18
i MC LC Trang .............................................................................................................1 Chương 1 TNG QUAN VTRIT HC VÀ VT LÝ 1.1. Triết hc và lch sra đời ....................................................................................3 1.2. Vt lý hc ...............................................................................................................5 Chương 2 MI QUAN HCA TRIT HC VÀ VT LÝ 2.1. Ảnh hưởng ca triết học đối vi vt lý ................................................................7 2.2. Ảnh hưởng ca vật lý đối vi triết hc ................................................................8 2.3. Vai trò ca vt lý hiện đại trong sphát triển tư duy của nhân loi .............13 KT LUN....................................................................................................................16 .......................................................................17

Triết học và Vật lý

Embed Size (px)

DESCRIPTION

triết học và vật lý

Citation preview

i

MỤC LỤC

Trang

.............................................................................................................1

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC VÀ VẬT LÝ

1.1. Triết học và lịch sử ra đời ....................................................................................3

1.2. Vật lý học ...............................................................................................................5

Chương 2

MỐI QUAN HỆ CỦA TRIẾT HỌC VÀ VẬT LÝ

2.1. Ảnh hưởng của triết học đối với vật lý ................................................................7

2.2. Ảnh hưởng của vật lý đối với triết học ................................................................8

2.3. Vai trò của vật lý hiện đại trong sự phát triển tư duy của nhân loại .............13

KẾT LUẬN ....................................................................................................................16

.......................................................................17

1

1 nh c th ết của đ t

Triết học và vật lý học là hai hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh hai lĩnh vực

khác nhau của thế giới. Chúng xuất hiện, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những điều

kiện kinh tế - xã hội, và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định. ồng thời, giữa

chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng

phát triển. Qua tiểu luận này tác giả muốn tìm hiểu cũng như làm rõ thêm về mối quan

hệ của triết học và vật lý, cũng như vai trò của vật lý hiện đại trong sự phát triển tư duy

của nhân loại.

2 nh h nh ngh n c u đ t

Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa

triết học và vật lý như: “Physics and Philosophy” của tác giả Werner eisenberg, “The

Foundations of Quantum Mechanics in the Philosophy of Nature” của tác giả Grete

Hermann..v.v…Tuy nhiên ở Việt am chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào

về mối quan hệ của triết học với vật lý học cũng như đề cập tới vai trò của vật lý hiện

đại đối với sự phát triển tư duy của nhân loại.

c đ ch nh ệ của đ t

Tiểu luận được thực hiện với hai mục đích chính:

1) Thứ nhất là tìm hiểu mối quan hệ giữa triết học và vật lý học, ảnh hưởng cũng

như tác động qua lại trong suốt quá trình phát triển của triết học và vật lý.

2) Thứ hai là làm rõ vai trò của vật lý nói chung và vật lý hiện đại nói riêng trong

quá trình phát triển tư duy của nhân loại.

Cơ ở lý luận hương h ngh n c u

ơ sở lý luận của tiểu luận được thực hiện trên thế giới quan duy vật biện chứng.

hương pháp nghiên cứu của tiểu luận là phương pháp biện chứng duy vật.

ng g ớ của đ t (tiểu luận chưa thực sự có đóng góp mới)

ngh a lý luận thực t n

Thông qua tiểu luận này này tác giả muốn làm sáng tỏ hơn mối quan hệ giữa triết

học và vật lý.

2

Bên cạnh đó, tiểu luận này cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho

những bạn đọc nào muốn tìm hiểu về vấn đề này.

ết c u của đ t

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2

chương và 5 mục:

Chương 1: Trình bày về cơ sở lý luận về triết học và vật lý học.

Chương 2: Làm rõ mối quan hệ của triết học và vật lý cũng như vai trò của vật lý

hiện đại trong quá trình phát triển tư duy của nhân loại.

3

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC VÀ VẬT LÝ

1.1. Triết học và lịch sử ra đời

Triết học ra đời rất sớm ở cả phương đông

và phương tây vào khoảng thế kỷ V đến thế kỷ

VI ( rước công nguyên). Theo người Ấn ộ,

triết học có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con

đường suy ngẫm để dẫn dắt con ngời đến với lẽ

phải. Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc

ngôn ngữ là chữ "triết". ó không phải là sự

miêu tả, mà là quá trình tranh luận để tìm bản

chất của đối tượng. Còn ở phương ây, thuật ngữ

“Triết học” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp

“Philosophia”, có nghĩa là "yêu mến sự thông thái". Triết học được xem là hình thái

cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Tuy nhiên, khái quát lại

triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con

ngời về thế giới, về vị trí, vai trò của con ngời trong thế giới ấy. Với quan niệm đó,

triết học cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà triết học thời kỳ này

được xem là “khoa học của mọi khoa học”(1)

.

