn là nơi hình thành vị thần này và có đền thờ thần Độc Cước (còn gọi là thánh Độc Cước chân nhân). Tương truyền là thần đã giúp dân chài lưới đánh cá trên biển. Vị thần này đã tự phân thân, một nửa ở trên bờ, một nửa ở dưới biển để đánh đuổi bọn quỷ Đỏ (quỷ Đông). Vị thần này đã để lại dấu chân khổng lồ trên mỏm núi đá Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ (Sầm Sơn). Ngoài Sầm Sơn ở Thanh Hoá có 11 huyện, trong đó có 53 làng có thần vị và thờ thần Độc Cước như: Ngọc Sơn (14 làng), Mĩ Hoá (8 làng), Hoằng Hoá (9 làng), Hậu Lộc (6 làng), Yên Định (4 làng), Quảng Xương (3 làng), Cẩm Thuỷ (3 làng)…(Theo Địa chí Thanh Hoá tập 2). Thần Độc Cước được đưa vào thần điện Phật giáo với tư cách là đệ tử của quan Thế âm Bồ Tát. Đồng thời thần điện Đạo giáo Việt Nam cũng xem thần Độc Cước là một vị thần của mình. Do vậy cũng nên coi đây như một hình thức tôn giáo pha trộn giữa tín ngưỡng dân gian với Phật giáo, Đạo giáo. 4. Thờ thần theo vùng. Ngoài các tín ngưỡng kể trên, ở Thanh Hoá còn nhiều vị thần được tôn thờ ở nhiều làng khác nhau, tạo thành các vùng thờ các vị thần khác nhau. Trong

79

“Thanh Hoá chư thần lục” người ta đã thống kê được 414 làng thờ Sơn thần (Cao Sơn Tôn Thần) với các danh xứng khác nhau như: Sơn Tiêu độc cước, Cao Sơn lập thạch, Cao Sơn hiệp linh tôn thần, Kiều Lộ tôn thần… Ở Thanh Hoá, Cao Sơn Tôn Thần được thờ ở 15 huyện, không chỉ ở miền núi mà còn được thờ ở các vùng bán sơn địa như: Nông Cống (56 nơi thờ), Lôi Dương ( 82 nơi), Ngọc Sơn (71 nơi)… Điều này phản ánh tâm thức hướng về nguồn cội núi rừng, nơi mà theo kết quả nghiên cứu của khảo cổ học là người miền núi đã xuôi theo dòng sông Mã xuống khai thác đồng bằng Thanh Hoá trong thời kì đồ đá mới và sơ kì kim khí. Nếu miền núi thờ Cao Sơn Tôn Thần thì vùng ven biển thờ Đông Hải Đại Vương, một vị thần biển được 72 làng ven biển thờ hay chọn làm thành hoàng làng, trong đó một số nơi đã “lịch sử hoá” và đồng nhất vị thần này với Đoàn Thượng (đời Trần) và Nguyễn Phục (đời Lê) thành Đông Hải Đại Vương Nguyễn Phục và Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng, một số làng khác thì vẫn thờ Đông Hải Đại Vương. Tư Vị Thành Nương (với tước hiệu Đại Càn quốc gia Nam Hải) là một vị thần biển được phụng thờ ở 90 làng thuộc 11 huyện của Thanh Hoá. Trong đó được thờ nhiều nhất là các huyện Ngọc Sơn (33 làng), Hoằng Hoá (16 làng), Quảng Xương (13 làng), Nga Sơn (13 làng)…vị thần này được thờ nhiều nhất ở các vùng cửa lạch đổ ra biển như Lạch Bạng, Lạch Trường…. Được tôn vinh là Thượng đẳng thần cao hơn cả Đông Hải Đại Vương. Khi tế lễ phải rước kiệu Đông Hải Đại Vương tới nơi thờ Tư Vị Thành Nương trước, coi như em tới thăm chị sau đó mới rước ngược lại Đông Hải Đại Vương coi như chị đến thăm em. Thanh Hoá được xem như vùng đất giàu chất huyền thoại và lịch sử. Huyền thoại vì đây là cái nôi hình thành dân tộc, hình thành quốc gia, hình thành văn hoá vì vậy có nhiều nhân vật mang tính huyền sử. Đó là các nhân vật khổng lồ có sức mạnh phi thường, xẻ núi lấp biển cũng như các vị vua sáng, tôi hiền sống mãi trong tâm thức của mọi người, được gắn liền với các lễ hội, thờ cúng. Nó trở thành chủ nghĩa yêu nước được linh thiêng hoá, tín ngưỡng hoá, thần thoại hoá, huyền thoại hoá. Ngoài ra, việc thờ cúng các nhân vật có công với dân làng trong việc chống ngoại xâm, mở mang ngành nghề, xây dựng quê hương sau khi mất hiển linh thành các vị thánh, các vị thành hoàng làng, được nhân dân tín sùng, thờ cúng, lập miếu thờ và hằng năm được mở hội làng để tưởng niệm, cầu mong sự che chở. 5. Phong tục Lễ, Tết ở Thanh Hoá. - Các ngày Tết: Tết Nguyên đán Tết âm lịch), Tết Nguyên tiêu (Tết rằm tháng giêng), Tết Hàn thực (còn gọi là tết Thanh minh vào ngày 3 tháng 3 âm lịch), Tết Đoan ngọ ( vào ngày 5 tháng 5 âm lịch)…

