15
Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các trường đại học đều quan tâm tới chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Các trường đào tạo giáo viên ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) và ngành Sư phạm Ngữ văn (SPNV) cũng không ngoại lệ. Chuẩn đầu ra của hai ngành này liên quan đến kiến thức tiếng Việt mà nhà trường đại học cung cấp cho sinh viên và kiến thức tiếng Việt trong sách giáo khoa (SGK) phổ thông mà sinh viên phải dạy sau khi tốt nghiệp ra trường. Kiến thức được trình bày trong sách giáo trình (GT) đào tạo ở đại học không thể giống với kiến thức được trình bày trong SGK phổ thông. Cùng một nội dung kiến thức tiếng Việt nhưng cách trình bày của GT đào tạo giáo viên ngành GDTH khác với kiến thức tiếng Việt trong SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học; kiến thức tiếng Việt trình bày trong các GT đào tạo của ngành SPNV khác với kiến thức tiếng Việt trong SGK Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT), thậm chí có trường hợp trái ngược nhau. Vì sao lại có sự khác nhau này, khác nhau như thế nào, nội dung nào cần khác, nội dung nào không nhất thiết phải khác,… là những điều rất được giảng viên và sinh viên ngành GDTH ngành SPNV quan tâm. Bởi lẽ, sinh viên cần phải biết mình học cái gì và ra trường dạy cái gì; giảng viên cũng cần phải biết mình dạy những gì cho sinh viên là tốt nhất, thiết thực nhất cho việc hành nghề sau này của các em. Thực chất đây là vấn đề chất lượng đầu ra của quy trình đào tạo hiện nay. Kiến thức tiếng Việt trong chuẩn đầu ra phải gần gũi với kiến thức tiếng Việt được trình bày ở SGK sẽ tạo thuận lợi hơn cho sinh viên khi ra trường. Bài viết chỉ ra những điểm chưa thống nhất về kiến thức tiếng Việt trình bày trong các GT đào tạo và SGK khoa phổ thông hiện hành, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong việc trình bày kiến thức giữa hai loại sách này. 1 / 15

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, các trường đại học đều quan tâm tới chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Cáctrường đào tạo giáo viên ngành Giáo dục tiểu học (GDTH) và ngành Sư phạm Ngữ văn (SPNV)cũng không ngoại lệ. Chuẩn đầu ra của hai ngành này liên quan đến kiến thức tiếng Việt mànhà trường đại học cung cấp cho sinh viên và kiến thức tiếng Việt trong sách giáo khoa (SGK)phổ thông mà sinh viên phải dạy sau khi tốt nghiệp ra trường.

Kiến thức được trình bày trong sách giáo trình (GT) đào tạo ở đại học không thể giống với kiếnthức được trình bày trong SGK phổ thông. Cùng một nội dung kiến thức tiếng Việt nhưng cáchtrình bày của GT đào tạo giáo viên ngành GDTH khác với kiến thức tiếng Việt trong SGK TiếngViệt bậc Tiểu học; kiến thức tiếng Việt trình bày trong các GT đào tạo của ngành SPNV khác vớikiến thức tiếng Việt trong SGK Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông(THPT), thậm chí có trường hợp trái ngược nhau.

Vì sao lại có sự khác nhau này, khác nhau như thế nào, nội dung nào cần khác, nội dung nàokhông nhất thiết phải khác,… là những điều rất được giảng viên và sinh viên ngành GDTHngành SPNV quan tâm. Bởi lẽ, sinh viên cần phải biết mình học cái gì và ra trường dạy cái gì;giảng viên cũng cần phải biết mình dạy những gì cho sinh viên là tốt nhất, thiết thực nhất choviệc hành nghề sau này của các em. Thực chất đây là vấn đề chất lượng đầu ra của quy trìnhđào tạo hiện nay. Kiến thức tiếng Việt trong chuẩn đầu ra phải gần gũi với kiến thức tiếng Việtđược trình bày ở SGK sẽ tạo thuận lợi hơn cho sinh viên khi ra trường.

Bài viết chỉ ra những điểm chưa thống nhất về kiến thức tiếng Việt trình bày trong các GT đàotạo và SGK khoa phổ thông hiện hành, tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong việc trìnhbày kiến thức giữa hai loại sách này.

