20
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM HỘI CHỮ THẬP ĐỎ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018 TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ BIỂU TƯỢNG PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ VÀ TRĂNG LƯỠI LIỀM ĐỎ QUỐC TẾ

Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

  • Upload
    others

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM HỘI CHỮ THẬP ĐỎ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2018

TÀI LIỆU

TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ BIỂU TƯỢNG PHONG TRÀO CHỮ THẬP ĐỎ VÀ

TRĂNG LƯỠI LIỀM ĐỎ QUỐC TẾ

Page 2: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

2

PHẦN I

BIỂU TƯỢNG VÀ VIỆC SỬ DỤNG

I. LICH SỬ CUA BIỂU TƯỢNG

1859: Henry Dunant đã chứng kiến trận Solferino, nơi có hàng nghìn binh

sĩ bị thương đã chết vì không được cứu chữa, thi thể của họ đã bị cướp bóc

và thú dữ ăn thịt.

Lực lượng quân y không đủ để hoàn thành nhiệm vụ, và một trong những

nguyên nhân chính là họ không được phân biệt bằng một biểu tượng thống

nhất để hai bên tham chiến dễ dàng nhận ra được

1863: Một Hội nghị ngoại giao quốc tế đã nhóm họp tại Geneva, cố gắng để

tìm ra những biện pháp khắc phục sự bất lực của lực lượng quân y trên chiến

trường. Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

chức cứu trợ thương binh. Đó là các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ

quốc gia sau này. Nhằm tôn vinh quốc gia sáng lập ra Phong trào Chữ thập

đỏ quốc tế, Hội nghị đã quyết định sử dụng dấu hiệu “Chữ thập đỏ trên nền

trắng” ngược lại với quốc kỳ của nước Thuỵ Sỹ (Chữ thập đỏ trắng trên nền

đỏ)

1864: Công ước Geneva thứ nhất, ngày 22/8/1864 được chính thức thông

qua, trong đó biểu tượng Chữ thập đỏ trên nền trắng được công nhận.

1876: Trong cuộc chiến tranh Nga-Thổ, trận chiến ở Balkan, Đế quốc

Ottoman đã quyết định dùng một hình Trăng lưỡi liềm đỏ trên nền trắng thay

cho Chữ thập đỏ. Ai Cập cũng chọn hình Trăng lưỡi Liềm đỏ, sau đó Ba Tư

chọn hình một con Sư tử đỏ và Mặt trời đỏ trên nền trắng. Những quốc gia

này có một số bảo lưu một số điều trong Công ước Geneva và những dấu

hiệu riêng của họ đã được ghi vào Công ước năm 1929.

1949: Điều khoản 38 của Công ước Geneva thứ nhất, ngày 22/8/1864

khẳng định những biểu tượng của Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử đỏ

và Mặt trời đỏ trên nền trắng phải được bảo vệ. Vì vậy không được phép sử

dụng bất cứ biểu tượng nào khác ngoài biểu tượng Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi

liềm đỏ và Sử tử đỏ và Mặt trời đỏ.

1980: Nước Cộng hoà Hồi giáo Iran quyết định bỏ biểu tượng Sư tử đỏ và

Mặt trời đỏ, mà thay thế bằng biểu tượng Trăng lưỡi liềm đỏ.

Page 3: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

3

1982: Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế thông qua biểu

tượng của Hiệp hội là Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ nằm trong một

khung chữ nhật viền đỏ trên nền trắng.

2005: Ngày 8/12/2005, các quốc gia là thành viên của các Công ước

Geneva năm 1949 đã thông qua Nghị định thư bổ sung III về Biểu tượng,

trong đó công nhận thêm một biểu tượng mới: Biểu tượng Pha lê đỏ. Nghị

định thư giúp cho các quốc gia và các Hội quốc gia linh hoạt hơn trong việc

sử dụng các biểu tượng và cho phép các Hội quốc gia không thể sử dụng

Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ trở thành thành viên đầy đủ của Phong

trào, miễn là họ đáp ứng các điều kiện khác về việc công nhận. Biểu tượng

này có thể được công nhận và sử dụng như biểu tượng Chữ thập đỏ và

Trăng lưỡi liềm đỏ.

II. NHẬN DANG CUA CAC BIỂU TRƯNG

Các biểu trưng của các thành phần trong Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng

lưỡi liềm đỏ quốc tế như sau:

1. Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

2. Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế:

3. Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

Page 4: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

4

4. Các Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ, Pha lê đỏ quốc gia

III. SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG

Các biểu tượng: Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ và Pha lê đỏ có chức

năng như nhau, được các Hội quốc gia trong Phong trào sử dụng. Mỗi biểu

tượng sử dụng đều có hai mục đích: Bảo vệ và nhận diện.

1. Mục đích bảo vệ:

Đây là mục đích cơ bản của biểu tượng, khi có xung đột, các bên tham

chiến không được tấn công, không được xâm phạm những nơi có biểu

tượng. Biểu tượng thường phải có kích thước lớn.

