195
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUYÊN TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở VIỆT NAM VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ CHÚNG Chuyên ngành: Tuyến trùng học Mã số: Thí điểm LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội – 2018

TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT

Ở VIỆT NAM VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP

SINH HỌC TRONG PHÒNG TRỪ CHÚNG

Chuyên ngành: Tuyến trùng học

Mã số: Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

Hà Nội – 2018

Page 2: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

NGUYỄN THỊ DUYÊN

TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở VIỆT NAM

VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG

PHÒNG TRỪ CHÚNG

Chuyên ngành: Tuyến trùng học

Mã số: Thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Châu

2. TS. Trịnh Quang Pháp

Hà Nội – 2018

Page 3: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN

CÀ RỐT Ở VIỆT NAM VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP SINH HỌC TRONG

PHÒNG TRỪ CHÚNG” là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện. Các

trích dẫn tham khảo trong Luận án theo các nguồn công bố đầy đủ, rõ ràng. Số liệu,

kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố hoặc đã công bố

trong các bài báo khoa học mà tác giả là tác giả hoặc đồng tác giả.

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Duyên

Page 4: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Châu và TS. Trịnh Quang Pháp đã tận tình hướng dẫn và

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn TS. Vũ Thị Thanh Tâm, TS. Nguyễn Thị Ánh Dương,

ThS. Lê Thị Mai Linh, ThS. Nguyễn Hữu Tiền - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật, PGS.TS. Nguyễn Phương Nhuệ - Viện Công nghệ sinh học và TS. Phạm Thị

Hòa - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn

thiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh

vật, phòng Tuyến trùng học, phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn, Học

viện Khoa học và Công nghệ cùng các đồng nghiệp, thầy cô trong Viện Sinh thái và

Tài nguyên Sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận án.

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR)

trong đề tài mã số: IEBR.ĐT/04/16-17 và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ

Quốc gia trong đề tài mã số: 106.12-2012.84 đã hỗ trợ kinh phí để tôi thực hiện các

nội dung nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 8 tháng 1 năm 2019

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Duyên

Page 5: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ vi

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... viii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ................................................................................................ 7

1.1.Cây cà rốt .................................................................................................................... 7

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, giá trị và đặc điểm sinh trưởng phát triển ................... 7

1.1.2. Tình hình sản xuất cà rốt trên thế giới ............................................................... 8

1.1.3. Tình hình sản xuất cà rốt ở Việt Nam ................................................................ 8

1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng ký sinh gây hại cà rốt trên thế giới ............... 9

1.2.1. Các nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng trên cà rốt ....................................... 9

1.2.2. Phân loại hình thái và phân tử tuyến trùng thực vật ...................................... 13

1.2.3. Khả năng phòng trừ sinh học tuyến trùng thực vật bằng nấm đối kháng ...... 17

1.3. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng thực vật ở Việt Nam ..................................... 22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 26

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 26

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 26

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 26

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................... 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 27

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu tuyến trùng .................................................... 27

2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất và mô thực vật................................ 27

2.2.3. Phương pháp nhân nuôi tuyến trùng Meloidogyne spp. và Pratylenchus spp. ... 28

2.2.4. Phương pháp xử lý, làm trong và làm tiêu bản tuyến trùng ............................ 29

2.2.5. Phương pháp chuẩn bị mẫu chụp ảnh KHV điện tử quét ............................... 30

2.2.6. Các chỉ số đo hình thái trong phân loại tuyến trùng ....................................... 30

2.2.7. Phương pháp phân tích phân tử tuyến trùng ................................................... 32

2.2.8. Phương pháp thử nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của nấm

...................................................................................................................................... 33

2.2.9. Phân tích số liệu ................................................................................................ 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 35

3.1. Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam ............................ 35

Page 6: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

iv

3.2. Đặc điểm hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt .... 39

3.2.1. Giống Tylenchorhynchus Cobb, 1913 .............................................................. 39

3.2.2. Giống Helicotylenchus Steiner, 1945 ............................................................... 47

3.2.3. Giống Hoplolaimus Von Daday, 1905 ............................................................. 53

3.2.4. Giống Rotylenchulus Linford & Oliveira, 1940 ............................................. 56

3.2.5. Giống Hemicriconemoides Chitwood & Birchfield, 1957 .............................. 61

3.2.6. Giống Mesocriconema Andrássy, 1965 ........................................................... 66

3.2.7. Giống Hemicaloosia Ray & Das, 1978 ............................................................. 70

3.2.8. Giống Xiphinema Cobb, 1913 .......................................................................... 74

3.2.9. Giống Meloidogyne Goeldi, 1892 ..................................................................... 76

3.2.10. Giống Pratylenchus Filipjev, 1936 ................................................................. 94

3.3. Các nhóm tuyến trùng kí sinh quan trọng trên cà rốt ở Việt Nam .................. 131

3.3.1. Phương thức gây hại của tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ............................. 131

3.3.2. Triệu chứng gây hại ........................................................................................ 132

3.3.3. Mật độ và tần suất xuất hiện của các giống tuyến trùng kí sinh trên cà

rốt................................................................................................................................... 136

3.4. Ảnh hưởng của 2 loài nấm đối kháng đến tuyến trùng M. incognita và

P. penetrans .................................................................................................................. 143

3.4.1. Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tuyến trùng

M. incognita và P. penetrans .................................................................................... 143

3.4.2. Ảnh hưởng của dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus đến tuyến trùng

M. incognita và P. penetrans .................................................................................... 148

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 154

4.1. Kết luận .................................................................................................................. 154

4.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 156

PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 180

PHỤ LỤC I: ...................................................................................................................... 180

PHỤ LỤC II. .................................................................................................................... 181

PHỤ LỤC III. ................................................................................................................... 182

Page 7: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CDA: Phân tích thống kê dựa trên phân tích khác biệt chuẩn (Canonical

Discriminant Analysis)

CT: Công thức

DNA: Axit đê ôxi ribonucleic

ĐC: Đối chứng

IEBR: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

KHV: Kính hiển vi

ML: Maximum Likelihood

PL: Phụ lục

SEM: Hiển vi điện tử quét

Page 8: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở các vùng điều tra ........ 35

Bảng 3.2. Số đo con cái loài T. annulatus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

...................................................................................................................................... 41

Bảng 3.3. Số đo con cái loài T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

...................................................................................................................................... 44

Bảng 3.4. Số đo con cái loài H. dihystera ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

...................................................................................................................................... 48

Bảng 3.5. Số đo con cái loài H. indicus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác .. 51

Bảng 3.6. Số đo con cái loài H. chambus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác 54

Bảng 3.7. Số đo con cái chưa trưởng thành loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt so với

các quần thể khác ....................................................................................................... 57

Bảng 3.8. Số đo con đực chưa trưởng thành loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt so

với các quần thể khác ................................................................................................ 58

Bảng 3.9. Số đo con cái loài H. strictathecatus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác ............................................................................................................................. 62

Bảng 3.10. Số đo con cái loài M. sphaerocephalum ký sinh ở cà rốt so với các quần

thể khác ....................................................................................................................... 67

Bảng 3.11: Số đo con cái loài Hemicaloosia sp. ký sinh ở cà rốt ............................... 71

Bảng 3.12. Số đo con cái loài X. brevicolle ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

...................................................................................................................................... 75

Bảng 3.13. Số đo ấu trùng loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác .............................................................................................................................. 78

Bảng 3.14. Số đo con đực loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác ............................................................................................................................. 79

Bảng 3.15. Số đo con cái loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

...................................................................................................................................... 81

Bảng 3.16. Số đo loài M. arenaria ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác ......... 86

Bảng 3.17. Số đo loài M. graminicola ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác ... 90

Bảng 3.18. Số đo loài P. coffeae ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác .............. 96

Bảng 3.19. Số đo loài P. penetrans ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác ...... 102

Page 9: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

vii

Bảng 3.20. Số đo con cái loài P. thornei ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác

.................................................................................................................................... 105

Bảng 3.21. Số đo loài P. zeae ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác ................ 108

Bảng 3.22. Số đo loài P. haiduongensis ký sinh trên cà rốt ....................................... 112

Bảng 3.23. Số đo con cái loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt .......................... 116

Bảng 3.24. Số đo con đực loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt ......................... 111

Bảng 3.25. Số đo loài Pratylenchus sp. 2 ký sinh ở cà rốt ........................................ 122

Bảng 3.26. Các chỉ số hình thái lượng sử dụng trong phân tích thống kê dựa trên

phân tích khác biệt chuẩn ....................................................................................... 126

Bảng 3.27. Tỷ lệ cà rốt bị các dấu hiệu gây hại do tuyến trùng ................................ 134

Bảng 3.28. Mật độ và tần suất xuất hiện (%) của các giống tuyến trùng ký sinh trên

cà rốt ở các vùng điều tra ........................................................................................ 137

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của nấm Paecilomyces sp.đến tỷ lệ (%) nở trứng tuyến trùng

M. incognita ............................................................................................................ 144

Bảng 3.30. Tỷ lệ (%) ấu trùng M. incognita chết do nấm Paecilomyces sp. .................... 145

Bảng 3.31. Tỷ lệ (%) tuyến trùng P. penetrans chết do nấm Paecilomyces sp. ...... 146

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của nấm L. squarrosulus đến tỷ lệ (%) nở trứng tuyến trùng

M. incognita. ............................................................................................................. 149

Bảng 3.33. Tỷ lệ (%) ấu trùng M. incognita chết do nấm L. squarrosulus ........... 150

Bảng 3.34. Tỷ lệ (%) tuyến trùng P. penetrans chết do nấm L. squarrosulus ....... 151

Page 10: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh chụp KHV con cái loài T. annulatus ký sinh ở cà rốt ......................... 42

Hình 3.2. Ảnh chụp KHV loài T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt .................................... 45

Hình 3.3. Đặc điểm sai khác giữa 2 loài T. annulatus và T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt

. ..................................................................................................................................... 46

Hình 3.4. Ảnh chụp KHV con cái loài H. dihystera ký sinh ở cà rốt ......................... 49

Hình 3.5. Ảnh chụp KHV con cái loài H. indicus ký sinh ở cà rốt ............................. 52

Hình 3.6. Đặc điểm sai khác của 2 loài H. dihystera và H. indicus ký sinh ở cà rốt 53

Hình 3.7. Ảnh chụp KHV con cái loài H. chambus ký sinh ở cà rốt .......................... 55

Hình 3.8. Ảnh chụp KHV con trưởng thành non loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt.

...................................................................................................................................... 60

Hình 3.9. Ảnh chụp KHV con cái loài H. strictathecatus ký sinh ở cà rốt. .............. 63

Hình 3.10. Cây phát sinh chủng loại dạng ML(mô hình TN93+G) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Hemicriconemoides spp. . ........................................................ 65

Hình 3.11. Ảnh chụp KHV con cái loài M. sphaerocephalum ký sinh ở cà rốt. ....... 68

Hình 3.12. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình TN93+G) dựa trên vùng

gen D2D3 của các loài Mesocriconema spp. ......................................................... 70

Hình 3.13: Ảnh chụp KHV con cái loài Hemicaloosia sp. ký sinh ở cà rốt .............. 73

Hình 3.14. Ảnh chụp KHV con cái loài X. brevicolle ký sinh ở cà rốt ...................... 76

Hình 3.15. Ảnh chụp KHV loài M. incognita ký sinh ở cà rốt .................................... 83

Hình 3.16. Ảnh chụp KHV loài M. arenaria ký sinh ở cà rốt ..................................... 88

Hình 3.17. Ảnh chụp KHV loài M. graminicola ký sinh ở cà rốt ............................... 91

Hình 3.18. Đặc điểm sai khác của ba loài tuyến trùng Meloidogyne spp. ký sinh trên

cà rốt. ......................................................................................................................... 92

Hình 3.19. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình HKY+G) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Meloidogyne spp. . .................................................................... 94

Hình 3.20. Ảnh chụp KHV loài P. coffeae ký sinh ở cà rốt ......................................... 98

Hình 3.21. Đa dạng cấu trúc đuôi con cái loài P. coffeae ký sinh ở cà rốt ................ 99

Hình 3.22. Ảnh chụp KHV loài P. penetrans ký sinh ở cà rốt .................................. 104

Hình 3.23. Ảnh chụp KHV con cái loài P. thornei ký sinh ở cà rốt ......................... 106

Hình 3.24. Ảnh chụp KHV con cái loài P. zeae ký sinh ở cà rốt .............................. 110

Page 11: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

ix

Hình 3.25. Ảnh chụp KHV con cái loài P. haiduongensis ký sinh ở cà rốt............. 113

Hình 3.26. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con cái loài P. haiduongensis ký

sinh ở cà rốt. .............................................................................................................. 114

Hình 3.27. Ảnh chụp KHV loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt ....................... 119

Hình 3.28. Các dạng đuôi con cái loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt. ............ 119

Hình 3.29. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con trưởng thành loài Pratylenchus

sp. 1 ký sinh trên cà rốt. .......................................................................................... 120

Hình 3.30. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài

Pratylenchus sp1 và loài P. penetrans ................................................................... 121

Hình 3.31. Ảnh chụp KHV loài Pratylenchus sp. 2 ký sinh ở cà rốt. ....................... 123

Hình 3.32. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con trưởng thành loài Pratylenchus sp. 2

ký sinh ở cà rốt. . ...................................................................................................... 124

Hình 3.33. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài Pratylenchus

sp. 2 và P. penetrans ................................................................................................ 125

Hình 3.34. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài Pratylenchus

sp. 2 và Pratylenchus sp. 1 ...................................................................................... 125

Hình 3.35. CDA các quần thể con cái tuyến trùng Pratylenchus spp. ký sinh trên cà

rốt . ............................................................................................................................. 127

Hình 3.36. CDA các quần thể con đực tuyến trùng Pratylenchus spp. ký sinh trên cà

rốt .............................................................................................................................. 127

Hình 3.37. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình K2+I) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Pratylenchus spp. . .................................................................. 130

Hình 3.38. Triệu chứng bệnh trên củ cà rốt ................................................................. 133

Hình 3.39. Tuyến trùng Meloidogyne spp. trong rễ cà rốt ........................................ 136

Hình 3.40. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hà Nội

.................................................................................................................................... 138

Hình 3.41. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương

.................................................................................................................................... 138

Hình 3.42. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hưng Yên

.................................................................................................................................... 139

Hình 3.43. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng

.................................................................................................................................... 140

Page 12: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

x

Hình 3.44. Ảnh chụp KHV trứng tuyến trùng M. incognita bị nấm Paecilomyces sp.

ký sinh. ....................................................................................................................... 144

Hình 3.45. Ảnh chụp KHV ấu trùng M. incognita chết do nấm Paecilomyces sp. ký

sinh ............................................................................................................................. 146

Hình 3.46. Ảnh chụp KHV tuyến trùng P. penetrans bị nấm Paecilomyces sp. ký

sinh ............................................................................................................................. 147

Hình 3.47. Ảnh chụp KHV trứng của tuyến trùng M. incognita chết do nấm

L. squarrosulus ......................................................................................................... 149

Hình 3.48. Ảnh chụp KHV ấu trùng M. incognita chết do nấm L. squarrosulus ... 151

Hình 3.49. Ảnh chụp KHV tuyến trùng P. penetrans chết do nấm L. squarrosulus

......................................................................................................................... 152

Page 13: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

1

MỞ ĐẦU

Rau, củ, quả nói chung là thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong

chế độ ăn hàng ngày của con người. Chúng cung cấp không chỉ chất xơ, mà còn

cung cấp các vi chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin và các hợp chất chống

oxy hóa như carotenoid, polyphenols [1]. Trong rất nhiều loại rau đang được trồng

hiện này thì cà rốt (Daucus carota L. Him) là một trong những loại rau ăn củ được

trồng và tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn thế giới nhờ có giá trị dinh dưỡng và giá trị

dược lý cao [2, 3].

Củ cà rốt có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như các vitamin: B1,

B2, B6, B12, C, nguồn carbonhydrat và các khoáng chất như Ca, P, Fe và Mg [4, 5].

Thêm vào đó, cà rốt còn được sử dụng nhiều vì được biết đến như nguồn cung cấp

carotene (α-carotene, β carotene) cao nhất trong các loại thực phẩm của con người

[6, 7]. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, dược lý của cà rốt đã được chứng minh trong

việc ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, béo phì, tiểu đường, tim, thận, gan [2, 8].

Ở Việt Nam, cà rốt được trồng ở nhiều vùng trên cả nước, trong đó ở Lâm

Đồng và Hải Dương là 2 tỉnh có diện tích trồng tập trung lớn nhất. Không chỉ có giá

trị dinh dưỡng cao mà cà rốt còn là cây trồng đem lại giá trị kinh tế lớn trong sản

xuất nông nghiệp. Nguồn thu nhập từ cà rốt đã giúp đời sống của người dân ở các

vùng trồng cà rốt đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về diện

tích, các vùng trồng chuyên canh cà rốt đã xuất hiện các hiện tượng như: củ bị sần

sùi, củ chia nhánh, củ ngắn, củ bị thối làm giảm năng suất và chất lượng củ, thậm

chí không cho thu hoạch khiến diện tích gieo trồng, sản lượng và chất lượng của cà

rốt bị giảm sút. Theo khảo sát năm 2014, của V.Đ. Phiên, nguyên nhân chính làm

hỏng rễ từ đó dẫn đến hiện tượng củ bị chia nhánh, mất rễ và chết cây con trên cà

rốt ở tỉnh Hải Dương là do tuyến trùng ký sinh thực vật gây nên [9].

Tuyến trùng ký sinh thực vật là nhóm động vật không xương sống thuộc

ngành giun tròn, ký sinh gây hại cho cây trồng. Tuyến trùng ký sinh có thể gây hại

trên nhiều bộ phận khác nhau của cây trồng như: thân, lá, hoa, quả hoặc rễ. Trong

đó, nhóm tuyến trùng gây hại trên rễ là một trong những nhóm nguy hiểm nhất, làm

suy giảm năng suất và chất lượng cây trồng từ đó gián tiếp gây nên nhiều thiệt hại

về kinh tế trên thế giới [10]. Các loài tuyến trùng thực vật sử dụng kim hút trong

Page 14: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

2

miệng để xuyên qua vách tế bào thực vật để hút chất dinh dưỡng. Ngoài tác động

trực tiếp của chúng đến cây trồng qua quá trình hút dinh dưỡng từ mô thực vật, làm

ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, một số giống tuyến

trùng còn gây ra các vết thương trên mô thực vật, làm biến đổi mô thực vật của cây

chủ, hay có những giống là vectơ mang truyền bệnh [11, 12]. Vì vậy, khi bị tuyến

trùng ký sinh, cây cà rốt thường bị còi cọc, kém phát triển, thậm chí gây chết cây

con nếu mật độ tuyến trùng ký sinh cao. Mặt khác, củ cà rốt cũng chính là rễ chính,

vì thế, các tác động của tuyến trùng thực vật sẽ làm cho củ cà rốt bị chia nhánh, sần

sùi, trên củ hoặc trên các rễ phụ có các nốt sần (chùm hạt), nứt củ, thối củ, củ ngắn

hay trên củ có quá nhiều rễ phụ [13, 14, 15, 16, 17]. Các tổn thương trên rễ, củ làm

ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và sản lượng của cà rốt [13, 18,

19, 20].

Mặc dù, tuyến trùng đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính

gây hai trên cà rốt nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu về thành phần loài

tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt. Các kết quả phân loại tuyến trùng ký sinh

trên cà rốt trong các tài liệu đã được công bố cho đến nay mới chỉ phân loại đến

giống mà chưa xác định được đến loài, cũng như chưa xác định được nhóm gây hại

chính. Trong khi đó, việc xác định thành phần loài gây hại trên cà rốt là cơ sở rất

quan trọng để đưa ra biện pháp phòng trừ tuyến trùng có hiệu quả [21].

Các tài liệu trước đây thường phân loại tuyến trùng thực vật bằng phương

pháp truyền thống dựa trên sự sai khác của các đặc điểm hình thái và các chỉ số hình

thái lượng. Với sự hỗ trợ của các thiết bị như kính hiển vi điện tử quét hay kính hiển

vi điện tử xuyên qua đã giúp ích rất nhiều trong việc tìm ra các đặc điểm phân loại

của nhóm động vật có kích thước hiển vi này. Mặc dù vậy, các đặc điểm như: kích

thước nhỏ, cấu tạo đơn giản, có nhiều các đặc điểm hình thái tương đồng hay gần

tương tự hoặc sự biến thiên quá lớn giữa các quần thể trong cùng loài gây cản trở rất

lớn cho việc phân loại tuyến trùng bằng hình thái. Các phương pháp phân loại tuyến

trùng dựa trên protein, enzyme hay trình tự DNA đã nâng cao sự chính xác trong

phân loại tuyến trùng [22]. Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp phân loại tuyến

trùng dựa trên các đặc điểm hình thái, các phương pháp mới như phân loại dựa trên

phân tích trình tự DNA còn hạn chế do thiếu thông tin đầy đủ và chính xác của các

tình tự đã được đăng ký trên Genbank. Vì vậy, sự kết hợp giữa phương pháp phân

Page 15: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

3

loại dựa trên các đặc điểm hình thái và phân tử sẽ giúp việc chẩn loại nhóm tuyến

trùng này nhanh chóng và chính xác hơn [23, 24, 22].

Để phòng trừ tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt, biện pháp sử dụng

thuốc hóa học hiện nay vẫn là chủ yếu. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng thuốc hóa học

đã và đang gây ra những hậu quả tiêu cực đến môi trường sống, gây hại đến sức

khỏe con người và các sinh vật khác [25]. Đặc biệt, thuốc hóa học đã tiêu diệt nhiều

loài sinh vật có ích làm giảm tính đa dạng trong tự nhiên gây mất cân bằng sinh thái

[26]. Bên cạnh đó, củ cà rốt là một trong những nông sản được sử dụng ở dạng tươi

sống, nên việc sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh hại cà rốt cần được

hạn chế. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, việc sản xuất các mặt hàng nông

sản nói chung, cũng như việc sản xuất cà rốt nói riêng theo hướng sinh học, không

có dư lượng thuốc trừ sâu theo các tiêu chuẩn như VietGAP hay GlobalGAP thì

việc lựa chọn những sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường để phòng trừ

tuyến trùng là rất cần thiết. Một trong những phương pháp hiệu quả trong phòng trừ

nhóm tuyến trùng ký sinh là biện pháp sinh học dựa trên các loài nấm đối kháng để

tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của tuyến trùng [21].

Với mục đích nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt, xác

định thành phần và nhóm tuyến trùng gây hại quan trọng trên cà rốt, đánh giá thử

nghiệm biện pháp sinh học trong phòng trừ tuyến trùng tạo cơ sở cho việc quản lý

dịch hại tuyến trùng trên cà rốt, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:

“Tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt ở Việt Nam và thử nghiệm biện pháp

sinh học trong phòng trừ chúng”

Page 16: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

4

Mục tiêu của luận án

- Xác định được thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở các vùng

trồng cà rốt chính ở Việt Nam.

- Xác định được nhóm tuyến trùng ký sinh gây hại quan trọng trên cà rốt ở các

vùng nghiên cứu.

- Đánh giá được khả năng phòng trừ trong phòng thí nghiệm một số loài tuyến

trùng ký sinh gây hại quan trọng trên cà rốt bằng các loài nấm đối kháng.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học:

- Đã xác định được thành phần, phân bố các loài tuyến trùng ký sinh trên cà

rốt đại diện ở phía Bắc và phía Nam Việt Nam và bổ sung thành phần tuyến

trùng ký sinh trên cây cà rốt đối với thế giới.

- Cung cấp và bổ sung dữ liệu hình thái và phân tử của các nhóm tuyến trùng

ký sinh gây hại quan trọng trên cà rốt. Đã đăng ký trình tự 19 quần thể tuyến

trùng ký sinh cà rốt ở Việt Nam trên Genbank.

- Ghi nhận và công bố 1 loài mới cho khoa học. Bổ sung 16 loài tuyến trùng

ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam. Bổ sung một giống tuyến trùng mới được ghi

nhận ở Việt Nam.

- Xác định các nhóm tuyến trùng ký sinh gây hại quan trọng trên cà rốt ở các

vùng nghiên cứu dựa trên phương thức ký sinh, triệu chứng, mật độ và tần

suất xuất hiện của chúng.

- Bước đầu, đưa ra dẫn chứng khoa học về khả năng ký sinh và gây chết của

nấm đối kháng Paecilomyces sp. đối với hai loài tuyến trùng ký sinh gây hại

quan trọng trên cà rốt. Lần đầu tiên xác định dịch nuôi nấm Lentinus

squarrosulus Mont. có khả năng ức chế và gây chết đối với tuyến trùng

M. incognita và P. penetrans trong phòng thí nghiệm.

Ý nghĩa thực tiễn:

- Việc xác định thành phần loài tuyến trùng gây hại chính trên cà rốt là cơ sở

cho việc lựa chọn giải pháp phòng trừ, giảm thiểu tác hại của chúng gây ra

đối với sản xuất cà rốt. Mô tả các triệu chứng cụ thể do tuyến trùng gây ra

Page 17: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

5

trên củ cà rốt để có thể chẩn đoán nhanh. Xác định được các nhóm tuyến

trùng gây hại chính ảnh hưởng đến phẩm chất và chất lượng của cà rốt trong

trồng trọt cũng như thương phẩm ở Việt Nam.

- Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng ký sinh gây hại cà rốt của nấm đối

kháng làm cơ sở cho việc lựa chọn biện pháp phòng trừ sinh học hữu hiệu

nhất góp phần giảm lượng thuốc hóa học, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp

bền vững.

- Những dẫn liệu về tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt trong luận án có

thể sử dụng làm nguồn tài liệu trong giảng dạy bệnh hại cà rốt, cũng như

giúp người nông dân có thể tham khảo trong quá trình sản xuất cà rốt.

Nội dung của luận án

Nội dung 1: Xác định thành phần loài tuyến trùng thực vật ký sinh trên cà rốt

- Xác định thành phần loài tuyến trùng thực vật ký sinh trên cà rốt tại 4 tỉnh

nghiên cứu là: Hà Nội (Đông Anh); Hải Dương (Cẩm Giàng và Nam Sách);

Hưng Yên (Văn Giang); Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương).

- Mô tả đặc điểm hình thái, số liệu hình thái lượng và ảnh chụp của các loài

tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở các địa điểm nghiên cứu.

- Một số loài có tính đa dạng về hình thái cao, các chỉ số hình thái lượng được

phân tích thống kê dựa trên phân tích khác biệt chuẩn CDA và phân tích trình

tự DNA gene nhân D2D3 vùng 28S mở rộng.

Nội dung 2: Xác định nhóm tuyến trùng thực vật gây hại quan trọng trên cà

rốt ở Việt Nam

- Xác định các nhóm tuyến trùng gây hại đối với cây cà rốt dựa trên phương

thức ký sinh và gây hại của tuyến trùng.

- Mô tả các triệu chứng bắt gặp biểu hiện trên củ cà rốt.

- Xác định mật độ và tần suất xuất hiện của các nhóm tuyến trùng ký sinh trên

cà rốt ở các vùng nghiên cứu.

Nội dung 3: Thử nghiệm khả năng phòng trừ của 2 loài nấm đối kháng

Paecilomyces sp. và nấm Lentinus squarrosulus Mont. đối với nhóm tuyến

trùng gây hại chính trên cà rốt trong phòng thí nghiệm

Page 18: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

6

- Đánh giá khả năng ức chế nở trứng tuyến trùng của dịch bào tử nấm

Paecilomyces sp. và dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus trong phòng thí

nghiệm.

- Đánh giá khả năng gây chết tuyến trùng của dịch bào tử nấm Paecilomyces

sp. và dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus trong phòng thí nghiệm.

Những đóng góp mới của luận án:

- Lần đầu tiên ghi nhận và đóng góp về thành phần loài tuyến trùng ký sinh

trên cà rốt ở Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên. Đã ghi nhận 25 loài tuyến

trùng ký sinh, thuộc 15 giống, 9 họ, 4 bộ ký sinh trên cà rốt ở 4 vùng nghiên

cứu. Đã mô tả, đánh giá đa dạng và bổ sung dữ liệu hình thái và phân tử của

một số nhóm loài tuyến trùng ký sinh gây hại quan trọng trên cà rốt. Đã đăng

ký trình tự 19 quần thể tuyến trùng ký sinh cà rốt ở Việt Nam trên Genbank.

- Ghi nhận và công bố một loài mới cho khoa học.

- Lần đầu tiên đánh giá và bổ sung 6 nhóm tuyến trùng thực vật chưa từng

được ghi nhận là ký sinh trên cà rốt trên thế giới.

- Bổ sung thêm 7 loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng và một

giống tuyến trùng mới được ghi nhận ở Việt Nam. Ghi nhận thêm 16 loài

tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam.

- Lần đầu tiên trên thế giới cũng như ở Việt Nam ghi nhận loài Meloidogyne

graminicola ký sinh trên cà rốt.

- Đã xác định được các nhóm tuyến trùng ký sinh gây hại quan trọng trên cà

rốt ở các vùng nghiên cứu.

- Đã đánh giá khả năng gây chết và ức chế nở trứng hai loài tuyến trùng

Meloidogyne incognita và Pratylenchus penetrans ký sinh gây hại quan trọng

trên cà rốt của 2 loài nấm đối kháng Paecilomyces sp. và nấm L.

squarrosulus trong phòng thí nghiệm làm cơ sở khoa học trong biện pháp

phòng trừ sinh học.

- Lần đầu tiên trên thế giới cũng như ở Việt Nam đánh giá khả năng phòng trừ

hai loài tuyến trùng M. incognita và P. penetrans của nấm L. squarrosulus .

Page 19: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1. Cây cà rốt

1.1.1. Nguồn gốc, phân loại, giá trị và đặc điểm sinh trưởng phát triển

Cà rốt có tên khoa học là Daucus carota L. Him thuộc họ Hoa tán

(Umbellferae), bộ Hoa tán (Umbellales) còn gọi là bộ Sơn thù du (Cornales), thuộc

phân lớp Hoa hồng (Rosidae) [27].

Cây cà rốt có nguồn gốc từ Afghanistan, sau đó lan rộng ra các vùng Địa

Trung Hải, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ,.... [28]. Cà rốt nguyên thủy có

màu tím, vàng hoặc trắng. Sau này, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,

ngoài các màu nguyên thủy, cà rốt đã có thêm các màu cam, đỏ, tím đậm [28].

Cà rốt là loại cây thân thảo, sống 2 năm. Cây cao từ 30 - 60 cm. Lá mọc so

le, không có lá kèm, phiến xẻ lông chim. Hoa có 4 cánh, tập hợp thành tán kép, hoa

ở chính giữa không sinh sản, còn các hoa khác có sinh sản. Đế hoa khum lõm. Lá

đài nhỏ ba cạnh, cánh tràng, mọc so le. Thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Quả bế, mỗi

đôi gồm 2 nửa (phân liệt quả), hình trứng. Hạt cà rốt có phôi nhũ sừng, vỏ hóa gỗ và

lông cứng che phủ [27, 28]. Củ là rễ trụ và cũng là cơ quan dinh dưỡng chính,

thường có dạng hình nón và có chiều dài từ 5 - 50 cm [28]. Ở mặt cắt ngang củ cà

rốt bao gồm lõi xylem bên trong và bao quanh bên ngoài là mô phloem.

Cà rốt là một loại rau ăn củ giàu dinh dưỡng. Trong 100g trọng lượng củ cà

rốt có thành phần: 88% nước, 1% protein, 7% carbohydrate, 3% chất xơ, 0.3 mg Fe,

5.9 mg vitamin C, 0.07 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.98 mg niacin, 0.66

mg vitamin E, 33 mg Ca, 35 mg P, 320 mg K, 6 mg Na, 12 mg Mg, carotenoid 24

mg. Carbohydrate hầu như là các loại đường đơn giản, chủ yếu là sucrose, glucose

và fructose [8]. Củ cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như: ăn sống

(nước ép, trộn với salad - dấm), nấu chín (nấu súp, nấu canh, si-rô,..), làm mứt, sấy

khô, cà rốt còn được dùng làm những món chay hoặc thay thế cho các loại thực

phẩm khó tiêu như thịt, chất béo.

Cây cà rốt là cây ưa sáng, đặc biệt là giai đoạn cây con cần cường độ ánh

sáng mạnh. Cà rốt thích hợp với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để cây sinh

trưởng, phát triển là từ 16 - 24oC, độ ẩm đất thích hợp là 60 - 70% [29].

Page 20: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

8

1.1.2. Tình hình sản xuất cà rốt trên thế giới

Cà rốt là một trong 10 loại rau ăn củ quan trọng nhất trên thế giới cả về diện

tích và giá trị thị trường [30]. Năm 2005, sản lượng cà rốt trên thế giới đạt 23 triệu

tấn trên tổng diện tích canh tác 1,1 triệu hecta, với tổng giá trị thị trường toàn cầu

ước tính khoảng 100 triệu USD [8]. Theo thống kê của tổ chức FAO, trong vòng 10

năm từ 1997 đến 2007 sản lượng cà rốt trên thế giới tăng nhanh. Năm 2007, tổng

sản lượng cà rốt của thế giới là hơn 24 triệu tấn, gấp 1,6 lần so với năm 1997, trong

đó sản lượng của 15 nước đứng đầu thế giới chiếm 18,3 triệu tấn [31]. Các nước sản

suất cà rốt hàng đầu trên thế giới là Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ với gần 50% diện

tích canh tác và chiếm khoảng 45% tổng sản lượng cà rốt của thế giới [8, 31].

1.1.3. Tình hình sản xuất cà rốt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cà rốt là giống cây được nhập nội và trồng thí điểm vào những

năm cuối thế kỷ 19 do người Pháp du nhập. Hiện nay, cà rốt được trồng nhiều ở các

vùng có khí hậu mát mẻ như tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc

Bộ và Trung Bộ trong vụ chiêm. Trong đó, có những vùng chuyên canh lớn như Đà

Lạt, Hải Dương và một số vùng luân canh với diện tích lớn như Hà Nội, Vĩnh Phúc,

Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, … Ở Lâm Đồng, do điều kiện khí hậu mát mẻ nên

cà rốt có thể được trồng quanh năm. Ở những tỉnh miền Bắc và miền Trung, cà rốt

có thể được gieo trồng vào các vụ như: Vụ sớm: gieo trồng vào tháng 8 và 9, thu

hoạch vào tháng 10 và 11; Vụ chính: gieo trồng vào tháng 10 và 11, thu hoạch vào

tháng 12 và 1 năm sau; Vụ muộn: gieo trồng vào tháng 1 và 2 năm sau, thu hoạch

vào tháng 4 và 5. Ở những vùng không chuyên canh như Hà Nội, Hưng Yên thì cà

rốt chỉ gieo trồng 1 vụ chính là vụ Đông - Xuân, gieo hạt vào tháng 10 thu hoạch

vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau.

Hiện nay, các vùng trồng cà rốt ở nước ta đang trồng phổ biến hai loại giống

cà rốt là giống cũ và giống mới. Giống cũ là các giống do người Pháp du nhập sang

và được người dân tự để lại giống, các giống này củ có màu đỏ tươi, kích cỡ củ

không đồng đều, lõi to, nhiều xơ, ăn kém ngọt, tuy nhiên lại có khả năng thích ứng

đất đai và thời tiết tốt hơn các giống mới. Các giống mới gồm có: CR 9, NS, Nans,

Tim - Tom, Ti - 103, New Kuroda, Super 44… Các giống mới có ưu thế lớn là năng

suất cao, kích cỡ củ to và đồng đều, ít xơ, ăn ngọt, được thị trường ưa chuộng.

Page 21: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

9

Nhờ thay đổi cơ cấu giống cây trồng, tuyển chọn giống cà rốt phù hợp với điều

kiện khí hậu và áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong canh tác nên đã có sự gia tăng cả về

diện tích, sản lượng cũng như chất lượng cà rốt. Mỗi năm, cà rốt cho doanh thu hàng

chục tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm và làm giàu cho hàng nghìn hộ gia đình.

1.2. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng ký sinh gây hại cà rốt trên thế giới

1.2.1. Các nhóm tuyến trùng ký sinh quan trọng trên cà rốt

Tuyến trùng là một trong những nhóm động vật đa bào, đa dạng nhất trên trái

đất. Khoảng 28000 loài đã được mô tả [32]. Trong đó, đã xác định được khoảng

4105 loài tuyến trùng thực vật [32, 33, 34]. Tuyến trùng thực vật là một trong

những tác nhân gây hại chính trên nhiều loại cây trồng và phân bố ở nhiều vùng

sinh thái khác nhau [35]. Tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới, tuyến

trùng thực vật gây tác hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp [10], mức độ tàn phá

của chúng đối với cây trồng là rất lớn. Hàng năm, chúng gây thiệt hại hàng tỷ tấn

hoa màu trên toàn thế giới. Tổn thất kinh tế nông nghiệp do tuyến trùng thực vật

gây ra ước tính khoảng 125 tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới [36]. Các cây trồng

khác nhau và sinh thái khác nhau có thành phần loài tuyến trùng ký sinh khác nhau.

Năm 1950, Paul đã nghiên cứu tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở vùng Cedar Valeey,

bang Utah, Hoa Kỳ, đã ghi nhận 2 loài thuộc 2 giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt

là loài Ditylenchus sp. và Heterodera marionii. Trong đó, tuyến trùng bào nang

H. marionii là loài gây hại chính đã gây thiệt hại cho sản xuất cà rốt ước tính khoảng

15.000 USD [37]. Tại Scotland, trong 2 năm 1975 và 1976, Boag đã thu 65 mẫu đất

từ 59 trang trại trồng cà rốt ở trung tâm, phía Bắc và phía Nam Scotland, ông đã ghi

nhận 12 loài thuộc 8 giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt bao gồm: Longidorus,

Tylenchorhynchus, Rotylenchus, Helicotylenchus, Trichodorus, Heterodera,

Pratylenchus và Paratylenchus [38]. Năm 2002, có 14 giống tuyến trùng ký sinh

trên cà rốt đã ghi nhận ở Anh và ghi nhận thêm 6 giống khác so với nghiên cứu ở

Scotland như: Criconemella, Ditylenchus, Hemicycliophora, Meloidogyne,

Merlinius và Xiphinema [39]. Ở Úc, cũng đã ghi nhận 13 giống tuyến trùng ký sinh

trên cà rốt và bổ sung thêm 3 giống so với nghiên cứu ở Scotland và Anh bao gồm:

Neodolichodorus, Paratrichodorus và Scutellonema [40]. Cho đến nay trên thế giới

đã ghi nhận được 21 giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt: Belonolaimus,

Page 22: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

10

Criconemella, Ditylenchus, Helicotylenchus, Hemicycliophora, Heterodera,

Longidorus, Meloidogyne, Merlinius, Nacobbus, Neodolichodorus,

Paratrichodorus, Paratylenchus, Pratylenchus, Radopholus, Rotylenchus,

Rotylenchulus, Scutellonema, Trichodorus, Tylenchorhynchus và Xiphinema [38,

41, 42, 43, 44, 39, 40]. Như vậy, tuyến trùng ký sinh ở cà rốt trên thế giới đã được

tập trung nghiên cứu từ những năm 50 thế kỷ trước. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ

yếu chỉ xác định nhóm hay giống gây hại chính trên cà rốt, mà ít có công bố về

thành phần cụ thể các loài đã gặp, các nhóm tuyến trùng được đánh giá như: tuyến

trùng sần rễ, tuyến trùng gây tổn thương rễ, tuyến trùng bào nang, tuyến trùng hình

kim và tuyến trùng thân củ.

Tuyến trùng sần rễ (Meloidogyne spp.)

Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. là nhóm tuyến trùng đa thực gây hại

trên nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây cỏ đến cây thân gỗ với hơn 5500 loài cây

[45]. Thiệt hại toàn cầu do tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. gây ra ước tính

khoảng 78 tỷ USD [46]. Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. là đối tượng gây hại

lớn nhất ở các vùng canh tác cà rốt trên thế giới, làm giảm cả về sản lượng và chất

lượng [10, 18, 19, 20]. Theo công bố của Taylor & Sasser (1987), các loài tuyến

trùng sần rễ thuộc giống Meloidogyne có phổ ký chủ rất rộng và phạm vi phân bố

khá rộng ở nhiều nước trên thế giới [47]. Chúng gây hại nghiêm trọng trên nhiều

loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại rau quả dẫn đến thiệt hại năng suất

đáng kể ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới [48]. Có hơn 90 loài tuyến trùng sần

rễ đã được phân loại, trong số đó một số loài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các

sản phẩm nông nghiệp trên các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới cũng như ôn đới [45,

49]. Trong số đó chỉ có 7 loài đã được xác định bắt gặp trên cà rốt là Meloidogyne

incognita, M. javanica, M. arenaria, M. chitwoodi, M. fallax, M. hapla và M. minor

[10]. Đây là những nhóm loài quan trọng, gây thiệt hại lớn trong sản xuất cà rốt. Cà

rốt là cây trồng mẫn cảm với tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. và là một trong

những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất trên cà rốt ở trên toàn thế giới, làm giảm

cả về sản lượng và chất lượng [18, 19, 20]. Sự xâm nhập của các loài tuyến trùng

sẫn rễ Meloidogyne spp. làm cho củ cà rốt bị còi cọc, nứt củ, trên củ có quá nhiều rễ

bên và hình thành các u cục trên rễ phụ và trên củ cà rốt [15, 16, 17]. Loài

Page 23: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

11

M. javanica là một trong những loài phổ biến nhất được tìm thấy trên các cánh đồng

cà rốt của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [50, 51]. Trong khi, loài M. hapla là loài

duy nhất ký sinh gây hại trên cà rốt được trồng trên đất hữu cơ ở Canada [52] và ở

New York [53]. Theo Sasser et al. (1985), tuyến trùng sần rễ là tác nhân gây hại chủ

yếu trên cà rốt ở tất cả các khu vực sản xuất cà rốt của Mỹ, ảnh hưởng đến cả chất

lượng và sản lượng cà rốt [54].

Cà rốt là một loại rau củ quan trọng ở Úc và có sản lượng tăng lên đều đặn

trong những năm gần đây với 258.000 tấn được sản xuất vào năm 1997 [55]. Năm

2002, đã tăng lên khoảng 330.000 tấn trên diện tích canh tác là 7.500 ha [55]. Tuy

nhiên, việc sản xuất cà rốt ở Úc cũng gặp phải khó khăn một phần do tuyến trùng

sần rễ Meloidogyne spp. gây nên. Ở các vùng trồng cà rốt đã bắt gặp các loài

M. javanica, M. hapla, M. fallax gây hại trên cà rốt. Trong đó, hai loài M. javanica,

M. hapla là những loài gây thiệt hại nặng nhất đối với cà rốt [40]. Tại CHLB Đức,

loài M. hapla cũng được xem là loài tuyến trùng ký sinh gây hại trên cà rốt, đặc biệt

là trên đất cát pha [56, 20].

Ở Ấn Độ, cà rốt được trồng ở 23 bang với tổng diện tích là 6,8 triệu ha và

sản xuất 10,93 triệu tấn hàng năm. Trong đó, Bang Tamil Nadu là nơi sản xuất cà

rốt lớn nhất với diện tích trồng là 1,3 triệu ha và đạt sản lượng 3.900 tấn [57]. Cho

đến nay, loài tuyến trùng sần rễ M. hapla được xác định là loài duy nhất gây hại trên

cà rốt trồng ở bang Tamil Nadu [58, 59].

Cà rốt cũng là một loại rau củ quan trọng bên cạnh củ cải và khoai tây ở Hàn

Quốc, với diện tích canh tác là 2.849 ha và tổng sản lượng năm 2011 đạt 93.694 tấn

[60, 61]. Bốn loài tuyến trùng giống Meloidogyne là M. hapla, M. incognita,

M. arenaria, và M. javanica đã được ghi nhận trên cà rốt ở Hàn Quốc, trong đó hai

loài M. hapla và M. incognita là phổ biến nhất trên các cánh đồng cà rốt ngoài tự

nhiên cũng như trong nhà kính [62].

Như vậy, dù ghi nhận 7 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. ký sinh trên

cà rốt, nhưng đây lại là những nhóm loài quan trọng, gây thiệt hại lớn trong sản xuất

cà rốt ở tất cả các vùng trồng cà rốt trên thế giới, từ vùng có khí hậu ôn đới cho đến

vùng có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Page 24: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

12

Tuyến trùng gây tổn thương rễ (Pratylenchus spp.)

Trong số các bệnh do tuyến trùng ký sinh gây ra thì tuyến trùng gây tổn

thương rễ thuộc giống Pratylenchus là nhóm gây thiệt hại kinh tế thứ hai sau nhóm

tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. [63]. Các loài tuyến trùng gây tổn thương rễ

Pratylenchus spp. có phổ ký chủ rộng và phân bố khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới

và vùng ôn đới trên thế giới. Chúng gây ra tổn thương cục bộ trên rễ non và ngăn

chặn sự phát triển của rễ, làm cho rễ bị thối rữa và gây tổn thất năng suất đáng kể

[63]. Các vết thương trên củ cà rốt do tuyến trùng Pratylenchus spp. gây ra làm thiệt

hại năng suất đáng kể trong canh tác cà rốt [13, 19]. Tuyến trùng gây tổn thương rễ

Pratylenchus spp. cũng làm giảm kích thước và gây hiện tượng chia củ [14]. Ngoài

ra, chất lượng của củ cà rốt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị nhiễm tuyến

trùng Pratylenchus spp. do củ bị thối, bị nứt, củ cà rốt phát triển còi cọc và hình

thành quá nhiều rễ bên [13, 14].

Trên thế giới, đã ghi nhận 7 loài tuyến trùng thuộc giống Pratylenchus gây hại

trên cà rốt bao gồm: P. coffeae, P. crenatus, P. mediterraneus, P.neglectus,

P. penetrans, P. thornei và P. zeae [41, 10]. Các loài này đã được báo cáo là gây tổn

thương và gây chết cà rốt ở hầu hết các vùng trồng cà rốt ở Mỹ và Canada [13, 64].

Ở miền Trung Oregon, cà rốt là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên,

trong những năm gần đây, nhiều cây cà rốt non đã bị tổn thương nghiêm trọng, hậu

quả là năng suất và sản lượng bị giảm sút. Sau khi điều tra phân tích mẫu đất trồng

và củ cà rốt, Crowe & Simmons (2006), đã tìm thấy 4 loài Pratylenchus bao gồm:

P. crenatus, P.neglectus, P. penetrans và P. thornei với mật độ từ 0 - 208 cá thể

Pratylenchus/100g đất và từ 1 - 528 cá thể Pratylenchus/g trọng lượng củ tươi [65].

Tuyến trùng Pratylenchus spp. cũng là một trong những nguyên nhân hạn

chế trong sản xuất cà rốt ở CHLB Đức. Một khảo sát về tuyến trùng ký sinh gây hại

trên hệ thống sản xuất rau củ theo phương pháp canh tác hữu cơ ở Đức cho thấy hơn

90% số mẫu kiểm tra bị nhiễm tuyến trùng Pratylenchus spp. [66]. Một khảo sát

tương tự ở phía Bắc Tasmania nước Úc cho thấy có 28 trong số 33 cây cà rốt

(khoảng 85%) bị nhiễm tuyến trùng Pratylenchus spp. [67]. Hai loài tuyến trùng

P. penetrans và P. crenatus cũng đã được tìm thấy trong rễ và đất trồng cà rốt ở

Canada với mật độ khá lớn [68].

Page 25: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

13

Cho đến nay, ở khu vực Châu Á chưa có nghiên cứu nào về tuyến trùng

Pratylenchus spp. trên cà rốt được ghi nhận, các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu

vực Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc.

Tuyến trùng bào nang (Heterodera spp.)