80

- Tổ chức các ngày lễ như: lễ ra ngõ, lễ cầu siêu, lễ đầu năm, lễ cúng cơm mới… - Tổ chức việc ma chay, cưới xin, thờ cúng tổ tiên và những người đã khuất… - Các phong tục tập quán như: chào hỏi, thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn… Cách tổ chức các hoạt động dạy học: - Chia lớp thành nhóm thảo luận và trình bày các nội dung đã được giao. Các nhóm khác bổ sung. - Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét và giới thiệu thông tin phản hồi về các hoạt động. Câu hỏi và bài tập đánh giá: 1- Các phong tục tập quán và hình thức tôn giáo được lưu hành trên quê hương Thanh Hoá. 2- Phân tích những nét riêng biệt của Thanh Hoá về phong tục tập quán và tôn giáo (liên hệ với địa phương bạn đang công tác). Thông tin phản hồi: Cho câu hỏi 1: Xem thông tin phản hồi ở các hoạt động 1 và 2. Cho câu hỏi 2: Xem thông tin phản hồi ở các hoạt động 1 và 2.

Bài 4. MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở THANH HÓA

81

(1 tiết) Mục tiêu: Giúp học viên: - Nắm được Thanh Hoá là nơi có nhiều trò chơi dân gian, trong đó có nhiều trò chơi phù hợp với học sinh tiểu học, có tính giáo dục sâu sắc. - Biết tổ chức được một số trò chơi dân gian phù hợp với địa phương cho học sinh tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ: Bố trí đầy đủ phòng học, phòng thảo luận nhóm; sân chơi cùng thiết bị để học viên thực hành một số trò chơi; đầu chiếu, băng hình về các trò chơi dân gian phù hợp với học sinh tiểu học. Giới thiệu: Thanh Hoá là vùng quê có nhiều trò chơi dân gian, trong đó có nhiều trò chơi rất phù hợp với trẻ em và được trẻ em yêu thích. Trò chơi dân gian không chỉ là niềm vui mà còn có tác dụng sâu sắc đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ. Trò chơi dân gian cho trẻ em ở Xứ Thanh khá độc đáo và phong phú. Bài học này chỉ giới thiệu những nét chung và một số trò chơi tiêu biểu.

1. Trò chơi dân gian

Hoạt đông 1: Hoạt động theo nhóm a)- Trò chơi dân gian và trò chơi dân gian cho trẻ em ở Thanh Hoá. b)- Tác dụng của trò chơi dân gian đối với trẻ em.

Thông tin phản hồi: Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hoá nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi một trò chơi có cách thức, thể lệ chơi khác nhau. Có trò chơi của người lớn, thường gắn với các lễ hội, tục thờ cúng thần linh, các dịp tết nhất. Có trò chơi dành cho trẻ em, do đặc điểm đối tượng, loại này diễn ra hằng ngày, đơn giản, dễ chơi, phong phú, đa dạng, ít tốn kém. PGS.TS Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu dân tộc học nổi tiếng nhận xét “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu các trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc độc đáo, giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước”. Về quy mô, có loại trò chơi ít người, có loại trò chơi cần nhiều người.

