45
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam KHOA NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --- --- BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC 1. Thông tin chung về môn học: Tên học phần : Tiến trình văn học Số tín chỉ : 2 TC (30 tiết) Trình độ : Sinh viên đại học năm thứ 2 Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong học phần Nguyên lý lý luận văn học. 2. Tóm tắt nội dung môn học: Môn Tiến trình văn học là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, bắt buộc dành cho sinh viên các lớp Cử nhân văn học. Các vấn đề kiến thức chính của môn học là: (1) Nguồn gốc ra đời và quy luật phát triển của văn học, (2) Các phương pháp sáng tác và trào lưu văn học trong văn học cận đại phương Tây, (3) Một số vấn đề về phương pháp sáng tác trong văn học cổ phương Đông, (4) Giới thiệu một số trường phái văn học hiện đại ở phương Tây. 3. Mục tiêu của môn học: Học xong môn học này, sinh viên đạt được khả năng: 3.1. Về kiến thức: - Nêu được nguồn gốc ra đời và quy luật phát triển của văn học. - Trình bày được khái niệm, cơ sở xã hội và cơ sở ý thức, các vấn đề về nguyên tắc sáng tác cũng như các vấn đề thi pháp của mỗi phương pháp sáng tác.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

KHOA NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--- ---

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC

1. Thông tin chung về môn học:

Tên học phần : Tiến trình văn học

Số tín chỉ : 2 TC (30 tiết)

Trình độ : Sinh viên đại học năm thứ 2

Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học xong học phần Nguyên lý lý

luận văn học.

2. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn Tiến trình văn học là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp, bắt buộc dành cho sinh viên các lớp Cử nhân văn học. Các

vấn đề kiến thức chính của môn học là: (1) Nguồn gốc ra đời và quy luật phát

triển của văn học, (2) Các phương pháp sáng tác và trào lưu văn học trong

văn học cận đại phương Tây, (3) Một số vấn đề về phương pháp sáng tác

trong văn học cổ phương Đông, (4) Giới thiệu một số trường phái văn học

hiện đại ở phương Tây.

3. Mục tiêu của môn học:

Học xong môn học này, sinh viên đạt được khả năng:

3.1. Về kiến thức:

- Nêu được nguồn gốc ra đời và quy luật phát triển của văn học.

- Trình bày được khái niệm, cơ sở xã hội và cơ sở ý thức, các vấn đề

về nguyên tắc sáng tác cũng như các vấn đề thi pháp của mỗi phương pháp

sáng tác.

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2

- Vận dụng các kiến thức, khái niệm, phạm trù về tiến trình văn học

làm cơ sở tìm hiểu sự vận động, giao lưu, biến đổi của văn học trong quá

trình lịch sử.

3.2. Về kĩ năng:

- Kỹ năng nhìn nhận các trường phái văn học trong sự vận động và liên

hệ lẫn nhau.

- Kỹ năng liên hệ, phân tích các mối quan hệ văn học trong tiến trình

lịch sử.

- Kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm.

- Kỹ năng tự nghiên cứu.

4. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Những vấn đề chung

1.1. Tiến trình văn học

1.1.1. Khái niệm tiến trình văn học

1.1.2. Tiến trình văn học là một bộ phận của tiến trình lịch sử xã hội

1.1.3. Các quy luật vận động nội tại của tiến trình văn học

1.2. Thời đại, trào lưu, phương pháp sáng tác, phong cách văn học

1.2.1. Thời đại văn học

1.2.2. Trào lưu văn học

1.2.3. Phương pháp sáng tác

1.2.4. Phong cách

Chương 2. Phương pháp sáng tác trong văn học cận đại phương Tây

2.1. Chu nghia nhân văn thời Phuc Hưng

2.1. Chu nghia cổ điển

2.2. Chu nghia lãng mạn

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3

2.3. Chu nghia hiện thực

2.4. Chu nghia tự nhiên

Chương 3. Một số vấn đề về phương pháp sáng tác

trong văn học cổ phương Đông

3.1. Những vấn đề có tính chất phương pháp luận

3.1.1. Về khái niệm phương Đông

3.1.2. Về khái niệm phương pháp sáng tác (trong văn học phương

Đông)

3.2. Các khuynh hướng văn học

3.2.1. Khuynh hướng “ cổ điển”

3.2.2. Khuynh hướng “ hiện thực”

3.2.3. Khuynh hướng “ lãng mạn”

Chương 4. Chu nghia hiên thưc thế ki XX

4.1. Chu nghia hiện thực xã hôi chu nghia

4.2. Môt sô trào lưu khác

Chương 5. Giới thiêu một số trường phái văn học hiên đại ở phương Tây

5.1. Môt sô loại chu nghia hiện đại

5.2. Chu nghia hậu hiện đại

5. Tài liệu học tập:

* Giáo trình chính:

Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học tập 3 – Tiến trình văn học, Nxb

Đại học Sư phạm, 2009.

* Tài liệu tham khảo:

1. Phương Lựu ( chủ biên), Lý luận văn học ( tái bản lần thứ nhất 1997),

Nxb Gíao dục, 1987.

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4

2. Lê Đình Kỵ, Vấn đề chu nghia lãng mạn trong văn học Việt Nam, Nxb

Giáo dục, 1998.

3. Phương Lựu, Lý thuyết văn học hậu hiện đại, NXB Đại học Sư phạm,

2011.

4. Phương Lựu, Mười trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây

hiện đại, Nxb Giáo dục, 1999.

5. Nhiều tác giả, Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết,

Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2003.

6. Nhiều tác giả, Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, 2009.

7. Trần Đình Sử, Lý luận và phê bình văn học. Nxb Giáo dục, 1996.

6. Hình thức tổ chức dạy học:

Môn học được triển khai trong 15 tuần. Nội dung môn học chủ yếu theo

các hình thức sau:

- Giảng lý thuyết trên lớp

- Thảo luận làm việc nhóm

- Tự nghiên cứu

Tổng số tiết tín chỉ: 30 tiết. Trong đó:

- Lý thuyết: 18 tiết

- Thảo luận, làm việc nhóm: 7 tiết

- Tự nghiên cứu: 5 tiết

7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Dự lớp

- Thảo luận, bài tập nhóm

- Thi cuối học kỳ

8. Thang điểm: 10

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

5

Trọng sô:

- Seminar: 0,2

- Kiểm tra giữa học phần: 0,2

- Thi học phần: 0,6

----

Công 1,0

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Tiến trình văn học

1.1.1. Khái niêm tiến trình văn học

“Tiến trình văn học là sự vận động của văn học theo những quy luật

đặc thù, bao gồm nhiều giai đoạn, diễn ra theo một trật tự nhất định không

thể đảo ngược” (Giáo trình Lý luận văn học tập 3 – Tiến trình văn học, tr.14).

Có tiến trình văn học của một quốc gia, một khu vực, hay tiến trình văn học

thế giới.

1.1.2. Tiến trình văn học là một bộ phận cua tiến trình lịch sử xã hội

1.1.2.1. Lao đông sản xuất là nguồn gôc cua văn học nghệ thuật

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng một sự vật không thể ra đời

nếu như nó không có sự “tự thân vận động” ở bên trong (Lê-nin – Bút ký triết

học). Từ đó, họ khẳng định văn nghệ chỉ có thể xuất hiện cùng với quá trình

lao động của loài người. Lao động là hoạt động sáng tạo để thực hiện trao đổi

chất giữa con người với tự nhiên, vừa làm biến đổi tự nhiên vừa làm biến đổi

bản thân con người. Lao động đã sáng tạo ra con người, xã hội người, sáng

tạo ra các hình thức giao tế giữa người với người, và cuối cùng là sáng tạo ra

văn nghệ.

Trước hết, lao động sáng tạo ra chủ thể thẩm mỹ, tức là con người có

khả năng sáng tạo và thưởng thức các hiện tượng thẩm mỹ.

Sau nữa, lao động còn trực tiếp sáng tạo ra các hiện tượng thẩm mỹ

trong đời sống. Các giá trị thẩm mỹ xuất hiện trên cơ sở các giá trị thực dụng,

có ích được phát hiện ra trong lao động. Ban đầu nó còn hòa trộn, đồng nhất

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

7

với các giá trị thực dụng, nhưng sau đó dần tách ra trở thành một giá trị độc

lập.

1.1.2.2. Văn học là môt hình thái ý thức – xã hôi thuôc kiến trúc

thượng tầng

- Văn học nghệ thuật và tất cả các hình thái ý thức xã hội đều lệ thuộc,

chịu sự chế định của cơ sở hạ tầng. Đời sống vật chất xã hội quy định toàn bộ

nội dung văn học, từ đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tới cảm hứng, tình

điệu. Cơ sở kinh tế xã hội còn quy định, tạo điều kiện cho sự ra đời của các

hình thức nghệ thuật.

- Tuy nhiên, như các hình thái ý thức xã hội khác, sự phát triển văn học

vẫn có tính độc lập tương đối so với sự phát triển kinh tế - xã hội, biểu hiện ở

quy luật phát triển không đồng đều của văn học so với cơ sở kinh tế. Nội

dung của quy luật này là các thời kì nở rộ của văn nghệ có khi không đi đôi

với sự phồn vinh của cơ sở kinh tế, có thời văn nghệ phát triển nhanh, có thời

văn nghệ phát triển chậm. Các loại hình văn nghệ cũng phát triển không đồng

đều nhau trong từng điều kiện lịch sử tương tự.

- Là một hình thái ý thức – xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, văn học

có mối quan hệ gắn bó với các hình thái ý thức xã hội khác như triết học,

chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo…

1.1.3. Các quy luật vận động nội tại cua tiến trình văn học

1.1.3.1. Quy luật tác đông qua lại giữa các hiện tượng văn học:

- Tác động văn học có thể xảy ra trên những quy mô, trong những

phạm vi khác nhau. Một giai đoạn hoặc một thời đại văn học có thể tác động

tới sáng tác của các nhà văn thuộc nhiều giai đoạn, thời đại khác nhau sau đó.

