92
TRẦN CÔNG TỘC PHẢ 1558 - 2003 2003

TRẦN CÔNG TỘC PHẢ - Saigon Online - Saigonline.comsaigonline.com/truc_huy/mp/TCTP_I.pdf · Bài kỷ niệm Di-cấu Từ-Đường năm 1944 của Cụ Trần Thanh ... Trong

Embed Size (px)

Citation preview

TRẦN CÔNG TỘC PHẢ

1558 - 2003

2003

TỘC PHẢ

HỌ TRẦN CÔNG

***

Thôn Tiên Nộn - Xã Phú Mậu

Quận Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên

*****

TIỀN ĐẠI Từ năm 1558 đến năm 1687

Gồm năm đời

CẬN ĐẠI Từ năm 1687 đến năm 1905

Từ đời thứ nhất đến đời thứ chín

HIỆN ĐẠI Từ năm 1905 đến năm 2003

Từ đời thứ chín đến đời thứ mười ba

*****

Cháu đời thứ X

Trần Thị Khanh-Tương Cập nhật hoá và ấn tống

Mục Lục

Phần I

ĐẠI CƯƠNG

I-

II - III - IV - V-

VI -

VII - VIII -

IX -

X-

XI -

XII -

XIII -

XIV - XV -

XVI-

Bài tựa của Cụ Định-Chi Công-Bình (Bản dịch). Bài bạt

của Cụ Quân-Phu Công-Tuân (Bản dịch). Bài lược biên Tộc sử họ Trần Công và việc di cấu Từ Đường từ Tiên-Nộn lên Dương- Xuân

của Cụ Trần Thanh Đạt. Bài kỷ niệm Di-cấu Từ-Đường năm 1944 của Cụ Trần Thanh Đạt Mấy lời

nói đầu của Cụ Công Điện trong bản in năm 1974. Bản Hiệp-Định do Cụ

Trần Thanh Đạt soạn.

Phần II

TIỂU SỬ

Cây Thế-Hệ từ đời I đến XII Lược đồ và Tiểu-sử từ Cận Đại đời I cho đến VIII Lược đồ và Tiểu-sử từ Hiện Đại đời IX, X, XI, XII.

Phần III

CHÂU-CHỮ TRẦN TỘC MỘ ĐỊA CHÍ

Bài vè Thanh-Minh Châu-Chữ Mộ Địa Châu-Chữ

Phụ Lục

Bài kỷ niệm Di-cấu Từ-Đường ghi trên bức bình phong nhà Thờ năm 1944

(Nguyên văn chữ Hán). Sáu điều giáo huấn của gia tộc. Từ Đường đã được tái thiết Một câu chuyện quanh quyển Trần Công Tộc Phả Thư cảm tạ của Trần Thị Khanh-Tương

Chuyết đề cuốn

Tộc-Phả

Trần Công Tộc-Phả quý làm sao ! Ấn loát hoàn thành thoả ước ao Thế hệ trình bày nhiều khúc chiết Mục chương ghi chép lắm công lao

Nguồn sâu gốc vững nêu gương cả Cháu thảo con hiền lĩnh ý cao Tài liệu ngọc vàng gom góp đủ Phúc dư đời trước để đời sau.

Cháu đời thứ X - Phòng Lễ CÔNG TƯỜNG

Bài tựa

Lúc tiêu, lúc tức, lúc đầy, lúc vơi, là vận trời đất xoay đổi lẽ thường như vậy. Khi thịnh, khi suy, khi chìm, khi lặng, là việc biến chuyển của đời người, là lẽ luân chuyển như vậy. Tuy lý là vậy, song còn có số

nữa. Bởi vậy, phàm người quân-tử ở đời, là phải cứ yên lòng mà chờ vận, mà lại phải nên biết rằng: việc hoặc

nhiên (là việc phi-phỏng) không bao giờ đúng được hơn là việc tất nhiên, là lẽ đạo trời vậy.

Cứ xem như họ Hữu-Vi đời xưa thành ra nước Khương, tương truyền đến năm đời, cho đến đời Tống

mới được thành dòng dõi, xa cách nhau lâu dài như vậy mà vẫn quần tùng không bao giờ rời rã.

Như việc trên, há lại buổi đầu có thể định chắc được như vậy cho chăng. Đây chỉ duy anh em con cháu ở

làm sao tròn lễ nghĩa tức là đời trước tiền nhân mình đã chỉ dẫn đưa đường cho mình vậy, lại mình biết ở cho có

hiếu nghĩa tức là con cháu biết sự giữ gìn và bênh vực nhau vậy. Nói đại khái ví như hòn núi cao kia biết thế

nào được dưới đồng dâu có biến mà cái bể sâu kia biết thế nào được khi nắng khi mưa. Vậy nên chỉ có một điều là

ở cho có đức ấy là được phúc vậy. Họ ta từ sau triều nhà Trần, tịch thuộc huyện Tiên-Du, tỉnh Bắc-Ninh, Phúc-Trạch. Họ ta có nguồn gốc sâu

lắm, cái nguồn phúc này tiếp dẫn cho ta tự đời xưa để lại đã lâu rồi. Cụ Sơ-Tổ ta theo Đức Gia-Dũ Hoàng đế (Nguyễn-Hoàng) vào ở Kinh. Cụ tu nhơn tích đức, đắp bồi

mãi từ đời nọ đến đời kia, đã là dày công đức lắm. Đã ba trăm năm nay, duy có đời cụ Cao-Tổ Công Dĩnh, là cụ

Độn Trúc có hơi khá một lúc, rồi lại bị lênh đênh ngay, thế mà cụ vẫn vững lòng, không lấy sự nghèo khó như

vậy mà ngã lòng, mà biến động, nếu không, ta đâu có được sáng rạng đến ngày nay. Ta từ khi chừa chỏm, đã thường nghe Cụ Hoàng-Tổ (Cụ Độn-Gia Công Thiện) thường kể rằng: "Họ ta

nhập xã Tiên Nộn đã năm đời rồi, tới đời ta (lời Cụ Công Thiện) thì cheo leo lắm, thuở còn dại, mồ côi cha, lớn lại

chưa có con, bề trên chú bác thì không còn ai, ngang hàng anh em thì ít, đi lại chỉ có một thân một mình, người

đối với bóng, bóng đối với người, mà thôi, lại gặp phải thời buổi đói kém, giặc cướp lung tung, binh quân loạn lạc,

phàm như các nhà cùng ngang đời Cụ Tổ, thì mười nhà nay không còn được một, họ ta tuy rất mong manh,

nhưng nay còn được thì cũng thật là may lắm. Ta gần bốn chục tuổi mới sanh được cha cháu, (tức Cụ Công

Kính, sanh được bảy ngày thì Cụ Công Thiện phải đi lính thú Bắc-Kỳ. Bảy năm sau mới về, ở nhà lúc bấy giờ, tiền

tài sạch bách, nghèo khó không chê, vợ yếu, con thơ, mất còn, không thế nào biết được). Họ ta lúc bấy giờ tuy

chưa tuyệt hẳn, nhưng mong manh như sợi tơ, sợi tóc vậy, mà may còn được đến ngày nay, lại thêm ra đông con

nhiều cháu, như vậy há chẳng phải là nhờ cái đức Tổ- tiên tiếp dẫn đắp bồi cho ta hay sao, lẽ hẳn là thế, mà số âu

cũng là thế, có phải chăng? Ta thường không làm điều gì ác, mà cũng chưa làm điều gì thiện, nên ta còn lo

không biết lấy chi mà để dành lại cho lũ con cháu bây về sau, vậy con cháu nên gắng lấy. Từ đây về sau, họ ta

đông thêm, con cháu nên làm thành phổ hệ, cho phân minh ngôi thứ, cho rõ thân sơ, kể lại những nỗi giang nan

của ông bà để cho con cháu đời sau đừng quên."

Bình ta, lúc bấy giờ nhớ sơ lược như vậy chớ cũng không nhớ hết, song ngày tháng thoi đưa hốt nhiên

đã quá bốn mươi tuổi rồi, sắp nhỏ hồi trước nay đã khôn lớn cả rồi. Hồi tưởng lại những lời dạy của Hoàng-tổ ta chỉ

còn nhớ được vài ba điều, từ đời Tằng-tổ trở lên, cũng có chỗ quên, nên không nói là nhớ hết được. Nhưng nếu

có quên thì hỏi lại Ông ta, Cha ta, nói sao chép vậy, sợ để lâu lại quên chăng, vậy nên cẩn liệt thế thứ, biên rõ

tháng ngày, thành quyển Gia-Phổ này đây, còn những điều nào mà không biết thì đành để khuyết vậy. Thầy

Trâu-Tử đời xưa nói rằng: "Chẳng nhớ được xa, thì nhớ gần vậy". Họ ta từ xưa đến nay chưa có phòng thứ, nay

thấy đã có đông, rõ ràng thế hệ, vậy ta định đặt tên phòng, cho dễ phân biệt chi phái, để đời sau con cháu dễ nhìn

nhận nhau. Ta thảo quyển Gia-Phổ này và đã đem trình duyệt Cha ta, và vâng mệnh truyền làm bài tựa.

Than ôi! công đức Tổ-Tôn trăm đời không đổi, nói sao cho xiết, chỉ nguyện con cháu về sau nhớ công khó nhọc để tạo của ông cha, bỏ tính kiêu căn, theo lời di-huấn của Đức Hoàng-Tổ ta, lấy hiếu để tu thân, lấy

trung-hậu trị gia, giữ toàn đức lớn, khỏi hổ với tiền nhân, như vậy thời cái biến Tiêu, Tức, Ỷ Phục, nói ở trên kia thì

không bao giờ sự hoặc nhiên lại thắng được lẽ tất nhiên được.

Nếu biết thủ phận, tu nhân lập kỷ, thời dòng dõi miên trường không biết đến đâu là cùng vậy. Kinh Dịch

có câu: Nhà nào tích Đức, chắc được Phước dư. Kinh Thi lại có câu rằng: Con Hiếu chớ quên, phải nên trân trọng

bênh vực nòi giống mình.

Nay Tựa,

Làm tại Bộ Hưu-Tham-Tri Bộ-Binh Ngày tốt năm Tự-Đức thứ 22

Năm Kỷ Tỵ, mùa Xuân. (1869)

TRẦN BÌNH

Năm Bảo-Đại thứ Hai Ngày mồng Ba tháng Giêng (04/02/1927)

Cháu đời thứ Chín, Trần-Trọng-Tiềm cẩn dịch ra Quốc-văn

Lời bạt

Ôi khó lắm thay! Họ Trần ta biết bao tâm lực mới gây dựng nỗi cơ đồ! Qua suốt bốn đời, (1) cứ luẩn quẩn loanh quanh lo cho cây thế hệ, rồi mới được yên. Cố ta (2) lấy đức tính cần lao, nhẫn nại, để lo ươm lo trồng, Ông ta (3) đem tài học rộng, thấy xa, chí lớn, ra chăm vun, chăm tưới, Cha ta cùng hai chú ta (4) là đến thời kỳ sanh hoa, kết quả, xuân đẹp, thu ngon, thật là vui vẻ, đầy đủ.

Anh em chúng ta như những cành Nam nhánh Bắc, mầm lá xanh um, che rợp quãng đất, toả kín vùng trời, lại thu hút được cái không khí của mạch đất, của tình người, nên nẩy nở rườm rà, xum xuê hàng mấy mươi

dặm. Người xưa đã nói: "Rễ sâu thì ngọn tốt, gốc chặt thì cành nhiều", thực quả là không sai vậy.

Nhưng ôi ! trên thế gian này đều là vật cả. Đã là vậy thì người và cây có khác gì, lúc thạnh lúc suy, khi tốt khi xấu, cứ vẫn vòng quanh luẩn quẩn.

Từ mùa hạ năm Đinh Sửu (1877) cha ta bị khuể, rồi mất tại chức, chú Thăng-Chi ta (5) thì đã mất trước, chú Thành-Chi (6) ta như cây gìa sắp ngã, ai kẻ đỡ nâng; hai em ta, Hối-Trai và Thúc-Gia (7) cũng vừa theo

nhau về trước, hai anh ta, Quan-Chi và Trọng-Mô (8), thì như hoa kia sớm nở tối tàn.

Định mắt lại xem, ngày nay trong hàng anh em vây cánh, chỉ lơ thơ còn lại bốn năm người, cằn cỗi như mấy cây tre già, mà còn hàng con cháu thì cũng chỉ có độ mười người, mà đang phải dương phi liễu trục, nay đó

mai đây, lo việc mưu sinh, đến nay đã gần ba mươi năm rồi.

Trong quãng thời gian tiêu điều này lại gặp bao nhiêu nỗi buồn lo khủng khiếp, những lúc mưa to gió lớn, những tiếng dế khóc ve than, làm cho mỗi lần nghĩ tới mà phải rùng mình ghê sợ.

Giả thử cây kia mà được chăm nom vun tưới cho thân to lá tốt thì cũng khó mà được như xưa.

Ta đã trông thấy việc đời biến cải như vậy, nên lấy làm khiếp sợ lo âu, không lẽ ngồi im, nên mới tường kể ra cho con cháu biết, nhắc con cháu sau này gắng làm sao cho bằng ông cha ngày trước, thì may cho giòng

họ biết là bao ! Than ôi ! Khó lắm thay !

Mùa hạ ngũ năm Ất-Tỵ, Thành-Thái thứ mười bảy (1905) CÔNG TUÂN

(Trọng-Tiềm và Công-Điện phụng dịch)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Từ đời thứ nhất đến đời thứ tư. (2) Cố Độn Gia Công-Thiện, đời thứ năm. (3) Cố Độn Chuối Công-Kính, đời thứ sáu. (4) Cụ Độn Chè Công-Bình và Công-Tuyển, Công-Giảng, đời thứ bảy.. (5) Thăng-Chi : cụ Công-Tuyển. (6) Thành-Chi : cụ Công-Giảng. (7) Hối-Trai : Công-Hiển. Thúc-Gia : Công-Tịnh. (8) Quan-Chi : Công-Luận. Trọng-Mô : Công-Huấn

Bài Lược Biên

Tộc sử họ Trần Công

và việc di cấu Từ Đường

từ Tiên-Nộn lên Dương-Xuân

Gia-phổ của một nhà, Tộc-phổ của một họ, cũng như Quốc-sử của một nước. Một nước

cần phải có sử, biên chép những việc hay, việc dở của một nước, một nhà cũng có gia-phổ, biên chép

việc phải, việc trái của một nhà. Lớn nhỏ quan hệ tuy khác nhau, nhưng mục đích thời là một: để làm

gương, giáo huấn đời sau. Sở dĩ làm sao mà thịnh vượng mà phồn vinh, lại sở dĩ làm sao mà suy vi,

mà truỵ lạc, đó là những câu hỏi của những vị Minh-Quân, Lương-Tể, các bậc Chí-Sĩ, Năng-Thần,

cần suy xét việc ký tải trong sử-sách, mà tự trả lời, để làm việc nước. Một kẻ tu-nhân, mỗi người một

hướng dẫn, há lại không muốn biết công phu của Ông-Cha, sự nghiệp của Tổ-Tiên, để lo việc nhà

sao?

Vả lại gia-tộc là nền tảng của xã-hội, của quốc-gia, gia-tộc truỵ lạc, thời quốc-gia phải suy-

vi, rời rạc, Gia-Tộc lại là cội rễ, là mày mặt của cá nhơn, một gia-tộc thịnh vượng thì mỗi phần tử của

gia-tộc ấy, tức là tử tôn miêu duệ, đều được nương lấy cội rễ, vững vàng, mà được mở mang mày

mặt.

Xem thế thời việc chép sử của một gia-tộc thật là một việc cần. Cụ Tằng-Tổ chúng ta là Cụ

Độn Chuối đã nhận thấy sự cần thiết ấy, nên Cụ đã sưu tập sử tích các tiền đại, rồi trong năm Tự-Đức

thứ 22, năm Kỷ-Tỵ 1869, lược biên thành tập gia-phổ. Họ Trần ta nhờ thế mà có Gia-phổ, sử ký từ ấy

trở đi. Con trưởng Cụ là Cụ Độn Chè Trần-Bình làm Thượng-Thơ triều Tự-Đức chép tinh lại rồi làm

bài tựa.

Nay trước giả viết tập lược biên này, trước hết là tóm lược sự tích họ nhà ta từ đời Cụ Sơ-

Tổ cho đến khi có nhà thờ, đoạn này chỉ biên chép những điều khái yếu, để xem cho có mạch lạc dễ

hiểu mà thôi.

Đoạn sau từ khi có nhà thờ ở Vạn-Xuân, rồi lại không có, rồi sau lại có ở Tiên-Nộn, cho

đến khi dời lên Dương-Xuân, công việc chi tiết hơi nhiều nên chi cần phải biên chép cho rõ, để đời

sau biết đúng sự thật, lãnh hội tất cả duyên do, tự phán chỗ công, chỗ quá, ấy là ý nguyện của trước

giả vậy.

Họ ta nguyên ở Bắc-Kỳ, làng Tiên-Du, huyện Tiên-Du, tỉnh Bắc-Ninh. Sơ-Tổ, tức là đời

thứ nhất, Cụ Công-Quý, các đời trước xa nữa không thể nhớ được, theo Đức Thái-Tổ Gia-Dũ Hoàng-

Đế vào Phú-Xuân, rồi lập nghiệp, nhập tịch làng Tiên-Nộn. Lúc bấy giờ vào năm Mậu-Ngọ (1558).

Ít lâu Cụ phải tùng quân chinh thú trong Bình-Định, Phú-Yên, sau Cụ trăm tuổi, Mộ Cụ và

Cụ Bà nguyên-phối (cùng đi theo) đều mất tích, không ai biết ở đâu cả.

May có con thứ ba của Cụ là Cụ Công-Thiều còn ở tại làng, giòng Hữu-vi còn nối lại đến ta

bây giờ đều do từ Cụ. Mộ Cụ nay còn để tại Cồn mộ-địa làng, người trong làng thường gọi mộ ấy là

Mộ Khai-Canh của họ Trần, nhưng sự thật chỉ là Nhị Đại-Tổ của ta mà thôi.

Cụ mất ngày 18 tháng 8 nên từ khi các Cụ cận-đại đặt hai lễ xuân thu đã lựa ngày 18-8 làm

ngày Thu-Tế là có ý để kỷ niệm ngày huý nhật của Cụ luôn. Còn ngày Xuân-Tế thì trước định vào

ngày trung tuần tháng hai, nhưng qua năm 1905, tức là năm Cụ Thúc-Dự cúng nhà thờ ở Tiên-Nộn

thời các Cụ lại cải qua ngày 27 tháng 2 là ngày kỵ Cụ Độn Chuối Công-Kính, cũng là một ý như trên,

để cho con cháu lo lễ cho được lưỡng tiện.

Con trai trưởng Cụ Công-Thiều là Công-Dĩnh. Lúc nhỏ học giỏi, hạnh kiểm tốt, thường đi

dạy ngoài Quảng-Trị. Bà nguyên-phối là con chủ nhà Cụ ngồi dạy. Sau Cụ vào làm quan trong Thành

Gia-Định, đến chức Thương-Trường Cai-Tải, khi mất quá 60, gia tư sung túc, nên linh cữu được đưa

về kinh, có rước thầy địa-lý Trung-Hoa Diệp-Sùng cùng về theo xem đất, chôn tại làng Châu-Chữ, xứ

Độn Trúc, sau vườn Thủ-Bộ Nguyễn-Sâm, mộ Cụ Bà , thường kêu theo Cố Độn-Chuối là Bà Tằng,

cũng táng tại Châu-Chữ trong vườn Nguyễn Thị Điền. Cụ sinh được năm ông con trai, con trưởng là

Cụ Công-Trực (tứ-đại-tổ) sanh trưởng ở làng, làm ăn khó nhọc, khi thọ chung con còn nhỏ dại, không

có gia tư, mộ cất tại Mộ-địa làng.

Em thứ năm Cụ Công-Trực là Cụ Công-Hạc mất sớm, còn ba ông em nữa là Công-Bạt,

Công Chánh và Công-Hưng, trước theo thân sinh làm quan ở Nam, nên lưu ngụ tại tỉnh Định-Tường,

phủ Định-Viễn, huyện Tân-An, tổng Tân-Minh, làng An-Hoà. Nhân vì trong năm Giáp-Ngọ, Bính-

Thân (1774-1776), nhằm lúc binh cách loạn ly, nam bắc giao thông đoạn tuyệt, ba ông đều lập nghiệp

luôn ở trong Nam. Đến năm Giáp-Tý 1804, triều Gia-Long, con ông Công-Chánh là Công-Trung và

cháu là Công-Trứ ra Kinh, thuật chuyện nhà tỏ rõ mới hay ở Định-Tường họ ta còn có ba phòng nữa.

Cụ Công-Trực có ba trai: trưởng và thứ ba đều mất sớm.

Con thứ hai là Cụ Công-Thiện, sinh năm 1753, (Cụ Độn Gia, Ngũ-đại-tổ) sức vóc mạnh

mẽ, lúc 37 tuổi bị Nhà Tây-Sơn bắt đi lính thú Bắc-Kỳ khi Cụ Tằng-tổ ta (Cụ Công-Kính) mới sinh

được bảy hôm. Bảy năm sau Cụ mới được về, từ đó làm ăn lần hồi được hơi dư đủ. Đến năm Bính-

dần (1806) làm nhà trên Vạn-Xuân rồi dời lên ở đó. Cụ ít học nhưng biết lấy lễ nghĩa dạy con. Cụ

Công-Kính nhờ cái gia-giáo ấy mà dựng nên được một cơ nghiệp vẻ vang cho nhà ta về sau này vậy.

Cụ Công-Thiện chỉ sanh có hai trai: trưởng là Công-Tại mất khi lên bảy, nên chỉ còn một mình Cụ

Độn Chuối mà thôi.

Cụ Độn-Chuối Công-Kính sinh năm 1790, thuở nhỏ chăm học, ưa nghiên cứu các khoa lý-

học, số-học, y-lý, địa-lý. Cụ ra Quảng-Bình học nghề thuốc cùng ông Lương Bá-Ức ở làng Lệ-Sơn,

lại kiêm học địa-lý cùng ông Trần-Huy-Thuần, mỗi lần đi học trọn năm mới về thăm nhà một chuyến.

Lúc hai mươi tuổi bổ vào viện Thái-Y. Tánh Cụ rất ham sách vở, nào kinh sử tự tập, thi phú từ

chương, tìm được là mua không kể mắt rẻ.

Lúc bấy giờ có ông Nguyễn-Đức-Liêm ở làng Cự-Nẩm và ông Bạch-Đoạn-Cường ờ làng

Phù-Việt, đều có tiếng tinh nghề châm cứu, Cụ tìm đến học được tất cả bí truyền, nên hai môn y-lý và

điạ-lý Cụ có tiếng rất giỏi. Nhưng tánh tình ưa thích nhàn, không lấy việc phú quý làm vinh, tuổi mới

49 mà đã cáo lão về nhà, thường dẫn các ông con dạo xem sơn thuỷ, dò khe, chỉ núi, vui thích quên

về. Cụ xét thấy mộ địa ở làng ẩm thấp, hẹp hòi, nên cố ý tìm kiếm cho được danh sơn, thắng địa, để

đặt mộ hai Cụ thân sinh. Ngót bốn chục năm trời Cụ chọn được xứ Độn-Gia để làm sinh phần hai Cụ,

và chọn Xứ Độn-Chuối làm sinh phần cho mình, cùng xứ Độn Chè và xứ Hạ-Thuỷ-Long nữa. Xứ

Hạ-Thuỷ-Long này để ngôi mộ Bà dâu thứ hai là Bà Hiển-Tổ Phòng Nghĩa, cuộc đất này Cụ cho là

tốt đẹp lắm. Cụ lại làm nhà thờ ở Vạn-Xuân, đặt tự-điền tại Tiên-Nộn, mua lạp điền giao làng Châu-

Chữ lo lễ Thanh-Minh. Công đức Cụ hết sức to lớn.

Lý-học huyền bí ta không thể nói được, Địa-lý lại còn khó biện chứng cho rõ ràng, nhưng

từ khi Cụ Tằng-Tổ ta sắp đặt các ngôi mộ trên trở đi, thời con cháu mỗi ngày một thêm phồn thịnh,

ấy có phải là nhờ long mạch kết phát chăng, hay là do vận hội tự nhiên, do cơ duyên tấn xảo, mà được như vậy ? Ta thường nghe địa-linh cảnh-thắng ảnh hưởng đã đành, nhưng nếu không có ân đức

dạy vẽ phò trì của Cụ, và nếu con cháu không biết noi theo gia huấn, mà tu thân để tự lập thân, thì

núi cứ núi ta cứ ta, địa-linh cảnh thắng kia âu cũng chỉ là của trời đất đấy thôi. Thế là lăng mộ ta từ

đời thứ hai và thứ tư để tại đất làng, mỗi năm cứ ngày 03 tháng 12 là ngày lễ chạp. Đời thứ ba, năm

và sáu trở xuống để tại Châu-Chữ, mỗi năm đến ngày 3 tháng 3 là Lễ Thanh-Minh. Gần đây lúc Cụ

Thận-Chi Công-Thuận và Cụ Á-Hy Công-Nhã còn sức mạnh, anh em thủ-bộ Nguyễn Sâm, Nguyễn-

Long là người lãnh ruộng chạp, xin hưởn lại mười ngày, kẻo lúa chưa kịp chín, các Cụ bèn dời lại

ngày 13 tháng 3. Từ đó cứ theo ngày ấy.

Thế là Họ Trần ta lấy Hương-Quán bây giờ là cồn Tiên-Nộn, nhưng đến khi tịch, lại quy

thác trên gành Sông Châu. Cồn Tiên là nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng núi Chữ là nơi thâu cốt vùi

xương. Từ 120 năm nay, giữ lăng, tảo mộ thay ta mà lo sắm, cúng cấp như lo việc công, làng Châu-

Chữ đối với nhà ta là cả một mối cảm tình tha thiết nồng đậm không thua chi hương quán của ta, thiệt

cũng đáng ghi nhớ cộng tình ấy lắm. Lúc Cụ Tằng-Tổ Công-Kính ta chí sĩ về nhà, lập nhà thờ, tu gia

phổ, họ ta như cái cây đang đâm chồi nở hoa, phơi vẻ rườm rà tú mậu, khác hẳn đời xưa, thuở còn ở

Tiên-Nộn, đôi phen linh lạc tiêu sơ.

Cụ sinh năm ông con trai, cố ý lấy ngũ thường mà đặt tên cho năm phòng: Nhơn, Nghĩa,

Lễ, Trí, Tín, để hằng nhắc nhở con cháu tới đạo làm quân-tử.

Con trưởng Cụ là Cụ Định-Chi Trần-Bình, sinh năm 1817, xuất thân Cử-Nhân,

lúc bấy giờ làm đến bậc Á-Khanh tại Triều, hai ông em: Cụ Thăng-Chi Trần-Tuyển, Cụ

Thành-Chi Trần Giảng đều hai khoa Tú-Tài. Làng Tiên-Nộn từ trước đến nay chưa có

khoa mục, thuở ấy ba Anh em nhà ta đã đỗ đạt kế nhau thiệt là đã được danh gía với làng

và vẻ vang cho họ ta biết là bao nhiêu. Hai Cụ em cũng đã xuất sĩ cả. Hàng cháu nội

ngoại cũng khá đông, cả con lẫn cháu đều kết lập vườn nhà ở Vạn-Xuân. Họ Trần ta lúc

bấy giờ đã vào thời kỳ toàn thịnh. Công phu của Cụ đã có kết quả tốt đẹp rồi, thời Cụ

mất. Cụ mất mà vẫn còn dư vinh: đám Cụ có hai trăm lính Triều tống táng, sông Hương-

giang sáu dòng sóng gợn, gò Châu-Chữ rợp bóng cờ bay.

Con trưởng Cụ là Cụ Định-Chi Trần-Bình, sinh năm 1817, xuất thân Cử-Nhân,

lúc bấy giờ làm đến bậc Á-Khanh tại Triều, hai ông em: Cụ Thăng-Chi Trần-Tuyển, Cụ

Thành-Chi Trần Giảng đều hai khoa Tú-Tài. Làng Tiên-Nộn từ trước đến nay chưa có

khoa mục, thuở ấy ba Anh em nhà ta đã đỗ đạt kế nhau thiệt là đã được danh gía với làng

và vẻ vang cho họ ta biết là bao nhiêu. Hai Cụ em cũng đã xuất sĩ cả. Hàng cháu nội

ngoại cũng khá đông, cả con lẫn cháu đều kết lập vườn nhà ở Vạn-Xuân. Họ Trần ta lúc

bấy giờ đã vào thời kỳ toàn thịnh. Công phu của Cụ đã có kết quả tốt đẹp rồi, thời Cụ

mất. Cụ mất mà vẫn còn dư vinh: đám Cụ có hai trăm lính Triều tống táng, sông Hương-

giang sáu dòng sóng gợn, gò Châu-Chữ rợp bóng cờ bay.

Cụ Định-Chi còn nhờ phúc ấm, làm một bậc năng-thần thạc-vọng, trong triều Tụ-Đức. Cụ

từng ngồi Tổng-đốc ba tỉnh, Thượng-Thơ năm Bộ, đã vang danh giá một thời. Nhưng Cụ có tánh

cương nghị, nên hoạn đồ của Cụ nhiều độ phù trầm, hãy xem trong tiểu sử thì rõ, đây chỉ lược thuật

mà thôi.

Cụ Thăng-Chi (1822), tính tình khiêm tốn, an bần tri mạng, Cụ làm đến Bát Phẩm Bộ Hình,

vừa thọ chung.

Cụ Thành-Chi (1824), có tánh độc lập, bường sanh cũng nghèo, khi mất đang ngồi Khánh-

Hoà Giáo-Thọ. Còn hai Cụ Công-Hoành phòng Trí và Cụ Công-Hanh phòng Tín, đều mất sớm, con

cháu cũng không bền vững, nay chẳng còn ai.

Cụ Định-Chi mất rồi, kinh thành gặp cơn binh hoả, con cháu lúc bấy giờ sinh nghiệp cũng

hơi kém sút, khó khăn, đến năm 1884, nhà thờ Họ ở Vạn-Xuân phải bán, việc kỵ giỗ ba phòng phải

luân phiên lo sắm. Từ đó con cháu ở Vạn-Xuân cũng lần lượt rút đi hầu hết, kẻ ra Bác, người tùng

cống, kẻ về làng chánh quán.

Hơn hai mươi năm sau (1905), Cụ Thúc-Dự Trần-Thuận, con thứ Cụ Định-Chi, đang ngồi

tri-huyện Hưng-Nhơn (Bắc-Kỳ) thấy sự thờ tự tổ tiên như thế không được chỉnh đốn, Cụ bàn cùng

các ông anh định cúng một sở nhà thờ Họ thế cái nhà thờ hồi xưa, Cụ nhắn ông Công-Hân (trưởng

tộc đời thứ chín) ra nơi lỵ sở, trao cho một số tiền là 1100 đồng bạc, đem về trình Họ, rồi mua một cái

nhà làm Từ-Đường.

Hồi đó Ông Công-Hân đang ở tại làng, theo nghề trưa ruộng, chưa có con, tuổi đã ngoài 40,

chí tiến thủ trong danh trường đã khói lạnh, muốn yêm lưu nơi hương quán cho an thường, nên đã

nguyện xin làm nhà thờ tại làng cho tiện việc (xem thơ nơi Ông Mặc-Khanh Trần Trọng Tiềm giữ).

Cụ Thúc-Dự, Cụ Thận-Chi, Cụ Nột-Trai, Cụ Á-Hy đều biểu đồng ý, y như sở nguyện. Số tiền ấy mua

được cái nhà ba căn hai chái, một cái vườn hơn bốn sào, để đặt nhà Thờ, và một mẫu bốn sào ruộng

để phụ thêm với hai mẫu bảy sào tự điền Họ có sẵn từ trước.

Ngoài sự giúp đở anh em, đùm bọc con cháu, Cụ Thúc-Dự đã làm một việc đại nghĩa đối

với Tổ-Tiên và với hậu đại. Nên trong bài điếu văn Cụ Á-Hy khóc Cụ Thúc-Dự có câu: "Tưởng nỗi

làm nhà thờ, đặt ruộng tế, một tay lo cả họ được nhờ, v.v..."

Thế là từ ấy, Họ ta lại có cái nhà thờ như trước.

Hai ông bà Công-Hân đã lãnh chức thủ tự, ba nhánh khỏi phải thay phiên mà coi việc như

ngày xưa. ông Công-Hân lo lắng ổn thoả cả.

Song cái nhà thờ ở nơi ẩm thấp, thiếu công trông nom, đến năm 1928, mối mọt phá hư, đã

phải một lần đại tu bổ. Lúc ấy Cụ Thận-Chi và Cụ Á-Hy đã quá vãng. Con cháu trong Họ gom góp kẻ

tranh tre, người tiền bạc, tổng cộng thành được một số tiền là 525 đồng bạc, kể lúc ấy số tiền bấy

nhiêu cũng khá lớn.

Công việc tu bổ xong thì ông Công-Hân mất. Con trưởng ông là Công-Đàm tùng sự tỉnh xa,

việc thờ tự để lại Bà Công-Hân cùng con thứ là Trọng-Bào coi ngó.

Ruộng tự điền bốn mẫu một sào, cho thuê mỗi năm không được là bao nhiêu mà việc kỵ lạp

thì nhiều, và trong thời gian ấy nhà thờ lại muốn mục nát một lần thứ hai.

Ông Mặc-Khanh Trần-Trọng-Tiềm xem thấy tình hình như thế, đã lập ý muốn chỉnh đốn

sửa sang. Năm 1938, Ông đang tùng sự tại Saigon từng đề nghị vấn-đề cải cách, ông lập chương trình

đấu ruộng tế cho lợi giá thuê, thảo điều lệ về việc cúng kỵ v.v. ông lại xin hoán bổ về Huế để cho cận

tiện mà chăm lo. Kể nỗi nhiệt tình với việc phụng-sự tổ-tiên, thời ông Mặc-Khanh đã đóng vai tiên

phong có công rất lớn. Nhưng tiếc vì anh em đồng hàng, lúc bấy giờ, trong mấy chi phái như ông

Công-Điện cùng trước giả đều không có mặt tại kinh-đô để giúp đỡ, ông Mặc-Khanh làm một mình

chưa xong thì mắc bịnh cáo hưu ra Thanh-Hoá năm 1941.

Kế đó ông Công-Điện tậu nhà trên đường Nam-Giao, kề nhà ông Công-Dực, rồi lại mời

ông Bá-Cung ở làng (bào đệ của ông Công-Hân) lên ở gần bên.

Nguyên trước giả mua cái vườn Chiêu-Dương-viên gần sở máy nước, ở đồi Quảng-Tế, từ

năm 1936, thỉnh thoảng ông Công-Điện về Huế thăm, thường tỏ ý muốn có một chỗ đất trong lối xóm

để ở cho gần nhau.

Ngày 16 tháng 3 năm Quý-Mùi (tháng năm 1943), ông Công-Điện về coi làm nhà, nhân

gặp ngày kỵ Cụ Hiển-Tổ Phòng Nghĩa, anh em cả ba phòng đều có mặt ở Ẩm-Quang thất (Chiêu-

Dương viên), ông Bá-Cung và ông Công-Điện đem việc họ ra luận bàn, rồi hẹn gặp nhau lần khác tại

nhà ông Bá-Cung để bàn giải cho kỹ.

Thế cho nên đại biểu cả ba phòng và các chi tại Huế, đã họp luôn hai hôm 21 và 23 tháng 5

năm 1943.

Đại khái các vấn đề đem ra thảo luận lược kể như sau:

Nhà thờ bị mối mọt hư nát, nên phải một phen đại tu bổ.

Bà Công-Hân tuổi gìa sức yếu, hai con Công-Đàm và Trọng-Bào mắc công vụ, một người

tòng sự phương xa (Nha-Trang), một người có biệt nghiệp, việc Họ, việc thờ khó bề chăm sóc, coi

ngó và giữ gìn, xin Họ xét lựa người khác trông nom.

Mỗi khi có việc khánh tiết ở nhà thờ, bà con con cháu không mấy người hội họp, thiếu vẻ

ấm cúng sum vầy, v.v...

Ngoài các vấn đề đồng nhân trình bày trên đây, trước giả đề nghị thêm một việc quan hệ

đến cách thờ tự xưa nay xét chưa được hợp với trình độ bây giờ và tâm lý toàn thể con cháu trong họ.

Vấn đề này ông Mặc-Khanh đã đề nghị lần trước, mà vì bất thành thì bị bệnh rồi về hưu ra Thanh.

