54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ----------***---------- DƢƠNG QUANG HIỆP CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1865 1918) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2016

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------***----------

DƢƠNG QUANG HIỆP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

(1865 – 1918)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62 22 03 11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế.

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Nguyễn Văn Tận.

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại

…………………………………………………………………….

Vào hồi: ….giờ……ngày……tháng……năm……………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ………………………………

Page 3: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, đối với mỗi quốc gia, chính sách đối

ngoại luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong suốt quá trình phát triển

đi lên, sự hưng vong của mỗi nước không chỉ là kết quả của việc thực thi

chính sách đối nội mà còn gắn liền với chính sách đối ngoại. Hoa Kỳ cũng

không nằm ngoài quy luật này. Hoa Kỳ sẽ không có được sự phát triển lớn

mạnh nếu không có sự can dự ở nhiều khu vực, trước hết là ở Mỹ Latinh,

châu Á và châu Âu cùng nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Ngay sau khi vừa mới ra đời, nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (The

United States of America - USA) đã phải đương đầu với các nước Anh,

Pháp, Tây Ban Nha, Nga…ở Tây bán cầu. Ở khu vực châu Á và một số nơi

khác, khi Mỹ đang còn bận bịu với việc giải quyết các vấn đề nội tại và bảo

vệ lợi ích Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, các cường quốc châu Âu đã gần như

phân chia xong phạm vi ảnh hưởng ở đây. Điều đó đòi hỏi chính giới Mỹ

phải hành động để không chỉ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở những khu vực

cận kề mà còn tìm cách bành trướng ảnh hưởng, cạnh tranh địa vị, vươn đến

quyền lực thế giới của Mỹ trên trường quốc tế.

Để hiện thực hóa tham vọng trên, các chính phủ Hoa Kỳ nối tiếp nhau

thực hiện các kế sách đối ngoại khôn khéo với các cường quốc châu Âu và

Nhật Bản. Nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh

hưởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ trước hết đã chọn khu vực Mỹ

Latinh, sau đó là khu vực châu Á và một số nơi khác để thực hiện các mục

tiêu đối ngoại.

Ở khu vực Mỹ Latinh, sự có mặt của các cường quốc châu Âu là mối đe

dọa nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ trên cả ba phương diện đã đề cập. Mặt

khác, trên đà phát triển sau khi giành được độc lập, “khát vọng” của Mỹ

muốn biến Mỹ Latinh, vốn trở thành các nước độc lập vào thập niên 20 của

thế kỷ XIX, thành “sân sau” ngày càng lớn dần. Việc đề ra các chính sách

ngoại giao của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh tính từ thời điểm tuyên

bố Học thuyết Monroe (1823) và đặc biệt là sau Nội chiến đến kết thúc

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918) đã từng bước biến Hoa Kỳ trở

thành một “đế quốc độc quyền” Tây bán cầu, tạo tiền đề vững chắc cho Hoa

Kỳ lũng đoạn chính trường thế giới trong thế kỷ XIX, XX và cả những năm

đầu thế kỷ XXI.

Đối với châu Á và châu Âu, Hoa Kỳ đã từng bước dính líu đến các khu

vực này khi điều kiện trong nước cho phép, nhất là sau Nội chiến, với nền

kinh tế phát triển vượt trội, Hoa Kỳ cần có một thị trường tương ứng để thỏa

mãn nhu cầu kinh tế của CNTB Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ đã từng bước thâm

Page 4: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

nhập vào châu Á bằng cách: buộc Nhật Bản mở cửa, kết thân với Thái Lan,

gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, “Mở cửa” Trung

Quốc… Qua đó, Hoa Kỳ đã có được vị thế ngang hàng với các cường quốc,

tham gia giải quyết các vấn đề của thế giới và ngay chính ở châu Âu trong

và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Vậy, đâu là nhân tố quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với

các khu vực Mỹ Latinh, châu Á, châu Âu trong giai đoạn 1865 - 1918? Nội

dung cụ thể và tác động chính sách đến chính bản thân nước Mỹ cũng như

các chủ thể liên quan?...

Với những vấn đề đặt ra ở trên, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau Nội

chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865-1918) trở nên hấp

dẫn và lôi cuốn giới nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế

nói riêng. Điều thực sự có ý nghĩa nếu có được một công trình nghiên cứu

cơ bản, có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn

được đề cập.

Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp trên,

chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau

Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918)” làm

luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành Lịch sử thế giới.

Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học,

bằng việc tái hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1918, luận án sẽ chỉ ra tiền đề, thành tựu, đặc

điểm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Đồng thời, luận án cũng cố gắng

làm sáng tỏ những tác động chính sách cả về phía Hoa Kỳ cũng như các

nước ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.

Về góc độ thực tiễn, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đa

phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Do vậy, trong quan hệ

với các nước lớn, nhất là với Hoa Kỳ, chúng ta càng phải nghiên cứu kỹ

càng mọi mặt về quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Có như thế

chúng ta mới có những biện pháp hữu hiệu để vừa hợp tác vừa đấu tranh

trong quan hệ với Hoa Kỳ - một đối tác đầy tiềm năng và cũng lắm thách

thức, đúng như tinh thần của Paul Kennedy đã từng nói “Cách tốt nhất để

nhận thức được tương lai sắp đến là nhìn lại một chút về quá khứ”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Làm rõ mục tiêu và thực chất chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 –

1918) nhằm vươn lên ngang hàng với các cường quốc và đứng đầu thế giới

sau này.

Nhiệm vụ:

Page 5: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

- Làm rõ cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, bao gồm:

kinh tế, chính trị, xã hội; bối cảnh quốc tế và khu vực…

- Nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung, điều chỉnh chính

sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với từng chủ thể ở khu vực Mỹ Latinh, châu Á

và châu Âu giai đoạn 1865 – 1918.

- Rút ra một số nhận xét đánh giá về thành tựu, đặc điểm, tác động của

chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong giai đoạn được đề cập.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918), cụ

thể là:

- Những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại Hoa

Kỳ.

- Nội dung, những điều chỉnh và quá trình thực hiện chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ đối với từng chủ thể cụ thể.

- Thành công, hạn chế, tác động của những chính sách này.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại

của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà

Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn 1865 – 1918.

Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là giai đoạn 1865 –

1918. Mốc mở đầu của luận án là từ sau cuộc Nội chiến kết thúc (1865).

Mốc kết thúc của luận án là năm 1918 khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết

thúc, với tư cách là nước thắng trận, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bước

sang một trang mới. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cụ thể, luận án có

thể kéo lùi về trước hoặc sau thời gian được xác định để có cái nhìn logic và

hợp lý hơn.

Về vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạch

định, thực thi và kết quả của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nhằm khống chế

Mỹ Latinh (Cuba, Puerto Rico, Mexico…), mở rộng ảnh hưởng ở châu Á

(Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan,…) cũng như những can dự

của Mỹ ở châu Âu khi giải quyết những vấn đề trong và sau Chiến tranh thế

giới thứ nhất. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn 1865

– 1918 được triển khai rất rộng và phức tạp, trong khuôn khổ của luận án,

chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở một số các chủ thể tiêu biểu như trên.

Về tên gọi Hợp chúng quốc Mỹ hay Hoa Kỳ:

Ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn phổ biến cách gọi Mỹ, Hoa Kỳ hay

đầy đủ hơn là Hợp chúng quốc Mỹ hoặc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cách gọi

Page 6: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

sau này là dựa vào cách dịch từ nước ngoài, mà ở đây, là từ Hán Việt để

phần nào thể hiện Mỹ là một đất nước đa chủng tộc. Tên gọi Hoa Kỳ có

nghĩa là “cờ hoa”, do đó một số người còn gọi nước Mỹ là “xứ cờ hoa”.

Trong Hiệp định Paris ký vào năm 1973 nhằm lập lại hòa bình ở Việt Nam,

từ “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã được hai quốc gia chính thức sử dụng để

đề cập đến các vấn đề, nội dung của hiệp định. Do vậy, trong luận án có lúc

chúng tôi dùng “Mỹ”, có lúc dùng “Hoa Kỳ” để chỉ tên gọi chính thức của

đất nước này và cả hai tên gọi đều có giá trị như nhau.

4. Nguồn tài liệu

Tài liệu chính được sử dụng trong luận án này bao gồm:

- Các tư liệu gốc cung cấp những thông tin chính thức và độ tin cậy cao

như các bài phát biểu, diễn văn, thông điệp liên bang của tổng thống Hoa

Kỳ; hiệp ước ký kết giữa Mỹ với các nước; các công điện, thư từ của quan

chức ngoại giao.

- Các công trình chuyên khảo của một số quan chức trực tiếp tham gia

vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại Mỹ như G.

Kennan, Samuel Flagg Bemis, Jerald A.Comb….

- Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước có giá

trị tham khảo về nội dung thông tin, quan điểm đánh giá và cách tiếp cận

liên quan đến chủ đề của luận án.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phƣơng pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là nền tảng để xử

lý các nguồn tư liệu nhằm phân tích, đánh giá các vấn đề cốt yếu trong chính

sách đối với các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn đặt ra của luận án.

Theo đó, phương pháp luận này được vận dụng để xem xét, nhìn nhận sự vận

động, phát triển chính sách đối ngoại Mỹ trong hơn 50 năm sau Nội chiến.

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

“Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến

tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918)” là một đề tài lịch sử, do vậy các

phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương

pháp logic là những phương pháp căn bản được sử dụng trong luận án. Bằng

phương pháp lịch sử, luận án sẽ tái hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

giai đoạn 1865 – 1918 theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của

nó. Với phương pháp logic, luận án sẽ hệ thống hóa những giai đoạn phát

triển cũng như lý giải căn nguyên chi phối chính sách của Mỹ đối với từng

chủ thể.

Page 7: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu

quốc tế như phân tích tổng thể và toàn cục nội dung và sự kiện, phân tích so

sánh, hệ thống hóa, … cũng được vận dụng trong luận án. Việc kết hợp các

phương pháp nêu trên cho phép xem xét quá trình định hình và thực hiện

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1918 như một cấu trúc

gồm nhiều thành tố cấu thành. Điều đó giúp chúng ta nhận thức được cội

nguồn, đặc điểm, tác động của chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi đối

với các chủ thể liên quan trong giai đoạn nghiên cứu của luận án.

6. Đóng góp của luận án

Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trong và

ngoài nước, đóng góp của luận án chủ yếu ở những mặt sau:

6.1. Về mặt khoa học

Thứ nhất, tái hiện bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ từ

sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) một

cách khách quan và chân thực.

Thứ hai, luận giải những căn nguyên, mục đích, nội dung và tác động

của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, rút ra

những đặc điểm cơ bản, góp phần nhận thức một cách chân xác, sâu sắc hơn

về nền ngoại giao Hoa Kỳ trong lịch sử.

Thứ ba, đóng góp vào việc tìm hiểu về lịch sử của một số nước, nhất là

các nước Mỹ Latinh – khu vực vẫn còn xa lạ với giới nghiên cứu sử học ở

Việt Nam.

Thứ tư, góp phần vào việc nghiên cứu về lịch sử Mỹ nói chung, lịch sử

quan hệ quốc tế của Mỹ nói riêng, do vậy, luận án là tài liệu tham khảo cho

sinh viên, học viên cùng những ai quan tâm đến chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ trong lịch sử.

6.2. Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai

đoạn 1865 – 1918, luận án nêu lên một số nhận thức cần thiết về nền ngoại giao

cũng như những phương cách ngoại giao mà Hoa Kỳ đã áp dụng để vươn tới

địa vị quyền lực thế giới trong giai đoạn trên.

Thứ hai, từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình tiếp nhận chính sách

đối ngoại Mỹ của các nước, luận án sẽ là những hàm ý cần thiết cho việc hoạch

định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Điều này đặc biệt có ý

nghĩa trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng được mối quan hệ đối

tác toàn diện, những kinh nghiệm lịch sử vẫn luôn cần thiết cho mối quan hệ

không phải lúc nào cũng hài hòa về lợi ích giữa hai nước.

7. Bố cục của luận án

Page 8: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung

chính của luận án bao gồm 4 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau

Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918).

Chương 3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số khu vực

tiêu biểu thời kỳ 1865 – 1918.

Chương 4. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời

kỳ 1865 - 1918.

Chƣơng 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nƣớc

1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975

Từ lâu, các nhà sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu về Hoa Kỳ.

Từ trước năm 1975, ở miền Bắc, việc nghiên cứu về Hoa Kỳ và chính sách

đối ngoại của nước này đã phần nào được chú ý. Sớm nhất có thể là công

trình “Châu Mỹ Latinh đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ” của Hà

Tá (1961). Thông qua việc mô tả cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và dân

chủ của các nước Mỹ Latinh, cuốn sách đã chỉ ra sự can thiệp của Mỹ vào

Mỹ Latinh. Tiếp theo là các bài báo như“Chính sách nô dịch của đế quốc

Mỹ và sự phá sản của nó ở Mỹ Latinh” (1962) của Võ Văn Nhung; “Quá

trình xâm lược của Mỹ vào Cuba từ hơn một thế kỷ nay” (1963) của Văn

Lạc; “Nhìn lại con đường xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong thời kỳ

lịch sử cận đại” (1966), “Một trăm năm đấu tranh vì độc lập tự do của nhân

dân Cuba anh hùng” (1968) của Phạm Xuân Nam; “Bước đầu xâm nhập

của Mỹ vào Đông Nam Á” (1969) của Vũ Dương Ninh… Các bài viết kể

trên đã phần nào đề cập đến quá trình xâm nhập, xâm lược của Mỹ vào các

khu vực trên thế giới như Đông Nam Á, Mỹ Latinh với Cuba là đối tượng

đầu tiên.

Ở miền Nam việc nghiên cứu về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại Mỹ

cũng được quan tâm. Nhiều công trình về Hoa Kỳ đã được tiến hành dịch

thuật như “Những tài liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard

Morris; “Lịch sử Mỹ” (1972) của Franck L. Schoell. Hai công trình này đã

tập trung trình bày lịch sử phát triển của Hoa Kỳ từ khi C. Columbus phát

hiện ra châu Mỹ đến những năm 50 của thế kỷ XX. Một số vấn đề về chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng được ít nhiều nhắc đến.

Đồng thời, trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số công trình chuyên

khảo về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ như “Hội nghị Tê

Page 9: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

hê ran (28-11-1942 – 1-12-1943” (1962); “Châu Mỹ Latinh giữa gấu và

diều hâu” (1969) của Đỗ Vũ; “Lịch sử chính trị và bang giao quốc tế” (2

tập, 1972) của Hoàng Ngọc Thành. Công trình này điểm qua tình hình chính

trị và mối bang giao giữa các cường quốc giai đoạn 1818 – 1939, nguyên

nhân Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới sau năm 1945, sự thay

đổi về chính trị ở phương Tây và phương Đông và sự tranh chấp giữa hai

siêu cường Hoa Kỳ, Liên Xô. Tuy nhiên, những nội dung luận án cần lại

nằm ở khoảng thời gian trước của công trình này.

