48
Thông tin - Thời sự l Đảng bộ tỉnh Gia Lai 74 năm và những dấu mốc đáng nhớ. l Kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. l Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh năm 2019. l Huyện Chư Pưh: những thành tựu 10 năm thành lập và phát triển. l Kết quả chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. l Báo động tình trạng buôn bán người, đưa người nhập cư trái phép thời gian gần đây. Ý Đảng Lòng dân l Động lực mới từ thôn, làng. l Thành phố Pleiku: Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. l Huyện Krông Pa: Chú trọng định hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, văn hóa, con người. Đời sống văn hóa l Đào tạo nghề công tác xã hội với thanh niên người DTTS để giải quyết những vấn đề xã hội tại Gia Lai. l Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng huyện Kbang: Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. l Lễ cúng lên nhà Rông mới của người Bahnar ở Mang Yang. l Chính quy mẫu mực ở Lữ đoàn tàu săn ngầm. Thông tin cơ sở l Huyện Chư Sê: Huy động sức mạnh nội lực của các DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội. l Huyện Chư Pưh làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. l Ia Pa tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình kinh nghiệm l Siu Krế - Bí thư chi bộ trách nhiệm, hết lòng vì nhân dân. l Mô hình trồng cây gây rừng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Kbang. Chính sách pháp luật l Từ 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng. l Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020. 2 7 8 10 13 15 17 21 24 27 30 32 34 36 39 41 43 45 47 48 Trang TRONG SỐ NÀY Ảnh: Đức Thụy. 1 Trình baøy TRAÀN THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LÊ PHAN LƯƠNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] Ảnh bìa 1 trên: Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku. Ảnh bìa 2 dưới: Một góc T.p Pleiku hôm nay. * In 3.200 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Xöôûng in Quaân ñoaøn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 03/GP-XBBT do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 12/2019.

TRONG SỐ NÀY Trang Thông tin - Thời sựthongtintuyengiaogialai.vn/Files/tinbai/99.pdf · giới, một tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá hủy 89 xe quân sự, bắn rơi

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Thông tin - Thời sựl Đảng bộ tỉnh Gia Lai 74 năm và những dấu mốc đáng nhớ.l Kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.l Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh năm 2019.l Huyện Chư Pưh: những thành tựu 10 năm thành lập và phát triển.l Kết quả chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.l Báo động tình trạng buôn bán người, đưa người nhập cư trái phép thời gian gần đây.

Ý Đảng Lòng dân l Động lực mới từ thôn, làng.l Thành phố Pleiku: Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.l Huyện Krông Pa: Chú trọng định hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, văn hóa, con người.

Đời sống văn hóa l Đào tạo nghề công tác xã hội với thanh niên người DTTS để giải quyết những vấn đề xã hội tại Gia Lai.l Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng huyện Kbang: Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.l Lễ cúng lên nhà Rông mới của người Bahnar ở Mang Yang.l Chính quy mẫu mực ở Lữ đoàn tàu săn ngầm.

Thông tin cơ sởl Huyện Chư Sê: Huy động sức mạnh nội lực của các DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội.l Huyện Chư Pưh làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.l Ia Pa tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số.

Mô hình kinh nghiệml Siu Krế - Bí thư chi bộ trách nhiệm, hết lòng vì nhân dân.l Mô hình trồng cây gây rừng trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Kbang.

Chính sách pháp luật l Từ 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng.l Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2020.

27

8

1013

15

172124

27

30

3234

36

39

41

43

45

4748

TrangTRONG SỐ NÀY

Ảnh: Đức Thụy.

1Sinh hoạt nhân dân (7/2019)

Trình baøy TRAÀN THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLÊ PHAN LƯƠNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

Ảnh bìa 1 trên: Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku. Ảnh bìa 2 dưới: Một góc T.p Pleiku hôm nay.

* In 3.200 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Xöôûng in Quaân ñoaøn 3 - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 03/GP-XBBT do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 12/2019.

2 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Thông tin -Thời sự

1- Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên thành lập: ngày 01/10/1945 tại trường Tiểu học Việt - Pháp Pleiku (nay là trụ sở Sở Giáo dục - Đào tạo Gia Lai). Chi bộ có 09 đảng viên: Nguyễn Đường, Hồ Dung, Nguyễn Bá Hòe, Trần

PHẠM THỊ THUẬN

Ren, Lý Tú, Phan Thêm, Phạm Thuần, Trương Trợ, Nguyễn Xuân. Mỗi đảng viên trong chi bộ lấy một chữ trong khẩu hiệu “xin - thề - hy - sinh - tất - cả - vì - đảng - ta” làm bí danh. Đồng chí Nguyễn Đường làm Bí thư chi bộ.

2- Đảng bộ Đảng cộng

sản Đông Dương tỉnh Gia Lai thành lập: ngày 10/12/1945, lấy tên là Đảng bộ Tây Sơn, Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Phan Thêm, Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân, Trần Ren, Phạm Thuần, do đồng chí Phan Thêm làm Bí thư.

3- Đại hội Đoàn kết dân tộc chống Pháp: được tổ chức tại Pleiku, ngày 19/4/1946 có hơn 1.000 đại biểu các dân tộc Tây Nguyên và miền núi các tỉnh đồng bằng về dự họp tại thị xã Pleiku. Đại hội đã được đón, đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Tố Hữu và đồng chí Bùi San mang đến.

4- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần

Đảng bộ tỉnh Gia Lai và những dấu mốc đáng nhớ

74 năm 74 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã trải qua nhiều mốc lịch

sử, gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng địa phương qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đoàn Đại biểu Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh dự Đại hội VI Đảng bộ Gia Lai - Kon Tum năm 1976. Địa điểm: Trường Chính trị tỉnh Gia Lai hiện nay. Ảnh: Lê Tam.

3Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

đầu tiên: tổ chức vào ngày 21/2/1949 tại Gò Cầy, thôn Phú Mỹ, xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Dự Đại hội có 50 đại biểu, thay mặt cho các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 4 đồng chí; đồng chí Nguyễn Xuân được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

5- Sáp nhập và chia tách tỉnh lần thứ nhất: tháng 12/1949, để tập trung và tăng cường chỉ đạo chiến trường Bắc Tây Nguyên, Liên khu ủy quyết định sáp nhập hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum thành tỉnh Gia - Kon, sau năm 1954, tách thành hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum.

6- Chiến thắng Đak Pơ: ngày 24/6/1954, bộ đội chủ lực Liên khu và bộ đội địa phương Gia Lai phục kích tiêu diệt toàn bộ Binh đoàn 100 và lực lượng quân ngụy rút chạy ở đưởng 19 từ Kơ Tung đến Đăk Pơ. Diệt và làm bị thương trên 700 lính Âu Phi, bắt sống 1.200 tên, thu 229 xe, 20 đại bác và hàng ngàn súng các loại. Chiến thắng Đak Pơ đã tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng An Khê, quét sạch địch trên đường

19, bao vây tấn công thị xã Pleiku.

7- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ I: tổ chức vào tháng 12/1959 tại Đak Hlôh (Khu 2, nay là huyện Kbang). Dự Đại hội có 45 đại biểu, thay mặt cho hơn 750 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 13 đồng chí; đồng chí Võ Trung Thành (Năm Vinh) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

8- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ II: tổ chức từ ngày 12 đến ngày 22/7/1965 tại xã Đak Kơpiar (khu 10, nay là huyện Kbang). Dự Đại hội có 67 đại biểu, thay mặt cho 2.321 đảng viên, 147 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 15 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 5 đồng chí; đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

9- Chiến thắng Pleime: từ ngày 19/10 đến 19/11/1965, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên mở chiến dịch Pleime, sau 30 ngày chủ động liên tục tấn công, quân ta đã tiêu diệt và

đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn quân Mỹ, diệt gọn một chiến đoàn cơ giới, một tiểu đoàn bộ binh ngụy, phá hủy 89 xe quân sự, bắn rơi 59 máy bay, tiêu diệt 2.974 tên, trong đó có 1.700 tên Mỹ. Xóa sổ trung tâm huấn luyện biệt, tiền đồn bảo vệ, vị trí biên phòng hiểm yếu trên tuyến phòng thủ tây và tây nam thị xã Pleiku, nơi mà quân Mỹ chọn làm bàn đạp để tiến hành các cuộc hành quân đánh phá căn cứ cách mạng của ta dọc biên giới Campuchia.

10- Tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968.

0giờ 55’, ngày 31/01/1968, bộ đội đặc công tỉnh đồng loạt tiến công các mục tiêu quan trọng trong thị xã Pleiku, các thị trấn trong toàn tỉnh Gia Lai. Trong đợt tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968, quân và dân Gia Lai đã tiêu diệt 3.500 tên địch, trong đó có 1.300 tên Mỹ, phá hủy và phá hỏng 580 xe quân sự, 35 khẩu pháo, đốt cháy hàng triệt lít xăng dầu của địch. Phối hợp với đòn tiến công quân sự, 25.000 quần chúng vùng dậy khởi nghĩa, phá thế kìm kẹp của địch, giải phóng hơn 1.800 dân hầu hết ở các vùng trọng điểm, vùng ven thị xã, sát quận

4 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

lỵ, đồn bốt của địch. Vận động 247 binh lính địch đào rã ngũ.

11- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ III: tổ chức từ ngày 5 đến ngày 14/8/1969, tại làng Tengleng, thuộc xã Krong (Khu 10, nay là huyện Kbang). Dự Đại hội có 110 đại biểu, đại diện cho trên 4.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 19 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 6 đồng chí; đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

12- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ IV: tổ chức từ ngày 14 đến ngày 24/9/1971, tại làng Kon Tơmok, xã Đakhleh, (Khu 1, nay là huyện Kbang). Dự Đại hội có 126 đại biểu, đại diện cho 4.544 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 25 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí; đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

13- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ V: tổ chức từ ngày 23 đến ngày 30/10/1973, tại

làng Salam Vir, xã Krong, (Khu 10, nay là huyện Kbang). Dự Đại hội có 169 đại biểu, đại diện cho hơn 5.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ gồm 27 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí; đồng chí Trần Văn Bình (Đẳng) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

14- Giải phóng thị xã Pleiku và tỉnh Gia Lai, ngày 17/3/1975.

15- Hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum: tháng 11/1975 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum hợp nhất thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

16- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ VI:

Vòng 1 tổ chức từ ngày 11 đến ngày 19/11/1976, tại Hội trường 19-5, Thị xã Pleiku.

Vòng 2 tổ chức từ ngày 1 đến ngày 10/3/1977, tại Trường Đảng tỉnh (nay là trường Chính trị tỉnh Gia Lai), có 295 đại biểu về dự Đại hội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 37 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor

Krơn) được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

17- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ VII: tổ chức từ ngày 2/6 đến ngày 2/7/1979 tại Thị xã Pleiku. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 45 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

18- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần VIII:

Vòng 1 tổ chức từ ngày 7 đến ngày 16/1/1982, tại thị xã Pleiku.

Vòng 2 tổ chức từ ngày 18 đến ngày 19/3/1983, tại thị xã Pleiku. Dự Đại hội có 473 đại biểu, đại diện cho hơn 13.199 đảng viên, sinh hoạt tại 564 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 45 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

19- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ IX: tổ chức từ ngày 21 đến ngày 26/10/1986, tại thị xã Pleiku. Đại hội đã

5Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

bầu Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ gồm 58 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

20- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ X:

Vòng 1 tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30/4/1991, tại thị xã Pleiku.

Vòng 2 tổ chức từ ngày 20 đến ngày 23/1/1992, tại thị xã Pleiku. Dự Đại hội có 209 đại biểu, đại diện cho hơn 11.316 đảng viên, sinh hoạt tại 518 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 41 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí; đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn) được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

21- Tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum: thực hiện Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ chín (khóa VIII) của Chính phủ, ngày 19/10/1991 tỉnh Gia Lai - Kon Tum chia tách thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

22- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XI: tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10/5/1996,

tại Hội trường 2-9, thị xã Pleiku. Dự Đại hội có 250 đại biểu, đại diện cho hơn 12.582 đảng viên, sinh hoạt tại 575 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí; đồng chí Lê Tam được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

23- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XII: tổ chức từ ngày 26 đến ngày 29/12/2000, tại Hội trường 2-9, Thành phố Pleiku. Dự Đại hội có 300 đại biểu, đại diện cho hơn 17.491 đảng viên, sinh hoạt tại 647 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 47 ủy viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 13 đồng chí; đồng chí Ksor Phước được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

24- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIII: tổ chức từ ngày 10 đến ngày 12/12/2005 tại Hội trường 2-9, thành phố Pleiku. Dự Đại hội có 299 đại biểu, đại diện cho hơn 23.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 49 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh

ủy gồm 13 đồng chí; đồng chí Hà Sơn Nhin được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

25- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XIV: tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16/10/2010, tại Hội trường 2 - 9, thành phố Pleiku. Dự Đại hội có 320 đại biểu (gồm 271 đại biểu được bầu ở 22 Đảng bộ trực thuộc và 49 đại biểu đương nhiên), đại diện cho hơn 33.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 55 đồng chí, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 14 đồng chí; đồng chí Hà Sơn Nhin được bầu lại làm Bí thư Tỉnh ủy.

26- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV: tổ chức từ ngày 13 - 16/10/2015, tại Hội trường 2/9, thành phố Pleiku. Đại hội có 323 đại biểu tham dự, đại diện cho hơn 47.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu 55 đồng chí vào Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và 14 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí Dương Văn Trang được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy./.

P.T.T

6 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Sau 28 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, hiệu quả, Kỳ họp thứ

8, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành các nội dung đề ra và kết thúc tốt đẹp. Tại kỳ họp, Quốc hội đã xem xét, thảo luận và thông qua những nội dung quan trọng:

Thứ nhất, Quốc hội đã dành nhiều thời gian xem xét, thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, phương hướng nhiệm vụ năm 2020; ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để đưa năm 2019 trở thành năm thứ hai liên tiếp đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu Quốc hội đề ra về kinh tế - xã hội. Quốc hội cũng đã thẳng thắn phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thách thức, những bất cập, yếu kém của nền kinh tế và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thực hiện thành công kế hoạch phát triển

PHẠM HẰNG

kinh tế - xã hội năm 2020. Lần đầu tiên Quốc hội

ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đề án bao gồm hệ thống các giải pháp toàn diện nhằm khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải về chính sách, về nguồn lực đầu tư và là căn cứ để xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho giai đoạn 2021 - 2030; tạo đột phá cho chính sách dân tộc nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền và địa phương; phát huy tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội của các vùng này so với cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc.

