66
Ảnh hưởng của đối với tết Trung thu của người Việt Đại học Văn hoá TP HCM Lớp Cao học QLVH Khoá 1 Bài thuyết trình môn : Văn hoá Trung Hoa và những ảnh hưởng ở Nam bộ

Tl 2012 Trung Thu

  • Upload
    re-ho

  • View
    10

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tl 2012 Trung Thu

Ảnh hưởng của

đối với tết Trung thu của người Việt

Đại học Văn hoá TP HCMLớp Cao học QLVH Khoá 1

Bài thuyết trình môn :Văn hoá Trung Hoa và những ảnh hưởng ở Nam bộ

Page 2: Tl 2012 Trung Thu

GVHD : TS Nguyễn Ngọc Thơ

Đại học Xã hội nhân văn TPHCM

Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Tổ 4 Trương Thị Hiếu Nguyễn Thị Thu Hồng Trương Quốc Hùng Trần Sỹ Minh Đinh Anh Tuấn

Page 3: Tl 2012 Trung Thu

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 - Những vấn đề chung 1.1. Phong tục lễ tế

Khái niệm phong tục Phân loại phong tục Phong tục lễ tết (trong đó có tết Trung thu)

1.2. Nguồn gốc tết trung thu 1.3 Quá trình truyền bá tết Trung thu ở Đông Á

Nhật Bản Hàn Quốc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Page 4: Tl 2012 Trung Thu

NỘI DUNG

CHƯƠNG 2 - Hình thức, đặc trưng và chức năng Tết Trung Thu của người Việt

2.1. Quan niệm của người Việt về Tết Trung thu 2.2. Cơ cấu hoạt động

Nghi thức lễ - Tổ chức hội 2.3. Văn hóa tổ chức

Không gian - Thời gian - Chủ thể tham gia 2.4. Đặc trưng và chức năng VH của tết Trung thu

VH tâm linh - VH ẩm thực - VH sinh hoạt cộng đồng

Page 5: Tl 2012 Trung Thu

CHƯƠNG 3 - Dấu ấn văn hóa Trung Hoa qua các biểu

hiện ở tết trung thu của người Việt 3.1. Nhận thức 3.2. Quy trình tổ chức 3.3. Các bình diện của lễ hội: vật phẩm cúng tế, bày

trí, các tục lệ…

KẾT LUẬN TÀI LiỆU THAM KHẢO

NỘI DUNG

Page 6: Tl 2012 Trung Thu
Page 7: Tl 2012 Trung Thu

CHƯƠNG 1 - Những vấn đề chung 1.1. Phong tục lễ tế

Khái niệm phong tục Phân loại phong tục Phong tục lễ tết (trong đó có tết Trung thu)

1.2. Nguồn gốc tết trung thu 1.3 Quá trình truyền bá tết Trung thu ở Đông Á

Nhật Bản Hàn Quốc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam

Page 8: Tl 2012 Trung Thu

a. Khái niệm :

Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Phong tục xin chữ đầu năm

1.1. Phong tục lễ tế

Page 9: Tl 2012 Trung Thu

b. Đặc điểm của phong tục tập quán. Có tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp

lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử Là cơ chế tâm lý bên trong, điều khiển, điều chỉnh hành

vi, lối sống các thành viên trong nhóm. Được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng

con đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân.

Có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.

1.1. Phong tục lễ tế

Page 10: Tl 2012 Trung Thu

c. Chức năng của phong tục tập quán. Hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm

xã hội. Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã

hội các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau

Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống văn hoá nhóm.

1.1. Phong tục lễ tế

Page 11: Tl 2012 Trung Thu

d. Phân loại phong tục tập quán.

Phong tục vòng đời : cưới hỏi, đặt tên, tang lễ, cúng giỗ…

Phong tục đời sống : ăn trầu, để răng đen, tục nam búi tóc…

Phong tục thời gian : các ngày lễ tết, lễ hội trong năm Phong tục không gian : phong tục riêng từng địa phương

1.1. Phong tục lễ tế

Page 12: Tl 2012 Trung Thu

Tết Nguyên đán (mồng 1 tháng giêng) Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu - rằm tháng giêng) Tết Thanh minh (trong tháng ba hoặc đầu tháng tư) Tết Hàn thực (mồng 3 tháng ba) Tết Ðoan Ngọ (mồng 5 tháng năm) Tết Trung nguyên (rằm tháng bảy) Tết Trung thu (rằm tháng tám) Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới - rằm hay mồng 1 tháng mười) Tết Trùng thập (Tết của thầy thuốc - ngày 10 tháng mười) Tết Táo quân (ngày 23 tháng chạp)

Lễ tết trong năm ( Âm lịch )

Page 13: Tl 2012 Trung Thu

Đất nước chúng ta là một nước nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết khi hậu, các phong tục tập quán cũng vì thế mà ảnh hưởng theo. Rất nhiều lễ Tết trong năm theo truyền thống rơi vào các thời điểm là các mốc thời tiết, các thời điểm khí hậu liên quan đến nông nghiệp.

