25
Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 1 - Hình Thành và Phát Triển TỈNH DÒNG LA SAN VIỆT NAM (DISTRICT OF DE LA SALLE BROTHERS OF VIETNAM) I/ THÁNH GIOAN LA SAN VÀ SỰ THÀNH LẬP DÒNG CÁC SƯ HUYNH TRƯỜNG KITÔ. 1/ Thân Thế Gioan La San (John Baptist De La Salle) sinh tai thành Reims, nước Pháp, vào ngày 30 tháng 4 năm 1651. Gioan La San là người con đầu trong gia đình quyền quý và đạo đức. Ngài chào đời không chỉ đem niềm vui đến cho cha mẹ, nhưng ngài còn là món quà tuyệt vời Thiên Chúa ban tặng cho thế giới. Món quà ấy có giá trị cho đến ngày hôm nay nơi con cái của ngài là các Sư Huynh La San có mặt trên khắp thế giới, qua việc phục vụ giới trẻ và đặc biệt người nghèo trong sứ mạng giáo dục nhân bản và Kitô. Ngày 9 tháng 4 năm 1678, Gioan La San được thụ phong linh mục, một linh mục đầy sức sống, thánh thiện và nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn. 2/ Những Giai đoạn thành lập Dòng 3.1679: Tất cả khởi sự vào một sáng tháng 3 năm 1679. Gioan La San gặp ông Nyel và nhận lời giúp xin mở trường miễn phí cho các trẻ em trai nghèo. Rồi dần dần Thiên Chúa tác động làm Gioan La San quan tâm tới trẻ em nghèo, dấn thân

Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Hình Thành Và Phát Triển Của Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Citation preview

Page 1: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 1 - Hình Thành và Phát Triển

TỈNH DÒNG LA SAN VIỆT NAM(DISTRICT OF DE LA SALLE BROTHERS OF VIETNAM)

I/ THÁNH GIOAN LA SAN VÀ SỰ THÀNH LẬP DÒNG CÁC SƯ HUYNH TRƯỜNG KITÔ.

1/ Thân Thế

Gioan La San (John Baptist De La Salle) sinh tai thành Reims, nước Pháp, vào ngày 30 tháng 4 năm 1651. Gioan La San là người con đầu trong gia đình quyền quý và đạo đức. Ngài chào đời không chỉ đem niềm vui đến cho cha mẹ, nhưng ngài còn là món quà tuyệt vời Thiên Chúa ban tặng cho thế giới. Món quà ấy có giá trị cho đến ngày hôm nay nơi con cái của ngài là các Sư Huynh La San có mặt trên khắp thế giới, qua việc phục vụ giới trẻ và đặc biệt người nghèo trong sứ mạng giáo dục nhân bản và Kitô.

Ngày 9 tháng 4 năm 1678, Gioan La San được thụ phong linh mục, một linh mục đầy sức sống, thánh thiện và nhiệt thành cứu rỗi các linh hồn.

2/ Những Giai đoạn thành lập Dòng

3.1679: Tất cả khởi sự vào một sáng tháng 3 năm 1679. Gioan La San gặp ông Nyel và nhận lời giúp xin mở trường miễn phí cho các trẻ em trai nghèo. Rồi dần dần Thiên Chúa tác động làm Gioan La San quan tâm tới trẻ em nghèo, dấn thân hướng dẫn các thầy giáo về phương pháp và cách thức tổ chức dạy học, hầu dạy dỗ các em hiệu quả hơn, và giúp chúng nhận ra con đường cứu độ.

25.12.1679: Gioan La San thuê một một ngôi nhà bên cạnh nhà của Ngài để cho các thầy giáo trú ngụ, và cho họ một nội qui. Giai đoạn thứ nhất.

1680: Bốn tháng sau, ngài mời họ ăn cơm ở nhà Ngài. Giờ cơm là những giờ phút trao đổi và nhắc nhở: Giai đoạn thứ hai.

1681: Một năm sau, vào mùa xuân 1681, Gioan La San cho các thầy lưu lại trong nhà Ngài vào ban ngày, ngoài những giờ dạy học: giai đoạn thứ ba.

24.06.1681: Gioan La San cho các thầy ở luôn trong nhà để chăm sóc cho họ về huấn luyện thiên liêng: giai đoạn thứ tư.

Page 2: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 2 - Hình Thành và Phát Triển24.06.1862: Gioan La San rời khỏi ngôi nhà thân yêu của gia đình, thuê một ngôi

nhà ở đường Marguerite để sống với một vài thầy giáo trẻ trung thành với những trường bác ái. Dòng La San có thể coi như được khai sinh từ đó: Gioan La San cùng các thầy lập ra Dòng Các Sư Huynh Trường Kitô – tại Việt Nam quen gọi là Dòng La San. Ngài cùng các Sư Huynh tiên khởi cam kết cùng chung và liên kết lo việc giáo dục cho trẻ em nghèo không ai chăm sóc theo tinh thần Kitô giáo.

3/ Vị Thánh Của Thiên Chúa

Ngày 7 tháng 4 năm 1719, ngài qua đời hưởng thọ 68 tuổi, với 41 năm thi hành thừa tác vụ linh mục, trong đó 40 năm ngài hiến thân phục vụ giáo dục Kitô cho trẻ em nghèo. Ngày 19.02.1888, Đức Thánh Cha Léon XIII tôn vinh Gioan La San lên bậc Chân Phước; ngày 24.5.1900 tôn vinh ngài lên bậc Hiển Thánh.

Ngày 15.5.1950, Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong thánh Gioan La San làm Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục Kitô. Thế giới nhìn nhận Ngài như là một nhà giáo dục tài ba vào thế kỷ XVII và là người đi tiên phong trong việc đào tạo có hệ thống các nhà sư phạm1.

4/ Đường Lối Giáo Dục Thánh Gioan La San Vạch Ra Và Những Thành Quả Giáo Dục Đạt Được

Trong việc thực hiện chương trình cứu độ của Thiên Chúa, thánh Gioan La San đã vạch ra được đường lối giáo dục thích ứng với nhu cầu của thời đại, hướng về người trẻ với các mục tiêu: soi sáng tâm trí (Teaching Minds), đánh động con tim (Touching Hearts) và hoán cải đời sống (Transforming Lives) 2

Và theo đường lối ấy, vào thời ngài, thánh Gioan La San đã gặt hái được những thành quả giáo dục đem lại một sự cải cách cho nền giáo dục Pháp và cho thế giới, đặc biệt về các khía cạnh:

- Hội nhập văn hoá: Gioan La San đã táo bạo đề xướng cuộc cải cách trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (tiếng Pháp) để dạy cho học sinh tập đọc tập viết thay vì dạy thứ tiếng Latinh xa lạ không thiết thực cho cuộsống đám dân nghèo và con em thợ thuyền.