1 / 15

Page 2: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

2. Chọn sách giáo trình và sách giáo khoa để so sánh, đối chiếu

2.1. Hai loại sách so sánh phải có sự tương hợp về kiến thức

GT đại học và SGK phổ thông là hai loại sách khác nhau về cơ bản. SGK phổ thông là loạisách cung cấp kiến thức được phân biệt theo trình độ của đối tượng người học. GT đại học là loại sách có tính chất quy chuẩn về kiến thức, tính cập nhập về nội dung khoa học của môn học. Khi đối chiếu kiến thức giữa hai loại sáchnày, chúng tôi chọn những GT tương hợp cơ bản về nội dung kiến thức với SGK.

Việc chọn GT có kiến thức tương hợp với SGK là quan trọng và cũng không đơn giản. Ở trườngđại học, tài liệu học tập cho một môn học có khá nhiều. Sinh viên có thể phải tham khảo tất cảnhững tài liệu ấy hoặc chọn cho mình một tài liệu cần thiết, phù hợp (tài liệu này thường là tàiliệu chính theo gợi ý của giảng viên).

Vì vậy, chúng tôi tạm thời xác định những GT được nhiều trường chọn làm tài liệu chính chochương trình đào tạo của mình để làm cơ sở so sánh, đối chiếu với SGK. Đó là những GT đãđược thẩm định về chất lượng qua thời gian, tác giả là những nhà khoa học có uy tín. Nếu độingũ tác giả của GT đồng thời là tác giả của SGK thì việc so sánh càng thuận lợi hơn.

GT và SGK được chọn theo ngành học, bậc học để đối chiếu, so sánh trong bài viết này cụ thểnhư sau:

2.1.1. Sách giáo trình Tiếng Việt đào tạo giáo viên ngành Giáo dục tiểu học và bộ sách giáokhoa Tiếng Việt ở Tiểu học

Giáo trình Tiếng Việt 2 (TV2) của Đỗ Xuân Thảo, Nguyễn Hữu Tỉnh và Giáo trình Tiếng Việt 3 (TV3) của Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung là hai cuốn GT được đa số các trường đại học sử dụng cho chương trình đào tạo của ngành

2 / 15

Page 3: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

GDTH. Phần lớn kiến thức cơ bản về tiếng Việt trong hai cuốn GT này khá tương hợp với kiến thức được trình bàytrong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học hiện hành.

Về phía SGK tiểu học, chúng tôi chỉ khảo sát nội dung kiến thức ngữ âm, từ vựng và ngữ phápcủa tiếng Việt ở phân môn Học vần (trong Tiếng Việt 1) và phân môn Luyện từ và câu (phânmôn này là phân môn Từ ngữvà Ngữ pháptrước đây) từ lớp 2 đến lớp 5.

2.1.2. Sách giáo trình đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Ngữ văn và sách giáo khoa Ngữ vănphổ thông

Chương trình đào tạo giáo viên ngành SPNV có nhiều nhóm môn học khác nhau như: Văn học,Ngôn ngữ học, Phương pháp dạy học... Nhóm chuyên ngành Ngôn ngữ học lại có nhiều mônhọc. Trong đó, những môn cơ bản, bắt buộc trong chương trình phải kể đến là: Ngữ âm học, Từvựng – ngữ nghĩa học, Ngữ pháp học và Phong cách học.

GT của mỗi môn học trên thường được nhiều nhà khoa học tham gia biên soạn. Nhiều GT cóchất lượng tốt và được khẳng định qua thời gian. Tuy nhiên, vì khuôn khổ và yêu cầu bài viết,chúng tôi chỉ chọn những GT được nhiều trường đại học sử dụng cho việc đào tạo ngành SPNVđể làm cơ sở so sánh với kiến thức tiếng Việt được trình bày trong SGK Ngữ văn ở THCS vàTHPT hiện nay.