82

Thanh Hoá phổ biến với các trò chơi : nhảy dây, chơi ô ăn quan, đánh chuyền, cướp cờ, nhảy ô, chơi bi, chơi đáo, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, ... Huyện Yên Định có câu ca “Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si / Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào” nói về các trò chơi ở các làng xã trong vùng xưa kia, ngày nay vẫn còn tổ chức vào các dịp lễ tết.

2. Một số trò chơi dân gian phù hợp với học sinh tiểu học ở Thanh Hoá.

Hoạt đông 2: Hoạt động theo nhóm a) Bạn hãy kể về các trò chơi dân gian phù hợp với học sinh tiểu học ở Thanh Hoá và địa phương bạn đang công tác, tác dụng của trò chơi và những điều cần chú ý khi tổ chức chơi. b) Hãy trình bày về một trò chơi phù hợp với học sinh tiểu học mà trường bạn thường tổ chức (nên thực hành cụ thể).

Thông tin phản hồi: Trò chơi 1

Mèo đuổi chuột Cách chơi : Khoảng 9 đến 17 em cùng lứa tuổi, đứng vòng tròn, tay nắm tay giơ cao qua đầu. Một em làm mèo, một làm chuột (nên bắt thăm cho công bằng), đứng quay lưng vào nhau ở giữa vòng. Mở đầu, tất cả cùng hát : “Mời bạn ra đây / Tay nắm chặt tay / Đứng thành vòng rộng / Chuột luồn lỗ hổng / Mèo đuổi đằng sau / Chuột chạy cho mau / Kẻo mèo bắt được / Bắt được, bắt được / Thế là chú chuột / Lại đóng vai mèo / Co cẳng chạy theo / Bắt mèo hoá chuột” (1). Khi hát hết câu cuối cùng, “chuột” bắt đầu chạy, luồn qua các lỗ hổng của vòng tròn. “Mèo” chạy đuổi theo, đúng chỗ “chuột” vừa chạy. “Mèo” bắt được “chuột” thì thắng. Không bắt được “chuột” mà đã hết giờ (khoảng 5 phút một lần chơi), “mèo” bị thua. Sau đó lại đến cặp đôi khác đóng vai mèo - chuột, cho đến hết số người tham gia. Nếu muốn “thi đấu” thì những người thắng tiếp tục đóng vai mèo - chuột. Cứ thế, tìm ra người cuối cùng chiến thắng.

Trò chơi 2 Thả đỉa ba ba

Cách chơi : Trò chơi có khoảng 5 đến 7 em cùng lứa tuổi tham gia. Địa điểm là một khoảng đất rộng vừa phải, chia làm 2 phần. Xung quanh là “bờ”, ở giữa là “ruộng nước” (có diện tích đủ để số người đuổi bắt nhau). Một em làm “nhà cái”. Nhà cái xoè bàn tay ra, những em còn lại đặt ngón trỏ vào bàn tay nhà cái. Nhà cái hát : “Thả đỉa ba ba / Chớ bắt đàn bà / Phải tội đàn ông / Cơm trắng như bông / Gạo tiền như nước / Đổ mắm, đổ muối / Đổ lá chuối tiêu / Đổ niêu nước chè / Đổ phải nhà nào / Nhà nấy phải chịu làm đỉa”. Hát xong từ cuối cùng, nhà cái nhanh tay nắm lại, mọi người nhanh rụt tay ra. Bắt được tay ai, người ấy phải làm “đỉa”, nếu không, nhà cái phải làm “đỉa”. “Đỉa” đuổi bắt người dưới “ruộng”. Người “làm ruộng” vừa mô tả động tác việc đi cấy, đi cày,

83

đi gặt, đi tát nước, ... vừa hát “sang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt”, mắt lại phải theo dõi để chạy tránh, cuối cùng lên “bờ”, không cho “đỉa” bắt. Người nào bị “đỉa” bắt được, người ấy phải thay thế làm “đỉa”.(1)