Thiết nghĩ đã gọi là nhà thờ họ của công cọng cả họ thời tất phải làm thế nào cho tính cách

chung cùng ấy được nguyên vẹn đời đời, bất kỳ thế hệ nào, mỗi người con cháu đối với nhà Thờ đều

có cái cảm giác thân cận, khắn khít như nhau, mới có thể sum vầy, hoà hợp, mới chen vai gánh vác

việc chung. Đã hay thế sự biến thiên, vạn vật có sanh thời có diệt, nhưng về nhà thờ Họ, nếu anh em

con cháu có chí đồng tâm cộng tể, thời ta có thể chắc rằng: bao giờ Trần-Tộc còn nhà thờ, thời tộc

nhân họ Trần vẫn còn khắn khít với nhau. Muốn trưởng dưỡng cái tinh thần thân ái, của con cháu của

cả ba phòng, giữ gìn mối liên lạc, trong vòng bà con cho được bền chặt, trừ khử cái phân biệt thân sơ

đối với nhà thờ, thì trước hết phải xướng lên cái tôn chỉ cộng đồng của nhà thờ họ, phải thờ hết cả

những tộc nhân họ Trần quá cố từ xưa của cả ba phòng, rồi sau các vấn đề phụ thuộc khác không khó

chi giải quyết.

Nếu không sửa đổi theo tôn chỉ ấy thời con cháu chúng ta, mỗi phòng, lo việc phụng sự mỗi

phòng là việc thiết cận hơn, còn rảnh đâu mà lo việc Họ, trách nào việc chẳng thiếu bề ấm cúng, thiếu

vẻ sum vầy v.v...

Cử tọa Hội-Đồng đều biểu đồng ý theo việc sửa đổi cách thờ tự như đề nghị trên đây.

Còn các vấn đề kia, sau khi đã cân nhắc lợi hại, tiện nghi, Hội-Đồng quyết nghị:

Đem nhà thờ lên Nam-Giao, trên miếng đất của trước giả nguyện cúng tại đồi Quảng-Tế,

thuộc địa phận làng Dương-Xuân-Thượng.

Thông cáo cho tất cả anh em con cháu tại Kinh và trong Nam, ngoài Bắc, tường tất cả các

việc cải cách sắp làm, và khuyến lệ tấm lòng tán trợ. Nguyện trù việc di-cấu nhà thờ và thay thế

những đồ hư nát phỏng hết 3000 đồng bạc, mà tiền đất ruộng của Họ chỉ được phân nửa thôi. Xem

hai tờ biên bản hai kỳ Hội-Đồng thì rõ.

Trong khi chờ đợi tin tức hưởng ứng của bà con, thời ông Công-Điện phải trở lên Dalat.

Ông Mặc-Khanh ở Thanh-Hoá được thông cáo của Họ và thơ riêng của trước giả, vội vàng

trả lời hết sức tâm thành.

Công-Đàm cũng gởi thơ riêng về cho ông Bá-Cung tỏ lòng lạc ứng. (Xem thơ ông Bá-Cung

gởi cho ông Công-Điện ngày 21/08/1943).

Nhưng ngày ... tháng 4, ông Công-Thành ở Hải-Phòng và ông Công-Mậu ở Hanoi, lại có

thư về kháng nghị kịch liệt về việc dời nhà thờ lên xóm Nam-Giao. Ông Bá-Cung được thơ ấy lấy

làm băng khoăng, khó xử, đem bàn với ông Công-Dực cùng trước-giả và tỏ ý muốn đình bãi việc đã

xét định trong kỳ Hội-Đồng.

Lý lẽ trong cái thư ấy quá ư khiếm khuyết , xét ra có lẽ vì tác giả đã đi vắng lâu ngày, chưa

rõ tình đầu đuôi, chưa hiểu nguyên do việc Họ trong này ra sao cả. Vì nghe lầm nên nghĩ hoá sai.

Lại xét sở dĩ chúng ta muốn chỉnh đốn việc nhà thờ, mục đích là để bồi dưỡng mối tình thân ái giữa

anh em con cháu, thế thì ta nên gây lấy cái không khí hoà hợp là hơn, không nên cưỡng bách.

Nghĩ như vậy, trước giả trả lời cho ông Bá-Cung, về đoạn kết có câu: có lẽ anh Hậu Công

Thành chưa rõ duyên cớ vì sao mà phải định dời nhà thờ. Anh Hậu kháng nghị việc ấy nhưng rồi phải

xử trí ra sao, anh không đề cập. Xin anh lấy tư cách trưởng tộc và trưởng cả phòng Nhơn hỏi lại ý

kiến của các chi cho xác rồi định đoán, kẻo mất vẻ hoà đồng, thành việc chúng ta làm hóa ra hoài

công vô ích, còn ý kiến của tôi, tôi đã tỏ bày trong kỳ Hội-Đồng không thể thay đổi.

Trước giả lại viết thư cho ông Công-Điện ở Dalat, và ông Công-Tiềm ở Thanh, đại ý cũng

như trên. Hai ông phúc thư đều lấy làm bất mãn về ý của hai ông Công Thành và Công Mậu.

Từ ấy, thư đi, từ lại, cái ra Bắc, cái vào Nam, ngót mấy tháng tập hồ sơ việc họ

mỗi ngày mỗi thêm giấy má mà công việc chính thì không tiến bộ một tấc nào.

Tuy vậy mà bà con trong họ xa gần nghe việc di cấu nhà thờ công trình to lớn, ai cũng sẵn

lòng chực ký sổ quyên, số tiền mỗi người nguyện cúng, tính sơ qua nghe đã gấp số tiền Hội-Đồng dự

đoán. Có kẻ dự cúng cả bạc ngàn. Điều đó đã chứng tỏ rằng: tấm lòng con cháu đối với việc thờ

phụng ông bà hết sức là nhiệt thành, và nhất là việc di-cấu từ-đường lên Nam-Giao, không cần phải

cổ động, mà đã được đa số hoàn toàn hoan nghênh.

Ngày ... tháng 11, lại tiếp được thư của ông Công-Thành đại ý nói vì ông nghe lầm và chưa

kịp nghiệm kỹ, nên mới có lời ngăn trở, việc di cấu nhà thờ là việc phải, nay đã hiểu rõ nguyên do,

xin lạc tùng như các lẽ Bản tộc đã sắp đặt. Ông Công-Mậu cũng có thư tỏ đại ý như lời ông Công-

Thành.

Ngày 14 tháng 9, ông Mặc-Khanh cũng vội vàng tin cho hay rằng ông đã giảng giải rõ ràng

công việc Họ cho bà con con cháu bên chi Cụ Thúc-Dự, ai nấy đều hoan hỉ đồng ý không có điều gì

dị nghị cả. Xin Họ lo tiến hành công việc đi.

Vừa kế đó trước giả phụng chỉ đi công cán Dalat, được gặp ông Công-Điện trò chuyện một

hôm, khi cáo biệt đinh ninh giao hẹn, ông thế nào cũng thu xếp công việc trên ấy để chóng về Kinh lo

việc công tác nhà thờ. Cuối tháng chạp ông đã tạm từ Dalat về nhà mang theo trong hy-vọng những

hình ảnh xinh đẹp của cái Từ-Đường tương lai.

Tết xong ông hăng hái làm việc ngay: cắm giới hạn miếng đất tại đồi Quảng-Tế, mời thầy

Địa chọn phương hướng lành, rồi xây lại chặt cây bới gốc, bồi chỗ thấp bớt chỗ cao, rồi đắp nền xây

móng. Sau một tháng, miếng đất hoan vu tùng toả kia, đã nghiễm nhiên biến thành một cảnh trí khả

quan, khả ái.

Nhưng với số tiền 3000$ chúng ta dự trù năm ngoái dầu ông Điện có hoạt bát cách nào, tiện

tặn thế nào, gói ghém thế nào cũng không làm sao đủ được, vì từ tháng ... năm 1943 đến nay, tuy

chưa đầy một năm mà vật giá và nhân công đều lên cao gấp hai cả.

Mặc dầu quyển sổ cúng của bà con con cháu đã quá số 3000$, tiền ruộng họ, và tiền khẩu

phần cho thuê được hơn 1000$ nữa, nhưng tính lại vẫn còn thiếu nhiều. ông Công-Điện bàn với trước

giả thế nào cũng phải chiêu tập Hội-Đồng nghị quyết việc bán sở vườn 4 sào của Cụ Thúc-Dự cúng

ngày xưa để thêm vào cho đủ. (Xem sổ chi thu các khoản công tác, và xem danh sách các người lạc

cúng bao nhiêu, biên chép minh bạch và treo tại nhà thờ Họ).

Ngày ... tháng hai, lại họp Hội-Đồng tại Chiêu-Dương Viên, hiện diện có ông Bá-Cung,

Công-Điện, trước giả, xá đệ là Thanh-Mại và Thanh-Địch, ông Công Dực, Công Bào và Công Mai.

Sau khi ông Công-Điện lược trình số mục đã làm, phải tốn hết bao nhiêu, thời Hội Đồng

xét thấy còn phải cần một số bạc bảy tám trăm đồng nữa mới đủ việc.

Trước giả nhắc Hội-Đồng rằng sự thiếu đó bấy lâu nay anh em đều biết cả, và cũng đã

nhiều phen nghĩ đến việc bán cái vườn dưới làng đi, sở dỉ chưa làm là vì chưa có ý kiến của bà con

đông đủ, nay kỳ này nhóm, mục đích là để quyết định điều này thôi. Vã lại cái vườn ấy nếu dời nhà

Thờ đi rồi thời là để không, lâu ngày chi khỏi hao hư cây cối.

Cử toạ đều ý hợp, bán cho người ngoài sợ mang tiếng, nên bán cho con cháu trong họ khỏi

mất dấu tích của Ông Bà v.v...

Công-Bào nguyện mua cái vườn ấy với giá 500$, để giúp cho họ lo việc hương hoả. Hội-

Đồng cũng nghĩ nên bán cho Công-Bào là cháu của nhánh trưởng.

Nhưng ông Bá-Cung lại muốn Họ phải viết thư hỏi ý kiến ông Mặc-Khanh ngoài Thanh và

lấy giấy hợp đồng bên chi Cụ Thúc-Dự cho đủ.

Công-Bào lại trình thêm rằng nếu nhà Thờ đem lên Nam-Giao, thì Bà Công-Hân vì tuổi già

và đơn chiếc, không thể theo lên được, còn Công-Đàm và Công-Bào, người mắc công vụ, người có

biệt nghiêp cũng không thể coi việc hương khói tại nhà Thờ, và nhờ Họ liệu cách xử trí.

Ngày 6 và 20 tháng Hai, cùng ngày 25 và 27 tháng Ba, 1944, ông Mặc-Khanh gửi về bốn lá

thư thay mặt cho các chi ngoài Thanh và ngoài Bắc uỷ quyền cho Họ tiện nghi làm việc, và bán cái

vườn hương-hoả ở làng để lo việc hương hoả cho được sáng rạng hơn.

Trong mấy cái thư ấy, ông lại cố ý giải nghĩa cho rõ cho những người chưa hiểu về các lý

do vì sao mà nhà Thờ sơ lập tại Vạn-Xuân, vì sao mà trung gian để tại Tiên-Nộn, và vì sao phải dời

lên Dương-Xuân, nghị luận rất là xứng đáng, minh tích, phân đoán rất cương quyết, nghiêm nghị

(Xem các bức thư trong hồ-sơ di cấu Từ-Đường).

Công việc sửa đất đắp nền đã xong, chúng ta ấn định ngày 12 tháng 2 triệt hạ nhà thờ dưới

làng và ngày 20 tháng 2 thượng lương trên đồi Quảng-Tế.

Ngày 10 ông Công-Điện cùng trước giả mời ông Bá-Cung, Công Dực cùng xá đệ Thanh-

Mại, Thanh-Địch và con là Kế-Tạo về làng yết từ đường lần cuối cùng, để cáo với tổ tiên xin phép

tạm rước lư nhang từ khi triệt hạ đến khi lạc-thành an-vị.

Trước-giả thay mặt anh em mời và khuyên Bà Công-Hân nên dọn lên Dương-Xuân khi nhà

thờ làm xong, trước được trọn tiếng với Họ với làng, sau nữa Họ khỏi phải khó lòng lựa chọn người

khác. Bà Công-Hân khẩn khoảng từ chối y như lời Công-Bào đã trình bày trong kỳ hội-đồng hôm kia.

Cách ít hôm sau, vừa gặp ngày kỵ Cụ Tằng-Tổ (Cụ Độn-Chuối), anh em định tạm thiết bàn thờ tại

nhà ông Bá-Cung và sắm sanh lễ tại đó.

Tối hôm ấy bà con con cháu hội họp đông đủ, cúng rồi, ăn uống xong, nhân bàn đến việc

lựa người thủ tự để coi ngó nhà thờ mới và lo việc kỵ chạp cả năm, ông Công-Dực, trưởng Phòng Lễ

được tất cả bà con trong Họ thuận cử sung vào chức việc ấy. Có lập biên bản để lưu chiếu.

Việc công tác nhà thờ một mình ông Công-Điện chăm nom coi ngó, mà tiến hành rất mau,

và kiểu kiến trúc lại được ông gia tâm chế biến để có vẻ trang hoàng và thêm phần chắc chắn. Về việc

tài chánh và hạng liệu, ông lại càng mẫn tiệp, thiếu đâu bồi đó, không có của công thời lấy của nhà.

Chỉ trong một tháng kể từ ngày thượng lương, cái Trần-Tộc Từ-Đường đã trang nghiêm đứng vững

trên đồi cao, khiến khách qua đường phải thầm thì ngó vọi.

Ôi ! Có đồng tâm mới hiệp lực, Có hiệp lực mới thành công. Đồng tâm hiệp lực khi nào là

thành công khi đó. Sung sướng thay cho những người đã đồng tâm hiệp lực làm nên công việc này

mà ta có thể gọi là một kiệt tác về tinh thần vậy.

Nhà Từ-Đường đã cải cấu được kiên cố rồi, việc phụng sự, việc quản lý tộc vụ, việc giao tế

trong Họ, việc giáo huấn con em cũng cần phải chỉnh đốn cho có phương pháp, có quy tắc, để ngày

sau con cháu nối theo.

Từ khi khởi xướng vấn đề sửa sang việc Họ, trước giả đã dự thảo một bản điều-lệ gọi là

Hiệp-Định Họ Trần, trừ việc thờ cúng ngoại, đại ý còn là để bảo tồn những phong hoá tốt đẹp ngày

xưa, lẫn tuân theo những đạo-đức luân-lý tổ tiên thuỳ huấn, để mong chen vai chung sức mà phò trì

hổ trợ lẫn nhau trên con đường đời nhiêu khê cao thấp.

Thế gian thường ngày lập hội, hợp quần, hội tương-tế, hội ái-hữu, hội liên-đoàn

v.v..., muốn kết thân những người đông tây nam bắc lại, nay tạo hoá đã dành cho ta một

mối liên lạc thiên nhiên: đồng phái hệ, đồng huyết thống, đồng chung vinh nhục với

nhau, thời chúng ta còn phải đi kiếm tìm thân ái đâu xa nữa.

Nhưng đã hợp quần, tất phải có điều lệ, tất phải có trừng giới, mới có trật tự, mới được trị

an, nhưng nếu chỉ lấy cảm tình mà sửa trị chắc là chưa đủ.

Thánh huấn, hiền phong mỗi ngày mỗi xao lãng, đạo quân-tử, nghĩa trượng-phu thường vì

những mối vật dục, thuyết tự do mà sa sút suy vi, vấn đề dạy dỗ con cháu trong một gia đình nhỏ còn

làm cho phụ huynh lao tâm vô lượng, huống một gia tộc như gia tộc nhà ta, muốn cho hàng thiếu niên

biết tam cang ngũ thường, biết giữ gìn danh giáo để cho thành một gia tộc có thuần phong mỹ tục,

thiệt dẫu đáng mấy cũng chẳng nài. Trong khi chúng ta lo việc Họ, vấn đề này cũng là một vấn đề

quan hệ, cần phải đặc biệt lưu tâm mà hình ảnh cái Trần-Gia-Trang như trong ý tưởng của trước giả

ngày sau thiệt hiện ra có được tốt đẹp hoàn toàn cũng do nơi điều kiện này vậy.

Bản hiệp-định thảo xong đã cùng anh em hội duyệt, phân môn loại điều khoản tổng cộng

thành 36 điều.

Tối hôm 16 tháng 3, 1944, giáp một năm từ ngày hội năm ngoái bàn về việc nhà Thờ, nhơn

có bà con đông đủ tại Ẩm-Quang-Thất, ông Công-Điện yêu cầu ấn định chương trình lễ lạc-thành

ngày 15, 16, 17 tháng 4 âm lịch, giữa tuần trăng, cho long trọng, cho huy hoàng, cho xứng công phu

những người đã cùng tận tuỵ theo việc Họ, bà con đều hoan hỷ tán thành, chị em bên phái phụ nữ mỗi

người đều chia lãnh một phần việc. Còn như việc trần thiết, bài trí, mua sắm sinh phẩm, đặt lễ nghi,

thiệp mời bà con xa gần, đều một tay ông Công-Điện chủ trương.

Nhờ cái nhiệt tâm của một phần đông anh em chị em và con cháu, lại nhờ ông Công-Điện

đem hết lòng thành kính cẩn hậu, khích lệ thêm, nên lễ lạc thành ba ngày được nghiêm trang chỉnh

đốn, rực rỡ vẻ vang, thực từ đời Vạn-Xuân chi hậu chưa từng thấy.

Phỏng hai trăm bà con nội ngoại, trừ những người ở xa không về được, vì gặp lúc đường xá

giao thông nhiều điều trở ngại, và mấy trăm tân khách cùng viên chức Tiên-Nộn, Châu-Chữ, Dương-

Xuân, Bình-An, và lân bang, ai ai cũng đều biểu lộ một nét hoàn toàn hoan hỷ.

Trong bà con có kẻ trước không tán thành việc di cấu từ đường và việc cải cách thờ tự, nay

trông thấy vẻ tôn nghiêm của nhà Thờ, vẻ trang hoàng khi tế lễ, vẻ vinh diệu phản chiếu trên tộc

nhơn, cũng đều một niềm hoan hỷ, có kẻ cảm động vui mừng đến nỗi tuôn trào nước mắt vắn dài.

Xem bài tường thuật của ông Thanh-Mại sau đây *, và năm bức ảnh chụp vị trí nhà thờ, ba

án thờ, và các bà con đến dự lễ.

Thế là việc từ-đường được cải cấu, việc thờ phụng được canh tân, việc quy định

tộc vụ đều đã được sắp đặt chỉnh đốn, một lần. Những việc quan hệ ấy đã làm cho một

vài anh em ta phải hy sinh biết bao tâm lực biết bao phiền phí mới được thành công. Lại

nhờ đa số bà con con cháu cũng sẵn lòng hiếu mục, thấy rõ sự ích lợi chung, hết sức tán

thành bằng công, bằng của hoặc bằng thế lực tinh thần mới khắc thắng được tất cả những

điều trở ngại.

Thật là một việc đáng kỷ niệm muôn đời.

Tổ tiên còn linh có chứng giám cho, ắt cũng vui lòng nơi chốn u minh phiếu diếu. Nay ta

chỉ nguyện con cháu muôn đời về sau hãy nhớ, hãy tạc dạ ghi xương rằng: giòng Hữu-vi chúng ta là

một giòng gia giáo, một giòng thanh thú. Phận sự con cháu cố gắng lập thân, dương danh để vinh

hiển cho mình, cho cha mẹ tổ tiên, cho họ hàng quyến thuộc, nếu chẳng may lực bất tòng tâm, thì

cũng lạc thiên tri mạng, noi giữ gia phong, đừng làm dơ bẩn đến tên tuổi ông cha, ấy là trọn hiếu, ấy

là tròn bổn phận của một xuất đinh của họ Trần ta vậy.

Ta không dám nói: " Hãy giết mình đi, để cho tiếng quân tử được nguyên vẹn " (Quân-

tử năng sát thân dĩ thành nhân), nhưng ta nhắn với đời sau hãy đừng quên câu nghiêm huấn của Ông

Quản-Tử: " Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ là bốn triên của một nước, bốn triên mục nát, nước phải diệt vong "

(Lễ nghĩa liêm sĩ quốc chi tứ duy, tứ duy bất xương, quốc nãi diệt vong). Nước còn như vậy huống

nữa là nhà.

Cháu đời thứ chín (Phòng Nghĩa)

TRẦN THANH ĐẠT

GIÁO-DỤC-BỘ THƯỢNG-THƯ

CƠ-MẬT-VIỆN ĐẠI-THẦN

Ngày 15 tháng Tư năm Giáp-Thân

Hoàng-hiệu Bảo-Đại thứ 19

tức ngày 07 tháng 5 năm 1944

120 năm sau khi Cụ Tằng-Tổ ta lập nhà thờ tại Vạn-

Xuân

----------------------------------------------------------------------------------------------

* Rất tiếc không sao lục được bài tường thuật của Cụ Trần Thanh Mại. (Trần Thị Khanh-Tương)

Trần Tộc Từ Đường

*****

Câu đối đề trên bình phong và hai trụ

của Cụ Trần Thanh Đạt

*****

BÊN KIA RẶNG THÔNG XANH,

NÚI CHỮ MẤY GÒ, CÔNG ĐỨC CÙ LAO CÒN MÃI ĐÓ.

VƯỢT TRÊN GIÒNG SÓNG BIẾC,

CỒN TIÊN MỘT CÕI, HUÂN DANH SỰ NGHIỆP VỐN TỪ ĐÂY.

*****

GIÒNG HỮU VI LỊCH DƯƠNG TRONG HOÀN VŨ,

TỪ XỨ TỀ QUA ĐẤT TỐNG RỒI DO CÕI BẮC TIẾN MIỀN NAM,

TỪNG KHI LƯU THÚ ĐIỀN PHU, KHI DANH Y, LƯƠNG TƯỚNG,

BIẾT BAO TÂM LỰC, GÂY DỰNG CƠ ĐỒ,

CÔNG ĐỨC ẤY, BÁO ĐỀN SAO,

LÒNG HIẾU KÍNH DUY CÓ LÒ HƯƠNG CÙNG MỘT NIỆM.

ĐỒI QUẢNG-TẾ DÀY DẠN VỚI THỜI GIAN,

XƯA MẶT BỂ HOÁ NGÀN DÂU, LẠI BIẾN RỪNG XANH RA DẶM TÍA,

NAY KÌA ĐỀN CAO, CẤP VÓT, KÌA TƯỜNG GẤM, THỀM HOA,

MẤY ĐỘ TINH SƯƠNG ĐIỂM TRANG CẢNH VẬT,

PHONG QUANG NẦY, DỄ ĐẶNG MẤY,

NGUYỀN CHÉP GHI ĐÔI BÊN TRỤ ĐÁ THỬ NGÀN THU.

Bài kỷ niệm

Di Cấu Từ Đường

của Cụ Trần Thanh Đạt

( Bản văn bằng chữ Hán ghi trên bức bình phong Nhà Thờ năm 2008, xem trang 445 )

Thường nghe : "Ăn trái nhớ cội, Uống nước nhớ nguồn ", tính niệm ân, niệm đức,

của con người đối với sự việc là một tâm tính có sẵn, huống đối với những đấng sanh thành tạo hoá ra

thân chúng ta, ra thân sinh chúng ta cùng các tổ khảo những đời trên nữa, thời tấm lòng niệm ân niệm

đức của chúng ta lẽ phải thiết tha nhiệt liệt là dường nào.

Chúng ta có cái thân mấy thước này, đội lấy cái tên Trần-Công hay Trần-Thị này, há chẳng

phải nhờ một giọt huyết của liệt tổ tỷ ta di truyền xuống cho. Huống nữa công danh sự nghiệp lớn

nhỏ thế nào há chẳng nhờ nền phúc ấm đắp xây từ trước ?

Họ ta từ đời Sơ-Tổ hàn vi, linh lạc, đã trải biết bao gian nan khó nhọc trong mấy thế đại

mới dần dần gây dựng nên một cơ nghiệp hưng thịnh như cảnh tượng ngày nay. Truy niệm công đức

của liệt tổ đã ghi chép trong Tộc-phổ nhà ta, chúng ta nhận thấy các cụ tề gia phụng tiên, chỉ noi theo

một đạo hiếu, đễ, hoà, mục, mà gây dựng thành nền tảng một gia tộc vẻ vang có chế độ chỉnh đốn, có

quy tắc rạch ròi.

Cụ Tằng-tổ ta lập nhà thờ tại Vạn-Xuân, trí tự-điền tại Tiên-Nộn, quy lăng mộ tại Châu-

Chữ, đặt ruộng chạp giao cho làng sở tại lo việc tĩnh tảo và sắm sinh phẩm hào soạn mỗi lễ Thanh-

Minh, v.v...

Cụ tạ thế trong nửa thế kỷ nhà thờ Vạn-Xuân rủi phải bán đi, vài mươi năm sau Cụ Thúc-

Dự là cháu nội Cụ lập lại nhà thờ tại Tiên-Nộn, và cúng thêm ruộng tế, vì lúc bấy giờ tằng-tôn-trưởng

là Công-Hân làm nghề ruộng ở tại làng.

Ngày nay ta được thừa kế một thế nghiệp trang nghiêm như thế, hưởng thụ những công đức

viên mãn như kia, há không biết noi gương tiền đại mà lo tô bồi vun quén nền gốc Họ Trần cho được

kiên cố thịnh mậu thêm, trước là báo đức đền ơn với lịch đại tổ tiên, sau là kết chặt mối tình cốt nhục

giữa họ hàng con cháu.

Tháng tư năm Quý-Mùi 1943, Hội-Đồng Đại-biểu ba phòng đã xét thấy việc thờ việc họ, có

mấy khoảng cần phải sửa sang chỉnh đốn cho hợp với tình thế hiện thời, một là nhà thờ hư nát cần

phải tu bổ lại, hai là người chủ-tự không còn ở tại làng như trước nữa, thời nhà thờ nên di cấu lên

vùng Nam-Giao cho con cháu được tới lui gần gủi săn sóc thuận tiện, ba là sửa việc thờ tự lại cho

được cộng đồng chu tất, bốn là nghĩ soạn điều lệ về việc họ để cho có quy định về sau.

Việc sửa sang cải cách ấy là một công trình to lớn phí tổn trên 5.000 đồng. Lúc mới trù

định qua ông Bá-Cung, ông Công-Điện, tôi và ông Công-Dực đều lấy làm lo, song sau khi tờ thông

cáo của Đại-biểu ba phòng gởi đi kêu gọi tấm lòng hiếu hữu của bà con con cháu, thời ai nấy đều

hăng hái lạc tùng, người nghèo cũng hết lòng như người có, bên ngoại cũng như bên nội, số tiền cúng

đã quá số dự định.

Thấy cái nhiệt tâm của bà con con cháu đối với việc phụng sự tổ tiên như thế, thiệt rất đáng

mừng: chủ nghĩa gia tộc nhà ta vẫn kiên cố như cũ, đạo đức luân lý của ông cha ta không phải là hư

văn.

Tôi, Công-Toại Thanh-Đạt, chẳng có gì ngoài một số bạc ít ỏi, xin cúng thêm hai ngàn

thước vuông đất tại đồi Quảng-Tế (Dương-Xuân) để lấy chỗ đặt nền nhà thờ và sửa thành cái vườn

nho nhỏ cho có một ít cây cối cỏ hoa, để thế cái vườn của cụ Thúc-Dự cúng ngày xưa và gọi là tán trợ

tấm lòng nhiệt tình của ông Công-Điện lo lắng việc họ ngày nay.

Ôi ! Đồi Quảng-Tế chưa chắc đã là sùng sơn thắng địa, nhà thờ Họ không cần phải tráng lệ

nguy nga, sở vọng của tộc nhơn ta là tại nơi tình tương thân tương ái đó thôi. Nguyện con cháu ngày

sau hãy bồi dưỡng lấy tinh thần ấy cho ngày thêm bền vững, thời đồi Quảng-Tế không sùng sơn cũng

là thắng địa, nhà Từ-Đường không tráng lệ cũng đủ nguy nga. Vả lại vùng Quảng-Tế nằm nơi tịch

mịch cao ráo, đây là miệt núi, xóm chùa, hợp với nơi thờ tự, lên Châu-Chữ cũng gần, mà về Tiên-

Nộn cũng không xa lắm, huống nay cả ba phòng con cháu đều có nhà vườn ở gần, tới lui hôm sớm,

vui tẻ có nhau, tộc nghị lân tình, càng thêm đầm ấm. Và rồi đây bà con con cháu hẳn còn lắm kẻ

muốn rủ nhau quây quần trong lối xóm, thời cảnh tượng thịnh vinh của Họ Trần ngày xưa từng thấy ở

Vạn-Xuân ắt sẽ được thấy lại ở Dương-Xuân vậy.

Lúc bấy giờ, vùng Quảng-Tế Nam-Giao sẽ hoá thành cái Trần-Gia-Trang vui vẻ tốt đẹp

như trong ý tưởng của tôi chăng, duy cầu Tiên-Linh thùy lân gia hộ.

Ngày 16 tháng Tư năm Giáp Thân

Hoàng-hiệu Bảo-Đại thứ 19

Tức ngày 08/05/1944

Nghĩa-Phòng Tằng-Tôn

Giáo-Dục-Bộ Thượng-Thư

Cơ-Mật-Viện Đại-Thần

TRẦN THANH ĐẠT

bái ký

Mấy lời nói đầu (của Cụ Công Điện trong ấn bản 1974)

Mùa Vu-Lan năm Quý-Sửu (1973) Công Đàm đưa bào đệ là Trọng-Bào ở Huế vô thăm. Trọng-Bào đề nghị tôi soạn lại quyển Gia-Phổ cho đầy đủ, vì lẽ con cháu càng ngày càng đông, mà quyển gia-Phổ

chưa được cập nhật hoá. Trong họ vẫn biết cũng có nhiều người đủ khả năng, và sẵn sàng nhiệt huyết, nhưng vì

công việc này việc khác, bận rộn trong việc mưu sinh, nên thì giờ không cho phép. Thành ra nay lần mai lữa, e để

lâu có nhiều điều quên lãng.

Lại nữa Công-Đàm cho biết cháu đích tôn đời thứ XI của Họ, Công Tuấn (trưởng nam của Công

Đàm), sẵn sàng khi quyển Gia-Phổ soạn lại xong là đem in thành sách để phổ biến cho bà con trong Họ và chịu

mọi sở phí về ấn loát.

Nhơn duyên trên làm cho tôi phấn khởi vui vẻ nhận lời.

Kể về Tộc-Phổ thì không phải bây giờ mới có, mới làm, mà đã có từ lâu, từ trước. Theo lời các Cụ kể lại, tôi được nghe, là Họ ta đã có Tộc-Phổ từ trước đời thứ VI. Trong đó đã ghi rõ về cuộc Nam tiến và lúc

định cư v.v... thảy đều đầy đủ. Điều này chúng ta có thể tin, vì xem như đời thứ ba, thứ tư có nhiều Cụ đã hay

chữ làm quan từ Bắc vào Nam, như vậy thì lẽ nào mà lại không có Cụ nào ghi chép lại ít nhiều cho con cháu hay

sao ? Nhưng chẳng may có một Bà Cô về đời nào đó, bị bệnh mất trí đã đem quyển Tộc- Phổ đó ra đốt mất, thành ra

sau này vô khảo.

Mãi đến đời Cố Công-Kính đời thứ VI mới truyền con trưởng là Cụ Công Bình soạn viết thành quyển

Tộc-Phổ và đã trình Cố duyệt lại. Quyển Tộc-Phổ này được gia-nghiêm là Công-Tuân vâng theo ý Cụ bác Thúc-

Dự Công-Thuận trùng tu và viết tiếp theo.

Quyển Trần-Thị Gia-Phổ trùng tu vốn bằng Hán văn này, đến năm 1927 lại được đường huynh tôi là Cụ

Mặc-Khanh Trọng-Tiềm dịch ra quốc-văn và bổ túc thêm. Tuy đã dịch ra Quốc văn, dễ hiểu, ai đọc cũng được,

nhưng vẫn chưa được phổ biến trong Họ, là vì dịch rồi mà chỉ có hai bản viết tay thôi: một bản Cụ giữ, một bản lưu

tại nhà thờ Họ.

Đến hồi Cụ Bá-Cung về hưu ở làng, rảnh tay, nên Cụ đã muốn sửa sang việc Họ cùng tu bổ quyển

Tộc-Phổ. Đã nhiều lần Cụ cho tôi biết ý kiến đó, nhưng tiếc nỗi lúc đó trong hàng anh em con cháu đều ở xa và

mắc công việc riêng, như tôi hồi đó đang còn ít tuổi và đang phải đông bôn tây tẩu, không thể tiếp tay với Cụ được.

Mình Cụ thì Cụ không đam nỗi, tuổi già, tay run, viết nhiều không được. May Có Cụ Công Dực, Phòng Lễ, đã giúp

Cụ một thời gian (tôi không nhớ năm nào), Cụ Công Dực ở Nam-Giao, cứ mỗi sáng sớm là đi bộ về làng lo việc

với Cụ Bá Cung. Cụ Công Dực chữ viết rõ ràng, phân minh dễ đọc, tôi đã được đọc một phần bản thảo đó. Được

một thời gian rồi thôi không thấy các Cụ tiếp tục. Sau hỏi ra mớt biết là bất tiện cho Cụ Công Dực, tuổi già mà cứ

ngày ngày đi bộ sớm đi chiều về, mùa nắng còn khá rồi mùa mưa thì sao, có lẽ vì điều bất tiện đó nên Cụ không thể

trường kỳ được nữa, mà đi xe thì tiền đâu ? ai đài thọ ? Quỹ Họ thì lúc đó làm gì có, vì như thế nên công việc phải

tạm bỏ dở.

Mãi đến năm 1943, khi dọn lên ở Nam-Giao, gần Cụ Thanh-Đạt, Cụ Công-Dực và tôi, nên Cụ Bá-

Cung mới đem quyển Tộc-Phổ ra soạn lại. Lúc này Cụ Công-Dực ở gần bên, nên tiện bề qua lại làm việc. Rồi

tiếp đến hồi loạn ly, không biết quyển đó đã đi đến đâu và cũng chưa được phổ biến.

Năm 1945, Cụ Mặc-Khanh Trọng-Tiềm về Huế thăm nhà thờ. Trong thời gian lưu tại nhà thờ, Cụ

cũng định tu bổ lại quyển Tộc-Phổ, Cụ đã thuê khắc bản gỗ, mẫu giấy để cập nhật hoá v.v., nhưng Cụ lại trở ra

Thanh, nên đâu vẫn vào đấy.

Đến năm 1947, Trọng-Bào gặp bản thảo của các Cụ Bá-Cung, Thanh-Đạt, Công-Dực soạn hồi năm

1943 nói trên, rồi đưa cho cháu là Công-Tuấn chép, giữ lại.

Về sau vào năm 1955, Công-Tường Phòng Lễ đã định cùng tôi tu bổ lại và cập nhật hoá quyển Tộc-Phổ nhưng chỉ mới bắt đầu được ít lúc thì Công-Tường phải đổi đi xa và tôi cũng phải vào Nam, thành ra công

việc cũng đành bỏ phế.

Như thế mới biết mưu sự tại nhơn mà thành sự tại thiên là vậy đó.

Như trên cho thấy ngày nay mà chúng ta có được quyển Trần-Công Tộc-Phả này dược không phải là dễ dàng đâu, đã biết bao thời gian, biết bao tâm lực mới thành hình được quyển Tộc-Phả này.

Tôi hân hạnh được lãnh trọng trách soạn lại quyển Tộc-Phả nên mới thấu hiểu rằng từ xưa các Cụ

mình cũng đều xem quyển Tộc phả là đầu mối giây để nối liền từ đời trước đến đời sau, và ràng buộc lấy cái tình

tương thân tương ái giữa những người cùng một huyết thống, nên đã bao phen tài bồi tô điểm cho quyển Tộc-

Phả.

Viết đên đây tôi không sao không tưởng niệm công đức của các Cụ đã lo gây trồng vun tướí cho quyển Tộc-Phả này:

- Cụ Định-Chi Công-Bình đã vâng lời dạy của Cố Độn Chuôí Công-Kính soạn ra quyển Trần- Thị

Gia-Phổ năm 1869.

- Cụ Nột-Trai Công-Tuân (gia nghiêm) đã theo ý Cụ bào huynh Thúc-Dự Công-Thuận trùng tu lại

quyển Gia-Phổ năm 1905.

- Cụ Mặc-Khanh Trọng-Tiềm đã dịch quyển Gia-Phổ từ chữ Hán ra Quốc văn năm 1927.

- Cụ Bá-Cung Phòng Nhơn, Cụ Thanh-Đạt Phòng Nghĩa, Cụ Công-Dực Phòng Lễ, đã lo trùng tu quyển Gia-Phổ năm 1943.

Nhờ vậy nên ngày nay tôi sẵn có những tài liệu cần thiết để soạn lại quyển Trần-Công Tộc-Phả này

một cách dễ dàng.

Tôi cũng xin xác nhận một lần nữa lòng cảm kích của tôi với hai anh em Công-Đàm và Trọng- Bào.

Hai Ông đã thúc đẩy tôi, làm tôi phấn khởi mà soạn lại được quyển Tộc-Phổ này, vì nếu chỉ thúc đẩy tôi làm không

thôi, thì chưa chắc tôi đã đủ sức hoàn thành sứ mạng đó, đàng này không những đã khuyến lệ tôi làm một việc

đáng làm, hai ông mỗi người mỗi khả năng, đã giúp tôi, mà thực ra là đã giúp quyển Tộc- Phả ra đời vậy. Trọng-

Bào thì yểm trợ tôi, bằng tinh thần, lo tất cả các tài liệu cho tôi, lo gom góp ý kiến, lo tìm cách hoàn thiện quyển

Tộc-Phả, nghĩa là lo mặt tinh thần của quyển Tộc-Phả, còn Công-Đàm thì ngoài sự liên lạc, lại thủ vai, lo lắng và bảo

đảm việc ấn tống quyển Tộc-Phả.

