88
TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNHPHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAMChương trình nghị sự phát triển bền vững 2030

Page 2: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp
Page 3: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài Nguyên và Môi trường

Hà Nội, tháng 09 năm 2018

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAMCHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2030

Page 4: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

MỤC LỤC

Trang

BÁO CÁO TÓM TẮT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

MỤC 1. GIỚI THIỆU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 151. Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162. Mục tiêu và phạm vi của báo cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 163. Phương pháp luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 174. Cấu trúc báo cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

MỤC 2: SDG, VSDG VÀ CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM . . . . . . . . . . . 18Đối chiếu VSDGs và SDGs tương ứng liên quan đến trẻ em . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM . . . . . . . . . . . 23Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

1. Kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 241.1. Giảm nghèo thu nhập và nghèo đa chiều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 241.2. An sinh xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281.3. Tăng cường khả năng chống chịu và giảm rủi ro trước các cú sốc về môi trường, kinh tế, xã hội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

29

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 293. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

32

1. Kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 322. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 343. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

36

1. Kết quả chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 361.1. Giảm tử vong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 361.2. Chấm dứt các bệnh dịch AIDS, bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới . . . 391.3. Tăng cường sức khỏe sinh sản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 401.4. Giảm thương tích do tai nạn giao thông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 421.5. Chăm sóc sức khỏe toàn dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 443. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47

1. Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 471.1. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí và có chất lượng . . . . . . . . 471.2. Giáo dục mầm non và phát triển trẻ thơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 513. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

Page 5: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

Trang

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

52

1. Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 521.1. Chấm dứt phân biệt đối xử và bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái . . . . . . . . 521.2. Xóa bỏ hủ tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 563. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

58

1. Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 581.1. Nước sạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 581.2. Vệ sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 613. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

63

1. Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 632. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . . . 633. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

651. Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

1.1. Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi mọi hình thức xâm hại, bóc lột, bao lực và mua bán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

65

1.2. Đăng ký khai sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 662. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực . . . . . . 673. Khuyến nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

MỤC 4. KHUYẾN NGHỊ CHUNG VÀ KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 701. Khuyến nghị chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 712. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76

Page 6: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Tỷ lệ nghèo phân theo thành thị, nông thôn

Hình 2 Tỷ lệ nghèo (theo chi tiêu) phân theo dân tộc, 2010-2016

Hình 3 Tỷ lệ nghèo thu nhập năm 2016 và nghèo đa chiều 2017 phân theo vùng

Hình 4 Chênh lệnh thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 5 với nhóm 1 (lần)

Hình 5 Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của tổng thể dân số và của nhóm 40% dân số có thu nhập thấp nhất của cả nước, thành thị và nông thôn (Nghìn đồng)

Hình 6 Số lượt hộ thiếu đói chia theo vùng, 2010-2017

Hình 7 Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chung cả nước, 2005-2016

Hình 8 Tình trạng duy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, 2016

Hình 9 Tỷ suất tử vong mẹ giai đoạn 1990-2016 và mục tiêu 2030

Hình 10 Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi có con sinh ra sống trong vòng 2 năm trước điều tra được người được đào tạo đỡ đẻ

Hình 11 Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi, 2005-2016

Hình 12 Tỷ suất chết của trẻ em dưới năm tuổi, 2005-2016, Mục tiêu 2030

Hình 13 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi, 2005-2016

Hình 14 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giai đoạn 2005-2016 và mục tiêu 2030

Hình 15 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi chung cả nước và của trẻ em DTTS

Hình 16 Phần trăm người nhiễm mới HIV chia theo vùng, năm 2016

Hình 17 Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT hiện đại chia theo thành thị/nông thôn, năm 2002-2016

Hình 18 Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT hiện đại chia theo biện pháp đang sử dụng, năm 2016

Hình 19 Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT chia theo thành thị/nông thôn, vùng và trình độ học vấn, năm 2016

Hình 20 Số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông, 2012-2016

Hình 21 Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS chia theo vùng, năm học 2015-2016

Hình 22 Chỉ số phát triển sớm của trẻ em 36-59 tháng tuổi, năm 2014

Hình 23 Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh chia theo vùng, năm 2005-2016

Hình 24 Tỷ trọng dân số nữ vị thành niên (15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổi và tuổi kết hôn trung bình lần đầu, 2009 và 2017

Hình 25 Tỷ trọng dân số nữ vị thành niên(15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổi (%) và tuổi kết hôn trung bình lần đầu (năm) chia theo thành thị nông thôn và vùng, 2017

Page 7: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

Hình 26 Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ

Hình 27 Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi có tuổi kết hôn lần đầu hoặc sống như vợ chồng trước tuổi 15, 2006-2014

Hình 28 Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh phân theo thành thị, nông thôn

Hình 29 Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh phân theo thành thị, nông thôn

Hình 30 Tỷ lệ hộ gia đình đi tiêu tự do, 2002-2016

Hình 31 Tỷ lệ hộ đi tiêu tự do chia theo vùng, 2010-2016

Hình 32 Số TE bị xâm hại chia theo vùng, 2016-2017

Hình 33 Tỷ lệ phần trăm TE bị xâm hại chia theo giới tính, độ tuổi và tội danh bị xâm hại, 2016-2017

Hình 34 Phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh, 2006-2014

Hộp 1 Những phát hiện chính của Mục tiêu 1

Hộp 2 Những phát hiện chính của Mục tiêu 2

Hộp 3 Những phát hiện chính của Mục tiêu 3

Hộp 4 Những phát hiện chính của Mục tiêu 4

Hộp 5 Những phát hiện chính của Mục tiêu 5

Hộp 6 Những phát hiện chính của Mục tiêu 6

Hộp 7 Những phát hiện chính của Mục tiêu 8

Hộp 8 Những phát hiện chính của Mục tiêu 16

Bảng 1 Những khác biệt chính của SDG và VSDG

Bảng 2 Tỷ lệ nghèo chia theo thành thị, nông thôn và vùng, 2010-2016

Bảng 3 Tử vong của trẻ em và vị thành niên từ 0 đến 19 tuổi do tai nạn thương tích phân theo nguyên nhân và nhóm tuổi, 59 tỉnh, 2016

Bảng 4 Tỷ lệ bạo lực do chồng gây ra cho phụ nữ đã từng kết hôn (%)

Phụ lục 1 Các mục tiêu cụ thể của VSDG và của SDG liên quan đến trẻ em và sự khác nhau giữa hai hệ thống

Phụ lục 2 Các chỉ tiêu thống kê SDG hiện không có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và bộ ngành (khi Việt Nam báo cáo VNR, 7/2018)

DANH MỤC HỘP

DANH MỤC BẢNG

Page 8: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tế

BTBDHMT Bắc Trung bộ duyên hải miền Trung

DTTS Dân tộc thiểu số

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐNB Đông Nam bộ

ĐTBĐDS&KHHGĐ Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình

GDĐT Giáo dục và Đào tạo

HSSV Học sinh sinh viên

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

KHĐT Kế hoạch và Đầu tư

KHHĐ VSDGs Kế hoạch hành động thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

KSMS Khảo sát mức sống

LĐTBXH Lao động -Thương binh và Xã hội

MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ

MTQG Mục tiêu quốc gia

NGTKYT Niên giám thống kê Y tế

PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội

SDG Mục tiêu phát triển bền vững

SitAn Phân tích tình hình

THCS Trung học cơ sở

TCTK Tổng cục Thống kê

TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc

TĐTDS Tổng điều tra dân số

TN Tây nguyên

THPT Trung học phổ thông

TƯ Trung ương

UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

VSDG Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Page 9: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

BÁO CÁO TÓM TẮT

9

BÁO CÁO TÓM TẮT

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) thuộc Chương trình nghị sự 2030 được xây dựng và nhất trí thông qua để hỗ trợ các nước xác định mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới sự phát triển bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển. Chương trình nghị sự 2030 có 17 mục tiêu lớn và 169 mục tiêu cụ thể. Trẻ em là đối tượng quan trọng của SDG, được đề cập trong 12/17 mục tiêu lớn và 38/169 mục tiêu cụ thể.

Theo đó, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (KHHĐ VSDG) cũng đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (VSDG) và 115 mục tiêu cụ thể. Tương tự như trong SDG, trẻ em là nhóm đối tượng quan trọng, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến 12/17 VSDG và 40/115 mục tiêu cụ thể của VSDG.

Báo cáo này sẽ so sánh, đối chiếu các mục tiêu cụ thể của SDG và VSDG để thấy sự khác biệt trong mục tiêu chính sách và các thiếu hụt liên quan đến trẻ em của Việt Nam; rà soát các chính sách đã ban hành liên quan đến các VSDG để tìm ra các khoảng trống cần lấp đầy; đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu cụ thể của VSDG liên quan đến trẻ em trong thời gian vừa qua cũng như phát hiện những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện các VSDG liên quan đến trẻ em từ nay đến năm 2030.

Sự tương đồng và sự khác biệt giữa SDG và VSDG:

Việt Nam xây dựng KHHĐ VSDG trên cơ sở SDGs nên các VSDG và SDG toàn cầu liên quan đến trẻ em hầu như hoàn toàn tương đồng. Tuy nhiên, có khác biệt ở một số mục tiêu cụ thể. Việt Nam đặt mục tiêu thấp hơn ở các vấn đề như suy dinh dưỡng, tai nạn giao thông, phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, lao động trẻ em, hủ tục như kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc. SDGs đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “chấm dứt hoàn toàn” các vấn đề này, trong khi Việt Nam đưa ra lộ trình giảm dần và huy động thêm nguồn lực để thực hiện giảm và tiến tới “chấm dứt hoàn toàn”.

Trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ trẻ em, Việt Nam đặt ra mục tiêu cao hơn mục tiêu toàn cầu trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi dựa trên kết quả đã đạt được trong Mục tiêu Thiên niên kỷ. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu dưới 45 ca tử vong mẹ trong 100.000 trẻ sinh ra sống; dưới 15 ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống, trong khi SDGs đặt mục tiêu dưới 70 ca tử vong mẹ trong 100.000 trẻ sinh ra sống; và dưới 25 ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống. Tuy nhiên, Việt Nam không chọn mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 28 ngày tuổi như SDGs, mà chọn mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Lý do SDGs đặt mục tiêu giảm tử vong trẻ dưới 28 ngày tuổi vì mục tiêu này phản ánh rõ nhất công tác chăm sóc y tế đối với trẻ em và tình hình sức khỏe trẻ em của một quốc gia, rộng hơn là trình

Page 10: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

10

độ phát triển của quốc gia. Việt Nam không chọn mục tiêu này một phần là do hệ thống thống kê y tế và thống kê quốc gia hiện tại chưa có chỉ tiêu này, và một phần do chưa nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu này. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một nguồn thống kê tử vong trẻ em dưới 28 ngày tuổi, đó là từ Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện khoảng 5 năm một lần. Số liệu cập nhật nhất cho thấy vào năm 2014, Việt Nam có 11,9 trẻ dưới 28 ngày tuổi tử vong trên 1.000 trẻ đẻ ra sống, trong khi tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 14,9 trên 1.000 trẻ đẻ ra sống. Như vậy, trong số trẻ tử vong dưới 1 tuổi, số lượng tử vong dưới 28 ngày tuổi chiếm phần lớn. Vì vậy, để kiểm soát hiệu quả tình trạng tử vong dưới 1 tuổi, Việt Nam cần kiểm soát tử vong dưới 28 ngày tuổi.

Ở mục tiêu giáo dục, trong khi SDG đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành biết đọc, biết viết và biết tính toán thì Việt Nam chỉ chọn mục tiêu biết đọc và biết viết. Tính toán là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của thanh niên và người trưởng thành. Bên cạnh tỷ lệ biết chữ, “biết tính toán” thể hiện trình độ phát triển giáo dục của quốc gia. Việc không chọn “biết tính toán” là mục tiêu hướng tới có thể do quốc gia chưa nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu này và chưa có công cụ đo lường mức độ “biết tính toán”.

Về từ ngữ, VSDG dùng các cụm từ để chỉ tất cả mọi người, trong khi SDG dùng các từ cụ thể hóa hơn để chỉ các đối tượng hưởng lợi là nam, nữ và trẻ em, hoặc người cao tuổi. Tổng cộng có 20 mục tiêu cụ thể của VSDG có những khác biệt so với các mục tiêu cụ thể tương ứng của SDG.

Những thành tựu bước đầu thực hiện VSDG và những tồn tại:

Mục tiêu 1 – Giảm nghèo: Không còn trẻ em sống trong cảnh nghèo

Việt Nam đã đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo và kết quả này vẫn còn duy trì được cho đến nay. Theo chuẩn nghèo quốc tế về thu nhập, tỷ lệ nghèo chung cả nước đã giảm đáng kể, từ 52,9% vào năm 1992, xuống còn 14,8% vào năm 2008, và gần như đã được loại bỏ, chỉ còn 2% vào năm 2016.

Tỷ lệ nghèo đa chiều chung năm 2016 là 9,2%, giảm được 1,3 điểm %, xuống còn 7,9% vào năm 2017. Tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em đã giảm hơn một nửa trong giai đoạn 2008-2014, từ 28,9% năm 2008 xuống 13,1% năm 2014.

Tuy nhiên, vẫn còn những đối tượng bị tụt lại phía sau, gồm: trẻ em ở nông thôn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng Trung du và Miền núi phía bắc (TDMNPB) và Tây Nguyên (TN), trẻ em trong các hộ nghèo. Tốc độ giảm nghèo của dân tộc thiểu số (DTTS) không bằng của dân tộc Kinh; trẻ em DTTS là nghèo nhất. Tình trạng phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng làm cho nhóm nghèo nhất tụt hậu hơn. Tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em cao hơn tỷ lệ nghèo thu nhập hơn 1,5 lần. Tình trạng nghèo đa chiều ở trẻ em nông thôn và trẻ em DTTS diễn ra xấu hơn mức trung bình cả nước. Ở nông thôn, cứ 5 trẻ em thì có gần 1 trẻ sống trong tình trạng nghèo đa chiều (17,1%). Trung bình có 2 trong 5 trẻ em DTTS sống trong tình trạng nghèo đa chiều (39,1%). Nghèo đa chiều trẻ em giảm chậm hơn ở nông thôn, ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và trong nhóm DTTS.

Mục tiêu 2 – Xóa đói: Không còn tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng

Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực cho tuyệt đại đa số người dân; nạn thiếu lương thực được giải quyết cơ bản. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ dân cư chưa tiếp cận đầy đủ lương thực ở những vùng nghèo hơn, vùng bị thiên tai, mất mùa. Thiếu đói còn diễn ra ở 3 vùng Trung

Page 11: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

BÁO CÁO TÓM TẮT

11

du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, và Tây Nguyên, số hộ thiếu đói tháng cao điểm chiếm 0,5% tổng số hộ nông nghiệp. Giai đoạn 2005-2016, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi đã giảm, nhưng vẫn còn cao: năm 2016 cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm không được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn này. Năm 2016 cứ 100 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 6 em bị suy Dinh dưỡng thể thấp còi. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi cao nhất ở 3 vùng Tây Nguyên, Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Mục tiêu 3 – Sức khỏe tốt: Không còn tình trạng bà mẹ bị tư vong vì sinh nở. Không còn tình trạng trẻ em bị tư vong do các nguyên nhân có thể phòng ngừa

Tỷ số tử vong mẹ giảm hơn 3 lần, từ 233 ca trên 100.000 trẻ sinh ra sống vào năm 1990 xuống còn 69 vào năm 2009 và 54 ca trên 100.000 trẻ sinh ra sống vào năm 2016. Tỷ lệ ca sinh có cán bộ y tế chăm sóc chung cả nước năm 2011 đạt 96,7%, năm 2015 tăng lên 98,3%. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 26,8 trẻ/1.000 trẻ đẻ ra sống(2005) xuống còn 21,8 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong (2016) trên 1.000 trẻ đẻ sống. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 17,8 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong vào năm 2005 xuống còn 14,5 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong vào năm 2016 trên 1.000 trẻ sinh ra sống.

Tuy nhiên, còn có sự khác biệt về giới, giữa thành thị, nông thôn và các vùng. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi năm 2016 của trẻ em nam cao hơn nữ tương ứng khoảng 1.3 và 2 lần (16,4 so với 12,5 của trẻ dưới 1 tuổi và 28,3 so với 14,9 của trẻ dưới 5 tuổi); tỷ suất này ở nông thôn cao hơn thành thị 2 lần (17,7 so với 8,5 của trẻ dưới 1 tuổi và 26,4 so với 12,9 của trẻ dưới 5 tuổi); tỷ suất này cao nhất trên cả nước ở 2 vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc (24 và 21,5 ở trẻ dưới 1 tuổi; và 36,5 và 32,5 ở trẻ dưới 5 tuổi) và đều cao hơn trung bình cả nước (trung bình cả nước tương ứng là 14,5 và 21,8). Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi năm 2015 của trẻ em DTTS đều cao hơn bình quân chung cả nước 1,7 lần (24,8 so với 14,7 và 37,7 của trẻ dưới 1 tuổi so với 22,1 của trẻ dưới 5 tuổi).

Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây tai nạn thương tích của nhóm trẻ em và vị thành niên 15-19 tuổi (18,38%). Tuy nhiên, đối với nhóm 0-14 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính lại là đuối nước, cao nhất là đối với nhóm 0-4 tuổi (16,39%).

Mục tiêu 4 – Giáo dục có chất lượng: Mọi trẻ em đều được hưởng môi trường giáo dục hiệu quả và hòa nhập

Việt Nam đã đạt phổ cập mầm non 5 tuổi, tiểu học và THCS; đang tiến tới phổ cập THCS đúng độ tuổi (theo chuẩn quốc gia). Chất lượng giáo dục tiểu học và THCS đã được cải thiện qua thời gian, kể cả ở những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh DTTS. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tỷ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2015-2016 đạt rất cao, tương ứng là 99,85% và 99,16%.

Không có chênh lệch về giới trong việc tham gia học tiểu học, nhưng trẻ em nam có thể bị thiệt thòi hơn trẻ em nữ trong việc đi học THCS. Trẻ em gái dân tộc Mông có ít cơ hội đi học hơn trẻ em trai dân tộc Mông. Vẫn có trẻ em trong diện phổ cập chưa bao giờ đi học hoặc đã từng đi học nhưng bỏ học, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ở khu vực nông thôn, ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, ở trẻ em nghèo, trẻ em di cư, trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc Khmer, Mông và các dân tộc rất ít người, trẻ em gái dân tộc Mông.

Page 12: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

12

Mục tiêu 5 – Bình đẳng giới: Mọi trẻ em đều bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội không phân biệt giới tính

Mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ là một trong 3 mục tiêu thiên niên kỷ Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn năm 2015.

Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra theo chiều hướng xấu ở Việt Nam. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2016, từ 105,6 bé trai/100 bé gái lên 112,2/100. Tình trạng phân biệt nam nữ và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra.

Năm 2010, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời, trong đó 6% là trong 12 tháng trước cuộc phỏng vấn; số bị bạo lực tình dục trong đời là 10%, trong 12 tháng qua là 4%; số bị bạo lực tinh thần trong đời là 54%, trong 12 tháng qua là 25%. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong đời cao gấp 3 lần bạo lực tình dục. Kết hợp ba loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần do chồng gây ra thì có hơn nửa phụ nữ đã từng kết hôn (58%) trả lời đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%.

Các hủ tục như kết hôn sớm vẫn diễn ra. Tình trạng phụ nữ trẻ kết hôn sớm diễn ra nhiều hơn ở nông thôn, ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, và trong đồng bào DTTS. Tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi ở nông thôn kết hôn lần đầu ở tuổi 15, 16 và 17 cao hơn thành thị tương ứng là 12 lần, 4 lần và 3 lần. Có sự chênh lệch đáng kể giữa vùng cao nhất và vùng thấp nhất.

Mục tiêu 6 – Nước sạch và vệ sinh: Mọi trẻ em đều được tiếp cận các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh

Tình hình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh tăng từ 78,1% năm 2002 lên 93,4% năm 2016. Tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh đã được cải thiện rõ rệt trên cả nước. Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh tăng từ 55,1% năm 2002 lên 83,3 năm 2016.

Tuy nhiên, năm 2016, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh ở nông thôn thấp hơn thành thị (90,8% so với 99%); vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh thấp nhất (81,3%). Năm 2016, tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị (77% so với 96,2%); 3 vùng có tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh thấp nhất gồm Tây Nguyên (63,3%), Đồng bằng sông Cửu Long (67,3%) và Trung du và miền núi phía Bắc (67,6%).

Năm 2016, cả nước vẫn còn có 9,4% hộ đi tiêu tự do; Đồng bằng sông Cửu Long (29,9%), tương đương với cứ 10 hộ thì có 3 hộ đi tiêu tự do; Tây Nguyên cao thứ 2 và Trung du và miền núi phía Bắc cao thứ 3. Năm 2014, còn có 13,7% hộ không có nước hoặc xà phòng ở nơi rửa tay, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn của 3 vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu không có đầu tư và nỗ lực tương xứng, mục tiêu tất cả người dân được đảm bảo tiếp cận bình đẳng tới các nguồn nước uống an toàn, hệ thống và điều kiện vệ sinh chất lượng khó có thể đạt được vào năm 2030.

Mục tiêu 8 – Tăng trưởng kinh tế và việc làm tốt: Không có trẻ em tham gia lao động trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào

Năm 2014, cả nước có 16,4% trẻ em từ 5-17 tuổi là lao động trẻ em; trong đó có 7,8% trẻ em trong độ tuổi này đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Vùng TDMNPB có tỷ lệ

Page 13: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

BÁO CÁO TÓM TẮT

13

lao động trẻ em cao nhất cả nước (36,2% vượt ngưỡng thời gian và 20,8% làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại). Việc đạt được mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em đòi hỏi nỗ lực đa ngành, đặc biệt là lao động, bảo trợ xã hội và bảo vệ trẻ em. Việc trước mắt và quan trọng cần thực hiện là luật hóa khái niệm “lao động trẻ em” sao cho tương thích giữa Luật Trẻ em và Bộ Luật lao động; hài hòa giữa hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em và lao động với Công ước về Quyền Trẻ em, SDGs và các tiêu chuẩn quốc tế; và hài hòa với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Mục tiêu 16 – Hòa bình và công lý: Tất cả trẻ em được bảo vệ và được tiếp cận công lý

Trong những năm gần đây, cả nước mỗi năm có hơn 2.000 vụ bạo hành trẻ em. Trẻ em bị xâm hại chủ yếu là nữ, chiếm 78,9% năm 2016 và 92,4% năm 2017. Trong số trẻ em nhỏ dưới 6 tuổi vẫn có 7-8% bị xâm hại. Xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao trong các tội danh bị xâm hại: 67% và 85% tương ứng trong 2 năm 2016 và 2017. Cứ 10 trẻ em 1-14 tuổi thì có 6 trẻ đã từng bị xử phạt về thể xác và/hoặc tâm lý. Mục tiêu đạt được 100% trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh vào năm 2030 là một thách thức. Trẻ em ở vùng ĐBSCL và TNcó tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn các vùng khác. Trẻ em sống trong các hộ nghèo hơn có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn.

Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực:

Việt Nam cơ bản đã có khung luật pháp và các chính sách về phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với các VSDG liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên, với quan điểm “Không để một ai bị bỏ lại phía sau” thì tất cả các chính sách hiện hành liên quan đến VSDG cần được rà soát và cập nhật nội dung. Tương tự, quan điểm này cũng cần được thể hiện nhất quán trong các nội dung của các chính sách mới được xây dựng.

Nhiều mục tiêu VSDG đòi hỏi đầu tư nguồn lực cao trong quá trình thực hiện so với MDG để đạt được mục tiêu tổng quát “Không để một ai bị bỏ lại phía sau”, ví dụ: “Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi”, “Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên”, hoặc “Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng”. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu VSDG đang đối mặt với rào cản lớn nhất là nguồn lực tài chính trong nước rất hạn hẹp, lại bị dàn trải thêm cho các yêu cầu mới phát sinh cần chi rất lớn như ứng phó với biến đổi khí hậu hoặc trả nợ công, trong khi nguồn tài chính từ bên ngoài bị sụt giảm nhiều so với thời kỳ thực hiện MDG.

Các khuyến nghị chung:

Củng cố hệ thống quốc gia và phối hợp đa ngành thông qua lồng ghép chương trình nghị sự về trẻ em vào các hệ thống quốc gia và thực hiện trong khung kế hoạch quốc gia. Dưới sự điều phối của Ủy ban quốc gia về trẻ em, Bộ KHĐT với vai trò điều phối thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (KHHĐ VSDG) và Bộ LĐTBXH, với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em cần phối hợp chặt chẽ để thực hiện các mục tiêu SDG về trẻ em, cung cấp thông tin cho công tác giám sát, báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện VSDG liên quan đến trẻ em của các bộ ngành và địa phương.

Củng cố cơ chế tài chính công bền vững thông qua việc phân loại các VSDG liên quan đến trẻ em để lên kế hoạch về nhu cầu tài chính; xác định các ưu tiên về tài chính cho các nhu cầu cần thiết nhất để không dàn trải, ưu tiên cho 3 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và

Page 14: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

14

Bắc trung bộ duyên hải miền Trung; tích cực vận động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước như vay trong nước và huy động đóng góp của khu vực tư nhân thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đảm bảo sự thống nhất giữa KHHĐ VSDG với các kế hoạch phát triển ngành và địa phương. Có chính sách và giải pháp thúc đẩy đặc biệt nhằm giảm bất bình đẳng giữa các vùng miền, nhóm dân cư tụt hậu nhất gồm: hộ nghèo; dân tộc thiểu số Khmer, Mông và các dân tộc rất ít người khác; trẻ em nữ dân tộc Mông; trẻ em di cư; khuyết tật.