Biểu tượng dùng để bảo vệ cho các đơn vị quân y, các đơn vị y tế của Hội

quốc gia (bệnh viện, trạm cấp cứu) và phương tiện giao thông vận tải (đường

bộ, đường thuỷ, đường không) được giao nhiệm vụ cứu thương; các cơ sở y

tế dân sự (bệnh viện, trạm cấp cứu) được Chính phủ và các cấp chính quyền

giao nhiệm vụ cứu chữa thương binh trong chiến tranh và hoạt động nhân

đạo không thu tiền; các tổ chức cứu trợ tình nguyện khác được Chính phủ

cho phép hoạt động phục vụ cứu thương; họ được dùng biểu tượng cho nhân

viên hoặc thiết bị khi phục vụ trong các đơn vị y tế của lực lượng vũ trang.

2. Mục đích nhận diện:

Với mục đích nhận diện, biểu tượng được sử dụng chủ yếu trong thời bình

để cho biết rằng một cá nhân hoặc tài sản phương tiện có liên quan tới

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hoặc là một Hội Chữ

thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia, hoặc Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng

lưỡi liềm đỏ quốc tế hoặc Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế. Biểu tượng thường có

kích thước nhỏ hơn. Biểu tượng này dùng để nhắc nhở rằng những tổ chức

mang biểu tượng làm việc theo những nguyên tắc cơ bản của Phong trào.

Page 5: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

5

IV. NHỮNG CA NHÂN VÀ PHƯƠNG TIỆN TÀI SẢN ĐƯỢC QUYỀN SỬ

DỤNG BIỂU TƯỢNG

1. Mục đích bảo vệ

( Kích thước lớn)

Các đơn vị y tế của các

lực lượng vũ trang sẽ

dùng biểu tượng như một

phương tiện bảo vệ khi có

xung đột.

Các đơn vị y tế của Hội

Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi

liềm đỏ quốc gia (bệnh

viện, trạm cấp cứu...) và

phương tiện giao thông

vận tải (đường bộ, đường

thuỷ, đường không) được

giao nhiệm vụ cứu thương

khi có xung đột được sử

dụng biểu tượng như một phương tiện bảo vệ trong hoà bình và có sự cam

kết của chính quyền.

Các bệnh viện dân sự đã được chính phủ công nhận cũng được phép sử

dụng biểu tượng như phương tiện bảo vệ.

Tất cả các cơ sở y tế dân sự (bệnh viên, trạm cấp cứu) được công nhận và

được phép của các cấp chính quyền có thẩm quyền (Điều này chỉ liên quan

đến các Chính phủ tham gia Nghị định thư bổ sung I).

Các tổ chức cứu trợ tình nguyện khác cũng hoạt động theo những điều

kiện tương tự các Hội quốc gia: Họ phải được chính phủ công nhận và cho

phép; Họ chỉ có thể dùng biểu tượng cho các trường hợp là nhân viên hoặc

thiết bị phục vụ trong các đơn vị y tế của lực lượng vũ trang; Họ phải tuân

theo các quy định và luật quân sự.

Page 6: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

6

2. Mục đích nhận diện

( Kích thước nhỏ)

Các cán bộ, nhân viên,

tình nguyện viên của Hội

Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi

liềm đỏ quốc gia có thể

mang biểu tượng, thông

thường có kích thước nhỏ

khi làm nhiệm vụ. Khi không

làm nhiệm vụ, họ có thể đeo

biểu tượng rất nhỏ. Ví dụ:

dưới dạng trâm cài đầu,

ghim cài ve áo hoặc huy

hiệu. Trừ một số trường hợp

ngoại lệ, biểu tượng sẽ

được đeo cùng với tên đầy đủ hoặc chữ viết tắt tên Hội quốc gia.

Đội viên thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ được phép sử

dụng biểu tượng nhưng phải kèm theo các chữ Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ

hoặc Thanh thiếu niên Trăng lưỡi liềm đỏ hoặc các chữ viết tắt "TTN CTĐ -

TLLĐ".

Những người được Hội quốc gia cho phép, những người đã tham gia các

khoá học hoặc các kỳ thi của Hội quốc gia có thể đeo biểu tượng với kích

thước nhỏ kèm tên hoặc chữ viết tắt tên Hội quốc gia.

Nhà cửa, trụ sở, tài sản được Hội quốc gia sử dụng có thể được đánh dấu

bằng biểu tượng và kèm theo tên Hội quốc gia, dù những tài sản này có

thuộc sở hữu của Hội hay không. Khi Hội quốc gia chỉ sử dụng một phần của

toà nhà, thì biểu tượng sẽ được treo hoặc dán ở phần được Hội sử dụng.

Biểu tượng nên có kích thước nhỏ, không nên dán, treo trên mái nhà để tránh

trường hợp khi có xung đột vũ trang, sẽ có sự hiểu lầm biểu tượng được sử

dụng với mục đích bảo vệ. Hội quốc gia không đánh dấu biểu tượng lên

những toà nhà, tài sản thuộc về mình nhưng đã cho thuê mượn.

Các bệnh viện, trạm cấp cứu, xe cứu thương và các phương tiện vận

chuyển khác do Hội quốc gia sử dụng có thể treo biểu tượng cùng với tên

của Hội.

