56
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 TổNG BIêN TậP ThS. Trần Phú Minh HỘI ĐỒNG BIêN TậP TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát; ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn; TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang; ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung. PHó TổNG BIêN TậP Vũ Mạnh Tiến THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523) 04. 3224 7219 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn IN ấN Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội. THôNG TIN Sự KIệN 2 Kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6: Đạo đức báo chí - đòi hỏi từ độc giả VăN HùNG 4 Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc với VDB PV 6 Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề đặt ra đối với VDB BAN CHíNH SáCH PHáT TRIểN, VDB 9 VDB với việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020 Vũ THị HảI YếN 11 Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội: Hiệu quả từ kênh huy động vốn thông qua VDB NGHIêN CứU TRAO đổI 15 Hoàn thiện cơ chế lãi suất tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hiện nay NHóM NGHIêN CứU, BAN CHíNH SáCH PHáT TRIểN, VDB 19 Làm gì để nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng? VăN CHươNG - HảI BíCH 22 Thu thập thông tin đánh giá tình hình tài chính của khách hàng LưU PHướC VẹN 24 Quy định của pháp luật về hoạt động cho vay giữa các doanh nghiệp CHí HIếU - MINH ĐẹP 26 Hai mươi năm và công nghệ tin học VDB hiện nay Lê CHươNG - Đỗ NGọC TIếNG NóI Từ Cơ Sở 29 Mười năm và những thành quả bước đầu ThS. Lê QUANG TOàN 31 Góp phần phát triển KT - XH tỉnh miền núi phía Bắc NGUYễN THị VIệT Hà 33 Phát huy hiệu quả vốn Nhà nước trên địa bàn Khánh Hòa - Ninh Thuận PHạM MạNH TUấN 35 Tôn nền vượt lũ cho người dân vùng lũ An Giang, Đồng Tháp Lê VăN KHANH TRONG Số NàY Tạp chí ra hàng tháng 37 Hoàn thiện quy chế phân phối tiền lương của VDB hiện nay theo hướng nào? NGọC CHÂU 40 Đổi mới để thu hút khách hàng vay vốn TDXK Võ THANH PHONG 42 Vững bước qua hành trình 10 năm BùI NGọC QUANG TàI TRợ Dự áN 45 Đồng Giao - Bước chuyển mình hiệu quả HOàNG MAI HIềN 47 Hành hương - du ngoạn Tây Thiên NGUYễN THị KIềU LINH 49 Phát điện tổ máy số 2 thủy điện Huội Quảng PV VăN HóA - Xã HộI 50 Mười năm tình nghĩa vẹn tròn THáI VăN THôNG 52 Nguyện cùng sánh vai Lê NGọC CHÂU 52 Thời giờ vàng ngọc THế LậP TìM HIểU PHáP LUậT 53 Tình huống pháp lý số 46 Võ CHí HIếU THôNG TIN TàI CHíNH - NGâN HàNG 54 Gỡ khó cho doanh nghiệp, không chủ quan với lạm phát THANH TùNG 55 Thị trường tiền tệ diễn biến ổn định PV CHUYêN NGữ TIếNG ANH 56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng BảO HIểM TIềN GửI KV Hà NộI 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016) Tạp chí

TroNg số NàY - Ngân hàng phát triển Việt Nam4 Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc với VDB PV

  • Upload
    lythu

  • View
    215

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường;

TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3736 7976 (máy lẻ 6519/6523) 04. 3224 7219Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Thông Tin sự kiện

2 Kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6:Đạo đức báo chí - đòi hỏi từ độc giả

VăN HùNg

4 Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc với VDB

PV

6 Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề đặt ra đối với VDBBaN CHíNH sáCH PHáT TriểN, VDB

9 VDB với việc thực hiện Chiến lược tài chính đến năm 2020Vũ THị Hải YếN

11 Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội: Hiệu quả từ kênh huy động vốn thông qua VDB

nghiên cứu Trao đổi

15 Hoàn thiện cơ chế lãi suất tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩucủa Nhà nước hiện nay

NHóm NgHiêN Cứu, BaN CHíNH sáCH PHáT TriểN, VDB

19 Làm gì để nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng?VăN CHươNg - Hải BíCH

22 Thu thập thông tin đánh giá tình hình tài chính của khách hàngLưu PHướC VẹN

24 Quy định của pháp luật về hoạt động cho vay giữa cácdoanh nghiệp

CHí Hiếu - miNH ĐẹP

26 Hai mươi năm và công nghệ tin học VDB hiện nayLê CHươNg - Đỗ NgọC

Tiếng nói Từ cơ sở

29 Mười năm và những thành quả bước đầuThs. Lê QuaNg ToàN

31 Góp phần phát triển KT - XH tỉnh miền núi phía BắcNguYễN THị ViệT Hà

33 Phát huy hiệu quả vốn Nhà nước trên địa bànKhánh Hòa - Ninh Thuận

PHạm mạNH TuấN

35 Tôn nền vượt lũ cho người dân vùng lũ An Giang, Đồng ThápLê VăN KHaNH

TroNg số NàY

Tạp chí ra hàng tháng

37 Hoàn thiện quy chế phân phối tiền lươngcủa VDB hiện nay theo hướng nào?

NgọC CHÂu

40 Đổi mới để thu hút khách hàng vay vốn TDXKVõ THaNH PHoNg

42 Vững bước qua hành trình 10 nămBùi NgọC QuaNg

Tài Trợ dự án

45 Đồng Giao - Bước chuyển mình hiệu quảHoàNg mai HiềN

47 Hành hương - du ngoạn Tây ThiênNguYễN THị Kiều LiNH

49 Phát điện tổ máy số 2 thủy điện Huội QuảngPV

văn hóa - xã hội

50 Mười năm tình nghĩa vẹn trònTHái VăN THôNg

52 Nguyện cùng sánh vaiLê NgọC CHÂu

52 Thời giờ vàng ngọcTHế LậP

Tìm hiểu pháp luậT

53 Tình huống pháp lý số 46Võ CHí Hiếu

Thông Tin Tài chính - ngân hàng

54 Gỡ khó cho doanh nghiệp, không chủ quan với lạm phátTHaNH TùNg

55 Thị trường tiền tệ diễn biến ổn địnhPV

chuyên ngữ Tiếng anh

56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngBảo Hiểm TiềN gửi KV Hà Nội

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Báo chí đã tích cực tham gia vào toàn diện đời sống xã hội, đưa chủ trương, đường

lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; giám sát, phản biện, đóng góp, hiến kế thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, ổn định chính trị đất nước; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; góp phần xây dựng xã hội văn minh. Báo chí phát hiện, biểu dương người tốt, việc tốt đồng thời cũng kịp thời chỉ ra những mặt yếu kém, nhất là vụ việc, hành vi tiêu cực, phương hại lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền đất nước. Báo chí cùng nhiều doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện; mang

lại niềm vui cho biết bao gia đình, cho những số phận éo le, khó khăn để họ có cơ hội thoát nghèo, vượt khó, học tập, lao động và cống hiến, vượt qua khó khăn bất thường như bệnh tật, hoặc kém may mắn… Báo chí đã khẳng định sức mạnh, uy tín xã hội và vị thế chính trị của mình. Các cơ quan báo chí đã không để xảy ra sai sót về quan điểm chính trị; chấp hành tốt định hướng thông tin từ cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí. Nhờ đó, họ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

Chưa bao giờ đời sống thông tin lại sôi động, phong phú nhưng không kém phần phức tạp như bây giờ. Mọi người được thụ hưởng thông tin ở mức cao nhất,

thậm chí nhanh nhất theo mong muốn bởi sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống báo mạng điện tử. Giải thích cho những yếu kém, tồn tại của báo chí, có ý kiến cho rằng là do số lượng báo chí nhiều hơn so với yêu cầu; lại có ý kiến rằng do một số cơ quan báo chí được cấp quá nhiều ấn phẩm phụ nên lãnh đạo không kiểm soát được nội dung; các cơ quan báo chí đang chuyển dần sang cơ chế thị trường, “tự nuôi nhau” nên dễ nảy sinh chuyện phải mưu sinh bằng mọi giá; phức tạp trong đời sống thông tin hiện nay còn là ở nội dung thông tin trên báo chí điện tử, nội dung xấu, thông tin đồn thổi, bịa đặt... ở một số trang mạng xã hội, các loại hình truyền

� Văn Hùng Ban Tuyên giáo Trung ương

Với những đóng góp quan trọng của báo chí cách mạng Việt nam cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong hơn tám thập kỷ, không thể phủ nhận được vai trò dẫn dắt tư tưởng, nhận thức chính trị, định hướng dư luận của báo chí đối với độc giả.

kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí cách mạng việt nam 21/6/1925 - 21/6/2016

ĐạoĐức

báochí

đòi hỏi từ độc giả

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

thông trên internet.Trong dòng chảy thông tin

hàng ngày, dễ nhận thấy có một lực lượng không nhỏ phóng viên, cộng tác viên của một số cơ quan báo chí tích cực, sốt sắng tham gia phản ánh các vấn đề, vụ việc cụ thể về doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, cá nhân hay tổ chức nào đó với những thông tin chính xác, vô tư, khách quan, trung thực với động cơ văn hoá, nhân ái, mang tính xây dựng. Song, cũng không ít thông tin vội vàng, hồ đồ, võ đoán, quy kết, phán xét, thậm chí biến sai ít thành nhiều, không thành có, thổi phồng bóp méo khuyết điểm. Cách đặt tít bài thể hiện sự ác ý, châm chọc, mạt sát sâu cay, chua chát, tạo nên bức xúc từ đối tượng

bị phản ánh và trong dư luận. Một bộ phận không còn là cá biệt người làm báo đi ngược lại đạo đức cao quý của người cầm bút, văn hoá tốt đẹp của báo chí mà xã hội tôn vinh và kính trọng: tôn trọng, chia sẻ, hợp tác, cùng tìm ra cái xấu, khuyết điểm để khắc phục, biết đấu tranh với cái xấu, cái ác; bênh vực, bảo vệ cái đúng. Phải chăng, trước thực tế này, vừa qua, Hội Nhà báo đã soạn thảo bộ quy chuẩn đạo đức báo chí để đưa vào cuộc sống báo chí. Phải chăng xa rời tôn chỉ mục đích, viết theo đơn đặt hàng, không công tâm trong việc đưa thông tin… đang là khuynh hướng cần quan tâm trong đời sống báo chí?

Đời sống báo chí sẽ phức tạp

nếu không nhìn thẳng vào thực tế, đi sát thực tế hoạt động báo chí, thiếu kiểm tra cụ thể từ các cơ quan có trách nhiệm. Xa rời thực tế, văn bản quy phạm pháp luật không điều chỉnh được hành vi. Nếu thoát ly đời sống thực của báo chí mọi cuộc hội nghị, hội thảo sẽ trở nên hình thức, buồn tẻ.

Đạo đức và năng lực làm báo của nhà báo quyết định chất lượng và hiệu quả thông tin. Bạn đọc luôn mong đợi và đòi hỏi ở những người làm báo phải có trách nhiệm và lương tâm. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu yêu cầu từ bạn đọc, người làm báo mới thật sự là nhà báo chân chính, xứng với sự tôn vinh và ghi nhận của xã hội.

Ảnh: Internet

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Cùng tới dự có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ

Trưởng Bộ Tài chính; Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương cùng đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; đại diện các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng thương mại; các đồng chí nguyên Ủy viên Hội đồng quản lý VDB, các đồng chí Ủy viên BCH Đảng ủy, Thường trực Công đoàn, Đoàn thanh niên, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực

thuộc VDB; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.

Tại buổi Lễ, Bộ Tài chính đã công bố các quyết định: Quyết định số 928/QĐ-TTg ngày 30/5/2016 của Thủ tưởng Chính phủ v/v Q. Chủ tịch Hội đồng quản lý VDB Nguyễn Quang Dũng nghỉ hưu từ 01/6/2016; Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 30/05/2016 của Thủ tưởng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc BIDV giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB từ ngày 01/6/2016. Đồng thời, công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thôi kiêm nhiệm Thành viên Hội đồng quản lý VDB đối với 03 đồng chí: Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Phước Thanh, Phó Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao Quyết định, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Quang Dũng và Phạm Quang Tùng. Đồng chí Nguyễn Quang Dũng và Phạm Quang Tùng đã có lời phát biểu cảm ơn. Trên cương vị mới, là Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB, đồng chí Phạm Quang Tùng mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để VDB hoàn thành tốt nhiệm vụ tái cơ cấu, trở thành tổ chức tài chính vững mạnh hoạt động hiệu quả chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước; đồng

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ làm việc với VDB

ngày 06/6/2016, tại Hà nội, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) tổ chức Lễ công bố các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhân sự lãnh đạo của VDb. Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên bộ Chính trị, phó Thủ tướng Chính phủ tới dự, trao quyết định và chủ trì buổi làm việc với VDb.

Ảnh: Trần Hải

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

thời sẽ triển khai thực hiện đẩy mạnh các hoạt động được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính giao, xây dựng tập thể VDB vững mạnh…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo: Chủ tịch Hội đồng Quản trị và tập thể Ban lãnh đạo VDB cần tập trung giải quyết các công việc trọng tâm như: Hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2016; chỉ đạo quyết liệt công tác xử lý, thu hồi nợ, hoàn thành thu nợ gốc và lãi, đảm bảo nguồn vốn hoạt động, giảm nợ xấu, đảm bảo cân đối tài chính; thực hiện cơ cấu giai đoạn 2 theo Chiến lược phát triển của VDB, có bước tiến rõ rệt trong năm 2016; Hoàn thành các hạng mục phụ trợ của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời hoàn thành phương án tái cơ cấu nguồn vốn góp của VDB tại dự án; Tổ chức triển khai cho vay vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ tốt hơn hoạt động tín dụng đầu tư ngay sau khi Đề án cho vay vốn ngắn hạn được phê duyệt; Hoàn thiện Đề án cho vay vốn tín dụng xuất khẩu theo chuỗi liên kết…

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc

mừng nhân sự mới của VDB; đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của VDB trong suốt thời gian qua để giải quyết những khó khăn, tồn tại của hệ thống và hiện VDB đang có bước chuyển quan trọng trong giai đoạn tái cơ cấu. Về nhiệm vụ của VDB đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cụ thể, VDB cần phải triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đó. Để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển bền vững của đất nước, VDB phải xây dựng cho được vị thế tài chính vững mạnh, phát triển nhanh và bền vững… Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của Ban lãnh đạo và tập thể VDB đã vượt qua mọi khó khăn để duy trì hoạt động ổn định. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trong năm 2016 cũng như giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng đề nghị VDB quán triệt và triển khai thực hiện ngay tổ chức và hoạt động của VDB theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; sớm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để sửa đổi Nghị định số 75/NĐ-TTg ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho phù hợp với tình

hình mới; Cần phối hợp với các bộ, ngành để trình Bộ Tài chính bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị VDB. Sớm ban hành quy chế quản lý tài chính, quy chế xử lý rủi ro, đề án tái cơ cấu và xử lý nợ của giai đoạn 2016 – 2020; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, nâng cao năng lực quản trị của VDB và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với các vấn đề như bổ sung vốn điều lệ, phân loại nợ, cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý... đề nghị VDB phối hợp với các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện trình Bộ Tài chính.

Thay mặt VDB, Tổng Giám đốc Trần Bá Huấn tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Trong thời gian tới ban lãnh đạo và tập thể cán bộ viên chức VDB sẽ đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. VDB mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Chính phủ và các bộ, ban, ngành để VDB có điều kiện hoạt động tốt hơn.

� PV

Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT VDBẢnh: Trần Hải

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Chiến lược đã đánh giá lại quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong

thời gian qua trên nhiều lĩnh vực khác nhau (kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hoá - xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ…), đồng thời xác định mục tiêu, định hướng và đưa ra những giải pháp về hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực đó.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi giới thiệu những nội dung liên quan đến hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế được đặt ra trong Chiến lược nói trên, qua đó đề xuất một số nội dung mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần triển khai nhằm thực hiện Chiến lược này.

hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế

Mục tiêu của hội nhập kinh tế Chiến lược tổng thể hội nhập

quốc tế xác định mục tiêu tổng quát của quá trình này là “nhằm góp phần tăng cường sức mạnh

tổng hợp Quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước”.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát đó, Chiến lược đặt ra một số mục tiêu cụ thể của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế như sau:

Một là, mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý;

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm;

Ba là, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất, cung ứng ở khu vực và toàn cầu;

Bốn là, đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng

trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; Năm là, đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường nội lực, giảm mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước ASEAN-6 (gồm các nước: Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines, Indonesia, Brunei).

Quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tếĐể đạt được những mục tiêu

đã đặt ra, Chiến lược đã xác định các quan điểm chỉ đạo cụ thể đối với quá trình hội nhập quốc tế; trong đó, những quan điểm chỉ đạo được đưa ra đối với hội nhập kinh tế là:

- Lồng ghép việc triển khai các định hướng Chiến lược hội nhập quốc tế với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực.

- Gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực của các ngành,

hỘI NhẬP KINh TẾ QUỐc TẾ VÀ VẤN đỀ đẶt RA đỐi VỚi VDB

� Ban CHínH sáCH PHáT Triển

ngày 07/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh: Internet

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

doanh nghiệp, quá trình tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước, quá trình đổi mới, nhất là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

- Hội nhập kinh tế là trọng tâm; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hệ thống thể chế; chú trọng việc khai thác hiệu quả các cam kết đã ký kết. Tăng cường sự phối hợp giữa hội nhập kinh tế với hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác.

Định hướng và giải pháp hội nhập kinh tế

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo được xác định như trên, Chiến lược đề ra 6 nhóm định hướng và giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế, gồm:

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới” trong tình hình mới gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XI và XII của Đảng.

Không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; quản lý chặt chẽ nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài.

Gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền; phát huy thế mạnh của từng địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nâng

cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng.

Thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực thương mại tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung.

Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế.

Triển khai các hoạt động hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của đất nước, góp phần huy động nguồn lực tài chính và củng cố hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước vững mạnh, có khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài.

một số vấn đề đặt ra đối với vdBQua nghiên cứu các định

hướng và giải pháp hội nhập kinh tế được đưa ra trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập tại Chiến lược nói trên là một quá trình được triển khai một cách sâu rộng và có tác động đến nhiều ngành, nghề, địa phương cũng như các thành phần kinh tế. Đồng thời, quá trình này lại có liên quan mật thiết và tác động đến các lĩnh vực khác (chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ…).

Thứ hai: Các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, định hướng và giải pháp thực hiện quá trình hội nhập kinh tế đều gắn kết chặt chẽ với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; theo đó, Đề án tổng thể tái

cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020 đặt ra định hướng tái cơ cấu một số lĩnh vực chủ yếu là: (a) Duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định; (b) Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm tái cơ cấu kinh tế (bao gồm: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước); (c) Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, điều chỉnh chiến lược thị trường, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế; (d) Tiếp tục tái cơ cấu, xây dựng và phát triển cơ cấu vùng kinh tế hợp lý.

Thứ ba: Việc thực hiện các định hướng và giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của VDB. Chẳng hạn:

Một số giải pháp trong nhóm giải pháp về cải thiện môi trường thu hút đầu tư và trong nhóm giải pháp về gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền và giữa các ngành hàng… có liên quan và ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động và lĩnh vực tài trợ của VDB, như:

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, bảo đảm không vượt giới hạn cho phép và giữ vững an toàn tài chính Quốc gia.

+ Nâng cao vai trò định hướng của đầu tư công trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư (PPP).

+ Bảo đảm việc hoạch định và triển khai các chiến lược, quy

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

hoạch, kế hoạch phát triển của các tỉnh, vùng, miền; nhất là phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, phát triển đô thị.

+ Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và nâng cao vị trí của Việt Nam trong mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; gia tăng thị phần của hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là với các ngành, hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao; thúc đẩy tham gia liên kết các ngành hàng, ví dụ liên kết ngành hàng nông sản; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành… (Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định đối tượng phục vụ của VDB như sau: Tập trung vốn tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp nông thôn; xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Hoạt động tín dụng xuất khẩu được tập trung vào những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế).

Một số giải pháp trong nhóm giải pháp về thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn lĩnh vực và hình thức tài trợ của VDB, đặc biệt là trong nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu; như: tuân thủ lộ trình thực hiện, đáp ứng đầy đủ nội dung và mức độ đã cam kết; tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết gia nhập WTO và tích cực tham gia vòng đàm phán Doha của WTO cũng như các vòng đàm phán đa phương tiếp theo; ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do; tăng cường hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN… Nguyên nhân là do định hướng của hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Chiến lược phát triển VDB đã

được xác định là phải đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế.

Một số giải pháp trong nhóm giải pháp về hội nhập trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ (như: thúc đẩy áp dụng các chuẩn mực mới về giám sát tài chính - ngân hàng; tích cực tham gia vào các cơ chế xây dựng luật lệ và chuẩn mực tài chính quốc tế; từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế;…) có liên quan đến việc thực hiện định hướng hoạt động của VDB được xác định tại Chiếc lược phát triển VDB theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ (Chiến lược phát triển VDB đã đặt ra một số chỉ tiêu an toàn tài chính của VDB hướng theo chuẩn mực quốc tế, như: tỷ lệ an toàn vốn năm 2020 đạt 10%; tỷ lệ nợ xấu phấn đấu ở mức 4%-5% vào năm 2020, dưới 3% sau năm 2020…).

Trong bối cảnh hiện tại, VDB đang tái cơ cấu hoạt động theo Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo Chiến lược này, VDB phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, trong đó có việc rà soát lại danh mục chương trình, dự án, ngành hàng thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; đồng thời thực hiện các giải pháp hiện đại hóa hoạt động và áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Thực hiện Chiến lược phát triển được phê duyệt, hiện nay VDB đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng các văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động của VDB (như: Nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011, Quy chế cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Quy chế cho vay vốn ngắn hạn đối với các dự án đã được vay vốn tín dụng đầu tư, Quy chế quản

lý tài chính, Quy chế xử lý rủi ro). Đồng thời, VDB cũng đang triển khai xây dựng các quy định nội bộ liên quan tới tổ chức, quản trị và hoạt động của VDB phù hợp với Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VDB đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015.

Qua nghiên cứu Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế, có thể dễ dàng nhận thấy các định hướng và giải pháp hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kinh tế có nhiều nội dung tương đồng với định hướng và giải pháp được đưa ra tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày ở phần trên của bài viết. Do đó, để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển VDB phù hợp với Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế của đất nước, VDB cần tổ chức nghiên cứu định hướng và giải pháp về hội nhập kinh tế quốc tế để có sự chuẩn bị cần thiết và triển khai những công việc liên quan trong quá trình thực hiện các giải pháp tái cơ cấu hoạt động của VDB theo Chiến lược phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các văn bản pháp lý và các quy định nội bộ nói trên.

Tài liệu THaM kHảo:

Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VDB.

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), với tư cách là một

định chế tài chính được giao thực hiện chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước, cần có những giải pháp đổi mới hoạt động TDĐT và TDXK phù hợp với Chiến lược phát triển VDB đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần vào việc thực hiện Chiến lược Tài chính của quốc gia.

những nội dung liên quan đến hoạt động của vdB

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tổng quát và 6 nhiệm vụ cụ thể. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ này, Chiến lược đã đề ra 8 nhóm giải pháp thực hiện liên quan đến hầu hết mọi hoạt động tài chính của nền kinh tế, như: nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính; đổi mới cơ chế tài chính phát triển dịch vụ công; hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp; phát triển đồng bộ thị trường tài chính và dịch vụ tài chính…

Đối với hoạt động đầu tư của nền kinh tế, Chiến lược nhấn mạnh việc thực hiện những giải pháp về chính sách tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng và thiết yếu như: hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư, kinh doanh ở các vùng nông

thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo…

Để tạo lập nguồn lực tài chính phục vụ cho các hoạt động đầu tư này, các giải pháp được Chiến lược đề ra chú trọng việc thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế thông qua việc đa dạng hoá các hình thức hợp tác công - tư (PPP), đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển…; còn nguồn lực tài chính từ Nhà nước giữ vai trò định hướng để hình thành môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng. Riêng đối với nguồn vốn tín dụng Nhà nước, Chiến lược nhấn mạnh việc đổi mới phát triển tín dụng Nhà nước theo nguyên tắc thương mại nhằm đảm bảo tính bền vững.

Như vậy, có thể thấy rằng các nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra tại Chiến lược Tài chính đến năm 2020 có rất nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của VDB. Trước hết, Chiến lược đã xác định rõ những lĩnh vực cụ thể cần tập trung nguồn lực tài chính để đầu

tư, kể cả nguồn lực của Nhà nước (bao gồm vốn tín dụng Nhà nước) và nguồn lực của các thành phần khác trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, đối với nguồn vốn tín dụng Nhà nước (mà VDB là tổ chức được giao quản lý một phần rất quan trọng trong đó), Chiến lược cũng đã xác định việc đổi mới phương thức thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến phát triển các loại thị trường tài chính (trong đó có thị trường trái phiếu) và đảm bảo an toàn nợ công (trong đó có nợ được Chính phủ bảo lãnh) cũng liên quan mật thiết đến hoạt động của VDB bởi vốn huy động từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn của VDB và được tính vào nợ công.

giải pháp đổi mới hoạt động thực hiện chiến lược Tài chính

Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 đã đặt ra mục tiêu tiếp tục củng cố và phát triển VDB là ngân hàng chính sách của Chính phủ để thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Chiến lược này cũng đặt

VDb VỚI VIỆc ThỰc hIỆN chiẾN LƯỢc tÀi chÍNh đẾN NĂM 2020

� Vũ THị Hải YếnBan Chính sách phát triển

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 và được tổ chức thực hiện theo 2 giai đoạn, tương ứng với Kế hoạch Tài chính - ngân sách 5 năm 2011-2015 và Kế hoạch Tài chính - ngân sách 5 năm 2016-2020. Tính đến nay, việc triển khai thực hiện Chiến lược đã kết thúc giai đoạn thứ nhất và đang bước vào giai đoạn thứ hai với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng nhà nước.

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

ra mục tiêu từng bước giảm bấp bù của Ngân sách Nhà nước và tiến tới tự chủ về tài chính đối với hoạt động của VDB. Định hướng đối tượng phục vụ của VDB được xác định tại Chiến lược này là các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp nông thôn, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo (đối với hoạt động TDĐT), những ngành hàng quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước (đối với hoạt động TDXK).