Đảm bảo tiếp cận y tế toàn dân, bao gồm sức khỏe tình dục và sinh sản, đặc biệt là với các trẻ em gái và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Tiếp tục phát triển giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng. Xóa bỏ tất cả các hình thức bạo hành, lạm dụng và bóc lột, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho trẻ em, phát triển trẻ thơ toàn diện, và thể chế hóa sự tham gia của trẻ em và thanh niên.

Page 15: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

15

MỤC 1. GIỚI THIỆU

MỤC 1Giới thiệu

Page 16: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

16

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

1. Đặt vấn đề

Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) thuộc Chương trình nghị sự 2030 được xây dựng và nhất trí thông qua để hỗ trợ các nước xác định mục tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hướng tới sự phát triển bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển. Chương trình nghị sự phát triển bền vững có 17 mục tiêu lớn, 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu để giám sát việc thực hiện các mục tiêu, bao trùm 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của một quốc gia. Trẻ em là đối tượng quan trọng của SDG, được đề cập trực tiếp trong nhiều mục tiêu (như giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe) hoặc gián tiếp (như phát triển kinh tế hoặc môi trường) trong 12/17 (70,5%) mục tiêu lớn, 38/169 (22,5%) mục tiêu cụ thể, và 50/232 (21,5%) chỉ tiêu[1].

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Việt Nam[2] (KHHĐ VSDG) gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (VSDG), cụ thể hóa thành 115 mục tiêu cụ thể, với các nhiệm vụ cụ thể được đưa ra nhằm thực hiện các VSDG. Với quan điểm “Không ai bị bỏ lại phía sau”[3] thể hiện xuyên suốt trong KHHĐ VSDG, tất cả các chính sách hiện hành liên quan đến VSDG cần được rà soát và cập nhật nội dung để đạt mục tiêu đến năm 2030. Trẻ em là nhóm đối tượng quan trọng, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến 12/17 mục tiêu lớn VSDG và 40/115 mục tiêu cụ thể của VSDG.

2. Mục tiêu và phạm vi của báo cáo

Mục tiêu của báo cáo này là rà soát sâu các mục tiêu cụ thể của VSDG liên quan đến trẻ em và đánh giá tình hình hiện tại của từng mục tiêu để cung cấp thông tin đầu vào cho Báo cáo tự nguyện của Việt Nam về Rà soát các SDG và Báo cáo đầu tiên của quốc gia về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 dự kiến trình Quốc hội vào đầu năm 2019.

Báo cáo này sẽ so sánh, đối chiếu các mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em của SDG và VSDG để thấy sự khác biệt và đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này nhằm hiểu sâu thêm về vị trí của Việt Nam trong tiến trình SDG 2030. Báo cáo tiến hành rà soát các mục tiêu liên quan đến trẻ em trong VSDG để phân tích Việt Nam đang ở đâu và cần phải làm gì, ở khía cạnh

[1] https://data.unicef.org/children-sustainable-development-goals/[2] Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017[3] Như trên

MỤC 1

Giới thiệu

Page 17: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

17

MỤC 1. GIỚI THIỆU

chính sách, tổ chức và nguồn lực, để đạt được mục tiêu đặt ra. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện các VSDG liên quan đến trẻ em từ nay đến năm 2030.

3. Phương pháp luận

• Nghiên cứu các tài liệu liên quan về SDG[4] của quốc tế và VSDG của Việt Nam liên quan đến trẻ em; nghiên cứu các báo cáo về kết quả thực hiện VSDG của các Bộ ngành có các VSDG liên quan đến trẻ em.

• Đối chiếu SDG và VSDG liên quan đến trẻ em.

• Rà soát, hệ thống hóa và tổng hợp các chính sách, các nguồn số liệu sẵn có về VSDG liên quan đến trẻ em trong giai đoạn 2010 đến nay.

• Sử dụng các phương pháp thống kê phù hợp, đặc biệt phương pháp so sánh dãy số thời gian và đồ thị, để phân tích những số liệu đã tập hợp được, từ đó phát hiện những thành tựu đã đạt được trong quá khứ, nhìn thấy xu hướng có thể đạt được các mục tiêu trong tương lai, và phát hiện những thiếu hụt về số liệu.

• Đối chiếu với thực trạng để đề xuất các khuyến nghị.

4. Cấu trúc báo cáo

Báo cáo được chia thành 4 phần như sau:

Mục 1: Giới thiệu – Đặt vấn đề về nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.

Mục 2: Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu SDGs và Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam VSDGs liên quan đến trẻ em.

Mục 3: Phân tích từng mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam liên quan đến trẻ em, bao gồm:

• Tình hình thực hiện các mục tiêu cụ thể.

• Rà soát, phân tích pháp luật, chính sách, chương trình và tổ chức cơ cấu nguồn lực liên quan đến việc thực hiện mục tiêu.

• Khuyến nghị.

Mục 4: Khuyến nghị chung và kết luận.

[4] Báo cáo Rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Page 18: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

18

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

MỤC 2:SDG, VSDG và các mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em

Page 19: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

19

MỤC 2: SDG, VSDG VÀ CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Đối chiếu VSDGs và SDGs tương ứng liên quan đến trẻ em

VSDG là phiên bản điều chỉnh của SDG để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. VSDG cũng có 17 mục tiêu lớn với nội dung tương tự như của SDG, với 115 mục tiêu cụ thể (phản ánh được 150/169 mục tiêu toàn cầu). Số Mục tiêu cụ thể của Việt Nam ít hơn số mục tiêu cụ thể của SDG do ghép hoặc một số mục tiêu cụ thể của SDG toàn cầu không phù hợp với Việt Nam. VSDG chưa có chỉ tiêu thống kê để đo các mục tiêu cụ thể do đang trong quá trình xây dựng. Tương tự như với SDG, trẻ em cũng là đối tượng quan trọng của VSDG, được đề cập trong 12/17 (70,5%) mục tiêu lớn và trong 37/115 (32,2%) mục tiêu cụ thể.

Ở cả hai hệ thống toàn cầu SDG và của Việt Nam (VSDG), các mục tiêu lớn và mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em được cấu trúc theo 5 lĩnh vực phúc lợi dựa trên các quyền của trẻ em, bao gồm: Mọi trẻ em đều được sống và phát triển; mọi trẻ em đều được đi học; mọi trẻ em đều được bảo vệ khỏi bạo lực và bóc lột; mọi trẻ em đều được sống trong một môi trường an toàn và sạch sẽ; và mọi trẻ em đều có cơ hội công bằng trong cuộc sống. Mục tiêu tổng quát là “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”.

Các mục tiêu SDGs là cơ sở để Việt Nam xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững nên các mục tiêu lớn của VSDG và SDG toàn cầu liên quan đến trẻ em hầu như có sự tương đồng hoàn toàn. Tuy nhiên, có sự khác biệt ở một số mục tiêu cụ thể của Việt Nam so với mục tiêu toàn cầu. Việt Nam đặt mục tiêu thấp hơn ở các vấn đề như suy dinh dưỡng, tai nạn giao thông, phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, lao động trẻ em, các hủ tục như kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc. SDGs đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “chấm dứt hoàn toàn” các vấn đề này. Tuy nhiên, Việt Nam cần có lộ trình và huy động thêm nguồn lực để giảm dần và tiến tới “chấm dứt hoàn toàn”.

Đối với các mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, Việt Nam đặt ra mục tiêu cao hơn SDGs. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu dưới 45 ca tử vong mẹ trong 100.000 trẻ sinh ra sống; dưới 15 ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống. Trong khi đó, SDGs đặt mục tiêu dưới 70 ca tử vong mẹ trong 100.000 trẻ sinh ra sống; và dưới 25 ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống. Tuy nhiên, Việt Nam không chọn mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 28 ngày tuổi như SDGs (mục tiêu SDG: giảm còn ít nhất 12 ca tử vong dưới 28 ngày tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống), mà chọn mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi (Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm còn dưới 10 ca tử vong dưới 1 tuổi trong 1.000 trẻ sinh ra sống). Lý do SDGs đặt mục tiêu giảm tử vong trẻ dưới 28 ngày tuổi vì đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng trẻ em và cộng đồng tiếp cận với các dịch vụ y tế công cộng cơ bản như y tế dự

MỤC 2

SDG, VSDG và các mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em

Page 20: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

20

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

phòng, điều trị các bệnh truyền nhiễm và dinh dưỡng. Chỉ tiêu tử vong trẻ em dưới 28 ngày tuổi thể hiện rõ nhất thực trạng chăm sóc y tế đối với trẻ em và tình hình sức khỏe trẻ em của quốc gia, rộng hơn nữa là thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Việt Nam không chọn mục tiêu này cũng một phần là do các dữ liệu thống kê y tế và quốc gia chưa chú trọng thu thập chỉ tiêu này, mà chỉ thu thập tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Lý do khác là chưa nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu này. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có một nguồn thống kê tử vong trẻ em dưới 28 ngày tuổi, đó là từ Điều tra Đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện khoảng 5 năm một lần. Số liệu mới nhất về tỷ lệ này được công bố năm 2014: Việt Nam có 11.9 trẻ dưới 28 ngày tuổi tử vong trên 1.000 trẻ đẻ ra sống. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 14.7 trên 1.000 trẻ đẻ ra sống. Có thể thấy trong số trẻ tử vong dưới 1 tuổi, số lượng tử vong dưới 28 ngày tuổi chiếm phần lớn. Chính vì vậy, để kiểm soát hiệu quả tình trạng tử vong dưới 1 tuổi, Việt Nam cần kiểm soát tử vong dưới 28 ngày tuổi.

Ở mục tiêu giáo dục, trong khi SDG đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành biết đọc, biết viết và biết tính toán thì Việt Nam chỉ chọn mục tiêu biết đọc và biết viết. Tính toán là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của thanh niên và người trưởng thành. Mục tiêu này thể hiện trình độ phát triển giáo dục của quốc gia. Việc Việt Nam không chọn “biết tính toán” là mục tiêu hướng tới có thể do quốc gia chưa nhận thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu này, đồng thời cũng chưa có công cụ để xác định một người “biết tính toán”.

Về từ ngữ, VSDG dùng các cụm từ để chỉ tất cả mọi người, trong khi SDG dùng các từ cụ thể hóa hơn để chỉ các đối tượng hưởng lợi là nam, nữ và trẻ em, hoặc người cao tuổi. Tổng cộng có 20 mục tiêu cụ thể của VSDG có những khác biệt so với các mục tiêu cụ thể tương ứng của SDG (cụ thể xem Phụ lục 1). Bảng sau đây liệt kê 13 khác biệt chính và lý do khác biệt:

Page 21: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

21

MỤC 2: SDG, VSDG VÀ CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

BẢNG 1: Những khác biệt chính của SDG và VSDG

SDG VSDG TƯƠNG ỨNG LÝ DO KHÁC BIỆT

SDG 1.2: Đặt mục tiêu giảm nghèo cho “nam”, “nữ” và “trẻ em”

VSDG 1.1: Đặt mục tiêu giảm nghèo cho tất cả mọi người.

VSDG muốn nhấn mạnh vào 3 nhóm đối tượng này.

SDG 1.4: Đặt mục tiêu cụ thể là nam, nữ có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính.

VSDG 1.3: Đặt mục tiêu là tất cả mọi người.

SDG muốn nhấn mạnh vào 2 nhóm đối tượng này.

SDG 2.1: “Chấm dứt tình trạng thiếu đói” ở người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn bao gồm trẻ em.

VSDG 2.1: Nhấn mạnh thêm đối tượng người cao tuổi trong mục tiêu xóa đói, tiếp cận thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng.

Việt Nam coi người cao tuổi cũng là nhóm dễ bị tổn thương.

SDG 2.2: Đặt mục tiêu chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡng.

VSDG 2.2: Đặt mục tiêu thấp hơn là giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng.

Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam còn cao và có xu hướng giảm chậm.

SDG 3.1: Giảm tử vong mẹ toàn cầu dưới 70 trường hợp trên 100.000 ca sinh sống.

VSDG 3.1 gộp SDG 3.1 và 3.2. VSDG 3.1 đặt mục tiêu cao hơn về tử vong mẹ và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng không đặt mục tiêu giảm ca tử vong sơ sinh.

Việt Nam đã đạt được mức cao hơn mục tiêu SDG về tử vong mẹ và tử vong ở trẻ dưới 5 năm.

Về tử vong ở trẻ sơ sinh, Việt Nam có thể chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát tử vong trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi và theo dõi và báo cáo chỉ tiêu này.

SDG 3.2: Chấm dứt các ca tử vong có thể phòng ngừa ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.

SDG 3.6: Đặt mục tiêu giảm một nửa tai nạn giao thông.

VSDG 3.5: Đặt mục tiêu kiềm chế và giảm tai nạn giao thông, nhưng không cụ thể.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam có tốc độ giảm chậm.

Page 22: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

22

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

BẢNG 1: Những khác biệt chính của SDG và VSDG

SDG VSDG TƯƠNG ỨNG LÝ DO KHÁC BIỆT

SDG 4.5: Là loại bỏ bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục, đào tạo.

VSDG 4.5: Đặt mục tiêu chung về bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, đào tạo, không chỉ riêng bình đẳng giới.

Có bằng chứng về chênh lệch giới trong nhiều năm qua trong một số nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Mông, xuất phát từ tệ trọng nam khinh nữ không dễ xóa bỏ.

SDG 4.6: Đảm bảo thanh niên và người trưởng thành biết chữ và biết tính toán.

VSDG 4.6: Chỉ đặt mục tiêu biết đọc, biết viết.

Do quan niệm lâu nay ở Việt Nam về biết đọc, biết viết là biết làm toán. Ngoài ra Việt Nam còn chưa có bộ công cụ để thu thập chỉ tiêu này.

SDG 5.1: Chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

VSDG 5.1: Đặt mục tiêu thấp hơn, là giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái.

Do tính khả thi ở Việt Nam đối với chấm dứt không cao.

SDG 5.2: Xóa bỏ các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái.

VSDG 5.2: Đặt mục tiêu thấp hơn, là giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Do tính khả thi ở Việt Nam đối với mục tiêu cụ thể này không cao.

SDG 5.3: Xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc.

VSDG 5.3: Đặt mục tiêu thấp hơn, là hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc.

Do tính khả thi ở Việt Nam đối với mục tiêu cụ thể này không cao.

SDG 5.4: Công nhận và đề cao công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không thù lao và thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm gia đình phù hợp với điều kiện của quốc gia.

VSDG 5.4: Đặt mục tiêu cao hơn, là bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình.

Mục tiêu của Việt Nam cụ thể hơn mục tiêu SDG.

SDG 8.7: Đặt mục tiêu đến 2025 chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

VSDG8.7: Không đặt mục tiêu thời gian.

Do tính khả thi ở Việt Nam đối với mục tiêu cụ thể này không cao.

Page 23: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

23

MỤC 2: SDG, VSDG VÀ CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

MỤC 3Phân tích từng mục tiêu cụ thể

liên quan đến trẻ em

Page 24: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

24

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Mục này rà soát tiến độ hiện nay của từng mục tiêu liên quan đến trẻ em, đối chiếu với chỉ tiêu đã xác định trong kế hoạch. Từ góc độ này, phân tích các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch, tổ chức phối hợp và nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu đã xác định đó. Từ đó đánh giá việc thực hiện trong thời gian tới, bao gồm thách thức và khoảng trống cần giải quyết cho một số mục tiêu nếu có cơ sở.

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

1. Kết quả chính

1.1. Giảm nghèo thu nhập và nghèo đa chiều

Mục tiêu cần hướng tới: Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ theo sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.

Hiện trạng:Việt Nam đã đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo[5] và kết quả này vẫn còn duy trì được cho đến nay. Theo chuẩn nghèo quốc tế về thu nhập[6], tỷ lệ nghèo chung cả nước đã giảm đáng kể, từ 52,9% vào năm 1992, xuống còn 14,8% vào năm 2008, và gần như đã bị loại bỏ, chỉ còn 2% vào năm 2016 (Ngân hàng Thế giới[7][8]). Do thước đo nghèo thu nhập không phân biệt trẻ em hay người lớn nên có thể sử dụng nó để đo nghèo trẻ em, tức là có thể coi tỷ lệ nghèo trẻ em tương đương với tỷ lệ nghèo chung.

Theo chuẩn nghèo thu nhập quốc gia (Thành thị: 780 nghìn đồng/người/ tháng, Nông thôn: 630 nghìn đồng/ người/ tháng, TCTK cập nhật theo giá năm 2016)[9], tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 2010-2016 cũng đã giảm hơn một nửa, từ 14,2% vào năm 2010, xuống còn 5,8% vào năm 2016[10].

[5] http://www.vn.undp.org/content/vietnam/vi/home/mdgoverview/overview/mdg1/[6] Chuẩn nghèo quốc tế về thu nhập là 1.9 USD/ngày, theo giá sức mua tương đương năm 2011[7] World Bank, http://databank.worldbank.org/data/reports.aspx?source=poverty-and-equity#(Truy cập ngày 5/5/2018).[8] World Bank, Climbing the ladder: poverty reductionand shared prosperityin Vietnam, Update Report 2018, Trang 6.[9] Một hộ gia đình được coi là hộ nghèo (thu nhập) nếu hộ có thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo thu nhập và tất cả thành viên trong hộ nghèo đều được coi là người nghèo, không phân biệt là người lớn hay trẻ em.[10] Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư, 2016

MỤC 3

Phân tích từng mục tiêu cụ thể liên quan đến trẻ em

Page 25: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

25

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tỷ lệ nghèo đa chiều chung năm 2016 là 9,2%, cao hơn tỷ lệ nghèo thu nhập gần 2 lần (5.8%) do tiêu chí thu nhập trong chuẩn nghèo đa chiều[11] cao hơn, cộng thêm các tiêu chí thiếu hụt của các chiều dịch vụ xã hội. Sau một năm, tỷ lệ nghèo đa chiều chung cũng giảm được 1,3 điểm %, xuống còn 7,9% vào năm 2017.

Tỷ lệ nghèo đã giảm ở khu vực thành thị, nông thôn và ở tất cả các vùng (Bảng 2).

BẢNG 2: Tỷ lệ nghèo chia theo thành thị, nông thôn và vùng, 2010-2016

NGHÈO THU NHẬPNGHÈO ĐA CHIỀU

CHUNG

2010 2012 2014 2016 2016 2017

Cả nước 14.2 11.1 8.4 5.8 9.2 7.9

Thành thị 6.9 4.3 3.0 2.0 3.5 2.7

Nông thôn 17.4 14.1 10.8 7.5 11.8 10.8

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 8.3 6.0 4.0 2.4 3.1 2.6

Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) 29.4 23.8 18.4 13.8 23.0 21.0

Bắc trung bộ duyên hải miền Trung (BTBDHMT)

20.4 16.1 11.8 8.0 11.6 10.2

Tây Nguyên (TN) 22.2 17.8 13.8 9.1 18.5 17.1

Đông Nam Bộ (ĐNB) 2.3 1.3 1.0 0.6 1.0 0.9

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 12.6 10.1 7.9 5.2 8.6 7.4

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê

Nghèo thu nhập ở nông thôn giảm nhanh hơn thành thị và khoảng cách nghèo thu nhập giữa nông thôn và thành thị có xu hướng thu hẹp (Hình 1).

[11] Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng kết hợp chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin, được đo bằng 10 chỉ số. Hộ được coi là nghèo nếu đáp ứng một trong hai tiêu chí:• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống ở nông thôn; hoặc từ đủ 900.000 đồng trở xuống ở thành thị.• Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng ở nông thôn hoặc trên 900.000 đồng đến

1.300.000 đồng ở thành thị và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê

Hình 1: Tỷ lệ nghèo phân theo thành thị, nông thôn

14.2

11.1

8.4

5.86.9

4.33.0 2.0

17.4

14.1

10.8

7.5

2010 2012 2014 2016

Cả nước Thành thị Nông thôn

9.27.9

3.5 2.7

11.8 10.8

2016 2017

Cả nước Thành thị Nông thôn

Nghèo thu nhập Nghèo đa chiều

Page 26: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

26

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Nghèo đa chiều trẻ em:

Năm 2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên đưa ra định nghĩa chính thức về nghèo đa chiều trẻ em (UNGA, 2006)[12]. Việt Nam đã nghiên cứu và thử nghiệm áp dụng nghèo đa chiều trẻ em từ 2006[13].

Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tính toán và công bố tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em và thiếu hụt các chiều từ dữ liệu của KSMS từ năm 2008. Kết quả được tính toán theo 6 chiều (i) giáo dục, (ii) sức khỏe, (iii) nhà ở, (iv) nước sạch và điều kiện vệ sinh, (v) lao động sớm, và (vi) sự thừa nhận và bảo trợ xã hội cho giai đoạn 2008-2014 và 7 chiều (thêm chiều vui chơi giải trí cho giai đoạn 2010-2014 dựa vào dữ liệu KSMS.

Chung cả nước, tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em theo 6 chiều đã giảm hơn một nửa trong giai đoạn 2008-2014, từ 28,9% năm 2008 xuống 13,1% năm 2014[14]. Năm 2014, tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em cao hơn tỷ lệ nghèo thu nhập hơn 1,5 lần (tương ứng là 13,1% so với 8,4%), cho thấy còn có nhiều trẻ em nghèo bị bỏ sót nếu chỉ đo bằng thước đo thu nhập.

Ai bị tụt hậu:

Bên cạnh những thành tựu về giảm nghèo mà đại đa số người dân nói chung và trẻ em nói riêng được hưởng lợi thì vẫn còn những đối tượng bị tụt lại phía sau, gồm: trẻ em ở nông thôn, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, trẻ em trong các hộ nghèo.

Trong giai đoạn 2010-2016, tỷ lệ nghèo (thu nhập) ở nông thôn cao hơn ở thành thị khoảng 3 lần; cứ 10 người dân ở nông thôn thì có hơn 7 người nghèo, trong khi cứ 10 người dân ở thành thị thì chỉ có 2 người nghèo (Hình 1). Tỷ lệ nghèo của đồng bào DTTS năm 2016 cao hơn của người Kinh và Hoa 14 lần; cứ 100 người DTTS thì có 44 người nghèo, trong khi cứ 100 người Kinh và Hoa thì chỉ có 3 người nghèo (Hình 2).

[12] (https://www.unicef.org/media/media_38003.html)[13] Năm 2006, Bộ LĐTBXH và UNICEF đã khởi xướng một nghiên cứu về nghèo đa chiều trẻ em ở Việt Nam, với 8 chiều, là các quyền của trẻ em về 8 nhu cầu cơ bản, gồm: (i) giáo dục, (ii) sức khỏe, (iii) dinh dưỡng, (iv) nhà ở, (v) nước sạch và điều kiện vệ sinh, (vi) lao động sớm, (vii) vui chơi giải trí, và (viii) sự thừa nhận và bảo trợ xã hội. Trẻ em không được đảm bảo ít nhất 2 trong 8 nhu cầu trên thì được coi là trẻ em nghèo đa chiều. Các chỉ tiêu đại diện cho mỗi lĩnh vực trong 8 lĩnh vực này đã được Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan xác định. Nguồn số liệu gồm Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2006 và KSMS 2006. Năm 2008, TCTK và UNICEF đã biên soạn “Báo cáo trẻ em nghèo ở Việt Nam 2008” dựa trên cùng một phương pháp luận như của nghiên cứu nêu trên, với 7 chiều, trừ dinh dưỡng do KSMS không có số liệu này, sử dụng nguồn số liệu KSMS 2008. Một báo cáo tương tự cũng đã được TCTK và UNICEF biên soạn, sử dụng số liệu MICS 2011 và KSMS 2010.[14] Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư 2014, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=18410

Hình 2: Tỷ lệ nghèo (theo chi tiêu) phân theo dân tộc, 2010-2016

12.9 9.9 6.3 3.1

66.359.2 57.8

44.6

2010 2012 2014 2016

Kinh và Hoa Dân tộc khác

Nguồn: Báo cáo cập nhật 2018 Ngân hàng Thế giới:“Climbing the ladder: poverty reduction and shared prosperity in Vietnam”, Trang 6.

Page 27: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

27

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Theo cả chuẩn nghèo thu nhập lẫn nghèo đa chiều chung, vùng Trung du và miền núi phía Bắc luôn nghèo nhất trong 6 vùng, tiếp đến là Tây Nguyên và Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, xét theo chuẩn nghèo đa chiều, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên tụt hậu rõ rệt hơn so với các vùng còn lại xét theo chuẩn nghèo đa chiều (Hình 3). Cũng cần lưu ý rằng theo cách phân chia vùng trước đây thì vùng Tây Bắc luôn nghèo hơn vùng Đông Bắc.

