15
Trang tin lưu hành nội bộ 1 TRANG TIN SỐ 04 NĂM 2017 Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Ngày 25-26/5/2017, Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, do GS.TSKH. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn. Thường trực Liên hiệp Hội An Giang đã báo cáo tình hình hoạt động của Liên hiệp An Giang trong nhiệm kì II, công tác chuẩn bị và tiến tới đại hội nhiệm kì III. Cùng với tình hình phát triển tổ chức và hoạt động của các tổ chức - hội thành viên, báo cáo số lượng hội tham gia trong nhiệm kỳ qua, số lượng hội viên hiện của Liên hiệp Hội An Giang đến hết nhiệm kỳ II. Đến nay, Liên hiệp Hội An Giang đã có 37 tổ chức hội - thành viên, với số lượng hội viên khoảng 13.000. Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Thông tin và Phổ biến kiến thức như hàng năm mở 6 - 7 lớp thông tin, phổ biến các nghị quyết, các thông tin thời sự của thế giới và Việt Nam, đặc biệt thông tin về tình hình Biển Đông,…; Trong nhiệm kỳ qua Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng đã tham gia phản biện nhiều quy hoạch, đề tài dự án của tỉnh. Nhiệm kỳ II Liên hiệp Hội An Giang cũng tổ chức và phối hợp tổ chức với các đơn vị liên quan 16 hội thảo khoa học, góp phần làm căn cứ cho tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch mang tính hiệu quả cao,… Đồng thời, Thường trực Liên hiệp Hội An Giang cũng đã trình bày với đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam các mặt khó khăn trong quá trình hoạt động. Nhân dịp này, Đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng có buổi gặp gỡ thân mật với Thường trực Tỉnh ủy, tiếp đoàn có Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Đoàn cũng thông tin về tình hình hoạt động của Liên hiệp Hội An Giang, đồng thời cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh ủy, Ủy ban và các ngành hỗ trợ cho Liên hiệp Hội An Giang hoạt động trong thời gian qua. Thường trực Liên hiệp Hội An Giang cũng đã mời đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam thăm khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang). TRANG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT TỈNH AN GIANG 154A10 Hàm Nghi, P. Bình Khánh, tp. Long Xuyên, An Giang - 02963. 859 007 - [email protected]

TRANG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT TỈNH AN GIANG

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang tin lưu hành nội bộ 1

TRANG TIN SỐ 04

NĂM 2017

Thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang đã tiếp và làm việc với Đoàn

công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Ngày 25-26/5/2017,

Thường trực Liên hiệp các Hội

Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An

Giang đã tiếp và làm việc với

Đoàn công tác của Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật

Việt Nam, do GS.TSKH. Đặng

Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp

Hội Việt Nam làm trưởng

đoàn.

Thường trực Liên hiệp

Hội An Giang đã báo cáo tình

hình hoạt động của Liên hiệp

An Giang trong nhiệm kì II,

công tác chuẩn bị và tiến tới

đại hội nhiệm kì III. Cùng với

tình hình phát triển tổ chức và

hoạt động của các tổ chức - hội

thành viên, báo cáo số lượng hội tham gia trong nhiệm kỳ qua, số lượng hội viên hiện có của Liên hiệp

Hội An Giang đến hết nhiệm kỳ II. Đến nay, Liên hiệp Hội An Giang đã có 37 tổ chức hội - thành viên,

với số lượng hội viên khoảng 13.000. Báo cáo kết quả hoạt động của Ban Thông tin và Phổ biến kiến

thức như hàng năm mở 6 - 7 lớp thông tin, phổ biến các nghị quyết, các thông tin thời sự của thế giới và

Việt Nam, đặc biệt thông tin về tình hình Biển Đông,…; Trong nhiệm kỳ qua Ban Tư vấn, phản biện và

giám định xã hội cũng đã tham gia phản biện nhiều quy hoạch, đề tài dự án của tỉnh. Nhiệm kỳ II Liên

hiệp Hội An Giang cũng tổ chức và phối hợp tổ chức với các đơn vị liên quan 16 hội thảo khoa học, góp

phần làm căn cứ cho tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch mang tính hiệu quả cao,… Đồng thời,

Thường trực Liên hiệp Hội An Giang cũng đã trình bày với đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam

các mặt khó khăn trong quá trình hoạt động.

Nhân dịp này, Đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng có buổi gặp gỡ thân mật với

Thường trực Tỉnh ủy, tiếp đoàn có Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đoàn cũng thông tin về tình hình hoạt động của Liên hiệp Hội An Giang, đồng thời cảm ơn sự quan tâm,

hỗ trợ của Tỉnh ủy, Ủy ban và các ngành hỗ trợ cho Liên hiệp Hội An Giang hoạt động trong thời gian

qua. Thường trực Liên hiệp Hội An Giang cũng đã mời đoàn công tác của Liên hiệp Hội Việt Nam thăm

khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang).

TRANG TIN

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH&KT TỈNH AN GIANG

154A10 Hàm Nghi, P. Bình Khánh, tp. Long Xuyên, An Giang - 02963. 859 007 - [email protected]

Trang tin lưu hành nội bộ 2

Công tác tập hợp, đoàn kết trí thức, tuyên truyền thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước 6

tháng đầu năm 2017 của LHHAG

Đảng đoàn LHH phối hợp Chi bộ LHH ban hành Chương trình hành động số 07/ChTr/ĐĐ-CB

LHH (8/3/2017) thực hiện NQ TW 4 ( Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn

đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa” trong nội bộ và phổ biến đến các hội, tổ chức thành viên LHH, và CBVC LHH. Đảng đoàn LHH

phối hợp Chi bộ LHH hướng dẫn đến các hội, tổ chức thành viên LHH, và CBVC LHH thực hiện tiếp

tục Kế hoạch hành động số 07-KH/ĐĐ-CB LHH ngày 08/9/2016 của Đảng đoàn và Chi bộ LHH thực

hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn và Chi bộ LHH thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ

lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (9/2016); và Kế hoạch hành động số 08-

KH/ĐĐ-CB LHH ngày 17/10/2016 của Đảng đoàn và Chi bộ LHH thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày

15/5/2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách

HCM”; Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang thực

hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Chi bộ LHH đã có báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị

số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức phong cách HCM” ( 8/5/2017).

Đảng đoàn tổ chức thông tin thời sự cho trí thức về “Tình hình Biển Đông hiện nay và những

giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam” và thời sự về nông nghiệp. Có 50 trí thức tham dự.

Hướng dẫn các hội và tổ chức thành viên có các hoạt động hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam

18/5/2017. Phản ảnh dư luận trí thức An Giang hằng tháng và 6 tháng đầu năm 2017 đến ban Tuyên giáo

TU và UBMTTQ tỉnh.

Công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội và ứng dụng chuyển giao KHCN 6 tháng đầu năm

2017 của LHHAG.

LHH tổ chức đợt khảo sát, thăm dò ý kiến của 315 trí thức về “phát triển nguồn nhân lực và khởi

nghiệp ở An Giang” trong tháng 3/2017. Đã gửi kết quả thăm dò mang tính tư vấn đến Thường trực

Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Thường trực

UBMTTQ tỉnh. Tham gia Hội đồng thẩm định với tư cách UV phản biện các qui hoạch: 11 qui hoạch

điều chỉnh tổng thể KTXH 11 huyện, thị, TP: “Quy hoạch phát triển du lịch 3 xã Cù Lao Giêng đến năm

2020 tầm nhìn đến 2030”; “Qui hoạch phát triển khu du lịch bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư đến

năm 2025 và định hướng đến 2030”; “Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh An

Giang đến năm 2020” và “Quy hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2025”. Tham gia với Liên hiệp hội KHKT Kiên Giang phản biện Đề án dạy và học ngoại ngữ

trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến 2020”.

