253
Tiết 1: Đọc văn. Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Ngày dạy: A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS: - Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (Văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại). Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại và vấn đề con người trong văn học Việt Nam. - Nắm vững hệ thống vấn đề về: +Thể loại của văn học Việt Nam. + Con người trong văn học Việt Nam. - Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam. B./ Phương pháp, phương tiện: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học bằng hệ thống câu hỏi. - Kết hợp ôn luyện kiến thức cũ, thực hiện nguyên tắc tích hợp liên thông với chương trình THCS. - Giáo viên: SGK, SGV,.. Học sinh: SGK, bài soạn. C./ Tiến trình dạy học: * Kiểm tra bài cũ: (Tiết học đầu tiên, không kiểm tra bài cũ). * Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học HĐ1: (15 phút) GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học VN. TT1: GV phân tích những dòng đặt vấn đề đầu bài. TT2: Khái quát vấn đề… (?)Văn học VN gồm có mấy bộ phận lớn? HS: Hai bộ phận… I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: - Văn học VN gồm có hai bộ phận lớn: + Văn học dân gian. + Văn học viết.

Tiết 1: Đọc văn

  • Upload
    vandieu

  • View
    239

  • Download
    4

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 1: Đọc văn. Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt

Nam (Văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại). Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại và vấn đề con người trong văn học Việt Nam.

- Nắm vững hệ thống vấn đề về: +Thể loại của văn học Việt Nam. + Con người trong văn học Việt Nam.- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học, từ đó

có lòng say mê với văn học Việt Nam.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học bằng hệ thống câu hỏi.- Kết hợp ôn luyện kiến thức cũ, thực hiện nguyên tắc tích hợp liên thông với chương

trình THCS.- Giáo viên: SGK, SGV,.. Học sinh: SGK, bài soạn.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (Tiết học đầu tiên, không kiểm tra bài cũ).* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (15 phút)GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bộ phận hợp thành của văn học VN.TT1: GV phân tích những dòng đặt vấn đề đầu bài.TT2: Khái quát vấn đề…(?)Văn học VN gồm có mấy bộ phận lớn?HS: Hai bộ phận…

TT3: Tìm hiểu những nét chính về văn học dân gian…HS: Đọc phần 1(tr. 5).(?) Hãy trình bày những nét chính về VHDG?

I.Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:

- Văn học VN gồm có hai bộ phận lớn:+ Văn học dân gian.+ Văn học viết.1.Văn học dân gian:- VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.- VHDG có các thể loại chủ yếu sau: + Thần thoại + Tục ngữ + Sử thi +Câu đố +Truyền thuyết + Ca dao + Truyện cổ tích + Vè + Truyện. ngụ ngôn + Truyện thơ + Truyện cười + Chèo.- Đặc trưng của VHDG: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt

Page 2: Tiết 1: Đọc văn

TT5: Tìm hiểu khái quát về văn học viết…HS: Đọc phần 2(tr.5)(?) Nêu khái niệm văn học viết? So sánh với VHDG?

(?) Chữ viết của văn học VN có những đặc điểm gì?HS: Dựa vào SGK để trả lời…

(?) Nêu đặc điểm hệ thống thể loại của văn học viết?

Hoạt động 2: ( 25 phút)GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển của văn học viết VN.TT1: Tìm hiểu chung…HS: Đọc SGK tr.6,7 (“Văn học VN…. khác biệt quan trọng”.)(?)Nhìn tổng quát, văn học VN trải qua mấy thời kỳ?HS: 3 thời kỳ…

TT2: Tìm hiểu về văn học trung đại.HS: Đọc phần 1 (SGK tr.7)(?)Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX văn học VN có những điểm gì đáng chú ý?

(?) Vì sao văn học trung đại VN có sự ảnh hưởng văn học TQ?HS: …

khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết:- Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết.- Văn học viết là sáng tạo của cá nhân® mang dấu ấn tác giả.a. Chữ viết của văn học VN:- Văn học VN được viết bằng 3 thứ chữ: Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. + Chữ Hán: văn tự vay mượn. + Văn học chữ Nôm, chữ quốc ngữ: là văn học viết bằng Tiếng Việt.b. Hệ thống thể loại của văn học viết:- Văn học từ thế kỷ X đến hết XIX: + Văn học chữ Hán: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu. + Văn học chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.- Văn học từ đầu thế kỷ XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch.

II. Quá trình phát triển của văn học viết VN:- Qua trình phát triển của văn học VN gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.- Nhìn tổng quát, văn học VN trải qua 3 thời kỳ lớn: + Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. + Văn học từ đầu thế kỷ XX đến CMT8- 1945. + Văn học từ sau CMT8- 1945 đến hết thế kỷ XX.- Thời kỳ 1: văn học trung đại, hai thời kỳ sau: văn học hiện đại.- Hai truyền thống lớn của văn học VN: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.1. Văn học trung đại:- Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nó ảnh hưởng hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ-trung đại Trung Quốc.- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời từ thế kỷ XIII, phát triển mạnh từ thế kỷ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỷ XVIII - đầu XIX. Đây là một bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của dân tộc.- Cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

Page 3: Tiết 1: Đọc văn

(?) Hãy nêu những tác giả, tác phẩm chính của văn học trung đại?

TT3: Tìm hiểu về văn học hiện đại.GV: Hướng dẫn HS đọc từng phần nhỏ trong SGK, nắm ý chính.

(?) Văn học hiện đại có những điểm khác biệt gì so với văn học trung đại?HS: Dựa vào SGK để trả lời…

(?) Vai trò của Đảng trong sự phát triển của văn học?HS: Xem lại SGK tr. 9.

(?) Nội dung cơ bản của văn học hiện đại qua các thời kỳ?HS: Dựa vào những nội dung ở SGK tr.9 để trả lời.(?) Về mốc của quá trình hiện đại hoá văn

đều có những thành tựu lớn.- Tác giả, tác phẩm chính: + Chữ Hán: Thánh Tông di cảo - L.T.Tông. Truyền kì mạn lục - N. Dữ. Việt điện u linh - Lý Tế Xuyên. Thượng kinh ký sự - H.T.Lãn Ông. Vũ trung tuỳ bút - P.Đ.Hổ. Hoàng Lê nhất thống chí - NGVP. Ức Trai thi tập - N.Trãi. Bạch Vân thi tập - N.B.Khiêm. Nam trung tạp ngâm - N.Du. + Chữ Nôm: Quốc âm thi tập - N.Trãi. Bạch Vân quốc ngữ thi tập - NBK. Hồng Đức quốc âm thi tập. Truyện Kiều - N.Du. Thơ HXH, Bà huyện Thanh quan.2. Văn học hiện đại:- Văn học VN hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Nó kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác, tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hoá.- Một số điểm khác biệt của văn học hiện đại so với văn học trung đại: + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp. + Về đời sống văn học: Xuất hiện báo chí, kỹ thuật in ấn hiện đại, đời sống văn học sôi nổi, năng động… + Về thể loại: thể loại mới (thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói…) dần thay thế hệ thống thể loại cũ.+ Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân (Văn học trung đại: ước lệ, sùng cổ, phi ngã).- Từ cuộc CMT8 -1945, một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Thành tựu văn học gắn liền với đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta.- Nội dung cơ bản của văn học:+ Văn học trước CMT8: Văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến và dự báo cuộc cách mạng mới; văn học lãng mạn đề cao cái tôi cá nhân.

Page 4: Tiết 1: Đọc văn

học VN, cónhiều ý kiến khác nhau: Đầu thế kỷ XX; Từ 1920; Từ 1930 …

GV giới thiệu về một số tác phẩm sau năm 1975 (N.M.Châu, P.T.Hoài, Nguyễn Khải …)

HĐ3:(3 phút) Củng cố bài học.(?) Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học việt Nam.

+ Văn học sau CMT8: Văn học hiện thực XHCN phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và xây dựng cuộc sống mới.+ Văn học sau 1975: Văn học hiện đại phản ánh công cuộc xây dựng CNXH, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đề cập đến tâm tư con người. Văn học phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người VN với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng.Thành tựu nổi bật thuộc về văn học yêu nước và cách mạng. Nền văn học đạt được những thành tựu lớn với những tác gia có tên tuổi (N.Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh…)

* Nội dung ghi nhớ:- Văn học VN gồm hai bộ phận: VHDG và văn học viết.- Văn học viết chia làm hai thời kỳ: Văn học trung đại và văn học hiện đại. Mỗi thời kỳ có một quá trình phát triển khác nhau và đều đạt những thành tựu lớn. - Dân tộc VN đã tạo dựng được một nền văn học có vị trí xứng đáng trong văn học toàn nhân loại.

* Dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Nắm chắc các bộ phận của văn học VN.

- Đọc lại bài viết trong SGK, học bài. Tìm đọc các tác phẩm. - Chuẩn bị bài soạn tiết 2.

Page 5: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 2: Đọc văn. Ngày soạn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM (tiếp) Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Xem từ tiết 1.B./ Phương pháp, phương tiện: Xem từ tiết 1C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ:( 7 phút) (?) Văn học VN gồm có những bộ phận nào? Trình bày về bộ phận văn học dân gian? Nêu một số tác phẩm văn học dân gian mà em biết.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

Hoạt động1: (30 phút)Tìm hiểu về con người VN qua văn học.TT1: Tìm hiểu con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên.HS: Đọc phần 1 trong SGK, tr.10.(?) Quan hệ con người với thế giới tự nhiên được thể hiện trong văn học như thế nào?

(?) Hãy đọc một số câu ca dao viết về thiên nhiên đất nước.

GV: Đọc một số câu thơ viết về thiên nhiên trong văn học trung đại.

TT2: Tìm hiểu về con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc.

III. Con người Việt Nam qua văn học:1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng của văn học VN.- Trong VHDG: + Các tác phẩm kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp. + VHDG, nhất là ca dao dân ca, đã vẽ nên những hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên VN. Thiên nhiên của mỗi vùng miền có những nét riêng biệt đặc sắc.+ Ví dụ:…- Trong văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẫm mỹ.+ Tùng, cúc, trúc, mai: tượng trưng cho nhân cách cao thượng.+ Ngư, tiều, canh, mục: thể hiện lí tưởng thanh cao, ẩn dật không màng danh lợi của nhà nho.+ Ví dụ: Thơ Nguyễn Trãi, NBK, Nguyễn Công Trứ…- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu lứa đôi.2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:- Dân tộc VN phải nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo.- Phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập ấy của dân tộc, có một dòng văn học

Page 6: Tiết 1: Đọc văn

(?) Hãy đọc một số câu ca dao viết về Huế?HS:….

(?) Đoạn văn nào nói lên truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc?HS: (Nước Đại Việt ta từ trước…hào kiệt đời nào cũng có)

TT3: Tìm hiểu về con người VN trong quan hệ xã hội.HS: Đọc phần 3, SGK tr.12.GV: Giảng giải những ý chính, hướng dẫn HS ghi vở…GV: Hình ảnh thường gặp trong các câu chuyện cổ tích thần kỳ là những ông tiên, ông Bụt hiện lên giúp người nghèo khổ…

(?) Hãy đọc một vài câu ca dao tố cáo giai cấp thống trị phong kiến…HS: - Con ơi nhớ lấy câu này…

- Miệng nhà quan có gang có thép…

yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc.+ Trong văn học dân gian: tình yêu nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ…+ Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.+ Ví dụ: Nam quốc sơn hà. Hịch tướng sĩ văn. Bình Ngô đại cáo. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.- Trong văn học cách mạng: chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lý tưởng XHCN.+ Ví dụ: Thơ văn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. (Tố Hữu, Hồ Chí Minh…) Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học VN. Nhiều tác phẩm của văn học yêu nước là những kiệt tác văn chương.3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: - Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc VN. Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.+ VHDG: hình ảnh ông tiên, Bụt.+ VH trung đại: ước mơ về xã hội Nghiêu - Thuấn.+ VH hiện đại: lý tưởng XHCN.- Trong xã hội phong kiến và xã hội thực dân nửa phong kiến, các nhà văn đã lên tiếng tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người bị áp bức (truyện cười, ca dao, tục ngữ, truyện thơ, tiểu thuyết, ký…).

- Nhiều nhân vật của tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân đau khổ của xã hội áp bức mà còn là những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, quyền sống. Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan trọng cho cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc. 4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:- Văn học VN đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người

Page 7: Tiết 1: Đọc văn

TT4: Tìm hiểu về con người VN và ý thức về bản thân.HS: Đọc phần 4, SGK tr. 12.GV: Giảng kỹ từng ý nhỏ, kết hợp phân tích và nêu dẫn chứng, hướng dẫn HS ghi vở…

(?) Em hiểu thế nào là “con người cá nhân”?HS:…GV: Phân tích, nêu dẫn chứng từ thơ Phạm Ngũ Lão đến thơ HXH…

HĐ2: (5 phút)Củng cố bài học

của dân tộc. - Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân ® Nhân vật văn học thường đề cao ý thức xã hội, trách nhiệm công dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lý tưởng. - Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được văn học đề cao. Đó là giai đoạn cuối XVIII - đầu XIX, giai đoạn 1930 -1945. Con người đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế. +Ví dụ: Thơ HXH, Truyện Kiều, Văn xuôi Tự lực văn đoàn, Thơ Mới, văn học thời kỳ đổi mới sau 1986… Mỗi mẫu hình nhân vật có một nét riêng nhưng xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lý làm ngườivới nhiều phẩm chất tốt đẹp.* Nội dung ghi nhớ:- Con người là đối tượng phản ánh, biểu hiện trung tâm của văn học.- Văn học VN đã thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẫm mỹ của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.

*Dặn dò, hướng dẫn chuẩn bị bài mới: (3 phút) - Đọc lại toàn bộ bài viết trong SGK.

- Học thuộc bài, làm BT ở Sách BT.- Chuẩn bị bài tiết sau: Tiếng Việt (Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)

Tiết 3: Tiếng Việt.

Page 8: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ Ngày dạy:

A./ Mục tiêu:Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các

nhân tố giao tiếp (NTGT), về hai quá trình trong HĐGT.- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi

viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV giúp HS hình thành tri thức và luyện tập vận dụng bằng hệ thống câu hỏi.- Sử dụng hình thức hoạt động cơ động hướng tới việc HS hoạt động độc lập, theo

nhóm.- Giáo viên: SGK, SGV,.. Học sinh: SGK, bài soạn.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (Tiết Tiếng Việt đầu tiên, không kiểm tra bài cũ).* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (25 phút)Đọc và tìm hiểu văn bản.TT1: Đọc văn bản 1 trong SGK, xem lại văn bản 2.HS: Đọc các văn bản.TT2: GV giao việc cho HS theo nhóm: nhóm 1 xem xét văn bản 1, nhóm 2 xem xét văn bản 2 (Tiết đọc văn)- Yêu cầu: Tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi trong SGK.

GV: Hướng dẫn, gợi ý về các câu hỏi trong SGK, theo dõi tiến trình làm việc của các nhóm HS.

I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1. Đọc và tìm hiểu văn bản:

a. Văn bản 1: - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp: vua và các bô lão. Mỗi bên có một cương vị khác nhau. Vua cai quản đất nước, các bô lão từng giữ những trọng trách, là những người có đóng góp nhiều cho đất nước. - Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai giao tiếp. Người nói đưa ra câu hỏi, người nghe trả lời một cách tương ứng. - Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo 50 vạn quân ồ ạt sang xâm lược nước ta. - Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung hoà hay đánh giặc Nguyên Mông, đó là vấn đề hệ trọng của quốc gia dân tộc. - Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh gian nguy. Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích. b. Văn bản 2: - Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết SGK và giáo viên, học sinh. Về lứa tuổi, trình độ và nghề nghiệp có sự khá c nhau… - Hoạt động giao tiếp diễn ra trong một hoàn cảnh có tổ chức

Page 9: Tiết 1: Đọc văn

HS: Trao đổi, thảo luận, ghi chép các nội dung cơ bản để trình bày trước lớp.

TT3: GV nhận xét phần trả lời của HS, hướng dẫn HS ghi vở các ý chính…

HĐ2: (12 phút)Kết luận khái niệm về hoạt động giao tiếp.TT1: HS đọc phần “Ghi nhớ” trong SGK.TT2: GV giảng lại, hướng dẫn HS ghi vở các nội dung cơ bản.

GV: Từ hai văn bản đã tìm hiểu trong phần (1), hãy chỉ ra sự tương tác giữa hai quá trình giao tiếp: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.HS: Dựa vào phần thảo luận của nhóm để trả lời…HĐ3: (5 phút)Củng cố bài học

giáo dục, có chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông. -Nội dung giao tiếp: Các bộ phận cấu thành của văn học VN, tiến trình phát triển của lịch sử văn họcvà thành tựu của văn học về nội dung và nghệ thuật. - Mục đích giao tiếp: Cung cấp tri thức cơ bản về nền văn học VN cho người học. - Phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản: Sử dụng ngôn ngữ của văn bản khoa học. Văn bản có bố cục rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu.

2. Khái niệm về hoạt động giao tiếp: - HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động… - Mỗi HĐGT gồm hai quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. - Trong HĐGT có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

* Nội dung ghi nhớ:Hoạt động giao tiếp là hoạt động rất cần thiết của con người. Tìm hiểu về HĐGT phải nắm về nhân vật, hoàn cảnh, phương tiện, mục đích giao tiếp.

* Dặn dò, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới: (3 phút) -Học thuộc bài, xem trước phần Luyện tập (tiết 5).

- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc văn (Khái quát văn học dân gian Việt Nam).

Tiết 4: Đọc văn.

Page 10: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC Ngày dạy: DÂN GIAN VIỆT NAM

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, những giá

trị to lớn của văn học dân gian.- Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian VN.- Bồi dưỡng tình cảm trân trọng đối với di sản văn hoá tinh thần của dân tộc từ đó học

tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.B./ Phương pháp, phương tiện:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung cơ bản bằng hệ thống câu hỏi.- Kết hợp phương pháp thuyết giảng và phương pháp trao đổi thảo luận của học sinh.- Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh về lễ hội dân gian.. Học sinh: SGK, bài soạn.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Trình bày về con người Việt Nam qua văn học. Phân tích bốn mối quan hệ bằng các dẫn chứng cụ thể.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (10 phút)Tìm hiểu về đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.TT1: Tìm hiểu về tính truyền miệng của VHDG.HS: Đọc phần 1, SGK tr.16.(?) Tại sao nói VHDG có tính truyền miệng?HS: Dựa vào SGK để trả lời.GV: Nhận xét, củng cố.

TT2: Tìm hiểu về tính tập thể của VHDG.HS: Đọc phần 2, SGK tr. 17.GV: Giảng giải, hướng dẫn HS ghi ý chính.GV: Tính truyền miệng và tính tập thể đã tạo nên tính dị bản trong VHDG…

I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: - VHDG tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa VHDG và văn học viết.- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm VHDG.- Tính truyền miệng đã tạo nên quá trình diến xướng dân gian hào hứng và sinh động. 2.Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể: - VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. - VHDG là tài sản chung của tập thể, mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình. Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam gồm có:1) Thần thoại: - Kể về các vị thần.- Giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiênvà phản ánh quá trình sáng tạo văn hoá của con người thời cổ đại.

Page 11: Tiết 1: Đọc văn

HĐ2: (7phút)Tìm hiểu về hệ thống thể loại của văn học dân gian VN.TT1: HS đọc phần II, SGK tr. 17.TT2: GV phân nhóm HS,lần lượt trình bày các thẻ loại của VHDG.

TT3: HS trình bày kết quả của nhóm mình, GV nhận xét, củng cố và ghi bảng…

2) Sử thi:- Có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng.- Kể về một hoặc nhiều biến cố diến ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.3) Truyến thuyết:- Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý tưởng hoá.- Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người có công với đất nước dân tộc hay cộng đồng dân cư.4) Truyện cổ tích:- Cốt truyện và hình tượng được hư cấu.- Kể về số phận con người bình thường trong xã hội ® tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân LĐ.5) Truyện ngụ ngôn:- Kết cấu chặt chẽ, thông qua ẩn dụ.- Nêu những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về nhân sinh.6) Truyện cười:- Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.- Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.7) Tục ngữ: - Câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần nhịp, có hình ảnh.- Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn.8) Câu đố:- Bài văn hoặc câu nói có vần.- Mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ ® giải trí, rèn luyện tư duy, cung cấp tri thức về đời sống.9) Ca dao: - Lời thơ trữ tình dân gian, kết hợp âm nhạc.- Diễn tả thế giới nội tâm của con người.10) Vè:- Tác phẩm tự sự bằng văn vần, lời kể mộc mạc- Kể về các sự kiện trong làng, trong nước. 11) Truyện thơ:-Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình- Phản ánh số phận và khát vọng con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng.12) Chèo:-Tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp yếu tố trữ tình và trào lộng.- Ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán những cái xấu trong xã hội.III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam: - VHDG là kho trí thức vô cùng phong phúvề đời sống các dân tộc. - VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người. -VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.

Page 12: Tiết 1: Đọc văn

HĐ3:(18 phút)Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam.TT1: GV phân nhóm HS, thảo luận về 3 giá trị của VHDG.HS: Thảo luận, trình bày ý kiến của mình…TT2: GV củng cố, ghi bảng..(?) Những câu tục ngữ thường chứa đựng điều gì?(?) Những câu chuyện cổ thường gửi gắm đến người nghe điều gì?(?) Đọc những câu tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích… em nhận thức được gì về tình cảm, đạo đức?

HĐ4: (2 phút)Củng cố bài học.

* Nội dung ghi nhớ: - VHDG tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. - VHDG có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ…

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút) - Đọc lại bài viết trong SGK, nắm các đặc trưng và các giá trị của VHDG.

- Chuẩn bị bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Page 13: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 5: Tiếng Việt. Ngày soạn: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP Ngày dạy: BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp)

A./ Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kiến thức cơ bản về HĐGT bằng ngôn ngữ đã học ở tiết trước,

về các nhân tố giao tiếp như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích…, về hai quá trình trong HĐGT.

- Biết xác định nội dung giao tiếp trong một HĐGT, nâng cao năng lực GT khi nói, viết…

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV: Giáo án, SGK; HS: SGK, vở bài soạn…- Phương pháp chính: Diễn giải, thảo luận nhóm, vấn đạp.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Nêu các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT? Làm bài tập số 1.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1:(25 phút)Chia nhóm, làm các bài tập trong SGK.TT1: HS trao đổi, thảo luận, làm bài tập.Tổ 1: Bài tập 1.

Tổ 2: Bài tập 2.

II. Luyện tập:

1) Bài tập 1: Phân tích nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao. - Nhân vật giao tiếp: Những người trẻ tuổi: Anh / Em. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đêm trăng thanh - thời gian thích hợp cho câu chuyện tâm tình. Mục đích giao tiếp: Từ chuyện Tre non… mà nói chuyện con người: Đã đến tuổi trưởng thành, nên tính chuyện kết hôn. - Cách nói phù hợp với nội dung và mục điứch của cuộc GT, mang màu sắc văn chương. 2) Bài tập 2: Phân tích cuộc giao tiếp mang tính chất đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày: - Các nhân tố giao tiếp (A Cổ và người ông) đã thực hiện các hành động nói cụ thể: chào, chào đáp, khen, hỏi, đáp lời. - 3 câu có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ 3 là có mục đích hỏi còn câu đầu là chào, câu 2 để khen do đó A Cổ không trả lời. - Lời của hai ông cháu bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ của hai người đối với nhau qua các từ xưng hô ® thái độ kính mến của A Cổ, thái độ yêu quý trìu mến của người ông. 3) Bài tập 3: Phân tích cuộc giao tiếp giữa tác giả văn học và người đọc qua một tác phẩm VH. - Thông qua hình tượng Bánh trôi nước, HXH muốn bộc bạch với người đọc về vẻ đẹp, thân phận chìm nổi của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng đồng thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ. - Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như các từ

Page 14: Tiết 1: Đọc văn

Tổ 3: Bài tập 3.

Tổ 4: Bài tập 5.

TT2:HS lần lượt trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình.HĐ2:(10 phút)GV nhận xét, đánh giá phần thực hiện của từng nhóm HS.

trắng, tròn, bảy nổi ba chìm… và liên hệ với cuộc đời tác giả để cảm nhận và hiểu bài thơ. 4) Bài tập 5: Phân tích bức thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường. - Người nhận: Tất cả HS trong ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH. Mối quan hệ giữa người viết và người nhận: Chủ tịch nước và HS. - Hoàn cảnh: Ngày khai giảng đầu tiên của nước VNDCCH. - Nội dung: Ngày vui của các em là nhờ vào sự hy sinh của nhiều người. Vì thế các em phải cố gắng học tập. Bác Hồ chúc HS vui vẻ và học tập đạt kết quả. - Mục đích: Nhắc nhở HS nhớ công lao của những anh hùng, cố gắng học tập, chúc HS nhân ngày tựu trường. - Cách thức viết: Đầy đủ các mục theo yêu cầu.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Làm bài tập số 4. - Chuẩn bị bài Văn bản.

Page 15: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 6: Làm văn. Ngày soạn: VĂN BẢN Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: - Giúp HS có những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức

khái quát về các loại văn bản xét theo PCCN ngôn ngữ.- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

B./ Phương pháp, phương tiện:-GV chuẩn bị giáo án, bảng phụ; HS chuẩn bị SGK, giấy làm thảo luận.- Phương pháp qui nạp, diẽn dịch…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Hãy nêu các nhân tố giao tiếp của một HĐGT? Nêu ví dụ cụ thể và phân tích.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1:(15 phút)Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của văn bản.TT1: GV gọi HS đọc 3 ví dụ ở SGKTT2: Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi trong sách.Nhóm 1: Văn bản 1.Nhóm 2: Văn bản 2. Nhóm 3: Văn bản 3.

TT3: Kết luận.(?) Từ việc tìm hiêủ các ví dụ trên, hãy cho biết những đặc điểm của Văn bản.

HĐ2:(20 phút)Tìm hiểu các loại văn bản.TT1: Làm các bài tập trong SGK

I. Khái niệm, đặc điểm: 1) Tìm hiểu các văn bản. - Văn bản 1 nói về kinh nghiệm sống. - Văn bản 2 nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Văn bản 3 kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Các văn bản được tạo lập trong quá trình giao tiếp. Văn bản có thể có một hoặc nhiều câu, có thể là thơ hoặc văn xuôi. Các câu trong văn bản có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề.

2) Kết luận: - VB là sản phẩm của HĐGT bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu. - Đặc điểm của VB: + Mỗi VB tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. + Các câu trong VB có sự liên kết chặt chẽ, cả VB được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. + VB hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. + VB có mục đích giao tiếp nhất định

II. Các loại văn bản: 1) Xét các văn bản trong SGK.2) Kết luận: Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp có thể phân loại văn bản như sau:- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt…- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học…- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật…- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính…

Page 16: Tiết 1: Đọc văn

GV: Phân nhóm HSNhóm 1: Thảo luận bài tập 1.Nhóm 2: Thảo luận bài tập 2.TT2: Kết luận.

GV: Với mỗi loại văn bản, yêu cầu HS nêu các ví dụ cụ thể và phân tích ngắn gọn…

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận…- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí…

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Đọc lại bài viết trong SGK. - Làm bài tập ở sách BT. - Tiết sau: Viết bài số 1.

Page 17: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 7: Làm văn. Ngày soạn: BÀI LÀM VĂN SỐ 1 Ngày dạy:

A./ Mục tiêu:- Giúp HS củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn biểu cảm. - Vận dụng những hiểu biết đó để làm một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.- Thấy được trình độ làm văn của HS.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV: Chuẩn bị đề kiểm tra. dự kiến đáp án…- HS: Ôn tập kiến thức cũ để viết bài…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (Không)* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

GV: Đọc đề, chép đề lên bảng, có thể gợi ý một vài ý cơ bản.HS: Chép đề, có thể hỏi những điều chưa rõ.

I. Đề ra: Cảm nghĩ chân thực của em về những ngày đầu tiên bước vào trường THPT. II. Dự kiến đáp án: 1) Yêu cầu về kỹ năng: - Thể hiện rõ bố cục bài văn nghị luận biểu cảm. - Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả ngữ pháp… - Văn viết trong sáng, cảm xúc chân thực… 2) Yêu cầu về kiến thức: - Có kiến thức về đời sống xã hội, có những tình cảm sâu sắc về gia đình… - Biết liên hệ, nêu thêm dẫn chứng để bài viết sinh động.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới:(2 phút)Đọc kỹ bài và soạn bài Chiến thắng MTAO MXÂY.

Page 18: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 8+9: Đọc văn. Ngày soạn: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY Ngày dạy:

A./ Mục tiêu:- Nắm được đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng: về cách xây dựng nhân vật, nghệ

thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ…Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội

dung và nghệ thuật.- Nhận thức được: lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong

cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, các tài liệu liên quan; HS chuẩn bị bài soạn.- Phương pháp đọc hiểu, thảo luận, vấn đáp…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Trình bày về các giá trị của VHDG Việt Nam? Nêu ví dụ cụ thể và phân tích.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1:(5 phút) Tìm hiểu phần Tiểu dẫn.TT1: HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGKTT2: Rút những ý chính.GV: Củng cố

HĐ2: ( phút) Đọc hiểu văn bảnTT1: Hs đọc đoạn trích theo cách phân vai, chú ý ngôn ngữ đối toại và ngôn ngữ miêu tả cuối đoạn trích…(?) Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích?TT2: Phân tích tìm hiểu đoạn trích. (?) Thái độ khiêu chiến của ĐS thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?

I. Vài nét giới thiệu chung:- Sử thi dân gian VN có hai loại: Sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê Đê là sử thi anh hùng tiêu biểu .- Tóm tắt sử thi Đăm Săn: (SGK)- Giá trị tác phẩm: Xây dựng hình ảnh người anh hùng Đăm Săn từ đó thể hiện hình ảnh cộng đồng thị tộc Ê Đê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.II. Đọc hiểu văn bản:1) Đọc văn bản:

2) Tóm tắt đoạn trích.- Đoạn trích được trích trong hồi thứ 5 của sử thi Đam San.- Đam San đánh Mtao Mxây cứu vợ về.

3) Phân tích:a. Cuộc chiến giữa hai tù trưởng:- Tuyên chiến: + Đăm Săn khiêu chiến, Mtao Mxây đáp lại. + Đam San tự tin, quyết liệt. + Mtao Mxây run sợ (sợ bị đâm lén, do dự, ngần ngừ…) - Vào cuộc chiến: + Mtao Mxây: - Rung khiên múa, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô…

Page 19: Tiết 1: Đọc văn

(?)Pản ứng của Mtao Mxây ra sao?

(?) Biểu hiện của ĐS và Mtao Mxây trong các hiệp đấu?

(?) Nghệ thuật gì đã được sử dụng trong các đoạn miêu tả trận đấu?HS: Đối lập, phóng đại…(?) Êm có nhận xét gì về hai vị tù trưởng?

(?) Số lần đối đáp của ĐS với dân làng? Sự khác nhau của các lần đối đáp có ý nghĩa như thế nào?

(?) So sánh độ dài của đoạn miêu tả trận đánh và đoạ tả cảnh ăn mừng?GV (gợi ý): Cuộc chiến giữa ĐS và Mtao Mxây có dẫn đến cảnh dân làng đổ máu hay không? Ý nghĩa của vấn đề?

HĐ3: (3 phút)Củng cố nội dung bài học

- Bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây sang bãi Đông… - Vung dao chém nhưng chỉ trúng chão cột trâu + Đăm Săn:- Bình tĩnh, thản nhiên, không nhúc nhích. - Rung khiên múa, một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa, vượt một đồi lồ ô… - Chạy vun vút qua phía Đông, phía Tây… - Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc…® Nghệ thuật miêu tả phóng đại, đối lập Cuộc chiến giữa hai vị tù trưởng. Mtao Mxây dù tỏ ra huyênh hoang nhưng thực ra rất kém cỏi, hèn nhát run sợ trước tài nghệ của Đăm Săn. Đăm Săn trở nên nổi bật với sức mạnh phi thường, với tài năng xuất chúng, lại được sự trợ giúp của thần linh nên đã chiến thắng Mtao Mxây. b. Đăm Săn với cộng đồng thị tộc: Ba lần đối thoại của Đăm Săn với dân làng thể hiện: - Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi và khát vọng của cá nhân với cộng đồng. - Sự yêu mến, tuân phục của cộng đồng với người anh hùng. - Thái độ trân trọng với chiến thắng của Đăm Săn.

c. Mừng chiến thắng: - Tuy kể về chiến tranh nhưng lòng vẫn hướng về cuộc sống no đủ, thịnh vượng giàu có; sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng người. - Tầm vóc lớn lao, trung tâm của người anh hùng sử thi với lịch sử cộng đồng.* Nội dung ghi nhớ: Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh, nhịp điệu; với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao đoạn trích đã khắc học sinh động nhân vật người anh hùng Đăm Săn trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc ® Vẻ đẹp của nhân vật sử thi.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Đọc lại đoạn trích, tìm đọc thêm các đoạn khác (SGK lớp 10 cũ) - Học bài, chuẩn bị bài Văn bản.

Tiết 10: Làm văn.

Page 20: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: VĂN BẢN (tiếp) Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: - Qua phần luyện tập, HS nắm kỹ hơn những kiến thức cơ bản của văn bản và các loại

văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.- Nâng cao kỹ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị bài soạn, HS chuẩn bị bài tập, giấy A4 để thảo luận nhóm…- Phương pháp vấn đáp, thảo luận…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) (?) Văn bản là gì? Cho biết các đặc điểm của văn bản?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ1: (30 phút)Làm các bài tập trong SGK.TT1: HS làm việc thảo luận theo nhóm.Nhóm 1: Bài tập 1…Nhóm 2: Bài tập 2…TT2: Các nhóm trình bày phần chuẩn bị của mình.GV: Nhận xét, đánh giá, sửa chỗ sai…

(?) Sắp xếp các câu văn theo trình tự hợp lý và giải thích vì sao em chon cách sắp xếp đó?(?) Đặt nhan đề cho văn bản?

Bài tập 3,4:GV: Hướng dẫn HS đọc phần gợi ý trong SGK để viết hai văn bản theo yêu cầu.HS: Làm bài…GV: Kiểm tra kết quả, nhận xét.HĐ2: (5 phút)

III. Luyện tập:

1)Bài tập 1:- Câu chủ đề là câu 1 (Giữa cơ thể và môi trường có sự ảnh hưởng qua lại với nhau).- Các câu tiếp theo khai thác, làm rõ sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn. Ở đây các câu văn tập trung diễn đạt khía cạnh sự tác động của môi trường tới cơ thể.- Nhan đề cho đoạn văn: Ảnh hưởng của môi trường tới cơ thể.

2)Bài tập 2: Sắp xếp các câu văn thành một văn bản hoàn chỉnh.- Thứ tự đúng: (1), (3), (5), (2), (4).- Nhan đề: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc.

3)Bài tập 3,4: HS tự làm.

Page 21: Tiết 1: Đọc văn

Củng cố bài học.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài đọc văn Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thuỷ.

Page 22: Tiết 1: Đọc văn

Tiết11+ 12: Đọc văn. Ngày soạn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ Ngày dạy: MỴ CHÂU - TRỌNG THUỶ

A./ Mục tiêu: - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua tác phẩm Truyện An Dương Vương

và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.- Rèn luyện kĩ năng phân tích truyện dân gian.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan; HS chuẩn bị vở soạn bài.- Phuơng pháp đọc hiểu, thảo luận diễn giảng, nêu vấn đề…

C./ Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao Mxây và trong lễ ăn

mừng chiến thắng.3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ1:(10 phút)Tìm hiểu những vấn đề chungTT1: HS đọc phần giới thiệu trong SGK, GV nêu câu hỏi gợi dẫn(?) Thế nào là truyền thuyết? Tại sao gọi Truyện An Dương Vươngvà MỊ Châu Trọng Thủy là truyền thuyết?

(?)Truyện An Dương Vươngvà Mị Châu Trọng Thủy gắn với cụm di tích lịch sử văn hóa nào?TT2: Kết luận…

TT3: HS tóm tắt truyền thuyết Truyện An Dương Vương và MỊ Châu Trọng Thủy.

I. Giới thiệu chung:

1. Truyền thuyết về thành Cổ Loa.* Khái niệm về truyền thuyết. - Dựa trên những yếu tố lịch sử ® được sáng tạo hư cấu thêm. - Phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm của nhân dân với những sự kiện, nhân vật lịch sử. - Rút ra những bài học kinh nghiệm.* Cụm di tích lịch sử về thành Cổ Loa.- Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội giữ một quần thể di tích lich sử: Đền thờ An Dương Vương, Am thờ Mị Châu, Giếng ngọc minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc.* Nội dung truyền thuyết về thành Cổ Loa. ( SGK)2. Tóm tắt truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ:

Page 23: Tiết 1: Đọc văn

HĐ2:(62phút)Tìm hiểu vănbản.TT1: Đọc tác phẩm GV gọi 1 -2 HS đọc, GV nhận xét.TT2: Phân tích nhân vật An Dương Vương.Tiết 2:(?) Tìm chi tiết thể hiện công lao của An Dương Vương trong công cuộc giữ nước và dựng nước?

(?) Chi tiết Rùa Vàng trong truyện có ý nghĩa như thế nào?

(?)An Dương Vương đã mắc những sai lầm nào trong công cuộc giữ nước?

(?) Hành động An Dương Vương chém Mỵ Châu có ý nghĩa gì? Thái độ của nhân dân trước việc này ra sao?

(?) Tại sao Rùa Vàng lại dẫn An Dương Vương xuống nước? Nhân dân muốn gửi gắm điều gì?

TT3: Phân tích nhân vật Mỵ Châu.GV chia nhóm để học sinh thảo luận câu hỏi số 2 ở SGK.

(?) Trong nguyên nhân mất

II. Đọc hiểu văn bản:

1.Đọc:

2. Phân tích: a. Nhân vật An Dương Vương : * An Dương Vương xây thành, chế nỏ:- An Dương Vương dời đô từ miền núi về đồng bằng, xây thành lũy kiên cố bãn lĩnh vững vàng và khát vọng một đất nước hùng mạnh.- An Dương Vương lập đàn trang giới để cầu đảo thần linh sự lo lắng và toàn tâm, toàn ý trong việc xây dựng đất nước. - Chi tiết Rùa Vàng ® Lý tưởng hoá việc xây thành, chứng tỏ tổ tiên luôn ngầm giúp con cháu. Đây là một nét đẹp truyền thống.* An Dương Vương để nước mất, nhà tan: - Đồng ý gả con gái cho Trọng Thuỷ ® Sự mất cảnh giác, không phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù. - Giặc Triệu Đà tiến sát, vua vẫn điềm nhiên đánh cờ ® Sự lơ là, chủ quan khinh địch.- An Dương Vương chém Mỵ Châu: + Câu nói của Rùa Vàng là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông. Rùa Vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt. + An Dương Vương chém Mỵ Châu ® Sự lựa chọn quyết liệt giữa nghĩa nước / tình nhà: Đặt nghĩa nước lên tình nhà, đặt cái chung trên cái riêng. Đây không phải là hành động cha giết con mà là vua trùng trị kẻ có tội vì quyền lợi dân tộc. + An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo rùa Vàng…® Bất tử hoá nhà vua. Trong lòng nhân dân An Dương Vương không chết, vẫn suy tôn là anh hùng.

b. Nhân vật Mỵ Châu: - Lén đưa cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần ® tiết lộ bí mật quốc gia. - Đánh dấu đường chạy cho Trọng Thủy lần theo. Mỵ Châu đã vì nặng tình chồng vợ mà bỏ

Page 24: Tiết 1: Đọc văn

nước, Mỵ Châu bị xem là “giặc”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì Sao?

TT: Phân tích nhân vật Trọng Thủy.

(?) Thái độ của nhân dân ta với nhân vật Trọng Thuỷ? Cái chết của TT có đáng được thông cảm không?(?) Em hiểu như thế nào về hình ảnh: Ngọc trai – giếng nước?

TT5: Tìm hiểu cốt lõi lịch sử của Truyền thuyết Truyện ADV và MC – TT

HĐ3: (5phút)Củng cố bài học.

quên nghĩa vụ, trách nhiệm với Tổ Quốc. Nàng đã vi phạm nguyên tắc một bề tôi đối với vua, với đất nước. Mỵ Châu phạm trọng tội, nàng chết là đúng, không oan ức. - Lời nói cuối của Mỵ Châu và chi tiết Ngọc trai ® Mỵ Châu ngây thơ trong trắng, vô tình mà đắc tội chứ không chủ ý hại vua cha. Từ đây người xưa muốn nhắn nhủ: Hãy biết đặt tình riêng sau nghĩa chung. Qua đó thể hiện cách ứng xử thấu tình đạt lí của nhân dân Âu Lạc.c. Nhân vật Trọng Thuỷ: - Lừa dối Mỵ Châu, đánh cắp nỏ thần, cùng cha xâm lược Âu Lạc… - Đau khổ và tự vẫn… Là kẻ lợi dụng lòng tin của người khác để phục vụ một cách mù quáng cho cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Ngọc trai giếng nước không phải là hình ảnh khẳng định tình yêu chung thuỷ mà là oan tình của Mỵ Châu. d. Cốt lõi lịch sử của truyền thuyết Truyện ADV và MC – TT: - An Dương Vương xây thành, chế nỏ. - An Dương Vương để mất nước.III. Tổng kết.Tác phẩm đã kể lại quá trình xây thành chế nỏ ,bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nước mất nhà tan. Qua đó thể hiện thái độ của nhân dân với các nhân vật.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút) - Đọc lại tác phẩm, nắm nội dung và nghệ thuật của tácphẩm. - Chuẩn bị bài Lập dàn ý bài văn tự sự.

Tiết 13: Làm văn.

Page 25: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ Ngày dạy:

A./ Mục tiêu:- Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại một câu chuyện) tương tự một truyện ngắn.- Rèn luyện kỹ năng làm văn tự sự.- Nâng cao ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý.

B./ Phương pháp, phương tiện:- Giáo án, SGK, SGV…- Phương pháp trao đổi thảo luận…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Nêu đặc điểm của các loại văn bản? Dẫn ra các ví dụ cụ thể để chứng minh.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (10 phút)Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.TT1: Đọc phần trích trong SGK.HS: Đọc phần trích.GV: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyên Ngọc và truyện ngắn Rừng xà nu.TT2: Trả lời câu hỏi.

GV: Phân tích ví dụ: Sự lựa chọn của Nguyên Ngọc về các nhân vật Tnú, Dít, Mai…

HĐ2: (20 phút)Lập dàn ý.TT1: Xét các ví dụ.HS đọc các ví dụ trong SGK, làm theo các yêu cầu đã cho.* Đề 1: - MB: Chị Dậu gặp cán bộ cách mạng. - TB: + Chị Dậu phá kho thóc Nhật, vận động bà con thôn xóm làm

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện: 1. Đọc văn bản.

2. Trả lời câu hỏi . - Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc ông đã viết truyện ngắn Rừng xà nu như thế nào: Suy nghĩ, Chuẩn bị,… - Qua lời kể của tác giả ® rút ra bài học: + Muốn viết một bài văn, kể một câu chuyện, viết một truyện ngắn… ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo cốt truyện. + Dự kiến về nhân vật và các tình huống sự kiện để kết nối các nhân vật.

II. Lập dàn ý:

1. Xét các ví dụ.

Page 26: Tiết 1: Đọc văn

cách mạng… - KB: Cảm nghĩ về nhân vật Chị Dậu.TT2: Kết luận về cách thức lập dàn ý.

HĐ3: (10 phút)Luyện tập. TT1: GV hướng dẫn HS lựa chọn cốt truyện, hình thành ý tưởng.TT2: HS thảo luận về tên nhân vật, các sự kiện chính…TT3: HS lên bảng làm.TT4: GV nhận xét, kết luận.

2. Kết luận: - Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mình sẽ kể. - Dàn ý chung gồm 3 phần: Mở bài (Giới thiệu câu chuyện) - Thân bài (Sự việc, chi tiết chính theo diễn biến)- Kết bài (Kết thúc câu chuyện). - Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc chi tiết một cách hợp lý.III. Luyện tập: 1. Lập dàn ý cho câu chuyện về một học sinh hư đã kịp tỉnh ngộ vươn lên trong học tập và trong tu dưỡng. - Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh… - Thân bài: + Sự việc1: Những sai lầm nhân vật mắc phải… + Sự việc 2: Sự ân hận day dứt, ý muốn sửa chữa…+Sự việc 3: Hành động sửa chữa và kết quả đạt được… - Kết bài: Suy nghĩ của nhân vật.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút) - Làm tiếp bài luyện tập số 2.

- Chuẩn bị bài đọc văn Uy - lit - xơ trở về.

Tiết 14+15: Đọc văn. Ngày soạn: UY-LI-XƠ TRỞ VỀ

Page 27: Tiết 1: Đọc văn

Ngày dạy: (Trích Ô-đi-xê - sử thi Hy Lạp)

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ

của gia đình Uy-li-xơ.- Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua các đối thoại để thấy khát vọng hạnh

phúc của họ.- Hiểu những nét cơ bản về đặc điểm nghệ thuật của sử thi Ô-đi-xê.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, SGK, bài đọc thêm, tranh ảnh; HS chuẩn bị vở bài soạn, SGK.- Phương pháp diễn giải đàm thoại, thảo luận.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ:(5 phút) (?) Tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết Truyện ADV và MC - TT? Phân tích các nhân vật?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (5 phút)Tìm hiểu phần tiểu dẫn.TT1: Tìm hiểu tác giả.HS: Đọc phần giới thiệu trong SGK.GV: Yêu cầu HS gạch những ý chính.

TT2: Tìm hiểu tác phẩm.(?) Dựa vào SGK, hãy tóm tắt tác phẩm.(?) Chủ đề của tác phẩm?

HĐ2: ( phút)Đọc hiểu văn bản.TT1: Xác định vị trí, đọc đoạn trích.

GV: Phân vai cho HS thể hiện đoạn trích.

(?) Bố cục của đoạn trích.

Tiết 2:

I. Vài nét giới thiệu chung: 1. Tác giả Hô-me-rơ: - Là nhà thơ lớn của Hy Lạp, sống vào khoảng thế kỷ IX-VIII trước CN. - Được xem là cha đẻ của sử thi Hy Lạp, tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-at và Ô-đi-xê.2. Tác phẩm: a. Tóm tắt: b. Chủ đề: Khát vọng chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu giữa các nền văn minh văn hoá; đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.Qua đó thể hiện sức mạnh trí tuệ, ý chí của con người.

II. Đọc hiểu văn bản: 1. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.2. Bố cục: 2 phần:- Từ đầu đến “kém gan dạ”: Đối thoại giữa Pênêlôp vớ Têlêmác, Ởiclê.- Tiếp theo đến hết: Đối thoại giữa Pênêlốp với Uylitxơ.3. Phân tích: a. Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp: * Sự tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê.- Nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về: + Mừng rỡ cuống cuồng: Sự khát khao chờ đợi. + Không tin đó là sự thật: Chính chàng đã chết rồi.

Page 28: Tiết 1: Đọc văn

(?) Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nghe nhũ mẫu báo tin?(?) Vì sao Pê-nê-lốp thay đổi thái độ đột ngột như vậy?(?) Trong lời đối thoại với nhũ mẫu, ngôn ngữ của Pê-nê-lốp có từ nào đáng lưu ý? Có ý nghĩa như thế nào?HS: Từ thận trọng…(?) Nhũ mẫu đưa bằng chứng vết sẹo ở chân, Pê-nê-lốp có thái độ gì? Vì sao? (?) Qua lời đối thoại ta hiểu tâm trạng Pê-nê-lốp như thế nào?

(?) Tê-lê-mác không đủ kiên nhẫn chờ đợi đã trách mẹ mình như thế nào?

(?) Cách giãi bày của Pê-nê-lốp với con trai ra sao?

(?) Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhìn thấy chồng mình như thế nào? Biểu hiện?

GV: Pê-nê-lốp đã kìm nén nước mắt sau 20 năm. Hạnh phúc đã mỉm cuời với họ,….

(?) Chọn phép thử là chiếc giường cho ta thấy vẻ đẹp gì về tâm hồn và trí tuệ của nàng?HS: Sự thủy chung, thông minh khôn khéo.

Chỉ có thần mới tiêu diệt bọn cầu hôn® Pê-nê-lốp thận trọng, bình tĩnh. - Đưa bằng chứng vết sẹo: + Thái độ phân vân. + Cho là sự huyền bí của thần linh. Tâm trạng vừa bối rối, vừa thiết tha mong chờ, vừa hy vọng. Thể hiện Pê-nê-lốp là người có tính cách thận trọng và thuỷ chung trong tình yêu.

* Với Tê-lê-mác: - Tê-lê-mác trách: (Mẹ thật tàn nhẫn…Mẹ độc ác quá…) Pê-nê-lốp xúc động cực độ nhưng vẫn thận trọng:+ Con có thể tin chắc rằng thế nào cha mẹ cũng nhận ra nhau. + Cha mẹ có những dấu hiệu riêng chỉ hai người biết… Sự cư xử, cách trả lời thận trọng và thông minh. Câu trả lời cho con trai nhưng nội dung lại hướng tới Uy-li-xơ, gợi ý cho cháng nói ra điều bí mật của hai người.* Với Uy-li-xơ: - Khi chàng mới xuất hiện: Pê-nê-lốp vẫn giữ thái độ dè dặt, lạnh lùng có phần xa cách vì vẫn còn nghi ngờ về sự trở về của chàng. - Khi Uy-li-xơ nói ra điều bí mật về chiếc giường: + Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay. + Chạy lại, nước mắt chan hoà… + Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng… Từ ngữ biểu cảm cao diễn tả chính xác tâm trạng của Pê-nê-lốp. Sự cứng rắn thận trọng đã nhường chỗ cho niềm vui sướng đến tột cùng * Tiểu kết: Ba giai đoạn đã diễn tả tâm trạng phức tạp của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng sau 20 năm xa cách Lòng thuỷ chung, kiên trinh cao đẹp của Pê-nê-lốp. Vượt qua thử thách là sự gặp gỡ của 2 trí tuệ, 2 tâm hồn, cả 2 đều chiến thắng.

b. Diễn biến tâm trạng Uy-li-xơ.- Rất nóng lòng muốn gặp vợ - Nghe nói, nhẫn nại mỉm cười. - Khuyên con không nên ép mẹ.- Giật mình trước thử thách vợ đưa ra.

Page 29: Tiết 1: Đọc văn

(?) Từ bủn rủn có giá trị biểu cảm rất cao. Tại sao?(?) Qua 3 giai đoạn, em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lốp?GV: (gợi ý) So sánh đoạn đầu và đoạn sau…

(?) Tâm trạng củaUy-li-xơ sau khi đánh tan bọn cầu hôn được miêu tả như thế nào? (?)Pê-nê-lốp không nhận ra mình, chàng phản ứng như thế nào?(?) Qua các chi tiết ta thấy phẩm chất nhân vật ra sao?

(?) Đoạn trích có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật?HS: Miêu tả, lặp lại, đối thoại…

HĐ3: (3 phút)Củng cố bài học.

- Tả đúng đặc điểm chiếc giường…® Bình tĩnh và kiên nhẫn. Chàng cảm động trước người vợ thuỷ chung và đã thông minh giải đúng mật mã của vợ Uy-li-xơ là người bộc lộ hai lí tưởng: trí tuệ sắc sảo, khôn ngoan,dũng cảm và tình yêu mãnh liệt.

c. Nghệ thuật đoạn trích: - Lựa chọn chi tiết đặc sắc… - Phép lặp lại các định ngữ để chỉ phẩm chất các nhân vật (Ví dụ: Uy-li-xơ cao quý và nhẫn nại, Pê-nê-lốp thận trọng…) - Kể chuyện thông qua đối thoại, tỉ mĩ, trang trọng…III. Tổng kết. Với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ miêu tả cảnh vợ chồng Uy-li-xơ đoàn tụ, qua đó khăc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của các nhân vật.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút) - Đọc lại đoạn trích, thử đóng vai Uy-li-xơ kể lại cảnh đoàn tụ của gia đình mình. - Chuẩn bị bài Ra-ma buộc tội.