Tham khảo thêm: Nhị thập tứ Tiết - 24 tiết khí hậu trong năm. (http://www.daotam.info/tudien/nh/nh2-009.htm)

1.1. Phong tục lễ tế

Page 14: Tl 2012 Trung Thu

Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định và Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là:

- Tết đầu xuân (Tết nguyên đán)

- Tết giữa thu (Tết trung thu)

- Tết vào hè (Tết đoan ngọ)

- Tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)

1.1. Phong tục lễ tế

Page 15: Tl 2012 Trung Thu

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu? Từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Quốc.

Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là

- Hằng Nga và Hậu Nghệ

- Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng

- Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.

Ngoài ra còn rất nhiều truyền thuyết khác nữa về nguồn gốc Tết Trung thu.

1.2. Nguồn gốc tết trung thu

Page 16: Tl 2012 Trung Thu

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hình ảnh về Trung thu được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (hình người cầm bông lau, là thứ chỉ nở vào mùa thu). (http://vi.wikipedia.org/wiki/)

Hình ảnh về Trung thu được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Quan điểm về nguồn gốc Trung thu thì nhiều nên chỉ xin nêu vài luận cứ về nguồn gốc Trung thu của Việt nam :

1.2. Nguồn gốc tết trung thu

Page 17: Tl 2012 Trung Thu

Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Vậy có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.

1.2. Nguồn gốc tết trung thu

Page 18: Tl 2012 Trung Thu

Hằng Nga bay lên cung trăng.(Myths and Legends of China, 1922E. T. C. Werner)

Miệng núi lửa to nhất nửa bên phải bức hình là Hằng Nga

(http://vi.wikipedia.org/wiki/)

1.2. Nguồn gốc tết trung thu

Page 19: Tl 2012 Trung Thu

Hình dung con thỏ trên mặt trăng của người Trung Quốc xưa

1.2. Nguồn gốc tết trung thu

Page 20: Tl 2012 Trung Thu

Trung thu ở Nhật Bản : được tổ chức vào 2 lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga (ngày 15/8 âm lịch). Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi. Lần thứ hai gọi là Zyusanya (ngày 13/9 âm lịch).

- Otsukimi, ( お 月 見 ) còn được gọi là tsukimi ( 月 见 ), dịch theo nghĩa đen là “ngắm trăng”,

1.3 Tết Trung thu ở các nước Đông Á

Phong tục ngắm trăng Otsuki-mi

Page 21: Tl 2012 Trung Thu

Từ năm 862 đến năm 1683, lịch Nhật Bản đã xếp ngày otsuki-mi vào ngày 13 hàng tháng. Tuy nhiên, đến năm 1683, thì otsuki-mi lại rơi vào ngày đầu tiên của tháng, rồi sau đó là ngày 15 của tháng. Một số nơi như ở Edo (Tokyo ngày nay), người dân đã chuyển Otsuki-mi vào ngày 15 nhưng có một số nơi vẫn tiếp tục tổ chức vào ngày 13. Sau đó có một số vùng lại tổ chức vào ngày 17, hiện tượng này xảy ra kéo dài nhiều năm và kết thúc vào thời Meiji (vua Minh Trị)

- Ngày nay otsuki-mi được tổ chức vào ngày 15.

1.3 Tết Trung thu ở các nước Đông Á

Page 22: Tl 2012 Trung Thu

Ẩm thực Trung Thu của Nhật bản

Page 23: Tl 2012 Trung Thu

Tết Trung thu Hàn Quốc, hay lễ hội Chuseok ở Hàn Quốc (còn gọi là Hangawi), là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, cũng diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Như một lễ hội mừng mùa bội thu, mọi người đi xa đều quay trở về quê hương và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon và rượu sindoju hay dongdongju.

Trẻ em Hàn quốc đón tết Trung thu

Page 24: Tl 2012 Trung Thu

Theo lịch sử Hàn Quốc, lễ hội Chuseok bắt nguồn từ ngày Gabae. Gabae xuất hiện từ năm 57 trước công nguyên tới năm 935 sau công nguyên, ngày Gabae đến, 2 đội tổ chức thi dệt, đội nào dệt được nhiều quần áo hơn sẽ thắng và có thể quyết định trừng phạt cho đội thua. Đến nay, một số cuộc thi dệt ở Hàn Quốc vẫn được tổ chức vào ngày tết này.

