186
BGIÁO DC ĐÀO TO BTƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HC LUT HÀ NI NGUYN THTHU HIN GII QUYT TRANH CHP VCHNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHWTO VÀ STHAM GIA CA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIN VÀ VIT NAM – NHNG VN ĐỀ LÝ LUN VÀ THC TIN LUN ÁN TIN SĨ LUT HC HÀ NI - 2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ

THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ THAM GIA CỦA

CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM –

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật quốc tế

Mã số: 62 38 01 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. HOÀNG PHƯỚC HIỆP

HÀ NỘI - 2014

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc

lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu

trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực.

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS. Nguyễn Thị Thu Hiền

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AB Appellate Body - Cơ quan Phúc thẩm

ACWL

Advisory Centre on WTO Law – Trung tâm tư vấn về pháp

luật WTO

ADA Anti-Dumping Agreement - Hiệp định về chống bán phá giá

ADC Anti-Dumping Code - Bộ luật về chống bán phá giá

BPG Bán phá giá

DSB Dispute Settlement Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp

DSM Dispute Settlement Mechanism – Cơ chế giải quyết tranh

chấp

DSU

Understanding on rules and procedures governing the

settlement of disputes - Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục

điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp

EC European Communities – Cộng đồng Châu Âu

EU European Union – Liên minh Châu Âu

GATT

General Agreement on Trade and Tariffs - Hiệp định chung về

thương mại và thuế quan

GATT 1947 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1947

GATT 1994 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1994

Nxb Nhà xuất bản

USDOC United States Department of Commerce – Bộ thương mại Hoa

Kỳ

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry - Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN

CỨU Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

8

1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước 8

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14

1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý

vấn đề

21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI

TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP

LUẬT QUỐC TẾ ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI WTO

26

2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật

quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại

WTO

26

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947 26

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 27

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay 29

2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh

chấp về chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

31

2.2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và

tranh chấp về chống bán phá giá

31

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

2.2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

42

2.3. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại

WTO

44

2.3.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải

quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

44

2.3.2. Qui định đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành

cho các nước đang phát triển

59

2.3.3. Quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống bán

phá giá theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về bán

phá giá theo pháp luật quốc gia thành viên

62

2.4. Nội dung những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

64

2.4.1. Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống bán phá giá được

giải quyết tại DSB

64

2.4.2. Nội dung một số vấn đề cụ thể khác của pháp luật quốc tế

áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại

WTO

76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ

THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

VÀ VIỆT NAM

80

3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá

giá

80

3.1.1. Sơ lược thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO về chống 80

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

bán phá giá

3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo

các giai đoạn trong qui trình tố tụng của DSM

86

3.2. Thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển vào việc

giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá và

những bài học kinh nghiệm cần chú ý

95

3.2.1. Thực tiễn tham gia của Ấn Độ vào việc giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống bán phá giá

96

3.2.2. Thực tiễn tham gia của Trung Quốc vào việc giải quyết

tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

99

3.2.3. Thực tiễn tham gia của Thái Lan vào việc giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống bán phá giá

107

3.3. Thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống bán phá giá

111

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 118

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT

NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI

WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

120

4.1. Những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm nâng cao

hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống bán phá giá

120

4.2. Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sự

tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại

WTO về chống bán phá giá

125

4.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia

của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về

125

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

chống bán phá giá

4.2.2. Một số đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia vào việc giải

quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá với tư cách

là nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba

134

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 145

KẾT LUẬN 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC

CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống BPG ngày

càng trở nên phức tạp và phổ biến khi mà các biện pháp chống BPG đang được

nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước phát triển, sử dụng như một rào cản

trong thương mại và bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa. Trong vòng 17 năm, tính

từ ngày 1/1/1995 cho tới ngày 30/06/2013, đã có tổng cộng 4.358 vụ điều tra

chống BPG mới được khởi xướng với 2.795 biện pháp chống BPG đã được áp

dụng bởi các thành viên WTO. Các vụ điều tra chống BPG và sử dụng các biện

pháp chống BPG của các thành viên WTO mặc dù không tăng nhiều về số lượng

nhưng chúng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tính đến hết

tháng 12/2013, khoảng hơn 100 thành viên WTO đã có khung pháp lý về điều tra

chống BPG, trong số đó, có đến hơn nửa số thành viên mỗi năm khởi xướng ít

nhất 1 vụ điều tra chống BPG [64], và khoảng 70 thành viên WTO đã tiến hành

các vụ điều tra chống BPG trên thực tế [54]. Bởi vậy, trước thực trạng nói trên,

các thành viên WTO, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với các

cuộc điều tra về chống BPG và việc áp thuế chống BPG, đã tích cực sử dụng

những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một

trong những cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM

của WTO.

Theo Điều 17 của ADA, các thành viên WTO có thể đưa các tranh chấp về

chống BPG ra giải quyết theo DSM của tổ chức này. Trên thực tế, tính đến hết

tháng 12/2013, 102 vụ tranh chấp về chống BPG đã và đang được giải quyết tại

WTO [78]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, qua hơn 19 năm tồn

tại, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG nói riêng và DSM của WTO nói

chung đã bộc lộ một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được hoàn thiện.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

2

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150

của WTO và được hưởng qui chế dành cho một thành viên đang phát triển. Kể từ

thời điểm đó, Việt Nam có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và được hưởng sự đối xử

đặc biệt và khác biệt dành cho thành viên đang phát triển trong giải quyết tranh

chấp tại WTO để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình. Tính đến hết tháng

12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp về chống BPG trên tổng

số mười chín vụ kiện có sự tham gia của Việt Nam tại WTO [59]. Qua từng vụ

tranh chấp, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực

vào DSM của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính

phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều

phối của chính Việt Nam.

Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như yêu cầu chủ động và tích

cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh

chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và

Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về

hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần

thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính

sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên

của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001

của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của

Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ

thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày

14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ

thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của

Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích

cực hội nhập quốc tế.

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

3

Bên cạnh đó, thực tiễn tham gia của Việt Nam trong các vụ tranh chấp về

chống BPG đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu một cách

toàn diện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG

tại WTO, học hỏi kinh nghiệm của các nước cũng như xây dựng cơ chế phối hợp

giữa các cơ quan có liên quan ở trong và ngoài nước, để từ đó, có thể đề xuất các

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết

tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Thực hiện các chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn tham gia

của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng

như những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam v.v., cho thấy tính cấp thiết

cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp

về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát

triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: lịch sử hình thành,

phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về

chống BPG tại WTO; quan niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp

về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống

BPG; nội dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc

tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO; thực tiễn giải

quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG; thực tiễn tham gia của một số nước

đang phát triển và thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh

chấp về chống BPG tại WTO.

Tranh chấp về chống BPG và cơ chế giải quyết các tranh chấp này trong

khuôn khổ WTO là những vấn đề phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Bởi

vậy, trong khuôn khổ hạn định về số trang đối với một luận án, tác giả sẽ chỉ tiến

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

4

hành: (1) phân tích lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc

tế trong giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; (2) phân tích quan

niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật

quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG; (3) phân tích nội

dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, trong đó, tập trung vào

những điểm đặc thù của lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG và phạm

vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Mặc dù có liệt

kê tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, tuy

nhiên, tác giả cũng sẽ chỉ chủ yếu phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về

chống BPG tại DSB/WTO; (4) trình bày khái quát về thực tiễn giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống BPG, tập trung phân tích kinh nghiệm và thực tiễn tham

gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG của ba nước Ấn Độ,

Trung Quốc, Thái Lan và thực tiễn của Việt Nam. Tác giả lựa chọn ba nước Ấn

Độ, Trung Quốc và Thái Lan bởi lẽ đây cũng là những nước đang phát triển,

cùng ở khu vực Châu Á, rất “tích cực” tham gia vào việc giải quyết tranh chấp

về chống BPG tại WTO, đồng thời có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về

các mặt hàng thường xuyên bị điều tra chống BPG, và một phần nào đó là về

điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp

tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh

và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ

thể và khả thi. Trong khuôn khổ của Luận án này, phương pháp so sánh là

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

5

phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là

Chương 2 khi phân biệt khái niệm “tranh chấp về chống BPG” tại WTO với

khái niệm “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật

của quốc gia thành viên, đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân biệt ba loại tranh

chấp liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần gũi

với nhau trong khuôn khổ WTO, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh chấp

về chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”. Tương tự, phương pháp

kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trong

toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng

như những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh.

4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn

thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề liên quan

tới giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, vị thế của các nước đang

phát triển cũng như làm rõ thực tiễn tham gia của các nước đang phát triển nói

chung và của Việt Nam nói riêng vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG,

để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của

Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO.

Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích các quan điểm về chống BPG, tranh chấp về chống BPG cũng

như những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết

tranh chấp về chống BPG tại WTO;

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống

BPG tại WTO, đi sâu vào phân tích một số vụ tranh chấp cụ thể và làm rõ những

điểm bất cập của việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ của

tổ chức này; đồng thời, phân tích và đánh giá thực tiễn tham gia của Ấn Độ,

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

6

Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống

BPG tại WTO, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Phân tích các quan điểm và định hướng cơ bản, từ đó, đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết

tranh chấp về chống BPG tại WTO.

5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án

- Luận án đã phân biệt “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của

WTO với “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật

của quốc gia thành viên, đồng thời phân biệt ba loại tranh chấp theo pháp luật

của WTO liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần

gũi với nhau, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh chấp về chống trợ cấp”

và “tranh chấp về tự vệ thương mại”, qua đó, làm rõ quan niệm hiện hành của

WTO đối với “tranh chấp về chống BPG”. Đây là những thuật ngữ thường dễ bị

nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, bởi vậy, các kết quả nghiên cứu nói trên đã

góp phần làm sáng tỏ và giúp phân biệt rõ ràng những thuật ngữ này;

- Luận án đã làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG so với việc giải quyết các tranh

chấp thương mại quốc tế nói chung tại WTO;

- Luận án đã làm rõ mối quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về

chống BPG theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về BPG theo pháp luật

quốc gia thành viên;

- Luận án đã làm rõ phạm vi và đặc điểm của bốn vấn đề tranh chấp về

chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm tranh chấp về thuế chống BPG

chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp

về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định

pháp luật của một quốc gia thành viên với nội dung của ADA;

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

7

- Luận án đã nhận định được xu hướng vận động và phát triển của pháp

luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO;

- Luận án đã làm sáng tỏ được thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống

BPG tại WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển; tổng hợp được kinh

nghiệm tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG của Ấn Độ,

Trung Quốc và Thái Lan; đồng thời Luận án cũng đã chỉ ra được thực trạng và

nguyên nhân sự tham gia hạn chế của các nước đang phát triển nói chung và Việt

Nam nói riêng vào quá trình giải quyết các tranh chấp này;

- Luận án, dựa trên cơ sở những kết quả phân tích và đánh giá khách quan,

đã nêu ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra được các giải pháp mới, có

tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào quá trình giải

quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ yếu là những đề xuất cụ thể khi

Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba trong các

vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO.

6. Cấu trúc của Luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có

kết luận của từng chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam

liên quan đến đề tài Luận án.

Chương 2: Những vấn đề lý luận đối với tranh chấp về chống BPG và

pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG và sự

tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của

Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG.

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

8

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT

NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước

Ở các nước, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề giải quyết

tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước

đang phát triển. Điển hình trong số những tác giả và công trình nghiên cứu nói

trên phải kể đến: (i) J.G. Merrills (2011), International Dispute Settlement, 5th

ed., Cambridge University Press; (ii) James P. Durling (2002), Matthew R.

Nicely, Understanding the WTO Anti-Dumping Agreement: Negotiating History

and Subsequent Interpretation, Cameron May Ltd.,; (iii) David Palmeter, Petros

C. Mavroidis (2004), Dispute settlement in the World Trade Organization:

Practice and procedure, 2nd ed., Cambridge: Cambridge Univ.,; (iv) Peter Van

den Bossche (2008), The Law and Policy of the World Trade Organization: Text,

Cases and Materials, 2nd ed., Cambridge University Press; (v) Terence P. Stewart

(1993), The GATT Uruguay Round: A negotiating history (1986-1992), Volume

II: Commentary, Deventer: Kluwer Law and Taxation Publishers v.v.

Ngoài ra, còn có các tài liệu đăng trên các trang thông tin điện tử như tài

liệu về “Anti-dumping measures” trong khuôn khổ khóa học về “Dispute

Settlement – World Trade Organization” của Hội nghị của Liên hợp quốc về

thương mại và phát triển (UNCTAD); bài viết “The role of Public International

Law in the WTO: How far can we go?” của tác giả Joost Pauwelyn; bài viết

“Does WTO Dispute Settlement provide effective remedies for Anti-dumping

Measure” của tác giả Alam Mansoor; bài viết “WTO Dispute Settlement:

Challenges faced by developing countries in the implementation and

enforcement of DSB recommendations and rulings” của tác giả Jimcall

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

9

Pfumorodze; bài viết “Developing Countries and General Agreement on Tariffs

and Trade/World Trade Organization Dispute Settlement” của các tác giả Marc

L. Busch và Eric Reinhardt; bài viết “Developing Countries and Dispute

Settlement: Having One’s Day in Court;” của tác giả Roderick Abbott; bài viết

“Developing Countries and the Initiation of GATT/WTO Disputes” của tác giả

Todd Allee; bài viết “The WTO Dispute Settlement System: How have

Developing Countries fared?” của tác giả William J. Davey; bài viết “Shifting

Coordinates of India’s Stance at the WTO: Understanding the Domestic and

International Economic Drivers” của tác giả Amit Shovon RAY; bài viết

“China's WTO entry: Antidumping, Safeguards, and Dispute Settlement” của tác

giả Chad P. Bown; sách tham khảo “Dispute Settlement at the WTO: The

Developing country experience” của các tác giả Gregory C. Shaffer và Ricardo

Meléndez-Ortiz; bài viết “China: How to Fight the Antidumping War?” của tác

giả Jason Z. Yin; bài viết “Dispute Settlement in the WTO and the Least

Developed Countries: the Case of India’s Anti-Dumping Duties on Lead Acid

Battery Import from Bangladesh” của tác giả M. A. Taslim; bài viết “Sense and

Sensibilities of China and WTO Dispute Settlement” của tác giả Marcia Don

Harpaz; bài viết “The WTO Dispute Settlement Understanding from a

Developing Country Perspective: The Example of Thailand” của tác giả Mickey

J. Wheatley; bài viết “China in the WTO: Antidumping and Safeguards” của tác

giả Patrick A. Messerlin; bài viết “India at Dispute Settlement Understanding”

của tác giả Simi T.B v.v. Bên cạnh đó, một số tài liệu đã được dịch sang tiếng

Việt như cuốn “Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO”, bản dịch

của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế xuất bản năm 2006 v.v.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập, ở những mức

độ chi tiết khác nhau, về:

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

10

Một là, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế và việc áp

dụng pháp luật đó trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá tại WTO. Có

nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về vấn đề này, trong đó, điển hình là một

số công trình nghiên cứu như cuốn “The GATT Uruguay Round: A negotiating

history (1986-1992), Volume II: Commentary” của Terence P. Stewart; cuốn

“Understanding the WTO Anti-Dumping Agreement: Negotiating History and

Subsequent Interpretation” của James P. Durling và Matthew R. Nicely; cuốn

“Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure”

của David Palmeter và Petros C. Mavroidis; giáo trình “The Law and Policy of

the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den

Bossche; và cuốn sách dịch “Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO”

của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế v.v. Nhìn chung, các công trình

nghiên cứu nói trên chủ yếu phân tích lịch sử của pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO bắt đầu từ sự ra đời và trên

cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947, có phân chia thành các

giai đoạn cụ thể tương ứng với những cột mốc quan trọng (trước và sau khi có

GATT 1947 và sự ra đời của WTO, các bản ADC, ADA và DSU v.v), đồng thời

có đánh giá xu hướng vận động và phát triển của lĩnh vực pháp luật này. Tuy

nhiên, các tác giả mới chỉ phân tích, một cách riêng rẽ, lịch sử hình thành và phát

triển của các yếu tố cấu thành lên pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết

tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ yếu là DSU và ADA, mà chưa đặt

chúng trong một bức tranh tổng thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải

quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Hai là, các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh

chấp tại WTO. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể nhắc tới như cuốn

“Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure”

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

11

của Palmeter, N. David; giáo trình “The Law and Policy of the World Trade

Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche; bài viết

“The role of Public International Law in the WTO: How far can we go?” của

Joost Pauwelyn đăng trên tạp chí “The American Journal of International Law”,

VOL. (95):3 v.v. Mặc dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau về số lượng,

tên gọi, vị trí, vai trò đối với từng loại nguồn, nhưng nhìn chung, trong những

nghiên cứu của các học giả trên thế giới, việc xác định các loại nguồn của pháp

luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO, cơ bản cũng đều dựa

trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền thống theo Điều 38(1) của Qui chế

Tòa án Công lý Quốc tế và có tính tới cả những đặc thù của WTO.

Ba là, DSM của WTO với những vấn đề chung như hệ thống các nguyên

tắc, các cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, các phương thức

giải quyết tranh chấp, các loại khiếu kiện trong những tranh chấp được giải quyết

tại WTO (khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình

huống); các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác

trong vụ tranh chấp tại WTO; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO với

bốn giai đoạn bao gồm tham vấn, xét xử tại Ban hội thẩm, kháng cáo và xét xử

phúc thẩm và giai đoạn thực thi quyết định của DSB; vấn đề bảo mật và qui tắc

đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết tranh chấp nói chung tại WTO v.v. Đây là

nội dung đã được những công trình nghiên cứu ở các nước đề cập và phân tích

một cách tương đối chi tiết và toàn diện, trong số đó có thể kể tới cuốn sách

“WTO disputes: anti-dumping, subsidies and safeguards” của Edwin A.

Vermulst, Folkert Graafsma; cuốn sách “Dispute settlement in the World Trade

Organization: Practice and procedure” của David Palmeter và Petros C.

Mavroidis; cuốn sách “Key issues in WTO dispute settlement: the first ten years”

của Rufus Yerxa và Bruce Wilson; giáo trình “The Law and Policy of the World

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

12

Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche;

cuốn sách “International Dispute Settlement” của J.G. Merrills; cuốn sách dịch

“Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO” của Ủy ban Quốc gia về

Hợp tác kinh tế quốc tế v.v.

Bốn là, chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành cho

các nước đang phát triển. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các

nước như cuốn sách “Dispute settlement in the World Trade Organization:

Practice and procedure” của David Palmeter và Petros C. Mavroidis; giáo trình

“The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and

Materials” của Peter Van den Bossche v.v. . Ngoài việc phân tích nội dung chế

độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong giải

quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp về chống BPG nói riêng, các

công trình nghiên cứu nói trên còn có sự đánh giá về tính khả thi của những đối

xử đặc biệt và khác biệt này. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng, chế độ đối xử đặc

biệt và khác biệt chỉ mang tính hình thức và không mang lại hiệu quả thiết thực

trong việc thúc đẩy và trợ giúp các nước đang phát triển khi tham gia vào quá

trình giải quyết tranh chấp tại WTO.

Năm là, quan niệm của WTO về chống BPG và pháp luật của WTO về

chống BPG. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu tương đối chi tiết và đầy đủ ở các

nước, với một số công trình nghiên cứu điển hình như cuốn “Understanding the

WTO Anti-Dumping Agreement: Negotiating History and Subsequent

Interpretation” của James P. Durling và Matthew R. Nicely; giáo trình “The Law

and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” của

Peter Van den Bossche; các tài liệu sử dụng trong khóa học “Dispute Settlement

– World Trade Organization” của UNCTAD với chủ đề “Anti-dumping

measures” và tài liệu đào tạo về “The WTO Agreement on Anti-dumping” v.v.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

13

Sáu là, phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại

DSB, bao gồm, tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp

thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời và tranh chấp

về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội

dung của ADA. Điển hình trong số các công trình nghiên cứu đề cập tới nội

dung này là cuốn “Key issues in WTO dispute settlement: the first ten years” của

Rufus Yerxa và Bruce Wilson; giáo trình “The Law and Policy of the World

Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche;

cuốn “WTO Dispute Settlement Understanding: A Detailed Interpretation” của

Guohua Yang; cuốn “WTO disputes: anti-dumping, subsidies and safeguards”

của Edwin A. Vermulst và Folkert Graafsma; bài nghiên cứu “The Case for

Tradable Remedies in WTO Dispute Settlement” của Kyle Bagwell, Petros C.

Mavroidis, và Robert W. Staiger v.v. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nói

trên còn chưa phân tích chuyên sâu về những vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý đối

với phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB.

Bảy là, thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung

và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO và sự tham gia của các nước

đang phát triển. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể

kể đến cuốn sách “Dispute Settlement at the WTO: The Developing country

experience” của Gregory C. Shaffer và Ricardo Meléndez-Ortiz; bài viết “Sense

and Sensibilities of China and WTO Dispute Settlement” của Marcia Don

Harpaz; bài viết “The WTO Dispute Settlement Understanding from a

Developing Country Perspective: The Example of Thailand” của Mickey J.

Wheatley; bài viết “India at Dispute Settlement Understanding” của Simi T.B

v.v. Ngoài việc phân tích được thực trạng giải quyết các tranh chấp thương mại

quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO, các công

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

14

trình nghiên cứu nói trên đã đánh giá được những thành công, thất bại, đồng thời

rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. Không những

thế, các tác giả cũng đã tiến hành phân tích vai trò quan trọng và sự tham gia

ngày càng chủ động và tích cực của các nước đang phát triển trong việc giải

quyết các tranh chấp, bao gồm cả các tranh chấp về chống BPG, trên cả hai lĩnh

vực (i) tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và (ii) hoàn thiện DSM của

WTO. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã tiến hành phân tích và đánh giá về

những khó khăn, thách thức mà các nước đang phát triển có thể phải đối diện khi

tham gia vào DSM của WTO, cũng như khả năng và cơ hội của họ khi được đại

diện bởi ACWL. Không chỉ dừng lại ở việc phân tích về thực trạng tham gia của

các nước đang phát triển nói chung trong DSM của WTO, một số công trình

nghiên cứu còn phân tích được thực tiễn và kinh nghiệm tham gia giải quyết

tranh chấp về chống BPG của ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.

Nhìn chung, cho đến nay, vẫn chưa có các nghiên cứu mang tính học thuật

ở các nước kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải

quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các

nước đang phát triển; đồng thời có liên hệ cụ thể tới trường hợp của Việt Nam để

từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam tham gia

hiệu quả hơn vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trước, trong và sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, ở Việt Nam, đã

có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp về

chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển

và Việt Nam ở cả góc độ lý luận và thực tiễn.

Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên

cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

15

quốc tế của WTO” và Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Vũ Thị

Phương Lan với đề tài “Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế và

những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Ngoài ra, còn có một số Luận văn thạc

sỹ luật học và đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý như luận văn Thạc sĩ luật học

của học viên cao học Nguyễn Thị Hường với đề tài “Các nước đang phát triển và

cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO”; Bạch Quốc An với đề tài

“Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế

giới (WTO); Lê Thị Hà với đề tài “Các nước đang phát triển với cơ chế giải

quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới”; Lê Thị Hồng Hải với đề tài

“Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO”; Trần Văn Hải với đề

tài “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống BPG của WTO” v.v.

Bên cạnh đó, ở cấp độ sách chuyên khảo, có thể nhắc đến các cuốn sách

của (i) TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát

triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới, Nxb. Lao

động xã hội; (ii) Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn II (EU-VIETNAM

MUTRAP II) (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại

thế giới trong hệ thống thương mại đa phương; (iii) VCCI (2010), Tranh chấp về

chống BPG trong WTO; (iv) Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ (2010), Tóm

tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO – Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ

quan phúc thẩm từ năm 1995-2010 v.v.

Trong số các công trình nghiên cứu ở qui mô nhỏ hơn có (i) bài viết “Cơ

chế giải quyết tranh chấp của WTO: Nhìn từ các nước đang phát triển” của tác

giả Lý Vân Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2 (61), 2005; (ii) bài

viết “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và gợi ý cho Việt Nam” của tác giả

Nguyễn Vĩnh Thanh và Phạm Thanh Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi

& Trung Đông, số 8, năm 2006; (iii) bài viết “Các vụ kiện chống BPG và cơ chế

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

16

giải quyết tranh chấp của WTO” của tác giả Bùi Anh Thủy đăng trên Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2007; (iv) bài viết “Giải quyết tranh chấp về

chống BPG trong khuôn khổ WTO” của tác giả Nguyễn Linh Giang đăng trên

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3, năm 2008; (v) bài viết “Những ưu đãi dành

cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của

WTO mà Luật sư cần lưu ý” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí

Nghề luật số 3/2009; (vi) bài viết “Cơ quan đầu mối và cơ chế phối kết hợp trong

giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO: kinh nghiệm cho Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Thanh Tú đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2012

v.v.

Ngoài ra, còn có các bài đăng trên các trang thông tin điện tử như các (i)

bài viết “Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong lần đầu tiên sử

dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO” của Cục Quản lý cạnh tranh; (ii) bài

viết “Tranh chấp về chống BPG: Kinh nghiệm bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu”

của Đỗ Thành Công; (iii) bài viết “Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt

Nam tại WTO - Các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm tôm nước ấm đông

lạnh” của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại, VCCI; (iv) bài viết “Một

số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt nam tại WTO”

của Nguyễn Tiến Vinh; và (v) bài viết “Kiện Mỹ ra WTO: Thông điệp của Việt

Nam” của Tuấn Ý v.v.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập tới những nội

dung cụ thể sau đây:

Thứ nhất là, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá tại WTO. Điển hình trong số các

công trình nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến Luận án Tiến sĩ luật học của

Nghiên cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

17

mại quốc tế của WTO”; Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Vũ Thị

Phương Lan với đề tài “Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế và

những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”; sách tham khảo “Các nước đang phát

triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” của TS.

Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà v.v. Các công trình nghiên cứu nói trên

đã tiến hành phân tích một cách tương đối toàn diện và có hệ thống về lịch sử

hình thành và phát triển của DSM trong WTO và pháp luật của WTO về chống

BPG.

Thứ hai là, quan niệm của WTO về chống BPG và pháp luật của WTO về

chống BPG. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu tương đối chi tiết và đầy đủ ở

Việt Nam, bao quát được tất cả các khía cạnh liên quan từ khái niệm một sản

phẩm bị coi là BPG theo qui định của WTO, khái niệm sản phẩm tương tự, giá

xuất khẩu, trị giá thông thường, biên độ BPG, các căn cứ cơ bản để áp thuế

chống BPG, khởi xướng điều tra chống BPG, các biện pháp chống BPG, rà soát

thuế chống BPG v.v. Điển hình trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này

ở Việt Nam phải kể đến Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Vũ Thị

Phương Lan với đề tài “Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế và

những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ của Trần Văn Hải với

đề tài “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống BPG của WTO”, sách tham

khảo “Tranh chấp về chống BPG trong WTO” của VCCI v.v.

Thứ ba là, DSM của WTO. Đây cũng là vấn đề đã được các công trình

nghiên cứu ở Việt Nam phân tích một cách tương đối toàn diện và đầy đủ, bao

gồm cả khái niệm và nội dung những yếu tố cấu thành, điển hình là Luận án Tiến

sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề tài “Cơ chế giải quyết

tranh chấp thương mại quốc tế của WTO”; sách tham khảo “Các nước đang phát

triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” của TS.

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

18

Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; phần nội dung về “Giải quyết tranh

chấp trong khuôn khổ WTO” của TS. Nông Quốc Bình tại Chương VIII trong

sách tham khảo “Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế

giới trong hệ thống thương mại đa phương”; sách tham khảo “Tranh chấp về

chống BPG trong WTO” của VCCI v.v. Tuy nhiên, khi trình bày về DSM của

WTO, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ chủ yếu phân tích các qui

định chung của DSU mà chưa phân tích những qui định áp dụng riêng cho việc

giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể là các Điều từ 17.4 đến 17.7 của

ADA, cũng như mối quan hệ giữa các qui định này.

Thứ tư là, những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong DSM của

WTO. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam, trong đó có

thể kể đến Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề

tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO”; Phần nội dung

về “Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO” của TS. Nông Quốc Bình tại

Chương VIII trong sách tham khảo “Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ

chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương”; sách tham

khảo “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức

thương mại thế giới” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; bài viết

“Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh

chấp thương mại của WTO mà Luật sư cần lưu ý” của tác giả Nguyễn Thị Thu

Hiền đăng trên Tạp chí Nghề luật số 3/2009; bài viết “Sự đối xử đặc biệt và khác

biệt của WTO dành cho các nước đang phát triển và những đề xuất sửa đổi Hiệp

định về chống BPG hiện nay” của tác giả Trịnh Hải Yến đăng trên Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật, số 11/2008 v.v. Ngoài việc phân tích nội dung chế độ đối xử

đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong DSM của WTO,

các công trình nghiên cứu nói trên, ở những mức độ khác khau, đã đánh giá được

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

19

về tính khả thi, những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển khi

tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO.

Thứ năm là, phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết

tại DSB. Không nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam phân tích chuyên sâu

về vấn đề này, có thể kể đến một số bài viết như “Các vụ kiện chống BPG và cơ

chế giải quyết tranh chấp của WTO” của tác giả Bùi Anh Thủy đăng trên Tạp chí

Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2007; “Giải quyết tranh chấp về chống BPG

trong khuôn khổ WTO” của tác giả Nguyễn Linh Giang đăng trên Tạp chí Nhà

nước và Pháp luật số 3, năm 2008 v.v. Mặc dù có đề cập tới vấn đề tranh chấp về

chống BPG và có phân tích một số vụ tranh chấp, tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu nói trên đều chưa đưa ra được khái niệm, đặc điểm, các trường hợp

khởi kiện, cũng như phân tích về nguyên nhân và đánh giá hiệu quả của việc giải

quyết tranh chấp khi các thành viên WTO lựa chọn và quyết định khởi kiện đối

với từng loại tranh chấp này.

Thứ sáu là, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO.

Điển hình trong một số các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này là sách tham khảo

“Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương

mại thế giới” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; sách tham khảo

“Tranh chấp về chống BPG trong WTO” của VCCI; bài viết “Vụ giải quyết

tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO – Các biện pháp chống BPG đối với

sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh” của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương

mại – VCCI; bài viết “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu

tiên của Việt nam tại WTO” của tác giả Nguyễn Tiến Vinh v.v. Các công trình

nghiên cứu nói trên mới chỉ phân tích về thực tiễn giải quyết tranh chấp thương

mại quốc tế nói chung tại WTO, liệt kê và phân tích sơ lược đối với một số vụ

tranh chấp điển hình về chống BPG, trong đó chủ yếu tập trung vào vụ kiện

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

20

DS404 với Hoa Kỳ, vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia với tư cách là

nguyên đơn trong DSM của WTO. Ngoài ra các công trình nghiên cứu nói trên

cũng đã phân tích một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như việc lựa chọn

vấn đề và thời điểm khởi kiện.

Thứ bảy là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết

tranh chấp trong khuôn khổ WTO như chủ động và tích cực theo kiện; thành lập

cơ quan chuyên trách về giải quyết tranh chấp tại WTO; chuẩn bị tài liệu tố tụng

một cách tích cực và chuyên nghiệp; tăng cường nguồn nhân lực tham gia giải

quyết tranh chấp thương mại quốc tế; tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp

Việt Nam kiến thức về tranh chấp thương mại quốc tế và DSM của WTO; cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ; xây dựng chiến lược đưa các chuyên

gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các cơ quan của WTO, tham

gia vào Ban hội thẩm và AB; tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên khác; sử

dụng hiệu quả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL v.v Tuy nhiên, các công trình

nghiên cứu mới chỉ chủ yếu tập trung phân tích các giải pháp chung khi Việt

Nam tham gia vào DSM của WTO đối với tất cả các loại tranh chấp mà chưa có

nhiều liên hệ cụ thể tới lĩnh vực tranh chấp về chống BPG.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, hoặc chỉ chủ yếu phân

tích một cách chung nhất về hành vi BPG và pháp luật về chống BPG; hoặc chỉ

phân tích về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói chung, có liên hệ với

trường hợp của các nước đang phát triển và của Việt Nam mà chưa có sự đánh

giá một cách tổng thể và toàn diện đối với tranh chấp về chống BPG; khái niệm,

nội dung, xu hướng vận động và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO; thái độ của các nhóm nước khác

nhau đối với tranh chấp về chống BPG; mối quan hệ tương tác giữa việc giải

quyết tranh chấp về chống BPG theo pháp luật của WTO và giải quyết tranh

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

21

chấp về BPG theo pháp luật của quốc gia thành viên; khái niệm, bản chất và đặc

điểm cơ bản của bốn loại tranh chấp cụ thể về chống BPG được giải quyết tại

DSB; cập nhật thực trạng giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, sự tham

gia của các nước đang phát triển và Việt Nam, tổng hợp và phân tích kinh

nghiệm giải quyết tranh chấp về chống BPG của một số nước đang phát triển

điển hình, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu

quả sự tham gia của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp về chống

BPG tại WTO. Đặc biệt, ở trình độ Tiến sĩ luật học, chưa có công trình nào

nghiên cứu kết hợp cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết

tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước

đang phát triển, đồng thời có liên hệ cụ thể tới trường hợp của Việt Nam.

1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý vấn đề

Trên cơ sở đánh giá và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công

trình nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và

làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời có định hướng về việc xây

dựng và đề xuất các giải pháp như sau:

Thứ nhất là, về mặt lý luận:

- Phân tích và nhận định về xu hướng vận động và phát triển của pháp luật

quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Trên cơ sở

phân chia lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO thành các giai đoạn cụ thể, luận án

sẽ tiến hành đánh giá tổng thể những thành công và hạn chế của pháp luật quốc

tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, bao gồm cả luật tố tụng và

nội dung, qua từng giai đoạn, để từ đó thấy được tính kế thừa và phát triển của

pháp luật WTO so với GATT 1947, cũng như xu hướng vận động và phát triển

của lĩnh vực pháp luật này trong thời gian tới;

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

22

- Làm rõ quan niệm hiện hành của WTO đối với tranh chấp về chống

BPG. Ngoài việc đưa ra một cách hiểu theo quan niệm hiện hành của WTO đối

với tranh chấp về chống BPG, luận án sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm cơ

bản của loại tranh chấp này về tính chất, về chủ thể, về phạm vi các vấn đề tranh

chấp được giải quyết tại DSB và về cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về

chống BPG, cả ở khía cạnh luật nội dung và tố tụng. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn

thuật ngữ “tranh chấp về chống BPG” trong khuôn khổ WTO, luận án sẽ tiến

hành phân biệt loại tranh chấp này với “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về

chống BPG” theo pháp luật của quốc gia thành viên, đồng thời phân biệt ba loại

tranh chấp liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần

gũi với nhau trong khuôn khổ WTO, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh

chấp về chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”;

- Làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc tế áp dụng trong

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Việc xác định các loại nguồn của

pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO,

về cơ bản, cũng dựa trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền thống theo

Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế, có tính tới cả những đặc thù của

WTO và lĩnh vực chống BPG;

- Làm sáng tỏ mối quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống

BPG theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về BPG theo pháp luật quốc

gia thành viên. Việc nghiên cứu về mối quan hệ tương tác nói trên có một vị trí

quan trọng trong việc nhận diện và hiểu rõ bản chất của việc giải quyết tranh

chấp về chống BPG tại WTO, nhằm hạn chế những sự nhầm lẫn, ở cả góc độ

thuật ngữ và thực tiễn áp dụng;

- Làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm của bốn loại tranh chấp về chống

BPG được giải quyết tại DSB trong khuôn khổ WTO, bao gồm tranh chấp về

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

23

thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết

giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về sự không phù hợp trong

các qui định pháp luật của một quốc gia thành viên với nội dung của ADA. Luận

án cũng sẽ tiến hành phân tích những lý do mà các thành viên WTO lựa chọn và

quyết định khởi kiện đối với từng loại tranh chấp này.

Thứ hai là, về mặt thực tiễn:

- Phân tích và đánh giá một cách tổng thể và toàn diện đối với thực tiễn

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Sau khi tiến hành thống kê và

phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG, Luận án sẽ đưa ra

những nhận xét về tình hình giải quyết tranh chấp, về các nhóm mặt hàng và lĩnh

vực tranh chấp, sự tham gia của các đối tượng chủ thể khác nhau v.v. Đồng thời,

Luận án cũng sẽ tiến hành phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống

BPG ở các giai đoạn tham vấn, xét xử hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, thi

hành quyết định của DSB thông qua các số liệu thống kê cụ thể. Đặc biệt, Luận

án sẽ tiến hành phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên để từ đó

có thể rút ra những nhận xét và những điểm cần lưu ý đối với các nước đang phát

triển nói chung và Việt Nam nói riêng;

- Làm sáng tỏ thực trạng sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá

trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Qua phân tích và đánh giá

thực trạng nói trên, Luận án sẽ làm rõ những nguyên nhân của việc tham gia hạn

chế của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng như sự hạn

chế về năng lực, điều kiện tài chính và nguồn nhân lực để theo đuổi các vụ kiện,

thiếu kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, tâm lý lo ngại “sự trả đũa” v.v.;

- Làm rõ thực trạng tham gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Luận án sẽ làm sáng tỏ thực tiễn

tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO của ba nước này

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

24

với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba, để từ đó rút ra được những bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam;

- Làm rõ thực trạng tham gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO của Việt Nam, chủ yếu là từ hai vụ kiện DS404 và DS429 với Hoa Kỳ,

đồng thời, tiến hành tổng hợp và đánh giá về toàn bộ thực tiễn tham gia vào việc

giải quyết tranh chấp của Việt Nam dù là với tư cách nguyên đơn hay bên thứ ba,

cũng như đánh giá khả năng Việt Nam phải đối diện với những vụ tranh chấp về

chống BPG tại WTO trong tương lai, trong đó bao gồm cả khả năng trở thành bị

đơn trong các vụ tranh chấp.

Thứ ba là, định hướng về việc xây dựng các giải pháp và đưa ra đề xuất:

- Làm sáng tỏ những quan điểm và định hướng cơ bản cho việc nâng cao

hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về

chống BPG, về cơ bản, sẽ được tiến hành phân tích dựa trên các quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,

chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, những yêu cầu của

quá trình hội nhập nói chung và việc tham gia vào WTO nói riêng cũng như điều

kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam;

- Kiến nghị một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia

của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG bao gồm

việc tổng hợp và kế thừa một số giải pháp đã được trình bày trong các công trình

nghiên cứu trước đó, đồng thời, đưa ra một số đề xuất mới, cụ thể đối với Việt

Nam trong từng trường hợp khi Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị

đơn hay bên thứ ba.

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham

gia của các nước đang phát triển và Việt Nam luôn là vấn đề thu hút được sự

quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà khoa học pháp lý ở trong và

ngoài nước. Một loạt các công trình nghiên cứu được công bố, ở những mức độ

chi tiết khác nhau, đã phân tích được một số nội dung cơ bản của vấn đề này.

Mặc dù có nhiều nội dung đã được đề cập tới trong các công trình nghiên

cứu trong và ngoài nước, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên

cứu nào kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải

quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các

nước đang phát triển; phân tích kinh nghiệm của một số nước đang phát triển,

đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu về trường hợp của Việt Nam để từ đó đề xuất các

định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào

việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, Luận án sẽ tiếp tục

nghiên cứu và làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết

tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước

đang phát triển và Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất

những giải pháp phù hợp với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của

Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG.

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

26

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN

PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI WTO

2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế

trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO là sự kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947. Lịch sử hình thành

và phát triển của lĩnh vực pháp luật này có thể được chia thành ba giai đoạn với

những cột mốc phát triển quan trọng.

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947

Không phải tới khi có GATT 1947, pháp luật quốc tế mới có những qui

định đầu tiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp về chống BPG. Sau những

nỗ lực đơn phương của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Canađa v.v,

nhằm xử lý thực tiễn thương mại không lành mạnh những năm đầu thế kỷ 20, tại

một diễn đàn đa phương được tổ chức tại Giơnoa (Italia) vào tháng 5 năm 1922,

Hội Quốc liên, tổ chức tiền thân của Liên Hợp quốc, đã soạn thảo và cho ra đời

một Bản ghi nhớ về BPG (Memorandum on Dumping). Tuy nhiên, bản ghi nhớ

này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên,

bởi vậy tầm ảnh hưởng của văn bản này rất hạn chế [43, tr. 1404-1405]. Đến hội

nghị Bretton Woods (1944-1945), các bên tham gia đã chính thức đưa vấn đề

BPG ra để thảo luận trong khuôn khổ đa phương. Tại hội nghị này, Tổ chức

thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) cũng được dự kiến

thành lập cùng với một số thiết chế thương mại quốc tế khác. Ngày 05/03/1946,

Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc đã thông qua một nghị quyết

thành lập một ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

27

và Phát triển. Sau đó, các bên tham gia đã tiến hành thông qua Hiến chương

Havana vào năm 1948, trong đó có những điều khoản cơ bản để thành lập ITO.

Tuy rằng ITO sau đó không được thành lập nhưng những nội dung liên quan tới

chính sách thương mại trong Chương 4 của bản Hiến chương này đã tiếp tục

được ghi nhận trong GATT 1947, tại Điều VI [12, tr. 44-45].

