6
HƯỚNG DẪN: Phần Chân đế 01: Gấp và tạo nếp cả hai phần của miếng 1b rồi dán vào phía dưới mảnh 1. Chú ý: Nên dán từng flap để phân chân đế đẹp và vững hơn. Phần Chân đế 02: Gấp và tạo nếp cả hai phần của miếng 2b rồi dán vào phía dưới mảnh 2. Chú ý: Nên dán từng flap để phân chân đế đẹp và vững hơn. Dán phần Chân đế 02 lên trên phần Chân đế 01. Căn chỉnh để cho rìa ngoài phần chân đế 02 trùng khít với vùng đã đánh dấu trên phần Chân đế 01. Phần chân đế 03: Gấp và tạo nếp như hình. Sau đó dán lại tạo thành dạng khối lập phương Dán phần Chân đế 03 lên trên mặt phần Chân đế 02. Căn chỉnh để cho rìa ngoài phần chân đế 03 trùng khít với vùng đã đánh dấu trên phàn chân đế 02. Phần Trụ đá 04: Gấp và tạo nếp như hình.

Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft [Instructions]

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft[Instructions]For partern, please visit here: http://4hshop.vn/index.php/m-shop/s-c-vietnam/s-p-vn-cotmocchuquyen

Citation preview

Page 1: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

HƯỚNG DẪN:

Phần Chân đế 01: Gấp và tạo nếp cả hai phần của miếng 1b rồi dán vào phía dưới

mảnh 1. Chú ý: Nên dán từng flap để phân chân đế đẹp và vững hơn.

Phần Chân đế 02: Gấp và tạo nếp cả hai phần của miếng 2b rồi dán vào phía dưới

mảnh 2. Chú ý: Nên dán từng flap để phân chân đế đẹp và vững hơn.

Dán phần Chân đế 02 lên trên phần Chân đế 01. Căn chỉnh để cho rìa ngoài phần chân đế 02 trùng khít với vùng đã đánh

dấu trên phần Chân đế 01.

Phần chân đế 03: Gấp và tạo nếp như

hình. Sau đó dán lại tạo thành dạng khối lập phương

Dán phần Chân đế 03 lên trên mặt phần Chân đế 02. Căn chỉnh để cho rìa ngoài phần chân đế 03 trùng khít với vùng đã

đánh dấu trên phàn chân đế 02.

Phần Trụ đá 04: Gấp và tạo nếp như

hình.

Page 2: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

Phần Trụ đá 04 (tiếp): Sau khi đã gấp và

tạo nếp, dán lại như hình.

Dán phần Trụ đá 04 lên trên mặt phần Chân đế 03. Căn chỉnh để cho rìa ngoài (phần dưới) của trụ đá 04 trùng khít với vùng đã đánh dấu trên phần chân đế 03

Phần trụ đá 06: Gấp và tạo nếp như hình.

Chú ý: Rạch bỏ phần ô vuông không được đánh dấu ở phần đáy lớn của trụ đá

Dán lại thành dạng hình hộp. Chú ý: Bẻ

các miếng flap ở phần đáy hướng ra phía ngoài.

Dán lần lượt từng flap vào thành trong

của phần trụ đá 04 như hình. Căn chỉnh sao cho vừa khít và thẳng trục như hình.

Phần Trụ đá 05: Gấp và tạo nếp như

hình, sau đó dán lại tạo thành dạng hình chop cụt.

Page 3: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

Dán phần Trụ đá 05 lên trên mặt phần Trụ đá 06. Căn chỉnh sao cho rìa ngoài

của phần trụ đá 05 trùng khít với phần đã đánh dấu trên mặt trụ đá 06.

Trống đồng: Cắt rời các mảnh 3b và 3c. Dán các mảnh 3c xuống dưới mảnh 3b

để tạo dạng hình trụ. Chú ý: Nên dán lần lượt từng flap

Dán các phần Trống đồng đã làm lên các ô tròn đã đánh dấu trên mặt phần Chân đế 03. Căn chỉnh sao cho trùng khít với

nhau (Nên dán lần lượt từng flap)

Phần Cột cờ: Cắt rời các mảnh 07 và 08.