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8

- Tác động văn học là một quá trình. Nó có thể diễn ra trực tiếp giữa

nhà văn này và nhà văn khác, giữa văn học của dân tộc này với văn học dân

tộc khác.

- Tác động văn học chính là động lực tạo nên sự phát triển, tiến hóa

của tiến trình văn học. Logic tiến hóa của tiến trình văn học thể hiện đầy đủ

nhất ở kiểu tác động kế thừa và sáng tạo.

1.1.3.2. Quy luật lặp lại cua những hiện tượng văn học không cùng

nguồn côi phát sinh:

- Trong thực tiễn sáng tạo văn học nghệ thuật của nhân loại có nhiều

trường hợp tương đồng không hề có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.

Chẳng hạn như motip Cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích của nhiều dân tộc,

sự giống nhau giữa “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng và “Lôi vũ” của Tào

Ngu, motip cơn đại hồng thủy trong thần thoại của nhiều dân tộc...

- Hiện tượng lặp lại chia làm 3 loại hình: (xem giáo trình, tr.47 – tr.48).

1.1.3.3. Tiến bô nghệ thuật và tính vinh hằng cua các giá trị thẩm mỹ:

Tiến bộ nghệ thuật là sự nâng cao, hoàn thiện loại hình và trình độ tư

duy hình tượng, mở ra cho văn học những khả năng to lớn trong nhận thức,

chiếm lĩnh thế giới hiện thực. Tuy nhiên, cái mới ra đời không có nghĩa là

loại bỏ cái cũ, khiến cái cũ trở nên vô giá trị, đó chính là biểu hiện của tính

vĩnh hằng của các giá trị thẩm mỹ.

1.1.3.4. Vấn đề phân kì lịch sử cua tiến trình văn học:

Có nhiều cách phân kì lịch sử của tiến trình văn học:

- Dựa vào các cột mốc lịch sử xã hội

- Dựa vào phương pháp sáng tác

- Dựa vào khuynh hướng sáng tác

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

9

- Dựa vào thể loại văn học

- Dựa vào phong cách

- Dựa vào loại hình ý thức nghệ thuật

1.2. Thời đại, trào lưu, phương pháp sáng tác, phong cách văn học

1.2.1. Thời đại văn học

Tiến trình văn học trước hết được phân kì thành những thời đại văn

học. Thời đại văn học là những giai đoạn của tiến trình văn học, mang sắc

thái nội dung riêng, nhưng lại liên kết với nhau theo chiều dọc của thời gian

làm nên tiến trình văn học. Các thời đại văn học có thể không cần đồng đều

về mặt thời gian, nhưng nhất định phải đồng đẳng về ý nghĩa và tầm quan

trọng.

Tiến trình văn học phương Tây có ba thời kì lớn:

- Thời kì cổ trung đại

- Thời kì văn học cận đại

- Thời kì văn học hiện đại

1.2.2. Trào lưu văn học

Trong văn học phương Tây, chỉ đến thời cận đại mới xuất hiện các trào

lưu văn học. Trào lưu văn học là một phong trào văn học hoàn chỉnh bao

gồm sáng tác với tổ chức và lý luận, đấu tranh và phê bình..., trong đó đóng

vai trò quan trọng nhất là sáng tác. Trào lưu văn học bao giờ cũng được xác

định bởi một thế giới quan và trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định.

Trào lưu văn học khác với kiểu sáng tác. Kiểu sáng tác là một nguyên

tắc tư duy nghệ thuật không phụ thuộc vào thực tại và thế giới quan. Trong

lịch sử văn học từng xuất hiện nhiều trào lưu văn học nhưng lại chỉ có hai

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

10

kiểu sáng tác là kiểu sáng tác hiện thực (thiên về mô tả khách quan) và kiểu

sáng tác lãng mạn (thiên về biểu hiện chủ quan).

1.2.3. Phương pháp sáng tác

“Phương pháp sáng tác là một hệ thống hoàn chỉnh hữu cơ những

nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật được xác định bởi một thế giới quan nhất

định trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định, dùng để phản ánh cuộc

sống bằng hình tượng” (Giáo trình, tr.76).

Phương pháp sáng tác vừa bao gồm “Phương pháp chung” của cả trào

lưu văn học, vừa bao gồm “Phương pháp riêng” của từng nghệ sĩ.

Nếu phương pháp sáng tác là đối tượng của lý luận văn học thì trào lưu

văn học là đối tượng của lịch sử văn học. Khi triển khai nội dung để nghiên

cứu phương pháp sáng tác của các trào lưu văn học trong lịch sử, GS.

Phương Lựu đưa ra hệ thống các tiêu chí như sau:

- Nhân vật trung tâm.

- Nguyên tắc mô tả tính cách.

- Thi pháp.

1.2.4. Phong cách

Phong cách là một khái niệm rộng, được dùng trong nhiều lĩnh vực

khác nhau. Việc đi tìm định nghĩa về phong cách là cả một quá trình lâu dài,

và cho đến nay vẫn chưa có được kết luận thống nhất cuối cùng. Chính vì vậy

khi nghiên cứu phong cách việc cần thiết đầu tiên bao giờ cũng là xác định rõ

khái niệm và phạm vi vận dụng. Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến thuật ngữ phong

cách trong văn học.

Khái niệm phong cách trong văn học có nguồn gốc từ thuật ngữ stylos

(Hy Lạp), stylus (La Mã) đến style (Pháp).

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

11

“Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm

chất thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” (Giáo trình,

tr.89). Có bao nhiêu yếu tố trong tác phẩm thì có bấy nhiêu chỗ cho phong

cách của nhà văn thể hiện.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

12

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC TRONG VĂN HỌC

CẬN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

2.2.1. Chủ nghĩa hiện thực thời Phục Hưng

* Khái niệm Phuc Hưng

Phục Hưng (tiếng Pháp và tiếng Anh: Renaissance) nghĩa là hồi sinh,

sống lại; là thuật ngữ dùng để chỉ một phong trào văn hóa trải dài thế kỷ 14

đến thế kỷ 17, khởi đầu tại Florence (Ý) vào hậu kỳ Trung Cổ và sau đó lan

rộng ra phần còn lại của châu Âu. Qua thời kì Trung cổ mà người ta coi là

“cõi chết”, bước vào thời đại Phục Hưng con người cảm thấy như mình được

sống lại. Họ chống lại sự thống trị của thần quyền, làm sống lại những giá trị

tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp – một nền văn hóa thấm nhuần tinh thần

nhân văn, ở đó con người được coi trọng, cuộc đời trần thế và hạnh phúc trần

thế được đề cao.

Riêng trong văn học, kiểu sáng tác của văn học Phục Hưng chủ yếu là

kiểu sáng tác tái hiện và thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn của thời đại, nên

thường được gọi tên là chủ nghĩa hiện thực nhân văn hay chủ nghĩa hiện thực

khẳng định, với những tên tuổi nổi bật như: William Shakespeare(1564-

1616), Dante Alighierie (1265-1321), François Rabelais (1494–1553),

Giovanni Boccaccio (1313–1375), Miguel de Cervantex…

* Cơ sở xã hôi và ý thức:

- Cơ sở xã hội: Đây là thời đại manh nha những quan hệ sản xuất tư

bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến, mở đầu cho thời kì quá độ từ

chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản.

- Cơ sở ý thức: chủ nghĩa nhân văn và triết học duy vật của Francis

Bacon.

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

13

* Nhân vật trung tâm:

Con người mang lý tưởng nhân văn cao đẹp, đầy tài năng và trí tuệ,

như những kì quan của thiên nhiên. Con người nhận thức được khả năng to

lớn của họ. Từ đó họ tự tin suy nghĩ và hành động, không còn bị thần linh chi

phối. Đúng như Shakepeares ca ngợi: “Kì diệu thay là con người! Con người

cao quý làm sao về lý trí, vô tận làm sao về năng khiếu. Về hình dung và

dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần; về trí tuệ, nó có thể sánh tài Thượng đế!

Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Hamlet).

* Nguyên tắc khắc họa tính cách:

Trong chủ nghĩa hiện thực nhân văn thời Phục Hưng, các nhân vật rất

đa dạng và giàu cá tính. Chẳng hạn, tiểu thuyết Đôn Kihôtê tái hiện quang

cảnh đất nước Tây Ban Nha, các tầng lớp người trong xã hội Tây Ban Nha

lúc bấy giờ với những tính cách sống động, phong phú, đa dạng, không đứng

im bất biến mà có sự phát triển. Pangxa từ lúc đồng hành với Đôn Kihôtê đã

giảm bớt thói ham tiền và tăng thêm lòng thương người, yêu tự do, công lý...

Đôn Kihôtê nhờ đồng hành với người bạn đường đầu óc thực tế mà dần dần

cũng thoát khỏi sự mê muội... Hay Shakepeares được ca ngợi là thể hiện hết

sực sinh động những nét tâm lý phổ biến cũng như những tính cách cá biệt.

Nhân vật của ông, ngay đến nhân vật phụ, cũng sống động lạ lùng, mỗi người

một dáng vẻ, một cốt cách riêng, không ai giống ai.

* Thi pháp: khắc họa nhân vật theo kiểu tái hiện nhưng không đơn

điệu mà khá đa dạng. Bên cạnh khắc họa, tái hiện là các thủ pháp lãng mạn,

tượng trưng, kì ảo, huyền thoại...khiến cho bản chất hiện thực bộc lộ sâu sắc

hơn.

2.2.2. Chu nghia cổ điển

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

14

* Khái niệm:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 2009), chủ nghĩa cổ

điển là tên gọi một phong cách nghệ thuật và khuynh hướng mỹ học trong

văn nghệ châu Âu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX. Khái niệm “cổ điển”

(classique) liên quan đến từ “lớp học” (classe), được sử dụng với nghĩa rộng

là “mẫu mực” – chỉ những tác giả, tác phẩm ưu tú xứng đáng được mọi người

học tập, và nghĩa hẹp là để gọi tên trào lưu văn học này.