- Giáo dục thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống giúp học sinh có kiến thức và khả năng hội nhập dễ dàng và hữu hiệu vào xã hội: Gioan La San đã cải tổ chương trình, chọn dạy những môn mà nhóm học sinh con giới thợ thuyền có thể đem ra áp dụng được một cách hữu ích trong cuộc sống thực tế hằng ngày của chúng. Dạy cho các em học đọc, học viết, làm thư ký, tính toán...

- Tổ chức trường lớp và chương trình học một cách phù hợp với lứa tuổi và trình độ: Nước Pháp thời bấy giờ có các "Trường Nhỏ", Gioan La San tổ chức lại lớp học sắp xếp học sinh theo trình độ của chúng, phân chia giờ học, môn học, giờ nào việc nấy, giúp học sinh tiến dần từ dễ đến khó trong một hệ thống giáo dục liên tục và hợp lý.

- Ðào tạo chính con người các thầy giáo: Ngay từ đầu khi tiếp xúc với các thầy, Gioan La San đã nhận ra rằng việc chuẩn bị các thầy giáo chính là nền tảng cho việc giáo dục. Và ngài đã hiến mình để đào tạo các thầy "để họ theo đuổi cùng một phương pháp sư phạm, sao cho việc thay thế một thầy giáo này bởi một thầy giáo khác không gây xáo trộn cho học sinh."3 Và để đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng tăng tại các vùng nông thôn, Gioan La San đã tổ chức trường đào tạo các giáo viên

1 Nguyễn Thắng Vu (chủ biên), Nghề Sư Phạm, Tủ sách Hướng Nghiệp, Nhà Xuất Bản Kim Đồng, 11/2007.2 Sư huynh. Philippe Lộc, Giáo dục La San Ngày Nay, trang 3 và 6.3 Chứng tá của Bouillet theo Frère Edgard Hengemule, Maitre Chretien, Thèmes Lasanllien 42

Page 3: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 3 - Hình Thành và Phát Triểnnông thôn "để chuẩn bị kỹ càng những thầy giáo được mời gọi thi hành công tác quan trọng giáo dục nơi thôn dã" một tiền thân của trường sư phạm hiện nay4.

II/ DÒNG CÁC SƯ HUYNH TRƯỜNG KITÔ

(FRATRES SCHOLARUM - CHRISTIANARUM (FSC) -THE BROTHERS OF THE CHRITIAN SCHOOL)

Dòng La San do thánh Gioan La San và các Sư Huynh tiên khởi lập ra năm 16825, Dòng La San được Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII phê chuẩn bằng Sắc chỉ "In apostolicae dignitatis solio" năm 1725 là một Dòng thuộc quyền Giáo Hoàng và gồm toàn là tu sĩ giáo dân.

Công cuộc của Thiên Chúa nhờ tay Gioan La San thực hiện được tiếp tục với các Sư Huynh La San, môn sinh của Ngài, qua các thời đại. Và cho đến ngày nay Dòng La San đã nảy sinh cho Giáo Hội những hoa trái thánh thiện với 4 vị thánh và 3 chân phước hiển tu, 73 vị thánh và 11 chân phước tử đạo.

Dòng La San hiện đang có mặt tại 86 quốc gia trên thế giới phục vụ giáo dục qua việc mởi trường học và các hình thức giáo dục khác. Trên thế giới Dòng La San chia làm 6 vùng : (1) Hoa Kỳ - Toronto ; (2) Châu Mỹ Latinh ; (3) Châu Phi ; (4) Châu Âu ; (5) Canada nói tiếng Pháp ; (6) Châu Á Thái Bình Dương (xem bản đồ).

4 ÐGH Piô XII, Ðoản Sắc Tôn Phong Thánh Gioan La San Quan Thầy Các Nhà Giáo Dục, 15.05.19505 ngày 24.06.1682 Gioan La San thuê căn nhà và cùng ở chung với các thầy. Ðây là biến cố được xem như là ngày khai sinh ra Hội Dòng. Xem F. Fortunat Trần Trọng An Phong (1994), Hạnh Thánh La San, Tủ sách Linh đạo La San, San José 1994, trang 53 - 54.

Page 4: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 4 - Hình Thành và Phát TriểnIII/ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC SƯ HUYNH LA SAN TRÊN ÐẤT VIỆT - MỘT QUÃNG ÐƯỜNG DÀI HƠN 140 NĂM - NHƯ CÂU CHUYỆN CỦA ÔNG JOB

Ngày 06 tháng Giêng năm 1866, sáu Sư Huynh La San từ Pháp đến Sài Gòn. Họ được trao cho dạy ở trường Adran (trường Taberd sau này), một trường được thành lập bởi các cha thừa sai Paris.

Từ năm 1866 đến năm 1954, các Sư Huynh La San đã thành lập 18 trường học tại Việt Nam6. Những năm đầu (1866 - 1872) được gọi là tỉnh dòng Ðông Dương thuộc Pháp: Nam Kỳ (District de l’Indochine Francaise: La Cochichine). Năm 1896, thành lập Tỉnh Dòng Ðông Dương (District de l’Indochine) với Sư Huynh Giám tỉnh tiên khởi của Tỉnh Dòng là Sư huynh Ivarch - Louis, trải qua trên 50 năm với các vị kế nhiệm là người Pháp. Ðến năm 1951, thành lập Tỉnh Dòng Sài Gòn (District de Saigon : Vietnam, Cambodge et Thailand), Sư Huynh Giám Tỉnh người Việt đầu tiên là Sư Huynh Cyprien Trần Văn Thiên từ đó đến nay trải qua 7 đời các vị Giám tỉnh7. Sư Huynh Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng La San Việt Nam hiện nay là Sư Huynh Gregoire Nguyễn Văn Tân (2003 - 2007 - 2011).

