24
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cp thiết của đề tài Trên thế gii, lý thuyết và thc nghiệm đã chứng minh rng có rt nhiu nhân tkhác nhau ảnh hưởng đến hoạt động xut khu nói chung và xut khu nông sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cu liên quan đến vấn đề này nhưng hin nay vấn đề này vn còn tranh cãi bi chưa đưa được tt ccác nhân tvào phân tích cũng như chưa đánh giá được stương tác của các nhân tảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xut khẩu,… Đây là lý do cho thấy scn thiết phi tiếp tc nghiên cu nhm hoàn thin vvấn đề này. Trong lĩnh vực xut khu nông sn, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2014, kim ngạch xut khu (KNXK) nông sn ca Vit Nam là 30,8 tUSD đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,54% trong giai đoạn 1997-2014. Mt smt hàng nông sn chlực đã tạo dựng được vtrí nhất định trên thtrường thế giới như gạo, cà phê, tiêu,… Trên thc tế, KNXK nông sn ca Vit Nam có nhiu biến động khá phc tạp đặc bit trong những năm gần đây. Năm 2009, KNXK nông sản đạt 13,4 tUSD gim 12,31% so với năm 2008, năm 2013, KNXK nông sản ca Vit Nam là 22,3 tUSD (tăng 66,42% so với năm 2009) chiếm 1,43% (xét theo kim ngch) thphn nông sn ca Thế giới, đã giảm 0,05% vthphn so với năm 2012. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, có nhiu nhân tkhác nhau cvkhách quan và chquan có thgây ảnh hưởng đến sbiến động này. Vy nhng nhân tđó là gì?, xu hướng và mức độ tác động ca các nhân tnày ra sao?,…đây là nhng câu hi thc squan trọng và có ý nghĩa thực tin ln không chđối vi nhà hoạch định chính sách mà còn rt cn thiết đối vi các tchc và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xut khu nông sn. Xut phát tthc tiễn đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cu các nhân tảnh hưởng đến xut khu mt snông sn ca Việt Nam” để làm rõ các nhân tảnh hưởng, tđó đề xut nhng

Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới, lý thuyết và thực nghiệm đã chứng minh rằng có

rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói

chung và xuất khẩu nông sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu liên

quan đến vấn đề này nhưng hiện nay vấn đề này vẫn còn tranh cãi bởi

chưa đưa được tất cả các nhân tố vào phân tích cũng như chưa đánh

giá được sự tương tác của các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến

hoạt động xuất khẩu,… Đây là lý do cho thấy sự cần thiết phải tiếp

tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện về vấn đề này.

Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Việt Nam đã gặt hái được

nhiều thành công đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2014, kim ngạch

xuất khẩu (KNXK) nông sản của Việt Nam là 30,8 tỷ USD đạt tốc độ

tăng trưởng bình quân 14,54% trong giai đoạn 1997-2014. Một số

mặt hàng nông sản chủ lực đã tạo dựng được vị trí nhất định trên thị

trường thế giới như gạo, cà phê, tiêu,… Trên thực tế, KNXK nông

sản của Việt Nam có nhiều biến động khá phức tạp đặc biệt trong

những năm gần đây. Năm 2009, KNXK nông sản đạt 13,4 tỷ USD

giảm 12,31% so với năm 2008, năm 2013, KNXK nông sản của Việt

Nam là 22,3 tỷ USD (tăng 66,42% so với năm 2009) chiếm 1,43%

(xét theo kim ngạch) thị phần nông sản của Thế giới, đã giảm 0,05%

về thị phần so với năm 2012. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh

tế, có nhiều nhân tố khác nhau cả về khách quan và chủ quan có thể

gây ảnh hưởng đến sự biến động này. Vậy những nhân tố đó là gì?,

xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố này ra sao?,…đây là

những câu hỏi thực sự quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn lớn không

chỉ đối với nhà hoạch định chính sách mà còn rất cần thiết đối với

các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.

Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên

cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của

Việt Nam” để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất những

Page 2: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

2

giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam

đến năm 2020.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Góp phần hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận cũng như

tổng kết các nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu nông sản;

- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

nông sản, trên cơ sở đó làm rõ những thành tựu và hạn chế trong hoạt

động xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013;

- Đề xuất một số giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có

lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến hoạt động xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đến xuất khẩu một số nông sản của

Việt Nam thông qua các chỉ tiêu, chỉ số và mô hình phân tích cụ thể.

Về thời gian: Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên

cứu trong giai đoạn 1997- 2013. Do độ trễ của số liệu được cung cấp

bởi các quốc gia nên cho đến thời điểm hiện tại bộ số liệu mới nhất

và đầy đủ nhất được cập nhật vào năm 2013. Các nội dung cần thảo

luận trong luận án có thể sử dụng thêm số liệu giai đoạn 2014-2015.

Về không gian

Luận án nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói

chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của Việt Nam với một số

quốc gia và vùng lãnh thổ.

4. Những đóng góp của luận án

Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và bổ sung các nhân tố

ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam thông

qua việc xây dựng khung phân tích.

Page 3: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

3

Thứ hai, luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô

hình trọng lực để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

nông sản ở Việt Nam.

Thứ ba, luận án bổ sung nhân tố mới là diện tích đất nông

nghiệp vào mô hình nghiên cứu với hoạt động xuất khẩu nông sản.

Thứ tư, luận án đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực (có lợi)

và tiêu cực (bất lợi) đến KNXK nông sản của Việt Nam trong những

năm qua. Trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế thế gới kết hợp với

những tồn tại, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt

động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2020.

5. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5

chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu; Chương 2: Những

vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản;

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam; Chương

5: Giải pháp phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh

hưởng của nhân tố bất lợi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của

Việt Nam đến năm 2020.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan

đến lĩnh vực xuất khẩu nông sản được thực hiện tại các quốc gia khác

nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đều tập trung vào hai phương pháp

phân tích là định tính và định lượng. Trong phân tích định lượng, mô

hình được đề cập nhiều trong các nghiên cứu là mô hình trọng lực

(Gravity model) như các nghiên cứu của Gbetnkom và Khan (2002),

Erdem và Nazlioglu (2008), Folawewo và Olakojo (2010), Hatab và

các cộng sự (2010), Idsardi và các cộng sự (2010), Wei và các cộng sự

(2012), và Martínez-Zarzoso (2014). Về mặt nội dung, mỗi nghiên cứu

đều đưa ra các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu nông sản. Những nhân tố chính được xuất hiện nhiều trong các

nghiên cứu là GDP, dân số, khoảng cách, tỷ giá, độ mở của nền kinh

Page 4: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

4

tế, đường biên giới chung, hay cùng tham gia một tổ chức quốc tế nào

đó,... Trên khía cạnh lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy mối quan hệ

giữa nông sản và diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong các

nghiên cứu trước đây nhân tố này chưa được đề cập để đánh giá.

Ở trong nước, các nghiên cứu về xuất khẩu nông sản thường tập

trung vào đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp như các nghiên cứu

của Ngô Thị Tuyết Mai (2007), Lương Xuân Quỳ (2008), Nguyễn

Minh Sơn (2010),... Các phương pháp phân tích được sử dụng bao

gồm định tính và định lượng. Trong phân tích định lượng, các phương

pháp truyền thống được sử dụng chủ yếu (hầu như không dùng phương

pháp mô hình hóa). Mô hình trọng lực chưa từng xuất hiện trong các

nghiên cứu về xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.

Kết quả của tổng quan tài liệu cho thấy, lĩnh vực xuất khẩu nông

sản tuy không mới song việc ứng dụng mô hình trọng lực cho nghiên

cứu vấn đề này tại Việt Nam được xem là mới. Từ việc làm rõ mối

quan hệ giữa nông sản với diện tích đất nông nghiệp, luận án đã tìm ra

khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây. Vì vậy, trong mô hình

trọng lực bên cạnh các nhân tố được kế thừa, luận án sẽ bổ sung nhân

tố mới là diện tích đất nông nghiệp để đánh giá.

Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Trong chương này, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số

vấn đề lý luận về nông sản (khái niệm, đặc điểm của nông sản), về

xuất khẩu nông sản (khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất

khẩu nông sản). Quan trọng hơn, luận án đã tập trung phân tích lý

luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản làm cơ sở để

nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam.

Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

“Bức tranh” xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn

1997-2013 có đặc điểm gì?

Page 5: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

5

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam

là gì? Xu hướng và mức độ tác động của từng nhân tố đó đến

KNXK nông sản trong thời gian qua như thế nào?

Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt

Nam trong thời gian tới là gì?

3.2. Phƣơng pháp tiếp cận và khung phân tích

Phương pháp tiếp cận: Các phương pháp tiếp cận được sử

dụng trong luận án bao gồm tiếp cận hệ thống, tiếp cận kế thừa tri

thức và cơ sở dữ liệu đã có một cách chọn lọc, tiếp cận liên ngành,

tiếp cận điển hình (nghiên cứu trực tiếp một số nông sản cụ thể).

Khung phân tích: Dựa vào mô hình trọng lực kết hợp với việc

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản, luận án đi đến

xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu vấn đề này tại Việt Nam.

3.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Phân loại dữ liệu: Luận án sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu định

tính và dữ liệu định lượng.

Nguồn dữ liệu sử dụng: Do đặc thù của lĩnh vực nghiên cứu

(dữ liệu thương mại của một quốc gia) nên việc thu thập dữ liệu sơ

cấp khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, dữ liệu được sử dụng trong

luận án là dữ liệu đã công bố - còn gọi là dữ liệu thứ cấp.

Cách thức thu thập: Để nguồn dữ liệu sử dụng đảm bảo tính

chính xác, luận án tiến hành thu thập từ các tổ chức uy tín trên Thế

giới và ở Việt Nam.

3.4. Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu được tổng hợp theo 5 bước sau: (i)

kiểm tra dữ liệu, (ii) sắp xếp dữ liệu, (iii) phân tổ dữ liệu và (iv) trình

bày dữ liệu.

Các phương pháp phân tích:

- Phương pháp phân tích định tính

- Phương pháp phân tích định lượng

Page 6: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

6

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Phân tích thị phần không đổi (CMS)

)()(...... iii

i i

iii VrVVVrrrVVV

Trong đó:

V..; V’.. : Tổng KNXK của Việt Nam thời kỳ I và II

r : % tăng lên trong tổng xuất khẩu của thế giới từ thời kỳ II so

với thời kỳ I

ri : % tăng lên trong tổng xuất khẩu của thế giới đối với mặt

hàng i từ thời kỳ II so với thời kỳ I

iV ; '

iV : KNXK mặt hàng i của Việt Nam trong thời kỳ I và II

+ Phương pháp phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy là phương pháp tìm ra mối quan hệ phụ thuộc

của một biến (được gọi là biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến

khác (được gọi là biến độc lập). Và mô hình trọng lực được sử dụng

để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt

Nam. Với các biến số là GDP, dân số, diện tích đất nông nghiệp, lạm

phát, tỷ giá hối đoái, khoảng cách về địa lý, khoảng cách về trình độ

phát triển kinh tế, độ mở của nền kinh tế, WTO và APEC, mô hình

nhằm lượng hóa sự thay đổi của các nhân tố đến KNXK nông sản của

Việt Nam trong thời gian qua. Khi đó, mô hình trọng lực cho xuất

khẩu nông sản có dạng cụ thể như sau:

ijtijtjt uAPECWTO

ititijtijit

jtitjtitjtitijt

eOPENEREDISDISINF

LANLANPOPPOPGDPGDPAEXPORT

** 111098765

4321 )*()*(

Trong đó:

EXPORTijt: KNXK nông sản của Việt Nam tới nước j trong năm t

A: Hệ số hấp dẫn, cản trở thương mại của Việt Nam với nước j

Page 7: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

7

GDPit; POPit; LANit; OPENit: Lần lượt là GDP, dân số, diện

tích đất nông nghiệp và độ mở nền kinh tế của Việt Nam tại năm t

GDPjt; POPjt; LANjt: Lần lượt là GDP, dân số và diện tích đất

nông nghiệp nước j tại năm t

INFit: Lạm phát của Việt Nam tại năm t

DISij: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước j

EDISijt: Khoảng cách về kinh tế giữa Việt Nam và nước j vào

năm t (được đo bằng chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa 2

quốc gia - lấy giá trị tuyệt đối)

ERit: Tỷ giá thực tế bình quân (VND/USD) vào năm t

WTOit: Là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu Việt Nam chưa gia nhập

WTO; nhận giá trị 1 nếu Việt Nam là thành viên của WTO vào năm t

APECijt: Là biến giả. Nhận giá trị 0 nếu Việt Nam và nước

nhập khẩu không là thành viên của APEC vào năm t; nhận giá trị 1

nếu Việt Nam và nước nhập khẩu cùng là thành viên của APEC vào

năm t

βi: là các hệ số thể hiện mức độ tác động của yếu tố i trong

mô hình

uijt: Sai số ngẫu nhiên

Mô hình này sẽ ước lượng biến phụ thuộc là tổng KNXK nông

sản của một quốc gia hoặc KNXK của một nông sản cụ thể. Ứng với

từng mô hình, các biến độc lập sẽ có sự thanh đổi nhằm tìm ra các

nhân tố ảnh hưởng đến KNXK của từng mặt hàng nông sản cụ thể.

Đối với các phương pháp kinh tế lượng, luận án sử dụng các

phương pháp ước lượng như OLS thô, FEM và REM. Sau đó, luận án

tiến hành một số kiểm định để lựa chọn phương pháp ước lượng phù

hợp đối với nghiên cứu.

Dưới đây là giả thuyết về xu hướng tác động của các biến tham

gia trong mô hình trọng lực đề xuất.

Page 8: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

8

Bảng 3.1. Tổng hợp các giả thuyết về xu hƣớng tác động của các

biến trong mô hình trọng lực đề xuất

TÊN BIẾN Xu hƣớng tác động của biến độc lập

đến biến phụ thuộc

GDPit +

GDPjt +

(POPit*POPjt) +

(LANit*LANjt) +

INFit +

DISij -

EDISij +

ERit +

OPENit +

WTOjt (biến giả)

WTO = 1: Đã là thành

viên

WTO = 0: Chưa là thành

viên

- Nước nhập khẩu là thành viên của

WTO sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu

nông sản của Việt Nam.

- Nước nhập khẩu không là thành viên

của WTO sẽ làm giảm khả năng xuất

khẩu nông sản của Việt Nam.

APECij (biến giả)

APEC = 1: Cả Việt Nam

và nước j cùng là thành

viên của APEC

APEC = 0: Cả Việt Nam

và nước j không cùng là

thành viên của APEC

- Cùng là thành viên của APEC sẽ làm

tăng khả năng xuất khẩu nông sản của

Việt Nam

- Không cùng là thành viên của APEC sẽ

làm giảm khả năng xuất khẩu nông sản

của Việt Nam

Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô xuất khẩu bao gồm: KNXK

nông sản và số lượng nông sản xuất khẩu

Page 9: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

9

3.5.2. Chỉ tiêu phản ánh thị phần hàng hóa xuất khẩu

3.5.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá trình độ xuất khẩu

Chỉ số lợi thế so sánh (RCA)

wtwj

itij

ijXx

XxRCA

/

/

Trong đó: xij và xwj lần lượt là KNXK của sản phẩm j của nước i và

thế giới; Xit và Xwt lần lượt là tổng KNXK của nước i và thế giới.

Như vậy, chỉ số này nhận giá trị này nhận giá trị từ 1 đến +∞. Cụ thể

như sau:

RCA ≤ 1 : Hàng hóa không có lợi thế so sánh

1 < RCA ≤ 2,5: Hàng hóa có lợi thế so sánh

RCA > 2,5 : Hàng hóa có lợi thế so sánh cao

Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)

1i i

i

i i

X MIIT

X M

Trong đó: Xi là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến/từ nước thứ j

đối với sản phẩm i; Mi là kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đến/từ

nước thứ j đối với sản phẩm i. Chỉ số nhận giá trị trong khoảng [0,1].

Cụ thể:

IIT = 0: hoàn toàn là thương mại ngoại ngành

IIT = 1: hoàn toàn là thương mại nội ngành

Chỉ số tập trung thương mại (TII)

wwjw

iwij

ijTT

TTTII

/

/

Trong đó:

Tij là tổng KNXK của nước i đến nước j; Tiw là tổng KNXK của

nước i; Tjw là tổng KNXK của nước j; Tww là tổng KNXK của thế

Page 10: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

10

giới. Chỉ số này sẽ cho biết kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa

giữa hai nước đã tương xứng với tiềm năng thương mại của hai nước

không. Vì thế:

TII > 1: xuất khẩu của nước i tới nước j lớn hơn mức xuất

khẩu trung bình của toàn thế giới

TII ≤ 1: xuất khẩu của nước i tới nước j nhỏ hơn mức xuất

khẩu trung bình của toàn thế giới

Chỉ số định hướng khu vực (ROI)

iwkiwijkijk XxXxROI ///

Trong đó: xkij và xkiw : KNXK sản phẩm k của nước i đến nước j và

đến thế giới; Xij và Xiw: KNXK của nước i đến nước j và đến thế giới.