Hiện tại, VDB đang tiến hành tái cơ cấu hoạt động giai đoạn 2 (từ năm 2016 đến năm 2020) theo Chiến lược phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đặt ra là việc xác định chương trình, danh mục TDĐT và TDXK của Nhà nước áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở đó tập trung nguồn lực cho các chương trình, danh mục này. Cùng với đó, việc thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện cân đối thu chi tài chính nhằm giảm cấp bù của Ngân sách Nhà nước, tiến tới đảm bảo tự chủ tài chính trong hoạt động từ năm 2020 theo Chiến lược phát triển VDB cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng mà VDB phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

Qua xem xét các nội dung của Chiến lược Tài chính và những nhiệm vụ phải thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 của VDB, có thể thấy rằng việc tái cơ cấu hoạt động VDB hiện nay có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng quan trọng đối với việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đặt ra tại Chiến lược Tài chính đến năm 2020. Do đó, để góp phần vào việc thực hiện thành công Chiến lược Tài chính của quốc gia, VDB cần nỗ lực thực hiện các nhiệm

vụ và giải pháp được đề ra tại Chiến lược phát triển VDB mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt. Trong bối cảnh hiện tại, VDB cần tập trung mọi nguồn lực vào việc hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động TDĐT và TDXK, trong đó đặc biệt chú trọng những nội dung quan trọng sau đây:

- Xác định danh mục dự án vay vốn TDĐT và danh mục mặt hàng vay vốn TDXK theo định hướng đã xác định tại Chiến lược phát triển VDB, phù hợp với Chiến lược Tài chính đến năm 2020.

- Xây dựng cơ chế ưu đãi phù hợp đối với từng loại hoặc từng nhóm dự án, mặt hàng và doanh nghiệp vay vốn theo định hướng khuyến khích đầu tư được đặt ra tại Chiến lược Tài chính (doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa…).

- Xây dựng cơ chế xác định lãi suất cho vay phù hợp với từng loại đối tượng hoặc nhóm đối tượng trên nguyên tắc thể hiện được sự ưu đãi rõ ràng so với lãi suất thương mại theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Thông báo số 480/TB-VPCP ngày 31/12/2014 và tiến tới bù đắp được chi phí huy động vốn và chi phí quản lý của VDB.

- Đề xuất đổi mới cơ chế trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với tình hình thu chi tài chính của VDB nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ xử lý rủi ro; đồng thời sửa đổi cơ chế xử lý rủi ro theo hướng mở rộng thẩm quyền của VDB phù hợp với mức độ rủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trích lập được.

Bên cạnh những giải pháp nói trên, VDB cần đẩy nhanh quá trình xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cho

vay vốn ngắn hạn theo phương thức thoả thuận đối với các dự án vay vốn TDĐT. Việc đưa vào thực hiện hoạt động cho vay này là phù hợp với Chiến lược phát triển VDB cũng như Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời có tác dụng tạo điều kiện cho VDB từng bước đảm bảo cân đối tự chủ tài chính, hạn chế cấp bù từ Ngân sách Nhà nước. Việc làm này cũng phù hợp với Chiến lược Tài chính đến năm 2020, bởi một trong những giải pháp được đặt ra tại Chiến lược này là đổi mới phát triển tín dụng Nhà nước theo nguyên tắc thương mại.

Song song với đó, VDB cần nghiên cứu xây dựng phương án cụ thể về việc huy động các nguồn vốn để phục vụ hoạt động TDĐT và TDXK, trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và các hình thức huy động khác đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB. Việc huy động các nguồn vốn này phải đáp ứng được nhu cầu về sử dụng vốn để phục vụ hoạt động cho vay với các kỳ hạn đa dạng (bao gồm cả cho vay đầu tư, cho vay xuất khẩu và cho vay thoả thuận), đồng thời phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn nợ công mà Chiến lược Tài chính đã đề ra.

Ngoài ra, để từng bước tiến tới tự chủ trong hoạt động của mình và phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp vay vốn, VDB cần xúc tiến các hoạt động hỗ trợ (mở rộng hoạt động thanh toán trong nước, triển khai hoạt động thanh toán quốc tế, tham gia thị trường mở…), đồng thời xây dựng và từng bước đưa vào áp dụng các chính sách, quy trình về quản trị rủi ro nhằm đưa hoạt động của VDB ngày một hiệu quả, phù hợp với thông lệ chung về hoạt động ngân hàng.

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn khu

vực dân cư và tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư bằng các nguồn vốn khác.

Trong giai đoạn 2006-2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân đạt 868 nghìn tỷ đồng/năm, chiếm bình quân 35% GDP. Quy mô vốn đầu tư tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân 13%/năm. Xét về cơ cấu nguồn vốn đầu tư xã hội, bên cạnh vốn từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng Nhà nước có vai trò là công cụ tài chính - tín dụng đắc lực của Chính phủ trong thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, VDB đã nỗ lực huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển đất nước.

VDB được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hoạt động của VDB không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không tham gia bảo hiểm tiền gửi và được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Sau 10 năm hoạt động với sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Ngành, VDB đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và triển khai nhiều giải pháp nhằm huy động vốn, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động VDB vẫn đảm bảo an toàn vốn và

Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội: hiệu quả từ kênh huy động vốnthông qua VDB

Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế nói chung và từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng. Đối với những nước đang phát triển như Việt nam thì vốn đầu tư là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và phát triển. Do vậy, việc huy động, thu hút vốn đầu tư cho xã hội luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu và cấp thiết của Đảng và nhà nước ta để hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

phát triển. Tính đến 31/12/2015, Tổng nguồn vốn của VDB tăng 2,9 lần so với năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm. Vốn chủ sở hữu đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng. VDB là một trong 10 ngân hàng có quy mô nguồn vốn lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Ngoài nguồn vốn Điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp, VDB đã huy động được một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước. Các hình thức huy động vốn của VDB bao gồm phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; nhận vốn ODA; vốn vay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, vốn nhận tiền gửi, nhận ủy thác cấp phát của các tổ chức trong và ngoài nước; vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân và nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn 10 năm thành lập và phát triển của VDB đã cho thấy khả năng phát huy hiệu quả công cụ huy động vốn của một tổ chức tài trợ phát triển, thể hiện ở các khía cạnh sau:

1. huy động lượng vốn lớn cho nền kinh tế:

Trong giai đoạn 2006-2015, không kể vốn ODA, VDB đã huy động được hơn 400 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 13%. Số dư vốn huy động đến 31/12/2015 đạt hơn 150 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng nguồn vốn của VDB.

Quy mô vốn huy động thông qua VDB chiếm bình quân 5% GDP và 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong những năm gần đây, mặc dù tỷ trọng nguồn vốn huy động của VDB so với GDP có giảm nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP. Điều đó chứng tỏ hàng năm, thông qua VDB, một lượng vốn lớn trong nền kinh tế liên tục được tích lũy để đưa vào sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng... từ đó góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, gia tăng giá trị tài

sản cố định cho nền kinh tế.Khác với các ngân hàng thương mại, được Chính

phủ tạo cơ chế đặc thù không phải dự trữ bắt buộc nên toàn bộ nguồn vốn do VDB huy động đều được cung ứng cho nền kinh tế, gia tăng hiệu suất sử dụng nguồn vốn một cách tối đa, tăng tỷ lệ tiền tệ hóa cho nền kinh tế. Dư nợ cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của VDB đến 31/12/2015 đạt hơn 170 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 11%/năm.

2. đáp ứng nhu cầu vốn ổn định, lâu dài cho nền kinh tế:Các dự án đầu tư phát triển thường đòi hỏi lượng

vốn lớn, có thời hạn vay dài, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia có quy mô đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và thời gian hoàn vốn lên đến 30 năm mà các ngân hàng thương mại khó có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ và ủng hộ của Chính phủ cùng các bộ, ngành, VDB đã tạo dựng thành công

các kênh huy động vốn dài hạn với thời hạn lên tới 15 năm, phù hợp với quy định về thời hạn cho vay tối đa đối với các dự án tín dụng đầu tư tại VDB (15 năm).

Nguồn vốn huy động chủ yếu của VDB là phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chiếm tỷ trọng 70%-80% tổng số vốn huy động của VDB và 40% tổng nguồn vốn (bao gồm cả ODA). Trong thời gian qua, trái phiếu do VDB phát hành được đa dạng hóa theo các kỳ hạn khác nhau 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Thực hiện

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

theo chủ trương của Quốc hội về việc tái cơ cấu các khoản nợ của Chính phủ, từ năm 2014, VDB giảm dần phát hành các kỳ hạn ngắn (2-3 năm) và tăng dần tỷ trọng các kỳ hạn dài (trên 5 năm). Việc kéo dài kỳ hạn huy động vốn cũng nằm trong chiến lược tái cơ cấu hoạt động của VDB theo đề án chiến lược tại Quyết định số 369/QĐ-TTg mà VDB đang triển khai thực hiện.

3. góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển:VDB bắt đầu thực hiện nghiệp vụ phát hành trái

phiếu từ năm 2002 với việc phát hành trái phiếu Chính phủ và theo Luật quản lý nợ công từ ngày 01/01/2010 là trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Với tư cách là tổ chức phát hành trái phiếu đứng thứ 2 nền kinh tế sau Kho bạc Nhà nước và đứng thứ nhất hệ thống ngân hàng, hoạt động phát hành trái phiếu của VDB đã có những tác động quan trọng tới thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung trong thời gian qua. Trái phiếu VDB phát hành có khối lượng lớn, đa dạng về kỳ hạn, lãi suất hợp lý đã tạo ra loại công cụ nợ hữu hiệu và trở thành một loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường vốn.

Xét về góc độ phát hành (trên thị trường sơ cấp), trong giai đoạn 2006-2015, tổng giá trị phát hành trái phiếu VDB đạt hơn 266 nghìn tỷ đồng, bình quân gần 27 nghìn tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng trái phiếu VDB đạt bình quân 23%/năm. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho VDB để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Hoạt động phát hành trái phiếu VDB tuân thủ theo đúng các quy định tại Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Lãi suất phát hành nằm trong khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo nên luôn đảm bảo 2 yếu tố phù hợp với thị trường và cân đối của Ngân sách Nhà nước. Trái phiếu là kênh huy động chủ yếu và lợi thế của VDB (chiếm tỷ trọng 70%-80% tổng nguồn vốn huy động của VDB và tăng dần qua các năm), phần lớn đều hoàn thành kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm (90%-100%).

Xét trên thị trường vốn nợ, đến 31/12/2015, có 288 mã trái phiếu của VDB đang được niêm yết trên thị trường với giá trị trên 127 nghìn tỷ đồng, chiếm 17% tổng giá trị niêm yết thị trường, chiếm 78% giá trị niêm yết trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Trái phiếu VDB ngày càng được các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, góp phần tạo nên sự sôi động trên thị trường trái phiếu Việt Nam.

Xét theo tổng thể nền kinh tế, vốn từ phát hành trái phiếu của VDB đóng góp 13% vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm 4% GDP. Đây là con số khá ấn tượng, khẳng định vị thế của VDB trên thị trường nợ và toàn nền kinh tế. Từ đó, giúp VDB tiếp tục phát huy lợi thế của nhà phát hành trái phiếu bằng cách đa dạng hóa công cụ nợ và mở rộng ra thị trường quốc tế. Trái phiếu VDB cùng với trái phiếu Chính phủ đang dần dần trở thành kim chỉ nam cho thị trường, góp phần gia tăng sự tích tụ tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, đặc biệt là vốn dài hạn.

4. Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài:Hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư

nước ngoài cũng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Đảng và nhà nước ta. Là một tổ chức tài trợ phát triển (DFIs), VDB đã tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế trong khu vực và trên thế giới vừa mở rộng hội nhập vừa huy động vốn nước ngoài. Tài trợ cho nhiều dự án quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài như đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đạm Cà Mau, điện gió Bạc Liêu...VDB đã huy động thành công 470 triệu USD, với thời hạn tối thiểu 10 năm và được Chính phủ bảo lãnh. Trong bối cảnh thị trường trong nước khó khăn về nguồn vốn (giai đoạn 2010-2012), có những thời điểm khan hiếm ngoại tệ thì nguồn vốn vay nước ngoài đã mang đến cho VDB nguồn vốn ổn định, lâu dài, tạo cơ hội để mở rộng hoạt động; tạo điều kiện về nguồn vốn cho doanh nghiệp để liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh; gia tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước.

5. Tạo ra kênh đầu tư hiệu quả cho các tổ chức tín dụng:Đối với các tổ chức tín dụng, bên cạnh hoạt động

tín dụng thì hoạt động đầu tư vốn mang lại nguồn thu khá lớn, trong đó chủ yếu là đầu tư trái phiếu. Thông qua việc mua trái phiếu thì dòng tiền cũng được đẩy mạnh đầu tư vào nền kinh tế, giúp cho các tổ chức phát hành trái phiếu thành công với khối lượng lớn và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, đây cũng là kênh sử dụng vốn hiệu quả cho các ngân hàng trong bối cảnh tín dụng chưa thể mở rộng. Nó giúp cho các ngân hàng có nguồn

Thị trường niêm yết trái phiếu (%)

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

bù đắp để chi trả lãi huy động vốn và tạo ra công cụ để dự trữ thanh khoản.

Trái phiếu do VDB phát hành là trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nên có độ an toàn hơn so với trái phiếu doanh nghiệp và có lợi suất tốt hơn trái phiếu Chính phủ nên được nhiều tổ chức tín dụng ưu tiên trong danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư trái phiếu VDB là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài như chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán nước ngoài thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp đã tăng cường đầu tư trái phiếu của VDB. Điều này chứng tỏ sức hút trái phiếu VDB ngày càng lớn và tạo ra những ảnh hưởng lan rộng trên thị trường trái phiếu. Quy mô giao dịch của các thành viên thị trường đối với trái phiếu VDB tăng qua các năm. Năm 2015, giao dịch của các thành viên thị trường đạt gần 250 nghìn tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2010.

Đặc biệt, trái phiếu VDB còn được chấp thuận trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước nên có tính thanh khoản tốt hơn trên thị trường, góp phần tăng tính hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư, tạo cho thị trường giao dịch sôi động hơn.

Ngoài kênh phát hành trái phiếu, VDB còn vay vốn của các ngân hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng bị chậm lại, hoạt động cho vay đối với VDB cũng là một trong những hoạt động kinh doanh vốn khá an toàn và hiệu quả của các ngân hàng. Hạn mức cho vay hàng năm của các ngân hàng dành cho VDB bình quân gần 10.000 tỷ đồng và duy trì khá ổn định, giúp VDB có kế hoạch sử dụng vốn lâu dài. Nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại, cùng với các nguồn vốn huy động khác của VDB được đưa vào đầu tư các dự án, cho các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của đất nước, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

10 năm qua đánh dấu những bước phát triển thăng trầm của VDB. Hoạt động VDB được triển khai

theo đúng định hướng chỉ đạo của Chính phủ và phát huy tốt vai trò là công cụ tài trợ phát triển của

Chính phủ. VDB đã có những đóng góp tích cực khi huy động vốn kịp thời để thực hiện các chương trình, dự án quan trọng của đất nước, hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy tăng trường và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quy mô huy động vốn vẫn còn ở mức thấp, chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh

tế. Nhiều thời điểm, do tác động từ thị trường, ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế, tình hình nợ xấu gia tăng nên việc huy động vốn bị hạn chế như thời hạn huy động vốn không đáp ứng được thời hạn thu hồi vốn của dự án, khối lượng huy động vốn từng lần nhỏ lẻ, thời gian huy động vốn bị kéo dài, hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Đối với phát hành trái phiếu và vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thì bị phụ thuộc vào trần nợ công. Thời gian gần đây, Chính phủ thắt chặt nợ công nên ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của VDB, đòi hỏi VDB trong thời gian tới cần phải có sự chủ động hơn về các kênh huy động khác.

VDB đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động, trong đó có tái cơ cấu nguồn vốn. Để đạt được các mục tiêu theo đề án chiến lược hoạt động của VDB tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 như tổng tài sản đến năm 2020 đạt 500 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng 10%/năm thì VDB cần thực hiện một số giải pháp để tăng cường công tác huy động vốn như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý nguồn vốn, từng bước chuyển đổi sang mô hình tương tự như các ngân hàng thương mại để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Không ngừng hoàn thiện, đồng nhất cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn, xây dựng cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản và triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn vốn để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu của VDB không được Chính phủ bảo lãnh, kỳ phiếu chứng chỉ tiền gửi, tham gia thị trường mở, vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước, thực hiện các hoạt động thanh toán trong và ngoài nước, mở rộng các hình thức hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế.

- Hiện đại hóa công nghệ thông tin, thực hiện minh bạch hóa hoạt động, tích cực quảng bá hình ảnh của VDB.

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

vài nét về cơ chế lãi suất TdđT và Tdxk của nhà nướcNgay từ khi hoạt động TDĐT và TDXK của Nhà

nước mới bắt đầu được triển khai, lãi suất cho vay các nguồn vốn này được Chính phủ quy định khá thấp nhằm thu hút các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích.

Đối với nguồn vốn TDĐT, lãi suất cho vay đầu tiên được ấn định bằng 9%/năm tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP, rồi sau đó giảm xuống còn 5,4%/năm theo Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP của Chính phủ. Mức lãi suất này chỉ được thay đổi sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định số 43/2009/NĐ-CP, mà theo đó lãi suất TDĐT được xác định theo nguyên tắc tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước.

Còn đối với nguồn vốn TDXK, lãi suất cho vay được quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ có sự phân biệt giữa các kỳ hạn cho vay. Theo đó, lãi suất TDXK trung và dài hạn được quy định bằng chính lãi suất TDĐT, còn lãi suất TDXK ngắn hạn được quy định bằng 80% lãi suất TDĐT.

Cơ chế xác định lãi suất TDĐT và TDXK như trên được kéo dài đến năm 2006 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 106/2004/NĐ-CP và Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg. Sau khi Nghị định này ra đời, ưu đãi về lãi suất TDXK đã bị xoá bỏ với điều khoản quy định lãi suất cho vay xuất khẩu được quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường; còn ưu đãi về lãi suất TDĐT cũng bị thu hẹp rất nhiều với điều khoản quy định lãi suất cho vay nội tệ bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm (đối với một số dự án đặc thù) hoặc bằng lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm (đối với các dự án thông thường)(1). Mức lãi suất này thậm chí sau đó

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ LÃI SUẤTtín dụng đầu tư & tín dụng xuất khẩucủa Nhà nước hiện nay

� nHóm ngHiên Cứu Ban Chính sách phát triển

Để khuyến khích hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế, chính sách hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của nhà nước đã được ban hành và đưa vào thực thi ở nước ta cách đây khá lâu. Đặc trưng của các nguồn vốn này là hàm chứa trong đó khá nhiều ưu đãi của nhà nước, mà trong đó lãi suất cho vay là một yếu tố ưu đãi quan trọng.

Ảnh: Internet

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

còn được nâng lên khi Chính phủ ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, trong đó quy định lãi suất TDĐT đối với các dự án thông thường bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1%/năm.

Đến năm 2011, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định lãi suất TDĐT lại có sự thay đổi so với Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP, song nhìn chung, ưu đãi về lãi suất của nguồn vốn TDĐT còn lại gần như không đáng kể, bởi lãi suất TDĐT được quy định tại Nghị định này là không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - cơ quan được giao thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước.

Qua nghiên cứu các quy định nói trên của Chính phủ, có thể nhận ra rằng lãi suất TDĐT và TDXK thoạt tiên hàm chứa sự ưu đãi rất lớn của Nhà nước. Nhưng theo thời gian, cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế đất nước cũng như tiến trình cải cách tài chính công, các loại lãi suất này cũng bị thu hẹp dần yếu tố ưu đãi và tiến sát với lãi suất thị trường. Đối với hoạt động TDXK, thì lãi suất cho vay đã được thực hiện theo nguyên tắc thị trường từ khi ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Còn đối với hoạt động TDĐT, tuy Chính phủ không quy định việc lãi suất cho vay được xác định theo nguyên tắc thị trường mà xác định dựa trên chi phí huy động vốn và chi phí quản lý của VDB, song thực tế trong những năm qua thì lãi suất TDĐT hầu như không còn mang tính ưu đãi bởi nguồn vốn VDB sử dụng để cho vay chủ yếu được tạo lập từ việc phát hành trái phiếu với lãi suất huy động khá cao (Biểu đồ 1).

Thách thức đặt ra từ cơ chế lãi suất TdđT và Tdxk hiện nayTrong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội

nhập kinh tế và cải cách tài chính công như hiện nay, việc Chính phủ quy định lãi suất TDĐT và TDXK của Nhà nước ngày càng tiến sát với lãi suất thị trường

như trên là phù hợp với các cam kết quốc tế và giúp làm giảm gánh nặng cấp bù của Ngân sách Nhà nước đối với hoạt động tín dụng Nhà nước. Tuy nhiên, đổi lại thì điều này lại làm cho sự hấp dẫn của nguồn vốn TDĐT và TDXK giảm đi đáng kể do ưu đãi về lãi suất cho vay đã bị xoá bỏ hoặc thu hẹp. Thực tế này đưa lại cho VDB không ít khó khăn trong việc triển khai chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, thể hiện rõ nhất ở mức độ hoàn thành kế hoạch TDĐT và TDXK được Thủ tướng Chính phủ giao những năm gần đây.

Trong khi đó, ngược lại với tình trạng nói trên, lãi suất cho vay của các NHTM những năm gần đây ngày càng tỏ ra có sức hấp dẫn hơn so với giai đoạn trước đó. Sự hấp dẫn này có được xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Việc nới lỏng tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn(2) tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng sử dụng các nguồn vốn không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn để cho vay với thời hạn dài hơn, từ đó giảm được lãi suất cho vay do tiết kiệm chi phí huy động vốn.

Thứ hai: Do có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm khác bên cạnh sản phẩm tín dụng nên các ngân hàng thương mại có thể chủ động giảm lãi suất để thu hút khách hàng vay vốn và tạo nguồn thu bù đắp từ các dịch vụ phi tín dụng mà khách hàng vay vốn sử dụng (quản lý tài khoản, thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ…).

Thứ ba: Do có nhiều kinh nghiệm và nhiều công cụ quản trị rủi ro hơn nên các NHTM có khả năng giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng, từ đó có điều kiện hạ lãi suất cho vay do giảm được phần

chi phí bù đắp rủi ro.Bên cạnh những lí do nêu trên,

do lãi suất TDĐT và TDXK của Nhà nước chậm được điều chỉnh trong khi lãi suất cho vay của các NHTM thường xuyên thay đổi theo diễn biến của thị trường tiền tệ nên trong xu thế lãi suất thị trường liên tục giảm như trong những năm vừa qua(3), có nhiều thời điểm, lãi suất cho vay của NHTM thậm chí còn hấp dẫn hơn lãi suất cho vay của VDB. Điều này có thể dễ dàng được nhận ra qua so sánh lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với lĩnh vực sản xuất

kinh doanh hàng xuất khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và lãi suất TDXK do Bộ Tài chính công bố như minh họa trên (Biểu đồ 2).

Ngoài ra, việc các NHTM được phép cho vay bằng ngoại tệ với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay bằng

Biểu đồ 1. lãi suấT pháT hành Trái phiếu của vdB giai đoạn 2011 - 2015

(Nguồn: Tính toán từ khối lượng và lãi suất trúng thầu các đợt phát hành trái phiếu của VDB do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố)

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

đồng Việt Nam(4) cũng tăng thêm sức hấp dẫn của nguồn vốn từ các ngân hàng này so với nguồn vốn TDĐT và TDXK của Nhà nước.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng, với điều kiện của thị trường tài chính - tiền tệ hiện nay, cơ chế lãi suất TDĐT và TDXK của Nhà nước đang đặt ra cho VDB một thách thức rất lớn. Nếu không có giải pháp vượt qua thách thức này thì khả năng mở rộng quy mô tín dụng của VDB trong thời gian tới là hết sức khó khăn. Đi theo đó là vai trò của VDB với tư cách là tổ chức thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước cũng giảm sút do không thúc đẩy được hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề quan trọng được Nhà nước khuyến khích.

đề xuất hoàn thiện cơ chế lãi suất TdđT và Tdxk của nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư.

Lãi suất cho vay là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu trong chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, thể hiện rõ nét nhất mức độ ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp vay vốn. Yếu tố này có tác động rất lớn trong việc thu hút các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn mà Nhà nước cần khuyến khích. Bởi vì thế, việc thay đổi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước trong mỗi thời kỳ cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để không làm mất đi sự hấp dẫn của lãi suất.

Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu tiếp tục củng cố và phát triển VDB để thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Để đạt được mục tiêu nói trên, Chiến lược cũng đã đề ra các định hướng hoạt động của VDB trong giai đoạn sắp tới, mà một trong những định hướng này là thực hiện cơ chế lãi suất cho vay TDĐT và TDXK theo nguyên tắc phi lợi nhuận song phải đảm bảo bù đủ chi phí về vốn, chi phí hoạt động và tăng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng

của VDB. Do đó, việc xây dựng cơ chế lãi suất TDĐT và TDXK của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay cần bám sát định hướng mà Chiến lược đề ra.

Với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 được đặt ra tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, nhu cầu về vốn đầu tư của nền kinh tế những năm sắp tới là rất lớn. Trong bối cảnh đó, để thúc đẩy hoạt động đầu tư vào các ngành nghề, địa bàn theo danh mục cần khuyến khích, việc xây dựng cơ chế

lãi suất cho vay của VDB (đặc biệt là lãi suất TDĐT) cần được tính toán kỹ để đảm bảo lãi suất này vẫn có sự hấp dẫn nhất định so với lãi suất cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn hẹp và Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xác định lãi suất TDĐT và TDXK theo hướng giảm dần bao cấp của Ngân sách Nhà nước là việc làm hợp lý và cần thiết. Điều đó có nghĩa là cơ chế lãi suất TDĐT và TDXK phải có sự phân biệt theo đối tượng và nhóm đối tượng vay vốn cụ thể để vừa khuyến khích doanh nghiệp nhưng hạn chế được sự bao cấp tràn lan đối với các doanh nghiệp và các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế, khắc phục tình trạng áp dụng đồng đều lãi suất cho vay đối với mọi đối tượng vay vốn như hiện nay.