Năm 2014[15], trung bình cả nước cứ 10 trẻ em thì có hơn 1 trẻ chịu ít nhất hai thiếu hụt trong 6 chiều về giáo dục, sức khỏe, nhà ở, nước sạch và điều kiện vệ sinh, lao động sớm, và sự thừa nhận và bảo trợ xã hội. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở trẻ em nông thôn và trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn mức trung bình cả nước. Ở nông thôn, cứ 5 trẻ em thì có gần 1 trẻ sống trong tình trạng nghèo đa chiều (17,1%). Trung bình có 2 trong 5 trẻ em DTTS sống trong tình trạng nghèo đa chiều (39,1%). Trong giai đoạn 2008-2014, nghèo đa chiều trẻ em giảm chậm hơn ở nông thôn, ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và trong nhóm DTTS. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em chỉ giảm 50,1% so với 75,2% ở khu vực thành thị; 3 vùng giảm dưới 50% gồm Trung du và miền núi phía Bắc (36,5%), Tây Nguyên (46,8%) và Bắc trung bộ duyên hải miền Trung (47,5%); và nhóm DTTS chỉ giảm được 36,4% so với 67,4% của dân tộc Kinh và Hoa. Do đó, trẻ em ở nông thôn, đặc biệt là trẻ em ở các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc trung bộ duyên hải miền Trung và trẻ em DTTS cần được ưu tiên trong những chính sách giảm nghèo sắp tới.

Tình trạng phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng đẩy người nghèo tụt hậu hơn. Năm 2016 hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm 20% hộ giàu nhất và nhóm 20% hộ nghèo nhất là 9,8 lần, tăng so với 8,1 và 9,2 lần tương ứng của các năm 2002 và 2010 (Hình 4).

[15] Tổng cục Thống kê, Khảo sát mức sống dân cư 2014,https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=18410

Hình 3: Tỷ lệ nghèo thu nhập năm 2016 và nghèo đa chiều 2017 phân theo vùng

Nguồn: Khảo sát mức sống 2016 Tổng cục Thống kê

2.4

13.88.0 9.1

0.65.22.6

21.0

10.217.1

0.97.4

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Nghèo thu nhập 2016 Nghèo đa chiều 2017

Hình 4: Chênh lệnh thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm 5 với nhóm 1 (lần),2002-2016

Nguồn: Khảo sát mức sống 2002-2016 Tổng cục Thống kê

8.1 8.3 8.4 8.9 9.2 9.4 9.7 9.8

2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Page 28: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

28

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Hình 5 cung cấp thêm bằng chứng về người nghèo càng ngày càng bị tụt hậu hơn. Cụ thể, các đường mô tả thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của cả nước và của nhóm 40% dân số thu nhập thấp nhất của cả nước ngày càng rộng ra. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng thu nhập của 40% dân số nghèo nhất ngày càng không đuổi kịp tốc độ tăng thu nhập trung bình của cả nước.

1.2. An sinh xã hội

Mục tiêu cần hướng tới: Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương

Hiện trạng:An sinh xã hội cho trẻ em bao gồm trợ giúp xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; giảm nghèo toàn diện và bền vững; và đảm bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Phần này chỉ tập trung vào hiện trạng trợ giúp xã hội cho trẻ em, hiện trạng về an sinh xã hội khác cho trẻ em đã được trình bày ở các phần tương ứng khác của báo cáo này.

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 26 triệu trẻ em (dưới 16 tuổi), trong đó có gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và khoảng 2,1 triệu trẻ em có nguy cơ bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt[16]. Tuy nhiên, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ quyền của mình. Theo ước thực hiện cuối năm 2017 của Bộ LĐTBXH, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp xã hội đạt 70%.

Nghiên cứu về phương pháp tiếp cận và cơ chế xác định đối tượng trợ giúp xã hội do Bộ LĐTBXH và UNICEF thực hiện năm 2017 chỉ ra rằng phần lớn trẻ em Việt Nam, kể cả những em thuộc hộ gia đình nghèo và cực nghèo, chưa phải là đối tượng thụ hưởng trợ cấp tiền mặt. Mặc dù trẻ em là nhóm nghèo nhất trong tất cả các nhóm tuổi, chiếm 37% số người nghèo Việt Nam, nhưng nhiều em hiện nay vẫn chưa được hưởng trợ giúp xã hội (TGXH). Trẻ em dưới 3 tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất về cả về thể chất và tinh thần. Một phần năm trẻ em thuộc nhóm tuổi này sống trong cảnh nghèo, nhưng chưa được là đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 136. Chỉ có 8,2% trẻ em từ 0-3 tuổi và 9,5% trẻ em từ 4-15 tuổi sống trong hộ gia đình thụ hưởng trợ cấp tiền mặt theo Nghị định 136[17]. Bên cạnh đó, việc thiếu các hướng dẫn rõ ràng thực tiễn đánh giá tiêu chí đủ điều kiện, ví dụ như đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ em cũng khiến cho nhiều em bị loại khỏi đối tượng hưởng lợi trực tiếp và / hoặc gián tiếp của các chương trình TGXH.

[16] Bộ LĐTBXH, Chỉ tiêu Trẻ em Việt Nam, 2015-2016[17] Bộ LĐTBXH và UNICEF, Khuyến nghị chính sách: Tiếp cận mọi trẻ em, 2017

Hình 5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của tổng thể dân số và của nhóm 40% dân sốcó thu nhập thấp nhất của cả nước, thành thị và nông thôn (Nghìn đồng)

Nguồn: Khảo sát mức sống dân cư, Tổng cục Thống kê

4,000

3,000

2,000

1,000

02002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Trung bình cả nước

40% dân số thành thị nghèo nhất

40% dân số cả nước nghèo nhất

40% dân số nông thôn nghèo nhất

Page 29: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

29

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

1.3. Tăng cường khả năng chống chịu và giảm rủi ro trước các cú sốc về môi trường, kinh tế, xã hội

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội. Đây cũng là mục tiêu số 13.1.

Hiện trạng:Kết quả nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế cho thấy trẻ em bị ảnh hưởng lớn từ hiện tượng biến đổi khí hậu, thiên tai cũng như các cú sốc về kinh tế-xã hội. Các hiện tượng khí hậu cực đoan phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng cho đời sống con người, đặc biệt cho trẻ em, gây hậu quả như gián đoạn việc học tập, dịch vụ khám chữa bệnh, giao thông, v.v... Đặc biệt, thiên tai và các cú sốc kinh tế-xã hội gây tác hại về mặt thể chất cho trẻ, đe dọa sự phát triển của cơ thể và trí tuệ vốn còn non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Những tác hại gây ra trong những năm tháng đầu đời này là không thể phục hồi. Hạn hán và lụt lội cướp đi mùa màng, làm tê liệt hệ thống cấp nước và gây ô nhiễm nguồn nước. Trẻ em chịu nhiều ảnh hưởng hơn người lớn trước những rủi ro về bệnh tật do ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thiếu vệ sinh, suy yếu hoặc gián đoạn hệ thống y tế, giáo dục vì thiên tai. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực, tiêu chảy do nguồn nước ô nhiễm và sinh hoạt không vệ sinh, trở thành nạn nhân của xâm hại hoặc bỏ lỡ những cơ hội được học tập và phát triển.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chỉ tính trong đợt mưa lũ miền Trung năm 2016, trong 27 người chết có 10 trường hợp là trẻ em, có một số em chết trên đường đi học về[18]. Thống kê từ năm 1995 đến năm 2016, số trẻ em tử vong do thiên tai là 1.423 em[19]. Số liệu thống kê của Việt Nam về thương vong và thiệt hại do thiên tai chưa đủ mức độ phân tổ theo độ tuổi, và theo tình trạng khuyết tật. Thông tin về thiệt hại, đặc biệt là mức độ bị ảnh hưởng do thiên tai khi bị gián đoạn các dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc y tế, giáo dục, giao thông và công trình công cộng bị hư hỏng còn thiếu. Việt Nam cần tập trung nguồn lực để có thể báo cáo đầy đủ số liệu thương vong, thiệt hại, và bị ảnh hưởng do thiên tai theo khuyến nghị của SDGs.

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã áp dụng tổng hợp các chính sách nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo, và tăng cường an sinh xã hội. Các chính sách này, gồm các chính sách trực tiếp và gián tiếp giảm nghèo, đã giúp giảm nghèo cho tất cả thành viên hộ gia đình, trong đó có trẻ em.

Các chính sách giảm nghèo trực tiếp bao gồm các chương trình giảm nghèo quốc gia, gần đây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015[20]; Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020[21]; và Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020[22]. Để giảm nghèo bền vững, các chính sách này đã nhắm trực tiếp vào các đối tượng nghèo nhất: từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu

[18] Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, 2017[19] Tổng cục phòng chống thiên tai, 2018[20] Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 04 năm 2013[21] Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014[22] Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014

Page 30: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

30

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Chính sách giảm nghèo gián tiếp quan trọng và căn cơ nhất là phát triển kinh tế mạnh mẽ để giúp tăng thu nhập cho mọi người, trong đó có người nghèo. Các chính sách giảm nghèo gián tiếp khác bao gồm: bảo trợ xã hội[23][24][25] đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn[26]; chính sách chăm sóc y tế cho trẻ em, gồm bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em nghèo; chính sách tiêm chủng mở rộng miễn phí tại các cơ sở y tế công; các chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, trung học cơ sở (THCS); miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập[27]; hỗ trợ tiền mặt cho trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người thuộc hộ nghèo[28]. Những chính sách này đã vừa giúp hộ gia đình tránh được những cú sốc về kinh tế nếu xẩy ra, vừa đảm bảo chăm sóc sức khỏe và tiếp cận giáo dục cho trẻ em. Theo kinh nghiệm thực hiện MDG về giảm nghèo, các chính sách này có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu giảm ½ tỷ lệ nghèo vào năm 2030.

Tuy nhiên, giảm nghèo ở Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu đến năm 2030 về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, trong đó có trẻ em. Lý do gồm: Tốc độ tăng thu nhập của nhóm 40% dân cư có thu nhập thấp nhất chậm hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân cả nước (xem Hình 4b); nguồn lực hạn hẹp và bị dàn trải[29]; ngân sách nhà nước chưa đảm bảo đầy đủ để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận đa chiều[30]. Những thách thức[31] khác bao gồm: Sự tham gia của cơ quan, đoàn thể và xã hội trong thực hiện chính sách còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp về an sinh xã hội chưa được quan tâm đúng mức; công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên.

Đặc biệt, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt diễn biến phức tạp, theo chiều hướng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh kế của người dân, dẫn đến nguy cơ phát sinh nghèo và tái nghèo cao. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do thiên tai, vì vậy các bên cần nỗ lực hơn để xác định những tác động của thiên tai đến trẻ em. Các chính sách hiện còn coi trẻ em là “chủ thể bị động” mà chưa nâng cao hiểu biết về thiên tai cũng như các kỹ năng ứng phó với thiên tai cho trẻ em[32].

[23] Đề án đổi mới và phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 488/TTg-TTg ngày 12/4/2017).[24] Nghị định số 136/2013/NĐ-CP được thực hiện từ 1/1/2014, quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội.[25] Đề án Phát triển nghề công tác xã hội 2010: Mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.[26] Đề án chăm sóc đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng, và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng có mục tiêu phát triển các hình thức chăm sóc nhận nuôi, và chăm sóc giảm nhẹ bán trú đối với những nhóm trẻ này và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và cộng đồng.[27] (Nghị định số 49/2010/ NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010; Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010; Nghị định Số: 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015)[28] (Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010).[29] Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020[30] Bộ LĐTBXH[31] http://ilssa.org.vn/vi/news/an-sinh-xa-hoi-o-viet-nam-nhung-thanh-tuu-thach-thuc-va-dinh-huong-phat-trien-208[32] http://baochinhphu.vn/Doi-song/Giam-nhe-rui-ro-thien-tai-lay-tre-em-lam-trung-tam/294306.vgp

Page 31: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

31

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

3. Khuyến nghị

• Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý tài chính công hướng tới trẻ em.

• Chú trọng vấn đề bình đẳng trong các thể chế chính sách công quan trọng: Khung chi tiêu trung hạn, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm, và các chương trình mục tiêu quốc gia và bố trí đủ ngân sách, cắt giảm các khoản chi tiêu không hợp lý.

• Tăng cường tính phòng ngừa của hệ thống TGXH nhằm xây dựng khả năng chống chịu của hộ gia đình. Cần rà soát và có thể sửa đổi các chương trình TGXH với phần thẩm định thu nhập để có thể phản ứng nhạy bén hơn những cú sốc kinh tế, tăng phạm vi bao phủ và giá trị trợ cấp nhằm đảm bảo TGXH góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng chống chịu của hộ gia đình.

• Tăng cường các biện pháp bảo trợ xã hội tích hợp và công bằng cho tất cả mọi người để nâng cao khả năng chống chịu cho các gia đình và trẻ em dễ bị tổn thương, và thúc đẩy việc tăng dần tiến tới hoàn toàn hỗ trợ tài chính cho các hệ thống bảo trợ trẻ em.

• Lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào kế hoạch PTKTXH ở cấp TƯ, các ngành và địa phương, trong đó ưu tiên cho trẻ em. Cần xây dựng các cơ chế vận hành làm sao quan tâm đầy đủ đến trẻ em trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, tăng cường truyền thông, áp dụng các bài học kinh nghiệm tốt trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các cấp, ngành để đạt mục tiêu giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm.

• Tăng cường năng lực giảng dạy các chương trình về ngăn ngừa rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Đồng thời thực hiện chiến lược trường học an toàn.

• Bổ sung vào hệ thống thống kê ngành Bảo trợ xã hội chỉ tiêu thống kê về nghèo đa chiều trẻ em để giám sát việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

• Hoàn thiện hệ thống thống kê thiệt hại và bị ảnh hưởng từ thiên tai theo chuẩn quốc tế, đặc biệt cần bổ sung các phân tổ như độ tuổi, giới, tình trạng khuyết tật, vùng, và các chi tiết về thiệt hại do bị gián đoạn các dịch vụ công cộng cơ bản.

HỘP 1Những phát hiện chính của Mục tiêu 1

• Đối tượng tụt hậu gồm: trẻ em trong các hộ nghèo, trẻ em DTTS, trẻ em sống ở 2 vùng TDMNPB (đặc biệt vùng Tây Bắc), vùng TN.

• Tốc độ giảm nghèo của DTTS không bằng của dân tộc Kinh; trẻ em DTTS là nghèo nhất.

• Tình trạng phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng làm cho nhóm nghèo nhất tụt hậu hơn.

• Tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em cao hơn tỷ lệ nghèo thu nhập hơn 1,5 lần.

• Tình trạng nghèo đa chiều ở trẻ em nông thôn và trẻ em DTTS diễn ra xấu hơn mức trung bình cả nước. Ở nông thôn, cứ 5 trẻ em thì có gần 1 trẻ sống trong tình trạng nghèo đa chiều (17,1%). Trung bình có 2 trong 5 trẻ em DTTS sống trong tình trạng nghèo đa chiều (39,1%).

• Nghèo đa chiều trẻ em giảm chậm hơn ở nông thôn, ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và trong nhóm DTTS.

• Từ năm 1995 đến năm 2016, số trẻ em tử vong do thiên tai là 1.423 em.

Page 32: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

32

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

1. Kết quả chính

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Hiện trạng:Việt Nam đã đảm bảo được an ninh lương thực cho tuyệt đại đa số người dân; nạn thiếu lương thực được giải quyết cơ bản[33]. Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm hơn 13 năm so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ dân cư chưa tiếp cận đầy đủ lương thực. Thiếu đói vẫn còn diễn ra ở những vùng nghèo hơn, vùng bị thiên tai, mất mùa.

Trong thời kỳ 2010-2017, số lượt hộ thiếu đói đã giảm 78%, từ 796.191 lượt hộ vào năm 2010 xuống còn 173.265 lượt hộ vào năm 2017. Số hộ thiếu đói tháng cao nhất năm 2017 chiếm khoảng 0,5% tổng số hộ nông nghiệp. Thiếu đói xẩy ra chủ yếu ở nông thôn, tập trung ở 3 vùng TDMNPB, BTBDHMT và TN (Hình 6). Thiếu đói là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy dinh dưỡng cao của trẻ em ở 3 vùng này.

Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi trong giai đoạn 2005 -2016 đã giảm từ 29,6% xuống còn 24,5%, nhưng vẫn còn cao: năm 2016 cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị còi xương[34]. Tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm không được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn này. Năm 2016, cứ 100 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 6 em gầy còm. (Hình 7)

[33] Phạm Văn Dũng, Đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 10-16[34] http://viendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/2016/TL%20SDD%202015.pdf; https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723

Hình 6: Số lượt hộ thiếu đói chia theo vùng, 2010-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723

796191621844

405908

132912

315010238084 264684

173265

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

CẢ NƯỚC ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Page 33: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

33

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Ai bị tụt hậu:

Tình trạng duy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi còn cao và giảm chậm ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, trong đồng bào DTTS, mà nguyên nhân chủ yếu là do nghèo đói. Còn sống trong nghèo đói thì không thể cải thiện được tình trạng dinh dưỡng. Do đó, cơ bản nhất là cần có chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng thu nhập của 40% dân cư có thu nhập thấp nhất ở nông thôn của 3 vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Tây Nguyên (TN) và Bắc trung bộ duyên hải miền Trung (BTBDHMT) lên bằng tốc độ tăng thu nhập trung bình cả nước (VSDG 10.1), đi kèm với các chính sách tăng dinh dưỡng đột phá khác. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi cao nhất ở vùng TN (34%), tiếp theo là vùng TDMNPB (30,1%) và BTBDHMT (27,2%). Ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa thì cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị còi xương (Hình 8).

Trẻ được cho bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh có nhiều cơ hội được sống hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ cho trẻ bú sớm ở Việt Nam giảm đáng kể, từ 57,8% in 2006 xuống 39,7% năm 2011 và xuống còn 26,5% năm 2014[35]. Các nguyên nhân chính bao gồm: Các nhân viên y tế chưa có đủ kiến thức, sự quyết tâm và chưa sẵn sàng hỗ trợ các bà mẹ cho con bú ngay giờ đầu tiên sau khi sinh; xu hướng đẻ mổ tăng nhanh[36]; và nhiều bà mẹ còn thiếu kiến thức và thực hành cho con bú sớm[37].

[35] MICS 3, 4, 5[36] https://www.unicef.org/vietnam/vi/media_27787.html[37] https://vietnammoi.vn/ty-le-nuoi-con-bang-sua-me-van-o-muc-thap-64825.html

Hình 7: Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi chung cả nước, 2005-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723

25.2

17.513.9

29.6 29.324.5

6.9 7.1 6.3

2005 2010 2016

Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm

Hình 8: Tình trạng duy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi, 2016

Nguồn: Cục Trẻ em

21.630.1 27.2

34.0

19.123.4

5.4 8.0 6.1 7.2 4.1 5.5

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Thấp còi Gầy còm

Page 34: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

34

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Gần đây, theo Báo cáo đánh giá công tác chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu của khu vực Tây Thái Bình Dương năm 2016-2017[38], tại Việt Nam năm 2016, 73% trẻ mới sinh được cho bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh, tăng từ 26,5% năm 2014. Đây là kết quả đáng khích lệ sau một thời gian nỗ lực của Việt Nam với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển. Việt Nam đặt mục tiêu đạt 85% tỷ lệ cho trẻ bú sớm vào năm 2020. Cần rất nhiều nỗ lực tiếp tục để đạt được mục tiêu này vào năm 2020 và đảm bảo trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Việt Nam có nhiều chính sách để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Gần đây nhất là Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 với tầm nhìn đến năm 2030[39]. Chiến lược có cách tiếp cận toàn diện về các mặt nhằm giảm suy dinh dưỡng trẻ em một cách bền vững, bao gồm: Truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; dinh dưỡng học đường; phòng chống bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng; an ninh dinh dưỡng, thực phẩm hộ gia đình và đáp ứng dinh dưỡng trong trường hợp khẩn cấp; giám sát dinh dưỡng.

Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030[40] có mục tiêu tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam lứa tuổi trưởng thành.

Để thúc đẩy các bà mẹ cho con bú sữa mẹ sớm, các biện pháp sau đây đã được ban hành và thực hiện:

• Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay trong và sau đẻ thường năm 2014 và Hướng dẫn Quốc gia về chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay trong và sau đẻ mổ (với hỗ trợ của UNICEF và WHO) năm 2016. Nhân viên y tế đã được tập huấn và các hoạt động giám sát đã được thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nhằm đảm bảo thực thi hướng dẫn quốc gia một cách hiệu quả.

• Sửa đổi Tiêu chí chất lượng bệnh viện (với hỗ trợ của UNICEF và WHO) năm 2016, trong đó có các thực hành chuẩn thúc đẩy cho con bú sớm ngay sau sinh và đảm bảo tiếp xúc da kề da trong tất cả các bệnh viện chuyên khoa và khoa sản nhi.

• Tiêu chí đánh giá bệnh viện bao gồm các bước tiêu chuẩn trong sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em nhằm khuyến khích, bảo vệ và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong hệ thống y tế. Các bước này, đặc biệt là từ bước 4 đến bước 7, nhấn mạnh đến cải thiện cho con bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh. Đây được coi như cách tiếp cận sáng tạo được áp dụng rộng rãi trong hệ thống y tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện Chiến lược này còn nhiều hạn chế, mới tập trung chủ yếu vào phòng, chống suy dinh dưỡng, nhiều chỉ tiêu quan trọng khác chưa đạt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người dân của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và đa số nhân dân còn chưa đầy đủ; nhiều bộ, ngành và địa

[38] Second biennial progress report: 2016-2017 (Action Plan for Health Newborn Infants in the Western PacificRegion: 2014-2020). Manila. World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. 2018. Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO. Trang 53, Figure A4.2[39] Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012[40] Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011. Đề án thực hiện chỉ đạo trọng điểm ở 4 thành phố, một số tỉnh đồng bằng và miền núi trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Thanh Hóa, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Bình Dương

Page 35: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

35

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

phương chưa thật sự quan tâm đầu tư cho công tác dinh dưỡng; công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng chưa đạt hiệu quả cao.

3. Khuyến nghị

• Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về dinh dưỡng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Lồng ghép các vấn đề dinh dưỡng vào các kế hoạch, chiến lược và chính sách liên quan đến sức khỏe.

• Xây dựng các khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm tuổi, nhóm đối tượng đặc thù, sử dụng nguồn thực phẩm tại địa phương và phù hợp với khẩu vị theo vùng, miền thông qua xây dựng các chương trình hướng dẫn phù hợp với đặc điểm vùng miền, dân tộc để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên. Tập trung giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng.

• Đẩy nhanh Chiến dịch tăng cường dinh dưỡng tại Việt Nam. Thông qua cơ chế phối hợp liên ngành, tập trung Chiến dịch vào dinh dưỡng cho trẻ trong vòng 1.000 ngày đầu đời, bắt đầu từ khi bà mẹ mang thai cho tới khi trẻ được 2 tuổi.

• Tích hợp các dịch vụ công cho những năm đầu đời của trẻ: chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho người mẹ và trẻ, khuyến khích cho trẻ bú mẹ sớm và cho bú mẹ hoàn toàn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, áp dụng các biện pháp ăn dặm bổ sung hợp lý, thực hành tương tác sớm với trẻ, phối hợp liên ngành để khắc phục các trường hợp thiếu dinh dưỡng cấp tính, quản lý các bệnh ở trẻ, và đảm bảo dịch vụ nước sạch và vệ sinh.

• Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dinh dưỡng đảm bảo các thực phẩm mà trẻ sử dụng phải an toàn đồng thời phổ biến các vấn đề về dinh dưỡng tại nơi làm việc như: khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc về dinh dưỡng cho nhân viên nữ mang thai.

HỘP 2: Những phát hiện chính của Mục tiêu 2

• Thiếu đói còn diễn ra ở 3 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, và Tây Nguyên. Số hộ thiếu đói tháng cao điểm chiếm 0,5% tổng số hộ nông nghiệp.

• Giai đoạn 2005-2016, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi đã giảm, nhưng vẫn còn cao: năm 2016 cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm không được cải thiện rõ rệt trong giai đoạn này. Năm 2016 cứ 100 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 6 em suy dinh dưỡng thể thấp còi.

• Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi cao nhất ở 3 vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, và Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

• Tỉ lệ cho trẻ bú sớm ở Việt Nam giảm đáng kể, từ 57,8% năm 2006 xuống 39,7% năm 2011 và xuống còn 26,5% năm 2014.

Page 36: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

36

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi

1. Kết quả chính

1.1. Giảm tư vong

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100.000 trẻ sinh ra sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1000 trẻ sinh ra sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trẻ sinh ra sống.

Hiện trạng:

Tử vong mẹ:Trong giai đoạn 1990-2016, tỷ số tử vong mẹ giảm hơn 3 lần, từ 233 ca trên 100.000 trẻ sinh ra sống vào năm 1990 xuống còn 69 vào năm 2009[41] và 54 ca trên 100.000 trẻ sinh ra sống vào năm 2016 (ước tính của Liên hợp quốc)[42]. Với tốc độ giảm như vậy, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 45[43] ca tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống vào năm 2030 (Hình 8). Tuy nhiên, số liệu về tử vong mẹ trong thời gian qua không được công bố thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến việc đo lường kết quả thực hiện mục tiêu này. Đặc biệt chưa phân tách cho thành thị/nông thôn, vùng, dân tộc để thấy được sự khác biệt về vùng địa lý và các nhóm dân cư, trong đó tử vong mẹ có thể xẩy ra nhiều hơn ở khu vực nông thôn, vùng núi cao và trong các cộng đồng DTTS ít người.

