43
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Giảng viên: Nguyễn Văn Yến

Tt hcm c4 moi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tt hcm c4 moi

TƯ TƯỞNGHỒ CHÍ MINH

Giảng viên: Nguyễn Văn Yến

Page 2: Tt hcm c4 moi

Chương IV

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Page 3: Tt hcm c4 moi

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VAI TRÒ BẢN CHẤT

CỦA ĐẢNG CSVN

SỰRAĐỜICỦA

ĐẢNGCSVN

XÂY DỰNG ĐẢNGCSVN

TRONG SẠCHVỮNG MẠNH

VAITRÒCỦA

ĐẢNGCSVN

BẢN CHẤT CỦA

ĐẢNGCSVN

QUAN NIỆM

VỀĐẢNGCSVNCẦM

QUYỀN

XÂY DỰNGLÀ

QUY LUẬTTỒN TẠI

VÀPHÁT TRIỂN

ĐẢNG

NỘI DUNGCÔNG TÁCXÂY DỰNG

ĐẢNGCSVN

Page 4: Tt hcm c4 moi

I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CSVN

1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

a. Khái quát sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam Đầu thế kỷ XX, đất nước ta đứng trước sự khủng

hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước. Trong bối cảnh đó, tháng 6/1911 Nguyễn Ái Quốc

rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. Dưới ánh sáng của CN M – LN, Người lựa chọn con đường cứu nước theo cách mạng vô sản. Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn

Page 5: Tt hcm c4 moi

a. Khái quát sự hình thành Đảng CSVN (tiếp)

Người truyền bá đường lối cách mạng GPDT về trong nước, chuẩn bị hết sức công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh trong nước.

Kết quả: Phong trào đấu tranh theo con đường CMVS phát triển rộng khắp trong nước, yêu cầu phải thành lập ra chính đảng cộng sản để thống nhất lãnh đạo phong trào đấu tranh của cả nước.

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.

Page 6: Tt hcm c4 moi

b. Các yếu tố cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt NamHọc thuyết Mác - Lênin nêu: Đảng cộng sản là sự

kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Từ thực tiễn quá trình vận động thành lập Đảng đầu

thể kỷ XX, năm 1953 Hồ Chí Minh cho rằng: “Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác – Lênin”.

Năm 1960, Người tổng kết và viết: “Chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930”

Page 7: Tt hcm c4 moi

Quy luËt ra ®êi cña §¶ng CSVN

Phong tràocông nhân

Phongtrào

yêu nước

Chủ nghĩaMác-Lênin

ĐảngCSVNra đời

Page 8: Tt hcm c4 moi

Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng CSVN (tiếp)

Đây là sự bổ sung, phát triển sáng tạo của Người về sự ra đời của một ĐCS ở một nước thuộc địa, GCCN còn nhỏ bé, xh còn kém phát triển.

Chủ nghĩa M – LN là tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của ĐCS.

Người xác định GCCN là gc tiên tiến nhất trong dân tộc, xứng đáng giữ vai trò và địa vị lãnh đạo cách mạng VN.

Nhưng tại sao sự ra đời của Đảng ta có thêm yếu tố phong trào yêu nước?

Page 9: Tt hcm c4 moi

- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị trường tồn trong lịch sử dân tộc, vì thế các phong trào chống Pháp của nhân dân ta diễn ra liên tiếp, từ trước khi có GCCN.

Phong trào yêu nước là phong trào đông đảo, lôi cuốn toàn dân tộc tham gia

- GCCN VN còn nhỏ bé, nếu việc ra đời của Đảng chỉ có sự kết hợp CN Mác-Lênin với PTCN thì không thể mở rộng cuộc đấu tranh chống Pháp ra toàn dân tộc.

PTCN chỉ có thể được kết hợp gắn bó với PTYN thì mới mở rộng cuộc đấu tranh chống Pháp ra toàn dân tộc và đưa nó đi tới thắng lợi

Page 10: Tt hcm c4 moi

Để chuẩn bị cho thành lập Đảng, HCM đã dẫn dắt cả một lớp thanh niên yêu nước tiên tiến,thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.Với hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, CN Mác-Lênin được truyền bá đồng thời vào PTCN và PTYN.