Chúng tôi đã chọn các GT đào tạo của ngành SPNV theo thứ tự tương ứng với bốn môn vừa kểlà:

- Ngữ âm tiếng Việt (NÂ) của Đoàn Thiện Thuật, Nxb ĐH & THCN, 1977. Đây là cuốn GT “dành

3 / 15

Page 4: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ trường Đại học Tổng hợp”, “cũng là tài liệu tham khảohữu ích cho sinh viên khoa Văn các trường Đại học Sư phạm,…” [ Lời nóiđầu ].

- Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (TVNN) của Đỗ Hữu Châu, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,1996. Lời nói đầu của cuốn GT này viết: “Sự hiện đại hóa trithức khoa học trong lĩnh vực từ vựng – ngữ nghĩa là cần thiết”, “Tuy nhiên, nó vẫn nằm trongkhuôn khổ của một cuốn giáo trình cho học sinh các trường Đại học sư phạm”.

- Ngư phap tiêng Viêt, tâp môt (NP1) của Diêp Quang Ban (chu biên), Hoang Văn Thung, Nxb Giao duc, 2009 và Ngư phap tiêng Viêt, tâp hai(NP2) của Diêp Quang Ban, Nxb Giao duc,2009. Bộ GT này “đã được Hội đồng sách đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bộ phận thuộcBộ Giáo dục cũ) giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Đại học Sư phạm” [NP1, Lời nói đầu].

- Phong cách học tiếng Việt (PCH) của Đinh Trọng Lạc (chu biên), Nguyễn Thái Hoà, NxbGiáo dục Viêt Nam, 2010. Đây là GT “đã được Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệulàm sách dùng cho các trường Đại học Sư phạm” [Lời đề từở bìa sách].

Nhìn chung, những kiến thức tiếng Việt được trình bày trong các GT kể trên là những kiến thứccơ bản, khá chuẩn mực và tương hợp với SGK Ngữ văn của THCS và THPT hiện hành.

2.2. Xác định sự khác biệt về kiến thức giữa sách giáo trình và sách giáo khoa

4 / 15

Page 5: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

Có thể thấy bốn khác biệt về kiến thức giữa hai loại sách này là:

            (1) Đối với GT, yêu cầu về nội dung vừa phải đảm bảo tính ổn định (kiến thức có tínhchất nền tảng, ít thay đổi), vừa phải đảm bảo tính cập nhật kiến thức (nếu có). Trong khi đó, đốivới SGK, tính ổn định về nội dung được đặt lên hàng đầu. Khi cần thay đổi hay cập nhật nộidung kiến thức thì SGK cũng thay đổi, cập nhật chậm hơn GT.

(2) Độ lệch về kiến thức tiếng Việt là rất dễ xảy ra do quan điểm khoa học giữa tác giả/ nhómtác giả SGK và các tác giả của các GT không giống nhau. Tác giả hoặc nhóm tác giả giữa haibộ sách khác nhau cũng dễ dẫn đến việc khó gặp nhau ở quan điểm khoa học và tất yếu sẽdẫn đến nội dung kiến thức tiếng Việt trong hai bộ sách cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau vềquan điểm có thể thấy trước tiên là sự ít trùng nhau về tên tác giả của GT với tên tác giả củaSGK.

(3) Kiến thức, kĩ năng của tiếng Việt, trong chương trình, SGK phổ thông được cấu tạo theohướng đồng tâm. Nội dung kiến thức tiếng Việt trình bày ở bài sau, lớp sau, bậc học sau đượcnâng cao và mở rộng hơn so với bài trước, lớp trước, bậc học trước. Vì vậy, kiến thức khoa họcvề tiếng Việt được trình bày trong SGK phải được nhìn nhận một cách tổng thể, theo quá trình.Nghĩa là nội dung kiến thức tiếng Việt phải được liên kết, tổng hợp lại từ những bài học riêng lẻvà kiến thức chuẩn thường được chốt lại ở bài cuối, lớp cuối. Khác với SGK, kiến thức trong GTđược thể hiện ngay trong từng phần, từng mục của cuốn sách.