Trong lịch sử, tuyến trùng bào nang Heterodera carotae được xác định là

một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh cho cà rốt, những cánh đồng bị nhiễm

tuyến trùng H. carotae có sản lượng thấp [69]. Loài H. carotae được ghi nhận phổ

biến tại các vùng trồng cà rốt ở khu vực châu Âu như: Anh, Ireland, Hà Lan,

Scotland, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức, Thụy Điển, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary [70,

71]. Loài tuyến trùng này cũng đã được ghi nhận ở Ấn Độ [71], ở Michigan (Hoa

Kỳ) nơi có tới 67 % cánh đồng cà rốt bị nhiễm loài này [72]. Tuy nhiên, loài

H. carotae chưa được báo cáo ở các khu vực khác phía Bắc và Nam Mỹ [73].

Tuyến trùng kim (Longidorus spp.)

Một số loài thuộc giống Longidorus đã được báo cáo gây hại trên cà rốt. Loài

Longidorus elongatus được ghi nhận ở châu Âu bởi Hooper (1973), như một

nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất cà rốt [74]. Năm 1975, Saynor

cũng công bố loài L. elongatus gây thiệt hại cho cà rốt ở miền đông nước Anh [75].

Một loài mới L. israelensis được công bố là gây thiệt hại cho cà rốt ở Israel [43].

Tuyến trùng Longidorus spp. cũng được xác định là tác nhân gây bệnh trên cà rốt ở

California [76]. Tuyến trùng Longidorus spp. cũng được ghi nhận ký sinh trên cà rốt

ở Anh và Úc, nhưng chúng chưa gây thiệt hại nghiêm trọng [39, 40].

Tuyến trùng thân, củ (Ditylenchus spp.)

Loài tuyến trùng Ditylenchus dipsaci đã được báo cáo là gây thiệt hại nghiêm

trọng cho các vùng canh tác cà rốt ở Ý, chúng gây ra các triệu chứng như cây tăng

trưởng thấp, còi cọc, lá đổi màu, héo rũ và phân rã [77, 78]. Loài Ditylenchus

dipsaci đã được ghi nhận ký sinh và gây bệnh trên cà rốt ở nước Anh và Miền Nam

và Tây nước Úc tuy nhiên, nó không gây thiệt hại nghiêm trọng [39, 40].

1.2.2. Phân loại hình thái và phân tử tuyến trùng thực vật

Đặc điểm hình thái học có vai trò quan trọng trong chẩn loại chính xác đến

loài tuyến trùng [79]. Các đặc điểm hình thái, hình thái lượng là các yếu tố không

Page 26: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

14

thể thiếu được trong phân loại tuyến trùng thực vật. Một số đặc điểm hình thái được

sử dụng trong phân loại tuyến trùng thực vật như: chiều dài cơ thể, đặc điểm vùng

bên, vùng đầu, vùng đuôi, kim hút, cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng

nhóm tuyến trùng khác nhau có đặc điểm hình thái phục vụ cho việc phân loại loài

và sắp xếp chúng vào các nhóm loài khác nhau.

Đối với các loài tuyến trùng thuộc giống Meloiogyne, đặc điểm vùng perineal

patterns của con cái (vùng perineal patterns của con cái là vùng gồm có các cấu

trúc: mút đuôi, phasmids, đường bên, vulva, hậu môn và các đường vân bao quanh

[80]) được sử dụng rộng rãi trong phân loại và mô tả các loài từ năm 1949 bởi

Chiwood khi ông dựa vào các đặc điểm hình thái tấm cutin vùng perineal patterns,

kim hút và khoảng cách từ gốc kim hút đến lỗ đổ của tuyến thực quản lưng (DGO)

để mô tả các loài tuyến trùng sần rễ Meloiogyne hapla, M, incognita, M. arenaira,

M. exigua và M. javanica [81]. Đây được xem là đặc điểm quan trọng trong phân

loại hình thái các loài Meloidogyne spp., bởi sự ổn định trong cấu trúc của tấm cutin

vùng perineal patterns và đặc trưng cho từng loài, không thay đổi nhiều sau một

thời gian nhân nuôi [82, 80]. Mặt khác, so với con đực và ấu trùng thì con cái

thường dễ bắt gặp, số lượng nhiều hơn và có kích thước lớn hơn do đó dễ quan sát

dưới kính hiển vi [82]. Tuy nhiên, một vài biến đổi của tấm cutin vùng perineal

patterns của các cá thể trong cùng một loài và sự đa dạng giữa các loài gần gũi hay

giữa các quần thể trong cùng 1 loài đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phân loại nếu

như chỉ sử dụng đặc điểm này [81, 82, 80, 83]. Chẳng hạn như các loài M.

paranaensis, M. konaensis, M. izalcoensis và M. mayaguensis có đặc điểm hình thái

tấm cutin vùng perineal patterns gần giống với loài M. incognita [84]. Hooper et al.

(2005) cũng cho rằng việc phân loại các loài chỉ dựa trên các đặc điểm hình thái,

hình thái lượng yêu cầu rất nhiều về kỹ năng và thời gian làm việc đặc biệt là nếu số

lượng mẫu lớn hoặc các quần thể hiếm sẽ rất khó khăn [85].

Việc xác định các loài thuộc giống Pratylenchus thường dựa vào các đặc

điểm hình thái và hình thái lượng của con cái để chẩn đoán do con đực trong một số

trường hợp không bắt gặp hoặc rất hiếm [86]. Một số đặc điểm hình thái đã được

chứng mình là ổn định, đáng tin cậy và hữu ích trong việc chẩn loại đến loài như:

chiều dài cơ thể, số vòng đầu, hình dạng của vùng môi, hình dạng gốc kim hút, đặc

điểm vùng bên, chiều dài thực quản tuyến, hình dạng túi chứa tinh, vị trí của vulval,

Page 27: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

15

cấu trúc và chiều dài tử cung sau, hình dạng đuôi, mút đuôi và sự hiện diện hay

vắng mặt của con đực [63].

Đối với tuyến trùng thuộc các giống thuộc họ Criconemoidae đặc điểm hình

thái quan trọng sử dụng trong phân loại là số vòng cutin của cơ thể, chiều dài kim

hút và hình dạng đuôi của con cái [87, 88, 89].

Bên cạnh các đặc điểm hình thái, các chỉ số đo hình thái lượng cũng được sử

dụng rộng rãi. Đối với tuyến trùng thuộc giống Pratylenchus, chủ yếu sử dụng các

chỉ số đo hình thái lượng của con cái [63]. Đối với tuyến trùng thuộc giống

Meloidogyne các chỉ số đo hình thái lượng của ấu trùng tuổi 2 và con đực cũng đã

được chứng minh là hữu ích cho việc nhận biết các loài [90, 81]. Hiện nay, phương

pháp hóa sinh và phân tử được sử dụng phổ biến để phân loại tuyến trùng thực vật.

Tuy nhiên, các chỉ số đo hình thái vẫn cần thiết và tiên quyết trong mô tả, định loại

chính xác các quần thể và phát sinh loài [44].

Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, việc sử dụng Kính hiển vi Điện tử

quét (SEM) và Kính hiển vi Điện tử xuyên qua đã tái cấu trúc 3D đặc điểm hình

thái của tuyến trùng mà kính hiển vi thông thường không xác định được [91]. Hình

ảnh SEM cho thấy đặc điểm vùng môi của tuyến trùng Pratylenchus spp. là một đặc

điểm phân loại hữu ích trong phân loại và tiến hóa loài [92]. Hình ảnh SEM cũng

cho phép nghiên cứu chi tiết hơn về tấm cuntin vùng perineal patterns và hình dạng

vùng đầu ở tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. [93, 81].

Mặc dù, phân loại vẫn dựa trên hình thái giải phẫu là chủ yếu nhưng phân

loại các nhóm tuyến trùng thực vật thường gặp nhiều khó khăn do sự đa dạng và

chồng lấn về hình thái và hình thái lượng trong loài rất lớn cũng như đối với các

loài gần gũi. Do đặc tính ký sinh và luôn có xu hướng biến đổi hình thái để thích

nghi với từng loại cây chủ khác nhau ở các điều kiện vùng khí hậu khác nhau nên

tuyến trùng ký sinh thực vật không chỉ đa dạng về số lượng loài, mà còn có sự đa

dạng về hình thái giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài [94, 95]. Các

phương pháp nghiên cứu trong phân loại cũng ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và

hình thái lượng như: cố định tuyến trùng, xử lý tuyến trùng có thể làm sai lệch chìa

khóa (key) phân loại loài trong các giống tuyến trùng [96]. Sự khác nhau giữa các

loài gần gũi rất khó phân biệt được qua hình thái nhất là đối với nhóm phức hợp loài

Page 28: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

16

(species complex) thuộc giống Pratylenchus và Meloidogyne [97, 81]; hay như các

loài Radopholus gặp ở Việt Nam chỉ phân biệt được sau khi phân tích biệt thức

chuẩn CDA của các chỉ số hình thái lượng và phải dùng các đặc trưng phân tử để

chắc chắn loài đã gặp [98].

Vì vậy, song song với việc sử dụng các đặc điểm hình thái, hình thái lượng,

các nhà phân loại học đã áp dụng kỹ thuật phân tích đặc trưng phân tử của các trình

tự đoạn gene DNA khác nhau trong phân loại tuyến trùng, giúp cho việc định loại

đến loài được chính xác hơn. Nhiều vùng DNA đã được sử dụng trong phân tích đa

dạng cũng như chẩn loại các loài tuyến trùng như small subunit (SSU) 18S rDNA

[99, 100], D2D3 mở rộng của vùng 28S rDNA [101, 92] hay vùng ITS-rDNA [102].

Phân tích phân tử trong phân loại các loài tuyến trùng thuộc giống

Meloidogyne hiện nay được dùng khá phổ biến khi phân tích các vùng gen và phân

tích mối quan hệ phát sinh chủng loại giữa các loài gần gũi. Một số vùng gen phổ

biến được sử dụng trong những năm gần đây là vùng gen nhân ITS, D2D3 và vùng

gen ty thể COI, COII [103, 104]. Trong số đó, vùng gen mã hóa D2D3 28s rDNA

được ứng dụng phổ biến trong phân loại tuyến trùng, đoạn gene này có tính chất bảo

thủ và ổn định để có thể được xem là đặc điểm nhận biết các loài [105]. Các biến

đổi này cũng đã được sử dụng để nghiên cứu sự phát sinh chủng loại của các loài

thuộc giống Meloidogyne với các loài tuyến trùng thuộc giống khác [106, 107, 108].

Kỹ thuật phân tử cũng được sử dụng trong phân loại tuyến trùng giống

Pratylenchus từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đầu tiên là sử dụng phương pháp

RAPD-PCR nhân bản ngẫu nhiên để nhận dạng loài P. vulnus và P. neglectus [109].

Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy mức độ đa hình cao giữa các quần thể của loài

P. vulnus. Sau này các phân tích các vùng gen nhân (rDNA) được sử dụng phổ biến

trong phân loại tuyến trùng giống Pratylenchus bằng phân tích các vùng 18S, ITS

và 28S [110]. Các nghiên cứu cho thấy vùng gen 28S có mức độ bảo thủ và biến đổi

phù hợp để sử dụng trong phân loại các loài Pratylenchus [111, 92, 100]. Subbotin

& Moens (2006) và Subbotin et al. (2013) cho rằng các dữ liệu phân tử hiện nay

phù hợp và chính xác hơn trong phân loại các loài so với phương pháp dựa trên đặc

điểm cấu trúc hình thái [112, 113]. Subbotin et al. (2008) [92] đã tiến hành phân

tích phát sinh chủng loại giữa các loài dựa trên vùng gen 28S cho một số loài thuộc

Page 29: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

17

giống Pratylenchus được thu tại các vùng khác nhau để so sánh với phương pháp

dựa trên các đặc điểm cấu trúc về hình thái. Kết quả cho thấy theo phương pháp

phân tích cấu trúc phân tử, các loài cũng được chia ra thành 6 nhánh khác nhau và

hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu hình thái trước đó.

Bên cạnh đó, phân đoạn gene mở rộng D2D3 của vùng 28S rDNA cũng được

sử dụng để phân tích mối quan hệ phát sinh loài trong các giống

Hemicriconemoides và Mesocriconemoides [114, 115].

1.2.3. Khả năng phòng trừ sinh học tuyến trùng thực vật bằng nấm đối kháng

Với những tác hại rõ ràng của tuyến trùng thực vật trên cây trồng, các biện

pháp nhằm làm giảm thiệt hại do tuyến trùng gây ra luôn được quan tâm nghiên

cứu. Để phòng trừ tuyến trùng thực vật nói chung và tuyến trùng thực vật ký sinh cà

rốt nói riêng, có rất nhiều biện pháp như: biện pháp hóa học [116], hệ thống luân

canh cây trồng [64], quản lý cỏ dại, sử dụng cây phân xanh [117], lựa chọn thời

gian trồng và thu hoạch [19], sử dụng giống kháng và giống chống chịu [118], …

Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững và không ảnh hưởng đến sức khỏe con

người cũng như môi trường, các biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch tự nhiên để

hạn chế sự phát triển gây hại cũng như tiêu diệt tuyến trùng ký sinh thực vật đã và

đang rất được quan tâm hiện nay [119, 120].

Kuhn (1877) là người đầu tiên quan sát thấy con cái loài tuyến trùng

Heterodera schachtii bị ký sinh bởi một loại nấm [121]. Sau đó, năm 1881, ông đặt

tên loại nấm này là Tarichum auxiliare [122]. Kể từ đó một số lượng lớn các sinh

vật như: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng ăn thịt, côn trùng, ve bét và một số động

vật không xương sống, đã được tìm thấy ký sinh hoặc săn mồi tuyến trùng thực vật

[123]. Trong số các loài sinh vật ký sinh hay săn mồi tuyến trùng, nấm là nhóm vi

sinh vật có nhiều trong đất và một số loài có tiềm năng lớn trong phòng trừ tuyến

trùng như những tác nhân kiểm soát sinh học [124, 123, 125, 126].

Nấm chiếm khoảng 80% tổng số vi sinh vật trong đất [127, 128]. Trong đó

có hơn 700 loài đối kháng tuyến trùng đã được ghi nhận [129]. Dựa vào cơ chế gây

bệnh, các loài nấm có khả năng kiểm soát tuyến trùng được chia làm ba nhóm: (1)

nấm bẫy tuyến trùng; (2) nấm ký sinh trứng và ấu trùng; và (3) nấm sản sinh độc tố

[126, 130].

Page 30: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

18

Nấm bẫy (ăn thịt) tuyến trùng: Hay còn gọi là nấm ăn thịt, bởi vì chúng có

khả năng bắt giữ và giết chết tuyến trùng, sau khi tuyến trùng chết sẽ trở thành

nguồn dinh dưỡng giàu nitơ cho nấm [123]. Để bắt giữ tuyến trùng, từ các sợi nấm

sẽ hình thành các cơ quan có khả năng bắt được tuyến trùng. Barron (1977) và Gray

(1987) đã mô tả sáu loại bẫy được tìm thấy trong nấm bẫy tuyến trùng bao gồm: (1)

tạo ra các chất kết dính; (2) bẫy dạng nhánh thẳng; (3) bẫy mạng lưới; (4) núm dính;

(5) bẫy dạng vòng không co thắt; và (6) bẫy dạng vòng co thắt [131, 132].

Khi tiến hành thí nghiệm trong các đĩa nuôi cấy agar, Timper & Brodie

(1993), nhận thấy các loài nấm vòng: Arthrobotrys dactyloides, A. oligospora,

Monacrosporium ellipsosporum và M. cionopagum đã giết chết hầu hết con trưởng

thành và ấu trùng loài Pratylenchus penetrans [133]. Tương tự như vậy, nấm

A. arthrobotryoides, A. dactyloides, Dactylaria thaumasia và M. doedycoides làm

giảm đáng kể sự thâm nhập của tuyến trùng P. penetrans vào cỏ linh lăng [134].

Tuy nhiên, hầu hết các loại nấm bẫy không có khả năng tạo ra khuẩn lạc nhanh, khả

năng cạnh tranh thấp trong môi trường hoại sinh và không ổn định khi được bổ sung

vào trong đất [135].

Nấm ký sinh trứng, ấu trùng và con trưởng thành: Một số loài nấm có khả

năng ký sinh trên trứng, ấu trùng và con cái một số giống tuyến trùng như tuyến

trùng bào nang Heterodera, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne, tuyến trùng gây tổn

thương rễ Pratylenchus, ... Các loài nấm này chủ yếu thuộc các chi Pochonia,

Paecilomyces, Lecanicillium và Nematophthora [126]. Những loại nấm này tương

đối dễ dàng nuôi cấy và có thể ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của tuyến

trùng (trứng, ấu trùng và trưởng thành). Trong số các loài nấm ký sinh trứng và ấu

trùng, nấm Paecilomyces spp. là loại nấm hoại sinh trong đất, được quan tâm và

nghiên cứu nhiều nhất, do tiềm năng ký sinh và khả năng kiểm soát quần thể tuyến

trùng thực vật ký sinh tốt [124, 136, 137, 138]. Nấm Paecilomyces spp. có phổ phân

bố rộng, xuất hiện với tần suất cao ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [139] và

chúng được tìm thấy trong hầu hết hệ sinh thái đất nông nghiệp [138]. Cơ chế của

nấm Paecilomyces spp. là ký sinh trực tiếp lên trứng, ấu trùng hoặc con trưởng

thành bởi các sợi nấm, đồng thời sản sinh ra các hoạt chất và enzyme như acid

acetic, leucinotoxin, chitinase và protease có khả năng phân hủy lớp kitin bên ngoài

trứng và tuyến trùng trưởng thành [140, 137]. Các enzyme phân hủy lớp vỏ trứng,

Page 31: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

19

tạo điều kiện thuận lợi cho sợi nấm xâm nhập vào trứng và phá hủy các giai đoạn

phát triển phôi thai ở giai đoạn sớm [136, 141].

Lysek (1976) là người đầu tiên quan sát thấy nấm Paecilomyces spp. ký sinh

trên trứng tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.[142]. Jatala et al. (1979) cũng đã

quan sát thấy nó ký sinh trên trứng của loài M. incognita [143]. Kiewnick & Sikora

(2006), đã thử nghiệm khả năng kiểm soát tuyến trùng M. incognita trên cà chua

của nấm P. lilacinus 251. Kết quả là nấm P. lilacinus 251 đã làm giảm 66% nốt sần

trên rễ, 74% túi trứng và 71% mật độ ấu trùng trong rễ so với mẫu đối chứng [137].

Al Kader (2008) báo cáo hiệu quả gây chết 99% của dịch bào tử nấm Paecilomyces

đối với ấu trùng M. incognita sau 2 ngày gây nhiễm [144]. Tương tự, Pau et al.

(2012) cũng công bố ba chủng nấm P. lilacinus có khả năng làm giảm đáng kể

lượng trứng nở tuyến trùng M. incognita trong thời gian 7 ngày tỷ lệ trứng nở là 12

- 11%, trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ trứng nở là 74% [145]. Al Ajrami

(2016) đã tiến hành thử nghiệm khả năng ức chế nở trứng M. incognita của nấm P.

lilacinus ở các nồng độ 1500 và 3000 bào tử/ml. Kết quả, sau 72h tỷ lệ trứng nở ở

nồng độ bào tử nấm 1500 bào tử/ml là 18% và ở nồng độ nấm 3000 bào tử/ml là

7%, ở công thức đối chứng là 88%. Tỷ lệ ấu trùng chết là 35% ở nồng độ bào tử

nấm 1500 bào tử/ml và 57% ở nồng độ bào tử nấm 3000 bào tử/ml [146]. Nấm

P. lilacinus cũng làm giảm số lượng tuyến trùng Pratylenchus spp. ở ngô và

P. coffeae ở đậu, đặc biệt số lượng cá thể trong quần thể tuyến trùng giảm đi khi

tăng tỷ lệ nấm được chủng thí nghiệm [147, 148]. Tiềm năng sinh học trong việc

kiểm soát mật độ tuyến trùng của loài nấm P. lilacinus cũng đã được sử dụng trong

phòng trừ tuyến trùng loài M. javanica và M. incognita trên cây cà chua, rau, chuối

và các cây trồng khác [149, 150]. Hiện nay, nấm P. lilacinus được xem là một trong

những tác nhân kiểm soát sinh học được thử nghiệm rộng rãi nhất trong việc quản

lý tuyến trùng ký sinh thực vật [151] và đã được thương mại hóa [152, 153].

Nấm sản sinh độc tố: Nấm sản sinh độc tố là những nấm có khả năng tiết ra

độc tố để gây bất hoạt tuyến trùng (immobilize nematodes), trước khi sợi nấm có

thể xâm nhập qua lớp biểu bì của tuyến trùng [154]. Hầu hết, các loài nấm này

thuộc họ Ascomycota và Basidiomycota. Hiện nay, có khoảng hơn 270 loài nấm đã

được ghi nhận có khả năng làm bất hoạt tuyến trùng bởi độc tố do nấm tiết ra và

230 hoạt chất kháng tuyến trùng đã được phân lập từ nấm [155, 129]. Các hợp chất

Page 32: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

20

này bao gồm: alkaloit, peptide, terpenoid, macrolit, heterocycle oxy, benzo, quinon,

và sterol [155, 129]. Khả năng đối kháng với tuyến trùng của các nấm sản sinh độc

tố đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Xiang et al. (2001) đã báo cáo

về ảnh hưởng của nấm Pleurotus ostreatus đến trên tuyến trùng sần rễ đậu phộng

M. arenaria trong nhà kính. Thí nghiệm cho thấy nấm P. ostreatus có thể làm giảm

đáng kể số lượng ấu trùng M. arenaria và bệnh sần rễ đậu phộng do tuyến trùng

M. arenaria gây ra cũng giảm từ 87 - 94% [156]. Tương tự như vậy, dịch nhân nuôi

nấm P. eryngii có khả năng gây chết 42% ấu trùng loài M. javanica sau 24h gây

nhiễm [157]. Tiềm năng của một số loài nấm kháng tuyến trùng bào nang

Heterodera schachtii ký sinh gây hại ở củ cải đường đã được Palizi et al. (2009)

nghiên cứu khi tuyến trùng được chủng vào từng đĩa thạch lỏng có chứa bào tử nấm

gồm có các loài: P. ostreatus, P. sajorcaju, P. florida, P. flabellatus, P. eryngii và

Hypsizygus ulmarius kết quả tuyến trùng đã nhanh chóng bị bất hoạt và chết sau khi

gây nhiễm, tỷ lệ chết lần lượt đối với các nấm là 96, 72, 55, 52, 20, 23 và 62% [158].

Chen et al. (2010) đã thử nghiệm khả năng diệt tuyến trùng M. incognita của 22 loài

nấm sản sinh độc tố như nấm L. similis, Russula sanguinea, Schizophyllum commune,

Spongipellis spumeus,… cho thấy tất cả 22 loài nấm đều có khả năng diệt tuyến

trùng M. incognita. Trong đó, chỉ có 2 loài có hiệu lực thấp với tỷ lệ tuyến trùng

chết dưới 50% [159]. Tương tự, thử nghiệm của Sufiate et al. (2017) nấm P. eryngii

làm đã giảm 53% lượng trứng nở của loài M. incognita so với đối chứng [160].

Nấm Lentinus squarrosulus (Mont.) thuộc chi Lentinus, họ Polyporaceae

Corda (1939), bộ Polyporales Gäum. (1926) lớp Agaricomycetes [161]. Chi Lentinus

có khoảng 40 loài [161], hầu hết các loài nấm thuộc chi Lentinnus đều là nấm có thể

ăn được [162]. Nấm L. squarrosulus là một loài nấm có thể ăn được, giàu dinh

dưỡng [163], phân bố rộng khắp châu Phi, Châu Á, Châu Úc, đặc biệt phổ biển ở

các vùng nhiệt đới [164, 165]. Chúng có thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong

một phạm vi nhiệt độ rộng lớn [164]. Về mặt phân loại, nấm L. squarrosulus đồng

danh với nấm Pleurotus squarrosulus (Mont.) nấm L. subnudus Berk. và nấm

L. subtriginus Henn. [164]. Một số loài nấm cùng chi Lentinnus như: L. edodes,

L. lepideus, L. similis và một số loài nấm thuộc chi Pleurotus gần gũi với chi Lentinnus

như nấm: P. ostreatus, P. sajorcaju, P. florida, P. flabellatus, P. eryngi,… ngoài giá trị

Page 33: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

21

dinh dưỡng và dược liệu chúng còn có chứa một số hoạt chất có khả năng ức chế sự

hoạt động và phát triển của một số loài tuyến trùng thực vật [166, 159].

Nấm L. squarrosulus được báo cáo là có hoạt chất đối kháng chống lại nấm

Rigidoporus lignosus, một loài nấm gây hại rễ của nhiều cây trồng ở vùng nhiệt đới,

đặc biệt gây thiệt hại lớn đối với cây cao su (Hevea brasiliensis) [167, 168]. Hai loại

thuốc kháng sinh được sản xuất từ nấm L. squarrosulus là Ls1 có tác dụng chống lại

vi khuẩn Bacillus subtilis và Ls2 chống lại nấm R. lignosus và Mucor ramanninus

[169]. Mặc dù chưa có nghiên cứu về khả năng tiêu diệt tuyến trùng của nấm

L. squarrosulus. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, trong dịch nhân nuôi nấm

L. squarrosulus có chứa hàm lượng enzym chitinase [170], hoạt chất 1,2 -

dihydroxymintlactone [171] và hợp chất phenolic [172, 173]. Enzyme chitinase đã

được chứng minh là có tác dụng phân hủy lớp vỏ của tuyến trùng và lớp vỏ của

trứng [136, 141], trong khi hợp chất phenolic có tác dụng chống lại tuyến trùng P.

penetrans [174]. Stadler et al. (1995) đã xác định hoạt chất 1,2 -

dihydroxymintlactone từ dịch nhân nuôi nấm Cheimonophyllum candidissimum có

khả năng kháng tuyến trùng [175]. Chỉ số LD50 của hoạt chất 1,2 -

dihydroxymintlactone đối với tuyến trùng Caenorhabditis elegans là 25 µm/ml

[175]. Sau đó, các nghiên cứu tiếp theo cũng cho thấy hoạt chất này có trong một số

loài nấm như: Chroogomphus rutilus, Clavulinopsis corniculata, Clitocybe sp., C.

odora (injured), Clitocybula oculus, Collybia acervata, C. confluence, C. dryophila,

Coltricia sp. và Coprinus clastophyllus [176, 177, 178, 179, 159]. Các loài nấm này

cũng đã được thử nghiệm trên một số loài tuyến trùng Caenorhabditis sp.,

C. elegans, B. xylopholus, M. incognita, H. glycines, Aphelenchoides sp. và

A. baseyi [176, 177, 178, 179, 159].

Mặc dù nấm L. squarrosulus có độc tính có thể gây bất hoạt cho tuyến trùng

nhưng lại không có tác dụng đối với động vật bậc cao. Một thử nghiệm độc tính qua

đường tiêu hóa với chuột bạch khi trộn lẫn thức ăn với các tỷ lệ khác nhau của dịch

nhân nuôi nấm L. squarrosulus, sau 35 ngày chuột không có biểu hiện triệu chứng

lâm sàng và không bị chết [180]. Các quan sát tương tự đã được ghi nhận trong

nghiên cứu ảnh hưởng của độc tính trong phúc mạc chuột bạch, khi dịch nhân nuôi

nấm L. squarrosulus với các nồng độ khác nhau (60, 90 và 120 g/kg) được tiêm vào

màng bụng của chuột sau 35 ngày chuột không có biểu hiện triệu chứng bệnh,

Page 34: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

22

không chết và thậm chí cơ thể còn tăng cân [180]. Các nghiên cứu gần đây cũng đã

ghi nhận nấm L. squarrosulus có chứa hàm lượng rất thấp các kim loại nặng như chì

và cadimi [181]. Như vậy, nấm L. squarrosulus có các hoạt chất đối kháng tuyến

trùng, song cho đến nay chưa có ghi nhận nào gây độc đối với động vật và con

người nên sản phẩm từ nấm này có thể được sử dụng trong phòng trừ sinh học đối

với tuyến trùng.

1.3. Tình hình nghiên cứu tuyến trùng thực vật ở Việt Nam

Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu đầu tiên về tuyến trùng thực vật được

công bố năm 1970, với hơn 30 loài tuyến trùng thực vật và tuyến trùng tự do trong

đất quanh vùng rễ cây trồng do nhà khoa học người Hungary - Tiến sĩ Andrassy

[182]. Sau đó, được triển khai nghiên cứu ở một số trường đại học và trung tâm

nghiên cứu như: Trường Đại học Tổng hợp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội), Đại học Nông

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Viện Bảo vệ thực vật [182]. Các nghiên cứu chủ

yếu tập trung vào điều tra thành phần loài và phân loại tuyến trùng ký sinh trên các

cây trồng chính như: cây lúa, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu, vải, lạc, rau, cây thuốc, ...

Năm 1993, N.N. Châu & N.V. Thanh đã xác định được 49 loài tuyến trùng ký sinh

trên cây hồ tiêu [183]. Năm 1999, V.T.T. Tâm và cs ghi nhận 31 loài tuyến trùng

thuộc 18 giống ký sinh trên cây thuốc lá ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam [184].

Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cây vải ở Thanh Hà (Hải Dương) và Lục

Ngạn (Bắc Giang) đã xác định được 15 loài [185]. V.A. Tú và cs (2014) cũng xác

định có 11 giống tuyến trùng thực vật ký sinh trong rễ và đất cà phê tại Easao - Tỉnh

Gia Lai [186]. T.T.M. Anh và N.N. Châu xác định có 11 loài tuyến trùng thuộc 5

giống ký sinh trên lạc ở Hưng Yên [187]. Trên cây thuốc ở Đông Triều - Quảng

Ninh, N.H. Tiền và cs cũng ghi nhận 13 loài thuộc 8 giống tuyến trùng ký sinh

[188]. Quá trình điều tra tuyến trùng ký sinh trên cam Cao Phong - Hòa Bình, T.Q.

Pháp và cs ghi nhận 9 loài thuộc 8 giống tuyến trùng ký sinh [189]. Năm 2016, N.T.

Duyên và cs cũng đã công bố 15 loài thuộc 11 giống tuyến trùng ký sinh trên các

loại rau ở vùng trồng rau Xuân Hồng - Nam Định [190].

Bên cạnh các nghiên cứu cơ bản về điều tra, phân loại, các nghiên cứu đánh

giá vai trò gây hại của tuyến trùng đối với các cây trồng cũng đã được nhiều tác giả

Page 35: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

23

triển khai như: nghiên cứu của các tác giả N.B. Khương, N.T. Xuyên, V.T.T. Tâm

và cs đã xác định tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. là tác nhân gây hại chính trên

cây thuốc lá ở miền Bắc và miền Nam [191, 192, 185]. Tuyến trùng sần rễ

Meloidogyne spp. cũng được xem là tác nhân gây bệnh chùn rễ trên lúa làm cho cây

còi cọc chậm phát triển và giảm năng suất [193]. Một số kết quả nghiên cứu đã xác

định 4 loài tuyến trùng: Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis,

Xiphinema americanum và Paratrichodorus nanus là nguyên nhân gây bệnh chết

chậm, thối đen rễ, vàng lá, xoăn lá, làm giảm năng suất và có khả năng phá hủy các

vườn hồ tiêu ở Việt Nam [194, 195, 196]. Mặc dù, tuyến trùng gây hại trên cà phê

có thành phần loài khá là đa dạng, nhưng các nhóm loài gây hại chính vẫn là nhóm

tuyến trùng gây tổn thương rễ Pratylenchus spp. và nhóm tuyến trùng sần rễ

Meloidogyne spp. [197, 198].

Như vậy, các nghiên cứu trên đây cho thấy sự đa dạng về thành phần loài

tuyến trùng, cũng như mức độ gây hại của chúng đối với cây trồng ở Việt Nam. Đến

nay, đã ghi nhận khoảng 250 loài tuyến trùng ký sinh cây trồng ở Việt Nam [182].

Một số giống được xác định là ký sinh gây hại khá phổ biến ở nhiều cây trồng như

giống: Meloidogyne, Pratylenchus, Radopholus, Hirschmanniella, Rotylenchulus,

Helicotylenchus, Ditylenchus [135]. Nhiều loài tuyến trùng ký sinh quan trọng trên

các cây trồng khác nhau đã được công bố. Tuy nhiên, thành phần loài tuyến trùng

ký sinh và gây hại trên cây cà rốt chưa được nghiên cứu nhiều. N.N. Châu & N.V.

Thanh (2000) đã ghi nhận 12 loài tuyến trùng thuộc 4 giống: Pratylenchus,

Scutellonema, Helicotylenchus và Aphelenchoides ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng

[182]. Ở Hải Dương, V.Đ. Phiên (2014) đã xác định ba giống Meloidogyne,

Pratylenchus và Radopholus gây hại trên cà rốt, nhưng chưa các định đến loài [9].

Ở Việt Nam, phân loại tuyến trùng chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả đặc

điểm hình thái. Nhiều loài tuyến trùng đã được phân loại chủ yếu dựa vào các đặc

điểm hình thái và hình thái lượng. Tuy nhiên, do đặc thù tuyến trùng thực vật rất đa

dạng về hình thái và một số loài gần gũi có các chỉ số phân loại chồng lấn với nhau.

Vì vậy, những nhầm lẫn trong mô tả hình thái là khó tránh khỏi. Trong những năm

gần đây, các kỹ thuật phân tử đã được áp dụng trong phân loại tuyến trùng, giúp cho

việc định loại đến loài chính xác hơn. Cho đến nay, nhiều loài/quần thể thuộc các

giống tuyến trùng khác nhau đã được phân tích DNA như: giống Pratylenchus phân

Page 36: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

24

tích DNA 37 loài/quần thể, giống Xiphinema có 42 loài/quần thể đã được phân tích

DNA [135]. Đặc biệt, T.Q. Pháp đã áp dụng kỹ thuật phân tử và phân tích thống kê

CDA đã giúp định loại chính xác một số chồng lấn trong phân loại hình thái loài

Radopholus similis ở Đắk Lắk. Các quần thể tuyến trùng Radopholus spp. ký sinh

trên sầu riêng và cà phê ở Đắk Lắk, hoàn toàn không phải là loài R. similis như chẩn

loại ban đầu, mà là hai loài mới là R. duriophilus và R. arabocoffeae [199]. Trên cơ

sở phân tích DNA kết hợp với các đặc điểm hình thái và hình thái lượng, một số

loài mới đã được công bố cho khoa học như: R. duriophilus, R. arabocoffeae,

R. daklakensis, Meloidogyne daklakensis,… [199, 98, 200].

Hiện nay, ở Việt Nam, tuyến trùng thực vật đang là mối đe dọa nghiêm trọng

trên một số cây trồng như cà phê, hồ tiêu,… [135]. Để giảm thiểu các thiệt hại do

tuyến trùng thực vật gây ra, các giải pháp phòng trừ chúng bước đầu cũng đang

được quan tâm. Nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ tuyến

trùng thực vật, các chế phẩm sinh học đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.

Năm 1995, N.N. Châu và N.T. Kỳ lần đầu tiên đã sử dụng thuốc thảo mộc chiết

xuất từ cây sầu đâu rừng, cúc vạn thọ và xoan Ấn Độ để phòng trừ tuyến trùng

Meloidogyne spp. và Xiphinema spp. ký sinh gây hại trên hồ tiêu. Kết quả cho thấy,

sau 30 ngày thử nghiệm, chế phẩm có thành phần từ cúc vạn thọ và xoan Ấn Độ có

hiệu lực diệt tuyến trùng là 56%, chế phẩm chiết xuất từ lá và hạt sầu đâu rừng có

hiệu lực diệt tuyến trùng khá cao đạt tới 85 và 92% [201]. Năm 2005, N.N. Châu và

T.Q. Pháp đã thử nghiệm thuốc thảo mộc Sông Lam được chiết xuất từ vỏ mãng cầu

xiêm để phòng trừ loại tuyến trùng ký sinh thực vật, bao gồm Hemicriconemoides

spp., Meloidogyne spp., Paratrichodorus spp., Pratylenchus spp., Rotylenchulus

reniformis và Tylenchorhynchus spp. Kết quả thử nghiệm cho thấy, ở nồng độ 2%

và sau 7 ngày xử lý, tỷ lệ các giống tuyến trùng thử nghiệm chết từ 85 - 98% [202].

Nghiên cứu sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ một số sâu hại cây trồng là một

hướng đi đúng đắn nhằm hạn chế sử dụng thuốc hoá học và tận dụng nguồn nguyên

liệu sẵn có của các địa phương. Tuy nhiên, thuốc thảo mộc thường có một số nhược

điểm như: hiệu lực diệt sâu thường thấp, nguồn nguyên liệu hạn chế, công nghệ sản

xuất phức tạp và giá thành cao, ứng dụng trong thực tế còn rất hạn chế [135].

Vì vây, trong những năm gần đây, sử dụng các vi sinh vật đối kháng có

nguồn gốc từ đất như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn để hạn chế sự sinh trưởng và phát

Page 37: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

25

triển của tuyến trùng ký sinh thực vật là lựa chọn đúng đắn. Các kết quả thử nghiệm

ảnh hưởng của chủng nấm nội sinh rễ không gây bệnh Fusarium oxysporum, đến sự

sinh trưởng và phát triển của tuyến trùng sần rễ M. incognita trên cây cà chua và

loài M. graminicola trên lúa cho thấy: có 6/9 chủng nấm F. oxysporum có tác dụng

làm giảm nốt sần và túi trứng do con cái tạo ra trên rễ cây cà chua, với tỷ lệ nốt sần

giảm từ 33,5 - 55% và túi trứng giảm từ 30 - 50% so với cây đối chứng [203].

Tương tự như vậy, có 4/8 chủng nấm F. oxysporum có tác dụng làm giảm nốt sần và

túi trứng của tuyến trùng M. graminicola trên rễ cây lúa, với tỷ lệ nốt sần giảm từ

26,7 - 48% và túi trứng giảm từ 25,5 - 41% so với cây đối chứng có [204]. N.V.

Dũng và cs (2016) sử dụng 2 chế phẩm K-18 và SH-BV1 (có thành phần là thảo

mộc, enzyme và các loài nấm đối kháng) để phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt ở Hải

Dương và Lâm Đồng, đã xác hiệu lực diệt tuyến trùng từ 68 - 78% [205]. Tuy

nhiên, công bố này không đề cập đến nhóm tuyến trùng nào ký sinh ở cà rốt mà chỉ

là tuyến trùng trong đất. Trong khi đó, tuyến trùng trong đất lại bao gồm nhiều

nhóm khác nhau như: tuyến trùng thực vật, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng

và tuyến trùng sống tự do. Vì vậy, số lượng tuyến trùng giảm không rõ là nhóm

tuyến trùng nào: tuyến trùng thực vật, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng hay

tuyến trùng sống tự do? L.T.M. Linh và cs (2015) đã thử nghiệm trong điều kiện

phòng thí nghiệm khả năng ức chế trứng nở và giết chết ấu trùng M. incognita của

nấm Paecilomyces javanicus. Kết quả, nấm P. javanicus có khả năng ức chế quá

trình nở trứng và giết chết ấu trùng M. incognita sau 120h, ở các công thức dịch

nấm 5, 10 và 20%; tỷ lệ trứng nở lần lượt là 11,8; 8,9; 3,8% và tỷ lệ ấu trùng chết là

52; 55 và 75% [206].

Page 38: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

26

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tuyến trùng ký sinh trên rễ, củ cà rốt và đất xung quanh vùng rễ

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu

- Cây ký chủ là cây cà rốt (Daucus carota L. Him) thuộc Họ Hoa tán

(Umbellferae), Bộ Hoa tán (Umbellales) còn gọi là Bộ Sơn thù du (Cornales), Phân

lớp Hoa hồng (Rosidae).

- Hai loài nấm được sử dụng trong thí nghiệm phòng trừ tuyến trùng là:

chủng nấm ký sinh tuyến trùng Paecilomyces sp. và nấm Lentinus

squarrosulus Mont. 1842. Chủng nấm Paecilomyces sp. thuộc Chi Pacelomyces

Samson (1974), họ Trichocomaceae Fish (1987). Dịch bào tử nấm với nồng độ 106

bào tử/ml do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cung cấp. Nấm Paecilomyces sp. được

nhân nuôi trong bình tam giác chứa 200ml môi trường lỏng PDB (Potato Dextrose

Borth) theo phương pháp của Gao et al. (1998), ở nhiệt độ 25ºC [207]. Sau 7 ngày,

dung dịch được lọc qua rây vải thô để loại bỏ sợi nấm, rồi ly tâm ở 5000 vòng/phút

ở nhiệt độ 20ºC trong thời gian 20 phút. Thu bào tử nấm là phần lắng đọng ở ống ly

tâm. Sau đó, đếm và điều chỉnh nồng độ bào tử nấm là 106

bào tử/ml. Nấm Lentinus

squarrosulus Mont. 1842 thuộc Chi Lentinus, họ Polyporaceae Corda (1939) là loài

nấm lớn có khả năng tiết độc tố kháng tuyến trùng. Dịch nhân nuôi nấm do Viện

Công nghệ sinh học cung cấp. Nấm L. squarrosulus được nhân nuôi trong bình tam

giác chứa 200ml môi trường lỏng PDB theo phương pháp của Gao et al. (1998), với

sinh khối tươi ban đầu là 15 mg/ml, ở nhiệt độ 25ºC [207]. Sau 7 ngày, dung panh

gắp bỏ sợi nấm, rồi pha toàn bộ dịch nhân nuôi này với nước cất với tỷ lệ là 1:1 rồi

lọc qua giấy lọc Whatman. Sau đó, ly tâm ở 5000 vòng/phút ở nhiệt độ 20ºC trong

thời gian 20 phút, để thu dịch nhân nuôi.

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Quá trình khảo sát, điều tra tình trạng tuyến trùng ký sinh trên cà rốt tại 4 vùng

canh tác chính thuộc 4 tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Lâm Đồng bao gồm:

- Hà Nội: các xã Kim Nỗ, Vân Nội và Vân Trì - huyện Đông Anh (30 mẫu)

Page 39: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

27

- Hải Dương: các xã Đức Chính - huyện Cẩm Giàng và xã Minh Tân - huyện

Nam Sách (100 mẫu)

- Hưng Yên: xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang (30 mẫu)

- Lâm Đồng: Thị trấn Liên Nghĩa - huyện Đức Trọng; xã Tu Tra và Xuân Thọ

- huyện Đơn Dương; phường 3, phường 6, phường 11 - TP Đà Lạt (80 mẫu).

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng Tuyến trùng học và phòng Sinh học

phân tử và Di truyền bảo tồn - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Thời gian

thực hiện từ tháng 10/2014 - 10/2018.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu tuyến trùng

Mẫu thu để phục vụ điều tra thành phần loài được thu một cách ngẫu nhiên

theo phương pháp 5 điểm chéo góc [21]. Thu mẫu rễ và mẫu đất ở những cây có

biểu hiện bệnh (như vàng lá, thối rễ, sần rễ…) và cây khỏe mạnh. Gạt bỏ lớp đất bề

mặt quanh vùng rễ (5cm), đào sâu xuống khoảng 15 - 20cm từ mặt đất và thu

khoảng 1kg đất, 10g rễ hoặc củ quanh vùng đất vừa lấy [135].

2.2.2. Phương pháp tách lọc tuyến trùng từ đất và mô thực vật

Tuyến trùng được tách lọc từ đất theo phương pháp được mô tả của N.N.

Châu và N.V. Thanh (1993) [208]: Mẫu đất được trộn đều và định lượng 250g, cho

vào xô có 2 lít nước, bóp vụn và khuấy đều. Sau đó, dung dịch đất được chuyển qua

rây lọc thô để loại bỏ cặn đất và rác bẩn. Phần dung dịch đất có chứa tuyến trùng

trong xô được gạn lọc nhiều lần để loại bỏ hết cặn đất và cát nặng, chỉ còn lại dịch

tuyến trùng ở dạng huyền phù. Dịch tuyến trùng được chuyển qua rây lọc đường

kính lỗ rây 40 µm, rửa bằng nước sạch, tuyến trùng phía trên rây lọc được thu vào

một rây lọc tĩnh có đường kính 85 × 25 mm và kích thước lỗ rây 63 µm. Đặt rây lọc

tĩnh vào đĩa Petri đường kính 90 × 30 mm, điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Sau

48h, nhấc rây lọc tĩnh ra và thu dung dịch nước có chứa tuyến trùng trong đĩa petri.

Mẫu củ và rễ được tách lọc theo phương pháp của N.N. Châu và N.V. Thanh

(1993) [208]: các mẫu rễ cà rốt được rửa sạch, cân mẫu rễ, rồi cắt ra thành đoạn các

đoạn nhỏ 0,5 cm rồi chuyển sang rây có đường kính lỗ rây lọc tĩnh 40 µm, kích

thước 85 × 25 mm. Đặt rây lọc tĩnh vào đĩa Petri đường kính 90 × 30 mm, điều

chỉnh lượng nước cho phù hợp. Sau 48h, nhấc rây lọc tĩnh ra và thu dịch nước có

Page 40: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

28

chứa tuyến trùng trong đĩa petri. Đối với những mẫu thối củ thì cắt phần thối cho

vào rây lọc tĩnh có đường kính lỗ rây 40 µm, kích thước 85 × 25 mm. Đặt rây lọc

tĩnh vào đĩa Petri đường kính 90 × 30 mm, điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Sau

48h, nhấc rây lọc tĩnh ra và thu dịch nước có chứa tuyến trùng trong đĩa petri

Riêng đối với những mẫu sần sùi, có nốt sần sẽ được tách trực tiếp dưới kính

hiển vi soi nổi để thu con cái trưởng thành và túi trứng.

2.2.3. Phương pháp nhân nuôi tuyến trùng Meloidogyne spp. và Pratylenchus spp.

2.2.3.1. Phương pháp nhân nuôi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.

Tuyến trùng sần rễ giống Meloidogyne được nhân nuôi trên cây cà chua theo

mô tả của López-Pérez et al. (2011) [209] có hiệu chỉnh:

Hạt cà chua (sử dụng giống mẫn cảm với các loài Meloidogyne spp.) được

khử trùng bề mặt bằng cồn 70o trong 5 phút, vớt ra rửa sạch cho vào dung dịch natri

hypochlorite 1% (NaOCl) trong 15 phút để loại trừ các tác nhân gây bệnh nhiễm

bên ngoài vỏ hạt. Sau đó, các hạt giống cà chua được rửa lại nhiều lần với nước cất

để loại bỏ hết dung dịch natri hypochlorite. Các hạt này được gieo trong khay đất đã

khử trùng, khi cây được hai lá thật thì chuyển vào các chậu đất (250 cm3

đất). Sau

khi chuyển sang chậu, cà chua bén rễ thì tiến hành chủng tuyến trùng với số lượng

200 ấu trùng/chậu. Sau 30 - 60 ngày có thể thu tuyến trùng.

Rễ cây cà chua bị nhiễm tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. được rửa sạch

để loại bỏ đất bám xung quanh, sau đó cắt nhỏ thành từng đoạn 1 - 2cm và cho vào

dung dịch NaOCl 1,5%. Lắc đều trong 5 phút để phá vỡ cấu trúc vỏ gelatin của túi

trứng. Ấu trùng được thu qua rây lọc có đường kính lỗ rây 40 µm và trứng được thu

ở rây lọc có đường kính lỗ rây 25 µm [210].

