20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 120 Trung đáp lời Hương: _ Hùng và tôi vẫn còn độc thân, chúng tôi là hạ sĩ quan nên chỉ bị “học tập tại địa phương” ít lâu thôi. Mẹ Hương hỏi Trung và Hùng tìm được hài cốt của con trai bà ở đâu. Hùng thuật lại rành mạch câu chuyện linh thiêng, huyền bí của oan hồn chàng phi công báo mộng cho bà nghe. Nghe xong hai mẹ con lại khóc. Hùng tò mò hỏi Hương: _ Tại sao Hương đang học ở Vũng Tàu lại chuyển trường về Sài Gòn? Hương có vẽ lúng túng, chưa trả lời được thì mẹ Hương nói: _ Không nói giấu hai cháu làm chi. Ba của con Hương làm thầu khoán ở Sài Gòn, ổng mê vợ bé, tôi buồn giận ổng nên bỏ nhà, ra Vũng Tàu mua vườn nhãn để sinh sống, nuôi con Hương đi học, còn anh ruột của nó thì ở với ổng, đi học ở trường “Pétrus Ký”. Sau đó, nó đi Không Quân. Đến năm 67, ba con Hương bị bệnh trầm trọng, sắp chết, anh của con Hương xin phép đơn vị về Vũng Tàu, năn nỉ tôi lên Sài Gòn cho ba nó tạ lỗi trước khi ổng chết. Tôi thương nó hiếu thảo nên dẫn con Hương về nhà cũ. Vài ngày sau, ba nó trút hơi thở sau cùng. Khi lễ mai táng ba nó xong, nó trở lại đơn vị và đi biền biệt, không về nữa. Tôi đến đơn vị nó để hỏi thăm tin tức thì cấp chỉ huy của nó cho biết là nó bị mất tích trong chuyến bay lên cao nguyên. Người ta đã tìm kiếm nhiều ngày mà chưa có dấu tích gì cả. Mãi cho tới hôm nay, hai cháu tìm được nó. Hùng thở dài rồi ngơ ngẩn, nói: _ Âu cũng là số trời, âu cũng là định mệnh! Trung đứng dậy, nói với Hùng: _ Hùng ơi! Tụi mình xin phép thím và cô Hương đi về lo công việc nhà đi! Hùng miễn cưỡng đứng dậy: _ Vậy thì tụi con xin kiếu từ thím và Hương. Mẹ Hương ân cần nói: _ Cám ơn hai cháu thật nhiều, chiều Thứ Bảy tuần tới, lúc 5 giờ, thím mời hai cháu đến dùng bữa cơm thân mật với mẹ con thím . Hùng và Trung nhận lời mời. Hương đưa Hùng và Trung ra trước cửa, niềm lưu luyến hiện lên ánh mắt. Quay nhìn lại, không thấy mẹ Hương phía sau, Hùng hẹn gặp Hương vào buổi chiều ở bến Bạch Đằng, trước nhà hàng Mỹ Cảnh. Hương hứa sẽ đến. Chiều hôm ấy, Hương đi xe xích lô đến điểm hẹn, trong khi Hùng đã đến trước, đứng chờ đợi nàng từ lâu. Hương đẹp tha thướt trong chiếc áo dài trắng, có lẽ nàng muốn gợi cho Hùng nhớ lại tuổi học trò đẹp như hoa gấm. Hùng đón Hương và say sưa nhìn nàng, miệng nở nụ cười tươi: _ Hôm nay, trông Hương đẹp như ngày còn đi học. Hương cười e thẹn, ửng hồng đôi má. Hai người sánh bước bên nhau, đi đến ngồi trên một băng đá. Hương dịu dàng hỏi: _ Anh hẹn Hương ra đây chắc là muốn nói với Hương điều gì, phải không anh? Gặp lại người xưa, tình yêu phong kín từ ngày xa cách, nay dâng lên dạt dào giữa lòng Hùng như biển dậy phong ba. Hùng bày tỏ cho Hương biết chàng đã yêu nàng qua những lần đệm đàn cho nàng hát, trong những buổi trình diễn văn nghệ dưới mái trường xưa. Hùng trao cho Hương đọc lá thư tỏ tình mà chàng đã viết cách nay chín năm trường, trong một mùa hè, chàng cô đơn, mang nặng nỗi nhớ thương. Lời lẽ trong thư rất chân thành, tha thiết, nồng nhiệt cho Hương hiểu được lòng chàng. Chàng đã viết thư nhiều lần, nhưng khi gặp nàng, chàng lại hồi hộp và không đủ… can đảm để trao thư. Tức giận cho mình quá nhút nhát, về nhà trọ, chàng xé bỏ bức thư để rồi khi thương nhớ ngập lòng, chàng lại viết thư. Đến khi chàng có đủ… nghị lực trao bức thư tỏ tình cho Hương thì nàng đã rời xa mái trường xưa. Hương đọc thư mà đôi mắt huyền bỗng giăng màn lệ mỏng vì cảm động. Khi đọc xong, nàng lấy khăn tay lau đôi dòng lệ vừa trào ra khoé mắt. Nàng nắm lấy tay Hùng, giọng run run vì cảm xúc _ Muộn màng quá anh Hùng ơi! Lúc quen nhau trong sinh hoạt văn nghệ của nhà trường, em đã có cảm tình với anh. Em chờ đợi anh mở lời mà anh cứ mãi im lặng gần như lạnh lùng với em. Năm học cuối cùng, trong chương trình văn nghệ của ngày phát phần thưởng, anh đệm đàn cho em ca bài “Nỗi buồn hoa phượng”, bỗng dưng em cảm xúc, rơi nước mắt, linh tính như báo hiệu cho em biết tụi mình sẽ chia tay. Lúc bế mạc, em từ giã anh để ngày mai về quê ngoại ở Long Xuyên, anh chỉ nói với em một câu ngắn ngủn: “Chúc Hương về quê ngoại nghỉ hè vui vẻ”. Tấm hình của bạn em chụp lúc anh đệm đàn cho em ca lần cuối, em còn cất giữ chín năm nay Hương mở bốp, lấy tấm hình đưa cho Hùng xem. Hùng nghe hối tiếc vô cùng và tự trách mình quá… khờ khạo để tự mình đánh mất người mình yêu, bây giờ làm sao mà quay ngược được thời gian, Hương sẽ lấy chồng và Hùng lại bị mất đi niềm vui, ý sống của cuộc đời. Biết được nỗi lòng của Hùng, Hương an ủi: _ Anh đừng buồn nữa, chuyện hôn nhân là do duyên kiếp, biết đâu anh sẽ được thỏa lòng mong ước, vì tình yêu giữa em và vị hôn phu khó mà biết được chuyện ngày mai khi người thì nơi góc biển, kẻ ở chân trời. Bây giờ, mình hãy coi nhau như tình bạn của buổi ban đầu, nha

Trung đáp lời Hương: Vậy thì tụi con xin kiếu từ chàng lại ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 7.pdf · bay lên cao nguyên. Người ta đã tìm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 120

Trung đáp lời Hương:_ Hùng và tôi vẫn còn độc thân,

chúng tôi là hạ sĩ quan nên chỉ bị “học tập tại địa phương” ít lâu thôi.

Mẹ Hương hỏi Trung và Hùng tìm được hài cốt của con trai bà ở đâu. Hùng thuật lại rành mạch câu chuyện linh thiêng, huyền bí của oan hồn chàng phi công báo mộng cho bà nghe. Nghe xong hai mẹ con lại khóc. Hùng tò mò hỏi Hương:

_ Tại sao Hương đang học ở Vũng Tàu lại chuyển trường về Sài Gòn?

Hương có vẽ lúng túng, chưa trả lời được thì mẹ Hương nói:

_ Không nói giấu hai cháu làm chi. Ba của con Hương làm thầu khoán ở Sài Gòn, ổng mê vợ bé, tôi buồn giận ổng nên bỏ nhà, ra Vũng Tàu mua vườn nhãn để sinh sống, nuôi con Hương đi học, còn anh ruột của nó thì ở với ổng, đi học ở trường “Pétrus Ký”. Sau đó, nó đi Không Quân.

Đến năm 67, ba con Hương bị bệnh trầm trọng, sắp chết, anh của con Hương xin phép đơn vị về Vũng Tàu, năn nỉ tôi lên Sài Gòn cho ba nó tạ lỗi trước khi ổng chết. Tôi thương nó hiếu thảo nên dẫn con Hương về nhà cũ. Vài ngày sau, ba nó trút hơi thở sau cùng. Khi lễ mai táng ba nó xong, nó trở lại đơn vị và đi biền biệt, không về nữa.

Tôi đến đơn vị nó để hỏi thăm tin tức thì cấp chỉ huy của nó cho biết là nó bị mất tích trong chuyến bay lên cao nguyên. Người ta đã tìm kiếm nhiều ngày mà chưa có dấu tích gì cả. Mãi cho tới hôm nay, hai cháu tìm được nó.

Hùng thở dài rồi ngơ ngẩn, nói:_ Âu cũng là số trời, âu cũng là

định mệnh!Trung đứng dậy, nói với Hùng:_ Hùng ơi! Tụi mình xin phép

thím và cô Hương đi về lo công việc nhà đi!

Hùng miễn cưỡng đứng dậy:

_ Vậy thì tụi con xin kiếu từ thím và Hương.

Mẹ Hương ân cần nói:_ Cám ơn hai cháu thật nhiều,

chiều Thứ Bảy tuần tới, lúc 5 giờ, thím mời hai cháu đến dùng bữa cơm thân mật với mẹ con thím .

Hùng và Trung nhận lời mời. Hương đưa Hùng và Trung ra trước cửa, niềm lưu luyến hiện lên ánh mắt. Quay nhìn lại, không thấy mẹ Hương phía sau, Hùng hẹn gặp Hương vào buổi chiều ở bến Bạch Đằng, trước nhà hàng Mỹ Cảnh. Hương hứa sẽ đến.

Chiều hôm ấy, Hương đi xe xích lô đến điểm hẹn, trong khi Hùng đã đến trước, đứng chờ đợi nàng từ lâu.

Hương đẹp tha thướt trong chiếc áo dài trắng, có lẽ nàng muốn gợi cho Hùng nhớ lại tuổi học trò đẹp như hoa gấm. Hùng đón Hương và say sưa nhìn nàng, miệng nở nụ cười tươi:

_ Hôm nay, trông Hương đẹp như ngày còn đi học.

Hương cười e thẹn, ửng hồng đôi má. Hai người sánh bước bên nhau, đi đến ngồi trên một băng đá. Hương dịu dàng hỏi:

_ Anh hẹn Hương ra đây chắc là muốn nói với Hương điều gì, phải không anh?

Gặp lại người xưa, tình yêu phong kín từ ngày xa cách, nay dâng lên dạt dào giữa lòng Hùng như biển dậy phong ba. Hùng bày tỏ cho Hương biết chàng đã yêu nàng qua những lần đệm đàn cho nàng hát, trong những buổi trình diễn văn nghệ dưới mái trường xưa. Hùng trao cho Hương đọc lá thư tỏ tình mà chàng đã viết cách nay chín năm trường, trong một mùa hè, chàng cô đơn, mang nặng nỗi nhớ thương.

Lời lẽ trong thư rất chân thành, tha thiết, nồng nhiệt cho Hương hiểu được lòng chàng. Chàng đã viết thư nhiều lần, nhưng khi gặp nàng,

chàng lại hồi hộp và không đủ… can đảm để trao thư. Tức giận cho mình quá nhút nhát, về nhà trọ, chàng xé bỏ bức thư để rồi khi thương nhớ ngập lòng, chàng lại viết thư. Đến khi chàng có đủ… nghị lực trao bức thư tỏ tình cho Hương thì nàng đã rời xa mái trường xưa.