* Cơ sở xã hôi và ý thức

+ Về cơ sở xã hội, nhìn chung, các phương pháp sáng tác trong văn

học phương Tây cận đại, phần lớn đều được hình thành một cách điển hình ở

Pháp. Riêng chủ nghĩa cổ điển Pháp hình thành trên cơ sở nhà nước phong

kiến tập trung trong thế quân bình của hai giai cấp phong kiến và tư sản.

+ Về cơ sở ý thức, triết học của chủ nghĩa cổ điển là chủ nghĩa duy lý

của Đềcác.

* Nhân vật trung tâm

Phản ánh những tính chất và nhu cầu của nhà nước phong kiến tập

quyền thế kỉ XVII và chủ nghĩa duy lí của Đêcác, chủ nghĩa cổ điển xem

nhân vật trung tâm có tính chất lý tưởng là những con người đặt lý trí lên trên

tình cảm, chiến thắng đam mê, coi nhẹ lợi ích cá nhân, phục tùng cho lợi ích

và danh dự của quốc gia, dòng dõi.

Thực ra, trong văn học Hy Lạp – La Mã cũng đã xuất hiện kiểu con

người sống hết mình cho lợi ích của bộ tộc, của thành bang, của quốc gia.

Nhưng ở giai đoạn này ý thức cá nhân chưa xuất hiện, nên con người cứ say

sưa lập chiến công cho tập thể mà không cần phải trải qua đấu tranh giằng xé

trong nội tâm. Hay con người trong văn học Phục Hưng cũng là con người

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

15

hành động theo lý trí. Họ gần như không bị thần linh chi phối. Ở đây, con

người là trung tâm vũ trụ, là mực thước của cái đẹp. Nên chân lý mà họ đi

tìm cũng phải là một thứ chân lý tự thân, không phải là thứ chân lý bị áp đặt

bởi tập tục, pháp quyền…

Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa cổ điển thì khác. Tuy nó cũng hành

động theo lý trí chứ không phải theo thần quyền, nhưng luôn luôn phải đấu

tranh với say mê và dục vọng riêng để phục tùng và phục vụ cho quyền lợi

chung. Để hướng tới sự hòa điệu giữa cá nhân và xã hội, cá nhân bao giờ

cũng phải phục tùng nhiệm vụ.

Có thể thấy rõ điều này qua vở bi kịch Lơ Xit của Cornây.

* Nguyên tắc xây dựng tính cách

“Lý tính” phi lịch sử là nguyên tắc chi phối một cách nghiêm ngặt việc

xây dựng hình tượng của chủ nghĩa cổ điển. “Viết về mỗi người phải luôn

luôn theo sát không lúc nào được rời bản tính của nó” (Boalô). Chính vì vậy,

khi xây dựng tính cách nhân vật, các nhà văn của chủ nghĩa cổ điển luôn làm

nổi bật, phóng đại nét tính cách nào mà họ cho là bản chất nhất.

Nguyên tắc này có tác dụng tốt trong việc xây dựng nhân vật, tạo nên

những tính cách thấu triệt, góp phần mở đường cho chủ nghĩa hiện thực sau

này. Nhưng cũng chính vì tuân theo nghiêm ngặt các nguyên tắc của chủ

nghĩa duy lý, nên những tính cách trong chủ nghĩa cổ điển có phần trừu

tượng, thiếu cá tính sinh động.

* Thi pháp

Chủ nghĩa cổ điển cho rằng từ thời cổ đại, chân lý phổ biến đã được

thể hiện, lý tính tuyệt đối đã được kết tinh, các nhà văn về sau chỉ việc mô

phỏng về tất cả các phương diện như đề tài, thể loại, biện pháp nghệ thuật…

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

16

Do còn ảnh hưởng rơi rớt của ý thức hệ phong kiến, mĩ học chủ nghĩa

cổ điển mang đầy tính chất quy phạm và thiếu dân chủ. Chủ nghĩa cổ điển

hoàn toàn không đặt vấn đề học tập văn học dân gian. Trong phân biệt thể

loại, chủ nghĩa cổ điển xem trọng kịch bao nhiêu thì coi nhẹ thơ trữ tình bấy

nhiêu. Các bậc thầy của chủ nghĩa cổ điển đều là các kịch tác gia. Thể loại

kịch thì chịu sự chi phối ngặt nghèo của quy luật tam duy nhất.

Trong các yếu tố hình thức, chủ nghĩa cổ điển đặc biệt coi trọng ngôn

ngữ. Các nhà văn, đặc biệt là Malécbơ đã đưa ngôn ngữ Pháp thế kỉ XVII đến

chỗ rất mực khúc chiết, trong sáng.

2.2.3. Chu nghia lãng mạn

* Khái niệm

Từ lãng mạn (romance) xuất phát từ tình ca (romances) của thời trung

cổ, để chỉ những bài thơ dài nói về những chàng kỵ sĩ, những anh hùng, về

những vùng đất xa xôi và những cuộc tình lỡ làng... hoặc những bài ca mà

người hát rong (trabadour) thường sử dụng trong ca diễn của mình.

Chủ nghĩa lãng mạn vừa là một trào lưu văn học, vừa là một phương

pháp sáng tác, mang một nội dung xã hội lịch sử - cụ thể, hình thành một

cách tiêu biểu ở Tây Âu vào sau Đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Chủ

nghĩa lãng mạn có hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực, có mối liên hệ rất

phức tạp với nhau.

* Cơ sở xã hôi và ý thức

+ Về cơ sở xã hội, chủ nghĩa lãng mạn hình thành trong bối cảnh châu

Âu sau cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp 1789.

+ Về cơ sở ý thức, chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng lớn từ chủ

nghĩa xã hội không tưởng và triết học duy tâm cổ điển Đức.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

17

* Nhân vật trung tâm

+ Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực:

Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là con người thoát

ly thực tế, quay về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mình trong

cái tôi nhỏ bé.

M. Gorki nói: “Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con

người thỏa hiệp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại, hay là trốn tránh thực

tại để đi sâu vào thế giới nội tâm với những tư tưởng về những bí ẩn thiên

định của cuộc đời, về ái tình và cái chết” (M. Gorki bàn về văn học).

+ Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:

Nhân vật trung tâm trong chủ nghĩa lãng mạn tích cực nhìn chung là

những con người phản kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân

loại bị áp bức, hướng về một tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ, theo đuổi

một lý tưởng tốt đẹp mặc dù rất không tưởng.

M. Gorki nhận xét: “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí cho

con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại,

đối với mọi đè nén áp bức”.

* Nguyên tắc xây dựng tính cách

Trong nguyên tắc xây dựng tính cách, chủ nghĩa lãng mạn coi trọng vẻ

riêng, cái đặc biệt độc đáo, thậm chí nhấn mạnh đến mức cực đoan, phi

thưởng, ngoại lệ. “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” (V. Huygô).

Hạn chế của việc nhấn mạnh vẻ riêng đến mức phi thường, “lí tưởng” như

vậy là tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn thiếu đi ý nghĩa khái quát và tính

phổ biến.

+ Chủ nghĩa lãng mạn tích cực:

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

18

Chủ nghĩa lãng mạn tích cực thường đem những nhân vật có tình cảm

mạnh mẽ và lý tưởng đẹp đẽ đối lập với thực tế nghèo nàn và thù địch xung

quanh.

Chủ nghĩa lãng mạn tích cực thường không tái hiện được tính cách

điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Tính cách trong chủ nghĩa lãng mạn tích

cực là trừu tượng, phi lịch sử, không giải thích được bằng những lý do thực

tế. Tính cách không có logic nội tại khách quan mà phát triển chuyển biến

theo ảo tưởng chủ quan của nhà văn, thể hiện đúng nguyên tắc của chủ nghĩa

lãng mạn là “lấy tâm hồn và trái tim làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng

không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì tốt đẹp hơn, cao cả hơn, tìm cách tự

thỏa mãn bằng những lý tưởng chỉ có trong trí tưởng tượng” (Bêlinxki)

Do nguyên tắc chủ quan, cho nên những tính cách trong chủ nghĩa lãng

mạn tích cực trên ý nghĩa nào đó, chẳng qua là “phân thân” của tác giả.

+ Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực:

Tính cách của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực mới nhìn bên ngoài thấy

cũng tuân theo những nguyên tắc như trên, nhưng đi sâu vào thực chất tư

tưởng nghệ thuật thì có chỗ khác nhau về cơ bản.

Nếu tính cách của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, với cái vỏ ngoài phi

thường, vẫn chứa đựng bên trong những nét điển hình của con người đương

thời, thì chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực xây dựng “những nhân vật không tồn tại

trong những hoàn cảnh không tồn tại”, nghĩa là hoàn toàn giả tạo.

* Thi pháp

+ Khác với sự hạn chế đề tài trong chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng

mạn tích cực chủ trương mở rộng đề tài, đưa cái cao quý lẫn cái thấp hèn, cái

cao cả lẫn cái kệch cỡm, cái đẹp lẫn cái xấu vào văn học nghệ thuật.

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

19

+ Ngược lại với nguyên tắc lý tính và mô phỏng cổ đại của chủ nghĩa

cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn bước đầu thể hiện tính dân tộc với chủ trương

khai thác đề tài lịch sử đất nước mình.

+ Chống lại chủ nghĩa duy lý chủ trương sự bá quyền của lý trí, chủ

nghĩa lãng mạn tích cực rất đề cao chất trữ tình trong sáng tác. Cái cá nhân,

cái Tôi được đề cao - một cái Tôi tràn đầy mãnh liệt, yêu thương, căm giận,

ước mơ, hy vọng… Nó riêng tây, nhưng vẫn mang ý nghĩa phổ biến.

+ Xóa bỏ sự phân biệt thiếu dân chủ về mặt thể loại ở chủ nghĩa cổ

điển, thơ trữ tình hết sức phát triển, nhưng kịch và tiểu thuyết cũng không hề

bị coi nhẹ, có điều, tất cả đều thấm đẫm chất trữ tình.