Thứ hai, Qua xem xét, thảo luận một cách kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 11 Luật, Bộ luật, 17

Nghị quyết và cho ý kiến 10 dự án luật khác. Các luật, nghị quyết được thông qua là những cơ sở pháp lý quan trọng tiếp tục góp phần tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và hội nhập quốc tế; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định; đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; cải cách chế độ công chức, công vụ, nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả phục vụ Nhân dân.

Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia cùng Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia. Việc phê chuẩn hai văn kiện này sẽ là bước đệm

Kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

7Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

quan trọng trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết truyền thống, hữu nghị, hợp tác, đối tác chiến lược, toàn diện giữa Nhà nước và Nhân dân hai nước; đồng thời là cơ sở chính trị, pháp lý để tiếp tục giải quyết những vấn đề còn lại về phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới.

Bên cạnh đó, trước diễn biến trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình phức tạp ở Biển Đông, Quốc hội yêu cầu tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Thứ ba, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”, bên cạnh ghi nhận những mặt đạt được trong thời gian vừa qua, Quốc hội cũng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn yếu kém, tồn tại, phân tích rõ nguyên nhân; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp

nhằm chấn chỉnh những bất cập, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như ý thức của người dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và toàn dân để tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân, cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Thứ tư, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được cử tri và Nhân dân cả nước đánh giá cao cả về nhóm vấn đề được lựa chọn, chất lượng chất vấn cũng như các phần trả lời chất vấn. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã thể hiện thái độ nghiêm túc, không né tránh những vấn đề khó, thẳng thắn nhận trách nhiệm và đưa ra nhiều cam kết để khắc phục các hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý trong các lĩnh vực phụ trách. Quốc hội ghi nhận và đề nghị các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành sớm có kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện cho được những cam kết trong thực tế đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời, Quốc hội

cũng đã dành thời gian thảo luận kỹ, cân nhắc thận trọng, xem xét một cách toàn diện các yếu tố và quyết định các nội dung quan trọng về công tác tư pháp; về việc khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và một số nội dung khác. Xem xét các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 và kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019; tiến hành công tác nhân sự và quyết định một số vấn đề quan trọng khác./.

P.H

8 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

N ăm 2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị tiếp tục đoàn kết, thống nhất, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; bám sát định hướng chỉ đạo và nghị quyết của các cấp, các văn bản của Trung ương và điều kiện thực tế của địa phương, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu năm 2019. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,16%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,35%; công nghiệp, xây dựng tăng 10,47%; dịch vụ tăng 8,79%; thuế sản phẩm tăng 9,56%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. GRDP bình quân đầu người đạt 49,8 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 28.521 tỷ đồng, bằng 99,93% kế

MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA TỈNH NĂM 2019

THÚY HẠNH

hoạch, tăng 5,29% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 533.441 ha, đạt 99,5% kế hoạch, giảm 0,46% so với cùng kỳ. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi phù hợp với lợi thế của địa phương và gắn với thị trường tiêu thụ. Chăn nuôi phát triển ổn định. Công tác trồng rừng, chăm sóc, giao khoán bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng được quan tâm chỉ đạo. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai tích cực. Đến nay, toàn tỉnh có 58 xã đạt 19 tiêu chí; 15 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 77 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 34 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí; bình quân mỗi xã đạt được 13,55 tiêu chí. Thành phố Pleiku được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Thị xã An Khê đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Dự kiến đến cuối năm 2019, toàn tỉnh

có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên toàn tỉnh là 72 xã, đạt tỷ lệ 39,1%; phấn đấu có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 69 làng nông thôn mới theo Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 21.126 tỷ đồng, tăng 7,28% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, ngân hàng, du lịch tiếp tục có bước phát triển; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 70.060 tỷ đồng, đạt 102,58% kế hoạch, tăng 20,16% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,38% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, giảm 9,17% so với cùng kỳ; tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng

9Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, tổng dư nợ ước đạt 93.200 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 510 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 26.000 tỷ đồng, đạt 100% Nghị quyết, tăng 15,56% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 4.908 tỷ đồng, bằng 100,06%, tăng 8,86% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 12.547,6 tỷ đồng, bằng 102,2% dự toán tỉnh giao, tăng 8,86% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông, lao động, việc làm tiếp tục có bước phát triển; quan tâm và chăm lo các gia đình chính sách, người có công, đối tượng xã hội cộng đồng. Cụ thể, trong năm đã giải quyết việc làm 25.570 lao động, vượt chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 0,07% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu lao động 1.480 người, đạt 105,7% kế hoạch, tăng 3,5%; tuyển sinh đào tạo nghề các cấp cho 11.000 người, đạt 104,5% kế

hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52%, đạt Nghị quyết đề ra. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đạt 3% vượt so với Nghị quyết; tỷ lệ giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 6,25%, đạt so với Nghị quyết; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trong 04 huyện nghèo đạt 7,2%, đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết; tổ chức Lễ đón, truy điệu và an táng 17 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ ở Campuchia về Nghĩa trang liệt sỹ Đức Cơ; Lễ truy điệu và an táng 61 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ thị xã An Khê.

Công tác cải cách hành chính; tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức được quan tâm. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Cải cách tư pháp, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng thực hiện có hiệu quả. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá đồng bộ. Công tác đối ngoại được

tăng cường. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, tạo nguồn, kết nạp đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Dự ước đến cuối năm 2019, toàn tỉnh kết nạp được 2.263 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Đảng bộ lên 60.220 đảng viên. Đến ngày 15/9/2019, toàn tỉnh có 1.626/1.626 thôn, làng, tổ dân phố có chi bộ, trong đó có 1.297/1.626 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có chi ủy (chiếm 79,77%), vượt chỉ tiêu Nghị quyết năm đề ra; có 956 trưởng thôn, làng, tổ dân phố là đảng viên (chiếm 58,79%); 277 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, làng, tổ dân phố (chiếm 17,04%). Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được tiến hành dân chủ, khách quan, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định; chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát từng bước được nâng lên. Công tác dân vận tiếp tục chuyển biến tích cực. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả./.

T.H

10 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, bộ mặt

huyện đã chuyển mình mạnh mẽ dù gặp không ít những thách thức và khó khăn. Trong đó, việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm qua được thể hiện một cách rõ nét.

Những năm gần đây, cùng chung với một số huyện có sản xuất hồ tiêu, Chư Pưh gặp không ít những khó khăn, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy vậy, nhìn lại cả chặng đường 10 năm từ ngày được thành lập, huyện đã gặt hái được những thành công nhất định

Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, giá trị sản xuất tăng bình quân 10 năm (theo giá so sánh 2010) là 10.67%, tăng

LÊ QUANG THÁI Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh

46% so với năm 2010. Tổng giá trị sản xuất năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 3.742 tỷ đồng (tăng 2,8 lần so với năm 2010).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng. Cụ thể: tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ chiếm 54,69% (tăng 15,3% so với cơ cấu kinh tế năm 2010); tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 45,31% (năm 2010 chiếm 60,41%). Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40,33 triệu đồng/người/năm (tăng 3,5 lần so với năm 2010).

Bên cạnh, việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo, nhiều Hội nghị, Hội thảo được tổ chức, giới thiệu những mô hình hay, có hiệu quả để người dân

tham gia liên kết, sản xuất nhân rộng mô hình, hiện nay trên địa bàn đã có 11 tổ hợp tác, HTX sản xuất thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây chanh dây với Công ty CP TPXK Đồng Giao; xây dựng 5 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: liên kết cây nhãn Hương Chi 118,8ha; liên kết sản xuất lúa J02 150ha; liên kết sản xuất nghệ sạch 15ha; liên kết sản xuất dâu tằm tơ 20ha; liên kết sản xuất Mít thái 15ha; thực hiện dự án phát triển cây có múi thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng cho 20ha cam CS1, 10ha bưởi đỏ Hòa Bình, năm 2019 đã triển khai 10ha bưởi, 05ha cam; chuyển đổi diện tích tiêu chết sang trồng các loại cây ăn trái, đến nay tổng diện tích đã chuyển đổi là 919,05ha

Huyện Chư Pưh:những thành tựu 10 năm thành lập và phát triển

11Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

cây ăn quả các loại. Chương trình Mỗi xã

một sản phẩm OCOP được triển khai bước đầu có hiệu quả với 4 sản phẩm đủ điều kiện trình Hội đồng thẩm định tỉnh đánh giá, xếp hạng: Viên Tinh Nghệ Đỏ, mật ong, sữa ong chúa AGILA; Sản phẩm Sầu riêng Hợp tác xã Đại Ngàn; Sản phẩm Rượu Đinh Lăng; Sản phẩm Tinh Bột Nghệ Đỏ AGILA.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Ia Phang, Ia Blứ, Ia Hrú, Ia Le và 01 làng Kênh Săn, xã Ia Le được công nhận làng nông thôn mới; phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ hoàn chỉnh hồ sơ xét công nhận xã Ia Rong và 02 thôn (thôn Tao Kó, xã Ia Rong; thôn Thơ Nhueng, xã Ia Phang) đạt chuẩn NTM năm 2019.

Hội thảo liên kết sản xuất năng lượng sạch: Điện mặt trời và điện gió; đến nay đã có 15 khảo sát, xây dựng dự án với công suất 1919 Mw, với tổng kinh phí đầu tư trên 15.000tỷ.

Thu ngân sách được

quan tâm chỉ đạo, tổng thu ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt trên 277 tỷ đồng/năm, trong đó thu trên địa bàn trên 48,01 tỷ đồng/năm, đạt 100,5% so với Nghị quyết. Chi ngân sách cơ bản đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ; tổng chi ngân sách bình quân là 273 tỷ đồng/năm. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chi các hoạt động hành chính, sự nghiệp, các chính sách phát triển, an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng và cố gắng, kịp thời đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các vấn đề an sinh, đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết việc làm..., được quan tâm, chăm lo, đạt và vượt so với các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; đời sống của nhân dân ổn định. Công tác giảm nghèo được triển khai quyết liệt, tỷ lệ số hộ nghèo từ 4.218 hộ, chiếm 29,05% đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 6,8%.

Đối với một số lĩnh vực khác, huyện đều có những bước phát triển rõ nét. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục phát triển

cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.

Ngoài ra, UBND huyện luôn chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương: việc giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp được thông thoáng thuận tiện; xây dựng nền hành chính phụ vụ Nhân dân, góp phần thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước; giảm được tình trạng cá nhân tổ chức đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, đơn vị để giải quyết cộng việc; tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn, nâng cao năng lực kỹ năng nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của CBCC. Đến nay Bộ phận một cửa từ huyện đến xã đã trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin hiện đại như: Máy tính, máy in, máy photocopy có chức năng scan, màn hình tivi phục vụ việc tra cứu thông tin và hiển thị kết quả giải quyết TTHC, máy bấm số

12 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

thứ tự và màn hình hiển thị, bàn ghế và tủ đựng hồ sơ đầy đủ phục vụ công việc. Hệ thống cầu truyền hình trực tuyến được đầu tư có hiệu quả từ huyện đến xã, có 4 điểm cầu các xã đã được trang bị, bao gồm: xã Ia Le, xã Ia Hrú, xã Ia Hla và thị trấn Nhơn Hòa.

Duy trì lịch tiếp công dân định kỳ hàng tháng để tạo thuận lợi cho công dân thực hiện quyền KNTC, đồng thời giúp UBND huyện tiếp thu ý kiến của công dân, chỉ đạo xem xét, kết luận, quyết định giải quyết chính xác các vụ việc; UBND huyện tăng cường tiếp và đối thoại với công dân để giải quyết những vấn đề búc xúc, nổi cộm trong nhân dân, nâng cao chất lượng giải quyết KNTC, bảo về quyền và lợi ích chính đáng của công dân.

Công tác phòng chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch công tác PCTN hàng năm; tăng cường công khai minh bạch, đẩy mạnh CCHC, quan tâm tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy dân chủ ở cơ sở, thường xuyên thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực...

Bên cạnh những thành quả thì cũng có những hạn chế nhất định như: tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn yếu, chưa đảm bảo sự ổn định lâu dài đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm... Việc huy động nguồn lực và đóng góp của Nhân dân trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới còn thấp.

Nhìn nhận những kết quả đã đạt trong thời gian qua, để Chư Pưh tiếp đà phát triển tương lai gần và tầm nhìn xa hơn thì huyện cần: Chú trọng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp toàn diện theo hướng bền vững và xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt việc quy hoạch, đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Cùng với đó là nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, y tế, tư vấn. Kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, Trung tâm thương mại, siêu thị, nhất là phát triển năng lượng điện mặt trời và điện gió.

Đối với cây hồ tiêu, để giải được bài toán chết hàng loạt vì bệnh và giá cả bấp bênh, trước tiên phải phát triển bền vững, để bền vững thì việc đầu tiên là phải sản xuất tiêu sạch, đảm bảo đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì vấn đề giá bấp bênh sẽ được giải quyết căn cơ. Đối với những diện tích đất trồng hồ tiêu không đảm bảo để tiếp tục tái vườn cây thì chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế tương đương hoặc cao hơn...

Với sự vào cuộc quyết liệt của toàn huyện thì tương lai không xa, Chư Puh sẽ phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực./.

13Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Moon

Jae In, từ ngày 24 - 28/11/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã thăm chính thức Hàn Quốc và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm Quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao Mê Công - Hàn Quốc lần thứ nhất.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên nhiều

CHUYẾN THĂM HÀN QUỐC CỦA THỦ TƯỚNGTRẦN ĐỨC

phương diện, kết quả chuyến thăm tạo tiền đề quan trọng để hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược phát triển lên tầm cao mới. Với một số kết quả nổi bật như sau:

Thứ nhất, đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên sau 7 năm của Thủ tướng Việt Nam tới Hàn Quốc trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ

trươc tới nay như Tổng thống Moon Jae In khẳng định. Sau gần 3 thập kỷ thiết lập quan hệ, đặc biệt sau 10 năm Đối tác hợp tác chiến lược, Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt “kỳ tích” trong quan hệ, trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của nhau trên nhiều lĩnh vực. Tin cậy chính trị ở mức cao. Giao lưu gắn kết giữa Nhân dân hai nước ngày càng chặt chẽ với cộng đồng hơn 200.000 người Việt Nam

Kết quả

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, Ảnh: Quang Hiếu.

