64
1 Câu 1: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của Triết học? Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình? 1. Triết học là gì? Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ”philos-tình yêu “và “sophia -sự thông thái” (philosophia). Triết học không ra đời cùng với sự xuất hiện của con người. Mãi tới khoảng thế kỉ VIII- VI tr. CN, triết học mới xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Hy lạp cổ đại. Triết học ra đời phải có những điều kiện nhất định. Trước hết đó là sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân công lao động xã hội. Trên cơ sở đó có sự tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay. Đây là điều kiện xã hội quan trọng để các “nhà triết học”- những nhà lao động trí óc có thể khái quát sự hiểu biết của mình thành những tri thức chung về thế giới.Thứ hai, đó là tư duy của con người phải đạt tới một trình độ tư duy khái quát nhất định.Bởi lẽ triết học khác niềm tin tôn giáo cũng như thần thoại. Triết học là tri thức, là sự hiểu biết mang tính khái quát tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống về thế giới.Con người chỉ có được điều này khi có một trình độ tư duy khái quát nhất định. Triết học có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, cũng như mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh. 2. Vấn đề cơ bản của triết học Theo Ph. Ăngghen:”Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn dề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại hay ý thức với vật chất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bởi hai lẽ. Thứ nhất, đây là vấn đề được nảy sinh cùng sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái của triết học cho tới tận ngày nay. Thứ hai, giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề triết học khác. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Cách giải quyết mặt thứ nhất này đã chia các nhà triết học làm hai phái: những nhà triết học nào cho vật chất có trước ý thức, vật chất qui định ý thức được gọi là các nhà duy vật. Ngược lại những nhà triết học cho ý thức có trước và qui định vật chất được gọi là các nhà duy tâm. Trong các nhà duy tâm lại chia thành duy tâm chủ quan (cho ý thức cảm giác ở trong đầu con người là có trước vật chất như Béccơli, Hium, Makhơ) và duy tâm khách quan (cho ý niệm tuyệt đối , tinh thần thế giới hay một lực lượng siêu tự nhiên nào đó ở ngoài con người là nguồn gốc của thế giới như Platôn, Hêghen…)

Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

  • Upload
    ledat

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

1

Câu 1: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của Triết học? Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình? 1. Triết học là gì?

• Thuật ngữ triết học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ”philos-tình yêu “và “sophia -sự thông thái” (philosophia). Triết học không ra đời cùng với sự xuất hiện của con người. Mãi tới khoảng thế kỉ VIII- VI tr. CN, triết học mới xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Hy lạp cổ đại.

• Triết học ra đời phải có những điều kiện nhất định. Trước hết đó là sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân công lao động xã hội. Trên cơ sở đó có sự tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay. Đây là điều kiện xã hội quan trọng để các “nhà triết học”- những nhà lao động trí óc có thể khái quát sự hiểu biết của mình thành những tri thức chung về thế giới.Thứ hai, đó là tư duy của con người phải đạt tới một trình độ tư duy khái quát nhất định.Bởi lẽ triết học khác niềm tin tôn giáo cũng như thần thoại. Triết học là tri thức, là sự hiểu biết mang tính khái quát tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống về thế giới.Con người chỉ có được điều này khi có một trình độ tư duy khái quát nhất định.

• Triết học có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và con người, cũng như mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh.

2. Vấn đề cơ bản của triết học • Theo Ph. Ăngghen:”Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của

triết học hiện đại, là vấn dề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại hay ý thức với vật chất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học bởi hai lẽ. Thứ nhất, đây là vấn đề được nảy sinh cùng sự ra đời của triết học và tồn tại trong tất cả các trường phái của triết học cho tới tận ngày nay. Thứ hai, giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề triết học khác. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:

• Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Cách giải quyết mặt thứ nhất này đã chia các nhà triết học làm hai phái: những nhà triết học nào cho vật chất có trước ý thức, vật chất qui định ý thức được gọi là các nhà duy vật. Ngược lại những nhà triết học cho ý thức có trước và qui định vật chất được gọi là các nhà duy tâm. Trong các nhà duy tâm lại chia thành duy tâm chủ quan (cho ý thức cảm giác ở trong đầu con người là có trước vật chất như Béccơli, Hium, Makhơ) và duy tâm khách quan (cho ý niệm tuyệt đối , tinh thần thế giới hay một lực lượng siêu tự nhiên nào đó ở ngoài con người là nguồn gốc của thế giới như Platôn, Hêghen…)

Page 2: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

2

• Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Cách giải quyết mặt thứ hai cũng chia các nhà triết học thành nhiều phái khác nhau. Những ai công nhận khả năng nhận thức thế giới của con người thì thuộc về phái “ có thể biết”, bao gồm các nhà duy vật và cả một số nhà duy tâm. Các nhà duy tâm khác các nhà duy vật ở chỗ, cho rằng khả năng nhận thức mà con người có được không phải của chính con người mà là so những lực lượng siêu nhiên đem lại cho con người.. Những nhà triết học nào phủ nhận khả năng nhận thức thê giới của con người thì thuộc về phái “không thể biết” như Hium, Cantơ…Một số nhà triết học khác lại nghi ngờ khả năng nhận thức của con người, thậm chí nghi ngờ cả sự tồn tại khách quan của sự vật. Các nhà triết học này thuộc phái hoài nghi.

3. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử triết học.Theo Ph. Ăngghen:

• Phương pháp siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”.

• Phương pháp biện chứng ngược lại với phương pháp siêu hình, không chỉ nhìn thấy sự việc cá biệt mà còn thấy cả mối liên hệ qua lại giữa chúng không chỉ nhìn thấy “cây “ mà “thấy cả rừng” , nhìn nhận sự vật trong mối liên hệ ràng buộc tác động qua lại lẫn nhau , trong tạng thái vận động biến đổi không ngừng.

Câu 2: Những đặc điểm chủ yếu của triết học phương Đông cổ, trung đại? • Triết học phương Đông cổ, trung đại thường được trình bày ẩn giấu đằng

sau các học thuyết về chính trị- xã hội, tôn giáo đạo đức và con người. Trong khi đó ở triết học Hy Lạp cổ đại triết học lại bao trùm lên các khoa học khác. Các nhà triết học thường đồng thời là các nhà khoa học. Cho nên, triết học được coi là khoa học của các khoa học.

• Triết học phương Đông cổ, trung đại nhấn mạnh sự thống nhất cuả con người với vũ trụ. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất là tư tưởng nổi bật của nhiều trường phái triết học Trung Quốc cổ đại và Ấn độ cổ đại. Cũng chính vì vậy mà triết học Trung Quốc cổ đại đề cập nhiều tới quan hệ với “tề gia-trị quốc –bình thiên hạ”; con người với số phận con người . Còn triết học Ấn độ đề cập tới con người tâm linh, con người “giải thoát”.

• Trong triết học phương Đông cổ, trung đại thường có sự đan xen giữa các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình. Tính đảng, tính giai cấp trong triết học phương Đông cổ, trung đại không đậm nét không sâu sắc như ở triết học Hy Lạp cổ đại.

Page 3: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

3

• Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp và mang tính cục bộ trong từng trường phái, không có những bước nhảy vọt mang tính “cách mạng, đột biến”.

• Triết học phương Đông cổ, trung đại đã có những yếu tố biện chứng, nhưng còn hạn chế, thể hiện ở tính chu kì khép kín, lặp đi lặp lại.

Câu 3: Những nét cơ bản trong tư tưởng của Khổng Tử? Khổng Tử (551-479 tr.CN) là người sáng lập ra Nho giáo. Tư tưởng cơ bản thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:

• Về bản thể luận. Có thể nói quan điểm của Khổng Tử về bản thể luận là thiếu nhất quán nhưng cơ bản là duy tâm khách quan. Ông công nhận tư tưởng “thiên mệnh”. Với ông mỗi người đều có mệnh trời qui định. Mặc dù ở ông có những yếu tố thể hiện tinh thần duy vật , chẳng hạn đôi khi “thiên “đôi khi được hiểu là giới tự nhiên ;bốn mùa (xuân -hạ -thu- đông) vận hành thì vạn vật được sinh ra…Nhưng người quân tử có ba điều sợ :”mệnh trời” thánh nhân và lời nói của thánh nhân. Ai mắc tội với trời thì không cầu đảo vào đâu được.

• Về nhận thức luận. Vấn đề nhận thức luận được thể hiện ở Khổng Tử dưới dạng: tri thức của con người do đâu mà có? Theo ông trong xã hội có những người sinh ra đã biết đó là thánh nhân. Những người khác phải học mới biết. Như vậy trong quan niệm về nhận thức của ông cũng thể hiện sự không nhất quán. Tuy nhiên ông có tiến bộ khi cho rằng ai học cũng biết và ông đề cao học tập.

• Về chính trị. Khổng Tử có hoài bão lập lại kỉ cương, pháp chế của nhà Chu. Để thực hiện hoài bão chính trị này ông xây dựng học thuyết Nhân- Lễ- Chính -Danh.

� Nhân là phạm trù trung tâm trong tư tưởng của ông và rất phức tạp. Ông không đưa ra một quan niệm về Nhân rõ ràng. Tuỳ theo phẩm hạnh của từng học trò về Nhân mà ông trả lời khác nhau. Mặc dù quan điểm về Nhân của ông còn hạn chế (cho rằng tiểu nhân không làm được điều nhân…) nhưng nội dung lớn toát lên là nhân đạo thương yêu con người.

� Lễ với Khổng Tử là toàn bộ nghi lễ, qui tắc chuẩn mực trong quan hệ giữa người với người từ hành vi ngôn ngữ trang phục đến nhà cửa….Lễ là cơ sở trong mọi quan hệ của con người , là cơ sở để điều chỉnh hành vi cho đúng với Nhân và Danh.

� Chính danh là “danh” và “thực” phải phù hợp thống nhất với nhau. Trong đó “danh” là tên gọi chỉ địa vị, chức phận của mỗi người trong xã hội ,”thực” là phận sự trách nhiệm ,quyền lợi nghĩa vụ ứng với “danh”.Khổng Tử cho rằng xã hội đại loạn là do loạn “danh”( tức “danh”và “thực “ không phù hợp thống nhất với nhau). Vì vậy Khổng Tử đòi hỏi mọi người dù ở vị trí nào cũng phải vui vẻ, nỗ lực thực hiện bổn phận của mình.

Page 4: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

4

Để thực hiện chủ thuyết chính trị này, Khổng Tử đã xây dựng nên mẫu người quân tử với chủ trương” đức trị”. Người quân tử, theo ông phải có đủ các phẩm chất: nhân, lễ nghĩa, trí, tín; phải chú tâm học đạo để bồi dưỡng trí nhân dũng.

Câu 4: Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo nguyên thuỷ? Phật giáo là một trường phái triết học –tôn giáo điển hình thuộc phái không chính thống và có ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới. Phật giáo được hình thành vào thế kỉ VI tr. CN. Người sáng lập là Tất Đạt Đa (Siddharta). Tư tưởng cơ bản của Phật giáo nguyên thuỷ thể hiện chủ yếu ở nhân sinh quan và thế giới quan.

• Thế giới quan. Thế giới quan Phật giáo nguyên thuỷ thể hiện ở những điểm sau:

� Vô tạo giả: Phật giáo không công nhận có kẻ đầu tiên sáng tạo

ra vũ trụ. Nghĩa là phủ nhận sự sáng tạo thế giới của Brahman. � Vô ngã: không có cái tôi vĩnh hằng. � Vô thường: không có cái vĩnh hằng, mọi cái luôn luôn biến đổi

theo chu trình bất tận: sinh-trụ-dị -diệt. � Nhân quả tương lục (liên tục): nhân quả là một chuỗi liên tục

không gián đoạn không hỗn loạn (nhân nào quả ấy). Mối quan hệ nhân quả này được nhà Phật gọi là nhân duyên. Duyên vừa là quả vừa là nhân của quả khác.

• Nhân sinh quan. Nhân sinh quan Phật giáo nguyên thuỷ thể hiện

trong học thuyết về Tứ đế (còn gọi là tứ thánh đế hay tứ diệu đế). � Khổ đế là học thuyết về sự khổ, cho đời người là bề khổ. Có 8

cái khổ chủ yếu: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biẹt li hkổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất dắc khổ và ngũ thụ uẩn khổ.

� Nhân đế nói về nguyên nhân của khổ. Theo Phật gaío có 12 nguyên nhân nối tiếp nhau dẫn đến nỗi khổ của con người; vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, áo, thủ, hữu, sinh và lão tử.

� Diệt đế nói về sự diệt khổ, cho rằng có thể tiêu diệt được nỗi khổ, đạt tới trạng thái Niết bàn.

� Đạo đế nói về 8 con đường diệt khổ: chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm chính định. Đồng thời, phải tu tập giới, định và tuệ.

Tóm lại, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, biện chứng nhưng không phải là duy vật mà thuộc về duy tâm chủ quan. Phật giáo là một tôn giáo, cho nên còn có những hạn chế nhất định nhưng đề cao tu nhân, tích đức chống bất bình đẳng xã hội.

Page 5: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

5

Câu 5: Đặc điểm chủ yếu của triết học Hy Lạp cổ đại? • Triết học Hy Lạp cổ đại là triết học của giai cấp chủ nô, cho nên nó

mang tính Đảng tính giai cấp sâu sắc. Điều này thể hiện ở cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình; giữa quan điểm “có thể biết” và “không thể biết”…

• Triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi mới ra đời đã đề cập tới nhiều vấn đề khác nhau thuộc về thế giới quan của người Hy Lạp cổ đại. Trước hết là những vấn đề: tồn tại là gì? Nguồn gốc của thế giới là gì?...và những vấn đề này luôn được giải quyết theo hai quan điểm trái ngược nhau: hoặc là duy vật hoặc là duy tâm.

• Triết học Hy Lạp cổ đại chứa đựng mầm mống của nhiều thế giới quan hiện đại sau này. Có đặc điểm này bởi triết học Hy Lạp được nảy sinh từ nhiều vùng khác nhau thuộc Hy Lạp cổ đại và nó phát triển đa dạng, phong phú mang tính “cách mạng, đột biến”.

• Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó chặt chẽ với khoa học đương thời. Các nhà triết học thường đồng thời là các nhà khoa học. Vì vậy, đã xuất hiện quan điểm sai lầm cho rằng, triết học là khoa học của các khoa học.

• Trong triết học Hy Lạp cổ đại đã có tư tưởng biện chứng. Đỉnh cao là biện chứng của Hêraclit. Mặc dù phép biện chứng này còn thô sơ chất phác nhưng đã là hình thức lich sử đầu tiên của phép biện chứng duy vật và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tư duy biện chứng của nhân loại.

• Triết học Hy Lạp cổ đại đề cập nhiều tới vấn đề con người và số phận con người. Mặc dù các nhà triết học còn có những ý kiến khác nhau về bản chất con người, nhưng họ đều coi con người là tinh hoa cao quí của tạo hoá, con người cần chinh phục thiên nhiên phục vụ cho mình.

Câu6: Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây âu thời kì trung cổ và phục hưng? 1. Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây âu thời trung cổ( thế kỉ V- XV)?

• Triết học Tây âu thời kì trung cổ chủ yếu là triết học kinh viện, tìm cách đặt cơ sở lí luận cho thế giới quan tôn giáo, cụ thể là giáo hội Kitô giáo.

• Cuộc đấu tranh giữa niềm tin tôn gáio và trí tuệ, giữa cái riêng và cái chung là những vấn đề trung tâm của triết học Tây âu thời kì này.

• Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực ( trường phái triết học cho rằng, những khái niệm chung phổ biến là có thực tồn tại thực, có trước các sự vật riêng lẻ, cá biệt, và qui định chúng) với chủ nghĩa duy danh( trường phái triết học cho rằng, những khái niệm chung phổ biến là không có thực, trống rỗng không có nội dung, chỉ là tên gọi, chỉ có các sự vật riêng lẻ, cá biệt là tồn tại thực) là biểu hiện đặc thù

Page 6: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

6

của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong triết học Tâu âu thời kì này.

• Triết học Tây âu thời trung cổ phát triển với nhiều đại biểu khác nhau, nhưng so với triết học cổ đại Hy Lạp, so với chiều dài thời gian thì “dường như không phát triển”.

• Triết học thời kì này được coi là bộ môn của thần học, có nhiệm vụ chứng minh cho sự tồn tại của chúa trời, thượng đế.

2. Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây âu thời kì phục hưng (thế kỉ XV-XVI)?

• Chủ nghĩa duy vật trong triết học đã được khôi phục và khẳng định chỗ đứng của mình trong đời sống tinh thần của xã hội. Triết học duy vật cổ đại được vận dụng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Các nhà duy vật đồng thời là những người đi tiên phong trong khoa học tự nhiên như Côpécníc, Brunô, Galilêv.v…

• Về xã hội, tư tưởng nổi bật là tư tưởng nhân văn, gắn liền với chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Chủ nghĩa nhân đạo này đề cao cá nhân con người nói chung nên còn hạn chế, như chưa đề ra nhiệm vụ giải phóng người lao động; càng chưa chỉ ra được con đường, biện pháp giải phóng họ v.v….