            (4) Cũng có khi kiến thức tiếng Việt chốt lại ở lớp cuối thì cũng vẫn chưa phải là kiếnthức tiếng Việt chuẩn nhất, khoa học nhất vì còn lệ thuộc vào một yêu cầu khác: tính vừa sức,sự phù hợp đối tượng. Nghĩa là nội dung và mức độ (độ khó) về kiến thức tiếng Việt của SGKviết cho học sinh phổ thông sẽ khác rất nhiều so với nội dung và mức độ (độ khó) của GT viếtcho sinh viên đại học. Hơn nữa, có những kiến thức chỉ được trình bày ở GT nhưng không thểtrình bày ở SGK.

Bốn điểm khác biệt này đã khiến cho việc trình bày kiến thức tiếng Việt trong SGK và GT khôngthể giống nhau.

5 / 15

Page 6: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

Đối với sinh viên (và cả giảng viên), việc xác định kiến thức tiếng Việt nào nhất thiết phải giốngnhau, kiến thức nào không nhất thiết phải giống nhau giữa hai loại sách là cần thiết cho việc dạytiếng Việt. Trong bốn điểm khác biệt này thì các khác biệt (1), (3), (4) khiến cho kiến thức hailoại sách nhất thiết phải khác nhau, nhưng khác biệt (2), khác biệt về quan điểm khoa học, theochúng tôi, không nhất thiết phải khác nhau.

Về cơ bản, kiến thức tiếng Việt trong những GT được chọn so sánh, đối chiếu tương hợp vớiSGK. Tuy nhiên, vẫn có những nội dung khác biệt giữa hai loại sách này.

3. Những khác biệt cần thiết về kiến thức tiếng Việt giữa hai loại sách

Nguyên nhân của sự khác biệt này chủ yếu là do đặc điểm nhận thức của đối tượng tiếp nhậnkhông giống nhau nên phải có cách trình bày kiến thức khác nhau giữa hai loại sách. Đây là sựkhác biệt cần thiết. Sau đây là một vài trường hợp:

- Hệ thống âm vị: SGK Tiếng Việt 1 đã chọn quan điểm “tính khoa học nhường bước cho tínhsư phạm” trong việc đưa kiến thức ngữ âm tiếng Việt vào dạy môn Học vần ở bậc Tiểu học. Vìvậy, cách xử lí một số trường hợp âm vị không giống với quan điểm khoa học về hệ thống âmvị trình bày trong GTTV2. Ví dụ: các nguyên âm đôi được đưa sang dạy ở phần vần; chia phụâm /z/ thành “di” (gi) và “dờ” (d), phụ âm / ŋ / thành “ngờđơn” (ng) và “ngờ ghép” (ngh), phụ âm /ɣ/ thành “gờ đơn” (g) và “ngờ ghép” (gh), chia phụ âm /k/ thành “ka” (k), “cờ” (c) và “quờ” (thêm tổhợp âm qu),…

- Từ đồng nghĩa: GTTV2 trình bày về từ đồng nghĩa: “Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về âmthanh, nhưng có chung ít nhất một nét nghĩa” [tr. 232], GT TVNN cũng quan niệm: “quan hệgiữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa” [tr. 196]. SGK Tiếng Việt 5, tập 1: “Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau” [tr. 8]. Sách Ngữ văn 6, tập 2,cũng lặp lại định nghĩa này của lớp 5 [tr. 114].

Thuật ngữ “nét nghĩa” trong GT sẽ là trừu tượng đối với học sinh phổ thông nên các tác giả SGK

6 / 15

Page 7: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

đã không sử dụng.

- Phân loại từ theo cấu tạo: SGK Tiếng Việt 4, tập 1 phân từ phức thành hai loại khi đưa ra nộidung ghi nhớ như sau: “Có hai cách chính để tạo từ phức là: 1. Ghép những tiếng có nghĩa lạivới nhau. Đó là từ ghép. 2. Phối hợp nhữngtiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy [tr. 39]. SGK không nhắc đến loại từ được cấu tạo do ghép các yếu tố mất nghĩa và không quanhệ với nhau về mặt ngữ âm là hợp lí bởi vì dạy loại từ này để các em hiểu là không dễ. Trong khiđó, GTTV3 xếp loại này vào từ đơn đa âm.