1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975

Sau khi đất nước thống nhất, nhất là sau khi hai nước bình thường hóa

quan hệ (1995), việc nghiên cứu về lịch sử nói chung, chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ nói riêng được chú ý nhiều hơn cả về phạm vi và vấn đề nghiên

cứu. Do vậy, nhiều công trình nghiên cứu và dịch thuật đã được công bố.…

Tựu chung lại, có thể chia các công trình này thành ba nhóm như sau:

Trong nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu mang tính tổng thể

về Mỹ hoặc giành một phần dung lượng đáng kể để bàn về Hoa Kỳ như

“Lịch sử nước Mỹ” (1994) của Lê Minh Đức - Nguyễn Nghị; “Lịch sử thế

giới cận đại” (1998) của Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, “Lược sử

nước Mỹ” (2000) của Vương Kính Chi; “Một số chuyên đề lịch sử thế giới

(tập II)” (2006) của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Kim (cb);“Liên bang

Mỹ, đặc điểm văn hóa xã hội” (2005) của Nguyễn Thái Yên Hương; “Hồ sơ

văn hóa Mỹ” (2006) của Hữu Ngọc; “Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ”

(2011) của Nguyễn Thái Yên Hương, Đỗ Minh Tuấn (Cb). Trong các công

trình kể trên, phần nói về chính sách đối ngoại của Mỹ không nhiều và vẫn

đang còn ở dạng khái quát, song đã cung cấp những kiến thức phong phú về

nhiều mặt của đất nước Hoa Kỳ, qua đó trang bị cho người đọc một cái nhìn

tổng thể về vấn đề mà luận án đặt ra. Đặc biệt, công trình “Các vấn đề

nghiên cứu về Hoa Kỳ” đã tập hợp 61 bài viết của nhiều tác giả khác nhau

và được phân chia theo 4 chương. Riêng chương về chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ với 18 bài viết, đáng chú ý là nhóm bài: “Ý nghĩa của lobby đối

với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” (Bùi Phương Lan), “Vấn đề nhân

quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” (Tạ Minh Tuấn), “Chiến

lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh” (Nguyễn Vũ Tùng),…

Những bài viết này đã phần nào mổ xẻ những khía cạnh cũng như những

chính sách cụ thể trong đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đặc điểm chung

của các công trình kể trên là không hoặc đề cập một cách hạn chế về chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1865 – 1918, trái lại tập trung nhiều

vào một thời kỳ lịch sử khác – thời kỳ sau Chiến tranh lạnh.

Page 10: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Trong nhóm thứ hai, gồm các công trình nghiên cứu về chính sách

đối ngoại của Mỹ trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế trên thế giới. Có

thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Lịch sử quan hệ quốc tế (1917

– 1945)” (2002) của Lê Văn Quang; “Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời

Cận đại đến kết thúc Thế chiến II”, (2005) Vũ Dương Ninh (Cb); “Lịch sử

quan hệ quốc tế - tập 1” (2005) Vũ Dương Ninh (Cb) và Phạm Văn Ban,

Nguyễn Văn Tận; “Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ”

(2005) của Nguyễn Thái Yên Hương (Cb), “Góp phần tìm hiểu lịch sử quan

hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” (2006) của Phạm Xanh, “Giáo trình Quan hệ quốc

tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” (2014) của Phạm Quang Minh.

Nhìn chung, các công trình kể trên đã dành một phần dung lượng trong tổng

thể chung để nói về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ

trong thời kỳ gần đây mà ít có những khảo cứu về giai đoạn mà luận án đề

cập.

Đề cập đến chính sách đối ngoại và quan hệ giữa Mỹ với các nước trên

thế giới cũng là nội dung được các tác giả quan tâm trong công trình đăng

tải trên các tạp chí chuyên ngành.... Có thể nêu một số bài viết tiêu biểu như:

“Franklin D.Roosevelt và Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) (1995)

của Nguyễn Quốc Hùng, đề cập đến chính sách của Mỹ dưới thời Tổng

thống F.Roosevelt trong Chiến tranh thế giới thứ hai; “Cuộc chiến tranh

Philippin – Mỹ 1899 – 1903” (1998) của Cao Minh Chơng đã điểm lại

những nét chính của cuộc chiến tranh ở Philippines cũng như những dính líu

của người Mỹ vào đất nước này. Các bài viết “Các luận điểm và biểu hiện

của Học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngọai của Hoa

Kỳ” (2008) của Nguyễn Lan Hương, “Những cơ sở phát triển chủ nghĩa

quốc gia – dân tộc Mỹ từ sau Nội chiến đến trước Chiến tranh thế giới lần

I” (2010) của Nguyễn Ngọc Dung đã chỉ ra những cơ sở, xu hướng, luận

điểm và biểu hiện của chủ nghĩa biệt lệ, chủ nghĩa bành trướng…trong

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là hai khuynh hướng cho sự lựa chọn

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử.

Trong nhóm thứ ba, bao gồm những công trình đề cập đến chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua các giai đoạn hoặc các chủ thể khác

nhau, như “Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1865 - 1904” (2007)

của Trần Thiện Thanh; “Những chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của

Hoa Kỳ giai đoạn 1870 – 1900” (2008) của Nguyễn Ngọc Dung; “Nhật Bản

trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước năm 1905” (2009) của Trần Thiện

Thanh đã khảo cứu về những chính sách cụ thể cũng như những chuyển biến

của nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kỳ sau Nội chiến cho đến những năm đầu

thế kỷ XX. Trong bài “Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh” (2005), tác giả

Page 11: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra những vai trò nổi bật của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh

– nơi được xem là “sân sau” của Hoa Kỳ. Đối với khu vực châu Á, tác giả

Nguyễn Văn Tận đã có những kiến giải về chính sách của Mỹ đối với Nhật

Bản, Philippines, Trung Quốc trong bài “Nhìn lại chính sách châu Á của Mỹ

từ nửa sau những năm 50 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” (2007).

Ngoài ra, vấn đề chính sách đối ngoại Mỹ cũng được đề cập trong luận

văn thạc sĩ “Châu Mỹ Latinh và chính sách của Mỹ trong thời lịch sử cận

đại” (1983) của Hoàng Thị Điệp và các luận án tiến sĩ “Chính sách đối

ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX” (2008) của Trần

Thiện Thanh, “Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong

việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)” của Lê Thành Nam. Đây là ba công

trình nghiên cứu công phu nhưng lại chỉ tập trung vào một khu vực cụ thể

(Mỹ Latinh), hoặc một đối tượng cụ thể duy nhất là Nhật Bản trong nửa đầu

thế kỷ XX hay nghiêng về việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các

cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ trước năm 1861.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã

có khá nhiều các công trình nghiên về Hoa Kỳ nói chung và chính sách đối

ngoại cũng như quan hệ quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, hầu như chưa có một

công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh

thế giới thứ nhất (1865 – 1918).

1.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở nƣớc ngoài

Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu về Mỹ nói chung, chính sách

đối ngoại của Mỹ nói riêng từ lâu đã được giới chính trị và các học giả nước

ngoài quan tâm, với cái nhìn đa diện và hệ thống. Trong phạm vi những

công trình và tài liệu có thể tiếp cận được, chúng ta dễ dàng nhận thấy có hai

mảng đề tài được quan tâm chính yếu:

Thứ nhất – nghiên cứu các vấn đề khác nhau của lịch sử Hoa Kỳ.

Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu tổng quan, khái quát về lịch sử các

mặt của Hoa Kỳ đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như:

“Những tài liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard B. Morris, “Lịch

sử Hoa Kỳ” (1970) của France L.Schoell ; “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”,

của Howard Cincotta, Bản dịch (lưu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ); ;“42 đời tổng

thống Hoa Kỳ” (1995) của W.A.Degregorio; “Văn minh Hoa Kỳ” (1998)

của Jean Prierre Fichou; “Lịch sử mới của nước Mỹ” (2003) của Eric Foner;

“Lịch sử Hoa Kỳ - Những vấn đề quá khứ” (2009) của Irwin Unger; “Lịch

sử dân tộc Mỹ” (2010) của Howard Zinn… Các công trình kể trên có đặc

điểm chung là phạm vi nghiên cứu rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nội

dung nghiên cứu chủ yếu là các mặt về lịch sử Mỹ qua các thời kỳ. Phần về

Page 12: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

chính sách đối ngoại chung lẫn chính sách của Mỹ đối với từng nước, từng

khu vực cụ thể chỉ được đề cập ở một mức độ nhất định. Trong số những

công trình được đề cập ở trên, đáng chú ý là cuốn “Lịch sử Hoa Kỳ - những

vấn đề quá khứ”của Irwin Unger. Irwin Unger đã phục dựng lại lịch sử Hoa

Kỳ từ khởi thủy qua các thời kỳ thuộc địa, tiến tới độc lập, sự ra đời của

Hiến pháp Mỹ, các đảng phái, các thành tựu kinh tế của Hoa Kỳ, Nội chiến,

Tái thiết, những dính líu của Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới và nước

Mỹ thời hiện đại… Về mặt đối ngoại, cuốn sách đã dành dung lượng vừa

phải để nói về chủ nghĩa bành trướng, về đế quốc Mỹ.

Đối với các công trình bằng nguyên bản tiếng Anh, lịch sử Mỹ cũng

được rất nhiều học giả quan tâm, nhiều công trình đã được công bố, như

“The Frontier in American History” (1953) của Federick Jackson Turner.

“The American Past: Conflicting Interpretations of the Great Issues”

(1965) của Sydney Fine và Gerald S. Brown; “Main Problems in American

History – Volume I” (1968) và “Main Problems in American History –

Volume II” (1968) của các tác giả Howard H. Quint, Dean Albertson,

Mitton Cantor; “Woodrow Wilson” (1969) của Arthur Walworth; “The

American Civil War”(1975) của Peter J. Parish; “Our Country: Its Possible

Future and Its Present Crisis” (1985) của Josiah Strong; “An Outline of

American History” (1994); “America’s History” (2004) của James A.

Henretta, David Brody, Lynn Dumenil, Susan Ware; “Battle History of The

United States Marine Corps, 1775 – 1945” (2010) của George B.Clark. Các

công trình này đề cập lịch sử Mỹ trong phạm vi rộng cả về đối tượng lẫn

thời gian và không gian, trong đó, phần về chính sách đối ngoại và các hoạt

động đối ngoại chỉ chiếm một phần rất nhỏ và mang tính khái lược trong

tổng thể chung của từng công trình.

Thứ hai – nghiên cứu về chính sách đối ngoại và quan hệ giữa Hoa

Kỳ với các chủ thể liên quan cũng đã được giới học giả quan tâm. Nhiều

công trình trong số đó đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, có thể nêu

một số công trình tiêu biểu như “Chính sách đối ngoại của Mỹ”(1961) của

học giả người Nga N.I.Nozemsew; “Những vấn đề trung tâm trong đường

lối đối ngoại của Mỹ” (1997) của Henry Kissinger; “Chính sách đối ngoại

của Hoa Kỳ - Động cơ lựa chọn trong thế kỷ XXI” (2004), của Bruce

W.Jentleson. Hai cuốn sách này chứa đựng nhiều tư liệu giá trị về những

trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng như những lựa chọn

về mặt đối ngoại trong thế kỷ mới – thế kỷ XXI. Công trình của tác giả

người Trung Quốc Lý Thắng Khải “Nội tình 200 năm Nhà Trắng” (2004)

đã khảo cứu lịch sử Mỹ từ buổi bình minh cho đến đầu thế kỷ XXI với sự

kiện 11/9/2001. Trong đó, nhiều vấn đề về mặt đối ngoại đã được tác giả

Page 13: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

nhắc đến như việc nước Mỹ bắt đầu can thiệp vào công việc thế giới thông

qua cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), chính sách “Mở cửa” ở

Trung Quốc, “dụ dỗ” và “cưỡng ép” để xây dựng và độc chiếm kênh đào

Panama…

Đối với các công trình nguyên bản tiếng Anh, chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ đã được đề cập một cách phong phú và đa dạng hơn, xin nêu một số

công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Năm 1942, Samuel Flagg Bemis công bố cuốn “A Diplomacy history of

the United States” với hơn 900 trang nói về lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ qua

ba giai đoạn: sau ngày lập quốc, thời kỳ bành trướng và trong thế kỷ XX.

Trong đó, tác giả đã đề cập đến những hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ từ

khi tiến hành liên minh với Pháp (1775 – 1778), học thuyết Monroe (1823),

Chiến tranh với Mexico, những hòa giải giữa Mỹ và Anh, chiến tranh với

Tây Ban Nha, chính sách “Mở cửa” Trung Quốc… Theo đó, tác giả cho

rằng, Hoa Kỳ đã không phạm phải một sai lầm nghiêm trọng nào về mặt

ngoại giao trong giai đoạn 1775 – 1898. Công thức thành công của nền

ngoại giao Hoa Kỳ trong thời kỳ này là dựa vào những lợi thế hoàn toàn biệt

lập và xa châu Âu để cạnh tranh với các nước ở cựu lục địa trong bối cảnh

các cường quốc này gặp khó khăn. Nói cách khác, Hoa Kỳ không cần phải

có nhiều tính toán có chủ ý, miễn sao mục tiêu của chính sách đối ngoại phù

hợp với tầm nhìn của giới tinh hoa cũng như lợi ích của người Mỹ. Sau khi

hiện thực hóa những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối ngoại, nước Mỹ

bước vào một giai đoạn mới với tư cách là một cường quốc thế giới. Với vị

thế đó, từ sau năm 1898, Hoa Kỳ đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong nền

chính trị thế giới với những can dự rộng khắp ở Philippines, Nhật Bản,

Trung Quốc và trước đó là ở Mỹ Latinh.

Công trình “American Diplomacy 1900 – 1950” (1951) của George

F.Kennan là một chuyên khảo riêng về nền ngoại giao của nước Mỹ trong

nửa đầu thế kỷ XX, được tái bản có bổ sung, sửa chữa vào năm 1984 với tên

gọi “American Diplomacy”. Dưới góc nhìn của một học giả và là quan chức

ngoại giao, G.F.Kennan đã phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ trong

cuộc chiến với Tây Ban Nha, chính sách Mở cửa (Open Door), nước Mỹ với

phương Đông, nước Mỹ với các cuộc chiến tranh thế giới và nền ngoại giao

của Mỹ trong thế giới hiện đại. Mặc dù có những khác biệt về quan điểm và

nhận định, song những thông tin trong công trình này là nguồn tư liệu quan

trọng, gợi mở cho luận án nhiều vấn đề trong nghiên cứu về ngoại giao của

Hoa Kỳ.

Cụm công trình “The History of American Foreign Policy” (1986) của

Jerald A.Comb; “Race, Federalism and Diplomacy: The Gentlemen’s

Page 14: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Agreement A Century Later” (2009) của Paul Finkelman; “The Pan –

American Trademark Convention of 1929: A Bold Vision of Extraterritorial

Meets Current Realities” (2013) của Christine H. Farley cũng ít nhiều đề

cập đến chính sách đối ngoại Hoa Kỳ qua các giai đoạn.

Tập trung nghiên cứu về từng mối quan hệ cụ thể giữa Mỹ với các nước

trên thế giới là nội dung được quan tâm trong một số các công trình như: “Thai

– American Relations” (1982) của Hans H.Indorf; “The Banana war: United

States Intervention in the Caribbean, 1898 – 1934” (1983) của

Lester.D.Langley; “United States – China Normalization: An Evaluation of

Foreign Policy Decision Making” (1986) của Jaw – Ling Joanne Chang; “The

United States and Viet Nam 1787 – 1941” (1990) của Robert Hopkins Miller;…

1.3. Những tồn tại và vấn đề đặt ra cho luận án

Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể

nhận thấy những tồn tại và vấn đề đặt ra cho luận án, cụ thể như sau:

Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 đã được

giới nghiên cứu tại Mỹ và các nước khác quan tâm và đã đạt được nhiều kết

quả. Tuy nhiên, đa phần trong số đó thiên về việc nghiên cứu một cách khái

quát, tổng thể chính sách đối ngoại qua nhiều giai đoạn lịch sử chứ chưa đề cập

nhiều đến thời kỳ 1865 – 1918 với tư cách là một đối tượng riêng biệt.