Tiết 16: Làm văn. Ngày soạn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1

Page 30: Tiết 1: Đọc văn

Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua tiết học, giúp HS: - Thấy rõ những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình.- Rút ra những kinh nghiệm để nâng cao khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chân thực

trước một sự việc hoặc một nhân vật gần gũi, thân quen.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chấm bài, nhận xét, chuẩn bị đáp án…- HS lập dàn ý tổng quát của đề văn.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (Không)* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ1: (5 phút)Hướng dẫn tìm hiểu đề.TT1:Đọc và chép đề.GV: Gọi HS nhắc lại đề văn, chép lên bảng.TT2: Những yêu cầu cần đạt.TT3: HD HS lập dàn ý.

HĐ2:(30 phút)Nhận xét bài làm.TT1: Nhận xét về ưu điểm.GV: Nhận xét và đưa ra các ví dụ cụ thể…

GV: Khen ngợi các bài viết tốt, phê bình các bài viết yếu, nhất là các bài cẩu thả. TT2: Nhận xét về khuyết điểm bà gọi học sinh sử lỗi ( dùng từ, đặt câu,…)TT3: GV gọi HS có bài làm điểm cao đọc trước

I. Đề: Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một người thân trong gia đình.

* Yêu cầu : - Bài viết phải nêu được những cảm xúc chân thực của bản thân với người thân yêu (mẹ, bà, ông, anh chị em…) - Những cảm xúc suy nghĩ phải cụ thể, có dấu ấn của cá nhân. - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không nghèo nàn, đơn điệu, khô khan. - Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ, mang tính truyền cảm..

II. Nhận xét về ưu khuyết điểm, Đọc bài khá:1. Ưu điểm: - Một số bài viết bộc lộ được những cảm xúc rất chân thành, biết dẫn dắt phân tích vấn đề. - Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp. 2. Khuyết điểm: - Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân. - Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.

3. Đọc bài làm tốt.

Page 31: Tiết 1: Đọc văn

lớp.HĐ4: (5 phút)Trả bài.

III. Trả bài: - Tiếp thu ý kiến của HS. - Chỉnh sửa (nếu có)

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Xem lại bài viết của mình, chú ý lời nhận xét của GV để rút kinh nghiệm cho bài viết sau. - Soạn bài Ra-ma buộc tội.

Tiết 17+18: Đọc văn.

Page 32: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: RA-MA BUỘC TỘI Ngày dạy: (Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ)

A./ Mục tiêu:- Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về

người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng.- Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, tài liệu liên quan. HS chuẩn bị bài soạn, SGK…- Phương pháp diễn giảng, đọc hiểu, thảo luận.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) (?) Tóm tắt ngắn gọn sử thi Ô-đi-xê, phân tích tâm trạng của Pê-nê-lốp trong ngày đoàn tụ.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (10 phút)Tìm hiểu các nội dung trong phần Tiểu dẫn.TT1: HS đọc phần giới thiệu trong SGK.(?) Thời gian ra đời của tác phẩm? Dung lượng?

(?) Tóm tắt tác phẩm.HS: Dựa vào SGK để tóm tắt tác phẩm.GV: Nhận xét, sửa chữa, tóm tắt lại…TT2: Nêu giá trị của tác phẩm.GV: Ra-ma-ya-na ảnh hưởng đến các nước Nam á, mở ra 1 thời đại rực rỡ trong nền văn học Ấn Độ.TT3:Tóm tắt tác phẩmHĐ2: ( phút)Đọc hiểu văn bản.TT1: Xác định vị trí đoạn trích

GV: Gọi hai HS đọc hai đoạn trong SGK.(?) Có thể phân bố cục đoạn trích như thế nào?HS: 2 phần…

TT2: Phân tích tâm trạng của Ra-ma.(?) Tâm trạng của Ra-ma được miêu tả qua những chi tiết nào?

I. Vài nét giới thiệu chung:

1. Quá trình hình thành.Sử thi Ra-ma-ya-na hình thành vào khoảng thế kỷ III trước CN. Tác phẩm gồm 24.000 câu thơ đôi. - Tóm tắt nội dung: (SGK)

2. Giá trị tác phẩm: - Ra-ma-ya-na được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ. - Tác phẩm thành công trong việc miêu tả thiên nhiểntàn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắcvà chân thực.

3. Tóm tắt tác phẩm.II. Đọc hiểu văn bản:

1.Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79.

2. Đọc và phân bố cục:(1) Từ đầu…. đâu chịu được lâu: Tâm trạng của Ra-ma.(2) Còn lại: Tâm trạng của Xi-ta.3. Phân tích:a. Diến biến tâm trạng của Ra-ma:- Ta đã đánh bại kẻ thù…

Page 33: Tiết 1: Đọc văn

(?) Đại từ nhân xưng Ra-ma dùng mang ý nghĩa gì?HS: Xa lạ, lạnh lùng…

GV: Tâm trạng của Ra-ma được miêu tả theo diễn biến mâu thuẫn giữa danh dự dòng họ và tình yêu từ đó bộc lộ tính cách đa dạng của Ra-ma: Yêu thương hết mình nhưng cũng ích kỷ ghen tuông, lúc thì oai phong lẫm liệt khi lại tầm thường nhỏ nhen.(?) Tâm trạng của Ra-ma có sự giằng xé dữ dội. Hãy phân tích ngắn gọn.

(?) Ra-ma đã chọn danh dự chứ không chọn tình yêu. Điều đó nói lên điều gì?

TT3: Tìm hiểu tâm trạng của Xi-ta.(?) Nỗi đau của Xi-ta được miêu tả qua những chi tiết nào?

(?) Xi-ta đã nói với Ra-ma những lời như thế nào? Cách nói đó có ý nghĩa gì?

(?) Hành động nhảy vào lửa của Xi-ta có ý nghĩa như thế nào?

Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình… Cơn giận của ta đã hả…® Ra-ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình Bộc lộ rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh cộng đồng. Ra-ma đã giải quyết xong xung đột lớn và nghĩ đến xung đột cá nhân.- Với Xi-ta:+Hỡi phu nhân cao quý ® Ngôn ngữ không có sự âu yếm chân thành, ngược lại rất lạnh lùng, xa lạ, khách sáo.+ Chẳng phải vì nàng mà ta đáng bại kẻ thù. Ta làm điều đó là vì nhân phẩm của ta.+ Ta phải nghi ngờ tính cách của nàng. Trông thấy nàng ta không chịu nổi… Tâm trạng của Ra-ma từ chỗ ghen tuông tức giận chuyển sang nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta. Lời lẽ của chàng vừa phủ phàng vừa cay độc.+ Ta không cần nàng, nàng muốn đi đâu tuỳ ý.+ Nàng có thể để tâm đến ai cũng được.® Lời ruồng bỏ lạnh lùng, kiên quyết. Không những thế Ra-ma còn đang tâm sỉ nhục Xi-ta+ Trước hành động cao cả của Xita : *Ngồi câm lặng, mắt dán xuống đất. * Xita nhảy vào lửa, chàng nhận ra sự thủy chung của vợ. Ra-ma bị đặt trong tình huống ngặt nghèo phải lựa chọn giữa tình yêu và danh dự. Và chàng đã chọn danh dự ® Phẩm chất của người anh hùng sử thi.Chàng vừa là một bậc quân vương, vừa là một người phàm tục

b. Diễn biến tâm trạng của Xi-ta:- Mở tròn đôi mắt đẫm lệ Đau đớn đến nghẹt thở, như dây leo bị vòi voi quật nát. Muốn chôn vùi cả hình hài thân xác. Nước mắt đổ ra như suối… Sự kinh ngạc và đau đớn khi bị buộc tội một cách vô lý..- Nhưng, Xi-ta đau đớn mà không gục ngã, nàng tỉnh táo để thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình:+ Thiếp lấy tư cách của thiếp ra mà thề…+ Hãy tin vào danh dự của thiếp.+Trái tim thiếp là thuộc về chàng… Lời lẽ rõ ràng, rành mạch, lý tình chặt chẽ ® khẳng định phẩm chất trong sáng.Tâm trạng của Xi-ta diễn biến phức tạp: từ mừng rỡ đến ngạc nhiên, từ tin yêu đến thất vọng…* Nhảy vào dàn lửa: Quyết định táo bạo và kiên quyết. Xi-ta biết mình vô

Page 34: Tiết 1: Đọc văn

HĐ4: (5 phút)Củng cố bài học.

tội nên sẵn sàng nhảy vào lửa, nàng muốn Ra-ma phải hoàn toàn tin mình. Ngọn lửa đã làm sáng rực tình yêu và đức hạnh của Xi-ta. Nàng là một hình tượng toàn vện cho người phụ nữ truyền thống.III. Tổng kết- Xây dựng các chi tiết tiêu biểu.- Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. Xây dựng một hình tượng Ra-ma trọng danh dự và một xi-ta thuỷ chung, làm nên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật sử thi.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (5 phút) - Đọc lại văn bản, chú ý lối phân tích tâm lý nhân vật. - Chuẩn bị bài Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

Tiết 19: Làm văn. Ngày soạn: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU

Page 35: Tiết 1: Đọc văn

Ngày dạy: TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Nhận biết được thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.- Biết chọn sự việc chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV và HS chuẩn bị giáo án, vở soạn bài…- Phương pháp quy nạp, thảo luận, đàm thoại…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Làm bài tập số 2, SGK trang 46.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (10 phút)Tìm hiểu về các khái niệm.TT1: Khái niệm tự sự, sự việc, chi tiết.(?) Kể tên tác phẩm tự sự mà em biết. Vì sao em biết đó là tác phẩm tự sự?

TT2: Tìm hiểu về chi tiết.

(?) Vai trò của sự việc, chi tiết tiêu biểu?

HĐ2: (17 phút)Cách chọn sự việc, chi tiết.TT1: Làm các bài tập ví dụ.GV: Đọc các yêu cầu của hai bài tập.HS: Trả lới các câu hỏi (Nhóm 1 - Bài 1; Nhóm 2 - Bài 2)

Tương tự BT1

I. Khái niệm: 1. Tự sự, sự việc: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Sự việc là cái xảy ra được nhân thứccó ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói hành động, cử chỉ của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Trong mỗi sự việc có nhiều chi tiết. 2. Chi tiết: - Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động … của nhân vật, tập trung thể hiện rõ sự việc. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện. * Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò trong việc dãn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật,…II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:

1. Xét các bài tập:* Về tác phẩm Truyện ADV và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ:a. Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.b. Đây là hai sự việc, chi tiết tiêu biểu vì nó làm tiền đề cho các sự việc, chi tiết nối tiếp. Từ đây bộc lộ thái độ của nhân dân với từng nhân vật.* Về truyện Lão Hạc:- Chọn sự việc Người con trai lão Hạc ra thăm mộ bố.

Page 36: Tiết 1: Đọc văn

TT2: Kết luận.(?) Từ việc giải các bài tâp, em hãy nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết?

HĐ3: (10 phút)Luyện tập.TT1: Đọc kỹ văn bảnTT2: Trả lời câu hỏi

GV: Hướng dẫn HS cách làm bài tập số 2.HĐ4: (3 phút)Củng cố bài học.

- Chi tiết: + Tìm đường ra mộ…+ Quang cảnh chung và riêng…+ Thắp hương, khóc, tâm sự..+ Ra về…2. Kết luận: Cách chọn sự việc chi tiết tiêu biểu:- Xác định đề tài chủ đề.- Dự kiến cốt truyện (Gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau…)- Triển khai các ý bằng các chi tiết.III. Luyện tập:1. Bài tập1: Hòn đá xấu xía. Đọc văn bản.b. Trả lời câu hỏi:- Không thể bỏ chi tiết “hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống” vì đây là chi tiết tiêu biểu, làm sáng tỏ chủ đề (Những sự vật tưởng như bình thường nhưng thực chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng…)- Bài học rút ra: Cần thận trọng cân nhắc khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.2.Bài tập2: HS tự làm.

III. Ghi nhớ- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn các sự việc chi tiết tiêu biểu.- Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề câu chuyện.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3phút) - Làm bài tập 2.

- Chuẩn bị viết bài làm văn số 2: + Kiểu bài: Bài văn tự sự + Nội dung: Các văn bản đã hhọc trong chương trình THCS

Tiết 20+21: Làm văn. Ngày soạn: BÀI LÀM VĂN SỐ 2 Ngày dạy:

Page 37: Tiết 1: Đọc văn

A./ Mục tiêu: - Qua bài viết, HS hiểu sâu hơn về văn tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt

truyện, nhân vật, chi tiết, sự kiện…- Viết được bài văn tự sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả.- Rèn luyện kỹ năng viết văn và khả năng cảm nhận những vấn đề của đời sống xã hội.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị đề văn, dự kiến đáp án. HS đọc lại các văn bản tự sự đã học …- HS làm bài tại lớp trong 90 phút.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (Không)* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ1: (1 phút)Đọc đề, chép đề, gợi ý nội dung và phương pháp.

HĐ2: ( 85 phút)HS làm bài

HĐ3: (2 phút)Thu bài

I. Đề ra:Em tưởng tượng mình là cô bé nghèo khổ trong truyện Cô bé bán diêm, hãy kể lại câu chuyện theo lời kể của ngôi thứ nhât.* Yêu cầu: - Có kiến thức về tác phẩm tự sự đã học .- Xác định được những sự việc, chi tiết tiêu biểu, các tình huống truyện.- Thể hiện rõ bố cục bài văn tự sự.- Hình thức bài viết phải rõ ràng, mạch lạc…II. Làm bài.

III. Thu bài

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút) Chuẩn bị bài mới: Đọc văn Tấm Cám.

Tiết 22+23: Đọc văn. Ngày soạn: TẤM CÁM Ngày dạy:

Page 38: Tiết 1: Đọc văn

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu được cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc qua

nhân đạo của nhân dân thể hiện trong truyện.- Thấy được nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo và lối kể chuyện hấp dẫn tạo nên giá trị

nghệ thuật đặc sắc của truyện Tấm Cám nói riêng và truyện cổ tích thần kỳ nói chung.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, các tài lỉệu liên quan; HS chuẩn bị bài soạn.- Phương pháp đọc hiểu, thảo luận, diễn giảng…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (5 phút)Tìm hiểu phần Tiểu dẫn.TT1: HS đọc phần giới thiệu trong SGK.TT2: Kết luận.

(?) Em biết được truyện cổ tích sinh hoạt và cổ tích loài vật nào? Tóm tắt nội dung?GV: Kể ngắn gọn về một số truyện ( Làm theo vợ dặn, Em bé thông minh, Quạ và Công…)

HĐ2: ( phút)Đọc hiểu văn bản.TT1: Đọc và xác định bố cục.(?) Hãy tóm tắt thật ngắn gọn truyện Tấm Cám.(?) Có thể chia truyện ra mấy phần?HS: Ba phần…

TT2: Phân tích sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám.

(?) Em có nhận xét gì về thân phận

I. Vài nét giới thiệu chung:

- Truyện cổ tích chia thành 3 loại: + Cổ tích sinh hpạt. + Cổ tích loài vật. + Cổ tích thần kỳ. (phong phú nhất)

- Truyện cổ tích thần kỳ: Có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào truyện thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân LĐ về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội…- Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kỳ.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Tóm tắt nội dung và xác định bố cục:

- Đoạn 1: Cuộc đời bất hạnh của Tấm và sự trợ giúp của thần tiên.- Đoạn 2: Hạnh phúc đến với Tấm.- Đoạn 3: Cuộc đấu tranh để giành hạnh phúc qua những kiếp hồi sinh.2. Phân tích:a. Sự mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám:* Thân phận:- Tấm: + Mẹ chết từ hồi còn bé… + Dì ghẻ cay nghiệt + Phải làm lụng vất vả.- Cám: + Được mẹ nuông chiều + Không phải làm việc

Page 39: Tiết 1: Đọc văn

của hai nhân vật?

(?) Cá Bống có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của Tấm?

(?) Từ các chi tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì về sự đối kháng của Tấm và mẹ con Cám?

(?) Khi bị hãm hại, Tấm khóc. Giọt nước mắt đó nói lên điều gì?

+ Ăn trắng mặc trơn…® Ngay lời giới thiệu đầu tiên đã cho thấy hai hoàn cảnh, hai thân phận hoàn toàn trái ngược nhau. Nó dự báo về một chuỗi mâu thuẫn tiếp theo trong truyện.* Về cái yếm đỏ: Giải thưởng đặt ra cho Cám và Tấm.- Tấm: + Chăm chỉ mò cua bắt ốc. + Mong được cái yếm đỏ.- Cám: + Đủng đỉnh dạo ruộng nọ, ruộng kia. + Lừa gạt Tấm.® Sự khác biệt về tính cách. Tấm thật thà, chăm chỉ còn Cám lười biếng, gian giảo đã lừa Tấm để cướp giỏ cá, cướp cái yếm đỏ tức là cướp đi niềm hy vọng, niềm hạnh phúc dù rất nhỏ của Tấm.* Về con cá Bống:- Tấm: + Được Bụt cho cá. + Để dành cơm… + Ngày một quen nhau…- Cám: + Ghét Bống. + Bắt làm thịt ăn…® Tấm cô đơn, buồn tủi, chỉ có cá làm bầu bạn nhưng mẹ con Cám đã giết Bống ® Sự độc ác nhẫn tâm của mẹ con Cám. Họ đã giết đi niềm vui của Tấm.* Đi hội và thử giày:- Tấm: + Ngồi nhặt thóc, sôt ruột rất muốn đi. + Thử giày: vừa y…- Cám: + Sắm sửa quần áo đẹp đi hội… + Không vừa giày ® hằn học, tức tối Giữa Tấm và mẹ con Cám có sự mâu thuẫn, đối lập rất lớn. Tấm thì hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu còn mẹ con Cám thì độc ác tàn nhẫn. Tấm đơn độc giữa những mưu mô của hai người kia. Họ muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng. Khi hạnh phúc lớn đến với Tấm, mẹ con Cám lại càng tức tối và quyết hãm hại Tấm bằng mọi thủ đoạn. b. Cuộc đấu tranh của Tấm để giành hạnh phúc:- Trước khi trở thành hoàng hậu, mỗi lần bị hãm hại Tấm lại khóc ấm ức ® Tấm đã ý thức được nỗi khổ nhưng đó chỉ là sự phản kháng yếu ớt, thụ động.- Khi Tấm trở thành hoàng hậu, sự ghen ghét của mẹ con Cám càng lớn hơn thì sức phản kháng của Tấm cũng mạnh mẽ hơn:Hoàng hậu ® bị giết ® chim vàng anh ® bị giết ® cây xoan đào, bị chặt làm khung cửi, bị đốt ® thành cây thị ® từ quả thị trở lại với đời. Tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến giữa thiện và ác thể hiện sức sống mãnh liệt không thể nào tiêu diệt của Tấm tức là của cái đẹp, cái thiện.- Tấm hoá thân trong những vật bình dị thân thương như con chim vàng anh, cây xoan đào hay quả thị… Đây là

Page 40: Tiết 1: Đọc văn

(?) Qua sự hoá thân nhiều lần của Tấm, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì?

(?) Trong truyện có những yếu tố kỳ ảo nào? Ý nghĩa của những yếu tố đó đối với câu chuyện?

HĐ3: (5 phút)Củng cố bài học

những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mỹ, thể hiện niềm tin yêu của nhân dân với nhân vật. Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người.

c. Yếu tố kỳ ảo trong truyện:- Bụt hiện lên giúp Tấm…- Gà trống nói tiếng người…- Chim sẻ giúp nhặt thóc…® Là những lực lượng phù trợ Tấm trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, về niềm hạnh phúc chính đáng cho những người lương thiện.- Kết thúc có hậu ® tâm hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan và khát khao vươn tới hạnh phúc cảu nhân dân.

III. Tổng kết.: Qua sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm, truyện cổ tích Tấm Cám đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác, từ đó khẳng định sức mạnh lớn lao của cái thiện ở đời.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)- Đọc lại tác phẩm, làm phần luyện tập vào vở.- Chuẩn bị bài làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

Tiết 24: Làm văn. Ngày soạn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ Ngày dạy:

Page 41: Tiết 1: Đọc văn

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu được vai trò và tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong bài văn tự sự.- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, HS chuẩn bị vở soạn bài, giấy làm bài tập thảo luận.- Phương pháp diễn giảng, câu hỏi vấn đáp, trao đổi thảo luận…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Vì sao phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? Chọ sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn Hòn đá xù xì.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (12 phút)Ôn lại miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.TT1: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.GV: Nêu câu hỏi, gợi dẫn để HS trả lời.

(?) So sánh miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả và biểu cảm trong hai loại văn đó.

(?) Dựa trên căn cứ nào để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ?

TT2: Tìm hiểu yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích từ tác phẩm Những vì sao.GV: Phân nhóm HS (2 nhóm) chuẩn bị vào giấy, sau đó từng nhóm trình bày.

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:1. Miêu tả, biểu cảm:- Miêu tả là dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc người nghe hình dung ra được các đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…- Biểu cảm là trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng.2. Miêu tả và tự sự trong văn bản tự sự và trong văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm:- Giống nhau: cách thức tiến hành.- Khác: + Miêu tả trong văn tự sự không chi tiết, cụ thể mà chỉ miêu tả khái quát sự vật sự việc, con người để truyện có sức hấp dẫn.+ Biểu cảm trong văn tự sự chỉ là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng tình cảm.3. Căn cứ đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:- Căn cứ vào sự hấp dẫn của hình ảnh miêu tả để liên tưởng đến những yếu tố bất ngờ.- Căn cứ vào sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách bày tỏ tư tưởng của tác giả.4. Miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích của tác phẩm Những vì sao của A. Đô-đê:- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm:- Tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:+ Yếu tố miêu tả mang lại không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao với hai người đang thức.+ Yếu tố biểu cảm làm nổi rõ vẻ bâng khuâng xao xuyến của chàng trai trước cô chủ nhỏ.

Page 42: Tiết 1: Đọc văn

HĐ2: (10 phút) Tìm hiểu vai trò của quan sát, tưởng tượng trong miêu tả, biểu cảm…TT1: Làm các bài tập trong SGK.

HS lên bảng làm

TT2: GV kết luận.

HĐ3: (7 phút)Luyện tập, củng cố.GV: Phân công hai nhóm còn lại thực hiện bài tập và trình bày.

Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người.II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:

1. Làm các bài tập:(1) Chọn và điền từ: a. Điền từ liên tưởng b. Điền từ quan sát c. Điền từ tưởng tượng.(2) Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không chỉ quan sát đối tượng mà còn phải biết liên tưởng, tưởng tượng mới gây được những cảm xúc.- Ví dụ: Trong đoạn trích ở tác phẩm Những vì sao, tác giả đã liên tưởng chú mục đồng nhà trời khi nhìn cô gái, tới đàn cừu lớn khi ngắm cuộc hành trình của ngàn sao…(3) Trong quá trình tự sự, những cảm xúc rung động được nảy sinh từ sự quan sát tinh tế, sự vận dụng liên tưởng, tưởng tượng và từ những sự vật sự việc khách quan lay động trái tim người kể chứ không phải chỉ từ bên trong trái tim người kể chuyện.2. Kết luận:- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nó giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm.- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời phải chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.

III. Luyện tập:

Bài tập 1:a. HS chọn đoạn trích tuỳ theo cảm nhận của mình.b. Ở đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông:- Yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét (đoạn sau).- Tác dụng: Làm cho phong cảnh cụ thể, hấp dẫn và chan chứa tình cảm.Bài tập2: HS tự làm .

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)- Đọc lại bài viết trong sgk, làm bài luyện tập số 2.- Soạn bài đọc văn Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.

Tiết 25: Đọc văn. Ngày soạn: 8.10 TAM ĐẠI CON GÀ & Ngày dạy: NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

Page 43: Tiết 1: Đọc văn

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Thấy được những tật xấu trong nội bộ nhân dân, quan lại: Dốt – tham nhũng.- Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện.- Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: ngắn gọn, tạo được những yếu tố bất

ngờ, những cử chỉ lời nói gây cười.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, một số truyện cười khác; HS chuẩn bị vở bài soạn, SGK…- Phương pháp chính: đọc hiểu, diễn giảng, thảo luận…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ:( 5 phút)(?) Phân tích quá trình biến hoá của Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì qua nhân vật này?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (5 phút)Tìm hiểu phần Tiểu dẫn.HS: Đọc phần giới thiệu trong SGK.GV: Rút ý chính, ghi bảng

(?) Em biết thêm những truyện cười nào nữa, kể tên và tóm tắt ngắn gọn.HĐ2: 30 phút)Tìm hiểu văn bản.TT1: Đọc hai câu chuyện.TT2: Phân tích.GV: Phân nhóm HS tìm hiểu về mâu thuẫn gây cười của hai câu chuyện.Nhóm 1: Truyện Tam đại con gà.Nhóm 2: Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày.

(?) Mâu thuẫn gây cuời được thể hiện qua những chi tiết nào?

(?) Thầy đồ bị đặt vào những tình huống nào? Thầy đã giải quyết ra sao? Cách giải quyết bộc lộ điều gì?

I. Giới thiệu chung:

- Truyện cười có hai loại:+ Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí.+ Truyện trào phúng: nhằm mục đích phê phán.- Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại truyện trào phúng, phê phán.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc .2. Phân tích:

a. Truyện Tam đại con gà:* Mâu thuẫn gây cười:- Thầy đồ dốt nát, gặp chữ khó, trò hỏi phải nói liều: Chữ kê - Dạy học >< nhắc học trò đọc khẽ !- Khấn thần thổ công: cho học trò đọc to.- Bị người bố học trò hỏi ® Chống chế: Dủ dỉ là con dù dì…..con gà ! (Dạy nó biết tận Tam đại con gà)

Page 44: Tiết 1: Đọc văn

(?) Từ nội dung câu chuyện em hãy rút ra ý nghĩa giáo dục?

(?) Mâu thuẫn gây cười thể hiện qua những chi tiết nào?

(?) Theo em, cải thuộc loại nhân vật nào?

(?) Trong truyện có sử dụng nghệ thuật chơi chữ. Hãy chỉ ra các từ ngữ được chơi chữ đó và phân tích?

Lẽ phải vốn là mục đích cao nhất mà người xử kiện hướng tới bây giờ bị thầy lý đánh đồng với tiền bạc.(?) Ý nghĩa của câu chuyện Nhưng nó phải bằng hai mày?

HĐ3:(3 phút)Củng cố bài học.

Thầy liên tiếp bị đặt vào những tình huống khó khăn, thầy đã giải quyết những tình huống ấy bằng những phỏng đoán chủ quan chứ không hề bằng kiến thức - vốn là cái quan trọng bậc nhất ở người làm thầy. Thầy đồ càng lấp đi sự dốt nát thì bản chất lại càng lộ ra.* Ý nghĩa câu chuyện: - Phê phán thói dấu dốt, sĩ diện hảo của những “ông thầy” dốt hay nói chữ.- Khuyên mọi người chớ nên giấu dốt mà phải mạnh dạn học hỏi.b. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:* Mâu thuẫn gây cười:- Thầy lý nổi tiếng xử kiện giỏi >< phân phải trái bằng số lượng tiền lo lót !- Cử chỉ xoè năm ngón tay ( kí hiệu của tiền tệ) của Cải được thầy lý đáp lại bằng cử chỉ tương ứng: xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt ® Thầy không quên số tiền của Cải nhưng thầy quan tâm đến số tiền Ngô nhiều hơn.* Nghệ thuật gây cười.- Chơi chữ:+ Cải: Lẽ phải về con mà !+ Thầy: Nhưng nó phải…bằng hai mày !® Nghệ thuật chơi chữ đã khiến lời nói có sự hợp lí (Quan hệ với túi tiền của 2 nhân vật) và bất hợp lí (Xử kiện). Thầy nói về lẽ phải mà như làm một phép tính: 5 đồng = phải ít 10 đồng = phải nhiều, phải gấp đôi !* Ý nghĩa câu chuyện:- Vạch trần lối xử kiện vì tiền của viên quan từ đó phê phán cách xử kiện không công minh dưới thời phong kiến.- Phê phán hành vi tiêu cực của nhân dân.* Nội dung ghi nhớ:Kết cấu truyện cười ngắn gọn, không thừa lời, thừa chi tiết, nhân vật, tình huống truyện bất ngờ ® phê phán những thói hư tật xấu ở đời.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Đọc lại văn bản, phân tích nghệ thuật gây cười của từng truyện.- Chuẩn bị bài đọc văn: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

Tiết 26+27: Đọc văn. Ngày soạn: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA Ngày dạy:

Page 45: Tiết 1: Đọc văn

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân

trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.- Trân trọng vẻ đẹp người lao động và yêu quý những sắng tác của họ.- Rèn luyện kĩ năng đọc – tìm hiểu ca dao qua đặc

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, các tài liệu đọc thêm…- HS chuẩn bị SGK, bài soạn…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Phân tích nghệ thuật gây cười ở hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày. Ý nghĩa của truyện.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1:(5 phút)Tìm hiểu phần Tiểu dẫn.(?)Nêu nội dung, nghệ thuật của ca dao?

GV: Nêu ví dụ về sự linh hoạt trong thể thơ của ca dao.

HĐ2: (75 phút)Tìm hiểu các bài ca dao.TT1: Đọc và phân loại.TT2: Phân tích các bài 1,2,3.(?) Từ Thân em trong hai bài ca dao đầu gợi cho em suy nghĩ về điều gì?

(?) Lối so sánh trong các bài ca dao có ý nghĩa như thế nào?

(?) Lời mời mọc có ý nghĩa gì?

(?) Tâm sự ở bài ca dao số 3 là tâm sự gì? Từ Ai có ý nghĩa như

I. Tiểu dẫn:

1. Nội dung của ca dao.- Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.- Ca dao gồm:Những câu hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa… đằm thắm ân tình và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.2. Nghệ thuật của ca dao: + Thể thơ: lục bát hoặc song thất lục bát.+ Ngôn ngữ: ngắn gọn, gần lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh…

II. Đọc hiểu văn bản:1. Đọc.

2. Phân tích: a. Những bài ca dao than thân:* Bài 1,2:- Nét chung: Mở đầu bằng “Thân em”Thân em…® thân phận bé nhỏ, tội nghiệp, phải phụ thuộc vào người khác, không có quyền quyết định số phận của mình Gợi sự chia xẻ, đồng cảm sâu sắc.- So sánh: Em tấm lụa phất phơ giữa chợ ® vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại thướt tha và đáng quýnhưng lại bị xem như món hàng. Em củ ấu, trong trắng ngoài đen ® hình thức bình thường nhưng đó chính là giá trị thực của người con gái Hai bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ nhưng từ đó cũng nói lên vẻ đẹp của họ.* Bài 3:

Page 46: Tiết 1: Đọc văn

thế nào? Nhận xét về cách mở đầu?

(?) Nhận xét về cách so sánh trong bài ca dao? (Mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai…)

Tiết 2TT2: Tìm hiểu, phân tích các bài ca dao 4,5,6.HS: Đọc bài ca dao số 4.

(?) Bài ca dao đã sử dụng nghệ thuật gì? Có tác dụng diễn tả tình cảm như thế nào?

(?) Theo em, cô gái lo vì điều gì?

( ?) Người con gái đã thổ lộ tình cảm của mình bằng hình ảnh nào ?(?) Ước muốn này là của ai? Có điều gì đặc biệt trong lời ước này không?

(?) Các số từ cụ thể trong bài ca dao có ý nghĩa như thế nào? Thể hiện tình cảm gì của con người.( ?) Tại sao khi nói đến tình cảm con người lại dùng hình ảnh : muối, gừng.

TT3: Tìm hiểu nghệ thuật của các bài ca dao.

- Ai làm chua xót … ® Từ phiếm chỉ + từ chỉ tâm trạng Lời tâm sự, thở than của một người bị lỡ duyên. Đó là lời trách móc, oán giận rất xót xa.- Mặt trăng / Mặt trời / Sao Hôm / Sao Mai…® Ẩn dụ, mượn những hình ảnh của đất trời, vũ trụ ( Vĩnh hằng) để nói tình cảm con người: Khẳng định tình yêu chung thuỷ, sắt son…- Mình ơi!...chờ trăng giữa trời. ® Lời gọi tha thiết + So sánh Thể hiện sự mòn mỏi cô đơn.

b. Những câu hát yêu thương tình nghĩa:* Bài 4:-Khăn: vật trao kỉ niệm, quấn quýt bên người con gái. Đèn : Nỗi nhớ được tính theo thời gian. Mắt : Ngủ không yên.® Nghệ thuật hoán dụ, nhân hoá, lặp cấu trúc câu, từ láy ® Nỗi nhớ thương dằng dặc kéo dài, không hề nguôi của cô gái…- Đêm qua em những lo phiền Lo vì …không yên một bề.® Nỗi lo âu cho hạnh phúc lứa đôi đồng thời thể hiện tình yêu thương tha thiết. Nỗi nhớ này không bi luỵ mà ngược lại, chứa chan tình người. Đó là tiếng hát của một tâm hồn đẹp.* Bài 5: - Hình ảnh: Dải yếm (Quấn quýt bên nhau)– cầu (Nơi hò hện)- Ước gì sông rộng bằng gang Bắc cầu giải yếm cho chàng sang chơi.® Đây là ước mơ táo bạo nhưng tha thiết và đằm thắm, đầy nữ tính của người con gái Thể hiện một tình yêu mãnh liệt…* Bài 6:- Muối ba năm … còn mặn Gừng chín tháng….. còn cay.® Mượn sự vật (Muối, gừng là gia vị của bữ ăn, phương thuốc của người nghèo) để diễn tả tình cảm con người. Trong đời sống tình cảm có trải qua đủ sự mặn mà cay đắng. Biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người.- Đôi ta tình nặng nghĩa dày Có xa nhau… ba vạn sáu ngàn ngày…® Lối nói giản dị, số từ cụ thể đã khẳng định một cách dứt khoát về sự sắt son, thuỷ chung trong tình yêu, tình vợ chồng.

c. Nghệ thuật:- Cách nói rất hình ảnh: so sánh, ẩn dụ…- Dùng những sự vật gần gũi với người lao động để bày tỏ

Page 47: Tiết 1: Đọc văn

(?) Các bài ca dao sử dụng những nghệ thuật gì? Tác dụng

HĐ3: (3 phút)Củng cố bài học.

tình cảm ® Những câu hát chân chất, mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa.- Thể thơ linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái con người.

III. Nội dung ghi nhớ:Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ chân tình và sâu sắc nỗi niềm chua xót đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Đọc lại các bài ca dao, tìm thêm các bài ca dao khác và thử phân tích…- Chuẩn bị bài Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Page 48: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 28: Tiếng Việt. Ngày soạn: 9.10 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI & NGÔN NGỮ VIẾT Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế củ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để

diễn đạt tốt khi giao tiếp.- Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói

và ngôn ngư viết.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, một số ví dụ mẫu …- HS chuẩn bị sGK, vở soạn bài…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Làm bài tập số 3, số 4 SGK trang 38.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: Tìm hiểu chung. (7 phút)

(?) Ngôn ngữ nói và viết hình thành như thế nào?

HĐ2: (10 phút)Tìm hiểu về đặc điểm ngôn ngữ nói.

(?) Minh hoạ về sự đa dạng về ngữ điệu của ngôn ngữ nói?(?) Người nói, người nghe có quan hệ với nhau như thế nào?

GV: Dẫn ra một số ví dụ ngôn ngữ nói sử dụng từ đia phương.

(?) Đặc điểm của từ ngữ được sử dụng trong ngôn ngữ nói?* GV phân biệt cho HS nói và viết.HĐ3: (10 phút)Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ viết.(?) Phương tiện chủ yếu để viết? Thuận lợi?

I. Tìm hiểu chung.- Ban đầu loài người trao dổi với nhau bằng ngôn ngữ nói.- Sáng tạo ra chữ viết , thì dùng chữ viết để thông tin với nhau.® Hình thành hai dạng ngôn ngữ : Nói và viết.II. Đặc điểm của ngôn ngữ nói:1. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ của âm thanh.- Dùng trong giao tiếp hàng ngày.- Người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp, luôn đổi vai cho nhau để vừa nói vừa nghe và có thể điều chỉnh bằng ngôn ngữ phụ.- Giao tiếp diễn ra tức thời, người nói không có điều kiện lựa chon gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích…2. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.- Ngữ điệu góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin…(Cao, thấp, nhanh, chậm..)- Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu, có sự phối hợp với nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ…3. Ngôn ngữ nói có từ ngữ đa dạng.- Từ mang tính khẩu ngữ, sử dụng từ địa phương, trợ từ, thán từ, từ đưa đẩy…- Câu tỉnh lược. Nhưng cũng có khi sử dụng câu rườm rà…

II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết:1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết.- Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chon, gọt giũa…- Người đọc có điều kiện phân tích, nghiền ngẫm, lĩnh hội…

Page 49: Tiết 1: Đọc văn

GV: Lưu ý không dùng lẫn lộn hai phong cách ngôn ngữ với nhau… Phân biệt ngôn ngữ nói đ ược ghi lại bằng chữ viết (phỏng vấn, đăng báo) và ngôn ngữ viết trình bày bằng lời nói (tham luận)HĐ4: (4 phút)Củng cố bài học.

HĐ5: (7phút)Luyện tập.

Gọi HS đọc đề BT ở SGK.

Gọi HS lên bảng làm.

GV nhận xét, ghi bảng.

2. Ngôn ngữ viết được hỗ trợ bởi hệ thống dấu câu, các ký hiệu văn tự…3. Từ ngữ được lựa chon, có thể thay thế nên đạt tính chính xác.- Từ ngữ phải phù hợp phong cách, ít dùng khẩu ngữ và từ địa phương.* Tránh dùng lẫn lộn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

III. Nội dung ghi nhớ:Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn. Vì thế cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó.IV. Luyện tập:Bài tập 1:Đặc điểm ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn văn:- Dùng thuật ngữ: vốn chữ, tiếng ta, thể văn…- Sử dụng dấu câu: hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép…- Tách dòng và trình bày theo thứ tự Một là…, Hai là…, Ba là…Bài tập 3:Phân tích và chữa lỗi câu:a) Bỏ các từ thì đã, hết ý.b) Bỏ từ còn như.c) Bỏ các từ thì như, thì cả, sất.Bài tập 2: HS tự làm.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Làm bài tập còn lại, sưu tầm vài đoạn văn diễn đạt theo ngôn ngữ nói…- Chuẩn bị bài tiết sau: Ca dao hài hước và Đọc thêm Tiễn dặn người yêu.

Page 50: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 29: Đọc văn. Ngày soạn: 10. 10 CA DAO HÀI HƯỚC Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao.- Thấy được nghệ thuật trào lộng, thông minh, hóm hỉnh…- Trân trọng tiếng cười lạc quan yêu đời của người dân lao động.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV: Chuẩn bị giáo án, SGK, các ví dụ ngoài sách…- HS: Bài soạn, SGK.- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Đọc thuộc các bài ca dao yêu thương và than thân..?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: ( 5 phút)Đọc và giải thích một số từ.TT1: Học sinh đọc các bài ca dao…TT2: Gọi HS giải nghĩa một số từ, nhận xét và củng cố…HĐ2: Phân tích, tìm hiểu các bài ca dao. (30 phút)TT1: Tìm hiểu bài ca dao số 1.

(?) Em nhận xét gì về thách cưới và dẫn cưới trong bài ca dao?

(?) Tác dụng của tiêng cười trong các bài ca dao…

I. Đọc.

II. Phân tích tìm hiểu các bài ca dao : 1. Bài 1:- Bài ca dao được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về đời sống con người.* Lời dẫn cưới.Cưới nàng anh toan dẫn voi…sợ quốc cấm………………toan dẫn trâu… sợ máu hàn.® Các lễ vật trong dự tính của chàng trai là rất lớn, rất sang và quá to tát. Miễn là có thú bốn chânDẫn con chuột béo mời dân mời làng…® Sự thay thế đột ngột: voi, trâu con chuột! cách nói hóm hỉnh, có lập luận nhưng vẫn bật ra tiếng cười.Tiếng cười bật lên làm vơi nhẹ nỗi vất vả thường nhật.* Thách cưới: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.® Lời thách cưới thật phi lý, xưa nay chưa từng thấy bao giờ, chứa đựng triết lí nhân sinh cao đẹp: Tiền bạc quí hơn của cải Tiếng cười cũng bật lên nhưng có gì như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động.

Page 51: Tiết 1: Đọc văn

(?) Nghệ thuật có gì đặc sắc?

TT2: Tìm hiểu các bài ca dao số 2,3,4.

(?) Bài 2,3 chế giễu loại người nào trong XH?(?) Tiếng cười bật ra nhờ những thủ pháp nghệ thuật nào?

(?) Bài số 4 đề cập đến đối tượng nào?

GV đọc một số bài ca dao có cùng chủ đề.HĐ 3: Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng trong các bài ca dao.(5 phút)(?) Nghệ thuật gì được sử dụng? Ý nghĩa?HĐ4: (3 phút)Củng cố bài học…

* Nghệ thuật.- Lối nói khoa trương, phóng đại.- Lập luận giả tưởng, suy diễn.- Lối nói đối lập giữa ý định và thực tế.* Bài 2+3+4:Tiếng cười ở ba bài này là tiếng cười phê phán. Tác giả dân gian đã cười vào từng đối tượng cụ thể. Đó là những kẻ làm trai, những đức ông chồng vô công rồi nghề.- Làm trai cho đáng nên traiKhom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.® Đối lập và ngoa dụ: Làm trai >< gánh hai hạt vừng Phê phán những ông chồng vô tích sự…- Ngồi bếp - sờ đuôi con mèo : Lười nhác,không có chí lớn.- Lỗ mũi 18 gánh lông…® Tương phản, ngoa dụ, trùng lặp, phóng đại Cười vào những người phụ nữ cẩu thả, lười biếng - Chồng yêu chồng bảo : Lời nhác nhở nhẹ nhàng, thông cảm của nhân dân.

III. Nghệ thuật: - Cách nói tương phản, ngoa dụ giả định…- Chơi chữ, nói ngược…

IV. Nội dung ghi nhớ:Xem phần Ghi nhớ trong SGK.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Đọc lại các bài ca dao, tìm thêm các bài ca dao khác…- Soạn bài “Tiễn dặn người yêu”…

Page 52: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 30: Đọc văn.

LỜI TIỄN DẶN ( Trích “Tiễn dặn người yêu- truyện thơ dân tộc Thái)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu được cốt truyện của toàn bộ truyện thơ, vị trí, nội dung và giá trị cơ bản của đoạn trích.- Rèn kĩ năng kể và tóm tắt truyện, tự học, tự đọc có hướng dẫn.B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:- Phương pháp đọc diễn cảm, phân tích, thảo luận…- GV: Chuẩn bị giáo án, SGK.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:* Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc thuộc các bài ca dao hài hước? Phân tích?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung: (8’)TT1: Truyện thơ là gì?TT2: HS đọc tiểu dẫn, kể lại tóm tắt tác phẩm.TT3: Vị trí, bố cục của đoạn trích?

HĐ2:Tổ chức tìm hiểu chi tiết (25’)

TT1: Tâm trạng chàng trai ntn khi tiễn người yêu đi lấy chồng?TT2: Chàng đã bày tỏ tấm chân tình của mình bằng hành động gì?

TT3: Khẳng định TY với cô gái bằng điều gì?

TT4: Cô gái qua cảm nhận của chàng trai có tâm trạng ntn?

TT5: Khi ở nhà cô gái, chàng trai đã có những hành động, cử chỉ ntn?TT6: Qua đó, chàng muốn khẳng

I. Tìm hiểu chung:1. Truyện thơ: là những truyện kể dài bằng thơ có sự kết hợp: tự sự + trữ tình, phản ánh số phận người nghèo khổ, khát vọng về TY, hp.2. Tóm tắt tác phẩm: SGK- gồm 1846 câu thơ, Mạc Phi dịch.3. Đoạn trích “Lời tiễn dặn”:

II. Đọc hiểu chi tiết:

1. Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu:- Tình cảm quyến luyến, tha thiết của một TY sâu sắc.- Lời nói với những ước muốn cảm động: “xin được nhủ đôi câu, được dặn đôi lời, được kề vóc mảnh, được ủ hương người…”- Hành động săn sóc, trìu mến nhiệt thành.+ con nhỏ, bé xinh…- Ước hẹn chờ đợi trong mọi thời gian, mọi tình huống.+ Thời gian chờ đợi tính bằng mùa vụ, đời người.- Cảm nhận được nỗi đau khổ, tuyệt vọng của cô gái:+ vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi …+Rừng ớt..ngồi chờ+Rừng cà…niồi đợi+ Lá ngón…ngóng trông sự bám víu, chờ đợi trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi khổ của cô gái bị ép duyên.

2. Tâm trạng, cử chỉ chàng trai khi ở nhà chồng cô gái:- Động viên, chia sẻ hết mực yêu thương “đầu bù anh chải cho, tóc rối…”- Đoạn cuối: TY nồng nàn, mãnh liệt của anh, sống chết có nhau, không thể lìa xa.

Page 53: Tiết 1: Đọc văn

định điều gì?HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết: (4’)- Khái quát lại nghệ thuật, nội dung, chủ đề của đoạn trích?

III. Tổng kết:- Khát vọng được sống trong TY, khát vọng tự do, hạnh phúc.- Lên án, phê phán xh cũ với nhiều hũ tục lạc hậu.

* Dặn dò, củng cố (2 Phút)- Học bài, soạn bài “Luyện tập viết đoạ văn tự sự”.

Page 54: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 31LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS+ Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự+ Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thành một bài văn tựsự.+ Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - SGK, SGV, Thiết kế lên lớp - Phương pháp luyện tập, thực hành. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Hãy nêu những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Tổ chức tìm hiểu đoạn văn trong VBTS (10’)TT1: -Thế nào là đoạn văn?- Cấu trúc chung của đoạn văn là ntn?- Trong đoạn văn không thể hiểu được cái gì?

TT2: Em đã học những loại đoạn văn nào? Sự phân loại đoạn văn ấy dựa trên cơ sở nào?

TT3: Vậy trong văn bản tự sự có các loại đoạn văn nào? Sự phân loại đó dựa trên cơ sở nào?

TT4: Nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự có gì khác với các kiểu loại văn bản khác?HĐ 2: Tổ chức tìm hiểu cách viết đoạn văn trong VBTS (15’)

TT5: Cho HS đọc: “Trong bài……..bất tận”Đoạn văn nói về điều gì?

HS đọc tiếp theoTT6: GV hỏi câu hỏi a, b SGKTT7: GV hướng dẫn HS làm bài tập 2.- HS làm theo nhóm, nhận xét lẫn nhau.TT8: Rút ra kinh nghiệm, cách viết đoạn văn tự sự.

I. Đoạn văn trong văn bản tự sự

1. Khái niệm- Đoạn văn là một bộ phận của văn bản.- Được xây dựng từ một số câu văn, sắp xếp theo một trật tự nhất định( câu chủ đề)2 Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự- Đoạn mở bài- Đoạn thân bài- Đoạn kết bài.- Các đoạn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, dựng cảnh, bình luận. cùng góp phần thể hiện chủ đề của truyện.

II. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự

- Có ý tưởng hình dung sự việc định viết.Nó xảy ra ntn? Dự kiến kể lại ntn để gây ấn tượng đặc biệt.- Sự liên kết câu trong đoạn mạch lạc chặt chẽ.

III. Luyện tập:Bài 1, bài 2:

Page 55: Tiết 1: Đọc văn

HĐ 3: Luyện tập (13’) - HS làm việc theo nhóm.4. Củng cố, dặn dò:( 2’)- Làm các bài tập trong SBT- Soạn: Ôn tập VHDG VN

Page 56: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 32: Đọc văn :

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giảng, giúp HS:- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học, bồi dưỡng tình cảm trân trọng, tự hào về VHDG VN.- Rền luyện kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, vận dụng kiến thức lí luận để tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học dân gian cụ thể.B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:- Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, thảo luận…- GV: Chuẩn bị giáo án, SGK.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:* Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc thuộc đoạn trích “Lời tiễn dặn”? Phân tích?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ 1: HS ôn tập lại kiến thức vhdg (20’)- HS lần lượt ôn tập theo các câu hỏi trong sgk.- hệ thống, kẻ bảng, phân loại.

HĐ : HS làm các BT trong SGK.- Chia 4 nhóm làm 4 bài.- Bài 5, 6 về nhà.

I. Nội dung:

1. Câu 1:a. Định nghĩa: VHDG là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của sáng tác tập thể, nhằm mục đích phục vụ cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.b. Đặc trưng :- Tính truyền miệng- Tính tập thể- Tính thực hành2. Câu 2:- Truyện dân gian- Câu nói dân gian- Thơ ca dân gian- Sân khấu dân gian3. Câu 3: Lập bảng4. Câu 4: Phân biệt ca dao, dân ca? Nhắc lại những nội dung của ca dao than thân, yêu thương, hài hước…

II. Bài tập vận dụng- Bài tập 1, 2, 3, 4.

* Củng cố, dặn dò: (5’)- Làm các bài tập còn lại, hoàn thành các nội dung ôn tập- Chuẩn bị tiết tới: trả bài viết số 2.

Page 57: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 33: Làm văn : TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS - Hệ thống hóa những kiến thức và kỉ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, về lập dàn ý, về diễn đạt. - Tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài viết sau.B. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: - SGK, SGV, Thiết kế lên lớp, bài làm của HS. - Phương pháp thảo luận, tự nhận xét và rút kinh nghiệm về bài làm của mình..C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Ổn định lớp2. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ 1: Phân tích đề:( 5’)- HS đọc lại đề, cho biết yêu cầu của đề về thể loại, nội dung, tư liệu.

HĐ 2: Nội dung- dàn ý: (10’)? Đối với đề bài này, em cần triển khai ntn? Chú ý những điều gì?- Kể lại theo đoạn trích, có sự sáng tạo trong lời kể, bộc lộ tâm trạng nhân vậtHĐ 3 : GV nhận xét (15’)

HĐ 4 : Trả bài (10’)- HS nhận xét bài lẫn nhau- Đọc mẫu bài viết tốt.

I. Phân tích đề:1. Thể loại: Văn tự sự.2. Nội dung: Tưởng tượng mình là Ra-ma, kể lại đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.3. Tư liệu: đoạn trích “Ra-ma buộc tội”.

II. Nội dung- Kể lại sáng tạo đoạn trích, thâm nhập vào tâm trạng, suy nghĩ, lời nói của nhân vật.

III. Nhận xét chung:1.Ưu điểm: Hiểu đề, viết được- Bài viết trên điểm TB > 60%2 Nhược điểm:- Vẫn còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt: chính tả, chấm câu, lặp từ...- Bài viết vẫn chưa có sự sáng tạo.

IV. Trả bài- Đọc mẫu một số bài tốt.

3. Củng cố, dặn dò:(5’)- Ra đề ở nhà: Bài làm văn số 3:+ Hãy kể lại cuộc sống và nỗi niềm của một con cá vàng trong bể cá ở một gia đình giàu có.- Soạn bài mới: Khái quát văn học VN…

Page 58: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 34-35: Đọc văn. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN

HẾT THẾ KỶ XIX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm khái quát những kiến thức cơ bản về: các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đăch điểm lớn về nội dung, nghệ thuật.- Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:- Phương pháp đọc tìm hiểu, phân tích, thảo luận…- GV: Chuẩn bị giáo án, SGK.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:* Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Tìm hiểu các bộ phận của văn học VN TK X – TK XIX (10’)TT1: VHTĐVN có những bộ phận nào?TT2: Thế nào là văn học chữ Hán? Văn học chữ Nôm? Nêu tên 1 số tác giả, tác phẩm đã học? Vì sao đến TK XX thì người Việt không sáng tác bằng chữ Nôm nữa?

HĐ 1: Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học VN TK X – TK XIX (30’)TT1: VHTĐVN phát triển qua mấy giai đoạn cụ thể?TT2: HS chia làm 4 nhóm tìm hiểu 4 giai đoạn, thảo luận, sau đó lên trình bày, nhận xét, bổ sung.