• Đã xuất hiện những học thuyết không tưởng đầu tiên về chủ nghĩa xã hội với những ước mơ về một xã hội mà ở đó lao động được đề cao, tự do bình đẳng bác ái được trân trọng, không có tư hữu v.v…Tuy nhiên những học thuyết này bị hạn chế bởi tính không tưởng.

• Triết học Tây âu thời kì phục hưng có nhiều điểm tiến bộ, song vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất là còn có những yếu tố duy tâm, thoả hiệp, chưa triệt để và siêu hình.

Câu 7: Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây âu thời kì cận đại (thế kỉ XVII- XVI)

• Triết học duy vật thời kì cận đại ở Tây Âu nhìn chung được coi là thế giới quan của giai cấp tư sản đang còn tính cách mạng đang còn tiến bộ. Triết học duy vật thời kì này phát triển rực rỡ và có xu hướng đi tới chủ nghĩa vô thần. Đặc biệt các nhà duy vật Pháp thời kì này đều là những nhà vô thần chiến đấu chống lại Giáo hội

• Triết học duy vật Tây âu thời kì cận đại khác với triết học duy vật cổ đại Hy Lạp ở hai điểm cơ bản nhất sau:

� Nếu phương pháp biện chứng là phương pháp cơ bản trong nhận thức luận của triết học duy vật cổ đại Hy Lạp, thì phương pháp siêu hình lại là phương pháp chủ yếu trong nhận thức luận của triết học duy vật Tây âu trong thời kì này.

� Một số luận điểm duy vật của triết học duy vật Tây âu thời kì này đã được chứng minh bằng những thành tựu của khoa học thực nghiệm đương thời chứ không còn là những phỏng đoán như là ở triết học duy vật cổ đại Hy Lạp nữa.

Page 7: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

7

• Triết học Tây âu thời kì này đi sâu nghiên cứu vấn đề lí luận nhận thức và chia làm hai phái cơ bản: phái duy cảm với các đại biểu như Bêcơn, Hôpxơ, Lốccơ v.v…, phái duy lí với các đại biểu như Đêcác, Spinôda, Lépnit v.v….

• Triết học Tây âu thời kì này đi sâu nghiên cứu vấn đề con người. Điều khác với triết học các thời kì khác là con người được nghiên cứu cả trong hai mối quan hệ với tự nhiên và với với nhau trong xã hội.

• Triết học Tây âu thời kì cận đại có nhiều điểm tiến bộ song vẫn còn hạn chế. Hạn chế lớn nhất là ở tính chẩt siêu hình, máy móc và không triệt để của nó.

Câu 8: Những tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc ? 1. Tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen:

• Hêghen (1770-1831)-nhà triết học duy tâm người Đức, nhà biện chứng lỗi lạc mặc dù là biện chứng duy tâm.Hêghen được Ph. Ăngghen đánh giá là người đầu tiên trong lịch sử triết học trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên lịch sử xã hội tinh thần của con người dưới dạng một quá trình, tức là trong sự vận động và phát triển. Tuy nhiên sự vận động và phát triển trong hệ thống triêt học của ông là sự vận động phát triển trong hệ thống khép kín.

• Hêghen đã có tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, dự đoán được mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật.Tuy nhiên, mâu thuẫn trong hệ thống triết học của ông không phải là mâu thuẫn của hiện thực khách quan mà là của tinh thần thế giới, ý niệm tuyệt đối. Hơn nữa ông có quan điểm thoả hiệp khi giải quyết mâu thuẫn.

• Hêghen có tư tưởng biện chứng về qui luật lượng chất. Tuy nhiên những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong hệ thống triết học của ông chỉ là sự thay đổi thuần tuý các khái niệm: chất, lượng, độ. Ông cũng có tư tưởng biện chứng về qui luật phủ định của phủ định. Tuy nhiên, phủ định trong triết học của ông là hiện thân của tinh thần thế giới chứ không phải của hiện thực khách quan. Hêghen cũng có tư tưởng biện chứng về các phạm trù: riêng –chung, bản chất-hiện tượng; nguyên nhân-kết quả v.v.. Tuy nhiên, những cặp phạm trù này cũng chỉ là kết quả tha hoá của tinh thần thế giới.

Tóm lại, phép biện chứng của Hêghen dựa trên nền thế giới quan duy tâm cho nên nó không thực sự trở thành khoa học. CácMác đã gọi phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng “lộn đầu xuống đất”.

2. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc: Phoiơbắc (1804-1872) - nhà triết học duy vật lỗi lạc người Đức. Ông là người khôi phục địa vị xứng đáng cho chủ nghĩa duy vật trước Mác. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông thể hiện ở những nét chủ yếu sau:

Page 8: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

8

• Bản thể luận. Ông cho thế giới tự nhiên là có trước, tồn tại vĩnh viễn nhờ những cơ sở bên trong của nó. Giới tự nhiên không phụ thuộc vào bất kì ai, vào bất kì triết học nào. Tư duy ý thức của con người là có sau vật chất, do vạt chất qui định. Ông đã kịch liệt chống lại triết học duy tâm và tôn giáo nói chung, chủ nghĩa duy tâm của Hêghen nói riêng. Tuy nhiên ông còn có quan niệm siêu hình về thế giới.

• Nhận thức luận. Phoiơbắc công nhận khả năng nhận thức của con người. Ông có quan điểm duy vật về cảm giác. Khi đấu tranh chống lại việc tuyệt đối hoá vai trò của tư duy trừu tượng, ông không hạ thấp nó. Với ông tư duy trừu tượng có vai trò gắn kết những tri thức rời rạc do cảm giác đem lại. Nhìn chung ông đứng trên lập trường duy vật để giải quyết vấn đề nhận thức nhưng ông chưa thoát khỏi hạn chế cuả chủ nghĩa duy vật trước đó là chưa thấy vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

• Vấn đề con người Con người là vấn đề trung tâm trong triết học của ông và về cơ bản ông giải quyết vấn đề này một cách duy vật. Vì vậy triết học của ông được gọi là triết học nhân bản. Ông đúng khi cho rằng, sự sống và bản thân con người đều là kết quả của quá trình tiến hoá tự nhiên lâu dài của chính giới tự nhiên. Con người trong triết học Phoiơbắc là triết học của con người có ngôn ngữ, tư duy, tình yêu, nỗi buồn, có hoài bão ước mơ có đạo đức và tình cảm tôn giáo, có những nhu cầu sinh học. Nhìn tổng thể ông có quan điểm duy vật về con người nhưng còn hạn chế. Chẳng hạn ông chỉ thấy con người sinh học con người có tính loài. Ông chưa nhìn thấy con người xã hội, con người giai cấp. Hơn nữa, ông lại rơi vào duy tâm khi cho tình yêu là yếu tố quyết định con người.

• Vấn đề tôn giáo. Phoiơbắc kịch liệt phê phán tôn giáo. Ông đã cố gắng chỉ ra nguồn gốc nhận thức của tôn giáo. Theo ông thượng đế chỉ là con người tha hoá với những phẩm chất tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, ông chưa thấy được nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Chủ nghĩa nhân bản của ông htể hiện ở chỗ, ông muốn xây dựng một tôn giáo mới trên cơ sở tình yêu của con người.

• Về chính trị xã hội. Phoiơbắc căm ghét nhà nước quân chủ Phổ phong kiến. Ông gọi nó là chế độ vô đạo đức và muốn thay nó bằng chế độ cộng hoà tư sản. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc thể hiện ở chỗ ông cũng muốn xây dựng một xã hội mới- xã hội cộng đồng chung- trên cơ sở tình yêu của con người. Đồng thời ông ủng hộ chủ nghĩa vị kỉ thông minh. Cũng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc cho rằng, con người nên có của riêng và có ở mức độ vừa phải.

Câu 9: Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác? Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết họcdo Các. Mác và Ph. Ăngghen thực hiện?

Page 9: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

9

1. Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX. Nó ra đời do những đòi hỏi của thực tiễn chính trị xã hội và là quá trình phát triển hợp qui luật của triết học và của nhận thức khoa học. Nó được chuẩn bị cho những tiền đề cụ thể sau:

• Tiền đề về kinh tế-chính trị -xã hội. Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định vị trí kinh tế của mình. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển thì giai cấp vô sản càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ngày càng gay gắt và chuyển từ tự phát lên tự giác, từ đấu tranh kinh tế lên đấu tranh chính trị. Điều này đòi hỏi phải có một lí luận cách mạng khoa họcđể hướng dẫn phong trào, tập hợp, giáo dục, thuyết phục, động viên công nhân tìm con đường, biện pháp đấu tranh đúng đắn.

• Tiền đề về khoa học tự nhiên. Bước sang thế kỉ, khoa học tự nhiên có bước phát triể vượt bậc về chất, chuyển từ trình độ kinh nghiệm lên trình độ lí luận. Nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời đại ra đời. Chảng hạn, định luật bảo toàn vật chất và vận động; định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, hoc thuyết tiến hoá v.v.. Những phát minh khoa học đã cung cấp cơ sở khoa học cho thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng duy vật.

• Tiền đề về lí luận. Triết học Mác kế thừa tất cả những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ thời cổ đại đến thời đại các ông. Nhưng trực tiếp nhất là:

� Kinh tế chính trị cổ điển Anh � Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp � Triết học cổ điển Đức

Đối với triết học cổ điển Đức, Các Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của Hêghen, khắc phục tính chất duy tâm thần bí của nó. Đồng thời hai ông còn cải tạo phép biện chứng ấy trên nền thế giới quan duy vật. C.Mác và Ph. Ăngghen cũng kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình, máy móc, chưa triệt để của nó, làm giàu nó bằng phép biện chứng. Đây là những tiền đề khách quan cho sự ra đời triết học Mác. Những tiền đề khách quan này kết hợp với sự hoạt động tích cực chủ quan của Các Mácvà Ph. Ăngghen sẽ làm cho triết học Mác ra đời là một tất yếu khách quan. 2. Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện. Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng. Thực chất của cuộc cách mạng ấy thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

• Khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học, C.Mác và Ph. Ăngghen đã tạo nên sự thống nhât hữu cơ không thể tách rời giữa chúng là chủ nghĩa duy vật biện chứng.

• Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triểt học do C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện.

Page 10: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

10

• Sự ra đời của triết học Mác đã khắc phục sự đối lập giữa triết học và hoạt động thực tiễn của con người.

• Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khắc phục sự đối lập giữa triết học và các khoa học cụ thể.

3. 3. 3. 3. ýýýý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ăngghen thực hiện • Cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện đã làm

cho chủ nghĩa xã hội không tưởng trở thành khoa học. • Cuộc cách mạng này đã làm cho triết học thay đổi cả về vai trò, vị trí, chức

năng. Triết học Mác đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ.

Câu 10 Phân tích định nghĩa về vật chất của Lênin? Ý nghĩa của định nghĩa này?

1. Nội dung định nghĩa về vật chất của Lênin Trong tác phẩm” chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán “, V.I. Lênin đã định nghĩa” Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. 2. Phân tích nội dung định nghĩa

• Trong định nghĩa vật chất này, V.I.Lênin chỉ rõ “vật chất là một phạm trù triết học”. Như vậy, phạm trù vật chất của triết học là phạm trù có tính khái quát nhất, không giống với khái niệm vật chất trong một số ngành khoa học cụ thể, hay trong đời sống thường ngày. Vì vậy, không được đồng nhất vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với các dạng tồn tại cụ thể của nó mà các ngành khoa học chuyên ngành nghiên cứu. Các dạng vật chất cụ thể có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hoá thành cái khác, còn vật chất nói chung là vô hạn và vô tận.

• Vật chất có thuộc tính cơ bản nhất, quan trọng nhất là”thực tại khách quan”và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Thực tại khách quan là tồn tại thực và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người là điều kiện cần và đủ để phân biệt cái gì thuộc về vật chất và cái gì không thuộc về vật chất.

• “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm gáic của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh”. Điều này nói lên rằng, thực tại khách quan (vật chất) là có trước, cảm giác của con người là có sau. Cảm giác của con người có thể “chép lại, chụp lại, phản ánh” được thực tại khách quan (vật chất). Như vậy, tồn tại khách quan không tồn tại trừu tượng mà tồn tại thông qua các dạng tồn tại cụ thể của mình và bằng cảm giác (ý thức) con người có thể nhận thức được. Điều này cũng có nghĩa là “thực tại khách quan” (vật chất) là

Page 11: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

11

nội dung khách quan, nguồn gốc khách quan của những cảm giác (ý thức) của con người.

Rõ ràng là định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng.

3. Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin • Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã chống lại được cả quan điểm

duy tâm chủ quan, cả quan điểm duy tâm khách quan về vấn đề cơ bản của triết họcvà về phạm trù vật chất.

• Nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã khắc phục được tính chất trực quan siêu hình máy móc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, đồng thời kế thừa phát triển được những tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về vật chất.

• Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin là cơ sở thế giới quan khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội.

Câu 11: Quan niệm của triết học Mác-Lênin về vận động? 1. Định nghĩa Vận động là phạm trù chỉ mọi sự biến đổi nói chung từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến tư duy. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. 2. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

• Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nghĩa là không có vật chất không vận động, cũng như không dcó vận động ngoài vật chất. Vật chất tồn tại bằng cách vận động. Nói khác đi, thông qua vận động, vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình.

• Vận động của vật chất là sự tự vận động. Bởi lẽ nguồn gốc của sự vận động này nằm ở ngay trong bản thân cấu trúc nội tại của vật chất. Vận động của vật chất không bao giờ mất đi, chỉ chuyển hoá từ hình thức vận động này sang hình thức vận động khác.

3. Các hình thức vận động cơ bản của vật chất Ph. Ăngghen dựa vào thành tựu khoa học đương thời đã chia vận động thành 5 hình thức cơ bản sau:

• Vận động cơ học • Vận động vật lí • Vận động hoá học • Vận động sinh học • Vận động xã hội

Cơ sở của sự phân chia các hình thức vận động: � Các hình thức vận động tương ứng với trình độ nhất định của tổ chức

vật chất. � Giữa cáchình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, nghĩa là hình

thức vận động cao nảy sinh trên cơ sở hình thức vận động thấp.

Page 12: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

12

� Hình thức vận động cao có sự khác biệt về chất và không thể qui vào hình thức vận động thấp.

4. Vận động và đứng im • Theo triết học Mác-Lênin, đứng im là một biểu hiện của trạng thái vận động, đó

là sự vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối. • Đứng im là tương đối, vận động là tuyệt đối vì:

� Vật thể chỉ đứng im trong một quan hệ nhất định(một hệ qui chiếu nhất định)

� Đứng im chỉ xảy ra trong một hình thức vận động. � Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định. Ngay trong thời gian đó

cũng nảy sinh các nhân tố dẫn đến phá vỡ sự đứng im đó. Câu 12: Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản chất của ý thức? 1. Nguồn gốc của ý thức Theo triết học duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển của cả tự nhiên và của cả lịch sử xã hội. Nói khác đi, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

• Nguồn gốc tự nhiên: � Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, phản ánh là thuộc tính chung của

mọi dạng vật chất. Đó là năng lực giữ lại tái hiện lại của một hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác khi hai hệ thống vật chất đó tác động lẫn nhau.

� Nội dung và hình thức phản ánh phụ thuộc vào trình độ tổ chức của vật phản ánh và vật được phản ánh. Vì vậy, cùng với sự phản ánh của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của nó cũng phát triển từ thấp lên cao (phản ánh vật lí phản ánh sinh vật với các hình thức kích thích, cảm ứng; phản ánh tâm lí động vật; phản ánh ý thức của con người). Như vậy ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Nhưng ý thức lại là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Não người cũng là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất.

Tóm lại, não người và sự phản ánh thế giới khách quan vào não người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

• Nguồn gốc xã hội: Triết học duy vật biện chứng chỉ ra rằng, chính lao động và ngôn ngữ là hai nguồn gốc xã hội quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của ý thức. Chính lao động đã đóng vai trò quyết định trong việc chuyển biến từ vượn thành người, làm cho con người khác với tất cả các động vật khác. Lao động giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện chính mình. Thông qua lao động, não người ngày càng hoàn thiện, phát triển giúp tư duy trừu tượng phát triển. Chính lao động là cơ sở hình thành phát triển của ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ lại giúp con người phản ánh sự vật khái quát hơn. Điều này lại càng thúc đẩy tư duy trừu tượng phát triển. Đây là hai yếu tố quan trọng để phát triển ý thức.

Page 13: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

13

Như vây, lao động và ngôn ngữ là” hai sức kích thích chủ yếu” để biến bộ não vượn thành não người, phản ánh tâm lí động vật thành phản ánh ý thức.

2. Bản chất ý thức. • Triết học duy vật biện chứng cho bản chất của ý thức là sự phản ánh

thế giới khách quan vào bộ não người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Cho nên ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật. Ý thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ não con người.

• Ý thức là sự phản ánh sáng tạo ý thức khách quan vào bộ não người, nghĩa là phản ánh ý thức phải dựa trên nhu cầu thực tiễn do thực tiễn qui định. Nhu cầu thực tiễn qui định chủ thể phải nhận thức cái được phản ánh. Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên phản ánh.