Thứ hai, những công trình nghiên cứu ở nước ngoài mặc dù rất phong phú,

song là ấn phẩm của nước ngoài, do đó nó phản ánh quan điểm, cách thể hiện và

cách đánh giá của giới nghiên cứu ở các nước đó. Vì vậy, việc kế thừa đòi hỏi

phải có sự phê phán và chọn lọc nhằm đảm bảo độ tin cậy và khách quan trong

nhìn nhận, đánh giá vấn đề.

Thứ ba, vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đã được các nhà nghiên cứu ở

Việt Nam quan tâm, chú ý trong những năm gần đây. Do vậy, số lượng công

trình nghiên cứu ngày càng nhiều và toàn diện hơn về mặt nội dung. Tuy nhiên,

vấn đề chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ1865 – 1918 vẫn chưa được một

công trình chuyên khảo nào đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện.

Thứ tư, phản ánh chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ 1865 – 1918

được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm, song vẫn chưa đánh giá một cách

có hệ thống về chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như tác động của chính sách

này đến Mỹ và đến các nước chịu sự chi phối chính sách từ Mỹ. Đây là một vấn

đề nữa đặt ra cho luận án và cần được nghiên cứu một cách thỏa đáng hơn.

Do vậy, kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các học giả đi

trước, đây là nguồn tư liệu hết sức quan trọng, là sự thuận lợi lớn tạo cơ sở cho

việc tái hiện chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ 1865 – 1918 cũng như rút ra

những nhận định, đánh giá về vấn đề đặt ra, góp phần vào việc nghiên cứu đề tài

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Page 15: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

CHƢƠNG 2.

CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA

KỲ TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1865 – 1918)

2.1. Khái quát quá trình hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Mỹ) chính thức ra đời

sau khi Đại hội thuộc địa lần II thông qua bản Tuyên ngôn độc lập ngày

4/7/1776. Sau khi tuyên bố lập quốc, nhân dân Mỹ đã phải tiến hành đấu

tranh giành độc lập quyết liệt và gian khổ, cuối cùng kết thúc kết thúc thắng

lợi bằng chiến thắng Yorktown(1781). Đến ngày 3/9/1783, Anh buộc phải

ký Hòa ước Paris, công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ. Từ

đây, nước Mỹ từng bước phát triển thành một quốc gia hùng mạnh, can dự

ngày một sâu rộng vào các vấn đề quốc tế trong các thế kỷ tiếp theo.

2.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trƣớc năm 1865

2.2.1. Giai đoạn 1776 – 1823

Trong giai đoạn này, mặc dù luôn đề cao chính sách trung lập, không liên

minh với một bất cứ quốc gia nào song Hoa Kỳ luôn vận dụng tài tình tính

“trung lập” nhằm phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia. Điều này được thể

hiện rõ ràng trong việc mở rộng lãnh thổ (thương vụ Louisiana vào năm 1803,

Florida và Oregon vào năm 1819) và giành lấy những mối lợi lớn trong

thương mại, phát triển các đội thương thuyền khi Anh và Pháp tranh giành

nhau vị trí bá quyền trên lục địa và trên biển vào những năm đầu thế kỷ XIX.

2.2.2. Giai đoạn 1823 – 1864

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc mở rộng lãnh thổ (sáp nhập Texas

năm 1845, gây chiến với Mexico và thu về 1,36 triệu km2

bao gồm một phần

hoặc toàn bộ các bang California, Nevada, Utah, Wyoming, Colorado, New

Mexico và Arizona), điểm nhấn đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ chính là tuyên bố và thực thi Học thuyết Monroe vào tháng 12/1823. Lúc

đầu, nó là một học thuyết mang tính phòng vệ, với khẩu hiệu “châu Mỹ của

người châu Mỹ” nhưng dần biến thành “châu Mỹ của người Mỹ”, là công

cụ chính trị xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực

Mỹ Latinh. Với học thuyết này, Hoa Kỳ đã có cơ sở để thực thi chính sách

can thiệp trực tiếp ở khu vực Mỹ Latinh, thể hiện qua những sự kiện như

đem quân chiếm đóng Puerto Rico (1825); buộc Colombia ký hiệp ước cho

phép Mỹ được hưởng nhiều quyền lợi thương mại, quyền tự do vận chuyển

và đặt đường sắt xe lửa qua qua eo đất Panama (1846)…

2.3. Bối cảnh quốc tế nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Những biến động của thế giới trong giai đoạn 1865 - 1918 đã tác động

mạnh mẽ tới chính sách và chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các khu

Page 16: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

vực xung quanh mà trước hết là ở Mỹ Latinh và châu Á, đó là: sự chuyển

biến của các nước tư bản chủ nghĩa sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; sự

suy giảm về nhịp độ phát triển công nghiệp của các nước Anh, Pháp; sự

thống nhất và lớn mạnh của các nước Đức, Ý, Nhật; các nước Mỹ Latinh

giành được độc lập nhưng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn… Những

biến động quan trọng ấy đã đưa đến thách thức cũng như cơ hội cho Hoa Kỳ

để có thể thực thi chính sách bành trướng, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.

2.4. Cơ sở nội tại tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

thời kỳ 1865 - 1918

2.4.1. Cơ sở kinh tế

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế sau cuộc Nội

chiến, đặc biệt là từ sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) cùng với

một loạt hệ quả khác như sự ra đời và phát triển của các trust, các tập đoàn

tài phiệt, liên hiệp độc quyền công nghiệp với nguồn vốn xuất khẩu tư bản

khổng lồ đã đưa Hoa Kỳ trở thành một cường quốc quan tâm nhiều hơn tới

công việc của thế giới, không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Mỹ Latinh

mà còn vươn đến khu vực châu Á. Điều này đã thúc đẩy chính giới Mỹ phải

tìm kiếm thị trường rộng lớn hơn cho nền sản xuất công nghiệp ngày càng

tăng của Hoa Kỳ.

2.4.2. Cơ sở tƣ tƣởng xã hội

Khi lý giải cho chủ nghĩa bành trướng Hoa Kỳ trong giai đoạn cuối thế

kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều học

thuyết, tư tưởng. Trước hết là thuyết “Bành trướng do định mệnh” hay

“Định mệnh hiển nhiên” (Manifest Destiny) của John O’Sullivan, được đưa

ra lần đầu tiên vào năm 1845 để ủng hộ việc sát nhập Texas vào Liên bang

Hoa Kỳ. Kể từ đó, học thuyết này luôn có tác động mạnh mẽ tới chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Năm 1890, cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh biển cả đến lịch sử” của Đô

đốc hải quân T.Mahan được xuất bản, trở thành một trong những tư tưởng có

ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển và tăng cường sức mạnh hải quân của

Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Những tư tưởng của Mahan đã tạo ra một

quan điểm mới ở Hoa Kỳ, thường được gọi là quan điểm “thực lực” khi cho

rằng phải phát triển mạnh mẽ hải quân để làm chủ đại dương không chỉ là tấm

bình phong để bảo vệ đất nước mà còn là cơ hội hết sức to lớn để bành trướng

và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra khắp thế giới. Quan điểm này đã

ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới lãnh đạo Mỹ trong giai đoạn này.

Ngoài ra, Luận thuyết Darwin xã hội, Học thuyết Biên cương… đã có

những thúc đẩy không nhỏ đến việc thực thi chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ trong giai đoạn 1865 – 1918.

Page 17: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

2.4.3. Cơ sở chính trị

Sau cuộc Nội chiến, thể chế nhà nước liên bang đã được kiện toàn và

sắp đặt quyền lực lên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn, củng cố sự thống nhất của

đất nước. Hoa Kỳ đã không còn nhiều lo lắng cho nội tại mà tập trung sức

mạnh để mở rộng ảnh hưởng ra xung quanh. Thêm vào đó, sự hợp pháp hóa

quyền công dân của những nô lệ da đen đã đem lại một bầu không khí dân

chủ, tạo ra những điều kiện thuận lợi để nước Mỹ phát triển kinh tế mạnh

mẽ, nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những cường quốc hàng đầu,

bước đầu thực thi chính sách bành trướng ra bên ngoài của mình.

CHƢƠNG 3.

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI

MỘT SỐ KHU VỰC TIÊU BIỂU THỜI KỲ 1865 – 1918

3.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918

Trên cơ sở sự phát triển kinh tế công nghiệp mạnh mẽ sau Nội chiến kết

hợp với sự thúc ép của các nhân tố tư tưởng trong lòng xã hội, sự thống nhất

về chủ trương chính trị của tầng lớp lãnh đạo,... Hoa Kỳ đã bắt đầu có những

điều chỉnh chính sách nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, quyền lực, vị thế ở các

khu vực xung quanh. Điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ này

chính là từng bước khống chế Mỹ Latinh trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ,

thực thi các biện pháp nhằm tìm kiếm lợi ích thương mại lẫn lãnh thổ ở châu

Á khi có điều kiện cũng như can dự vào châu Âu nhằm phá vỡ trật tự thế

giới cũ để Mỹ có thể thực hiện tham vọng lãnh đạo thế giới của mình.

3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh

3.2.1. Giai đoạn 1865 – 1898

3.2.1.1. Mở rộng và khẳng định ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh trong thời kỳ này xuay

quanh hai vấn đề chính: (1) ép Pháp rút quân đội ra khỏi Mexico năm 1867,

ngăn chặn âm mưu của Pháp trong việc biến Mexico thành thuộc địa lâu dài

của Pháp ; (2) tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898 và

giành lấy những thuộc địa cuối cùng (Cuba, Puerto Rico và cả Philippines)

của nước này tại châu Mỹ. Cuộc chiến này đã đưa Hoa Kỳ trở thành một

những cường quốc hàng đầu thế giới và trở thành nước thực dân. Hơn thế,

Hoa Kỳ đã thực sự trở thành “bá chủ” ở Mỹ Latinh.

3.2.1.2. Khống chế Mỹ Latinh bằng Liên minh Pan – Mỹ

Năm 1890, tại Hội nghị Quốc tế các Quốc gia châu Mỹ kỳ I tổ chức ở

Washington D.C, Liên hiệp Quốc tế các Cộng hòa châu Mỹ (gọi tắt là Liên

minh Pan – Mỹ) chính thức được thành lập. Ngoài yếu tố tích cực là tạo ra

môi trường hợp tác giữa các nước Mỹ Latinh thì Liên minh Pan – Mỹ (thành

Page 18: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

lập vào năm 1910) còn là công cụ để Mỹ có thể nắm chặt khu vực mang tính

sống còn này.

3.2.2. Giai đoạn 1898 – 1918

3.2.2.1. Thực thi Tu chính án Platt đối với Cuba

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898),

Hoa Kỳ biến Cuba trở thành thuộc địa kiểu mới sau khi Quốc hội Hoa Kỳ

thông qua Tu chính án Platt (1901) gắn vào Hiến pháp Cuba. Trong những

năm sau đó, mặc dù “thừa nhận” sự độc lập của Cuba song Hoa Kỳ đã

nhiều lần đem quân chiếm đóng quốc đảo này (vào các năm 1906, 1910,

1917), buộc Cuba phải ký “Hiệp ước giữa Hợp chúng quốc và Cuba cho

việc thuê các đảo làm trạm tiếp than và căn cứ hải quân” vào năm 1903,

trong đó vịnh Guantanamo. Ngoài ra, giới tư bản và ngân hàng Mỹ còn ồ ạt

đầu tư vào những lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế Cuba như mía đường,

đường sắt…, làm cho Cuba ngày càng phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.

3.2.2.2. Chính sách “Cây gậy lớn” (Big Stick) và “Ngoại giao dollar”

(Dollar Diplomacy)

Trong hai bức thông điệp hằng năm gửi Quốc hội (12/1904 và

12/1905), Tổng thống T. Roosevelt khẳng định rằng, nghĩa vụ của Mỹ là

phải “chứng tỏ hiệu lực của Học thuyết Monroe và sẵn sàng can thiệp vào

bất cứ quốc gia Mỹ Latinh nào để nhằm mục đích duy trì sự ổn định” và

rằng “ở phần bán cầu Tây, sự trung thành tuyệt đối của Mỹ đối với Học

thuyết Monroe sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đến quyền lực cảnh sát thế giới”.

Đây chính là biện luận của Hoa Kỳ để đề ra chính sách “Cây gậy lớn”.

Trong những năm sau đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần vung “Cây gậy lớn” để bảo

vệ những lợi ích ở Mỹ Latinh và một số khu vực khác trên thế giới trước

nguy cơ các vùng đất này sẽ rơi vào tay của các cường quốc châu Âu, tiêu

biểu có các sự kiện: vụ chuyển nhượng quyền xây dựng và quản lý kênh đào

Panama (1903), can thiệp vào một loạt các nước ở khu vực Mỹ Latinh như

Nicaragua, Cuba, Santo Domingo (Cộng hòa Dominica)…

Sau khi W.H.Taft lên làm Tổng thống, ông tiếp tục thực thi chính sách

“Cây gậy lớn” của người tiền nhiệm T.Roosevelt nhưng lại thay đổi bằng

một hình thức mềm dẻo và khôn khéo hơn, đó là chính sách “Ngoại giao

Dollar” nhằm mục đích bành trướng và mở rộng thị trường cho tư bản Mỹ.

Chính sách này được Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều quốc gia khu vực Mỹ Latinh

như Honduras, Nicaragua, Haiti…

3.2.2.3. Chính sách can thiệp vào Mexico và Nicaragua

Trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường vị thế

của mình ở Mỹ Latinh bằng chính sách can thiệp thô bạo vào Mexico và

Nicaragua.

Page 19: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Quan hệ Mỹ - Mexico căng thẳng khi Tổng thống W.Wilson không

công nhận chính phủ của Tổng thống Victoriano Hureta lên nắm quyền vào

năm 1913. Mối quan hệ này trở nên xấu đi khi Mexico bắt giữ thủy thủ Mỹ

đang đóng quân ở Tampico vào tháng 4/1914. Dù Mexico đã thả các thủy thủ

Mỹ ngay sau đó nhưng phía Mỹ buộc nước này phải bắn 21 phát đại bác chào

quốc kỳ xem như một lời xin lỗi. Chính quyền V.Hureta không chấp nhận vì

điều này giống như một sự sỉ nhục. Trước vụ việc này, Tổng thống Wilson đã

cử lính thủy đánh chiếm Vera Cruz. Với sự can thiệp của ba nước là Brazil,

Argentina và Chile, xung đột giữa hai bên đã dịu bớt xuống. Quan hệ giữa

Hoa Kỳ và Mexico lại căng thẳng trở lại khi xảy ra sự kiện Đức gửi bức điện

mật (Công hàm Zimmerman) cho Mexico nhằm lôi kéo nước này chống lại

Mỹ vào năm 1917.

Tại Nicaragua, Hoa Kỳ đã giúp đỡ Đảng Bảo thủ tiến hành cuộc nổi

loạn (Cuộc nổi loạn Estrada) vào tháng 12/1909 nhằm lật đổ chính phủ

đương nhiệm do Đảng Tự do nắm quyền, xây dựng nên ở đây một chính

phủ thân Mỹ nhằm phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ, nhất là việc cho phép

các công ty Mỹ được xây dựng và quản lý hệ thống đường sắt ở Nicaragua.