Như thế lời nói của Cụ Lương-Khanh Thanh-Đạt: "Có đồng tâm, mới hiệp lực, Có hiệp lực mới

thành công" là vậy đó.

Bản thảo quyển Trần-Công Tộc-Phả này sau khi hoàn tất, vào cuối Quý-Sửu 1973, đã được luân

chuyển đến các đại diện các chi phái ba phòng. Tất cả không những đã hoan hỷ tán đồng lại còn bổ túc thêm nhiều

chi tiết giá trị.

Tôi cũng xin đề nghị từ nay quyển Trần-Thị Gia-Phổ sẽ lấy tên là TRẦN-CÔNG TỘC-PHẢ cho có

vẻ là của Họ, hơn là chữ "Gia" có vẻ nhỏ hẹp của một gia đình, và xin đề nghị từ nay về sau, khi sanh con trai

thì nên khôi phục lại chữ lót CÔNG như ngày xưa đã dùng, để cho có một chữ lót duy nhất, trước để dễ nhìn

nhận nhau, sau để gây thêm tinh thần đoàn kết của nhau, tóm lại cho khỏi vô tình làm tổn thương tinh thần đoàn

kết của tộc nhơn.

Tôi xin thành thật ước mong quyển Trần-Công Tộc-Phả này sẽ gây thêm tình tương thân tương ái, tinh

thần đoàn kết giữa những người cùng chung một huyết thống và mong sao những người cùng chung một huyết

thống ấy sau này làm sao cho dài dòng lớn họ, cho rạng rỡ tổ tiên, ấy là tôi lấy làm mãn nguyện vậy.

Saigon, Mạnh-Xuân Giáp-Dần 1974

TRẦN ĐIỆN

HIỆP - ĐỊNH

Về việc thờ tự tại nhà thờ Họ Trần Công và các việc Quản-trị, Giao-tiếp, Huấn-giới trong Họ. Xét rằng việc thờ phụng tổ-tiên chẳng những để tiêu biểu tấm lòng hiếu kính của con cháu đối

với ông bà, mà lại còn có ý nghĩa để gắn chặt mối tình thân ái trong vòng bà con giao tiếp với nhau.

Xét rằng mục đích thân ái ấy cần phải biểu diễn ra, đại khái bằng những cách lâm thời phò trì, viện

trợ về tinh thần, về thể lực, và về tiền tài, theo từng trường hợp và khả năng của mỗi người và trong phạm vi pháp

luật. Lại xét nhà thờ Họ tuy đương sơ do một vị tiền nhân cúng cho Họ, nhưng về sau con cháu toàn

tộc đều có trách nhiệm trông nom việc hương khói và giữ gìn nhà cửa tài sản của Họ cho được chu toàn.

Muốn duy trì một tôn chỉ hiếu mục như thế, thì phải giữ tính cách công cộng của nhà thờ cho được

vĩnh viễn, bất cứ thế đại nào, mỗi tộc nhân giao tiếp với nhà thờ đều có cái cảm giác khắn khít như nhau, mà về

phần Bản-tộc giao tiếp với con cháu cũng đều một hoà đồng mật thiết, như thế tộc-nội đồng- nhân mới có thể hoà

hợp sum vầy, chung vai gánh vác cột rường tự-sự cùng chia sẻ ƯU, LạC, THÍCH, HƯU, trong thời gian vĩnh

cửu. Vì các lẽ trên, nên ngày 17 và 20 tháng Tư năm Bảo-Đại thứ 18, tức là 20 và 23 tháng 05 năm 1943,

Đại-biểu của ba phòng Nhân, Nghĩa và Lễ, đã hội đồng thoả hợp ấn định lại việc thờ tự tại nhà thờ và sắp đặt các

việc giao-tiếp trong Họ. Các anh em, bà con, con cháu Họ Trần chúng ta nguyện cùng nhau một lòng phụng sự chủ-nghĩa gia-

tộc đôn thân và theo những tôn chỉ Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ của tiền nhân chúng ta di huấn từ

xưa coi như là những pháp-lý, như một tôn-giáo, ngõ hầu bảo toàn danh dự chung, và làm vẻ- vang cho cả Họ. Ngày nay Hiệp-Định lập thành, chúng ta xin kính cẩn tuyên cáo trước án thờ Liệt-Tổ và đồng nguyện

cúc cung tận tuỵ tín thọ phụng hành.

*****

HIỆP - ĐỊNH

CHƯƠNG I - CÁCH THỜ PHỤNG TỔ-TIÊN

Điều thứ I.

Từ nay về sau, trong nhà thờ họ sẽ thiết bàn thờ tất cả Chư-Linh quá cố trong họ: a/ Căng giữa thờ Cụ Sơ-Tổ đến Cụ Hiển-Tổ phòng Nhơn trở xuống. b/ Căng tả, thờ Cụ Hiển-Tổ phòng Nghĩa và trở xuống, bên tả bồi tự Cụ Tổ-Thúc Phòng Trí. c/ Căng

hữu, thờ cụ Hiển-Tổ phòng Lễ và trở xuống, bên hữu bồi tự Cụ Tổ-Thúc Phòng Tín. Điều thứ II. Chư-Linh mỗi phòng đàn ông hoặc đàn bà, đều biên danh-hiệu, chức-vị theo thế thứ trong mộc

bản hoặc bài vị.

Điều thứ III. Về sau mỗi khi tộc nhân quá cố, quá một năm, con cháu được chọn ngày làm lễ đề danh hiệu thân

phụ vào nhà thờ.

Điều thứ IV. Mỗi phòng, dù có kiến nhà thờ riêng, cũng vẫn cứ giữ bản vị tại nhà thờ Họ. Điều thứ V. Trừ các lễ việc Họ do công quỹ của Họ lo sắm ngoại, đến ngày huý nhựt mỗi phòng, con cháu

được tuỳ tiện sắm lễ phẩm đến nhà Họ làm lễ.

Điều thứ VI. Trong các lễ việc Họ và các tiết nhật thì lễ phẩm thờ trên ba án đều do tiền công quỹ chịu. Ngoài

ra con cháu mỗi phòng có thể uỷ giao cho chủ tự một món tiền làm hương nhu để sắm sửa lễ phẩm trong các huý

nhật riêng.

Điều thứ VII. Các tiết, lễ, kỵ, trong một năm do quỹ chịu là:

1/

2/

3/

4/

5/

6/

7/

8/

9/ 10/

11/

12/

13/

14/

15/

Nguyên-Đán, (Chiều 30 Tết đến mùng 4 tháng Giêng) Xuân-Tế. Ngày 27 tháng 2 (Ngày kỵ Cụ Độn Chuối) Thu-Tế.

Ngày 18 tháng 8. Kỵ Cụ Cao-Tổ Độn Gia. Ngày 15, 16 tháng mười một. Kỵ Cụ

Bà Độn Gia. Ngày 23, 24 Tháng mười một. Kỵ Cụ Tằng-Tổ

Độn Chuối. Ngày 26, 27 tháng hai. Kỵ Cụ Bà Độn Chuối. Ngày

19, 20 tháng tư. Kỵ Cụ Hiển-Tổ phòng Nhơn. Ngày mồng 5, 6 tháng mười. Kỵ Cụ

Bà Độn Chè. Ngày 13, 14 tháng bảy. Kỵ Cụ Hiển-Tổ phòng Nghĩa. Ngày 21, 22 tháng tám. Kỵ Cụ Bà Hiển-Tổ phòng Nghĩa. Ngày 16, 17 tháng ba. Kỵ Cụ

Hiển-Tổ phòng Lễ. Ngày 26, 27 tháng mười một. Kỵ Cụ Bà Hiển-Tổ phòng Lễ. Ngày 13, 14 tháng mười một. Chạp

Thanh-Minh Châu-Chữ. Ngày 13 tháng ba. Chạp Tiên-Nộn. Ngày

mồng ba tháng Chạp.

*****

CHƯƠNG II - TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CHỦ TỰ

Điều thứ VIII. Việc tế-lễ, theo lời di huấn của các Cụ đời xưa, không nên phù hoa quá đáng, con cháu chỉ nên

hết lòng thận trọng và kính thành.

Điều thứ IX. Những lệ Xuân-Tế và Thu-Tế là lễ tế chung từ trên lịch đại Tổ tiên xuống đến Thúc Bá Cô-Mẫu,

Huynh-Đệ Tỷ-Muội, cùng tất cả Chư-Linh trong họ, có vị không danh, hoặc có danh không vị. Ngày ấy cũng là

ngày kỷ niệm chung của gia-tộc, nên mỗi năm hai lễ ấy phải có phần quan trọng hơn.

Điều thứ X. Việc giữ gìn nhà thờ, lo sắm kỵ chạp tế lễ, thì mỗi năm luân phiên giao mỗi phòng nhận làm, y

như lệ ngày xưa. Nhưng viên thủ-tự nào được toàn tộc tín nhiệm, thì có thể nhưng lưu không kể thời hạn.

Điều thứ XI. Chủ-tự phải lo việc kỵ chạp cho chu tất, giữ gìn nhà thờ và lăng mộ từ đời thứ Bảy trở lên, và

những phần mộ tộc nhân vô-tự cho được vẻ-vang sạch sẽ.

Điều thứ XII. Chủ-tự phải giữ sổ sách, giấy tờ, văn-khế, tộc-phổ, khí-mãnh, và phải hoàn toàn trách nhiệm về

những việc ấy.

Điều thứ XIII. Chủ-tự lại sung chức thư-ký để tin tức với người ở xa và chiêu tập tộc nhân mỗi khi có việc hội

hiệp.

Điều thứ XIV. Các món tiền công của họ đều giao chủ-tự giám thủ và chi tiêu trong phạm vi đã do Hội-Đồng

Đại-Biểu dự định.

Điều thứ XV. Chủ-Tự thay mặt cho Họ để vãng lai thù tạc trong các dịp khánh điếu của bà con nội ngoại, và

giao thiệp với làng.

Điều thứ XVI. Chủ-tự được hoàn toàn thừa hưởng huê lợi trong vườn nhà thờ. Điều thứ XVII. Họ có thể tuỳ công-quỹ phong kiệm, trích một số tiền phụ phí các khoản chi dụng cần kíp của

Chủ-tự.

*****

CHƯƠNG III - QUẢN TRỊ VIỆC HỌ

Điều thứ XVIII. Toàn họ đồng thuận thôi cử đại-biểu ba phòng cùng các bậc chú bác có mặt tại Huế để quản lý

việc họ.

Điều thứ XIX. Ban quản-lý lại thôi-cử ra một vị chủ toạ để nhiếp lý các việc đại cương.

Điều thứ XX. Vị Chủ-toạ có quyền lâm thời chiêu-tập Hội-Đồng quản lý và xuất lảnh toàn thể người trong họ,

đứng tên chánh bái trong các tế văn.

Điều thứ XXI. Chức Chủ-toạ phải chọn trong hàng chú bác ở ba phòng, có thanh giá và vị vọng hơn. Điều thứ XXII. Chức Chủ-toạ theo với người trọn đời, trừ khi nào vị ấy từ chối nhượng cho người khác có danh

vọng hơn mình, mà cả Hội-Đồng quản-lý nghị hiệp.

Điều thứ XXIII. Mỗi năm Hội-Đồng Quản-Lý nhóm một lần tại nhà thờ Họ, vào ngày 26 tháng Hai (Ngày kỵ Cụ

Tằng-Tổ Độn Chuối) hoặc khi có việc cần để :

1/ Xét việc đấu giá ruộng Họ hàng năm.

2/ Xét việc can ruộng khẩu phần của con cháu trong họ, để cho thuê khỏi bị thiệt hại.

3/ Dự trù các khoản chi tiêu kỵ chạp, mua sắm trong năm, cùng là số tiền phụ cấp cho Chủ-Tự, số tiền để giúp đở trong Họ, theo như điều lệ thứ XXIV, XXV, và XXVII sẽ định dưới đây.

4/ Lâm thời bàn định việc quyên liễm trong bà con để gia vào công quỹ của Họ, hoặc phụ vào việc cúng tế , tu bổ từ đường, tự-khí lăng mộ v.v...

5/ Xét cử Chủ-toạ.

6/ Kiểm-điểm khí mãnh sổ sách của Họ.

7/ Xét các việc hành vi của con cháu trong Họ cần nên giáo giới.

*****

CHƯƠNG IV - CÁCH GIAO TIẾP TRONG HỌ

Điều thứ XXIV. Tộc nhân nào nghèo khó, gặp cơn tai nạn, có thể nhờ Họ xét trích một số tiền công quỹ mà giúp

đỡ (Điều XXIII, khoảng 3).

Điều thứ XXV. Con cháu trong Họ, người nào nghèo mà học hành khá, giỏi, cũng có thể nhờ Họ phụ giúp giấy

bút sách vở v.v.

Điều thứ XXVI. Người trong Họ, mỗi khi gặp chuyện gì bất luận trọng khinh xét đáng cậy Họ giúp thì Họ sẽ hết

lòng ban trợ.

Điều thứ XXVII. Tộc nhân có việc vui, việc buồn, trừ việc thù tạc về cá nhân với cá nhân không phải nói, Họ còn

phải lấy danh nghiã toàn Tộc tới lui thăm viếng mà chia vui xẻ buồn và tuỳ nghi sắm lễ vật cho trọn tình thân ái

v.v.

Điều thứ XXVIII. Nhà thờ là chỗ công cộng chung vui chung buồn đối với toàn thể tộc nhân. Những người này có

bổn phận tới lui, để thêm vẻ sum vầy ấm cúng.

Điều thứ XXIX.

Các tộc nhân ở xa về, chưa có nhà riêng được đến tạm trú trong nhà Thờ. Điều thứ XXX. Các bà con nội ngoại có bổn phận đến nhà Thờ đông đủ trong các ngày kỵ chạp, tiết lễ, để tỏ lòng

hiếu kính thuận hoà.

Điều thứ XXXI. Từ nay về sau, bà con trong Họ mỗi lần đặt tên cho con phải hỏi Chủ-Tự tra Tộc-Phổ để khỏi

trùng tên tiền bối.

Điều thứ XXXII. Con cháu làm nên công danh sự nghiệp phải làm lễ yết kiến từ đường tạ ân tổ ấm. Điều thứ XXXIII. Con trai con gái trong họ, mỗi khi giá thú cũng phải đồng vợ đồng chồng đến yết kiến nhà Thờ

(Từ-đường).

*****

CHƯƠNG V - CÁCH GIÁO HUẤN CON CÁI

Điều thứ XXXIV. Tôn chỉ một đoàn thể như đoàn thể gia-tộc là bồi bổ mối tình thân ái, hoà mục trong tộc, bảo tồn

nền luân lý cương thường, và diệt trừ những hành vi có thể tổn hại những tôn chỉ ấy.Vậy nguyện tộc nhân ta hết

lòng gìn giữ cũng như gìn giữ danh giá cho cả họ ta. Nếu có kẻ bất hiếu bất mục, trái đạo cương thường, thì

Hội-Đồng Quản-Lý sẽ khiển trách và chỉ trích các điều lỗi, niêm yết tại từ-đường trong thời gian, ba tháng để

làm gương.

*****

CHƯƠNG

VI

Điều thứ XXXV. Các diều lệ trên bắt đầu thi hành từ ngày hôm nay. Điều thứ XXXVI. Ngày sau có sửa đổi khoản gì tất phải do Hội-Đồng toàn tộc đồng ý thẩm định mới được.

Làm tại nhà thờ Họ ngày 16 tháng Tư năm Giáp-Thân Hoàng hiệu Bảo-Đại thứ 19, tức ngày 08-05-1944.

Lập thành bốn bản, một bản lưu tại nhà Thờ và ba bản giao ba Phòng bị chiết.

TOÀN THỂ TỘC NHÂN đồng ký

Arbre-A

Arbre

A. TIỀN ĐẠI

*****

I - NGUỒN GỐC

Họ Trần Công ta vốn là hậu-duệ Trần-Triều, tịch thuộc tỉnh Bắc-Ninh, Bắc-Việt.

II - THỜI KỲ DI CƯ

Năm Mậu-Ngọ 1558 niên hiệu Chính-Trị nguyên-niên, đời vua Lê Anh-Tôn, Cụ Sơ-Tổ cùng gia- đình

theo Đức Thái-Tổ Gia-Dũ Hoàng-Đế Nguyễn-Hoàng di cư từ Bắc vào Nam, tạm cư lập nghiệp tại làng Ai-Tử,

thuộc huyện Đăng-Xương, Quảng-Trị. Đến năm Bính-Tý 1636 lại dời vào làng Kim-Long, Huyện Hương-Trà, tỉnh Thừa Thiên. Trong thời tạm cư này gồm năm đời rồi mới tới đời Cụ Công Quý. Như trên, thời Tiền Đại này có năm đời, quãng gần một trăm ba chục năm.

B. CẬN ĐẠI

*****

I. THỜI KỲ ĐỊNH CƯ TẠI TIÊN-NỘN

Cụ Công Quý lập nghiệp và định cư tại Tiên-Nộn, tổng Mậu-Tài, huyện Phú-Vang, tỉnh Thừa- Thiên,

cho đến đời Cụ Công Thiện, đời thứ năm, mới lại dời lên Vạn-Xuân. Trải bốn đời, từ đời Cụ là đời thứ nhất kể từ Cận Đại cho đến đời Cụ Công Trực là đời thứ tư, các Cụ đã

qua một thời kỳ rất là gay go mới gây dựng nỗi cơ đồ của Họ Trần Công ta vậy.

Sơ đồ đời thứ I, II, III, IV

Đời thứ I

TRẦN CÔNG QUÝ

Đời thứ II

THỊ CÔNG CÔNG CÔNG ĐỊCH THIỀU LAI VẠN

Đời thứ III

CÔNG

HUÂN

THỊ

DIỄN

THỊ

ĐOẠN

THỊ

LIÊN

CÔNG

DĨNH

Đời thứ IV

THỊ

CÁCH

THỊ

HẠN

H

THỊ MÂN

THỊ

THIỆN

CÔNG DUYÊN

THỊ

THỤC

THỊ

THUNG

CÔNG HẠC

CÔNG

HƯN

G

CÔNG

CHÁNH

CÔNG

TRỰC

CÔNG BẠT

CÔNG

LƯƠNG

CÔNG

NHÂM

CÔNG SIÊU

CÔNG

KHÁNH

*****

Đời Thứ Nhất

TRẦN CÔNG QUÝ

Năm Đinh-Mão 1687 niên hiệu Chính-Hoà thứ Tám, năm thứ mười hai đời vua Lê Huy Tôn, Cụ theo

Chúa Nguyễn Phúc Trăn định cư tại Phú-Xuân, và nhập tịch làng Tiên-Nộn, tổng Mậu-Tài, huyện Phú-Vang,

tỉnh Thừa-Thiên. Sau này viết Tộc-phả thì chỉ bắt đầu từ đời Cụ là đời thứ nhất , (thứ nhất, kể từ Cận Đại). Như vậy kể từ khi Cụ Công Quý nhập tịch làng Tiên-Nộn, năm 1687 đến nay 2003 là 316 năm

gồm 13 đời, mà kể từ khi Cụ Sơ Tổ di cư vào Thuận-Hoá năm 1558 đến nay 2003 là 445 năm gồm 18 đời, năm đời

Tiền Đại và mười ba đời Cận Đại và Hiện Đại.

Cụ có bốn con : ba trai và một gái.

1. Trai trưởng TRẦN CÔNG LAI 2. Trai

thứ TRẦN CÔNG VẠN 3. Trai thứ TRẦN CÔNG THIỀU 4. Gái út

TRẦN THỊ ĐỊCH

Đời thứ Nhì

TRẦN CÔNG THIỀU

Cụ là con trai thứ ba của cụ Trần Công Quý. Năm sinh, tuổi thọ đều khuyết cả, chỉ nhớ ngày kỵ là ngày

18 tháng 8.

Cụ là tiểu tôn của họ Trần Công. (Tiểu tôn là con thứ chứ không phải là con trưởng).

Trước Cụ cưới bà Lê Thị Ny, người cùng làng, có con trai gái là năm người. Năm sinh tuổi thọ phần mộ đều khuyết, chỉ nhớ ngày kỵ là ngày 19 tháng 2.

Sau cưới bà Lê Thị Dĩ, có con trai gái là bốn người.

Cụ mất tại làng, trước táng tại mộ địa cũ gần sông, không tốt, nên năm Minh-Mạng thứ 18 (đinh dậu, 1837) Cụ Công Kính bói và dời về mộ địa mới của làng, toạ Mão, hướng Dậu kiêm giáp Canh. Sau con là

Công Huân cùng cháu là Công Trực cũng táng tại đó, cùng chung uynh. Nay gọi là Mộ Tổ của Họ tại làng.

Hàng năm, đến mùng 3 tháng 12 là Họ lo lễ chạp mộ tổ cùng các mộ trong họ tại cồn cũng như lễ chạp

tại Châu-Chữ. Họ ta có hai lễ chạp mỗi năm, mùng 3 tháng chạp tại làng, và 13 tháng ba tại Châu Chữ.

Ngày trước cứ tới ngày chạp là Họ phải lo lễ một heo, heo luộc, xôi và cháo lòng, trước tế sau đãi làng và

bà con. Ngày chạp bà con nội ngoại các họ khác trong làng cùng chức việc cũng ra chạp, nên cần phải tiếp đãi.

Sau này vì lẽ gì đó, nên làng cùng các họ khác không đến chạp, chỉ Họ lo chạp lấy.

Bà Lê Thị Ny có 5 con:

1. TRẦN CÔNG DĨNH 2. TRẦN THỊ THIỆN 3. TRẦN THỊ MÂN 4. TRẦN THỊ HẠNH

5. TRẦN THỊ CÁCH

Bà Lê Thị Dĩ có 4 con:

6. TRẦN THỊ LIÊN 7. TRẦN THỊ ĐOẠN 8.

TRẦN THỊ DIỄN 9. TRẦN CÔNG HUÂN

Bà Thiện cùng con cháu vô khảo. Các bà khác cùng Ông Công Huân đều mất sớm cả.

*****

TRẦN CÔNG LAI Con trai trưởng Cụ Trần Công Quý (Giòng trưởng)

*****

TRẦN CÔNG VẠN Con trai thứ nhì Cụ Trân Công Quý

*****

TRẦN THỊ ĐỊCH Con gái út của Cụ Trần Công Quý

Đời thứ Ba

TRẦN CÔNG DĨNH

Cụ là con trai trưởng Cụ Trần Công Thiều và Bà Lê Thị Ny.

Sinh ngày : khuyết Kỵ ngày : 6 tháng 11 Thọ : ngoài 60 tuổi Mộ tại : Độn Trúc, làng Châu-Chữ, (Mộ Độn Trúc)

Nguyên phối Bà Nguyễn Thị Dày

Kỵ ngày : 27 tháng 6 Mộ tại : Làng Châu-Chữ, thường gọi là mộ Bà Tằng.

Lúc nhỏ ham học, có hạnh, dạy học tại làng Hà-Thượng, Tổng Bái-An, huyện Địa-Linh, tỉnh Quảng-

Trị. Cụ Nguyễn Công rất ưng ý, gã con gái là bà Nguyễn Thị Dày cho làm vợ. Cụ có con trai gái bảy người.

Hồi Quốc-Sơ, Cụ làm quan, vào Gia-Định giữ chức Thương-trường Cai-Tải (việc vận tải ở kho).

Năm tuổi ngoài 60, Cụ mất tại chức, gia đình sung túc, nên được đưa về an táng tại quê nhà. Thầy địa lý Trung hoa Diệp Sùng Giai coi đất, chọn nơi gò trúc Làng Châu-Chữ, thuộc Tổng Vỹ-Dạ, huyện Hương-

Thủy, tỉnh Thừa-Thiên, để Cụ an nghỉ, toạ Càng, hướng Tốn.

Ngày nay trong Họ gọi là mộ Độn-Trúc.

Bà nguyên phối Nguyễn Thị Dày sau mất cũng táng tại Châu-Chữ, qua khỏi quãng khe điả đối diện Cồn Nanh trong vườn của bà Nguyễn Thị Điền. Ngày nay con cháu thường gọi là mộ Bà Tằng (kêu theo Cố

Độn Chuối, vì bà tằng là cố của cố).

Ở bên có 14 ngôi mộ vô tự phụ táng. Xem bản sơ-đồ và bài vè Mộ Bà Tằng ở tập vè Thanh-Minh Châu-

Chữ.

Cụ có 7 con trai và gái :

Trần Công Trực Trần Công Bạt Trần Công Chánh Trần

Công Hưng Trần Công Hạc Trần

Thị Thung Trần Thị Thục

*****

TRẦN THỊ THIỆN

Con gái Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Ny, sự tích đều khuyết..

*****

TRẦN THỊ MÂN

Con gái Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Ny. Mất sớm.

*****

TRẦN THỊ HẠNH Con gái Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Ny. Mất sớm.

*****

TRẦN THỊ CÁCH

Con gái Cụ Trần Công Thiều và Bà Lê Thị Ny. Mất sớm.

*****

TRẦN THỊ LIÊN

Con gái Cụ Trần Công Thiều và Bà Lê Thị Dĩ. Mất sớm.

*****

TRẦN TIIỊ ĐOẠN

Con gái Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Dĩ. Mất sớm.

*****

TRẦN THỊ DIỄN

Con gái Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Dĩ. Mất sớm.

*****

TRẦN CÔNG HUÂN

Con trai út Cụ Trần Công Thiều, và Bà Lê Thị Dĩ. Mất sớm.

*****

TRẦN CÔNG DUYÊN

Con trưởng Cụ Trần Công Vạn, sự tích đều khuyết.

*****

Được nghe chép lại: Khi thầy Diệp Sùng Giai tìm đất táng Cụ, thì tìm được hai nơi gần nhau, một nơi là gò Trúc hiện

tại, và một nơi là đồi bên kia đường. Theo thầy, bên gò bên kia chỉ phát tới công-khanh là cùng, còn như bên

huyệt gò Trúc thì may ra có nhiều hy-vọng khác thường, nhưng phải có đại phúc mới giữ nỗi, không thì chỉ

được vài đời mà thôi. Tuy nhiên, chỉ hiểm một nỗi, huyệt đó là huyệt con trâu đực, tính nó hay giông dài mặc dù đủ

nhiều tính tốt, như khoẻ mạnh, chịu khó, bền công, v.v., sợ con cháu sau này làm nên cũng lắm, mà ham chơi cũng

nhiều, mà lại phải sống ly hương. Vậy nên nếu quyết định nơi đó thì còn cách thiến con trâu ấy mới yên, cho nó

bớt phần hunh hăng.

Bà Cụ bằng lòng nơi đây. Thầy liền cho khai huyệt, và đo tính đào hai bên hông gò, hai lỗ sâu như hai cái

giếng, và lấy lên hai viên đá cuội trắng hình bộ dục. Các Cụ kể nghe là đã thấy hai viên đá cuội đó thường để bên

mộ Cụ Ông. Sau này không thấy nữa. Táng xong Thầy Địa có dặn rằng: sau khi bị thiến, trâu đau một thời gian, như vậy phải mất một vài đời gian nan, sau mới phát đạt. Thầy có để lại mấy câu:

Nhất đại linh đinh Nhị đại bần Tam đại độc thơ nhân Tứ đại vi quan, cận đế đình.

Sau nầy Công Điện đã phỏng dịch mấy câu này theo thể thơ lục bát ở bài vè Cụ Độn Trúc trong tập vè Thanh-Minh Châu-Chữ như sau:

Đời con cô độc lẽ loi, Đến như đời cháu, ôi thôi nghèo nàn.

Đến đời là chắt mới an, Sách đèn đã khá, truân chuyên qua thì.

Đến đời chiu chít trở đi, Làm quan to nậy, chức thì gần vua.

Suy nghiệm: Nhất Đại linh đinh Nhị Đại bần Tam Đại độc thơ nhân Tứ Đại vi quan, cận đế đình Từ đời ngũ-đại trở xuống: Cụ Công-Huấn : Tuần-Vũ Thái-Bình

Cụ Công-Luận : Tri-Huyện Kim-Sơn

Đời con là Cụ Công-Trực độc đinh Đời cháu là Cụ Công Thiện, độc đinh lại nghèo Đời chắc là Cụ Công-Kính, học rộng tinh thông y-lý, lập nhà thờ,

tậu ruộng, gia tư khá giả, v.v... Chiu Cụ là Cụ Công-Bình, Thượng thơ năm Bộ, v.v.... .

Cụ Công-Thuận : Tri-Huyện Hưng-Nhân Cụ Công-Hiển : Tư-Vụ Bộ Công Cụ Công-Nhã : Lang-Trung Bộ Lại Cụ Trần Thanh-Đạt : Thượng-Thơ Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục kiêm Cơ-Mật Viện Đại thần. Và nhiều anh em trong họ làm công chức cao cấp. Đến ngày nay, trong hàng con cháu đều học cao,

giữ nhiều chức vụ quan trọng bên văn cũng như bên võ . . .

Câu chuyện trên được nghe nên kể lại, tin hay không tin, xin tuỳ ý. Địa-lý cũng là một môn trong khoa-

học, hiện đang còn bí ẩn. Cụ Cố Công-Kính cũng có nói:

Địa-lý là một khoa-học, Cầu là vẫn có phương pháp để cầu, Được hay không là do ở phận, Ấy là do lẽ tự nhiên chứ không phải là do sự ngẫu-nhiên đâu.

(Đời thứ chín: Công-Điện kể)

Đời Thứ Tư

TRẦN CÔNG TRỰC

Con trai trưởng Cụ Trần Công Dĩnh va Bà Nguyễn Thị Dày, trước tên là Thái.

Ngày sinh

Ngày Kỵ Thọ Mộ tại

Nguyên phối

Ngày kỵ

: khuyết : ngày 11 tháng 10 : ngoài 50 tuổi : Cồn Mồ ở làng, chung uynh với mộ Tổ.

Bà Đặng Thị Khuê, con Ông Đặng Văn Xuân, quán làng An-Thành, Huyện Quảng-Điền, Phú-Xuân.

: ngày 27 tháng 5, Mộ để theo Cụ Ông.

Hai Cụ sống gian nan, vất vả, phải nương náu làm thuê cho qua ngày tháng. Năm ngoài 50 tuổi, Cụ Ông

mất, có con 5 người. Phần vì gia đình quẩn bách, phần vì con còn nhỏ dại, nên không chọn nơi đất xa, phải để ở

mộ địa của làng, bên sông. Sau Bà Thị Khuê mất, cũng táng theo chỗ Cụ Ông. Mãi đến năm Minh-Mạng thứ 18

(1837) Cụ Công-Kính mới dời về mộ địa làng là Cồn mồ cùng uynh với Cụ Tổ.

Cụ có 5 con trai và gái :

Trần Thị Khướu Trần Công

Mẫn Trần Công Thiện Trần công Viên Trần thị Bân Phụ chú: Có lẽ Cụ không được theo Cụ Công-Dĩnh đi vào Gia-Định, làm quan, ở nhà không

được học hành, và bị nghèo cực gian nan. Các con khác của Cụ Công-Dĩnh theo Cụ vào Gia-Định, nên đều có học

và làm quan hết. Xem tiểu sử của mấy Ông em Cụ.

Công-Điện

*****

TRẦN CÔNG BẠT

Con trai thứ hai Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn Thị Dày. Ngày sinh, ngày Kỵ đều khuyết. Cụ học rộng, giỏi văn chương, Quốc sơ làm đến chức Cai-Án Thương trường Gia-Định, Thượng-

Ty nghi Cụ xâm lạm ba mươi vạn quan tiền, bèn dâng biểu về triều, nên Cụ và em là Công Chánh và Công Hưng

dọn về ngụ tại thôn An-Hoà, tổng Tân-Minh, huyện Tân-An, phủ Định-Viễn, tỉnh Định-Tường. Hồi đó gặp lúc binh

biến, quãng năm Giáp-ngọ, Bính-thân (1774-1776), Bắc Nam cách trở, tin tức không thông, nên Cụ cùng hai em

đành lập nghiệp luôn tại đó.

Ba mươi năm sau, đời vua Gia-Long thứ ba (1804), năm Giáp tý, con Cụ Công Chánh là Công Trung

cùng con Công Trứ có ra Kinh, tường thuật rõ ràng, do đó mới biết họ ta còn có ba phòng tại tỉnh Định-Tường

vậy.

Phụ chú: Biên giả cũng đã nhiều lần lo tìm kiếm ba phòng này. Đã về Định-Tường cùng Long- An hỏi, nhưng chưa ra manh mối. Nghi là hiện ba phòng này thuộc Quận Long-An, vì xưa huyện Tân-An tỉnh

Định-Tường nay có lẽ là Tân-An, Long-An ngày nay. Vậy bà con trong Họ ai có dịp cũng nên lưu ý hỏi thăm,

may ra biết được tin tức mà nhìn nhận thì rất hay. Quý lắm thay.

Công-Điện

*****

TRẦN CÔNG CHÁNH

Con thứ ba Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn Thị Dày. Cụ theo Cụ Công Dĩnh vào Gia-Định, học rộng nhưng không làm quan, thường lấy thơ rượu làm vui.

*****

TRẦN CÔNG HƯNG

Con trai thứ tư Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn Thị Dày. Cụ học rộng, năm Mâụ-thân (1788), đời trung hưng sơ, nhận chức Hàn-Lâm-Viện thị-giảng, hầu Đông

Cung học tại Tỉnh Khánh-Hoà, rồi mất tại đó.

*****

TRẦN CÔNG HẠC

Cụ là con trai thứ năm Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn Thị Dày. Cụ mất trong tháng.

*****

TRẦN THỊ THUNG

Con gái Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn thị Dày.

*****

TRẦN THỊ THỤC

Con gái của Cụ Trần Công Dĩnh và Bà Nguyễn Thị Dày.

*****

TRẦN CÔNG KHÁNH

Con trưởng Cụ Trần Công Duyên. Có một con, vô khảo.

*****

TRẦN CÔNG SIÊU

Con thứ nhì Cụ Trần Công Duyên. Mất sớm.

*****

TRẦN CÔNG NHÂM

Con thứ ba Cụ Trần Công Duyên, có một con. Vô khảo.

*****

TRẦN CÔNG LƯƠNG

Con thứ tư Cụ Trần Công Duyên. Mất sớm.

B. CẬN ĐẠI

II. THỜi KỲ TRUNG-HƯNG TẠI VẠN-XUÂN

Đời thứ V : Cụ Công Thiện, với tính cần lao, nhẫn nại, Cụ đã lo di cư, sau bảy năm đi thú ở Bắc về, từ

Tiên-Nộn lên Vạn-Xuân, và lập nghiệp tại đó, vào năm Bính Dần 1806. Đời thứ VI : Cụ Công Kính, học rộng, nhìn xa, lập nhà thờ Họ tại Vạn-Xuân, tậu ruộng kỵ tại

Tiên-Nộn, trí ruộng chạp tại Châu-Chữ, truyền Cụ trai trưởng Công Bình soạn quyển Gia-Phổ ghi chép rõ ràng,

phân chia thành phòng, phái, Cố lại lấy năm chữ của ngũ thường là Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, mà đặt phòng cho

năm con trai.

Ba trai là các Cụ Công Bình, Công-Tuyển, Công Giảng đã thi đỗ làm quan, hai con sau là Cụ Công

Hoành cũng ra làm việc, và Cụ Công Hanh cũng đã nối nghiệp Cố trong khoa Y, Lý. Ba gái cũng đã thành gia-

thất.

*****

Sơ đồ đời thứ V, VI, VII

Đời thứ V

CÔNG THỊ CÔNG CÔNG CÔNG THỊ CÔNG CÔNG

TRUNG BÂN VIÊN THIỆN MẪN KHƯỚU TÌNH CHỮ

Đời thứ VI

CÔNG THỊ CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG TRỨ XU TẠI KÍNH ÂN HOÀ TÚC KHẢO ĐẠO

Đời thứ VII

Phòng Tín

CÔNG

HANH

Thị Bích

Thị Duật Thị Dư

Thị Thừa

Phòng Lễ CÔNG

GIẢN

G

THỊ-UYỂN Hoàng-Đình-Cử

Long-Hồ

Phòng Nhơn

CÔNG

BÌNH

THỊ-NGOẠN Lê-Văn-Sĩ Bao-Vinh

Phòng Nghĩa

CÔNG TUYỂN

THỊ-THỤY Nguyễn-Xuân-

Thời Tiên-Nộn

Phòng Trí

CÔNG HOÀNH Công Lượng

Công Giáp Công Đinh Công Chí

*****

Đời Thứ Năm

TRẦN CÔNG THIỆN (1753-1828)

Cụ là con trai thứ hai Cụ Trần Công Trực và Bà Đặng Thị Khuê. Cụ còn có tên là Lành.

Sinh Mất Thọ Mộ tại

Năm Quý-dậu (1753), ngày 13 (Giáp-Thân), tháng 10 (Quý-Hợi), giờ Mậu-thìn Năm Mậu-Tý (1828), ngày 16 (Đinh-Tỵ), tháng 11 (Nhâm-Tý), giờ Tân-Sửu 75 tuổi Làng Châu-Chữ, Độn Gia, mộ xây đá, thành nội, thành ngoại do con

trưởng là Cụ Công Kính xây năm 1828.