Khi đó:

0 < ROI < 1: xuất khẩu nội vùng thấp hơn xuất khẩu ngoại vùng

ROI = 1: xuất khẩu nội vùng bằng xuất khẩu ngoại vùng

ROI > 1: xuất khẩu nội vùng cao hơn xuất khẩu ngoại vùng.

Chƣơng 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN

XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

4.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn

1997-2013

4.1.1. Vài nét về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam với chiến lược

phát triển thiên về xuất khẩu đã làm tỷ trọng xuất khẩu trong GDP

tăng lên rõ rệt. Với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18% cho

xuất khẩu và 16,4% cho nhập khẩu cùng với sự chênh lệch giữa xuất

khẩu và nhập khẩu ngày một rút ngắn cho thấy những thành công

đáng khích lệ của ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013.

Page 11: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

11

Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

trong những năm qua ngày càng được mở rộng và đa dạng. Số lượng

thị trường xuất nhập khẩu đã tăng gần 40% sau 16 năm, từ 167 thị

trường lên trên 230 thị trường là các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chính sách thương mại tại một số thị trường XNK hàng hóa

chính của Việt Nam

Thị trường EU

Thị trường ASEAN

Thị trường Hoa Kỳ

4.1.2. Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

KNXK nông sản của Việt Nam

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997-2013 đạt tốc

độ tăng trưởng BQ là 13,51%/năm. Một số nông sản (gạo, cà phê) đã

từng giữ vị trí dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu trên thị trường nông sản

thế giới, thị trường tiêu thụ nông sản không ngừng được mở rộng và

phát triển,… Tuy nhiên, KNXK nông sản của Việt Nam chịu sự ảnh

hưởng khá nhiều từ những biến động của nền kinh tế thế giới.

Thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Thị phần nông sản của Việt Nam so với thế giới đang tăng lên

trong giai đoạn 1997-2013. Năm 1997, thị phần nông sản Việt Nam

chiếm 0,54% trên thị trường thế giới tương ứng với 3,063 tỷ USD; tỷ

lệ này đã tăng lên lần lượt là 0,94% và 1,3% vào năm 2005 và năm

2010, đạt 1,43% vào năm 2013 tương ứng với 23,288 tỷ USD.

Phân tích lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Theo đồ thị 4.3, Việt Nam là nước có lợi thế so sánh với mặt

hàng nông sản khá cao. Tuy nhiên chỉ số này đang có xu hướng giảm

mạnh trong những năm gần đây.

Page 12: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

12

Đồ thị 4.3. Chỉ số RCA về xuất khẩu nông sản của Việt Nam và

một số quốc gia

Nguồn: UN Comtrade, Worldbank và tính toán của tác giả, 2014

4.1.3. Thực trạng xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam

Với mặt hàng gạo

Về sản lượng gạo xuất khẩu: Năm 1997, Việt Nam cung cấp

cho thế giới 3575 nghìn tấn, sau 10 năm sản lượng gạo xuất khẩu là

4580 nghìn tấn tăng 28,11% tương ứng 1005 nghìn tấn. Đến năm

2013, sản lượng gạo xuất khẩu tuy có giảm hơn năm 2012 song vẫn

tăng 44,5% so với năm 2007 và tăng 85,12% so với năm 1997. Xét

cho cả giai đoạn 1997-2013, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam

đã tăng bình quân 3,92%/năm.

Về kim ngạch xuất khẩu: Nhìn chung, KNXK gạo của Việt

Nam đang có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 1997-2013. Tuy

nhiên, khi so sánh với sản lượng thì KNXK có nhiều biến động khá

phức tạp.

Về thị phần xuất khẩu: So với đối thủ cạnh tranh lớn là Thái

Lan, thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Ngoài

Thái Lan, Ấn Độ đang từng bước khẳng định với thế giới biết về

năng lực xuất khẩu gạo của mình. Hiện nay, thị trường xuất khẩu gạo

của Việt Nam khá đa dạng. Gạo Việt Nam có mặt ở cả 5 châu lục,

trong đó tập trung chính ở châu Á (chiếm hơn 50%) và đang từng

bước thâm nhập vào các thị trường khó tính ở các châu lục khác như

Anh, Thụy Sỹ, Hoa Kỳ,…

Page 13: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

13

Về giá xuất khẩu: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có

sự thu hẹp khoảng cách với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, tuy

nhiên sự chênh lệch vẫn còn khá lớn. Điều này cho thấy chất lượng

gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp, chưa thể cạnh tranh được

với gạo của Thái Lan.

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo qua các chỉ số thương mại

o Chỉ số thương mại nội ngành (IIT): Bằng việc tính toán chỉ số

IIT giữa Việt Nam với các nước ASEAN và một số nước trong khu

vực châu Á là Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy: Việt Nam có

quan hệ thương mại nội ngành khá rõ nét với Trung Quốc giai đoạn

1997-2010. Những năm sau, chỉ số IIT rất nhỏ bởi gạo Việt Nam

được xuất khẩu sang Trung Quốc song Việt Nam gần như không

nhập khẩu gạo từ nước này.

o Chỉ số định hướng khu vực (ROI): Tại thị trường EU, chỉ số

ROI đạt giá trị cao nhất là 1,08 (năm 1998) và giá trị thấp nhất là

0,016 (năm 2004). Trong khi đó, ở thị trường ASEAN chỉ số ROI đạt

giá trị cao nhất là 3,98 (năm 2007) và giá trị thấp nhất là 0,23 (năm

1998). Như vậy vào cuối những năm 90, chỉ số ROI bắt đầu có xu

hướng giảm tại thị trường EU và tăng tại thị trường ASEAN. Từ năm

2000, định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu vào

thị trường ASEAN.