3.3. Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Á

3.3.1. Đối với Nhật Bản

3.3.1.1. Giai đoạn 1865 – 1905

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản giai đoạn này chủ

yếu xoay quanh 3 cuộc chiến tranh mà Nhật Bản tiến hành với Đài Loan

(1874), Trung Quốc (1894 – 1895), Nga (1904 – 1905). Mặc dù đứng bên

ngoài hoặc tuyên bố trung lập nhưng thực chất Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ và

giúp đỡ Nhật Bản bằng nhiều hình thức khác nhau; sau khi các cuộc chiến

tranh này kết thúc, Hoa Kỳ đã đóng vai trò trung gian hòa giải nhằm giành

một số quyền lợi về thương mại, tối huệ quốc tại khu vực châu Á. Đây thực

sự chẳng khác nào mối quan hệ cộng sinh, cùng có lợi giữa hai cường quốc

trẻ trên thế giới đang tìm cách cân bằng quyền lực với các cường quốc khác

ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thời bấy giờ.

3.3.1.2. Giai đoạn 1905 – 1918

Trước sự lớn mạnh không ngừng của Nhật Bản sau thắng lợi từ những

cuộc chiến tranh trước đó, Hoa Kỳ đã thực thi những chính sách, biện pháp

nhằm kiềm chế sự bành trướng của Nhật Bản bằng việc cùng với Anh buộc

Nhật Bản phải mở cửa Mãn Châu; thông qua “Thỏa thuận giữa các quý

ông”( Gentlemen’s Agreement) vào năm 1907 nhằm hạn chế người Nhật

nhập cư vào Mỹ; thực hiện “Dự án Knox” để trung lập hóa đường sắt ở Mãn

Châu nhằm giảm bớt thế lực của Nhật Bản và Nga tại khu vực này…

3.3.2. Đối với Trung Quốc

Page 20: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc giai đoạn 1865 –

1918 được thể hiện ở việc ép buộc Trung Quốc ký thêm Điều ước bổ sung cho

Hiệp ước Thiên Tân (1868) nhằm mở rộng thêm các cơ sở thương mại của

Hoa Kỳ ở Trung Quốc và đảm bảo các quyền tự do đi lại, sinh hoạt tôn giáo

của người Mỹ sinh sống ở Trung Quốc; cùng phối hợp với Anh, Nhật Bản tiến

hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các vùng biên giới phía Đông và Tây

Nam Trung Quốc trong suốt hai thập niên 1870 và 1880. Đặc biệt, với việc

tuyên bố chính sách “Mở cửa” vào năm 1899, Hoa Kỳ đã giành được lợi ích

thương mại to lớn tại Trung Quốc trong bối cảnh đất nước này đang bị xâu xé

bởi các cường quốc thực dân châu Âu. Việc thực thi chính sách “Mở cửa” đã

làm cho nhiều cường quốc có chỗ đứng ở Trung Quốc, nổi bật nhất là Anh

phải có những động thái nhún nhường đối với Hoa Kỳ.

3.3.3. Đối với Philippines và các nƣớc Đông Nam Á khác

3.3.3.1. Đối với Philippines

Cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha kết thúc với việc ký kết Hiệp định

Paris (10/12/1898), trong đó có điều khoản Tây Ban Nha phải nhượng lại

Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu USD. Sau khi chiếm được Philippines từ

tay Tây Ban Nha, Mỹ đã biến quốc đảo này thành thuộc địa kiểu mới bằng

việc kiểm soát hệ thống chính quyền và quân đội của đất nước này. Việc

chiếm được Philippines sẽ là bàn đạp quan trọng (cùng với Hawaii và

Guam) để Hoa Kỳ tiến sâu vào khu vực châu Á lục địa, đặc biệt là thị trường

béo bở ở Trung Quốc.

3.3.3.2. Đối với một số nước Đông Nam Á khác

* Với Thái Lan: Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Thái Lan trong

giai đoạn 1865 – 1918 khá bình lặng và êm ả, chỉ dừng lại ở việc Mỹ thiết

lập quan hệ thương mại đối với Xiêm và một số hợp tác trên các lĩnh vực

khác giữa hai nước, đặc biệt là về giáo dục và trao đổi văn hóa. Đây cũng là

xu thế tất yếu đối với Hoa Kỳ khi vào thời điểm đầu thế kỷ XIX, thực dân

Anh và Pháp đã tạo được cho mình chỗ đứng khá vững chắc ở Xiêm nói

riêng và khu vực Đông Nam Á lục địa nói chung.

* Với Việt Nam: Trong thời gian từ sau Nội chiến đến khi kết thúc

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), chính sách đối ngoại của Mỹ đối với

Việt Nam được thể hiện chủ yếu ở vai trò trung gian hòa giải của Mỹ đối với

sự đối đầu, căng thẳng giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh xung quanh vấn

đề Bắc Kỳ.

3.4. Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Âu

3.4.1. Đối với Anh

Sau cuộc Nội chiến trở đi, chính sách của Hoa Kỳ đối với Anh đã có

những thay đổi căn bản. Với nền sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, Mỹ

Page 21: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

bành trướng ra bên ngoài, trở thành đối thủ đáng gờm với Anh. Về phía

Anh, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nước Đức và Nhật Bản vào nửa sau thế kỷ

XIX đã khiến cho Anh không thể không cân nhắc những tranh chấp có liên

quan tới Hoa Kỳ. Kết quả là những vụ tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Anh trong

thời gian này đa phần đều được giải quyết bằng con đường hòa bình thông

qua các cuộc phân xử được thiết lập bởi các tòa án quốc tế, đáng chú ý nhất

vấn đề tàu lớp Alabama, giải quyết tranh chấp buôn bán lông hải cẩu ở biển

Bering, phân định đường biên giới ở Venezuela và ở Alaska.

3.4.2. Đối với các bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ

nhất (CTTG I)

3.4.2.1. Chính sách trung lập của Hoa Kỳ trong CTTG I

Trong giai đoạn đầu của CTTG I, xuất phát từ những lợi ích kinh tế,

Hoa Kỳ đã tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao trung lập truyền thống

của mình, đứng bên ngoài cuộc chiến nhằm thu lợi từ hoạt động buôn bán

của cả hai phe. Tuy nhiên, khi Đức leo thang cuộc chiến tàu ngầm gây ra

nhiều thiệt hại to lớn cho tàu buôn Mỹ và tạo cớ cho Hoa Kỳ lập tức nhảy

vào cuộc chiến nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và thông qua chiến tranh,

tìm kiếm nhiều hơn quyền lợi của mình trên thế giới sau chiến tranh.

3.4.2.2. Chương trình 14 điểm (The Fourteen Points) của W.Wilson

Ngày 8/1/1918, Tổng thống Wilson đã đưa ra Chương trình 14 điểm mà

theo ông, đó là “cơ sở duy nhất để có thể thiết lập hòa bình” cho thế giới.

Với những nội dung cơ bản như ký kết hòa ước công khai, tự do hàng hải,

thương mại bình đẳng, cắt giảm lực lượng vũ trang, chiếu cố đến quyền lợi

của các nước nhược tiểu, thành lập Hội Quốc liên để bảo vệ hòa bình, an

ninh thế giới,… Chuuwong trình 14 điểm là văn bản pháp lý đầu tiên xác

nhận tham vọng bá chủ thế giới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhận thấy rõ những

ràng buộc do Hòa ước Versailles quy định sẽ gây ra nhiều hậu quả đối với

việc bành trướng của Hoa Kỳ, tháng 3/1920, Thượng viện nước này đã

không phê chuẩn việc Mỹ tham gia vào Hòa ước này. Điều đó cũng đồng

nghĩa với việc Chương trình 14 điểm mà bao tâm huyết của cá nhân Tổng

thống W.Wilson bị đổ bể, Hoa Kỳ quay trở lại với truyền thống biệt lập.

CHƢƠNG 4.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

CỦA HOA KỲ THỜI KỲ 1865 – 1918

4.1. Tổng quan kết quả chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ

1865 – 1918

4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc

Page 22: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Trải qua hơn nửa thế kỷ, chính sách đối ngoại thời kỳ 1865 – 1918 đã

đưa đến cho Hoa Kỳ những thành tựu hết sức to lớn trên nhiều phương diện,

đó là: (1) Hoa Kỳ đã khẳng định được ưu thế tuyệt đối tại khu vực Mỹ

Latinh, từng bước biến khu vực này thành “sân sau”; (2) Hoa Kỳ bắt đầu

giành được những lợi ích quan trọng tại khu vực châu Á, nhất là vấn đề mở

rộng thị trường tại đây; (3) Hoa Kỳ đã gạt dần ảnh hưởng của các cường

quốc châu Âu ra khỏi khu vực Mỹ Latinh và bước đầu buộc các cường quốc

này phải có những nhượng bộ tại khu vực châu Á. (4) Hoa Kỳ đã từng bước

vươn đến quyền lực thế giới, đuổi kịp và cùng Anh trở thành nước dẫn dắt

nền chính trị thế giới.

4.1.2. Hạn chế

Trong quá trình thực thi chính sách đối ngoại giai đoạn 1865-1918, Hoa Kỳ

vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định như: tạo nên sự thù ghét của

nhân dân các nước bị phụ thuộc vào Mỹ, nhất là các nước Mỹ Latinh; nhiều

chính sách đối ngoại đã không phát huy được hiệu quả, điển hình là Chương

trình 14 điểm của W.Wilson, buộc các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ phải từ bỏ những

tham vọng ở châu Âu, quay trở về “chủ nghĩa trung lập” truyền thống.

4.2. Đặc điểm

1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã thể hiện một cách toàn diện bản

chất thực dụng, linh hoạt của nền ngoại giao với mục đích tối thượng là lợi

ích quốc gia.

2. Quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại trong giai đoạn

này luôn hướng tới mục tiêu xuyên suốt và quan trọng là thực hiện tham

vọng bành trướng.

3. Xuyên suốt những năm 1865 – 1918, giới lãnh đạo Mỹ luôn tạo ra

“cái cớ” hoặc khung pháp lý hợp lý khi thực thi một chính sách đối ngoại

nào đó đối với một hay nhiều thực thể chính trị.

4. Chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ 1865 – 1918 là một quá trình

phát triển liên tục, phản ánh sự đi lên về mọi phương diện của nước Mỹ

trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

5. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918 gắn chặt

với vai trò của các tổng thống và các chính khách.

6. Trên cơ sở mục tiêu xuyên suốt là thực thi chính sách bành trướng, Hoa

Kỳ đã có những chính sách và mục tiêu khác nhau đối với từng khu vực.

4.3. Tác động của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

4.3.1. Đối với Hoa Kỳ

1. Chính sách đối ngoại giai đoạn 1865 – 1918 đã đưa lại những tác

động to lớn đến nền kinh tế Mỹ.

Page 23: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

2. Chính sách đối ngoại thời kỳ 1865 – 1918 đã hướng Hoa Kỳ vào việc

xây dựng một lực lượng hải quân lớn mạnh, hoàn thiện bộ máy quân sự, tạo

nên sức mạnh có tính răn đe của Hoa Kỳ.

3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 đã tạo ra sự

tác động to lớn đến lâm lý – xã hội Hoa Kỳ, đưa đến sự hình thành “định

mệnh hiển nhiên“ rằng tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế là nhiệm vụ

của Hoa Kỳ.

4.3.2. Đối với các nƣớc chịu ảnh hƣởng bởi chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ

4.3.2.1. Đối với các nước Mỹ Latinh

- Thứ nhất, chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ đã thực thi tại khu vực Mỹ

Latinh đã tạo nên tâm lý chống Mỹ, làm nảy sinh nhiều cuộc đấu tranh giành

độc lập dân tộc, dân chủ ở nhiều nước.

- Thứ hai, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ thời kỳ 1865-1918 đã biến Mỹ

Latinh thành “sân sau” song cũng đưa lại một số tác động tích cực đối với

các nước Mỹ Latinh (dù không nằm trong ý muốn của Mỹ).

4.3.2.2. Đối với các nước châu Á

- Thứ nhất, chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong thời kỳ 1865 – 1918 đã

làm cho một số nước ở châu Á đã trở thành thuộc địa kiểu mới hoặc phụ

thuộc vào Mỹ.

- Thứ hai, sự lớn mạnh của Nhật Bản từ giữa thế kỷ XIX trở đi có một

phần nguyên do từ sự giúp sức của Hoa Kỳ.

4.3.2.3. Đối với các nước châu Âu

- Thứ nhất, sự có mặt của Hoa Kỳ với vị thế là một cường quốc đã tạo

ra những thay đổi quan trọng trong quan hệ quốc tế những năm cuối thế kỷ

XIX, đầu thế kỷ XX.

- Thứ hai, trong quan hệ với nước Anh – đế quốc số một thế giới thời kỳ

này, Hoa Kỳ đã từng bước giành được những lợi ích quan trọng tại những

khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh, làm cho ảnh hưởng của Anh

trên nhiều khu vực dần dần giảm sút.

KẾT LUẬN

Từ những điều trình bày ở trên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời

kỳ 1865 – 1918, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong 53 năm (1865 – 1918) luôn

nhằm mục tiêu xuyên suốt là hướng đến việc hiện thực hóa tham vọng bành

trướng, mở rộng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra thế giới xung quanh. Dưới tác

động của nhiều nhân tố như thực lực bên trong và hoàn cảnh lịch sử bên

Page 24: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

ngoài, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã được điều chỉnh cho phù hợp và

đạt được những kết quả ở mức độ khác nhau.

Trong giai đoạn 1865 – 1898, khi thực lực bên trong chưa đủ mạnh,

Hoa Kỳ mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nối, mở rộng và làm sâu sắc hơn Học

thuyết Monroe được đề xướng trước đó (1823). Hoa Kỳ đã từng bước thể

hiện vị thế một cách rõ ràng hơn trước các cường quốc châu Âu, phản đối sự

can thiệp của họ vào khu vực Mỹ Latinh một cách thực chất hơn và không

còn mang tính phòng vệ như trước, như: ép Pháp phải rút quân ra khỏi

Mexico năm 1867; buộc Anh phải có sự nhượng bộ nhất định trong tranh

chấp lãnh thổ giữa Venezuela và Guiana; tập hợp lực lượng, quy tụ các nước

Mỹ Latinh vào quỹ đạo chi phối của Hoa Kỳ bằng cách thành lập Liên minh

Pan – Mỹ vào năm 1889. Còn tại châu Á, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

đối với khu vực này mới chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những lợi ích về

thương mại chứ chưa có hành động nào đáng kể để có thể thiết lập phạm vi

ảnh hưởng tại đây.

Bước sang giai đoạn 1898 – 1918, đặc biệt là thắng lợi của Hoa Kỳ

trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) đã tạo ra cơ sở và vị thế vô

cùng quan trong cho tham vọng vươn đến quyền lực thế giới của Hoa Kỳ.

Từ đây, Hoa Kỳ - một đế quốc mới xuất hiện, bắt đầu tham gia vào quá trình

bành trướng, tranh đoạt thị trường thế giới vốn rất sôi động trong thời điểm

này. Tại khu vực Mỹ Latinh, Hoa Kỳ đã thể hiện thực lực mạnh mẽ hơn

bằng việc thực thi chính sách “Cây gậy lớn” (Big Stick) và “Ngoại giao

dollar” (Dollar Diplomacy), gắn Tu chính án Platt vào Hiến pháp Cuba và

một loạt các hành động can thiệp quân sự vào nhiều nước ở khu vực Mỹ

Latinh khác, thực sự biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau”. Tại châu Á,

Hoa Kỳ gia tăng sự ảnh hưởng sau khi chiếm được Philippines từ tay Tây

Ban Nha, đòi hỏi quyền lợi ngang bằng trong thương mại, chính trị,…với

các cường quốc khác ở Trung Quốc thông qua chính sách “Mở cửa” (1899).

Đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ đóng vai trò không chỉ là “người hòa giải” để có

thể kiếm chác một vài lợi ích về cho mình mà còn tìm cách ngăn chặn thế

lực đang lên này. Đối với các cường quốc châu Âu, đặc biệt là Anh, Hoa Kỳ

cũng đã tỏ rõ được sức mạnh, nhiều vấn đề buộc Anh phải nhượng bộ… Kết

quả cuối cùng của việc thi hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai

đoạn 1865 – 1918 đã tạo ra cho Hoa Kỳ một vị thế quốc tế mới: Hoa Kỳ

thực sự trở thành một cường quốc mạnh mẽ, tham gia hoạch định các cơ chế

quan hệ quốc tế và trở thành một trong những nước có ảnh hưởng lớn đến

hòa bình, an ninh và ổn định của thế giới.

2. Dù ở bất cứ giai đoạn nào, mục đích chiến lược của chính sách

đối ngoại Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ

Page 25: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

nhất (1865 – 1918) là lợi ích quốc gia trên hết. Đây là đích nhắm xuyên

suốt, không bao giờ thay đổi cho dù sách lược ngoại giao của Hoa Kỳ luôn

luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình. Thực tế phát triển của chính sách

đối ngoại Hoa Kỳ qua các giai đoạn 1865 – 1898 và 1898 – 1918 đã cho

thấy điều này. Khi điều kiện chưa cho phép, nhất là khi sức mạnh quốc gia

chưa đủ mạnh và hoàn cảnh bên ngoài chưa thuận lợi, Hoa Kỳ không vội

vàng trong việc mở rộng ảnh hưởng ra quá xa mà chỉ tập trung vào các khu

vực có lợi ích chiến lược, phù hợp với Hoa Kỳ vào thời điểm ấy như khu

vực Mỹ Latinh. Sau khi giành chiến thắng trong chiến tranh vơi Tây Ban

Nha (1898), Hoa Kỳ bước ra khỏi cuộc chiến này với tư cách là nước thắng

trận, cộng với sức mạnh kinh tế thương mại và quân sự, Hoa Kỳ đã đẩy

mạnh sự can dự một cách thực chất ra các khu vực khác xa hơn như châu Á

và châu Âu bằng các hành động cụ thể như đã phân tích ở trên. Điều này

cũng thể hiện một đặc điểm xuyên suốt trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ:

sách lược đối ngoại luôn luôn linh hoạt nhưng mục đích đối ngoại không

bao giờ thay đổi – đó chính là lợi ích quốc gia, lợi ích của giai cấp tư sản

Hoa Kỳ trên trên bình diện thế giới.

3. Trong quá trình đề ra và thực thi chính sách đối ngoại giai đoạn 1865

– 1918, Hoa Kỳ luôn luôn chiếm ưu thế trong tương quan với các nước chịu

sự chi phối chính sách của Hoa Kỳ. Điều này xuất phát từ thực tế Hoa Kỳ

hầu như là nước có sức mạnh lớn hơn các nước khác khi xét về các phương

diện như tiềm lực kinh tế thương mại, tiềm lực quân sự, diện tích lãnh thổ,

dân số, tài nguyên thiên nhiên, vị trí chiến lược và vị thế của Hoa Kỳ trong

quan hệ quốc tế. Do vậy, các chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đưa ra đều có

thiên hướng áp đặt, ép buộc các nước phải chấp nhận dù không mong muốn,

như trường hợp Cuba, các nước Mỹ Latinh, “mở cửa” Trung Quốc,… Tuy

nhiên, trong một vài trường hợp, Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng sử dụng

sức mạnh của mình để áp chế các nước khác mà phải tôn trọng và thừa nhận

vị thế của Anh hoặc phần nào đó là Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề

tranh chấp lẫn nhau.

4. Về mặt cấp độ, trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865

– 1918, Mỹ Latinh được chính giới Hoa Kỳ xác định là khu vực mang lợi

ích cốt lõi. Hoa Kỳ luôn quan tâm và tìm mọi biện pháp để đảm bảo cho Mỹ

Latinh luôn là “sân sau” của họ. Khi thực lực ngày càng tăng, Hoa Kỳ tìm

cách gia tăng phạm vi ảnh hưởng đến các khu vực khác mà trước hết là ở

châu Á, nơi chứa đựng nhiều nguồn lợi về thị trường cho nền kinh tế đang

phát triển mạnh mẽ của Hoa Kỳ sau Nội chiến. Trên cơ sở khẳng định sức

mạnh ở các khu vực cận biên, Hoa Kỳ đẩy mạnh sự can dự vào khu vực

châu Âu, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế lớn ở châu lục này sau

Page 26: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, đến thời điểm sau 1918, Hoa Kỳ

vẫn chưa đủ sức để khuynh loát các nước tại đây.

5. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) mang đậm dấu ấn của các vị

tổng thống cũng như các cá nhân phụ trách hoạt động ngoại giao – những

người có tác động sâu sắc đến việc định hình chính sách đối ngoại. Trong

giai đoạn 1865 – 1918, hầu hết các tổng thống lên cầm quyền đều đã đề ra

những chính sách đối ngoại phù hợp với xu thế phát triển và những lợi ích

quốc gia - dân tộc cần đạt đến, như Tổng thống T.Roosevelt đề ra chính sách

“Cây gậy lớn”, W. Taft đưa ra chính sách “Ngoại giao Dollar”, W.Wilson

với Chương trình 14 điểm,…

Nếu ở Mỹ Latinh, các tổng thống Mỹ là những người có tầm ảnh hưởng

rất lớn đối với các chiến lược và chính sách đối ngoại thì ở châu Á lại có

một điểm đặc biệt, đó là sự đóng góp của các nhà ngoại giao và cố vấn Mỹ.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan vào năm 1874, Tướng Charles

Legendre – Cố vấn Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có những đóng góp trong

việc vạch ra kế hoạch tác chiến cho quân đội Nhật. Sau khi cuộc chiến này

kết thúc, Đại biện lâm thời Mỹ tại Bắc Kinh S.W.William chính là người

làm trung gian hòa bình để Nhật và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Bắc Kinh

(tháng 10/1874) với nhiều điều khoản có lợi cho Nhật. Còn trong cuộc xung

đột Pháp – Thanh liên quan đến Việt Nam, mặc dù Mỹ đã không thành công

trong vai trò nghị hòa nhưng Đại biện lâm thời Mỹ tại Bắc Kinh John Rusell

Young chính là người góp công lớn cho những nỗ lực này của Mỹ. Còn tại

Xiêm, Cố vấn Mỹ Edward H.Strobel cũng đã đóng vai trò quan trọng, dẫn

đến việc ký kết Hiệp ước Pháp – Xiêm vào năm 1907….

6. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, những thực tế lịch sử từ chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn được đề cập vẫn luôn là những

bài học lịch sử có ý nghĩa đối với các nước trong quan hệ với siêu cường

này. Đối với Hoa Kỳ, để đảm bảo lợi ích quốc gia, người Mỹ luôn thay đổi

phương cách đạt đến và không từ một biện pháp nào (linh hoạt, hai mặt,…)

nhằm đảo bảo lợi ích lớn nhất – điều không bao giờ thay đổi cho dù nền

chính trị Hoa Kỳ được lãnh đạo bởi bất cứ đảng phái nào. Vì vậy, trong bối

cảnh quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ hiện tại, bên cạnh việc

tận dụng những thế mạnh, vị thế mà Hoa Kỳ đưa lại, Việt Nam cũng cần hết

sức tỉnh táo để không bị lệ thuộc một chiều vào Hoa Kỳ nhằm đảm bảo sự

phát triển ổn định trên cơ sở độc lập, tự chủ, cùng tôn trọng lẫn nhau.

Page 27: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Dương Quang Hiệp (2009), “Chính sách của Mỹ trong quan hệ với Pháp thời

kỳ 1789 – 1815”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10(139), ISSN 0868-3654.

2. Dương Quang Hiệp (2010), “Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của

nước Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí châu Mỹ ngày

nay, số 07(148), ISSN 0868-3654.

3. Dương Quang Hiệp (2011), “Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của

Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Các vấn đề nghiên cứu về

Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Dương Quang Hiệp (2014), “Từ chính sách mở cửa Trung Quốc hiểu thêm về

tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX”,

Những khía cạnh lịch sử - văn hóa Việt Nam và thế giới, (tái bản lần thứ ba)

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Dương Quang Hiệp (2014), “Chính sách của Mỹ đối với Cuba qua Tu chính

án Platt (1901-1934)”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 04(193), ISSN 0868-3654.

6. Dương Quang Hiệp (2014), “Vị trí chiến lược của Philippines trong chính

sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 - 1991”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và

châu Á, số 10(23), ISSN 0866-7314.

7. Dương Quang Hiệp (2014), “Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực

Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Trường Đại học Khoa học Huế, số 2(2014), ISSN 2354-0850.

8. Dương Quang Hiệp (2015), “Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực

Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số

06(207), ISSN 2354-0745.

9. Dương Quang Hiệp (2016), “Các cuộc phân xử bằng phương thức trọng tài

trong quan hệ Hoa Kỳ - Anh những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp

chí Khoa học Đại học Huế (Giấy xác nhận đăng trong chuyên san Khoa học Xã

hội Nhân văn năm 2016, ngày 8/6/2016 của Tạp chí Khoa học – Đại học Huế).

Page 28: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn
Page 29: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF SCIENCES

DUONG QUANG HIEP

FOREIGN POLICIES OF THE UNITED STATES

FROM THE CIVIL WAR TILL THE END OF

WORLD WAR I (1865 – 1918)

Major: World History

Code: 62.22.03.11

THE SUMMARY OF DOCTORAL DISSERTATION

ON HISTORY

HUẾ - 2016

Page 30: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

The work was completed at the Faculty of History,

University of Sciences, Hue University.

The scientific supervisors: Ass.Prof.Dr. Nguyen Van Tan

Reviewer 1: Ass.Prof.Dr.Cu Chi Loi, Vietnam Institute of

Americas Studies, Vietnam Academy of Social Sciences.

Reviewer 2: Ass.Prof.Dr.Pham Quang Minh, University of

Social Sciences and Humanities, Vietnam National University,

Hanoi.

Reviewer 3:Ass.Prof.Dr. Ngo Minh Oanh, Ho Chi Minh

City University of Pedagogy.

The dissertation was defended at the Council of

dissertation assessment of Hue University.

Council held at: No. 3, Le Loi street, Hue city, Thua Thien

Hue province, at …. a.m on …./…./2016.

The dissertation can be further referred at the Library

of the University of Sciences, Hue University and the National

Library.

Page 31: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

1

OVERVIEW

1. Introduction

To every nation no matter what the historical era is, foreign policies

always play an important role. During developing processes, the prosperity

of each nation is not only the result of implementing domestic policies but

also associated with foreign ones. United States of America (USA) is not an

exception of this rule. It would not have been strong as it is today if it didn’t

have involvements in many regions, at first in Latin America, Asia,

Europeas well as in other areas in the world.

Right after its birth, the United States of America had to face with

England, France, Spain, Russia… in the Western Hemisphere. In Asia and

other regions, when the U.S. is still being busy solving internal issues and

protecting its benefits in Latin America, the powers of Europe have almost

finished sharing their sphere of influence here. This fact demands the action

of politicians in the U.S. not only to protect their benefit in surrounding

regions but also to find ways to expand their influence and position as well

as to reach to the global power of the U.S..

To actualize these above ambitions, the U.S. sequentially implement

clever foreign policies with European powers and Japan. In order to

actualize 3 basic targets: maintaining security, developing and promoting its

influence all over the world, the U.S. has chosen Latin America region at

first, then Asia and other regions to implement their foreign policy goals.

In Latin America region, the presence of European powers is a serious

threat toward the U.S. on all 3 mentioned aspect. On the other hand, on the

developing momentum after gaining independence, the “aspiration” of the

U.S. to turn Latin Americas, which had been independent since 20s decade

of XIX century, to its “backyard” has grown with time. The set-out of

foreign policies of the U.S.on Latin America regions since the declaration of

Monroe Theory (1823) and especially after the end of Civil war, World War

I (1865-1918) has step-by-step turned the U.S. into a “monopoly empire” in

the Western Hemisphere and created firm premise for the U.S. to manipulate

global political arena in the XIX, XX century as well as in the beginning

years of the XXI century.

To Asia and Europe regions, the U.S. has step-by-step made their

involvements as domestic conditions allowed them to, especially after Civil

War, with outstanding developed economy, the U.S. was in need of a

corresponding market to satisfy the economic demands of capitalism.

Therefore, the U.S. has step-by-step penetrated in Asia by: forced Japan to

apply economic openness, affiliate with Thailand, made war with Spain to

scramble for colonies, “open” China… By those policies, the U.S. had had

Page 32: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

2

an equal position in compare with the powers, involving in solving global

issues and right in Europe during and after World War I.

So what was the decisive issue toward foreign policies of the U.S.

toward Latin America regions, Asia, Europe in the period of 1865-1918?

What was the specific content and policy impact on the U.S. itself as well as

on related subjects?...

With the set-out issues above, foreign policies of the U.S. after Civil

War to the end of World War I (1865-1918) have been an attractive and

enticing matter for history researchers in general and foreign-relation history

researchers in particular. It would be really meaningful if we had a basic and

systematic research work on foreign policies of the U.S..in the mentioned

period.

With the purpose to contribute in acknowledging and explaining the

above complicated issues, we bravely choose the topic “Foreign policies of

the United States from the Civil War till the end of World War I (1865-

1918)” to be the doctoral thesis in World history.

This is a topic which has scientific and practical meaning.In the

scientific aspect, by recreating the process of forming and developing

foreign policies of the U.S..in the period 1865-1918, the thesis would show

the premises, achievements and features of foreign policies of the U.S.. In

the same time, it would try to clarify the policy impacts of the U.S..as well

of Latin American, Asian and European countries.

On the aspect of implementing, currently, Vietnam is implementing the

policies of multilateralization and diversification of international relations.

Hence, in the relationships with big countries, especially with the U.S.., we

have to research more carefully in all aspects of this country, especially in

diplomatic field.Only in that way do we have effective solutions in order to

cooperate as well as fight in the relationship with the U.S. – a potential as

well as challenging partner, in accordance to the partnership which Paul

Kennedy has mentioned about: “The best way to see the upcoming future is to look a little bit in the past”.

2. Research purpose and mission Purpose: clarify the goals and the nature of foreign policies of the

U.S.. after Civil War until the end of World War I (1865-1918) to reach to

the same level of the powers and to be on the top of the world later.

Mission: - To clarify the foundation for planning foreign policies of the

U.S..including: economic, political, social; international and regional

contexts…

Page 33: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

3

- To systematically research the contents and the modifications of

foreign policies of the U.S..on each subjective in Latin American areas, in

Asia and in Europe in the period 1865-1918.

- To draw some comments and evaluations on the achievements,

features and impacts of foreign policies of the U.S..in the mentioned period.

3. Object and scope of research

3.1. Research object

Research object of this thesis is the foreign policies of the U.S. after

Civil War until the end of World War I (1865-1918), in particular:

- Factors which had impacts on the forming of foreign policies of the

U.S.

- Contents, modifications and implementing process of foreign policies

of the U.S. on each specific subject.

- Success, limit and impact of these policies.

3.2. Scope of research In terms of space: this thesis focuses on researching the foreign

policies of the U.S., on Latin American area, Asia and Europe – the subjects

which the U.S..concerned in the period 1865-1918.