+ Cũng khác với chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn rất coi trọng

thiên nhiên, kêu gọi “trở về với thiên nhiên”.

+ Đồng thời, chủ nghĩa lãng mạn rất coi trọng văn học dân gian vốn

dồi dào tính nhân dân, tính dân tộc và chất trữ tình.

+ Chủ nghĩa lãng mạn phá vỡ mọi quy định ràng buộc của chủ nghĩa

cổ điển. Họ phủ nhận luật tam duy nhất ngặt nghèo trong kịch. Họ ra sức mở

rộng phương tiện diễn đạt, phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú.

2.2.4. Chu nghia hiên thưc phê phán

* Khái niệm

Chủ nghĩa hiện thực là một thuật ngữ thường được dùng vói hai nghĩa.

Thứ nhất là để chỉ kiểu sáng tác tái hiện,“chỉ thủ pháp miêu tả hiện thực cuộc

sống xuất hiện trong mọi thời đại” (J.J. Abrams). Thứ hai là hiểu theo nghĩa

phương pháp sáng tác, thì cũng có nhiều dạng như chủ nghĩa hiện thực thời

Phục Hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai Sáng, chủ nghĩa hiện thực trong

thời phong kiến mạt kì ở phương Đông…

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

20

Ở đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu nguyên tắc sáng tác của chủ

nghĩa hiện thực Tây Âu thế kỉ XIX, được xem là sự phát triển đỉnh cao của

chủ nghĩa hiện thực thời cận đại, và với cảm hứng chủ đạo là phê phán, nên

còn được gọi tên là chủ nghĩa hiện thực phê phán.

* Cơ sở xã hôi và ý thức

+ Về cơ sở xã hội, chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành một cách

tiêu biểu và đầu tiên trong văn học Pháp khoảng năm 1830. Thời kì này một

mặt là quá trình di chuyển của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ

chống phong kiến thành một thế lực hoàn toàn phản động thẳng tay đàn áp

giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mặt khác là quá trình chuyển biến

của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ thuộc vào giai cấp tư sản trong khối

liên minh chống phong kiến, trở thành một lực lượng chính trị độc lập chống

tư sản.

+ Về cơ sở ý thức, chủ nghĩa hiện thực chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng

tư tưởng khác nhau. Nó tiếp thu chủ nghĩa xã hội không tưởng ở phần “bắt

mạch” đúng đắn về mâu thuẫn và áp bức giai cấp trong xã hội tư bản. Nó tiếp

thu quan điểm của các sử gia tư bản về quy luật đấu tranh giai cấp như một

phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử. Về triết học, nó

tiếp thu thành tựu của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Hêghen. Về

khoa học tự nhiên, nó tiếp thu học thuyết tiến hóa của Đácuyn, chứng minh

rằng vạn vật trong tự nhiên không bất động bất biến mà không ngừng biến

đổi để phát triển…

Tất cả những đặc điểm về tình trạng xã hội và những thành tựu về các

ngành khoa học nêu trên đã kết tinh thành nguyên tắc lịch sử - cụ thể của chủ

nghĩa hiện thực phê phán.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

21

* Nhân vật trung tâm

+ Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực phê phán là những nhân

vật phản diện tư sản hóa. Đó là những con người cá thể, vốn xuất thân từ

những thành phần khác nhau (quý tộc, tiểu tư sản…), vốn có thái độ khác

nhau đối với chủ nghĩa tư bản, nhưng một khi đã lăn mình vào xã hội đó, thì

đều thấm nhuần đạo đức, và triết lý tôn thờ đồng tiền.

+ Cũng có sự xuất hiện của loại nhân vật chính diện lý tưởng nhưng

chỉ chiếm vị trí nhỏ trong sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán, kéo

theo nó là một tỉ lệ nhỏ của cảm hứng ngợi ca.

* Nguyên tắc xây dựng tính cách

Chủ nghĩa hiện thực phê phán, với tư duy lịch sử - cụ thể, biết đặt con

người trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể rồi triển khai sự phát triển tính cách

của nó theo sự diễn biến của hoàn cảnh đó, cũng có nghĩa là chủ nghĩa hiện

thực phê phán có khả năng “tái hiện chân thực tính cách điển hình trong hoàn

cảnh điển hình” (Ăngghen).

+ Tính chung và tính riêng của điển hình:

Tính cách điển hình là sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc

nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao. Cho nên, nói một cách nghiêm

ngặt, đến chủ nghĩa hiện thực phê phán mới thực sự có điển hình.

Về mặt cá thể hóa nhân vật, điều đó không có nghĩa là để cho nhân vật

làm những việc độc đáo kì lạ, mà nhân vật vẫn có thể bộc lộ cá tính qua cách

làm độc đáo của nó với những sự việc bình thường. Trong chủ nghĩa hiện

thực phê phán, cá nhân tự nó là đối tượng trực tiếp của sự miêu tả, cái khái

quát điển hình toát ra từ tính cách của con người cụ thể. Cá tính cao độ của

nhân vật sẽ làm nó trở nên sinh động.

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

22

Về tính chung của điển hình, tính cách trong chủ nghĩa hiện thực phê

phán “thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định, do

đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ” (Ăngghen). Tuy nhiên tính chung

của điển hình không phải hoàn toàn trùng khít với tính giai cấp. Một tính

cách điển hình có thể mang những đặc điểm chung của giai cấp nó thuộc về,

nhưng rộng hơn, nó có những nét khái quát cho con người nói chung trong

một thời đại nhất định.

+ Mối liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh:

Hoàn cảnh điển hình là những hoàn cảnh của nhân vật được tái hiện

vào trong tác phẩm, phản ánh được bản chất hoặc một vài khía cạnh bản chất

trong những tình thế xã hội với một quan hệ giai cấp nhất định. Đó là “nội

dung lịch sử có ý thức”, “trào lưu lịch sử”, “những quan hệ hiện thực”, “hoàn

cảnh bao quanh”… (Ăngghen).

Khi đã xây dựng được những hoàn cảnh như vậy thì tính cách chính là

con đẻ của hoàn cảnh, được giải thích bởi hoàn cảnh. Nhờ đó, tính cách điển

hình trở nên rất phong phú và đa dạng, gần như chính con người thật ngoài

cuộc đời. Trong Tấn trò đời của Bandắc có 425 nhân vật quý tộc, 188 nhân

vật tư sản và 487 nhân vật tiểu tư sản…

Cũng do đặt nhân vật trong hoàn cảnh, mà hoàn cảnh cuộc sống luôn

tiệm tiến và đột biến, nên tính cách của nhân vật luôn luôn phát triển.

+ Tính cách điển hình với thế giới chủ quan của nhà văn:

Một khi đã tái hiện “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”,

khi xây dựng nhân vật, nhà văn phải tuân theo quy luật khách quan của nó.

Tuy nó vẫn chịu sự chi phối chủ quan của nghệ sĩ, nhưng phải là một thứ chủ

quan đã nắm bắt được chân lý khách quan.

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

23

Một hệ quả nữa của việc tái hiện “tính cách điển hình trong hoàn cảnh

điển hình” là hiện tượng “nhân vật nổi loạn”, nghĩa là số phận nhân vật tự nó

phát triển theo hoàn cảnh, đôi khi ngược với ý muốn chủ quan của tác giả.

* Thi pháp

+ Kế thừa có đổi mới thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn:

+ Sụ chân thực của chi tiết:

+ Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết xã hội

2.2.5. Chu nghia tư nhiên

“Tính chất tự nhiên chủ nghĩa” đã có rải rác trong văn học xưa nay, chỉ

những sự mô tả tràn lan, thiếu khái quát, nhất là hay tập trung vào những khía

cạnh sinh vật của con người dẫn đến hậu quả hạ thấp thị hiếu thẩm mỹ của

người đọc.

“Chủ nghĩa tự nhiên” vừa có nghĩa là trào lưu vừa có nghĩa là phương

pháp sáng tác, hình thành một cách tiêu biểu trong nền văn học Pháp thế kỉ

XIX.

Về cơ sở xã hội, trong xã hội Pháp lúc này, mâu thuẫn xã hội và đấu

tranh giai cấp giữa vô sản và tư sản ngày càng trở nên hết sức gay gắt. Giai

cấp tư sản bộc lộ hết bản chất phản động trên mọi phương diện đời sống. Một

số nhà văn hoàn toàn bất lực trước thời cuộc nhưng lại không thể cải tạo nó,

họ chỉ tập trung trình bày tội ác và tệ nạn mà thôi.

Về cơ sở ý thức, chủ nghĩa tự nhiên chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực

chứng của Ô. Côngtơ, một thứ triết học phủ nhận bản chất và nguồn gốc của

sự vật, không quan tâm đến cái “tại sao”, mà chỉ bằng lòng với việc trình bày

cái “thế nào”. Đồng thời, nó cũng chịu ảnh hưởng của mỹ học Hipôlít Ten,

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

24

một loại mỹ học xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa thực chứng, cho rằng mọi

biểu hiện tâm lý và hành vi con người đều do hoạt động sinh lý quyết định.

Khác với kiểu “con người xã hội” của chủ nghĩa hiện thực, nhân vật

trung tâm trong chủ nghĩa tự nhiên là những “con vật – người”.

Chủ nghĩa tự nhiên cũng vứt bỏ luôn việc xây dựng tính cách điển hình

trong hoàn cảnh điển hình, mà chỉ tập trung khắc học những tính khí hiểu

theo nghĩa sinh lí học cá biệt, ngẫu nhiên. Nhân vật nói chung thường không

có hồn, không có tư tưởng tình cảm hiểu theo nghĩa thông thường, mà cảm

nghĩ và hành động đều theo sự chi phối của sinh lí, di truyền, bệnh hoạn…

Hoàn cảnh mà trong đó nhân vật hoạt động thì các nhà văn tự nhiên

chủ nghĩa quan niệm vừa rộng vừa hẹp, dường như chỉ có tác động trong

phạm vi sinh lý.

