34
TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN KHOA QUÂN SỰ CHUNG BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ thuật bắn súng Bài (đề mục): Hiểu biết một số loại vũ khí Bộ binh Đối tượng: GDQP Năm học: …………………………………………… Đại úy, ThS …………… KHÁNH HÒA, THÁNG …..NĂM……. MẬT Bản số:

TRƯỜNG SĨ QUAN CHỈ HUY KỸ THUẬT THÔNG TIN tao/Nam... · 2019-06-13 · 3. Tầm bắn thắng: - Tầm bắn thắng là tầm bắn mà trong cự li bắn đó, độ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN

KHOA QUÂN SỰ CHUNG

BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ thuật bắn súng

Bài (đề mục): Hiểu biết một số loại vũ khí Bộ binh

Đối tượng: GDQP

Năm học: ……………………………………………

Đại úy, ThS ……………

KHÁNH HÒA, THÁNG …..NĂM…….

MẬT Bản số: …

TRƯỜNG SĨ QUAN THÔNG TIN

KHOA QUÂN SỰ CHUNG

BÀI GIẢNG Môn học: Kỹ thuật bắn súng

Bài (đề mục): Hiểu biết một số loại vũ khí Bộ binh

Đối tượng: GDQP

Năm học: ……………………………..

KHÁNH HÒA, THÁNG ……NĂM …..

PHÊ DUYỆT Ngày…..tháng …….năm ……

CHỦ NHIỆM KHOA

Ngày…. tháng 11 năm 2018

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Thiếu tá, ThS ..................

3

MỞ ĐẦU

Trong chiến đấu, vũ khí là một trong những yếu tố rất quan trọng để giành

thắng lợi. Nó đóng vai trò sát thương, tiêu hao sinh lực địch. Các loại súng bộ

binh tuy hỏa lực yếu, khả năng sát thương còn hạn chế. Song nó rất linh hoạt, tính cơ động cao và sử dụng được ngay trong mọi tình huống. Hiện nay vũ khí

công nghệ cao phát triển rất nhanh, uy lực sát thương lớn. Nhưng các loại súng

bộ binh vẫn không thể thiếu được khi có chiến tranh xảy ra.

Phạm vi bài giảng giới thiệu một số vũ khí bộ binh được trang bị trong lực

lượng vũ trang hiện nay. Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng trong huấn

luyện và chiến đấu.

Bài giảng được biên soạn theo Giáo trình bắn súng tập 2 Cục Nhà

Trường, BTTM, năm 2001; Sách dạy sử dụng súng diệt tăng B40, CQH -

BTTM; Sách dạy sử dụng súng diệt tăng B41, CQH - BTTM;

4

BINH KHÍ SÚNG TIỂU LIÊN AK CỠ 7,62 mm

Súng Tiểu Liên AK do Kỹ sư người Nga Kalashnicov sáng chế vào năm

1947, còn gọi là AK- 47 hay AK thường hoặc là AK cỡ 7,62 mm. AK là hai từ viết tắt của hai cụm từ: A làchữ viết tắt của chữ cái đầu Atomat (Tự động) và K là

chữ viết tắt của chữ cái đầu Kalashnicov (tên kĩ sư sáng chế).

Súng Tiểu liên AK là loại vũ khí tự động có tính ưu việt cao, được trang bị và

sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước XHCN trước đây và quân đội ta nói riêng.

Dựa theo kiểu này một số nước cũng đã sản xuất được như Trung Quốc,

Tiệp Khắc, Hung ga ri, và một số nước khác. Trong quá trình sử dụng một số nước đã nghiên cứu cải tiến súng có cấu tạo thêm một số bộ phận, gọn nhẹ hơn,

thuận lợi hơn khi cơ động và những lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt, tốc độ bắn

nhanh hơn, tầm bắn hiệu quả xa hơn và độ chính xác cao hơn.

Để hiểu rõ về súng, ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số nội dung.

I. TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT:

1. Trang bị:

Trang bị cho từng người sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, ngoài ra còn

dùng báng súng, lưỡi lê để đánh gần

2. Đặc điểm:

- Súng có cấu tạo gọn nhẹ, dễ sử dụng có thể bắn được liên thanh hoặc

phát một, nhưng hình thức bắn liên thanh là chủ yếu.

- Súng dùng đạn cỡ 7,62mm. Kiểu 1943 do Lên Xô cũ sản xuất hoặc kiểu

1956 do Trung Quốc sản xuất. Súng dùng chung đạn với các loại súng: CKC;

K63; RPK; RPĐ, với các loại đầu đạn khác nhau.

+ Đầu đạn thường: để tiêu diệt sinh lực địch

+ Đầu đạn vạch đường: để tiêu diệt địch và chỉ thị mục tiêu

+ Đầu đạn xuyên cháy: để tiêu huỷ các phương tiện dễ cháy của địch

- Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên.

3. Tầm bắn thắng:

- Tầm bắn thắng là tầm bắn mà trong cự li bắn đó, độ cao của đường đạn

không cao quá chiều cao mục tiêu. Nghĩa là mục tiêu có thể bị sát thương ở mọi

điểm trên đường vận động.

- Cụ thể:

M người nằm: TBT là 350m

M người chạy: TBT là 525m

4. Tầm bắn hiệu quả:

- Tầm bắn hiệu quả là tầm bắn mà trong cự li đó với thước ngăm tương ứng

khi bắn ra một số lượng đạn đủ lớn thì có 50% số lượng đạn trở lên trúng mục tiêu.

Ví dụ: trong cự li đó ta bắn 100 viên thì có 50 viên trở lên trúng M.

- Cụ thể:

5

+ Mục tiêu lộ: Bắn phát một: TBHQ là 400m.

Bắn liên thanh: TBHQ là 300m.

+ M địch tập trung: TBHQ là 800m.

+ M máy bay thấp, địch nhảy dù: TBHQ là 500m.

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm:

- Là chỉ số ghi bắn ở các cự li tương ứng.

- Với AK thường: 1 - 8 (tương ứng 100m - 800m)

- Với AKM, AKMS: 1 - 10 (100m - 1000m)

- Ngoài ra còn có thước ngăm chữ “ Π ” để vận dụng trong điều kiện

trong đêm tối, hoặc khó ước lượng cự li bắn.

6. Sơ tốc đầu đạn

Là tốc độ của đầu đạn được tính từ khi trọng tâm đầu đạn vừa qua khỏi

mặt cắt phía trước của nòng súng.

Với AK thường: V0 = 710m/s

Với AKM, AKMS: V0 = 715m/s

7. Tốc độ bắn:

- Tốc độ bắn lý thuyết 600 Phát/Phút

- Tốc độ bắn chiến đấu:

Khi bắn phát 1: 40 P/P

Khi bắn liên thanh: 100 P/P

(Được tính cả thời gian lắp đạn)

8. Trọng lượng:

Súng AK thường có hộp tiếp đạn, không có đạn: 3,8 kg

Súng AK thường có hộp tiệp đạn có đạn (30 viên): 4,3 kg

AKM (3,1 - 3,6), AKMS (3,3 - 3,8 kg); Một viên đạn nặng: 16,2 g

* Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu tính năng của súng để sử dụng súng có

hiệu quả trong chiến đấu, cụ thể:

Lợi dụng địa hình để tiếp cận gần mục tiêu trong tầm bắn hiệu quả của

súng để sát thương, tiêu diệt địch.

Để có hiệu suất chiến đấu cao, người bắn phải làm chủ vũ khí; Luyện tập

tốt để có bản lĩnh vững vàng trong chiến đấu. Tuy nhiên, để làm chủ được vũ

khí thì trước hết phải hiểu cấu tạo, tác dụng và chuyển động của súng.

II. CẤU TẠO, TÊN GỌI, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN VÀ SƠ LƯỢC

CHUYỂN ĐỘNG CỦA SÚNG

* Nguyên lý cấu tạo: Cấu tạo theo nguyên lí trích 1 phần khí thuốc ở

thành nòng qua khâu chuyền khí thuốc, đẩy thoi lùi và làm chuyển động các bộ

phận tự động của súng.