• Phản ánh ý thức là tích cực chủ động. Nghĩa là con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính , tính chất của mình , qua đó con người có hiểu biết về sự vật hiện tượng. Hơn nữa, con người còn biết vận dụng tri thức để nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

• Phản ánh ý thức luôn mang bản chất xã hội. Bởi lẽ, ý thức luôn là sản phẩm của sự phát triển của xã hội, dựa trên hoạt động thực tiến xã hội, các quan hệ xã hội. Con người tách rời khỏi xã hội sẽ không thể có ý thức.

Câu 13: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững vấn đề này? 1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

• Phạm trù vật chất (xem câu 10) • Phạm trù ý thức(xem câu 12) • Vai trò quyết định của vật chất với ý thức. Theo triết học duy vật biện chứng

thì: � Vật chất có trước ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập

với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Não người là dạng vật chất cao có tổ chức của thế giới vật chất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.

� Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chẩt vào não người, là hình ảnh của thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung của ý thức.

• Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, tác động trở lại vật chất. � Ý thức có tính năng động sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn

của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan. Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt

Page 14: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

14

động thực tiễn của con người trong cải tạo thế giới. Ngược lại, ý thức sẽ kìm hãm hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người nếu không phản ánh đúng thế giới khách quan.

� Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, thông qua hoạt động thực tiễn của con người dù đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện vật chất khách quan.

2. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:

• Vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng qui luật khách quan, hành động tuân theo qui luật khách quan.

• Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, phải thấy được vai trò tích cực của nhân tố ý thức tinh thần trong việc sử dụng có hiêu quả nhất các điều kiện vật chất hiện có.

• Cần tránh tuyệt đối hoá vai trò duy nhất của vật chất trong quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nghĩa là cần chống lại “chủ nghĩa khách quan “, thái độ thụ động, trông chờ ỷ lại vào điều kiện vật chất. Đồng thời, cần chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, tinh thần, hạ thấp, đánh giá không đúng vai trò của các điều kiện vật chất trong hoạt động thực tiễn.

Câu 14: Phép biện chứng là gì? Sự ra đời của phép biện chứng duy vật? 1. Phép biện chứng là gì?

• Biện chứng khách quan là phạm trù dùng để chỉ biện chứng của bản thân các sự vật hiện tượng quá trình tồn tại độc lập và bên ngoài ý thức con người.

• Biện chứng chủ quan là phạm trù dùng đẻ chỉ tư duy biện chứng và biện chứng của chính quá trình phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người.

Biện chứng khách quan của bản thân đối tượng được phản ánh qui định biện chứng chủ quan. Mặt khác, biện chứng chủ quan cũng có tính qui định độc lập tương đối so với biện chứng khách quan. Điều đó được hiểu với nghĩa, một là cái phản ánh và cái được phản ánh không bao giờ trùng khít hoàn toàn; hai là, quá trình tư duy, quá trình nhận thức còn có những qui luật vốn có của nó.

• Phép biện chứng là khoa học nghiên cứu những qui luật chung nhất của mọi sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

2. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật • Thời cổ đại. Phép biện chứng chất phác ngây thơ mà đỉnh cao của nó là phép

biện chứng cổ đại Hy Lạp, chiếm vị trí ưu trội. Đánh giá mặt tích cực và sự hạn chế của quan điểm biện chứng chất phác thời cổ đại, Ph. Ăngghen cho rằng trong quan điểm đó người ta thấy được sự liên hệ vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những qui luật nội tại của sự vận động và sự phát triển.

Page 15: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

15

• Triết học cổ điển Đức. Từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, khoa học tự nhiên chuyển dần trọng tâm sang việc nghiên cứu các quá trình trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển của chúng. Những thành quả do nó mang lại đã chứng minh rằng tự bản thân thế giới tông tại một cách biện chứng. Quan điểm siêu hình bị chính khoa học tự nhiên làm mất đi cơ sở tồn tại của nó. Nhưng việc phủ định quan điểm siêu hình lúc này lại dẫn tới việc xác lập vị trí ưu trội của phép biện chứng duy tâm khách quan mà đỉnh cao là ở triết học của Hêghen.

• Ra đời phép biện chứng duy vật. Kế thừa có chọn lọc những thành quả của các nhà triết học tiền bối, mà trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và quan điểm duy vật của Phoiơbắc, dựa trên việc khái quát những thành quả mới nhất của khoa học đương thời cũng như thực tiễn lịch sử loài người, vào giữa thế kỉ XIX C.Mác Ph. Ăngghen đã sáng lập ra triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật mà về sau được V.I.Lênin phát triển. Trong phép biện chứng đó, sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vạt biện chứng và phương pháp duy vật biện chứng được xác lập.

Phép biện chứng duy vật đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại cũng như những sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan cổ điển Đức, làm cho phép biện chứng duy vạt trở thành một khoa học.

3. Cấu trúc của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật bao gồm những nội dung sau:

• Nguyên lí về mối lien hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển. • Những cặp phạm trù cơ bản (những qui luật không cơ bản) của phép biện

chứng. • Những qui luật cơ bản của phép biện chứng.

Câu 15: Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến? 1. Liên hệ phổ biến là gì? a. Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự liên hệ

• Quan điểm siêu hình: � Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật và hiện tượng

tồn tại một cách tách rời nhau,cái này bên cạnh cái kia; giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là sự liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên.

� Một số người theo quan điểm siêu hình nêếucó thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó thì lại phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.

• Quan điểm biện chứng: Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liện hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. b. Quan điểm duy tâm và quan điểm duy vạt biện chứng về sự liên hệ

Page 16: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

16

• Quan điểm duy tâm: Cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Chẳng hạn, Béccơli coi cơ sở của sự liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng là cảm giác; Hêghen thì tìm cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng có ý niệm tuyệt đối.

• Quan điểm duy vật biện chứng: � Cơ sở của sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng là tính thống nhất

vật chất của thế giới. � Các sự vật các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng khác nhau như thế nào

chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất khách quan.

� Mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến và đa dạng. 2. Phân loại liên hệ a.Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài

• Mối liên hệ bên trong là sự liên hệ qua lại, sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận giữa các yếu tố các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật; nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.

• Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng khác nhau ; nói chung, nó không có ý nghĩa quyết định ; nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mà phát huy tác dụng đối với sự vận độngvà phát triển của sự vật.

b.Mối liên hệ bản chất và không bản chất, mối liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên, ngoài ra chúng còn có những nét đặc thù: cái ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, lại là tất nhiên khi xem xét trong một mối quan hệ khác; ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất yếu; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Đó là những hình thức đặc thù của sự biểu hiện những mối liên hệ tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ đòi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao quát khi xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật và hiện tượng. 3. Ý nghĩa phương pháp luận

• Từ việc nghiên cứu nguyên lí về mối liên hệ phổ biếncủa các sự vật, hiện tượng chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện trong việc nhận thức xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn.

� Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng về sự vật, chúng ta phải xem xét nó: một là, trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó; hai là trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác (kể cả trực

Page 17: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

17

tiếp và gián tiếp); ba là, trong mối liên hệ với nhu cấu thực tiễn của con người.

� Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú ý đến nhiếu mặt, nhiếu mối liên hệ mà còn làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó. Nói khác đi, quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét bình quân mà có trọng tâm trọng điểm.

� Quan điểm toàn diện vừa khác với chủ nghĩa chiết trung, vừa khác với thuật nguỵ biện.

Chủ nghĩa chiết trung tuy cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưng lại kết hợp một cách vô nguyên tắc những cái hết sức khác nhau thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Tương tự như vậy, thuật nguỵ biện cũng để ý tới những mặt những mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất.

• Trong hoạt động thực tiễn để cải tạo sự vật chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn làm biến đổi những mối liên hệ nội tại của chính sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Đông thời, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau.

• Các mối liên hệ có vai trò không như nhau, do đó, để thúc đẩy sự vật phát triển phải phân loạ được các mối liên hệ; nhận thức được mối liên hệ cơ bản qui định bản chất của sự vật và giải quyết mối liên hệ đó.

Câu 16: Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí về sự phát triển? 1. Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển a. Quan điểm siêu hình về sự phát triển

• Phát triển chí là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ vầ chất của các sự vạt hiện tượng trên thế giới là sự nhất thành bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó.

• Sự phát triển chỉ là thay đổi số lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh những loại mới với những tính qui định mới về chất, có thay đổi về chất chăng nữa thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín.

• Sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co phức tạp.

b. Quan điểm biện chứng về sự phát triển • Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động

tiến lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. • Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát

triển sẽ nảy sinh những tính qui định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làm tăng khă năng hoàn thiện cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó.

Page 18: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

18

• Thừa nhận tính phức tạp tính không trực tuyến của baảnthân quá trình phát triển. Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh co phức tạp trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối.

• Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, sự phát triển diễn ra theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở mới cao hơn.

2. Quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển a. Quan điểm duy tâm Những người theo quan điểm duy tâm thường tìm nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen lí giải sự phát triển của tự nhiên và xã hội do ý niệm tuyệt đối qui định. Những người theo quan điểm duy tâm và tôn giáo tìm nguồn gôc của sự phát triển ở thần linh, ở thượng đế…- nói chung là cũng ở các lực lượng siêu tự nhiên, phi vật chất. b. Quan điểm duy vật biện chứng

• Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, do mâu thuẫn của sự vật qui định.

• Phát triển là quá trình tự thân của mọi sự vâtj và hiện tượng. Do vậy phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người.

• Sự phát triển còn khẳng định tính phổ biến với nghĩa là sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực - từ tự nhiên tới xã hội và tư duy, từ hiện thực khách quan đến các khái niệm, những phạm trù phản ánh hiện thực ấy.

• Tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất, sự phát triển sẽ được thực hiện hết sức khác nhau. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở khả năng chính phục tự nhiên, cải tạo xã hội nhằm giải phóng con người v.v…. Quan điểm duy vật biện chứng về phát triển cho ta chìa khoá của “sự tự vận động” của tất cả mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của những “bước nhảy vọt” của sự” gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hoá thành mặt đối lập”, của sự “tiêu diệt cái cũ”, và sự “nảy sinh cái mới”

3. Ý nghĩa phương pháp luận • Từ nguyên lí này rút ra quan điểm phát triển trong nhận thức sự vật hiện

tượng. Điều đó có nghĩa là khi xem xét các sự vật và thiện tượng phải đặt nó trong sự vận động , trong sự phát triển , phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng. Liên quan tới vấn đề này. V.I.Lênin viết:” Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự “tự vận động” (…) trong sự biến đổi của nó.

• Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận để nhận thức sự vật hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến tuyệt đối hoá một nhận thức nào đó về sự vật v.v…

Page 19: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

19

• Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó.

• Trong quá trình phát triển sự vật thường đồng thời có những sự biến đổi tiến lên và có cả những biến đổi thụt lùi. Do đó, trước khó khăn thất bại tạm thời phải bình tĩnh, có niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai.

Câu 17: Khái lược về phạm trù triết học? 1. Phạm trù triết học là gì?

• Phạm trù triết học là những khái niêm chung nhất, phản ánh những mặt những mối liên hệ bản chẩt của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

• Ngoài phạm trù triết học với nội dung nêu trên, các khoa học khác cũng có hệ thống phạm trù của chúng. Trong các bộ môn khoa học ấy, phạm trù là những khái niệm phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực mà các bộ môn đó nghiên cứu.

• Như vây, so với phạm trù triết học, phạm trù của các bộ môn khoa học khác có phạm vi khái quát hẹp hơn. Song điểm cơ bản phân biệt phạm trù triết học với phạm trù của các bộ môn khoa học khác là ở chỗ: phạm trù triết học bao giờ cũng mang tính qui định về thế giới quan và phương pháp luận.

2. Tính chất cơ bản của phạm trù triết học a. Tính khách quan

• Mọi phạm trù triết học đều là sản phẩm của tư duy, song nội dung phản ánh trong các phạm trù đó do bản thân hiện thực khách quan được phản ánh qui định.

Giữa cái được phản ánh (các sự vật các hiện tượng tồn tại trong hiện thực khách quan) với cái phản ánh (ở đây là nội dung được bao quát trong phạm trù) không bao giờ có sự trùng khít. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các phạm trù lịch sử cũng chỉ bao quát được một mức độ nhất định những nội dung, những thuộc tính vốn có của sự vật được phản ánh vào phạm trù đó. Trình độ của chủ thể phản ánh, mục tiêu của chủ thể ấy cũng để lại dấu ấn nhất định trong nội dung của phạm trù. Từ đó có thể rủ ra kết luận rằng mọi phạm trù đều là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. b.Tính biện chứng

• Tính biện chứng của các phạm trù biểu hiện ở chỗ : � Nội dung các phạm trù cũng không ngừng vận động và phát triển. � Các phạm trù khác nhau lại có thể thậm nhập chuyển hóa lẫn nhau. � Các phạm trù, là kêt quả phản ánh những mối quan hệbản chất của các sự

vật hiện tượng tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người và luôn vận động phát triển.

• Tính biện chứng của các sự vật hiện tượng qui định tính biện chứng của các phạm trù.

Page 20: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

20

• Sự phát triển của phạm trù, một mặt, do sự phát triển của bản thân đối tượng được phản ánh qui định; mặt khác, do trình độ phát triển của nhận thức con người đối với sự vật được phản ánh trong các phạm trù đó.

Câu 18: Cái riêng và cái chung –khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Khái niệm cái riêng, cái chung

• Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chinhr thể tồn tại tương đối độc lập với các cái riêng khác.

Với tư cách là một sự vật cái riêng là cái không lặp lại. • Cái chung là phạm trù triết học dùng chỉ những mặt , những thuộc tính được

lặp lại trong một số hay nhiều sự vật hiện tượng quá trình. 2. Các quan điểm khác nhau về sự tồn tại của cái riêng và cái chung

• Phái duy thực tuyên bố rằng cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào caí riêng và sinh ra cái riêng. Cái riêng không tồn tại nếu tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và mang tính tạm thời. Cái riêng được sinh ra và chỉ tồn tại trong một thời gain nhất định rồi mẩt đi; trong khi đó, cai chung tồn tại vĩnh viễn, không trải qua một biến đổi nao.

• Phái duy danh cho rằng chỉ có cái riêng là tồn tại thực sự; cái chung chẳng qua là những tên gọi do lí trí đặt ra.

• Trong quan điểm duy vật biện chứng, cả cái riêng và cái chung đều tồn tại một cách thực tế, nhưng chúng không tồn tại biệt lập tách rời nhau; trái lại chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

3. Cái đơn nhất, cái đặc thù, cái phổ biến Theo triết học duy vật biện chứng:

• Cái đơn nhất là những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ của một sự vật, một hiện tượng.

• Cái đặc thù là cái lặp lại ở một số sự vật hiện tượng. Cái đặc thù còn được hiểu là hình thức biểu hiện của cái phổ biến trong cái riêng.

• Cái phổ biến là cái lặp lại ở tất cả các sự vật và hiện tượng. Phép biện chứng duy vật khẳng định sự tồn tại khách quan của cả cái phổ biến lẫn cái đặc thù và cái đơn nhất. Trong tính hiện thực của nó chúng không tồn tại tách rời nhau. Cái phổ biến, cái đặc thù, cái đơn nhất là 3 mặt cấu thành chỉnh thể thống nhất của sự vật hiện tượng hay một quá trình (cái riêng). Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật trong điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể trở thành cái đặc thù; cái đặc thù trở thành cái phổ biến và ngược lại. 4. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng Trong khi thừa nhận tính hiện thực trong sự tồn tạicủa cả cái riêng và cái chung, phép biện chứng duy vật chỉ ra rằng:

• Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là cái chung thực sự tồn tại, nhưng lại chỉ tồn tại trong cái riêng chứ không tồn tại biệt lập, lơ lửng ở đâu đó bên cạnh cái riêng.

Page 21: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

21

• Cái riêng chỉ tồn tại trong mốilien hệ đưa đến cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng, quá trình khác chung quanh mình. Có sự liên hệ ấy là vì giữa chúng có những điểm giống nhau (cái chung) nhất định.

Hơn nữa, bất kì cái riêng nào cũng chỉ là hình thức tồn tại của một lớp sự vật cùng loại, trong cái riêng luôn chứa đựng những cái chung của loại đó.

• Cái chung là một bộ phận của cái riêng, cái riêng không ra nhập hết váo cái chung.

Khẳng định trên đây phản ánh một sự thật là bên cạnh những thuộc tính được lặp lại ở các sự vật khác (tức là bên cạnh cái chung), bất cứ cái riêng nào vẫn còn chứa đựng những cái chỉ vốn có ở nó mà thôi. Cái riêng, do vậy là cái toàn thể, cái chung là một bộ phận của cái riêng. Theo quan niệm đó, cái riêng là cái phong phú hơn cái chung, cái chung nghèo nàn hưon cái riêng. Nhưng nếu đó là cái chung bản chất, cái chung mang tính qui luật thì nó lại là cái sâu sắc hơn cái riêng, qui định sự tồn tại sự vận động và phát triển của cái riêng. 5. Ý nghĩa phương pháp luận

• Đối với nhận thức : � Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên muốn

phát hiện ra cái chung, cần xuất phát từ những cái riêng, từ những hiện tượng, sự vạt quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.