Thi pháp của chủ nghĩa tượng trưng là sử dụng chi tiết rất nhiều, thậm

chí tràn lan, cự tuyệt điển hình hóa. Chi tiết được mô tả gần như chụp ảnh, đã

trở thành mục đích, chứ không còn là phương tiện nữa.

Ngôn ngữ trong các tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa phần nào sống sượng,

giàu tính khêu gợi, có khi bất chấp cả văn phạm, thiếu sự tinh tế trong văn

phong…

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

25

Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC

TRONG VĂN HỌC CỔ PHƯƠNG ĐÔNG

3.1. Những vấn đề có tính chất phương pháp luận

3.1.1. Về khái niêm phương Đông

Đây là một khái niệm chưa thật chuẩn xác cả về thời gian lẫn không

gian, chẳng hạn phương Đông là gì, ở đâu? Nếu hẹp hơn, coi phương Đông

như là một vùng thời gian chịu ảnh hưởng của mấy nền triết học cổ ở châu Á

(Nho, Phật, Lão) thì cũng chưa nói được hết tính phức tạp của chính nó bởi

nó có quan hệ tương tác, giao thoa, hỗn hợp.

Do đặc điểm rộng lớn và phức tạp của phương Đông như vậy nên khi

nói văn hóa phương Đông, văn học phương Đông thì cần hiểu ở mức độ

tương đối chứ không thế có sự phân biệt rạch ròi.

3.1.2. Về khái niêm phương pháp sáng tác (trong văn học phương

Đông)

Nói phương pháp sáng tác trong lịch sử văn học là nói ở phương Tây vì

ở phương Tây có sự phân định rõ ràng giữa các giai đoạn (tương ứng với các

phương thức sản xuất). Sự phân ngành cũng rất cụ thể ở tính khu biệt của

từng loại hình nghệ thuật hoặc các loại thể cũng được bộc lộ khá rõ (Anh

hùng ca, Bi kịch, Thơ không giống Tiểu thuyết...).

Còn ở phương Đông, các giai đoạn của lịch sử, của đời sống thẩm mỹ và

nghệ thuật rất khó phân định (chẳng hạn, phương Đông có hay không có giai

đoạn chiếm hữu nô lệ, mốc của giai đoạn chiếm hữu nô lệ và phong kiến có

phải là ỏ khoảng thế kỷ thứ II TCN hay khôn...). Có thể nói ở phương Đông,

sự phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn kia có phần thiếu dứt khoát và

chậm chạp về mặt nhịp điệu, sự phát triển không theo nhiều vòng, khâu khép

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

26

kín như phương Tây mà là một vòng, khâu mở. Nhưng nói như vậy không có

nghĩa là ở phương Đông không hình thành lịch sử về sáng tác và phương

pháp sáng tác. Có thể hình dung, từ thời Tiền sử, qua cổ đại đến nửa đầu

Phong kiến, phương Đông và phương Tây phát triển đều giống nhau, bộc lộ

được bản sắc độc đáo, để lại dấu ấn riêng của mình về văn hóa - nghệ thuật.

Nhưng từ khoảng thế kỷ XII rồi đột biến ở thế kỷ XIV (Phục hưng), Châu Âu

bước vào thời kỳ Khai sáng, cáo chung chế độ phong kiến bằng cuộc cách

mạng tư sản Pháp 1789, tạo nên bước nhảy vọt từ xã hội phong kiến sang xã

hội tư bản, từ vãn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp thì bấy giờ

họ đã bỏ xa phương Đông cả về kinh tế lẫn nghệ thuật.

Vậy, có thể vận dụng nội hàm các phương pháp sáng tác chính trong

lịch sử văn học phương Tây để tìm hiểu văn học phương Đông khi có quan

hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - thời kỳ phong kiến mạt kỳ. Bởi nếu không, có

thể dẫn đến hiểu sai là trong di sản văn hóa nghệ thuật thế giới chỉ có chủ

nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn...

3.2. Các khuynh hướng văn học

3.2.1. Khuynh hướng “cổ điển”

Khuynh hướng này phản ánh những dặc điểm và phục vụ cho những

yêu cầu của chế độ phong kiến.

+ Nhân vật trung tâm: là những mẫu hình tiêu biểu cho đạo đức phong

kiến trong các vai quân lử, trượng phu, liệt nữ... song quân lử đóng vai trò

chính.vì tư tưởng trọng nam khinh nữ. “Tiêu chuẩn” quỵ định cho các “vai”

này cũng mang tính khuôn mẫu, nghĩa vụ: kẻ trượng phu là Quốc gia hưng

vong thất phu hữu trách; người liệt nữ phải Trung thần bất sự nhị quân, liệt

nữ bất cánh nhị phu...

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

27

+ Nguyên tắc xây dựng tính cách: khuynh hướng cổ điển coi trọng cái

chung, coi nhẹ cá tính. Cái riêng luôn bị cái chung lấn át, còn cái chung thì bị

lý tưởng hóa đến tận thiện tận mỹ. Từ đây dẫn đến nguyên tắc khắc họa tính

cách của khuynh hướng cổ điển Phương Đông là tượng trưng, ước lệ, mang

lính công thức

+ Thi pháp: mang tính quy phạm của mỹ học phong kiến.

3.2.2. Khuynh hướng “hiên thưc”

+ Cơ sở xã hội và ý thức hệ của khuynh hướng này là phong trào đấu

tranh của nhân dân (các cuộc khởi nghĩa nông dân manh nha từ đời Đường,

nhất là từ đời Tống trở đi) cùng lý tưởng dân chủ và tư tưởng duy vật nảy

sinh qua Bạch Cư Dị (đời Đường), Tô Đông Pha (đời Tống), Lý Trác Ngô

(đời Minh), đến Vương Phu Chi (đời Thanh). Từ dây hình thành quan niệm

văn học hiện thực và nhân dân để đối lập với quan niệm “Văn dĩ tải đạo”.

+ Nhân vật trung tâm: không còn là quân tử, liệt nữ… mà đã là các

nghịch tử hoặc nông dân khởi nghĩa như Lý Quỳ, Võ Tòng, Từ Hải.... Nếu

không thì cũng (mức này mức khác, cách này cách khác, mặt này mặt khác...)

chống đối lại đạo đức phong kiến như Kim Trọng, Thúy Kiều {Truyện Kiều),

Thôi Oanh Oanh, Trương Quân Thụy (Tây Sương ký), Lâm Đại Ngọc, Giả

Bảo Ngọc (Hồng lâu mộng). Người phụ nữ chẳng những không phải là liệt

nữ, tiết phụ đã đành, cũng không phải là hiện thân của công, dung, ngôn,

hạnh mà trước hết là sự day đứt về thân phận (Hồ Xuân Hương, Chinh phụ,

cung nữ...).

+ Nguyên tắc xây dựng tính cách: Ở khuynh hướng hiện thực, nhận vật

chung những không bị biến thành “cái loa phát ngôn” tinh thần mà đã có cá

tính. Các Nhân vật cùng hoàn cảnh nhưng lại khác nhau về vận mệnh (Thúy

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

28

Kiều khác Thúy Vân, Lâm Xung khác Vương Tiến, Đại Ngọc khác Diệu

Ngọc...). Các nhân vật cũng được khắc họa một cách đa dạng từ hành động

đến ngôn ngữ.

+ Thi pháp: Dù còn nhiều chỗ công thức, ước lệ trong mô tả, kể cả ở

những tác phẩm mang tính hiện thực cao như Truyện Kiều (cũng mai, lan,

cúc, trúc, loan, phượng, nguyệt hoa, bồ liễu; cũng kết cấu kiểu Hội ngộ - Lưu

lạc - Đoàn viên) nhưng khuynh hướng hiện thực đã tập trung nhiều hơn

những chi tiết tả thực (cái ngồi tót sỗ sàng, cái cồ kè của Mã Giám Sinh; cái

thơn thớt nói cười, cái thủng thằng như chơi của Hoạn Thư; cái lẩm nhẩm gật

đầu, cái rẽ song... lẻn vào của Sở Khanh...)

3.2.3. Khuynh hướng “lãng mạn”

Hai khuynh hướng vừa nêu trên đây có thể có mặt / mức độ so sánh

được với hai trào lưu cùng tên gọi ở phương Tây. Nhưng đến khuynh hướng

“lãng mạn” thì phương Đông hoàn loàn xa lạ với phương Tây bởi đơn giản,

phương Đông chưa hề có cách mạng tư sản để có những phản ứng khác nhau

trước thời cuộc, cũng chưa có triết học duy tâm dạng cổ điển như triết học

Đức cuối XVIII đầu XIX.

Tuy nhiên, sự trị vì hưng thịnh hoặc sụp đổ của các triều đại phong

kiến phương Đông lại xảy ra rất dai dẳng trong lịch sử cũng đã tạo ra các

phản ứng khác nhau và rất phức tạp. Cũng tuy chưa có triết học dạng cổ điển

Đức như phương Tây, nhưng cách ứng xử của Nho giáo Đạt, tắc lợi ư thiên

hạ; cùng, tắc độc thiện kỳ thân cũng đã có lúc cùng nên xa lánh đời; cộng

thêm triếl học xuất thế của Phật, Lão; loại chủ nghĩa xã hội ấu trĩ của nông

dân (Suối hoa đào của Đào Uyên Minh)... đã trở thành cơ sở cho sự ra đời

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

29

khuynh hướng “lãng mạn” phương Đông. Khuynh hướng này cũng có hai

nhánh: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực.

+ Nhân vật trung tâm (trong “lãng mạn tích cực”) trước hết là cái Tôi

trữ tình của chính nghệ sĩ chống lại sự thối nát của chế độ phong kiến, biểu

hiện sự cao đẹp của tâm hồn mình lo nước, lo đời (Ly tao của Khuất Nguyên,

thư của Lục Du). Tiếp đến là những hiệp khách được lý tưởng hóa tư tưởng

và hành động chống áp bức cường quyền, coi thường công danh phú quý

(Kinh Kha, Trương Liêu, Trương Tử Phòng…). Cuối cùng là hình ảnh người

nông dân chống đối hoặc khát vọng thoát khỏi vòng cương tỏa của chế độ

phong kiến {Chim trong lồng, của Nguyễn Hữu cầu, khát vọng “thay phiên

nhau làm Hoàng đế” của Tôn Ngộ Không trong Tây du ký...).