6 Tên các cơ sở La San tại Việt Nam thành lập từ ngày các Sư Huynh đầu tiên đến Việt Nam cho đến 1954 (nguồn do Văn Khố Dòng La San, tại Rôma cung cấp do Sư Huynh Gustave Diệp Tuấn Ðức sưu tập)Ngày 06. 01. 1866: Sáu Sư huynh đầu tiên đến Việt Nam

Tên trườngÐịa điểmKhánh thànhÐóng cửaEcole AdranSài Gòn09.01.18661883Ecole Cholon (e.q)Sài Gòn01.04.18661871Ecole Mỹ ThoMỹ Tho01.03.18671881Ecole Bắc TràngFron du

Camb.05.03.18681871Ecole Vĩnh LongVĩnh Long01.07.18691881Ecole Taberd (La San Taberd)Sài Gòn01.01.18901975Ecole PuginierHà Nội01.01.18951954Collège de la Mission*Hà

Nội15.03.18951954Noviciat (St Joseph)Thủ Ðức17.12.18951905Ecole St Jean-BaptisteThủ Ðức01.08.18981907Ecole St Louis (pensionnant)Cap S.J06.03.18991904Ecole St Michel (Sourds-Muets)Tân

Ðịnh01.03.19021904Ecole Pellerin (Lasan Bình Linh)Huế15.05.19041975Ecole Des Sourds-MuetsGia Ðịnh01.07.19041908NoviciatHuế05.01.19061933Ecole St JosephHải Phòng15.11.19061954Ecole St Joseph

(Lasan Mỹ Tho)Mỹ Tho01.04.19081975Villa St Louis (Vũng Tàu)Cap S.J00.05.19101943Ecole St Fr. Xavier (Lasan Khánh Hưng)Sóc Trăng21.02.19131975Petit-NoviciatHuế01.11.19151933Ecole GagelinBình

Ðịnh03.10.19211946Ec. St Louis De Gonz (Lasan Ðức Minh)Tân Ðịnh07.09.19231975Ecole St Thomas D’AquinNam Ðịnh13.01.19241941Ecole de La MissionPhát Diệm28.08.19321947Maison La Salle (Ðồi La

San)Nha Trang22.03.19331975- Noviciat   - Petit noviciat   - Frères anciens   Ecole Sainte-FamilleBùi Chu01.09.19371949Ecole Mossard (La San Mossard)Thủ Ðức15.10.19391975Externat Notre-DameNam

Ðịnh31.08.19411945Ecole Le Sacré-Coeur (Lasan d’Adran)Ðà Lạt01.10.19411975Ecole Cù Lao* (La San Vĩnh Phước)Nha Trang07.09.19521975Ecole GratuiteHải Phòng17.09.19521954Ecole Bénilde (Lasan Bá

Ninh)Nha Trang01.09.195419757 7 Sư Huynh Giám Tỉnh người Việt Nam:Sư Huynh Cyprien Trần Văn Thiên từ 1951 - 1960.Sư Huynh Bernard Lê Văn Tâm từ 1960 - 1969.Sư Huynh Bruno Trần Văn Bằng từ 1969 - 1975.Sư Huynh Lucien Hoàng Gia Quảng từ 1975 - 1987.Sư Huynh Maurice Nguyễn Phú Triều từ 1987 - 1993.Sư Huynh Francois Trần Văn Ánh từ 1993 - 2003.Sư Huynh Gregoire Nguyễn Văn Tân từ 2003 - .

Page 5: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 5 - Hình Thành và Phát Triển

Page 6: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 6 - Hình Thành và Phát Triển

Năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia đôi lãnh thổ. Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nắm quyền bính ở phía Bắc Việt Nam, miền Nam dưới quyền cai trị của chính quyền Công Hoà Việt Nam. Tất cả các Sư Huynh La San di cư vào Nam, các trường học La San tại miền Bắc bị chính quyền miền Bắc trưng thu trở thành trường nhà nước.

Tại miền Nam, các Sư Huynh La San tiếp tục thành lập các trường học Công Giáo theo như sứ mạng đã lãnh nhận. Từ năm 1954 đến 1975, Tỉnh Dòng Sài Gòn gồm Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, với 11 trường (tại miền Nam) đang hoạt động sau 1954, các Sư Huynh mở ra thêm 30 cơ sở giáo dục La San tại trên 10 tỉnh thành ở miền Nam 8, trong

8 Sau 1954, tại miền Trung và miền Nam Việt Nam, các cơ sở La San tiếp tục phát triển với các trường được mở ra. Các trường học La San ở miền Nam từ năm 1954 đến 1975 (Nguồn do Văn Khố Dòng La San, tại Rôma cung cấp do Sư Huynh Gustave Diệp Tuấn Ðức sưu tập)

Ecole St-Joseph* (La San Xóm Mới)Nha Trang03.09.19561975Ecole Nghĩa Thục* (La San Nguyễn Thông)Sài Gòn01.03.19561975Ecole Kim PhướcKontum01.10.19561971Ecole Bình LợiQui

Nhơn16.09.19571972Juvénat de Thủ ÐứcGia Ðịnh26.10.19571975Ecole Ban Mê ThuộtBan Mê Thuột15.08.19591975Scolasticat UniversitaireÐà Lạt11.08.19591975Ecole Technique (La San Kỹ Thuật)Ðà

Lạt01.09.19601975Ecole Văn Côi* (e.q) (La San Văn Côi)Biên Hòa00.00.19611975Ecole Phú Vang* (e.q)Huế15.07.19611968Ecole Chánh Hưng* (La San Chánh Hưng)Sài Gòn16.07.19621975Ecole "Têrêsa" (e.q) (La San Lam Sơn)Ban Mê Thuột15.06.19631975Ecole Primaire (e.q)Qui Nhơn15.07.19631972Ecole

Bao Vinh* (e.q)Huế15.07.19631964Maison Ste-Famille (La San Mai Thôn)Gia Ðịnh12.10.1963 Ecole Mỹ Xuyên* (La San Mỹ Xuyên)Ba Xuyên17.04.19661972Ecole Ghềnh Ráng (e.q)Qui

Nhơn00.00.19671972Ecole Hiền Vương (La San Hiền Vương)Sài Gòn01.08.19671975Ecole Des Aveugles*Sài Gòn00.09.19671975Ecole Cần Thơ (La San Cần Thơ)Cần Thơ20.07.19671975Maison

ProvincialePhú Thọ00.00.1967 Foyer UniversitaireÐà Lạt00.10.19681975Ecole Qui Ðức (e.q) (La San Qui Ðức)Qui Nhơn00.00.19691972Institut des Sciences de l?EducationSài Gòn00.00.19701975Université Thành

NhânSài Gòn00.00.19701975Ecole Thạnh Mỹ (La San Thạnh Mỹ)Gia Ðịnh14.09.19701975Institut de Culture Humaine et ReligieuseSài Gòn00.10.19711975Ecole Chư Prong (La San Chư Prong)Nha

Trang00.00.19721975Ecole LangBiang (La San LangBiang)Ðà Lạt00.00.19721975Université La SalleSài

Page 7: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 7 - Hình Thành và Phát Triểnsố đó có những trường học miễn phí cho trẻ em nghèo và trẻ em người dân tộc thiểu số. Không những thế, các Sư Huynh còn mở trường học phục vụ người nghèo tại Cambodia và tại Thái Lan. Các trường học của Sư Huynh bao gồm các bậc học phổ thông từ tiểu học đến trung học đệ nhị cấp (nay gọi là trung học phổ thông). Ðến năm 1970, các Sư Huynh thành lập trường Ðại Học Thành Nhân, và đại học La San năm 1974, ngay trong trường La San Taberd, Sài Gòn.