Trò chơi 3 Ném còn

Cách chơi : Sân còn là một bãi đất rộng, ở giữa trồng một cây cột cao bằng tre, luồng, ... trên đỉnh có một vòng tròn, gọi là khung còn. Khung còn một mặt dán giấy đỏ (tượng trưng cho mặt trời), một mặt dán giấy vàng (tượng trưng cho mặt trăng). Khoảng cách hai đầu sân với cây còn và chiều cao của cây còn tính toán sao cho không khó quá, cũng không dễ ném quá đối với người chơi. Quả còn hình cầu, to bằng nắm tay trẻ nhỏ, khâu bằng nhiều múi vải màu, trong nhồi thóc hoặc hạt bông, có các tua vải nhiều màu, vừa để trang trí vừa có tác dụng cân bằng hướng. Người chơi, đứng đối mặt nhau ở hai đầu sân, tạo thành một đường thẳng với chân cây còn và ném quả còn (1 người / 1 lượt / mấy quả, tuỳ theo quy định của cuộc chơi). Ai ném quả còn lọt qua khung còn là người thắng cuộc. Khi có người thắng, cây còn được hạ xuống, dán khung còn mới, cuộc chơi lại tiếp tục. Có thể, cứ như thế, chọn ra những người chiến thắng để thi đấu với nhau, tìm ra “nhà vô địch”. Cách tổ chức các hoạt động dạy học: Chia lớp thành các nhóm thảo luận, trình bày và thực hiện theo nội dung đã được giao, các nhóm khác theo dõi và góp ý. Giảng viên nhận xét, giải đáp thắc mắc và giới thiệu các thông tin phản hồi. Câu hỏi và bài tập đánh giá: 1 - Kể tên một số trò chơi dân gian phù hợp với học sinh tiểu học mà bạn biết. 2- Hãy nêu ý nghĩa và giá trị của các trò chơi dân gian đối với học sinh tiểu học. Lấy dẫn chứng cụ thể. 3- Giới thiệu một trò chơi dân gian mà bạn đã tổ chức thành công cho học sinh. Thông tin phản hồi: Cho câu hỏi 1: Xem thông tin phản hồi ở hoạt động 1, 2. Cho câu hỏi 2: Xem thông tin phản hồi ở hoạt động 1, 2. Cho câu hỏi 3: Tự luận.

84

Bài 5. DẠY HỌC VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG Ở TIỂU HỌC

(1 tiết) Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, bạn biết và hiểu được: - Những yêu cầu cơ bản về dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. - Các hình thức dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ:

Bố trí đầy đủ phòng học, phòng thảo luận nhóm và các điều kiện để trình bày, trao đổi. Giới thiệu:

Dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học là một nội dung có tác dụng to lớn với việc hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học. Giúp cho các em hiểu và tiếp thu được truyền thống văn hoá của địa phương, thông qua đó để hình thành nhân cáh văn hoá, giáo dục ý thức bảo tồn và pháy huy văn hoádân tộc và địa phương cho các em. I. Những yêu cầu cơ bản khi dạy văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học.

Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp Những yêu cầu cơ bản khi dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học, tại sao phải đáp ứng các yêu cầu đó?

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1: 1- Dạy học văn hoá địa phương là tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao những hiểu biết về các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá của địa phương. Hiểu được các phong tục tập quán và những lễ hội được diễn ra trên quê hương. Tạo điều kiện để các em biết tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục cao, phù hợp với học sinh tiểu học. 2- Dạy học văn hoá địa phương là giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống lịch sử và văn hoá của địa phương để từ đó các em có một cuộc sống giàu chất văn hoá, lịch sự, văn minh trong ứng xử.

85

3- Dạy học văn hoá địa phương là giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ, phát huy và không ngừng đóng góp một phần sức lực và trí tuệ của cá nhân mình vào việc tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của quê hương, làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp. 4- Dạy học văn hoá địa phương là giúp các em biết phát huy những “cái đẹp”, vươn tới cái đẹp, những thuần phong mĩ tục; biết loại trừ những “cái xấu”, những mê tín dị đoan, những duy tâm siêu hình, hũ tục và những nhận thức mơ hồ đi ngược với khoa học và xu thế của thời đại. 5- Dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi và năng lực nhận thức của các em. Tránh một lối dạy học áp đặt và khiên cưỡng, bắt trẻ con hoá người lớn. Yếu tố văn hoá được tiếp nhận trên cơ sở tinh thần tự nguyện vì vậy dạy học văn hoá nói chung và văn hoá địa phương chỉ có hiệu quả cao khi những điều đó được các em tiếp nhận một cách hứng khởi, tự nguyện và tự tin. 6- Dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học nên đi theo nguyên tắc đi từ gần đến xa, từ cụ thể đến trìu tượng vì đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học nặng về cụ thể, trực quan sinh động. Những hoạt động văn hóa, những di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, những hành vi ứng xử… càng gần gủi với các em bao nhiêu hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu

II. Các hình thức dạy học văn hoá địa phương

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm a)- Hình thức lồng ghép vào các môn học trong dạy học văn hoá địa phương là hình thức rất phù hợp, tại sao? b)- Vì sao dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học nên được thông qua nhiều hoạt động? b)- Bạn hãy trao đổi những kinh nghiệm về việc lồng ghép dạy học văn hoá địa phương vào các bộ môn và tổ chức các hoạt động cho học sinh tiểu học. Chia lớp thành 3 nhóm để tìm hiểu và trao đổi về 3 nội dung trên.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2: 1- Lồng ghép vào các môn học. Yếu tố văn hoá (hiểu theo nghĩa rộng) được hoà vào trong tất cả các hoạt động của con người, nó thể hiện mọi quan hệ của con người với con người, con người với thiên niên, hiện tại với lịch sử và tương lai. Yêú tố văn hoá có khi được thể hiện qua các vật thể nhưng nó còn nằm trong ngững yếu tố phi vật thể, yếu tố tâm linh và tinh thần.

86

Các môn học ở tiểu học nhằm mục tiêu giáo dục con người toàn diện cho tương lai vì vậy ở bất kì môn học nào cũng chứa đựng những yếu tố văn hóa trong đó, do đó khi dạy học các môn phải chú ý yếu tố văn hoá và lồng gép yếu tố văn hoá vào quá trình dạy học các bộ môn. Dạy học văn hoá địa phương không đơn thuần, độc lập, riêng lẽ; nó được gắn liền với các môn học, các hoạt động giáo dục khác, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau vì vậy dạy học văn hoá địa phương tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lương dạy học các môn học khác 2- Hoạt động văn hoá được thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau vì vậy dạy học văn hoá địa phương cho học sinh phải trên cơ sở tổ chức nhiều hoạt động. Tạo điều kiện cho các em được chủ động thực hiện các hoạt đông của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để từ đó rèn luyện kĩ năng sống và nhân cách con người văn hoá cho các em như: - Tổ chức tham quan du lịch các danh danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử. - Tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương. - Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian gần gủi với các em. - Hướng dẫn các em giới thiệu về các thuần phong mĩ tục đồng thời biết phê phán những hũ tục của địa phương các em đang sinh sống.

III. Cách tổ chức các hoạt động dạy học - Chia lớp thành nhóm để thảo luận và trao đổi theo các nội dung giảng viên giao. Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung giảng viên đã giao,. Các nhóm khác theo rõi, nhận xét, bổ sung về kết quả trình bày của nhóm bạn. - Giảng viên giải đáp thắc mắc, nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, giới thiệu các thông tin phản hồi.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ

1. Dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học cần phải chú ý những điều gì? Tại sao phải chú ý những điều đó? 2. Bạn hãy trình bày việc thực hiện thành công của cá nhân về lồng ghép dạy học văn hoá địa phương vào một hoạt động giáo dục ở cấp tiểu học như: vào tiết dạy các môn văn hoá (giáo viên trực tiếp đứng lớp); một hoạt động ngoại khoá, hay thăm quan du lịch, sưu tầm phong tục tập quán của quê hương, tổ chức các trò chơi lễ hội dân gian, tổ chức trò chơi dân gian phù hợp với cấp tiểu học (đối với tổng phụ trách đội); tình hình giáo dục văn hoá địa phương ở một trường tiểu học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng). Thông tin phản hồi câu hỏi và bài tập đánh giá.

87

- Cho câu hỏi 1: Xem thông tin phản hồi hoạt động 1. - Cho câu hỏi 2: Tự luận.

Bài 6. TỔ CHÚC THỰC HÀNH

GIÁO DỤC VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG (1 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên biết và hiểu được: - Vai trò của thực hành trong dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. - Những điều kiện cần thiết khi tổ chức thực hành dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ: Bố trí đầy đủ phòng học, phòng thảo luận nhóm và các điều kiện để trình bày, trao đổi. Giới thiệu:

Học đi đôi với hành là một yêu cầu trong quá trình thực hiện nguyên lí giáo dục, điều đó lại càng được quan tâm khi thực hiện dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. Để việc thực hành đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên và các cấp quản lí cần phải chuẩn bị các điều kiện cụ thể và chu đáo.