Từ thế kỷ XV - XV đến thế kỷ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất

là khoa học thực nghiệm phát triển mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước

làm phá sản tham vọng muốn đóng vai trò “khoa học của mọi khoa học” của một số

học thuyết triết học lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen.

ầu thế kỷ XIX, triết học ác ra đời đã xóa bỏ hoàn toàn với các quan niệm

trước đó và xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật

chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan niệm Macxit cho rằng: “Triết học là

một trong những hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất

Hình: Nhà triết học cổ đại Plato

4

của tồn tại và nhận thức, của thái độ con người đối với thế giới; là khoa học về những

quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”.

Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của

thế giới, triết học xem xét thế giới như một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan

niệm về chỉnh thể đó. riết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận. Mặc dù có sự

khác nhau giữa các hệ thống triết học, nhưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu

những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con

người nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới. hư vậy, với tư cách là hệ thống tri

thức lý luận chung nhất, khái quát nhất, triết học không thể ra đời cùng với sự xuất hiện

của xã hội loài người. Triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định

sau:

Thứ nhất, lao động đã phát triển đến mức có sự phân chia lao động xã hội thành

lao động trí óc và lao động chân tay, tạo điều kiện và khả năng nghiên cứu, hệ thống

hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và trên cơ sở

đó triết học đã ra đời. ó là khi chế độ Công xã nguyên thuỷ đã bị thay thế bằng chế độ

Chiếm hữu nô lệ - chế độ xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử nhân loại. iều đó

chứng tỏ rằng, ngay từ khi mới ra đời, triết học tự nó đã mang trong mình tính giai cấp,

phục vụ cho lợi ích của những giai cấp xã hội nhất định.

Thứ hai, con người đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu

biết nhất định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa để có thể rút ra đợc

cái chung từ vô số các sự vật và hiện tợng riêng lẻ, xây dựng nên các học thuyết, lý

luận.

iều đó khẳng định rằng, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học đã

ra đời từ thực tiễn và do nhu cầu của thực tiễn quy định.

ãi đến những năm 40 của thế kỉ XIX triết học ác ra đời. Sự ra đời của triết

học C. Mác không phải là một ngẫu nhiên mà là sự kết tinh có tính quy luật của quá

trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học nhân loại và trên cơ sở các điều kiện kinh tế -

xã hội cũng như trnh độ phát triển khoa học tự nhiên ở thế kỉ XIX.

5

Phép biện chứng duy vật được xem là hình thức cao nhất trong triết học của C.

Mác. Phép biện chứng duy vật là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận

thức và thực tiễn. Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý, các

cặp phạm trù cơ bản và ba quy luật về sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư

duy.

1.2. Vật lý học

Vật lý học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu các dạng vận động tổng

quát nhất của thế giới vật chất, từ đó cho chúng ta biết về những tính chất tổng quát của

thế giới vật chất, những kết luận tổng quát về cấu tạo và bản chất của các đối tượng vật

chất; mục đích của vật lý là nghiên cứu những đặc trưng tổng quát về vận động và cấu

tạo của vật chất, tính chất, bản chất, cấu tạo và sự vận động của các vật thể đồng thời

cũng nghiên cứu tính chất, bản chất và quá trình vận động của các trường vật lý

(trường điện từ, trường hấp dẫn, trường lượng tử, …). Gần đây trong quá trình phát

triển của ngành vật lý học, bên cạnh phương pháp thực nghiệm truyền thống còn nảy

sinh phương pháp tiên đề của môn Vật lý Lý thuyết. Do mục đích là nghiên cứu các

tính chất tổng quát nhất của thế giới vật chất, vật lý đứng về một khía cạnh nào đó có

thể coi là cơ sở của nhiều môn khoa học tự nhiên khác.