Hương đọc thư mà đôi mắt huyền bỗng giăng màn lệ mỏng vì cảm động. Khi đọc xong, nàng lấy khăn tay lau đôi dòng lệ vừa trào ra khoé mắt. Nàng nắm lấy tay Hùng, giọng run run vì cảm xúc

_ Muộn màng quá anh Hùng ơi! Lúc quen nhau trong sinh hoạt văn nghệ của nhà trường, em đã có cảm tình với anh. Em chờ đợi anh mở lời mà anh cứ mãi im lặng gần như lạnh lùng với em. Năm học cuối cùng, trong chương trình văn nghệ của ngày phát phần thưởng, anh đệm đàn cho em ca bài “Nỗi buồn hoa phượng”, bỗng dưng em cảm xúc, rơi nước mắt, linh tính như báo hiệu cho em biết tụi mình sẽ chia tay. Lúc bế mạc, em từ giã anh để ngày mai về quê ngoại ở Long Xuyên, anh chỉ nói với em một câu ngắn ngủn: “Chúc Hương về quê ngoại nghỉ hè vui vẻ”. Tấm hình của bạn em chụp lúc anh đệm đàn cho em ca lần cuối, em còn cất giữ chín năm nay

Hương mở bốp, lấy tấm hình đưa cho Hùng xem. Hùng nghe hối tiếc vô cùng và tự trách mình quá… khờ khạo để tự mình đánh mất người mình yêu, bây giờ làm sao mà quay ngược được thời gian, Hương sẽ lấy chồng và Hùng lại bị mất đi niềm vui, ý sống của cuộc đời. Biết được nỗi lòng của Hùng, Hương an ủi:

_ Anh đừng buồn nữa, chuyện hôn nhân là do duyên kiếp, biết đâu anh sẽ được thỏa lòng mong ước, vì tình yêu giữa em và vị hôn phu khó mà biết được chuyện ngày mai khi người thì nơi góc biển, kẻ ở chân trời. Bây giờ, mình hãy coi nhau như tình bạn của buổi ban đầu, nha

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 121

anh!Câu nói của Hương khiến cho

Hùng suy nghĩ vẩn vơ và nuôi ảo vọng, mong cho kẻ đi xa sẽ thay dạ đổi lòng để Giáng Hương sẽ thuộc về chàng. Hùng xua tan ý nghĩ ấy và tự trách mình ích kỷ, đê hèn. Hương xin giữ lại lá thư tỏ tình của Hùng và trao cho Hùng cất giữ tấm ảnh kỷ niệm ngày xưa. Sau khi tạm biệt nhau đêm ấy, Hùng về nhà không an giấc được, tâm hồn luôn ấp ủ bóng hình Giáng Hương trong nỗi nhớ nhung và nuối tiếc khôn cùng.

Trong bữa cơm thân mật tại nhà Hương, mẹ Hương đã tặng cho Trung và Hùng mỗi người một cái đồng hồ hiệu “Movado” để làm kỷ niệm. Không từ chối được, hai chàng phải nhận quà và cám ơn mẹ Hương. Hương cho Trung và Hùng biết mẹ con họ sẽ về Long Xuyên vào sáng ngày mốt để lo mai táng hài cốt người anh bạc số, nơi mảnh vườn xưa.

***Hùng bị cảm sốt mấy hôm, sau

khi dự bữa tiệc khoản đãi của mẹ con Hương, không biết vì thời khí hay do tâm bệnh. Trung phải lên đường đi tìm một số hoa phong lan cho ông nghệ sĩ già đúng theo lời hứa hẹn, lần nầy chàng đi một mình vì Hùng chưa bình phục. Trung định sẽ đi đến vùng Bảo Lộc, Đà Lạt chớ không đi xa nữa.

Chuyến đi ấy, Trung không trở lại, cha của Trung mà Hùng gọi là Bác Tư ngày đêm thấp thỏm, lo âu. Hùng cũng mang nặng nỗi ưu tư, e sợ cho Trung bị tai nạn trên rừng, không ai cứu giúp. Hằng ngày, Hùng phải phụ việc với bác Tư và an ủi khi thấy bác buồn. Gần tròn một tháng mà vẫn chưa thấy bóng dáng Trung trở lại. Bác Tư và Hùng càng thêm quặn thắt tâm can. Chiều nào xong công việc, hai người cũng ngồi uống một hai xị rượu giải sầu,

mỏi mắt chờ mong một bóng hình thân yêu trở lại mái nhà xưa.

Một hôm, người cậu ruột của Hùng ở Phước Hòa vào Sài Gòn tìm Hùng để báo tin sắp có chuyến vượt biên bằng ghe “dã cào” đậu ngoài khơi Vũng Tàu, ông ta sẽ “đưa đò” cho Hùng ra ghe lớn ấy, chủ ghe là bà con thân tín của ông ta, Hùng tháp tùng khỏi phải trả tiền. Hùng rất vui mừng, nhưng khi nhớ tới Trung thì nghe lòng đau nhói.

Hùng coi Trung như anh em ruột, nay Trung bặt vô âm tín, không biết sống chết ra sao mà chàng bỏ ra đi sao đành. Chiều hôm ấy, Hùng tâm sự với bác Tư và cho bác biết chàng sắp có chuyến đi vượt biên. Bác Tư bảo chàng hãy ra đi, đừng phân vân mà bỏ lỡ cơ hội quí báu ngàn vàng.

Tình trạng của Trung, nếu chàng ở lại cũng không giải quyết được gì, thôi thì phó mặc cho số mạng! Hùng cảm động, rơi nước mắt, từ giã bác Tư để theo người cậu ra Phước

Hòa.Trước khi đi, Hùng nhớ đến

Giáng Hương nên ghé nhà nàng, nhưng chàng sửng sốt khi người chủ mới cho biết mẹ con Hương đã bán nhà để về quê cũ. Lòng Hùng ngổn ngang nỗi ưu tư, như tơ vò trăm mối, nửa lo cho người bạn thân,

nửa lo cho người chàng yêu bỗng biệt dạng, không biết có còn gặp lại nhau chăng?!

***Mỗi lần niên lịch sắp đến ngày

Tết Việt Nam, trong tiết trời băng giá của tiểu bang Michigan, ngày cuối tuần, Hùng ngồi buồn nhớ quê hương. Năm năm rồi, Hùng gởi nhiều lá thư về cho bác Tư để hỏi thăm tin tức của Trung, nhưng không thấy thư hồi âm.

Cách nay một tháng, Hùng nhờ một người Việt láng giềng về thăm quê hương, ghé lại nhà bác Tư thì mới hay bác đã dọn nhà đi nơi khác, còn Giáng Hương thì bặt tin, không biết hiện giờ nàng ở đâu?

Một hôm, lúc đang chuẩn bị hành trang để về Santa Ana ăn Tết với một người bạn cũ cùng đơn vị ngày trước thì Hùng nhận được thư của Trung. Vui mừng như được tin người thân trở về từ… cõi chết,

Hùng mở thư ra đọc như một người đói nhai ngấu nghiến thức ăn, mới hay Trung bị nạn tai trong cánh rừng gần Đà Lạt, nhờ người cứu mạng. Khi chàng leo lên một cây cao để gỡ bụi phong lan, rủi ro bị mất thăng bằng, té xuống đất, nằm bất tỉnh một hồi lâu. Khi tỉnh dậy, đứng lên không được vì chân trái bị gãy xương.

Hùng cố lết đi, mong tìm đường ra khỏi cánh rừng, đến quốc lộ để đón xe đò, nhưng lết được một khoảng lại phải nằm nghỉ vì chân gãy bị đau nhức. Chàng cất tiếng kêu cứu nhiều lần, nhưng không thấy ai lai vãng qua cánh rừng nầy, chỉ nghe tiếng chàng vọng lại.

Đến xế chiều, Trung lo sợ cho mình phải nằm giữa rừng hoang vắng khi màn đêm buông phủ, biết bao sự hiểm nguy đe dọa sinh mạng của chàng. Chàng lại cất tiếng kêu cứu đến khan cả cổ họng, may mắn thay, trời còn thương xót nên có hai

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 122

cha con người Thái trắng ở Tùng Nghĩa đi tìm dược thảo, đến cứu Trung. Họ chặt cây rừng, làm cái cáng để khiêng Trung đi từng đoạn, lúc mệt thì họ dừng lại để nghỉ.

Khi ra đến quốc lộ, họ đón xe đò và đưa Trung cùng về Tùng Nghĩa với họ. Cô gái Thái rất xinh đẹp và duyên dáng, tên Nông thị Phương, cha nàng là Nông văn Thạch, một ông thầy thuốc chửa được nhiều thứ bệnh nhờ thuốc gia truyền thảo dược và mộc dược gia truyền của dòng họ ông.

Ông khuyên Trung hãy ở lại nhà ông để ông bó thuốc cho chân của Trung mau liền xương rồi sẽ trở về Sài gòn và ông sẽ không lấy tiền thuốc. Trung nhận lời ông và viết thư cho cha biết để an lòng, nhưng cô gái Thái trắng đã thầm yêu chàng trai miền Kinh ngay từ phút ban đầu nên nàng cất giấu những lá thư mà Trung nhờ nàng gởi vì nàng sợ người nhà của Trung hay tin, sẽ ra Tùng Nghĩa đưa chàng về đô thành, nàng sẽ mất người yêu.

Do đó mà bác Tư trông chờ mãi, không thấy Trung về, ông lâm bệnh, em ruột của ông đưa ông về Tân Thuận để chửa bệnh và săn sóc cho ông. Vì cảnh nhà đơn chiếc và do sự mong muốn của vợ chồng người em ruột nên sau khi lành bệnh, bác Tư bán nhà, về ở với họ. Thư của Hùng gởi về cho bác Tư, người chủ nhà mới không nhận vì nếu nhận thư thì phải cho tiền người phát thư theo thông lệ.

Phương thuốc chửa trị của ông Thạch rất hiệu nghiệm nên chỉ hai mươi ngày Trung đã đi đứng được bình thường. Chàng cám ơn cha con ông Thạch đã cứu chàng thoát nạn, nguyện một ngày nào sẽ đền đáp công ơn và xin phép trở về gia đình kẻo cha già trông ngóng. Cô Phương đòi theo chàng về Sài gòn một chuyến cho biết chốn phồn hoa náo nhiệt. Ông Thạch không an lòng

để cho con gái về kinh nên hai cha con cùng đi với Trung.

Vì tình yêu chân thành của cô Thái Trắng đối với Trung, vì Trung nặng mang ơn cứu nạn và cũng yêu thương đóa hoa rừng phong kín nhụy hương nên hai ông già Kinh, Thượng đồng ý tác hợp lương duyên cho Trung và Phương. Trung mở phòng thuốc cho nhạc gia chửa trị bệnh nhân bị trặc trẹo tay chân hay bị gãy xương và nhiều thứ bệnh khác.

Hằng tháng, ông chỉ ở Sài Gòn 15 ngày và trở về buôn cũ 15 ngày. Khi nào có những ai bị bệnh trầm

trọng thì Trung chỉ đường cho họ ra Tùng Nghĩa để ông chữa trị. Phương sống với Trung, thỉnh thoảng theo cha về thăm những người thân.

Sau khi thoát nạn, Trung và Phương cũng về tạm trú nhà người chú ở Tân Thuận cùng với cha chàng.

Trung biết thế nào Hùng cũng gởi thư về địa chỉ cũ, nếu chàng đến được bờ bến tự do, nhưng không biết tại sao qua mấy năm trường mà không được thư Hùng. Tình cờ biết được “thông lệ” phải tặng tiền khi nhận thư gởi từ nước Mỹ nên Trung căn dặn người phát thư quen mặt ở vùng bến Hàm Tử: nếu thấy thư ở Mỹ gởi về địa chỉ cũ cho cha chàng thì hãy đem đến địa chỉ mới ở Tân Thuận, chàng sẽ cho tiền thù lao, nhờ vậy mà Trung nhận được thư

Hùng.Trong chuyến đi Santa Ana để

ăn Tết với gia đình người bạn cũ, chàng gởi thư, tiền, quà về cho cha con Trung và nàng dâu mới. Chàng hứa nếu nhận được thư phúc đáp của Trung, xác định địa chỉ chính xác, chàng sẽ gởi tiền về giúp Trung tạo dựng một mái ấm gia đình để phụng dưỡng bác Tư trong tuổi già sức yếu.