Sau khi thống nhất đất nước, với chính sách quốc hữu hoá các cơ sở giáo dục và chủ trương giáo dục là một hoạt động độc quyền của nhà nước, cũng như các cơ sở giáo dục Công Giáo khác, tất cả 24 cơ sở trường học La San bị trưng thu và trở thành trường học nhà nước, các Sư Huynh dần dần bị loại ra khỏi ngành giáo dục, không còn được tham gia vào hoạt động giáo dục thế hệ trẻ qua hoạt động học đường, chỉ còn một số rất ít đã cố gắng xoay xở để được tiếp tục tham gia dạy học tại vài trường học tại Sài Gòn.

Như ông Job trong Kinh Thánh, sau khi được Chúa ban cho trở nên giàu có và đầy đủ, Thiên Chúa đã thử ông và cất hết tất cả khỏi tay ông, Thiên Chúa đã để tất cả các trường học La San tại Việt Nam mất khỏi tay các Sư Huynh La San Việt Nam. Ðây là giai đoạn các Sư Huynh sống trong sự tăm tối của đức tin, nhiều anh em đã không đủ can đảm để đối mặt với mất mát, thiếu thốn, đói khổ, họ đã rời bỏ hàng ngũ trở về với gia đình hay đi đến những miền đất an toàn hơn. Trong tinh thần đức tin mà thánh Gioan La San đã để lại, các Sư Huynh tại Việt Nam đã theo gương ông Job trong Kinh Thánh thưa với Chúa rằng: "Chúa đã ban cho tất cả, nay Chúa lại lấy đi tất cả, chẳng có sự gì xảy ra cho chúng tôi mà Chúa không muốn."9

Do sự hạn chế thông tin của đất nước lúc bấy giờ, sau 1975, Tỉnh Dòng Sài Gòn không liên lạc được với Trung Ương Dòng tại Roma, cho đến khi biến cố xảy ra vào ngày 25.5.1989, một toà nhà trong khu Nhà Hưu Dưỡng tại Mai Thôn, Bình Quới bị sụp xuống sông Sài Gòn, 5 Sư Huynh già đã qua đời trong biến cố này, qua nhiều hình thức truyền thông khác nhau, anh em La San trên thế giới biết đến và rồi Trung Ương Dòng đã tìm cách liên lạc được với các Sư Huynh La San tại Việt Nam.

Sau 15 năm chìm trong thinh lặng cầu nguyện và âm thầm bước đi trong sự trung tín với ơn gọi của mình; năm 1990, các Sư Huynh đã tìm được con đường để phục vụ giới trẻ và người nghèo trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước theo như ơn gọi và sứ mạng của họ đòi hỏi. Các Sư Huynh với ơn Chúa trợ giúp đã mặc lấy một sức sống mới và đứng lên. Các cộng đoàn La San mở ra các lưu xá chăm sóc các học sinh từ trung học đến sinh viên đại học từ các vùng quê về các thành phố để đi học ngay trong khuôn viên chật hẹp mà các Sư Huynh còn giữ lại sau khi đã mất tất cả. Với sự sáng tạo và năng động, nhằm đáp ứng các nhu cầu của Giáo Hội và người trẻ, các Sư Huynh La San đã mở ra các khoá Sư Phạm Giáo Lý, các lớp giáo lý và Kinh Thánh để huấn luyện giáo lý viên, một vài Sư Huynh tham gia giảng dạy trong các Học Viện Thần Học Phaolô Nguyễn Văn Bình; năm 1996, các Sư Huynh thành lập Học Viện Thần Học nhằm đào tạo thần học, huấn giáo và sư phạm cho các Sư Huynh trẻ, đồng thời cũng mở rộng cho các tu sĩ nam nữ các hội dòng khác và giáo dân đến tham dự, cho đến 2005 được nhìn nhận là một cơ sở của Học Viện Thần Học Phaolô Nguyễn Văn Bình. Từ năm 2000, các Sư Huynh cũng đã mở các khoá huấn luyện

Gòn00.00.19741975(*) Ecole gratuite

(e.q) Ecole du quartier9 Gioan La San, Thủ Bản Luật Chung năm 1718, Chương II: "Về Tinh Thần Của Dòng Này". Xem  Luật Dòng Các Sư Huynh Trường Kitô, 1987, "Về Tinh Thần Của Dòng Này", Rome 1987. Bản Tiếng Việt do Tỉnh Dòng La San Việt Nam xuất bản 30.04.2001.

Page 8: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 8 - Hình Thành và Phát Triểngiáo lý viên tại các giáo hạt vùng sâu và đặc biệt tổ chức thường xuyên hàng năm vào dịp hè cho hạt Cà Mau, giáo phận Cần Thơ.

Ngoài ra, anh em La San cũng tìm cách sống ơn gọi của mình qua việc phục vụ giáo dục trong nhiều lãnh vực khác nhau: giáo dục Kitô, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục y tế, giáo dục văn hóa. Vì vậy, các Sư Huynh cũng đã thành lập các cơ sở dạy nghề để phục vụ cho giới trẻ và người nghèo và trẻ khuyết tật; vài năm gần đây, Tỉnh Dòng La San Việt Nam đã phát triển các cơ sở dạy nghề thành ba (03) Trung Tâm Dạy Nghề, mở một trường học tiểu học tư thục với giấy phép hoạt động của nhà nước. Ngoài ra các Sư Huynh còn mở các lớp học tình thương cho các trẻ em vùng ven đô thị, tổ chức chương trình Mùa Hè Xanh hàng năm với sự tham gia của các Sư Huynh trẻ và sinh viên công giáo đến vùng sâu vùng xa phục vụ ôn tập văn hoá hè. Các Sư Huynh liên kết với các bác sĩ, các nữ tu tổ chức giáo dục y tế qua các đợt phát thuốc và khám bệnh miễn phí đồng thời chỉ cho người dân biết giữ vệ sinh, phòng bệnh cũng như chữa bệnh; liên kết với các cựu học sinh La San, các nhà hảo tâm để tìm nguồn kinh phí hỗ trợ học bổng tại nhiều tỉnh khác nhau để cho các học sinh và sinh viên nghèo có cơ hội đến trường hoặc học được một nghề nghiệp hầu có thể kiếm sống bằng chính bàn tay sức lao động của chúng.

Page 9: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 9 - Hình Thành và Phát Triển

Các hoạt động liên kết phục vụ giáo dục: văn hoá, y tế.

Page 10: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 10 - Hình Thành và Phát TriểnII. LINH ÐẠO VÀ ÐẶC SỦNG LA SAN10

1/ Linh Ðạo La San

Linh đạo La San chịu ảnh hưởng của nền văn minh và đạo đức nước Pháp một linh đạo lấy tâm tình Ngôi Lời Nhập Thể trong thái độ thâm sâu vâng phục Thiên Chúa Cha và đồng thời trọn vẹn dấn thân cho con người. Linh đạo này xuất phát từ một truyền thống Kitô lâu đời.