2.2.3.1. Phương pháp nhân nuôi tuyến trùng tổn thương rễ Pratylenchus spp.

Tuyến trùng gây tổn thương rễ thuộc giống Pratylenchus được nhân nuôi trên

các đĩa cà rốt theo phương pháp của Coyne et al. (2014) [211], theo các bước sau:

- Chuẩn bị đĩa cà rốt: Chọn củ cà rốt tươi, không bị bệnh, rửa sạch. Trong

điều kiện buồng nuôi cấy tiệt trùng, ngâm cà rốt vào cốc có chứa cồn 95ºC khoảng 1

- 2 giây rồi hơ trên ngọn lửa đèn cồn để khử trùng. Dùng dao đã khử trùng gọt vỏ và

cắt bỏ hai đầu. Cắt củ cà rốt thành các miếng nhỏ dày 0,5 cm. Gắp từng miếng cà

Page 41: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

29

rốt hơ qua trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho vào đĩa petri tiệt trùng đường kính 35 mm.

Đĩa petri được quấn parafilm xung quanh miệng để tránh nhiễm khuẩn và cà rốt

không bị khô. Bảo quản các đĩa cà rốt trong tủ môi trường ở nhiệt độ 25ºC.

- Khử trùng tuyến trùng: Hút tuyến trùng cho vào đĩa thủy tinh lõm, cho thêm

4ml dung dịch Streptomycin sulfate nồng độ 4/1000 để ở nhiệt độ thường 24h. Sau

đó, hút phần dung dịch nổi ở trên bỏ đi, phần tuyến trùng lắng bên dưới được giữ

lại. Bổ sung thêm nước cất vào đĩa thủy tinh lõm có chứa tuyến trùng để lắng rồi hút

bỏ dung dịch bên trên để rửa sạch dung dịch Streptomycin sulfate.

- Nhiễm tuyến trùng vào các đĩa cà rốt: Khử trùng các đĩa cà rốt không bị

nhiễm khuẩn bằng tia cực tím trong khoảng 10 - 15 phút. Sau đó, trong điều kiện

khử trùng của buồng nuôi cấy, mở băng parafilm, dùng pipet hút 20µl dung dịch có

chứa tuyến trùng đã được khử trùng, bơm lên miếng cà rốt ở vị trí mô viền ngoài

của đĩa cà rốt. Các đĩa petri có chứa cà rốt được đậy kín bằng parafilm rồi đặt trong

tủ môi trường ở 25°C. Sau 45 - 60 ngày tiến hành thu tuyến trùng.

- Thu tuyến trùng từ đĩa cà rốt: Cà rốt được cho vào máy xay cùng với một ít

nước sạch với tốc độ 12.600 vòng/phút trong 3 lần, mỗi lần 10 giây. Dung dịch

tuyến trùng được đổ qua rây lọc có kích thước lỗ 100 m để loại bỏ các mảnh mô cà

rốt rồi sau đó được đổ lại qua rây lọc có kích thước lỗ 25 m. Tuyến trùng thu được

phía trên rây lọc được cho vào rây lọc tĩnh có đường kính 8 × 1cm, kích thước lỗ

rây 40 m (được đặt vào đĩa petri đường kính 9 cm), điều chỉnh lượng nước phù

hợp. Sau 48h nhấc rây lọc ra, thu phần nước có tuyến trùng trong đĩa.

2.2.4. Phương pháp xử lý, làm trong và làm tiêu bản tuyến trùng

- Phương pháp cố định tuyến trùng: Phương pháp cố định tuyến trùng theo

Courtney et al. (1995) [212]: tuyến trùng thu được được chia làm 2 phần: một phần

được cố định bằng nhiệt ở nước nóng 50 - 60ºC, rồi chuyển sang bảo quản trong

dung dịch TAF (Formalin 40 %: 7 ml, Triethanolamine: 2 ml, Nước cất: 91 ml); một

phần được bảo quản trong dung dịch DESS để sử dụng cho các nghiên cứu phân tử.

- Phương pháp làm trong tuyến trùng và lên tiêu bản cố định: theo mô tả

được đề cập bởi N.N. Châu (2003) [135]: tuyến trùng được gắp từ dung dịch TAF

sang đĩa thuỷ tinh lõm có chứa dung dịch I (Cồn 96º: 20 ml, Glycerin: 1 ml, Nước

cất: 79 ml). Đậy nắp và đặt đĩa thuỷ tinh trong bình cồn 96º, bình cồn lại được đặt

Page 42: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

30

trong tủ ấm 40ºC trong thời gian tối thiểu là 12h. Sau đó, chuyển đĩa thuỷ tinh trong

bình cồn lên giá của tủ ấm và mở 1/3 nắp để dung dịch bay hơi từ từ, cứ sau 3h thì

bổ sung thêm dung dịch II (Cồn 96º: 95 ml, Glycerin: 5 ml). Sau ít nhất 24h tuyến

trùng đã sẵn sàng cho việc lên tiêu bản cố định. Dùng ống đồng có đường kính

10mm để khoanh vòng parafilm lên lam kính. Đặt 1 giọt nhỏ glycerin ở giữa vòng

parafilm, gắp tuyến trùng đã được làm trong vào giữa giọt glycerin. Đậy lamen, đặt

lam kính lên thanh nhôm và đốt trên đèn cồn cho đến khi lamen gắn trên lam kính.

- Phương pháp cắt vùng perineal patterns: Phương pháp cắt vùng perineal

patterns con cái được tiến hành theo mô tả bởi Hartman & Sasser (1995) [213]: Gắp

con cái lên lam kính lõm có chứa 100µl nước, dùng dao cắt phần cổ và vùng

perineal patterns ra khỏi cơ thể. Cắt vùng perineal patterns thành tấm hình vuông và

gạt bỏ phần cơ chất. Phần cổ và vùng perineal patterns sẽ được rửa qua acid lactic

45% trong 5 phút sau đó rửa qua nước cất 1 lần và gắp lên lam kính làm tiêu bản.

2.2.5. Phương pháp chuẩn bị mẫu chụp ảnh KHV điện tử quét (SEM)

Xử lý mẫu tuyến trùng để quan sát và chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét

được thực hiện theo quy trình của Abolafia (2015) [214] như sau:

Mẫu tuyến trùng được cố định bằng nhiệt ở nước nóng 50 - 60ºC, rồi chuyển

sang bảo quản trong dung dịch TAF. Sau đó, tuyến trùng được rửa 3 lần bằng dung

dịch 0,1 M Sorenson buffer và 2 lần bằng nước cất 2 lần, mỗi lần rửa 10 phút và tiến

hành làm mất nước tuyến trùng bằng cách xử lý mẫu qua các nồng độ ethanol từ 10,

20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 và hai lần 100 %. Thời gian xử lý ở mỗi nồng độ ethenol

là 1 giờ. Duy trì 8 giờ ở nồng độ ethanol 100 %. Tiếp đến, tuyến trùng được làm khô

tới hạn bằng CO2 lỏng. Tuyến trùng sau khi đã xử lý làm khô được chuyển sang đế

chụp trên mặt đế có dán băng dính hai mặt carbon, phần đầu tuyến trùng được gác

phần lên sợi bông thủy tinh và được phủ vàng. Sau đó, được chuyển vào buồng tiêu

bản của kính hiển vi điện tử quét Zeiss Merlin để quan sát và chụp ảnh.

2.2.6. Các chỉ số đo hình thái trong phân loại tuyến trùng

Các chỉ số hình thái lượng (morphometrics) của con cái, con đực và ấu trùng

được thực hiện theo Siddiqi (2000) [79], như sau:

n: Số lượng cá thể tuyến trùng đo

L: Chiều dài cơ thể

Page 43: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

31

W: Chiều rộng cơ thể

Stl: Chiều dài kim hút

DGO: Chiều dài từ gốc kim hút đến lỗ đổ tuyến thực quản lưng

EP: Chiều dài từ đỉnh đầu đến lỗ bài tiết

ES: Chiều dài từ đầu đến hết phần phủ thực quản tuyến

T : Chiều dài đuôi

ABD: Chiều rộng cơ thể tại hậu môn

H: Chiều dài hyaline

TES: Chiều dài nhánh sinh dục đực

PUS: Chiều dài tử cung sau

G1: Chiều dài tử cung trước

a: L / W

b: L / Chiều dài từ đầu đến van thực quản - ruột

b': L / ES

c: L / T

c': T/ABD

E.P. (%:): EP /L x 100

O: DGO × 100/ Stl

R: Số lượng vòng cơ thể

RB: Chiều rộng của một vòng cutin

RSt: Số vòng từ đầu đến gốc stylet

ROes: Số vòng từ đầu đến gốc thực quản

Rex: Số vòng từ đầu đến lỗ bài tiết

RV: Số vòng từ vulva đến tận cùng đuôi.

Ran: Số vòng đuôi

RVan: Số vòng từ vulva đến hậu môn

Các chỉ số hình thái khác cũng được sử dụng: chiều dài cổ, chiều cao đầu,

chiều rộng đầu, chiều dài từ đỉnh đầu đền diều giữa, chiều dài từ đỉnh đầu đến van

thực quản - ruột, chiều dài vulva, chiều dài từ vulva đến hậu môn, khoảng cách

phasmid, chiều dài gai sinh dục, chiều dài trợ gai sinh dục, chiều dài cơ thể/chiều

dài cổ.

Page 44: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

32

Tuyến trùng sẽ được phân loại loài/giống dựa trên khóa phân loại của N.N.

Châu & N.V. Thanh (2000) [182] và dựa trên các khóa phân loại mới nhất như: đối

với tuyến trùng Pratylenchus spp theo khóa phân loại của Castillo & Vovlas (2007)

[63], tuyến trùng Meloidogyne theo khóa phân loại của Kazachenko & Mukhina

(2013) [215], phân loại tuyến trùng họ Criconemtida theo Geraert (2010) [216],

tuyến trùng giống Tylenchorhynchus theo Geraert (2011) [217], giống Hemicaloosia

phân loại theo khóa định loại của Chitambar & Subbotin (2014) [218].

2.2.7. Phương pháp phân tích phân tử tuyến trùng

Tách chiết DNA: DNA được tách chiết theo phương pháp của Holterman et

al. (2009) [100]: Gắp 1 cá thể tuyến trùng lên lam kính sạch có 25 µl dung dịch đệm

WLB (KCl: 500 mM, Tris HCl: 100 mM pH 7.5, DTT: 10 mM, MgCl2.: 15 mM,

Tween 20: 4.5%), dùng dao sạch cắt nát tuyến trùng. Hút toàn bộ dung dịch tuyến

trùng đã cắt trên lam kính cho vào ống eppendorf và thêm 2 µl proteinase K, ủ ở -

20ºC trong 2 giờ, tiếp tục ủ ở 65ºC trong 2 giờ, lặp lại với 2 bước trên, sau đỏ ủ tiếp

ở 95ºC trong 10 phút để phân hủy proteinase K. Ly tâm trong vòng 10 phút. Lấy 5

µl để chạy PCR. DNA thô được bảo quản ở nhiệt độ -70°C.

PCR khuếch đại các vùng gen: Thành phần phản ứng PCR như sau: 15 µl

Hotstat PCR Mastermix 2X (Promega), 1 µl (nồng độ mồi 10 mM) cho từng loại mồi

(xuôi, ngược), 5 µl DNA tổng số và 8 µl nước cất. Chu trình PCR theo các bước 95ºC

trong vòng 2 phút, 40 chu kỳ lặp lại của 95ºC trong 35 giây, 50 - 52ºC trong 30 giây

và 72 ºC trong 45 giây và tiếp tục 72ºC trong 10 phút. Trình tự mồi vùng gene

D2D3 dùng trong nghiên cứu: D2A: 5’-ACA AGTACCGTGAGGGAAAGTTG-3’,

D3B:3’-TCCTCGGAAGGAACCAGCTACTA-5’ [219].

Điện di sản phẩm: Sau khi phản ứng PCR kết thúc sản phẩm được chạy điện

di trên tấm gel agarose 1% (0.5 g Agarose hòa tan trong 50 ml dung dịch TAE 1X

(40 mM Tris, 20 mM NaOAc, 1 mM ADTA, pH 8) hiệu điện thế 100V trong 30

phút. Nhuộm Gelred và chụp ảnh. Băng vạch DNA của các loài được xác định dựa

trên thang DNA chuẩn (100 bp DNA ladder). Đối với sản phẩm nhân bản các vùng

gen, sản phẩm thu được dựa trên kích thước băng vạch theo thiết kế từng loại mồi.

Tinh sạch sản phẩm PCR và đọc trình tự DNA: Sản phẩm PCR sau khi được

khuếch đại thành công các vùng gene sẽ được tinh sạch bằng kít GeneJet PCR

Page 45: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

33

Purification (Thermo Scientific - Germany) theo quy trình có sẵn của nhà sản xuất

và được gửi giải trình tự hai chiều ở Công ty Macrogen - Hàn Quốc.

2.2.8. Phương pháp thử nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của nấm

- Thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế nở trứng tuyến trùng M. incognita

được tiến hành theo phương pháp mô tả bởi Pau et al. (2012) [145], có hiệu chỉnh:

Thí nghiệm được tiến hành theo 4 công thức (CT) với 4 nồng độ nấm khác nhau.

Đối với dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. các nồng độ thử nghiệm là từ 0, 1,5 ×

105, 3 × 10

5 và 4,5 × 10

5 bào tử/ ml. Đối với dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus

được tiến hành ở các nồng độ 0, 5, 10 và 15% dịch nhân nuôi. Mỗi công thức gồm 3

đĩa petri đường kính 35cm. Mỗi đĩa petri có 300 trứng tuyến trùng M. incognita.

Theo dõi tỷ lệ trứng nở sau 24, 72 và 120 giờ. Nước cất được sử dụng trong các thử

nghiệm đối chứng (ĐC). Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

Tỷ lệ (%) trứng nở được tính theo công thức:

Tỷ lệ (%) trứng nở = số lượng ấu trùng/số lượng trứng ban đầu x 100

- Thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt ấu trùng M. incognita: được tiến hành

theo phương pháp mô tả bởi Pau et al. (2012) [145], có hiệu chỉnh. Thí nghiệm

được tiến hành theo 4 công thức với 4 nồng độ nấm khác nhau. Đối với dịch bào tử

nấm Paecilomyces sp. các nồng độ thử nghiệm là từ 0, 1,5 × 105, 3 × 10

5 và 4,5 ×

105 bào tử/ml. Đối với dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus được tiến hành ở các

nồng độ 0, 5, 10 và 15% dịch nhân nuôi. Mỗi công thức gồm 3 đĩa petri đường kính

35cm. Mỗi đĩa petri có 300 ấu trùng M. incognita. Theo dõi tỷ lệ ấu trùng

M. incognita chết sau 24, 72, 120 và 168 giờ. Nước cất được sử dụng trong các thử

nghiệm đối chứng. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

Tỷ lệ (%) ấu trùng chết được tính theo công thức:

Tỷ lệ (%) ấu trùng chết = (số lượng ấu trùng ban đầu – số lượng ấu trùng còn sống)

số lượng ấu trùng ban đầu x 100

- Thí nghiệm đánh giá hiệu lực diệt tuyến trùng P. penetrans được tiến hành

theo phương pháp mô tả bởi Pau et al. (2012) [145], có hiệu chỉnh: Thí nghiệm

được tiến hành theo 4 công thức với 4 nồng độ nấm khác nhau. Đối với dịch bào tử

nấm Paecilomyces sp. các nồng độ thử nghiệm là từ 0, 1,5 × 105, 3 × 10

5 và 4,5 ×

105 bào tử/ ml. Đối với dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus được tiến hành ở các

Page 46: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

34

nồng độ 0, 5, 10 và 15 % dịch nhân nuôi. Mỗi công thức gồm 3 đĩa petri đường kính

35cm. Mỗi đĩa petri có 300 tuyến trùng P. penetrans. Theo dõi tỷ lệ tuyến trùng

P. penetrans chết sau 24h, 72h, 120h và 168h. Nước cất được sử dụng trong các thử

nghiệm đối chứng. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần.

Tỷ lệ (%) tuyến trùng chết được tính theo công thức:

Tỷ lệ (%) tuyến trùng chết = (số lượng tuyến trùng ban đầu – số lượng tuyến trùng còn sống)

số lượng tuyến trùng ban đầu x 100

2.2.9. Phân tích số liệu

- Các chỉ số hình thái lượng và số liệu về tần suất, mật độ quần thể tuyến trùng

được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Đánh giá chỉ số hình thái lượng sử dụng phân tích biệt thức tách biệt CDA

(Canonical Discriminant Analysis) dựa trên phần mềm GENSTAT 12 [220].

- Sử dụng chương trình BLAST để tìm kiếm các trình tự tương đồng đã được các

tác giả khác công bố trên ngân hàng gen (Genbank).

- Các trình tự sẽ được lựa chọn để phân tích, so sánh bằng chương trình

ClustalW sẵn có trong phần mềm BioEdit [221].

- Khoảng cách di truyền của quần thể và loài được phân tích với phần mềm

MEGA 6 [222].

- Cây phát sinh chủng loại được xây dựng theo dạng Maximum Likelihood

(ML) với mô hình phù hợp nhất cho từng trình tự bằng chương trình Modeltest

trong MEGA 6 [222].

- Số liệu thử nghiệm khả năng phòng trừ được xử lý thống kê bằng ANOVA

dựa trên phần mềm SPSS để đánh giá sai khác giữa các công thức thí nghiệm.

Page 47: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

35

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam

Kết quả phân loại hình thái và phân tử tuyến trùng ký sinh cà rốt ở các điểm

điều tra Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và Lâm Đồng đã xác định 25 loài tuyến

trùng ký sinh, thuộc 15 giống, 9 họ, 4 bộ (Tylenchida, Dorylaimida, Triplonchida và

Aphelenchida). Danh sách các loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt được trình bày

theo hệ thống phân loại của Hunt (1993) [223] và Siddiqi (2000) [79] ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở các vùng điều tra

TT Tên loài Hà

Nội

Hải

Dương

Hưng

Yên

Lâm

Đồng

BỘ TYLENCHIDA THORNE, 1949

Họ Belonolailidae Whitehead, 1960

Giống Tylenchorhynchus Cobb, 1913

1 T. mashhoodi Siddiqi & Basir, 1959 + +

2 T. annulatus (Cassidy, 1930) Golden, 1971 + + +

Họ Hoplolaimidae Filipjev, 1934

Giống Helicotylenchus Steiner, 1945

3 H. dihystera (Cobb. 1893) Sher, 1961 +

4 H. indicus Siddiqi, 1963 + + +

Giống Hoplolaimus Von Daday, 1905

5 H. chambus Jairajpuri & Baqri, 1973 +

Giống Rotylenchulus Linford & Oliveira, 1940

6 R. reniformis Linford & Oliveira, 1940 + + + +

Họ Anguinidae Nicol, 1935 (1926)

Giống Ditylenchus Filipjev, 1936

7 Ditylenchus sp. + + + +

Họ Criconematidae Thorne, 1949

Giống Hemicriconemoides Chitwood &

Birchfield, 1957

8 H. strictathecatus Esser, 1960 + +

Giống Hemicaloosia Ray & Das, 1978

9 Hemicaloosia sp. +

Giống Mesocriconema Andrássy, 1965

Page 48: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

36

10 M. sphaerocephalum (Taylor, 1936) Loof,

1989 + +

Họ Meloidogynidae Filipjev, 1934

Giống Meloidogyne Goeldi, 1892

11 M. incognita (Kofoid& White, 1919)

Chitwood, 1949 + + + +

12 M. arenaria (Neal. 1889) Chitwood, 1949 +

13 M. graminicola Golden & Birchfield 1965 +

Họ Pratylenchidae Thorne, 1949

Giống Pratylenchus Filipjev, 1936

14 P. thornei Sher & Allen, 1953 +

15 P. zeae Graham, 1951 + +

16 P. haiduongensis Nguyen et al., 2017 +

17 P. coffeae (Zimmermann, 1898) Filipjev &

Sch. Stekhoven, 1941 +

18 P. penestran (Cobb, 1917) Filipjev & Sch.

Stekhoven, 1941 +

19 Pratylenchus sp. 1 +

20 Pratylenchus sp. 2 +

BỘ DORYLAIMIDA PEARSE, 1942

Họ Longidoridae Thorne, 1935

Giống Longidorus Micoletzky, 1922

21 Longidorus sp. +

Giống Paralongidorus Siddiqi, 1974

22 Paralongidorus sp. +

Giống Xiphinema Cobb, 1913

23 X. brevicolle Lordello & Da Costa, 1961 +

BỘ TRIPLONCHIDA COBB, 1920

Họ Diphterophoridae (Micoletzki, 1922)

Giống Diphterophora de Man, 1880

24 Diphterophora sp. + +

BỘ APHELENCHIDA SIDDIQI, 1980

Họ Aphelenchoididae (Paramonov, 1953)

Skarbilovich, 1947

Giống Aphelenchoides Fischer, 1894

25 Aphelenchoides sp. +

Ghi chú: (+) sự hiện diện của tuyến trùng

Page 49: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

37

Bảng 3.1 cho thấy, Hải Dương là nơi có số lượng loài tuyến trùng ký sinh

nhiều nhất (16 loài thuộc 12 giống); tiếp theo là Lâm Đồng (12 loài thuộc 10 giống);

Hà Nội (8 loài thuộc 7 giống) và Hưng Yên (7 loài thuộc 7 giống). Trong số 15 giống

tuyến trùng ký sinh ở cà rốt thì các giống Helicotylenchus, Ditylenchus, Meloidogyne,

Tylenchorhychus, Rotylenchulus và Pratylenchus đều ghi nhận được ở cả 4 địa điểm

nghiên cứu, đặc biệt là 2 loài R. reniformis và M. incognita. Trong khi đó, ba giống

Hoplolaimus, Longidorus và Paralongidorus chỉ ghi nhận ở Hải Dương, ba giống

Hemicaloosia, Xiphinema và Aphelenchoides chỉ ghi nhận ở Lâm Đồng. Giống

Hemicriconemoides không được ghi nhận ở đất trồng cà rốt tại Hà Nội và Lâm Đồng;

giống Mesocriconema được ghi nhận ở đất trồng cà rốt tại Hà Nội và Hải Dương;

giống Diphterophora được ghi nhận ở đất trồng cà rốt tại Hải Dương và Lâm Đồng.

Như vậy, tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương có số lượng giống và

loài nhiều nhất, tiếp theo là Lâm Đồng, Hà Nội và Hưng Yên. Sở dĩ có sự khác nhau

về số lượng và thành phần loài là do đặc thù sinh thái và chế độ canh tác ở các vùng

là khác nhau. Hải Dương là vùng chuyên canh cây cà rốt, Lâm Đồng là vùng độc

canh trồng cà rốt, trong khi Hà Nội và Hưng Yên chỉ trồng 1 vụ cà rốt trong 1 năm

nên cùng một cây ký chủ là cà rốt nhưng thành phần loài tuyến trùng ký sinh lại

khác nhau. Điều này cũng được thể hiện rõ khi trong tổng số 8 loài được ghi nhận tại

Hà Nội thì có tới 5 loài cũng được ghi nhận tại Hưng Yên chiếm tới 62,5% tổng số

loài được ghi nhận tại địa điểm này.

Theo N.N. Châu và N.V Thanh (2000), đã ghi nhận 12 loài tuyến trùng thuộc

4 giống, 3 họ ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng [182]. Trong nghiên cứu này, trên cà

rốt ở Lâm Đồng đã ghi nhận thêm 7 giống là: Ditylenchus, Tylenchorhychus,

Rotylenchulus, Meloidogyne, Hemicaloosia, Xiphinema và Diphterophora. Trong

khi đó, giống Scutellonema đã được ghi nhận trước đó nhưng không bắt gặp trong

nghiên cứu này. Các kết quả nghiên cứu cũng là những ghi nhận đầu tiên về thành

phần loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt tại Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương.

Thành phần tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam khá đa dạng. Trên thế

giới đã ghi nhận 21 giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt [38, 41, 42, 43, 44, 39, 40].

Trong số 15 giống tuyến trùng ký sinh được tìm thấy ở 4 vùng điều tra, có 6 giống

chưa từng được ghi nhận ký sinh ở cà rốt trên trên thế giới là: Hemicriconemoides,

Page 50: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

38

Hemicaloosia, Hoplolaimus, Paralongidorus, Diphterophora và Aphelenchoides.

Một số giống ký sinh trên cà rốt, thậm chí có giống còn gây nhiều thiệt hại cho một

số vùng trồng cà rốt trên thế giới nhưng lại không được ghi nhận trong nghiên cứu

này. Đó là các giống: Belonolaimus, Hemicycliophora, Heterodera, Merlinius,

Nacobbus, Neodolichodorus, Paratrichodorus, Paratylenchus, Radopholus,

Rotylenchus, Scutellonema và Trichodorus [38, 41, 42, 43, 44, 39, 40].

Trong 4 bộ, bộ Tylenchida có số lượng họ nhiều nhất với 6 họ. Các bộ còn

lại chỉ ghi nhận 1 họ trong mỗi bộ. Họ Hoplolaimidae có số lượng giống nhiều nhất

với 4 giống và giống Pratylenchus có số lượng loài nhiều nhất là 5 loài. Kết quả này

tương tự như những nghiên cứu trên thế giới [38, 41, 42, 43, 44, 39, 40].

Giống Pratylenchus ghi nhận 5 loài, trong đó, tại Hải Dương ghi nhận được

3 loài; tại Lâm Đồng, Hà Nội và Hưng Yên mỗi vùng ghi nhận được 1 loài. Các loài

P. coffeae, P. penetrans, P. pratensis và P. zeae đã từng được ghi nhận ký sinh và

gây hại trên cà rốt ở Lâm Đồng trước đây [182]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này

chỉ có loài P. penetrans được ghi nhận lại ở Lâm Đồng. Loài P. coffeae không được

ghi nhận lại ở Lâm Đồng, nhưng được ghi nhận ở Hưng Yên và loài P. zeae được

ghi nhận ở Hải Dương và Hà Nội. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã

ghi nhận 8 loài tuyến trùng thuộc giống Pratylenchus ký sinh và gây hại trên cà rốt,

bao gồm các loài: P. coffeae, P. crenatus, P. mediterraneus, P. neglectus,

P. penetrans, P. pratensis, P. thornei và P. zeae [41, 182, 63]. Tuy nhiên, trong điều

tra này đã không tìm thấy các loài: P. crenatus, P. mediterraneus, P. neglectus và

P. pratensis. Bên cạnh đó, nghiên cứu này đã bổ sung thêm 1 loài tuyến trùng mới

cho khoa học ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương, đó là loài P. haiduongensis.

Trên thế giới cho đến nay, đã có 7 loài tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp.

được ghi nhận tại các vùng canh tác cà rốt là: M. incognita, M. javanica,

M. arenaria, M. hapla, M. fallax, M. chitwoodi và M. minor [10]. Đây là những loài

ký sinh và gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và sản lượng

của cà rốt [10]. Ở Việt Nam, đã ghi nhận tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. ký

sinh gây hại trên cà rốt ở Hải Dương [9]. Tuy nhiên, tác giả chưa phân loại đến loài.

Giống Meloidogyne ở Việt Nam đã ghi nhận được 5 loài [182]. Trong nghiên cứu

này, tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. được ghi nhận ở cả 4 vùng điều tra, với 3

Page 51: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

39

loài: M. incognita, M. arenaria và M. graminicola ký sinh và gây bệnh trên cà rốt.

Trong đó, loài M. incognita ghi nhận ở cả bốn vùng điều tra. Loài M. arenaria chỉ

ghi nhận ở Hải Dương và loài M. graminicola chỉ ghi nhận ở Hà Nội. Hai loài

M. incognita và M. arenaria là những loài ký sinh và gây hại cà rốt khá phổ biến ở

nhiều nước trên thế giới, trong khi đó loài M. graminicola chưa từng được ghi nhận

[10]. Loài M. graminicola chủ yếu ký sinh và gây hại trên lúa và cỏ dại [224, 225,

226, 227, 228, 229, 230] nhưng trong điều tra này đã bắt gặp loài M. graminicola ký

sinh trên cà rốt. Lịch sử canh tác của vùng thu mẫu là xã Vân Nội - huyện Đông

Anh trước đây được trồng lúa lâu năm. Trong những năm gần đây, áp dụng cơ chế

chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế, người dân chỉ trồng 1 vụ

lúa, các vụ còn lại trồng rau màu, trong đó có cà rốt. Do vậy, có thể đây là điều kiện

để quần thể loài M. graminicola thích nghi theo hướng ký sinh mới trên cây cà rốt

khi không còn cây chủ chính là cây lúa.

Giống Helicotylenchus đã được ghi nhận là ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng

với 4 loài: Helicotylenchus canadensis, H. exallus, H. falcatus và H. multicinctus

[182]. Tuy nhiên, nghiên cứu này không bắt gặp loài nào trong 4 loài trên, chỉ ghi

nhận được 2 loài: H. dihystera ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương và H. indicus ký

sinh trên cà rốt ở Hà Nội, Hưng Yên và Lâm Đồng.

Các giống còn lại (Hemicriconemoides, Hemicaloosia, Hoplolaimus,

Rotylenchulus, Tylenchorhychus và Xiphinema) chỉ gặp 1 - 2 loài/giống. Một số

giống như: Ditylenchus, Aphelenchoides, Diphterophora, Longidorus và

Paralongidorus chỉ gặp dạng ấu trùng nên chưa xác định được đến tên loài.

Giống Radopholus đã được ghi nhận ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương [9].

Tuy nhiên, trong điều tra này không tìm thấy. Ở Việt Nam, giống Radopholus mới

chỉ được tìm thấy ký sinh trên cây cà phê canh tác ở khu vực Tây Nguyên, cho đến

nay, chưa có ghi nhận nào về phân bố của giống này ở các vùng khác [98].

3.2. Đặc điểm hình thái và phân tử của các loài tuyến trùng ký sinh trên cà rốt

3.2.1. Giống Tylenchorhynchus Cobb, 1913

Nghiên cứu này đã ghi nhận được 2 loài thuộc giống Tylenchorhynchus là

Tylenchorhynchus annulatus và T. mashoodi ký sinh và gây hại trên cà rốt tại các

địa điểm khảo sát.

Page 52: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

40

Loài Tylenchorhynchus annulatus (Cassidy, 1930) Golden, 1971

(bảng 3.2 và hình 3.1)

Đặc điểm hình thái

Loài T. annulatus phân lập trên cà rốt ghi nhận được 3 quần thể: quần thể

T4855 được phân lập trên cà rốt ở Đông Anh - Hà Nội, quần thể T4708 được phân

lập trên cà rốt ở Cẩm Giàng - Hải Dương và quần thể mã số T4862 được phân lập

trên cà rốt ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Theo khóa định loại của Geraert (2011) [217], cả

ba quần thể ký sinh trên cà rốt đều thuộc thuộc loài T. annulatus với các đặc điểm

hình thái và chỉ số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Vùng đầu có 3 vòng cutin, không phân biệt với đường viền cơ thể

(hình 3.1 B). Vùng môi kitin hoá rõ. Kim hút dài 16 - 19 µm, gốc kim hút có hình

chén với cạnh ngoài hướng ra hai bên (hình 3.1 C). Diều giữa gần như tròn, được cơ

hoá rõ ràng, van của diều giữa được cutin hoá. Thùy sau của tuyến thực quản hình

quả lê dài, tách biệt và không bao phủ lên phần van nối giữa thực quản và ruột (hình

3.1 A). Hemizonid nằm phía trên lỗ bài tiết từ 1 - 2 vòng cutin. Vòng thần kinh nằm

ở phần eo thắt của thực quản (isthmus). Vị trí lỗ bài tiết nằm ngang với phần eo thắt

của thực quản (isthmus) và ngay phía dưới của vòng thần kinh. Buồng trứng với

noãn bào xếp thành một hàng tại vùng phân chia. Túi chứa tinh tiêu giảm, khó quan

sát và không chứa tinh trùng (hình 3.1 G). Vị trí của vulval nằm ở khoảng giữa cơ

thể, tỷ lệ chiều dài từ đầu đến vulva/ chiều dài cơ thể bằng 53 - 56 %. Đuôi hình trụ,

dài, mút đuôi nhẵn, tròn rộng, phía bên bụng của đuôi có 19 - 24 vòng cutin (hình

3.1 E). Phasmid nằm ở nửa trước của đuôi, cách hậu môn 6 - 10 vòng cutin (hình

3.1 F). Vùng bên với 4 đường, hai đường ngoài lượn sóng (hình 3.1 D).

Con đực: Không tìm thấy

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: khoai lang (Ipomoea batatas), cam (Citrus

aurantium) chanh (Citrus limon), dưa hấu (Citrullus sp.), tỏi (Allium sativum), cói

(Seripus sp.), vừng (Sesamum indicum), kê (Sorghum bicolor), lúa (Oryza sativa),

thuốc lá (Nicotiana tabacum), ngô (Zea mays), mía (Saccharum officinarum), củ cải

(Beta vulgaris), chuối (Musa paradisiaca sapientum.) và hồ tiêu (Piper nigrum)

[182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Page 53: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

41

Bảng 3.2. Số đo con cái loài T. annulatus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo T4855

(Hà Nội)

T4708

(Hải Dương)

T4862

(Lâm Đồng)

Geraert,

2011

Nguyen N. C.,

1996

n 10 10 10 5

L 736 ± 53,3

(636 - 788)

651,8 ± 34,6

(627 - 723)

679,6 ± 23,3

(649 - 700) 610 - 860

713

(660 - 795)

a 33,3 ± 1,6

(30,4 - 35)

31,3 ± 1

(29,7 - 32,5)

32,5 ± 1

(31 - 34,2) 28 - 37

30,2

(28,8 - 32)

b 5,4 ± 0,2

(5 - 5,8)

5,3 ± 0,1

(5 - 5,4)

5,2 ± 0,2

(4,7 - 5,4) -

5,3

(4,8 - 5,7)

c 14,2 ± 0,7

(13,4 - 15,6)

13,6 ± 0,8

(12 - 14,5)

14 ± 0,5

(13,3 - 14,7) 13.5 - 16.5

14,5

(13,7 - 15)

c' 3,6 ± 0,1

(3,4 - 3,7)

3,8 ± 0,4

(3,2 - 4,4)

3,7 ± 0,3

(3,4 - 4,2) 3 - 3.7

3,3

(3 - 3,6)

V 54,8 ± 1

(54 - 56,4)

55 ± 0,8

(53,7 - 56)

54,8 ± 0,5

(53 - 55,7) 52 - 58

55

(53 - 57,3)

Stl 18 ± 0,7

(17 - 19,2)

17,3 ± 0,8

(16,3 - 18,4)

18 ± 0,4

(17,4 - 18,7) 17 - 21

18,7

(18 - 20)

O 20 ± 1,3

(17,4 - 21,4)

17,4 ± 3

(13,4 - 21)

17,5 ± 3

(14,5 - 21) -

2,2

(1,9 - 2,6)

DGO 3,6 ± 0,2

(3,3 - 4)

3 ± 0,6

(2,6 - 3,7)

3 ± 0,6

(2,5 - 3,5) - -

Chiều dài từ đầu đến

diều giữa

62,5 ± 3,3

(56,7 - 67)

57,8 ± 2,8

(53,3 - 61,4)

60,8 ± 3

(57,6 - 65,7) - -

NR 101,6 ± 5,3

(92 - 108,6)

87,7 ± 2,8

(83,8 - 92,8)

91 ± 6,8

(82,5 - 100) - -

EP 108 ± 5,3

(97,5 - 116)

93,8 ± 4

(89 - 99,5)

95,3 ± 4,3

(89 - 100,2) - -

ES 137 ± 8,2

(122 - 145)

125 ± 5,3

(119 - 135)

130 ± 6,2

(123 - 139) - -

W 21,6 ± 0,7

(20,6 - 22,5)

21,2 ± 1

(20 - 23)

20,6 ± 1

(19,4 - 22) - -

Chiều rộng cơ thể tại

vulval

20 ± 0,7

(18,7 - 21)

19,7 ± 1

(18,8 - 22)

19,3 ± 0,7

(17 - 20,2) - -

ABD 14,2 ± 1

(12,8 - 15,8)

13 ± 1

(10,5 - 13,8)

13,2 ± 1,2

(10 - 14,6) - -

T 50,6 ± 4

(45 - 57,4)

49 ± 4

(44,5 - 55,5)

48 ± 3

(44,5 - 52) 42 - 52 -

Khoảng cách từ

phasmid đến mút đuôi

34,3 ± 3

(29,8 - 37,7)

30,7 ± 2

(29 - 34,3)

30,6 ± 1,5

(29,4 - 33) - -

Số vòng đuôi 20,4 ± 1

(19 - 22)

21,5 ± 1,7

(20 - 24)

22 ± 1,2

(20 - 24) - 21 - 26

Số vòng từ phasmid đến

hậu môn

7,3 ± 0,8

(6 - 8)

7 ± 2,2

(6 - 8)

8,6 ± 1,6

(7 - 10) - -

Page 54: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

42

Hình 3.1. Ảnh chụp KHV con cái loài T. annulatus ký sinh ở cà rốt

A: thực quản; B: vùng đầu; C: Kim hút; D: Đường bên; E: vùng đuôi; F: Phasmids;

G: túi chứa tinh (thước đo = 10 µm).

Phân bố:

Việt Nam: Khắp mọi nơi [182].

Thế giới: Thái Lan, Ấn Độ, USA, SNG và Đức [182].

Nhận xét:

Trong 3 quần thể được ghi nhận, quần thể ở Cẩm Giàng - Hải Dương có kích

thước cơ thể nhỏ nhất. Quần thể ở Đông Anh - Hà Nội có kích thước cơ thể, chiều

dài kim hút, chiều dài từ đỉnh đầu đến vòng thần kinh, chiều dài từ đỉnh đầu đến lỗ

bài tiết và chiều dài thực quản lớn hơn so với 2 quần thể còn lại. Cả ba quần thể này

đều có các đặc điểm hình thái và chỉ số đo tương đồng với quần thể được mô tả bởi

Geraert (2011) [217]. Tuy nhiên, so với quần thể ở Việt Nam mô tả trước đó, chỉ số

Page 55: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

43

a và c’ lớn hơn (29,7 - 35 vs 28,8 - 32 và 3,2 - 4,4 vs 3 - 3,6), chiều dài kim hút ngắn

hơn (16 - 19 vs 18 - 20 µm) [182].

Loài Tylenchorhynchus mashhoodi Siddiqi & Basir, 1959

(bảng 3.3 và hình 3.2)

Đặc điểm hình thái

Có 2 quần thể loài T. mashhoodi được phân lập trên cà rốt: quần thể mã số

T4351 được phân lập trên cà rốt ở Nam Sách - Hải Dương và quần thể mã số T4910

được phân lập trên cà rốt ở Văn Giang - Hưng Yên. Theo khóa định loại của Geraert

(2011) [217] cả hai quần thể ký sinh trên cà rốt đều thuộc loài T. mashhoodi với các

đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể hình trụ, thuôn dần đều về phía đầu và đuôi. Vỏ cutin phân

đốt thô. Vùng môi bằng, có 3 vòng cutin, hơi phân biệt với đường viền của cơ thể

(hình 3.2 B). Kim hút cân đối, dài 16 - 19 µm, gốc kim hút tròn hoặc cạnh ngoài của

gốc kim hút vát về phía sau. Diều giữa của thực quản hình oval, van được cutin hoá.

Diều tuyến hình quả lê, tách biệt và không bao phủ lên phần đầu của ruột (hình 3.2

A). Vòng thần kinh nằm ở phần eo thắt của thực quản (isthmus). Lỗ bài tiết nằm

ngang với cạnh trước hoặc gần giữa của thực quản tuyến. Hemizonid nằm phía trên

lỗ bài tiết từ 1 - 2 vòng cutin. Hệ sinh sản với hai buồng trứng thẳng và đối xứng.

Túi chứa tinh to, hình tròn hoặc hình cầu chứa đầy tinh trùng (hình 3.2 C). Vị trí của

vulval nằm ở khoảng giữa cơ thể, tỷ lệ chiều dài từ đầu đến vulva/ chiều dài cơ thể

bằng 54 - 56%. Đuôi ngắn, có dạng hình chóp, tận cùng mút đuôi nhẵn, số vòng

cutin về mặt bụng của đuôi là 16 - 22 vòng cutin (hình 3.2 E). Phasmid nằm ở nửa

trước của đuôi và cách hậu môn 5 - 8 vòng cutin (hình 3.2 F). Vùng bên có 4 đường

bên (hình 3.2 D), hai đường ngoài lượn sóng và kéo dài đến tận cùng mút đuôi.

Con đực: Có cấu tạo hình thái tương tự con cái trừ đặc điểm giới tính.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: lạc (Arachis hypogaea), mít (Artocarpus sp),

cam sành (Citrus sp.), chanh (Citrus limon), quýt (Citrus medica), dừa (Coccos

musifera), bạch đàn (Eucaliptus sp.), đỗ tương (Glycine soja), nhãn (Litchi

chinensis), mướp (Lufea acutangula), chuối (Musa paradisiaca sapientum.), bắp cải

Page 56: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

44

(Brassica oleracea), thuốc lá (Nicotiana tabacum), lúa (Oryza sativa), dưa hấu

(Citrullus sp.), đỗ đen (Vigna unguiculata), thông (Pinus sp.), hồ tiêu (Piper

nigrum), chè (Camellia sinensis), ngô (Zea mays), dứa (Ananas sativa), mía

(Saccharum officinarum) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Phân bố rộng khắp mọi nơi [182].

Thế giới: Ấn Độ, Philippin, Malaixia, USA, Cuba [182].

Bảng 3.3. Số đo con cái loài T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt so với các quần

thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo T4351

(Hải Dương)

T4910

(Hưng Yên)

Siddiqi &

Basir, 1959

Eroshenko

et al., 1985

n 10 10 - 10

L 556,7 ± 24,6

(509 - 581)

610 ± 22,6

(579 - 639) 490 - 760 630 - 750

a 27 ± 1,5

(24 - 29,8)

28,3 ± 1,8

(26,2 - 31) 26 - 37 29,7 - 32,6

b 5 ± 0,2

(4,7 - 5,4)

5,3 ± 0,2

(5 - 5,7) 4,4 - 5,8 4,5 - 5,3

c 17,6 ± 1

(15 - 19)

18 ± 1

(16,5 - 19,5) 13 - 19 13 - 13,8

c' 2,4 ± 0,1

(2,3 - 2,7)

2,6 ± 0,2

(2,2 - 2,8) - -

V 55,4 ± 1

(54 - 56,4)

54,7 ± 0,5

(53,8 - 55,4) 50 - 59 53 - 53,8

O 15,8 ± 2

(13 - 18,6)

16,5 ± 2,7

(13,4 - 21) - -

Stl 17 ± 0,7

(16,3 - 18,4)

17,3 ± 0,8

(16 - 19) 16 - 19 18 - 19

DGO 2,5 ± 0,3

(2,2 - 3)

2,7 ± 0,5

(2,4 - 3) - -

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa

50,2 ± 2,7

(46 - 54,7)

56,5 ± 3

(53,3 - 61,4) - -

NR 77,2 ± 4

(70 - 81,2)

79,8 ± 5,4

(72 - 86,5) - -

EP 90,4 ± 5,2

(82,6 - 101)

95,3 ± 3,6

(88,7 - 99,5) - -

ES 110,5 ± 5,4

(104,6 - 121)

114,5 ± 3

(111 - 119) - -

W 20,6 ± 0,8

(19 - 21,5)

21,6 ± 1

(20 - 23) - -

Chiều rộng cơ thể tại

vulval

20 ± 0,6

(19 - 21)

20,3 ± 1

(19 - 21,8) - -

Page 57: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

45

ABD 12,5 ± 0,8

(11 - 13,2)

13 ± 0,7

(12,2 - 14,3) - -

T 31,6 ± 2

(29,5 - 34,4)

33,8 ± 2,5

(27,7 - 37) - -

Khoảng cách từ phasmid

đến mút đuôi

21,3 ± 1,5

(18,8 - 23,6)

23 ± 1,5

(20,7 - 25) - -

Số vòng đuôi 18 ± 1,3

(16 - 20)

18,8 ± 1,8

(17 - 22) - -

Số vòng từ phasmid đến

hậu môn

6,6 ± 0,8

(5 - 7)

6,4 ± 1

(5 - 8) - -

Hình 3.2. Ảnh chụp KHV loài T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: thực quản; B: vùng đầu; C: túi chứa tinh; D: đường bên; E: vùng đuôi;

F: Phasmids; Con đực: G: vùng đuôi (thước đo = 10 µm)

Nhận xét:

Quần thể phân lập ở Nam Sách - Hải Dương có kích thước cơ thể nhỏ hơn so

với quần thể được phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên (579 - 639 vs 509 - 581 µm).

Hai quần thể loài T. mashoodi được phân lập ở Nam Sách - Hải Dương và Văn

Giang - Hưng Yên có các đặc điểm hình thái và chỉ số đo tương đồng nhau và cũng

Page 58: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

46

tương đồng với quần thể gốc của loài được Siddiqi & Basir (1959) mô tả, chỉ khác

nhau ở kích thước của cơ thể (579 - 639 và 509 - 581 vs 490 - 760 µm) và giá trị a

(26 - 29 và 26 - 31 vs 26 - 37) [231]. So với quần thể ở Việt Nam được mô tả trước

đó, hai quần thể mới được phân lập có kích thước cơ thể, chỉ số a và chiều dài kim

hút có khoảng biến thiên nhỏ hơn (tương ứng: 509 - 639 vs 630 - 750 µm; 24 - 31

vs 29 - 32 và 16 - 19 vs 18 - 19 µm) trong khi có chỉ số c và V lớn hơn (15 - 19 vs 13

- 13,8 và 53 - 56 vs 53 - 53,8) [182].

Hình 3.3. Đặc điểm sai khác giữa 2 loài T. annulatus và T. mashhoodi ký sinh ở cà rốt

A: Loài T. annulatus, B: Loài T. mashhoodi (thước đo = 10 µm).

Loài T. annulatus khác với loài T. mashhoodi ở các đặc điểm như: Loài

T. annulatus có kích thước của cơ thể, chiều dài từ đỉnh đầu đến vòng thần kinh, vị

trí của lỗ bài tiết và chiều dài đuôi lớn hơn so với loài T. mashhoodi. Vùng đầu của

loài T. annulatus không phân biệt với đường viền cơ thể trong khi vùng đầu của loài

T. mashhoodi hơi tách biệt với đường viền cơ thể. Vị trí lỗ bài tiết của loài

T. annulatus nằm ngang với phần eo thắt của thực quản (isthmus) và ngay phía dưới

của vòng thần kinh, còn lỗ bài tiết ở loài T. mashhoodi lùi về phía sau hơn nằm

ngang với cạnh trước hoặc gần giữa của thực quản tuyến. Loài T. annulatus có đuôi

Page 59: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

47

dài, hình trụ, mút tròn rộng trong khi loài T. mashhoodi có đuôi ngắn, hình chóp,

mút đuôi hẹp. Túi chứa tinh của loài T. annulatus tiêu giảm, khó quan sát, không

chứa tính trùng và không tìm thấy con đực, trong khi loài T. mashhoodi có túi chứa

tinh hình tròn, to, có chứa đầy tinh trùng và có sự ghi nhận của con đực (hình 3.3).

3.2.2. Giống Helicotylenchus Steiner, 1945

Có 2 loài thuộc giống Helicotylenchus được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ

các địa điểm nghiên cứu là loài Helicotylenchus dihystera và H. indicus.