NGUYỄN XUÂN PHÚC

14 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

tại Hàn Quốc và 160.000 người Hàn Quốc tại Việt Nam trong đó có 65.000 gia đình Hàn - Việt. Ở Việt Nam, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, đứng thứ hai về du lịch, thứ tư về thương mại. Việt Nam là đối tác trọng điểm trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc, là địa bàn đầu tư và thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc và là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc trong ASEAN, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch ASEAN - Hàn Quốc.

Thứ hai, thông qua các cuộc hội đàm, hội kiến giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc như Tổng thống Moon Jae In, Thủ tướng Lee Nak Yeon và Chủ tịch Quốc hội Moon Hee Sang, tiếp Thị trưởng thành phố Seoul và thành phố Busan, Hội Hữu nghị Hàn - Việt, chuyến thăm đã góp phần củng cố và tăng cường sự tin cậy hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ thân tình giữa lãnh đạo hai nước, tiếp tục duy trì tiếp xúc các cấp, các ngành, giữa quốc hội và giữa các địa phương. Hai bên chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng

của việc duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở khu vực bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại phù hợp với luật pháp quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp ủng hộ nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Hàn Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021; Việt Nam ủng hộ Hàn Quốc đăng cai Hội nghị Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) tháng 6/2020 tại Seoul.

Thứ ba, chuyến thăm tiếp thêm xung lực và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế song phương, thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, sớm hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD, mở rộng đầu tư để duy trì vị trí dẫn đầu của Hàn Quốc về đầu tư tại Việt Nam. Trong chuyến thăm, các bộ, ngành hai nước đã ký 8 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, thuế quan, thương mại, năng lượng, hàng hải, khoa

học công nghệ, bảo hiểm xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và điều kiện thuận lợi cho hợp tác song phương phát triển toàn diện. Hơn 30 Bản ghi nhớ, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư cũng đã được trao và ký kết với tổng giá trị khoảng 19,5 tỷ USD. Tại Diễn đàn doanh nghiệp với sự tham gia của gần bảy trăm doanh nghiệp hàng đầu hai nước, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc bày tỏ rất quan tâm và tin tưởng vào tiềm năng cũng như cơ hội hợp tác, làm ăn với Việt Nam.

Thứ tư, hai bên nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, du lịch... có biện pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để mở rộng giao lưu nhân dân giữa hai nước; quan tâm, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc và cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam, nhất là các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc có cuộc sống ổn định, có cơ hội phát triển, hòa đồng với xã hội sở tại và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

T.Đ

15Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Theo nghiên cứu của Văn phòng Phòng, chống tội phạm và

ma túy Liên Hợp quốc (UNODC), trên thế giới hiện nay ghi nhận khoảng 30 tuyến buôn bán người và đưa người di cư lớn nhất. Theo ước tính của Liên Hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 800 nghìn đến 1 triệu người bị mua bán (trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 người bị mua bán). Bất chấp những nguy hiểm khôn lường, việc buôn bán và đưa người nhập cư trái phép vẫn diễn ra ở hầu khắp các khu vực trên thế giới, mang lại khoản thu nhập bất chính lên tới 7 tỷ USD cho các tổ chức tội phạm buôn bán người (tương đương với số tiền Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU) dành cho các chương trình viện trợ nhân đạo toàn cầu trong

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG BUÔN BÁN NGƯỜI,

năm 2016). Thủ đoạn của những tổ chức buôn người ngày càng tinh vi, chặt chẽ và mạo hiểm hơn, bất chấp tính mạng của người di cư. Thủ đoạn của chúng thường là: 1. Làm giấy tờ giả rất tinh vi như visa, hộ chiếu, thẻ định danh... 2. Lợi dụng chính sách thông thoáng như miễn visa khi đi du lịch của người dân trên toàn lãnh thổ EU. 3. Tận dụng sự bùng nổ của các loại hình mạng xã hội, các tổ chức buôn người tranh thủ quảng cáo về các dịch vụ đưa người đi nước ngoài của mình. Chúng cũng sử dụng nhiều kỹ thuật marketing khéo léo, đánh trúng tâm lý của những người học vấn thấp, thích đổi đời nhanh; dụ dỗ người muốn ra nước ngoài bằng các dịch vụ “bảo hành trọn gói”, “đến nơi mới thu tiền”, “an toàn tuyệt

đối” và “như đi du lịch”... 4. Các tổ chức buôn người liên tục thay đổi chiến thuật hoạt động. Chúng có các phương pháp giấu người tinh vi, phức tạp nhưng rất nguy hiểm với mạng sống của “khách hàng”, như nấp đằng sau động cơ xe tải, trong thùng công-ten-nơ đông lạnh, trong các toa chở hàng trên tàu thủy, tàu hỏa... 5. Các tổ chức buôn người cung cấp dịch vụ mua bán người vào châu Âu được tổ chức rất chặt chẽ, liên kết với nhau ở từng nước, từng khu vực. Đáng chú ý là các đường dây này có liên quan chặt chẽ với nhiều loại tội phạm khác, như buôn người làm nô lệ, mại dâm, lao động cưỡng bức...

Việt Nam có khu vực biên giới đất liền trải dài qua 25 tỉnh với 4.446 km,

Ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh tìm thấy thi thể của 39 người bên trong một xe công-ten-nơ tại khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, Anh. Sau một thời gian tích cực phối hợp, kiểm tra, so sánh đăc điểm nhận dạng cá nhân, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Anh xác định, 39 nạn nhân thiệt mạng trên đều là người Việt Nam. Sự việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiểm họa khôn lường về tình trạng buôn bán người, đưa người nhập cư trái phép vào Anh và châu Âu nói chung.

ĐƯA NGƯỜI NHẬP CƯ TRÁI PHÉP THỜI GIAN GẦN ĐÂYĐƯA NGƯỜI NHẬP CƯ TRÁI PHÉP THỜI GIAN GẦN ĐÂYHẢI ÂU

16 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc, có nhiều đường mòn, tiểu ngạch, lối tắt qua lại, nhất là biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Những năm qua, với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, số lượng người xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới nước ta ngày càng gia tăng. Cùng với đó, đường biên giới với nhiều cửa khẩu và nhiều đường mòn, lối mở đã trở thành điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép tăng cường hoạt động, trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật... Theo Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), từ năm 2016 đến tháng 6/2019, Việt Nam phát hiện gần 1.100 vụ, với hơn 1.400 đối tượng, lừa bán gần 2.700 nạn nhân. Trong đó có 892 vụ mua bán người sang Trung Quốc (chiếm 84,2% tổng số vụ), với 1.187 đối tượng (chiếm 82,9% tổng số đối tượng), lừa bán 2.319 nạn nhân (chiếm 86,7% tổng số nạn nhân). Các địa phương phát hiện nhiều là các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, như: Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Quảng Ninh, Lạng Sơn...

Nhận thức được nguy cơ và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh xã hội, từ lâu, Đảng, Nhà nước ta

đặc biệt quan tâm đến việc phòng, chống mua bán người, đưa người nhập cư trái phép ra nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người”. Chính phủ đã ban hành “Chương trình hành động phòng, chống mua bán mua bán người giai đoạn 2016 - 2020”,… Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia từ ngày 08/6/2012; phê chuẩn Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em (Công ước ACTIP), có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/3/2017. Việc phê chuẩn Công ước góp phần thể hiện vai trò tích cực, chủ động và khẳng định cam kết của Việt Nam cũng như khu vực ASEAN trong nỗ lực tăng cường hợp tác phòng, chống hành vi mua bán người.

Trước những diễn biến phức tạp, tinh vi của tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật và sự nguy hại của tội phạm mua bán người,

đưa người nhập cư trái phép nhất là ở cộng đồng dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.

Thứ hai, tích cực nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng ngày càng đồng bộ, khả thi, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán khi được giải cứu.

Thứ ba, chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu các đường dây tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép; triển khai hiệu quả cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép trên phạm vi toàn quốc.

Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, đưa người nhập cư trái phép, nhất là với Trung Quốc và các nước Tiểu vùng sông Mê Công, để kịp thời trao đổi thông tin, điều tra, triệt phá các đường dây tội phạm mua bán người, đưa người nhập cư trái phép./.

H.A

17Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Ý Đảng - Lòng dân

Điểm sáng từ làngChỉ thị số 12 được xây

dựng trên cơ sở lồng ghép 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và được điều chỉnh một số nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của vùng đồng bào DTTS. Xuất phát từ quan điểm: Nếu không có thôn, làng NTM thì sẽ không có xã NTM, huyện NTM mô hình “làng NTM vùng đồng bào DTTS” của tỉnh Gia Lai đã ra đời. Sau hơn một năm xây dựng và thực hiện mô hình làng NTM trong vùng đồng bào DTTS, sinh hoạt, tập quán của người dân đã từng bước thay đổi theo hướng văn minh; bộ mặt

PHAN HÒA - BÁO NHÂN DÂN

nông thôn có nhiều tiến bộ và khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước được nâng lên rõ rệt.

Làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện được tỉnh Gia Lai và huyện Phú Thiện chọn

làm điểm xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Làng Hek là một trong bốn làng căn cứ cách mạng của Phú Thiện có hơn 100 hộ, hơn 400 khẩu nhưng có đến hơn 60% hộ nghèo do người

Động lực mới từ thôn làngMăc dù việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt được một số kết quả khả quan, song hiện không ít làng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn găp nhiều khó khăn, đời sống của người dân ở nhiều làng vẫn ở mức thấp, thậm chí rất thấp. Với quan điểm hướng về cơ sở, lấy thôn, làng làm thước đo của sự phát triển, đầu năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU (Chỉ thị số 12) về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh”.

Động lực mới từ thôn làng

Bộ đội giúp dân làng Hek dời làng. Ảnh Phan Hòa.

18 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

dân chủ yếu sản xuất lúa rẫy một vụ và trồng mì, thu nhập thấp. Cũng vì lẽ đó, từ năm 1990, 12 hộ dân với gần 60 khẩu đã tự ý di dời lên định cư trên núi Cheng Leng thuộc địa phận xã H’bông, huyện Chư Sê, chấp nhận cuộc sống biệt lập, ốm đau không được chữa bệnh, trẻ em không được học hành… Sau khi được sự chung tay vào cuộc, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, làng Hek bây giờ đã được sắp xếp, quy hoạch lại bài bản; 11 trục đường bê tông chia làng thành 8 ô bàn cờ, lấy nhà rông làm khu trung tâm. Hơn 100 hộ, mỗi hộ được cấp 600m2 đất để làm nhà, xung quanh được rào ngăn nắp bằng lưới và trụ bê tông có cổng, ngõ; gia súc đươc nuôi nhốt không phải thả rông, người dân được dùng điện, sử dụng nước sạch... Tuy nhiên, theo đồng chí Đỗ Ngọc Thành, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện, vấn đề khó nhất là vận động, thuyết phục để các hộ dân ở trên núi Cheng Leng về lại làng. “Nhờ sự đoàn kết, đồng thuận của người dân nên tốc độ di dời nhà cửa cũng như triển khai thực hiện các hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tại làng Hek được đẩy

nhanh. Đặc biệt, với sự giúp sức của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3) và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, 12 hộ dân với gần 60 khẩu ở núi Cheng Leng được di dời về vị trí mới an toàn” đồng chí Thành cho biết. Anh Ksor Krốt (SN 1990) là hộ nghèo nhất làng. Sau khi được di dời từ núi Cheng Leng về được chính quyền hỗ trợ số tiền 50 triệu đồng anh và mẹ già đã được an cư trong căn nhà mới xây kiên cố. “Chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể huyện Phú Thiện, xã Chư A Thai còn hướng dẫn và hỗ trợ gia đình tôi làm vườn rau xanh, chuồng bò, nhà vệ sinh. Sắp tới, tôi sẽ cố gắng sản xuất, chăn nuôi để thoát nghèo và dành tiền cưới vợ” anh Krốt xúc động bày tỏ. Còn ông Phùng Trung Toàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai cho biết thêm: “Ban đầu, chúng tôi vận động cho trẻ đến trường, cho trẻ ăn ở nội trú; đưa bác sĩ lên khám, chữa bệnh phát thuốc... sau đó, chúng tôi tổ chức các hoạt động giao lưu với dân các làng ở dưới núi. Nhờ vậy chỉ sau thời gian ngắn, bà con đã ổn định tư tưởng và cuộc sống”.

Làng Sơn, xã Ia Nan,

huyện Đức Cơ, là một trong những địa phương đăng ký thực hiện mô hình điểm làng nông thôn mới vùng đồng bào DTTS theo tinh thần Chỉ thị 12 của Tỉnh ủy Gia Lai. Là xã giáp biên giới với Campuchia, cũng như làng Hek, đời sống của bà con vô cùng khó khăn. Trong số 230 hộ, có đến 177 hộ là người dân tộc Jrai (chiếm tỷ lệ 77%). Ngay sau khi được UBND huyện Đức Cơ chọn làm điểm xây dựng làng NTM, làng Sơn đã tổ chức họp dân để triển khai thực hiện. Trưởng thôn Rơ Mah Triết cho biết: “Chúng tôi quán triệt chủ trương, kế hoạch của huyện thông qua các cuộc họp làng, giúp bà con hiểu được mục đích, ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, bà con trong làng rất phấn khởi và tích cực hưởng ứng". Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận cao của đồng bào, đến cuối năm 2018 làng Sơn đã đạt 19/19 tiêu chí làng NTM; tỷ lệ hộ nghèo của làng đã giảm 20 hộ so với cuối năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,8 triệu đồng/người/năm, tăng 5,2 triệu đồng so với năm 2017 và

19Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả xã Ia Nan (23,24 triệu đồng/người/năm). Hệ thống giao thông, kênh mương nội đồng được xây dựng bài bản, 100% các hộ dân trong làng được sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch; hơn 70% hộ dân trong làng có nhà tiêu, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh. Đến nay, diện mạo làng Sơn đã có nhiều khởi sắc, đổi thay và vẫn lưu giữ những nét văn hóa rất riêng của đồng bào dân tộc Jrai. Đồng chí Phạm Văn Cường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Cơ cho biết, hiện nay các ngành chức năng của huyện đang hoàn chỉnh hồ sơ xét công nhận cho làng Sơn đạt chuẩn NTM theo quy định, đồng thời tổ chức Hội nghị đánh giá để nhân rộng mô hình trong năm 2019 và những năm tiếp theo trên địa bàn huyện với hy vọng việc xây dựng những làng NTM vùng đồng bào DTTS theo tinh thần Chỉ thị 12 của Tỉnh ủy Gia Lai sẽ tạo ra những điểm nhấn khác biệt trong xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Vẫn còn nhiều việc phải làm

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12 của Tỉnh ủy Gia Lai, các

địa phương đã huy động hơn 70,5 tỷ đồng để xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS. Trong đó, ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh hơn 23 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 24,3 tỷ đồng, ngân sách xã gần 3,2 tỷ đồng, doanh nghiệp hỗ trợ hơn 1,76 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 7,8 tỷ đồng, các nguồn khác hơn 10,3 tỷ đồng. Các địa phương đã huy động hơn 3.820 ngày công để tu sửa, nâng cấp hệ thống đường sá, các công trình phúc lợi. Người dân cũng đã hiến 17.611m2 đất để làm đường giao thông nông thôn…Đến nay, toàn tỉnh đã có 14 làng đạt tiêu chuẩn xây dựng NTM, trong tổng số 32 làng, thuộc 30 xã ở 17 huyện, thị xã, thành phố đăng ký xây dựng làng NTM trong năm 2018. Trong năm 2019, tỉnh Gia Lai phấn đấu 39 làng đạt chuẩn NTM trong vùng đồng bào DTTS. Cùng với đó, tỉnh cũng đang nghiên cứu đề án xây dựng 664 thôn, làng đặc biệt khó khăn của tỉnh trở thành làng NTM từ nay đến năm 2025.

Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số

12, mới đây do Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức được xem như là sự sơ kết một bước quá trình triển khai xây dựng mô hình xây dựng NTM trong đồng bào DTTS. Tuy đạt được những kết quả rất khả quan, song trên thực tế, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đang đối diện với không ít khó khăn, vướng mắc... Theo lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, khó khăn đồng thời cũng là cản ngại đầu tiên là nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và người dân về xây dựng làng NTM vẫn chưa đúng mức và nhất quán. Bên cạnh đó, các làng đồng bào DTTS đa phần ở vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở, xuất phát điểm của các làng ở mức yếu kém, thiếu kiến thức về tổ chức cuộc sống nên sản xuất không hiệu quả, chi tiêu thiếu khoa học, dẫn đến đói nghèo. Chính lối suy nghĩ cũ, cách làm cũ ảnh hưởng khá nặng nề bởi phong tục, tập quán có phần còn lạc hậu của một số đồng bào DTTS đang là rào cản lớn đối với công tác xóa đói giảm nghèo nói chung và xây dựng nông thôn mới ở

20 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

vùng đồng bào DTTS nói riêng. Đó là chưa kể, đa số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Một số đại biểu bày tỏ băn khoăn về việc quy hoạch, sắp xếp nhà cửa, bố trí lại dân cư ở các làng đồng bào DTTS như hiện nay liệu có làm mất đi bản sắc kiến trúc văn hóa vốn có của các làng. Từ những kinh nghiệm qua xây dựng các làng điểm ở địa phương mình, Bí thư huyện Phú Thiện Đỗ Ngọc Thành cho rằng “Điểm mấu chốt là phải làm thay đổi cơ bản ý thức, tập quán sản xuất của người dân. Quy hoạch lại làng, sắp xếp dân cư nhưng phải giữ được ổn định trong dân, giữ được bản sắc, tránh để không làm xáo trộn đời sống văn hóa tinh thần của bà con tại đây”. Cùng quan điểm với Bí thư huyện ủy Phú Thiện, Bí thư Thị ủy An Khê Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết thêm: Qua tìm hiểu các làng DTTS được công nhận, để có được kết quả là sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đáng kể là mặt trận, các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ... Ngoài ra, còn có sự đóng góp khá lớn bằng vật chất từ các doanh

nghiệp có điều kiện. Do vậy, ngoài việc sắp xếp, bố trí lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các làng thì quá trình xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS phải quan tâm đến việc tạo sinh kế lâu dài. Cụ thể là hỗ trợ người dân phát triển sản xuất bằng nhưng cây trồng, vật nuôi như thế nào phù hợp với điều kiện địa lý và trình độ sản xuất của người để nâng cao thu nhập cho người dân. Những đầu tư ban đầu là cơ bản nhưng quan trọng hơn sẽ vẫn cần sự quan tâm thường xuyên của các đoàn thể chính trị trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, giúp người dân dần xóa bỏ tư duy lạc hậu trong sản xuất; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại mà phải tự vươn lên ổn định cuộc sống. Đó mới là biện pháp căn cơ lâu dài...

Trao đổi thêm về vấn đề này, đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, cho biết: “Gia Lai hiện có trên 45% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm hơn 86% trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Đây là những vấn đề mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn trăn trở. Mô hình xây dựng làng NTM

trong đồng bào DTTS là mô hình mới xuất phát từ thực tế của Gia Lai. Quá trình triển khai thực hiện sẽ xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh nhưng với những kết quả đạt được và nhất là những kinh nghiệm rút ra từ các làng làm điểm, chúng tôi chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh xây dựng làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng tôi xem đây là quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ, đồng thời là bước đột phá nhằm cụ thể hóa các Chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong vùng DTTS. Chính vì vậy, việc xây dựng NTM tại các thôn, làng, nhất là các thôn, làng đồng bào DTTS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại Gia Lai. Từ những mô hình ấy chắc chắn sẽ tạo điểm tựa vững chắc, niềm tin và là động lực quan trọng để nhiều thôn, làng trong tỉnh đổi thay, khởi sắc và phát triển, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.

P.H

21Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc Tây Nguyên, nằm trên

trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. Thành phố có 23 đơn vị hành chính, gồm 14 phường và 9 xã. Tổng diện tích đất tự nhiên là 26.076,8ha, trong đó đất nông nghiệp 18.879,62ha; đất phi nông nghiệp 6.861,88ha; đất chưa sử dụng 335,36 ha. Tổng dân số (đến tháng 5/2018) là 234.181 người, bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (86,96%), dân tộc Jrai, Bahnar 11,94%, dân tộc khác 1,1%. Dân cư ở vùng nông thôn 52.501 người, chiếm 22,42% dân số.

Sau 8 năm triển khai thực hiện (2011-2018),

NGUYỄN HỮU QUẾ TUV, Chủ tịch UBND thành phố

được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ và các bộ, ngành của Trung ương; dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh, sự ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp và con em quê hương đang làm ăn, sinh sống trên mọi miền đất nước. Đặc biệt, bằng sự phát huy mạnh mẽ nội lực của thành phố, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã được

Thành ủy, HĐND, UBND và Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của, đất đai để cùng chung tay xây dựng NTM. Các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận và các đoàn thể tổ chức được đẩy mạnh, nhiều phong trào khẳng định được tính bền

Thành phố Pleiku: Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Khu vực Trung tâm xã nông thôn mới Trà Đa. Ảnh: Thanh Nhật.

22 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

vững, đi vào cuộc sống trở thành nhu cầu tình cảm và trách nhiệm của Nhân dân như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngày vì người nghèo”… Từ đó, cộng đồng dân cư nông thôn đã thực hiện đầy đủ và đúng quy chế dân chủ, hương ước đã được xây dựng, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp, tương thân, tương ái, tình làng nghĩa xóm, bài trừ các hủ tục, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn.

Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn thành phố với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến hết năm 2017, toàn thành phố có 9/9 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn của thành phố có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa, hệ thống đường nội đồng, kênh mương tưới tiêu…) ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại; cơ cấu nội bộ ngành nông

nghiệp chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng thu hẹp, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn được đảm bảo và giữ vững. Đạt được thành tích trên có phần đóng góp quan trọng của Nhân dân và cán bộ thành phố Pleiku. Pleiku là địa bàn trọng điểm về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhưng Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn nhận thức sâu sắc được vị trí, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã chú trọng phát triển những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như: Mô hình liên kết sản xuất rau, củ quả sạch tại xã An Phú; mô hình liên kết sản xuất cà phê VietGap tại xã Trà Đa, xã Diên Phú và xã Gào; mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, đưa cơ giới hóa vào sản xuất… Kết quả, đến hết năm 2018, thu nhập bình quân khu vực nông thôn của thành phố đạt 35,86 triệu đồng/người, tăng gấp 3,04 lần so với năm 2011, tỷ lệ hộ

nghèo giảm còn 1,68%, giảm 6,38% so với năm 2011.

Bên cạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân, thành phố đã tập trung huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn. Hệ thống giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 87%; tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt 81,6%; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%; 100% thôn, làng có nhà văn hóa và các trang thiết bị phục vụ hoạt động của thôn đạt chuẩn theo quy định; 100% trường mầm non, tiểu học, THCS đều có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đạt chuẩn theo quy định; 85,3% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 99,9% hộ dân được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh; cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp…

Cùng với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng được thành phố quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh về mọi mặt.

Tổng nguồn vốn huy

23Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

động cho xây dựng NTM toàn thành phố giai đoạn 2011 - 2018 là 1.721.283 triệu đồng, gồm: Vốn từ ngân sách nhà nước: 513.468 triệu đồng, chiếm 29,83%; Vốn vay tín dụng 92.420 triệu đồng, chiếm 5,37%; Doanh nghiệp 291.034 triệu đồng, chiếm 16,91%; Nhân dân đóng góp 818.788 triệu đồng, chiếm 47,57%; Vốn khác: 5.573 triệu đồng, chiếm 0,32%.

Ghi nhận sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc thành phố Pleiku trong công cuộc xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tặng bằng công nhận thành phố Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2018. Thành phố Pleiku là thành phố, thị xã đầu tiên trên địa bàn vùng Tây Nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là quá trình thường xuyên và liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, việc củng cố và nâng cao chất lượng, tiêu chí phát triển

NTM phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo môi trường và nhu cầu của người dân, lấy người dân là chủ thể. Để giữ vững tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đạt những thành quả cao hơn, Đảng bộ và Nhân dân thành phố tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau:

Chú trọng phát huy sức mạnh sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về nhiệm vụ xây dựng NTM bền vững, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" gắn với xây dựng NTM.

Triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, thôn, làng NTM theo đề án đã được UBND thành phố phê duyệt.

Các cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong tổ chức, triển khai thực hiện.

Tập trung huy động

nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển các đô thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn; đặc biệt quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm; duy trì và phát triển làng nghề, các sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu tập thể giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thường xuyên phát động phong trào vệ sinh môi trường tại các xã, thôn, làng, khu dân cư. Đẩy mạnh phong trào trồng cây xanh, trồng hoa ven đường và tại các khu vực công cộng, công sở để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử; sắp xếp, tổ chức bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả./.

N.H.Q

24 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Công tác chính trị tư tưởng là một bộ phận quan trọng

nhất góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho nhân dân nói chung và tầng lớp thanh, thiếu nhi nói riêng theo mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề

trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, văn hóa, con người

nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian qua, huyện Krông Pa luôn quan tâm, coi trọng và thực hiện có hiệu quả công tác định

hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi, coi đó là nền móng xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, công tác định hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, văn hóa, con người

PHẠM THỊ NHÂM UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Krông Pa

Huyện Krông Pa: Chú trọng định hướng tư tưởng cho thanh thiếu nhi

Một góc thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Ảnh: Văn Chánh.

25Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

có những chuyển biến tích cực theo xu hướng đa dạng hóa hình thức, từng bước phù hợp tâm lý, nguyện vọng của thanh thiếu nhi. Ðồng thời, các hoạt động giáo dục của Ðoàn đã phần nào nhạy bén, theo sát các sự kiện chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện cũng như đất nước; luôn gắn hoạt động của thanh thiếu nhi với giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống đẹp và ý thức công dân. Công tác định hướng tư tưởng thời gian qua đã góp phần thắp lên ngọn lửa lý tưởng cách mạng, ý chí và lòng yêu nước, yêu quê hương cho thanh thiếu nhi. Công tác ấy được thể hiện tiêu biểu qua các hoạt động: đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thanh niên tình nguyện, “Tuổi trẻ Krông Pa học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”; Phong trào “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng ”, “Tôi yêu Krông Pa”. Chú trọng đổi mới phương thức giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, trong đó, đẩy mạnh hơn việc giáo dục thông qua các

phong trào hành động cách mạng cụ thể, lấy môi trường thực tiễn để bồi dưỡng, rèn luyện, vun đắp những giá trị tốt đẹp cho đoàn viên thanh niên.

Bên cạnh đó, nhằm tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước, huyện đã chỉ đạo xây dựng các quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người. Đến nay 100% các khu dân cư đều có hương ước, quy ước; 100% cơ quan, đơn vị có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đẩy mạnh triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 12.506 hộ gia đình văn hóa (tỷ lệ đạt 68%), tăng 16,4% so với năm 2014; có 59 thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa

(tỷ lệ 45%), tăng 36,7% so với năm 2014; có 110 cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa (tỷ lệ 80,8%), tăng 43,3% so với năm 2014. Các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa thực sự là nơi định hướng tư tưởng, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người hướng đến các giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Việc định hướng xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện, huyện đã chỉ đạo các cơ quan Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa Thông tin - Thể thao, phối hợp với các đoàn thể chính trị xã hội của huyện, nhất là Đoàn thanh niên tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phục dựng lại một số lễ hội truyền thống của người Jrai, như lễ bỏ mả, lễ hội cầu mưa... các môn thể thao truyền thống như: đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co... múa dân gian, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, diễn tấu cồng chiêng, dệt vải, đẽo tượng và các môn thể

26 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

thao truyền thống. Hàng năm, huyện tổ chức từ 4-5 hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ/năm, thu hút từ 200-300 nghệ nhân, diễn viên không chuyên tham gia; các xã, thị trấn tổ chức trung bình 02 hội thi, hội diễn/năm; tổ chức từ 3-5 giải thể thao phong trào; các ngày lễ, các sự kiện chính trị đều tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng, thu hút hàng chục ngàn lượt người dân tham gia và cổ vũ. Đặc biệt, hàng năm huyện đã duy trì và tổ chức tốt các hội thi Liên hoan văn hóa truyền thống, liên hoan cồng chiêng, các hội thao Dân tộc thiểu số và tham gia cấp tỉnh... Các hoạt động này đều được gắn với không gian văn hóa cồng chiêng Đến nay, toàn huyện còn lưu giữ được trên 550 bộ cồng chiêng các loại, trong đó 20 bộ cồng chiêng quý hiếm, có khoảng gần 100 đội văn nghệ quần chúng, thuộc các thôn, buôn, tổ dân phố của 14 xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, trường học. Đây thực sự là những hoạt động tô đậm những giá trị văn hóa truyền thống, tạo sân chơi tinh thần lành mạnh cho cộng đồng.