Nguyên phối Bà Nguyễn Thị Duy

Sinh Mất Thọ

Mộ

Năm Giáp-Tuất (1754), ngày 8 (Đinh-Tý), tháng Tư (Kỷ-Tỵ), giờ Canh-Tuất Năm Quý-Tỵ (1832), Minh-Mạng thứ 13, ngày 24 (Bính- Thân) , tháng 11 (Nhâm-Tý), giờ Nhâm-thìn

79 tuổi Để song hồn với Cụ Ông

Thủa nhỏ, mồ côi cha, gặp buổi loạn. Năm Đinh-Dậu (1777), tỉnh Phú-Xuân mất mùa, bị đói, một

lương gạo lên đến 7,8 chục quan, ngoài đường thây người chết đói cứ chồng chất lên nhau, không biết mấy mà kể,

phải ngậm đất nhai cỏ cho đở đói, thậm chí có nơi đói quá phải ăn đến thịt người. Năm đó Cụ 24 tuổi, phải đem

mẹ về quê ngoại tại làng An-Xuân phụng dưỡng. Buổi đó đói khó như vậy, mà Cụ vẫn lo cho thân mẫu đầy đủ.

Đến năm sau cưới vợ là Bà Nguyễn Thị Duy, người làng Thanh Quýt, tổng Thanh-Quýt, huyện Diên-

Phúc, phủ Điện-Bàn, tỉnh Quảng-Nam, con gái trưởng của Cụ Nguyễn Hữu Miên. Cụ Nguyễn Hữu Miên làm

quan tại Phú-Xuân. Lúc nhỏ bà đẹp, tóc dài quá đất, hai lòng bàn tay có chữ văn, ít nói, ít cười. Khi về nhà

chồng, bà có 25 tuổi, nhà nghèo, bà trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ, làm việc mệt nhọc, ăn uống kham khổ, mà vẫn

coi như thường.

Đầu sanh Cụ Công-Tại, không nuôi được, mãi đến năm 37 tuổi, mới sanh Cụ Công-Kính. Thời đó vua

Quang-Trung, tuy vừa đắc quốc, nhưng vẫn lo sợ quân Thanh qua tập kích, nên tổng động viên, đem lính ra Bắc.

Cụ Công-Kính ra đời vừa được bảy ngày, thì Cụ phải đi lính thú. Đường xa ngàn đặm, ra đi một mình, bạc tiền

không có, trong lưng có chừng 300 đồng tiền thôi. Cụ Bà ở nhà thui thủi nuôi con, lấy đóm làm đèn, lấy bắp thay

cơm, trong nhà cỏ leo, ngoài sân rêu phủ, thường phải về bên ngoại cậy nhờ cho qua ngày tháng.

Khi Cụ ở Bắc về thì Cụ Công-Kính đã bảy tuổi rồi.

Năm sau sinh Bà Thị-Xu, nhưng không nuôi được. Từ đó trong nhà hơi khá, đến năm Bính dần (1806), Cụ mới cất nhà ở Vạn-Xuân, định cư tại đó.

Cụ hơi nặng tai, và còm, tóc sưa mà dài, tâm tình yên lặng, tinh thần mạnh mẽ. Suốt ngày sửa soạn

việc nhà, đến tối mà không biết mệt. Thể chất cường tráng, cũng là nhờ ở tinh thần sáng suốt vậy. Cụ vốn không có

gia tài để lại, mà từ tay trắng lập nên cơ đồ. Cụ ít học, mà biết lấy nghiã lễ dạy con nên người, cùng với Cụ Bà

thọ đến tề mi bạch phác, tiêu diêu trong lúc tuổi già.

Đến năm Minh-Mạng, Cụ được thưởng nhiều tiền bạc và vải vóc, (thời đó có lệ ai sống quá 70 tuổi thì

được thưởng).

Tuy đã già Cụ đi bộ vẫn còn vững vàng như người còn trẻ. Mùa đông năm Đinh hợi (1827), Cụ yếu, Cụ Công-Kính hết sức thuốc than hầu hạ. Đến ngày 16 tháng 11 Mậu-Tý (1828), Cụ mất, thọ 75 tuổi. Đám

Cụ, Cụ Bà còn chống gậy đi đưa, và bốn năm sau (1832) thì Cụ Bà mất, thọ 79 tuổi.

Mộ táng song hồn ở Độn-Gia, xây đá đẹp lắm, thành nội và thành ngoại, Cụ Công-Kính xây năm 1828.

Đất nầy khi hai Cụ còn sống, con là Cụ Công-Kính đã chọn và trình hai Cụ biết.

Năm Thành-Thái thứ 17 (Ất-Tỵ 1905), nhân dịp ngũ tuần Hoàng-Thái-Hậu chiếu theo hàm cháu đích tôn là Cụ Công-Bình truy thọ Hộ-Bộ Hữu-Tham-Tri, nên lệ được phong tặng cho Cụ là: "Triều-liệt đaị-

phu, Hàn-lâm-viện thị-giảng học-sĩ", Cụ Bà dược "Mạng-phụ tùng tứ phẩm phu-nhân".

Bình phong hậu thành trong có đôi câu đối "Phát Nguyên Châu-Chữ Viễn-Đối Án Bạch-Sơn cao" (Tả

cuộc dất).

Hai câu này trích trong bài thơ dặn con cháu về cuộc đất này. Tập này còn tại nhà thờ Họ. Được nghe chép lại: Khi quân Tây-Sơn hạ được thành Phú-Xuân rồi, thì mở kho cho quân nhân

và dân chúng được vào tự do lấy đồ vật trong kho như tiền, gạo, hàng luạ, đồ vật v.v. trong ba ngày. Hồi đó Cụ ở gần thành, kẻ lấy món này, người lấy món khác, thấy vậy mà Cụ vẫn dững dưng, không hề chú ý tới. Thấy

vậy Cụ Bà mới nói với Cụ Ông: " Này ông, qua nay ngườt ta vào thành lấy đồ nhiều lắm, nào tiền, nào hàng, nào

lúa, nào gạo, sao ông không vào kiếm ít món về cho đở coi ". Nghe xong, Cụ Ông thản nhiên trả lời: " Bà coi,

mình nghèo là do số mạng của trời định. Nghèo thì mình lo làm ăn thì hơn, của người ta là của không mất mồ hôi

nước mắt, dù có cũng chẳng bền, vậy ta ham làm gì ". Nghe Cụ nói có lý, Cụ Bà đành thôi, nhưng vẫn có ý tiếc.

Thấy vậy Cụ Ông lại bảo: "Thôi để mai ta vô coi thử". Hôm sau là ngày thứ ba, Cụ đi coi cốt là để cho Cụ bà

bằng lòng. Khi Cụ vào tới kho, tất cả những gì đáng giá thì người ta đã khuân đi hết, còn lại những đồ vật nặng

nề, không giá trị mà thôi. Cụ đang đi dạo xem thì bổng nhiên thấy một món đồ mà có lẽ là Cụ ưng ý. Ấy là cái

cối xay bằng đá xanh. Cối này to và nặng lắm, ít nhất là hai người mang mới nỗi. Nhưng sau khi ngắm một lúc

Cụ quyết dỡ cối lên và ráng sức vác đem về trước sự nhìn ngơ ngác của mọi người.

Về tới nhà Cụ vội ném cái cối đánh ình xuống đất rồi ngồi nghỉ. Thấy vậy Cụ Bà nói: "Trong kho thiếu gì

vật đáng giá, ông không lấy, mà lại lấy cái của nợ này về làm gì cho mệt xác". Sau khi hớp xong ngụm nước trà

Huế, Cụ Ông đặt cái bát xuống chõng, và thủng thẳng nói: "Bà đừng cười, đừng chê, tôi đã suy nghĩ kỹ rồi mới lấy

cái cối đá quý hoá này về cho bà đó. Bà xem, lấy tiền về rồi tiêu cũng hết, lấy gạo về rồi ăn cũng hết, đã mất công

đi lấy về mà chẳng giữ được, thì cũng chẳng đáng lấy làm gì. Còn như cái cối này, tuy không đáng giá, song rất

có ích mà lại lâu hư, có thể để lại cho con cháu từ đời này qua đời kia. Hơn nữa, bà xem, thường ngày cần có bột

đổ bánh bèo, mà nhà không có cối, cứ mỗi lần xay bột, thì bà phải đi xay nhờ, rất là phiền và mất công. Tôi

nghĩ vậy nên mới lấy cái cối đá xanh về cho bà đó. Nghe xong bà cụ rất hài lòng về ý định của Cụ Ông.

Xem vậy đủ biết cái đức tính chất phát và thực tế của Cụ Ông , với cái đức tính đó, ngày nay con cháu

được hưởng cái phước dư vậy.

(Công-Điện, cháu đời thứ chín kể)

*****

TRẦN THỊ KHƯỚU (1746 - 1820)

Con gái trưởng của Cụ Trần Công Trực và Bà Đặng Thị Khuê.

Sinh năm Bính-dần (1746), ngày mồng tám (quý-dậu), tháng tư (quý-tỵ) Mất năm Canh-thìn (1820), ngày rằm tháng giêng, thọ 75 tuổi

Trước Bà lấy Cụ Lê Quang Nghiêm, người cùng làng, sanh một gái là Thị-Nhỏ. Sau Cụ Lê

Quang Nghiêm mất, Cụ tái giá với Cụ Nguyễn Vân, người làng Đại-Hào, tỉnh Quảng-Trị, có con trai tên Nguyễn

Quý, cháu nội tên Đoan, đậu tú-tài năm Bính-tuất.

*****

TRẦN CÔNG MẪN

Con trai trưởng Cụ Trần Công Trực và Bà Đặng Thị Khuê. Mất sớm.

*****

TRẦN CÔNG VIÊN

Con trai thứ ba Cụ Trần Công Trực và Bà Đặng Thị Khuê. Mất sớm.

*****

TRẦN THỊ BÂN

Con gái Cụ Trần Công Trực và Bà Đặng Thị Khuê. Kỵ ngày 23 tháng 2

*****

TRẦN CÔNG CHỮ

Con trai Cụ Trần Công Khánh. Cụ rất tinh nghề võ. Làm Chỉ-Huy-Sứ cho triều Tây-Sơn, thường tòng

chinh vào đất Vân-Trung, phải vào các chỗ non cao, rừng hiểm. Sau Cụ cáo lão xin về làm ruộng ở làng. Đến

năm Minh-Mạng ...... thì mất. Thọ ngoài 70 tuổi. Có ba con trai.

*****

TRẦN CÔNG TÌNH

Con trưởng Cụ Trần Công Nhâm. Thời Gia-Long, làm thợ sơn. Cụ rất tinh về nghề sơn. Năm ngoài

50 tuổi, mất tại nhà. Có hai con.

*****

TRẦN CÔNG TRUNG

Con trai Cụ Trần Công Chánh, ở Định-Tường.

Đời Thứ Sáu

TRẦN CÔNG KÍNH

(1790 - 1869)

Lúc nhỏ tên Huyên, sau lại lấy tên là Nghị. Tự là Tu-Kỷ. Hiệu là An-Chỉ-Trai. Con trai thứ nhì Cụ Trần Công Thiện và Bà Nguyễn Thị Duy.

Sinh Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Năm Canh-tuất (1790), ngày mồng 5 (Bính-tuất), tháng giêng (Mậu-

dần), giờ Nhâm-thìn. Năm Kỷ-tỵ (1869), ngày 27 tháng 2. 81 tuổi Tại Độn Chuối, Làng Châu-Chữ

Nguyên phối Bà Nguyễn Thị Duyên

Năm Tân-hợi (1791), ngày 18, tháng 7, giờ Mão. Năm Ất-sửu (1865), ngày 20 tháng 4. 76 tuổi Chung với Cụ Ông

Bà Thiếp Bà Trương Thị Huệ

Mộ Tại phía dưới, bên phải mộ Độn Gia

Khi có thai gần sanh Cụ, thân mẫu Cụ là Cụ bà Nguyễn Thị Duy (Bà Độn Gia) nằm chiêm bao thấy

cầm tập giấy đưa lên trình một vị quý- nhơn, xin phê cho một dấu mực làm giáp quyển, tỉnh ra thì sinh Cụ, thấy ở

dưới gần gối chân bên tả, có một nốt ruồi đen to gần một tấc. Lúc bé, Cụ đã minh mẫn, mà lại có chí lớn, hễ đọc đến sách thì hiểu ngay đại ý. Lúc đó văn vận

chưa mở, phép thi chưa định, nghĩa là khoa chưa có, nên Cụ không học về khoa văn-chương thi-cử.

Năm 18 tuổi, cưới Bà Nguyễn Thị Duyên làm vợ. Bà quê ở làng Nguyệt-Quang, tổng Hoà- Phong,

phủ An-Nhơn, tỉnh Bình-Định. Là con gái Cụ Nguyễn Hữu Để. Cụ Nguyễn Hữu Để lúc trước tòng quân ra ở Phú-

Xuân, cưới bà Nguyễn Thị Lộc, sinh ra Bà Nguyễn Thị Duyên, sau về quê lại sinh thêm trai gái là năm người, con út

là Ông Hàng làm Lễ-sinh Quốc-Tử-Giám. Bà tính thanh-đạm, ưa tĩnh mạc. Lúc bé tập nữ-công, mọi việc Bà đều biết cả. Khi về nhà chồng, bà mới

có 17 tuổi mà thôi. Cụ thường ra chơi làng Hiệp-Sơn, tỉnh Quảng-Bình học Y-Lý với Cụ Lương Bá Ức, và học Địa- Lý với

Cụ Trần Huy Đôn (Thuần), một năm mới về. Trong khi Cụ vắng, Cụ Bà ở nhà, thờ phụng công cô rất phải đạo, họ

hàng đều mến phục. Năm Cụ 20 tuổi, được bổ làm việc tại Thái-Y-Viện. Tính ham đọc sách, ngoài kinh-sử còn ưa làm thơ,

phú, gặp sự gì hay, không hề sợ phí công, gắng coi, gắng làm cho được. Thờ cha mẹ rất có hiếu. Rất để ý về bộ

sách Hoàng-Kỳ-Kham-Dư. Năm Canh-ngọ (1810) sinh Bà Thuỵ, đến năm Giáp-tuất (1814) hai Cụ về thăm quê ở Bình-Định. Có xem

núi Thạch-Bích-Sơn. Lúc về sinh Bà Bích, nhưng không nuôi được, nghe tiếng Cụ Nguyễn Đức Liêm ở làng

Cự Nẫm, và Cụ Bạch Doãn Đường ở làng Phò-Việt giỏi về khoa cứu, bèn đến xin học. Được lòng thầy, và lo

chăm học, nên học được hết cả bí-thuật của thầy truyền cho. Cho nên lúc bấy giờ, những thầy thuốc và thầy địa,

đối với Cụ là không vào đâu cả. Năm Đinh-sửu (1817) mới sinh Cụ Công-Bình, năm sau sinh bà Thị-Ngoạn, kế bà Thị-Duật, không

nuôi được.

Năm Minh-Mạng thứ hai (1821) thụ Cửu-Phẩm Y-Sinh, mùa đông theo giá Bắc tuần. Đến mùa xuân năm sau, từ Thăng-Long (Hanoi) về, sinh Công Tuyển (1822) rồi Công Giảng (1824), bà Uyển, Công Lượng,

Công Giáp, Công Đinh, cọng là mười một người, con Bà Nguyễn Thị Duyên, và cũng có vài lần tiểu sản. Còn

Bà thiếp Trương-Thị thì có: Công Chí, Công Hoành, Thị Dư, Công Hanh, Thị Thừa.

Năm Minh-Mạng thứ tám (Đinh-hợi, 1827) thăng Bát-phẩm Y-phó. Lúc Đức Hiến-Tổ đang là Hoàng-

tử, đau bệnh tê-huyết, mọi thuốc không lành, phải dùng phép cứu, Đức Thánh-Tổ-Nhơn Hoàng-Đế vời Cụ lên

điện, hỏi về phép cứu, Cụ chữa khỏi bệnh Hoàng-Tử. Tuy nhiên Cụ vẫn tự khiêm. Thường làm thơ để tỏ chí. Tự

trào có câu: "Quan Ty Ưng Thiểu Lộc, Phác Đoản Nhiễm Đa Diêm": Quan nhỏ thì lương ít, Tóc ngắn tích râu dài.

Và thường tự thuật: "Mưu Thực Tòng Thê Chủ, Khan Thi Hữu Tử Bồi" : Lo ăn đã có vợ, hầu sách sẵn bầy con. Năm Mậu-tý (1828) và năm Quý-Tỵ (1832), gặp luôn hai đám ma thân phụ, thân mẫu, mà Cụ lo được

rất chu toàn, người lúc bấy giờ ai cũng khen. Từ khi hai Cụ thân sinh khuất núi, Cụ không chí làm quan nữa, tuổi 49 mà xin nguyên hàm về hưu

trí. Đến năm 60 tuổi, Cụ vẫn còn khoẻ mạnh, đi bộ mau lắm, không cần chống gậy, thường đem các con đi du sơn,

lãm thuỷ. Hồi đó cháu nội đầu là Công-Như biết chạy theo Cụ rồi, mỗi khi Cụ đi chơi núi đều đem cháu theo.

Cụ tự chọn lấy sinh-phần, ở phía hữu mộ Độn-Gia. Khi Bà thiếp Trương Thị mất, Cụ đem táng tại phía dưới bên

phải mộ Độn-Gia. Mỗi lần Cụ lên thăm mộ, ngắm cảnh, đều lấy làm vui vẻ, quên cả về. Tiểu-sử của Cụ do Cụ Độn-Chè Trần-Công-Bình viết, đến đây tạm ngưng. Từ đây trở xuống là

do Cụ Công-Tuân (cháu nội Cụ) ghi tiếp trong lúc vâng lời Cụ anh ruột Trần-Thuận trùng tu quyển gia-phổ năm

Thành-Thái thứ 17 (1905).

Chỗ Cụ ngồi có treo đôi liễn: "Dụng xứ Vô Tình Giai Thảo mộc, Nhàn Trung Đắc Ý Tại Sơn Khê" (Chỗ nào có cây cỏ là chỗ ở được, Hang núi là nơi ý an nhàn) Tư cách của Cụ khâm đạt như vậy. Ngày 20 tháng tư năm Ất-sửu (1865), Cụ 76 tuổi, thì Cụ Bà

mất, táng tại uynh trên Độn-Chuối, nơi chính Cụ đã chọn. Cụ có đề đôi liễn:

"Sức Chung Hữu Phận Hoàn Thiên Địa, Khốc Biệt Vô Thanh Ký Tử Tôn." (Sự sung sướng của trời đất cho, hưởng rồi thì phải trả Tình vĩnh biệt của con cháu đến chỗ này, khóc hết cả tiếng vậy) Ai xem

cũng đều thương xót và ta thán theo cả. Lúc đó có điếu liễn: "Vinh Dưỡng Cập Khan Tam-Phẩm Tử - Chủ Tang Do Hữu Bát Tuần Ông" Đã có con làm đến hàm tam phẩm nuôi dưỡng, thêm ông già tuổi tám mươi làm chủ tang vợ. Lúc

đó Cụ Công-Bình làm thị-Lang, Cụ Cố 77 tuổi.

Từ khi Cụ Bà mất, Cụ Ông ít vui. Cụ Công-Bình đón về Bộ Tham-Tri để phụng dưỡng, các bạn đồng

liêu trong triều đến thăm, cụ đều từ khước, duy chỉ có Cụ Tráng-Liệt-Bá Nguyễn Tri Phương đến thăm lúc nào

là Cụ chịu ngồi tiếp, chuyện trò suốt ngày mà không biết mỏi, Cụ tiếp như vậy là vì sợ mếch lòng mà tiếp đó thôi,

nên mỗi khi Cụ Nguyễn cáo từ về thì Cụ không mời ở lại. Hình như Cụ chán đời lắm rồi. Mùa xuân năm Mậu-thìn (1868), Cụ vừa 80 tuổi, gặp buổi khánh-điển, chiếu hàm Cụ Công-Bình, Cụ

được gia-phong Trung-Thuận Đại-Phu, Hàn-Lâm-Viện Thị-Độc Học-Sĩ, Cụ Bà gia tặng Chánh-Tứ-

Phẩm Cung-nhân. Lúc ấy mở tiệc vui hơn 10 ngày, con cháu nội ngoại hơn 50 người, lần lượt dắt nhau bái khánh dâng rượu. Cách vui-vẻ lúc bấy giờ thật là một cảnh tuyệt thịnh vậy. Tháng hai, năm Ất-tỵ, Cụ bệnh. Cụ Công-

Bình dâng sớ xin về thuốc thang hầu Cụ, đầu giường vị đại-thần đứng thăm, trên chiếu vị thân- công hỏi bệnh,

hoặc dâng vị thuốc, hoặc trình quẻ bói, Cụ đều từ khước, khi năn nỉ lắm thì Cụ nói: Ta có bệnh gì đâu, mà phải

dùng thuốc, tuổi ta đã quá kỷ, mà ta đã quá sướng, ta đã hưởng đủ thì ta nên về, ta còn ân hận nỗi gì, ta còn thẹn

chưa phải là người mẫn thế, nhưng ta cũng biết mạng ta rồi. Từ đó mỗi ngày Cụ xơi muỗng cháo, hoặc một vài

muỗng sâm hay trà, trong thời yếu mệt như vậy, mà vẫn cùng con cháu kể chuyện cho nghe, bổng có một hôm

nghe lên tiếng cười nhỏ, con cháu lại xem thì thấy Cụ đã đi rồi, ngày đó là ngày 27 tháng hai.

Chọn ngày ... tháng ... năm ..., cất đám Cụ, và để tại Độn-Chuối cùng uynh với Cụ Bà, sinh phần mà Cụ

đã tự chọn hơn bốn chục năm rồi. Đến ngày ... tháng ... năm..., vâng theo lời Cụ dặn, đốt than, quết vôi, xây thành,

đắp đất, phí tổn hơn 4.000 quan, con rể Cụ, là Cụ Tú-Tài Hoàng Đình Cử ở Long-Hồ trông nom công việc. (Cụ Tú

phải lãnh việc này là vâng theo ý Cụ, lúc còn sống đã dặn, vì Cụ Tú là người rất cẩn thận). Năm Thành-Thái (Ất-tỵ, 1905), tháng năm, nhân dịp lễ ngũ-tuần đại-khánh của đức Hoàng-Thái- Hậu,

chiếu theo Cụ Công-Bình là Tham-Tri, được sắc truy tặng Cụ lên chức Thái-Bộc Tự-Khanh, Thuỵ Ôn-Tĩnh, bà

Nguyên-Phối là bà Nguyễn Thị Duyên gia tặng tam-phẩm thục-nhân. Than ôi ! Cụ bình-sanh tháo lý, trải vận thăng-binh, đã sáng tỏ đời trước, rạng rỡ đời sau, hưởng hết

hạnh phúc ở nhân gian, hằng lo gìn giữ cho phái Đông-A (Họ-Trần) từ Cụ trở đi, được to Giòng, lớn Họ, cho

đến ngày nay, thực Cụ mở đầu cho vậy. Cụ có chín trai và bảy gái. Như thế Họ ta thịnh như thế nào.

Bà Nguyễn Thị Duyên có 11 con: Bà Trương Thị Huệ có 5 con:

1 Trần Thị Thuỵ (1810) 1 Trần Công Chí (1812) 2

Trần Thị Bích (1814) 2 Trần Công Hoành (1824) 3

Trần Bình (1817) 3 Trần Thị Dư (1827) 4

Trần Thị Ngoạn (1819) 4 Trần Công Hanh (1833) 5

Trần Thị Duật (1820) 5 Trần Thị Thừa (1836) 6 Trần Tuyển (1822) 7 Trần Giảng (1824) 8 Trần Thị Uyển (1828) 9 Trần Công Lượng (1832)

10 Trần Công Giáp (1834) 11 Trần Công Đinh (1837)

*****

BIỆT CHÚ VỀ NĂM SINH CỦA CỤ CÔNG-KÍNH:

Lúc soạn lại quyển tộc-phổ, ấn bản năm 1974, Cụ Công-Điện dựa vào bản phóng lại của bài Thọ-

Tàng Tự Chí, đã sửa năm sinh của Cụ Công-Kính ra năm 1778, (xem phần phụ-ghi (A) của Cụ Công- Điện dưới đây), nhưng như vậy là không đúng:

1. Dựa vào Tộc sử: Nếu Cụ Công-Kính sinh năm 1778, như Cụ Công-Điện quyết đoán, thời lúc

đó Cụ Công-Thiện, sinh năm 1753, chỉ mới 25 tuổi (1778 - 1753 = 25), không thể gọi là gần 40, như lời Cụ nói trong

bài tựa của Cụ Trần-Bình: " Ta gần 40 tuổi mới sinh được cha cháu ...". Trong tiểu sử của Cụ Công Thiện có ghi: "Năm Đinh Dậu (1777) tỉnh Phú Xuân mất mùa, năm đó

Cụ 24 tuổi phải đem mẹ về quê ngoại.. năm sau (1778) cưới vợ.. Đầu sanh Cụ Công Tại không

nuôi được... " Vậy Cụ Công Kính không thể sinh năm 1778, vì Cụ Công Thiện chỉ mới cưới vợ, và Cụ Công Tại chưa sinh.

Trong tiểu sử của Cụ Công Kính có ghi: "Đến năm 60 tuổi Cụ vẫn còn khỏe, thường đem các con đi

du sơn lãm thủy ... cháu nội là Công Như đã biết chạy theo Cụ rồi." Vậy nếu Cụ Công Kính sinh năm 1778 như

Cụ Công Điện quyết đoán, thời lúc cụ 60 tuổi, tức là năm 1838 (1778 + 60 = 1838), cụ Công Như chưa sinh. Cụ

Công Như sinh năm 1839.

2. Dựa vào Quốc sử: Trong phần tiểu sử của Cụ Công-Thiện có ghi: " Thời đó vua Quang- Trung

tuy vừa đắc quốc nhưng vẫn sợ quân Thanh sang tập kích, nên tổng động viên đem lính ra Bắc. Cụ Công-Kính ra

đời vừa được bảy ngày, thời Cụ phải đi lính thú ...". Nguyễn-Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang-Trung ngày 21 tháng 12 năm 1788 dương lịch,

năm Mậu-Thân. Vậy Cụ Công-Kính không thể sinh năm 1778, 10 năm trước khi vua Quang-Trung lên ngôi được.

3. Dựa vào Khoa học sinh lý: Cố Bà Nguyễn Thị Duyên nhỏ hơn Cố Ông một tuổi. Nếu Cố Bà sinh

năm 1779, như Cụ Công-Điện dẫn chứng, thời lúc sanh Cụ Công-Đinh, con út của Cố Bà, năm Đinh-Dậu 1837,

Cố Bà đã 58 tuổi rồi (1837 - 1779 = 58), như vậy là sai. Vì vậy, lúc cập nhật hoá quyển tộc-phổ, ấn bản 2003, tôi đã hội ý với các Cụ Trần Thanh- Địch,

đời thứ 9 Phòng Nghĩa, Cụ Trần Trọng Bào, đời thứ 10 Phòng Nhơn, cùng nhiều bà con khác, và tất cả đều đồng

ý giữ năm sinh của Cụ Công-Kính như trong bản tộc-phổ bằng chữ Hán, nghĩa là Cụ Công- Kính sinh năm Canh

Tuất 1790, phù hợp với quốc sử và tộc sử.

i/ Cụ Công Thiện 37 tuổi, gần 40, lúc sinh Cụ Công-Kính.

ii/ Vua Quang-Trung vừa mới lên ngôi được 13 tháng. iii/ Năm Cụ Công Kính 60 tuổi, Cụ Công Như 11 tuổi iv/ Cố Bà Nguyễn Thị Duyên có 46 tuổi lúc sinh Cụ Công Đinh.

Trần Thị Khanh-Tương

****

Phụ ghi của Cụ Công-Điện (trong ấn bản 1974)

Mộ xây hai lớp thành hình vuông, thành xây đá ám, mặt rạn (xây ám nghĩa là xây đá giữ một mặt

trong mà thôi, còn mặt ngoài thì đắp đất cao bằng thành, mặt thành không tô, để mặt đá vậy, trét mạch), thành

trong thì xây đá song tô trơn cả hai mặt, thấp hơn thành ngoài, thành xây rất dày. Có bình phong trước và bình

phong sau. Ở bình phong trước, trong ngoài bình phong đều có khắc chữ cả, lâu ngày mờ hết không tra cứu được,

rồi đến bức bia đá thanh, bia có bệ cao, chạm trổ rất tinh vi, mặt ngoài đề: "Hàn-Lâm- Viện Thị-Độc Học-Sĩ Trần

Đại-phu, Nguyên-cung-nhân chi mộ". Mặt sau khắc bài minh do Cụ Thám-Hoa Vũ-Phạm-Khải, Toãn-Tu Quốc-

Sử-Quán, soạn đề. Bình phong sau mặt trong có khắc bài thơ Thọ-Tàng Tự-chí của Cố, theo lối chữ lệ, mờ cả chỉ

còn dấu vết năm ba chữ thôi. Công-Điện tôi đã tạm dịch ra quốc- văn (Xem bản dịch trong phần Châu-Chữ Trần-Tộc

Mộ-Địa Chí ở cuối sách) và xin cung lục ra đây để ghi nhớ:

Ngộ xứ vô cùng chiết lý tầm, Bách

niên quy kể uỷ dư tâm. Sơn phát linh-quang thường tú sắc, Cốc

minh thiên-lãi hữu dư âm. Tẩu phi dã cánh tuỳ cao hạ, Khai lạc nham-hoa tự cổ kim. Hồi

đầu đối thứ lâm-tuyền thú, Ỷ trượng phong tiền tửu mãn châm.

Hai trụ trước có đôi liễn:

Hữu sanh huyết cốt hoàn thiên địa, Bất tử

tinh thần ký tại tôn.

Không biết có chính xác không. Tạm dịch: Đã sanh ra, khi chết huyết cốt trả lại cho trời đất, chỉ có tinh thần là không chết, gửi lại cho con cháu.

Theo mạch đất nghịch long của song thân (Cụ Độn-Gia), Cụ tìm sanh-phần nơi đây. Hơn 60 năm Cụ

quan sát thì không đâu bằng nơi đây. Năm đám Cụ Bà, khi đào huyệt thấy đất tốt lắm, đất dẻo, mịn, đủ màu ngũ sắc

cẩm vân, Cụ bằng lòng lắm. Nghe kể: mộ này tuy tốt nhưng con cháu không giàu, có lẽ phép quý thôi chớ không

phú, nhưng tránh cho con cháu đở nghèo, Cụ có cho đào phía dưới chân độn trước mộ, nơi đám ruộng, một cái

giếng vuông, để tứ thời có nước. Hiện nay vẫn còn.

(A) Trong quyển Gia-phổ bằng chữ Hán, chép là Cố sinh năm Canh-tuất, tức là năm 1790. Nhưng vậy là không đúng. Năm 1939, tôi đã có phóng lại bản Thọ-Tàng-Tự-Chí của Cố, do chính tay cố viết năm Tự-Đức thứ 19, tháng Giêng ngày mồng một, tức là ngày 15-02-1866, Cố có ghi là năm đó Cố 88 tuổi, tôi có gửi

trình Cụ đường huynh Bá-Cung xem. Vì vậy năm 1943 khi trùng tu quyển gia-phổ Cụ Bá-Cung có đặt nghi vấn về

ngày sinh của Cố với Họ. Nay nhân khi soạn lại quyển tộc phả này, tôi đề nghị là sửa năm sinh của Cố là năm

Mậu-Tuất tức là năm 1778 cho đúng và để đáp lại lời kêu gọi của Cụ Bá-Cung trước. Tôi xin chứng minh:

a/ Năm 1905 Cụ Nột-Trai vâng lời Cụ Thúc-Dự trùng tu lại quyển gia-phổ thì cho người theo bản thảo của

Cụ Định-Chi Công-Bình soạn năm 1865, mà chép ra thành nhiều quyển, như vậy có thể hoặc khi chép tính lại mà

vô ý chép lộn chăng?, hoặc khi soạn ghi lầm Mậu-Tuất ra Canh-Tuất chăng? vì xưa thường chỉ lấy chữ trong thập

nhị chi và bỏ bớt chữ trong thập cang mà kêu tên năm, như năm Dần, năm Mùi v.v. như vậy nên dễ nhầm lẫn,

canh-tuất và mậu-tuất chẳng hạn.

b/ Trong tiểu-sử Cố ở quyển gia-phổ bằng chữ Hán có ghi:

i/ Năm Ất-Sửu (1865) Cố Bà mất, lúc đó Cố Ông 86 tuổi. Vậy Cố Ông sinh năm : 1865 - 87 = 1778.

ii/ Năm Mậu-thìn, mùa xuân (1868), Cố vừa 90 tuổi, gặp kỳ khánh-điển v.v..., đến năm sau Cố mất là 1869, như vậy năm mất là 1869, Cố thọ 91 tuổi, vậy năm sinh của Cố là : 1869 -

91 = 1778.

iii/ Cố Bà mất năm 1865, thọ 86 tuổi; nghiã là Cố Bà sinh năm: 1865 - 86 = 1779, và Cố Bà kém

Cố Ông một tuổi, vậy Cố Ông sinh năm: 1779 - 1 = 1778.

c/ Bằng chứng cụ thể nữa là theo bài Thọ-Tàng Tự-chí do thủ bút của Cố đã ghi rõ là năm 1866 Cố đã

88 tuổi, thì đủ rõ năm sinh của Cố là năm: 1866 - 88 = 1778.

Cũng vì vậy nên mỗi khi ghi lộn về một hoa giáp, thì những hoa giáp khác có liên quan đến hoa giáp

này đều bị sai theo, nếu sửa một hoa giáp thì cũng phải sửa những hoa giáp có liên quan đến cho phù hợp.

*****

TRẦN CÔNG TẠI (1783 - 1789)

Con trưởng Cụ Trần Công Thiện và Bà Nguyễn Thị Duy. Sinh ngày 15 tháng 8 năm Quý-Mão (1783). Mất

ngày 16 tháng 11 năm Kỷ-Dậu (1789).

*****

TRẦN THỊ XU Con gái Cụ Trần Công Thiện và Bà Nguyễn Thị Duy. Sinh năm Đinh-Tỵ (1797).

*****

TRẦN CÔNG ĐẠO Con trai trưởng Cụ Trần Công Chữ. Đi tu, không con.

*****

TRẦN CÔNG KHẢO Con trai thứ hai Cụ Trần Công Chữ.

Nghèo, bỏ làng đi hoang với bọn vô thường. Có con còn nhỏ.

*****

TRẦN CÔNG TÚC

Con trai thứ ba Cụ Trần Công Chữ. Cùng anh bỏ nhà đi hoang.

*****

TRẦN CÔNG HOÀ

Con trưởng Cụ Trần Công Tình. Theo phường vô lại, bất thành nhân.

*****

TRẦN CÔNG ÂN

Con thứ hai Cụ Trần Công Tình. Tính người chăm chỉ, nhưng lỗ mãng. Từ nhỏ theo ở với Cụ Độn-Chuối, sanh con nhiều nhưng

không nuôi được.

*****

TRẦN CÔNG TRỨ

Con trai Cụ Trần Công Trung ở Định-Tường.

Bài Chỉ

Sanh Phần ở Độn Chuối (của Cụ Công Kính)

Trời sanh ra vật, nhơn tài mới nên; địa lý cũng vậy, địa hình và địa chất rất liên quan đến sự hoạ, phúc.