Có thể thấy, giai đoạn trước năm 1947 là giai đoạn khởi đầu ghi nhận

những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia trong việc xây dựng các qui tắc

đa phương điều chỉnh vấn đề chống BPG. Các qui tắc được ra đời trong giai

đoạn này, mặc dù có tầm ảnh hưởng rất hạn chế, nhưng rõ ràng, chúng là sự

“khởi nguồn” cho một loạt các qui định sau này của GATT và WTO.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995

Ngày 01/01/1948, GATT 1947 chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn từ

năm 1947 cho đến năm 1995, các bên ký kết của GATT đã tiến hành tám vòng

đàm phán và kết thúc là sự ra đời của WTO cùng một loạt các hiệp định làm nền

tảng cho hoạt động của WTO sau này, trong đó bao gồm cả lĩnh vực pháp luật

quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể:

Thứ nhất là, về mặt tố tụng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc giải quyết

tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ GATT 1947 là Điều XXII và Điều

XXIII của GATT 1947. Tuy nhiên, những qui định này đã không ghi nhận các

thủ tục cụ thể và rõ ràng, và do đó, trên thực tế, hiệu quả giải quyết tranh chấp

còn hạn chế. Sau đó, lần lượt ADC 1967 và ADC 1979 ra đời tại các Vòng đàm

phán Kenơđi và Vòng đàm phán Tôkyô, được xem là sự bổ sung quan trọng cho

Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Nếu Điều 17 của ADC 1967, chỉ

dừng lại ở việc khẳng định về thủ tục tham vấn và dẫn chiếu đến Điều XXII và

Điều XXIII của GATT 1947, thì Điều 15 của ADC 1979 đã đề cập tới ba thủ tục

bao gồm: tham vấn, hòa giải và giải quyết tranh chấp, và đặc biệt, nó đã bước

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

28

đầu đặt ra phạm vi các tranh chấp về chống BPG liên quan tới ba vấn đề: (i) thuế

chống BPG chính thức; (ii) biện pháp tạm thời; và (iii) sự chấp thuận một biện

pháp cam kết giá (Điều 15.3, ADC 1979). Ngoài ra, trong khoảng thời gian này

còn diễn ra một số sự thay đổi liên quan tới các qui định về giải quyết tranh chấp

nói chung [26, tr. 43-44]. Sự ra đời của DSU, một hiệp định điều chỉnh riêng về

các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Vòng đàm phán Uruguay (1986 –

1994) chính là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO [42, tr. 5].

Thứ hai là, về mặt nội dung, Điều VI của GATT 1947 đã tạo ra một khuôn

khổ pháp lý cơ bản để các bên ký kết của GATT 1947 ứng phó với các vụ việc

BPG. Tuy nhiên, trước thực trạng Điều VI được giải thích và áp dụng theo

những cách thức không phù hợp, các bên ký kết đã bắt đầu tính tới sự cần thiết

phải cho ra đời một hiệp định riêng điều chỉnh trong lĩnh vực này, nhưng trong

suốt khoảng thời gian sau đó, đã không có bất kỳ sự thay đổi căn bản nào diễn ra

với Điều VI của GATT 1947, ngoại trừ một số kết quả đạt được trong các nghiên

cứu của Ban thư ký GATT năm 1958 về pháp luật chống BPG của các quốc gia

và kết quả hoạt động của Nhóm chuyên gia (Group of Experts) [43, tr. 1413-

1415],[89, tr. 3-4]. Khi ADC 1967 và ADC 1979 ra đời, mặc dù có những qui

định mới và cụ thể hơn về vấn đề chống BPG, nhưng trên thực tế, vai trò của các

ADC này còn hạn chế bởi chúng chỉ là những hiệp định nhiều bên, không bắt

buộc đối với tất cả các bên ký kết GATT [18, tr. 25-26]. Sau một loạt các bản dự

thảo “Carlisle I”, “Carlisle II”, “New Zealand I”, “New Zealand II”, “New

Zealand III”, “Ramsauer Text”, và “Dunkel Draft”, kết thúc Vòng đàm phán

Uruguay, ADA đã ra đời [38, tr. 549-586].

Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG trong suốt giai

đoạn 1948 - 1995, mới chỉ ghi nhận tám vụ tranh chấp (xem Phụ lục số 1). Thực

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

29

tiễn của GATT cũng như các báo cáo của Ban hội thẩm GATT đã trở thành các

nguồn bổ sung quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO sau này. Một số báo cáo của Ban hội thẩm GATT vẫn thường xuyên được

viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO như vụ

Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Khăn trải giường, vụ Hoa Kỳ – Thuế chống BPG

đối với cá hồi nhập khẩu từ Nauy; và vụ Thụy Điển – Thuế chống BPG v.v.

Rõ ràng, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống

BPG ở giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 đã đạt được những thành công

quan trọng với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định đa phương có giá trị pháp lý

bắt buộc, cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cùng với một phạm

vi ảnh hưởng rộng lớn khi WTO ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công

đó, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai

đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Có những điểm hạn chế,

bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng ADA và DSU nhưng cũng có những

điểm bất cập đã được chỉ ra từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo ADA và DSU với

rất nhiều ý kiến khác nhau được nêu trong các bản đề xuất, bản dự thảo và tại các

phiên đàm phán. Điều này đủ để cho thấy sự xung đột lớn về mặt lợi ích giữa các

nhóm nước cũng như tính phức tạp của lĩnh vực này. Bởi vậy, sau khi WTO ra

đời, các thành viên WTO vẫn cần phải tiếp tục đàm phán và nỗ lực hơn nữa để

hoàn thiện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay

Ngay khi WTO vừa ra đời, rất nhiều các hiệp định được ký kết tại Vòng

đàm phán Uruguay đã đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán trong tương

lai. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, cuối năm 1998, các thành viên WTO

cũng đã tiến hành một hoạt động rà soát toàn diện các qui tắc và thủ tục giải

quyết tranh chấp, nhưng không đạt được một kết quả rõ rệt nào. Sau đó, trong

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

30

khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển Đôha (Doha Development Agenda –

DDA) được khởi động từ năm 2001, những vấn đề liên quan tới pháp luật quốc tế

áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO được các thành viên

WTO tiếp tục đàm phán, chủ yếu là về ADA và DSU, cụ thể:

Thứ nhất, theo DDA, các thành viên WTO, sẽ tiến hành đàm phán về

những sửa đổi đối với ADA. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ tư ở Đôha

(Quata), các Bộ trưởng đã thống nhất tiến hành đàm phán về ADA với mục đích

là làm rõ và cải tiến các qui định bên cạnh việc vẫn giữ lại những nguyên tắc,

khái niệm và nội dung căn bản của hiệp định, có tính tới lợi ích của các nước

đang phát triển và chậm phát triển [67]. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5

ở Cancun (Mêxicô), vấn đề chống BPG lại được đưa ra thảo luận với nhiệm vụ

chủ yếu là tiếp tục đàm phán và tiến hành các công việc khác trong khuôn khổ

DDA. Nhìn chung, nội dung của các cuộc đàm phán về ADA thường xoay quanh

những chủ đề chính như nghiêm cấm sử dụng cách tính “Qui về không” trong

xác định biên độ bán phá giá (Zeroing), về cách xác định thiệt hại, vấn đề cam

kết giá, thủ tục rà soát cuối kì bắt buộc, vấn đề đối xử với các nước đang phát

triển v.v [82],[83],[90, tr. 48-64]. Cho đến thời điểm này, khó có thể dự đoán

trước được về diễn biến của những cuộc đàm phán sửa đổi ADA, tuy nhiên, theo

như chính tuyên bố ban đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 ở Đôha thì có

lẽ sẽ không có mấy thay đổi lớn trong các vấn đề cơ bản của ADA.

Thứ hai, theo DDA, đối với DSU, các thành viên thống nhất sẽ tiến hành

đàm phán nhằm cải tiến và làm rõ DSU [92]. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ

năm ở Cancun (Mêxicô), các cuộc thảo luận về DSU đã nhận được sự tham gia

đông đảo, tích cực và chủ động hơn của các thành viên so với các cuộc đàm phán

khác (ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp) với hơn 40 đề nghị từ hơn 80 thành viên

WTO. Tiếp theo đó, ngày 16/05/2003, một bản dự thảo đã được đưa ra để các

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

31

thành viên WTO tiến hành đàm phán [79]. Các thành viên WTO đã thảo luận

bản dự thảo này cho đến tận cuối tháng 05/2003 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất

đồng. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông, các thành viên đã tiến

hành thảo luận một số nội dung chính như vấn đề quyền của bên thứ ba, thẩm

quyền trả hồ sơ để xét xử lại, vấn đề hậu quả cũng như thủ tục và thời hạn để xử

lí trong trường hợp bị đơn không thi hành quyết định v.v [60]. Tại Hội nghị Bộ

trưởng ở Giơnevơ diễn ra vào năm 2006 và 2008, các cuộc đàm phán về DSU

vẫn tiếp tục được tiến hành nhưng cũng chưa thể đạt được sự đồng thuận [66].

Tính đến hết tháng 12/2013, đã có 102 vụ tranh chấp về chống BPG được

đưa ra giải quyết tại DSB, tiếp tục bổ sung loại nguồn quan trọng là các báo cáo

của Ban hội thẩm và AB cho pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh

chấp về chống BPG tại WTO.

Có thể thấy, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về

chống BPG tại WTO ở giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay vẫn tiếp tục được bổ

sung và hoàn thiện thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp và từ những nỗ lực

của các thành viên WTO. Tuy nhiên, với những bất đồng và xung đột lợi ích còn

tồn tại, những điểm hạn chế và bất cập của lĩnh vực pháp luật này cũng chưa thể

sớm được khắc phục và hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải có sự thiện chí và

những nỗ lực nhiều hơn nữa của các thành viên WTO, trong đó có cả Việt Nam.

2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh chấp về

chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp

về chống bán phá giá

2.2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và tranh chấp về

chống bán phá giá

Trong thương mại quốc tế thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai,

đặc biệt là trong quá trình đàm phán cho ra đời Hiến chương Havana, những

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

32

nước tham gia đàm phán đã chia BPG thành bốn nhóm: BPG về giá, BPG dịch

vụ, BPG hối đoái và BPG xã hội. Sau này, chỉ có BPG về giá là tiếp tục được qui

định trong Điều VI của GATT 1994 và trở thành khái niệm BPG trong thương

mại quốc tế được sử dụng phổ biến ngày nay [12, tr. 19]. Theo qui định của

GATT 1994 và ADA, một sản phẩm bị coi là BPG nếu giá xuất khẩu của sản

phẩm thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó [34],[36]. BPG trong

thương mại quốc tế tác động tới nền kinh tế của cả nước nhập khẩu và nước xuất

khẩu [12, tr. 22-25], do đó, trong một số trường hợp, để đối phó và hạn chế

những tác động tiêu cực từ việc hàng nhập khẩu BPG, nước nhập khẩu có thể

tiến hành các biện pháp chống BPG.

Như vậy, chống BPG được hiểu là “việc các cơ quan có thẩm quyền của

nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp tác động trực tiếp lên sản phẩm

nhập khẩu BPG để loại bỏ những thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu BPG đó gây

ra cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước mình” [12, tr. 26].

Liên quan tới vấn đề BPG và chống BPG, quan điểm của WTO thể hiện ở

những nội dung cơ bản sau đây: thứ nhất, WTO không có qui định cấm việc

BPG và cũng không điều chỉnh lĩnh vực này bởi BPG là hành vi của doanh

nghiệp. WTO chỉ tập trung qui định cách thức mà các Chính phủ thành viên có

thể hoặc không thể tiến hành các hành động để chống lại hàng nhập khẩu BPG

[61]; thứ hai, không phải mọi trường hợp hàng nhập khẩu BPG thì các Chính

phủ thành viên đều có quyền tiến hành các hành động để chống lại. Hàng nhập

khẩu cũng phải BPG và gây ra những thiệt hại đến một mức độ nhất định thì mới

bị áp dụng các biện pháp chống BPG; thứ ba, việc áp dụng các biện pháp chống

BPG là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ, của Chính phủ thành viên là nước

nhập khẩu. Việc thành viên là nước nhập khẩu có ra quyết định khởi xướng các

cuộc điều tra chống BPG cũng như có áp dụng các biện pháp chống BPG đối với

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

33

hàng nhập khẩu hay không hoàn toàn là sự lựa chọn của họ cho dù tất cả các căn

cứ và yêu cầu đều đã được đáp ứng đầy đủ.

Trong trường hợp nước nhập khẩu muốn đối phó với hàng nhập khẩu BPG

thì họ có quyền áp dụng các biện pháp chống BPG (Anti-dumping measures) [12,

tr. 40]. Các biện pháp chống BPG thường được các nước nhập khẩu qui định và

áp dụng bao gồm: thuế chống BPG chính thức, biện pháp cam kết giá và biện

pháp tạm thời. Có thể thấy, các biện pháp chống BPG nói trên chủ yếu là các

biện pháp hành chính, là công cụ tài chính - phi thuế quan mà nước nhập khẩu có

thể sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu BPG, và về bản chất, chúng mang nặng

tính chính trị và bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa trước sức ép cạnh tranh

của ngành công nghiệp nước ngoài, chứ không hoàn toàn dựa trên những tính

toán về lợi ích tổng thể của nền kinh tế hay của người tiêu dùng [12, tr. 37].

Khi một nước nhập khẩu, bằng công cụ pháp luật về chống BPG của nước

mình, khởi xướng các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống BPG nhằm

đối phó với hàng nhập khẩu BPG thì cũng chính là cách thức mà nước đó đã sử

dụng để giải quyết những tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp xuất khẩu

sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa của họ hiện đang sản xuất các sản

phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu. Bởi lẽ, trong trường hợp này, xét về bản

chất, đã có một tranh chấp thương mại (tranh chấp về BPG) giữa các doanh

nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản

phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu về việc có sự chênh lệch về giá của sản

phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của mình, một hoặc một nhóm các doanh nghiệp có

đủ điều kiện để được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo pháp

luật về chống BPG của nước nhập khẩu có thể đứng đơn kiện và yêu cầu cơ quan

có thẩm quyền của quốc gia mình tiến hành các thủ tục điều tra chống BPG đối

với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở yêu cầu đó, cơ quan có thẩm quyền của nước

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

34

nhập khẩu sẽ tiến hành các thủ tục điều tra và giải quyết tranh chấp về BPG, xem

xét và quyết định việc liệu có áp dụng các biện pháp chống BPG đối với sản

phẩm nhập khẩu hay không.

Để được thực hiện một cách hợp pháp và có hiệu quả, hầu hết các quốc gia

đều xây dựng hệ thống pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của nước mình,

với nội dung thường bao gồm một số các chế định cơ bản như chế định về xác

định việc BPG, chế định về xác định thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội

địa của nước nhập khẩu, chế định về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc

BPG và thiệt hại vật chất, chế định về các biện pháp chống BPG cụ thể, chế định

về thủ tục rà soát việc áp dụng thuế chống BPG [12, tr. 27]. Việc chống BPG sẽ

được tiến hành theo một trình tự nhất định căn cứ vào pháp luật về chống BPG

của nước nhập khẩu. Trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài

là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống BPG không đồng ý với quyết định

của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, thì có thể lựa chọn hoặc sử

dụng đồng thời hai biện pháp sau:

Một là, tiến hành các thủ tục khiếu kiện tư pháp để yêu cầu xem xét lại

quyết định đã được ban hành [12, tr. 126]. Trên thực tế, các quốc gia có thể lựa

chọn và xây dựng thủ tục này theo một trong các mô hình sau đây: (i) thủ tục và

thiết chế tư pháp; (ii) thủ tục và thiết chế tài phán hành chính; (iii) thủ tục và

thiết chế trọng tài; và (iv) thủ tục khiếu nại hành chính. Ví dụ như, ở Hoa Kỳ,

Tòa án thương mại quốc tế (The United States Court of International Trade) là

cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện các quyết định hành chính về

chống BPG, hoạt động giống như một tòa án hành chính chứ không phải là một

tòa án tư pháp. Phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế có hiệu lực ngay sau

khi được tuyên và có thể bị kiện lên Tòa phúc thẩm Hạt Liên bang (The Court of

Appeals for the Federal Circuit) để được xem xét lại. Trong khi đó ở EU, các

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

35

bên liên quan trong một vụ kiện chống BPG có thể khiếu kiện lên Tòa sơ thẩm

Châu Âu (The Court of First Instance). Phán quyết của Tòa sơ thẩm Châu Âu có

thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm lên Tòa án Công lý Châu Âu (The

European Court of Justice). Phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu là chung

thẩm. Theo Điều 13 của ADA, tất cả thành viên WTO đều phải qui định các thủ

tục hoặc các thiết chế nhất định trong pháp luật quốc gia để thực hiện việc xem

xét lại các quyết định cuối cùng về chống BPG một khi các bên liên quan thực

hiện quyền khiếu kiện tư pháp của mình. Tuy nhiên, cho dù thuộc mô hình nào

thì các thiết chế giải quyết khiếu kiện chống BPG trên đây cũng phải độc lập với

cơ quan có quyết định về chống BPG bị khiếu nại, nhằm bảo đảm cho việc giải

quyết khiếu kiện một cách khách quan và công bằng [12, tr. 127-128].

Hai là, vận động Chính phủ của nước mình khởi kiện Chính phủ nước

nhập khẩu và sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

giữa các quốc gia.

Như vậy, theo pháp luật về chống BPG của một quốc gia thành viên, có

hai loại tranh chấp khác nhau liên quan tới lĩnh vực chống BPG: (1) “tranh chấp

về BPG” là tranh chấp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các

doanh nghiệp nội địa của nước nhập khẩu sản xuất các sản phẩm tương tự với

sản phẩm nhập khẩu; (2) “tranh chấp về chống BPG” là tranh chấp giữa tư

nhân (doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài) với Chính phủ (nước nhập khẩu áp

dụng biện pháp chống BPG) về việc áp dụng các biện pháp chống BPG. Theo

pháp luật quốc tế, tranh chấp về chống BPG được hiểu là tranh chấp giữa các

quốc gia liên quan tới vấn đề áp dụng các biện pháp chống BPG.

Tranh chấp về chống BPG (Anti-dumping dispute) giữa các thành viên

WTO là loại tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết theo DSM của WTO. Mặc

dù đây là một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất tại WTO nhưng bản

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

36

thân WTO lại không đưa ra một khái niệm chính thức nào đối với loại tranh chấp

này. Trong khuôn khổ GATT 1947, cũng không có bất kì qui định nào, ngay kể

cả Điều VI có đề cập tới khái niệm này. Trong ADC 1967, tại Điều 17, có nêu ra,

một phần nào đó, khái niệm tương đối rộng và còn rất chung chung, đối với

tranh chấp về chống BPG, đó là tranh chấp về “các vấn đề liên quan tới việc vận

hành hệ thống chống BPG tại bất kì thành viên và vùng lãnh thổ hải quan nào

mà có thể tác động tới hoạt động của ADC”. Đến ADC 1979, lần đầu tiên, bộ

luật này đã nêu lên một khái niệm chính thức trong phần chú thích của Điều 15,

theo đó, tranh chấp về chống BPG được hiểu là “những tranh chấp phát sinh

giữa các Bên liên quan tới các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định”. Khái niệm

tương đối khái quát và rộng này, sau đó, đã không còn được nêu lại trong ADA.

Mặc dù WTO chưa có một khái niệm cụ thể đối với tranh chấp về chống

BPG, tuy nhiên, có thể thấy, loại tranh chấp này cũng có một số đặc điểm nhất

định: một là, tranh chấp về chống BPG là tranh chấp giữa các thành viên WTO,

bởi vậy, trước hết, nó là một loại tranh chấp quốc tế, là “sự bất đồng về một qui

phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định” trong quan hệ

quốc tế [23, tr. 385]. Cụ thể, đối với tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ

WTO, đó là sự bất đồng giữa các thành viên WTO về một chính sách hoặc pháp

luật không phù hợp của một thành viên hoặc liên quan tới một quyết định về việc

áp dụng các biện pháp chống BPG làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của những

thành viên khác theo các hiệp định của WTO; hai là, theo Điều 1.1 của DSU, các

qui tắc và thủ tục của DSU “phải được áp dụng cho những tranh chấp được đưa

ra theo các qui định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định

được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này”, và trong Phụ lục 1 đó có liệt

kê GATT 1994 và ADA [35]. Như vậy, tranh chấp về chống BPG là một trong

những tranh chấp có thể được giải quyết tại WTO. Dựa trên cách diễn đạt của

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

37

các Điều XXII, XXIII của GATT 1994 và DSU, thì có thể hiểu, những tranh

chấp được giải quyết tại WTO là những tranh chấp giữa các thành viên WTO về

các vấn đề pháp lý liên quan đến các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và

các cam kết trong khuôn khổ WTO. Bởi vậy, cùng với nội dung qui định tại Điều

17 của ADA, theo tác giả, có thể hiểu:

Tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO là những bất đồng giữa

các thành viên WTO về các vấn đề pháp lý liên quan đến các quyền và nghĩa vụ

trong lĩnh vực chống BPG theo các hiệp định của WTO.

Khi phát sinh một tranh chấp về chống BPG, các thành viên của WTO có

thể tìm kiếm các giải pháp khác nhau để giải quyết loại tranh chấp này, bao gồm

cả việc khởi kiện ra DSB. Tuy nhiên quan điểm của WTO là các thành viên có

thể tiến hành tham vấn hoặc sử dụng những phương thức khác để giải quyết các

tranh chấp về chống BPG giữa họ nhưng không phải mọi tranh chấp về chống

BPG đều có thể được giải quyết tại DSB. Sau khi tham vấn không thành công,

nếu bên khiếu kiện muốn đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại DSB thì DSB cũng

chỉ tiến hành xem xét đối với bốn loại tranh chấp về chống BPG sau đây: (i)

tranh chấp về thuế chống BPG chính thức; (ii) tranh chấp về sự chấp thuận một

biện pháp cam kết giá; (iii) tranh chấp về biện pháp tạm thời; (iv) tranh chấp về

sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung

của ADA [94],[95].

Qua những phân tích trên đây, theo tác giả, các tranh chấp về chống BPG

được giải quyết tại WTO có những đặc điểm cơ bản sau đây [17, tr. 39-42]:

Một là, tranh chấp về chống BPG là tranh chấp thứ phát.

Hai là, về chủ thể, đây là những tranh chấp giữa các thành viên WTO.

Ba là, về phạm vi các vấn đề tranh chấp được giải quyết tại DSB, bao gồm

bốn vấn đề sau đây: (i) thuế chống BPG chính thức; (ii) sự chấp thuận một biện

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

38

pháp cam kết giá; (iii) biện pháp tạm thời; (iv) sự không phù hợp trong các qui

định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA.

Bốn là, về cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về chống BPG, về mặt

nội dung cũng như về tố tụng, sẽ tuân theo pháp luật quốc tế áp dụng trong giải

quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Để hiểu rõ hơn thuật ngữ “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của

WTO thì cũng cần phải có sự phân biệt loại tranh chấp này với hai loại tranh

chấp, đó là “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG”, theo pháp luật

của một quốc gia thành viên.

Trước hết, sự khác biệt giữa “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật

của WTO với “tranh chấp về BPG” theo pháp luật của một quốc gia thành viên

thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể, “tranh chấp về chống BPG” trong khuôn khổ WTO

là tranh chấp giữa các Chính phủ, còn “tranh chấp về BPG” ở các quốc gia thành

viên là tranh chấp giữa các doanh nghiệp.

Thứ hai, về đối tượng tranh chấp. Theo qui định của WTO, đối tượng

tranh chấp của các tranh chấp về chống BPG tại WTO là những quyết định về

việc áp dụng các biện pháp chống BPG hoặc các chính sách và pháp luật về

chống BPG hàng nhập khẩu không phù hợp của thành viên nhập khẩu. Đối tượng

tranh chấp trong các vụ tranh chấp về BPG theo pháp luật của quốc gia thành

viên là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu của sản phẩm với giá trị thông

thường của sản phẩm tương tự trong điều kiện thương mại thông thường.

Thứ ba, về pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp, đối với các tranh

chấp về chống BPG giữa các thành viên WTO, thì đó là pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO; còn đối với các tranh

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

39

chấp về BPG giữa các doanh nghiệp, thì đó là pháp luật quốc gia (pháp luật của

nước nhập khẩu tiến hành điều tra chống BPG).

Thứ tư, về thời điểm phát sinh tranh chấp, thông thường, tranh chấp về

chống BPG chỉ có thể phát sinh sau khi đã có một tranh chấp về BPG. Tranh

chấp về chống BPG là loại tranh chấp thứ phát.

Tiếp theo, sự khác biệt giữa hai loại “tranh chấp về chống BPG” theo pháp

luật của WTO và theo pháp luật của quốc gia thành viên thể hiện ở một số điểm

cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể, “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của WTO

là tranh chấp giữa các Chính phủ, còn “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật

của quốc gia thành viên là tranh chấp giữa các doanh nghiệp với Chính phủ.

Thứ hai, về pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp, đối với “tranh

chấp về chống BPG” theo pháp luật của WTO, thì đó là pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, còn đối với “tranh

chấp về chống BPG” theo pháp luật của một quốc gia thành viên, thì đó là pháp

luật quốc gia (pháp luật của nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp chống BPG).

Ngoài ra, trong khuôn khổ WTO, để hiểu rõ hơn “tranh chấp về chống

BPG” thì cũng cần phân biệt loại tranh chấp này với hai loại tranh chấp khác

trong cùng nhóm các biện pháp khắc phục thương mại, đó là “tranh chấp về

chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”. Đây là ba loại tranh chấp

phổ biến nhất, chiếm khoảng hơn 50% tổng số các tranh chấp được giải quyết tại

WTO tính đến hết tháng 12/2013 [80].

Các biện pháp khắc phục thương mại (Trade remedies), hay còn gọi là các

biện pháp phòng vệ thương mại (Trade defence measures), là những công cụ

chính sách thương mại cho phép nước nhập khẩu tiến hành các hành động chống

lại hàng nhập khẩu nhằm khắc phục những thiệt hại vật chất mà hàng nhập khẩu

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

40

đang gây ra cho ngành công nghiệp trong nước. Nhóm biện pháp khắc phục

thương mại bao gồm: các biện pháp chống BPG, các biện pháp đối kháng và các

biện pháp tự vệ thương mại [50]. Theo qui định của WTO, các biện pháp khắc

phục thương mại là những biện pháp được phép áp dụng riêng rẽ hoặc có thể

được áp dụng đồng thời. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, một

số thành viên đã và đang lạm dụng nhóm biện pháp này hoặc áp dụng chúng một

cách không rõ ràng, gây cản trở cho sự phát triển của thương mại quốc tế.

“Tranh chấp về chống trợ cấp” (Anti-subsidy dispute), hay còn gọi là

“tranh chấp về các biện pháp đối kháng” (Countervailing-measure dispute), là

một loại tranh chấp giữa các thành viên WTO trong lĩnh vực trợ cấp. Theo Hiệp

định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) [33], trợ cấp là

hành vi của một Chính phủ hoặc một cơ quan công quyền hành động, hoặc chi

trả cho các khoản trợ cấp một cách trực tiếp, hoặc yêu cầu các công ty của họ trợ

cấp cho những đối tượng nhất định (Điều 1). Hành vi trợ cấp là hành vi của

Chính phủ, hoàn toàn khác với hành vi BPG là hành vi của các doanh nghiệp.

WTO là một tổ chức liên chính phủ, do vậy, WTO không điều chỉnh hành vi của

doanh nghiệp bao gồm cả hành động BPG của họ. Vì lẽ đó, ADA không qui định

về hành vi BPG của doanh nghiệp mà chỉ qui định những hành động của các

Chính phủ được tiến hành nhằm chống lại việc BPG. Với lĩnh vực trợ cấp thì

khác, Chính phủ thành viên của WTO có thể đóng một trong hai vai trò: là nước

cung cấp trợ cấp hoặc là nước hành động để chống lại việc trợ cấp của một nước

khác. Do đó, Hiệp định SCM qui định cả hai nội dung: trợ cấp, bao gồm cả trợ

cấp bị cấm và trợ cấp có thể bị đối kháng [61], và các hành vi chống lại trợ cấp.

Như vậy, trong khuôn khổ WTO, bên cạnh thuật ngữ “tranh chấp về chống trợ

cấp", còn có cả thuật ngữ “tranh chấp về trợ cấp" (Subsidy dispute). “Tranh chấp

về trợ cấp” theo pháp luật của WTO là tranh chấp giữa các thành viên WTO,

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

41

theo đó, thay vì sử dụng biện pháp đối kháng với hàng nhập khẩu có trợ cấp,

thành viên nhập khẩu có thể khởi kiện ra DSB để yêu cầu thành viên cung cấp

trợ cấp xóa bỏ trợ cấp hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực của trợ cấp. Bị đơn

trong các vụ tranh chấp về trợ cấp tại WTO là thành viên cung cấp trợ cấp, trong

khi đó, bị đơn trong các vụ tranh chấp về chống trợ cấp tại WTO là thành viên sử

dụng các biện pháp đối kháng để chống lại hàng nhập khẩu có trợ cấp.

Theo qui định của WTO [37], tự vệ thương mại là hành động phản ứng

của nước nhập khẩu trước tình trạng số lượng hàng nhập khẩu tăng đáng kể và

đột biến. Nước nhập khẩu có thể sử dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu hoặc

hạn chế số lượng để tự vệ. Tự vệ thương mại là một công cụ bảo hộ hợp pháp có

sức mạnh “ghê gớm” nhưng nó lại không phải là một biện pháp “miễn phí”.

Nước xuất khẩu (hoặc các nước xuất khẩu) có thể đòi bồi thường thông qua tham

vấn khi nước nhập khẩu sử dụng biện pháp tự vệ thương mại [61]. Nếu nước

xuất khẩu hàng hóa nhận thấy có sự vi phạm của nước nhập khẩu trong việc sử

dụng biện pháp tự vệ thương mại hoặc nếu việc sử dụng biện pháp tự vệ thương

mại của nước nhập khẩu ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ

có thể khởi kiện ra DSB.

Về tố tụng, điểm chung trong việc giải quyết tranh chấp về chống BPG,

các tranh chấp về chống trợ cấp và các tranh chấp về tự vệ thương mại là phải

tuân theo qui định của DSU, được khẳng định tại các Điều 17 của ADA, Điều 30

của Hiệp định SCM và Điều 14 của SA. Tuy nhiên, bên cạnh những nguyên tắc

và thủ tục chung đó, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG và tranh chấp về

chống trợ cấp tuân theo những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp được

nêu trong Tuyên bố tại Hội nghị Bộ trưởng ở Marrakesh về giải quyết tranh chấp

theo Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương

mại 1994 hoặc Phụ lục V của Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng [55].

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

42

Ngoài ra, việc giải quyết hai loại tranh chấp nói trên còn phải tuân theo những

qui định cụ thể được liệt kê trong Phụ lục 2 của DSU, theo đó, cụ thể là Điều

17.4 đến 17.7 của ADA đối với các tranh chấp về chống BPG; Điều 4.2 đến

4.12, Điều 6.6, từ Điều 7.2 đến 7.10, Điều 8.5, chú thích cuối trang 35, Điều 24.4

và Điều 27.7 của Hiệp định SCM đối với tranh chấp về chống trợ cấp.

Về luật nội dung, pháp luật của WTO, bao gồm các hiệp định có liên quan

và các loại nguồn khác, sẽ được áp dụng để giải quyết từng loại tranh chấp này.

Về các hiệp định của WTO có liên quan, ngoài qui định chung là Điều VI của

GATT 1994, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG sẽ căn cứ vào ADA, còn

việc giải quyết các tranh chấp về thuế đối kháng sẽ căn cứ vào Hiệp định SCM.

Đối với các tranh chấp về tự vệ thương mại, việc giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ

vào Điều XIX của GATT 1994 và SA.

2.2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về pháp luật quốc tế áp dụng trong giải

quyết tranh chấp về chống bán phá giá

WTO có một hệ thống pháp luật riêng nhằm cung cấp một khuôn khổ

pháp lý thống nhất cho việc thi hành và giám sát các hiệp định cũng như tiến

hành việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình áp dụng và giải

thích những hiệp định này. Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp

tại WTO thực sự là một hệ thống phức tạp với nhiều qui định đan xen lẫn nhau.

Việc xác định các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải

quyết tranh chấp tại WTO, cơ bản cũng được dựa trên cách xác định nguồn luật

áp dụng truyền thống của Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế và có

tính tới cả những đặc thù của WTO. Mặc dù vẫn còn có những quan điểm khác

nhau trong những nghiên cứu của các học giả trên thế giới về số lượng, tên gọi,

vị trí, vai trò đối với từng loại nguồn [41, tr. 50],[44, tr. 53],[84, tr. 563-564],

nhưng nhìn chung, các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

43

tranh chấp tại WTO bao gồm: các hiệp định của WTO, tập quán quốc tế; các

nguyên tắc pháp luật chung; thực tiễn của GATT 1947 và các báo cáo về giải

quyết tranh chấp của các Ban hội thẩm GATT; thực tiễn của WTO và các báo

cáo về giải quyết tranh chấp của các Ban hội thẩm và AB; các văn bản được ban

hành bởi các cơ quan WTO và các hiệp định mới được ra đời trong khuôn khổ

WTO; các hiệp định quốc tế khác; và các học thuyết của các học giả có uy tín

[41, tr. 50],[44, tr. 42]. “Các hiệp định của WTO” vẫn là loại nguồn cơ bản nhất,

chứa đựng các qui phạm qui định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho các

thành viên WTO. Tất cả các phân tích pháp lý, trước hết, “phải được bắt đầu từ

chính nội dung của các hiệp định này” [98]. Tuy nhiên, việc đặt “các hiệp định

của WTO” lên vị trí hàng đầu không có nghĩa là phủ nhận giá trị của các loại

nguồn khác, bởi tất cả các loại nguồn nói trên đều là các loại nguồn cơ bản được

áp dụng trong DSM của WTO [84, tr. 562-563].

Cụ thể, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, việc

giải quyết tranh chấp về nội dung trước hết sẽ căn cứ vào các qui định của WTO,

cụ thể là Điều VI của GATT 1994 và ADA, cùng với các loại nguồn khác như

tập quán quốc tế; các nguyên tắc pháp luật chung; thực tiễn của WTO và các báo

cáo về giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và AB; thực tiễn của GATT 1947

và các báo cáo về giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm; các tài liệu được ban

hành bởi các cơ quan WTO; các hiệp định quốc tế khác; và các học thuyết của

các học giả có uy tín. Trong khi đó, về tố tụng, việc giải quyết tranh chấp về

chống BPG sẽ tuân theo DSU cùng với những qui tắc và thủ tục đặc biệt, bổ

sung cho DSU được ghi nhận trong ADA (từ Điều 17.4 đến 17.7) và các qui tắc

tố tụng khác có liên quan của WTO.

Khi tiến hành giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về luật tố

tụng, cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

44

Thứ nhất là, về mối quan hệ giữa Điều 17 của ADA với Điều XXII và

Điều XXIII của GATT 1994. Nếu Điều 17 của ADA qui định về vấn đề giải

quyết tranh trấp trong khuôn khổ ADA, thì Điều XXII và Điều XXIII của GATT

1994 qui định những căn cứ pháp lý chung cho các khiếu kiện và giải quyết

tranh chấp liên quan tới các điều khoản của GATT 1994, bao gồm cả Điều VI.

Như vậy, Điều 17 sẽ xác lập căn cứ cụ thể cho các khiếu kiện và giải quyết tranh

chấp liên quan tới ADA [94].

Thứ hai là, về mối quan hệ giữa Điều 17 của ADA với DSU, trong Báo

cáo của AB vụ Goatêmala - Xi măng I (DS60), đã nêu rõ: “Hiệp định về chống

BPG là một hiệp định đã được liệt kê trong Phụ lục 1 của DSU; do đó, các qui

tắc và thủ tục của DSU, áp dụng cho các tranh chấp [về chống BPG] phải tuân

theo các qui định về tham vấn và giải quyết tranh chấp được ghi nhận tại Điều

17 của hiệp định đó [ADA]...” [94]. Tuy nhiên, cần lưu ý, Điều 17 của ADA

không thay thế các qui định của DSU [94],[96],[102],[103]. Các thủ tục đặc biệt

và bổ sung qui định từ Điều 17.4 đến Điều 17.7, được liệt kê trong Phụ lục 2 của

DSU, sẽ chỉ có giá trị ưu tiên hơn so với các qui định của DSU trong trường hợp

giữa chúng có sự khác biệt [94].

2.3. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong

giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

2.3.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh

chấp về chống bán phá giá tại WTO

DSM của WTO là tổng hợp các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho việc

giải quyết tranh chấp tại WTO [13, tr. 24-25],[21, tr. 17-18]. DSM của WTO

được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản: hệ thống các nguyên tắc, hệ thống cơ quan

tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và hệ thống luật lệ về phương pháp,

qui trình, thủ tục giải quyết tranh chấp và bảo đảm thi hành quyết của DSB.

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

45

Trong khuôn khổ WTO, các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và

các tranh chấp về chống BPG nói riêng trong khuôn khổ WTO sẽ được giải

quyết trên cơ sở một hệ thống những nguyên tắc cơ bản, trong đó, nguyên tắc

đồng thuận phủ quyết là một điểm khác biệt căn bản trong DSM của WTO so

với GATT, sử dụng nguyên tắc đồng thuận [14, tr. 266-267].

Để tiến hành giải quyết các tranh chấp phát sinh, WTO có một hệ thống

các thiết chế liên quan tới qui trình giải quyết tranh chấp, đó là: DSB, Ban hội

thẩm, AB, Ban thư kí WTO, các trọng tài, các chuyên gia độc lập và một số tổ

chức chuyên môn [14, tr. 269-276].

a. Các phương thức giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo qui

định của DSU/WTO

Để giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ WTO, thông thường,

phương thức giải quyết tranh chấp có sử dụng tới Ban hội thẩm và AB hay được

đề cập tới, tuy nhiên, đây không phải là phương thức duy nhất. Theo qui định

của DSU, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp nói trên, các bên tranh chấp

còn có thể sử dụng các phương thức khác như đàm phán song phương (hay còn

gọi là tham vấn); trung gian, hòa giải và môi giới; hoặc trọng tài.

Tham vấn (Consultation) là phương thức các bên tự đàm phán để tìm

một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, trung gian, hòa giải và

môi giới đã có sự xuất hiện của chủ thể thứ ba, ngoài các bên tranh chấp, giúp

các bên tìm ra một giải pháp chấp nhận chung. Các phương thức này do các bên

tự nguyện thỏa thuận lựa chọn và áp dụng. Chúng phải tuân thủ nguyên tắc bí

mật, có thể được bắt đầu và kết thúc tại bất kì thời điểm nào bởi các bên tranh

chấp. Chúng có thể được tiến hành ngoài qui trình tố tụng tại WTO theo thông lệ

quốc tế hoặc có thể được tiến hành theo qui trình tố tụng của DSU. Các bên tranh

chấp luôn được khuyến khích để tiếp tục nỗ lực tìm kiếm giải pháp chấp nhận

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

46

chung ngay cả khi tranh chấp đã được đưa lên xét xử ở Ban hội thẩm hay AB.

Ngoài ra, các thành viên của WTO còn có thể thỏa thuận lựa chọn và sử dụng

phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo qui định tại Điều 25 của

DSU [40, tr. 197-201].

b. Các loại khiếu kiện trong những tranh chấp về chống bán phá giá tại

WTO

Cũng như những loại tranh chấp khác tại WTO, đối với các tranh chấp về

chống BPG, có ba loại khiếu kiện mà các thành viên của WTO có thể sử dụng:

Thứ nhất là, khiếu kiện vi phạm. Khiếu kiện vi phạm là loại đơn kiện được

qui định tại Điều XXIII:1(a) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các tranh chấp về

chống BPG, loại đơn kiện này đặt ra hai yêu cầu phải chứng minh đối với

nguyên đơn, đó là: (i) chứng minh sự tồn tại của một hành vi vi phạm Điều VI

của GATT 1994 hoặc vi phạm ADA; (ii) hành vi vi phạm này trực tiếp hoặc gián

tiếp dẫn tới sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích của nguyên đơn theo những hiệp

định này. Trong hai điều kiện nói trên, điều kiện thứ nhất có một vai trò quan

trọng hơn so với điều kiện thứ hai, bởi lẽ, theo Điều 3.8 của DSU, nguyên tắc

suy đoán được áp dụng trong trường hợp này. Cũng cần lưu ý là, theo cách diễn

đạt của Điều 3.8 của DSU, bị đơn vẫn có quyền lập luận để bác bỏ nguyên tắc

suy đoán này, nhưng nếu họ không thành công, thì trong trường hợp, hành vi của

họ bị kết luận là vi phạm các qui định của WTO, Ban hội thẩm và AB sẽ chấp

nhận nguyên tắc suy đoán về sự “triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích”. Ví dụ như,

trong vụ tranh chấp giữa Goatêmala và Mêxicô (vụ Goatêmala – Xi măng II),

Goatêmala đã lập luận rằng việc họ không thông báo cho Mêxicô về đơn khởi

kiện chống BPG trước khi tiến hành điều tra theo yêu cầu của Điều 5.5 của ADA

không dẫn tới bất kì “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” nào của Mêxicô bởi lẽ

Goatêmala đã không tiến hành bất kì hành động nào trên thực tế để bắt đầu cuộc

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

47

điều tra cho đến khi Mêxicô nhận được thông báo, và hơn nữa, họ đã gia hạn

thêm một khoảng thời gian là hai tháng để trả lời các bảng câu hỏi đối với các

nhà xuất khẩu của Mêxicô. Tuy nhiên, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận này của

Goatêmala và đưa ra kết luận “sẽ không có điều gì là chắc chắn rằng Mêxicô có

thể thực hiện được cho dù họ có nhận được một thông báo đúng hạn”, và khoảng

thời gian trao thêm cho các nhà xuất khẩu Mêxicô cũng không thể bao biện cho

việc không gửi thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô. Như vậy,

trong vụ kiện này, Ban hội thẩm chấp nhận nguyên tắc suy đoán, theo đó, việc

không thông báo đúng hạn của Goatêmala cho phía Mêxicô là vi phạm và đã dẫn

đến “sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích” của Mêxicô [41, tr. 163].