Page 7: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

7

3. Kích thước của biểu tượng.

Công ước quốc tế Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 mà hầu hết tất cả

các Chính phủ trên thế giới đều công nhận quy định chặt chẽ ý nghĩa bảo vệ

của biểu tượng. Trong thời gian có xung đột, ở trên chiến trường, những dấu

hiệu này thường được làm bằng những nguyên vật liệu và màu sắc có sẵn.

Do đó khó có thể làm một biểu tượng chính xác như bản mẫu ngay trên chiến

trường.

Tuy nhiên, khi đưa ra một hình ảnh về Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng

lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều quan trọng là phải có một sự nhất quán trong việc

giới thiệu biểu tượng. Trừ khi biểu tượng được sử dụng với mục đích bảo vệ,

nên có tên xác định của một đơn vị Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc

gia ghi kèm theo. Biểu tượng cộng với tên gọi cụ thể được gọi là Biểu trưng.

Mỗi đơn vị Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ nên có hướng dẫn cụ thể về

việc áp dụng và sử dụng Biểu trưng của mình.

Biểu tượng luôn được trình bày trên nền trắng, màu đỏ của Chữ thập

đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ là màu được sử dụng cho biểu tượng.

Màu đỏ của biểu tượng được pha từ 100 % màu vàng và 100% màu đỏ

tươi. PANTONE 485 cũng được dùng cho màu đỏ của biểu tượng.

Khi ấn phẩm chỉ có màu đen (báo, tạp chí..) , màu xanh đen 60 %

được dùng cho màu biểu tuợng.

Biểu tượng Chữ thập đỏ được tạo bởi 5 ô vuông bằng nhau.

Biểu tượng Trăng lưỡi liềm đỏ được tạo bởi 2 vòng tròn cùng bán kính

nhưng lệch tâm.

V. QUY ĐINH CUA QUỐC TẾ (CÔNG ƯỚC GIƠ-NE-VE NGÀY 12/8/1948):

1. Chương VII “Dấu hiệu phân biệt”:

Điều 38 – Dấu hiệu của Công ước, quy định: “Để tỏ lòng tôn kính đất nước Thụy Sĩ, dấu hiệu chữ thập đỏ trên nền trắng ngược lại với lá cờ Liên Bang Thụy Sĩ được giữ làm phù hiệu và dấu hiệu phân biệt cho đơn vị y tế trong quân đội”.

Điều 39 - Sử dụng dấu hiệu phân biệt, quy định: “Dưới quyền kiểm soát của nhà đương cục quân sự có thẩm quyền, phù hiệu này sẽ được nêu trên cờ, băng tay, cũng như trên mọi vật dụng thuộc tổ chức y tế”.

Điều 44 - Những giới hạn sử dụng dấu hiệu phân biệt, quy định:

Page 8: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

8

“Phù hiệu chữ thập đỏ trên nền trắng và những chữ “Chữ thập đỏ”, “Chữ thập Giơ-Ne-Vơ” được dùng trong thời bình cũng như trong thời chiến để chỉ hoặc bảo hộ những đơn vị cơ sở y tế, những nhân viên và vật dụng đã được Công ước này bảo hộ và những đơn vị y tế được các Công ước khác quy định về vấn đề tương tự bảo hộ, trừ những trường hợp nêu ở các đoạn sau của Điều này…”.

“Những Hội Chữ thập đỏ quốc gia và các Hội khác (Điều 26 – Hội Chữ thập đỏ và các Hội cứu trợ tình nguyện khác được Chính phủ nước họ công nhận và cho phép với ngoại trừ là họ phải theo luật lệ và quy chế dân sự) chỉ được dùng dấu hiệu phân biệt làm cho mình được hưởng sự bảo hộ của Công ước trong khuôn khổ các quy định của đoạn này mà thôi”.

“…Đặc biệt, trong thời bình người ta có thể sử dụng phù hiệu của Công ước phù hợp với pháp luật quốc gia và có sự cho phép rõ ràng của một trong những Hội Chữ thập đỏ (Trăng lưỡi liềm đỏ, Sư tử đỏ và Mặt trời đỏ) quốc gia, để đánh dấu những xe cấp cứu bệnh nhân và những trạm xe cấp cứu chuyên dùng vào việc chăm sóc không mất tiền của những người bị thương và bị bệnh.”

2. Chương IX: Trừng phạt những sự lạm dụng và vi phạm Công ước Điều 53 - Lạm dụng dấu hiệu phân biệt, quy định: “Bất cứ lúc nào việc sử dụng phù hiệu, dấu hiệu, hoặc tên “Chữ thập đỏ”

hay “Chữ thập Giơ-Ne-Vơ”, cũng như việc sử dụng mọi dấu hiệu hoặc mọi tên có tính chất bắt chước phù hiệu hoặc tên chữ thập đỏ của tư nhân, của các công ty hay các nhà buôn cả công lẫn tư, ngoài những đơn vị được quyền sử dụng chiếu theo Công ước này đều bị cấm, dù sử dụng với mục đích nào và dù đã sử dụng từ trước đây bao lâu cũng vậy.