Loài Helicotylenchus dihystera (Cobb, 1893) Sher, 1961

(bảng 3.4 và hình 3.4)

Đặc điểm hình thái

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 1 quần thể của loài H. dihystera được

phân lập trên cà rốt với mã số H3657 ở Nam Sách - Hải Dương. Theo khóa định

loại của N.N. Châu & N.V. Thanh (2000) [182], quần thể này thuộc loài

H. dihystera với các đặc điểm hình thái và chí số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể có dạng hình xoăn ốc mở sau khi được xử lý nhiệt (hình 3.4

A). Vùng môi hình bán cầu, cao và có 4 vòng cutin không tách biệt với đường viền

của cơ thể, vùng đầu được kitin hoá rõ. Kim hút chắc khoẻ, có chiều dài từ 21 - 28

µm, gốc kim hút nhô về phía trước (hình 3.4 C-D). Diều trước thon dài, diều giữa

khá phát triển có hình ô van và được cơ hoá, van được cutin hoá rõ ràng. Thực quản

tuyến dạng thuỳ, đổ về phía bụng và phủ lên van nối giữa thực quản và ruột. Vòng

thần kinh nằm khoảng giữa của diều trước. Lỗ bài tiết nằm ngang hoặc hơi thấp hơn

vị trí của van thực quản - ruột (hình 3.4 B). Hemizoid nằm ở phía trên lỗ bài tiết từ

1 - 2 vòng cutin. Hệ sinh sản đôi, có hai nhánh phát triển đều nhau về 2 phía của cơ

thể. Vulva có vị trí giữa cơ thể (61,5 - 64,4%). Túi chứa tinh hình cầu, tách biệt rõ

với đường viền của tử cung, không chứa tinh trùng (hình 3.4 E). Đuôi hơi lồi về

phía lưng, tận cùng mút đuôi có hình chóp tròn (hình 3.4 G), có 9 - 11 vòng cutin và

cong về phía bụng. Phasmid nằm phía trước lỗ hậu môn 8 - 11 vòng cutin (hình 3.4

H). Vùng bên có 4 đường bên (hình 3.4 F), hai đường trong của vùng bên chập lại

với nhau một đoạn nhỏ ở phần cuối của đuôi.

Con đực: Không tìm thấy

Page 60: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

48

Bảng 3.4. Số đo con cái loài H. dihystera ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo H3657

(Hải Dương) Sher, 1966

Eroshenko et al.,

1985

Nguyen N.C.,

1996

n 10 10 5

L 628,3 ± 60,7

(554 - 698,5) 590 - 790 580 - 650

632

(570 - 690)

a 26 ± 3

(23 - 30) 27 - 35 25 - 32

25,5

27,2 - 30,7

b 6,5 ± 0,5

(5,7 - 7) 5,8 - 6,9 5,1 - 6,1

6,6

6,2 - 7

b' 4,7 ± 0,4

(4,2 - 5,3) 4,4 - 5,9 4,2 - 4,9

4,6

4,3 - 4,9

c 39 ± 2,4

(36 - 42,5) 35 - 49 38 - 46

44,3

39,2 - 50

c' 1,2 ± 0,1

(1 - 1,3) 0,8 - 1,2 -

1,1

1 - 1,3

V 63,6 ± 1

(61,5 - 64,4) 60 - 65 63 - 65 57,3 - 63,1

Stl 22,8 ± 1,5

(20,6 - 25) 25 - 28 26 - 27

25,4

25 - 25,5

O 44 ± 2

(42 - 46,4) 37 - 46 40 - 45 -

DGO 10 ± 0,7

(9 - 11) - - -

Chiều dài từ đầu đến

diều giữa

73,7 ± 3,6

(69 - 77,8) - - -

NR 84,8 ± 4,4

(77,2 - 89,3) - - -

Chiều dài từ đầu đến

van thực quản - ruột

96,4 ± 4,3

(89,6 - 100,7) - - -

EP 103,6 ± 3,8

(98 - 109,2) - - -

ES 134,3 ± 6,2

(128 - 146,6) - - -

W 24 ± 1

(22,5 - 25,5) - - -

Chiều rộng cơ thể tại

vulval

23,4 ± 1,5

(20,3 - 24,8) - - -

ABD 13,4 ± 0,6

(12,2 - 14,2) - - -

T 16 ± 1

(14,7 - 17,2) - - -

Vòng đuôi 10±0,6

(9 - 11) - - -

Số vòng từ phasmid đến

hậu môn

9,6 ± 1

(8 - 11) - - -

Page 61: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

49

Hình 3.4. Ảnh chụp KHV con cái loài H. dihystera ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể; B: vùng thực quản; C-D: kim hút; E: hệ sinh sản; F: đường bên;

G: vùng đuôi; H: phasmids (thước đo = 10 µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: dứa (Ananas sativa), lạc (Arachis hypogaea), chè

(Camellia sinensis), dưa hấu (Citrullus sp.), ớt (Capsicum annuum), cam (Citrus

aurantium), chanh (Citrus limon), cà phê (Coffea arabica), hồ tiêu (Piper nigrum),

mít (Artocarpus sp.), cao su (Hevea brasiliensis), chuối (Musa sp.), lúa (Oryza

sativa), đỗ xanh (Vigna radiata), đỗ đen (Vigna unguiculata), thông (Prunus sp.) và

ngô (Zea mays) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,

Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Kon

Tum, Lâm Đồng, Bình Định, Cần Thơ [182], Hải Dương (trong nghiên cứu này).

Thế giới: Philippin, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, quần đảo Phigi, Nhật

Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Srilanka, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu [182].

Page 62: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

50

Nhận xét:

So sánh với các quần thể của loài được mô tả trước đó bởi Sher (1966) và N.N.

Châu & N.V.Thanh (2000), quần thể loài H. dihystera phân lập từ cà rốt ở Hải Dương

có các đặc điểm hình thái và số đo hoàn toàn tương đồng, ngoại trừ một số chỉ số có

giá trị biến thiên nhỏ hơn như: giá trị a (23 - 30 vs 27 - 35 và 27 - 30); giá trị c (36 -

42 vs 35 - 49 và 39 - 50) và kim hút (20,6 - 25 vs 25 - 28 và 25 - 25,5 µm) [232, 182].

Loài Helicotylenchus indicus (Cobb, 1893) Sher, 1961

(bảng 3.5 và hình 3.5)

Đặc điểm hình thái

Có 3 quần thể của loài H. indicus được phân lập trên cà rốt từ các vùng

nghiên cứu là: quần thể mã số H4857 phân lập ở Đông Anh - Hà Nội, quần thể mã

số H4925 phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên và quần thể mã số H5197 phân lập ở

Đơn Dương - Lâm Đồng. Theo khóa định loại của N.N. Châu & N.V. Thanh (2000)

[182] cả ba quần thể này thuộc loài H. indicus với các đặc điểm hình thái và số đo

đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể dạng xoắn ốc mở sau khi được xử lý nhiệt (hình 3.5 A). Vùng

môi tù với 4 vòng cutin mờ, không tách biệt với đường viền của cơ thể. Kim hút có

chiều dài 20 - 24 µm, gốc kim hút tròn hoặc hai cạnh ngoài vát về phía sau (hình 3.5

C-D). Diều trước thon dài, lỗ đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc kim hút 9-10 µm

về phía sau. Diều giữa hình oval được cơ hoá, có van cutin rõ. Thực quản tuyến dạng

thuỳ, đổ về phía bụng và phủ lên phần van nối thực quản và ruột. Lỗ bài tiết nằm phía

trước của van nối thực quản và ruột (hình 3.5 B). Hemizoid nằm ngay phía trước của

lỗ bài tiết 1 - 2 vòng cutin. Hệ sinh sản dạng đôi, có 2 nhánh phát triển đều nhau về

2 phía của cơ thể. Buồng trứng thẳng, noãn bào xếp thành một hàng. Túi chứa tinh

tròn, không chứa tinh trùng (hình 3.5 E). Đuôi cong lồi về phía lưng, có 9 - 12 vòng

cutin ở phía bụng (hình 3.5 G). Phasmid của cả 3 quần thể đều nằm ở vị trí trước hậu

môn từ 1 - 4 vòng cutin (hình 3.5 H). Trong đó, quần thể được phân lập ở Hà Nội có

Phasmid nằm trước hậu môn 2 - 4 vòng cutin; quần thể được phân lập ở Hưng Yên

có Phasmid nằm trước lỗ hậu môn 3 - 4 vòng cutin và quần thể được phân lập ở Lâm

Đồng có Phasmid nằm trước hậu môn 1 - 3 vòng cutin. Vùng bên có 4 đường bên

(hình 3.5 F), hai đường trong chập lại với nhau một đoạn nhỏ ở phần cuối của đuôi.

Page 63: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

51

Con đực: Không tìm thấy.

Bảng 3.5. Số đo con cái loài H. indicus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo H4857

(Hà Nội)

H4925

(Hưng Yên)

H5197

(Lâm Đồng)

Siddiqi,

1963

Eroshenko

et al.,1985

n 10 10 10 - 10

L 565,4 ± 40,4

(497 - 621)

571,6 ± 51

(495 - 647)

545,5 ± 46,4

(478 - 589) 430 - 630 410 - 620

a 25,5 ± 2

(23 - 29,2)

25 ± 1,5

(22,3 - 27)

26,7 ± 1,8

(23,3 - 29,2) 23 - 32 22 - 31

b 5,7 ± 0,4

(5 - 6,2)

5,8 ± 0,4

(5,2 - 6,2)

5,8 ± 0,3

(5,5 - 6) 5,5 - 6,4 5 - 6

b' 4,4 ± 0,4

(4 - 4,8)

4,5 ± 0,3

(4 - 5)

4,5 ± 0,3

(4 - 4,8) - 3,9 - 4,7

c 35,3 ± 2,3

(31,8 - 38,5)

38,5 ± 4,6

(33 - 46,8)

34,5 ± 1,5

(32,2 - 36) 33 - 47 35 - 45

c' 1,2 ± 0,1

(1 - 1,4)

1,2 ± 0,1

(1,0 - 1,4)

1,2 ± 0,1

(1 - 1,4) - -

V 63 ± 1

(61,2 - 64,4)

62,5 ± 1

(60,5 - 63,4)

62,6 ± 1,4

(60,6 - 64,7) 60 - 65 59 - 64

Stl 23 ± 1

(20,8 - 24)

21,7 ± 1

(20,5 - 23,5)

22 ± 1

(20,2 - 23,5) 21 - 23 22 - 24

O 41 ± 2,6

(38 - 45)

44,7 ± 2,5

(40 - 48,4)

40 ± 0,8

(39 - 41,6) - 37 - 53

DGO 9,4 ± 0,6

(8,8 - 10,8)

9,7 ± 0,8

(8,7 - 11)

8,8 ± 0,4

(8,3 - 9,3) - -

Chiều dài từ đầu đến

diều giữa

67,2 ± 2,3

(63 - 69,6)

67,3 ± 2,7

(63 - 70,8)

66 ± 3,5

(60,5 - 72) - -

NR 78 ± 2

(74 - 80,2)

77,2 ± 3,1

(71 - 81,4)

75,5 ± 4

(70 - 80,4) - -

Chiều dài từ đầu đến

van thực quản - ruột

108,2 ± 3,6

(100 - 113)

109,4 ± 4,8

(103 - 116)

105,6 ± 4

(98 - 112,3) - -

EP 99,7 ± 4

(93 - 108,6)

98,6 ± 4,4

(93 - 106,6)

95,7 ± 4,5

(87 - 101,6) - -

ES 127 ± 3,4

(123 - 135)

127 ± 3,4

(121 - 133)

125,4 ± 5,7

(120 - 131) - -

W 22,2 ± 1,2

(20,5 - 24)

24 ± 2,5

(19,5 - 27,8)

20,3 ± 1

(18 - 22) - -

Chiều rộng cơ thể tại

vulval

21 ± 1,5

(18,7 - 23)

22,3 ± 2,4

(19 - 26,5)

20 ± 1,3

(17,2 - 21,4) - -

ABD 13 ± 1

(11,4 - 14,6)

12,8 ± 1,3

(10,6 - 15)

13 ± 0,6

(12 - 14) - -

T 16 ± 1,3

(14,6 - 17,7)

15 ± 2

(12,8 - 18,2)

16,2 ± 1,2

(14,6 - 18,3) - -

Vòng đuôi 10,4 ± 0,8

(9 - 12)

10,3 ± 0,7

(9 - 11)

10,8 ± 0,6

(10 - 12) - -

Số vòng từ phasmid

đến hậu môn

3,5 ± 0,8

(2 - 4)

3,6 ± 0,5

(3 - 4)

2 ± 0,8

(1 - 3) - -

Page 64: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

52

Hình 3.5. Ảnh chụp KHV con cái loài H. indicus ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể; B: vùng thực quản; C-D: kim hút; E: hệ sinh sản; F: đường bên;

G: vùng đuôi; H: phasmids (thước đo = 10 µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: mận (Prunus triphlora), súp lơ (Brassica

oleracea), ngô (Zea mays) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng, Hà Nam, Lâm Đồng [182], Hà Nội và Hưng Yên

(trong nghiên cứu này).

Thế giới: Ấn Độ, Pakistan, SNG [182].

Nhận xét:

Cả ba quần thể của loài H. indicus được phân lập trên mẫu cà rốt tại các địa

điểm nghiên cứu có đặc điểm cấu tạo hình thái và số đo khá tương đồng và không

sai khác nhiều so với quần thể gốc được mô tả bởi Siddiqi (1963) cũng như quần thể

được mô tả bởi Eroshenko et al. (1985) [233, 182].

Loài H. indicus được phân biệt với loài H. dihystera ở vị trí của Phasmid.

Page 65: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

53

Phasmid của loài H. indicus nằm ở phía trước lỗ hậu môn từ 1 - 4 vòng cutin. Trong

khi loài H. dihystera có Phasmid nằm ở vị trí cao hơn phía trước hậu môn từ 8 - 11

vòng cutin (hình 3.6).

Hình 3.6. Đặc điểm sai khác của 2 loài H. dihystera và H. indicus ký sinh ở cà rốt

A: Loài H. dihystera; B: Loài H. indicus (thước đo = 10 µm)

3.2.3. Giống Hoplolaimus Von Daday, 1905

Chỉ có 1 loài thuộc giống Hoplolaimus được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ

các địa điểm nghiên cứu là loài H. chambus.

Loài Hoplolaimus chambus Jairajpuri & Baqri, 1973

(bảng 3.6 và hình 3.7)

Đặc điểm hình thái

Có 1 cá thể cái với mã số H4356 được phân lập từ cà rốt ở Nam Sách - Hải

Dương. Theo khóa định loại của N.N. Châu & N.V. Thanh (2000) [182], cá thể này

thuộc loài H. chambus với các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể con cái thường cong về phía bụng sau khi được sử lý nhiệt

(hình 3.7 A). Vùng kitin hóa, có 3 vòng cutin và hoàn toàn phân biệt với đường viền

của cơ thể (hình 3.7 C). Vòng gốc của vùng môi có 6 đường dọc. Kim hút có chiều

dài 45,8 µm, đầu gốc của kim hút có 3 thuỳ hình hoa tuy lip và hướng về phía trước

(hình 3.7 C). Diều trước thon dài, lỗ đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc kim hút

6,2 µm. Diều giữa hình ô van, cơ hoá rõ ràng, van của diều giữa được kitin rõ. Thực

quản tuyến có 6 nhân rõ ràng, đổ về phía lưng, hơi trùm lên phần van nối thực quản

với ruột. Hemizoid có vị trí phía dưới lỗ bài tiết 9 vòng cutin. Hemizonion nằm

Page 66: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

54

dưới hemizoid 11 vòng cutin. Ruột sau bao phủ phần đầu của rectum. Hệ sinh sản

dạng đôi, có 2 nhánh phái triển cân đối về 2 phía của cơ thể. Các noãn bào xếp thành

1 hàng, túi chứa tinh hình tròn, không có tinh trùng. Đuôi tròn, rộng với vỏ cutin

dày ở vùng mút đuôi. Scutellum có đường kính 4 µm; scutellum trước nằm ở vị trí

31,2 % tính từ đỉnh đầu so với chiều dài cơ thể, còn scutellum sau ở vị trí 85,6 %.

Con đực: Không tìm thấy

Bảng 3.6. Số đo con cái loài H. chambus ký sinh ở cà rốt so với các quần thể

khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo H4356

(Hải Dương)

Jairajpuri &

Baqri, 1973 Eroshenko et

al.,1985

n 1 - 10

L 1343 1240 - 1620 1330 - 1540

a 28 28 - 35 29 - 34

b 6,8 8.4 - 11 8 - 10

c 49,7 52 - 67 49 - 56

c' 0,8 - -

O 13,6 12 - 14 10 - 13

V% 56 52 - 56 53 - 55

Stl 45,8 42 - 45 42 - 43

DGO 6,24 - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa 106 - -

NR 115 - -

ES 198 - -

EP 133 - -

W 48 - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 47,8 - -

ABD 34,3

T 27 - -

Vòng đuôi 13 - -

Page 67: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

55

Hình 3.7. Ảnh chụp kính hiển vi con cái loài H. chambus ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể, B: vùng thực quản, C: vùng đầu, D: vùng vulval (thước đo = 20 µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: dứa (Ananas sativus), lạc (Arachis hypogaea), chè

(Camellia sinensis), cam (Citrus aurantium), đỗ tương (Glycine soja), bông (Gossypium

sp.), nhãn (Litchi chinensis), chuối (Musa paradisiaca sapientum), lúa (Oryza sativa),

đỗ đen (Vigna unguiculata), mía (Saccharum officinarum), ngô (Zea mays), bắp cải

(Brassica oleracea gemmifera) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Khắp mọi nơi [182].

Thế giới: Ấn Độ [182].

Nhận xét:

Cá thể mã số H4356 có các đặc điểm hình thái và số đo tương tự với loài gốc

được mô tả bởi Jairajpuri & Baqri (1973) và quần thể ở Việt Nam được mô tả bởi

N.N. Châu & N.V. Thanh (2000), ngoại trừ chỉ số b có giá trị nhỏ hơn (6,8 vs 8,4 -

11 và 8 - 10) [234, 182].

Page 68: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

56

3.2.4. Giống Rotylenchulus Linford & Oliveira, 1940

Có 1 loài thuộc giống Rotylenchulus được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ các

địa điểm nghiên cứu là loài R. reniformis.

Loài Rotylenchulus reniformis Linford & Oliveira, 1940

(bảng 3.7 - 3.8 và hình 3.8)

Đặc điểm hình thái

Loài R. reniformis được phân lập từ các mẫu đất trồng cà rốt ở cả 4 vùng

điều tra: quần thể mã số R4857 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội, quần thể mã

số R4691 được phân lập ở Cẩm Giàng - Hải Dương, quần thể mã số R4923 được

phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên và quần thể mã số R5265 được phân lập ở Đơn

Dương - Lâm Đồng. Theo khóa định loại của N.N. Châu & N.V. Thanh (2000)

[182], cả bốn quần thể này thuộc loài R. reniformis với các đặc điểm hình thái và số

đo đặc trưng như sau:

Con cái chưa trưởng thành: Cơ thể cong hình chữ C sau khi được cố định

bằng nhiệt. Vùng môi kitin rõ, hình chóp, có 5 vòng cutin rất nhỏ và không phân

biệt với đường viền cơ thể. Kim hút mảnh, dài 15 - 17,6 µm, gốc kim hút tròn (hình

3.8 B). Diều trước thon dài, diều giữa có hình oval có van bên trong phát triển với

kích thước rất to. Thực quản tuyến bao phủ phần đầu của ruột về phía bên và phía

bụng. Lỗ bài tiết có vị trí nằm giữa phần eo thắt của thực quản (isthmus) (hình 3.8

A). Van nối thực quản với ruột nằm phía sau lỗ bài tiết (hình 3.8 A). Đuôi hình

chóp với mút đuôi tròn tù (hình 3.8 D). Vùng bên có 4 đường bên (hình 3.8 C).

Con đực chưa trưởng thành: Có các đặc điểm hình thái và giải phẫu giống

con cái chưa trưởng thành ngoại trừ đặc điểm về giới tính.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ và trên rễ của các cây: dứa (Ananas sativa), lạc (Arachis

hypogaea), chè (Camellia sinensis), cam giấy (Citrus aurantium), cam sành (Citrus

nobilis), chuối (Musa paradisiaca sapientum), cà phê (Coffea arabica), củ cải đường

(Beta vulgaris), dâu tằm (Morus alba), đay (Corchorus capsularis), lúa (Oryza

sativa), đỗ xanh (Vigna radiata), đỗ đen (Vigna unguiculata), bắp cải (Brassica

oleracea gemmifera), hồ tiêu (Piper nigrum), đay (Corchorus capsularis), ngô (Zea

mays), cải thìa (Raphanus sp.) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Page 69: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

57

Bảng 3.7. Số đo con cái chưa trưởng thành loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo R4857

(Hà Nội)

R4691

(Hải Dương)

R4923

(Hưng Yên)

R5265

(Lâm Đồng)

Dasgupta et

al.,1968 Nguyen N.C., 1996

n 10 10 10 10 5

L

391 ± 22

(365,2 - 424)

373 ± 15,6

(336,2 - 400)

415,8 ± 12,3

(396,5 - 430)

403,6 ± 16,8

(386 - 436,4) 340 - 420

404

(370 - 445)

a

29 ± 1,3

(27,6 - 31)

27,7 ± 1,3

(25,8 - 29)

28 ± 1

(27 - 29,8)

27,3 ± 1,4

(25,4 - 28,8) 22 - 27

27,2

(25,2 - 28,5)

b

4 ± 0,2

(3,8 - 4,3)

4 ± 0,2

(3,7 - 4,2)

4 ± 0,1

(4 - 4,3)

4,2 ± 0,2

(3,8 - 4,5) 3,6 - 4,3

4,3

(4 - 4,7)

b'

3 ± 0,2

(2,7 - 3,2)

3 ± 0,2

(2,6 - 3)

3 ± 0,2

(2,9 - 3,4)

3 ± 0,2

(2,7 - 3,4) -

3,2

(3 - 3,4)

c

15 ± 1

(14 - 16,8)

16 ± 2,7

(13,3 - 21,6)

15,7 ± 1,2

(14 - 17)

14,5 ± 1,2

(13,3 - 16,4) 14 - 17

15,5

(14,2 - 16,4)

c'

3 ± 0,2

(2,5 - 3,1)

3 ± 0,3

(2,5 - 3,2)

3 ± 0,3

(2,7 - 3,4)

3 ± 0,4

(2,3 - 3,5) -

2,9

(2,5 - 3,2)

O

99,8 ± 5,7

(95 - 110,3)

92,5 ± 6,3

(86,7 - 105)

93,6 ± 4,7

(89,5 - 100)

94,7 ± 4

(90 - 97) -

76,1

(70 - 86,4)

V

71 ± 1,7

(68 - 73,2)

71 ± 0,7

(70 - 71,8)

72,5 ± 1,3

(69,2 - 74)

70,4 ± 1,6

(68,5 - 73) 68 - 73

70,8

(69,5 - 74)

Stl

16 ± 0,6

(15 - 17)

16,4 ± 0,7

(15,6 - 17,5)

17 ± 0,6

(16 - 18)

16,5 ± 0,8

(15,5 - 18) 16 - 18

18,4

(17,5 - 19)

Chiều rộng gốc kim hút 3,4 ± 0,7

(2,2 - 4)

3,5 ± 0,2

(3,3 - 4)

4 ± 0,3

(3,5 - 4,4)

3,8 ± 0,2

(3,6 - 4) - -

Chiều cao gốc kim hút 2,2 ± 0,1

(2 - 2,4)

2 ± 0,2

(1,8 - 2,4)

2 ± 0,2

(1,8 - 2,3)

2 ± 0,1

(2 - 2,2) - -

DGO

16,5 ± 0,7

(15,7 - 17,4)

15,3 ± 1,2

(13,7 - 17)

15,8 ± 1

(14 - 17,4)

15,5 ± 1,2

(14 - 17,2) - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa

60,2 ± 3

(56,6 - 64,5)

57 ± 3,3

(50,3 - 59,6)

59,5 ± 2,3

(55,4 - 62)

58,7 ± 3,2

(53,5 - 62,4) - -

NR

74 ± 2

(71,8 - 76,8)

71 ± 2,8

(65,6 - 75)

75,8 ± 2,3

(71,4 - 79,2)

73,7 ± 3,7

(70 - 79,6) - -

Page 70: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

58

EP

82 ± 1,4

(80 - 83,5)

78,5 ± 3,4

(75,2 - 84,4)

86,8 ± 3,2

(82 - 90,2)

81 ± 4,2

(76 - 88,6) - -

Chiều dài từ đầu đến van thực quản -

ruột

98 ± 3

(95,4 - 103)

97 ± 4,4

(88,2 - 101)

100,7 ± 3,8

(94 - 105,8)

96,3 ± 5

(90,6 - 107) - -

ES

134 ± 6,4

(124,6 - 141)

134,3 ± 10,2

(119 - 143,7)

133,6 ± 10

(116,8 - 147)

132 ± 10

(120 - 146,7) - -

W

13,4 ± 1

(12,4 - 14,5)

14 ± 0,3

(13,3 - 14,3)

14,8 ± 0,8

(13,4 - 15,6)

14,8 ± 0,7

(13,7 - 15,7) - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 13,7 ± 1

(12,7 - 15)

13,7 ± 0,6

(13 - 14,7)

14 ± 0,7

(13,4 - 15,4)

14,1 ± 1

(13 - 15,6) - -

ABD 9 ± 0,4

(8,4 - 9,4)

8,4 ± 0,6

(7,5 - 9,2)

9 ± 0,8

(8 - 10,5)

9,2 ± 1,2

(8 - 11,5) - -

T 27 ± 0,3

(26,3 - 27,2)

24,4 ± 3

(18,5 - 28)

26,6 ± 2,3

(23,2 - 29,8)

28 ± 2,7

(23,5 - 31,3) - -

Bảng 3.8. Số đo con đực chưa trưởng thành loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo R4857

(Hà Nội)

R4691

(Hải Dương)

R4923

(Hưng Yên)

R5265

(Lâm Đồng)

Dasgupta et

al.,1968 Nguyen N.C., 1996

n 10 10 10 10 5

L 432,7 ± 33,5

(404,2 - 485)

425,5 ± 30,3

(396 - 468,5)

435,2 ± 16,4

(408,4 - 451)

421,6 ± 36,2

(382,4 - 489)

380 - 430

406

(375 - 455)

a 34 ± 2,5

(30,4 - 38,5)

33,3 ± 1,5

(31,4 - 35,5)

32 ± 1,3

(30,5 - 34,7)

32,6 ± 1,6

(29,4 - 34,2) 24 - 29

31,9

(28 - 36)

b 5,2 ± 0,6

(4,8 - 6,4)

5 ± 0,3

(4,6 - 5,5)

5,3 ± 0,4

(4,7 - 5,7)

5,2 ± 0,4

(4,7 - 6) 2,8 - 4,8

5,5

(5 - 6)

b' 4 ± 0,3

(3,6 - 4,4)

4 ± 0,3

(3,7 - 4,4)

4 ± 0,3

(3,7 - 4,5)

4,2 ± 0,3

(3,7 - 4,6) -

4,2

(3,6 - 4,8)

c 15 ± 2,2

(12 - 18,7)

17,4 ± 2

(14,6 - 19,8)

16,2 ± 1,3

(14,7 - 18)

16,4 ± 1,7

(14 - 18,2) 12 - 17

16,4

(15,6 - 17,6)

c' 3 ± 0,4

(2,2 - 3,4)

2,5 ± 0,3

(2 - 3)

2,7 ± 0,3

(2,4 - 3,2)

2,6 ± 0,3

(2,3 - 3,1) -

2,8

(2,3 - 3,3)

O 95 ± 3 95,2 ± 3,2 91,5 ± 4,7 89 ± 3,4 - 73,2

Page 71: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

59

(90,6 - 98,8) (90 - 98,5) (84,8 - 97,7) (82,7 - 92,2) (62 - 81)

Stl 12 ± 0,5

(11,4 - 12,7)

12 ± 0,4

(11,7 - 12,8)

12,4 ± 0,5

(11,8 - 13)

12,3 ± 0,4

(11,7 - 13) 12 - 16

14,2

(13,5 - 15)

Chiều rộng gốc kim hút 2,3 ± 0,3

(2 - 2,6)

2,3 ± 0,3

2 - 2,5

2,3 ± 0,3

(2 - 2,7)

2 ± 0,4

(1,4 - 2,7) - -

Chiều cao gốc kim hút 1,7 ± 0,2

(1,5 - 2)

1,4 ± 0,2

(1 - 1,7)

1,4 ± 0,2

(1 - 1,6)

1,5 ± 0,3

(1 - 1,8) - -

DGO 11,5 ± 0,5

(11 - 12,3)

11,6 ± 0,2

(11 - 12)

11,4 ± 0,6

(10,5 - 12,3)

11 ± 0,4

(10,3 - 11,5) - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa

54 ± 1,2

(52,2 - 55,2)

50 ± 2

(47,2 - 52,6)

51,5 ± 2,3

(49,4 - 56,3)

50 ± 1,7

(48,4 - 53,5) - -

NR 66 ± 2,5

(61,6 - 70,2)

65,7 ± 2,2

(63,3 - 70,3)

65,9 ± 3,1

(63 - 70,5)

63,8 ± 3

(60 - 67,6) - -

EP 76,8 ± 3,3

(70 - 79,4)

76,6 ± 2

(74,5 - 80,4)

77,6 ± 1,3

(76 - 80)

74,4 ± 4,2

(70,7 - 82) - -

Chiều dài từ đầu đến van thực quản

- ruột

83,3 ± 4,8

(74,3 - 88)

85,2 ± 5,3

(79 - 94,5)

82,6 ± 4

(78 - 89,7)

80,6 ± 3,3

(76,6 - 87) - -

ES 106,7 ± 6

(97,7 - 114,3)

106 ± 6

(96,4 - 113,7)

105,8 ± 5

(97,4 - 113,8)

101,3 ± 4,3

(97,3 - 107,3) - -

W 12,7 ± 0,6

(11,8 - 13,7)

12,8 ± 1,2

(11,2 - 15)

13,6 ± 0,7

(12,7 - 14,5)

13 ± 0,8

(11,7 - 14,3) - -

ABD 10 ± 0,8

(8,6 - 10,8)

9,7 ± 0,3

(9,3 - 10)

10 ± 0,7

(9,3 - 11)

9,8 ± 1

(8,2 - 11) - -

T 29,5 ± 4

(22,3 - 34)

24,8 ± 3,4

(21 - 30,4)

27 ± 1,7

(24,8 - 30)

26 ± 3,5

(22 - 32) - -

Chiều dài gai giao cấu 20,8 ± 1

(19,6 - 22,4)

20 ± 0,6

(19,4 - 21,2)

21,2 ± 1,6

(19,3 - 23,4)

20,5 ± 1,2

(19,2 - 22,6) -

19 - 22,6

(20,8)

Chiều rộng gai giao cấu 3 ± 0,4

(2,6 - 3,6)

3 ± 0,2

(3 - 3,4)

3 ± 0,2

(2,8 - 3,4)

3,4 ± 0,2

(3,2 - 3,7) - -

Chiều dài gai đệm 8 ± 0,4

(7,5 - 8,7)

8,2 ± 0,6

(7,7 - 9)

8 ± 0,5

(7,5 - 8,8)

8,6 ± 0,4

(8 - 9,4) -

8 - 9

(8,7)

Page 72: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

60

Hình 3.8. Ảnh chụp KHV con trưởng thành non loài R. reniformis ký sinh ở cà rốt.

Con cái non: A: vùng thực quản, B: kim hút, C: đường bên, D: vùng đuôi;

Con đực non: F vùng đuôi (thước đo = 10 µm)

Phân bố:

Việt Nam: Phổ biến khắp nơi [182].

Thế giới: Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Brunei, Ấn Độ, Pakistan, Iran,

Srilanka, Irak, Đài Loan, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Xri Lanka, Figi, Nigeria, Somali,

Rodezia, Angola, USA, vùng Caribe, Nam Mỹ [182].

Nhận xét:

Trong bốn quần thể loài R. reniformis ký sinh trên cà rốt, quần thể R4691

được phân lập ở Cẩm Giàng - Hải Dương chiều dài từ đầu đến lỗ bài tiết và chiều

dài đuôi là nhỏ nhất, chiều dài từ đầu đến van thực quản - ruột là lớn chất. Trong khi

đó, quần thể R4923 được phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên có kích thước cơ thể,

chiều dài kim hút và chiều dài từ đầu đến lỗ bài tiết là lớn nhất. Cả bốn quần thể

loài R. reniformis ký sinh trên cà rốt đều có các đặc điểm hình thái và số đo tương

Page 73: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

61

đồng với nhau và tương đồng với quần thể được mô tả bởi Dasgupta et al. (1968),

cũng như quần thể khác ở Việt Nam, ngoại trừ kim hút có chiều ngắn hơn (15 - 18

vs 16 - 17 và 17 - 19 µm) và chỉ số O lớn hơn (86 - 100 vs 85 - 100 và 70 - 86)

[235, 182].

3.2.5. Giống Hemicriconemoides Chitwood & Birchfield, 1957

Có 1 loài thuộc giống Hemicriconemoides được ghi nhận ký sinh trên cà rốt

từ các địa điểm nghiên cứu là loài H. strictathecatus.

Loài Hemicriconemoides strictathecatus Esser, 1960

(bảng 3.9 và hình 3.9 - 3.10)

Đặc điểm hình thái:

Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 2 quần thể của loài H. strictathecatus

phân lập trên cà rốt là quần thể mã số H4359 phân lập ở Nam Sách - Hải Dương và

quần thể mã số H4923 phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên. Theo khóa định loại của

Geraert (2010) [216], cả hai quần thể này đều thuộc loài H. strictathecatus với các

đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể hình trụ, thuôn đều về hai phía đầu và đuôi, cong về phía bụng

sau khi được xử lý bằng nhiệt (hình 3.9 A). Vỏ cutin có cấu tạo 2 lớp. Chiều rộng

vòng cutin ở vùng giữa cơ thể có kích thước khoảng 4 - 5 µm. Vùng môi phẳng, có

2 vòng cutin, tách biệt với đường viền cơ thể. Vòng môi có kích thước lớn hơn vòng

cổ, đĩa môi không nhô cao, trên bề mặt môi không có cấu tạo xẻ thùy. Vùng môi được

kitin hoá rõ. Kim hút dài, chắc, khoẻ, gốc kim hút tròn, hai cạnh ngoài hơi nhô về

phía trước (hình 3.9 C). Diều trước ngắn nối tiếp với diều giữa lớn hình oval, có van

lớn được cutin hoá rõ ràng (hình 3.9 B). Diều sau tách biệt với ruột. Vị trí lỗ bài tiết

nằm sau ranh giới thực quản - ruột từ 6 - 8 vòng cutin. Hệ sinh sản đơn với 1 buồng

trứng phát triển về phía trước; noãn bào xếp thành 1 hàng nhưng ở vùng phân chia tế

bào thì xếp thành 2 hàng. Túi chứa tinh to, hình cầu, chứa đầy tinh trùng (hình 3.9 D).

Vulva có hình khe ngang nằm ở gần cuối cơ thể, không có màng vulva. Đuôi hình

chóp, tận cùng mút đuôi tròn (hình 3.9 E). Không có cấu trúc đường bên (hình 3.9 F).

Con đực: Các đặc điểm về hình thái và giải phẫu giống con cái, ngoại trừ các

đặc điểm về giới tính.

Page 74: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

62

Bảng 3.9. Số đo con cái loài H. strictathecatus ký sinh ở cà rốt so với các

quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo H4923

(Hưng Yên)

H4359

(Hải Dương) Esser, 1960

Geraert,

2010

n 10 20 10 -

L 490 ± 31,4

(428 - 530)

516,4 ± 34,3

(457 - 583)

560

(510 - 590) 490 - 590

a 15 ± 1

(13 - 16,4)

15 ± 1,3

(13 - 18) - -

b 4,6 ± 0,3

(4 - 5)

5 ± 0,3

(4,6 - 5,6) - -

c 19,6 ± 2,2

(16,5 - 22,2)

20,7 ± 1,8

(18 - 24) - -

c' 1,2 ± 0,1

(1 - 1,5)

1 ± 0,1

(1 - 1,4) - -

VL/VB 1,6 ± 0,3

(1 - 2)

1,4 ± 0,1

(1 - 1,6) - 1,5 - 2

St%Oes 63 ± 1,2

(61 - 65,3)

64,7 ± 2,3

(61 - 70,2) - -

St%L 13,7 ± 1

(12,5 - 15,3)

12,6 ± 0,8

(11 - 14,6) - -

V 91,5 ± 1,6

(89,2 - 94)

92,8 ± 0,5

(91,5 - 93,5) - -

Stl 66,8 ± 2,3

(63,4 - 69,7)

64,8 ± 1,6

(60,7 - 67)

79

(73 - 79) 73 - 83

Chiều cao gốc kim hút 3 ± 0,3

(2,6 - 3,6)

3,4 ± 0,4

(2,7 - 4) - -

Chiều rộng gốc kim hút 7,5 ± 0.5

(6,6 - 8,2)

8 ± 0,5

(6,8 - 8,7) - -

NR 88,8 ± 4

(81 - 94,6)

83,8 ± 2,5

(77,7 - 89) - -

ES 105,8 ± 3,8

(100 - 111)

100,3 ± 3,4

(93 - 105,5) - -

EP 122,7 ± 6,6

(111 - 132)

126 ± 8

(114 - 141) - -

W 32,8 ± 3,4

(28 - 38,5)

35 ± 3

(30,4 - 40) - -

Chiều rộng 1 vòng cutin ở

giữa cơ thể

4,8 ± 0,3

(4,5 - 5,2)

5,0 ± 0,5

(4,4 - 5,8) - -

VB 25,6 ± 2

(24 - 30,2)

26,3 ± 2,3

(23 - 32,5)

- -

VL 41,7 ± 8

(26,8 - 53,5)

37,3 ± 3

(32,8 - 41,8)

- -

ABD 21,2 ± 2

(18,7 - 25)

22,4 ± 2

(19,4 - 26)

- -

T 25,3 ± 3

(20,8 - 30,2)

25 ± 3

(19,4 - 30,2)

- -

Rst 17 ± 0

(17 - 17)

17,2 ± 0,4

(17 - 18)

- -

Roes 25,6 ± 0,8

(25 - 27)

24 ± 0,7

(23 - 25)

- -

Rex 29,6 ± 0,7

(29 - 31)

30 ± 1,4

(28 - 33) - 38

Page 75: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

63

Rv 10,7 ± 1,3

(9 - 12)

10 ± 0,7

(9 - 11) 11 - 13 11 - 14

Ran 6,3 ± 0,5

(6 - 7)

7,2 ± 0,7

(6 - 9)

- 9 - 11

Rvan 4,3 ± 1

(3 - 5)

3 ± 0,7

(2 - 4)

- 3

R 106,8 ± 5,6

(101 - 115)

110,2 ± 4,8

(101 - 119)

139

(127 - 152) 127 - 152

Hình 3.9. Ảnh chụp KHV con cái loài H. strictathecatus ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể; B: vùng thực quản; C: kim hút; D: túi chứa tinh; E: vùng đuôi;

F: vùng bên (thước đo = 10 µm).

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: nhãn (Litchi chinensis), dâu tằm (Morus alba),

lúa (Oryza sativa), ngô (Zea mays), chuối (Musa paradisiaca sapientum), mãng cầu

(Mangifera indica L.), cam (Citrus reticulata), dứa (Ananas sativus), mận (Prunus

armeniaca), ca cao (Theobromma cacao), chanh (Citrus limon) [182], cà rốt

(Daucus carota) (trong nghiên cứu này) [182].

Phân bố:

Việt Nam: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa,

Page 76: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

64

Quảng Bình [182], Hải Dương, Hưng Yên (trong nghiên cứu này) [182].

Thế giới: Ấn Độ, Gana, Thái Lan, Philippin, Hàn Quốc, Israel, Figi, Nigeria,

Brasil, Mexico, Dominica, Grenada, Venezuela, USA [182].

Nhận xét:

Quần thể mã số H4923 phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên có kích thước cơ

thể nhỏ hơn quần thể mã số H4359 được phân lập ở Nam Sách - Hải Dương. Ngoài

ra các chỉ số hình thái lượng khác đều tương đồng với nhau. Cả hai quần thể loài H.

strictathecatus ký sinh trên cà rốt đều có các đặc điểm hình thái và số đo tương

đồng với các quần thể đã được mô tả bởi Esser 1960 và Geraert 2010, ngoại trừ kim

hút có chiều dài ngắn hơn (60,7 - 69 vs 73 - 79 và 73 - 83 µm) [236, 216].

Loài H. strictathecatus có các đặc điểm hình thái và số đo tương đồng với

loài H. litchi và H. mangiferae. Theo Edward & Misra (1963), Deswal & Bajaj (1987)

và Raski & Luc (1987) vẫn ghi nhận sự khác biệt của 2 loài H. litchi và H. mangiferae

dựa trên số đo, số vòng cơ thể, chiều dài kim hút và hình dạng đuôi [87, 88, 89].

Tuy nhiên, các tác giả Dasgupta et al. (1969), Siddiqi (1977, 2000), Decraemer &

Geraert (1992) và Geraert (2010), cho rằng có sự chồng lấn ở các chỉ số đo và sự

thay đổi lớn của hình dạng đuôi giữa các quần thể khác nhau [237, 238, 239, 79,

216]. Vì vậy, hai loài này tương đồng với nhau. Tương tự, mặc dù, Siddiqi (2000)

và Geraert (2010) ghi nhận loài H. strictathecatus và H. mangiferae là hai loài riêng

biệt trên cơ sở sự khác nhau của gốc kim hút (tròn vs hình mỏ neo) [79, 216]. Song,

các tác giả Decraemer & Geraert (1992, 1996), Crozzoli & Lamberti (2003) và gần

đây nhất là Van Den Berg et al. (2015) đã gộp chung hai loài này thành một loài

[239, 240, 241, 115]. Như vậy, ba loài trước đây là H. strictathecatus, H. litchi và

H. mangiferae hiện nay đã được gộp chung là một loài với tên gọi là H. strictathecatus.

Đặc trưng phân tử

Phân tích các đặc điểm hình thái và chỉ số đo cho thấy, quần thể mã số H4923

được phân lập ở Văn Giang - Hưng Yên và quần thể mã số H4359 được phân lập ở

Nam Sách - Hải Dương tương đồng nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ tiến

hành phân tích đặc trưng phân tử quần thể H4359. Kết quả, phân tích trình tự vùng

gen D2D3 quần thể H4359 có kích thước 750 bp, được đăng ký trên Genbank với

mã số truy cập là MK026627. So sánh bằng chương trình BLAST trên ngân hàng

Page 77: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

65

gen cho thấy, quần thể H4359 tương đồng với các loài thuộc giống Hemicriconema

từ 90 - 99%. Trong đó, tương đồng với các quần thể thuộc loài H. strictathecatus

trên genbank từ 95 - 99%. Kết quả phân tích trình tự gen cho thấy, quần thể H4359

biến đổi nucleotide từ 1 - 2% so với các quần thể có mã số Genbank từ KM516173 -

KM516178. Đây là các quần thể được phân loại ngay từ đầu thuộc loài H.

strictathecatus. Quần thể H4359 biến đổi nucleotide 5% so với các quần thể có mã

số Genbank AY780956, KF856540, MH142618 và KP192481. Các quần thể này

trước đây được phân loại là loài H. litchi. Tuy nhiên, 2 loài này đã được nhập chung

thành một loài là loài H. strictathecatus [115]. Quần thể H4359 khác biệt với quần

thể mã số MG029572 thuộc loài H. parataiwanensis là 70 nucleotide (10%), với

quần thể mã số MG029570 thuộc loài H. paracameliae là 80 nucleotide (12%).

Hình 3.10. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình TN93+G) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Hemicriconemoides spp. Giá trị bootstrap (%) với 1000 lần lặp lại.

KM516178 H. strictathecatus

KM516177 H. strictathecatus

KM516176 H. strictathecatus

KM516174 H. strictathecatus

KM516173 H. strictathecatus

KM516175 H. strictathecatus

H. strictathecatus H4359

MH142613 H. strictathecatus

KP192481 H. strictathecatus

AY780956 H. strictathecatus

KF856540 H. strictathecatus

MG029574 H. parataiwanensis

MG029573 H. parataiwanensis

MG029572 H. parataiwanensis

MG029571 H. paracamelliae

MG029570 H. paracamelliae

KF856534 H. chitwoodi

KF856533 H. chitwoodi

KF856539 H. californianus

KF856538 H. californianus

MG029576 H. kanayaensis

MG029575 H. kanayaensis

KF856521 H. wessoni

KF856520 H. wessoni

KF856519 H. wessoni

KF856527 H. promissus

KF856529 H. promissus

KF856522 H. macrodorus

KT381016 Hemicaloosia guangzhouensis

KT381017 H.guangzhouensis

FN433861 Mesocriconema xenoplax

FN433869 M. xenoplax

FN433856 M. xenoplax

DQ328717 Basiria gracilis

AY780979 Aglenchus agricola 100

100

87 99

84 100

100

100

100

100

100

99

94

76

100

90

84

89

83

99 66 84

100

94

89

96

99

0.1

Page 78: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

66

Cây phát sinh chủng loại dạng ML (theo mô hình TN93+G; BIC=7866.3;

AICc=7301.9; InL=-3577.2; G= 0.7; R=1.99) (Hình 3.10) cho thấy: quần thể H4359

tạo thành cùng 1 nhánh lớn đối với loài H. strictathecatus với giá trị bootstrap là

96%. Nhánh này lại được chia ra làm 3 nhánh nhỏ, trong đó quần thể H4359 tạo

thành 1 nhánh ở giữa đối với 2 nhánh còn lại. Như vậy, các phân tích đặc trưng

phân tử đã chỉ ra rằng quần thể H4359 thuộc loài H. strictathecatus nhưng có mức

độ sai khác khá lớn so với các quần thể còn lại.

3.2.6. Giống Mesocriconema Andrássy, 1965

Có 1 loài thuộc giống Mesocriconema được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ

các địa điểm nghiên cứu là loài M. sphaerocephalum.

Loài Mesocriconema sphaerocephalum (Taylor, 1936) Loof, 1989

(bảng 3.10 và hình 3.11 - 3.12)

Đặc điểm hình thái:

Loài M. sphaerocephalum phân lập trên cà rốt đã ghi nhận được 2 quần thể:

quần thể M4854 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội và quần thể M4694 được

phân lập ở Cẩm Giàng - Hải Dương. Theo khóa định loại của Geraert (2010) [216],

cả hai quần thể này đều thuộc loài M. sphaerocephalum với các đặc điểm hình thái

và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể thường cong về phía bụng sau khi được xử lý bằng nhiệt

(hình 3.11 A). Vùng môi có 2 vòng cutin, đĩa môi không nhô cao (hình 3.11 B).

Vòng đầu của thân nhỏ hơn vòng thứ hai rất nhiều với cạnh ngoài nhẵn, hướng về

phía sau và hoàn toàn không phân biệt với các vòng cutin nối tiếp sau. Chiều rộng

của vòng cutin ở vùng giữa cơ thể khoảng 4 - 5 µm. Các vòng cutin ở phần sau có

cạnh ngoài nhẵn và hướng về phía sau. Hiện tượng anastoma trên vỏ cutin phổ biến

ở phần thực quản, phần giữa của cơ thể và phần đuôi theo hai bên cơ thể (hình 3.11

D,G). Kim hút to, rất khoẻ, gốc kim hút có hình mỏ neo, rộng 9 - 10 µm với hai

cạnh ngoài uốn cong về phía trước (hình 3.11 C). Diều trước ngắn, diều giữa lớn và

có van lớn được cutin hoá rõ, diều sau tách biệt với ruột (hình 3.11 E). Lỗ bài tiết

thường nằm cố định ở vị trí ngang ranh giới thực quản- ruột hoặc sau thực quản 1 -

2 vòng cutin. Hệ sinh sản đơn, có một buồng trứng phát triển về phía trước của cơ

Page 79: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

67

thể. Túi chứa tinh không phân biệt rõ với đường viền tử cung, không chứa tinh

trùng. Vulva nằm ở gần cuối của cơ thể, dạng mở, môi trước rất phát triển với các

mấu lồi rất rõ. Đuôi tù tròn, mút đuôi thường có dạng thuỳ tròn, rộng (hình 3.11 F).

