8
TRONG THI GIAN CHĐỢI CHO QUYT ĐỊNH – Thư th2: Ngày 7 tháng 12 năm 2011 Chuyn va qua Vit Nam đã làm nh hưởng không ít đến Pháp Đạo. Không phi bi nhng bài báo trên báo Công An mà làm nh hưởng đến Pháp Đạo, mà chính là tnhng sai phm ca mt sđệ tkhiến cho Pháp Đạo phi cng rn xây dng hthng lut đạo và slý khi sai phm. Nhng điu ny, ngày xưa không có xy ra thi kĐức Ngài. Đúng ra là có, cũng có người phn đạo, người phá đạo, người đội lt đạo… nhưng lúc đó Pháp Đạo chnm dưới dng sinh hot tín ngưỡng, tâm linh, tu hc thun túy ti địa phương mà Pháp Đạo ln chính phchưa tiến đến các giai đon ban hành các lut lng dng nên vào thi Đức Ngài chưa có tin lđể slý. Pháp Đạo được chuyn tĐông sang Tây sau khi Đức Ngài lìa thế, cánh ca Đạo đã được mrng ra và địa bàn hot động cũng đã được mrng ra xuyên sut các quc gia. Thế nên, bt buc phi đi vào các khía cnh lut pháp vì đất nước nào cũng có lut lriêng ca nó. Để phù hp vi các lut l, tp quán khác nhau thì Pháp Đạo phi tìm ra mt đim chung vtín ngưỡng, văn hóa và lut pháp để ssinh hot ca Pháp Đạo ti đất nước ny không xa ri vi sinh hot ca đất nước khác, để Pháp Đạo VVQN là mt khi đồng nht. Thế nên, công vic ny không thnào mt mình Thy làm được, Thy không thnào hin din tt ccác nơi cùng mt lúc được và không thnào hiu hết vvăn hóa, lut pháp… ca tt ccác nơi được. Vì vy, khác vi thi kca Đức Ngài, hthng phm sc, hành chánh ca Đạo cn thiết phi ra đời và tiếp đó là hthng Lut Đạo cũng cn được ra đời để bo vhthng hành chánh và tchc ca Pháp Đạo. Hành Đạo khác vi Hành Chánh nhưng là hai hình thái bt buc phi đi song song nhau. Chuyn ln ny xy ra Vit Nam, du không nh hưởng đến Pháp Đạo nhưng đó là tiếng chuông báo động vvic các quy định cho Lut Đạo và kin toàn tchc ca Vô Vi Quy Nguyên. Thi gian ny, Thy đang thu thp ý kiến ca các Huynh Trưởng, các pháp hu, các thân hu được chn lc ngoài xã hi xut xtcác hc gi, các vđại din gii chc chính quyn, các vđại din ca gii truyn thông, an ninh, tôn giáo… và cui cùng là tcác Chư V, các chư vlàm vic ti cõi Thế, các Chư HPháp... Và có thđệ trình lên Đức Ngài nếu vp phi hoàn cnh không thxđược. Tng hp tt ccác hướng như vy để Thy có được cái nhìn đầy đủ tnhiu khía cnh khác nhau và cui cùng đưa ra quyết định trong Lut Đạo mà đin hình là slý các sai phm trong trường hp va qua. Có thphi chđến tháng 1 năm 2012 thì Thy scó quyết định chính thc, vì hin ti, Thy đang có cchui làm vic bn rn, quan trng hơn là chuyn xy đến Vit Nam nhưng Thy cũng dành mt ít thi gian để viết cho các v, vì Thy không biết lúc nào mình có được thi gian rnh. Thế nên, thi gian ny vn còn là thi gian “đóng ca” để nói vi nhau, còn là dy dnhau theo tinh thn “Hành Đạo” chkhông phi là “Hành Chánh”. Thư hôm nay có 2 đề tài: Mt tin vui vì được chbài mi và mt tin không vui cho nhng ai đang bch. Bây githì tin vui trước: Nhng gì trên đời, càng rm r, càng um sùm, càng làm ln, càng hp tp thì thường là nhng chuyn không lâu bn. Tình bn, tình yêu… cũng vy, cthy đôi tình nhân nào sut ngày côm qun ly nhau, đi đâu cũng không ri, hun hít tùm lum,ôm phone nói chuyn ti ngày sáng đêm,… thì mình cũng nên hiu, cp đó hcũng gn bnhau đến nơi. Trong lãnh vc tín ngưỡng và tin thn cũng vy, tôn giáo to nên văn hóa và văn hóa cũng to thành cái nôi cho tôn giáo. Thế nên, VVQN là mt tôn giáo, mt tín ngưỡng không sôi ni nhưng đi vào đời sng con người mt cách tnhiên, nhnhàn như nhng dòng sui mát thm sâu vào tng ththt ca con người và đời sng ca xã hi mt cách tnhiên. Mình không ép buc, không cưỡng cu, để tdòng sui chy. Nơi nào đất trũng, thiếu ht thì tdòng nước lp đầy, to cho mt đất trông đẹp hơn, bng phng và nhnhàn hơn. VVQN dưới tay Thy dn dt là như thế đó, Thy không kêu gi ai c, kcmi ln đi lao động ti Đạo Vin thì thường mình Thy đi, ai có mun đi theo thì đi, Thy không bo, không kêu, thì ngoài các “nhánh sông”, “nhánh sui” cũng vy, cũng không kêu ai, gi ai… Mình là đồ quý chđâu phi là đồ bđâu mà năn nđể cho? Đường hướng đó nay tng bước thành công, VVQN đin hình là Pháp Thin VVQN đã đi dn vào đời sng tnhiên ca con người mt snước mà mình không cn phi qung cáo chi c. Người dân các nơi trên thế gii có bao githy có 1 trang báo qung cáo nào ca VVQN đâu! Ngay ctrên trang mng chính thc ca VVQN cũng không hcó post vcác pháp thin ca VVQN ra public… Thế mà pháp thin ca VVQN đã xut hin hu hết trong các ngành ngh, tcác trường lp dy thm m, các chuyến bay đường dài, các lp trong hc đường, dy cho tù nhân trong các nhà tù, đến các văn phòng, cơ skinh doanh, gim stress… Trái: Mt lp hành thin ca VVQN ti mt trung tâm ththao, có thtrung tâm luyn võ. Tt ctoàn người ngoi quc và không hiu đây thuc là thế hthmy ca VVQN (vì thế hđầu phi là người VN đứng ra hướng dn, mà lp hc ny không thy có người VN, ging viên là người ngoi quc – hình do báo chí cung cp). Phi: Mt tbáo ti Na Uy viết vlp thin VVQN ti mt Đại Hc.

TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày 7 tháng 12 năm 2011 Chuyện vừa qua ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng không ít đến Pháp Đạo. Không phải bởi những bài báo trên báo Công An mà làm ảnh hưởng đến Pháp Đạo, mà chính là từ những sai phạm của một số đệ tử khiến cho Pháp Đạo phải cứng rắn xây dựng hệ thống luật đạo và sử lý khi sai phạm.

Những điều nầy, ngày xưa không có xảy ra ở thời kỳ Đức Ngài. Đúng ra là có, cũng có người phản đạo, người phá đạo, người đội lốt đạo… nhưng lúc đó Pháp Đạo chỉ nằm ở dưới dạng sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, tu học thuần túy tại địa phương mà Pháp Đạo lẫn chính phủ chưa tiến đến các giai đoạn ban hành các luật lệ ứng dụng nên vào thời Đức Ngài chưa có tiền lệ để sử lý.

Pháp Đạo được chuyển từ Đông sang Tây sau khi Đức Ngài lìa thế, cánh cửa Đạo đã được mở rộng ra và địa bàn hoạt động cũng đã được mở rộng ra xuyên suốt các quốc gia. Thế nên, bắt buộc phải đi vào các khía cạnh luật pháp vì đất nước nào cũng có luật lệ riêng của nó. Để phù hợp với các luật lệ, tập quán khác nhau thì Pháp Đạo phải tìm ra một điểm chung về tín ngưỡng, văn hóa và luật pháp để sự sinh hoạt của Pháp Đạo tại đất nước nầy không xa rời với sinh hoạt của đất nước khác, để Pháp Đạo VVQN là một khối đồng nhất. Thế nên, công việc nầy không thể nào một mình Thầy làm được, Thầy không thể nào hiện diện ở tất cả các nơi cùng một lúc được và không thể nào hiểu hết về văn hóa, luật pháp… của tất cả các nơi được. Vì vậy, khác với thời kỳ của Đức Ngài, hệ thống phẩm sắc, hành chánh của Đạo cần thiết phải ra đời và tiếp đó là hệ thống Luật Đạo cũng cần được ra đời để bảo vệ hệ thống hành chánh và tổ chức của Pháp Đạo. Hành Đạo khác với Hành Chánh nhưng là hai hình thái bắt buộc phải đi song song nhau.

Chuyện lần nầy xảy ra ở Việt Nam, dầu không ảnh hưởng đến Pháp Đạo nhưng đó là tiếng chuông báo động về việc các quy định cho Luật Đạo và kiện toàn tổ chức của Vô Vi Quy Nguyên.

Thời gian nầy, Thầy đang thu thập ý kiến của các Huynh Trưởng, các pháp hữu, các thân hữu được chọn lọc ngoài xã hội xuất xứ từ các học giả, các vị đại diện giới chức chính quyền, các vị đại diện của giới truyền thông, an ninh, tôn giáo… và cuối cùng là từ các Chư Vị, các chư vị làm việc tại cõi Thế, các Chư Hộ Pháp... Và có thể đệ trình lên Đức Ngài nếu vấp phải hoàn cảnh không thể xử lý được. Tổng hợp tất cả các hướng như vậy để Thầy có được cái nhìn đầy đủ từ nhiều khía cạnh khác nhau và cuối cùng đưa ra quyết định trong Luật Đạo mà điển hình là sử lý các sai phạm trong trường hợp vừa qua.

Có thể phải chờ đến tháng 1 năm 2012 thì Thầy sẽ có quyết định chính thức, vì hiện tại, Thầy đang có cả chuỗi làm việc bận rộn, quan trọng hơn là chuyện xảy đến ở Việt Nam nhưng Thầy cũng dành một ít thời gian để viết cho các vị, vì Thầy không biết lúc nào mình có được thời gian rảnh. Thế nên, thời gian nầy vẫn còn là thời gian “đóng cửa” để nói với nhau, còn là dạy dỗ nhau theo tinh thần “Hành Đạo” chứ không phải là “Hành Chánh”.

Thư hôm nay có 2 đề tài: Một tin vui vì được chỉ bài mới và một tin không vui cho những ai đang bị chỉ.