Ngành vật lý là một trong những ngành khoa học hàn lâm ra đời sớm nhất trong

số tất cả các ngành khoa hoc trên thế giới. rước khi nổ ra cuộc cách mạng khoa học ở

châu Âu đầu thế kỷ XVII vật lý cùng với một số ngành khoa học cơ bản khác như: hóa

học, một số chuyên ngành cụ thể của toán học và sinh học…là một bộ phận của triết

học tự nhiên. Sau cuộc cách mạng khoa học, vật lý học cùng với các ngành khoa học

khác dần tách khỏi triết học và trở thành những ngành khoa học nghiên cứu độc

lập. ngày nay, vật lý học hiện đại đã phát triển rực rỡ trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu

khác nhau như: vật lý lượng tử, vật lý cổ điển, vật lý hạt cơ bản, vật lý hạt nhân, vật lý

ứng dụng…và trở thành một trong những ngành khoa học tiên phong trong công cuộc

chinh phục giới tự nhiên của con người. Trong quá trình phát triển, vật lý học có mối

liên hệ hết sức chặt chẽ với nhiều lĩnh vực nghiên cứu của các ngành khoa học khác

nhau như: vật lý sinh học và hóa học lượng tử… Các phát hiện mới trong vật lý thường

6

giải thích những cơ chế cơ bản của các môn khoa học khác đồng thời mở ra những

hướng nghiên cứu mới trong các lĩnh vực như toán học hay triết học(2)

.

Những kết quả của vật lý học đã được dùng làm cơ sở để giải thích cấu tạo

nguyên tử, phân tử, liên kết hoá học…trong hoá học. Vật lý học cũng cung cấp những

cơ sở để khảo sát các quá trình của sự sống. Vật lý học có tác dụng hết sức to lớn trong

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay. Nhờ những thành tựu của ngành Vật lý,

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tiến những bước dài trong các tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội con người. Vật lý học cũng có những đóng góp quan trọng qua sự

tiến bộ các công nghệ mới đạt được do những phát kiến lý thuyết trong vật lý. Ví dụ,

sự tiến bộ trong hiểu biết về điện từ học hoặc vật lý hạt nhân đã trực tiếp dẫn đến sự

phát minh và phát triển những sản phẩm mới, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội ngày nay,

như ti vi, máy vi tính, laser, internet, các máy móc dân dụng, hay vũ khí hạt nhân;

những tiến bộ trong nhiệt động lực học dẫn tới sự phát triển cách mạng công nghiệp; và

sự phát triển của ngành cơ học thúc đẩy sự phát triển phép tinh vi tích phân.

7

Chương 2

MỐI QUAN HỆ CỦA TRIẾT HỌC VÀ VẬT LÝ

2.1. Ảnh hưởng của triết học đối với vật lý

Vật lí học ở thời kỳ cổ đại chưa tồn tại như một ngành khoa học độc lập. Tất cả tri

thức con người cổ đại về tự nhiên đều tập trung trong một bộ môn duy nhất gọi là “triết

học tự nhiên”. riết học và tri thức về tự nhiên lúc đó thống nhất làm một, và triết học

giữ vị trí chủ đạo, tri thức về tự nhiên chỉ mới là những tri thức khái quát nhất. Tới thế

kỉ XVI – XVII, vật lí học và các khoa học tự nhiên trở thành các môn khoa học chuyên

biệt, tách khỏi triết học, và tới thế kỉ XVII – XV cũng hình thành triết học mới. Triết

học mới không còn bao gồm các khoa học tự nhiên, nó chủ yếu nghiên cứu những quy

luật tổng quát nhất của tồn tại và nhận thức, của quan hệ giữa tư duy và tồn tại… uy

nhiên ở một mức độ nhất định, nó vẫn tìm cách giải quyết những vấn đề thuộc đối

tương nghiên cứu của các khoa học tự nhiên như: bản chất của vật chất, cấu trúc của

vật chất, tính chất vật lí của không gian và thời gian…

Triết học duy vật biện chứng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa triết học và

khoa học. Duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận và là phương pháp nhận thức

của mọi khoa học. Nó không tự nhận là khoa học đứng trên các khoa học, không giải

quyết các vấn đề cụ thể của khoa học tự nhiên, không quyết định thuyết vật lí nào là

đúng hay sai. Lênin nhấn mạnh: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khác nhau ở

cách giải quyết thế này hay thế khác vấn đề về nguồn gốc nhận thức của chúng ta, về

mối quan hệ của nhận thức với thế giới vật lí, còn vấn đề về cấu trúc của vật chất, về

các nguyên tử và các electron, thì đó là một vấn đề chỉ có liên quan đến cái ‘thế giới

vật lí’ đó mà thôi”.