� Mặt khác nắm được cái chung là chìa khoá để phát hiện và giải quyết những vấn đề riêng.

• Đối với hoạt động thực tiễn: � Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ

phận đónằm trong sự tác động qua lại với những mặt con lại của cái riêng -những mặt không gia nhập vào cái chung- làm cho cái chung đó không tồn tại dưới dạng thuần khiết, mà tồn tại trong cái riêng dưới dạng cải biến. Vì vây, bất cứ luận điểm chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu không chú ý sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung sẽ rơi vào sai lầm giáo điều. Ngược lại nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối hoá cái đơn nhất sẽ dẫn đến vônguyên tắc xét lại.

� Vì cái riêng không tồn tại bên ngoài mối liên hệ dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả, không thể lảng tránh việc giải quyết những vấn đề chung- những vấn đề lí luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết những vấn đề lí luận chung thì sẽ không tránh khỏi xa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa và khi đó khó tránh khỏi thất bại. V.I.Lênin viết:” Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung một cách không tự giác.Mà mù quáng vấp

Page 22: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

22

phải những vấn đề đó trong từng trừơng hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”.

� Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể chuyển thành cái chung, ngược lại, cái chung có thể chuyển thành cái đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất tiêu biểu cho qui luật phát triển chuyển thành cái chung, và ngược lại, chuyển cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự tồn tại của cái chung không còn hợp qui luật phát triển.

Câu 19: Bản chất và hiện tượng- khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Định nghĩa bản chất và hiện tượng

• Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, qui định sự vận động và phát triển của sự vật đó.

• Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ cái là sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

Phạm trù bản chất gắn bó rất chặ chẽ với phạm trù cái chung. Cái tạo nên bản chất của một lớp sự vật nhất định cũng đồng thời là cái chung của sự vật đó. Tuy nhiên, không phải cái chung nào cũng là bản chất. Chẳng hạn, cái chung của hầu hết người Việt Nam là tóc đen, nhưng không thể xem tóc đen là bản chất của người Việt Nam. Cái bản chất và cái có tính qui luật có sự tương đồng nhất định. Nói đến bản chất của sự vật là nói đến những tính qui luật những qui luật vận động và phát triển của nó. Vì vậy, trên ý nghĩa nhât định, qui luật là phạm trù cùng bậc với phạm trù bản chất. Tuy nhiên, bản chất và qui luật không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Qui luật có thể là một mặt, một khía cạnh của bản chất. Trong một sinh vật đồng thời tồn tại nhiều loại qui luật; có qui luật cơ giới, qui luật vật lí , qui luật hoá học, qui luật sinh học. Đến lượt mình, qui luật sinh học cũng có nhiều loại: đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, qui luật tự tai sinh ra những thế hệ sau có những thuộc tính tương tự. Như vậy phạm trù bản chất rộng hơn phong phú hơn phạm trù qui luật. 2. Các quan điểm khác nhau về sự tồn tại của bản chất và hiện tượng. a. Quan điểm duy tâm

• Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan tuy có thừa nhận sự tồn tại của hiện tượng, nhưng đó chỉ là tổng hợp cacs cảm giác, nghĩa là chỉ tồn tại trong chủ quan con người.

• Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận sự tồn tại thực sự của bản chất, nhưng theo họ cái bản chất của mọi tồn tại đó chính là cái tinh thần.

b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Page 23: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

23

Bất kì sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vao những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tao nên bản chất nội tại của sự vật. Sự vật tồn tại khách quan nên bản chất của nó cũng tồn tại khách quan. Tương tự, vì hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài, nên hiện tượng cũng tồn tại độc lập với ý thức của con người. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.

• Theo phép biện chứng duy vật, mỗi sự vật là sự thồng nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất đó thể hiện ở chỗ:

� Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện qua bản chất Do vậy, bản chẩt và hiện tượng, về căn bản phù hợp với nhau.

� Bản chất khác nhau sữ bộc lộ ra các loại hiện tượng khác nhau. � Khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng không còn. � Một bản chất mới xuất hiện sẽ xuất hiện những hiện tượng mới với tư cách

là sự bộc lộ ra bên ngoài của bản chất mới đo. • Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biẹn chứng: � Trong sự thống nhất ấy bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn. � Hiện tượng tuy biểu hiện bản chất, nhưng không còn là sự biểu hiện y

nguyên bản chất nữa mà dưới hình thức đã cải biến, đôi khi rất khác với nội dung thực sự của bản chất.

• Bản chất tương đối ổn định, hiện tượng biến đổi nhanh hơn so với bản chất. � Vì hiện tượng được qui định không chỉ bởi bản chất của sự vật mà còn

bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự vật xung quanh.

� Các điều kiện cũng như sự tác động qua lại đó lại thường xuyên biến đổi, lam cho hiện tượng thiếu ổn định.

� Trong quá trình vận động và phát triển của một sự vật, tuy bản chất cơ bản không thay đổi, nhưng nội dung cụ thể với tất cả tính đa dạng của nó cũng không phải hoàn toàn như cũ.

4. Ý nghĩa phương pháp luận • Đối với nhận thức:

� Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan nên con người chỉ có thể tìm ra bản chất của sự vật ở chính sự vật, không thể tìm bản chất sự vật ở ngoài sự vật đó. Khi kết luận về bản chất của sự việc cần tránh những nhận định chủ quan, tuỳ tiện.

� Bản chất không tồn tại dưới dạng thuần tuý, nó bao giờ cũng bộc lộ ra ngoài thông qua các hiện tượng tương ứng của mình, nên chúng ta chỉ có thể tìm ra cái bản chất của sự vật trên cơ sở nghiên cứu các hiện tượng.

� Qúa trình nhận thức là quá trình con người đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Điều đó đòi hỏi chúng ta không được tự thoả mãn dừng lại ở bất kì một trình độ nhận thức nào về bản chất của sự vật.

Page 24: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

24

• Đối với hoạt động thực tiễn: � Hiện tượng là biểu hiện của bản chất, do bản chất qui định. Do vậy muốn

thay đổi hiện tượng, về cơ bản, phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người để thay đổi bản chất của sự vật.

� Bản chất và qui luật là những phạm trù cùng loại. Do vậy muốn thay đổi bản chất của sự vật phải thông qua hoạt động của mình, con người làm mất điều kiện tác động của qui luật cũ tạo điều kiện cho sự nảy sinh và tác động của qui luật mới. Chẳng hạn, trong quá trình đổi mới, nhờ những bước tiến đạt được trên lĩnh vực sở hữu( chuyển từ chế độ sở hữu xã hội thuần nhất với kinh tế quốc doanh kinh tế tập thể là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng hoá về sở hữu tư liệu sản xuất), trên lĩnh vực quản lí( chuyển từ cơ chế quản lí kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lí cuả Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa), trên lĩnh vực phân phối( thực hiện nhiều hình thức phân phối , lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu ), đã tạo điều kiện cho những qui luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nảy sinh và tác động ở nước ta.

Câu 20: Hình thức và nội dung –khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Định nghĩa:

• Hình thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ hệ thống các mối liên hệ bền vững giữa các yếu tố của sự vật, là phương thức tồn tại của nội dung.

• Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo ra trong sự vật và diễn ra trong sự vật.

Bất kì sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài nào đấy, nhưng “hình thức” được chủ nghĩa duy vật biện chứng nói đến trong cặp phạm trù “nội dung- hình thức “ không phải là cái hình thức bề ngoài, mà là hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu bên trong nội dung.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung • Giữa hình thức và nội dung có sự thống nhất và gắn bó hữu cơ với nhau. � Không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, cũng như không có

nội dung nao không tồn tại trong hình thức nhất định. � Các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia

vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không tách rời, mà gắn bó chặt chẽ hữu cơ với nhau.

• Tính độc lập tương đối của hình thức và nội dung � Một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. � Cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau. • Hình thức và nội dung không có vị trí như nhau đối với quá trình vận động

và phát triển của sự vật

Page 25: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

25

� So với hình thức nội dung có vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của sự vật.

� Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của nội dung. Hình thức cũng biến đổi nhưng chậm hơn sự biến đổi của nội dung.

� Khi nội dung biến đổi đến mức độ nhất định, hình thức cũng buộc phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.

� Hình thức mới ra đời lại tác động trở lại đối với sự vận động và phát triển của nội dung và của sự vật nói chung. Bởi vì sau khi xuất hiện hình thức mới sẽ mang tính độc lập nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sự phát triển của nội dung; ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó.

3. Ý nghĩa phương pháp luận. • Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, cho nên trong hoạt

động thực tiễn cần chống lạimọi khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức. Ở đây, cần chống lại cả hai thái cực sai lầm: hoặc là tuyệt đối hoá hình thức, xem thường nội dung; hoặc ngược lại tuyệt đối hoá nội dung, xem thường hình thức.

• Vì cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại, cho nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có). Cần chống tất cả các thái cực sai lầm: hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, hoặc hoàn toàn phủ nhận vai trò của nó trong hoàn cảnh mới; hoặc bảo thủ trì trệ chỉ muốn làm theo kiểu cũ, hoặc chủ quan nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện không có căn cứ.

• Vì nội dung quyết định hình thức nên khi xét đoán sự vật nào đó, cần căn cứ trước hết vào nội dung của nó; muốn làm biến đổi sự vật cần tác động để thay đổi trước hết nội dung của nó.

• Vì hình thức tác động trở lại nội dung, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của nội dung , cho nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần luông luôn theo dõi mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của sự vật để có thể kịp thời can thiệp một cách đúng đắn vao tiến trình phát triển của nó, tạo cho hình thức của sự vật một sự phù hợp( hay không phù hợp) cần thiết với nội dung đang biến đổi của nó nhằm đẩy nhanh( hoặc kìm hãm sự phát triển đó, tuỳ theo yêu cầu của cuộc sống.

Câu 21: Nguyên nhân và kết quả- khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Định nghĩa:

• Nguyên nhân là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.

Page 26: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

26

• Kết quả là một phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động qua lại đó.

• Điêu kiện: Khi xem xét mối liên hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Điều kiện là hiện tượng cần thiết cho một biên đổi nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng không gây nên biến đổi ấy. Các điều kiện cùng các hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả gọi là hoàn cảnh.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả • Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước

kết quả. Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

• Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào về mặt thời giancủa các hiện tượng cũng là mối liên hệ nhân quả. Ví dụ; ngày luôn luôn “đến sau” đêm nhưng ngày không phải là nguyên nhân của đêm.

• Cái phân biệt liên hệ nhân quả với liên hệ nối tiếp nhau về thời gian chính là ở chỗ giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, mối quan hệ mà trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

• Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? � Cùng một nguyên nhân có thể gây nên những kết quả khác nhau,

tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay cùng một lúc.

� Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào hướng tác động của nó.

� Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng, chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau.

• Cái trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác có thể là kết quả và ngược lại.

Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra , đến lượt mình nó trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba v.v…Quá trình đó cứ tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tao nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.

3. Phân loại nguyên nhân Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể chia các nguyên nhân ra làm nhiều loại khác nhau: • Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân không chủ yếu � Những nguyên nhân nào mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không xảy ra gọi

là nguyên nhân chủ yếu.

Page 27: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

27

� Những nguyên nhân nào mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời không ổn định, cá biệt của hiện tượng thì gọi là nguyên nhân không chủ yếu,

• Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài � Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt

hay yếu tố của cùng một sự vật nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.

� Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động lẫn nhau giữa những sự vật khác nhau và gây ra những biến đổi thích hợp trong những sự vật ấy.

Nói chung, nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết đính sự hình thành, tồn tại, phát triển của các sự vật. Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua những thông tin bên trong.

• Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan � Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc

lập đối với ý thức của con người. � Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ

thuộc vào ý thức, hành động của con người. Nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì sữ đẩy nhanh sự phát triển của các hiện tượng sự vật, trong trường hợp ngược lại thì sẽ kìm hãm sự phát triển ấy. 4. Ý nghĩa phương pháp luận

• Đối với nhận thức: Qúa trình nhận thức sự vật là quá trình phát hiện nguyên nhân để hiểu đúng sự vật đó. Vì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong của nó cho nên nhiệm vụ của nhận thức nói chung và của nhận thức khoa học nói riêng là đi tìm nguyên nhân hiện chưa được phát hiện để có thể hiểu đúng hiện tượng. Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cần lưu ý:

� Chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính các hiện tượng chứ khôgn thể ở ngoài nó.

� Khi tìm nguyên nhân của hiện tượng nào đấy cần tìm những sự kiện những mối lien hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng xuất hiện. Song cần lưu ý rằng không phải mọi sự kiện xảy ra trước đều là nguyên nhân của sự kiện xảy ra sau.

� Xác định nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần hết sức tỉ mỉ, thận trong, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối liên hệ cũng như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc nảy sinh hiện tượng mới; chỉ trên có sở đó mới có thể xác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

� Một hiện tượng trong quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân, nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần

Page 28: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

28

xem xét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là kết quả.

• Đối với hoạt động thực tiễn: � Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân sinh ra

nó. � Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng

những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát huy tác dụng.

� Vì hiện tượng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời, nên trong hoàn cảnh thực tiến cần tuỳ hoạt động cụ thể mà lựa chon phương pháp hành động thích hợp, không nên hành động rập khuôn theo phương pháp cũ.

� Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định đối với sự xuất hiên, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiến trước hết cần tìm ra các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

� Để đẩy nhanh (hay kìm hãm hoặc loại trừ) sự phát triển của một hiện tượng xã hội nào đó, cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lẹch hoặc ngược chiều) với chiều vận động của mối quan hệ khách quan.

Câu 22: Tất nhiên và ngẫu nhiên – khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Định nghĩa

• Tất nhiên là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật quyết định và trong đièu kiện nhất định, nó phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

• Ngẫu nhiên là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái không phải do bản thân kết cấu sự vật mà do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định; do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, cũng có thể xuất hiện như thế này,cũng có thể xuất hiện như thế khác.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên • Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức

của con người. • Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự

thống nhất hữu cơ đó thể hiện ở chỗ: � Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số

cái ngẫu nhiên. � Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là

cái bổ sung cho tất nhiên. � Không có cái tất nhiên thuần tuý tách khỏi cái ngẫu nhiên, cũng như

không có cái ngẫu nhiên thuần tuý tách rời khỏi tất nhiên

Page 29: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

29

• Tất nhiên và ngẫu nhiên thường xuyên thay đổi và trong những điều kiện nhất định chúng chuyển hoá lẫn nhau- tất nhiên chuyển thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.

• Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối. T hông qua những mặt này hay mối quan hệ này nó biểu hiện là ngẫu nhiên, nhưng thông qua những mặt khác hay trong mối quan hệ nó lại có thể biểu hiện là tất nhiên và ngược lại.

3. Ý nghĩa phương pháp luận: • Đối với nhận thức:

� Vì cái tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần tuý mà bao giờ cũng biểu lộ ra ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, cho nên muốn nhận thức cái tất nhiên, cần bắt đầu từ cái ngẫu nhiên.

� Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, cho nên chúng ta chỉ có thể phát hiện ra được cái tất nhiên bằng cách nghiên cứu qua rất nhiều cái ngẫu nhiên.

� Không phải cái chung nào cũng đồng thời là cái tất nhiên, cho nên phát hiện ra được cái chung chưa có nghĩa là đã phát hiện ra được cái tất nhiên.

• Đối với hoạt động thực tiễn: � Trong hoạt động thực tiễn, trước hết và chủ yếu cần dựa vào cái tất nhiên.

Nhưng không phải vì thế có thế có thể bỏ qua cái ngẫu nhiên, vì tuy cái ngẫu nhiên không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự phát triển , đôi khi có thể làm cho tiến trình phát triển bình thường của sự vật đột ngột biến đổi.

� Trong hoạt động thực tiến cần có các phương án hành động dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên bất ngờ xuất hiện. Có như vậy mới tránh được bị động trong hoạt động thực tiễn.

� Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện thích hợp. Do đó trong hoạt động thực tiễn có thể tạo ra những điều kiện thích hợp để ngăn cản hoặc kích thích sự chuyển hoá phục vụ cho mục đích của con người.

Câu 23: Hiện thực và khả năng- khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận? 1. Định nghĩa

• Hiện thực là một phạm trù triết học dùng để chỉ mọi cái hiện đang tồn tại trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Trong quan niệm như vậy tồn tại (hiện thực) và vật chất tuy có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất. Đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin viết” cho rằng cả tư tưởng lẫn vật chất đều là “hiện thực”, nghĩa là đều tồn tại thì điều đó là đúng. Nhưng gọi tư tưởng là có tính vật chất tức là bước một bước sai lầm đến chỗ lẫn lôn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm”.

Page 30: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

30

• Khả năng là một phạm trù triết học dùng để chỉ những xu hướng những yếu tố đang tồn tại hiện thực mà trong sự vận động của chúng sẽ dẫn tới sự ra đời của sự vật mới, khi có điều kiện tương ứng.

� Khả năng và ngẫu nhiên tuy rất gần nhau nhưng vẫn là những phạm trù khác nhau.Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ, khả năng là cái hiện có trong tính xu hướng, ngẫu nhiên là cái có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, có thể xảy ra như thế này, cũng có thể xảy ra như thế khác.