Cầu thì có đường, được thì phải có phận, không do sự ngẫu nhiên đâu. Ta trọng khoa địa-lý, nên nhỏ đã theo học,

năm hai mươi tuổi đã chọn đất cho người. Thường lên núi Ngũ-Tây, làng Thạch-Động, theo cuộc đất nghịch long tìm sanh phần, chọn được ở làng

Châu-Chữ một miếng ở Độn-Gia, qua lại xem xét nhiều năm. Đến năm Mậu-Tý, năm Quý-Tỵ hợp táng song thân,

phương hướng cuộc đất đã ghi rõ ràng trong Tập-Chí Độn-Gia (Tập này hiện cất tại nhà thờ Họ, chưa dịch ra

Việt-văn). Với bình sinh tinh lực, ta tự tin nơi đất ấy. Đất mà chẳng chuộng báu nên rất dùng vậy (Cuộc đất: Địa

Bất-Ái Bửu), về sau hơn 30 năm, đã tìm sanh phần bốn năm nơi, nhưng chưa được vừa ý, đến nay ngày cận tuổi

cao, chân và mắt cũng không được như trước. Năm Quý-Hợi mùa thu, đem các con đi tĩnh tảo, nhơn thấy đầu

đỉnh hòn Độn-Gia thân đất khai trướng, phía hữu là miếu Hô-Công (Thành-Hoàng làng Châu-Chữ), thổ tinh trấn

Bắc, kiêm ẩn-hình Tống Long, phía tả là khoảng đất đồi Độn- Gia, nguyên thân thúc yết Xuyên-Tâm, Trung-Lạc

hai tiết, đó tục danh là Độn-Chuối. Huyệt đóng có cao, mặt bình, miệng rộng, chân đạp vững chắc, Ông Trương-

Cửu-Nghi có nói: "Long Hành khai Trướng Long Phương Quý", nghĩa là: Cuộc đất đi mà mở rộng thì cuộc ấy rất

quý. "Mạch Xuất Xuyên Tâm Mạch Thuỷ Tôn", nghĩa là: Mạch do tiết Xuyên-Tâm ra là mạch rất sang. Và nói:

"Ngẩng nhìn lên núi thấy hiện Tinh- Thần, Mặt huyệt bình thì mới thực". Ông Ngô-Cảnh-Loan có nói: "Tinh-

Thần tụ ở trên, nếu khai khẩu thì huyệt ở dưới chẳng lo gì". Người xưa há dối ta sao ? Huống hồ hòn Độn-Gia

phía tả xoay mình ngang qua quan-lộ, làm thành hình Hạ-Thuỷ-Long, làm thành hai đất hạ-sa, chịu hết đầu nguồn,

mười phần có lực, rồi theo bước lại sanh ra nhiều hình lạ. Huyệt Cổ ... trước đã táng nàng dâu thứ hai của ta

(Nguyên phối Cụ Sơ- Tổ phòng Nghĩa, Trần-Tuyển). Còn huyệt trên vai, ta dành làm sanh phần cho ta: Đất

Vượng, Mạch Thanh, chi nhánh nào cũng đầy kết quả, ta ưa vì gần Tổ-Mộ, và cùng chung khí. Năm Ất-Sửu, mùa hạ, nguyên phối ta thọ chung, đến mùa thu thì an thố tại huyệt bên hữu. Khi làm

đất thấy chất đất dẻo như sáp, sắc như cẩm vân, phương hướng xếp đặt như bên Độn-Gia, việc do ư tự nhiên khỏi

cần suy nghĩ, sau này trăm tuổi, ta về nằm chung, lòng ta yên vậy. Như thế đủ biết dịa-lý còn có thiên-lý nữa. Đất

đó tốt như vậy là của báu do trời dành cho, do thần giữ cho, nên chi đất đó mắt ta đã nhìn thấy, chân ta đã từng

qua, trải sáu chục năm rồi, mà núi vẫn núi, ta vẫn ta, nay nhờ thần giúp đở, há không có sự che dấu để dành cho

hay sao ? Ông Lưu-Bà-Ôn có nói: "Huyệt tốt xưa nay chẳng dễ thấy được...". Cuộc đất đó kiêm hình thế, gần Tổ-

Mộ, quanh người ở, tới quan-lộ, núi khe đã sẵn, đi lại đã quen, lại tránh được hai điều khó: Khó tìm thấy, Khó chọn

đất, như thế cuộc đất này có hội đủ bốn điều Đẹp và tránh được hai nạn Khó vậy. Ta nay già rồi, không thể viết

nhiều, chỉ thuật lại cuộc gặp gỡ miếng đất sanh-phần này cho con cháu xem, cho biết và lo tài bồi săn sóc, ấy là ta

lấy làm may lắm.

Ngày mồng một tháng giêng năm Bính-Dần

Năm Tự-Đức thứ mười chín (15-02-1866)

Ông già Tiên-Châu Trần Công Kính tự Tu-Kỷ tự Chí

B. CẬN ĐẠI

III. THỜI KỲ PHỒN THỊNH TẠI VẠN-XUÂN

Đời thứ VII : Ba Cụ Sơ-Tổ phòng Nhơn, Nghĩa, Lễ, đều cùng thi đỗ làm quan và cùng đã nổi danh

tiếng một thời.

Đời thứ VIII : Các Cụ trong ba phòng vào đời thứ tám, cũng đều ra làm quan, kẻ Bắc-Kỳ, người Kinh-

Khuyết, và tất cả đều có gia-viên tại Vạn-Xuân. Hai đời trên cũng đã dương danh nhiều cho họ Trần lúc bấy giờ.

IV. THỜI KỲ SUY-VI

Từ năm Bính-Tý 1876, ba Cụ Sơ-Tổ ba phòng tiếp nhau mất tại chức. Đời thứ tám, hai Cụ Quan- Chi

Công-Luận, Trọng-Mô Công-Huấn, như hoa kia sớm nở tối tàn. Hai Cụ Hối-Trai Công-Hiển và Thúc- Gia Công-

Tịnh cũng theo nhau về trước. Năm Giáp-Thân 1884, gặp lúc binh cách, nhà thờ phải bán, các bác, các chú cũng lần lượt ra đi, kẻ ra

Bắc, người tùng cống, người về làng chánh quán.

Đời Thứ Bảy

Sơ-Tổ Phòng Nhơn

TRẦN BÌNH (1817 - 1879)

Trước tên Hiệu, Tự : Định-Chi, Hiệu : Lập-Trai

Con trai trưởng Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Sinh

Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Năm Đinh-Sửu (1817), ngày 24 Mậu-Tuất tháng 2 Quý-Mão, giờ Nhâm tuất Năm Kỷ-Mão (1879), ngày 6 tháng 10, giờ Ngọ 63 tuổi táng tại Cồn Chè, ngày 16 tháng 12, năm đó

Nguyên-phối: Bà Nguyễn Thị Giao (1817 - 1881)

Năm Đinh-Sửu, Ngày 19 Canh-Dần, tháng 8 Kỷ-Dậu, giờ Đinh-sửu Năm Tân-Tỵ (1881), ngày 14 tháng 7. 65 tuổi Tháng 9, hợp táng trong uynh Cụ Ông.

Thứ-thất: Bà Nguyễn Thị Tố-Tâm (1837 - 1865)

Năm Đinh-Dậu (1837) Năm Ất-Sửu (1865), ngày 18 tháng 11 29 tuổi Táng tại trong uynh Cụ Ông, ngày 12 tháng 12

Kế-thất: Bà Nguyễn Thị Tãi, em dị bào bà Nguyên-Phối (1848 - 1914)

Năm Mậu-Thân (1848) Năm Giáp-Dần (1914), Ngày 2 tháng 10 66 tuổi

Năm 8 tuổi, Cụ đi học. Cụ Hiển-Tổ (Cụ Công Kính) thường nói: Làng ta xưa nay chưa có ai thi đậu ra

đấu với đời, họ ta lại ít người, ta chẳng dám tham vọng áo xanh, mũ tía, cầu có được chút tú-tài, thì cũng túc

nguyện rồi. Năm 13 tuổi, học làm văn, Cụ Công Kính và thầy giáo vui lòng dậy bảo. Cụ lại chăm học, trừ phi đau

yếu, chớ không bao giờ bỏ học cả.

Năm 19 tuổi cưới vợ là Bà Nguyễn Thị Giao, người làng Xuân-Hoà, Tổng An-Ninh, Huyện Hương-

Trà, con gái Cụ Nguyễn Hữu Lộc và Bà Phạm Thị An, có con trai gái 8 người. Từ năm Giáp-Dần 1854 về sau , Bà

bị đau lãng trí, việc nhà không thể trông nom được chỉ có hư vị thôi.

Năm 24 tuổi (1840) ở riêng. Mùa thu năm ấy Cụ thi đậu cử-nhơn (á nguyên). Làng ta có khoa mục là

bắt đầu từ họ ta vậy. Năm Thiệu-Trị nguyên niên (Tân-sửu, 1841), sơ thọ Điển-Bạ. Năm Thiệu-Trị thứ bảy (Đinh-

Mùi, 1847) vào các do hàm trước tác cách hiệu.

Từ năm Tự-Đức nguyên niên đến năm Tự-Đức thứ 11 (Từ 1847 đến 1858), Biên tu vào các lại, rồi lại

được cách lưu, đi chấm thi hương hai lần, tiếp bổ tri-huyện Long-Thành (Phủ Phước-Tuy, tỉnh Biên- Hoà), rồi Viên-

ngoại bộ binh, lang-trung bộ công.

Năm Tự-Đức thứ 12 (1859) phái quân thứ Gia-Định, cũng năm đó lãnh Án-sát Bình-Thuận, rồi thăng

Bố-chánh.

Năm Tự-Đức 15, 16, 17, (1862 - 1865), Tham-biện các vụ, và Biện-lý bộ Binh, năm Tự-Đức 18, thăng thự hữu Thị-lang, bộ công.

Năm Tự-Đức 18, ngày 24 tháng tư (1865) tang thân-mẫu, xin về cư tang. Năm Tự-Đức 21 (Mậu- thìn),

thăng thực thọ Tham-tri bộ Binh. Năm Kỷ-Tỵ, Tự-Đức thứ 22 (1869), ngày 27 tháng 2, tang thân- phụ, cư tang

mới có ba tháng thì phụng chỉ lãnh Tuần-Vũ Hà-Nội.

Năm sau tháng giêng, Tổng-Đốc Sơn-Hưng-Tuyên là Cụ Nguyễn-Bá-Nghi, lương hướng không kịp, bị

cách, Cụ phụng chỉ nguyên hàm quyền hộ (Quyền Hộ-Đốc Sơn-Hưng-Tuyên) chẳng mấy ngày mà từ Sơn-Tây

đến Bảo-Thắng lương vận luôn đầy đủ, nhà Thanh có sai nguyên-soái Phùng-Tử-Tài qua cùng Cụ hội tiểu bọn

giặc Ngô-Côn.

Năm Qúy-Dậu, Tự-Đức thứ 26 (1873), bốn tỉnh Bắc-kỳ bị thất thủ, cụ Nguyễn-tri-Phương chiến tử, may

ba tỉnh Cụ cai trị được vô sự. Trong bài biểu tạ của Cụ có câu: "Thích Tứ Tỉnh, Tốt Nhiên Hữu Sự, Hạnh Tam Tuyên

Bảo Đắc Vô Ngu", chẳng may bốn tỉnh bị thất thủ, nhưng còn ba tỉnh vẫn an toàn không can. Nguyên tỉnh Sơn-Tây

vốn nhiều giặc cướp, hễ dẹp xong đảng này thì đảng khác lại lên, không bao giờ dẹp yên hẳn được, Cụ bèn dùng

lạp sớ, do đường mật tấu lên Đức Dực-Tôn (sớ bỏ trong bao sáp vàng gắn kín mật), trong thơ Cụ xin cho được

phép dụ những đảng cướp ra đầu thú về với Nhà Nước lo việc kháng Pháp. Đức Dực-Tôn rất đẹp lòng, phê nơi

biểu-văn: "Cán Nhi Hữu Phủ, Cải Thự Nhưng Lưu", (giỏi mà có gan), thăng thụ tổng-đốc nhưng lưu lại cai trị

tỉnh Sơn-Tây. Nhờ có chỉ dụ ấy nên Cụ đã kêu ra đầu thú nhiều đảng giặc. Bọn Thanh-phỉ Hoàng-Sùng-Anh,

đảng Cờ Vàng, Lưu-Vĩnh-Phúc, đảng Cờ Đen, cũng tín mộ và xin ra đầu hàng. Khi dụ đảng Hoàng-Sùng-Anh,

Cụ có làm bài hịch bằng chữ hán, rất hay và nổi tiếng lúc bấy giờ (Tiếc bản thảo không còn lại). Nhờ vậy nên

có bọn Thanh-phỉ đó, sau này cùng ta đánh mấy trận Cầu-Giấy và hạ sát hai sĩ-quan giặc là Đại-uý Francis Garnier

và Đại-Tá Henri Rivière.

Buổi ấy loạn động khắp nơi, mà tỉnh Sơn-Tây vẫn vô sự. Ban ngày diễn tập binh lính ở giáo trường,

tối thời đàn ca xướng hát, rượu trà thết đãi khách quan. Ông có tài hơn người, khi ra việc quan thì tai nghe mắt

thấy, miệng nói tay phê, chu đáo việc đâu ra đó. Từ Phú-Thọ trở lên thành một cảnh tượng thái bình vậy. Cụ có tài

mà lại có lượng bao dung, đã oai mà lại có ân, nên chi lúc bấy giờ nhiều người mến phục, phàm ngộ đến việc gì

thì việc ấy được hoàn toàn cả.

Năm Giáp-Tuất, 1874 mùa hạ, thăng Tổng-Đốc Hà-Ninh (Hà-Nội và Ninh-Bình). Đến tháng tám khâm

sai Thanh-Nghệ, (về việc an nhiễu lương giáo). Việc xong, về kinh phục chỉ, cải thụ Công Bộ Thượng-thư, thự

Hộ Bộ thượng-thư, sung Cơ-Mật Viện Đại-Thần.

Năm Tự-Đức 28 (Ất-Hợi 1875) cải thụ Hình-Bộ Thượng-Thư, kiêm chưởng Công Bộ. Khi tại Bộ Cụ

thường được họa thơ với Đức Dực-Tôn. Ngài phê: "Nhĩ Tiền Tại Các, Văn Kỳ Cần, Bất Văn Kỳ Học, Như Hà

Kim Diệc, Sảo Hữu Học, Đại Thần Tu Dụng Độc Thơ Nhân, Học Do Nhiên Huống Lập Phẩm Hồ". Nghiã:

Người trước ở các, nghe có tiếng siêng năng, chớ không nghe có học, sao bây giờ lại có học. Bậc Đại nhân phải

dùng người có học, học là vậy huống hồ bực quan lớn thì sao.

Năm Đinh-Sửu (1877), mùa xuân, tháng giêng, chuẩn thực thụ nhưng kiêm sung (Lãnh Quốc-Tử Giám,

sung Cơ-Mật Viện đại-thần). Cụ có dâng biểu tạ ơn, Đức Dực-Tôn phê: "Lãm Bút Trí Hữu Đại Tô Chi Tự Dư,

Lưu Lợi Khả Độc, Tụng Bất Ý Nhĩ Hữu Học Năng Văn Như Thử". Nghĩa: Xem thơ có giọng nhà Đại-Tô, trôi

chảy dễ đọc, không ngờ nhà ngươi có học hay chữ như vậy. Từ đó trong triều đều gọi đùa Cụ là Diễm-Tô-Công

(Ông râu họ Tô, râu Cụ cũng đẹp).

Tháng hai có lễ Nam-Giao, Cụ làm Lễ-Bộ Thượng-Thư, sung Tao-Đàn Đại-Sứ, và kiêm Chưởng Lại

bộ ấn triện.

Tháng ba phụng sung chánh chủ khảo trường thi hội. Việc trường thi xong, trình bảng vàng lên, phụng

mạng cung chức. Nhơn vì kỳ thi đó Cụ chấm đậu ông Khuất-Duy-Nhẫn, cử-nhân ở Sơn-Tây, ông này trước là

thầy học của các con Cụ, khi Cụ làm quan tại Sơn-Tây, nên bị hặc tấu là vì tình nghĩa sư chủ, không khỏi có sự

quan thông, vì vậy nên Cụ bị lạc chức.

Tháng bảy, khai phục Thị-dộc, cải bổ Công-bộ viên-ngoại, tháng ... lại cải bổ Hường-Lô Tự- Thiếu-

Khanh, biện-lý Lễ bộ, rồi bổ qua bộ Hộ. Cụ có câu thơ: "Phục Thí Xuân Quan, Hựu Địa Quan, Minh-Đình Nhật

Nhật Chỉnh Y Quan", nghĩa: Thử làm quan bộ Lễ, rồi thử làm quan bộ Hộ, ngày ngày thay đổi áo mũ hoài hoài.

Năm Mậu-dần (1878) tháng ba, bạt bổ thị-lang, lãnh Tuần-vũ Bắc-Ninh, Cụ bái mạng chậm một ngày thì phụng chỉ đình bãi, phụng phê: Y-Viên hiệp cựu Trì Thể ", nghĩa: Viên ấy tức chuyện cũ, nên không có ý lãnh chức. Cụ làm thơ ghi chép có câu:

Tây Cán Đa Niên Tri Hữu Phủ, Bắc

Trì Nhất Nhật Thị Vô Tâm.

Nghĩa: Nhiều năm ở tỉnh Sơn-Tây đã được biết giỏi và có gan, một ngày chậm ra Bắc là vô tâm đó thôi.

Câu này đến tai Đức Dực-Tôn, ngài lại phê: Trần-Bình Cận Nhất Phả Giác Vô Tâm, nghĩa: Trần- Bình gần đây như người vô tâm thì phải, ý Ngài trách qua loa vì không có ý ra làm quan với Ngài nữa.

Năm Kỷ-Mão (1879) mùa xuân, Hoàng-thượng lại chỉ dụ rằng: Trần Bình đã làm quan lâu năm, mà lại

già, gia ân thăng thực thụ thị lang. Đến mồng một tháng mười, Ông đau, qua mồng sáu giờ ngọ, Ông mất. Lập tức sớ

tâu. Ngài phê: "Trần-Bình hệ thi cựu nhân, tằng kinh liệt vị khanh giai, nhân khuể đắc cách, phủ chuẩn phục

dụng, cự ý nhất bệnh trường từ, vị thâu tang du chi địa, hiệu, thù vi khả tích, cái gia ân truy thụ Bộ Hộ hữu tham

tri, dĩ chiếu hậu đại khâm thử ".

Nghĩa: Trần-Bình là người cựu thần, đã từng làm đến vị công-khanh, nhân bị hặc mà phải về, sau lại

được phục dụng, chẳng ngờ đau một lần mà lại đi luôn, chẳng kịp sửa soạn chút chi khi già, thực cũng đáng tiếc,

vậy gia ân truy thọ hộ bộ hữu tham tri để cho vinh ấm đời sau.

Cụ thọ 63 tuổi. Ngày 16 tháng 12 đưa đám Cụ. Táng tại Độn-Chè. Nơi đây do Cụ tự chọn, và đã trình

với Cụ An-Chỉ-Trai Công Kính rồi. Đến năm Tân-Tỵ (1881), ngày 14 tháng 7, bà nguyên-phối Nguyễn Thị

Giao mất, thọ 65 tuổi, đến tháng chín hợp táng tại Độn-Chè.

Năm Giáp-dần (1854), khi Cụ ngồi huyện Long-Thành, cưới bà Nguyễn Thị Tố-Tâm làm thứ- thất, bà

người làng Phúc-Lai, tổng Thành-Tuy-Hạ, huyện Long-Thành, tỉnh Biên-Hoà, con gái của ông Nguyễn-văn-

Tùng. Bà sinh năm Đinh-Dậu (1837), mất năm Ất-Sửu (1865), ngày 18 tháng 11, thọ 29 tuổi. Ngày 10 tháng 12 hợp

táng tại Độn Chè. Bà về nhà chồng lúc 18 tuổi.

Năm làm viên ngoại Bộ Binh, có nạp người làng là bà Nguyễn Thị Sắc, làm trắc-thất. Bà là con Cụ

Nguyễn Tán, người Tổng-Sơn, Thanh-Hoá. Năm Giáp-Dần 1854 bà bệnh, mất ngày 10 tháng 4, có thai 5 tháng. Năm

1859 tại Bình-Thuận, nạp bà Nguyễn Thị Tích làm thiếp. Ở Gia-Định, nạp bà Nguyễn Thị Thái làm thiếp, không

con cho về.

Năm Ất-Sửu (1865) tháng 11, cưới bà Nguyễn Thị Tãi, em dị bào của bà nguyên-phối, làm thứ- thất, lúc

đó bà 18 tuổi. Bà mất ngày 02 thàng 10 năm Giáp-dần (1914), thọ 66 tuổi.

Năm Nhâm-thân 1872, cô đầu Nguyễn Thị Lựu người An-Lạc, Sơn-Tây sinh con là Công Nhẫn, không

nuôi được, sau cũng cho về. TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG. (Từ đây trở xuống do Công-Diện phụ chép)

1) Lập-Trai Văn Thi-Thảo, một quyển (chưa xong) 2) Dưỡng-Sanh Lục, một quyển (chưa xong) 3) Bài Hịch kêu gọi bọn Thanh Phỉ ra đầu thú (nổi tiếng) 4) Bài

Biểu-Tạ năm Ất-Sửu (1865) được Đức Dực-Tôn khen. 5) Bài Điều Trần về Đê Điều ở Bắc, nghiên cứu kỹ lưỡng, trình bày rõ ràng, rất được chú ý, đã

dịch trong bộ Thực Lực Chánh Biên và in rồi. 6) Tuồng Ngọc-Đình Đăng (truyện Hoàng Trừu), hát bội. Bản thảo do Ông Trần Đình Long con Cụ

Trần Tiềm giữ. 7) Bài Văn-Tế Cụ Bà Công-Kính, văn nôm hay lắm. Được nghe kể lại: Cách chơi chữ của Cụ:

Khi tại các, một hôm với một bạn đồng liêu trực, hai cụ ngồi đánh cờ tướng chơi. Bổng có viên thái-giám đến, viên này được vua thương nên thường có vẻ kiêu căng, thường hay bị chỉnh. Buổi đó viên thái-giám

vào thấy hai cụ đang đánh cờ thì bỏ xuống bàn tờ hoa tiên, trong đó là một bài thơ của vua Thiệu- Trị vừa làm xong,

ngài cho đưa tới để cụ xem. Thường ngày phiên trực của cụ thì ngài hay ban hỏi về văn

chương, hoặc hoạ thơ v.v... Đang ham mê say nước cờ, cụ vội vàng cầm tờ hoa tiên gạt bỏ ra bên rồi tiếp tục đánh cờ. Một lúc lâu sực nhớ tới, cụ lấy tờ hoa-tiên ra xem mới hay là bài thơ của Đức Thiệu-Trị vừa làm

xong, khi nhìn ra thì viên thái-giám đã đi rồi. Sau được lệnh truyền bắc hai cụ hạ ngục về tội khi quân, thì lúc đó mới

rõ là khi viên thái giám trở về Ngài có hỏi thì chỉ tâu là đã đưa cho hai cụ, và khi xem xong thì thấy hai cụ cười

rồi bỏ bài thơ qua một bên bàn cờ, không nói năng chi cả. Hay tin thế, ai cũng lo cho hai cụ, nhất là cụ Công-

Kính. Để bào chữa tội khi-quân, dám ngạo mạng cười vua, cụ liền thảo một trần- tình-biểu dâng lên, nhận tội có

cười, cười là cười sung sướng, trong bài thơ có mấy chữ rất lý thú, mà nhà vua đã dùng, chớ đâu phải cười vua,

rồi thì trình bầy những chữ đó với tất cả những điển tích rõ ràng. Vua Thiệu-Trị rất lấy làm đẹp ý, vui vẻ tha cho

hai cụ. Cho nên trong bài biểu tạ dâng lên vua Tự-Đức, cụ có câu:

Tầm Mông cách Hiệu, Thực Thần Tội Chi Dương Chu, Tuỳ

Đắc Phục Hàm, Duy Thánh Nhơn Chi Vô Khí. Nghĩa: Mừng được cách chức tội đáng chết,

May được phục hàm, ơn Chúa chẳng bỏ.

Đức Dực-Tôn phê là không hiểu chỗ này, cụ phải tâu rõ lại, nhơn đó Ngài sửa chữ vô ra chữ bất

(không bỏ ra chẳng bỏ). Cụ bị cách chức oan: Tháng ba năm Đinh-Sửu (1877) năm Tự-Đức thứ 30, Cụ phụng mệnh sung chánh chủ khảo

trường thi hội, nhơn đó có người hoặc tấu với vua là cụ đã có ý dụng tình sư-chủ thông quan, mà lấy trúng cách

cử-nhơn Khuất-Duy-Nhẫn, người Sơn-Tây, nguyên là thầy học của các con cụ khi cụ làm Hộ-Đốc Sơn-Tây, nên

Cụ bị cách chức. Nguyên do là vì: Khi cụ Khuyất-Duy-Nhẫn vào thi lại trọ nơi nhà Cụ. Nhân một hôm chấm thi về,

con Cụ là Cụ Ấm Năm ra bẩm hỏi xem thầy mình có đỗ được không, thì Cụ Công-Bình trả lời: Thầy ấy giỏi, hỏng

làm sao được. Nghe xong Cụ ấm vội ra phố tìm thầy báo tin, vô tình có mấy người bạn con của một quan đồng

liêu nghe, rồi mấy người này về học truyện lại. Cụ bạn đó thấy chấm chưa xong, kết quả chưa có, mà đã biết

đậu chắc chi cũng có sự gian lận nên làm sớ hặc Cụ, nên Cụ bị cách chức. Lại nữa, năm Mậu-Dần (1878), tháng ba, Cụ được chỉ ra lãnh chức Tuần-Vũ Bắc-Ninh, nhưng buồn

về việc năm trước, nêm chậm bái mạng một ngày. Ngày sau thì Đức Dực-Tôn phê đình bãi với câu "Y viên Hợp

Cựu Trì Thể, nghĩa "Viên ây tức chuyện cũ không có ý lãnh chức. Biết vậy Cụ làm bài thơ trong có câu "Tây

cán đa Niên Tri Hữu Phủ, Bắc Trì Nhất Nhật Thị Vô Tâm", nghĩa: Xưa ở Sơn-Tay vốn đã biết có gan, nay chậm

ra Bắc một ngày chỉ là vô tâm mà thôi. Trong thơ cụ có ý nhắc lại bốn chữ "Cán Nhi hữu Phủ" mà Đức Dực-Tôn

đã dùng để phê vào trong biểu-văn của Cụ lúc Cụ còn ở Sơn-Tây ngày trước, khen cụ giỏi mà lại có gan, về

việc kêu gọi bọn Thanh-phỉ về đầu thú và cùng triều đình đánh quân Pháp và giết được hai viên sĩ quan Pháp tại Ô

Cầu Giấy, gần Hà-Nội. Bài thơ này sau tới tai ngài, Ngài lại phê: "Trần-Bình cận nhật phả giác vô tâm", nghĩa 'Trần- Bình

gần đây hình như người vô tâm thì phải. Ngài trách Cụ không còn có ý ra làm quan với Ngài nữa. Ngài cũng cố

ý nhấn mạnh vào hai chữ Vô-Tâm. Bản án hay: Sau khi hạ được mấy tỉnh miền Bắc, quân Pháp đóng đồn tại đó, thường hay về các vùng quê tìm

đàn bà con gái. Nhân dân đều lo sợ. Tại một làng kia, gần tỉnh Sơn-Tây, có một người đàn bà thường hay dao

du với bọn lính Pháp. Trong làng ai cũng ghét, và khi thị. Vì vậy mụ ta tức giận, gây chuyện rồi chửi om sòm,

hương chức trong làng thấy vậy làm đơn nhất diện đồng từ, nghĩa là làng cùng đứng giấy rồi trình lên huyện. Quan

huyện liền cho bắt mụ tạm giam để xét, thì người lính Pháp, người tình của mụ, nghe tin liền rủ vài người bạn đến

huyện phá phách, và làm ồn ào, buộc quan huyện thả mụ đó ra. Ra về từ đó mụ ra mặt hống hách, chẳng còn xem ai

ra gì nữa. Tức mình cả làng cùng nhau lên huyện bàn tính chuyện lo cách nào để triệt hạ mụ mới yên. Quan huyện

phải lên trình với quan tỉnh, quan tỉnh làm sớ cho người vào kinh dâng vua, và đến nhờ Cụ giúp đở cho. Nhận sớ, vua

truyền xuống Cụ, Cụ thẩm phê mấy chữ: Cữ-Phụ Chi Phường Khả Giới". Truyện tích xưa nước Cữ có người đàn bà

lấy chồng nước khác. Suốt ngày chồng mụ cứ đi quay tơ khắp trong nước. Đi đến đâu là đếm bước tới đó, và vẻ

hoạ đồ trong thành, kho đồn lớn nhỏ thế nào, xa gần bao nhiêu đều ghi chép đưa về, rồi nước đó đem quân sang

đánh lấy nước Cữ, vì vậy mà nước Cữ mất. Đại ý Cụ cũng cho mụ như mụ đàn bà nước Cữ, tư thông với giặc

Pháp vậy. Đức Dực-Tôn vốn ghét và sợ người Pháp, nay như vậy là cụ đã gãi đúng chỗ ngứa của Ngài rồi. Bản

án dày đã thành, mụ đó phải ra đi. Từ đó dân chúng được yên vui khỏi lo sợ.

NHƯ THẦN NĂM

NĂM TRƯỚC

NHƯ VẬY

VÃ LẠI

THẦN

Thực Thụ Tạ Biểu

Nếp nhà thanh bạch - Sức học không bao Minh-Mạng hăm mốt, Ấn-Khoa Canh-Tý, đỗ được Cử-Nhân, Thiệu-

Trị nguyên niên, Sơ thọ Điển-Tịch, tái sung Các-Thuộc. Rồi bị cách hiệu, tội ngu-thần đáng giết, (1) Nhưng được Phục-Hàm, Ơn Thánh-quân chẳng bỏ (2) Kể

khi xuất chánh - Hơn bốn chục năm. Xét lúc tại quan - Chưa phân tấc báo. Phụng mệnh Tuần-Vũ Hà-Nội, Lệnh

chuyển Hộ-Đốc Sơn-Tây. Những mong cứu khổ phò nguy, gác bỏ tiếng đồn này nọ (3) Thường vẫn ghi tâm khắc cốt, noi theo lời dạy xưa nay. (4)

Một mình nuốt tủi - Nhiều lúc ngậm đau. Lòng muốn theo hướng bông quỳ, mong được xét soi vừng nhật nguyệt. Sức

vẫn chưa suy chất liễu, nên phải đền bồi nợ nước non. Rủi bốn tỉnh bổng nhiên thất thủ, (5) May

Tam Tuyên giữ vững vô can. (6) Thực Triều-Đình xử đã đúng mức, đã gỡ yên bí sách như kia. (7) Nên

sĩ-thứ tin thành dẽ khiến, vậy có được binh lực như nay. (8) Do quyền chuyên khổn, thần đâu có sức

Thánh-Đế thưởng công - Mệnh thăng Thự-Đốc. Ngồi nơi chức cũ - Tuổi gìa đã đến, Muôn dặm xa vua - Sáu năm ngoại chức.

Đất rộng năm canh phòng giữ, ngày những lo âu, Trời cao chín bệ quân thiều, đêm thường mộng tưởng.

Thoả-ý được về kinh chức - Lại mông thực thụ kim hàm Thái-Học (Quốc-Tử-Giám) là nơi sở quan của Hiền sĩ, Khu-

Phủ (Cơ-Mật-Viện) là chốn sở tại của Cơ-Yếu. Hình đã quan trọng - Công lại bận nhiều. Tài

không xứng vị - Nghĩ những thêm lo, Mệnh

phải tuân theo - Xét nên rất sợ. Chỉ biết đêm ngày gìn giữ tận trung bồi bổ, để mong báo đáp đền ơn cao dày của

Thánh Thượng.

Thần Cẩn-Tấu,

Trần-Bình Hình-Bộ Thượng-Thư

kiêm chưỡng Công-Bộ Ấn-Triện, Sung Cơ-Mật-Viện Đại-Thần, kiêm lãnh Quốc-Tử-Giám

Dụ ngày ... tháng Hai, năm Tự-Đức thứ Mười Chín (1869)

CHÚ-THÍCH

(1) Châu phê: Chưa rõ. Vì khi Cụ bị cách hiệu, về tội khi quân, là vào Triều Thiệu-Trị. (2) Châu phê: Thay chữ Vô (không) bằng chữ Bất (chẳng). (3) Khi Cụ ở Sơn-Tây, bị đồn là ham vui nên bị quở, nay nhắc khéo lại là bị quở oan. (4) Cụ

nhắc lại lời dạy của Vua trong một chiếu cho phép Cụ dụ bọn Cờ Đen về giúp. (5) Bốn tỉnh: Hà-Nội, Nam-Định, Bắc-Ninh, Hải-Dương, (Cụ Nguyển-Tri-Phương tử tiết.) (6) Tam-

Tuyên: Sơn, Hưng, Tuyên: Sơn-Tây, Hưng-Yên, Tuyên-Quang. (7) Bí sách đó là: dụ quân Cờ-Đen

về giúp, Cụ nhắc công khéo. (8) Kêu gọi sĩ-phu trong nước đầu quân giúp nước. (9) (10) Châu phê: Chưa rõ: Đọc Văn nghe như có giọng Tô-Đông-Pha, trôi chảy đọc được,

không ngờ nhà ngươi có học như vậy, đáng khen.

TRẦN-ĐIỆN phụng dịch

Biệt chú của Cụ Công Điện trong ấn bản 1974:

Từ đời Cụ trở đi không lót chữ Công nữa, vì lẽ xưng hô với vua mà dùng chữ Công thì không tiện. Từ ngày sửa soạn việc Họ trong năm 1944, trong Họ đã cùng nhau quyết định dùng lại chữ Công để làm chữ

lót. Phần đông ngày nay trong Họ đã dùng chữ lót Công rồi, chỉ còn ít chi, hoặc vì quên, hoặc vì không hay, hoặc

vì lẽ nào đó, đã không dùng chữ Công, mà dùng một chữ lót khác theo ý thích của mình. Vậy từ nay tôi thiết tha kêu gọi bà con trong Họ Trần ta nên dùng chung một chữ lót, để giữ được

vẻ mật thiết đậm đà, đoàn kết, và tránh khỏi sự vô tình làm tổn thương tới tinh thần đoàn kết của bà con trong

Họ.

*****

Bài văn tế Mẹ (của cụ Trần Bình) năm 1865

HỞI ƠI ! Gió thổi cây lay, hoa trôi nước chảy. Một ngày hiếu-dưỡng mếch đi rồi, muôn kiếp nhớ thương từ buổi ấy. Rót ve rượu nghệ, nước mắt tuôn rơi, Đốt ngọn hương trầm, lá gan lửa cháy.

Nhớ mẹ xưa

Đức ở hiền hoà, nết na đầy dẫy. Tư chất ấy sinh ra tỏ rạng, lầu lầu cỏ mọc gió rung thông. Nết na từ nhỏ đã rập khuôn, thăm thẳm vực sâu trăng dưới đáy. Tuyết in dấu, móng hồng để lại, mồ côi từ thưở một hai, Giá chưa tan, tiếng nhạn vừa kêu, đôi lứa từ năm mười bảy. Thờ cô

cậu với chồng hiếu thảo, gần xa đều tiếng ngợi khen, Từ con dâu

đến cháu trong ngoài, lớn nhỏ hết lòng răn dạy. Việc nhà nối trước, muôn sự vẹn toàn, Âm đức để sau, một giòng nở nảy. Còn lại ba trai ba gái, so theo thiên hạ cũng vừa thôi, Mất đi

hai rể hai đâu, tiếc nỗi việc nhà ai trông cậy. Ao ước tới năm mừng tuổi, tám chín mươi tuổi hãy còn dư, Nào ngờ gần đất xa trời, đôi ba tháng gắn không qua xẩy. Vì bởi ít ăn nên yếu, chẳng qua số bởi trời đề, Mới hay không bệnh có thầy, nào phải thuốc thang người chạy. Tư-thôi giữ hai năm có lẽ, lễ xưa vốn đã cân so, Quàng trong nhà ba tháng mới đưa, phép nước dám đâu sai chậy. Cờ dương-triệu đưa qua mặt nước, sông Hương-giang cá thấy cũng đeo sầu, Xe Linh-Dư đẫy lướt ngọn cây, gò Châu-Chữ chim nghe mà thấy náy, Đau

đớn bấy, bằng than ly biệt, sương sa cỏ rậm quạ kêu. Não nùng thay ! những lúc thần hôn, trăng dọi lầu canh gà gáy, Nghĩ

mẹ sanh thành đức lớn, thơ Lục-Nga kể xiết bao sâu. Xem ra tống táng lễ thường, lòng hiếu thảo không đền mọn mãy, Ni một

nấm người về kẻ ở, sợ mẹ còn hồn quế bóng huê. Lễ sơ ngu, dâng tiến vật thường, tuổi con những đầu rơm tay gậy, Ăn

chẳng ngon nằm chẳng ngủ, thương tuổi cha ngày một lên cao, Ra vắng

trước, vào vắng sau, nhớ mặt mẹ năm nào đặng thấy. Quê Bình-Định đường dài dằng dặc, cậu đi xa trước đã nhắn tin, Chốn

Nam-Giao gió thổi đìu hiu, mộ ngoại đó sau ai thăm dẫy. Ruột chín khúc, đêm sầu ngày thảm, trời có hay chăng ? Rượu ba

tuần lễ bạc lòng đơn, mẹ xin soi lấy.

Hởi ơi thương thay, phục duy thượng hưởng!

Đời Thứ Bảy

Sơ-Tổ Phòng Nghĩa

TRẦN TUYỂN

(1822 - 1876)

Trước tên Tấn - Tự Thăng-Chi

Con trai thứ hai Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Ất-Hợi, ngày 24 Ất-Tỵ, tháng 3 Giáp-Thìn, năm Nhâm-Ngọ (1822) Ngày 22 tháng 8, năm Bính-Tý (1876) 55 tuổi Làng Châu-Chữ , Mộ Độn Cam

Nguyên-phối : Bà TRẦN ĐĂNG THỊ NHÀN (1825 - 1858)

Năm Ất-Dậu (1825) Ngày 17 tháng 3 năm Mậu-Ngọ (1858) 34 tuổi Tại Cồn Chè, làng Châu-Chữ, Mộ Bà Độn Cam.