Về vùng nắng ấm California để hưởng một cái Tết đầy đủ hương vị của Tết cổ truyền Việt Nam, trong cảnh sum vầy, hạnh phúc của gia đình người bạn cũ, Hùng cũng thấy ấm áp cõi lòng, đỡ bớt sự cô đơn nơi xứ lạ quê người trong buổi đầu Xuân. Hùng theo người bạn cũ đến một hội trường để xem chương trình văn nghệ do Cộng Đồng người Việt tổ chức. Khách đến xem chật ních,

Hùng và người bạn đứng bên ngoài để hút cho hết điếu thuốc lá đang cháy dở dang. Bỗng Hùng nghe tiếng ca của một nữ ca sĩ vọng ra đoạn cuối của nhạc bản “Mộng chiễu Xuân”:

_…. “Hãy trả lời em thêm mấy câu

Tình duyên với em trong kiếp nào

Xuân còn thắm tươiEm còn mong chờÁi ân kẻo tàn ngày mơ…”.Giọng ca như rót mật vào hồn

chàng và giống như giọng của Giáng Hương, nhưng có phần điêu luyện hơn. Tim Hùng bỗng đập mạnh, chàng dập tắt điếu thuốc, rũ người bạn rẽ đám đông vào hội trường để nhìn mặt ca sĩ. Hùng ngạc nhiên và vui mừng như mùa Xuân mở hội khi thấy Giáng Hương mặc chiếc áo dài màu hồng, đang hát bản tình ca năm cũ, vẫn vóc dáng đẹp như nàng thơ, vẫn gương mặt đoan trang, thùy mị, chỉ khác lúc ở Sài Gòn là mái tóc của nàng dài ngang lưng như ngày còn đi học.

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 123

Không cầm lòng được, chàng tiến đến gần sân khấu, gọi tên Giáng Hương và đưa tay lên cho nàng trông thấy. Ai cũng lấy làm lạ, nhìn chàng. Giáng Hương vừa nhận ra Hùng, nàng đưa ngón tay trỏ lên, áp sát đôi môi để ra dấu cho chàng im lặng.

Sau khi hát xong, Hương bước xuống sân khấu, đến chào và nắm tay Hùng trong nỗi hân hoan pha nước mắt. Nàng dẫn Hùng đến chỗ mẹ nàng ngồi, hai mẹ con ngồi dồn một ghế, nhường ghế của Giáng Hương cho Hùng. Họ chỉ hỏi han nhau vài câu vì bầu không khí cần được sự im lặng để cho mọi người thưởng thức chương trình văn nghệ.

Sau khi đại hội vui xuân bế mạc, mẹ con Hương mời Hùng về nhà ăn cơm chiều. Hùng dẫn hai mẹ con đến giới thiệu với người bạn cũ. Anh ta xin địa chỉ và số điện thoại của Hương và nói với Hùng:

_ Anh hãy đến thăm nhà bác và chị, khi nào muốn về thì gọi điện thoại cho tôi, tôi sẽ đến đón, rất tiếc tôi có hẹn với vài người bạn đến nhà tôi chiều nay nên không cùng đi với anh được.

Về nhà Hương, Hùng thuật lại chuyện thoát nạn của Trung, đưa đến tình duyên với nàng Thái trắng cho mẹ con Hương nghe, kể lại chuyến đi đầy nguy hiểm, gian nan của mình cho mẹ con Hương nghe.

Hùng được biết khi mẹ con Hương về Long Xuyên, bắt được đường dây vượt biên ở Bình Đại. Họ gấp rút về Sài Gòn bán nhà và ra đi, không gặp Hùng để từ giã được.

Chuyến đi ấy nhờ mua bến bãi và đi bằng ghe lớn nên đến đảo an toàn. Khi được thanh lọc vô nước Mỹ, Hương gặp lại người cô ruột, vượt biên từ năm 1975, có cửa hàng buôn bán lớn ở California giúp đỡ nhà ở, công việc làm nên mẹ con Hương có được cuộc sống sung túc. Hùng hỏi thăm vị hôn phu của

Hương thì được nàng cho biết chàng đã cưới vợ, trước khi mẹ con Hương đến Mỹ.

Hùng nghe lòng rộn ràng niềm vui, nhớ lại lời của Giáng Hương an ủi chàng khi hẹn gặp nàng ở Bến Bạch Đằng

_ … “Biết đâu anh sẽ được thỏa lòng mong ước, vì tình yêu của em và vị hôn phu khó biết được chuyện ngày mai”.

Mẹ Hương đi vào phòng cho Hương và Hùng hàn huyên tâm sự. Sau giây phút vui mừng, Hùng ngại rằng khi không thành chuyện hôn nhân với vị hôn phu, Hương sẽ có người yêu mới vì với nhan sắc mặn mà của nàng làm sao tránh khỏi sự chinh phục của phái nam. Hùng hỏi Hương:

_ Hương còn giữ lá thư của... anh không?

Hương hiểu ý Hùng, mỉm cười, đáp

_ Em vẫn còn cất giữ và trân quí nó vì đó là sự bộc lộ tình yêu chân thành, tha thiết của anh đối với em. Em có gởi nhiều lá thư về địa chỉ của anh và anh Trung, nhưng không thấy thư hồi âm. Em định sẽ về nước tìm anh vào mùa hè năm nay. Hiện tại em lo phụng dưỡng mẹ em và không dám quen với người đàn ông nào nữa.

Hùng cảm động nắm lấy tay Hương. Hương nhìn Hùng bằng ánh mắt say đắm và họ trao nhau nụ hôn đầu tiên cho thỏa lòng nhớ thương sau những năm dài xa cách. Họ đã đến được bến bờ tự do thật sự và bây giờ tìm được nguồn hạnh phúc vô biên khi họ gặp lại người mình yêu và sẽ đẹp chuyện trầu cau với người thành thật yêu mình.

Nghĩa vợ chồngCô Vũ Thị Bích

Không nhìn em say đắmKhông nhìn anh thiết tha

Không vuốt tóc mượt màKhông ngả đầu vai rộng

Không thì thầm anh nói,“Chỉ yêu mỗi em thôi!”Không nhỏ nhẹ lời em,

“Yêu anh mãi suốt đời!”

Không vội vã phóng xeKhông ngóng trông đứng đợi

Không vòng tay ôm chặtKhông mắt ướt nhạt nhòa

Không ôm đầu dành dỗKhông níu áo “thít tha”

Nhưng nhìn em nồng ấmNhưng nhìn anh xót xa

Đã cùng nhau rong ruổiNhững tháng ngày êm ả

Những tháng ngày cách xaTrải qua bao dâu bể

Lận đận rồi cũng quaCuộc đời như gió thoảng

Em nhìn anh tóc trắngChợt bồi hồi xót xa

Thời gian ơi, dừng lại!Cho ta cùng với ta

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 124

Tưởng chừng không bao giờ gặp lại nhau sau ngày đau thương ấy…

Ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày đen tối nhất của lịch sử Miền Nam Việt Nam, dĩ nhiên trong đó có quý‎ vị và chúng tôi.

Vừa tròn 10 năm lính, nợ nước chưa xong thì anh em nhà binh cũng như công chức tuần tự bị tống vô tù, với danh xưng dối trá: “Học Tập Cải Tạo”, tôi cũng như các anh em khác , đã trải qua 9 năm tù .

Chuyện tình nước non này còn dài, chúng tôi sẽ xin trình bày trong một dịp khác, bây giờ xin tóm tắt vài dòng về bản thân và xin gởi một chút tâm tình của người quân nhân đã phục vụ lâu dài ở Phố núi mù sương Pleiku.

Tôi là Đặng xuân Ngô, bút hiệu Mây Ngàn, được động viên vào khóa 20 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.

Ra trường, thuyên chuyển về Tiểu khu Đắc Lắc làm trưởng ban 3, phụ tá Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng, đặc trách hành quân, thuộc quận Hòa Bình.

Làm được một năm, vào khoảng đầu tháng giêng năm 1967 thuyên chuyển về Tiểu đoàn 68 An ninh phi trường và nhận nhiệm vụ mới là sĩ quan liên lạc với Camp Holloway [Quân đội Mỹ], phi trường Cù Hanh, quân vụ thị trấn Pleiku.

Trong thời gian này, tôi được may mắn có nhiều thời gian rỗi rảnh để mời vài Sĩ quan và Hạ sĩ quan Mỹ cùng làm chung phòng, mở lớp dạy Anh văn tại trường Vĩnh Hưng, đường Hoàng Diệu cho các người đi làm sở Mỹ cũng như Quân nhân Công chức và các học sinh muốn trau dồi thêm Anh ngữ.

Vốn tính ham vui, mỗi khi xong nhiệm vụ bất kể ngày đêm luôn có mặt ở nhà thầy Vân để cùng các bạn Trung, Đàm, Lập , Huy, Năng… cà phê, nhảy đầm hay nghe nhạc cho tiêu sầu và quên đi nỗi buồn của chiến tranh, của tang thương chết chóc… Thế cho nên khi nghe thông báo về ngày hội ngộ các Thầy Cô với các cựu học sinh Pleiku, tôi vui mừng lắm và hy vọng sẽ gặp lại những người bạn thân thương của năm nào.

Những kỷ niệm khó quên của thời gian phục vụ trong quân ngũ, đã may mắn gặp nhiều vị chỉ huy tốt như Đại tá Nguyễn Phán, trưởng phòng Tổng Quản trị QĐ 2, Thiếu tá Nguyễn Hoàng, khóa 16 trường Võ Bị Đà Lạt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 205 Địa phương, Đại tá Lê quang Bình, Tham mưu trưởng QĐ2, Đại tá Nguyễn trọng Luật, Quân trấn trưởng Quân trấn hành quân

Pleiku, Đại tá Nguyễn Hộ, tư lệnh phó QĐ, Thiếu tá Nguyễn Trung, Tiểu đoàn trưởng 68 An ninh phi trường và nhiều nhiều nữa… Họ là những Sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt nam Cộng Hòa, là những tấm gương sáng mà tôi luôn hãnh diện mỗi khi nhớ đến hoặc ai đó có lần nhắc laị tên tuổi họ. Dẫu bây giờ có người đã ra “Thiên cổ”, ngàn năm yên nghỉ trong lòng đất mẹ, hết ghen ghét, hết hận thù, có người đã già yếu, bệnh tật vì sau cuộc đổi đời tang thương dâu bể… Giờ đây nghe nhắc lại hai chữ Pleiku, lòng như muốn se thắt lại, nhớ đến cảnh cũ, người xưa… và thầm khấn nguyện rằng:

- Xin thắp một nén hương lòng cho những người thân thương trân quý đã vĩnh viễn rời bỏ cuộc đời đầy nhiễu nhương này, họ là những cấp chỉ huy ưu tú mà tôi luôn kính trọng.

Nhân một chút tâm tình với tờ Đặc San Phố Núi Pleku, cho tôi gởi lời thăm hỏỉ đến quý thân nhân của những người nằm xuống và cũng xin thăm hỏi những người còn sống, những cấp chỉ huy khả kính mà tôi đã có dịp gặp, cùng chung phục vụ dưới bóng cờ thân yêu màu vàng ba sọc đỏ.

Cho tôi có lời thăm hỏi đến quý Thầy Cô, quý cựu học sinh liên trường, quý Bằng hữu, quý Đồng đội và quý Đồng hương thân thương với lời chào trang trọng nhất.

Tôi rất vui mừng khi được Ban Tổ chức mời tham dự, góp một bàn tay và khả năng khiêm nhường cuả mình vào việc tổ chức ba ngày hội ngộ cũng như phát hành Đặc San Phố Núi của cựu Học sinh LTPLEIKU & Thân hữu tại thành phố Houston sắp đến.