Đối với “lãng mạn tiêu cực”, nhân vật trung tâm là những nhân vật

phong kiến quý tộc thoái hóa, bất mãn do bị mất quyền lợi trong triều đại mới

(Chiến tụng Tây Hồ phú của Phạm Thái); là nho sĩ trí thức không gặp thời,

không thành đạt trong xã hội ấy (Chẩm trung ký của Thẩm Ký Tế).

Ngoài ra, còn có loại nhân vật trung tâm “trung gian” giữa hai loại

trên, đó là loại ẩn sĩ vừa tích cực vừa tiêu cực (kiểu người tiều phu trên núi

Nưa của Nguyễn Dữ).

+ Nguyên tắc xây dựng tính cách, khuynh hướng này đặc biệt chú ý vẻ

riêng, vẻ độc đáo của nhân vật, do đó ít có ý nghĩa khái quát (truyện A Bảo

trong Liêu Trai chí dị), biến nhân vật thành những kẻ khác thường, phi phàm,

cao ngạo để đối lập với cái phàm tục, thấp hèn xung quanh (người đẹp trong

Ly tao; truyện Ti văn lang trong Liêu Trai chí dị) nên không thể xây dựng

được tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đúng hơn là những tính

cách không tồn tại trong hoàn cảnh (các nhân vật trong Tây du ký).

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

30

+ Thi pháp của khuynh hướng này cũung không có sự phân biệt thiếu

dân chủ về mặt đề tài và thể loại. Ngoài ra, khuynh hướng “lãng mạn” cũng

rất coi trọng chất trữ tình riêng tư với những cảm xúc, tâm trạng độc đáo của

cá nhân và những cảnh thiên nhiên đầy thú vị.

Bên cạnh đó, khuynh hướng này cũng coi trọng văn học dân gian và sử

dụng nhiều thủ pháp thần thoại, kỳ ảo trong việc xây dựng tác phẩm (Truyền

kỳ mạn lục, Tây du ký...), điều mà hai khuynh hướng khác không có.

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

31

Chương 4. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THẾ KỈ XX

5.1. Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

* Khái niệm:

Khái niệm “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được

ghi chính thức vào Điều lệ Hội nhà văn Liên Xô năm 1934, dùng để chỉ một

phương pháp sáng tác của nền văn học vô sản đã tồn tại từ trước đó. “Phương

pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách

chân thực, lịch sử - cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và

trên cơ sở sự mô tả đó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người

lao động”.

* Cơ sở xã hôi và ý thức

Cơ sở xã hội và ý thức của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là

thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và học thuyết mác xít.

Về cơ sở xã hội, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chính thức xuất

hiện đầu tiên trong văn học Nga. Đó là do nửa sau thế kỉ XIX, phong trào

công nhân ở Tây Âu suy yếu, Công xã Pari bị dìm trong bể máu, Mác và

Ăngghen qua đời, trung tâm cách mạng chuyển từ Tây Âu sang Đông Âu.

Chủ nghĩa Mác được bảo vệ và phát triển thành chủ nghĩa Mác – Lênin ở

Nga.

Về cơ sở ý thức, chủ nghĩa Mác – Lênin với ba bộ phận hợp thành của

nó đều tác động đến chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng trực tiếp

hơn là triết học Mác – Lênin, và trực tiếp hơn nữa là mỹ học Mác – Lênin,

mà nguyên lý cơ bản của nó là tính Đảng cộng sản trong văn học nghệ thuật.

Nguyên lý tính Đảng có xuất phát điểm từ những ý kiến của Mác và Ăngghen

về việc văn học với “tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa”. Sau này Lênin

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

32

phát triển nó lên thành “tính Đảng cộng sản”: “giai cấp vô sản phải đề ra

nguyên tắc văn học có tính Đảng, và phải phát triển nguyên tắc đó, thực hiện

nguyên tắc đó đến một hình thức thật hết sức đầy đủ và trọn vẹn”.

* Nhân vật trung tâm

+ Nhân vật trung tâm trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa phải

là hình ảnh những con người mới giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, làm

chủ được cuộc đời và làm chủ vận mệnh của mình.

Trong tiểu thuyết Người mẹ, M. Gorki lần đầu tiên trong lịch sử văn

học thế giới, vẽ nên một cách chân thực hình ảnh của một nhân vật kiểu mới,

một người vô sản có ý thức cách mạng tự giác cao độ - Paven Plaxốp. Trong

những tác phẩm của nhà văn sau này, những nhân vật trung tâm vẫn tiếp nối

lý tưởng của Paven Plaxốp. Đó là Sapaép trong thời kì nội chiến, Đavưđốp

trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Côsêvôi trong chiến tranh vệ

quốc…

Hình ảnh những nhân vật trung tâm nói trên quyết định cảm hứng chủ

đạo là khẳng định, ca ngợi cuộc sống mới trong chủ nghĩa hiện thực xã hội

chủ nghĩa.

+ Ngoài ra, trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa còn có cảm

hứng phê phán thể hiện qua việc khắc họa những nhân vật phản diện và tiêu

cực.

+ Cuối cùng, mặc dù có những tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực xã

hội chủ nghĩa viết về những nhân vật phản diện với nhiệt tình phê phán tố

cáo, nhưng vẫn không hề mâu thuẫn gì với nhận định nhân vật chính diện

tích cực chiếm địa vị trung tâm trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa .

Bởi vì ở những tác phẩm chủ yếu viết về nhân vật phản diện như Cuôc đời

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

33

Clim Xamghin, Nhà tắm… thì nhân vật trung tâm với lý tưởng xã hội – thẩm

mỹ cao đẹp kia chỉ vắng bóng trên trang giấy chứ vẫn thường trực trong tâm

hồn nhà văn, và được bộc lộ ra ở chiều sâu phê phán đối với những cái phản

diện.

* Nguyên tắc xây dựng tính cách

Trước hết, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa kế thừa trọn vẹn

nguyên tắc “tái hiện một cách chân thực tính cách điển hình trong hoàn cảnh

điển hình”, tuy nhiên “phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi điển

hình hóa đến cao độ” (Trường Chinh). Có nghĩa là tính cách và hoàn cảnh ở

đây mang chất lượng cao hơn, và nằm trong tương quan có những khía cạnh

mới hơn.

Về mặt tính cách, nếu chủ nghĩa hiện thực phê phán thường chỉ mô tả

người lao động với thái độ đồng tình hoặc thương hại, biến họ thành những

tính cách tầm thường hoặc nhỏ bé (AQ, Chí Phèo, chị Dậu…) thì chủ nghĩa

hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn phải thấm nhuần lý tưởng của chủ

nghĩa anh hùng cách mạng để mô tả những người lao động xã hội chủ nghĩa

với tư thế người anh hùng mới.

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa cần thiết và có thể xây dựng

được những điển hình mà tính cách rất phong phú và đa dạng.

Kiểu con người mới của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa có thể

thiếu sót, sai lầm, nhưng họ luôn luôn đấu tranh với bản thân, nghiêm khắc tự

phê phán mình, và cuối cùng khắc phục được khuyết điểm, sai lầm.

Về hoàn cảnh điển hình, cái mới trong việc tái hiện hoàn cảnh điển

hình của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là “mô tả cuộc sống trong quá

trình phát triển cách mạng của nó”. Có nghĩa là mô tả cuộc sống trong mối

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

34

tương quan cái mới chiến thắng hoặc là có triển vọng chiến thắng cái cũ. Đó

chính là bản chất của chủ nghĩa lãng mạn cách mạng, một phẩm chất hữu cơ

của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa .

Về mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, trong chủ nghĩa hiện thực

xã hội chủ nghĩa, tính cách vừa là con đẻ vừa là kẻ sáng tạo ra hoàn cảnh.

* Thi pháp

Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với cốt lõi là nguyên lý tính

Đảng “bảo đảm một phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho

những thiên hướng cá nhân, cho tư duy và tưởng tượng, cho hình thức và nội

dung” (Lênin). Cho nên thi pháp của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

đạt đến mức độ rộng rãi chưa từng có. Trên lập trường tính Đảng, nó sử dụng

một cách không hạn chế và phân biệt mọi đề tài, mọi hình thức và thủ pháp,

mọi kiểu kết cấu và thể loại.

5.2. Một số trào lưu khác

5.2.1. Chu nghia hiên thưc huyền ảo

Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trào lưu văn học hình thành từ

những năm 40 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX ở

châu Mỹ Latinh. Đây là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố siêu

nhiên, huyễn ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người

đọc, song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản

của thời đại. Các vấn đề xã hội không được nhà văn đề cập trực tiếp mà

thông qua các hình tượng ẩn dụ siêu phàm tới mức đôi khi cực kì quái đản để

người đọc suy ngẫm và tự rút ra ý nghĩa.

Một số nguyên tắc sáng tác:

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

35

+ Về nguyên tắc tư tưởng: Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thực chất là

“một thái độ đối với hiện thực” (L. Leal). Phương pháp của chủ nghĩa hiện

thực huyền ảo là sử dụng những yếu tố kì ảo để phục vụ cho việc phản ánh

hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong khi nỗ lực biến hiện thực

thành huyền thoại, vẫn cố gắng để những yếu tố huyền ảo không gây tổn hại

đến bản chất của hiện thực.

+ Đề tài phổ biến là lịch sử khu vực hoặc dân tộc, nỗi cô đơn, tự

do...được đan cài một cách huyền ảo trong lịch sử gia đình, trong các mối

quan hệ quay quanh cuộc sống gia đình, cuộc sống và cái chết, thực tại và

kiếp sau, thế giới linh hồn...