� Trong một số trường hợp khả năng có quan hệ nhất định xác suất. Trong trường hợp đó, xác suất đặc trưng về mức độ thực hiện của khả năng.

� Khả năng và tính tất yếu cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cái tất yếu là một mặt, một thuộc tính của khả năng. Bất cứ khả năng nào cũng chứa trong lòng nó một độ tất yếu nhất định.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và khả năng • Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không

thể tách rời nhau, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Qúa trình vận động chính là quá trình khả năng chuyên thành hiện thực. Do những quá trình phát triển nội tại của mình, hiện thực lại nảy sinh ra khả năng mới; khả năng mới ấy trong những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới v.v…

• Cùng trong những điều kiện nhất định, ở trong một sự vât có thể tồn tại mọt số khả năng.

� Ngoài một số khả năng vốn sẵn có ở sự vật, khi có thêm những điều kiện mới bổ sung, ở sự vật sẽ xuất hiện thêm khả năng mới.

� Mỗi khả năng cũng không phải nhất thành bất biến. Nó được tăng cường lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trọng những điều kiện cụ thể.

Để một khả năng nào đó trở thành hiện thực, thường cần một tập hợp những điều kiện cần và đủ. Ở đây chúng ta nghiên cứu vai trò của các điều kiện khách quan Khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thực. • Trong giới tự nhiên khả năng trở thành hiện thực chủ yếu là một quá trình tự

phát. Có thể phân ra ba trường hợp:

� Có khả năng mà điều kiện để chúng trở thành hiện thực chỉ có thể thông qua con đường tự nhiên. Đó là trường hợp xảy ra trong các quá trình vũ trụ và địa chất.

� Loại khả năng có thể trở thành hiện thực bằng con đường tự nhiên cũng như nhờ sự tác động của con người.Ví dụ, bằng cách thay đổi điều kiện sống, gây đột biến v.v. con người “biến” khả năng tạo giống mới thành hiện thực.

� Loại khả năng mà trong điều kiện nay không có sự tham gia của con người thì không thể trở thành hiện thực. Các khả năng này vốn có ở khách thể nhưng để chúng trở thành hiện thực phải cần đến những điều kiện mà hiện nay không thể tạo ra được bằng con đường tự nhiên

Page 31: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

31

• Trong lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng moúun trở thành hiện thực còn cần có các điều kiện chủ quan là các hoạt động thực tiễn cuả con người.

Hoạt động có ý thức của con người trong đời sống xã hội để “biến” khả năng thành hiện thực có vai trò rất lớn.. Không thấy rõ tác dụng cực kì quan trọng đó của nhân tố chủ quan trong quá trình biến khả năng thành hiện thực chúng ta sẽ mắc sai lầm hữu khuynh, chịu bó tay khuất phục trước hoàn cảnh. Tuy nhiên, nếu quá nhấn mạnh tác dụng của nhân tố chủ quan xem thường các điều kiện khách quan chúng ta sẽ mắc sai lầm tả khuynh, phiêu lưu mạo hiểm.

3. Ý nghĩa phương pháp luận • Trong quá trình nhận thức, khi xác định khả năng cần chú ý: � Vì khả năng do sự vật sinh ra và tồn tại trong sự vật nên chúng ta chỉ có

thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật ở ngay trong chính bản thân của nó.

� Vì khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt khác nhau ở bên trong sự vật, vừa do sự tác động qua lại của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài cho nên trong qua trình nhận thức, chúng ta phải chú ý cả “tương quan lực lượng” giữa các mặt ở bên trong sự vật, sự phát triển của mâu thuẫn nội tại trong nó lẫn nhữung điều kiện bên ngoài.

• Trong hoạt động thực tiễn cần chú ý rằng: � Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái tồn tại dưới dạng xu

hướng, nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực. � Vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật trong tương lai

nên trong hoạt động thực tiễn cũng cần tính đến các khả năng để có thể đề ra chủ trương kế hoạch hành động cho sát đúng.

� Sau khi xác định được khả năng phát triển của sự vật, nhiệm vụ của hoạt động là phải tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng. Khi thực hiện nhiệm vụ này cần lưu ý:

* Trong hoạt động thực tiễn, cần tính đến mọi khả năng có thể có để để dự kiến các phương án hành động thích ứng cho từng trường hợp có thể xảy ra. * Một khả năng chỉ trở thành hiện thực khi có đủ các điều kiện cần thiết. Do vậy, để thực hiện khả năng, phải tạo cho nó các điều kiện cần và đủ. * Trong xã hội, khả năng không tự nó trở thành hiện thực mà phỉa có sự tham gia của nhân tố chủ quan, nên trong lĩnh vực này, tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn, cần toạ mọi điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan có thể tham gia tích cực hoặc ngăn cản quá trình biến khả năng thành hiện thực. Ở đây, cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc tuyệt đối hoá vai trò cuả nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong việc biến khả năng thành hiện thực.

Câu 24. Quy luật là gì.? 1. Định nghĩa

Page 32: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

32

Quy luật là mối liên hệ bản chất tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các thuộc tính của cá sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng. 2. Phân loại quy luật • Căn cứ vào mức độ của tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành:

những quy luật riêng, những quy luật chung và những quy luật phổ biến. � Các quy luật riêng biểu hiện những mối quan hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.

� Các quy luật chung có phạm vi hoạt động rộng hơn so với quy luật đặc thù. � Các quy luật phổ biến là những quy luật tác động trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy. Những quy luật của phép biện chứng duy vật chính là những quy luật như vậy. • Căn cứ vào lĩnh vực tác động các quy luật được chia thành 3 nhóm lớn:

quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy. � Quy luật tự nhiên là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.

� Quy luật xã hội là những quy luật hoạt động cử chính con người. Quy luật đó không thể nảy sinh và tác động bên ngoài hoạt động có ý thức của con người. Mặc dù vậy,các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.

� Quy luật của tư duy là loại quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán nhờ đó trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về sự vật.

� Dù là quy luật tự nhiên, quy luật xã hội hay quy luật của tư duythì con người cũng đều không thể sáng tạo ra hoặc tuỳ ý huỷ bỏ. Quy luật chỉ chấm dứt sự tồn tại và tác động của nó khi sự vật mang quy luật thay đổi, khi điều kiện cho sự tồn tại cảu quy luật đó mất đi.

Với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Câu 25. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành nhữung sự thay đổi về chất và ngược lại? 1. Vị trí quy luật • Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật . • Quy luật này nói lên cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

2. Định nghĩa các phạm trù “chất” và “lượng” a. Chất và thuộc tính về chất: • Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy đinh vốn có của các sự vật và hiện tượng , là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác.

Page 33: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

33

• Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vât, nó được bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác.

� Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất.

� Với tư cách là những khía cạnh của chẩt được bộc lộ ra trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật có vị trí khác nhau trong đó có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật Ở mỗi sự vật chỉ có một chất cơ bản, đó là loại chât mà sự tồn tại của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật.

b. Lượng và thuộc tính về lượng: • Lượng là một phạm trù triết học dùng đẻ chỉ tính quy định mang tính đồng

nhất, tính tương tự, tính giống nahu cảu các sự vật, do đó mà chúng có thểtăng lên hay giảm đi, phân chia hay liên kết lại.

• Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô nhịp điệu của sự vận động và sự phát triển - tức là được thể hiện trong các thuộc tính không-thời gian của các sự vật, hiện tượng.

• Không chỉ chất mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật có thể có vô số lượng.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng. • Lượng đổi dẫn tới chất đổi

� Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập đối với nhau mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kì sự thay đổi nào cảu lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó.

� Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất chỉ trong những thời gian nhất định. Vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời.

� Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ. • Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất ,

nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.

� Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Nói khác đi, điểm nút là điểm tới hạn trong sự thay đổi về lượng, sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi căn bản về chất của vật.

� Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm mút sẽ ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Sự vận động và

Page 34: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

34

phát triển là không cùng. Do đó, sự vận động, biến đổi của các sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ.

� Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

• Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng: Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng: � Làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật � Thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó. 4. Các hình thức của bước nhảy • Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần:

� Những bước nhảy được gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản cấu thành nó.

� Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ.

• Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ: � Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các

bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật. � Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố,

một số bộ phận của sự vật đó. 5. Ý nghĩa phương pháp luận • Đối với nhận thức: Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng, chúng ta sẽ có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó. • Đối với hoạt động thực tiễn:

� Vì sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nên trong hoạt động thực tiễn phỉa dựa trên việc hiêur đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên để hàh động có hiệu quả.

� Chống khuynh hướng “tả” khuynh, chủ quan, nóng vội, chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc coi nhẹ sự tích luỹ về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy để dẫn đến sự phiêu lưu, mạo hiểm.

� Chống khuynh hướng”hữu” khuynh, bảo thủ, trì trệ, ngại khó không dám thựuc hiện bước nhảy về chất khi đã có đủ tích luỹ về lượng.

� Muốn duy trì sự vật ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ, không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ.

Câu 26. Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậ, ý nghĩa phương pháp luận?

1. Vị trí quy luật • Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật • V.I.Lênin gọi nó là hạt nhân của phép biện chứng.

Page 35: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

35

• Quy luật này chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. 2. Đối lập biện chứngvà mâu thuẫn biện chứng • Đối lập biện chứng: là những mặt đối lập có đặc điểm, thuộc tính, những

quy định có khuynh hướng vận động, biến đổi trái ngược nhau. • Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ tác động qua lại của hai mặt đối lập biện

chứng. 3. Thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập • Thống nhất của các mặt đối lập � Sự nương tựa vào nhau, làm điều kiện và tiền đề tồn tại cho nhau, không có

mặt này thì không có mặt kia. � Xét về một số phương diện nào đó và trong những quan hệ nhất định, giữa

hai mặt đối lập bao giờ cũng có một số yếu tố giống nhau, yếu tố đồng chất, do vậy, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.

� Giữa hai mặt đối lập có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau. • Đấu tranh của các mặt đối lập

Là sự tác động lẫn nhau.bài trừ phủ định lấn nhau, là sự triển khai của các mặt đối lập. 4. Vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển. Mâu thuẫn nói chung, đấu tranh giữa các mặt đối lập nói riêng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi vận động và phát triển. Vì: • Tác động qua lại là nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật. • Trong tác động lấn nhau, cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi, mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi, ra đời mâu thuẫn mới làm sự vật không còn là nó.

• Sự vận động và phát triển là sự thông nhất giữa liên tục và giánđoạn. Sự liên tục do sự thống nhất của các mặt đối lập tạo thành; sự gián đoạn, sự vật không còn là nó do đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành.

Do vậy, cả thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển, 5. Mâu thuẫn biện chứng dưới hình thức các antinômi (trường hợp loại trừ) • Định nghĩa: Aninômi là loại mâu thuẫn biện chứng được tạo thành từ hai phán đoán trái ngược nhau về cùng một sự vật, trongcùng một quan hệ nhưng cả hai đều đúng nhưung trong giới hạn cảu nhận thức đã có về sự vật ấy, người ta chỉ có thể chấp nhận một trong hai phán đoán đó.

• Đặc điểm của antinômi: � Antinômi chỉ xuất hiện và tồn tại trong tư tưởng, lý luận, nhưng nó là kết quả

phản ánh đúng đắn mâu thuẫn của hiện thực khách quan. � Trong quá trình phát triển của tư tưởng, lý luận , một khi ntinômi xuất hiện

là dấu hiện nói lên rằng tư tưởng, lý luận, một khi antinômi xuất hiện là dấu hiệu nói lên rằng tư tưởng, lý luận đã có trước đó vè sự vật ấy đã rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Page 36: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

36

� Mọi antinômi đều được giải quyết bằng cách xây dựng một lí luận mới, mang tính tổng quát hơn, lý luận đã có về sự vật ấy vẫn đúng trong trường hợp bộ phận cảu lí luận tổng quát đó.

6. Mâu thuẫn xã hội. • Định nghĩa:

Mâu thuẫn xã hội là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, giữa các lực lượng, khuynh hướng xã hội có lợi ích đối lập nhau. • Một số đặc trưng của mâu thuẫn xã hội phân định nó với mâu thuẫn trong

tự nhiên � Nhân tố làm nảy sinh mâu thuẫn xã hội là đối lập về lợi ích (vật chất hay

tinh thần hay cả hai). � Thực thể mang mâu thuẫn xã hội là những con người với nhiều cấp độ tồn

tại khác nhau (cá nhân, nhóm, giai cấp, dân tộc…) � Đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn xã hội là đấu tranh giữa những con người

có lợi ích đối lập nhau. � Mâu thuẫn xã hội được giải quyết bằng cách thay đổi quan hệ lợi ích giữa

người và người. Do vậy, việc phát hiện mâu thuẫn xã hội đã khó, việc giải thích nó còn khó khăn hơn rất nhiều.

� Trong xã hội, ngoài mâu thuẫn xã hội biện chứng khách quan đóng vai trò nguồn gốc phát triển, còn có những mâu thuẫn do sai lầm chủ quan làm kìm hãm sự phát triển đó. Do vậy, phải làm sao hạn chế sự xuất hiện mâu thuẫn do sai lầm chủ quan.

• Những nhân tố quy định tính đa năng của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập và hình thức giải quyết mâu thuẫn xã hội:

� Bản chất của mâu thuẫn � Trạng thái chín muồi của mâu thuẫn. � Lĩnh vực tác động của mâu thuẫn. • Điều kiện khách quan và chủ quan trong đó diễn ra việc giải quyết mâu

thuẫn. 7. Phân loại mâu thuẫn • Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

� Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.

� Mâu thuẫn bên ngoài là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập thuộc các sự vật khác nhau.

Việc phân chi amau thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối. Mâu thuẫn bên trong cso vai trò quyết định đối với qua trình phát triển của sự vật. Ngay cả khi mâu thuẫn bên ngoài đóng vai trò là điểm xuất phát đối với sự phát triển của một sự vật, thì để trở thành nguồn gốc của sự phát triển, nó phai thông qua mâu thuẫn bên trong. Chỉ khi đó, mâu thuẫn bên ngoài mới đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của sự vật.

• Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

Page 37: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

37

� Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt qua trình tồn tại của sự vật, nó quyết định sự nảy sinh những mâu thuấn khác.

� Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó cảu sự vật, là mâu thuẫn không quy định bản chất của sự vật; nó có thẻ tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, nhưng cũng có thể chỉ nảy sinh, tồn tại trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. • Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu

� Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn ( những mâu thuận thứ yếu)

� Mâu thuẫn không chủ yếu là những mâu thuẫn mà việc giải quyết nó không quyết định việc giải quyết các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó.

Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện cảu mâu thuẫn cưo bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn co bản; việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện từng bước giải quyết mâu thuấn cơ bản

• Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng � Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuấn giữa những giai cấp, những tập đoàn

người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. � Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh

hướng xã hội có đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng với mâu thuẫn không đối kháng cso ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Mọi ý định dùng phương pháp giải quyết loại mâu thuẫn này vào việc giải quyết mâu thuẫn có bản chất khác đều là sai lầm - sẽ rơi vào sai lầm “tả” khuynh hoặc “hữu”khuynh

8. Ýnghĩa phương pháp luận • Đối với nhận thức: mâu thuẫn là khách quan phổ biến nên việc nhận thức

mâu thuẫn của sự việc là cực kì quan trọng. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt độc lập, theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó, phải phân biệt được các loại mâu thuẫn để giải quyết kịp thời đưa sự vật tiến lên.

• Đối với hoạt động thực tiễn: � Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức,

phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.

� Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện, cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, chủ độngthwúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn.

� Mâu thuẫn được giải quyết bằng con đường đấu tranh (dưới những hình thức cụ thể rẩt khác nhau). Đối với các mâu thuẫn khác nhau cần có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải có biện pháp giải quyết thích hợp từng mâu thuẫn.

Page 38: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

38

Câu 27. Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định?

1. Vị trí của quy luật • Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. • Quy luật này chỉ ra khuynh hướng vận động phát triển cảu sựu vật, hiện

thượng, tính tất yếu của sự ra đời cái mới và mối quan hệ giữa cái mới và cái cũ.

2. Phủ định biện chứng và nhữung đặc điểm cơ bản của nó • Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng được đặc trưng bằng hai điểm cơ bản sau đây:

� Thứ nhất, nó là điều kiện và nhân tố của sự phát triển. � Thứ hai, nó là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.

Từ đó có thể hiểu: Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

• Đặc điểm của phủ định biện chứng � Phủ định biện chứng là qua trình mang tính khách quan do mâu thuẫn của bản

thân sự vật tự quy định. Hơn nữa, phương thức phủ định sự vật cúng không tuỳ thuộc ya muốn con người.

� Phủ định biện chứng không phải là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái bị phủ định. Trái lại, để dẫn tới sự ra đời cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong nó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Phủ định biện chứng, do vậy, là sự phủ định mang tính kế thừa. Trong nghĩa như vậy, phủ định đồng thời cũng là khẳng định.

