39
8/1/2018 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa Kinh Tế ThS. Lương Xuân Vinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH Môn học: Logic học Khoa ... · 8/1/2018 2 Nội dung Chương 1. Đại cương về logic học Chương 2. Khái niệm Chương

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

8/1/2018 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

Môn học: Logic học

Khoa Kinh Tế

ThS. Lương Xuân Vinh

8/1/2018 2

Nội dung

Chương 1. Đại cương về logic học

Chương 2. Khái niệm

Chương 3. Phán đoán

Chương 4. Những quy luật cơ bản của tư duy logic

Chương 5. Suy luận

Chương 6. Giả thuyết, chứng minh, bác bỏ và ngụy biện

Chương 7. Ôn tập, câu hỏi và bài tập

Tài liệu tham khảo

Giáo trình chính:

Giáo trình Logic học, Trường Đại Học Kinh Tế - Tài

Chính, Tp. Hồ Chí Minh.

Giảng viên: ThS. Lương Xuân Vinh – Khoa Kinh Tế,

email: [email protected]

8/1/2018 3

Mục tiêu chương 4

Hiểu được thế nào là tư duy logic;

Nắm được những quy luật cơ bản của tư duy logic.

8/1/2018 4

Chương 4 – Tư duy logic

Nội dung nghiên cứu

1. Tư duy logic

2. Các quy luật cơ bản của tư duy logic

Quy luật đồng nhất

Quy luật phi mâu thuẫn

Quy luật triệt tam

Quy luật lí do đầy đủ

8/1/2018 5

I. Tư duy logic

Tư duy logic là quá trình vận động của đầu óc theo đúng

các yêu cầu logic để đảm bảo cho suy nghĩ được chính

xác, rõ ràng, liên tục, nhất quán, có căn cứ, được luận

chứng, xác minh.

Tư duy logic là lối suy nghĩ khúc chiết, mạch lạc và có

căn cứ; vì vậy, nó đối lập với lề lối suy nghĩ lung tung, mơ

màng, đầy mâu thuẫn, vô căn cứ.

Tư duy logic là công cụ giúp cho suy nghĩ hợp lý, đúng

đắn.

8/1/2018 6

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

a) Phát biểu

Cách 1: Mỗi tư tưởng đồng nhất với chính nó.

Cách 2: Những tư tưởng đồng nhất nhau có giá trị logic

như nhau.

- Những tư tưởng được gọi là đồng nhất nhau là những tư

tưởng cùng phản ánh về một đối tượng (hay một khía

cạnh nào đó của đối tượng) trong cùng một quan hệ,

cùng một điều kiện, cùng khẳng định hay phủ định điều gì

đó.

8/1/2018 7

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

a) Phát biểu

- Những tư tưởng đồng nhất nhau có giá trị logic như nhau

(cùng đúng, hoặc cùng sai); vì vậy, trên phương diện

logic, trong quá trình diễn đạt tư tưởng chúng hoàn toàn

có thể thay thế cho nhau.

- Trong logic toán, quy luật đồng nhất được phát biểu như

sau:

8/1/2018 8

a a

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

Có ba yêu cầu cơ bản nhất:

- Thứ nhất: không được thay đổi đối tượng tư tưởng.

- Thứ hai: ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng phải chính xác.

- Thứ ba: tư tưởng được nhắc lại phải đồng nhất với tư

tưởng ban đầu.

8/1/2018 9

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

- Thứ nhất: Không được thay đổi đối tượng tư tưởng.

- Nghĩa là: một tư tưởng đã được định hình trong quá trình

tư duy, phán ánh đối tượng có phẩm chất xác định nào

đó, trong điều kiện quan hệ nào đó, thì nó chỉ phản ánh

đối tượng có phẩm chất đó.

- Vi phạm điều này dẫn đến lỗi logic suy nghĩ sai về đối

tượng hay phản ánh không đúng đối tượng.

8/1/2018 10

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

Ví dụ: Có anh thanh niên lém lĩnh đang dạo chơi trong

công viên gặp một cháu bé cùng đi với người mẹ trẻ đẹp.

Anh thanh niên này làm quen với hai mẹ con; và một lát

sau, anh ta đề nghị với cháu bé: Này cháu, cho chú hôn

má cháu nhé? Cháu bé hồn nhiên trả lời: Chú hôn bao

nhiêu và hôn kiểu gì cũng được. Anh thanh niên liền

quay sang người mẹ hỏi thăm dò: Chị ạ! Tôi đã xin hôn

má cháu, cháu nói hôn bao nhiêu và hôn kiểu gì cũng

được; Chị cho phép chứ?