+ Cốt truyện mê lộ: có sự đan lồng nhiều cốt truyện nhỏ với nhau, có

sự hỗn độn của các chi tiết, sự kiện...

+ Không gian thời gian mang tính huyền thoại

+ Chi tiết nghệ thuật được sử dụng kết hợp giữa những chi tiết lấy từ

đời sống thực và những chi tiết rút từ thần thoại, truyền thuyết, truyện thần

ma...mà không hề có sự phân biệt. Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, điều

không thực được đối xử như điều có thực và bình thường, còn điều bình

thường lại được phản ánh theo kiểu không thực.

5.2.2. Chu nghia hiên thưc mới (xem Giáo trình)

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

36

Chương 5. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Ở PHƯƠNG TÂY

5.1. Một số loại chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hiện đại không phải là một trường phái văn học thống nhất,

mà là rất nhiều quan điểm văn học cùng xuất hiện trong quá trình phát triển

và chuyển biến từ văn học cận đại sang văn học hiện đại của phương Tây, chỉ

trào lưu văn học có tầm ảnh hưởng quốc tế hết sức phức tạp được tạo thành

do tổng hợp các trường phái văn học; là một bộ phận hợp thành của văn học

hiện đại phương Tây, bao gồm chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực,

chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo…

5.1.1. Chu nghia tượng trưng

Chủ nghĩa tượng trưng là khuynh hướng văn học xuất hiện sớm nhất

trong các loại chủ nghĩa hiện đại, khoảng những năm 70, 80 của thế kỉ XIX.

Đây cũng là khuynh hướng có thời gian tồn tại dài nhất, ảnh hưởng sâu sắc

nhất đối với các khuynh hướng xuất hiện sau nó.

Từ “tượng trưng” trong tiếng Hi lạp chỉ miếng gỗ hoặc đồ gốm phân

thành hai nửa, mỗi người nắm một nửa, khi gặp lại ghép thành một bản, sau

đó phát triển nghĩa thành cái đại diện cho một quan niệm hoặc một sự vật,

như ấn tín đại diện cho vương quyền, cây thánh giá đại diện cho Thiên chúa

giáo…

“Tượng trưng” trong chủ nghĩa tượng trưng không phải là tượng trưng

trong kí hiệu học, cũng không chỉ chỉ một thủ pháp nghệ thuật nào đó, mà có

ý nghĩa riêng. Nó biểu hiện một loại quan niệm văn học phản hiện thực, phi lí

tính. Chủ nghĩa tượng trưng dựa vào lí luận của Kant, cho rằng: hiện thực là

đối tượng làm cho con người đau khổ, giả dối và không có ý thơ, không thể

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

37

thành thơ. Ở bên ngoài hiện thực vẫn còn một hiện thực vĩnh hằng khác, đó là

chân thực, chân lí. Thế giới đó không thể nhìn thấy, không thể nhận biết bằng

lí tính mà phải nắm bắt thông qua tâm linh cảm tính.

Chủ nghĩa tượng trưng phủ nhận lý trí, cho đó là nguồn gốc đưa lại

một lối sống con buôn vị kỉ, một thứ văn minh vật chất bẩn thỉu.

Tuyên bố gạt bỏ mọi luận đề, chủ nghĩa tượng trưng trốn tránh hiện

thực, chìm sâu vào trạng thái tâm hồn của thi nhân, mà nhiều khi chỉ là sự

linh cảm được khơi dậy từ vô thức.

Thích nói đến những giai điệu chủ quan, họ cho rằng mọi hiện tượng

trong vũ trụ tồn tại như là những dấu hiệu tượng truwngcho bản chất huyền

bí của tạo vật, mà chỉ có nhà thơ mới có những thiên bẩm kì diệu để thâm

nhập và biểu đạt những hình ảnh tượng trưng ấy.

Thơ là một thứ “siêu cảm giác, không thể giải thích được” (Malácmê).

Không cần có hình tượng rõ nét, thơ, do đó, được quan niệm như một bản

hòa âm huyền ảo.

Véclen chủ trương “giấc mơ hơn thực tại”, Mêtéclinh kêu gọi hãy tìm

kiếm cái “thế giới – không nhìn thấy” vì chỉ trong đó mới mang “tính hiện

thực đầy đủ”. Trong thơ tượng trưng nếu có xuất hiện “cái nhìn thấy” thì

cũng với tư cách là dấu hiệu của “cái không nhìn thấy”. Thơ tượng trưng

quan trọng hơn ở nghĩa bóng.

Chủ trương mỗi từ trong thơ phải là một nốt nhạc, trong thơ tượng

trưng, vần điệu, thi luật truyền thống đều bị đảo lộn. Ngữ pháp, ngôn từ… do

đó có khi rất bí hiểm.

5.1.2. Chu nghia vị lai

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

38

Chủ nghĩa vị lai là một khuynh hướng của chủ nghĩa hiện đại trong văn

học và cả trong hội họa.

Chủ nghĩa vị lai xuất hiện đầu tiên ở Italia vào trước Đại chiến thế giới

thứ nhất. Tên tuổi tiêu biểu là Marinéti, một nhà văn về sau theo hẳn chủ

nghĩa phát xít. Tác phẩm có tính chất cương lĩnh của ông, Nhà vị lai ở

Mácphaca (1909), ngoài việc ca ngợi chủ nghĩa phát xít, cũng đề xướng một

phương pháp sáng tác hoàn toàn chống đối lại chủ nghĩa hiện thực.

Muốn xây dựng “một nền nghệ thuật hiện đại, độc đáo của tương lai”,

chủ nghĩa vị lai ra sức công kích mọi di sản văn hóa tốt đẹp trong quá khứ, đề

xuất sự phản ánh và ca ngợi sức mạnh của kĩ thuật, máy móc, cuộc sống đô

thị, ca ngợi chiến tranh là “cuộc dọn vệ sinh tốt nhất cho thế giới”.

Vứt bỏ chủ nghĩa nhân đạo, phủ nhận chức năng nhận thức và giáo

dục, các nhà văn của chủ nghĩa vị lai rơi vào con đường bế tắc của chủ nghĩa

hình thức duy mỹ, và trên thực tế cũng giết chết bản chất thẩm mỹ chân chính

của của văn học nghệ thuật. Họ bất chấp ngữ pháp, xuyên tạc ngữ nghĩa,

nhấn mạnh phiến diện vai trò của ngữ âm, tạo nên một thứ ngôn ngữ thơ ca

quái dị. Họ làm cho từ biến dạng, thích “ngôn ngữ điện báo”, làm co giãn tổ

chức câu, vẫn dụng những quy luật của toán học và âm nhạc vào thơ văn…

Chẳng hạn, chủ nghĩa vị lai ở Nga kêu gọi: “vứt bỏ Puskin,

Đốtxtôiépxki, Tônxtôi”, “đem những hình thức cũ xé nát, đập vụn”. Nhiều

bài thơ của họ không có hư tự, xóa sạch các dấu chấm, phẩy nhằm biểu hiện

phong cách điện báo. Rồi những hình ảnh như “bầu trời là một thây ma,

không hơn không kém”, “những vì sao là những con giun bị sương mù chuốc

cho say mèm”…

5.1.3. Chu nghia siêu thưc

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

39

Chủ nghĩa siêu thực chính thức ra đời ở Pháp vào đầu những năm 20

của thế kỉ XX. Thuật ngữ siêu thực là do bậc tiền bối của khuynh hướng này

– Apôline – đưa ra. Tuyên ngôn chính thức của chủ nghĩa siêu thực ra đời

vào năm 1924, do Brơtông công bố.

Về mặt triết học và mỹ học, chủ nghĩa siêu thực khơi nguồn ở lý thuyết

về “sự xung động vô thức” trong phân tâm học Phrớt và chủ nghĩa trực giác

phi lý tính của Bécxông và Crôsê.

Thoạt đầu, chủ nghĩa siêu thực phần nào cũng là tiếng nói bất mãn của

một số khá đông thanh niên tiểu tư sản trí thức đối với xã hội tư sản. Tuy

nhiên chống đối không phải để tiến đến một xã hội công bằng chân chính

bằng con đường cách mạng, mà là để đi tìm một hiện thực cao hơn (siêu hiện

thực) với tinh thần nổi loạn vô chính phủ.

Chịu ảnh hưởng của lý thuyết phân tâm và chủ nghĩa trực giác, chủ

nghĩa siêu thực cho rằng có hai thế giới. Thế giới hiện thực là thế giới có thể

nhìn thấy được, hoặc sờ mó được. Còn thế giới siêu thực chỉ có thể cảm thấy

trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần kinh suy nhược, tinh thần

rối loạn… Và đây mới chính là mảnh đất chủ yếu của nghệ sĩ, qua đó họ mới

có thể khám phá ra được những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà chính

xác trong cuộc sống con người.

Chủ nghĩa tượng trưng thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc trong ngữ pháp và

thi pháp, mọi nguyên tắc logic trong tư duy, giành lấy sự tự do tuyệt đối cho

cảm hứng tha hồ mà tuôn trào theo “ chủ nghĩa tự động tâm linh”. Sáng tác

của họ, do đó thường được cấu thành bằng những dòng liên tưởng tiềm thức

rời rạc, gián cách, không thể khắc họa được những bức tranh thực tại toàn

vẹn.

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

40

Ảnh hưởng thuyết tương đối của Anhxtanh, họ khẳng định rằng thế

giới hiện thực là một mớ hỗn loạn những cái ngẫu nhiên, không thể nhận

thức bằng lý tính, càng không thể tác động hiệu quả vào tiến trình của nó.