Do vật lí học gắn liền với kĩ thuật, với sản xuất và nhiệm vụ hàng đầu của nó là

phục vụ việc sản xuất ra của cải vật chất. Vì vậy, mặc dù có ảnh hưởng to lớn, triết học

cũng không thể làm thay đổi tiến trình phát triển của vật lí học, nó chỉ có thể thúc đẩy

hoặc kìm hãm sự phát triển đó mà thôi. hững tư tưởng triết học về cấu trúc nguyên tử

của vật chất, về nguyên lí nhân quả, về sự bảo toàn vật chất và vận động… đã trở thành

những tư tưởng chỉ đạo có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển vật lí học. Trái lại,

8

những hệ thống triết học phủ nhận sự tồn tại của nguyên tử và phân tử đã có ảnh hưởng

tiêu cực, làm chậm bước tiến của vật lí học.

Tóm lại, triết học duy vật đã có ảnh hưởng tích cực và các triết học duy tâm đã có

ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển vật lí học. Tuy nhiên, trong các triết học duy tâm

cũng có những tư tưởng hợp lí thúc đẩy sự phát triển của vật lí học ở những giai đoạn

nhất định. Trong quá trình phát triển của vật lí học, những sắc thái duy tâm cản trở sự

phát triển của lí thuyết sẽ lần lượt được gạt bỏ để chỉ còn giữ lại cốt lõi đúng đắn của lí

thuyết.

2.2. Ảnh hưởng của vật lý đối với triết học

Vật lý học cung cấp tri thức khoa học làm căn cứ để triết học đúc kết, rút ra

những quy luật chung nhất, khái quát thành những nguyên lý triết học. Ngay từ thời cổ

đại, khi Vật lý học cũng như các ngành khoa học khác vẫn chưa tách rời khỏi triết học,

các nhà vật lý học cũng đồng thời là các nhà triết học, toán học, sinh vật học…Và

những tư tưởng đầu tiên về bức tranh của thế giới ra đời thể hiện những tư tưởng triết

học đầu tiên về thế giới. Trong số những tư tưởng đó, có tồn tại những tư tưởng duy

vật ngây thơ, chất phát, đan xen với những tư tưởng duy tâm. khi đó vấn đề thế giới

quan được trình bày khác nhau thể hiện quan điểm khác nhau của nhiều người. Vào

thời kỳ này, xuất hiện những tư tưởng vật lý học như tư tưởng của ristote: “Một vật

đang chuyển động sẽ dừng lại khi lực đẩy nó không thể tác dụng để đẩy nó đi nữa”.

ay tư tưởng: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ”, hoặc “ rái đất là trung tâm của vũ

trụ…”. hững tư tưởng vật lý này được khái quát từ những quan sát trực quan, theo

kinh nghiệm của con người. ó chỉ là những phỏng đoán, không được kiểm nghiệm,

chứng minh. hưng trình độ nhận thức lúc bấy giờ chưa nhận ra những sai lầm trong

những tư tưởng này, và nhiều người đã tin tưởng tuyệt đối vào chúng. Do vậy, ở thời

cổ đại, triết học và cả vật lý học chưa có những ước phát triển đáng kể, chỉ là những tư

tưởng rời rạc, mang đậm tính chất tôn giáo, duy tâm.

Khi vật lý học ngày càng phát triển và đủ sức để tách ra thành một ngành khoa

học chỉnh thể, độc lập với triết học thì cả vật lý học và triết học phát triển mạnh mẽ.

rong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò của vật lý học đối với triết học.