I. Các thành phần của văn học VN từ thế kỉ X đến hết TK XIX1. Văn học chữ Hán:- là các sáng tác văn học bằng chữ Hán của người Việt- Thể loại: Chiếu, biểu, hịch, cáo, kí sự, …Ví dụ:- Đạt được thành tựu nghệ thuật to lớn.2. Văn học chữ Nôm:- là các sáng tác văn học bằng chữ Nôm của người Việt- Thể loại: phú, văn tế, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói…II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ TK X – TK XIX:1. Giai đoạn từ TK X- TK XIV:a. Hoàn cảnh lịch sử:- Giành độc lập, tự chủ.- Chống giặc ngoại xâm, xây dựng nhà nước phong kiến vững mạnh.b. Các bộ phận văn học:- Văn học viết hình thành (Hán-Nôm).- VHDG tiếp tục phát triển.c. Nội dung:- Chủ đề yêu nước, hào khí Đông A.- Tác phẩm: Chiếu dời đô, Vận nước, Hịch tướng sĩ…d. Nghệ thuật: - Văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, văn hóa, thơ phú.2. Giai đoạn từ TK XV- hếtTK XVII:a. Hoàn cảnh lịch sử: Chiến thắng giặc Minh, chế độ pk phát triển cực thịnh. Đến TK 17, rơi vào khủng hoảng, đất nước chia cắt.b.Các bộ phận văn học: Văn học chữ Hán-Nômc. Nội dung:

Page 59: Tiết 1: Đọc văn

HĐ 3: Tìm hiểu những đặc điểm về nội dung của văn học VN TK X – TK XIX (20’)TT1: Nội dung, cảm hứng xuyên suốt và chủ đạo của VHTĐ?TT2: Trong các giai đoạn khác nhau, chủ nghĩa yêu nước có sự biểu hiện khác nhau ntn? Tìm và phân tích một vài tp minh họa?TT3: CN nhân đạo trong VHTĐ bắt nguồn từ đâu? Biểu hiện ở những khía cạnh nào? Dẫn chứng?TT4: Cảm hứng thế sự phản ánh những nội dung gì?HĐ 3: Tìm hiểu những đặc điểm về nghệ thuật của văn học VN TK X – TK XIX (15’)- GV trình bày, HS tìm dẫn chứng phân tích.HĐ 4: Kết luận (5’)TT1: VHTĐ VN có vai trò ntn trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc?TT2: HS đọc ghi nhớ sgk.

- Chủ đề yêu nước, cảm hứng hào hùng.- Tp: BNĐC, Quân trung từ mệnh tập ( NT ), văn xuôi N Dữ…d. Nghệ thuật: văn chính luận, văn xuôi tự sự, thơ Nôm của NT, Lê Thánh Tông, NBK, khúc ngâm, diễn ca lịch sử…3. Giai đoạn từ TK XVIII - nửa đầu TK XIX:a. Hoàn cảnh lịch sử: Nội chiến gay gắt, phong rào nông dân, khởi nghĩa Tây Sơn thống nhất đất nước.b. Nội dung:- Chủ nghĩa nhân đạo , nhân văn.- Tiếng nói đòi quyền sống, hạnh phúc, đấu tranh giải phóng con người cá nhân, phụ nữ.- Tp: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Hoàng Lê…c. Nghệ thuật: văn vần, văn xuôi phát triển.- văn học chữ Nôm đạt đỉnh cao.4. Giai đoạn nửa cuối TK XIX:a. Hoàn cảnh lịch sử: Thực dân Pháp xâm lược, nước ta thành nước nửa thuộc địa phong kiến.b. Nội dung: yêu nước, chống giặc, cảm hứng bi tráng.c. Nghệ thuật: Văn thơ Hán-Nôm, chữ quốc ngữ xuất hiện.III. Những đặc điểm lớn về nội dung:1. Chủ nghĩa yêu nước:- Thời bình: trung quân ái quốc+ ý thức tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.- Thời chiến: lòng căm thù giặc, quyết chiến với kẻ thù, bảo vệ đất nước.2. Chủ nghĩa nhân đạo:- Truyền thống dân tộc, ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đaọ giáo.- Biểu hiện: Lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.+ Đề cao con người về phẩm chất, tài năng, khát vọng sống hạnh phúc, tự do, công lý, chính nghĩa…+ Đề cao những quan niệm đạo đức, đạo lí tốt đẹp.3. Cảm hứng thế sự:- phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống đau khổ của nhân dân.- vd: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác.IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:1. Tính quy nạp và sự phá vỡ tính quy nạp.2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước ngoàiV. Kết luận: SGK

* Củng cố, dặn dò: (5’)- Nắm vững các giai đoạn phát triển của VHTĐ, những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật. - Soạn bài mới: Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

Page 60: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 36: Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠTA. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

-Nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.-Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày, chú ý đến văn hoá

khi giao tiếp. B.PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN-Phương pháp: Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.-Phương tiện: SGK, SGV, văn bản sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Trình bày những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?3. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ1 (20’)TT1: GV tổ chức HS đọc phân vai (Lan, Hùng, người đàn ông lớn tuổi, Hương và mẹ Hương).TT2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu:- Cuộc đàm thoại diễn ra ở đâu, khi nào? Các nhân vật giao tiếp là những ai?®Cuộc đàm thoại diễn ra tại khu tập thể X, vào buổi trưa. Các nhân vật giao tiếp là Lan, Hùng, người đàn ông lớn tuổi, Hương và mẹ Hương.- Nội dung và mục đích cuộc giao tiếp là gì?® các bạn Lan, Hùng gọi Hương đi học nhưng đã làm ảnh hưởng đến việc nghỉ trưa của những người xung quanh khu tập thể X.- Từ ngữ và câu văn trong đoạn hội thoại có đặc điểm gì?® Trong đoạn hội thoại đã sử dụng từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày như "Hương ơi! Đi học đi!", "gì mà ầm ầm", "ngủ ngáy nữa à"… TT3: HS rút ra khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt?TT4: Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại dưới những dạng nào?? Một người đang hùng biện, diễn thuyết có phải là mang ngôn ngữ sinh hoạt hay không ?GV : cho vd về dạng lời nói tái hiện.*Đoạn văn:"-Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho. Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:-Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à? Hắn trợn mắt chỉ vào mặt cụ.-Tao không đến đây xin năm hào. Thấy hắn toan làm dữ, cụ đành dịu giọng. -Thôi, cầm lấy vậy tôi, không

1. Khái niệmNgôn ngữ sinh hoạt là lời ăn

tiếng nói hàng ngày, dùng

để thông tin, trao đổi ý nghĩ,

tình cảm ... đáp ứng những

nhu cầu trong cuộc sống.

2. Các dạng biểu hiện của

ngôn ngữ sinh hoạt.

-Dạng nói: độc thoại, đối

thoại.

-Dạng viết: nhật kí, hồi kí,

thư từ.

-Lưu ý: dạng lời nói tái hiện: trong tác phẩm văn học các thể loại như: kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết...

Page 61: Tiết 1: Đọc văn

còn hơn. Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo: -Tao đã bảo tao không đòi tiền.HĐ2 (15’) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK trang 114.

3. Bài tập a, b (SGK)

4. Củng cố, dặn dò: (5’)- Giáo viên củng cố và yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK -Dặn dò: Học thuộc định nghĩa và soạn bài "Thuật hòai" của Phạm Ngũ Lão.

Page 62: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 37: Đọc văn :

TỎ LÒNG(Thuật hoài)

Phạm Ngũ LãoA. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

-Cảm nhận được vẻ đẹp con người và thời đại đời Trần hoà quyện vào nhau tạo nên sức mạnh và khí thế dân tộc qua hình tượng một trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao đẹp.

-Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, hoài bão, quyết tâm thực hiện lí tưởng tốt đẹp. B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN

-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.-Phương tiện: SGK, SGV và tài liệu về vị tướng tài giỏi - Phạm Ngũ Lão anh hùng.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu các giai đoạn của VHVN từ TK X – TK XIX?3. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1 GV tổ chức tìm hiểu phần tiểu dẫn (7’)

TT1: GV cho HS đọc tiểu dẫn rồi yêu cầu nêu vài nét cơ bản.TT2: HS nêu xong, GV nhận xét và định hướng theo các ý SGK.- Kể chuyện PNL ngồi đan sọt lúc vua Trần đi qua.-Sáng tác văn thơ của ông còn lại rất ít, ngoài bài "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương" thì bài "Thuật hoài" là một bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho thơ văn yêu nước thể hiện "hào khí Đông A" rất rõ.

I/. TÌM HIỂU CHUNG:

1.Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255-1320), là người văn võ toàn tài.- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông và có địa vị cao trong triều đình đời nhà Trần.

TT3: Cho biết thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục ?*GV: Do chưa nắm rõ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Có thể bài ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của nhân dân đời Trần khi giặc Nguyên-Mông xâm lược nước ta.-Ra đời trong hoàn cảnh lực lượng kháng chiến đã lớn mạnh nhưng chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.

* Giải thích nhan đề: Thuật hoài (Tỏ lòng) là bài thơ nói về nỗi lòng của mình trước thời đại, thể hiện ý chí của một nam nhi sống trong thời loạn, không chịu ngồi yên trước họa xâm lăng của bọn giặc.

HĐ 2 (25’)TT1: GV tổ chức cho HS đọc và so sánh giữa phiên âm với dịch thơ đã sát nghĩa chưa: Hoành sóc là múa giáo? Khí thôn ngưu là thế nào? Theo cách nào?

2. Tác phẩm:a.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệtb.Hoàn cảnh sáng tác:-Ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của nhân dân đời Trần khi giặc Nguyên-Mông xâm lược nước ta.-Ra đời trong hoàn cảnh lực lượng kháng chiến đã lớn mạnh nhưng chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.c.Ý nghĩa nhan đề: d. Bố cục:

II/. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần-Hoành sóc giang sơn: cắp

Page 63: Tiết 1: Đọc văn

TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu “Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần” *GV: Đọc hai câu thơ nhỏ nhưng đã chứa những hình ảnh lớn nào?HS: +Tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo. +Cả dân tộc mạnh như hổ báo.

*GV: Câu 1 hình ảnh tráng sĩ ntn?-HS: trả lời [...]

*GV: Nếu ở câu thứ nhất là hình ảnh của một con người mang tầm vóc lớn với một ý chí kiên định đứng để bảo vệ tổ quốc, thì câu thứ hai tác giả thể hiện vẻ đẹp của thời đại thế nào?-HS: trả lời [...]*Yêu cầu HS tiểu kết và định hướngHai câu thơ nhỏ nhưng đã chứa đựng hai hình ảnh lớn mang vẻ đẹp kì vĩ, hiên ngang, hoành tráng xuất hiện trong không gian rộng lớn, thời gian lâu dài để trấn giữ bảo vệ non sông, nếu cả dân tộc với sức mạnh và khí thế hùng dũng thì vị tráng sĩ ấy luôn khát vọng những hoài bão lớn lao.

TT3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu: nỗi lòng tráng sĩ*GV: NCT: “Nợ tang bồng ...” hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông” ... thì với PNL ở hai câu thơ này thế nào?

3.HĐ 3: (6’)Củng cố: GV hướng dẫn kết luận.

*GV: Qua những lời thơ tỏ lòng em thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? -Vẻ đẹp: +Con người vật chất +Con người tinh thần.® Từ con người đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và mai sau.

ngang ngọn giáo ® hình ảnh tráng sĩ mang tầm vóc lớn.

- Kỉ thu: mấy thu® Tráng sĩ với tư thế bất khuất, hiên ngang, lẫm liệt để trấn giữ non sông, bảo vệ tổ quốc - Ba quân như hổ báo: diễn tả sức mạnh và khí thế của quân đội nhà Trần bừng bừng, hùng dũng nuốt trôi trâu. vẻ đẹp kì vĩ, hiên ngang, hoành tráng của quân đội và tướng nhà Trần.

2. Nỗi lòng của tráng sĩ-Công danh nam tử: Chí làm trai đứng giữa trời đất phải có công danh sự nghiệp, mang chí lớn lập công để lại tiếng thơm cho đời.-Vương nợ: Có ý thức, có tinh thần trách nhiệm đối với giang sơn, xã tắc. -Thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu: chưa vừa lòng với mình ® Ý thức cao độ về trách nhiệm của một kẻ sĩ đối với non sông đất nước

III/. KẾT LUẬN-Bài thơ đã thể hiện hào khí Đông A ngất trời của Phạm Ngũ Lão.-Bài thơ đã nói lên lời cảm hoài của một đấng trượng phu phải có công danh sự nghiệp, phải có trách nhiệm với giang sơn, tổ quốc, phải có tiếng thơm để lại cho đời.

*Lưu ý: GV cho HS đọc phần ghi nhớ.

4. Dặn dò: (2’)-Học thuộc bài thơ -Soạn bài "Cảnh ngày hè".

Page 64: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 38 : Đọc văn : CẢNH NGÀY HÈ

(Nguyễn Trãi) A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

-Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi ẩn trong tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.

-Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tình cảm gắn bó với cuộc sống của nhân dân.B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN

-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.-Phương tiện: SGK, SGV và tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Đọc thuộc bài thơ Tỏ lòng, phân tích?3. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HĐ 1 (7’)TT1: GV cho đọc tiểu dẫn rồi yêu cầu HS nêu bài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?- GV định hướng.*Quốc âm thi tập mang nội dung và nghệ thuật gì?

TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bài thơ.

-Xuất xứ và thời điểm sáng tác

-Bố cục và nội dung

HĐ 2 : (25’)

TT1: Tìm hiểu mục1*GV: Mở đầu bài thơ là tâm sự của một con người thế nào? - Đối với NT thì “Thân” không nhàn mà “tâm” cũng không nhàn

*GV: Thi nhân xưa đến với thiên nhiên thường bằng bút pháp vịnh nhưng với NT đến với thiên nhiên bằng bút pháp tả thực.Vậy bức tranh

I/. TIỂU DẪN 1.Quốc âm thi tập (254 bài thơ) - Nội dung: vẻ đẹp toàn diện con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương dân, và tâm hồn hòa cảm với thiên nhiên.-Nghệ thuật: Việc tiếp thu thể thơ thất ngôn Đường luật được sáng tạo như một thể thơ dân tộc xen vào những câu lục ngôn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ ca bằng tiếng Việt.- Bố cục: sgk

2. Tác phẩm: Cảnh ngày hèa. Xuất xứ và thời điểm sáng tác:-Cảnh ngày hè là bài thơ số 43/61, trong “Quốc âm thi tập”.-Không rõ thời gian sáng tác một cách cụ thể nhưng có thể ước đoán khoảng thời gian NT lui về ở ẩn tại Côn Sơn (1438 - 1439).b. Bố cục:-6 câu đầu: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.-2 câu cuối: Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

II/. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống.-Rồi… trường: thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh nhàn, thảnh thơi ngồi hóng mát nhưng với tâm trạng bất đắc chí ® thể hiện thái độ vừa chấp nhận vừa không chấp nhận đối với thời cuộc bấy giờ. Ông

Page 65: Tiết 1: Đọc văn

thiên nhiên và cuộc sống hiện lên như thế nào? Qua các chi tiết nào?-HS: trả lời [...]

*GV: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống hiện lên thế nào?-HS: trả lời [...]

*GV: Từ bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống như thế ta cảm nhận thế nào về tâm hồn của nhà thơ.-HS: trả lời [...]

TT2: Tìm hiểu mục2*GV: Như trên các em thấy tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giá và hết sức tinh tế điều đó thể hiện tình cảm gì của tác giả?*GV: Từ cảnh vật giàu sức sống tác giả đón nhận nó bằng một tâm hồn ra sao?*GV:2 câu cuối thể hiện n.dung gì?HĐ 3: Củng cố (8’): HS nhắc lại những nội dung chính, đọc ghi nhớ sgk.- Dặn dò: Đọc thuộc bài thơ và soạn bài “Tóm tắt văn bản tự sự”

trở về với nhân dân, làng quê, thiên nhiên để vui với cuộc sống thanh bần, đạm bạc, lánh đục tìm trong.-Hòe lục đùn đùn ...: màu xanh của lá hòe đang tràn đầy nhựa sống cứ ứa căng thành tán rộng che rợp cả không gian.-Thạch lựu… phun thức đỏ: Cây thạch lựu ở hiên nhà đang phun màu đỏ.-Hồng liên trì đã tiễn mùi hương: Sen hồng ở trong ao đã tỏa ra một mùi hương thơm ngát.-Lao xao chợ cá...:® cuộc sống thanh bình, yên ả.-Cầm ve lầu tịch dương: tiếng của ve kêu vào buổi chiều như tiếng đàn. - Động từ “đùn đùn”, “giương”, “phun”: bức tranh thiên nhiên xanh tươi, tràn đầy sức sống (giường như có gì đó cứ thôi thúc từ bên trong, ứa căng ra, không kìm lại được và màu sắc kết hợp hài hòa hay mùi hương của hoa sen)+ Âm thanh cuộc sống: “Dắng dỏi cầm ve”, “Lao xao chợ cá làng ngư phủ” + cách ngắt nhịp 3/4 gây sự chú ý cho người đọc, làm nổi bật bức tranh sinh động ngày hè.® Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống hiện lên thật sinh động, tràn đầy sức sống bởi sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.® Tâm hồn giao cảm mạnh mẽ mà tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Thi nhân đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Sự giao cảm đó bắt nguồn từ một tâm hồn tha thiết với cuộc sống, với thiên nhiên, với tạo vật, bức tranh thiên nhiên hiện lên vừa có hồn, vừa có hình, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.

2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi-Tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết-Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống -Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng tha thiết với dân, với nước ® mong muốn cho nhân dân mọi nơi sống trong ấm no, hạnh phúc.® Đó là lí tưởng mà suốt đời ông theo đuổi.

III/. KẾT LUẬNGV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 119

Page 66: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 39:Làm văn. Ngày soạn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.- Thực hành tóm tắt một số văn bản tự sự ngắn dựa theo nhân vật chính.

B./ Phương pháp, phương tiện:- GV chuẩn bị giáo án, một số biểu mẫu liên quan bài dạy.- HS chuẩn bị SGK, bài chuẩn bị ở nhà.

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Trình bày về đoạn văn trong văn bản tự sự. Nêu cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (15 phút)Tìm hiểu m.đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản tự sự.TT1: Tìm hiểu nhân vật văn học(?) Thế nào là nhân vật văn học?HS:…(?) Kể một số nhân vật mà em biết?HS:…(?) Khi tìm hiểu nhân vật cần chú ý điều gì?

TT2: Tìm hiểu chung về tóm tắt văn bản tự sự.

(?) Bản tóm tắt cần đáp ứng những yêu cầu nào?HS:…

HĐ2: (15 phút)Cách tóm tắt…TT1: Tìm hiểu bài tập ví dụ.HS: Đọc phần yêu cầu ở SGK

I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:

1. Nhân vật văn học:

- Nhân vật văn học là hình tượng con người (hay loài vật, cây cỏ đã được nhân hoá) được miêu tả trong văn bản văn học.

- Nhân vật: + Lai lịch, ngoại hình, hành động.. + Quan hệ với nhân vật khác… + Bộc lộ qua d.biến cốt truyện…- Trong một tác phẩm có nhiều loại nhân vật (chính / phụ…)2. Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:- Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó ® nắm tính cách, số phận của nhân vật và đi sâu tìm hiểu tác phẩm.- Bản tóm tắt cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản: + Trung thành với văn bản gốc. + Nêu được đặc điểm và sự việc xảy ra với nhân vật chính.

II.Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:1. Xét bài tập ví dụ: Truyện ADV và MC- TT.

Page 67: Tiết 1: Đọc văn

và thực hiện những yêu cầu đó.- Nhóm 1: Tóm tăt dựa theo nhân vật ADV.- Nhóm 2: Tóm tắt dựa theo nhân vật Mỵ Châu.GV: Nhân xét đánh giá phần thực hiện của từng nhóm.

TT2: Kết luận(?) Cho biết cách tóm tăt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?HS: Dựa vào SGK để trả lời.

HĐ3: (7 phút)Luyện tập.HS: Đọc các bài tập và làm theo yêu cầu.

GV: Hướng dẫn HS tự làm bài tập 2, 3.

a. Nhân vật chính: ADV, MC, TT.b. Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật ADV:- Lai lịch nhân vật: vị vua ® muốn xây thành giữ nước.- Hành động, sự việc chính:Xây thành bị đổ ® Cầu xin thần linh ®Xây xong, xin vũ khí giữ thành giữ nước ®Chủ quan ® Mất nỏ thần ® Mất nước.- Quan hệ với các nhân vật khác: + Với Rùa vàng: biết ơn… + Với Triệu Đà: mất cảnh giác… + Với Mỵ Châu: thương / giận ® trừng trị.- Viết văn bản:…

2. Kết luận: Các bước tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:- Đọc kỹ văn bản, xác định nhân vật chính.- Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.- Tóm tắt…

III. Luyện tập:1. Bài tập 1 trang 121.a. Phần tóm tắt (2) tóm tắt một phần của cốt truyện Người con gái Nam Xương với một vài lời khái quát. - Mục đích tóm tắt của (1) là kể lại nội dung truyện thơ Tiễn dặn người yêu một cách ngắn gọn. Mục đích của (2) là ghi chép tài liệu để minh hoạ một ý kiến.2. Bài tập 2, 3: HS tự làm.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (3 phút)- Đọc lại bài viết trong SGK. học bài ghi.- Làm các bài tập. Chuẩn bị bài tiết sau: Nhàn.

Tiết 40: Đọc văn.

Page 68: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: NHÀN Ngày dạy: (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn

Bỉnh Khiêm qua bài thơ.- Hiểu cái hay của bài thơ: kết hợp giữa trữ tình và triết lý, cách nói ẩn ý, thâm trầm và

sâu sắc.B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, một số bài thơ Nôm khác của NBK.- HS chuẩn bị SGK, bài soạn…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Đọc thuộc bài thơ Cảnh ngày hè và phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (7 phút)Tìm hiểu chung về tác giả NBK.TT1: Tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ.HS: Đọc phần giới thiệu trong SGK.(?) Nêu những nét chính về cuộc đời NBK?HS:…GV: Nhận xét, bổ sung…

TT2: Tìm hiểu về sự nghiệp văn học của NBK.HS: đọc SGK.

GV: Giới thiệu ngắn gọn về 2 tập thơ của NBK.HĐ2: (28 phút)Đọc hiểu văn bản.TT1: Đọc và định hướng phân

I. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm:

1. Cuộc đời:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1591 – 1585), quê: Hải Phòng.- Học giỏi, đỗ Trạng nguyên 1535, làm quan dưới triều Mạc. Dâng sớ xin chém lộng thần, không được chấp thuận ® cáo quan về ở ẩn.- NBK có học vấn uyên thâm ® được phong Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công Trạng Trình.2. Sự nghiệp văn học:

- Thơ chữ Hán: Bạch Vân am thi tập.- Thơ chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi.® Thơ NBK đậm chất triết lý, ngợi ca cảnh nhàn, phê phán thói xấu trong xã hội… Ông là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc và định hướng phân tích:

Page 69: Tiết 1: Đọc văn

tích.HS: Đọc bài thơ ( 2 HS) GV: Nhận xét, sửa chữa, đọc lại.(?) Theo em, có thể phân tích bài thơ theo các nội dung nào?HS:…GV: Nhận xét, kết luận.

TT2: Phân tích vẻ đẹp cuộc sống.

(?) Em có nhân xét gì về nhịp điệu của hai câu thơ?(?) Nhịp điệu thơ đó nói lên điều gì?HS:…GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận…

(?) Hai câu thơ nói về điều gì? Nhận xét về các sự vật được nói đến trong hai câu thơ?

GV: Đọc thêm thơ NBK:Một am phong nguyệt tớ vui tớ / Hai chữ công danh người mặc người.TT3: Phân tích vẻ đẹp nhân cách.

(?) Nghệ thuật gì đã được sử dụng trong hai câu thơ?

- Vẻ đẹp cuộc sống. - Vẻ đẹp nhân cách.

2. Phân tích:a. Vẻ đẹp cuộc sống:- Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

® Nhịp điệu thơ thong thả + liệt kê các công cụ lao động gắn liền với các số đếm cụ thể Giới thiệu việc làm của một lão nông tri điền ngay giữa lòng thôn quê, khắc hoạ được một cuộc sống thuần hậu và chất phác, nhàn tản và ung dung.+ Từ láy thơ thẩn ® gợi trạng thái thảnh thơi của con người: luôn tìm thú vui ở thiên nhiên cây cỏ, vô sự, không chút bận với công danh phú quý ở đời…- Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.® Giới thiệu về nét sinh hoạt vật chất quê mùa, dân dã: Ăn ® măng trúc… Tắm ® hồ, ao… Con người như quay trở về với tự nhiên, sinh hoạt đủ bốn mùa xuân hạ thu đôngvới mùa nào thức ấy, đầy mùi vị và hương sắc thanh khiết.* Bốn câu thơ nói lên vẻ đẹp của cuộc sống thanh cao và tinh khiết trong sự chan hoà với tự nhiên.

b. Vẻ đẹp nhân cách:- Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao.® So sánh tương phản, chỉ ra hai cách sống trái ngược giữa ta và người:+ Ta: tìm nơi vắng vẻ tức là nơi quê nhà thanh tịnh và bình an.+ Người: đến chốn lao xao tức là chốn quan trường đua chen danh lợi, nơi ấy xô bồ bởi quyền lực và bạc tiền. Cách nói đùa vui, ngược nghĩa: NBK tự nhận mình là dại nhưng thực ra ông đang rất tỉnh táo trong sự lựa chọn

Page 70: Tiết 1: Đọc văn

(?) Theo em, NBK có thực sự là người dại ở đời hay không? Tại sao?

GV: Đọc thêm một số câu thơ khác của NBK:Khôn mà hiểm độc là khôn dại / Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.

(?) Đọc lại hai câu thơ và nhận xét cách ngắt nhịp.HS:…(?) Lối ngắt nhịp đó nói lên điều gì?

HĐ3: (3 phút)Tổng kết, củng cố.

của mình. Ông tìm được sự thư thái của tâm hồn, sự thanh cao của nhân cách:

- Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.® Ngắt nhịp đặc biệt ® Sự thong thả, đủng đỉnh trong những sinh hoạt rất đời thường. Nhưng cũng từ đây NBK muốn nói lên quan niêm sống: công danh quyền quý chỉ là giấc chiêm bao, cái đẹp trong tâm hồn mới là diiêù quý giá vĩnh viễn. Vẻ đẹp của nhân cách và của trí tuệ.

III. Tổng kết:Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định một quan niêm sống cao đẹp: sống nhàn tản, hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Học thuộc bài thơ và học bài ghi.- Tìm đọc thêm thơ văn NBK.- Chuẩn bị bài Đọc Tiểu Thanh kí.

Page 71: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 41: Đọc văn. Ngày soạn: ĐỌC TIỂU THANH KÍ Ngày dạy: ( Độc Tiểu Thanh kí) Nguyễn Du

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Hiểu được Tiểu Thanh thuộc kiểu những người phụ nữ tài sắc, bất hạnh mà Nguyễn

Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình.- Hiểu sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh và với những người

phụ nữ nói cung trong xã hội phong kiến: có tài mà bất hạnh. B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV chuẩn bị giáo án, các tài liệu liên quan…- HS chuẩn bị SGK, vở bài soạn…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Phân tích vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong bài thơ Nhàn.* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: (8 phút)Tìm hiểu những nội dung trong phần Tiểu dẫn.TT1: HS đọc SGK để nắm chi tiết chính về nàng Tiểu Thanh.GV: Giới thiệu một số nhân vật văn học có số phận Hồng nhan bạc phận như Tiểu Thanh:- Thuý Kiều…(Lạ gì bỉ sắc tư phong / Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.)- Cung nữ….(Oan chi những khách tiêu phòng / Mà xui phận bạc nằm trong má đào.)TT2: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời cảu bài thơ. HS: Đọc phần giới thiệu trong SGK.GV: Giảng về những ý kiến khác nhau ® Kết luận (theo nhiều tài liệu…)

HĐ2: (27 phút)Đọc hiểu văn bản.TT1: Đọc văn bản và phần chú thích.

I. Tiểu dẫn:

- Về nàng Tiểu Thanh:(Xem SGK)

- Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đọc tiểu Thanh kí:

Nguyễn Du đã đọc Phần dư trong số các sáng tác của Tiểu Thanh và làm bài thơ này.II. Đọc hiểu văn bản:

1. Đọc văn bản và phần chú thích:

Page 72: Tiết 1: Đọc văn

HS: Đọc cả ba phần của bài thơ và các chú thích (1), (2), (3), (4).GV: Đọc lại, giảng giải rõ hơn các chú thích…

(?) Cách sử dụng từ ngữ trong câu thơ đầu có gì đặc biệt?HS: Từ ngữ đối lập…

(?) Câu thơ gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ gì?

GV: Nói rõ ý nghĩa của từ “độc điếu” (trong bản dịch thơ không nói được)

(?) Diễn xuôi nghĩa của hai câu thực? (?) Các từ “son phấn”, “văn chương” muốn chỉ điều gì ở nàng Tiểu Thanh?(?) Ý nghĩa của hai câu thơ?

(?) Em hiểu gì về “nỗi hờn kim cổ” được nói đến trong hai câu thơ?

(?) Qua hai câu luận, ta thấy điều gì về tình cảm của

2. Bố cục:Bốn phần: Đề, thực, luận, kết.3. Phân tích:a. Hai câu đề:- Tây hồ cảnh đẹp hoá gò hoang® Từ ngữ đối lập: Cảnh đẹp >< Gò hoang Sự thay đổi lớn lao của tự nhiên, của đất trời: Tây Hồ còn đó nhưng vườn hoa thì không; cảnh đẹp một thời bây giờ đã mất, thay vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Câu thơ ® nói về cảnh vật. ® gợi lòng thương cảm với nàng Tiểu Thanh: cuộc đời nàng cũng có những thay đổi đau lòng.- Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.® Cái còn lại của nàng Tiểu Thanh chỉ là mảnh giấy tàn, cả cuộc đời tài hoa chỉ còn lại những vần thơ bị đốt dở Nguyễn Du đã khóc thương cho Tiểu Thanh, khóc thương cho cái tài hoa bị cuộc đời vùi dập một cách nghiệt ngã. + Tiểu Thanh chết trong cô độc + Nguyễn Du cũng chỉ một mình khóc nàng (Độc điếu)® Sự gặp gỡ của hai tâm hồn cô đơn.

b. Hai câu thực:Son phấn có thần chôn vẫn hậnVăn chương không mệnh đốt còn vương.® Son phấn là sắc đẹp của Tiểu Thanh,đáng ra phải được nâng niu >< bây giờ bị chôn vùi / Văn chương là tài hoa ở Tiểu Thanh, đáng ra phải được ngưỡng mộ >< bây giờ cũng bị đốt cháy Sự vùi dập phũ phàng của cuộc đời với tài năng và nhan sắc của người phụ nữ. Điều này không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn nói lên sự uất hận.c. Hai câu luận:Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏiCái án phong lưu khách tự mang® Từ nỗi đau của Tiểu Thanh mà khái quát lên thành “nỗi hờn kim cổ”. Đây là nỗi đau oan trái của cả một lớp người trong xã hội, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ tự coi mình cũng cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh (mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã…), ông viết về Tiểu Thanh cũng chính là viết về mình ® sự đồng cảm xúc động và da diết. Nỗi đau khổ và bất bình của một thế hệ nhà thơ trước sự chà đạp lên giá trị văn chương nghệ thuật trong xã hội phong kiến.

Page 73: Tiết 1: Đọc văn

Nguyễn Du với Nàng Tiểu Thanh?HS: Đồng cảm, thương xót…

(?) Câu hỏi trong bài thơ hướng đến những ai?Nó giúp ta hiểu gì về tâm trạng của Tố Như?

HĐ3: (3 phút)Tổng kết, củng cố…

d. Hai câu kết:Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữaNgười đời ai khóc Tố Như chăng.® Câu hỏi tu từ, không phải hướng đến Tiểu Thanh mà là hướng về mình: Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây? Câu hỏi như “một tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu).- Hỏi về tương lai nhưng lại nhằm nói lên sự cô độc của nhà thơ ngay ở thời hiện tại: Cuộc đời lúc bấy giờ thật khó kiếm tìm tri kỉ, tri âm.

III. Tổng kết:Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghgiã nhân đạo của Nguyễn Du: xõt xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)-Học thuộc bài thơ, chú ý đến phần dịch nghĩa.- Làm bài tập trong phần Luyện tập. ( Lời của Kiều trả lời Thuý Vân khi hai người đứng

trước mộ Đạm Tiên trong ngày thanh minh…)- Chuẩn bị bài tiết sau: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp)

Page 74: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 42: Tiếng Việt. Ngày soạn: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (Tiếp) Ngày dạy:

A./ Mục tiêu: Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm chắc lại các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với

các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt nó với các phong cách ngôn ngữ khác.- Rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và thể hiện văn

hoá giao tiếp trong đời sống. B./ Phương pháp, phương tiện:

- GV: Chuẩn bị giáo án, một số ví dụ (bảng phụ…)- HS: Chuẩn bị SGK, giấy để làm bài tập…

C./ Tiến trình dạy học:* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)(?) Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?* Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: Tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.TT1: Xét lại các ví dụ.HS: Đọc lại đoạn hội thoại trong SGK trang 113.(?) Hãy ghi lại cuộc trao đổi của hai bạn HS về một bài kiểm tra và đọc đoạn đó ra trước lớp (2 nhóm trình bày…(?) Từ các ví dụ, hãy nêu nhận xét chung về từ ngữ, câu…GV: Củng cố, kết luận:

TT2: Tìm hiểu về tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.GV: Đọc lại đoạn hội thoại đã dẫn…(?) Đoạn hội thoại diễn ra tại địa điểm nào? thời gian nào? Ai nói, ai nghe? từ ngữ như thế nào?

II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:* Xét ví dụ:- Ví dụ 1: Đoạn hội thoại ở SGK trang 113.

- Ví dụ 2: Những trao đổi trong giao tiếp hàng ngày…

® Kết luận:- Ngôn ngữ sinh hoạt có một số đặc trưng cơ bản, rất tiêu biểu.- Các đặc trung đó cũng là những dấu hiệu khái quát của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.* Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:1. Tính cụ thể:

Page 75: Tiết 1: Đọc văn

HS: Dựa vào phần hướng dẫn trong SGK để trả lời.

GV: Nêu ví dụ (Một đoạn hội thoại trong tác phẩm của Nguyễn Kiên - bảng phụ…)(?) Lời nói của bà Thuỷ thể hiện cảm xúc gì? của anh Keng thể hiện cảm xúc gì?HS: Bà Thuỷ ® uể oải, chán nản… Anh Keng ® bực tức, cáu bẳn…

(?) Từ việc phân tích ví dụ, hãy nêu đặc điểm về tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt.

(?) Đọc phần giới thiệu trong SGK, hãy nêu các ví dụ cụ thể để làm rõ tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt…

HĐ3: Luyện tập.TT1: Làm bài tập số 1/127.HS: Đọc thật kĩ đoạn nhật kí của Đặng thuỳ Trâm.(?) Biểu hiện của tính cụ thể trong đoạn trích?HS:…GV: Giới thiệu ngắn gọn về cuốn Nhật ký Đặng thuỳ Trâm…(..)

- Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể.- Tính cụ thể biểu hiện ở nhiều mặt: + Cụ thể về hoàn cảnh… + Cụ thể về con người… + Cụ thể về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt…2. Tính cảm xúc:+ Ví dụ: - Bác Thuỷ ơi, bác có chuyện gì vui vui kể đi nào!- Tôi thì làm gì có chuyện vui. - Bà Thuỷ uể oải đáp - Già rồi! Bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai. […..]- Thôi đi, đừng nói đến ông Lung nữa, ngứa cả ruột! - Đột nhiên Keng quay lại gạt đi bằng một giọng hằn học. […]

® Mỗi người nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu (Bà Thuỷ: uể oải, anh Keng: bực tức, cáu bẳn…). Những từ có tính chất khẩu ngữ và thể hiện rõ cảm xúc (ngứa cả ruột…), câu cảm thán, câu cầu khiến bộc lộ thái độ… Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc. Không có một lời nói nào mà không mang tính cảm xúc. Đây chính là đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

3. Tính cá thể:- Ngôn ngữ sinh hoạt, nếu được ghi bằng âm thanh thì màu sắc âm thanh trong giọng nói của từng người rất rõ.- Ngoài giọng nói thì cách dùng từ, cách lựa chọn kiểu câu cũng thể hiện cá tính. (Ví dụ: Có người rất thích dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào lời nói - Nhân vật Đào trong truyện Mùa lạc…)® Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người. Nó góp phần làm nên tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt* Ghi nhớ: SGK.III. Luyện tập:

1. Bài tập 1 / 127:- Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:+ Tính cụ thể: Người viết (Th.) phân thân đối thoại trong tời gian, không gian cụ thể (đêm khuya, rừng núi…)+ Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, cảm thán…+ Tính cá thể: Ngôn ngữ trong đoạn trích là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú…

Page 76: Tiết 1: Đọc văn

(?) Theo em, ghi nhật kí có 01ích gì cho sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân?

TT2: Làm bài tập số 2/ 127.HS: Đọc diễn cảm hai bài ca dao…(?) Em nhận xét gì về lời xưng hô?

- Ghi nhật ký rất có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của cá nhân, vì:+Tìm tòi từ ngữ để thể hiện sự việc, tình cảm cụ thể…+ Tìm tòi từ ngữ để diễn đạt đúng phong cách ghi nhật ký: ngắn gọn mà đầy đủ.

2. Bài tập 2 / 127:Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện trong các câu ca dao:- Từ xưng hô: mình / ta; cô / anh.- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ chăng…/ Hỡi cô yếm trắng…- Lời nói hàng ngày: Mình về / ta về / Lại đây… với anh…

3. Bài tập 3 / 127: HS tự làm.

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2 phút)- Đọc lại bài viết trong SGK, học bài.- Làm bài tập 3, SGK trang 127.- Chuẩn bị bài Vận nước, Hứng trở về (Tiết sau đọc thêm)

Tiết 43 : Đọc văn : ĐỌC THÊM:

Page 77: Tiết 1: Đọc văn

1. VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận) 2. CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)

3. HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

-Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện quan niệm sống của các vị đại sư.-Biết cách đọc bài thơ giàu triết lí trong mỗi bài thơ

B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. -Phương tiện: SGK, SGV , giáo án.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”. Tâm sự của ND?3. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ1 : Tìm hiểu bài thơ Vận nước (15’) TT1: GV cho HS đọc tiểu dẫn và nêu ngắn gọn theo SGK. *GV: Bài thơ sáng tác khoảng năm 981-982 và đây được coi là tuyên ngôn của vị đại thiền sự Đỗ Pháp Thuận.

TT2: HS đọc bài thơ.? Câu thơ đầu nhà sư muốn nói điều gì về vận mệnh của đất nước??

? Trong hoàn cảnh ấy tâm trạng tác giả thể hiện ra sao?

?: Em hiểu thế nào là Vô vi?

? Tóm lại bài thơ thể hiện điều gì?

HĐ 2: Tìm hiểu bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người: (15’)

I. VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)1.Tác giả: (SGK)

2.Đọc-hiểu văn bảna. Hai câu thơ đầu:“Vận nước như mây quấn”: Đây là sự so sánh độc đáo: Vận nước phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ nhau. Vận nước không thể tồn tại của một lực lượng có tính độc lập, vận nước không chỉ dựa vào một yếu tố mà thành. → Vận nước là tổng hòa của nhiều mối quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển lâu dài, thịnh vượng: chủ trương, đường lối trị quốc, quan hệ ngoại giao, tiềm năng quân sự, tiềm lực kinh tế, trên thuận thiên tử dưới hợp lòng dân.- Tâm trạng: Đem hiểu biết của mình bày tỏ với nhà vua làm thế nào để giữ cho đất nước yên tĩnh, vui vẻ, nhân dân an cư lạc nghiệp.b. Hai câu cuối:-Vô vi trên điện các: Đường lối trị nước.® làm những gì thuận theo lẽ tự nhiên và hợp lòng người, lấy Đức để trị.® Bài thơ không chỉ phản ánh truyền thống yêu nước kháo khát nhân đạo, hòa bình mà còn thể hiện tầm tư tưởng nhìn xa trông rộng trong tư tưởng trị quốc khi nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành.II/. CÁO BỆNH BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác)1.Tác giả: (SGK)

Page 78: Tiết 1: Đọc văn

TT1: GV cho HS đọc tiểu dẫn và nêu ngắn gọn theo SGK.TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu? Bốn câu đầu nói về quy luật nào của thiên nhiên, của con người. Từ đó tâm trạng của nhà thơ ra sao?

? Hình ảnh cành mai mâu thuẫn gì với câu thơ đầu. Tượng trưng cho cái gì?

HĐ 3: Tìm hiểu bài thơ Hứng trở về (7’) ? GV cho HS đọc tiểu dẫn và nêu ngắn gọn theo SGK.? GV hướng dẫn HS tìm hiểu

2.Đọc-hiểu văn bản

a. Bốn câu thơ đầu:-Xuân qua, trăm hoa rụng ® Diễn tả quy luật biến đổi,-Xuân tới, trăm hoa nở tuần hoàn, luân hồi của thiên-Trước mắt việc đi mãi nhiên -Trên đầu già đến rồi

quy luật cuộc đời: sinh, lão, bệnh, tử.® nuối tiếc, xót xa.b. Hai câu thơ cuối:- “Chớ bảo …cành mai” : phủ định sự biến đổi, tuần hoàn theo quy luật của vũ trụ tàn rồi nở nhưng ở đây có một cành mai vẫn nở đêm qua khi mùa xuân đã tàn ® khẳng định sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người, nó vượt lên tất cả sự sống-chết, thịnh-suy, khai-lạc bề ngoài ® quy luật bất biến: Đây là sự bất biến về tư tưởng, tình cảm, ý chí (bất biến bên trong). Cành mai là sự hiện diện, biểu hiện tính bất biến bên trong tinh thần nhà thơ, đó là niềm lạc quan, kiên định mạnh mẽ trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc ® Dù Thiền sư Mãn Giác đã quy uy cửa Phật nhưng không quay lưng với đời vẫn mang ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

III/. HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)1.Tác giả: (SGK)2.Đọc-hiểu văn bản

Ở nhà nghèo vẫn tốt: quê hương là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời con người. Trở về quê hương là khát vọng là tiếng gọi tha thiết mà khắc khoải trong lòng người xa quê.

4. Củng cố, dặn dò: (3’)- Về nhà tìm hiểu kĩ hơn 3 bài thơ, học thuộc.- Học thuộc bài cũ và soạn bài: “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”……………………………………………………………………………………………………………………….

Page 79: Tiết 1: Đọc văn

Tiết 44 : Đọc văn : Ngày soạn:

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lí bạch)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh-Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.-Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời.

B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. -Phương tiện: SGK, SGV và tác phẩm trong nhà trường.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ1 : Tìm hiểu chung (7’)TT1: GV cho HS đọc Tiểu dẫn.TT2: GV yêu cầu HS nêu vài nét về tác giả -Lí Bạch, sau đó định hướng cho HS với những bên như bên.

HĐ2 : Tìm hiểu bài thơ (30’)TT1: Tìm hiểu khung cảnh buổi chia tayGV: Sau khi đọc xong các em thấy bài thơ tả cảnh hay tả cảnh hay tả tình cảm của tác giả?-HS: Tả cảnh nhưng để nói tình.

GV: Đọc 2 câu đầu lên em biết gì về khung cảnh buổi chia tay?(gợi ý: nơi đi, nơi đến, thời Gian)

I. TIỂU DẪN1.Tác giả: Lí Bạch (701-762 ), là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của TQ.- Ông là người thông minh, tài hoa và phóng túng khoáng đạt, không chịu gò mình trong khuôn phép xã hội. Thi Tiên, để lại hơn 1000 bài thơ.-Nội dung: Thể hiện ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện những tình cảm phong phú và mãnh liệt.-Nghệ thuật: Ngôn ngữ tự nhiên, tinh tế, giản dị mà hào phóng, bay bổng, thống nhất giữa cái đẹp và cái cao cả.2.Tác phẩm: - Thể thơ: Thể thất ngôn tứ tuyệt Đương luật.- Đại ý: Bộc lộ tình cảm thắm thiết, chân thành của tác giả trong lần chia tay bạn.

II/. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1. Khung cảnh buổi chia tay

-Nơi đi: phía Tây của lầu Hoàng Hạc.-Nơi đến: Châu Dương.-Thời gian: tháng ba mùa hoa khói.

-Cố nhân: bạn cũ, bạn tri kỷ ® gói ghém bao tình cảm quý trọng thương mến, thắm thiết đối với bạn.

Page 80: Tiết 1: Đọc văn

GV: Nhưng có phải tác giả chỉ đơn thuần tả lại sự việc ấy không?

GV: Tình cảm, tâm sự đó còn được bộc lộ ở hai câu sau như thế nào?-So sánh câu 3, 4 em có suy nghĩ gì?+Cô phàm dịch là bóng buồm ® chưa diễn tả được cái ý lẻ loi, cô độc.

*GV: Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân thuyền bè qua lại tấp nập, đông đúc nhưng tác giả chỉ thấy một cánh buồm cứ xa dần xa dần điều đó thể hiện tâm cảnh, nỗi lòng của tác giả.

®Tình cảm quý mến, thương nhớ, đầy lưu luyến trong phút giây biệt li. (Trong hai câu trên tưởng như tác giả thuần túy tái hiện lại khung cảnh thần tiên của buổi chia tay, nhưng thực ra nhà thơ mượn cảnh để tả tình. Cảnh càng đẹp bao nhiêu thì lòng người càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, chia li bấy nhiêu. Cảnh đẹp hài hòa trong cả không gian, thời gian, thế mà người phải biệt li. Nỗi thương nhớ càng trở nên tha thiết. Hai câu thơ không tả tình mà hữu tình thì thật là độc đáo bởi bút pháp điêu luyện của nhà thơ Lí Bạch. )

2. Tâm tình người đưa tiễn Bích không tận > < Cô phàm+Không gian: bao la +Cánh buồm lẻ loi, Mênh mông, rộng lớn, cô độc, nhỏ bé.cảm thấy choáng ngợp+Gợi nên vẻ tỉnh lặng +Gợi nên sự chuyển mờđứng yên dòng sông. dần, mất hút vào khoảng không xanh biếc.® Tả cảnh nhưng ngụ tình đó là một tình cảm thương nhớ, một cảm giác thiếu vắng bạn đang lan tỏa trong lòng. ® Giữa cái không gian mênh mông ấy là một tâm hồn cô đơn, ®Có một dòng sông hiện thực đang chảy ngang trời và một dòng sông tình cảm, nhớ bạn đang chảy mãi không thôi trong tâm tưởng nhà thơ.

III/. KẾT LUẬN-Bài thơ với bút pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện một tình cảm chân thành, sâu nặng, tha thiết của tác giả trong lần chia tay bạn.

4.Dặn dò (5’): Học thuộc bài cũ và soạn bài đọc thêm: “Thực hành BPTT”.…………………………………………………………………………………………………………………………

Tiết 45: Tiếng Việt : Ngày soạn:

Page 81: Tiết 1: Đọc văn

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh-Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.-Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tư từ nói trên.-Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp.

B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN-Phương pháp: Trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. -Phương tiện: SGK, SGV và tài liệu tham khảo.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ3. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chúHĐ 1 : Thực hành ẩn dụ: (20’)TT1: GV yêu câu HS: Hãy kể vài “BPTT” mà em biết.TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểuGV: Vì sao tác giả dân gian không nói trực tiếp là “Chàng ơi có ... đợi chàng” mà lại nói “Thuyền ơi có nhớ bến chăng. Bến thì ... đợi thuyền”

“Thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng đợi

thuyền”“Trăm năm đành lỗi hẹn dò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa”

TT3: HS chia nhóm, làm các bài tập.

(4). Thác: ẩn dụ chỉ những gian khổ, khó khăn trong cuộc sống mà con người phải đối mặt.Thuyền ta: sức mạnh của cách mạng.(5). Phù du: chỉ kiếp sống trôi nổi, phù phiếm, sớm nở tối tàn, cuộc sống con người vô ích.Phù sa: ẩn dụ để chỉ cuộc sống mới, cuộc sống màu mỡ đầy triển

I. PHÉP TU TỪ ẨN DỤ1.a. →So sánh ngầm: Thuyền với chàng hay thiếp với bến có nét tương đồng nhau và Thuyền với bến hay chàng với thiếp có quan hệ tương đồng nhau. Cho nên so sánh như thế là rất phù hợp với khung cảnh giao tiếp. -Thuyền: vật di chuyển → ẩn dụ chỉ người ra đi → người con trai. -Bến: vật cố định, đứng một chỗ → ẩn dụ chỉ người ở lại → người con gái. Bài ca dao là một lời khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của người con gái. -Câu đa bến cũ: kỉ niệm cũ-Con đò: di chuyển: → ẩn dụ chỉ người ra đi. Tình cảm giữa hai người bị chia cắt, xa nhau.b.Thuyền, bến (câu1) là chỉ về hai đối tượng yêu nhau gắn bó thủy chung, son sắt. Còn Cây đa bến cũ, con đò (câu2) là chỉ về con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau.→ Thể hiện tâm trạng tiếc nuối.2.Tìm và phân tích phép ẩn dụ(1). Lửa lựu lập lòe: hoa lựu đỏ chói như lửa → mượn hình ảnh đó để miêu tả cảnh sắc mùa hè hiện lên một cách sinh động, cảnh vật hiện lên như có hồn và sống động trước mắt người đọc.(2). Văn nghệ ngòn ngọt, tình cảm gầy gò: ẩn dụ chỉ về một thứ văn nghệ không có sức sống mạnh mẽ, không có tính chiến đấu, tình cảm yêu đuối, ủy mị.(3). Giọt: → Ngợi ca cái đẹp của sáng xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của cuộc sống mới.

Page 82: Tiết 1: Đọc văn

vọng tốt đẹp của con người.3.Tìm thêm một vài câu ca dao sử dụng phép ẩn dụ.Tóm lại Ẩn dụ là gì?

HĐ 2: Thục hành về hoán dụ (20’) TT1: GV cho HS đọc toàn bộ các bài tập và yêu cầu giải quyết.TT2: GV cùng HS phân tích, tìm hiểu các bài luyện tập phép tu từ hoán dụ.

TT3: HS tìm thêm ví dụ về hoán dụ.

Sen tàn cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn đông đà sang

xuân.

TT4: Vậy thế nào là hoán dụ?

Ẩn dụ là so sánh ngầm, so sánh rút gọn vế được so sánh Hay gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này để chỉ cho sự vật, sự việc, hiện tượng kia theo nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

II/. PHÉP TU TỪ HOÁN DỤ1.-Đầu xanh: chỉ những người trẻ tuổi.-Má hồng: chỉ người con gái đẹp→Thúy Kiều là người con gái trẻ đẹp chẳng có tội tình gì cả mà phải chịu làm gái lầu xanh, chịu bao tủi cực.-Áo nâu: người nông dân-Áo xanh: người công nhân →Từ người nông dân ở nông thôn đến người công nhân ở thành thị họ kề vai sát cánh, hăng hái, đoàn kết nhất tề đứng lên vì mục đích tốt đẹp của đất nước, tổ quốc. 2.a.Phân biệt hai phép tu từ: -Thôn Đoài và thôn Đông: hoán dụ để chỉ người ở trong thôn Đoài và thôn Đông, ® lấy địa danh ở để chỉ con người ở trong đó.-Cau thôn Đoài và trầu: ẩn dụ chỉ những người có tình cảm thắm thiết, mặn nồng.b. Điểm khác biệt: Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng ở câu “Thôn Đoài ngồi nhớ ...” sử dụng phép hoán dụ còn câu “Thuyền ơi có nhớ bến ...” sử dụng phép ẩn dụ. Hoán dụ là lấy từ ngữ chỉ sự vật B dùng để chỉ sự vật A, vì A và B thường gần nhau đi đôi với nhau (Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt).3. Thử đổi tên theo phép ẩn dụ hoặc hoán dụ: về nhà

4. Củng cố, dặn dò: (2’)*Củng cố: Ẩn dụ là ...; hoán dụ là ...*Dặn dò: Học bài và soạn bài “Cảm xúc mùa thu”

Tiết 46: Làm văn: Ngày soạn:

Page 83: Tiết 1: Đọc văn

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 3

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh-Nhận ra những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức bài viết qua việc miêu tả vad biểu cảm.-Rút bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt bài viết sau.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Trả bài kiểm tra:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chúHĐ I: Phân tích đề (7’)TT1: HS đọc lại đề bài.TT2: Xác định kiểu bài, tính chất, ngữ liệu

HĐ II: Nội dung (13’)- HS xác định dàn bài chung, chi tiết.