I. Vai trò của việc thực hành, trong dạy học văn hoá địa phương

Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp. Vì sao dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học cần phải quan tâm tới việc tổ chức thực hành.

Thông tin phản hồi: - Quá trình nhận thức của con người là đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn nặng về tư duy cụ thể và bản tính tò mò, hiếu động; tư duy logich, tư duy trừu tượng còn hạn chế. Vì vậy trực quan sinh động, quan sát cụ

88

thể, vui chơi giải trí có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình nhận thức và giáo dục nhân cách cho các em. - Việc tổ chức thực hành văn hoá địa phương là đưa những hoạt động truyền thống, bản sắc văn hoá địa phương, cội nguồn dân tộc, các danh lam thắng cảnh của quê hương đến với các em, làm cho các em càng yêu quý, gắn bó, tự hào với quê hương. - Thông qua thực hành văn hoá địa phương, bên cạnh việc nâng cao nhận thức, rèn trí thông minh còn góp phần tạo điều kiện cho các em biết tự lập, rèn luyện các kĩ năng sống, tạo lập ý thức thích hoạt động, tham gia các hoạt động và năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

II. Những điều cần thiết khi hướng dẫn thực hành văn hoá địa phương

Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm . Những yêu cầu khi thực hiện thực hành dạy học văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học, tại sao cần phải thực hiện các yêu cầu ấy ?

Thông tin phản hồi: 1. Chuẩn bị cho một nội dung thực hành, trước tiên cần xác định được các mục tiêu cần đạt. Các mục tiêu đó xuất phát từ mục tiêu đào tạo và gắn liền với thực tiễn như: đặc điểm của lớp học, tâm lí lứa tuổi và đặc điểm của địa phương. Nội dung thực hành đó phải xây dựng trong điều kiện có thể, tránh phiêu lưu, mạo hiểm, xa rời thực tế. 2. Kế hoạch thực hành văn hoá địa phương phải được thống nhất từ kế hoạch năm học, kế hoạch và chủ đề của từng tháng, từng tuần đến kế hoạch cụ thể của từng nội dung công việc. Xây dựng kế hoạch cụ thể sẽ hạn chế sự trùng lặp, các tình huống bất trắc xảy ra và tăng thêm hiệu quả giáo dục của hoạt động. Phải chuẩn bị chu đáo và bảo đảm an toàn tuyệt đối. 3. Kế hoạch thực hành văn hoá địa phương phải xuất phát từ nội dung cụ thể: Tham quan du lịch và các di tích lịch sử khác với tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, khác với việc tổ chức các trò chơi dân gian. Có những nội dung có thể tổ chức cho mọi khối lớp nhưng có những nội dung chỉ phù hợp với một số độ tuổi hay một nhóm học sinh nhất định. Tránh áp đặt, khiên cưỡng. 4. Trong quá trình tổ chức hoạt động thực hành, cần tạo điều kiện cho các thành viên đều được tham gia, trên cơ sở phân công cụ thể và phù hợp. Tạo không khí vui chơi hồ hởi, phấn khởi, phát huy sáng tạo cá nhân cùng với hợp đồng tập thể.

89

5. Các hoạt động thực hành cần được đánh giá cụ thể và công bằng. Phát huy tính dân chủ trong việc tự đánh giá. Tạo điều kiện cho các cá nhân, nhóm chơi đánh giá về kết quả của cá nhân mình, nhóm mình và cá nhân bạn, nhóm bạn. Đặc điểm của học sinh là rất hiếu thắng và trọng danh dự, thích được khen, thích ganh đua. Ban tổ chức cần có nhận xét, rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng thích đáng, tránh chê trách làm tổn thương lòng tự trọng của các em, lấy động viên là chính. 6. Việc tổ chức thực hành về văn hoá địa phương cần vận dụng triệt để phương thức xã hội hoá . Huy động tối đa nguồn lực tài chính, trí tuệ và nhân lực xã hội tham gia, nhất là lực lượng cha mẹ học sinh. Cách tổ chức các hoạt động: - Chia lớp thành nhóm nhỏ tổ chức trao đổi và trình bày theo các câu hỏi giảng viên giao, các nhóm khác bổ sung. - Giảng viên giải đáp, nhận xét và giới thiệu các thông tin phản hồi Câu hỏi và bài tập đánh giá: 1. Vai trò việc tổ chức thực hành văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. 2. Những điều cần thiết khi thực hành văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. 3. Xây dựng kế hoạch: - Xây dựng kế hoạch thực hành văn hoá địa phương cho một năm học, cho một hoạt động: tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương (đối tượng là lãnh đạo nhà trường và Tổng phụ trách Đội). - Xây dựng kế hoạch thực hành: tìm hiểu phong tục tập quán địa phương hay một trò chơi dân gian (giáo viên phụ trách lớp). 4. Những bài học thành công của bạn trong quá trình giáo dục văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. Thông tin phản hồi: - Cho câu hỏi 1: Xem thông tin phản hồi cho hoạt động 1. - Cho câu hỏi 2: Xem thông tin phản hồi cho hoạt động 2. - Cho câu hỏi 3: Tự luận. - Cho câu hỏi 4: Tự luận.