Con đực: Không được tìm thấy

Bảng 3.10. Số đo con cái loài M. sphaerocephalum ký sinh ở cà rốt so với

các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4854

(Hà Nội)

M4694

(Hải Dương) Geraert, 2010

Eroshenko et

al.,1985

n 10 10 10

L 298 ± 13,8

(274 - 316)

330,7 ± 14,4

(309,4 - 360) 240 - 460 320 - 350

a 8,6 ± 0,5

(7,5 - 9,2)

9,7 ± 0,6

(8,8 - 10,6) - 7.4 - 8.5

b 2,8 ± 0,1

(2,5 - 3)

3,2 ± 0,2

(3 - 3,5) - 3.9 - 4.6

c 43,8 ± 9,8

(31 - 65)

52 ± 9,2

(39 - 69) - 32 - 37

c' 0,4 ± 0,1

(0,3 - 0,5)

0,4 ± 0,1

(0,3 - 0,5) - -

VL/VB 0,8 ± 0,1

(0,7 - 1)

0,7 ± 0,1

(0,6 - 1) 0,5 - 1 -

St%Oes 51,4 ± 1,6

(49,2 - 55)

49,5 ± 2

(46 - 53,3) - -

St%L 18,4 ± 0,8

(17 - 19,8)

15,5 ± 0,7

(14,2 - 16,6) - -

V 94,4 ± 1

(93,0 - 96,3)

94,7 ± 0,4

(93,6 - 95,4) 90 - 97 94 - 95

Stl 54,8 ± 1,6

(53 - 58,2)

51 ± 1,5

(48 - 54) 43 - 77 51 - 53

Chiều cao gốc kim hút 3,7 ± 0,4

(3 - 4,3)

3,8 ± 0,5

(3 - 4,8) - -

Chiều rộng gốc kim hút 9,7 ± 0,4

(9,2 - 10,3)

9,6 ± 0,5

(9 - 10,8) - -

NR 81,8 ± 2,4

(78 - 85,4)

76 ± 2,6

(71,8 - 82,2) - -

ES 106,6 ± 2,7

(104 - 110)

103,3 ± 3

(98 - 108,7) - -

EP 110 ± 4

(105 - 117)

108,2 ± 2,3

(104 - 112,5) - -

W 34,8 ± 1

(33,3 - 36,5)

34 ± 1,4

(30,7 - 36,7) - -

RB 4,8 ± 0,3

(4,3 - 5,2)

5,2 ± 0,3

(4,8 - 5,6) - -

Testis 144,4 ± 11,4

(128 - 165)

161 ± 15

(133,3 - 193) - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 23,2 ± 1,4

(21 - 25)

24,3 ± 1,7

(22,2 - 28) - -

VL 17,8 ± 1,6

(15,6 - 19,8)

17,4 ± 1,5

(15 - 20,3) - -

Page 80: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

68

Chiều rộng cơ thể tại anus 17,7 ± 1,8

(14,3 - 19,4)

18 ± 2

(14,2 - 22) - -

T 7 ± 1,3

(4,4 - 8,8)

6,6 ± 1,2

(4,8 - 9) - -

Rst 12,4 ± 0,5

(12 - 13)

12 ± 0,3

(12 - 13) - 11 - 13

Roes 20,7 ± 0,8

(20 - 22)

20,4 ± 0,6

(20 - 22) - -

Rex 21,5 ± 0,7

(20 - 22)

21,6 ± 0,5

(21 - 22) 17 - 28 22 - 24

Rv 4,8 ± 0,4

(4 - 5)

4,3 ± 0,4

(4 - 5) 3 - 7 3 - 5

Ran 2,2 ± 0,4

(2 - 3)

2 ± 0,3

(2 - 3) 1 - 5 2 - 3

Rvan 3 ± 0,3

(2 - 3)

2,2 ± 0,4

(2 - 3) 0 - 3 1 - 2

R 65 ± 1,6

(63 - 68)

63,6 ± 1,4

(62 - 66) 55 - 82 67 - 74

Hình 3.11. Ảnh chụp KHV con cái loài M. sphaerocephalum ký sinh ở cà rốt.

A: toàn bộ cơ thể; B: vùng đầu; C: kim hút; D: cấu trúc anastoma giữa cơ thể;

E: vùng thực quản; F: vùng đuôi; G: cấu trúc anastoma vùng đuôi (thước đo = 10 µm)

Cây chủ:

Trong đất quanh vùng rễ các cây: cam đường (Citrus aurantium), chuối

(Musa paradisiaca sapientum), ngô (Zea mays), mía (Saccharum officinarum)

[182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Page 81: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

69

Phân bố:

Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ [182], Hà Nội

và Hải Dương (trong nghiên cứu này).

Thế giới: Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, ấn Độ, Pakistan, vùng Caribe, nam,

bắc Mỹ và Châu âu [182].

Nhận xét:

Quần thể M4694 được phân lập ở Cẩm Giàng - Hải Dương có kích thước cơ

thể lớn hơn quần thể M4854 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội. Tuy nhiên, quần

thể M4854 có chiều dài của kim hút, thực quản, chiều dài từ đỉnh đầu đến lỗ bài tiết

lớn hơn so với quần thể M4694.

Hai quần thể của loài M. sphaerocephalum ký sinh trên cà rốt đều có đặc

điểm hình thái tương tự với quần thể được mô tả bởi Geraert (2010) và các chỉ số đo

đều nằm trong giới hạn; tuy nhiên có khoảng biến thiên nhỏ hơn: chiều dài cơ thể

(274 - 360 vs 288 - 415 µm), V (93,0 - 96,3 vs 90 - 97%), chiều dài kim hút (48-58

vs 43-77 µm), số vòng từ đầu đến lỗ bài tiết (20 - 22 vs 17 - 28), số vòng từ vulval

đến mút đuôi (4 - 5 vs 3 - 7), số vòng từ hậu môn đến mút đuôi (2 - 3 vs 1 - 5), số

vòng từ vulval đến hậu môn (2 - 3 vs 0 - 3), số vòng cơ thể (62 - 68 vs 55 - 82) [216].

So sánh với quần thể được mô tả trước đó ở Việt Nam cho thấy: hai quần thể

loài M. sphaerocephalum ký sinh trên cà rốt có nhiều sai khác. Các số đo như: chiều

dài cơ thể; các giá trị a, c; vị trí của vulval và chiều dài kim hút biến thiên rộng hơn

(tương ứng: 273 - 360 vs 320 - 350 µm, 7,5 - 10,6 vs 7,4 - 8,5, 31 - 69 vs 32 - 37, 93

- 96 vs 94 - 95 %, 48 - 58 vs 51 - 53 µm). Trong khi đó, các giá trị b; số vòng cơ

thể; số vòng từ đầu đến lỗ bài tiết lại nhỏ hơn (tương ứng: 2,5 - 3,5 vs 3,9 - 4,6, 62 -

68 vs 67 - 74 và 20 - 22 vs 22 - 24) [182].

Đặc trưng phân tử

Phân tích các đặc điểm hình thái và chỉ số đo cho thấy, quần thể mã số

M4694 được phân lập ở Cẩm Giàng - Hải Dương và quần thể M4854 được phân lập

ở Đông Anh - Hà Nội tương đồng nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu này chỉ tiển hành

phân tích đặc trưng phân tử của 1 quần thể M4694. Kết quả, phân tích trình tự vùng

gen D2D3 của quần thể M4694 có kích thước là 730 bp, được đăng ký trên

Genbank với mã số truy cập MK026628. Trình tự vùng gen D2D3 của quần thể

Page 82: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

70

M4694 tương đồng với trình tự gen của loài M. sphaerocephalum (AB933464) là

99%. So sánh trình tự gene của quần thể M4694 với các loài thuộc giống

Mesocriconema trên genbank cho thấy: sự biến đổi nucleotide giữa quần thể M4694

với các quần thể thuộc loài M. sphaerocephalum là từ 0 - 2%; sự biến đổi nucleotide

giữa quần thể M4694 với các quần thể thuộc loài M. xenoplax là từ 23 - 24%, với

quần thể thuộc loài M. solivagum là 25%.

Hình 3.12. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình TN93+G) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Mesocriconema spp. Các giá trị bootstrap (%) với 1000 lần lặp lại

Cây phát sinh chủng loại dạng ML (theo mô hình TN93+G; BIC = 5363.565;

AICc = 5053.814; InL -2483.717; G = 0.55; R = 2.22) (hình 3.12) cho thấy: quần

thể M4694 thuộc cùng 1 nhánh đối với các quần thể thuộc loài M. sphaerocephalum

với giá trị bootstrap là 99%, nhánh này tách biệt hoàn toàn so với các loài khác.

3.2.7. Giống Hemicaloosia Ray & Das, 1978

Có 1 loài thuộc giống Hemicaloosia được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ các

địa điểm nghiên cứu với đặc điểm của giống là vỏ ngoài có xuất hiện đường bên ở

con cái và ấu trùng. Các vòng cutin cách bởi các rãnh, lớp biểu bì không bị gập lại

giữa các đốt.

Mesocriconema sphaerocephalum M4694

AB933464 M.sphaerocephalum

AY780950 M.sphaerocephalum

AB933464 M.sphaerocephalum

AB933465 M.sphaerocephalum

AB933465 M.sphaerocephalum

AB933466 M.sphaerocephalum

AB933467 M.sphaerocephalum

KF430522 M.sphaerocephalum

AY780969 M.solivagum

AY780968 M.ornatum

AY780967 Mesocriconema sp. Vovlas

AY780965 M.xenoplax

FN433855 M.xenoplax

AY780964 M.xenoplax

FN433869 M.xenoplax

FN433856 M.xenoplax

FN433871 M.xenoplax

DQ328717 Basiria gracilis

AY780979 Aglenchus agricola

96

99

95

89

96

100

99

92

93

94

97

0.1

Page 83: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

71

Loài Hemicaloosia sp.

(bảng 3.11 và hình 3.13)

Đặc điểm hình thái:

Loài Hemicaloosia sp. phân lập trên cà rốt ghi nhận 1 quần thể H4999 ở Lâm

Đồng. Loài Hemicaloosia sp. có các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Có cơ thể hình trụ thuôn hẹp về phía đầu và đuôi và hơi cong về

phía bụng khi được xử lý bằng nhiệt (hình 3.13 A). Vỏ cutin phân đốt rất thô. Toàn

bộ cơ thể có 302 - 320 vòng cutin. Vùng môi có hai vòng cutin và không phân biệt

với đường viền cơ thể (hình 3.13 B). Kim hút to, khỏe, dài 63 - 69 µm, hơi cong

vòng cung (hình 3.13 C). Phần conus chiếm 78,5 - 83,6% chiều dài kim hút. Gốc

kim hút hơi vát về phía sau. Lỗ đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc kim hút 5,8 -

7,5 µm. Thực quản dài khoảng 140 - 147 µm. Vị trí lỗ bài tiết nằm sau ranh giới

thực quản - ruột khoảng 20 µm. Hệ sinh sản đơn với 1 buồng trứng phát triển về

phía trước, kéo dài lên tận ranh giới thực quản. Khoảng cách từ đầu đến vulval

chiếm 79 - 81,4% chiều dài cơ thể. Hậu môn nằm sau vulva từ 20 - 25 vòng cutin.

Đuôi dài 169,7 - 196,8 µm, hình chóp dài với mút đuôi nhọn (hình 3.13 D). Có cấu

trúc đường bên (hình 3.13 F).

Con đực: Không được tìm thấy

Bảng 3.11: Số đo con cái loài Hemicaloosia sp. ký sinh ở cà rốt (Số đo theo

µm)

Chỉ số đo H4999

(Lâm Đồng)

H. luci

Dhanachand & JaiRaipuri,

1979

n 6 20

L 969,5 ± 27

(930 - 1003)

970

(890 - 1200)

a 28,3 ± 2,3

(26,7 - 33)

34

(28 - 40)

b 6,8 ± 0,3

(6,5 - 7)

7,1

(6,5 - 9,9)

c 5,4 ± 0,4

(4,8 - 5,8)

9,2

(7,2 - 10,8)

c' 7 ± 0,6

(6,3 - 8,2) -

V% 80,4 ± 1

(79 - 81,4)

84

(82 - 86)

Stl 65,8 ± 2,5 67

Page 84: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

72

(63 - 69,2) (66 - 70)

DGO 6,7 ± 0,8

(5,8 - 7,5) 5 - 7

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa

92,2 ± 2,3

(89,2 - 94,8) -

NR 111,6 ± 5

(102 - 115,6) -

ES 143 ± 2,5

(139,8 - 147) -

EP 164,3 ± 8,2

(152,6 - 175,5) 131 - 156

W 34,4 ± 2,7

(29,5 - 37) 26 - 32

Chiều rộng cơ thể tại vulval 29,8 ± 2,2

(26,7 - 32,3) -

ABD 25,7 ± 2,8

(23,2 - 30,6) -

T 181,6 ± 12,7

(169,7 - 196,8) 115

H 36,7 ± 4

(31 - 41) -

Rst 22,8 ± 0,8

(22 - 24) -

Roes 47,2 ± 1,6

(46 - 50) -

Rex 53,8 ± 0,8

(53 - 55)

51

(50 - 54)

RVan 8,7 ± 1

(7 - 10)

15

(11 - 18)

R 309,3 ± 5,8

(304 - 320)

309

(2902 - 330)

RV 66,5 ± 4

(63 - 74) -

Ran 47,8 ± 1,7

(46 - 50)

30

(23 - 37)

Rđầu - V 242,8 ± 3,4

(238 - 247)

261

(243 - 273)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ cây cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Lâm Đồng (trong nghiên cứu này).

Nhận xét:

Theo khóa định loại của Chitambar & Subbotin (2014) [218], loài

Hemicaloosia sp. gần giống với loài H. luci ở các đặc điểm như: Kích thước cơ thể,

Page 85: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

73

số vòng cuntin của cơ thể, số vòng cutin từ đầu đến lỗ bài tiết, chiều dài kim hút và

hình dạng đuôi. Tuy nhiên, loài Hemicaloosia sp. khác với loài H. luci ở các đặc

điểm như: Các chỉ số a, b, c, V đều nhỏ hơn (tương ứng: 26,7 - 33 vs 28 - 40; 6,5 - 7

vs 6,5 - 9; 4,8 - 5,8 vs 7,2 - 10,8 và 79 - 81,4 vs 82 - 86%). Chiều dài từ đầu đến lỗ

bài tiết, số vòng từ vulva đến hậu môn và từ hậu môn đến mút đuôi lại lớn hơn

(tương ứng: 152,6 - 175,5 vs 131-156 µm; 7 - 10 vs 11 - 18 và 46 - 50 vs 23 - 37).

Đuôi của loài Hemicaloosia sp. cũng dài hơn và nhọn hơn so với loài H. luci (169,7

- 196,8 vs 115 µm) [242]. Như vậy, sự sai khác hình thái của loài Hemicaloosia sp.

không giống bất cứ loài nào đã mô tả trong cùng giống nên đây có thể là một loài

mới cho khoa học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ thu được số lượng cá thể

thấp chưa chụp được ảnh SEM và phân tích phân tử để có thể khẳng định chính xác

vị trí phân loại của loài này.

Hình 3.13: Ảnh chụp KHV con cái loài Hemicaloosia sp. ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể; B: vùng đầu; C: kim hút; D: vùng đuôi; E: vùng vulva; F: vùng

bên (thước đo = 10 µm).

Page 86: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

74

3.2.8. Giống Xiphinema Cobb, 1913

Có 1 loài thuộc giống Xiphinema được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ các địa

điểm nghiên cứu là loài X. brevicolle.

Loài Xiphinema brevicolle Lordello & Da Costa, 1961

(bảng 3.12 và hình 3.14)

Đặc điểm hình thái

Có 1 cá thể cái với mã số X5271được phân lập từ cà rốt ở Đơn Dương - Lâm

Đồng. Theo khóa định loại của N.N. Châu & N.V. Thanh (2000) [182], cá thể này

thuộc loài X. brevicolle với các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể uốn cong về phía bụng và có hình chữ C mở sau khi được

xử lý bằng nhiệt (hình 3.14 A). Đầu phân biệt với đường viền của cơ thể bởi vòng

lõm của cổ (hình 3.14 C). Vỏ cutin nhẵn, không phân đốt. Kim hút gồm 2 phần:

phần odontostyle hơi cong, cutin hoá mạnh, to, khỏe và rất dài (88 - 99 µm) (hình

3.14 D); phần odontophore hình trụ phát triển mạnh với phần gốc phình to lên 3

núm tạo thành gốc kim hút (hình 3.14 E). Phần odontophore ngắn hơn phần

odontostyle. Vòng dẫn kim hút bao quanh kim hút ở vị trí dưới 1/3 chiều dài của

odontostyle tính từ đầu. Thực quản có 2 phần: phần phía trước hẹp hình ống, phần

phía sau ngắn hình trụ được cơ hoá mạnh (hình 3.14 B). Van nối thực quản - ruột

nhỏ và có hình chóp tù. Vulval có vị trí ở nửa sau của cơ thể, khoảng cách từ đầu

đến vulva chiếm hơn 50 % chiều dài cơ thể (54%). Hệ sinh dục dạng đôi (kiểu

amphididelphic) với 2 nhánh đối xứng và phát triển như nhau. Đuôi ngắn, hình chóp

tù (hình 3.14 F), hơi lồi về phía lưng, trên đuôi có 2 cặp nhú đuôi.

Con đực: không tìm thấy

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: chè (Camellia sinensis), lúa (Oryza sativa), hồ

tiêu (Piper nigrum), chuối (Musa paradisiaca sapientum) [182], cà rốt (Daucus

carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình [182], Lâm Đồng

Page 87: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

75

(trong nghiên cứu này).

Thế giới: SNG, Israel, Ấn Độ, Pakistan, các nước Châu Phi, Brasil [182].

Nhận xét:

Cá thể mã số X5271 được phân lập ở Đơn Dương - Lâm Đồng có các đặc

điểm hình thái và số đo tương đồng với quần thể đã được ghi nhận ở Việt Nam

trước đó cũng như với quần thể được mô tả bởi Luc & Coomans (1992) [243, 182].

Bảng 3.12. Số đo con cái loài X. brevicolle ký sinh ở cà rốt so với các quần

thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo X5271

(Lâm Đồng)

Luc & Coomans,

1992 Nguyen N.C., 1996

n 1 10 20

L 1898,6 1840

1710 - 1900

1763

1600 - 2032

a 39,4 44,6

41,1 - 47,4

34,5

30,55 - 38,7

b 6,2 5,8

5,3 - 6,1

5,74

4,3 - 6,8

c 69,2 88,8

81,4 - 99,5

75

61 - 91

c' 1 0,75

0,7 - 0,8

0,97

0,8 - 1,1

V 54 52,2

50,3 - 54

52,3

50 - 55,5

Stl 148,4 148

143 - 153 -

Odontostyle 96,3 94

88 - 99

92,9

82 - 96,5

Odontophore 52 54

53 - 56

53,4

49 - 59

Chiều rộng đầu 11,3 - -

Chiều cao đầu 5 - -

NR 221,7 - -

EP 240 - -

ES 308 - -

W 48 - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 46 - -

ABD 27,4 - -

T 27,4 - -

Page 88: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

76

Hình 3.14. Ảnh chụp KHV con cái loài X. brevicolle ký sinh ở cà rốt

A: toàn bộ cơ thể, B: vùng thực quản, C: vùng đầu, D: odontostyle, E: odontophore,

F: vùng đuôi, G: vul val (thước đo A=50 µm, B=40 µm, C - G=10µm)

3.2.9. Giống Meloidogyne Goeldi, 1892

Có 3 loài thuộc giống Meloidogyne được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ các

địa điểm nghiên cứu là loài M. incognita, M. arenaria và M. graminicola.

Loài Meloidogyne incognita (Kofoid& White, 1919) Chitwood, 1949

(bảng 3.13-3.15 và hình 3.15)

Đặc điểm hình thái

Bốn quần thể loài M. incognita được phân lập trên cà rốt ở 4 vùng điều tra:

quần thể mã số M4859 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội, quần thể mã số M3656

được phân lập ở Nam Sách - Hải Dương, quần thể mã số M4907 được phân lập ở

Văn Giang - Hưng Yên và quần thể mã số M5269 được phân lập ở Đơn Dương -

Page 89: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

77

Lâm Đồng. Theo khóa định loại của Kazachenko & Mukhina (2013) [215], cả bốn

quần thể này thuộc loài M. incognita với các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng

như sau:

Con cái: Cơ thể có hình dạng từ quả lê, hình cầu hay tròn (hình 3.15 E). Kích

thước cơ thể biến đổi khá lớn từ 494 - 705 µm. Cổ ngắn. Vùng môi bằng, hơi tách

biệt với đường viền cơ thể (hình 3.15 A). Kim hút to, khỏe, kitin hóa mạnh hơi cong

về phía lưng (hình 3.15 B). Gốc kim hút hình tròn. Lỗ bài tiết có vị trí nằm ngay sau

gốc kim hút (hình 3.15 B). Diều trước ngắn, diều giữa phát triển hình oval, van diều

giữa kintin hóa mạnh. Tấm cutin vùng perineal patterns có vùng lưng nhô cao, hơi

vuông và không bị bóp lại từ hai phía bên. Vân bụng tròn, mịn, các đường vân

không liên tục. Vùng bên dạng fork ở chỗ nối các vân giữa vùng bụng và vùng lưng

(hình 3.15 F).

Con đực: Cơ thể hình giun, di chuyển. Vùng đầu cao với 2 vòng cutin, đôi

khi đến 4 vòng (hình 3.15 C-D). Đĩa môi tròn, lớn, đôi khi lõm ở phần giữa với các

môi lồi lên. Kim hút to, khỏe, đỉnh kim hút có dạng tù, cùn (hình 3.15 C-D). Vùng

bên có 4 đường bên nổi bật và thường xoắn vặn ở vùng đuôi (hình 3.15 K).

Ấu trùng tuổi 2: Cơ thể có hình giun, thuôn dần về hai đầu. Kim hút mảnh,

kitin yếu (hình 3.15 G). Gốc kim hút nhỏ. Diều giữa phát triển yếu. Lỗ bài tiết nằm

phía sau van nối ruột với thực quản. Thực quản tuyến dài, đổ về phía bụng. Vùng

bên có 4 đường bên (hình 3.15 I). Đuôi hình chóp nhọn, mút đuôi tròn tù và hơi

cong về phía bụng (hình 3.15 H). Vị trí Phasmid nằm ở khoảng giữa của hyaline.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: đu đủ (Carica papaya), đay (Corchorus

capsularis), bạch đàn (Eucaliptus sp.), mướp (Lufea acutangula), dâu tằm (Morus

alba), chuối (Musa paradisiaca sapientum), thuốc lá (Nicotiana tabacum), đỗ xanh

(Vigna radiata), đỗ đen (Vigna unguiculata), hồ tiêu (Piper nigrum), vừng

(Sesamum indicum), cải bắp (Brassica oleracea var capitata), cà tím (Solanum sp.)

[182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Page 90: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

78

Bảng 3.13. Số đo ấu trùng loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4859

(Hà Nội)

M3656

(Hải Dương)

M4907

(Hưng Yên)

M5269

(Lâm Đồng) Chitwood, 1949 Pham T. B., 1988

n 10 10 10 10 25 25

L 385,3 ± 11,4

(379,5 - 409)

402,4 ± 14,5

(380 - 411,6)

370 ± 10,2

(350 - 385,5)

392,5 ± 12,2

(362,3 - 409) 360 - 393

381

(378 - 420)

a 27,8 ± 1,5

(25,2 - 29,4)

30,6 ± 2,2

(26,4 - 33,2)

25,6 ± 1,8

(23 - 28,7)

29,3 ± 1,5

(26,3 - 31,2) 29 - 33

26,3

(24 - 27,5)

b 5,4 ± 0,1

(5,2 - 5,6)

5,7 ± 0,1

(5,4 - 6)

5,2 ± 0,4

(5 - 5,4)

5,5 ± 0,1

(5,4 - 5,7) 5,6 - 6,4 -

b’ 2 ± 0,1

(2 - 2,3)

2,2 ± 0,1

(2 - 2,5)

2 ± 0,2

(2 - 2,4)

2 ± 0,1

(2 - 2,2) - -

c 8,3 ± 0,4

(7,8 - 8,8)

8,2 ± 0,4

(7,8 - 8,7)

8 ± 0,2

(7,7 - 8,2)

8,3 ± 0,4

(7,7 - 9) 8 - 9,4

7,1

(7 - 7,5)

c’ 4,5 ± 0,3

(4 - 5)

4,8 ± 0,4

(4,3 - 5,6)

4,8 ± 0,7

(3,8 - 6)

4,6 ± 0,3

(4 - 5) -

Stl 10,2 ± 0,4

(10 - 11)

11 ± 0,6

(10,4 - 12,2)

10,8 ± 0,4

(10 - 11,6)

10,5 ± 0,5

(10 - 11,2) 10 14

E.P.(%) 19,8 ± 0,3

(19,2 - 20,3)

20 ± 0,5

(19,3 - 21)

20,3 ± 1,2

(19,3 - 22,6)

20,2 ± 0,4

(19,7 - 21) - -

DGO 2,6 ± 0,3

(2,3 - 3)

3 ± 0,1

(2,7 - 3,2)

2,5 ± 0,2

(2,2 - 3)

2,8 ± 0,3

(2,5 - 3,2) 2 - 2,5 -

Chiều rộng diều gữa 7,3 ± 0,3

(6,8 - 7,8)

7,6 ± 0,6

(7 - 8,6)

7,4 ± 0,7

(6 - 8,3)

7,2 ± 0,3

(6,8 - 7,8) - -

Chiều dài diều gữa 11 ± 0,6

(10 - 12)

11,6 ± 0,7

(10,8 - 13)

11,6 ± 0,5

(12 - 12,4)

11 ± 0,7

(10 - 12) - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa 52,4 ± 1,5

(50,5 - 54,6)

51,7 ± 1,7

(49,6 - 54,8)

50 ± 2,6

(46,2 - 54,8)

53 ± 1,8

(50,5 - 55) - -

NR 66 ± 1,6 64 ± 2 63,4 ± 2,6 67,3 ± 2,5 - -

Page 91: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

79

(62,2 - 67,7) (60,7 - 66,4) (60,2 - 69) (62,2 - 70,6)

EP 78,4 ± 2

(74,3 - 81)

79,3 ± 1,5

(77,6 - 82,6)

76 ± 3

(72,4 - 81,5)

79,5 ± 2,7

(74,3 - 83) - -

Chiều dài từ đầu đến van thực

quản - ruột

73,6 ± 2

(69,4 - 77,7)

76,5 ± 2,5

(73,4 - 81)

75,6 ± 6,7

(67,4 - 92)

74,6 ± 2,6

(69,4 - 77,4) - -

ES 190,5 ± 10,5

(177,6 - 205)

176 ± 8

(163 - 185,7)

175,5 ± 13

(156,6 - 195)

187 ± 8

(177,6 - 199) - -

OPL 117 ± 10

(104,4 - 131)

99,5 ± 7,3

(86,5 - 107,8)

100 ± 11,7

(78,2 - 117,8)

112,4 ± 8

(103,6 - 123) - -

W 14,3 ± 0,7

(13,2 - 15,2)

13 ± 1

(12 - 14,8)

14,7 ± 0,8

(13,5 - 16,2)

13,4 ± 0,5

(12,7 - 14,2) - -

ABD 10,7 ± 0,7

(9,4 - 12)

10 ± 0,6

(8,8 - 10,8)

10 ± 1,2

(7,5 - 11,2)

10,2 ± 0,6

(9,2 - 11) - -

T 47,5 ± 0,8

(46,2 - 49)

48 ± 2,6

(44,5 - 52,4)

47,2 ± 2,3

(42,5 - 50)

47,4 ± 1

(46 - 49) - -

H 11,2 ± 1

(9 - 12,6)

11,4 ± 1

(10,2 - 13,2)

10,8 ± 0,6

(10 - 11,7)

11,5 ± 1

(9 - 13) - -

Bảng 3.14. Số đo con đực loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4859

(Hà Nội)

M3656

(Hải Dương)

M4907

(Hưng Yên)

M5269

(Lâm Đồng) Chitwood, 1949 Pham T. B. 1988

n 3 3 5 5 6

L 1208,5 ± 121

(1081 - 1323)

1218,4 ± 194

(1037,5 - 1423)

1398,2 ± 64,2

(1309 - 1474)

1504,4 ± 94

(1430 - 1667) 1200 - 2000

1255

(920 - 1685)

a 49,2 ± 4,6

(44,3 - 53,3)

52 ± 6,4

(46,7 - 59)

52 ± 5,2

(43,2 - 56,8)

47,3 ± 2,8

(43,5 - 50,3) 39 - 48

47,9

(29,7 - 59,1)

b 10,4 ± 0,7

(9,7 - 11)

10,5 ± 1,2

(9,5 - 11,8)

12,4 ± 1

(10,8 - 13,5)

13,3 ± 1,2

(12,4 - 15,3) 8 - 17 -

b’ 4,4 ± 0,4 4,5 ± 0,7 5,2 ± 0,3 6 ± 0,4 - -

Page 92: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

80

(4 - 4,6) (3,8 - 5,3) (4,8 - 5,5) (5,3 - 6,5)

c 100 ± 7,6

(91 - 105,6)

112,3 ± 22

(98 - 137,6)

117 ± 17,7

(92 - 131,4)

128,6 ± 14

(112 - 143,8) - -

c’ 0,6 ± 0,2

(0,6 - 0,7)

0,6 ± 0,1

(0,6 - 0,7)

0,6 ± 0,2

(0,5 - 0,6)

0,5 ± 0,1

(0,5 - 0,6) - -

STL 20,4 ± 0,7

(20 - 21,2)

21,2 ± 0,5

(20,8 - 21,8)

22,6 ± 0,8

(21,5 - 23,3)

21,7 ± 0,3

(21,2 - 22) 23 - 26

21,2

(18,5 - 24)

E.P.(%) 10,6 ± 0,7

(10 - 11,3)

10,5 ± 1,2

(9,2 - 11,6)

9 ± 0,6

(8,2 - 10)

8,4 ± 0,8

(7 - 9) - -

Chiều rộng đầu 10,8 ± 0,5

(10,4 - 11,3)

11 ± 0,2

(10,8 - 11)

11,2 ± 0,5

(10,6 - 11,6)

12 ± 0,6

(11,3 - 13) - -

Chiều cao đầu 6 ± 0,3

(5,6 - 6)

6 ± 0,3

(5,8 - 6,4)

5,8 ± 0,7

(5 - 6,7)

7 ± 0,3

(6,5 - 7,3) - -

DGO 3 ± 0,2

(2,8 - 3,2)

2,7 ± 0,2

(2,5 - 3)

3 ± 0,2

(2,7 - 3,3)

3 ± 0,3

(2,6 - 3,3) - -

Chiều rộng diều giữa 8,8 ± 1

(8,2 - 10)

9,2 ± 0,3

(9 - 9,6)

9,7 ± 1

(8,4 - 11)

10 ± 0,6

(9,4 - 11) - -

Chiều dài diều giữa 16,2 ± 0,5

(15,8 - 16,7)

17,7 ± 0,7

(17 - 18,2)

16,7 ± 1

(15,8 - 18,2)

18,3 ± 1,7

(16,7 - 21) - -

Chiều daì từ đầu đến diều giữa 76,2 ± 1,2

(75 - 77,3)

76,7 ± 4

(72,3 - 80)

79,8 ± 3,4

(74,6 - 83,3)

84,8 ± 2,3

(82,3 - 88,2) - -

NR 98 ± 3,3

(94 - 100,5)

98 ± 4,2

(94,4 - 103)

99,6 ± 5,3

(91,7 - 106)

102,6 ± 6,4

(91,7 - 108,2) - -

EP 128 ± 5,3

(122 - 131,4)

126 ± 5,3

(120,3 - 131)

126,0 ± 3,8

(121 - 130)

125,5 ± 6

(117,7 - 134) - -

Chiều dài từ đầu đến van thực

quản - ruột

116 ± 4,4

(111,4 - 120)

116 ± 5,7

(109,5 - 120)

113,3 ± 7

(105 - 121)

113,6 ± 3,2

(109,0 - 117) - -

ES 277,8 ± 10

(267,2 - 287)

270,7 ± 2

(269,4 - 273)

266,7 ± 9,3

(252 - 277,4)

256,7 ± 9,4

(248,5 - 272) - -

OPL 161,6 ± 10 154,7 ± 5,4 153,4 ± 12,2 143 ± 8,4 - -

Page 93: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

81

(150,3 - 167,6) (149,3 - 160) (140,4 - 172) (133 - 155)

W 24,6 ± 1,7

(23 - 26,4)

23,4 ± 1

(22,2 - 24)

27 ± 2,2

(25 - 30,3)

31,8 ± 1,5

(29,3 - 33) - -

ABD 19,5 ± 2

(18,2 - 21,7)

17 ± 0,4

(16,5 - 17,2)

21,3 ± 2

(18 - 23,3)

22,7 ± 1

(21,8 - 24,7) - -

T 12 ± 0,4

(11,8 - 12,5)

11 ± 0,8

(10,3 - 11,8)

12 ± 1,7

(10,3 - 14,3)

11,8 ± 1,2

(10,4 - 13,2) - -

Tes 730,3 ± 88,5

(630,3 - 799)

723,6 ± 93,8

(651,4 - 830)

759,6 ± 69,7

(702 - 868)

851 ± 43,2

(783 - 896,4) - -

Lsp 31,3 ± 1,2

(29,2 - 33,6)

30,6 ± 1,4

(29 - 31,5)

34 ± 1

(32 - 36,5)

32,7 ± 1

(30,4 - 35,7) 34 - 36

27

(26 - 29,5)

Wsp 3,8 ± 0,3

(3,6 - 4)

4 ± 0,5

(3,6 - 4,7)

3,4 ± 0,3

(3,0 - 3,8)

3,9 ± 0,5

(3,0 - 4,4) - -

Lgu 8,6 ± 0,6

(8 - 9,2)

8 ± 0,4

(7,8 - 8,5)

8,8 ± 0,6

(8 - 9,3)

9 ± 0,6

(8,4 - 9,7) -

10

(9,5 - 11)

Bảng 3.15. Số đo con cái loài M. incognita ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4859

(Hà Nội)

M3656

(Hải Dương)

M4907

(Hưng Yên)

M5269

(Lâm Đồng) Chitwood, 1949 Pham T. B. 1988

n 10 10 10 10 11

Chiều dài cơ thể 574,4 ± 30,5

(521 - 611,7)

596,1 ± 83,7

(494 - 857)

627,8 ± 37,3

(594,4 - 668)

687,3 ± 61,5

(509,6 - 705,2) 510 - 690

668

(521 - 702)

Chiều dài cổ 127,4 ± 29,5

(75,4 - 171,8)

259 ± 77,4

(139 - 369)

158,5 ± 19,7

(137 - 175,4)

208,3 ± 30,2

(157,6 - 245) - -

Rộng cơ thể 454,2 ± 55,8

(349 - 528,6)

311,3 ± 95

(236,8 - 493,8)

422,8 ± 67

(348,8 - 479)

402,6 ± 72,7

(261,5 - 465,4) 300 - 430

432

(221 - 585)

Tỷ lệ dài cơ thể/ chiều dài cổ 4,8 ± 1

(3,6 - 7)

2,4 ± 0,6

(2 - 3,6)

4,0 ± 0,4

(3,5 - 4,3)

3,1 ± 0,5

(2,5 - 4) - -

a 1,3 ± 0,2 2 ± 0,2 1,3 ± 0,3 1,6 ± 0,2 - -

Page 94: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

82

(1 - 1,6) (1,7 - 2,2) (1,2 - 1,6) (1,4 - 2)

Chiều cao môi 2 ± 0,2

(1,7 - 2,3)

3 ± 0,2

(2,8 - 3,2)

2 ± 0,2

(1,7 - 2,1)

2,6 ± 0,4

(2,2 - 3,2) - -

Chiều rộng môi 4,4 ± 0,4

(3,8 - 4,8)

5 ± 1

(3,8 - 6,5)

4,7 ± 0,1

(4,5 - 4,8)

4,7 ± 0,7

(3,7 - 5,5) - -

Chiều dài kim hút 15 ± 0,5

(14,6 - 15,5)

15,5 ± 1

(15 - 16, 2)

15,8 ± 0,4

(15,2 - 16,6)

14,6 ± 0,8

(14,2 - 16,4) 15 - 16 15

DGO 4 ± 0,8

(3 - 5)

3,6 ± 0,1

(3,6 - 3,8)

4,8 ± 0,3

(4,5 - 5)

5,5 ± 0,3

(5,2 - 6) - -

Chiều dài từ đầu - lỗ bài tiết 21 ± 4

(15,6 - 22)

17,8 ± 0,3

(17,5 - 18)

20,6 ± 5,8

(15,6 - 24)

18,5 ± 1

(18 - 20,2) - -

Chiều dài từ đầu - diều giữa 73,8 ± 11

(58,2 - 86,6)

78,7 ± 6,6

(72,1 - 85,3)

76 ± 12,2

(62,7 - 86,6)

86,4 ± 12,4

(68,7 - 97,2) - -

Chiều dài diều giữa 35,3 ± 3

(30 - 39,6)

36,2 ± 4,7

(31,4 - 41)

34 ± 3,7

(30 - 37)

50,8 ± 6,0

(43,0 - 57,7) - -

Chiều rộng diều giữa 33 ± 3,4

(28 - 37,6)

30 ± 0,7

(29,3 - 31)

35,3 ± 2,3

(33 - 37,6)

41,4 ± 4,2

(37,2 - 47) - -

Chiều dài van diều giữa 12,2 ± 1,4

(10,5 - 14,2)

11 ± 1

(10 - 12)

11 ± 1

(10,5 - 12,4)

12,7 ± 0,4

(12,2 - 13) - -

Chiều rộng van diều giữa 10,3 ± 1,3

(8 - 12)

27 ± 5,5

(20,2 - 31,5)

9,7 ± 2

(8 - 12)

10 ± 0,3

(9,7 - 10,3) - -

Chiều dài vulva 18,8 ± 1

(17,3 - 20,5)

18,2 ± 1,8

(16 - 19,8)

18,5 ± 2

(16 - 19,7)

17,8 ± 2,2

(14,8 - 20,8) - -

Khoảng cách vulva - anus 17,2 ± 1

(15,6 - 18,7)

18,2 ± 0,2

(18,0 - 18,5)

18,2 ± 0,2

(18 - 18,5)

15 ± 2,4

(12,2 - 20) - -

Khoảng cách Anus - tail tip 11,7 ± 1,2

(9,7 - 13,4)

14,3 ± 0,7

(13,5 - 15,4)

14 ± 0,6

(13,5 - 14,5)

12,3 ± 1,4

(10 - 14) - -

Khoảng cách Plasmid 19,5 ± 4

(14 - 24,2)

21 ± 3,2

(16,8 - 23,5)

22,2 ± 1

(21,5 - 23,5)

20 ± 2

(17,3 - 22,3) - -

EP/ST 1,6 ± 0,3

(1,4 - 1,8)

1,8 ± 0,4

(1,3 - 2)

1,7 ± 0,5

(1,4 - 2)

1,3 ± 0,1

(1,2 - 1,4) - -

Page 95: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

83

Hình 3.15. Ảnh chụp KHV loài M. incognita ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: vùng đầu, B: kim hút, E: toàn bộ cơ thể, F: tấm cutin vùng hậu môn-

sinh dục; Con đực: C-D: kim hút, J: vùng đuôi, K: vùng bên; Ấu trùng: G: kim hút,

I: vùng bên, K: vùng đuôi (thước đo: A = 100 µm B-H = 10 µm)

Phân bố:

Việt Nam: rất phổ biến ở các nơi [182].

Thế giới: Thái Lan, Malaixia, Brunei, Inđônêxia, Philippin, Pakistan, Ấn Độ,

Châu Phi, Châu Á, vùng Caribe, Nam Mỹ và Bắc Mỹ [182].

Nhận xét:

Cả bốn quần thể ấu trùng loài M. incognita ký sinh trên cà rốt đều có các đặc

điểm hình thái và chỉ số đo tương tự nhau. Trong đó, quần thể M4907 được phân

lập ở Văn Giang - Hưng Yên có chiều dài cơ thể, chiều dài từ đầu đến hết thực quản

và chiều dài thực quản tuyến là nhỏ nhất. Quần thể M3656 được phân lập ở Nam

Page 96: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

84

Sách - Hải Dương có kích thước cơ thể lớn nhất. Con cái của quần thể M5269 được

phân lập ở Đơn Dương - Lâm Đồng có kích thước cơ thể lớn nhất trong khi là nhỏ

nhất ở quần thể M4859 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội.

So sánh bốn quần thể ấu trùng loài M. incognita ký sinh trên cà rốt với quần

thể ấu trùng được mô tả trước đó bởi Chitwood (1949), cho thấy: các đặc điểm hình

thái và chỉ số đo tương đồng nhau, ngoại trừ các chỉ số như: kích thước của cơ thể,

chiều dài kim hút lớn chút ít (350 - 411 vs 360 - 393 µm và 10 - 12,2 vs 10 µm) và

chỉ số a, c nhỏ hơn (23 - 33 vs 29 - 33 và 7,8 - 9 vs 8 - 9,4) [244]. Các quần thể này

cũng tương đồng với quần thể ở Việt Nam trước đó được mô tả bởi N.N. Châu &

N.V. Thanh 2000 [182].

Đối với các quần thể con đực và con cái ít biển đổi hơn so với quần thể được

mô tả bởi Chitwood (1949) và quần thể ở Việt Nam được mô tả bởi N.N. Châu &

N.V. Thanh 2000, ngoài giá trị a của con đực lớn hơn (43 - 59 vs 39 - 48), chỉ số b

kim hút của con đực nhỏ hơn (9 - 11 vs 8 - 17 và 20 - 23 vs 23 - 26 µm) [244].

Loài Meloidogyne arenaria (Neal, 1889) Chitwood, 1949

(bảng 3.16 và hình 3.16)

Đặc điểm hình thái

Loài M. arenaria được phân lập trên cà rốt ghi nhận được 1 quần thể mã số

M4806 ở Cẩm Giàng - Hải Dương. Theo khóa định loại của Kazachenko &

Mukhina (2013) [215], quần thể này thuộc loài M. arenaria với các đặc điểm hình

thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể có dạng hình tròn đến hình quả hồ lô với cổ ngắn và eo thắt

lại ở giữa cơ thể (hình 3.16 A). Tỷ lệ chiều dài cổ/ chiều dài cơ thể từ 2,3 - 4. Kim

hút to, khỏe, gốc kim hút tròn. Lỗ bài tiết nằm cách gốc kim hút khoảng 14 - 15 µm

(hình 3.16 B). Tấm cutin vùng perineal patterns có vùng lưng tròn, thấp, vân tròn

đến hơi nhô về phía lưng và tạo thành vòm lưng với dạng khác nhau, phần lưng hơi

vát về 2 bên (hình 3.16 C). Đường bên mờ hoặc không có. Chiều dài vulva từ 16 -

21 µm, khoảng cách từ vulva - hậu môn từ 16 - 23 µm.

Con đực: Cơ thể hình giun, thuôn dần về hai phía đầu và đuôi. Vùng đầu

thấp, tròn hoặc có hình chóp tù, vòng cutin gốc đầu rất khó quan sát, ngăn cách với

Page 97: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

85

1, 2 hoặc 3 vòng cutin tiếp theo (hình 3.16 D). Kim hút to, khỏe, gốc kim hút tròn.

Diều trước thon dài, diều giữa hình oval có van được cutin hoá rõ, diều sau đổ về

phia bụng và hơi phủ lên van nối thực quản và ruột. Con đực có 1 hoặc 2 tinh hoàn.

Gai sinh dục có cạnh mỏng và đầu gai không loe rộng, kích thước 29,4 - 32,6 µm.

Phasmid nằm ở vùng gai sinh dục hoặc lùi về phía trước. Vùng bên có 4 đường bên,

hai đường ngoài có cấu trúc areolation (hình 3.16 H).

Ấu trùng tuổi 2: Cơ thể có hình giun, thuôn đều về hai phía đầu và đuôi. Kim

hút mảnh, kitin yếu, gốc kim hút nhỏ (hình 3.16 E). Vòng thần kinh nằm ở phần eo

thắt của thực quản. Diều giữa phát triển yếu. Lỗ bài tiết nằm phía sau Hemizonid.

Van nối ruột-thực quản nằm ở phía trên lỗ bài tiết. Diều sau hay thực quản tuyến

dài, đổ về phía bụng và hơi phủ lên phần van nối thực quản và ruột. Vùng bên có 4

đường bên. Đuôi hình chóp nhọn, mút đuôi tròn tù (hình 3.16 F). Vị trí Phasmid

nằm ở nửa trên của hyaline (hình 3.16 F).

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: đay (Chorchorus capsularis), đậu tương (Glycine

soja), mía (Saccharum officinarum), cà tím (Solanum melongena), khoai tây

(Solamum tuberosum) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Sơn La, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình [182], Hải Dương

(trong nghiên cứu này).

Thế giới: Sudan, USA, Brazil, Đức, Nam Tư, Bỉ, Pháp, Iceland, Hà Lan [182].

Nhận xét:

Quần thể loài M. arenaria ký sinh trên cà rốt ít biến đổi so với quần thể gốc

được mô tả bởi Chitwood (1949), ngoại trừ kích thước cơ thể của con cái, con đực

và ấu trùng nhỏ hơn (630 - 767 vs 510 - 1000 µm; 1227 - 1542 vs 1270 - 2000 µm; 388

- 428 vs 450 - 490 µm), chỉ số b của con đực và ấu trùng nhỏ hơn (10,6 - 13 vs 11 -

16; 5 - 5,6 vs 7,2 - 7,8), chỉ số c và kim hút của ấu trùng lớn hơn (7,7 - 8,3 vs 6 -

7,5; 11 - 13 vs 10 µm) [244]. Quần thể này cũng ít biến đổi so với quần thể ở Việt

nam đã được mô tả bởi N.N. Châu & N.V. Thanh (2000), ngoại trừ chiều dài kim

hút nhỏ hơn (11 - 13 vs 13 - 14,5 µm) [182].