Bây giờ thì tin vui trước: Những gì trên đời, càng rầm rộ, càng um sùm, càng làm lớn, càng hấp tấp thì thường là những chuyện không lâu bền. Tình bạn, tình yêu… cũng vậy, cứ thấy đôi tình nhân nào suốt ngày cứ ôm quấn lấy nhau, đi đâu cũng không rời, hun hít tùm lum,ôm phone nói chuyện tối ngày sáng đêm,… thì mình cũng nên hiểu, cặp đó họ cũng gần bỏ nhau đến nơi. Trong lãnh vực tín ngưỡng và tin thần cũng vậy, tôn giáo tạo nên văn hóa và văn hóa cũng tạo thành cái nôi cho tôn giáo. Thế nên, VVQN là một tôn giáo, một tín ngưỡng không sôi nổi nhưng đi vào đời sống con người một cách tự nhiên, nhẹ nhàn như những dòng suối mát thấm sâu vào từng thớ thịt của con người và đời sống của xã hội một cách tự nhiên. Mình không ép buộc, không cưỡng cầu, để tự dòng suối chảy. Nơi nào đất trũng, thiếu hụt thì tự dòng nước lấp đầy, tạo cho mặt đất trông đẹp hơn, bằng phẳng và nhẹ nhàn hơn. VVQN dưới tay Thầy dẫn dắt là như thế đó, Thầy không kêu gọi ai cả, kể cả mổi lần đi lao động tại Đạo Viện thì thường mình Thầy đi, ai có muốn đi theo thì đi, Thầy không bảo, không kêu, thì ở ngoài các “nhánh sông”, “nhánh suối” cũng vậy, cũng không kêu ai, gọi ai… Mình là đồ quý chứ đâu phải là đồ bỏ đâu mà năn nỉ để cho? Đường hướng đó nay từng bước thành công, VVQN điển hình là Pháp Thiền VVQN đã đi dần vào đời sống tự nhiên của con người ở một số nước mà mình không cần phải quảng cáo chi cả. Người dân ở các nơi trên thế giới có bao giờ thấy có 1 trang báo quảng cáo nào của VVQN đâu! Ngay cả trên trang mạng chính thức của VVQN cũng không hề có post về các pháp thiền của VVQN ra public… Thế mà pháp thiền của VVQN đã xuất hiện hầu hết trong các ngành nghề, từ các trường lớp dạy thẩm mỹ, các chuyến bay đường dài, các lớp trong học đường, dạy cho tù nhân trong các nhà tù, đến các văn phòng, cơ sở kinh doanh, giảm stress…

Trái: Một lớp hành thiền của VVQN tại một trung tâm thể thao, có thể là trung tâm luyện võ. Tất cả toàn là người ngoại quốc và không hiểu đây thuộc là thế hệ thứ mấy của VVQN (vì thế hệ đầu phải là người VN đứng ra hướng dẫn, mà lớp học nầy không thấy có người VN, giảng viên là người ngoại quốc – hình do báo chí cung cấp). Phải: Một tờ báo tại Na Uy viết về lớp thiền VVQN tại một Đại Học.

Page 2: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Tất cả những nhóm, những lớp tập thiền VVQN kể trên, trên khắp thế giới đều là tự phát. Dầu người ta là tự phát, là người ngoại quốc, hoàn toàn không biết đến Việt Nam, không biết đến Đức Ngài hay cả Thầy, người ta cũng không biết nốt (vì có lần Thầy chính mắt thấy những người ngoại quốc họ cầm cái Lộc Đầu Năm của mình trao đổi với nhau, xin với nhau những tấm lộc mà người được xin thì không cho… họ không hề biết rằng, Thầy, người đang đứng kế họ là người phát hành ra những tấm lộc nầy, dĩ nhiên Thầy cũng không nói với họ về việc nầy, chỉ nghe nhìn cuộc trao đổi như người bàng quan) người ta không là đệ tử chính thức của VVQN, lại càng không phải là nhóm đạo VVQN nhưng khi hành thiền họ luôn giữ đúng tôn chỉ và quy tắc thiền của VVQN, không hề lộn xộn như những đệ tử rất lộn xộn tại Việt Nam. Tập tùm lum lên hết, chỗ nào cũng có mặt, để thân và tâm mình biến thành cái chợ đủ loại… mà Thầy chuẩn bị nói ở phần 2 dưới đây: Chuyện không vui cho những ai đang bị chỉ!

Đề tài 2: Chuyện không vui cho những ai đang bị chỉ! Phần Một: Mở đề.

Phần Hai: Phân tích về một nhân vật. Phần Ba: Chân dung những “đệ tử”…

Phần Một: Mở đề. Thực chất thì Thầy đã biết tâm địa của tất cả các pháp hữu VVQN từ lâu rồi, Thầy rất biết rõ ràng từng người không sót một ai cả, kể cả những người mà Thầy chỉ nhìn phớt qua. Không cần phải thần thông gì cho xa xôi, chỉ cần có kinh nghiệm, đã từng đối diện với hàng triệu triệu người rồi thì chỉ cần nhìn phớt về 1 con người, mình có thể biết họ như thế nào, kể cả hoàn cảnh tự nhiên và tương lai tự nhiên mà họ gặp nữa. Rồi chuyện xảy ra ở Việt Nam gần đây, thực chất là Thầy biết chuyện nầy lâu rồi, các vị xem trong TCQN số vừa rồi thì thấy (237), Thầy đã biết từ lâu và vẫn hằng gián tiếp dùng các bài viết dạy dỗ cho các vị, những bài viết kiểu như vầy cứ lặp đi, lặp lại năm nầy sang năm nọ… mà làm như nhiều vị chắc không học chi cả thì phải! Vì trong các bài và kể cả kinh nghiệm trong Pháp Đạo đã từng xảy ra,… và Thầy đã nói thẳng “TRÊN ĐỜI KHÔNG CÓ THƯỢNG ĐẾ NÀO XUỐNG THẾ CẢ!” Không xuống thế, không có nghĩa là Thượng Đế bỏ thế nhân mà Thượng Đế, Đức Cha Lành Cao Cả tức Đức Mẫu Mẹ đã có nói rằng: CHỈ CÂN CÓ ĐỦ 8 MÓN BÁU LÀ CÓ THỂ ĐI VỀ!”. Tám món báu là gì? Là Hiếu, Trung, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Liêm, Sĩ. Là một con người tốt toàn vẹn là có thể trở về Thiên Đàng, là có thể trở về gặp Thượng Đế, là có thể tiến hóa, là có thể đắc quả,… là đầy đủ ý nghĩa nhất về tâm linh và con người. Thế nên, có lẽ các vị không chịu trui rèn để làm con người tốt, chỉ muốn đi ngang về tắt, nên cứ hể ai xưng là Thượng Đế thì chạy đến lạy người ta, 100 người xưng là Thượng Đế thì chạy đến lạy đúng 100 người để hên xui may rủi, có được làm quen với một Thượng Đế thật! Để đở phải mất công trở thành con người tốt trước rồi mới được về trời! Phải vậy không? Chỉ có hạng u tối trong thiên hạ mới cần đến cái danh để làm sáng được cho mình. Chỉ có loại người không chịu làm người tốt nên mới hay chạy đến làm quen với tất cả những ai có hơi hám cái danh và lợi. Như Thầy đã nói, trong thời gian nầy chưa là thời gian quyết định nên Thầy và các vị vẫn còn có cơ hội chỉ bảo nhau và có thể nhẹ nhàn trong những bài học.

