16
Trung Tâm Điều TrRối Loạn Giấc NgCPAP Handbook / VIetnamese SHướng Dn SDng CPAP

Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ

CPAP Handbook / VIetnamese

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

Page 2: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

2

Page 3: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

3

Mục Lục

Sử Dụng CPAP ở Trẻ Nhỏ và Thanh Thiếu Niên …..………....…… 5

Các Mục Tiêu Khi Sử Dụng CPAP Tại Nhà ….……..….……....…… 7

Lịch Lắp Đặt và Sử Dụng CPAP Tại Nhà .….…………….…………. 8

Lời Khuyên Dành Cho Phụ Huynh và Người Chăm Sóc Trẻ Em Sử Dụng CPAP …..………….…..……………………………………..

10

Mặt Nạ CPAP …..………………………….………………..…….……. 11

Đeo Mặt Nạ CPAP: Các Vấn Đề Thường Gặp và Giải Pháp .......... 12

Nhật Ký Sử Dụng CPAP …………………….…………..……….…… 14

Các Số Điện Thoại Tư Vấn về Máy CPAP của Con Quý Vị ………………………..…………..… bìa sau

Page 4: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

4

Page 5: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

5

Sử Dụng Phương Pháp Thở Áp Lực Dương Liên Tục ở Trẻ Nhỏ và Thanh Thiếu Niên

CPAP là gì? CPAP là cụm từ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure, hay chính là thở áp lực dương liên tục. Phương pháp này được dùng để giữ cho đường thở luôn mở trong lúc ngủ. Máy CPAP to bằng hộp đựng giầy có tác dụng tạo ra không khí ở các áp lực khác nhau. Không khí trong phòng được truyền thẳng vào mặt nạ thông qua một ống mềm. Có loại mặt nạ che mũi và loại che cả mũi và miệng. Mặt nạ được cố định bằng dây nịt mềm khít quanh đầu.

Tại sao cần dùng CPAP? CPAP được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Việc truyền khí giúp mở thông vùng phía sau họng để con quý vị có thể thở tốt hơn trong khi ngủ.

Bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là gì? Apnea là một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ngưng thở.” Bệnh ngưng thở khi ngủ (obstructive sleep apnea) là do đường thông khí thỉnh thoảng bị nghẽn lại trong lúc ngủ.

Page 6: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

6

Bệnh ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ và thanh thiếu niên như thế nào? Bệnh ngưng thở khi ngủ ảnh hướng đến hơn 3% trẻ em trên thế giới. Các triệu chứng ở trẻ đang ngủ giống như triệu chứng ở người trưởng thành và bao gồm:

• Ngáy • Ngủ không yên • Ngừng thở, có hoặc không kèm theo hiện tượng thở hổn hển hoặc tắc thở,

hoặc tỉnh dậy giữa đêm

Trẻ nhỏ có thể không có các biểu hiện rõ ràng như thế nên cần nghiên cứu giấc ngủ để chẩn đoán bệnh ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Ban ngày, trẻ bị bệnh ngưng thở khi ngủ có thể buồn ngủ. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể có nhiều năng lượng, hiếu động thái quá, dễ bị mất tập trung và có thể thể hiện tậm trạng thất thường.

Trầm cảm, thiểu năng học tập, kết quả học tập kém và tâm trạng thất thường đều có thể là các dấu hiệu của giấc ngủ kém. Nếu không được điều trị, bệnh ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao và ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng quát.

Khi được chỉ định dùng CPAP, điều quan trọng là cần sử dụng thường xuyên. Với sự hỗ trợ của gia đình và giúp đỡ của nhân viên khoa điều trị giấc ngủ, việc sử dụng CPAP có thể trở thành một phần bình thường trong chế độ ngủ của con quý vị, đồng thời giúp cháu vui vẻ và khỏe mạnh.