In term of time: the time limit of this thesis is the period 1865-1918.

The beginning time of this thesis is the time after the end of Civil War

(1865). The ending time of this thesis is 1918 when World War I ended – as

a victor,the foreign policies of the U.S. had turned to a new page. However,

in several specific cases, this thesis could move backward or forward the

mentioned period in order to have a logical and more reasonable evaluation.

In term of research issue: This thesis focuses on researching the

planning and implementing as well as the result of the foreign policies of the

U.S.. in order to control Latin America (Cuba, Puerto Rico, Mexico..), to

expand the influence in Asia (Japan, Philippines, China, Thailand…) as well

as the intervention of the U.S.. on solving the issues within and after World

War I. However, foreign policies of the U.S. in the period 1865-1918 had

been performed very widely and complicatedly. Within this thesis, we only

focus on researching typical subjects mentioned above.

Regarding the name United States of America:

In Vietnam, we are popular with the name “Mỹ”, “Hoa Kỳ” or more

detailed “Hợp chúng quốc Mỹ” or “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. The last

name is based on the translation from a Chinese-Vietnamese word to

somewhat show that the U.S. is a multiethnic country. The name “HoaKy”

means “flower flag”, so some people call the U.S. as “flower flag country”.

In Paris Convention signed in 1973 to reestablish the piece in Viet Nam, the

word “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” has been officially used by 2 countries to

mention the issues and contents of its. Therefore, in this thesis, we could use

Page 34: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

4

“Mỹ” sometimes or “Hoa Kỳ” at other times as the name of this country and

both have equal value.

4. Material source

The official materials which have been used in this thesis are:

- Original materials providing official information and high confidence

such as speeches, epilogues, federal messages of the U.S. presidents;

agreements between the U.S..and other countries; letters and messages of

foreign affair officers.

- Monographic works of some officers who directly took part in the

process of planning and executing foreign policies of the U.S. like G.

Kennan, Samuel Flagg Bemis, Jerald A. Comb…

- Research works of foreign and domestic scholars which have referral

value regarding content, evaluation points of view and approach related to

the topic of thesis.

5. Methodology and research method

5.1. Methodology

This thesis has been done on the foundation of thorough study of

dialectical materialism and historical materialism of Marxism – Leninism.

This is the foundation to handle the material sources to analyze and evaluate

the essential issues in policies toward subjects which the U.S. paid concern

in the set-out period of thesis. According to that, this methodology is used to

consider and acknowledge the movements and developments in foreign

policies ofthe U.S. in 50 years after Civil War.

5.2. Research method “Foreign policies of the U.S. after Civil War until the end of World

War I (1865-1918)” is a historical topic, therefore the professional research

methods such as historical method, logical method are the basic ones which

have been used in this thesis. By historical method, this thesis would

recreate the foreign policies of the U.S. in the period 1865-1918 in time

order with its specific inner meanings. By logical method, this thesis would

systemize the developing phases as well as explain the leaven which

governed the policies of the U.S. on each subject.

In addition, the inter-discipline research methods in international

research such as overall and thorough analysis of content and event;

comparing analysis; systemization… also have been used in the thesis. The

combination of those methods allow us to consider the forming and

implementing of foreign policies of the U.S. in the period 1865-1918 as a

structure containing constitutive elements. This helps us to acknowledge the

root, the feature and the impact of foreign policies which the U.S.

implemented on related subjects in the researched period of the thesis.

Page 35: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

5

6. Contribution of the thesis On the basis of inheriting the research results of domestic and foreign

works, the main contribution of this thesis would be on the following

aspects:

6.1. In terms of science

First, recreate the overall picture of foreign policies of the U.S. after

Civil War until the end of World War I (1865-1918) objectively and truly.

Second, interpret the root causes, objectives, contents and impacts of

foreign policies of the U.S. in the research period. From that, draw the basic

features contributing to acknowledge more accurately and deeply the foreign

affairs of the U.S. in history.

Third, contribute in the research of the histories of some countries,

especially Latin American countries – the area which is still strange with

historians in Vietnam.

Fourth, contribute in the research of the U.S. history in general and

external relation history of the U.S. in particular. Hence, this thesis is the

referral document for students as well as whoever concerns in the foreign

policies of the U.S..in the past.

6.2. In term of practice First, on the basis of foreign policies of the U.S. in the period 1865-

1918 study, this thesis would show some necessary knowledge of the

diplomacy as well as diplomatic methods which the U.S. has adapted to

reach the globally powerful position in the mentioned period.

Second, from the historical experiences in the process of receiving

foreign policies of the U.S., this thesis would be the necessary implications

for the planning of foreign policies of Vietnam toward the U.S. This has

special meaning in the context in which Vietnam and the U.S. have built a

comprehensive partnership, historic experiences would always be necessary

for the relationship in which the benefits of 2 sides are not always balanced.

7. Layout of the thesis Exclude the Overview, Conclusion, Referral documents and Appendix,

the main content of this thesis includes 4 chapters:

Chapter 1: Overall of research situation.

Chapter 2: Premise for foreign policies of the U.S. after Civil War until

the end of World War I (1865-1918).

Chapter 3: Foreign policies of the U.S. on typical areas in the period of

1865-1918

Chapter 4. Some comments on foreign Policies of the U.S. in period

1865 – 1918.

Page 36: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

6

Chapter 1.

OVERVIEW OF RESEARCH LITERATURE

1.1. Research literature of scientific issue in Vietnam

1.1.1. Before 1975 Since a long time ago, Vietnamese historians have concerns on

researching of theU.S.. Before 1975, in the North, the research of the U.S.

and its foreign policies somehow draw attention. The soonest one could be

“Latin America fight for national independence and democracy” of Ha Ta

(1961). Through describing the fight for national independence and

democracy of Latin America, this book has clearly shown the intervention of

the U.S. to Latin America. Coming next were the articles such as

“Enslavement policies of the U.S. empire and its bankruptcy in Latin

America” (1962) of Vo Van Nhung; “Invasion process of the U.S. on Cuba

from more than 100 years ago” (1963) of Van Lac; “Looking back on

invasion path of the U.S. imperialism during modern history” (1966), “One

hundred years of fighting for independence and freedom of heroic Cuban

people”(1968) of Pham Xuan Nam; “the first intrusion step of the U.S. on

South East Asia” (1969) of Vu Duong Ninh… These above articles

somehow mentioned the intrusion and invasion process of the U.S. into

different areas over the world like South-East Asia, Latin America, with

Cuba as the first object.

In the South, the research on the U.S. as well as its foreign policies has

been concerned. Many research works on the U.S. have been translated such

as “Basic documents on the U.S. history (1969) of Richard Morris; “The

U.S. history” (1972) of Franck L. Schoell. These 2 works have focused on

presenting the developing history of The U.S. since C. Colombus found

America until 50s of XX century. Some isues of foreign policies of The U.S.

have been mentioned more or less.

At the same time, there have been some monographic works on

diplomatic policies and external relations of The U.S. appeared in this

period such as “Tehran convention (28/11/1942 – 01/12/1943)”

(1962);”Latin America between bear and eagle” (1969) of Do Vu;

“International political and diplomatic history” (2 episodes, 1972) of Hoang

Ngoc Thanh. This work goes through the political situations and diplomatic

relations between powerful countries in the period 1818-1939, the cause of

World War II, the world situation after 1945, the change of politics in

Western and Eastern countries as well as the dispute between 2 powers: The

U.S. and Soviet Union. However, the content which this thesis needs is prior

to the time of those works.

1.1.2. After 1975

Page 37: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

7

After the national reunification, especially after the relationship

normalization (1995), research of history in general as well as foreign

policies of The U.S. in particular has been focused the most on scope and

issue of research. Therefore, many research and translation works have been

announced… In general, we could divide those works into 3 groups as

follow:

In the first group, the research works focus on The U.S. or use a

significant part to discuss on The U.S. such as “The U.S. history” (1994) of

Le Minh Duc – Nguyen Nghi; “Modern history of the world” (1998) of Vu

Duong Ninh, Nguyen Van Hong; “Brief history of the U.S.” (2000) of

Vuong Kinh Chi; “Some historical themes of the world (episode II)” (2006)

of Huu Ngoc; “Research issues on the U.S.” (2011) of Nguyen Thai Yen

Huong, Do Minh Tuan. In the above works, there are just a few parts which

mention foreign policy of the U.S. and still in general form, however they

have provided various knowledge on many aspects of the U.S., through

which give readers an overview of the issues which this thesis sets out.

Especially, the study “The research issues on the U.S.” has aggregated 61

articles of different authors and divided in 4 chapters. There are 18 articles

in the chapter mentioning foreign policies of the U.S., among them are the

remarkable ones: “Meaning of lobby toward foreign policies of the U.S.”

(Bui Phuong Lan); “Human right issue in foreign policies of the U.S.” (Ta

Minh Tuan), “Global strategy of the U.S. after the Cold War”(Nguyen Vu

Tung)… Those articles somewhat analyze different aspects as well as

specific policies in external relation of the U.S.. However, the common

feature of those above studies is they do not or restrictively mention foreign

policies of the U.S. in the period 1865-1918 – on the opposite, they focus on

another phase of history – after Cold War.

In the second group including research works on foreign policies of the

U.S. in the overall of international relations over the world. We could name

some typical research works such as “History of International relations (1917 – 1945)” (2002) of Lê Văn Quang; “History of International

relations from the early modern period to the end of the Second War world”, (2005) Vũ Dương Ninh (Ed); “History of International Relations –

Vol. 1” (2005) Vũ Dương Ninh (Ed) and Phạm Văn Ban, Nguyễn Văn Tận;

“Humanitarian intervention in foreign policy of the U.S.” (2005) of Nguyễn

Thái Yên Hương (Cb), “A contribution to study the history of Vietnam – the

U.S relations” (2006) of Phạm Xanh, “Textbook of International Relations

in the Asia – Pacific region” (2014) of Phạm Quang Minh. In general, these

above research have spent some parts to talk about foreign policies and

international relations of the U.S. in recent time but do not research on the

mentioned period of this thesis.

Page 38: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

8

Mentioning the foreign policies as well relationships between the U.S.

and other countries in the world was also the content which the authors

concern in their articles on professional magazines.. We could name some

typical ones: Franklin D.Roosevelt và Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) (1995) of Nguyen Quoc Hung mentioning the policy of THE U.S.

under President F. Roosevelt in World War II; “Philippine – the United States war 1899 – 1903”(1998) of Cao Minh Chơng reviews the main

features of the war in Philippines as well as the involvements of the U.S. to

this country. The articles “The ideas and manifestations of the theory of

Manifest destiny in the foregin policy of the United States” (2008) of

Nguyễn Lan Hương, “The foundations of American nationalism

development since the Civil war to the First World War” (2010) of Nguyễn

Ngọc Dung have shown the basis, trends, points and expressions of

exceptionalism, evolutionism… in foreign policies of the U.S. in history.

In the third group including research works mentioning on foreign

policies of the U.S. through different periods or subjects, such as: “Foreign

policy of the United States in the period1865 - 1904” (2007) của Trần Thiện

Thanh; “The changes in the foreign policy of the United States in the period

1870 – 1900” (2008) of Nguyễn Ngọc Dung; “Japan in foreign policy of

the United States before 1905” (2009) of Trần Thiện Thanh have researched

on specific policies as well as movements of the U.S. diplomacy after the

Civil War until the beginning of XX century. In the article “The role of the

United States in the Latin America” (2005), author Do Minh Tuan has

shown the typical role of THE U.S. in Latin America – which is considered

as “backyard” of the U.S. to Asia, author Nguyen Van Tan has

interpretations on the policies of the U.S. on Japan, Philippines and China in

the article “Looking back at the Asia policy of the United States from the

late 1850s to the early 20th century” (2007).

Beside, the issue of foreign policies of the U.S. has also been

mentioned in the master thesis “Latino America and the U.S. policy in the

modern period” (1983) of Hoàng Thị Điệp and doctoral thesis “The U.S

foreign policy towards Japan in the early 20th

century” (2008) of Trần Thiện

Thanh, “The policy of the United States towards European powers during its

territorial expansion (1787 – 1861)”of Lê Thành Nam. These are 3 careful

research works but they only focus on a specific area (Latin America) or a

only specific subject – Japan – in the beginning period of XX century or

focus on researching policies of the U.S. on European powers in territory

expansion before 1861.

Hence, we could see that, recently in Vietnam there were many

research works on the U.S. in general and foreign policies as well as

international relations in particular. However, there was almost no research

Page 39: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

9

mentioning generically on foreign policies of the U.S. in the period after

Civil War until the end of World War I (1865-1918).

1.2. Currentresearchliteratute in other countries

We could affirm that, the research of the U.S. in general and foreign

policies of the U.S. in particular have been paid much concern for a very

long time ago by politicians and scholars in other countries, with polyhedral

and systematic look. Within the scope of studies and documents we could

approach, we could easily see that there are 2 arrays of this thesis which

have been concerned principally:

First – research different issues of the U.S. history. The remarkable

ones are the general research studies on historical aspects of the U.S. which

have been translated to Vietnamese and published in Vietnam such as:

“Basic documents of the U.S. history” (1969) of Richard B. Morris;

“History of the U.S.” (1970) of France L. Schoell; “Overview of the U.S.

history” of Howard Cincotta, translated version (stored in the U.S.

Embassy); “42 Presidents of the U.S.” (1995) of W. A. Degregorio; “The

U.S. civilization” (1998) of Jean Prierre Fichou; “New history of the U.S.”

(2003) of Eric Foner; “The U.S. history – issues in the past” (2009) of Irwin

Unger; “History of the U.S. people” (2010) of Howard Zinn… These above

studies have one common feature: they have wide scope of research in term

of space and time. The main research content is different sides of the U.S.

history during different ages. The parts related to general foreign policies as

well as particular ones to each specific country and area have been just

mentioned at a certain level. Among the studies mentioned above, the

noticeable one is “The U.S. history – issues in the past” (2009) of Irwin

Unger. Irwin Unger has reconstructed the history of the U.S. from the

beginning during the colony age, heading to independence, the born of the

U.S. Constitution” and Parties, economic achievements of US, Civil War,

Reconstruction, involvements of the U.S. in 2 World War and the U.S. in the

modern age... Regarding foreign affair, this book has used medium capacity

to talk about evolutionism and the U.S.empire.

Regard the studies in English, the history of the U.S. has also attracted

many scholars and many studies have been announced such as “The Frontier

in American History” (1953) of Federick Jackson Turner. “The American

Past: Conflicting Interpretations of the Great Issues” (1965) of Sydney Fine

and Gerald S. Brown; “Main Problems in American History – Volume I”

(1968) and “Main Problems in American History – Volume II” (1968) of

Howard H. Quint, Dean Albertson, Mitton Cantor; “Woodrow Wilson”

(1969) of Arthur Walworth; “The American Civil War”(1975) of Peter J.

Parish; “Our Country: Its Possible Future and Its Present Crisis” (1985) of

Josiah Strong; “An Outline of American History” (1994); “America’s

Page 40: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

10

History” (2004) of James A. Henretta, David Brody, Lynn Dumenil,

StheU.S.n Ware; “Battle History of The United States Marine Corps, 1775 –

1945” (2010) of George B.Clark. Those studies have mentioned THE U.S.

history in large scope both in term of space and time in which the part on

foreign policies as well as foreign affair activity just accounts for a very

small portion and in summary form within the overall of each study.