8/1/2018 11

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

Ví dụ: Người mẹ vui vẻ nhìn con thơ, và thản nhiên đáp:

Nếu cháu đã đồng ý thì chú cứ việc hôn. Anh thanh

niên này lập tức hôn má cháu mà không hề hôn má

cháu; còn người mẹ trẻ đẹp chỉ phản ứng bằng hành

động mà không thể phản ứng bằng lý lẽ,…

8/1/2018 12

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

- Thứ hai: ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng phải chính xác.

- Nghĩa là, khi nói về đối tượng chúng ta phải chọn từ,

chọn câu diễn đạt chính xác suy nghĩ của chúng ta về đối

tượng đó.

- Vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn đến lỗi chọn từ - câu diễn

đạt sai lệch ý – nghĩa, tức là phản ánh không đúng đối

tượng.

8/1/2018 13

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

Ví dụ: Thời Chiến Quốc có người mang vào cung, đem

dâng lên vua nước Sở một vị thuộc bất tử. Viên quan

canh cửa hỏi rằng: Vị thuốc này có ăn được không?

Người ấy đáp: Ăn được; tức thì viên quan giật lấy vị thuốc

ấy mà ăn. Chuyện đến tai vua, vua phán bắt viên quan đó

đem giết. Viên quan vội kêu rằng: Thần đã hỏi người đem

dâng thuộc là “vị thuốc này có ăn được không?”; người ấy

đáp “ăn được”, nên thần mới dám ăn. Thế là thần vô tội,

mà lỗi ở người dâng thuốc. Vả lại người đem dâng thuốc

8/1/2018 14

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

Ví dụ: nói là bất tử, nghĩa là ăn vào thì không chết nữa.

Thế mà thần vừa mới ăn mà sắp phải chết, vậy đó là

thuốc tử chứ sao gọi là bất tử được? Bệ hạ giết thần, thực

là bắt tội chết cho một người vô tội, mà tỏ rằng, thiên hạ

dối được bệ hạ mà bệ hạ vẫn tin. Nhà vua nghe điều

phân tỏ của viên quan có lý bèn tha tội chết cho viên

quan ấy.

8/1/2018 15

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

b) Các yêu cầu

- Thứ ba: tư tưởng được nhắc lại phải đồng nhất với tư

tưởng ban đầu.

- Nghĩa là, khi nhắc lại tư tưởng của mình hay của người

khác thì tư tưởng đó phải giống với tư tưởng ban đầu.

- Vi phạm điều này sẽ dẫn đến lỗi logic thay đổi đối tượng

tư tưởng.

- Ví dụ: Cô giáo hỏi học sinh: “hai lần chín là bao nhiêu?”

học sinh trả lời: “Dạ, hai lần chín thì nhừ luôn ạ.”

8/1/2018 16

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

c) Giá trị

- Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy có tính xác định

(tính chính xác, rõ ràng, rành mạch), làm cho suy nghĩ trở

nên khúc chiết, mạch lạc. Đây là bản tính của tư duy

logic.

- Khi vi phạm quy luật đồng nhất, tư duy sẽ không còn

mang tính xác định, mà nó rơi vào trạng thái bất định,

lưỡng nghĩa, rối rắm, tự mâu thuẫn mà cuối cùng là sa

vào sai lầm.

8/1/2018 17

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

c) Giá trị

- Lỗi này được logic học gọi là thay đổi tư tưởng (khái

niệm, luận đề); và nó thường xuất hiện khi chúng ta sử

dụng các từ đồng âm khác nghĩa, hay đồng nghĩa khác

âm, khi không xác định rõ hệ quy chiếu, hoàn cảnh, điều

kiện, quan hệ mà tư tưởng của chúng ta nói đến, …

8/1/2018 18

II. Các quy luật cơ bản

1. Quy luật đồng nhất

d) Lưu ý

- Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản nhất, vì vậy nó còn

được gọi là nguyên lý của logic học.

- Quy luật đồng nhất được phát biểu: Mỗi sự vật là chính

nó. A là A.

- Thuật ngữ đồng nhất là giống nhau tuyệt đối; do đó, quy

luật đồng nhất là tính bất biến của bản thân sự vật.