Thứ hai là, khiếu kiện không vi phạm. Khiếu kiện không vi phạm là loại

đơn kiện được qui định tại Điều XXIII:1(b) của GATT 1994. Cụ thể, đối với các

tranh chấp về chống BPG, một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện

ngay cả khi không có bất kì một hành vi vi phạm nào được thực hiện bởi một

thành viên khác, tuy nhiên, hành vi được cho là phù hợp với các qui định của

WTO về chống BPG này lại ngăn cản một trong các mục tiêu đã nêu hoặc làm

ảnh hưởng tới các cam kết thương mại được qui định trong Điều VI của GATT

1994 và ADA. Khi một thành viên muốn thực hiện thành công một “khiếu kiện

không vi phạm” trong các vụ tranh chấp về chống BPG thì họ phải cố gắng

chứng minh được đầy đủ ba điều kiện sau đây: (1) một thành viên WTO khác đã

áp dụng một biện pháp; (2) có lợi ích theo Điều VI của GATT 1994 hoặc ADA

được áp dụng; và (3) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích do áp dụng biện pháp

này [26, tr. 73]. Ngoài ra, theo Điều 26.1 của DSU, thành viên khiếu kiện trong

trường hợp này còn phải đưa ra một bản giải trình chi tiết, nhưng rất tiếc, điều

khoản này lại không chỉ rõ khi nào nguyên đơn phải làm điều đó: khi họ yêu cầu

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

48

tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên

Ban hội thẩm.

Thứ ba là, khiếu kiện tình huống. Theo Điều XXIII:1(c) của GATT 1994,

một thành viên WTO cũng có thể tiến hành khiếu kiện khi lợi ích của họ bị triệt

tiêu hoặc suy giảm bởi “một tình huống khác”. Theo cách diễn đạt đơn giản tại

Điều XXIII:1(c) của GATT 1994 thì có thể suy luận rằng căn cứ để có thể tiến

hành khiếu kiện tình huống phải bao gồm hai căn cứ sau đây: (i) phải có tình

huống xảy ra ngoài những tình huống nêu tại điểm (a) và (b) của Điều XXIII:1

đồng thời; (ii) có sự triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích (hoặc cản trở việc đạt được

mục tiêu của GATT 1994). Ngoài ra, theo Điều 26.2(a) của DSU, nếu một bên

dựa trên “bất kì một tình huống nào khác” để khiếu kiện về việc lợi ích của họ bị

triệt tiêu hoặc suy giảm thì phải đưa ra một bản giải trình chi tiết để biện hộ cho

các lập luận của mình, tương tự như loại khiếu kiện không vi phạm.

c. Các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác

tham gia vào các vụ tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

ADA là một hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, bởi vậy, đối với

các tranh chấp về chống BPG liên quan tới hiệp định này thì chỉ có các thành

viên của WTO mới có thể trở thành các bên tranh chấp hoặc bên có quyền và lợi

ích liên quan (sau đây gọi là bên thứ ba) [41, tr. 29].

Ban thư kí WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế

liên chính phủ khác và các chính quyền địa phương và khu vực cũng không được

phép khởi kiện các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO. Các cá nhân hoặc

công ty tư nhân, mặc dù họ có thể gây ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây sức ép đối

với Chính phủ của nước mình trong việc khởi kiện ra WTO, nhưng rõ ràng, họ

cũng không thể trực tiếp tham gia vào DSM của WTO, ngay cả khi thông thường

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

49

họ chính là những người bị tác động tiêu cực nhất (với tư cách là những nhà xuất

khẩu và nhập khẩu) bởi các biện pháp chống BPG.

Đối với các tổ chức phi chính phủ khác có sự quan tâm chung tới các vấn

đề được xử lý trong DSM của WTO, cho đến nay, vẫn còn có một số ý kiến khác

nhau về sự tham gia của nhóm chủ thể này, đặc biệt là liên quan tới vấn đề Ban

hội thẩm và AB có trách nhiệm phải xem xét các ý kiến được đệ trình theo hình

thức “amicus curiae” hay không. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên, có một

điều có thể khẳng định đó là, người gửi các ý kiến theo hình thức amicus curiae

không có quyền đòi hỏi các ý kiến này phải được xem xét. Các Ban hội thẩm và

AB có quyền chấp nhận hoặc từ chối những ý kiến đó, và càng không có trách

nhiệm phải xem xét chúng [26, tr. 37-38],[41, tr. 39].

d. Trình tự giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO và việc thực

thi các quyết định của DSB

Trình tự giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản, sẽ tuân

theo các qui định chung của DSU. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp về chống

BPG, về tố tụng, còn phải tuân theo các qui định từ Điều 17.4 đến 17.7 của

ADA. Bên cạnh đó, đối với loại khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình

huống, DSU còn có những qui định riêng về các thủ tục đặc biệt dành cho hai

loại khiếu kiện này [26, tr. 155-156].

(i) Giai đoạn tham vấn

Trong khuôn khổ WTO, tham vấn được xem như là “trạm dừng an toàn”

bắt buộc (a mandatory “safety-stop”) [45, tr. 30]. Khi một thành viên muốn tiến

hành tham vấn thì họ phải gửi yêu cầu tham vấn bằng văn bản tới thành viên

được yêu cầu, đồng thời, họ phải gửi một bản sao tới DSB và tới các Hội đồng

và Ủy ban liên quan của WTO. Trong yêu cầu tham vấn này, bên yêu cầu tham

vấn phải nêu rõ lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

50

pháp lý cho việc khiếu kiện. Thông thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong

yêu cầu tham vấn bao gồm: Điều 4, DSU; Điều 17.2 của ADA; Điều XXII và

XXIII, GATT 1994. Theo cách diễn đạt của Điều 17.2, có thể thấy ADA không

có bất kì sự phân biệt hay hạn chế nào về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai

đoạn tham vấn, miễn đó là “những vấn đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp

định này”. Như vậy, có điểm khác biệt giữa phạm vi các vấn đề yêu cầu tham

vấn và phạm vi các vấn đề yêu cầu thành lập Ban hội thẩm [95]. Ngoài ra, các

bên tham gia còn phải tuân thủ các mốc thời hạn nhất định trong quá trình tiến

hành tham vấn theo qui định của WTO.

Về bản chất, tham vấn là việc thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh

chấp, bởi vậy, ở giai đoạn này, các bên thứ ba có vai trò rất hạn chế trong việc

tham gia vào quá trình tham vấn. Theo Điều 4.11 của DSU, có một sự khác biệt

về khả năng tham gia của bên thứ ba ở giai đoạn tham vấn tùy thuộc vào yêu cầu

tham vấn được đưa ra dựa trên cơ sở Điều XXII hay Điều XXIII của GATT

1994 hoặc các điều khoản tương ứng trong các hiệp định khác có liên quan. Theo

đó, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều XXII của GATT 1994

hoặc Điều 4 của DSU, thì các bên thứ ba có “lợi ích thương mại đáng kể” có thể

được tham gia, Ngược lại, nếu yêu cầu tham vấn được đưa ra trên cơ sở Điều

XXIII của GATT 1994 thì các bên thứ ba không thể đưa ra yêu cầu tham gia vào

quá trình tham vấn. Sự khác biệt này cho phép bên yêu cầu cũng như bên được

yêu cầu có thể đưa ra một quyết định mang tính chiến thuật xem liệu họ có muốn

sự hiện diện và có thể, là cả sự ủng hộ của các bên thứ ba hay không.

(ii) Giai đoạn hội thẩm

Theo Điều 4.8 của DSU, nếu việc tham vấn không thể tiến hành được

hoặc được tiến hành mà không thành công, đồng thời nếu bên yêu cầu tham vấn

muốn tiến hành các thủ tục tiếp theo thì họ có quyền đệ đơn lên DSB để yêu cầu

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

51

thành lập Ban hội thẩm. Yêu cầu này phải được lập thành văn bản, trong đó,

ngoài nội dung trình bày về việc đã tiến hành tham vấn, thì đơn yêu cầu còn phải

nêu rõ các biện pháp (Measures) cụ thể đang được bàn cãi và đưa ra một sự tóm

tắt ngắn gọn về các căn cứ pháp lý (Claims) của đơn kiện đủ để trình bày các vấn

đề một cách rõ ràng. Các biện pháp đang được bàn cãi và các căn cứ pháp lý cho

việc khiếu kiện nói trên sẽ cấu thành các vấn đề tranh chấp (Matters) theo nghĩa

được đề cập tới tại Điều 6.2 của DSU và Điều 17.4 của ADA. Về nguyên tắc,

DSU không có bất kì hạn chế nào về số lượng các căn cứ pháp lý được đưa ra

liên quan tới một biện pháp cụ thể, cũng như, trong cùng một vụ kiện, có thể liên

quan tới nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ, trong vụ Hoa Kỳ - Thép tấm cuộn

cán nóng (DS179), hai quyết định áp thuế chống BPG được ban hành bởi

USDOC đều được xem xét và đánh giá đồng thời, trong đó, một quyết định liên

quan tới thép cuộn không gỉ (Certain Stainless Steel Plate in Coils) và một quyết

định liên quan tới thép tấm và thép dây không gỉ (Stainless Steel Sheet and Strip

in Coils). Ngoài ra, cũng cần phải phân biệt giữa căn cứ pháp lý (Claims) với các

lập luận (Arguments), theo đó, các căn cứ pháp lý được nêu ra ở đây với ý nghĩa

là các điều khoản tham chiếu theo cách diễn đạt tại Điều 7 của DSU, cùng với

các biện pháp được xác định, còn các lập luận là những lý lẽ của các bên tranh

chấp nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra và làm rõ hơn văn bản

đệ trình đầu tiên, văn bản tranh luận hay bác bỏ và được trình bày tại các cuộc

họp chính thức thứ nhất và thứ hai tại Ban hội thẩm [45, tr. 34, tr. 36].

Đối với các vụ tranh chấp về chống BPG, nội dung đơn yêu cầu thành lập

Ban hội thẩm được qui định ở cả Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU.

Trong nội dung của đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, nguyên đơn phải nêu rõ

“biện pháp có vấn đề” và “cơ sở pháp lý” của việc khiếu kiện. Điều này đã được

khẳng định trong Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R,

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

52

tại đoạn 69 và đoạn 80, theo đó AB đã kết luận là Ban hội thẩm đã sai lầm khi

nhận định đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm chỉ cần nêu rõ “cơ sở pháp lý cho

việc khiếu kiện” mà không cần xác định rõ “biện pháp cụ thể có vấn đề” mà vẫn

được coi là đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU. Ngoài ra, AB

còn nêu rõ, đối với các tranh chấp trong khuôn khổ ADA, trong đơn yêu cầu

thành lập Ban hội thẩm còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp được

đưa ra giải quyết tại DSB. Có thể lấy ví dụ về hai vụ kiện DS60 và DS156 của

Mêxicô. Trong vụ kiện đầu tiên vào năm 1996, vụ Goatêmala – Xi măng I

(DS60), Mêxicô đã khởi kiện Goatêmala về cuộc điều tra chống BPG mà

Goatêmala tiến hành đối với xi măng poóc-lăng nhập khẩu từ Mêxicô vì cho

rằng Goatêmala đã vi phạm các Điều 2, 3, 5 và 7.1 của ADA. Vụ việc đã được

xét xử tại Ban hội thẩm, tuy nhiên, sau đó, báo cáo của Ban hội thẩm đã bị AB

bác bỏ vì ngay từ đầu, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Mêxicô vẫn

chưa xác định được “biện pháp có vấn đề” [ 94]. Mêxicô đã khắc phục thiếu sót

này bằng việc tiếp tục khởi xướng vụ kiện thứ hai, vụ Goatêmala – Xi măng II

(DS156), vào năm 1999, về việc Goatêmala áp thuế chống BPG chính thức (một

trong những biện pháp được qui định tại Điều 17.4 của ADA) đối với sản phẩm

xi măng poóc-lăng xám nhập khẩu từ Mêxicô. Lần này, đơn yêu cầu thành lập

Ban hội thẩm của Mêxicô đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6.2 của DSU

và vụ việc sau đó cũng đã được Ban hội thẩm xét xử và đi đến kết luận việc áp

thuế chống BPG chính thức của Goatêmala đối với xi măng poóc-lăng xám nhập

khẩu từ Mêxicô có những sự vi phạm các qui định của ADA [20, tr. 57-61].

Ngoài ra, trong yêu cầu của nguyên đơn còn phải chỉ ra được các lợi ích

của thành viên này, trực tiếp hay gián tiếp, theo ADA, đang bị triệt tiêu hay suy

giảm hoặc việc đạt được các mục tiêu của ADA đang bị cản trở. Mặc dù theo

cách diễn đạt của Điều 17.5 của ADA, nguyên đơn không bị buộc phải sử dụng

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

53

những từ như “triệt tiêu” (nullify) hay “suy giảm” (impair), nhưng rõ ràng cần

hiểu rằng, nguyên đơn phải đưa ra những lập luận bắt buộc trong yêu cầu thành

lập Ban hội thẩm và hơn nữa, yêu cầu này phải chỉ ra một cách rõ ràng các lợi

ích đã bị mất đi hoặc giảm đi như thế nào [94]. Khi đó, các yêu cầu nêu tại Điều

17.5 của ADA và Điều 6.2 của DSU nên được áp dụng đồng thời. Tương tự như

Điều 17.4, Điều 17.5 của ADA không hề có mâu thuẫn hay hủy bỏ hoặc thay thế

Điều 6.2 của DSU mà chỉ đưa ra những yêu cầu bổ sung, chưa được đề cập trong

Điều 6.2 của DSU đối với các tranh chấp về chống BPG. Vì vậy, khi một “vấn

đề” được nguyên đơn đưa ra DSB để giải quyết theo Điều 17.4 của ADA, thì yêu

cầu thành lập Ban hội thẩm phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu tại Điều 17.4,

Điều 17.5 cũng như Điều 6.2 của DSU [41, tr. 178-179],[105].

Khi có yêu cầu của nguyên đơn, DSB sẽ thành lập một Ban hội thẩm để

xét xử vụ tranh chấp này. Về việc xem xét của Ban hội thẩm đối với các vụ tranh

chấp về chống BPG liên quan tới các biện pháp chống BPG, ADA đã đưa ra một

tiêu chí đánh giá cụ thể, mà không một hiệp định nào khác, kể cả DSU, có một

qui định rõ ràng về vấn đề này [65]. Nếu Điều 11 của DSU chỉ đặt ra một yêu

cầu chung chung đối với tất cả các Ban hội thẩm là cần phải có “chuẩn đánh giá

khách quan” (“objective asessment” standard) khi xem xét thì Điều 17.6 của

ADA đã đặt ra cho các Ban hội thẩm xét xử các vụ tranh chấp về chống BPG

thêm 2 yêu cầu cụ thể [15, tr. 47-48], đó là: (i) Ban hội thẩm sẽ xác định xem

liệu những việc tiến hành trên thực tế của các cơ quan có thẩm quyền của phía bị

đơn có phù hợp, và liệu những đánh giá của họ về những thực tế này có dựa trên

sự khách quan và không phân biệt đối xử hay không (Điều 17.6(i) của ADA)

[99],[100]; (ii) trong quá trình Ban hội thẩm tiến hành giải thích một qui định có

liên quan của ADA trên cơ sở phù hợp với các qui tắc tập quán trong việc giải

thích luật quốc tế và phù hợp với Điều 3.2 của DSU, nếu qui định nói trên có thể

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

54

được giải thích theo ít nhất hai cách đều có thể được chấp nhận thì Ban hội thẩm

cần xác nhận biện pháp của cơ quan có thẩm quyền là phù hợp với ADA nếu

biện pháp này dựa vào một trong các cách giải thích có thể được chấp nhận đó

(Điều 17.6(ii) của ADA) [93],[98].

Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12

và Phụ lục 3 của DSU với những mốc thời hạn nhất định, nhưng cũng đưa ra một

sự linh hoạt. Ban hội thẩm có thể tuân theo các thủ tục khác sau khi đã tham vấn

với các bên (Điều 12.1 và đoạn 11 trong Phụ lục 3 của DSU). Việc giải quyết

tranh chấp tại Ban hội thẩm được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và

tuân theo nguyên tắc bí mật. Kết thúc giai đoạn xem xét vụ việc, một báo cáo của

Ban hội thẩm sẽ được đệ trình và thông qua tại DSB, trừ trường hợp có thông

báo về việc kháng cáo của các bên tranh chấp gửi tới DSB trước thời điểm DSB

thông qua bản báo cáo này.

(iii) Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

Việc xét xử phúc thẩm đối với các tranh chấp về chống BPG hoàn toàn

được tiến hành theo qui định của DSU bởi ADA không có qui định cụ thể nào

khác. Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm là giai đoạn giải quyết tranh chấp, theo

đó, DSU cho phép các bên tranh chấp được kháng cáo đối với báo cáo của Ban

hội thẩm (Điều 16.4 của DSU). AB sẽ là cơ quan chuẩn bị các thủ tục làm việc

trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và Tổng Giám đốc WTO. Bên cạnh các

qui định của DSU, việc xét xử phúc thẩm của AB còn phải tuân theo “Thủ tục

làm việc đối với rà soát phúc thẩm”. Tính đến hết tháng 12/2013, bản bổ sung

mới nhất liên quan tới thủ tục làm việc của AB là tài liệu số WT/AB/WP/6 và có

hiệu lực áp dụng đối với các kháng cáo được khởi xướng từ ngày 15/9/2010 [69].

Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm được bắt đầu bằng một văn bản kháng

cáo gửi tới DSB trước khi DSB thông qua báo cáo của Ban hội thẩm. Việc xét xử

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

55

phúc thẩm cũng được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp và trên cơ sở

đảm bảo nguyên tắc bí mật. Kết thúc quá trình xem xét kháng cáo, AB sẽ đệ

trình các báo cáo lên DSB và sẽ được DSB tiến hành việc thông qua. Báo cáo

của AB là cuối cùng và các bên không được phép kháng cáo.

(iv) Giai đoạn thực thi quyết định của DSB

Việc thực thi các quyết định của DSB liên quan tới các tranh chấp về

chống BPG sẽ được điều chỉnh bởi DSU. Thông thường để thi hành các báo cáo

của Ban hội thẩm và AB đã được thông qua, DSB sẽ ra một quyết định yêu cầu

bên thua kiện xóa bỏ các biện pháp được xác định là vi phạm và phải tuân thủ

các qui định của WTO về chống BPG (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại

đơn kiện vi phạm và nguyên đơn được xử thắng) hoặc để tìm kiếm một sự điều

chỉnh thỏa mãn các bên (trong trường hợp đơn kiện đưa ra là loại đơn kiện

không vi phạm và nguyên đơn được xử thắng). Các bên liên quan tới tranh chấp

phải chấp nhận các báo cáo đã được thông qua này một cách vô điều kiện (Điều

17.4, DSU). DSB có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của bên thua kiện đối

với các quyết định mà cơ quan này đã thông qua.

Theo qui định của DSU, nếu bên thua kiện không thực hiện quyết định của

DSB trong thời hạn hợp lý đã được xác định thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu

bên thua kiện bồi thường, hoặc sau đó, có thể áp dụng các biện pháp trả đũa

thương mại đối với bên thua kiện, theo thứ tự lần lượt, bao gồm biện pháp trả

đũa song hành, trả đũa chéo lĩnh vực và trả đũa chéo hiệp định.

e. Vấn đề bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống bán phá

giá tại WTO

Bảo mật là một trong những đặc tính nổi bật và là một nguyên tắc cơ bản

của DSM của WTO. Trong chính bản thân DSU đã có không ít hơn 6 điều khoản

như Điều 4.6, Điều 5.2, Điều 13.1, Điều 14.1, Điều 17.10, Điều 18.2, hay như

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

56

đoạn 3 trong Thủ tục làm việc nêu tại Phụ lục 3, đoạn 5 trong Phụ lục 4 đề cập

tới vấn đề này. Vấn đề bảo mật được yêu cầu ở nhiều giai đoạn khác nhau của

quá trình giải quyết tranh chấp và dưới nhiều hình thức khác nhau. Yêu cầu bảo

mật xuất hiện ở cả giai đoạn tham vấn, hòa giải, hội thẩm cũng như giai đoạn

kháng cáo và phúc thẩm.

Nội dung cụ thể của yêu cầu bảo mật đó là:

(i) Các cuộc họp của DSB, Ban hội thẩm và AB đều là họp kín;

(ii) Các văn bản đệ trình của các bên tranh chấp và các bên thứ ba lên Ban

hội thẩm hoặc lên AB cũng phải đảm bảo tính bảo mật. Chỉ có các bên tranh

chấp mới có quyền công bố các tài liệu đã được đệ trình của mình. Trên thực tế,

có rất ít các thành viên, ví dụ như Hoa Kỳ và EU, chọn cách công bố các bản đệ

trình, còn thì phần lớn các nước còn lại đã chọn cách không công bố và bảo mật

[44, tr. 212];

(iii) Các thành viên của Ban hội thẩm, các thành viên của AB, các thành

viên trong đoàn đại diện của các bên tranh chấp và của các bên thứ ba, các luật

sư tư vấn và những chuyên gia độc lập - những người ngày càng tham gia

thường xuyên hơn vào phái đoàn của các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba xuất

hiện trước Ban hội thẩm và AB phải có nghĩa vụ bảo mật các thông tin được tiếp

cận. DSU cũng đã qui định, các bên tranh chấp và các bên thứ ba phải có trách

nhiệm đối với tất cả các thành viên trong phái đoàn của mình và phải đảm bảo

rằng tất cả các thành viên trong phái đoàn, bao gồm cả các luật sư tư vấn, phải

hành động phù hợp với các nguyên tắc của DSU và bản Thủ tục làm việc của

Ban hội thẩm, đặc biệt liên quan tới tính bảo mật của qui trình tố tụng [99];

(iv) Đối với qui trình xét xử tại Ban hội thẩm và AB, việc bảo vệ các

thông tin bí mật chủ yếu dựa trên Điều 17.10 và Điều 18.2 của DSU [44, tr. 216].

Trong các vụ điều tra chống BPG, rất nhiều các sự kiện thực tế có liên quan đặt

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

57

ra yêu cầu phải bảo mật, đặc biệt là những thông tin bí mật kinh doanh hay

những thông tin thương mại có tính “nhạy cảm” mà việc để lộ các thông tin này

có thể ảnh hưởng lớn tới lợi ích hợp pháp của bên cung cấp. Do vậy, ADA còn

có những qui định cụ thể hơn so với DSU về vấn đề bảo mật thông tin. Theo

Điều 17.7 của ADA, đối với qui trình xét xử tại Ban hội thẩm, trên cơ sở phù

hợp và cụ thể hóa qui định trong Điều 18.2 của DSU, theo đó, các thông tin mật

cung cấp cho Ban hội thẩm sẽ không được tiết lộ mà không có sự cho phép của

cá nhân, tổ chức hay cơ quan cung cấp các thông tin đó. Trong trường hợp có

yêu cầu từ một thành viên WTO khác, bên tranh chấp được yêu cầu cung cấp

thông tin phải cung cấp một bản tóm tắt các thông tin được ghi nhận trong các tài

liệu đã được đệ trình trước đó tới Ban hội thẩm và các thông tin này có thể được

công bố công khai ra công chúng. Tuy nhiên, những điều khoản này cũng chưa

qui định thời hạn cụ thể cho việc cung cấp bản tóm tắt không cần phải bảo mật

này. Bởi vậy, trong một số trường hợp, khi các thành viên WTO yêu cầu có một

bản tóm tắt như thế thì thông thường, yêu cầu này được đáp ứng rất chậm so với

tiến trình thực tế của vụ việc. Bên cạnh đó, bổ sung một cách gián tiếp cho qui

định tại Điều 17.7 của ADA về vấn đề bảo mật, Điều 17.5(ii) của ADA cũng đã

qui định rằng các Ban hội thẩm sẽ tiến hành kiểm tra các vấn đề tranh chấp dựa

trên “những sự kiện thực tế phù hợp với các thủ tục trong nước đối với các cơ

quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu”. Rõ ràng, cùng với Điều 17.6(i),

các qui định này đã không hề có bất kì sự cản trở nào đối với Ban hội thẩm trong

việc kiểm tra các sự kiện thực tế chưa được công bố hoặc được nhắc tới bởi các

bên quan tâm tại thời điểm đưa ra sự đánh giá cuối cùng [99].

f. Vấn đề qui tắc đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết tranh chấp về chống

bán phá giá tại WTO

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

58

Trong DSM của WTO, qui tắc đạo đức nghề nghiệp có một tầm quan

trọng và vai trò hết sức đặc biệt. Ngoài qui định tại Điều 18.1 của DSU, DSB đã

thông qua một Bộ qui tắc đạo đức đi kèm với DSU (The Rules of Conduct for the

Understanding on Rules and Procedures Governing the Settlement of Disputes),

thường được gọi tắt là “Bộ qui tắc đạo đức” (The Rules of Conduct), ban hành

trong tài liệu số WT/DSB/RC/1 ngày 11/12/1996, nhằm điều chỉnh các vấn đề về

qui tắc đạo đức nghề nghiệp trong khuôn khổ DSM của WTO áp dụng cho tất cả

“những người được điều chỉnh” bao gồm: các hội thẩm viên, các trọng tài và

thành viên của AB, Ban thư ký của WTO, nhân viên của Ban thư ký của AB, và

các chuyên gia hỗ trợ cho Ban hội thẩm. Các chủ thể này được yêu cầu phải độc

lập và công bằng, tránh những xung đột lợi ích một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,

tôn trọng tính bảo mật của qui trình tố tụng, và đồng thời, họ còn phải có nghĩa

vụ công bố một số thông tin cá nhân liên quan theo qui định (Đoạn II(1), Đoạn

III(1) và Phụ lục 2 của Bộ qui tắc đạo đức). Trong trường hợp phát hiện có vi

phạm, các bên tranh chấp có thể đưa ra yêu cầu thay thế. Theo qui định tại Phần

VIII của Bộ qui tắc đạo đức, tùy thuộc vào đối tượng bị đề nghị thay thế là nhân

viên Ban thư ký WTO, hội thẩm viên hay thành viên AB mà ý kiến phản đối

được gửi, một cách tương ứng, tới Tổng Giám đốc WTO, Chủ tịch DSB hay AB.

Liên quan tới vấn đề các qui tắc đạo đức nghề nghiệp có thể áp dụng đối

với các nhà tư vấn riêng làm việc đồng thời cho một bên tranh chấp và bên thứ

ba, một vấn đề đã nảy sinh đó là liệu một nhà tư vấn pháp lý có thể được phép

đại diện đồng thời cho cả nguyên đơn và bên thứ ba được không [101]. Về vấn

đề này, bản thân WTO không qui định thêm bất kì qui tắc nào điều chỉnh hành vi

đạo đức của nhà tư vấn pháp lý đại diện cho các thành viên WTO trong các tranh

chấp cụ thể. Tuy nhiên, trách nhiệm của các nhà tư vấn pháp lý là phải đảm bảo

rằng họ sẽ không đặt mình vào vị trí có sự xung đột về lợi ích chủ yếu và thực sự

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

59

khi họ đồng ý nhận lời làm đại diện, và tiếp theo đó, là đại diện cho một hoặc

một số thành viên WTO trong một vụ tranh chấp được giải quyết theo DSU [44,

tr. 218]. Tất nhiên, nếu các bên đã được thông báo đầy đủ về việc một nhà tư vấn

sẽ làm đồng đại diện và họ đưa ra văn bản thể hiện sự chấp thuận thì nhà tư vấn

vẫn được làm đồng đại diện trong trường hợp này [101].

2.3.2. Qui định đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành cho các nước

đang phát triển

Trong DSM của WTO nói chung và trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp

về chống BPG nói riêng, các thành viên đang phát triển của WTO được hưởng

những đối xử đặc biệt và khác biệt bao gồm:

Một là, theo DSU, WTO dành chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt cho các

nước đang phát triển trong các giai đoạn của qui trình giải quyết tranh chấp

(tham vấn, hội thẩm, thực thi quyết định của DSB), ví dụ như kéo dài một số thời

hạn, cân nhắc lợi ích trong quá trình giải quyết tranh chấp v.v [29],[77].

Hai là, theo Điều 3.12 của DSU, WTO cho phép áp dụng thủ tục rút gọn

căn cứ vào yêu cầu của một thành viên đang phát triển trên cơ sở Quyết định

ngày 5/4/1966, theo đó, WTO cho phép ưu tiên áp dụng các qui tắc và thủ tục

tương ứng của Quyết định BISD 14S/18 ngày 5/4/1966 so với Điều 4, Điều 5,

Điều 6 và Điều 12 của DSU trong các vụ kiện mà bên nguyên đơn là nước đang

phát triển kiện một thành viên phát triển có viện dẫn tới Quyết định này.

Ba là, theo Điều 27.2 của DSU, WTO có những hỗ trợ về kĩ thuật và pháp

lí dành cho các thành viên đang phát triển. Ban Thư ký WTO có một chuyên gia

chuyên trách và hai tư vấn gia độc lập làm việc bán chuyên trách để thực hiện

việc tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho các thành viên đang phát triển trên nguyên tắc

tôn trọng tính trung lập, khách quan, đồng thời Ban Thư ký cũng tiến hành việc

tổ chức các khoá đào tạo đặc biệt về DSM cho các thành viên [29].

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

60

Bốn là, các nước đang phát triển được sử dụng các nhà tư vấn và ACWL.

Đây là một cơ chế hỗ trợ tương đối hiệu quả mà các thành viên đang phát triển

có thể sử dụng khi tham gia vào giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO,

đặc biệt là đối với các tranh chấp về chống BPG vốn mang đầy tính kỹ thuật và

rất phức tạp. Trên thực tế, tính từ tháng 07/2001 cho đến tháng 12/2013, trong

tổng số 38 hoạt động hỗ trợ của các nhân viên ACWL, thì có tới 12 hoạt động là

hỗ trợ cho các bên trong những vụ tranh chấp về chống BPG. Trong số các nước

đã từng sử dụng sự hỗ trợ từ ACWL, thì Thái Lan là nước dẫn đầu với 6 lần; tiếp

đó là Inđônêxia với 2 lần; các nước còn lại là Pêru, Goatêmala, Pakíttăng và

Bănglađét, mỗi nước nhận sự hỗ trợ 1 lần [52].

Trải qua hơn 19 năm vận hành DSM của WTO, qui định về những đối xử

đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển thực sự chưa phát huy

được hiệu quả như mong muốn và cũng chưa mang lại những tác động đáng kể

nào để thúc đẩy sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình giải

quyết tranh chấp [48].

Từ quá trình tham gia của các thành viên đang phát triển vào việc giải

quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống

BPG nói riêng, có thể thấy, việc các qui định về đối xử đặc biệt và khác biệt

không phát huy được hiệu quả xuất phát từ hai lý do: một là, hầu hết qui định về

ưu đãi trong DSU còn khá chung chung và chủ yếu là mang tính nguyên tắc,

thiếu các qui định cụ thể [25, tr. 76-80]. Nhiều qui định về ưu đãi trong DSU chủ

yếu đề ra những nguyên tắc với cách diễn đạt không cụ thể như “cần cân nhắc”

(“…shall consider…”) hay “có tính đến” (“…shall take into account…” hoặc

“…in which account has been taken of…”) hoặc “cần đặc biệt chú ý tới”

(“…should give special attention to…” hoặc “particular attention should be

paid to…”) v.v. Do đó, trên thực tế, rất khó để DSB, Ban hội thẩm, AB hay

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

61

chính bản thân các thành viên đang phát triển vận dụng các qui định này; hai là,

các thành viên đang phát triển, đặc biệt là các thành viên chậm phát triển, còn

chưa thực sự tích cực tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, và

cho dù một số thành viên cũng đã tham gia thì họ cũng gặp nhiều bất lợi bởi

những yếu kém về nguồn lực tài chính, đội ngũ chuyên gia cũng như kinh

nghiệm để khởi kiện và theo đuổi các vụ kiện tại WTO, và quan trọng hơn cả là

nhiều thành viên đang phát triển bị hạn chế trong việc đưa ra các biện pháp trừng

phạt thương mại để đảm bảo sự tuân thủ. Rõ ràng, biện pháp trả đũa là một trong

những biện pháp được phép áp dụng nhằm bảo đảm cho việc thi hành các quyết

định của DSB mà WTO cho phép bên thắng kiện thực hiện. Tuy nhiên, ngay cả

khi một thành viên đang phát triển thắng kiện, nếu bên thua kiện không chịu thi

hành quyết định của DSB, thì bên thắng kiện cũng không có khả năng trên thực

tế để viện dẫn đến những biện pháp trả đũa, và như thế, các thành viên đang phát

triển đã bị “tước mất” một trong những công cụ hiệu quả nhất để buộc bên thua

kiện phải thi hành quyết định của DSB [16, tr. 65-66].

Với những tranh chấp vốn dĩ phức tạp như các tranh chấp về chống BPG,

những khó khăn nói trên càng tạo ra những thách thức thực sự với các thành viên

đang phát triển. Rõ ràng, khi việc sửa đổi, bổ sung các qui định của DSU vẫn chỉ

đang được đàm phán và cho tới nay, cũng chưa đạt được một kết quả đáng kể

nào và cho dù, trong tương lai có đạt được một số thành công đi chăng nữa, thì

các thành viên đang phát triển cũng cần phải hiểu rằng, những ưu đãi dành cho

họ trong khuôn khổ WTO không có nghĩa là làm giảm nhẹ nghĩa vụ, làm tăng

các quyền về nội dung hoặc cho phép thời gian ân hạn [29], mà chủ yếu là những

ưu đãi về thủ tục nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các nước đang phát triển trong

quá trình thực thi các quyền và nghĩa vụ trong hệ thống thương mại đa phương

nói chung và trong DSM nói riêng. Do đó, sự trợ giúp của WTO cũng như

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

62

ACWL chỉ có tác động phần nào, còn căn bản vẫn phải dựa vào năng lực của

chính các thành viên đang phát triển.

2.3.3. Quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về bán phá giá theo pháp luật

quốc gia thành viên

Về lý luận cũng như trên thực tế, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG

theo pháp luật WTO chính là việc giải quyết tranh chấp tiếp theo của giải quyết

tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp theo pháp luật của một quốc gia thành

viên được nâng lên thành tranh chấp giữa các Chính phủ. Điều này đã dẫn đến sự

đan xen và gắn kết chặt chẽ giữa việc giải quyết hai loại tranh chấp này. Tuy

nhiên, dù có những mối liên hệ nhất định thì giữa việc giải quyết các tranh chấp

về BPG theo pháp luật của một quốc gia thành viên WTO và việc giải quyết

tranh chấp về chống BPG theo pháp luật WTO vẫn có những điểm khác biệt cơ

bản sau đây:

Thứ nhất, về căn cứ khởi kiện, đối với kiện BPG trong nước thì thường là

kiện vi phạm theo pháp luật của nước nhập khẩu, trong khi đó, đối với các tranh

chấp về chống BPG tại WTO, ngoài khiếu kiện vi phạm, thì WTO còn cho phép

có khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống.

Thứ hai, về đối tượng tranh chấp, theo đó, đối tượng tranh chấp trong các

vụ tranh chấp về BPG theo pháp luật của một quốc gia thành viên là sự chênh

lệch về giá trong điều kiện thương mại thông thường, còn đối tượng tranh chấp

trong các vụ tranh chấp về chống BPG theo pháp luật của WTO là các quyết

định về việc áp dụng các biện pháp chống BPG, hoặc các chính sách và pháp luật

về chống BPG hàng nhập khẩu không phù hợp với ADA.

Thứ ba, về chủ thể, giải quyết tranh chấp về BPG theo pháp luật của một

quốc gia thành viên là giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp, còn giải

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

63

quyết tranh chấp về chống BPG theo pháp luật WTO là giải quyết tranh chấp

giữa các thành viên WTO.

Thứ tư, về thời điểm bắt đầu việc giải quyết tranh chấp, một qui trình giải

quyết các tranh chấp về BPG theo pháp luật của một quốc gia thành viên bao giờ

cũng phát sinh trước một qui trình giải quyết tranh chấp về chống BPG theo

pháp luật của WTO. Mặc dù, trên thực tế, hai qui trình này có thể được tiến hành

song song, nhưng về thời điểm phát sinh, việc giải quyết các tranh chấp về BPG

bao giờ cũng phát sinh trước việc giải quyết tranh chấp về chống BPG. Tuy

nhiên, có một điểm cần lưu ý là một thành viên WTO vẫn có quyền bắt đầu ngay

thủ tục của DSU khi mà một vụ kiện trong nước có liên quan vẫn đang được tiến

hành và không cần phải chờ đến khi có quyết định cuối cùng của cơ quan có

thẩm quyền trong nước [19, tr. 64].

Thứ năm, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Đối với các tranh chấp về BPG,

cơ chế giải quyết tranh chấp thường được sử dụng là cơ chế bán tư pháp (quasi-

judicial system), theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được trao cho một

hoặc một số cơ quan hành chính, hoặc ở một số nước khác thì thẩm quyền này

được trao cho Tòa án (cơ chế tư pháp). Tuy nhiên, dù là theo cơ chế bán tư pháp

hay cơ chế tư pháp, thì các nước đều cho phép tiếp tục các thủ tục tố tụng khởi

kiện tiếp theo ra Tòa án [19, tr. 64-65]. Trong khi đó tại WTO, các vụ tranh chấp

về chống BPG được xét xử chỉ bởi một Ban hội thẩm ở cấp xét xử thứ nhất và

một Ban xét xử phúc thẩm (Division) của AB ở cấp xét xử thứ hai, và sau khi vụ

tranh chấp đã được xét xử phúc thẩm thì nó sẽ không được phép đưa ra để xét xử

tiếp theo tại bất kỳ một cơ quan nào khác.

Thứ sáu, về pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp, đối với tranh

chấp về BPG, là pháp luật quốc gia (pháp luật của nước nhập khẩu), trong khi

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

64

đó, đối với tranh chấp về BPG giữa các thành viên WTO, thì đó là, pháp luật

quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Thứ bảy, về hậu quả pháp lý. Đối với các tranh chấp về BPG được giải

quyết bởi pháp luật quốc gia thì sản phẩm bị kết luận là có BPG có thể bị áp thuế

chống BPG hoặc bị áp dụng các biện pháp phi thuế quan hoặc kết hợp cả hai loại

này. Trong khi đó, đối với các tranh chấp về chống BPG tại WTO, DSB thường

yêu cầu nước thua kiện phải điều chỉnh các biện pháp hoặc những qui định pháp

luật trong nước đã được DSB đề xuất trong quyết định.

2.4. Nội dung những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong

giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

2.4.1. Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống bán phá giá được giải quyết tại

DSB

Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB

được giới hạn trong bốn vấn đề: thuế chống BPG chính thức, sự chấp thuận một

biện pháp cam kết giá, biện pháp tạm thời và sự không phù hợp trong các qui

định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA. Các vấn đề tranh chấp

nói trên cần phải được xác định rõ ràng trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội

thẩm của bên khiếu kiện theo Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU [94]. Ở

đây, cần có sự phân biệt giữa “vấn đề cụ thể được xác định” trong các vụ tranh

chấp về chống BPG và “các căn cứ pháp lý” của khiếu kiện được viện dẫn ra

trước DSB liên quan tới những biện pháp cụ thể này. Điều 17.4 của ADA không

làm hạn chế hay ảnh hưởng tới phạm vi của các căn cứ pháp lý được viện dẫn

nhằm chứng minh có sự mất đi hay sự giảm đi của các lợi ích của thành viên

khiếu kiện hoặc sự cản trở đối với việc đạt được các mục tiêu của ADA nhưng

bắt buộc trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của bên khiếu kiện phải xác

định được rõ họ muốn khiếu kiện vấn đề cụ thể nào trong bốn vấn đề nói trên.

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

65

Bên khiếu kiện cũng không gặp phải bất kỳ sự cản trở nào từ Điều 17.4 và các

qui định khác của ADA nếu họ muốn khởi kiện chung một số vấn đề với nhau

trong cùng một vụ kiện, và thông thường, vụ kiện đó có tên gọi là “vụ tranh chấp

về các biện pháp đối với sản phẩm...nhập khẩu từ...” hoặc “vụ tranh chấp về các

biện pháp chống BPG đối với sản phẩm...nhập khẩu từ...”.

a. Vấn đề tranh chấp về thuế chống bán phá giá chính thức

Thuế chống BPG chính thức (Definitive anti-dumping duties) là một

khoản thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu được xác định là có

BPG để nâng giá của hàng nhập khẩu trở lại với giá trị thông thường. Thuế

chống BPG chính thức không thay thế cho các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu, đồng

thời, nếu được áp dụng thì nó cũng sẽ không được phép vượt quá biên độ BPG

(Điều 9 của ADA). Để được áp dụng thuế chống BPG chính thức, thành viên

WTO phải khởi xướng và tiến hành các thủ tục điều tra và ra một quyết định về

việc áp thuế theo đúng qui định. Thành viên WTO có các doanh nghiệp bị áp

thuế chống BPG theo quyết định nói trên, nếu thấy có vi phạm hoặc có đủ các

căn cứ khác để khởi kiện, thì có thể kiện thành viên đã ban hành quyết định này

ra DSB hoặc lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp khác mà họ thấy

phù hợp. Như vậy, trong trường hợp này, giữa hai thành viên WTO đã phát sinh

một tranh chấp về thuế chống BPG chính thức.

Ngoài những đặc điểm chung của các tranh chấp về chống BPG, tranh

chấp về thuế chống BPG chính thức còn có các đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp về thuế chống BPG chính thức là một trong ba loại

tranh chấp về chống BPG được liệt kê tại Điều 17.4 của ADA.