LHH phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ các

ngành kinh tế mũi nhọn tỉnh AG đến 2020 và định hướng đến 2030” ngày 19/4/2017. Có 52 bài tham

luận và hơn 80 đại biểu tham dự. Phối hợp với Sở VHTTDL tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển và

nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch AG” ngày 17/5/2017 nhân Tháng du lịch 2017 ở AG. Có 80 bài

tham luận và hơn 180 đại biểu tham dự. Trong cả 2 hội thảo, Đ/c Nguyễn Thanh Bình, UVBTVTU, PCT

UBND Tỉnh tham dự và chủ trì hội thảo. Phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội và Hiệp hội doanh

nghiệp tổ chức họp mặt với đại diện doanh nghiệp thông tin một số chủ trương, chính sách có liên quan

đến DN (10/01/2017). Có đ/c Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH và Đ/c Lâm Quang Thi, PCT UBND

tỉnh tham dự. Tham gia HĐ khoa học và công nghệ tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và

công nghệ cấp tỉnh năm 2017-2018 (lĩnh vực khoa học xã hội và Nhân văn - Du lịch). Họp Hội đồng tư

vấn kinh tế xã hội ( UBMTTQ Tỉnh) tổng kết công tác năm 2016 và kế hoạch hoạt động năm 2017.

Trang tin lưu hành nội bộ 3

LHH AG phối hợp với Sở VHTTDL tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển và nâng cao chất lượng

sản phẩm du lịch” nhân Tháng du lịch 2017

Nhân Tháng du lịch AG,

LHH An Giang phối hợp Sở

VHTTDL tổ chức Hội thảo khoa

học “Đa dạng hóa và nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch An

Giang” vào ngày 17/5/2014 tại

TP Châu Đốc. Có gần 200 đại

biểu tham dự với 82 bài tham

luận được gửi tới HT. Ô Nguyễn

Thanh Bình, UVBTVTU, PCT

UBND Tỉnh tham dự và chủ trì

HT. Trọng tâm của Hội thảo tập

trung vào các nội dung sau:

Đánh giá về thực trạng và định

hướng phát triển sản phẩm du

lịch An Giang; biện pháp đa

dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch An Giang; kinh nghiệm phát triển sản phẩm du

lịch của các tỉnh.

Các đại biểu đã xác định các sản phẩm du lịch chủ yếu ở An Giang cần phát triển. Định hướng

phát triển các sản phẩm DL AG chủ yếu là: 1/ Sản phẩm du lịch đặc thù ở AG là du lịch tâm linh (với

Khu du lịch quốc gia Núi Sam/ Miếu Bà Chúa Xứ Chấu Đốc)), 2/ Các sản phẩm du lịch chính khác là:

DL cảnh quan thiên nhiên - sinh thái (tham quan sông nước, miệt vườn, du lịch núi/AG), du lịch sinh

thái nông nghiệp -

; 3/

Các sản phẩm du lịch phụ khác , du

lịch ẩm thực... 4/ : du lịch MICE, , du lịch trên sông,

caravan, du lịch dư , du lịch vui chơi giải trí; du lịch đô thị (khai thác các giá

trị văn hóa truyền thống, lối sống, sinh hoạt đô thị, kinh tế - xã hội đô thị), phát triển sản phẩm du lịch

thân thiện với môi trường và các loại hình du lịch khác. Chú trọng khai thác, phát triển 4 khu du lịch

trọng điểm của tỉnh là: Khu lưu niệm Chủ tịch TĐT ở xã MHH (TPLX), Khu di tích văn hóa - lịch sử và

du lịch Núi Sam (TPCĐ), Khu du lịch Núi Cấm - Rừng tràm Trà Sư (TB) - Đồi Tức Dụp (TT); và Khu

di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo (TS).

Để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ở An Giang, các đại biểu đề nghị cần

quan tâm 6 nhóm giải pháp chủ yếu sau đây: 1/ Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ưu tiên

đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và dịch vụ phục vụ ở các sản phẩm du lịch từ nhiều nguồn lực của nhà

nước và xã hội. 2/ Thu hút, mời gọi, hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch

đặc thù An Giang và các sản phẩm phục vụ nhu cầu của du khách. Chủ động, sáng tạo trong xúc tiến,

quảng bá và kích cầu các sản phẩm du lịch. 3/ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch theo

hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa. 4/ Tăng cường công tác quản lí nhà nước về du lịch. Quyết tâm và

có trách nhiệm khắc phục các “nổi sợ” của du khách và yếu kém ở các điểm đến du lịch. Quản lý, khai

thác sản phẩm du lịch mang tính bền vững. 5/ Liên kết các tỉnh để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng

sản phẩm du lịch địa phương. 6/ Giải pháp về cơ chế, chính sách.

Trang tin lưu hành nội bộ 4

Tháng Du lịch An Giang năm 2017 với chủ đề “An Giang - non nước - hữu tình”

Đây là sự kiện tổ chức quy mô lớn, với một chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh

du lịch An Giang, được tổ chức tại Thành phố Châu Đốc, diễn ra từ ngày 10/5 đến 20/5/2017. Tài

nguyên du lịch ở An Giang khá phong phú và đa dạng, điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử đã tạo cho

An Giang có nhiều điểm khác biệt, độc đáo như: cảnh quan sinh thái Rừng tràm Trà Sư; Tứ giác Long

Xuyên, Búng Bình Thiêng, mùa nước nổi…, hệ động thực vật phong phú, đa dạng (Thất sơn); các di

tích văn hóa quốc gia đặc biệt (khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng/ Mỹ Hòa Hưng, khu di tích văn

hóa Óc Eo, khu di tích lịch sử Đồi Tức Dụp,…); các cảnh quan đặc trưng trong phát triển kinh tế văn

hóa xã hội tỉnh An Giang (vườn cây ăn trái, làng bè, làng nghề, chợ nổi….). An Giang còn là vùng đất

có nhiều dân tộc (Chăm, Khmer, Hoa); Lễ hội đặc trưng (Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam; lễ hội đua

bò….); có các loại hình văn hóa đặc sắc (đờn ca tài tử, lễ cưới người Chăm, Khmer…).

Thông qua các hoạt động diễn ra trong Tháng du lịch như: Hội thảo “Phát triển và nâng cao chất

lượng sản phẩm du lịch An Giang”; Tuần Văn hóa ẩm thực và du lịch An Giang năm 2017; Tổ chức

đoàn khảo sát các tuyến, địa điểm du lịch An Giang (Famtrip); Tổ chức “Tọa đàm - Liên kết phát triển

tuyến du lịch”; Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam và nhiều hoạt động sôi nổi: hội đua thuyền rồng Châu

Đốc, hội thả hoa đăng cùng nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao. Từ đó cho thấy tỉnh

An Giang mong muốn được giới thiệu hình ảnh Du lịch An Giang thật mới mẻ từ chất lượng sản phẩm

đến đa dạng các loại hình du lịch trên nền văn hóa đặc trưng của tỉnh và thu hút gia tăng thời gian lưu trú

của khách du lịch trong nước và quốc tế, từng bước đưa du lịch tỉnh nhà trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn./.

Khảo sát của Hội đồng tư vấn KTXH về an toàn thực phẩm

Thực hiện Kế hoạch của Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội đồng tư vấn Kinh

tế - xã hội tổ chức khảo sát việc triển khai và tổ chức thực hiện an toàn thực phẩm (ATTP) theo Luật

ATTP trên địa bàn tỉnh An Giang tại TX. Tân Châu ngày 30/5/2017. Mục đích, yêu cầu của khảo sát

nhằm: Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đối với việc thực hiện an toàn

thực phẩm (ATTP) theo Luật ATTP trên địa bàn tỉnh An Giang. Qua khảo sát, đề xuất ý kiến tư vấn

nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai ATTP và thực hiện Luật ATTP.

Đoàn của UBMTTQ và Hội đồng tư vấn KTXH gồm các Ô Nguyễn Quí Hân ( PCT UBMTTQ).

Lê Minh Tùng (Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn KTXH), Nguyễn Quốc Khánh, BS. Nguyễn Trung Lập,

Nguyễn Quốc Toàn, Nguyễn Văn Tỷ, BS Nguyễn Chí Công (Chi cục trưởng Chi Cục ATVSTP), Ngô

Đình Sỹ (Chi cục trưởng Chi Cục quản lí chất lượng NLS và TS), Đào Việt Sỹ (Sở CT), BS. Huy (Sở y

tế). Tiếp và làm việc với đoàn có Ô. Trần Hòa Hợp, PCT UBND TXTC và các ngành, đoàn thể,

UBMTTQ huyện và phường Long Thạnh.