Thực trạng xuất khẩu cà phê

Về sản lượng xuất khẩu: Năm 1997 trong số 437 nghìn tấn cà

phê Việt Nam sản xuất có tới 89,25% (tương ứng với 390 nghìn tấn)

được xuất khẩu, đến năm 2006 sản lượng cà phê xuất khẩu đã đạt

hơn 1,1 triệu tấn (chiếm 95% sản lượng cà phê sản xuất ra của cả

nước) và năm 2013 sản lượng cà phê xuất khẩu của cả nước đạt trên

1,6 triệu tấn. Trong cả giai đoạn 1997-2012 tỷ trọng cà phê đem xuất

khẩu trong tổng sản lượng cà phê sản xuất ra của cả nước luôn dao

động ở mức trên 82% (ngoại trừ năm 2013, tỷ trọng giảm còn hơn

66% do tác động từ những biến động xấu của nền kinh tế thế giới và

sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các nước cùng xuất khẩu mặt

hàng này).

Page 14: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

14

Về kim ngạch xuất khẩu: KNXK cà phê biến động khá phức

tạp trong giai đoạn 1997-2013 chịu ảnh hưởng nhiều từ bối cảnh của

nền kinh tế thế giới. Khi nền kinh tế thế giới ổn định theo chiều

hướng tốt KNXK cà phê sẽ tăng và ngược lại. Ngoài ra, chất lượng,

mẫu mã, chủng loại,… cũng có tác động nhất định đến KNXK cà phê

của Việt Nam.

Về thị trường xuất khẩu: Hiện tại, thị trường xuất khẩu cà

phê của Việt Nam tập trung chủ yếu ở 2 khu vực châu Âu và châu Á,

chiếm khoảng 60% KNXK cà phê của cả nước.

Về giá xuất khẩu: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam biến

động theo xu hướng chung nhưng thường ở mức thấp hơn so với giá

cà phê thế giới. Khi so sánh với các quốc gia có sản lượng cà phê

xuất khẩu lớn như Brazil và Indonesia thì giá xuất khẩu cà phê của

Việt Nam vẫn có sự chênh lệch rất nhiều.

Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê qua chỉ số định hướng

khu vực (ROI): Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam khá đa

dạng, bao gồm cả châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, cà phê Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu vào thị trường

EU (chỉ số ROI đạt giá trị khá cao, luôn lớn hơn 2) mà điển hình là

Đức. Tại khu vực châu Á, thị trường Nhật Bản được xếp vào danh

sách một trong các thị trường xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam.

Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường

Nhật Bản vẫn còn rất khiêm tốn (ROI <1).

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu một số nông

sản của Việt Nam

4.2.1. Phân tích định tính

Chất lượng nông sản

Chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang có những

chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản

thô và tăng tỷ trọng nông sản chế biến sâu. Tuy nhiên, so với thị

trường thế giới, tỷ trọng nông sản xuất khẩu chế biến sâu của Việt

Nam hiện nay chỉ đạt 25-30% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu.

Trên thực tế, chất lượng nông sản xuất khẩu chưa thật sự được quan

tâm ngay từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Vì thế

Page 15: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

15

nhiều nông sản được đưa đi xuất khẩu chỉ ở dạng sơ chế hoặc chế

biến thô nên giá bán thấp và không cạnh tranh được với sản phẩm

của các đối thủ. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng “số lượng

xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu về thấp” của nông sản Việt Nam

trong thời gian vừa qua.

Chất lượng nguồn lao động

Trong xu thế toàn cầu hóa, chất lượng nguồn lao động là yếu tố

quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước nói chung và

hoạt động xuất khẩu nói riêng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê

năm 2011, lực lượng lao động của Việt Nam chiếm gần 60% tổng

dân số trong đó riêng khu vực nông thôn chiếm khoảng 70%. Tuy số

lượng lao động đông song chất lượng lao động còn rất hạn chế. Điều

này đã gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu

nói chung và nông sản nói riêng của Việt Nam.

Sự phát triển của yếu tố hạ tầng

Trong những năm qua, với chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH đất

nước là hàng loạt các công trình giao thông, trạm vận chuyển, kho,

bến bãi,… được xây dựng và hoàn thành. Tuy nhiên, việc đầu tư còn

dàn trải, chất lượng các công trình giao thông ở Việt Nam hiện nay

còn nhiều bất cập. Điều này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến

khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Nhiều năm qua, Nhà nước luôn có sự quan tâm, đầu tư lớn trong

việc ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn

như việc lai tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao hay áp dụng

các công nghệ sạch trong sản xuất,… Tuy nhiên, so với các nước

phát triển thì việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến của

Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa mang tính đồng bộ.

Lợi thế so sánh

Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế trong sản xuất và xuất

khẩu các mặt hàng nông sản như lao động dồi dào, tài nguyên nhiên

nhiên ưu đãi,… Đây đều là những lợi thế so sánh tự nhiên và xét

Page 16: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

16

trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) còn gọi là lợi thế so sánh bậc thấp.

Vì thế, việc phát triển xuất khẩu chủ yếu dựa vào những lợi thế thế

này sẽ đưa đến kết quả là sản lượng xuất khẩu nhiều song lợi ích thu

được từ xuất khẩu lại không cao.

Các rào cản thương mại

Cùng với quá trình toàn cầu hóa thì hệ thống rào cản nói chung

và rào cản kỹ thuật nói riêng của các quốc gia ngày càng được xây

dựng chặt chẽ và tinh vi hơn. Trong tương lai, đây chính là vấn đề mà

Chính phủ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh XNK nông sản

Việt Nam cần nghiên cứu để có những ứng xử phù hợp.

4.2.2. Phân tích định lượng

Sử dụng mô hình thị phần không đổi (CMS)

Mô hình thị phần không đổi được sử dụng nhằm đánh giá biến

động về KNXK nông sản Việt Nam sang thị trường các nước khác.