8/1/2018 19

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

a) Phát biểu

- Cách 1: Một tư tưởng không thể vừa đúng vừa sai.

- Cách 2: Hai tư tưởng trái ngược nhau không thể cùng

đúng.

- Về ý nghĩa, hai tư tưởng trái ngược nhau là hai tư tưởng

cùng nói về một đối tượng (hay một khía cạnh nào đó của

đối tượng) trong cùng một quan hệ, cùng một điều kiện,

nhưng nếu tư tưởng này khẳng định điều gì đó thì tư

tưởng kia phải phủ định chính điều ấy.

8/1/2018 20

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

a) Phát biểu

- Về giá trị logic, hai tư tưởng trái ngược nhau là hai tư

tưởng không bao giờ cùng đúng, tức phải có ít nhất một

trong hai tư tưởng phải sai.

- Ví dụ: Các cặp tư tưởng sau đây trái ngược nhau:

Mọi kim loại đều là chất dẫn điện;

Mọi kim loại không phải là chất dẫn điện.

Mọi kim loại đều là chất dẫn điện;

Vài kim loại không phải là chất dẫn diện.

8/1/2018 21

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

a) Phát biểu

- Ví dụ: Các cặp tư tưởng sau đây trái ngược nhau:

Đồng là chất dẫn điện;

Đồng không phải là chất dẫn điện.

8/1/2018 22

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

b) Yêu cầu

- Tư duy không được chứa mâu thuẫn logic dù là trực tiếp

hay gián tiếp.

- Nghĩa là, khi phản ánh về một đối tượng xác định chúng

ta không được đồng thời vừa khẳng định điều gì đó lại

vừa phủ định ngay chính điều ấy cho đối tượng đó; hoặc,

khi phản ánh một đối tượng xác định, chúng ta không

được khẳng định cho đối tượng ấy một điều gì đó rồi lại

phủ định chính hệ quả của nó.

8/1/2018 23

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

b) Yêu cầu

- Ví dụ: Có một người bán mâu (giáo), và bán thuẫn. Anh

ta quảng cáo rằng:

- Mâu này rất sắc, đâm cái gì cũng thủng.

- Thuẫn này rất chắc, không gì đâm thủng được.

- Lại có một người hỏi: Như vậy mâu của anh và thuẫn của

anh khi đâm vào nhau thì cái gì sẽ vỡ. Anh ta không trả

lời được vì gặp mâu thuẫn trực tiếp.

8/1/2018 24

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

b) Yêu cầu

- Ví dụ: Nói số 3 là số vừa chẵn, vừa lẻ là mâu thuẫn, vì

không thể tồn tại một số như thế.

8/1/2018 25

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

c) Giá trị

- Quy luật phi mâu thuẫn là quy luật nền tảng của logic

học.

- Nó đảm bảo tư duy có được tính phi mâu thuẫn (liên tục,

nhất quán). Đó là bản tính của tư duy logic.

- Khi vi phạm yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn, tư duy

sa vào trạng thái bất nhất, lủng củng, mắc sai lầm trong

phản ánh và bế tắc trong phát triển tư tưởng.

- Đây gọi là lỗi sa vào mâu thuẫn.

8/1/2018 26

II. Các quy luật cơ bản

2. Quy luật phi mâu thuẫn

d) Lưu ý

- Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.

Không thể có A và không A đồng thời.

- Chỗ nào có mâu thuẫn logic thì chỗ đó có sai lầm, chỗ đó

tiến trình tư duy không thể tiếp tục được.

8/1/2018 27

II. Các quy luật cơ bản

3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

a) Phát biểu

- Cách 1: Một tư tưởng hoặc là đúng hoặc là sai, chứ

không có trường hợp thứ ba.

- Cách 2: Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không thể đồng

thời cùng đúng cùng sai.

- Trong logic toán, quy luật loại trừ cái thứ ba được kí hiệu:

- Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, a và ~a, không thể đồng

thời cùng đúng, cùng sai.

8/1/2018 28

~a a

II. Các quy luật cơ bản

3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

a) Phát biểu

- Ví dụ:

Trái đất quay quanh mặt trời;

Trái đất không quay quanh mặt trời.

Mọi kim loại là chất dẫn điện;

Vài kim loại không là chất dẫn điện.