Phần nội dung kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt đều có mặt trong hai GT đại học dành chongành SPNV là GT TVNN và GT NP1. Tuy nhiên, quan điểm khoa học của hai GT về vấn đềnày rất khác nhau: về dùng thuật ngữ chỉ đơn vị cấu tạo, GT NP1 dùng “từ tố”[*], GT TVNNdùng “hình vị”; về loại từ có các yếu tố cấu tạo không quan hệ về nghĩa và không có hình thứcngữ âm láy lại,GT NP1 gọi là từ ngẫu kếtthuộc từ phức, GT TVNN gọi là từ ghép biệt lậpthuộc từ ghép; về bình diện phân loại từ ghép, GT NP1 theo quan hệ ngữ pháp (từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập), GT TVNN theo quan hệ nghĩa (từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa,…). Như vậy, hai GT vừa nêu khác nhau khá nhiều về quan điểm khoa học trong việc phân loại từtheo cấu tạo.

Bậc THCS vẫn giữ cách trình bày về phân loại từ ghép như ở bậc Tiểu học. SGK Ngữ văn 7, tập1 viết: “Từghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập” [tr. 14]. GT TVNN phân loại từ ghép: từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép biệt lập là không tương đồng với cách gọi và phân loại của SGK.Chỉ có GT NP1 là khá tương đồng với cách trình bày của SGK khi GT này cũng chia từ ghépthành hai loại: ghép đẳng lập và ghép chính phụ và chỉ khác với SGK ở chỗ công nhận có từ ngẫu kết

7 / 15

Page 8: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

(một trong ba loại của từ phức: từ ghép – từ láy – từ ngẫu kết) nhưng không trình bày loại từ này và “chỉ đi sâu vào 2 hiện tượng chủ yếu là từ ghép và từ láy”[tr. 48] mà thôi.  

GT và SGK có những khác biệt cần thiết như cách gọi khác nhau về đơn vị cấu tạo từ; nhưngcó những khác biệt không cần thiết như cách phân loại từ phức và bình diện phân loại từ ghép.

- Hình vị và tiếng: GTTV2 lấy “hình vị” làm cơ sở phân loại từ theo cấu tạo khi viết: “Trongtiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ được đa số các nhà nghiên cứu gọi bằng một thuật ngữ quenthuộc: hình vị” [tr. 192]. Nhưng SGK lại lấy “tiếng” làm đơn vị phân loại,chẳng hạn, Ngữ văn 6, tập 1: “Từ hai hoặc nhiều tiếng là từ phức” [tr. 14]; Tiếng Việt 4, tập 1: “Tiếng cấu tạo nên từ. Từ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức” [tr. 28]. Đây cũng là quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn[†].

Việc xác định “hình vị” hay “tiếng” làm đơn vị cấu tạo từ đã dẫn đến việc phân loại từ theo cấutạo khác nhau. Nếu lấy hình vị làm tiêu chí phân loại thì những từ như: bù nhìn, bồ kết, ễnhương, chèo bẻo, ác là, mồ hôi, bồ hóng, ô-tô, a-pa-tít, a-xít, cà-phê, lắc-lê, mô-tô, pô-pơ-lin… là những từ đơn đa âm, còn nếu lấy tiếnglàm tiêu chí phân loại thì chúng là những từ phức (loại từ ghép ngẫu kết/ ngẫu hợp). Dùng“tiếng” trong SGK để cho đối tượng học sinh phổ thông dễ hiểu nhưng lại là sự khác biệt vềquan điểm khoa học nên đã không thể không đem đến rắc rối cho sinh viên khi ra trường dạynội dung này.

- Danh từ: GTTV3 nêu khái niệm: “Danh từ là từ loại bao gồm những từ có ý nghĩa khái quát “sựvật”. Đó là những thực từ chỉ vật thể - người, động vật, thực vật, đồ vật – những hiện tượng tựnhiên, hiện tượng xã hội và những khái niệm trừu tượng… được con người nhận thức và phảnánh như các vật thể tồn tại trong hiện thực” [tr. 25]. SGK Tiếng Việt 2, tập 1 cũng dùng từ “sựvật” khá trừu tượng khi yêu cầu học sinh: “Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây

8 / 15

Page 9: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

cối,…) được vẽ dưới đây” [tr. 26]. Tuy nhiên, do yêu cầu tìm qua tranh ảnh nên từ “sự vật” trởnên cụ thể, dễ hiểu hơn. Mặc dù cách dạy này phù hợp với nhận thức của trẻ bảy, tám tuổinhưng nghĩa của từ “sự vật” thì không dễ hiểu đối với lứa tuổi này. Đến Tiếng Việt 4, tập 1, từ “sự vật” cũng được dùng lại trong định nghĩa về danh từ nhưng được giải thích cụ thể bằngnhững từ trong ngoặc đơn thể hiện nội hàm của từ “sự vật”: “Danh từ là những từ chỉ sự vật(người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị” [tr. 53].

Ở GT, danh từ “có ý nghĩa khái quát “sự vật” thì ở SGK lớp 4 là “những từ chỉ sự vật” và nêu cụthể hơn “người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị”. Như vậy, khái niệm về danh từ giữa hailoại sách là tương đồng, nhưng cách trình bày lại khác nhau do yêu cầu nội dung kiến thức phảiphù hợp với nhận thức của đối tượng người học.

- Thành phần câu: Trong GTTV3, thành phần chính của câu được diễn đạt như sau: “Chủ ngữ làthành phần chính thứ nhất, thường đứng trước vị ngữ. Chủ ngữ có thể một từ hay một cụm từ(cụm chính phụ, cụm đẳng lập hay cụm chủ - vị) tạo thành. Vị ngữ là thành phần chính thứ hai,thường đứng sau chủ ngữ. Vị ngữ có thể do một từ, hay một cụm từ (cụm chính phụ, cụm đẳnglập hay cụm chủ vị) tạo thành” [tr. 95].

Ở lớp 2 và 3, thành phần chính của câu chưa được gọi là chủ ngữ, vị ngữ. Đến Tiếng Việt 4, tập1 , thành phầnchính của câu mới được gọi đúng tên: “Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) [tr. 171]; Tiếng Việt 4, tập 2: “Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật, hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nóiđến ở vị ngữ” [tr. 7].

Nói về thành phần chính của câu, GT thiên về chức năng ngữ pháp, trong khi SGK lại thiên về ýnghĩa ngữ pháp. Có lẽ trình bày như SGK học sinh tiểu học dễ hiểu hơn chăng?

- Câu ghép: Ở lớp 2 và 3, học sinh học các kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) - làm gì?, Ai (cái gì, congì) – thế nào?, Ai (cái gì, con gì) - là gì? .Đến lớp 4 và 5 các em mới được học câu đơn, câu ghép. SGK

9 / 15

Page 10: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

Tiếng Việt 5, tập 2 định nghĩa: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạogiống câu đơn (có đủ CN, VN) và thể hiện một ý có quan hệ với ý của những vế câu khác” [tr.8]. GTTV3cũng đồng quan điểm với SGK lớp 5 về câu ghép: “Câu ghép là kiểu câu có hai vế, mỗi vế cócấu trúc chủ - vị. Trong câu ghép, các vế câu không bao nhau, mỗi vế câu có tính tự lập vềnghĩa và độc lập về cấu trúc”. Đoạn câu “mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống câuđơn” của SGK mục đích viết cho học sinh tiểu học dễ hiểu nên diễn đạt chưa thật chặt chẽ nhưcách diễn đạt trong GT: “các vế câu không bao nhau”.          

4. Những khác biệt không cần thiết về kiến thức tiếng Việt giữa hai loại sách

            Những khác biệt không cần thiết về kiến thức tiếng Việt giữa hai loại sách nằm ở quanđiểm khoa học khác nhau của tác giả/ nhóm tác giả viết sách. Sau đây là một số trường hợp cụthể:

- Từ láy: GT TVNN cho rằng từ láy phải có một hình vị cơ sở (tiếng gốc có nghĩa): “từ láy làphương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộhay bộ phận về âm thanh” [tr.29]. Các tác giả SGK không hoàn toàn theo quan điểm của nàycủa GT. “Giải pháp của SGK Ngữ văn là thừa nhận một quan niệm rộng rãi về từ láy như đãđược trình bày trong định nghĩa về từ láy ở SGK Ngữ văn 6 bao gồm từ láycó tiếng gốc có nghĩa và cả từ láy không có tiếng gốc có nghĩa” [Sách giáo viênNgữ văn 7, tập 1, tr. 49, 50]. Đây là hai quan điểm khoa học trái ngược nhau và không nên có giữa hai loại sách.