A. CẤU TẠO CHUNG: Gồm 11 bộ phận

6

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng

- Khóa nòng

- Bộ phận cò

- Bộ phận đẩy về

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay

- Báng súng và tay cầm

- Hộp tiếp đạn

- Lê

B. CẤU TẠO, TÊN GỌI, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN:

1. Nòng súng:

a) Tác dụng:

- Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc, PM = 2800kg/cm2

- Định hướng bay cho đầu đạn

- Tạo cho đầu đạn một tốc độ đầu nhất định

- Làm cho đầu đạn tự xoay trong khi bay

b) Cấu tạo:

- Ren đầu nòng, vòng bảo vệ cỡ đầu nòng

- Bệ đầu ngắm, bệ thước ngắm

- Lỗ trích khí thuốc và khâu chuyền khí thuốc

- Buồng đạn

- Bên trong: có 4 rãnh xoắn. Để vuốt xoắn đầu đạn làm cho đầu đạn tự

xoay trong khi bay, như vậy sẽ ổn định hướng bay cho đầu đạn. Tăng hiệu lực

công phá mục tiêu (Với AK: vận tốc xoay của đầu đạn 3000 v/s)

2. Bộ phận ngắm:

a) Tác dụng: Dùng để lấy tầm bắn và hướng bắn cho súng ở các cự ly khác nhau.

b) Cấu tạo:

- Đầu ngắm có ren lắp vào bệ di động. Vì vậy có thể hiệu chỉnh súng về tầm

- Thước ngắm: ở thân thước ngắm có vạch khấc và ghi số 1 - 8; “Pi” (với

AKM, AKMS: 1 - 10); Có cữ thước ngắm; phía sau có khe ngắm.

3. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

a) Tác dụng:

- Nắp hộp khóa nòng: che bụi, bảo vệ các bộ phận bên trong

- Hộp khóa nòng: Liên kết các bộ phận của súng và định hướng bệ khóa

nòng và khóa nòng chuyển động.

b) Cấu tạo:

7

- Nắp hộp khóa nòng: Bên phải có sườn khuyết để cho tay kéo BKN

chuyển động và là cửa để thoát vỏ đạn.

- Hộp khóa nòng:

+ Ổ chứa tai khóa nòng

+ Hai gờ trượt để khớp với hai rãnh trượt ở BKN

+ Mấu hất vỏ đạn

+ Rãnh dọc: chứa chân đuôi cốt lò xo đẩy về

+ Rãnh ngang: giữ nắp hộp khóa nòng

+ Các lỗ trục: Trục lẫy bảo hiểm, trục búa, trục cò, trục cần định cách bắn

và khóa an toàn.

4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

a) Tác dụng: - Chịu một phần áp lực của khí thuốc làm chuyển động các

bộ phận của súng (khóa nòng, bộ phận cò)

b) Cấu tạo:

* Bệ khóa nòng:

- Tay kéo bệ khóa nòng

- Hai rãnh trượt để khớp với 2 gờ trượt ở hộp khóa nòng

- Ổ chứa bộ phận đẩy về

- Ổ chứa đuôi khóa nòng

- Rãnh lượn để đóng mở khóa: Sườn đóng (ngắn), sườn mở (dài)

- Mấu dương búa và vát gương búa

* Thoi đẩy:

- Mặt thoi

- Hai rãnh cản khí thuốc

- Ba vành dẫn.

5. Khóa nòng:

a) Tác dụng:

- Đẩy đạn vào buồng đạn

- Đóng khóa nòng làm đạn nổ

- Mở khóa nòng, kéo vỏ đạn ra ngoài

b) Cấu tạo:

- Sống đẩy đạn

- Hai tai khóa

- Mấu đóng mở khóa: Cạnh đóng (ngắn); Cạnh mở (dài)

- Ổ chứa đít đạn

- Ổ chứa bộ phận móc đạn, ổ chứa bộ phận kim hỏa

- Kim hỏa, lò xo kim hỏa

8

- Móc đạn, lò xo móc đạn

6. Bộ phận cò:

a) Tác dụng:

- Giữ búa ở thế giương

- Giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa

- Chống nổ sơm khi khóa nòng chưa khóa chắc chắn

- Khóa an toàn và định cách bắn (phát 1, liên thanh) cho súng

b) Cấu tạo:

- Lẫy bảo hiểm: chống nổ sớm

- Búa: để đập vào kim hỏa

- Cò: Giữ búa ở thế giương và giải phóng búa đập vào kim hỏa

- Lẫy phát 1: Giữ búa khi bắn phát 1

- Khóa an toàn và định cách bắn.

7. Bộ phận đẩy về:

a) Tác dụng:

- Luôn đẩy bệ khóa nòng chuyển động về trước

b) Cấu tạo:

- Lò xo đẩy về

- Cốt lò xo đẩy về có đuôi cốt (chân cốt), mấu giữ nắp hộp KN

- Vành hãm lò xo đẩy về

8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay:

a) Tác dụng: Ống dẫn thoi để định hướng cho thoi đẩy chuyển động, ốp

lót tay để cầm khi bắn cho đỡ nóng

b) Cấu tạo:

- Ống dẫn thoi: Bằng sắt, có lỗ thoát khí thuốc

- Ốp lót tay: Ốp lót tay trên, Ốp lót tay dưới làm bằng gỗ hoặc nhựa.

9. Báng súng và tay cầm:

a) Tác dụng: Để tì vào vai và cầm khi bắn

b) Cấu tạo:

- Báng súng: Gỗ (nhựa) trong có ổ chứa ống phụ tùng

- Tay cầm: Gỗ (nhựa)

10. Hộp tiếp đạn:

a) Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn cho súng khi bắn

b) Cấu tạo:

- Thân hộp tiếp đạn

- Nắp đáy hộp tiếp đạn

- Bàn nâng đạn và lò xo bàn nâng đạn

9

11. Lê

a) Tác dụng: Dùng để đâm khi đánh giáp lá cà

b) Cấu tạo: Lê có 2 loại

- Loại lắp liền súng

- Loại lê rời: có nhiều tác dụng (đâm, chặt, đào, cưa , kéo cắt)

C. SƠ LƯỢC CHUYỂN ĐỘNG CỦA SÚNG

1. Khi bắn liên thanh:

Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào

kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc trên thành nòng súng, 1

phần khí thuốc qua khâu chuyền khí thuốc, đập vào mặt thoi đẩy, làm bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất vỏ đạn

- Vỏ đạn được hất ra ngoài. Mấu giương búa đè búa ngả về phía sau thành thế

giương búa, bàn nâng đạn nâng viên đạn tiếp theo vào thẳng đường tiến của khóa nòng. Khi bệ khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khóa nòng

và khóa nòng tiến về phía trước. Sống đẩy đạn đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng

đạn, đóng khóa nòng, búa đập vào kim hỏa làm đạn nổ - mọi hoạt động của súng

lặp lại như ban đầu. Vẫn bóp cò đạn nổ tiếp cho đến khi hết đạn. Nếu ta thả tay cò ra thì đạn không nổ, nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn. Súng ở tư

thế sẵn sàng bắn.

2. Khi bắn phát 1:

Đặt cần định cách bắn ở vị trí bắn phát 1. Lên đạn bóp cò - đạn nổ, nếu

vẫn giữ tay cò đạn không nổ do lẫy phát 1 giữ búa không cho đập vào kim hỏa.

Muốn bắn tiếp phải thả tay cò ra, rồi lại bóp cò đạn mới nổ.

III. THÁO LẮP THÔNG THƯỜNG:

A. QUY TẮC CHUNG:

- Người tháo lắp phải nắm vững cấu tạo của súng

- Trước khi tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ phụ tùng và dụng cụ cần thiết

- Tháo lắp phải nhẹ nhàng đúng thứ tự, sắp đặt đúng thứ tự

- Tuân thủ đúng quy tắc bảo đảm an toàn và mệnh lệnh của người chỉ huy.