Nội dung khảo sát tập trung đánh giá về công tác chỉ đạo ,triển khai, tổ chức thực hiện, công tác

tuyên truyền và vận động ATTP, công tác phối hợp và trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể trong

thực hiện luật ATTP. Kết quả khảo sát cho thấy bên cạnh nhiều kết quả đạt được, công tác quản lí nhà

nước về ATTP còn nhiều bất cập trong khi SXKD của tỉnh ngày càng mở rộng; trong bối cảnh có nhiều

hơn các nhà máy công nghiệp, bếp ăn tập thể; đa số các cơ sở SXKD thực phẩm có qui mô nhỏ lẻ, trang

thiết bị công nghệ lạc hậu. Đoàn đã đánh giá các kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, các giải

pháp thực hiện trong thời gian tới và đã đề xuất các ý kiến đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện tốt ATTP

trên địa bàn tỉnh.

LHH tham gia phản biện “Qui hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư

huyện Tịnh Biên, AG, giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”

LHH góp ý việc lập “Qui hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư H.

Tịnh Biên, AG, giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” phải tuân thủ nghiêm nhặt và

không mâu thuẩn với “Qui hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư

Trang tin lưu hành nội bộ 5

từ nay đến 2020 và định hướng đến 2025” đã được UBND Tỉnh phê duyệt (QĐ 2774/QĐ-UBND ngày

11/10/2016); và QĐ của UBND Tỉnh v/v thành lập khu BVCQ rừng tràm Trà Sư thuộc hệ thống rừng

đặc dụng VN. Do đó, Qui hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư chỉ là QH

mang tính hỗ trợ và phát huy bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư.

Qui hoạch phát triển du lịch dĩ nhiên hướng tới mục tiêu kinh tế, và mục tiêu kinh tế không được đánh

đổi với trả giá về môi trường, đa dạng sinh học, phát triển bền vững và bảo tồn các tài nguyên sinh học

của rừng Trà Sư.

LHH đề nghị các giải pháp như: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm bên cạnh các hoạt động

tham quan, ngắm cảnh nhằm mục đích mở rộng các loại hình dịch vụ và đa dạng sản phẩm du lịch,

hướng đến xây dựng mô hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng theo hướng bền vững. Du khách

tham gia trải nghiệm để được cảm thụ những giá trị về tinh thần hơn là chỉ tham quan. Thông qua các

hoạt động này, du khách có thể tự mình hòa nhập vào cuộc sống người dân trong khu vực BVCQ RTTS

và vùng đệm, vùng phụ cận và tự tay thực hiện những công việc sinh kế miền sông nước vùng TGLX.

Từ đó, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn cho du khách cũng như cộng đồng và người dân vùng đệm khu

BVCQ RTTS . Cân nhắc thêm các hoạt động có thể ảnh hưởng đến việc bảo tồn, đa dạng sinh học, sự di

trú của các cá thể động vật và môi trường (như hoạt động thể thao mạo hiểm trên không, các hoạt động

phát ra tiếng ồn,...). Các công trình dịch vụ du lịch như các khu vui chơi, giải trí chỉ được thực hiện ở

khu hành chính, dịch vụ mà không được bố trí ở các khu bảo vệ nghiêm nhặt và phục hồi sinh thái. Các

công trình này phải gắn với mục tiêu bảo tồn, đa dạng sinh học và BVMT khu BVCQ RTTS. Việc đầu

tư hạ tầng phát triển du lịch khu BVCQ RTTS phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và phát

triển bền vững các sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước và các sinh cảnh khác, bảo tồn các loài chim

quý hiếm. Hoạt động du lịch ở khu BVCQ RTTS phải gắn với hoạt động du lịch của An Giang hoặc liên

kết với các tour tuyến du lịch ngoài tỉnh để làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch khu BVCQ RTTS

(như gắn du lịch ở khu BVCQ RTTS với du lịch nông nghiệp xã Văn Giáo, khu du lịch Núi Sam, Núi

Cấm…).

LHH tham gia phản biện “Qui hoạch nuôi thủy sản trên các tuyến sông thuộc tỉnh An Giang đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2025”

LHH đề nghị cần phân tích các yếu tố, nguồn lực tác động đến phát triển nuôi thủy sản trên các

tuyến sông tỉnh AG thời gian qua nên tập trung phân tích, đánh giá sâu việc khai thác các điều kiện tự

nhiên, lợi thế so sánh của AG trong thời gian như thế nào khi thực hiện 2 QH có liên quan đến việc nuôi

thủy sản trên các tuyến sông tỉnh AG như đã đề cập trên. Từ đó, xác định các điểm mạnh, yếu, bất cập,

hạn chế trong việc khai thác các điều kiện tự nhiên, các lợi thế so sánh của tỉnh để nuôi trồng thủy sản

trên các tuyến sông khi thực hiện 2 QH về thủy sản của tỉnh trước đây. Cần phân tích việc nuôi trồng

thủy sản lồng bè ở AG thời gian có gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hình thức nuôi này

không?. Cần bổ sung phân tích SWOT sâu sắc hơn về các nội dung liên quan đến QH này hơn là chỉ

phân tích chung chung về thủy sản nói chung (phát triển nuôi thủy sản trên các tuyến sông tỉnh AG).

Phần cơ hội, thách thức nên bổ sung các nội dung có liên quan về dự báo đã đề cập trong phần định

hướng QH sắp tới.

Các giải pháp trong báo cáo mang tính chung chung cho phát triển thủy sản. Chưa thật rõ và sâu

các giải pháp, chính sách cho việc nuôi thủy sản lồng bè trên các tuyến sông ở AG theo chủ đề QH này.

Thí dụ, chính sách đặc thù nào cần có cho việc phát triển nuôi thủy sản lồng bè trên các tuyến sông ở

AG. Nếu cụ thể hóa và chi tiết hơn trong điều kiện KTXH của AG thì thuyết phục và mang tính khoa

học hơn. Cần phải có phần đánh giá tác động môi trường đối với việc nuôi thủy sản lồng bè trên các

tuyến sông ở AG theo QH này. Với qui mô QH là 3.220 bè (2020) và 3.870 bè (2025) thì tác động tiêu

cực đến môi trường thế nào? Danh mục các dự án đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 cần thực tế và hiệu

quả hơn.

Trang tin lưu hành nội bộ 6

LHH tham gia phản biện “Qui hoạch nuôi, chế biến cá tra tỉnh An Giang đến năm 2020 ”

LHH đề nghị cần làm rõ việc nuôi trồng cá tra ở AG thời gian có gây ra ô nhiễm môi trường và

ảnh hưởng đến hình thức nuôi này không? Làm rõ các chính sách, qui định nào của tỉnh ảnh hưởng đến

việc nuôi, chế biến cá tra thời gian qua, công tác QLNN và việc nghiên cứu ứng dụng KHCN có liên

quan đến việc nuôi, chế biến cá tra. Cần bổ sung phân tích SWOT sâu sắc hơn về các nội dung liên quan

đến cá tra hơn là chỉ phân tích chung chung về thủy sản nói chung. Phần cơ hội, thách thức nên bổ sung

các nội dung có liên quan về dự báo đã đề cập trong phần định hướng QH sắp tới. Cần làm rõ ứng dụng

công nghệ cao trong nuôi, chế biến cá tra thời gian tới là công nghệ gì?. Cần làm rõ và cơ sở khoa học

của việc tăng năng suất khá mạnh của cá tra trong thời gian tới với năng suất bình quân là 350-400

T/ha/vụ; trong khi năng suất bình quân hiện nay chỉ khoảng 150-200 T/ha/vụ. Cần thận trọng, cân nhắc

khi tham khảo và nhận định số liệu trong báo cáo kết quả đề tài “Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền

và sông Hậu phục vụ QH nuôi cá tra” khi cho rằng “tỉnh An Giang có thể nuôi cá tra đạt tới sản lượng

5,7 triệu tấn/năm ở thời điểm hiện nay và có thể đạt tới 7,6 triệu tấn/năm vào 2020. Dựa vào tiềm năng

này và căn cứ trên khả năng thực tế xử lí bùn cặn cũng như khả năng huy động quỹ đất, tỉnh An Giang

có thể nuôi được 2,17 triệu tấn/năm ở thời điểm hiện nay và 2,58 triệu tấn/năm vào năm 2020”

Các giải pháp trong báo cáo mang tính chung chung cho phát triển thủy sản. Chưa thật rõ và sâu

các giải pháp, chính sách cho việc nuôi, chế biến cá tra ở AG. Thí dụ như chưa làm rõ giải pháp nào để

khắc phục thách thức liên quan đến hiệu quả nuôi và chế biến cá tra đang suy giảm rất mạnh, việc quản

lí nuôi, chế biến cá tra… Nếu cụ thể hóa và chi tiết hơn trong điều kiện KTXH của AG thì thuyết phục

và mang tính khoa học hơn. Cần phải có phần đánh giá tác động môi trường đối với việc nuôi, chế biến

cá tra ở AG theo QH này.

Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tổ chức Đoàn Khảo sát nắm tình hình kết

quả tiến độ việc tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, thể lệ Cuộc thi tại cơ sở

Ngày 4-5/5/2017, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào

tạo tổ chức Đoàn công tác đến các trường học tại Tx. Tân Châu, huyện Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành

nhằm mục đích khảo sát, đôn đốc thúc đẩy tiến độ hoàn thiện các sản phẩm dự thi, nắm các cách làm

hiệu quả để biểu dương, nhân rộng; tìm giải pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ tại các đơn vị; đồng thời có biện pháp tư vấn giúp đỡ, hoàn chỉnh các sản phẩm dự thi thực

hiện đúng quy chế, quy định của Thể lệ.

Nhìn chung các điểm trường được đoàn đến thăm làm khá tốt trong công tác phát động và tổ

chức cuộc thi cấp trường, nhiều trường có hướng phát triển rõ ràng và liên kết với các trường đại học để

tư vấn về kỹ thuật cho các em có đam mê sáng tạo và mong muốn trở thành nhà sáng chế trong tương

lai, bên cạnh đó, còn nhiều trường tại cơ sở chưa mạnh dạn triển khai cuộc thi do nhiều yếu tố về mặt

kinh phí, Ban Giám hiệu nhà trường chưa nhìn nhận rõ về lợi ích của phong trào sáng tạo trong lứa tuổi

học sinh xen lẫn với công tác giáo dục trong học đường và cho rằng sản phẩm để tham gia cuộc thi khó,

các em chưa tiếp cận được. Đoàn công tác ngay buổi làm việc đã tư vấn và đưa ra hướng khắc phục

cũng như tiếp nhận ý kiến đóng góp từ phía cơ sở.

Kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2017 của LHHAG

- Tổ chức Đại hội đại biểu Liên hiệp các hội KH&KT Tỉnh nhiệm kỳ III (2017-2022).

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 07/ChTr/ĐĐ-CB LHH (8/3/2017) thực hiện NQ

TW 4 ( Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính Trị về “Đẩy mạnh việc

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách HCM”; Kế hoạch số 13-KH/TU ngày 23 tháng 9 năm

Trang tin lưu hành nội bộ 7

2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề 2017 trong hệ thống LHH.

- Tổ chức quán triệt các nghị quyết, văn bản, thông tin thời sự cho đội ngũ trí thức trong hệ thống

LHH.

- Tham gia Hội đồng tư vấn KTXH (UBMTTQ tỉnh) và báo cáo tư vấn cho Thường trực

UBMTTQ tỉnh một số vấn đề về KT-XH cần quan tâm trong năm 2017; Tham gia các Hội đồng khoa

học, Hội đồng thẩm định thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

- Tiếp tục xây dựng và tập hợp đội ngũ trí thức yêu nước, sáng tạo đoàn kết để phát triển kinh tế

tỉnh nhà.

- Thực hiện tốt các Chương trình hành động, Kế hoạch do tỉnh ban hành có liên quan đến chức

năng, nhiệm vụ của LHH.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến công tác tư vấn, phản biện và

giám định xã hội và công tác tổ chức - hoạt động của Liên hiệp Hội cho các tổ chức Hội thành viên.

- Tổ chức khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức trong tỉnh về 01 chuyên đề

cụ thể liên quan đến phát triển KTXH của tỉnh và nguyện vọng, đề xuất của giới trí thức để phát triển

KHCN và GDĐT để phản ánh đề xuất với cơ quan có thẩm quyền và UBMTTQ tỉnh vào cuối năm

2017.

- Chuẩn bị Hội thảo khoa học chuyên đề .

- Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh AG lần thứ VI năm 2017: Nộp sản phẩm tham

dự Cuộc thi toàn quốc năm 2017; tập trung cho khâu tuyên truyền, vận động nhiều đối tượng từ 06 đến

09 tuổi tham gia Cuộc thi; thời gian chấm thi và kết thúc vào tháng 10/2017.

- Hội thi sáng tạo Kỹ thuật tỉnh AG lần thứ X (2016-2017): Tiếp tục tuyên truyền phổ biến rộng

rãi trên báo, đài, tờ bướm đến nhiều đối tượng dự thi; tập hợp danh sách các tác giả tham gia Hội thi lần

X (2016-2017). Tổ chức chấm thi và công bố kết quả.

- Tiếp tục phát hành Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang.

Tham gia viết bài cộng tác tạp chí khoa học và công nghệ, tạp chí văn hóa - lịch sử tỉnh An Giang với

những thông tin khoa học từ nghiên cứu; phổ biến kiến thức mới và giới thiệu hoạt động của Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang cũng như các tổ chức Hội thành viên.

- Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn năm 2018 trình UBND tỉnh phê duyệt; Phát triển và kết

nạp tổ chức Hội thành viên; Ban Thi đua khen thưởng Liên hiệp Hội họp xét tổng kết thi đua và khen

thưởng năm 2017.

Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ V (2016-2021)

Ngày 25/5/2017, Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật

thành phố Cần Thơ (Liên hiệp

Hội) long trọng tổ chức Đại hội

đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ

(2016-2021). Đại hội vinh dự đón

tiếp GS.TSKH Đặng Vũ Minh -

Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên

hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật Việt Nam, ông Phạm Văn

Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng

Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam

về dự Đại hội. Nhiệm kỳ 2011-

2016, Liên hiệp Hội Cần Thơ với

Trang tin lưu hành nội bộ 8

vai trò tập hợp, đoàn kết và phát triển đội ngũ trí thức đã chủ động đề xuất, tham mưu cho Thành ủy,

HĐND, UBND thành phố nhiều nhiều vấn đề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Thực hiện

nhiều hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục

đào tạo, bảo vệ tài nguyên môi trường, công tác thông tin phổ biến kiến thức khoa học công nghệ, các

mô hình phát triển kinh tế nông thôn đến đông đảo người dân…. Về công tác củng cố và phát triển tổ

chức, nhiệm kỳ qua Liên hiệp Hội Cần Thơ đã phát triển thêm hai tổ chức thành viên: Trung tâm Dịch

vụ khoa học và công nghệ Cần Thơ và Trung tâm Dạy nghề khoa học và công nghệ Cần Thơ. Đến nay

trong hệ thống Liên hiệp Hội có 17 hội thành viên và 3 tổ chức trực thuộc với 7.742 hội viên.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội đồng trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam, GS.TSKH Đặng Vũ

Minh - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam đã ghi nhận và biểu dương các thành tựu

của Liên hiệp Hội Cần Thơ trên nhiều lĩnh vực hoạt động, nhất là lĩnh vực thông tin phổ biến kiến thức

khoa học công nghệ đến hàng trăm nghìn lượt người dân, trang thông tin điện tử của Liên hiệp Hội Cần

Thơ hoạt động ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu. Dịp này Liên hiệp Hội Việt Nam đã trao tặng

Bức trướng cho Liên hiệp Hội Cần Thơ với dòng chữ “Đoàn kết - Trí tuệ - Đổi mới - Phát triển”.