Trò chơi nhảy múa đêm trăng:

Page 25: Tl 2012 Trung Thu

Bánh songpyeon Bàn thờ cúng Trung thu của Hàn quốc

Page 26: Tl 2012 Trung Thu

Tết Trung thu Thái lan:

Người Thái gọi Tết Trung thu là “Lễ cầu trăng” vì vào đêm trung thu, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên.

Lễ hội cầu trăng Thái lan

Page 27: Tl 2012 Trung Thu

Tết Trung thu Việt nam, người dân Việt Nam thường làm lễ cúng trăng và cúng gia tiên. Các lễ vật được bày trong mâm cỗ gồm có hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo. Bánh nướng và bánh dẻo được nặn thành hình vuông và hình tròn tượng trưng cho đất và trời hòa hợp.

Bánh nướng Việt nam

Page 28: Tl 2012 Trung Thu

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ để mừng Trung Thu, mua hay làm lồng đèn thắp bằng nến để trẻ em rước đèn.

Trung thu còn có thêm một số nét nghĩa rất đẹp khác là dịp sum vầy, đoàn tụ của cả gia đình, là dịp tri ân tới những người có công ơn với ta.

Lồng đèn Trung thu Việt nam

Page 29: Tl 2012 Trung Thu

Trung thu tại Nhật Bản

Rước đèn Trung thu tại Việt nam

Bánh Trung thu Việt nam

1.3 Tết Trung thu ở các nước Đông Á

Page 30: Tl 2012 Trung Thu

Trung thu tại Hongkong

Trung thu tại Singapore

Yosakoi - điệu múa truyền thống ngày Trung thu của Nhật Bản

1.3 Tết Trung thu ở các nước Đông Á

Page 31: Tl 2012 Trung Thu
Page 32: Tl 2012 Trung Thu

CHƯƠNG 2 - Hình thức, đặc trưng và chức năng Tết Trung Thu của người Việt

2.1. Quan niệm của người Việt về Tết Trung thu 2.2. Cơ cấu hoạt động

Nghi thức lễ - Tổ chức hội 2.3. Văn hóa tổ chức

Không gian - Thời gian - Chủ thể tham gia 2.4. Đặc trưng và chức năng VH của tết Trung thu

VH tâm linh - VH ẩm thực - VH sinh hoạt cộng đồng

Page 33: Tl 2012 Trung Thu

Ở Việt Nam, mỗi ngày Lễ Tết đều mang một ý nghĩa và nghi thức riêng, và ngày Tết Trung thu cũng vậy. Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, là thời khắc của sự yêu thương, lòng báo hiếu, biết ơn, của tình thân hữu và đoàn tụ.

2.1 Quan niệm của người Việt về Tết Trung Thu

Tết Trung thu là thời khắc của sự yêu thương

Page 34: Tl 2012 Trung Thu

Bên cạnh đó, có ý nghĩa hơn cả, đó chính là ngày hội dành riêng cho trẻ thơ với không gian nhuốm màu cổ tích. Vào ngày này, trẻ sẽ được nhận quà bánh, rước lồng đèn, xem múa lân và được gặp chị Hằng, chú Cuội từ trên cung trăng.Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Ngày hội dành riêng cho trẻ thơ

2.1 Quan niệm của người Việt về Tết Trung Thu

Page 35: Tl 2012 Trung Thu

Người Việt xưa tin chắc rằng, vào đêm trăng rằm tháng tám, nếu màu trăng vàng thì năm tới sẽ được mùa; trăng màu xanh thì đất nước có thiên tai; trăng màu hồng cam thì đất nước yên ổn thanh bình. Điều này cũng dễ dàng tìm thấy trong ca dao, dân ca truyền khẩu của dân tộc Việt:

“Muốn ăn lúa tháng năm,Trông trăng rằm tháng tám”.

“Tỏ trăng mười bốn được tằm,Đục trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”.