Đồng thời, quan tâm

đầu tư xây dựng nhà văn hóa, thư viện, sân vận động, công viên, hoa viên, đài truyền thanh- truyền hình để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; học tập nội dung các chuyên đề về Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị cho hàng nghìn đoàn viên, thanh thiếu nhi; Cựu Chiến binh huyện tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho hàng ngàn đoàn viên, thanh thiếu nhi các dân tộc trong huyện, nhất là trong các dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm 30/4; 27/7; 22/12... Nhờ đó, công tác định hướng tư tưởng cho nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu nhi các dân tộc trong huyện trong quá trình xây dựng nhân cách, lối sống, xây dựng văn hóa, con người trên địa bàn huyện đã từng bước đem lại hiệu quả thiết thực. Một số hủ tục lạc hậu đã ăn sâu trong tư tưởng, đời sống của một

phận nhân dân và thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số từng bước bị đẩy lùi, tạo nên nét đẹp văn hóa trong thực hiện cuộc sống mới hiện nay.

Phát huy những kết quả đạt được trong công tác định hướng tư tưởng trong thanh thiếu nhi huyện Krông Pa thời gian qua, thời gian tới trong bối cảnh tình hình mới của đất nước, quá trình hội nhập toàn cầu tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi việc giáo dục thế hệ trẻ cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh. Trong đó, huyện chú trọng xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh thiếu nhi được rèn luyện, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành. Ðồng thời, tạo cho thanh thiếu nhi cơ hội để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, hưởng thụ văn hóa, lối sống đẹp, sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe và tinh thần, góp phần giảm thiểu các tai, tệ nạn xã hội và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

P.T.N

27Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Đời sống - Văn hóa

Tỉnh Gia Lai người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 46,23% dân

số. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng đến mọi lĩnh vực và phát triển thiếu bền vững ở khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đã khiến cho nhóm người DTTS gặp không ít rào cản và khó khăn trên con đường hội nhập.

Quá trình phát triển đã khiến những mâu thuẫn, đứt gãy những giá trị trong đời sống của người DTTS. Trong khi đó việc tiếp cận

NGƯỜI DTTS ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TẠI GIA LAI

với những chính sách bị hạn chế do vốn ngôn ngữ, tri thức hạn hẹp khiến đời sống của họ càng khó khăn khi không nắm bắt được những cơ hội mà quá trình phát triển kinh tế thị trường mang lại. Đi kèm với đó là những vấn đề xã hội nảy sinh liên tục trong một xã hội biến động đã khiến người DTTS ngày càng khó khăn, phát triển thiếu bền vững. Họ đối diện với những nguy cơ hiện hữu như bỏ học giữa chừng, xóa đói giảm nghèo không bền vững, ô nhiễm môi

trường, xâm lấn văn hóa, tảo hôn, chất lượng dân số thấp… đó là những vấn đề đòi hỏi nguồn lực rất lớn mới có thể giải quyết tận gốc. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề cho người DTTS hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả tối ưu. Dường như họ chỉ mới giải quyết ở phần biểu hiện mà chưa tìm nguyên nhân giải quyết tận gốc.

Công tác xã hội có ưu thế là giúp thân chủ khơi gợi tiềm năng, đánh thức khả năng tự giải quyết vấn đề trong nội bộ tộc người trên cơ sở nghiên cứu văn hóa, cá biệt, nhằm giúp thân chủ tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình. Giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng văn hóa, bản sắc của họ và thu hút sự tham gia của thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề.

Cũng như các địa phương các trên cả nước, tại tỉnh Gia Lai, ngành công tác xã hội (CTXH) được đào tạo khá muộn.

ThS. PHẠM VĂN ĐIỀU Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Gia Lai

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI THANH NIÊN

Dạy nghề sửa chữa ô tô cho con em người dân tộc thiểu số. Ảnh: Đ.T.

28 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Bắt đầu từ năm 2010 sau khi có Quyết định 32 về phát triển nghề CTXH (QĐ 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010) nhà trường đã mở lớp trung cấp CTXH được mở đầu tiên vào năm 2012. Và đến thời điểm hiện tại trường Cao đẳng nghề Gia Lai được UBND tỉnh Gia Lai giao nhiệm vụ là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh được đào tạo nhân viên CTXH cho địa phương.

Hiện nay, số lượt người được theo học CTXH từ các trình độ đạt 481 HSSV. Phần lớn trong số những HSSV tốt nghiệp đều được bố trí làm công tác lao động thương binh xã hội, mặt trận, đoàn thể ở các xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Một số ít các em làm việc cho các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH như trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy, trung tâm chăm sóc người khuyết tật…

Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho nhóm người nghèo, cận nghèo là người DTTS nên số lượng HSSV là người DTTS theo học tại trường Cao đẳng nghề Gia Lai cũng tăng đều đặn qua các năm. Năm 2016 là 213, năm 2017 là 362,

năm 2018 là 580 HSSV là người DTTS theo học. Thêm vào đó, nhà trường luôn tạo điều kiện để HSSV là người DTTS có thể yên tâm khi theo học tại trường như ưu tiên, miễn phí khi ở khu nội trú.

Đào tạo nghề CTXH tại trường CĐN Gia Lai mới được hình thành và phát triển được 7 năm. Tuy nhiên, khi nhìn vào số liệu thống kê số sinh viên đào tạo và liên kết đào tạo qua hàng năm có thể thấy được sự phát triển của nghề CTXH với cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Nghề CTXH tiếp tục kế thừa và phát huy lịch sử phát triển của nhà trường. Với đội ngũ giảng viên cơ hữu chuyên ngành, Chương trình đào tạo và giáo trình được dùng trong đào tạo hiện nay được áp dụng theo chương trìnhdo Bộ LĐTB&XH quy định. Tuy nhiên, với việc tiếp cận thị phần đào tạo, đòi hỏi của thị trường lao động ngày một khắt khe nên đội ngũ cán bộ, giảng viên của ngành thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Xây dựng chương trình gắn với thực tiễn chuyên môn, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đáp ứng với nhu cầu của người học bằng việc cân

bằng khối lượng kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đặc thù của địa phương có đông người DTTS sinh sống nên những vấn đề xã hội cũng khác nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy các giáo viên đưa bộ môn CTXH với người DTTS và môn Phát triển cộng đồng gắn với cộng đồng người DTTS đang sinh sống. Thêm vào đó, với định hướng của tỉnh là phát triển du lịch cho những năm tiếp theo nên khoa cũng mạnh dạn đưa thêm môn mới là du lịch và phát triển cộng đồng bền vững vào quá trình giảng dạy.

Qua thực tiễn quá trình công tác tôi nhận thấy việc ứng dụng những kiến thức, kỹ năng của nghề CTXH để giảng dạy cho những HSSV là người DTTS có thể góp phần làm thay đổi quá trình nhận thức cho người DTTS tại địa phương. Qua đó góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tiến tới từ từ thay đổi những thói quen, hủ tục lạc hậu, giúp cộng đồng người DTTS tiến tới xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo tồn văn hóa, hội nhập tốt hơn vào đời sống quốc gia, dân tộc.

Để đào tạo nhóm thanh niên là người DTTS trở thành nhân viên CTXH

29Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của nhóm người DTTS, phát triển bền vững, đồng đều giữa các dân tộc, vùng, lãnh thổ trở thành nhu cầu rất bức thiết hiện nay. Gắn với chủ trương phát triển hài hòa giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số cũng như đồng đều giữa miền xuôi và miền ngược đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ hiểu dân, gần dân, sát dân. Công tác xã hội sẽ làm được điều này với những lí do sau. CTXH là ngành khoa học được coi là điểm gặp nhau giữa xã hội học và tâm lý học. Phần nghiên cứu đặc điểm xã hội, lịch sử địa phương kết hợp với tâm lý tộc người, cá nhân dẫn đến những mâu thuẫn, biến đổi trong quá trình phát triển. CTXH với đặc trưng làm cho đối tượng tự nhận thức, giúp đỡ bằng “tự giúp”. Cùng tìm hiểu bối cảnh, đặc điểm kết hợp với những chính sách hỗ trợ và nhân viên CTXH bằng kỹ năng kiến thức của mình sẽ động viên đối tượng (nhóm người DTTS) vươn lên hội nhập và phát triển, để làm việc được với người DTTS đòi hỏi phải hiểu họ sâu sắc. Để hiểu người DTTS không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi phải 5 cùng. Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng làm việc, cùng chia

sẻ từ đó mới có những mối quan tâm và vấn đề chung cùng chia sẻ với nhau.

Đảng, nhà nước ta có rất nhiều chủ trương để đào tạo nguồn nhân lực người DTTS để nhằm phục vụ cho người DTTS tốt hơn. Những năm qua, giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn tồn tại. Vì khả năng hiểu ngôn ngữ yếu hơn nhóm người đa số nên trong quá trình học họ không nắm hết kiến thức, mà đã chán học, lại càng không hiểu. Nó tạo cái vòng luẩn quẩn. Để đào tạo nhân viên CTXH trong nhóm người DTTS không khó, nhưng nó đòi hỏi sự thấu hiểu, kiên trì và tận tình của những người làm công tác quản lý, đào tạo. Đó là sự kết hợp của chính quyền, các tổ chức với sự nỗ lực tham gia của người dân trên cơ sở tri thức, tôn trọng để mang lại hiệu quả cao nhất cho họ.

Để các cấp, các ngành, các nơi, nhiều người hiểu hơn về nghề CTXH đòi hỏi công tác tuyên truyền về nghề đẩy mạnh hơn nữa. Cần có nhiều người nói, nói nhiều cách, lan tỏa hơn nữa về nghề để xã hội dần nhận thức về nghề CTXH một cách rõ nét. Một phương cách

tuyên truyền hiệu quả là đào tạo. Chính HSSV sẽ là lực lượng lan tỏa, giúp người trẻ hiểu hơn về những hoạt động của nghề CTXH. Hiểu được tầm quan trọng của nghề CTXH trong phát triển nhóm người DTTS. Thực tiễn quá trình đào tạo bản thân tôi nhận thấy các em là người DTTS học CTXH làm công tác truyền thông rất tốt. Chỉ các em mới hiểu người DTTS cần gì, thanh niên DTTS cần gì để từ đó tuyên truyền cho cộng đồng của mình.

Với quá trình phát triển hiện nay, CTXH trở thành một ngành khoa học có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của nhóm người DTTS cũng như phát triển bền vững của đất nước. Nếu không cải thiện được chất lượng, suy nghĩ của nhóm thanh niên DTTS thì sẽ rất khó để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nhóm người DTTS trong tương lai. Thanh niên là rường cột của nước nhà như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói. Chính vì vậy, công tác đào tạo thanh niên tri thức là người DTTS là điều rất đáng được quan tâm hiện nay./.

P.V.Đ

30 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc xã

Sơn Lang, huyện Kbang, cách thị trấn Kbang khoảng 65km về phía đông bắc và có ranh giới giáp với ba tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Theo người Bahnar ở xã Sơn Lang (huyện Kbang), tên của khu bảo tồn là Kon Jrang, là tên một loại cây rừng có trái giống như chôm chôm mọc nhiều ở vùng này. Những người Kinh ở đây thì gọi đó là chôm chôm rừng.

Khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích khoảng 15.526ha, ở độ cao trung bình 900-1.000m so với mặt nước biển. Rừng trong khu bảo tồn chủ yếu là rừng kín lá rộng, đặc biệt có thảm thực vật rừng kín thường xanh do mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, độc đáo với ưu hợp hỗn giao giữa Hoàng Đàn giả,

Thông nàng, Hoa khế, các loài cây lá rộng khác. Đây là một trong những hệ sinh thái rừng hiếm hoi của Tây Nguyên và trên cả nước, hệ sinh thái rừng của khu bảo tồn chứa đựng quần thể nhiều loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng. Về thực vật có các loài cây dược liệu quý như: Găng vàng hai hạt, Sâm cau, Ô rô bà… Về động vật có các loài như: Trĩ sao, Gõ kiến đầu đỏ, Bồng chanh rừng, Chân bơi, Khướu đầu đen, Khướu mỏ dài… Đặc biệt loài chim Chân bơi hiện nay duy nhất ở khu vực sông Kôn, trong phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Khu hệ thú của Kon Chư Răng có nhiều loài đặc hữu cho Việt Nam như: Mang lớn, Vượn má hung, Vọc chà vá chân xám và các loài chim của vùng đặc hữu cao nguyên Kon Tum.

Khu bảo tồn nằm ở đầu

nguồn sông Kôn, ngoài chức năng lưu giữ nguồn gen động thực vật hoang dã còn có chức năng phòng hộ cho vùng hạ lưu sông Kôn, góp phần cung cấp và điều tiết nguồn nước cho 4 nhà máy thủy điện ở hạ lưu sông Kôn. Tại đây có nhiều suối, thác đẹp như: Suối Say, Suối Đá, suối Đắc Phan, hệ thống sông suối này tạo ra nhiều thác nước đẹp như: thác 3 tầng, thác 50, thác Trại Dầm, thác 5 tầng, thác Tóc Tiên… Các thác này có độ cao khá lớn, từ 20m - 50m quanh năm có nước đổ từ trên cao xuống tung bọt trắng và sương nước, tạo ra bầu không khí rất mát mẻ. Gần thác là hệ thống đá tảng lớn, tạo nhiều hang đá với các hình thù lạ mắt, xung quanh là những khu rừng nguyên sinh, rất đa dạng về sinh học. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu đơn

THANH HẢI Sở VH, TT & DL tỉnh

Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng huyện Kbang:

Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

31Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

giản của khách du lịch là tìm về thiên nhiên, được hoà mình với thiên nhiên hoang dã, thư giãn sau những ngày học tập và làm việc vất vả hoặc khám phá bản thân qua việc chinh phục núi, vượt thác.