Với những yêu cầu được đặt ra ở trên, chúng tôi cho rằng, lãi suất cho vay của VDB trong giai đoạn tiếp theo về cơ bản cần tiếp tục thực hiện theo cơ chế đã được quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP mà theo đó, lãi suất TDĐT được xác định trên cơ sở chi phí về vốn và phí quản lý của VDB, còn lãi suất TDXK được xác định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. Tuy nhiên, để giảm được gánh nặng cấp bù lãi suất cho Ngân sách Nhà nước mà vẫn đảm bảo khuyến khích được doanh nghiệp vay vốn, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất cho VDB, thì cơ chế lãi suất TDĐT và TDXK cần được điều chỉnh một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, về cơ sở xác định lãi suất:- Lãi suất TDĐT được xác định trên cơ sở lãi suất

huy động vốn (chẳng hạn lãi suất trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh) cộng thêm phí quản lý và dự phòng rủi ro của VDB, được điều chỉnh theo diễn biến của chi phí huy động vốn.

- Lãi suất TDXK được xác định theo diễn biến của thị trường tiền tệ và không được Ngân sách Nhà nước cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay (nếu có).

Biểu đồ 2. diễn Biến lãi suấT cho vay xuấT khẩu giai đoạn 2011 - 2015

(Nguồn: Tổng hợp từ các Quyết định, Thông tư của Bộ Tài chính và NHNN)

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Thứ hai, về thẩm quyền công bố lãi suất: Chính phủ có thể lựa chọn việc giao VDB trực tiếp công bố, hoặc giao Bộ Tài chính công bố lãi suất nhưng quy định kỳ hạn tối thiểu cơ quan này phải công bố lãi suất để bảo đảm lãi suất theo kịp diễn biến của thị trường, đặc biệt là lãi suất TDXK ngắn hạn (chẳng hạn, ít nhất mỗi tháng công bố lãi suất TDXK ngắn hạn một lần).

Thứ ba, về cơ chế phân biệt lãi suất:- Phân biệt lãi suất TDĐT theo đối tượng, nhóm

đối tượng vay vốn phù hợp với khả năng sinh lời của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế và chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành nghề, lĩnh vực đó. Nhà nước chỉ quy định mức sàn và mức trần lãi suất TDĐT đối với các nhóm đối tượng vay vốn; còn lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể do VDB quyết định phù hợp với mức độ rủi ro của dự án theo kết quả thẩm định.

- Phân biệt lãi suất TDXK theo khách hàng phù hợp với khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ tư, về cơ chế điều chỉnh lãi suất: Thực hiện cơ chế thả nổi lãi suất cho vay để phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng, theo đó VDB điều chỉnh lãi suất đối với các dự án (kể cả dự án vay vốn TDĐT và dự án vay vốn TDXK) phù hợp với biến động về lãi suất huy động vốn, đồng thời áp dụng mức lãi suất đã được điều chỉnh cho toàn bộ dư nợ của dự án thay cho dư nợ của từng lần giải ngân.

Việc xác định lãi suất TDĐT và TDXK như trên một mặt đảm bảo sự ưu đãi cần thiết để thúc đẩy hoạt động đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, mặt khác phù hợp với định hướng đổi mới phương thức phát triển tín dụng Nhà nước theo nguyên tắc thương mại đã được xác định tại Chiến lược Tài chính của Quốc gia cũng như định hướng về cơ chế lãi suất cho vay được xác định tại Chiến lược phát triển VDB. Ngoài ra, việc làm này cũng giúp tránh được tình trạng vi phạm các cam kết mà Việt Nam đã tham gia về chống trợ cấp xuất khẩu.

Tuy nhiên, để thực hiện được cơ chế lãi suất này thì VDB cần phải nỗ lực để thực hiện có hiệu quả một số giải pháp hỗ trợ như: đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức khác nhau đã được cho phép tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB ban hành kèm theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ (kể cả huy động vốn không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn, huy động vốn từ cá nhân) nhằm mở rộng quy mô cũng như đa dạng hoá kỳ hạn của nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay với các thời hạn khác nhau, mở rộng việc cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng vay vốn cũng như các

đối tượng khác trong xã hội có nhu cầu sử dụng nhằm tạo cơ sở để tạo lập nguồn vốn có chi phí thấp; thực hiện tốt các biện pháp quản trị rủi ro (đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản)...

Mục đích của những giải pháp này là nhằm giảm thiểu chi phí huy động vốn cũng như tiết kiệm chi phí quản lý (trong đó đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro), tạo cơ sở để VDB có thể giảm lãi suất cho vay mà không làm tăng gánh nặng cấp bù chênh lệch lãi suất từ Ngân sách Nhà nước. Đây chính là một cơ sở quan trọng làm nên sự hấp dẫn của lãi suất TDĐT và TDXK nhằm thu hút đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn được khuyến khích theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

CHú THíCH

(1) Tại Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, Chính phủ còn quy định lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được xác định trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %. Tuy nhiên, việc cho vay bằng ngoại tệ được thực hiện không nhiều và sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP thì việc cho vay này không được thực hiện nữa. Do đó, để thuận tiện cho việc phân tích, bài viết này chỉ đề cập đến lãi suất TDĐT bằng Việt Nam đồng.

(2) Tại thời điểm chính sách TDĐT và TDXk của Nhà nước được đưa vào vận hành, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại là 20% (theo quy định tại Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN5). Sau nhiều lần điều chỉnh, tỷ lệ này hiện đã được nâng lên 60% (theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN)

(3) Theo tác giả Vũ Xuân Thanh, trong giai đoạn 2011-2015, các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được giảm 9 lần; mặt bằng lãi suất đến cuối năm 2015 đã giảm mạnh, chỉ còn bằng 40% lãi suất vào nửa cuối năm 2011 và thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 (là giai đoạn kinh tế phát triển ổn định).

(4) Theo tác giả Vũ Xuân Thanh, tính đến cuối năm 2015, các ngân hàng thương mại cho vay bằng Việt Nam đồng với lãi suất ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%/năm và lãi suất trung và dài hạn ở mức 9-11%/năm; cho vay bằng uSD với lãi suất ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, lãi suất trung và dài hạn phổ biến ở mức 5,5-6,7%/năm.

Tài liệu THaM kHảo:

- Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 (trình Đại hội lần thứ Xii của Đảng);

- Dự thảo Nghị định của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước (thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011);

- Nguyễn Cảnh Hiệp (2016), “Hoàn thiện chính sách TDĐT của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 113 (02/2016);

- Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020;

- Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB;

- Vũ Xuân Thanh (2015), “Một số kết quả về điều hành chính sách tiền tệ giai đoạn 2011-2015”, Tạp chí Ngân hàng, số 23 (12/2015).

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Hiện nay có một thực trạng là quy mô hoạt động tín dụng của các chi nhánh

VDB đang có xu hướng giảm, việc mở rộng hoạt động tín dụng hàng năm gặp rất nhiều khó khăn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vị trí, vai trò, sự tồn tại và phát triển của các chi nhánh cũng như công ăn việc làm và thu nhập của CBVC. Năm 2016 và các năm tiếp theo cùng với việc tái cơ cấu trong hệ thống, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hoạt động thì tăng trưởng tín dụng là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách nhất trong hoạt động của VDB nói chung và các chi nhánh nói riêng. Toàn thể CBVC VDB có trách nhiệm góp sức lực, trí tuệ và toàn bộ khả năng của bản thân vào nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng, đó chính là trách nhiệm chung với tập thể đồng thời là trách nhiệm đối với bản thân mỗi người.

Trên cơ sở nội dung bài viết “Ý tưởng hiến kế về một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020” đạt giải Nhì Cuộc vận động “Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách” do VDB phát động, xin trích giới thiệu một số nội dung trong bài dự thi và cùng đưa ra một số giải pháp cần triển khai và đẩy mạnh việc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng tại VDB trong giai đoạn hiện nay.

về cơ chế, chính sáchVDB nên tập trung xây dựng

và thực hiện tốt mục tiêu cơ bản

của hệ thống đó là “một ngân hàng chính sách của Chính phủ” và “thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước”, trong đó, việc xây dựng lại chính sách lãi suất cho vay theo hướng thấp hơn là cực kỳ quan trọng, mang tính chất quyết định, vừa nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, dự án, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước mà Chính phủ giao. Đối với việc xây dựng lại chính sách lãi suất cho vay trong giai đoạn tới, chúng ta cần quan tâm một số yếu tố sau đây:

- Lãi suất cho vay cần phải thấp hơn mức lãi suất bình quân của các NHTM ở cùng lĩnh vực và kỳ hạn tương ứng: Thực tế hiện nay cho thấy, đối với nghiệp vụ cho vay đầu tư trung và dài hạn, trong khi các NHTM có thể linh hoạt cho vay ở mức lãi suất từ 7% - 9%/năm tùy vào khách hàng thì đối với VDB mức cho vay cố định là 8,55%/năm. Với một mức lãi suất như vậy, gần như chúng ta không có sự phân biệt nào đối với tín dụng chính sách so với tín dụng thương mại của các NHTM.

- Chính sách lãi suất của VDB phải bảo đảm thu hút khách hàng: Đây là một yêu cầu thực tế, bởi lẽ so với các NHTM hiện nay, chúng ta gần như không có một lợi thế cạnh tranh nào từ chính sách khách hàng, đối tượng vay vốn, hồ sơ, thủ tục vay vốn đến

bảo đảm tiền vay và cơ chế xử lý nợ… Mà trong hoạt động của VDB, chúng ta hoàn toàn cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng khác. Nếu không có một chính sách lãi suất hấp dẫn, việc khó tiếp cận với các khách hàng là điều không thể tránh khỏi.

- Chính sách lãi suất phải bảo đảm linh hoạt theo yêu cầu của thị trường: Việc thả nổi lãi suất là một lợi thế của NHTM, do đó, chúng ta cần phải chủ động được về chính sách lãi suất để có một chính sách lãi suất linh hoạt tối đa nhằm thích ứng nhanh nhất đối với yêu cầu của thị trường trong những thời điểm khác nhau. Việc chủ động và linh hoạt về lãi suất sẽ giúp VDB duy trì được sức cạnh tranh lớn trên thị trường tín dụng cũng như bảo đảm được hoạt động một cách thường xuyên.

- Tăng cường hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Có thể thấy rằng, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả vô cùng quan trọng, ước tính đến ngày 31/12/2015, cả nước có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực DNN&V chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40% GDP; 30% tổng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN); tạo thêm 3,5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011 - 2015… Như vậy, thực tế cho thấy DNN&V ở nước ta là yếu tố quan trọng trong việc tạo nền móng kinh tế đất nước phát triển và hiện đại. Bên cạnh đó, theo đánh giá

Làm gì để nâng cao hiệu quảtăng trưởng tín dụng?

Tăng trưởng tín dụng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng.

� Văn CHương - Hải BíCHChi nhánh VDB KV Hải Dương - Hưng Yên

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

của các chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới, nền kinh tế nước ta cần thiết phải có khoảng 2 triệu doanh nghiệp, tức là so với hiện đang là nền kinh tế nước ta đang thiếu hụt trầm trọng các doanh nghiệp (trong đó chủ yếu là các DNN&V).

Tuy nhiên, thực trạng các DNN&V nước ta hiện nay cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh tế hội nhập quốc tế, trong đó khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ. Do đó, việc thực hiện tín dụng chính sách đối với các khách hàng là DNN&V chủ yếu thực hiện các dự án đầu tư nhóm với quy mô và vốn đầu tư vừa phải là mục tiêu cần hướng tới của VDB. Muốn vậy, trong giai đoạn tới, VDB cần xem xét, điều chỉnh một số nội dung sau:

- Đề xuất với Bộ Tài chính và Chính phủ bổ sung thêm các dự án nhóm C vào danh mục nhóm các dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực được xem xét vay vốn tại VDB (hiện nay chủ yếu là các dự án nhóm A,B): Việc bổ sung các dự án nhóm C vào danh mục nhóm được xem xét vay vốn tại VDB sẽ giúp các DNN&V có nhiều cơ hội để được tiếp cận với chính sách hỗ trợ của Chính phủ, hỗ trợ việc thực hiện dự án đầu tư mang lại hiệu quả, qua đó vừa góp phần tăng trưởng nền kinh tế, vừa nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nền móng vững chắc để phát triển cả về quy mô và chất lượng doanh nghiệp.

- Rà soát lại những cơ chế, chính sách hỗ trợ của VDB, đồng thời nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách hỗ trợ mới của Chính phủ đối với các DNN&V, từ đó tham mưu với Chính phủ để ban hành các cơ chế, chính sách của VDB hướng tới hỗ trợ được

nhiều hơn đối với các DNN&V của nền kinh tế: Hiện nay, cơ chế chính sách của VDB đang hướng đến các dự án có tổng mức đầu tư và quy mô đầu tư lớn thuộc các tập đoàn kinh tế hoặc các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, xét về thực tế nền kinh tế nước ta, một nền kinh tế mới với thành phần kinh tế chủ yếu là các DNN&V, hơn nữa so với yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, cần thiết phải phát triển thêm hàng trăm ngàn DNN&V nữa thì việc VDB hướng tới mục tiêu phục vụ đối tượng này là cần thiết và phù hợp với chức năng là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ. Việc hỗ trợ tốt các DNN&V lớn mạnh và phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giúp VDB đi đúng hướng, ổn định trong giai đoạn tới.

về công tác khách hàngCông tác khách hàng có ý

nghĩa quan trọng đối với một ngân hàng. Trong thời gian qua, VDB đã có những hướng dẫn trong công tác khách hàng, tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào việc thiết lập danh mục và cơ sở dữ liệu khách hàng, phục vụ cho công tác điều hành và quản trị nội bộ là chính, chưa hướng tới khách hàng và quảng bá về hình ảnh và mô hình hoạt động của VDB. Vậy nên, trong giai đoạn tới công tác khách hàng cần được Hội sở chính (HSC) cũng như các chi nhánh quan tâm đúng mức, đồng thời VDB cũng cần sớm xây dựng và ban hành một chính sách khách hàng theo hướng thiết thực và hiệu quả, trong đó lưu ý các yếu tố sau:

- Chính sách khách hàng phải bảo đảm phục vụ cho công tác điều hành, quản trị nội bộ và hướng đến khách hàng, quảng bá hình ảnh của VDB: Bên cạnh mục tiêu quản trị nội bộ, chính sách khách hàng cần thiết phải hướng đến phục vụ khách hàng nhằm tạo nguồn, duy trì và phát triển nguồn khách hàng thường

xuyên cho VDB. Với cơ chế, chính sách hiện nay, VDB gần như phải cạnh tranh sòng phẳng với các tổ chức tín dụng khác, do vậy, việc tạo nguồn và duy trì nguồn khách hàng là cần thiết để phục vụ các mục tiêu chiến lược của VDB. Chính sách khách hàng cần phải định hướng khách hàng mục tiêu của VDB trong từng thời kỳ.

- Chính sách khách hàng cần có một cơ chế tài chính rõ ràng và khả thi để giúp các chi nhánh triển khai thuận lợi và hiệu quả: Để việc triển khai chính sách khách hàng được hiệu quả, cần thiết phải có một cơ chế tài chính rõ ràng và khả thi hỗ trợ. Cơ chế tài chính giúp các chi nhánh chủ động trong các phương án phục vụ khách hàng cũng là tăng thêm trách nhiệm, hiệu quả của các chi nhánh đối với công tác khách hàng trên địa bàn.

- Bên cạnh việc phân loại khách hàng nhằm để quản lý, điều hành, việc áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với từng hạng khách hàng là cần thiết. Chính sách ưu đãi do VDB xây dựng có thể là ưu đãi về cơ chế, ưu đãi về thủ tục hoặc ưu đãi về tài chính cho từng hạng khách hàng, từng thời kỳ cho phù hợp với yêu cầu thị trường và đạt được hiệu quả cao nhất.

- Chính sách khách hàng cần được triển khai nghiêm túc, hiệu quả từ HSC đến các chi nhánh: Khi công tác khách hàng được xác định là một công tác quan trọng trong chiến lược phát triển của VDB trong giai đoạn tới thì việc triển khai cần được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, nhất là đối với các chi nhánh. Công tác khách hàng phải được xem như một nhiệm vụ, gắn liền với việc tìm nguồn dự án để thẩm định và cho vay và là một khâu quan trọng trong chu trình cấp tín dụng chính sách.

- Cân đối khách hàng hài hòa giữa các chi nhánh: Trong việc

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

ký kết các thỏa thuận hỗ trợ tín dụng với các tập đoàn hay tổ chức kinh tế lớn, để tránh việc một chi nhánh thực hiện hỗ trợ toàn bộ các dự án của tổ chức kinh tế đó mặc dù các dự án được triển khai ở các địa bàn khác nhau và bảo đảm có sự hài hòa trong hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống, VDB nên đại diện đứng ra ký kết các thỏa thuận, sau đó trên cơ sở xem xét các dự án thực hiện đầu tư trên địa bàn nào, và năng lực của từng chi nhánh, HSC cân đối giao nhiệm vụ cho các Chi nhánh nằm trên địa bàn đó thẩm định để cho vay đối với dự án.

Việc VDB đại diện ký kết các thỏa thuận, sau đó cân đối giao nhiệm vụ cho các chi nhánh sẽ giúp cho VDB vừa bảo đảm được các lợi ích chung của Ngành, của nền kinh tế, vừa bảo đảm sự bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội phát triển giữa các chi nhánh vốn được đánh giá kết quả hoạt động cuối năm trên cùng một bảng điểm, cũng như giữ cho hoạt động của các chi nhánh trong hệ thống được thường xuyên, tạo việc làm cho CBVC các chi nhánh, duy trì được vai trò, vị thế của các chi nhánh tại địa phương.

về quy chế, quy trinh nghiệp vụNhằm thúc đẩy cải cách thủ

tục hành chính đồng thời hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất, VDB cần phải rà soát lại toàn bộ các quy chế, quy trình, đặc biệt là quy chế, quy trình về thẩm định và cho vay đối với các dự án, phương án SXKD. Việc tồn tại nhiều loại hồ sơ, nhiều thủ tục trong quá trình thẩm định thực sự là rào cản khi các khách hàng tiếp cận với nguồn tín dụng chính sách của VDB. Trong thời gian tới, quy chế, quy trình, hồ sơ, thủ tục của VDB cần hướng đến mục tiêu “đơn giản, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả” có như vậy mới có thể thu hút được khách hàng và

tạo lợi thế cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác.

Bên cạnh đó, quy chế, quy trình và nhất là các văn bản hướng dẫn phải linh hoạt theo định hướng, chủ trương từng thời kỳ. Không thể lấy văn bản hướng dẫn của thời kỳ này duy trì áp dụng cho các thời kỳ khác nhau khi không còn phù hợp. Cụ thể, việc tồn tại những rào cản kỹ thuật do VDB dựng lên nhằm chọn lọc và hạn chế các khách hàng được ban hành trong các thời kỳ trước cần phải được dỡ bỏ kịp thời cho phù hợp với thực tế. Việc đưa ra các rào cản kỹ thuật không những khiến cho các khách hàng xa rời với tín dụng chính sách của VDB mà còn gây hiệu ứng không tốt cho hình ảnh của VDB trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Đối với quy trình thẩm định, việc phân đoạn thẩm định thành 2 giai đoạn: thẩm định sơ bộ và thẩm định chi tiết để cho vay cũng không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay khi VDB hướng đến xây dựng một ngân hàng chuyên nghiệp và hiện đại. Bởi lẽ trên thực tế giai đoạn thẩm định sơ bộ chính là giai đoạn tiếp cận, tìm hiểu và hướng dẫn hồ sơ đối với khách hàng trước khi tiến hành thẩm định chính thức. Qua tiếp cận, tìm hiểu mà khách hàng ko đủ điều kiện, chi nhánh có thể dừng kịp thời, sẽ không gây phiền nhiễu hay không tạo ra tâm lý bức xúc đối với khách hàng khi bị từ chối xem xét cho vay. Do đó, HSC nên sửa đổi công tác thẩm định theo hướng cắt giảm giai đoạn thẩm định sơ bộ, rút gọn thời gian thẩm định, kết quả thẩm định được gắn liền với trách nhiệm cho các chi nhánh.

- Về phân cấp trong công tác thẩm định và quyết định cho vay, để tăng cường tính chủ động và trách nhiệm đối với các chi nhánh, thủ tục, quy trình thẩm định được nhanh, gọn, hiệu quả hướng đến phục vụ tốt nhất cho khách hàng,

VDB nên tăng cường phân cấp, phân quyền cho các chi nhánh trong công tác thẩm định và quyết định cho vay.

Việc tăng cường phân cấp, phân quyền giúp các chi nhánh chủ động hơn trong khi tiếp xúc, thẩm định và ra kết quả thẩm định đối với khách hàng. Khách hàng cũng có tâm lý thoải mái hơn vì thời gian thẩm định không bị kéo dài, qua nhiều cấp phê duyệt và quyết định, khách hàng tránh được việc phải theo đuổi hoàn thiện hồ sơ và chờ đợi kết quả, từ đó hạn chế sự bức xúc của khách hàng và tránh việc dự án mất cơ hội đầu tư khi bị từ chối cho vay. Đồng thời, thông qua tăng cường phân cấp, phân quyền cũng giúp cho các chi nhánh sử dụng tối đa và hiệu quả lực lượng cán bộ hiện có, các ban của HSC giảm tải được công việc, tập trung tìm hiểu, thẩm định các dự án lớn, các dự án trọng điểm, qua đó tăng cường được tính hợp lý và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của VDB.

Bên cạnh đó cùng với việc tăng cường phân cấp, các ban HSC cũng cần tăng cường phối hợp với chi nhánh trong công tác thẩm định thông qua việc cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc thẩm định dự án và thực hiện kiểm tra sau khi có kết quả thẩm định.

Trong thời gian tới, toàn thể CBVC của VDB cần phải đổi mới tư duy một cách toàn diện trên các mặt để tạo đột phá trong hoạt động và phát triển, xây dựng VDB trở thành một ngân hàng chính sách chuyên nghiệp và hiện đại của Quốc gia, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh và hiện đại.

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Để làm tốt công tác này, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập được thông tin của khách hàng một cách đầy đủ nhất cả về thông tin

tài chính và thông tin phi tài chính để có thể đánh giá đúng tiềm lực của khách hàng, sớm cảnh báo trước các rủi ro có thể xảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho VDB.

Hiện nay, cơ sở để các sở giao dịch và chi nhánh thực hiện là công văn số 3418/NHPT-TTKH ngày 26/9/2011 của VDB triển khai hệ thống cảnh báo sớm và Công văn số 489/NHPT-TTKH ngày 20/02/2013 của VDB quy định về thu thập thông tin khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay do chưa cập nhật theo sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước mà cụ thể là Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18/5/2015 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 nên gây không ít khó khăn cho cán bộ khi thực hiện hệ thống cảnh báo sớm và thu thập thông tin khách hàng. Bài viết này, xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện cảnh báo sớm và thu thập thông tin khách hàng theo quy định của VDB.

các chỉ tiêu đánh giá tài chính thay đổi:1. khả năng thanh toán nhanh = vốn bằng tiền và

các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/nợ ngắn hạnCác khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Quyết định

15) đã đổi tên thành phải thu về cho vay ngắn hạn chuyển qua khoản mục phải thu ngắn hạn (Thông tư 200) sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán chỉ tiêu này.

2. Vòng quay các khoản phải thu = doanh thu thuần/các khoản phải thu bình quân.

Theo Thông tư 200 thì trong các khoản phải thu ngắn hạn bổ sung thêm tiểu mục phải thu về cho vay ngắn hạn; tiểu mục tài sản ngắn hạn khác nhập với các khoản phải thu khác thành phải thu ngắn hạn khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán chỉ tiêu này.

3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/giá trị TSCĐ bình quân.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang nằm trong khoản mục TSCĐ (Quyết định 15) sẽ chuyển qua tiểu mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang thuộc khoản mục Tài sản dở dang dài hạn (Thông tư 200). Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán chỉ tiêu này.

4. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ = Tài sản dài hạn/(vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn).

5. Chỉ tiêu thanh khoản: khả năng thanh toán ngắn

thu thập thông tinĐánh giá tình hình tài chính của khách hàng

Là ngân hàng chính sách, với chức năng chính là thực hiện chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) mặc dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải bảo toàn nguồn vốn nên nhiều năm qua VDb luôn chú trọng công tác thẩm định, xét duyệt cho vay đối với khách hàng.

� Lưu PHướC VẹnChi nhánh VDB Khu vực Đồng Tháp - an giang

một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán thay đổi

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Thông tư 200/2014/TT-BTC1. Đầu tư ngắn hạn trong khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Phải thu về cho vay ngắn hạn trong khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn2. Các khoản phải thu ngắn hạn: 2. Các khoản phải thu ngắn hạn:- Các khoản phải thu khác

Phải thu ngắn hạn khác- Tài sản ngắn hạn khác

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang nằm trong khoản mục TSCĐ3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang nằm trong khoản mục tài sản dở dang dài hạn

4. Doanh thu chưa thực hiện nằm ở khoản mục nợ dài hạn 4. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn nằm ở khoản mục nợ ngắn hạn5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5. Vốn góp của chủ sở hữu (thực góp)

Ảnh: Internet

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời.

Doanh thu chưa thực hiện nằm ở khoản mục nợ dài hạn (Quyết định 15) sẽ chuyển qua khoản mục nợ ngắn hạn (Thông tư 200). Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tính toán chỉ tiêu 4 và chỉ tiêu 5.