Khi những số báo của báo Công An đưa ra vào cuối tháng 11 năm 2011, Thầy suy nghĩ có nên xử lý các vị không? Chuyện thì Thầy đã biết nhưng chính tại các vị đã làm cho chuyện thành ra public. Công An có hàng chục ngàn tấm ảnh, tại sao họ lại đưa tấm ảnh nầy? Đâu phải tự dưng mà đưa ra? Có lẻ các vị ấy muốn xem động thái của Thầy, phản ứng của Pháp Đạo với những đệ tử mà gương mặt họ chình ình trong các số báo của Công An. Rõ ràng tờ báo ghi chú đúng “đông đảo đệ tử nghe giáo chủ giảng đạo”. Họ ghi chú các vị là đệ tử của người đó là đúng, vì rõ ràng, các vị đang chấp tay kính cẩn nghe người ta nói mà? Và các hình ảnh của các vị từ chú Trọng đến chú Tấn, đến Huệ Nhân… in chình ình lên đó mà chối làm sao? Các vị chối với Thầy là các vị chỉ đi… giao lưu thôi sao? Rồi đó là chưa nói Huệ Nhân còn bảo nhỏ với nhiều

người là…. giấu Thầy. Sao không bảo giùm công an giấu luôn cho các vị? Chuyện như trẻ con, làm gì có chuyện làm xong rồi giấu? Nhưng với Huệ Nhân thì để Thầy nói đến ở cuối thư vì nó là nhỏ nhất. Chuyện đã được đưa ra thì bắt buộc phải xử lý, Thầy phải vì Pháp Đạo VVQN mà xử lý nhưng còn cái tình trong đó, còn rất nhiều khía cạnh khác trong đó nên trong thời gian mấy tuần trước đó, Thầy cứ phải suy nghĩ, suy nghĩ khi đứng giữa

Page 3: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

sự quyết định có nên xử lý hay không? (Bây giờ thì Thầy đã quyết định xử lý rồi nhưng đang trong giai đoạn phải xử lý bằng cách nào nên mới thu thập ý kiến của toàn thể các vị đây). Thầy đang kể về thời gian mà Thầy chưa quyết định có nên xử lý hay không? Vào một đêm, lúc ấy khoảng 3 giờ sáng, Thầy đang suy nghĩ về chuyện nầy, phân tích và cân nhắc từng ly, từng ly mọi sự kiện, Thầy dự định sẽ hỏi các Chư Hộ Pháp quyết định như thế nào? Nhưng đó chỉ là cái ý chứ chưa có thực hiện vì Thầy nghĩ mình phải suy nghĩ cho tận đã rồi mới hỏi ý sau. Lúc ấy, Thầy đang đứng trước kệ sách và Thầy đã rút đại ra một cuốn sách. Cuốn ấy là Càn Long Bí Ẩn do Sương Ngọc chủ biên và Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn phát hành vào năm 2001. Thầy lật đại ra 1 trang, đó là trang 56 và đọc trong đó, thật bất ngờ, trang sách có nói đến trường hợp giống như trường hợp mà Thầy đang gặp phải. Thầy viết case đó ra như sau để các vị cùng đọc xem nó có hay không. Vụ án người thợ đá. Mùa thu năm thứ 5 Càn Long (năm 1740) trong kinh thành xảy ra một sự việc li kỳ hiếm thấy làm chấn động cả kinh sư. Đó là việc quan đại thần Cửu Khanh trong triều làm tang lễ cho người thợ đá. Do vậy đã dẫn tới một cơn sóng gió lớn lao. Trong kinh thành có một người thợ đá tên gọi là Du Quân Bật, trước kia là một người thợ đục đá thuộc bộ Công. Ông ta xuất thân từ lớp người thấp hèn, nhưng lại có đôi tay tuyệt vời tài hoa, mỗi lần xây dựng hoàng cung đều không thể thiếu mặt ông ta được. Do vậy, ông ta được trả tiền thù lao ở mức độ rất cao. Ngày tích tháng cóp, gia sản ông ta trở nên rất giàu có. Thế nhưng ông ta lại chẳng có người con nào, sau khi ông ta chết sẽ có một khoảng gia sản lớn đáng kể để lại cho “cháu nuôi và rể nuôi” của ông ta. Tức thì, sau khi ông ta chết, chàng rể nuôi của ông ta là Hứa Bỉnh Nghĩa, vì muốn độc chiếm gia sản, bèn liên kết với người cùng họ là Nội các học sĩ Hứa Vương Du, nhờ Hứa tha thiết mời quan Cửu Khanh tới thăm hỏi nhà có tang, muốn mượn thanh thế đó đàn áp những người trong họ Du. Hứa Bỉnh Nghĩa dự định chi trước cho mỗi quan đại thần tới viếng tang từ 500 đến 2000 lượng bạc không đều nhau, còn hứa sau khi được khoản tài sản đó sẽ có khoản trọng tạ khác. Chỉ đi một lượt mà được khoản tiền lớn, còn sung sướng gì bằng mà quan Cửu khanh không làm? Tức thì, sau cái chết của người thợ đá họ Du đã diễn ra một trò hề xấu xa của quan Cửu Khanh tới viếng tang. Những người tới tham dự tang lễ người thợ đá họ Du, ngoài thân thuộc nội tộc nhà ông ta ra, còn có rất nhiều quý nhân quan cao nối gót nhau cùng đến vì một mục đích chung. Nội các học sĩ Hứa Vương Du đích thân đứng ra làm chủ tang. Đại học sĩ Từ Bản, Triệu Quốc Lan dẫn Hán cửu khanh tới trước linh cữu gục đầu quỳ vái. Chiêm sự Trần Hạo ở phủ Chiêm sự tất bật qua lại vào ra, săn sóc đám tang mấy ngày liền, ngay cả đến nguyên lão tam triều, Đại Học Sĩ Trương Đình Ngọc cũng sai người tới đó đưa đồ viếng… Đám tang của một người dân bình thường mà được tổ chức long trọng như vậy, tuyệt đối chưa hề xảy ra trong lịch sử triều Thanh, đã trở thành một trò cười xôn xao khắp đầu đường xó chợ thời ấy.