Theo mô hình này sẽ có 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động

động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đó là: (1) sự phát triển của thị

trường nhập khẩu của mặt hàng nông sản cần nghiên cứu (tác động

cầu); (2) tăng trưởng của tổng giá trị nhập khẩu nông sản của thị

trường nghiên cứu (tác động cấu trúc) và (3) thay đổi khả năng cạnh

tranh của mặt hàng nông sản đó (tác động cạnh tranh). Kết quả tính

toán CMS đối với một số mặt hàng và nhóm hàng nông sản của Việt

Nam tại 2 thị trường là ASEAN và Thế giới qua các giai đoạn khác

nhau cụ thể trong bảng 4.10.

Việc tập trung phân tích với 2 mặt hàng nông sản chủ lực của

Việt Nam là gạo, cà phê, nhóm hàng nông sản và đem so sánh qua

các giai đoạn khác nhau tại thị trường ASEAN nói riêng cũng như thị

trường Thế giới nói chung cho thấy, tác động cầu (tức là nhu cầu) về

các mặt hàng và nhóm hàng luôn có xu hướng tăng lên qua các giai

đoạn nghiên cứu và là nhân tố có tác động tích cực đến KNXK hàng

hóa của Việt Nam.

Page 17: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

17

Bảng 4.10. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu một

số mặt hàng và nhóm hàng nông sản Việt Nam tại thị trƣờng

ASEAN và thị trƣờng Thế giới (ĐVT: Triệu USD)

Giai

đoạn Nhân tố tác động

ASEAN THẾ GIỚI

Gạo Cà

phê

Nông

sản Gạo

phê

Nông

sản

1998-

2001

Tăng (giảm) XK 211,0 -64,3 -163,9 -396,2 -199,3 1248,7

Tác động cầu 23,9 2,2 48,7 59,7 37,8 413,4

Tác động cấu trúc -587,2 -1,3 12,1 -300,0 -326,6 -373,2

Tác động cạnh tranh 774,4 -65,2 -224,7 -156,0 89,5 1208,5

2002-

2005

Tăng (giảm) XK 321,2 10,3 368,5 682,1 421,0 2948,0

Tác động cầu 59,1 3,1 92,6 134,9 71,8 725,8

Tác động cấu trúc -21,6 11,1 173,8 282,9 255,6 1517,1

Tác động cạnh tranh 283,7 -3,8 102,1 264,3 93,6 705,0

2006-

2009

Tăng (giảm) XK 632,6 51,3 1012,8 1390,2 533,0 4102,5

Tác động cầu 128,0 9,9 206,4 255,3 168,8 1284,0

Tác động cấu trúc 465,8 21,3 416,9 832,2 276,4 1067,1

Tác động cạnh tranh 38,7 20,2 389,5 302,7 87,8 1751,3

2010-

2013

Tăng (giảm) XK -989,9 87,9 180,3 -323,2 983,9 6457,6

Tác động cầu 68,9 21,7 291,2 280,3 276,1 2230,8

Tác động cấu trúc -894,6 82,4 455,4 -457,1 186,9 1784,2

Tác động cạnh tranh -164,3 -16,3 -566,4 -146,4 520,8 2442,6

Nguồn: Worldbank và tính toán của tác giả, 2014

Tác động cấu trúc (thể hiện sự phù hợp của sản phẩm với thị

hiếu của người tiêu dùng) về cơ bản đã có sự cải thiện qua các giai

đoạn nghiên cứu với các mặt hàng và nhóm hàng khác nhau. Trong

quá trình hội nhập ngày một sâu và rộng như hiện nay thì nhân tố

cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trong đối với hoạt động xuất khẩu

hàng hóa của một quốc gia. Như vậy, bằng mô hình CMS cho thấy

xuất khẩu nông sản của Việt Nam bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh

tranh cũng như thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng ngay tại khu

vực thị trường truyền thống (ASEAN). Tuy nhiên, nông sản Việt

Nam vẫn đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường

thế giới.

Page 18: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

18

Sử dụng mô hình trọng lực

Mô hình OLS xảy ra hiện tượng tự tương quan làm cho các giá

trị kiểm định hệ số các biến giải thích không chính xác và kiểm định

Wald cho giá trị P-value = 0,000 < 0,05 nên kết luận hệ số của các

biến giải thích là khác nhau. Như vậy, mô hình OLS sẽ được thay thế

bởi mô hình FEM hoặc REM. Bằng phương pháp kiểm định

Hausman có được giá trị P-value = 0,9913 > 0,05 nên lựa chọn REM.

Do mô hình REM tồn tại phương sai của sai số thay đổi, nên phương

pháp hồi quy với sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Error) sẽ được

sử dụng. Kết quả hồi quy của REM với sai số chuẩn mạnh cho nông

sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng như sau (bảng 4.15).

Bảng 4.15. Mô hình REM với sai số chuẩn mạnh về mức độ tác

động của các nhân tố đến KNXK nông sản, gạo và cà phê của

Việt Nam

Hồi quy

Biến độc lập Nông sản Gạo Cà phê

Hệ số chặn -8,91***

(-4,15)

-24,028***

(-4,42)

-7,71*

(-1,77)

LnGDPit 0,537**

(2,39)

1,303**

(1,97)

-1,21***

(-2,87)

LnGDPjt 0,270**

(2,46)

-0,411*

(-2,44)

0,857***

(3,91)

Ln(POPit*POPjt) 0,586***

(3,4)

0,860***

(3,02)

0,154

(0,48)

Ln(LANit*LANjt) -0,204**

(-2,02)

-0,259

(-1,37)

-0,391**

(-2,08)

LnINFit -0,019

(-0,57)

0,217*

(1,70)

-0,371***

(-3,12)

LnDISij -0,756***

(-3,9)