Qua bảng tính toán số liệu minh họa ta thấy kết quả các chỉ tiêu đã có sự thay đổi khi khách hàng áp dụng Thông tư 200 thay thế Quyết định 15 của Bộ Tài chính để lập báo cáo tài chính, số liệu trên báo cáo tài chính càng lớn thì kết quả tính toán chỉ tiêu sai lệch sẽ càng nhiều. Điều này, ảnh hưởng đến kết quả cảnh báo sớm cũng như quá trình thu thập thông

tin khách hàng của VDB, làm cho quá trình đánh giá khách hàng không chỉ sai lệch về mặt số học mà còn sai lệch đánh giá khả năng tài chính của khách hàng trong quá trình quan hệ tín dụng với VDB. Vì thế, đòi hỏi chúng ta cần phải chỉnh sửa, cập nhật lại khoản mục, chỉ tiêu trong hệ thống cảnh báo sớm và biểu

mẫu thu thập khách hàng cho phù hợp với những thay đổi hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đánh giá đúng bản chất, tình hình tài chính của khách hàng.

số liệu minh họaCông ty A có số liệu báo cáo tài chính đến 31/12/2015 như sau:

ĐVT: đồng

Khoản mục 2015(Quyết định 15)

2015 (Thông tư 200)

2014(Quyết định 15)

TSNH 192.499.892.787 192.499.892.787 196.784.620.309

Nợ NH 20.779.963.736 20.873.242.824 17.246.383.036

Hàng TK 4.783.020.591 4.783.020.591 5.095.805.242

Tiền & Tương đương 128.358.548.563 128.358.548.653 80.337.897.495

Đầu tư tài chính ngắn hạn 6.200.000.000    

Nợ phải trả 34.275.243.424 34.275.243.424 34.663.824.433

Tổng TS 426.777.259.469 426.777.259.469 423.091.254.678

TSDH 234.277.366.682 234.277.366.682 226.306.634.369

Vốn CSH 392.502.016.045 392.502.016.045 388.427.430.245

Nợ DH 13.495.279.688 13.402.000.600 17.417.441.397

Doanh thu thuần 140.403.963.652 140.403.963.652 134.424.558.307

Giá vốn hàng bán 130.361.380.946 130.361.380.946 125.082.122.006

Khoản phải thu 51.651.642.298 58.008.642.298 51.874.688.855

TSCĐ 207.303.178.236 194.498.357.317 200.491.657.710

kết quả tính toán các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu Công thức   Năm 2015 (Quyết định 15)

Năm 2015 (Thông tư 200)

Chỉ tiêu thanh khoản      

Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn lần 9,26 9,22

Khả năng thanh toán nhanh Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính NH / Nợ ngắn hạn

lần 6,50 6,10

Khả năng thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn lần 6,18 6,15

Chỉ tiêu tự tài trợ      

Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định Tài sản dài hạn / (VCSH + Nợ dài hạn) lần 0,5770 0,5772

Chỉ tiêu hoạt động      

Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân lần 2,71 2,56

Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần / Giá trị TSCĐ bình quân lần 0,69 0,71

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Việc đọc và hiểu hết các báo cáo, khoản mục, nội dung của BCTC không phải là

vấn đề đơn giản bởi tùy vào quy mô, loại hình, ngành nghề kinh doanh… mà mỗi doanh nghiệp phản ánh những thông tin về tình hình tài chính của mình khác nhau. Chưa kể cần phải có sự hiểu biết căn bản và nhạy bén của cán bộ nghiệp vụ trước những số liệu mà doanh nghiệp báo cáo có chuẩn xác và trung thực hay không để có cái nhìn khách quan, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó. Một trong những thông tin được phản ánh trên BCTC doanh nghiệp mà hầu hết cán bộ nghiệp vụ còn phân vân và băn khoăn khi đánh giá đó là các con số về việc vay và cho vay giữa các doanh nghiệp với nhau.

Để cùng trao đổi với bạn đọc về nội dung vừa đề cập, trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin nêu ra những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay giữa các doanh nghiệp không được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng để từ đó hỗ trợ phần nào trong việc hiểu rõ bản chất các con số có liên quan đến vấn đề này trong quá trình soát xét BCTC của doanh nghiệp.

doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng có được phép cho vay?

Trước hết, chúng ta sẽ đi tìm lời giải cho câu hỏi mà không ít người nghĩ đến, rằng liệu pháp luật có cho phép các công ty, doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng vay, cho vay lẫn nhau không? Bởi Luật Các tổ chức tín dụng nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán

(Khoản 2, Điều 8, Luật Các tổ chức tín dụng 2010). Vậy cho vay có phải là hoạt động ngân hàng hay không? Theo Luật này, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi - khoản 16, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Luật này cũng đã đề cập, cấp tín dụng là một trong ba nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bên cạnh nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Thế nhưng, nghiên cứu kỹ luật này, ta thấy rằng hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ vừa nêu (khoản 12, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng 2010). Tra cứu từ điển tiếng Việt thì thường xuyên là một tính từ chỉ một hiện tượng, sự việc được diễn ra luôn luôn đều đặn, không gián đoạn(1). Điều này cũng dễ hiểu bởi nói đến ngân hàng, chúng ta thường nghĩ ngay đến chức năng chủ yếu là cho vay và đó là hoạt động chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Rõ ràng là đối với một ngân hàng nói riêng hay một tổ chức nói chung thì ngành nghề, hoạt động chính yếu của ngân hàng, tổ chức đó tất nhiên phải được thực hiện một cách liên tục và đều đặn trong một thời gian dài được cho phép.

Còn lại những hoạt động không chính yếu, đột xuất thì có thể diễn ra tạm thời, đơn lẻ trong một thời gian ngắn nhất định. Quay lại quy định của Luật trên, ta dễ dàng nhận thấy nếu một doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng mà cho vay thường xuyên, liên tục thì sẽ vi phạm pháp luật bởi ngành nghề kinh doanh chính của những doanh nghiệp dạng này không có chức năng cho vay. Hay nói cách khác, nếu trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp có phát sinh một khoản cho vay tạm thời nào đó nhằm tận dụng cơ hội phát sinh lợi nhuận từ nguồn tiền nhàn rỗi thì hoàn toàn không bị pháp luật cấm.

Quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng

Đến đây sẽ có ý kiến phản biện rằng liệu việc doanh nghiệp làm những điều mà pháp luật không cấm là hợp pháp? Theo chúng tôi, “Có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền mà theo đó, mọi công dân và doanh nghiệp có thể làm tất cả những gì một khi điều đó không bị pháp luật cấm. Như vậy, pháp luật chỉ quy định những điều cấm mà không quy định danh mục những hành vi cho phép. Nguyên tắc này giúp phát huy mọi sáng tạo của các chủ thể phục vụ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công

Quy định của pháp luậtvề hoạt động cho vay giữa các doanh nghiệp

Chúng ta đều biết, báo cáo tài chính (bCTC) doanh nghiệp là một tài liệu quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực tài chính của một khách hàng vay vốn đối với cán bộ làm công tác tín dụng.

� CHí Hiếu - minH ĐẹPVăn phòng Đại diện tại TP.HCm

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

dân. Tuy nhiên, đối với các cơ quan Nhà nước, các cán bộ - công chức lại phải áp dụng nguyên tắc “Chỉ được làm những gì mà luật cho phép” nhằm tránh những hành vi tùy tiện, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Để minh chứng cho lập luận trên, chúng tôi xin đưa ra một số văn bản dưới luật hướng dẫn doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho vay để thực hiện một số nội dung trong quá trình tác nghiệp như sau:

Về thuế giá trị gia tăng, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có quy định hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (điểm b, khoản 8, Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013). Tức khi nhận tiền lãi khi cho vay, doanh nghiệp sẽ không chịu thuế trên khoản lợi nhuận đó.

Về thanh toán bằng tiền mặt, Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt có nói các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán như: (i) Thanh toán bằng séc, (ii) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền, (iii) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 4, Thông tư số 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015).

Rõ ràng, với việc quy định như trên, chúng ta có thể khẳng định thêm lần nữa rằng pháp luật đã thừa nhận doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng hoàn toàn có quyền cho vay lẫn nhau. Tuy nhiên, việc cho vay này chỉ được phép thực hiện một cách riêng lẻ, không thường xuyên và việc giải ngân không được áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

Trở về phần đặt vấn đề của bài viết, vậy khi đọc BCTC thì cán bộ tín dụng sẽ nhận biết khoản cho vay hay nợ vay này của doanh nghiệp sẽ được phản ánh ở đâu trên Bảng cân đối kế toán? Như chúng ta đã biết, kể từ ngày 01/01/2015, các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi thành phần kinh tế đều phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 thì được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình (Điều 1, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014). Theo đó, khi hạch toán cho vay, doanh nghiệp chỉ sử dụng một tài khoản (TK) duy nhất là TK 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, chi tiết tại tài khoản cấp 2 - TK 1283 (Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014). Với quy định này, doanh nghiệp không tách biệt các khoản cho vay ngắn hạn (trước đây hạch toán vào TK 128) hay cho vay dài hạn (trước đây hạch toán vào TK 228) nữa mà chỉ sử dụng duy nhất một tài khoản cấp 2 - TK 1283 mà thôi. Đối với số dư các khoản cho vay đang phản ánh trên TK 228 sẽ được chuyển sang TK 1283 (khoản 1, Điều 126, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014). Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải theo dõi các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn riêng biệt nhau để khi

phản ánh lên Bảng cân đối kế toán, các khoản cho vay ngắn hạn sẽ được ghi nhận tại khoản mục Phải thu về cho vay ngắn hạn (mã số 135) và các khoản cho vay dài hạn sẽ được ghi nhận tại khoản mục Phải thu về cho vay dài hạn (mã số 215) - tiết a, b, điểm 1.4, khoản 1, Điều 112, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Tương tự như kế toán cho vay, kế toán đi vay cũng chỉ hạch toán trên một TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính, chi tiết tại TK cấp 2 - 3411. Đối với số dư các khoản đi vay ngắn hạn đang phản ánh trên TK 311 sẽ được chuyển sang TK 3411. Doanh nghiệp cũng sẽ phải theo dõi tách biệt các khoản đi vay ngắn hạn và dài hạn để phản ánh trên Bảng cân đối kế toán tại khoản mục Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (mã số 320) và Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (mã số 338) - tiết e, g, điểm 1.4, khoản 1, Điều 112, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Từ những phân tích và viện dẫn quy định của luật pháp như trên, có thể kết luận các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng đều có quyền vay và cho vay lẫn nhau. Tuy nhiên, với quy định mới về hạch toán kế toán và lập BCTC thì các khoản cho vay này lại được phản ánh tại khoản mục Các khoản phải thu trên Cân đối kế toán (trước đây các số liệu này được phản ánh tại khoản mục Đầu tư tài chính). Đây là một trong những thông tin trọng yếu mà bất cứ cán bộ nghiệp vụ nào cũng không được xem nhẹ khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Thiết nghĩ, tuy hoạt động nghiệp vụ này không xảy ra thường xuyên, nhưng nắm vững được những quy tắc và hướng dẫn thực hiện của pháp luật sẽ hữu ích hơn cho người đọc BCTC doanh nghiệp nhằm mang lại một sự nhìn nhận thấu đáo các con số biết nói này, góp phần vào việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp được toàn diện và chuẩn xác hơn.

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Hơn hai mươi năm (1995 - 2016), bức tranh hoạt động tin học của Ngành

ví như từ một người phải gồng gánh một lượng hàng lớn trên đôi vai và đi trên đôi chân qua vùng đất hoang vu để giao hàng, tiến lên chuyển hàng trên chiếc ô tô (tuy còn là đời cũ) và đã chạy trên con đường nhựa. Đó là một quá trình gian lao, với nhiều kỷ niệm khó quên.

kế toán tổng hợp: Sự khai phá đầu tiên (1995 - 1999)

Khi Tổng cục Đầu tư Phát triển được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/01/1995, hoạt động tin học của Ngành là một vùng trắng. Sau đó, Cục Đầu tư phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Đầu tư phát triển Bình Định đã tạo được phần mềm sử dụng cho công tác kế toán, mặc dầu chỉ có những chức năng cơ bản bởi vì chế độ Kế toán chưa hoàn chỉnh và đang từng bước xây dựng. Đến khoảng tháng 09/1995 hai đơn vị này đã có phần mềm tương đối hoàn chỉnh đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ kế toán của Cục Đầu tư Phát triển.

Tháng 03/1996 giải pháp của Cục ĐTPT Bình Định được Tổng cục ĐTPT chọn lựa và sau hơn 06

tháng triển khai thí điểm ở Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình và Nam Định, phần mềm Kế toán tổng hợp của Tổng cục ĐTPT được chính thức triển khai trong toàn Ngành.

Phần mềm Kế toán tổng hợp được tiếp nhận một cách hân hoan vì đã đáp ứng chính xác nhu cầu cấp thiết của kế toán các Cục Đầu tư và kế toán toàn Ngành mặc dù phần mềm chưa thật hoàn hảo. Đến bây giờ hầu như những người làm kế toán thời đó cũng không thể nào quên khi những cuốn sổ ghi, những báo cáo cấp phát vốn dài bằng sải tay được thay thế bằng những mẫu số in từ máy tính ở khổ giấy A4 và A3.

DiaS: Thích nghi với biến động (1997-1999)

Năm 1997, trước sự biến động về nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu quản lý cấp phát Ngân sách Nhà nước đến mục và tiểu mục. Phòng Tin học Tổng cục lại phải vất vả xây dựng phần mềm. Phần mềm DIAS được ra đời và được triển khai cả 3 miền với sự huy động lực lượng từ Bộ Tài chính, Vụ Kế toán và Cục ĐTPT Bình Định. Phần mềm đã được triển khai toàn Ngành và chỉ phải dừng lại do nghiệp vụ có sự thay đổi.

Quản lý Cấp phát XDCB: Mở rộng phạm vi ứng dụng (1997-2002)

Cũng vào năm 1997, Cục ĐTPT Bình Định đã cho ra đời phần mềm Quản lý vốn cấp phát NSNN. Phần mềm này chạy trên mạng cục bộ và quản lý được đến từng hạng mục công trình. Đây là phần mềm được cán bộ nghiệp vụ đón nhận nhiệt tình và lãnh đạo phòng cấp phát, lãnh đạo phòng kế hoạch và Lãnh đạo Cục đầu tư nắm được đến từng thông tin chi tiết đến từng hồ sơ, chứng từ của từng hạng mục công trình xây dựng. Phần mềm này được sử dụng từ năm 1997 đến hết năm 1999 và sau đó chuyển cho Kho bạc Nhà nước Bình Định sử dụng đến năm 2002.

kTQuy1.5: Bước tiến thứ 2 (2001-2003)

Khi Quỹ Hỗ trợ phát triển ra đời và đi vào hoạt động từ 01/01/2000, Tin học Quỹ Hỗ trợ phát triển lại bắt đầu xây dựng phần mềm trở lại. Tại Chi nhánh Quỹ HTPT TPHCM, đội ngũ tin học tiếp tục sửa đổi phần mềm đang có và đưa vào vận hành. Tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bình Định, phần mềm KTQ được phát triển và hoàn chỉnh đưa vào sử dụng đáp ứng kịp thời yêu cầu nghiệp

Hai mươi năm và công nghệ tin học VDB hiện nay

� Lê CHương - Đỗ ngọC(VPĐD)

Là những người làm tin học tại ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) từ thuở sơ khai (khi còn là Tổng cục Đầu tư phát triển - 1995) nên chúng tôi hiểu được và thấm những gì đã trải qua của ngành về việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin.

Ảnh: Internet

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

vụ. Trong khi đó tại Ban Tài chính - Kế toán phần mềm KTQuy 1.5 cũng được phát triển và triển khai toàn Ngành vào đầu năm 2002. Thời kỳ 2000 - 2003 có 03 hệ thống phần mềm cùng vận hành cho cùng nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ phát triển: Phần mềm kế toán vận hành tại Chi nhánh Quỹ HTPT TPHCM, Phần mềm KTQ vận hành tại Chi nhánh Quỹ HTPT Bình Định và Phần mềm KTQuy1.5 vận hành ở những chi nhánh còn lại. Một hệ thống nghiệp vụ không thể có 03 phần mềm cùng vận hành. Vấn đề đặt ra cho tin học là làm sao thống nhất phần mềm tránh trường hợp trăm hoa đua nở.

kế toán giao dịch: Bước tiến thứ 3 (2003-2008)

Trên cơ sơ phần mềm KTQuy1.5, tin học Quỹ Hỗ trợ phát triển đã xây dựng phần mềm mới: Phần mềm Kế toán giao dịch. Phạm vi phần mềm này đã mở rộng từ việc phục vụ nghiệp vụ kế toán tài chính sang phục vụ một số nghiệp vụ tín dụng, tuy chỉ đáp ứng được thời gian đầu. Hệ thống tài khoản phần mềm đã ứng dụng được việc tách hệ thống tài khoản thành 02 hệ thống có mối quan hệ với - nhau hệ thống tài khoản nội bộ (chủ thể) và tài khoản giao dịch (khách thể) - thuận tiện cho việc thay đổi hệ thống tài khoản mà không ảnh hưởng đến tài khoản khách hàng. Tài khoản nội bộ có thể thay đổi do yêu cầu quản lý, do yêu cầu của các cơ quan chức năng nhưng không ảnh hưởng đến tài khoản giao dịch của khách hàng. Phần mềm này đã đạt được sự đồng tình và triển khai thống nhất toàn Ngành; đồng thời mở ra tư duy mới cho Quỹ Hỗ trợ phát triển tạo điều kiện tiếp cận gần hơn thiết kế của các phần mềm lõi ngân hàng (corebanking).

Thanh toán tập trung và bước tiến thứ 4 (2006-2010)

Đầu năm 2006, Quỹ HTPT (sau đó là VDB) triển khai hệ thống

thanh toán tập trung dựa trên phần mềm Thanh toán tập trung do công ty FPT xây dựng và triển khai ở nhiều NHTM. Phần mềm này dựa trên cơ sở dữ liệu hiện đại là oracle, đặc biệt các sản phẩm kết xuất ra rất phù hợp với chế độ quy định trong thanh toán điện tử, thao tác sử dụng thuận lợi, quy trình bảo mật được kiểm soát chặt chẽ. Phần mềm đã giúp cho việc thanh toán giữa cách chi nhánh Quỹ HTPT rút ngắn với thời gian dưới một giờ. Phần mềm này đã giúp Quỹ HTPT tập trung được nguồn vốn toàn Ngành một cách nhanh chóng, hiệu quả và đã được đánh giá cao trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn toàn Ngành. Đối với cán bộ nghiệp vụ đây là phần mềm thân thiện và tiện dụng.

CiTaD, bù trừ điện tử - sánh vai cùng các ngân hàng trong thanh toán liên ngân hàng

Việc VDB tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng cùng với việc triển khai thành công phần mềm thanh toán liên ngân hàng CITAD đã khằng định VDB đủ năng lực trong việc triển khai các hệ thống thanh toán hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Tham gia CITAD VDB đã ngang tầm với các ngân hàng khác trong công nghệ thanh toán. Tham gia thanh toán bù trừ điện tử cũng là bước bổ sung khắng định năng lực của VDB trong công tác thanh toán qua NHNN. Cả CITAD và bù trừ điện tử đều được xây dựng trên cơ sở dữ liệu hiện đại oracle và quy trình sử dụng tiện lợi, báo biểu kết xuất phù hợp chế độ nên được người dùng hài lòng. CITAD phát triển trên nền webbase nên là công nghệ hiện đại mà các phần mềm khác của VDB chưa thể đạt đến.

VDB online: Bước tiến thứ 5 (2011-2016)

Ngay từ khi thành lập năm 2006, VDB đã đặt ra mục tiêu rút

ngắn khoảng cách về công nghệ so với các ngân hàng khác. Do VDB vẫn đang ứng dụng công nghệ lạc hậu mà các ngân hàng sử dụng vào những năm 90 của thế kỷ trước, để làm bước đệm cho quá trình hiện đại hóa ngân hàng trong khi chờ đợi các điều kiện khác (chế độ nghiệp vụ, nguồn nhân lực) được hoàn thiện, VDB đã chọn giải pháp cải tiến và đưa vào sử dụng phần mềm lõi Smartbank do FPT xây dựng, triển khai thành công vào những năm 2003 - 2008 ở một số NHTM. Sau 02 năm (2009 - 2010) xây dựng, kiểm thử và 03 đợt triển khai thử nghiệm trên toàn hệ thống cùng với 07 khóa đào tạo hướng dẫn sử dụng, phần mềm VDB online giai đoạn I đã chính thức đi vào hoạt động vào thời điểm đầu năm 2011. VDB online đã tích hợp phần mềm thanh toán tập trung thành một khối thống nhất đồng bộ, thuận lợi cho công tác nghiệp vụ, đặc biệt đối với công tác tài chính kế toán. Dữ liệu toàn Ngành đã được tập trung tại Hội sở chính, thông tin hoạt động đã được khai thác trực tuyến giúp cho việc điều hành của lãnh đạo các cấp được thuận tiện, kịp thời. Hội sở chính kiểm soát được hoạt động của các chi nhánh thông qua kiểm soát dòng thông tin. Nguồn vốn được tập trung toàn hệ thống, quy trình kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn trong thanh toán, số liệu báo cáo có độ tin cậy cao hơn vì được tập hợp trực tiếp từ các giao dịch nghiệp vụ.

Điểm nổi bật nhất của Tổ xây dựng và triển khai phần mềm VDB online là đội ngũ này đã tập trung trí tuệ hoàn thiện hơn 2.000 trang tài liệu của 04 tập chế độ nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm. Tài liệu này được xem là cẩm nang cho việc sử dụng phần mềm, một bộ tài liệu chưa từng có đối với sự phát triển của Ngành những năm qua. Với phương châm cầm tay

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

chỉ việc rõ ràng đến từng thao tác và không cần hướng dẫn gì thêm, đội ngũ biên soạn tài liệu đã tạo ra sản phẩm không chỉ dùng cho VDB online mà còn kế thừa phát triển cho các sản phẩm về sau.

Đến nay, VDB online lẽ ra đã phải được thay thế bằng phần mềm hiện đại hơn nhưng vẫn đang phải tiếp tục vai trò của mình. Công cuộc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đối với VDB vẫn còn phải tiếp tục phát triển thêm trong thời gian tới.

một số giải pháp đẩy mạnh công nghệ ngân hàng vdB

Trong khi một số ngân hàng đã bước đầu triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II về quản trị rủi ro vào năm 2015 thì chúng ta đang còn loay hoay với những sản phầm công nghệ của 13 năm về trước. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này cần thực hiện càng sớm càng tốt như sau:

lãnh đạo VDB cần quan tâm sâu sát hơn nữa đến CNTT

Hoạt động CNTT là hoạt động với chi phí nguồn lực lớn (tài chính, nhân lực, thời gian) nên cần có sự quyết định từ lãnh đạo cao cấp của VDB mới đảm bảo thành công. Cũng như các hệ thống ngân hàng, tài chính khác, theo chúng tôi VDB tập trung nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định khoảng 3 đến 5 năm để hoàn thành dứt điểm việc hiện đại hóa ngân hàng để tập trung cho các lĩnh vực khác. Theo chúng tôi, VDB nên thực hiện mô hình thuê giám đốc dự án để thực hiện mục tiêu này nhanh nhất. Giám đốc dự án phải là người đã lãnh đạo xây dựng và triển khai dự án thành công của các ngân hàng khác; có thể hợp đồng làm việc cho đến khi hoàn thành dự án; có thể đào tạo được một thế hệ cán bộ có chất lượng cao, có thể làm chủ trong việc vận hành và phát triển các sản phẩm CNTT phục vụ hoạt động của VDB về sau.

Phân loại, đánh giá, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực CNTT, có chế độ đãi ngộ hợp lý.

Rà soát, sát hạch và phân loại nguồn nhân lực CNTT một cách bài bản, bố trí phù hợp sau khi phân loại. Thước đo phân loại là sản phẩm và hiệu quả sản phẩm được tạo ra. Chấp nhận sự chênh lệch cao thậm chí rất cao về thu nhập và cơ hội thăng tiến giữa những cán bộ có năng lực thực sự và cán bộ bình thường. Trong đội dự án chỉ cần hai đến ba người nổi bật thì dự án đã có thể thành công. Việc đánh giá, bình bầu khen thưởng cần phải thực sự tôn vinh những nhân vật xuất sắc, tránh bình quân chủ nghĩa.

Thay hình thức trưng tập cán bộ trong hệ thống như trước đây bằng hình thức điều động về làm việc trong dự án. Ban hành chính sách chế độ ưu đãi để CBVC trong Ngành hăng hái đăng ký tham gia dự tuyển và tổ chức tuyển chọn chặt chẽ, đúng đối tượng làm sao người được điều động cảm thấy đó là một vinh dự hơn là nghĩa vụ. Những người tham gia dự án là những người đã xa gia đình vì sự nghiệp của Ngành nên cần phải có chế độ ưu đãi tốt nhất. Nếu làm được những điều trên thì những thành viên của dự án mới toàn tâm, toàn ý cho công việc và dự án sớm thành công.

Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn iSo và đào tạo nguồn nhân lực sử dụng sản phẩm

Trên cơ sở tham mưu của ban quản lý dự án, VDB xem xét phê duyệt các kế hoạch và biện pháp thực hiện. Việc chuẩn hóa nghiệp vụ của VDB là một vấn đề tồn tại lâu dài chưa khắc phục được, thì với việc tuyển chọn nguồn nhân lực như trên, chúng tôi cho rằng vấn đề này sẽ được giải quyết. VDB tuân thủ theo quy định của Nhà nước, những gì VDB có quyền quyết định thì theo thông lệ quốc tế. Đó là con đường nhanh nhất

đề hoàn thành công cuộc hiện đại hóa ngân hàng của VDB.

Xây dựng chiến lược phát triển CNTT phù hợp và năng cao chất lượng quản trị dự án CNTT.

VDB có được thuận lợi lớn là đơn vị đi sau về hiện đại hóa ngân hàng nên sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm của các hệ thống ngân hàng khác và các cán bộ chủ chốt của dự án sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm từ thất bại của các thế hệ đi trước để tránh lặp lại. Kết hợp hai yếu tố trên, VDB sẽ có thể xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp. Việc quản trị dự án phải đảm bảo chặt chẽ, đúng tiến độ và hiệu quả; không có việc kéo dài các bước thực hiện làm phá vỡ chiến lược phát triển CNTT.

làm chủ từng phần tiến đến làm chủ toàn bộ việc xây dựng các sản phẩm CNTT.

Bao giờ một ngân hàng cũng phải sử dụng các phần mềm ngoài core. Đó là các phần mềm phục vụ các hoạt động khác, công tác thống kê và công tác quản trị theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và nhà quản lý, điều hành VDB. Dữ liệu này thường thay đổi cho phù hợp với yêu cầu hoạt động, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác thì không có nguồn kinh phí nào của VDB có thể đáp ứng được. Vì thế, VDB nhất thiết phải xây dựng nguồn nhân lực trước hết phục vụ cho việc vận hành, phát triển phần mềm ngoài core và sau đó tiến tới việc tiếp nhận làm chủ phần mềm lõi ngân hàng (core).

Nhìn lại tin học VDB hai mươi năm qua, chúng ta vẫn chưa khẳng định được mình. Đó là điều mỗi chúng ta cần phải suy ngẫm lại để cùng hướng tới một bước phát triển với tầm cao mới, đáp ứng nhiệm vụ và trọng trách nặng nề được giao.