Linh đạo La San biến lòng thương cảm nguyên thuỷ của Thánh Gioan La San trước tình cảnh giới trẻ nghèo bị bỏ rơi thành nguyên hứng đức tin thúc đẩy anh em La San ngày nay quyết đáp trả nhu cầu khao khát ý thức sống nhân phẩm và ý hướng siêu việt của những người trẻ này.

. Ðối với Sư huynh, linh đạo La San diễn tả tinh thần đức tin trong hoàn cảnh "hic et nunc" (nghĩa là "nơi đây và tức thì") khiến một Sư huynh La San phải mở phải mở đôi mắt ra và chỉ nhìn mọi sự bằng cặp mắt đức tin, làm mọi sự vì Chúa và quy mọi sự về Ngài. Trong đức tin, Sư huynh La San nhận ra mình là "Thừa Tác Viên Của Thiên Chúa, Sứ Giả Và Cộng Tác Viên của Ðức Kitô" trong sự cố gắng nhiệt thành liên tục biến đổi môi trường người trẻ mà Sư huynh dấn thân trở thành dấu chỉ Nước Trời và sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa11.

Linh đạo này ngày nay còn mang tính hiệp thông mở rộng đến các người trẻ mà các Sư huynh chăm sóc và đến các đối tác trong sứ mạng chung La San và giúp đỡ họ khám phá ra và chia sẻ đặc sủng của Dòng.

Linh đạo La San như thế là phong cách diễn tả cái Sequela Christi trong thái độ Cùng Chung và Liên Kết trong việc phục vụ giáo dục nhân bản và Kitô cho người trẻ, đặc biệt là giới trẻ nghèo12.

2/ Ðặc Sủng La San 13

Thiên Chúa gọi ai để thi hành một sứ vụ Người trao phó, thì Người ban cho họ một ơn đặc biệt của Thánh Thần (1Cr 12,1). Giáo Hội gọi đó là đoàn sủng. Ðoàn sủng được Thiên Chúa ban riêng cho những ai Người muốn (1Cr 7,7) nhưng để mưu cầu ích chung (1Cr 14,1) và nhằm xây dựng Giáo Hội là nhiệm thể Chúa Kitô.

Thánh Gioan La San nói về đoàn sủng La San trong các bút tích của Ngài: Chính Thiên Chúa đã thiết lập trong Giáo Hội các tông đồ, các ngôn sứ và các tiến sĩ, và anh em tin rằng cũng chính Ngài đã thiết lập anh em trong công việc này (tức là công việc giáo dục)14 "Anh em phải tự xem mình là những thừa tác viên của Thiên Chúa và là những kẻ ban phát các mầu nhiệm của Người."15 Ðể cho trẻ hiểu biết và hưởng nhờ những ân huệ đó, Chúa Giêsu đã kêu gọi người này làm tông đồ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc dạy dỗ (Ep 4,11) và ban Thần Khí cho họ để họ thực hiện như Thiên Chúa muốn. Anh em cũng được mời gọi để dạy dỗ trẻ biết hưởng nhờ ơn cứu độ16.

10 Sh. Luca Vital Nguyễn Hữu Quang (2003), Linh Ðạo La San - Linh Ðạo Hiệp Thông, trang 38-45. Tủ Sách La San, 2003 11 X. LD số 5; số 3; số 12.12 LD số 313 SHTQ. John Johnston TMV 1994, 199514 NG số 20115 NG 19316 NG 194

Page 11: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 11 - Hình Thành và Phát TriểnThánh Gioan La San xem giáo dục là một "thừa tác vụ" đặc biệt mà Thiên Chúa

mời gọi anh em La San thi hành: "Anh em hãy tự coi mình là thừa tác viên của Thiên Chúa." "Không những anh em là thừa tác viên của Thiên Chúa mà còn là thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội."17 Ngài còn dùng những hình ảnh khác để chỉ các Sư huynh khi thi hành thừa tác vụ giáo dục: Anh em là "đại sứ của Chúa Giêsu Kitô", là "thiên thần giữ mình thấy được".

Như vậy, Thánh Gioan La San đã một cách nào đó đặt ơn gọi của các Sư huynh bên cạnh ơn "làm tông đồ, ngôn sứ và tiến sĩ" và xem công việc giáo dục như là thừa tác vụ để loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.

Trong Luật Dòng của Các Sư Huynh Trường Kitô, 1987, đã diễn tả đoàn sủng của Thánh Gioan La San và truyền thống sống động của Dòng: "Trung thành với tiếng gọi của Thần Khí và với đặc sủng của Ðấng Lập Dòng, các Sư huynh hiến mình cho Thiên Chúa để cùng liên kết với nhau, chu toàn thừa tác vụ tông đồ giáo dục." (LD 2) "Thần Khí Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội, nơi con người Thánh Gioan La San, một đặc sủng ngày nay vẫn còn linh hoạt các Sư huynh và nhiều nhà giáo dục" (LD 20). "Với Giáo Hội địa phương, mọi cơ sở La San đều hội nhập văn hoá, ngôn ngữ và lối sống của nơi mình ở. Việc hội nhập này phải thực hiện theo đặc sủng của Dòng" (LD 18a).

Sư huynh Jean Pungier phân tích về "những thái độ tu đức chính yếu của nhà giáo theo Thánh Gioan La San"18, đã cho thấy Sư huynh chiêm ngắm tình thương đến từ Thiên Chúa: Người muốn cho tất cả mọi người được ơn cứu độ. Người đã mời gọi và sai chúng ta đến với trẻ. Sư huynh chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô bởi Chúa Cha gởi đến và ban cho chúng ta Thánh Thần của Người và Sư huynh chiêm ngắm hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Sư huynh, cũng như trong đời sống của những trẻ được trao phó cho Sư huynh dạy dỗ, và hãy cảm tạ, chúc tụng Thiên Chúa. Luật dòng cho thấy "Thánh Gioan La San đã khám phá ra trong đức tin, sứ mạng của Dòng mình, như lời đáp trả cụ thể cho việc chiêm ngưỡng ý định cứu rỗi của Thiên Chúa." (LD. 11). Sự quy hướng về Thiên Chúa Ba Ngôi cũng được diễn tả ngay trong chính lời Khấn dòng của các Sư huynh: "Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi rất thánh, Ðức Chúa Cha, Ðức Chúa Con và Ðức Chúa Thánh Thần. dâng lên Chúa trót mình con để làm sáng danh Chúa như Chúa đòi hỏi nơi con và với hết năng lực của con."19. Thánh Gioan La San đã đặt căn bản của lời khấn là sự hiến thánh cho Thiên Chúa Ba Ngôi, trước tất cả mọi điều khấn hứa khác, để sự hiến thánh của anh em La San căn bản là mưu cầu việc tôn vinh danh Thiên Chúa, đan quyện với sự liên kết với anh em trong cộng đoàn theo gương mẫu hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa khi dấn thân cho sứ vụ tông đồ.