-0,012

(-0,03)

-0,188

(-0,50)

LnEDISijt 0,170*

(1,65)

0,127

(0,58)

0,170

(0,92)

LnERit 1,209* 3,263** 2,89***

Page 19: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

19

Hồi quy

Biến độc lập Nông sản Gạo Cà phê

(1,81) (2,15) (2,81)

LnOPENit 2,560***

(5,13)

-2,867*

(-1,71)

5,961***

(5,66)

WTOjt 0,226*

(1,82)

0,06

(0,23)

0,392*

(1,91)

APECijt 0,276*

(1,70)

0,516*

(1,66)

0,183

(0,58)

Số quan sát 1552 1139 1445

Hệ số xác định bội ( 2R ) 0,55 0,18 0,49

Giá trị kiểm định Wald 601,49 170,30 349,31

Ghi chú: *, **, ***: Tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%, 5%, 1%

Giá trị trong dấu ngoặc đơn () là z kiểm định

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ phần mềm Stata

Từ kết quả hồi quy trong bảng 4.15 cho thấy, có đến 55% sự

thay đổi KNXK nông sản của Việt Nam là do các nhân tố có trong

mô hình quyết định. Khi xét với hai mặt hàng gạo và cà phê, cũng

với các nhân tố đó đã quyết định 18% sự thay đổi của KNXK gạo và

49% sự thay đổi của KNXK cà phê. Trong đó, với xuất khẩu nông

sản có nhân tố như GDP của Việt Nam và nước nhập khẩu, dân số

gộp của 2 nước, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối

đoái, độ mở nền kinh tế Việt Nam, việc nước nhập khẩu là thành viên

của WTO cũng như khi Việt Nam và nước nhập khẩu đều là thành

viên của APEC sẽ có tương quan cùng chiều (tác động tích cực -

nhân tố có lợi). Các nhân tố còn lại như diện tích đất nông nghiệp

gộp của 2 nước, lạm phát và khoảng cách về địa lý có tương quan

ngược chiều (tác động tiêu cực -nhân tố bất lợi) đến KNXK nông sản

của Việt Nam.

Khi nghiên cứu với mặt hàng gạo và cà phê, cùng là các nhân

tố song xu hướng và mức độ tác động ít nhiều có khác so với nông

sản nói chung. Cụ thể:

Page 20: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

20

Với mặt hàng gạo, các nhân tố GDP của Việt Nam, dân số gộp

của 2 nước, lạm phát, tỷ giá hối đoái và việc Việt Nam và nước nhập

khẩu cùng là thành viên của APEC sẽ có tương quan cùng chiều với

KNXK gạo. Các nhân tố còn lại như GDP nước nhập khẩu, diện tích

đất nông nghiệp gộp 2 nước và độ mở nền kinh tế Việt Nam có tương

quan ngược chiều.

Với mặt hàng cà phê, các nhân tố tác động có xu hướng tương

đối giống như khi nghiên cứu với nông sản nói chung.

4.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4.3.1. Những thành tựu trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Quy mô nông sản xuất khẩu biến động theo chiều hướng tích

cực trong điều kiện bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn (sản

lượng và KNXK một số nông sản chủ lực đều tăng trong giai đoạn

1997-2013).

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản nói chung và một số nông

sản chủ lực đang ngày một mở rộng, phát triển và có sự phù hợp với

quá trình hội nhập KTQT hiện nay của Việt Nam. Việc mở rộng thị

trường xuất khẩu lên hơn 130 thị trường vào năm 2013 cho thấy sự

thành công cũng như hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong hoạt

động sản xuất và xuất khẩu nông sản.

Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã và đang phát huy khá tốt

các lợi thế sẵn có trong sản xuất cũng như một số nhân tố tích cực đã

phân tích từ mô hình trọng lực.

4.3.2. Những hạn chế trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Nhìn chung, kết quả xuất khẩu nông sản còn chưa tương xứng

với tiềm năng sẵn có của đất nước. Sản lượng nông sản xuất khẩu tuy

nhiều song giá trị thu về còn thấp.

Chiến lược xuất khẩu chưa gắn với việc khai thác thế mạnh về

nông nghiệp. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất dần lợi thế của

nền nông nghiệp nhiệt đới trong cạnh tranh toàn cầu.

Page 21: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

21

Chất lượng nông sản mặc dù đã cải thiện song còn thấp hơn

nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.

Thị trường xuất khẩu tuy được mở rộng song tính ổn định

chưa cao.

Những rào cản thương mại hiện tại đang được các nước nhập

khẩu áp dụng đã, đang và sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn cho xuất khẩu

nông sản của Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu không ổn định.

Khả năng nắm bắt cơ hội, thông tin trên thị trường còn chậm

khiến cho khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường

quốc tế thấp hơn các đối thủ.

Chính sách tỷ giá có tác động rất quan trọng đối với chính sách

xuất khẩu, nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chưa rõ ràng giữa

mục tiêu khuyến khích xuất khẩu với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

ổn định tỷ giá, giữ giá trị VND.

Các chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu, nhưng việc đầu

tư của Nhà nước vào hệ thống cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến

thương mại, xúc tiến thị trường còn nhiều bất cập; chưa xem hoạt

động này như một “chương trình quốc gia” để đầu tư nguồn lực cần

thiết… vì thế hiệu quả chưa cao.

Chƣơng 5. GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƢỞNG CỦA

NHÂN TỐ CÓ LỢI, HẠN CHẾ ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ

BẤT LỢI NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

5.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vấn đề đặt ra với hoạt động xuất

khẩu nông sản của Việt Nam

5.2. Quan điểm và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của

Việt Nam đến năm 2020

Quan điểm thứ nhất, các chính sách và giải pháp cần hướng đến

việc nâng cao chất lượng cho nông sản xuất, nhập khẩu. Đây là vấn

đề cốt lõi cần quan tâm hàng đầu mà các Bộ, ban, ngành có liên quan

Page 22: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

22

cần thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, với hoạt động xuất khẩu

cần có sự đầu tư đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng từ khâu sản xuất

đến khâu tiêu thụ nông sản.