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

cho vay vốn tín dụng đầu tư nhà nướcTừ năm 2006 đến nay, VDB KV TT.Huế - Quảng Trị

đã chủ động tiếp cận các cơ hội đầu tư, tiếp nhận thẩm định hơn 100 dự án đầu tư, thực hiện cho vay các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của hai tỉnh nhằm phát huy lợi thế so sánh vùng, lãnh thổ. Chi nhánh đã giải ngân cho các dự án với số vốn gần 5.165 tỷ đồng (Trong đó, Thừa Thiên Huế là 3.855 tỷ đồng, Quảng Trị là 1.310 tỷ đồng).

Mặc dù những năm qua, hoạt động đầu tư phải đối mặt với không ít khó khăn của sự suy thoái kinh tế, biến động của thị trường, thời tiết khắc nghiệt và địa bàn kinh tế không thuận lợi của khu vực miền Trung, việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, VDB KV TT.Huế - Quảng Trị đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành về các cơ hội đầu tư, khai thác lợi thế, kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp, tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ cho hai tỉnh, luôn cùng đồng hành với các chủ đầu tư kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Một số dự án được cho vay đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, chụ thể như:

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế: thuỷ điện A Lưới, thuỷ điện Hương Điền, thuỷ điện Bình Điền, thuỷ điện Tả Trạch đã cung cấp điện năng cho lưới điện Quốc gia và đặc biệt đã giảm lũ cho thành phố Huế. Dự án Nhà máy Sợi chất lượng cao Phú Bài đã tạo dựng thành công ngành công nghiệp sợi của Việt Nam với việc hình thành Cụm công nghiệp của ngành Dệt - May Việt Nam. Dự án Bệnh viện Quốc tế Huế, khẳng định và phát huy vai trò trung tâm y tế chuyên sâu của Việt Nam. Dự án Khu du lịch sinh thái Venada, Chương trình Kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, Hệ thống điện nông thôn, Hệ thống cấp nước sạch đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: thủy điện Đăk rông 2, thủy điện Đăk rông 3, thuỷ điện sông Tranh 3, Rượu Sikas, Chương trình Kiên cố hoá kênh mương, giao

Mười năM& những thành quả bước đầu

� Ths. Lê Quang Toàn, giám đốc Chi nhánh VDB KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị

Trong mười năm qua, với vai trò là một ngân hàng của Chính phủ thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước đối với các ngành, nghề, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, với sự nỗ lực không ngừng và tinh thần trách nhiệm, Chi nhánh ngân hàng phát triển Khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Trị (VDb KV TT.Huế - Quảng Trị) đã đạt được một số kết quả nhất định trên nhiều mặt công tác nghiệp vụ.

dư nợ cho vay Tại chi nhánh Qua các năm Từ 2006 – 2015Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu 2: kếT Quả Thu nợ, Thu lãi các năm Từ 2006 - 2015ĐVT: tỷ đồng

Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số

Thu nợ gốc 268 216 337 392 300 261 327 303 347 456 3.206

Thu nợ lãi, phí 46 50 69 108 119 264 288 249 248 362 1.802

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

thông nông thôn, Sản xuất ván gỗ ép MDF, Thủy lợi thủy điện Quảng Trị, Thủy điện Hạ Rào Quán, Nhà máy tinh bột sắn… đã hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị.

Thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu, cho vay vốn oda Chi nhánh đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

xuất khẩu gần 726 tỷ đồng. Các mặt hàng cho vay đảm bảo theo danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu do Chính phủ quy định.

Thực hiện quản lý cho vay vốn ODA, VDB KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị đang quản lý 08 dự án. Tổng dư nợ đến thời điểm 31/3/2016 là 379 tỷ đồng. Công tác thu nợ, thu lãi các năm luôn đạt và vượt kế hoạch được giao.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động cho vay, Chi nhánh thường xuyên chú trọng đến công tác huy động vốn từ các chủ đầu tư và các khách hàng có quan hệ tốt trên địa bàn nhằm đảm bảo một phần vốn cho hoạt động của Chi nhánh.

Từ năm 2006 đến nay, Chi nhánh đã duy trì được mức huy động vốn tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 25%/năm. Công tác quản lý điều hành nguồn vốn luôn đảm bảo kế hoạch hóa tối đa nguồn vốn huy động, thanh toán vốn đến hạn kịp thời, sử dụng vốn huy động hiệu quả.

Có thể nói trong mười năm qua, VDB KV Thừa Thiên Huế - Quảng Trị đã thực hiện tốt vai trò là nhà tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đạt được các thành tích nổi bật:

Thứ nhất, chủ động tiếp cận các cơ hội đầu tư, cho vay và phát huy hiệu quả các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của vùng, miền, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định cuộc sống cho người dân.

Thứ hai, tư vấn và hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp, thực sự là người đồng hành cùng doanh nghiệp từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi đưa dự án vào hoạt động và thu hồi nợ vốn vay.

Thứ ba, quy mô, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và cải thiện. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân là 17%/năm. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn từ 2,5% năm 2006 đến nay chỉ còn 0,45%. Năm 2006 dư nợ là 1.008 tỷ đồng, hiện nay dư nợ là trên 4.000 tỷ đồng. Nhiều năm liền, Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Công tác giải ngân, thu nợ, thu lãi luôn đạt và vượt kế hoạch.

Thứ tư, chủ động tham gia nghiên cứu khoa học (Chi nhánh đã có 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành), tham gia các đoàn công tác của VDB, thường xuyên tổ chức tập huấn nội bộ, trao đổi kinh nghiệm, không ngừng tìm tòi, học hỏi các kiến thức chuyên môn và các kiến thức bổ trợ công tác nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và tác nghiệp. Phát huy tính dân chủ, xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, văn minh công sở, chăm lo cho đời sống của CBVC và người lao động, xây dựng được tập thể CBVC đoàn kết, gắn bó, kỷ luật, có ý thức xây dựng cơ quan và đã được công nhận là “Cơ quan văn hoá”, là một trong những “doanh nghiệp xuất sắc” nhiều năm liền trên địa bàn.

Thứ năm, thực hiện tốt công tác chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa với tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam. Trong những năm qua, số tiền thực hiện công tác này là hơn 3.598 triệu đồng.

Thứ sáu, Đảng bộ, Chi bộ được công nhận trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền; các tổ chức Công đoàn, Chi đoàn luôn hoạt động sôi nổi, tham gia nhiều phong trào trên địa bàn và hoạt động của ngành, đạt nhiều kết quả cao và được công nhận đạt danh hiệu vững mạnh, xuất sắc.

Chi nhánh vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và các Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của VDB, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Quảng Trị…

Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thực sự đã đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các chương trình kinh tế trọng điểm, những vùng miền khó khăn, địa bàn cực kỳ khó khăn. Đồng thời, khẳng định vai trò của Chi nhánh VDB là công cụ của Chính phủ góp phần thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong thời gian tới, với sự quan tâm của các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Trị; sự chỉ đạo và giúp đỡ có hiệu quả của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, VDB KV TT.Huế - Quảng Trị sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hướng đến mục tiêu xây dựng một Ngân hàng chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế - xã hội trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Trị.

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Với định hướng hoạt động: Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, lãi treo

đến mức thấp nhất; lành mạnh hóa công tác TDĐT phát triển của Nhà nước trên địa bàn, Chi nhánh đã tích cực quảng bá cơ chế, chính sách của Nhà nước về tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK), chính sách khách hàng của VDB. Việc tìm kiếm khách hàng và huy động vốn để cho vay luôn đảm bảo kế hoạch được VDB giao hàng năm. Số dư huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Khi mới thành lập, số dư huy động vốn bình quân đạt 25 tỷ đồng, đến nay đã lên đến 150 tỷ đồng, tăng gấp 24 lần so với năm 2006, góp phần cùng hệ thống đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cho vay đối với các dự án.

Thực hiện chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước, trong 10 năm qua, Chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định 72 hồ sơ dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, trình

VDB cho vay 67 dự án (thuộc diện không phân cấp). Các dự án cho vay tập trung vào các công trình trọng điểm của Quốc gia, các chương trình theo quy định của Chính phủ như các dự án thủy điện, xi măng, gạch, trồng rừng nguyên liệu, chế biến tinh bột sắn, xuất khẩu cà phê... trên địa bàn tỉnh Sơn La (trong đó riêng cho vay dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La là 4.000 tỷ đồng). Việc thẩm định dự án của Chi nhánh tuân thủ các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của Tổng Giám đốc VDB theo từng thời điểm. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các chủ dự án tập trung vào các mặt kỹ thuật, phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, vốn chủ sở hữu, bảo đảm tiền vay... nhằm đầu tư dự án có hiệu quả, hạn chế rủi ro và thu hồi được vốn. Công tác thẩm định ngày càng được nâng cao chất lượng.

Tổng số cho vay vốn TDĐT của Nhà nước tại Chi nhánh đến

năm 2015 đạt 8.048 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2006. Số dự án Chi nhánh đang quản lý cho vay và thu nợ là 44 với dư nợ đến 31/12/2015 đạt 3.984 tỷ đồng. Số thu nợ gốc hàng năm luôn đạt từ 85% trở lên; số thu nợ lãi hàng năm đạt 100% kế hoạch giao. Tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm dưới 2%, bảo toàn được nguồn vốn cho vay. Công tác giải ngân, thu nợ đảm bảo đúng quy định của VDB. Thực hiện tốt việc kiểm tra trước, trong và sau giải ngân, kết hợp với thu nợ gốc và lãi. Bên cạnh đó, thực hiện cơ cấu lại nợ, xử lý nợ đối với các dự án theo quy định của VDB, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cân đối nguồn vốn trả nợ.

Chi nhánh đã tiếp nhận và cho vay lại vốn ODA gồm các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); Ấn Độ; Cộng hòa Pháp và Nhật Bản (JICA) với tổng số dư nợ đến 31/12/2015 là hơn

Góp phần phát triển KT - XHtỉnh miền núi phía Bắc

� nguYễn THị ViệT Hà Phó giám đốc Chi nhánh VDB sơn La

Chi nhánh VDb Sơn La được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-nHpT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc VDb. Qua 10 năm tổ chức, triển khai hoạt động theo mô hình ngân hàng phát triển, Chi nhánh VDb Sơn La đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đặc biệt góp phần vào sự thành công của Dự án nhà máy thủy điện Sơn La, di dân tái định cư hàng vạn hộ dân phục vụ dòng điện cho đất nước.

Ảnh: Internet

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

44,3 triệu USD; hơn 794 nghìn EURO và gần 10 tỷ đồng VNĐ cho vay đối với 05 dự án thuỷ điện nhỏ, 01 dự án cấp nước, 01 dự án xử lý chất thải rắn và 03 dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Công tác quản lý vốn ODA được thực hiện đúng theo quy định của VDB.

Chi nhánh đã tập trung vốn trung và dài hạn để cho vay và hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tại ngân hàng để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Trong 10 năm đã hỗ trợ gần 11 tỷ đồng tiền lãi đối với 08 dự án; Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 89 dự án; Cho vay vốn ủy thác theo Quyết định số 585/QĐ-UB của UBND tỉnh Sơn La đối với 900 hộ gia đình với số vốn 2,6 tỷ đồng; Cho vay vốn TDXK với tổng số vốn trên 20 tỷ đồng.

Thực hiện cuộc đại di dân xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, Chi nhánh luôn xác định nhiệm vụ quản lý, thanh toán vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thủy điện Sơn La là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng hàng đầu. Cấp ủy chi bộ và Ban lãnh đạo Chi nhánh tập trung chỉ đạo việc bố trí nhân sự, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện. Đây là nhiệm vụ đặc thù nên trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, Chi nhánh đã thường xuyên báo cáo và đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sơn La, VDB về các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện cơ chế chính sách. Đối với Dự án đường giao thông tránh ngập thủy điện Sơn La (gồm thanh toán vốn Cầu tránh ngập Pá Uôn và Đường 107) đến nay Chi nhánh đã thực hiện gần 717 tỷ đồng/721 tỷ đồng, đạt 99,4% kế hoạch giao.

Việc quản lý, thanh toán nguồn vốn cho dự án thủy điện Sơn La luôn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng tiến

độ và tuyệt đối tuân thủ ý kiến chỉ đạo của tỉnh và VDB. Thời hạn giải ngân đảm bảo theo quy định, không để chậm trễ, đáp ứng kịp thời về vốn thanh toán cho các đơn vị thu hưởng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình dự án nhà máy thủy điện Sơn La. Mặc dù, tình hình kinh tế trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, nguồn vốn gặp nhiều khó khăn nhưng VDB luôn cố gắng bố trí đủ nhu cầu vốn cho dự án theo tiến độ, góp phần cho dự án hoàn thành về đích trước tiến độ 2 năm. Tính đến 31/12/2015, lũy kế thanh toán từ khởi công đạt 98,7% kế hoạch giao. Đến nay Chi nhánh đang tập trung rà soát hồ sơ, chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ công tác quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

Với phương châm “An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững”, trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục đổi mới cách nghĩ, cánh làm, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng một cách vững chắc, có chất lượng trên cơ sở thu hồi vốn trực tiếp, chú trọng hỗ trợ các chương trình, dự án sản phẩm trọng điểm nhằm quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng và từng sản phẩm. Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc đầu tư các dự án sản xuất điện, xi măng, gạch tuynel, trồng rừng nguyên liệu, chế biến tinh bột sắn, chế biến sữa, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản… nhằm góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng GDP trong tỉn. Đẩy mạnh công tác xử lý nợ đối với các dự án khó khăn, hoàn chỉnh hồ sơ gửi VDB và các Bộ, ngành liên quan, đồng thời tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ xóa nợ, lãi đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương

phá sản và xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ vay, làm lành mạnh hóa chất lượng tín dụng.

Có thể nói, kết quả hoạt động 10 năm qua của Chi nhánh VDB Sơn La đã khẳng định sự trưởng thành của Chi nhánh với những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như góp phần cùng hệ thống VDB hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Ghi nhận những thành tích đạt được trong 10 năm qua của Chi nhánh VDB Sơn La, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Giám đốc Chi nhánh; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể Chi nhánh VDB Sơn La về thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện di dân ra khỏi vùng ngập lòng hồ thuộc dự án TĐSL; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc hàng năm và nhiều bằng khen cho tập thể Chi nhánh; nhiều tập thể phòng và cá nhân được Tổng giám đốc VDB tặng bằng khen, công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở hàng năm; ngoài ra tập thể Chi nhánh và nhiều cá nhân được các bộ, ngành tặng bằng khen qua các năm.

Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập VDB, CBVC Chi nhánh VDB Sơn La phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao năm 2016 và những năm tiếp theo với mục tiêu: đẩy mạnh tăng trưởng và đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư, TDXK; Thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ; Tăng cường, chủ động trong công tác tự kiểm tra, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, đôn đốc thu hồi và xử lý nợ xấu... góp phần xây dựng hệ thống VDB ngày càng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Thông qua việc thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu,

Chi nhánh đã tham mưu cho Cấp ủy, chính quyền địa phương những vấn đề có liên quan, thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận trong 10 năm qua.

Trong quá trình hoạt động Chi nhánh Khánh Hòa, Chi nhánh Ninh Thuận và hiện nay là Chi nhánh khu vực Khánh Hòa-Ninh Thuận đã luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), của Lãnh đạo địa phương và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hiện Chi nhánh Khu vực đang quản lý các dự án vay với tổng dư nợ đạt khoảng 4.266 tỷ đồng. Các dự án được đầu tư đã và đang góp phần tạo công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, trong đó điển hình là các dự án: Cấp nước và vệ sinh thành phố Nha Trang, Hệ thống cấp nước Cam Ranh, thủy điện Eakrông Rou, Phát triển đô thị vừa và nhỏ Miền Trung, dự án Liên hiệp chế biến các sản phẩm muối cao cấp và muối Iốt, Nhà máy thủy điện Sông Giang 2… Bên cạnh đó, hàng năm Chi nhánh thực hiện giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn với lãi suất 0%, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp và làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

Đối với tín dụng đầu tư: Mười năm qua, Chi nhánh đã cho vay 57 dự án với số tiền 2.963 tỷ đồng,

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Tính đến hết 31/3/2016, tổng dư nợ vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh khu vực đạt trên 1.800 tỷ đồng trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ đạo: Công nghiệp với 24 dự án bao gồm 06 dự án điện (thủy điện; truyền tải điện; trạm biến áp); 02

dự án dệt may; 05 dự án cơ khí; 03 dự án xây dựng và 11 dự án sản xuất khác. Các dự án hoàn thành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng tại địa phương và đáp ứng một phần nhu cầu điện cho Quốc gia, tạo công ăn việc làm cho người lao động. dự án thuộc lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - giao thông vận tải, nước sạch. 03 Các dự án này sau khi đưa vào sử dụng đã góp phần tăng lưu lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa và đáp ứng

Phát huy hiệu quả vốn nhà nước trên địa bàn Khánh Hòa - Ninh Thuận

Là đơn vị trực thuộc VDb, Chi nhánh VDb Khánh Hòa và Chi nhánh VDb ninh Thuận được thành lập năm 2006 và trở thành Chi nhánh khu vực từ ngày 01/05/2015 với 6 phòng chức năng và 67 CbVC.

� PHạm mạnH TuấnChi nhánh VDB KV Khánh Hòa - ninh Thuận

Thủy điện Eakrông Rou

Ảnh: Internet

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

nhu cầu phục vụ nước sạch cho các khu vực dân cư trên địa bàn. Trong lĩnh vực nông nghiệp: Chi nhánh đã thực hiện giải ngân trên 745 tỷ đồng góp phần nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp và phát triển đường giao thông nông thôn, Kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề. Trong lĩnh vực xã hội hóa y tế: Chi nhánh đã thực hiện cho vay đầu tư 01 bệnh viện công, 01 bệnh viện tư, đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời thực hiện chủ trương giảm tải các bệnh viện công và xã hội hóa y tế của Chính Phủ.

Thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu, Chi nhánh đã bám sát mục tiêu được Chính phủ và VDB giao, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng phục vụ xuất khẩu như điều, hải sản,… sang thị trường châu Âu, châu Mỹ với tổng số vốn vay là 1.302 tỷ đồng.

Cùng với thời gian, nguồn vốn tín dụng đầu tư đã và đang phát huy hiệu quả trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của chính sách tín dụng Nhà nước, hiện vẫn còn một số tồn tại, như: (i) Công tác thu hồi nợ đạt kết quả thấp... Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt dẫn đến một số khách hàng có dư nợ lớn bị quá hạn. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu đạt kết quả thấp, thời gian xử lý kéo dài do tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay, các tài sản mang tính đặc thù, mau sụt giảm giá trị, đặc biệt là máy móc thiết bị nên rất khó xử lý, nếu xử lý được thì tỷ lệ thu hồi không cao; xử lý tài sản thông qua cơ quan thi hành án

mất rất nhiều thời gian và thủ tục. (ii) Công tác tăng trưởng tín dụng thấp. Nguyên nhân một phần là do lãi suất cho vay không còn ưu đãi, không linh hoạt. Mặt khác, thủ tục vay vốn của VDB còn chưa thật sự phù hợp, thời gian xử lý tại VDB kéo dài làm ảnh hưởng đến cơ hội làm ăn của các nhà đầu tư.

Trong giai đoạn mới, để có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, sử dụng an toàn và bảo toàn nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, thiết nghĩ chúng ta cần phải:

Thứ nhất, về hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ tại VDB: Đây là yếu tố quan trọng. Việc xây dựng quy chế, quy trình nghiệp vụ này trước hết căn cứ các quy định pháp luật có liên quan và trên cơ sở hoạt động thực tiễn của VDB. Các quy định của pháp luật thường xuyên thay đổi, do đó việc cập nhật và nhanh chóng có các nội dung hướng dẫn chi tiết cho các chi nhánh sẽ đẩy nhanh việc hướng dẫn hồ sơ cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc sửa chữa hoặc thay thế các văn bản hướng dẫn của VDB cũng chưa cụ thể dẫn đến vừa thiếu vừa chồng chéo… làm giảm hiệu quả, hoặc đôi lúc còn tạo ra sự không thống nhất trong quá trình thực thi.

Thứ hai, về cơ chế lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay hiện nay của VDB được Bộ Tài chính quy định cho từng thời kỳ, ít có sự biến động trong thời gian ngắn, cố định trong suốt thời gian vay vốn. Đây cũng có thể là mặt lợi thế. Tuy nhiên, nếu lãi suất các NHTM giảm thì các khách hàng sẽ không muốn tiếp cận nguồn vốn tại VDB và ngược lại nếu lãi suất tại các NHTM tăng, thì các khách hàng đang có dư nợ tín dụng tại VDB sẽ chiếm dụng vốn và ưu tiên thanh toán các ngân hàng khác. Chính vì vậy, việc kiến nghị áp dụng một cơ chế lãi suất linh hoạt hơn sẽ đảm bảo sự an toàn vốn và thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng tại VDB.

Thứ ba, về bảo đảm tiền vay và cơ chế xử lý rủi ro: Việc cho vay tại VDB luôn tiềm ẩn rủi ro lớn. Tài sản bảo đảm thường là tài sản hình thành trong tương lai, có tính đặc thù, khả năng thanh khoản không cao nên khi xử lý rất khó và mất thời gian. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất nâng mức bảo đảm tiền vay là cần thiết để tăng trách nhiệm của các nhà đầu tư trong việc đầu tư dự án và trả nợ, đồng thời hạn chế rủi ro cho VDB khi dự án vay đi vào vận hành kém hiệu quả hoặc bị thua lỗ, phá sản.

Cơ chế xử lý rủi ro còn chưa hoàn thiện, chủ yếu thuộc thẩm quyền của Bộ tài chính và Thủ tướng Chính phủ, còn thẩm quyền của VDB chỉ được gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Cần thiết cho phép VDB được chủ động trích lập quỹ dự phòng rủi ro và xử lý quỹ này như các NHTM. Điều này là bắt buộc và phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Thứ tư, về đào tạo nguồn lực đáp ứng cho sự phát triển bền vững của VDB: Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực có trình độ, được đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp, có nguyện vọng được cống hiến cho VDB và theo kịp những thay đổi của công nghệ tiên tiến. Muốn vậy, VDB phải thường xuyên tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác quản lý và chuyên môn để cập nhật các kiến thức mới. Cần thay đổi căn bản cơ cấu lao động và chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực. Mạnh dạn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, giải quyết chính sách cho những người lớn tuổi, đưa cán bộ trẻ, có năng lực vào thay thế. Đánh giá hiệu quả của người lao động phải được dựa trên tiêu chí hiệu quả thực sự làm thước đo chứ không phải dựa vào bằng cấp hoặc các mối quan hệ.

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Người dân nơi đây kế thừa truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân đã

khai phá biến vùng đất hoang sơ thành làng mạc ruộng đồng trù phú, màu mỡ. Sản lượng lúa gạo luôn đứng đầu cả nước và là khu vực có thế mạnh về cá ba sa, cá tra, sản phẩm cá chế biến xuất khẩu sang thị trường hàng trăm nước trên thế giới… Vậy nhưng, hàng năm cứ đến mùa lũ về, người dân nơi đây phải chống chọi với cơn lũ dữ, đời sống gặp muôn vàn khó khăn.

Tiến độ thực hiện chương trinhChương trình xây dựng Cụm

tuyến dân cư, tôn nền vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại

Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 và Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 05/12/200. Đây được xem là Chương trình trọng điểm Quốc gia, trực tiếp đảm bảo cho nhân dân vùng lũ có cuộc sống an toàn, không phải di dời khi lũ về, điều này đã góp phần hạn chế nhiều thiệt hại do lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người, đảm bảo cho các hộ dân vùng lũ được sống an toàn, từng bước ổn định và tiến tới phát triển bền vững.Tổng nguồn vốn giải ngân đầu tư cho Chương trình trên 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cả 02 giai đoạn là hơn 1.454 tỷ đồng.

Nguồn vốn trên đã giúp cho dân cư vùng lũ có nhà ở, có trường học, trạm xá y tế, cấp nước sạch,

hệ thống điện lưới hạ thế, chợ trung tâm thương mại, đường giao thông nông thôn. Trong 02 giai đoạn từ 2002 - 2012, Chi nhánh VDB khu vực Đồng Tháp - An Giang đã cho vay đầu tư xây dựng được 113.052 nền, đã đưa được 97.611 hộ dân vào ở trong Cụm tuyến dân cư vùng vượt lũ, cụ thể:

Trên địa bàn tỉnh An Giang: Giai đoạn 1 (từ năm 2002 - 2007), toàn tỉnh An Giang đã đầu tư xây dựng 203 cụm - tuyến dân cư (81 cụm và 122 tuyến), đạt tỷ lệ 100% kế hoạch. Với diện tích 838,76 ha, xây dựng 38.633 nền nhà, trong đó gồm 30.538 nền cơ bản, 8.095 nền linh hoạt. Số hộ dân đã vào ở trong cụm, tuyến dân cư là 37.248

Đồng Tháp và An giang là hai tỉnh ở phía Tây nam Tổ quốc, nơi đầu nguồn sông Mê Kông, có sông Tiền và sông Hậu đi qua làm nên mùa nước nổi hàng năm khi hiền hòa, khi dữ dội...

TÔn nỀn VưỢT LŨ CHO NGƯỜI DÂN VÙNG LŨ AN GIANG, ĐỒNG THÁP

� Bài Và ảnH: Lê Văn KHanHgiám đốc Chi nhánh VDB KV Đồng Tháp - an giang

Công tác xây dựng nhà ở và bố trí dân vào ở trong các cụm, tuyến dân cư đạt kết quả cao

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

hộ. Giai đoạn 2 (từ năm 2008 - 2012): Tỉnh An Giang đã khởi công 42/42 cụm - tuyến dân cư, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch. Xây dựng được 12.981 nền, trong đó gồm 8.720 nền cơ bản, 4.261 nền linh hoạt. Số hộ dân đã vào ở trong cụm, tuyến dân cư là 11.217 hộ.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Giai đoạn 1 (từ năm 2002 - 2007, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 204 cụm - tuyến dân cư (127 cụm và 77 tuyến), đạt tỷ lệ 100% kế hoạch. Với diện tích 1.259,7 ha, xây dựng được 47.269 nền nhà, trong đó gồm 36.994 nền nhà dành cho đối tượng chương trình và 10.275 nền nhà bán đấu giá tạo vốn xây dựng hạ tầng thiết yếu. Số hộ dân đã vào ở trong cụm, tuyến dân cư là 36.960 hộ. Giai đoạn 2 (từ năm 2008 - 2012), tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 53 cụm, tuyến dân cư, với qui mô diện tích đất 378,32 ha, diện tích quy hoạch phân lô là 281,61 ha, số nền được phân bổ theo kế hoạch là 15.193 nền. Số hộ dân đã vào ở trong cụm, tuyến dân cư là 14.169 hộ.