Page 98: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

86

Bảng 3.16. Số đo loài M. arenaria ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4806 (Hải dương) Chitwood, 1949 N.N. Châu & N.V. Thanh, 2000

Con cái Con đực Ấu trùng Con cái Con đực Ấu trùng Con cái Ấu trùng

n 10 6 10 - - - 10 18

L 676,5 ± 41,2

(630 - 756,7)

1396 ± 110

(1227 - 1542)

407,3 ± 11,8

(388 - 428) 510 - 1000 1270 - 2000 450 - 490

731

(656 - 781)

342

(332 - 377)

a 2,2 ± 0,3

(1,6 - 2,6)

50,4 ± 3,7

(46,3 - 56,7)

28,7 ± 1,6

(25,7 - 31) - 44 - 65 26 - 32 -

23,6

(21,2 - 24)

b - 12 ± 1

(10,6 - 13,2)

5,3 ± 0,2

(5 - 5,6) - 11 - 16 7,2 - 7,8 - -

b’ - 5 ± 0,5

(4,3 - 5,5)

2,3 ± 0,1

(2 - 2,4) - - - -

c - 121,2 ± 9,7

(107 - 132,5)

8 ± 0,3

(7,7 - 8,3) - 6 - 7,5 -

7,4

(6,8 - 7,9)

c’ - 0,5 ± 0,1

(0,5 - 0,6)

5 ± 0,3

(4,5 - 5,5) - - - - -

Stl 15,5 ± 2

(13,8 - 16,7)

22,7 ± 0,7

(21,5 - 23,6)

12,2 ± 0,5

(11,4 - 13) 14 - 16 20 - 24 10 14 - 15

13,7

(13 - 14,5)

E.P.(%) - 9,3 ± 1

(8,1 - 10,6)

19,7 ± 0,5

(19,3 - 20,8) - - - - -

Chiều rộng đầu 5,5 ± 1

(4 - 6,2)

11,6 ± 0,3

(11,2 - 12) - - - - - -

Chiều cao đầu 2,3 ± 0,7

(1,3 - 3)

6 ± 0,4

(5,3 - 6,5) - - - - - -

DGO 5 ± 0,7

(4 - 5,8)

4,8 ± 0,3

(4,4 - 5)

3 ± 0,2

(2,7 - 3,3) 4 - 6 4 - 7 3 - -

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa

79,6 ± 4,8

(73 - 83,3)

85,5 ± 2

(83 - 87,7)

52,4 ± 2,5

(49 - 56) - - - - -

NR - 101,2 ± 3,3

(96,8 - 106)

66 ± 2,3

(62,4 - 69,5) - - - - -

EP 34 ± 1,6

(32,4 - 37)

128,3 ± 3

(124,5 - 131)

80,4 ± 2,3

(78 - 86) - - - - -

Page 99: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

87

Chiều dài từ đầu đến van

thực quản - ruột -

115,7 ± 3

(111 - 119,7)

77 ± 2,4

(73,2 - 81,3) - - - - -

ES - 276,7 ± 6,5

(268 - 286)

178,4 ± 6,3

(166,5 - 187) - - - - -

OPL - 161 ± 7,4

(151,6 - 170)

101,4 ± 6,6

(89,4 - 110,2) - - - - -

W 321,6 ± 61

(246,7 - 426,3)

27,8 ± 3

(24 - 31,8)

14,2 ± 0,7

(13,2 - 15)

400 - 600

- -

464

(458 - 470) -

Chiều dài cổ 240,7 ± 25,6

(193,5 - 270) - - - - - - -

Chiều dài cơ thể/ chiều

dài cổ

3 ± 0,5

(2,3 - 4) - - - - - - -

Chiều dài vulva 20,2 ± 2,4

(16 - 23,2) - - - - - - -

Khoảng cách từ vulva

đến hậu môn

18,4 ± 2,3

(14,6 - 21) - - - - - - -

Khoảng cách hậu môn

đến mút đuôi

15,5 ± 4

(12 - 23,2) - - - - - - -

Khoảng cách Phasmid 17,2 ± 3

(13 - 23,8) - - - - - - -

EP/ST 2,2 ± 0,3

(2 - 3) - - - - - - -

ABD - 22,3 ± 1,7

(20 - 23,8)

10,4 ± 0,5

(9,5 - 11) - - - - -

T - 11,6 ± 1

(10,7 - 13,5)

51,4 ± 1,3

(49,6 - 53,8) - - - - -

H - - 12,5 ± 0,7

(11,3 - 13,5) - - - - -

TES - 837,3 ± 54

(787 - 932) - - - - - -

Chiều dài gai sinh dục - 30,7 ± 1,2

(29,4 - 32,6) - - 31 - 34 - - -

Chiều dài trợ gai sinh dục - 8 ± 0,6

(7,4 - 9) - - - - - -

Page 100: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

88

Hình 3.16. Ảnh chụp KHV loài M. arenaria ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: toàn bộ cơ thể, B: kim hút, C: tấm cutin vùng perineal patterns; Con

đực: D: kim hút, G: vùng đuôi, H: vùng bên; Ấu trùng: E: kim hút, F: vùng đuôi

(thước đo: A = 100 µm B - H = 10 µm)

Loài Meloidogyne graminicola Golden & Birchfield, 1965

(bảng 3.17 và hình 3.17)

Đặc điểm hình thái

Có 1 quần thể với mã số M4856 được phân lập từ mẫu cà rốt ở Đông Anh -

Hà Nội. Theo khóa định loại của Kazachenko & Mukhina (2013) [215], quần thể

này thuộc loài M. graminicola với các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể hình tròn với cổ ngắn (hình 3.17 A). Vùng môi dẹt, nhẵn,

không phân đốt và không tách biệt với đường viền cổ. Vùng môi bên trong được

kitin yếu. Kim hút ngắn, to khỏe, kitin hóa mạnh (hình 3.17 B). Lỗ đổ của tuyến

thực quản lưng cách gốc kim hút 2,8 - 3,3 µm. Lỗ bài tiết có vị trí ở phía trước diều

Page 101: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

89

giữa. Diều trước của thực quản hình trụ dài, diều giữa được cơ hoá rất mạnh với van

bên trong lớn cutin rõ. Tấm cutin vùng perineal patterns có dạng tròn, vân mịn, cánh

lưng thấp, không có đường bên (hình 3.17 C).

Con đực: Cơ thể dạng giun, hình trụ. Vỏ cutin phân đốt khá thô. Vùng môi

tù, hơi hoặc không tách biệt với đường viền cơ thể, được kitin hoá mạnh (hình 3.17

D). Kim hút to khỏe, dài 18,6 - 22,4 µm. Gốc kim hút núm gốc tròn, hơi vát về phía

sau (hình 3.17 D). Hemizonid rộng 1 - 2 vòng cutin, nằm phía trước của lỗ bài tiết

từ 1 - 3 vòng cutin. Diều trước của thực quản hình trụ dài, hơi thắt lại ở vùng

isthmus. Diều giữa hình oval được cơ hoá dầy và có van lớn cutin rõ ràng. Diều

tuyến hơi phủ phần van nối ruột với thực quản về phía bụng và bụng - bên. Gai sinh

dục có cạnh mỏng và đầu gai không loe rộng, kích thước 32,6 - 34,5 µm (hình 3.17

G). Vùng bên có 4 đường bên (hình 3.17 H).

Ấu trùng tuổi 2: Cơ thể có hình trụ. Cutin phân đốt mảnh, chiều rộng của

vòng cutin ở phần giữa cơ thể khoảng 1 µm. Đầu có 3 vòng, không phân biệt với

đường viền cơ thể, bên trong vùng môi kitin hoá yếu. Kim hút mảnh với núm gốc

kim hút tròn (hình 3.17 E). Vị trí lỗ bài tiết ngang hoặc ở sau so với vòng thần kinh.

Diều trước thon dài, diều giữa hình tròn với van bên trong phát triển được cutin hoá

mạnh. Đuôi dài 67 - 76 µm, hình chóp nhọn và vuốt nhọn về cuối đuôi, phần

hyaline dài, chiều rộng hẹp. Vị trí Phasmid nằm sát mút đuôi (hình 3.17 F). Vùng

bên với 4 đường bên.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: lúa nước (Oryza sativa), các loại cỏ dại, đỗ xanh

(Vigna radiata) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Việt Nam: Nghệ An [182], Hà Nội (trong nghiên cứu này).

Thế giới: Thái Lan, Lào, Ấn Độ, Bangladesh, Philippin [182].

Nhận xét:

Quần thể loài M. graminicola ký sinh trên cà rốt có các đặc điểm cấu tạo

hình thái ít biến đổi so với quần thể gốc được mô tả bởi Golden & Birchfield

(1965): con cái có kích thước cơ thể nhỏ hơn (460 - 694 vs 445 - 765 µm) chiều dài

Page 102: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

90

kim hút lớn hơn (11,4 - 13,2 vs 10 - 11,2 µm); con đực có kích thước cơ thể và

chiều dài kim hút lớn hơn (881 - 1668 vs 1020 - 1428 µm; 18,6 - 22,4 vs 16,2 - 17,4

µm); ấu trùng có kích thước cơ thể và chiều dài kim hút đều nhỏ hơn (366 - 401 vs

415 - 484 µm; 10 - 12,2 vs 11,2 - 12,3 µm) [245].

Bảng 3.17. Số đo loài M. graminicola ký sinh ở cà rốt so với quần thể khác

(Số đo theo µm)

Chỉ số đo M4856 (Hà Nội) Golden & Birchfield, 1965

Con cái Con đực Ấu trùng Con cái Con đực Ấu trùng

n 10 3 10 20 20 20

L 559,5 ± 61,4

(460 - 694)

1288 ± 394

(881 - 1668)

378 ± 11,4

(366 - 401)

573

(445 - 765)

1222

(1020 - 1428)

441

(415 - 484)

a 1,8 ± 0,3

(1,6 - 2,2)

45,3 ± 6

(39 - 50,6)

29,4 ± 0,7

(28,4 - 30,4)

1,37

(1,2 - 1,8) -

24,8

(22,3 - 27,3)

b - 12,2 ± 3,4

(8,7 - 15,4)

5,4 ± 0,2

(5 - 5,6) - -

3,2

(2,9 - 4)

b’ - 6,5 ± 1,8

(4,5 - 8)

2 ± 0,1

(2 - 2,2) - - -

c - 113 ± 21,6

(80 - 130)

6,5 ± 0,5

(5,4 - 7) - -

6,2

(5,5 - 6,7)

c’ - 0,6 ± 0,1

(0,5 - 0,7)

5 ± 0,3

(4,7 - 5,6) - - -

Stl 12,8 ± 1,2

(11,4 - 13,2)

20 ± 2

(18,6 - 22,4)

11 ± 0,4

(10 - 12,2)

11,1

(10,6 - 11,2)

16,8

(16,2 - 17,4)

11,4

(11,2 - 12,3)

E.P.(%) 9,8 ± 2,5

(7,8 - 12,6)

19,8 ± 0,6

(18 - 21) - - -

Chiều rộng đầu 5 ± 0,4

(4,5 - 5,5)

11,3 ± 0,3

(11 - 11,6) - - - -

Chiều cao đầu 2,8 ± 0,3

(2,4 - 3,2)

5,7 ± 0,8

(5 - 6,5) - - - -

DGO 3 ± 0,3

(2,8 - 3,3)

3 ± 0,3

(2,8 - 3,4)

2,8 ± 0,2

(2,5 - 3)

3.2

(2,8 - 4)

3,3

(2,8 - 3,9) -

EP 32 ± 5,5

(26 - 42)

120,3 ± 9

(111 - 129)

74,8 ± 1,6

(72 - 77) - - -

Chiều dài từ đầu

đến van thực

quản - ruột

- 105 ± 3

(102 - 108)

70,4 ± 2

(67 - 74,3) - - -

ES - 197 ± 11,7

(185 - 209)

180,8 ± 6

(170 - 188) - - -

OPL - 92 ± 10,5

(80,4 - 101)

110,4 ± 6

(101 - 117) - - -

W 276,5 ± 41

(227 - 353)

28 ± 5,2

(22,6 - 33)

13 ± 0,6

(12 - 13,5) 331 - 520 - -

Chiều dài cổ 218 ± 70,8

(128 - 349) - - - - -

Tỷ lệ dài cơ thể/

chiều dài cổ

2,8 ± 0,8

(1,4 - 4,4) - - - - -

Chiều dài vulva 20,8 ± 0,6 - - - - -

Page 103: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

91

(20 - 21,8)

Khoảng cách

vulva - anus

17 ± 0,7

(16 - 17,8) - - - - -

Khoảng cách

Anus - tail tip

14,2 ± 1,4

(12,7 - 16) - - - - -

Khoảng cách

Phasmid

16 ± 1,5

(14,3 - 18,3) - - - - -

EP/ST 2,3 ± 0,4

(1,9 - 2,9) - - - - -

ABD - 18,8 ± 3,6

(14,7 - 21)

9 ± 0,4

(8,3 - 9,6) - - -

T - 11,3 ± 2,2

(10 - 13,8)

56,8 ± 1,6

(52 - 59) -

11,1

(6,2 - 15,1) -

H - - 16 ± 1

(14 - 18,5) - - -

Tes - 722 ± 243

(462 - 943) - - - -

Lsp - 33,7 ± 1

(32,6 - 34,5) - -

28

(27,2 - 29,1) -

Lgu - 8,8 ± 0,8

(8 - 9,6) -

6,1

(5,6 - 6,7) -

Hình 3.17. Ảnh chụp KHV loài M. graminicola ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: toàn bộ cơ thể, B: kim hút, C: tấm cutin vùng hậu môn-sinh dục; Con

đực: D: kim hút, G: vùng đuôi, H: vùng bên; Ấu trùng: E: kim hút, F: vùng đuôi

(thước đo: A = 100 µm B-H = 10 µm).

Page 104: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

92

Ba loài thuộc giống Meloidogyne ký sinh trên cà rốt có các đặc điểm hình

thái sai khác như:

Hình 3.18. Đặc điểm sai khác của ba loài tuyến trùng Meloidogyne spp. ký sinh trên

cà rốt. A: Hình dạng cơ thể con cái; B: vị trí lỗ bài tiết (mũi tên); C: tấm cutin vùng

perineal patterns; D: vị trí phasmid của ấu trùng (mũi tên)

- Con cái: Hình dạng cơ thể: Loài M. arenaria cơ thể có dạng hình tròn đến

hình quả hồ lô với cổ ngắn và eo thắt lại ở giữa cơ thể. Loài M. incognita và loài

M. graminicola có cơ thể hình tròn với cổ ngắn. Tuy nhiên, loài M. incognita có

kích thước lớn hơn so với loài M. graminicola; Đặc điểm tấm cutin vùng lỗ hậu

môn - lỗ sinh dục: Loài M. incognita có vùng lưng cao, dạng vuông, vân bụng tròn

mịn, đứt đoạn không đều, cấu trúc vulva, anus và mút đuôi rõ ràng. Loài

M. arenaria có phần lưng thấp, vân hơi phình sang hai bên vùng lưng. Loài

M. graminicola có vân tròn, đường vân mịn, liền không bị đứt đoạn, vùng lưng

Page 105: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

93

thấp, không có đường bên; Vị trí lỗ bài tiết của con cái: Loài M. incognita lỗ bài tiết

nằm ngang hoặc ngay sau gốc kim hút, còn 2 loài M. arenaria và M. graminicola,

lỗ bài tiết nằm cách gốc kim hút một khoảng bằng 1,2 - 3 lần chiều dài kim hút

(hình 3.18).

- Ấu trùng: Loài M. graminicola có đuôi nhọn hơn và hyalin dài hơn so với

hai loài còn lại. Vị trí Phasmid của loài M. incognita nằm ở khoảng giữa của

hyaline, trong khi đó vị trí Phasmid của loài M. arenaria nằm ở nửa trên của hyaline

và nằm sát mút đuôi là loài M. graminicola (hình 3.18).

Đặc trưng phân tử:

Trình tự vùng gen D2D3 của 6 quần thể Meloidogyne spp. được phân tích có

kích thước từ 710 - 720 bp và tương đồng với các quần thể/loài Meloidogyne spp.

trên genbank từ 98 - 100%. Cụ thể các quần thể M4859, M3656, M4907 và M5269

tương đồng 100% so với các quần thể KX752332; KX752382; KX752383 ghi nhận

trên rễ cà chua trồng tại Ethiopica thuộc loài M. incognita. Quần thể M4806 tương

đồng 100% với quần thể KP901082 ghi nhận ở Mỹ thuộc loài M. arenaria và quần

thể M4856 tương đồng 99% với quần thể KY660544 ghi nhận trên lúa ở Trung

Quốc thuộc loài M. graminicola.

So sánh trình tự gen giữa các loài cho thấy, các quần thể M4859, M3656,

M4907 và M5269 không có sự biến đổi nucleotide và biến đổi từ 0-1 nucleotide so

với các quần thể (mã số genbank: KX752382; KX752332; KX752383) thuộc loài

M. incognita. Các quần thể M4859, M3656, M4907 và M5269 biến đổi 1 - 2

nucleotide so với quần thể M4806 và biến đổi từ 72 - 73 nucleotide so với quần thể

M4856.

Cây phát sinh chủng loại dạng ML (theo mô hình HKY+G; BIC = 5572.4;

AICc = 4830.9; InL= -2325.6; G = 0.41; R = 1.59) (Hình 3.19) cho thấy: các quần

thể M4859, M3656, M4907 và M5269 tạo thành cùng 1 nhánh đối với các quần thể

thuộc loài M. incognita. Quần thể M4806 tạo thành cùng 1 nhánh đối với các quần

thể thuộc loài M. arenaria. Quần thể M4856 thuộc cùng 1 gốc nhánh với các quần

thể thuộc loài M. graminicola. Như vậy, các quần thể M4859, M3656, M4907 và

M5269 thuộc loài M. incognita và quần thể M4806 thuộc loài M. arenaria, quần thể

M4856 thuộc loài M. graminicola. Sự đa dạng di truyền trong vùng gen D2D3 giữa

Page 106: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

94

2 loài M. incognita và M. arenaria là thấp và sự đa dạng di truyền cao ở loài

M. graminicola. Hai loài M. incognita và M. arenaria thuộc cùng 1 nhánh và tách

biệt với các loài khác. Perry et al. (2009), cũng đã chứng minh nhóm loài

M. incognita, M. arenaria và M. javanica rất gần gũi và khó tách biệt bằng gene

nhân mặc dù hình thái khác biệt hoàn toàn [35].

Hình 3.19. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình HKY+G) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Meloidogyne spp. Các giá trị bootstrap (%) với 1000 lần lặp lại.

3.2.10.Giống Pratylenchus Filipjev, 1936

Có 7 loài thuộc giống Pratylenchus được ghi nhận ký sinh trên cà rốt từ các

địa điểm nghiên cứu là loài P. coffeae, P. penetrans, P. thornei, P. zeae,

P. haiduongensis, Pratylenchus sp. 1 và Pratylenchus sp. 2.

KY882485 M. morocciensis

KP306531 M. incognita KY882486 M. morocciensis KX752373 M. javanica KX752374 M. javanica

KX752375 M. javanica KX752330 M. incognita KX752332 M. incognita M. incognita M3656 M. incognita M5269 M. incognita M4859 KX752382 M. incognita M. incognita M4907 KX752383 M. incognita KX151138 M. arenaria EU364889 M. arenaria AF435803 M. arenaria M. arienara M4806

KP901082 M. arenaria KY882484 M. ethiopica KY882481 M. ethiopica KF482372 M. ethiopica

KP411230 M. enterolobii KX823404 M. enterolobii KX823403 M. enterolobii KX823401 M. enterolobii KX823400 M. enterolobii

KC241978 M. minor KC241976 M. minor

KC241979 M. naasi JN019266 M. naasi KP901068 M. naasi

M. graminicola M4856 KY660544 M. graminicola KY250089 M. graminicola KY660545 M. graminicola KF751066 M. graminicola JX465616 M. trifoliophila JX465617 M. trifoliophila JX465618 M. trifoliophila EU555406 Radopholus similis

95

94

99

66

96

97

84

91

99

99

91

93

96

99

0.05

Page 107: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

95

Loài Pratylenchus coffeae (Zimmermann, 1898) Filipjev & Sch. Stekhoven, 1941

(bảng 3.18 và hình 3.20 - 3.21)

Đặc điểm hình thái

Loài P. coffeae phân lập trên cà rốt ghi nhận được 1 quần thể với mã số

P4922 ở Văn Giang - Hưng Yên. Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas (2007)

[63], quần thể này thuộc loài P. coffeae với các đặc điểm hình thái và số đo đặc

trưng như sau:

Con cái: Cơ thể thẳng hoặc hơi cong về phía bụng sau khi được xử lý bằng

nhiệt. Đầu hơi tách biệt với đường viền cơ thể và có 2 vòng cutin. Vùng đầu thấp

được kitin hoá, với chiều cao đầu 2 - 2,7 µm, rộng 6,5 - 7,2 µm. Kim hút khỏe, cân

đối, có chiều dài 14,2 - 16,6 µm, các núm gốc kim hút tròn hoặc hơi vát về phía

trước (hình 3.20 B-D). Diều trước của thực quản ngắn và rộng, chỉ hơi hẹp lại ở

phía trước của diều giữa. Diều giữa hình cầu, cơ chắc khoẻ và có van được cutin rõ

ràng. Thực quản tuyến dài 32 - 50 µm, bao phủ lên phần đầu của ruột. Lỗ bài tiết

nằm về phía trước so với van thực quản - ruột (hình 3.20 A). Hemizonid nằm ngay

phía trước của lỗ bài tiết. Hệ sinh sản dạng đơn (monoprodelphic) có nhánh phát

triển về phía trước dài, các noãn bào xếp thành một hàng kể cả vùng sinh trưởng.

Túi chứa tinh hình oval, chứa đầy tinh trùng (hình 3. 20 H). Vị trí của vulva thấp, tỷ

lệ khoảng cách từ đầu đến vulva/chiều dài cơ thể bằng 78,8 - 82%. Tử cung sau

ngắn, bằng 1 - 1,5 chiều rộng cơ thể tại vulva hoặc chiếm khoảng 20 - 40% chiều

dài từ vulval đến hậu môn (hình 3.20 I). Khoảng cách từ vulva đến lỗ hậu môn bằng

3 - 4 lần đường kính cơ thể tại vulva. Đuôi hình trụ, hoặc hình chóp tù, phía bên

bụng có từ 20 - 28 vòng cutin. Hình dạng mút đuôi của quần thể loài P. coffeae

được phân lập trên cà rốt ở Hưng Yên rất đa dạng, bao gồm các dạng: mút đuôi cụt,

vát, nửa bán cầu, bán cầu, nhọn, cụt lồi, nhẵn hoặc xẻ (hình 3.21). Vùng bên có 4

đường bên tạo thành ba dải bằng nhau. Hai đường trung tâm đôi khi có các sọc chéo

(hình 3.20 J).

Con đực: Có cấu tạo hình thái tương tự con cái trừ đặc điểm giới tính.

Page 108: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

96

Bảng 3.18. Số đo loài Pratylenchus coffeae ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo P4922 (Hưng Yên) Nguyen N.C., 1996 Sher & Allen, 1953 Ryss, 1988

Con cái Con đực Con cái Con đực Con cái Con đực Con cái Con đực

n 20 20 5 5 - - 10 10

L 546 ± 36,4

(475 - 597)

482 ± 26,8

(394 - 525)

670

(620 - 740)

500

470 - 560 450 - 700 450 - 700

620

(490 - 650)

520

(440 - 600)

a 27 ± 2,3

(25 - 30,5)

29,5 ± 2,7

(25 - 33,7)

27,6

(25,3 - 30,5)

35

(30,5 - 37) 25 - 35 26 - 40

28

(25 - 31)

28

(25 - 32)

b 7 ± 0,4

(6 - 7,5)

6,4 ± 0,4

(5,8 - 7)

7,4

(6,6 - 8,2)

6,7

(6,3 - 7,4) 5 - 7 6 - 7

6

(5 - 6,6)

6,2

(5,6 - 7)

b' 4,6 ± 0,3

(4 - 5,3)

4,3 ± 0,2

(3,5 - 4,6)

5,5

(5,1 - 6,2)

4,5

(3,6 - 5,5) - - - -

c 20 ± 2

(18 - 25,3)

19,5 ± 1,2

(17,6 - 22)

24

(20,5 - 30,5)

18,3

(16,5 - 19) 17 - 22 17 - 24

21

(19 - 22)

20

(18 - 23)

c' 2 ± 0,2

(1,7 - 2,6)

2,2 ± 0,2

(2 - 2,5)

2

(1,7 - 2,1)

2,5

(2,2 - 2,8) - -

3

(2,5 - 3,2)

2,6

(2,3 - 2,8)

V 80 ± 1

(78,8 - 82) -

82,6

(81 - 83,5) - 76 - 83 -

79

(76 - 82) -

Stl 15,6 ± 0,6

(14,2 - 16,6)

14,5 ± 0,4

(13,5 - 15,6) 17,5 15 - 16,5 15 - 18 15 - 17

17

(15 - 18)

16

(15 - 17)

E.P. (%) 14,2±0,6

(13 - 15,5)

15±1

(14 - 17,8) - - - - - -

Chiều rộng đầu 7,5±0,2

(7 - 7,8)

6,8±0,4

(6 - 7,3) - - - - - -

Chiều cao đầu 2,4±0,2

(2 - 2,7)

2,3±0,1

(2 - 2,5) - - - - - -

Chiều rộng gốc kim hút 3,8±0,4

(3 - 4,4)

3,4±0,3

(3 - 4,2) - - - - - -

Chiều cao gốc kim hút 2,4±0,2

(2 - 2,8)

2±0,3

(1,7 - 2,6) - - - - - -

DGO 2,7 ± 0,3

(2,3 - 3,6)

2,5 ± 0,3

(2 - 2,9) - - - - - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa 51,4 ± 3,2 48,4 ± 2,5 - - - - - -

Page 109: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

97

(44 - 55,8) (45,7 - 56)

Chiều dài từ đầu đến van thực

quản - ruột

79,3 ± 4

(73 - 86,7)

75,2 ± 2,7

(71 - 80,5) - - - - - -

EP 77 ± 4

( 69 - 85 )

70,6 ± 3,8

(63,8 - 76) - - - - - -

ES 120 ± 5,8

(110 - 131)

113 ± 4,5

(105 - 120) - - - - - -

OPL 40,7 ± 4,5

( 32 - 50,4)

38,2 ± 3,4

(31,8 - 46) - - - - - -

W 20,5 ± 1,7

(18 - 23,7)

16,5 ± 1,6

(14 - 19,7) - - - - - -

G1 177 ± 32

(109 - 245) - - - - - - -

Chiều dài từ vulval đến túi

chứa tinh

44,4 ± 5,7

(35,5 - 54) - - - - - - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 18,7 ± 1,5

( 16 - 21,5) - - - - - - -

PUS 24,8 ± 4,6

(18 - 29) - - - - - - -

Testis - 195,5±15,6

(168 - 221) - - - - - -

Chiều dài gai giao cấu - 18 ± 1

(17 - 18,6) - 17,5 - 18,5 - - -

17

(16 - 18)

Chiều rộng gai giao cấu - 2,8±0,4

(2 - 3,4) - - - - - -

Chiều dài gai đệm - 4,8 ± 0,4

(4 - 5,4) - 4 - 5,2 - - - 6 (5 - 7)

ABD 13 ± 1

(11 - 15,2)

11,3 ± 0,5

(10 - 12,3) - - - - - -

T 27,3 ± 2,5

( 23 - 32,8)

24,8 ± 1,7

(22 - 27,2) - - - 45 - 52 - -

Số vòng đuôi 24,6 ± 2

(22 - 28) - - - - - - -

Page 110: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

98

Hình 3.20. Ảnh chụp KHV loài P. coffeae ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: vùng thực quản, B-D: kim hút, E-F: vùng đuôi, H: túi chứa tinh, I: tử

cung sau, J: vùng bên; Con đực: G: vùng đuôi (thước đo = 10 µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: dứa (Ananas sativa), lạc (Arachis hypogaea), chè

(Camellia sinensis), cam sành (Citrus sp.), chanh (Citrus limon), cà phê (Coffea

arabica), đậu tương (Glycine soja), mía (Saccharum officinarum), sắn (Manihot

utilissima), chuối (Musa sp.), thuốc lá (Nicotiana tabacum), lúa (Oryza sativa), hồ

tiêu (Piper nigrum), mít (Artocarpus sp.), cà bát (Brassica sp.), ngô (Zea mays),

hành (Allium fistulasum), củ cải (Beta vulgaris), đỗ xanh (Vigna radiata), đỗ đen

(Vigna unguiculata), bắp cải (Brassica oleracea var. capitata), cải thìa (Raphanus

sp.), đậu Hà lan, khoai tây (Solanum tuberosum), cà chua (Lycopersicon

esculentus), cà rốt (Daucus carota), xà lách (Lactuca sativa) [182].

Page 111: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

99

Phân bố:

Việt Nam: Phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên [182].

Thế giới: Inđônêxia, Philipine, Thái Lan, Malaixia, Brunei, quần đảo Hawai,

Nhật, Phần Châu á của SNG, vùng Caribe, Goatemala, Puerto-Rico, Salvado,

Venezuela, Brazil và USA [182].

Nhận xét:

So sánh quần thể loài P. coffeae mã số P4922 ký sinh trên cà rốt với quần

loài P. coffeae được phân lập ở Việt Nam trước đó không có sự sai khác nhiều về

hình thái. Tuy nhiên, các chỉ số như chiều dài cơ thể, chiều dài kim hút, vị trí vulval

và các giá trị b’, c của con cái đều có giá trị nhỏ hơn (tương ứng: 475 - 597 vs 620 -

740 µm; 14,2 - 16,6 vs 17,5 µm; 78,8 - 82 vs 81 - 83,5%; 4 - 5,3 vs 5,1 - 6,2 và 18 -

25,3 vs 20,5 - 30,5) [182]. Hình dạng mút đuôi loài P. coffeae được phân lập trên cà

rốt đa dạng hơn bao gồm các dạng: đuôi hình chóp mút đuôi nhẵn, đuôi hình chóp

mút đuôi xẻ, đuôi cụt mút đuôi nhẵn, đuôi cụt mút nửa bán cầu, đuôi cụt mút bán

cầu, đuôi cụt mút đuôi lồi, đuôi cụt mút đuôi xẻ.

Hình 3.21. Đa dạng cấu trúc đuôi con cái loài P. coffeae ký sinh ở cà rốt

A: Đuôi hình chóp, mút đuôi nhẵn; B: Đuôi tròn, nhẵn; C: Đuôi cụt bán cầu, mút

đuôi nhẵn; D: Đuôi cụt nửa bán cầu, mút đuôi nhẵn; E: Đuôi vát, mút đuôi nhẵn;

F: Đuôi cụt, mút đuôi nhẵn; G: Đuôi cụt, mút đuôi lồi; H: Nửa ngón tay, mút đuôi

xẻ; I: Đuôi hình chóp, mút đuôi xẻ, J: Mút đuôi nhọn (thước đo = 10 µm)

Page 112: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

100

So sánh với các quần thể được mô tả trước đó bởi Sher & Allen (1953) và

Ryss (1988) cho thấy: chiều dài cơ thể và chiều dài kim hút của con cái nhỏ hơn

(475 - 597 vs 450 - 700 và 490 - 650 µm; 14,2 - 16,6 vs 16 - 18 và 16 - 18 µm), vị

trí của vulval thấp hơn (78,8 - 82 vs 76 - 83 và 76 - 82). Bên cạnh đó, kích thước cơ

thể, chiều dài kim hút, chiều dài đuôi và các giá trị a của con đực cũng nhỏ hơn

(394 - 525 vs 450 - 700 và 440 - 600 µm; 13,5 - 15,6 vs 15 - 17 và 15 - 17 µm; 22 -

27 vs 45 - 52µm; 25 - 33,7 vs 26 - 40 và 25 - 32) [246, 247].

Matrix code: quần thể ký sinh trên cà rốt: A1, B2, C2, D3, E3, F3, G2, H1,

I2, J2-3, K1 (tra cứu theo PL. III). Quần thể được mô tả bởi Castillo & Vovlas

(2007) [63]: A1, B2, C2, D3, E3, F3, G2, H1, I2, J1-2-3, K1.

Loài Pratylenchus penetrans (Cobb, 1917) Filipjev & Sch - Stekhoven, 1941

(bảng 3.19 và hình 3.22)

Đặc điểm hình thái

Loài P. penetrans được phân lập trên cà rốt và ghi nhận 1 quần thể mã số

P4996 ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas (2010)

[63], quần thể này thuộc loài P. penetrans với các đặc điểm hình thái và số đo đặc

trưng như sau:

Con cái: Con cái có cơ thể mảnh mai, sau khi được xử lý bằng nhiệt cơ thể

thường cong về phía bụng. Vùng môi hình chóp cụt thấp và tròn ở phía mép với 3

vòng cutin, hơi tách biệt với đường viền cơ thể. Kim hút được kitin hóa mạnh, dài

14 - 16 µm. Gốc kim hút tròn hoặc hơi vát về phía trước (hình 3.22 B). Diều trước

thon, ngắn, lỗ đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc của kim hút 2 - 3,4 µm. Diều

giữa tròn, cơ hoá mạnh và có van được cutin rõ. Thực quản tuyến dài 31- 49 µm,

bao phủ lên phần đầu của ruột về phía bụng (hình 3.22 A). Lỗ bài tiết nằm ở phía

trước so với van thực quản - ruột. Vòng thần kinh có vị trí ngang với lỗ bài tiết.

Hemizonid nằm ngay phía trước của lỗ bài tiết. Hệ sinh sản đơn kiểu

monoprodelphic với nhánh trước phát triển dài, các noãn bào xếp thành một hàng.

Túi chứa tinh tròn, có chứa tinh trùng (hình 3.22 G). Vị trí của vulva thấp, tỷ lệ

khoảng cách từ đầu đến vulva/chiều dài cơ thể bằng 78 - 82%. Tử cung sau ngắn,

không chứa noãn bào và có chiều dài bằng 1 - 1,5 lần đường kính cơ thể tại vulva

Page 113: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

101

(hình 3.22 F). Đuôi hình chóp có 19 - 24 vòng cutin phía bụng. Mút đuôi tù tròn,

hình bán cầu nhẵn, không phân đốt. Vùng bên với 4 đường bên (hình 3.22 D), cấu

trúc trang điểm (dạng areolation) có thể quan sát ở hai đường ngoài; hai đường

trung tâm có các sọc chạy chéo ở vùng phía sau của vulva nhưng không kéo dài hết

mút đuôi (hình 3.22 C).

Con đực: Có cấu tạo hình thái tương tự con cái trừ đặc điểm giới tính.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: khoai tây (Solanum tuberosum); hành (Allium

fistulasum); củ cải (Beta vulgaris); bắp cải (Brassica oleracea var. capitata); cà rốt

(Daucus carota); khoai lang (Impomoea batatas); đậu hòa lan (Phaseolus sp.); cà

phê (Coffea arabica) [182].

Phân bố:

Việt Nam: Lâm Đồng (Đà Lạt) [182].

Thế giới: phổ biến ở các nước Philippin, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Ghinê,

Rodezia, Tunis, Ai Cập, Peru, USA, Canada và Châu Âu [182].

Nhận xét:

So sánh quần thể P4996 được phân lập trên cà rốt với các quần thể được mô

tả trước đó bởi Loof (1960) và Vovlas & Troccoli (1990), cho thấy các chỉ số như

chiều dài cơ thể khá nhỏ (399 - 561 vs 350 - 810 và 500 - 670 µm), chiều dài kim

hút ngắn hơn (14 - 16 vs 15 - 17 và 16 - 17 µm), đặc biệt chiều dài đuôi con đực rất

ngắn (20 - 29 vs 36 - 58 và 40 - 43 µm) và các giá trị a, c, V có khoảng biến thiên

nhỏ hơn (tương ứng: 24 - 28 vs 19 - 32 và 26 - 33; 14 - 20 vs 15 - 24 và 20 - 25; 78

- 82 vs 75 - 84 và 73 - 79 %) [248, 249]. Mặc dù có một số sai khác so với một vài

mô tả trên thế giới, song quần thể P4996 khá là tương đồng với quần thể loài

P. penetrans được phân lập ở Việt Nam trước đó. Các đặc điểm hình thái và số đo

không có sự sai khác nhiều, ngoài giá trị a và b (tương ứng 24 - 28 vs 20,6 - 28, 5,2

- 7 vs 6,8 - 8,2) [182].

Matrix code: Quần thể ký sinh trên cà rốt: A2, B2, C2, D2, E3, F3, G2, H1,

I2, J1, K1 (tra cứu theo PL. III). Quần thể được mô tả bởi Castillo & Vovlas (2007)

[63]: A2, B2, C3, D2, E3, F4, G2, H1, I3, J1, K1.

Page 114: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

102

Bảng 3.19. Số đo loài P. penetrans ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo theo µm)

Chỉ số đo P4996 (Lâm Đồng) Loof, 1960 Vovlas & Troccoli, 1990 Pham T, B,, 1988

Con cái Con đực Con cái Con đực Con cái Con đực Con cái Con đực

n 20 20 - - 16 10 18 15

L 457,5 ± 42,7

(399 - 561)

448,5 ± 43,7

(378,6 - 521) 350 - 810 310 - 570 500 - 670 450 - 470

470

(410 - 520)

440

(410 - 540)

a 26,2 ± 1,4

(24 - 28,6)

31,7 ± 2

(28 - 34,5) 19 - 32 23 - 34 26 - 33 40 - 43

24,2

20,6 - 28

25,2

20,2 - 29,1

b 6 ± 0,6

(5,2 - 7)

6,2 ± 0,6

(5,3 - 7,2) 5,3 - 7,9 5,4 - 7,3 5,1 - 7,6 6,8 - 7,3

7,9

(6,8 - 8,2)

5,8

(5,4 - 6,1)

b' 4 ± 0,4

(3,3 - 4,6)

4 ± 0,4

(3,2 - 4,7) - - 3,6 - 4,9 4,1 - 5,2

4

(3,7 - 4,2) -

c 18,2 ± 1

(16 - 20,8)

19,6 ± 2

(16 - 24,2) 15 - 24 16 - 22 20 - 25 19 - 23

17,5

(16,3 - 19)

16,6

(15,3 - 18,4)

c' 2,2 ± 0,2

(1,7 - 2,6)

2,3 ± 0,2

(2 - 2,7) - - 1,5 - 2,2 2,0 - 2,4 - -

V 80,3 ± 1

(78 - 82) - 75 - 84 - 73 - 79 -

80,2

(78 - 81,5) -

Stl 15 ± 0,7

(14 - 16)

14 ± 0,4

(13,4 - 13) 15 - 17 13 - 16 16 - 17 14 - 15 14 - 16 14,5 - 16

E.P. (%) 16 ± 1,2

(14 - 18)

15,3 ± 1,5

(13 - 17,8) - - - - - -

Chiều rộng đầu 7,3 ± 0,4

(6,8 - 8)

6,8 ± 0,4

(6 - 7,5) - - - - - -

Chiều cao đầu 2,7 ± 0,3

(2,3 - 3,2)

2,5 ± 0,2

(2,2 - 3) - - - - - -

Chiều rộng gốc kim hút 4 ± 0,4

(3,3 - 4,5)

3,4 ± 0,4

(2,6 - 4) - - - - - -

Chiều cao gốc kim hút 2 ± 0,2

(1,7 - 2,6)

1,8 ± 0,2

(1,5 - 2) - - - - - -

DGO 2,4 ± 0,4

(2 - 3,4)

2,3 ± 0,2

(1,8 - 2,6) - - - - - -

Page 115: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

103

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa

48,5 ± 2,3

(44,9 - 51,8)

48,2 ± 2,5

(45,2 - 54) - - - - - -

NR 60 ± 3,2

(54,5 - 65,6)

58,7 ± 3,4

(52,2 - 65,4) - - - - - -

Chiều dài từ đầu đến van

thực quản - ruột

75,3 ± 3,5

(70,6 - 81)

73 ± 2,7

(67 - 78,2) - - - - - -

EP 73 ± 3,7

(68,7 - 80,6)

68 ± 2,4

(64,2 - 73,4) - - - - - -

ES 114 ± 4,6

(108 - 124)

112,4 ± 4,4

(105,7 - 120,8) - - - - - -

OPL 38,8 ± 2,5

(33,6 - 43,7)

39,5 ± 3,6

(35 - 47,3) - - - - - -

W 17,5 ± 1,5

(15 - 21,5)

14 ± 1

(12,3 - 15,4) - - - - - -

G1 150,6 ± 13,6

(130,6 - 171) - - - - - - -

Chiều dài từ vulval đến túi

chứa tinh

40,3 ± 5,2

(32,4 - 50,2) - - - - - - -

PUS 20,6 ± 3,7

(16,1 - 28,5) - - - - - - -

Tes - 167 ± 14,8

(132 - 193,7) - - - - - -

Chiều dài gai sinh dục - 15,7 ± 0,5

(15 - 16,5) - 14 - 17 - 14 - 19 - -

Chiều dài trợ gai sinh dục - 4,3 ± 0,4

(3,5 - 5) - 3,9 - 4,2 - 4 - 5 - -

T 25 ± 2

(21 - 29,4)

23,3 ± 2,5

(20 - 29,5) - 36 - 58 - 40 - 43 - -

Khoảng cách từ phasmis

đến hết đuôi -

- - - - - - -

Số vòng đuôi 21,4 ± 1,7

(19 - 24)

- - - - - - -

Page 116: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

104

Hình 3.22. Ảnh chụp KHV loài P. penetrans ký sinh ở cà rốt

Con cái: A: vùng thực quản, B: kim hút, C-D: vùng bên, F: tử cung sau, G: túi chứa

tinh, E: vùng đuôi; Con đực: H: vùng đuôi (thước đo 10 = µm)

Loài Pratylenchus thornei Sher & Allen, 1953

(bảng 3.20 và hình 3.23)

Đặc điểm hình thái

Có 1 cá thể cái được phân lập từ cà rốt ở Nam Sách - Hải Dương thuộc loài

P. thornei với mã số P4358. Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas (2007) [63]

cá thể này thuộc loài P. thornei với các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như

sau:

Con cái: Cơ thể lớn, mảnh mai, thường có dạng chữ C mở sau khi cố định

bằng nhiệt. Vùng môi nhô cao được kitin hoá mạnh với 3 vòng cutin, không tách

biệt với đường viền cơ thể. Kim hút kitin hóa mạnh, dài 17,2 µm, gốc kim hút tròn

Page 117: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

105

(hình 3.23 B). Lỗ đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc kim hút 3 µm. Diều trước

thon, ngắn, diều giữa của thực quản hình oval được cơ hoá mạnh và có van cutin rõ

ràng. Thực quản tuyến dài 43 µm, bao phủ lên phần đầu của ruột về phía bụng (hình

3.23 A). Lỗ bài tiết có vị trí nằm về phía trước của van thực quản - ruột. Hemizonid

nằm ngay trước lỗ bài tiết. Hệ sinh sản dạng đơn monoprodelphic, có nhánh phía

trước phát triển và kéo dài. Túi chứa tinh tiêu giảm khó quan sát và không chứa tinh

trùng (con đực rất hiếm). Chiều dài tử cung sau bằng 1,4 lần chiều rộng cơ thể tại

vulva(hình 3.23 D). Vulva có vị trí cách đỉnh đầu 75% so với chiều dài của cơ thể.

Khoảng cách từ vulva đến hậu môn bằng 6 lần chiều rộng của cơ thể tại vulva. Đuôi

hình chùy, tận cùng mút đuôi tròn nhẵn, phía bụng có 19 vòng cutin (hình 3.23 E).

Phasmids nằm ở vị trí khoảng 1/2 chiều dài đuôi (hình 3.23 F). Vùng bên có 4

đường bên, 2 đường bên trong thường chập lại ở vùng gần mút đuôi (hình 3.23 C).

Con đực: Chưa được tìm thấy

Bảng 3.20. Số đo loài P. thornei ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo

theo µm)

Chỉ số đo P4358

(Hải Dương)

Sher &

Allen, 1953

Nguyen V.

T., 1981

n 1 5

L 511 450 - 770 570 - 680

a 29 26 - 36 24 - 35

b 6 5,5 - 8,0 6 - 7

b’ 4 - -

c 17,5 18 - 22 19 - 21

c’ 2,6 - 2,8 - 3,1

V 75 73 - 80 74 - 79

Stl 17,2 17 - 19 18 - 19

Chiều rộng đầu 9 - -

Chiều cao đầu 3 - -

Chiều rộng gốc kim hút 3,6 - -

Chiều cao gốc kim hút 2 - -

DGO 3 - -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa 55 - -

NR 65 - -

Chiều dài từ đầu đến van thực quản - ruột 86 - -

EP 79 - -

Page 118: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

106

ES 129 - -

OPL 43 - -

W 17 - -

G1 156 - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 17 - -

Chiều dài từ vulval đến túi chứa tinh 46,8 - -

PUS 24 - -

Chiều rộng cơ thể tại anus 11 - -

T 29 - -

Số vòng đuôi 19 - -

Hình 3.23. Ảnh chụp KHV con cái loài P. thornei ký sinh ở cà rốt

A: vùng thực quản, B: kim hút, C: vùng bên, D: tử cung sau, E: vùng đuôi,

F: phasmids (thước đo 10 = µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: chè (Camellia sinensis), đậu tương (Glycine

soja), đỗ xanh (Vigna radiata), đỗ đen (Vigna unguiculata), ngô (Zea mays), vừng

(Sesamum indicum) [182], cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Page 119: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

107

Phân bố:

Việt Nam: Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn [182], Hải Dương (trong nghiên

cứu này).

Thế giới: Ấn Độ, Nhật Bản, Iran, Ôxtrâylia, Mehico, USA SNG, Hà Lan,

Italia, Đức, Nam Tư [182].

Nhận xét:

Cá thể mã số P4358 được phân lập trên cà rốt có các đặc điểm hình thái hoàn

toàn tương đồng, các đặc điểm số đo đều nằm trong khoảng biến thiên của quần thể

gốc được mô tả bởi Sher & Allen (1953) [246]. Tuy nhiên, so với quần thể loài

P. thornei được phân lập ở Việt Nam trước đó cũng có sự sai khác nhỏ như: chiều

dài cơ thể nhỏ hơn (511 vs 570 - 680 µm), kim hút ngắn hơn (17,2 vs 18 - 19 µm)

và giá trị c cũng nhỏ hơn (17,5 vs 19 - 21) [182].

Matrix code: quần thể ký sinh trên cà rốt: A2, B1, C3, D1, E2, F3, G2, H1,

I3, J1, K1 (tra cứu theo PL. III). Quần thể mô tả bởi Castillo & Vovlas (2007) [63]:

A2, B2, C3, D1, E2, F2, G3, H1, I3, J1, K1.

Loài Pratylenchus zeae Graham, 1951

(bảng 3.21 và hình 3.24)

Đặc điểm hình thái

Loài P. zeae được phân lập trên cà rốt và ghi nhận có 2 quần thể: quần thể

mã số P4854 được phân lập ở Đông Anh - Hà Nội và quần thể mã số P3656 được

phân lập ở Nam Sách - Hải Dương. Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas

(2007) [63], cả hai quần thể này đều thuộc loài P. zeae với các đặc điểm hình thái

và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể có hình dạng thẳng hoặc hơi cong về phía bụng sau khi cố

định bằng nhiệt. Vùng đầu gồm 3 vòng cutin, cao 2,2 - 3 µm, rộng 6,5 - 8,4 µm,

được kitin hoá mạnh. Kim hút chắc, khoẻ, dài 14 - 15,8 µm, gốc kim hút tròn (hình

3.24 B). Phần diều trước rộng và thắt lại ở phía trước diều giữa. Diều giữa hình

oval, có thành cơ dầy và van lớn được cutin hoá rõ. Vòng thần kinh bao quanh

isthmus. Lỗ bài tiết mở ra ngay sau vị trí của hemizonid, ngay phía sau của van thực

quản - ruột. Thực quản tuyến dài 29 - 41 µm, bao phủ lên phần đầu của ruột về phía

Page 120: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

108

bụng (hình 3.24 A). Vùng bên có 4 đường bên chạy song song với nhau, chiếm

khoảng 2/5 chiều rộng của cơ thể (hình 3.24 F). Hệ sinh sản dạng đơn

monoprodelphic với nhánh phía trước phát triển, không kéo dài đến thực quản, noãn

bào xếp thành 2 hàng trừ hai đến ba noãn bào cuối xếp thành 1 hàng. Túi chứa tinh

không phát triển, hình tròn, nhỏ, không chứa tinh trùng (hình 3.24 D). Vị trí của

vulva cao, tỷ lệ khoảng cách từ đầu đến vulva/chiều dài cơ thể bằng 69 - 74 %. Tử

cung sau ngắn, chiều dài tử cung sau bằng 1 - 1,5 lần chiều rộng cơ thể tại vulval

(hình 3.24 C). Đuôi hình chóp, mút đuôi nhẵn, thường có 21 - 26 vòng cutin ở mặt

bụng (hình 3.24 E). Phần hyaline ngắn (1,3 - 2,3 µm) và hẹp (2,5 - 3,6 µm).