Page 9: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

9

PHẦN II

QUY ĐINH VỀ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG CHỮ THẬP ĐỎ TAI VIỆT NAM

Ngày 05/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký Công hàm gửi tới Chính phủ Liên Bang Thụy Sĩ tuyên bố gia nhập bốn Công ước Giơ-Ne-Vơ ngày 12/8/1949. Công hàm là cơ sở pháp lý để Hội xin gia nhập Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và được công nhận là thành viên chính thức ngày 04/11/1957. Điều này có ý nghĩa rằng Công ước Giơ-ne-vơ ngày 12/8/1949 có giá trị thực hiện tại Việt Nam (với 7 điều ngoại trừ và 7 điều không liên quan đến việc sử dụng dấu hiệu phân biệt).

1. Văn bản của Bộ Ngoại giao:

Ngày 30/12/1958, Bộ Ngoại giao đã có văn bản số 458/NG-VP gửi Bộ Y

tế về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự. Nội dung văn bản số 458/NG-VP:

Chúng tôi xin gửi theo đây một số tài liệu (bằng tiếng Pháp) đã sưu tầm được về vấn đề sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự quốc tế. Theo tinh thần các tài liệu đó thì:

- Chính phủ của mỗi nước đã gia nhập 4 Công ước Giơnevơ có quyền quy định việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự quốc tế, ngăn ngừa việc lạm dụng và trừng trị việc sử dụng bất hợp pháp, nhất là trong những trường hợp lợi dụng để làm tiền.

- Chỉ có Hội Hồng thập tự quốc gia mới có quyền sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự quốc tế để chỉ rõ nhân viên, cơ sở, phương tiện giao thông và vật dụng của mình.

- Hội Hồng thập tự quốc gia lúc thời bình có quyền cho phép những hội từ thiện khác ghi dấu hiệu Hồng thập tự ở các trạm cứu thương của họ (cứu trợ không mất tiền những người bị thương hay đau ốm).

- Nhân viên Hội Hồng thập tự quốc gia chỉ mang dấu hiệu Hội Hồng thập tự trong khi thừa hành nhiệm vụ của mình.

- Không được thay đổi hình thức, màu sắc của Hội Hồng thập tự nhưng có thể đồng thời mang một dấu hiệu khác để chỉ rõ cơ quan hay nhiệm vụ của nhân viên đó.

- Trong thời chiến, phải có phép của Bộ Tổng tư lệnh quân đội.

Page 10: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

10

Căn cứ vào những nguyên tắc làm cơ sở pháp lý nêu trên của tổ chức Hội Hồng thập tự quốc tế, căn cứ vào tính chất của công tác phổ biến giáo dục vệ sinh bảo vệ sức khỏe chung của nhân viên y tế xã và nhân viên kiểm dịch, chúng tôi nhận định rằng quý Bộ có thể thay mặt Chính phủ ra Nghị định hay Thông tư quy định rõ việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự và nhân dịp này bổ khuyết Thông tư của quý Bộ số -BYT/TT ngày 25/2/1958.

Tuy nhiên, để tránh sự nhầm lẫn hay lạm dụng, chúng tôi nghĩ rằng quý Bộ cần nêu rõ điều kiện sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự như:

- Không thay đổi hình thức, màu sắc của Hội Hồng thập tự.

- Có thể đồng thời cho mang bên cạnh dấu hiệu Hồng thập tự một dấu hiệu riêng của cơ quan y tế theo tinh thần của điều 4 Hội nghị Hồng thập tự quốc tế lần XIV, Brucxen, 1930.

- Chỉ mang trong khi thừa hành nhiệm vụ.

(TL.Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao – P.Chánh Văn phòng)

2. Thông tư của Bộ Y tế:

Ngày 25/2/1958, Bộ Y tế đã có Thông tư số 100/TT-BYT về việc sử dụng

dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành y. Nội dung Thông tư số 100/TT-BYT:

Sau khi Chính phủ ta đã tuyên bố thừa nhận các Công ước Giơnevơ về tổ chức Hồng thập tự quốc tế và Hội Hồng tự Việt Nam đã được công nhận là hội viên chính thức của tổ chức Hồng thập tự quốc tế, các Công ước nêu trên phải được tôn trọng.

Vì thế trong ngành ta, dấu hiệu Hồng thập tự cần được sử dụng đúng theo tinh thần Công ước Giơnevơ. Bộ đã nghiên cứu các điều khoản cần thiết và nhận thấy cần phải hướng dẫn các cơ quan các cấp thi hành.

Theo tinh thần Công ước Giơnevơ thì dấu hiệu Hồng thập tự (Chữ thập đỏ trên nền trắng) chủ yếu dành cho các cơ quan Quân y (Điều 38, Công ước Giơnevơ ngày 12/8/1949, cải thiện số phận bệnh nhân và nạn nhân chiến tranh) và các cơ quan của Hồng thập tự quốc tế (Điều 44).

Riêng về dân y, dấu hiệu Hồng thập tự cũng được sử dụng trong những trường hợp nhất định.