3. Phủ định của phủ định “Phủ định biện chứng” mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang trong quá trình phát triển. Với tư cách là kết quả của “phủ định lần thứ nhất”, cái mới cũng chứa đựng trong bản thân mình xu hướng dẫn tới những lần phủ định tiếp theo- “phủ định của phủ định.” Chỉ có thông qua phủ định của phủ định mới dẫn tới việc ra đời một sự vật trong đó có sự lặp lại một số đặc trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu, nhưng trên cơ sở cao hơn. Đến đây một chu kì phát triển được kết thúc. Khái quát một chu kì phát triển đó tạo thành nội dung cơ bản của “quy luật phủ định của phủ định.” • Đường xoáy ốc của sự vận động và phát triển

� Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập trong bản thân sựu vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định.

� Sự phủ định thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập của mình.

� Sau những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời một sự vật mới mangnhiều đặc trưng đối lập với cái xuất phát. Như vậy, về hình thức, sẽ trở lại cái ban đầu, song, thực chất, không phải giống nguyên nhưu cũ mà dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

Page 39: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

39

� Đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định củaphủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kì phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kì phát triển về sau, tạo rađường xoáy ốc của quá trình vận động và phát triển. Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển, đồng thời, dường nhưu quay lại cái đã qua, dường như lặp lại vòng trước. Sự nối tiếp nhau của các vòng thể hiện tính vô tận cảu sự phát triển, tính vô tận của sự tiến lên từ thấp đến cao. Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sựu phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nso duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà đường xoáy ốc. 4. Ý nghĩa phương pháp luận • Cho ta cơ sở lí luận để hiểu về sự ra đời của cái mới. Cái mới nhất định sẽ

thay thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu, cái mới ra đời từ cái cũ , nó kế thừa tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.

• Trong công tác, chúng ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới, mặc dù lúc đầu nó còn yếu ớt, ít ỏi, phải ra sức bồi dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ.

• Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, biết giữ lấy nhữung gì là tích cực, có giá trị của cái cũ, biết cải tạo cái cũ cho phù hợp với điều kiện mới.

• Vừa phải chống lại thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong khi nhìn nhận lích sử, đánh giá quá khứ, vừa phỉa chống lại thái độ bảo thủ khư khư giữ lại cả những gì đã lỗi thời cản trở bước tiến của lịch sử.

Câu 28. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lí? V.I.Lênin trong “Bút kí triết học” đã chỉ ra biện chứng của quá trình nhận thức như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tưu duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.” Như vậy, trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thức có đặc tính khác nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức.

• Trực quan sinh động (nhận thứuc cảm tính) là giai đoạn đầu của nhận thức, gắn liền với thực tiễn và thông qua cảm giác, tri giác và biểu tượng.

� Cảm giác là hình thức đàu tiên của nhận thức cảm tính, là sựu phản ánh từng mặt, từng thuộc tính riêng lẻ bên goài của sự vật khi các sự vật tác động vào các giác quan của con người.

Page 40: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

40

� Tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác. Nói khác đi, tổng hợp nhiều cảm giác cho ta tri giác về sự vật. Nếu cảm giác mới đem lại hình ảnh về một thuộc tính đơn lẻ bên ngoài của sự vật thì tri giác đem lại hình ảnh về nhiều thuộc tính bên ngoài của sự vật.

� Biểu tượng là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Biểu tượng về thực chất là hình ảnh về sự vật do tri thức đem lại, nhưung lưu giữ tái hiện nhờ trí nhớ.

Nhìn chung ở giai đoạn trực quan sinh động, nhận thức có tính chất cụ thể, sinh động trực tiếp với sự vật, nhưng mới nhận thức được vẻ ngoài của sự vật.

• Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, bao gồm các hình thức như khái niệm, phán đoán và sưy luận.

� Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niêệmphản ánh khái quát những mối liên hệ bản chất, tất yếu mang tính quy luật của một lớp (nhóm) sự vật hiện tượng của thế giới khách quan và được biểu đạt bằng từ hoặc một cụm từ. Ví dụ: khái niệm dân tộc, tổ quốc, thanh niên… Khái niệm được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và là kết quả của sự khái quát hoá những tri thức do nhận thức cảm tính đem lại bởi chủ thể nhận thức.

� Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng, bằng cách liên kết các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính, tính chất nào đó của sự vật hiện tượng. Ví dụ: Nhôm là kim loại – ban đầu, đó là một phán đoán. Phán đoán luôn được biểu đạt thành câu hay là một mệnh đề.

� Suy luận là sự kết hợp các phán đoán đã biết làm tiền đề để rút ra một phán đoán mới làm kết luận.. Ví dụ:

A ε B A ε C B ε C

Tính chân thực của phán đoán mới được rút ra phụ thuộc vào tính chân thực của các phán đoán làm tiêu đề và việc tuân thủ các quy tắc lôgíc của chủ thể nhận thức. Như vậy, tư duy trừu tượng ( nhận thức lý tính phản ánh khái quát, gián tiếp sự vật hiện tượng. Nó có thể phản ánh được mối quan hệ bản chất, tất yếu bên trong sự vật. • Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là hai giai đoạn khác nhau của nhận thức nhưng thống nhất với nhau. Nhận thức cảm tính đem lại những tri thức phong phú, đa dạng, sinh động trực tiếp về sự vật. Nhận thức lý tính giúp con người hiểu sự vật sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Vì vậy, cần chống chủ nghĩa duy cảm ( tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức cảm tính), đồng thời chống chủ nghĩa duy lý (tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính). Nhận thức luôn phải dựa trên cơ sở thực tiến , quay trở về thực tiến, để được kiểm tra, khẳng định chân lí và bác bỏ sai lầm. Hơn nữa, mục đích của nhận thức là phải phục vụ thực tiễn.

Câu 29. Quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lí luận? 1. Thực tiến là gì?

Page 41: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

41

• Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích biến đổi tự nhiên và xã hội.

• Thực tiễn là hoạt động vật chất chứ không phải hoạt động tinh thần, nó mang tính lịch sử - xã hội, có mục đích của con người.

• Thực tiễn có ba hình thức cơ bản: sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo (biến đổi) chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học – kỹ thuật. Trong đó, sản xuất vật chất là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định các hình thức kia. Hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất vật chất.

2. Lý luận là gì? • Lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực

tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các sựu vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luậtv.v..

• Cơ sở lý luận là thực tiễn • Lý luận có tính khái quát cao, có thể phản ánh bản chất của sự vật, hiện

tượng. 3. Quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận • Thực tiễn quy định lý luận:

� Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lý luận, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.

� Thực tiễn quy định nội dung, nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển lý luận � Thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng phải thay đổi cho phù hợp. • Lý luận tác động trở lại thực tiễn:

� Lý luận đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn � Lý luận góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quàn chúng tạo

thnàh phong trào hoạt động thực tiễn của đông đảo quàn chúng để cải tạo thế giới.

� Lý luận đúng đắn khoa học thâm nhập được vào quần chúng và được vận dụng đúng đắn có thể thúc đẩy thực tiến phát triển. Ngược lại sẽ kìm hãm thực tiễn.

4. Ý nghĩa rút ra từ quan hệ thực tiễn và lý luận. • Phải coi trọng cả lý luận, cả thực tiễn. • Không được tuyệt đối hoá thực tiễn, coi thường lý luận để rơi vào bệnh

kinh nghiệm. Đồng thời không được tuyệt đối hoá lý luận coi thường thực tiến rơi vào bệnh giáo điều.

Câu 30. Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về chân lý? 1. Định nghĩa chân lý • Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực

tiễn kiểm nghiệm. • Chân lý là một quá trình. nhận thức chân lý cũng là một quá trình.

2. Tính chất của chân lý

Page 42: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

42

• Chân lý khách quan. Khác với các quan điểm triết học khác, triết học duy vật biện chứng công nhận chân lý khách quan. Chân lý khách quan là chân lý phản ánh thế giới khách quan.mà nội dung của nó không phụ thuộc voà con người và loài người

• Chân lý tuyệt đối là những tri thức phản ánh đúng đắn, đầy đủ, toàn diện hiện thực khách quan. Tất nhiên, chân lý khách quan bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử và nhận thức của con người.

• Chân lý tương đối là những tri thức phản ánh đúng hiện thực hiện thực khách quan nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa toàn diện

Lưu ý: cả chân lý tuyệt đối, cả chân lý tương đối đều là chân lý khách quan. Chân lý tuyệt đối hình thành từ các chân lý tương đối. Trong chân lý tương đối có những yếu tố của chân lý tuyệt đối. Muốn nhận thức chân lý tuyệt đối phải thông qua nhận thức chân lý tương đối.

• Chân lý cụ thể. Không có chân lý chung chung trừu tượng. Chân lsy luôn là cụ thể. Bởi lẽ, chân lý luôn phản ánh một sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện lịch sử cụ thể, trong một không gian thời gian nhất định.Vì vậy , phải cso quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và hành động. Khi nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nó, phải phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể. Khi vận dụng nguyên lý chung vào cái riêng phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của cái riêng.

3. Tiêu chuẩn của chân lý • Theo triết học duy vật biện chứng, chỉ có thực tiến là tiêu chuẩn khách

quan duy nhất của chân lý. Chỉ có thông qua thực tiến mới phân biệ được chân lý và sai lầm. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới “vật chất hoá được tri thức. Thông qua đó, con người biết tri thức nào đúng, tri thức nào sai.

• Với tư cách là tiêu chuẩn chân lý, thực tiễn vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, thực tiến luôn vận động, biến đổi, vì vậy nhận thức của con người cũng luôn luôn phải biến đổi theo cho phù hợp. Do đó, tri thức của con người luôn phải được bổ sung, phát triển.

Câu 31. Tại sao nói xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên? Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội?

1. Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên • Tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan

không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Do đó, xã hội và con người cũng là một bộ phận của tự nhiên. Hơn nữa, bản thân con người có nguồn gôc từ tự nhiên, muốn sống, con người cần phải có những điều kiện của tự nhiên như không khí, nước v.v..

• Con người chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên nhưng con người chỉ trở thành con người đích thực khi con người sống trong xã hội. Ngoài xã hội, con người không còn là mình nữa.

Page 43: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

43

• Xã hội là hình thức vận động cao nhất của vật chất. Hình thức vận động này lấy quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa người với người làm nền tảng.

• Xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên còn bởi lẽ nó có những cơ cấu xã hội mang tính lịch sử riêng, có quy luật riêng của nó. Hơn nữa, các quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở hoạt động có ý thức của con người.

2. Sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội • Tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong hệ thống tự nhiên-xã hội.

Trong đó, tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại, phát triển của xã hội, còn xã hội cso vai trò quan trọng trong việc biến đổi, cải tạo và phát triển của tự nhiên.

• Tự nhiên là môi trường sống của con ngưòi và xã hội, là điều kiện đầu tiên, tất yếu của sản xuất vật chất, của sự phát triển xã hội. Tự nhiên có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển của xã hội.

• Xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người cải biến tự nhiên, biến đổi tự nhiên, phát triển tự nhiên, thậm chí kìm hãm tự nhiên phát triển. Như vậy, trong quan hệ tự nhiên-xã hội thì yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy, không được phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, xã hội.

Câu 32. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội? Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? 1. Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội • Sản xuất vật chất với nghĩa chung nhất là quá trình con người sử dụng

công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm biến các dạng vật chất thnàh những sản phẩm cần thiết cho đời sống con người và xã hội.

• Sản xuất vật chất là hoạt động đặc trung riêng cso của con người và xã hội loài người. Đó là quá trình lao động có mục đích và khôngngừng sáng tạo của con người. Sự sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình này không tách rời nhau, trong đó, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của tồn tại và phát triển xã hội. Xét đến cùng , sản xuất vật chất quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội.

Trải qua lịch sử lâu dài chinh phục giới tự nhiên, con người ngày càng hiểu rõ hơn sức mạnh của mình. Cùng với việc cải biến thế giới xung quanh, con người đồng thời cải biến chính bản thân mình và các mối quan hệ giữa con người với nhau giúp cho việc chinh phục tự nhiên đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy, con người và xã hội loài người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất. Với ý nghĩa đó, Ph. Ăngghen đã nói: chính lao động sáng tạo ra con người và xã hội loài người. Sản xuất vật chất chính là cơ hội để tồn tại và phát triển của xã hội, bởi lẽ:

Page 44: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

44

• Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng (thức ăn, quần áo, nhà ở và các đồ dùng khác). Muốn vậy, phải sản xuất vật chất, bởi lẽ chính sản xuất vật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao và ngược lại.

• Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành các quan hệ xã hội khác như: quan hệ chính trị, pháp quyền, đạo đức.

• Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, là điều kiện để phát triển đời sống tinh thần của con người và xã hội.

2. Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

• Phương thức sản xuất là cách thức con ngưòi tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

• Sản xuất vật chất được thực hiện trong những điều kiện cụ thể về hoàn cảnh địa lý- điều kiện tự nhiên; về điều kiện dân số và phương thức sản xuất. Trong đó, phương thức sản xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

• Phương thức sản xuất quyết định tính chất, kết cấu của xã hội. Bởi lẽ, trong mỗi xã hội cụ thể, phương thức sản xuất thống trịi như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội sẽ như thế ấy. Kết cấu giai cấp, tính chất của mối quan hệ giữa các giai cấp cũng như những quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức v.v. suy cho cùng đều do phương thức sản xuất quyết định.

• Khi phương thức sản xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ lỗi thời thì sơm hay muộn sẽ có sự thay đổi cơ bản từ kết cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp; từ các quan điểm chính trị xã hội đến các tổ chức xã hộiv.v. Vì vậy, lịch sử xã hội loài người, trước hết là lịch sử sản xuất vật chất, của các phương thức sản xuất kế tiếp nahu trong quá trình phát triển.

Câu 33. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? 1. Nội dung quy luật • Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản

xuất, trước hết là công cụ lao động. Như vậy, lực lượng sản xuất gồm tư liệu sản xuất (tư liệu sản xuất và đối tượng lao động) và người lao động với kĩ năng, kinh nghiệm lao động của họ.

� Người lao động với tư cách là chủ thể của sản xuất vật chất, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, sáng tạo ra công cụ lao động. Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất.

� Công cụ lao động là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là khí quan vật chất “nối dài”, “nhân lên” sức mạnh của con

Page 45: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

45

người trong quá trình lao động biến đổi thế giới tự nhiên. Nó là yếu tố đóng va trò quyết định trong tư liệu sản xuất.

� Trong thời đại ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học được vận dụng nhanh chóng và rộng rãi vào sản xuất. Tri thức khoa học cũng là một bộ phận quan trọng của kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động.

� Các yếu tố của lực lượng sản xuất có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó người lao động đóng vai trò quan trọng hàng đầu. • Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản

xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), bao gồm: � Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. � Các quan hệ trong tổ chức, quản lí sản xuất. � Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.

Ba loại quan hệ trên có quan hệ hữu cơ với nhau trong đó, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ, ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lí sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

• Cũng như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống sản xuất của toàn xã hội. Tính vật chất của quan hệ vật chất thể hiện ở chỗ, chúng tồn tại khách quan, đôc lập với ý muốn chủ quan của con người.

• Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện quan hệ mang tính biện chứng. Quan hệ này biểu hiện ở quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sông xã hội – quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuẩt.

� Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi, phát triển dưói ảnh hưởng quyết dịnh của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động và cách mạng nhất của quá trình sản xuất. Nó là nội dung của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định. Nó là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Trong mối quan hệ này, lực lượng sản xuất (nội dung) quyết định quan hệ sản xuất (hình thức).

� Lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến mức đôộ nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuât hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn với lực lượng sản xuất, thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời.

• Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. � Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi ấy, quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Page 46: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

46

� Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (lạc hậu, lỗi thời hoặc vuợt trước quá xa) sẽ kìm hãm cản trở của lực lượng sản xuất.

� Sự tác động của quan hệ sản xuất tới lực lượng sản xuất còn thể hiện ở chỗ nó quy định mục đích sản xuất; ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động; kích thích hoặc kìm hãm việc cải tiến công cụ lao động cúng như việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất v.v.

• Trong xã hội có giai cấp đối kháng thi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn này. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến trong mọi xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao.

2. Sự vận dụng quy luật của sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta.

• Ở nước ta trước đổi mới, (1986) đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này. Điều này, biểu hiện ở việc chủ quan, nong svội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà không tính đến trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta.

• Từ đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của ĐẢng cộng sản Việt Nam, nước ta lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chử nghĩa. Điều này là hoàn toàn đúng với quy lụât về sự phù hợp của lực lượng sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi lẽ, trình độ của lựuc lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều. Chúng ta phát triển kinh tế nhiều thnàh phần định hướng xã hội chủ nghĩa mới phát huy được mọi timề năng của các thnàh phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần chứa đựng tong bản thân nó mâu thuẫn. Đó là khuynh hướng tự phát lên tư bản chủ nghĩa và tự giác lên xã hội chủ nghĩa. Cuộc đấu tranh vì định hươớg xã hội chủ nghĩa diễn ra sẽ gay gắt. Vì vậy, phỉa có sự lãnh đạo của ĐẢng, quản lí của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Câu 34. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng? Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

1. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến trúc thượng tầng • Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tâng bao gồm quan hệ sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư; quan hệ sản xuất mầm mống tồn tại thực trong một kết cấu kinh tế của mộ xã hội cụ thể. Đặc trưng

Page 47: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

47

cho tính chất của một cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quy định. Tức là, cái giữ địa vi chi phối, cso vai trò chủ đạo và tác dụng quyết định đối với toàn bộ cưo sở hạ tầng là quan hệ sản xuất thống trị. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống cũng có vai trò quan trọng.

• Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…với những thiết chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể. hiệp hội được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có những đặc điểm riêng, quy luật phát triển riêng, nhưng liên hệ, tác động, ảnh hưởng lấn nhau và cùng nảy sinhtrên một cơ sở hạ tầng nhẩt định, phản ánh cơ sở hạ tầng đó. Trong đó, nhà nước là một thiết chế có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính nhờ nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội Kiến trúc thượng tầng của xã hội cso các giai cấp đối kháng bao gồm hệ tư tưởng và thiết chế của giai cấp thống trị; tàn dư của các quan điểm chính trị-xã hội của các giai cấp trong xã hội cũ; các quan điểm và thiết chế của các giai cấp mới ra đời. Tất nhiên, hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ vai trò quy định tính chất của kiến trúc thượng tầng. Tính giai cấp của kiến trúc thượng tầng thể hiện rõ ở sự đối lập về quan điểm, tư tưởng và cuộc đấu tranh về chính trị-tư tưởng của các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn trong kiến trúc thượng tầng cũng bắt nguồn từu mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng.

• Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng � Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng * Cơ sở hạ tầng nào thì sẽ “sinh”ra kiến trúc thượng tầng như thế ấy. Bởi lẽ, quan hệ sản xuất quyết định các quan hệ xã hội khác. Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Cuộc đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng trong đời sống kinh tế. * Cơ sở hạ tầng quyết định sự hình thành, tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng biến đổi, sớm hay muộn cũng dẫn đến những biến đổi của kiến trúc thượng tầng. Sự quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra phức tạp trong quá trình biến đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. � Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. * Sự tác động của kiến trúc thượng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện ở chức năng xã hội của nó. Nghĩa là, kiến trúc thượng tầng thực hiện sự bảo vệ, duy trì củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó; hoặc đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng cũ. * Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức khác nhau. Bản thân các yếu tố, các

Page 48: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

48

bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động qua lại của kiến trúc thượng tầng theo hai hướng, hoặc là kìm hãm, hoặc là thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với các quy luật kinh tế khách quan, nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. 2. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay • Nước ta đang phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã

hội chủ nghĩa. Nghĩa là cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo. Với một cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ và một kết cấu kinh tế đan xen nhiều thành phần thì kiến trúc thượng tầng cũng phải xây dựng, củng cố, đổi mới cho phù hợp với cơ sở hạ tầng.

• Cần lưu ý rằng, phát triển kinh tế nhiều thnàh phần không cso nghĩa là nhất thiết phải đa nguyên chính trị. Bởi lẽ, trong kết cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta thì kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể đóng vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế khác đều hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, nhu cầu khách quan đặt ra là kiến trúc thượng tầng của nước ta phải được đổi mới, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội của mình - bảo vệ, duy trì cơ sở hạ tầng đã “sinh” ra nó.

Câu 35 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên? 1. Phạm trù hình kinh tế - xã hội • Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật

lịch sử dùng để chỉ một xã hội cụ thể ở trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc trưng của nó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình độ phát triển nhất định và một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.

• Hình thái kinh tế - xã hội có kết cấu phức tập nhưng gồm các yếu tố cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Ba yếu tố này có liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó:

� Quan hệ sản xuất là “bộ xương”, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt hình thái kinh tế - xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác. Nó đóng vai trò chi phối và quyết định các quan hệ xã hội khác của xã hội.

Page 49: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

49

� Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất -- kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển củă các hình thái kinh tế xã hội, xét đén cùng là do lực lượng sản xuất quyết định.

� Kiến trúc thượng tầng tổng thể các quan hệ sản xuất của một xã hội cụ tốĩe hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội đó, mà trên đó hình thành một kiểu kiến trúc thượng tầng tương ứng. Chức năng chính trị - xã hội của kiến trúc thượng tầng này là duy trì , bảo vệ, phát triển cơ sở hạ tầng đã “sinh” ra nó, đấu tranh chống lại cơ sở hạ tầng cùng kiến trúc thượng tầng cũ.

• Ngoài ba yếu tố cơ bản trên, khi xem xét một hình thái kinh tế - xã hội cần phải chú ý đến những yếu tố khác như quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình, quốc tế v.v.

2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xá hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.

• Sự thay thế nhau và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử từ thấp đến cao là do những quy luật khách quan chi phối, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

• Nguồn gốc của sự vận động của hình thái kinh tế - xã hội ở chính trong lòng nó. Đó là các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp.v.v.. Giải quyết các mâu thuẫn trên đã làm cho lịch sử phát triển của xã hội trải qua các giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Như vậy, sự vận động, thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

• Cần lưu ý rằng, khác với các quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự phát, các quy luật xã hội dược diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Hơn nữa, mỗi nước lại có các yếu tố địa lý, văn hóa, truyền thống …riêng. Vì vậy, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ, trong cùng một giai đoạn lịch sử như nhau nhưng các dân tộc có thể không ở cùng một hình thái kinh tế - xã hội; thậm chí trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở mỗi dân tộc, mỗi nước cũng có thể có sự phát triển không như nhau …Nhưng dù có đặc thù đến đâu đi chăng nữa, thì sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao vẫn là một quá trình lịch sử tự nhiên.

3. Ý nghĩa phương pháp luận • Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác Lênin

có một ý nghĩa hết sức to lớn. Nó chỉ ra rằng, động lực của lịch sử không phải là một lực lượng thần bí nào mà chính là hoạt đôngj

Page 50: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

50

thực tiến của con người dưới tác động của các quy luật khách quan. Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội đã khắc phục mọi quan điểm duy tâm về lịch sử.

• Học thuyết này cung cấp cho chúng ta cơ sở lý luận và những phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội; giúp chúng ta có cơ sở vững chắc để xây dựng đường lối cách mạng trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm không chỉ phát triển lực lượng sản xuất mà còn phải chú ý tới phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của dân tộc.

Câu 36. Giai cấp là gì? • Trước khi triết học Mác ra đời, đã có các quan niệm khác nhau

nhưng chưa khoa học về giai cấp. Chẳng hạn, có người phân chia giai cấp theo tài năng, theo chủng tộc, theo sở thích, nghề nghiệp v.v.. Những quan niệm này chưa phân biệt được một cách thực sự khoa học sự khác nhau về chất giữa các giai cấp.

• V.I.Lênin đã đưa ra một định nghĩa thực sự khoa học về giai cấp: “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau vè quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội ít hoặc nhiều họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đọat lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”

Như vậy, giai cấp có những đặc trưng cơ bản chung chất. Đó là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội. Cụ thể là:

� Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất � Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức

quản lí sản xuất. � Khác nhau về cách thức và quy mô thu thập của cải xã hội. Trong

đó, sự khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội. Tóm lại, sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một chế độ kinh tế - xã hội tất yếu dẫn đến tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. Đó là bản chất của quan hệ giai cấp đối kháng.

• Từ sự khác nhau về ba quan hệ kinh tế nêu trên, các giai cấp sẽ có sự khác nhau về lối sống, tâm lý xã hội, hệ tư tưởng. Lối sống, tâm lý

Page 51: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

51

xã hội, hệ tư tưởng là những yếu tố phát sinh từ các quan hệ kinh tế, phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế này.

• Nếu giai cấp gắn liền và trực tiếp tham gia vào một hệ thống sản xuất xã hội nhất định thì tầng lớp không tham gia trực tiếp vào hệ thống sản xuất xã hội.

• Quan niệm về giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin mà thể hiện tiêu biểu là định nghĩa về giai cấp của Lênin cho tới nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận, thực tiễn và khoa học. Nó cho ta cơ sở khoa học để phân biệt các giai cấp; phân tích quan hệ giai cấp trong liên minh hoặc đấu trnah giai cấp. Đồng thời, nó bác bỏ mọi quan niệm sai lầm chưa khoa học khác về giai cấp.

Câu 37. Đấu tranh giai cấp là gì? Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay? 1. Đấu tranh giai cấp là gì? • Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ

bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế -xã hội cao hơn.

• Đấu tranh giai cấp nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và

không thể điều hoà được của các giai cấp có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Đấu tranh giai cấp suy cho cùng là nhằm thay đổi phương thức sản xuất đã lạc hậu. Thông qua đấu tranh giai cấp mà mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển. Đấu tranh giai cấp còn góp phần cải tạo giai cấp cách mạng; phát triển các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, nghệ thuật v.v..Vì vậy, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

2. Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay • Đất nước ta đang xây dựng nền kinh tế thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn tiếp tục trong điều kiện mới với những nội dung và hình thức mới. Bởi lẽ, các thế lực thù địch vẫn ngoan cố chống phá cách mạng, chống phá những thành tựu mà nhân dân và Đảng ta đã dành được.

• Chúng ta đã xây dựng được chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân nhưng chúng ta vẫn phải từng bước khắc phục những tư tưởng, tâm lí, thói quen, văn hoá lạc hậu của xã hội cũ còn in đậm trong đời sống tinh thần của xã hội.

• Đất nước ta chủ động phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hưỡng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vẫn tồn tại những điều

Page 52: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

52

kiện cho xu hướng phát triển tư bản chủ nghĩa phát triển. Nghĩa là cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra cả trên ba lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá tư tưởng.

• Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay vẫn là tất yếu khách quan. Nhưng trong điều kiện quốc tế phức tạp như hiện nay, chúng ta phải nâng cao tinh thần cách mạng, cảnh giác với “ diễn biến hoà bình”, mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược đấu tranh; tăng cường hiệu lực quản lí của nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; từng bước thành công xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Câu 38 Quan niệm của triết học Mác- Lênin về cách mạng xã hội? 1. Khái niệm cách mạng xã hội

• Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước

ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, là hình thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên hình thái kinh tế- xã hội tiến bộ hơn.

• Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Dù theo nghĩa nào thì vấn đề cơ bản của cách mạng xã hội là giành lấy chính quyền. Bởi lẽ, chỉ có giành lấy chính quyền về tay mình, giai cấp cách mạng mới có thể xác lập được nền chuyên chính của mình, mới có cơ sở để bảo đảm quyền lực của mình.

2. Nguyên nhân của cách mạng xã hội

• Cách mạng xã hội chủ nghĩa có nhiều nguyên nhân về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v..Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

• Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện ở mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và những người lao động. Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn và làm cho nó trở thành quan hệ sản xuất thống trị, giai cấp cách mạng phải giành lấy chính quyền nhà nước.

3. Vai trò của cách mạng xã hội

• Cách mạng xã hội là phương thức thay thế hình thái kinh tế- xã hội

này bằng hình thái kinh tế- xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.

Page 53: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

53

• Cách mạng xã hội giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trên cơ sở đó thúc đấy phương thức sản xuất phát triển.

• Cách mạng xã hội góp phần làm cho đời sống xã hội phát triển. • Cách mạng xã hội góp phần làm thay đổi đời sống chính trị, văn hoá,

tư tưởng, đạo đức v.v..của xã hội.

4. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội

• Tính chất của cách mạng xã hội do nhiệm vụ của cuộc cách mạng phải giải quyết quy định. Chẳng hạn, nó phải giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp nào với giai cấp nào? Xoá bỏ chế độ nào? Xác lập chế độ nào?

• Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng lại quy định lực lượng và động lực của cách mạng.

• Lực lượng cách mạng là những giai cấp, tầng lớp nhân dân có lợi ích ít hoặc nhiều gắn bó với cách mạng.

• Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp nhân dân có lợi ích gắn bó chặt chẽ, lâu dài với cách mạng.

Câu 39 Nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Đặc điểm của nhà nước vô sản?

1. Nguồn gốc của nhà nước

• Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, lịch sử xã hội

loài người đã có thời kì chưa có nhà nước. Đó là thời kì xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phân chia thành giai cấp.

• Nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho chế độ sở hữu tư nhân ra đời, các giai cấp bóc lột và bị bóc lột xuất hiện. Cuộc đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ - hai giai cấp đối kháng đầu tiên trong lịch sử - dẫn tới nguy cơ huỷ diệt luôn cả xã hội. Để điều này không xảy ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước.

• Nguồn gốc trực tiếp xuất hiện nhà nước chính là mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà được. Theo V.I.Lênin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được”.

Page 54: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

54

Như vậy, sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan để làm cho mâu thuẫn giai cấp diễn ra trong vòng “trật tự” có thể để duy trì chế độ kinh tế- xã hội, mà giai cấp này có thể bóc lột giai cấp khác.

2. Bản chất của nhà nước

• Bản chất của nhà nước là nền chuyên chế của một giai cấp này với giai cấp khác và đối với toàn xã hội. Nói khác đi, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành phù hợp với lợi ích của mình và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.

• Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ nắm chính quyền nhà nước trong tay vì chỉ giai cấp ấy mới có khả năng vật chất để tổ chức, duy trì bộ máy nhà nước. Giai cấp bị thống trị, xét về bản chất không có nhà nước.

• Như vậy, xét về bản chất, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Không có nhà nước đứng trên các giai cấp, đứng ngoài các giai cấp. Dù được che đậy như thế nào đi chăng nữa thì trong xã hội có các giai cấp đối kháng, nhà nước cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế; là bộ máy trấn áp của giai cấp thống trị về kinh tế đối với giai cấp khác và đối với toàn xã hội.

3. Đặc điểm của nhà nước vô sản

• Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới. Bản chất của nó là tất cả

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chính quyền nhà nước là của nhân dân. Không đảm bảo sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản thì nhân dân không có quyền lực nhà nước thực sự. Ngược lại, có đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân thì giai cấp vô sản mới thực hiện được mục đích của mình.

• Từ bản chất trên, nhà nước vô sản có những đặc điểm cơ bản: � Nhà nước vô sản là nhà nước của dân, do dân và vì dân; là tổ

chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động do Đảng cộng sản lãnh đạo.

� Nhà nước vô sản là nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu và liên minh giai cấp giữa công nhân - nông dân – trí thức.

� Nhà nước vô sản vừa là bộ máy chính trị - hành chính, vừa là tổ chức quản lí kinh tế - văn hoá xã hội của nhân dân lao động, là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

� Nhà nước vô sản là nhà nước có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân.

Page 55: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

55

Với những đặc điểm trên cho thấy, nhà nước vô sản là một nhà nước đặc biệt, “ nhà nước không còn nguyên nghĩa”, nhà nước “nửa nhà nước”. Nhà nước vô sản sẽ mất đi khi hội đủ những điều kiện về kinh tế và xã hội. Sự mất đi của nhà nước vô sản diễn ra bằng con đường “tự tiêu vong”. Chắc chắn đây là một quá trình rất lâu dài.

Câu 40 Bản chất con người? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội?

1. Bản chất con người

• Trước khi triết học Mác ra đời đã có nhiều cách giải thích khác nhau về bản chất con người. Các tôn giáo nói chung đều cho con người là sản phẩm của thần thánh, của thượng đế.

• Chủ nghĩa duy tâm giải thích bản chất con người ở ngoài con người hoặc từ một lực lượng thần bí nào đó.

• Các nhà duy vật siêu hình lại chỉ thấy được bản chất sinh học, bản chất loài của con người và tuyệt đối hoá bản chất này.

• Triết học Mác – Lênin xuất phát từ con người và nhằm giải phóng con người. Vì vậy, con người vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích cuối cùng của triết học Mác – Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung. Chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa nhân đạo nhất, triệt để nhất vì mục đích của nó là giải phóng hoàn toàn triệt để mỗi người và cả loài người.

Triết học Mác – Lênin coi “ bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”. • Khi nói tới bản chất con người, trong tính hiện thực của nó là tổng hoà

các quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người,nhưng có ý nghĩa quyết định là quan hệ sản xuất. Bởi lẽ, các quan hệ xã hội khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của quan hệ sản xuất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối và chính kiểu quan hệ sản xuất đó là cái, xét đến cùng, tạo nên bản chất con người trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể đó.

• Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội, đồng thời cũng làm biến đổi chính bản thân mình. Điều đó có nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn.

• Khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội, triết học Mác – Lênin không hạ thấp mặt sinh học cũng như không tuyệt đối hoá mặt xã hội trong con người, mà chỉ cho rằng con người là thực thể thống nhất của cái sinh học và cái xã hội.

Page 56: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

56

� Mặt sinh học của con người thể hiện ở chỗ, giống như các sinh vật khác, con người cũng chịu sự quy định của quy luật sinh học, của tự nhiên, chẳng hạn như quy luật di truyền, sự sống chết của cơ thể v.v.. ở đây, bản tính tự nhiên được thể hiện ra bên ngoài là các nhu cầu khách quan như ăn, ở, mặc, v.v.. Mặt sinh học của con người có những nét chung với động vật cao cấp nhưng đã được cải tạo nhờ mặt xã hội. Vì vậy, con người là một sinh vật hoàn thiện nhất.