Kinh nghiệm từ bản thân, sau hai nhiệm kỳ được bầu vào chức vụ Hội Trưởng Hội Cựu Sinh viên Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức Houston & Vùng phụ cận nhiệm kỳ 2000-2002 và 2004-2006, bị chê nhiều hơn khen. Trong những lần bầu bán chẳng ai muốn đứng ra gánh vác, đến khi có ai chịu ra làm việc “ăn cơm nhà, vác ngà voi”, lại “ý Kiến ý Ruồi”. Khi làm việc cho Cộng đồng, đừng vì sự quấy rầy (cũng chỉ vài ba cá nhân thiển cận, ích kỷ...) mà xuống tinh thần, hãy vì tình ái hữu, tương thân tương trợ và lợi ích, danh dự của tập thể mà cố gắng làm việc. Ai mà chẳng hiểu Hội trưởng, Hội phó hay bất cứ chức vụ nào trong các ban ngành của những hội đoàn đều là “danh hão”, quyền lợi “Zero”, bị “Dũa” nhiều hơn khen!

Chắc có nhiều người trong quý vị cũng như bản

Một chút tâm tình

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 125

thân tôi đã trải qua công việc ”bao đồng” của nhiều tổ chức, hội đoàn và nhất là các hội áí hữu thì phảỉ cảm thông và thán phục những người trẻ hôm nay, họ đã nhiệt tình, bỏ thì giờ tiền bạc để đứng ra gánh vác những công việc hữu ích và thiết thực trong những ngày Đại Hội sắp tới.

Với ước mong của tôi là làm thế nào sau sự thành công của đại hội này, chúng ta sẽ có một Ban tổ chức được bầu chọn, và mong mỏi có nhiều tấm lòng yêu Pleiku và vì Pleiku để tích cực góp công góp sức nhiều hơn nữa, ngõ hầu có được Hội Ái Hữu Pleiku mà chúng tôi hằng mong ước mà chưa thực hiện được. Phải chăng mọi chuyện trên đời này đôi khi cũng tin vào cái duyên phần của nó, chuyện gì đến thì nó sẽ đến, có điều chúng ta biết nắm bắt đúng cơ hội hay không, hay là chỉ vì một vài thành kiến, vài dị biệt để rồi đánh mất đi những người tốt đang làm việc tốt, những người trẻ đầy khả năng và nhiệt huyết như quý vị trong Ban tổ chức cho những ngày Hội ngộ sắp đến.

Với mong mỏi của người viết bài này, chỉ muốn gởi chút tâm tình đến với tất cả quý vị đã một thời sinh sống, làm việc, học hành và nhất là quý Quân nhân Công chức đã cùng cảnh ngộ đắng cay tù tội sau ngày miền Nam hoàn toàn bị sụp đổ, phải vào tù và mất tất cả…

Có những chiều lòng bâng khuâng, nhớ về cảnh cũ người xưa, nhớ thành phố thân yêu với đầy ắp kỷ niệm của thời chiến tranh điêu tàn lửa khói… Thành phố với nhiều kỷ niệm buồn vui đã ghi laị trong tâm hồn và gợi nên cảm hứng để làm thơ:

Chiều buồn thơ thẩn ngắm không gianNhớ Phố pleiku núi bạt ngànEm người sơn nữ đùa theo gió Tóc khỏa buông lơi ánh nắng vàng………..Có những mùa Xuân ta đợi chờ Gió chiều dệt mộng nắng đan tơTrải dài mái tóc tháng năm đợi,Thương nhớ ai hoài tiếc tuổi thơ… [MN] Kính chúc quý vị một mùa xuân an lành & hạnh

phúc.Chúc quý anh chị trong Ban tổ chức mạnh tiến trên

con đường đã được mọi người tin tưởng và giao phó.

Mây Ngàn Đặng xuân Ngô,Thân ái kính chào.

Phố Núi PleikuĐẹp tuyệt vời núi rừng Pleiku ơi! Bao giờ trở lại thăm miền đất ấy

Tìm gặp người xưa thơ thẩn đợi chờDang tay đón chiếc lá vàng gió bay

Làm sao có được những chiều mộng mơ

Phố núi loanh quanh mưa nắng từng giờÁo trắng trường xưa hàng cây hò hẹn

Anh người lính chiến biên thùy hào hoa.

MâyNgàn

Anh người lính chiến, hào hoa ngày ấy Đưng giữa núi đôi, nhìn lá vàng bay

Mây ngàn giăng phu, rừng thông vân đấy Biết đến bao giờ, Phố núi cùng ai

Sương mù Pleiku, hàng cây hò hẹn

Áo trắng tan trường, tay nắm bàn tay Nhơ dáng em gây, nu cười e thẹn

Ngây ngất lòng anh, men tình đắm say

Những chiều mộng mơ, Biên Hô dạo bươc Ngơ ngác chân chim, sương đong mắt nai Phố nho năm xưa, Mây ngàn tha thươt

Lạc lối mơ về, ky niệm khó phai

Xin hẹn một ngày, về thăm chốn cu Lượn dốc quanh co, Phố núi ngàn mây Ghe lại trường xưa, hàng cây sương phu

Tìm chút dư hương, sưởi ấm hôn nây

Tâm Hiên Cam tac bai thơ do anh Mây Ngan gơi tăng

01/25/2010

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 126

Ngồi lẩm nhẩm mới sực nhớ ra giờ đã là một ngày cuối năm, thế là già thêm “tí’” nữa rồi. Già thật rồi chứ làm gì mà “tí” đã trên 50 rồi, chỉ còn vài năm nữa là đủ tiêu chuẩn để nhảy twist với Quảng, Vượng Minh, Thu Đào...”em ơi có bao nhiêu 60 năm cuộc đời...”

Thôi! có ngồi đó mà nghĩ quanh, nghĩ quẩn rồi buồn một mình. Oh! mà chắc gì chỉ mình buồn?, hên thật! quanh ta dường như có ai đó đang ngồi xe lăn hoặc chống gậy nghe chuyện phiếm cuối năm có tiếng được tiếng mất xen lẫn tiếng oe oe... của con trẻ. Thật là phúc cho những ai biết mình đã “tàn hơi lụn sức”.

Phàm đã đến thời kỳ xế bóng thì người ta lại trở nên sung sức, háo hức, hùng hục lao ngược về thời “dĩ vãng vàng son”, có người ưỡn ngực hít đầy một buồng phổi ngào ngạt hương đồng gió nội, lặng lẽ mơ màng đến những cuộc tình xa xăm vụng dại, có người lại cáu kỉnh, càu nhàu lôi ra những chiếc huy chương cũ kỹ đã nhạt màu với thời gian rồi miệt mài ngồi đánh bóng, lại có người không biết phải làm gì? nghĩ gì? bèn quay lại cái thuở mới lọt lòng rồi cắp sách đi học từ trường làng cho đến khi vào trường tỉnh.

Gì chứ cái chuyện “Hàng năm cứ vào cuối thu...” ấy, thì có biết bao nhiêu cho hết để mà nhớ, để mà kể. Từ cái tiếng trống “hớp hồn” của

Chuyện phiếmcuối năm

ông Cai trường, mà cũng lạ sao có ông Cai mà không có bà Cai, (không biết bên trường Nữ trung học Pleime thì như thế nào ?) mà đã hễ là ông Cai rồi thì nhất thiết phải là ông “Cai d...”. Chuyện chỉ có thế mà tôi vẫn thắc mắc hoài khi mỗi lần chạnh nhớ đến những bác Cai với cái lườm khinh khỉnh đầy bạo lực đã đi qua đời tôi (MD, NTH, PHT).

Viết đến đây tôi cảm thấy lòng mình chùng lại và như có gì áy náy, không biết giờ những bác Cai đó làm gì? ở đâu? Ai còn, ai mất?. Có những đêm trằn trọc không ngủ ở tận xứ cờ Hoa này, tôi vẫn còn nghe được tiếng trống mang âm điệu buồn buồn mà ngày xưa đã

làm tôi phải hối hả, tất bật... chạy ù cho kịp đến lớp. Thế mới biết cái uy của các bác Cai có thua gì ai trên cõi đời này.

Bình bịch, bình bịch, bình bịch... cái tiếng trống kỳ lạ ấy nghe như phát ra từ trong lồng ngực của mình, chỉ có những người ở Pleiku, xứ sở quanh năm mùa đông với sương mù và những ngày mưa tầm tã mới cảm nhận được.

Bình bịch, bình bịch, bình bịch...

Ngày cuối năm

Nguyễn Võ

Thoáng bâng khuâng… thời gian qua như biến

Lòng chợt buồn, chợt nhớ nghĩ về em

Chạy loanh quanh tìm lối cũ, đường quen

Băng đá lặng câm, công viên hiu quạnh

Anh trở lại đứng bên dòng sông lạnh

Ngẩn ngơ buồn theo dòng nước êm trôi

Dựa lưng cầu nhìn từng chiếc lá rơi

Và nỗi nhớ ngập tràn trong tim óc

Anh trở lại tìm dấu chân em bước

Trên lá vàng xạo xạc buổi tàn thu

Nắng không vàng như ở bữa em qua

Nhớ ánh mắt, nụ cười, bờ môi mọng

Anh trở lại với gió mùa lồng lộng

Chỡ đông sang mang hơi lạnh tê người

Biết bao giờ em trở lại em ơi

Cùng bước bên nhau như ngày hoa mộng

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 127

Chuyện ngắn không đoạn kết – Pleiku

Ngày tháng nào đã qua đi, khi ta còn ngồi lại

Cuộc tình đã ra khơi, ta còn mãi nơi đây

Từng người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ

Ôi những giòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa

Bài hát của Trịnh Công Sơn, vẳng bên tai nhắc lại những ngày tháng đã qua đi, những ngày tháng đã đã qua mau, những ngày tháng không bao giờ quên được tại Pleiku, Pleiku gió bụi mưa bùn, Pleiku đầy màu xanh áo lính trong những chiều cuối tuần, màu xanh nhọc nhằn gian khổ, đôi khi lẫn cùng với những tà áo trắng học trò thấp thoáng chung quanh.

Đó là Pleiku của những năm 1973, 1974, những năm mà chiến trận từ những ngày tháng ác liệt của mùa hè đỏ lửa 1972, đã êm dịu đi phần nào có vẻ như để chuẩn bị cho cơn bão lũ năm 1975.

Tôi đến Pleiku năm 1972 nhận đơn vị mới… băn khoăn lo lắng ngập ngừng… Mà không lo lắng băn khoăn ngập ngừng sao được khi vài tháng trước đó vừa mới tốt nghiệp đại học, thì nhận ngay lệnh gọi nhập ngũ… Trình diện ở trường Quân Y Saigon, lãnh một túi đầy đủ đồ phụ tùng của lính với một

lời dặn dò gọn lỏn của một đàn anh: Về mua cặp lon Trung Úy gắn vô, và… thứ Hai đến trình diện tôi!

Pleiku, không ghê sợ như trong trí tưởng tượng của tôi trước đó… Mùa hè năm 1972, thành phố đã hồi phục sau cơn Tổng tấn công vài tháng trước đó… Khi tôi đến nhận đơn vị tại Pleiku, tôi ngạc nhiên thấy mọi người đều bình thản đến lạ lùng, dư âm của cuộc chiến dữ dội vài tháng trước giờ đây chỉ còn là những kỷ niệm đắng cay.

Dấu binh lửa, nước non như cũ, và tôi chỉ là kẻ hành nhân qua đó chạnh thương… phận trai già ruổi chiến trường, chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về.

Tôi lúc bấy giờ còn quá trẻ để sợ hãi chiến tranh và dĩ nhiên không bao giờ nghĩ đến chiến tranh chấm dứt khi mái tóc mình đã điểm sương cho nên sau những ngày tháng đầu học việc đã xong, tôi chấp nhận thế sự thăng trầm, tìm niềm vui trong cuộc sống mới… Tìm bạn cũ, kết bạn mới là điều trước nhất.