Thứ hai, đối tượng của các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức là

quyết định về việc áp thuế chống BPG của thành viên nhập khẩu. Điều 17.4 của

ADA qui định: “...[nếu] cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu đã

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

66

thực hiện hành động cuối cùng nhằm áp dụng thuế chống BPG... [thì] thành viên

đó có thể đưa vấn đề này ra cơ quan giải quyết tranh chấp (“DSB”)...”. Như

vậy, theo Điều 17.4 của ADA, cụm từ “hành động cuối cùng được thực hiện”

(“a final action has been taken”) không yêu cầu thuế chống BPG đã được thu

trên thực tế, mà chỉ đơn thuần yêu cầu rằng “hành động cuối cùng” để áp dụng

thuế chống BPG chính thức (“to levy definitive anti-dumping duties”) đã được

thực hiện, thông thường, đó chính là việc ban hành một quyết định về việc áp

dụng thuế chống BPG chính thức. Trong vụ Mêxicô – Thuế chống BPG đối với

thịt bò và gạo (DS295), AB và Ban hội thẩm đều thống nhất khi cho rằng “một

khoản thuế chống BPG được coi là “chính thức”, và do đó nó thỏa mãn một

trong các điều kiện để được rà soát theo Điều 9.3 và Điều 11.2 của ADA, kể từ

thời điểm có quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra” và “sản

phẩm sẽ bị áp thuế ngay sau khi kết thúc cuộc điều tra và ra quyết định cuối cùng

về việc áp thuế chống BPG” [97]. Cụm từ thuế chống BPG “chính thức”

(“definitive” hoặc “final” duties) được sử dụng để phân biệt với khoản thuế

“tạm thời” (“provisional” duties) - là một loại biện pháp tạm thời có thể được áp

dụng với sản phẩm nhập khẩu trong quá trình điều tra.

Thứ ba, căn cứ pháp lý được viện dẫn trong các vụ tranh chấp về thuế

chống BPG chính thức có thể liên quan tới phần lớn các điều khoản của ADA

bởi quyết định về việc áp thuế chống BPG là kết quả cuối cùng của cả một quá

trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền của bên bị khiếu kiện. Tuy nhiên, theo

thống kê của WTO, các điều khoản thường xuyên được bên khiếu kiện viện dẫn

là các điều: Điều 1, 2, 3, 5, 6, 9, 12, 18 và Phụ lục II của ADA cũng như Điều VI

của GATT 1994 [78].

Các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức là loại tranh chấp về chống

BPG phổ biến nhất trong khuôn khổ WTO. Các thành viên WTO chủ yếu lựa

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

67

chọn để khởi kiện đối với loại tranh chấp này là bởi vì: thứ nhất, quyết định áp

thuế chống BPG chính thức, trong trường hợp cần phải sử dụng biện pháp này,

mới là quyết định cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập

khẩu để giải quyết các tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và

doanh nghiệp trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập

khẩu, bởi vậy, quyết định của DSB đối với việc giải quyết tranh chấp về thuế

BPG chính thức mới giải quyết được tranh chấp về chống BPG giữa hai thành

viên WTO một cách triệt để hơn. Trong trường hợp một thành viên quyết định

khởi xướng một vụ kiện về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, biện pháp

tạm thời hay sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên

với nội dung của ADA, dù họ đã bỏ nhiều chi phí, thời gian và nhân lực để theo

đuổi vụ kiện và ngay kể cả khi họ giành được thắng lợi thì điều đó cũng không

có nghĩa, các sản phẩm xuất khẩu của họ có thể thoát khỏi việc bị áp thuế chống

BPG chính thức. Vì thế, họ có thể vẫn phải tiếp tục theo đuổi một vụ kiện tiếp

theo về thuế chống BPG chính thức với những tốn kém không nhỏ về chi phí,

thời gian và nguồn nhân lực; thứ hai, khi khiếu kiện về thuế chống BPG chính

thức, bên khiếu kiện vẫn có thể bao hàm trong đó những căn cứ pháp lý và sử

dụng các lập luận để chứng minh cho sự vi phạm khác của bên bị khiếu kiện, nếu

có, trong việc áp dụng các biện pháp tạm thời, sự chấp thuận một biện pháp cam

kết giá và sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của bên bị khiếu kiện

với nội dung của ADA. Trên thực tế, một số vụ kiện về biện pháp tạm thời đã chỉ

dừng lại ở giai đoạn tham vấn, bởi sau đó, bên khiếu kiện đã khởi kiện một vụ

tranh chấp khác về thuế chống BPG chính thức. Ví dụ như khi Thái Lan khởi

kiện Hoa Kỳ ra WTO về việc áp dụng biện pháp tạm thời đối với sản phẩm tôm

đông lạnh nhập khẩu (vụ DS324) tại thời điểm ngày 09/12/2004, thì vụ tranh

chấp về BPG đối với sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu giữa các doanh nghiệp

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

68

của Thái Lan và Hoa Kỳ vẫn đang được giải quyết bởi USDOC. Đầu năm 2006,

USDOC ban hành quyết định áp thuế chống BPG đối với sản phẩm tôm đông

lạnh nhập khẩu của Thái Lan và ngay sau đó, ngày 24/04/2006, Thái Lan đã khởi

kiện vụ kiện thứ hai đối với Hoa Kỳ ra WTO (vụ DS343). Vụ DS324 vẫn dừng

lại ở giai đoạn tham vấn [72],[73].

b. Vấn đề tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá

Biện pháp cam kết giá (Price undertakings) là biện pháp có thể được chấp

nhận như là một giải pháp thay thế cho việc áp dụng thuế chống BPG chính thức

(Điều 8, ADA). Đặc điểm nổi bật nhất của biện pháp cam kết giá chính là tính

chất tự nguyện của các nhà xuất khẩu và cơ quan điều tra có thẩm quyền, không

chịu sự bắt buộc hay phụ thuộc vào ý chí của bất kì chủ thể nào khác. Cam kết

giá là việc nhà xuất khẩu tự nguyện đưa ra cam kết tăng giá hoặc ngừng xuất

khẩu phá giá vào thị trường đang điều tra. Biện pháp này chỉ được đề xuất sau

khi cơ quan điều tra có thẩm quyền của nước nhập khẩu đã ban hành quyết định

sơ bộ về việc có BPG, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả và để được chấp nhận

là giải pháp thay thế cho việc áp dụng thuế chống BPG, biện pháp này phải nhận

được sự đồng ý của cơ quan điều tra có thẩm quyền của nước nhập khẩu. Trong

trường hợp cơ quan điều tra có thẩm quyền nhất trí với biện pháp cam kết giá mà

nhà xuất khẩu đưa ra, thì cơ quan này sẽ ra quyết định chấp thuận một biện pháp

cam kết giá, đồng thời đình chỉ hoặc kết thúc cuộc điều tra mà không cần áp

dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống BPG chính thức, ngược lại, nếu họ

không chấp thuận, thì cuộc điều tra vẫn được tiếp tục.

Ngoài những đặc điểm chung của các tranh chấp về chống BPG, tranh

chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá còn có các đặc điểm riêng sau

đây:

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

69

Thứ nhất, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá là một

trong ba loại tranh chấp về chống BPG được liệt kê tại Điều 17.4 của ADA.

Thứ hai, đối tượng của các tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp

cam kết giá chính là quyết định chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của bên

bị khiếu kiện đối với biện pháp cam kết giá đó (The acceptance of a price

undertaking).

Thứ ba, căn cứ pháp lý được viện dẫn trong các vụ tranh chấp về sự chấp

thuận một biện pháp cam kết giá là Điều 8 của ADA và các điều khoản khác có

liên quan.

Theo thống kê của WTO, tính đến hết tháng 12/2013, có bốn vụ tranh

chấp về chống BPG có đề cập tới biện pháp cam kết giá, tuy nhiên, đó không

phải là những tranh chấp riêng biệt về biện pháp cam kết giá. Phần lớn, nội dung

tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá chỉ được nêu ra cùng với

tranh chấp về sự không phù hợp của pháp luật của bên bị khiếu kiện với ADA

(hai vụ) hoặc trong tranh chấp về các biện pháp chống BPG nói chung (hai vụ)

[78]. Thực tế này xuất phát từ hai nguyên nhân cơ bản: một là, cam kết giá là

biện pháp tự nguyện của nhà xuất khẩu, bởi vậy, nếu nhà xuất khẩu đã quyết

định sử dụng biện pháp này thì họ sẽ nghiên cứu kỹ pháp luật về chống BPG

hàng nhập khẩu của nước nhập khẩu, đồng thời, có những tính toán kỹ lưỡng để

đưa ra mức giá cam kết phù hợp nhằm đạt được sự chấp thuận của cơ quan điều

tra của nước nhập khẩu; hai là, mặc dù đây là biện pháp do nhà xuất khẩu chủ

động đề xuất, nhưng luôn kèm theo điều kiện là phải được cơ quan điều tra của

nước nhập khẩu chấp thuận, do đó, việc khiếu kiện về biện pháp này có thể dẫn

tới những tác động tiêu cực cho những đề xuất cam kết giá khác trong những vụ

điều tra chống BPG tiếp theo, nếu có.

c. Vấn đề tranh chấp về biện pháp tạm thời

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

70

Các biện pháp tạm thời (Provisional measures) là những biện pháp được

cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu áp dụng trong quá trình điều tra vụ

việc chống BPG. Theo qui định tại Điều 7 của ADA, các biện pháp tạm thời có

thể được áp dụng bao gồm: (i) thuế tạm thời; (ii) đặt cọc hoặc nộp đảm bảo một

khoản tiền tương đương với khoản thuế chống BPG dự kiến và không được cao

hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời; hoặc (iii) cho thông quan nhưng bảo

lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế

chống BPG dự kiến sẽ áp dụng. Các biện pháp tạm thời chỉ được phép áp dụng

khi thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện sau đây (Điều 7.1): (i) việc điều tra đã

được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5 của ADA, và việc này cũng đã được

thông báo cho công chúng và đồng thời, các bên hữu quan cũng đã được tạo đầy

đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra nhận xét; (ii) có kết luận sơ bộ về việc

BPG và thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước; và (iii) việc áp dụng các biện

pháp này là cần thiết để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.

Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng trong một thời hạn nhất định (Điều 7.4,

ADA) và việc áp dụng chúng phải tuân thủ các qui định liên quan tại Điều 9 của

ADA về đánh thuế và thu thuế chống BPG.

Ngoài những đặc điểm chung của các tranh chấp về chống BPG, tranh

chấp về biện pháp tạm thời còn có các đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp về biện pháp tạm thời là một trong ba loại tranh chấp

về chống BPG được liệt kê tại Điều 17.4 của ADA.

Thứ hai, đối tượng của các tranh chấp về biện pháp tạm thời chính là

quyết định áp dụng biện pháp tạm thời của cơ quan điều tra của bên bị khiếu

kiện.

Thứ ba, căn cứ pháp lý được viện dẫn trong các vụ tranh chấp về biện

pháp tạm thời là Điều 7.1 của ADA và các điều khoản khác có liên quan [78].

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

71

Tại Điều 7 của ADA, ngoài Điều 7.1, còn có tới bốn điều khoản khác qui định về

những nội dung pháp lý khác nhau liên quan đến biện pháp tạm thời, đó là: các

loại biện pháp tạm thời có thể được áp dụng (Khoản 2); thời điểm bắt đầu được

áp dụng biện pháp tạm thời (Khoản 3); thời hạn áp dụng (Khoản 4) và cách thức

áp dụng (Khoản 5). Tuy nhiên, theo qui định tại Điều 17.4 của ADA: “...[Khi]

một biện pháp tạm thời có ảnh hưởng đáng kể và... [xét] thấy biện pháp này

được thực hiện đi ngược lại với các qui định trong Khoản 1 Điều 7 [ADA]...[có

thể] đưa vấn đề này ra DSB”. Như vậy, có thể thấy, Điều 17.4 của ADA chỉ đề

cập tới mỗi Điều 7.1. Mặc dù chỉ đề cập tới Điều 7.1 khi qui định về phạm vi các

tranh chấp về chống BPG có thể khởi kiện ra DSB, nhưng Điều 17.4 của ADA

cũng không hề loại trừ khả năng bên khiếu kiện có thể viện dẫn tới cả những

khoản khác trong Điều 7 của ADA trong một vụ tranh chấp về biện pháp tạm

thời, bên cạnh Điều 7.1; đồng thời, nó cũng không hề loại trừ khả năng, Điều 7

và các khoản của nó được viện dẫn trong những tranh chấp về chống BPG khác,

ví dụ như, các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức và các tranh chấp về sự

không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của

ADA. Thông thường, trong các vụ tranh chấp về thuế chống BPG chính thức,

bên khiếu kiện vẫn thường viện dẫn cả Điều 7 về biện pháp tạm thời để chứng

minh bên bị khiếu kiện đã vi phạm các nghĩa vụ nêu trong ADA. Vậy thì tại sao

Điều 17.4 của ADA lại chỉ đề cập tới Điều 7.1? Theo qui định của Điều 17.4 của

ADA, các khiếu kiện thuộc phạm vi giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO đều phải liên quan tới “một biện pháp cụ thể” (a specific measure), đã

được xác định rõ ràng bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền của

thành viên nhập khẩu. Như vậy, một quyết định về việc áp dụng biện pháp tạm

thời, là đối tượng của một vụ tranh chấp tại WTO, chỉ có thể được ban hành nếu

đã có một cuộc điều tra được khởi xướng; các thông báo đã được công bố và các

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

72

bên có lợi ích liên quan đã được tạo những cơ hội đầy đủ để đệ trình các thông

tin và đưa ra các ý kiến bình luận; đã có sự xác định sơ bộ về BPG và thiệt hại;

đồng thời, chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm thời này.

Do đó, thời điểm một khiếu kiện về biện pháp tạm thời có thể được chấp nhận để

giải quyết tại DSB là phải sau khi có quyết định áp dụng biện pháp tạm thời của

cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu theo đúng nội dung được qui

định tại Điều 7.1 của ADA. Các khoản khác trong Điều 7 của ADA, đặc biệt là

Điều 7.4, lại chủ yếu chỉ qui định những vấn đề liên quan tới các loại tranh chấp

về chống BPG khác [46, tr. 321]. Trong vụ Mêxicô – Sirô ngô (DS132), Ban hội

thẩm đã kết luận rằng bên khiếu kiện có thể viện dẫn Điều 7.4 của ADA là căn

cứ pháp lý chứng minh cho sự vi phạm của Mêxicô liên quan tới thuế chống

BPG chính thức. Theo Điều 10 của ADA, việc áp dụng một biện pháp tạm thời

cũng có thể là căn cứ cho việc áp dụng hồi tố đối với thuế chống BPG chính

thức. Vì lẽ đó, một khiếu kiện về thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời sẽ liên

quan tới việc áp thuế chống BPG chính thức [105].

Thứ tư, các khiếu kiện trong các vụ tranh chấp về biện pháp tạm thời luôn

là những khiếu kiện vi phạm (ít nhất là vi phạm Điều 7.1 của ADA). Rõ ràng,

Điều 17.4 của ADA đã đặt ra đồng thời 2 điều kiện để một tranh chấp về biện

pháp tạm thời có thể được giải quyết tại DSB: (1) biện pháp tạm thời đó phải có

ảnh hưởng đáng kể (a significant impact); (2) biện pháp này được thực hiện đi

ngược lại Điều 7.1 của ADA. Như vậy, chỉ có những tranh chấp phát sinh từ việc

áp dụng các biện pháp tạm thời trái với Điều 7.1 của ADA mới thuộc phạm vi

các tranh chấp về chống BPG nêu tại Điều 17.4 của ADA.

Mặc dù các tranh chấp về biện pháp tạm thời không phải là loại tranh chấp

về chống BPG phổ biến nhất, tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên

WTO vẫn lựa chọn để khởi kiện đối với loại tranh chấp này bởi vì: thứ nhất, bên

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

73

khiếu kiện cũng muốn gây áp lực với bên bị khiếu kiện trong việc điều tra chống

BPG với một thông điệp rõ ràng về sự sẵn sàng của họ cho những khiếu kiện tiếp

theo; thứ hai, kết luận cuối cùng của cuộc điều tra chống BPG có thể là áp thuế

hoặc không áp thuế chống BPG. Bởi vậy, nếu có cơ sở, thì có thể khởi kiện ngay

đối với việc áp dụng biện pháp tạm thời mà không cần phải chờ tới khi có quyết

định áp thuế chống BPG chính thức; thứ ba, bên bị khiếu kiện cũng muốn tranh

thủ cơ hội tiếp cận với các thông tin về vụ điều tra chống BPG đang diễn ra trên

lãnh thổ của bên bị khiếu kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO; thứ

tư, do sự thiếu kinh nghiệm của bên bị khiếu kiện trong việc xác định thời điểm

khởi kiện và lựa chọn vấn đề khởi kiện v.v.

d. Vấn đề tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của

một thành viên với nội dung của ADA

Theo Điều 18.4 của ADA, các thành viên WTO có nghĩa vụ “... [nhằm]

đảm bảo sự phù hợp của các pháp luật, qui định và các thủ tục hành chính của

nước này theo các qui định trong Hiệp định [ADA]...”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do

khác nhau mà trong hệ thống pháp luật của một số thành viên vẫn có những qui

định không phù hợp với nội dung của ADA. Khi đó, một thành viên khác của

WTO có thể khởi kiện đối với các tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui

định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA ra DSB.

Ngoài những đặc điểm chung của các tranh chấp về chống BPG, tranh

chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với

nội dung của ADA còn có các đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật

của một thành viên với nội dung của ADA không phải là một trong ba loại tranh

chấp về chống BPG được liệt kê tại Điều 17.4 của ADA. Tuy nhiên, Điều 17 của

ADA không hề loại trừ loại tranh chấp này và theo các báo cáo của Ban hội thẩm

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

74

và AB tại WTO, đây vẫn là một trong bốn loại tranh chấp về chống BPG mà các

thành viên WTO có thể khởi kiện ra DSB. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp

về chống BPG, ngoài các qui định chung của DSU, thì Điều 17 của ADA là điều

khoản qui định riêng về vấn đề này. Nếu Điều XXII và Điều XXIII của GATT

1994 là cơ sở pháp lý cho những tranh chấp liên quan tới các điều khoản của

GATT 1994, thì Điều 17 của ADA sẽ là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết những

tranh chấp liên quan tới các điều khoản của ADA. Theo cách diễn đạt của Điều

XXIII của GATT 1994 thì điều khoản này cho phép một thành viên của WTO có

quyền khiếu kiện đối với một hệ thống pháp luật. Tương tự như vậy, Điều 17 của

ADA cũng cho phép được khiếu kiện đối với một hệ thống pháp luật trừ khi khả

năng đó bị loại trừ, mà rõ ràng, trong toàn bộ Điều 17 cũng như những điều

khoản còn lại của ADA đều không hề có bất kỳ sự loại trừ nào [95]. Để làm rõ

hơn việc liệu các qui định trong Điều 17 của ADA có đưa ra những hạn chế việc

khiếu kiện đối với một hệ thống pháp luật về chống BPG hay không, Báo cáo

của AB, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống BPG năm 1916, đã phân tích từng điều

khoản, bao gồm các điều từ Điều 17.1 đến 17.4. Theo đó, trong Báo cáo của AB

đã chỉ rõ, các điều khoản nói trên đều không có sự phân biệt giữa những tranh

chấp liên quan tới pháp luật về chống BPG với những tranh chấp liên quan tới

các biện pháp chống BPG được áp dụng trong quá trình thi hành hệ thống pháp

luật này, bởi vậy, trong từng điều khoản này cũng không hề có bất kỳ sự loại trừ

nào được nêu ra [95]. Các thành viên của WTO hoàn toàn có quyền khởi kiện

một thành viên khác ra DSB khi có sự không phù hợp trong hệ thống pháp luật

của thành viên này với ADA.

Thứ hai, đối tượng của tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định

pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA chính là những qui định

không phù hợp trong pháp luật của bên bị khiếu kiện với nội dung của ADA.

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

75

Thứ ba, căn cứ pháp lý được viện dẫn trong các vụ tranh chấp về sự không

phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA

là Điều 18.4 của ADA và các điều khoản khác có liên quan [78].

Mặc dù các tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật

của một thành viên với nội dung của ADA không phải là loại tranh chấp về

chống BPG phổ biến nhất, tuy nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên

WTO vẫn lựa chọn để khởi kiện đối với loại tranh chấp này bởi vì:

Một là, khả năng thắng kiện trong các vụ kiện này của phía nguyên đơn là

lớn hơn, bởi lẽ, nếu đã có căn cứ để chứng minh có sự không phù hợp trong các

qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA, cùng với các vụ

việc trước đó có liên quan, thì nguyên đơn có nhiều cơ hội để thuyết phục được

Ban hội thẩm và AB, trong trường hợp có kháng cáo, cũng như DSB ban hành

các quyết định có lợi cho mình;

Hai là, thông thường yêu cầu trong quyết định của DSB đối với những vụ

tranh chấp loại này là đề nghị bên thua kiện phải đảm bảo sự phù hợp trong các

qui định pháp luật của họ với nội dung của ADA. Nếu bên thua kiện thi hành

nghiêm chỉnh quyết định này thì rõ ràng bên thắng kiện sẽ được hưởng lợi,

không chỉ cho vụ kiện vừa được khởi xướng, mà còn cho cả các vụ kiện tiếp theo

có liên quan cũng như hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp của bên thắng

kiện có chịu sự điều chỉnh của các qui định pháp luật không phù hợp đó;

Ba là, đây có thể được coi như một biện pháp được sử dụng để gây sức ép

với những thành viên có tiềm lực nhưng lại “bảo thủ” trong việc xây dựng và

duy trì các qui định và chính sách không phù hợp như Hoa Kỳ.

Tính đến hết tháng 12/2013, có bảy vụ tranh chấp về sự không phù hợp

trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA. Con số

thống kê nói trên không bao gồm những khiếu kiện về vấn đề này được lồng

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

76

ghép trong các vụ tranh chấp về chống BPG khác. Và một thực tế là bị đơn trong

cả bảy vụ tranh chấp này đều là Hoa Kỳ, với chiến thắng phần lớn nghiêng về

các nguyên đơn [78].

2.4.2. Nội dung một số vấn đề cụ thể khác của pháp luật quốc tế áp dụng

trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

Ngoài phạm vi các vấn đề tranh chấp được giải quyết tại DSB, pháp luật

quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về mặt luật

nội dung, chủ yếu là ADA, còn qui định một số vấn đề cụ thể khác như:

- Vấn đề xác định có BPG, theo đó, cơ quan chống BPG của thành viên

nhập khẩu cần phải xác định xem liệu một sản phẩm có bị coi là BPG hay không

khi sản phẩm đó được xuất khẩu sang thị trường của thành viên này (Điều 2,

ADA). Để xác định được một sản phẩm có bị coi là BPG hay không thì cơ quan

chống BPG của thành viên nhập khẩu cần phải tiến hành theo một trình tự điều

tra nhất định và phải xác định được các yếu tố như sản phẩm tương tự, giá xuất

khẩu, giá trị thông thường, biên độ BPG, điều kiện thương mại thông thường v.v

[12, tr. 60-62, tr. 72-74, tr. 80-82];

- Vấn đề xác định thiệt hại vật chất đối với nền kinh tế của thành viên

nhập khẩu, được qui định tại Điều 3 và Điều 4 của ADA, theo đó, cơ quan chống

BPG của thành viên nhập khẩu cần phải xác định được xem liệu đã có thiệt hại

vật chất hoặc nguy cơ đe dọa gây ra thiệt hại vật chất một cách rõ ràng đối với

nền kinh tế, mà trực tiếp là ngành sản xuất nội địa của thành viên này hay chưa,

nếu đã xảy ra thì thiệt hại đó hiện diện dưới hình thức nào và mức độ ra sao v.v.

Theo qui định của DSU, về cách thức và phương pháp xác định thiệt hại do hàng

hóa BPG gây ra thường bao gồm ba nội dung: (1) xác định ngành sản xuất nội

địa (domestic industry); (2) các nguyên tắc mà cơ quan có thẩm quyền của các

nước phải tuân thủ khi tiến hành xác định thiệt hại; (3) cách thức xác định các

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

77

loại thiệt hại đã xảy ra đối với với nước nhập khẩu. Các loại thiệt hại cần được

xác định có thể là: (i) Thiệt hại đáng kể (material injury); (ii) Đe dọa gây thiệt

hại đáng kể (threat of material injury); (iii) Cản trở nghiêm trọng sự hình thành

của một ngành sản xuất nội địa [12, tr. 90-103];

- Vấn đề xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại đã xảy

ra đối với nền kinh tế của thành viên nhập khẩu, theo đó, cơ quan chống BPG

của thành viên nhập khẩu, trên cơ sở những nguyên tắc, yêu cầu và tiêu chí cần

phải tuân thủ, sẽ tiến hành xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG của

hàng hóa nhập khẩu và thiệt hại đã xảy ra đối với nền kinh tế, mà trực tiếp là

ngành sản xuất nội địa của thành viên này một cách khách quan, phù hợp với

thực tiễn chống BPG (Điều 3, ADA) [12, tr. 104-105];

- Vấn đề các biện pháp chống BPG và thời gian hiệu lực của chúng, được

qui định từ Điều 7 đến Điều 10 của ADA, theo đó, cơ quan chống BPG của

thành viên nhập khẩu, căn cứ vào kết quả điều tra, có thể áp dụng các biện pháp

chống BPG, bao gồm, biện pháp thuế chống BPG chính thức, biện pháp cam kết

giá và biện pháp tạm thời, để trừng phạt hoạt động BPG gây thiệt hại và loại trừ

tác động gây hại của hoạt động BPG đó [12, tr. 111-123];

- Vấn đề rà soát, xem xét lại việc áp dụng các biện pháp chống BPG, theo

đó, thủ tục rà soát sẽ được tiến hành theo một thời hạn và thủ tục nhất định đối

với thuế chống BPG chính thức, nhằm điều chỉnh, nếu cần thiết, các biện pháp

chống BPG cho phù hợp với thực tiễn chống BPG sau một thời gian các biện

pháp chống BPG đó đã được áp dụng và phát huy tác dụng (Điều 11, ADA). Có

hai hình thức rà soát theo ADA, đó là: (1) rà soát hàng năm, thường được tiến

hành sau 12 tháng; (2) rà soát cuối kỳ, thường được tiến hành khi gần kết thúc

thời hạn 5 năm [12, tr. 124-134].

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

78

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải

quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO có thể được chia thành ba giai đoạn với

những cột mốc phát triển quan trọng, trong đó, những thay đổi rõ rệt và có tính

chất quyết định nhất đã diễn ra ở Vòng đàm phán Uruguay. Cho đến nay, các

thành viên vẫn đang nỗ lực để hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này tại Vòng đàm

phán Đôha.

Tranh chấp về chống BPG là một trong những tranh chấp có thể được giải

quyết tại WTO. Tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO có thể được

hiểu là những bất đồng giữa các thành viên WTO về các vấn đề pháp lý liên

quan đến các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực chống BPG theo các hiệp định

của WTO. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về chống BPG sẽ tuân theo

pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO thực sự là một hệ thống phức tạp với nhiều qui định đan xen lẫn nhau, cả

về luật nội dung và qui định tố tụng. Các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp

dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ bản, cũng được

xác định trên cơ sở Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế và có tính

tới cả những đặc thù của WTO.

Nội dung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về

chống BPG tại WTO bao gồm những vấn đề chung trong DSM của WTO và

những vấn đề cụ thể, chủ yếu là theo qui định của ADA.

Việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO

vừa mang lại những cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức rất lớn

đối với các thành viên đang phát triển.

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

79

Tranh chấp về chống BPG là tranh chấp thứ phát, bởi vậy, giữa việc giải

quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và việc giải quyết các

tranh chấp về BPG có một mối liên hệ chặt chẽ, tuy nhiên, giữa chúng vẫn có

những điểm khác nhau cơ bản, cần phải có sự phân biệt rõ ràng.

Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại WTO

bao gồm tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận

một biện pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời và tranh chấp về sự

không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của

ADA. Việc xác định đúng vấn đề tranh chấp sẽ giúp bên khiếu kiện hạn chế rủi

ro khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Trong xu thế các quốc gia hiện nay ngày càng sử dụng nhiều các biện

pháp chống BPG như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho ngành sản xuất

trong nước thì trong tương lai, các tranh chấp về chống BPG cũng vẫn sẽ là một

trong những loại tranh chấp xảy ra phổ biến nhất trong khuôn khổ WTO. Các

tranh chấp về chống BPG vốn dĩ là những tranh chấp vô cùng phức tạp, bởi vậy,

các thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần nghiên cứu kỹ pháp

luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, nghiên

cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các thành

viên khác để có thể tiếp cận một cách có hiệu quả và chủ động tham gia vào việc

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

80

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN

PHÁ GIÁ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ

VIỆT NAM

3.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

3.1.1. Sơ lược thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

Trong hơn 19 năm qua, về cơ bản, việc giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế nói chung và tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO đã đáp ứng

được phần nào những đòi hỏi của các thành viên về một DSM rõ ràng, nhanh

chóng và hiệu quả. Khởi đầu là vụ tranh chấp giữa Mêxicô và Vênêxuêla (DS23)

với yêu cầu tham vấn được đưa ra ngày 05/12/1995 liên quan tới một số sản

phẩm ống dẫn dầu (Oil country tubular goods - OCTG) nhập khẩu từ Mêxicô,

còn gần đây nhất, tính đến hết tháng 12/2013, là vụ tranh chấp giữa EU và Liên

bang Nga (DS474), với yêu cầu tham vấn được gửi ngày 23/12/2013, liên quan

tới phương pháp tính phí bổ sung và các biện pháp chống BPG đối với các sản

phẩm nhập khẩu từ Nga.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO trong giai đoạn từ

ngày 01/01/1995 cho đến ngày 31/12/2013, có thể được minh họa qua những số

liệu thống kê cụ thể sau đây:

Một là, về số lượng, tổng cộng có 102 vụ tranh chấp về chống BPG đã

được giải quyết tại WTO trong giai đoạn này và đây là loại tranh chấp phổ biến

nhất trong khuôn khổ WTO, theo đó, số vụ tranh chấp về chống BPG được phân

bổ theo từng năm như sau:

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

81

Biểu đồ 1.2.1: Số vụ tranh chấp về chống bán phá giá được giải quyết tại WTO theo từng năm (từ 1/1/1995 đến 31/12/2013)

1

3

3

6

8

6

7

6

8

4

8

1

5

3

5

5

6

6

11

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

1995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010201120122013 Tranh chấp về chống

bán phá giá được giảiquyết tại WTO

Nguồn: World Trade Organization [78]

Trong tổng số 102 vụ tranh chấp nói trên, năm 2000 là năm có nhiều vụ

tranh chấp về chống BPG nhất với 11 vụ; năm 1995 và 2007 là những năm có ít

vụ tranh chấp nhất với chỉ duy nhất một vụ. Tính trung bình mỗi năm cũng có

hơn năm vụ tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại WTO.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

82

Hai là, về các nhóm hàng hóa, các vụ tranh chấp về chống BPG trong

khuôn khổ WTO chủ yếu liên quan tới các mặt hàng như thép, thủy hải sản, điện

thoại di động, giày dép, dệt may, dược phẩm v.v.

Ba là, đối với những vấn đề tranh chấp cụ thể tương ứng với các điều

khoản của ADA được viện dẫn, các vụ tranh chấp về chống BPG chủ yếu là

tranh chấp liên quan tới các nguyên tắc (Điều 1 với 63 vụ); cách xác định BPG

(Điều 2 với 47 vụ), trong đó, có 37 vụ tranh chấp về cách so sánh giữa giá xuất

khẩu và trị giá thông thường theo Điều 2.4; xác định tổn thất (Điều 3 với 40 vụ);

các thông tin tốt nhất có được theo các điều kiện của Điều 6.8 (Phụ lục II với 40

vụ); vấn đề chứng cứ (Điều 6 với 38 vụ) v.v. Điều 9 về đánh thuế và thu thuế

chống BPG được viện dẫn trong 27 vụ kiện; tiếp theo là Điều 7 về biện pháp tạm

thời được viện dẫn trong 14 vụ kiện; cuối cùng là Điều 8 về biện pháp cam kết

giá mới chỉ được viện dẫn trong bốn vụ kiện. Đối với các vụ tranh chấp về sự

không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của

ADA, chủ yếu là các vụ kiện đối với Hoa Kỳ liên quan tới qui định về Zeroing

hoặc Đạo luật chống BPG 1916 [78].

Bốn là, tính đến hết ngày 31/12/2013, đã có 32 quốc gia, vùng lãnh thổ

trên tổng số 159 thành viên của WTO, chiếm khoảng 20% số lượng thành viên

của WTO, tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn

khổ tổ chức này (xem Phụ lục số 2). Trong số đó, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số

vụ tranh chấp về chống BPG với 54 vụ (bảy vụ là nguyên đơn và 47 vụ là bị

đơn); xếp thứ hai là EU với 25 vụ (14 vụ là nguyên đơn và 11 vụ là bị đơn); xếp

thứ ba là Mêxicô với 17 vụ (11 vụ là nguyên đơn và sáu vụ là bị đơn). Trong số

các thành viên đang phát triển của WTO thì dẫn đầu là Trung Quốc (bảy vụ là

nguyên đơn và bảy vụ là bị đơn) với 14 vụ, Ấn Độ (chín vụ là nguyên đơn và ba

vụ là bị đơn) và Braxin với 10 vụ (bảy vụ là nguyên đơn và hai vụ là bị đơn) và

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

83

Áchentina với 10 vụ (sáu vụ là nguyên đơn và bốn vụ là bị đơn). Với các nước

Đông Nam Á, Thái Lan là nước tham gia tích cực nhất với năm vụ (bốn vụ là

nguyên đơn và một vụ là bị đơn). Bănglađét là thành viên chậm phát triển duy

nhất đã khởi xướng một vụ kiện về chống BPG ra DSB, tuy nhiên, vụ kiện này

cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn.

Năm là, những tranh chấp về chống BPG có thể diễn ra giữa các thành

viên phát triển với nhau, ví dụ như tranh chấp giữa Hoa Kỳ và EU (vụ DS424);

hoặc giữa các thành viên phát triển với các thành viên đang phát triển/chậm phát

triển, ví dụ như tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (vụ DS 449); hoặc giữa

các thành viên đang phát triển/chậm phát triển với nhau, ví dụ như tranh chấp

giữa Nam Phi và Braxin (vụ DS439). Các vụ tranh chấp thường diễn ra giữa một

nguyên đơn với một bị đơn; nhưng trong một số trường hợp tranh chấp lại xảy ra

giữa một nhóm các nguyên đơn với một bị đơn, ví dụ tranh chấp giữa bị đơn là

Hoa Kỳ với các nguyên đơn là Ôxtrâylia, Braxin, Chilê, EC, Ấn Độ, Inđônêxia,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan (vụ DS217). Như vậy, các thành viên đang

phát triển, ngoài việc sử dụng hệ thống của WTO để giải quyết các tranh chấp

với các thành viên phát triển, thì họ còn sử dụng nó để giải quyết các tranh chấp

giữa các thành viên đang phát triển với nhau.

Sáu là, về mức độ tham gia của các thành viên phát triển và các thành viên

đang phát triển vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO với tư

cách là nguyên đơn và bị đơn cũng rất khác nhau, trong đó, các thành viên phát

triển chủ yếu tham gia với tư cách bị đơn, còn các thành viên đang phát triển chủ

yếu tham gia với tư cách nguyên đơn. Không những thế, thực tiễn giải quyết

tranh chấp tại WTO về chống BPG đã cho thấy, từ năm 2001 cho đến hết năm

2013, có đến 10 năm trong giai đoạn này ghi nhận số lượng yêu cầu tham vấn từ

các thành viên là những nước đang phát triển ít nhất là bằng hoặc thậm chí còn

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

84

vượt hơn so với số lượng yêu cầu của các thành viên là những nước phát triển.

Đó là các năm (số lượng yêu cầu tham vấn từ các thành viên đang phát

triển/thành viên phát triển): năm 2001 (3/3); năm 2004 (5/3); năm 2005 (4/0);

năm 2006 (5/3); năm 2007 (1/0); năm 2008 (5/0); năm 2009 (2/1); năm 2010

(3/2); năm 2012 (4/2); năm 2013 (3/3) [78].

Như vậy, từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn

khổ WTO, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, các tranh chấp về chống BPG là loại tranh chấp phổ biến nhất

được giải quyết trong khuôn khổ WTO. Điều này cũng xuất phát từ thực tiễn của

các nước hiện nay đã và đang sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp chống

BPG như là một công cụ bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa. Chừng nào số lượng

các vụ tranh chấp về BPG còn nhiều thì chừng đó, số lượng các vụ tranh chấp về

chống BPG còn gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp.

Thứ hai, các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức là loại tranh chấp

về chống BPG phổ biến nhất được các thành viên đưa ra giải quyết tại WTO.

Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: (i) về bản chất,

biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng một cách “tạm thời” trong giai đoạn điều

tra, bởi vậy tác động của nó thường hạn chế; biện pháp cam kết giá là do nhà

xuất khẩu tự nguyện và phải được cơ quan điều tra của nước nhập khẩu đồng ý

và trên thực tiễn không nhiều doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp này; còn

với các tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một

thành viên với nội dung của ADA thường là không phổ biến bởi phần lớn các

thành viên đều có xu hướng đảm bảo sự tương thích của pháp luật quốc gia với

pháp luật của WTO; trong khi đó, thuế chống BPG được cơ quan có thẩm quyền

thông qua và có thể bị áp dụng trong một thời gian dài, vì thế, nó có thể gây ra

những rào cản thực sự với hàng nhập khẩu; (ii) mặc dù WTO cho phép khởi kiện

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

85

đối với bốn loại tranh chấp, tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên thường đợi

cho tới khi có kết luận cuối cùng về vụ điều tra chống BPG để cân nhắc về việc

khởi kiện, nhằm đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp cao hơn cho vụ kiện.

Thứ ba, về nhóm mặt hàng, chủ yếu là những sản phẩm xuất khẩu thế

mạnh của các thành viên đang phát triển.

Thứ tư, thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp về chống BPG cũng cho

thấy sự tham gia ngày càng tích cực của một số thành viên đang phát triển. Tỷ lệ

tham gia của các thành viên đang phát triển vào DSM của WTO ngày càng tăng

cho thấy sự gia tăng mức độ tin cậy của họ vào DSM của WTO cũng như sự tự

tin của chính các thành viên đang phát triển. Trên thực tế, từ năm 1995, người ta

đã ghi nhận rất nhiều vụ việc trong đó các thành viên đang phát triển là những

bên thắng kiện, ví dụ như, vụ Hoa Kỳ - Tôm nhập khẩu (Thái Lan), vụ Hoa Kỳ -

Tôm nhập khẩu (Việt Nam), vụ Hoa Kỳ - Chỉ thị về ký quỹ hải quan đối với

hàng hóa bị áp thuế chống BPG/thuế đối kháng (Ấn Độ) v.v. Sự tham gia chủ

động hơn của các thành viên đang phát triển vào việc giải quyết các tranh chấp

thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại

WTO thực sự là một tín hiệu tốt và trên thực tế, khoảng cách về trình độ phát

triển giữa một số thành viên đang phát triển và một số thành viên phát triển đã có

sự thu hẹp đáng kể. Trong một số trường hợp, các thành viên đang phát triển đã

sử dụng hiệu quả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL.

Thứ năm, bên cạnh sự tham gia tích cực của một số ít các thành viên đang

phát triển thì vẫn còn rất nhiều thành viên đang phát triển khác không tham gia

hoặc tham gia rất hạn chế vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO. Có nhiều nguyên

nhân được đưa ra để lý giải cho tình trạng này của một số thành viên đang phát

triển như do năng lực yếu kém, thiếu tài chính và nguồn nhân lực để theo đuổi

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

86

các vụ kiện, thiếu kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, lo ngại “sự trả đũa”

v.v. Tuy nhiên, xét cho cùng, bên cạnh sự trợ giúp của WTO và các thành viên

khác, chính các thành viên đang phát triển phải tự nâng cao năng lực tham gia

vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế của mình, theo đó, một

trong các giải pháp quan trọng được đặt ra là những nước này cần tích cực học

hỏi kinh nghiệm từ các thành viên đang phát triển khác – những nước đã từng

thành công trong việc sử dụng DSM của WTO.

3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo các giai đoạn

trong qui trình tố tụng của DSM

a. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn tham vấn

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có 39 vụ tranh chấp về chống BPG vẫn

đang được giải quyết ở giai đoạn tham vấn (xem Phụ lục số 3). Thực tiễn giải

quyết tranh chấp tại WTO đã cho thấy phần lớn các vụ tranh chấp thương mại

quốc tế nói chung và các vụ tranh chấp về chống BPG nói riêng đều được giải

quyết không vượt ra ngoài giai đoạn tham vấn, trong đó, bao gồm cả việc hai bên

đã đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp giữa họ. Thực tế này, một lần

nữa đã cho thấy, tham vấn vẫn là một trong những cách thức giải quyết tranh

chấp hiệu quả trong khuôn khổ WTO và rõ ràng, nếu các tranh chấp được giải

quyết bằng phương thức này hoặc ở giai đoạn này, thì các bên vẫn có thể đạt

được mục đích của mình mà không cần thiết phải sử dụng tới bất kỳ một công cụ

thực thi hay giám sát nào đối với việc thi hành một quyết định nào đó của DSB.

Với các tranh chấp về chống BPG, các vụ việc vẫn đang được giải quyết

tại giai đoạn tham vấn, thông thường thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Một là, vụ kiện mới được khởi xướng gần đây và vẫn đang ở trong thời

hạn qui định của giai đoạn tham vấn.