Bên cạnh những hiệu quả đạt được, những người thực hiện Chương trình nhận thức được những khó khăn, vướng mắc cần được các cấp, ngành kịp thời giải quyết để nâng cao hơn nữa hiệu quả từ Chương trình mang lại cho người dân vùng lũ: trong những năm gần đây, do tình hình biến đổi khí hậu, dòng chảy trên sông Tiền, sông Hậu diễn biến phức tạp, gây sạt lở nghiêm trọng ở nhiều nơi; hầu hết người dân sống trong Cụm tuyến dân cư là những hộ nghèo, đời sống họ còn khó khăn nên việc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn. Việc xét duyệt, bố trí dân cư vào ở trong các Cụm tuyến dân cư và việc ra quyết định giao nền của chính quyền địa phương một số nơi còn chậm.

hiệu quả từ chương trinh Trong chuyến thị sát cơn lũ lịch

sử 2011 và chuyến thị sát năm 2015,

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá cao về công tác bảo vệ tính mạng của người dân từ Chương trình tôn nền vượt lũ. Ai cũng nhận ra hiệu quả của một dự án lớn đã góp phần giảm nhẹ những thiệt hại về người và vật chất cho người dân vùng ngập lũ.

Chương trình đã giúp cho phần lớn các hộ nghèo được tạo điều kiện có nền nhà và nhà ở ổn định, đồng thời góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu quan trọng khác của địa phương như: xóa nhà tranh tre nứa lá tạm bợ, tăng tỷ lệ các hộ dùng điện và nước sạch ở nông thôn, một số cụm, tuyến dân cư là hạt nhân để tiếp tục hình thành và phát triển các điểm đô thị mới, góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng của địa phương.

Thực tiễn đã chứng minh chủ trương xây dựng các Cụm tuyến dân cư vượt lũ là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp nói riêng và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Qua thực hiện chương trình cả 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã tạo điều kiện cho 97.611 hộ dân nghèo thường xuyên bị đe dọa bởi lũ lụt có nền và nhà ở ổn định. Phương thức cho vay bằng nền nhà và nhà ở trả chậm thực sự phát huy hiệu quả tích cực. Hộ nghèo, bị đe dọa bởi lũ lụt, sạt lở giờ có nhà ở ổn định, trẻ em được đến trường, mùa lũ các sinh hoạt cộng đồng dân cư vẫn diễn ra bình thường.

Chia sẻ về cách làm của địa phương trong việc nâng tỷ lệ người dân xây dựng nhà ở và vào ở trong cụm, tuyến dân cư vượt lũ với kết quả đạt 96,6%, ông Đinh Minh Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng

Tháp cho biết: đạt được kết quả đó, trong công tác chỉ đạo điều hành Chương trình của huyện có sự thống nhất cao trong ý chí và hành động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thị trấn, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, giữa chính quyền và đoàn thể trong thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, việc chọn vị trí xây dựng cụm, tuyến dân cư gần trung tâm chợ, đô thị, có vị trí trí thích hợp và thuận lợi nên thu hút người dân đăng ký vào ở và đẩy nhanh tiến độ bố trí dân cư. Địa phương còn vận động các doanh nghiệp hỗ trợ người dân bằng cách cho ứng trước vật liệu xây dựng để xây nhà, khi giải ngân tiền vay sẽ thanh toán lại.

Để tạo điều kiện cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về chỗ ở của người dân, tại Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Cụm tuyến dân cư và Nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý kéo dài Chương trình này đến năm 2020 và đồng ý phương án kéo dài thời gian trả nợ thêm 3 năm đối với các hộ nghèo và cận nghèo chưa trả được nợ vay mua nền nhà bằng nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thuộc Giai đoạn 1 của Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.

Hy vọng, với sự đầu tư to lớn của Nhà nước, với bề dày kinh nghiệm và sự nỗ lực của chính quyền và người dân các địa phương, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các ngân hàng trong đó có VDB giúp cho cuộc sống của người dân trong các khu vực bị lũ ngày càng được cải thiện, ổn định và phát triển, đưa An Giang, Đồng Tháp là tỉnh không chỉ đẹp về văn hóa, cảnh quan mà còn giàu về kinh tế.

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Tính từ ngày 01/01/2007 đến nay, VDB đã có ít nhất 05 lần bổ sung, sửa đổi cơ chế

tiền lương với khoảng 13 quyết định được ban hành. Hiện tại, VDB đang áp dụng Quy chế phân phối tiền lương được ban hành theo Quyết định số 295/QĐ-NHPT ngày 14/12/2015 (Quy chế 295) của Hội đồng Quản lý VDB.

Như chúng ta biết, VDB là tổ chức tài chính Nhà nước, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và một số nhiệm vụ khác trên phạm vi cả nước. Hoạt động của VDB gắn liền với những nhiệm vụ đặc thù, cùng với đó là những cơ chế đặc thù. Hơn nữa, VDB đang triển khai thực hiện tái cơ cấu hoạt động

theo Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức bộ máy đang trong tiến trình nghiên cứu sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;...

Trong bối cảnh đó, để có cơ chế tiền lương phù hợp với đặc điểm, tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của VDB là việc làm khó; cần có sự cập nhật, nghiên cứu, tập hợp ý kiến đóng góp, thảo luận của CBVC toàn Ngành và phải cân nhắc nhiều mặt để đạt được hiệu quả toàn diện theo yêu cầu đặt ra. Việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Cơ chế tiền lương nói chung, Quy chế phân phối Quỹ tiền lương nói riêng là việc làm cần thiết. Phạm vi bài viết này nêu mấy vấn đề nhằm hướng đến sự hoàn thiện Quy chế 295.

Về cơ cấu phân phối quỹ tiền lương VDB: Thống nhất phân bổ Quỹ tiền lương của VDB (Q

VDB) gồm 04 phần, trong đó có việc tách bạch quỹ tiền lương dành riêng cho Hội sở chính (QHSC), đây là một điểm hoàn toàn mới so với các cơ chế đã áp dụng từ trước đến nay. Về cách xác định và tỷ lệ phân phối từng thành phần, đề nghị điều chỉnh theo hướng:

(i) Đối với Quỹ lương của Hội sở chính (QHSC) nên xác định trên cơ sở tiền lương bình quân của ít nhất là 10 chi nhánh, sở giao dịch có mức lương bình quân cao nhất trong toàn hệ thống (Quy chế 295 quy định tính trên cơ sở bình quân 05 chi nhánh, sở giao dịch). Đồng thời, cần khống chế tỷ trọng tối đa bằng 15% tổng quỹ lương toàn ngành (Quy chế 295 quy

Hoàn thiện quy chế phân phối tiền lươngcủa VDB hiện nay theo hướng nào?

� ngọC CHÂu

Quy chế phân phối, quản lý tiền lương và Quy định chi trả lương đối với cán bộ viên chức (CbVC) - tạm gọi là Cơ chế tiền lương - của ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) luôn được nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi gắn với tình hình và kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hệ thống.

Ảnh: Internet

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

định 20%). Đề xuất này nhằm phù hợp với phương pháp tính toán để quyết toán, phân phối tiền lương của Ngành trong các năm 2013, 2014 theo báo cáo của Ban Tổ chức cán bộ; việc xác định quỹ lương Hội sở chính cần gắn với việc sắp xếp lại bộ máy các đơn vị đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; tăng cường biên chế nhiều hơn/đủ lớn cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở theo chủ trương của Ban lãnh đạo VDB. Dành tỷ lệ 05% (20% - 15%) bổ sung cho Quỹ lương điều hành của Tổng Giám đốc.

(ii) Đối với Quỹ lương điều hành của Tổng Giám đốc (Qđh): Cần quy định cụ thể với tỷ trọng ít nhất là 8% nhằm đảm bảo tính chủ động trong điều tiết tiền lương phù hợp với yêu cầu điều hành thực hiện nhiệm vụ, nhất là hỗ trợ quỹ lương cho các đơn vị gặp khó khăn đột xuất trong triển khai thực hiện nhiệm vụ (Quy chế 295 chưa quy định cụ thể).

Các yếu tố thành phần còn lại thống nhất cơ cấu đã quy định (Điều 4, QĐ 295): Quỹ lương chi nhánh, sở giao dịch (QCN) chiếm 60% tổng quỹ lương toàn ngành; Quỹ lương dự phòng (Qdp) tối đa bằng 17% (Phù hợp quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Về phân phối quỹ tiền lương đối với các chi nhánh, sở giao dịch: Quy chế 295 quy định Quỹ tiền lương (V) của mỗi đơn vị chi nhánh, sở giao dịch bao gồm hai

thành phần: (i) Quỹ tiền lương ổn định (Vôđ) và Quỹ tiền lương gia tăng (Vgt). Ở đây, có mấy nội dung cần nghiên cứu sửa đổi:

(i) Đối với Quỹ tiền lương ổn định (Vôđ): Cần nghiên cứu lại 02 yếu tố thành phần dùng để tính toán đó là Hệ số điều chỉnh theo chức danh của cán bộ (Hcdi) và Hệ số lương ổn định (Kôđ). Xóa bao cấp, tránh cào bằng là quan điểm đúng đắn. Tuy nhiên, nếu có sự khác biệt quá lớn do thiết kế hệ thống các hệ số chức danh, vị trí công việc như Cơ chế 189 trước đây được xem là một bất cập cần

được nghiên cứu thấu đáo, rút kinh nghiệm cho việc sửa đổi, ban hành cơ chế mới (Quy định này đã tạm dừng thực hiện theo tinh thần Công văn số 3401/NHPT-TCCB. Kể từ ngày 01/01/2016 thực hiện theo quy định Công văn số 164/NHPT-TCCB ngày 18/01/2016 về việc tạm ứng tiền lương Quý I/2016, theo đó Hcdi được phân chia thành 05 mức, cao nhất là 1,6; thấp nhất là 1).

Hệ số lương ổn định theo Quy chế 295 “do Tổng Giám đốc xem xét quyết định trên cơ sở tình hình thực hiện nhiệm vụ, quỹ tiền lương của Ngành trong từng giai đoạn” (Quý I/2016 áp dụng hệ số

1,8). Đây là một quy định có tính linh hoạt và hợp lý. Hệ số này càng thấp thì xu hướng phân phối bình quân càng giảm, thể hiện rõ tính gắn kết với kết quả hoạt động. Tuy nhiên, cần tính toán sao cho CBVC có mức tiền lương được tạm ứng đủ trang trải cuộc sống, ít nhất cũng ở mức ngang bằng với các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương tự trên địa bàn và không quá cách biệt giữa các đơn vị trong hệ thống.

(ii) Quỹ lương gia tăng (Vgt): Quy định Vgt của các chi nhánh được xác định theo khối lượng thực

hiện từng loại hình nghiệp vụ, chất lượng hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh. Vgt bao gồm quỹ lương đơn giá (Vđg) và các khoản lương bổ sung (Vbs), giảm trừ (Vgtr) nếu có. Ở đây, có mấy vấn đề cần nghiên cứu thêm:

Thứ nhất, hệ số khu vực của chi nhánh

(Kkv) dùng xác định Quỹ lương đơn giá thực hiện (Vđgth). Thực chất đây là hệ số điều chỉnh nhằm hạn chế sự chênh lệch tiền lương giữa các đơn vị đang có lợi thế về quy mô khối lượng công việc với các đơn vị còn khó khăn, quy mô khối lượng công việc nhỏ theo các mức: 0,8 - 1,0 - 1,1 - 1,2. Hệ số này được xác định theo tổng dư nợ điều chỉnh thực hiện của các chi nhánh, bao gồm tất cả các loại hình nghiệp vụ (TDĐT, TDXK, ODA mà VDB chịu rủi ro…); được tính toán phù hợp với mức dư nợ tương ứng theo phương pháp nội suy tuyến tính. Nên đổi tên gọi “Hệ số Khu vực” thành “Hệ số điều

Ảnh: Internet

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

chỉnh theo quy mô” hoặc “Hệ số điều chỉnh theo dư nợ” để phù hợp với nội dung tính toán của hệ số này; tránh sự hiểu nhầm với phụ cấp khu vực theo quy định của Nhà nước.

Thứ hai, cơ sở tính toán chỉ tiêu Tổng dư nợ điều chỉnh được quy định có cả “1/2 Số thực cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư”. Thực tiễn đây là nghiệp vụ không phổ biến, VDB đã tạm dừng từ lâu và theo Điều lệ 1515 thì VDB không còn thực hiện, do vậy, nên loại bỏ thành tố này.

Thứ ba, đối với Lương bổ sung (Vbs): Theo quy định, Vbs nhằm khuyến khích các đơn vị có kết quả huy động vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thông báo của VDB tại cùng thời điểm. Tổng quỹ lương bổ sung Vbs chiếm không quá 10% quỹ lương đơn giá thực hiện Vđg của đơn vị, trường hợp vượt quá 10% đơn vị được hưởng thêm 20% số tiền vượt.

Để thật sự khuyến khích các chi nhánh thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, nên chăng sửa đổi theo hướng chi nhánh huy động vốn không kỳ hạn, kế hoạch hóa có kỳ hạn gửi Hội Sở chính thì cũng được hưởng lương bổ sung như phương pháp tính đối với vốn huy động có kỳ hạn. Thực tiễn cho thấy kết quả thực hiện không đơn thuần chỉ là sự nỗ lực của đơn vị mà còn chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh và điều kiện khách quan, trong đó lợi thế về tiềm năng gắn với yếu tố vùng miền, không phải nơi nào và đơn vị nào cũng có được. Cần nghiên cứu thêm giải pháp kỹ thuật đối với “Trường hợp vượt quá 10%” nhằm điều tiết đến mức hợp lý đóng góp của các đơn vị thực hiện tốt huy động vốn; không làm suy giảm Quỹ tiền lương chung có tác động bất lợi đến những đơn vị khác. Có thể điều chỉnh theo một trong hai cách: Quy định khống chế trần từ khoảng 05% đến 10%

thay vì 20% số tiền vượt; hoặc xây dựng khung hệ số lũy thoái.

Thứ tư, về quy định Lương giảm trừ (Vgtr): Theo quy định, Vgtr gồm lương giảm trừ đối với khối lượng nợ gốc, lãi, phí quá hạn (Áp dụng đối với tất cả loại hình tín dụng VDB chịu rủi ro…) và giảm trừ do giải ngân không tuân thủ trình tự, thủ tục quy định của VDB. Việc phát sinh số nợ gốc, lãi, phí quá hạn ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả hoạt động VDB. Đây là quy định nhằm đề cao trách nhiệm của mỗi đơn vị và của mỗi CBVC trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc phát sinh nợ gốc, lãi, phí quá hạn không chỉ do lỗi chủ quan của đơn vị, của CBVC trong thực thi nhiệm vụ mà còn do tác động bởi yếu tố khách quan, trong đó có tác động từ việc thay đổi cơ chế, chính sách hoặc hệ quả của cơ chế, chính sách chưa phù hợp nhưng chậm được cấp thẩm quyền điều chỉnh hợp lý, kịp thời. Do vậy, cần nghiên cứu thêm, vì biện pháp này có thể chưa làm thay đổi kết quả phân loại nợ nhưng sẽ ảnh hưởng ngay và không nhỏ đến thu nhập, đời sống CBVC hoặc làm phát sinh nhiều hệ lụy chưa thể lường trước được.

Quy định “Lương giảm trừ do giải ngân không tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục quy định của VDB”: Đối với các khoản giải ngân không tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục quy định (theo kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán), chi nhánh không được hưởng tiền lương đối với khoản giải ngân này, đồng thời bị giảm trừ quỹ tiền lương với mức bằng 2,0 lần ĐG

VDB nhân với (x) số tiền giải ngân và hệ số quy đổi tương ứng theo từng loại hình quy định. Cần thống nhất rằng “Không tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục quy định” là hành vi cá nhân, tập thể đã vi phạm kỷ luật tín dụng theo quy định của VDB hoặc vi

phạm pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Do đó, phải áp dụng hình thức xử lý kỷ luật thích hợp theo quy chế, quy định của VDB hoặc xử lý theo quy định của pháp luật đối với người/tập thể trực tiếp (kể cả người có trách nhiệm liên đới). Không nên và cũng không thể áp dụng giảm trừ quỹ lương chung gây ảnh hưởng đến tất cả CBVC của đơn vị.

Về Quyết toán quỹ tiền lương thực hiện (Điều 7): Theo quy định, Hệ số bình quân quy đổi theo tổng thu nhập của các đơn vị không vượt quá 1,8 lần hệ số lương ổn định và được hưởng thêm 10% phần vượt. Thiết nghĩ, đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu cẩn trọng, làm rõ hơn cơ sở của quy định này nhằm tránh tình trạng chi tạm ứng tiền lương vượt hệ số sàn, phải thu hồi dẫn đến xáo trộn về mặt tâm lý và ảnh hưởng đến đời sống và của CBVC.

“Tái cơ cấu nền kinh tế mà không tái cơ cấu nhân lực, không bù đắp đủ chi phí cho người lao động, không làm cho con người có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động, nói cách khác là không có điều kiện tăng năng suất lao động thì không thành công”(*). Việc xây dựng một cơ chế tiền lương tiến bộ, phù hợp để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động luôn là mục tiêu mà mỗi cơ quan, doanh nghiệp hướng tới; điều này cũng đúng đối với VDB, vừa giúp CBVC ổn định được cuộc sống, vừa tạo động lực thúc đẩy toàn hệ thống tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chung.

CHú THíCH

(*) http://www.baomoi.com/Dai-bieu-Quoc-hoi-Ngan-sach-kho-may-cung-phai-tang-luong/144/15101618.epi.

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn năm 2013 - 2020 của VDB bình quân khoảng 10%/năm và theo Công văn số 126/NHPT-CĐKH ngày 19/01/2016 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm 2016 đã quy định nguyên tắc xây dựng kế hoạch TDXK phải đảm bảo tăng trưởng dư nợ bình quân tối thiểu 10% so với dư nợ bình quân thực hiện năm 2015.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng TDXK theo kế hoạch, các chi nhánh và sở giao dịch trong hệ thống đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, việc thu hút khách hàng mới gặp nhiều khó khăn, phức tạp bởi những lý do khách quan như chính sách lãi suất cho vay, chính sách đảm bảo tiền vay, thủ tục hồ sơ vay vốn TDXK… chưa hấp dẫn so với một số NHTM. Trong điều kiện cơ chế còn nhiều khó khăn, vướng mắc bởi các lý do khách quan, để có thể thu hút khách hàng vay vốn TDXK được nhanh chóng, góp phần thúc đẩy tín dụng tăng trưởng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, VDB cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó VDB cần xem xét một số giải pháp có liên quan đến cơ chế,

chính sách của hệ thống, xin được trao đổi như sau:

Thứ nhất, VDB cần tăng cường phân cấp cho chi nhánh được toàn quyền quyết định đối với khoản vay đầu tiên của khách hàng mới nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định (quy định chung và riêng):

Hiện nay đối với các khách hàng mới, các chi nhánh, sở giao dịch thường có văn bản xin VDB chủ trương xem xét cho khách hàng được vay vốn TDXK và/ hoặc kèm theo hồ sơ xác định giới hạn tín dụng (thực hiện theo Công văn số 2440/NHPT-TDXK ngày 16/7/2012 của VDB về việc hướng dẫn TDXK) trước khi các chi nhánh, sở giao dịch xem xét thẩm định khoản vay đầu tiên. Việc thực hiện theo trình tự này sẽ đảm bảo hồ sơ được chặt chẽ và Hội sở chính sẽ hỗ trợ chi nhánh, sở giao dịch trong việc rà soát hồ sơ khách hàng mới vay vốn, góp phần hạn chế các rủi ro có thể xảy ra nhưng việc thực hiện theo trình tự này sẽ mất nhiều thời gian và các chi nhánh, sở giao dịch sẽ khó thu hút khách hàng mới.

Để khách hàng mới có thể nhanh chóng tiếp cận (sử dụng thử) chính sách xuất khẩu của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo các thủ tục theo quy định, VDB cần giao cho chi nhánh, sở giao dịch được quyết định cho vay đối với khoản vay đầu tiên của khách hàng mới nếu khoản vay đáp ứng các điều kiện theo quy định chung và điều

kiện riêng là khách hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo tiền vay (không bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay) có giá trị tối thiểu 150% dư nợ vay và giá trị khoản vay không quá x tỷ đồng (x có thể là 10, 15 hoặc 20 tỷ đồng… do VDB xem xét quyết định trong từng thời kỳ theo từng mặt hàng). Sau khi khách hàng được vay vốn khoản vay đầu tiên, các chi nhánh, sở giao dịch sẽ lập báo cáo giới hạn tín dụng gửi về VDB xem xét và có ý kiến trước khi các chi nhánh, sở giao dịch cho khách hàng tiếp tục vay vốn các khoản vay tiếp theo. Khi đó khách hàng sẽ có điều kiện thuận lợi để có thể tiếp cận nhanh (sử dụng thử) chính sách TDXK của Nhà nước và các chi nhánh, sở giao dịch có có nhiều thuận lợi trong việc thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các thủ tục theo quy định.

Thứ hai, VDB cần xem xét tổ chức, phân công lại việc thực hiện cho vay TDXk:

Trong thời gian qua việc tổ chức việc cho vay TDXK thường được các chi nhánh, sở giao dịch tổ chức theo hình thức một cán bộ nghiệp vụ quản lý khách hàng và sẽ trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình tín dụng xuất khẩu từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo tiền vay, giải ngân… Việc tổ chức, phân công này có ưu điểm là một cán

Đổi mới để thu hútkhách hàng vay vốn TDXK

� Võ THanH PHongChi nhánh VDB Khu vực Cần Thơ

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) là thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu (TDXK) của nhà nước và trong thời gian qua VDb đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần bình ổn cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

nghiệp vụ sẽ nắm rõ và chịu trách nhiệm về toàn bộ các thông tin có liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, việc tổ chức phân công như trên có hạn chế là một cán bộ nghiệp vụ sẽ tốn nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục thẩm định theo đúng quy trình, trong khi đó nhu cầu vay vốn TDXK của khách hàng là cần phải nhanh.

Để có thể rút ngắn thời gian xem xét hồ sơ vay vốn, đặc biệt là đối với khách hàng mới, VDB cần xem xét, tổ chức, phân công lại việc thực hiện cho vay TDXK theo hướng nhiều cán bộ nghiệp vụ cùng tham gia xem xét thẩm định hồ sơ một khoản vay và chia rõ theo từng công đoạn. Có thể một cán bộ phụ trách về thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh, một cán bộ phụ trách về thẩm định tình hình tài chính, nhập thông tin về hệ thống cảnh báo sớm, một cán bộ phụ trách về thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay và trong đó một cán bộ sẽ chủ trì và chịu trách nhiệm để tổng hợp, hoàn thiện tờ trình duyệt vay trình lãnh đạo xem xét và quyết định. Khi đó, thời gian thẩm định sẽ được rút ngắn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn TDXK của khách hàng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Thứ ba, VDB cần có chế độ chính sách ưu đãi hợp lý đối với cán bộ nghiệp vụ TDXk thực hiện việc làm thêm ngoài giờ và có hiệu quả tốt:

Theo Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 04/3/2008 của VDB về việc ban hành sổ tay nghiệp vụ trong hệ thống VDB quy định thời gian thẩm định đối với các khoản vay từng lần thuộc thẩm quyền của chi nhánh tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, khoản vay hạn mức tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp khoản vay thuộc

thẩm quyền của Hội sở chính thì đối với khoản vay từng lần, thời gian thẩm định của chi nhánh tối đa là 4 ngày, Hội sở chính là 03 ngày; đối với khoản vay hạn mức, thời gian thẩm định của chi nhánh tối đa là 7 ngày, Hội sở chính tối đa là 07 ngày. Sổ tay nghiệp vụ được ban hành vào thời điểm năm 2008 và VDB chưa ban hành quy định về việc hướng dẫn xác định giới hạn tín dụng và hướng dẫn thực hiện hệ thống cảnh báo sớm nên các chi nhánh, sở giao dịch đảm bảo thời gian theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay quy trình, quy chế của VDB đã sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn (bổ sung quy định về việc hướng dẫn xác định giới hạn tín dụng, hướng dẫn thực hiện hệ thống cảnh bảo sớm...) và cán bộ nghiệp vụ phải tốn nhiều thời gian hơn mới có thể thực hiện các thủ tục theo quy định, trong khi đó yêu cầu giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng ngày càng nhanh.

Để có thể rút ngắn hơn nữa thời gian thẩm định so với quy trình đã ban hành và đáp ứng nhu cầu vay vốn TDXK của khách hàng, VDB cần có chế độ chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với cán bộ nghiệp vụ làm thêm ngoài giờ nhằm giải quyết hồ sơ vay vốn được nhanh chóng, hiệu quả bằng các hình thức thường xuyên hỗ trợ tiền làm thêm ngoài giờ hoặc bằng hình thức nghỉ bù… Nếu có chế độ, chính sách ưu đãi hợp lý, cán bộ nghiệp vụ sẽ tích cực làm thêm giờ, đặc biệt là làm vào các ngày thứ 7, chủ nhật. Khi đó tiến độ công việc sẽ thực hiện nhanh chóng và khách hàng sẽ có sự hài lòng về thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định của VDB.

Thư tư, các phòng, ban nghiệp vụ có liên quan cần có sự phối hợp tốt theo hướng ưu tiên TDXk:

Hiện nay hoạt động của VDB bao gồm các nghiệp vụ cho vay

tín dụng đầu tư, ODA, TDXK, bảo lãnh, cấp phát ủy thác, thí điểm, cấp hỗ trợ sau đầu tư. Mỗi nghiệp vụ đều có quy trình và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của VDB. Mỗi nghiệp vụ đều đòi hỏi các phòng nghiệp vụ liên quan phải thực hiện nhanh và đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình đã ban hành.

Tuy nhiên, nghiệp vụ TDXK là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn nên hầu hết các khách hàng đều có nhu cầu vốn “càng nhanh càng tốt” và nghiệp vụ TDXK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống VDB nên để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo tuân thủ quy trình đã ban hành thì các phòng, ban nghiệp vụ có liên quan cần có sự phối hợp tốt theo hướng ưu tiên TDXK (cùng một lúc có nhiều hồ sơ của các nghiệp vụ khác nhau thì ưu tiên giải quyết hồ sơ TDXK trước, các hồ sơ khác thực hiện sau).