Con đực: Không tìm thấy.

Bảng 3.21. Số đo loài P. zeae ký sinh ở cà rốt so với các quần thể khác (Số đo

theo µm)

Chỉ số đo P4854

(Hà Nội)

P3636

(Hải Dương) Graham, 1951

Pham T.B.,

1988

n 20 4 25

L 471,5 ± 26

(430 - 537)

498,4 ± 9,2

(486,5 - 507)

540

(360 - 580)

440

(380 - 540)

a 22 ± 1,3

(20,4 - 25)

20,8 ± 2

(19,4 - 23,7)

27

(25 - 30)

24,6

(18,3 - 28)

b 6,3 ± 0,3

(5,7 - 6,8)

6,2 ± 0,3

(6 - 6,6)

6,5

(5,4 - 8,0)

4,8

(4,2 - 5,6)

b' 4,3 ± 0

(4 - 4,5)

4,2 ± 0,1

(4 - 4,3) - -

c 18 ± 1,5

(14,8 - 20,5)

19,7 ± 2,4

(17,3 - 22,6)

15,2

(17 - 21)

18,7

(15,4 - 23,6)

c' 2 ± 0,2

(1,7 - 2,5)

2 ± 0,2

(1,8 - 2,2) - -

V 71,5 ± 1,3

(68,8 - 74,2)

71,6 ± 2

(68,7 - 72,8)

71

(68 - 76)

74,7

(70,2 - 77,3)

Stl 14,6 ± 0,5

(14 - 15,8)

14,2 ± 0,2

(14 - 14,4)

15,5

(15 - 17) 14 - 16

E.P. (%) 15,4 ± 0,6

(14,6 - 16,5)

15,6 ± 0,6

(15 - 16,3) - -

Chiều rộng đầu 7,3 ± 0,3

(7 - 8)

7,7 ± 0,4

(7,2 - 8) - -

Chiều cao đầu 2,6 ± 0,2

(2,2 - 3)

2,2 ± 0,1

(2 - 2,3) - -

Chiều rộng gốc kim hút 4 ± 0,2

(3,6 - 4,5)

4 ± 0,5

(3,3 - 4) - -

Chiều rộng cao kim hút 2,3 ± 0,3

(1,5 - 2,6)

2 ± 0,2

(1,7 - 2,3) - -

DGO 2,5 ± 0,2

(2 - 3)

2,7 ± 0,2

(2,5 - 3) - -

Page 121: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

109

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa

49,7 ± 2,4

(44,7 - 52,7)

51,6 ± 1

(50,7 - 51,8) - -

NR 60,8 ± 3

(54 - 64,2)

61,9 ± 1,4

(60,4 - 65) - -

Chiều dài từ đầu đến van

thực quản - ruột

78,6 ± 3,5

(70,6 - 82,4)

80,5 ± 3

(76,4 - 84) - -

EP 75,8 ± 3,3

(70 - 81,6)

77,6 ± 1,6

(76,2 - 79,5) - -

ES 115,6 ± 4,5

(107 - 122)

118,3 ± 3,8

(115 - 125) - -

OPL 37 ± 3

(31,5 - 41)

37,7 ± 3,5

(33,8 - 43) - -

W 22,4 ± 2

(18 - 25)

24 ± 2,5

(20,5 - 26) - -

G1 156 ± 19

(117 - 189)

160,4 ± 16,4

(136 - 173) - -

Chiều dài từ vulval đến túi

chứa tinh

45,8 ± 5

(39,4 - 56,6)

48 ± 4,2

(42,2 - 51,7) - -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 21,3 ± 1,6

(17,8 - 23,6)

21,2 ± 2,3

(17,8 - 22,8) - -

PUS 26,8 ± 3,3

(20,6 - 33)

23,5 ± 2

(20 - 24,8) - -

Chiều rộng cơ thể tại anus 13 ± 1

(11,3 - 14,6)

13 ± 1

(11,6 - 13,8) - -

T 27,7 ± 2,7

(22,6 - 34)

25,6 ± 3,4

(21,6 - 29,3) - -

Số vòng đuôi 23 ± 1,7

(21 - 26)

21,3 ± 1

(20 - 22) - -

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ các cây: dứa (Ananas sativa), chè (Camellia sinensis),

cam (Citrus aurantium), chuối (Musa sp.), thuốc lá (Nicotiana tabacum), hồ tiêu

(Piper nigrum), lúa (Oryza sativa), thông (Pinus sp.), mía (Saccharum officinarum),

kê (Sorgo vulgare), ngô (Zea mays), cà phê (Coffea arabica), hành (Allium

fistulasum), tỏi (Allium sativum), củ cải (Beta vulgaris), đậu (Phaseolus sp.), cải bắp

(Brasssica oleracea var. capitata), cải xanh (Raphanus sativus), xúp lơ (Brassica

oleracea var. otrytis), cà chua (Lycopersicon esculentus), cà rốt (Daucus carota) [182].

Phân bố:

Việt Nam: Phổ biến các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên [182].

Thế giới: Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Niu Ghinê, Ấn Độ, Pakistan, Nhật

Bản, Ôxtrâylia, quần đảo Hawai, Cotdivoa, Senegal, Nigeria, Zimbuabe,

Madagaska, Nam Phi, Brazil, Panama và SNG [182].

Page 122: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

110

Hình 3.24. Ảnh chụp KHV con cái loài P. zeae ký sinh ở cà rốt

A: vùng thực quản; B: kim hút; C: tử cung trước; D: tử cung sau; E: vùng bên;

F: vùng đuôi (thước đo = 10 µm)

Nhận xét:

Các đặc điểm hình thái và số đo của hai quần thể P4854 và P3656 được phân

lập trên cà rốt khá tương đồng so với quần thể gốc được mô tả bởi Graham (1951),

ngoại trừ: chiều dài cơ thể, chiều dài kim hút, giá trị a, và b nhỏ hơn so với mô tả

gốc (tương ứng: 430 - 537 vs 360 - 580 µm; 14 - 15,8 vs 15 - 17 µm; 19 - 25 vs 25 -

30; 5,7 - 6,8 vs 5,4 - 8) [250]. Các quần thể nghiên cứu cũng có chiều dài cơ thể và

giá trị b lớn hơn, vị trí vulval cao hơn so với quần thể được phân lập ở Việt Nam

trước đó (tương ứng: 491,5 (450 - 537) vs 440 (380 - 540) µm; 6,2 (5,5 - 6,8) vs 4,8

(4,2 - 5,6) µm và 68 - 74 vs 70 - 77) [182].

Matrix code: quần thể nghiên cứu: A2, B1, C3, D1, E2, F4, G3, H3, I2, J1,

K1 (tra cứu theo PL. III). Quần thể mô tả bởi Castillo & Vovlas (2007) [63]: A2,

B2, C3, D1, E1, F5, G3, H3, I2, J1, K1.

Page 123: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

111

Loài Pratylenchus haiduongensis Nguyen et al., 2017

(bảng 3.22 và hình 3.25 - 3.26)

Đặc điểm hình thái

Loài P. haiduongensis ký sinh trên cà rốt và ghi nhận có 3 quần thể đều được

phân lập ở Hải Dương, trong đó hai quần thể mã số P3655 và P3658 được phân lập

ở Nam Sách; quần thể mã số P4728 phân lập ở Cẩm Giàng. Cả ba quần thể này đều

thuộc 1 loài và có các đặc điểm hình thái khác biệt so với tất cả các loài khác theo

khóa định loại của Castillo & Vovlas (2007) [63]. Đây là loài mới cho khoa học với

tên là P. haiduongensis có các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể thường thẳng hoặc hơi cong về phía bụng sau khi xử lý bằng

nhiệt. Vùng đầu kitin hoá mạnh, có 3 vòng cutin, hơi tách biệt với cơ thể, kitin hoá

vùng đầu mạnh. Kim hút dài 17,7 - 20,3 µm, kitin hóa mạnh, gốc kim hút tròn hoặc

hơi vát về phía trước (hình 3.25 B-C). Lỗ đổ của tuyến thực quản lưng vách gốc

kim hút 3 - 5,2 µm. Phần diều trước của thực quản ngắn và rộng, chỉ hơi hẹp lại ở

phía trước của diều giữa. Diều giữa dạng tròn hoặc oval, có van lớn được cutin hoá.

Lỗ bài tiết mở ra ngay sau vị trí của Hemizonid và ngang với vị trí của vòng thần

kinh trên eo isthmus. Thực quản tuyến dài phủ lên phần đầu của ruột về phía bụng,

có 3 nhân được quan sát rõ (hình 3.25 A). Vùng bên có 4 đường bên tạo thành 3 dải

bên nổi lên khi quan sát dưới kính hiển vi (hình 3.25 F). Dải trung tâm đôi khi xuất

hiện các vân xiên chia vùng bên thành 5 - 6 đường bên (hình 3.25 G). Hai đường

bên ngoài có cấu trúc areolation ở vùng thực quản, vùng đuôi và vùng vulval. Hệ

sinh sản dạng đơn monoprodelphic với nhánh phía trước phát triển rõ ràng với một

hàng noãn bào; ở một số cá thể có 2 hàng ở đoạn giữa (hình 3.25 H). Một số cá thể

có nhánh sinh sản trước gấp khúc về phía lưng (hình 3.25 I). Túi chứa tinh tiêu

giảm, hình tròn hoặc bầu dục, không có tinh trùng. Tử cung sau dài, bằng 2 - 3,5 lần

chiều rộng của cơ thể tại vulva hoặc chiếm khoảng 1/3 đến 2/5 chiều dài từ vulval

đến hậu môn (hình 3.25 E). Vị trí của vulval cao, tỷ lệ chiều dài từ đầu đến vulva/

chiều dài cơ thể bằng 66 - 70%. Vulva dạng khe ngang, mép vulval có cấu trúc

màng mỏng đậy lại. Vị trí phasmids nằm trong khoảng 1/3 chiều dài đuôi (hình 3.25

L). Đuôi dài hình chóp hoặc hình trụ thắt, mút đuôi có nhiều dạng: nhọn, tròn nhẵn

hoặc xẻ, có 24 - 31 vòng cutin về phía bụng (hình 3.25 J-L).

Page 124: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

112

Con đực: Không được tìm thấy

Bảng 3.22. Số đo loài P. haiduongensis ký sinh ở cà rốt (Số đo theo µm)

Chỉ số đo Holotype P3655

(Hải Dương)

P4728

(Hải Dương)

P3658

(Hải Dương)

n 40 20 30

L 567,1 567 ± 53

(460 - 63,4)

643 ± 24

(585 - 679)

548,2 ± 36,7

(470,8 - 626)

a 24,7 29,7 ± 2,2

(24,8 - 33,2)

26, ± 1

(24,3 - 28)

30,7 ± 2

(26,8 - 34,8)

b 6,5 6,5 ± 0,5

(5,4 - 7,8)

6,8 ± 0,3

6 - 7,4)

6,5 ± 0,5

5,5 - 7,5)

b' 4,3 4,3 ± 0,4

(3,4 - 5)

4,9 ± 0,3

(4,5 - 5,3)

4,3 ± 0,3

(3,6 - 5)

c 14,7 16,2 ± 1

(14 - 18)

16 ± 1

(14,4 - 17,6)

16 ± 1,2

(14,5 - 19)

c' 2,8 2,8 ± 0,2

(2,4 - 3,5)

2,5 ± 0,2

(2,3 - 3)

2,9 ± 0,3

(2,4 - 3,5)

V 70,7 71,4 ± 1,3

(69,4 - 74)

68 ± 1

(66,3 - 70,5)

71,7 ± 1,6

(67,3 - 75)

Stl 18,7 19 ± 0,5

(17,7 - 20,3)

18,8 ± 0,5

(17,7 - 19,8)

18,8 ± 0,6

(17,7 - 19,8)

DGO 3,1 4 ± 0,6

(3 - 5,2)

3,7 ± 0,5

(3 - 4,2)

3,7 ± 0,6

(3 - 5,2)

Chiều dài từ đầu đến diều

giữa 55,1

55,3 ± 2,5

(50 - 60,3)

59 ± 3

(52 - 63,4)

53,8 ± 3,5

(42,6 - 58,2)

Chiều dài từ đầu đến van

thực quản - ruột 86,3

87,7 ± 3,8

(75 - 93,6)

94,3 ± 5

(84,2 - 106)

85 ± 4,4

(75 - 92,6)

EP 93,6 87,5 ± 4,7

(79 - 95,7)

83,8 ± 3,3

(78 - 89,4)

85 ± 4,2

(76 - 94,6)

ES 131 132,6 ± 6,5

(112 - 145,6)

132 ± 8

(116 - 145,6)

127,7 ± 8,2

(113,4 - 146)

OPL 45,7 45 ± 6

(30 - 56,2)

37,5 ± 6,3

(29 - 50)

42,7 ± 7,2

(31,2 - 62,4)

W 22,9 19 ± 2

(15,6 - 24)

24,4 ± 1

(23 - 26)

18 ± 1,2

(15 - 20,8)

G1 122,7 134 ± 15,8

(110 - 166,4)

170,2 ± 27,3

(116,5 - 229)

129,7 ± 16,2

(110 - 166,4)

Chiều rộng cơ thể tại

vulval 21,3

18,3 ± 2

(15,6 - 21,8)

23,8 ± 1,2

(20,8 - 26)

17,2 ± 1,2

(13,5 - 18,7)

PUS 44,7 45 ± 6,4

(34,3 - 62,4)

46 ± 5

(34,3 - 54)

41,8 ± 7,1

(31,2 - 65,5)

Chiều rộng cơ thể tại

anus 13,5

12,6 ± 1

(10,4 - 14,6)

16 ± 0,8

(14,6 - 16,6)

11,8 ± 0,8

(10,4 - 13,5)

T 38,4 35 ± 4

(28 - 46,8)

40,5 ± 2

(38,5 - 44,7)

34,2 ± 2,7

(26 - 40,6)

Số vòng đuôi 30 25,8 ± 3,3

(20 - 35)

28,8 ± 2

(24 - 31)

26,3 ± 3,4

(20 - 32)

Page 125: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

113

Hình 3.25. Ảnh chụp KHV con cái loài P. haiduongensis ký sinh ở cà rốt. A: vùng

thực quản, B-D: kim hút, F-G: vùng bên, E: tử cung sau, H-I: tử cung trước, J-L:

vùng đuôi, L: phasmids (thước đo = 10 µm)

Page 126: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

114

Hình 3.26. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con cái loài P. haiduongensis ký

sinh ở cà rốt.

A, B, D: vùng đầu, C: vùng bên, E: vulval, E-G: vùng đuôi, H: phasmids.

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ cây cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Hải Dương (trong nghiên cứu này).

Nhận xét:

Loài P. haiduongensis có các đặt điểm hình thái và giải phẫu gần giống với

loài P. parazeae được phân lập ở Trung Quốc [251]. Tuy nhiên, loài

Page 127: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

115

P. haiduongensis có các đặc điểm khác biệt so với loài P. parazeae như: (1) chiều

dài cơ thể nhỏ hơn (460 - 679 vs 530 - 680 µm); (2) vùng môi hơi tách khỏi đĩa môi

vs vùng môi không tách khỏi đĩa môi; (3) chiều rộng vùng đầu nhỏ hơn (7,3 - 8,3 vs

7,8 - 9,2 µm); (4) kim hút dài hơn (17,7 - 20, 3 vs 16,7 - 19,2 µm); (5) gốc kim hút

tròn hoặc hơi vát lên phía trên vs gốc kim hút tròn hoặc hơi vát xuống phía dưới; (6)

hình dạng đuôi đa dạng, có kiểu đuôi hình trụ thắt, trong khi đó loài P. parazeae

không có kiểu đuôi này.

Matrixcode: loài P. haiduongensis: A2, B1, C4, D1-3, E1, F5-6, G1-2, H1-4,

I1-2-3-4, J1, K1-2 (tra cứu theo PL. III). Loài P. parazeae mô tả bởi Wang et al.

(2015) [251]: A2, B1, C3 (3,4), D3, E1, F6 (4,6), G2, H1, I3 (2,4), J1, K2.

Loài Pratylenchus sp. 1

(Bảng 3.23 - 3.24 và Hình 3.27 - 3.30)

Đặc điểm hình thái

Loài Pratylenchus sp. 1 đã được phân lập trên cà rốt ở Đà Lạt - Lâm Đồng và

ghi nhận có 4 quần thể mã số: P4861, P4981, P5189 và P5208. Cả bốn quần thể này

đều có các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể thẳng hoặc hơi cong về phía bụng sau khi được xử lý nhiệt.

Vùng đầu kitin hoá mạnh có 3 vòng cutin, hơi tách biệt với đường viền cơ thể (hình

3.29 D). Phần phụ bụng và phần phụ lưng của môi tạo thành hình chữ nhật, rộng

hơn đĩa miệng và tách ra khỏi phần bên của môi bởi hai rãnh vuông góc. Phần phụ

bụng của môi có khía (hình 3.29 A-C). Kim hút dài 14 - 16 µm, chắc, khoẻ, gốc kim

hút tròn hoặc hơi vát về phía trên (hình 3.27 B-D). Lỗ đổ của tuyến thực quản lưng

cách gốc kim hút 2 - 3,2 µm. Phần diều trước của thực quản ngắn và rộng, chỉ hơi

hẹp lại phía trước diều giữa. Diều giữa dạng tròn hoặc oval có van được cutin hoá

rõ. Lỗ bài tiết mở ra ngay sau vị trí của Hemizonid. Thực quản tuyến dài 33 - 47,8

µm, phủ lên phần đầu của ruột về phía bụng (hình 3.27 A). Vùng bên chiếm khoảng

1/3 chiều ngang của cơ thể, có 4 đường bên tạo thành 3 dải. Hai đường bên ngoài có

cấu trúc areolation. Dải trung tâm không có các vân xiên (hình 3.27 E). Hệ sinh sản

đơn kiểu monoprodelphic có nhánh phía trước phát triển rõ ràng với hai hàng noãn

bào. Túi chứa tinh hình tròn hoặc bầu dục, trong túi chứa tinh chứa đầy tinh trùng

Page 128: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

116

(hình 3.27 F). Tử cung sau ngắn, chiều dài tử cung sau bằng 0,8 - 1,5 lần chiều rộng

cơ thể tại vulval hoặc chiếm khoảng 20 - 40% chiều dài từ vulval đến hậu môn

(hình 3.27 F). Vị trí vulval thấp, tỷ lệ chiều dài từ đầu đến vulva/ chiều dài cơ thể

bằng 77 - 82%. Phasmids có vị trí nằm trong khoảng 1/2 chiều dài đuôi (hình 3.27

K). Đuôi dài, hình trụ, hình chóp hoặc hình chùy với 19 - 28 vòng cutin ở phía

bụng. Hình dạng mút đuôi đa dạng: đuôi hình chóp - mút đuôi nhọn; đuôi hình chóp

- mút đuôi tròn, nhẵn; đuôi thắt mút đuôi tròn - nhẵn; đuôi hình chùy - mút đuôi

nhẵn; đuôi cụt - mút đuôi tròn; đuôi cụt - mút đuôi lồi và đuôi hình chóp - mút đuôi

xẻ (hình 3.28).

Con đực: Con đực có cấu tạo tương tự con cái, trừ đặc điểm giới tính

Bảng 3.23. Số đo con cái loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt (Số đo theo

µm)

Chỉ số đo P4861

(Lâm Đồng)

P4981

(Lâm Đồng)

P5189

(Lâm Đồng)

P5208

(Lâm Đồng)

n 20 20 20 20

L 566 ± 35,8

(512 - 646,8)

573 ± 38,5

(501 - 650)

483 ± 33,5

(421 - 530)

475,7 ± 26

(441 - 552)

a 23 ± 1,6

(20,2 - 25,8)

24,5 ± 2

(21 - 27,6)

25,8 ± 1

(24,4 - 29)

26 ± 1,3

(23 - 28,2)

b 6,6 ± 0,7

(4,2 - 7,6)

6,6 ± 0,4

(5,6 - 7,3)

6 ± 0,4

(5,4 - 7)

6 ± 0,3

(5,7 - 6,8)

b' 4,6 ± 0,5

(4 - 6,5)

4,5 ± 0,2

(4 - 5)

4 ± 0,3

(3,6 - 4,6)

4 ± 0,2

(3,7 - 4,3)

c 19,4 ± 1,3

(17,5 - 21,8)

19,3 ± 1,5

(17 - 22,4)

18,8 ± 1,5

(16,6 - 22,3)

18 ± 1,5

(16 - 21,3)

c' 2 ± 0,2

(1,8 - 2,4)

2,3 ± 0,2

(2 - 2,8)

2 ± 0,2

(1,7 - 2,5)

2,3 ± 0,3

(2 - 3)

V 80 ± 1

(77 - 81,7)

80,2 ± 1

(79 - 81,7)

80,4 ± 1,3

(78 - 82)

80 ± 1

(78,3 - 82)

Stl 16 ± 0,5

(15,3 - 16,8)

15,6 ± 0,5

(14 - 16,4)

15,2 ± 0,6

(14 - 16)

14,7 ± 0,4

(14 - 15,8)

E.P. (%) 15,8 ± 1

(14,6 - 18)

15,3 ± 0,8

(14 - 16,7)

16 ± 0,7

(14,2 - 17,6)

15,5 ± 0,7

(14 - 16,4)

Chiều rộng đầu 8,2 ± 0,4

(7,5 - 9)

8 ± 0,3

(7,3 - 8,7)

7,8 ± 0,3

(7 - 8,3)

7,8 ± 0,3

(7,4 - 8,3)

Chiều cao đầu 2,8 ± 0,3

(2,4 - 3,3)

3 ± 0,2

(2,3 - 3,3)

2,7 ± 0,2

(2,4 - 3,2)

2,6 ± 0,2

(2,3 - 2,8)

Chiều rộng gốc kim hút 4 ± 0,5

(3 - 4,3)

4 ± 0,4

(3 - 4,2)

4 ± 0,3

(3,2 - 4,4)

4 ± 0,4

(3,3 - 4,4)

Chiều rộng cao kim hút 2,3 ± 0,2

(2 - 2,7)

2,3 ± 0,3

(1,6 - 2,6)

2 ± 0,3

(1,7 - 2,6)

2 ± 0,2

(1,6 - 2,4)

DGO 2,8 ± 0,3 2,8 ± 0,3 2,6 ± 0,4 2,6 ± 0,3

Page 129: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

117

(2,2 - 3,2) (2,2 - 3) (2 - 3,3) (2,2 - 3,2)

Chiều dài từ đầu đến

diều giữa

56,2 ± 3

(51,2 - 61,2)

57,6 ± 2,7

(54 - 62,8)

51 ± 2,7

(46 - 55,6)

49,5 ± 2,7

(44 - 54,6)

NR 69 ± 3

(63 - 73,6)

70,4 ± 3,2

(65,4 - 75)

62 ± 3,3

(54,4 - 66,5)

60,7 ± 2,6

(55,3 - 64,5)

Chiều dài từ đầu đến van

thực quản - ruột

84 ± 3,7

(78,8 - 92,2)

87 ± 4,5

(80,2 - 93)

80 ± 4,8

(70,8 - 86,3)

78 ± 3,4

(73 - 85,5)

EP 90 ± 4,4

(81,6 - 95,5)

87,7 ± 4,4

(81 - 94,3)

76,5 ± 4

(70,6 - 83,5)

74,1 ± 3,1

(70 - 78,6)

ES 125,6 ± 5,6

(115 - 136,6)

127,4 ± 5,7

(118 - 140)

120,8 ± 5,2

(111 - 131)

119,5 ± 5

(112 - 131)

OPL 41,7 ± 4,4

(33,5 - 49)

40,8 ± 2,3

(38 - 48)

40,3 ± 3

(33,4 - 45,5)

41,3 ± 3

(35 - 46,7)

W 25 ± 2,2

(21 - 29)

23,5 ± 2,3

(20,3 - 27)

18,7 ± 1,5

(16 - 20,8)

18,4 ± 1,2

(17,2 - 21,6)

G1 205,8 ± 30,8

(162 - 296)

178 ± 28,7

(137 - 231)

157,5 ± 19,3

(131 - 198)

149 ± 19,5

(120 - 195)

Chiều dài từ vulval đến

túi chứa tinh

58,4 ± 12,2

(39,2 - 85,2)

43,4 ± 4,6

(36,3 - 51)

43,7 ± 5,6

(34 - 52,4)

41,3 ± 7,2

(31,3 - 56,8)

Chiều rộng cơ thể tại

vulval

22,7 ± 2

(19 - 25,8)

20 ± 2

(16 - 22,7)

17,3 ± 1,7

(13,2 - 19,4)

17 ± 2

(14,4 - 22,3)

PUS 23 ± 3

(18,2 - 27,4)

22 ± 2,4

(15,5 - 25)

21 ± 3

(14 - 28,3)

21,3 ± 2,3

(16,6 - 26)

Chiều rộng cơ thể tại

anus

14 ± 1

(12,6 - 15,8)

13 ± 1

(11 - 14,4)

12,2 ± 1,2

(9,7 - 14,3)

12 ± 1,2

(9,8 - 14,4)

T 29 ± 2,2

(26 - 34)

29,6 ± 1,8

(26,2 - 32)

25,8 ± 2,7

(21,3 - 31,3)

26,8 ± 1,8

(22 - 29)

Khoảng cách từ phasmis

đến hết đuôi

16 ± 1,8

(13,7 - 19,2)

16 ± 1

(15 - 17,6)

11,8 ± 1,4

(10,4 - 13,7)

15 ± 2

(13,6 - 16,4)

Số vòng đuôi 20,7 ± 2,6

(17 - 26)

23 ± 3

(17 - 27)

23,2 ± 2

(19 - 27)

23,3 ± 2,6

(19 - 27)

Bảng 3.24. Số đo con đực loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt (Số đo

theo µm)

Chỉ số đo P4861

(Lâm Đồng)

P4981

(Lâm Đồng)

P5189

(Lâm Đồng)

P5208

(Lâm Đồng)

n 20 20 20 20

L 517 ± 18,2

(467 - 561)

519,5 ± 20

(471 - 551)

479,3 ± 33,2

(432 - 550)

449,4 ± 39,3

(387 - 521)

a 29,4 ± 3

(24 - 34)

29,5 ± 2,3

(25,5 - 33,8)

25,5 ± 1,8

(23 - 28,4)

5 ± 2

(21,8 - 27,8)

b 6,4 ± 0,3

(6 - 7)

6 ± 0,3

(5,7 - 6,7)

6 ± 0,3

(5,3 - 6,5)

6 ± 0,4

(5,2 - 6,4)

b' 4,4 ± 0,3

(3,7 - 4,7)

4 ± 0,2

(3,7 - 4,5)

4 ± 0,3

(3,5 - 4,4)

4 ± 0,3

(3,6 - 4,4)

c 21 ± 2

(17,5 - 24,3)

18,2 ± 1,3

(16 - 20,3)

18,3 ± 1,3

(16 - 20,5)

18,2 ± 1,5

(15,6 - 20,5)

Page 130: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

118

c' 2 ± 0,2

(1,8 - 2,5)

2,5 ± 0,2

(2 - 3)

2,2 ± 0,3

(1,8 - 2,7)

2,2 ± 0,2

(2 - 2,5)

Stl 15 ± 0,4

(14 - 15,8)

15 ± 0,5

(14,3 - 15,7)

14,7 ± 0,5

(14 - 15,7)

14,6 ± 0,4

(14 - 15,4)

E.P. (%) 15,7 ± 0,7

(14 - 17,4)

15,4 ± 0,5

(14 - 16,2)

15,8 ± 0,8

(14,3 - 17)

16,3 ± 0,7

(15,5 - 18)

Chiều rộng đầu 7 ± 0,4

(6,3 - 7,8)

7,2 ± 0,4

(6,4 - 7,8)

7,3 ± 0,3

(7 - 7,7)

7,3 ± 0,3

(7 - 8)

Chiều cao đầu 2,7 ± 0,2

(2,2 - 3)

2,7 ± 0,2

(2,2 - 3)

2,6 ± 0,2

(2,2 - 3)

2,7 ± 0,2

(2,3 - 3)

Chiều rộng gốc kim hút 3,5 ± 0,3

(3 - 4)

3,7 ± 0,3

(3 - 4,2)

3,4 ± 0,4

(3 - 4,4)

3,3 ± 0,3

(2,8 - 4)

Chiều rộng cao kim hút 2 ± 0,2

(1,6 - 2,5)

2 ± 0,2

(1,6 - 2,5)

2 ± 0,3

(1,3 - 2,4)

1,8 ± 0,2

(1,5 - 2,2)

DGO 2,7 ± 0,3

(2 - 3)

2,8 ± 0,3

(2,3 - 3,4)

2,7 ± 0,2

(2,4 - 3,2)

2,7 ± 0,3

(2,3 - 3)

Chiều dài từ đầu đến

diều giữa

53,4 ± 2,7

(48 - 59,5)

56,7 ± 2,4

(53 - 60,5)

51,4 ± 3,2

(47,2 - 57,5)

50,6 ± 2,5

(44,4 - 55)

NR 64 ± 3

(56,6 - 70)

68,4 ± 2,6

(62 - 72,6)

62,6 ± 3

(57,2 - 67,2)

61,6 ± 3

(54,7 - 66,6)

Chiều dài từ đầu đến

van thực quản - ruột

81,3 ± 4,4

(71 - 87,6)

84,9 ± 3,5

(79 - 91,4)

79,4 ± 3,5

(72,8 - 85,2)

76,7 ± 5

(67 - 82,7)

EP 81,3 ± 4

(71,7 - 92,5)

80,2 ± 3

(74 - 84,7)

75,4 ± 3,5

(70 - 81)

73,1 ± 5

(65 - 81)

ES 117,7 ± 7

(104 - 130)

129 ± 5,3

(116 - 137)

120,3 ± 5,8

(113 - 131)

115,7 ± 8

(102 - 130)

OPL 36,7 ± 4,3

(30 - 42,8)

43,8 ± 3,5

(37,5 - 48,5)

41 ± 3,2

(36,2 - 47,5)

38,5 ± 4,6

(32 - 48)

W 17,8 ± 1,6

(15,6 - 21)

17,7 ± 1,3

(16 - 20)

18,8 ± 1,6

(15,3 - 22,6)

18 ± 2

(14 - 22,3)

Testis 196,6 ± 22,7

(147 - 267)

191 ± 16,8

(171 - 244)

198 ± 15,3

(172 - 230)

195 ± 22,5

(156 - 239)

Lsp 16,2 ± 0,7

(15 - 17)

16 ± 0,7

(15 - 16,8)

16,3 ± 0,7

(15,2 - 17)

15 ± 0,7

(14,3 - 16,6)

Wsp 2,6 ± 0,3

(2,2 - 3,2)

2,5 ± 0,5

(2 - 3,4)

2,5 ± 0,4

(2 - 3)

2,4 ± 0,4

(2 - 3)

Lgu 4,6 ± 0,6

(3,4 - 5,5)

4,4 ± 0,4

(4 - 5)

4 ± 0,6

(3,2 - 5,2)

4 ± 0,6

(3 - 5)

Chiều rộng cơ thể tại

anus

11,7 ± 0,7

(10,3 - 13)

11,6 ± 0,7

(10,4 - 13)

12 ± 1,3

(10,3 - 14)

11,3 ± 1

(9,5 - 13,2)

T 24,9 ± 2

(21,8 - 28,6)

28,7 ± 2

(25,6 - 32,4)

26,3 ± 2,7

(21,4 - 31,5)

24,7 ± 2

(21 - 28,5)

Page 131: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

119

Hình 3.27. Ảnh chụp kính hiển vi loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt. Con cái:

A: vùng thực quản, B-C: kim hút, D: vùng bên, E: túi chứa tinh, G: tử cung sau, H-I:

vùng đuôi, K: phasmids; Con đực: J: vùng đuôi, L: phasmids (thước đo=10 µm)

Hình 3.28. Các dạng đuôi con cái loài Pratylenchus sp. 1 ký sinh ở cà rốt.

A: Đuôi hình chóp, mút đuôi nhọn; B: Đuôi hình chóp, mút đuôi tròn, nhẵn; C:

Đuôi trụ, thắt giữa đuôi, mút đuôi tròn, nhẵn; D, E: Đuôi trụ, mở rộng phần cuối

đuôi, mút đuôi bán cầu nhẵn; F: Đuôi trụ cụt, mút đuôi nhẵn; G: Đuôi cụt, mút đuôi

lõm phía trong; H, I: Đuôi hình trụ cụt, mút đuôi khía sâu, J: Đuôi trụ cụt, mút đuôi

bán cầu lệch, không có khía (thước đo=10 µm)

Page 132: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

120

Hình 3.29. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con trưởng thành loài Pratylenchus

sp. 1 ký sinh trên cà rốt. Con cái: A-C: vùng môi, D: vùng đầu, E-F: vulval, G-H:

vùng bên tại vulval, I-J: vùng đuôi; Con đực: K-L: vùng đuôi (thước đo=5 µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ cây cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Lâm Đồng (trong nghiên cứu này).

Nhận xét:

Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas (2007) [63], loài Pratylenchus

sp. 1 gần giống với loài P. penetrans ở các đặc điểm như: (1) đầu có 3 vòng cutin;

(2) chiều dài của kim hút; (3) vùng bên có 4 đường bên; (4) vị trí vuval (V%) và (5)

hình dạng đuôi. Tuy nhiên, loài Pratylenchus sp.1 khác so với loài P. penetrans ở

các đặc điểm: (1) hai đường trung tâm của vùng bên không có các sọc xiên vs có

các sọc xiên ở hai đường trung tâm); (2) hình dạng mút đuôi rất đa dạng (tròn, cụt,

vs tròn, nhọn); và (3) phần phụ bụng của môi có khía vs không có khía (hình 3.30).

Page 133: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

121

Hình 3.30. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài

Pratylenchus sp. 1 và loài P. penetrans [252]

Loài Pratylenchus sp. 2

(bảng 3.25 và hình 3.31 - 3.34)

Đặc điểm hình thái

Loài Pratylenchus sp. 2 được phân lập trên cà rốt ở Đà Lạt - Lâm Đồng mã

số P3130. Quần thể này có các đặc điểm hình thái và số đo đặc trưng như sau:

Con cái: Cơ thể thẳng hoặc hơi cong về phía bụng sau khi được xử lý bằng

nhiệt. Vùng đầu có 3 vòng cutin, hơi tách biệt với cơ thể, kitin hoá mạnh (hình 3.32

A). Đĩa môi tách ra khỏi vùng môi (hình 3.32 A). Kim hút chắc, khoẻ, có chiều dài

15,2 - 16,6 µm, gốc kim hút tròn hoặc hơi vát về phía trước (hình 3.31 B-C); phần

hình nón ngắn hơn hoặc có chiều dài gần bằng phần hình gậy, chiếm 45 - 50%. Lỗ

đổ của tuyến thực quản lưng cách gốc kim hút 2 - 3 µm. Phần diều trước của thực

quản ngắn và rộng, chỉ hơi hẹp lại ở phía trước của diều giữa. Diều giữa dạng tròn

hoặc oval có thành cơ dầy, van được cutin hoá mạnh. Vòng thần kinh nằm ở nửa

trước của eo isthmus, phía trên của lỗ bài tiết. Lỗ bài tiết mở ra ngay sau vị trí của

Hemizonid. Thực quản tuyến dài phủ lên phần đầu của ruột về phía bụng, (hình

3.31 A). Vùng bên có 4 đường bên, dải trung tâm không xuất hiện các vân chéo;

vùng bên có cấu trúc trang điểm areolation (hình 3.31 D), ở một số cá thể, tại một

số vùng đường bên phân tách thành 5 đường (hình 3.32 C). Hệ sinh sản dạng đơn

monoprodelphic, nhánh phía trước phát triển rõ ràng với một hàng noãn bào (đôi

khi quan sát thấy ở một số cá thể có đoạn có hai hàng noãn bào). Túi chứa tinh phát

triển, hình tròn hoặc bầu dục, trong túi chứa tinh có chứa đầy tinh trùng (hình 3.31

E). Tử cung sau ngắn, chiều dài tử cung sau bằng 1 - 1,5 lần chiều rộng cơ thể tại

vulval hoặc chiếm 20 - 43% chiều dài từ vulva đến hậu môn (hình 3.31 F). Vulval

Page 134: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

122

có vị trí thấp với mép vulva ngắn và khó quan sát (kiểu cấu trúc etygma), tỷ lệ chiều

dài từ đầu đến vulva/ chiều dài cơ thể bằng 77,8 - 83%. Phasmids nằm trong khoảng

46 - 57% chiều dài đuôi. Đuôi dài, dạng hình chóp với mút đuôi tròn hoặc hơi nhọn,

có 18 - 30 vòng cutin phía bên bụng, tận cùng mút đuôi nhẵn (hình 3.31 G-H).

Con đực: Con đực có cấu tạo tương tự con cái, trừ đặc điểm giới tính.

Bảng 3.25. Số đo loài Pratylenchus sp. 2 ký sinh ở cà rốt (Số đo theo µm)

Chỉ số đo Con cái Con đực

N 20 20

L 586,5 ± 28,2

(540,4 - 674)

503,5 ± 48,3

(412 - 551)

a 27,6 ± 2,4

(24,2 - 31,7)

28 ± 1,6

(26 - 30,5)

b 7 ± 0,5

(6,4 - 8,2)

6,4 ± 1

(6 - 7,5 )

b' 4,8 ± 0,4

(4,2 - 5,6)

4,5 ± 0,3

(4 - 4,9)

c 19,4 ± 1,6

(17 - 23,3)

17,8 ± 1

(16,6 - 19,8)

c' 2 ± 0,2

(1,6 - 2,4 )

2 ± 0,3

(1,7 - 2,6)

V 80,4 ± 1,4

(77,8 - 83) -

Stl 16,2 ± 0,3

(15,2 - 16,6)

15,5 ± 0,5

(15 - 16,2)

DGO 2,4 ± 0,4

(2 - 3) -

Chiều dài từ đầu đến diều giữa 57,3 ± 4

(49 - 64,5)

52,3 ± 2,8

(49,1 - 56,6)

Chiều dài từ đầu đến van thực quản - ruột 86,3 ± 6,5

(73,8 - 99)

74,6 ± 4,6

(70,4 - 82,7)

EP 83,7 ± 6,8

(72,8 - 94,6)

77,1 ± 4,3

(72,5 - 81,4)

ES 124 ± 9

(108,2 - 145,6)

110,4 ± 7,6

(95,2 - 118,7)

OPL 40,2 ± 7,5

(29 - 55)

36,1 ± 6,1

( 30,3 - 44,6)

W 22,6 ± 2

(20 - 27)

18 ± 2,2

(13,5 - 19,8)

G1 252 ± 32,3

(185 - 294,3) -

Chiều dài từ vulval đến túi chứa tinh 17 ± 2,8

(13,5 - 21,8) -

Chiều rộng cơ thể tại vulval 21,4 ± 1,8

(18,7 - 24) -

PUS 26,3 ± 3,5 -

Page 135: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

123

(19,8 - 32,2 )

Testis -

207,1 ± 45,5

(124,8 - 257,9)

Chiều dài gai sinh dục - 15 ± 1

(13,5 - 16,6)

Chiều dài trợ gai sinh dục - 5,1 ± 0,8

(4,2 - 6,2)

Chiều rộng cơ thể tại anus 15,2 ± 1,5

(12,5 - 17,7)

13,3 ± 1,3

(11,4 - 15,6)

T 30,4 ± 2

(26 - 34,3)

28,5 ± 3,6

(20,8 - 33,3)

Chiều dài hyalin 3 ± 0,6

(2 - 4,2) -

Chiều rộng hyalin 5,4 ± 0,5

(4,7 - 6,2) -

Số vòng đuôi 23,6 ± 2,8

(18 - 30) -

Hình 3.31. Ảnh chụp KHV loài Pratylenchus sp. 2 ký sinh ở cà rốt.

Con cái: A: vùng thực quản, B-C: kim hút, D: vùng bên, E: túi chứa tinh, F: tử cung

sau, G-H: vùng đuôi; Con đực: J: vùng đuôi (thước đo =10 µm)

Page 136: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

124

Hình 3.32. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) con trưởng thành loài Pratylenchus sp. 2

ký sinh ở cà rốt. Con cái: A-B: vùng đầu, C-D: vùng bên, E: vulval, F: vùng đuôi

Con đực: G-H: vùng đuôi (thước đo A, B, C, E= 2 µm; D, F, G, H= 5µm)

Cây chủ:

Đất quanh vùng rễ cây cà rốt (Daucus carota) (trong nghiên cứu này).

Phân bố:

Lâm Đồng (trong nghiên cứu này).

Nhận xét:

Theo khóa định loại của Castillo & Vovlas (2007) [63], loài Pratylenchus sp.

2 gần giống với loài P. penetrans ở các đặc điểm như: (1) đầu có 3 vòng đầu; (2)

chiều dài kim hút; (3) vùng bên có 4 đường bên; (4) vị trí vuval (V%); và (5) hình

dạng đuôi. Tuy nhiên, loài Pratylenchus sp. 2 khác loài P. penetrans ở các đặc

điểm: (1) hai đường trung tâm của vùng bên không có các sọc xiên, đường bên đôi

khi bị phân tách thành 5 đường vs có các sọc xiên ở hai đường trung tâm, đường

bên không phân tách thành 5 đường; (2) phần phụ bụng và phần phụ lưng của môi

tách ra khỏi phần bên của môi bởi các rãnh không vuông góc vs vuông góc (hình 3.33).

Page 137: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

125

Hình 3.33. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài Pratylenchus

sp. 2 và loài P. penetrans [252]

Loài Pratylenchus sp. 2 khác với loài Pratylenchus sp. 1 ở các đặc điểm: (1)

hình dạng của mút đuôi (tròn hoặc hơi nhọn, nhẵn vs tròn, cụt lồi, nhẵn hoặc xẻ): (2)

đường bên đôi khi phân tách thành 5 đường vs đường bên không phân tách thành 5

đường; và (3) phần phụ bụng ở vùng môi không có khía vs có khía (hình 3.34).

Hình 3.34. Ảnh chụp KHV điện tử quét (SEM) vùng môi con cái loài Pratylenchus

sp. 2 và Pratylenchus sp. 1

Phân tích khác biệt chuẩn - CDA

Có 18 chỉ số hình thái lượng của con cái cũng như 15 chỉ số hình thái lượng

của con đực đã được sử dụng để phân tích CDA. Kết quả nghiên cứu được trình bày

trong bảng 3.26 và hình 3.35 và 3.36, cho thấy, đối với con cái: 8 quần thể phân tích

CDA được phân tách thành 5 vùng khác nhau, trong đó ba loài Pratylenchus sp. 2,

P. zeae và P. haiduongensis bị phân tách thành 3 vùng riêng biệt; hai loài

Pratylenchus sp. 1 và P. penetrans tách biệt với 3 loài còn lại nhưng lại có phần

chồng lấn với nhau. Bốn quần thể P4861, P4981, P5189 và P5208 không có sự tách

biệt với quần thể Pratylenchus sp. 1. Bảy chỉ số hình thái lượng của con cái bao gồm:

chiều dài kim hút, V, E.P, b, b’, c’ và PUS/chiều rộng cơ thể tại vulval là những chỉ

số có ý nghĩa nhất (>1 và <-1) trong phân loại các quần thể tuyến trùng này. Đối với

Page 138: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

126

con đực, 6 quần thể (hai loài P. zeae và P. haiduongensis không có con đực) sau khi

được phân tích CDA cũng phân tách thành 3 vùng nhưng có sự chồng lấn nhau. Hai

giá trị E.P và b của con đực có ý nghĩa nhất trong phân loại ba loài Pratylenchus sp. 1,

Pratylenchus sp. 2 và P. penetran. Như vậy, phân tích CDA đã chỉ ra 7 chỉ số hình

thái lượng của con cái và 2 chỉ số hình thái lượng của con đực có ý nghĩa quan

trọng trong phân loại các quần thể tuyến trùng Pratylenchus spp. ký sinh trên cà rốt.

Theo Tuyet et al. (2013), chỉ số b của con đực là 1 trong các chỉ số quan trọng để

phân biệt 10 quần thể P. coffeae đã được phân lập ở Việt Nam [253].

Bảng 3.26. Các chỉ số hình thái lượng sử dụng trong phân tích thống kê dựa

trên phân tích khác biệt chuẩn (CDA)

Chỉ số

Con cái Con đực

Chỉ số vector Chỉ số vector

Roots 1(%)

43.92

Roots 2(%)

13.96

Roots 1(%)

3.638

Roots 2(%)

2.208

Chiều dài từ đầu đến van thực quản

- ruột

- 0.3848 - 0.3632 0.2805 0.2629

EP - 0.3097 - 0.2725 - 0.0099 - 0.4583

E.P. 1.8933 1.7693 1.0302 1.6816

ES 0.6236 0.1579 0.0845 0.1121

PUS 0.0273 - 0.0591 - -

PUS/chiều rộng cơ thể tại vulval - 2.0931 3.4162 - -

L 0.0144 - 0.0503 - 0.0746 - 0.0375

W 0.5954 - 0.4985

Vòng đuôi 0.0466 0.0207

OPL - 0.5572 0.2055 - 0.1806 - 0.0709

T 0.0958 - 0.0059 0.2853 0.3447

V - 1.4188 2.6649 - -

a 0.6489 - 0.2614 0.2605 0.2142

b 2.4846 - 6.7962 5.7760 5.6475

b’ 1.2743 9.6808 0.7348 - 0.9784

c 0.2487 0.1565 0.5770 0.4505

c’ 0.1242 7.1710 0.4022 - 0.2528

Stl 1.1048 0.8199 0.1139 - 0.3877

Chiều dài gai đệm - - 0.3536 - 0.0089

Chiều dài gai giao cấu - - - 0.0953 0.0225

Page 139: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

127

Hình 3.35. CDA các quần thể con cái tuyến trùng Pratylenchus spp. ký sinh trên cà

rốt (với 18 chỉ số hình thái lượng).

Hình 3.36. CDA các quần thể con đực tuyến trùng Pratylenchus spp. ký sinh trên cà

rốt (với 15 chỉ số hình thái lượng)

Page 140: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

128

Đặc trưng phân tử

Trong quá trình phân loại giám định tên loài của tuyến trùng thuộc giống

Pratylenchus, chủ yếu được dựa vào các đặc điểm cấu tạo về hình thái và giải phẫu

cũng như các chỉ số đo. Tuy nhiên, cũng như ở nhiều giống tuyến trùng khác, đặc

biệt là các giống tuyến trùng ký sinh thực vật thường có những đặc điểm chẩn loại

không rõ ràng và thường có sự chồng lấn nhau về hình thái [254]. Để củng cố các

kết quả phân loại, các dữ liệu về di truyền học cần được bổ sung thêm. Trong các

nghiên cứu gần đây, dữ liệu vùng gen 28S rDNA vùng D2D3 mở rộng được sử

dụng phổ biến và cho kết quả chính xác để phân biệt giữa các quần thể khác nhau

trong cùng một loài và các loài khác nhau của giống Pratylenchus [63].

Trong nghiên cứu này, trình tự vùng gen D2D3 của 11 quần thể Pratylenchus

spp. được phân tích với chiều dài thu được từ 700 đến 790 bp (quần thể P3130 chưa

thành công trong tách DNA nên chưa được thể hiện trong nghiên cứu phân tích

này). Các trình tự này có sự tương đồng với các quần thể/loài thuộc giống

Pratylenchus trên genbank từ 95 - 100%. Trong đó: quần thể P4922 có chiều dài

trình tự gen là 781 bp tương đồng 99% với trình tự của các quần thể (KC857663;

KC857662) thuộc loài P. coffeae; quần thể P4996 có chiều dài trình tự gen là 770

bp tương đồng 98% với trình tự của quần thể (JQ003984) thuộc loài P. penetrans;

quần thể P4358 được xác định là loài P. thornei có trình tự gen với chiều dài 790

bp, tương đồng với loài P. thornei (EU130880 và KT213559) là 99%; quần thể

P4854 có chiều dài trình tự gen là 700 bp, tương đồng với trình tự gen của loài

P. zeae (AB933459; JN020930) là 99%. Các quần thể loài P. haiduongensis

(P3655, P3658 và P4728) có chiều dài trình tự gen là 700 bp, tương đồng với trình

tự gen của loài P. parazeae (KP903442-KP903444) là 95%. Các quần thể

Pratylenchus sp. 1 (P5189, P4861, P5208, P4981) có chiều dài gene là 740 bp,

tương đồng đối với loài P. penetrans (AM231937, EU130858) là 95%.