Đại hội đã hiệp thương và bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Hội nhiệm kỳ V (2016-2021) gồm 33

thành viên. Ban Chấp hành nhiệm kỳ V (2016-2021) đã họp phiên đầu tiên bầu Ban Thường vụ gồm 11

thành viên, bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư Ký, Trưởng Ban Kiểm tra. Ông Trần Ngọc

Nguyên - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp

các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ V (2016-2021). Ông Nguyễn Văn Út,

Trương Viết Hùng và bà Nguyễn Ý Nguyện được bầu giữ chức Phó Chủ tịch. Bà Phan Thị Minh Thu

được bầu giữ chức Tổng Thư ký và ông Lê Văn Phong được bầu giữ chức Trưởng Ban kiểm tra. Tại Đại

hội, Liên hiệp Hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã trao tặng Bằng khen và Kỷ

niệm chương cho các tập thể và cá nhân có hoạt động đóng góp vào sự phát triển của Liên hiệp các Hội

Khoa học và Kỹ thuật thành phố Cần Thơ.

Công đoàn Liên hiệp Hội cùng các CĐCS thuộc Khối thi đua 5 thiết thực chào mừng kỷ niệm 127

năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hưởng ứng Tháng công nhân năm 2017

Ngày 19/5 Công đoàn đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà gia đình chính sách thuộc xã Mỹ Khánh,

với tổng số tiền 2,5 triệu đồng (500.000 đ/1 phần) cùng các hoạt động giao lưu văn nghệ, trò chơi dân

gian. Buổi giao lưu đã tạo được không khí vui vẻ, kết nối tình cảm giữa các thành viên Khối 5 và địa

phương, đồng thời là dịp để chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức và hoạt động công đoàn. Nhân

dịp Tháng Công nhân 2017, LĐLĐ tỉnh cũng đã tổ chức cho công đoàn viên khám sức khỏe và tham

quan học tập kinh nghiệm tại Tp. Đà Lạt.

Mục đích, ý nghĩa của ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5

Nhằm biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán

bộ làm khoa học và công nghệ (KH&CN) cũng

như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành

tựu KH&CN, đồng thời nâng cao nhận thức xã

hội về vai trò của KH&CN; Động viên thế hệ

trẻ say mê nghiên cứu khoa học (NCKH), góp

phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực

KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, với lý do đó, Bộ

KH&CN đã đề xuất Chính phủ trình Quốc Hội

thông qua Luật KH&CN năm 2013 tại kỳ họp

thứ 5 Quốc Hội khóa XIII vào ngày 18/6/2013,

Trang tin lưu hành nội bộ 9

trong đó quy định ngày 18/5 là ngày KH&CN Việt Nam.

Ngày KH&CN Việt Nam đã gắn liền với kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Bác nói:

“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng

cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã

hội thắng lợi”. Lời căn dặn ngắn gọn, xúc tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua hơn 50 năm nhưng

vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tư tưởng lớn của Người đối với định

hướng phát triển lâu dài của nền khoa học và công nghệ, chỉ rõ nguyên lý, mục tiêu và sứ mệnh cao cả

của KH&CN nước nhà.

Hội Đông y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng và trao đổi về việc tổ chức kỷ

niệm 35 năm ngày thành lập (27/10/1982 - 27/10/2017)

Ngày 8/6/2017, Hội Đông y tỉnh An Giang (HĐY) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng và

kỷ niệm 35 năm ngày thành lập HĐY tại Văn phòng Tỉnh Hội. Đến tham dự Hội nghị là đại diện Ban

Tuyên giáo, Ban Dân vận, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên hiệp Hội và

các Ủy viên Ban Chấp hành HĐY tỉnh AG. Nội dung Hội nghị thông qua báo cáo 6 tháng đầu năm và

nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017; Công tác kiểm tra HĐY 6 tháng đầu năm 2017; Tóm tắt kết

quả đề nghị tặng kỷ niệm chương, thu nộp hội phí, đặt và thanh toán tạp chí đông y; Và trao đổi về việc

tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày thành lập HĐY (27/10/1982 - 27/10/2017). Báo cáo tại Hội nghị các

nhiệm vụ trọng tâm sau:

Nhiệm vụ xây dựng và phát triển Hội: Phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày thành

lập HĐY tỉnh AG và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội năm 2017; Về tổ chức - hội viên: Đã có

11/11 HĐY cấp huyện; 156/156 phường, xã, thị trấn và gần 30% khóm ấp đã thành lập Chi HĐY khóm

ấp. Cả tỉnh có 01 Trung tâm Đông y - Châm cứu cấp tỉnh, 04 Phòng chẩn trị Đông y cấp huyện, 383

Phòng chẩn trị Đông y cấp xã, khóm ấp. Trong đó: 48 Phòng chẩn trị ngoài trạm y tế, 131 Phòng chẩn

trị cạnh trạm y tế, 204 Phòng chẩn trị Đông y khóm, ấp. Ban Thường vụ Tỉnh hội thống nhất đề cử Ban

Chấp hành Tỉnh Hội bầu cử bổ sung Ban Thường vụ Ban Chấp hành và thành viên Ban Kiểm tra của

Tỉnh Hội, đồng thời giới thiệu LY. Trần Quang Trung và BS. Trần Quang Thảo tham gia Ban Chấp

hành Liên hiệp Hội tỉnh AG nhiệm kỳ III (2017 - 2022); Về Công tác khám chữa bệnh: Tổng số lần

khám chữa bệnh ở 3 cấp Hội trong 6 tháng đầu năm 2017 được 1.378.991 lượt, tăng 3% so cùng kỳ, đạt

94% so kế hoạch năm; Dược liệu và thuốc chữa bệnh: Diện tích trồng dược liệu cung ứng cho các

Phòng chẩn trị trong tỉnh hiện có 885.359m2, chủ yếu trồng các loại dược liệu. Diện tích trồng cây thuốc

hàng hóa trên 30 ha; Về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Triển khai công tác dạy nghề khám

chữa bệnh bằng ĐYCC năm 2017. Thống nhất phối hợp với Hội Người Mù mở lớp kỹ năng Xoa bóp -

Day ấn huyệt cho người khiếm thị tại tp. Long Xuyên. Ký Ghi nhớ với trường Trung cấp Tây Sài Gòn

về việc Trung tâm Đông y - Châm cứu liên kết mở lớp liên thông sơ cấp nghề học Trung cấp YHCT trên

địa bàn tỉnh An Giang. HĐY tỉnh đã gửi đề xuất các công trình nghiên cứu khoa học về Sở KH&CN

tỉnh. Qua thẩm định của Hội đồng tư vấn Khoa học - Kỹ thuật tỉnh đề tài Hiện đại hóa bài thuốc chữa

Viêm Xoang - Tỵ Uyên của bà Hồ Kim Phượng (TTĐYCC) được chấp thuận; hỗ trợ Trung tâm Sâm và

Dược liệu tp. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện đề tài “Hiện đại hóa bài thuốc của LY. Trần Quang

Trung”.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017: Trình UBND tỉnh dự thảo Sơ kết 5 năm thực hiện kế hoạch

“Phát triển y, dược cổ truyền đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh AG” và kế hoạch phát triển HĐY tiên tiến

vững mạnh giai đoạn 2017 - 2020. Phối hợp HĐY thành viên tổ chức: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập

Hội Y học cổ truyền dân tộc Việt Nam tỉnh AG (27/10/1982 – 27/10/2017) và vinh danh những người

có nhiều đóng góp phát triển Đông y trên địa bàn tỉnh. Trung tâm Đông y - Châm cứu của Tỉnh Hội phối

hợp Hội Người Mù tổ chức dạy nghề xoa bóp - day ấn huyệt cho người khiếm thị và hoàn tất thủ tục hợp

đồng liên kết đào tạo với trường Trung cấp Tây Sài Gòn về việc đào tạo liên thông hội viên qua sơ cấp

nghề đông y - châm cứu dự lớp trung cấp YHCT…

Trang tin lưu hành nội bộ 10

Kết luận tại Hội nghị LY.ĐK Trần Quang Trung đã đánh giá những việc làm được như: Các cấp

Hội nhận thức khá rõ về phát triển HĐY tiên tiến vững mạnh để phát triển nền Đông y vững mạnh phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh…; Và những

việc chưa làm được: Còn nhiều lao động trong cơ sở YDCT của HĐY và cán bộ hội viên chưa qua đào

tạo nghề Đông y do Tỉnh Hội tổ chức… Tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm theo

kế hoạch của Ban Chấp hành Tỉnh Hội.

Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ

Ngày 07/6/2017, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ

An Giang) phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện An Phú tổ chức sơ kết giai đoạn 2 của “Chương

trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn

2016 - 2020” tại Cơ sở cơ khí Lê Phúc (Phước Khánh, Phước Hưng, An Phú, An Giang) với giải pháp

“Máy bóc vỏ đậu phộng” (giải khuyến khích Hội thi năm 2012). Theo chương trình hỗ trợ trong vòng 12

tháng, giai đoạn 1 hỗ trợ 50% cho sản xuất 01 máy, giai đoạn 2 hỗ trợ 30% cho sản xuất 4 máy với tổng

số tiền hỗ trợ cho cơ sở cơ khí Lê Phúc là 91.924.000 đồng. Đến tháng 6/2017 cơ sở cơ khí đã hoàn

thành sản xuất thử nghiệm 5 máy. Máy bóc vỏ đậu phộng là sản phẩm cơ khí giúp ít cho nhiều cơ sở thu

mua đậu phộng, giảm bớt nhân công lao động, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh

của sản phẩm trên thị trường.

Trung tâm Nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học An Giang phối hợp với Đại

học West Virginia, Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo Công tác xã hội và sức khỏe cộng đồng năm 2017

Trường Đại học An Giang giao Trung tâm Nghiên cứu khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp

với Đại học West Virginia, Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo tập huấn về Công tác xã hội và sức khỏe cộng

đồng năm 2017 (lần thứ 12) tại Trường Đại học An Giang diễn ra từ ngày 22/5/2017 đến 07/6/2017.

Nội dung của Hội thảo tập trung vào 6 chủ đề (mỗi chủ đề sẽ được trình bày dưới dạng một hội thảo

nhỏ): 1. Liệu pháp tập trung vào giải pháp: Giải quyết vấn đề thông qua trường hợp; 2. Phòng ngừa,

nhận thức và xây dựng năng lực: Giải quyết bất bình đẳng giới, khai thác tình dục và mua bán người; 3.

Đường phố là nhà của tôi: Làm việc với trẻ em đường phố; 4.Tâm lý học xã hội cho các nhân viên công

tác xã hội: Tâm lý học về bất công xã hội và định kiến xã hội; 5. Làm việc với người nghiện: Những

điều cơ bản bạn cần biết; 6. Đáp ứng nhu cầu tâm lý và sức khỏe tinh thần lâu dài của phụ nữ bị mua

bán. Hội thảo cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực công tác xã hội và sức

khỏe cộng đồng; chuyển giao kiến thức và cung cấp kỹ năng thực hành công tác xã hội cho cán bộ,

giảng viên, sinh viên các trường đại học, cán bộ và nhân viên công tác xã hội của các cơ quan, tổ chức

xã hội, tổ chức phi chính phủ và những người quan tâm đến công tác xã hội phục vụ cộng đồng.

Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng đã tổ chức Hội thảo “Một số vấn đề về giới ở

Hoa Kỳ và Việt Nam”

Vào ngày 23/4/2017, Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng đã tổ chức Hội thảo

“Một số vấn đề về giới ở Hoa Kỳ và Việt Nam” dành cho học sinh chương trình tiếng Anh Access.

Đây là một trong những hoạt động tăng cường ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh hiểu rõ một

số khái niệm về giới và những vấn đề về bình đẳng giới tính. Thông qua hội thảo, các em sẽ có cái nhìn

khái quát về việc giáo dục giới tính tại Hoa kỳ và Việt Nam. Cuối cùng là phần thảo luận nhóm của học

sinh liên quan đến các vấn đề trong thực tiễn về giới, định kiến xã hội về giới và sự khác biệt giữa nam

và nữ trong phân công lao động ở Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trang tin lưu hành nội bộ 11

Trung tâm Tạo nguồn Nhân lực Phát triển Cộng đồng tổ chức tập huấn kỹ năng lãnh đạo tại Bệnh

viện sản nhi An Giang

Nhằm trang bị và tăng cường những kiến thức cơ bản và cần thiết về kỹ năng lãnh đạo cho đội

ngũ cán bộ quản lý đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi, sáng ngày 30/5/2017, Trung tâm Tạo nguồn

Nhân lực Phát triển Cộng đồng - Trường ĐH An Giang phối hợp Bệnh viện Sản Nhi tổ chức khóa tập

huấn Kỹ năng lãnh đạo cho 60 học viên là Ban Giám đốc, Ban Chủ nhiệm các khoa, phòng, Điều dưỡng

trưởng.

Khóa học diễn ra từ ngày 30-31/5/2017. Trong 02 ngày tập huấn, TS. Đoàn Hùng Dũng, Chủ

tịch HĐQT Công ty Tư vấn PSD, Thành viên HĐQT Tập đoàn Phan Vũ, Giảng viên cao cấp về quản lý

(TUV Rheinland), Giảng viên cao cấp BSI Institute - báo cáo viên của chương trình đã cung cấp cho các

học viên những kiến thức cơ bản về lãnh đạo như lãnh đạo là gì, những tố chất quan trọng nhất của

người lãnh đạo, 07 việc lãnh đạo cần phải làm, kỹ năng ủy quyền và giao việc,... Đặc biệt trong quá trình

tập huấn, học viên thường xuyên được tham gia thảo luận, thực hành các bài tập tình huống xoay quanh

nội dung đã học. Hy vọng với những kiến thức, kỹ năng thu nhận được sau khóa tập huấn, các học viên

sẽ vận dụng hiệu quả vào trong thực tiễn công tác quản lý của mình, góp phần thúc đẩy bệnh viện Sản

Nhi phát triển ngày càng vững mạnh.

Trung tâm Công nghệ sinh học xây dựng và triển khai mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao, đa

dạng hóa các sản phẩm du lịch

Để góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Trung tâm Công nghệ sinh học (thuộc Sở

KHCN) đã xây dựng và triển khai mô hình đa canh ƯDCNC tạo cảnh quan phục vụ du lịch tại TP. Châu

Đốc tại hộ nông dân Hồ Tấn Phong (phường Châu Phú B). Với diện tích 2.400m2 kết hợp trồng các loại

hoa kiểng như: Cúc, đồng tiền, hoa chuông tình yêu, hoa lan các loại; cải tạo vườn cây ăn trái... “Hấp

dẫn và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nhất là mô hình trồng dưa lưới và dưa leo baby. Du

khách rất hào hứng khi tận mắt thấy việc ƯDCNC vào sản xuất NN; được trực tiếp chạm vào và chụp

hình cùng người thân, bạn bè bên những trái dưa lê, dưa lưới. Có thể nói, đây là sản phẩm du lịch sinh

thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài tỉnh”.

ục vụ du

lịch tại TP. Châu Đốc” cho biết: “Thông qua mô hình, giúp người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ

KHCN vào đời sống. Đồng thời, nâng cao nhận thức của nông dân về cách kết hợp các loại cây trồng

trong SX NN để tạo cảnh quan đẹp thu hút khách tham quan. Từng bước hình thành những vùng chuyên

canh, tạo đà thúc đẩy An Giang phát triển NN bền vững. Mặt khác, thực hiện mô hình này giúp nông

dân tăng thêm nguồn thu nhập, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương”.

Sắp tới, Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh phối hợp nông dân Hồ Tấn Phong tiếp tục triển khai

dự án mới. Đó là sản xuất thử nghiệm 1.300m2 trồng cà chua cao sản theo hướng nông sản an toàn, lắp

đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Theo đó, sẽ trồng thử nghiệm 2 giống cà chua Doufu và cà chua Savior

(giống đối chứng), trồng 2 vụ, mỗi vụ 6 tháng. Việc ƯDCNC vào trồng 2 giống cà chua này sẽ giúp

nông dân tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Dự kiến năng suất bình quân đạt được mỗi vụ cà chua

Doufu là 12,5 tấn/vụ (cao hơn 2-2,5 lần so với trồng cà chua Savior). Đặc biệt, dự án này sẽ áp dụng kỹ

thuật tưới nhỏ giọt. Đây là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều

từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Hệ thống tưới nhỏ giọt là

biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống.