Tin đồn xấu xa hiếm thấy nầy truyền tới tai Càn Long. Càn Long lúc đó 30 tuổi, vừa tức vừa giận. Điều làm cho ông tức giận nhất đó là, số đại thần ở trong triều nầy đã không nể mặt vua vì phạm thể chế triều đình, nhưng…. Lại không thể đuổi hết chúng đi được, càng không thể làm rùm beng ầm ĩ, làm mất đi sự tôn nghiêm của hoàng đế đại quốc thiên triều. Ngạc Thiện nhận sự ủy thác của Càn Long bí mật truy xét sự việc nầy…. Trải qua một cuộc điều tra, Ngạc Thiện đã nắm rõ, rồi trình tấu lên Càn Long, xin chỉ đem Trương Minh Quân giao cho bộ Lại xét nghị, người rể nuôi là Hứa Bỉnh Nghĩa xử tội theo luật, Nội các học sĩ Hứa Vương Du, Thị Lang bộ Lễ Ngô Gia Câu, chiêm sự Trần Hạo bị bắt hỏi rồi cách chức. Càn Long còn hạ chỉ, sức mắng Cửu Khanh nói: - Thân làm quan đại thần ở trong triều mà lại cúi đầu vái lạy kẻ xuất thân ti tiện. Điều đó chứng tỏ các khanh không biết tự trọng mà còn làm thương tổn tới quốc thể.

Câu nói trên là của vua Càn Long, chứ không phải của Thầy đâu nhé! Nhưng hoàn cảnh so với đời nay là không khác bao nhiêu. Một người nhỏ 30 tuổi mà còn thấy ra đó là hành động không biết tự trọng và đã xử lý trường hợp ấy. Ngày nay, sau hơn 300 năm so với thời đó, kinh nghiệm của người xưa còn để lại rành rành đó, không lẻ mình lạc hậu hơn và kém hơn sao? Phần Hai: Phân tích về một nhân vật. Bây giờ, trong phạm vi giảng dạy, để Thầy phân tích cho các vị đệ tử tối dạ thấy thêm về cái gọi là “Thượng Đế” của người nầy nhé! Thầy không có ý nói về ông Nguyễn Hồng, Thầy chỉ đóng cửa mà dạy nhau, chỉ dạy cho đệ tử trong Pháp Đạo mặc dầu chuyện của ông ấy làm đã làm ảnh hưởng đến Pháp Đạo của mình tại Việt Nam. Thường mọi thư từ của các vị đệ tử nầy gởi cho Thầy thì luôn viết cái câu THƯỢNG ĐẾ TOÀN NĂNG CAO CẢ… Viết tới, viết lui, viết hoài mà không thấy nhàm câu nầy. Tưởng các vị thấu triệt Thượng Đế là Toàn Năng, vậy cái “toàn năng” của người nầy ở đâu khi các vị cho người ta là… “thượng đế”?

Page 4: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Ông Nguyễn Hồng (xin lỗi, Thầy phải nêu tên, vì chuyện đã bị đưa ra public rồi) là người lập ra Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Văn Hóa Lạc Việt và đồng thời cũng là nhà thơ. Vậy trước mắt có thể phô bày chánh danh của ông ấy ra công chúng, ông ta có 2 khả năng chính yếu là: Khả năng thấu đáo về Văn Hóa Lạc Việt và khả năng sáng tác thơ (vì xưng là nhà thơ Nguyễn Hồng mà). Đúng không? Lập luận như vậy là đúng phải không? Các vị có thể phản bác và khi phản bác thì phải đưa chứng cứ! Khả năng và bản lỉnh thứ nhất: Nhà nghiên cứu văn hóa. Hình bên là buổi ra mắt Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Văn Hóa Lạc Việt do ông Nguyễn Hồng thành lập và

người đang đứng phát biểu có tên là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Và bây giờ chúng ta hảy đọc bài viết của ông Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trên trang blog của ông ta để tìm hiểu thêm về Trung Tâm Lạc Việt nầy nhé! Qua blog của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ngay dòng đầu, ông ấy viết:

Nó ra đời trong một sự hoàn toàn

tình cờ. Qua anh Chữ, tôi quen ông Nguyễn Hồng. Ông thành lập Trung Tâm nghiên cứu văn hóa và chưa biết đặt tên là gì. Tôi đề nghị "Trung Tâm nghiên cứu văn hóa Lạc Việt" và tôi chỉ tham gia nếu Trung tâm này lấy tên Văn hóa Lạc Việt… … Quyết định thành lập đúng vào ngày sinh nhật tôi: 26 - 09 - 2005. Nó là một phương tiện pháp nhân để tôi nghiên cứu và kiểm chứng các tìm hiểu của tôi liên quan đến Lý Học Đông phương; gồm cả bói toán, tử vi, phong thủy.... Nếu lập nên một trung tâm, một công ty,… mà tên của trung tâm, công ty đành phải chìu ý của người cộng tác viên đặt tên theo ý