Trong chiến tranh, những bệnh viện dân y tổ chức để cứu chữa sa8nso1c những người bị thương, đau ốm, tàn tật và sản phụ (Điều 19), những xe cộ tàu thuyền dung vào việc chuyên chở bệnh nhân (Điều 20),

Page 11: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

11

những nhân viên y tế dân y phục vụ ở vùng bị chiếm đóng hoặc khu vực hành quân, nhân viên các bệnh viện dân y trong khi thừa hành nhiệm vụ (Điều 20, Công ước Giơnevơ 1949, bảo vệ thường dân trong khi có chiến tranh) được sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự.

Trong thời bình, phạm vi sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự rút hẹp lại. Điều 44 Công ước Giơnevơ quy định dấu hiệu Hồng thập tự có thể sử dụng trong thời bình cho những cơ sở, những trạm cứu thương có nhiệm vụ săn sóc cứu chữa không lấy tiền những người bị thương, bị nạn, bị bệnh và cho những xe cứu thương.

Căn cứ vào tinh thần dấu hiệu Hồng thập. Bộ tạm qui định trong thời kỳ hòa bình hiện nay, ngành ta chỉ sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong những trường hợp dưới dây:

1) Bệnh viện có nhiệm vụ cấp cứu, cứu chữa bệnh nhân nghèo không lấy tiền.

2) Các phòng khám bệnh, phát thuốc (hiện vẫn đảm nhiệm công tác cấp cứu).

3) Các xe cấp cứu và chống dịch.

Ngoài 3 trường hợp nêu trên, tất cả các cơ sở, xe cộ, nhân viên thuộc các cơ quan y tế dù công hay tư đều không mang dấu hiệu Hồng thập tự.

Bộ đề nghị các cơ quan y tế các cấp nghiên cứu thi hành thông tư này và áp dụng đúng những điều khoản đã qui định với tinh thần tôn trọng những Công ước mà Chính phủ đã tuyên bố thừa nhận.

Tất cả những văn kiện về sử sụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành từ trước đến nay trái với Thông tư này đều coi như không còn giá trị.

(Bộ Trưởng Y tế - Hoàng Tích Trí)

3. Công văn của Bộ Y tế:

Ngày 18/2/1998, Bộ Y tế đã có Công văn số 924/VP1 về việc sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ. Nội dung công văn số 924/VP1:

Dấu hiệu Chữ thập đỏ là biểu tượng tượng trưng của sự nhân đạo. Việc

sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ phải theo đúng tinh thần Công ước Giơnevơ.

Bộ y tế đã có Thông tư số 100/TT-BYT ngày 25/2/1958, Thông tư số 01/BYT-

TT ngày 16/2/1959 và công văn số 851/CP ngày 4/3/1989 quy định những cơ

sở được sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ. Nhưng hiện nay, việc sử dụng của

Page 12: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

12

Bộ y tế về việc sử dụng dấu hiệu Hồng thập tự trong ngành y dấu hiệu Chữ

thập đỏ trong ngành Y tế còn quá rộng rãi, chưa đúng theo tinh thần của

Thông tư Bộ y tế đã ban hành.

Để chấn chỉnh việc sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ ở các cơ sở y tế và tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa ngành Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở Y tế tỉnh, thành, các đơn vị trực thuộc Bộ, y tế các ngành cần làm tốt một số việc sau:

1) Chỉ sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ trong 4 tình huống: tại các bệnh viện làm nhiện vụ cấp cứu không lấy tiền; tại các phòng khám có đảm nhiệm công việc cấp cứu không lấy tiền; tại các xe cấp cứu, xe chống dịch; và cho các cán bộ làm công tác phòng bệnh, kiểm dịch biên giới.

2) Khi dùng dấu hiệu Chữ thập đỏ, cần lưu ý các điểm như sau:

- Không thay đổi hình thức, màu sắc, dấu hiệu Chữ thập đỏ.

- Có thể đồng thời mang bên cạnh dấu hiệu Chữ thập đỏ dấu hiệu riêng của cơ quan y tế.

- Chỉ mang dấu hiệu Chữ thập đỏ trong khi thừa hành nhiệm vụ.

- Có sự thỏa thuận của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Nghiêm cấm các cơ sở làm dịch vụ y tế tư nhân có thu tiền (khám, chữa bệnh tư nhân, nhà hộ sinh tư nhân…) sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ ở tại nơi hoạt động dịch vụ.

3) Tất cả các đơn vị trong ngành y tế từ trung ương đến địa phương, kể cả các cơ sở y tế nhành đều phải thành lập và kiện toàn Chi Hội Chữ thập đỏ.

Bộ Y tế yêu cầu các đông chí giám đốc sở Y tế tỉnh, thành, y tế các ngành, các đồng chí giám đốc các đơn vị thuộc Bộ, kiểm tra việc sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ và củng cố tổ chức Chi Hội Chữ thập đỏ tại đơn vị mình để có sự hoạt động tốt hơn.