Cụ người cao và thanh mảnh, tánh điềm đạm, khiết bạch, nói cười chừng mực. Năm 20 tuổi cưới vợ

là Bà Trần-Đăng Thị Nhàn, tuổi Ất-Dậu (1825), con thứ hai quan Thị-Lang Thương-Trường, Cụ Trần-Đăng Chí,

người thuộc làng Lại-Bằng, huyện Phong-Điền, tỉnh Thừa-Thiên. Cụ học thâm chữ nho, thi luôn mấy khoa, đến năm Mậu-Thân (1848), năm Canh-Tuất (1850) đậu

luôn hai Tú-Tài. Cụ Bà tư-dung thành thực, tuy con nhà khuê hoạn, nhưng cũng biết công việc tảo tần, buôn bán,

mà đạo làm vợ làm dâu lại cẩn thủ được vẹn toàn, cùng Ông kết duyên khang lệ, rất là đằm thắm mặn nồng. Cụ Bà

lúc về nhà chồng chỉ mới 17 tuổi. Mùa đông năm Đinh-tỵ, cụ Bà lâm bệnh, thuốc thang chẳng nghiệm, qua năm sau, năm Mậu- Ngọ

(1858), ngày 17 tháng 3, Cụ mất, thọ có 34 tuổi. Đến ngày ... tháng ... năm ... táng tại địa phận làng Châu-Chữ,

gần mộ Độn-Chè, tọa Mùi, hướng Sửu, cuộc đất "Hạ-Thuỷ-Long" do Cụ Cố Trần Công Kính lựa bang cho. Cụ Ông đang lúc trung niên thất ngẫu, gặp điều bất hạnh, có ngâm câu tự huống:

Liêm Sơ Nguyệt Đạm Tam Sanh Ước, Hàn Trướng Phong Thôi Ngũ Tử Bi.

Nghĩa: Rèm thưa gió lọt, năm con lạnh, Trướng thủng trăng soi chiếc bóng sầu.

Cụ hết lòng lo việc tống chung, có bao nhiêu tư trang của Bà đều đem theo cả, chỉ để lại một tấm mền

chiên làm dấu tích mà thôi. Từ đó Cụ lấy nghề làm thuốc để qua ngày, và để dạy con học đở buồn. Ở như vậy gần mười năm,

không nghĩ chi đến việc tơ đàn chắp nối.

Đến năm Tự-Đức thứ 17 (1864), tháng hai, Cụ được sát cử thọ hàm Hàn-Lâm-Viện-Đãi- Chiếu, vào Nội-Các. Tháng tư năm sau về đinh giang mẹ. Hết tang cưới Bà Nguyễn-Thị-Quảng làm kế- thất.

Tháng hai năm Tự-Đức thứ 22 (1869), về đinh giang cha, hết hạn, cải bổ Bát-Phẩm bộ Hình. Tiếp đó bà kế mất. Bà không con. Mộ để tại làng, sau người Họ của bà xin dời đi nơi khác.

Mùa xuân năm Nhâm-thân (1872), vãng phái đi hội-đồng tra án kiện trong tỉnh Phú-Yên và Bình-Thuận. Đến năm Ất-Hợi (1875), xong việc về kinh, thăng Chánh Bát Phẩm, chánh ngạch.

Qua năm sau, năm Bính-Tý (1876), ngày 22 tháng 8, Cụ mất. Thọ 55 tuổi. Tháng mười, an táng

một nơi với bà nguyên-phối. Sau vì bói ra không tốt, nên đến ngày 25 tháng 5, năm Hàm-Nghi nguyên niên (1885), hầu quan

táng tại nền cũ đình làng Châu-Chữ, toạ Hợi, hướng Tỵ, gần mộ Độn-Trúc. Chỗ ấy do Cụ Á-Hy mua có trích lục.

Cụ có sáu con:

1. Trần Thị Hảo (Mất trong tháng) 2. Trần Hiển 3. Trần Thị Nga 4. Trần Nhã 5. Trần Thị Thường 6. Trần Thị Quyên

*****

Đời Thứ Bảy

Sơ-Tổ Phòng Lễ

TRẦN GIẢNG

(1824 - 1898)

Nhỏ tên Điễn - Hiệu Thành-Chi

Con trai thứ ba Cụ Trần Công Kính và bà Nguyễn Thị Duyên

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Kỷ-Hợi, ngày 14 (Bính-Thìn) tháng 6 (Tân-Mùi), năm Giáp-Thân (1824) Ngày 24 tháng 10 năm Mậu-Tuất (1898) 75 tuổi Tại Khánh-Hoà, Ninh-Hoà, sau này cháu nội là Công Dực cùng con Công Tường dời về táng tại uynh Sơ-Tổ Phòng Lễ tại làng Châu-Chữ

Nguyên phối : Bà Võ Thị Diệu (1828 - 1849)

Ngày 17 tháng 7 năm Mậu-Tý (1828) 14 tháng 11, giờ Tỵ, năm Kỷ Dậu (1849) 23 tuổi Cháu nội là Công Dực cùng con Công Tường đem về táng tại uynh Sơ-Tổ Phòng Lễ tại làng Châu-Chữ

Cụ người thực thà, học hay chữ, đậu luôn ba khóa tú-tài, năm Đinh-Mùi (1847), mậu-Thân (1848),

Canh-Tuất (1850).

Năm 22 tuổi, có vợ là Bà Võ Thị Diệu, con gái út Cụ Võ-Viết-Sĩ và Bà Bùi Thị Nguyện, người làng Tân-

Quy, tỉnh Thanh-Hoá. Có vợ, Cụ ở riêng, sinh con gái đầu lòng là Thị-Xa, rồi Ông Công-Tịnh. Sau đó 100 ngày

Bà bị cảm và mất ngày 14 tháng 11, giờ Tỵ, thọ 23 tuổi.

Sau cưới Bà Đặng-Thị con gái Cụ Vận-Lương-Quan ở Gia-Định, bà người làng Vạn-Xuân, ấp Cụ

ngụ. Sinh được 10 người, bà mất trước Ông. Sau Cụ có thiếp là bà Tôn-Nữ, sinh ra Công Hoang, không nuôi được,

bà thiếp cũng về.

Năm Mậu-Dần, Cụ 40 tuổi, theo lệ định tú-tài tứ thập, hạch bổ ra làm Dực-Thiềm phủ Quỳ-Châu, Nghệ-

An. Đủ hạn, thăng bát-phẩm ty bố tỉnh Bình-Định.

Mùa hạ năm Ất-Dậu (1885), Kinh thành thất thủ, Cụ xin phép về thăm nhà. Tiếp đó là năm bà kế-thất

mất.

Ít lâu Cụ lại được bổ ra Huấn-Đạo huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình. Khi Cụ lảnh chỉ ra đến huyện

thì Quan Kinh-lược Bắc-Kỳ là Nguyễn-Hữu-Độ đã trót điền người khác thay ông sung chức ấy rồi, Bộ-Lại lại

phiến lên xin thăng cho Cụ chức Giáo-Thụ tỉnh Khánh-Hoà. Lúc Cụ đi Giáo-Thụ tuổi qúa 70, Cụ làm quan chật

vật lắm, kể cả trước sau hơn bốn năm và sau Cụ mất tại chức.

Lúc mất táng tại Khánh-Hoà. Con là Cụ Công-Sừng tức là Cụ Hai-Thiệu ở lại đó giữ mộ. Cụ mất

năm 75 tuổi, ngày 27 tháng 10 năm Mậu-Tuất (1898). Sau mộ để tại làng Mỹ-Hiệp, tổng Hiệp-Trung, phủ Ninh-Hoà.

Sau nầy, cháu nội là Cụ Công-Dực cùng con là Công-Tường dời đem về táng tại uynh Sơ-Tổ Phòng

Lễ, tại làng Châu-Chữ.

Đời Thứ Bảy

Sơ-Tổ Phòng Trí

TRẦN CÔNG HOÀNH (1824 - 1849)

Con trai thứ Cụ Trần Công Kính và Bà Trương Thị Huệ.

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Ất-Ty ngày 20 (Nhâm-Ngọ) tháng năm (Canh-Ngọ) năm Giáp-Thân (1824) Ngày 19 tháng 8, năm Kỷ-Dậu (1849) 26 tuổi Tại Cồn-Mồ ở làng . Toạ Quý hướng Đinh kiêm Sửu Mùi.

Nguyên phối : Bà LÊ THỊ THẢO

Ngày ... tháng ... năm Giáp thân (1824) ... tháng

... năm ... ... ...

Nhỏ tính thuần, chăm học, thi không đậu, nên bỏ học ra làm lại. Năm 20 tuổi có vợ, người cùng làng, Bà Lê Thị Thảo, con cụ Lê-Quang-Thi, sinh năm Giáp-

Thân (1824). Con đầu là Thị Phương, con thứ là Công-Trạch.

Năm Kỷ-Dậu (1849), mùa thu, bệnh dịch lan tràn, mắc phải chết ngay, người người lo sợ sớm còn tối

mất, toàn quốc chết có ngoài 600,000 người. Ngày 19 tháng 8, Ông từ công-đường vào tư-thất, đang đi bị cảm, thuốc

thang không kịp, mất ngay, thọ 26 tuổi. Bà có thai Cụ Công Tế năm tháng. Cụ có ba con:

1/ Trần Thị Phương 2/ Trần

Công Trạch 3/ Trần Công Tế

Đời Thứ Bảy

Sơ-Tổ Phòng Tín

TRẦN CÔNG HANH

Con trai thứ Cụ Trần Công Kính và Bà Trương Thị Huệ.

Sinh Giờ Nhâm-Tuất, ngày 3 (Quý-Mão) tháng Tư (Đinh-Tỵ), năm Quý-Tỵ (1833)

Năm 22 tuổi có vợ. Cụ học về khoa y-lý. Cụ Công-Kính hết lòng truyền cho. Cụ học được hết. Tuổi

già, khi có ai tới mời coi mạch, xem đất, mà Cố mệt không đi được, thì giao cho Cụ đi thay, lúc về trình lại công

việc chẳng sai chút nào cả. Thấy vậy Cụ Công Kính thường nói: một nghề cũng đủ vinh thân, huống cơ cấu mà tập được cũng là

hiếu đó. Ai ngờ mệnh đoản, ông cũng mất yểu. Từ đây trong Họ ta không còn ai học môn thuốc và địa-lý nữa. Khoa y và địa của Họ ta thất truyền từ đây.

*****

Đời Thứ Bảy

TRẦN THỊ THỤY

(1810 - 1883)

Con gái trưởng Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Sinh Giờ Ất-Hợi, ngày 4 tháng 12 năm Canh Ngọ (1810) Mất Ngày 10 tháng 6 năm Quý-Mùi (1883) Thọ 74 tuổi Mộ Tại làng theo nhà chồng. Bên Mộ Tổ họ ta.

Năm 18 tuổi có chồng là Nguyễn-Xuân-Thời, cùng làng, làm Lang trung Bộ Lại, bị khiển mất ở Quảng-

Nghĩa. Có ba con. Con trưởng là Chiêu, Tú-tài khoa năm Canh-Tuất.

*****

TRẦN THỊ BÍCH

Con gái Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên

Sinh

Mất

Sinh

Mất

Thọ

Ngày 8 tháng 9 năm Giáp-Tuất (1814) Ngày

24 tháng 8. Hai tuổi.

*****

TRẦN THỊ NGOẠN

(1819 - 1892)

Con gái Cụ Trân Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Giờ Bính Thìn, ngày 5 tháng 1, năm Kỷ-Mão (1819) Ngày 8 tháng 12, năm Nhâm-Thìn (1892) 73 tuổi

Năm 17 tuổi có chồng là Cụ Lê-Hữu-Sĩ, người Bao-Vinh. Cụ có 4 gái.

*****

TRẦN THỊ DUẬT

Con gái Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên

Sinh Ngày 19 tháng 11, năm Canh-Thìn (1820) Mất Ngày 15 tháng Giêng. Hai tuổi.

*****

TRẦN THỊ UYỂN

Con gái Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Sinh Giờ Tân-Mùi, ngày 13 tháng 11, năm Mậu-Tý (1828)

Năm 20 tuổi có chồng người làng Long-Hồ, Cụ Tú-Tài Hoàng-Đình-Cử, con là Hoàng-Đình-Giự đậu tú

tài năm Mậu-tý, vẫn còn liên lạc. Thường gọi là Bà Tú Long-Hồ. Có chắt là Ông Hoàng-Đình-Hoạt là chồng của

Thị-Khâm (Đời thứ 11) con gái Cụ Công Đàm.

*****

TRẦN CÔNG LƯỢNG

(1832 - 1832)

Con trai Cụ Trần Công-Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Sinh

Mất

Sinh

Mất Sinh

Mất

Sinh

Mất

Giờ Quý-Tỵ, ngày 20 (Bính-Dần), tháng 5 (Bính-Ngọ), năm Nhâm-Thìn (1832) Ngày

15 tháng 8 cùng năm. Ba tháng.

*****

TRÂN CÔNG GIÁP

Con trai Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Ngày 25 tháng 5, năm Giáp-Ngọ (1834) Ngày 6

tháng 8. Bốn tuổi .

*****

TRẦN CÔNG ĐINH

(1837 - 1837)

Con trai Cụ Trần Công Kính và Bà Nguyễn Thị Duyên.

Ngày 13 tháng 3, năm Đinh-Dậu (1837) Ngày 24 tháng 10, cùng năm. Tám tháng.

*****

TRẦN CÔNG CHÍ

Con trai Cụ Trần Công Kính và Bà Trương Thị Huệ.

Ngày 24 tháng 6, giờ Đinh-Tỵ, năm Nhâm Thân (1812) Ngày 10 tháng 3. Sáu tuổi

*****

Sinh

Mất

Sinh

Mất

TRẦN THỊ DƯ

Con gái Cụ Trần Công Kính và Bà Trương Thị Huệ.

Ngày 19 tháng 1, năm Đinh-Hợi (1827) Năm

20 tuổi. Chưa có chồng. Mộ để ở làng

*****

TRẦN THỊ THỪA

(1836 - 1882)

Con gái Cụ Trần Công Kính và Bà Trương Thị Huệ.

Ngày 20 tháng 11, năm Bính-Thân (1836) Ngày 11 tháng 6 năm Nhâm-Ngọ (1882) Thọ 47 tuổi

Có chồng là Khoá-sinh Trương-Văn-Chất, làng Long-Hồ. Sinh con nhiều mà nuôi không được

Sơ đồ

Đời Thứ Tám

Phòng Nhơn

Con Cụ Trần Bình

Con Bà Nguyễn Thị Tãi

16. Trần Tuân 17. Trần Thị Muội 18. Trần Thị Khử 19. Trần Công Cẩn 20. Trần Công Khứ

Con Bà Nguyễn Thị Lựu

21. Trần Công Nhẫn

Con Bà Nguyễn Thị Tố-Tâm 9. Trần Thị Kiết

10. Trần Thuận 11. Trần Thị Viện 12. Trần Công Quy 13. Trần Thị Kiều 14. Trần Thị Nhiên

15. Trần Thị Yên

Con Bà Nguyễn Thị Giao

1. Trần Thị Thân 2. Trần Công Như 3. Trân Luận 4. Trần Thị Đường 5. Trần Hộ 6. Trần Huấn 7. Trần Thị Cứ 8. Trần Thị Thuý

Đời Thứ Tám

Phòng Nhơn

TRẦN LUẬN (1841 - 1891)

Tự: Ngữ-Trọng - Hiệu: Quan-Chi Con trai Cụ Trần-Bình và bà Nguyễn-Thị-Giao

Sinh Mất

Thọ

Mộ

Giờ Quý-Mùi, ngày 16 (Canh-Tý) tháng 4 (Quý-Tỵ) năm Tân-Sửu (05/06/1841) Ngày 10 tháng 2, năm Tân-Mão (19/03/1891) 51 tuổi Táng tại nghĩa-trang Hàng-Gà, Hà-Nội. Năm 1900 (Canh-Tý) dời về để tại mộ

địa làng, theo mộ Tổ.

Nguyên-phối : Bà Tôn-Nữ Thị Uyển (1847-1912) Con Cụ Bố-Chánh Tôn-Thất-Dương và bà Đặng-Thị-Liễu.

Sinh Năm Đinh-Mùi (1847) Mất Ngày 11 tháng 1, năm Nhâm-Tý (28/02/1912) Thọ 66 tuổi Mộ Táng tại mộ-địa làng, theo mộ Tổ, toạ Giáp hướng Canh.

Cụ là con trai thứ nhưng thành trưởng, vì trưởng là Cụ Công-Như, mất sớm. Cụ bường sanh thật thà,

tuyệt không ngoan-ngạnh, tính ít nói, ai nói gì cũng mặc, chẳng phản đối. Càng lớn càng chăm học, chữ viết rất

đẹp, tinh thảo đủ lối, nhưng thi mấy khoa không đặu. Cụ Độn-Chè Công-Bình đi làm quan xa, nên cụ ở nhà trông

nom nhà cửa, vì vậy bỏ học luôn.

Năm Ất-Dậu kinh-thành thất thủ (1885), vì thời thế quẩn bách, phải ra làm quan. Tập-ấm hàm Điển-

Tịch, bổ thông-phán tỉnh Ninh-Bình, mấy tháng lãnh Tri-Huyện Kim-Sơn. Lúc bấy giờ có vị linh- mục là Trần-

Lục sung chức Tiểu-Phủ-Sứ quyền thế lắm, các hạt chung quanh đều nể sợ.

Làm quan bốn năm, Cụ trở về với những chiếc áo lúc ra đi, Cụ chẳng chịu theo gương lão Vương-

Bột ngày xưa, làm nhục cho gia-môn (Vương-Bột đời nhà Hán, làm quan điêu xảo, bề ngoài gỉa thương dân,

nhưng trong thời khoét tiền của dân như mọi khoét gỗ vậy). Năm Canh-Dần 1890, mùa hạ, cụ bị bệnh, cáo quan về Hà-Nội chữa trị, rồi mất vào năm sau, ngày 10

tháng 2, thọ 51 tuổi. Trước khi đau nặng, có đánh điện tín lên Lạng-Sơn cho Cụ Trần-Huấn làm Tuần-Vũ tại đó,

và các anh em là Công-Thuận, Công-Tuân. Các Cụ về lo thuốc thang cho Cụ hơn 8 ngày thì Cụ mất.

Quyền táng tại Nghĩa-trang Hàng-Gà Hà-Nội. Đến năm Canh-Tý (1900) Thành-Thái thứ 12, con trưởng

là Trần Hân ra hầu đem về Huế, táng tại làng.

Hai Cụ có tất cả 7 con và một tiểu sản:

Trần Thị Lâm Trần Công Ngữ Trần Hân Trần Công Phổ Trần Công Nhượng Trần Thức Trần Bá Cung

*****

Sinh năm 1868 Sinh

năm 1870 Sinh năm

1871 Sinh năm 1873

Sinh năm 1875 Sinh

năm 1879 Sinh năm

1881

Bài Văn Tế (Đỗ-Trung) Do Cụ Tam-Xuyên Tôn-Thất-Mỹ làm tế Cụ Bà Tôn-Nữ Thị Uyển

Hởi ơi! Một cụm huyên già, ba xuân cỏ mọn. Nhà bắc quạnh hui, luỵ hồng ngang ngổn.

Nhớ linh xưa : Đức ở hiền hoà, tính ưa khiêm tốn, Mẹo mực trí thừa, thìn từ nét gọn.

Đinh-vi nhân lúc thừa hoan, sắc tiếu nghe lời giảng dụ, Kể từ thuở cầu ô bắt dịp, cửa trâm anh mà tần tảo đưa duyên. Nhớ từ khi bà nguyệt xe giây, mình kim ngọc mà bố-kinh giữ phận.

Đem dạ theo nghề cơ trữ, giữ gìn tấc đất ngọn rau, Ra tay dựng nghiệp cơ đồ, lần hồi giây khoai giãi muống, Ăn ngay ở thật, cởi rồng mong mõi chia vinh, Nghĩ trước suy sau, sánh phụng chí lâm phỉ nguyện, Khuya sớm canh gà thức giấc, phu xướng phụ tuỳ, Tháng ngày tiếng hạc tiêu dao, quan yêu dân chuộng.

Tưởng là sống thời gởi nạc, bách niên giai lão, đã nguyền hai chữ đồng tâm. Hay đâu thác lại gởi xương, muôn dặm phò tang, xiết kể một mình lữ-huống, Từ

ngày đưa linh-tẫn về quê, chạnh hồn gởi mây tần theo ngọn.

Ao ước năm con bảy cái, lần hồi vui chữ đoàn viên, Thiệt thòi một gái ba trai, từ đó thay lời giáo huấn, Nào khi đau ốm, hoàn thuốc liền tay, Nào

khi tập tành, cành lau chỉ ngọn.

Một con đã nhờ ơn cửu phẩm, lúc Bắc-Kỳ, khi Kinh Khuyết, Miếng đẫu-thăng may đặng vui vầy, Hai em đã chịu chức thông-ngôn, người Hà-Nội, kẻ Quảng-Nam, Mùi

cam chỉ đã từng kén chọn.

Gái đành ở quá, tuổi bốn mươi không nỡ ép duyên, Cháu gọi bằng Cô, bạn đôi lứa lo đà có chốn. Chồi lan đua nở, cháu ba hàng mới kể được năm, Thể

hạc càng cao, tuổi sáu chục mới ngoài có sáu.

Bảy tuần tơ tuyết, rượu bồ đào gần mở tiệt vui, Một bệnh phong sương, mùi sâm quế biết bao thuốc uống. Ngày 11 tháng giêng năm Tý, nuối con ngàn dậm, lúc lâm chung, vừu kịp phản hồi,

Chuông đồng hồ khi bảy giờ hôm, đủ mặt một nhà, giấc hồn-mộng phút đà yên ổn. Ôi thôi

thôi ! Ác thỏ đôi vừng, bể dâu một luống. Nhà cửa nghênh ngang - Cháu con bề bộn.

Phép tắc dạy trong khuê-khổn, nghiã mẹ còn ghi, Tiếng xa thơm nức hương lân, đạo nhà giữ trọn. Nào là ruộng, nào là vườn, nào là nhà, tay không nắm lại mà đi, Này là

con, này là cháu, này là dâu, phước có nỡnào đành đoạn. Nỗi nhà tang tóc, ba năm hăm bảy tháng mà thôi, Nhớ thuở cưu mang, chín tháng, lại mười ngày những huống.

Nghĩ nỗi xa xa - Đau lòng cuồn cuộn.

Tấm tức bấy! Cháu sơ sanh tại ngoại, điện hồi âm mà chưa kịp thưa trình, Cảm thương thay! Con trọng chữ tòng công, ngày an thố chẳng kịp về đua đón. Chén rượu ngọt đặt trong án nội, ngậm ngùi hai hàng lã chã, ngàn thu cõi Phật hồn về, Câu

văn nôm tế giữa đạo trung, lời vàng ..., muôn thuở suốí vàng phách xuống.

Nhà băng tuyết, vốn giòng Tôn-Nữ, gương tam tòng treo trước cửa Tôn-môn, Phận liễu bồ, giữ giá thiên nhiên, tranh tứ đức dựng giữa làng Tiên-Nộn .

Hởi ơi ! Thương thay ! Phục duy thượng hưởng !

TRẦN THỊ THÂN

(1836 - 1892)

Con gái trưởng Cụ Trần-Bình và Bà Nguyễn Thị Giao.

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Giáp-Thân, ngày 20 Canh-Tý, tháng 9 Mậu-Tuất, năm Bính Thân (1836) Ngày 23 tháng 11, năm Nhâm-Thìn (1892) 56 tuổi Trước để tại trước Chùa Tường-Vân, sau dời về trước tháp Kiết-Ma, xóm

Cư-Sĩ, làng Dương-Xuân-Thượng.

Năm 22 tuổi , có chồng là Đoàn Đức Vịnh, người làng Dương-Nỗ, Ngũ-Đăng thị-vệ, lớn hơn bà 5 tuổi. Ba năm

chồng chết, con gái cũng chết, bà tái giá với Cụ Trương Đăng-Thụy, người Quảng-Nghiã. Cụ Trương Đăng Thụy

làm Lãnh-Binh Quảng-Bình, rồi ra Tuyên-Quang và mất tại đó. Bà có một gái là Trương-Thị- Bích, sau này là phu nhơn Cụ Đông-Các Hường-Khãng ở Lạc-Tịnh viên, Bến Ngự. Các con của bà Bích là: Ưng-

Trình, Ưng-Hanh, bà Nguyễn Quốc Kinh v.v...

*****

TRẦN CÔNG NHƯ

(1839 - 1852)

Con trai trưởng Cụ Trần-Bình và Bà Nguyễn Thị Giao

Sinh Mất

Mộ

Sinh

Mất

Thọ

Ngày 21 tháng 2 năm Kỷ hợi , giờ Mão (1839) Ngày 22 tháng 10 năm Nhâm tý, giờ Thìn (1852), 14 tuổi Ở Châu-Chữ, ở chân mộ Độn Gia

*****

TRẦN THỊ ĐƯỜNG

(1844 - 1899)

Con gái Cụ Trần-Bình và Bà Nguyễn-Thị-Giao

Giờ Giáp-dần, ngày 21 (Mậu-tý) tháng 5 (Bính-dần) năm Giáp-thìn (1844) Năm Kỷ-hợi (1899) 56 tuổi

Năm 20 tuổi có chồng là Tôn Thất Hạng, con quan Thống-Chế Tôn Thất Dương, tri huyện Kim- Động, bị can về, năm Kỷ-hợi mất.

Có con : bốn gái và một trai.

Cháu: O cả Trung ở Hội-An O Nghè Chít ở trong Thành Nội.

*****

TRẦN HỘ

(1847-1915)

Nhỏ tên là Thoại - Tự là Thận-Chi Con trai thứ Cụ Trần-Bình và Bà Nguyễn Thị Giao

Sinh Mất

Thọ

Mộ Mất

Thọ

Giờ Nhâm-ngọ, ngày 15 (Ất-mùi) tháng Giêng (Nhâm-dần) năm Đinh-mùi (1847) Ngày 12 tháng 2, năm Ất-Mão (27.03.1915) 69 tuổi Tại trước chùa Tường-Vân, cùng uynh với bà Tố-Hinh, làng Dương-Xuân, gần

Nam-Giao.

Nguyên-phối: Bà Công-Nữ Tố-Hinh, con Ngài Nghĩa-Quốc-Công Miên-Tễ, và Bà Đặng Thị Hảo

Ngày 10 tháng 9, năm ... 55 tuổi

Năm 18 tuổi có vợ, bà Nguyễn Thị Cúc, bà mất, sau cưới bà Công Nữ Tố-Hinh. Tính cụ thích nhàn, không ưng làm quan, thường lấy thơ rượu đàn ca làm thú. Tuy lớn tuổi nhưng Cụ vẫn còn khoẻ lắm.

Cụ mất ngày 27/03/1915 (12.02. Ất-Mão) Bà Tố-Hinh có 8 con.

*****

TRẦN HUẤN

(1849-1894)

Tự: Trọng-Mô - Hiệu: Tịnh-Trai Con trai thứ Cụ Trần-Bình và Bà Nguyễn-Thị-Giao

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Đinh-dậu ngày 16 (Tân-Hợi) tháng 7 (Nhâm-Thân) năm Kỷ-Dậu (1849) Ngày 19 tháng 5, năm Giáp-ngọ (22/06/1894) 46 tuổi Trước quyền táng tại gò Đống-Đa, Thái-Hà ấp. Sau đến năm Nhâm-dần (1902),

tháng 4, dời vào táng tại Vạn-Phúc Hà-Đông, là quê bà Đỗ Thị Phượng, theo

ý con là Công-Thành.

Năm 21 tuổi có vợ, họ Nguyễn, ngụ tại phố Hàng-Dậu, lúc về nhà chồng chỉ mới 14 tuổi. Bà Nguyễn-

Thị có con trai, gái 6 người, và một lần tiểu sản. Năm Ất dậu bà bị lỗi nên Ông cho về. Sau lại lấy người làng Vạn-

Phúc Hà-Đông, là bà Đỗ Thị Phượng, có con trai gái cũng 6 người.

Ông lúc nhỏ thích cưỡi ngựa bắn cung, ít ham học văn, nhưng tính lại thông mẫn vô cùng, mỗi lần thấy ông chú và ông dượng (là ông tú-tài Hoàng Đình Cử), và anh cô cậu là tú-tài Nguyễn Xuân Triêm cùng

nhau ngồi làm văn, ông cũng xin đề làm thử chơi, thời bài làm nghe cũng thông ý lắm. Năm Canh- ngọ (1870)

có đi thi một lần, vào được trường nhì, rồi hỏng, ông cười và nói rằng: Người đời xưa có công danh thường ở

những tay võ dõng, cứ gì lại phải cứ khư khư chăm chú vào mấy quyển kinh truyện mới làm được quan hay sao.

Cụ thân là Cụ Công Bình nghe thế bèn không ép học văn nữa. Năm Quý-dậu (1873) ở Bắc, bốn tỉnh nối nhau thất thủ. Ông được tin ấy phấn nhiên nói rằng: Đất tam-tuyên Sơn-Tây, Hưng-Yên, Tuyên- Quang

là nơi trọng địa, mà cha ta làm quan ở đó hay dở chưa tường, đạo làm con há lại ngồi yên hay sao. Rồi Ông bèn

cử bộ ra Bắc. Đường xá lúc bấy giờ đang buổi loạn, từ Quảng-Trị đến Thanh-Hoá giặc cướp lung tung, mà Ông đi

chỉ có một mình, khi đến Sơn-Tây vô sự.

Lúc ấy dư đảng của Ngô-Côn hãy còn quấy nhiễu, nhân dân chưa yên, ông mới phụng chỉ ra đầu quân, xin theo quân thứ để lập công (lúc ấy Cụ Hoàng Kế Viêm làm tổng-thống quân-vụ). Cụ Công Bình

vui lòng cho đi. Ông lập được nhiều công trạng, Cụ Hoàng Kế Viêm tấu tập về kinh mong ơn Hoàng- thượng phong chức Tinh-Binh Chánh-Đội. Lại sung chức Đốc-Binh (ngũ phẩm võ), và được thưởng nhiều phi-

long, ngân-tiền. Năm Giáp-tuất, hết việc thứ vụ, cụ theo cụ thân về kinh (1874). Bộ lại phiến xin cải bổ văn giai tốn

nhất trật, nhưng lại phải ra làm chừ-thủ (tri-phủ) tại Hưng Hoá (Bắc-kỳ).

Đến năm Mậu-dần, gặp ngũ-tuần Tiên-Đế, hàng tỉnh cử ông đại diện về dâng lễ vật. Lúc vào sân chầu, trên thềm thì cụ thân, dưới thềm thì cụ, đồng lạy. Người lúc bấy giờ nói rằng: "Phụ-tử đồng triều", lấy làm ngợi

khen. Đến năm Kỷ-mão (1879) và Tân-tỵ (1881), gặp hai tang lớn, nên cụ phải về đinh giang, vì trong khi đi thứ

vụ, tiêm nhiễm nhiều nước độc, nên khi hết hạng đinh giang rồi ông vẫn chưa được khoẻ, nên chưa ra sung chức.

Năm Ất-dậu (1885), ông ra chơi Hà-Nội, thăm quê vợ ở phố Hàng-Dậu. Khi ấy ở Hà-Nội, Bắc-Ninh còn loạn lạc,

vì lúc đó quân Cờ-Đen cùng quân Pháp đang chống cự với nhau, từ hạt Phú-Xuyên trở về miền xuôi, trộm cướp

đầy đường. Quan Tổng-Đốc Hà-Nội là cụ Nguyễn Hữu Độ sai ông ra vỗ yên việc ấy, hễ ông kéo binh đến đâu thì

yên đến đó. Nên quan Tổng-Đốc bổ ông làm tri-huyện Phú- Xuyên, lại thăng tri-phủ Nho-quan Ninh-Bình.

Được ít lâu thăng hàm nhưng phải lãnh tri-huyện Nam- Trực, Nam-Định. Đến đâu yên đến đó, nên được tiếng

thuần lương.

Năm Kỷ-sửu (1889) chiếu hàm thị độc, lãnh Án-sát tỉnh Lạng-Sơn, qua năm sau lại thăng Hồng- Lô-Tự-Khanh, quyền Hộ Lạng-Sơn, Cao-Bằng, Tuần-vũ, ông làm quan công việc giản dị lắm, dân sự hoá thật thà, khi rảnh việc thì cùng hai em là Công-Thuận và Công-Tuân đánh cờ hoặc làm thơ giải trí.

Năm Tân-mão (1891) có sứ nhà Thanh qua thương thuyết về việc ranh giới, ông bèn đi với Viên Công-sứ Lạng-Sơn vào ải Nam-Quan, thẳng đến thành Long-Châu, thuộc tỉnh Quảng-Tây, hội nghị với quan

nhà Thanh. Đôi bên ổn thoả ký hoà ước. Việc biên giới yên, dân chúng Lạng-Sơn mến phục ông lắm. Năm đó,

thăng Quang-lộc-tự-khanh và viên công-sứ tư thưởng ông Thanh-Long bội-tinh. Năm Nhâm-thìn (1892) tháng

giêng, đổi lãnh tuần-vũ Thái-Bình được 10 tháng, bệnh cũ lại phát nên ông xin về Hà-Nội chữa thuốc. Lúc khỏi,

và để dưỡng bệnh, phải làm Hậu-bổ nha Kinh-lược.

Năm Quý-tỵ (1893) ông theo cụ Hoàng Cao Khải vào du lịch Saigon, nhân dịp ông có tìm làng Phước-Lai (quê ngoại) quê của bà cụ Tố-Tâm, thăm viếng. Rồi xuống tàu qua Hương-Cảng, thuộc tỉnh Quảng-

Đông, ở lại cảng hơn một tháng mới về.

Năm Giáp-ngọ (1894) tỉnh Quảng-Yên khuyết bố-chánh, nha Kinh-lược bổ ông, không ưng nhưng sợ mích lòng, nên phải miễn cưỡng đi. Ở đó 17 ngày thì ông mất. Trước đó ngày 12 tháng 5, ông đã đi tuần

tập với viên công-sứ châu Vạn-Ninh, nhân ông bị cảm hàn, ngày 16 đã hơi khá, ông ra làm việc lúc trở vào nhà

trong hốt nhiên ông cứ thổ mãi, đến ngày 19 tháng 5, giờ tuất thời mất. Thọ 46 tuổi. Linh cữu đem quyền táng tại

gò Đống-Đa Thái-hà-ấp. Năm Nhâm-dần (1902) lại dời vào táng tại làng Vạn-Phúc Hà- Đông quê của Bà Đỗ Thị Phượng, theo ý ông Công Thành vậy. Mộ xây có câu đối:

Trâm anh lưu bất-dịa, Cốt cách bản nam-châu.

Cụ bà Đỗ Thị Phượng mất ngày cuối tháng hai năm nhâm-thân (1932), tại Vạn-Phúc, quê bà. Mộ để gần mộ Cụ Ông.

*****

TRẦN THỊ CỨ

(1853-1853)

Con gái Cụ Trần Trần Bình và bà Nguyễn Thị Giao

Sinh Giờ Sửu, ngày 20 tháng 8, năm Quý-sửu (1853) Mất Mất ngày 22 tháng 9, cùng năm

*****

TRẦN THỊ THUÝ

(1857-1860)

Con gái Cụ Trần Trần Bình và bà Nguyễn Thị Giao

Sinh

Mất

Thọ Sinh

Mất

Thọ

Giờ Tý, ngày 21 tháng 5, năm Đinh-Tỵ (1857) Ngày 13 tháng 9, năm Canh thân (1860) Bốn tuổi.

*****

TRẦN THỊ KIẾT

(1856-1902)

Con Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn thị Tố-Tâm

Giờ Giáp-tý, ngày 15 (Kỷ-hợi), tháng 10 (Kỷ-hợi) năm Bính-thìn (1856) Ngày 17 tháng 5 năm Nhâm-dần (1902) 47 tuổi

Sinh ở Tiên-Hoà, quê ngoại. Năm 20 tuổi có chồng là tôn-sinh Tôn-Thất-Miễn, con trai thứ tư cụ

Tôn Thất Tích, Tả Tham-tri bộ Hình (hệ bảy), có con trai gái 7 người:

1/ Tôn Thất Huân, ở đường Lê-Lợi, Huế, có đông con cháu. 2/ Tôn Thất Công, mất 3/ Tôn-Nữ Lé-Chị 4/ Tôn-Nữ Lé-Em, là bà Lê Văn Phấn ở Bến-Ngữ Thanh-Hoá, có con đông. 5/ Tôn-Nữ-Thị-Đoá có chồng là Mai Văn Bá (sau ly hôn) ở Thanh-Hoá 6/ Tôn-

Nữ Thị Luyện, có chồng ở Chợ Cống, Huế. Đông con cháu. 7/ Tôn-Nữ Tữa-

Em.

*****

TRẦN THUẬN

(1859-1913)

Tự: Thúc-Dự - Hiệu: Tốn-Trai Con trai thứ Cụ Trần Bình và bà Nguyễn thị Tố-Tâm

Sinh Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Canh-tý, ngày 12 tháng 11 năm Kỷ-mùi (1859) tại Bình-Thuận Giờ Tý, ngày 6 tháng 10 năm Quý-sửu (1913) tại Nam-Định 55 tuổi Trước quyền táng tại Nam-Định, đến năm Tân-Mùi (1931), ngày 18 tháng 11 dời về Huế,

táng tại làng Châu-Chữ, Cồn-Chè, gần mộ Cụ Công-Bình.