Nguồn trợ giúp chứng rối loạn giấc ngủ National Sleep Foundation (Hiệp Hội Giấc Ngủ Quốc Gia) www.sleepfoundation.org

Page 7: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

7

Các Mục Tiêu Khi Sử Dụng CPAP Tại Nhà

Mốc kiểm tra hàng tuần về tiến độ đạt được các mục tiêu

Tuần 1 Vào cuối tuần thứ nhất cho làm quen với máy CPAP, con quý vị thích ứng với việc đeo mặt nạ CPAP không nối vào máy trong 1 đến 3 phút.

Tuần 2 Vào cuối tuần thứ 2, con quý vị thích ứng với việc đeo mặt nạ có nối vào máy với không khí thổi vào từ 10 đến 30 phút.

Tuần 3 Vào cuối tuần thứ 3, con quý vị có thể ngủ thiếp đi khi đang đeo mặt nạ và động cơ máy CPAP đang hoạt động.

Tuần 4 Vào cuối tuần thứ 4, con quý vị ngủ luôn khi đang đeo mặt nạ nối với máy CPAP trong 4 tiếng trở lên hàng đêm. Máy được điều chỉnh ở mức áp suất được chỉ định và động cơ đang hoạt động.

Những trẻ em thích ứng được với từng bước này sẽ đạt được mục tiêu nhanh hơn nhiều.

Nếu con quý vị gặp khó khăn với những bước trên hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi gì:

Vui lòng gọi cho Chương Trình hoặc Điều Phối Viên CPAP 206-987-8938

Trong vòng một tháng, chúng tôi mong con quý vị có thể:

• ngủ thiếp đi trong khi đang dùng máy CPAP và đeo mặt nạ 7 đêm mỗi tuần

• ngủ trọn đêm mà vẫn đeo mặt nạ

Page 8: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

8

Lịch Lắp Đặt và Sử Dụng CPAP Tại Nhà

Việc cần làm Ngày hoàn tất

Bắt đầu _________ (ngày)

Được kê toa sử dụng CPAP và chỉ định áp suất dòng khí Áp suất CPAP được chỉ định ________

_________ (ngày)

Được cung cấp sách hướng dẫn sử dụng máy CPAP _________

(ngày)

2 tuần sau

Máy được công ty Chăm Sóc Tại Gia lắp đặt tại nhà • Tên công ty Chăm Sóc Tại Gia

___________________________ • Số điện thoại của công ty Chăm Sóc

Tại Gia ___________________________

_________ (ngày lắp đặt máy CPAP tại nhà)

Trong vòng 2 tuần sau khi lắp đặt máy tại nhà

Điều phối viên CPAP gọi tới cho quý vị để kiểm tra việc lắp đặt máy tại nhà _________

(ngày)

Tái khám 2 tháng

• Đến tái khám tại khoa điều trị giấc ngủ

• Hầu hết các công ty bảo hiểm yêu cầu đến kiểm tra vào khoảng thời gian 2 tháng kể từ lần đầu được chỉ định dùng phương pháp này

Áp suất CPAP được chỉ định ________

________________ (Ngày dự kiến hẹn tái khám tại phòng mạch CPAP)

_________ (Kiểm tra và ghi lại ngày hẹn khi được lên lịch)

Xin lưu ý:

Vui lòng mang tất cả dụng cụ CPAP của quý vị tới mọi cuộc hẹn khám và cuộc kiểm tra giấc ngủ tại khoa điều trị giấc ngủ:

• mặt nạ • máy CPAP • sách hướng dẫn

sử dụng máy CPAP

Page 9: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

9

Kiểm tra chuẩn độ máy CPAP (nếu cần thiết) ________________

(Ngày dự kiến)