(Thứ Trưởng TT – GS.TS.Phạm Mạnh Hùng)

4. Luật Hoạt động Chữ thập đỏ: Luật Hoạt động Chữ thập đỏ được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 3 ban hành

ngày 3/6/2008 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2009 đã quy định rất rõ các vấn đề liên quan đến biểu tượng Chữ thập đỏ. Một số Điều quy định cụ thể trong Luật Hoạt động Chữ thập đỏ:

Theo đó, trong Chương III – Biểu tượng trong hoạt động Chữ thập đỏ có hai Điều là Điều 14 và Điều 15 nêu rất rõ về nội dung này.

Page 13: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

13

- Cụ thể, Điều 14 về Biểu tượng Chữ thập đỏ có ghi rõ: “(1)-Biểu tượng Chữ thập đỏ là hình chữ thập màu đỏ, trên nền trắng. Biểu tượng chữ thập đỏ được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ; (2)- Biểu tượng Chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết người đang thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và cơ sở, phương tiện, hiện vật được sử dụng trong hoạt động Chữ thập đỏ. Trong các cuộc xung đột vũ trang, biểu tượng Chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết và bảo vệ người, cơ sở và phương tiện, hiện vật mang biểu tượng này”.

- Trong Điều 15 về sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ, Luật cũng nêu rõ: “(1)- Biểu tượng Chữ thập đỏ được sử dụng khi tiến hành hoạt động Chữ thập đỏ và tại cơ sở, trên phương tiện, hiện vật của Hội Chữ thập đỏ; (2)- Khi có xung đột vũ trang, biểu tượng Chữ thập đỏ được sử dụng theo quy định của các công ước Giơ-ne-vơ có liên quan, các nghị định thư bổ sung mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

- Ngay trong Chương I – Những quy định chung, khoản 7, Điều 6 về các hành vi bị nghiêm cấm cũng chỉ rõ: Nghiêm cấm hành vi “Sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ trái pháp luật”.

5. Công văn của Bộ Y tế:

Ngày 29/10/2009, Bộ Y tế đã có Công văn số về việc thực hiện quy định

về sử dụng biểu tượng Chữ thập đỏ. Nội dung công văn số 7464/BYT-KCB:

Luật Hoạt động Chữ thập đỏ được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 10 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Tại khoán Điều 14 của Luật quy định “Biểu tượng chữ thập đỏ là hình chữ thập đỏ, trên nền trắng” khoản 1 Điều 15 quy định “Biểu tượng chữ thập đỏ được sử dụng khi tiến hành hoạt động chữ thập đỏ và tại cơ sở, trên phương tiện, hiện vật của Hội Chữ thập đỏ” và khoản 7 Điều 6 quy định nghiêm cấm “Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trái pháp luật”.

Để việc sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ trong ngành y tế theo đúng qui định của Luật, Bộ Y tế yêu cầu sở Y tế tỉnh, thành, y tế các ngành trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ và y tế các Bộ, ngành thực hiện các nội dung sau đây:

1) Các cơ sở y tế chỉ sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ khi tham gia các hoạt động chữ thập đỏ theo quy định Điều 2 của Luật Hoạt động Chữ thập đỏ.

2) Tại cơ sở y tế và khi tiến hành các hoạt động y tế ngoài cơ sở y tế không phải hoạt động chữ thập đỏ, các cơ sở y tế không được sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.

Page 14: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

14

3) Sở Y tế tỉnh, thành, y tế các ngành trực thuộc trung ương, y tế các Bộ, ngành cần thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc các qui định của Luật liên quan đến việc sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết.

6. Thông tư của Bộ Y tế:

Ngày 30/11/2015 Bộ Y tế đã có Thông tư số 45/2015/TT-BYT quy định về trang phục y tế. Trích lược Thông tư số 45/2015/TT-BYT:

Tại khoản 3, điều 3 của Thông tư chỉ rõ “Trang phục y tế không được có biểu tượng Chữ thập đỏ trái quy định của pháp luật về hoạt động Chữ thập đỏ”.

Page 15: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

15

TRUNG ƯƠNG HỘI

CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 391 /TƯHCTĐ-VP Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2011

V/v thực hiện Biểu trưng

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Kính gửi: - Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ các tỉnh, thành phố

- Thủ trưởng các ban, đơn vị Trung ương Hội

Thực hiện quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội tại kỳ họp thứ IV, ngày 14

và 15/01/2010, Biểu trưng mới của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam1 được thực hiện chính thức từ

tháng 01 năm 2010. Qua hơn 01 năm thực hiện, Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

căn bản đã được các cấp Hội thực hiện nghiêm chỉnh, góp phần khơi dậy niềm tự hào của

cán bộ, hội viên, quảng bá hình ảnh của Hội trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, ở một

số nơi, Biểu trưng của Hội đang bị vi phạm, có nơi in Biểu trưng thiếu 01 lá tre phía đầu

ngọn; có địa phương tự ý thay cụm từ “Việt Nam” trong Biểu trưng bằng tên địa phương;

một số vật phẩm đã không sử dụng Biểu trưng chuẩn, màu xanh đậm của lá tre được thay

bằng màu xanh nước biển…

Để Biểu trưng của Hội được thực hiện nghiêm chỉnh, đảm bảo nguyên tắc thống nhất

trong toàn Hội, Trung ương Hội đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành Hội, các ban, đơn vị Trung

ương Hội thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Rà soát ngay lại các vật phẩm có sử dụng Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ tại địa

phương, đơn vị mình, nếu phát hiện sai xót thì tổ chức sửa ngay. Không sản xuất, không

mua, không cung cấp những vật phẩm sử dụng không đúng Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ Việt

Nam cho cán bộ, hội viên và các cơ sở Hội.