2.1 Quan niệm của người Việt về Tết Trung Thu

Page 36: Tl 2012 Trung Thu

2.2 Cơ cấu hoạt động:

Theo truyền thống dịp tết Trung thu thường có các hoạt động như sau :

- Cúng trăng, rước đèn- Thi cỗ và thi đèn - Hát Trống quân- Múa Sư tử (múa lân)

Page 37: Tl 2012 Trung Thu

Nghi thức lễLễ Cúng trăng (Tế nguyệt) Người Việt hiện nay còn giữ được ít nhất hai lễ trong rằm tháng Tám. Đó là lễ cúng trăng (cúng trời đất) và Lễ cúng gia tiên trên bàn thờ Tổ. Cả hai lễ đều có những lễ vật tương tự như nhau: Hoa, các loại quả, bánh nướng, bánh dẻo, rượu. Mâm cỗ Trung thu

2.2 Cơ cấu hoạt động

Page 38: Tl 2012 Trung Thu

Khi phá cỗ người ta tin rằng các loại lễ vật đều mang một ý nghĩa thiêng liêng, ăn uống để tiếp thêm sức mạnh của trời đất, làm cho ta có đủ sức chống lại mọi thiên tai, thiên dịch.

Mâm cỗ Trung thu

2.2 Cơ cấu hoạt động

Page 39: Tl 2012 Trung Thu

Tết Trung thu, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, sau đó ăn bánh kẹo, trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

Trẻ em rước đèn Trung thu

Tổ chức hội

2.2 Cơ cấu hoạt động

Page 40: Tl 2012 Trung Thu

Tục hát trống quânTết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra.

2.2 Cơ cấu hoạt động

Hát trống quân

Page 41: Tl 2012 Trung Thu

Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này. Nam nữ giao duyên hát trống quân

2.2 Cơ cấu hoạt động

Page 42: Tl 2012 Trung Thu

Múa sư tử nhân dịp tết Trung thu

Múa lân Ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử (mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.

2.2 Cơ cấu hoạt động

Page 43: Tl 2012 Trung Thu

Không gian: Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được miêu tả như sau: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp". Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân để trẻ em vui chơi.

2.3. Văn hoá tổ chức:

Page 44: Tl 2012 Trung Thu

- Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn với gia đình bạn bè, các cuộc vui của trẻ em đa số ở bên ngoài.

2.3. Văn hoá tổ chức

Page 45: Tl 2012 Trung Thu

Thời gian:Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Thường thì Tết Trung thu được tổ chức vào trước một ngày, đó là tối 14/8 âm lịch. Nhưng ngay từ đầu tháng 8 Tết đã được sửa soạn với tục làm bánh nướng bánh dẻo.

Chuẩn bị làm bánh Trung thu

2.3. Văn hoá tổ chức

Page 46: Tl 2012 Trung Thu

Làm đèn Trung thu

2.3. Văn hoá tổ chức

Page 47: Tl 2012 Trung Thu

Chủ thể tham gia

Thử mô tả lại hoạt động trong ngày Tết Trung Thu : Người lớn bày cỗ với bánh trái, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em tham gia những cuộc rước đèn và thi đèn. Ở các gia đình bày cỗ cúng trời đất tổ tiên, Sau khi rước đèn trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ lúc trời đã khuya.

Để thấy là trong dịp tết Trung thu hầu hết tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có tham gia vào quá trình chuẩn bị, tế lễ và thụ hưởng thành quả của ngày Tết .

2.3. Văn hoá tổ chức

Page 48: Tl 2012 Trung Thu

Văn hóa tâm linh:Trong dịp Trung thu người ta thường mua bánh, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà...

2.4. Đặc trưng

Page 49: Tl 2012 Trung Thu

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Người ta thường ngắm trăng tiên đoán mùa màng

2.4. Đặc trưng

Page 50: Tl 2012 Trung Thu

Văn hóa ẩm thực: Bánh Trung ThuTrong dịp Trung thu, trên mâm cỗ ngoài những sản phẩm nông nghiệp là hoa quả, rượu, xôi, có hai loại bánh mà người Việt dành riêng cho lễ cúng Rằm tháng Tám là bánh dẻo và bánh nướng, một loại tròn, một loại vuông, phản ánh nhận thức thô sơ của người Việt cổ: Trời tròn, đất vuông.

2.4. Đặc trưng

Page 51: Tl 2012 Trung Thu

Trái cây Những loại hoa quả đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm, quả na, quả bưởi là thứ quả không thể thiếu được.

2.4. Đặc trưng

Page 52: Tl 2012 Trung Thu

Văn hóa sinh hoạt cộng đồng

Mọi người thăm hỏi tặng quà nhau, tham gia các sinh hoạt tập thể, các trò chơi dân gian

Page 53: Tl 2012 Trung Thu
Page 54: Tl 2012 Trung Thu

CHƯƠNG 3 - Dấu ấn văn hóa Trung Hoa qua các biểu

hiện ở tết trung thu của người Việt 3.1. Nhận thức 3.2. Quy trình tổ chức 3.3. Các bình diện của lễ hội: vật phẩm cúng tế, bày

trí, các tục lệ…

KẾT LUẬN

Page 55: Tl 2012 Trung Thu

- Tết Trung thu là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa hàng nghìn năm giữa người Việt và người trung hoa.