_________ (Kiểm tra và ghi lại ngày hẹn khi được lên lịch)

Hoặc

Không áp dụng

Tái khám 4 tháng

Đến tái khám tại khoa điều trị giấc ngủ Áp suất CPAP được chỉ định ________

________________ (Ngày dự kiến)

_________ (Kiểm tra và ghi lại ngày hẹn khi được lên lịch)

Tái khám 6 tháng

Đến tái khám tại khoa điều trị giấc ngủ Áp suất CPAP được chỉ định ________

________________ (Ngày dự kiến)

_________ (Kiểm tra và ghi lại ngày hẹn khi được lên lịch)

Mỗi 3 đến 6 tháng theo nhu cầu

• Kiểm tra giấc ngủ theo khuyến nghị trong suốt thời gian này

• Tái khám tại khoa điều trị giấc ngủ mỗi 3 đến 6 tháng theo khuyến nghị sau đó

Page 10: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

10

Lời Khuyên Dành Cho Phụ Huynh và Người Chăm Sóc Trẻ Em Sử Dụng CPAP

1. Bắt đầu sử dụng biện pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP) trong những khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách.

2. Sử dụng chế độ “ramp” trên máy để áp lực không khí tăng dần cho đến khi đạt mức chuẩn.

3. Sử dụng máy CPAP hàng đêm và khi ngủ trưa. Sử dụng máy không thường xuyên sẽ làm giảm các lợi ích cho sức khỏe và khiến cho việc tập sử dụng máy trở nên khó khăn hơn.

4. Loại máy CPAP đời mới hơn gần như không gây tiếng ồn. Nếu máy chạy phát ra âm thanh gây phiền thì hãy đặt máy dưới gầm giường để giảm tiếng ồn.

5. Điều chỉnh một chút sao cho mặt nạ, ống thở, quai đeo và dây nịt ngang đầu vừa vặn thoải mái.

6. Sử dụng nước muối xịt mũi để giảm chứng nghẹt mũi nhẹ. Quý vị có thể pha chế tại nhà bằng cách pha ¼ muỗng cà phê muối với 1 tách nước ấm. Hoặc có thể mua thuốc này tại bất kỳ tiệm thuốc nào mà không cần toa bác sĩ.

7. Hỏi ý kiến bác sĩ chăm sóc chính về việc dùng thuốc thông mũi để trị chứng ngạt mũi, tắc nghẽn xoang nặng hơn.

8. Sử dụng máy tạo độ ẩm nóng tương thích với máy CPAP của quý vị để giúp thở dễ chịu hơn.

9. Thử dùng một hệ thống có sử dụng gối mũi nếu gặp khó khăn với mặt nạ thông thường.

10. Làm sạch mặt nạ, ống thở và dây nịt đầu mỗi tuần một lần. 11. Thường xuyên kiểm tra và thay bộ phận lọc cho máy CPAP và máy tạo độ ẩm

của quý vị. 12. Hợp tác chặt chẽ với bác sĩ điều trị giấc ngủ và công ty cung cấp máy CPAP cho quý

vị để đảm bảo rằng quý vị đang dùng loại mặt nạ, máy và mức áp lực khí phù hợp nhất cho con quý vị.

• Luôn đúng giờ giấc. Lập và duy trì giờ giấc ngủ trưa và tối. Đảm bảo rằng tất cả người chăm sóc biết và theo đúng lịch ngủ trưa và tối đó.

• Hiểu rõ vai trò của mình. Quý vị có nhiệm vụ đề ra và thực hiện các nguyên tắc phù hợp dành cho con quý vị. Con quý vị có thể không thích đeo mặt nạ CPAP. Không nên khó chịu khi con quý vị từ chối đeo mặt nạ.

• Khen con ngoan. Nên khen ngợi con quý vị trong suốt quá trình thích ứng với việc dùng CPAP khi ngủ. Đừng lấy việc dùng CPAP ra làm hình phạt dọa trẻ.

• Yêu cầu trợ giúp. Cố gắng dự đoán phản ứng của con quý vị với phương pháp CPAP. Trao đổi với nhân viên khoa điều trị giấc ngủ để xin lời khuyên.