- Phân loại danh từ: Cách phân loại danh từ của hai loại sách rất khác nhau, thậm chí là ngượcnhau. SGK Ngữ văn 6, tập 1 quan niệm: “Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danhtừ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật” [tr. 87]; “Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từriêng” [tr.109]. Trong khi đó, GT NP1 lại chia: “đối lập trong nội bộ danh từ: danh từ riêng/ danh từ chung”, “đối lập trong danh từ chung: danh từ tổng hợp/ danh từ không tổng hợp, danh từ đếm được/ danh từ không đếm được” [tr. 90]. Hãy khoan nói đến cách phân loại nào là thỏa đáng hơn, tốt hơn nhưng cách phân loạikhông thống nhất giữa hai loại sách như trên là không cần thiết. Bởi lẽ, nó sẽ gây khó khăn chogiảng viên khi dạy môn Phương pháp dạy Tiếng Việt và khó khăn cho sinh viên khi ra trườngdạy về từ loại danh từ.

10 / 15

Page 11: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay kiểu ngôn ngữ nghệ thuật? GT PCH quan niệm: “Trongtiếng Việt, lời nói nghệ thuật không tạo ra phong cách chức năng riêng mà chỉ là một kiểu chức năng của ngôn ngữ” [tr. 56],tức GT coi ngôn ngữ nghệ thuật thuộc một trong bốn kiểu ngôn ngữ: viết, nói, phi nghệ thuật và nghệ thuật. GT này chỉ đưa ra năm phong cách chức năng củahoạt động lời nói trong tiếng Việt là: hành chính – công vụ, khoa học, báo chí – công luận, chính luận và sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, SGK Ngữ văn THPT lại cho ngôn ngữ nghệ thuật là một trong sáu phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (lớp 10), phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ báo chí (lớp 11), phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ khoa học (lớp 12); kiểu ngôn ngữ chỉ còn hai loại được giới thiệu ở lớp 10 là: nóivà viết. Như vậy, GT và SGK đưa ra quan điểm khoa học khá xa nhau về phong cách chức năng.  

- Biện pháp, phép hay phương tiện? : GT PCH gọi so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ là những“phương tiện tu từ” (phương tiện tu từ ngữ nghĩa). Còn SGK Ngữ văn6, tập 2lại gọi đó là “phép”: phép so sánh, phép ẩn dụ,…Nếu “phép” được hiểu là “biện pháp” thì rõ ràng quan điểm khoa học về vấn đề này là rất khácnhau. Bởi vì, theo GT PCH: phương tiện tu từ “là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩacơ bản (ý nghĩa sự vật – lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.” [tr. 59];còn biện pháp tu từ: “là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiệnngôn ngữ (không kể là trung hoà hay diễn cảm), để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là có tác dụng gợihình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữcảnh rộng” [tr.61].

- Tên gọi khác nhau: Các từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: những, từng, mỗi, mấy,mọi,… GT NP1 gọi là từloại phụ từ (tiểuloại địn

11 / 15

Page 12: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

h từ), nhưng Ngữ văn 6, tập 1 lại gọi là lượng từ - “những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật” [tr.128]. Các từ như: này, kia, ấy, nọ,… GT NP1 xếp vào từ loại đại từ, gọi là tiểu loại đại từ chỉ định[tr. 131], SGK Ngữ văn 6, tập 1 gọi là chỉ từ - “những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thờigian” [tr. 137].Từ loại biểu thị các quan hệ cú pháp, dùng để nối kết các từ, các câu, đoạn văn, GT NP1 gọi là

kết từnhưng SGK gọi là quan hệ từ. v.v.Chỉ khác nhau ở tên gọi như thế giữa hai loại sách là sự khác biệt không cần thiết.