Cán bộ y tế chăm sóc khi đẻ:

Tỷ lệ người đẻ được cán bộ y tế chăm sóc chung cả nước năm 2011 đạt 96,7%, năm 2015 tăng lên 98,3%[44]. Do Bộ y tế chỉ có số liệu chung cả nước nên báo cáo này sử dụng nguồn số liệu của Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) 2014 để phân tích thực trạng phụ nữ được hỗ trợ khi đẻ phân theo các đặc điểm: nơi cư trú, dân tộc, nhóm mức sống của họ.

Theo Hình 10, phụ nữ 15-49 tuổi là người DTTS, hoặc thuộc nhóm 20% hộ nghèo nhất, hoặc sống ở 2 vùng TDMNPB và TN chịu thiệt thòi hơn khi đẻ, tức là cứ 10 phụ nữ thì có 2 đến 3 người khi đẻ không được bác sỹ, y tá hoặc hộ sinh hỗ trợ.

[41] TCTK, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009[42] Báo cáo của Bộ Y tế 2017 gửi VPPTBV, Bộ Kế hoạc và Đầu tư[43] VSDG[44] Niên giám thống kê Y tế 2015

Hình 9: Tỷ suất tử vong mẹ giai đoạn 1990-2016 và mục tiêu 2030

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Y tế

233

6954 45

1990 2009 2016 2030

Page 37: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

37

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tử vong trẻ em dưới 5 tuổi:

Theo Hình 11, trong giai đoạn 2005-2017, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao hơn tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 26,8 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong năm 2005 xuống còn 21,6 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong năm 2017 trên 1.000 trẻ đẻ sống. Xu hướng giảm diễn ra ở cả 3 phân tổ giới tính, thành thị/nông thôn và vùng. Tuy nhiên, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi năm 2017 của trẻ em nam cao hơn nữ khoảng 2 lần (28 so với 14,7); của nông thôn cao hơn thành thị 2 lần (26 so với 12,7); của 2 vùng TN và TDMNPB cao nhất (36,1 và 32,4) và cao hơn trung bình cả nước 21,6).

Với tốc độ giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2005-2017, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu 17,5[45] ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1000 trẻ sinh ra sống vào năm 2030 (Hình 12).

[45] VSDG

Hình 10: Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi có con sinh ra sống trong vòng 2 nămtrước điều tra được người được đào tạo đỡ đẻ

Nguồn: MICS 2014

93.8 99 91.6 97.677.5

98.581

98.1 99.4

73.4

100 99

68.3

Hình 11: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi, 2005-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714), ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017

26.8 34

.5

18.7

14.5 30

.9

23.8 30

.7

16.3

13.7 27

.4

18.4

36.9

25.7 40

.9

14.3 18.9

21.6 28

14.7

12.7 26

16.9 32

.4

23.9 36

.1

12.6

16.4

CẢ NƯỚC

Nam Nữ Thành thị

Nôngthôn

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT

TN ĐNB ĐBSCL

2005 2010 2017

Hình 12: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi, 2005-2017, Mục tiêu 2030

Nguồn: TCTK, Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2017 (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714)

26.823.8

21.617.5

2005 2010 2017 Mục tiêu 2030

Page 38: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

38

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Tử vong trẻ sơ sinh:

SDG sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh dưới 28 ngày để đánh giá chất lượng cuộc sống thay cho chỉ tiêu Tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về tử vong trẻ sơ sinh dưới 28 ngày. Nguồn số liệu duy nhất về chỉ tiêu này cho đến nay là MICS ở Việt Nam. Theo MICS 2014, Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tháng tuổi (xác suất chết trong vòng 28 ngày sau sinh) bằng 11,95 ca tử vong trên 1000 trẻ sinh ra sống và trong thời kỳ 5 năm trước điều tra.

Tử vong trẻ dưới 1 tuổi:

Để thay thế chỉ tiêu tử vong trẻ sơ sinh dưới 28 ngày, VSDG vẫn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, là chỉ tiêu MDG 4.2. Theo Hình 12, trong giai đoạn 2005-2017, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 17,8 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong vào năm 2005 xuống còn 14,4 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong vào năm 2017 trên 1.000 trẻ sinh ra sống. Xu hướng giảm diễn ra ở cả 3 phân tổ giới tính, thành thị/nông thôn và vùng. Tuy nhiên, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2016 của trẻ em nam cao hơn nữ 1,3 lần (16,4 so với 12,5). Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2017 của nông thôn cao thành thị 2 lần (17,3 so với 8,4); của 2 vùng TN và TDMNPB cao nhất (23,7 và 21,4) và cao hơn trung bình cả nước (14,4).

Với tốc độ giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi trong giai đoạn 2005-2017, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu 10[46] ca tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1000 trẻ sinh ra sống vào năm 2030 (Hình 14).

[46] VSDG

Hình 13: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi, 2005-2017

Nguồn: TCTK (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714), ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017

17.8 20

.1

15.4

9.7

20.4

11.5

26.4

22.4 28

.8

10.6 14

.4

15.8 17

.9

13.6

9.2

18.2

12.3

24.3

17.1

26.8

9.6 12

.614.5 16.4

12.5

8.5

17.5

11.5

21.5

16

24

8.5 11

.214.4

8.4

17.3

11.3

21.4

15.9

23.7

8.4 11

CẢ NƯỚC

Nam Nữ Thành thị Nôngthôn

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT

TN ĐNB ĐBSCL

2005 2010 2016 2017

Hình 14: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giai đoạn 2005-2017 và mục tiêu 2030

Nguồn: TCTK (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714), ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017

17.815.8 14.4

10

2005 2010 2017 Mục tiêu 2030

Page 39: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

39

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Do không có số liệu thống kê chính thức về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi chia theo dân tộc vào năm 2016 hoặc 2017, báo cáo này sử dụng kết hợp số liệu của 2 cuộc điều tra: Điều tra biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình 2015 và Điều tra 63 dân tộc thiểu số năm 2015 để thấy được mức độ chênh lệch của tử vong trẻ em DTTS so với mức bình quân cả nước.

Hình 15 cung cấp thông tin về tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi chung cả nước được tính từ Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2015 (2 cột đầu), và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của trẻ em DTTS được tính từ Điều tra 63 dân tộc thiểu số 2015 (2 cột cuối). Kết quả so sánh cho thấy năm 2015, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của trẻ em DTTS đều cao hơn bình quân chung cả nước 1,7 lần (tương ứng 24,8 so với 14,7 và 37,7 so với 22,1).

1.2. Chấm dứt các bệnh dịch AIDS, bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác (Mục tiêu 3.3 toàn cầu).

Hiện trạng:Trong thời kỳ 2011-2016, số người nhiễm mới HIV đã giảm 30%, từ 14.113 người vào năm 2011 xuống còn 9.912 người vào năm 2016. Tuy nhiên, các số liệu trên không có phân tổ theo độ tuổi nên không có số liệu về trẻ em. Một điều đáng lưu ý là phần trăm người nhiễm mới HIV ở TDMNPB và BTBDHMT cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho trẻ em vốn đã chịu nhiều thiệt thòi ở hai vùng này (Hình 16).

Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đặt ra các mục tiêu: Giảm số người mắc bệnh lao xuống dưới 187 người, 131 người và 20 người trên 100.000 người dân vào năm 2015, 2020, 2030 tương ứng; hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao vào năm 2030.

Theo Bộ Y tế, số người mắc lao trên 100.000 dân đã giảm từ 375 người (năm 2000) xuống 187 người (năm 2015).

Hình 15: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi chung cả nước và của trẻ em DTTS

14.724.822.1

37.7

ĐTBĐDS 2015 Điều tra 53 dân tộc thiểu số 2015

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

Hình 16: Phần trăm người nhiễm mới HIV chia theo vùng, năm 2016

16.4 18.0 16.7

1.8

26.7

20.4

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Page 40: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

40

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của Việt Nam có mục tiêu khống chế tỷ lệ mắc dưới 0,15/1.000 dân; tỷ lệ tử vong dưới 0,02/100.000 dân và phấn đấu loại trừ bệnh sốt rét trên cả nước vào năm 2030.

Theo Niên giám thống kê Y tế (NGTKYT) 2015, trong giai đoạn 2011 – 2015, tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét liên tục giảm. Năm 2011, tỷ lệ mắc sốt rét là 52/100.000 dân, năm 2015 giảm còn 21/100.000 dân. Số trường hợp tử vong do sốt rét giảm từ 14 trường hợp năm 2011 xuống còn 3 trường hợp năm 2015.

Năm 2015, vùng TN có tỷ lệ mắc sốt rét là 78,35/100.000 dân và tử vong do sốt rét là 0,02/100.000 dân, cao nhất cả nước. Một số tỉnh có tỷ lệ mắc sốt rét cao là Cao Bằng, Lai Châu, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước. Vùng ĐBSH và ĐBSCL có tỷ lệ mắc sốt rét thấp hơn so với các vùng khác, lần lượt là 8,57/100.000 dân và 0,70/100.000 dân.

1.3. Tăng cường sức khỏe sinh sản

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan (Mục tiêu 3.7 toàn cầu).

Hiện trạng:Sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại:Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại của cả nước có xu hướng tăng trong khoảng thời gian 2002-2017, đạt 65,6% năm 2017. Tỷ lệ này cao hơn ở khu vực nông thôn. Vòng là biện pháp được ưa chuộng nhất, tuy có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005-2017. Uống thuốc tránh thai và bao cao su là hai biện pháp ưa thích tiếp theo và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này. Ba biện pháp được sử dụng ít nhất là cấy, màng ngăn/kem và đình sản nam (Hình 17 và 18).

Hình 17: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT hiện đạichia theo thành thị/nông thôn, năm 2002-2017

64.7 64.667.2

68.867.5 66.6 67

65 65.6

59.3 58.3

61.3 62.163.3 63

64.262.5

63.766.5 66.9

69.471.4

69.2 68.2 68.366.2 66.5

2002 2004 2006 2008 2010 2012 2013 2015 2017

Tổng số Thành thị Nông thôn

Page 41: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

41

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có chồng sử dụng BPTT bất kỳ và hiện đại ở khu vực nông thôn đều cao hơn ở thành thị. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại cao nhất (68,3%), tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng (67,4% và 67,2%), thấp nhất là Đông nam bộ. Tỷ lệ sử dụng BPTT có xu hướng giảm khi trình độ học vấn tăng (Hình 19).

Năm 2014, phụ nữ ở tuổi chưa thành niên đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai (38,4%) ít hơn nhiều so với phụ nữ lớn tuổi hơn đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng. Chỉ hơn một nửa phụ nữ đã kết hôn hoặc chung như vợ chồng trong độ tuổi từ 20 đến 24 có sử dụng biện pháp tránh thai (TCTK và UNICEF, 2015). Đáng chú ý là nhóm phụ nữ trẻ hơn, từ 15 đến 19 tuổi, có tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại thấp nhất (38.4%) so với các nhóm tuổi khác. Thiếu hiểu biết về sức khoẻ sinh sản và thiếu kiến thức về việc sử dụng bao cao su gây ra một số trường hợp có thai ngoài ý muốn, dẫn đến nguy cơ phá thai không an toàn trong số phụ nữ trẻ. Đặc biệt là tỷ lệ về nhu cầu về biện pháp tránh thai không được đáp ứng ở phụ nữ nghèo có xu hướng cao hơn nhóm dân số khá giả hơn.

Việc cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai và tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ, phụ nữ di cư và phụ nữ ở các vùng sâu vùng xa[47].

[47] Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Tài liệu truyền thông: Nhu cầu phòng tránh thai chưa được đáp ứng và hành động của Việt Nam, UNFPA, 2013.

Hình 18: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT hiện đạichia theo biện pháp đang sử dụng, năm 2017

0

10

20

30

40

50

60

2005 2010 2015 2017

Vòng

Uống thuốc tránh thai

Tiêm

Cấy

Màng ngăn/Kem

Bao cao su

Đình sản nam

Đình sản nữ

Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của TCTK

Hình 19: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 có chồng sử dụng BPTT chia theothành thị/nông thôn, vùng và trình độ học vấn, năm 2016

Nguồn: Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của TCTK

77.6

75.4

78.7

77.9

79.2

77.4

78.5

73.9

78.6

80.4

81.3

81 79.3

72.5

66.5

63.6

67.9

66.8

67.2

67.4

64.1

62.9

68.3

74.6

70.8

69.2

67.5

61.7

BPTT bất kỳ BPTTHĐ

Page 42: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

42

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Phụ nữ trẻ chưa lập gia đình và thanh thiếu niên không phải là đối tượng mục tiêu của Kế hoạch hành động hàng năm của các tỉnh về bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ trong Chương trình MTQG về dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012-2015. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản cho người chưa thành niên, bao gồm tư vấn về tránh thai, chưa được phổ biến rộng rãi, mặc dù nhu cầu đối với các dịch vụ này ngày càng tăng[48]. Các hành vi và tư tưởng truyền thống về giới và tình dục đang thay đổi, mặc dù vậy hơn 1/3 thanh thiếu niên Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin thích hợp về tình dục, bao gồm cả biện pháp tránh thai[49].

Sinh con trong độ tuổi vị thành niên:

Theo Tổng điều tra dân số (TĐTDS), trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ sinh con vị thành niên nhóm tuổi 15-19 giảm từ 29 vào năm đầu kỳ (năm 1999), tức là bình quân cứ 1000 phụ nữ nhóm tuổi này thì có 29 trẻ sinh sống, xuống còn 24 vào năm cuối kỳ (năm 2009). TCTK không tính toán và công bố tỷ lệ sinh con vị thành niên nhóm tuổi 10-14.

1.4. Giảm thương tích do tai nạn giao thông

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương. Đây cũng là VSDG 11.1.

Hình 20 cho thấy, trong giai đoạn 2012-2016, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương đều giảm đáng kể: tương ứng từ 36.376 vụ, 9.838 người chết và 38.060 người bị thương xuống còn 21.431 vụ, 8644 người chết và 19.100 người bị thương vào năm 2016. Như vậy trong giai đoạn 2012-2016, số vụ giảm 41%, số người chết giảm 12,1% và số người bị thương giảm 49,8%.

Mặc dù giảm, số người chết do tai nạn giao thông ở Việt Nam còn ở mức cao. Năm 2016, bình quân 1 ngày có 24 người chết do tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ.

Theo Bảng 3, tai nạn giao thông là nguyên nhân chính trong 12 nguyên nhân gây tai nạn thương tích của nhóm trẻ em và vị thành niên 15-19 tuổi (18,38%). Tuy nhiên, đối với nhóm 0-14 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính lại là đuối nước, cao nhất là đối với nhóm 0-4 tuổi (16,39%). Từ thực tế này, ngoài tỷ lệ chết do tai nạn giao thông đối với đối tượng là trẻ em, VSDG nên có thêm chỉ tiêu tỷ lệ chết của trẻ em do đuối nước.

[48] Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Viet Nam Common Country Assessment 2015 (Đánh giá chương trình quốc gia chung của Việt Nam), UNICEF, 2015f[49] www.//vietnam.unfpa.org/public/pid/14588

Hình 20: Số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông, 2012-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

3637631337

2568522850 21431

9838 9851 9101 8728 8644

38060

32169

2486321072 19100

2012 2013 2014 2015 2016

Số vụ tai nạn giao thông (Vụ)

Số người chết do tai nạn giao thông (Người)

Số người bị thương do tai nạn giao thông (Người)

Page 43: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

43

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

BẢNG 3: Tư vong của trẻ em và vị thành niên từ 0 đến 19 tuổi do tai nạn thương tích phân theo nguyên nhân và nhóm tuổi, 59 tỉnh, 2016

STTLOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

TỔNG SỐ

NHÓM TUỔI

0 – 4 5 – 9 10 – 14 15 – 19

1 Tai nạn giao thông 6,19 1,83 2,16 2,58 18,38

2 Tai nạn lao động 0,3 0 0 0 1,22

3 Vật nuôi 0,14 0,22 0,14 0,17 0,04

4 Ngã 0,35 0,43 0,35 0,32 0,27

5 Đuối nước 10,96 16,39 10,93 10,46 5,69

6 Hóc, ngạt 0,7 2,4 0,18 0,05 0,04

7 Bỏng 0,18 0,45 0,08 0,09 0,07

8 Ngộ độc 0,49 0,54 0,28 0,35 0,76

9 Tự tử 2,18 0 0 1,62 7,24

10 Bạo lực, xung đột 0,31 0,18 0,14 0,14 0,81

11 Điện giật 0,6 0,56 0,25 0,42 1,17

12 Khác 1,15 1,27 0,93 0,99 1,41

Nguồn: Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế.

1.5. Chăm sóc sức khỏe toàn dân

Mục tiêu cần hướng tới: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 3.8 toàn cầu).

Hiện trạng:Để theo dõi việc thực hiện mục tiêu này, Việt Nam cần có chỉ tiêu mức độ bao phủ dịch vụ y tế. Đây là chỉ tiêu thống kê mới đối với Việt Nam. Hiện tại, mức độ bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu của Việt Nam là 72% (2015)[50], tăng đáng kể so với 58% năm 2010.

Năm 2017, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 83,4%[51], vượt chỉ tiêu 82,2% đề ra trong Quyết định 1167/QĐ-TTg[52]. Tuy nhiên, còn khoảng 14-15% học sinh, sinh viên (HSSV) thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng BHYT nhưng chưa tham gia[53]. Nguyên nhân là do nhận thức của HSSV về ý nghĩa của BHYT chưa cao; một số HSSV gia đình khó khăn, không đủ tiền mua BHYT; công tác tuyên truyền về BHYT còn hạn chế.

Hiện nay, 100% người nghèo, cận nghèo, trong đó có trẻ em được hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Theo quy định, tất trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT[54]. Tuy nhiên, trong thực tế không phải

[50] NGTKYT 2015: Tổ chức y tế thế giới tính theo công thức tổng hợp từ 16 chỉ số can thiệp[51] Báo cáo thực hiện VSDG của Bộ Y tế gửi VPPTBV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư[52] Quyết định về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2016 - 2020[53] Tọa đàm trực tuyến “Kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Những vướng mắc cần tháo gỡ” do Báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 25/12/2017.[54] Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008 và Luật năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Page 44: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

44

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

tất cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT vì những lý do: cơ quan chức năng cấp chậm, cấp trùng; do cha mẹ trẻ, chủ yếu ở vùng sâu, xa, vùng cao DTTS đặc biệt khó khăn, không biết có quyền lợi này hoặc không biết cách khai báo, thiếu nhận thức của cha mẹ về sự cần thiết của BHYT. Mặc dù vậy, trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT vẫn được hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng quyền chăm sóc y tế. Tuy nhiên nó lại gây khó khăn nhất định cho cơ quan BHXH, khi mà BHXH vẫn phải chi trả chi phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh nhưng không được bổ sung kinh phí mua thẻ BHYT.

Từ năm 2015, việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được làm cùng lúc với đăng ký khai sinh và đăng ký thường trú[55]. Điều này giúp mở rộng diện bao phủ của BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi ở những vùng sâu, xa, vùng cao DTTS khó khăn, đồng thời giải quyết vướng mắc nêu trên của BHXH.

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở Việt Nam (trẻ em 12 tháng tuổi cần các loại vắc xin là BCG để phòng bệnh lao; vắc xin viêm gan B sơ sinh; ba mũi vắc xin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván; ba mũi viêm gan B; ba lần vắc xin phòng bại liệt và vắc xin phòng sởi) đạt 94,6% vào năm 2010 và tăng lên 98%[56] vào năm 2016. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ thấp nhất (96,5%); Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất (98,9%).

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Chăm sóc y tế:Hiến pháp năm 2013 quy định về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (Điều 37 và 58). Các chính sách chăm sóc sức khỏe cho trẻ em của Việt Nam quy định mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030[57] khẳng định các chính sách chăm sóc sức khỏe trẻ em của Chính phủ, đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Các chính sách chăm sóc sức khỏe trẻ em của Việt Nam có cách tiếp cận tổng hợp từ 3 thành phần: (i) Phòng bệnh thông qua Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, (ii) Khám, chữa bệnh thông qua BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ em nghèo, cận nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, và (iii) Các biện pháp hỗ trợ, gồm: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ sơ sinh; Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; Chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Truyền thông; Giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách.

Một số chính sách chính bao gồm:

• Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về y tế giai đoạn 2012-2015[58] có các dự án trực tiếp liên quan đến trẻ em, gồm: Tiêm chủng mở rộng; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; Nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá thực thi chương trình.

• Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010, tầm nhìn

[55] Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT[56] TCTK: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723[57] Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013[58] Quyết định số 1208/QĐ-TTG ngày 04/09/12)

Page 45: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

45

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

đến năm 2020[59] thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Ngoài ra, Chiến lược về dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020[60] quy định rõ mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh và sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, các chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân, trong đó có trẻ em[61]. Cụ thể:

• Các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục là một thách thức với hệ thống y tế do: Khó kiểm soát do hệ thống giám sát dịch bệnh yếu; mức kháng thuốc cao; và tính khó dự báo của bệnh mới nổi.

• Sự gia tăng tác động của các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe ngoài phạm vi và khả năng đáp ứng của ngành Y tế như biến đổi khí hậu, đô thị hoá, công nghiệp hoá và toàn cầu hoá, ô nhiễm môi trường gia tăng.

• Bất bình đẳng giữa các vùng miền và các nhóm dân cư về tình trạng sức khoẻ, gánh nặng bệnh tật và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chưa thu hẹp.

• Quá trình xây dựng chính sách còn thiếu sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là sự phối hợp liên ngành; thiếu thông tin, bằng chứng khoa học[62], nhất là các phân tích chuyên sâu về đánh giá tác động kinh tế - xã hội, phân tích kinh tế y tế, hiệu quả chi phí, đánh giá công nghệ y tế...

• Hiệu lực, hiệu quả của các chính sách y tế chưa cao, chủ yếu do không xác định rõ nguồn lực để thực hiện chính sách ngay trong quá trình xây dựng; nhận thức của chính quyền một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở đối với công tác y tế còn chưa đầy đủ.

• Chi tiêu công cho y tế còn hạn chế, nguồn vốn viện trợ, vay ưu đãi nước ngoài giảm mạnh nên tỷ lệ chi phí từ tiền túi của người dân cho chăm sóc sức khỏe còn cao (39,5%).

• Một số chính sách chưa có tầm nhìn đến 2030.

Giảm thương tích:

Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020[63] đặt mục tiêu kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội. Chương trình có các mục tiêu cụ thể về tăng cường nhận thức, phòng chống và giảm số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông và đuối nước: Giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2015; và Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015. Như phân tích ở Mục 3.1.4, Mục tiêu 3.5 trong báo cáo này, đối với nhóm 0-14 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính lại là đuối nước mà không phải là tai nạn giao thông.

[59] Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4/6/2009[60] Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011[61] Báo cáo thực hiện SDG của Bộ Y tế[62] Chiến lược đặt một số mục tiêu theo lộ trình 2012, 2015 và 2020 nhưng không có cơ sở số liệu để đo lường, như Tỷ suât tử vong mẹ; hoặc đặt mục tiêu cao, như Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi.[63] Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016

Page 46: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

46

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Do đó, ngoài tỷ lệ chết do tai nạn giao thông đối với đối tượng là trẻ em, VSDG nên có thêm chỉ tiêu tỷ lệ chết của trẻ em do đuối nước. Ngoài ra, cần cập nhật Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em đến năm 2030.

3. Khuyến nghị• Gia tăng các cam kết chính trị để đảm bảo

quyền tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng cho tất cả phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới mọi hình thức.

• Đầu tư vào hệ thống y tế công cộng để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ sức khỏe có chất lượng, vì con người để đáp ứng nhu cầu duy nhất của tất cả phụ nữ, trẻ sơ sinh và trẻ em.

• Thực hiện nghiên cứu và đề xuất chính sách y tế dựa trên sự bình đẳng tập trung vào giảm các ca tử vong ở bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt ở các vùng khó khăn.

• Cải thiện việc lập ngân sách, bố trí và quản lý tài chính cho việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

• Xây dựng năng lực lập kế hoạch, ưu tiên phát triển các dịch vụ, giám sát kết quả về y tế, sức khỏe ở các cấp địa phương, bóc tách số liệu để đánh giá đúng tác động đổi với các bất bình đẳng.

• Tăng cường những nỗ lực phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các chiến lược dự phòng; Cần thực hiện các can thiệp hiệu quả, phù hợp hơn, tập trung ưu tiên cho các khu vực và đối tượng dễ tổn thương ở các vùng có điều kiện địa lý và kinh tế khó khăn. Trọng tâm ưu tiên là các vấn đề sức khoẻ bà mẹ, trẻ em như tử vong mẹ, tử vong trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh, chu sinh, suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là với thể thấp còi.

• Thực hiện tốt phòng và chống đuối nước ở trẻ em 0-14 tuổi.

Hệ thống thống kê quốc gia và thống kê y tế cần bổ sung các chỉ tiêu thống kê tỷ suất tử vong dưới 28 ngày tuổi, tỷ lệ sinh con sớm, tỷ lệ chết trẻ em do đuối nước.