Vui lòng liên lạc với Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ theo số 206-987-8938 nếu quý vị có câu hỏi hoặc cần giúp đỡ trong việc thử áp dụng những lời khuyên đó. Công ty chăm sóc tại gia cung cấp thiết bị CPAP cũng có thể trả lời bất kỳ câu hỏi hoặc quan ngại nào của quý vị về thiết bị này.

Page 11: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

11

Ví Dụ Về Các Kiểu Mặt Nạ CPAP

FitLife Go Life

Mirage Quattro FX Swift FX

TrueBlue

Page 12: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

12

Đeo Mặt Nạ CPAP: Các Vấn Đề Thường Gặp và Giải Pháp

Vấn đề Một số nguyên nhân Cách giải quyết

Nghẹt mũi • Đây là việc bình thường trong 2 tuần đầu sử dụng CPAP

• Không khí của máy CPAP có thể bị khô

• Nhớ bật bộ phận tạo độ ẩm. Tăng mức ẩm để làm ẩm không khí.

• Sử dụng nước muối xịt mũi trước giờ đi ngủ (có thể mua thuốc này không cần toa).

• Bác sĩ điều trị rối loạn giấc ngủ có thể cần kê toa thuốc antihistamine hoặc thuốc xịt mũi để giảm chứng viêm.

• Sẽ cải thiện qua thời gian nếu chứng này chỉ liên quan tới dòng khí từ máy CPAP.

• Gọi trung tâm điều trị rối loạn giấc ngủ hoặc điều phối viên CPAP nếu các triệu chứng không cải thiện.

Mặt nạ bị dò khí • Mặt nạ quá rộng • Dây nịt đầu có thể quá

lỏng hoặc được điều chỉnh chưa thích hợp

• Công ty chăm sóc tại gia hoặc điều phối viên CPAP của quý vị có thể trợ giúp bất kỳ lúc nào quý vị có quan ngại về việc mặt nạ bị dò khí.

• Vui lòng xử lý vấn đề này ngay lập tức để cháu không khó chịu và bỏ dùng máy.

Phát ban hoặc khó chịu ở da

• Dầu thừa trên da • Mặt nạ không vừa • Dây nịt quá chặt • Mặt nạ không sạch

• Rửa mặt bằng xà bông nhẹ mỗi đêm và lau khô. • Đảm bảo mặt nạ được làm sạch đúng cách và

khô ráo khi đeo vào ban đêm. • Trao đổi với công ty chăm sóc tại gia về độ vừa

của mặt nạ, hoặc nhu cầu cần thay mặt nạ khác (sử dụng một miếng lót bảo vệ cũng có thể giúp ích, ví dụ như loại Gecko, REMzzz).

• Điều chỉnh dây nịt đầu sao cho hai bên đều nhau và để mặt nạ khít vào mặt mà không bị chặt quá.

Page 13: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

13

Vấn đề Một số nguyên nhân Cách giải quyết

Miệng khô • Thở bằng miệng vào ban đêm

• Có thể cần dây nịt cằm nếu dùng mặt nạ mũi. • Có thể cần loại mặt nạ che toàn mặt. Thử thêm

hoặc tăng độ ẩm nóng.

Mắt bị khô hoặc khó chịu

• Mặt nạ bị dò khí • Mặt nạ quá chặt

• Gọi công ty chăm sóc tại gia để kiểm tra độ vừa của mặt nạ.

• Điều chỉnh lại dây nịt đầu để đổi vị trí mặt nạ sao cho không khí không lọt vào mắt.

• Đảm bảo mặt nạ không bị nứt hoặc vỡ. Thay mặt nạ nếu cần thiết. Thường thì tốt nhất là yêu cầu công ty chăm sóc tại gia thay mặt nạ mới mỗi 6 tháng.

Khó thở ra do áp lực khí từ máy CPAP

• Đây là việc bình thường khi bắt đầu sử dụng máy. Cần làm quen với việc thở ra dưới áp lực của khí từ máy CPAP.