Pleiku, chỗ hiểm nguy, chỗ mà “hôm nay đây còn vui trông thấy nhau, thì “mai đã xa lắc trên đồn biên giới”, biết có “còn chút gì để nhớ để quên”. Thế cho nên, người Pleiku tuy hầu hết là tứ xứ tìm về nhưng những ân tình bằng hữu phải nói là không nơi nào có được như ở Pleiku… Người Pleiku thương những người lính vì thấy họ vẫn thường dựa lưng nỗi chết, và vì không biết ngày mai cả họ lẫn mình sẽ ra sao? Tôi được cái may mắn lớn nhất là được làm người lính trong những ngày tháng đó tại Pleiku để được hưởng cái tình thương yêu thân ái đó…

Những người bạn mới của tôi là các cô giáo trẻ tứ phương tụ hội

về Pleiku, không hẹn mà gặp… Tôi cũng không nhớ rõ tôi quen các cô từ lúc nào, giờ đây tôi chỉ còn nhớ căn nhà nhỏ mà các cô đã thuê để ở chung vang tiếng cười đùa ríu rít như những tiếng cười của trẻ thơ. Ngày ấy chúng tôi đều đã lớn cả, nhưng những tình cảm của chúng tôi lúc bấy giờ đơn sơ mộc mạc một cách lạ lùng.

Những đêm đông rủ nhau đi uống cà phê

nghe nhạc tình để tìm cái ấm áp trong khí lạnh vùng cao nguyên, những sáng chủ nhật lang thang xuống Phú Thọ uống cà phê vườn, nhìn nắng ban mai rọi qua kẽ lá làm ửng hồng các khuôn mặt rạng rỡ, những buổi chiều cuối tuần picnic trên biển hồ, tựa gốc thông già đọc truyện chờ

Còn Chút Gì

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 128

các cô sửa soạn bữa ăn… Những tối trăng lên, đậu xe trên đồi nhìn xuống phi trường Cù Hanh đèn sáng rực, khoác chiếc jacket dày cộm đứng sát vào nhau dựa lưng vào đầu máy xe jeep để tìm một chút hơi ấm đằng sau lưng. Tất cả giờ đây chỉ còn là kỷ niệm.

Kỷ niệm cũ vẫn còn xa lạ quáTrời tháng giêng tháng bảy buồn

như nhauNắng vẫn

thơm mùi hoa biển hoa ngâu

Ngày ấy lòng tôi, tình cảm tôi thật đơn sơ và giản dị, đôi lúc lòng tôi cũng có những xao động về tình yêu trai gái, nhưng tôi cố tránh đi vì sợ mất đi cái đơn sơ mộc mạc đó… Tôi tham lam vì biết rằng có một người thì sẽ mất những người còn lại. Ngày tháng cứ thế mà trôi đi, và con người không thể cứng rắn mãi, tôi đã thất bại… Tôi được một người tình, nhưng lòng lại cảm thấy bất an với những người con gái khác… Do đó rất ngu ngơ và nhất là rất trẻ con, tự cho là mình cao cả, tôi tránh mặt không đến căn nhà của các cô và chấm dứt những ngày hoa mộng đó.

Tháng 3 năm 1975, cuộc hành trình gian nan rời khỏi Pleiku, nước mất nhà tan, trại học tâp cải tạo, vượt biên… tất cả đã làm tôi gần như quên luôn cả quá khứ, và đôi lúc gặp lại các người bạn cùng quân ngũ, cùng ở Pleiku trong thời gian đó nhắc lại chuyện xưa, tôi vẫn nghĩ đến Pleiku như một thành phố không người thân thích, vì tôi không nghĩ rằng những người bạn tôi có còn ai đó vẫn ở lại Pleiku. Người tứ xứ rồi cũng về với viễn xứ mà thôi.

Cho đến một ngày, trên email xuất hiện một lời nhắn: “Nếu bạn còn nhớ đến chúng tôi, xin liên lạc, nếu muốn quên luôn thì cũng chẳng sao??? Chúng tôi vẫn còn ở Pleiku đây”… Lời nhắn trên email trông thật nhẹ nhàng, với một chút trách móc nhưng đã làm bao nhiêu kỷ niệm trong tôi nổ bùng lên như một kho đạn đang nổ tan sau một

cuộc pháo kích, như cảm giác bàng hoàng ngày nào trong tôi, một người ở Mỹ đã hơn 30 năm chợt nhấp lại được một hớp rượu đế đem từ Việt Nam qua.

Một điều thật lạ lùng, một trong các cô đã từng viếng Hoa Kỳ, đã từng đến Houston ở lại đến 2-3 tuần trong nhà một người rất quen với tôi, mà tôi không hề hay biết, và không chừng tôi và các cô có thể chạm mặt nhau trong một shopping nào đó mà vẫn không nhận ra nhau… Ôi 30 năm quả là một thời gian quá dài và sự tàn phá quả là gớm ghê.

Tôi ngậm ngùi nghĩ đến một truyện ngắn của Somerset Maugham “The Narrow Corner”… và một câu rất cũ “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ”

Như nhan đề câu chuyện, chuyện đến đây là hết

Phạm Cơ

CÓ PHẢI EM LÀ NGƯỜI XƯA PHỐ NÚI?

Tặng người phố núi Dương Thượng Trúc

Có phải em là người xưa phố núi? Mà môi hồng, má đỏ mắt long lanh Để cho ta tìm lại khoảng trời xanh.

Đã vùi lấp trong góc nào ký ức!

Có phải em là người xưa phố núi? Mà nụ cười lãng đãng nhuốm sương mai,

Để cho ta nhớ lại tháng năm dài, Làm lính thú nơi phố buồn muôn thuở.

Có phải em là người xưa phố núi ? Tóc bồng bềnh như mây xám cao nguyên

Để cho ta tìm được chút bình yên . Giữa bề bộn những bon chen cuộc sống.

Có phải em là người xưa phố núi? Của mưa buồn với nắng bụi Pleiku. Đời biển dâu, trong gió cát mịt mù Vẫn nhớ lắm! Ôi Pleiku phố núi.

Thủy Gia Trang Wichita KS -Tháng chạp 2010

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 129

Tôi xa Pleiku đã đúng 31 năm hay chưa tôi không nhớ, nhưng khi đến với cuộc họp mặt Pleiku do Liên Trường Trung Học Pleiku đứng ra tổ chức thì tôi không nghĩ là mình đã xa nhau đến một thời gian dài như thế. Những gương mặt xưa giờ cũng không khác gì mấy, trừ màu tóc, trừ những nếp nhăn trên trán, những vết chai sạn trên bàn tay... Còn giọng nói, tiếng cười, cách đi thế đứng của những người “lính thú ngày xưa” thì vẫn thế; và riêng các “phu nhân” là cựu nữ sinh các trường Trung học Pleiku, Pleime, Minh Đức, Phao Lồ... cả cái liếc xéo ngày xưa... cũng vẫn đậm đà!

Cánh nhà binh chúng tôi “trèo” lên đỉnh Trường Sơn để sống cuộc đời chiến binh trấn thủ lưu đồn thuở “trời đất nổi cơn gió bụi”; đã để lại không ít kỷ niệm trên vùng “bụi hồng, quanh năm gió núi mưa mùa” nầy. Nhìn những nụ cười các cựu nữ sinh lúc gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, nói nói cười cười bên cạnh những đấng phu quân... thì quả thật, những kỷ niệm, những hình ảnh xưa sao trân quí vô cùng!

Thành phố Pleiku mệnh danh là thành phố của lính. Hầu như tất cả những người lính đều có thể có một lần ngang qua cái thành phố nầy. Nó giống như một ngã ba cuộc đời mà con người có khi phải đi qua. Người lính thời chiến tranh thì cuộc dời đổi đơn vị là chuyện thường xuyên. Nhưng nếu lính mà đến đây rồi đóng quân lại, rồi sống một thời gian, thì lính mới thấy “ghiền” Pleiku! Thành phố nhỏ, những con đường rợp bóng cây và, như bài hát đã trở thành tiêu biểu “Đi năm phút đã về chốn cũ... em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông, nên mắt em ướt, nên tóc em ướt, em... mềm như mây chiều trôi...!” Ôi! Hình ảnh nào đã làm cho người lính tự trói chân mình, tự phủ phục trước em, để nguyện làm con thiêu thân cho em Pleiku?

Vì thế mà đa số người lính đã ở lại, tự nguyện ở lại làm rể Pleiku, vì thế cho nên ngày họp mặt các học sinh liên trường Pleiku lại cũng là ngày họp mặt các chàng lính tứ xứ, lính nhiều binh chủng như thế này! Ở Pleiku chỉ có thiếu sắc phục Hải Quân, chứ không có binh chủng nào không có mặt. Các em Pleiku vì thế mà có nhiều chọn lựa, cuộc chiến ngoài mặt trận vừa chấm dứt để về ngồi uống cà phê thì cuộc chiến vì em cũng bắt đầu...

Thế cho nên cái thành phố lính nầy không lúc nào thiếu hương vị những cuộc tình đầy sóng gió bởi màu áo Hoa rừng, màu áo Không quân, Biệt Động, Trinh Sát, Nhẩy dù, Biệt kích, Thám báo, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân,..., Nhân dân tự vệ! Nhưng những chiếc áo dài nữ sinh thì vẫn ngày ngày “Em tan trường về đường mưa nho nhỏ... Anh đưa Ngọ về...!”. Những buổi sáng ngồi nhâm nhi ly cà phê Dinh Điền, có nhiều lúc đông quá không có chỗ ngồi phải ra ngồi bên thành giếng. Có những đêm hành quân về ghé qua thưởng thức tô bún bò Nhà Xác. Lại con đường Hoàng Diệu tuy ngắn mà dài, tuy thẳng mà vẫn cứ cong trong lúc lái xe có

ông thần men đang ngự trong đầu...! Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Quân Khu 2 nằm trên đồi phía Bắc, con đường lên Kontum cũng là những kỷ niệm tình yêu!

Cuộc gặp mặt các cựu học sinh và thầy cô các trường Trung Học Pleiku nồng ấm và đầy tiếng nói như vang vọng những giọt nắng ngọt ngào mùa phượng xưa! Nào là những người đến từ Na Uy, Pháp Quốc, Canada, nào là những người từ các tiểu bang trên toàn nước Mỹ bay về cho kịp ngày tay nắm tay chung nhau kỷ niệm khó quên mà lâu ngày chưa có dịp thổ lộ trực tiếp với nhau. Theo lời tâm sự của cựu nữ sinh Ngọc Anh, vợ của anh Phạm văn Quyết, Cựu Đại Úy Cảnh Sát Dã Chiến thì, đây là cuộc họp mặt lần thứ hai và sang năm dự định sẽ

Em Pleiku! Lê Tâm Anh

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 130

ra mắt một đặc san làm nền móng cho các liên lạc cụ thể của hội Cựu Học Sinh các Trường Trung Học Pleiku!

Có thể những người lính đã một thời nếm mùi “gió núi mưa mùa” và từng có kỷ niệm “theo em xuống phố trưa nay” hay “em tan trường về đường mưa nho nhỏ...” sẽ noi gương các cựu học sinh Pleiku để họp mặt nhau một lần. Đó có thể là một “Đêm Pleiku” tại một nơi nào đó! Vì là “dân tứ chiếng” cho nên gặp nhau để nhoẻn miệng chào, để mời nhau điếu thuốc, để cụng ly nhớ thuở lội bùn trơn đỏ loét trên cao nguyên đầy bất trắc... Rồi sau đó tan hàng hẹn nhau dịp khác. Không phải bận tâm nhập hội, không phải bận tâm bầu ông Chủ Tịch, không phải bận tâm gây quỹ đen quỹ trắng...

Lính mà em!