5. Kết luận

Đặt vấn đề so sánh kiến thức tiếng Việt giữa GT và SGK là việc làm tưởng chừng vô bổ, chẳngđem lại nhiều giá trị khoa học. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy đây là một việc làm cần thiết giúpích rất nhiều cho sinh viên học ngành GDTH và SPNV. Bởi lẽ, sinh viên thường chỉ lấy mộtcuốn GT chính để học, ít tìm thêm tài liệu khác. Những kiến thức được học trong GT này sẽ luônlà kiến thức nền để sinh viên làm “hành trang” cho mình khi ra dạy phổ thông. Kiến thức tiếngViệt trong SGK có những khác biệt về quan điểm khoa học so với GT đã học ở đại học sẽ khiếncác em gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận SGK để thực hiện bài dạy của mình ở trường phổthông.

Vẫn biết ở đại học, nhiều quan điểm ngôn ngữ sinh viên cần phải được tiếp cận để phục vụ choviệc giảng dạy tốt hơn khi ra trường, đặc biệt là trong công tác nghiên cứu khoa học, nhưngquan điểm khoa học, kiến thức mới ấy chưa được đưa vào SGK, khác biệt với SGK thì cũng trởthành điều quan tâm thứ yếu của các em mà thôi. Sinh viên sư phạm nói chung là học 10 dạy 1.Nhưng cái biết 10 là biết rộng, biết sâu chứ không phải biết những cái khác với những cái mìnhra dạy.

12 / 15

Page 13: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

Do đặc điểm của mỗi loại sách nên giữa GT và SGK không thể giống nhau trong việc trình bàykiến thức. Nhưng những khác biệt về quan điểm khoa học, thậm chí chỉ khác biệt mỗi tên gọicũng trở nên rào cản, tạo nên sự cách biệt giữa lí thuyết và thực hành cho môn học trong trườngđại học.

Chúng tôi nghĩ rằng kiến thức tiếng Việt trong GT chính phục vụ cho đào tạo hệ GDTH vàSPNV cần phải có sự tương hợp cơ bản với kiến thức tiếng Việt được trình bày trong SGK phổthông. Muốn vậy, đòi hỏi tác giả SGK và tác giả GT phải có cùng một quan điểm khoa học đểbảo đảm ít hoặc không có những khác biệt không cần thiết giữa hai loại sách. Có như thế cáctrường đại học mới có thể đưa ra chuẩn đầu ra cho mỗi môn học trong chương trình của mìnhmột cách thực chất và hiệu quả.

TS. Hồ Văn Tuyên

Khoa Ngữ văn – Đại học Thủ Dầu Một

                                                                                                                            

Tài liệu tham khảo:

1. Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, 1977.

2. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.

13 / 15

Page 14: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

3. Diêp Quang Ban (chu biên), Hoang Văn Thung, Ngư phap tiêng Viêt, tâp môt, NxbGiao duc, 2009.

4. Diêp Quang Ban, Ngư phap tiêng Viêt, tâp hai, Nxb Giao duc, 2009.

5. Đinh Trọng Lạc (chu biên), Nguyễn Thái Hoà, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dụcViêt Nam , 2010.

6. Đỗ Xuân Thảo, Nguyễn Hữu Tỉnh, Giáo trình Tiếng Việt 2, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2010.

7. Lê A, Đinh Trọng Lạc, Hoàng Văn Thung, Giáo trình Tiếng Việt 3, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2010.

8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục,2006.

Tài liệu khảo sát:

- Bộ SGK (2 tập): Tiêng Viêt 1, Tiêng Viêt 2, Tiêng Viêt 3, Tiêng Viêt 4, Tiêng Viêt 5- NxbGiao duc Viêt Nam, 2013.(Sach giao viên kem theo).

- Bộ SGK Ngữ văn của bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông hiện hành (từ lớp 6 đếnlớp 12, mỗi lớp 2 tập).

14 / 15

Page 15: Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo …khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/ngon-ngu/543-ting-vit-trong-giao... · Tiếng Việt trong giáo

Tiếng Việt trong giáo trình đại học và tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông

[*] . GT này “hiểu từ tố là yếu tố nhỏ nhất mà có nghĩa” [tr. 45]

[†]. Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999

15 / 15