Nguyên phối: Bà Ngô Thị Giảng (1863 - 1936)

Giờ Nhâm-tuất, ngày 13 tháng 5 năm Quý-hợi (1863) Ngày 14 tháng 9 năm Bính-tý tại Thanh-Hoá (28/10/1936) 74 tuổi Núi Hàm-Rồng, làng Đông-Sơn, Thanh-Hoá, cùng uynh với con trưởng là Mạnh-

Khiêm, con gái là Thị-Khương, cháu dâu trưởng Thị-Nga vợ trước của Mạnh-Thuần (mộ

địa tư do Công Thuần mua).

Cụ cũng có hiệu là Diệu-Tiên. Năm 16 tuổi cưới bà Ngô-Thị-Giảng, con gái trưởng Cụ Ngô Tất Ninh Đề-Đốc ở Sơn-Tây, người làng Thanh-Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện-Bàn, tỉnh Quảng-Nam, và bà Phan

Thị Lợi, người Diên-Sinh tỉnh Quảng-Trị. Sau có nạp bốn người thiếp: Thị-Loan, Thị-Hảo, Thị- Hường, Thị-

Tiếu, không con, đều cho về cả.

Cụ người thông minh, chính trực, hiếu đễ, trung tín. Tính cách ôn tồn, bản chất khoát đạt, mỗi khi cùng với người giàu sang giao thiệp thi ông vẫn giữ cách trên, hết buổi rồi thôi, lạt lẽo không lấy gì làm thân

thích lắm, còn đối với người nghèo tri-kỷ thì lại lấy làm vui lòng, chơi mãi không biết chán. Ông lại có một điều hay

là mỗi khi ai có việc chi khẩn cấp, nhờ đến ông thời ông chẳng hề phân biệt người đó hiền hay ngu, sang hay hèn,

một lòng chu-tất, nếu mà có người nịnh hót kiếm chuyện thời ông lại gỉa lờ đi như không hề nghe, không hề biết

đến những lời nói đó, nên chi nhiều người ưa và phục lắm.

Ông thất dĩ sớm (mồ côi mẹ), luôn luôn theo hầu cụ thân, chẳng hở giờ khắc nào, nên mọi tính tình đều giống Cụ Lập-Trai Công Bình. Còn như chính sự, tuy Cụ chưa xuất chánh mà đã rất thông thạo, nhờ:

1) Lúc nhỏ theo cụ thân lúc Cụ làm Tổng-Đốc Sơn-Tây. Khi rảnh học văn thời học việc quan.

2) Lớn lên theo cụ nhạc là Cụ Đô-thống Ngô Tất Ninh, Đô-Đốc Tam-Tuyên, học việc quan, ngoài ra cụ còn học được thêm nghề võ nữa, và xem nhiều những bình thơ và các đồ trận.

3) Đến năm gần 30 tuổi, lại ra thăm ông anh là cụ Công Huấn, tuần-Vũ Lạng-Sơn và Thái-Bình, rảnh giờ lại trò chuyện thơ phú, cùng học thêm việc quan. Có nhiều khi Cụ Công Huấn mệt không thể làm việc

được thì cụ phó thác cho ông, thì mọi việc đều chu tất không sai nhầm gì cả (hồi đó có người nói đùa ông "chưa

làm quan huyện mà đã làm quan tuần rồi".

Vậy ông học làm quan đã ba lần, bởi vậy ông Phùng văn Oánh, là thầy dạy học con ông, có một bài trâm mừng ông có câu: Túc hạ hữu soái, tướng chi khí, kiêm văn võ chi tài. Cụ nguyên không thích làm quan,

ưng làm người hiệp-sĩ, nhưng phần vì nhà nghèo, phần vì thời thế cấp bách, nên cụ mới tập ấm, hàm Hàn-lâm

cung-phụng ra làm hậu bổ tại tỉnh Sơn-Tây, vài tháng thăng điển-bộ bổ lãnh tri-huyện Tam- Dương, năm Thành-

Thái Kỷ-hợi (1899) vừa lúc ông 40 tuổi. Kế thăng Điển-Tịch, rồi Biên-Tu, đổi lãnh tri- huyện Hưng-Nhơn, Thái-

Bình. Ba năm sau, năm Thìn (1904) ở Huế có bão to, việc nhà phân vận, ông nghỉ việc hai năm. Đến năm Ất-tỵ

(1905) cụ sai con trưởng là Công-Bang (tức là Mạnh-Khiêm) theo thân mẫu là bà Ngô-Thị-Giảng, về Huế tậu nhà

mua ruộng, lập nhà thờ họ, đặt ruộng tế, tại làng.

Về nhà thờ Họ: Trước có ở làng, sau đời Cụ Độn-Gia Công-Thiện dời lên Vạn-Xuân, đến đời Cụ Độn-Chuối Công-Kính, làm lại nhà thờ to lớn, sau đến đời thứ tám, gia vận suy vi nên nhà thờ phải bán, còn

ruộng tự điền của Cố vẫn còn. Hơn nữa từ khi Cố Độn-Chuối mất đi, nhà thờ giao luân phiên lo kỵ chạp, mỗi

nhánh lo một năm, trong các năm như vậy cũng có nhiều khi gặp nhiều sự lôi thôi, như có năm tới phiên lo việc họ

mà hoặc tiền bán lúa ruộng họ chưa thu được, hoặc vì lẽ nào đó, việc họ không được như ý. Sau này nhơn Cụ

Thúc-Dự lập nhà thờ thì toàn tộc giao cho đích-tôn là Công-Hân thủ tự. Số tiền 1.100 đồng bạc đã mua được

một cái nhà ngói ba căng, một sở vườn hơn bốn sào để đặt nhà thờ, và một mẫu tư ruộng ở Vinh-Lai phụ thêm cho

việc kỵ chạp. Trong bài văn-tế Cụ Á-Hy Công-Nhã tế cụ lúc cụ mất có câu: Tưởng nỗi làm nhà thờ, lập ruộng tế,

một tay lo cả họ được nhờ, v.v... Cùng sau này trong bài vè mộ Cụ huyện ở tập Thanh-Minh Châu-Chữ, Cụ Công-Điện có câu:

Cụ xưa công đức thiếu chi, Ở trong tộc-phổ còn ghi rõ ràng. Nhớ khi Tiên-Nộn ở làng, Nhà thờ hư nát, họ hàng đều lo. Nghe tin Cụ gởi tiền vô, Tạo ngay sở khác, để thờ Tổ-Tiên. Ngày nay sở ấy còn nguyên, Là nhà Thờ Họ ở miền Nam-Giao. Lại còn mua ruộng cúng vào, Ruộng thờ, ruộng chạp dồi dào về sau ...

Hai năm sau Cụ lại ra sung chức, đổi đi tri-huyện Trấn-Yên (Yên-Bái). Năm sau thăng thực thụ tri-huyện, đổi về huyện Phong-Doanh Nam-Định. Chu niên lại thăng hàn-lâm trước-tác, những lãnh. Cụ làm

quan tánh hay ngạnh-trực, không biết chìu chuộng quan trên, bởi thế làm tri-huyện 15 năm mà không

thăng tri-phủ, chỉ thăng hàm thôi. Khi làm quan cụ vẫn thường nói: ta chẳng thích làm cho người ta sợ, chỉ thích người ta thương thôi, chẳng muốn tiền tài của dân, chỉ muốn được lòng của dân thôi.

Năm Duy-Tân Quý-sửu (1913) Cụ bị ung-thư ở lưng, thuốc thang đủ phương không khỏi. Ngày 6 tháng 10, Cụ mất tại Nam-Định, thọ 55 tuổi. Cụ mất cùng ngày với cụ thân-sinh Công Bình, nên trong bài văn tế

cụ, cụ Á-Hy Công-Nhã có câu: Ngày mồng sáu tháng mười như đã hẹn, hồn thực là thiêng. Gia quyến táng Cụ

tại Nam-Định. Đến ngày 18 tháng 11 năm Tân-Mùi (1931) vâng lời Cụ Bà, đem hầu Cụ về táng tại Huế, làng Châu-

Chữ, bên mộ Độn-Chè. (Các cháu nội Cụ đủ đa chi: Công Long, Công Hậu, Công Thịnh thay nhau hầu từ Nam-

Định về Huế. Cụ Trọng Tiềm lúc đó làm việc tại Huế, lo công việc Cụ chu tất).

Bài Văn-Tế Cụ (của Cụ Á-Hy)

Nghìn dặm đường mây, Một tờ giấy điện. Bỗng nghe thêm tức tối, Chi xiết nỗi xót thương.

Nhớ linh xưa

Thực đấng anh-tài Vốn giòng phiệt duyệt, Nghề thi lễ thường noi sân Khổng,

Việc văn chương cũng đến cung Cần. Kể từ ngày : tự làng hạnh, ruổi đường hoa, hai mươi mấy năm trời,

chí hồ thỉ đã đáng trang nam tử. Trải mấy lúc: cầm ấn son, chăn con đỏ, ba bốn nơi ấp tễ,

tiếng thuần lương vang giậy chốn Bắc-Kỳ. Tưởng ơn mưa móc hãy còn dài, nào biết bồng hồ đã riêng tếch, Nhớ nỗi làm nhà thờ, lập ruộng tế, một tay lo cả họ được nhờ, Mà nay nằm đất khách, ở quê người, đồng phải tủi không ai thấy mặt. Đường thuỷ lục xa xôi cách trở, dầu tam sanh cũng chửa thoả lòng,

Tình anh em con cháu nghèo nàn, lễ ngũ phục tuân theo thường lệ.

ÔI THÔI THÔI

Áng công danh theo dòng nước chảy, Nền phú qúy như đám mây bay.

Tuổi năm lăm lẽ chửa rằng già, trời sao nỡ phụ, Ngày sáu tháng mười như đã hẹn, hồn thực là thiêng. Trong ba năm cũng chẳng xa gì, xin bà liệu đem về quê cũ, Dưới chín suối dầu mà có thấu, tưởng ông đành vui với tổ tiên. Nhớ tới câu nghĩa nặng ơn sâu, kể sao cho xiết, Thảm bấy nỗi, tình dài giấy ngắn, nói chẳng hết lời.

Hởi ơi thương thay ! Hởi ơi tiếc thay !

*****

Năm 1936 Cụ Bà Trần-Thuận, nhũ danh Ngô-Thị-Giảng mất tại Thanh-Hoá. Cụ cháu là Công- Dực nhớ tới hồi xưa ở với cụ tại huyện Tam-Dương (Vĩnh-Yên), Cụ coi như con ruột vậy, nên có đôi câu đối khóc Cụ: (do Cụ Sào-Nam Phan-Bội-Châu nghĩ dùm)

Vị tiên nhân mưu, vị ngã tộc nhân mưu, Nghĩa trạch, nhơn ba, thượng hữu tiền trì, ngưng cựu thuỷ.

Diệt ngô mẫu tỹ, diệc cố-vương mẫu ty, Minh trường, khắc cốt, cữ duy điểm luỵ, trích trùng tuyên.

(Lo việc tổ-tiên, giúp người trong họ, Nguồn nghĩa, sóng nhơn, ao trước đang còn ngưng nước cũ.

Cũng như mẹ đẻ, cũng như mẹ nuôi, Ghi lòng, khắc cốt, đành cam khóc tủi nhớ tình xưa)

(Trần Điện tạm dịch)

Sinh

Mất Sinh

Mất Sinh

Mất

Thọ

Mộ

TRẦN THỊ VIỆN

Con gái Cụ Trần Bình và bà Nguyễn Thị Tố-Tâm

Ngày 17 tháng 11, năm Canh-Thân (1860) Ngày

25 tháng tư năm ... Ba tuổi.

*****

TRẦN CÔNG QUY

(1862-1862)

Con trai Cụ Trần Bình và bà Nguyễn Thị Tố-Tâm

Ngày 8 tháng 3 năm Nhâm-Tuất (1862) Ngày

11 trong tháng.

*****

TRẦN THỊ KIỀU

(1863-1945)

Con gái Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tố-Tâm

Giờ Ất-dậu, ngày 24 (canh-ngọ) tháng 5 (mậu-ngọ) năm Quý-hợi (1863) ngày ... tháng ... năm 1945 ? Gần 80 tuổi Tại ấp Hữu-Vi, làng Lạc-Lâm, Nông-Cống, Thanh-Hoá.

Năm 15 tuổi gả chồng là Cụ Lê Bá Nhượng, con thứ tư cụ Lê Bá Thận, thượng-thư bộ Lễ. Đến tháng 2

năm Kỷ-mão (1879), bỏ trốn, tìm kiếm không thấy, coi như là mất tích. Mãi đến năm ất-tỵ (1905) nghe tin cụ ở

Bào-Cối, trại Đông-An, tổng Triêm-Đức, huyện Mộ-Đức, phường Tư-Nghĩa, tỉnh Quảng-Ngãi, có chồng là Cụ Nguyễn

Thứ (chết) và có 11 con nhưng đều không nuôi được, chỉ còn một con trai là Nguyễn Lễ năm đó 12 tuổi. Cụ anh ruột

là cụ Công Thuận cho người vào đón ra ở tại huyện Hưng-Nhơn. Rồi sau cụ về Thanh-Hoá cùng ở chung với cụ Công Tuân. Con trai là Nguyễn Lễ học hành chữ Pháp

khá, năm 1914-1918 tòng chinh qua Pháp, sau về làm y-tá bệnh-viện Thanh-Hoá. Sau hưu trí về làm ruộng tại ấp

Hữu-Vi, làng Lạc-Lâm Thanh-Hoá. Có con là Nguyễn Thị Hà, có chồng con ở Thanh-Hoá, và Nguyễn Ngọc Diệp

có vợ con tại Saigon. Tính cụ rất cương quyết, chính trực, lời to, nói thẳng, chẳng biết nịnh bợ ai và không sợ

quyền thế ai cả. Năm ... Cụ mất tại Thanh-Hoá, mộ tại ấp Hữu-Vi. Được nghe kể lại:

CUỘC LY-HÔN KỲ LẠ - CHÍ CƯƠNG-QUYẾT PHI THƯỜNG Sau khi mãn tang cụ thân, cụ bà về nhà chồng lúc 15 tuổi. Lấy chồng có lẽ là chỉ vâng lời theo lối

hứa hôn ngày trước, chớ lấy chồng mà bà chẳng có chút gì là hạnh phúc cả, với lang-quân thiếu tình đầm ấm, với gia

đình đầy phần tẻ lạnh. Vì vậy bà chẳng lúc nào được vui. Có lẽ là do sự hiềm khích từ xưa của hai họ Trần Lê, vì

hình như chính cụ Thượng Lê là người đã dâng sớ hoặc cụ Lập-Trai Công Bình trong vụ thi hội năm trước làm cụ bị

oan mà lạc chức.

Rồi một ngày trong tháng hai năm Kỷ-Mão (1879), năm bà 17 tuổi, sau hơn một năm ở nhà chồng, bà đem

mè ra sông vút, có lẽ cả đời chưa học món nữ-công này, nên không biết loáy hoáy làm sao, mà chỉ một thời gian

ngắn, thúng mè đó đã được giòng nước cuốn đi hết sạch. Buồn bực và lo sợ, không biết làm sao đây, và sau một hồi

suy nghĩ, thôi đành còn cách: phen này quyết chí ra đi mà thôi. Rồi vội vã bà thực hành

theo ý muốn. Nhơn bà thấy đoàn người chừng bốn năm người gánh trầu qua sông, bà liền hỏi thăm, thì được biết họ ở trong Quảng ra buôn trầu về bán. Bà nghĩ muốn thoát ly gia-đình, thì phải đi xa, chứ ở quanh quẩn tại Huế

thì sao yên, chẳng những bên nhà chồng tìm kiếm, mà bên nhà mình anh em cũng vậy, mà rồi trở về thì ăn làm

sao nói làm sao, chi bằng chỉ có một cách là thẳng cánh cò bay. Nghĩ vậy bà vội vàng theo bọn bán trầu vào Quảng.

Bất thần ra đi với hai bàn tay trắng, không tiền bạc không hành trang, may là chỉ có một chiếc nhẫn và đôi bông

tai, là hai món nữ trang thường mang trên người thôi.

Tới Mộ-Đức bà ở chung với họ, lo buôn bán làm ăn. Sau làm bạn với cụ Nguyễn Thứ. Bà làm ăn buôn

bán thịnh vượng, mua vườn, làm nhà, tậu ruộng, trong nhà rất là sung túc.

Đến năm Quý-mão cụ ông mất. Bà một mình nuôi con trai còn lại duy nhất là Nguyễn Lễ, năm đó được 9

tuổi.

Năm Kỷ-tỵ (1905), bổng một hôm một người khách qua đường đến tá túc. Cơm xong, tối lại, bà đem

mâm đèn ra hút. Khách cũng lân la mua thuốc hút nhờ. Rồi chuyện ra như pháo, khách cho biết ông ta ở Huế vào, tới

Ninh-Hoà thăm mộ ông thân. Chủ nhà cũng cho biết gốc người Thừa-Thiên, và hỏi thăm cặn kẽ anh em con cháu

trong gia đình cụ Thượng Trần ở Vạn-Xuân. Nghe vậy khách cho biết chính là con cháu trong họ. Rồi cho biết

hiện gia đình cụ chỉ còn ba anh em trai thôi. Anh cả cụ huyện Kim-Sơn, Cụ tuần Thái- Bình đã mất, còn cụ Công

Thuận thì đang làm quan huyện ở Hưng-Nhơn, Cụ Công Tuân cũng ở Bắc, chỉ còn cụ Ấm Năm ở Huế mà thôi. Chủ

nhà vốn đã nhận khách là Công Thiệu, tức là Sừng, em con nhà chú ruột. nhưng bà vẫn cứ tỉnh bơ như không, còn

Công-Thiệu thì quên không biết, vì lúc bà ra đi Công Thiệu còn ít tuổi quá, nên không nhớ. Ngày hôm sau trước khi

lên đường, chủ nhà có dặn khi trở ra Huế thế nào cũng ghé lại sẽ có chuyện cần cho biết.

Lúc tạm biệt khách cũng có ý nghi ngờ, vì thường ngày khi còn nhỏ có nghe chuyện có một chị là chị ba

Kiều bỏ nhà ra đi, nay nghĩ lại cũng có ý hơi nghi nghi.

Rồi đến khi ở Ninh-Hoà trở ra gặp chủ nhà cụ Công Thiệu liền hỏi: Có phải chị là chị ba không, bà cả

cười, rồi hai chị em hàn huyên vui vẻ. Bà giữ cụ Công Thiệu ở lại mấy ngày chơi, trò chuyện. Thế là hơn hai mươi

lăm năm biệt tích, nay mới có tin, nên khi cụ Công Thiệu về tới Huế liền cho bà con biết, và vội vàng ra ngay Bắc

tin cho hai anh biết tin vui đó. Cuộc tái ngộ này tuy là do nơi ngẫu nhiên, nhưng thật ra là cũng do nơi trời định

vậy.

Sau khi nghe tin cụ CôngThuận, đang làm tri-huyện Hưng-Nhơn, vội vàng cho người theo cụ Công Thiệu

vào Quảng đón bà. Khi trở vào Quảng, cụ Công Thiệu cho biết ý của hai cụ Anh, bà rất vui vẻ cho hay là trước đây

ra đi không định ngày về, nhưng nay hai mươi lăm năm đã qua, Cụ Ông đã mất, còn chút mụn con thôi, thì bà cũng

chẳng tiếc gì mà không hồi tôn để cùng anh em sum họp trong tuổi xế chiều này. Sau khi quyết định, bà hội họp

các con cháu bên chồng phân chia gia tài khắp đủ, giao phần hương hoả, nhà vườn để thờ phụng tổ tiên, ruộng

nương lo việc kỵ chạp, rồi sửa soạn lên đường. Tối hôm đó, con cháu cùng họ hàng làng xóm tụ họp rất đông để

tiển đưa bà thượng lộ. Bà nói với cụ Công Thiệu rằng: Rồi đây khi gặp mặt, chắc chi các anh cũng sẽ vui mừng

xiết bao. Vừa nói xong thì cụ Công Thiệu thưa: "Dạ phải, thưa chị, đã hơn hai mươi lăm năm xa cách, nay chị về

gặp mặt, thì các anh sao chẳng vui mừng, nhưng ..." Đến đây bà liền ngắc ngay câu, và hỏi: "Cậu nói nhưng..,

nhưng sao cứ nói". Cụ Công Thiệu vẫn còn e dè chưa dám nói, nhưng bị bà hối mãi nên liền tiếp: "Vui thì có vui

nhưng chắc các anh cũng phải buồn, buồn lòng chút ít vì ...". Đến đây bà chận lại và nói: "Các anh buồn vì cái này

chăng", vừa nói vừa chỉ vào cái mâm đèn, và nói tiếp: "Hai mươi lăm năm trời xa cách, nay về với anh em, đã không

làm cho anh em vui vẻ thì thôi, chớ sao lại làm cho anh em vì mình mà không vui cho đành" Nói xong bà bèn bưng

mâm đèn xáng xuống đất bể tan tành, rồi từ đó bà bỏ không hút nữa.

Trong lúc đi đường, phần bị mệt nhọc, phần bị cơn ghiền hành hạ, nhiều lúc đến nỗi cụ Công- Thiệu và

ông Lễ phải năn nỉ bà hút lại. Bà nhứt quyết từ khước, chết thôi, chớ không chịu hút lại. Ra đến huyện Hưng-

Nhơn, anh em mừng rỡ, cùng nhau đoàn tụ. Nhiều lúc các cụ đem khay đèn ra chơi, chính bà lo sửa soạn cho các

anh, chớ không bao giờ hút lại, mặc dù bao lần các anh mời mọc ân cần. Nhưng bà nhất quyết không là không.

Đó, hơn hai mươi lăm năm mang bịnh hút, mà nhất quyết bỏ là bỏ, như vậy đủ biết chí cương quyết của

bà ra sao.

(CÔNG-ĐIỆN phụng kể)

TRẦN THỊ NHIÊN

(1865-1865)

Con gái cụ Trần Bình và bà Nguyễn Thị Tố-Tâm,

song sanh với bà Thị-Yên

Sinh

Mất

Ngày 2 tháng 9 năm Ất-Sửu (1865) Ngày 29 tháng 11 cùng năm. Ba tháng.

*****

TRẦN THỊ YÊN

(1865-1925)

Con gái cụ Trần Bình và Bà Nguyễn thị Tố-Tâm, song sanh với bà Thị-Nhiên

Sinh Giờ Đinh-mão, ngày 2 tháng 9 năm Ất-Sửu (1865) Mất Ngày 25 tháng 10 năm Ất-sửu Mộ Làng Châu-Chữ, Độn-Chè

Năm 22 tuổi (1887) có chồng là Nguyễn Kinh con cụ Nguyễn Giám, người làng Kim-Ngọc (làm kế thất).

Đến năm Kỷ-Sửu, chồng chết. Bà tái gía với cụ Tôn Thất Võ tức Cáng con quan huyện Nông-Cống

Tôn Thất Công. Năm Nhâm tý 1912 cụ ra làm thông-lại tại huyện Đông-Sơn tới năm 1914. Bà không con, ngụ tại

ngã ba Từ-Đàm, Huế. Mất tại đó.

*****

TRẦN TUÂN

(1867-1913)

Tự : Quân-Phu - Hiệu : Nột-Trai Con trai Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tãi

Sinh Mất

Thọ

Mộ Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Tân-tỵ ngày 1 (Ất-dậu) tháng 2 (Quý-mão) năm Đinh-mão, niên hiệu Tự-

Đức thứ tám (06.03.1867), tại Thừa-Thiên. Ngày 1 tháng 12 năm Quý-Sửu (27.12.1913) tại Thanh-Hoá. 47 tuổi Táng tại Thanh-Hoá, sau đến ngày 17 tháng 8 năm Kỷ-Tỵ (19.09.1929). vâng lời thân mẫu, Công-Điện dời về an táng tại làng Châu-Chữ, bên mộ Độn chuối.

Phối : Bà Ngô Thị Dung (1873-1955)

Giờ Thìn, ngày 5 tháng 9 năm Quý-dậu (25.10.1873) Giờ Tỵ ngày 25 tháng 5 năm Ất-mùi (14.06.1955) 83 tuổi Quyền táng tại đồi phía sau nhà thờ Họ.

Cụ tính rất điềm đạm, ít nói, rất có hiếu. Học rộng nhưng thi mấy khoa không đậu, cụ nỗi danh là

thi-sĩ có hạng.

Cụ thường xướng hoạ cùng các thi-gia như Cụ Đào-Trang Hường-Vĩnh, cụ Tam-Xuyên Tôn Thất Mỹ,

cụ Hường-Ngại, Hường Khanh (Phủ Vỹ-Dạ) ở thần-kinh, cụ Phạm Liệu ở Quảng-Nam, cụ Mai-Sơn

Nguyễn Thượng Hiền (Hoàng-Giáp), cụ Nguyễn duy Sĩ (Tiến-sĩ) ở Bắc, cụ Thủ khoa Trịnh Bưu ở Thanh- Hoá v.v...

Nhất là cụ rất mến cụ đường đệ là cụ Á-Hy và cụ biểu đệ là cụ Ngu-Xuyên Hồ-Hanh ở Tiên-Nộn, và cụ

Hiệu Phan con Chúa An-Thường ở Chợ-Cống.

Năm Kỷ-mão 1879 - 13 tuổi: Cưới vợ là bà Nguyễn Thị Quế, con quan Bố-chánh Quảng-Bình Nguyễn Tín và bà Tôn-Nữ Thị Kim (hệ bảy). Bà sinh năm kỷ-tỵ, năm về nhà chồng mới 11 tuổi. Sinh một gái là Thị-

Vy. Năm Ất-mùi (1895) bà có lỗi nặng nên cụ cho về, lúc đó bà 27 tuổi, và bà Thị-Vy mới có 6 tuổi. Năm Bính-tuất 1886 - 20 tuổi: Nhập giám hạch đậu, thụ Hàn-Lâm-Viện Cung-Phụng. Năm

Kỷ-sửu 1889 - 23 tuổi: Sinh gái đầu là Thị-Vy. Năm Canh-dần 1890 - 24 tuổi: Ra Bắc tuỳ-phái nha Kinh Lược Bắc-Kỳ, lên Lạng-Sơn với cụ Công

Huấn (bào huynh) lúc đó đang làm tuần-vũ tại đó. Năm Tân-Mão 1891 - 25 tuổi: Cùng với hai anh là cụ Công Huấn và Công Thuận về Hà-Nội lo tang cụ

anh trưởng là cụ Huyện Kim-Sơn Công Luận mất tại Hà-Nội. Năm Nhâm Thìn 1892 - 26 tuổi: Tại Hà-Nội Năm Quý-tỵ 1893 - 27 tuổi: Về Thái-Bình với cụ Công Huấn vì cụ Công Huấn đổi về làm tuần-vũ

tại đó. Năm Giáp-ngọ 1894, 28 tuổi, theo cụ Công Huấn về Hà-Nội, cụ Công Huấn bệnh mất tại Hà-Nội. Năm Ất-mùi 1895 - 29 tuổi: Về Huế, được hồi quán do Lại-bộ Hậu-bổ. Ly hôn với bà Nguyễn Thị

Quế. Dạy học. Năm Bính-thân 1896 - 30 tuổi: Di ngụ về Mỹ-Am Tuý-Vân, dạy học tại nhà cụ Tuần Nguyễn. Cụ Tuần

rất mến cụ, hình như có ý gả con gái cho, nhưng không biết vì sao không thành. Trong thời gian tại Túy-Vân, cụ

có sáng tác nhiều thơ, còn lưu lại tập thơ Nột-Trai thi-thảo. Tại Tuý-Vân, cụ lui tới và xướng hoạ nhiều vơí các

thi nhân như cụ Nguyễn Tri Cơ, Nguyễn Bá Phù, Nguyễn Kim Phu, Bùi Vi Chương, Hoàng Túc Thân, Trần Chinh

Nhã v.v... nhiều nhất là với cụ Tú Hồ Ngu Xuyên ở Tiên-Nộn. Năm Mậu-tuất 1898 - 32 tuổi: Trở ra Bắc, tháng ba. Năm Tân-Sửu 1901 - 35 tuổi: Tục huyền cưới bà Ngô Thị Dung, gái thứ cụ Đô-thống Ngô-Tất-

Ninh (Quảng-Nam) và bà Nguyễn-Thị. Bà Ngô Thị Dung là em dị bào của bà Ngô Thị Giãng, nguyên-phối cụ

Công Thuận. Năm Nhâm-dần 1902 - 36 tuổi: Dạy học tại huyện Tam-Dương, nơi mà cụ bào huynh Công Thuận đang

làm huyện doãn. Sanh trai lớn là Mạnh Xưởng. Năm Quý-mão 1903 - 37 tuổi: Biệt cư Bạch-hạc. Sanh gái là Thị Tuyễn. Năm Ất-ty 1905, 39 tuổi, di cư về

Thanh-Ca, dạy học tại Dinh Bố. Năm Bính-ngọ 1906 - 40 tuổi: Sinh Công Điện. Năm Đinh-mùi 1907 - 41 tuổi: Cụ Hường Sỹ Hoạch đổi về Tuần-vũ Hà-Tĩnh, cụ theo về dạy học. Năm

Mậu-thân 1908 - 42 tuổi: Sanh Công Khuê. Năm Kỷ-dậu 1909 - 43 tuổi: Về Thanh-Hoá. Năm Tân-hơị 1911 - 45 tuổi: Sinh Kim-Quýnh. Năm Nhâm-Tý 1912 - 46 tuổi: Về huyện Phong-Doanh với cụ Thúc-Dự. Năm Quý-sửu 1913 - 47 tuổi: Sanh Thị Phùng. Cuối năm bị bịnh, mất tại Thanh-Hoá. Cụ bịnh ung-

thư từ lâu (bịnh mã-đao ở cổ) thuốc thang mãi không khỏi. Năm 1912 , một bác-sĩ Pháp tại bệnh-viện Thanh- Hoá

khuyên cụ nên mổ, cụ vào bênh-viện một tuần, rồi về không cho mổ. Cụ Á-Hy ở Huế thương lo lắm, nấu thuốc cao rồi cho cháu là Lê Văn Hoà đem ra Thanh, cụ dùng một thời gian, và tuyên bố bệnh đó nan y.

Tháng mười năm đó cụ Thúc-Dự cũng bị ung-thư, mất tại bệnh-Viện Nam-Định, cụ cảm xúc, thổ huyết

và ngất xỉu, nên phải đem vào Thanh ngay, không để cụ ở lại lo tang nữa. Từ đó đến tháng chạp, trong hai tháng,

bệnh tình càng trầm trọng, mỗi ngày thổ huyết mấy lần rồi mất. Cụ mất đi để lại cho cụ bà một cái gia tài trống rỗng, ngoại trừ vài trăm quyển sách, mấy chục thùng

thư, với một gánh nặng là trên hai mẹ già, dưới 6 con thơ ấu. Không những phải có tài kinh doanh tần tảo, mà cần

phải có đức tính cần lao nhẫn nại nữa mới đảm nỗi cái trọng trách đó. Từ khi có ý định lập nghiệp tại Thanh-Hoá, cụ đón cụ Nội ra ở với cụ. Mấy năm sau cụ Nội lẫn lộn nhiều.

Còn cụ ngoại tuy tuổi ngang với cụ nội nhưng còn khoẻ mạnh, mọi việc trong nhà, cụ đều thay thế cụ bà lo liệu cả.

Trước đây cụ ngoại ở Chợ-Bến, sung túc lắm, nhưng vì hai cụ Nột-Trai năn nỉ cụ về ở, vì cũng như cụ nội, cụ ngoại

chỉ có bà Nột-Trai là con duy nhất thôi, nên cụ ngoại phải cực lây vì thương con và cháu. Từ ngày cụ Nột-Trai mất, cụ Nội cứ ngày ngày thơ thẩn khóc than, lúc nào cũng ôm ru cháu, mà chỉ hát

một câu: "Lá Vàng Còn Ở Trên Cây, Lá Xanh Rụng Xuống, Trời Hay Chăng Trời". Nghe câu hát thê thảm đó ai

mà không đau xót. Rồi đến tháng mười năm sau, cách sau mười tháng, cụ nội mất. Đến năm 1920, cụ ngoại cũng mất

tại Thanh-Hoá.

Tay không mà cụ bà nuôi nỗi đàn con 6 người, từ nhỏ cho đến khi thành gia-thất, cháu sáu hàng gái trai đầy đủ. Ở Thanh-Hoá ai cũng biết, cũng đều nể thương.

Sau một quãng dài hơn hai mươi năm, lo lắng cho các con, cụ bà mới được thảnh thơi. Từ năm 1936, các con đã khôn lớn, làm ăn khá giả, Công-Điện làm nhà, tậu ruộng, phụng dưỡng cụ bà rất chu đáo.

Năm 1942, cụ bà vừa 70, lễ thọ đã cữ hành tại Thanh-Hoá, các con cháu đều về đầy đủ, bà con ở Bắc về,

ở Huế ra, bạn bè quan khách ân cần vui vẻ. Từ đó tuy tuổi 70, mà cụ vẫn còn minh mẫn, khoẻ mạnh, suốt ngày lo

việc hội hè, Phật-sự, cùng tổ-tôm, tài bàn cùng các bạn bè cho vui qua ngày tháng. Đến năm 1944, cụ bà về ở

Huế, lúc đó Công-Điện cũng lập nhà riêng ở Huế. Tháng mười năm Ất-dậu 1944, nhân dịp cụ Thượng Trần Thanh-

Đạt ra Thanh-Hoá thanh tra, Công-Điện theo ra đón cụ bà về Huế. Từ đó, mười năm cuối đời, cụ ở tại quê nhà. Ngày 25 tháng 5, năm Ất-mùi (14/07/1955), cụ mệt, kêu con

cháu đông đủ lại trò chuyện, và dặn bà dâu (bà Trần Điện) mua thêm ít món cần dùng để tẩn liệm, còn mọi sự như

áo quan, quần áo v.v. cụ đã tự sắm trước cả. Đến 10 giờ bảo con là Công Điện kê gối sửa đầu cho ngay thẳng rồi đi.

Đám cử hành đơn giản, táng tại độn phía sau nhà thờ Họ, với sự hiện diện đông đủ bà con trong Họ. Mắt thấy kể lại:

Xưa nay thường nghe chuyện mồ-mả kết phát, mà thật ra tin thì cũng chưa chắc hẳn đã là tin, mà không tin thì cũng chưa dám nói hẳn là không. Sự kết phát là do nơi địa lý. Địa-lý hiện nay vẫn đang được coi là

một môn khoa học huyền bí vì chưa được chứng minh cụ thể. Tuy nhiên cũng đã có nhiều sự việc làm cho người ta

phải tin rằng có. Sau đây là một sự việc mà tôi là nhân chứng, nhãn chứng, thấy rõ nên kể lại cho bà con trong Họ

nghe để rộng đường xét đoán về khoa học này. Năm đó (1929) tôi đang ở Saigon, một hôm nằm chiêm bao thấy cụ thân sinh về báo mộng phải trở về dời mộ

cụ ở Thanh-Hoá về Huế. Vì lẽ ấy tôi vội vàng về Huế để lo công việc. Khi về đến Huế gặp bà cụ Tư (Trần Thị Vy)

thì bà hỏi ngay: có phải em về định lo việc dời mộ cậu không? Rất lấy làm ngạc nhiên, tôi hỏi: Sao chị biết ? thì bà trả

lời là hôm qua, bà nằm mộng thấy cụ thân cho biết hôm nay tôi về lo công việc đó. Sau đó tôi ra Thanh lo công việc. Nếu muốn cho hợp lệ hợp pháp, phải mất nhiều thời giờ vì thủ tục giấy tờ rất phiền phức. Chỉ có cách làm

lén là êm. Hôm đó, ngày 17 tháng 8 năm Kỷ-tỵ (19/09/1929), tôi cùng hai em gái Quýnh và Phùng, sắm đủ các

thứ cần dùng vào việc bốc mộ. Mộ cách thành phố chừng hai cây số, và từ mộ ra tới đường quan cũng gần nửa cây.