PTCN kết hợp được với PTYN bởi vì cả hai PT đều có chung kẻ thù, cùng tiếp thu CN Mác – LêninĐây là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về xây dựng một Đảng kiểu mới, ở Người, có sự gắn bó chặt chẽ vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong việc thành lập Đảng

Page 11: Tt hcm c4 moi

2. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CSVN

• Hồ Chí Minh khẳng định: CM là sự nghiệp chung của cả dân chúng, nhưng dân chúng phải được giác ngộ, tổ chức và lãnh đạo thì cách mạng mới giành được thắng lợi. Người nhấn mạnh: “Những cuộc đấu tranh “tự phát” của nhân dân thường không có mục đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy, mà lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại”.

Page 12: Tt hcm c4 moi

2. VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CSVN (tiếp)

• Chính vì thế, Người xác định: cách mạng “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

• Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, xác lập quyền lãnh đạo của Đảng nhằm đưa cách mạng, kháng chiến và kiến quốc đến thành công.

Page 13: Tt hcm c4 moi

3. BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CSVNa. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của GCCN

Nguyên lý của CN Mác – Lênin: Đảng cộng sản là đội tiên phong của GCVS. Tức là, Đảng CS mang bản chất của GCCN.

Hồ Chí Minh cũng xác định, “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”, tức là Đảng CSVN mang bản chất của GCCN. Điều đó được thể hiện:+ GCCN Việt Nam là giai cấp tiên tiến nhất trong dân tộc, giữ vai trò, sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp cách mạng nước ta. + Tuy đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và các thành phần khác, nhưng tư tưởng của Đảng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác – Lênin.

Page 14: Tt hcm c4 moi

a. Đảng CSVN là Đảng của GCCN (tiếp)

“Tư tưởng của Đảng là tư tưởng của gccn, nó đấu tranh cho lợi ích của toàn dân. Vì vậy, trong Đảng không thể có những tư tưởng, lập trường, tác phong trái với tư tưởng, lập trường và tác phong của giai cấp công nhân”.+ Mục tiêu của Đảng, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc và CNXH; giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. + Đảng vẫn tuân thủ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin.

Page 15: Tt hcm c4 moi

b. Đảng CSVN là Đảng của gccn, của nhân

dân lao động và của dân tộc Việt Nam

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMlà Đảng của:

Dântộc

ViệtNam

Nhân dân lao độngViệt Nam

GCCNViệt Nam

Page 16: Tt hcm c4 moi

b. Đảng CSVN là Đảng của gccn, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam (tiếp)

Tháng 2/1951 Người viết: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì vậy, Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam” Sau này Người còn viết:“Đảng lao động là tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao và đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc”. “Đảng là Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là Đảng của toàn dân” ...

Page 17: Tt hcm c4 moi

b. Đảng CSVN là Đảng của gccn, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam (tiếp)

Cơ sở sự khẳng định của Người:Có sự thống nhất về quyền lợi của giai cấp công nhân với nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Mục tiêu đấu tranh của Đảng là mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.Đảng luôn đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng đại biểu lợi ích cho cả dân tộc.

Luận điểm của Hồ Chí Minh đã định hướng xây dựng Đảng có sự gắn bó máu thịt với giai cấp với dân tộc

Page 18: Tt hcm c4 moi

4. QUAN NIỆM VỀ ĐẢNG CSVN CẦM QUYỀN

a. Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền

Hồ Chí Minh sáng lập ra Đảng CSVN để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng đã được nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo và tự nguyện đi theo sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng lãnh đạo tập hợp ngày càng rộng rãi các lực lượng yêu nước tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Đảng đã lãnh đạo dân tộc làm CM Tháng Tám thành công, giành CQ trong cả nước, thành lập nên Nhà nước Việt Nam DCCH. Từ đó đến nay, Đảng vừa là Đảng lãnh đạo, vừa là Đảng cầm quyền.

Page 19: Tt hcm c4 moi

b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyềnĐảng cầm quyền là Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy

nhà nước, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cách mạng.

Bản chất, mục tiêu, lý tưởng của Đảng không thay đổi. Đảng có thêm những điều kiện để lãnh đạo nhằm đưa những mục tiêu lý tưởng CM từng bước trở thành hiện thực. Người chỉ rõ:

“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”

Page 20: Tt hcm c4 moi

b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền (tiếp)

Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân

• Đảng là người lãnh đạo: + Về lý luận: CM muốn thành công phải có Đảng lãnh đạo.+ Về thực tiễn, năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, được nhân dân tự nguyện đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó đến nay, Đảng luôn giữ vững vai trò lãnh đạo và là người lãnh đạo duy nhất của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh giành được những thắng lợi vĩ đại.