Thông thường một khoản vay tại các chi nhánh, sở giao dịch thường phải qua tất cả các phòng có liên quan như Phòng Tín dụng, Phòng Kiểm tra, hồ sơ vay vốn…), Phòng Hành chính (đóng dấu, vào số công văn, số hợp đồng…), Phòng Tổng hợp (xin nguồn vốn), Phòng Tài chính kế toán (thực hiện việc chuyển tiền) và ở Hội sở chính thì có liên quan đến Ban Tín dụng xuất khẩu, Ban Pháp chế, Ban Cân đối kế hoạch, Trung tâm Khách hàng, Ban Tài chính kế toán. Khi từng phòng, ban nghiệp vụ có liên quan ưu tiên giải quyết hồ sơ TDXK trước thì từng công đoạn của quy trình cho vay TDXK sẽ được rút ngắn và tổng thời gian thực hiện quy trình TDXK sẽ giảm nên các chi nhánh, sở giao dịch trong hệ thống sẽ có nhiều cơ hội trong việc thu hút khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống VDB.

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Ngay từ năm đầu thành lập, trên cơ sở kế thừa hoạt động từ tổ chức tiền thân

cùng với cơ chế cho vay thông thoáng linh hoạt, Chi nhánh đã đẩy mạnh đồng đều các hoạt động nghiệp vụ. Năm 2006 là giai đoạn bắt đầu khởi sắc với nguồn vốn tín dụng đầu tư giải ngân cho 02 dự án Nhà máy xi măng dây chuyền 1 có công suất 2.500 tấn clinker/ngày của Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại sản xuất Hoàng Phát và Công ty Cổ phần xi măng Hướng Dương, tổng số vốn là 415 tỷ đồng. Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu được triển khai đến 5 khách hàng sản xuất mặt hàng rau quả và hàng thủ công mỹ nghệ với doanh số cho vay là hơn

60,4 tỷ đồng, dư nợ bình quân gần 21,1 tỷ đồng, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký kết Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trị giá khoảng 8 triệu USD, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại địa phương, tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Công tác quản lý cho vay lại vốn ODA được thực hiện chặt chẽ, giải ngân gần, 40 tỷ đồng đối với các dự án nhà máy cấp nước thị xã Tam Điệp và Ninh Bình, nhà máy xi măng Tam Điệp. Các công tác khác như hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, cấp phát vốn ủy nhiệm, kế toán tài chính… đều được vận hành trôi chảy.

Giai đoạn 2007 - 2009 có thể coi là thời kỳ hoạt động sôi động đỉnh cao của Chi nhánh, với sự

tăng trưởng ấn tượng trên tất cả các nghiệp vụ truyền thống cũng như một số nghiệp vụ mới được triển khai như cho vay vốn thí điểm, bảo lãnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn NHTM. Đối với nghiệp vụ tín dụng đầu tư, Chi nhánh tiếp nhận, thẩm định và ký hợp đồng cho vay đối với 23 dự án với tổng mức vốn cho vay là 3.976,7 tỷ đồng. Trong đó, có thể kể đến các dự án quy mô lớn như Nhà máy xi măng Vinakansai dây chuyền 2 công suất 5.000 tấn clinker/ngày, Nhà máy xi măng Hướng Dương dây chuyền 2 công suất 2.500 tấn clinker/ngày, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn ure/ngày, Nhà máy sản xuất lắp ráp

VỮNG BƯỚCQUA HÀnH TRÌnH 10 năM

� Bùi ngọC Quanggiám đốc Chi nhánh VDB ninh Bình

Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ngành, Chi nhánh VDb ninh bình ôn lại chặng đường đã qua với niềm tự hào về những thành quả nổi bật đã đóng góp cho ngành, cho địa phương, đồng thời rút kinh nghiệm những điều chưa làm được để có giải pháp hữu hiệu hướng đến giai đoạn phát triển mới được bền vững và có nhiều dấu ấn hơn.

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

xe ô tô tải đến 54 tấn, Nhà máy cơ khí Nam Thành. Trong 3 năm, Chi nhánh đã giải ngân 2.953,6 tỷ đồng và 2,598 triệu USD, đạt tỷ lệ bình quân 96,3% so với kế hoạch VDB giao. Công tác thu nợ đạt được kết quả tích cực, thu nợ gốc được 545,8 tỷ đồng, đạt tỷ lệ bình quân 97,2%, thu nợ lãi được 358,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ bình quân 106,5%. Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu tiếp tục phát huy thế mạnh, mở rộng cho vay 10 khách hàng với tổng doanh số cho vay trong 3 năm là 253,4 tỷ đồng. Riêng năm 2008 doanh số cho vay đạt cao nhất từ trước đến nay là 111,2 tỷ đồng, chiếm 12,15% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, dư nợ bình quân là 34 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch được giao. Nghiệp vụ cho vay vốn thí điểm bắt đầu được triển khai từ quý 4/2007, trong đó, tăng trưởng chủ đạo là cho vay vốn lưu động với tổng doanh số cho vay là 2.953,2 tỷ đồng đối với 5 khách hàng có quan hệ vay vốn tín dụng đầu tư, tổng số lãi thu được là 120 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào cân đối thu chi tài chính toàn Ngành, tăng khả năng tự chủ về tài chính, tăng thu nhập cho CBVC, đồng thời tạo được sự gắn kết thường xuyên với các chủ đầu tư sau khi hoàn thành đầu tư dự án dài hạn. Do là thí điểm nên nghiệp vụ này chỉ được triển khai trong giai đoạn ngắn, đến đầu năm 2010, Chi nhánh đã hoàn thành thu nợ, đảm bảo an toàn vốn 100% và đã chứng minh được hiệu quả của hoạt động cho vay vốn lưu động trong thực tế. Công tác bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn NHTM là nghiệp vụ mới được triển khai từ tháng 2/2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm kích cầu cho nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái. Chi nhánh VDB Ninh Bình đã bám sát định hướng, mục tiêu và sự chỉ đạo của VDB, tích cực tìm kiếm khách hàng và quảng bá

chính sách đến các doanh nghiệp của địa phương, kết quả đã phát hành 14 chứng thư bảo lãnh thực hiện phương án sản xuất kinh doanh với giá trị vốn vay cam kết bảo lãnh gần 123,6 tỷ đồng, đã thu 100% số phí bảo lãnh, không có khoản nhận nợ bắt buộc nào phát sinh. Công tác bảo lãnh vay vốn đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn cho các doanh nghiệp về điều kiện bảo đảm tiền vay khi vay vốn tại các NHTM.

Giai đoạn 2010 - 2013 là thời kỳ nền kinh tế Việt Nam suy thoái do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đồng loạt các khách hàng vay vốn đều gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, khâu huy động vốn sản xuất kinh doanh. Công tác thu hồi nợ trong giai đoạn này thực sự khó khăn, đặc biệt là đối với các dự án quy mô lớn, vừa hoàn thành giai đoạn đầu tư chuyển sang khai thác nhưng lại thiếu vốn lưu động, doanh nghiệp chưa thiết lập được thị trường đầu ra ổn định. Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đồng thuận của Hội sở chính, Chi nhánh tập trung thẩm định và đề xuất các biện pháp xử lý nợ. Một số dự án như Nhà máy xi măng Tam Điệp, Nhà máy xi măng Vinakansai sau khi được áp dụng biện pháp xử lý nợ hợp lý đã dần vượt qua được khó khăn và nỗ lực trả được đầy đủ nợ gốc, lãi. Trong bối cảnh chung như vậy, xác định thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tập thể Chi nhánh đã áp dụng mọi biện pháp tận thu, đạt tỷ lệ bình quân hàng năm cao so với toàn Ngành (khoảng gần 100%). Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tích cực tìm kiếm dự án, thẩm định và ký 02 hợp đồng tín dụng đối với 02 dự án nhà máy thủy điện Háng Đồng A, A1 với tổng mức vốn vay là 428,4 tỷ đồng. Nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu thu hẹp đáng kể

do suy giảm xuất khẩu, với yêu cầu quản lý chặt chẽ các khoản vay, Chi nhánh duy trì cho vay 01 khách hàng đủ điều kiện, doanh số cho vay chỉ đạt 137,2 tỷ đồng, tương đương bình quân hàng năm đạt 34,3 tỷ đồng nhưng chất lượng tín dụng được đảm bảo, số thu nợ gốc, lãi luôn đạt 100%. Từ năm 2012, nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA có nhiều khởi sắc, Chi nhánh thực hiện quản lý 12 dự án với tổng mức vốn quản lý lên đến 889,4 tỷ đồng, trong đó, nổi bật là dự án Đầu tư mới trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình quy mô 700 giường, dự án thủy điện Háng Đồng A, A1 và thực hiện xác nhận thanh toán, kiểm soát chi hàng trăm tỷ đồng đảm bảo đúng quy định và kịp thời đối với các dự án xây lắp đường dây trung, hạ áp và trạm biến áp các huyện, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Ninh Bình... Với tỷ lệ thu nợ gốc, lãi, phí luôn đạt 100%, nghiệp vụ quản lý cho vay lại vốn ODA đã trở thành nghiệp vụ có chất lượng tốt tại Chi nhánh.

Giai đoạn 2014 - 2015 có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn 2010 - 2013 do một số dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm cơ khí trọng điểm vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng đã dần có những điểm sáng mới: một số doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, trả hết nợ và thanh lý HĐTD; Chi nhánh đã ký một HĐTD mới với quy mô vốn vay lên đến nghìn tỷ đồng; quan điểm thực hiện chính sách tín dụng Nhà nước của VDB đã có bước đổi mới, mở ra nhiều cơ hội cho Chi nhánh trong tương lai tới đây. Trong giai đoạn này, mặc dù nền kinh tế vẫn còn có nhiều bất ổn, công tác thu hồi, xử lý nợ của toàn ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn, nhưng Chi nhánh VDB Ninh Bình vẫn được đánh giá là một trong số các

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Chi nhánh thực hiện tốt nhiệm vụ thu nợ (năm 2014 đạt trên 100% và năm 2015 đạt 98% kế hoạch thu nợ gốc, lãi).

Nhìn lại chặng đường 10 năm đã qua, những gì đạt được đã hiện hữu rõ, thực tế không thể không ghi nhận đóng góp của Chi nhánh vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 10 năm, Chi nhánh đã giải ngân vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, ODA tổng số 163 dự án, khoản vay với số vốn vay 10.585 tỷ đồng, trong đó cho Chương trình kiên cố hóa kênh mương là 920 tỷ đồng đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT - XH của tỉnh. Nhiều nhà máy, công trình hoàn thành đã tạo

công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động tại địa phương, Ngân sách Nhà nước tăng thu đáng kể, năm 2015 tăng 4,99 lần so với năm 2006, vượt mục tiêu Đại hội Đảng tỉnh lần thứ XX đề ra. Nhiều chủ đầu tư như Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần xi măng Hướng Dương sau khi khai thác và quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng Nhà nước đã nâng tầm được vị thế, trở nên lớn mạnh trên thương trường, được nhiều đối tác trong và ngoài nước biết đến. Nguồn vốn tín dụng xuất

khẩu tuy còn đóng góp khiêm tốn vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng qua doanh nghiệp vay vốn, đồng vốn ưu đãi đã được chi trả cho hàng trăm nghìn người nông dân nuôi trồng cây nguyên liệu tại khắp các địa phương trên cả nước, hàng trăm nghìn người lao động gia công những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống của quê hương Ninh Bình. Những sản phẩm thủ công hay những sản phẩm rau quả ngày càng đa dạng, phong phú nhờ đòn bẩy của nguồn vốn ưu đãi xuất khẩu đã đến được với đông đảo bạn bè quốc tế. Tỉnh Ninh Bình ngày nay đã phát triển vượt bậc, nổi bật,

dựa trên nền tảng KT - XH có sự đóng góp quan trọng của vốn tín dụng của Nhà nước thông qua Chi nhánh VDB Ninh Bình.

Để có được những thành tựu trong chặng đường 10 năm là nhờ sự hỗ trợ của Ban lãnh đạo VDB, các cấp lãnh đạo tại địa phương, sự nỗ lực quyết tâm của các chủ đầu tư và sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh VDB Ninh Bình tự hào đào tạo được đội ngũ CBVC có trách nhiệm, yêu nghề, một lòng cống hiến trí lực vì sự phát triển chung của VDB. Dẫu có nhiều khó khăn, đôi lúc có những giây phút nản lòng nhưng sự động viên kịp

thời của Ban lãnh đạo VDB nói chung và của Chi nhánh nói riêng đã luôn tiếp thêm niềm tin cho CBVC bước tiếp trên con đường còn nhiều chông gai, thách thức. Vì sự nỗ lực cao quý đó, tập thể Chi nhánh đã vinh dự nhận được Bằng khen của Chính phủ cho giai đoạn 2007 - 2009, Huân chương Lao động hạng Ba năm 2009, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2014, Cờ thi đua và Bằng khen của VDB năm 2014, Cờ thi đua, Bằng khen của UBND tỉnh Ninh Bình các năm 2010, 2012, Tập thể lao động Xuất sắc các năm 2006 - 2008, 2013 - 2015 và Tập thể lao động Tiên tiến nhiều năm. Đến nay, Chi nhánh vẫn giữ được vị trí trong nhóm chi nhánh đứng đầu hệ thống, nhiều cá nhân và tập thể đã đạt giải cao tại các hội thi lớn của Ngành. Trong không khí cả Ngành tưng bừng kỷ niệm 10 năm thành lập, Chi nhánh đang được Hội đồng thi đua VDB trình Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho thành tích đạt được các năm gần đây.

Bước sang năm 2016, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời cũng là năm đầu tiên cho chương trình tái cơ cấu giai đoạn 2 của VDB theo Quyết định số 369/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; với thuận lợi kinh tế cả nước năm 2016 dự báo sẽ tiếp tục trên đà hồi phục với mức tăng trưởng khá, lạm phát được kiểm soát nhưng khó khăn có lẽ sẽ còn nhiều ở phía trước. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, hơn lúc nào, CBVC VBD Ninh Bình cũng như CBVC toàn Ngành giữ vững niềm tin, năng động, sáng tạo, tích cực nghiên cứu và hiến kế để VDB sớm trở thành Ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Nhà máy ô tô Thành Công

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

khi các điều kiện cho vay tại VDB thắt chặt hơn, Công ty Đồng Giao vẫn đáp ứng được các điều kiện đó và duy trì được quan hệ vay vốn với Chi nhánh VDB Ninh Bình kéo dài liên tục cho đến nay với doanh số và dư nợ vay lớn nhất.

Được sự hỗ trợ tích cực về vốn, Công ty Đồng Giao đã dần ổn định về hoạt động sản xuất, thiết lập thị trường thương mại quốc tế rộng khắp với hơn 30 quốc gia, trong đó có cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp nhờ đó mà tăng trưởng hàng năm với tốc độ ấn tượng. Nếu như những năm 2002, 2003 Công ty chỉ đạt kim ngạch dưới 1 triệu USD với các sản phẩm từ nguyên liệu dứa như nước dứa cô đặc, dứa hộp, dứa lạnh thì đến nay đã chạm mốc

các biện pháp tháo gỡ của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các dự án chế biến nông sản thực phẩm nói chung, Quỹ Hỗ trợ phát triển đã tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục được vay vốn tín dụng xuất khẩu ngay cả khi Công ty còn nợ quá hạn.

Công ty bắt đầu vay vốn tín dụng xuất khẩu bằng 02 khoản vay từng lần từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội khi Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 ra đời. Tháng 9/2002, Chi nhánh Hà Nội bàn giao cho Chi nhánh Ninh Bình quản lý các khoản vay nói trên và Công ty Đồng Giao trở thành khách hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu đầu tiên tại Chi nhánh Ninh Bình. Trải qua biết bao thăng trầm, ngay cả

ĐỒnG GiAO Bước chuyển mìnhhiệu quả

Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng giao (Công ty Đồng giao) là một trong những khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh VDb ninh bình lâu nhất từ trước đến nay.

� Hoàng mai HiềnChi nhánh VDB ninh Bình

Năm 1998, Công ty được Quỹ Hỗ trợ phát triển Việt Nam (nay là Chi nhánh

VDB Ninh Bình) cho vay vốn tín dụng đầu tư để thực hiện dự án mua mới và nâng cấp hai dây chuyền sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu gồm dây chuyền cô đặc công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm và dây chuyền đồ hộp công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm với tổng số vốn vay là 67,6 tỷ đồng.

Quý II năm 2002, hai dự án hoàn thành đi vào hoạt động nhưng ngay từ đầu đã gặp không ít khó khăn do tình trạng thiếu vốn lưu động, thị trường đầu ra chưa được thiết lập, thiếu nguyên liệu sản xuất do cùng lúc vận hành song song 3 dây chuyền, chi phí đầu vào tăng mạnh so với thời kỳ đầu tư dự án ban đầu. Cùng với

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

diện tích 567 ha đã hình thành ở khắp mọi nơi, biến vùng đồi trồng cây không hiệu quả thành những cánh đồng hàng hóa, mà sản phẩm của nó làm giàu thêm cho người nông dân, cho địa phương, xã hội. Đến năm 2015, vùng nguyên liệu của Công ty đã mở rộng đến hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc miền Trung. Tại các tỉnh miền Trung, miền Nam và khu vực Tây Nguyên, Đồng Giao đều có các hợp đồng thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Do đó, người dân các địa phương đảm bảo được sản lượng sản xuất, giảm bớt được rủi ro chất lượng nguyên liệu, và yên tâm với đầu ra ổn định, quy mô lớn.

Với những nỗ lực điển hình trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2008, 2009; được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; năm 2013 được Bộ Công Thương tặng Bằng khen “Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu”; năm 2015, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp vì nhà nông” và “Bông lúa vàng” cho 2 sản phẩm ngô ngọt đóng hộp 15oz và nước lạc tiên đóng lon 330ml... Ngày 26/4/2016 vừa qua, tại lễ kỷ niệm 60 ngày thành lập, Công ty đã vinh dự được trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

Là nhà tài trợ vốn cho Công ty trong hơn chục năm qua, Chi nhánh VDB Ninh Bình phấn khởi trước những bước trưởng thành vững chắc của Công ty Đồng Giao. Mỗi khách hàng thành công là động lực để toàn thể CBVC tiếp tục cố gắng, vượt qua thách thức khó khăn để đưa chính sách tín dụng Nhà nước vươn xa hơn nữa, góp phần tích cực vào chiến lược xây dựng “Nông thôn mới” của Quốc gia.

nông sản miền nhiệt đới Á Đông, tạo ấn tượng với người tiêu dùng ở hương vị, tinh chất tự nhiên. Để có được thị trường xuất khẩu rộng khắp năm châu như vậy, Công ty đã phải duy trì tốt và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như Kosher, FDA, SID, SGF, HACCP, ISO 9001 - 2000 và nay là ISO 9001 - 2008.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho các dây chuyền sản xuất, Công ty đã tổ chức khoán cho các hộ nhận đất theo Nghị định 135 của Chính phủ, mỗi người lao động trở thành người chủ thực sự để sử dụng và đầu tư trên mảnh đất nhận khoán theo định hướng cây trồng của Công ty. Công ty đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh dứa, áp dụng kỹ thuật sử dụng màng phủ ni-lông, nâng cao năng suất dứa lên 20%. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng phát triển vùng nguyên liệu đến các hộ dân trên địa bàn các tỉnh Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Cạn. Được sự giúp đỡ về vốn và cây giống, gần 30 trang trại lớn nhỏ với tổng

5 triệu USD với đa dạng, phong phú các sản phẩm làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như dưa chuột, ngô, lạc tiên, ớt, đậu Hà Lan, vải, mơ... Bắt đầu từ năm 2005, Công ty đã không còn nợ quá hạn, năm 2010 trả hết dư nợ gốc lãi và thanh lý HĐTD vay vốn tín dụng đầu tư. Đó là thành quả to lớn có được do sự nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo Công ty.

Đến nay, Công ty Đồng Giao đã thực sự chuyển mình cùng với sự phát triển đi lên của quê hương, đất nước. Trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể nói, Công ty như con tàu kinh tế, kiên cường đương đầu với khó khăn, thách thức, là tấm gương điển hình cho các mô hình kinh tế nông nghiệp. Con tàu ấy được chèo lái bởi vị thuyền trưởng đa tài, tâm huyết, gắn bó với Công ty từ khi tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Với vị thế hiện nay là một trong 6 đơn vị dẫn đầu trong ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả lớn và hiện đại nhất ở Việt Nam, Công ty đã có thể tự hào được nhiều bạn hàng quốc tế biết đến qua những sản phẩm

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

vùng đất linh thiêng Nằm trên ngọn núi Thạch Bàn,

một trong ba đỉnh núi cao nhất của dãy Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 160 ha trong vùng đa dạng sinh học của rừng Quốc gia Tam Đảo với gần 500 loài thực vật và 300 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Đây cũng được coi là một trong những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam và là nơi thờ tự chính Quốc Mẫu Tây Thiên, một trong hai vị Quốc Mẫu được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước. Những mái đình, ngôi chùa cổ kính cùng với thiên nhiên kỳ thú đã tạo nên một quần thể di tích danh thắng Tây Thiên không chỉ có giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc mà còn là một chốn bồng lai với cảnh quan sơn thủy hữu tình, hấp dẫn du khách và phật tử thập phương.

Khu đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên nằm trên đỉnh núi Thạch Bàn, có 5 đền lớn được xây từ thế kỷ XVI - XVII, giữa cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ, quanh năm có mây mù, thông reo, chim hót. Dưới đền thờ Quốc Mẫu có hệ thống: miếu đền Cô, đền Cậu, đền Trình và nhiều hệ thống đền thờ

khác tại các làng, xã. Ngày nay, để tưởng nhớ công ơn của bà, cứ vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm, nhân dân khắp nơi lại đổ về Tây Thiên dâng hương cúng lễ và cầu xin sự chở che của Quốc Mẫu Tây Thiên.

Mùa Lễ hội Tây Thiên bắt đầu từ tháng Giêng. Du khách hành hương về Tây Thiên là về với những giá trị văn hóa của cha ông, của dân tộc, tìm về cội nguồn của tâm linh và cái thiện để cầu đức, cầu phúc cho bản thân, gia đình, dân tộc.

nâng bước chân du kháchBên cạnh những giá trị lịch

sử, tâm linh, Tây Thiên còn hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển thành khu du lịch văn hóa sinh thái. Tây Thiên cũng được coi là một trong các khu vực trọng điểm về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, nghiên cứu lập quy hoạch và khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư tại đây. Theo đó, Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận chủ trương cho

đầu tư xây dựng dự án khu danh thắng Tây Thiên, được gọi là Dự án Trung tâm Văn hóa - Lễ hội Tây Thiên, là một trong những trung tâm văn hóa tâm linh quan trọng nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và du khách thập phương. Dự án được đầu tư với nhiều hạng mục công trình: gồm hệ thống giao thông nội bộ, cổng chính, khu nhà hàng dịch vụ, trùng tu nâng cấp các đền, chùa, miếu trong quần thể; nâng cấp hệ thống đường đi bộ lên núi…; trong đó đặc biệt có 02 công trình quan trọng là Hệ thống cáp treo từ Đền Cậu đến Đền Thượng và Đại Bảo tháp Tây Thiên dưới chân núi.

Bắt tay xây dựng hệ thống cáp treo Tây Thiên, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất là về địa hình: Núi đá dựng đứng, vực sâu hun hút không được sử dụng thuốc nổ; máy xúc và máy dập không vào được tận chân công trình. Thứ hai là về vốn: Với tổng mức đầu tư của dự án lớn (hơn

Hành hương - du ngoạnTÂY THiÊn

� nguYễn THị Kiều LinHPgD Vĩnh Phúc - sgDi - VDB

Cách Thủ đô Hà nội khoảng 65 km về phía Tây bắc, quần thể di tích danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh phúc là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch xếp hạng là “Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia” từ năm 1991.

Ảnh: Internet

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

280 tỷ đồng), không phải nhà đầu tư nào cũng đủ năng lực thi công và khả năng về tài chính đáp ứng được yêu cầu về vốn của dự án. May mắn, Công ty nhận được sự quan tâm của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Đảo, sự đồng thuận của người dân địa phương và sự hỗ trợ nguồn vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Dự án đầu tư Hệ thống Cáp treo Tây Thiên của Công ty đã được vay từ nguồn vốn nước ngoài do VDB quản lý, cho vay lại với tổng mức vốn vay là hơn 103,6 tỷ đồng (chiếm 45% tổng vốn đầu tư dự án).

Dự án được khởi công xây dựng ngày 10/10/2010 và chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 07/3/2012. Cáp treo Tây Thiên chạy theo hướng Tây Nam - Đông Đông Bắc, dọc theo thác Bạc, kéo dài 2.480m ở độ cao 384m so với mặt nước biển, được vắt qua 13 cột tháp có chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh từ 10m đến 40m. Điểm xuất phát của cáp treo ở chân núi, ngay sát Đền Cậu ở độ cao khoảng 120m nối với nhà ga đến đặt tại chân Đền Thượng ở độ cao 486m. Căn cứ vào mức độ an toàn, công suất vận chuyển và địa hình trên núi, Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng đã chọn phương án dùng loại cáp treo một dây, cabin kẹp nhả, do tập đoàn POMA thiết kế và chế tạo. Việc tính toán thiết kế đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định trong điều kiện tốc độ gió 72km/giờ và đứng vững trong điều kiện động đất với gia tốc 14m/s. Toàn bộ vật tư thiết bị dùng để chế tạo hệ thống đều có xuất xứ từ châu Âu và đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội cáp treo Thế giới. Hệ thống cáp treo Tây Thiên bao gồm 50 cabin loại 8 chỗ đến 10 chỗ với công suất chuyên chở từ 1.500 đến 2.500 khách/giờ. Thời gian đi suốt tuyến khoảng 8->12 phút/chuyến với vận tốc khoảng 6m/s ->4m/s.

Đồng bộ với hệ thống cáp treo, từ ngày 21/4/2012, Công ty Lạc Hồng đưa vào sử dụng dịch vụ xe điện với 40 xe 8 và 15 chỗ hiện đại, chuyên chở du khách trên hành trình dài 1,5km từ bến xe điện sát Chùa Thiên Ân và Đền Thông tới nhà ga đi cáp treo. Hệ thống xe gắn động cơ điện, chạy bằng ắc quy an toàn và thân thiện với môi trường. Xe điện được thiết kế kiểu gầm thấp, không có cửa nên gọn nhẹ, thoáng mát tạo cảm giác êm nhẹ và thoải mái cho du khách nhất là người già, trẻ em và người tàn tật. Ngồi trên xe điện, du khách sẽ được tận hưởng làn gió mát tự nhiên, không khí trong lành với suối chảy róc rách, gió lùa qua rừng thông rì rào và thiên nhiên xanh mát của núi rừng Tây Thiên.