• Sử dụng chế độ ramp (tăng dần áp suất) của máy CPAP. Nếu không rõ về cách sử dụng chế độ này, hãy liên lạc với công ty chăm sóc tại gia.

• Cho con thử đeo mặt nạ trong những khoảng thời gian ngắn lúc không ngủ để làm quen với việc thở có máy.

Đau bụng hoặc đầy hơi (Khí trong bụng gọi là khí do nuốt hơi)

• Áp suất khí CPAP có thể quá cao

• Nuốt khí khi thích ứng với việc thở bằng máy CPAP

• Thử tăng dần áp suất vào lúc mới đi ngủ đêm và theo dõi nhu cầu về áp lực.

• Nếu con quý vị giảm cân thì có thể có lợi hơn. Vì như thế có thể làm giảm nhu cầu về áp lực.

• Trao đổi với điều phối viên CPAP của quý vị hoặc công ty chăm sóc tại gia.

Page 14: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

14

Nhật Ký Sử Dụng CPAP Vui lòng theo dõi mức tiến bộ của con quý vị trong việc sử dụng máy CPAP. Ghi lại các vấn đề hoặc mức cải thiện theo dõi được trong quá trình sử dụng CPAP.

Ngày Số giờ sử dụng Các vấn đề hoặc mức cải thiện

Page 15: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

15

Ngày Số giờ sử dụng Các vấn đề hoặc mức cải thiện

Nhật Ký Sử Dụng CPAP Vui lòng theo dõi mức tiến bộ của con quý vị trong việc sử dụng máy CPAP. Ghi lại các vấn đề hoặc mức cải thiện theo dõi được trong quá trình sử dụng CPAP.

Page 16: Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ · khoảng thời gian ngắn trong ngày, thí dụ khi ngồi xem TV hoặc đọc sách. 2. Sử dụng chế độ “ramp”

Sổ Hướng Dẫn Sử Dụng CPAP

16

Các Số Điện Thoại Tư Vấn về Máy CPAP của Con Quý Vị

Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ của Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle 206-987-5072 Bấm số 1 – để lên hẹn khám tại phòng mạch Bấm số 2 – để nêu câu hỏi về cuộc hẹn kiểm tra giấc ngủ Bấm số 3 – để gặp điều phối viên CPAP Bấm số 4 – những câu hỏi dành cho y tá

Điều Phối Viên CPAP tại Trung Tâm Điều Trị Rối Loạn Giấc Ngủ 206-987-8938 Dành cho những câu hỏi ban đầu về thiết bị và việc lắp đặt CPAP tại nhà.

Công Ty Chăm Sóc Tại Gia Cung Cấp Thiết Bị Y Tế Lâu Bền Dành cho những câu hỏi về thiết bị và việc lắp đặt CPAP. Tên công ty: ______________________________________________ Điện thoại: (______) ______________________

Dịch Vụ Thông Dịch Miễn Phí • Nếu ở bệnh viện, hãy hỏi y tá của con quý vị. • Nếu ở ngoài, hãy gọi miễn phí Đường Dây Thông Dịch Dành Cho Gia Đình

(Family Interpreting Line) theo số 1-866-583-1527. Báo cho thông dịch viên biết tên hay số máy nhánh của người quý vị cần gặp.

Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle cung cấp dịch vụ thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân, thành viên gia đình và đại diện hợp pháp bị điếc, khiếm thính, hay không biết nói tiếng Anh. Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle sẵn sàng cung cấp thông tin này bằng hình thức khác tùy theo yêu cầu. Hãy gọi Trung Tâm Trợ Giúp Gia Ðình theo số 206-987-2201. Bản tin này đã được nhân viên phòng mạch tại Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle kiểm tra lại. Tuy nhiên, con quý vị có thể có những nhu cầu riêng. Trước khi quý vị làm theo hoặc dựa vào thông tin này, hãy thảo luận với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con mình. © 2011, 2014 Bệnh Viện Nhi Đồng Seattle, Seattle, Washington. Bảo lưu mọi quyền.

10/14 PE1308V