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

87

Hai là, do bên khiếu kiện, vì một lý do nào đó, đã quyết định không tiếp

tục theo đuổi vụ kiện này nữa. Về mặt thủ tục, theo qui định của DSB, trình tự

giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm chỉ được bắt đầu bằng một đơn yêu

cầu thành lập Ban hội thẩm của bên khiếu kiện. Bởi vậy, chừng nào bên khiếu

kiện chưa có đơn yêu cầu nào như vậy thì tranh chấp vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn

tham vấn trừ khi các bên tranh chấp có thông báo về kết quả tham vấn thành

công, rút lại yêu cầu tham vấn hoặc tranh chấp giữa họ đã được giải quyết bằng

một phương thức khác. Ví dụ như, Mêxicô với hai vụ kiện về chống BPG đối với

sản phẩm xi măng xuất khẩu từ Mêxicô sang Êcuađo: một vụ tranh chấp về biện

pháp tạm thời (DS182) năm 1999 và một vụ tranh chấp về thuế chống BPG

chính thức (DS191) năm 2000. Ngày 14/07/1999, Êcuađo ra thông báo áp dụng

một biện pháp tạm thời đối với xi măng nhập khẩu từ Mêxicô. Ngày 05/10/2013,

Mêxicô đã gửi đơn yêu cầu tham vấn với Êcuađo liên quan tới thông báo áp

dụng biện pháp tạm thời nói trên (vụ DS182). Tuy nhiên, trong khi vụ DS182

vẫn đang trong giai đoạn tham vấn, thì ngày 14/01/2000, Êcuađo tiếp tục ra

thông báo áp dụng thuế chống BPG chính thức đối với xi măng nhập khẩu từ

Mêxicô (thuộc tiểu mục thuế quan 2523.29.00) trên Công báo của Êcuađo số

361. Ngày 15/03/2000, Mêxicô tiếp tục gửi đơn yêu cầu tham vấn với Êcuađo

liên quan tới việc áp dụng thuế chống BPG chính thức này và quá trình điều tra

để ra quyết định áp thuế chống BPG chính thức của Êcuađo (vụ DS191). Cả hai

vụ tranh chấp này, sau đó, đều không có thông báo gì về kết quả tham vấn cũng

như yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn tham vấn đã

cho thấy có nhiều lý do để giải thích cho việc bên khiếu kiện dừng lại và không

tiếp tục đệ đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để đưa việc giải quyết tranh chấp

sang giai đoạn hội thẩm tiếp theo:

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

88

Thứ nhất, có thể vì bên khiếu kiện không còn muốn tiếp tục một vụ kiện

nhất định và họ muốn khởi kiện một vụ kiện khác vẫn liên quan tới đối tượng

tranh chấp trong vụ kiện đầu tiên. Tất nhiên, với vụ kiện tiếp theo này, theo bên

khiếu kiện đánh giá, khả năng thắng kiện của họ có thể sẽ cao hơn. Trong vụ

kiện đầu tiên, có thể, bên khiếu kiện đã xác định chưa đúng phạm vi khởi kiện và

thời điểm khởi kiện, cũng như chưa lựa chọn đúng và trúng vấn đề khởi kiện, do

đó, dẫn tới khả năng thắng kiện là không cao. Ví dụ như, trong trường hợp của

Mêxicô, sẽ tốt hơn nếu Mêxicô khởi kiện sau khi Êcuađo đã ban hành quyết định

áp thuế chống BPG chính thức (vụ DS191).

Thứ hai, có thể do bên khiếu kiện chưa có sự chuẩn bị thật đầy đủ và sẵn

sàng, cả về tài chính và nhân lực, cho việc theo đuổi vụ kiện; hoặc có thể họ thấy

nếu họ tiếp tục vụ kiện này thì họ “mất” nhiều hơn là “được” v.v. Thực tiễn giải

quyết tranh chấp tại WTO đã cho thấy các thành viên đang phát triển ít có khả

năng để thuyết phục bên bị kiện về một sự thành công cuối cùng trong việc giải

quyết tranh chấp giữa họ ở bất kỳ một giai đoạn nào đó sớm hơn, và rõ ràng, bên

bị kiện dường như muốn kéo dài vụ kiện pháp lý với một bên khiếu kiện là thành

viên đang phát triển để khiến cho đối thủ phải tốn nhiều chi phí pháp lý hơn nếu

muốn giành được lợi thế tốt hơn trong cuộc chiến pháp lý này [85].

Thứ ba, có thể do bên bị kiện đã khắc phục và chấm dứt hành vi vi phạm,

vì thế, bên khiếu kiện đã đạt được mục tiêu đặt ra và không muốn tiếp tục theo

đuổi vụ tranh chấp. Ví dụ như, trong vụ kiện DS374, giữa Nam Phi và Inđônêxia

về các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm giấy hóa chất không phủ,

Inđônêxia đã rút lại yêu cầu tham vấn của mình sau khi Nam Phi đã ban hành

văn bản sửa đổi Đạo luật về biểu thuế suất hải quan và thực thi (An amendment

to the Schedule of the Customs and Excise Act), theo đó, Nam Phi sẽ không áp

dụng các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm giấy A4 trắng hóa chất không

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

89

phủ nhập khẩu từ Inđônêxia [74]. Trong trường hợp này, có thể nói, bên khiếu

kiện đã sử dụng giai đoạn tham vấn một cách hiệu quả, gây được “sức ép” nhất

định đối với bên bị khiếu kiện và đạt được mục tiêu đặt ra mà không cần phải

theo đuổi một vụ kiện kéo dài.

b. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có 16 vụ tranh chấp về chống BPG đang

được giải quyết ở giai đoạn hội thẩm, trong đó, hai vụ đơn yêu cầu thành lập Ban

hội thẩm đã được thông qua nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm;

sáu vụ Ban hội thẩm đã được thành lập; một vụ Báo cáo của Ban hội thẩm đã

được ban hành; năm vụ Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua với khuyến

nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp; một

vụ Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua mà không có thêm hành động nào

khác được yêu cầu; một vụ thẩm quyền của Ban hội thẩm bị chấm dứt (xem Phụ

lục số 4).

DS420 và DS442 là hai vụ tranh chấp mà đơn yêu cầu thành lập Ban hội

thẩm đã được thông qua nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm, trong

đó, một vụ là do các bên chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm (DS442) và

một vụ, bên khiếu kiện đã yêu cầu tạm dừng thủ tục giải quyết tranh chấp tại giai

đoạn hội thẩm theo Điều 12.12 của DSU cho đến khi có thông báo tiếp theo (vụ

DS420).

Khác với hai vụ kiện nói trên, trong vụ kiện DS355, thẩm quyền của Ban

hội thẩm đã bị chấm dứt theo qui định tại Điều 12.12 của DSU. Đây là vụ tranh

chấp giữa Áchentina và Braxin liên quan tới các biện pháp chống BPG của

Braxin đối với một số sản phẩm nhựa thông nhập khẩu từ Áchentina. Ban hội

thẩm đã được thành lập và đang tiến hành quá trình xem xét vụ kiện. Tuy nhiên,

sau khi Braxin ban hành quyết định, trong đó, xóa bỏ các mức thuế chống BPG

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

90

đối với một số sản phẩm nhựa thông nhập nhẩu từ Áchentina, thì Áchentina đã

yêu cầu Ban hội thẩm tạm dừng công việc cho đến khi có một thông báo tiếp

theo. Kể từ khi Ban hội thẩm không được yêu cầu để giải quyết vụ việc, theo

Điều 12.12 của DSU, thẩm quyền của Ban hội thẩm trong vụ kiện DS355 sẽ bị

chấm dứt từ ngày 05/02/2009.

DS429, DS440, DS449, DS454, DS460 và DS464 là sáu vụ tranh chấp mà

Ban hội thẩm đã được thành lập, trong đó, có ba vụ là DS429, DS460 và DS464,

các bên đã thống nhất được thành phần Ban hội thẩm; ba vụ còn lại (DS440,

DS449 và DS454), các bên đều không thống nhất được về thành phần Ban hội

thẩm, do đó, Tổng giám đốc WTO, trên cơ sở tham vấn với Chủ tịch DSB và

Chủ tịch của các Hội đồng và Ủy ban có liên quan theo Điều 8.7 của DSU, đã

xác định thành phần Ban hội thẩm theo yêu cầu của một trong các bên tranh

chấp.

DS427 là vụ tranh chấp duy nhất trong 15 vụ tranh chấp về chống BPG

đang được giải quyết tại giai đoạn hội thẩm hiện ở bước ban hành Báo cáo của

Ban hội thẩm. Ban hội thẩm trong vụ kiện này cũng không thể hoàn thành công

việc trong vòng 06 tháng theo qui định của DSU, thời hạn mới dự kiến được kéo

dài tới cuối tháng 06/2013. Trên thực tế, tới tận ngày 02/08/2013, Báo cáo của

Ban hội thẩm mới được ban hành tới các thành viên của WTO.

Trong sáu vụ mà Báo cáo của Ban hội thẩm đã được thông qua, thì có tới

05/06 vụ (DS241, DS337, DS382, DS404, DS425), Báo cáo của Ban hội thẩm

được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp

dụng trở nên phù hợp; chỉ có một vụ (DS221) là Báo cáo của Ban hội thẩm được

thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo.

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn hội thẩm

cho thấy:

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

91

Thứ nhất là, bên khiếu kiện hoàn toàn chủ động trong việc khởi xướng vụ

kiện, đưa ra yêu cầu tham vấn, tạm dừng cũng như khởi xướng lại thủ tục giải

quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm theo Điều 12.12 của DSU. Trên thực tế,

một số bên khiếu kiện đã sử dụng qui định này một cách hiệu quả để đưa vụ kiện

đi theo “kịch bản” mà họ mong muốn.

Thứ hai là, trong phần lớn các vụ tranh chấp thương mại quốc tế nói

chung và tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO, các bên đều khó đạt được

sự thống nhất trong việc lựa chọn thành phần Ban hội thẩm. Mặc dù DSU qui

định rằng các bên tranh chấp không được phản đối danh sách đề cử của Ban thư

ký WTO trừ khi có những lý do thuyết phục, tuy nhiên, thông thường bước đầu

các bên vẫn phản đối danh sách đề cử này mà không đưa ra nhiều luận cứ. Trên

thực tế, việc lựa chọn thành phần Ban hội thẩm thường là một quá trình rất khó

khăn và phức tạp, có thể kéo dài trong nhiều tuần. Tất nhiên, trong trường hợp

các bên không thống nhất được thì Tổng giám đốc WTO có thể xác định thành

phần Ban hội thẩm, nhưng cần lưu ý rằng, Tổng giám đốc WTO chỉ tiến hành

việc xác định thành phần Ban hội thẩm nếu có yêu cầu của bên khiếu kiện hoặc

bên bị khiếu kiện, bởi vậy, tùy thuộc vào những toan tính của các bên tranh chấp

đối với vụ kiện, các bên có thể chủ động trong việc dừng hay theo đuổi tiếp vụ

kiện bằng cách lựa chọn một thời điểm thích hợp để đưa ra yêu cầu đối với Tổng

giám đốc WTO.

Thứ ba là, thời hạn để xét xử phần lớn các vụ tranh chấp về chống BPG tại

WTO đều bị kéo dài hơn so với qui định của DSU, do đó, các bên tranh chấp cần

có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về tài chính, nhân sự và các điều kiện khác trong

trường hợp họ muốn theo đuổi vụ kiện tới cùng.

Thứ tư là, đối với các Báo cáo của Ban hội thẩm đã được DSB thông qua,

thì phần lớn kết luận trong các báo cáo này là yêu cầu bên thua kiện phải làm cho

Page 100: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

92

các biện pháp đang được áp dụng trở nên phù hợp với các qui định và cam kết

trong khuôn khổ WTO. Như vậy, trong trường hợp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và

chủ động khởi kiện, bên khiếu kiện có thể có rất nhiều cơ hội để chiến thắng.

c. Giải quyết tranh chấp tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có tám vụ tranh chấp về chống BPG đã

được giải quyết ở giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm, trong đó, hai vụ Báo cáo

của AB đã được thông qua mà không có thêm yêu cầu nào khác; sáu vụ Báo cáo

của AB được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã

được áp dụng trở nên phù hợp (xem Phụ lục số 5).

Trong số các thành viên của WTO, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số lần

tham gia tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm (hai vụ với tư cách nguyên đơn và

sáu vụ với tư cách bị đơn), tiếp theo là Nhật Bản (ba vụ với tư cách nguyên đơn),

EU (hai vụ với tư cách nguyên đơn), Mêxicô (một vụ với tư cách nguyên đơn và

một vụ với tư cách bị đơn), cuối cùng là Trung Quốc và Goatêmala (chỉ một vụ

với tư cách bị đơn).

Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại giai đoạn kháng cáo

và phúc thẩm cho thấy:

Một là, chủ yếu là các thành viên phát triển hoặc một số thành viên đang

phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể theo đuổi và tham gia tiếp tục vào

việc giải quyết tranh chấp tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm. Trường hợp của

Goatêmala, sự chủ động của bị đơn này trong việc kháng cáo đối với một số vấn

đề pháp luật nhất định và việc giải thích pháp luật của Ban hội thẩm trong vụ

DS60, có thể được giải thích về khả năng chiến thắng gần như là tuyệt đối với lý

do là bên khiếu kiện, Mêxicô, đã không hành động phù hợp với Điều 6.2 của

DSU khi trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đã không chỉ rõ biện pháp mà họ

muốn khiếu kiện (chỉ nêu chung chung là cuộc điều tra chống BPG của

Page 101: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

93

Goatêmala). Những vấn đề được nêu trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của

Mêxicô không thuộc phạm vi một trong ba vấn đề tranh chấp về chống BPG có

thể đưa ra giải quyết tại Ban hội thẩm qui định tại Điều 17.4 của ADA. Do đó,

AB không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào về những chứng cứ và lập luận của Ban

hội thẩm liên quan tới những vấn đề pháp luật bị kháng cáo. Báo cáo của Ban hội

thẩm đã bị AB hủy bỏ. Tuy nhiên, quyết định nói trên của AB không cản trở

quyền của Mêxicô được khởi xướng một vụ kiện mới cũng liên quan tới vấn đề

được nêu tại vụ DS60. Trong vụ kiện thứ hai (DS156), Mêxicô đã giành được

chiến thắng ở hầu hết các nội dung khiếu kiện và không có bên nào, cả

Goatêmala và Mêxicô, tiến hành kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm.

Hai là, bên kháng cáo chủ yếu là các bị đơn, chiếm 07/08 vụ, chỉ có duy

nhất vụ DS244, Hoa Kỳ là bị đơn, nhưng Báo cáo của Ban hội thẩm lại có lợi

cho Hoa Kỳ, bởi vậy, Hoa Kỳ không kháng cáo. Các bị đơn cũng chủ động

kháng cáo 04/08 vụ, chủ yếu là EU (02 vụ) và Nhật Bản (02 vụ). Có ba vụ kiện,

cả nguyên đơn và bị đơn đều đưa ra thông báo về việc kháng cáo đối với Báo cáo

của Ban hội thẩm (DS294 giữa EU và Hoa Kỳ, DS322 giữa Nhật Bản và Hoa

Kỳ, DS350 giữa EU và Hoa Kỳ), bởi có lẽ theo kết luận trong Báo cáo của Ban

hội thẩm, cả hai bên đều chưa đạt được điều mà họ mong muốn.

Ba là, phần lớn kết luận của AB đối với các vụ tranh chấp về chống BPG

là yêu cầu bên thua kiện phải làm cho các biện pháp đang được áp dụng trở nên

phù hợp với các qui định và cam kết trong khuôn khổ WTO. Trong hai vụ mà

Báo cáo của AB đã được thông qua, theo đó, AB không yêu cầu bên thua kiện

phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo, thì ngoại trừ vụ DS60 giữa

Goatêmala và Mêxicô, AB đã bác bỏ Báo cáo của Ban hội thẩm, còn lại, vụ

DS244, Nhật Bản, bên đưa ra thông báo kháng cáo, cũng không thể giành được

thắng lợi nào khi AB vẫn quyết định rằng Hoa Kỳ không vi phạm các qui định

Page 102: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

94

và cam kết của họ trong khuôn khổ WTO. Các vụ kiện còn lại, bị đơn đều bị kết

luận là có vi phạm. Như vậy, trong trường hợp đã nghiên cứu kỹ và có sự chuẩn

bị thật tốt, các bên khiếu kiện, bao gồm cả các thành viên đang phát triển của

WTO, đều có thể chủ động khởi xướng các vụ tranh chấp về chống BPG ra DSB

và khả năng chiến thắng của họ tương đối được bảo đảm.

d. Thực thi quyết định của DSB

Tính đến hết ngày 31/12/2013, có 29 vụ tranh chấp về chống BPG đang ở

giai đoạn thực thi quyết định của DSB, trong đó: (i) 19 vụ, bị đơn đã thông báo

về việc thực thi; (ii) ba vụ đã có thông báo về một giải pháp được chấp nhận bởi

các bên tranh chấp liên quan tới việc thực thi; (iii) Chưa có vụ nào đang tiến

hành thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên

thua kiện; (iv) ba vụ đã kết thúc thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã

được thực hiện bởi bên thua kiện và có kết luận là không tồn tại sự không phù

hợp của hành động đó; (v) chưa có vụ nào kết thúc thủ tục xem xét về sự phù

hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện và có kết luận là tồn tại

một sự không phù hợp của hành động đó; (vi) một vụ, bên thắng kiện đang đệ

trình yêu cầu được trả đũa; (vii) hai vụ đã thông qua việc cho phép trả đũa; (viii)

một vụ mà thẩm quyền của Ban hội thẩm thực thi đã bị chấm dứt (xem Phụ lục

số 6).

Nhìn chung, đối với các vụ tranh chấp về chống BPG đã được giải quyết

tại WTO, nếu không dừng lại ở giai đoạn tham vấn hoặc được giải quyết bởi một

phương thức khác (xem Phụ lục số 7), thì phần lớn trong số đó, dù ít dù nhiều,

các bên khiếu kiện đều giành được chiến thắng. Tuy nhiên, việc thực thi quyết

định của DSB trên thực tế lại diễn ra tương đối chậm. Các bên thua kiện thường

tìm mọi cách để trì hoãn và kéo dài thời hạn thực hiện quyết định của DSB, trong

khi đó, danh mục các bên thắng kiện có yêu cầu áp dụng biện pháp trả đũa

Page 103: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

95

thường chỉ là các thành viên phát triển. Rõ ràng, cơ chế đảm bảo thực thi các

quyết định của DSB trong khuôn khổ WTO luôn có những điểm bất cập cần phải

được hoàn thiện.

3.2. Thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển vào việc giải

quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá và những bài học kinh

nghiệm cần chú ý

Hiện nay, các nước đang phát triển chiếm khoảng 2/3 số lượng thành viên

của WTO và họ đang ngày càng thể hiện vai trò và vị thế của mình trong các

hoạt động của WTO, bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp. Châu Á luôn được

đánh giá là một khu vực phát triển nhanh chóng với rất nhiều nền kinh tế tăng

trưởng mạnh mẽ và cũng là khu vực tập trung nhiều nước đang phát triển. Phần

lớn các nước Châu Á đã trở thành thành viên và ngày càng tham gia tích cực vào

DSM của WTO với cả tư cách nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba. Trong đó, các

thành viên đang phát triển thường lựa chọn hình thức tham gia với tư cách là bên

thứ ba bởi một số lý do sau đây: thứ nhất, xuất phát từ yếu tố kinh tế khi các bên

thứ ba muốn theo đuổi các vụ kiện là vì những lợi ích liên quan tới việc tiếp cận

thị trường của chính quốc gia họ đối với sản phẩm được đề cập tới trong tranh

chấp. Ví dụ như, Trung Quốc, họ muốn có được một sự đảm bảo chắc chắn rằng

bất kỳ cách giải quyết hay giải pháp nào được đưa ra cho vụ tranh chấp giữa các

bên tranh chấp sẽ không dẫn một kết quả làm thay đổi nội dung đàm phán về mở

cửa thị trường, do đó sẽ tái cấu trúc lại thị trường theo hướng tạo ra sự phân biệt

đối xử đối với các nhà nhập khẩu của Trung Quốc; thứ hai là, những nước mà

không có lợi ích từ việc mở cửa thị trường của các bên tranh chấp thì vẫn muốn

tham gia với tư cách là bên thứ ba bởi trong từng trường hợp cụ thể, họ vẫn có

một lợi ích mang tính hệ thống khi họ có thể tác động tới việc giải thích các

nguyên tắc và thủ tục của WTO theo hướng có lợi cho các lợi ích kinh tế của họ

Page 104: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

96

trong một vụ kiện nào đó sẽ diễn ra trong tương lai; thứ ba là, khi tham gia với

tư cách là bên thứ ba, những nước này có thể làm quen dần với DSM của WTO

cũng như học được các kinh nghiệm về tranh tụng trong khuôn khổ WTO với chi

phí thấp (cả về nguồn lực và quan hệ chính trị) nhằm chuẩn bị cho các tranh chấp

mà họ sẽ tham gia với tư cách nguyên đơn hay bị đơn [49, tr. 38].

Đối với việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, có thể nói, Ấn

Độ, Trung Quốc và Thái Lan là ba nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á

tham gia một cách tích cực và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này mà Việt

Nam có thể học hỏi.

3.2.1. Thực tiễn tham gia của Ấn Độ vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO

về chống bán phá giá

Ấn Độ là thành viên sáng lập của cả GATT và WTO, bởi vậy, trong khi

hầu hết các nước đang phát triển đều có sự dè dặt khi tiếp cận với DSM của

WTO với những lý do bắt nguồn từ những khoản chi phí tốn kém và sự yếu kém

về khả năng tham gia vào việc giải quyết tranh chấp thì ngay từ đầu, Ấn Độ đã là

một thành viên tham gia rất tích cực trong cả hai DSM của GATT và WTO.

Tính đến hết ngày 31/12/2013, Ấn Độ đã tham gia vào chín vụ tranh chấp

về chống BPG với tư cách nguyên đơn và ba vụ tranh chấp với tư cách bị đơn,

đứng thứ năm trong nhóm 10 thành viên tham gia vào nhiều vụ tranh chấp về

chống BPG nhất trong khuôn khổ WTO, sau Hoa Kỳ, EU và Mêxicô. Ngoài ra,

Ấn Độ cũng đã tham gia vào 20 vụ tranh chấp về chống BPG với tư cách là bên

thứ ba, trên tổng số 94 vụ tranh chấp mà Ấn Độ tham gia với tư cách bên thứ ba

tại WTO, chiếm khoảng 20% [57]. Trong chín vụ tranh chấp về chống BPG mà

Ấn Độ tham gia với tư cách nguyên đơn, Ấn Độ đã thắng bốn vụ (DS345,

DS217, DS206 và DS141), trong đó, một vụ Ấn Độ đã được áp dụng biện pháp

trả đũa khi bị đơn không thi hành quyết định của DSB và một vụ Ấn Độ đã sử

Page 105: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

97

dụng tới thủ tục Trọng tài để phân xử về tính phù hợp của biện pháp đã được bị

đơn thực thi so với các yêu cầu trong quyết định của DSB; bốn vụ vẫn đang

trong giai đoạn tham vấn (DS385, DS229, DS168 và DS140); một vụ được giải

quyết bởi biện pháp thỏa thuận đa phương giữa các bên (vụ DS313, với EC)

[78]. Trong ba vụ tranh chấp về chống BPG mà Ấn Độ tham gia với tư cách bị

đơn, hai vụ vẫn đang trong giai đoạn tham vấn (DS318 và DS304) và một vụ đã

được giải quyết bởi biện pháp thỏa thuận đa phương giữa các bên (DS306). Vụ

tranh chấp đã được giải quyết bởi biện pháp thỏa thuận đa phương giữa các bên

là vụ DS306, Ấn Độ - Các biện pháp chống BPG đối với pin nhập khẩu từ

Bănglađét, theo đó, vào ngày 20/02/2006, các bên tranh chấp đã thông báo tới

DSB về việc họ đã đạt được một giải pháp làm hài lòng tất cả các bên. Sau đó,

với Thông báo số 01/2005 ngày 04/01/2005 của Hải quan Ấn Độ, Ấn Độ đã tự

chấm dứt biện pháp được đề cập tới trong yêu cầu tham vấn của Bănglađét [71].

Đây là vụ tranh chấp rất được quan tâm và mang nhiều ý nghĩa chính trị bởi đó

là vụ tranh chấp duy nhất mà một nước chậm phát triển chủ động tiến hành việc

khởi kiện ra WTO với tư cách nguyên đơn.

Trong các vụ tranh chấp về chống BPG mà Ấn Độ đã tham gia, có một số

tranh chấp đã được coi là những tranh chấp điển hình. Trước hết, có thể kể đến

vụ DS141, EC-Khăn trải giường, vụ tranh chấp về việc áp dụng thuế chống BPG

của EC đối với khăn trải giường cotton nhập khẩu từ Ấn Độ. Cuộc chiến kéo dài

và đầy khó khăn này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các quốc gia khác với việc

Ấn Độ ra sức phản đối việc áp dụng Zeroing trong tính toán biên độ BPG của

EC. Ấn Độ cho rằng cách tính này của EC là không phù hợp với các qui định của

ADA khi EC qui hết tất cả các biên độ BPG âm về không trong khi tính biên độ

BPG bình quân gia quyền đối với sản phẩm tương tự của một số loại khăn trải

giường. Theo Ấn Độ, phương pháp tính của EC đã dẫn tới một biên độ BPG cao

Page 106: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

98

hơn so với cách tính được qui định trong ADA. Ban hội thẩm và tiếp đó là AB

đã chấp thuận với nội dung khiếu kiện này của Ấn Độ và kết luận rằng EC đã

hành động không phù hợp với các qui định về tính toán biên độ BPG của ADA.

Sau vụ kiện mang tính tiên phong này của Ấn Độ, lần lượt hàng loạt các vụ kiện

khác đối với tất cả các hình thức áp dụng khác nhau của phương pháp Zeroing đã

được khởi xướng trong khuôn khổ WTO đều bị kết luận là không phù hợp với

ADA. Kết quả là, Zeroing đã trở thành một vấn đề đàm phán trong khuôn khổ

Vòng đàm phán Đôha và duy nhất chỉ có Hoa Kỳ, và phần nào đó là Niudilân, là

phản đối quan điểm của các thành viên còn lại của WTO khi họ muốn xóa bỏ

hẳn Zeroing trong khuôn khổ WTO.

Với tư cách là bên thứ ba, Ấn Độ cũng tham gia rất tích cực vào việc giải

quyết tranh chấp về chống BPG thông qua việc gửi các văn bản đệ trình hoặc

trình bày quan điểm trước Ban hội thẩm và AB. Gần đây, Ấn Độ cũng đã tham

gia vào vụ kiện Hoa Kỳ - Tôm (DS404) của Việt Nam với Hoa Kỳ liên quan tới

vấn đề Zeroing với tư cách là bên thứ ba cùng với Trung Quốc, EU, Nhật Bản,

Hàn Quốc, Mêxicô và Thái Lan. Trong vụ kiện này, Ấn Độ đã thể hiện quan

điểm ủng hộ Việt Nam khi cho rằng phương pháp Zeroing của Hoa Kỳ là vi

phạm các qui định của ADA. Ấn Độ cũng đã kiến nghị Ban hội thẩm tuân theo

các quyết định trước đó của AB về Zeroing. Ấn Độ còn cho rằng các quyết định

trước đó đều chỉ rõ Zeroing là không phù hợp với qui định của WTO [104].

Bên cạnh việc nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp, Ấn Độ còn thường

xuyên sử dụng dịch vụ của ACWL nhằm trợ giúp và bảo vệ lợi ích cho Ấn Độ

trong các tranh chấp về chống BPG tại WTO. Không những thế, trong thời gian

gần đây, Ấn Độ cũng đã bắt đầu sử dụng các hãng luật trong nước làm đại diện

cho họ trong một số vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO, ví dụ như trong vụ

Hoa Kỳ - Chỉ thị về ký quỹ hải quan đối với hàng hóa bị áp thuế chống

Page 107: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

99

BPG/thuế đối kháng (DS345) áp dụng đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Ấn

Độ . Đồng thời, Ấn Độ còn mời các chuyên gia quốc tế tư vấn cho họ trong từng

trường hợp tranh chấp cụ thể [87, tr. 3].

Ngoài ra, Ấn Độ còn cố gắng cử người tham gia vào các cơ quan có liên

quan trong DSM của WTO, đồng thời, tham gia tích cực vào các hoạt động rà

soát và các cuộc đàm phán của WTO về DSU và ADA [87, tr. 3-5]. Với AB,

người đầu tiên mang quốc tịch Ấn Độ tham gia là Ngài Arumugamangalam

Venkatachalam Ganesan, sinh năm 1935, là thành viên của AB trong hai nhiệm

kỳ, 2000-2004 và 2004-2008. Tiếp đó, Ngài Ujal Singh Bhatia, sinh năm 1950,

là thành viên của AB trong nhiệm kỳ từ 11/12/2011 đến 10/12/2015. Ngoài ra,

các chuyên gia của Ấn Độ cũng thường xuyên được mời tham gia vào các Ban

hội thẩm.

3.2.2. Thực tiễn tham gia của Trung Quốc vào việc giải quyết tranh chấp tại

WTO về chống bán phá giá

Sau khi chính thức gia nhập WTO, với một nền kinh tế phát triển nhanh

nhất thế giới, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành một “nhân vật chính” trong

“sân chơi chung” của WTO. Với lợi thế về giá rẻ nên hàng hóa của Trung Quốc

đã xâm chiếm hầu hết các thị trường trên thế giới. Bởi vậy, không khó hiểu khi

hàng hóa của Trung Quốc thường xuyên là đối tượng được các thành viên khác

tiến hành điều tra chống BPG. Tính từ ngày 1/1/1995 cho đến ngày 30/06/2013,

Trung Quốc là nước dẫn đầu trong các thành viên WTO về số vụ bị khởi xướng

điều tra chống BPG với 950 vụ [62]. Đồng thời, cũng trong khoảng thời gian

này, để bảo vệ các hàng hóa trong nước trước hiện tượng BPG của hàng hóa

nhập khẩu, Trung Quốc cũng đã khởi xướng 208 vụ điều tra chống BPG [63]. Do

đó, Trung Quốc cũng đã nhanh chóng trở thành đối tượng thường xuyên phải

tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO

Page 108: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

100

với cả tư cách nguyên đơn và bị đơn. Riêng đối với các tranh chấp về chống

BPG tại WTO, tính đến hết ngày 31/12/2013, Trung Quốc đã tham gia vào bảy

vụ với tư cách nguyên đơn và bảy vụ với tư cách bị đơn, đứng thứ tư trong nhóm

10 thành viên khởi xướng nhiều nhất các vụ tranh chấp về chống BPG trong

khuôn khổ WTO. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã tham gia vào 20 vụ tranh chấp

về chống BPG tại WTO với tư cách là bên thứ ba, chiếm khoảng 20% trong tổng

số 105 vụ tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO mà Trung Quốc đã tham gia

với tư cách này [56]. Trong bảy vụ tranh chấp mà Trung Quốc tham gia với tư

cách nguyên đơn, Trung Quốc thắng bốn vụ (DS422, DS405, DS397, DS379),

một vụ đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (DS449) và hai vụ vẫn đang trong giai

đoạn tham vấn (DS368 và DS471) [78]. Đối với bảy vụ tranh chấp mà Trung

Quốc tham gia với tư cách bị đơn, hai vụ vẫn đang trong giai đoạn tham vấn

(DS407 và DS460), ba vụ đã thành lập được Ban hội thẩm (DS425, DS427,

DS440), một vụ đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng chưa thành lập được

(DS454) và một vụ đã thông qua báo cáo của AB (DS414) [78]. Tất cả các vụ

tranh chấp về chống BPG mà Trung Quốc là bị đơn đều diễn ra trong khoảng

thời gian từ năm 2010 trở lại đây.

Dù tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, Trung Quốc

cũng luôn biết cách tự bảo vệ mình bằng việc sử dụng một cách có hiệu quả

DSM của WTO. Sự tham gia của Trung Quốc vào hệ thống này được tiến hành

theo một lộ trình hợp lý và bài bản, bắt đầu từ một “anh lính mới học việc” chủ

yếu thông qua việc tham gia với tư cách là bên thứ ba; tiếp đến là “một bị đơn

bất đắc dĩ” trong những vụ tranh chấp đầu tiên tại WTO mà tại thời điểm đó, với

kinh nghiệm còn hạn chế, Trung Quốc đã ưu tiên chọn cách giải quyết thông qua

thương lượng hòa giải hơn là đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại DSB nhằm kết

thúc sớm các tranh chấp; bước tiếp theo, sau khi đã có những hiểu biết và kinh

Page 109: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

101

nghiệm cần thiết, Trung Quốc đã chuyển từ thế “phòng ngự” bị động sang thế

“tấn công” chủ động trong các vụ tranh chấp tại WTO, “chiến đấu” tới cùng để

bảo vệ lợi ích của mình trong các vụ kiện mà họ là bị đơn cũng như sẵn sàng

khởi kiện với tư cách là nguyên đơn khi các nước đối tác có những hành động

làm ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc.

Một trong những kinh nghiệm quan trọng của Trung Quốc là hãy luôn tận

dụng mọi cơ hội và sử dụng hiệu quả việc tham vấn để giải quyết tranh chấp về

chống BPG. Có thể lấy một ví dụ tiêu biểu trong vụ kiện với Hoa Kỳ về các mức

thuế chống BPG và thuế đối kháng tạm thời đối với giấy tấm không phủ nhập

khẩu (CFSP) từ Trung Quốc (DS368). Tại thời điểm năm 2007, hàng hóa của

Trung Quốc thường xuyên bị Hoa Kỳ điều tra chống BPG và trợ cấp, đồng thời,

nền kinh tế của Trung Quốc bị coi là nền kinh tế phi thị trường, bởi vậy, trong

quá trình xác định biên độ BPG cũng như các mức thuế chống BPG và thuế đối

kháng, phía Hoa Kỳ thường xuyên từ chối giá cả và chi phí của các doanh

nghiệp Trung Quốc mà lựa chọn giá của sản phẩm tương tự ở nước thứ ba để

làm căn cứ tính giá trị thông thường. Điều này rõ ràng thường dẫn tới những

mức thuế cao hơn so với mức thuế áp dụng cho các nền kinh tế thị trường. Vấn

đề lớn nhất ở đây là, nếu một quyết định về nền kinh tế phi thị trường và các

mức thuế cao như vậy được USDOC ban hành thì nó sẽ là một tiền lệ không tốt

cho những hành động tương tự tiếp theo của các ngành công nghiệp nội địa Hoa

Kỳ, hoạt động trong các lĩnh vực khác như thiết bị gia dụng, thép v.v., tiến hành

nhằm chống lại sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc, từ đó, sẽ đe dọa nghiêm

trọng tới hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Đồng thời, việc này

cũng có thể khuyến khích các thành viên khác của WTO tiến hành các hành động

tương tự nhằm chống lại các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau khi những

nỗ lực thương lượng song phương và thủ tục pháp lý tại Tòa thương mại quốc tế

Page 110: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

102

của Hoa Kỳ (USCIT) không mang lại kết quả như mong muốn, Trung Quốc

cũng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc khởi kiện Hoa Kỳ ra DSB. Xét

ở góc độ pháp lý, Trung Quốc biết rõ rằng, sẽ tốt hơn cho họ nếu họ chờ đợi và

khởi kiện đối với quyết định áp thuế chính thức cuối cùng của USDOC. Tuy

nhiên, rất có thể, việc thực hiện một hành động sớm hơn sẽ mang lại những lợi

thế nhất định như: (i) khơi dậy một vấn đề mang tính chính trị trong quan hệ

thương mại quốc tế liên quan tới Trung Quốc; (ii) tạo sức ép lên USDOC trong

việc chỉnh sửa những sai sót nhất định ở các qui trình tiếp theo khi xác định các

mức thuế kép về thuế chống BPG và thuế đối kháng. Sau khi nghiên cứu kỹ bối

cảnh của vụ kiện, cùng với một niềm tin về việc có rất nhiều “kẽ hở” và “sai sót”

căn bản trong các vụ kiện kép chống BPG và trợ cấp, Trung Quốc đã quyết định

khởi kiện sớm ngay khi Hoa Kỳ chỉ mới ban hành mức thuế chống BPG và thuế

đối kháng tạm thời đối với CFSP. Trong khi Trung Quốc còn đang chuẩn bị cho

những bước tiếp theo sau khi thất bại trong việc tham vấn với Hoa Kỳ theo các

thủ tục tham vấn bắt buộc của DSU, thì ngày 20/11/2007, Ủy ban thương mại

quốc tế của Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận là các sản phẩm CFSP nhập khẩu từ

Trung Quốc không gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành

công nghiệp trong nước của Hoa Kỳ. Không có bằng chứng nào cho thấy USITC

đưa ra kết luận này là do sức ép từ phía Trung Quốc khi khởi kiện vụ tranh chấp

DS368 ra DSB. Và có lẽ điều này cũng chẳng còn quan trọng, bởi vì, kết quả

cuối cùng mà phía Trung Quốc mong muốn và đã đạt được là sẽ không có bất kỳ

một mức thuế chống BPG và thuế đối kháng nào của Hoa Kỳ áp dụng đối với

các sản phẩm CFSP nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, phía Trung Quốc nhận

thấy cũng không cần phải tiếp tục theo đuổi vụ kiện DS368 tại WTO [81]. Trên

thực tế, cho tới hết tháng 12/2013, vụ DS368 vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn tham

vấn. Cần lưu ý, trong trường hợp, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế, nếu

Page 111: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

103

không đạt được một kết quả trong việc khởi kiện sớm từ trước khi có quyết định

áp thuế chống BPG chính thức như Trung Quốc ở vụ DS368, thì bên khiếu kiện

vẫn có thể cân nhắc việc dừng vụ kiện đang tiến hành và khởi xướng một vụ kiện

khác liên quan tới quyết định áp thuế chống BPG chính thức như cách mà Thái

Lan đã tiến hành với hai vụ kiện DS324 và DS343.

Tích cực tham gia vào các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO với tư

cách là bên thứ ba cũng là một chiến lược được Trung Quốc rất chú trọng. Trong

những năm đầu tiên là thành viên của WTO, trái hẳn với sự thụ động của một bị

đơn “hòa nhã” và một nguyên đơn “bất đắc dĩ”, ngay từ đầu, Trung Quốc đã rất

chủ động tham gia vào việc giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba, dù là

gửi văn bản đệ trình hay trình bày ý kiến tại các phiên tranh luận. Sự tham gia

tích cực của Trung Quốc vào việc giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba

có thể được lý giải bởi ba nguyên nhân sau đây: một là, Trung Quốc cảm thấy họ

có thể có một ảnh hưởng nhất định tới các quyết định của Ban hội thẩm và AB,

trong khi đó, các báo cáo của Ban hội thẩm và AB là loại nguồn quan trọng được

áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp tại WTO; đồng thời, họ cân nhắc việc sẽ

giữ một vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn mà các cuộc thương lượng giữa

các bên tranh chấp đang bế tắc; hai là, qui chế của bên thứ ba cho phép Trung

Quốc có thể tiếp cận được với những thông tin có ích cho quá trình cải tổ chế độ

thương mại trong nước; ba là, sự tham gia với tư cách là bên thứ ba có ý nghĩa

như một giai đoạn huấn luyện cho các quan chức và luật sư trong nước để có

thêm kinh nghiệm nhằm có đủ khả năng giải quyết các tranh chấp giữa Trung

Quốc với các nước đối tác trong tương lai. Sự tích cực và thái độ nghiêm túc của

Trung Quốc khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba

thể hiện rõ ở cả quá trình chuẩn bị, soạn thảo các văn bản đệ trình cũng như tham

gia trình bày ý kiến trước Ban hội thẩm và AB. Các văn bản đệ trình của Trung

Page 112: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

104

Quốc đều được soạn thảo bởi các luật sư làm việc cho các hãng luật tư của Trung

Quốc, được lựa chọn để tư vấn cho Chính phủ thông qua những qui trình đấu

thầu thực sự trên cơ sở phối hợp cùng với một đại diện của Bộ thương mại [39,

tr. 24]. Những việc làm này của Trung Quốc đã thúc đẩy sự phát triển của một

lực lượng nòng cốt các luật sư và quan chức có trình độ, có uy tín với hiểu biết

sâu rộng về pháp luật WTO. Bởi rõ ràng, việc tham gia với tư cách là bên thứ ba

là một trải nghiệm mang tính thực tế và có ý nghĩa hơn rất nhiều việc chỉ nghiên

cứu trên văn bản, giấy tờ, qua đó, sẽ tăng cường cơ hội học hỏi, và có thể chi

phối tới pháp luật của WTO. Với tất cả những cố gắng nói trên, Trung Quốc thực

sự là một ví dụ điển hình trong nhóm các thành viên đang phát triển của WTO

trong việc nâng cao năng lực pháp lý khi tham gia với tư cách là bên thứ ba vào

quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG.

Không chỉ dừng lại ở đó, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ đào tạo nâng

cao năng lực pháp lý một cách rõ rệt cho các quan chức của Trung Quốc, cũng

như lĩnh vực tư nhân, và pháp luật WTO đã trở thành một chủ đề được nghiên

cứu và giảng dạy ngày càng phổ biến ở các trường đại học của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng xây dựng nhiều trung tâm về WTO tại các địa phương với ba

trung tâm quan trọng nhất có trụ sở tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến

[86, tr. 152-153]. Đồng thời, với những nỗ lực nhằm xây dựng nền kinh tế thị

trường, các hiệp hội ngành nghề và phòng thương mại của Trung Quốc đã tham

gia ngày càng tích cực hơn cùng Chính phủ vào việc giải quyết các vấn đề của

WTO, đặc biệt là các tranh chấp phức tạp như tranh chấp về chống BPG. Một

thực tế là ở Trung Quốc, các hiệp hội ngành nghề không phải lúc nào cũng tách

biệt hoàn toàn với Chính phủ mà thông thường họ mời các cựu quan chức và các

quan chức đương nhiệm của Chính phủ tham gia vào hiệp hội.