Buổi họp mặt có thể nói rất “mùi” khi lần lượt các cựu nữ sinh lên hát, ngâm thơ, kể chuyện ngày xưa... Đặc biệt giọng ngâm thơ của một cựu nữ sinh hay và thảm quá đến nổi những giọt nước mắt của mấy “phu nhơn” không che dấu được, tay cầm khăn lau mắt, tay kia cầm hoa lên tặng... Vở kịch “tình thầy trò” thảm đến nổi cả bao nhiêu người phải khóc khi cô giáo còn ở Việt Nam đi bán vé số gặp cô học trò từ Mỹ về vào quán bún bò... Tôi vốn là tên lính thú, đồn trú ở Pleiku rất lâu, nhưng vì bầu đoàn thê tử theo sát nách, nên dù có lần “theo em” hay rề rề phía sau giống như anh chàng Phạm Thiên Thư si tình “Em tan trường về đường mưa nho nhỏ, anh theo...!” Thì cũng chỉ là làm cho mấy em áo dài trung học e lệ “cười ruồi” mà thôi!

letamanh

Pleiku Phố Núi!PleiKu bây giờ trời nắng hay mưa

Cho tôi gởi lời thăm hỏiphố xá quanh-co thương nhớ mấy cho vừa

Nhớ những tháng ngày cơn mưa phùn con đường lầy đất đỏQuán nhỏ thưa người

Dăm lon bia đắng giọt sầu giăngĐêm Phượng-Hoàng ánh đèn khuya hiu-hắt

Điệu nhạc nào đưa ta lạc bước tới cung Hằng.

Mai này ai lại ra biên-giớiĐạp sóng Pokor vượt núi rừng

Đường lên Dakpeck xa thăm-thẳmCó thấy thương thầm thị-trấn sau lưng

Có nghe gió thoảng lời em gởiKhi nào về ghé lại Pleiku

Xin ngắt dùm em chùm phượng-vỹHong khô môi má đẫm sương mù.Chợt buổi chiều nao tung cát bụiGặp gỡ nhau đây lũ bạn giang-hồ

Lôi-Hổ KonTumBiệt-Động-Quân biên-trấn

Mấy thằng lính Không-QuânCùng mấy thằng Biệt-Kích B50

Thêm đám Nhẩy-Dù vừa đổ tớiNắm tay nhau cười nghiêng-ngả đất trời

Phố núi bừng lên đêm cao-nguyên mở hộiTia nhìn bốc lửa dáng em chơi vơi.

Trượng-phu lòng cũng mềm tâm-sựDốc cạn men cay ngất-ngưởng quên đời

Ngày mai vào trận ai nào biếtTráng-sĩ quay cuồng bom đạn rơiXưa kia chỉ một lần sông Dịch

Mà cả triều Yên đưa tiếc thươngTa sẽ qua sông bao lần nữa

Chỉ mắt em thôi khuất nẻo đường.

Nơi đây phố núi mưa rừng đổNgười đến rồi đi như bóng mâyBỏ lại những chiều nơi phố thị

Thung-lũng buồn thung-lũng ngóng mưa bay.

Trần Ngọc Nguyên Vũ(Một thời ly-loạn.)

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 131

Trinh Nữ Về ĐâuVề Pleiku tìm lại nguồn thươngBa lăm năm lòng nhớ vô dường

Nơi chốn ấy gì vương vấn lạNắng bụi mưa bùn dạ có hương

Mười chín năm gót chân ngây dạiChợt một ngày dậy sóng Cao Nguyên

Mang em thơ về cõi vĩnh tuyềnHoang vu lạnh phủ miền tóc mai

Ngọc Pleime mơ đoài vụt tắtHắt hiu đời kẻ ở người đi

Vượt trường sơn hy vọng những gìSao rớt rụng nơi nào cũng mặc

Chặt then ước thệ “Đồng Tâm” chữKiếp truân chuyên lỗi hẹn câu thề

Hận người đưa lạc bước u mêVĩnh hằng cõi về đâu trinh nữ

Pleiku 19-8-2009

Miền Mơ TưởngKhăn tím nhỏ quàng bờ vai mộngThả thơ ngây dịu bước vào Đông

Tàn hoa niên dệt khúc rộn ràngSao lặng người trong giấc ngủ hoang

Chiều mưa khóc tiễn em ly biệtThoảng hương nồng vương vấn đâu đây

Phố mù sương chặn lối sum vầyThiên thu đó! Nỗi niềm ta biết

Giết tím màu gây bao vụng dạiLật đáy hồ than thở cùng ai

Trăng sao chia cắt tình đôi ngãTiểu thuyết buồn chìm đắm cơn say

Não nuột cuộc đời hay số phậnDáng yêu kiều diễm đậm gót chân

Thuở kiêu sa tà áo trắng ngầnTheo gió cuốn về miền mơ tưởng

Thiên Thu tình khắc ở Cao NguyênPleiku 13-8-2009

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 132

bai thơ tăng người Pleime…

Mến tặng: T.Đ. Pleime

Em Pleime...

Hỡi em bé nhỏ Pleime Hỏi em còn có nón che tóc dài Em hỏi, đúng chẳng có sai Tây Nguyên em gái tóc cài hoa lê Pleiku anh đã đi, về Mãi thương xứ Thượng ủ ê hồn nầy Bây chừ dẫu ở trời Tây Lòng luôn thương xứ trời mây hài hòa Nhiều đêm nhớ mãi, mắt nhòa Lệ rơi, tức, tiếc, xứ nhà Việt Nam Anh hùng khu trục trời Nam Vỡ tan giấc mộng chẳng kham chút nào Nghĩ đến là lệ tuôn trào Khóc cho quê Mẹ đồng bào Việt Nam Tặng em hai chữ Việt Nam Quyện hồn sông núi, anh làm sao đây? Em hỡi em, đoạn trường nầy!

Cô bé Pleime năm 70

Cô bé TĐ năm 70 Tay mang cặp sách miệng tươi cười

Kim Liên, cùng bạn tay dìu nắm Áo trắng trinh nguyên (10) phân vẹn 10

Áo trắng em hòa nắng lung linh

Cho anh thương nhớ suốt phi trình Cho anh gom hết hoa mây trắng Về tặng cô nàng xinh rất xinh!

o0o

Pleiku có một TĐ

Chiều xưa soi nắng má đào hây hây Không Quân nhìn thấy ngất ngây

Gom toàn tuyết trắng hoa mây tặng Đào Trong mắt Đào ngàn ánh sao

Lung linh soi rõ đường vào tình yêu Pleiku lặng lẽ một chiều

Chim bay biền biệt, Đào chiều đứng trông Pleiku suối lệ đôi dòng

Một dòng cho Nước, một dòng cho anh Nước tan, mộng cũng tan nhanh

Chỉ còn thương nhớ mãi dành cho nhau!

HaiQ Seattle 2008

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 133

Buổi sáng dù thời tiết đã được tiên đoán là “sau cơn mưa trời sẽ nắng và nóng” sương mù dầy đặc bầu trời. Chạy thật chậm hai mắt mở lớn nhưng cũng rất lo, thỉnh thoảng báo vẫn đăng các cụ (có lẽ mất ngủ) đi bộ lúc trời vẫn còn tối băng qua đường bị xe đụng phải, thì đã có lần gần suýt gây ra tai nạn cho một cụ sang đường không đi vào đường cho người đi bộ, sao làm khổ đời nhau thế này, cụ ơi! Vừa sợ vừa bực mình, nhìn bà cụ run rẩy bước lên lề đường lại nhớ đến mẹ mình, nếu mẹ còn sống nhỉ, dù có thế nào mình cũng vô cùng hạnh phúc được có mẹ bên cạnh.

Những năm trước tháng này đã đổi giờ, nhưng năm nay không nhớ là vì lý do gì phải tháng sau mới đổi. Thôi thì “Ra đi khi trời... chưa sáng.” Trời tối, lạnh chỉ độ vài tiếng nhiệt độ lên cao sẽ vô cùng nóng. Hôm nay không có mùi café, xem chừng mấy nàng, mấy chàng Mỹ, Mễ... lại đi mua café đá của McDonald’s, ly café đá chẳng khác gì ly kem đầy màu sắc xanh đỏ, nhớ ly café đá Việt-Nam...

Mở computer lên đã thấy lời nhắc nhở hôm nay thực tập khi có động đất ở toàn tiểu bang California. Khí hậu ở tiểu bang này gần giống Việt-Nam nhưng nỗi ám ảnh về động đất và cháy rừng mỗi năm là nỗi lo lắng cho nhiều người. Nhiều lần nghe đất

NĂNGchuyển mình, hay chứng kiến những cơn gió Santa Ana thổi bụi tro tàn bay khắp nơi, rồi cũng phải quen, phải tập sống chung với những điều mình không thích nếu muốn chọn nơi ở có một chút không khí, thời tiết giống quê hương.

Vài e-mail được chuyển nối tiếp từ người này đến người khác vận động cứu trợ cho nạn nhân bão lụt, ngoài những tên Việt-Nam là những họ tên rất lạ của những người thuộc

các quốc gia khác. Cám ơn tình người, cám ơn tấm lòng những người dù chưa đến thăm đất nước nhỏ bé của chúng tôi lần nào, vẫn nối kết vòng tay thân ái chia sẻ những khốn khó của quê hương chúng tôi. Trong nỗi đau khổ của hàng triệu người xảy ra trên trái đất này nhìn rồi thấy mình cũng chưa được là hạt bụi bay trong không khí.

Nắng đã bắt đầu sáng lên bên ngoài cửa sổ “Nắng từ đâu, nắng gọi bình minh. Ta ngồi đọc lại trang

kinh Lăng già...”. Chần chờ cả hơn một tuần, gọi nói chuyện với người tôi đã không hề muốn nhắc đến trong cuộc đời mình, điều gì không tránh được đành tiếp nhận. Hỏi xong vài chi tiết liên quan đến công việc phải làm, cảm thấy lòng thật thanh thản. Tạ ơn đời những gì mình còn được nhận và cho đi. Nhận và cho sao phải tính toán cân nhắc để rồi còn lại gì trong tầm tay của mình!!

Ngày mai đã là thứ Sáu, “thời gian như bóng câu qua cửa sổ.” Điều này có lẽ không đúng lắm, chớp mắt đã lướt qua một tuần. Đầu tuần mong cho đến cuối tuần để được nghỉ, thời gian trôi nhanh thì sợ già, đúng là điều nghịch lý trong cuộc sống. Tôi và mấy người bạn thường nói đùa với nhau - sống phải có hy vọng, nhìn xuống, đừng nhìn lên sẽ thấy mình ốm

hơn người mập, đẹp hơn người xấu và trẻ hơn người già!!!

“Nếu chỉ còn một ngày để sống, làm sao ta trả ơn cuộc đời, làm sao ta đền đáp ơn người, nâng ta qua cuộc đời chênh vênh...” Sai và đúng, tốt và xấu cố gắng sống trọn vẹn mỗi ngày.

Nguyên thi Hương Minh

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 134

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 135

Dân Pleiku, ít nhiều đều biết ba ông nhà binh Kim Tuấn, Hoàng Khởi Phong và Võ Ý.

Kim Tuấn là bút hiệu của nhà hoàng tộc Vĩnh Khuê, ký giả (?) của Quân Đoàn II. Gia đình có tiệm thuốc tây Kim Tuấn tọa lạc trên phố chính Pleiku. Bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, thơ Kim Tuấn do Nguyễn Hiền phổ nhạc rất được ưa chuộng.

Hoàng Khởi Phong là nhà văn nhà thơ với nhiều tác phẩm đã xuất bản trước và sau 1975. Tên thật là Nguyễn Vinh Hiển, Đại úy Trưởng đồn Quân Cảnh Pleiku. Hiển Râu là hung thần của binh chủng Quân cảnh.

Võ Ý là phi công lái máy bay bà già, có dịp chở mấy ông bạn lên cao trông thức mây hồng…

Một hôm, Hoàng Khởi Phong nẩy ý muốn mở quán Cà phê, bèn rủ rê mấy bạn. Kết quả có năm tay OK góp vốn theo cổ đông. Rất tiếc không nhớ danh tánh hai ông cổ đông kia.

Quán Cà phê được trưng bảng hiệu Cà Phê Tay Trái.

Giải thích: mấy cổ đông toàn là dân nhà binh. Nghề tay phải tức là nghề chính của mấy ông có bằng cấp là… bóp cò! Còn tay trái làm nghề phụ, không có license, mở quán cà phê chơi!

Địa điểm của quán là tư gia của

một cổ đông. Vợ chồng chủ nhà làm quản lý cho tiện việc sổ sách.