B. THỨ TỰ THÁO LẮP:

1. Tháo: gồm 7 bước

- Tháo hộp tiếp đạn, khám súng

- Tháo ống phụ tùng

- Tháo thông nòng

- Tháo nắp hộp khóa nòng

- Tháo bộ phận đẩy về

- Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng

- Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay

2. Lắp: Ngược lại

10

- Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay

- Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng

- Lắp bộ phận đẩy về

- Lắp nắp hộp khóa nòng (Khám súng)

- Lắp thông nòng

- Lắp ống phụ tùng

- Lắp hộp tiếp đạn

C. ĐỘNG TÁC THÁO LẮP

1. Động tác tháo:

a) Tháo hộp tiếp đạn, khám súng:

Tay trái nắm ốp lót tay, dựng súng trên bàn, nòng súng quay lên, mặt súng

hơi quay sang trái. Tay phải cầm hộp tiếp đạn, 4 ngón con nằm ở phía trên, dùng

ngón cái lấy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn ra đặt xuống bàn.

Dùng ngón cái tay phải gạt cần định cách bắn về vị trí bắn rồi tỳ vào tay kéo BKN, kéo BKN từ từ, từ trước về sau. Khi kéo nhìn vào buồng đạn, xem có đạn

không. Nếu có thì lấy đạn ra. Thả tay kéo BKN từ từ lao lên không bóp chết cò.

b) Tháo ống phụ tùng

Tay trái nhấc súng lên khỏi bàn , dùng ngón trỏ tay phải ấn vào nắp ổ

chứa phụ tùng rồi thả ra, lò xo đẩy ống phụ tùng ra, đỡ lấy ống phụ tùng đặt

xuống bàn

c)Tháo thông nòng:

Tay trái xoay mặt súng sang trái; tay phải nắm đuôi thông nòng kéo sang

phải rút lên và lấy ra

d) Tháo nắp hộp khóa nòng:

Tay trái đưa súng về đặt trên bàn, nòng súng hướng về phiá trước sau đó chuyển về cầm cổ tròn báng súng dùng ngón cái ấn mấu giữ nắp hộp KN cho tụt

vào trong. Tay phải lấy nắp hộp KN ra và đặt xuống bàn.

e) Tháo bộ phận đẩy về:

Tay trái vẫn nắm cổ tròn báng súng, tay phải cầm đuôi cốt lò xo đẩy về

phía trước hơi nâng lên và lấy ra

f) Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng:

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm bệ KN, kéo về sau hết cỡ, nhấc lên

tháo ra khỏi hộp KN

Tay phải lật ngửa bệ KN, tay trái đặt súng xuống rồi về cầm đầu KN,

xoay KN sang trái về phía sau rồi tháo KN ra khỏi bệ KN.

g) Tháo ống dẫn thoi và Ốp lót tay:

Tay trái nắm ốp lót tay dưới thước ngắm. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ nắm lẫy giữ ống dẫn thoi xoay từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ 1 góc 450

so với trục nòng súng.

11

Tay phải về nắm ốp lót tay trên lấy ra đặt xuống bàn.

2. Động tác lắp: Làm ngược lại khi tháo

a) Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên:

Tay trái nắm ốp lót tay dưới thước ngắm, tay phải cầm ốp lót tay lắp vào

súng. Lắp xong ấn lẫy giữ ống dẫn thoi xuống.

b) Lắp bệ KN & Khóa nòng:

- Tay phải nắm bệ KN, tay trái nắm KN lắp đuôi KN vào ổ chứa ở BKN,

rồi xoay KN sang phải từ sau về trước.

- Tay trái về cầm cổ tròn báng súng, tay phải dùng ngón cái giữ KN không cho tụt xuống. Sau đó lật úp BKN đưa thoi đẩy vào lỗ chứa thoi đẩy, đặt

BKN sát phía sau Hộp KN (2 gờ phía sau khớp vào ô vuông ở hộp KN) ấn

xuống để 2 rãnh trượt ở BKN khớp với 2 gờ trượt ở hộp KN rồi đẩy lên hết cỡ.

c) Lắp Bộ phận đẩy về:

d) Lắp nắp hộp KN:

Tay phải cầm nắp hộp KN đưa đầu nắp hộp vào khuyết ở sau bệ thước

ngắm, tay phải hơi đẩy về trước và ấn xuống để mấu giữ nắp hộp KN lọt vào lỗ

chứa mấu giữ nắp hộp

Kiểm tra chuyển động của súng, bóp chết cò khóa an toàn.

e) Lắp thông nòng

f) Lắp ống phụ tùng

g) Lắp hộp tiếp đạn

IV. MỘT SỐ ĐIỂM CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG SÚNG.

1. Hiện tượng nguyên nhân hỏng hóc và cách khắc phục:

STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

01 Đạn không lên

buồng đạn

- H.T.Đ bẩn, lò xo yếu

- Buồng đạn han, bẩn.

- Thay thế hộp tiếp đạn

- Lau chùi

02 Bóp cò búa đập, đạn không nổ

- Đạn hỏng, thối

- Kim hỏa mòn, gẫy - Lò xo búa yếu

- Ổ chứa đít đạn quá bẩn

- Thay thế - Lau chùi

03 Bóp cò, búa không

đập

Khóa nòng tiến không hết

cỡ do:

- Lò xo đẩy về yếu - Ống dẫn thoi bẩn

- Đưa về xưởng sửa chữa

- Lau chùi

04 Không kéo được vỏ

đạn ra ngoài

Buồng đạn và đạn bẩn

Móc vỏ đạn hỏng

Lau chùi

Thay thế

05 Vỏ đạn không hất được ra ngoài

Mấu hất vỏ đạn bị mòn, gãy Khâu chuyền khí thuốc bẩn

Đưa về xưởng sửa

chữa

Lau chùi

12

2. Giữ gìn, lau chùi, bảo quản:

- Không để súng han rỉ, hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn các bộ phận

- Khi chiến đấu liên tục dài ngày phải tranh thủ thời gian để lau chùi,

thông nòng súng, không để đất đá rơi vào súng.

- Thực hiện lau chùi súng hàng ngày và hàng tuần theo quy định. Sau khi

bắn đạn thật phải lau rửa bằng nước xà bông với các bộ phận bị thuốc đạn bám

vào.

- Nghiêm cấm việc sử dụng súng để đùa ngịch hoặc dùng súng để thay

các dụng cụ khác.

3. Kiểm tra súng đạn trước khi bắn:

a) Kiểm tra súng:

* Kiểm tra đồng bộ:

- Đồng bộ của súng phải đẩy đủ như: Túi đựng Hộp tiếp đạn, Hộp tiếp

đạn, phụ tùng, thông nòng, lê…

- Các số ghi trên các bộ phận của súng phải thống nhất.

- Khi nhận súng phải quan sát, kiểm tra bằng trực quan

* Kiểm tra chuyển động:

- Lên đạn bóp cò thấy súng chuyển động tốt, tiếng búa đập đanh, kiểm tra

chuyển động của súng ở các vị trí bắn liên thanh và phát một. Kết luận đánh giá

súng còn tốt hay xấu để có biện pháp khắc phục.

b) Kiểm tra đạn:

- Đạn không dính dầu mỡ, hoặc ẩm ướt.

- Đạn không bị han rỉ, không bị long đầu, bẹp méo.

13

SÚNG TRƯỜNG CKC CỠ 7,62 mm

Súng trường CKC là loại súng nửa tự động, cỡ 7,62 mm do Nga chế tạo

sản xuất. Trung quốc dưa theo kiểu này cũng đã sản xuất vào năm 1956. Việt

Nam gọi chung là súng CKC.

I. TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT CỦA SÚNG TRƯỜNG CKC:

1. Trang bị: Súng trường nửa tự động CKC do một người sử dụng, dùng

hỏa lực, báng súng, lưỡi lê để tiêu diệt địch.