muốn của người cộng tác viên đó, thì điều trước tiên, người cộng tác viên đó phải là người tối quan trọng của trung tâm, công ty đó. Đó là chưa nói, người cộng tác viên ấy phải là linh hồn, phải là sự sống chết của trung tâm. Thực vậy, ngay trên trang blog của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông ấy cũng thừa nhận: …Tôi rất nghèo - bây giờ dễ thở hơn một chút - nên cái gọi là "hoạt động của Trung tâm" thực sự chỉ là hoạt động của cá nhân tôi…. Rõ ràng, tất cả chỉ núp bóng vào khả năng của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Vậy nhà thơ Nguyễn Hồng đã hoàn toàn không có khả năng nghiên cứu về văn hóa Lạc Việt cũng như tất cả các bộ môn về Huyền Môn như: Lý Học Đông Phương, bói toán, tử vi, phong thủy…. Thế nên, một trong hai khả năng chính yếu của ông ấy mà mình nêu ở trên phải được loại bỏ. Trong lá thư ngày 2 tháng 12 năm 2011, Thầy đã viết có đoạn: ….Thầy cũng đã nói, không bao giờ dùng cái không chân chánh mà nói về chân chánh cả! Xin giấy phép mở một trung tâm nghiên cứu văn hóa mà lại giảng về "Thượng Đế", về "Sự cứu rỗi" là sao? Trước mắt là sai với pháp luật! Sai với nhà nước! Sai với con người! Đã sai rồi thì lấy gì mà nói về cái Đúng? Tức Thượng Đế? NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHƯA CHO PHÉP VVQN HOẠT ĐỘNG VÀ THẦY KHÔNG HỀ LUỒN LÁCH, DÙNG CÁCH NẦY, CÁCH NỌ ĐỂ MỞ ĐẠO MÀ QUA MẶT NHÀ NƯỚC CẢ! ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM NẾU CÓ PHÚC DUYÊN THÌ TỰ GẶP! CON NGƯỜI VIỆT NAM NẾU CÓ ĐẦY ĐỦ PHƯỚC PHẦN THÌ TỰ CÓ! THẦY KHÔNG CẦN PHẢI LÀM NHỮNG CHUYỆN KHÔNG CHÁNH ĐÁNG ĐỂ NÓI VỀ CÁI CHÁNH ĐÁNG CẢ….

Page 5: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Khả năng và bản lỉnh thứ hai: Nhà thơ. Thầy thì chưa từng đọc thơ của ông, tuy nhiên Thầy có duy nhất một bài để bên trái đây, không biết nó là bài viết hay là bài thơ mà ở dòng cuối ký tên là nhà thơ: Nguyễn Hồng, thì chắc bài bên cạnh đây là… bài thơ! Vì mấy câu đầu là thơ theo thể lục bát mà. Bài… “thơ” nầy trích trong tuyển tập sưu tập của những đệ tử không bao giờ chịu học nhưng cố công sưu tập những bài “thơ” nầy để… “học”. (?) Thầy không phải là nhà thơ nên không có quyền phê phán thơ của người ta hay, hay là dở nhưng với ý chung của rất rất là nhiều người cũng giống như lời mở đầu cũng như là lời kết luận của báo Công An để trả lời khả năng thứ hai của vị nầy: THƠ CON CÓC!

Nhớ nhé! Thầy không có nói vị nầy làm thơ con cóc! Bây giờ, một người có 2 khả năng mà cả 2 khả năng ấy đều là con số 0. Vậy cái chữ “Thượng Đế Toàn Năng” mà các vị luôn miệng nói, luôn tay viết liên tu bất tận có nghĩa là sao? Các vị hiểu ý nghĩa Thượng Đế Toàn Năng là ra sao?

Đừng nói với Thầy, các vị định nghĩa Thượng Đế Toàn Năng có nghĩa là: “NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG GÌ RÁO TRỌI MÀ LUÔN MIỆNG NÓI MÌNH LÀ THƯỢNG ĐẾ thì đó chính là thượng đế toàn năng?????!” Rồi xúm nhau lạy người ta như những hình ảnh dưới đây, các vị coi được không?

Người ta bận pajamas, tức đồ ngủ rồi ngồi tiếp các vị. Quá đáng quá vậy? Cái đầu với cái đầu gối của các vị sao rẻ quá vậy? Rẻ quá thì thôi đừng quỳ với Thầy nhé! Thầy dầu là con người rất thấp trong vũ trụ nầy nhưng cái giá trị của Thầy không có quá thấp để nhận lấy cái nầy về mình. Nhìn những tấm hình nầy, các vị thấy sao? Chối làm sao được? Thầy thương các vị nhưng là một vị Thầy thì không thể nào không dạy khi người ta làm không đúng được!

Page 6: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Sau nầy, trong các sách vỡ riêng của các vị, các vị có thể viết “ông trời nầy”, “ông trời nọ” đến dạy cho các vị, tên của các vị thì được. Nhưng dám dùng tới tên của Thánh Danh và lấy tên của nhóm đạo VVQN ra dùng thì đối với Thầy đó là tội đồ! Các vị không biết gìn giữ và trọng cái Thánh Danh của mình thì Thầy sẽ tước cái Thánh Danh ấy! Và cho dù 10 “ông trời”, 1000 “ông trời” hay cả triệu “ông trời” dám nói: Đến với một nhóm Đạo VVQN để dạy bảo nầy nọ mà không hề hỏi tới ý Thầy, thì sẽ có biện pháp với những “ông trời” ấy! Dầu cả triệu “ông trời”, hay cả triệu triệu “ông trời” như vậy thì Thầy sẽ có biện pháp với cả triệu triệu “ông trời” ấy! Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Thầy sẽ có quyết định xử lý các vị trước. Và trước mắt, nếu có tự trọng, nếu biết mình có lỗi thì tất cả làm một bảng tự kiểm, xin lỗi với toàn thể Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên. Nhưng đó là quyền của các vị và Thầy không bắt buộc.