Thời gian chuẩn bị thật hào hứng. Ông nào cũng sắp xếp thì giờ để lo trang trí cho quán vừa mang tính nghệ thuật vừa khít khao với số vốn đầu tư.

Hai tháng sau quán tưng bừng khai trương.

Hai tuần đầu, Quán Tay Trái bị “pháo kích” mất ngón tay út.

Hai tuần kế, Quán bị “lạc đạn” mất ngón giữa và ngón đeo nhẫn.

Hai tuần kế sau, Quán bị “mìn” bay mất bàn tay trái.

Sau 6 tuần khai trương, Quán Cà phê Tay Trái âm thầm bay mất bảng hiệu, không kèn không trống!

Lý do? Chỉ có ông bà quản lý may ra mới biết rõ!

Ngày nay, nhà thơ Kim Tuấn đã quy tiên. Nhà văn Hoàng Khởi Phong nghe nói làm báo Người Việt ở Little Saigon. Còn Cacu (KQ) Võ Ý thì đang làm thinh tại Corona thuộc bang Cali.

Gần 50 năm qua, sau thất bại Cà phê Tay Trái Pleiku, chưa hề thấy nơi nào của Việt Nam dùng hai chữ Tay Trái đặt tên cho quán xá của

mình, kể cả bên Mỹ. Lạ thật!

Mới hay, cái gì của Pleiku cũng độc đáo! Kể cả Tay Trái!

Chợt nghĩ, nếu quý đồng hương Pleiku (kể cả các cựu học sinh Liên trường Pleiku) muốn làm kinh doanh tập thể để vực lại hình bóng thân thương cũ của Pleiku, trong đó có Quán Cà phê Tay Trái, thì xin thử thời vận xem sao. Quý vị vừa có địa điểm để gặp gỡ, vừa làm business kiếm thêm thu nhập để làm việc thiện, thì âu đó cũng là điều hạnh phúc.

Quý vị có thể van vái hương linh nhà thơ Kim

Tuấn về phù hộ.Tuyệt nhiên đừng mời các ông

Hoàng Khởi Phong, Võ Ý hùn hạp làm gì!

Tay phải còn chưa xong, còn bày đặt tay trái!

Bắc Đẩu 01Xuân Canh Dần 2010

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 136

Thân kính tặng Khóa 58KQ, NT Tarin và KQ Võ Trung Nhơn

Riêng tặng Thái Dương 01 LBĐ

Lời mơ đầu: Phi công khu trục Lê Bá Định thuyên chuyển lên Căn Cứ KQ Pleiku đầu năm 1971 và giữ chức vụ Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 530 Thái Dương.

KQ LBĐ là cây viết thường xuyên của tờ báo Lý Tưởng của Quân chủng KQ từ trước 1975.

Ông tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa và cũng một thời dạy môn triết học tại các trường trung hoc Pleiku.

Sau khi ra khỏi trại cải tạo khoảng năm 1985, ông ở lại Việt Nam và dạy tiếng Anh rất thành công ở Sàigon. Ông là niềm tự hào của chiến hữu đồng đội bạn bè.

Vào năm 2005, có tin đồn ông qua đời.

Cũng may là tin thất thiệt.Vì lẽ đó nên mới có câu chuyện

Tin Đồn Chết Người...

oOo

Cùng với đà bành trướng Quân chủng, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (KĐ72CT) hình thành tại Pleiku năm 1970 và biến thành Sư Đoàn 6 Không Quân (SĐ6KQ) một năm sau đó.

Không quân Lê Bá Định (KQ LBĐ) đang là Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến thuộc Căn Cứ 92 Chiến Thuật (sau biến thành Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku), được bổ nhiệm

vào chức vụ Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 530 Thái Dương (PĐ530TD, danh từ Thái Dương là do KQLBĐ đặt), là một trong bốn Phi Đoàn và một Phi Đội tải thương tân lập thuộc KĐ72CT.

Khoảng năm 1972, ông LBĐ được đề cử giữ chức vụ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 72 Tác Chiến (LĐ72TC). Chẳng bao lâu sau, ông được đề cử giữ chức vụ Không Đoàn Trưởng KĐ72CT, thay thế Đại tá Nguyễn Văn Bá thuyên chuyển về Bình Thủy Cần Thơ.

Gần một năm sau, KQ LBĐ “được” (hay bị?) bổ nhiệm làm Giám Đốc Trường Phi Hành tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQNT).

Những ngày cuối cùng của Miền Nam, nghe nói ông được đề nghị thăng cấp Đại tá và giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Không Quân Vũng Tàu.

Nhưng không còn kịp nữa!

Sau 04/75, KQ LBĐ đi tù cải tạo từ Nam ra Bắc và ra khỏi trại khoảng năm 1985 sau mười năm nếm mùi lao tù của cộng sản.

Ông không xin đi HO như hầu hết các cựu tù chính trị mà quyết định ở lại Việt Nam sinh sống bằng nghề dạy học các sinh ngữ Anh Pháp và Tây Ban Nha đang là mốt thời thượng của hầu hết nam phụ lão ấu trong chế độ cộng sản hà khắc nầy.

Ba mươi năm qua, cuộc đời KQ LBĐ coi như êm đềm trôi qua tại căn nhà tương đối tươm tất trong hẻm Nguyễn Thiện Thuật Sài Gòn,

bỗng một tin đồn không kiểm chứng đã tạo cơ hội cho ông gợi nhớ hình ảnh hào hùng xa xưa qua hai mắt long lanh giọt lệ bùi ngùi tình chiến hữu trong phút chia tay hai chú em KQ tìm đến nhà thăm ông cho rõ thực hư một tin đồn...

Và đó là lý do thúc đẩy chúng tôi viết tin đồn chết người liên quan đến ông, một phi công tài hoa tầm vóc của Không Lực Cộng Hòa...

Đập Helmet Ra Tìm Lấy Bóng (1)

KQ LBĐ theo học Khóa 58 KQ (K58KQ) tại TTHLKQNT. Khóa nầy ước chừng 30 thanh niên ưu tú của Miền Nam bấy giờ, sau khi tốt nghiệp, họ biến thành những phi công ưu tú của Không Lực Cộng Hòa, được đề bạt giữ những chức vụ Chỉ huy và Tham mưu quan trọng từ cấp Đoàn đến Sư Đoàn như Trần Trung Chính (hiện ở Houston), Nguyễn Văn Chín tự Chín Chùa, (thủ khoa khóa 58B, Cựu Đại Tá Tham Mưu Phó Hành Quân SĐ4KQ, hiện ở Virginia), Đặng Thành Danh, (hiện ở Las Vegas), Lê Xuân Lan, (bay giỏi nhất K58AKQ và là người bay thử chiếc Thần Phong 01 do KQVN lắp rắp), Chế Văn Nghĩa, (thủ khoa K58A), Nguyễn Văn Nghĩa, và Trần Trọng Khương (cả ba vị đã hy sinh), Võ Trung Nhơn, tự là Nhơn Nhọn, (hiện ở Georgia), Lê Văn Ấn, tự là Ấn Cọp, (hiện ở Seattle), Vũ Hồng Lượng, Mai Đức Hường, Trần Văn Nguyên...

Thời trung học, ông LBĐ học

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 137

trường Tây, trường Chasseloup Laubat Sài Gòn nên ông nói tiếng Tây như... đầm là chuyện dễ hiểu! Vốn có năng khiếu về sinh ngữ nên từ tiếng Pháp chuyển qua tiếng Anh cũng dễ dàng và lưu loát như khi ông học và nói tiếng... mẹ đẻ của mình vậy!

KQ Võ Trung Nhơn, cựu Phi Đoàn Trưởng các Phi Đoàn 110 và 124 cho biết trong Khóa 58KQ còn có KQ Trần Trung Chính nói tiếng Anh rất lưu loát nhưng KQ LBĐ vẫn là người có năng khiếu ngoại ngữ đặc biệt. Chính năng khiếu đặc biệt nầy đã gây xúc cảm đến rơi lệ trước khoảng 500 các khóa sinh sĩ quan KQ Hoa kỳ, Đồng minh và gia đình của họ trong Hội trường của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Trung cấp KQ Hoa Kỳ (SOS) vào năm 1968 qua bài thuyết trình “Cuộc Chiến Bảo Vệ Miền Nam Việt Nam” của ông.

Phải là người có tài ăn nói, nhất là nói thuyết phục, phải là người giỏi Anh ngữ mới mong hấp dẫn người nghe. Tài ăn nói và giỏi Anh ngữ cũng chưa đủ gây rơi lệ cho thính giả người bản xứ mà còn do tâm huyết của thuyết trình viên nữa. Tâm huyết đó được thể hiện qua hai câu thơ do ông sáng tác trong thời gian phục vụ tại Pleiku là, Trung kiên một lòng vì Tổ Quốc, Sắt son một dạ với Không Gian, đã giúp bài thuyết trình của ông thành công qua tiết lộ đầy tự hào của KQ Võ Trung Nhơn về tài ba của bạn đồng khóa của mình.

Theo Tuyển Tập Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến xuất bản năm 1974, KQ LBĐ sinh năm 1939, tính theo âm lịch là năm Kỷ Mẹo.

Người xưa bảo, tuổi Mẹo vừa khéo vừa khôn. Chúng tôi thật tình không biết rõ cái khôn của ông LBD, nhưng cái khéo của ông thì thể hiện rõ ràng qua tài ăn nói kể chuyện, tài bay bổng nhảy nhót và tài viết lách.

Mỗi lần nghe ông kể chuyện, người nghe như bị cuốn hút vào câu chuyện kể qua giọng nói trầm bổng, hai mắt nhấp nháy, hai tay và toàn thân của ông diễn đạt sinh

động trước mỗi tình cảnh. Ông có trí nhớ phi thường, nên những chuyện kể hầu như y chang trong sách. Ông thông minh và quyền biến, hễ gặp chỗ... quên mất thì ông biết cách pha chế nên câu chuyện vẫn giữ được tính hấp dẫn liên tục và hợp lý.

Chính tài ăn nói đã giúp ông thành một giáo sư Triết được ưa chuộng tại Trường Trung học Pleme tỉnh Pleiku trước 1975 và là một giáo sư Anh văn nổi tiếng nhất Sài Gòn sau ngày ông ra tù (1985) cho đến nay.

Nhờ trí nhớ phi thường và tính hiếu học nên trong thời gian phục vụ tại Phi Đoàn 514 Biên Hòa (Phi Đoàn Trưởng là NT Tarin Nguyễn Quảng Tri, đầu thập niên 60, hiện cư ngụ Cali), ngoài việc bay bổng, ông dành thì giờ rảnh rỗi để chăm lo

đèn sách. Và trời đã không phụ kẻ có chí như ông: ông tốt nghiệp Cử nhân Luật tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, là một tấm gương hiếu học hiếm có trong Không Quân thời chiến.

Sau khi có bằng Cử nhân Luật, ông làm đơn xin đi làm tùy viên quân sự, nhưng Thượng cấp bấy giờ không chấp thuận ước nguyện của ông. Thật đáng tiếc!

Từ đó, KQ LBĐ có thể đã trở thành con ngựa bất kham dưới con mắt của các cấp chỉ huy bấy giờ chăng? Và chuyện ông “tình nguyện” lên Pleiku hay “được” thuyên chuyển lên cái căn cứ chó ăn sình lầy , gà ăn đất đỏ nầy? (chứ làm gì có đá có muối dư mà ăn?), thì chỉ có ông mới rõ nguyên do của sự việc nầy.

Và tại căn cứ KQ Pleiku trong mùa hè đỏ lửa 72, KQ LBĐ đã chứng tỏ một KQ bất

khuất can trường, quyết thí mạng cùi để bảo vệ danh dự và uy tín của Không Lực Cộng Hòa, không chịu nhịn nhục trước những nhận định trịch thượng và hỗn xược của viên cố vấn Quân Đoàn II (Q ĐII) bấy giờ là John Paul Van.