Quan điểm thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản dựa trên cơ sở

khai thác một cách có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng và

từng địa phương. Hướng tới sản xuất và xuất khẩu những nông sản

có giá trị kinh tế cao và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Quan điểm thứ ba, luôn ứng dụng KHKT và công nghệ mới vào

sản xuất, chế biến nông sản, đẩy mạnh việc quảng bá nhằm xây dựng

thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Quan điểm thứ tư, các chính sách và giải pháp cho hoạt động

xuất khẩu nông sản phải phù hợp với các cam kết của của Việt Nam

với các tổ chức, hiệp định như APEC, WTO, các hiệp định thương

mại song phương và đa phương, các tổ chức quốc tế và thông lệ quốc

tế mà Việt Nam tham gia.

Quan điểm thứ năm, cần khai thác và tận dụng tốt các Hiệp định

thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đang và sẽ tham

gia với các đối tác trong và ngoài khu vực.

5.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến

năm 2020

5.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Để đề xuất giải pháp, các căn cứ được đưa ra bao gồm (i) điều

kiện tự nhiên, KTXH, (ii) chủ trương, chính sách của Nhà nước và

(iii) kết quả nghiên cứu của luận án.

5.3.2. Giải pháp cụ thể

Các giải pháp đưa ra nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt

Nam đến năm 2020 bao gồm: Giải pháp dựa trên yếu tố GDP, Giải

pháp dựa trên yếu tố dân số, Giải pháp dựa trên yếu tố diện tích đất

nông nghiệp, Giải pháp dựa trên yếu tố địa lý, Giải pháp dựa vào

Page 23: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

23

khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, Giải pháp tăng cường quan

hệ hợp tác kinh tế quốc tế, Giải pháp nâng cao chất lượng nông sản,

Giải pháp vượt rào cản thương mại,...

KẾT LUẬN

Luận án đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

1. Luận án đã tổng quan hơn 20 công trình nghiên cứu trên thế

giới và trong nước có liên quan đến xuất khẩu nông sản theo 2 khía

cạnh là phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Qua đó, luận

án chỉ ra các nhân tố cơ bản tác động đến xuất khẩu nông sản mà các

nghiên cứu trước đã đề cập. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra khoảng

trống (nhân tố mới) để tiếp tục nghiên cứu.

2. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý

luận về nông sản và xuất khẩu nông sản. Bằng việc làm rõ cơ sở để

lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản, luận án đã

xây dựng mô hình trọng lực cho việc nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

3. Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau kết hợp

với phân tích lý luận để xây dựng khung phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Các phương pháp phân

tích được sử dụng bao gồm cả định tính và định lượng, trong đó có 2

mô hình được sử dụng để phân tích là mô hình phân tích thị phần

không đổi và mô hình trọng lực. Ngoài ra, luận án còn đưa ra một số

chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình phân tích.

4. Dựa vào kết quả tính toán của các chỉ tiêu nghiên cứu cho thấy,

KNXK nông sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam có

xu hướng tăng trong giai đoạn 1997-2013. Số lượng một số nông sản

chủ lực xuất khẩu nhiều song giá trị thu được không cao. Chất lượng

nông sản của Việt Nam đang từng bước được cải thiện tuy nhiên vẫn

còn thấp hơn nhiều so với các đối thủ. Vì vậy, nông sản Việt Nam

thường gặp nhiều khó khăn trước các rào cản thương mại tại thị trường

Page 24: Tóm tắt tiếng Việt luận án của NCS Ngô Thị Mỹ

24

nhập khẩu... Việc sử dụng mô hình trọng lực chỉ ra 11 nhân tố tác động

đến KNXK nông sản nói chung, gạo và cà phê nói riêng của Việt Nam

bao gồm: (i) GDP của Việt Nam, (ii) GDP nước nhập khẩu, (iii) dân số

gộp của hai quốc gia, (iv) diện tích đất nông nghiệp gộp của hai quốc

gia, (v) lạm phát ở Việt Nam, (vi) khoảng cách địa lý giữa hai quốc

gia, (vii) khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của hai quốc gia,

(viii) tỷ giá hối đoái, (ix) độ mở nền kinh tế của Việt Nam, (x) Việt

Nam là thành viên hay chưa là thành viên của WTO, (xi) Việt Nam và

quốc gia xuất khẩu cùng hay không cùng là thành viên của APEC. Kết

quả phân tích đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực, các nhân tố tác

động tiêu cực đồng thời kết quả cũng cho thấy xu hướng tác động của

các nhân tố khá phù hợp với kỳ vọng mà các giả thuyết đã đưa ra.

5. Trên cơ sở phân tích bối cảnh nền kinh tế thế giới, điều kiện

thực tế của Việt Nam kết hợp với chủ trương, chính sách của Nhà

nước và kết quả nghiên cứu trong chương 4, luận án đề xuất 11 giải

pháp khác nhau nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam

đến năm 2020.

Bên cạnh những vấn đề đã giải quyết được, luận án vẫn tồn tại

một số hạn chế như: chưa đưa được một số nhân tố sau vào trong mô

hình như chất lượng nông sản, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ

tầng, các rào cản thương mại,...; luận án mới chỉ phân tích được một

cách độc lập từng nhân tố đến xuất khẩu nông sản mà chưa đánh giá

được sự tương tác giữa các nhân tố với nhau tác động đến xuất khẩu

nông sản. Tác giả hi vọng một số hạn chế này sẽ được khắc phục ở

những nghiên cứu tiếp theo./.