Phần Ba: Chân dung những “đệ tử”…

Trong bức thư bên trái đây được viết vào ngày 30 tháng 6 năm 2010, thế mà mãi đến vài ngày trước Thầy mới nhận được. Trong khi ấy có rất nhiều pháp hữu VVQN đã có cuốn sách có bài, hình ảnh và các hoạt động của nhóm ông Nguyễn Hồng cùng với lá thư kế bên trong tập sách ấy. Thế mà, không một ai cho Thầy biết. Chắc các vị đinh ninh là Thầy đã nhận rồi vì có kèm theo lá thư gởi cho Thầy mà! Rồi không thấy Thầy phản ứng chi cả, chắc cho là Thầy đã… đồng ý và công nhận??? Thật là ngây ngô và không hề đặt ra một chút nghi vấn nào! Và không đặt ra giả thiết là người ta cố tình cho thấy lá thư nầy (nhưng không hề gởi cho Thầy) và cho mọi người thấy Thầy không có phản ứng chi cả, có nghĩa là Thầy đã đồng ý. Nhưng lần nầy, Thầy bỏ qua lỗi của người viết thư nầy, riêng trong chuyện lá thư nầy, vì Thầy biết người viết nầy có gởi thư đến Thầy nhưng người chuyển giùm thư đã không trao thư ấy cho Thầy. Nhưng Thầy vẫn nêu ra chuyện nầy để các đệ tử học thêm 1 chút, nhìn thêm ra những khía cạnh khác, một khi người ta cố tình mượn tên của Thầy để đánh lừa các vị. Thế nên, tất cả những đệ tử nào có giữ những bản tài liệu trên mà không hề báo cho Thầy thì tự biết rằng “mình là học trò dốt hoặc đã có lòng khác!”. Nếu theo dòng lịch sử trong Pháp Đạo từ trước đến nay thì có nhiều sự kiện người ta giả xưng là Thượng Đế nhưng luôn mang tên của Thầy ra để gạt gẫm người như: - Các vị không tin thì cứ chờ xem, có phải vài ngày nữa là Thầy Đạt sẽ về để xin ta thọ ký không thì biết… Chuyện nầy cứ xảy ra hoài. Mà cũng lạ, dám xưng là Thượng Đế thì cứ tự tung hoành thiên hạ đi, chứ mắc mớ gì mượn đến tên của… tui?

? ? ?

Page 7: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Và cuối cùng, người nhỏ nhất được nói đến lần nầy là Huệ Nhân! Huệ Nhân vào pháp VVQN hình như từ nhóm của thầy Từ Tâm Thắng, sau khi thầy Từ Tâm Thắng lìa thế thì Huệ Nhân theo một nhóm khác của VVQN, nhưng thực chất nhóm nầy lại là một nhóm tín ngưỡng khác trá hình, mượn danh nghĩa của Pháp Đạo để hoạt động. Và mỗi lần Thầy đến viếng nhóm nầy thì toàn bộ nhóm đều mặc áo tràng, đều có hành tướng giống như đệ tử của VVQN vậy, họ rất cung kính, thủ lễ đàng hoàng… nhưng khi Thầy đi thì họ trở về nguyên bản của họ. VVQN mở cửa cho các tôn giáo nhưng nhóm nầy hoàn toàn không cho Thầy biết là họ hoạt động cho một tín ngưỡng khác, giáo phái khác… mà cho dù nói với Thầy họ hoạt động cho tín ngưỡng khác thì có sao đâu, VVQN đâu có bắt người ta đổi tôn giáo, đổi tín ngưỡng đâu? Trong Pháp Đạo có rất nhiều Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo… cũng là người dẫn dắt các tôn giáo khác như: Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Tin Lành, Cao Đài… cũng đâu có gì trở ngại! Chỉ cần nói cho Thầy biết để Thầy có những phương hướng thích nghi. Nhưng nhóm mà Huệ Nhân gia nhập hoàn toàn không cho Thầy biết các mặt hoạt động khác của họ, nên Thầy đã kết luận nhóm nầy đội lốt VVQN là vậy. Trước năm 2006, tham khảo một số kết luận từ phía chính quyền “VVQN hoạt động mê tín…”, lúc đầu Thầy nghĩ người

ta kết luận như vậy chắc từ Pháp Hộ Bệnh của mình, nhưng không phải, Pháp Hộ Bệnh của mình đã được clear từ năm 1983… Mặt khác, an ninh của một số nước có tìm hiểu thông tin của VVQN từ Việt Nam và đã có liên hệ với an ninh Việt Nam về những thông tin ấy nên Thầy đã nhắm hướng quan sát vào nhóm ấy và cuối cùng thì Thầy nắm được, sự hoạt động mê tín mà nhà nước phê ấy được căn cứ dựa vào những sự hoạt động của nhóm trên. Thầy đã âm thầm cho một số người tham gia, gia nhập, cùng hoạt động với nhóm trên thì được báo cáo nhóm ấy hoàn toàn không có một giờ, một phút, một giây nào hoạt động cho Pháp Đạo VVQN cả. Tất cả pháp tập đều là của nhóm ấy, hoàn toàn không phải là pháp của VVQN. Trong ảnh, Thầy viếng thăm một cơ quan an ninh tại Pháp (ảnh minh họa).