Linh đạo La San quả là con đường thiêng liêng diễn tả rất rõ ràng cấu tạo của một đặc sủng trong Giáo Hội theo cái nhìn của Tông Huấn về Ðời Sống Thánh Hiến20, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phân tích cho thấy cấu tạo của đoàn sủng gồm ba chiều hướng: trước tiên là quy hướng về Chúa Cha, với ước muốn thảo hiếu là tìm kiếm thánh ý Người, nó thúc bách người tu sĩ thuộc trọn về Chúa, để cảm mến Thiên Chúa ngọt ngào dường bao trong mọi hoàn cảnh. Ðoàn sủng cũng quy hướng về Chúa Con, hiệp thông với Người trong cuộc sống thân tình và vui tươi, học theo gương quảng đại của Người cởi mở với tác động của Thánh Thần, trở nên thanh thoát với tất cả những gì làm người tu sĩ dấn thân chu toàn sứ mạng với Chúa Kitô, vì Chúa Kitô và trong Chúa Kitô để phụng sự Thiên

17 NG 201; x. SHTQ John Johnston, TMV 1995, II18 F. Jean Pungier, Bảng Phân Tích "Những Thái Ðộ Tu Ðức Chính Yếu Của Nhà Giáo Theo Thánh Gioan La San", bản dịch do Sư Huynh Giuse Phạm Văn Phương, 1996.

Page 12: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 12 - Hình Thành và Phát TriểnChúa và phục vụ tha nhân. Ðoàn sủng cũng quy hướng về Chúa Thánh Thần, mời người tu sĩ để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và nâng đỡ, trên con đường thiêng liêng cũng như trong đời sống hiệp thông và hoạt động tông đồ, để sống trong thái độ phục vụ là thái độ phải soi sáng mọi chọn lựa tông đồ của người tu sĩ 21.

III. HUẤN LUYỆN

1/ Ơn Gọi La San

Ơn gọi là một "chuỗi chọn lựa phải thực hiện suốt cuộc đời"22. Ðó là một hành trình trong đó Sư Huynh đáp trả tiếng gọi Chúa Thánh Thần một cách tự nguyện, đặt cọc trọn vẹn cuộc đời mình và Tin Mừng để theo Chúa Giêsu Kitô"23 trong một tiến trình không ngừng lớn lên trong niềm tin."24 Việc huấn luyện phải nhằm vào sứ mạng của Sư Huynh"25

"là đem một nền giáo dục nhân bản và Kitô cho giới trẻ và người nghèo."26 Trong thế giới

19 xem Công thức khấn của Các Sư Huynh Trường Kitô 20 Gioan Phaolô II, Vita Consecrata (VC), Rôma 1996.21 VC số 36.22 GL 418,1523 Luật Dòng Các Sư Huynh Trường Kitô, 22. Rôma 1987. Bản dịch do Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.24 Cf, 81.25 Cf, 91f.26 Cf, 3

Page 13: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 13 - Hình Thành và Phát Triểnhôm nay, Dòng La San lưu ý cách đặc biệt đến một vài chiều kích của sứ mạng đó là: (1) sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu của người trẻ, đặc biệt là trẻ nghèo và trẻ bị bỏ rơi; (2) ơn gọi truyền giáo của các Sư Huynh dưới ánh sáng các nhu cầu của thế giới thứ ba; (3) công tác rao giảng Tin Mừng và việc thăng tiến công lý; (4) Thực hiện sứ mạng trong tinh thần liên kết với các thành phần trong gia đình La San. Do đó việc huấn luyện phải được thiết lập một chương trình bao gồm những môn học có hệ thống về thần học, Kinh thánh, tín lý, luân lý, huấn giáo, mục vụ, giáo huấn xã hội của Giáo Hội, những môn học La San, được huấn luyện về nghiệp vụ và có những bằng cấp chính phủ đòi hỏi để thi hành thừa tác vụ giáo dục được trao phó cho Sư Huynh. Trong các giai đoạn huấn luyện khác nhau của giai đoạn khai tâm, các Sư Huynh trẻ phải có một thời gian dành cho việc thực tập tông đồ.

2/ Những Giai Ðoạn Huấn Luyện Khai Tâm

Những giai đoạn huấn luyện khai tâm bao gồm: Thỉnh Kỳ, Tập Kỳ, Học Viện, Giai Ðoạn Sống Cộng Ðoàn.

2.1/ "Thỉnh Kỳ là giai đoạn trong tiến trình huấn luyện khai tâm, nó diễn ra trước Tập Kỳ và chuẩn bị cho năm tập." Giai đoạn này thường kéo dài 1 năm đến 1 năm rưỡi.

2.2/ Tập Kỳ là kinh nghiệm khai tâm đặc biệt đưa vào đời tu Sư Huynh. Tập sinh được mời gọi đi dần vào thái độ thiêng liêng căn bản của một môn đệ thánh Gioan La San; đó là phó thác theo chân Chúa Kitô, để cùng nhau lo chung việc Phúc Âm hoá và giáo dục, phục vụ mọi người, nhưng dành ưu tiên cho những kẻ kém may mắn nhất27. Giai đoạn này kéo dài từ 1 năm đến 2 năm.

2.3/ Thời Kỳ Khấn Tạm. Ðây là thời kỳ theo đuổi việc trưởng thành trong ơn gọi, dẫn đưa Sư Huynh vào công cuộc huấn luyện thường xuyên, và chuẩn bị cho việc Tuyên Khấn Trọn Ðời. Thời kỳ này được định rõ ba chặng: (1) chặng tiếp theo ngay sau Tập Viện (Học viện) 3 năm đến 5 năm28. (2) Những năm đầu tiên sinh hoạt ở cộng đoàn nhằm giúp Sư Huynh đạt đến một sự trưởng thành trong ơn gọi cho phép cáng đáng trọn vẹn trách nhiệm việc khấn Trọn Ðời.29 Giai đoạn này kéo dài 3 năm đến 5 năm (3) Chuẩn bị Tuyên Khấn Trọn Ðời, thời gian này như một thời gian đánh dấu bởi "sự trưởng thành thiêng liêng, đức tin lớn mạnh, khả năng chính mình đảm nhận trách nhiệm về hành động của mình và nhận định về các giá trị thúc đẩy mình dấn thân."30

3/ Thường Huấn

Quá trình huấn luyện của Sư Huynh không dừng lại ở việc Tuyên Khấn Trọn Ðời, mà Sư Huynh luôn nhìn nhận rằng đời mình là một chuỗi tiếng Chúa gọi và lời đáp của Sư Huynh. Sư Huynh luôn được mời gọi theo đuổi việc huấn luyện để đáp ứng với những thay

27 Cf, 90;  xem Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 189. Rôma 1991. Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.28 Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, 1991, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 220 - 224. Rôma. Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.Văn kiện về Huấn Luyện của Tỉnh Công Hội 11, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, 200729 Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 245 và 246. Rôma 1991.Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.30 LD Các Sư Huynh Trường Kitô, số 97, Rôma 1987. Bản dịch do Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 262. Rôma 1991.Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.