Trang tin lưu hành nội bộ 12

Gặp nghệ nhân dùng vỏ trứng vẽ tranh

Lo nguồn nguyên liệu lá thốt nốt sẽ cạn kiệt, mới đây, nghệ

nhân Võ Văn Tạng nghiên cứu dùng vỏ trấu làm nguyên liệu vẽ tranh

và đạt giải cao tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh cũng như toàn quốc

tiếp nối thành công đó ông cho ra đời sản phẩm mới là tranh vẽ bằng

chất liệu võ trứng. Theo ông Tạng, bước đầu ông rất tâm đắc với

nguyên liệu “rẻ như bèo” này.

Với nghệ nhân Võ Văn Tạng (huyện Thoại Sơn, An Giang),

giới nghệ thuật và người yêu tranh trong và ngoài tỉnh đã quá quen

thuộc với tranh lá thốt lốt, vỏ trấu của ông nhưng với niềm đam mê

học hỏi và cần cù trong lao động sáng tạo. Ông cho ra đời sản phẩm

mới tranh từ vỏ trứng với ưu điểm tác phẩm cho màu sáng hơn so với

tranh thốt lốt chỉ thuần 2 màu trắng đen, và tranh vỏ trấu cho màu tối

không bắt.

Bác Nông dân sáng tạo giống lúa mới hiệu quả ở An Giang

Nông dân Danh Văn Dưỡng ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn là cha đẻ của 3 bộ giống lúa mới,

có tính chống chịu tốt, cứng cây, kháng sâu rầy và cho năng suất cao. Các giống mới được lai tạo từ

giống lúa mùa địa phương với giống OM 4926 giàu chất sắt, qua nhiều lần lai kép đã cho ra giống Hồng

Ngọc - Óc Eo (gạo đỏ) ông Dưỡng đã nộp đơn ra Cục Sở hữu Trí tuệ xin quyền tác giả cho giống lúa

này, Óc Eo 8 (gạo trắng) và Huyền Ngọc (gạo tím đen) vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. 3 loại gạo

trên, khi nấu thành cơm đều có hương vị đậm, thơm và dẻo của gạo thiên nhiên. Ông Dưỡng cho biết,

việc tạo thành công bộ giống mới là kết quả sau một thời gian dài dốc sức nghiên cứu thử nghiệm với

nhiều tổ hợp giống gốc khác nhau. Trong đó Hồng Ngọc - Óc Eo có giống "bố mẹ" là những giống

"vang bóng một thời" như giống lúa mùa nổi tại địa phương An Giang, giống OM 4926 và Jasmine 85

cộng với những giống từ Viện Lúa ĐBSCL cho ra sản phẩm Giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo với phẩm chất

gạo tốt, ít giống nào sánh bằng. Nói về việc chọn tạo ra các giống mới phục vụ nông dân, ông Dưỡng

cho biết thêm, ban đầu phải chọn giống có năng suất, sau đó là chú trọng đến chất lượng. Để giống lúa

cho gạo có màu sắc riêng biệt phải mất khá nhiều thời gian, qua 9 mùa vụ thử nghiệm mới đạt yêu cầu.

Giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo hiện nay được thị trường chấp nhận và nhiều địa phương tin tưởng

trồng thử nghiệm với đặc tính Lúa cứng cây, chống được sâu bệnh, 1 phần chịu hạn, chịu mặn tốt, đó là

điều kiện tốt nhất để an tâm SX, không phải lo tốn tiền sử dụng thuốc sâu. Năng suất đỉnh điểm vụ đông

xuân đạt 9 tấn/ha. Không dừng lại đó, ông Dưỡng còn đứng ra thành lập tổ hợp tác (THT) chuyên SX,

cung ứng giống. Ông là tổ trưởng cũng là người thầy hướng dẫn nông dân làm lúa giống, chuyển đổi cơ

cấu giống cây trồng... Bao gồm các giống: Hồng Ngọc - Óc Eo năng suất 8 - 8,5 tấn/ ha (vụ ĐX), 5,5 -

6,5 tấn/ ha (vụ HT và TĐ), Huyền Ngọc - Óc Eo đạt 5 - 5,5 tấn/ha (vụ ĐX), 4 - 4,5 tấn/ ha (vụ HT và

TĐ). Giống Hồng Ngọc - Óc Eo cho hạt gạo thơm, ngon, màu sắc lạ được nông dân nhiều địa phương

tin tưởng gieo trồng.

Hàng chục hố sâu đe dọa sạt lở miền Tây

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), trên hệ thống sông này hiện có 500 hố sâu, thể tích bình quân

29.000-122 triệu m3, phổ biến nhất là 1,55 triệu m3/hố. Trên lãnh thổ Campuchia, đoạn từ Sambor (tỉnh

Kampong Thom) tới biên giới Lào có 95 hố, nhiều hố sâu đến 80 m. Đoạn phía Nam Lào có hố sâu hơn

90 m, rộng 729 ha; hố phía Đông Phnom Penh dài 18,5 km. Tại đồng bằng Sông Cửu Long hiện có 23

hố sâu 13-44 m, rộng 4-95 ha, chủ yếu nằm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao…Các hố sâu

thường xuất hiện ở những đoạn sông cong, nước đạp vào bờ phía lõm; nơi hợp lưu của hai dòng; chỗ

dòng chảy bị cù lao giữa sông tách ra; và ở dòng sông bị thắt cổ chai...

Trang tin lưu hành nội bộ 13

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia nghiên cứu độc lập sinh thái đồng bằng sông Cửu

Long, những hố sâu có từ lâu và là một phần tự nhiên của hệ thống sông Mekong; có vai trò sinh thái rất

quan trọng; là nơi cư trú của khoảng 200 loài cá. Vào mùa kiệt, cá rút xuống các hố này để tránh nóng,

tìm mồi. "Những hố này trước nay vẫn ở đó, không gây ra sạt lở. Nhưng nay nó gây ra sạt lở là do mất

cân bằng, thiếu phù sa và cát nghiêm trọng", ông Thiện khẳng định.Theo ông Thiện, vào đầu mùa lũ

hàng năm, khoảng tháng 7-8, cát di chuyển vào lấp khoảng 20-30% chiều sâu hố. Đến tháng 9-10 trở đi,

dòng sông tự nạo vét lấy lượng cát này ra khỏi hố và tiếp tục trôi xuống hạ nguồn. Nhưng khi phía trên,

các đập thủy điện chặn giữ lại hoặc do khai thác quá mức thì lượng cát xuống hạ lưu giảm mạnh. Điều

này dẫn đến không có cát lấp vào hố theo chu kỳ mà sông vẫn tự nạo vét. Vì vậy, hố sẽ mở rộng, dịch

chuyển, ăn sâu vào chân bờ, tạo "hàm ếch" gây sạt lở nghiêm trọng. "Vụ sạt lở hàng loạt căn nhà ở bờ

sông Vàm Nao cuối tháng 4 là một minh chứng rất cụ thể", ông Thiện nói.

Các chuyên gia cho rằng, hiện phù sa mịn của sông Mekong về miền Tây giảm 50%, chỉ còn 85

triệu tấn một năm. Khai thác cát tràn lan, 10 năm qua, sông Tiền, sông Hậu mất hơn 200 triệu khối cát,

lòng sông sâu thêm khoảng 1,3 m. Dự báo phù sa mịn sẽ tiếp tục giảm 50% và cát di chuyển ở đáy sông

sẽ bị chặn 100% khi 11 đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mekong hoàn thành. Nếu không có giải pháp

kịp thời, sạt lở bờ sông, bờ biển miền Tây càng nghiêm trọng hơn. Trước đó, kết quả khảo sát và thăm

dò địa chất đáy sông Vàm Nao của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, cho thấy đoạn khu vực sạt lở ở

xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) có hai hố xoáy lớn, tiếp tục gây sạt lở. Hố xoáy thứ nhất nằm sát

đường liên xã, nơi xảy ra sạt lở làm 14 căn nhà và 2 nền nhà bị nhấn chìm xuống sông hồi cuối tháng 4.