Trong hệ thống thác tại khu bảo tồn, thác Hang Én hay còn gọi là thác 50 là ngọn thác đẹp, hùng vĩ nhất. Thác 50 có độ cao 54m, dòng nước mạnh chảy theo chiều thẳng đứng tạo nên lớp sương mù dày đặc. Dưới chân thác có nhiều khối đá to xếp chồng lên nhau như những bậc thang sừng sững. Cung đường di chuyển đến thác dài và hiểm trở. Có 2 đường để đến được thác 50. Điểm khởi đầu là doanh trại Kiểm lâm đi ô tô khoảng 6km đến một lối rẽ đi bộ khoảng 15 phút sẽ đến thác. Một đường khác là tiếp tục đi bằng ô tô đến Trại Bò (nơi đây có một trảng bằng rộng trên 03ha được bộ đội thiết lập để nuôi bò trong thời kỳ chiến tranh) bắt đầu cho cuộc hành trình đi bộ trong rừng. Đi khoảng 10 phút sẽ đến một dòng suối rộng khoảng 10m có những hòn đá mồ côi không lớn lắm nằm rải rác. Vượt qua con đường núi có độ chênh khoảng 60 độ và đường

dốc dài hơn 300m sẽ đến đỉnh núi cao, trước mặt là cánh rừng nguyên sinh. Ở đây có những loại cây cổ thụ, phong lan thuộc dòng quí hiếm, nhiều loài ong bướm, côn trùng, bò sát đặc chủng rất phù hợp với những người đam mê nghiên cứu động thực vật. Theo lối đường mòn trong rừng dài hơn hai cây số sẽ gặp thác 50 nước trắng xóa quanh năm, hơi nước lan tỏa khắp cả một vùng tạo nên cầu vồng 7 sắc rực rỡ. Thời điểm thích hợp để khám phá thác 50 là từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.

Khu bảo tồn có nhiều tuyến du lịch dự kiến khai thác trong thời gian tới như: thác 5 tầng, thác Trại Dầm và thác Tóc Tiên (2 ngày, 1 đêm); Đồi Sim - Thác Brong (1 ngày); cánh đồng Điện Biên - thác Liêm - thác tổ ong (1 ngày); thác Rêu (3 tầng) - thác Giặt áo (1 ngày) hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm gần gũi thiên nhiên cho du khách.

Bên cạnh những thác nước đẹp, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có kiến tạo địa chất cổ, có khu rừng hỗn giao, gồm nhiều loại cây lá kim và lá rộng với nhiều kiểu sinh thái rừng như rừng

kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp sau khai thác và sau nương rẫy. Trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác, có nhiều loại gỗ, dược liệu quý hiếm nên có thể thu hút các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu về thiên nhiên, sinh thái, đời sống của các loài động thực vật rừng quí hiếm.

Vùng đệm khu bảo tồn có cộng đồng người Bahnar còn bảo lưu nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: lễ hội đâm trâu, bỏ mả, cưới hỏi, ma chay, mừng lúa mới… Có thể kết hợp cho du khách tìm hiểu văn hóa bên cạnh các hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểu.

Tuy có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng với cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ như hiện nay, khu bảo tồn chưa triển khai rộng rãi các hoạt động du lịch. Hy vọng thời gian tới khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng sẽ trở thành địa chỉ thường xuyên của du khách muốn khám phá, chinh phục thiên nhiên khi đến Gia Lai./.

T.H

32 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Nhà Rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả làng,

nơi đây là không gian thiêng được cả cộng đồng coi trọng. Vì vậy, trước đây việc chọn đất để dựng nhà Rông luôn được dân làng thực hiện rất cẩn thận, nhà Rông phải nằm ở nơi cao ráo, thoáng mát ngay trung tâm của làng. Ngay khi chọn được đất để lập làng mới, người Bahnar sẽ bắt tay vào việc dựng nhà Rông đầu tiên, việc dựng nhà Rông là công việc hệ trọng của cả làng nên trước khi dựng nhà Rông, già làng sẽ tập hợp tất cả những người

CỦA NGƯỜI BAHNAR Ở MANG YANG

tài giỏi nhất trong làng để bàn bạc về việc dựng nhà Rông như thế nào. Khi dựng nhà Rông xong phải làm lễ treo trống và treo ở đầu nhà Rông hòn đá thiêng - được dân làng tin rằng đó là thần bản mệnh của làng.

Nhà Rông là nơi các già làng tới hội họp, trai làng tập trung, dân làng đến vui chơi và tham dự các buổi họp làng, nơi tổ chức các nghi lễ cộng đồng. Cũng là nơi quan khách của một gia đình vào tạm trú, các thương lái đến trao đổi hàng hóa, các trai làng khác đến vui chơi và tìm hiểu gái làng. Trước đây, nhà Rông

cũng như một pháo đài của làng, là nơi trai chưa vợ và góa vợ mang vũ khí lên ngủ để canh giữ buôn làng dưới sự điều khiển của chủ nhà Rông - một dũng sĩ tài ba nhất trong làng. Vì vậy, tại những khu vực hay xảy ra xung đột, một số làng có tới hai, ba nhà Rông, được bố trí ở những nơi xung yếu.

Ngày nay, nhà Rông vẫn giữ chức năng là không gian thiêng, nơi sinh hoạt cộng đồng chung của cả làng nên mọi sinh hoạt và nghi lễ liên quan đến cộng đồng luôn được tổ chức tại nhà Rông. Nghi lễ cúng lên nhà Rông mới

ThS. VŨ THỊ HUYỀN LY Trường Trung cấp VHNT tỉnh

Lễ cúng lên nhà Rông mới

Người Bahnar là tộc người DTTS tại chỗ của vùng đất Gia Lai, họ sinh sống chủ yếu ở các huyện Kông Chro, Kbang, Mang Yang, Đak Đoa, thị xã An Khê và một phần của huyện Chư Păh. Người Bahnar có các nhóm địa phương với tên gọi khác nhau, phù hợp với điều kiện sinh sống của từng vùng, trong đó, có nhóm Bahnar trên núi ở huyện Mang Yang, nhóm này có tên gọi là Bahnar Roh (hay Gơlar). Người Bahnar Roh còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đăc sắc, trong đó có Lễ cúng lên nhà Rông mới.

33Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

là một nghi lễ mang tính cộng đồng cao, mỗi khi dân làng dựng nhà Rông mới hay sửa chữa nhà Rông cũ thì đều phải thực hiện nghi lễ này nhằm cầu mong thần linh phù hộ cho dân làng được may mắn, có cuộc sống ấm no.

Một buổi sáng, tháng 11 chúng tôi được chứng kiến Lễ cúng lên nhà Rông mới của người Bahnar. Từ sáng sớm, trong cái hơi nóng của mùa khô, bà con dân làng Đê Kjiêng, xã Ayun, huyện Mang Yang đã tập hợp đông đủ tại sân nhà Rông của làng. Trước khi làm lễ cúng ở nhà Rông, hội đồng già làng đã tiến hành họp để bàn bạc, thống nhất ngày giờ, nội dung, hình thức, lễ vật và kinh phí tổ chức. Già làng chính cử ra 3 người thực hiện lễ cúng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cùng với sự hỗ trợ của những người giúp việc cúng. Trước đó, cây Chơ đang đã được dựng ở chính giữa nhà Rông, để chuẩn bị cho nghi lễ cúng tế. Lễ vật dâng cúng thần linh gồm có 1 con heo, 1 con dê, 1 con gà, 1 ghè rượu, tất cả được dân làng chuẩn bị từ trước đó.

Từ sáng sớm, hội đồng già làng đưa tất cả các con vật lên nhà Rông, cắt tiết

để lấy tiết cúng thần linh lần thứ nhất, bằng cách bôi tiết xung quanh 4 góc của cây Chơ đang, ngụ ý báo tin cho thần linh và ông bà tổ tiên biết hôm nay là ngày dân làng lên nhà Rông mới. Sau đó, các con vật dùng để cúng được đưa đi mổ thịt, lấy gan và nướng chín để làm đồ cúng. Đồ cúng được xếp trên lá chuối, xung quanh cây Chơ đang cùng với ché rượu cần. Tất cả các công đoạn đều được thực hiện ở trên bếp của nhà Rông. Sau khi thức ăn đã được nướng chín, hội đồng già làng tiến hành sắp xếp đồ cúng quanh cây Chơ đang để tiến hành lễ cúng chính thức. Mỗi con vật do một già làng cúng và được cúng cùng một lúc. Bài cúng với ý nghĩa mời các Yang về hưởng thụ lễ vật, cảm ơn các Yang đã phù hộ cho dân làng khỏe mạnh bình an trong thời gian qua, cầu bình an, sức khỏe và những điều tốt lành trong thời gian tới.

Sau khi các già làng cúng xong, dân làng đi xung quanh cây Chơ đang và đánh bài nhạc cồng chiêng mừng nhà Rông mới, lúc này, già làng lấy hai bó lá rừng đã chuẩn bị nhúng vào tiết các con vật

và đi rải khắp các góc của nhà Rông để cầu bình an, sau đó các bó lá này được treo lên mái nhà Rông.

Khi tất cả các nghi lễ cùng tế đã xong, các già làng chia lễ vật cho những người tham dự và mời họ uống rượu cần với mong muốn tất cả dân làng đều được hưởng lộc mà các Yang ban cho. Tiếp đó, những người tham gia lễ cúng đi chuyển xuống sân nhà Rông, đánh bài cồng chiêng mừng nhà Rông mới xung quanh những ché rượu cần do dân làng mang đến, cùng nhau vui chơi, ăn uống trong niềm hân hoan.

Lễ cúng lên nhà Rông mới của người Bahnar huyện Mang Yang là nghi lễ mang tính cộng đồng cao nhất, là biểu tượng cho sự đoàn kết của dân làng. Nhà Rông với mái cao vút là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, là cầu nối giữa con người với thần linh, là trái tim của cả làng. Thế nên, trong thời đại văn hóa hội nhập, các thiết chế văn hóa đã được xây dựng ở làng như hiện nay thì nhà Rông truyền thống vẫn là nơi thiêng liêng nhất đối với dân làng trên khắp các buôn làng Gia Lai./.

V.T.H.L

34 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Giờ nào việc nấyLữ đoàn 171 là đơn vị

tàu chiến đấu trực thuộc Vùng 2 Hải quân. Doanh trại đóng quân trên địa bàn thành phố du lịch biển Vũng Tàu - nơi có mật độ dân nhập cư lao động đông đúc. Trước tác động mặt trái của kinh tế thị trường, làm thế nào để cán bộ chiến sĩ có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, yêu mến đơn

Chính quy mẫu mực

MAI THẮNG

vị, yên tâm phục vụ quân đội lâu dài, an toàn tuyệt đối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là đội ngũ sĩ quan trẻ và chiến sĩ mới - một bài toán không dễ trong thời đại thông tin đa chiều và công nghệ 4.0

Xác định “Xây dựng nền nếp chính qui, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp” chính là “đòn bẩy” để cán bộ gương mẫu, chiến sĩ thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị và đoàn kết chung sức xây dựng đơn vị. Từ Đảng ủy Lữ đoàn đến cấp ủy đảng cấp dưới ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, triển khai nhiều biện pháp sát thực, cụ thể. Với tinh thần “Nói ít làm nhiều, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy chất lượng để đánh giá trình độ chỉ huy, năng lực công tác của sĩ quan, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan binh sĩ”.

Sau tiếng kèn báo thức lúc 5 giờ 30 phút sáng, cán bộ chiến sĩ ở hai khu vực Lữ đoàn bộ và khối tàu chiến đấu luyện 4 bài thể dục buổi sáng, 16 động tác võ, 35 thế liên quyền; hàng trăm chiến sĩ quân phục chỉnh tề kiểm tra nội vụ vệ sinh trước giờ làm việc; những sĩ quan miệt mài trên bục giảng; nữ quân nhân say sưa với huấn luyện thể lực kiểm tra cuối năm; tốp chiến sĩ vệ binh kéo xà đơn rèn luyện sức khỏe; chỗ này tưới rau, chỗ kia tăng gia, chỗ khác chăm sóc bồn hoa, cây cảnh; cả Lữ đoàn như một guồng máy thi đua sôi nổi “mỗi người làm việc bằng hai”.

Thượng tá Vũ Duy Lưu, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Lữ đoàn cho biết, Lữ đoàn 171 là đơn vị chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ Vùng 2 và Quân chủng Hải quân giao, quản lý,

ở Lữ đoàn tàu săn ngầm“Cán binh đoàn kết,

trên dưới một lòng; nội vụ gọn gàng, sẵn sàng cơ động; doanh trại xanh, sạch đẹp; thắm tình đoàn kết quân dân” là kết quả nổi bật sau hơn ba năm triển khai, thực hiện “lộ trình” chính quy mẫu mực ở Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Vùng 2 Hải quân.

35Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

bảo vệ chủ quyền vùng biển trọng yếu trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Để không ngừng tăng cường, nâng cao, mài sắc ý chí chiến đấu cho cán bộ chiến sĩ, nhất thiết thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật. Có nền nếp chính quy tốt, kỷ luật nghiêm minh, mới có quân nhân tốt. “Có được nền nếp chính quy, giờ nào việc ấy như bây giờ, chúng tôi đã triển khai nhiều biện pháp. Yếu mặt nào, xung kích vào mặt đó; thiếu khâu nào bổ sung khâu đó. Trong huấn luyện quân sự lấy hiệu quả làm thước đo song phải bảo đảm tuyệt đối an toàn; trong giáo dục chính trị tư tưởng, lấy động viên tinh thần, thuyết phục làm chính nhưng phải cương quyết; trong công tác, thực hiện “cán bộ cầm tay chỉ việc cho chiến sĩ”; trong đoàn kết nội bộ, đảng viên làm mẫu, cán bộ làm gương cho chiến sĩ noi theo; nội bộ đoàn kết, cán bộ yêu thương chiến sĩ thật lòng như anh em trong một gia đình”.

Phát huy nội lực, trên dưới cùng lo cùng làm

Đến Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân Vùng 2 những ngày đầu tháng 10 dương lịch, điều làm

chúng tôi ngạc nhiên là cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Chen giữa sở chỉ huy, phòng làm việc, nhà bếp, nhà ăn, nơi ngủ nghỉ, sân điều lệnh, đường nội bộ là hàng trăm cây xanh vươn mình trong nắng vàng cuối thu. Phía cổng Lữ đoàn các chiến sĩ vệ binh thực hiện ca đổi gác, trên sân băng, hàng trăm cán bộ chiến sĩ kiểm tra điều lệnh đội ngũ tay không, phía nhà bếp tổ cấp dưỡng đang chọn lọc, chế biến thực phẩm phục vụ bữa ăn chiều cho bộ đội.

Chỉ tay về phía những bồn hoa mới trồng trước hội trường xây mới sắp đưa vào sử dụng, Thượng tá Vũ Duy Lưu, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Lữ đoàn cho biết: “Ba năm trước, doanh trại Lữ đoàn chưa xanh, sạch, đẹp như bây giờ. Sân chào cờ ngày ấy là sân cỏ, đường nội bộ xuống cấp, doanh trại cũ kỹ, kho tàng cầu cảng chưa được xây mới, đời sống cán bộ chiến sĩ gặp nhiều khó khăn. Còn nay, Lữ đoàn như khoác lên mình màu áo mới, cán binh mẫu mực, trên dưới cùng lo cùng làm, mọi người binh đẳng, cùng nhau xây dựng đơn vị”.