Page 113: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

105

Một giải pháp quan trọng khác nữa được Trung Quốc tiến hành, đó là tích

cực tham gia trong các cuộc họp định kỳ của DSB cũng như vận động hành lang

để một công dân của Trung Quốc được bổ nhiệm là thành viên của AB, đó là Bà

Yuejiao Zhang, sinh năm 1944, là thành viên của AB trong hai nhiệm kỳ, từ

01/06/2008 đến 31/05/2012 và từ 01/06/2012 đến 31/05/2016. Bà Yuejiao Zhang

cũng từng là Chủ tịch của AB vào năm 2012 [68]. Ngoài ra, Trung Quốc còn

đồng thời tiến hành các hoạt động khác ở trong nước liên quan tới DSM như

thành lập các trung tâm nghiên cứu về giải quyết tranh chấp và pháp luật của một

số đối tác chính; tham gia vào các diễn đàn thương mại song phương và sử dụng

chúng để giải quyết các tranh chấp thương mại trước khi có một khiếu kiện được

đưa ra DSB [39, tr. 23-39].

Không chỉ tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp, Trung Quốc

còn tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán về vấn đề giải quyết tranh chấp.

Vào tháng 01/2003, chỉ hơn một năm sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã đệ

trình bản đề xuất sửa đổi một số qui định về giải quyết tranh chấp chủ yếu là liên

quan tới các nước đang phát triển [51, tr. 60-61]. Mặc dù trong những sửa đổi

được đề xuất của mình, Trung Quốc thể hiện ý tưởng muốn liên kết và mong

muốn giúp đỡ các nước đang phát triển, tuy nhiên, trên thực tế, những đề xuất

này chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan tới lợi ích cụ thể của Trung

Quốc, chứ không phải là cần thiết cho lợi ích của các nước đang phát triển nói

chung. Một số đề xuất của Trung Quốc có thể sẽ tạo cơ sở cho một vị thế tấn

công trong việc khởi kiện các thành viên WTO khác, chủ yếu là liên quan tới các

biện pháp khắc phục thương mại, cụ thể: một là, Trung Quốc đề nghị rằng, các

thành viên là nước phát triển nên có những hành động kiềm chế trong các vụ

kiện chống lại các thành viên là nước đang phát triển và nên giới hạn số lượng

các vụ kiện chống lại một thành viên là nước đang phát triển nhất định tối đa chỉ

Page 114: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

106

hai vụ trong một năm; hai là, trong trường hợp, một thành viên là nước phát triển

khởi xướng một vụ kiện chống lại một thành viên là nước đang phát triển, nếu

quyết định cuối cùng của Ban hội thẩm hoặc AB tuyên bố rằng thành viên là

nước đang phát triển không vi phạm các nghĩa vụ theo qui định trong các hiệp

định của WTO thì thành viên là nước phát triển đã khởi xướng vụ kiện này phải

chịu các chi phí pháp lý mà thành viên là nước đang phát triển đã phải trả cho vụ

kiện; ba là, Trung Quốc ủng hộ việc rút ngắn thời hạn giải quyết những tranh

chấp về các biện pháp khắc phục thương mại trên cơ sở phù hợp với các nguyên

tắc cơ bản của DSM. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng cho rằng, đối với các thành

viên là nước đang phát triển, những nước còn thiếu rất nhiều các nguồn lực, thì

việc qui định một khung thời gian giải quyết tranh chấp ngắn hơn có thể làm gia

tăng những khó khăn cho các thành viên này trong việc tham gia vào DSM đa

phương. Do đó, Trung Quốc đưa ra đề nghị, nếu bên bị đơn là một thành viên

đang phát triển thì sẽ không áp dụng thời hạn rút ngắn này đối với bên bị đơn.

Rõ ràng, Trung Quốc, đang cố gắng tạo dựng một nền tảng cho việc chống lại

một số lượng lớn các biện pháp chống BPG đang và sẽ nhằm vào hàng hóa xuất

khẩu của Trung Quốc, đồng thời, Trung Quốc cũng quyết tâm sẽ bảo vệ tới cùng

các lợi ích thương mại của mình thông qua việc sử dụng các công cụ pháp lý hợp

pháp của WTO [88].

Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của WTO từ ngày

11/12/2001. Khi đó có rất nhiều chuyên gia về WTO đã cho rằng một trong

những nguyên nhân quan trọng nhất của việc gia nhập này chính là DSM của

WTO. Một số ý kiến cực đoan đã cho rằng cơn lũ khiếu kiện bắt nguồn từ sự gia

nhập của Trung Quốc sẽ làm sụp đổ DSM, và thậm chí “đe dọa sự tồn tại lâu dài

của WTO”. Trong khi đó, trái lại, một số ý kiến khách quan hơn lại cho rằng,

cũng như các nền kinh tế lớn khác, tất nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia vào một số

Page 115: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

107

lượng lớn các tranh chấp và chắc chắn Trung Quốc sẽ phải học được cách làm

quen với văn hóa tranh tụng tại WTO [39, tr. 22-23]. Trên thực tế, Trung Quốc

đã không chỉ nhanh chóng “làm quen” mà thực sự, đã biết sử dụng DSM của

WTO một cách hiệu quả để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ

các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc cũng như nâng cao vị thế của

Trung Quốc tại WTO.

3.2.3. Thực tiễn tham gia của Thái Lan vào việc giải quyết tranh chấp tại

WTO về chống bán phá giá

Thái Lan chính thức là thành viên của WTO từ ngày 01/01/1995. Trong

DSM của GATT trước đây, Thái Lan thực sự không có nhiều kinh nghiệm với

chỉ một lần duy nhất bị Hoa Kỳ khởi kiện vào năm 1990 đối với chính sách

mang tính chất bảo hộ của Thái Lan khi từ chối cấp phép nhập khẩu cho các nhà

máy sản xuất thuốc lá nước ngoài. Chỉ sau khi WTO ra đời, Thái Lan mới thực

sự tăng cường việc sử dụng DSM của WTO nhằm bảo vệ các lợi ích của mình.

Tính đến hết ngày 31/12/2013, Thái Lan đã tham gia vào năm vụ tranh

chấp về chống BPG, trong đó, bốn vụ tranh chấp về chống BPG với tư cách

nguyên đơn và một vụ tranh chấp với tư cách bị đơn, đứng thứ mười một trong

tổng số 30 thành viên đã khởi xướng các vụ tranh chấp về chống BPG ra WTO.

Ngoài ra, Thái Lan cũng đã tham gia vào 19 vụ tranh chấp về chống BPG với tư

cách là bên thứ ba trên tổng số 66 vụ tranh chấp mà Thái Lan đã tham gia với tư

cách bên thứ ba tại WTO, chiếm khoảng gần 30% [58]. Trong bốn vụ tranh chấp

mà Thái Lan tham gia với tư cách nguyên đơn, Thái Lan thắng ba vụ (DS383,

DS343 và DS217), trong đó có một vụ Thái Lan đã được phép tiến hành các biện

pháp trả đũa khi bị đơn không thực thi quyết định của DSB, và một vụ vẫn đang

trong giai đoạn tham vấn (DS324) [78]. Vụ tranh chấp về chống BPG đầu tiên

mà Thái Lan khởi kiện ra WTO diễn ra vào năm 2000, khoảng gần năm năm sau

Page 116: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

108

khi Thái Lan chính thức trở thành thành viên của WTO. Với tư cách là bị đơn,

Thái Lan mới chỉ tham gia một vụ tranh chấp duy nhất về chống BPG trong

khuôn khổ WTO là vụ DS122 với Ba Lan. Một điểm đáng lưu ý là vụ tranh chấp

về chống BPG này đã được tiến hành từ năm 1998, trước khi Thái Lan chủ động

khởi xướng những vụ kiện đầu tiên ra WTO.

Trong vụ tranh chấp về chống BPG duy nhất với tư cách bị đơn, vụ

DS122, Thái Lan đã bị Ba Lan kiện về việc áp dụng thuế chống BPG đối với các

sản phẩm sắt, thép phi hợp kim dạng góc, khối, cắt và rầm chữ H nhập khẩu từ

Ba Lan. Đây là vụ tranh chấp kéo dài gần bốn năm với việc trải qua đầy đủ tất cả

các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO từ giai đoạn tham vấn,

xét xử tại Ban hội thẩm, kháng cáo và xét xử phúc thẩm cho tới giai đoạn thi

hành quyết định. Trong vụ kiện này, ở giai đoạn xét xử tại Ban hội thẩm, Thái

Lan đã dành được chiến thắng quan trọng ở một trong số hai nội dung bị khiếu

kiện và điều đặc biệt là, ở giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm, Báo cáo của AB lại

mang đến một chiến thắng nữa cho Thái Lan khi có một số nội dung trong Báo

cáo của Ban hội thẩm bất lợi cho Thái Lan đã bị AB bác bỏ [70]. Trước các

khiếu kiện chống lại mình, Thái Lan đã tự bảo vệ một cách tinh vi và tự tin bày

tỏ lập trường của mình hơn. Tiếc rằng, trên thực tế, sự tinh vi đó chưa đủ để

mang lại chiến thắng hoàn toàn cho Thái Lan.

Song song với vụ DS122, năm 2000, Thái Lan đã khởi xướng vụ kiện đầu

tiên với tư cách nguyên đơn, vụ DS217, kiện Hoa Kỳ về việc Hoa Kỳ đã ban

hành Đạo luật đền bù trợ cấp và BPG năm 2000 không phù hợp với các qui định

của WTO. Tiếp đó, Thái Lan lần lượt khởi xướng các vụ kiện vào năm 2004

(DS324), năm 2006 (DS343) và năm 2008 (DS383). Như vậy, cứ khoảng 2 năm,

Thái Lan lại khởi xướng một vụ tranh chấp tại WTO.

Page 117: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

109

Trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO, Thái Lan cũng đã

sử dụng hiệu quả cơ chế tư vấn và hỗ trợ của ACWL. Thái Lan là thành viên

sáng lập của WTO, đồng thời là thành viên sáng lập của ACWL. Tính đến hết

ngày 31/12/2013, Thái Lan đã yêu cầu sự hỗ trợ pháp lý của ACWL trong sáu vụ

tranh chấp tại WTO về chống BPG, trong đó có ba vụ Thái Lan là nguyên đơn

(DS383, DS343 và DS324) và ba vụ Thái Lan là bên thứ ba (DS350, DS322 và

DS264) [52]. Có một điểm đặc biệt là trong cả sáu vụ tranh chấp có sự hỗ trợ

pháp lý của ACWL mà Thái Lan tham gia thì bị đơn trong cả sáu vụ đó đều là

Hoa Kỳ. Không những thế, trong ba vụ còn lại mà Thái Lan tham gia với tư cách

là bên thứ ba thì cả ba vụ đều ít nhiều liên quan tới phương pháp Zeroing của

Hoa Kỳ và đều diễn ra trước hoặc song song với vụ kiện DS343, vụ tranh chấp

mà Thái Lan kiện Hoa Kỳ có nội dung liên quan tới Zeroing. Như vậy, có thể

thấy, Thái Lan đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho vụ kiện DS343 để có thể giành

chiến thắng trước một đối thủ “mạnh” như Hoa Kỳ, đồng thời, tận dụng cơ hội

được tư vấn và hỗ trợ bởi ACWL.

Có thể thấy, vượt lên sự e ngại của vụ kiện đầu tiên trong khuôn khổ

GATT, với sự ra đời của WTO và DSU, Thái Lan đã mạnh dạn hơn trong việc

bảo vệ quyền lợi của mình thông qua các qui định của DSU. Rõ ràng, Thái Lan

đã có lợi khi có một quá trình lịch sử ngoại giao kéo dài và những cải cách về

luật pháp theo khuôn mẫu của phương Tây. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia pháp

lý của Thái Lan vẫn cần phải được phát triển hơn nữa để có thể tập trung vào

việc vận dụng các qui định của WTO nhằm mang lại cho Thái Lan những lợi thế

đầy đủ nhất [91, tr. 67-68].

Từ thực tiễn tham gia của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan vào việc giải

quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Page 118: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

110

Một là, việc tham gia với tư cách bên thứ ba là một minh chứng rõ ràng

cho chiến lược xây dựng năng lực và chính sách “vừa học vừa làm”. Sự tham gia

tích cực trong vai trò của một bên thứ ba sẽ giúp các nước đang phát triển nâng

cao kinh nghiệm hữu ích khi tham gia vào DSM của WTO cũng như có được

một cơ hội tốt để có được những ảnh hưởng nhất định tới việc xét xử của WTO

theo hướng bảo vệ các lợi ích thương mại cho họ cũng như góp phần vào việc

giải thích các qui tắc của WTO.

Hai là, sự tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tham gia vào giải quyết các

tranh chấp phức tạp như tranh chấp về chống BPG là một điều kiện tiên quyết

cho sự thắng lợi.

Ba là, tạo lập sự liên kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các nước đang phát triển,

đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước khác sẽ góp phần tạo ra lợi thế trong

việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG.

Bốn là, sử dụng một cách có hiệu quả đội ngũ chuyên gia quốc tế trong

những lĩnh vực có liên quan tới các tranh chấp về chống BPG. Tuy nhiên, về lâu

dài, vẫn phải đào tạo đội ngũ chuyên gia trong nước nhằm phát huy tối đa lợi thế

cũng như đảm bảo bí mật của quốc gia trong giải quyết tranh chấp về chống

BPG tại WTO.

Năm là, nâng cao năng lực tham gia giải quyết tranh chấp thương mại

quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng cho đội ngũ cán bộ

chuyên gia của Chính phủ cũng như lĩnh vực tư nhân; đào tạo và cử người có

năng lực thâm nhập vào các cơ quan có liên quan trong DSM của WTO; tăng

cường nghiên cứu pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về

chống BPG tại WTO; tăng cường năng lực và sự tham gia của các hiệp hội

ngành nghề và phòng thương mại vào việc giải quyết các tranh chấp tại WTO,

bao gồm cả các tranh chấp về chống BPG.

Page 119: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

111

3.3. Thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại

WTO về chống bán phá giá

Tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp

về chống BPG tại WTO, trong đó, có bảy vụ Việt Nam tham gia với tư cách là

bên thứ ba, hai vụ với tư cách là nguyên đơn và chưa tham gia vào bất kỳ vụ

tranh chấp về chống BPG nào với tư cách bị đơn [59].

Với tư cách là bên thứ ba, cụ thể là trong các vụ kiện DS343, DS402,

DS405, DS414, DS422, DS449, DS464, sự tham gia của Việt Nam vẫn còn hạn

chế, chủ yếu là nhằm mục đích học hỏi và tiếp cận thực tế với DSM của WTO.

Với tư cách nguyên đơn, hai vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam

tham gia cho đến thời điểm này là vụ DS404 và DS429, đều liên quan tới sản

phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu và bị đơn đều là Hoa Kỳ.

DS404 là vụ tranh chấp đầu tiên về chống BPG mà Việt Nam khởi kiện ra

WTO. Ngày 01/02/2010, Chính phủ Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới

Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm

tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Trong vụ tranh chấp DS404,

ngoài Việt Nam (nguyên đơn) và Hoa Kỳ (bị đơn), các bên thứ ba tham gia vụ

tranh chấp này bao gồm Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêxicô

và Thái Lan, trong đó, EU và Thái Lan đưa ra yêu cầu tham gia với tư cách bên

thứ ba từ giai đoạn tham vấn. Theo yêu cầu tham vấn, Việt Nam cho rằng các

biện pháp mà phía Hoa Kỳ đã sử dụng là không phù hợp với Điều XVI:4 của

Hiệp định thành lập WTO; Điều 1, Phụ lục II, Điều 6.8, 6.10, 9.1, 9.3, 9.4, 11.2,

11.3, 2.1, 18.1, 18.4, 2.4, 2.4.2 của ADA; và Điều I, II, VI:1, VI:2(a) của GATT

1994 cũng như Nghị định thư gia nhập của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam khiếu

nại các biện pháp sau đây của USDOC là vi phạm qui định của WTO:

- Sử dụng phương pháp Zeroing trong tính toán biên độ BPG;

Page 120: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

112

- Giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu

và rà soát hành chính;

- Phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện

không được lựa chọn trong điều tra tại các đợt rà soát hành chính lần thứ 2 và 3;

- Phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn

có gây ra bất lợi đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được

sự độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước.

Sau khi tham vấn không thành, ngày 07/04/2010, Việt Nam đã yêu cầu

thành lập Ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 20/04/2010, DSB đã thông qua việc

thành lập Ban hội thẩm. Tiếp đó, tại cuộc họp ngày 18/05/2010, DSB đã tiến

hành việc thành lập Ban hội thẩm. Ngày 14/07/2010, Việt Nam đã yêu cầu Tổng

Giám đốc xác định thành phần Ban hội thẩm. Ngày 26/07/2010, Tổng Giám đốc

WTO đã thành lập Ban hội thẩm. Ngày 19/05/2011, Báo cáo của Ban hội thẩm

đã được gửi cho các bên và được ban hành cho các thành viên của WTO vào

ngày 11/07/2011. Ngày 02/09/2011, Báo cáo của Ban hội thẩm đã được DSB

thông qua. Trong cuộc họp ngày 27/09/2011 của DSB, Hoa Kỳ đã tuyên bố là họ

có dự định thi hành quyết định của DSB theo đúng các nghĩa vụ trong khuôn khổ

WTO. Hoa Kỳ cũng cho rằng họ cần một khoảng thời gian hợp lý để thi hành.

Theo thông báo của Việt Nam và Hoa Kỳ tới DSB ngày 31/10/2011, khoảng thời

gian hợp lý này được xác định là 10 tháng, kết thúc vào ngày 02/07/2012 [75].

Báo cáo của Ban hội thẩm đối với vụ tranh chấp DS404 được xây dựng

trên cơ sở phân tích các vấn đề khiếu kiện, các lập luận và phản biện của các bên

tham gia. Cụ thể, trong Báo cáo của Ban hội thẩm nêu rõ [27]:

(i) Liên quan đến khiếu kiện về phương pháp Zeroing:

Ban hội thẩm đã ủng hộ lập luận của Việt Nam khi cho rằng việc sử dụng

phương pháp Zeroing của USDOC trong xác định biện độ phá giá đối với các bị

Page 121: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

113

đơn bắt buộc trong đợt rà soát hành chính lần thứ 2 và lần thứ 3 là trái với Điều

2.4 trong ADA. Ngoài ra, Ban hội thẩm cũng cho rằng việc sử dụng phương

pháp Zeroing trong bất kỳ đợt rà soát hành chính nào của Hoa Kỳ là vi phạm

Điều 9.3 của ADA và Điều VI:2 GATT 1994 [104].

(ii) Liên quan đến khiếu kiện về việc hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc (bị

đơn được lựa chọn):

Liên quan đến vấn đề điều tra riêng các bị đơn không được lựa chọn điều

tra nhưng tự nguyện cung cấp bản trả lời, trong báo cáo của mình, Ban hội thẩm

đã bác bỏ khiếu nại của Việt Nam với lý do, trên thực tế, không có doanh nghiệp

nào của Việt Nam không được lựa chọn điều tra nhưng cung cấp “bản trả lời tự

nguyện” [104]. Đến giai đoạn này, đây là nội dung duy nhất mà Việt Nam có thể

xem là “chưa thắng” trong vụ kiện DS404.

(iii) Liên quan đến khiếu kiện về mức thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự

nguyện không được lựa chọn:

Theo qui định tại Điều 9.4 của ADA, thuế suất áp dụng cho các bị đơn tự

nguyện không được lựa chọn điều tra sẽ được tính bằng bình quân gia quyền

thuế suất xác định cho các bị đơn bắt buộc (trừ các trường hợp bị đơn bắt buộc

có mức thuế suất xác định dựa trên các thông tin sẵn có bất lợi hoặc có thuế suất

bằng 0% hoặc từ 0-2%). Tuy nhiên, điều khoản này của ADA lại không qui định

gì về cách thức xác định thuế suất cho bị đơn tự nguyện khi tất cả các bị đơn bắt

buộc đều có mức thuế suất bằng 0 hoặc không đáng kể [104]. Có thể đây là lý do

khiến Ban hội thẩm không trả lời khiếu nại của Việt Nam về vấn đề này.

Mặc dù vậy, vì USDOC sử dụng phương pháp Zeroing trong vụ điều tra

gốc để tính toán thuế suất cho bị đơn tự nguyện nên việc USDOC áp dụng y

nguyên mức thuế suất này cho các bị đơn tự nguyện trong đợt rà soát hành chính

lần thứ 2 và lần thứ 3 đã được Ban hội thẩm xác định là vi phạm WTO.

Page 122: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

114

(iv) Liên quan đến việc xác định mức thuế suất toàn quốc:

Ban hội thẩm đã ủng hộ lập luận của Việt Nam khi cho rằng qui định này

của Hoa Kỳ là vi phạm WTO. Ngoài hai loại thuế suất là “thuế suất riêng cho bị

đơn bắt buộc” (individual rates), “thuế suất cho các bị đơn còn lại” (“all other”

rate) qui định tại Điều 9.4 của ADA, trong vụ điều tra chống BPG đối với sản

phẩm tôm nhập khẩu của Việt Nam cũng như trong thông lệ tại Hoa Kỳ,

USDOC còn áp dụng thêm loại “thuế suất toàn quốc” (country-wide rate) cho

các trường hợp bị đơn không được lựa chọn điều tra và không thỏa mãn điều

kiện “hoạt động độc lập, không chịu sự kiểm soát của Nhà nước” để được hưởng

mức “thuế suất cho các bị đơn còn lại” [104].

Tóm lại, Ban hội thẩm đã kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các

điều khoản của ADA và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới

quyền lợi của Việt Nam theo các hiệp định này. Vì vậy, theo Điều 19.1 DSU,

Ban hội thẩm đã khuyến nghị Hoa Kỳ phải điều chỉnh các biện pháp liên quan

cho phù hợp các Hiệp định nêu trên [104].

Vụ DS429 là vụ tranh chấp về chống BPG tiếp theo và gần đây nhất mà

Việt Nam khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO liên quan tới sản phẩm tôm nước ấm đông

lạnh nhập khẩu. Ngày 16/02/2012, Việt Nam đã gửi yêu cầu tham vấn tới Hoa

Kỳ về việc Hoa Kỳ áp dụng một số các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm

tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Liên quan tới hai đợt rà soát

hành chính lần thứ 4 và thứ 5 cũng như vấn đề rà soát hoàng hôn khi tới thời hạn

5 năm, yêu cầu tham vấn của Việt Nam đề cập tới một số văn bản pháp luật, qui

định, thực tiễn và thủ tục hành chính của Hoa Kỳ, bao gồm cả vấn đề Zeroing.

Việt Nam cho rằng những biện pháp mà Hoa Kỳ đã áp dụng là không phù hợp

với các nghĩa vụ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ WTO theo các điều khoản: Điều

I:1, VI:1, VI:2 và X:3(a) của GATT 1994; Điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.2, 6, 9, 11, 17.6(i)

Page 123: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

115

và Phụ lục II của ADA; Điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO; Điều 3.7,

19.1, 21.1, 21.3 và 21.5 của DSU; và Nghị định thư gia nhập của Việt Nam [76].

DS404 và DS429 là những vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam khởi xướng với

tư cách là nguyên đơn trong khuôn khổ WTO. DS429 vẫn đang trong quá trình

giải quyết, trong khi đó, thành công của DS404, theo đánh giá của nhiều chuyên

gia, được xem là thành công lớn ở cả hai khía cạnh: (i) lựa chọn trúng và đúng

vấn đề, theo đó, Việt Nam đã lựa chọn những vấn đề có khả năng thắng cao,

đồng thời là những biện pháp, phương pháp, thông lệ mà Hoa Kỳ áp dụng cho tất

cả các cuộc điều tra đã hoặc sẽ xảy ra trong tương lai; và (ii) chuẩn bị các lập

luận xác đáng, thuyết phục để đạt được kết quả tốt nhất có thể. Trên thực tế, phía

Việt Nam thắng ở ba trên bốn vấn đề khiếu kiện trong vụ DS404.

Từ thực tiễn tham gia của Việt Nam vào DSM của WTO, có thể rút ra một

số nhận xét cơ bản sau đây:

Thứ nhất là, Việt Nam đã từng bước tham gia một cách chủ động, tích cực

và bình đẳng vào DSM của WTO, tuy nhiên, Việt Nam chưa tận dụng được tối

đa những chế độ ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển. Trong vụ

tranh chấp DS404, từ cả giai đoạn tham vấn, thành lập Ban hội thẩm lẫn trong

quá trình xem xét bởi Ban hội thẩm, Việt Nam chưa viện dẫn hay yêu cầu áp

dụng bất kỳ một qui định nào về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU. Không

những thế, trong toàn bộ Báo cáo của Ban hội thẩm, cụm từ “nước đang phát

triển” (“Developing country” hay “Developing countries”) và “chế độ đối xử đặc

biệt và khác biệt” (“Special and different treatment” hay “S&D”), nhằm chỉ Việt

Nam cũng đã không hề xuất hiện [104]. Đây là vụ kiện mà Việt Nam tham gia

chủ động với tư cách nguyên đơn, bởi vậy, việc Việt Nam chưa tận dụng được

tối đa những chế độ ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển phần nào

có thể lý giải được.

Page 124: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

116

Thứ hai là, Việt Nam đã xác định đúng phạm vi khởi kiện, lựa chọn đúng

và trúng vấn đề. Riêng vấn đề lựa chọn thời điểm khởi kiện, phần nào đó chưa

thực sự phù hợp, bởi vậy, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi

chưa trọn vẹn của Việt Nam trong vụ kiện DS404.

Về cơ bản, Việt Nam đã xác định đúng và trúng phạm vi của vụ kiện, do

đó, Việt Nam đã giành chiến thắng ba trên bốn nội dung khiếu kiện. Tuy nhiên,

vụ kiện có thể sẽ trọn vẹn hơn đối với Việt Nam nếu thời điểm khởi kiện được

thực hiện sau đợt rà soát cuối kỳ của Hoa Kỳ, hoặc đơn yêu cầu thành lập Ban

hội thẩm nêu rõ “việc tiếp tục sử dụng các biện pháp bị khiếu kiện” là một trong

những nội dung khiếu kiện. Bởi lẽ, việc có được quyết định của WTO đối với cả

các đợt rà soát lần thứ 4 và lần thứ 5 cũng như đợt rà soát cuối kỳ sẽ có nhiều ý

nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam [32].

Thứ ba là, phía Việt Nam đã tích cực tham gia với tư cách là bên thứ ba

trong những vụ kiện của các thành viên WTO khác để học hỏi kinh nghiệm. Quá

trình chuẩn bị tài liệu cũng như xâm nhập thực tế vào DSM của WTO, chủ yếu

là liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về chống BPG, đã giúp cho Việt Nam

thêm chủ động và tự tin.

Thứ tư là, Việt Nam cũng đã biết vận động và tranh thủ một cách hợp lý

sự ủng hộ của các thành viên khác. Trong vụ DS404 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,

có tới bảy nước đăng ký tham gia với tư cách bên thứ ba trong vụ kiện này, bao

gồm: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêxicô, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Đa số

các nước này trong quá trình xem xét của Ban hội thẩm đều có ý kiến ủng hộ

quan điểm của Việt Nam. Liên quan đến các nội dung khiếu kiện thứ nhất, thứ

hai và thứ ba của Việt Nam về việc áp dụng phương pháp Zeroing của Hoa Kỳ,

tất cả những thành viên là bên thứ ba đều đưa ra ý kiến ủng hộ quan điểm của

Việt Nam và đề nghị Ban hội thẩm đi theo hướng giải quyết trong các vụ việc

Page 125: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

117

trước đó của AB có lợi cho Việt Nam. Kết quả cuối cùng đã cho thấy, Ban hội

thẩm đã xét cho Việt Nam thắng kiện trong cả ba nội dung này. Tuy nhiên, liên

quan đến nội dung khiếu kiện thứ 4, về việc Hoa Kỳ áp dụng thuế suất toàn

quốc, trừ Trung Quốc ủng hộ quan điểm của Việt Nam, tất cả các bên thứ ba có ý

kiến đều ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ. Sự ủng hộ rộng rãi của các bên thứ ba

đối với các nội dung khiếu kiện về phương pháp Zeroing của Hoa Kỳ là điều

hoàn toàn dễ hiểu: hầu hết các Thành viên của WTO đều đã hoặc sẽ có thể tiếp

tục là đối tượng bị thiệt hại từ phương pháp này trong lĩnh vực điều tra chống

BPG. Tuy nhiên, đối với nội dung khiếu kiện thứ 4 của Việt Nam, vì vấn đề thuế

suất toàn quốc trong chống BPG chỉ được đặt ra đối với những nước bị đối xử là

nền kinh tế phi thị trường, tiêu biểu nhất là Trung Quốc và Việt Nam, do vậy,

các nước không những không có lợi ích khi phản đối biện pháp của Hoa Kỳ, mà

thậm chí họ còn có lợi ích để ủng hộ biện pháp đó. Trên thực tế bản thân họ cũng

có thể đang đối xử với Việt Nam, và cả Trung Quốc, một cách tương tự như Hoa

Kỳ đang làm. Đây là điều mà Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong các vụ kiện

tiếp theo.

Thứ năm là, trong một số vụ tranh chấp về chống BPG gần đây, phía Việt

Nam đã có sự chuẩn bị chủ động, tích cực từ cả phía các doanh nghiệp, các hiệp

hội lẫn từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự tích cực này có thể thấy

qua các hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

(VASEP) hay VCCI trong việc phát hiện vấn đề và tham gia chuẩn bị cho các vụ

kiện v.v.

Thứ sáu là, mặc dù vẫn còn phải lệ thuộc nhiều vào đội ngũ luật sư nước

ngoài, tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có một số sự chuẩn bị tích cực về nhân lực

trong nước cho những vụ tranh chấp tiếp theo.

Page 126: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

118

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tính từ thời điểm 01/01/1995 đến nay, DSM của WTO đã vận hành được

hơn 19 năm. Trong hơn 19 năm đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống

BPG tại WTO không chỉ cho thấy sự gia tăng về số lượng mà còn cả tính phức

tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG với sự tham gia của khoảng 20% số

lượng thành viên của WTO.

Những tranh chấp về chống BPG có thể diễn ra giữa các thành viên phát

triển với nhau hoặc giữa thành viên phát triển với thành viên đang phát triển

hoặc giữa các thành viên đang phát triển với nhau, trong đó, các thành viên phát

triển chủ yếu tham gia với tư cách bị đơn (bên bị kiện), còn các thành viên đang

phát triển chủ yếu tham gia với tư cách nguyên đơn (bên khiếu kiện).

Trong số những thành viên của WTO tham gia vào các vụ tranh chấp về

chống BPG, Hoa Kỳ, EU và Mêxicô luôn là nhóm nước dẫn đầu. Đối với các

thành viên đang phát triển của WTO, nhóm nước dẫn đầu bao gồm Ấn Độ,

Trung Quốc và Braxin. Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là nước tham gia tích

cực nhất với năm vụ. Cho đến hết ngày 31/12/2013, Bănglađét vẫn là thành viên

chậm phát triển duy nhất đã khởi xướng một vụ kiện về chống BPG ra WTO, tuy

nhiên, vụ kiện này cũng chỉ dừng lại ở giai đoạn tham vấn.

Gần 50% các vụ tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại WTO đều

không vượt ra ngoài giai đoạn tham vấn, trong đó, bao gồm cả việc hai bên đã

đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp giữa họ. Hơn 50% còn lại, hoặc

vẫn đang được giải quyết ở giai đoạn hội thẩm, hoặc đã bước sang giai đoạn

kháng cáo và phúc thẩm, hoặc đã chuyển sang giai đoạn thi hành quyết định của

DSB. Thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO đã cho thấy

chủ yếu là các thành viên phát triển hoặc một số thành viên đang phát triển có

Page 127: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

119

tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể theo đuổi cả một qui trình giải quyết tranh chấp

kéo dài của WTO. Tuy nhiên, kết quả chiến thắng trong các vụ kiện về chống

BPG phần lớn đều thuộc về nguyên đơn, do đó, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và

chủ động thì các thành viên đang phát triển hoàn toàn có thể có cơ hội để chiến

thắng trong các vụ tranh chấp với các thành viên phát triển.

Đối với việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, có thể nói, Ấn

Độ, Trung Quốc và Thái Lan là ba nước thuộc khu vực Châu Á tham gia một

cách tích cực và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đó là: tích cực tham

gia với tư cách bên thứ ba; tự tin và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tham gia vào quá

trình giải quyết tranh chấp; tạo lập sự liên kết và ủng hộ lẫn nhau giữa các thành

viên đang phát triển, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên khác; biết

kết hợp một cách hiệu quả trong việc sử dụng đội ngũ chuyên gia quốc tế và

trong nước, đồng thời, không ngừng nâng cao năng lực tham gia giải quyết tranh

chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng.

Tính đến hết ngày 31/12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh

chấp về chống BPG tại WTO, trong đó, có bảy vụ Việt Nam tham gia với tư

cách là bên thứ ba và hai vụ với tư cách là nguyên đơn. Như vậy, có thể thấy, sự

tham gia của Việt Nam vào DSM của WTO vẫn còn hạn chế và rõ ràng, sự thiếu

kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về chống BPG trong tương

lai, đặc biệt với tư cách bị đơn, sẽ mang lại rất nhiều thách thức cho Việt Nam.

Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đồng thời tích cực học hỏi kinh nghiệm

từ các thành viên khác của WTO, để đề ra được những giải pháp khả thi nhằm

nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về

chống BPG tại WTO.

Page 128: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

120

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ THAM

GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI

WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

4.1. Những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sự

tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống

bán phá giá

Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn và là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra

trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày

10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 07-NQ/TW

ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Quyết định số

37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Nghị quyết số

08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển

nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế

giới; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW;

Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện

pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Trong các văn

kiện và văn bản pháp luật nói trên, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quan điểm

rất rõ ràng, đó là, “chủ động và tích cực” hội nhập quốc tế, bao gồm cả hội nhập

kinh tế quốc tế và chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế [1],[6],[7],[8],[9],[11]. Sự “chủ động và tích

cực” này của Việt Nam được diễn ra ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và song

Page 129: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

121

phương, theo đó, ngoài việc nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt

Nam đã tham gia, Việt Nam cũng sẽ chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận

dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng

đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến và cơ chế hợp tác trên

nguyên tắc cùng có lợi, qua đó từng bước nâng cao vị thế và vai trò của Việt

Nam trên trường quốc tế.

Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, để thực sự

“chủ động và tích cực” cũng như tham gia có hiệu quả, Việt Nam cần xây dựng

được một hệ thống các giải pháp dựa trên những định hướng cơ bản sau đây:

Một là, những giải pháp được đưa ra phải dựa trên những kết quả đánh giá

khách quan, toàn diện và những nghiên cứu mang tính chất dự báo về xu hướng

vận động và phát triển của các tranh chấp về chống BPG cũng như việc giải

quyết loại tranh chấp này trong khuôn khổ WTO. Thực tiễn giải quyết tranh chấp

tại WTO về chống BPG và xu hướng sử dụng công cụ chống BPG trong thương

mại quốc tế đã cho thấy, trong tương lai, tranh chấp về chống BPG vẫn sẽ là một

trong những loại tranh chấp phổ biến nhất trong khuôn khổ WTO. Số lượng các

tranh chấp về chống BPG tại WTO có thể tăng hoặc giảm qua từng thời kỳ, tuy

nhiên, tính phức tạp thì không hề giảm mà ngược lại, sẽ ngày càng gia tăng.

Hai là, những giải pháp được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh

cụ thể của Việt Nam. Việt Nam là một thành viên đang phát triển ở trình độ thấp

của WTO, bởi vậy, với những hạn chế cả về điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực và

kinh nghiệm, Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức khi tham

gia vào DSM của WTO, đặc biệt là với những tranh chấp phức tạp như tranh

chấp về chống BPG. Do đó, Việt Nam cần có những tính toán và giải pháp hợp

lý trong việc sử dụng một cách có hiệu quả DSM của WTO để bảo vệ cho các

Page 130: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

122

quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và của các doanh nghiệp Việt Nam

trong các hoạt động thương mại quốc tế.

Ba là, những giải pháp được đưa ra phải mang tính tổng thể và có hệ

thống, bao gồm cả nhóm giải pháp mang tính chất phòng tránh (hạn chế các

tranh chấp về chống BPG có thể bị kiện ra DSB đối với Việt Nam hoặc hạn chế

các tác động của nhóm tranh chấp này tới Việt Nam khi chúng phát sinh) và

nhóm giải pháp nhằm đối phó và xử lý đối với các vụ tranh chấp về chống BPG

đã phát sinh trong khuôn khổ WTO, trong đó cần coi việc chủ động phòng tránh

các vụ tranh chấp về chống BPG là yêu cầu hàng đầu. Đối với nhóm giải pháp

nhằm đối phó và xử lý vụ tranh chấp đã phát sinh, cần thiết phải bao gồm cả

những giải pháp chung cho Việt Nam khi tham gia vào bất kỳ một vụ tranh chấp

nào tại WTO về chống BPG, và cả những giải pháp cụ thể cho từng trường hợp

Việt Nam tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba.

Rõ ràng, bên cạnh việc tiếp tục chủ động tham gia vào DSM của WTO với

tư cách là nguyên đơn và bên thứ ba, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị sẵn sàng

và chủ động ứng phó với các vụ tranh chấp về chống BPG mà Việt Nam là bị

đơn. Bởi lẽ, trong thời gian tới, khi Việt Nam đã tự tin sử dụng công cụ chống

BPG được WTO cho phép để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng

hóa nhập khẩu, bảo vệ cho hàng hóa tương tự trong nước thì rất có thể, Việt Nam

sẽ trở thành bị đơn trong các vụ kiện về chống BPG được khởi xướng bởi các

thành viên WTO khác. Trong trường hợp này, các giải pháp phòng tránh và chủ

động xử lý sẽ giúp cho Việt Nam tránh được việc rơi vào thế bị động và không

kiểm soát được tình hình. Nếu vụ kiện đã được khởi xướng, thì Việt Nam cũng

cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý vụ kiện theo

hướng hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Page 131: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

123

Bốn là, những giải pháp được đưa ra cần được xây dựng trên nền tảng của

một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước với các doanh nghiệp và hiệp hội

doanh nghiệp ở Việt Nam và giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan

trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ.

Các tranh chấp về chống BPG tại WTO, thực chất, là những tranh chấp

giữa các thành viên WTO, chứ không phải là những tranh chấp thương mại quốc

tế giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, theo qui định của DSU, cũng chỉ có các

thành viên của WTO mới có thể trở thành các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba

trong các vụ kiện tại WTO. Tuy nhiên, ẩn sau một vụ tranh chấp về chống BPG

giữa các quốc gia lại chính là một tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp, là

sự xung đột về lợi ích giữa các nhóm doanh nghiệp nhất định. Sự chiến thắng

hay thất bại của các thành viên WTO trong “cuộc chiến pháp lý” tại WTO đâu

chỉ có ý nghĩa và tác động tới mỗi thành viên đó trong việc bảo vệ các quyền và

lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo cho các qui định của WTO được thực thi một

cách hiệu quả và đầy đủ, mà điều quan trọng, chính kết quả của việc thực thi

quyết định của DSB trên thực tế, sẽ có ý nghĩa và tác động rất nhiều tới quyền và

lợi ích của các nhóm doanh nghiệp có liên quan.

Không những thế, để có thể theo đuổi và chiến thắng trong các vụ tranh

chấp về chống BPG tại WTO, giống như các thành viên khác, Việt Nam cũng

cần tới sự ủng hộ của các doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp từ việc

phát hiện ra các vi phạm liên quan tới các chính sách, qui định pháp luật và biện

pháp chống BPG được ban hành bởi một chính phủ thành viên đối với các qui

định của WTO về chống BPG, đồng thời, cung cấp chứng cứ, lập luận cho các

cơ quan chính phủ có trách nhiệm trong việc theo đuổi vụ kiện, đóng góp nguồn

kinh phí cùng Nhà nước, cung cấp đội ngũ chuyên gia về kinh tế và cán bộ pháp

lý có hiểu biết sâu sắc về vụ kiện này, cung cấp thông tin, giám sát và phản ánh

Page 132: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

124

về tình hình thực thi quyết định của DSB của thành viên thua kiện v.v. Có thể

nói, việc xây dựng và vận hành được một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Nhà nước

với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên

quyết để đảm bảo cho sự thành công của các thành viên WTO nói chung và Việt

Nam nói riêng khi tham gia vào DSM của WTO. Việc tăng cường sự tham gia

của các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp cùng Chính phủ trong quá trình

giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO không hề làm ảnh hưởng, suy yếu

hay giảm đi vị thế của một thành viên WTO mà ngược lại, nó giúp tăng cường

khả năng hành động, sự chủ động và tự tin của Chính phủ thành viên trong các

vụ tranh chấp. Chính phủ không nên hành động “đơn độc” cũng như các doanh

nghiệp không nên để Chính phủ “đơn độc” trong các “cuộc chiến pháp lý” về

chống BPG trong thương mại quốc tế, mà thực sự họ nên là những chủ thể song

hành cùng nhau trong các cuộc chiến “đầy cam go” này.

Ngoài ra, để có thể đảm bảo hiệu quả cao cho quá trình giải quyết tranh

chấp về chống BPG tại WTO, Việt Nam cần có một cơ chế phối hợp chặt chẽ

giữa các bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước có liên quan với

phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ.