9

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mac là một nhà duy tâm khách quan, ông rất

xem trọng triết học Hêghen, tinh thần biện chứng cách mạng của triết học Hêghen

được ác xem như là chân lý. . ác cho rằng: “tính chất thần bí mà phép biện chứng

đã mắc phải ở triết học Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người

đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép

biện chứng ấy. . ác đã dựa vào truyền thống chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp

là chủ nghĩa duy vật của hơbách, đồng thời cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục

tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó. Từ đó ác và ngghen xây dựng nên

học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với

nhau một cách hữu cơ, gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một

giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học. Sự hình thành tư tưởng triết

học mới của Mác diễn ra trong sự tác động qua lại với quá trình ông cải tạo các lý luận

về kinh tế, xã hội. Cùng với nguồn gốc lý luận, những thành tựu của khoa học tự nhiên

mà đặc biệt là vật lý học có vai trò quan trọng không thể thiếu được cho sự ra đời của

triết học Mác. Những phát minh lớn của vật lý học làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp

và bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới, đồng thời

cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện

chứng duy vật. Trong số những thành tựu của vật lý học, phát minh nổi bật có ý nghĩa

đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng là thuyết bảo toàn và chuyển hóa

năng lượng. Thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã cho thấy vật chất gắn liền

với vận động, vận động không do ai sinh ra và không thể bị tiêu diệt. Theo Angghen,

với những phát minh lớn của vật lý học đã làm cho “quan niệm mới về giới tự nhiên đã

được hoàn thành trên những nét cơ bản, tất cả những cái gì cứng nhắc đều bị tan rã, tất

cả những cái gì cố định đều bị tan thành mây khói, và tất cả những cái gì đặc biệt mà

người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh

rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu”

hư vậy, qua quá trình hình thành quan điểm duy vật biện chứng ở C.Mac, ta có thể

thấy những thành tựu của vật lý học đã đóng một vai trò rất quan trọng, giúp C.Mác

10

khái quát nên những tư tưởng triết học phù hợp với thời đại, giúp triết học trở thành

một ngành có tác dụng định hướng cho các ngành khoa học khác.

Những thành tựu của vật lý học, đặc biệt là vật lí học làm sáng tỏ, khẳng định tính

chất đúng đắn của những nguyên lý, những quy luật của triết học. Những tư tưởng triết

học được khái quát từ những thành tựu của vật lý học, sau khi xuất hiện và thực hiện

vai trò định hướng của mình đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn, có thể vẫn chưa

được hoàn thiện, còn sai lầm. Khi đó, những thành tựu tiếp theo của vật lý học lại tiếp

tục ảnh hưởng lên triết học với vai trò khẳng định, làm sáng tỏ những tư tưởng đúng

hay loại bỏ, bổ sung những tư tưởng chưa hòàn thiện. Chẳng hạn, từ thời cổ đại, đã

xuất hiện những giả thuyết về nguyên tử: sinh vật chia mãi, chia mãi, đến một lúc nào

đó không chia được nữa gọi là nguyên tử, nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất, là khởi

nguyên của thế giới. Nguyên tử là hạt nhỏ nhất, đó nó không có cấu trúc và nó đồng

nhất về chất lượng, nguyên tử có vô vàn hình dạng nhưng không khác nhau về bản

chất. Từ đó, xuất hiện quan điểm triết học vật chất là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, cuối

thế kỷ X X, đầu thế kỷ XX, vật lý học hiện đại đã đi sâu và nghiên cứu thế giới vi mô

và phát hiện ra những hạt electron, proton, nơtron, từ đó khẳng định rằng nguyên tử

chưa phải là hạt nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất. Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra

gần 300 hạt trong cấu trúc nguyên tử. Những phát minh này giúp khẳng định, làm sáng

tỏ thêm tư tưởng triết học rằng thế giới vật chất là vô cùng vô tận. Sau này, ênin đã kế

thừa những quan điểm triết học trước đây và những thành tựu khoa học để cho ra đời

“ uận điểm về tính vô tận của thế giới”.

Những thành tựu của vật lý học giúp cho triết học nhận ra những hạn chế của

mình và thúc đẩy triết học bổ sung, hoàn thiện những tư tưởng đã được xem là chân lý

trong quá khứ, để phù hợp với yêu cầu hiện tại và tiếp tục định hướng cho tương lai.

Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phương pháp siêu

hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa và khoa học từ nửa cuối thế kỷ

XV và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học. ó là phương pháp

nhận thức áp dụng trong khoa học với nội dung là tập hợp, phân loại các tài liệu, sau đó

mới so sánh, phân tích chia ra từng loại, từng hạng và tìm mối quan hệ giữa các đối

11

tượng tĩnh tại. Về phương pháp này, ngghen nhận xét: “Những phương pháp nghiên

cứu ấy cũng đồng thời truyền lại cho chúng ta thói quen là xem xét các sự vật và các

quá trình tự nhiên trong trạng thái cô lập của chúng, ở bên ngoài mối quan hệ to lớn

chung, và đo đó không xem xét chúng trong vận động mà là trong trạng thái tĩnh,

không xem xét chúng về căn bản là biến hóa mà lại vĩnh viễn, cố định, không xem xét

chúng trong trạng thái sống mà lại xem xét chúng trong trạng thái chết”. Và khi những

nhận xét này được Bêcơn và ốccơ đem từ vật lý học sang triết học thì nó đã tạo ra

một sự hạn chế đặc biệt của những thế kỷ vừa qua, tạo ra phương pháp tư uy siêu hình.

hư vậy, từ một phương pháp nhận thức khoa học, khi chuyển sang triết học đã trở

thành một phương pháp tư uy có ý nghĩa phổ biến trong các hoạt động khoa học thời

bấy giờ và cả trong mọi hoạt động của con người.

Quá trình phát triển của vật lý học luôn gắn liền với việc củng cố và mở rộng các

quan niệm nền tảng (nguyên lý, luận điểm cơ bản và tổng quát) của vật lý học. Quá

trình này làm cho bức tranh vật lý học về thế giới được mở rộng không ngừng, và cuối

cùng, nó sẽ thay đổi(3)

.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học duy vật biện chứng và vật lý học vừa giúp

cho các nhà triết học hiểu biết thêm những tri thức về vật lý học mà còn làm cho họ

thấy rõ được cơ sở khoa học chính xác, khách quan để triết học dựa vào đó khái quát

thành những nguyên lý, những quy luật và những phạm trù triết học. ồng thời, nghiên

cứu mối quan hệ giữa triết học với vật lý học đã giúp cho các nhà vật lý học nhận thức

và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương

pháp luận khoa học vào quá trình nghiên cứu vật lý học, làm cho họ luôn luôn ý thức

được rằng, chỉ có cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì họ mới có thể tiến

xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứu. hi đưa ra nhận định

về con đường phát triển phức tạp của vật lý học V.I. ênin đã viết: “Vật lý học hiện đại

đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất

đúng của vật lý học, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc

khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục đích cuối cùng” của

mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mẫm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật

12

lùi nữa. Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ. ó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật

biện chứng. Một cuộc sinh đẻ đau đớn. Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không

tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bả nào đó phải vứt vào sọt rác. Toàn

bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như

thuyết kinh nghiệm tượng trưng, v.v… đều thuộc những thứ cặn bả phải vứt bỏ đi ấy”.

Ngoài ra, nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và vật lý học còn góp cho con

người thấy rõ được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và vật lý học đó là giới

tự nhiên; giúp cho chúng ta thấy được rằng, sự liên kết giữa triết học và vật lý học là

không thể tránh khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà vật lý học là một

tất yếu lịch sử. Bởi, nếu không có sự liên kết và hợp tác đó thì chẳng những triết học và

vật lý học không thể tiến lên được mà các nhà triết, các nhà vật lý học cũng không thể

chiến thắng nổi trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo vốn đã

kìm hãm và trói buộc sự phát triển của triết học và vật lý học.

Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật và vật lý học, một mặt, các khoa học cụ

thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó các nhà triết học nêu lên và

luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù không bao giờ có tính tuyệt đối) với

những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi

mở những vấn đề của tương lai. ặt khác, triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật

biện chứng, đóng vai trò lớn đối với các nhà vật lý học, vai trò đó có thể tìm thấy ở cơ

sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học. hư h. Ăngghen đã viết:“ hững

nhà vật lý học tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ

báng nó… hững ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của

những tàn tích thông tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù

những nhà vật lý học có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề là ở

chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng

dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những

thành tựu của nó”(4)

.

hư vậy, vật lí học và triết học có sự giằng co khăng khít với nhau trên con

đường tìm ra những phương pháp luận mới cho riêng mình. Hai ngành khoa học đã

13

cùng dìu dắt nhau trên con đường khoa học đầy chông gai để rồi cả hai cùng đạt đến

những thành tựu to lớn như ngày hôm nay. iều đó hoàn toàn dựa vào mối quan hệ

tương hỗ, biện chứng của vật lí học và triết học. ũng phải nói rằng, trong quá khứ sự