HỘP 3: Những phát hiện chính của Mục tiêu 3

• Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi năm 2017 của trẻ em nam cao hơn nữ khoảng 2 lần (28 so với 14,5); của nông thôn cao hơn thành thị 2 lần (26 so với 12,7); của 2 vùng TN và TDMNPB cao nhất (36,1 và 32,4) và cao hơn trung bình cả nước 21,6).

• Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2016 của trẻ em nam cao hơn nữ 1,3 lần (16,4 so với 12,5). Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi năm 2017 của nông thôn cao thành thị 2 lần (17,3 so với 8,4); của 2 vùng TN và TDMNPB cao nhất (23,7 và 21,4) và cao hơn trung bình cả nước (14,4).

• Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi năm 2015 của trẻ em DTTS đều cao hơn bình quân chung cả nước 1,7 lần (tương ứng 24,8 so với 14,7 và 37,7 so với 22,1).

• Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi năm 2015 của trẻ em DTTS đều cao hơn bình quân chung cả nước 1,7 lần (tương ứng 24,8 so với 14,7 và 37,7 so với 22,1).

• Với tốc độ giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi trong giai đoạn 2005-2017, Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu 10 ca tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và 17,5 ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên 1000 trẻ sinh ra sống vào năm 2030.

• Tỷ lệ người nhiễm mới HIV ở TDMNPB và BTBDHMT cao sẽ tạo thêm gánh nặng cho trẻ em vốn đã chịu nhiều thiệt thòi ở hai vùng này (Hình 15).

• Tai nạn giao thông là nguyên nhân chính trong 12 nguyên nhân gây tai nạn thương tích của nhóm trẻ em và vị thành niên 15-19 tuổi (18,38%). Tuy nhiên, đối với nhóm 0-14 tuổi, nguyên nhân gây tử vong chính lại là đuối nước, cao nhất là đối với nhóm 0-4 tuổi (16,39%).

Page 47: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

47

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

1. Kết quả đạt được

1.1. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí và có chất lượng

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và có chất lượng.

Hiện trạng:

Mức độ hoàn thành tiểu học và trung học cơ sở:Theo Hình 21, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tỷ lệ tốt nghiệp THCS năm học 2015-2016 đạt rất cao, tương ứng là 99,85% và 99,16%. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các vùng. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt thấp nhất ở vùng TDMNPB (99,37%), tiếp sau là BTBDHMT (99,45%); cao nhất là vùng ĐBSH (99,89%). Tình hình có khác đối với số liệu tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt thấp nhất ở vùng BTBDHMT, tiếp sau là ĐNB (98,95%); cao nhất ở ĐBSCL (99,46), tiếp sau là TDMNPB.

Điểm đáng chú ý là hai vùng TDMNPB và ĐBSCL thường được các nghiên cứu về giáo dục xếp ở các thứ hạng thấp nhất, xét theo các kết quả về giáo dục tiểu học và THCS, thì ở đây lại có tỷ lệ tốt nghiệp THCS vào hàng cao nhất. Ngoài ra, các tỷ lệ nêu trên có thể không phản ảnh thực chất kết quả giáo dục do bị tác động của bệnh chạy theo thành tích, ví dụ trong xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình tiểu học, đặc biệt trong học sinh DTTS[64].

Bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục:

VSDG 4.1 đề cập đến sự bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục, được đo bằng Chỉ số bình đẳng giới. Ở Việt Nam, chỉ số này đã được tính trong MICS và trong Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Chỉ số bình đẳng giới cấp tiểu học (được tính bằng tỷ lệ trẻ em nữ độ tuổi tiểu học đi học tiểu học hoặc trung học chia cho tỷ lệ trẻ em nam độ tuổi tiểu học đi học tiểu học hoặc trung học) ở cả 3 năm 2006, 2011 và 2014 đều bằng 1[65], cho thấy không có chênh lệch về giới trong đi học tiểu học.

[64] Bộ GDĐT. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016[65] MICS3, MICS4, MICS5

Hình 21: Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS chia theo vùng, năm học 2015-2016

Nguồn: Niên giám Thống kê Giáo dục và Đào tạo 2016-2017

99.6599.89

99.37 99.4599.63

99.77 99.71

99.16 99.2 99.31

98.9499.13

98.95

99.46

CẢ NƯỚC ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Hoàn thành chương trình tiểu học Tốt nghiệp THCS

Page 48: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

48

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Chỉ số bình đẳng giới cấp THCS được tính tương tự và bằng 1,02, 1,07 và 1,04 của 3 năm tương ứng 2006, 2011 và 2014[66], cho thấy trẻ em nam độ tuổi THCS có thể bị thiệt thòi hơn trẻ em nữ trong đi học THCS do chỉ số bình đẳng giới THCS đã chớm vượt ngưỡng cân bằng giới tối đa 1,03.

Ngược lại, tỷ số cân bằng giới cấp tiểu học của trẻ em gái dân tộc Mông bằng 0,95 (nhỏ hơn ngưỡng cân bằng giới tối thiểu 0,97) cho thấy trẻ em gái dân tộc Mông có ít cơ hội đi học hơn trẻ em trai dân tộc Mông[67].

Tỷ số cân bằng giới của nhóm di cư độ tuổi THCS tăng từ 0,95 năm 2009 lên chạm ngưỡng cân bằng giới 0,97, tức là trẻ em gái di cư độ tuổi THCS từ chỗ bị thiệt thòi hơn trẻ em trai di cư cùng độ tuổi trong đi học vào năm 2009 thì đã được coi là bình đẳng so với trẻ em trai vào năm 2014. Tuy nhiên, do mới chạm ngưỡng tối thiểu 0,97 nên sự bình đẳng này có thể dễ trở thành không bình đẳng[68].

Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí:

Đến tháng 9 năm 1989, giáo dục phổ thông Việt Nam vẫn được miễn học phí. Tuy nhiên, sau thời điểm này chỉ có giáo dục tiểu học công lập được miễn học phí; giáo dục trung học bắt đầu thu học phí và được sử dụng để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Sắp tới Chính phủ đã có chủ trương miễn học phí đối với học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu[69].

Tuy nhiên, học sinh tiểu học và THCS công lập vẫn phải đóng các loại phí cho giáo dục khác, và các loại phí này tăng lên khi học sinh học lên các lớp cao hơn[70]. Ở các trường ngoài công lập hoặc bán công, học sinh vẫn phải đóng học phí cao, cộng thêm nhiều khoản chi phí không chính thức khác, trong khi đó nhiều trẻ em nghèo theo gia đình di cư tìm việc làm lại ít được vào học trường công lập, phải học trường ngoài công lập hoặc bán công. Do đó, mặc dù đã có những hỗ trợ của Chính phủ nhưng chi phí cho con đi học tiểu học và THCS vẫn cao đối với nhiều gia đình nghèo.

Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng:

Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu thiên niên kỷ về phổ cập tiểu học (theo chuẩn quốc gia). Hiện nay Việt Nam vẫn duy trì phổ cập tiểu học, đồng thời đã hoàn thành phổ cập THCS và đang thực hiện phổ cập THCS đúng độ tuổi (theo chuẩn quốc gia).

Theo Bộ GDĐT, chất lượng giáo dục tiểu học và THCS đã được cải thiện qua thời gian, kể cả ở những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh DTTS.

Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học được giữ vững và nâng cao; chất lượng phổ cập giáo dục THCS được duy trì bền vững. Hiện nay tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, trong đó có 14 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Tương tự, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó 1 tỉnh đạt chuẩn THCS mức độ 3 và 2 tỉnh đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia năm học 2016-2017 đạt 53%; THCS đạt 41,8%.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm học 2016-2017, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tiểu học đạt 99%, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi THCS đạt 92,5%. Hai tỷ lệ này đạt cao là kết quả của chính sách phổ cập tiểu

[66] MICS3, MICS4, MICS5[67] Bộ GDĐT. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016[68] Bộ GDĐT. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016[69] Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018[70] Bộ GD&ĐT. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016

Page 49: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

49

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

học và THCS. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi trung học phổ thông (THPT) đạt thấp hơn, chỉ 63,3%[71].

Tuy nhiên vẫn còn có khoảng cách chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa dân tộc Kinh và một số các DTTS. Các vùng TDMNPB, TN vàĐBSCL có các kết quả về giáo dục kém hơn các vùng khác.

Theo Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016 của Bộ GDĐT, tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học hoặc đã từng đi học nhưng bỏ học độ tuổi 5-14 tuổi tập trung cao ở độ tuổi THCS, ở khu vực nông thôn, ở vùng TDMNPB, TN và vùng ĐBSCL, ở trẻ em nghèo, trẻ em di cư, trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc Khmer, Mông và các dân tộc rất ít người, trẻ em gái dân tộc Mông.

Cũng với mục tiêu nhấn mạnh đến chất lượng của giáo dục, SDG đưa ra chỉ tiêu đo lường tình trạng biết đọc, viết và làm toán của trẻ em lớp cuối tiểu học và học sinh THCS. Hệ thống giáo dục của Việt Nam gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý của quốc tế sau khi hai nghiên cứu quốc tế gần đây đã đánh giá khả năng đọc và làm toán của người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên đạt cao hơn mức trung bình quốc tế[72]. Tuy nhiên gần đây không có đánh giá nào tương tự cho độ tuổi dưới 15.

1.2. Giáo dục mầm non và phát triển trẻ thơ

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học.

Hiện trạng:Với mục tiêu duy trì tính bền vững của những thành quả đã đạt được và nhấn mạnh đến chất lượng của giáo dục, VSDG đã đưa ra các chỉ tiêu đo mức độ huy động trẻ em 3-5 tuổi đến trường. Giáo dục mầm non, đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi giúp trẻ sẵn sàng về mặt tâm lý và hiểu biết để đi học lớp 1, từ đó nâng cao chất lượng của giáo dục tiểu học và giảm thiểu tình trạng bỏ học. Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2016 của Việt Nam đạt 90%, trong đó mẫu giáo 5 tuổi đạt mục tiêu phổ cập.

Sự phát triển trẻ thơ được định nghĩa là một quá trình liên tục và có thể dự đoán được, trong đó một đứa trẻ học vận động, suy nghĩ, nói, cảm nhận và giao tiếp với những người khác, với mức độ ngày càng phức tạp hơn. Phát triển thể chất, kỹ năng biết chữ và tập đếm, phát triển cảm xúc xã hội và sự sẵn sàng đi học là những lĩnh vực mang tính sống còn trong sự phát triển nói chung, cũng là nền tảng cơ bản của phát triển con người[73].

Một trong các công cụ để đo sự phát triển trẻ thơ là Chỉ số phát triển sớm của trẻ (ECDI), được tính bằng phần trăm trẻ em 36-59 tháng tuổi phát triển đúng hướng ít nhất 3 trong 4 lĩnh vực, gồm: đọc viết – tính toán, thể chất, cảm xúc xã hội, và học tập. Hiện tại, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và bộ ngành của Việt Nam chưa có chỉ tiêu theo dõi phát triển trẻ thơ. Số liệu thống kê hiện có về chỉ số phát triển trẻ thơ Việt Nam được lấy từ Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ do Tổng cục Thống kê và UNICEF thực hiện 5 năm một lần.

Theo Hình 22, có 88,7% trẻ em từ 36-59 tháng tuổi ở Việt Nam phát triển đúng hướng, tăng so với 82,8% của năm 2011[74]. Tỷ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trẻ em trai

[71] Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2017 gửi VPPTBV, Bộ Kế hoạc và Đầu tư[72] The 2012 Program for International Student Assessment (PISA): (http://www.oecd.org/pisa/keyfindings/pisa-2012-results.htm); World Bank’s Skills Toward Employment and Productivity (STEP): (http://blogs.worldbank.org/education/vietnamese-youth-strong-literacy-and-ready-more)[73] Shonkoff J, và Phillips D, (eds), Khoa học phát triển mầm non, Ủy ban Phát triển mầm non, Hội đồng nghiên cứu quốc gia.[74] MICS 4

Page 50: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

50

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

và trẻ em gái. Vùng TDMNPB có chỉ số ECDI thấp nhất, cao nhất là vùng ĐBSH. Chỉ số ECDI chênh lệch đáng kể giữa nhóm trẻ đi học mẫu giáo so với nhóm trẻ em không đi học (92,7% so với 78,9%). Trẻ em sống trong nhóm hộ gia đình nghèo nhất có chỉ số ECDI thấp hơn (81,1%) so với trẻ em sống trong hộ gia đình giàu nhất (92,2%). Trẻ em DTTS có ECDI thấp hơn khá nhiều so với trẻ em dân tộc Kinh/Hoa (77,1% so với 91,2%)

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam khẳng định những ưu tiên cho phát triển giáo dục (Điều 37 và 61). Nhiều chính sách giáo dục quan trọng, tạo công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em đã được ban hành và thực hiện. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2020. Gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CPngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Chính sách quan trọng nhất, tạo điều kiện cho đại đa số trẻ em trong diện phổ cập được đến trường là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục THCS[75]. Các chính sách phát triển mạng lưới trường lớp đã giúp các địa phương có mạng lưới trường lớp hợp lý theo vùng miền, trong đó mở rộng mạng lưới điểm trường tiểu học, THCS gần nhà học sinh; phát triển mạng lưới trường, lớp phổ thông bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn[76]; trong đó ưu tiên đủ số phòng học, thiết bị, đồ dùng dạy học cho các điểm trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số rất ít người[77].

Ngoài ra, đối với trẻ em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì có các chính sách hỗ trợ tiền và hiện vật, bao gồm miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền mặt và gạo. Gần đây, Chính phủ đã thống nhất thực hiện chính sách miễn học phí đối với giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ năm 2018[78].

Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 đã đề ra mục tiêu tăng huy động trẻ khuyết tật có khả năng học tập đến trường, với các biện pháp đi kèm về chương trình dạy và tài liệu học

[75] Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.[76] Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010. Đề án phát triển và củng cố hệ thống trườngphổ thông dân tộc nội trú giai đọan 2011-2015.[77] Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2010-2015[78] Nghị quyết số 46/2017/NQ-CP ngày 09/6/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017.

Hình 22: Chỉ số phát triển sớm của trẻ em 36-59 tháng tuổi, năm 2014

Nguồn: MICS 2014

88.7 88.2 89.2 93.7 81.8 8790.4

89.189.2 90.8

87.8 83.7 92.8 92.778.9 81.1 90.1

90.890.6

92.291.2

77.1

Nam N

ĐBS

H

TDM

NPB

BTBD

HM

T

TN

ĐN

B

ĐBS

CL

Thàn

h th

Nôn

g th

ôn

36-4

7 th

áng

48-5

9 th

áng

Khôn

g

Ngh

èo n

hất

Nhó

m 2

Nhó

m 3

Nhó

m 4

Già

u nh

ất

Kinh

/Hoa

Dân

tộc

thiể

u số

Chung Giới tính Vùng Khu vực Tuổi Đi học mẫu giáo

Nhóm mức sống Dân tộc của chủ hộ

Page 51: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

51

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

bằng ngôn ngữ ký hiệu; bồi dưỡng chuyên môn cho cánbộ quản lý, giáo viên quản lý và dạy trẻ khuyết tật.Các Bộ, ngành đã ban hành 02 Thông tư quan trọng: Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 31/12/2012 Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/12/2013 Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. Đây là các cơ sở pháp lý để thực hiện những chính sách hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận giáo dục ở nhiều cấp học; ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật.

Tuy nhiên, các chính sách về giáo dục cho trẻ em có một số hạn chế để thực hiện thành công các VSDG về giáo dục. Cụ thể là:

• Tiêu chuẩn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS không yêu cầu phải huy động 100% trẻ em thuộc diện phổ cập đến trường. Đây vô hình chung sẽ là rào cản làm giảm động lực thực hiện mục tiêu đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục THCS.

• Nguồn lực từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại trung ương và địa phương còn hạn hẹp, nguồn vốn ngoài nước FDI, ODA tiếp tục giảm; chưa có các chính sách hiệu quả để huy động được các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đây cũng là nguyên nhân chính của tình trạng cơ sở vật chất trường học vẫn còn nhiều khó khăn: thiếu phòng chức năng, nhà công vụ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ cho bán trú (nhà ở, nhà ăn cho học sinh) chậm được đầu tư; vẫn còn nhiều phòng học tạm, phòng xuống cấp làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục toàn diện.

• Mức hỗ trợ thấp trong các chính sách hiện hành được coi là chưa đủ sức hút một số trẻ em[79] đến trường. Mức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên diện chính sách, như tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo tại Quyết định số 239/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg (120.000 đồng/tháng), học bổng học sinh nội trú, dự bị đại học tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT (80% mức lương tối thiểu), mức học bổng và trợ cấp xã hội cho sinh viên cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP và một số chính sách khác còn thấp.

• Việc thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập, thiếu thống nhất ở các địa phương nhất là phân cấp về nhân sự và tài chính.

• Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện[80] còn có bất cập, gây khó khăn cho việc xác định trẻ khuyết tật đi học

3. Khuyến nghị:

• Triển khai và thực thi các chính sách miễn học phí đối với bậc giáo dục mầm non và tiểu học để đảm bảo giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em từ 5-14 tuổi, đưa những trẻ em bỏ học quay trở lại trường học.

• Đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng và việc học tập có chất lượng bằng cách chuyển sang phương pháp giáo dục dựa trên năng lực và các Kỹ năng của Thế kỷ 21, đặc biệt cho các nhóm thiệt thòi và thúc đẩy mối liên kết giữa giáo dục và đào tạo kỹ thuật, dạy nghề.

[79] Bộ GD&ĐT. Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016. Báo cáo thực hiện VSDG của Bộ GDĐT gửi Bộ KHĐT [80] Thông tư liên tịch số 37/ 2012/ TTLT- BLĐTBXH- BYT- BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012

Page 52: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

52

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

• Cải thiện giáo dục mầm non, bao gồm phương pháp tương tác sớm và cải cách chương trình giảng dạy bậc mầm non với phương pháp sư phạm lấy trẻ em làm trọng tâm, cùng phối hợp với các bên có liên quan để cung cấp các dịch vụ phát triển giáo dục mầm nong tích hợp (IECD).

• Xây dựng các cơ chế tạo điều kiện cho trẻ em trai và gái thể hiện bản thân trong một môi trường học tập thuận lợi, an toàn, phi bạo lực, tiếp cận các công trình nước sạch, vệ sinh và rửa tay.

• Nâng cao năng lực và khả năng chống chịu của hệ thống giáo dục thông qua việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu nhằm giảm rủi ro do thảm họa thiên nhiên và thích nghi với biến đổi khí hậu.

• Thiết lập quan hệ hợp tác công-tư để hỗ trợ xây dựng hệ thống giáo dục thế kỷ 21 cho những trẻ em ít được quan tâm trong các khu công nghiệp và các chương trình đào tạo dạy nghề cho trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương, gắn với dạy nghề và bố trí công việc phù hợp cho sáng kiến của lao động trẻ.

• Hệ thống thống kê quốc gia và thống kê giáo dục cần bổ sung chỉ số phát triển trẻ thơ để góp phần giám sát thực hiện mục tiêu này.

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

1. Kết quả đạt được

1.1. Chấm dứt phân biệt đối xư và bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Mục tiêu cần hướng tới: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi; bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Theo Báo cáo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2013 (MDG 2013), mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ là một trong 3 mục tiêu Thiên niên kỷ đã được hoàn thành trước thời hạn năm 2015.

Hiện trạng:Theo Báo cáo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2013 (MDG 2013), mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ là một trong 3 mục tiêu Thiên niên kỷ đã được hoàn thành trước

HỘP 4: Những phát hiện chính của Mục tiêu 4

• Việt Nam đã đạt phổ cập mầm non 5 tuổi, tiểu học và THCS; đang tiến tới phổ cập THCS đúng độ tuổi (theo chuẩn quốc gia).

• Không có chênh lệch về giới trong đi học tiểu học, nhưng trẻ em nam có thể bị thiệt thòi hơn trẻ em nữ trong đi học THCS. Trẻ em gái dân tộc Mông có ít cơ hội đi học hơn trẻ em trai dân tộc Mông.

• Vẫn có trẻ em chưa bao giờ đi học hoặc đã từng đi học nhưng bỏ học, tập trung nhiều ở độ tuổi THCS, ở khu vực nông thôn, ở vùng TDMNPB, TN và vùng ĐBSCL, ở trẻ em nghèo, trẻ em di cư, trẻ em khuyết tật, trẻ em dân tộc Khmer, Mông và các dân tộc rất ít người, trẻ em gái dân tộc Mông.

Page 53: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

53

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

thời hạn năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phân biệt nam nữ và tình trạng bạo lực đối với phụ nữ[81].

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra theo chiều hướng xấu ở Việt Nam. Tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) được tính bằng số bé trai được sinh ra so với 100 bé gái (được sinh ra). Tỉ số GTKS tự nhiên dao động trong khoảng 104-106 bé trai trên 100 bé gái. Theo Hình 22, tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2016, từ 105,6 lên 112,2. Vùng tăng nhanh nhất là TDMNPB. Năm 2016 vùng có tỉ số GTKS cao nhất là TDMNPB (122,6), tiếp theo là TN (117,3), BTBDHMT; thấp nhất là ĐBSCL và ĐNB.

Tỷ số GTKS đã tăng lên ở cả thành thị và nông thôn, nhưng tăng mạnh hơn ở khu vực thành thị. Trong các gia đình khá giả và nhóm phụ nữ có học vấn cao hơn thì tỷ số GTKS có xu hướng cao hơn so với các gia đình nghèo và nhóm phụ nữ có học vấn thấp hơn[82].

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thu thập và tổng hợp số liệu thống kê về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, cho đến nay các số liệu này không có để sử dụng. Thay vào đó, Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 của TCTK là nguồn số liệu toàn diện và tin cậy duy nhất về bạo lực gia đình ở Việt Nam. TCTK đang chuẩn bị tiến hành nghiên cứu này lần 2.

Theo nghiên cứu này (Bảng 4), 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời, trong đó 6% là trong 12 tháng trước cuộc phỏng vấn; số bị bạo lực tình dục trong đời là 10%, trong 12 tháng qua là 4%; số bị bạo lực tinh thần trong đời là 54%, trong 12 tháng qua là 25%. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong đời cao gấp 3 lần bạo lực tình dục. Kết hợp ba loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần do chồng gây ra thì có hơn nửa phụ nữ đã từng kết hôn (58%) trả lời đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%.

Tình trạng phụ nữ bị đồng thời cả bạo lực thể xác lẫn tình dục diễn ra phổ biến. Tỷ lệ bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời do chồng gây ra cho phụ nữ đã từng kết hôn cao nhất ở vùng ĐNB; cao thứ 2 là TN và thứ 3 là ĐBSH; Hai vùng thấp nhất là TDMNPB và BTBDHMT là hai vùng không phải là vùng giàu nhất.

[81] https://moha.gov.vn/congtaccanbonu/binhdanggioi/binh-dang-gioi-o-viet-nam-thanh-tuu-va-thach-thuc-36243.html[82] http://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/Policy%20brief_VIE.pdf

Hình 23: Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh chia theo vùng, năm 2005-2016

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

105.

6

109.

3

101.

8

104.

7

108.

5

106.

8

103.

8

111.

2

116.

2

109.

9

114.

3

108.

2

105.

9

108.

3

112.

8

120.

7

114.

3

112.

2

104.

2

114.

2

103.

7

112.

2

113.

7

122.

6

115.

2

117.

3

103.

1

102.

9

CẢ NƯỚC ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

2005 2010 2015 Sơ bộ 2016

Page 54: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

54

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

BẢNG 4: Tỷ lệ bạo lực do chồng gây ra cho phụ nữ đã từng kết hôn (%)

Hiện thời (12 tháng qua)

Trong đời (Bất cứ thời điểm nào trong

đời)

Thể xác 6 32

Tình dục 4 10

Tinh thần 25 54

Thể xác, tình dục, tinh thần 27 58

Cũng theo nghiên cứu này, khoảng 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết đã từng bị bạo lực thể xác bởi một người khác không phải là chồng kể từ khi 15 tuổi, bị bạo lực tình dục khoảng hơn 2%. Khoảng 3% tổng số phụ nữ cho biết bị lạm dụng tình dục trước tuổi 15. Thủ phạm chủ yếu là các thành viên trong hộ gia đình của người phụ nữ, chiếm 65%. Khả năng người phụ nữ bị chồng bạo hành lớn hơn gấp ba lần khả năng bị người khác bạo hành.Như vậy, đa số phụ nữ bị bạo hành ngay trong ngôi nhà của mình.

1.2. Xóa bỏ hủ tục

Mục tiêu cần hướng tới: Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc (Mục tiêu 5.3 toàn cầu).

Hiện trạng:Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định tuổi đăng ký kết hôn cho nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Kết hôn sớm hơn độ tuổi quy định gây thiệt thòi hơn cho người phụ nữ trong cuộc sống gia đình và tham gia vào đời sống xã hội.

Kết quả công bố TĐTDS 2009 và ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017 của TCTK có chỉ tiêu: Tỷ trọng dân số vị thành niên (15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổi và tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế - xã hội; nhưng không có chỉ tiêu này cho nhóm tuổi 20-24 như SDG 5.3.1; và cũng không có tuổi trung bình kết hôn lần đầu dưới 15 tuổi.

Hình 24 cho thấy năm 2017 tình trạng nữ kết hôn trước 18 tuổi ở Việt Nam vẫn diễn ra, tuy đã có xu hướng giảm nhẹ về số lượng so với năm 2009. Năm 2017, tỷ trọng nữ 15, 16 và 17 tuổi đã từng kết hôn tương ứng là 0,9%, 2,3% và 5,5%. Tức là, cứ 100 nữ 15 hoặc 16, hoặc 17 tuổi thì có tương ứng 1 hoặc 2 hoặc 5 người đã từng kết hôn.