2. Đặc điểm: Súng dùng đạn kiểu 1943 do Nga sản xuất hoặc 1956 do

Trung Quốc sản xuất với các loại đầu đạn:

- Đầu đạn thường: để tiêu diệt sinh lực địch.

- Đầu đạn vạch đường: Tiêu diệt sinh lực địch và chỉ thị mục tiêu.

- Đầu đạn xuyên cháy: để phá hủy các phương tiện, vật liệu dẽ cháy.

Súng CKC dùng chung đạn với các loại súng: K63, AK, RPĐ, RPK. Hộp

tiếp đạn chứa được 10v

- Súng CKC chỉ bắn được phát một.

3. Tầm bắn thẳng:

- Mục tiêu người nằm: 350 m.

- Mục tiêu người đứng: 525 m.

4. Tầm bắn hiệu quả:

- Mục tiêu lộ: 400m.

- Mục tiêu trên không: 500m.

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm:

Từ 1 - 10 (tương ứng 100m - 1000m trên thực địa).

6. Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s.

7. Tốc độ bắn chiến đấu: 30 - 40 p/p.

8. Trọng lượng súng (không lắp đạn): 3,75 kg, đủ đạn 3,9 kg.

II. NGUYÊN LÝ CHUYỂN DỘNG, CẤU TẠO, TÁC DỤNG CÁC BỘ

PHẬN CHÍNH CỦA SÚNG:

A. NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG.

Súng CKC cấu tạo theo nguyên lý trích một phần khí thuốc qua lỗ trích khí

thuốc ở thành nòng đẩy thoi lùì làm chuyển động các bộ phận tự động của súng.

B. CẤU TẠO, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CỦA SÚNG.

1. Cấu tạo chung: Gồm 12 bộ phận

2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận:

a) Nòng súng:

* Tác dụng: (Như nòng súng AK)

- Làm buồng đốt và chịu áp lực của khí thuốc.

- Định hướng bay cho đầu đạn.

14

- Tạo cho đầu đạn một tốc độ đầu nhất định.

- Làm cho đầu đạn tự xoay trong khi bay.

* Cấu tạo:

- Bệ đầu ngắm, bệ thước ngắm.

- Lỗ trích khí thuốc và khâu chuyền khí thuốc.

- Buồng đạn.

- Bên trong: có 4 rãnh xoắn. Để vuốt xoắn đầu đạn làm cho đầu đạn tự

xoay trong khi bay, như vậy sẽ ổn định hướng bay cho đầu đạn. Tăng hiệu lực

công phá mục tiêu (Với súng BB: vận tốc xoay của đầu đạn 3000 - 3600 v/s).

b) Bộ phận ngắm:

* Tác dụng: Dùng để ngắm bắn mục tiêu ở các cự li khác nhau.

* Cấu tạo:

- Đầu ngắm, ren đầu ngắm, bệ di động.

- Thước ngắm: thân thước ngắm có ghi các số từ 1 - 10 (số lẻ bên trái số

chẵn bên phải), khe ngắm cữ thước ngắm.

c) Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng:

* Tác dụng: Dùng để liên kết các bộ phận của súng, định hướng cho bệ

khóa nòng chuyển động và che bụi bảo vệ các bộ phận bên trong của súng.

* Cấu tạo:

Nắp HKN có cửa thoát vỏ đạn, phía sau có lỗ lắp chốt liên kết với Hộp

khóa nòng.

Hộp khóa nòng có: Rãnh trượt định hướng cho BKN chuyển động. Phía

dưới có cửa lắp hộp tiếp đạn.

d) Bệ khóa nòng:

* Tác dụng: Để làm cho khóa nòng và bộ phận cò chuyển động.

* Cấu tạo:

- Tay kéo bệ khóa nòng.

- Khe lắp kẹp đạn.

- Lỗ chứa bộ phận đẩy về.

- Mấu đóng mở khóa nòng.

e) Khóa nòng:

* Tác dụng:

- Đẩy đạn vào buồng đạn.

- Đóng khóa nòng làm đạn nổ.

- Mở khóa nòng, kéo vỏ đạn ra ngoài.

* Cấu tạo:

- Sống đẩy đạn.

- Ổ chứa đít đạn.

15

- Ổ chứa bộ phận móc đạn, ổ chứa bộ phận kim hỏa.

- Kim hỏa, móc đạn, lò xo móc đạn.

f) Thoi đẩy, cần đẩy:

* Tác dụng: Để chịu áp lực của khí thuốc đẩy BKN lùi về sau.

* Cấu tạo:

- Thoi đẩy có mặt thoi hơi lõm, 2 rãnh cản khí thuốc và 3 vành dẫn.

- Cần đẩy và lò xo cần đẩy.

g) Bộ phận cò:

* Tác dụng:

- Giữ búa ở thế giương.

- Giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.

- Khóa an toàn cho súng.

* Cấu tạo:

- Khung cò để chứa các bộ phận nhỏ của cò.

- Búa: để đập vào kim hỏa (theo kiểu đập vồng).

- Cò: Giữ búa ở thế giương và giải phóng búa đập vào kim hỏa.

- Khóa an toàn (chẹn tay cò lùi về sau).

h) Bộ phận đẩy về:

* Tác dụng:

- Luôn đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động về trước.

* Cấu tạo:

- Lò xo đẩy về

- Cốt lò xo đẩy về

- Vành hãm lò xo đẩy về

i) Ống dẫn thoi và ốp lót tay:

* Tác dụng: Ống dẫn thoi để định hướng cho thoi đẩy chuyển động, ốp lót

tay để cầm khi bắn cho đỡ nóng.

* Cấu tạo:

- Ống dẫn thoi: Bằng sắt, có lỗ thoát khí thuốc.

- Ốp lót tay: làm bằng gỗ hoặc nhựa.

k) Báng súng:

* Tác dụng: Để tì vào vai và cầm khi bắn.

* Cấu tạo:

- Báng súng: Gỗ (nhựa) trong có ổ chứa ống phụ tùng.

- Khuy mắc dây đeo.

l) Hộp tiếp đạn:

* Tác dụng: Để chứa đạn và tiếp đạn cho súng khi bắn.

16

* Cấu tạo:

- Thân hộp tiếp đạn chứa được 10 viên đạn.

- Nắp đáy hộp tiếp đạn.

- Cần nâng đạn.

m) Lê

* Tác dụng: Dùng để đâm khi đánh gần.

* Cấu tạo: lê lắp liền súng có 2 loại: Lê dẹt và lê cạnh khế.

C. SƠ LƯỢC CHUYỂN ĐỘNG CỦA SÚNG:

Mở khóa an toàn, lên đạn bóp cò, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu

đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc ở thành nòng thì 1 phần khí thuốc được trích ra

thông qua khâu chuyền khí thuốc đập vào mặt thoi làm cần đẩy lùi về sau đẩy Bệ khóa nòng lùi, mở KN. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất vỏ

đạn làm cho vỏ đạn được tống ra ngoài.

Mấu giương búa đè búa ngả về sau. Khi BKN lùi hết cỡ lò xo đẩy về bung

ra đẩy BKN và KN tiến lên, sống đẩy đạn đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn,

đóng KN. Muốn bắn tiếp, thả tay cò ra, rồi lại bóp cò đạn mới nổ.

17

SÚNG TRUNG LIÊN RPĐ CỠ 7,62 mm

Súng trung liên kiểu De-ta-rép cỡ 7.62mm do Liên Xô cũ chế tạo. Trung

Quốc dựa theo kiểu này sản xuất và gọi tên là K56, Việt Nam gọi là súng trung

liên RPD.

I. TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT CỦA SÚNG TRUNG LIÊN RPĐ:

1. Trang bị: Súng trung liên RPĐ là vũ khí tự động, có hỏa lực mạnh của

tiểu đội bộ binh, do một người sử dụng, để tiêu diệt quân địch tập trung, những

mục tiêu quan trọng hoặc các hỏa điểm của địch trong vòng 500m, chi viện cho

bộ binh chiến đấu.