ảnh hưởng của triết học và vật lí học đan xen lẫn nhau, ban đầu vật lí học dựa trên

phương pháp luận của triết học cũ, sau khi cảm thấy không còn phù hợp với mâu thuẫn

nội tại của chính mình thì chính những phát minh của vật lý học có thể làm cho những

nguyên tắc, nguyên lý triết học bị lung lay, làm cho quan điểm triết học tồn tại lâu đời

bị hoài nghi, tạo nên một ước chuyển mình lớn, đưa chủ nghĩa duy vật biện chứng trở

thành một hệ thống tư tưởng phù hợp, kịp thời khắc phục khủng hoảng, tiếp tục vai trò

chỉ đạo của mình trong nhận thức và trong thực tiễn. Lúc đó lại đến lượt triết học tiếp

tục vai trò dẫn dắt của mình trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng để đưa vật

lí học lên một tầm cao mới. Có thể nói quá khứ và hiện tại lẫn tương lai đều cho thấy

vật lí học và triết học là “đôi bạn” đồng hành trên con đường phát triển của nhân loại.

2.3. Vai trò của vật lý hiện đại trong sự phát triển tư duy của nhân loại

Vật lý hiện đại là một bộ phận không thể tách rời của vật lý, tức vật lý hiện đại là

một mắt xích không thiếu trong sự phát triển của các nghành khoa học khác, giữa vật lý

và sự phát triển của các nghành khoa học công nghệ luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ

với nhau, Các phát minh quan trọng của vật lý là tiền đề để các ngành khoa học ứng

dụng chế tạo ra những thiết bị phục vụ cho sự phát triển của toàn xã hội(5). gược lại,

chính sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật đã góp phần to lớn cho những phát

minh tiếp theo của vật lý học. Ví dụ: các lý thuyết vật lý về quang học đã giúp cho các

nhà khoa học ứng dụng chế tạo thành công kính viễn vọng, và nhờ kính viễn vọng đã

giúp cho các nhà thiên văn học đo được chuyển động của các thiên thể một cách chính

xác hơn…

Vật lý hiện đại là nền tảng cơ bản thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi

dân tộc. Chính sự kết hợp hoàn hảo giữa vật lý hiện đại và các ngành khoa học kỹ thuật

đã giúp cho các quốc gia nơi có sự phát triển mạnh mẽ của hai nghành khoa học này

phát triển vượt trội hơn so với các quốc gia khác, chính sự phát triển của khoa học kỹ

thuật dựa trên nền tảng vật lý hiện đại như: ăng lượng điện hạt nhân, các phương tiện

14

giao thông hiện đại, các máy mọc, thiết bị hiện đại đã làm thay đổi điều kiện sống của

loài người trên trái đất. Vật lý còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát

triển của tất cả các ngành và lĩnh vực trong đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, kinh tế,

năng lượng, truyền thông, phát triển các chiến lược để chống lại biến đổi khí hậu, phát

triển năng lượng sạch, và trong sự phát triển của tiến bộ công nghệ… Vật lý giúp cho

sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên không ngừng tăng lên, nhờ có những

tiến bộ trong khoa học kỹ thuật con người ngày cành tiến gần hơn đến sự hiểu biết về

bản nguyên của vũ trụ và về chính bản thân con người. hư vậy, có thể thấy rằng sự

phát triển của vật lý học vượt ra khỏi tầm kiểm soát chủ quan của con người.

Một trong những đóng góp quan trọng nhất của vật lý hiện đại là đã xóa bỏ được

quan niệm truyền thống của vật lý cổ điển về khái niệm không gian, thời gian đã ăn sâu

vào tư duy của nhân loại trước thế kỷ 19. Einstein đã minh chứng không gian và thời

gian không những tương đối thôi mà chúng còn bị khối lượng gây ảnh hưởng, chúng bị

“cong” khi có sự hiện diện của khối lượng. Khối lượng là tác nhân tạo nên hình thái

của không gian và thờigian xung quanh mình. Chính ông trình vĩ đại của Einstein ảnh

hưởng đến quan niệm về thế giới vi mô của vật lý nguyên tử và hạ nguyên tử. ồng

thời nó cũng góp phần giải thích mô hình vĩ mô của vũ trụ, của các thiên hà, của sự

hình thành thế giới. ơn thế nữa, công trình của Einstein đặt lại toàn bộ vấn đề triết

học về tự nhiên mà quan trọng nhất là tự tính của không gian, của thời gian, của vật

chất, của lực và của năng lượng. Vũ trụ và giới hạn của vũ trụ, người sáng tạo ra vũ trụ

và tính chất vô tận của hượng đế. Những vấn đề thuộc về nhận thức luận được nêu lên

từ thời Hy Lạp, kéo dài đến ngày nay với các triết gia như escartes, eibniz, ant…

nay phải được phát biểu lại hoàn toàn mới.