HĐ III: GV nhận xét chung (15’)- Cho HS tự nhận xét.- GV nêu lên những ưu điểm và nhược điểm của bài viết, chỉ ra cụ thể.HĐIV: (7’)Trả bài- HS đọc một số bài tốt.

I. Phân tích đề:1. Kiểu bài: Văn tự sự2. Tính chất: truyện ngườiắn3. Đề tài, ngườiữ liệu:- Lấy trong thực tế đời sống.- Hư cấu, tưởng tượng.II. Nội dung bài làm:- Ngôi kể: 1 hoặc 3.- Nội dung: Mở bài Thân bài Kết bàiIII. Nhận xét, đánh giá chung:1. Khá thuần thục về kĩ năng viết tự sự.2. Tính chất: chưa mang nét riêng của mỗi người, chưa tạo ra tính thú vị, hấp dẫn, sinh động…3. Kĩ năng vận dụng vốn kiến thức văn, vốn sống, năng khiếu chưa tốt.4. Còn vụng về trong diễn đạt, sai chính tả, lỗi câu…5. Kết quả:70% > TB, 30% <TB- Cho HS đọc một số bài tiêu biểu.6. Trả bài.

4. Củng cố, dặn dò (3’): Soạn bài Cảm xúc mùa thu.

Tiết 47 : Đọc văn :

Page 84: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn:

CẢM XÚC MÙA THU(Thu hứng)

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh- Cảm thông với tấm lòng Đỗ Phủ. Qua bức tranh mùa thu ở Ba Thục, nhà thơ thể hiện

nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi cho thân phận mình. - Hiểu thêm đặc điểm thơ Đường luật.B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN

-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. -Phương tiện: SGK, SGV , giáo án.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng

Lăng”. 2. Học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú

HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung (7’)TT 1: HS đọc tiểu dẫn, cho biết vài nét chính về tác giả, tác phẩm?- HS trả lời theo gợi ý bên.TT 2: HS đọc bài thơ, cho biết thể thơ, bố cục?

HĐ 2: Hướng dẫn đọc hiểu (30’)TT1: Tìm hiểu cảnh mùa thu:?: 4 câu thơ đầu tả cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh hiện ra trước mắt người đọc ntn?HS: trả lời?: Nhà thơ đặc tả những hình ảnh nào về mùa thu? Cách tả có gì độc đáo??: Trong cảnh ấy vẫn ngụ tình của người viết. Đó là cảm xúc, tâm trạng gì?

? Em hiểu ý 2 câu thơ này ntn? Vì sao chọn 2 hình ảnh: khóm cúc,

I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả: ĐP (704-770)- Cả cuộc đời sống nghèo khổ, có chí lớn phò giúp vua nhưng không thành.- Nhà thơ hiện thực vĩ đại, danh nhân văn hóa.- Thơ ĐP là bức tranh hiện thực sinh động thi sử: chan chứa tình yêu thương, nhân đạo.- Nghệ thuật điêu luyện, phong cách trầm uất.2. Hoàn cảnh sáng tác:- 766, tại Quỳ Châu.3. Đọc4. Thể thơ và bố cục:- Thất ngôn bát cú Đường luật.- Bố cục: 2 phần.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1. Cảnh mùa thu buồn thảm, u ám: (4 câu đầu)- mùa thu ở Quỳ Châu: thiên nhiên dữ dội, bí hiểm, âm u.- Hình ảnh: sương rơi, núi mờ mịt, sóng dữ dội, mây âm u…:cảnh thu miền núi non, biên viễn, xa xôi, hoang vu.- Hướng nhìn: + cao – thấp: theo chiều rộng: núi-sông. + chiều dọc: sóng- cửa ải- mặt đất. Cảnh sắc vừa bi thương, tàn tạ, vừa hoành tráng, dữ dội. Không gian ngột ngạt, bất an, hoang vu.- Rợn, đùn: cảm giác sợ hãi, hoang lạnh. Tâm trạng buồn, lo.

2. Nỗi niềm tâm sự:- Khóm cúc: mùa thu

Page 85: Tiết 1: Đọc văn

con thuyền?? Phát hiện các động từ hàm ý? Cách kết hợp nội dung?? Hai câu thơ cuối có gì đặc biệt? Quay ra tả cảnh buổi chiều trên sông Bạch Đế để làm gì?

HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết (5’)- Thực chất thu hứng là gì?

- Con thuyền: cuộc đời trôi nổi, lẻ loi.- Lường khai: 2 lần nở: nước mắt tuôn.- Cố viên tâm – cô chu: trái tim trĩu nặng nhớ thương.- Âm thanh cuộc sống: nỗi nhớ da diết hơn.

III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (sgk)

4. Củng cố, dặn dò (3’):- Học thuộc lòng bài thơ.- Soạn 3 bài thơ đọc thêm.

Tiết 48 : Đọc thêm : Ngày soạn:

LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu)NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Vương Xương Linh)

KHE CHIM KÊU (Vương Duy)A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh

- Hiểu được chủ đề, cảm hứng chủ đạo và nét đặc sắc nghệ thuật trong từng bài thơ. - Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu giá trị của tác phẩm thơ trữ tình.B. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN

-Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. -Phương tiện: SGK, SGV , giáo án.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Bài cũ:(4’) Bài thơ Thu hứng vẽ nên bức tranh mùa thu ntn? Và ẩn chứa tâm trạng, nỗi niềm gì của nhà thơ? 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ1:(15’) Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ lầu Hoàng Hạc.TT1: HS đọc tiểu dẫn cho biết vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, lầu Hoàng Hạc?TT2: Tác giả có tả kĩ lầu Hoàng Hạc hay không? có sự đối lập nào xuất hiện trong bài thơ?TT3: Qua hình ảnh lầu Hoàng Hạc, có cảm nhận gì về tâm trạng tác giả?TT4: Cảnh đều đẹp sao lại khiến cho người buồn? sầu vì hoài cổ? thương kim? Hay vì tư hương?TT5: Có người cho rằng: bài thơ

I. Lầu Hoàng Hạc (Thôi Hiệu)1. Tiểu dẫn:- Thôi Hiệu (704-754), là nhà thơ Đường nổi tiếng, cùng thới với LB.- Bài thơ ra đời vào dịp tác giả đến thăm lầu Hoàng Hạc.2. Đọc – hiểu:a. Giới thiệu lầu Hoàng Hạc:- Tên lầu: Hoàng Hạc - Định vị lầu trong thời gian: có từ xưa với truyền thuyết- Đối lập cảnh tiên >< cõi tục - Quá khứ >< hiện tại- Cái mất >< cái còn triết lí: thời gian trôi qua không trở lại, đời người hữu hạn, vũ trụ vô cùng.b. Nỗi niềm thi nhân:

Page 86: Tiết 1: Đọc văn

56 chữ đều là bước chuẩn bị cho chữ sầu đọng xuống. Ý kiến của em?

HĐ 2:(15’) Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ: Khuê oán TT1: HS đọc nhận xét thể thơ?TT2: Diễn biến tâm trạng người vợ trẻ trong bài thơ ntn? Phân tích sự chuyển đổi trong từng câu?TT3: Vì sao người thiếu phụ không biết buồn?TT4: Vì sao khi thấy màu dương liễu nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?TT5: Liên hệ đoạn thơ nào ở THCS cũng viết về đề tài này?

HĐ 3:(7’) Hướng dẫn HS tự soạn bài: Khe chim kêu

- Sầu buồn: bâng khuâng nhung nhớ của một kẻ tha hương xa xứ.II. Nỗi oán của người phòng khuê.1. Tiểu dẫn: SGK2. Đọc hiểu:- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt- Diễn biến tâm trạng người vợ trẻ:Câu 1:- Bất tri sầu: không biết buồn, rất vô tư chung giấc mộng cong danh với chồng.Câu 2: - Trang điểm – ngắm cảnh – công việc thường ngày của người phụ nữ tâm hồn không còn hoàn toàn vô tư nữa.Câu 3: - Hốt kiến – dương liễu sắc: màu xanh: tượng trưng cho tuổi trẻ, mùa xuân và cũng tượng trung cho sự li biệt. - Cái cớ khép mở tâm trạng: dấy lên cảm xúc liên tưởng, hồi ức trong lòng người.Câu 4:- Hối hận đã xui chồng đi tồng quân để lập quan phong hầu.- Oán: ấn phong hầu chiến tranh phi nghĩa gây cảnh chia li.3. Tổng kết:- Khuê oán là lời oán trách của người thiếu phụ đồng thời là sự lên án chiên stranh phi nghĩa của nhà thơ.

4. Củng cố, dặn dò:(3’)- Học thuộc cả hai bài thơ- Soạn bài: Trình bày một vấn đề.

Tieát 49,50: Laøm vaên BAØI LAØM VAÊN SOÁ 4

Tiết 51: Làm văn. Ngày so ạn:

TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ

Page 87: Tiết 1: Đọc văn

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài giảng, giúp HS:- Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề, có thể trình bày một vấn đề

trước tập thể.- Rèn luyện tính tự tin, chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:- Kết hợp các phương pháp thuyết giảng, trao đổi thảo luận và thuyết trình.- Phân nhóm học sinh để trình bày một số vấn đề trước tập thể lớp.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc một trong 3 bài thơ đọc thêm. Phân tích? 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề (7’)TT1: HS đọc phần (I) ở SGK.(?) Việc trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào?HS: Trả lời theo SGK.GV: Giảng lại, rút ra ý chính.

HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Công việc chuẩn bị (13’)

(?) Để lựa chọn vấn đề cần dựa vào những cơ sở nào?HS: Dựa vào sự hiểu biết của mình vầ vấn đề, vào người nghe, vào tính hấp dẫn của vấn đề…GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.TT1: Từ đề tài “Thời trang và tuổi trẻ”, mỗi tổ chọ một vấn đề mà mình tâm đắc, giải thích vì sao tổ mình chọn vấn đề đó.

(?) Ý nghĩa của việc lập dàn ý trước khi trình bày? Để lập dàn ý cần đi theo các thao tác cơ bản nào?

HĐ 3: Hướng dẫn HS trình bày (15’)GV: Cho các tổ lập dàn ý vấn đề tổ mình đã chọn ở trên, phân công người trình bày chuẩn bị .TT2: Từ vấn đề đã chọn, lập dàn ý cho bài trình bày.

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:

- Trình bày một vấn đề là bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình trước người khác, thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.- Để trình bày có hiệu quả, cần phải rèn luyện một số thao tác cơ bản.

II. Công việc chuẩn bị:1. Chọn vấn đề trình bày:- Từ đề tài chung, suy nghĩ để chọn lựa một khía cạnh, một vấn đề để trình bày.- Cơ sở để lựa chọn: + Hiểu biết của bản thân về vấn đề. + Tuổi tác trình độ, nghề nghiệp của người nghe. + Tính hấp dẫn của vấn đề được lựa chọn.2. Lập dàn ý cho bài trình bày.- Lập dàn ý giúp việc trình bày đúng, đủ, hàm súc, người trình bày được chủ động…- Thao tác cụ thể: + Xác định: Để làm sáng tỏ vấn đề cần bao nhiêu ý lớn, nhỏ, ý nào là ý trọng tâm? + Sắp xếp các ý theo trình tự nào? + Chuẩn bị câu chào hỏi, kết thúc, chuyển ý và dự kiến điều khiển giọng điệu, cử chỉ…

III. Trình bày:1. Bắt đầu trình bày:- Chào cử toạ, tự giới thiệu…- Cử chỉ từ tốn, lời lẽ ngắn gọn đầy đủ.2. Trình bày nội dung: - Trình bày theo dàn ý đã lập với sự chuyển ý, chuyển đoạn…

Page 88: Tiết 1: Đọc văn

HS: Các tổ lần lượt trình bày những bài viết của mình. GV: Gọi các HS khác nhân xét sau đó GV đành giá chung …

HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập (7’)

HS: Đọc toàn bộ phần yêu cầu của bài tập, đánh số thứ tự của các câu, chọn các câu cho từng phần tương ứng.

- Chú ý phản ứng của người nghe để điều chỉnh nội dung, cách nói…3. Kết thúc và cảm ơn:- Tóm tắt, nhấn mạnh ý chính.- Cám ơn người nghe.

IV. Luyện tập:Bài tập 1 trang 150:Sắp xếp các câu đã cho tương ứng với từng phần của một bài trình bày:(1) Bắt đầu trình bày: Câu 5, 6, 7.(2) Trình bày nội dung chính: Câu 4.(3) Chuyển qua chủ đề khác: Câu 1, câu 2.(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày: Câu 8, 3.

* Ghi nhớ:( SGK)

* Củng cố, dặn dò :(3’)- Đọc lại bài viết trong SGK, làm bài tập 2/ 151.- Chuẩn bị bài Lập kế hoạch cá nhân.

Tiết 52: L à m v ă n Ngày soạn: LẬP KẾ HOẠCH CÁ NHÂNA./ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài giảng, giúp HS:

Page 89: Tiết 1: Đọc văn

- Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.- Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá

nhân.- Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:- Giáo viên hướng dẫn học sinh tuần tự thực hiện các công việc cần tiến hành khi lập kế

hoạch cá nhân thong qua yêu cầu: lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn để chuẩn bị thi hết kì I. - Từ đó, học sinh rút ra cách thức và những công việc cần làm để lập kế hoạch cá nhân.

Tiếp theo, học sinh lần lượt làm các bài tập để củng cố lý thuyết, tạo thói quen và khả năng lâpk kế hoạch cá nhân.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu cách trình bày một vấn đề?2. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân (7’)

? Kế hoạch cá nhân là gì? Lập kế hoạch cá nhân là làm công việc gì?Đưa lại hiệu quả như thế nào?

? Trong kỳ thi học kỳ I vừa rồi, ai là người đã lập kế hoạch cá nhân?

? Khi tiến hành công việc theo kế hoạch cá nhân, em thấy như thế nào?

HĐ 2: Hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch cá nhân (15’)Ví dụ: Lập kế hoạch cá nhân ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị thi học kỳ I.

HĐ3: Khái quát cách lập kế hoạch cá nhân (5’)? Để lập được kế hoạch cá nhân, công việc đầu tiên là phải làm gì?- Đọc bài giảng của thầy cô và SGK, nắm vững những phần đã học. Khi đọc cần lưu ý nhan đề các bài học và các đề mục lớn của bài,

I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:- Kế hoạch cá nhân là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định.- Lập kế hoạch cá nhân ta sẽ hình dung trước các công việc cần làm, phân phối thời gian hợp lý để tránh bị động hoặc bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm.- Lập kế hoạch cá nhân tạo thành một thói quen thể hiện một phong cách làm việc khoa học, chủ động, bảo đảm cho công việc được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt.

II. Cách lập kế hoạch cá nhân:Ví dụ:- Lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị thi học kỳ I.

Lập bảng:

Nội dung ôn tập Hìnhthức,cáchthức Thờigian

* Các bước lập kế hoạch cá nhân:

- Đọc bài giảng của thầy cô và SGK, nắm vững những phần đã học. Khi đọc cần lưu ý nhan đề các bài học và các

Page 90: Tiết 1: Đọc văn

dựa vào đó để xác định nội dung chính cần ôn tập.? Bước tiếp theo là làm gì?- Dự định hình thức, cách thức và thời gian tiến hành cho từng nội dung.- Tiến hành viết nội dung kế hoạch. Có thể lập bảng.? Lời văn trong bản kế hoạch cá nhân có những yêu cầu nào đáng lưu ý?

HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk (10’)

đề mục lớn của bài, dựa vào đó để xác định nội dung chính cần ôn tập.

- Dự định hình thức, cách thức và thời gian tiến hành cho từng nội dung.

- Tiến hành viết nội dung kế hoạch. Có thể lập bảng.

* Ghi nhớ: - Ngoài tiêu đề, bản kế hoạch cá nhân thường có hai phần. Phần I nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết (Nếu làm kế hoạch cho riêng mình thì không có phần này). Phần II nêu nội dung công việc cần làm, thời gian địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.- Lời văn cần ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.

III. Bài tập: SGK

Tiết 53: Đọc thêm:

Ngày soạn: THƠ HAI-CƯ CỦA BA SÔ

Page 91: Tiết 1: Đọc văn

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài giảng, giúp HS: - Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Haikư. Nắm đựợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại.B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp phân tích, bình giảng.C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Đọc bài Lầu Hoàng Hạc và cho biết nội dung của bài thơ. 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tác giả và thể loại.TT1:Hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn.(?) Hãy nêu những hiểu biết của mình về Ba-sô.(?) Em hiểu như thế nào về thể thơ haikư?(?) Thơ Hai-cư có những đặc điểm nào? ( Học sinh tìm những từ quý ngữ trong những bài thơ ở SGK)

(Bài thơ anh làm chỉ một nửa mà thôi/Còn một nửa để mùa thu làm lấy - Chế Lan Viên)

HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tự học những bài trong sgk.TT1: Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Êđô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô Kyoto đẹp đẽ đầy kỷ niệm được thể hiện qua bài 1 và 2 như thế nào? Liên hệ Chế Lan Viên:Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn

I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả: Matsuo Bashô (1644 – 1694)- Là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.- 2. Thể thơ Haikư:- Là thể thơ dân tộc của nước Nhật+ Thể thơ: ngắn nhất thế giới: 17 âm tiết chia làm ba đoạn với rất ít từ.+ Quý ngữ: từ chỉ mùa -> dấu hiệu cho biết bài thơ làm vào thời điểm nào -> nói về cảnh vật trước mắt, là thơ của hiện tại -> gắn bó sâu sắc với thiên nhiên.+ Thủ pháp tượng trưng: lựa chọn những chi tiết đặc sắc nhất của sự vật có thể biểu hiện toàn thể -> thuỷ mặc.+ Nội dung: một khoảnh khắc của sự vật và đỉnh điểm của cảm xúc.+ Thiên nhiên và triết lý về thiên nhiên: thiên nhiên bình thường, nhỏ bé, dễ bị lãng quên…+ Cảm thức thẩm mỹ: có những nét thấm mỹ riêng, rất cao và tinh tế. Haikư đề cao cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi),u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng(karumi)…+ Ngôn ngữ: mang tính gợi chứ không tả, ít tính từ và trạng từ. Kiệm lời đến tối đa.

II. Tìm hiểu văn bản:

Bài 1:Thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.

Bài 2:Mang tính hoài niệm…Trong bài nhà thơ nói về chim, chim hôtôtôghisu hót: ở Kinh đô mà nhớ Kinh đô. Chủ thể của bài thơ bị xoá mờ, ở giữa Kinh đô ngày nay mà nhớ Kinh đô ngày xưa, một Kinh đô đầy kỷ niệm, một Kinh đô vĩnh viễn đã qua rồi…

Page 92: Tiết 1: Đọc văn

TT2: Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi thể hiện trong bài 3,4 như thế nào? Hình ảnh trong các bài thơ đó được thể hiện bằng bút pháp gì đáng lưu ý?

TT3: Qua bài 5, anh chị cảm nhận được vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

TT4: Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong các bài 6,7? Hình tượng thơ đẹp, thú vị ở chỗ nào?

TT5: Khát vọng được sống, được tiếp tục lãng du của Basô được thể hiện như thế nào trong bài số 8?

TT6* Tìm quý ngữ và cảm thức thẩm mỹ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền trong các bài 6,7,8?

- Haikư đòi hỏi người đọc phải đọc thơ như đang trò chuyện âm thầm với nhà thơ, như thể cùng nhà thơ sang tạo tiếp tục.- Targo: “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”

Bài 3:Nỗi xót xa khi cầm mớ tóc bạc của người mẹ đã khuất.

Bài 4:Tình cảm của nhà thơ trước số phận những em bé bất hạnh.

Bài 5:Sự đồng điệu giữa con người và loài vật.

Bài 6:Sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.

Bài 7:Trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, con người nghe đựoc tiếng ve, âm thanh của thiên nhiên thấm vào đá -> cảm nhận tinh tế của con người với thiên nhiên.

Bài 8:Khao khát, khát vọng lãng du, hoà vào thiên nhiên của con người…

III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:2. Nội dung tư tưởng:

* Củng cố, dặn dò: (2’)- Về nhà học thuộc lòng 8 bài thơ. Nắm những đặc điểm của thơ Hai –cư.- Soạn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

Tiết 54: TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I

Tiết 55: Làm vănNgày soạn:

Page 93: Tiết 1: Đọc văn

CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài giảng, giúp HS: - Trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu thời gian, không gian; kết cấu theo trình tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc; kết cấu hỗn hợp.- Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Sử dụng phương pháp phân tích, nêu vấn đề và thuyết giảng. - SGK, SGV, Giáo án. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: (5’)Chọn đọc 1 đến 3 bài thơ Hai-cư, nêu nội dung? 3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là văn bản thuyết minh (8’)(?) Thuyết minh là gì?(?)Có mấy loại văn bản thuyết minh?

HĐ 2: Hướng đẫn tìm hiểu kết cấu của VBTM (25’)TT1: Thế nào là kết cấu văn bản?

TT2: Yêu cầu học sinh đọc hai văn bản ở mục I SGK và thực hiện các yêu cầu.

TT3: Học sinh thực hiện theo nhóm và trình bày thảo luận.

I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh:1. Thế nào là văn bản thuyết minh:* Văn thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ giá trị…của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người2. Các loại văn bản thuyết minh:sgk

II. Kết cấu của văn bản thuyết minh:

* Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. 1. Phân tích kết cấu của văn bản “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân”:a. Mục đích: giới thiệu về thời gian, địa điểm và diễn biến của lễ hội thổi cơm thi cũng như ý nghĩa của lễ hội này đối với đời sống tinh thần của người lao động vùng đồng bằng Bắc bộ.

b. Văn bản có một số ý chính sau đây:- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội.- Diễn biến của lễ hội:+ Thi nấu cơm: làm thủ tục bắt đầu cuộc thi, lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, nấu cơm.+ Chấm thi: tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm thi để bảo đảm sự chính xác, công bằng.- Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người lao động.

Page 94: Tiết 1: Đọc văn

HĐ 3: Giáo viên hướng dẫn tổng kết và rút ra bài học (5’)? Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào?

c. Các ý của văn bản được sắp được sắp xếp theo:- Trình tự logic: Giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân.- Trình tự thời gian: Phần kể về diễn biến của hội được sắp xếp theo trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu cuộc thi, diễn biến cuộc thi, chấm thi.2. Phân tích kết cấu của văn bản “Bưởi Phúc Trạch”a. Văn bản thuyết minh về một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh - bưởi Phúc Trạch về hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.b. Văn bản gồm một số ý chính sau:- Hình dáng bên ngoài của bưởi Phúc Trạch.- Hương vị đặc sắc của bưởi Phúc Trạch.- Sự hấp dẫn và bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.- Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.c. Các ý của văn bản được sắp xếp theo:- Trình tự không gian: từ ngoài vào trong (giữa ý thứ nhất và ý thứ hai).- Trình tự logic: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, màu sắc, hương vị, sự bổ dưỡng), quan hệ nhân quả (tương quan giữa ý thứ nhất, ý thứ hai với ý thứ ba và ý thứ tư; giữa ý thứ ba và ý thứ tư).

* Ghi nhớ: SGK

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2’)- Về nhà làm bài tập 1, 2 ở SGK.- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.

Tiết 56: Làm văn

Page 95: Tiết 1: Đọc văn

Ngày soạn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài giảng, giúp HS: - Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng. - Củng cố vững chắc hơn kỹ năng lập dàn ý. - Vận dụng các kỹ năng đó để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập.B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Tạo tình huống, luyện tập cho học sinh trên cơ sở một đề bài cụ thể. Phân tích và tổng hợp. - SGK, SGV, Giáo án. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Các kiểu kết cấu của văn bản thuyết minh? Làm BT1, SGK.3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài họcHĐ 1: Hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức cũ về dàn ý bài văn thuyết minh đã học ở cấp 2.TT1: Nhắc lại bố cục ba phần của một bài văn và nhiệm vụ của mỗi phần.(?) Bố cục của ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Tại sao?(?) Các kiểu kết cấu của văn bản thuyết minh? (?) So với phần mở bài và kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?(?) Sắp xếp trình tự của một bài văn thuyết minh.HĐ 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn thuyết minh.(?) Xác định đề tài?

(?) Ta sẽ chọn những ý chính nào?a. MB: - Giới thiệu về vẻ đẹp của đất và người xứ Huế. - Trình bày để người đọc nhận ra

I. Dàn ý bài văn thuyết minh:

- Gồm ba phần: mở đầu, thân bài và kết luận.- So với phần mở bài của tự sự:- Các trình tự sắp xếp: trình tự thời gian, trình tự không gian, trình tự nhận thức con người, trình tự chứng minh - phản bác.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh:Đề: Để giới thiệu vẻ đẹp của kinh đô Huế cho du khách, em sẽ thực hiện như thế nào? 1. Xác định đề tài:- Giới thiệu Huế là một kinh đô với nhiều vẻ đẹp từ vật chất đến tinh thần: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá; tính cách tâm hồn người Huế...2.Lập dàn ý:

a. Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết. - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản thuyết minh. - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài.

Page 96: Tiết 1: Đọc văn

đâu là vẻ đẹp của đất và người xứ Huế.- Thu hút người đọc bằng chính sự quyến rũ duy nhất của Huế mà không nơi nào có được.b. TB:- Tìm ý, chọn những chi tiết đặc sắc của Huế để giới thiệu với bạn bè.- Thuyết phục người đọc bằng những dẫn chứng cụ thể, so sánh Huế với những nơi khác…- Sắp xếp ý theo trình tự không gian thời gian hợp lý…c. KB- Khẳng đinh vẻ đẹp của Huế.- Nhấn mạnh những điểm đáng lưu ý của vẻ đẹp xứ Huế.HĐ 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học.? Để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh tốt cần có những yêu cầu nào?

b. Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: các ý phải bảo đảm tính chính xác, khoa học, khách quan và phù hợp với yêu cầu thuyết minh của đề bài. - Sắp xếp ý: theo trật tự phù hợp với yêu cầu thuyết minh, không lạc đề. Các ý phải đủ để làm rõ được điều cần thuyết minh, không sơ sài, thiếu sót. Các ý phải được sắp xếp theo một hệ thống thống nhất để không bị trùng lặp hay chồng chéo.

c. Phần kết bài: - Trở lại đề tài vừa thuyết minh. - Nhấn mạnh những điểm đáng lưu ý cho độc giả.

* Ghi nhớ: SGK

* Dặn dò, hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới: (2’)- Về nhà làm bài tập 1, 3 trong SGK.- Chuẩn bị soạn bài đọc văn: Thơ hai - kư của Ba - sô.

Tieát 56. LAÄP KEÁ HOAÏCH CAÙ NHAÂN

A.MUÏC TIEÂU.Giuùp HS;

- Naém ñöôïc yeâu caàu cuûa moät baûn keá hoaïch caù nhaân- Bieát xaùc ñònh muïc tieâu, ñònh lieäu keá hoaïch khoa hoïc vaø vieát thaønh baûn keá hoaïch caù nhaân- coù yù thöùc vaø thoùi quen laøm vieäc theo keá hoaïch moät caùch khoa hoïcB. PHÖÔNG PHAÙP.

Keát hôïp caùc hình thöùc trao ñoåi thaûo luaän vaø thöïc haønh.C . TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC 1 . Kieåm tra baøi cuõ 2. Baøi hoïc

Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS Noäi dung caàn ñaït

? keá hoaïch caù nhaân laø gì?? trong lôùp ta, ai laø ngöôøi coù thoùi quen laäp keá hoaïch caù nhaân?

I. Söï caàn thieát laäp keá hoaïch caù nhaân Keá hoaïch caù nhaân laø baûn döï kieán noäi dung, caùch thöùc haønh ñoäng vaø phaân boá thôøi gian ñeå

Page 97: Tiết 1: Đọc văn

? khi tieán haønh coâng vieäc theo keá hoaïch caù nhaân, em thaáy coù nhöõng thuaän lôïi gì? ? Gvdaãn daét HS traû lôøi :- Ñeå laäp keá hoaïch caù nhaân caàn tieán haønh nhöõng coâng vieäc gì?- baûn keá hoaïch caù nhaân goàm maáy phaàn? Moãi phaàn coù noäi dung gì? Vaø ñöôïc trình baøy nhö theá naøo?Lôøi vaên trong keá hoaïch caù nhaân coù nhöõng yeâu caàu gì?

GV cho HS leân baûng vieát baøi KHCN ôû nhaø maø HS ñaõ chuaån bò tröôùc, sau ñoù xem xeùt, söûa chöõa, boå sung caàn thieát.Baøi taäp 1.GV gôïi yù cho HS : - Vaên baûn ñaõ cho coù nhöõng thoâng tin naøo? So vôùi noäi dung vaø hình thöùc cuûa moät baûn KHCN vaên baûn ñoù coøn thieáu nhöõng gì?- Neân goïi vaên baûn naøy laø gì thì hôïp lí nhaát?

hoaøn thaønh moät coâng vieäc nhaát ñònh cuûa moät ngöôøi naøo ñoùII . caùch laäp keá hoaïch caù nhaân- Ngoaøi tieâu ñeà baûn keá hoaïch caù nhaân thöôøng coù 2 phaàn:+ Neâu hoï teân, nôi laøm vieäc, hoïc taäp cuûa ngöôøi vieát ( neáu laøm cho mình khoâng coù phaàn naøy )

+ Neâu noäi dung coâng vieäc caàn laøm, thôøi gian, ñòa ñieåm vaø döï kieán keát quaû ñaït ñöôïc- Lôøi vaên ngaén goïn, caàn thieát coù theå keû baûng.

III. Luyeän taäp Baøi taäp 1. Ñaây laø thôøi gian bieåu trong moät ngaøy. Noù khoâng phaûi laø baûn KHCN döï kieán laøm coâng vieäc naøo ñoù maø chæ neâu chung, khoâng cuï theå, khoâng coù phaàn döï kieán hoaøn thaønh, keát quaû ñaït ñöôïc.IV. CUÛNG COÁ ( ghi nhôù )

D. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC BAØI 1. Baøi vöøa hoïc - laøm baøi taäp coøn laïi- Laäp KHCN cho baûn thaân trong 1 tuaàn, 1 thaùng vaø laäp baûn keá hoaïch moân vaên cho lôùp thôøi gian 1 thaùng.2. Baøi saép hoïc Phuù Soâng Baïch Ñaèng cuûa Tröông Haùn Sieâu

- Ñoïc tieåu daãn naém nhöõng neùt cô baûn veà taùc giaû- Ñoïc vaên baûn, xem chuù thích- Soaïn theo höôùng daãn hoïc baøi ôû sgk.

Page 98: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 57. PHUÙ SOÂNG BAÏCH ÑAÈNG( Baïch Ñaèng Giang Phuù )

TRÖÔNG HAÙN SIEÂUA. MUÏC TIEÂU.

Giuùp HS :- Caûm nhaän ñöôïc noäi dung yeâu nöôùc vaø tö töôûng nhaân vaên

cuûa baøi phuù soâng baïch ñaèng. Noäi dung yeâu nöôùc theå hieän nieàm töï haøo veà chieán coâng lòch söû vaø chieán coâng thôøi traàn treân doøng soâng.

- Tö töôûng nhaân vaên ñeà cao vai troø, ñöùc ñoä, nhaân toá,quyeát ñònh ñoái vôùi söï nghieäp cöùu nöôùc.

B. PHÖÔNG PHAÙP. Ñoïc saùng taïo,gôïi tìm, neâu vaán ñeà , traû lôøi caâu hoûi.

C. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cuõ 2. Baøi hoïc

Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS Noäi dung caàn ñaït Ñoïc tieåu daãn sgk , neâu nhöõng neùt tieâu bieåu veà taùc giaû?

Cho bieát hoaøn caûnh saùng taùc baøi phuù?Phuù laø theå loaïi nhö theá naøo?

Xaùc ñònh boá cuïc baøi phuù?

Goïi hs ñoïc taùc phaåm?

Khaùch laø ai? Laø ngöôøi nhö naøo?

I .Giôùi thieäu chung. 1 . Taùc giaû. - Tröông Haùn Sieâu laø ngöôøi coù taøi chính trò, vaên chöông, vaên hoaù ( vua goïi laø thaày )2. Taùc phaåm. a. Hoaøn caûnh saùng taùc Khoaûng 5o naêm sau chieán thaéng quaân Nguyeân - Moâng b .Theå phuù ( sgk )c. Boá cuïc : 4 phaàn- Caûm xuùc lòch söû cuûa nhaân vaät khaùch tröôùc caûnh saéc soâng baïch ñaèng- lôøi caùc boâ laõo keå vôùi khaùch veà nhöõng chieán coâng lòch söû treân soâng.- Suy ngaãm vaø bình luaän cuûa caùc boâ laõo- Lôøi ca khaúng ñònh vai troø vaø ñöùc ñoä con ngöôøiII. Ñoïc , hieåu 1.Hình töôïng khaùch- khaùch – taùc giaû coù taâm hoàn thi só+ giöông buoàm – chôi vôi+ löôùt beå – maûi mieát

say söa thaû taâm hoàn theo caûnh vaät, thöôûng thöùc veû

Page 99: Tiết 1: Đọc văn

Cho bieát ngheä thuaät xaây döïng trong ñoaïn trích 1? Gôïi cho em suy nghó gì?

Caûnh thöïcôû soâng baïch ñaèng ñöôïc taùc giaû mieâu taû nhö theá naøo?Gôïi leân ñieàu gì?

Caûnh taùi hieän nhö theá naøo?

Taâm traäng cuûa taùc giaû ra sao?

Vì sao taùc giaû laïi nghe lôø keå cuûa caùc boâ laõo?

Töø ngöõ naøo cho thaáy caûnh chieán traän caêng thaúng, gaáp gaùp cho moät traän quyeát ñònh?

Nhaän xeùt nhö theá naøo veà gioïng ñieäu keå cuûa caùc boâ laõo?

Lôøi bình cuûa caùc boâ laõo veà chieán thaéng soâng baïch ñaèng nhö theá naøo?

Theo binh phaùp coå, muoán chieán thaéng trong chieán tranh caàn nhöõng yeáu toá naøo?

Chaân lí cöùu nöôùc ôû traän

ñeïp thieân nhieân, nghieân cöùu caûnh trí ñaát nöôùc, boài döôõng tri ytöùc

- Ngheä thuaät keå chuyeän, lieät keâ. töï haøo vì ñöôïc ñi nhieàu

- caûnh thöïc:+ baùt ngaùt+ thöôùc tha+ san saùt+ ñìu hiu töø laùy -> caûnh huøng vó, aûm

ñaïm, hiu haét- caûnh taùi hieän: soâng chìm giaùo gaõy, goø ñaày xöông khoâ

trô troïi, hoang vaéng, theâ löông. vui, töï haøo – buoàn ñau, thöông

tieác.B. Hình töôïng caùc boâ laõo - Boâ laõo: nhaân chöùng lòch söû-> tính khaùch quan – hö caáu ( taùc giaû )- Thaùi ñoä: nhieät tình, toân kính, hieáu khaùch- thuyeàn beø muoân ñoäi- tinh kì phaát phôùi- huøng hoå saùu quaân- giaùo göôm saùng choùi-> caûnh haøo huøng, oanh lieät, phuø hôïp vôùi tính chaát quyeát lieät cuûa cuoäc chieán- gioïng ñieäu: ñaày nhieät huyeát, caûm höùng, töï haøo, lôøi keå suùc tích, coâ ñoïng, khaùi quaùt nhöng gôïi ñöôïc dieãn bieán traän ñaùnh.- lôøi suy ngaãm, bình luaän+ ñòa hình( theá hieåm ) ñöùc + taøi -> thaéng lôïi. khaúng ñònh söùc maïnh, vò trí

con ngöôøi. Ñoù laø caûm höùng mang giaù trò nhaân vaên vaø coù taàm trieát lí saâu saéc

- chaân lí cöùu nöôùc: baát nghóa – tieâu vong; nhaân nghóa – löu danh thieân coå

Chieán thaéng.C .Lôøi ca vaø lôøi bìnhluaän cuûa khaùch.

Page 100: Tiết 1: Đọc văn

soâng baïch ñaèng ñöôïc caùc boâ laõo ruùt ra ñoù laø gì?

Lôøi ca vaø lôøi bình luaän cuûa khaùch nhö theá naøo?Vaø cho bieát thaùi ñoä cuûa taùc giaû?

Neâu chuû ñeà – toång keát baøi phuù?

- Ca ngôïi söï anh minh cuûa vua.- Ca ngôïi söï chieán tích cuûa soâng Baïch ñaèng nhieàu laàn ñaùnh thaéng quaân xaâm löôïc.- Khaúng ñònh laïi chaân lí thaéng giaëc: ñòa hình vaø nhaân kieät=> Nieàm töï haøo daân toäc, tö töôûng nhaân vaên cao ñeïp.

III . Chuû ñeà – toång keát. - Theå hieän loøng yeâu nöôùc vaø nieàm töï haøo daân toäc, tö töôûng nhaân vaên cao caû.- Ñænh cao ngheä thuaät: caáu töù haáp daãn, boá cuïc chaët cheõ, lôøi vaên linh hoaït, hình töôïng ngheã thuaät soáng ñoäng

D. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC BAØI.1. Baøi vöøa hoïc- Thuoäc moät soá ñoaïn taâm ñaéc- Phaân tích ñöôïc hình töôïng nhaân vaät khaùch- Hình töôïng caùc boâ laõo- Lôøi ca vaø lôøi bình cuûa khaùch2. Baøi saép hoïc Taùc gia Nguyeãn Traõi

- Ñoïc tieåu daãn naém nhöõng neùt lôùn veà taùc giaû- Neâu nhöõng taùc phaåm chính - Laáy Vd veà thô Noâm roài phaân tích ñeå thaáy ñöôïc ñôøi soáng

trong saïch, moät loøng vì nöôùc vì daân- N guyeãn Traõi laø nhaø vaên chình luaän kieät xuaát.

Page 101: Tiết 1: Đọc văn

ÑAÏI CAÙO BÌNH NGOÂ( Bình Ngoâ Ñaïi Caùo )

NGUYEÃN TRAÕIA. MUÏC TIEÂU

Giuùp HS:- Naém ñöôïc nhöõng neùt chính veà cuoäc ñôøi vaø söï nghieäp vaên

hoïc cuûa Nguyeãn Traõi, moät nhaân vaät lòch söû, moät danh nhaân vaên hoaù theá giôùi vaø vò trí cuûa oâng trong lòch söû vaên hoïc daân toäc

- Hieåu roõ nhöõng giaù trò lôùn veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa ñaïi caùo bìmh Ngoâ

- Naém vöõng ñaëc tröng cuûa theå caùo- hieåu taùc phaåm chính luaän vieát baèng theå vaên bieàn ngaãu

- Giaùo duïc boài döôõng yù thöùc daân toäc, yeâu quyù di saûn vaên hoaù cuûa cha oâng

B. PHÖÔNG PHAÙP Ñoïc saùng taïo, gôïi môû, neâu vaán ñeà,thaûo luaän.C. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC 1. Kieåm tra baøi cuõ 2. Baøi hoïc

Hoaït ñoäng cuûa Gvvaø HS Noäi dung caàn ñaït

Neâu nhöõng neùt tieâu bieåu veà Nguyeãn Traõi?

Em nhận xeùt nhö theá naøo veà caâu noùi : “ Öùc Trai loøng saùng töaï sao khueâ “

Neâu nhöõng taùc phaåm chính cuûa NT ?

GV gôïi yù cho HS laáy VD phaân tích ñeå CM NT nhaø vaên chính luaän kieät xuaát, nhaø thô tröõ tình saâu saéc?-> Töø ñoù Gv nhaän xeùt , khaéc saâu.

NT ( 1380 – 1442 )ôû Haûi Döông20 tuoåi ñoã tieán só cuøng cha ra laøm quan döôùi nhaø hoà- 1428 saïch boùng quaân thuø, baét tay vaøo xd ñaát nöôùc bò nghi oan vaø bò baét giam -> khoâng coøn tin caäy - > ôû Coân Sôn.1440 trôû laïi laøm quan, xaûy ra vuï aùn leä chi vieân - > kheùp vaøo toäi gieát 3 hoï.=> NT baäc ñaïi …gaây ra.II. SÖÏ NGHIEÄP THÔ VAÊN1. Nhöõng taùc phaåm chínhQuaân trung töø meänh taäp Bình ngoâ ñaïi caùo Öùu trai thi taäpQuoác aâm thi taäp

nhaø vaên, nhaø thô lôùn cuûa daân toäc

2. NT – nhaø vaên chính luaän kieät xuaát3. NT- nhaø thô tröõ tình saâu saéc

B. TAÙC PHAÅM: BÌNH NGOÂ ÑAÏI CAÙOI. Vaøi neùt veà taùc phaåm

Page 102: Tiết 1: Đọc văn

Hoaøn caûnh saùng taùc baøi caùo ?

Xaùc ñònh boá cuïc baøi caùosau khi ñoïc?

Goïi HS ñoïc ñoaïn 1.Tö töôûng nhaân nghiaõ ñöôïc taùc giaû quan nieäm nhö theá naøo?Theo em, yeân daân? Tröø baïo?Ngoaøi tö töôûng treân taùc giaû ñeà caäp ñeán tö töôûng naøo nöõa?Qua ñoù taùc giaû theå hieän ñieàu gì?Taùc giaû ñaõ vaïch traàn toäi aùc cai trò thaâm ñoäc naøo?

Hìnhø aûnh nhaân daân ñaïi vieät nhö theá naøo? Hình aûnh giaëc Minh ra sao?

Giai ñoaïn ñaàu cuûa cuoäc khôûi nghóa quaân ta mhö theá naøo?

Caùch khaéc phuïc nghóa quaân nhö theá naøo?

Em nhaän xeùt gì veà chieán thuaät cuûa nghóa quaân ta?

Nhaän xeùt gì veà ñoaïn 2?

- Thay maët Leâ Lôïi vieát 1428.- baûn tuyeân ngoân ñoäc laäp laàn thöù 2- coù söï keát hôïp haøi hoaø giöõa chính luaän vaø vaên chöôngII. Boá cuïc ( 4 ñoaïn )

III. ñoïc, hieåu 1. ñoaïn 1 – tö töôûng nhaân

nghóa: yeân daân, tröø baïo- tö töôûng veà tö caùch ñoäc laäp

=> loøng töï haøo veà chuû quyeàn cuûa daân toäc trong lòch söû vaø daân toäc

2. ñoaïn 2.- toäi aùc cuûa giaëc+ chuû tröông cai trò thaâm ñoäc+vaïch traàn aâm möu xaâm löôïccuûa giaëc

- hình aûnh nhaân daân ñaïi vieät vaø giaëc minh

+nhö con vaät+ ñao phuû baûn caùo traïng ñanh theùp,

thoáng thieát. 3.ñoaïn 3a. Giai ñoaïn ñaàu cuûa cuoäc khôûi nghóa - Raát khoù khaên, gian khoå: thieáu nhaân taøi, thieáu löông, thieáu quaân.- khaéc phuïc khoù khaên+ ñoaøn keát toaøn daân+ chieán thuaät: “ ít ñòch nhieàu”, “ yeáu choáng maïnh” vaø treân heát veà chính trò: laáy ñaïi …baïo”

laõnh ñaïo raát taøi tình, bieát nhìn xa troâng roäng, tính tôùi tính lui.

b.Giai ñoaïn 2.- chieán thaéng cuûa ta: long trôøi, lôû ñaát.- thaát baïi cuûa ñòch: thaûm haïi, chua cay.- khung caûnh chieán tröôøng: “ saéc phong vaân phaûi ñoåi. Aùnh nhaät nguyeät phaûi môø”4. Lôøi tuyeân boá ñaát nöôùc ñoäc laäp hoaø bình

Page 103: Tiết 1: Đọc văn

Nhaän xeùt gì veà gioïng vaên ñoaïn 4?

Vì sao noùi ñaïi caùo bình ngoâ laø thieân coå huøng vaên?

Gioïng vaên saûng khoaùi, haøo huøng, haû heâ

nieàm töï haøo vui söôùng.V.TOÅNG KEÁT

BCÑN laø aùn thieân coå huøng vaên cuûa daân toäc, baûn tuyeân ngoân ñoäc laäp laàn thöù 2 cuûa daân toäc -> giaù trò tö töôûng cuûa noù soáng maõi vôùi thôøi gian.

V. HÖÔÙNG DAÃN HOÏC BAØI I. Baøi vöøa hoïc. - naém ñöôïc nhöõng neùt chính veà taùc giaû- taùc phaåm: bieát phaân tích 4 ñoaïn cuûa baøi caùo.II. Baøi saép hoïc .- tính chuaån xaùc haáp daãn cuûa vaên baûn thuyeát minh- ñoïc lí thuyeát ôû sgk roài aùp duïng giaûi baøi taäp.

Page 104: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 62: TÖÏA “TRÍCH DIEÃM THI”TAÄP_Hoaøng Ñöùc Löông

A.Muïc tieâu:giuùp HS:- Hieåu ñöôïc nieàm töï haøo saâu saéc & yù thöùc traùch nhieäm cuûa

Hoaøng Ñöùc Löông trong vieäc baûo toàn di saûn vaên hoùa->thaùi ñoä traân troïng & yeâu quyù di saûn vaên hoùa daân toäc.

- Naém ñöôc laäp luaän cuûa taùc giaû. B.Caùch thöùc tieán haønh” C.Tieán trình daïy hoïc: 1.Kieàm tra baøi cuõ. 2.Giôùi thieäu baøi môùi:Hoaït ñoäng cuûa GV & HS Yeâu caàu caàn ñaït_GV höôùng daãn hs tìm hieåu veà taùc giaû,taùc phaåm.

GV:Theo H.Ñ.Löông,coù nhöõng nguyeân nhaân naøo khieán staùc thô vaên cuûa ngöôøi xöa ko ñöôïc löö truyeàn ñaày ñuûu cho ñôøi sau?

“Baûn thaûo soùt laïi…tan taønh”

GV:H.Ñ.Löông ñaõ laøm gì ñeå

I.Tìm hieåu chung veà taùc giaû & taùc phaåm.1.Taùc giaû:_Chöa roõ naêm sinh &naêm maát,nguyeân quaùn huyeän Vaên Giang truù quaùn Gia Laâm(HN),thi ñoã tieán só 1478._Laøm quan ñeán chöùc Tham Nghò.Ñi söù Tquoác naêm 1488.Khi veà laøm Hoä Boä thò lang._Coøn 5 baøi:coå theå,2 baøi caän theå cheùp trong Toaøn Vieät thò luïc.2.Taùc phaåm: Trích Dieãm thi taäp goàm thô caùc nhaø thô tö ñôøi Traàn ñeán TK XI ñôøi Leâ(cuoái taäp laø thô H.Ñ.Löông)II.Vaên baûn.1.Tình traïng thô thaát truyeàn thôøi baáy giôø.a.Nguyeân nhaân chuû quan:_Chæ coù thi nhaân môùi thaáy ñöôïc caùi hay,caùi ñeïp cuûa thi ca:”Ñoái vôùi thô vaên…bieát ñöôïc vò ngon aáy thoâi”_Ngöôøi coù hoïc thì ít quan taâm ñeán thô ca “Nöôùc ta töø nhaø Lyù…khoâng ñeå yù ñeán”_Ngöôøi quan taâm ñeán thô ca thì khoâng ñuû naêng löïc vaø kieân trì “thænh thoaûng…boû dôû”_Chính saùch in aán haïn cheá:”Saùch vôû ñôøi nhaø Lí…löu haønh”b.Nguyeân nhaân khaùch quan:

Page 105: Tiết 1: Đọc văn

söu taàm thô vaên tieàn nhaân?

GV:Ñieàu gì ñaõ thoâi thuùc taùc giaû vöôït khoù khaên ñeå bieân soaïn tuyeån taäp thô naøy? Em coù suy nghi gì veà coâng vieäc naøy?

Luyeän taäp:Tìm DC chöùng toû caùc nvaên,nthô raát töï haøo veà daân toäc

_Thôi gian huûy hoaïi saùch vôû”Traûi qua maùy chieàu ñaïi…troâi chìm”_Binh hoûa(ctranh,hoûa hoïa)thieâu ñoát.2.YÙ nguyeân vaøvieäc laøm cuûa taùc giaû:a.Tìm kieám thu thaäp thô ñôøi tröôùc töø nhieàu nguoànvaø ôû nhieàu nôi._Choïn theâm thô hay ñöông thôøi._Phaân loaïi,saép xeáp,ñaët teân saùch._Boå sung phaàn phuï luïc laø thô cuûa chính mình._Ñem taùc phaåm trích thi taäp cho ngöôøi hieåu bieát tình phaåm,ñaùnh giaánhaåmtchs ñöôïc cheâ traùch cuaû ngöôøi ñôøi sau->yù nguyeän söu taäp,baûo toàn thô vaên cuûa tieàn nhaân._Taùc giaû raát böùc xuùc tröôùc vieäc thaát truyeàn cuûa vaên hoïc nöôùc nhaø:di saûn vaên hoïc cuûa oâng cha thaát laïc quaù lôùn,(ngöôøi Vieät maø khi hoïc laøm thô Vieät laïi phaûi ñoïc saùch thô cuûa Tquoác vì thô ta thaát truyeàn),laø nöôùc coù neàn vaên hieán maø ko coù quyeån saùch naøo caên baûn ñeå löu truyeàn vaên chöông hoïc thuaät dtoäc.3.Giaù trò cuûa baøi töïa”Trích dieãm thi taäp”.a.Noäi dung:theå hieän loøng yeâu nöôùc,töï haøo & traân troïng,yù thöùc baûo toàn di saûn vaên hoùa daân toäc.b.Ngheä thuaät:laäp luaän chaët cheõ,chaát tröõ tình chaân thaät hoøa quyeän vaøo chaát nghò luaän.III.Ghi nhôù:Sgk Taëng Tröông Hieån Khanh baùnh ngay Xuaân-Tr.Nhaân Toâng Muùa ñieäu giaù chi xong,thöù taám aùo ngaøy xöa. Huoáng nöõa hoâm nay laïi gaëp tieát thanh minh(3/3) Baùnh sau muøa xuaân nhö ngoc

Page 106: Tiết 1: Đọc văn

hoàng baøy ñaày maâm. Ñoù laø phong tuïc cuûa nöôùc Nam xöa nay.

Baøi môùi.Hieàn taøi laø nguyeân khí cuûa quoác gia._Taùc giaû._Taàm quan troïng cuûa hieàn taøi ñ/v quoác gia._YÙ nghóa,taùc duïng cuûa vieäc khaéc bia._Sô ñoà keát caáu baøi vaên bia cuûa Traàn Nhaân Trung.

Page 107: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 63: Ñoïc theâm: HIEÀN TAØI LAØ NGUYEÂN KHÍ CUÛA QUOÁC GIA (Trích baøi kí ñeà danh tieán só Khoa Nhaâm Tuaát nieân hieäu Ñaïi Baûo thöù 3)

GV höôùng daãn HS töï hoïc baèng caùch traû lôøi caùc caâu hoûi Sgk.

_GV:Giaûi thích caâu:”Hieàn taøi laø nguyeân khí quoác gia”?Hieàn taøi coù qheä ntn ñ/v vaän meänh nöôùc nhaø?

_GV:Vieäc xd bia ñeà danh keû só ôû vaên mieáu nhaèm mñ gì?