2. Đặc điểm: Súng dùng đạn kiểu 1943 do Liên Xô cũ sản xuất hoặc 1956

do Trung Quốc sản xuất với các loại đầu đạn:

- Đầu đạn thường: để tiêu diệt sinh lực địch.

- Đầu đạn vạch đường: Tiêu diệt sinh lực địch và chỉ thị mục tiêu.

- Đầu đạn xuyên cháy: để phá hủy các phương tiện, vật liệu dẽ cháy. Dùng

chung đạn với các loại súng: CKC, K63, AK, RPĐ. Hộp tiếp đạn chứa được 100v.

Súng RPĐ chỉ bắn được liên thanh có thể bắn điểm loạt ngắn, loạt dài hoặc

liên tục.

3. Tầm bắn thẳng:

- Mục tiêu người nằm: 365m.

- Mục tiêu người đứng: 540m.

4. Tầm bắn hiệu quả:

- Mục tiêu bộ: 500m.

- Mục tiêu trên không: 500m.

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: Từ 1 - 10 (tương ứng 100m -1000m trên

thực địa).

6. Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s.

7. Tốc độ bắn chiến đấu: 150p/p.

8. Trọng lượng súng (không lắp đạn): 7,4 kg.

Có đủ 100 v đạn nặng 9kg, hộp băng đạn nặng 0.5 kg.

II. NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG, CẤU TẠO, TÁC DỤNG CÁC BỘ

PHẬN CHÍNH CỦA SÚNG

A. NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG.

Súng RPĐ cấu tạo theo nguyên lý trích một phần khí thuốc qua lỗ trích khí

thuốc ở thành nòng đẩy thoi lùì làm chuyển động các bộ phận tự động của súng.

B. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận

1. Cấu tạo chung: Gồm 12 bộ phận

2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận:

a) Nòng súng:

* Tác dụng: Giống như nòng súng AK.

18

* Cấu tạo:

- Bệ đầu ngắm, khâu lắp chân súng.

- Lỗ truyền khí thuốc, bộ phận điều chỉnh khí thuốc.

- Buồng đạn.

- Trong lòng của nòng súng có 4 rãnh xoắn, cỡ nòng súng là 7,62mm.

b) Bộ phận ngắm:

* Tác dụng: Dùng để ngắm bắn mục tiêu ở các ự li khác nhau.

* Cấu tạo:

- Đầu ngắm, ren đầu ngắm, bệ di động có mộng mang cá, ốc vít.

- Thước ngắm: thân thước ngắm, khe ngắm cữ thước ngắm, thước ngắm ngang.

c) Hộp khóa nòng:

* Tác dụng: Giống AK

* Cấu tạo:

- Rãnh trượt định hướng cho BKN chuyển động.

- Lỗ lắp chốt liên kết bộ phận cò và báng súng.

- Cửa thoát vỏ đạn phía dưới.

- Bệ lắp hộp băng đạn.

d) Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp KN:

* Tác dụng:

- Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa đạn vào thẳng đường tiến của

sống đẩy đạn của khóa nòng.

- Nắp hộp khóa nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và che bụi bảo vệ các bộ

phận bên trong.

* Cấu tạo:

- Bộ phận tiếp đạn:

+ Bàn đỡ băng đạn.

+ Bàn móng, móng kéo băng đạn.

+ Cần gạt

- Nắp hộp KN: Có mấu giữ (them hãm) và chốt liên kết.

e) Bệ khóa nòng và thoi đẩy:

* Tác dụng: Giống như súng AK

* Cấu tạo:

- Thoi đẩy

- Bệ KN: Cửa thoát vỏ đạn, khuyết chứa tay kéo BKN, khuyết chứa đầu

cần đẩy của BP đẩy về, trụ gạt.

f) Khóa nòng:

* Tác dụng: Giống AK

19

* Cấu tạo:

- Thân khóa.

- Hai phiến khóa (2 cái để đóng KN).

- Kim hỏa, móc đạn.

g) Tay kéo BKN:

* Tác dụng: Để kéo BKN về sau khi lắp đạn.

* Cấu tạo:

- Gờ nhám.

- Các gờ và rãnh.

h) Bộ phận cò và báng súng:

* Tác dụng:

- Để giữ BKN và KN ở phía sau.

- Bóp cò làm BKN, KN lao lên làm đạn nổ.

- Khóa an toàn cho súng.

- Cầm và tì vào vai khi bắn.

* Cấu tạo:

- Bộ phận cò gồm: Vòng cò, Tay cò, Lẫy cò và khóa an toàn.

- Báng súng và tay cầm bằng gỗ. Trong báng súng có ổ chứa BP đẩy về và

hộp phụ tùng.

i) Bộ phận đẩy về:

* Tác dụng: để đẩy BKN luôn tiến về phía trước.

* Cấu tạo:

- Lò xo.

- Cốt lò xo.

- Cần đẩy.

k) Ốp lót tay:

* Tác dụng: để khi bắn và sau khi bắn xách súng đỡ bị nóng.

* Cấu tạo: Gồm 2 phiến gỗ ốp với nhau.

l) Chân súng:

* Tác dụng: để giá súng khi bắn.

* Cấu tạo:

- Khâu lắp chân súng.

- Chân súng (2 chân).

- Bàn chân súng, móng bàn chân.

- Lò xo, díp giữ.

m) Băng đạn và hộp băng:

* Tác dụng: Để chứa và chuyền đạn vào bộ phận tiếp đạn.

20

* Cấu tạo:

Băng đạn: Gồm các mắt băng để lắp các viên đạn, liên kết các mắt băng

bằng dây thép xoắn.

Hộp băng: tròn có nắp.

C. SƠ LƯỢC CHUYỂN ĐỘNG CỦA SÚNG:

Mở khóa an toàn, lên đạn bóp cò, BKN đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc ở thành nòng thì 1 phần khí thuốc được trích ra

thông qua khâu chuyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy làm BKN lùi, mở KN.

Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn, nhờ có mấu hất vỏ đạn làm cho vỏ đạn được

tống ra ngoài. BKN lùi lò xo đẩy về bị ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải để viên đạn tiếp theo vào thẳng đường tiến của KN. Khi BKN lùi

hết cỡ lò xo đẩy về bung ra đẩy BKN và KN tiến lên đẩy viên đạn tiếp theo vào

buồng đạn, đóng KN. Đồng thời, làm đạn nổ. Vẫn bóp cò đạn nổ tiếpcho đến khi ngừng bóp cò hoặc hết đạn. Nếu ngừng bóp cò, súng còn đạn thì BKN và KN ở

phía sau thành thế sẵn sàng bắn. Nếu hết đạn BKN và KN ở phía trước.

21

SÚNG DIỆT TĂNG B41 CỠ 40 mm

Súng diệt tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất, dựa theo kiểu này Trung

Quốc cải tiến và sản xuất năm 1969 gọi là hoả tiễn diệt tăng cỡ 40 mm kiểu

K69. Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B41cỡ 40 mm.

I. TÍNH NĂNG KỸ CHIÊN THUẬT CỦA SÚNG DIỆT TĂNG B41 CỠ 40mm

1. Trang bị: Súng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do

1 người (hoặc 1 tổ) sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe

bọc thép, Pháo tự hành, ca nô, tàu chiến, máy bay đậu tại chỗ…Ngoài ra còn để

tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.

2. Tầm bắn thẳng: trong vòng 330m

3. Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính ngắm quang học: 200 - 500m.

4. Tốc độ đầu cuả quả đạn: 120m/s. Tốc độ lớn nhất của đạn 300m/s.

5. Tốc độ bắn chiến đấu: 4 – 6 phát/phút.

6. Khả năng xuyên của đạn:

Thép: 280mm.

Bê tông: 900mm.

Cát: 800mm.

Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ cuả đạn mà

chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn vào mục tiêu.

7. Trọng lượng: Toàn bộ: 8,5 kg.

Súng có lắp kính ngắm quang học: 6,3 kg.

Quả đạn có lắp thuốc phóng: 2,2 kg.

II. NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG, CẤU TẠO, TÁC DỤNG CÁC BỘ

PHẬN CHÍNH CUẢ SÚNG, ĐẠN:

A. CẤU TẠO, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CUẢ SÚNG B41.

Nguyên lý chuyển động

Súng cấu tạo theo nguyên lý không giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.

1. Cấu tạo chung:

Gồm 5 bộ phận chính.

2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận:

a) Nòng súng:

- Tác dụng: Để định hướng bay cho quả đạn.

- Cấu tạo: Gồm 2 đoạn ống nối với nhau.

Đường kính cỡ nòng là 40mm.

Miệng nòng có khuyết lắp đạn.

Giữa nòng phình to ra làm buồng đốt.

Đuôi nòng loe rộng.

Bệ lắp kính ngắm quang học.

22

Ốp che nòng bằng gỗ.

b) Bộ phận ngắm cơ khí:

- Tác dụng: Để ngắm bắn mục tiêu khi không có kính ngắm quang học.

- Cấu tạo: Đầu ngắm: đầu ngắm chính và đầu ngắm phụ.

Thước ngắm: có thân thước ngắm, cữ thước nắgm và khe ngắm.

Đầu ngắm và khe ngắm được thiết kế về phía trên bên trái của nòng

súng. Vì vậy người bắn phải vác súng trên vai phải để bắn.

c) Bộ phận kim hỏa:

- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.

- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.

d) Bộ phận cò và tay cầm:

- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải

phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.

- Cấu tạo:

Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.

Tay cò để bóp cò.

Búa để đập vào kim hỏa.

Khóa an toàn.

Tay cầm để cầm khi bắn.

e) Kính ngắm quang học:

- Tác dụng: là bộ phận ngắm chính của súng B41 để ngắm bắn vào các cự

li khác nhau, ngoài ra còn để đo cự li của mục tiêu.

- Cấu tạo: Thân kính để liên kết các bộ phận của kính.

Núm đ/c hướng, núm điều chỉnh tầm.

Bộ phận chiếu sáng: Ắc quy, bóng đèn.

Trục tay hãm, tay hãm, chân kính.

Hệ thống kính quang học: kính bảo vệ, kính thu ảnh, lăng kính quay ảnh,

kính vạch khấc, kính nhìn.

B. CẤU TẠO TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐẠN B41.

Nguyên lý chuyển động của đạn.

Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập

trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng xuyên thủng và đốt cháy và

mục tiêu.

1. Cấu tạo chung.

Bộ phận thuốc phóng và đuôi đạn, bộ phận thuốc đẩy, đầu đạn, đầu nổ.

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn.

a) Thuốc phóng và đuôi đạn.

23

- Tác dụng: Để ổn định hướng bay cho quả đạn. Ống thuốc phóng khi

cháy sinh ra khí thuốc để đẩy quả đạn bay ra khỏi nòng súng.

- Cấu tạo:

Ống thuốc phóng đầu có ren để vặn vào ống thuốc đẩy.

Thuốc phóng để khi cháy sinh ra khí thuốc.

Bốn cánh đuôi để ổn định hướng bay cho đạn.

b) Bộ phân thuốc đẩy:

- Tác dụng: Để tăng thêm tốc độ bay cho quả đạn.

- Cấu tạo: Bộ phận phụt khí phản lực có 6 lỗ phụt khí.

Mấu lắp đạn.

Ống thuốc đẩy chứa thuốc đen.

Bộ phận phát lửa cua ống thuốc đẩy.

c) Bộ phận đầu đạn

- Tác dụng: Để tiêu diệt và phá huỷ mục tiêu.

- Cấu tạo: Thân đầu đạn, phễu đạn, chóp đạn, thuốc nổ, bộ phận sinh điện.

d) Bộ phận đầu nổ.

- Tác dụng: Để làm nổ quả đạn.

- Cấu tạo:

Bộ phận sinh điện lắp ở đầu quả đạn, bên trong có chứa chất sinh điện.

Đầu nổ: trong có kíp điện, kíp mồi nổ, kíp nổ và bộ phận tự hủy để làm nổ

quả đạn khi đạn bay ra ngoài thời gian 4 – 6 giây mà không tới được mục tiêu.

C. SƠ LƯỢC CHUYỂN ĐỘNG:

- Khi bóp cò búa đập vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát

lửa đốt cháy thuốc phóng tạo thành áp lực đẩy quả đạn đi.

- Trong quá trình đạn bay các bộ phận bảo đảm an toàn cho đạn được mở

ra (2,5 – 18m) sẵn sàng nổ và ống thuốc đẩy được đốt cháy tạo thành khí thuốc phụt ra phía sau qua 6 lỗ phụt khí, đẩy quả đạn bay với tốc độ nhanh hơn từ

120m/s lên đến 300m/s.

- Khi đạn chạm mục tiêu, bộ phận sinh điện chịu một sức ép, sinh ra

nguồn điện làm nổ kíp điện làm đầu nổ nổ, gây nổ quả đạn phá hủy đốt cháy

mục tiêu.

- Trường hợp nếu đạn không bay tới mục tiêu thì sau 4 – 6 giây, bộ phận

tự hủy nổ cùng làm nổ quả đạn.

24

SÚNG DIỆT TĂNG B40 CỠ 40 mm

Súng diệt tăng RPG-2 do Liên Xô sản xuất, một số nước dựa theo kiểu

này sản xuất Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B40 cỡ 40 mm.

I. TÍNH NĂNG KỸ CHIẾN THUẬT SÚNG DIỆT TĂNG B40

1. Trang bị: Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của aBB do một người sử dụng. Dùng hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép (xe tăng, Thiết giáp,

pháo tự hành, ca nô tàu xuồng, máy bay đậu tại chỗ). Ngoài ra còn tiêu diệt sinh

lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.

2. Tầm bắn hiệu quả: 100m.

3. Tầm bắn thắng: Trong vòng 100m.

4. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 50m, 100m, 150m.

5. Tốc độ đầu của quả đạn: 83m/s.

6. Tốc độ bắn chiến đấu: 4-6 p/p.

7. Khả năng xuyên của đạn:

+ Thép: 200mm.

+ Bê Tông: 600mm.

8. Trọng lượng: 4,89 kg.

Súng : 2,75 kg; Đạn có lắp thuốc phóng: 1,84 kg.

II. NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG, CẤU TẠO TÁC DỤNG CÁC BỘ

PHẬN SÚNG, ĐẠN.

A. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA SÚNG:

Nguyên lý chuyển động của súng: Súng cấu tạo theo nguyên lý không

giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.

1. Cấu tạo chung:

Súng B40 gồm 4 bộ phận chính.

2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của súng và đạn:

a) Nòng súng:

- Tác dụng: định hướng bay cho quả đạn.

- Cấu tạo: là một ống thép tròn thẳng, d = 40mm.

Miệng nòng có khuyết lắp đạn.

Ổ kim hỏa.

Vành sắt tăng độ bền.

Hai khuy đeo dây và ốp che nòng bằng gỗ.

b) Bộ phận ngắm:

- Tác dụng: Để ngắm bắn ở các cự li khác nhau.

- Cấu tạo: Đầu ngắm gập mở được.

Thước ngắm: Ba khe ngắm 50m, 100m, 150m.

25

Bộ phận ngắm của súng B40 được thiết kế lắp ở phía trên bên trái của

nòng súng nên người bắn chỉ được vác súng trên vai phải để bắn.

c) Bộ phận kim hỏa:

- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.

- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.

d) Bộ phận cò và tay cầm:

- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải phóng

búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.

- Cấu tạo:

Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.

Tay cò để bóp cò.

Búa để đập vào kim hỏa.

Khóa an toàn.

Tay cầm để cầm khi bắn.

A. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA ĐẠN:

Nguyên lý chuyển động của đạn: Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và

cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng

xuyên thủng và đốt cháy và mục tiêu

1. Cấu tạo chung:

Gồm có 4 phận chính.