Dán hai mảnh 08 lại với nhau.

Phần cột cờ (tiếp): Bao dọc cạnh trái lá

cờ vừa tạo bằng mảnh 07

Gắn phần Cột cờ lên đỉnh của phần Trụ

đá 05.

Page 4: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

SẢN PHẨM HOÀN THIỆN

Các bạn có thể tô mép và sử dụng sơn bóng bảo quản để mô hình được đẹp và bền màu hơn!

Page 5: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

Quần đảo Trường Sa: Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lí liên tục và hoà bình dưới các triều đại phong kiến đối với địa danh Hoàng Sa (nghĩa bao hàm Trường Sa) và sau này là sự nối tiếp của thực dân Pháp cùng các nhà nước hiện đại trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn trưng ra các sử liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Thứ nhất, các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lí Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lí Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỉ 17. Ví dụ:

Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay. Lê Quý Đôn miêu tả Bãi Cát Vàng là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Ông viết:

“Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương, Quỳnh Châu [đảo Hải Nam của Trung Quốc] gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ mười tám [năm 1753] có mười tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng bảy đến Vạn Lí Trường Sa [萬里長沙] tìm kiếm các thứ, có tám tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để hai tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, dạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán...”

—Lê Quý Đôn, "Phủ biên tạp lục", 1776

Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) thể hiện địa danh Vạn Lí Trường Sa và địa danh Hoàng Sa là bộ phận của lãnh thổ nước Đại Nam, dù rằng bản đồ vẫn vẽ cả hai vào chung một quần thể đảo.

Thứ hai, Việt Nam cho rằng sau Hòa ước Giáp Thân (1884) do nhà Nguyễn kí kết với Pháp thì nước Pháp đã đại diện cho Việt Nam về mặt ngoại giao và đã thi hành chủ quyền trên cả hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa thay cho Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam xem việc năm mươi phái đoàn nước khác tham dự Hội nghị San Francisco về hiệp ước hoà

Page 6: Truong Sa Sovereign Marker PaperCraft  [Instructions]

bình với Nhật Bản diễn ra ngày 7 tháng 7 năm 1951 (Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không dự) không bác bỏ hay bảo lưu ý kiến đối với lời phát biểu của Trần Văn Hữu - chủ tịch phái đoàn chính phủ Quốc gia Việt Nam - là một sự công nhận mang tính quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa:

“ Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viêt-Nam. [Và để tận dụng không ngần ngại mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam.] ”

Thứ tư, sau khi quân đội Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở phía nam vĩ tuyến 17 đã tiếp tục tuyên bố chủ quyền và thực hiện công tác quản lí cả về hành chính lẫn thực tế đối với quần đảo Trường Sa liên tục cho đến khi chấm dứt sự tồn tại vào tháng 4 năm 1975. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất tiếp tục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Vào cuối thập niên 1970, trong các ngày 30 tháng 12 năm 1978 và 7 tháng 8 năm 1979, Việt Nam phản đối Trung Quốc và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 9 năm 1978, Việt Nam phản đối Philippines sáp nhập các đảo thuộc Trường Sa vào lãnh thổ của mình.

Sang thập niên 1980, Việt Nam tiếp tục nhiều lần lên tiếng để phản ứng lại hành động của một số quốc gia khác tại Trường Sa. Ngày 5 tháng 2 năm 1980, Việt Nam phản bác văn kiện ngày 30 tháng 1 năm 1980 của Trung Quốc về Nam Sa và Tây Sa. Trong năm 1982, Việt Nam sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Năm 1983, Việt Nam phản đối việc Malaysia chiếm đá Hoa Lau. Năm 1989, Việt Nam chia tách tỉnh Phú Khánh và quy thuộc Trường Sa vào tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2007, chính phủ Việt Nam kí nghị định thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trường Sa. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII (kì họp

thứ 3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.