Page 21: Tt hcm c4 moi

Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân (tiếp)

• Đảng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân: Đảng không có quyền lợi gì riêng của mình ngoài

quyền lợi của gc của dân tộc.Đảng không phải là bè nhóm để tranh địa vị, tranh tước lộc.Cán bộ đảng viên phải phục sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, trung thành, tận tuỵ.“Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

Page 22: Tt hcm c4 moi

• Đảng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân (tiếp)

+ Đảng trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, nhằm xây dựng Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.+ Không cho phép Đảng ở trên dân, trên pháp luật.Đảng cầm quyền, song dân là chủ:“Bao nhiêu lợi ích đều là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân… Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Page 23: Tt hcm c4 moi

Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân (tiếp)

• Biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân:

+ Lắng nghe ý kiến nhân dân, học hỏi dân.

+ Thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng.

+ Đảng phải có trách nhiệm nâng cao dân trí.

+ Nâng cao dân chúng, không theo đuôi quần chúng.

Page 24: Tt hcm c4 moi

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CSVN TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

1. XÂY DỰNG ĐẢNG – QUY LUẬT TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG

Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một tất yếu, bởi vì khi Đảng nắm vai trò lãnh đạo, nhất là khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng phải luôn luôn được xây dựng vững mạnh thì Đảng mới giữ vững được vai trò lãnh đạo, nắm giữ được chính quyền và mới đưa cách mạng từng bước đi tới thắng lợi. Cụ thể:

• Mục tiêu đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới, đưa đất nước tiến dần lên CNXH. Đó là cả một quá trình cách mạng lâu dài

Page 25: Tt hcm c4 moi

1. XÂY DỰNG ĐẢNG – QUY LUẬT TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG (tiếp)

• Sự lãnh đạo của Đảng phải theo kịp đòi hỏi, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng thời kỳ. Muốn vậy, Đảng phải thường xuyên được chỉnh đốn và đổi mới.

• Đảng sống trong xã hội, cán bộ đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội: tốt - xấu, hay - dở. Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay; loại bỏ được cái xấu, cái dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ đảng viên, bằng việc thường xuyên chú trọng đến việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Page 26: Tt hcm c4 moi

1. XÂY DỰNG ĐẢNG – QUY LUẬT TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG (tiếp)

• Khi Đảng đã có quyền lực, nếu sử dụng đúng mục đích, nó sẽ có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nếu sử dụng không đúng mục đích, nó sẽ có sức phá hoại ghê gớm, cách mạng sẽ gặp khó khăn.

• Mục đích của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng là làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Page 27: Tt hcm c4 moi

1. XÂY DỰNG ĐẢNG – QUY LUẬT TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG (tiếp)

Hồ Chí Minh đã nhận định: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”

Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc làm thường xuyên của Đảng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Thường khi CM ở vào bước chuyển quan trọng, nhiệm vụ mới là khó khăn, nặng nề, Người đưa ra vấn đề chỉnh đốn, đổi mới Đảng.

Page 28: Tt hcm c4 moi

2. NỘI DUNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận• Lý luận và vai trò của lý luận

HCM nói về tầm quan trọng của lí luận: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động… chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”Người chỉ rõ: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy, Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” Người khẳng định lý luận đó là chủ nghĩa Mác-Lênin

Page 29: Tt hcm c4 moi

a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận (tiếp)

• Chủ nghĩa M – LN trang bị cho Đảng lý luận cách mạng, khoa học; thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn.Đảng vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước đề ra đường lối đúng, để lãnh đạo, tổ chức phong trào… Hồ Chí Minh khẳng định: “Là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”

Page 30: Tt hcm c4 moi

a) Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận (tiếp)

• Trong việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý:

- Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin phải phù hợp với từng đối tượng.

- Phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong các thời kỳ.

- Phải kế thừa tốt các kinh nghiệm của các đảng anh em và của Đảng ta; Đảng phải tổng kết kinh nghiệm của mình để bổ sung, phát triển lý luận.

Phải đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Page 31: Tt hcm c4 moi

b) Xây dựng Đảng về chính trị

• Nội dung: xây dựng đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xây dựng và thực hiện nghị quyết, xây dựng và phát triển hệ tư tưởng chính trị, củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị…

• Xây dựng đường lối cách mạng khoa học, đúng đắn. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị trước hết bằng việc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ… phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực Cơ sở để xác định đường lối: Dựa trên CN M – LN; điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước; học tập kinh nghiệm của các Đảng anh em; nắm được bối cảnh lịch sử của đất nước và của thời đại.