2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn.

a) Đầu đạn:

- Tác dụng: để tiêu diệt mục tiêu.

- Cấu tạo: Chóp đạn.

Vỏ đạn.

Phễu đạn.

Thuốc nổ.

b) Đuôi đạn:

- Tác dụng: Để giữ ổn định hướng cho quả đạn khi bay.

- Cấu tạo: Ống đuôi hình lăng trụ.

Mấu lắp đạn (díp giữ đạn).

Cánh đuôi: gồm 6 cánh xòe theo chiều chếch của ống đuôi.

Hạt lửa.

c) Ngòi nổ:

- Tác dụng: để làm nổ quả đạn khi chạm mục tiêu.

- Cấu tạo: Kíp nổ, bộ phận kim hỏa, BP an toàn.

d) Thuốc phóng:

26

- Tác dụng: để sinh ra áp lực khi cháy để đẩy đạn đi.

- Cấu tạo: ống thuốc phóng và thuốc đen.

C. SƠ LƯỢC CHUYỂN ĐỘNG:

Khi bóp cò búa đập vào kim hỏa , thuốc phóng bị đốt cháy tạo thành áp

lực đẩy quả đạn đi. Trong quá trình đạn bay, các bộ phận bảo đảm an toàn cho đạn được mở ra. Khi đạn chạm mục tiêu, ngòi nổ gây nổ đạn, xuyên thủng đốt

cháy, phá hủy mục tiêu

KẾT LUẬN

Trong chiến đấu vũ khí là một yếu tố rất quan trọng để giành chiến thắng.

Hiện nay với nền Khoa học kĩ thuật hiện đại, vũ khí công nghệ cao ngày càng

phát triển. Nhưng súng TLAK vẫn phát huy tốt các tác dụng với những ưu việt của nó và vẫn được trang bị phổ biến trong lực lượng vũ trang. Vì vậy nghiên

cứu binh khí súng TLAK để phát huy hết tính năng của súng là trách nhiệm của

mọi cán bộ chiến sĩ trong quân đội.

Với người chỉ huy phải giáo dục tinh thần yêu quý vũ khí trang bị, luôn

nêu cao SSCĐ, hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Nêu tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo các bộ phận chính của súng Tiểu Liên AK?

2. Nêu tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo các bộ phận chính của súng trường CKC?

3. Nêu tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo các bộ phận chính của súng trung liên RPĐ?

4. Nêu tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo các bộ phận chính của súng diệt tăng B41?

5. Nêu tính năng kỹ chiến thuật, cấu tạo các bộ phận chính của súng diệt tăng B40?

6. So sánh tính năng kỹ chiến thuật của súng tiểu liên AK với tính năng kỹ chiến

thuật của các súng trường CKC, trung liên RPĐ?

7. Nêu tác dụng chính của nòng súng AK.

Hướng dẫn tìm tài liệu nghiên cứu:

1. Giáo trình Bắn súng Tập 2 – Bộ TTM – Xuất bản năm 2001

2. Sách dạy sử dụng súng Tiểu liên AK cỡ 7,62 mm. Bộ TTM – Xuất bản năm 2003

3. Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh

Ngày.....tháng ...... năm ....... NGƯỜI BIÊN SOẠN

GIẢNG VIÊN Đại úy, ThS ……………..

1

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

PHÊ DUYỆT

Ngày…… tháng……năm ……

CHỦ NHIỆM KHOA

Môn học: Kỹ thuật bắn súng

Bài: Hiểu biết một số loại vũ khí bộ binh

Đối tượng: Sinh viên GDQP

Năm học: ……………………………………...

Phần I

Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

A. MỤC ĐÍCH

Giới thiệu cho người học về một số binh khí súng bộ binh. Làm cơ sở học

tập, luyện tập, kiểm tra kiểm tra đạt kết quả cao và phục vụ trong công tác chiến

đấu sau này.

B. YÊU CẦU

- Nắm được tên gọi, tác dụng, cấu tạo các bộ phận của các loại súng.

- Nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của từng loại súng.

- Tích cực học tập , chấp hành nghiêm quy tắc sử dụng súng và quy định

giảng đường.

II. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

1. Súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm.

2. Súng trường CKC cỡ 7,62mm.

3. Súng trung liên RPD cỡ 7,62mm.

4. Súng diệt tăng B41 cỡ 40mm.

5. Súng diệt tăng B40 cỡ 40mm.

Trọng tâm: Nội dung 1.

III. THỜI GIAN: 08 Tiết

- Lý thuyết: 06 tiết

- Thực hành: 02 tiết

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

A. TỔ CHỨC

Lấy đội hình lớp học để giới thiệu nội dung.

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình và trực quan.

Phần thực hành động tác, giới thiệu đông tác qua 2 bước

- Bước 1: Làm chậm phân tích. .

- Bước 2: Làm tổng hợp.

2

2. Học viên: Nghe, nhìn, quan sát động tác mẫu của giáo viên. Luyện tập

theo sự duy trì của giáo viên.

V. ĐỊA ĐIỂM

Giảng đường.

VI. BẢO ĐẢM

- Giáo viên: Súng AK, RPĐ, B40, B41, CKC, giáo án, tài liệu.

- Học viên: Vở, bút viết.

Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI: 05’

- Nhận lớp, kiểm tra quân số, VKTB, khám súng, quy định nơi để vật

chất, báo cáo cấp trên (nếu có).

- Phổ biến quy định giảng đường và quy định bảo đảm an toàn.

- Phổ biến ý định huấn luyện.

HẠ KHOA MỤC:

1. Tên bài

2. Mục đích, yêu cầu

3. Nội dung

4. Thời gian

5. Tổ chức, phương pháp

II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI:

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

I. Tính năng kỹ chiến thuật 15’

1. Trang bị

Thuyết trình Quan sát,

lắng nghe,

tốc ký nội dung

Máy

chiếu,

Súng TLAK

2. Đặc điểm “ “

3. Tầm bắn thẳng “ “

4.Tầm bắn hiệu quả “ “

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm “ “

6. Sơ tốc đầu đạn “ “

7. Tốc độ bắn “ “

8. Trọng lượng “ “

II. Cấu tạo, tên gọi, tác dụng các bộ

phận và chuyển động của súng 25’

“ “

A. Cấu tạo chung (05)

B. Cấu tạo, tên gọi, tác dụng các bộ

phận (15)

Chỉ nêu tiêu đề

chỉ trên vật

Quan sát,

tốc ký nội

Máy

chiếu,

3

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

thực hoặc trên

máy không

phân tích nội

dung

dung Súng

TLAK

1.Nòng súng Thuyết trình “ “

2. Bộ phận ngắm “ “ “

3.Hộp khoá nòng và nắp HKN “ “ “

4. Bệ khóa nòng và thoi đẩy “ “ “

5. Khoá nòng “ “ “

6. Bộ phận cò “ “ “

7. Bộ phận đẩy về “ “ “

8. Ống dẫn thoi và ôp lót tay “ “ “

9. Báng súng và tay cầm. “ “ “

10. Hộp tiếp đạn “ “ “

11. Lê “ “ “

C. Chuyển động của súng “ “ “

III. Tháo lắp thông thường 25’

Thuyết trình,

sử dụng phim mô phỏng làm

rõ nguyên lý

chuyển động

của súng

Quan sát,

tốc ký nội dung

A. Quy tắc chung: 05’ Thuyết trình. “ “

B. Thự tự tháo lắp: 05’ Thuyết trình. “ “

C. Động tác tháo lắp

15’ Thực hiện

động tác mẫu theo 2 bước :

- Bước 1 : Nêu

tên và thực

hiện nhanh. - Bước 2 : Làm

châm phân tích

nói đến đâu làm đến đó.