- Người Việt tiếp nhận Trung Thu với tâm thế tự nguyện.

- Tết Trung Thu vào Việt Nam đã bị nền văn hóa mở của Việt Nam cải biến thành một cái tết đặc trưng của người Việt, khác biệt với Trung Thu của người Hoa .

Page 56: Tl 2012 Trung Thu

Tết Trung Thu với người Hoa là dịp sum vầy, mang ý nghĩa đoàn tụ. Cả gia đình quây quần bên nhau ăn bánh, ngắm xô nước in hình trăng thì với người Việt thì ngoài cái tết sum vầy thể hiện sự tri ân với những người có công, người Việt đã biến tết “trông trăng” thành cái Têt của thiếu nhi.

Page 57: Tl 2012 Trung Thu

Phần lễ

Ở Trung Quốc, vào thời cổ đại vào dịp trung thu có tập tục tế bái thần mặt trăng. Người Trung Quốc dùng một nén nhang lớn và các tế phẩm để tế bái thần. Họ gửi gắm, mong muốn về một cuộc sống sức khỏe, hạnh phúc, đoàn viên.

Người Việt cũng tổ chức cúng trăng, cả gia đình hướng theo ánh trăng, thắp đèn và cúng bái sau đó thì quây quần đoàn viên ăn bánh trung thu.

Page 58: Tl 2012 Trung Thu

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà...

Phần hội

Page 59: Tl 2012 Trung Thu

Vật phẩm cúng tế

Người Trung Hoa dùng các tế phẩm: dưa hấu, bánh trung thu, táo, hồng, lê, nho… Trong đó, bánh trung thu và dưa hấu là những vật phẩm không thể thiếu

Người Việt cũng tổ chức cúng lễ tuy rất đơn giản, trên mâm cỗ ngoài các loại trái cây mùa thu, cũng có các loại bánh dẻo, bánh nướng.

Page 60: Tl 2012 Trung Thu

Người Trung hoa làm lồng đèn thường có màu đỏ, thì người Việt lại làm đèn với rất nhiều màu sắc sặc sỡ và thường tận dụng các loại vật liệu có sẵn.

Người Hoa có đèn hình các con vật như thỏ, cá… thì người Việt lại thường làm đèn ngôi sao….

Trang trí lễ hội

Page 61: Tl 2012 Trung Thu

Tục tặng cua của người Trunh hoa

Người Việt trong dịp Trung thu mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè để tỏ lòng biết ơn và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Người Trung Hoa ngoài tặng bánh họ còn tặng CUA ( mùa Tết Trung Thu là mùa CUA sinh sôi nảy nở ), tục tặng CUA là thể hiện lòng thành kính.

Tục biếu – tặng quà

Page 62: Tl 2012 Trung Thu
Page 63: Tl 2012 Trung Thu

Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam một cách sâu rộng. Do đó, tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm tương đồng với tết Trung Thu của người Hoa.

Đặc biệt, Người Việt đã sáng tạo tết Trung Thu thành ngày hội văn hóa cộng đồng và là ngày Tết thiếu nhi. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ và của thương yêu.

Page 64: Tl 2012 Trung Thu

1. Toan Ánh - Nếp cũ Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ) - NXB Trẻ;

2. Nguyễn Văn Căn - Lễ tết cổ truyền ở Trung Quốc –NXB Khoa học Xã hội;

3. Phan Kế Bính - Việt Nam phong tục – NXB Văn hóa - Thông tin;

4. Đăng Trường - Lễ tiết thường niên của người Việt – NXB Văn hóa - Thông tin;

5. Trần Ngọc Thêm - Cơ sở Văn hóa Việt Nam – NXB Giáo dục, 1999;

6. Phan Kim Huê - Lễ tục Việt Nam xưa và nay – NXB Thanh niên, 2000.

Page 65: Tl 2012 Trung Thu

7. Nguyễn Đăng Duy - Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt - NXB Hà Nội, 2004;

8. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo - Từ điển Việt Nam Văn hóa Tín ngưỡng Phong tục - NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005;

9. Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam - NXB Quân đội Nhân dân, 2007;

…………………..

Hình ảnh tham khảo : Internet.

Page 66: Tl 2012 Trung Thu