I.Taùc giaû:SgkII.Höôùng daãn töï hoïc:1.Taàm quan troïng cuûa hieàn taøi ñ/v quoác gia:_Ngöôøi taøi cao,hoïc roäng laø khí chaát ban ñaàu laøm neân söï soáng coøn & tieán leân cuûa ñaát nöôùc,XH.Hieàn taøi coù quan heää lôùn ñeán söï thònh suy cuûa ñaát nöôùc._Nhaø nöôùc töøng troïng ñaõi hieàn taøi,laøm ñeán möùc cao nhaát ñeåkhích leä hieàn taøi:ñeà cao danh tieáng,phong chöùc töôùc,caáp baäc,ghi teân ôû baûng vaøng…_Nhöõng vieäc laøm chöa xöùng vôùi vai troø,vtrí hieàn taøi vì vaäy caàn phaûi löu danh söû saùch.2.YÙ nghóa,taùc duïng cuûa vieäc khaéc bia tieán só._Khuyeán khich nhaân taøi”khieán cho keû só…giuùp vua._Noi göông hieàn taøi,ngaên ñieàu aùc”keå aùc …maø gaéng”._Laøm cho ñaát nöôùc höng thònh,beàn vöõng laâu daøi”daãn vieäc…cho nhaø nöôùc”3.Baøi hoïc lòch söû ruùt ra töø vieäc khaéc bia ghi teân tieán só:_Phaûi bieát quyù troïng nhaân taøi._Hieàn tai coù mgh soáng coøn ñ/v söï thònh suy cuûa ñaát nöôùc._Thaám nhuaàn qñieåm nhaø nöôùc :giaùo duïc laø quoác saùch,troïng duïng nhaân taøi.Thaám nhuaàn qñieåm Hoà Chí Minh:1daân toäc doát laø 1 daân toäâc yeáu .4.Sô ñoà keát caáu baøi vaên bia cuûa Traàn Nhaân Trung. Vtroø qtroïng cuûa nhaân taøi Khuyeán khích nhaân taøiVieäc ñaõ laøm/Vieäc tieáp tuïc laøm:Khaéc bia tieán só

Page 108: Tiết 1: Đọc văn

YÙ nghóa,taùc duïng cuûa vieäc khaéc bia tieán só.

Tieát 64_65 BAØI SOÁ 5:VAÊN THUYEÁT MINHÑeà:1)Em haõy giôùi thieäu veà moät danh lam,thaéng caûnh cuûa queâ höông ñaát nöôùc. 2)Em haõy giôùi thieäu veà 1 loaïi hình saân khaáu. -------------------------------------------------

Page 109: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 66 KHAÙI QUAÙT LÒCH SÖÛ TIEÁNG VIEÄTA.Muïc tieâu:giuùp HS:_Naém ñöôïc moät caùch khaùi quaùt nguoàn goác,mgh hoï haøng,qheä tieáp xuùc,tieán trình cuûa Tieáng Vieät &heä thoáng chöõ vieát cuûa TV._Söï tieán leân cuûa TV gaén boù vôí lsöï tieán leân ñaát nöôùc daân toäc.B.Caùch thöùc tieán haønh:C.Toå chöùc daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi:

_Cpc,Mianma,…;caùc tænh MB,MT & taây nguyeân VN:tieáng Möôøng,Mnoâng,Khô muù,Xtieâng,Bang,Catu…

I.Lòch söû phaùt cuûa TV:1.TV trong thôøi kì döïng nöôùc.a.Nguoàn goác TV:_Laø ngoân ngöõ daân toäc kinh(Vieät)_Nguoân goác baûn ñòa ,thuoäc hoï ngoân ngöõ Nam AÙ.b.Quan heä hoï haøng cuûa TV:_Qua tieáp xuùc vôùi nhieàu ngoân ngöõ thuoäc hoï ngoân ngöõ khaùc,hoï ngoân ngöõ Nam AÙ phaân thaønh nhieàu doøng:+Doøng Moân_Khimer phaân boá ôû vuøng cao nguyeân Nam Ñoâng Höông vaø mieàn phuï caän vuøng nuùi Baéc Ñoâng Döông.+Doøng Moân_Khomer taùch ra TV Möôøng ->TV &tieáng Möôøng._TV & tieáng Möôøng coù söï töông öùng veà ngöõ aâm,ngöõ nghóa cuûa nhieàu töø.2.TV trong thôøi kì Baéc thuoäc & choáng Baéc thuoäc:_TV thôøi Baéc thuoäc aûnh höôûng cuûa tieáng Haùn baèng caùch vay möôïn theo höôùng Vieät hoùa:+Caùch ñoïc H_V.+Ruùt goïn,ñaûo vò trí caùc ytoá,ñoåi ytoá nghóa.+Sao phoùng,dòch nghóa ra TV.VD:ñan taâm->loøng son,söû &truøng ->chín laàu.9 taàng…+Yeáu toá taïo töø:só dieän,bao goàm…3.TV döôùi thôøi kì ñoäc laäp töï chuû(X-XIX)..Döôùi caùc trieàu ñaïi PKVN,vieäc hoïc taäp ngoân ngöõ Haùn ñöôïc ñaåy maïnh,do ñoù 1 neàn v/c chöõ Haùn mang saéc thaùi VN hình thaønh &tieán leân,vieät vay möôïn theo höôùng Vieät hoùa laøm phong phuù caùc phöông tieän bieåu ñaït cuûa TV->chöõ Nam ñöôïc saùng cheá->vaên hoïc chöõ Noâm ra

Page 110: Tiết 1: Đọc văn

ñôøi & coù nhöõng thaønh töïu xuaát saéc.4.Thôøi kì Phaùp thuoäc.TV vaãn bò cheøn eùp,ngoân ngöõ haønh chính,ngoaïi giao,giaùo duïc laø tieáng Phaùp.Vôùi söï thoâng duïng cuûa chöõ quoác ngöõ & söï tieáp xuùc vaên hoùa vôùi phöông taây,v/c,saùch baùo baèng chöõ quoác ngöõ hoønh thaønh & tieán leân,heä thoáng thuaät ngöõ KH baèng TV cuõng hình thaønh &tieán leân daàn daàn.5.Thôøi kì sau CMT8:TV coù ñòa vò xöùng ñaùng,caùc chöùc naêng XH ñöôïc môû roäng.TV ñöôïc sd laøngoân ngöõ quoác gia ôû taát caû caùc lónh vöïccuûa ñ/s XH,ñaûm nhaän vai troø cuûa ngoân ngöõ ña chöùc naêng.Toùm laïi, TV coù qtr tieán leân gaén boù laâu ñôøi vôùi lòch söû daân toäc.Söùc soáng cuûa noù voâ cuøng maõnh lieät.Trong qtr tieán leân ñoù,ngaøy caøng hoaøn thieän,uyeån chuyeån,tinh teá,thöïc hieän ñaày ñuû chöùc naêng XH & ñaùp öùng ñöôïc y/c tieán leân cuûa ñ/s ôû moïi lónh vöïc.II.Chöõ vieát cuûa TV:_Theo truyeàn thuyeát & giaû söõ,ngöôøi Vieät coù thöù chöõ coå troâng nhö ñaøn noïng noïc ñang bôi”nhöng chöa tìm thaáy chöùng tích roõ raøng”._Chöõ Noâm 1 heä thoáng chöõ vieát ghi aâm,duøng chöõ Haùn hoaëc boä phaän chöõ haùn ñöôïc caáu taïo laïi ñeå ghi TV theo ngtaéc ghi aâm tieát,treân cô sôû caùch ñoïc chöõ Haùn cuûa ngöôøi Vieät.Vì vaäy,”muoán hoïc chöõ Noâm 1 caùch thuaän lôïi thì phaûi coù 1 voán chöõ Haùn nhaát ñònh._Chöõ quoác ngöõ:laø heä thoáng chöõ vieát duøng chöõ latinh ñeå ghi aâm toá cuûa TV.+Ñôn giaûn veà hình theå keát caáu.VD:Chöõ trôøi:taïo töø 4 chöõ caùi & thanh huyeàn.+Giöõa chöõ vaø aâm,giöõa caùch vaø caùch ñoïc coù söï phuø hôïp ôû möùc ñoä khaù cao.+TV coù 6 thanh ñieäu ,trong heä thoáng chöõ quoác ngöõ chæ coù 5 daáu thanh ñeå ghi 5 thanh ñieäu coøn thanh ngang khoâng duøng daáu thanh.VD:ba,baõ,baù,baø,baû,baï.*Ghi nhôù:Sgk.

Page 111: Tiết 1: Đọc văn

1.VD minh hoïa cho caùc bieän phaùp vieät hoùa cuûa töø ngöõ Haùn ñöôïc vay möôïn.

2.Neâu caûm nhaän veà öu ñieåm chöõ quoác ngöõ?

III.Luyeän taäp.1._Vieät hoùa veà aâm ñoïc, coøn yù nghóa,keát caáu vaãn giöõ nguyeân ñoäc laäp,töï do,gñ, hphuùc, ñeávöông, taâm ,taøi, ñöùc, meänh…_Vieät hoùa theo hthöùc sao phoùng,dònh nghæaâ TV:hoàng nhan->maù hoàng,thanh nieân->trôøi xanh…_Chuyeån ñoåi saéc thaùi nghóa:daõ taâm,giang hoà,thö ñoaïn…khoâng coù nghóa xaáu ->sang TV mang nghóa xaáu._Ruùt goïn:laïc hoa sinh->(cuû,caây)laïc,thöøa traàn->traàn nhaø;ñaûo laïi vò trí caùc ytoá (nhieät naùo->naùo nhieät,thích phoùng->phoùng thích,thu heïp cuûa môû roäng nghóa:thu hôn 10 nghóa(T.Haùn)->TV coøn 1 vaøi nghóa…2.Laø thöù deã hoïc,deã ñoïc,deã nhôù.3.Ba caùch thöùc ñaët thuaät ngöõ KH chuû yeáu laø:_Phieân aâm thuaät ngöõ KH phöông taây:internet->in_tô_neùt,radio->ra_ñi_oâ,meeting->mit_tinh…_Vay möôïn thuaät ngöõ KH_KT qua tieáng Tquoác(ñoïc theo aâm TV)sinh thaùi,caän thò,caån maät,gia duïng,ñoät quî,hieäu naêng…_Ñaët thuaât ngöõ thuaàn Vieät(dòch yù cuûa sao phoûng):phi tröôøng(saân bay),ñoäc giaû(ngöôøi ñoïc),khaùn giaû(ngöôøi xem),nhaõn khoa(khoa maét),khí xa(xe hôi),thieát boä(ñöôøng saét)…

*Baøi môùi:Höng Ñaïo Ñaïi Vöông Traàn Quoác Tuaán.

Page 112: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 67: HÖNG ÑAÏO ÑAÏI VÖÔNG TRAÀN QUOÁC TUAÁN.A.Muïc tieâu;giuùp HS:_Hieåu caûm phuïc & töï haøo veà taøi naêng,ñöùc ñoä lôùn cuûa anh huøng daân toäc TQT ñoàng thôøi hieåu ñöôïc nhöõng baøi hoïc quí baùu veà ñaïo lí cuûa oâng ñeå laïi cho ñôøi sau._Thaáy ñöôïc caùi hay,haáp daãn cuûa 1 taùc phaåm lòch söû nhöng ñaäm chaát vaên hoïc qua NT keå chuyeän & khaéc hoïa chaân dung n/v lòch söû cuûa taùc giaû.B.Phöông tieän thöïc hieän:Sgk,Sgv,tham khaûo.C.Caùch thöùc tieán haønh:ñoïc saùng taïo,goïi tìm,thaûo luaän,traû lôøi caâu hoûi.D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi:Trong baøi thô”Toå quoác bao giôø ñeïp theá naøy chaêng”_CLVieân laéng saâu caûm xuùc: “Hôõi soânng Hoàng khuùc haùt boán ngaøn naêm Toå quoác bao giôø ñeïp theá naøy chaêng Khi N.Hueä keùo quaân ra cöûa baéc Höng Ñaïo dieät quaân Nguyeân treân soâng Baïch Ñaèng” T.H.Ñaïo laø con ngöøôi theá naøo,chuùng ta tìm hieåu trích Ñaïi Vieät söû kí toaøn thö_N.Só.Lieân vieát veà H.Ñaïo.

_GV höôùng daãn HS tìm hieåu veà taùc giaû.

_GV:Em haõy neâu söï hieåu bieát cuûa em veà Ngoâ Só Lieân?

_GV:Theo em “ÑVSKTT”laø 1 taäp saùch ntn?

_GV cho Hs ñoïc vaên baûn ,sau ñoù chia ñoaïn.Höôùng daãn Hs

I.Tìm hieåu taùc giaû,taùc phaåm:1.Taùc giaû._Ngoâ Só Lieân(?_?)ngöôøi laøng Chuùc lí_thuoäc chöông Mó_Haø Taây,ñoã tieán só 1442,ñöôï cöû vaøo laøm taïi vieän Haøn Laâm (trieàu Leâ Thaùi Toâng).Leâ Thaùnh Toâng_giöõ chöùc Höõu thò lang boä leã,Trieàu lieät ñaïi phu kieâm tö nghieäp Quoác Töû Giaùm,Tu soaïn Quoác söû quaùn!_Laø taùc giaû chính bieân soaïn Ñaïi Vieät söû kí toaøn thö.2.Taùc phaåm._Laø boä saùch chính söû lôùn cuûa VN thôøi trung ñaïi,hoaøn taát1479 goàm 15 quyeån ghi cheùp lòch söû töø thôøi Hoàng Baøng->Leâ Thaùi Toå leân ngoâi(1428)_ÑVSKTT theå hieän tinh thaàn dtoäc maïnh meõ,vöøa coù giaù trò söû hoïc vöøa coù giaù tròvaên hoïc cao.II.Vaên baûn:1.Phaåm chaát cuûa Traàn Quoác

Page 113: Tiết 1: Đọc văn

phaân tích._GV:Chuùng ta coù theå ruùt ra ñöôïc ñieàu gì qua lôøi trình baøy veà keá saùch giöõ nöôùc cuûa TQT?

GV:Daãn daét :ñ/v lôøi cha daën,TQT ñaõ coù suy nghó cuûa rieâng mình,oâng ñeå ñieàu ñoù trong loøng,nhöng khoâng cho laø phaûi oâng ñem yù kieán hoûi gia noâ & con.Vaäy P/öùng cuûa oâng ntn khi nghe hoï traû lôøi.

GV:Qua ñoaïn trích,ta thaáy TQT laø ngöôøi coù nhaân caùch gì noåi baät?

DC:Ñôøi Truøng Höng…goïi teân;noùi caâu noùi ñaày nghóa khí”Beä haï…haõy haøng” vaø coáng hieán ñôøi sau nhöõng taùc phaåm coù giaù trò (binh gia dieäu lí yeáu löôïc,vaïn kieáp toâng bí truyeàn thö).

Tuaán.a._Tuøy thôøi theáù saùch löôïc phuø hôïp,binh phaùp ñaùnh giaëc caàn vaän duïng linh hoaït,khoângcoù khuoân maãu nhaát ñònh._Ñieàu kieän quan troïng nhaát ñeå thaéng ñöôïc giaëc laø toaøn daân ñoaøn keát 1 loøng._Do ñoù phaûi “khoan thö söùc daân”(giaûm thueá khoa,bôùt hình phaït,khoâng phieàn nhieãu daân,chaêm lo ñ/s cho daân sung tuùc ñoù laø “thöôïng saùch giöõ nöôùc”.=>TQT khoâng nhöõng laø vò töôùng coù taøi naêng,möu löôïc,coù loøng trung quaân maø coøn bieát lo cho daân,troïng daân,thöông daân.b._Tröôùc lôøi noùi lôøi cuûa Yeát Kieâu & Daõ Töôïng,oâng caûm phuïc ñeán khoùc ,khen caû 2 ngöôøi._Tröôùc lôøi noùi cuûa Höng Vuõ Nöông,oâng ngaàm cho laø phaûi._Tröôùc lôøi Höng Nhöôïng Vöng Quoác Taûng,oâng noäi giaån ruùt göôm ñònh trò toäi sau naøy khoâng muoán Quoác Taûng nhòn maët oâng laàn cuoái.=>TQT laø ngöôøi heát loøng trung vôùi vua,vôùi nöôùc,khoâng maûy may tö lôïi.Oâng cuõng laø ngöôøi coù t/caûm chaân thaønh,noàng nhieät,thaúng thaén vaø raát nghieâm troïng giaùo duïc con caùi.c.Nhaân caùch TQT:_Noåi baäc nhaát laø taám loøng trung quoác aùi quoác theå hieän tinh thaàn yeâu nöôùc & yù thöùc saâu saéc traùch nhieäm coâng daân ñ/v nöôùc:+Lo laéng,suy nghó veà keá saùch giöõ nöôùc.+P/c aáy ñöôïc ñaët trong hoaøn caûnh coù thöû thaùch(hieàm khích giöõa cha & Traàn Thaùi Toâng,lôøi daën cuûa cha &vieäc oâng naém giöõ binh quyeàn trong tay)._Phaåm chaát noåi troäi thöù 2 laø vò töôùng anh huøng ñaày taøi naêng möu löôïc._Ngoaøi ra oâng coøn laø 1 ngöôøi co

Page 114: Tiết 1: Đọc văn

_GV:Chæ ra söï kheùo leùo trong ngheä thuaät khaéc hoaï chaân dung n/v cuûa taùc giaû?

Cho HS thaûo luaän & traû lôøi.Sau ñoù GV choát laïi.

GV:Em n/v gì veà ngheä thuaät keå chuyeän?

ñöùc ñoä lôùn lao:”kính caån giöõ tieát laøm toâi”duø ñöôïc vua trong ñaõi;khieâm toán;chuù tröong,khoan thö söùc daân vì hieåu daân laø goác taän tình vôùi chieán só döôùi quyeàn;soaïn saùch daïy baûo,khích leä,tieán cöû ngöôøi taøi…2.Ngheä thuaât khaéc hoïa chaân dung nhaân vaät:soáng ñoäng vaø ñaày aán töôïng:_Ñaët n/v chính trong tình huoáng coù thöû thaùch:+Maãu thuaãn giöõa trung & hieáu,tình nhaø vaø nôï nöôùc.+Tình huoáng coù giaëc maïnh keùo sang,nhaø vua thöû loøng.+Tình huoáng TQT oám naëng,coâng cuoäc giöõ nöôùc chöa vöõng vaøng._Taùc giaû ñaët n/v trong nhieàu moái quan heä:+Quan heä vôùi vua:trung thaønh heát möïc.+Quan heä vôùi nöôùc:saün saøng vì nghóa queân thaân.+Quan heä vôùi daân:quan taâm lo laéng(khi soáng nhaéc vau khoan thö söùc daân,khi cheát hieån linh phuø hoä).+Quan heä vôùi töôùng só:(tieán cöû ngöôøi taøi,1 loøng giöõ gìn trung nghóa,taän taâm daïy baûo,anh em hoøa muïc,taïo ñöôïc 1 ñoäi quaân 1 loøng nhö cha con).+Quan heä vôùi cha con:nghieâm khaéc giaùo duïc.+Quan heä vôùi baûn thaân:khieâm toán,giöõ ñaïo trung nghóa.=>TQT laø 1 maãu möïc cuûa vò töôùng toaøn taøi,toaøn ñöùc,khoâng nhöõng ñöôïc nhaân daân ngöôõng moä maø quaân giaëc cuõng kính phuïc.3.Ngheä thuaät keå chuyeän:_Caùch keå chuyeän veà 1 n/v lòch söû khoâng theo trình töï nhaát ñònh maø laø theo loái keå chuyeän cuûa 1 taùc phaåm vaên hoïc._Ngoân ngöõ söû duïng ña daïng vöøa coù keå vöøa coù taû,vöøa coù ñoái

Page 115: Tiết 1: Đọc văn

thoaïi vöøa coù ñoäc thoaïi,ñoâi khi thuyeát minh,bình luaän._Caùch keå chuyeän maïch laïc,khuùc chieát,linh hoaït,soáng ñoäng,chaân dung n/v ñöôïc khaéc hoïa toaøn dieän.=>Ngheä thuaät ñieâu luyeän,ñaït hieäu quaû cao.III.Ghi nhôù:Sgk

*Baøi môùi:Ñoïc theâm Thaùi sö Traàn Thuû Ñoä. ----------------------------------------------------------------

Page 116: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 68: Ñoïc theâm. THAÙI SÖ TRAÀN THUÛ ÑOÄ (Trích Ñaïi Vieät söû kí toaøn thö)_Ngoâ Só LieânA.Muïc tieâu:giuùp HS_Hieåu ñöôïc nhaân caùch chính trò,chí coâng voâ tö,bieát laéng nghe vaø khuyeán khích caáp döôùi giöõ vöõng pheùp nöôùc cuûa Traàn Thuû Ñoä._Caùch vieát söû bieân nieân laø suï keát hôïp giöõa bieân nieân vaø töï söï.B.Phöông tieän thöïc hieän:Sgk,SGV,tham khaûo.C.Caùch thöùc tieán haønh :keát hôïp giöõa ñoïc vôùi goïi tìm,trao ñoåi thaûo luaän vaø traû lôøi caâu hoûi.D.Tieán haønh daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi: Ngöôøi vieát söû phaûi coù 2 p/chaát:taøi naêng,hoïc vaán roängvaø trung thöïc,duõng khí.Duõng khí theå hieän ôû söï khen,cheâ roõ raøng,khoâng khuaát phuïc tröôùc cöôøng quyeàn khoâng beû cong ngoøi buùt..Duõng khí trung thöïc coäng vôùi taøi naêng löïa choïn söï kieän,khoâng mieâu taû daøi doøng laø yeâu caàu caàn thieát ñoái vôùi 1 söû gia lôùn.Ñeå thaáy ñöôïc ñieàu ñoù.ta tìm hieåu ñoaïn trích”Thai sö Traàn Thuû Ñoä”_Ngoâ Só Lieân.

Hoaït ñoäng cuûa GV & HS Yeâu caàu caàn ñaïtGV:Höôùng daãn HS tìm hieåu tieåu daãn,Sau ñoù traû lôøi caâu hoûi.

_GV höôùng daãn HS phaân tích baèng caùch traû lôøi caâu hoûi,thaûo luaän.GV:Keå veà cuoäc ñôøi TTÑoä ngöôøi vieát söû ñaõ choïn 4 söï kieän.Ñoù laønhöõng SK naøo?PT caùc SK ñoù.Qua ñoù em thaáy TTÑoä laø ngöôøi ntn?

I.Tìm hieåu chung:_Ngoâ Só Lieân:nguôøi Chuùc Lí,Chöông Mó,Haø Taây(?_?),ñaäu tieán só 1442,giöõ vai troø quan troïng trong vieäc hình thaønh boä”Ñaïi Vieät Söõ kí toaøn thö”._ Ñaïi Vieät Söõ kí toaøn thö:+Ngoaïi kæ:vieát veà lsöû nöôùc ta töø thôøi Hoàng Baøng,Haäu Leâ.Baøi Thaùi Sö Traàn Thuû Ñoå trích quyeån V,baõn kæ._Traàn Thuû Ñoä laø ngöôøi coù coâng döïng leân naøh Traàn giuùp Traàn Thuû Ñoä oån ñònh chính trò,kinh teá ñaát nöôùc.II.Vaên baûn:1.Nhaân caùch Traàn Thuû Ñoä: Trong ñoaïn trích coù 4 tình tieát goùp phaàn boäc loä caùc khía caïnh nhaân caùch cuûa Tr.Thuû.Ñoä._Coù ngöôøi haëc toäi chuyeân quyeàn TTÑ vôùi vua,TTÑoä khoâng nhöõng tö thuø,tìm caùch tröøng trò keû haëc mình maø coøn coâng nhaän lôøi noùi phaûi & thöôûng cho ngöôøi duõng caûm vaïch

Page 117: Tiết 1: Đọc văn

Nhöõng tình tieát treân ñaõ goùp phaàn laøm noåi baät baûn lónh & nhaân caùch.Traàn Thuû Ñoä:_GV:Em nhaän xeùt gì veà ngheä thuaät keå chuyeän & khaéc hoaï n/v?

loãi cuûa mình.->Laø ngöôøi phuïc thieän,coâng minh,ñoä löôïng,coù baûn lónh._Khi nghe Linh Töø Quoác Maãu khoùc & maùch veà ngöôøi quaân hieäu ngaên khoâng hco ñi qua theàm caám.TTÑoä khoâng beânh vôï,baét toäi ngöôøi quaân hieäu maø tìm hieåu roõ söï vieäc roài khen thöôûng keû giöõ ñuùng phaùp luaät.->Laø ngöôøi chí coâng,voâtö,coi troïng phaùp luaät,khoâng thieân vò ngöôøi thaân._Coù ngöôøi chaïy choït nhôø Linh Töø Quoác Maãu xin cho laøm chöùc caâu ñöông,TTÑoä ñaõ daïy cho teân naøy 1 baøi hoïc:muoán laøm chöùc quan aáy haén phaûi chaët 1 ngoùn chaân ñeå phaân bieät nhöõng ngöôøi khaùc cho xöùng ñaùng maø ñöôïc cöû.->Laø ngöôøi gìn giöõ söï coâng baèng cuûa pheùp nöôùc,baøi tröø teä naïn chaïy choït,ñuùt loùt,döïa daãm thaân thích._Vua muoán phong chöùc töôùng cho An Quoác,anh TTÑoä,oâng thaúng thaén trình baøy quan ñieåm:chæ neân choïn loïc ngöôøi gioûi nhaát,coù theå laø anh mình,coù theå laø mình,khoânh neân haäu ñaõi caû 2 anh em seõ roái loaïn trieàu chính.->Luoân ñaët vieäc coâng leân treân,khoâng tö lôïi,gaây beø keùo caùnh.=>Thaüng thaén,caàu thò,ñoä löôïng,nghieâm minh ñaêc bieät laø heát söùc chí coâng voâ tö,luoân ñaët vieäc nöôùc leân treân,khoâng maûy may tö lôïi cho baûn thaân & gia ñình.2.Ngheâ thuaät keå chuyeän vaø khaéc hoaï nhaân vaät._Xaây döïng nhöõng tình huoáng giaøu kòch tính,bieát löïa choïn chi tieát ñaét giaù ,moãi truyeän duø ngaén nhöng ñeàu coù xung ñoät daãn ñeán cao traøo & ñöôïc giaûi quyeát moät caùch baát ngôø,gaây thuù vò cho ngöôøi ñoïc.->Ngöôøi ñoïc töï ruùt ra nhöõng yù

Page 118: Tiết 1: Đọc văn

nghóa saâu saéc & töï hoaï trong hình dung cuûa minh chaân dung tính caùch n/v._Ngoaøi ra söùc haáp daãn coøn theå hieän ôû söï kieän lôøi töôûng chæ keå,khoâng bình luaän maø ñeå giaønh phaàn naøy cho ngöôøi ñoïc.

----------------------------------------------------------------

Page 119: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 69 PHÖÔNG PHAÙP THUYEÁT MINHA.Muïc tieâu:giuùp HS:_Naém ñöôïc kieán thöùc côû baûn veà 1 soá phöông phaùp thuyeát minh thöôøng gaëp._Böôùc ñaàu vaän duïng nhöõng kieán thöùc ñaõ hoïc ñeå vieát ñöôïc nhöõng vaên baûn thuyeát minh coù söùc thuyeát phuïc cao.B.Caùc phöông tieän thöïc hieän:Sgk,SGV.C.Caùch thöùc tieán haønh:D.Tieán trình leân lôùp:1.Kieåm tra baøi cuõ:2.Giôùi thieäu baøi môùi.

*GV höôùng daãn HS tìm hieåu mñ cuûa phöông phaùp thuyeát minh.Ñeå thaáy ñöôïc mñ cuûa phöông phaùp naøy chuùng ta caàn höôùng daãn HS suy luaän theo loái dieãn dòch hay cho HS xem xeùt 1 ñvaên baûn maãu(VD ñoaïn vieát veà TQTuaán)sao ñoù laøm roõ vñeà hoaëc cho HS nhôù laïi. GV:Naém chaéc ñoái töôïng caàn thuyeát minh,coù ñaày ñuû nd caàn thuyeát minh ñaõ ñuû ñeå laøm toát 1 baøi vaên thuyeát minh chöa?Coøn caàn theâm ytoá naøo nöõa?Ytoá qtroïng ntn?

II.GV höôùng daãn HS oân taäp caùc phöônh phaùp baèng caùch toå chöùc cho HS laøm theo trình töï SGK hoaëc cho HS tìm hieåu VD & tìm ra phöônh phaùp thuyeát minh.

_Höôngs daãn HS tìm hieåu baèng caùch ñöa ra VD cho HS xem xeùt ñeå tìm ra phöông phaùp thuyeát minh caàn tìm.

GV höông daãn HS baèng caùch cho HS tìm hieåu laïi caùc maãu VB & traû lôøi caâu hoûi :

I.Taàm quan trong cuûa phöông phaùp thuyeát minh: Laøm saùng toû nhöõng söï vaät(vñeà)maø ngöôøi ñoïc bieát hoaëc bieát chöa ñaày ñuû ñeå hieåu roõ vaø naém chaéc ñöôïc ñieàu ñoù(ôû möùc cao hôn laø taïo höùng thuù cho hoï veà ñieàu ñoù)->truyeàn ñaït ñeán ngöôøi ñoïc 1 caùch coù hieäu quaû.II.Moät soá phöông phaùp thuyeát minh:1.Caùc phöông phaùp ñaõ hoïc:_Phöông phaùp lieât keä_ Phöông phaùp phaân tích._ Phöông phaùp neâu ñònh nghóa._ Phöông phaùp chuù thích(Toá Nhö laø teân chöõ,Thanh Nieân laø teân hieäu caûu Ndu)._ Phöông phaùp duøng soá lieäu._ Phöông phaùp so saùnh.*Taùc duïng phöông phap thuyeát minh; chuaån xaùc & haáp daãn.2.Tìm hieåu theâm 1 soá phöông phaùp thuyeát minh.a.Thuyeát minh baèng chuù thích.b.Thuyeát minh baèng caùch giaûng nguyeân nhaân_heä quaû.III.Yeâu caàu ñoái vôùi vieäc vaän duïng phöông phaùp thuyeát minh.1.Vieäc sd phöông phaùp thuyeát minh phaûi do mñ thuyeát minh quyeát ñònh.2.Laøm noåi baät baûn chaát & ñaëc tröng cuûa söï vaät,hieän töôïng.3.Laøm cho ngöôøi ñoïc,ngöôøi nghe tieáp nhaän deã daøng vaø höùng thuù.IV.Ghi nhôù:Sgk.

Page 120: Tiết 1: Đọc văn

_Xñ caùc phöông phaùp maø töôûng söû duïng?_Taïi sao töôûng sd caùc phöông phaùp ñoù?_Vieäc sd caùc phöông phaùp ñaït ñöôïc nhöõng mñ gì?->Ruùt ra caùc söï vieäc caàn thieát cuûa vieäc sd thuyeát minh.

V.Luyeän taäp:!.Ngöôøi vieát ñaõ bieát choïn löïa,vaän duïng & phoái hôïp caùc phöông phaùp thuyeát minh:1 caùch kheùo leùo :chuù thích,phaân loaïi,lieät keâ,neâu ñieån hình…_Nhaèm cung caáp nhöõng tri thöùc veà 1 loaøi hoa ñöïôc caû phöông ñoâng vaø phöông taây toân quyù._Ñeå vieát ñöôïc nhö theá ñk ñaàu tieân laø cô baûn laø hieåu bieát phaûi thaät söï khoa hoïc,chính xaùc,khaùch quan veà hoa lan ôû VN.

*Baøi môùi :Chuyeän chöùc phaùn söï ñeàn Taûn Vieân.

Page 121: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 70_71 CHUYEÄN CHÖÙC PHAÙN SÖÏ ÑEÀN TAÛN VIEÂN (Taûn Vieân töø phaùn söï luïc_trích Truyeàn kì maïn luïc)_Nguyeãn Döõ.A.Muïc tieâu:giuùp HS:_Thaáy ñöôïc phaåm chaát duõng caûm,kieân cöôøng cuûa n/v chính._Thaáy ñöôïc caùi hay cuûa ngheä thuaät keå chuyeän.B.Caùc phöông tieän thöïc hieän:Sgk,SGV,STK.C.Caùc böôùc tieán haønh:traû lôøi caâu hoûi SGK ,gôïi yù gôïi tìm,thaûo luaän.D.Tieán trình leân lôùp: 1.Kieåm tra baøi cuõ .2.Giôùi thieäu baøi môùi.

_GV höôùng daãn HS ñoïc tieåu daãn SGK.GV:Em haõy neâu moät vaøi ñaëc ñieåm veà taùc giaû?

_GV :Truyeàn kì laø theå loaïi ntn?Cho VD?

Xuaát xöù cuûa truyeàn kì maïn luïc?

_HS ñoïc vaên baûn & chuù thích.Sau ñoù traû lôøi caâu hoûi: Em haõy xñ boá cuïc cuûa truyeän vaø noäi dung moãi phaàn?

_GV:goïi HS ñoïc laïi vaên baûn vaø neâu caâu hoûi cho HS thaûo luaän traû

I.Giôùi thieäu chung:1.Taùc giaû:Nguyeãn Döõ ngöôøi xaõ Ñoã Tuøng,huyeän Truyeän Taân_Haûi Döông,chöa roõ naêm sinh naêm maát._Laø con trai caû Nguyeãn Töôøng Phieâu,N.Döõ thi ñoå Höông tieán laøm quan huyeän Thanh Tuyeàn chöa ñöôïc 1 naêm thì veà phuïng döôõng meï giaø._Laø taùc giaû tieâu bieåu cuûa VHVN trung ñaïi noùi chung,vaên xuoâi töï söï chöõ Haùn noùi rieâng.2.Theå loaïi:_Theå loaïi truyeàn kì duøng yeáu toá kì aûo laøm phöông thöùc ngheä thuaät ñeå p/a c/s._Truyeàn kì maïn luïc ñöôïc staùc vaøo khoaûng TK XVI goàm 20 truyeän(xuaát xöù).3.Boá cuïc: _Ñ1(töø ñaàu…caàn gì caû):gthieäu veà Töû Vaên & hoï Thoâi & Thoå Coâng._Ñ2(ñoát ñeøn…thoaùt maïn):Töû Vaên vôùi Vieân Baùch hoï Thoâi & Thoå Coâng._Ñ3(Töû Vaên vaâng lôøi…ñöa Töû Vaên veà):Töû Vaên thaéng._Ñ4:coøn laïi:Töû Vaên trôû thaønh phaàn söï ñeàn Taûn Vieân & lôøi bình cuûa taùc giaû.II.Vaên baûn:1.Nhaân vaät Ngoâ Töû Vaên:_Khaúng khaùi,cöông tröïc,maïnh meõ,duõng caûm,khoâng khoan nhöôïng vôùi gian taø;theå hieän qua vieäc ñoát ñeàn.

Page 122: Tiết 1: Đọc văn

lôøi. GV:Töû Vaên ñöôïc gthieäu laø ngöôøi ntn? Ñieàu ñoù ñöôïc theå hieän qua vieäc ñoát ñeàn?Nguyeân nhaân vì ñaâu Töû Vaên laïi coù haønh ñoäng nhö vaäy?Em coù suy nghó gì veà haønh ñoäng ñoát ñeàn?

_GV:N/v Baùch hoä hoï thoâi laø ngöôøi theá naøo?Haõy PT dieãn bieán taâm lí cuûa n/v ñeå thaáy ñöôïc ñieàu ño?Cho HS thaûo luaän roài traû lôøi.

“Bieát ñieàu thì…khoûi tai vaTöû Vaên vaøo…tröôùc saân”;”Aáy laø…cho 1 noài löûa”“Gaõ kia 1 keû…hieáu sinh”

_Ñeå ruùt ñöôïc yù nghóa truyeän GV höôùng daãn HS traû lôøi caâu hoûi 2,3 SGK töø ñoù ruùt ra yù nghóa.

->baát bình tröôùc vieäc baát chính cuûa aùc thaàn.+Thaùi ñoï ñieàm nhieân khoâng khieáp sôï tröôùc lôøi ñe doaï cuûa hoàn ma teân töôùng giaëc.+Söï gan daï tröôùc boïn quyû daï xoa manh aùc vaø quang caûnh ñaùng sôï ôû coõi aâm.+Thaùi ñoä cöùng coõi baát khuaát tröôùc Dieâm Vöông._Tinh thaàn daân toäc maïnh meõ:qua vieäc tieâu dieät hoàn ma töôùng giaëc,baûo veä Toå Quoác nöôùc Vieät._Laø ngöôøi leã ñoä:trôû thaønh phaùn söï gaëp ngöôøi quen chaép tay thi leã.2.Nhaân vaät Baïch hoä hoï Thoâi: Laø 1 teân töôùng baïi traän cuûa giaëc Minh,luùc soáng ñi xaâm löôïc nöôùc khaùc,toäi aùc ñaày mình,luùc cheát vaãn giöõ nguyeân baûn chaát cuûa 1 keû löøa ñaûo,xaûo traù,gian aùc.Theå hieän qua taâm lí vaø haønh ñoäng cuûa y:_Haén töï xöng vôùi Töû Vaên laø cö só._Duøng nguyeân lí ñaïo nho ñeå buoäc toäi Töû Vaên”Nhaø ngöôøi theo…ñoát ñeøn”_Laáy oai linh quyû thaàn ñeå haêm doaï._Löøa gaït thaùnh thaàn,ngoan coá vu toäi cho Töû Vaên._Khi soáng laø keû cöôùp nöùôc,khi cheát laø keû cöôùp ñeân->bò Dieâm Vöôïng trò toäi.3.Nguï yù pheâ phaùn:_Pheâ phaùn hoàn ma töôùng giaëc tham lam,hung aùc,ñang bò vaïch maët vaø tröïng trò ñích ñaùng ._Phôi baøy hieän thöïc ñaày raãy baát coâng:keû aùc sung söôùng,ngöôøi löôïng thieän chòu oan öùc,thaùnh thaàn coõi aâm bò ñuùt loùt neân bao che keû aùc…=>Haõy ñaáu tranh ñeán cuøng choáng keû aùc,caùi xaáu chæ coù ñaáu tranh duõng caûm môùi ñem laïi phaàn thaéng cho chính nghóa.*YÙ nghóa:ca ngôïi,toân vinh ngöôøi löông tröïc,quyeát ñoaùn,daùm ñöông ñaàu vôùi caùi aùc caùi xaáu.III.Ngheâ thuaät:

Page 123: Tiết 1: Đọc văn

_Töû Vaên ñoát ñeân…lo sôï thay cho Töû Vaên

Qua baøi PT em haõy neâu chuû ñeà cuûa truyeän

_Chi tieát môû ñaàu truyeän gaây chuù yù vaø döï baùo dieãn bieán tieáp theo seõ raát khaùc thöôøng thu huùt ngöôøi ñoïc._Caâu chuyeän ñöôïc thaét nuùt daàn vôùi xung ñoät ngaøy caøng caêng thaúng daãn ñeán cao traøo ->môû nuùt.=>Keát caáu giaøu kòch tính,vôùi nhöõng tình tieát loâi cuoán._Caùch daãn daét truyeän kheù leùo,caùch keå vaø taû sinh ñoäng,haáp daãn._Tích caùch nhaân vaät khaéc hoaï roõ._Yeáu toá kì aûo keát hôïp yeáu toá hieän thöïc.IV.Chuû ñeà:Ñeà cao n/v Töû Vaên,ñaïi bieåu cho trí thöùc nöôùc Vieät giaøu tinh thaàn daân toäc,chuoäng chính nghóa,duõng caûm,cöông tröïc daùm choáng caùi aùc tröø haïi cho daân.

-------------------------------------------

Page 124: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 72 LUYEÄN TAÄP VIEÁT ÑOAÏN VAÊN THUYEÁT MINH.a.Muïc tieâu:giuùp HS:_Cuûng coá vöõng chaéc kó naêng vieát ñoaïn vaên ñaõ hoïc ñoàng thôøi thaáy ñöôïc mlg chaët cheõ giöõa caùc kó naêng laäp daøn yù._Vaän duïng caùc kó naêng ñoù ñeå vieát 1 ñoaïn vaên thuyeát minh coù ñeà taøi gaàn vôùi c/s hoaëc coâng vieäc hoïc taäp cuûa caùc em.B.Caùc phöông tieän thöïc hieän:Sgk.Sgv.STK.C.Caùc böôùc tieán haønh:thaûo luaän,gôïi tìm,vaán ñaùp,traû lôøi caâu hoûi.D.Tieán haønh leân lôùp.1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi.

_GV höôùng daãn HS oân taäp laïi kieán thöùc lyù thuyeát ñaõ hoïc baèng caùch cho HS traû lôøi 3 caâu hoûi SGK:_Theá naøo laø ñoaïn vaên?_Moät ñoaïn vaên caàn ñaït nhöõng y/c naøo?_Ñ/v töï söï & thuyeát minh khaùc gioáng nhau?Vì sao?

_Moät ñvaên thuyeát minh goàm maáy phaàn chính?Caùc yù trong ñvaên thuyeát minh coù theå saép xeáp theo trình töï nhaát ñònh,khoâng nhaát ñònh…khoâng?Vì sao?

I.Ñoan vaên thuyeát minh.1.Ñoan vaên:theå hieän 1 yù cuûa vaên baûn,naèm giöõa hai daáu chaám xuoáng doøng._Moät ñoaïn vaên caàn ñaït:taäp trung laøm roõ 1 yù ,1 chuû ñeà chung nhaát & duy nhaát;lieân keát chaët cheõ vôùi ñvaên ñöùng tröôùc vaø sau noù;dieãn ñaït chính xaùc trong saùng;gôïi caûm huøng hoàn.2.Gioâng & khaùc giöõa ñvaên töï söï & thuyeát minh:_Gioáng:ñeàu coù truùc ñoaïn & ñeàu phaûi ñaït ñöôïc nhöõng yeâu caàu chung cuûa ñvaên nhö ñaõ noùi treân._Khaùc:Ñvaên töï söï ñeå keå(taû)giuùp ngöôøi ñoïc hình dung ñöôïc söï vieäc,caùc caâu noái tieáp nhau theo trình töï keå(chuû yeáu theo trình töï thoáng nhaát)vì vaäy khoâng caàn coù chuû ñeà & caâu keát ñoaïn. Ñoaïn vaên thuyeát minh chuû yeáu laø trình baøy,gthieäu,gthích ñeå ngöôøi ñoïc hieåu ñöôïc ñoái töôïng thuyeát minh.Theo trình töï giôùi thieäu vaán ñeà,thöôøng coù caâu chuû ñeà,khi nhaán maïnh coù caâu keát ñoaïn.3.Ñaëc ñieåm ñoaïn vaên thuyeát minh:_Coù 3 phaàn:neâu vaán ñeà thuyeát minh;giaûng giaûi ;trình baøy ,giôùi

Page 125: Tiết 1: Đọc văn

Tuyø töøng ñoái töôïng GV cuï theå maø coù theå tieán haønh böôùc luyeän taäp theo caùc caùch:_HS vieát tröôùc ñvaên ôû nhaø roài trình baøy tröùôc lôùp.GV toå chöùc cho HS thaûo luaän veà caùc ñoaïn vieát ñoù sau ñoù choát laïi phaàn neu ôû ghi nhôù._GV toå chöùc cho HS thaûo luaän keát hôïp vôùi vieát töøng phaàn cuûa ñvaên,Sau ñoù choát laïi._Töông töï caùch 2 nhöng GV cho HS vieát sau khi thaûo luaän.

*Baøi taäp:Vieát 1 ñoaïn vaên thuyeát minh 1 loaïi caây cuûa VN.Gôïi yù:Choïn caây ñaëc tröng cuûa VN.Ñaëc ñieåm noù ra sao.Tham khaûo:Coù ngöôøi baûo caây ña caây ñeà laø tieu bieåu cuûa nöôùc ta,Rieâng toâi thaáy caây baøng laø thöù caây ñaëc bieät nhaát:Caønh laù ñaõ sum sueâ,ñöùng xa troâng veà laïi ñeïp,maët khoùc,caû caùi caây töø laù cho ñeán reã,töø buùp cho ñeán canh ñeàu duøng ñöôïc vieäc,khoâng coù 1 caùi gì boû phí.

thieäu,tieåu keát vñeà thuyeát minh.._Caùc yù trong ñvaên thuyeát minh coù theå saép xeáp theo trình töï(di tích lsöû)nhaän thöùc phaûn baùc(caùc vñeà XH).II.Vieát ñoaïn vaên thuyeát minh. Ñvaên thuyeát minh veà taùc giaû vaên hoïc: Nhöng N.Traõi khoâng chæ tha thieát thieân nhieân cuûa queâ höông.OÂng coøn canh caùnh vôùi baø con thaân thuoäc ôû queâ nhaø.Thôøi coøn giaëc Minh,oâng phaûi laãn traùnh khaép nôi,xa nhaø,xa queâ,xa baø con thaân thuoäc vôùi bao noãi buoàn saàu.Ñeâm thu xa nhaø beân ngoïn ñeøn khuya,oâng day döùt:Gioù thu ñeán,laù ruïng roài,mình vaãn laän ñaän queâ ngöôøi,Ñeâm khuya beân ngoïn ñeøn leo leùt,hoàn moäng cöù maõi vaån vô nôi ñaát khaùch”.Tieát thanh minh ñeán theo tuïc con chaùu phaûi veà thaêm moà maõ oâng baø,söûa sang,boài ñaép thaép neùn höông töôûng nhôù cho ñuùng ñaïo laøm con chaùu,theá maø ñaõ bao naêm oâng khoâng veà ñöôïc.OÂng chæ naõo loøng:”Thaân mình ôû xa ngaøn daëm,moà maõ oâng baø ôû queâ khoâng sao giaãycoù thaép höông.Möôøi naêm ñaõ qua,nhöõng ngöôøi ruoät thit quen thaân cuõ chaüng coøn ai.Ñanh möôïn cheùn röôïu eùp mình uoáng.khoâng cho loøng cöù ngaøy ngaøy xoùt xa noãi nhôù queâ(Thanh Minh). OÂng maát meä khi môùi leân 6.Loøng con thöông meï caøng noàng.OÂng baø ngoaïi,caäudì ñeàu ôû Coân Sôn.Queâ noäi nhieàu ñôøi cuõng ôû ñoù.Moät laàn ñi thuyeàn veà thaêm,oâng oân laïi bao noãi ñaéng caûytong nhöõng ngaøy löu laïc.Nghe sao maø tha thieát:10 naêm roài mình troâi daït nhö caùnh beøo.Ñeâm ngaøy noãi nhôù queâ cöù nhö giaøy voø trong loøng.Bao

Page 126: Tiết 1: Đọc văn

laàn ñaõ gôïi hoàn tìm veà queâ cuõ,nhöng roài ñaønh nhôù nöôùc maét thaám maùu maø goäi röûa trong töôûng töôïng naám moà meï.moà maõ oâng baø,coøn xoùm laøng,baø con trong luùc giaëc giaøy xeùo thì traùnh sao ñöôïc nhöõng haønh vi taøn baïo cuûa chuùng!Maø mình thì cöù phaûi thöông xoùt suoâng.Trôøi:bieát laøm sao ñaây!Moät ñeâm troâi qua beân goái,khoâng caùch naøo nhaém ñöôïc maét(Vieát treân thuyeàn veà Coân Sôn).*Ghi nhô:SGKù

*Baøi môùi:Traû baøi soá 5.Ra ñeà soá 6:vieát 1 baøi thuyeát minh veà Nguyeãn Traõi cho caùc baïn nöôùc ngoaøi lôùp 10. -----------------------------------------------------

Page 127: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 73 TRAÛ BAØI SOÁ 5. -----------------------------------------------------

Tieát 74_75 NHÖÕNG YEÂU CAÀU VEÀ SÖÛ DUÏNG TIEÁNG VIEÄT.A.Muïc tieâu:giuùp HS:_Hieåu y/c veà ngöõ aâm & chöõ vieát trong khi söû duïng TV._Bieát vaân duïng hieåu bieát vaøo ñoïc hieåu vaên baûn vaø laøm vaên.B.Phöôïng tieän thöïc hieän:Sgk,STK.C.Caùch thöùc tieán haønh:trao ñoåi thaûo luaän,traû lôøi caâu hoûi & thöïc haønh.D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi:Trong TV ñaõ söû duïng ñuùng,hay laø moät yeâu caàu raát khoùmaø moãi HS,GV caàn phaûi naém chaéc ñieàu ñoù ñeå dieãn ñaït hay hôn,dieãn caûm hôn.Vaäy phaûi söû duïng TV ntn cho ñuùng,hay chuùng ta vaøo baøi môùi.

GV cho HS giaûi baøi taäp trong SGK thaûo luaän sau ñoù ruùt ra keát luaän.

GV:Yeâu caàu veà ngöõ aâm vaø chöõ vieát ñöôïc ñaët ra ntn?VD:Traân chaâu(ngoïc quyù)#chaân traâu(chaân con traâu).Nghæ 1 laùt roài môùi noùi #Nghó 1 laùt…,baøn baïc(trao ñoåi)#baøng baïc(maøu saéc hoaëc caùi gì thoaùng qua)._GV goïi HS laàn löôït PT & söõa chöõa caùc caâu sai veà töø ngöõ.

I.Söû duïng ñuùng theo caùc chuaån möïc cuûa TV:1.Veà ngöõ aâm vaø chöõ vieát:VD:a:giaëc->giaët:noùi & vieát sai phuï aâm cuoái. Daùo->raùo:noùi vaø vieát sai phuï aâm ñaàu. Leõ,ñoãi->leû,ñoåi:noùi sai thanh ñieäu(vieát sai daáu).b.Trong lôøi baø baùc coù nhieàu töø ngöõ theo aâm ñòa phöông;döng môø(nhöng maø);baåu(baûo)._Veà ngöõ aâm:phaùt aâm theo aâm thanh chuaån cuûa TV khoâng duøng thoå ngöõ._Veà chöõ vieát:vieát ñuùng theo qui taéc hieän haønh veà chính taû & veà chöõ vieát noùi chung. Ñöoøng taét#ñöôøng taéc;giaønh giaät,daønh cho,raønh raønh,trong nhaø,chong choùng,ngaøo ngaït,nghe ngoùng,xeû goã,chia seû,t/caûm,ca,quy,tai,tay.2.Veà töø ngöõ:a._Sai caáu taïo:choùt loït->choùt. _Nhaàm laãn töø Haùn Vieät gaàn aâm,gaàn nghóa:tuyeàn tuïng->truyeàn thuï,truyeàn ñaït. _Sai veà keát hôïp töø:soá ngöôøi maéc caùc beänh truyeàn nhieãm vaø cheát.

Page 128: Tiết 1: Đọc văn

_Veà maët töø ngöõ thì theo y/c naøo?

Vaäy chuùng ta caàn nhöõng y/c gì khi PT caâu veà maët ngöõ phaùp?_GV cho HS PT roài ñi ñeán keát luaän.