Năm là, những giải pháp được đưa ra, cần kết hợp việc xử lý các khía cạnh

pháp lý với các biện pháp hỗ trợ khác, từ việc vận động hành lang tới sự liên kết

chặt chẽ với các bên cùng khiếu kiện, đồng thời tiến hành đấu tranh trên mặt trận

dư luận để thu hút sự ủng hộ đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp

về chống BPG tại WTO. Những biện pháp hỗ trợ này cần được tiến hành một

cách chuyên nghiệp, bài bản và đồng bộ để có thể mang lại những hiệu quả nhất

định, tránh tình trạng tốn kém chi phí, công sức mà lại phản tác dụng.

Sáu là, những giải pháp được đưa ra, cần kết hợp việc huy động nguồn

nhân lực ở trong nước và tranh thủ những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, trong

Page 133: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

125

đó bao gồm cả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL. Tính đến hết ngày 31/12/2013,

ACWL đã có 31 thành viên là các nước đang phát triển và 43 nước chậm phát

triển là thành viên của WTO hoặc đang trong quá trình gia nhập WTO [53].

ACWL sẽ tư vấn cho tất cả các thành viên là các nước đang phát triển của trung

tâm này và các nước chậm phát triển, về tất cả các vấn đề liên quan tới Luật

WTO. ACWL giúp các quốc gia nói trên có sự hiểu biết đầy đủ về các quyền và

nghĩa vụ của họ theo pháp luật WTO và có cơ hội bình đẳng khi bảo vệ lợi ích

của họ trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO, bao gồm cả các

tranh chấp về chống BPG. ACWL đã hỗ trợ pháp lý cho hơn 10 vụ tranh chấp về

chống BPG trên tổng số hơn 40 vụ tranh chấp tại WTO có viện dẫn tới sự trợ

giúp của ACWL. Không những thế, ACWL còn cung cấp những tư vấn pháp lý

miễn phí và đào tạo Luật WTO cũng như hỗ trợ cho các thành viên của trung

tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO với mức phí ưu đãi.

4.2. Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của

Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

4.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt

Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá

Các giải pháp chung là những giải pháp được áp dụng cho Việt Nam khi

tham gia vào DSM của WTO mà không phân biệt Việt Nam là nguyên đơn, bị

đơn hay bên thứ ba. Các giải pháp chung chủ yếu tập trung vào ba nhóm giải

pháp lớn, đó là: tận dụng những ưu đãi trong khuôn khổ WTO dành cho các

nước đang phát triển; xây dựng và củng cố năng lực tham gia giải quyết tranh

chấp; tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên khác và sự trợ giúp của ACWL.

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước về

việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam

vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, tác giả đã tiến hành tổng

Page 134: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

126

hợp lại một cách có hệ thống, đồng thời có sự bổ sung và trình bày những quan

điểm riêng của mình, cụ thể:

Một là, tham gia chủ động và tích cực hơn nữa vào DSM của WTO cũng

như tận dụng tối đa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho các

nước đang phát triển. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển đã tham gia

vào DSM của WTO cho thấy, mặc dù có những hạn chế cố hữu, nhưng theo tác

giả, các qui định về đối xử đặc biệt và khác biệt trong DSU vẫn có thể được áp

dụng thành công và mang lại những hiệu quả nhất định. Ví dụ như, trong trường

hợp cần có thêm thời gian thích đáng cho việc chuẩn bị hồ sơ vụ kiện, các nước

đang phát triển có thể yêu cầu áp dụng điều 10.12 của DSU cho phép khả năng

kéo dài thời hạn thủ tục tham vấn. Tương tự như vậy, nếu là nước thua kiện có

nghĩa vụ phải thực thi quyết định, Việt Nam cũng có thể viện dẫn qui định tại

Điều 21.2 của DSU để yêu cầu trọng tài hoặc cân nhắc nội dung, mức độ của

biện pháp phải thực thi, hoặc kéo dài thời hạn được coi là “hợp lý” để thực thi

quyết định của DSB.

Hai là, tự trang bị kiến thức một cách đầy đủ trong lĩnh vực giải quyết

tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ

các nước khác.

Thực tiễn tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp đã cho thấy, để

có thể sử dụng tốt DSM của WTO nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp

của quốc gia, Việt Nam cần nắm vững các qui định pháp luật và sử dụng linh

hoạt DSM tại WTO, trong đó bao gồm cả các vụ việc và thực tiễn giải quyết

tranh chấp của WTO. Trên thực tế, đối với vụ Hoa Kỳ - Tôm (Việt Nam)

(DS404), Việt Nam đã viện dẫn nhiều lần thực tiễn xét xử của WTO về biện

pháp Zeroing trong các lập luận của mình. Ban hội thẩm cũng thường xuyên sử

dụng các báo cáo của Ban hội thẩm và AB trong các vụ kiện trước đó của WTO

Page 135: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

127

để đưa ra các kết luận có lợi cho Việt Nam liên quan đến nội dung khiếu kiện

này với hơn 30 báo cáo đã được Ban hội thẩm sử dụng và trích dẫn trong báo cáo

của mình [104].

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị nghiêm túc và tích cực

khi tham gia vào việc giải quyết các vụ tranh chấp thương mại quốc tế nói chung

và tranh chấp về chống BPG nói riêng với tư cách là bên thứ ba, để qua đó, tự

nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm. Không thể phủ nhận, những kiến thức

và kinh nghiệm quí báu mà Việt Nam có được khi tham gia với tư cách là bên

thứ ba vào vụ tranh chấp Hoa Kỳ - Tôm (Thái Lan), với những vấn đề tương tự

như vụ tranh chấp DS404 của Việt Nam, cũng như các vụ tranh chấp về chống

BPG khác, đã đóng góp một phần rất quan trọng vào một chiến thắng gần như đã

được dự báo trước cho Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần chủ động hơn nữa

trong việc tham gia vào các vụ tranh chấp về chống BPG với tư cách là bên thứ

ba, tích cực theo đuổi tiến trình của vụ kiện, thực sự coi trọng các cơ hội được

tham gia với tư cách thứ ba này để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực

tham gia vào DSM tại WTO của chính mình.

Ba là, tích cực phát huy vai trò, sự chủ động và sự phối hợp chặt chẽ giữa

các doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

Để phát huy hiệu quả vai trò của các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước

của Việt Nam và các hiệp hội cần có những hoạt động trợ giúp thiết thực và phổ

biến kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật WTO nói

riêng cho doanh nghiệp như thông qua việc xây dựng các trang thông tin điện tử

như trang thông tin điện tử của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế tại

địa chỉ http://www.nciec.gov.vn; các trang thông tin điện tử của VCCI bao gồm

“WTO – hội nhập kinh tế quốc tế” tại địa chỉ http://www.trungtamwto.vn,

“Thông tin về chống BPG, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ” tại địa chỉ

Page 136: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

128

http://chongbanphagia.vn v.v; hay thông qua các lớp tập huấn; thông qua việc

phát hành và phổ biến các tài liệu có liên quan; đồng thời tổ chức tư vấn miễn

phí cho các doanh nghiệp đối với các vụ kiện về chống BPG v.v.

Không những thế, trên thực tế, các doanh nghiệp mới chính là đối tượng

“va vấp” trực tiếp với các chính sách và pháp luật thương mại quốc tế. Chính họ

mới là người phát hiện sớm những vi phạm của chính phủ nước ngoài đối với

các qui định và cam kết trong khuôn khổ WTO. Bởi vậy, cần có kênh thông tin

chính thức để các doanh nghiệp có thể phản ánh những vi phạm này tới Chính

phủ, cung cấp các chứng cứ về sự vi phạm của các thành viên WTO khác, đồng

thời Chính phủ Việt Nam cần có hành động tích cực, kịp thời để bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp ở nước ngoài, tạo niềm tin nơi cộng đồng

doanh nghiệp.

Bốn là, thiết lập một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành trong

nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ. Hiện

nay ở Việt Nam, Chính phủ chưa giao cho một cơ quan nào giữ vai trò đầu mối,

chủ trì giải quyết tranh chấp trong WTO [24, tr. 75-76]. Bộ Công thương được

giao nhiệm vụ là đại diện lợi ích kinh tế quốc tế của Việt Nam, đề xuất phương

án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại

quốc tế của Việt Nam tại WTO, quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng [2]. Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ làm đại diện

pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp quốc tế theo qui định của pháp luật

hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ [5]. Tùy thuộc vào

từng vụ tranh chấp về chống BPG cụ thể mà còn có sự tham gia của các Bộ,

ngành hữu quan khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v.v. Ở nước

ngoài, Phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ là cơ quan đại điện và bảo vệ quyền, lợi

ích của Việt Nam tại WTO. Phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ có Phòng WTO là

Page 137: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

129

đơn vị chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến sự tham gia của Việt

Nam tại WTO và là đầu mối tiếp nhận và xử lý các văn thư tài liệu liên quan đến

các vấn đề WTO [10]. Tuy nhiên, trên thực tế, giữa các cơ quan này còn chưa có

sự phối hợp đồng bộ trong việc chuẩn bị, lập, hoàn thiện hồ sơ vụ kiện, xây dựng

chiến lược và chiến thuật giải quyết tranh chấp. Vì vậy, ở Việt Nam, cần có một

cơ quan đầu mối và một cơ chế phối hợp rõ ràng, bởi vụ kiện về chống BPG

trong khuôn khổ WTO đòi hỏi một khối lượng chứng cứ chi tiết và chính xác mà

chỉ có các cơ quan chuyên môn mới có khả năng cung cấp, chưa kể mỗi vụ kiện

có thể kéo dài nhiều năm.

Trong bối cảnh Việt Nam muốn đẩy mạnh tiến trình hội nhập, để giúp Thủ

tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực hội nhập kinh tế

quốc tế, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế đã được thành lập theo mô

hình của một tổ chức phối hợp liên ngành. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế

quốc tế do một Phó thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch; Bộ trưởng Bộ Công

thương làm Phó Chủ tịch; Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Trưởng Đoàn đàm

phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế làm Tổng Thư ký; các thứ

trưởng và chức vụ tương đương của một số bộ, ngành có liên quan làm ủy viên

[30]. Trong hơn 16 năm hoạt động, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế

đã đạt được những thành công nhất định trong một số lĩnh vực như xây dựng

phương án và tiến hành đàm phán về kinh tế và thương mại quốc tế, tuyên

truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế v.v. Tuy nhiên, trong lĩnh

vực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và giải quyết tranh chấp

về chống BPG nói riêng thì cơ quan này dường như chưa thể hiện được vị trí và

vai trò của mình. Rõ ràng, việc tìm kiếm một mô hình phù hợp và hiệu quả ở

Việt Nam hiện nay trong việc tổ chức và phối hợp để giải quyết các tranh chấp

Page 138: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

130

thương mại quốc té của Chính phủ, bao gồm cả các tranh chấp tại WTO không

phải là một “bài toán” dễ tìm lời giải đáp.

Trên thế giới, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu mối về

giải quyết tranh chấp của Chính phủ tại WTO ở các nước cho thấy có ba mô hình

được sử dụng phổ biến: (1) Cơ quan đầu mối giải quyết các tranh chấp phát sinh

trong khuôn khổ WTO là một bộ phận pháp lý trực thuộc cơ quan của Chính phủ

chịu trách nhiệm chung về các vấn đề liên quan tới WTO. Mô hình này được áp

dụng ở một số nước như Hoa Kỳ, Anh v.v; (2) Cơ quan đầu mối giải quyết các

tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ WTO tách biệt với cơ quan của Chính phủ

chịu trách nhiệm chung về các vấn đề liên quan tới WTO. Mô hình này được áp

dụng ở một số nước như Xingapo, Srilanca v.v; (3) Cơ quan đầu mối giải quyết

tranh chấp trong WTO là sự kết hợp hai mô hình nêu trên, theo đó cơ quan của

Chính phủ chịu trách nhiệm chung về các vấn đề liên quan tới WTO và bộ phận

pháp lý của một cơ quan khác đồng phối hợp để chủ trì việc giải quyết tranh

chấp. Mô hình này được áp dụng ở một số nước như Thái Lan v.v [24, tr. 77-78].

Cho dù Việt Nam áp dụng theo mô hình nào thì cơ quan đầu mối cũng phải đảm

trách được các nhiệm vụ sau đây: (i) Tiếp nhận thông tin để chuẩn bị một vụ

tranh chấp tại WTO, trong đó, Việt Nam tham gia với tư cách nguyên đơn, bị

đơn hay bên thứ ba; (ii) Tiến hành phối hợp, tham vấn với các bộ, ngành liên

quan và Phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ cũng như cộng đồng doanh nghiệp; (iii)

Trong trường hợp không thể tự đảm nhiệm, thì phải tiến hành lựa chọn, ký hợp

đồng tư vấn với công ty luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam

trong tranh chấp cũng như giám sát hoạt động liên quan đến tranh chấp của công

ty luật; (iv) Điều phối, chủ trì việc thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh

chấp; (v) Điều phối, theo dõi việc thực thi quyết định của DSB [24, tr. 84].

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, thiết nghĩ, nên thành lập một cơ quan

Page 139: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

131

chuyên trách, có thể là một ủy ban hoặc trung tâm quốc gia, về giải quyết tranh

chấp thương mại quốc tế với nhiệm vụ chủ yếu là giúp Thủ tướng Chính phủ

trong việc chỉ đạo và phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành trong nước và giữa

các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở nước ngoài; tham vấn với

cộng đồng doanh nghiệp; liên kết với các văn phòng luật sư trong và ngoài nước;

làm đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các vụ kiện có liên quan, bao gồm cả

các vụ kiện tại WTO. Cơ quan chuyên trách này nên được thành lập độc lập,

hoạt động bên cạnh Văn phòng Chính phủ, có thể báo cáo và nhận chỉ thị trực

tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Mô hình này cũng phù hợp với thực trạng hoạt

động của các bộ, ngành ở Việt Nam hiện nay và tận dụng được phạm vi quyền

hạn của Văn phòng Chính phủ theo qui định pháp luật hiện hành [3].

Năm là, xây dựng chiến lược và những giải pháp hữu hiệu hơn để phát

triển đội ngũ chuyên gia và luật sư trong nước đủ trình độ và năng lực để tham

gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung

và tại WTO nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các

doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu cả về đội ngũ chuyên gia có

trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Trong các vụ tranh chấp

về BPG ở nước ngoài cũng như các tranh chấp về chống BPG tại WTO, phía

Việt Nam chủ yếu phải sử dụng đội ngũ luật sư nước ngoài với chi phí rất tốn

kém. Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược và những giải pháp hữu hiệu hơn để

phát triển đội ngũ chuyên gia và luật sư trong nước đủ trình độ và năng lực để

tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt

là trong các vụ kiện mà Việt Nam có thể là bị đơn trong thời gian tới.

Page 140: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

132

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những kế hoạch xây

dựng và chuẩn bị đội ngũ luật sư và chuyên gia giỏi về pháp luật thương mại

quốc tế, trong đó bao gồm cả pháp luật về chống BPG, và thông thạo về ngoại

ngữ. Ngày 05/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1072/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”,

theo đó mục tiêu phấn đấu sẽ đạt được 400 luật sư được đào tạo chuyên sâu

trong lĩnh vực thương mại - đầu tư vào năm 2015 và tăng lên 1.000 người vào

năm 2020, trong đó có 150 luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Chính

phủ cũng đặt ra mục tiêu phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng

hình thành các công ty luật chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương

mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật

sư nước ngoài, phấn đấu đến năm 2020 có 10 tổ chức hành nghề luật sư của Việt

Nam có thương hiệu, uy tín trong khu vực và thế giới. Mặc dù vậy, cho đến thời

điểm này, để đạt được các mục tiêu đặt ra, thiết nghĩ cần phải có sự cố gắng, nỗ

lực nhiều hơn nữa từ các bộ, ban, ngành và sự chung sức của các tổ chức hành

nghề luật sư cũng như đội ngũ luật sư và chuyên gia trong nước của Việt Nam.

Sáu là, xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực và đưa

các chuyên gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các cơ quan của

WTO, tham gia vào Ban hội thẩm và AB. Thực tiễn tham gia vào DSM tại WTO

của Ấn Độ, Trung Quốc, Braxin và một số thành viên đang phát triển khác cho

thấy họ đã thu được rất nhiều thành công từ mô hình và chiến lược này. Khi có

cơ hội được tham gia vào hoạt động của các cơ quan của WTO, tham gia vào

Ban hội thẩm và AB, các chuyên gia của Việt Nam có thể nhanh chóng nâng cao

trình độ và kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp, sẽ trở thành các “hạt giống đỏ”

để tiếp tục đào tạo cho các nguồn nhân lực kế cận, đồng thời, cũng góp phần

giúp cho Việt Nam khẳng định vị thế và có tiếng nói hơn trong DSM của WTO.

Page 141: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

133

Theo tác giả, nguồn nhân lực phục vụ cho mục đích này nên bao gồm cả các

chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và viện nghiên cứu

miễn là họ có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra để có thể tham gia vào các

cơ quan của WTO, cũng như tham gia vào Ban hội thẩm và AB.

Bảy là, tranh thủ một cách hợp lý sự ủng hộ của các thành viên khác.

Trong mỗi vụ tranh chấp, sự tham gia của bên thứ ba có thể có tác động hai mặt,

tuỳ thuộc vào quan điểm của bên thứ ba đó, ủng hộ hay phản bác lập luận của

Việt Nam. Do đó, theo tác giả, đối với các vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia

dù là nguyên đơn hay bị đơn, thì cũng cần thiết phải đánh giá một cách đầy đủ và

thận trọng sự tham gia của các bên thứ ba ở cả những tác động tích cực và tiêu

cực đối với cơ hội và khả năng chiến thắng của Việt Nam trong từng vụ kiện.

Tám là, sử dụng hiệu quả hơn sự tư vấn và trợ giúp của ACWL. Ngày

25/09/2009, Việt Nam đã trở thành thành viên của ACWL [53]. Hiện nay, Việt

Nam chủ yếu khai thác dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí của ACWL mà chưa sử

dụng dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại

WTO của các chuyên gia ACWL. Một phần, đây là dịch vụ phải trả phí, và dù đã

được ưu đãi, thì đó vẫn là một khoản tiền không nhỏ đối với một nước đang phát

triển như Việt Nam. Trong các vụ tranh chấp về chống BPG vừa qua, Việt Nam

cũng mới chỉ tham gia với tư cách nguyên đơn và bên thứ ba, cơ hội chiến thắng

được đánh giá là nhiều, đồng thời, Việt Nam đã thuê các hãng luật và luật sư

nước ngoài bảo vệ, bởi vậy, việc Việt Nam chưa sử dụng các dịch vụ của ACWL

cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần nghiên

cứu và khai thác sự hỗ trợ của ACWL nhiều hơn nữa, đặc biệt là khi Việt Nam

tham gia với tư cách là bị đơn trong các vụ kiện về chống BPG tại WTO.

Page 142: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

134

4.2.2. Một số đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia vào việc giải quyết tranh

chấp tại WTO về chống bán phá giá với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và bên

thứ ba

Đối với việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG trong từng

trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba,

theo tác giả, ngoài các biện pháp chung nói trên, Việt Nam cần tiến hành đồng

bộ với các giải pháp sau đây dể có được sự chủ động và tích cực trong việc giải

quyết tranh chấp, cụ thể:

a. Trường hợp Việt Nam là nguyên đơn trong các vụ tranh chấp tại WTO về

chống bán phá giá

Khi chủ động khởi kiện với tư cách là nguyên đơn, Việt Nam cần:

Một là, xác định đúng phạm vi và thời điểm khởi kiện, lựa chọn đúng và

trúng vấn đề. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tranh chấp về chống BPG

khi các qui định của WTO đã giới hạn phạm vi các tranh chấp có thể được giải

quyết tại DSB. Trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, phía Việt Nam cần

xác định rõ vấn đề khởi kiện chỉ được liên quan tới một trong bốn trong vấn đề

sau: (i) thuế chống BPG chính thức; (ii) sự chấp thuận một biện pháp cam kết

giá; (iii) biện pháp tạm thời; (iv) sự không phù hợp trong các qui định pháp luật

của một thành viên với nội dung của ADA.

Hai là, chú trọng và sử dụng việc tham vấn một cách có hiệu quả hơn.

Khi Việt Nam muốn tiến hành tham vấn thì phải gửi yêu cầu tham vấn

bằng văn bản tới thành viên được yêu cầu, đồng thời, phải gửi một bản sao tới

DSB và tới các Hội đồng và Ủy ban liên quan của WTO. Tuy nhiên, cần lưu ý,

trong yêu cầu tham vấn này, phía Việt Nam phải nêu rõ lý do có yêu cầu, kể cả

việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện. Thông

thường, các căn cứ pháp lý được chỉ ra trong yêu cầu tham vấn bao gồm: Điều 4,

Page 143: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

135

DSU; Điều 17.2; Điều XXII và XXIII, GATT 1994. Theo cách diễn đạt của Điều

17.2 của ADA, có thể thấy ADA không có bất kì sự phân biệt hay hạn chế nào

về phạm vi những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tham vấn, miễn đó là “những vấn

đề ảnh hưởng tới sự vận hành của hiệp định này”. Như vậy, ở giai đoạn tham

vấn, chưa đặt ra phạm vi giới hạn bốn vấn đề phải xác định rõ như trong đơn yêu

cầu thành lập Ban hội thẩm.

Thông qua tham vấn, qua quá trình trao đổi thông tin, phía Việt Nam có

thể biết được các điểm mạnh và điểm yếu của phía bên kia trong mỗi vụ kiện,

thu hẹp được sự khác biệt giữa các bên, đồng thời, trong nhiều trường hợp, có

thể đạt được một giải pháp thống nhất chung về việc giải quyết tranh chấp. Hơn

thế nữa, với việc chấp nhận tiến hành tham vấn, cho dù Việt Nam và bên bị

khiếu kiện không đạt được một thỏa thuận thống nhất như trên, thì điều này cũng

giúp cho các bên có thể xác định và phân định rõ ràng phạm vi tranh chấp của

mình. Điều này cũng giúp cho Việt Nam có thể xác định rõ hơn vấn đề tranh

chấp trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.

Hơn thế nữa, Việt Nam không nên coi giai đoạn tham vấn lúc nào cũng

chỉ là “bước chạy đà” mà khi cần, phải thực sự tăng tốc để có thể giành chiến

thắng. Việc này được bắt đầu từ việc lựa chọn đúng thời điểm gửi yêu cầu tham

vấn và cách mà Việt Nam gây được sức ép với bên được yêu cầu tham vấn trong

quá trình tham vấn. Việc lựa chọn đúng thời điểm gửi yêu cầu tham vấn không

phải lúc nào cũng theo một công thức cứng nhắc là cứ phải đợi cho đến khi có

quyết định áp thuế chống BPG chính thức hay phải sau một đợt rà soát hành

chính nào đó, mà điều này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự đánh giá

chính xác cũng như sự nhạy bén của phía Việt Nam.

Không những thế, phía Việt Nam cũng cần cân nhắc tới việc có nên cho

phép bên thứ ba tham gia vào quá trình tham vấn hay không. Mặc dù vai trò của

Page 144: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

136

các bên thứ ba trong giai đoạn tham vấn là rất hạn chế, tuy nhiên, trước khi nêu

các căn cứ pháp lý trong yêu cầu tham vấn, Việt Nam cũng nên có sự cân nhắc

cẩn thận về việc có nên để bên thứ ba tham gia vào giai đoạn này hay không và

liệu chúng ta có lợi gì từ sự tham gia của các bên thứ ba này hay không. Nếu

phía Việt Nam muốn có sự hiện diện của các bên thứ ba thì trong yêu cầu tham

vấn cần trích dẫn Điều XXII của GATT 1994 hoặc Điều 4 của DSU, tất nhiên là

với điều kiện bên thứ ba đó còn phải nhận được sự đồng ý của bên nhận được

yêu cầu tham vấn. Ngược lại, nếu phía Việt Nam ngay từ đầu chủ động muốn để

các bên thứ ba thành những “kẻ ngoài cuộc” trong quá trình tham vấn thì trong

yêu cầu tham vấn cần trích dẫn Điều XXIII của GATT 1994.

Ba là, chuẩn bị tích cực và trọng tâm cho việc giải quyết tranh chấp tại

giai đoạn hội thẩm, trước hết là ở bước chuẩn bị đơn yêu cầu thành lập Ban hội

thẩm. Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản, trong đó,

ngoài nội dung trình bày về việc đã tiến hành tham vấn, thì đơn yêu cầu còn phải

nêu rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và đưa ra một sự tóm tắt ngắn gọn

về các căn cứ pháp lý, chính là các điều khoản tham chiếu, của đơn kiện đủ để

trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Các biện pháp đang được bàn cãi và các

căn cứ pháp lý cho việc khiếu kiện nói trên sẽ cấu thành các vấn đề tranh chấp

theo nghĩa được đề cập tới tại Điều 6.2 của DSU và Điều 17.4 của ADA. Trong

các đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm đều không bị hạn chế về số lượng các

căn cứ pháp lý được đưa ra liên quan tới một biện pháp cụ thể, cũng như, trong

cùng một vụ kiện, có thể liên quan tới nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài ra,

trong đơn yêu cầu này cũng nên trình bày rõ các lập luận là những lý lẽ của phía

Việt Nam nhằm củng cố cho các căn cứ pháp lý đã được nêu ra. Đối với các vụ

tranh chấp về chống BPG, nội dung đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nói trên

được qui định ở cả Điều 17.4 của ADA và Điều 6.2 của DSU. Trong nội dung

Page 145: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

137

của đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, phía Việt Nam cần lưu ý phải nêu rõ

“biện pháp có vấn đề” và “cơ sở pháp lý” của việc khiếu kiện. Ngoài ra, đối với

các tranh chấp về chống BPG, trong đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm gửi tới

DSB còn phải xác định rõ phạm vi các vấn đề tranh chấp liên quan tới một khoản

thuế chống BPG, sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá hoặc một biện pháp

tạm thời hoặc pháp luật về chống BPG của bên bị kiện không phù hợp ADA.

Không những thế, trong yêu cầu của phía Việt Nam còn phải chỉ ra được các lợi

ích của Việt Nam, trực tiếp hay gián tiếp, theo ADA, đang bị mất đi hay bị giảm

đi hoặc việc đạt được các mục tiêu của ADA đang bị cản trở. Việc chuẩn bị cẩn

thận đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm sẽ tránh được những rủi ro khi đơn yêu

cầu bị bác hoặc báo cáo của Ban hội thẩm bị AB hủy bỏ cũng như các chi phí

tiền bạc, thời gian, con người theo đuổi các vụ kiện.

Tiếp đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm, khi

một số qui định của WTO không rõ ràng, thì nguyên đơn, phía Việt Nam cần cân

nhắc và hành động một cách thận trọng. Ví dụ như, trong trường hợp tiến hành

khiếu kiện không vi phạm, khi Điều 26.1 không qui định rõ trong trường hợp nào

và khi nào nguyên đơn phải đệ trình một bản giải trình chi tiết: khi họ yêu cầu

tham vấn; yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, hay khi họ đệ trình các tài liệu lên

Ban hội thẩm. Với cách qui định như vậy thì có thể hiểu rằng, một bản giải trình

chi tiết sẽ không cần thiết khi đưa ra yêu cầu tham vấn, ngay cả khi văn bản đó

phải đưa ra “lý do có yêu cầu, kể cả việc chỉ ra biện pháp có vấn đề và cơ sở

pháp lý cho việc khiếu kiện” (Điều 4.4, DSU). Tuy nhiên, có lẽ với tất cả sự thận

trọng cần thiết, Việt Nam nên đệ trình bản giải trình chi tiết này, nếu có thể, ở cả

thời điểm đưa ra yêu cầu tham vấn cũng như yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, ít

nhất là cho đến khi một Ban hội thẩm hoặc AB kết luận một cách rõ ràng rằng họ

không cần thiết phải làm như vậy.

Page 146: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

138

Bốn là, chuẩn bị từ trước và tính tới khả năng chủ động kháng cáo, khi

cần, và khả năng báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo để có thể theo đuổi vụ

kiện cho tới khi giành được chiến thắng cuối cùng. Việt Nam cần có một chiến

lược cụ thể đối với vụ kiện và khả năng điều chỉnh cả những khía cạnh pháp lý

và phi pháp lý trong tiến trình giải quyết tranh chấp tại WTO.

Năm là, chủ động xây dựng phương án kiểm soát việc thực thi quyết định

của DSB đối với bên thua kiện, trong trường hợp Việt Nam giành được chiến

thắng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải tính tới cả phương án đề xuất và sẵn

sàng sử dụng các biện pháp trả đũa, khi cần, trong trường hợp bên thua kiện

không thực thi quyết định của DSB theo đúng qui định.

Sáu là, tích cực chuẩn bị cả về tài chính, nhân lực cho một chặng đường

dài theo đuổi vụ kiện, chủ động trong các phần trình bày và tranh luận tại các

cuộc họp của Ban hội thẩm, phân tích, nhận định được các tình huống và dự

đoán được các yêu cầu, đề xuất của bị đơn để có thể đưa ra giải pháp ứng phó

phù hợp, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Việt Nam. Bởi lẽ,

trong các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO, bị đơn dường như muốn kéo

dài vụ kiện pháp lý với nguyên đơn là thành viên đang phát triển để khiến cho

đối thủ phải tốn nhiều chi phí hơn nếu muốn giành được lợi thế trong cuộc chiến

pháp lý này. Không những thế, thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống

BPG cũng cho thấy, các Ban hội thẩm và AB thường xuyên không thể hoàn

thành công việc của họ trong thời hạn qui định. Bởi vậy, nếu không có sự chuẩn

bị kỹ càng, Việt Nam không thể theo đuổi vụ kiện tới cùng.

b. Trường hợp Việt Nam là bị đơn trong các vụ tranh chấp về chống bán phá

giá

Mặc dù tính đến hết ngày 31/12/2013, Việt Nam vẫn chưa từng bị kiện

chống BPG ra DSB, tuy nhiên, Việt Nam cũng nên chia sẻ bài học kinh nghiệm

Page 147: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

139

mà Thái Lan đã rút ra được sau vụ tranh chấp DS122, vụ tranh chấp về chống

BPG duy nhất tại WTO mà Thái Lan đã tham gia với tư cách bị đơn, đó là hãy tự

bảo vệ mình bằng những lý lẽ chứng minh đầy thuyết phục ngay từ đầu, hơn là

trông chờ vào các luật sư với những lập luận thông minh sau khi đã có khiếu

kiện. Ngăn chặn một khiếu kiện sẽ tốt hơn nhiều so với việc chống lại nó.

Thứ nhất là, để phòng tránh việc có thể bị kiện trong những vụ tranh chấp

về chống BPG tại WTO, phía Việt Nam cũng cần tiến hành một số giải pháp cụ

thể sau đây:

Một là, thường xuyên rà soát quá trình thực thi ADA và pháp luật về

chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột xuất để đảm

bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các qui định của ADA, tránh các

trường hợp bị kiện về sự không phù hợp của pháp luật Việt Nam với ADA, đồng

thời đánh giá rủi ro trong trường hợp bị kiện về sự không phù hợp này. Ngày

06/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP, có hiệu lực

thi hành từ ngày 01/07/2013, tạo thêm cơ sở pháp lý cho hoạt động rà soát, hệ

thống hóa văn bản qui phạm pháp luật ở Việt Nam [4].

Hai là, tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM của

WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về

chống BPG. Việt Nam cần thể hiện quan điểm, chủ động xây dựng và đệ trình

các đề xuất lên WTO cũng như cần tích cực tham gia vào các vòng đàm phán

trong tương lai và ủng hộ những cải tiến hợp lý. Ví dụ như, Trung Quốc, thường

xuyên đưa ra các đề xuất về sửa đổi ADA trong các vòng đàm phán gần đây. Các

đề xuất của Trung Quốc, dù đại diện nhiều cho lợi ích quốc gia, nhưng nhìn

chung cũng đã phản ánh được quyền lợi của thành viên đang phát triển khác, nên

nhận được nhiều sự ủng hộ, đồng thời, từ đó, cũng đã tạo được sức ép nhất định

tới một số thành viên phát triển trong WTO, trong đó có Hoa Kỳ.

Page 148: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

140

Ba là, mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với hàng

nhập khẩu từ nước ngoài một cách chủ động, một mặt vừa chống lại hành vi

cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời, thể hiện

lập trường, quan điểm và thái độ của Việt Nam đối với vấn đề chống BPG. Mặc

dù Pháp lệnh về chống BPG hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được ban

hành từ ngày 29/04/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2004, đồng thời, Nghị

định số 90/2005/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã được ban hành từ ngày

11/7/2005 và có hiệu lực từ ngày 04/08/2005 để qui định chi tiết thi hành một số

điều của Pháp lệnh nói trên, tuy nhiên, tính đến hết tháng 12/2013, mới chỉ có

duy nhất một vụ điều tra chống BPG đang được tiến hành. Đó là vụ điều tra

chống BPG đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc,

Malaixia, Inđônêxia và Đài Loan vào Việt Nam. Đơn khởi kiện đã được đại diện

ngành sản xuất thép của Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Posco VST và

Công ty cổ phần Inox Hòa Bình, nộp vào ngày 06/05/2013 và thời gian khởi kiện

bắt đầu từ ngày 02/07/2013 [28],[31]. Ngày 25/12/2013, Bộ Công Thương đã

ban hành Quyết định số 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống BPG

tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội. Chưa biết kết luận

cuối cùng của vụ kiện này sẽ ra sao, nhưng rõ ràng, đây là vụ điều tra chống

BPG đầu tiên được khởi xướng và tiến hành tại Việt Nam, cho thấy những dấu

hiệu tích cực ban đầu của việc chủ động khởi kiện các vụ kiện về chống BPG đối

với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Có thể sau vụ kiện này, “sự thận trọng

quá mức” của cơ quan quản lý và “tâm lý e ngại, thụ động” của các doanh

nghiệp trong nước sẽ dần dần được xóa bỏ, mở màn cho một loạt các vụ kiện về

chống BPG tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng công cụ chống BPG

được WTO cho phép, phía Việt Nam cũng cần nghiên cứu kỹ những qui định

Page 149: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

141

còn mang tính chung chung trong ADA, ví dụ qui định về sản phẩm tương tự, về

cách xác định “thiệt hại nghiêm trọng”, thuật ngữ “đe dọa” gây ra thiệt hại

nghiêm trọng v.v., đồng thời nghiên cứu kỹ các vụ việc có tính chất tương tự để

có thể chủ động biện hộ khi bị khởi kiện.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng chỉ có bốn loại tranh chấp về chống BPG được

giải quyết tại Ban hội thẩm trong DSM của WTO, bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn

có thể mạnh dạn khởi xướng các vụ điều tra chống BPG. Theo thống kê của

WTO, số lượng các vụ điều tra chống BPG có áp dụng các biện pháp chống BPG

chiếm hơn 50% tổng số vụ điều tra chống BPG đã được khởi xướng trên thực tế.

Tại sao lại như vậy? Có thể giải thích việc khởi xướng một số lượng lớn các vụ

điều tra chống BPG ở một số thành viên WTO bởi những nguyên nhân cơ bản

sau đây: (i) để có thời gian cho ngành sản xuất trong nước tiến hành cải tổ; (ii)

tìm hiểu được một cách tương đối toàn diện thông tin về các doanh nghiệp xuất

khẩu thuộc diện bị điều tra và ngành công nghiệp trong nước của nước xuất

khẩu, từ đó có thể đưa ra những đánh giá tương đối chính xác về năng lực cạnh

tranh và đề xuất giải pháp đối phó phù hợp cho ngành công nghiệp trong nước

trước sức ép của hàng nhập khẩu; (iii) khởi xướng để được chính thức điều tra và

thu thập chứng cứ; (iv) nâng cao vị thế và thể hiện chủ trương, chính sách và thái

độ của nước nhập khẩu, tạo sức ép với những thành viên WTO khác đang có ý

định tiến hành điều tra chống BPG đối với sản phẩm xuất khẩu của nước mình;

(v) điều quan trọng là việc khởi xướng điều tra chống BPG và qui trình điều tra

chống BPG không phải là vấn đề tranh chấp có thể được giải quyết tại Ban hội

thẩm, bởi vậy, chừng nào nước nhập khẩu chưa ban hành một quyết định áp

dụng các biện pháp tạm thời, áp dụng thuế chống BPG chính thức hay chấp

thuận một biện pháp cam kết giá, đồng thời pháp luật về chống BPG hàng nhập

khẩu của nước nhập khẩu phù hợp với các qui định của ADA thì nước nhập khẩu

Page 150: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

142

vẫn trong ranh giới của “sự an toàn”. Tuy nhiên, khi muốn khởi xướng các vụ

điều tra chống BPG thì Việt Nam cũng cần cân nhắc một số vấn đề sau đây: (1)

Có thể hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị “trả đũa” khi xuất khẩu sang nước

mà Việt Nam đã khởi xướng điều tra chống BPG. Đối với Việt Nam, có lẽ điều

này cũng không phải là thách thức lớn nhất bởi trên thực tế, cho dù Việt Nam

chưa khởi xướng thì cũng vẫn bị các thành viên khác của WTO tiến hành điều

tra nhiều; (2) Vấn đề hợp tác thương mại song phương và đa phương cũng như

những lợi ích có được hay mất đi; (3) Nguồn tài chính và nhân lực phục vụ cho

việc theo kiện v.v

Thứ hai là, trong trường hợp Việt Nam bị kiện ra WTO liên quan tới một

vụ tranh chấp về chống BPG thì Việt Nam cần:

Một là, sẵn sàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong trường

hợp bị kiện. Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo cả về tài chính, nhân lực, tâm

lý, tài liệu, tình huống giả định và phương án đối phó, cũng như sử dụng hiệu

quả các phương thức hỗ trợ khác bao gồm cả vận động hành lang nếu bị kiện.

Hai là, tận dụng tất cả các quyền mà bị đơn được tiến hành trong trình tự

giải quyết tranh chấp tại WTO; kéo dài tối đa thời hạn giải quyết tranh chấp, nếu

cần, ví dụ như, kéo dài quá trình lựa chọn thành phần Ban hội thẩm hoặc đưa ra

yêu cầu về thành phần Ban hội thẩm trong các vụ tranh chấp giữa một bên là

thành viên phát triển và một bên là thành viên đang phát triển theo Điều 8.10 của

ADA; đồng thời, tranh thủ thời gian để thương lượng, nếu không được thì gây

sức ép hoặc nhanh chóng hoàn thành vụ điều tra chống BPG đang được tiến

hành trong nước.

Ba là, chuẩn bị phương án thực thi quyết định của DSB một cách hợp lý

nhất trong trường hợp Việt Nam thua kiện. Thông thường, nếu biện pháp mà

Việt Nam đã áp dụng được yêu cầu là phải được điều chỉnh để phù hợp với qui

Page 151: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

143

định của WTO, thì cách đơn giản nhất là bãi bỏ biện pháp đang áp dụng đó. Tuy

nhiên, thực tiễn thực thi quyết định của DSB trong những tranh chấp về chống

BPG tại WTO đã cho thấy, các bên thua kiện thường không hủy mà họ lại sử

dụng một cách thức khác, phổ biến hơn, đó là, họ sẽ tiến hành việc xác định lại

nhằm đảm bảo biện pháp sau khi được điều chỉnh này sẽ phù hợp với các khuyến

nghị của DSB. Bởi thông thường, trong báo cáo của Ban hội thẩm hay của AB,

đều chỉ đưa ra kết luận rằng biện pháp chống BPG mà bị đơn đã áp dụng có vi

phạm hay không vi phạm; hoặc pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của bị

đơn có phù hợp hay không phù hợp với qui định của WTO. Báo cáo của Ban hội

thẩm hay của AB cũng không hề xác định rõ bị đơn phải hành động như thế nào

để được coi là phù hợp. Ví dụ như, vụ EC – Khăn trải giường, trong quá trình

EU thực thi quyết định của DSB, EC đã tiến hành việc xác định lại, theo đó, họ

đã tính toán những biên độ BPG mới (thấp hơn) và đưa ra một kết quả xác định

thiệt hại mới. Trong vụ Hoa Kỳ - Thép cuộn cán nóng, Hoa Kỳ cũng đã tiến

hành xác định lại các biên độ BPG để thực thi các khuyến nghị của DSB. Trong

vụ, Áchentina – đá Ceramic, Áchentina đã hủy quyết định áp dụng biện pháp

chống BPG sau khi kết quả của việc xác định lại là không có BPG [47, tr. 59-

60]. Theo qui định của DSU, bị đơn hoàn toàn có thể chủ động trong việc thông

báo về thời hạn và ý định thực thi của mình theo các khuyến nghị trong quyết

định của DSB. Rõ ràng, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Việt Nam cũng cần cân

nhắc một cách thức thực thi cho phù hợp.

c. Trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba trong các vụ

tranh chấp về chống bán phá giá

Đối với Việt Nam và các thành viên đang phát triển khác, việc tham gia

với tư cách là bên thứ ba sẽ mang lại rất nhiều lợi ích và bài học kinh nghiệm

Page 152: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

144

cho việc giải quyết tranh chấp tại WTO. Để thực sự tận dụng được cơ hội tham

gia với tư cách là bên thứ ba, phía Việt Nam cần:

Một là, tham gia với một thái độ nghiêm túc, tích cực, coi đó là một trải

nghiệm thực sự như các bên tranh chấp, chứ không phải chỉ là những “cuộc dạo

chơi” mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào. So với các bên tranh chấp, phạm vi

tham gia của một bên thứ ba và nguồn lực mà bên thứ ba cần bỏ ra (bao gồm cả

nguồn lực tài chính và nhân lực) ở một mức độ vừa phải, phù hợp với điều kiện

thực tế và năng lực của các thành viên đang phát triển và Việt Nam;

Hai là, thành lập các nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư

của các hãng luật tư trong nước, đại diện cho Việt Nam trong các vụ tranh chấp

mà Việt Nam tham gia với tư cách là bên thứ ba và cần có một chiến lược tham

gia hiệu quả. Đây chính là “cơ hội tập dượt” rất tốt cho đội ngũ chuyên gia và

luật sư trong nước. Bởi lẽ, trong văn bản đệ trình của bên thứ ba, thông thường,

chỉ cần nêu lên một phần những vấn đề pháp lý của vụ kiện, do đó, Chính phủ có

thể giao cho các chuyên gia và luật sư trong nước tự chuẩn bị mà không phải

thuê các luật sư bên ngoài với chi phí cao. Ví dụ như Trung Quốc, việc soạn thảo

các văn bản đệ trình của thành viên này với tư cách là bên thứ ba sẽ do các luật

sư làm việc cho các hãng luật tư của Trung Quốc được lựa chọn để tư vấn cho

chính phủ thông qua những qui trình đấu thầu thực sự phối hợp cùng với một đại

diện của Bộ thương mại. Cho dù không chuẩn bị kịp văn bản đệ trình, một thành

viên đang phát triển vẫn có thể quan sát toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp,

tham gia vào các phiên tranh luận, tích lũy kinh nghiệm quan trọng và có được

những hiểu biết chuyên sâu hơn về pháp luật WTO và việc áp dụng trên thực tế;

Ba là, thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật thông tin về các đối tác và

rút ra những bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam qua từng vụ tranh chấp về

chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba.