Page 32: Tt hcm c4 moi

c) Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

Hệ thống tổ chức của Đảng:• Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt

nguồn từ tổ chức. Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao.

• Người rất coi trọng vai trò của chi bộ, bởi vì:

Chi bộ là tổ chức hạt nhân,quyết định chất lượng lãnh đạo của Đảng.

Chi bộ chính là môi trường tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên, là nơi quản lý, theo dõi đảng viên.

Chi bộ là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân.

Page 33: Tt hcm c4 moi

Tự phê bìnhvà phê bình

Kỷ luật nghiêm minh,tự giác

Tập trungdân chủ

Tập thể lãnh đạo,cá nhân phụ trách

Đoàn kết thống nhất

Các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng

Page 34: Tt hcm c4 moi

Nguyên tắc tập trung dân chủ • Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và

thống nhất với nhau:Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung.Tập trung trên cơ sở dân chủ.Về nội dung của tập trung: Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Do đó, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng.

• Về vấn đề dân chủ: Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người.Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý”

Page 35: Tt hcm c4 moi

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách• Tập thể lãnh đạo:

Một người tài giỏi cũng không thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết mọi việc, hiểu rõ được mọi chuyện.Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được mọi mặt, mọi vấn đề.

• Cá nhân phụ trách: việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách. Như vậy công việc mới chạy, tránh được thói dựa giẫm...

• Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn đi liền với nhau.

Page 36: Tt hcm c4 moi

Tự phê bình và phê bình • Mục đích: làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn;

tăng cường đoàn kết nội bộ hơn; để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng.

• Phương pháp tự phê bình và phê bình: - Mỗi đảng viên trước hết tự mình thấy rõ mình, để

phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, cũng giống như phải tự soi gương rửa mặt hàng ngày. Hơn nữa, nếu biết tự phê bình tốt thì mới phê bình người khác tốt được.

- Đảng cũng tự phê bình và phê bình. - “Luôn luôn dùng” và “khéo dùng cách phê bình và

tự phê bình”.Đòi hỏi mọi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình và với người khác, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”

Page 37: Tt hcm c4 moi
Page 38: Tt hcm c4 moi

Kỷ luật nghiêm minh và tự giác• Nghiêm minh thuộc về tổ chức Đảng

- Yêu cầu cao nhất của kỷ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng; tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng. - Mọi cán bộ đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng.- Mỗi đảng viên ở mọi cương vị còn phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của các đoàn thể và pháp luật nhà nước.

• Tự giác là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức Đảng và đảng viên.

Page 39: Tt hcm c4 moi

Đoàn kết thống nhất trong Đảng • Đảng phải đoàn kết thành một khối vững chắc,

toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng.“Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

• Đoàn kết thống nhất trong Đảng làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân

Page 40: Tt hcm c4 moi

Đoàn kết thống nhất trong Đảng (tiếp)

• Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng chính là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Nó là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của Đảng

• Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân

Page 41: Tt hcm c4 moi

Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng

Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của công tác cán bộ, Người đã đề ra một hệ thống quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ.

• Người cho rằng, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ đức và tài, phẩm chất và năng lực.

• Công tác cán bộ bao gồm các khâu liên hoàn, quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo huấn luyện cán bộ, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ; chính sách cán bộ.

Page 42: Tt hcm c4 moi

d) Xây dựng Đảng về đạo đức

Một Đảng cách mạng chân chính phải có đạo đức. Đạo đức tạo nên uy tín, sức mạnh của Đảng.

Người đặc biệt chăm lo đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong mọi thời kỳ cách mạng.

Giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng và rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Nó gắn rất chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đảng luôn luôn thật sự trong sạch, vững mạnh.

Page 43: Tt hcm c4 moi

KẾT LUẬN

Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh:• Về sự hình thành Đảng CSVN• Về bản chất của Đảng CSVN• Lý luận về Đảng CSVN cầm quyền• Quan niệm xây dựng Đảng về đạo đức Ý nghĩa của việc học tập. • Thấy rõ vai trò lãnh đạo không thể thiếu được của Đảng • Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng• Tham gia thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; xây dựng

Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt• Có phương hướng phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng

sản Việt Nam.