Page 14: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 14 - Hình Thành và Phát Triểnđổi của xã hội và kinh tế, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, thần học và huấn giáo cùng các ngành chuyên môn.31

IV/ NHÂN SỰ VÀ NHỮNG HOẠT ÐỘNG TÔNG ÐỒ1/ Con Người32

Vào năm 1974Tổng số là 289 Sư Huynh Khấn Trọn 184                - Khấn Tạm 81          - Tập Sinh 24

Vào năm 1990Tổng số là 81 Sư Huynh Khấn Trọn 73                  - Khấn Tạm 5                        - Tập Sinh 3

Số Sư Huynh qua đời từ năm 1974 - 1990 là 3 Sư Huynh.Hiện nay (năm 2008)

Tổng số là 99 Sư Huynh Khấn Trọn 67                - Khấn Tạm 23          - Tập Sinh 9

Số Sư Huynh qua đời từ 1971 đến nay là 5 Sư Huynh. 

 

2/ Các Cộng Ðoàn La San Hiện Nay33

Tỉnh Dòng La San Việt Nam hiện có 17 cộng đoàn hiện diện tại các giáo phận:- Giáo phận Sài Gòn có 7 cộng đoàn: tại khu vực La San Mai Thôn có cộng đoàn Hưu Dưỡng, Học viện, Thỉnh viện; Văn Phòng Giám Tỉnh (Q.I), cộng đoàn La San Taberd (Q.I), cộng đoàn La San Ðức Minh (Q. 3) và cộng đoàn La San Phú Thọ (Q. 10).- Giáo phận Xuân Lộc có cộng đoàn La San Phú Sơn (H. Trảng Bom) và cộng đoàn Tập Viện La San Tân Cang (H. Long Thành) và một cơ sở Hậu Cai Nghiện tại Huyện Xuân Lộc.- Giáo phận Mỹ Tho có cộng đoàn La San Thiên Phước (mở Trung Tâm Day Nghề Liên San, H. Tam Nông, Ðồng Tháp)

31 Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 268. Rôma 1991.Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.32 Cập nhật số liệu năm 2008. Nguồn do Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San Việt Nam cung cấp.33 Cập nhật thống kê năm 2008. Nguồn do Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San Việt nam cung cấp.

Page 15: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 15 - Hình Thành và Phát Triển- Giáo phận Nha Trang có 3 cộng đoàn: La San Bá Ninh (Saint Bénilde), La San Bình Cang, và La San Nguyễn Khuyến (Trung Tâm Dạy Nghề cho trẻ khuyết tật).- Giáo phận Ban Mê Thuột gồm cộng đoàn La San Ban Mê Thuột 1 và La San Ban Mê Thuột 2.- Giáo phận Kontum gồm cộng đoàn Yaly (trường tiểu học tư thục Trương Vĩnh Ký - Plâyku) và các sư huynh đang phục vụ tại Lưu Xá Học Sinh Dân Tộc tại Toà Giám Mục Kontum.- Giáo phận Huế có cộng đoàn La San Huế (trường Bình Linh cũ (Pellerin).- Tại Cambodia có cộng đoàn Ðức Tin đang hiện diện phục vụ truyền giáo.

V. NHẬN ÐỊNH VÀ HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI1/ Nhìn Chung34

Sau 1975, trong điều kiện và môi trường mới, tuy không còn được các cơ sở vật chất và trường học như trước đây, nhưng các Sư Huynh La San đã cố gắng thích nghi với hoàn cảnh mới để sống một cách đầy đủ ơn gọi của mình trên quê hương đất nước. Một cách cụ thể các Sư Huynh thực hiện các hoạt động tông đồ như là dạy giáo lý tại các giáo xứ và mở trung tâm huấn giáo để huấn luyện giáo lý viên; mở lớp học tình thương, trung tâm dạy nghề cho người nghèo và trẻ khuyết tật, làm công tác từ thiện và qua đó để giáo dục về môi trường, y tế tại các vùng sâu vùng xa, tổ chức các hoạt động ôn tập văn hoá hè và cấp học bỗng cho học sinh nghèo, xây dựng nhà tình thương.

Tuy nhiên khó khăn vẫn còn đó, là một dòng chuyên về giáo dục, trường học là phương tiện ưu việt để phục vụ giới trẻ và cũng là phương tiện duy nhất để các Sư Huynh sống và phục vụ. Từ sau 1975, tất cả các trường học của Tỉnh Dòng La San Việt Nam đều bị nhà nước trưng thu quản lý cho đến hôm nay, các Sư Huynh La San mất công cụ thực hiện sứ mạng đồng thời mất luôn phương tiện để sinh sống. Nhiều Sư Huynh phải làm những nghề khác nhau để tự nuôi sống và giúp đỡ các Sư Huynh già yếu. Ðời sống quả thực rất khó khăn và bấp bênh.

Những cơ sở vật chất mà các Sư Huynh còn lại, sau khi đã mất hết, được dùng làm nơi ở, trong hoàn cảnh hiện nay, do nhu cầu phục vụ và sinh sống, các Sư Huynh mở ra các lớp dạy nghề, các lưu xá nhưng chật hẹp và không thuận lợi để thực hiện những công tác theo đúng yêu cầu giáo dục.

Tư cách pháp nhân hầu như không được chính quyền nhìn nhận tồn tại trong xã hội Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, các cơ quan chức năng luôn đòi hỏi "tư cách pháp nhân" khi một cộng đoàn tu sĩ La San nộp đơn xin hợp thức hoá một công tác xã hội nào đó. Và trong các cơ quan nhà nước các tu sĩ hoặc cộng đoàn La San chưa được đối xử và hưởng quyền lợi đúng với tư cách như là một công dân Việt Nam như những người công dân bình thường.

34 Theo Tham Luận Của Tỉnh Dòng La San Việt Nam gửi Ban Tôn Giáo Chính Phủ tại Hội Thảo ngày 24 tháng 7 năm 2008 tại Hội Trường D, Nhà Khách T78, 145 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp.HCM. Nguồn Văn Phòng Giám Tỉnh La San Việt Nam.