Second, research on foreign policies and relationships between the U.S.

and relative subjects also attracts concern of scholars. Many of them have

been translated and published in Vietnam, and we could name some typical

ones such as “U.S foreign policy”(1961) of Russian author N.I.Nozemsew;

“Central issues in American foreign policy” (1997) of Henry Kissinger;

“The U.S foreign policy - the dynamics of choice in the 21th century”

(2004), of Bruce W.Jentleson. Those 2 books contain many valuable

materials on the centers in foreign policies of the U.S. as well as options in

foreign affairs in the new century – XXI century. The study of Chinese

author Ly Thang Khai “200-year internal affairs of the White House” (2004)

has researched the U.S. history from the dawn until the beginning of XXI

with the event 11/9/2001. In which, many issues of foreign affair have been

mentioned like the fact that the U.S. started to interfere in global affairs

through the battle between the U.S. – Spain (1898), the “Open Door” policy

in China, “entice” and “force” to build and monopolize Panama canal…

Regarding the original English studies, foreign policies of the U.S.

have been mentioned more variously. We want to mention some typical

ones below:

In 1942, Samuel Flagg Bemis published the book “A Diplomatic

history of the United States” with more than 900 pages talking about the

history of diplomacy of the U.S. through 3 stages: after the Founding Day;

expanding period; and in XX century. In this book, the author has mentioned

the diplomatic activities of the U.S. since the alliance with France (1775-

1778), Monroe Theory (1823), war with Mexico, Reconciliation between the

U.S. and England, war with Spain, “Open Door” policy on China…

According to them, the author supposed that THE U.S. has not made any

serious mistake regarding diplomatic aspect in the period 1775-1898. The

recipe for success in this period of the U.S. diplomacy was lying on the

totally-isolated advantage and far-away from Europe to compete with

powerful countries in this continent in the context those countries had to

face with many difficulties. In other words, the U.S. didn’t have to make

deliberate calculation as long as the diplomatic policies be suitable with the

vision of the elites as well as the benefit of American people. After

actualizing the basic goals in foreign policies, the U.S. had stepped into a

new age with the role of a powerful country in the world. With that position,

Page 41: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

11

after 1898, the U.S. played more and more important role in global political

situation with wide intervention in Philippines, Japan, China and prior to

that, Latin America.

The study “American Diplomacy 1900-1950” (1951) of George F.

Kennan is a monograph regarding the diplomacy of the U.S. in the first half

of XX century, which has been re-published with adding and editing in 1984

with the name “American Diplomacy”. Under the sight of an author and a

diplomatic officer, G. F. Kennan has analyzed the foreign policies of the

U.S. in the war with Spain, “Open Door” policy, the U.S. in the relation with

East countries, the U.S. with World Wars and diplomacy of the U.S. in the

modern world. Despite of the differences in point-of-view and evaluation,

the information in this book is an important source of material suggesting

for this thesis many issues in researching on diplomacy of theU.S..

The ensembles “The History of American Foreign Policy” (1986) of

Jerald A.Comb; “Race, Federalism and Diplomacy: The Gentlemen’s

Agreement A Century Later” (2009) of Paul Finkelman; “The Pan –

American Trademark Convention of 1929: A Bold Vision of Extraterritorial

Meets Current Realities” (2013) of Christine H. Farley more or less mention

the foreign policies of the U.S. during ages.

Focusing on researching each specific relation of the U.S. with other

countries in the world is the content which has been concerned in some

books such as “Thai – American Relations” (1982) of Hans H.Indorf; “The

Banana war: United States Intervention in the Caribbean, 1898 – 1934”

(1983) of Lester.D.Langley; “United States – China Normalization: An

Evaluation of Foreign Policy Decision Making” (1986) of Jaw – Ling

Joanne Chang; “The United States and Viet Nam 1787 – 1941” (1990) of

Robert Hopkins Miller;…

1.3. The lacking and issue for thesis

Through presenting the research situation inbound and outbound, we

could see the lacking and issue for this thesis as follow:

First, foreign policies of the U.S. in 1865-1918 have been researched in

the U.S. and other countries which have concern and have many

achievements. However, most of them only focus in researching in general

an overall way the foreign policies through different ages in history without

mentioning much the period 1865-1918 with the role of a separate object.

Second, although the research works in foreign countries are very

various, they still are the publications of other countries, therefore they show

the typical points-of-view, expressions and evaluations of the researchers

there. Hence, the inheritance of them should be criticized and selective in

order to guarantee the trusty level as well as objectiveness in recognizing

and evaluating the problems.

Page 42: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

12

Third, the issue of foreign policies of the U.S. has drawn the concern

tof researchers in Vietnam in recent years. Therefore, research works has

been increased in term of quantity and more comprehensive in term of

quality with time. However, foreign policies of the U.S. in period 1865-1918

has not been mentioned fully and comprehensively by any monograph.

Fourth, reflecting foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 has

been concerned by authors inbound and outbound, however they not yet

could systematically evaluate the foreign policies of the U.S. as well as the

impacts of those policies on THE U.S. itself and other countries affected by

the policies of theU.S.. This is another issue for this thesis and should be

researched more carefully.

Therefore, selective inheritance of the research works of prior authors –

it is very important source of material affiliating for the recreation of foreign

policies of the U.S. in period 185-1918 as well as drawing evaluations,

assessments on the set-out issue, contributing in the research of the topic of

foreign policy of the U.S. in Vietnam.

CHAPTER 2.

FOUNDATION FOR FOREIGN POLICIES OF THE U.S.

AFTER CIVIL WAR UNTIL THE END OF WORLD WAR I (1865-

1918)

2.1. Overview of the forming process of the U.S. The U.S. had been officially born after Continental Congress II

approved Declaration of Independence on 04/07/1776. After the Founding

Statement, the U.S. people had to fight for independence drastically and

toughly, and finally ended with victory by the win in Yorktown (1781). On

3/9/1783, England had to sign Paris peace treaty to recognize the

independence of 13 colonial states in North America. Since then, the U.S.

step-by-step developed to a strong nation and interfered more-and-more

widely and deeply into international issues in the next centuries.

2.2. Foreign policies of the U.S. before 1865

2.2.1. Period 1776-1823 In this period, although always promoting neutrality policy by setting

no alliance with any other country, the U.S. always cleverly applied

“neutrality” to best serve the national benefit. This could be shown clearly in

the expansion of territory (the case of Louisiana in 1803, Florida and

Oregon in 1819) and claimed huge benefits in commercial, developed

merchant fleets while England and France competed for hegemonic power

on the continent and on the sea in the first years of XIX century.

2.2.2. Period 1823 - 1864

Page 43: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

13

In this period, beside the expansion of territory (the merger of Texas in

1845, made war with Mexico and claimed 1,36 million km2 including one

part or the entire of California, Nevada, Utah, Wyoming, Colorado, New

Mexico and Arizona states), the special stress of foreign policies of the U.S.

was the declaration and implementation of Monroe Theory in December

1823. At first, it was a defensive theory with the slogan “America of

American people” but then turned slowly into “America of US people”, and

was a throughout political tool in foreign policies on Latin America area.

With this theory, THE U.S. got a foundation to implement direct

intervention policy in Latin America area which was shown in such events

like occupying Puerto Rico (1825); forced Colombia to sign the agreement

allowing the U.S. to gain many commercial benefits, the right to freely

transport and place the railroad through Panama (1846)…

2.3. International context from the second half of XIX century to

the beginning of XX century

The movements of the world in the period 1865-1918 had strongly

impacted theforeign policies and foreign strategy of the U.S. on surrounding

areas, at first were Latin America and Asia: the movement from capitalism

to imperialism; the decline in developing pace of industry in England and

France; the unification and grown of Germany, Italy, Japan; Latin American

countries won the independence but had to face with many difficulties...

Those important movements had brought the opportunities as well as

challenges for the U.S. to be able to implement the expansion policy to

expand its influence.

2.4. Intrinsic basis impacting on foreign policies ofthe U.S. in the

period 1865-1918

2.4.1. Economic basis Quick development of the economy after the Civil War, especially after

the war with Spain (1898) together with a series of consequences like the

birth and development of Trusts, Conglomerates, industrial monopoly union

with huge exported capital source madethe U.S. to be a power which

concerned more on the global issues, not restricted in Latin America area

but reached far to Asia. This boosted the politicians of the U.S. to search for

bigger markets for growing industrial production of theU.S..

2.4.2. Social basis On explaining evolutionism of the U.S. in the period from the end of

XIX to the beginning of XX century, researchers had mentioned many

theories and ideas. First, “Expansionist destiny” or “Manifest destiny” of

John O’Sullivan which firstly be published in 1845 to support the merger of

Texas into theU.S.. Since then, this theory always had strong impact on

Page 44: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

14

foreign policy of the U.S. in the ending years of XIX and beginning years of

XX century.

In 1890, the book “Influence of ocean power on history” of Admiralty

T. Mahan had been published and became one of the ideas which strongly

impacted the development and enforcement of naval power of the U.S. and

many countries in the world. The ideas of Mahan has created a new point of

view in the U.S. which usually be called “real power” point of view as it

considered that navy power must be developed strongly to control the ocean

not only to create a shield for protecting the country but also to create a

great chance to open and expand its range of influence all over the world.

This point had strong influence on the leaders of the U.S. in this period.

2.4.3. Political basis

After the Civil War, the Federal State Institution had been consolidated

and created power upon all of vast territory as well as strengthened the

unification of the State. The U.S. didn’t have to worry much for the present

and was able to focus strength to expand its influence to surrounding areas.

In addition, the legalization of citizenship for black slaves had brought a

democratic atmosphere and created favorable conditions for the U.S. to

develop its economy strongly and quickly grow into one of the strongest

country, took the first step on implementing expansionist policy on the

outside.

CHAPTER 3

FOREIGN POLICIES OF THE U.S. ON SOME TYPICAL

AREAS IN THE PERIOD 1865-1918

3.1. General of foreign policies of THE U.S. in the period 1865-

1918

On the basis of strong development of industrial economy after the

Civil War together with the constraints of ideological factors inside the

society, the unity of political policies of leader class…, the U.S. started to

have modifications on policies in order to increase its influence, power and

position on the surrounding areas. The highlights in foreign policies of the

U.S. in this period were step-by-step taking Latin America under the U.S.’s

sphere of influence, implementing methods in order to gain commercial

benefits as well as territory in Asia whenever possible as well as interfere in

Europe to break the old order of the world to make the U.S. possible to be

the leader of the world.

3.2. Foreign policies of THE U.S. on Latin America area

3.2.1. Period 1865 – 1898

3.2.1.1. Expanding and affirming influence on Latin America

Page 45: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

15

Policies of the U.S. on Latin America in this period went around 2

main issues: (1) forced France to withdraw troops out of Mexico in 1867,

stopped the cabal of France to turn Mexico into a lasting colony of France;

(2) conducted war with Spain in 1898 and gained the last colonies (Cuba,

Puerto Rico and Philippines) of this country in America. This war brought

the U.S. to be one of the most powerful nations all over the world and

became a colonial country. Moreover, the U.S. had really become “King” of

Latin America.

3.2.1.2. Taking control of Latin America by the Alliance Pan –

THE U.S.

In 1890, in the first International Convention of American countries

held in Washington D.C., International Union of American Republics had

been established officially. Beside the positive point of creating a

cooperative environment between Latin American countries, Pan American

Union (established in 1910) was also the tool for the U.S. to tightly hold this

vital area.

3.2.2. Period 1898 – 1918

3.2.2.1. Implementation of Platt Amendment on Cuba

After the victory in the war with Spain (1898), the U.S. turned Cuba in

to a neo-colony after the U.S. Congress approved Platt Amendment (1901)

attached in the Constitution of Cuba. In the next years, despite

“acknowledging” the independence of Cuba, the U.S. had occupied this

country for many times (in 1906, 1910, 1917) forcing Cuba to sign

“Agreement between the U.S. and Cuba on leasing islands for coaling

stations and navy bases” in 1903 in Guantanamo bay. In addition, the

capitalists and bankers of the U.S. also massively invested into key sectors

of Cuban economy such as sugar, railroad… making Cuba more-and-more

closely depended on theU.S..

3.2.2.2. “Big Stick” and “Dollar Diplomacy” policies

In 2 annual messages sent to the Congress (December 1904 and

December 1905), President T. Roosevelt confirmed that the responsibility of

the U.S. must be “prove the effect of Monroe Theory and be ready to

interfere in any countries in Latin America in order to maintain the stability”

and “in the Western Hemisphere, the absolute loyalty of the U.S. to Monroe

Theory would force the U.S. to use the power of global police”. This is the

argumentation for the U.S. to propose the “Big Stick” policy. In the years

after, the U.S. had swung the “Big Stick” for many times to protect the

benefits in Latin America and other areas in the world against the threat that

these lands would fall onto the hands of powerful countries in Europe. The

typical events were: the transfer of constructing and managing right of

Page 46: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

16

Panama channel (1903), interfering in different countries of Latin America

such as Nicaragua, Cuba, Santo Domingo…

After W. H. Taft was the President, he continued to implement “Big

Stick” policy of the former T. Roosevelt but under a softer and cleverer form

named “Dollar Diplomacy” in order to expand and open the market for the

U.S. capitalists. This policy was implemented by the U.S. in many countries

in Latin America area such as Honduras, Nicaragua, Haiti…

3.2.2.3. Interfering policy into Mexico and Nicaragua

In the first 2 decades of XX century, the U.S. continued to enhance its

position in Latin America by the fierce interfering policy into Mexico and

Nicaragua.

The relation between the U.S. and Mexico had been put under stress

while President W. Wilson didn’t admit the government of President

VictorianoHureta who took power in 1913. This relationship had been

worsen when Mexico arrested the U.S.’s sailors who quartered in Tampico

in April 1914. Although Mexico had set free them right away but the U.S.

forced them to shoot 21 cannons saluting the flag as the apology.

Government of V. Hureta didn’t accept because this was just like a

humiliation. To react, President Wilson sent marine to occupy Vera Cruz.

With the intervention of 3 countries: Brazil, Argentina and Chile, the

conflict between 2 sides had been soothed. The relation between the U.S.

and Mexico had become stressful again due to the event Germany sent

secret telegram (Zimmerman Diplomatic Note) to Mexico to drag it going

against the U.S. in 1917.

In Nicaragua, the U.S. had helped Conservative Party to hold the

insurgent (Estrada insurgent) in December 1909 to overthrow the current

government controlled by Liberal Party, build a new one which’s close with

the U.S. to serve the benefits of theU.S., especially the permission for the

U.S.’s companies to build and manage the railroad system in Nicaragua.

3.3. Foreign policies of the U.S. on some countries in Asia

3.3.1. On Japan

3.3.1.1. Period 1865 – 1905 Foreign policies of the U.S. on Japan in this period mainly revolved on

3 wars which Japan made with Taiwan (1874), China (1894-1895),

Russia(1904-1905). Although always stayed outside or declared neutrality,

the U.S. had always supported and helped Japan in many different ways in

fact; after these wars ended, the U.S. played neutral reconciling role in order

to gain some benefits in commerce and most favored nation in Asia area. It’s

really like a symbiotic and mutual-beneficial relation between 2 young

powers in the world trying to balance the power with different strong nations

in Asia-Pacific at that time.

Page 47: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

17

3.3.1.2. Period 1905-1918 To act with the non-stoppable growing of Japan after the victories in

wars before, the U.S. had implemented policies and solutions to restrain the

expansion of Japan by cooperating with England on forcing Japan to open

the gate of Manchu, approving “Gentlemen’s Agreement” in 1907 to

restrain the immigration of Japanese to the U.S.; implemented “Knox

project” to neutralize the railroad in Manchu in order to decrease the power

of Japan and Russia in this area.