Bên cạnh những yếu tố tích cực mà nó mang lại, sự phát triển của vật lý hiện đại

cùng với mục đính chính trị đã làm cho cuộc sống của con người trên thế giới bị đảo

lộn thông qua việc phát minh ra vũ khí hạt nhân, đẩy con người đến bên bờ vực diệt

vong. Loài người tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới với những toan tính

hết sức nguy hiểm, mâu thuẫn giữa các quốc gia dân tộc ngày càng gay gắt và khả năng

nhân loại phải đối mặt với một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện gần hơn bao giờ

15

hết. Cán cân quyền lực chỉ thực sự nằm trong tay của một số ít các quốc gia có khả

năng nghiên cứu và chế tạo vũ khí hạt nhân. Chính sự phát triển của vũ khí hạt nhân đã

làm thay đổi cục diện chính trị của thế giới. Các khái niệm về quốc gia và nhà nước

độc lập đều bị thay đổi, các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân thì bằng cách này

hay cách khác đều thể hiện sự lệ thuộc của mình vào quốc gia có sở hữu vũ khí hạt

nhân. iều này chỉ được chấm dứt chỉ khi các tập đoàn chính trị lớn chấp nhận từ bỏ

lợi ích của mình. Từ bỏ tham vọng bá quyền của dân tộc mình cho hòa bình và sự phát

triển chung của toàn nhân loại.

hư vậy, dựa trên những đóng góp tích cực, vật lý nói chung và vật lý hiện đại

đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của loài người, tất cả những thành

tựu về khoa học kỹ thuật đều xuất phát từ những phát minh quan trọng trong vật lý. Chỉ

có vật lý hiện đại với định hướng của chủ nghĩa duy vật biện chứng là tiền đề cho sự

phát triển nhận thức và tư duy của nhân loại.

16

KẾT LUẬN

1) Lịch sử phát triển của triết học và vật lý học luôn có mối quan hệ biện chứng hết

sức chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa triết học nói chung, triết học duy vật biện

chứng nói riêng với vật lý học là một tất yếu có tính quy luật và ngày càng phát triển.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa triết học và vật lý học còn góp cho con người thấy rõ

được nguồn gốc chung của sự nảy sinh triết học và vật lý học đó là giới tự nhiên. Nó

giúp cho chúng ta thấy được sự liên kết giữa triết học và vật lý học là không thể tránh

khỏi và sự hợp tác giữa các nhà triết học với các nhà vật lý học là một tất yếu lịch sử.

2) Vật lý học nói chung và vật lý hiện đại nói riêng là một bộ phận không thể tách

rời sự đối với phát triển của nhân loại, nó là một mắt xích không thiếu nhằm thúc đẩy

sự phát triển của các nghành khoa học khác. Vật lý trang bị cho con người những kiến

thức cơ bản nhất của giới tự nhiên thông qua các lý thuyết và thực nghiệm kiểm chứng.

Sự phát triển của vật lý học kéo theo sự phát triển của cả nhân loại, đưa loài người từ

sự hiểu biết giới tự nhiên ở cấp độ thấp lên một tầm cao hơn, giúp cho sự hiểu biết của

con người về thế giới tự nhiên không ngừng tăng lên. hờ vậy, con người ngày cành

tiến gần hơn đến sự hiểu biết thực sự về bản nguyên của vũ trụ.

17

DANH ỤC Ệ Ả

Ế Ệ

1. ồng Văn Quân (2010), “Lịch sử triết học”, đại học Thái nguyên.

2. http://Wikipedia.org.

3. ối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới.

4. Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học à ẵng- Số 5(40).2010 “ ối quan hệ

giữa triết học duy vật biện chứng với khoa học tự nhiên”.

5. Werner Heisenberg (1958) , Physics and Philosophy, George Allen & Unwin.