2. Công ty CP Chữ thập đỏ và Trung tâm Dịch vụ Nhân đạo có trách nhiệm rà soát lại

tất cả các mẫu vật phẩm có sử dụng Biểu trưng Hội Chữ thập đỏ để trình Thường trực Trung

ương Hội phê duyệt mẫu trước khi sản xuất và cung cấp cho cơ sở; có trách nhiệm thu hồi

các sản phẩm sử dụng không đúng Biểu trưng của Hội (không đúng mẫu chuẩn, không đúng

màu sắc) và bồi thường cho các địa phương.

Căn cứ các nội dung nêu trên, đề nghị các đồng chí nghiêm chỉnh triển khai thực hiện.

Ban Tuyên truyền, Thanh thiếu niên và Văn phòng Trung ương Hội chịu trách nhiệm giám

sát việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo trên đây.

Nơi nhận:

- Như trên (để t/h); - Các đ/c TT TW Hội (để c/đ);

- Lưu VT, TT-TTN.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH, TỔNG THƯ KÝ

Đoàn Văn Thái 1 Biểu trưng gồm 2 phần chính: trung tâm là Biểu tượng Chữ thập đỏ; bao lấy hình tượng trung tâm là 2 cành tre mầu xanh cách điệu nằm trong 2 vòng

tròn đồng tâm như hai vòng ôm che chở, làm nổi bật Biểu tượng Chữ thập đỏ, thể hiện sự chung sức, chung lòng vì hoạt động nhân đạo. Lá tre màu xanh đậm thể hiện sự tươi xanh, cũng là hình ảnh đặc trưng rất gần gũi và thân thiện của đất nước, con người Việt Nam. Dòng chữ “Chữ thập đỏ” ở

phía trên và “Việt Nam” ở phía dưới vòng ôm khoẻ khoắn tạo đà cho sự phát triển của hoạt động Chữ thập đỏ Việt Nam và tạo sự khác biệt, dễ nhận

biết từ các Biểu trưng của các Hội quốc gia khác trong Phong trào Chữ thập đỏ quốc tế.

Page 16: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

16

PHẦN III BAN CÓ BIẾT

I. BA BIỂU TƯỢNG BẢO HỘ:

Chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ Pha lê đỏ

Hầu hết mọi người đếu quen thuộc với các biểu tượng Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Có thể dễ dàng nhận ra chúng trong đời sống hàng này trên khắp thế giới, chủ yếu qua dịch vụ cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ mang đến tại đất nước họ. Một số nhắc đến biểu tượng với ý nghĩa Sơ cấp cứu hoặc y tế, tuy nhiên ít ai hiểu mục đích thực sự của các biểu tượng này.

Biểu tượng Chữ thập đỏ đã tồn tại hơn 155 năm qua. Biểu tượng được xây dựng để bảo hộ binh lính bị thương và bị bệnh trên chiến trường cũng như các bác sĩ và y tá quân y chăm sóc cho họ. Biểu tượng Trăng lưỡi liềm đỏ được sử dụng sau đó ít lâu với cùng mục đích. Biểu tượng Pha lê đỏ mới được chấp nhận gần đây.

Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ và Pha lê đỏ trước hết là những biểu tượng được quốc tế công nhận để bảo hộ người bị thương và người đau ốm, cũng như những người chăm sóc họ theo Luật pháp quốc tế trong thời gian có chiến tranh. Chức năng đầu tiên của các biểu tượng này là bảo hộ các cơ quan y tế thuộc lực lượng vũ trang.

Các biểu tượng cũng cho thầy mối quan hệ giữa một người hay một vật với Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Phong trào). Với ý nghĩa đó, biểu tượng tượng trưng sự giúp đỡ độc lập, trung lập và vô tư mà phong trào mang đến.

Những dấu hiệu biểu trưng sự cứu sinh này cần được mọi người hiểu và tin tưởng để có thể bảo vệ những kẻ đau yếu khi có xung đột vũ trang. Do đó việc trưng các biểu tượng đúng đắn, và chỉ bởi những ai được pháp luật cho phép vô cùng quan trọng.

Page 17: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

17

I. TAI SAO BẢO VỆ VÀ ĐẢM BẢO CAC BIỂU TƯỢNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG ?

Việc lạm dụng các biểu tượng có thể hủy hoại ý nghĩa bảo hộ khi có xung đột vũ trang bởi các bên tham chiến và những kẻ mang vũ khí mất lòng tin vào ý nghĩa của biểu tượng.

Bên cạnh hủy hoại mục đích của biểu tượng khi có chiến tranh hoặc trong thời bình, việc lạm dụng còn có thể gây cản trợ hoặc nguy hiểm cho các đơn vị, nhân viên và tình nguyện viên Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ trong việc tiếp cận an toàn tới người dân và cộng đồng gặp khó khăn khi có khủng hoảng nhân đạo.