Hố này sâu 22 - 30 m, dài hơn 100 m, rộng trên 90 m. Hố xoáy thứ hai nằm song song hố thứ nhất, cách

bờ tại vị trí sạt lở khoảng 180 m, dài 380 m, rộng 180 m, sâu 44 m. Đây là hố xoáy trung tâm, ước tính

hình thành khoảng 10 năm nay.

Sở Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa ra hai phương án xử lý. Thứ nhất, lấp khẩn cấp hố gần bờ

bằng cách thả bao tải cát xuống, sau đó trải thảm đá gia cố chống xoáy. Dự kiến kinh phí khoảng 50 tỷ

đồng, thời gian xử lý 2 tháng. Phương án thứ hai, xây bờ kè dài hơn 1,5 km cho đoạn bờ sông này với

kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.

15 tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp

đến năm 2020 với 15 tiêu chí. 15 tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chỉ tiêu

chung của từng tiêu chí: 1- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản (> 3%/ năm); 2- Tốc

độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt (> 3%/ năm); 3- Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn

nuôi (> 5%/ năm); 4- Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản (> 5%/ năm); 5- Tốc độ tăng thu nhập

trên một hecta đất rừng sản xuất (> 5%/ năm); 6- Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp

(> 3,5%/ năm); 7- Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản (> 5%/ năm); 8- Tốc độ tăng

năng suất lao động nông lâm thủy sản (> 3,5%/ năm); 9- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được

sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết (> 15%); 10- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản

được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương (> 10%); 11- Tỷ lệ diện tích sản

xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước (> 20%); 12- Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền

vững có xác nhận (> 25%); 13- Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (> 35%); 14- Tỷ lệ nữ

trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp (> 40%); 15- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa

bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch (> 60%).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các

Bộ, ngành liên quan tổ chức, thực hiện và hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

triển khai thực hiện. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức theo

dõi, đánh giá, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả quá trình thực hiện tái cơ cấu toàn ngành

từ Trung ương đến địa phương theo Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến

năm 2020; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình

thực hiện.

Trang tin lưu hành nội bộ 14

An Giang tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Ngày 22-5, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân

chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017 -2018. Thời hạn nhận hồ sơ từ

ngày ra thông báo đến hết ngày 20/7/2017.

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2017-2018

1. Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm nghiệp kết hợp cho vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang;

2. Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ xoài thơm Vĩnh Hòa gắn với phát triển du lịch tỉnh

An Giang;

3. Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế xanh/sinh kế bền vững gắn với sinh thái môi trường tại

các khu/cụm dân cư nông thôn tại An Giang trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu;

4. Sàng lọc, tuyển chọn các cây dược liệu có hướng đáp ứng sinh học bảo vệ gan, kháng ung thư,

điều trị đái tháo đường tại An Giang;

5. Nghiên cứu phát triển các chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh từ hoa Thốt nốt tại An

Giang (Borassus flabellifer L.);

6. Nghiên cứu hiện đại hóa bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống của Lương y Nguyễn Thiện

Chung;

7. Hiện đại hóa bài thuốc gia truyền điều trị chứng viêm xoang của bà Hồ Kim Phượng, thành

phố Long Xuyên, An Giang;

8. Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm

(Anoectochilus sp.) phát triển tại vùng Thất Sơn tỉnh An Giang;

9. Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An

Giang;

10. Xác định phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế tỉnh An

Giang;

11. Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang;

12. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch thị xã Tân Châu giai đoạn 2017 - 2020, định

hướng đến năm 2030;

13. Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế nông

nghiệp và du lịch;

14. Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi gà rừng tại vùng Thất Sơn,

tỉnh An Giang;

15. Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trèn bầu (Ompok bimaculatus)

tại An Giang;

16. Nghiên cứu cải thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi, điêu hồng để nâng cao hiệu quả kinh

tế, giảm giá thành sản phẩm;

17. Nghiên cứu bảo tồn và khai thác nguồn gen của cá sửu (Boesemania) trên địa bàn tỉnh An

Giang;

18. Nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài tại tỉnh An Giang;

19. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệm vụ và tiềm lực khoa học công nghệ trên địa bàn

tỉnh An Giang;

20. Cơ sở dữ liệu phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại;

Trang tin lưu hành nội bộ 15

21. Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu y tế cộng đồng tỉnh An

Giang;

22. Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể về tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, đáp

ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh An Giang;

Kết quả xét duyệt danh mục nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cơ sở năm 2017-2018

Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức 04 Hội đồng xét duyệt danh mục nhiệm vụ KH&CN cơ

sở năm 2017 - 2018 thuộc các lĩnh vực: Y tế, xã hội, Trồng trọt - chăn nuôi, Thủy sản - Công nghệ

thông tin - Chế biến. Kết quả có 25 đề xuất danh mục được chọn triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

* Lĩnh vực Y tế gồm các danh mục đề tài: Hiệu quả của MRI trong chuẩn đoán nhồi máu não

sớm trước 4 giờ; Kết quả tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu quản đoạn dưới bằng máy tán laser tại

Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân, cánh tay (ABI) ở bệnh nhân

đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang; Đánh giá hiệu quả điều trị sỏi

ống mật chủ bằng nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm

2017; Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh hợp lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong 6

tháng cuối năm 2016, so với 6 tháng cuối năm 2017; Đánh giá kết quả siêu âm Doppler động mạch tử

cung ở tuần 20-24 thai kỳ trong dự đoán tiền sản giật tại Bệnh viện đa khoa TPCĐ và bệnh viện đa khoa

Khu vực Tỉnh; Tình trạng sâu răng của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non- mẫu giáo tại thị xã Tân Châu,

tỉnh An Giang, năm 2017; Khảo sát hoạt tính ức chế enzym Acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở

An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer.

ng bồi dưỡng công tác Dân vận, Mặt trận

và Đoàn thể cấp xã thuộc tỉnh An Giang; Đánh giá hoạt động doanh nghiệp do nữ làm chủ ở tỉnh An

Giang; Giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất mô hình nông lâm kết hợp của hộ nhận khoán trong

khu vực đồi núi thuộc 3 xã An Hảo, An Cư và An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang; Đổi mới

phương pháp dạy học tiết thực hành môn hình học khối 6,7,8,9 của trường THCS thị trấn Chợ Vàm năm

học 2017-2018; Giải pháp tăng cường tham gia của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở

thành phố Long Xuyên; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các

cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh trên địa bàn

thành phố Long Xuyên.

* Lĩnh vực Trồng trọt - ch

; Xây dựng mô hình sản xuất lúa

theo hướng an toàn sinh học tại huyện An Phú; Nghiên cứu quy trình nhân giống cây khóm (Ananas

comosus) bằng phương pháp nuôi cấy mô; Sản xuất thử nghiệm mô hình trồng xà lách xoong trên nền

đất lúa 3 vụ; Đánh giá hiệu quả các sản phẩm ớt, tỏi trong rượu và vôi nước để phòng trị, bọ dưa, sâu ăn

tạp, rầy mềm, dòi đục lá trên cây dưa leo trong vụ Thu Đông 2017 tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành

tỉnh An Giang; Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của bò thịt bằng khẩu phần bổ sung cây

chuối cấy mô sau thu hoạch.

* Lĩnh vực Thủy sản - Công nghệ thông tin - Chế biến: Thử nghiệm mô hình nuôi cá mè vinh

(Barbonymus gonionotus) trong lồng bè sử dụng thức ăn đậu tằm để tăng độ dai và giòn cho thịt cá;

Ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn cá hương lên cá giống bằng vèo trong ao với kỹ thuật

tạo dòng chảy + bổ sung thức ăn muối hữu cơ (KDF) để tăng tỷ lệ sống cá giống, tăng năng suất nuôi;

Ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất mật độ cao, kết hợp bố trí hệ thống nhà

kính và sử dụng giá thể tre cho ao ương để tăng tỷ lệ sống tôm giống, tăng năng suất nuôi tôm thương

phẩm; Nghiên cứu sự đa dạng sinh học thành phần thực vật cây thân gỗ tại núi Chọi huyện Tri Tôn và

khu vực thác nước Suối Tiên tại Núi Cấm huyện Tịnh Biên; Đa dạng hóa sản phẩm từ giống giống nếp

thơm CK92 của huyện Phú Tân.