3.3.2. On China

Foreign policies of the U.S. on China in period 1865-1918 was shown

in forcing China to sign “Additional treaty on Tianjin Convention (1868)” to

expand the commercial foundation of the U.S. in China and guarantee the

rights of free movement and religious activities for US people living in

China; combined with England and Japan to conduct many wars to invade

border areas in the East and South West of China in 2 decades 1870 and

1880. Especially, with the declaration of policy “Open Gate” in 1899, the

U.S. had claimed the huge commercial benefit in China while this country

was torn apart by colonial powers in Europe. The implementation of “Open

Gate” policy had forced many powers having good position in China to have

modest moves to theU.S..

3.3.3. On Philippines and other countries in South-East Asia area

3.3.3.1. On Philippines The U.S. – Spain war ended with “Paris Convention” signing

(10/12/1898) in which there was a clause that Spain had to transfer

Philippines to the U.S. with the price 20 million USD. After claiming

Philippines from Spain, the U.S. had turned this island country into a neo-

colony by controlling the government and military system of this country.

The occupation of Philippines was an important pedal (together with Hawaii

and Guam) for the U.S. to move deeply in Asia continent, especially the

lucrative market of China.

3.3.3.2. On some other countries of South-East Asia

* On Thailand: Foreign policies of the U.S. on Thailand in period

1865-1918 were quite peaceful and quiet, just stopped at the establishment

of commercial relation with Thailand and some other cooperation in other

fields, especially in education and cultural exchange. This was an inevitable

trend of the U.S. while in the beginning of XIX century, England and France

had set for themselves quite firm position in Thailand in particular and in

South-East Asia in general.

*On Vietnam:After the Civil War until the end of World War I

(1918), foreign policies of the U.S. on Vietnam was mainly shown on the

Page 48: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

18

mediator role of the U.S. to the confrontation and tension between France

and Manchurian dynasty upon the North issues.

3.4. Foreign policies of the U.S. on some countries in Europe

3.4.1. On England Since the end of the Civil war, policies of the U.S. on England had

basic changes. With the strong development of capitalist production, the

U.S. had expanded to the outside and become a formidable competitor with

England. On England side, the strong rises of Germany and Japan in the

second half of XIX century made England could not help but consider the

disputes with theU.S.. The result was most of the disputes between the U.S.

and England in this period was solved in peaceful way by the arbitrations set

up by international courts, and the most noticeable ones were the vessel

issue in Alabama, solving the dispute in trading seal fur in Bering sea,

delimitation in Venezuela and Alaska.

3.4.2. On the warring parties in World War I

3.4.2.1. Neutral policy of THE U.S. in World War I

In the beginning of World War I, starting from economic benefit, the

U.S. continued to implement traditional neutral policy of diplomacy –

staying outside the war to gain benefit from trading with both sides.

However, as Germany escalated the submarine war causing many huge

damage on commercial fleet of the U.S., the U.S. had the reason to step into

war to protect its benefits as well as search for benefit for itself in the world

after the war.

3.4.4.2 “Fourteen Points” program of W. Wilson On 08/01/1918, President Wilson had proposed the program “Fourteen

Points” which, according to him, was “the only basis to create peace” for the

world. With basic contents such as public signing of peace treaties, free

maritime, fair trade, military cutting, considering the benefits of small

countries, establishing State Joint Assembly to protect the peace and

security of the world… “Fourteen points” program was the first legal

document confirming the ambition of taking the hegemony of the world.

However, clearly seeing that the bindings in Versailles Treaty would create

many consequences for the expansion of the U.S., in March 1920, the Senate

of the U.S. did not approve the participation of the U.S. into this Treaty.

This also meant the collapse of “Fourteen Points” program which had

caused many endeavors of President Wilson, and the U.S. came back to its

separating tradition.

Page 49: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

19

CHAPTER 4

SOME COMMENTS ON FOREIGN POLICIES OF THE U.S. IN

PERIOD 1865-1918

4.1. Overview of the results of foreign policies of THE U.S. in

period 1865-1918

4.1.1. Achievements Over more than half of a century, foreign policies in period 1865-1918

had brought to the U.S. great achievements on many sides, they are: (1) the

U.S. had confirmed the absolute superiority in Latin America area, step-by-

step turned this area into its “backyard”; (2) the U.S. began to claim

important benefits in Asia area, especially expanding the market here; (3)

the U.S. gradually wiped away the influences of European powers from

Latin America and started to force those powers to make concessions in

Asia; (4) the U.S. step-by-step reached the global power, caught up with

England and together with England to be the nation leading the global

politics.

4.1.2. Restriction During the implementation of foreign policies in period 1865-1918, the

U.S. couldn’t avoid some certain restriction like: creating the hatred of

people in countries which depended in the U.S., especially those in Latin

America; many policies couldn’t promote the efficiency, typically the

“Fourteen Points” of W. Wilson, forcing the leaders of the U.S. to quit their

ambitions in Europe and come back to traditional “neutralism”.

4.2. Characteristics 1. Foreign policies of the U.S. have shown overall practical and

flexible nature of the diplomacy with the ultimate goal is gaining national

benefits.

2. Planning and implementing process in this period always aims

toward the throughout and important goal: actualizing the expanding

ambition.

3. Through period 1865-1918, the leadership of the U.S. always created

“excuse” or reasonable legal frameworks for conducting any foreign policy

on one or many political subjects.

4. Foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 were a continuous

and developing process reflecting the grow of all aspects of the U.S. in the

last years of XIX century and beginning year of XX century.

5. Foreign policies ofthe U.S. in period 1865-1918 stick with the roles

of Presidents and politicians.

6. On the basis of the throughout goal to implement expanding policy,

the U.S. made different policies and goals for each areas.

4.3. Impact of foreign policy of the U.S.

Page 50: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

20

4.3.1. On the U.S. 1. Foreign policies in period 1865-1918 had made great impacts on the

U.S.’s economy.

2. Foreign policies in period 1865-1918 had aimed the U.S. to build a

strong force of navy, complete military apparatus, create dissuasive strength

for theU.S..

3. Foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 had created great

impact on the mentality – society of the U.S., lead to the formation of

“Manifest destiny”- participate in solving international issues is the duty of

the U.S..

4.3.2. On the countries under the influence of foreign policies of the

U.S.

4.3.2.1. On Latin America countries

- First, foreign policies which the U.S. applied on Latin America area

had created the mentality against the U.S., and raised many fights for

independence and democracy in many countries.

- Second, foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 had turned

Latin America into “backyard” despite it also made several positive impacts

on Latin America countries (although it’s not what the U.S. wanted).

4.3.2.2. On Asia countries

- First, foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 had turned

some countries in Asia into neo-colonies or depending on theU.S..

- Second, the strong growth of Japan since the middle of the XIX

century was partially due to the help of theU.S..

4.3.2.3. On European countries

- First, the presence of the U.S. in the position of a power had created

important changes in international relationships in the last years of XIX

century and beginning years of XX century.

- Second, in the relationship with England – the number one empire in

this period, the U.S. had step-by-step claimed the important benefits in the

areas which were under the influence of England, gradually declined the

influence of England over many areas.

CONCLUSION

From the presented content above regarding foreign policies of the U.S.

in period 1865-1918, we come up with the below conclusions:

1)Foreign policies of the U.S. in 53 years (1865-1918) always aimed to

the throughout goal to head to the actualization of expanding ambition, to

expand influence of the U.S. on the world. Under the impact of many factors

such as inner strength and historical circumstance outside, foreign policies

Page 51: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

21

of the U.S. had been adjusted to be suitable and had achieved results at

different levels.

In period 1865-1918, when the inner strength was not enough, the U.S.

just stopped at continuing, expanding and deepening Monroe Theory which

had been proposed before (1823), the U.S. has step-by-step showed its

position more clearly to the powers in Europe, opposed their interventions in

Latin America more substantive and not defensively like before, for

example: forcing France to withdraw army out of Mexico in 1967; forcing

England to have certain concessions in territorial disputes between

Venezuela and Guiana; aggregating and gathering Latin America countries

to be under dominant orbit of the U.S. by forming Pan-AmericaUnion in

1889. On Asia, foreign policies of the U.S. just stopped at searching for

commercial benefits but there was no significant action to establish its

influence here.

Stepping to period 1898-1918, especially the victory of England in the

war with Spain (1898) had created crucially important foundation and

position for the ambition to reach the global power of theU.S.. Since then,

the U.S. – a new empire – started to step in the process of expanding and

disputing global marketwhich was very exciting in this period. In Latin

America area, the U.S. had shown its power more clearly by implementing

the policy “Big Stick” an “Dollar Diplomacy”, attached Platt Amendments

to Cuba Constitution and a series of military actions intervening in many

other countries in Latin America, actually turned Latin America area into

“backyard”. In Asia, the U.S. increased its influence after claiming

Philippines from Spain, asked for equal right in commerce and politics…

with other powers in China via the “Open Gate” policy (1899). On Japan,

the U.S. played the role of a “mediator”not only to earn several benefits for

itself but also find ways to restrain this rising power. On European powers,

especially England, the U.S. had also clearly shown its power and forced

England to make concessions on many issues… The final result of

implementing foreign policies of the U.S. in period 1865-1918 was creating

a new international position for the U.S.: The U.S. really became a strong

nation which joined in planning mechanisms of international relation and

became one of the nations which had great influence on the peace, security

and stability of the world.

2) No matter what the age was, the strategic goal of foreign policies of

the U.S. since the end of Civil War until the end of World War I (1865-

1918) was to best serve the national benefits. This was the throughout and

unchanged goal no matter the fact diplomatic strategy of the U.S. always

changed to adapt with current circumstance. The developing reality of

foreign policies of the U.S. through the period 1865-1898 and 1898-1918

Page 52: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

22

has proved this. When it was not possible yet, especially when the national

strength was not enough and the outside circumstance was not favorable, the

U.S. did not hurry in expanding its influence too far away but to focus on

the areas which had strategic benefits suitable with the U.S. at that time such

as Latin America. After the victory in the war with Spain (1898), the U.S.

stepped out of this war with the role of a victor, and together with its

strength in commerce, economy and military, it had accelerated the actual

intervention to the further areas such as Asia and Europe by specific actions

as analyzed above. This also shows a throughout feature in the diplomatic

history of the U.S.: diplomatic strategy had always been flexible but

diplomatic goal had never ever changed – that was the benefit for the nation

and benefit of capitalist class in the U.S. on the global scale.

3) In the proposing and implementing process of foreign policies in

period 1865-1918, the U.S. always won advantages in relationship with the

countries which were governed by those policies. This started from the fact

that the U.S. was the stronger nation than most of the other ones regarding

the aspects such as commercial economy, military power, territory,

population, natural resources, strategic position and position of the U.S. in

international relationship. Hence, foreign policies which the U.S. proposed

always had the trend to impose and force the other countries to accept even

though they didn’t want to, for example, the case of Cuba, Latin America,

“Open Gate” China… However, for some cases, the U.S. didn’t always use

its power to oppress but had to respect and admit the position of England

and somehow Japan in solving the disputes.

4) Regarding the level aspect, in foreign policies of the U.S. in period

1865-1918, Latin America had been identified to be the area which brought

core benefits. The U.S. always concerned and find all possible solutions to

guarantee that Latin America would always be its “backyard”. When its

power grew with time, the U.S. found way to increase its influence range to

other areas, at first in Asia, where there were many benefits regarding the

market for a strongly developing economy of the U.S. after the Civil War.

On the basis of affirming its strength in the border areas, the U.S. had

promoted its intervention in Europe, participated in solving big international

issues in this continent after World War I. However, after 1918, the U.S.

was still not strong enough to oppress the nations here.

5) Foreign policies of the U.S. after the Civil War until the end of

World War I (1865-1918) were boldly affected by the presidents as well as

officers who were in charge of diplomatic affairs – these ones which had

deep impact on shaping foreign policies. In period 1865-1918, most of

presidents proposed suitable foreign policies with developing trend and

benefits which the nation-people had to achieved, such as President T.

Page 53: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

23

Roosevelt proposed “Big Stick” policy, W. Taft with “Dollar Diplomacy”

policy, W. Wilson with “Fourteen Points”…

While in Latin America, the presidents of the U.S. were the ones who

had great influences on the strategy and foreign policies, there was a special

feature in Asia – that was the contribution of diplomats and consultants of

theU.S.. In the aggressive war on Taiwan in 1874, General Charles

Legendre – Consultant of Japanese Ministry of Foreign Affair had

contributions in outlining the battle plan for Japan army. After the end of

this war, interim Counselor of the U.S. in Beijing S. W. William was the

mediator for Japan and China to sign Beijing Convention (in October 1874)

with many beneficial terms for Japan. In the conflict between France and

Quing Dynasty related to Vietnam, although The U.S. was not successful in

the mediator role, interim Counselor of the U.S. in Beijing John Russell

Young was the one who greatly contributed to those efforts of the U.S..

While in Thailand, Consultant Edward H. Strobel also had important role on

the signing of France-Thailand Convention in 1907.

6) In the globalized age nowadays, the historical facts from the foreign

policies of the U.S. in the mentioned periods have always been the historical

lessons for nations in the relationship with this super power. To THE U.S.,

for guaranteeing the national benefit, the U.S. people always change the way

to achieve and would not quit on any (flexible, double-side) to guarantee the

largest possible benefit – which has never ever been changed no matter the

U.S. was lead by any Party. Therefore, in the current context of

comprehensive partnership between Vietnam and the U.S., beside taking

advantage of the strength and the position which the U.S. has offered,

Vietnam also has to stay very wise in order not to be depended on the U.S.

to guarantee the stable development on the basis of independence, freedom,

mutual respect.

Page 54: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ · của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

24

PUBLISHED RESEARCH WORKS OF THE AUTHOR

1. Dương Quang Hiệp (2009), “Chính sách của Mỹ trong quan hệ với Pháp thời

kỳ 1789 – 1815”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10(139), ISSN 0868-3654.

2. Dương Quang Hiệp (2010), “Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của

nước Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí châu Mỹ ngày

nay, số 07(148), ISSN 0868-3654.

3. Dương Quang Hiệp (2011), “Nền tảng của việc bành trướng ra thế giới của

Hoa Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Các vấn đề nghiên cứu về

Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

4. Dương Quang Hiệp (2014), “Từ chính sách mở cửa Trung Quốc hiểu thêm về

tính thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX”,

Những khía cạnh lịch sử - văn hóa Việt Nam và thế giới, (tái bản lần thứ ba)

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Dương Quang Hiệp (2014), “Chính sách của Mỹ đối với Cuba qua Tu chính

án Platt (1901-1934)”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 04(193), ISSN 0868-3654.

6. Dương Quang Hiệp (2014), “Vị trí chiến lược của Philippines trong chính

sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 - 1991”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và

châu Á, số 10(23), ISSN 0866-7314.

7. Dương Quang Hiệp (2014), “Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực

Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Trường Đại học Khoa học Huế, số 2(2014), ISSN 2354-0850.

8. Dương Quang Hiệp (2015), “Chính sách can thiệp của Mỹ đối với khu vực

Mỹ Latinh trong ba thập niên đầu thế kỷ XX”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số

06(207), ISSN 2354-0745.

9. Dương Quang Hiệp (2016), “Các cuộc phân xử bằng phương thức trọng tài

trong quan hệ Hoa Kỳ - Anh những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp

chí Khoa học Đại học Huế (Giấy xác nhận đăng trong chuyên san Khoa học Xã

hội Nhân văn năm 2016, ngày 8/6/2016 của Tạp chí Khoa học – Đại học Huế).