� Mặt xã hội của con người thể hiện ở chỗ, con người chỉ tồn tại với tư cách người khi sống trong xã hội, có quan hệ với nhau, có hoạt động xã hội cho mình và cho đồng loại. Là thành viên của xã hội, con người chịu sự tác động của tác động của các quy luật xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại, phát triển sau khi được thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt, tưliệu sản xuất và tiêu dùng. Để thoả mãn những nhu cầu ấy con người phải lao động, phải sáng tạo để duy trì sự tồn tại của mình.

� Bằng lao động sáng tạo, con người đã vượt lên trên các động vật khác không chỉ trong các mối quan hệ xã hội mà cả trong quan hệ sinh học. Không có cái xã hội thuần tuý, không có cái xã hội thuần tuý, cũng như không có cái sinh học thuần tuý tồn tại độc lập trong con người. • Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người đã khắc

phục được hai nhược hai thái cực sai lầm trong vấn đề con người: hoặc là chỉ thấy mặt sinh học, không thấy vai trò quyết định của mặt xã hội đối với bản chất của con người; hoặc là chỉ thấy mặt xã hội, không thấy được tiền đề tự nhiên, sinh học trong bản chất con người.

2. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. • Cá nhân là một cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã

hội và là chủ thể của mọi hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội và nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa những khả năng riêng của người đó đối với chức năng xã hội mà người đó thực hiện.

• Cá nhân là sản phẩm của xã hội. Các quan hệ xã hội là tấm gương soi cho mỗi cá nhân, Mọi phẩm chất, năng lực, tư chất của cá nhân chỉ có thể được phát triển, hoàn thiện thông qua sự tác động với các cá nhân khác và với xã hội nói chung.

• Cá nhân còn là chủ thể của xã hội. Các cá nhânchủ động lựa chọn sự tác động của xã hội đối với bản thân mình. Không những thế, các cá nhân còn chủ động tham gia tác động cải tạo xã hội và các quan hệ xã hội. Thông qua đó, các cá nhân cải biến chính mình. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách, năng lực, tài năng, trách nhiệm của cá nhân.

• Xã hội là một kiểu, một hệ thống xã hội cụ thể trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người và người theo một tổ chức nhất định.

Page 57: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

57

• Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của mối quan hệ này là quan hệ lợi ích. Xã hội là điều kiện, môi trường, phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi thành viên để thúc đẩy xã hội phát triển.

• Xã hội và cá nhân chỉ có thể phát triển được trong sự hài hoà giữa xã hội và cá nhân. Sự hài hoà này dựa trên cơ sở hài hoà về lợi ích. Vì vậy, phải chú ý kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân - tập thể - xã hội.

Câu 41 Vai trò của quần chúng nhân dân và vĩ nhân – lãnh tụ đối với sự phát triển của xã hội?

1. Quần chúng nhân dân • Quần chúng nhân dân bao gồm tất cả những lực lượng, giai cấp, những tập đoàn người, những cá nhân thúc đẩy sự phát triển của xã hội, trong đó chủ yếu là quần chúng lao động ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

• Khái niệm quần chúng nhân dân có tính lịch sử, nghĩa là tuỳ theo chế độ xã hội khác nhau thì kết cấu quần chúng nhân dân cũng khác nhau và luôn biến đổi theo sự phát triển của phương thức sản xuất.

2. Vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển xã hội • Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, là chủ thể của

lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bởi lẽ, xét đến cùng, lực lượng sản xuất là cái quy định sự biến đổi của lịch sử, trong đó nhân dân lao động là lực lượng sản xuất cơ bản.

• Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Cách mạng là ngày hội của quần chúng và thực tế lịch sử đã chứng minh không có sự chuyển biến chế độ và cách mạng xã hội và lịch sử mà không là hoạt động của quần chúng nhân dân.

• Quần chúng nhân dân là người đóng vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá, nghệ thuật và khoa học. Quần chúng nhân dân còn là người trực tiếp sáng tạo ra văn học, nghệ thuật. Mặt khác, chính quần chúng nhân dân và hoạt động sáng tạo của họ tạo ra chất liệu để sáng tạo ra các giá trị văn hoá, tinh thần. Họ là còn là nguồn cảm hứng, rung cảm cho sáng tác của các nghệ sĩ. Quần chúng nhân dân còn là người thưởng thức, phê phán, kiểm nghiệm các giá trị văn hoá tinh thần. Không có văn học dân gian thì không thể có văn học bác học, không có kinh nghiệm của đa số người lao động thì cũng không thể có các khoa học. Đây là hai mặt không tách rời của đời sống tinh thần trong xã hội.

Page 58: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

58

3. Vĩ nhân – lãnh tụ • Vĩ nhân là những người có sự nghiệp lớn lao tiêu biểu cho từng ngành, từng

mặt của đời sống xã hội, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. • Lãnh tụ trước hết là những vĩ nhân nhưng không phải vĩ nhân nào cũng là

lãnh tụ. Lãnh tụ là những vĩ nhân có tài, đức hơn mọi người, là người cónăng lực và phẩm chất tiêu biểu nhất trong phong trào quần chúng, có khả năng tập hợp quần chúng và được quần chúng tin yêu. Trong quan hệ với quần chúng, lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt hoạt động của quần chúng.

• Vai trò của vĩ nhân – lãnh tụ. Vai trò to lớn của các vĩ nhân – lãnh tụ trong quá trình phát triển của lịch sử được thể hiện:

� Lãnh tụ là người vạch ra chủ trương, đường lối, biện pháp cho quần chúng thực hiện.

� Lãnh tụ do có trình độ nhận thức cao hơn mọi người, nên họ có tầm nhìn xa trông rộng, thấy được xu hướng khách quan của lịch sử, từ đó đưa ra những dự báo khoa học và chủ động tổ chức quần chúng hoạt động thống nhất tiếp nhận và thực hiện xu hướng lịch sử khách quan đó.

� Lãnh tụ là người giáo dục,thức tỉnh, tổ chức tập hợp quần chúng đấu tranh góp phần nhân lên sức mạnh thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển nhanh chóng. Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của thời đại họ.

Không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại. Vai trò của lãnh tụ là hết sức to lớn trong quá trình phát triển của lịch sử. Nhưng không được thần thánh hoá cũng như tầm thường hoá lãnh tụ. Công lao to lớn của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin và các lãnh tụ vô sản vĩ đại kháclà ở chỗ, họ đã chỉ cho giai cấp vô sản và quần chúng bị áp bức hiểu được nhiệm vụ, vai trò lịch sử của mình, sức mạnh của quần chúng và con đường đi đến tự giải phóng khỏi áp bức bóc lột.

Câu 42 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?

1. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội • Tồn tại xã hội là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống vật chất và những

điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. • Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố:

� Phương thức sản xuất vật chất. � Điều kiện tựnhiên – hoàn cảnh địa lý. � Dân số và mật độ dân cư. Trong đó, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định, hai yếu tố còn lại có vai trò quan trọng. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, khi nói tới tồn tại xã hội cần phải lưu ý các quan hệ vật chất khác như quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc tế v.v..

Page 59: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

59

• Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gỗm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng v.v. nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

Ý thức xã hội là một hiện tượng phức tạp, tuỳ theo góc độ xem xét, người ta có thể phân ý thức xã hội thành:

� Ý thức thông thường và ý thức lý luận ( theo trình độ) � Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội ( theo cấp độ) 2. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

• Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội: � Nhìn chung, tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy. � Khi tồn tại xã hội thay đổi ( nhất là phương thức sản xuất) thì những tư

tưởng, tình cảm, tâm trạng v.v. (ý thức xã hội) sớm hay muộn sẽ thay đổi theo.

� Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc đỉêm, xu hướng phát triển của các hình thái ý thức xã hội.

� Nếu tồn tại xã hội còn phân chia giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tình giai cấp. • Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:

� Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội do nó không phản ánh kịp tồn tại xã hội; do sự lạc hậu của một số ý thức như ý thức tôn giáo; do sức ỳ của tâm lý, của thói quen; do một số lực lượng bảo thủ trong xã hội muốn duy trì những ý thức xã hội lạc hậu.

� Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội do tính năng động của nó ( khi vượt trước nó vẫn bị quy định bởi tồn tại xã hội).

� Tính kế thừa của ý thức xã hội trong sự phát triển của mình. � Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội � Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội ( có thể tác động

tích cực, tiêu cực). Mức độ và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc các yếu tố: * Tính đúng đắn, khách quan, khoa học mà ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội

* Mức độ thâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng nhân dân * Mức độ vận dụng đúng đắn, sáng tạo ý thức xã hội của chủ thể lãnh đạo

quản lí.

3. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

• Nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý

thức mà phải đi sâu nghiên cứu tồn tại xã hội • Muốn phát triển ý thức xã hội xã hội chủ nghĩa về lâu dài phải phát

triển cơ sở vật chất xã hội của nó

Page 60: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

60

• Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của ý thức xã hội đối với quá trình hình thành nền văn hoá mới và con người mới

Câu 43 Tiêu chuẩn và động lực của tiến bộ xã hội

1. Tiến bộ xã hội là gì?

• Trước khi triết học Mác ra đời đã có nhiều nhà triết học đề cập đến

tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, họ xem xét tiến bộ xã hội còn trên lập trường duy tâm, siêu hình. Theo triết học Mác- Lênin, tiến bộ xã hội là quá trình phát triển của xã hội từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ hình thái kinh tế - xã hội kém phát triển lên hình thái kinh tế xã hội cao hơn, đem lại những giá trị vật chất và tinh thần tốt hơn cho sự hoàn thiện con người.

• Tiến bộ xã hội diễn ra như một quá trình tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan nhưng đầy quanh co, phức tạp, mâu thuẫn. Tiến bộ xã hội được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, nó diễn ra không đồng đều và không đồng bộ giữa các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ nghĩa cộng sản: Trong thời đại ngày nay, tiến bộ xã hội không tách rời những vấn đề toàn cầu như bảo vệ sự phát triển của loài người, chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình; các vấn đề sinh thái, dân số, bệnh tật v.v..

2. Tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội • Tiến bộ xã hội trước hết phải là sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Xét

đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, không được tuyệt đối hoá lực lượng sản xuất. Phải kết hợp tiêu chuẩn này với các tiêu chuẩn khác. Phải xem sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sản xuất vật chất đem lại cái gì cho sự phát triển, hoàn thiện của con người.

• Sự phát triển toàn diện của con người, theo triết học Mác – Lênin, là tiêu chuẩn tổng hợp của tiến bộ xã hội. Hiện nay, Liên hợp quốc đã cụ thể hoá một số chỉ số phát triển con người (HDI). Đó là tuổi thọ bình quân; chỉ số về giáo dục; bình quân GDP/ người v.v..

3. Động lực của tiến bộ xã hội • Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực

bên trong của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Đối với xã hôi, động lực phát triển bao gồm mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội có giai cấp; mâu thuẫn giứa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Page 61: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

61

v.v..Những mâu thuẫn này được giải quyết thông qua hoạt động có ý thức của con người, cụ thể là đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy, quần chúng nhân dân là động lực của mọi tiến bộ xã hội.

• Nhu cầu và lợi ích đặc biệt là lợi ích kinh tế, là động lực cơ bản thúc đẩy con người hoạt động, phát triển sản xuất. Trên cơ sở đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.

• Những tư tưởng khoa học tiến bộ cùng góp phần quan trọng thúc đẩy tiến bộ xã hội.

• Đấu tranh của các giai cấp, lực lượng xã hội tiến bộ chống lại các giai cấp, lực lượng xã hội bảo thủ, phản tiến bộ trong giai cấp cũng là một động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Câu 44 Đặc điểm chủ yếu của triểt học phương Tây hiện đại ngoài

Mác? • Triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác về cơ bản là triết học tư sản,

nó là sự phản ánh nhất định về thực trạng xã hội tư bản chủ nghĩa ở những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể khác nhau.

• Triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác không phải là một dòng thuần nhất mà gồm nhiều trào lưu, trường phái, chủ nghĩa tạo thành bức tranh đa dạng nhiều màu sắc rất phong phú.

• Trong tính đa dạng, phong phú của triểt học phương Tây hiện đại ngoài Mác có thể thấy có 3 xu hướng chính:

� Triết học thực chứng - đầu cơ vào những vấn đề của khoa học hiện đại, cho rằng chỉ có khoa học thực nghiệm, khoa học cụ thể mới là khoa học, phủ nhận triết học.

� Triết học phi lý tính tuyệt đối hoá yếu tố phi lý tính trong con người như vô thức, trực cảm v.v..

� Triết học tôn giáo. • Nhìn tổng thể, chủ nghĩa duy tâm vẫn là đặc trưng, thống trị trong triết

học phương Tây hiện đại ngoài Mác. • Về cơ bản phương pháp siêu hình, chiết trung, nguy biện vẫn là những

phương pháp chủ yếu trong phương pháp luận của triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác. Điều này thể hiện ở chỗ, một số nhà triết học muốn dung hợp chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm; số khác muốn điều hoà khoa học và tôn giáo; một số khác dùng thuật ngữ của triết học Mác để che đậy bản chất của mình v.v..

• Triết học phương Tây hiện đại mặc dù có một số yếu tố hợp lý nhất định nhưng nhìn chung có xu hướng từ bỏ những nguyên tắc của triết học Tây Âu thời phục hưng như chu nghĩa nhân đạo; chủ nghĩa duy lí; tiên bộ xã hội v.v..và có xu hướng quay trở về phi lý tính, phủ nhận tiến bộ xã hội.

Page 62: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

62

Mục lục Lời giới thiệu Câu 1 Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học? Phương pháp biện

chứng và phương pháp siêu hình? Câu 2 Những đặc điểm chủ yếu của triết học phương Đông cổ, trung

đại? Câu 3 Những nét cơ bản trong tư tưởng Khổng Tử? Câu 4 Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo nguyên thủy? Câu 5 Đặc điểm chủ yếu của triết học Hy Lạp cổ đại? Câu 6 Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây Âu thời kì trung cổ và phục

hưng? Câu 7 Đặc điểm chủ yếu của triết học Tây Âu thời kì cận đại ( thế kỉ

XVII – XVIII)? Câu 8 Những tư tưởng cơ bản trong phép biện chứng duy tâm của

Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc? Câu 9 Tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác? Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do

C.Mác và Ph. Ăngghen thực hiện? Câu 10 Phân tích định nghĩa về vật chất của Lênin? Ý nghĩa của định

nghĩa này? Câu 11 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vận động? Câu 12 Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về nguồn gốc và bản

chất của ý thức? Câu 13 Mối quan hệ biện chững giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương

pháp lụân của việc nắm vững vấn đề này? Câu 14 Phép biện chứng là gì? Sự ra đời của phép biện chứng duy vật? Câu 15 Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về

mối liên hệ phổ biển? Câu 16 Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về

sự phát triển? Câu 17 Khái lược về phạm trù triết học? Câu 18 Cái riêng và cái chung – khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý

nghĩa phương pháp luận? Câu 19 Bản chất và hiện tượng- khái niệm mối quan hệ biện chứng và ý

nghĩa phương pháp luận? Câu 20 Hình thức và nội dung - khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý

nghĩa phương pháp luận? Câu 21 Nguyên nhân và kết quả - khái niệm, mối quan hệ biện chứng và

ý nghĩa phương pháp luận? Câu 22 Tất nhiên và ngẫu nhiên – khái niệm, mối quan hệ biện chứng và

ý nghĩa phương pháp luận?

Page 63: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

63

Câu 23 Hiện thực và khả năng – khái niệm, mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận?

Câu 24 Quy luật là gì? Câu 25 Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hoá

từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại?

Câu 26 Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, ý nghĩa phương pháp luận?

Câu 27 Nội dung cơ bản và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định?

Câu 28 Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lí? Câu 29 Quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lí luận? Câu 30 Quan điểm của triết học duy vật biện chứng về chân lý? Câu 31 Tại sao nói xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên? Sự tác động

qua lại giữa tự nhiên và xã hội? Câu 32 Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội? Vai trò của

phương thức sản xuất đổi với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Câu 33 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất? Câu 34 Quan hệ biện chững giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?

Câu 35 Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên?

Câu 36 Giai cấp là gì? Câu 37 Đấu tranh giai cấp là gì? Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp

ở nước ta hiện nay? Câu 38 Quan niệm của triết học Mác – Lênin về cách mạng xã hội? Câu 39 Nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Đặc điểm của nhà nước vô

sản? Câu 40 Bản chất con người? Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội? Câu 41 Vai trò của quần chúng nhân dân và vĩ nhân – lãnh tụ đối với sự

phát trỉên của xã hội? Câu 42 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Câu 43 Tiêu chuẩn và động lực của tiến bộ xã hội? Câu 44 Đặc điểm chủ yếu của triết học phương Tây hiện đại ngoài Mác?

Page 64: Triet_hoc_Mac-Lenin.pdf - Hanuweb.hanu.edu.vn/dec/file.php/1/tai_lieu_tham_khao/Triet_hoc_Mac... · 3 • Triết phương Đông có phát triển nhưng từ từ chậm chạp

64