Có được doanh trại

xanh, sạch, đẹp như hiện nay, Lữ đoàn đã huy động hàng ngàn ngày công lao động từ cán bộ chiến sĩ. Sau cuối giờ huấn luyện ngoài thao trường nắng lửa, vận dụng ngày hai ngày nghỉ cuối tuần, không phân biệt sĩ quan hay chiến sĩ, quân nhân nữ hay chiến sĩ nam, người khỏe xúc đất san nền, người nhỏ dọn cỏ, vệ sinh; chiến sĩ nam đào hố, chiến sĩ nữ trồng hoa. Tất cả bồn hoa, cây cảnh, cây xanh, vườn tăng gia, khu thể thao… đều từ nội lực, từ bàn tay và công sức của cán bộ chiến sĩ làm nên.

Đi trên con đường nhựa thẳng tắp dưới hàng cây rợp bóng mát, bên trái là khối nhà làm việc của cơ quan Lữ bộ, phía trước là khu thể thao và vườn rau xanh mướt, cạnh khu nhà ở sĩ quan và chiến sĩ là hàng cây xanh mướt vươn mình trong nắng cuối thu; chúng tôi như đi giữa công viên thu nhỏ. Chỉ khác, công viên này không chỉ có cây xanh hoa lá và những con đường nội bộ mịn màng, mà có những người lính Cụ Hồ khoác “áo vằn cánh sóng” mẫu mực, tâm huyết xây dựng Lữ đoàn chính quy và ngày càng hiện đại./.

M.T

36 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Huyện Chư Sê có 15 dân tộc thiểu số sinh sống với 12.912 hộ,

56.981 khẩu, chiếm 45,47% dân số (trong đó phần lớn là dân tộc Jrai: 10.335 hộ, 44.971 khẩu; Bahnar: 2.319 hộ, 10.963 khẩu; còn lại là các dân tộc ít người khác), tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa giữa các dân tộc. Tuy nhiên, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần một nửa trong tổng dân số cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn đối với huyện trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Nên biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là huy động sức mạnh nội lực của các DTTS để xây dựng và phát triển huyện nhà ngày càng văn minh, giàu đẹp là việc huyện luôn quan tâm chỉ đạo hàng đầu.

Xác định rõ điều đó, trong những năm qua, Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể của huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật

CỦA CÁC DTTS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘINGUYỄN HỒNG LINH

Chủ tịch UBND huyện Chư Sê

của Nhà nước trong đồng bào DTTS để dân nghe, dân hiểu, đồng tình và làm theo; tạo được sự đoàn kết thống nhất giữa các thành phần dân tộc trong phát triển KT - XH. Quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, hướng dẫn chuyển giao khoa học công nghệ cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế… để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các

nguồn lực của nhân dân và của Nhà nước để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS.

Huyện cũng luôn quan tâm và tranh thủ phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS trên toàn huyện, xem đây là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với người dân; có ảnh hưởng lớn trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS xây dựng Đảng, chính quyền, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; đóng góp tích cực trong các phong trào thi đua yêu

Huyện Chư Sê: HUY ĐỘNG SỨC MẠNH NỘI LỰC

Nhiều hộ dân huyện Chư Sê đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Đức Thụy.

37Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo ANCT-TTATXH tại địa phương.

Từ đó, đời sống của các DTTS trên địa bàn huyện được cải thiện đáng kể cả về vật chất và tinh thần; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Tình hình định canh định cư cơ bản ổn định; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giảm dần vùng đặc biệt khó khăn. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS; củng cố hệ thống chính trị cơ sở; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc; kết cấu hạ tầng được tăng cường. Những giá trị văn hóa của đồng bào DTTS trên địa bàn tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Góp phần vào sự nghiệp phát triển KT - XH chung của toàn huyện.

Nhiều hộ gia đình ồng bào DTTS đã biết kết hợp giữa truyền thống sản xuất của dân tộc với đổi mới trong nếp nghĩ, cách làm; quan tâm tới hiệu quả sản xuất, tăng năng xuất lao động, biết sử dụng máy nông cụ và đưa giống mới

có năng suất cao vào sản xuất, chuyển dần từ tập quán chăn thả rông sang chăn nuôi quy mô lớn, kiểm soát được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm… áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại. Tiềm lực từ mỗi hộ gia đình, mỗi người dân trong ý chí vươn lên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo được đánh thức đã làm phong phú, khởi sắc thêm bức tranh về sản xuất, phát triển kinh tế của huyện nhà. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 8,08%, tổng giá trị sản xuất đạt 11.359 tỷ đồng, tăng 47,54% so với năm 2015. Các tiềm năng kinh tế được khai thác hiệu quả, nâng tổng diện tích gieo trồng toàn huyện lên 34.748ha; tổng đàn vật nuôi: 189.515 con. Không những làm kinh tế giỏi, họ còn giúp đỡ các hộ khác thoát nghèo, vươn lên làm giàu thông qua việc hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật. Công tác giảm nghèo của huyện đạt kết quả, đến nay toàn huyện còn 1.676 hộ nghèo (hộ nghèo là người DTTS 1.490 hộ); hộ cận nghèo 2.718 hộ (hộ cận nghèo là người DTTS 2.341 hộ). Tiêu biểu như Ông Siu

Hueng - làng Greo Sek xã Dun trồng 6 sào lúa, 1.000 cây cà phê, nuôi 10 con bò, trừ các khoản chi phí thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra gia đình ông đã giúp 5 nhân công có việc làm thường xuyên với mức lương 3.000.000 đồng/tháng. Ông Siu Hnơih làng Phăm Kleo xã Bar maih là người tiên phong trong việc vận động các hộ gia đình cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế; gia đình ông hiện có 600 trụ tiêu kinh doanh, 1.300 cây cà phê, 4 sào lúa nước, 8 con bò. Trừ chi phí mỗi năm thu trên 200 triệu đồng. Ông Kpuih Blom làng O Grưng, xã Ia Ko trồng 1,6ha cà phê, 600 trụ tiêu, 6 sào lúa, 3 ha mì, 1ha điều, nuôi 24 con dê và 8 con bò, thu nhập bình quân trên 250 triệu/năm...

Không chỉ đóng góp về phát triển kinh tế, đồng bào DTTS còn góp phần bảo tồn và phát huy, làm cho văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện ngày càng đặc sắc. Nhất là thông qua Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, chương trình xây dựng Nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu… người dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, khí thế thi đua sôi nổi và trở thành động lực thúc đẩy bà con xây dựng xóm

38 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

làng ngày càng khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp. 09/14 xã trên toàn huyện đạt chuẩn NTM, huyện đang tiếp tục xây dựng 01 xã NTM nâng cao, 04 làng NTM trong làng đồng bào DTTS; 123/128 thôn, làng văn hóa. Đồng bào DTTS đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; xây dựng và thực hiện theo quy ước, hương ước ở các thôn, làng; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; ngăn chặn và đẩy lùi các tập tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; tích cực động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập, từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào DTTS. Hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền tại địa phương với 123 đội văn nghệ của các thôn, làng, 18 đội cồng chiêng, giữ gìn được 159 bộ cồng chiêng… hoạt động thường xuyên; các lễ hội, các làn điệu dân ca, nghề dệt thổ cẩm, điêu khắc, đan lát, chế tác nhạc cụ... được duy trì, đã góp phần giữ lại nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Công tác xã hội hóa trong xây dựng đời sống văn hóa đã được phát huy hiệu quả. Một số thôn làng tự đóng góp, thậm chí nhiều cá nhân người đồng bào

DTTS đóng góp hàng chục triệu đồng để mua sắm các bộ cồng chiêng, hiến đất làm đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng. Sau khi trang bị được các điều kiện về cơ sở vật chất, già làng, những người có uy tín cùng với hệ thống chính trị thôn, làng đến từng gia đình động viên những người biết đánh cồng chiêng, múa soang, kể khan, tạc tượng... và các nghề truyền thống khác truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Tiêu biểu phải kể đến Ông Đinh Hoh làng Puih Jri xã Bờ Ngoong, Ông Siu Đôm - làng Amil, xã Ayun, Ông Rah Lan Huy - làng Nhă, xã Ia Blang, Ông Siu Dâu xã Ia Pal...Nhiều thôn, làng từng là điểm nóng về an ninh chính trị, từ chỗ được tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách làm kinh tế, khôi phục lại các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc đã trở thành những điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như làng Yon, xã Ia Glai; làng Pham Ngol, xã Bar Maih…

Tuy nhiên, đời sống vật chất và tinh thần hiện nay của đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp, thiên tai dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, giá cả nông sản xuống thấp. Một

bộ phận đồng bào chưa biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, lười lao động. Đặc biệt, có một số người nhẹ dạ cả tin, bị kẻ xấu mua chuộc, lôi kéo, xúi giục làm những việc sai trái, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện...

Trong thời gian đến, huyện sẽ tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đoàn kết một lòng quyết tâm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đồng thuận,tin tưởng về tương lai phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyết tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bền chặt, vì sự nghiệp xây dựng Chư Sê văn minh, giàu đẹp./.

N.H.L

39Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Huyện Chư Pưh làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

THU LOAN UVBCH Hội VHNT tỉnh

Huyện Chư Pưh nằm ở cửa ngõ phía nam tỉnh Gia

Lai, trên địa phần phía nam cao nguyên Pleiku và khu vực phía đông bắc vùng bán bình nguyên Ea Suop. Nhiều yếu tố về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, xã hội đã góp phần hình thành nét đặc trưng của văn hóa dân gian nơi đây chính là văn hóa rừng.

Cộng đồng dân cư tại chỗ ở huyện Chư Pưh là

người Jrai, Bahnar sống tập trung ở 59 thôn, làng của tất cả các xã, thị trấn thuộc huyện. Người Jrai ở Chư Pưh có 34.917 người, chiếm tỷ lệ 50,66% dân số toàn huyện. Người Bahnar có số lượng cư dân ít, sống rải rác tại các xã, thị trấn của huyện. Trong quá trình sinh sống, các cư dân tại chỗ ở Chư Pưh đã kiến lập nên một nền văn hóa dân gian phong phú độc đáo. Điều

này thể hiện qua nhiều mặt của đời sống như văn hóa cư trú, văn hóa mưu sinh, văn hóa trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán, tín ngưỡng, đặc biệt là các loại hình văn học nghệ thuật dân gian.

Đồng thời, Chư Pưh cũng là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo như lễ bỏ mả, lễ cầu mưa, lễ cúng giọt nước... cùng với một số nghề truyền thống như

Các đội nghệ nhân trình diễn tiết mục cồng chiêng gắn với hoạt động tín ngưỡng dân gian. Ảnh: N.G.

40 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

nghề đan, làm rượu ghè, dệt thổ cẩm...

Song vì nhiều lý do khác nhau, những giá trị văn hóa truyền thống đó đã và đang dần phai nhạt theo thời gian, cấu trúc văn hóa truyền thống đang bị phá vỡ, bản sắc văn hóa đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng này, huyện Chư Pưh đã lãnh đạo, chỉ đạo khôi phục một số hoạt động văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ nhằm xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở Chư Pưh ngày càng phát triển toàn diện. Mấy năm gần đây, năm nào huyện cũng tổ chức Hội thi Văn hóa - Thể thao các dân tộc trên địa bàn huyện. Trong Hội thi này luôn có ít nhất từ 4 - 5 đội cồng chiêng của

các xã, tham gia. Trong sự kiện này còn tổ chức các cuộc thi hát dân ca, thi đan lát, dệt thổ cẩm và thi tạc tượng... Mỗi loại hình đều có 5 - 6 nghệ nhân trở lên. Năm 2016, huyện Chư Pưh mở lớp bồi dưỡng dạy tạc tượng tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, thu hút gần 30 nghệ nhân. Tại lớp bồi dưỡng, người biết làm tượng chỉ dạy cho người chưa biết làm tượng. Người đã biết làm học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau. Sau lớp bồi dưỡng đã có hơn 20 bức tượng được hoàn thành với nhiều chủ đề phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú của người Jrai. Nhờ có những hoạt

độnghội thi lễ kỷ niệm cồng chiêng dân ca, trình diễn nhạc cụ, trang phục truyền thống mới có thêm cơ hội để được trình diễn, nhiều hình thức vui chơi giải trí dân gian mới được củng cố và phát triển như trò đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ...

Qua các hoạt động, nhiều cư dân tại chỗ ở Chư Pưh thấy tự hào hơn về văn hóa truyền thống của mình, có ý thức rõ ràng trong việc tự giữ gìn những giá trị văn hóa. Anh Nay Tek ở Plei Djriêk, thị trấn Nhơn Hòa cho biết: “Người dân trong làng rất háo hức tập luyện cồng chiêng mỗi khi có hội thi, hội diễn ở huyện, ở tỉnh. Làng anh khao khát có thêm bộ chiêng nữa để thuận tiện hơn cho việc luyện tập”. Nhờ nhận thức đúng và sự quan tâm sâu sát đến văn hóa của các cấp, ban ngành mà văn hóa truyền thống của người Jrai ở Chư Pưh đang có những dấu hiệu dần khởi sắc. Và mỗi năm, người dân tộc thiểu số ở các plei, thôn, làng lại chờ đợi các đợt hoạt động đó như ngày hội của chính mình./.

T.L

Nghệ nhân Ksor Siơh (ngồi bên trái) bên hai bộ cồng chiêng cổ quý giá của mình.Ảnh: Minh Ngọc.

41Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Xác định văn hóa, phong tục, tập quán là linh hồn

của người DTTS. Vì thế, nhằm góp phần giữ gìn

NGUYỄN HÙNG LINH Trưởng phòng VHTT huyện Ia Pa

và phát huy những nét đẹp vốn có của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, những năm qua, huyện Ia Pa, đã tăng

cường chỉ đạo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

Ia Pa tăng cường bảo tồn và phát huy các giá trịtruyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số

Đoàn nghệ nhân huyện Ia Pa trình diễn cồng chiêng tại Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 . Ảnh: H.L.

Huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai hiện có 13.011 hộ, với 57.720 người dân sinh sống trên địa bàn 09 xã, với 12 dân tộc anh em gồm: Jrai, Bahnar, Tày, Nùng, Mông... trong đó hơn 70% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên bản sắc văn hóa truyền thống rất phong phú và đăc sắc. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, nguy cơ đồng hóa, mai một, thậm chí là mất bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS đang hiện hữu hơn bao giờ hết.