_Sai veà keát hôïp töø:nhöõng beänh nhaân khoâng caàn phaûi moå maét ñieàu trò tích cöïc baèng nhöõng thöù thuoác tra maét ñbieät maø khoa Döôïc ñaõ pha cheá.b.Löïa choïn caâu ñuùng:_Caâu 2,3,4 ñuùng._Caâu 1 sai töø yeáu ñieåm->ñieåm yeáu._Caâu 5 sai tö linh ñoäng ->sinh ñoäng._Ghi nhôù:Sgk3.Veà ngöõ phaùp: a.Phaùt hieän & söõa loãi:_Caâu khoâng phaân ñònh roõ thaønh phaàn traïng ngöõ,chuû ngöõ->boû töø qua;boû töø cuûa thay daáu phaåy;boû töø ñaõ cho thay daáu phaåy._Caû caâu môùi chæ laø danh töø theâm 2 thaønh phaàn chính:->Ñoù laø loøng tin töôûng saâu saéc… Loøng tin töôûng…böùôc hoï,ñaõ ñöôïc bieåu hieän trong taùc phaåm.b.Caâu ñaàu sai & phoâng phaân roõ thaønh phaàn phuï ñaàu caâu vôùi CN caùc caâu sau ñeàu ñuùng.c.Sai chuû yeáu ôû moái lieân heä,söï lieân keát giöõa caùc caâu:caâu loïn xoän,thieáu lieân keát loâ gic. TK & T.Vaân…vieân ngoaïi.Hoï soáng eûm aám döôùi 1 maùi nhaø,hoaø thuaän haïnh phuùc cuøng cha meï,Hoï ñeàu coù nhöõng neùt xinh ñeïp tuyeät vôøi.Tkieàu…veïn toaøn.Veû cuûa naøng…hôøn.Coøn T.Vaân…haïnh phuùc. Ghi nhôù:Sgk.4.Veà phong caùch ngoân ngöõ:a.Hoaøng hoân (chieàu muoän) duøng trong phong caùch ngoân ngöõ ngheä thuaät khoâng duøng trong vaên baûn haønh chính->buoåi chieàu._Cuïm töø “heát söùc”laø nhöõng raát,voâ cuøng nhöng chæ duøng trong ngoân ngöõ noùi hay sinh hoaït->raát hoaëc voâ cuøng.b.Trong lôøi thoaïi CPheøo coù nhieàu töø thuoäc p/c ngoân ngöõ SH:_Xöng hoâ:baåm,cuï,con._Thaønh ngöõ:trôøi tru ñaát dieät,1 thöôùc…_Töø ngöõ mang saéc thaùi khaåu ngöõ:sinh ra,coù daùm noùi gian,quaû,veà

Page 129: Tiết 1: Đọc văn

Ñaây laø y/c cao hôn duøng ñuùng theo chuaån möïc ngoân ngöõ->ñaït tính ngheä thuaät,coù hieäu quaû giao tieáp cao.GV cho HS phaân tích 3 döõ lieäu._Cheát ñöùng soáng quyødung theo nghóa naøo?Duøng nhö theá caâu coù tính hình töôïng vaø giaù trò bieåu caûm ra sao?_PT hieäu quaû bieåu ñaït caûu vieäc duøng aån duï vaø so saùnh trong yeâu caàu.

_PT giaù trò pheùp ñoái,pheùp ñieäu,nhòp ñieäu trong ñoaïn vaên lôøi keâu…chieán.GV goïi HS ñoïc to phaàn ghi nhôù SGK.->Ñaùnh giaù,ktra trình ñoï söû duïng TV cuûa HS._Löïa choïn töø ngöõ ñuùng?

_PT ti9nhs chính xaùc vaø bieåu caûm cuûa töø?

laøng veà nöôùc,chaû laøm gì neân aên…->Khoâng duøng trong laù ñôn ñeà nghò.*Ghi nhôù:Sgk.II.Söû duïng hay,ñaït hieäu quaû giao tieáp cao:1.Trong caâu tuïc ngöõ”Cheát ñöùng coøn hôn soáng quyø”töø ñöùng vaø quyø duøng theo nghóa tu töø,aån duï bieåu hieän nhaân caùch,phaåm giaù._Cheát ñöùng:cheát hieân ngang,cöông tröïc,ngaây thaúng ñöôøng hoaøng,coù khí phaùch cao ñeïp._Soáng quyø quî luî,heøn nhaùt,luoàn cuùi,thaáp heøn.2.Duøng h/a “chieác noâi xanh”ñeå noùi veà caây coái giuùp ngöôøi ñoïc hình dung cuï theå,gôïi leân caûm giaùc eâm aùi,deã chòu nhö naèm trong chieác dòu maùt. Goïi caây coái laø maùy ñieàu hoaø:Gtrò,ích lôïi,ñieàu hoaø caûi taïo khoâng khí cuûa caây coái=>tích cöïc bveä moâi tröôøng.3,Pheùp ñoái,pheùp ñieäp taïo aâm höôùng huøng hoàn,vang doäi taùc ñoäng maïnh meõ ñeán ngöôøi ñoïc.Ghi nhôù:Sgk/68.III.Luyeän taäp.1.Nhöõng töø ngöõ vieát ñuùng trong caùc tröôøng hôïp: baøng hoaøng uoáng röïu chaát phaùc chau chuoát baøng quan noàng naøn laûng maïn ñeïp ñeõ höu trí chaët cheõ2._Töø lôùp:phaân bieät ngöôøi theo tuoåi taùc,theá heä,khoâng coù neùt nghóa xaáu->phuø hôïp._Töø phaûi mang neùt nghóa baét buoäc,cöôõng böùc,naëng neà khoâng phuø hôïp vôùi saéc thaùi nghóa nheï nhaøng,vinh haïnh cuûa vieäc ñi gaëp caùc vò caùch maïng ñaøn anh,töø”seõ”coù yù nghóa nheï nhaøng,phuø hôïp hôn.3.YÙ caùc caâu trong ñoaïn vaên khoâng nhaát quaùn:caâu ñaàu noùi veà tình yeâu nam nöõ,caâu sau noùi veà tình caûnh khaùc.Ñaïi töø “hoï”caâu 2 vaø 3 khoâng roõ.Moät soá töø ngöõ dieãn ñaït chöa roõ

Page 130: Tiết 1: Đọc văn

_PT choá ñuùng,sai cuûa caùc caâu vaø ñoaïn vaên?

_PT nhöõng töø ngöõ ñaõ cho ñeå laøm roõ tính hình töôïng vaø saéc thaùi bieåu caûm trong caâu ñaõ cho?

raøng.Söõa:Trong ca dao VN,nhöõng baøi noùi veà tình yeâu nam nöõ laø nhieàu nhaát nhöng coøn coù nhieàu baøi theå hieän nhöõng tình caûm khaùc.Nhöõng con ngöôøi trong ca dao yeâu gia ñình,yeâu caùi toå aám cuøng nhau sinh soáng,yeâu nôi choân nhau caét roán.Hoï yeâu ngöôøi laøng.Tình yeâu ñoù noàng nhieät,ñaèm thaêm saâu saéc.4._Caâu vaên söû duïng töø ngöõ tinh thaùi:”Bieát bao nhieâu”,caùc töø ngöõ mieâu taû am thanh,h/a “oa oa tieán khoùc ñaàu tieân”,hinh aûnh aån duï”quaû ngoït traùi sai ñaõ thaém hoàng da deû chò”.IV.Baøi taäp reøn luyeän: Phaân tích vaø söõa laïi nhöõng töø ngöõ töø sai:1.Maët bieån saùng trong nhö taám thaûm khoâng loà baèng ngoïc bích(töø so saùnh khaäp khieãng)->Maët ngöôøi xanh bieác,traûi roäng nhö taám thaûm…bích.2.Ngöôøi caùch maïng khoâng sôï gioù baõo möa phuøn(duøng töø khoâng phuø hôïp).->Ngöôøi caùch maïng khoâng sôï möa sôï baõo taùp,buïi möa bom baõo ñaïn.3.Luùa ñaõ chín vaøng röïc rôõ gaàn.Muøi söõa luùa thôm noàng bay toaû khaép nôi quyeän caû vaøo trong hôi söông hôi maây,ngoït dòu(caâu vaên khoâng logic).=>Luùa xa gaàn ñaõ chín vaøng röïc.Muøi thôm noàng bay toaû khaép nôi,hoaø quyeän vaøo hôi söong maùt dòu.4.Con choù chaïy vaùo soù beáp,choõ ra suûa leùp beùp.->Con choù chaïy baït vaøo soù beáp,choõ moõm ra suûa 1 traøng daøi.

Baøi môùi:Toùm taét VB thuyeát minh. -------------------------------------------------------

Page 131: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 76 TOÙM TAÉT VAÊN BAÛN THUYEÁT MINHA.Muïc tieâu:giuùp HS :_Toùm taét ñöôïc VB thuyeát minh coù noäi dung ñôn giaûn veà 1 saûn vaät,1 danh lam thaéng caûnh._Thích ñoïc vaø vieát vaên thuyeát minh trong nhf tröôøng cuõng nhö y/c cuûa c/s.B.Phöông tieän thöïc hieän:SGK,SGV,STK.C.Caùc böôùc tieán haønh:D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.1.Giôùi thieäu baøi môùi:

_Mñ cuûa y/c toùm taét VBTM laø gì?

GV cho HS ñoïc VB SGK vaø thaûo luaän traû lôøi caâu hoûi:_VBTM veà ñoái töôïng naøo?_Ñaïi yù cuûa VB laø gì?_Boá cuïc VB?YÙ chính moãi ñoaïn?

_Vieát roùm taét VB nhaø saøn?

I.Muïc ñích,y/c toùm taét vaên baûn thuyeát minh:1.Muïc ñích:nhaèm ñeå hieåu vaø ghi nhôù nhöõng noäi dung cô baûn cuûa baøi vaên hoaëc giôùi thieäu vôùi ngöôøi khaùc veà ñoái töôïng thuyeát minh hoaëc veà VB ñoù.2.Yeâu caàu:toùm taét caàn ngaén goïn,raønh maïch,saùt vôùi noäi dung cô baûn cuûa VB goác.II.Caùch toùm taét 1 vaên baûn thuyeát minh.1.Toùm taét vaên baûn thuyeát minh veà 1 loaïi hình kieán thöùc._Nhaø saøn cuûa ñoàng baøo mieàn nuùi nöôùc ta._Thuyeát minh nguoàn goác,kieán truùc vaø tieän ích cuûa nhaø saøn._Coù theå thaønh 2 ñoaïn:+Töø ñaàu…coäng ñoàng:ñ.nghóa mñ söû duïng.+Toaøn boä…nhaø saøn:thuyeát minh caáu taïo,nguoàn goác,coâng duïng nhaø saøn.+Coøn laïi:ñaùnh giaù,ca ngôïi beû ñeïp,söï haâp daãn cuûa nhaø saøn ôû VN xöa vaø nay._Toùm taét:Nhaø saøn laø coâng trình kieán truùc coù maùi che duøng ñeå ôû hoaëc söû duïng vaøo 1 soá 1 mñ khaùc.Toaøn boä nhaø saøn ñöôïc caáu taïo baèng tre,giang,nöùa goã;goàm nhieàu coät choáng,maët saân,goàm saøn,caùc khoang nhaø ñeå ôû hoaëc röarays.Hai ñaàu nhaø

Page 132: Tiết 1: Đọc văn

coù 2 caàu thang,Nhaø saøn xuaaát hieän töø thôøi ñaù môùi,ñöôïc phoå bieán ôû mieàn nuùi VN & ÑNA.Nhaø saøn coù nhieàu tieän ích:vöøa phuø hôïp vôùi nôi cö truù mieàn nuùi,ñaàm laày,vöøa taän duïng nguyeân lí taïi choã,giöõ ñöôïc veä sinh vaø baûo ñaûm an toaøn cho ngöôøi ôû.Nhaø saøn ôû 1 soá mieàn nuùi ta ñaõ ñaït tôùi trình ñoä kó thuaät vaø thaåm mó cao,ñaõ vaø ñang haàp daãn khaùch du lòch.2.Caùch toùm taét 1 vaên baûn thuyeát minh. SGKIII.Luyeän taäp;1.a.Ñoái töôïng thuyeát minh:tieåu söû,söï nghieäp nhaø thô Basoâ vaø ñaëc ñieåm theå thô 2 cöï.b.Boá cuïc:_Ñ1:Töø ñaàu…1902:toùm taét tieåu söû& giôùi thieäu taùc phaåm Basoâ._Ñ2:coøn laïi thuyeát minh veà nd & thuaät thô hai cö.2.a.VB:Ñeàn Ngoïc Sôn vaø hoàn thô HN thuyeát minh veà 1 thaéng caûn. Khaùc vôùi vaên baûn tröôùc:ñoái töôïng(thaéng caûnh)vaø nd:ktruùc,veû ñeïp neân thoe cuûa ñeàn,baøy toû t.y,nieàm töï haøo.b.Toùm taét: Ñeán thaêm ñeàn Ngoïc Sôn,hình töôïng kieán truùc ñaàu tieân gaây aán töôïng laø Thaùp Buùt,Ñaøi Nguyeân.Thaùp Buùt döïng treân nuùi Ngoïc Boäi,ñænh thaùp coù ngoïn buùt troâ leân trôøi xanh,treân minh laø 3 chöõ”taù Thanh Thieân”(vieát leân trôøi xanh)ñaày kieâu haõnh.Caïnh Thaùp Buùt laø caûnh caûnh Ñaøi Nguyeân.Goïi laø Ñaøi Nguyeân bôûi coång naøy laø hình töôïng “caùi ñaøi”ñôõ”nghieân möïc”hinh traùi ñaøo taïc baèng ñaù,ñaët treân ñaàu 3 chuù eách vôùi thaâm yù saâu xa ao nghieâm ruoäng chuû.Phía sau Ñaøi Nghieân laø caøu Theâ Huùc noái sang Ñaûo Ngoïc nôi

Page 133: Tiết 1: Đọc văn

toaï laïc ñeàn thieâng giöõa rì raøo soùng nöôùc.

----------------------------------------------------

Page 134: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 77 HOÀI CHOÁNG COÅ THAØNH. (Trích hoài 28_Tam quoác dieãn nghóa)_La Quaùn Trung.A.Muïc tieâu:giuùp HS:_Hieåu ñöôïc tính caùch boäc tröïc,ngay thaúng cuûa Tröông Phi cuõng nhö tình nghóa vöôøn ñaøo cao ñeïp cuûa 3 anh em keát nghóa._Hoài troáng deo vaøo loøng ngöôøi aâm vang chieán traän.B.Caùc böùôc tieán haønh:C.Phöông tieän thöïc hieän:Sgk,Sgv.Stk.D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi.

HS ñoïc phaàn daãn SGK vaø traû lôøi caâu hoûi:_Neâu 1 vaøi neùt veà taùc giaû?

_Taùc phaåm vieát theo keát caáu naøo?

_Ñaëc ñieåm cuûa tieåu thuyeát chöông hoài?

_Ñoaïn trích coù theå chia thaønh maáy ñoaïn?Noäi dung chính?

_Ca ngôïi ñoaïn trích coù nhan ñeà laø hoài troáng coå thaønh?

I.Tìm hieåu veà taùc giaû,taùc phaåm:1.Taùc giaû:Sgk.2.Taùc phaåm:_Vieát theo keát caáu chöông hoài:thònh haønh thôøi Minh,Thanh._Tieåu thuyeát chöông roài thoaùt thai töø thoaïi baûn_tieåu thuyeát baïch thoaïi ra ñôøi töø ñôøi Toáng thöôøng laø tröôøng thieân._Ñaëc ñieåm:+ND caâu chuyeän theå hieän qua ngoân ngöõ vaø nhaân vaät.+Caâu chuyeän phaùt trieån qua tình tieát coù xung ñoät caêng thaúng mang nhieàu kòch tính.+Ngheä thuaät khaéc hoaï nhaân vaät mang tính öùôc leä._TQDN daøi 120 hoài,ra ñôøi TK XIV.II.Boá cuïc:Ñoaïn trích coù theå chia thaønh 5 phaàn:_Ñ1:Chaâu Thöông…ñoùn 2 chò(trình baøy)._Ñ2:Tröông Phi…theo ra thaønh(môû moái)_Ñ3:Quan coâng troâng thaáy…laø gì kia(phaùt trieån)_Ñ4:Quan coâng ngaûnh laïi…ñeå baét maøy(ñænh ñieåm)_Ñ5:coøn laïi:môû nuùt.III.Ñoïc hieåu:1.YÙ nghóa nhan ñeà “Hoài troáng coå thanh”_Ca ngôïi tình nghóa cao ñeïp khoâng coù söï ngaên caùch veà ñaúng caáp:Löu,Quan,Truông.

Page 135: Tiết 1: Đọc văn

Gôïi yù:Do ñaâu maø coù hoài troáng:Saùi Döông,Qcoâng hay Tröông Phi?Hoài troáng thaùch thöùc,giaûi toaû ñieàu gì vaø ñem laïi keát quaû gì cho 2 ngöôøi trong cuoäc ,ngöôøi ñoïc baøi hoïc gì veà C/S?

_Quan coâng laø ngöôøi ntn?Chöùng minh.

_Ca ngôïi cuoäc ñoaøn tuï giöõa caùc anh huøng._Nhan ñeà gôïi khoâng khí traän maïc:><Qcoâng & Saùi Döông Tröông Phi >< Quan Coâng(chuû yeáu)._Hoài troáng laø ñieàu kieän.=>Vöøa gôïi khoâng khí traän maïc vöøa bieåu töôïng cho laøng trung nghóa,tinh thaàn duõng caûm & qung minh chính ñaïi.2.Tính caùch nhaân vaät Quan Coâng:_Laø ngöoøi trung nghóa cao thöôïng(thaân taïi taøo doanh,taâm taïi Haùn)._Laø ngöôøi khieâm nhöôøng,nhaõ nhaën vì ñang ôû theá tình ngay lí gian.3.Tính caùch nhaân vaät Tröông Phi:_Laø ngöôøi cöông tröïc,noùng naûy,suy nghó,ñôn giaûn._Ngoaøi ra coøn laø ngöôøi caån troïng.IV.Ngheä thuaät:_Mieâu taû ngoaïi hình vaø t/c nhaân vaät qua ngoân ngöõ,cöû chæ haønh ñoäng,quan heä vôùi nhaân vaät khaùc._Ngoân ngöõ mieâu taû phuø hôïp vôùi tính caùch n/v._Haønh ñoäng nhanh gaáp._Xaây döïng coát truyeän ñaày kòch tính:khoai ñoan,thaét nuùt,môû nuùt.

Baøi môùi:Ñoïc theâm:Taøo thaùo uoáng röôïu luaän anh huøng._Phaân tích tính caùch,taâm traïng Löu Bò khi ôû nhôø Taøo Thaùo._Traû lôøi caâu hoûi SGK. -----------------------------------------------------------

Page 136: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 78:Ñoïc theâm: TAØO THAÙO UOÁNG RÖÔÏU LUAÄN ANH HUØNG. (Trích hoài 21 Tam quoác dieãn nghóa)

I.Vò trí ñoaïn trích:Thuoäc hoài 21 cuûa tieåu thuyeát TQDN_keå veà thôøi kì Löu Bò chöa coù ñaát laäp nghieäp phaûi nöông nhôø Taøo Thaùo.II.Ñoïc_hieåu:1.Cuoäc ñaáu trí giöõa Löu Bò vaø Taøo Thaùo:_Taøo Thaùo laø ngöôøi khoân ngoan,ña nghi,gian xaûo,hoaøn toaøn naém theá chuû ñoäng,loaïi quan ñieåm anh maø Löu Bò ñöa ra vaø keát luaän baèng quan ñieåm cuûa mình”Anh huøng…ñaát kia”&”Anh huøng trong…maø thoâi”->gian huøng._Löu Bò voán laø ngöôøi khieâm nhöôøng,thaän troïng,kín ñaùo,khoân ngoan,thoâng minh trong öùng xöû.2.Quan nieäm anh huøng cuûa Taøo Thaùo;Caâu noùi :”Anh huøng…trôøi ñaát”:quan nieäm g/c boùc loät,aùp böùc trong xaõ hoäi phong kieán Trung Quoác luùc baáy giôø:muoán ñeø ñaàu cöôõi coå daân chuùng,laøm baù chuû thieân haï.3.Quan nieäm anh huøng cuûa Löu Bò:Laø ngöôøi coù möu cao chí lôùn trong thieân haï,bieát chôø thôøi,bieát cöông nhu ñuùng luùc ñuùng choã.III.Chuû ñeà.1.Xaây döïng tình huoáng truyeän:Nhoùm Löu Bò thaát theá->nöông nhôø vaøo Taøo Thaùo->xd löïc löôïng ñoäc laäp->giöõ ñöôïc bí maät yù ñoà chieán löôïc.2.Thuû phaùp khaéc hoaï tính caùch n/v:_Mtaû Löu Bò tröïc tieáp qua nhöõng öùng phoù tinh teá,linh hoaït,haønh ñoäng><ngoân ngöõ phuø hôïp._ Mtaû Löu Bò gtieán qua söï ñoái laäp noâng caïn cuûa Tr.Phi vaø Vaân Tröôøng.

Page 137: Tiết 1: Đọc văn

_Ñöa ytoá thieân nhieân vaøo 1 caùch hôïp lí.

Page 138: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 79,80 TÌNH CAÛNH LEÛ LOI CỦA NGÖÔØI CHINH PHUÏ (Trích Chinh phuï ngaâm). Nguyeân taùc:Ñaëng Traàn Loân. Dòch :Ñoaøn Thò Ñieåm. A.Muïc tieâu:giuùp HS_Hieåu ñöôïc taâm traïng leû loi cuûa ngöôøi chinh phuï & söï ñoàng caûm saâu saéc cuûa taùc giaû veà haïnh phuùc löùa ñoái._Ngheä thuaät mieâu taû taâm traïng n/v vaø aâm ñieäu thích tha cuûa ñoaïn trích.B.Phöông tieän thöïc hieän:Sgk,Sgv,Stk.C.Caùch thöùc tieán haønh:keát hôïpï phöông phaùp ñoïc saùng taïo,gôïi tìm,trao ñoåi,thaûo luaän,traû lôøi caâu hoûi.D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi:TK XVIII laø theá kæ ñaày bieán ñoäng cuûa XH VN.Noäi chieán lieân mieân,khôûi nghóa noå ra khôi daäy 1 luoàng tö töôûng môùi trong giôùi trí thöùc:ñoøi quyeàn soáng,quyeàn haïnh phuùc cuûa con ngöôøi.Ñöôïc theå hieânh roõ trong”Chinh phuï ngaâm”_Ñ.T.Coân dòch giaû Ñ.T.Ñieåm.

_Qua phaàn tìm hieåu ôû nhaø em haõy toùm taét vaøi neùt tieåu bieåu veà taùc giaû.

_Neâu vaøi neùt veà taùc phaåm?

I.Tìm hieåu veà taùc giaû,taùc phaåm,dòch giaû.1.Taùc giaû._Ñ.T.Coân(?_?)khoaûng TK XVIII queâ Thanh Trì,HN._Laø ngöôøi raát hieáu hoïc,coù taøi vaên chöông,ñaäu Höông Coáng töøng giöõ chöùc Huaán Ñaïo,tri huyeän.Cuoái ñôøi nhaän chöùc ngöï söû ñaøi chieáu khaùm thôøi Leâ_Trònh(can giaùn vua)_Ngoaøi CPN coøn coù thô vònh 8 caûnh ñeïp ôû Tieâu Töông: Tieâu Töông baùt caûnh,baøi phuù:Tröông Haøn tö thuaàn loâ,Tröông Löông beá y…2.Taùc phaåm:_CPN goàm 478 caâu thô vieát baèng chöõ Haùn,laøm theo theå Tröông ñoaûn cuù(ngaén daøi xen nhau)._Taùc phaåm:dieãn taû taâm traïng buoàn,coâ ñôn,khaùt voïng,lo aâu cuûa ngöôøi chinh phuï,ñoàng thôøi noùi leân söï oaùn gheùt ctr PK phi nghóa…_Theå thô song thaát luïc baùt:goàm 2 caâu 7 tieáng,1 caâu 6,1 caâu8 luaân phieân nhau trong baøi thô.Hai caâu 7

Page 139: Tiết 1: Đọc văn

GV goïi HS ñoïc ñoaïn trích & traû lôøi N.Kieàu choàng Ñ.T.Ñieåm caâu hoûi:Xuaát xöù ñoaïn trích?

_Ñoaïn trích coù theå chia ntn?_Ngoaïi caûnh coù töông quan ñeán taâm traïng ngöôøi chinh phuï?YÙ nghóa?

GV goïi HS ñoïc 4 caâu thô”Gaø eo…xa”_Daáu hieäu naøo cho thaáy noãi coâ ñôn cuûa ngöôøi chinh phuï? Ndu vieát Ngaøy vui ngaén chaúng ñaày gang(KT & TK göïp gôõ).HXH:Tieáng gaø vaêng vaúng gaùy treân bom._Taùc giaû sd ngheä thuaät gì

ngaét nhòp ¾,caâu 6,8 ngaét töï do.Coù theå gieo vaàn baèng hoaëc traéc,ôû cuoái caâu hoaëc löng chöøng caâu.3.Dòch giaû:_Baûn dieãn Noâm_Ñ.T.Ñieåm(1705_1748)hieäu Hoàng Haø_Vaên Giang Höng Yeân._Cha:Ñ.Doaõn Nghi,anh Ñ.Doaõn.Luaân ñeøu ñoã Höông Coáng,khoâng laøm quan ôû nhaø daïy hoïc._Laø ngöôøi nhan saéc taøi hoa.Saùng taùc taäp thô truyeàn kì taân phaû(chöõ Haùn) vaø baûn dòch chinh phuï ngaâm._Töøng daïy hoïc & trôû thaønh nhaø giaøo phuï nöõ ñaàu tieân.II.Ñoïc hieåu:1.Xuaát xöù:1740_1742,dòch khoaûng 1743_1745.Ñoaïn trích töø caâu 193_288:sau buoåi tieãn ñöa ngöôøi chinh phuï trôû veà,töôûng töôïng caûnh chieán tröôøng ñaày nguy hieåm ñaày cheát choùc maø lo laéng,xoùt xa choàng.Thöông mình coâ ñôn,leû loi,thaân nuoâi giaø daïy treû voø voõ chôø choàng…2.Ñoïc hieåu:a.Taâm traïng ngöôøi chinh phuï:(2 khoå môû ñaàu:8)_Thôøi gian ban ñeâm_Quang caûnh xung quanh:caên phoøng coù reøm cöûa,ngoïn ñeøn.=>Chinh phuï ñöùng ngoài khoâng yeân,heát ra laïi vaøo thaáy quang caûnh ngaøy nhö ñeâm ñaâu cuõng chæ coù coâ ñôn,buoân teû.Reøm cöûa,ngoïn ñeøn laø nhaân chöùng cho söï leû loi cuûa naøng.b.Dieãn bieán taâm traïng cuûa chinh phuï:*Ñoaïn”Gaø eo oùc…bieån xa”._Ñoùi laäp ngaøy vaø ñeâm:gôïi söï thaát voïng trieàn mieân trong noãi khaùt khao ñoàng caûm(ñeâm gaø eo oùc gaùy suoát 5 canh,ngaøy thì boùng hoeø lô ñaõng chuyeån heát beân naøy sang beân noï).=>Thieân nhieân voâ tình tröôùc söï coâ ñôn laïnh leõo cuûa naøng.

Page 140: Tiết 1: Đọc văn

ñeå taû?

Neáu tröôùc ñoù ñoaïn thô taäp trung ttaû caûnh leû loi ñôn chieác thì ñoaïn naøy dtaû noãi loøng chinh phuï höôùng veà phöông xa._Em haõy xaùc ñònh caâu thô naøo laø lôøicaûu ngöôøi chinh phuï?

Qua ñoaïn trích em haõy thaáy ngheä thuaät naøo ñöôïc theå hieän?

Nguyeät hoàng hoa,hoa thaém töøng boâng

_C3 & 4:thôøi gian:taâm lí khaéc…nieân & khoâng gian öôùc leä”töïa…xa”:coâ ñôn,buoàn ñau,khaéc khoaûi khoân nguoâi cuûa ngöôøi chinh phuï.*Ñoaïn “Höông…ngaïi chuøng”._Haønh ñoäng:+ñoát höông->meâ maõi buoàn raàu. +soi göông->göông maët leä chöùa chan. +gaûy ñaøn->daây uyeân kinh ñöùt phím loan ngaïi chuøng->moãi gaéng göôïng ñeàu voâ voïng,khoâng thoaùt noãi coâ ñôn bao truøm.*Ñoaïn “Loøng naøy…möa phun”._Naøng muoán göûi loøng nhôù thöông choàng cho gioù,trôøi->khoâng tôùi,khoâng hieåu._Noãi nhôù chaøng:+thaêm thaúm:chæ ñoä xa caùch cuûa khoâng nhaát ñònh. +ñau ñaùu.=>Noãi long,nhôù thöông,mong ñôïi,vöøa khaúng ñònh tình yeâu vöøa laø 1 caûm giaùc veà söï chôi vôi,troáng traûi cuûa ngöôøi chinh phuï.KL:Taâm traïng coâ ñôn,saàu naõo vaø taâm traïng khaéc khoaûi böùc xuùc,khoâng bieát giaûi toaû cuøng ai->ñoäc thoaïi vaø soáng trong mô töôûng.3.Ngheä thuaät:_Söû duïng thaønh coâng nhieàu töø laùy nhieàu giaù trò bieåu caûm,gôïi hình,gôïi thanh._H/a thô ñaëc saéc,giaøu tính bieåu tröng:hoa_nguyeät(taâm traïng ngöôøi chinh phuï)._Nhòp ñieäu thô linh hoaït,giaøu nhaïc ñieäu dieãn taû doøng taâm traïng luùc buoàn baõ,thaån thôø,khi tha thieát mong nhôù,traøo daâng öôùc ao.Söï bieán nhòp cuûa caùc caâu thô luïc baùt & nhòp ¾ laëp laò trong caùc caâu nhaát.III.Chuû ñeà:Khaéc hoaï tình caûm leû loi & noãi nhôù thöông da dieát cuûa ngöôøi chinh phuï ñ/v chinh phuï trong nhöõng ngaøy daøi bieàn bieät xa caùch->tinh thaàn nhaân ñaïo saâu saéc

Page 141: Tiết 1: Đọc văn

cuûa taùc giaû.Ghi nhôù:Sgk.

*Baøi môùi:Laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän:_Taùc duïng vieäc laäp daøn yù._Caùch laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän._Laøm baøi taäp SGK. --------------------------------------------------------

Page 142: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 81 LAÄP DAØN YÙ BAØI VAÊN NGHÒ LUAÄN.A.Muïc tieâu:giuùp HS _Naém ñöôïc caùch laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän._Bieát vaän duïng lí thuyeátvoaø laøm baøi taäp.B.Phöông tieân thöïc hieän:SGK,SGV,STK.C.Caùch thöùc tieán haønh:D.Tieán trình daïy hoïc: 1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi.

GV ñöa ra caâu hoûi HS thaûo luaän traû lôøi:_Laäp daøn yù laø gì?_Vì sao khi laøm baøi phaûi laäp daøn yù?

_Ñeå vieäc laäp daøn yù ñöôïc deã daøng,tröôùc khi laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän,ta phaûi laøm gì?_Tìm yù cho baøi vaên & laäp daøn yù GV goïi HS ñoïc ñeà baøi SGK & xaùc ñònh luaän ñieåm ,luaän ñeà,luaän cöù._Baøi vaên caàn laøm saùng toû ñieàu gì?Qñieåm cuûa chuùng ta veà vñeà ñoù ntn?Caên cöù vaøo baøi,y/c baøi vaên traû lôøi baèng suy nghó cuûa mình._Saùch laø gì?_Saùch coù taùc duïng ntn?_Thaùi ñoä ñ/v saùch & ñoïc saùch ntn?Moãi luaän ñieåm coù luaän cöù CM.GT._Saùch thuoäc lvöïc naøo cuûa con ngöôøi?_Saùch p/a,löö giöõ tình töïu gì cuûa ngöôøi loaïi?_Saùchcoù chòu aûnh höôûng

I.Taùc duïng cuûa vieäc laäp daøn yù;1.Ñònh nghóa:laäp daøn yù laø coâng vieäc löïa choïn & saép xeáp nhöõng noäi dung cô baûn döï ñònh trieån khai vaøo boá cuïc 3 phaàn cuûa VB.2.Muïc ñích:Giuùp ngöôøi vieát bao quaùt nd chuû yeáu,luaän ñieåm,luaän cöù caàn trieån khai,pvi & möùc ñoä nghò luaän->traùnh laïc ñeà,laëp yù,boû soùt hay trieån khai yù khoâng caân xöùng.II.Caùch laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän:Laäp daøn yù cho ñeà baøi:Baøn veà vtroø & tduïng cuûa saùch trong ñ/s tinh thaàn con ngöôøi nhaø vaên M.Gôki vieát:”Saùch môû roäng tröôùc maét toâi nhöõng chaân trôøi môùi”.Haõy giaûi thích & bình luaän yù kieán treân.1.Tìm yù cho baøi vaên:tìm heä thoáng luaän ñieåm,luaän cöù:a.Xaùc ñònh luaän ñeà:_Baøn veà taùc duïng caûu saùch trong ñ/s tinh thaàn cuûa con ngöôøi._Nhìn nhaän ñuùng vai troø vaø taùc duïng caûu saùch,bieát quyù troïng giaù trò cuûa saùch,coù caùch ñoïc saùch toát nhaát.b.Xaùc ñònh caùc luaän ñieån:_Saùch laø saûn phaåm tinh thaàn kì dieäu cuûa con ngöôøi._Saùch môû roäng nhöõng chan trôøi môùi._Caàn coù thaùi ñoä ñuùng.C.Tìm luaän cöù cho caùc luaän ñieåm:*Luaän ñieåm 1:Saùch laø saûn phaåm

Page 143: Tiết 1: Đọc văn

cuûa thôøi gian khoâng gian khoâng?

_Saùch ñem laïi hieåu bieát cho con ngöôøi gì veà TN & XH?_Saùch coù t/d ntn ñ/v c/s rieâng tö & quaù trình töï hoaøn thieän mình?_Thaùi ñoä cuûa em ñ/v caùc loaïi saùch?_Ñoïc saùch ntn laø toát nhaát?*Sau khi HS laøm xong,tìm ñuû yù caàn saép xeáp caùc luaän ñieåm,luaän cöù ñaõ xñ ñöôïc vaøo daøn yù goàm 3 phaàn:

*Nhöõng caâu hoûi trong SGK giuùp ta saép xeáp luaän ñieåm,luaän cöù trong phaàn thaân baøi.

tinh thaàn kì dieäu cuûa con ngöôøi._Lónh vöïc tinh thaàn cuûa con ngöôøi._Kho taøng tri thöùc cuûa nhaân loaïi._Saùch giuùp chuùng ta vöôït khoâng gian vaø thôøi gian.*Luaän ñieåm 2:Saùch môû roäng nhöõng chaân trôøi môùi._Saùch giuùp chuùng ta hieåu bieát veà moïi lvöïc töï nhieân & XH._Saùch laø ngöôøi baïn taâm tình gaàn guõi,giuùp chuùng ta töï hoaøn thieän.*Luaän ñieåm 3:Caàn coù thaùi ñoä ñ/v saùch & vieäc ñoïc saùch._Ñoïc & laøm theo saùch toát,phe phaùn saùch coù haïi._Taïo thoùi quen löïa choïn saùch,höùng thuù ñoïc & hoïc theo caùc saùch coù nd toát._Hoïc nhöõng ñieàu trong saùch beân caïnh vieäc hoïc trong thöïc teá c/soáng.2.Laäp daøn yù:a.Môû baøi:Neâu ñöôïc vñeà & phöông phaùp nghò luaän cho toaøn baøi(vtroø vaø t/d cuûa saùch).b.Thaân baøi:_Luaän ñieåm 1:Saùch laø gì?+Luaän cöù 1.+Luaän cöù 2.+Luaän cöù 3._Saùch coù t/d ntn?(luaän ñieåm 2,luaän ñieåm chính,qtroïng nhaát cuûa baøi vaên).+Luaän ñieåm 1.+Luaän ñieåm 2.+Luaän ñieåm 3._Thaùi ñoä ñ/v saùch & vieäc ñoïc saùch?+Luaän ñieåm 1.+Luaän ñieåm 2.+Luaän ñieåm 3.c.Keát baøi.neân keát baøi theo kieåu ñoùng hay môû._K/ñònh nd naøo?_Môû ra nhöõng nd naøo ñeå ngöôøi ñoïc tieáp tuïc suy nghó.?III.Luyeän taäp.1.a.Caàn boå sung 1 soá ñieåm coàn

Page 144: Tiết 1: Đọc văn

*Sau khi hoïc xong lí thuyeát,gv cho HS luyeän taäp._Baøi taäp 1/91:HCM chæ roõ”GV cho khoâng coù ñöùc laø ngöôøi voâ duïng,coù ñöùc maø khoâng coù taøi thì laøm vieäc gì cuõng khoù?Neân hieåu vaø vaän duïng lôøi daï ntn?

*Baøi taäp 2:Trao ñoåi trong nhoùm ñeå laøm baøi

thieáu:_Ñöùc vaø taøi coù qheä khaêng khít vôùi nhau trong moãi ngöôøi._Caàn phaûi thöôøng xuyeân reøn luyeän phaán ñaáu ñeå coù caû ñöùc laãn taøi.b.Laäp daøn yù ñaïi cöông:*.Môû baøi;_Giôùi thieäu lôøi daïy cuûa chuû tòch HCM._Ñònh höôùng tö töôûng cuûa baøi vieát.*Thaân baøi:_Giaûi thích caâu noùi cuûa HCM(neâu luaän ñieåm,luaän cöù)_Lôøi daïy cuûa Baùc coù yù nghóa saâu saéc ñoái vôùi vieäc reøn luyeän tu döôõng caûu moãi ngöôøi.*Keát baøi:_Caàn phaûi thöôøng xuyeân reøn luyeän phaán ñaáu ñeå coù caû ñöùc laõn taøi.

*Baøi môùi:Truîeân Kieàu._Cuoäc ñôøi vaø con ngöôøi taùc giaû._Taùc phaåm chính cuûa N.Du._Ñaëc ñieåm noäi dung,ngheä thuaät thô vaên N.Du.

Page 145: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 82: TRUYEÄN KIEÀU.

A.Muïc tieâu:giuùp HS:-Naém roõ 1 soá neùt chính veà h/c XH & tieåu söû cuûa N.Du coù aûnh höôûng ñeán staùc cuûa oâng.-Naém 1 soá ñaëc ñieåm chính trong söï nghieäp staùc & ñaëc tröng cô baûn veà nd & ngheä thuaät trong caùc taùc phaåm vaø Truyeän Kieàu cuûa Ndu.B.Caùc phöông tieän thöïc hieän:SGK,SGV,STK.C.Caùc böôùc tieán haønh:Thuyeát trình daøn yù baøi hoïc, thaûo luaän,traû lôøi caâu hoûi.D.Tieán trình daïy hoïc:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi:Trong leã kæ nieäm 200 naêm ngaøy sinh thi haøo N.Du,Teá Hanh laéng saâu caûm xuùc: “Cuoäc gaëp gôõ tình côø cho toâi baøi hoïc lôùn

Nhö theå 200 naêm nhaø thô nhaén laïi ta raèngHaõy ñi vaøo traùi tim baïn ñoïc

Ngöôøi ta coù theå queân teân ngöôøi laøm thôNhöng ñöøng queân thô…”

(Baøi hoïc nhoû veà thôøi thô lôùn) Bao nhieâu naêm nay,Tr.Kieàu ñaõ ñi vaøo loøng ngöôøi vaø trieäu trieäu traùi tim nhaân loaïi.Söùc haáp daãn Tr.Kieàu khoâng chæ taøi töû giai nhaân maø ôû traùi tim ñoàng caûm loøng yeâu thöông con ngöôøi cuûa nhaø thô ñaõ keát tinh trong töøng chi tieát cuûa taùc phaåm.Ñeå thaáy roõ chuùng ta vaøo baøi.

Töø vieäc ñaõ phaân coâng HS hoïc tröôùc,GV goïi nhoùm thuyeát trình daøn yù baøi hoïc vaø neâu vñeà khoù hieåu,caàn giaûi thích.Sau ñoù thaûo luaän->Ñaïi dieän toå n/x,ñaùnh giaù->GV keát luaän._Nhaän xeùt veà cuoäc ñôøi NDu/Gôïi yù:Vieäc NDu tieáp nhaän caùc vuøng vaên hoaù khaùc nhau coù taùc doäng theá naøo ñeán vieäc hình thaønh taøi naêng & p/c staïo cuûa oâng?Vieäc sinh tröôûng trong gia ñình qtoäc quyeàn quyù

I.Cuoäc ñôøi N.Du(1765_1820)1.Trong quan heä vuøng vaên hoaù:Ndu sinh taïi Tlong,ten chöõ Toá Nhö,teân hieäu Thanh Hieân queâ cha Haø Tónh(Nguyeãn Nghieãm),queâ meï Baéc Ninh(Traàn.T.Taàn),vôï ôû Thaùi Bình=>may maén tieáp nhaän tì troáng vaên hoaù cuûa nhieàu vuøng queâ khaùc nhau.Ñoù laø tieàn ñeà toång hôïp ngheä thuaät cuûa ñaïi thi haøo daân toäc.2.Quan heä gia ñình:Sinh tröôûng trong gia ñình quyù toäc quyeàn quyù:cha laøm teå töôùng trieàu Leâ_Trònh,anh cuøng cha Nguyeãn Khaõn laøm ñeán chöùc Tham tuïng noåi tieáng phong löu vaø meâ haùt xöôùng->chöùng c/s xa hoa,phong löu cuûa giôùi quyù toäc PK vaø thaáu hieåu,ñoàng caûnh vôùi thaân phaän ñaùng thöông caûu nhöõng ca nhi kó

Page 146: Tiết 1: Đọc văn

coù theå ñem laïi cho NDu nhöõng ñk gì veà hoïc vaán vaø cuoäc soáng?

Thôøi ñaïi loaïn hoïc vaø khuûng hoaûng cuûa XHPK,nhöõng traûi nghieäm c/s XH cuûa NDu trong caùc gñ khaùc nhau,trong moâi tröôøng,h/c khaùc nhau coù theå ñem laïi cho oâng tö töôûng chính trò vaø quan nieäm thaåm mó gì?

Y/c HS nhôù caùc staùc chính cuûa NDu vaø ñaëc ñieåm caùc staùc aáy.Neâu caùc taùc phaåm baèng chöõ Haùn cuûa NDu?ND taùc phaåm?

nöõ.3.Quan heä thôøi ñaïi:_Soáng trong gñ coù nhieàu bieán ñoäng lsöû,XH ñaày raãy loaïn laïc nhieãu nhöông(chuùa Trònh chieám quyeàn vua Leâ,soáng xa hoa höôûng laïc,noäi boä tranh giaønh quyeàn löïc,Taây Sôn dieät chuùa Trònh,Leâ Chieâu Thoáng”coõng raén caén gaø nhaø”,Quang Trung Nhueä ñaïi phaù quaân Thanh Gia Long N.Aùnh dieït Taây Sôn ñoaït laïi ngai vaøng…)gñ li taùn,baûn thaân soáng c/s chaät vaät,phieâu baït nhieàu nôi tröôùc khi laøm quan cho trieàu Nguyeãn->giuùp NDu cso voán soáng thöïc teávaø coù dòp suy ngaãm veà vñeà XH,thaân phaän con ngöôøi._1802 ra laøm quan trieàu Nguyeãn vaø 1843 ñeà söù sang Trung Quoác tieáp xuùc vôùi 1 neàn vhoaù->theâm nhieàu hieåu bieát,caûm nhaän saâu saéc veà n/v lsöû goùp phaàn naâng taàm kq’ veà trình töï XH vaø thaân phaän con ngöôøi trong staùc cuûa oâng._OÂng maát 18_9_1820._1865 Hoâi ñoäng hoaø bình theá giôùi coâng nhaän NDu laø danh nhaân vaên hoaù theá giôùi vaø quyeát ñònh kæ nieäm troïng theå nhaân dòp 200 naêm naêm sinh cuûa oâng.II.Söï nghieäp vaên hoïc:1.Caùc saùng taùc chính:a.Saùng taùc baèng chöõ Haùn:*Hieän coøn 249 baøi do NDu staùc vaøo caùc thôøi kì khaùc nhau:_Taùc phaåm:Thanh Hieân thi taäp goàm 78 baøi vieát chuû yeáu trong nhöõng naêm thaùng tröôùc khi ra laøm quan nhaø Nguyeãn.Nam trung taïp ngaâm:40 baøi staùc trong khoaûng thôøi gian laøm quan ôû Hueá vaø Quaûng Bình.Baéc Haønh taïp luïc:131 staùc khi ñi söù Trung Quoác.*ND:+Töï than thaân:than thôû veà nhöõng lí töôûng cao ñeïp,cao caû khoâng thöïc hieän ñöïôc,veà caûnh ngheøo,soá phaän long ñong…

Page 147: Tiết 1: Đọc văn

_Noäi dung thô vieát baèng chöõ Noâm?

Saùng taùc cuûa Nguyeãn Du coù nhöõng ñaëc ñieåm chuû yeáu naøo?_Veà noäi dung?_Vì sao chöõ tình chieám vtrí haøng ñaàu trong staùc cuûa oâng?

_Veà ngheä thuaät?

+Caûm thoâng,thöông xoùt vôùi nhöõng thaân phaän nhoû beù döôùi ñaùy XH,bò ñoaï ñaøy haét huûi…+Pheâ phaùn XH PK chaø ñaïp quyeàn soáng con ngöôøi.+Vònh n/v lsöû:ca ngôïi,ñoàng caûm nhöõng nhaân caùch cao thöôïng vaø pheâ phaùn nhöõng n/v phaûn dieän.b.Saùng taùc baèng chöõ Noâm:_Ñoaïn tröôøng taân thanh(Tr.Kieàu):staùc baèng theå thô luïc baùt treân cô sôû truyeän tieåu thuyeát chöông hoài(taùc phaåm töï söï vaên xuoâi)Trung Quoác Kim Vaân kieàu truyeän.Tuy nhieân,ND ñaõ staïo neân 1 taùc phaåm hoaøn toaøn môùi,vôùi caûm höùng môùi,nhaän thöùc lí giaûi cuûa rieâng oâng vaø baèng theå thô daân toäc,ngheä thuaät baäc thaày veà sd ngoân ngöõ,h/a,nhaïc ñieäu,caâu thô.=>Tr.Kieàu troû thaønh kieät taùc ñoäc nhaát voâ nhò cuûa vaên hoïc trung ñaïi VN._Vaên chieâu hoàn(Vaên teá thaäp loaïi chuùng sinh)vieát baèng theå song thaát luïc baùt nhaèm caàu sieâu thoaùt cho 10 loaïi ngöôøi cheát,töø ngöôøi lñ ngheøo khoå buoân gaùnh baùn böng ñeán nhöõng ngöôøi thuoäc taàng lôùp PK qtoäc :trong ñoù töôûng höôùng taám loøng nhaân aùi saâu saéc veà nhöõng thaân phaän beù nhoû,döôùi ñaùy XH.2.Ñaëc ñieåm chuû yeáu trong saùng taùc cuûa Nguyeãn Du:a.Noäi dung:_Ñeà cao xuùc caûm tuùc ñeà cao tình._Chöõ “tình”chieám vò trí quan troïng haøng ñaàu trong staùc ND:+Söï caûm thoâng,thöông xoùt,traân troïng chaân thaønh saâu saéc töôûng daønh cho con ngöôøi nhoû beù,bò XH haét huûi,chaø ñaïp,ngöôøi baát haïnh.+Trieát lí cuûa nhaø thô veà c/ñ,thaân phaän con ngöôøi thöôøng mang tính kq’ cao vaø thaám ñaãm caûm xuùc:noãi ñau thaân phaän ngöôøi phuï nöõ baát haïnh trong XH cuõ,khaùi quaùt baûn chaát ñoäc aùc cuûa XHPK,boäc loä söï phaãn noä cuûa nhöõng keû ñaõ haõm haïi tieàn taøi.->Thô NDu thaám ñaãm tình ñôøi ,tình

Page 148: Tiết 1: Đọc văn

ngöôøi._Laø ngöôøi ñaàu tieân trong VHTÑ neâu leân vñeà veà thaân phaän coù saéc ñeïp vaø taøi naêng vaên chöông.OÂng ñeà caäp ñeán vñeà raát môùi:XH caàn traân troïng nhöõng qtrò tinh thaàn nhö ngheä thuaät,thi ca->laø ngöôøi ñaàu tieâu bieåu cuûa traøo löu CNNÑaïo trong VHVN cuoái TK XVIII ñaàu XIX ñeà cao haïnh phuùc con ngöôøi töï nhieân,traàn theá.b.Ngheä thuaät:_Thô chöõ Haùn sd linh hoaït nhieàu theå thô(nguõ ngoân coå chi,nguõ ngoân,thaát ngoân luaät,ca,haønh…)->coù baøi xuaát saéc._Thô chöõ Noâm:goùp phaàn laøm giaøu theâm ngoân ngöõ dtoäc & ñöa theå loaïi truyeän thô vieát baèng theå luïc baùt leân ñeán ñænh cao.*Ghi nhôù:Sgk

-------------------------------------------------------

Page 149: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 83_84 PHONG CAÙCH NGOÂN NGÖÕ NGHEÂÏ THUAÄTA.Muïc tieâu:giuùp HS:_Naém ñöôïc k/n ngoân ngöõ ngheä thuaät vaø p/c ngoân ngöõ ngheä thuaät vôùi caùc ñaëc tröng cô baûn cuûa noù._Coù kó naêng pt vaø sd ngoân ngöõ theo p/c ngheï thuaät.B.Caùc böôùc tieán haønh:C.Phöông tieän thöïc hieän:SGK,SGV,STK.D.Tieán trình leân lôùp:1.Kieåm tra baøi cuõ.2.Giôùi thieäu baøi môùi

Ñeå HS ñi ñeán k/n ngoân ngöõ ngheä thuaät.GV coù theå tieán haønh ñaët caâu hoûi:_Ngoân ngöõ ngheï thuaät sd trong khi giao tieáp naøo vaø thuoäc theå loaïi naøo?_Neùt khaùc nhau giöõa ngoân ngöõ thô vaø vaên xuoâi töï söï,vaên xuoâi vaø ngoân ngöõ kòch?_Neùt gioáng nhau cuûa ngoân ngöõ trong caùc theå loaïi noùi treân?(tính ngheä thuaät;gôïi caûm ,gôïi hình)->HS traû lôøi caâu hoûi ,GV keát luaän.

_Vaäy ngoân ngöõ ngheä thuaät coù nhöõng ñaëc ñieåm?

I.Ngoân ngöõ ngheä thuaät:1.Khaùi nieäm ngoân ngöõ ngheä thuaät:Coøn goïi laø ngoân ngöõ v/c,ngoân ngöõ vaên hoïc:laø ngoân ngöõ gôïi hình,gôïi caûm ñöôïc duøng trong vaên baûn ngheä thuaät.Trong nhieàu tröôøng hôïp ngoân ngöõ ngheä thuaät cuõng ñöôïc sd trong lôøi noùi haèng ngaøy vaø caû trong vaên baûn thuoäc p/c ngoân ngöõ khaùc.2.Ñaëc ñieåm:a.Ñaëc ñieåm gôïi hình,gôïi caûm:VD:ngoân ngöõ thoâng thöôøng :nhöõng con vòt chaïy tôùi chaïy lui,nhìn leân trôøi,keâu caïc caïcNgoân ngöõ ngheä thuaät:nhöõng thím vòt nhuùt nhaùt luoáng cuoáng ñoâi chaân,nghieâng 1 beân maù ñeå hieác maét leân trôøi ra hieäu nghe ngoùng.Coù thím laïi haõi quaù,caïc caïc 1 hoài aàm ó nhö muoái keâu:”Ai cöùu toâi vôùi!Caïc caïc caïc caïc!”(Toâ Hoaøi)->Töø ngöõ gôïi hình,gôïi caûm:thím,nghieâng 1 beân maù…b.Ñaëc ñieåm duøng trong vaên baûn ngheä thuaät:_Ngoân ngöõ töï söï trong truîeân,tieåu thuyeát,kí söï…laø ngoân töø cuûa ngöôøi keå chuyeän vaø n/v._Ngoân ngöõ trong ca dao,thô…ngoân töø cuaû chuû theå tröõ tình._Ngoân ngöõ saân khaáu trong cheøo,tuoàng,kòch…ngoân töø caùc n/v.

Page 150: Tiết 1: Đọc văn

Ngoân ngöõ ngheä thuaät coù chöùc naêng laø gì?