90

Bài 7. ÔN TẬP VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG (1 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên hệ thống lại các nội dung: Các di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán, trò chơi dân gian ở địa phương. Vận dụng dạy học văn hoá địa phương vào cấp tiểu học và tổ chức thực hành văn hoá địa phương đối với giáo viên và các trường tiểu học. Các phương tiện hỗ trợ: Bố trí đầy đủ phòng học, phòng thảo luận nhóm và các điều kiện để trình bày, trao đổi. Giới thiệu: Cá nhân và nhà trường chuẩn bị các nội dung cơ bản sau: 1. Bạn hãy giới thiệu một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Thanh Hoá và một danh lam thắng cảnh ở huyện, thị xã, thành phố nơi đang công tác. 2. Bạn hãy giới thiệu một số di tích lịch sử-văn hoá của tỉnh Thanh Hoá và một di tích lịch sử - văn hoá ở huyện, thị xã, thành phố nơi đang công tác. 3. Bạn hãy giới thiệu một số lễ hội truyền thống của tỉnh Thanh Hoá và một lễ hội truyền thống ở huyện, thị xã, thành phố nơi đang công tác. 4. Bạn hãy giới thiệu một số phong tục tập quán của cư dân Thanh Hoá và một số phong tục tập quán của cư dân và đồng bào các dân tộc ở địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi đang công tác. 5. Bạn hãy giới thiệu một số trò chơi dân gian của trẻ em tỉnh Thanh Hoá và một số trò chơi dân gian mà học sinh trường tiểu học nơi đang công tác thường chơi. 6. Bạn hãy nêu tác dụng việc dạy học văn hoá địa phương đối với học sinh tiểu học. 7. Những điều cần chú ý khi tổ chức thực hành văn hoá địa phương cho học sinh tiểu học. 8- Bạn hãy giới thiệu về một hoạt động giáo dục văn hoá địa phương mà bạn đã thực hiện và cho đó là thành công nhất. Cách tổ chức các hoạt động dạy học:

91

BƯỚC I. Tổ chức tại trường. 1. Trên cơ sở các tài liệu đã được biên soạn, tài liệu tham khảo và câu hỏi ôn tập, các trường tổ chức cho giáo viên chuẩn bị đề cương. Lãnh đạo nhà trường và Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch. 2. Từng giáo viên thông qua đề cương ôn tập của cá nhân mình (theo từng câu hỏi) trước tổ. Các tổ thảo luận, góp ý và từng giáo viên bổ sung vào đề cương của cá nhân. Lãnh đạo trường thông qua kế hoạch dạy học văn hoá địa phương của nhà trường, của hoạt động Đoàn Đội, ngoài giờ lên lớp trước Hội đồng nhà trường, gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo. Bước II. Tập trung tại lớp. 1. Tập trung nghe một số giáo viên trao đổi theo các câu hỏi và một số nhà trường trình bày kế hoạch dạy học văn hoá địa phương, hay một hoạt động về dạy học văn hoá địa phương cụ thể. Các học viên trao đổi, nhận xét, góp ý. 2. Giảng viên nhận xét, góp ý, giải đáp thắc mắc và bổ sung thêm một số vấn đề cần thiết. 3. Quản lí ngành nêu một số vấn đề trọng tâm chỉ đạo để các nhà trường và giáo viên thực hiện trong việc giáo dục văn hoá địa phương. Thông qua kế hoạch kiểm tra đánh giá về văn hoá địa phương.

* * *