Hôm đó trời nóng bức lắm, nhất là giữa một cánh đồng bằng không cây cối. Khoảng hơn ba giờ chiều là tôi bắt đầu

làm việc, bắt đầu cuốc đất và ban đất ra chung quanh, và khi tới ngang mặt tấm ván nắp quan thì tôi nghỉ, đợi cho tắt

mặt trời sẻ bốc, vì bà cụ ở nhà đã dặn nên để hết mặt trời hãy làm, vì tránh được ánh nắng thì tốt. Đến lúc mặt trời vừa

tắt, thì ba anh em lo bới đất, công việc rất dễ, vì mùa nắng khô ráo, hơn nữa gò cao nên khô khan sạch sẽ lắm. Nắp áo quan còn tốt, 16 năm mà còn nguyên, vì bằng gỗ huỳnh-yâm. Bổng nhiên thấy hơi nóng từ dưới

mộ bốc lên không thể chịu được, hai em tôi liền đề nghị đợi chút nữa cho mặt trời tắt hẳn đã, cho bớt nóng. Tôi

không chịu, sợ đợi lâu trời tối khó làm và sợ trể. Rồi ráng chịu nóng, lấy thuổng cậy nắp ra, thì ai nấy đều choáng

váng, vì một sức nóng đẩy bật nắp quan hẳn ra, gượng một chút rồi tôi lại ráng sức đẩy gạt cái nắp qua bên, thì

thấy trong áo quan toàn như một mầu sương trắng xoá, bao kín cả mặt áo quan. Lúc đó hơi nóng hết rồi, một vẻ mát

dễ chịu, ba anh em đều tới bên áo quan, lấy tay bốc đám bọt trắng ấy như bọt xà bông, nhưng hình như nặng và cứng

hơn, và có vẻ lâu tan hơn, rồi ai nấy đều lấy làm lạ, lấy tay bóp lại , tai nghe lạo xạo, một lúc, rồi mới tan hết. Lúc

đó trong áo quan hình như có nước mà những bọt này nổi lên trên. Cùng chung một ý nghĩ, anh em chúng tôi mỗi

người lấy tay gạt bọt ấy ra hai bên rồi chỉ trong chốc lác là bao nhiêu bọt trắng ở ngoài và trong áo quan đều tan

hết, thoáng thấy trong áo quan hình ông thân tôi nằm ngay như người còn sống vậy. Hai em tôi có vẽ lo sợ, lùi ra

và nói gì ú ớ không rõ, rồi tôi nhìn lại thì cũng chẳng còn thấy gì nữa, chỉ còn lại bộ xương mà thôi. Sau đó tôi bảo

hai em tôi lo hốt cốt cho kịp. Đã sắm sửa đủ cả: nước ngũ vị hương để rửa cốt, nào giấy moi để chùi cho khô, nào

giấy bản để gói, khăn lông v.v., nhưng khi đưa tay vào làm thì hoàn toàn như bộ xương khô của các viện khoa-

học dùng cho sinh viên học vậy. Xương vàng như nghệ, khô khan và sạch sẽ nên không cần rửa nước làm chi, cứ

việc đánh dấu bên phải bên phái mà thôi. Có một điều lạ là: Cái hoa-cái thì không giống mầu xương khác, không

vàng mà trái lại đỏ như gấc vậy. Bộ xương thì hoàn toàn nguyên vẹn, chẳng hề thiếu sót, và đều sạch sẽ, trừ một vài

chỗ có ít đất dính vào thì chỉ cần lấy tay phủi đi là sạch hết. Tôi đã có sẵn một cái va-ly rương thật lớn, phòng có nhiều chỗ rộng rãi để lót đệm cho êm, nhưng lạ là mỗi

món xương chỉ cần bọc một lớp giấy mỏng là dủ, xếp vào trong là vừa đủ, đầy kín va-ly, trên mặt trải cái khăn lông

mà cũng không được, chỉ một lớp giấy bản mỏng mà thôi. Khi công việc xong, trời vừa tối hẳn. Nghỉ một lát rồi ba anh

em ra về. Em Phùng tôi thì lo gánh các đồ dùng và các đồ khác, còn em Quýnh

và tôi thì thay phiên nhau xách cái va-ly đó. Lãnh xách đầu, mới độ 20 thước thì em Quýnh đã đặt xuống le lưỡi không kham, tôi phải lại thay, mới đầu cũng nhẹ, rồi độ vài ba chục thước cũng không sao gắng được, tôi

phải đặt xuống van vái cầu nguyện, rồi tôi nghĩ ra một cách, là hai tay bưng va-ly đặt lên đầu mà đội, đi như vậy

thấy nhẹ nhàng và khoẻ lắm. Chỉ một lát là tới đường quang, thuê xe về nhà. Sửa soạn xong mười giờ lên ga xe lửa

đi Huế. Đêm đó trăng sáng trời quang, mát, đẹp. Ở ga Thanh-Hoá chỉ có tôi, bà bác Tôn (Bà Tôn Thất Kế) ở Lò-

Chum cùng đi Huế. Góc toa hạng ba đó, có hai ghế 4 chỗ ngồi, đã có một cô hành khách từ Hà-Nội đi Saigon. Bà

bác cho biết bà về thăm ông cụ Bát ở Phủ-Cam bên sông Bến-Ngự, nơi đền thờ Đức Thánh Trần. Khi xe lửa đi khỏi Vinh, trời còn trăng sáng, vui vẻ, nhưng khi gần đến Hà-Tỉnh thì trời bắt đầu mưa to

gió lớn, hắc cả vào trong toa. Tôi còn nhớ bà bác nói đùa tôi: mời hai thầy cô qua một bên nói chuyện cho vui, cho tôi

được riêng một ghế năm nhờ một lúc cho đở mệt. Tôi qua bên kia ngồi chung ghế với cô hành khách, và nhường

cho bà bác riêng một ghế. Bà ta liền lấy chiếc chiếu mang theo, nằm đắp cho khỏi mưa và ngủ. Xem như vậy đủ

biết là trời mưa to biết bao. Trời vẫn mưa, và bà bác vẫn ngủ trong chiếc mền bằng chiếu. Tôi và cô hành khách

vẫn cứ tiếp tục câu chuyện vu vơ để giết thì giờ. Quãng gần sáng, chừng 4, 5 giờ, khỏi Quảng-Bình thì phải, bà bác bổng ngồi phắt giậy, đứng lên ra ngoài,

chỗ thềm lên xuống, và gọi tôi ra. Tôi vừa ra, bà ta hỏi: này cậu, có phải cậu bốc mộ ông cụ về Huế không? Tôi lắc

đầu trả lời không. Bà ta như vẻ không tin, hỏi gặn mãi, tôi cũng đã có ý bực mình, trả lời hơi có vẻ khó chịu: Sao bà

cứ lôi thôi thế, tôi đã nói không là không, mà dù có thực, mà tôi không muốn cho biết thì thôi chứ can gì mà tra hỏi

cặn kẻ như vậy. Nghe xong bà bác liền vỗ vai tôi nói một cách thành thực: Này cậu, tội nghiệp cho tôi lắm, có phải

tôi tò mò hỏi chuyện đó làm chi đâu, chỉ vì tôi vô ý có lỗi, sợ quá, nên cần biết để tạ lỗi đó thôi, rồi bà nói tiếp cho

biết là lúc bà đang nằm ngủ, ghế ngắn nên phải gác chân lên chiếc va-ly của tôi, và trong chiêm bao bà thấy ông cụ

cầm roi đánh bà túi bụi, rồi la bà là vô phép. Vì vậy bà lo sợ mới hỏi cho ra cớ sự. Bà ta nói tiếp: Nếu thật vậy tôi

rất mừng cho cậu, lo được việc đáng làm, và tôi để khấn vái xin cụ tha lỗi cho. Thấy bà ta thành thực nên tôi chỉ

gật đầu nói dạ phải. Nghe xong bà ta tỏ vẻ mừng rỡ, mở trong bồ hành lý lấy ra một thẻ hương và ít xấp giấy vàng

bạc, để trên chiếc va-ly và khấn vái. Tôi rất lo ngại sợ người ta biết , nhưng lỡ rồi thì biết nói làm sao, đành lờ như

không. May là cũng chẳng ai để ý cả. Khấn vái xong bà đem giấy vàng bạc và hương ra đốt v.v. tỏ vẻ yên tâm hài

lòng. Khi xe lửa đến Huế, hồi đó đang có chuyện gì về chánh trị nên ở ga Huế nhà chức trách đang khám xét hành

khách xuống xe. Lúc xe vừa dừng trước ga, đã có chị Tư và anh chị Ấm-Hàm tôi ra đón. Ở trên xe tôi vội vàng đưa

xuống cái va-ly nhỏ của tôi và một cái bồ đựng cái cốt mền bông. Mấy anh chị tôi hỏi thêm là đã hết chưa, tôi trả lời

hết. Mọi người đem các món ra cửa thì đã có nhân viên cơ quan hữu trách giữ lại khám xét. Trong khi đó tôi đang

trò chuyện với cô bạn gái đồng hành. Lát sau, sân ga có vẻ rộng, ông Xếp ga đang sửa soạn cho xe lửa khởi hành, tôi

mới chào cô bạn bước xuống xe, tay xách va-ly, không cần ra cửa ga, mà lại vào ngay phòng ông Xếp ga, lúc đó

ông Xếp đang mắc ngoài sân ga, trong phòng chỉ có một người nhân viên, tôi liền nói với người đó: này nhờ anh nói

lại với ông Xếp rằng tôi có việc cần phải về trước, mai sẽ lại thăm. Nói xong tôi liền xách va-ly ra cửa trước ra

đường, một mình thủng thẳng đi tới bờ sông trước ga. Đặt va-ly tại một nơi, rồi lên đứng trên đường đón chị tôi.

Một lát chị tôi cùng mấy người cùng đến nơi, có lẽ chưa thấy cái va-ly, nên ai nấy đều có vẻ giận, chị tôi liền nói:

Nếu không làm được sao không cho biết trước, để khỏi mất công, lỡ cả. Tôi vội trả lời: sao lại không được, và tôi

chỉ cái va-ly cho chị tôi cùng mấy anh chị em biết tài. Ai cũng mừng, may có chút lanh trí, chớ không thì cũng bị

lôi thôi ít nhiều chớ chẳng không. Rồi đó đem lên Châu-Chữ.

Sau này kể chuyện lại, nhiều người cho biết là ngôi mộ đó đang kết mà dời đi thì uổng lắm.

Công Điện *****

TRẦN THỊ MUỘI

(1868-1868)

Con gái Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tãi

Sinh Ngày 21 tháng 4 nhuận, năm Mậu-thìn (1868) Mất Ngày 17 tháng 9 trong năm. Sáu tháng

*****

TRẦN THỊ KHỬ

(1871 - 1871)

Con gái Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tãi

Sinh

Sinh

Mất

Sinh

Sinh

Mất

Ngày 8 tháng 6 năm Tân-mùi (1871). Mất: Trong tháng

*****

TRẦN CÔNG CẨN

Con trai Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tãi

Ngày 15 tháng 6 năm Đinh-sửu (1877) Ngày 29 tháng 8 năm ... Ba tuổi

*****

TRẦN CÔNG KHỨ

(1880-1880)

Con trai Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Tãi

Ngày 9 tháng 3 năm Canh-thìn (1880). Mất: Tám ngày.

*****

TRẦN CÔNG NHẪN

(1874 - 1877)

Con trai Cụ Trần Bình và Bà Nguyễn Thị Lựu

Ngày 21 tháng 5 năm Giáp-tuất (1874) Ngày 16 tháng 11 năm Đinh-sửu (1877) . Bốn tuổi

Sơ đồ

Đời Thứ Tám

Phòng Nghĩa

Con Cụ TRẦN TUYỂN

Tr.T. Quyên Tr.T. Thường Trần Nhã Tr.Thị Nga Trần Hiển Tr.Thị Hảo Nguyễn Kinh Hồ Hanh Á-Hy Lê V. Loan Hối-Trai

ở Kim Ngọc ở Tiên-Nộn ở Phú Mộng (Mất sớm)

Đời Thứ Tám

Phòng Nghĩa

TRẦN HIỂN

(1847 - 1884)

Trước tên Như - Hiệu : Hối-Trai Con trưởng Cụ Trần Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Ất-tỵ ngày 22 tháng 1, năm Đinh-mùi (1847) Ngày 10 tháng 11 năm Giáp-Thân (1884) 38 tuổi Tại làng, trong uynh mộ Tổ, toạ Giáp, hướng Canh.

Nguyên phối : Bà NGUYỄN THỊ TỲ

Cụ làm quan chức Tư-vụ bộ Công. Năm 20 tuổi có vợ là bà Nguyễn Thị Tỳ con gái cụ Nguyễn Khanh

người làng Hiền-Lương. Cụ mất tại chức.

Cụ có hai con gái: 1/ Trần Thị Chồn

2/ Trần Thi Chuột

*****

TRẦN THỊ HẢO

(1843-1843)

Con gái trưởng Cụ Trần Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh năm Quý mão 1943 Mất trong tháng. Kỵ ngày mồng 3 tháng 8.

*****

TRẦN THỊ NGA

(1849-1890)

Con gái Cụ Trần Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Phối

Ngày 15 tháng 3 năm Kỷ-dậu (07/04/1849) Ngày 25 tháng 9 năm Canh-dần (28/10/1890) 42 tuổi Táng tại xứ Lâm-Lộc, Làng Phú-Xuân, Hương-Trà

Lê Văn Loan (Nam-Châu) ngụ tại Phú-Mộng

Con : 1/ Lê Văn Kiểm 3/ Lê Văn Hiệp 5/ Lê Thị Xuân 2/ Lê Văn Hoà 4/ Lê Văn Thảo

*****

TRẦN NHÃ

(1851 - 1919)

Trước tên Thống - Tự : Á-Hy - Hiệu : Phục-Trai

Con thứ Cụ Trần-Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Nhâm-tuất, ngày 10 tháng 8 năm Tân-hợi (04/10/1851) Ngày 25 tháng 10 năm Kỷ-mùi (16/12/1919) 69 tuổi Trước táng tại núi Tam-Thai, sau hầu về Làng Châu-Chữ, Mộ Độn Tùng

Nguyên-phối: Bà Hoàng Thị Điểu (1849 - 1919)

Ngày 25 tháng 7 năm Kỷ-dậu (11/09/1849) Ngày 15 tháng 12 năm Mậu-Ngọ (16/01/1919) 71 tuổi để song hồn cùng cụ Ông tại làng Châu Chữ

Cụ dáng người bệ vệ, tướng mạo khôi ngô, tánh tình nghiêm nghị, liêm khiết, nói năng hoạt bát, biện

thuyết hùng hồn, có nhiều uy tín. Năm hai mươi tuổi (1871) cưới bà Hoàng-Thị-Điểu, con thứ hai quan Phó-Vệ-Uý Hoàng văn Lợi, quán

làng Thị-Nại, huyện Duy-Xuyên, Quảng-Nam. Bà có một ông anh là Hoàng văn Tự, và một ông em là Hoàng văn

Tựu, ngụ tại làng Giạ-Lê, Thừa-Thiên. Đầu sanh tiếp hai gái. Ngày 22 tháng 8 năm Tự-đức thứ 29 (1876), gặp tang thân sinh, lo việc tống chung xong thì nghèo

sạch sành sanh như rửa, không có một tất đất mà cắm dùi.

Cụ Ông phải đi xa mà cày bằng cái lưỡi (dạy hoc), bà thời may thuê vá mướn, mà nuôi con, cơm mai

cháo chiều, đỡ qua ngày tháng. Năm Kỷ-mão (1879) và năm Nhâm-ngọ (1882), cụ thi đậu luôn hai lượt tú-tài, lại sanh thêm ba gái nữa,

cảnh ngộ gian nan, không thể chờ đi thi hội được, cụ phải tìm việc làm Thừa-biện bộ Binh, để kiếm chút lương bổng,

lúc cụ Tôn Thất Thuyết đang làm Thượng-thơ bộ ấy. Năm đầu niên hiệu Kiến-Phước (1884) vãng phái đi Bình-Định được gặp chú ruột là cụ Thành-Chi Công

Giảng đang làm Bát-phẩm tỉnh ấy. Kỳ gặp gở này cụ lấy làm vui lắm, nên cụ thường nhắc lại cho là dịp may mắn lần

đầu trong đời du-hoạn của Cụ. Tháng tám năm ấy về được sơ thụ hàm Cung-phụng. Qua năm Ất-dậu (1885) sanh cụ Công-Thống. Năm ấy là năm thất-thủ kinh-thành, cụ Tôn-Thất-

Thuyết phò vua Hàm-Nghi ra Quảng-Trị, các tỉnh khởi nghĩa lo việc cần-vương. Lúc bấy giờ Cụ bà đang có thai Cụ

Công Thống, chạy giặc, gánh hai con nhỏ là Thị Hiền và Thị Hoà trong hai cái thúng, cụ Ông thời cõng Thị Hạnh,

còn con đầu là Thị Tánh, đã hơn mười tuổi, chạy theo được, cùng một đoàn lên lánh nạn trên xứ Buồng-Tầm.

Tháng năm năm Đồng-Khánh thứ hai (1837), thăng hàm Điển-tịch, lãnh Tri-Huyện Quế-Sơn, Quảng-

Nam. Buổi đó đang rộn về vụ văn thân nghĩa hội, khói lửa tứ tung, nhất là ở hạt Quế-Sơn, nghĩa quân vừa đốt phá

quận lỵ. Cụ nhậm chức ít tháng thăng Biên-tu. Cụ làm việc có đức mà xử sự cương quyết. Toàn huyện an ninh, dân

chúng kính phục.

Tháng ba năm Mậu-tý (1888), Công Thống mất tại Quế-Sơn, tuổi chưa đầy bốn năm, mà khôn ngoan minh mẫn khác thường.

Hai Cụ rất phiền muộn lo lắng về việc kế hậu, từ đó phát tâm kỳ nguyện, mỗi tháng rằm và mồng một niệm

Phật ăn chay, lại đến chùa Thiên-Thai tại núi Ngũ-Hành-Sơn (Non-Nước) ở Hoà-Vang, hết lòng cầu đảo. Tháng năm năm Canh-dần (1891), mãn khảo, về kinh. Cuối năm ấy sinh Công-Toại. Năm Thành-Thái thứ tư (1892), cải thọ chức Tư-vụ bổ chân Hành-Tẩu Cơ-Mật. Qua năm sau thăng

chủ-sự. Tháng năm vâng chỉ đi công cán Bắc-Kỳ, được gặp mấy cụ đường huynh là Trọng-Mô (Công Huấn) đang

làm Tuần-Vũ cáo giã tại Hà-Nội, Thúc-Dự (Công Thuận) và Nột-Trai (Công Tuân) vui vầy trò chuyện, hơn nửa

tháng. Lần này gặp gở cụ cho là dịp vui thứ hai.

Năm Thành-Thái thứ bảy (1895), thăng Viên-ngoại lang. Qua năm 1898 thăng Thị-Giảng Học-Sĩ, kế đó đình nghị cử đi làm Giam-Đô-Đốc Hội-Thí trường-

vụ, khi trường vụ vừa xong, gặp lúc nhà nước bảo-hộ thi hành chính sách tĩnh giảm quan lại trong triều, Cụ phải về

sĩ bổ.

Bốn năm nhàn tán, cũng không uổng phí thì giờ, Cụ ở nhà dạy con học chữ hán, và dạy các cháu nhiều

phú thi. Năm Nhâm-dần (1902) cải hàm tòng-tứ, lãnh Lang-Trung bộ Lại, qua tháng 9 năm sau đi Đề-Điệu trường

thi Nam-Định, lại được gặp cụ Thúc-Dự tri-huyện Hưng-Nhân, và Nột-Trai hội đàm vui vẻ được mười ngày, ấy là

giai hội thứ ba mà cụ được gặp bà con anh em ở xa vậy. Năm sau được thiệt thọ Lang-trung. Đến năm Duy-Tân thứ tư (1910) cải thọ Hồng-Lô-Tự-Khanh. Năm 1911 gặp ân-điển, Cụ làm lễ phong tặng thân-phụ vinh hàm Phụng-Nghị Đại-Phu Hàn-Lâm-

Viện Thị-Độc, và Cụ thân-mẫu Ngũ-Phẩm-Nghi-Nhơn. Trong lễ phần huỳnh, khi tế điện Cụ rất ân cần kính cẩn, mà

các cuộc linh đình, trọng lễ ấy chỉ có cái tinh thần báo đức đền ơn rõ rệt của Cụ mới cân bằng mà thôi. Tấm lòng

chí thành của Cụ tưởng có thể cảm động thấu chốn u-minh, làm cho tiên-linh được vui lòng mãn ý.

Bình sanh Cụ rất tín mộ việc phụng sự tổ tiên, đến khi kỵ chạp Cụ thận trọng lắm. Cụ cho đạo đức luân lý

của ta là thiện mỹ, tuyệt đối. Cụ thường nói: Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ là tám đạo đề bất di bất dịch,

luân-lý nào, đạo-đức nào trong vũ-trụ cũng không thể cải cách được tám đạo đề ấy. Một quốc gia nào thiếu đi một, là

một quốc gia suy bại, một cá nhân nào thiếu đi một, cá nhân ấy không đủ tư cách làm người. Cụ hay lấy việc hiếu đễ trung lương trong kinh sử, lấy những cổ-phong cổ-điển hay mà khích lệ dạy vẻ

cho con cháu ở đời. Mỗi khi Cụ kể chuyện đời xưa nhắc đến những hành trang của các bậc tiên-sinh hiền-nhơn,

quân-tử, thấy Cụ khinh khoái vui vẻ lắm và hình như đối với các bậc cổ nhơn đó Cụ xem như thầy, như bạn thân. Khi nhàn hạ Cụ rất ưa xem sách ngâm thi, vòng thi đánh thi. Lúc còn ở Tiên-Nộn, gần nhà Cụ Tú Hồ là

em rể, chồng bà Thị Thường, thời ngày ngày mỗi chiều, hai Cụ hội họp một nơi mà ngâm thi uống rượu, nhiều khi

lưu liên diên dãn cho đến thâm canh. Năm ở Quảng-Nam về , hai cụ lập vườn nhà ở làng, làm ruộng, làm đất khô,. Sau đến đời Khâm-sứ Brière

có bề thiên vị giáo đồ thiên-chúa giáo, nên giáo dân cậy thế hoành hành, làm nhiều điều phi pháp, hai Cụ thấy đồ

bạc-ác ỷ thế bức hiếp kẻ ngoại đạo, đối với kẻ có thì sách nhiễu yêu cầu, đối với người cô thì vu oan giá hoạ, dân

làng hồi đó rất nan kham. Hai Cụ bèn bỏ vườn nhà (chỗ làm nhà chung bây giờ) lên ở dãy bờ hồ trước dãy Trường-

Tiền (trước cầu). Được ít lâu, nhà nước bảo-hộ thiết lập thành-phố Huế, buộc các cư chủ phải mua đất lại của thành-

phố, thuế viết lôi thôi, nên lại bỏ chỗ ở một lần nữa, về mua đất vườn của ông sui gia tại ấp Xuân-An, gần Chợ-Cống.

Lúc ở phố Trường-Tiền Cụ hay đi lại với các cụ Hường Vinh Trương Trọng Hưu, Tam-Xuyên Tôn Thất Mỹ v.v... là những tay thi sĩ đương thời.

Lúc về bến Xuân-An gần Cụ Hiệu Phan Phủ Quân, hai cụ lấy tình sui gia, thân thiện sẵn, nay được gần

gụi, lại càng thêm vui thú Thường ngày hưu hạ, hoặc hội hiệp bàn luận văn chương, hoặc cùng nhau đi đánh thơ,

thả thơ nơi các hội tao nhơn mặc khách, ở Phủ-Cam, Vỹ-Dạ hoặc trên Hương-Giang, tại các nhà mát. Tài đánh

thơ, vòng thơ của Cụ rất lão luyện, văn sĩ thần kinh thời đó đã tặng Cụ cái danh là Vô-địch tướng-quân.

Khí cốt cao cường, cương trực, ghét thói cầu thân hiếu mỵ, việc không xứng đáng dầu có lợi cũng không

làm. Trên con đường công danh chỉ lấy văn chương học hành mà tiến thủ, quan trên kẻ đức độ có biết thời trọng,

người tham nhũng thì không thể ưu vui. Cụ làm quan hơn 30 năm, giống như yểm thế, nhưng lòng vẫn thản nhiên

không buồn bã cầu cạnh. Đến khi rũ áo về vườn, trong nhà cũng không khác khi ra đi là mấy. Trong bài thi Cụ Thúc-Dự ở Bắc gởi về tặng khi Cụ thăng Hường-Lô, có câu:

Thân Kiêm Lại Ẩn Thi Ưng Thọ Thế

Kích Phong Ba Khí Cánh Du

hai câu trên đã phẩm đề rõ tánh cách của Cụ.

Năm 1914, Cụ xin về hưu, thăng Quan-Lộc Tự-Khanh. Lúc bấy giờ con là Công-Toại đã bổ làm việc tại

toà Khâm-sứ hơn sáu năm rồi, và đã có vợ con. Trước khi về hưu, Cụ có sắm một cái vườn nhỏ tại An-Cựu để cho

bà thứ-phòng Phan-Thị-Đường, quán làng Tả-Thăng phủ Quảng-Ninh, tỉnh Quảng-Bình, cùng với ba con là Thị-

Thạnh, Thanh-Mại và Thanh-Địch ở. Từ ấy Cụ sửa vườn, trồng cây, dạy đàn con nhỏ, khi ở Xuân-An, khi về An-Cựu, vui với những ký ức

năm sáu mươi năm về trước, và những mưn hy vọng cho con cháu về sau. Cụ an nhàn như vậy trong mấy năm

trường, với số bạc 12 đồng lương hưu một tháng không phiền đến vợ con. Thiệt cũng đã đáng một trang quân tử lấy

việc khắc kỷ lập chí, đạm bạc đơn sơ, mà làm mô phạm cho trọn một đời bình thường yên lặng mà thích thán

phong lưu, trong một thời đại đặc biệt biến thiên điên đảo loạn lạc. Đến năm 1916, Cụ Bà Hoàng thị Điểu đau nặng, thuốc thang hết sức mà bịnh chỉ đỡ, không lành. Lúc ấy Cụ

Bà ăn chay trường trai đã hơn 20 năm, chỉ vì muốn cầu nguyện cho chút con hiếm hoi được khôn lớn trưởng thành, ăn

nên làm nỗi, mà đã hy sinh cả phiền ba thế vị, quyết một dạ tu hành, tụng kinh niệm phật, thức khuya dậy sớm,

tháo vát cần lao, lấy quần vải áo đà mà thế quần là áo lượt, lấy cái quẳng mà thay cái võng cái dù. Ngoài một nhà con cháu, Cụ Bà còn nuôi một đàn cháu ngoại, mồ côi (Phan Thị Bền con bà Thị-

Tánh, và Lê-Thanh-Cảnh, Lê-Thanh-Phong con bà Thị-Hạnh) từ khi mới sanh cho đến gần thành gia thất.

Bình sanh Cụ Bà không giao thiệp với ai, duy sau khi ở Xuân-An gần chùa Hoàng-Khai Bà chỉ thân

với bà sư chùa ấy, trong tình đồng đạo, ngoài nghĩa thông gia. Bà sư ấy là bà ngoại vợ trước của Phan- văn-Tãi. Cuối năm Mậu-ngọ 1918, bịnh Bà lại trở nặng, chỉ mấy hôm sau thì mất, ngày rằm tháng chạp, tức là

16/01/1919. Qua sáng hôm sau Ông Viên, anh của Bà, ngụ tại làng Giạ-Lê (chưa nhận được giấy báo tin) cho người

rể thình lình lên thăm hỏi: Cậu tôi đau mấy hôm nay, không lên được, đêm hôm qua nằm mơ bổng thấy Cô về

thăm và nói "Anh ở lại tôi đi, tôi có để dành cho Anh mấy cái chăn nệm, Anh lấy về mà dùng". Sáng nay Cậu tôi lật

đật hối tôi đi sớm lên hầu thăm Cô sức khoẻ thế nào. Ấy chẳng phải sống khôn thác thiêng mới có sự linh ứng như vậy chăng. Mộ Bà để ở núi Tam- Thai,

chính Cụ Ông coi lấy đất và dặn ngày sau sẽ thong thả đem lên Châu-Chữ theo Tổ mộ.

Cách mười một tháng sau, tự nhiên Cụ Ông đi thăm tất cả các bà con con cháu xa gần, tiếp đến là về nhà Thờ Họ, rồi cảm mạo hơn mười hôm, và mất tại nhà ở Xuân-An, ngày 25 tháng 10 năm Kỷ-mùi, tức

16/12/1919. Thọ 69 tuổi.

Việc tống táng theo lời di-chúc đều làm theo cổ-lệ, phần mộ cũng đặt kề bên mộ Cụ Bà. Ôi ! Bổn phận của con cháu thế là rồi chăng ? Mà công phu của ông bà cũng đến thế là rốt cùng

chăng ?

Người đời hoặc là trông cho có con có cháu, có rồi lại phải phiền công nhọc sức mà dưỡng dục tác

thành, phí biết bao nhiêu tâm tài, chịu biết bao nhiêu là cực khổ, thế mà tác thành để làm gì ? Có phải để lo việc

tống táng, làm đình đám là đủ đâu ? Trong xã hội hiếm chi người không có con cháu mà họ cũng không đến nỗi

thiếu phần mộ, thế đình đám có ích chi ? Và lăng mộ có ích chi cho vong linh đó ? Nếu chỉ tưởng có thế thôi e đau

đớn uổng oan cho tấm lòng cha mẹ, ông bà, mà công phu của người cũng hoá ra công phu của dã tràng xe cát, cho

nên đạo làm con cháu phải làm thế nào cho khỏi phụ tấm lòng của kẻ sanh thành tạo hoá ra mình, tất phải đem hết nhiệt tâm của mình báo đáp lại cái thâm tâm ấy mà ví đã vừa chăng ?

Người đời xưa có kẻ đã than rằng:

Thọ Dục Tịnh, Nhi Phong Bất Đình, Tử Dục

Dưỡng, Nhi Hiếu Bất Đãi.

Nghĩa: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng

Con muống phụng dưỡng mà cha mẹ chẳng chờ

Người than câu ấy tưởng đã giống như bao nhiêu ngươì khác. Lúc cha mẹ còn sức khoẻ, hoặc e hờ hững,

thờ ơ, mà quên mất bổn phận của mình, đến lúc cha mẹ trăm tuổi, thời rồi ăn năn cũng đã muộn. Con đây là Công-Toại

chỉ biết ăn năn mà thôi.

Tuần-Vũ Tỉnh Phan-Thiết Hiếu-Nam, Toại huân mộc bái chí vu Tộc-Phổ

Đến ngày mồng hai tháng mười năm Giáp-Thân (16/11/1944), trưởng tử là Thanh-Đạt cùng hai em Thanh-

Mại và Thanh-Địch, hầu mộ hai Cụ lên làng Châu-Chữ. Ngày mồng bốn làm lễ An-Thố tại vườn của Huỳnh-Thảo

mà Cụ Công-Toại Thanh-Đạt đã mua trước đây để làm nơi an nghỉ cho song thân. Sau nầy cùng nhau đặt tên là Độn Tùng.

Cụ Bà Phan Thị Đường mất ngày 29 tháng 5 năm Mậu-thân (1968). Mộ để tại đồi Quảng-Tế, sau lưng nhà thờ Họ.

Cụ có con trai gái mười người:

Con Cụ Bà Hoàng Thị Điểu

1/ Trần Thị Tánh 2/ Trần Thị Hạnh 3/

Trần Thị Trang 4/

Trần Thị Hiền 5/

Trần Thị Hoà 6/ Trần Công Thống 7/ Trần Thanh-Đạt

*****

Con Cụ Bà Phan Thị Đường

8/ Trần Thị Thạnh 9/ Trần Thanh-Mại

10/ Trần Thanh-Địch

TRẦN THỊ THƯỜNG

(1853-1941)

Con gái thứ Cụ Trần Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Ngày 20 tháng 11 năm Quý-sửu (20/12/1853) Ngày 8 tháng 2 năm Tân-tỵ (05/03/1941) 89 tuổi Táng tại làng Gịa-Lê-Thượng, theo mộ chồng

Phối : Cụ Hồ-Hanh, tú-tài, người cùng làng

Con 1/ Hồ-Trinh 2/ Hồ-Khách 3/

Hồ-Phác 4/

Hồ-Hoàng

*****

TRẦN THỊ QUYÊN

(1857-1885)

Con gái thứ Cụ Trần Tuyển và Bà Trần-Đăng Thị Nhàn

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Mất

Con

Phối :

Ngày 16 tháng 6 năm Đinh-tỵ (1857) Ngày

27 tháng 8 năm Ất-dậu (1885) 28 tuổi Táng tại làng Kim-Ngọc, theo mộ tổ bên chồng

Cụ NGUYỄN KINH, Con Cụ Nguyễn Giám ở tại Kim Ngọc

Năm 1889 Nguyễn Luân, Đề-lại Huyện Hương-Hoá

Cháu nội

1/ Nguyễn Thị Sung : Bà Võ-Đình Dung 2/

Nguyễn Thị Quán : Bà Võ Đình Thuỵ 3/ Nguyễn Trí, ở Nha-Trang 4/ Nguyễn Tự (mất sớm)

*****

Sơ đồ

Đời Thứ Tám

Phòng Lễ

Con Cụ Trần Giảng

Con Bà

Tôn-Nữ

Công Hoang

Con Bà Đặng Thị

Công Thiệu Công Tiết Công Tiêu Thị Ngọ Công Quản Thị Giũ Thị Ngao Thị Ái Thị Quỳnh

Con Bà Võ Thị Diệu

Trần Thị Xa Trần Tịnh

Đời Thứ Tám

Phòng Lễ

TRẦN TỊNH

(1849 - 1903) Hiệu : Thúc-Gia

Con trưởng Cụ Trần Giảng và Bà Võ Thị Diệu

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Canh-tý, ngày 22 tháng 7, năm Kỷ-dậu (1849) Ngày 28 tháng 2 năm Quý-mão (26/03/1903) 54 tuổi Tại làng Châu-Chữ, trong uynh Độn Quýt.

Nguyên phối: Bà TÔN NỮ THỊ UYỂN

Năm 16 tuổi cưới bà Tôn-Nữ Thị Uyển, con gái cụ Tôn Thất Thại, Tiền Quân Đô Thống. Khi về nhà chồng

bà mới có 14 tuổi.

Năm Tự-Đức, sơ thụ Cửu-Phẩm Thừa-Phái ở Phủ An-Thành. Gặp buổi loạn, Cụ bỏ quan về nhà.

Năm Nhâm-dần (1902) Cụ ra thăm Cụ Thúc-Dự (Trần-Thuận) đang làm tri-huyện Tam-Dương ở Vỉnh-Yên.

Năm Quý-mão, mùa Xuân, ngày 28 tháng hai (26/03/1903) Cụ bị bệnh thương-hàn, và mất tại đó.

Quyền táng tại phía nam huyện.

Năm Giáp-thìn (1904) mùa đông, con là Công-Dực dời về táng tại Châu-Chữ. Cụ có

con trai gái 10 người.

*****

TRẦN THỊ XA

Con gái lớn Cụ Trần Giảng và Bà Võ Thị Diệu Sinh năm Mậu-thân (1848) . Mất sớm. Kỵ ngày 4 tháng 5.

*****

TRẦN THIỆU

(1868 - 1937)

Trước tên Sừng

Con Cụ Trần Giảng và Bà Đặng-Thị

Sinh

Mất

Thọ

Mộ

Giờ Mão, ngày 21 tháng 4 năm Mậu-thìn (1868) Ngày 4 tháng 4 năm Đinh-sửu (13/05/1937) 69 tuổi Tại Châu-Chữ, gần mộ Độn Chưới

Nguyên-phối: bà Nguyễn Thị Quyên, quê ở Khánh-Hoà.

Cụ bẩm sinh chất phát, tính tình thật thà vui vẻ. Bà con họ hàng, làng xóm ai cũng đều ưa mến.

Nghèo nhưng lúc nào cũng phong lưu. Vào Nam ra Bắc, du lịch đủ nơi. Thường ngày chén rượu, chung trà, cung đàn, câu hát, thảnh thơi ngày tháng, nhất là trong lúc tuổi già, được con, dâu cùng các cháu tận

tâm hiếu phụng, xa gần ai ai cũng khen.

Mộ trước để tại làng Dương-Xuân-Hạ (Đình-Pháo) sau ga xe lửa, sau năm 1945 con là Công- Cương

dời lên Châu-Chữ, táng phía hữu sau Độn Chuối.

Cụ có một trai là Công-Cương, và một gái là Thị-Lộc.

Cụ Bà mất ngày 21 tháng 10 năm Thân.

*****

Các con khác của Cụ Trần Giảng và Bà Đặng Thị đều mất sớm cả:

1/ Trần Công Tiết 3/ Trần Thị Ngọ 5/ Trần Thị Giũ 7/

Trần Thị Aí 9/ Công Hoang (Con bà thiếp)

2/ Trần Công Tiêu 4/

Trần Công Quản 6/ Trần Thị Ngao 8/ Trần Thị Quỳnh

Đời Thứ Tám

Phòng Trí

TRẦN THỊ PHƯƠNG

Con gái trưởng Cụ Công Hoành và Bà Lê Thị Thảo

Sinh trong năm Bính-ngọ (1846). Mất

trong tháng, ngày 13 tháng 7.

*****

TRẦN CÔNG TRẠCH

Con trai trưởng Cụ Công Hoành và Bà Lê Thị Thảo

Sinh ngày 20 tháng 5 năm Đinh-Mùi (1847). Mất

sớm. Ngày kỵ khuyết.

*****

TRẦN CÔNG TẾ

Con thứ Cụ Công Hoành và Bà Lê Thị Thảo

Sinh ngày 9 tháng 12 năm Kỷ dậu (1849) Mất lúc 21 tuổi, chưa có vợ. Kỵ ngày 15 tháng Giêng.

*****

Phòng Trí đến đây là vô tự

Đời Thứ Tám

Phòng Tín

TRẦN CÔNG TRỤ

Con Cụ Công Hanh.

Mất trong tháng. Ngày sinh và ngày kỵ đều khuyết.

*****

Phòng Tín đến đây là vô tự