GV goïi HS PT VD,Kluaän.a)Khaúng ñònh vaø nuoâi döôõng 1 tö töôûng 1 caûm xuùc thaåm mó:caùi ñeïp coù theå phaùt sinh vaø ñi leân ngay trong moâi tröôøng coù nhieàu caùi xaáu.b)Thoâng tin veà nôi sinh soáng,caáu taïo,hình daùng,msaéc hao sen._K/n ngoân ngöõ ngheä thuaät?GV höôùng daãn HS tìm hieåu baèng caùch ñöa VD ñeå HS ñoái chieáu vaø so saùnh.GV gôïi yù HS:_Caùch naøo dieãn ñaït cuï theå,sinh ñoäng hôn?_Caùch naøo dieãn ñaït haøm suùc hôn?_Caùch dieãn ñaït naøo gôïi caûm hôn?->Ruùt ra KL.*OÂI nhöõng…trôøi chieàu(Ñaát nöôùc_NÑThi)_Caùch taïo tính hình töôïng cuûa PCNNNT?*GV ñoái chieáu nhöõng caâu noùi haøng ngaøy vôùi nhöõng caâu thô giaøu aâm höôûng,staïo._Ñoïc nhöõng caâu thô em thaáy cxuùc taùc giaû ra sao?(yeâu,gheùt,vui…)VD:Qua ñình ngaû noùn troâng ñình Ñình bao nhieâu ngoùi thöông…nhieâu (Ca dao)

3.Chöùc naêng thoâng tin:VD treân :thoâng tin veà”phaûn öùng vôùi moâi tröôøng cuûa ñaøn vòt”VD”Nhôù,nhôù,nhôù” “Chieàu chieàu laïi nhôù chieàu chieøu”->noãi nhôù.b.Chöùc naêng thaåm mó:VD.a)Sgk/98 b)Sen laø 1 hoa soáng ôû ñaàm laày,ao,ñaàm.Sen coù laù maøu xanh,hoa maøu traéng,nhò maøu vaøng…nôû hoa thôm ngaùt vaøo muøa heø.Ngoân ngöõ ngheï thuaät(Sgk)II.Phong caùch ngoân ngöõ ngheï thuaät.1.Tính hình töôïng:VD:”Ta ñaõ lôùn…caùch maïng”(Toá Höõu_Ta ñi tôùi) “Dtoäc ta ñaõ tröôûng thaønh trong ctr.Keû thuø khoâng coøn hi voïng ñeå ngaên caûn söï tieân leân maïnh meõ,to lôùn cuûa daân toäc töøng bò aùp böùc ôû haàm moä vaø noâng thoân._Tính hình töôïng cuûa phong caùch ngoân ngöõ ngheä thuaät laø k/n chæ ra caùch dieãn ñaït cuï theå,haøm suùc & gôïi caûm trong 1 ngöõ caûnh._Ñeå taïo tính hình töôïng ngoân ngöõ ngheä thuaät duøng,duøng BPTT:aån duï,so saùnh aån duï,aâm thanh(thô vaø vaên xuoâi).2.Tính truyeàn caûm:VD;”Ñöôøng xoaøi hao traéng naéng ñu ñöa(Toá Höõu) Taøn haïi caû gioáng coân truøng caây coû Nheo nhoùc thay keû goaù luïa khoán cuøng_Theå hieän laøm ngöôøi nghe cuøng vui,buoàn…nhö chính ngöôøi noùi->taïo ra söï ñoàng caûm giao caûm,cuoán huùt,gôïi caûm xuùc ngöôøi ñoïc.3.Tính cuï theå hoaù:VD.a)Maët trôøi xuoáng bieån nhö

Page 151: Tiết 1: Đọc văn

_So saùnh Maët trôøi mieâu taû trong 2 ñoaïn trích?VD:Traøng Giang(H.Caän)Soùng gôïn…maùy doøngTaû caûnh thieân nhieân->noãi coâ ñôn.Kieáp ngöôøi troâi noåi voâ ñònh->tình caûm hoaø vaøo vuõ truï=>daáu aán rieâng cuûa Hcaän.

hoøn löûa(ÑTÑCaù_H.Caän) Maët trôøi nhuù leân daàn daàn,roài leân cho kì heát.Troøn trónh phuùc haäu nhö loøng ñoû 1 quaû tröùng thieân nhieân ñaày ñaën,Quaû tröùng hoàng haøo thaêm thaúm vaø ñöôøng beä ñaët leân 1 maâm baïc(Coâ Toâ_Ntuaân)._Theå hieän ôû gioïng ñieäu rieâng,p/c rieâng.Ghi nhôù:Sgk

Page 152: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 85 TRAO DUYEÂN ( Trích “Truyeän Kieàu” – Nguyeãn Du)

A. Muïc tieâu baøi hoïc Giuùp HS :

- Hieåu ñöôïc tình yeâu saâu naëng vaø bi kòch cuûa Kieàu qua ñoaïn trích. Ñoái vôùi Kieàu, tình vaø hieáu thoáng nhaát chaët cheõ.

- Naéng ñöôïc ngheä thuaät mieâu taû noäi taâm nvaät trong ñtrích.B. Thieát keá daïy – hoïc Troïng taâm baøi hoïc : Neâu baät söï tha thieát cuûa Thuùy Kieàu

vôùi t/y boäc loä qua haønh ñoäng trao duyeâ, neâu ñöôïc söï thoáng nhaát cuûa 2 maët tình vaø nghóa nhö laø moät ñaïo ñöùc quan troïng cuûa quan nieäm truyeàn thoáng veà t/y

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø Noäi dung caàn ñaït

- Ñoïc dieãn caûm hoaëc ngaâm trích ñoaïn.

- GV gthieäu vaén taét vò trí cuûa ñtrích

* Trong taùc phaåm- Lí do daãn ñeán söï vieäc trao duyeân.- Nhaán maïnh : Söï khaùc nhau giöõa yù ñoà cuûa NDu so vôùi Kim Vaân Kieàu truyeän veà vò trí cuûa söï kieän trao duyeân söï tinh teá cuûa NDu noãi ñau ñôùn cuûa Thuùy Kieàu saâu saéc, aùm aûnh GV yeâu caàu vaø höôùng daãn hoïc sinh caùch ñoïc ñoaïn trích .GV hoûi : Caên cöù vaøo, theo em coù theå chia ñoaïn trích ?

GV ñònh höôùng: Coù theå phaân tích ñoaïn trích theo nhieàu höôùng. Gv ñi theo boá cuïc 2 phaàn

- 20 caâu ñaàu - Coøn laïiGV caét nghóa nhan ñeà ñoaïn trích.GV hoûi : Theo em noäi dung cô baûn cuûa 20 caâu ñaàu naøy laø gì ?

I/ Vò trí ñoaïn trích- Trích töø caâu 723 – 756 –

“Truyeän Kieàu” cuûa Nguyeãn Du.

II/ Ñoïc – hieåu vaên baûn

1/ 20 caâu ñaàu : Thuùy Kieàu nhôø Thuùy Vaân noái nghóa Kim Troïng.

- Nhôø caäy Caäy }löïa choïn töø ngöõ phuø hôïpChòu}khoå taâm, khoù noùi.Lay_thöa baát bình thöôøng

coi Thuùy Vaân laø aân nhaân cuûa mình raøng buoäc Thuùy Vaân

- Keå veà moái tình+ “Giöõa ñöôøng ñöùt gaùnh”

Page 153: Tiết 1: Đọc văn

GV yeâu caàu :Hoïc sinh ñoïc hai caâu ñaàu, phaùt hieän, suy nghó veà cöû chæ cuûa Thuùy Kieàu, nhaän xeùt vaø tìm caùch lí giaûi.Taïi sao Nguyeãn Du duøng 2 töø “caäy”, “chòu”, ôû ñaây? Coù neân vaø coù theå thay = töø khaùc gaàn nghóa ( “nhôø”, “nhaän” khoâng ? Vì sao?

dang dôû + Kim – Kieàu ñaõ “theà nguyeàn”+ “Soùng gioù” traéc trôû+ “Hieáu”_tình choïn chöõ “hieáu”

- Thuyeát phuïc em ngaøy xuaân daøi

tình maùu muû (tình chò – em)

- Baøy toû loøng bieát ôn “ngaäm cöôøi”

“thôm laây”

- Kieàu nhaéc laïi nhöõng kæ nieäm vaø trao kæ vaät cho Thuùy Vaân

+ Kæ vaät “chieác vaønh” } minh chöùng

“ tôø maây” } t/y saâu saéc, maõnh lieät

+ Daën doø duyeân giöõ } >< vaät chung } luyeán tieác

+ “ngöôøi meänh baïc” >< cuûa tin phím ñaøn maûnh höôûng nguyeàn

soá meänh baát haïnh >< maát >< coøn taâm traïng thoån thöùc, tieác

nuoái, naøo neà ñau ñôùn, giaèng xeù.

GV ñònh höôùng ( TKBG 215,216)GV yeâu caàu hoïc sinh ñoïc 6 caâu ttheo (“giöõa ñöôøng……veïn hai”) vaø traû lôøi caâu hoûi :Tieáp theo Kieàu noùi gì vôùi Thuùy Vaân? (Giaûi baøy caùi gì vôùi Thuùy Vaân ?)GV ñònh höôùng GV hoûi : Tieáp noái maïch caûm xuùc Kieàu ñaõ thuyeát phuïc Thuùy Vaân ntn ?

GV ñònh höôùng (TKBG 216) C2 : Taâm traïng Kieàu khi

aáy : Bieát ôn chaân thaønh, yeân taâm,thanh thaûn nheï nhoõm vì giaûi toûa ñöôïc ñieàu khoù noùi nhöng “Taïm thôøi”. >< bi kòch trong loøng naøng maõnh lieät.GV hoûi: Töø caâu 13 – 20 kieàu ñaõ

Page 154: Tiết 1: Đọc văn

noùi vaø laøm gì vôùi Thuùy Vaân ? Kieàu ñaõ daën doø Thuùy Vaân ntn ?

Ñònh höôùng ( caâu 1 SGV/97)GV hoûi :

- “Cuûa chuùng” khaùc vôùi “cuûatim” ntn? Kieàu trao kæ vaät cho em trong taâm traïng ntn ? Taïi sao Nguyeãn Du duøng “cuûa chung” roài laïi cuûa sang “cuûa tim”?

- Em hieåu theá naøo laø “ngöôøi meänh baïc”? Taïi sao Kieàu luoân xem mình laø “ngöôøi meänh baïc”?

HS thaûo luaän, tranh luaän, ddieän bình. GV ñònh höôùng ( TKGB/217) GV yeâu caàu hoïc sinh ñoïc tieáp töø caâu 19 – 26 GV chuyeån yù GV hoûi

- Kieàu ñaõ töôûng töôïng, suy nghó vaø hình dung veà töông lai cuûa mình ntn ?

- Kieàu coù taâm traïng gi`?- Coù söï change ntn veà

ngoân ngöõ ñoái thoaïi vaø ñoái töôïng ñoái thoaïi cuûa nhaân vaät tröõ tình ?

- Thuùy Kieàu “laïy” ai ? Caùi “laïy” ôû ñaây coù gì gioáng vaø khaùc caùi laïy ban ñaàu ? Vì sao ? (TKBG 218)

Gv ñònh höôùng, daãn daét sau khi hoïc sinh thaûo luaän, ñaïi dieän traû lôøi.

- Kieàu cuûa Nguyeãn Du cuõng laø 1 con ngöôøi = xöông = thòt khao khaùt haïnh phuùc khaùc nhöõng

2/ Taâm traïng cuûa Kieàu sau khi trao duyeân

- Ñau khoå nghó mình ñaõ cheát (“hiu hiu gioù” ; “hoàn” ; “daï ñaøi” ; “thaùc oan”)

- nöõa meâ, nöõa tænh ñau khoå toät cuøng - Höôùng ñeán K.Troïng goïi K.lang(choàng) thieáp

maát bình tónh- Ñay nghieán soá phaän

nhaän thöùc soá phaän- Gioïng vaên : thaûng thoát, ai

oaùn thoáng thieát, tuyeät voïng.

gtrò nhaân baûn ( cuûa NDu, cuûa taùc phaåm)II/ Keát luaän t/y saâu saéc

bi kòch t/y khaùt voïng haïnh phuùc>< hieän thöïc

mtaû noäi taâm nhaân vaät.

* Ghi nhôù : Sgk

Page 155: Tiết 1: Đọc văn

taám göông ñaïo ñöùc Kieàu raát saâu saéc.

GV choát : Xd nhaân vaät Thuùy Kieàu = moät con ngöôøi ña chieàu taám loøng ngöôøi ñaïo cuûa Nguyeãn Du( tieác thöông, caûm thoâng cho nhöõng con ngöôøi – ñaëc bieät laø ngöôøi phuï nöõ – taøi hoa = baïc meänh)GV höôùng daãn hs toång keát choát laïi nd cô baûn

Daën doø : Soaïn ñoaïn trích “Noãi thöông mình” theo caâu hoûi HDHB sgk

Cuûng coá:

1. Ñoaïn trích ñöôïc vieát baèng theå thô gì?A. Luïc baùt B. Luïc baùt bieán theå C. Song thaát luïc baùt

D. Tröôøng ñoaûn cuù2. Ñieàn töø ñuùng vaøo choã troáng trong caâu thô sau:

Caäy em, em coù..........Ngoài leân cho chò laïy roài seõ thöa

A. Vaâng lôøi B.Nhaän lôøi C. Chòu lôøi D. Trao lôøi3.Kæ vaät cuûa Kieàu trao cho Vaân laø ?A.Chieác thoa B.Tôø maây C.Chieác vaønh D.B vaø C ñuùng4.Töø “meänh baïc”trong caâu thô:

Page 156: Tiết 1: Đọc văn

Xoùt ngöôøi meänh baïc aét loøng chaúng queân coù yù nghóa laø gì ?A.Khoâng may maén B.Soá meänh baát haïnhC.Ngöôøi ñaõ cheát D.B, C ñeàu ñuùng5.Ñaëc saéc veàø ngheä thuaät cuûa trích trao duyeân laøA.Taû caûnh B.Taû tình C.Taû caûnh nguï tình D.Mieâu taû noäi taâm nhaân vaät6. Ñoaïn trích theå hieän bi kòch cuûa tình yeâu, thaân phaän baát haïnh vaø nhaân caùch cao ñeïp cuûa Thuyù Kieàu. Ñuùng hay sai ?A. Ñuùng B. Sai

Page 157: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 86 NOÃI THÖÔNG MÌNH Trích “Truyeän Kieàu” – Nguyeãn Du

A.Muïc tieâu baøi hoïcGiuùp hoïc sinh :-Hieåu ñöôïc Kieàu – moät thieáu nöõ taøi saéc, taâm hoàn trong traéng ñaõ bò xh pk xoâ ñaåy vaøo caûnh ngoä nghieät ngaõ buoäc phaûi chaáp nhaän thaân phaän kó nöõ tieáp khaùch laøng chôi.Qua ñoù, thaáy ñöôïc chuû nghóa nhaân vaên saâu saéc cuûa taùc giaû : thoâng cam, traân troïng ñ/v nvaät.-Hieåu ñöôïc raèng Kieàu coù yù thöùc raát cao veà phaåm giaù baûn thaân. Noãi nieàm thöông thaân tuûi phaän saâu saéc cuûa nvaät phaûn aùnh söï chuyeån bieán trong yù thöùc veà caù nhaân cuûa con ngöôøi trong vh trung ñaïi.-Naém ñöôïc NT ngoân töø cuûa ND trong vieäc taû hình caûnh nvaät cuõng nhö noïi taâm cuûa nvaät.-Troïng taâm baøi hoïc : Nhöõng bieåu hieän cuûa taâm traïng Thuùy Kieàu.B.Kieåm tra baøi cuõ :C.Thieát keá daïy hoïc

Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS Noäi dung caàn ñaïtGv kieåm tra baøi cuõGv ñaãn vaøo baøi môùiHöôùng daãn hoïc sinh ñoïc – hieåu khaùi quaùt ñtrích

- Y/caàu : Gioïng chaäm, xoùt xa, ngaäm nguøi.

- Giaûi thích töø khoù.Gv gthieäu vaén taét vò trí cuûa ñtrích trong taùc phaåmGv hoûi: Ñtrích treân coù theå chia thaønh maáy ñoaïn nhoû ?Cho bieát noäi dung cuûa moãi ñoaïn.Hs traû lôøi Gv ñònh höôùng

Hs ñoïc laïi 4 caâu ñaàu Gv hoûi: Caûnh sinh hoaït ôû laàu xanh hieän leân qua lôøi keå – taû cuûa tgiaû ntn ?Hs traû lôøi, neâu nhaän xeùt chung.Gv hoûi : Nhöõng hình aûnh “böôùm laû ong lôi”, “laù gioù

I. Tieåu daãn : Trích töø caâu 1229 – 1248 trích “Truyeän Kieàu” – ND

II. Ñoïc – hieåu vaên baûnBoá cuïc :

- 4 caâu ñaàu : H/c’ soáng cuûa T/Kieàu

- 8 caâu tieáp : Taâm traïng T/Kieàu

- 8 caâu cuoái : Taû caûnh ñeå dtaû taâm tình coâ ñôn, ñau khoå cuûa Kieàu

1. Hoaøn caûnh soáng cuûa T Kieàu ( Caûnh laàu xanh) - 4 caâu ñaàu-Caûnh laàu xanh : nhoân nhòp, oàn aøo.+ “böôùm laû ong lôi” caùch duøng thaønh ngöõ staïo thaân phaän beå baøng, noåi xoùt xa.+ NT ñoái xöùng laù gioù / caønh

Page 158: Tiết 1: Đọc văn

caønh chim”, “cuoäi say ñaày thaùng”, “traän cöôøi suoát ñeâm”, “Toáng Ngoïc”, “Tröôøng Khanh” theå hieän bieän phaùp NT gì ? Taùc duïng cuûa noù ? Phaân tích staïo cuûa ND trong cuïm töø “böôùm laû ong lôi”.

Hs laàn löôït traû lôøi Gv ñònh höôùng ( sgv/100 ; TKB / 227)Gv chuyeån .Hs ñoïc 8 caâu tieáp theo.Gv hoûi : Nhaän xeùt gioïng ñieäu, lôøi keå, ngoâi keå ?

- Nhaän xeùt veà söï bieán ñoåi nhòp thô vaø taùc duïng ngheä thuaät cuûa noù ?

- Nhaän xeùt veà hieäu quaû cuûa caùc ñieäp töø, caùc caâu hoûi vaø caâu caûm ?

- Töø “xuaân” trong ñoaïn naøy coù yù nghóa gì ? Taâm traïng cuûa naøng

Kieàu trong h/caûnh naøy ntn ?Hs thaûo luaän, laàn löôït traû lôøi, Gv ñònh höôùng ( TKBG / 228)

Gv chuyeån yùGv hoûi : 2 caâu “ñoøi phen…thaâu” coù phaûi ñôn thuaàn taû caûnh khoâng ? Vì sao?

- 2 caâu cuoái ñaõ kquaùt chaân lyù gì ? taâm traïng Kieàu keát ñoïng laïi laø taâm traïng gì ?

Gv hoûi : Em haõy neâu chuû ñeà vaø ñaëc saéc ngheä thuaät cuûa ñoaïn trích .Hs ñoïc ghi nhôù SGK

chim cuoäc say ñaày thaùng >< traän

cöôøi suoát ñeâm Sôùm ñöa T.Ngoïc >< toái tìm

Tr.Khanh Caûnh laàu xanh daäp dìu, nhoän

nhòp thaùi ñoä traân troïng, caûm

thoâng cuûa tgiaû ñ/v nvaät

2. Taâm traïng, noãi nieàm cuûa Kieàu trong caûnh soáng ôû laàu xanh ( 8 caâu tieáp)-Lôøi keå ngoâi keå khaùc : Kieàu ñang baøy toû noãi loøng .-Nhòp thô bieán ñoåi (2/2/2 vaø 4/4 chaün 3/3 leû) -Caùc ñieäp töø : mình, sao, khi…-Caâu hoûi tu töø, caâu caûm-Taùch töø : böôùm chaùn ong chöôøng-Ngheä thuaät ñoái

Lôøi ñoïc thoaïi noäi taâm Taâm traïng xoùt thöông, ñau xoùt cho baûn thaân soá phaän mình + taâm traïng chaùn chöôøng, meät moûi gheâ sôï baûn thaân mình.-Töø “xuaân” : saéc ñeïp tuoåi treû “naøo coù bieát” Kieàu caûm thaáy nhuïc nhaõ, trô lì, voâ caûm.

YÙ thöùc cao veà nhaân caùch cuûa Kieàu3.Taû caûnh – dtaû taâm tình cuûa T.Kieàu (8 caâu cuoái)-2 caâu (…) Taû caûnh thieân nhieân t/c öôùc leä ( ñeïp nhöng xa vôøi) -Taû thôøi gian gôïi cuoäc soáng laäp laïi nhaøm chaùn, moûi moøn coâ ñôn-2 caâu cuoái : “vui göôïng……” hoaøn caûnh trôù treâu, eùo le, baát haïnh -NT taû caûnh nguï tình ñaït ñeán ñoä xuaát saéc.

III. Toång keát* Ghi nhôù : SGK / 108

Page 159: Tiết 1: Đọc văn

*Cuûng coá:1.Doøng naøo sau ñaây khoâng ñuùng vôùi ñoaïn trích “Noãi thöông mình” ?A.Tình caûnh trôù treâu maø Kieàu ñaõ gaëp phaûi khi rôi vaøo laàu xanhB.Noãi nieàm thöông thaân xoùt phaän cuûa Kieàu.C. YÙ thöùc saâu saéc cuûa Kieàu veà phaåm giaù.D.Söï ñau khoå cuûa Kieàu sau khi trao duyeân cho em2.Em hieåu caâu thô : “Giôø sao tan taùc nhö hoa giöõa ñöôøng” nhö theá naøo ?A.Cuoäc soáng cuûa Kieàu baây giôø nhö caùnh hoa tan taùc giöõa ñöôøng.B. Cuoäc soáng hieän taïi cuûa Kieàu eâ cheà , tuûi nhuïc.C. Cuoäc soáng hieän taïi cuûa Kieàu thaät ñaùng thöôngD.A, B, C ñeàu ñuùng.

* Daën doø:-Laøm baøi taäp trong SBTSoaïn ñoaïn trích “Chí khí anh huøng” theo caâu hoûi phaàn HDHB

Page 160: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 87 LAÄP LUAÄN TRONG VAÊN NGHÒ LUAÄNA.Muïc tieâu baøi hoïc Giuùp hoïc sinh :-Cuûng coá vaø naâng cao hieåu bieát veà yeâu caàu vaø caùch thöùc xaây döïng laäp luaän ñaõ hoïc ôû THCS : K/n veà laäp luaän, caùch xaùc ñònh luaän ñieåm, tìm kieám luaän cöù vaø caùch duøng caùc phöông phaùp laäp luaän.-Xd ñöôïc laäp luaän trong baøi nghò luaän.*Troïng taâm baøi hoïc : Caùch xaây döïng laäp luaän B.Thieát keá daïy – hoïc:

Hoaït ñoäng cuûa GV vaø HS Noäi dung caàn ñaïtGv yeâu caàu HS ñoïc ñoaïn vaên laäp luaän cuûa Nguyeãn Traõi trong vaên baûn “Laïi duï Vöông Thoâng” vaø traû lôøi caâu hoûi a,bGôïi yù :-Ñích cuûa laäp luaän : Nay caùc oâng (giaëc Minh – Boïn Vöông Thoâng) khoâng hieåu thôøi theá, laïi doái traù, töùc laø “keû thaát phu heøn keùm” thì laøm sao “cuøng noùi vieäc binh ñöôïc”.Caùc luaän cöù ñeàu laø lyù leõ. Xuaát phaùt töø moät chaân lí toång quaùt “ngöôøi duøng binh gioûi laø ôû choã bieát xeùt thôøi theá…” maø suy ra hai heä quaû “ñöôïc thôøi coù theá thì bieán maát laøm coøn, hoùa nhoû thaønh lôùn” vaø “maát thôøi khoâng theá thì maïnh quay thaønh yeáu, yeân chuyeån laøm nguy”. Ñoù chính laø cô sôû ñeå khaúng ñònh boïn V/Thoâng khoâng hieåu thôøi theá, laïi doái traù neân chæ laø “keû thaát phu heøn keùm” caàm chaéc thaát baïi.Gv gôïi ñeå hs oân laïi kieán thöùc ñaõ hoïc Hs thaûo luaän ruùt ra khaùi nieäm laäp luaän.

Gv cho hs nhaéc laïi tri thöùc veà luaän ñieåm, luaän cöù vaø caùch laäp luaän ( phöông phaùp laäp luaän) ñaõ hoïc ôû THCS.Gv höôùng daãn hs luyeän taäp baèng caùch phaân tích caùc laäp

I. Khaùi nieäm veà laäp luaän trong vaên baûn nghò luaän

-Ñích cuûa laäp luaän .

- Ñöa ra lyù leõ, daãn chöùng keát luaän.

Laäp luaän laø ñöa ra caùc lyù leõ, baèng chöùng nhaèm daãn daét ngöôøi nghe (ñoïc) ñeán moät keát luaän naøo ñoù maø ngöôøi noùi (vieát) muoán ñaït tôùi.II.Caùch xaây döïng laäp luaän

1. Xaùc ñònh luaän ñieåm Luaän ñieåm laø yù kieán theå hieän tö töôûng, quan ñieåm trong baøi vaên nghò luaän

Page 161: Tiết 1: Đọc văn

luaän trong hai ngöõ lieäu ôû muïc I vaø II sgkÑ/v muïc 1 : Gv cho hoïc sinh ñoïc sgk hieåu theá naøo laø l/ñieåm vaø tìm luaän ñieåm trong baøi “Chöõ ta” cuûa Höõu Thoï.Gôïi yù : 2 luaän ñieåm cô baûn : -Tieáng nöôùc ngoaøi ( tieáng Anh) ñöông laán löôùt tieáng Vieät trong caùc baûn hieäu, quaûng caùo ôû nöôùc ta.-Moät soá tröôøng hôïp tieáng nöôùc ngoaøi ñöôïc ñöa vaøo baùo chí moät caùch khoâng caàn thieát, gaây thieät thôøi cho ngöôøi ñoïcHs ñoïc sgk vaø phaùt bieåu qnieäm veà luaän cöù , tìm luaän cöù cho caùc luaän ñieåm trong 2 ngöõ lieäu trong sgkGôïi yù :-Caùc luaän cöù cuûa caû hai luaän ñieåm trong vaên baûn “Chöõ ta” ñeàu laø nhöõng baèng chöùng thöïc teá “maét thaáy tai nghe” cuûa chính ngöôøi vieát ñaõ töøng ôû Xô -un (Haøn Quoác) vaø Vieät Nam.-Caùc luaän cöù trong laäp luaän cuûa Nguyeãn Traõi ñeàu laø lí leõ.Hs ñoïc sgk ñeå naém khaùi nieäm veà phöông phaùp laäp luaän roài thöïc hieän hai yeâu caàu a,b sgk Gôïi yù: -Laâïp luaän ôû ngöõ lieäu muïc I : Laäp luaän theo phöông phaùp dieãn dòch vaø quan heä nhaân – quaû.-Laäp luaän ôû ngöõ lieäu muïc II : Phöông phaùp quy naïp vaø so saùnh ñoái laäp.Gv yeâu caàu hoïc sinh keå theâm moät soá phöông phaùp laäp luaän thöôøng gaëp trong vaên nghò luaän ( phöông phaùp phaûn ñeà, loaïi suy…) Gv cuûng coá, heä thoáng hoùa kieán thöùc ; yeâu caàu hoïc sinh ñoïc ghi nhôù sgkGv gôïi yù treân lôùp y/caàu hs laøm LT ôû nhaø.

2.Tìm luaän cöùLuaän cöù laø caùc lí leõ vaø baèng chöùng ñeå laøm saùng toû luaän ñieåm

3. Löïa choïn phöông phaùp laäp luaänPhöông phaùp laäp luaän laø caùch thöùc löïa choïn, saép xeáp luaän ñieåm, luaän cöù sao cho laäp luaän chaët cheõ vaø thuyeát phuïc.III. Toång keát

Ghi nhôù sgk 111IV. Luyeän taäp

Page 162: Tiết 1: Đọc văn

Cuûng coá :1.Laäp luaän laø gì ?A.Ñöa ra yù kieán, daãn chöùng ñeå ngöôøi ta tin vaøo ñieàu mình noùiB.Giaûi thích, chöùng minh, bình luaän vaán ñeà ñöa ra.C.Ñöa ra caùc lí leõ, baèng chöùng nhaèm daãn daét ngöôøi nghe (ñoïc) ñeán moät keát luaän naøo ñoù maø ngöôøi noùi (vieát) muoán ñaït tôùiD.A,B ,C ñeàu ñuùng2.Ñeå xaây döïng moät laäp luaän, böôùc thöù nhaát ngöôøi vieát phaûi laøm laø ?A.Tìm caùc luaän cöù thuyeát phuïcB.Xaùc ñònh ñöôïc luaän ñieåm chính xaùcC.Vaän duïng caùc phöông phaùp laäp luaän hôïp líD.Trình baøy yù kieán chaët cheõ3. Ñeå xaây döïng moät laäp luaän, böôùc cuoái cuøng cuûa ngöôøi vieát phaûi laøm laø :A.Vaän duïng caùc phöông phaùp laäp luaän hôïp líB. Xaùc ñònh ñöôïc luaän ñieåm chính xaùcC.Tìm caùc luaän cöù thuyeát phuïcD.Trình baøy yù kieán chaët cheõ4. Trong caùc böôùc sau ñaây böôùc naøo khoâng coù trong caùch xaây döïng laäp luaän ?A. Xaùc ñònh ñöôïc luaän ñieåm chính xaùcB.Trình baøy yù kieán chaët cheõ C.Tìm caùc luaän cöù thuyeát phuïcDVaän duïng caùc phöông phaùp laäp luaän hôïp lí

Page 163: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 88 CHÍ KHÍ ANH HUØNG ( Trích “Truyeän Kieàu” – ND )A.Muïc tieâu baøi hoïcGiuùp hs :-Hieåu ñöôïc lí töôûng anh huøng cuûa ND qua nv Töø Haûi.-Thaáy ñöôïc NT taû ngöôøi anh huøng trong ñtrích.*Troïng taâm baøi hoïc :

Lí töôûng anh huøng cuûa ND göûi gaém qua hình töôïng Töø Haûi, moät con ngöôøi coù phaåm chaát vaø chí khí phi thöôøng. Taû ngöôøi anh huøng trong ñtrích ñeå töø ñoù coù kthöùc veà thi phaùp taû anh huøng noùi chung trong vh trung ñaïi.

B.Thieát keá daïy vaø hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung caàn ñaït

Gv ktra baøi cuõ daãn vaøo baøi môùi( Hình aûnh Töø Haûi cuûa TTTN vaø Töø Haûi cuûa ND khaùc nhau ?)Gv hoûi : Döïa vaøo sgk neâu tình huoáng vaø vtrí cuûa ñtrích. Sgk/ 112

Gv höôùng daãn hs caùch ñoïc hs ñoïc Gv nhaän xeùtGv hoûi : Coù theå chia boá cuïc ñtrích goàm maáy phaàn ? Nd cuûa moãi phaàn.Gv ñònh höôùng : 3 phaàn

- 4 caâu ñaàu - 12 caâu tieáp- 2 caâu cuoái

Hs ñoïc 2 caâu ñaàu Gv hoûi : Em hieåu töø “ tröôïng phu” vaø cuïm töø “ñoàng loøng 4 phöông” ntn ? Töø “thoaét” noùi leân ñieàu gì trong tính caùch cuûa Töø Haûi?Hs traû lôøi, töø phaân tích yù nghóa cuûa caùc cuïm töø.Ñònh höôùng

“Töø Haûi khoâng phaûi laø ngöôøi cuûa moät nhaø, moät hoï, moät laøng maø laø ngöôøi cuûa boán

I. Tìm hieåu chung :1.Vò trí ñoaïn trích:Trích töø caâu 2213 – 2230 – “Truyeän Kieàu” cuûa ND 2.Noäi dung:

II. Ñoïc – hieåu vaên baûn

1.Tính caùch chí khí anh huøng cuûa nhaân vaät Töø Haûi.-“Tröôïng phu” Ngöôøi ñaøn oâng coù chí khí, baäc anh huøng.-“Ñoäng loøng 4 phöông” bieän phaùp öôùc leä (khoâng gian roäng lôùn = chí khí cuûa anh huøng)-Töø “thoaét” : nhanh choùng

caùch nghó, caùch xöû söï döùt khoaùt kieân quyeát.

Buùt phaùp öôùc leä : Caûm höùng vuõ truï, con ngöôøi vuõ truï phi thöôøng ngôïi ca, khaâm phuïc.-Ngöôøi anh huøng coù lí töôûng cao caû kieân quyeát (khoâng quyeán luyeán, bòn ròn vì t/y, boû queân lí

TUAÀN 30

Page 164: Tiết 1: Đọc văn

phöông” ( Hoaøi Thanh) So saùnh h/a ngöôøi chinh

phuï trong ñoaïn ñaàu cuûa “Chinh phuï ngaâm”.

Gv hoûi : Mtaû ngöôøi anh huøng thôøi trung ñaïi tgiaû ñaõ söû duïng bieän phaùp NT gì ? xuaát phaùt töø caûm höùng gì?.Hs ñoïc tieáp caâu 5 – 17Gv y/caàu hs phaân tích caâu noùi cuûa Kieàu vaø caâu traû lôøi cuûa Töø HaûiQua ñoù nhaän xeùt veà con ngöôøi Töø Haûi ?Gv phaân tích, ñònh höôùng(TKBG 257,258)

Gv neâu vñeà : Ñeán 2 caâu cuoái hình aûnh Töø Haûi laïi trôû veà quen thuoäc vôùi caùch theå hieän quen thuoäc ntn ? ( cöû chæ, haønh ñoäng, hình aûnh chim baèng …) Hs baøn luaän, suy töôûng, phaùt bieåu.Gv ñònh höôùngGv hoûi : Neâu nhaän xeùt veà ñ2 cuûa caùch mtaû (hthöïc trong lí töôûng hoùa) ngöôøi anh huøng Töø Haûi trong ñtrích. Ñaây coù phaûi laø caùch mtaû phoå bieán cuûa vh trung ñaïi khoâng ?

Ñònh höôùngChaân dung kì vó, chí khí, taøi naêng baûn lónh phi thöôøng, thöïc hieän giaác mô coâng lí.

Gv hoûi: Xd h/aûnh ngöôøi anh huøng Töø Haûi theå hieän ñaëc saéc NT gì cuûa Ndu ?Y/caàu hs ñoïc ghi nhôù sgk 114

-

töôûng) mang taàm voùc vuõ truï ( “10 vaïn tinh binh,……)

coù khaùt voïng lôùn lao. lí töôûng anh huøng

-Ngöôøi anh huøng – hình aûnh moät con ngöôøi bình thöôøng : an uûi Thuyù Kieàu raát taâm lí, gaàn guõi, chaân thöïc.-2 caâu cuoái : hình aûnh ngöôøi anh huøng+ Thaùi ñoä, cöû chæ : döùt khoaùt, hoaøn toaøn khoâng chaàn chöø, do döï.+ Hình aûnh “chim baèng” – aån duï töôïng tröng ngöôøi anh huøng lí töôûng ( huøng traùng, phi thöôøng, mang taàm voùc vuõ truï) =>Öôùc mô cuûa taùc giaû2. Buùt phaùp xaây döïng nhaân vaät Töø Haûi-Lí töôûng hoùa, laõng maïn hoùa vôùi caûm höùng vuõ truï, ngôïi ca, vôùi nhöõng h/aûnh öôùc leä, kì vó, lôøi ñoái thoaïi tröïc tieáp boäc loä tính caùch töï tin ñaày baûn lónh-Quan nieäm vaø mô öôùc cuûa Nguyeãn Du veà ngöôøi anh huøng lí töôûng qua nhaân vaät Töø Haûi.III.Toång keát :

* Ghi nhôù :sgk 114

Cuûng coá :

Page 165: Tiết 1: Đọc văn

1. Trong Truyeän Kieàu, ñoaïn trích “Chí khí anh huøng” ñöôïc trích töø caâu 2000 ñeán 2217. Ñuùng hay sai ?A. Ñuùng B. Sai2. Ñoaïn trích “Chí khí anh huøng” coù nhaân vaät naøo?A. Kim Troïng B. Töø Haûi C. Thuyù Kieàu D. Caû B vaø C ñuùng3 Nhaân vaät naøo khoâng coù trong ñoaïn trích “Chí khí anh huøng”?A. Kim Troïng B. Töø Haûi C. Thuyù Kieàu

4. Töø “tröôïng phu” trong caâu “Tröôïng phu thoaét ñaõ ñoäng loøng boán phöông” coù nghóa laø gì?A. Ngöôøi ñaøn oâng toát buïng B. Ngöôøi ñaøn oâng taøi cao hoïc roängC. Ngöôøi ñaøn oâng nghóa hieäp D. Ngöôøi ñaøn oâng coù taøi naêng xuaát chuùng5. Chí laøm trai nam baéc taây ñoâng

Cho phæ söùc vaãy vuøng trong boán beåHai caâu thô treân cuûa taùc giaû naøo?A. Nguyeãn Du B. Nguyeãn Coâng Tröù C. Nguyeãn Traõi D. Nguyeãn Bænh Khieâm6. Töø naøo duøng sai trong caâu thô “Naøng raèng: Phaän gaùi moät loøng”?A. Moät loøng B. Naøng raèng C. Phaän gaùi D. Khoâng coù töø naøo sai7. Hình thöùc ngoân ngöõ naøo khoâng coù trong ñoaïn trích?A. Ngoân ngöõ nhaân vaät B. Ngoân ngöõ ñoái thoaïiC. Ngoân ngöõ ñoäc thoaïi D. Ngoân ngöõ taùc giaû

Daën doø:- Hoïc thuoäc loøng ñtrích.- Soaïn baøi ñoïc theâm “Theà Nguyeàn”.

Ñoïc tham khaûo moät soá baøi vieát veà ñoaïn trích.

Page 166: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 89 : THEÀ NGUYEÀN( Trích “Truyeän Kieàu” – Nguyeãn Du)

A. Muïc tieâu baøi hoïc Giuùp hs:-Hieåu ñöôïc baøi ca tình yeâu ñaày laõng maïn lí töôûng, öôùc mô taùo baïo cuûa Nguyeãn Du (…)-Hieåu ñöôïc ngheä thuaät keå taû keát hôïp ngoân ngöõ taùc giaû vaø ngoân ngöõ nhaân vaät ; khoâng gian ngheä thuaät vaø giôø ngheä thuaät mang nhöõng ñaëc tính rieâng.*Troïng taâm baøi hoïc : Taâm traïng Thuyù Kieàu – Kim , ngheä thuaät taû caûnh taû hình – keå chuyeän vaø quan nieäm tieán boä môùi meû, taùo baïo veà tình yeâu cuûa ND.B.Höôùng daãn ñoïc theâm, töï ñoïc hieåu :

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø Noäi dung caàn ñaïtGv ñònh höôùng boá cuïc cho hs

- Töø caâu 1 – 4 :Thuùy Kieàu laïi sang nhaø Kim Troïng.

- Töø caâu 5 – 10 : Tö theá vaø caûm giaùc cuûa Kim khi thaáy Kieàu böôùc vaøo.

- Töø caâu 11 – 14 : Kieàu giaûi thích lí do laïi sang.

- Töø caâu 15 – 22 : Caûnh theà nguyeàn.

Gv gôïi yù traû lôøi caùc caâu hoûi trong sgk cho hs.Gv ñònh höôùngCaâu 1 : Nhaän xeùt duïng yù NT cuûa caùi töø “voäi”, “xaêm xaêm”, “baêng” trong 2 caâu ñaàu.Gv ñònh höôùng :Tgiaû duøng 2 laàn chöõ “voäi”, moät laàn chöõ “xaêm xaêm”, 1 laàn chöõ “baêng” nhòp ñieäu khaån tröông cuûa cuoäc theà nguyeàn.

Kieàu nhö tranh ñua vôùi giôø vaø ñònh meänh ñang aùm aûnh maø cuõng vì t/y vôùi K/Troïng maø Kieàu vvaõ ñeán vôùi chaøng Kim.

Neùt môùi trong caùch nhìn t/y cuûa ND so vôùi caùi nhìn theo qnieäm Nho giaùo caùi nhìn vöôït treù thôøi ñaïi (ND nhaán maïnh söï chuû ñoäng cuûa Kieàu)

I/ Tieåu daãn Vò trí ñtrích: Töø caâu 431 –

452 Boá cuïc : 4 phaàn

- 1 - 4 - Caâu 5 – 10- Caâu 11 – 14- Caâu 15 – 22

Caâu 2 :- Khoâng gian theà nguyeàn : H/aûnh aùnh traêng nhaët

thöa. Ngoïn ñeøn hiu haét Tieáng böôùc chaân em nheï,

kheõ khaøng cuûa T/Kieàu. Duøng nhöõng hình aûnh

öôùc leä : “giaác hoùe”, “boùng traêng xeá” , “hoa leâ” , “giaác moäng ñeâm xuaân”. Taâm traïng baâng khuaâng,

Page 167: Tiết 1: Đọc văn

Caâu 2 : Khoâng gian thô moäng vaø thieâng lieâng cuûa cuoäc theà nguyeàn ñöôïc NDu taû ntn ? Gv ñònh höôùng Khoâng gian ñeâm thaàn tieân, hö aûo ñöôïc taû = caùc h/aûnh aùnh traêng nhaët thöa, ngoïn ñeøn hiu haét, tieáng böôùc chaân nheï nhaøng taïo aán töôïng cho KT nhö ñang soáng trong mô. Khoâng gian nhö caàn theâm aùnh saùng, caàn theâm höông thôm vaø söï aám aùp. Ñoù laø khoâng gian ñeïp, nhöng coù caûm xuùc hö aûo, khoâng coù thöïc, con ngöôøi raát coâ ñôn giöõa ñaát trôøi bao la

Caâu 3: Lieân heä vôùi ñtrích “Trao duyeân” ñeå chæ ra t/chaát logic nhaát quaùn trong qnieäm veà t/yeâu cuûa Kieàu.Gv ñònh höôùngÑtrích cho thaáy t/yeâu cuûa 2 ngöôøi laø raát cao ñeïp vaø thieâng lieâng. Lôøi theà cuûa hoï ñöôïc vaàng traêng chöùng giaùm. Ñoaïn “Trao duyeân” laø söï tieáp tuïc 1 caùch logic qnieäm vaø caùch nhìn t/yeâu cuûa T/Kieàu, ngöôïc laïi ñtrích naøy cuõng giuùp ngöôøi ñoïc hieåu ñuùng ñtrích “Trao duyeân” – 1 kæ nieäm ñeïp ñ/v Kieàu Kieàu nhôù laïi nhöõng chi tieát trong ñeâm theà nguyeàn.Gv ñònh höôùng 1 vaøi neùt veà NT.

- Caùch duøng 2 loaïi ngoân ngöõ:

Ngoân ngöõ taû – keå cuûa nvaät.

baøng hoaøng, nöõa tænh nöõa meâ cuûa Kim – Kieàu.

Khaéc hoïa noãi coâ ñôn cuûa 2 ngöôøi giöõa khoâng gian trôøi ñaát bao la.

- Caûnh theà nguyeàn : Hình thöùc, leã nghi : ñaày

ñuû nhöng voäi vaøng. Con ngöôøi: 2 maùi ñaàu

xanh theà nguyeàn troïn ñôøi thuûy chung, son saét.

Vaät chöùng ( ñöôïc nhaân caùch hoùa) : vaàng traêng vaèng vaëc giöõa trôøi thieâng lieâng, laõng maïn, ñaày chaát lí töôûng caûm ñoäng.

Caâu 3 : T/yeâu cuûa Kieàu ñaët trong moái quan heä vôùi ñtrích “Trao duyeân”.

- T/yeâu logic vaø nhaát quaùn trong qnieäm t/yeâu cuûa Kieàu.

+ Lôøi theà thieâng lieâng luoân aùm aûnh T/Kieàu khoâng thay ñoåi t/caûm thuûy chung, thieâng lieâng.+ Phaûi phuï lôøi theà ñeå baùo hieáu.

Kieàu ñau ñôùn, caûm thaáy maát maùt lôùn lao.

Toång keát : Ñtrích theå hieän qnieäm môùi meû, taùo baïo cuûa ND trong t/yeâu, trong öôùc mô t/yeâu löùa ñoâi töï do trong xhpk.

- Minh chöùng cho t/caûm say ñaém, maõnh lieät, chuû ñoäng vaø raát ñoãi trong saùng, thieâng lieâng cuûa T/Kieàu.

- Khaùt voïng vöôït leân treân soá meänh. Baûn tình ca baát duyeät.

Page 168: Tiết 1: Đọc văn

Ngoân ngöõ tgiaû (chuû yeáu)- Ñaëc taû khoâng khí : khaån

tröông, gaáp gaùp, voäi vaõ nhöng vaãn trang nghieâm, thieâng lieâng. Döï baùo 1 côn baõo toá saép

traøn ñeán.Tieát sau traû baøi vieát soá 6

Tieát 90 TRAÛ BAØI LAØM VAÊN SOÁ 6

Tieát 91 VAÊN BAÛN VAÊN HOÏC

A.Muïc tieâu baøi hoïc.Giuùp hs:-Nhaän bieát caùc tieâu chí cuûa moät vaên baûn vaên hoïc theo q nieäm hieän nay. Hieåu roõ quaù trình bieán chuyeån töø vaên baûn vaên hoïc ñeán taùc phaåm trong taâm trí ngöôøi ñoïc.-Bieát roõ caùc taàng cuûa caáu truùc vaên baûn vhoïc vaø moái lieân

heä giöõa caùc taàng ñoù.-Hieåu vaên baûn laø moät chænh theå khoâng ñôn giaûn, phaûi ñi saâu tìm hieåu môùi aàn thaáy roõ haøm nghóa cuûa noù.*Troïng taâm baøi hoïc:I. Tieâu chí chæ yeáu cuûa v/baûn vaên hoïc.II. Caáu truùc cuûa vaên baûn vaên hoïc (troïng taâm chính)

Hoaït doäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

G daãn daét ñeå HS tìm hieåu khaùi nieäm vaên baûn vaên hoïc.GV gôïi yù daãn HS tìm hieåu muïc I.Gv hoûi : Trong nhöõng vaên baûn sau, vaên baûn naøo thuoäc loaïi vaên baûn vaên hoïc, vaên baûn naøo khoâng ñöôïc goïi laø vaên baûn vaên hoïc ?Vì sao?

1. “Chieáu dôøi ñoâ”2. “Hòch töôùng só”3. “Beán queâ”4. “Sang thu”5. “BNÑC”6. Thoâng tin veà Ngaøy Traùi

I.Tieâu chí chuû yeáu cuûa vaên baûn vaên hoïc

Ví duï: Cho saün moät soá vaên baûn sau:

1. Chieáu dôøi ñoâ2. Hòch töôùng só.3. Beán queâ4. Sang thu5. BNÑC6. Thoâng tin veà ngaøy Traùi

ñaát naêm 2000

TUAÀN 31

Page 169: Tiết 1: Đọc văn

ñaát naêm 20007. Baùo caùo chính trò cuûa

BCHTW Ñaûng Coäng saûn VN.

8. Ñoäng phong nha.Hs löïa choïn, traû lôøi, giaûi thích.Ñònh höôùng

- Caùc vaên baûn vaên hoïc :1.2.3.4.

- Caùc vaên baûn phi vaên hoïc :6.7.6 (vaên baûn nhaät duïng)

- Lí do : Caùc vaên baûn 1.2.5 ñöôïc vieát voán nhaèm muïc ñích chính trò nhöng vaãn laø vaên baûn vaên hoïc vì quan nieäm vaên – söû – trieát baát phaân thôøi trung ñaïi.

Thöïc chaát ranh giôùi giöõa caùc loaïi vaên baûn vaên hoïc vaø phi vaên hoïc ôû moãi thôøi ñaïi laïi quan nieäm khoâng hoaøn toaøn gioáng nhau :

- Theo nghóa roäng : vaên baûn duøng ngoân töø ngheä thuaät

- Theo nghóa heïp : saùng taùc ngheä thuaät ñöôïc xaây döïng baèng hö caáu saùng taïo.

Gv hoûi : Muïc ñích cuûa “Truyeän Kieàu” cuûa truyeän ngaén “Laëng leõ Sa Pa” laø gì ? Töø ñoù coù theå noùi tieâu chí veà muïc ñích cuûa vaên baûn vhoïc ntn ?

HS suy nghó, traû lôøi.Ñònh höôùng Gv hoûi : Nhaän xeùt lôøi vaên cuûa baøi thô “Sang thu” vaø baøi “Baøi toaùn ñaïi soá” ; töø ñoù ruùt ra tieâu chí thöù 2 cuûa vaên baûn vaên hoïc.HS so saùnh, traû lôøi.

7. Baùo caùo ctrò cuûa BCHTW Ñaûng Coäng saûn VN.

- Vaên baûn vaên hoïc- Vaên baûn phi vaên hoïc

- Giaûi thích

1. VBVH ( vaên baûn ngheä thuaät, vaên baûn vaên chöông) laø nhöõng vaên baûn ñi saâu phaûn aùnh hieän thöïc kquan vaø khaùm phaù tgiôùi tình caûm, tö töôûng, thoûa maõn nhu caàu thaåm mó vaø höôùng thieän cuûa con ngöôøi.

2. Ngoân töø cuûa vaên baûn vaên hoïc laø ngoân töø ngheä thuaät, coù hình töôïng, mang tính thaåm mó cao (trau chuoát, bieåu caûm, gôïi caûm, haøm suùc, ña nghóa…)

3. Moãi vaên baûn vaên hoïc ñeàu thuoäc veà moät theå

Page 170: Tiết 1: Đọc văn

Gv hoûi : Goïi teân caùc theå loaïi cuûa caùc vaên baûn ñaõ neâu ôû muïa I ; töø ñoù khaùi quaùt tieâu chí thöù 3 cuûa vaên baûn vhoïc.Hs phaùt bieåuÑònh höôùng :Y/caàu hs neâu vd veà nhöõng quy öôùc nhaän dieän theå loaïi : thô, truyeän……Gv nhaán maïnh

- Ñoaïn cuoái phaàn I sgk/118- Treân ñaây laø 3 tieâu chí

chuû yeáu cuûa 1 vaên baûn theo quan nieäm hieän nay ôû VN vaø nhieàu nöôùc treân theá giôùi. Nhöõng vaên baûn naøo khoâng hoäi ñuû 3 tieâu chí treân khoâng ñöôïc xem laø vaên baûn vaên hoïc

Gôïi daãn HS tìm hieåu muïc II.Gv daãn daét ( TKBG/ 276)Gv hoûi : Ñoïc moät vaên baûn vaên hoïc, muoán hieåu ñöôïc noäi dung cuûa vôû ñoù, ñaàu tieân chuùng ta seõ tieáp xuùc vôùi caùi gì ? ( ca loâ, huyùt saùo vang …… laø gì ?)

ngoân töø Nhöõng aâm thanh trong

caùc töø “loaét choaét, “xinh xinh”, “thoaên thoaét”, “ngheânh ngheânh”… gôïi cho ngöôøi ñoïc caùi gì ?

Hs thaûo luaän, traû lôøi.Ñònh höôùngNhöõng töø “loaét choaét”. “xinh xinh”. “thoaên thoaét”. “ngheânh ngheânh” töø nghóa : nhoû nhaén, nhanh nheïn, yeâu ñôøi, hoàn nhieân ( = ngöõ aâm).Gv hoûi : Phaân tích yù nghóa 1 hình töôïng maø anh (chò) yeâu thích trong 1 baøi thô hoaëc ñoaïn thô ngaén.HS traû lôøi, GV ñònh höôùng + ñöa theâm ví duï.

loaïi nhaát ñònh, theo nhöõng quy öôùc, caùch thöùc cuûa theå loaïi ñoù.

VD:

II. Caáu truùc cuûa vaên baûn vaên hoïc

1. Taàng ngoân töø – töø ngöõ aâm ñeán ngöõ nghóa.

- Taàng ngoân töø laø böôùc thöù I caàn hieåu ñuùng khi ñoïc taùc phaåm vhoïc.