Những năm trước đây khi Công ty chưa thực hiện dự án, tại nơi cổng vào là một khu đất trống vắng với con đường đất đỏ, thưa thớt có vài mái lều tranh của người dân dựng lên bán hàng phục vụ du khách. Dẫn lên đỉnh Tây Thiên là một con đường mòn ngoằn nghèo đi dưới rừng già, trèo qua những mỏm đá gập ghềnh; du khách bộ hành qua đây không ai thiếu trên tay một cây gậy để nâng đỡ cho những bước đi chênh vênh cho cả hành trình leo núi và xuống núi mất gần 6 giờ đồng hồ thật là vất vả.

Giờ đây với những người e ngại đường dốc cheo leo chùn chân, mỏi gối thì đã có hệ thống xe điện, cáp treo phục vụ, dịch vụ du lịch đã đáp ứng thỏa mãn được đa dạng nhu cầu của các du khách. Nhờ có hệ thống cáp treo, các du khách được vãn cảnh và tận hưởng cảm giác trên cao khi lướt qua cánh rừng đại ngàn với nhiều loại cây cổ thụ. Phương tiện giao thông an toàn, nhanh chóng và tiện nghi đã nâng đỡ bước chân những du khách ngại đường núi dốc đứng, suối thác

gập ghềnh trong chuyến đi chiêm bái “Đến với Phật, về với Mẫu”.

Sau 3 năm đi vào vận hành, dự án đã mang lại doanh thu trung bình khoảng 90 tỷ đồng/năm. Và quan trọng hơn, dự án đã góp phần biến vùng rừng núi hoang vu thành điểm du lịch sầm uất. Được biết, năm 2015, Công ty đón trên 400 nghìn lượt khách đi cáp treo, vào những ngày cao điểm đón trên 15 nghìn lượt khách. Hai tháng đầu năm 2016, cáp treo Tây Thiên đã phục vụ trên 160 nghìn lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Lễ hội Tây Thiên 2016 là năm Khu danh thắng được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, hệ thống cáp treo được bổ sung xe điện 15 chỗ để phục vụ du khách kịp thời, nhanh chóng. Ban quản lý Cáp treo Tây Thiên cũng đã cho lắp dựng đường dẫn bằng khung thép và mái che để du khách xếp hàng lên cabin ổn định, trật tự và an toàn. Song song với đầu tư thiết bị hệ thống, đội ngũ cán bộ nhân viên cáp treo cũng được bổ sung và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ sẵn sàng phục vụ du khách với tinh thần thái độ văn minh, lịch sự, nhiệt tình và hiếu khách.

Với một hệ thống cáp treo hiện đại, kiến trúc đặc sắc của nhà ga, cùng với Đại Bảo tháp Tây Thiên và các công trình hạ tầng khác được đầu tư, phối hợp hài hòa với phong cảnh hữu tình của vùng đất linh thiêng, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng du khách thập phương sẽ đến với quần thể di tích, danh thắng Tây Thiên ngày càng nhiều hơn, du lịch Vĩnh Phúc ngày càng phát triển, góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giàu đẹp trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế. Thành công ấy có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Thủy điện Huội Quảng do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu

tư với công suất thiết kế 520MW. Đây là nhà máy thuỷ điện ngầm đầu tiên do Việt Nam thiết kế với 2 hầm dẫn nước ngầm trong lòng núi, mỗi đường hầm dài 4,2km, đường kính 7,5m, máy phát điện được đặt ngầm.

Đây là một trong những công trình lớn thuộc quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên hệ thống sông Đà, sau các thuỷ điện Sơn La (2.400MW), thuỷ điện Hoà Bình (1.900MW) và thuỷ điện Lai Châu (1.200MW).

Thủy điện có đập bê tông trọng lực với chiều cao 104 m; diện tích lưu vực là 2.824 km2. Ngoài việc cung cấp cho hệ thống

điện quốc gia với sản lượng điện hàng năm trên 1,9 tỷ kWh, dự án còn gắn với mục tiêu điều tiết lưu lượng nước cho vùng hạ lưu sông Hồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, đặc biệt là hai tỉnh Lai Châu và Sơn La.

Với tổng mức đầu tư công trình được duyệt trước thuế là trên 11,4 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm phát sinh quy hoạch di dân, tái định cư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), dự án đã được hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn. Trong đó, vốn vay NHTM trong nước 4 nghìn tỷ đồng. Vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp là 2,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD). Vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân tái

định cư và cung cấp thiết vị cơ khí thủy công theo HĐTD là hơn 1.167 tỷ đồng. Vốn EVN và EVNGENCO3 thu xếp (không bao gồm thuế VAT) phục vụ đầu tư thuần và trả lãi vay là gần 4.176 tỷ đồng.

Dự án được khởi công từ năm 2006, công trình tiến hành ngăn sông đợt 1 vào tháng 01/2011 và đã phát điện Tổ máy số 1 (công suất 260 MW) từ tháng 12/2015.

Tổ máy số 2 Nhà máy thủy điện Huội Quảng phát điện hòa vào lưới điện Quốc gia ở thời điểm này đánh dấu mốc tiến độ mà dự án đã đạt được và hướng tới hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2016. Đạt tiến độ được phê duyệt ban đầu.

Phát điện tổ máy số 2thủy điện huội Quảng

ngày 19/6/2016, tổ máy số 2 công trình thủy điện Huội Quảng có công suất 260 MW đã hòa điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia.

49Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Xã Trà Vinh là xã vùng núi cao thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, cách

trung tâm tỉnh hơn 130 km. Đây là xã có địa hình phức tạp, diện tích đất canh tác hầu hết là đồi núi, dốc cao, nhiều thung lũng chằng chịt bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn,

đất nông nghiệp phân tán, nhỏ lẻ và là xã thuộc diện nghèo nhất huyện, giao thông đi lại khó khăn. Dân số toàn xã gần 2.000 người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc, trong đó dân tộc Ca Dong chiếm đa số, dân cư sinh sống phân tán.

Đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã còn rất nhiều khó khăn, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp làm lúa rẫy một vụ. Tình trạng đói giáp hạt còn xảy ra ở nhiều nơi. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (83% năm

2014). Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, chỉ có đường nhựa đến trụ sở xã, còn từ xã đi các thôn, nóc chủ yếu là đường đất. Điện thắp sáng mới chỉ kéo đến khoảng 50% số thôn, nóc; cơ sở trường, trạm còn nghèo nàn, tạm bợ...

Mười năMTÌNH NGHĨA VẸN TRÒN

năm 2002, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Quảng nam (nay là phòng giao dịch Quảng nam, Chi nhánh VDb khu vực Quảng nam - Đà nẵng) đã nhận kết nghĩa và giúp đỡ đồng bào xã Trà Vinh. Từ đó đến nay, các hoạt động giúp đỡ, kết nghĩa của Chi nhánh đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp đồng bào vượt qua khó khăn, an tâm định cư, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

� THái Văn THông

� Chi nhánh VDB KV Quảng nam - Đà nẵng

Ảnh: Internet

50 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Đến bây giờ, chúng tôi vẫn còn nhớ chuyến thăm đồng bào các dân tộc xã Trà Vinh để tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch kết nghĩa và các chương trình hỗ trợ.

Chuyến đi đầu tiên đã để lại nhiều ấn tượng khó phai cho Đoàn công tác của Chi nhánh. Gần 4 giờ di chuyển bằng ô tô, đoàn vượt hơn 100 cây số đường núi mới đến được trung tâm huyện Nam Trà My. Nghỉ ngơi một lát, Đoàn tiếp tục di chuyển hơn 10 km đường đất, đá gồ ghề và lội bộ gần 3 giờ đồng hồ mới tới trung tâm xã Trà Vinh. Mặc dù đi đường vất vả, nhiều anh chị em mệt lử, nhưng đêm hôm đó Đoàn công tác đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ cùng với đồng bào. Những ca khúc cách mạng, ca ngợi quê hương, Đảng và Bác Hồ đã vang lên giữa núi rừng bao la, tạo không khí vui tươi, hào hứng trong đêm giao lưu kết nghĩa. Trong buổi lễ kết nghĩa, Chi nhánh đã cam kết sẽ huy động từ CBVC Chi nhánh và tranh thủ sự hỗ trợ của VDB để hỗ trợ cho xã trong việc củng cố cơ sở vật chất, dụng cụ học tập, vui chơi... cho các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở; hỗ trợ nhu yếu phẩm nhân các dịp lễ, tết... cho đồng bào. Tại buổi giao lưu đầu tiên này, Chi nhánh đã hỗ trợ toàn bộ số tôn kẽm lợp mái cho Trường tiểu học với số tiền gần 9 triệu đồng. Chia tay trong bịn rịn, lưu luyến, cán bộ và đồng bào xã Trà Vinh đã đi bộ cùng đoàn Công tác đến hết con đường dốc dài gần 2 km. Tình cảm ấy đã gây xúc động và thôi thúc chúng tôi cần phải có những hành động thiết thực để giúp bà con đồng bào xã Trà Vinh vơi bớt đi những khó khăn vất vả.

Trong những năm tiếp theo, đặc biệt là từ khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập (2006), thông qua UBND huyện

Nam Trà My, công tác kết nghĩa dần đi vào nề nếp và được Chi nhánh tổ chức quy củ hơn. Trong thời gian đầu kết nghĩa, do đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn về lương thực và dụng cụ cho học sinh, Chi nhánh đã tập trung cho công tác hỗ trợ mua công cụ, dụng cụ sản xuất, lương thực, thực phẩm mỗi khi giáp hạt và dịp Tết Nguyên đán, hỗ trợ mua dụng cụ học tập cho học sinh, hỗ trợ tôn kẽm để lợp mái cho trường học, xây dựng nhà bán trú, hỗ trợ học tập cho cán bộ xã học nâng cao trình độ tại tỉnh Quảng Nam... Trong đó, Chi nhánh chú trọng đến các đối tượng chính sách thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Hơn mười năm qua, Chi nhánh đã hỗ trợ cho xã Trà Vinh hơn 690 triệu đồng. Ngoài công tác kết nghĩa, Chi nhánh còn có những chuyến từ thiện xã hội hỗ trợ đồng bào xã bị thiệt hại, đói rét do lụt bão (năm 2008-2009) với số tiền gần 50 triệu đồng; Chi nhánh cũng đã vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tặng cho đồng bào 100 suất quà nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2014 với giá trị 30 triệu đồng.

Vừa qua, trong Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác kết nghĩa giai đoạn 2012-2015 và triển khai kế hoạch giai đoạn 2016-2020 do UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Trà My đã đại diện đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện cám ơn sự quan tâm, nỗ lực của các đơn vị kết nghĩa trong thời gian qua bằng nhiều hình thức như tinh thần, vật chất, tư vấn, thăm hỏi động viên, các hoạt động từ thiện.... Sự giúp đỡ các xã kết nghĩa trên địa bàn huyện Nam Trà My đã có những kết quả bước đầu, đem lại hiệu quả thiết thực, diện mạo nông thôn mới có phần khởi sắc, văn hóa, giáo dục có phần phát triển, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh

tế-xã hội, nhất là việc xây dựng xã nông thôn mới theo chương trình mục tiêu Quốc gia.

Hơn mười năm qua, công tác kết nghĩa của Chi nhánh đối với xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My thực hiện tốt là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Công đoàn từ Hội sở đến Chi nhánh. Theo đó, cấp ủy Chi nhánh đã phân công một đồng chí Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn trực tiếp phụ trách, tham mưu, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác kết nghĩa. Chi nhánh chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của CBVC và đoàn viên Chi nhánh, xem công tác kết nghĩa vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm và tình cảm song hành cùng với nhiệm vụ chính trị. Từ đó, CBVC và đoàn viên Chi nhánh tự giác trong công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức của xã Trà Vinh trong sự nhiệt tình, chu đáo và đồng thuận.

Khó khăn duy nhất trong suốt quá trình kết nghĩa do địa bàn miền núi xa xôi, đi lại và thông tin liên lạc rất khó khăn, thời tiết bất thường, kinh phí còn hạn chế... Vì thế, công tác kết nghĩa còn chưa đồng bộ và hiệu quả mang lại còn khiêm tốn, chưa có những kế hoạch lâu dài, bền vững, chủ yếu là các hoạt động thăm hỏi, động viên và tặng quà nhân các ngày lễ, Tết...

Để công tác kết nghĩa trong toàn Ngành trong thời gian tới đi vào nền nếp, hiệu quả và thiết thực hơn, chúng tôi kiến nghị VDB nên tổ chức công tác sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và bổ sung những hình thức kết nghĩa phong phú hơn để các đơn vị trong hệ thống nghiên cứu tình hình thực tế tại địa bàn để thực hiện.

51Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Nguyện cùng sánh vai

Mười mùa rộn rã tiếng veMười mùa phượng thắm gọi hè chói chang

Mười mùa sen đượm nắng vàngMười mùa tô điểm thêm trang sử hồng

Bên ta vẫn đó dòng sôngTrong ta vẫn đó tiếng lòng thủy chung

Tim ta vẹn ngọn lửa nungChân ta vững bước, nguyện cùng sánh vai!

� Lê ngọC CHÂu

Thời giờ vàng ngọc

Thời giờ ngựa chạy tên bay.Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Đông qua Xuân đã tới liền.Hè về rực rỡ êm đềm Thu sang.Giờ đây chăm đọc, siêng làm.

Mai sau mình sẽ giỏi dang với đời.

Nước nhà đang đợi bạn ơi. Phải nhanh để kịp sinh thời có nhau.

Việc gì cũng phải cho mau.Đến đích ghi điểm cùng nhau mỉm cười.

Ngân hàng Phát triển luôn tươi.Đầu tư đúng nghĩa, tiếng cười vang xa.

� THế LậPChi nhánh VDB Thừa Thiên Huế - Quảng trị

52 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

theo Công văn số 2974/NHPT-PC ngày 30/8/2013 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hợp đồng được ký kết giữa Giám đốc Chi nhánh VDB A, bà Y (vừa là bên thế chấp và là đại diện theo pháp luật của công ty X) và đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Ý kiến giải đáp Tình huỐng:1. Theo quy định hiện hành, công tác bảo đảm

tiền vay vốn tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh VDB A như vậy là đúng. Tuy nhiên, việc bà Y đại diện cho Công ty X để giao dịch dân sự với chính mình là vi phạm khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo Công văn số 2974/NHPT-PC ngày 30/8/2013, việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của bên thứ ba đã được VDB hướng dẫn thực hiện theo 02 mẫu hợp đồng số 12 và 13. Mẫu số 12 được ký giữa 02 bên (bên nhận thế chấp và bên thế chấp), mẫu số 13 được ký giữa 03 bên (bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên vay). Do đó, khi áp dụng, Chi nhánh phải chọn mẫu hợp đồng phù hợp, đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ của giao dịch.

2. Mặc dù hợp đồng thế chấp trên đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng để tránh những rủi ro, phức tạp có thể phát sinh, Chi nhánh VDB A cần sửa đổi hợp đồng bảo đảm và công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo một trong 02 cách sau:

- Ký lại hợp đồng bảo đảm theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Công văn số 2974/NHPT-PC với các bên tham gia giao dịch là Chi nhánh VDB A và bên thế chấp (bà Y) hoặc:

- Sửa đổi chủ thể đại diện bên vay ký tên trên hợp đồng là một cá nhân nào đó của công ty X được bà Y ủy quyền cho phù hợp với quy định tại khoản 5, Điều 144 Bộ luật Dân sự.

� Võ CHí HIếU (VPĐD)

Chi nhánh VDB A cho Công ty TNHH X (do bà Y làm Giám đốc và đại diện theo pháp luật) vay vốn tín dụng xuất khẩu. Bà Y đã dùng tài sản

riêng là QSDĐ đứng tên mình để thế chấp, QSDĐ này được định giá theo quy định. Chi nhánh VDB A soạn thảo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 13, ban hành kèm

hỏi:1. Việc thực hiện công tác bảo đảm tiền vay của Chi nhánh VDB A như trên đã đúng theo quy định hiện

hành của VDB và pháp luật hay chưa?2. Nếu chưa đảm bảo, Chi nhánh VDB A cần làm gì để khắc phục tồn tại, phòng ngừa rủi ro?

TÌnH HUỐnG PHÁP LÝ (SỐ 46)

Ảnh: Internet

53Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Ngày 27/5/2016, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã

ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng cuối năm 2016 để góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ.

Theo đó, trong những tháng cuối năm 2016, NHNN kiên định với mục tiêu đã đề ra tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/02/2016, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với diễn biến của lạm phát.

Ngoài tập trung thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng đã được xác định tại các chỉ thị trước đó Thống đốc NHNN còn bổ sung thêm các yêu cầu.

Đối với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN: Thống đốc yêu cầu các đơn vị bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ; điều tiết để hỗ trợ thanh khoản và nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng nhưng đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Các đơn vị phải thực hiện theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống cũng như từng tổ chức tín dụng. Tín dụng được hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp. Các đơn vị được yêu cầu rà soát để chỉnh sửa, hoàn

thiện khung pháp lý về cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

NHNN sẽ tiếp tục công bố tỷ giá trung tâm hằng ngày, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối.

Ở hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, Chỉ thị yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường; thực hiện phân loại các khoản nợ đã mua từ TCTD, thúc đẩy phát triển thị trường mua, bán nợ và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phát huy vai trò của VAMC.

Đối với các TCTD: Trên cơ sở chỉ đạo và các giải pháp điều hành của NHNN, các tổ chức tín dụng chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ổn định lãi suất huy động, có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Kiểm soát chặt chẽ quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu huy động vốn; Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh

doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông theo chỉ đạo của NHNN.

Hướng tín dụng lĩnh vực bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu thực của người dân theo chủ trương của Chính phủ. Rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới chính sách, quy trình, quy chế nội bộ về cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và các dự án thu hồi vốn thời gian dài nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro đối với các lĩnh vực này; Chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

Thống đốc NHNN chỉ thị các TCTD chấp hành nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN và các quy định khác của pháp luật về lãi suất huy động và cho vay, phí cho vay, các quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá và giao dịch trên thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại hối...

Chủ động phát hiện và chấn chỉnh, xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, báo cáo NHNN; Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro, chất lượng tài sản, chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; Tiếp tục triển khai phương án cơ cấu lại, thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống dưới 3%.

gỡ khó cho doanh nghiệp, không chủ quan lạm phát

� THanH Tùng (Tổng hợp)

54 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

Thanh khoản VND của hệ thống tổ chức tín dụng đang khá tốt; tỉ giá không có nhiều biến động; thị trường trái phiếu Chính phủ sôi động... là nội dung trong báo cáo phân tích về thị trường tiền tệ trong tháng 5/2016 của một số ngân hàng thương mại.

Với thanh khoản khá dư thừa, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh nguồn cung khiến lãi suất giảm sâu do tăng trưởng tín dụng VND chưa có nhiều đột biến, trong khi huy động vốn tăng nhanh hơn tín dụng (5,3% và 4,3%); NHNN tiếp tục bơm VND ra thị trường qua kênh ngoại hối đạt hơn 72.000 tỷ đồng trong tháng 4 và tháng 5 (tính đến ngày 20/5).

Lãi suất VND liên ngân hàng tháng 6 được dự báo có xu hướng tăng trở lại do NHNN đang tạm dừng hoạt động đưa tiền ra thị trường thông qua kênh ngoại hối.

Về dài hạn, áp lực tăng lãi suất sẽ tăng dần khi tín dụng chịu áp lực tăng trưởng 18-20% trong năm 2016, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ tiêu này mới tăng tổng cộng gần 4%.

Dự báo, thị trường ngoại hối sẽ duy trì sự ổn định trong tháng 6 do cán cân thương mại vẫn ở mức tích cực; tỉ giá biến động trong biên độ 22.300-22.500 VND/USD nửa sau năm 2016 nếu như các số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục diễn biến lạc quan.

lãi suất trái phiếu chính phủ giảmTrên thị trường sơ cấp, tổng

lượng trúng thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong tháng 5 là 29.158 tỷ đồng, gần bằng khối lượng trúng thầu trong cả tháng 4 là 30.308 tỷ đồng.

Lãi suất trúng thầu giảm mạnh với kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 20 năm ở mức 5,3%, 6,14% và 7,75%, giảm

khoảng 25 điểm so với những phiên cuối tháng 4.

Thị trường thứ cấp giao dịch tương đối sôi động khối lượng khớp lệnh trung bình vào khoảng 3.800 tỷ đồng/phiên. Mặt bằng lãi suất giảm đều trong tháng với lãi suất giao dịch các kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm lần lượt ở mức 4,89%, 5,34%, 6,15% và 6,96%/năm, giảm 15-20 điểm đối với các kỳ hạn  từ 2-5 năm.

Các yếu tố tác động chủ yếu là mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh hỗ trợ thanh khoản TPCP; tâm lý thị trường được cải thiện với những thông tin về quyết tâm hạ lãi suất cho vay của Chính phủ và NHNN, được hiện thực hóa bởi việc giảm lãi suất của các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank và Vietinbank gần đây.

Những diễn biến trên của thị trường liên ngân hàng và thị trường OMO cho thấy thanh khoản VND của hệ thống tổ chức tín dụng đang khá tốt. Đây cũng có thể là hệ quả của mục tiêu giảm lãi suất cho vay của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, khiến cho thị trường kỳ vọng về khả năng giảm lãi suất trong thời gian tới.

Dự báo, lãi suất TPCP trong tháng 6 được dự báo tiếp tục xu hướng giảm do tín dụng chưa vào mùa vụ giải ngân mạnh cũng như kỳ vọng vào khả năng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Dự báo lãi suất TPCP dao động quanh mức 4,5-4,8% đối với kỳ hạn 1 năm, 4,7-5% đối với kỳ hạn 2 năm, 5,2-5,5% đối với kỳ hạn 3 năm và 5,9-6,2% đối với kỳ hạn 5 năm.

thị trường tiền tệ diễn biến ổn định � P.V

Ảnh: Internet

55Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí

interbank loanA loan between banking institutions, with terms

ranging from overnight to one week. Interbank loans are facilitated to cover liquidity requirements set by a regulatory agency. In instances where a bank has a shortage of liquid assets, it borrows from other banks whose liquid assets are in excess than that required.

khoản vay giữa các ngân hàng/ vay liên ngân hàngLà khoản vay giữa các tổ chức ngân hàng với thời

hạn từ qua đêm đến một tuần. Khoản vay liên ngân hàng tạo điều kiện để đáp ứng các yêu về thanh khoản được thiết lập bởi cơ quan quản lý. Trong trường hợp một ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, họ vay từ các ngân hàng khác có tài sản thanh khoản cao hơn mức được yêu cầu.

deposit noteA certificate issued by a financial institution for

funds placed in the institution, with a fixed interest rate and an original maturity of two to five years, that the institution may cash in and give back to the owner prior to the certificate’s maturity. The certificates are backed by federal deposit insurance up to $250,000 in principal and interest and are sold through brokers in the secondary market.

chứng chỉ tiền gửiChứng chỉ được phát hành bởi một tổ chức tài

chính cho các khoản tiền gửi được gửi tại tổ chức đó, với lãi suất cố định và thời gian đáo hạn gốc từ 2 đến 5 năm, các tổ chức có thể rút tiền mặt và hoàn lại chứng chỉ tiền gửi cho chủ sở hữu trước ngày đến hạn của chứng chỉ. Các chứng chỉ được bảo hiểm bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang lên đến 250.000 đôla Mỹ bao gồm cả gốc và lãi và được bán thông qua các nhà môi giới trên thị trường thứ cấp.

(Chú thích: Tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang trong định nghĩa trên là Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang - FDiC. 250.000 đôla Mỹ là mức BHTG tối đa hiện nay của FDiC đối với các tài khoản tiết kiệm của người dân trong các ngân hàng. Tại Việt Nam, tổ chức BHTG là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và hạn mức chi trả hiện nay là 50 triệu đồng).

interchange rateThe fee banks charge to cover the expense and

risks of a bank or debit card transaction. The bank that funds the transaction is paid the fee, which is determined by calculating authorization costs, fraud and credit losses, and the bank cost funds. The rate is revised regularly.

phí trao đổi (giữa các ngân hàng)Là khoản phí các ngân hàng phải trả để trang trải

chi phí và rủi ro trong giao dịch ngân hàng hoặc giao dịch thẻ ghi nợ. Ngân hàng cấp vốn cho các giao dịch được thanh toán khoản phí này theo tỷ lệ dựa trên các tính toán về chi phí cấp giấy phép, gian lận và thua lỗ tín dụng, chi phí quỹ ngân hàng. Tỷ lệ này được điều chỉnh thường xuyên.

interbank marketThe loose network of negotiations and

transactions occurring between banks, large financial institutions or other large companies. Interbank markets are unregulated by governmental entities, and are often associated with currency transactions. Trades can be conducted directly between each entity or through electronic brokering platforms. This market allows over 1000 banks to trade between one another.

Thị trường liên ngân hàngLà mạng lưới đàm phán và giao dịch diễn ra giữa

các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn hoặc các công ty lớn. Thị trường liên ngân hàng không bị kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ và thường được kết hợp với các giao dịch tiền tệ. Các giao dịch có thể được thực hiện trực tiếp giữa mỗi chủ thể hoặc thông qua các diễn đàn môi giới điện tử. Thị trường này cho phép hơn 1000 ngân hàng giao dịch với nhau.

automatic transfer service account - aTs accountA savings account which allows the account

holder to automatically transfer funds to a checking account. An automatic transfer service account can transfer funds to ensure that a checking account maintains a minimum balance, or to ensure that enough funds are available to cover a check.

dịch vụ tài khoản chuyển tiền tự độngMột tài khoản tiết kiệm cho phép chủ tài khoản

tự động chuyển tiền vào một tài khoản vãng lai. Dịch vụ tài khoản chuyển tiền tự động có thể chuyển tiền để đảm bảo duy trì số dư tối thiểu của tài khoản vãng lai hoặc để đảm bảo rằng có đủ quỹ để bảo lãnh cho một tấm séc.

Nguồn: http://www.investorwords.com

Chuyên ngữ Tài chính - Ngân hàngẢnh: Internet

56 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 116 (6/2016)Tạp chí