Hình 24: Tỷ trọng dân số nữ vị thành niên (15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổivà tuổi kết hôn trung bình lần đầu, 2009 và 2017

Nguồn: TĐTDS 2009 và ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017 của TCTK

1.2 2.65.6

12.6

21

8.5

18.6

0.9 2.35.5

13.9

21.7

8

18.4

15 16 17 18 19 15-19

Tuổi Tuổi kết hônlần đầu

2009 2017

Page 55: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

55

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tình trạng kết hôn sớm diễn ra nhiều hơn ở nông thôn. Tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi ở khu vực nông thôn kết hôn lần đầu ở độ tuổi 15, 16 hoặc 17 cao hơn 12,4 và 3 lần tương ứng so với tỷ lệ phụ nữ ở khu vực thành thị. Vùng TDMNPB có tỷ trọng nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn cao nhất (3,3%, 7,8% và 15,2% cho 3 độ tuổi tương ứng 15, 16 và 17); vùng TN đứng thứ hai (1,9%, 5,9% và 5,9% cho 3 độ tuổi tương ứng 15, 16, 17)(Hình 25).

Hình 26 so sánh tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ cả nước và phụ nữ dân tộc thiểu số. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ cả nước năm 1989 là 23,2 năm, giảm nhẹ và duy trì trong khoảng 22,8-22,9 năm trong suốt thời kỳ 15 năm 1999-2014, trong khi tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ DTTS năm 2015 là 20,1 năm, thấp hơn 1,8 năm so với bình quân cả nước. Điều này kết hợp với tỷ lệ tảo hôn cao ở phụ nữ DTTS (27,5% năm 2015[83]) có thể giúp giải thích tạo sao tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi kết hôn lần đầu ở nông thôn và vùng TDMNPB và TN cao. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL lại không do nguyên nhân từ DTTS.

Theo MICS 2014, tỷ lệ phần trăm phụ nữ từ 20-49 tuổi kết hôn trước 18 tuổi của DTTS năm 2014 là 23,1%, cao hơn dân tộc Kinh/Hoa 2,5 lần (9,2%).

Cũng theo MICS (Hình 27), xu hướng kết hôn sớm hoặc sống như vợ chồng (trước 15 tuổi) của phụ nữ 15-49 tuổi không giảm trong giai đoạn 2006-2014. Điều này đặt ra thách thức trong việc thực hiện Mục tiêu 5.3: Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm ở Việt Nam.

Nguồn số liệu duy nhất về kết hôn sớm của MICS nêu trên gợi ý về một khuyến nghị đối với hệ thống thống kê Việt Nam là phải có các phân tổ như SDG quy định.

[83] Điều tra 53 DTTS 2015

Hình 25: Tỷ trọng dân số nữ vị thành niên(15-19 tuổi) đã từng kết hôn theo độ tuổi (%)và tuổi kết hôn trung bình lần đầu (năm)chia theo thành thị nông thôn và vùng, 2017

Nguồn: ĐTBĐDS&KHHGĐ 2017 của TCTK

0.9

0.1 1.2 3.

3

0.1 0.7 1.9

0.1

0.52.

3

0.7 3.

1 7.8

0.7

0.9 5.

9

0.6 2.15.

5

2.2 7

15.2

2.4 4.

6 8.9

3.1 4.2

13.9

6.3

17.4

33.5

9.5 10

.5

18.2

6

14.9

21.7

10.2

28

46.3

17.6

18.4

32.1

10.2

22.2

8

3.7

10.1

19.3

5.5 6.2

11.7

3.9 7.

6

18.4

18.6

18.5

18.2

18.7

18.6

18.2

18.6

18.6

Tổng số TT NT TDMNPB ĐBSH BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Nữ Khu vực Vùng

15 tuổi 16 tuổi 17 tuổi 18 tuổi 19 tuổi 15-19 tuổi Tuổi kết hôn lần đầu

Hình 26: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ

Nguồn: Tổng cục Thống kê

23.2 22.8 22.8 22.920.1

TĐTDS 1989 TĐTDS 1999 TĐTDS 2009 ĐTDSGK 2014 ĐT 53 DTTS 2015

Page 56: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

56

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

2.Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Bình đẳng giới và chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái:

Việt Nam đã có khung pháp lý để thúc đẩy, thực hiện và giám sát bình đẳng giới, trong đó có trẻ em gái. Tuy nhiên khung pháp lý này cần được cập nhật cả về nội dung và mốc thời gian để phù hợp với VSDG.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 đảm bảo đối xử bình đẳng, tránh phân biệt đối xử về giới, bao gồm phân biệt đối xử đối với trẻ em gái. Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 yêu cầu đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái, con trong giá thú và con ngoài giá thú, hôn nhân của cha mẹ, quy định điều kiện hạn chế quyền của cha mẹ trong trường hợp cha/mẹ vi phạm nghiêm trọng quyền của con chưa thành niên.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012-2020 quy định cần có những chính sách đặc thù: chính sách, chương trình học bổng hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt có chính sách khuyến khích đối với trẻ em gái ở nông thôn và vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn, thể chế hóa quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới chậm được ban hành. Việc triển khai quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả chưa cao[84]. Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 không có nội dung nào đề cập đến bình đẳng giới cho trẻ em gái.

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 cấm bạo lực gia đình, bao gồm cả bạo lực đối với trẻ em. Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định việc phòng ngừa và ứng phó với nạn mua bán người, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán, gồm cả trẻ em.

Luật trẻ em 2016 nghiêm cấm mọi hình thức bạo lực đối với trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em, nghiêm cấm mọi hình thức xâm hại tình dục trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Luật Trẻ em và Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em[85] quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; quy định cụ thể biện pháp, trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phòng ngừa giảm thiểu nguy cơ và hỗ trợ, can thiệp kịp thời các vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Bộ Luật Hình sự 2015, điều chỉnh năm 2017 đã hình sự hóa nhiều hình thức ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em, gồm cả bạo lực về thể xác, xâm hại và bóc lột tình dục, buôn bán trẻ em, lao động trẻ em.

Chương trình quốc gia về Bảo vệ trẻ em được phê duyệt cho giai đoạn 2016-2020 có mục tiêu

[84] https://moha.gov.vn/congtaccanbonu/binhdanggioi/binh-dang-gioi-o-viet-nam-thanh-tuu-va-thach-thuc-36243.html[85] Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017

Hình 27: Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi có tuổi kết hôn lần đầuhoặc sống như vợ chồng trước tuổi 15, 2006-2014

Nguồn: MICS 3, 4, 5

0.7 0.70.9

2006 2011 2014

Page 57: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

57

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực, xâm hại và bóc lột, và phục hồi cho nạn nhân, hỗ trợ hòa nhập xã hội cho những trẻ em thiệt thòi nhất.

Do các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian vừa qua, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đã đưa ra các giải pháp phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em.

Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 được vận hành từ tháng 12/2017 đã giúp phát hiện và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại trẻ em cũng như xử lý các đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục kịp thời hơn.

Các chính sách nêu trên và các chính sách cập nhật đến năm 2030, kết hợp với tổng đài 111 sẽ giúp Việt Nam thực hiện được Mục tiêu 5.2.

Xóa bỏ hủ tục:

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cấm các hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025 đặt mục tiêu giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao; đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn trong vùng dân tộc thiểu số. Ở cấp Trung ương và những địa phương có tình trạng tảo hôn cao đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án này trong giai đoạn 2015-2020 và hàng năm.

Tuy nhiên, với tập quán kết hôn sớm và xu hướng kết hôn sớm không giảm từ phân tích số liệu về kết hôn sớm ở Mục 4 của báo cáo này, và nếu không có các chính sách quyết liệt hơn trong thời gian từ nay đến năm 2030 thì mục tiêu hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm khó có thể đạt được.

3. Khuyến nghị

• Hỗ trợ trẻ em gái trong việc có được thông tin đẩy đủ và tự mình đưa ra quyết định liên quan đến bản thân mình, gồm đảm bảo cho các em tiếp cận được các dịch vụ (y tế, giáo dục, chăm sóc cá nhân và hiểu về các vấn đề bình đẳng, công lý); đảm bảo phụ nữ và trẻ em được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia đưa ra các quyết định tại gia đình, ngoài cộng đồng cũng như trong các lĩnh vực công và tư.

• Tăng cường các cơ hội cho trẻ được tiếp cận các môi trường học tập sớm, giúp xóa bỏ những quan niệm cổ hủ về giới và tăng cường vai trò của người cha đối với sự phát triển của trẻ em.

• Triển khai các chương trình truyền thông thay đổi hành vi để xóa bỏ những chuẩn mực, phong tục tập quán dung túng cho hôn nhân vị thành niên và quan niệm cổ hủ về giới.

• Triển khai các chương trình bảo trợ xã hội không có điều kiện ràng buộc như trợ cấp cho trẻ em tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo, một yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng kết hôn vị thành niên.

• Đẩy mạnh hợp tác với lãnh đạo tôn giáo, với cộng đồng gia đình, nam giới và trẻ em trai nhằm đề cao các chuẩn mực về giới tiên tiến, xóa bỏ những hủ tục trong đó có kết hôn vị thành niên.

Page 58: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

58

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

• Hợp tác với khu vực tư nhân nhằm khuyến khích chính sách công ty hài hòa với gia đình để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như tăng sự chia sẻ trách nhiệm trong gia đình.

• Thống kê Việt Nam phải có các phân tổ độ tuổi để phản ánh được tình trạng kết hôn sớm như SDG quy định.

HỘP 5: Những phát hiện chính của Mục tiêu 5

• Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra theo chiều hướng xấu ở Việt Nam. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2005-2016, từ 105,6 bé trai/100 bé gái lên 112,2/100.

• Năm 2010, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời, trong đó 6% là trong 12 tháng trước cuộc phỏng vấn; số bị bạo lực tình dục trong đời là 10%, trong 12 tháng qua là 4%; số bị bạo lực tinh thần trong đời là 54%, trong 12 tháng qua là 25%.

• Tình trạng phụ nữ trẻ kết hôn sớm diễn ra nhiều hơn ở nông thôn, ở vùng TDMNPB, TN và ĐBSCL, và trong đồng bào DTTS.

• Tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi ở nông thôn kết hôn lần đầu ở tuổi 15, 16 và 17 cao hơn thành thị tương ứng là 12, 4 và 3 lần. Vùng TDMNPB có tỷ trọng nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn cao nhất (3,3%, 7,8% và 15,2% cho 3 độ tuổi tương ứng 15, 16 và 17); vùng TN đứng thứ hai (1,9%, 5,9% và 5,9% cho 3 độ tuổi tương ứng 15, 16 và 17).

• Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ DTTS năm 2015 là 20, 1 năm, thấp hơn 1,8 năm so với bình quân cả nước. Điều này kết hợp với tỷ lệ tảo hôn cao ở phụ nữ DTTS (27,5% năm 2015) có thể giúp giải thích tạo sao tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi kết hôn lần đầu ở nông tôn và vùng TDMNPB và TN cao. Tuy nhiên vùng ĐBSCL không do nguyên nhân từ DTTS. Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ DTTS năm 2015 là 20, 1 năm, thấp hơn 1,8 năm so với bình quân cả nước. Điều này kết hợp với tỷ lệ tảo hôn cao ở phụ nữ DTTS (27,5% năm 2015[86]) có thể giúp giải thích tạo sao tỷ lệ phụ nữ 15-19 tuổi kết hôn lần đầu ở nông tôn và vùng TDMNPB và TN cao. Tuy nhiên vùng ĐBSCL không do nguyên nhân từ DTTS.

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

1. Kết quả đạt được

1.1. Nước sạch

Mục tiêu cần đạt được: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1 toàn cầu).

Hiện trạng:Trong giai đoạn 2002-2016, tình hình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đã được cải thiện rõ rệt.

[86] Điều tra 53 DTTS 2015

Page 59: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

59

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh tăng từ 78,1% năm 2002 lên 93,4% năm 2016 (Hình 28). Tỷ lệ này đều tăng ở cả hai khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng.

Tuy nhiên, năm 2016, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh ở nông thôn vẫn thấp hơn thành thị (90,8% so với 99%); vùng TDMNPB có tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh thấp nhất (81,3%). Với tốc độ tăng chậm hơn trong những năm gần đây và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng gây khô hạn, ngập mặn nhiều hơn dẫn đến thiếu nguồn nước sạch ở miền Trung và ĐBSCL thì việc đạt được mục tiêu: ”tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người” đến năm 2030 là một thách thức rất lớn.

1.2. Vệ sinh

Mục tiêu cần đạt được: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (Mục tiêu 6.2 toàn cầu).

Hiện trạng:Trong giai đoạn 2002-2016, tình hình sử dụng hố xí hợp vệ sinh đã được cải thiện rõ rệt trên cả nước. Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh tăng từ 55,1% năm 2002 lên 83,3 năm 2016 (Hình 29). Tỷ lệ này đều tăng ở cả hai khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng.

Tuy nhiên, năm 2016, tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn vẫn thấp hơn nhiều so với thành thị (77% so với 96,2%); 3 vùng có tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh thấp nhất gồm TN (63,3%), ĐBSCL (67,3%) và TDMNPB (67,6%).

Tương tự như đối với mục tiêu nước sạch cho tất cả mọi người, tốc độ tăng chậm hơn trong những năm gần đây cộng với tập quán sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc không có hố xí ở vùng nông thôn miền núi phía Bắc và ĐBSCL có thể cản trở việc đạt mục đảm bảo hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

Hình 28: Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh phân theo thành thị, nông thônvà phân theo vùng*

Nguồn: TCTK (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723)(*) Nguồn nước dùng cho ăn uống hợp vệ sinh bao gồm: Nước máy, nước mưa,

nước giếng khơi/xây/khoan có bơm, nước suối có lọc và nước mưa

78.1 92

.2

73.690

.5 97.7

87.4 98

.6

80.2 91 82.8 98

.1

81.693 98

.3

90.6 99

.2

81.3 93

.8

85.5 99

89.1

93.4 99 90.8 99

.4

81.3 93

.1

87.5 98

.9

91.5

CẢ NƯỚC

Thành thị Nông thôn ĐBSH TD MNPB BTBDHMT

TN ĐNB ĐBSCL

2002 2010 2014 Pre. 2016

Page 60: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

60

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

Rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp hiệu quả, chi phí thấp nhất nhằm giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi[87]. Cho đến nay, nguồn số liệu duy nhất về nơi rửa tay có nước và xà phòng là MICS.

Năm 2014, cả nước có 93,7% hộ gia đình có nơi riêng để rửa tay, trong đó có 86,3 phần trăm hộ có cả nước và xà phòng ở nơi rửa tay.

Tỷ lệ hộ có nơi để rửa tay, có xà phòng và nước chênh lệch khá rõ ràng giữa các nhóm dân tộc, vùng, trình độ học vấn của chủ hộ cũng như mức sống hộ gia đình. Gần như toàn bộ các hộ giàu nhất (97,7%) đều có nơi để rửa tay, có xà phòng và nước, trong khi chỉ có 2/3 số hộ nghèo nhất có (65,6%). Tỷ lệ hộ có nơi để rửa tay, có xà phòng và nước ở nông thôn (89,7%) thấp hơn thành thị (94,8%); thấp nhất ở 3 vùng TN (85,3%), TDMNPB (86,8%) và ĐBSCL (88,2%).

Ngược lại với sử dụng hố xí hợp vệ sinh, việc đi tiêu tự do (những hộ không có hố xí và không dùng chung hố xí với hộ khác hoặc sử dụng cầu cá) gây ra những tác động xấu cho sức khỏe cộng đồng.

Theo KSMS, trong giai đoạn 2002-2016, tỷ lệ hộ gia đình đi tiêu tự do đã giảm đáng kể, từ 35,4% năm 2002 xuống còn 9,4% năm 2016 (Hình 30).

Năm 2016, vùng ĐBSCL có tỷ lệ hộ đi tiêu tự do cao nhất (29,9%), tương đương với cứ 10 hộ thì có 3 hộ đi vệ sinh tự do; tiếp theo là TN (10,5%), TDMNPB (9%) (Hình 31). Với tốc độ giảm như thời gian vừa qua, mục tiêu xóa tình trạng hộ đi tiêu tự do có thể đạt được với điều kiện người dân ở bốn vùng này phải bỏ được tập quán đi tiêu tự do.

[87] Cairncross, S. Valdmanis V. 2006. Water supply, sanitation and hygiene promotion.Chapter 41.‘Disease Control Priorities in Developing Countries’.Second Edition.Edt. Jameson et al 2006. The World Bank. Washington DC: National Institutes of Health.

Hình 30: Tỷ lệ hộ gia đình đi tiêu tự do, 2002-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu KSMS của TCTK

35.428.5

22.8 20.1 17.5 14.6 11.7 9.4

2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Hình 29: Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh phân theo thành thị, nông thônvà phân theo vùng*

Nguồn: TCTK (https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723)

(*) Hố xí hợp vệ sinh bao gồm: Tự hoại, bán tự hoại, thấm dội nước và hai ngăn

55.1 84

.9

44.1

0 0 0 0 0 0

75.7 93

.8

67.1 89

.6

60.8 81

.9

62.1 92

47.6

80.1 94

.6

73.6 96

.4

61.8 82

.2

61.9

95.6

60.483

.3 96.2

77

97.8

67.6 84

63.3

97.1

67.3

CẢ NƯỚC

Thành thị Nông thôn ĐBSH TD MNPB BTBDHMT

TN ĐNB ĐBSCL

2002 2010 2014 Sơ bộ 2016

Page 61: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

61

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020[88] đặt ra 3 mục tiêu cụ thể:

a. Đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh[89] số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

b. Đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

c. Đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh.

Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT là công cụ để thực hiện Chiến lược Quốc gia đã được ban hành và thực hiện trong giai đoạn 2001-2015.

Trong thực tế mục tiêu (a) đã đạt được. Theo một báo cáo[90] được trình bầy tại Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ IV, Bộ tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 29/09/2015 thì mục tiêu (c) không đạt. Điều này đã được kiểm chứng do có nhiều trường, đặc biệt là điểm trường ở miền núi không có hoặc có nhưng không đủ nước sạch; không có hố xí hợp vệ sinh, hoặc có nhưng không sử dụng được[91]. Mục tiêu (b) về nước sạch có thể cao hơn mục tiêu 6.1 và 6.2 của VSDG đến năm 2030 nên không thể đạt được do mục tiêu 6.1 và 6.2 có thể sẽ không đạt được vào năm 2030 dựa trên phân tích ở Mục 4 của báo cáo này. Do đó, mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia của Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 là không khả thi.

Cũng theo báo cáo nêu trên, dự kiến tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình nêu trên ước đạt khoảng 37.700 tỷ đồng, trong đó tiền ngân sách chiếm 15%, vốn vay tín dụng chiếm

[88] Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000[89] (Ghi chú của tác giả) Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009. Nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. Như vậy nước sạch có chất lượng cao hơn nước hợp vệ sinh. (Nguồn: http://soyte.namdinh.gov.vn/Home/Hoat-dong-nganh/truyen-thong-gdsk/747/The-nao-la-nuoc-sach-va-nuoc-hop-ve-sinh).[90] http://moitruongviet.edu.vn/ket-qua-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-nong-thon-giai-doan-2011-2015/. Truy cập ngày 21/8/2018[91] Báo cáo nghiên cứu về trẻ em ngoài nhà trường 2013 và 2016 của Bộ GDĐT

Hình 31: Tỷ lệ hộ đi tiêu tự do chia theo vùng, 2010-2016

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu KSMS của TCTK

2.2

1.3

0.9

0.5

15.7

13.2

11.8

9.0 14

.611

.78.

57.

8

18.8

14.3

12.1

10.5

3.5

1.7

1.3

0.9

52.7

45.8

38.3

29.9

2010

2012

2014

2016

2010

2012

2014

2016

2010

2012

2014

2016

2010

2012

2014

2016

2010

2012

2014

2016

2010

2012

2014

2016

ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

Page 62: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

62

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

60%[92] . Tuy nhiên, hiện còn thiếu kinh phí để thực hiện hoàn thành mục tiêu về cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế. Ngoài ra, nguồn tài chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh ở những vùng nghèo, vùng có điều kiện khó khăn chưa được tiếp cận với các điều kiện cấp nước và vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Ngược lại, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn còn diễn ra ở một số tỉnh triển khai các dự án nhằm đảm bảo cấp nước cho người dân vùng có nguồn nước khó khăn, ô nhiễm, vùng sâu, vùng xa…

Vì vậy, cần tiếp tục tính toán để huy động các nguồn vốn một cách hợp lý và có các biện pháp điều hành, quản lý vốn hiệu quả từ nay đến năm 2030 để đạt được Mục tiêu 6.1 và 6.2 vào năm 2030.

3. Khuyến nghị

• Đầu tư vào hệ thống vệ sinh đảm bảo và nguồn nước an toàn để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em.

• Phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa các cơ quan Chính phủ cũng như sự phối hợp giữa Chính phủ và cộng đồng để đảm bảo vấn bảo vấn đề an toàn nguồn nước.

• Thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các hệ thống vệ sinh và nguồn nước được nâng cấp tại các địa phương, các trung tâm giáo dục sớm cho trẻ, trường học và trung tâm y tế, trong đó gồm các can thiệp để nâng cao ý thức của hộ dân duy trì các thói quen sinh hoạt hợp vệ sinh.

• Thiết lập chương trình đối tác công tư đổi mới trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh để cải thiện sự sẵn có và giá thành hợp lý của các hàng hóa thiết yếu cho hộ gia đình như máy lọc nước, dụng cụ rửa tay và nhà tiêu.

• Tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đối với các chương trình cho vay để xây nhà tiêu riêng và cải thiện hệ thống nước sạch.

Hộp 6: Những phát hiện chính của Mục tiêu 6

• Năm 2016, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh ở nông thôn thấp hơn thành thị (90,8% so với 99%); vùng TDMNPB có tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh thấp nhất (81,3%).

• Năm 2016, tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị (77% so với 96,2%); 3 vùng có tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh thấp nhất gồm TN (63,3%), ĐBSCL (67,3%) và TDMNPB (67,6%).

• Năm 2016, cả nước vẫn còn có 9,4% hộ đi tiêu tự do; ĐBSCL cao nhất (29,9%), tương đương với cứ 10 hộ thì có 3 hộ đi tiêu tự do; TN cao thứ 2 và TDMNPB cao thứ 3.

• Năm 2014, còn có 13,7% hộ không có nước hoặc xà phòng ở nơi rửa tay, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn của 3 vùng TN, TDMNPB và ĐBSCL.

• Mục tiêu tất cả người dân được đảm bảo tiếp cận bình đẳng các nguồn nước uống an toàn, hệ thống và điều kiện vệ sinh chất lượng khó có thể đạt được vào năm 2030.

[92] Cơ cấu nguồn vốn bao gồm: Ngân sách TW chiếm 9,6% (thấp hơn so với 14,9% của Quyết định 366/QĐ-TTg); ngân sách ĐP chiếm 5,0% (thấp hơn so với 11,2% của Quyết định 366/QĐ-TTg); viện trợ quốc tế chiếm 17,4%; tư nhân và dân đóng góp chiếm 8,2% (thấp hơn so với 11,2% của Quyết định 366/QĐ-TTg); vốn vay tín dụng chiếm 59,8% (cao hơn so với 33% của Quyết định 366/QĐ-TTg)

Page 63: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

63

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người

1. Kết quả đạt được

Mục tiêu cần hướng tới: Xóa bỏ lao động trẻ em - Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức (Mục tiêu 8.7 toàn cầu)

Hiện trạng:“Lao động trẻ em” hàm ý những hoạt động do trẻ em thực hiện gây tổn hại, có tác động tiêu cực và không mong muốn cho trẻ em, và vì thế cần phải loại bỏ. “Lao động trẻ em” là khái niệm mang tính pháp luật. Để phục vụ việc giám sát tỷ lệ lao động trẻ em, Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UN Statistics Division) hướng dẫn các quốc gia sử dụng định nghĩa thống kê trong Nghị quyết về thống kê lao động trẻ em năm 2008 của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Ở Việt Nam, Bộ LĐTBXH thu thập số liệu về lao động trẻ em thông qua báo cáo hành chính từ cấp xã. Tuy nhiên, số liệu này thường thấp hơn thực tế[93]. Có hai nguồn dữ liệu thống kê chính thức về lao động trẻ em ở Việt Nam, đó là (1) Điều tra Đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) do TCTK tiến hành với hỗ trợ kỹ thuật của UNICEF thực hiện vào các năm 2000, 2006, 2011, 2014 và (2) Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 do Bộ LĐTBXH tiến hành với hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức ILO. Hai nguồn số liệu xác định lao động trẻ em theo hai phương pháp khác nhau cùng được hướng dẫn trong Nghị quyết số 18 của ILO năm 2008 về thống kê lao động trẻ em. MICS 2014 (TCTK) thống kê trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” dựa trên khung lao động sản xuất nghĩa rộng của ILO (general production boundary), tức là bao gồm các công việc độc hại, các hoạt động kinh tế vượt ngưỡng quy định và các công việc trong gia đình không được trả công vượt ngưỡng quy định. Theo phương pháp này, năm 2014 cả nước có 16,4% trẻ em từ 5-17 tuổi là lao động trẻ em; đặc biệt trong đó có 7,8% trẻ em trong độ tuổi này đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Vùng TDMNPB có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất cả nước (36,2% vượt ngưỡng thời gian và 20,8% làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại).

Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 (Bộ LĐTBXH) thống kê lao động trẻ em dựa trên khung lao động sản xuất của Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts production boundary), tức là bao gồm các công việc độc hại và các hoạt động kinh tế vượt ngưỡng quy định. Theo phương pháp này, năm 2012 cả nước có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% dân số trẻ em 5-17 tuổi.

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Luật pháp Việt Nam chưa có khái niệm “lao động trẻ em” mà chỉ có thuật ngữ “lao động chưa thành niên”. Việt Nam đã có khung pháp lý để ngăn chặn và xóa bỏ lao động sớm hơn tuổi quy định, vượt ngưỡng lao động quy định và trong môi trường độc hại trong trường hợp có quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi năm 2004 và 2012 quy định các điều khoản về “lao động chưa thành niên”. Các quy định này xác định công việc phù hợp với từng độ tuổi: dưới 13, từ đủ 13 đến dưới 15 và từ đủ 15 đến dưới 18. Đồng thời Bộ luật Lao động 2012 quy định bảo vệ đặc biệt người lao động dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động chỉ áp dụng đối với các trường

[93] UBND tỉnh Lào Cai 2016. Phân tích tình hình trẻ em tỉnh Lào Cai. UBND Thành phố Hồ Chí Minh 2017. Phân tích tình hình trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh. UBND tỉnh Kon Tum. Phân tích tình hình trẻ em và phụ nữ tỉnh Kon Tum

Page 64: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

64

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

hợp có quan hệ lao động. Trong khi đó, lao động trẻ em thường được quan sát ở bối cảnh không có quan hệ lao động như: tự lao động (đánh giày, bán báo, …), làm việc tại gia đình, làm việc tại khu vực không chính thức như giúp việc gia đình, phục vụ trong các cửa hàng không có đăng ký, … Khoảng trống trong pháp luật về lao động trẻ em khiến cho lao động trẻ em không được theo dõi và báo cáo đầy đủ để có các biện pháp xóa bỏ triệt để.

Chương trình Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em (giai đoạn 2016 - 2020) yêu cầu thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, phát hiện trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật, và kịp thời hỗ trợ để các em hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Trong thời gian vừa qua, xét về mặt quản lý nhà nước thì công tác tổ chức thực hiện việc giám sát, phát hiện và xử lý các trường hợp lao động trẻ em còn hạn chế. Bằng chứng là cho đến nay Chính phủ chưa có một báo cáo tổng kết hay chuyên đề về vấn đề lao động trẻ em. Các địa phương có đề cập về vấn đề lao động trẻ em trong các báo cáo tổng kết về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhưng với liều lượng rất hạn chế, thiếu số liệu về vấn đề này.

Việc thực hiện Chương trình Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là một bước chuyển biến mới. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cần có những hướng dẫn rất cụ thể về tổ chức thực hiện chương trình cho các bộ ngành và địa phương, đặc biệt là việc xác định những trường hợp nào là lao động trẻ em theo một cách đơn giản và tiết kiệm nhất.

Cần tính toán và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách TƯ và địa phương bố trí cho Chương trình, trong đó dành một khoản phù hợp cho việc xác định lao động trẻ em.

3. Khuyến nghị

• Cần luật hóa khái niệm “lao động trẻ em” sao cho tương thích giữa Luật Trẻ em và Bộ Luật lao động; hài hòa giữa hệ thống pháp luật Việt Nam về trẻ em và lao động với Công ước về Quyền Trẻ em, SDGs và các tiêu chuẩn quốc tế; và hài hòa với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

• Áp dụng các biện pháp tổng hợp:

+ Các biện pháp phòng ngừa từ xa, giảm thiểu tác động xấu như giáo dục, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe; can thiệp trợ giúp về xã hội, y tế với các gia đình nghèo, trẻ em lang thang, trẻ ở vùng sâu, vùng xa.

+ Kiểm tra, giám sát để phát hiện đầy đủ, kịp thời những chủ lao động sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt lưu ý khu vực kinh tế phi chính thức.

+ Xử lý nghiêm khắc hơn các vi phạm pháp luật về lao động trẻ em.

• Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc xã hội tới những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để ngăn ngừa, tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng lao động trẻ em. Bảo trợ xã hội sẽ giúp giảm tình trạng dễ bị tổn thương của các gia đình khó khăn, tăng cường khả năng chống chịu của cá nhân và gia đình trước các cú sốc của biến đổi khí hậu, thiên tai hay sự thay đổi đột ngột bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

• Khuyến khích sự tham gia của khối doanh nghiệp trong việc bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, và ở cả cộng đồng; đào tạo kỹ năng cần thiết cho trẻ vị thành niên ngoài nhà trường và bố trí công việc phù hợp cho lao

Page 65: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

65

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

động trẻ, gồm cả việc thực thi Quyền trẻ em và Nguyên tắc kinh doanh.

• Bổ sung vào hệ thống thống kê lao động và bảo vệ trẻ em chỉ tiêu thống kê về lao động trẻ em tương thích với định nghĩa quốc tế để giám sát việc thực hiện mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em đến năm 2030.

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

1. Kết quả đạt được

1.1. Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên khỏi mọi hình thức xâm hại, bóc lột, bao lực và mua bán

Mục tiêu cần hướng tới: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên (Mục tiêu 16.2 toàn cầu).

Hiện trạng:

Trẻ em bị xâm hại:

Năm 2016, cả nước có 1.724 trẻ em bị xâm hại; năm 2017 con số này giảm còn 1.642. Số lượng trẻ em bị xâm hại cao nhất ở vùng ĐBSCL, tiếp theo là 2 vùng ĐNB và TDMNPB, thấp nhất là vùng TN (Hình 32).

Xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em có những diễn biến mới, phức tạp. Năm 2017, số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em được can thiệp, xử lý tuy giảm so với 2016 nhưng số trẻ em nạn nhân xâm hại tình dục lại tăng. Điều này cho thấy: một trẻ em có thể bị bạo lực, xâm hại

Hộp 7: Những phát hiện chính của Mục tiêu 8

• Năm 2014, cả nước có 16,4% trẻ em từ 5-17 tuổi là lao động trẻ em; trong đó có 7,8% trẻ em trong độ tuổi này đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại.

• Vùng TDMNPB có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất cả nước (36,2% vượt ngưỡng thời gian và 20,8% làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại).

• Để đạt được mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2030, Việt Nam cần nỗ lực lớn và đầu tư nguồn lực đáng kể.

Hình 32: Số Trẻ em bị xâm hại chia theo vùng, 2016-2017

Nguồn: Bộ Công an

1724

201 321

261

183 34

0

418

1642

249

317

224

155 28

7 410

CẢ NƯỚC ĐBSH TDMNPB BTBDHMT TN ĐNB ĐBSCL

2016 2017

Page 66: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

66

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

nhiều lần trong một thời gian dài hoặc một thủ phạm xâm hại tình dục nhiều em[94].Trẻ em bị xâm hại chủ yếu là nữ, chiếm 78,9% năm 2016 và 92,4% năm 2017. Đa số trẻ em bị xâm hại ở độ tuổi 13 đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, năm 2016-2017 trẻ em nhỏ hơn cũng vẫn bị xâm hại khá nhiều: 7-8 trẻ bị xâm hại trên 100 trẻ dưới 6 tuổi và 28-35 trẻ bị xâm hại trên 100 trẻ từ 6 đến dưới 13 tuổi. Xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao trong các tội danh bị xâm hại: 67% và 85% tương ứng trong 2 năm 2016 và 2017 (Hình 33).

Đây là số liệu thống kê những vụ xâm hại trẻ em được công an phát hiện và xử lý nên thấp hơn con số thực tế. Theo trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung chiều 5/6/2018 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, cả nước mỗi năm có hơn 2.000 vụ bạo hành trẻ em. Các vụ việc xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng.

Trẻ em bị xử phạt:

SDG đặt ra các chỉ tiêu liên quan đến xử phạt trẻ em để theo dõi mục tiêu này nhằm ngăn ngừa trẻ em khỏi các hậu quả nghiêm trọng từ những tác động trước mắt và lâu dài do việc xử phạt bạo lực gây ra. Ở Việt Nam, chỉ có Điều tra MICS do Tổng cục Thống kê và UNICEF tiến hành thống kê tỷ lệ trẻ em bị xử phạt bằng bao lực. Tỷ lệ trẻ em từ 1-14 đã từng trải qua bất kỳ sự xử phạt bạo lực về thể xác và/hoặc tâm lý nào bởi người chăm sóc là 93,3% năm 2006, giảm xuống còn 73,9% năm 2011 và 68,4% năm 2014. Hình thức xử phạt thể xác nghiêm trọng nhất (đánh trẻ vào đầu, tai hoặc mặt, hoặc đánh trẻ thật mạnh và lặp đi lặp lại) là không phổ biến, chỉ khoảng 2%.

1.2. Đăng ký khai sinh

Mục tiêu cần hướng tới: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh (Mục tiêu 16.9 toàn cầu).

Hiện trạng:

Khai sinh: Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 đặt mục tiêu: Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 97% trẻ em cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được ĐKKS trước 5 tuổi; đến năm 2024, tỷ lệ này là: 98.5%.

[94] http://laodongxahoi.net/du-bao-tinh-trang-tre-em-bi-bao-luc-xam-hai-1309147.html

Hình 33: Tỷ lệ phần trăm Trẻ em bị xâm hại chia theo giới tính, độ tuổi và tội danh bị xâm hại,2016-2017

Nguồn: Bộ Công an

21.17.6

78.992.4

8.2 6.9

27.934.7

63.9 58.367.0

85.1

33.0

14.9

2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017

Nam Nữ Dưới 6 6 - dưới 13 13 - dưới 16 Xâm hại tình dục Khác

Giới tính Nhóm tuổi Tội danh bị xâm hại

Page 67: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

67

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

Do Bộ Tư pháp chưa công bố được tỷ lệ đăng ký khai sinh nên báo cáo này sử dụng số liệu này từ MICS. Theo MICS (Hình 34), phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi đã được đăng ký khai sinh tăng từ 87,6% năm 2006 lên 95% năm 2011 và 96,1% vào năm 2014, tăng khoảng 1% năm trong thời kỳ 2006-2014.

Tuy nhiên tốc độ tăng từ 2011-2014 chậm hơn, chỉ là 0,38%. Để đạt được mục tiêu 97% vào năm 2020 thì mỗi năm từ 2014 đến 2020 phải tăng được 0,16% ; và để đạt được mục tiêu 98,5% vào năm 2024 thì mỗi năm từ 2020 đến 2024 phải tăng được 0,25%. Tốc độ tăng 0,25% bình quân năm của giai đoạn 2020-2024 sẽ là thách thức lớn vì nó nhanh hơn tốc độ tăng của giai đoạn 2014-2020 trước đó. Tương tự cho giai đoạn 2024-2030. Trong thực tế có thể sẽ khó hơn để đạt được những tỷ lệ phần trăm cuối cùng vì đó là những trường hợp đăng ký khai sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, trong đồng bào DTTS.

Năm 2014, tỷ lệ đăng ký khai sinh tăng dần theo tuổi và không có sự chênh lệch đáng kể giữa trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em ở vùng ĐBSCL và TN có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn các vùng khác. Trẻ em sống trong các hộ nghèo hơn có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn. Trong số trẻ em dưới 5 tuổi chưa được đăng ký khai sinh có 36,1% người mẹ nói rằng không biết thủ tục đăng ký khai sinh, đây là một rào cản đối với đăng ký khai sinh.

2. Chính sách, pháp luật, chương trình, tổ chức thực hiện và nguồn lực

Luật Trẻ em năm 2016 đánh dấu mốc quan trọng trong khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về hệ thống bảo vệ trẻ em. Luật có một chương riêng về bảo vệ trẻ em (Chương IV), xác định ba cấp độ bảo vệ trẻ em (phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp) và trách nhiệm của các bên khác nhau trong quá trình thực thi. Luật cũng quy định trách nhiệm của các cán bộ phụ trách về bảo vệ trẻ em ở cấp xã, đưa ra những thủ tục rõ ràng cho quá trình báo cáo, đánh giá và có kế hoạch can thiệp phù hợp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ và đưa ra những gợi ý chi tiết về chăm sóc thay thế đối với trẻ em chủ yếu tập trung vào chăm sóc tại gia đình. Điều 13 của luật về quyền đăng ký khai sinh và quốc tịch bổ sung cho Quyết định số 1299/QĐ-TTg (2014) về việc phê duyệt phối hợp liên ngành 3 thủ tục hành chính gồm đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Luật Trẻ em cũng tăng cường khung pháp lý về pháp luật đối với trẻ em bằng cách đưa ra những nguyên tắc chung về tư pháp đối với trẻ em liên quan đến các thủ tục hành chính, hình sự và dân sự.

Luật Xử lý vi phạm hành chính thúc đẩy cách tiếp cận đặc thù để xử lý các trường hợp liên quan đến trẻ em và đưa ra một số quy định đặc biệt chú trọng tính đặc thù của trẻ em bao gồm những

Hình 34: Phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh, 2006-2014và mục tiêu 2020-2030

Nguồn: MICS 2006, 2011, 2014, Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024

87.6

95 96.1 9798.5

100

2006 2011 2014 Mục tiêu 2020 Mục tiêu 2024 Mục tiêu 2030

Page 68: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

68

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

sửa đổi liên quan đến biện pháp xử lý vi phạm hành chính và hạn chế những biện pháp ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do của đối tượng trẻ em phạm tội. Luật cũng cải thiện các quy trình thực hiện quyền trẻ em bằng cách chuyển giao trách nhiệm cho các quyết định chuyển đổi các trường giáo dưỡng từ một cơ quan hành chính sang cơ quan tư pháp. Ngoài ra, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP thúc đẩy việc quản lý hồ sơ trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc quản lý, giáo dục người phạm tội trẻ em và quy định hướng dẫn cụ thể hơn về việc thực hiện giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Những điều luật hình sự liên quan đến nạn nhân là trẻ em cũng như trẻ em vi phạm pháp luật cũng được điều chỉnh. Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 và năm 2015 quy định các tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, mua bán trẻ em và sử dụng trẻ em với mục đích khiêu dâm. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng gồm một chương riêng quy định những nguyên tắc hướng dẫn cụ thể và biện pháp xử lý đối với nạn nhân, nhân chứng hay bị cáo dưới 18 tuổi. Một Thông tư liên tịch số 01/2011/ TTLT-VKSTC-TVANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH đã được giới thiệu để cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn về xử lý những vấn đề nhạy cảm của trẻ em cho các bên công an, viện kiểm sát và tòa án.

Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020[95] nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành, xâm hại, bóc lột và hỗ trợ phục hồi chức năng và hòa nhập xã hội cho các trẻ em đặc biệt khó khăn. Chương trình này ưu tiên tăng cường năng lực của các cơ quan liên quan nhằm bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng và xử lý hành chính, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp và phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em. Theo thoả thuận hợp tác liên ngành về đăng ký khai sinh, đăng ký cư trú và thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi[96], Bộ Tư pháp, BYT và Bộ Công an đã xây dựng các hướng dẫn để đơn giản hóa thủ tục giấy tờ và giảm thời gian xử lý cũng như chi phí đăng ký. Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024[97] đặt mục tiêu: Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 97% trẻ em cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được ĐKKS trước 5 tuổi; đến năm 2024, tỷ lệ này là: 98.5%. Theo VSDG, đến năm 2030, Việt Nam đạt mục tiêu 100% người dân được cấp nhận dạng pháp lý, bao gồm đăng ký khai sinh. Đây là mục tiêu khá cao. Để đạt được mục tiêu này, cần có các chính sách và biện pháp đột phá đối với những nhóm dân cư khó khăn nhất ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và trong đồng bào DTTS.

3. Khuyến nghị

• Cải cách hệ thống pháp lý về bảo vệ trẻ em và công lý cho trẻ em độ tuổi 16 đến dưới 18, nhằm đảm bảo mọi trẻ em dưới 18 tuổi đều được tiếp cận các dịch vụ, bảo vệ toàn diện và nhận thức được quyền của mình đặc biệt là trong các tình huống các em bị bạo hành.

• Xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện để có thể đưa ngăn ngừa, can thiệp và phản hồi sớm đối với các hành vi bạo hành trẻ, gồm phát triển nghề công tác xã hội tập trung vào trẻ em.

• Tăng cường năng lực chuyên môn và năng lực thể chế về pháp luật về trẻ em cho các cơ quan an ninh, viện kiểm sát, tòa án và hỗ trợ tư pháp để gia tăng thượng tôn pháp luật và bảo vệ mọi trẻ em có liên quan đến các vấn đề về pháp luật.

• Củng cố giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, tập trung vào vấn đề phòng ngừa và ứng phó với những hành vi đe dọa và bạo hành.

[95] Chính phủ Việt Nam, Quyết định 2361/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Bảo vệ Trẻ em giai đoạn 2016 – 2020, 12/2015[96] Quyết định 1299 / QĐ -TTg, 08/04/2014[97] Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2017.

Page 69: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

69

MỤC 3. PHÂN TÍCH TỪNG MỤC TIÊU CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM

• Xây dựng các chính sách và nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ bảo vệ trẻ em đặc biệt, gồm chăm sóc thay thế, chăm sóc điều dưỡng cho trẻ và các dịch vụ hỗ trợ khác dành cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, các dịch vụ giúp hồi phục và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ là nạn nhân của nạn bạo hành và lạm dụng.

• Xây dựng các chương trình làm cha mẹ tích cực với mục đích ngăn ngừa bạo hành trẻ góp phần tạo ra cho trẻ nhỏ một môi trường khuyến khích, thân thương và được bảo vệ, cũng như tăng nhu cầu về các dịch vụ phát triển giáo dục mầm non chất lượng cho trẻ.

• Hệ thống thống kê quốc gia và thống kê bảo vệ trẻ em cần bổ sung chỉ tiêu thống kê về xử phạt đối với trẻ em để góp phần giám sát mục tiêu bảo vệ trẻ em.

Hộp 8: Những phát hiện chính của Mục tiêu 16

• Trong những năm gần đây, cả nước mỗi năm có hơn 2.000 vụ bạo hành trẻ em. Trẻ em bị xâm hại chủ yếu là nữ, chiếm 78,9% năm 2016 và 92,4% năm 2017. Trong số trẻ em nhỏ dưới 6 tuổi vẫn có 7-8% bị xâm hại. Xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao trong các tội danh bị xâm hại: 67% và 85% tương ứng trong 2 năm 2016 và 2017.

• Cứ 10 trẻ em 1-14 tuổi thì có 6 trẻ đã từng bị xử phạt về thể xác và/hoặc tâm lý.

• Để đạt được 100% trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh vào năm 2030 là một thách thức. Trẻ em ở vùng ĐBSCL và TN có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn các vùng khác. Trẻ em sống trong các hộ nghèo hơn có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp hơn.

Page 70: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

70

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

MỤC 4Khuyến nghị chung và kết luận

Page 71: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

71

MỤC 4. KHUYẾN NGHỊ CHUNG VÀ KẾT LUẬN

1. Khuyến nghị chung

Củng cố hệ thống quốc gia và phối hợp đa ngành: Mục tiêu phát triển bền vững hướng đến giải quyết các rào cản mang tính hệ thống mà Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ chưa giải quyết để phát triển bền vững như bất bình đẳng, mô hình tiêu thụ không bền vững, năng lực thể chế yếu kém, và suy thoái môi trường. Những rào cản này không chỉ bó hẹp trong vấn đề giảm nghèo mà liên quan đến cả những vấn đề về cơ cấu và mô hình tăng trưởng, xây dựng năng lực, chia sẻ kiến thức và chuyển giao công nghệ, xây dựng các chính sách đảm bảo tài chính và kiện toàn hệ thống quốc gia. Cách tiếp cận toàn diện và vĩ mô này đòi hỏi cả hệ thống phải mạnh mẽ hơn và sáng tạo hơn nhằm bảo đảm tài chính, tính gắn kết, hướng tới kết quả và bền vững trong thiết kế chính sách và chương trình, phát triển năng lực, quan hệ đối tác và trong công tác theo dõi đánh giá. Theo đó, chương trình nghị sự về trẻ em cần được lồng ghép trong các hệ thống quốc gia và được triển khai thông qua các khung kế hoạch quốc gia. Dưới sự điều phối của Ủy ban quốc gia về trẻ em, Bộ KHĐT với vai trò điều phối thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (KHHĐ VSDG) cần phối hợp chặt chẽ với Bộ LĐTBXH trong thực hiện VSDG liên quan đến trẻ em. Bộ LĐTBXH, với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em và là đầu mối tổng hợp thông tin từ các bộ, ngành cho các báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ KHĐT để theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện VSDG liên quan đến trẻ em của các bộ ngành và địa phương.

Củng cố cơ chế tài chính công bền vững: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn, ngoài các nhiệm vụ chi thường xuyên và đầu tư đã cam kết ngân sách phải chi cho các nhiệm vụ mới phát sinh như ứng phó với biến đổi khí hậu, trả nợ, v.v…; trong khi nguồn hỗ trợ từ bên ngoài dự kiến ít hơn rất nhiều so với khi thực hiện MDG. Vì vậy, cần phân loại các VSDG liên quan đến trẻ em để lên kế hoạch về nhu cầu tài chính; xác định các ưu tiên về tài chính cho các nhu cầu cần thiết nhất để không dàn trải, ưu tiên cho 3 vùng TDMNPB, TN và BTBDHMT; tích cực vận

MỤC 4Khuyến nghị chung và kết luận

MỤC 4Khuyến nghị chung và kết luận

Page 72: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

72

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước như vay trong nước và huy động đóng góp của khu vực tư nhân thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đảm bảo sự thống nhất giữa KHHĐ VSDG với các kế hoạch phát triển ngành và địa phương bằng cách tích hợp và hài hòa các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thống kê báo cáo. Chỉ khi đưa các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và thống nhất sử dụng các chỉ tiêu của KHHĐ VSDG vào các chương trình kế hoạch phát triển ngành và địa phương thì các ngành và địa phương mới có cơ sở để phân bổ ngân sách, ưu tiên nguồn lực thực hiện, và thống nhất giám sát và báo cáo kết quả thực hiện.

Có chính sách và giải pháp thúc đẩy đặc biệt nhằm giảm bất bình đẳng giữa các vùng miền, nhóm dân cư tụt hậu nhất (vùng TDMNPB, trong đó TB; vùng BTBDKHMT, trong đó BTB; vùng TN; nhóm hộ nghèo; nhóm dân tộc thiểu số Khmer, Mông và các dân tộc rất ít người khác; trẻ em nữ dân tộc Mông; trẻ em di cư; khuyết tật).

Đầu tư vào nghiên cứu, thu thập bằng chứng về việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ cơ bản: Bên cạnh việc xây dựng năng lực cung cấp các dịch vụ thiết yếu, việc giải quyết đa ngành các vấn đề bất bình đẳng phức tạp đòi hỏi cần lập kế hoạch dựa trên bằng chứng, giám sát linh động, xây dựng năng lực, theo dõi và đánh giá. Tuy nhiên, dữ liệu và thông tin định tính vẫn chưa đủ mức phân tổ cần thiết để góp phần giảm sự chênh lệch trong xã hội, áp dụng các biện pháp sáng tạo và đa dạng để thực hiện quyền trẻ em. Cần đầu tư chiến lược vào việc sản xuất các thông tin quan trọng và phối hợp liên ngành đối với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và sự phổ biến của công nghệ thông tin và truyền thông và Internet. Đây là những vấn đề cần thiết phải có hợp tác quốc tế.

Tiếp cận y tế toàn dân, bao gồm sức khỏe tình dục và sinh sản: Giảm tỷ suất tử vong sơ sinh thông qua tăng cường chăm sóc trước và sau sinh, quá trình sinh nở có sự hỗ trợ của nhân viên y tế có kỹ năng hoặc tại các cơ sở y tế có thể làm giảm tỷ suất tử vong ở trẻ, song các thay đổi dài hạn đòi hỏi cần có các chính sách nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và sản phụ thông qua đảm bảo nguồn lực tài chính, nhân lực và kỹ thuật và sự phối hợp của các nhân viên y tế, các chuyên gia về chăm sóc cấp cứu sản khoa và các bác sĩ nhi khoa ở vùng khó khăn. Cần có các biện pháp thích hợp để thiết lập mạng lưới “miễn dịch cộng đồng” tại các vùng và khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Giám sát hiệu quả các khung pháp lý có thể tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng kịp thời các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là với các trẻ em gái và phụ nữ thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu vùng xa. Cần tiến hành nghiên cứu toàn diện về tác động của “xã hội hoá y tế” đối với kinh tế hộ gia đình và vai trò của tư nhân hoá trong việc kích cầu chăm sóc sức khỏe để xác định liệu các chính sách và quy định về “xã hội hóa” có cần phải điều chỉnh hay không.

Giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng: Phát triển trẻ thơ, tập trung đặc biệt cho trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật đóng vai trò tối quan trọng để giảm tình trạng bất bình đẳng và tăng kết quả phát triển tại Việt Nam. Các sáng kiến đưa trẻ em không đi học vào hệ thống giáo dục cần phải được giải quyết rõ ràng trong các chính sách giáo dục quốc gia để bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học. Các chính sách quốc gia cần hỗ trợ cơ sở hạ tầng giáo dục và hạ tầng công cộng nhằm giải quyết các rào cản và hạn chế gây trở ngại việc đến trường của các nhóm ngoài lề trong đó có trẻ khuyết tật, trẻ dân tộc thiếu số và trẻ em di cư. Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của trẻ em và thanh niên bằng cách trang bị kiến thức và kỹ năng sẽ giúp các em đóng góp vào việc giảm thiểu các hiện tượng biến đổi khí hậu.

Page 73: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

73

MỤC 4. KHUYẾN NGHỊ CHUNG VÀ KẾT LUẬN

Xóa bỏ tất cả các hình thức bạo hành, lạm dụng và bóc lột, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho trẻ em: Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách khung chính sách và pháp lý đáng kể và tích cực để bảo đảm quyền và bảo vệ trẻ em. Việc triển khai hiệu quả khung pháp lý cho quyền trẻ em đòi hỏi phải làm rõ các quy định pháp lý thông qua hướng dẫn và nghị định cũng như xây dựng năng lực linh hoạt cho các đơn vị nhà nước và xã hội ở các cấp. Việc này cũng đòi hỏi phải giám sát quá trình thực hiện và đặc biệt là trách nhiệm giải trình của các ngành liên quan, lãnh đạo của các đơn vị và cơ quan thẩm quyền địa phương trong việc bảo vệ trẻ em. Hệ thống quốc gia phải có khả năng cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em toàn diện và liên kết đa ngành, từ phòng ngừa đến phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em có nhu cầu bảo vệ đặc biệt, hợp tác với các đối tác chính, trong đó có các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương.

Tiếp cận toàn diện đối với việc phát triển và tham gia của nhóm chưa thành niên: Cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết những vấn đề liên quan đến sự tổn thương ở nhóm chưa thành niên thuộc độ tuổi từ 16-18 tuổi do Luật Trẻ em (2016) chưa bao gồm nhóm tuổi này, vì vậy đã loại trừ trẻ em thuộc độ tuổi từ 16-18 tuổi khỏi các biện pháp bảo vệ được ban hành theo Luật Trẻ em.

Thúc đẩy các phương pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu và ứng phó với tình trạng bạo lực giới ở các trường học và cơ quan: Việc triển khai các chính sách bảo vệ trẻ em là yêu cầu bắt buộc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em, trong đó có trường học, bệnh viện và cơ quan. Ngoài ra, cần phân bổ nguồn lực để hỗ trợ việc phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội dựa vào trường và/hoặc nhân viên tư vấn, đồng thời, hỗ trợ giáo viên về vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em để giảm thiểu tình trạng bạo lực trẻ em trong môi trường học đường.

Thể chế hóa sự tham gia của trẻ em và thanh niên: Có nhiều chiến lược có thể áp dụng để khuyến khích quyền tham gia của trẻ em. Các cơ chế cố định cần được thiết lập nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia của trẻ em ở các cấp quản lý khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật. Trường học và các diễn đàn dựa vào cộng đồng có thể hỗ trợ trẻ em nắm bắt các kỹ năng tiếp cận thông tin và phân tích thông tin độc lập để hình thành và thể hiện ý kiến của mình một cách tự tin. Các chương trình dành cho trẻ em ở cấp tỉnh, huyện và xã có thể tạo điều kiện cho trẻ em tham gia trong các giai đoạn phân tích tình hình, lập kế hoạch chiến lược, thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá. Đối với các đối tượng trẻ em thiệt thòi và dễ bị tổn thương bao gồm trẻ khuyết tật, dân tộc thiểu số và di cư, cần thực hiện các nỗ lực để tiếp cận thông qua cách thức giao tiếp phù hợp để có thể có được sự tham gia của các em.

Tiếp tục huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến trẻ em, trong đó tập trung vào lĩnh vực y tế và giáo dục.

Cụ thể:

• Về y tế: Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tăng cường phối hợp về việc quản lý an toàn thực phẩm; Thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, viêm gan và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác; Tăng cường huy động hỗ trợ quốc tế cho việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin và thuốc thiết yếu cho các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.

• Về giáo dục: Huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, hợp tác quốc tế trong quá trình giám sát đánh giá thực hiện mục tiêu PTBV 4.5, 4.6; Huy động vốn ODA và nước ngoài

Page 74: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

74

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

đầu tư các cơ sở giáo dục đào tạo tại Việt Nam dạy theo chương trình quốc tế, trong đó có đào tạo nguồn giáo viên chất lượng cao.

2. Kết luận:

Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu và các Mục tiêu phát triển bền vững đã xác định các vấn đề chính về quyền trẻ em và tạo khung hành động để thúc đẩy các quyền này. Để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của những nỗ lực triển khai chương trình nghị sự phát triển bền vững, Việt Nam cần coi bình đẳng là một trong các nguyên tắc chỉ đạo trong công cuộc thực hiện quyền trẻ em và các Mục tiêu phát triển bền vững. Vận dụng phương pháp tiếp cận mang tính công bằng sẽ hỗ trợ và cho phép Việt Nam tiếp cận được các đối tượng dễ bị tổn thương nhất cũng như bảo đảm sự phát triển trong tương lai và sự thịnh vượng của quốc gia.

Mặc dù trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển bền vững dựa trên nền tảng vững chắc của các thành tựu đã đạt được,Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện quyền trẻ em và cải thiện tình hình cho trẻ em. Các thách thức chủ yếu bao gồm: giảm tử vong trẻ sơ sinh, giảm tử vong có nguyên nhân từ các bệnh do liên quan đến thói quen sinh hoạt không khoa học và lành mạnh, liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm tỷ lệ mắc bệnh và suy dinh dưỡng, tăng chất lượng giáo dục tiểu học và THCS, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em, đồng thời dự đoán và ứng phó với các vấn đề mới nổi như biến đổi khí hậu, các mối đe dọa, tình trạng lạm dụng và bóc lột qua mạng Internet. Các vấn đề này cũng xuất hiện trong các Mục tiêu phát triển bền vững và có thể được giải quyết một cách hiệu quả và hài hoà với các Kế hoạch phát triển KTXH và lộ trình của các Mục tiêu phát triển bền vững.

Tất cả các vấn đề này sẽ đồng thời được giải quyết thông qua thực hiện các mục tiêu SDGs và sẽ được giải quyết triệt để khi lồng ghép vào các kế hoạch phát triển KTXH và thể hiện trong lộ trình tiến tới SDGs. Thông qua cam kết đối với các mục tiêu SDGs, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu, giải quyết các vấn đề mới nổi để phát triển bền vững đến năm 2030 tập trung vào công bằng và kêu gọi các chính phủ bảo đảm rằng “mọi trẻ em” đều có khả năng thực hiện quyền của mình và “không trẻ nào bị bỏ lại phía sau”. Điều này đã được thể hiện trong Hiến pháp, các chính sách và quy định pháp lý của Việt Nam, KHHĐQG VSDG. Việt Nam cần tập trung vào việc giảm thiểu sự chênh lệch và tăng cường tiếp cận công bằng các dịch vụ cơ bản có chất lượng tốt để tăng tốc tiến trình thực hiện quyền trẻ em, trong đó có quyền sinh tồn và phát triển, giáo dục, bảo vệ và tham gia. Với quan điểm “Không để một ai bị bỏ lại phía sau”[98] thì tất cả các chính sách hiện hành liên quan đến VSDG cần được rà soát và cập nhật nội dung đến năm 2030 để đáp ứng quan điểm này. Tương tự, quan điểm này cũng cần được thể hiện nhất quán trong các nội dung của các chính sách mới được xây dựng. Nhiều mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn trong quá trình thực hiện so với MDG để đạt được mục tiêu tổng quát “Không để một ai bị bỏ lại phía sau”. Ngược lại, nguồn lực tài chính trong nước rất hạn hẹp, lại bị dàn trải thêm cho các yêu cầu mới phát sinh cần chi rất lớn như ứng phó với biến đổi khí hậu hoặc trả nợ công, trong khi nguồn tài chính từ bên ngoài bị sụt giảm nhiều so với thời kỳ thực hiện MDG. Do đó, cân đối và sử dụng ngân sách hợp lý và hiệu quả đóng vai trò then chốt.

Cần áp dụng phương thức “kép” – vừa thực hiện các chương trình can thiệp thích hợp để theo dõi và đáp ứng nhu cầu của những nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất, vừa củng cố hệ thống thực hiện quyền trẻ nhằm thúc đẩy quyền của tất cả trẻ em. Việc tập trung vào trẻ em dễ bị tổn thương và bị bỏ mặc sẽ bảo đảm rằng không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau. Cần đặt ưu tiên các

[98] Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017

Page 75: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

75

MỤC 4. KHUYẾN NGHỊ CHUNG VÀ KẾT LUẬN

nhóm dân số và khu vực dễ bị tổn thương nhất để đạt được các mục tiêu phát triển quyền trẻ em và hợp nhất nhiều nỗ lực nhằm cải thiện hiệu quả, sự bền vững trong các quá trình hoạch định quốc gia. Tiến trình mang tính công bằng đòi hỏi phải có các quy trình hiệu quả và đổi mới sáng tạo để tiếp cận trẻ em, gia đình và cộng đồng còn tụt lại phía sau. Việt Nam có thể áp dụng phương pháp đặt trọng điểm địa lý là các khu vực dân tộc thiểu số sinh sống tập trung và/hoặc đặt trọng tâm là các nhóm trẻ em ở hoàn cảnh khó khăn cụ thể để tiến hành các biện pháp can thiệp và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các mục tiêu phát triển bền vững đều liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Việc thực hiện VSDGs ở Việt Nam phụ thuộc vào sự phối hợp và cộng tác đa ngành giữa các cơ quan nhà nước với cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế. Thực hiện quyền trẻ em trong VSDGs là vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều ngành và đòi hỏi sự phối hợp giữa và trong nội bộ các ngành và các bên liên quan khác nhau, trong đó có cả trẻ em. Phương pháp tiếp cận đa ngành giúp tăng cường phối hợp trong các sáng kiến và biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, con người và kỹ thuật nhằm tối ưu hóa kết quả cho trẻ em đồng thời bảo đảm một tương lai bền vững và thịnh vượng cho Việt Nam.

Page 76: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

76

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

PHỤ LỤC

Page 77: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

77

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1Các mục tiêu cụ thể của VSDG và của SDG liên quan đến trẻ em và sự khác nhau giữa hai hệ thống

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, hiện được đo là những người sống dưới $ 1,25 một ngày

Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia (Mục tiêu 1.1 và Mục tiêu 1.2 toàn cầu)

Tương thích về mục tiêu SDGs và Việt Nam. Tuy nhiên, SDGs nhấn mạnh phân tổ theo giới và tuổi. Khi thống kê và báo cáo, Việt Nam cần nêu rõ kết quả theo phân tổ này

Mục tiêu 1.2: Đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi sống trong nghèo đa chiều theo định nghĩa quốc gia

Mục tiêu 1.3: Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương

Mục tiêu 1.2: Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương (Mục tiêu 1.3 toàn cầu)

Mục tiêu 1.4: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người nam và nữ, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô

Mục tiêu 1.3: Đến năm 2030, bảo đảm tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và người dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng đối với các nguồn lực kinh tế, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, quyền sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quyền sở hữu và kiểm soát các dạng tài sản khác, công nghệ mới phù hợp và các dịch vụ tài chính, bao gồm tài chính vi mô (Mục tiêu 1.4 toàn cầu)

Tương thích về mục tiêu SDGs và Việt Nam. Tuy nhiên, SDGs nhấn mạnh phân tổ theo giới. Khi thống kê và báo cáo, Việt Nam cần nêu rõ kết quả theo phân tổ này

Page 78: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

78

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 1.5: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội

Mục tiêu 1.4: Đến năm 2030, tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi cho người nghèo và những người trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đồng thời giảm rủi ro và tổn thương của họ do các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan, các cú sốc và thảm họa về môi trường, kinh tế, xã hội (Mục tiêu 1.5 toàn cầu)

Mục tiêu 1.5 (toàn cầu) khả năng chống chịu và cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững (2te/5)

Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững (2te/5)

Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm

Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm (Mục tiêu 2.1 toàn cầu)

VSDG nhấn mạnh thêm đối tượng người cao tuổi

Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030, chấm dứt tất cả các dạng suy dinh dưỡng, bao gồm cả đến năm 2025 đạt được, các mục tiêu quốc tế về suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao ở trẻ em dưới 5 tuổi, và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030 giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi (Mục tiêu 2.2 toàn cầu)

• SDG nói rõ là chấm dứt tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, trong khi VSDG chỉ là giảm. • VSDG nói rõ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ em

Mục tiêu 3: VSDG nói rõ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (6te/9)

Mục tiêu 3: Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi (6te/9)

Page 79: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

79

PHỤ LỤC

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ trên toàn cầu xuống dưới 70 trên 100.000 trẻ đẻ ra sống

Mục tiêu 3.1: Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trẻ đẻ sống (Đến năm 2030, giảm tỷ số tư vong)

• VSDG đề ra mục tiêu cao hơn SDG (Tử vong mẹ: 45 so với 70; Tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15 so với 25).

• SDG có thêm “chấm dứt các ca tử vong có thể dự phòng của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi”• SDG sử dụng chỉ tiêu tử vong dưới 28 ngày tuổi thay cho dưới 1 tuổi

Mục tiêu 3.2: Đến năm 2030, chấm dứt các ca tử vong có thể dự phòng của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ở tất cả các nước nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh xuống ít nhất là 12 ca trên 1.000 trẻ sinh ra sống và tử vong dưới 5 tuổi ít nhất là 25 ca trên 1.000 trẻ sinh ra sống

Mục tiêu 3.3: Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác

Mục tiêu 3.2: Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác (Men gan, các dịch bệnh)

Mục tiêu 3.6: Đến năm 2020, giảm một nửa số ca tử vong và thương tích toàn cầu do tai nạn giao thông đường bộ

Mục tiêu 3.5: Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương (Mục tiêu 3.6 toàn cầu)

SDG đề ra mục tiêu là giảm một nửa; trong khi VSDG là kiềm chế và giảm

Mục tiêu 3.7: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan

Mục tiêu 3.6: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan (Mục tiêu 3.7 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Page 80: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

80

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 3.8: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

Mục tiêu 3.7: Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 3.8 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 3.9: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất

Mục tiêu 3.8: Đến năm 2030, giảm đáng kể số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất (Mục tiêu 3.9 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (7te/8)

Mục tiêu 4: Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người (7te/8)

Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng dẫn đến kết quả học tập phù hợp và hiệu quả

Mục tiêu 4.1: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng (Mục tiêu 4.1 toàn cầu)

• SDG có thêm “dẫn đến kết quả học tập phù hợp và hiệu quả”• Có thể có vấn đề về khái niệm: “tất cả” của SDG so với tất cả theo nghĩa “phổ cập” của VSDG

Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học

Mục tiêu 4.2: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai được tiếp cận với phát triển, chăm sóc giai đoạn trẻ thơ và giáo dục mầm non có chất lượng để sẵn sàng bước vào cấp tiểu học (Mục tiêu 4.2 toàn cầu)

Có thể có vấn đề về khái niệm: “tất cả” của SDG so với tất cả theo nghĩa “phổ cập” của VSDG

Page 81: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

81

PHỤ LỤC

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả

Mục tiêu 4.3: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng cho tất cả nam và nữ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có chất lượng và trong khả năng chi trả (Mục tiêu 4.3 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể số lượng thanh thiếu niên và người trưởng thành có kỹ năng, bao gồm kỹ năng nghề và kỹ thuật phù hợp với việc làm, công việc tốt và làm chủ doanh nghiệp

Mục tiêu 4.4: Đến năm 2030, tăng đáng kể số lao động có các kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động để có việc làm tốt và làm chủ doanh nghiệp (Mục tiêu 4.4 toàn cầu)

SDG nói cụ thể đối tượng là thanh thiếu niên

Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, loại bỏ chênh lệch giới trong giáo dục và đảm bảo tiếp cận bình đẳng với tất cả các cấp giáo dục và dạy nghề cho người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người khuyết tật, người dân bản địa và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương

Mục tiêu 4.5: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận bình đẳng trong giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề nghiệp cho những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người khuyết tật, người dân tộc và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương (Mục tiêu 4.5 toàn cầu)

• SDG Nói rõ “loại bỏ chênh lệch giới”; trong khi VSDG sử dụng cụm từ “đảm bảo tiếp cận bình đẳng”• SDG nói về đối tượng “Người Bản địa”; trong khi VSDG nói về “người dân tộc”

Mục tiêu 4.6: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết và tính toán

Mục tiêu 4.6: Đến năm 2030, đảm bảo tất cả thanh niên và phần lớn người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới, biết đọc, viết (Mục tiêu 4.6 toàn cầu)

SDG đặt mục tiêu biết tính toán; trong khi VSDG chỉ là biết đọc, viết

Mục tiêu 4.a: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người

Mục tiêu 4.8: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục thân thiện với trẻ em, người khuyết tật và bình đẳng giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, toàn diện và hiệu quả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 4.a toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Page 82: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

82

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái (5te/8)

Mục tiêu 5.1: Chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi

Mục tiêu 5.1: Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi (Mục tiêu 5.1 toàn cầu)

SDG đặt mục tiêu chấm dứt, trong khi VSDG là Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt

Mục tiêu 5.2: Loại bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác

Mục tiêu 5.2: Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả việc mua bán, bóc lột tình dục và các hình thức bóc lột khác (Mục tiêu 5.2 toàn cầu)

SDG đặt mục tiêu loại bỏ; trong khi VSDG là “Giảm đáng kể”

Mục tiêu 5.3: Loại bỏ tất cả các thực hành có hại như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc, và cắt xén bộ phận sinh dục nữ

Mục tiêu 5.3: Hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục như tảo hôn, kết hôn sớm và hôn nhân ép buộc (Mục tiêu 5.3 toàn cầu)

SDG đặt mục tiêu loại bỏ; trong khi VSDG là Hạn chế tiến tới xóa bỏ

Mục tiêu 5.4: Công nhận và đánh giá công việc nội trợ và chăm sóc gia đình không được trả công thông qua cung cấp các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội và thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm gia đình phù hợp với từng quốc gia

Mục tiêu 5.4: Bảo đảm bình đẳng trong việc nội trợ và chăm sóc gia đình; công nhận việc nội trợ và các chăm sóc không được trả phí; tăng cường các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, các dịch vụ hỗ trợ gia đình, chăm sóc trẻ em (Mục tiêu 5.4 toàn cầu)

• VSDG không có từ “thông qua” nên không toát được ý của SDG là: các công việc nội trợ và chăm sóc gia đình được xã hội nhìn nhận và đánh giá thông qua một loạt các công cụ nêu trong SDG.

• VSDG đặt mục tiêu cao hơn: “Bảo đảm bình đẳng”; trong khi SDG chỉ đặt mục tiêu “chia sẻ trách nhiệm”

Page 83: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

83

PHỤ LỤC

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 5.6: Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này

Mục tiêu 5.6: Bảo đảm tiếp cận phổ cập đối với sức khỏe sinh sản và tình dục, quyền sinh sản như được thống nhất trong Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các văn kiện về kết quả của các hội nghị đánh giá việc thực hiện Chương trình và Cương lĩnh này (Mục tiêu 5.6 toàn cầu)

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người (2te/6)

Mục tiêu 6: Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người (2te/6)

Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

Mục tiêu 6.1: Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và công bằng với nước uống và sinh hoạt an toàn, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 6.1 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

Mục tiêu 6.2: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận công bằng các công trình và điều kiện vệ sinh phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và đối tượng dễ bị tổn thương; chấm dứt đi vệ sinh ngoài trời; 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (Mục tiêu 6.2 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người (1te/4)

Mục tiêu 7: Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người (1te/4)

Page 84: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

84

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 7.1: Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận phổ cập với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại

Mục tiêu 7.1: Đến năm 2020, cơ bản 100% hộ gia đình được tiếp cận với điện; đến năm 2025 đạt 100%; đến năm 2030 đảm bảo tiếp cận toàn dân đối với các dịch vụ năng lượng trong khả năng chi trả, đáng tin cậy và hiện đại (Mục tiêu 7.1 toàn cầu)

• VSDG có lộ trình: 2020, 2025, 2030• VSDG cụ thể hóa khái niệm phổ cập là gì: cơ bản 100% hộ, 100% hộ, toàn dân.

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người (2te/10)

Mục tiêu 8: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người (2te/10)

Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo

Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO (Mục tiêu 8.6 và Mục tiêu 8.b toàn cầu)

VSDG có thêm nội dung “Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO”

Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để loại bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại và bảo đảm cấm và loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, bao gồm cả tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em; và đến 2015 chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức.

Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức (Mục tiêu 8.7 toàn cầu)

SDG đặt mục tiêu đến 2015 chấm dứt lao động trẻ em dưới mọi hình thức; trong khi VSDG không đặt mục tiêu thời gian.

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp (3te/9)

Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp (3te/9)

Page 85: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

85

PHỤ LỤC

SDG VSDG SỰ KHÁC BIỆT

Mục tiêu 16.1: Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ Iệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi

Mục tiêu 16.1: Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ Iệ tử vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi (Mục tiêu 16.1 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 16.2: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên

Mục tiêu 16.2: Phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng xâm hại, bóc lột, mua bán và tất cả các hình thức bạo lực và tra tấn trẻ em và người chưa thành niên (Mục tiêu 16.2 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Mục tiêu 16.9: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh

Mục tiêu 16.8: Đến năm 2030, cấp nhận dạng pháp lý cho tất cả mọi người, gồm cả đăng ký khai sinh (Mục tiêu 16.9 toàn cầu)

Hoàn toàn tương đồng

Page 86: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

86

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

PHỤ LỤC 2Các chỉ tiêu thống kê SDG hiện đang không có trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và bộ ngành (tại thời điểm Việt Nam báo cáo VNR 7/2018)

1.2.2: Tỷ lệ đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi sống trong nghèo đói ở mọi khía cạnh của nó theo định nghĩa quốc gia.

3.2.2: Tỷ suất chết sơ sinh (dưới 28 ngày)

3.7.2. Tỷ suất sinh tuổi vị thành niên (10-14; 15-19) trên 1.000 phụ nữ ở nhóm tuổi tương ứng.

3.8.1. Mức độ bao phủ bởi các dịch vụ y tế thiết yếu (được định nghĩa là độ bao phủ trung bình của các dịch vụ thiết yếu dựa vào những can thiệp theo dấu bao gồm sức khỏe phụ nữ sinh nở, bà mẹ, trẻ em sơ sinh và trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và năng lực dịch vụ và cách tiếp cận, giữa đại bộ phận dân cư nói chung và bộ phận dân cư chịu thiệt thòi nhất)

3.9.1. Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí gia đình và môi trường xung quanh.

4.1.1. Tỷ lệ trẻ em/thanh thiếu niên (a) lớp 2 hoặc 3; (b) cuối cấp tiểu học; và cuối cấp trung học cơ sở đạt được ít nhất một sự thông thạo tối thiểu về (i) đọc và (ii) toán học.

4.2.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đang phát triển đúng hướng về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội, theo giới tính.

4.4.1.Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có các kỹ năng công nghệ thông tin.

4.5.1. Chỉ số cân bằng (nữ / nam, nông thôn/ thành thị, nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất và những vấn đề khác như tình trạng khuyết tật, người dân bản địa và bị ảnh hưởng xung đột nếu có dữ liệu trở nên có sẵn) cho tất cả các chỉ số giáo dục trong danh sách này có thể phân tổ được.

4.6.1. Tỷ lệ phần trăm dân số trong một nhóm tuổi nhất định đạt được ít nhất một mức cố định về trình độ chức năng (a) biết chữ và (b) các kỹ năng làm toán chia theo giới tính.

4.a.1. Tỷ lệ các trường học có:

a. Điện; b. Internet dùng cho mục đích học tập; c. Máy tính dùng cho mục đích học tập; d. Cơ sở hạ tầng và tài liệu sửa cho phù hợp với học sinh khuyết tật; e. Nước uống;f. Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính;g. Chỗ rửa tay thuận tiện (theo định nghĩa của chỉ số WASH- Water, Sanitation and

Hygiene – Nước, Hệ thống vệ sinh và Vệ sinh cho mọi người)

16.2.1. Tỷ lệ trẻ em từ 1-14 tuổi đã từng bị phạt về thể chất và/hoặc bị xâm phạm về tinh thần bởi người chăm sóc trong tháng vừa qua.

Page 87: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

87

PHỤ LỤC

Page 88: TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM · vấn đề về phát triển bền vững của mình trong vòng 15 năm tới. Đây là các mục tiêu nối tiếp

88

TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

UNICEF VIỆT NAM

Văn phòng Hà Nội

Ngôi nhà Xanh chung Liên Hợp Quốc

304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Website: https://www.unicef.org/vietnam/vi/

Facebook: https://www.facebook.com/unicefvietnam/

Youtube: https://www.youtube.com/user/unicefvietnam

Văn phòng Hồ Chí Minh

Unit 507, Sun Wah Tower,

115 Nguyễn Huệ, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: (84-24) 3.850.0100

Fax: (84-24) 3.726.5520

Email: [email protected]