- Hieåu ngoân töø ( töôøng minh, haøm aån, nghóa ñen, nghóa boùng) = hieåu ngöõ aâm cuûa ngoân töø.

Vd : sgk/ 1182.Taàng hình töôïng:Hình töôïng ñöôïc staïo trong vaên baûn nhôø nhöõng chi tieát, coát truyeän, nvaät, hoaøn caûnh, taâm traïng……khaùc nhau.

Hình töôïng trong caùc vaên baûn cung khaùc nhau.Vd : sgk/1193.Taàng haøm nghóa : sgk 120

Page 171: Tiết 1: Đọc văn

Gv hoûi : Haøm nghóa cuûa vaên baûn vaên hoïc laø gì ? Cho vd cuï theå.HS traû lôøi, GV phaân tích ñònh höôùng, laáy ví duïMoïi vaên baûn vaên hoïc ñeàu phaûn aùnh hoaëc gôïi ra nhöõng phöông dieän nhaát ñònh cuûa cuoäc ñôøi, ñeàu chöùa ñöïng nhöõng taâm traïng, tình caûm cuûa nhaân vaät, nhaø thô veà cuoäc soáng vaø con ngöôøi tính ña nghóa ( thuoäc taàng haøm nghóa cuûa vaên baûn vaên hoïc)

caûm hoùa, thuyeát phuïc ngöôøi ñoïc.

III.Töø vaên baûn ñeán taùc phaåm vaên hoïc

Tieát 92 THÖÏC HAØNH CAÙC PHEÙP TU TÖØ : PHEÙP ÑIEÄP VAØ PHEÙP ÑOÁI

A.Muïc tieâu baøi hoïc.Giuùp HS:

- Cuûng coá vaø naâng cao kieán thöùc veà pheùp ñieäp vaø pheùp ñoái trong vieäc söû duïng Tieáng Vieät

- Coù kó naêng nhaän dieän, phaân tích caáu taïo vaø taùc duïng cuûa hai pheùp tu töø treân vaø coù khaû naêng söû duïng ñöôïc caùc pheùp tu töø ñoù khi caàn thieát.

- Thaáy ñöôïc veû ñeïp cuûa Tieáng Vieät ñeå yeâu quí, toân troïng vaø giöõ gìn söï trong saùng cuûa Tieáng Vieät.

B.Thieát keá daïy vaø hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Page 172: Tiết 1: Đọc văn

Gv höôùng daãn hoïc sinh laøm caùc baøi taäp SGKBtaäp 1 : HS ñoïc ngöõ lieäu (1) vaø (2) vaø thöïc hieän caùc yeâu caàu (a) vaø (b) SGK.-Hs thaûo luaän thöïc hieän theo nhoùm – ñaïi dieän trình baøy, caùc nhoùm khaùc nhaän xeùt, boå sung.

-Nhö vaäy, pheùp ñieäp tu töø vaø vieäc laëp laïi töø ngöõ nhöng khoâng coù gtrò tu töø ( caùch vieát truøng laëp) khaùc nhau ôû ñieåm naøo ? ( gôïi hình, gôïi caûm – dieãn ñaït cho roõ yù hoaëc voâ tình laëp khoâng caàn thieát).-Phaùt bieåu ñònh nghóa veà pheùp ñieäp?

Baøi taäp 2 : Tìm VD coù hình thöùc ñieäp (töø, caâu) nhöng khoâng coù gtrò tu töø :

- Vd veà hình thöùc ñieäp töø coù giaù trò tu töø - chæ ra taùc duïng cuûa pheùp ñieäp ñoù ? HS thaûo luaän

nhoùm traû lôøi – boå sung.

-HS ñoïc caùc ngöõ lieäu 1,2,3,4 sgk vaø thöïc hieän caùc yeâu caàu a,b,c,d

I. Luyeän taäp veà pheùp ñieäp (ñieäp ngöõ).1. Baøi taäp 1 :+ Neáu thay theá cuïm töø “Nuï taàm xuaân” baèng “Hoa taàm xuaân” hay “Caây hoa naøy”… thì caâu thô seõ thay ñoåi.

- aâm höôûng (nhaïc ñieäu) – maát ñi- hình töôïng “Nuï taàm xuaân” khoâng

ñöôïc nhaán maïnh – khoâng gôïi ñöôïc h/aûnh ngöôøi con gaùi.

Vieäc laëp laïi 2 cuïm töø “chim vaøo loàng”, “caù maéc caâu” nhaèm laøm laøm roõ hôn yù so saùnh – tình caûnh traïng thaùi khoâng loái thoaùt. Caùch laëp naøy gioáng vôùi caùch laëp “Nuï taàm xuaân” ôû treân.

+ ÔÛ ngöõ lieäu (2) vieäc laëp laïi töø khoâng phaûi laø pheùp ñieäp tu töø. Vieäc laëp naøy chæ coù taùc duïng so saùnh (“gaàn”, “coù”) hoaëc khaúng ñònh noäi dung (vì) giöõa 2 veá cuûa caùc caâu tuïc ngöõ.

pheùp ñieäp laø bieän phaùp tu töø laëp laïi moät yeáu toá dieãn ñaït (vaàn, nhòp, töø, cuïm töø, caâu) nhaèm nhaán maïnh bieåu ñaït caûm xuùc vaø yù nghóa, coù khaû naêng gôïi hình töôïng ngheä thuaät.2.Baøi taäp 2

“Nguyeãn Du oâng laø moät nhaø thô noåi tieáng. Taùc phaåm cuûa oâng mang giaù trò nhaân ñaïo saâu saéc. OÂng luoân quan taâm ñeán soá phaän con ngöôøi…

…Buoàn troâng cöûa beå chieàu hoâm Thuyeàn ai thaáp thoaùng caùnh buoàm xa xa Buoàn troâng ngoïn nöôùc môùi sa Hoa troâi man maùc bieát laø veà ñaâu… ( Trích T/Kieàu – ND)II. Luyeän taäp veà pheùp ñoái :Baøi taäp 1 :a. ÔÛ ngöõ lieäu (1) caùc töø ngöõ ñöôïc saép xeáp thaønh 2 veá, caùc veá ñoù ñoái xöùng nhau veà soá tieáng, veà töø loaïi, veà nghóa vaø laëp laïi keát caáu ngöõ phaùp.

- ÔÛ ngöõ lieäu (2) pheùp ñoái dieãn ra ôû 2 doøng – cuõng theo qui taéc ñoái

Page 173: Tiết 1: Đọc văn

-Hs thaûo luaän theo nhoùm, ñaïi dieän trình baøy – nhaän xeùt boå sung.

Phaùt bieåu ñònh nghóa veà pheùp ñoái ?

Hs phaân tích caùc ngöõ lieäu sgk vaø traû lôøi caâu hoûi (laøm vieäc theo nhoùm)

Hs laøm vieäc theo nhoùm, traû lôøi boå sung.

veà töø loaïi, veà nghóa vaø laëp laïi keát caáu ngöõ phaùp.

b. ÔÛ ngöõ lieäu (3) – pheùp ñoái coù giöõa 2 veá cuûa caâu baùt (Khuoân traêng…; Maây thua…)

ÔÛ ngöõ lieäu (4) pheùp ñoái dieãn ra giöõa hai doøng ( ñoái yù)

Pheùp ñoái laø caùch xeáp ñaët töø ngöõ, cuïm töø vaø caâu ôû vò trí caân xöùng nhau ñeå taïo hieäu quaû gioáng nhau hoaëc traùi ngöôïc nhau nhaèm muïc ñích gôïi ra moät veû ñeïp hoaøn chænh vaø haøi hoøa trong dieãn ñaït nhaèm dieãn ñaït moät yù nghóa naøo ñoù.Baøi taäp 2 :Pheùp ñoái trong tuïc ngöõ thöôøng phuïc vuï cho söï so saùnh ñoái chieáu ñeå khaúng ñònh nhöõng kinh nghieäm, nhöõng baøi hoïc veà cuoäc soáng xaõ hoäi hay hieän töôïng thieân nhieân. Pheùp ñoái trong tuïc ngöõ thöôøng ñi ñoâi vôùi vaàn, nhòp vaø pheùp ñieäp töø ngöõ, keát caáu ngöõ phaùp deã thuoäc, deã nhôù, deã löu truyeàn.III. Baøi taäp khaùc Xaùc ñònh, phaân tích caáu taïo vaø taùc duïng cuûa caùc bieän phaùp tu töø ñöôïc söû duïng trong ñoaïn thô sau : Bieát bao böôùm laû ong lôi, Cuoäc say ñaày thaùng traän cöôøi suoát ñeâm. Daäp dìu laù gioù caønh chim,Sôùm ñöa Toáng Ngoïc toái tìmTröôøng Khanh Khi tænh röôïu luùc taøn canh…Thaân sao böôùm chaùn ong chöôøng baáy thaân ( Trích Truyeän Kieàu – ND)

Cuûng coá, daën doø - Laøm caùc baøi taäp sbt .- Baøi taäp 2 ( t/125)

Baøi taäp 3 (t/126)1.Baøi ca dao sau söû duïng pheùp tu töø gì ?

“Baây giôø em ñaõ coù choàngNhö chim vaøo loàng, nhö caù caén caâu

Caù caén caâu bieát ñaâu maø gôõ,

Page 174: Tiết 1: Đọc văn

Chim vaøo loàng bieát thuôû naøo ra”.A. Chim vaøo loàng B. Caù caén caâu C. Bieát D. Caû A, B, C ñeàu ñuùng2. Caâu tuïc ngöõ sau söû duïng bieän phaùp tu töø naøo?“Thuoác ñaéng daõ taät , söï thaät maát loøng”A. Lieät keâ B. Nhaân hoaù C. Pheùp ñoái D. Hoaùn duï3. Pheùp ñoái laø caùch ñaët caùc ñôn vò ngoân ngöõ soùng ñoái nhau, taïo ra söï caân ñoái, söï boå sung yù nghóa cho nhau vaø taïo caûm giaùc hoaøn chænh, troïn veïn töông ñoái veà yù cho lôøi vaên.A. Ñuùng B. Sai

Page 175: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 93 NOÄI DUNG VAØ HÌNH THÖÙC CUÛA VAÊN BAÛN VAÊN HOÏC

A. Muïc tieâu baøi hoïc: Giuùp hs :

- Hieåu vaø böôùc ñaàu bieát vaän duïng caùc khaùi nieäm noäi dung vaø hình thöùc khi phaân tích v/baûn vaên hoïc.

- Thaáy roõ moái quan heä cuûa noäi dung vaø hình thöùc trong vaên baûn vaên hoïc.

B.Thieát keá daïy vaø hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø Noäi dung baøi hoïcHS laøm vieäc theo nhoùm, thaûo luaän vaø traû lôøi caùc caâu hoûi

nhaän xeùt, boå sung -Ñeà taøi cuûa vaên baûn vaên hoïc laø gì ? Cho vd?-Chuû ñeà cuûa vb vh laø gì ? Cho vd?-Tö töôûng cuûa vb vh laø gì ? Cho vd?-Caûm höùng ngheä thuaät laø gì ? Cho vd?

Xaùc ñònh ñeà taøi, chuû ñeà, caûm höùng vaø tö töôûng cuûa taùc phaåm : T/Kieàu (ND), baøi thô “Höùng trôû veà” (Nguyeãn Trung Ngaïn) ?

Löu yù : Ñeà taøi, chuû ñeà, tö töôûng, caûm höùng ngheä thuaät laø nhöõng lôùp noäi dung caàn ñi saâu phaân tích khi tìm hieåu vbaûn vhoïc nhöng khoâng nhaát thieát luùc naøo cuõng phaân tích ñaày ñuû theo trình töï treân. Coù taùc phaåm chuû ñeà, ñeà taøi thoáng nhaát; coù taùc phaåm chuû ñeà, ñeà taøi coù khi ñöôïc theå hieän ngay ôû tieâu ñeà hoaëc tö töôûng caûm höùng ngheä thuaät ñöôïc theå hieän ngay ôû vieäc choïn ñeà taøi.

-Theá naøo laø keát caáu ? Theå loaïi? -Phaân tích caùc yeáu toá ngoân

I.Caùc khaùi nieäm cuûa noäi dung vaø hình thöùc trong vaên baûn vaên hoïc:1. Caùc khaùi nieäm cuûa noäi dung.-Ñeà taøi : Lónh vöïc ñôøi soáng ñöôïc theå hieän trong vaên baûn.

-Chuû ñeà : Vaán ñeà cô baûn ñöôïc neâu ra trong vaên baûn.

-Tö töôûng : laø söï lí giaûi ñoái vôùi chuû ñeà ñaõ neâu trong vaên baûn, laø nhaän thöùc cuûa taùc giaû muoán trao ñoåi, nhaén göûi, ñoái thoaïi vôùi ngöôøi ñoïc.

-Caûm höùng ngheä thuaät : Laø noäi dung tình caûm chuû ñaïo cuûa vaên baûn.

2. Caùc khaùi nieäm cuûa hình thöùc.-Ngoân töø : laø yeáu toá ñaàu tieân, chaát lieäu xaây döïng leân vaên baûn – thöôøng mang daáu aán cuûa taùc giaû. -Keát caáu : Laø söï toå chöùc, saép xeáp caùc thaønh toá cuûa vbaûn

Page 176: Tiết 1: Đọc văn

töø, keát caáu, theå loaïi cuûa “truyeän Kieàu” (ND) vaø baøi thô “Toû loøng” (Phaïm Nguõ Laõo).

Hs laøm vieäc theo nhoùm nhaän xeùt, boå sung

Löu yù : Söï chia taùch thaønh hai maët noäi dung vaø hình thöùc cuûa vaên baûn vhoïc chæ coù tính chaát töông ñoái tieän cho vieäc ñi sau nghieân cöùu. Coøn thöïc teá khoâng theå taùch bieät noäi dung khoûi hình thöùc hay hình thöùc khoûi noäi dung. Noäi dung theå hieän trong hình thöùc ; hình thöùc mang tính noäi dung.

Theo anh (chò) noäi dung vaø hình thöùc cuûa vaên baûn vaên hoïc coù yù nghóa quan troïng nhö theá naøo ? Cho VD?

HS laøm baøi taäp 1,2/ 30

Noäi dung cuûa hai khoå thô ñaàu ? ( Hình aûnh “nhöõng quaû bí vaø baàu” mang daùng “gioït moà hoâi maën” gôïi suy nghó gì ?) Moái lieân heä giöõa hai khoå ñaàu vaø khoå ba ? ( Hình aûnh “baøn tay meï moûi” vaø “thöù quaû coøn xanh” gôïi suy nghó gì ? ).

Tö töôûng cuûa baøi thô ?

thaønh moät ñôn vò thoáng nhaát, hoaøn chænh, coù yù nghóa sao cho thích hôïp vaø haøi hoøa vôùi noäi dung.-Theå loaïi : Laø nhöõng quy taéc toå chöùc hình thöùc vbaûn thích hôïp vôùi noäi dung vaên baûn.II.YÙ nghóa quan troïng cuûa noäi dung vaø hình thöùc vaên baûn vaên hoïc.Chöùc naêng cuûa vaên hoïc naâng cao phaåm chaát, hoaøn thieän con ngöôøi moãi taùc phaåm vaênhoïc caàn phaûi coù söï thoáng nhaát haøi hoøa giöõa noäi dung tö töôûng cao ñeïp vaø hình thöùc ngheä thuaät hoaøn mó. III. Luyeän taäp

Baøi taäp 1:So saùnh ñeà taøi cuûa hai vaên baûn vaên hoïc : “Taét ñeøn” vaø “Böôùc ñöôøng cuøng”.Hai taùc phaåm ñeàu vieát veà cuøng moät ñeà taøi : Cuoäc soáng bò boác loät, aùp böùc cô cöïc cuûa ngöôøi noâng daân ôû noâng thoân Vieät Nam tröôùc CM – 8 vaø söï phaûn khaùng töï phaùt cuûa hoï. Song phöông dieän, khía caïnh phaûn aùnh coù söï khaùc nhau( tình huoáng khaùc nhau).

- “Taét ñeøn”: cuoäc soáng cuûa ngöôøi noâng daân trong nhöõng ngaøy söu thueá, ngöôøi noâng daân bò boác loät cheøn eùp ñuû ñöôøng buoäc phaûi vuøng leân phaûn khaùng.

- “Böôùc ñöôøng cuøng” : Cuoäc soáng haøng ngaøy laàm than cô cöïc cuûa ngöôøi noâng daân tröôùc nhöõng thuû ñoaïn thaâm ñoäc cuûa boïn ñòa chuû. Ngöôøi noâng daân bò ñaåy vaøo böôùc ñöôøng cuøng neân vuøng leân choáng laïi.

Baøi taäp 2 :Tö töôûng baøi thô “Meï vaø quaû” : YÙ thöùc traùch nhieäm phaûi ñeàn

Page 177: Tiết 1: Đọc văn

ñaùp coâng ôn cuûa meï – ngöôøi ñaõ nuoâi naáng vaø daïy doã mình.

Cuûng coá, daën doø - HS ñoïc phaàn ghi nhôù SGK.- Laøm caùc baøi taäp ôû SBT.

Page 178: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 94 CAÙC THAO TAÙC NGHÒ LUAÄNA.Muïc tieâu baøi hoïc:Giuùp hs : -Cuûng coá vaø naâng cao hieåu bieát veà caùc thao taùc nghò luaän thöôøng gaëp : Phaân tích, toång hôïp, dieãn dòch, quy naïp vaø so saùnh.

-Nhaän dieän chính xaùc caùc thao taùc treân trong vaên baûn nghò luaän; vaän duïng caùc thao taùc ñoù moät caùch hôïp lí, saùng taïo khi vieát caùc vaên baûn nghò luaän .

B.Kieåm tra baøi cuõ:C.Baøi môùi:D.Thieát keá daïy vaø hoïc:* Lôøi vaøo baøi :

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Hs ñoïc muïc 1 sgk vaø traû lôøi caâu hoûi :

- Thao taùc laø gì ? - Thao taùc nghò

luaän laø gì ?

Hs thöïc hieän yeâu caàu II.1(a) sgk ( ñieàn töø thích hôïp vaøo choã troáng ñeå coù moät ñònh nghóa ñuùng )

Hs thöïc hieän yeâu caàu II.1(b,c,d) sgk

I.Khaùi nieämThao taùc nghò luaän laø nhöõng ñoäng taùc ñöôïc thöïc hieän theo trình töï vaø yeâu caàu kó thuaät ñöôïc quy ñònh trong hoaït ñoäng nghò luaän. II. Moät soá thao taùc nghò luaän cuï theå 1.OÂn laïi caùc thao taùc phaân tích, toång hôïp, dieãn dòch, quy naïp.

a. OÂn laïi khaùi nieämToång hôïp Quy naïpDieãn dòch Phaân tích

( Xem Sgk) b. Vaän duïng thöïc haønh.

ÔÛ daãn chöùng ruùt töø lôøi töïa “Trích dieãm thi taäp” taùc giaû ñaõ duøng thao taùc phaân tích : Chia moät nhaän ñònh chung thaønh caùc maët rieâng bieät ñeå laøm roõ hôn caùc nguyeân nhaân khieán cho thô vaên xöa khoâng theå truyeàn laïi ñaày ñuû.

- Laäp luaän trong ñoaïn vaên : “Hieàn taøi…ñaàu tieân” : Phaân tích + dieãn dòch ( töø veá 1 sang veá 2 : duøng pheùp phaân tích ñeå laøm roõ moái quan heä giöõa hieàn taøi vaø ñaát nöôùc ; töø caâu 1 sang caâu 2 duøng thao taùc dieãn dòch : töø luaän ñieåm ôû caâu1 keát luaän.)

Taùc giaû ñaõ duøng thao taùc toång hôïp:

TUAÀN 32

Page 179: Tiết 1: Đọc văn

Hs thöïc hieän yeâu caàu 2 (a,b,c) sgk

Hs laøm baøi taäp 1 sgk/134

Cuûng coá, daën doø :

- Hs ñoïc phaàn ghi nhôù sgk.

- Laøm bt 2 + bt sbt.

töø caùc luaän ñieåm rieâng keát luaän chung.

- Taùc giaû duøng thao taùc quy naïp : töø nhöõng daãn chöùng cuï theå rieâng bieät

keát luaän chung. - Nhaän ñònh thöù nhaát ñuùng ( vôùi

ñieàu kieän tieàn ñeà dieãn dòch phaûi chaân thaät vaø caùch suy luaän khi dieãn dòch phaûi chính xaùc.)

- Nhaän ñònh thöù 2 coøn chöa chính xaùc ( chöøng naøo söï quy naïp coøn chöa ñaày ñuû thì moái lieân heä giöõa tieàn ñeà vaø keát luaän coøn chöa chaéc chaén, tính xaùc thöïc cuûa keát luaän coøn phaûi chôø thöïc tieãn chöùng minh)

- Nhaän ñònh thöù ba ñuùng. 2. Thao taùc so saùnh .

a) Taùc giaû duøng thao taùc so saùnh ñeå nhaán maïnh ñeán söï gioáng nhau.

b) Taùc giaû duøng thao taùc so saùnh ñeå nhaán maïnh ñeán söï khaùc nhau.

So saùnh coù 2 loaïi chính : so saùnh nhaèm nhaän ra söï gioáng nhau (töông ñoàng) ; so saùnh nhaèm nhaän ra söï khaùc nhau (töông phaûn).

c) Ñeå coù theå so saùnh ñuùng caùch caàn chuù yù :

- Nhöõng ñoái töôïng (söï vaät, hieän töôïng) ñöôïc so saùnh phaûi coù moái quan heä vôùi nhau veà moät maët (moät phöông dieän) naøo ñoù.

- Söï so saùnh phaûi döïa treân nhöõng tieâu chí cuï theå, roõ raøng vaø coù yù nghóa quan troïng ñoái vôùi söï nhaän thöùc baûn chaát cuûa vaán ñeà (söï vaät,, hieän töôïng).

- Nhöõng keát luaän ruùt ra töø söï so saùnh phaûi chaân thöïc, môùi meû, boå ích, giuùp cho vieäc nhaän thöùc söï vaät (hieän töôïng, vaán ñeà) ñöôïc saùng toû vaø saâu saéc hôn.

III. Luyeän taäp.Baøi taäp 1 :

- Taùc giaû muoán chöùng minh : thô Noâm Nguyeãn Traõi ñaõ tieáp thu thaønh töïu cuûa vaên hoùa dgian, vh dgian.

- Thao taùc nluaän chuû yeáu : Phaân tích, quy naïp.

Page 180: Tiết 1: Đọc văn

+ Duøng thao taùc phaân tích, taùc giaû ñaõ chia luaän ñieåm chung thaønh nhöõng boä phaän nhoû Luaän ñieåm ñöôïc xem xeùt moät caùch chi tieát kó caøng, thaáu ñaùo.+ Töø phaân tích quy naïp : töø tröôøng hôïp rieâng cuûa Nguyeãn Traõi söù meänh, chöùc naêng cao quyù cuûa vaên chöông ngheä thuaät tö töôûng cuûa ñoaïn trích ñöôïc naâng leân ôû möùc cao hôn.

Page 181: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 95,96,97 TOÅNG KEÁT PHAÀN VAÊN HOÏC

A.Muïc tieâu baøi hoïcGiuùp hs :

- Naém laïi toaøn boä nhöõng kieán thöùc cô baûn cuûa chöông trình vh lôùp 10, töø vh dgian ñeán vh vieát, töø vaên hoïc Vieät Nam ñeán vh nöôùc ngoaøi.

- Coù naêng löïc ptích vh theo töøng caáp ñoä, töø söï kieän vh ñeán tgiaû, tphaåm vh, töø ngoân ngöõ ñeán htöôïng ngheä thuaät.

- Bieát vaän duïng nhöõng kieán thöùc ñaõ hoïc ñeå tieáp thu nhöõng kieán thöùc seõ hoïc trong chöông trình vh lôùp 11.

B.Thieát keá daïy – hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Hs chuaån bi baøi ôû nhaø theo caâu hoûi höôùng daãn ôû sgk, theo heä thoáng vaán ñeà maø giaùo vieân höôùng daãn.Neàn vh Vieät Nam ñöôïc caáu thaønh töø nhöõng boä phaän naøo ? Phaân tích baèng caùch laäp baûng nhöõng ñaëc ñieåm chung vaø ñaëc ñieåm rieâng cuûa töøng boä phaän ?

-Trình baøy nhöõng ñaëc tröng cô baûn cuûa vaên hoïc daân gian ? Nguyeân nhaân ñöa ñeán nhöõng ñaëc tröng cô baûn ñoù ?-Vaên hoïc daân gian bao goàm nhöõng theå loaïi cô baûn naøo ? Nhöõng theå loaïi ñaõ hoïc – Neâu teân caùc taùc phaåm tieâu bieåu ? Chæ ra nhöõng ñaëc tröng chuû yeáu nhaát

I.Toång keát khaùi quaùt veà vaên hoïc Vieät Nam

- Goàm 2 boä phaän lôùn + VHDG + Vaên hoïc vieát

Ñaëc ñieåm chung : AÛnh höôûng truyeàn thoáng daân toäc vaø tieáp thu tinh hoa vaên hoùa, vaên hoïc nöôùc ngoaøi; hai noäi dung lôùn xuyeân suoát laø yeâu nöôùc vaø nhaân ñaïo.

Ñaëc ñieåm rieâng : (Baûng 1/ 140 SGV)

1. Vh daân gian Hai ñaëc tröng cô baûn :

- Vh daân gian laø nhöõng taùc phaåm ngheä thuaät ngoân töø truyeàn mieäng (tính truyeàn mieäng).

- Vh daân gian laø saûn phaåm cuûa quaù trình saùng taùc taäp theå (tính taäp theå). Vh daân gian gaén boù vaø phuïc

vuï tröïc tieáp cho caùc sinh hoaït khaùc nhau trong ñôøi soáng coäng ñoàng. Heä thoáng theå loaïi : Thaàn

thoaïi, Söû thi, Truyeàn thuyeát, Coå tích, Nguï ngoân, Truyeän cöôøi, Tuïc ngöõ, Caâu ñoá, Ca dao, Veø, Truyeän thô, Cheøo.

Nhöõng giaù trò cuûa vaên hoïc daân gian :

Page 182: Tiết 1: Đọc văn

cuûa töøng theå loaïi ?-Neâu moät soá chi tieát, söï vieäc ; ñoïc thuoäc moät soá caâu ca dao, tuïc ngöõ maø anh (chò) thích ; Lí giaûi vì sao?

Nhöõng giaù trò cuûa vaên hoïc daân gian ? Phaân tích ngaén goïn nhöõng taùc phaåm ñaõ hoïc ñeå chöùng minh ?

Trình baøy nhöõng ñaëc ñieåm chung vaø nhöõng ñaëc ñieåm rieâng cuûa vh Trung ñaïi vaø vaên hoïc hieän ñaïi ? ( Nhöõng noäi dung lôùn? Heä thoáng ngoân ngöõ vaø theå loaïi ? Vieäc tieáp bieán vaên hoïc nöôùc ngoaøi ? …)

Thoáng keâ nhöõng taùc giaû, taùc phaåm vh trung ñaïi ñaõ hoïc ôû chöông trình lôùp 10 (baèng caùch laäp baûng : Teân taùc giaû – teân taùc phaåm – thôøi gian saùng taùc – chöõ vieát, theå loaïi – noäi dung cô baûn).

Töø baûng thoáng keâ haõy neâu:

- Vh trung ñaïi bao goàm nhöõng thaønh phaàn naøo ? Phaùt trieån qua maáy giai ñoaïn ? Taïi sao laïi phaân chia nhö vaäy?

- Nhöõng ñaëc ñieåm lôùn veà noäi dung ?

- Giaù trò nhaän thöùc- Giaù trò giaùo duïc- Giaù trò thaåm mó.

2. Vaên hoïc vieát Ñaëc ñieåm chung : Phaûn aùnh

hai noäi dung lôùn laø yeâu nöôùc, nhaân ñaïo ; theå hieän tö töôûng, tình caûm cuûa con ngöôøi Vieät Nam trong quan heä vôùi töï nhieân, vôùi quoác gia daân toäc, vôùi xaõ hoäi coäng ñoàng vaø yù thöùc veà baûn thaân.

Ñaëc ñieåm rieâng : ( Xem baûng trang 141 SGV)

a.Vh vieát VN töø theá kæ X ñeán heát theá kæ XIX ( Vh trung ñaïi )

Hai thaønh phaàn :- Vh chöõ Haùn.- Vh chöõ Noâm. Phaùt trieån qua boán giai ñoaïn

:- Töø theá kæ X heát theá kæ XIV- Töø theá kæ XV XVII- Töø theá kæ XVIII nöûa ñaàu theá

kæ XIX- Nöõa cuoái theá kæ XIX. Hai noäi dung lôùn : Yeâu nöôùc ;

nhaân ñaïo Theå loaïi: Caùo, phuù, söû, thô

Ñöôøng luaät, truyeàn kì, truyeän thô, khuùc ngaâm

Keát caáu ñònh hình, chuû yeáu tieáp thu töø Trung Quoác, ngheä thuaät töôïng tröng öôùc leä, ñieån tích, ñieån coá.II.Vaên hoïc nöôùc ngoaøi

1.Veà söû thi ( xem baûng 1/ 143 Sgv)

2. Veà thô Ñöôøng vaø thô Hai – cö (xem baûng 2/143 Sgv)

Page 183: Tiết 1: Đọc văn

Phaân tích noäi dung yeâu nöôùc vaø noäi dung nhaân ñaïo qua caùc taùc phaåm ñaõ hoïc.

-Heä thoáng theå loaïi ? Ñaëc ñieåm ngheä thuaät ? -Ñoïc moät soá baøi thô, caâu thô maø anh chò thích? Lí giaûi vì sao ?-Laäp baûng thoáng keâ nhöõng taùc giaû taùc phaåm vh nöôùc ngoaøi trong chöông trình lôùp 10 theo baûng : Taùc giaû – taùc phaåm – thôøi gian saùng taùc – ngoân ngöõ, theå loaïi – noäi dung cô baûn ? -So saùnh ñeå thaáy ñöôïc söï gioáng vaø khaùc nhau veà noäi dung vaø hình thöùc giöõa caùc thieân söû thi : Ñaêm Saên, OÂâñixeâ Ramayana.

-Nhöõng neùt ñaëc saéc cuûa thô Ñöôøng veà noäi dung vaø hình thöùc ? Neâu moät soá ñieåm maø anh chò caûm thaáy hay nhaát ôû nhöõng baøi thô Ñöôøng ñaõ hoïc ? Neâu nhöõng neùt ñaëc saéc khaùc nhau giöõa thô Ñöôøng vaø thô Hai–cö?

- Ñoïc moät soá baøi thô Ñöôøng, thô Hai – cö maø anh,chò thích nhaát ? lí giaûi vì sao?

Qua ñoaïn trích “Hoài troáng Coå thaønh” neâu nhaän xeùt veà loái keå chuyeän vaø khaéc hoïa tính caùch nhaân vaät cuûa tieåu thuyeát coå ñieån Trung Quoác ?

3. Veà ñoaïn trích “Hoài troáng Coå thaønh”

Ñaëc ñieåm cuûa tieåu thuyeát coå ñieån TQ :

- Loái keå theo keát caáu chöông hoài, theo traät töï thôøi gian.

- Tính caùch nhaân vaät ñöôïc khaéc hoïa qua haønh ñoäng, ngoân ngöõ .

III.Veà phaàn lí luaän vaên hoïc1. Tieâu chí chuû yeáu cuûa vaên baûn vaên hoïc:

- Laø nhöõng vb ñi saâu phaûn aùnh hieän thöïc khaùch quan vaø khaùm phaù theá giôùi tình caûm, tö töôûng, thoûa maõn nhu caàu thaåm mó vaø höôùng thieän cuûa con ngöôøi.

- Ngoân töø ngheä thuaät, coù hình töôïng, mang tính thaåm mó cao.

- Thuoäc moät theå loaïi nhaát ñònh, theo nhöõng quy öôùc caùch thöùc cuûa theå loaïi ñoù.

2/ Caáu truùc cuûa vaên baûn vaên hoïc

- Taàng ngoân töø.- Taàng hình töôïng.- Taàng haøm nghóa.

3/ Nhöõng khaùi nieäm cuûa noäi dung vb vh:Ñeà taøi, chuû ñeà, tö töôûng, caûm höùng ngheä thuaät.4/ Nhöõng khaùi nieäm cuûa hình thöùc vaên baûn vaên hoïc: Ngoân töø, keát caáu, theå loaïi.

Page 184: Tiết 1: Đọc văn

Choïn moät vb vh töø ñoù phaân tích : -Nhöõng tieâu chí chöùng toû vbaûn ñöôïc löïa choïn laø vbaûn vh ? -Taàng ngoân töø, taàng hình töôïng, taàng haøm yù cuûa vbaûn ?-Ñeà taøi, chuû ñeà, tö töôûng, caûm höùng ngheä thuaät cuûa vaên baûn ? -Ngoân töø, keát caáu, theå loaïi cuûa vb ?

Cuûng coá, daën doø- Duøng heä thoáng caâu hoûi traéc nghieäm ñeå cuûng coá kieán thöùc

( 15 caâu)Chuaån bò baøi vieát soá 7 ( kieåm tra cuoái naêm)

Page 185: Tiết 1: Đọc văn

OÂN TAÄP PHAÀN TIEÁNG VIEÄTA.Muïc tieâu baøi hoïcGiuùp hs

- Cuûng coá, heä thoáng hoùa nhöõng kieán thöùc cô baûn ñaõ hoïc trong naêm veà Tieáng vieät.

- Luyeän taäp ñeå naâng cao kó naêng veà phong caùch ngoân ngöõ sinh hoaït vaø phong caùch ngoân ngöõ ngheä thuaät, caùc yeâu caàu söû duïng Tieáng vieät.

B.Thieát keá daïy – hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Hs laøm caùc baøi taäp, traû lôøi caâu hoûi trong sgk.HÑGT laø gì ? Coù nhöõng nhaân toá naøo tham gia vaø chi phoái hoaït ñoäng giao tieáp baèng ngoân ngöõ ? Trong hoaït ñoäng giao tieáp coù nhöõng qtrình naøo?

1/ Hoaït ñoäng giao tieáp baèng ngoân ngöõ.

- HÑGT : Hoaït ñoäng nhaèm muïc ñích nhaän thöùc, haønh ñoäng, bieåu loä tình caûm giöõa ngöôøi vôùi ngöôøi trong xaõ hoäi.

- Caùc nhaân toá giao tieáp : + Nhaân vaät giao tieáp .+ Hoaøn caûnh giao tieáp+ Noäi dung giao tieáp+ Muïc ñích giao tieáp+ Phöông tieän vaø caùch thöùc giao tieáp.

- Hai quaù trình cuûa HÑGT : + Taïo laäp vaên baûn.+ Tieáp nhaän lónh hoäi vaên baûn

2. Laäp baûng so saùnh ñaëc ñieåm cuûa ngoân ngöõ noùi vaø ngoân ngöõ vieát

Hoaøn caûnh vaø ñieàu kieän söû

duïng

Caùc yeáu toá phuï

trôï

Ñaëc ñieåm chuû yeáu veà töø vaø caâu

Ngoân ngöõ noùi

Lôøi noùi trong giao tieáp, laø

ngoân ngöõ aâm thanh, giao tieáp

tröïc tieáp.

Ngöõ ñieäu, cöû chæ,

ñieäu boä.

Töø ngöõ ña daïng : Töø ñòa phöông, khaåu ngöõ, tieáng loùng, bieät ngöõ.Caâu coù khi röôøm raø, truøng laëp, tænh löôïc.

Ngoân ngöõ

Giao tieáp giaùn tieáp, söû duïng

Heä thoáng daáu caâu,

Töø ngöõ phong phuù, goït giuõa, tuøy thuoäc

TUAÀN 34

Page 186: Tiết 1: Đọc văn

vieát chöõ vieát, caùc quy taéc chính taû,

baûng bieåu

baûng bieåu, hình veõ.

vaøo phong caùch ngoân ngöõ ñeå söû duïng.Caâu daøi ngaén tuøy thuoäc vaøo yù ñònh.

- Vbaûn coù nhöõng ñaëc ñieåm cô baûn naøo ? Haõy phaân tích caùc ñaëc ñieåm aáy qua moät vaên baûn cuï theå trong chöông trình ngöõ vaên 10.

- Ñieàn teân caùc loaïi vaên baûn vaøo sô ñoà phaân loaïi ?

Laäp baûng ghi caùc ñaëc ñieåm cô baûn cho thaáy ñaëc tröng cuûa phong caùch ngoân ngöõ sinh hoaït vaø phong caùch ngoân ngöõ ngheä thuaät (theo maãu)

Trình baøy khaùi quaùt veà : Nguoàn goác, quan heä hoï haøng vaø lòch söû phaùt trieån cuûa Tieáng vieät ?

Keå teân moät soá taùc phaåm vh Vieät Nam vieát baèng chöõ Noâm, chöõ Quoác ngöõ.

Laäp baûng toång hôïp nhöõng yeâu caàu veà söû duïng Tieáng vieät ñuùng chuaån möïcBaøi taäp 7 sgk/ 139

Caùc baøi taäp khaùc : ( Hình thöùc caâu hoûi traéc nghieäm)

Cuûng coá daën doø :- Laøm theâm caùc bt sbt

3.Vaên baûn.

Sinh hoaït; ngheä thuaät ; khoa hoïc; chính luaän; haønh chính coâng vuï ; baùo chí

4.Phong caùch ngoân ngöõ sinh hoaït – phong caùch ngoân ngöõ ngheä thuaätPc nngöõ shoaït Pc nngöõ ngth- Tính cuï theå - Tính hình töôïng- Tính caûm xuùc - Tính truyeàn caûm- Tính caù theå - Tính caù theå hoùa5. Khaùi quaùt lòch söû Tieáng vieät.

- Nguoàn goác : Coù nguoàn goác baûn ñòa

- Quan heä hoï haøng : Thuoäc hoï Nam AÙ

- Phaùt trieån qua nhieàu thôøi kì : + Thôøi kì döïng nöùôc + Thôøi kì Baéc thuoäc vaø choáng Baéc thuoäc.+ Thôøi kì ñoäc laäp töï chuû.+ Thôøi kì Phaùp thuoäc+ Thôøi kì sau CM/8 ñeán nay

- Chöõ vieát cuûa Tieáng vieät :Chöõ Noâm ; chöõ Quoác ngöõ.

6. Nhöõng yeâu caàu veà söû duïng Tieáng vieät. (xem baûng 2/131 Sgv)

Baøi 7 : Caâu ñuùng : b,d,g,h.

Page 187: Tiết 1: Đọc văn

Baøi laøm vaên soá 7 (kieåm tra cuoái naêm)

Tieát 102 Luyeän taäp vieát ñoaïn vaên nghò luaänA/Muïc tieâu baøi hoïcGiuùp hs

- OÂn taäp, cuûng coá caùch vieát ñoaïn vaên nghò luaän.- Vieát ñöôïc caùc ñoaïn vaên nghò luaän phuø hôïp vôùi vò trí vaø

chöùc naêng cuûa chuùng trong baøi vaên nghò luaän.B/Thieát keá daïy - hoïc Hoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Gv cho hs ñoïc laïi daøn yù cho ñeà vaên “Saùch môû roäng tröôùc maét toâi nhöõng chaân trôøi môùi” ôû sgk.

- Choïn moät yù trong ba yù a,b,c muïc 2 ñeå vieát.

- Vieát ñoaïn khoaûng 15 ñeán 20 caâu.

- Moät soá hs trình baøy – gv nhaän xeùt ñaùnh giaù vaø söûa chöûa nhöõng sai soùt trong baøi vieát.

- Cho hs ñoïc baøi ñoïc theâm trong sgk.

Luyeän taäp treân lôùp.Hs vieát ñoaïn vaên theo yeâu caàu, phaûi ñaùp öùng :

- Veà noäi dung : Taäp trung laøm roõ yù ñaõ choïn.

- Veà hình thöùc : Khoaûng 15 20 caâu, dieãn ñaït roõ raøng, maïch laïc.

Luyeän taäp ôû nhaø.- Töï chöõa laïi ñoaïn vaên cuûa

mình.- Choïn moät yù trong caùc ñoaïn

khaùc cuûa daøn yù (sgk) ñeå vieát.

Page 188: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 103 Vieát quaûng caùoA/Muïc tieâu baøi hoïc.Giuùp hs

- Naém ñöôïc muïc ñích cuûa quaûng caùo laø thoâng tin, thuyeát phuïc khaùch haøng tin vaøo chaát löôïng, lôïi ích, söï tieän lôïi,… cuûa saûn phaåm, dòch vuï, laøm taêng loøng ham thích mua haøng vaø söû duïng dòch vuï cuûa khaùch haøng.

- Bieát caùch vieát vaø trình baøy quaûng caùo ngaén goïn, haáp daãn.- Thaáy ñöôïc taàm quan troïng cuûa quaûng caùo trong cuoäc soáng

hieän ñaïi.B/Thieát keá daïy – hoïc

Hoaït ñoäng cuûa thaøy vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Hs ñoïc 2 vbaûn qcaùo trong sgk vaø traû lôøi caâu hoûi :

- Caùc vbaûn treân qcaùo veà ñieàu gì ?

- Anh (chò) thöôøng gaëp caùc loaïi vbaûn ñoù ôû ñaâu ?

- Haõy keå theâm moät vaøi vbaûn qcaùo vaø cho bieát : Qcaùo veà caùi gì ? Qcaùo ôû ñaâu ? Qcaùo ñeå laøm gì ? …

Vbaûn qcaùo laø gì ?

Hs trao ñoåi theo nhoùm theo hai yeâu caàu a,b sgk Caùc yeâu caàu cuûa vbaûn qcaùo veà noäi dung thoâng tin, tính haáp daãn vaø thuyeát phuïc ?Gv neâu ycaàu : Qcaùo cho moät saûn phaåm kem ñaùnh raêng hoaëc saûn phaåm rau saïch hs thöïc hieän theo maãu höôùng daãn cuûa sgk trình baøy, ñaùnh giaù, nhaän xeùt choïn vbaûn aán töôïng nhaát.

Caùch vieát vbaûn qcaùo ?

Hs laøm bt 1 sgk Hs ñoïc baøi taäp – thaûo luaän

I/Vai troø vaø yeâu caàu chung cuûa vbaûn qcaùo.1/ Vbaûn qcaùo trong ñsoáng.Vbaûn qcaùo laø loaïi vbaûn thoâng tin, thuyeát phuïc khaùch haøng veà chaát löôïng, lôïi ích, söï tieän lôïi… cuûa saûn phaåm, dòch vuï do ñoù thích mua haøng vaø söû duïng dòch vuï ñoù.

2/ Ycaàu chung cuûa vbaûn qcaùo.Vbaûn qcaùo caàn ngaén goïn, suùc tích, haáp daãn, taïo aán töôïng, trung thöïc, toân troïng phaùp luaät vaø thuaàn phong mó tuïc.

II/ Caùch vieát vbaûn qcaùo.- Choïn noäi dung qcaùo : Ñoäc

ñaùo, gaây aán töôïng, theå hieän tính öu vieät cuûa saûn phaåm, dòch vuï.

- Choïn caùch trình baøy quaûng caùo :

+ Duøng quy naïp. + Duøng caùch so saùnh.

- Caâu vaên, töø ngöõ : Ngaén goïn, suùc tích, khaúng ñònh tuyeät ñoái.

III/Luyeän taäpBaøi taäp 1 :Caû 3 vbaûn qcaùo ñeàu ngaén goïn, suùc tích ñaày ñuû noäi dung caàn

Page 189: Tiết 1: Đọc văn

theo nhoùm nhöõng yeâu caàu cuûa sgk ñaïi dieän trình baøy nhaän xeùt, ñaùnh giaù.

Cuûng coá, daën doø - Hs ñoïc phaàn ghi nhôù sgk- Troïng taâm baøi hoïc :

Caùch vieát vaên baûn qcaùo.

- Laøm bt 2 – moãi nhoùm choïn moät ñeà taøi.

qcaùo – neâu ñöôïc ñaëc tính vöôït troäi cuûa saûn phaåm – haáp daãn kích thích taâm lí ngöôøi mua haøng.

a) Chieác xe khoâng nhöõng laø moät saûn phaåm vöôït troäi : Sang troïng, tinh teá, maïnh meõ, quyeán ruõ, maø coøn laø ngöôøi baïn ñaùng tin caäy.

b) Söõa taém ñaëc bieät, thôm ngaùt höông hoa, cho moät laøn da mòn maøng, quyeán ruõ – laø “bí quyeát laøm ñeïp”.

c) Maùy aûnh töï ñoäng hoùa – tieän lôïi, deã söû duïng.

Page 190: Tiết 1: Đọc văn

Tieát 104 OÂn taäp phaàn laøm vaênA/Muïc tieâu baøi hoïc.Giuùp hs :

- Naém ñöôïc nhöõng noäi dung cô baûn cuûa chöông trình laøm vaên lôùp 10, qua ñoù thaáy ñöôïc söï keá thöøa vaø phaùt trieån cuûa caùc noäi dung so vôùi chöông trình laøm vaên ñaõ hoïc ôû THCS.

- Chuaån bò toát cho baøi kieåm tra toång hôïp cuoái naêm vaø vieäc hoïc tieáp ôû caùc lôùp 11,12.

B/Thieát keá daïy – hoïcHoaït ñoäng cuûa thaày vaø troø

Noäi dung baøi hoïc

Gv höôùng daãn hs oân taäp theo heä thoáng caâu hoûi trong sgk (taäp trung vaøo moät soá caâu tieâu bieåu).Caâu 1 : Neâu ñaëc ñieåm cuûa caùc kieåu vaên baûn töï söï, thuyeát minh, nghò luaän vaø caùc yeâu caàu keát hôïp chuùng trong thöïc teá vieát vaên baûn. Cho bieát vì sao phaûi keát hôïp caùc kieåu vaên baûn ñoù vôùi nhau.

Caâu 2 : Söï vieäc vaø chi tieát tieâu bieåu trong vaên baûn töï söï laø gì ? Cho bieát caùch choïn söï vieäc vaø chi tieát tieâu bieåu khi vieát kieåu vaên baûn naøy?

I/Lyù thuyeát

Vaên baûn töï söï : Duøng caùc chi tieát, hình aûnh giuùp ngöôøi ñoïc hình dung ra ñöôïc ñaëc ñieåm noåi baät cuûa moät söï vieäc, söï vaät, con ngöôøi, phong caûnh… laøm cho nhöõng ñoái töôïng ñöôïc noùi ñeán nhö hieän leân tröôùc maét ngöôøi ñoïc.

Vaên baûn thuyeát minh : Trình baøy, giôùi thieäu, giaûi thích… nhaèm laøm roõ ñaëc ñieåm cô baûn cuûa moät ñoái töôïng, cung caáp tri thöùc veà caùc hieän töôïng vaø söï vaät trong töï nhieän vaø xaõ hoäi.

Vaên baûn nghò luaän : Duøng lyù leõ vaø daãn chöùng ñeå laøm saùng toû luaän ñieåmnhaèm thuyeát phuïc ngöôøi ñoïc, ngöôøi nghe veà moät tö töôûng, quan ñieåm

Söû duïng keát hôïp trong thöïc teá vieát vaên baûn.

Söï vieäc tieâu bieåu : Laø nhöõng söï vieäc quan troïng goùp phaàn hình thaønh coát truyeän.

Chi tieát tieâu bieåu : Laø nhöõng chi tieát ñaëc saéc taäp trung theå hieän roõ neùt söï vieäc tieâu bieåu.

Söï vieäc chi tieát tieâu bieåu coù taùc duïng daãn daét caâu chuyeän,

Page 191: Tiết 1: Đọc văn

Caâu 3 : Trình baøy caùc phöông phaùp thuyeát minh thöôøng ñöôïc söû duïng trong moät baøi vaên thuyeát minh ?

Caâu 4 : Laøm theâ naøo ñeå vieát ñöôïc baøi vaên thuyeát minh chuaån xaùc vaø haáp daãn ?

Caâu 7 :Trình baøy veà caáu taïo cuûa moät laäp luaän, caùc thao taùc nghò luaän vaø caùch laäp daøn yù baøi vaên nghò luaän ?

toâ ñaäm tính caùch nhaân vaät vaø taäp trung theå hieän chuû ñeà cuûa caâu chuyeän.

Caùch choïn söï vieäc chi tieát tieâu bieåu : Ñeå löïa choïn caàn naém vöõng caùc böôùc sau :

- Xaùc ñònh ñeà taøi, chuû ñeà cuûa baøi vaên.

- Döï kieán coát tryeän ( goàm nhieàu söï vieäc noái tieáp nhau)

- Trieån khai caùc söï vieäc baèng moät soá chi tieát.

Caùc phöông phaùp thuyeát minh :

- Neâu ñònh nghóa ; lieät keâ; neâu vd; duøng soá lieäu; so saùnh; phaân loaïi; phaân tích.

- Chuù thích ; giaûng giaûi nguyeân nhaân keát quaû.

Ñeå vieát ñöôïc baøi vaên thuyeát minh chuaån xaùc vaø haáp daãn caàn :

- Tìm hieåu thaáu ñaùo tröôùc khi vieát.

- Thu thaäp ñaày ñuû taøi lieäu tham khaûo.

Tri thöùc trong vaên baûn coù tính khaùch quan khoa hoïc, ñaùng tin caäy.

- Caàn söû duïng nhieàu hình töôïng sinh ñoäng, nhieâu so saùnh cuï theå vaø caâu vaên phaûi bieán hoùa linh hoaït.

Caáu taïo cuûa moät laäp luaän bao goàm:Luaän ñieåm ( caùc yù kieán theå hieän tö töôûng, quan ñieåm trong baøi vaên nghò luaän); Luaän cöù (caùc lyù leõ vaø daãn chöùng)

Caùc thao taùc nghò luaän : Phaân tích, toång hôïp, dieãn dòch, quy naïp, so saùnh

Caùch laäp daøn yù : - Naém chaéc yeâu caàu cuûa ñeà

baøi tìm heä thoáng luaän ñieåm, luaän cöù saép xeáp trieån khai chuùng theo thöù töï

Page 192: Tiết 1: Đọc văn

Caâu 8 : Trình baøy yeâu caàu vaø caùch thöùc toùm taét vaên baûn töï söï, vaên baûn thuyeát minh ?

Hs laøm vieäc theo nhoùm, moãi nhoùm toùm taét noäi dung moät baøi ñaïi dieän trình baøy nhaän xeùt, ñaùnh giaù hoøan chænh.

Cuûng coá, daën doø :- Laøm bt 1 sgk.- Chuaån bò laøm baøi kieåm

tra cuoái naêm.

hôïp lyù, coù troïng taâm.- Boá cuïc : Ba phaàn : Môû baøi

( giôùi thieäu vaø ñònh höôùng trieån khai vaán ñeà ); thaân baøi ( trieån khai luaän ñieåm luaän cöù ); keát baøi ( nhaán maïnh vaø môû roäng vaán ñeà)

Caùch toùm taét vaên baûn töï söï :

- Ñoïc kó vaên baûn – xaùc ñònh nhaân vaät chính.

- Choïn caùc söï vieäc tieâu bieåu xaûy ra vôùi nhaân vaät chính vaø dieãn bieán cuûa caùc söï vieäc ñoù.

- Toùm taét caùc haønh ñoäng, lôøi noùi, taâm traïng cuûa nhaân vaät theo dieãn bieán cuûa caùc söï vieäc ( coù theå keát hôïp daãn nguyeân vaên töø ngöõ, caâu vaên trong vaên baûn goác)

Caùch toùm taét vaên baûn thuyeát minh:

- Xaùc ñònh muïc ñích, yeâu caàu toùm taét.

- Ñoïc vaên baûn goác ñeå naém vöõng ñoái töôïng thuyeát minh.

- Tìm boá cuïc cuûa vaên baûn.- Toùm löôïc caùc yù vaên baûn

toùm taét.II/ Thöïc haønh: (bt 2 sgk/150)

Tieát 105 +-Traû baøi laøm vaên soá 7 (Kieåm tra cuoái naêm)

Höôùng daãn hoïc taäp trong heø.