Page 153: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

145

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc

giải quyết các tranh chấp quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước

ta. Việc xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt

Nam vào việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG cần dựa trên

những kết quả đánh giá khách quan, toàn diện và những nghiên cứu mang tính

chất dự báo về xu hướng vận động và phát triển của các tranh chấp về chống

BPG cũng như việc giải quyết loại tranh chấp này trong khuôn khổ WTO. Không

những thế, những giải pháp được đưa ra phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ

thể của Việt Nam, phải mang tính tổng thể và có hệ thống, bao gồm cả nhóm giải

pháp mang tính chất phòng tránh và nhóm giải pháp nhằm đối phó và xử lý đối

với các vụ tranh chấp đã phát sinh, trong đó, cần coi việc chủ động phòng tránh

các vụ tranh chấp về chống BPG là yêu cầu hàng đầu. Ngoài ra, các giải pháp

cũng cần được xây dựng trên nền tảng của một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa Nhà

nước với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, có sự kết hợp

giữa các biện pháp pháp lý với các biện pháp hỗ trợ khác, trên cơ sở huy động

nguồn nhân lực ở trong nước cũng như các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, bao

gồm cả sự tư vấn và trợ giúp của ACWL.

Tác giả Luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự

tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG

bao gồm cả nhóm giải pháp chung, là những giải pháp được áp dụng cho Việt

Nam khi tham gia vào DSM của WTO mà không phân biệt Việt Nam là nguyên

đơn, bị đơn hay bên thứ ba, đồng thời, bao gồm cả một số đề xuất cụ thể trong

từng trường hợp Việt Nam tham gia với một trong ba tư cách nói trên.

Page 154: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

146

KẾT LUẬN

Các tranh chấp về chống BPG là một trong những loại tranh chấp phổ biến

nhất tại WTO. Việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG sẽ tuân

theo pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO, bao gồm, cả luật nội dung và qui định tố tụng. Các loại nguồn của pháp

luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, về cơ

bản là dựa trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền thống của Điều 38(1)

của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế.

Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại

WTO có lịch sử hình thành và phát triển song hành cùng GATT 1947 và WTO,

với nội dung bao gồm cả những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong

khuôn khổ WTO và những vấn đề cụ thể mang tính đặc thù của lĩnh vực này,

liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, các

tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, các tranh chấp về biện

pháp tạm thời và các tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp

luật của một thành viên với nội dung của ADA.

Các thành viên đang phát triển đang ngày càng thể hiện được vai trò và vị

thế của mình trong việc giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG. Khi

tham gia vào quá trình giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG, các

thành viên đang phát triển vừa có những cơ hội, đồng thời cũng phải đối diện với

những thách thức rất lớn. Các tranh chấp về chống BPG vốn dĩ là những tranh

chấp vô cùng phức tạp, bởi vậy, các thành viên đang phát triển cần nghiên cứu

kỹ pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, nghiên

cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các thành

Page 155: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

147

viên khác để có thể tiếp cận một cách có hiệu quả và chủ động tham gia vào hệ

thống giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG đã cho thấy sự gia

tăng cả về số lượng và tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG. Bên

cạnh đó, nó cũng ghi nhận, sự tham gia chủ động và tích cực của một số thành

viên đang phát triển, trong đó, có Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Kinh nghiệm

của ba nước nói trên thực sự là những bài học quí báu cho Việt Nam khi tham

gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Sau hơn bảy năm gia nhập WTO, sự tham gia của Việt Nam vào DSM của

WTO vẫn còn hạn chế. Rõ ràng, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, đồng

thời tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên khác của WTO, để đề ra

được những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam

vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc

giải quyết các tranh chấp tại WTO về chống BPG phải được xây dựng trên cơ sở

phù hợp với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động

tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế của Đảng và Nhà nước, đồng

thời phải phù hợp với những định hướng cơ bản sau đây:

- Dựa trên những kết quả đánh giá khách quan, toàn diện và những

nghiên cứu mang tính chất dự báo về xu hướng vận động và phát triển của các

tranh chấp về chống BPG cũng như việc giải quyết loại tranh chấp này trong

khuôn khổ WTO;

- Cần thiết phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam;

- Cần mang tính tổng thể và có hệ thống, bao gồm cả nhóm giải pháp

mang tính chất phòng tránh và nhóm giải pháp nhằm đối phó và xử lý đối với

các vụ tranh chấp về chống BPG đã phát sinh trong khuôn khổ WTO, trong đó

Page 156: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

148

cần coi việc chủ động phòng tránh các vụ tranh chấp về chống BPG là yêu cầu

hàng đầu;

- Cần được xây dựng trên nền tảng của một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa

Nhà nước với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam; giữa các

bộ, ngành trong nước và giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở

Giơnevơ;

- Cần kết hợp việc xử lý các khía cạnh pháp lý với các biện pháp hỗ trợ

khác, từ việc vận động hành lang tới sự liên kết chặt chẽ với các bên cùng khiếu

kiện, đồng thời tiến hành đấu tranh trên mặt trận dư luận để thu hút sự ủng hộ

đối với Việt Nam;

- Cần kết hợp việc huy động nguồn nhân lực ở trong nước và tranh thủ

những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, trong đó bao gồm cả sự tư vấn và trợ giúp

của ACWL.

Khi tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, dù

Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, thì Việt

Nam cũng cần tiến hành các giải pháp sau đây:

- Tham gia chủ động và tích cực hơn nữa vào DSM của WTO cũng như

tận dụng tối đa chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt mà WTO dành cho các nước

đang phát triển;

- Tự trang bị kiến thức một cách đầy đủ trong lĩnh vực giải quyết tranh

chấp về chống BPG tại WTO, chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các

nước khác;

- Tích cực phát huy vai trò, sự chủ động và sự phối hợp chặt chẽ giữa

các doanh nghiệp, các hiệp hội và các cơ quan Nhà nước có liên quan;

- Thiết lập một cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các bộ, ngành trong nước và

giữa các cơ quan trong nước với phái đoàn Việt Nam ở Giơnevơ;

Page 157: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

149

- Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực và đưa các

chuyên gia của Việt Nam tham gia sâu vào hoạt động của các cơ quan của WTO,

tham gia vào Ban hội thẩm và AB;

- Tranh thủ một cách hợp lý sự ủng hộ của các thành viên khác;

- Sử dụng hiệu quả hơn sự tư vấn và trợ giúp của ACWL.

Trong trường hợp tham gia với tư cách là nguyên đơn thì Việt Nam cần

tiến hành một số giải pháp cụ thể sau đây:

- Cần xác định đúng phạm vi và thời điểm khởi kiện, lựa chọn đúng và

trúng vấn đề;

- Chú trọng và sử dụng việc tham vấn một cách có hiệu quả hơn;

- Chuẩn bị tích cực và trọng tâm cho việc giải quyết tranh chấp tại giai

đoạn hội thẩm, từ bước chuẩn bị đơn yêu cầu thành lập Ban hội thẩm cho đến

toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại giai đoạn hội thẩm;

- Chuẩn bị từ trước và tính tới khả năng chủ động kháng cáo, khi cần, và

khả năng báo cáo của Ban hội thẩm bị kháng cáo để có thể theo đuổi vụ kiện cho

tới khi giành được chiến thắng cuối cùng;

- Chủ động xây dựng phương án kiểm soát việc thực thi quyết định của

DSB đối với bên thua kiện, bao gồm cả khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa,

trong trường hợp Việt Nam giành được chiến thắng;

- Tích cực chuẩn bị cả về tài chính, nhân lực cho một chặng đường dài

theo đuổi vụ kiện, chủ động trong các phần trình bày và tranh luận tại các cuộc

họp của Ban hội thẩm, phân tích, nhận định được các tình huống và dự đoán

được các yêu cầu, đề xuất của bị đơn để có thể đưa ra giải pháp ứng phó phù

hợp, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho Việt Nam.

Trong trường hợp Việt Nam tham gia với tư cách bị đơn thì Việt Nam cần

tiến hành các giải pháp cụ thể sau đây:

Page 158: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

150

(1) Phòng tránh các tranh chấp về chống BPG:

- Thường xuyên tiến hành các hoạt động rà soát quá trình thực thi ADA

và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của Việt Nam theo định kỳ hoặc đột

xuất để đảm bảo sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các qui định của ADA;

- Tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện pháp luật và DSM của

WTO, bao gồm cả những vấn đề liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về

chống BPG;

- Mạnh dạn sử dụng trên thực tế công cụ chống BPG đối với hàng nhập

khẩu từ nước ngoài một cách chủ động.

(2) Khi bị kiện ra WTO:

- Sẵn sàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong trường hợp

bị kiện;

- Tận dụng các quyền mà bị đơn được tiến hành trong trình tự giải quyết

tranh chấp tại WTO; kéo dài tối đa thời hạn giải quyết tranh chấp, nếu cần, đồng

thời, tranh thủ thời gian để thương lượng, nếu không được, thì gây sức ép hoặc

nhanh chóng hoàn thành vụ điều tra chống BPG đang được tiến hành trong nước;

- Chuẩn bị phương án thực thi quyết định của DSB một cách hợp lý nhất

trong trường hợp Việt Nam thua kiện.

Trong trường hợp tham gia với tư cách là bên thứ ba trong một vụ tranh

chấp tại WTO về chống BPG, Việt Nam cần tham gia với một thái độ nghiêm

túc, tích cực, coi đó là một trải nghiệm thực sự như các bên tranh chấp. Việt

Nam cần thành lập các nhóm chuyên gia và/hoặc luật sư, kể cả các luật sư của

các hãng luật tư trong nước, để đại diện cho Việt Nam và có chiến lược tham gia

một cách hiệu quả. Đồng thời, cần thực hiện tốt công tác báo cáo, cập nhật thông

tin về các đối tác và rút ra những bài học và kinh nghiệm sau từng vụ tranh chấp

về chống BPG mà Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba./.

Page 159: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của tranh

chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học, số 8/2011,

tr. 38-43 và tr.24.

2. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật

giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san Tạp chí Luật học

về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, số 10/2012, tr. 24-30.

3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết tranh chấp về

bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6 (302)/2013, tr. 61-67.

Page 160: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

I. VĂN KIỆN ĐẢNG VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị quyết số

16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số

95/2012/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Công thương, ban hành ngày 12/11/2012 và có hiệu lực từ

ngày 26/12/2012.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị định số

74/2012/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Văn phòng Chính phủ, ban hành ngày 29/09/2012 và có hiệu

lực từ ngày 19/11/2012.

4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số

16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật,

ban hành ngày 06/02/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.

5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số

22/2013/NĐ-CP qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

chức của Bộ Tư pháp, ban hành ngày 13/03/2013 và có hiệu lực từ

ngày 01/05/2013.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày

27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày

05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Page 161: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển

nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương

mại thế giới;

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày

10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

9. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002),

Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 về Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW.

10. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009),

Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức của Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức

Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ, ban

hành ngày 08/04/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2009.

11. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012),

Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 về một số biện pháp triển khai

chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

II. LUẬN ÁN VÀ LUẬN VĂN

12. Vũ Thị Phương Lan (2011), Pháp luật về chống bán phá giá trong thương

mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ

luật học, Hà Nội.

13. Bùi Anh Thủy (2008), Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của

WTO, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.

III. SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ

Page 162: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

14. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên Giai đoạn II (EU-VIETNAM MUTRAP

II) (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại

thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Hà Nội.

15. Nguyễn Linh Giang (2008), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 46-51.

16. Nguyễn Thị Thu Hiền (2009), Những ưu đãi dành cho các nước đang phát

triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO mà Luật

sư cần lưu ý, Tạp chí Nghề luật, (3), tr. 63-66.

17. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của tranh

chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO, Tạp chí Luật học,

(8), tr. 38-43 và tr. 24.

18. Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật

giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá của WTO, Đặc san Tạp chí

Luật học về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tr. 24-30.

19. Nguyễn Thị Thu Hiền (2013), Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá

trong khuôn khổ WTO – nhìn từ góc độ so sánh với việc giải quyết

tranh chấp về bán phá giá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 61-

67.

20. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Tranh chấp về chống

bán phá giá trong WTO, Hà Nội.

21. Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ

chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới”, NXB Lao

động Xã hội.

Page 163: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

22. Nguyễn Vĩnh Thanh, Phạm Thanh Hà (2006), “Cơ chế giải quyết tranh chấp

của WTO và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi &

Trung Đông, (8), tr. 25-38.

23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Thanh Tú (2012), Cơ quan đầu mối và cơ chế phối kết hợp trong

giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO: kinh nghiệm cho Việt

Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr. 75 – 85.

25. Trịnh Hải Yến (2008), Sự đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho

các nước đang phát triển và những đề xuất sửa đổi Hiệp định về chống

bán phá giá hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11), tr. 75 – 83.

26. Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Sổ tay về hệ thống giải

quyết tranh chấp của WTO, Hà Nội.

IV. CÁC TÀI LIỆU TỪ NHỮNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

27. Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại, Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam, Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại

WTO – Các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước

ấm đông lạnh.

http://chongbanphagia.vn/content/vu-giai-quyet-tranh-chap-dau-tien-

cua-viet-nam-tai-wto-cac-bien-phap-chong-ban-pha-gia-doi--0, truy

cập ngày 31/12/2013.

28. http://chongbanphagia.vn/tonghopsolieu/20130829/so-lieu-cap-nhat-cac-vu-

kien-cbpg-doi-voi-hang-hoa-nuoc-ngoai-tai-thi-truong-, truy cập ngày

31/12/2013.

Page 164: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

29. http://wto.nciec.gov.vn/Lists/H%20thng%20gii%20quyt%20tranh%20chp/D

ispForm.aspx?ID=1, truy cập ngày 31/12/2013.

30. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/gioithieubanchidao?optionId

=1&governmentId=2856&organizationTypeId=11&committeeId=693,

truy cập ngày 31/12/2013.

31. http://www.tapchitaichinh.vn/Ho-so-Vu-an/Xung-quanh-vu-kien-chong-ban-

pha-gia-dau-tien-tai-Viet-Nam-De-tu-ve-hay-doc-quyen/29183.tctc,

truy cập ngày 31/12/2013.

32. Nguyễn Tiến Vinh, Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu

tiên của Việt nam tại WTO.

http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/quoc-

te/mot-so-van-111e-nhin-tu-goc-111o-to-tung-trong-vu-kien-111au-

tien-cua-viet-nam-tai-wto, truy cập ngày 31/12/2013.

B. TIẾNG ANH

I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

33. The Agreement on Subsidies and Countervailing Measures of the WTO.

34. The Anti-dumping Agreement of the WTO.

35. The Dispute Settlement Understanding of the WTO.

36. The General Agreement on Tariffs and Trade 1994 of the WTO.

37. The Safeguards Agreement of the WTO.

II. SÁCH, BÁO VÀ TẠP CHÍ

38. James P. Durling, Matthew R. Nicely (2002), Understanding the WTO Anti-

Dumping Agreement: Negotiating History and Subsequent

Interpretation, Cameron May Ltd.

Page 165: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

39. Marcia Don Harpaz (2010), Sense and Sensibilities of China and WTO

Dispute Settlement, The Hebrew University of Jerusalem, Faculty of

Law, International Law Forum, Research Paper No.02-10.

40. J.G. Merrills (2011), International Dispute Settlement, 5th ed., Cambridge

University Press.

41. David Palmeter, Petros C. Mavroidis (2004), Dispute settlement in the World

Trade Organization: Practice and procedure, 2nd ed., Cambridge

University Press.

42. James Headen Pfitzer, Sheila Sabune (2009), Burden of Proof in WTO

Dispute Settlement: Contemplating Preponderance of the Evidence,

International Centre for Trade and Sustainable Development (ICTSD),

Issue Paper No.9.

43. Terence P. Stewart (1993), The GATT Uruguay Round: A negotiating

history (1986-1992), Volume II: Commentary, Deventer: Kluwer Law

and Taxation Publishers.

44. Peter Van den Bossche (2008), The Law and Policy of the World Trade

Organization: Text, Cases and Materials, 2nd ed., Cambridge

University Press.

45. Edwin A. Vermulst, Folkert Graafsma (2002), WTO disputes: anti-dumping,

subsidies and safeguards, Cameron May Ltd.

46. Guohua Yang (2005), WTO Dispute Settlement Understanding: A Detailed

Interpretation, edited by Bryan Mercurio & Yongjie Li, Kluwer Law

International.

47. Rufus Yerxa, Bruce Wilson (2005), Key issues in WTO dispute settlement:

the first ten years, ed., New York: Cambridge University Press.

Page 166: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

III. CÁC TÀI LIỆU TỪ NHỮNG TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

48. Fabien Besson, Racem Mehdi,“Is WTO Dispute Settlement System Biased

Against Developing Countries? An Empirical Analysis”.

http://ecomod.net/sites/default/files/document-

conference/ecomod2004/199.pdf, truy cập ngày 31/12/2013.

49. Chad P. Bown, China's WTO entry: Antidumping, Safeguards, and Dispute

Settlement.

http://www.nber.org/books_in_progress/china07/bown8-13-07.pdf,

truy cập ngày 31/12/2013.

50. Department for Foreign Affairs and Trade of Australia, Trade Remedies.

http://www.dfat.gov.au/trade/negotiations/trade_remedies.html, truy

cập ngày 31/12/2013., truy cập ngày 31/12/2013.

51. Marcia Don Harpaz, China and the WTO: New Kid in the Developing Bloc?

http://poseidon01.ssrn.com/delivery.php?ID=902066029110124008089

025119103086072097006058033028058068073000065002070087075

017092057052021031061034047018111001010089112007033042087

084101114119116067097094085020015026003020012087115107021

115084&EXT=pdf, truy cập ngày 31/12/2013.

52. http://www.acwl.ch/e/disputes/WTO_disputes.html, truy cập ngày

31/12/2013.

53. http://www.acwl.ch/e/members/Introduction.html, truy cập ngày 31/12/2013.

54. http://www.wto.org/english/news_e/sppl_e/sppl218_e.htm, truy cập ngày

31/12/2013.

55. http://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/analytic_index_e/subsidies_04_

e.htm#fnt875, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 167: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

56. http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/china_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

57. http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/india_e.htm, truy cập ngày

31/12/2013.

58. http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/thailand_e.htm, truy cập

ngày 31/12/213.

59. http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/vietnam_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

60. http://www.wto.org/english/thewto_e/minist_e/min05_e/min05_e.htm, truy

cập ngày 31/12/2013.

61. http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm8_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

62. http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/AD_InitiationsByExpCty.xls,

truy cập ngày 31/12/2013.

63. http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/AD_InitiationsByRepMem.xls,

truy cập ngày 31/12/2013.

64. http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_e.htm, tổng hợp số liệu từ

mục “Statistics on anti-dumping”, truy cập ngày 31/12/2013.

65. http://www.wto.org/english/tratop_e/adp_e/adp_info_e.htm, truy cập ngày

31/12/2013.

66. http://www.wto.org/english/tratop_e/dda_e/dda_e.htm, truy cập ngày

31/12/2013.

67. http://www.wto.org/english/tratop_e/dda_e/dohaexplained_e.htm#antidumpi

ng, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 168: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

68. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/ab_members_descrp_e.htm,

truy cập ngày 31/12/2013.

69. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/ab_procedures_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

70. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds122_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

71. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds306_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

72. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds324_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

73. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds343_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

74. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds374_e.htm truy cập

ngày 31/12/2013.

75. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds404_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

76. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds429_e.htm, truy cập

ngày 31/12/2013.

77. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/disp_settlement_cbt_e/c11s2p1

_e.htm, truy cập ngày 31/12/2013.

78. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_agreements_index_e.ht

m?id=A6#selected_agreement, truy cập ngày 31/12/2013.

79. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_e.htm#negotiations, truy

cập ngày 31/12/2013.

Page 169: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

80. http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_e.htm, truy cập ngày

31/12/2013.

81. Wenhua JI, Cui HUANG, China’s Experience in Dealing with WTO

Dispute Settlement: A Chinese Perspective.

http://www.csiel.org/upfj/doc.pdf, truy cập ngày 31/12/2013.

82. Vivian C. Jones, WTO: Antidumping Issues in the Doha Development

Agenda.

http://www.au.af.mil/au/awc/awcgate/crs/rl32810.pdf, truy cập ngày

31/12/2013.

83. Michael O. Moore, Antidumping Reform in the Doha Round: A Pessimistic

Appraisal.

http://home.gwu.edu/~mom/ad_reform_doha.pdf, truy cập ngày

31/12/2013.

84. Joost Pauwelyn, The role of Public International Law in the WTO: How far

can we go?.

http://www.asil.org/ajil/pauwelyn.pdf, truy cập ngày 31/12/2013.

85. Gregory C. Shaffer, Developing Country Use of the WTO Dispute Settlement

System: Why it Matters, the Barriers Posed, and its Impact on

Bargaining.

http://ictsd.org/i/publications/4636/?view=document, truy cập ngày

31/12/2013.

86. Gregory C. Shaffer, Ricardo Meléndez-Ortiz, Dispute Settlement at the

WTO: The Developing country experience.

http://ictsd.org/downloads/2010/12/excerpt1.pdf, truy cập ngày

31/12/2013.

Page 170: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

87. Simi T.B, India at Dispute Settlement Understanding.

http://www.cuts-citee.org/pdf/Trade_law_Brief10-

India_at_Dispute_Settlement_Understanding.pdf, truy cập ngày

31/12/2013.

88. The People’s Republic of China, Improving the Special and Differential

Provisions in the Dispute Settlement Understanding, TN/DS/W/29, 22

January 2003.

http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2003/december/tradoc_115330.pd

f, truy cập ngày 31/12/2013.

89. United Nations Conference on Trade and Development, Dispute Settlement

– World Trade Organization, section 3.6 “Anti-dumping measures”.

http://www.unctad.org/en/docs/edmmisc232add14_en.pdf, truy cập

ngày 31/12/2013.

90. United Nations Conference on Trade and Development, Training module on

the WTO Agreement on Anti-dumping.

http://www.unctad.org/en/docs/ditctncd20046_en.pdf, truy cập ngày

31/12/2013.

91. Mickey J. Wheatley, The WTO Dispute Settlement Understanding from a

Developing Country Perspective: The Example of Thailand.

http://www.thammasatreview.tu.ac.th/tu_doc/2001-Volume6-

No1/2%5B6%5D.pdf, truy cập ngày 31/12/2013.

92. World Trade Organization, Ministerial Declaration, WT/MIN(01)/DEC/1,

adopted on 14 November 2001.

http://www.wto.org/english/thewto_e/minist_e/min01_e/mindecl_e.ht

m, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 171: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

IV. CÁC BÁO CÁO CỦA BAN HỘI THẨM VÀ AB

93. Báo cáo của AB, vụ EC – Khăn trải giường cotton, WT/DS141/AB/R.

94. Báo cáo của AB, vụ Goatêmala – Xi măng I, WT/DS60/AB/R.

95. Báo cáo của AB, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm 1916,

WT/DS136/AB/R, WT/DS162/AB/R.

96. Báo cáo của AB, vụ Hoa Kỳ - Thép cuộn cán nóng, WT/DS184/AB/R.

97. Báo cáo của AB, vụ Mêxicô – Thuế chống bán phá giá đối với thịt bò và

gạo, WT/DS295/AB/R.

98. Báo cáo của AB, vụ Nhật Bản – Thuế đánh vào sản phẩm rượu,

WT/DS8/AB/R, WT/DS10/AB/R, WT/DS11/AB/R.

99. Báo cáo của AB, vụ Thái Lan – Sắt, thép phi hợp kim dạng góc, khối, cắt và

rầm chữ H, WT/DS122/AB/R.

100. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ EC – Khăn trải giường cotton, WT/DS141/R.

101. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ EC – Ưu đãi về thuế (DS246), WT/DS246/R.

102. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm

1916 (EC), WT/DS136/R.

103. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ - Đạo luật về chống bán phá giá năm

1916 (Nhật Bản), WT/DS162/R.

104. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Hoa Kỳ – Tôm (Việt Nam), WT/DS404/R.

105. Báo cáo của Ban hội thẩm, vụ Mêxicô – Sirô ngô, WT/DS132/R và bản đính

chính.

Page 172: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 1

Danh mục các tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ GATT

(Từ năm 1948 đến hết năm 1994)

STT Tên

tranh

chấp

Nguyên

đơn

Bị đơn Loại

báo

cáo

BISD

Số hiệu

văn bản

Ngày ban

hành

Ngày

thông qua

Trích dẫn đầy đủ

1. EEC –

Khăn

trải

giường

Braxin EEC Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

42S/17 ADP/137 04/7/1995 30/10/1995 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, EEC – Áp

dụng thuế chống bán phá

giá đối với khăn trải

giường nhập khẩu từ

Bra-xin, ADP/137, thông

qua ngày 30/10/1995,

BISD 42S/17

2. EC –

Băng

ghi âm

Nhật

Bản

EC Báo

cáo

của

Ban

hội

ADP/136 28/4/1995 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, EC – Áp

dụng thuế chống bán phá

giá đối với băng ghi âm

xuất xứ từ Nhật Bản,

Page 173: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

thẩm ADP/136, 28/4/1995,

chưa được thông qua

3. Hoa

Kỳ –

Thép

tấm

của

Thụy

Điển

Thụy

Điển

Hoa

Kỳ

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

ADP/117 24/2/1994 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, Hoa Kỳ –

Áp dụng thuế chống bán

phá giá đối với thép tấm

cuộn nhập khẩu từ Thụy

Điển, ADP/117 và Corr.

1, 24/2/1994, chưa được

thông qua

4. Hàn

Quốc –

Hạt

nhựa

Hoa Kỳ Hàn

Quốc

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

40S/205 ADP/92 02/4/1993 27/4/1993 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, Hàn Quốc

– Áp dụng thuế chống

bán phá giá đối với hạt

nhựa chính phẩm dạng

nguyên sinh (hạt nhựa

polyacetal) nhập khẩu từ

Hoa Kỳ, ADP/92 và

Corr.1, thông qua ngày

Page 174: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

27 April 1993,

BISD 40S/205

5. Hoa

Kỳ –

Thuế

chống

bán

phá giá

đối với

cá hồi

Na-uy

Nauy Hoa

Kỳ

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

41S/229 ADP/87 30/11/1992 27/4/1994 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT - Áp dụng

thuế chống bán phá giá

đối với cá hồi At-lan-tíc

tươi và ướp lạnh nhập

khẩu từ Na-uy, ADP/87,

thông qua ngày

27/4/1994,

BISD 41S/229

6. Hoa

Kỳ –

Xi

măng

Mêxicô Hoa

Kỳ

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

ADP/82 07/9/1992 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, Hoa Kỳ –

Áp dụng thuế chống bán

phá giá đối với xi măng

poóc-lăng xám và xi

măng clinker nhập khẩu

từ Mê-xi-cô, ADP/82,

7/9/1992, chưa được

Page 175: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

thông qua

7. Hoa

Kỳ –

Thép

của

Thụy

Điển

Thụy

Điển

Hoa

Kỳ

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

ADP/47 20/8/1990 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, Hoa Kỳ –

Áp dụng thuế chống bán

phá giá đối với các sản

phẩm thép ống không gỉ

nhập khẩu từ Thụy Điển,

ADP/47, 20/8/1990,

chưa được thông qua

8. Thụy

Điển –

Thuế

chống

bán

phá giá

Italia Thụy

Điển

Báo

cáo

của

Ban

hội

thẩm

3S/81 L/328 23/2/1955 26/2/1955 Báo cáo của Ban hội

thẩm GATT, Các qui

định về thuế chống bán

phá giá của Thụy Điển,

L/328, thông qua ngày

26/02/1955, BISD 3S/81

Nguồn: World Trade Lawi

i Thông tin được tổng hợp từ: http://www.worldtradelaw.net/reports/gattpanels/gattpanels.asp, truy cập ngày 31/12/2013

Page 176: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 2

Thống kê danh sách và tình hình tham gia vào các vụ tranh chấp về chống

bán phá giá của các thành viên WTO trong khuôn khổ WTO

(Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013)

STT Tên thành viên Nguyên đơn Bị đơn Tổng cộng

1. Hoa Kỳ 7 47 54

2. EU 14 11 25

3. Mêxicô 11 6 17

4. Trung Quốc 7 7 14

5. Ấn Độ 9 3 12

6. Braxin 8 2 10

7. Áchentina 6 4 10

8. Hàn Quốc 7 1 8

9. Canađa 6 1 7

10. Nhật Bản 6 0 6

11. Thái Lan 4 1 5

12. Nam Phi 0 4 4

13. Inđônêxia 4 0 4

14. Êcuađo 1 2 3

15. Goatêmala 1 2 3

16. Thổ Nhĩ Kỳ 2 1 3

17. Ai Cập 0 2 2

18. Triniđát và Tôbagô 0 2 2

19. Pêru 1 1 2

Page 177: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

20. Ôxtrâylia 1 1 2

21. Cốtta Rica 2 0 2

22. Việt Nam 2 0 2

23. Pakíttăng 1 1 2

24. Chilê 0 1 1

25. Philíppin 0 1 1

26. Vênêxuêla 0 1 1

27. Ba Lan 1 0 1

28. Bănglađét 1 0 1

29. Đài Loan 1 0 1

30. Nauy 1 0 1

31. Thụy Sĩ 1 0 1

32. Liên bang Nga 1 0 1

Tổng số: 102 vụ

Nguồn: World Trade Organizationii

ii Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_agreements_index_e.htm?id=A6#selected_agreement, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 178: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 3

Thống kê các vụ tranh chấp đang được giải quyết tại giai đoạn tham vấn

(Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013)

STT Mã vụ tranh chấp

Bên khiếu kiện Bên bị khiếu kiện

Thời điểm gửi yêu cầu tham vấn

1. DS49 Mêxicô Hoa Kỳ 01/07/1996

2. DS63 EC Hoa Kỳ 28/11/1996

3. DS101 Hoa Kỳ Mêxicô 04/09/1997

4. DS140 Ấn Độ EC 03/08/1998

5. DS157 EC Áchentina 14/01/1999

6. DS168 Ấn Độ Nam Phi 01/04/1999

7. DS182 Mêxicô Êcuađo 05/10/1999

8. DS185 Cốtta Rica Triniđát và Tôbagô

18/11/1999

9. DS187 Cốtta Rica Triniđát và Tôbagô

17/01/2000

10. DS191 Mêxicô Êcuađo 15/03/2000

11. DS203 Mêxicô Hoa Kỳ 10/07/2000

12. DS208 Braxin Thổ Nhĩ Kỳ 09/10/2000

13. DS215 Hàn Quốc Philíppin 15/12/2000

14. DS216 Braxin Mêxicô 20/12/ 2000

15. DS225 EC Hoa Kỳ 05/02/2001

16. DS229 Ấn Độ Braxin 09/04/2001

17. DS239 Braxin Hoa Kỳ 18/09/2001

18. DS262 EC Hoa Kỳ 25/07/2002

Page 179: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

19. DS272 Áchentina Pêru 21/10/2002

20. DS288 Thổ Nhĩ Kỳ Nam Phi 09/04/2003

21. DS304 EC Ấn Độ 08/12/2003

22. DS310 Canađa Hoa Kỳ 08/04/2004

23. DS318 Đài Loan, Trung Quốc

Ấn Độ 28/10/2004

24. DS319 EC Hoa Kỳ 05/11/2004

25. DS324 Thái Lan Hoa Kỳ 09/12/2004

26. DS325 Mêxicô Hoa Kỳ 05/01/2005

27. DS338 Hoa Kỳ Canađa 17/03/2006

28. DS346 Áchentina Hoa Kỳ 20/06/2006

29. DS368 Trung Quốc Hoa Kỳ 14/09/2007

30. DS385 Ấn Độ EC 04/12/2008

31. DS393 Áchentina Chilê 14/05/2009

32. DS407 EC Trung Quốc 07/05/2010

33. DS410 Pêru Áchentina 19/05/2010

34. DS424 EU Hoa Kỳ 01/04/2011

35. DS439 Braxin Nam Phi 21/06/2012

36. DS470 Inđônêxia Pakíttăng 27/11/2013

37. DS471 Trung Quốc Hoa Kỳ 03/12/2013

38. DS473 Áchentina EU 19/12/2013

39. DS474 Liên bang Nga EU 23/12/2013

Nguồn: World Trade Organizationiii

iii Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 180: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 4

Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá đang được giải quyết

tại giai đoạn hội thẩm

(Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013)

STT Mã vụ tranh chấp

Bên khiếu kiện Bên bị khiếu kiện Thời điểm

I. Đã thông qua yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng chưa chọn được thành phần Ban hội thẩm (thời điểm thông qua yêu cầu thành lập Ban hội thẩm): 02 vụ

1. DS420 Hàn Quốc Hoa Kỳ 22/02/2012

2. DS442 Inđônêxia EU 25/06/2013

II. Ban hội thẩm đã được thành lập (thời điểm thành lập): 06 vụ

3. DS429 Việt Nam Hoa Kỳ 12/07/2013

4. DS440 Hoa Kỳ Trung Quốc 11/02/2013

5. DS449 Trung Quốc Hoa Kỳ 04/03/2013

6. DS454 Nhật Bản Trung Quốc 29/07/2013

7. DS460 EU Trung Quốc 30/08/2013

8. DS464 Hàn Quốc Hoa Kỳ 29/08/2013

III. Báo cáo của Ban hội thẩm đã được ban hành (thời điểm ban hành): 01 vụ

9. DS427 Hoa Kỳ Trung Quốc 02/08/2013

IV. Báo cáo của Ban hội thẩm đang bị kháng cáo: 0 vụ

V. Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành bất kỳ một hành động nào tiếp theo (thời điểm thông qua

Page 181: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

Báo cáo): 01 vụ

10. DS221 Canađa Hoa Kỳ 30/08/2012

VI. Báo cáo của Ban hội thẩm được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp (thời điểm thông qua Báo cáo): 05 vụ

11. DS241 Braxin Áchentina 19/05/2003

12. DS337 Nauy EC 08/01/2008

13. DS382 Braxin Hoa Kỳ 17/06/2011

14. DS404 Việt Nam Hoa Kỳ 02/09/2011

15. DS425 EU Trung Quốc 24/04/2013

VI. Thẩm quyền của Ban hội thẩm bị chấm dứt: 01 vụ

16. DS355 Áchentina Braxin 05/02/2009

Nguồn: World Trade Organizationiv

iv Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 182: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 5

Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá đã được giải quyết

tại giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm

(Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013)

STT Mã vụ

tranh chấp

Nguyên đơn Bị đơn Thời điểm

I. Báo cáo của AB được ban hành (thời điểm ban hành Báo cáo): 0 vụ

II. Báo cáo của AB được thông qua mà không yêu cầu phải tiến hành

bất kỳ một hành động nào tiếp theo (thời điểm thông qua Báo cáo):

02 vụ

1. DS60 Mêxicô Goatêmalav 25/11/1998

2. DS244 Nhật Bản Hoa Kỳ 09/01/2004

III. Báo cáo của AB được thông qua với khuyến nghị về việc phải làm

cho các biện pháp đã được áp dụng trở nên phù hợp (thời điểm

thông qua Báo cáo): 06 vụ

3. DS184 Nhật Bản Hoa Kỳ 23/08/2001

4. DS294 EU Hoa Kỳ 09/05/2006

5. DS295 Hoa Kỳ Mêxicô 20/12/2005

6. DS322 Nhật Bản Hoa Kỳ 23/01/2007

7. DS350 EU Hoa Kỳ 19/02/2009

8. DS414 Hoa Kỳ Trung Quốc 16/11/2012

Nguồn: World Trade Organizationvi

v Các quốc gia/vùng lãnh thổ có tên in chữ đậm và nghiêng là bên có yêu cầu kháng cáo đối với Báo cáo của Ban hội thẩm. vi Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 31/12/2013.

Page 183: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 6

Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá

đang ở giai đoạn thực thi quyết định của DSB

(Từ ngày 1/1/1995 đến hết ngày 30/11/2013)

STT Mã vụ tranh chấp

Nguyên đơn Bị đơn Ghi chú

I. Bị đơn thông báo về việc thực thi:

1. DS122 Ba Lan Thái Lan

2. DS136 EC Hoa Kỳ

3. DS156 Mêxicô Goatêmala

4. DS162 Nhật Bản Hoa Kỳ

5. DS179 Hàn Quốc Hoa Kỳ

6. DS189 EC Áchentina

7. DS206 Ấn Độ Hoa Kỳ

8. DS211 Thổ Nhĩ Kỳ Ai Cập

9. DS219 Braxin EU

10. DS331 Goatêmala Mêxicô

11. DS335 Êcuađo Hoa Kỳ

12. DS343 Thái Lan Hoa Kỳ

13. DS345 Ấn Độ Hoa Kỳ

14. DS379 Trung Quốc Hoa Kỳ

15. DS383 Thái Lan Hoa Kỳ

Page 184: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

16. DS397 Trung Quốc EU

17. DS402 Hàn Quốc Hoa Kỳ

18. DS405 Trung Quốc EU

19. DS422 Trung Quốc Hoa Kỳ

II. Thông báo về một giải pháp được chấp nhận bởi các bên tranh chấp liên quan tới việc thực thi:

20. DS99 Hàn Quốc Hoa Kỳ

21. DS264 Canađa Hoa Kỳ

22. DS277 Canađa Hoa Kỳ

III. Thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện đang được tiến hành: 0 vụ

IV. Kết thúc thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện và kết luận là không có sự không phù hợp của hành động đó:

23. DS132 Hoa Kỳ Mêxicô

24. DS141 Ấn Độ EC

25. DS312 Inđônêxia Hàn Quốc

V. Kết thúc thủ tục xem xét về sự phù hợp của hành động đã được thực hiện bởi bên thua kiện và kết luận là có sự không phù hợp của hành động đó: 0 vụ

VI. Đệ trình yêu cầu được trả đũa:

26. DS268 Áchentina Hoa Kỳ

VII. Thông qua việc cho phép trả đũa:

Page 185: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

27. DS217 Ôxtrâylia, Braxin, Chilê, EC, Ấn Độ,

Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái

Lan

Hoa Kỳ

28. DS234 Canađa, Mêxicô Hoa Kỳ

VIII. Thẩm quyền của Ban hội thẩm thực thi bị chấm dứt

29. DS282 Mêxicô Hoa Kỳ Ngày 05/07/2007, Mêxicô đã yêu cầu Ban hội thẩm thực thi (Compliance panel) tạm dừng công việc cho tới khi có thông báo tiếp theo. Mêxicô giành quyền yêu cầu Ban hội thẩm này tiếp tục công việc vào bất kỳ thời điểm nào. Cũng trong ngày hôm đó, Ban hội thẩm đã thông báo tới DSB họ đồng ý với yêu cầu của Mêxicô.

Nguồn: World Trade Organizationvii

vii Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 30/11/2013.

Page 186: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬ Ộ

PHỤ LỤC SỐ 7

Thống kê các vụ tranh chấp về chống bán phá giá được chấm dứt hoặc được

giải quyết bằng một thỏa thuận giữa các bên tranh chấp

(Từ 1/1/1995 đến hết ngày 31/12/2013)

STT Mã vụ

tranh

chấp

Nguyên đơn Bị đơn Thời điểm

gửi yêu cầu

tham vấn

Thời điểm

thông báoviii

1. DS23 Mêxicô Vênêxuêla 05/12/1995 06/05/1997

2. DS89 Hàn Quốc Hoa Kỳ 10/07/1997 15/09/1998

3. DS119 Thụy Sĩ Úc 20/02/1998 13/05/1998

4. DS247 Canađa Hoa Kỳ 06/03/2002 12/10/2006

5. DS281 Mêxicô Hoa Kỳ 31/01/2003 16/05/2007

6. DS306 Bănglađét Ấn Độ 28/01/2004 20/02/2006

7. DS313 Ấn Độ EC 05/07/2004 22/10/2004

8. DS327 Pakíttăng Ai Cập 21/02/2005 27/03/2006

9. DS344 Mêxicô Hoa Kỳ 26/05/2006 08/04/2013

10. DS374 Inđônêxia Nam Phi 09/05/2008 20/11/2008

Nguồn: World Trade Organizationix

viii Thông báo chấm dứt hoặc đạt được một thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp. ix Số liệu được thống kê từ: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_current_status_e.htm, truy cập ngày 31/12/2013.