Thậm chí tại những nước không trải qua những biến cố đó, việc đảm bảo các biểu tượng được sử dụng đúng đắn để người dân và cộng đồng hiểu rõ mục đích của biểu tượng vẫn rất quan trọng. Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, bao gồm tình trạng bất ổn dân sự hoặc thiên tai như động đất hay lũ lụt nghiêm trọng, người dân cần hiểu rằng nhân viên và tình nguyện viên mang biểu tượng trong khi đáp ứng như cầu những cộng đồng bị nạn là trung lập, độc lập và vô tư – những giá trị và nguyên tắc gắn với các biểu tượng Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ - để từ đó cho phép họ tiếp cận an toàn.

II. LAM DỤNG BIỂU TƯỢNG LÀ GÌ ?

Việc lạm dụng biểu tượng xảy ra khi các biểu tượng được trưng bày trong thời bình hoặc trong xung đột vũ trang bởi những người không được pháp luật cho phép hoặc khi sử dụng theo cách có thể hiểu nhầm lẫn hoặc hủy hoại sự tôn trọng biểu tượng, Hai cách lạm dụng chủ yếu là:

Page 18: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

18

Bắt chước Là cách sữ dụng một dấu hiệu với hình

dáng và màu sắc, có thể gây nhầm lẫn với biểu tượng Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay Pha lê đỏ.

Sử dụng sai Là khi một người hay một tổ chức không

được phép nhưng lại trưng biểu tượng, ví dụ như trên bảng hiệu một cửa hàng hoặc trên một vật dụng. Doanh nghiệp, trung tâm y tế, nhà thuốc, tổ chức phi chính phủ hoặc đơn vị khác không hiểu biết luật và trưng biểu tượng một cách sai trái.

III. ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA NẾU CAC BIỂU TƯỢNG BI LAM DỤNG ?

Các biểu tượng bị lạm dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước tiên là cho những người cần được giúp đỡ, đặc biệt là khi có tình huống khẩn cấp. Trong tình huống xấu nhất, sinh mạng có thể bị đe dọa nếu biểu tượng bị sử dụng bởi những kẻ không được phép. Hãy xem xét các ví dụ sau:

Một cơn bão lớn đổ bộ vào ngôi làng của bạn, Nhà bạn bị phá hủy, Gia đình bạn bị thương và cần được giúp đỡ nhanh chóng, Nhân viên sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ đến làng để cứu chữa các nạn nhân nhưng họ bị chặn lại không được vào. Giới chức địa phương nghi ngờ các biểu tượng có liên quan đến nội dung chính trị, vì trang chiến dịch tranh cử vừa qua một đảng chính trị đã trưng ra một dấu hiệu rất giống chữ thập đỏ. Do đó, họ không hiểu rằng sự chăm sóc mà chữ thập đỏ mang đến là trung lập và vô tư. Hậu

Page 19: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

19

quả là gia đình bạn không nhận đước sự cứu chữa cần thiết và nhiều người trong làng đang chết dần.

IV. BAN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP BẢO VỆ BIỂU TƯỢNG ? Bạn phải chắc chắn là các biểu tượng

Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ không bị sử dụng ngoia2 mục đích đã ấn định. Có thể thay thế bằng những biểu tượng khác phù hợp hơn để tránh lẫn lộn và bị lạm dụng.

Ví dụ, ngành y tế có thể sử dụng một

trong số những dấu hiệu được quốc tế công nhận để xác định xe cứu thương, bệnh viện, trạm sô cấp cứu và hiệu thuốc.

Nếu bạn thấy các biểu tượng được sử

dụng bởi những cá nhân hay tổ chức không có quyền sử dụng, bạn nên báo cho Hội Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia tại nước sở tại để Hội có hành động thích hợp. Trong phần lớn các trường hợp việc lạm dụng các biểu tượng chỉ đơn giản do không có hiểu biết về mục đích và cách thức sử dụng các biểu tượng.

Beänh vieän (Nền màu xanh dương, chữ H màu trắng)

Nhaø thuoác (Nền dấu thập màu xanh lá cây, biểu

tượng ở giữa màu trắng)

Sô caáp cöùu (Nền màu xanh lá cây, biểu tượng chữ

thập màu trắng)

Xe cöùu thöông (Nền màu danh dương đâm, biểu tượng ở

giữa màu trắng)

Page 20: Tài liệu phục vụ Hội thi Tìm hiểu về “Biểu tượng Chữ thập ... · Hội nghị thông qua dấu hiệu" Chữ thập đỏ trên nền trắng" những tổ

Tài liệu tập huấn Truyền thông bảo vệ biểu tượng Chữ thập đỏ, tháng 8/2018

20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lịch sử Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

2. Luật Hoạt động Chữ thập đỏ.

3. Trang tin điện tử của Trung ương Hội: www.redcross.org.vn

4. Trang tin điện tử của Thành Hội: www.chuthapdotphcm.org.vn

.......................................