Viên cố vấn báo cho QĐ II rằng, các phi công Việt Nam lạnh cẳng không dám bay vào giải cứu đồn Tân Cảnh, một căn cứ ở vùng ba biên giới đang bị địch uy hiếp. QĐ chuyển nhận xét của Paul Van cho KĐ72CT, Ông Định nghe đến tức hộc máu, dọa sẽ dội bom QĐ nếu QĐ đồng tình với nhận xét coi thường khả năng của Không Quân Pleiku. (Sau nầy, hình như Chuẩn tướng Tư Lệnh Phó KQ đã bay lên Pleiku gặp Tư Lệnh QĐII để giải quyết ổn thỏa vụ hăm dọa nầy).

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 138

Số là, ở Cao nguyên, trời hay mưa giông vào mùa hè nên việt cộng lợi dụng mưa và mây mù để tấn công đồn bót mà không sợ KQ can thiệp. Do thời tiết quá xấu nên khu trục không thể cất cánh, chứ không phải KQ lạnh cẳng như nhận xét ác ý nêu trên. Và để chứng tỏ nhận xét của Paul Van là hàm hồ, ông LBĐ một mặt mời Paul Van cùng bay với ông, một mặt ra lệnh cho tôi (lúc bấy giờ là Trưởng phòng Kế Hoạch, dưới quyền Liên Đoàn Trưởng LĐ72TC LBĐ), cất cánh một U17 (Cessna) bay thẳng lên Tân Cảnh để canh chừng đám mây đang phủ kín vùng trời nầy. Hễ thấy mây tan thì báo cho đài phi chiến Peacock biết để đài điều động khu trục cất cánh ngay lên mục tiêu.

Việc làm của chúng tôi được mô tả như là người lính gác mây. Và kiểu phối hợp đầy sáng kiến xem ra hữu hiệu, vì đã giải tỏa được nỗi oan lạnh cẳng.

Cũng theo KQ Võ Trung Nhơn thì ông LBĐ không muốn đi định cư ở Mỹ sau khi ra tù vì sợ hệ lụy của vụ Paul Van ngày xưa. Còn chúng tôi thì nghe đâu ông Định cho rằng, tụi Mỹ là chúa kỳ thị mà ông đã từng du học và nhận biết điều này, rằng ở đâu cũng phải có làm mới có ăn, nên ông quyết định ở lại Việt Nam làm ăn sinh sống bằng khả năng của mình.

Cũng có người đoán rằng, vì lý do gia đình nên ông Định không muốn đi Mỹ.

Thì cũng chỉ là nghe nói và... suy đoán mà thôi!

Cá nhân tôi cũng đoán mò là

ông Định tin vào tử vi bói toán! Thời còn đương quyền, hễ có cơ hội là ông rủ tôi đi coi bói. Chúng tôi từ Pleiku bay ra Qui Nhơn mấy bận vì nghe nói có một cô thầy bói trẻ đẹp, được thần linh nhập mạng nên nói quá khứ vị lai đúng như thần. Trên đường bay về Pleiku, tôi hỏi dò kết quả coi bói thì biết đời binh nghiệp của ông xán lạn nhưng cũng gian nan lắm.

Ông ghé thăm Phi Đoàn 118 và thấy bàn làm việc của tôi vẫn an vị

như cũ (do cựu Phi đoàn trưởng Võ Công Minh bàn giao ra sao để vậy), ông bảo không được, mỗi người mỗi số mạng nên phải nghiên cứu lại phương hướng bàn giấy sao cho phù hợp. Nói xong ông bèn mời ông Trung tá Bi bên Quân Đoàn (chắc có nghiên cứu về phong thủy?), mang cẩm nang gồm có la bàn và thước dây qua Phi đoàn gặp tôi hỏi han tuổi tác ngày tháng năm sinh, rồi đo đạc, rồi lấy hướng, rồi kê lại cái bàn làm việc sao cho hợp tuổi, sao cho tương sinh, sao cho mát tay cầm quân và cầm... cần lái!

Biết đâu, qua mười năm luyện ngục, ông nghiên cứu thêm nhâm độn dịch lý và thông hiểu được mệnh trời, nên ông quyết ở lại quê nhà lại tốt hơn là lưu lạc chăng?

Biết đâu? Thì cũng chỉ là suy đoán thôi!

Trong Khóa 58 KQ, có bốn khóa

sinh được ghi nhận là bay giỏi. Đó là, nhứt Nghĩa nhì Lan tam Danh tứ Định. Dân gian thường ghép động từ bay với động từ nhảy thành bay nhảy. Ông LBĐ tuy xếp hạng tư về bay giỏi trong Khóa, nhưng về nhảy thì xét ra trong toàn khóa, (và có thể trong toàn Quân chủng), không ai qua mặt ông ta.

Thời ông phục vụ căn cứ KQ Nha Trang và Pleiku thì các sàn nhảy ở hai thành phố nầy đã bị chinh phục bởi các bước nhảy điệu nghệ nhuần

nhuyễn và mới lạ của ông. Cứ mỗi lần ông dìu giai nhân ra sàn nhảy là y như rằng, các cặp khác ngồi tại chỗ để thưởng thức những bước đi thật lả lướt điêu luyện do ông vẽ trên sàn nhảy (cũng giống như khi ông vẽ những đường bay

ngoạn mục trên trời xanh với chiếc Skyraider)

Về phương diện văn chương viết lách, KQ LBĐ lại là một cây viết thường trực của Đặc San Lý Tưởng trước 75. Cá nhân chúng tôi biết tên LBĐ là nhờ đọc những bài viết của ông đăng trên Lý Tưởng và chính vì chỗ quen biết qua chữ nghĩa nầy đã đẩy chúng tôi tình nguyện lên Pleiku để có dịp cùng làm việc với ông.

Theo tôi, thủ đắc đặc biệt trong văn chương của KQ LBĐ là những bài phú. Đặc biệt là vì, chỉ có một mình ông trong toàn Quân chủng sáng tác thể loại nầy từ trước 75. Sau 75, xuất hiện thêm một KQ chuyên viết phú nữa, đó là nhà văn KQ Kha Lăng Đa.

Sau đây là trích dẫn một bài phú của KQ LBĐ, được trích trong “Tập Thơ Truyện Không Quân Thời Chiến” do Vàng Son xuất bản năm

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 139

1974. Bài phú mang tựa Hòa Bình, chắc hẳn có liên quan đến Hiệp Ước Ngưng Bắn bốn bên năm 1973 do Kissinger tìm cách bán đứng Miền Nam qua việc đã thúc ép Việt Nam Cộng Hòa ký vào Hiệp Ước Hòa Bình kiểu “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” này.

Mời quý vị thưởng thức.

Hòa Bình phú

Ô hô!Xưa kia, lũy Đồng Hới một lần

phân tranh Trịnh Nguyễn!Nay đây, giòng Bến Hải hai

phen cắt đất Việt Nam!Nghĩ mà đau lòng!Suy thêm nát óc.Than ôi!Máu chảy thành sôngThây chồng như núi!Chiến, tưởng đâu chống Tàu,

thắng PhápBình, những mong phạt Tống

bình Chiêm?Xua quân rầm rầm rộ rộ, nghe

như tướng Lý đánh hai châu,kẻ Bắc quân có thấy lòng thêm

tủi lúc tràn qua vĩ tuyến?Ngăn giặc thù như vách sắt

tường đồng, giống như tướng Trần mấy bận chống quân Nguyên, Người Nam quân có thấy mắt rưng rưng khi chống giữ Đông Hà?

Ấy vậy mà đã mười tám năm qua đánh đấm,

Xem thế mà đã năm năm tròn đàm hội nghị

Bây giờ thì,Dù có chửa trâu, chửa bò gì,

cũng đã “ba bề bốn bên” đẻ ra được mấy giòng “Ngưng Bắn”,

Tuy rằng nghẹn họng, nghẹn hầu chi, cũng được “ba phe bốn phía” bảo đảm cho hai chữ “Hòa Bình”

Ôi cha, Hòa Bình!Úy mẹ, Hòa Bình!Hòa Bình ơi, mi là cái chi chi

mà mi khó thế?

Kẻ nói mi giống như chim cu,Người xem mi như đồ trang

sức.Coi ra thì mấy đứa Hippy mua

mi cũng dễ, chúng đeo mi trên cổ, trên đầu... trong quần áo lót!

Xét thấy thì các trự nhà giàu nhai mi không khó, họ vào tiệm kêu cháo kêu mì xực cho đã rồi liệng xương mi vào sọt rác!

Vậy mà:Gọi mi một ngàn năm!Kêu mi suốt thế kỷ!Chờ mi hai trăm năm!Bây giờ thì mi lò dò mi tới, tới

thiệt hay tới giả, nói thiệt ta nghe, nếu không ta bẻ cổ!

Phút nầy mi nhấp nháy mi ra, ra luôn hay rụt cổ, nhìn nhận cho ta biết nếu xạo ta thui lông!

Này này ta nói cho mà biết!Một ngàn năm giặc Tàu nó nhốt

mi, ta xực bào ngư vi cá xong rồi ta bắt được mi qua khói thuốc phiện!

Một trăm năm thằng Tây nó dấu mi, ta đớp phó mách sữa bò xong rồi ta còn tóm được mi qua hơi rượu xâm banh!

Giờ đây, gần hai mươi năm vuột tới vuột lui, mi chớ có hòng giở cái trò năm bốn (1954)!

Hòa bình bớ hòa bình!Nói phải biết nghe, dạy cho biết

phép,Lần nầy mi ráng trở về, sướng

gì mà nhìn xáo thịt nồi da?Phen ni mi cố ở luôn, tội tình chi

mà xé mất bức dư đồ?Thôi thôi:Ngôn bất tận ý,Ta đã nhiều lời,Nay mi đang lấp ló ngoài song,

ta từ tâm cho mi trở lại,Giờ mi đang thấp thỏm ngoài

hè, ta rộng lượng cho mi vào cửa,Này Hòa Bình!Có mi về, ta cũng thắp hương ba

lớp, trước bàn thờ Tổ Quốc, ta cúi lạy giống Rồng Tiên thôi ngừng tay kiếm,

Được mi đây, ta tạm sắp rượu ba chung nhỏ, trên mảnh đất Quê Hương, ta nguyện cho nước Việt Nam hết đổ máu thù.

Ô hô! Hòa Bình!Lành thay! Tốt thay!

Rốckết Phóng Xuống, Cụm Khói Bay Lên

Giữa chúng tôi và KQ LBĐ có một chút giao tình ban đầu qua tờ báo Lý Tưởng. Từ chỗ giao tình đến thân tình qua những ngày tháng tình nguyện sống chết tại căn cứ lửa đạn Pleiku. Chính những tháng ngày gian khó ở đây đã cho tôi thấy được vẻ hào hùng và nhân bản của một chiến sĩ cộng hòa qua nếp sinh hoạt hằng ngày và qua... bài phú nêu trên.

Ông LBĐ thực sự là một hiệp sĩ không gian qua tài năng và nhân cách của mình. Ông là típ người đói cho sạch rách cho thơm. Ông vẫn thường hỏi xin khẩu phần cơm sấy của các Phi Đoàn trực thuộc cho cả nhà cùng dùng chứ không chịu làm điều phi pháp để sinh lợi.

Ông thích phì phèo thuốc lá và chuyên trị Basto Quân Tiếp Vụ chứ không đua đòi Salem hay Lucky. Ông rất bình dị với đồng đội và thuộc cấp. Ông tỏ ra kính trọng và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh thượng cấp mà ông quý trọng. Nhưng ông cũng ra mặt ba gai bất cần đời như con ngựa chứng đối với thượng cấp mà ông không ngưỡng phục. Đại tá NVB là người đã thu phục được lòng kính mến của ông. Cố Chuẩn tướng PNS thì ngược lại. Và ông đã kiêu mạn thuê xe đò để di chuyển bầu đoàn thê tử từ Pleiku về TTHLKQ Nha Trang, chứ không xin phương tiện của Không Quân khi ông được lệnh rời chức vụ Không Đoàn Trưởng KĐ72CT về làm Giám Đốc Trường Phi Hành Nha Trang.

Một KQ từng giữ chức vụ Không