5.1.4. Chu nghia hiên sinh

Chủ nghĩa hiện sinh là một khuynh hướng triết học – mỹ học khá thịnh

hành trước và nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Cội nguồn rõ nhất của nó là lý thuyết hết sức bi đát về “tội lỗi của con

người trong một thời đại mất Chúa” của Kiếckêgô, triết gia Đan Mạch nửa

đầu thế kỉ XX. Phản đối Hêghen, Kiếckêgô chống lại mọi thứ duy lý, logic,

chống lại mọi thứ “hệ thống”, cho “hệ thống” đối lập với hiện sinh. Nhiệm vụ

của triết học là chỉ “mô tả” cuộc sống con người như nó đang tồn tại (hiện

sinh). Nhưng đây là những con người duy nhất, cắt đứt với mọi quan hệ xã

hội. Đây cũng là những con người huyền bí, một vũ trụ đóng kín không ai

hiểu nổi và cũng không thể tự thông báo cái nội tâm phức tạp của mình. Con

người phải tự chịu trách nhiệm và tự lựa chọn, chính vì thế nó cảm thấy bản

thân cô độc và lo âu…

Chủ nghĩa hiện sinh cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng học của

Hútxéc và bản thể luận của Hâyđơghê. Hútxéc phủ nhận bản chất, cho rằng

“hiện tượng có trước bản chất”, thậm chí không có cái gì bên dưới “hiện

tượng” cả. Cho nên triết học chỉ việc mô tả những hiện tượng, không nên đặt

vấn đề lý giải, khái quát gì cả. Hâyđơghê cũng cho rằng thế giới là huyền bí,

chỉ có ý thức của cá nhân là tồn tại đích thực. “Cái tôi đích thực” này bị tập

thể, xã hội, nhân quần bao vây, lấn chiếm cuối cùng đã biến thành “cái người

ta”.

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

41

Với quan niệm “con người đã bị bỏ rơi trước một vũ trụ hung bạo” và

cuộc đời chỉ là một sự vô nghĩa lớn (A. Camuy), nhân vật trong chủ nghĩa

hiện sinh thường là kiểu con người cô độc, con người phi lý, những “người

xa lạ” trong đám đông. Có lẽ vì cuộc đời vốn là phi lý nên con người của chủ

nghĩa hiện sinh chống lại sự phi lý ấy bằng một sự phi lý khác của chính

mình.

Tiêu biểu là nhân vật Mớcxôn trong tiểu thuyết “Người xa lạ” của A.

Camuy. Anh ta sống thờ ơ, không quan tâm đến bất cứ điều gì, trong khi

cuộc đời cứ trôi qua vô nghĩa xung quanh. Anh ta không đưa tang khi mẹ

mất, không tỏ ra nhiệt tình khi cô người yêu nói chuyện cưới xin, anh ta nổ

súng vào một người đàn ông không với một cảm giác tức giận hay bị xúc

phạm, mà hình như chỉ do một khoảnh khắc bị chói mắt bởi ánh nắng…

Thậm chí khi bị kết án tử hình, anh ta vẫn dửng dưng không hề nuối tiếc cuộc

sống.

Kiểu con người phi lý của chủ nghĩa hiện sinh có ảnh hưởng lớn đến

các nhà văn khác của chủ nghĩa hiện đại. Nhân vật của Kapka, của B.

Brếch… cũng mang đậm màu sắc hiện sinh như thế.

5.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại

5.2.1. Về khái niêm hậu hiên đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernisme) là một thuật ngữ được dùng

trong nhiều lĩnh vực tư tưởng, từ triết học, mĩ học, các ngành phê bình,

nghiên cứu nghệ thuật, trong đó có phê bình, nghiên cứu văn học... Thuật ngữ

Chủ nghĩa hậu hiện đại lần đầu tiên được dùng trong một cuốn sách xuất bản

năm 1917 của nhà triết học người Đức Rudolf Pannwitz. Nhiều nhà nghiên

cứu sau Rudolf Pannwitz đã phát triển ý nghĩa của thuật ngữ này, có thể kể

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

42

một số tên tuổi như Irving Howe, Ihab Hassan, Jane Jacobs, Michel Foucault,

Jean-Francois Lyotard, Richard Rorty... Cho đến nay, theo số liệu thống kê,

trên thế giới có gần chục ngàn công trình mà tên của các công trình đó có

nhắc tới postmodernism. Mặc dù xuất hiện từ năm 1917, nhưng chủ nghĩa

hậu hiện đại bắt đầu được hình thành như một trào lưu tư tưởng và phát triển

từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.

Hiểu đơn giản, chủ nghĩa hậu hiện đại là một một cách nhìn nhận thế

giới và con người, là hệ quả tất yếu của thời đại khoa học kĩ thuật phát triển

như vũ bão. Theo những người chủ trương phát triển chủ nghĩa hậu hiện đại,

thì đó là một bước tiến so với chủ nghĩa hiện đại.

Còn văn học hậu hiện đại là trào lưu văn học phương Tây được bắt đầu

từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đến đỉnh cao vào những năm 70,

80 của thế kỉ XX. Nhắc đến văn học hậu hiện đại, người ta thường nhắc đến

những nhà văn: William Burroughs (1914 - 1997), Alexander Trocchi (1925 -

1984), Kurt Vonnegut (1922 - 2007), John Barth (1930 - ), Donald Barthelme

(1931 - 1989), E. L. Doctorow (1931 - ), Robert Coover (1932), Jerzy

Kosinski (1933 - 1991), Don Delillo (1936 - ), Thomas Pynchon (1937 - ),

Ishmael Reed (1938), Kathy Acker (1947 - 1997), Paul Auster (1947 - ),

Orhan Pamuk (1952 - )...

4.2.2. Cơ sở xã hội - ý thức

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hoá có nguyên nhân sâu

xa từ cơ sở xã hội và ý thức của thời đại.

* Cơ sở xã hội: thế giới sau Đại chiến II.

Sau Đại chiến II, tình hình thế giới đầy bất ổn; không khí hoang mang,

hoài nghi, bi quan bao trùm lên thời đại.

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

43

Khoa học kĩ thuật phát triển cao tốc dần hình thành nên chủ nghĩa kĩ

trị, xã hội bước vào thời đại "hậu công nghiệp".

* Cơ sở ý thức: triết học hậu hiện đại, một thứ “hậu triết học” tuyên bố

thiên chức và sứ mệnh của mình không còn là đi tìm chân lý nữa. Bởi vì xã

hội HHĐ là xã hội do người khác dẫn đường, lý luận không còn quyền uy để

đưa ra những chuẩn mực, mà với thái độ hoài nghi tiến hành phủ định không

ngừng.

4.2.3. Nguyên tắc tư tưởng

* Thế giới này đã tan vỡ, chỉ còn lại một sự hỗn độn, không còn bất cứ

tiêu chuẩn và giá trị định hướng nào, tất cả đều vô nghĩa và bất khả nhận

thức.

Biểu hiện trong văn học:

+ Tính đa trị và đa trung tâm

+ Thái độ hoài nghi đối với tất cả những giá trị trước đó:

+ Phủ định những "đại tự sự", những "siêu truyện" hoặc viện dẫn ở

dạng giễu nhại để chứng minh sự bất lực và tính hư vô của nó.

* Con người bị nô dịch bởi chính những điều con người tin tưởng, ý

thức nằm ngoài sự nỗ lực ý chí của cá nhân, ý thức là nô lệ của những hệ

thống tư tưởng thống trị, bởi vì nó buộc phải tư duy bằng những khái niệm đã

bị "tự biên tập, điều chỉnh cho phù hợp với hệ tư tưởng", kinh nghiệm cá

nhân của con người được xác định như một cái gì đó bị quyết định bởi giai

cấp, gia đình, văn hoá…(những hiện tượng trên cá nhân), lĩnh vực duy nhất

chống lại ý thức chuyên quyền đó là lĩnh vực vô thức.

Biểu hiện trong văn học:

+ Nhân vật mất đi diện mạo và tính cách

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

44

+ Minh triết được nhận ra và phát biểu bởi những "thằng ngốc", "kẻ

điên"; trong những trạng thái tiềm thức hay vô thức

+ Sức mạnh chèn ép của những đám đông

* Cùng với sự hoài nghi những đại tự sự, chủ nghĩa hậu hiện đại cũng

đánh mất niềm tin vào khả năng vô hạn của con người. Con người không có

khả năng nhận thức cũng như cải tạo thế giới, điều duy nhất mà con người có

thể làm là chấp nhận sự hỗn độn, sự vô nghĩa, sự bất công như là bản chất

của thế giới và học cách sống chung với nó.

Biểu hiện trong văn học: Nhân vật văn học HHĐ “thản nhiên” trước

những biến cố của cuộc sống, khác hẳn với sự bộc lộ thái độ của các nhân vật

văn học hiện đại. Chẳng hạn, nhân vật của Franz Kafka rất băn khoăn khi

mình bị biến thành con bọ, thì nhân vật của Gaxia Macket mặc nhiên trước

việc mình bơi xuống đáy đại dương hoặc bay lên trời...

* Đối với văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại quan niệm văn học là một sự

tiếp nối, chắp vá. Nhà văn không còn tham vọng thống trị tư tưởng người

đọc, văn học không thể thể hiện chức năng cứu rỗi hay thanh lọc mà chỉ là

một trò chơi.

Biểu hiện trong văn học:

+ “Cái chết của tác giả”: “nói năng trong tác phẩm không phải là tác

giả mà là ngôn ngữ” (R. Barthes)

+ Tính mở, tính đối thoại của tác phẩm

+ Nhan đề tác phẩm không thể hiện nội dung tư tưởng

4.2.4. Các thu pháp đặc trưng

Một cách nhìn, một cảm quan mới về thế giới và con người đòi hỏi

phải có một cách thể hiện khác với truyền thống của chủ nghĩa hiện thực.

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

45

Nghệ thuật tự sự hậu hiện đại là “một lối trần thuật hỗn độn có chủ ý của loại

diễn ngôn rời rạc nói về sự cảm nhận một thế giới xa lạ, đánh mất ý nghĩa,

tính quy luật và tính trật tự”.

+ Thủ pháp phân mảnh

+ Thủ pháp giễu nhại

+ Sự phá vỡ trật tự thời gian

+ Tính hỗn độn

+ Sự hoang tưởng

+ Hiện tượng đoản mạch