Page 16: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 16 - Hình Thành và Phát TriểnVà cách đặc biệt, các Sư Huynh mong muốn được Nhà Nước nhìn nhận và cho phép

hoạt động đúng như sứ mạng mà Giáo Hội trao phó cho các Sư Huynh là được phép tham gia tổ chức và mở ra các trường học để giáo dục nhân bản và Kitô cho người trẻ, nhất là cho trẻ em nghèo theo như chính sách "xã hội hoá giáo dục" của Nhà Nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đã đề ra35; đồng thời được nhà nước giải quyết thoả đáng và công bằng các cơ sở của La San mà nhà nước trưng thu và sử dụng hơn 30 năm qua.2/ Về Nhân Sự, Tổ Chức Và Sinh Hoạt

Sự ra đi của các Sư Huynh già yếu và việc rời bỏ ơn gọi La San của nhiều Anh Em đã tạo nên một sự sút giảm lớn về số lượng các Sư Huynh La San tại Việt Nam (trên 70%). Từ sau 1990, số người trẻ bắt đầu biết đến Dòng La San và tìm hiểu ơn gọi, mặc dù vậy số lượng gia tăng cũng rất khiêm tốn (8,1%). Trong khi đó do nhu cầu mục vụ của Giáo Hội và xã hội về giáo dục, các cộng đoàn La San được tổ chức lại, và mở ra thêm các cộng đoàn tại các vùng sâu, vùng cao. Tỉnh Dòng La San Việt Nam muốn có một sự canh tân trong những công cuộc giáo dục hiện tại phải được thực hiện, không chỉ tuỳ thuộc vào những tiêu chuẩn thành công hay uy tín, mà còn tuỳ thuộc vào sự trung tín với ơn gọi và căn tính La San - mỗi Sư Huynh phải là một sứ giả của Chúa Kitô để loan báo Tin Mừng cho người nghèo và cho thế giới36, do vậy các Sư Huynh gia tăng việc phục vụ người nghèo dưới nhiều hình thức giáo dục trong sự liên kết chia sẻ sứ mạng với các thành phần khác trong Giáo Hội (được gọi là Liên Kết La San). Tại hầu hết các cộng đoàn La San tại Việt Nam (trừ các nhà huấn luyện) đều tổ chức lưu xá và các Sư Huynh tham gia vào việc dạy giáo lý tại các họ đạo. Tỉnh Dòng La San Việt Nam hướng về tương lai với khát mong được tái lập lại các trường học La San tại Việt Nam, bắt đầu với các trường dạy nghề, trường tiểu học.

Ðể đáp ứng được nhu cầu mục vụ trong lãnh vực giáo dục trong xã hội hiện nay, Tỉnh Dòng muốn các Sư Huynh La San, trước khi là một Sư Huynh có khả năng chuyên môn để truyền đạt kiến thức cho người trẻ và linh hoạt các cộng đồng giáo dục, họ phải là những con người chiêm niệm hơn, có mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa và với tha nhân, sống "linh đạo phản kháng" để biết nói "không", "đủ rồi" đối với những nhu cầu vật chất và những vấn đề tục hoá làm mất đi sự thánh thiêng của ơn gọi La San theo nguyên hứng của Thánh Lập Dòng37.

Ngày 10 tháng 9 năm 2008Người Thực HiệnSư Huynh Giuse Lê Văn Phượng

 Bài viết được Sư Huynh Giám Tỉnh duyệt và chỉnh sửa.Ngày 18 tháng 09 năm 2008

35 Luật Giáo Dục, 2008, điều 33 và 104. NXB Chính Trị, Hà Nội 2008và Pháp lệnh về Tôn giáo, ngày 18/6/2004, Sắc lệnh 223 điều 9, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14/6/1955 36 Văn Kiện Tỉnh Công Hội 11 (2007) của Tỉnh Dòng La San Việt Nam, UB Sứ Mạng, trang 24.37 Văn Kiện Tỉnh Công Hội 11 (2007) của Tỉnh Dòng La San Việt Nam, UB Thánh Hiến, trang 11.

Page 17: Tỉnh Dòng Lasan Việt Nam

Tỉnh Dòng La San Việt Nam - 17 - Hình Thành và Phát TriểnTÀI LIỆU THAM KHẢO

  Luật Dòng Các Sư Huynh Trường Kitô, 1987. Rome 1987. Bản Tiếng Việt do

Tỉnh Dòng La San Việt Nam xuất bản 30.04.2001. F. John Johnston, Thư Mục Vụ năm 1994, 1995. Roma 1994 và 1995. Bản dịch

do Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn. St. Gioan La San, Những Bài Nguyện Gẫm Tuần Tĩnh Tâm. Bản dịch Nhà Giáo

Tâm Niệm do Sư Huynh Fortunat Trần Trọng An Phong, 1996. Sư Huynh Fortunat Trần Trọng An Phong (1994), Hạnh Thánh La San, Tủ Sách

Linh Ðạo La San, San José, 1994. Thèmes Lasanllien 42, Roma. Sư huynh. Philippe Lộc, Giáo dục La San Ngày Nay, trang 3 và 6. Sư Huynh Luca Vital Nguyễn Hữu Quang (01.2003), Linh Ðạo La San - Linh

Ðạo Hiệp Thông. Sài Gòn 2003. Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, Hướng Dẫn Huấn Luyện,

số 189. Rôma 1991. Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.

Hội Ðồng Tổng Cố Vấn Dòng Anh Em Trường Kitô, 1991, Hướng Dẫn Huấn Luyện, số 220 - 224. Rôma. Bản dịch Văn Phòng Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Sài Gòn 2001.

Tỉnh Dòng La San Việt Nam. Văn kiện của Tỉnh Công Hội 11, Sài Gòn 2007. Tỉnh Dòng La San Việt Nam, Dòng Các Sư Huynh Trường Kitô (tuyển tập tài

liệu). Văn Phòng Giám Tỉnh, Sài Gòn 1996. ÐGH Gioan Phaolơ II, Tông Huấn Về Ðời Sống Thánh Hiến (Vita Consecrata

(VC), Rôma 1996. Luật Giáo Dục, 2008, NXB Chính Trị, Hà Nội 2008 Nguyễn Thắng Vu (chủ biên), Nghề Sư Phạm, Tủ sách Hướng Nghiệp, Nhà

Xuất Bản Kim Ðồng, 11/2007. Tên các cơ sở La San tại Việt Nam. Nguồn: Văn Khố Dòng La San, tại Rôma

cung cấp do Sư Huynh Gustave Diệp Tuấn Ðức sưu tập) Cập nhật số liệu năm 2008. Nguồn: Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San

Việt Nam cung cấp. Hình ảnh do Văn Phòng Giám Tỉnh Tỉnh Dòng La San Việt Nam cung cấp.