42 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

huyện đã tổ chức hơn 10 lớp truyền dạy cồng chiêng và nghề truyền thống gồm: lớp đánh đàn T’rưng, cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát. Không những thế nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tưởng chừng bị mai một cũng đã được phục dựng thành công như: Lễ Mừng lúa mới, Lễ cúng bến nước… Theo thống kê, đến nay toàn huyện lưu giữ được 69 bộ cồng chiêng; 1.140 người biết đánh chiêng; 9 người biết chỉnh chiêng; hơn 15 người biết chế tác các nhạc cụ truyền thống và sử dụng chúng như đàn T’rưng, đàn Goong, đàn Kni; 75 người biết tạc tượng; 51 người biết hát dân ca; 25 người biết kể sử thi. Nghề dệt, đan lát truyền thống của đồng bào tại chỗ được lưu giữ và phát huy chủ yếu là ở gia đình với 430 người biết dệt thổ cẩm; 519 người biết đan lát…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ia Pa vẫn còn là huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng những công trình phục dựng, bảo tồn, lưu

giữ so với bề dày văn hóa các DTTS vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân chính là do ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc trong thế hệ trẻ chưa cao, đa phần thanh thiếu niên thích chạy theo xu hướng thời đại, không mặn mà tham gia học tập, ít quan tâm đến việc gìn giữ, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào mình. Ngoài ra, một số cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS tại chỗ. Mặc khác, chưa huy động sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể cùng chung tay thực hiện mà chủ yếu cơ quan chuyên môn tham mưu huyện triển khai thực hiện.

Đứng trước những khó khăn, tồn tại đó, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trong thời gian tới để phát huy tốt hơn nữa, huyện Ia Pa tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn và phát

huy hơn nữa bản sắc văn hóa của đồng bào tại chỗ. Đồng thời, huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa- Thông tin huyện tiếp tục tham mưu đề xuất triển khai thực hiện và tăng cường sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan, của cấp ủy, chính quyền các địa phương và của toàn xã hội; tranh thủ sự ủng hộ đắc lực của già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người có uy tín, am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán dân tộc mình để quán triệt và thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc nói chung và chính sách về bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán các DTTS nói riêng; tăng cường mở các lớp truyền dạy nghề truyền thống; phục dựng các lễ hội mang bản sắc văn hóa tinh thần. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề DTTS phá hoại đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc./.

N.H.L

43Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Mô hình kinh nghiệm

Là một bí thư chi bộ gương mẫu, nhiệt tình trong công

việc, ông Siu Krế, làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Hiểu rõ sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thời gian qua, ông Siu Krế, Bí thư chi bộ làng Gran, xã Ia Hlốp ( huyện Chư Sê) luôn quán

triệt nội dung Chỉ thị số 05 đến từng đảng viên, triển khai cho đảng viên đăng ký làm theo gương Bác theo chuyên đề từng năm. Nhờ thế mà nhiều năm liền cá nhân ông, chi bộ làng Gran luôn được cấp trên đánh giá cao.

Làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê có tổng diện tích 496ha, 97 hộ dân với 465 nhân khẩu, chi bộ làng hiện có 16 đảng viên. Là một Bí thư chi bộ, ông Siu Krế luôn hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc phối hợp cùng

với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động người dân chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó tại mỗi buổi họp chi bộ ông luôn phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng đảng viên giám sát các đoàn thể, giúp đỡ người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi như: trồng cây cà phê, hồ tiêu, cao su, chăn nuôi bò, dê… để mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao.

Ông Siu Krế, cho biết: Bản thân tôi luôn hướng dẫn đảng viên trong chi bộ học tập Chỉ thị 05, trong đó vận động dân hiến đất làm đường, hiến đất xây nhà trường, tổng dọn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, dân làng ai cũng phấn khởi cũng làm theo. Khi tôi phân công đảng viên trong chi bộ hầu như ai cũng chấp hành theo điều lệ đảng và chấp hành tốt chủ thị 05,

Ông Siu Krế được UBND huyện Chư Sê tặng Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong 03 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị . Ảnh: H.H.

LÊ HUY HOÀNG

Siu Krế - Bí thư chi bộ trách nhiệm, hết lòng vì nhân dân

44 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

theo chủ trương của đảng pháp luật của nhà nước, người dân trong làng điều chấp hành tốt không ai nghe và tin những bọn kẻ xấu xúi giục, bây giờ dân làng ai cũng phấn khởi chăm kinh tế và xây dựng gia đình giàu có, giảm hộ nghèo, xóa được hộ đói.

Bên cạnh đó, mỗi khi cấp trên có một văn bản chỉ đạo gì, thấy nội dung liên quan đến quyền lợi người dân như: nạo vét mương thủy lợi, làm đường giao thông nông thôn, quyên góp tiền ủng hộ quỹ vì người nghèo…ông Siu Krế luôn chủ động phối hợp cùng với hệ thống chính trị làng tổ chức họp dân, triển khai kế hoạch kịp thời. Đồng thời tại mỗi buổi tổ chức sinh hoạt chi bộ, hệ thống chính trị ông cũng quán triệt mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, đoàn kết cùng chung một ý chí để góp ý xây dựng Nghị quyết lãnh đạo và muốn làm cho dân tin, dân yêu mến trước tiên mình phải đi vào thực tế để từ đó tìm ra phương pháp giải quyết những vấn đề đang còn tồn đọng trong cuộc sống của bà con.

Ông Siu Krế tâm sự: “Bản thân tôi luôn nêu

cao tinh thần tự giác và học hỏi để biết được Chỉ thị 05, tôi tuyên truyền cho đảng viên trong chi bộ noi theo. Tới đây, tôi mong muốn nhân dân làng tôi phải đưa con em đến trường học hành cho tử tế, học hành đến nơi đến trốn, về kinh tế ổn định, mà thiếu văn hóa thì cũng không được.

Theo ông Rơ Mah Híp, đảng viên chi bộ làng Gran, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê cho hay: Ông Siu Krế là một đảng viên gương mẫu, được tín nhiệm giữ chức bí thư chi bộ hơn 10 năm, nói chung trong quá trình lãnh đạo chi bộ, đồng chí luôn làm tốt vai trò trách nhiệm của mình để lãnh chi bộ ngày một vững mạnh hơn.

Với sự nhiệt tình, tận tụy với công việc, bản thân ông Siu Krế đã góp sức giúp cho diện mạo nông thôn của làng Gran có nhiều thay đổi, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/người/năm. Trong làng hiện có 04 hộ nghèo và 05 hộ cận nghèo, 100% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc cũng được phát huy một cách có hiệu quả, hiện làng còn lưu giữ 11 bộ cồng chiêng, thành lập được 2 đội cồng chiêng người già và thanh niên.

Nhận xét về Chi bộ làng Gran, bà Trần Thị Thúy Hà - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Hlốp cho biết: “Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ chính trị, trong những năm qua tập thể chi bộ làng Gran, mà đứng đầu là đồng chí bí thư chi bộ, ngay từ đầu năm, đồng chí bí thư chi bộ đã tiến hành tổ chức cho đảng viên đăng ký học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh và trên cơ sở đó các đồng chí đảng viên đã cụ thể hóa bằng những việc làm, hành động cụ thể của mình như là tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ năm 2017 đến nay, tập thể chi bộ làng Gran đều đạt hoàn thành xuất sắt nhiệm vụ, 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có đảng viên vi phạm pháp luật”./.

L.H.H

45Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Để thay đổi nếp nghĩ cách làm, Hội Phụ nữ xã Sơ Pai, huyện Kbang quyết định tìm ra phương thức để nâng cao thu nhập cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số, đó là thành lập mô hình “Trồng cây gây rừng” . Ý tưởng này được chị em đưa ra bàn bạc và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả chị em ở làng Tà Kơ.

Mô hình trồng cây gây rừngTHÚY ĐIỂM

Trung tâm VH,TT&TT huyện Kbang

Bà Đinh Thị Lưa - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơ Pai,

huyện Kbang cho biết: “Đầu tiên thì chị em chưa biết cách làm, đất thì bạc màu, năng suất không cao cho nên tôi đi học hỏi các xã, tôi thấy các xã phát triển mô hình trồng cây

gây rừng rất hay cho nên tôi về xin ý kiến Đảng ủy, chính quyền địa phương thành lập câu lạc bộ trồng cây gây rừng phát triển từ năm 2018 tại làng Tà Kơ.

Đó là suy nghĩ và cách làm của bà Đinh Thị Lưa - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơ Pai, huyện Kbang về

thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số tại làng Tà Kơ - xã Sơ Pai. Để thực hiện đạt kết quả, Hội thành lập mô hình “Trồng cây gây rừng” tại Chi hội làng Tà Kơ. Tham gia mô hình các thành viên được tiếp cận với các nguồn vốn

trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Kbang

Nhờ được giao đất, nhiều hộ ĐBDTTS huyện Kbang đã đầu tư trồng rừng, mang lại thu nhập cao. Ảnh: T.N.

46 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

vay ưu đãi, được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Đến nay, mô hình đã thu hút trên 60 thành viên tham gia với diện tích gần 30 ha.

Chúng tôi tham quan vườn keo của gia đình chị Đinh Thị Suy, ở làng Tà Kơ, chị cho hay: gia đình bắt đầu trồng keo lai từ năm 2018; trước đây gia đình có gần 6 ha đất trồng cà phê, mì, bắp và đậu các loại, nhưng do đất đồi có độ dốc cao, bạc màu, cà phê ra quả ít, mì, bắp, đậu các loại năng suất thấp, thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống. Năm 2018, được sự vận động của Hội Phụ nữ xã, gia đình đã mạnh dạn đầu tư tiền mua cây giống, chuyển đổi hơn 2 ha đất sang trồng keo. Chị Suy cho biết: Nhờ phụ nữ xã tuyên truyền cho nên tôi thay đổi nếp nghĩ cách làm, keo nhà tôi trồng được 2 năm đang phát triển tốt.

Gia đình chị Đinh Thị Nghiêm cũng có gần 4 ha đất sản xuất. Trong đó chị dành trên 2 ha trồng cà phê, bắp, lúa nước. Còn hơn 1 ha ở khu vực đồi cao, gia đình chị chuyển đổi sang trồng keo. Nhờ

được tập huấn kỹ thuật chăm sóc nên hiện tại cây keo phát triển rất tốt. Thấy vậy chị vận động nhiều chị em cùng tham gia. Chị Đinh Thị Nghiêm - Chủ nhiệm mô hình “Trồng cây gây rừng” làng Tà Kơ - xã Sơ Pai cho biết: Xã và Hội Phụ nữ xã tuyên truyền cho chúng tôi trồng cây gây rừng, tôi đã lồng ghép trong các buổi sinh hoạt, tuyên truyền cho chị em chuyển đổi những diện tích đất bị bạc màu sang trồng keo, đến nay ngày càng nhiều chị em chuyển đổi sang trồng keo để nâng cao thu nhập và thay đổi nếp nghĩ cách làm.

Theo các hộ trồng keo, loại cây này rất dễ trồng, không cần bón phân cũng chẳng cần chăm sóc nhiều như cây cà phê, bắp… ít tốn công, thỉnh thoảng làm cỏ, phát quang cành mà thôi. Sau khi trồng 1 đến 2 năm thì keo khép tán, cải thiện được đất đai, bảo vệ môi trường, giữ nguồn nước và chống xói mòn đất.

Bà Đinh Thị Lưa - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơ Pai, huyện Kbang cho biết: Trong thời gian tới Hội sẽ tiếp tục vận động hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở các làng trên địa bàn trồng thêm

khoảng 20 ha cây dổi, mắc ca và keo. Bà Lưa cho hay: Tăng cường vận động chị em trồng cây gây rừng nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, các làng còn lại như Buôn Lưới hộ nghèo còn cao nên quan tâm nhất, tuyên truyền vận động chị em biết áp dụng thay đổi các giống cây trồng như Mắc Ca, cây Keo và sau này Nhà nước có đưa giống thì đưa về các làng dân tộc thiểu số để thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc để cùng phát triển kinh tế gia đình ngày càng được hiệu quả hơn.

Phát triển mô hình “Trồng cây gây rừng” sẽ tạo ra sức sống mới cho vùng đất bạc màu, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế xã hội bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kbang, góp phần cùng với địa phương hoàn thành tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn./.

T.Đ

47Sinh hoạt nhân dân (12/2019)

Từ 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng/ tháng.Ngày 12/11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán

ngân sách nhà nước năm 2020.Theo đó, quyết nghị về việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/ tháng

lên 1,6 triệu đồng/ tháng kể từ ngày 01/7/2020.Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng (đối tượng do ngân

sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở mới.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 86/2019/QH14 cũng đã thông qua một số nội dung về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020:

- Tổng thu ngân sách nhà nước là 1.512.300.000 triệu đồng.- Tổng chi ngân sách nhà nước là 1.747.100.000 triệu đồng.- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 234.800.000 triệu đồng.- Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 488.921.352 triệu đồng. Thanh Lâm (Tổng hợp).

Chính sách pháp luật

Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ, từ 01/12/2019 chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (QĐND, CAND và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, gồm:

- Phụ cấp thu hút;- Phụ cấp công tác lâu năm;- Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác;- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch;- Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội

ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu;- Tiền tàu xe khi nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình;- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;- Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên

chức quản lý giáo dục. Hải Âu (Tổng hợp).

TỪ 01/7/2020, LƯƠNG CƠ SỞ TĂNG LÊN 1,6 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG

TOÀN BỘ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỪ 01/12/2019

48 Sinh hoạt Nhân dân (12/2019)

Lịch nghỉ tết nguyên đán 2020Lịch nghỉ tết nguyên đán 2020

Chính phủ thống nhất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý (2020) kéo dài 7 ngày, trong đó có 5 ngày nghỉ tết Nguyên đán theo bộ luật Lao động và 2 ngày nghỉ bù.

Theo đó: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là công chức, viên chức) nghỉ Tết Âm lịch năm 2020 liền 7 ngày, từ thứ Năm ngày 23/1/2020 đến hết thứ Tư ngày 29/1/2020 (tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Canh Tý).

Do ngày 25/1/2020 (tức ngày Mùng 1 và Mùng 2 Tết Âm lịch) trùng vào thứ Bảy và Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên công chức, viên chức sẽ nghỉ bù vào ngày 28/1/2020 và ngày 29/1/2020 (tức ngày Mùng 4 và Mùng 5 Tết Âm lịch).

Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc họp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.

Đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định vào Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để có lịch nghỉ phù hợp.

Phạm Hằng (Tổng hợp).