8/1/2018 29

II. Các quy luật cơ bản

3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

b) Yêu cầu

- Một là, tư duy không được chứa mâu thuẫn logic.

- Hai là, phải ghi nhận hoặc là đúng, hoặc là sai đối với một

tư tưởng bất kì, còn đối với hai tư tưởng có quan hệ mâu

thuẫn nhau, nếu tư tưởng này đúng thì tư tưởng kia sai,

và ngược lại.

- Ví dụ:

- Nếu nói 3 vừa là số âm vừa là số dương là không được.

8/1/2018 30

II. Các quy luật cơ bản

3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

c) Giá trị

- Quy luật loại trừ cái thứ ba là quy luật nền tảng của logic

học lưỡng trị; nó đảm bảo cho tư tưởng có một trong hai

giá trị logic là đúng và sai.

- Cũng giống như quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại trừ

cái thứ ba đảm bảo cho tư duy giữ được bản tính logic –

tính phi mâu thuẫn (liên tục, nhất quán).

- Giá trị to lớn của quy luật loại trừ cái thứ ba còn nằm ở

chỗ, nó cho ta biết chân lý, khi hai lời giải mâu thuẫn

nhau cho một vấn đề, chỉ có một cái đúng.

8/1/2018 31

II. Các quy luật cơ bản

3. Quy luật loại trừ cái thứ ba

d) Lưu ý

- Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không có trường

hợp thứ ba. A hoặc là B hoặc là không B chứ không có

trường hợp thứ ba.

8/1/2018 32

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

a) Phát biểu

- Một tư tưởng chỉ được công nhận là đúng (hay là sai) khi

có đầy đủ lý do làm luận cứ để chứng minh cho tính đúng

đắn (hay tính sai lầm) của nó.

8/1/2018 33

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

b) Yêu cầu

Một tư tưởng a nào đó chỉ được coi là chân thực khi:

- Một là, có tư tưởng b xác thực làm luận cứ để rút ra tư

tưởng a.

- Hai là, quá trình rút ra tư tưởng a từ tư tưởng b phải hợp

logic.

Quy luật lý do đầy đủ chính là quy luật suy ra:

8/1/2018 34

b a

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

b) Yêu cầu

Ví dụ:

- Tư tưởng Đồng dẫn điện (a), bởi vì, Mọi kim loại đều dẫn

điện, mà đồng là kim loại (b).

- Tư tưởng b là xác thực, còn việc rút ra tư tưởng b là tuân

thủ theo quy tắc suy luận: do a và b có mối quan hệ lệ

thuộc, xem lại bài 3.

8/1/2018 35

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

c) Giá trị

- Quy luật lý do đầy đủ đảm bảo cho tư duy có được tính

xác chứng (tính có căn cứ, được luận chứng xác minh).

Đó là bản tính của tư duy logic, tư duy khoa học.

- Khi vi phạm yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ, tư duy sẽ

rơi vào tình trạng thiếu thuyết phục, làm giảm sức mạnh,

sa vào sai lầm trong phản ánh và bế tắc trong phát triển

tư tưởng.

- Lỗi logic khi vi phạm quy luật này là lỗi không suy ra hay

lỗi lý do không đầy đủ. 8/1/2018 36

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

d) Lưu ý:

Trong các tài liệu logic học, quy luật lý do đầy đủ còn

được phát biểu theo cách như sau:

Mọi cái tồn tại đều có lý do của nó. Có A vì có B.

Trong thế giới khách quan, mọi sự tồn tại đều có lý do để

tồn tại. Và lý do phải đầy đủ, “lý do” mà không đầy đủ thì

tự nó không phải là lý do. Vì có lý do để tồn tại nện chúng

ta có thể hiểu, lý giải được sự tồn tại đó.

8/1/2018 37

II. Các quy luật cơ bản

4. Quy luật lý do đầy đủ

d) Lưu ý:

- Như vậy, tư duy logic của con người bị chi phối bởi quy

luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại trừ

cái thứ ba (quy luật triệt tam) và quy luật lý do đầy đủ.

- Những quy luật này đảm bảo cho tư duy logic có tính xác

định (chính xác, rõ ràng, rành mạch), tính phi mâu thuẫn

(liên tục, nhất quán) và tính xác chứng (có căn cứ, được

biện luận, chứng minh). Đó là những đặc tính cơ bản của

tư duy.

8/1/2018 38

CHƯƠNG 4

THANK YOU

8/1/2018 39