Đầu năm 2005, Thầy về Việt Nam, quan sát nhóm nầy, Thầy thấy có nhiều người trong nhóm có triệu chứng bất thường nếu so sánh với những lần gặp trước. Thầy thấy một số người có dấu hiệu tâm thần không ổn định (trong đó có Huệ Nhân, cô Hòa…) và Thầy đã cảnh báo vị trưởng nhóm nên quan sát lại cách tập, Thầy sợ người ta bị tâm thần rồi tự vận, rồi đủ cả... sẽ làm ảnh hưởng đến Pháp Đạo. Thấy có vẻ cả nhóm không có chi thay đổi cả, vẫn duy trì như vậy. Cuối năm 2005, Thầy dùng trường hợp cô Hòa làm đòn dứt điểm bắt cả nhóm phải tự động rút ra khỏi sự sinh hoạt của Pháp Đạo VVQN, chấm dứt hơn 20 năm núp bóng VVQN để hoạt động. Sự kiện nầy cũng đã làm tan rã toàn bộ cốt cán chủ chốt xin đăng ký cho VVQN được hoạt động chính thức, nhưng gần như đa số thành phần cốt cán ấy là những người đội lốt Pháp Đạo và những người có chủ trương và nhiệm vụ phá hoại Pháp Đạo. Rất may, ở mặt hành chánh, nhà nước Việt Nam rất sáng suốt đã không chấp thuận đơn xin đăng ký ấy. Sau khi tách ra khỏi Pháp Đạo VVQN, nhiều người trong nhóm ấy lên tiếng chửi bới, chống đối Thầy và thay phiên nhau lôi kéo Huệ Nhân về phía họ. Huệ Nhân cũng cho biết, họ đã thay phiên nói xấu Thầy với Mẹ của Huệ Nhân và thúc giục bà ngăn Huệ Nhân tiếp tục theo Thầy. Thầy hỏi Huệ Nhân: - Mẹ của em có phải là người theo pháp của nhóm đó không? Huệ Nhân trả lời: - Dạ không! Mẹ con không theo một pháp nào cả. Thầy nói: - Vậy thì mắc mớ gì họ lại tác động với Mẹ em để nói với em? Thầy không nói tiếp, để cho nó tự chọn và tự học. Nếu Huệ Nhân lúc ấy là người gần gủi với Thầy, Thầy sẽ nói với nó rằng: “Vậy thì bỏ quách họ luôn cho rồi! Mình đã 30 tuổi rồi, làm gì coi thường mình quá đáng vậy! Có gì thì nói thẳng với em, mắc mớ gì phải lôi kéo Mẹ của em trong khi Mẹ của em đâu phải là người trong nhóm của họ? Thấy thiệt nhỏ mọn, tiểu nhân và con nít!” Nhưng Thầy chỉ nghĩ chứ không có nói thẳng với nó, vì Huệ Nhân, nó… khờ thiệt! Nên thôi, để nó tự chọn, tự học và tự trả giá cho đời của mình. Tất cả những gì xảy đến cho mình thì cũng từ mình mà ra.

Page 8: TRONG TH I GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT ĐỊNH – Thư thứ 2: Ngày …voviology.org/files/TuHoc_TrongThoiGianChoDoiQuyetDinh.pdf · TRONG THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CHO QUYẾT

Huệ Nhân là người lành, tốt bụng nhưng có điều là pháp môn nào cũng có mặt của em ấy và ai em cũng bái làm thầy. Pháp nào cũng tập, tập tùm lum… hoàn toàn không có ý thức theo các pháp môn để chi cả và không hề có những nhận xét rằng, có những pháp mình tập nó thật là kỳ cục. Hãy thử dùng tất cả các pháp tập của các pháp môn mà em đã theo, thực hiện trước mặt của Mẹ mình hay của bất kỳ người bình thường nào ngoài xã hội. Xin họ ngồi một chút, nhìn nơi mình diễn tập rồi cho mình ý kiến. Phải thử để nghe cái ý kiến trung thực nhất của con người là: Mình đang làm cái gì? Người ta phê là “mê tín dị đoan” thì còn đở mà thực chất phải là…. “đồ khùng!”. Hãy đi tìm, tìm những người nào không dính líu tới tôn giáo để họ cho mình câu trả lời xem cái cách của mình nó có giống ai không?

Coi ra chỗ nào, Pháp nào cũng có mặt Huệ Nhân, chắc để hình đầy lên tờ giấy nầy cũng không hết những hình ảnh của Huệ Nhân cùng những pháp môn khác nhau ấy. Nếu chỉ vào đống hình như vậy, người ta hỏi Thầy: “Huệ Nhân nó là ai của Thầy?”. Em nghĩ, Thầy sẽ nói “đó là đệ tử của Thầy” sao? Làm sao mà mở miệng nói được câu đó? Bởi vậy, hảy nói với những người rủ rê em bỏ Thầy rằng: “Khoang nói, khoang biểu tôi bỏ Thầy mà hảy hỏi ông Thầy có nhận tôi không đả!” Đọc TCQN, chắc nhiều vị cũng biết đến Huệ Nhân là người trẻ thường thất tình và thường hỏi Thầy cố vấn để làm thế nào cởi được sự đau khổ trong lòng. Hết người yêu nầy, đến người yêu nọ… ai cũng đều bỏ đi, để lại trong lòng những niềm đau liên tục không nguôi, mà trong khi ấy, Huệ Nhân là người tốt, người lành, không lường gạt, không gian dối với ai. Với những đức tính ấy, chắc em ấy cũng không tìm ra được câu trả lời tại sao như vậy? Tại sao mình thương người mà người cứ bỏ mình. Hôm nay, Thầy sẽ chỉ cho em và trả lời cho em tại sao người ta bỏ em. Cầm những tấm hình nầy, để ngay trước mặt, cứ xem nó là một tấm gương (tấm kiếng) rồi nhìn cho thật kỹ, thật kỹ vào gương mặt của mình và em sẽ thấy ra câu trả lời:

.

.

.

.

.

.

.

ĐỜI NẦY EM KHÔNG HỀ BIẾT THẾ NÀO LÀ CHUNG THỦY. Chúc lành tất cả, Thầy. P.S.: Đây là chuyện dạy nhau trong nhà, trong nội bộ, nếu tôi có điều gì đụng chạm với ông Nguyễn Hồng hay các pháp môn nào đó thì mong các vị bỏ qua cho. Tôi không nhằm mục đích nói xấu các vị.