Quan sát,

tốc ký nội dung

IV. Một số điểm chú ý khi sử dụng súng tiểu liên AK

15’ Chỉ nêu tiêu đề không phân

tích nội dung

“ “

1. Hiện tượng nguyên nhân hỏng

hóc và cách khắc phục

5’ Thuyết trình

“ “

2. Giữ gìn, lau chùi, bảo quản. 5’ “ “ “

3. Kiểm tra súng, đạn trước khi bắn. 5’ “ “ “

4

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

Súng trường ckc cỡ 7.62 mm. “ “ Máy

chiếu

I. Tính năng kỹ chiến thuật 10’ “

1. Trang bị Thuyết trình “ “

2. Đặc điểm Thuyết trình “ “

3. Tầm bắn thẳng “ “ “

4.Tầm bắn hiệu quả “ “ “

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm “ “ “

6. Sơ tốc đầu đạn “ “ “

7. Tốc độ bắn “ “ “

8. Trọng lượng “ “ “

II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo,

tên gọi, tác dụng các bộ phận. 20’

“ “ “

A. Nguyên lý chuyển động “

B. Ấu tạo, tên gọi, tác dụng các bộ

phận. 05´

Thuyết trình “ “

1. Cấu tạo chung

Thuyết trình,

dùng hình ảnh làm rõ nội

dung

“ “

2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận 15´

Nêu tiêu đề và

chỉ trên hình

ảnh

“ “

a) Nòng súng Thuyết trình,

dùng hình ảnh để làm rõ nội

dung

“ “

b) Bộ phận ngắm “ “ “

c) Hộp khoá nòng và nắp HKN “ “ “

d) Bệ khóa nòng. “ “ “

e) Khoá nòng “ “ “

f) Thoi đẩy, cần đẩy: “ “ “

g) Bộ phận cò “ “

h) Bộ phận đẩy về “ “ “

i) Ống dẫn thoi và ôp lót tay “ “ “

k) Báng súng và tay cầm. “ “ “

l) Hộp tiếp đạn “ “ “

m) Lê “ “ “

C. Chuyển động của súng 5´ “ “ “

Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm Thuyết trình “ “

5

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

dùng hình ảnh

để làm rõ nội

dung

I. Tính năng kỹ chiến thuật 15’ “ “

1. Trang bị Thuyết trình “ “

2. Đặc điểm Thuyết trình “ “

3. Tầm bắn thẳng “ “ “

4.Tầm bắn hiệu quả “ “ “

5. Tầm bắn ghi trên thước ngắm “ “ “

6. Sơ tốc đầu đạn “ “ “

7. Tốc độ bắn “ “ “

8. Trọng lượng “ “ “

II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo,

tên gọi, tác dụng các bộ phận 25’

“ “ “

A. Nguyên lý chuyển động.

05´

“ “

B. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của

súng. 15’

Thuyết trình sử dụng phim mô

phỏng để làm

rõ nội dung

“ “

1 Cấu tạo chung. “ “

2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của

súng.

Chỉ nêu tiêu đề

chỉ trên vật hình ảnh

không phân

tích nội dung

“ “

a) Nòng súng “ “ “

b) Bộ phận ngắm “ “ “

c) Hộp khoá nòng “ “ “

d) BP tiếp đạn và nắp HKN “ “ “

e) Bệ khóa nòng và thoi đẩy. “ “ “

f) Khoá nòng “ “ “

g) Tay kéo BKN “ “ “

h) Bộ phận cò và báng súng: “ “

i) Bộ phận đẩy về “ “ “

k) Chân súng “ “ “

l) Băng đạn và hộp băng đạn “ “ “

C. Chuyển động của súng 5´ “ “ “

Súng diệt tăng b41 cỡ 40 mm. Thuyết trình,

phim mô

“ “

6

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

phỏng để làm

rõ nguyên lý

chuyển động

I. Tính năng kỹ chiến thuật 15’ “ “ “

1. Trang bị Thuyết trình “ “

2. Tầm bắn thẳng “ “ “

3.Tầm bắn ghi trên thước ngắm “ “ “

4. Sơ tốc đầu đạn “ “ “

5. Tốc độ bắn “ “ “

6. Khả năng xuyên của đạn “ “ “

7. Trọng lượng “ “ “

II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo

các bộ phận chính của súng đạn

25’ “ “ “

A. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận

chính cuả súng B41

10’ “ “ “

Nguyên lý chuyển động của súng 02’ “ “ “

1. Cấu tạo chung: 02’ “ “ “

2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của

súng 06’

Chỉ nêu tiêu đề

chỉ trên hình

ảnh không

phân tích nội dung

“ “

a) Nòng súng: Thuyết trình,

chỉ trên hình

ảnh, phân tích làm rõ nội

dung

“ “

b) Bộ phận ngắm cơ khí: “ “ “

c) Bộ phận kim hỏa: “ “ “

d) Bộ phận cò và tay cầm: “ “ “

e) Kính ngắm quang học: “ “ “

B. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn B41.

10’ “ “ “

Nguyên lý chuyển động của đạn. 02’ “ “ “

1. Cấu tạo chung. 02’ “ “ “

2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn.

06’ “ “ “

a) Thuốc phóng và đuôi đạn. “ “ “

b) Bộ phân thuốc đẩy: “ “ “

c) Bộ phận đầu đạn “ “ “

7

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

d) Bộ phận đầu nổ. “ “ “

C. Sơ lược chuyển động: 05’ “ “ “

Súng diệt tăng B40 cỡ 40 mm Thuyết trình sử dụng phim mô

phỏng để làm

rõ nội dung

“ “

I. Tính năng kỹ chiến thuật 10’ “ “ “

1. Trang bị Thuyết trình “ “

2. Tầm bắn thẳng Thuyết trình “ “

3. Tầm bắn hiệu quả “ “ “

4.Tầm bắn ghi trên thước ngắm “ “ “

5. Sơ tốc đầu đạn “ “ “

6. Tốc độ bắn “ “ “

7. Khả năng xuyên của đạn “ “ “

8. Trọng lượng “ “ “

II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo

các bộ phận chính của súng, đạn

25’ “ “ “

A. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính cuả súng B40

10’ “ “ “

Nguyên lý chuyển động của súng 02’

Chỉ nêu tiêu đề chỉ trên hình

ảnh không

phân tích nội dung

“ “

1. Cấu tạo chung 02’ Phân tích làm rõ nội dung

“ “

2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của

súng 06’

“ “ “

a) Nòng súng “ “ “

b) Bộ phận ngắm Thuyết trình,

sử dụng máy

chiếu làm rõ nội dung

“ “

c) Bộ phận kim hỏa “ “ “

d) Bộ phận cò và tay cầm “ “ “

B. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của

đạn B41

10’ “ “ “

Nguyên lý chuyển động của đạn. 02’ “ “ “

1. Cấu tạo chung 02’ “ “ “

2. Cấu tao tác dụng của đạn 06’ “ “ “

8

Thứ tự, nội dung

Thời

gian

Phương pháp Vật chất

Giảng viên Học viên

a) Đầu đạn “ “ “

b) Đuôi đạn Thuyết trình “ “

c) Ngòi nổ “ “ “

d) Thuốc phóng “ “ “

C. Sơ lược chuyển động 05’ Thuyết trình,

sử dụng phim

mô phỏng để làm rõ nội

dung

“ “

Luyện tập tháo lắp thông thường

súng TLAK

70’ Duy trì luyện

tập

Luyện tập

theo sự duy

trì của giáo viên

Súng

TLAK

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 05’

- Khám súng.

- Hệ thống lại nội dung chính của buổi học.

- Giải đáp thắc mắc của sinh viên (nếu có).

- Hướng dẫn nội dung luyện tập tại đơn vị.

- Nhận xét buổi học, biểu dương những tiểu đội, cá nhân học tốt, chấp

hành nghiêm kỷ luật. Kiểm tra quân số, vũ khí trang bị bàn giao lớp cho cán bộ

đơn vị, tổ chức xuống lớp theo quy định.

Ngày……tháng……năm …….

NGƯỜI THÔNG QUA

Ngày…… tháng……. năm……..

NGƯỜI BIÊN SOẠN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

Thiếu tá, ThS ……………………..

GIẢNG VIÊN

Đại úy, ThS ……………………..