Phân tích vùng gen giữa các loài cho thấy sự biến đổi nucleotide giữa các

loài từ 0 - 21%, trong cùng một loài từ 0 - 5%, giữa các loài gần gũi từ 5 - 10%, và

giữa các loài khác từ 10 - 21%. Cụ thể, sự biến đổi nucleotide giữa P4922 và

P. coffeae từ 1 - 1,3% (8 - 10 nucleotide). P4996 với các quần thể khác

(AM231937; EU130858; JX046985; JQ003984) thuộc loài P. penetrans là 4% (30

Page 141: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

129

nucleotide). Quần thể P4358 cùng với các quần thể khác (EU130880 và KT213559)

thuộc loài P. thornei là 0,2% (2 nucleotide). Quần thể P4854 với các quần thể

(EU130895, EU130894, AB933459; JN020930) thuộc loài P. zeae từ 3 - 4% (20-26

nucleotide). Sự biến đổi nucleotide giữa các quần thể P3655, P3658 và P4728 từ 1 -

2% (tương ứng với 7-12 nucleotide) và so với các quần thể thuộc loài P. parazeae

từ 4 - 11%. Các quần thể P4861, P5189, P4981, P5208 có sự biến đổi nucleotide

trong các quần thể là khá lớn với mức biến đổi từ 10 - 40 bp (1,3 - 5,5%) và có 131

biến đổi nucleotide (17,7%) so với các quần thể loài P. penetrans.

Phân tích cây phát sinh chủng loại dạng ML (theo mô hình K2+I; BIC =

2907.1; AICc = 2329.2; InL= -1071.6; I = 0.21; R = 1.87) với loài Radopholus

similis được sử dụng làm nhóm out group (hình 3.37) cho thấy: cây phát sinh chủng

loại chia làm 2 nhóm chính.

- Nhóm I bao gồm các loài P. parazeae, P. haiduongensis, P. zeae,

P. bolivianus, P. thornei, P. coffeae với giá trị bootstrap là 99%, trong đó quần thể

P4922 thuộc cùng gốc nhánh với các quần thể thuộc loài P. coffeae với boottrap là

94%, quần thể P4358 thuộc cùng gốc nhánh với các quần thể thuộc loài P. thornei

với bootstrap là 100%, quần thể P4854 thuộc cùng gốc nhánh với các quần thể

thuộc loài P. zeae với boottrap là 91 và 99%; loài P. haiduongensis tạo thành 1

nhánh riêng biệt so với các quần thể thuộc loài P. parazeae với giá trị bootstrap từ

87 - 90%.

- Nhóm thứ II bao gồm các loài P.vulnus, P. dunensis, P. oleae, P. penetrans,

Pratylenchus sp. 1 với giá trị bootstrap 91%, trong đó các quần thể nghiên cứu

thuộc 2 loài trong nhóm này bao gồm quần thể P4996 thuộc cùng nhánh với các

quần thể thuộc loài P. penetrans với boottrap là 92%. Và loài Pratyenchus sp. 1

(P5189, P4861, P5208, P4981) tách thành 1 nhánh riêng biệt so với các quần thể

khác thuộc loài P. penetrans. Kết hợp với sự sai khác về các đặc điểm hình thái chỉ

ra đây là 1 loài mới khác với loài P. penetrans. Vì vậy, chúng tôi tạm đặt các quần

thể này thuộc loài Pratylenchus sp. 1 và cần có các phân tích thêm về các vùng gene

khác để khẳng định chính xác vị trí phân loại của các quần thể này.

Page 142: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

130

Hình 3.37. Cây phát sinh chủng loại dạng ML (mô hình K2+I) dựa trên vùng gen

D2D3 của các loài Pratylenchus spp. Các giá trị bootstrap (%) với 1000 lần lặp lại.

KF765433 P. parazeae KP903442 P. parazeae

KP903444 P. parazeae P. haiduongensis P4728

P. haiduongensis P3658 P. haiduongensis P3655

P. zeae P4854 JN020930 P. zeae

EU130895 P. zeae EU130894 P. zeae AB933459 P. zeae

KP780256 P. bolivianus KT213559 P. thornei EU130880 P. thornei P. thornei P4358

DQ498832 P. hexincisus KM094196 P. scribneri JX047005 P. scribneri

HQ668112 P. coffeae KC857663 P. coffeae KC857662 P. coffeae

P. coffeae P4922 KT175530 P. kumamotoensis KT175524 P. kumamotoensis

JX261965 P. pseudopratensis JQ003994 P. vulnus KF430799 P. vulnus JQ003995 P. vulnus

AM231942 P. dunensis AM231943 P. dunensis

AM231939 P. dunensis KJ510855 P. oleae

KJ510859 P. oleae KP289346 P. pinguicaudatus KP289345 P. pinguicaudatus

Pratylenchus. sp1 P5189

Pratylenchus. sp1 P4861 Pratylenchus. sp1 P5208

Pratylenchus. sp1 P4981 JX046994 P. penetrans JX046985 P. penetrans

P. penetrans P4996 EU130858 P. penetrans

JQ003984 P. penetrans AM231937 P. penetrans

JN091964 Radopholus similis

100

100

94

100

98

100

91

99

89

90

94

92

88

99

91

100

92

95

93 99

98

90 99

95

92

0.1

Page 143: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

131

3.3. Các nhóm tuyến trùng kí sinh quan trọng trên cà rốt ở Việt Nam

Mặc dù ghi nhận tới 15 giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt, song không phải

tất cả các giống này đều gây hại như nhau mà tùy thuộc vào từng giống và phương

thức gây hại tạo ra sự khác nhau về triệu chứng và mức độ gây hại. Vì vậy, để đánh

giá chính xác nhóm tuyến trùng ký sinh nào gây hại chủ yếu trên cà rốt ở vùng

nghiên cứu phải dựa vào triệu chứng gây hại, tần suất xuất hiện và mật độ của chúng.

3.3.1. Phương thức gây hại của tuyến trùng ký sinh trên cà rốt

Tuyến trùng ký sinh thực vật là nhóm tuyến trùng có quan hệ chặt chẽ với

thực vật đang phát triển, chúng ký sinh chủ yếu trên các bộ phận khác nhau của cây

và thường có khả năng sống trong đất một thời gian trước khi tìm thấy và xâm nhập

vào cây chủ mới. Các loài tuyến trùng có một kim hút ở trong miệng, chúng sử

dụng kim hút để đâm xuyên vách tế bào thực vật để hút chất dinh dưỡng. Tùy thuộc

vào từng nhóm mà chúng có những tập quán dinh dưỡng khác nhau. Căn cứ vào tập

quán dinh dưỡng của tuyến trùng, có thể chia các loài tuyến trùng thực vật thành 5

nhóm chính, bao gồm: (1) nhóm tuyến trùng nội ký sinh cố định; (2) nhóm tuyến

trùng nội ký sinh di chuyển; (3) nhóm tuyến trùng bán nội ký sinh; (4) nhóm tuyến

trùng ngoại ký và (5) nhóm tuyến trùng có khả năng mang truyền virus. Các nhóm

tuyến trùng nội ký sinh (bao gồm cố định và di chuyển) là những nhóm có vòng đời

sống hoàn toàn bên trong mô rễ thực vật. Sau khi xâm nhập vào trong rễ, tuyến

trùng sẽ di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ làm cho các tế bào bị tách dọc ra và cư trú

tại vùng mô phân sinh của vỏ rễ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Các điểm dinh

dưỡng thường được tạo thành trong vùng nhu mô, vùng mô libe hoặc ở phần trụ bì,

một số loài còn xâm nhập vào phía sau nội bì, thậm chí sâu hơn vào những mô hóa

gỗ. Vì vậy, khi bị nhiễm các loài tuyến trùng nội ký sinh, mô thực vật xung quanh

điểm dinh dưỡng của chúng thường bị hoại tử hoặc bị biến dạng làm ảnh hưởng đến

chất lượng và năng suất cây trồng [11]. Các nhóm bán nội ký sinh, ngoại ký sinh và

ngoại ký sinh có khả năng mang truyền virus chỉ xâm nhập phần trước cơ thể hoặc

đâm kim hút vào mô ngoài của rễ để dinh dưỡng do vậy gây ít ảnh hưởng đến chất

lượng và năng suất cây trồng hơn so với nhóm nội ký sinh [11]. Như vậy, có thể căn

cứ vào phương thức gây hại của các nhóm sinh thái tuyến trùng để đánh giá tác hại

và tầm quan trọng của nhóm tuyến trùng ký sinh trên cà rốt.

Page 144: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

132

Trong nghiên cứu này tìm thấy cả năm nhóm tuyến trùng: (1) Nhóm tuyến

trùng nội ký sinh cố định: có 1 giống là Meloidogyne; (2) Nhóm tuyến trùng nội ký

sinh di chuyển có 2 giống là Pratylenchus và Ditylenchus; (3) Nhóm tuyến trùng

bán nội ký sinh có giống Rotylenchulus; (4) Nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh rễ có

số lượng giống nhiều nhất (8 giống): Tylenchorhychus, Helicotylenchus,

Hoplolaimus, Hemicriconemoides, Mesocriconema, Hemicaloosia, Diphterophora

và Aphelenchoides và (5) Nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh có khả năng mang truyền

virus có 3 giống là Longidorus, Paralongidorus và Xiphinema. Như vậy, nếu dựa

vào phương thức gây hại, thì giống Meloidogyne, Pratylenchus và Ditylenchus

thuộc nhóm nội ký sinh nên có khả năng gây hại chính, tiếp đến là giống

Rotylenchulus, rồi đến các giống ngoại ký sinh Tylenchorhychus, Helicotylenchus,

Hemicriconemoides, Hoplolaimus, Mesocriconema, Hemicaloosia, Diphterophora

và Aphelenchoides. Ba giống Longidorus, Paralongidorus và Xiphinema ít có khả

năng gây hại hơn.

3.3.2. Triệu chứng gây hại

Tuyến trùng thực vật sống và ký sinh ở tất cả các phần của thực vật, bao gồm

rễ, thân, lá và hoa của thực vật đang phát triển, đặc biệt là phần rễ. Do quá trình sống

và sinh sản trên hoặc trong cơ thể thực vật, tuyến trùng ký sinh thực vật có thể gây

ra nhiều biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với thực vật - cây chủ. Đó là các biến

đổi về cơ học như phá huỷ mô thực vật, tạo các vết thương, các biến đổi về sinh lý

do các chức năng chính của thực vật như quá trình hút và vận chuyển chất dinh

dưỡng của rễ, thân, quang hợp của lá bị phá huỷ, các biến đổi sinh hóa do tuyến

trùng tiết ra các enzim tiêu hóa làm thay đổi các quá trình sinh hóa bình thường của

cây [135]. Đặc trưng của cây cà rốt là phần củ chính là phần rễ chính và cũng là cơ

quan dinh dưỡng chính. Vì vậy, những biến đổi về cơ học, sinh lý, sinh hóa do

tuyến trùng thực vật đã tạo ra các triệu chứng dễ dàng quan sát trên củ cà rốt.

Kết quả nghiên cứu, đã ghi nhận được 7 triệu chứng bệnh trên củ cà rốt bao

gồm: củ bị chia nhánh (biến dạng); củ bị sần sùi; trên củ hoặc trên rễ phụ có các nốt

sần (chùm hạt); củ ngắn; thối củ; nứt củ; trên củ có nhiều rễ phụ và củ còi cọc (Hình

3.27). Có những mẫu nghiên cứu có nhiều hơn 1 triệu chứng trên cùng 1 củ như: có

củ vừa bị thối lại vừa bị nứt hay có củ vừa chia nhánh lại vừa có chùm hạt.

Page 145: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

133

Hình 3.38. Triệu chứng bệnh trên củ cà rốt

A-B: củ chia nhánh (biến dạng); C-E: củ bị sần sùi, trên củ hoặc trên rễ phụ có các

nốt sần (chùm hạt); F: củ bị thối; G: củ bị nứt; H: trên củ có nhiều rễ phụ; I: củ còi

cọc; J: củ bình thường; K: củ thối và nứt; L: củ ngắn và chia nhánh: N: củ ngắn và

nứt; N: củ ngắn và thối; O: củ chia nhánh và có chùm hạt

Quan sát các triệu chứng gây hại của tuyến trùng trên các mẫu củ cà rốt

nghiên cứu (Bảng 3.38) cho thấy:

- Với các mẫu thu ở Hà Nội: củ bình thường có tỷ lệ nhiều nhất là 45%, trên

củ có các chùm hạt có tỷ lệ là 35%, củ bị chia nhánh và thối củ đều có tỷ lệ 15%,

nứt củ chiếm 10%, các triệu chứng: củ ngắn, củ còi cọc và trên củ có nhiều rễ phụ

không được tìm thấy ở các điểm điều tra ở Hà Nội.

Page 146: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

134

- Ở Hải Dương, củ bị chia nhánh có tỷ lệ cao nhất (40%), củ bị sần sùi, trên

củ hoặc trên rễ phụ có các nốt sần (chùm hạt) chiếm 31%, thối củ là 25%, củ bình

thường chiếm 17,50%, củ bị nứt chiếm 13,75%, các triệu chứng khác như củ ngắn,

củ còi cọc và trên củ có nhiều rễ phụ đều dưới 10%.

- Ở Hưng Yên, củ bình thường chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 53,57%, củ bị sần

sùi, trên củ hoặc trên rễ phụ có các nốt sần (chùm hạt) có tỷ lệ là 28,58%, củ bị chia

nhánh là 14,28%, thối củ có tỷ lệ 10,71%, các triệu chứng củ bị nứt, củ ngắn, củ còi

cọc và trên củ có nhiều rễ phụ không được tìm thấy ở các diểm điều tra ở Hưng Yên.

- Ở Lâm Đồng, được tìm thấy cả 7 triệu chứng gây hại. Trong đó, củ bị chia

nhánh chiếm tỷ lệ nhiều nhất (32%), tiếp đến là thối củ (23,5%), củ bị sần sùi, trên

củ hoặc trên rễ phụ có các nốt sần (chùm hạt) chiếm 21,25%, nứt củ là 15%, củ bình

thường là 11%, các triệu chứng khác như củ ngắn, củ còi cọc và trên củ có nhiều rễ

phụ đều dưới 10%.

Bảng 3.27. Tỷ lệ cà rốt bị các dấu hiệu gây hại do tuyến trùng

STT Triệu chứng bệnh

trên củ cà rốt

Tỷ lệ (%)

Hà Nội Hải Dương Hưng Yên Lâm Đồng

1 Củ chia nhánh 15,00 40,00 14,28 32,00

2 Trên củ có các chùm hạt 35,00 31,00 28,58 21,25

3 Củ bị thối 15,00 25,00 10,71 23,75

4 Củ bị nứt 10,00 15,00 0 13,75

5 Củ ngắn 0 10,00 0 7,5

6 Trên củ có nhiều rễ phụ 0 7,00 0 10,00

7 Củ còi cọc 0 5,00 0 6,25

8 Củ bình thường 45,00 11,00 53,57 17,50

Với phương thức nội ký sinh di chuyển tuyến trùng Pratylenchus spp. có thể

sống hoàn toàn trong mô rễ, di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác trong mô rễ.

Khi kim hút đã cắm vào tế bào, tuyến trùng bắt đầu tiết ra enzyme tiêu hoá, hoà tan

các chất trong tế bào rễ thực vật để làm nguồn dinh dưỡng [63]. Quá trình lấy dinh

dưỡng của tuyến trùng được thực hiện nhiều lần nhờ kim hút, kết quả làm cho rễ bị

phân huỷ một phần. Enzyme tiêu hoá do tuyến trùng tiết ra làm trương nhân tế bào

rễ. Trong quá trình di chuyển tuyến trùng châm chích vào các thành tế bào làm cho

Page 147: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

135

thành tế bào bị cắt và tuyến trùng di chuyển đến các tế bào tiếp theo. Sự di chuyển

như vậy làm cho tế bào chất bị tách ra khỏi vách tế bào và làm cho các tế bào bị

chết. Vì vậy, cà rốt khi bị các loài tuyến trùng này ký sinh thường bị thối củ hoặc

tạo ra các vết thương trên củ. Các nghiên cứu của Vrain & Belair (1981) và Castillo

& Vovlas (2007), cũng cho rằng tuyến trùng Pratylenchus spp. làm giảm kích thước

củ cà rốt và gây hiện tượng chia củ [14, 63]. Ngoài ra, củ cà rốt khi bị nhiễm tuyến

trùng Pratylenchus spp. củ bị thối, bị nứt, củ cà rốt phát triển còi cọc và hình thành

quá nhiều rễ bên [13, 14]. Triệu chứng củ cà rốt bị phân nhánh, bị nhỏ, nhiều rễ bên,

củ bị thối, củ ngắn và chết ngọn cũng được đề cập trong nghiên cứu của Loof

(1991) và Potter & Olthof (1993) [86, 42]. Như vậy, khi cà rốt bị nhiễm tuyến trùng

Pratylenchus spp. trên củ thường có các triệu chứng như: thối củ, củ bị chia nhánh,

củ bị ngắn, trên củ có nhiều rễ bên, nứt củ và củ phát triển còi cọc.

Tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. là nhóm nội ký sinh cố định, khi ký

sinh thường tấn công vào các đỉnh sinh trưởng, đồng thời tiết ra men tiêu hóa làm

cho rễ bị tổn thương và các mô rễ xung quanh nơi tuyến trùng ký sinh cũng phình to

ra tạo thành nốt sần. Vì vậy, tuyến trùng Meloidogyne spp. thường gây ra các triệu

chứng trên củ cà rốt như: củ bị còi cọc, củ bị chia nhánh, trên củ có nhiều rễ phụ, củ

bị sần sùi và hình thành các nốt sần trên rễ phụ hoặc trên củ cà rốt [18, 19, 20].

Abawi et al. (1997), cũng quan sát thấy các triệu chứng tương tự trên củ cà rốt bị

nhiễm tuyến trùng Meloidogyne spp. ở miền trung và miền tây New York [255].

Ngoài các triệu chứng trên, theo Huang & Charchar (1982), củ cà rốt còn bị chia

nhánh và nứt củ do tuyến trùng Meloidogyne gây ra [256]. Như vậy, triệu chứng

trên củ cà rốt do tuyến trùng Meloidogyne spp. gây ra khá giống với tuyến trùng

Pratylenchus spp. đó là: Củ bị chia nhánh, củ bị ngắn, trên củ có nhiều rễ bên, nứt

củ, củ phát triển còi cọc và trên củ hoặc trên các rễ bên có nhiều nốt sần. Tuy nhiên,

triệu chứng đặc trưng và phổ biến nhất của tuyến trùng Meloidogyne spp. là tạo ra

các nốt sần trên củ hoặc trên các rễ bên, còn tuyến trùng Pratylenchus spp. thường

làm cho thối củ.

Page 148: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

136

Hình 3.39. Tuyến trùng Meloidogyne spp. trong rễ cà rốt (thước đo 200 µm)

Các loài tuyến trùng thuộc các nhóm bán nội ký sinh, ngoại ký sinh và nhóm

tuyến trùng có khả năng mang truyền virus (Rotylenchulus, Tylenchorhychus,

Helicotylenchus, Hoplolaimus, Hemicriconemoides, Mesocriconema, Hemicaloosi,

Diphterophora, Aphelenchoides, Longidorus, Paralongidorus và Xiphinema) là các

nhóm khá phổ biến, được tìm thấy trên nhiều lọai đất khác nhau. Đặc điểm ký sinh

chung của hầu hết các nhóm này là chỉ dùng kim hút chọc vào mô rễ để dinh dưỡng,

cơ thể vẫn nằm ngoài bề mặt của rễ [135]. Vì vậy, chỉ khi mật độ rất cao thì nhóm

tuyến trùng này mới làm cho cây bị còi cọc, trên rễ có nhiều vết châm chích [10].

Tuyến trùng giống Ditylenchus thường gây triệu chứng cây phát triển còi cọc, lá đổi

màu và héo rũ [78]. Khi cà rốt bị nhiễm mật độ cao tuyến trùng giống Longidorus

gây hiện tượng có nhiều rễ phụ, đầu rễ phát triển dài như đuôi chuột và đôi khi củ

cũng bị chia nhánh [10]. Tuyến trùng Xiphinema spp. hầu như chỉ tấn công đầu rễ,

đặc biệt là trên các rễ nhỏ. Trong điều tra này, không được tìm thấy các triệu chứng

cây còi cọc, lá đổi màu, héo rũ, đầu rễ phát triển dài như đuôi chuột và trên củ cà rốt

không có các vết châm chích.

3.3.3. Mật độ và tần suất xuất hiện của các giống tuyến trùng kí sinh trên cà rốt

Do ký sinh và gây hại cho thực vật, tuyến trùng thực vật thực sự là mối đe

dọa cho nền nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mức độ

gây hại của tuyến trùng đối với cây trồng phụ thuộc vào mật độ tuyến trùng trong

đất và độ mẫn cảm của cây trồng với tuyến trùng, dẫn đến giảm năng suất và chất

lượng sản phẩm thu hoạch.

Kết quả phân tích mật độ và tần suất xuất hiện của các giống tuyến trùng ký

sinh trên cà rốt ở bốn vùng điều tra thể hiện ở Bảng 3.28.

Page 149: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

137

Bảng 3.28. Mật độ (cá thể/250g đất) và tần suất xuất hiện (%) của các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở các vùng điều tra

TT Giống tuyến trùng Hà Nội Hải Dương Hưng Yên Lâm Đồng

Mật độ Tần suất Mật độ Tần suất Mật độ Tần suất Mật độ Tần suất

1 Meloidogyne 155,9 ± 273,6

(0 - 950) 45

94,3 ± 274,7

(0 - 2100) 50,0

73,0 ± 112,2

(0 - 300) 39,3

111,0 ± 244,4

(0 - 1097) 47,5

2 Pratylenchus 4,7 ± 12,5

(0 - 55) 30

100,3 ± 152,6

(0 - 638) 71,0

3,1 ± 11,1

(0 - 46) 10,7

263,7 ± 639,5

(0 - 4148) 71,3

3 Tylenchorhynchus 9,6 ± 27,7

(0 - 130) 35

43,8 ± 86,9

(0 - 850) 59,0

12,7 ± 36,1

(0 - 140) 25,0

0,1 ± 1,1

(0 - 10) 1,3

4 Hemicriconemoides - - 9,3 ± 38,6

(0 - 230) 9,0

8,0 ± 41

(0 - 220) 7,1 - -

5 Casloosi - - - - - - 0,01 ± 0,1

(0 - 1) 1,3

6 Helicotylenchus 5,7 ± 22,4

(0 - 100) 10

1,3 ± 5,6

(0 - 39) 10,0

0,4 ± 1,9

(0 - 10) 7,1

8,2 ± 14,8

(0 - 65) 38,8

7 Ditylenchus 0,3 ± 1,1

(0 - 5) 5

0,6 ± 3,4

(0 - 25) 4,0

1,7 ± 9,0

(0 - 48) 3,6

2,3 ± 4,6

(0 - 20) 23,8

8 Rotylenchulus 12,5 ± 45,6

(0 - 200) 10

0,5 ± 5,0

(0 - 50) 1,0

11,8 ± 28,5

(0 - 120) 25,0

11,6 ± 32,1

(0 - 130) 16,25

9 Mesocriconema 0,4 ± 1,1

(0 - 4) 10

1,4 ± 6,0

(0 - 45) 10,0 - - - -

10 Longidorus - - 0,53 ± 2,0

(0 - 12) 8,0 - - - -

11 Paralongidorus - - 0,1 ± 0,9

(0 - 8) 2,0 - - - -

12 Xiphinema - - - - - - 0,15 ± 1,1

(0 - 10) 2,5

13 Diphterophora - - 0,1 ± 1,0

(0 - 10) 2,0 - -

0,5 ± 2,2

(0 - 10) 5,0

14 Hoplolaimus - - 0,01 ± 0,1

(0 - 1) 1,0 - - - -

15 Aphelenchoides - - - - - - 3,0 ± 8,6

(0 - 43) 1,75

Page 150: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

138

Ở Hà Nội, tuyến trùng giống Meloidogyne có tần suất xuất hiện và mật độ

trung bình cao nhất là 45% và 156 cá thể/250g đất. Hai giống Pratylenchus và

Tylenchorhynchus có tần suất xuất hiện cao là 30 và 35%. Tuy nhiên, mật độ trung

bình lại khá thấp chỉ đạt 4,7 và 9,6 cá thể/250g đất. Ba giống Helicotylenchus,

Rotylenchulus và Mesocriconema có tần suất xuất hiện đều là 10%, và mật độ trung

bình thấp lần lượt là 5,7; 12,5 và 0,4 cá thể/250g đất. Giống Ditylenchus có tần suất

xuất hiện và mật độ trung bình thấp nhất là 5% và 0,3 cá thể/250 g đất.

Hình 3.40. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hà Nội

Hình 3.41. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hải Dương

Ở Hải Dương, tuyến trùng giống Pratylenchus có tần suất xuất hiện và mật

độ trung bình cao nhất là 71% và 100 cá thể/250g đất. Tiếp đến là giống

Tylenchorhynchus có tần suất xuất hiện là 59% và mật độ trung bình là 43 cá

45

30 35

10 5

10 10

0

10

20

30

40

50

Tầ

n s

uấ

t (%

)

Giống tuyến trùng

Tần suất xuất hiện các giống tuyến trùng

50

71

59

9 10 4 1

10 8 2 2 1

0

20

40

60

80

Tầ

n s

uấ

t (%

)

Giống tuyến trùng

Tần suất xuất hiện các giống tuyến trùng

Page 151: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

139

thể/250g đất. Giống Meloidogyne có tần suất xuất hiện là 50%, thấp hơn giống

Tylenchorhynchus song mật độ trung bình lại cao hơn 94 cá thể/250g đất. Hai giống

Helicotylenchus và Mesocriconema có tần suất xuất hiện là 10% và mật độ trung

bình rất thấp chỉ đạt 1,3 và 1,4 cá thể/250g đất. Các giống còn lại đều có tần suất

xuất hiện dưới 10% và mật độ trung bình thấp dưới 10 cá thể/250g đất.

Ở Hưng Yên, tuyến trùng giống Meloidogyne có tần suất xuất hiện cao nhất

là 39% và mật độ trung bình cũng cao nhất 73 cá thể/250g đất. Hai giống

Tylenchorhynchus và Rotylenchulus có tần suất xuất hiện là 25% và mật độ trung

bình là 13,7 và 11,8 cá thể/250g đất. Giống Pratylenchus có tần suất xuất hiện là

10,7%, mật đọ trung bình là 3,1 cá thể/250g đất. Các giống còn lại đều có tần suất

xuất hiện dưới 10% và mật độ trung bình thấp dưới 10 cá thể/250g đất.

Hình 3.42. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Hưng Yên

Ở Lâm Đồng, tuyến trùng giống Pratylenchus có tần suất xuất hiện và mật

độ trung bình cao nhất là 71,3% và 263,7 cá thể/250g đất. Tiếp đến là giống

Meloidogyne có tần suất xuất hiện là 47,5% và mật độ trung bình là 111 cá thể/250g

đất. Giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện là 38,8%. Tuy nhiên, mật độ trung

bình lại khá thấp 8,2 cá thể/250g đất. Giống Ditylenchus có tần suất xuất hiện là

23,8% và mật độ trung bình rất thấp chỉ đạt 2,3 cá thể/250g đất. Giống

Rotylenchulus có tần suất xuất hiện là 16,2%, và mật độ trung bình là 11,6 cá

thể/250g đất. Hai giống Tylenchorhynchus và Hemicasloosi đều có tần suất xuất

hiện 1,3% và mật độ trung bình thấp dưới 1 cá thể/250g đất.

39.3

10.7

25

7.1 7.1 3.6

25

0

10

20

30

40

50

Tầ

n s

uấ

t (%

)

Giống tuyến trùng

Tần suất xuất hiện các giống tuyến trùng

Page 152: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

140

Hình 3.43. Đồ thị tần suất bắt gặp các giống tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Lâm Đồng

Như vậy, giống tuyến trùng sần rễ Meloidogyne có tần suất xuất hiện và mật

độ trung bình cao nhất ở Hà Nội và Hưng Yên, cao thứ hai ở Hải Dương và Lâm

Đồng. Giống tuyến trùng Pratylenchus có tần suất xuất hiện và mật độ trung bình

cao nhất ở Hải Dương và Lâm Đồng. Tuy nhiên, lại khá thấp ở Hưng Yên. Giống

Tylenchorhynchus có tần có tần suất xuất hiện cao ở Hà Nội, Hải Dương và Hưng

Yên. Tuy nhiên nhưng mật độ trung bình lại khá thấp.

Nhóm tuyến trùng gây tổn thương rễ Pratylenchus spp.

Theo Coosemans (1975) báo cáo với mật độ ban đầu là 10 cá thể tuyến trùng

P. penetrans/100g đất gây ra 75% củ cà rốt bị chia nhánh và trên củ có nhiều rễ

phụ, khi mật độ là 100 cá thể tuyến trùng P. penetrans/100 g đất gây chết 40% cây

[13]. Vrain & Belair (1981) cho thấy mật độ tuyến trùng gây tổn thương rễ

Pratylenchus spp. ban đầu là 100 cá thể/100g đất sẽ làm chậm sự phát triển của cà

rốt [14]. Potter & Olthof (1993) đã thông báo về phạm vi ngưỡng gây hại của tuyến

trùng gây tổn thương rễ Pratylenchus spp. trên cà rốt là từ 30 đến 180 cá thể/100g

đất [42]. Weischer & Brown (2000) cũng ghi nhận ngưỡng thiệt hại của tuyến trùng

gây tổn thương rễ Pratylenchus spp. trên cà rốt khi mật độ của tuyến trùng là 600 cá

thể/1000g đất [257]. Như vậy, với tần xuất bắt gặp là 71% và mật độ là 100 cá

thể/250g đất (ở Hải Dương) và 263 cá thể/250g đất (ở Lâm Đồng), tuyến trùng gây

tổn thương rễ Pratylenchus spp. có khả năng gây hại nghiêm trọng đối với cà rốt ở

Hải Dương và Lâm Đồng.

47.7

71.3

1.3 1.3

38.8

23.8 16.3

2.5 5.0

17.5

0

20

40

60

80

Tầ

n x

uấ

t (%

)

Giống tuyến trùng

Tần suất xuất hiện các giống tuyến trùng

Page 153: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

141

Nhóm tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp.

Trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp. là nhóm tuyến trùng có mật độ và

tần suất xuất hiện thứ 2 sau tuyến trùng Pratylenchus spp. Trên thế giới, tuyến trùng

sần rễ đặc biệt gây hại cho sản xuất cà rốt. Tại Canada, ảnh hưởng bất lợi của tuyến

trùng sần rễ Meloidogyne spp. trên cà rốt được ghi nhận ở vườn có mật độ 2000 ấu

trùng/1000g đất [259]. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác ở Michigan (USA), cho

thấy mật độ của tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. trong đất chỉ 200 ấu

trùng/1000g đất cũng đã làm giảm đáng kể năng suất củ cà rốt có thể tiêu thụ được

[259]. Trong khi đó, nghiên cứu của Huang & Charchar (1982) cũng cho rằng với

mật độ tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. là 230 ấu trùng và 2300 trứng/1000g

đất đã làm cho sản phẩm cà rốt xấu đến mức không thể bán được, do củ cà rốt bị

chia nhánh và bị nứt [256]. Trong một thử nghiệm, Belair & Parent (1996) đã chỉ ra

cà rốt trồng trên nền đất mà trước đó đã trồng hai vụ mùa cà rốt có tỷ lệ nốt sần cao

và chỉ thu được sản lượng là 2,2 tấn/ha, trong đó, chỉ có 7,3% sản lượng đáp ứng

được yêu cầu của thị trường. Trong khi đó, cà rốt trồng trên nền đất trước đó trồng

yến mạch và hành tây thì sản lượng thu được là 56,8 tấn/ha và 88,9% sản phẩm củ

cà rốt đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chỉ một lượng nhỏ củ có nốt sần [260].

Stirling et al. (1999) cũng đã thử nghiệm mật độ tuyến trùng sần rễ Meloidogyne

spp. trước khi trồng trong khoảng 0,1 - 20 và trên 20 ấu trùng/250g đất, kết quả đã

gây ra các mức rủi ro cho cây cà rốt tương ứng là thấp, trung bình và cao [261].

Abawi et al. (2001) đã thiết lập ngưỡng thiệt hại kinh tế cho tuyến trùng sần rễ

Meloidogyne spp. đối với cà rốt là 0,4 trứng/g đất hữu cơ và 0,8 trứng/g đất khoáng

[262]. Vrain (1982) cũng báo cáo ngưỡng thiệt hại kinh tế đối với cà rốt là 9 ấu

trùng Meloidogyne spp./100g đất [263]. Tuy nhiên, Potter và Olthof (1993) lưu ý

rằng cà rốt được coi là có ngưỡng chịu đựng bằng không vì củ cà rốt thường bị biến

dạng bởi tuyến trùng sần rễ Meloidogyne spp. và do đó không thể tiêu thụ được

[42]. Như vậy, với sự xuất hiện ở cả 4 vùng điều tra và có tần suất xuất hiện cao từ

39% (ở Hưng Yên) đến 50% (ở Hải Dương) và mật độ lớn từ 73 cá thể/250g đất (ở

Hưng Yên) đến 156 cá thể/250g đất (ở Hà Nội), tuyến trùng Meloidogyne spp. có

khả năng gây hại đối với cà rốt ở cả 4 vùng điều tra là Hà Nội, Hải Dương, Hưng

Yên và Lâm Đồng.

Page 154: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

142

Loài tuyến trùng bán nội ký sinh rễ Rotylenchulus reniformis

Đây là loài tuyến trùng bán nội ký sinh trên bề mặt rễ, phần đầu cố định phía

trong rễ để ký sinh. Tuyến trùng R. reniformis đã được báo cáo gây thiệt hại trên cà

rốt ở Trung Quốc [264]. Trong điều tra này loài R. reniformis xuất hiện với tần suất

là từ 1 - 25% và mật độ từ 0 - 200 cá thể/250g đất. Theo Evans (2007) ngưỡng gây

hại của tuyến trùng R. reniformis đối với cây trồng là 1500 cá thể/250g đất [265].

Như vậy, trong nghiên cứu này, tuyến trùng R. reniformis có mật độ và tần suất xuất

hiện thấp nên chưa có khả năng gây thiệt hại cho cà rốt.

Nhóm tuyến trùng ký sinh thân, củ Ditylenchus spp.

Trong nhóm ký sinh này loài tuyến trùng Ditylenchus dipsaci đã được báo

cáo là gây thiệt hại nghiêm trọng cho các vùng canh tác cà rốt ở Ý, chúng gây ra các

triệu chứng như cây tăng trưởng thấp, còi cọc, lá đổi màu, héo rũ và phân rã [77,

78]. Loài D. dipsaci đã được ghi nhận ký sinh và gây bệnh trên cà rốt ở nước Anh

và Miền Nam và Tây nước Úc tuy nhiên, nó không gây thiệt hại nghiêm trọng [39,

40]. Trong nghiên cứu này, mặc dù được tìm thấy giống Ditylenchus ở cả bốn vùng

điều tra, nhưng tần suất xuất hiện và mật độ khá thấp nên chưa thấy dấu hiệu gây

hại của loài này cho cà rốt.

Các nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh rễ

Nhóm này rất phong phú và đa dạng, bao gồm các giống: Hemicriconemoides,

Tylenchorhychus, Hoplolaimus, Helicotylenchus, Mesocriconema, Hemicycliophora,

Diphterophora và Aphelenchoides được tìm thấy trong quá trình phân tích mẫu. Hầu

hết, các giống tuyến trùng này đều có tần suất xuất hiện thấp (dưới 10%) và mật độ

không lớn. Cá biệt, giống Tylenchorhychus spp. có tần suất xuất hiện từ 25 - 59% ở

ba vùng điều tra Hà Nôi, Hải Dương và Hưng Yên và giống Helicotylenchus có tần

suất xuất hiện là 38% ở vùng điều tra Lâm Đồng. Song, mật độ của cả hai giống này

đều thấp, chỉ có một có mẫu thu ở Cẩm Giàng - Hải Dương có mật độ tuyến trùng

Tylenchorhychus spp. lên tới 850 cá thể/250g đất. Tuy nhiên, theo Evans (2007)

ngưỡng gây hại các giống tuyến trùng ngoại ký sinh đối với cây trồng là 1500 cá

thể/250g đất [265]. Do vậy, mức độ gây hại của chúng có thể chưa ảnh hưởng nhiều

đến năng suất và chất lượng cà rốt.

Nhóm tuyến trùng có khả năng mang truyền virus

Page 155: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

143

Một số loài tuyến trùng thuộc giống Longidorus đã được ghi nhận trên cà rốt

ở một số nước như Israel, Hoa Kỳ và Zimbabwe [76]. Loài L. elongatus xuất hiện ở

châu Âu và đã được báo cáo bởi Hooper (1973), gây thiệt hại nghiêm trọng cho cà

rốt [74]. Ở Israel, 2 loài tuyến trùng L. israelensis và L. vineacola được coi là đối

tượng gây hại cho cà rốt [76]. Ở Úc tuyến trùng Longidorus spp. cũng được tìm

thấy ở một số vùng trồng cà rốt ở nước này, nhưng không gây thiệt hại lớn [40].

Ở cà rốt Việt Nam các giống Longidorus, Paralongidorus và Xiphinema

cũng được tìm thấy ở Hải Dương và Lâm Đồng. Ngoài tác dụng trực tiếp khi mật độ

cao, một số loài trong nhóm còn có khả năng mang truyền virus lây truyền bệnh

virus trên cà rốt như bệnh virus lá đỏ cà rốt (Carrot red leaf virus) và bệnh virus

đốm lá cà rốt (Carrot mottle virus) [10]. Tuy nhiên, trong điều tra này mật độ và tần

suất xuất hiện của các giống tuyến trùng này khá thấp và chưa thấy hiện tượng lá đỏ

nên chưa có khả năng gây thiệt hại cho cà rốt.

Như vậy, kết hợp phương thức gây hại, triệu chứng, tần suất xuất hiện và mật

độ tuyến trùng, cho thấy hai giống tuyến trùng Pratylenchus và Meloidogyne là hai

nhóm gây hại chính trên cà rốt ở Hải Dương và Lâm Đồng. Ở Hưng Yên và Hà Nội,

tuyến trùng Meloidogyne spp. là nhóm gây hại chính. Hai nhóm này cũng được xác

định là gây hại chính trên các vùng trồng cà rốt ở Mỹ, Canada, Úc, Đức,… [56, 54,

68, 52, 40, 67, 20, 66].

3.4. Ảnh hưởng của nấm 2 loài nấm đối kháng đến tuyến trùng M. incognita và

P. penetrans

3.4.1 Ảnh hưởng của dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tuyến trùng

M. incognita và P. penetrans

3.4.1.1. Ảnh hưởng dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ nở trứng của tuyến

trùng M. incognita

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ

nở trứng của tuyến trùng M. incognita được thử nghiệm ở ba nồng độ bào tử nấm

khác nhau là: 1,5 × 105, 3 × 10

5 và 4,5 × 10

5 bào tử/ml. Kiểm tra tỷ lệ trứng nở sau

các khoảng thời gian 24, 72 và 120 giờ được thể hiện ở bảng 3.29, sai khác có ý

nghĩa thống kê ở các CT dịch bào tử nấm khác nhau.

Page 156: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

144

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ (%) nở trứng

M. incognita

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ (%) nở trứng tuyến trùng M. incognita

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ

ĐC

(nước cất)

21,6 ± 0,7 (a)

(20,8 - 22,1)

54,3 ± 5,6 (a)

(47,8 - 57,6)

77,2 ± 6,4 (a)

(70,4 - 83,2)

CT1

(1,5 × 105 bào tử/ ml)

18,4 ± 1,8 (ab)

(16,9 - 20,3)

22 ± 2,3 (b)

(20,1 - 24,4)

22 ± 2,3 (b)

(20,1 - 24,4)

CT2

(3 × 105 bào tử/ ml)

16,4 ± 0,6 (b)

(15,7 - 17,1)

18,7 ± 1 (c)

(17,9 - 19,3)

18,7 ± 1 (c)

(17,9 - 19,3)

CT3

(4,5 × 105 bào tử/ ml)

15,8 ± 1,6 (b)

(13,9 - 16,8)

16,7 ± 1,3 (d)

(14,5 - 17,8)

16,7 ± 1,3 (d)

(14,5 - 17,8)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05

Hình 3.44. Ảnh chụp KHV trứng tuyến trùng M. incognita bị

nấm Paecilomyces sp. ký sinh.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, sau 24 giờ tỷ lệ (%) trứng tuyến trùng

M. incognita nở ở các CT thí nghiệm sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở các CT1,

CT2, CT3 tỷ lệ trứng nở lần lượt là 18,4, 16,4 và 15,8%, ở CT đối chứng tỷ lệ trứng

nở cao nhất là 21,6%. Sau 72 giờ, tỷ lệ trứng nở đã có sự khác biệt đáng kể ở các

CT thí nghiệm khác nhau, ở CT đối chứng tỷ lệ trứng nở là 54,3%, ở CT1 tỷ lệ

trứng nở là 22%, 16,7% ở CT1. Sau 120 giờ, tỷ lệ trứng nở ở CT đối chứng vẫn

tăng cao và đạt 77,2%, ở cả 3 CT thí nghiệm tỷ lệ trứng nở không tăng so với sau 72

Page 157: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

145

giờ. Như vậy, tỷ lệ nở trứng tuyến trùng M. incognita có mối tương quan chặt chẽ

và tỷ lệ nghịch với nồng độ bào tử nấm, khi nồng độ bào tử nấm tăng lên thì tỷ lệ

trứng nở lại giảm đi.

3.4.1.2. Ảnh hưởng dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ chết của ấu trùng

M. incognita

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ

chết của ấu trùng M. incognita được tiến hành ở ba CT nồng độ bào tử nấm khác

nhau 1,5 × 105, 3 × 10

5 và 4,5 × 10

5 bào tử/ml, sai khác có ý nghĩa thống kê giữa

các công thức thí nghiệm. Kiểm tra tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết sau các khoảng

thời gian 24, 72, 120 và 168 giờ. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở bảng 3.30 và

hình 3.45 cho thấy, dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. có hiệu lực gây chết đối với

ấu trùng M. incognita. Tỷ lệ ấu trùng chết có mối tương quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận

với nồng độ bào tử nấm. Nồng độ bào tử nấm thử nghiệm càng cao thì tỷ lệ ấu trùng

M. incognita chết càng cao.

Bảng 3.30. Tỷ lệ (%) ấu trùng M. incognita chết do nấm Paecilomyces sp.

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ (%) chết của ấu trùng M. incognita

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ Sau 168 giờ

ĐC

(nước cất) 0(a)

0,3 ± 0,1 (a)

(0,2 - 0,4)

0,5 ± 0,1 (a)

(0,4 - 0,7)

0,9 ± 0,2 (a)

(0,7 - 1,0)

CT1

(1,5 × 105 bào tử/ ml)

13,1 ± 0,4 (b)

(12,7 - 13,3)

39,9 ± 1,7 (b)

(38,6 - 41,8)

67,1 ± 1,7 (b)

(65,2 - 68,2)

75,1 ± 2,1 (b)

(73,2 - 77,4)

CT2

(3 × 105 bào tử/ ml)

15,4 ± 1,7 (bc)

(14,2 - 17,3)

44,2 ± 2,5 (cd)

(42,2 - 47,0)

93,7 ± 1,1 (c)

(92,4 - 94,3)

98,4 ± 1,1 (c)

(97,2 - 99,4)

CT3

(4,5 × 105 bào tử/ ml)

16,7 ± 1,1 (c)

(15,7 - 17,9)

50,7 ± 4,7 (d)

(47,7 - 56,1)

98,7 ± 0,5 (d)

(98,1 - 99,0)

99,1 ± 0,4 (c)

(98,9 - 99,6)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

Sau 24 giờ tỷ lệ (%) ấu trùng chết ở các CT1, CT2 và CT3 không có sự sai

khác nhiều, cụ thể ở các CT1, CT2 và CT3 tỷ lệ ấu trùng chết lần lượt là 13, 15,4 và

16,7%. Sau các khoảng thời gian 72 giờ tỷ lệ ấu trùng chết tăng lên đáng kể. Và sau

Page 158: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

146

120 giờ, tỷ lệ ấu trùng chết cả 3 CT thí nghiệm đều đạt trên 50%. Sau 168 giờ, ở

CT3 tỷ lệ ấu trùng chết đạt cao nhất là 99%. Trong khi đó, tỷ lệ ấu trùng chết ở CT

đối chứng là 0,9%.

Hình 3.45. Ảnh chụp KHV ấu trùng M. incognita chết do

nấm Paecilomyces sp. ký sinh

3.4.1.3. Ảnh hưởng dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. đến tỷ lệ chết của tuyến trùng

P. penetrans

Bảng 3.31. Tỷ lệ (%) tuyến trùng P. penetrans chết do nấm Paecilomyces sp.

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ chết (%) tuyến trùng P. penetrans

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ Sau 168 giờ

ĐC

(nước cất) 0(a) 0(a)

0,1 ± 0,2(a)

(0,1 - 0,2)

0,4 ± 0,5(a)

(0,2 - 0,7)

CT1

(1,5 × 105 bào tử/ ml)

10,6 ± 0,9 (b)

(9,6 - 11,3)

29,1 ± 1,3 (b)

(28,2 - 30,7)

43,5 ± 5,1 (b)

(37,7 - 47,2)

68,6 ± 4,2 (b)

(63,8 - 71,3)

CT2

(3 × 105 bào tử/ ml)

14,8 ± 1,5 (c)

(13,3 - 16,3)

34,6 ± 4,0 (c)

(30,0 - 37,3)

61,4 ± 4,8 (c)

(56,0 - 65,0)

81,6 ± 5,6 (c)

(75,3 - 86,0)

CT3

(4,5 × 105 bào tử/ ml)

16,3 ± 1,6 (c)

(14,6 - 17,7)

44,1 ± 2,2 (d)

(42,4 - 46,6)

78,6 ± 5,4 (d)

(72,6 - 82,8)

94,5 ± 4,2 (d)

(90,0 - 98,2)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

Dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. cũng có hiệu lực gây chết tuyến trùng

P. penetrans. Kết quả thử nghiệm sai khác có ý nghĩa thống kê ở các CT thí

nghiệm. Sau 24 giờ, tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết ở các CT1, CT2 và CT2

tương ứng là 10,6; 14,8 và 16,3%. Sau 72 giờ, tỷ lệ này tăng lên là 29,1; 34,6 và

Page 159: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

147

44,1%. Tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết tiếp tục tăng lên sau các khoảng thời

gian 120 và 168 giờ. Tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết cao nhất là 94% ở CT3 sau

168 giờ. Như vậy, tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết có mối tương quan chặt chẽ

và tỷ lệ thuận với nồng độ bào tử nấm. Nồng độ bào tử nấm thử nghiệm càng cao, tỷ

lệ tuyến trùng P. penetrans chết càng nhiều.

Hình 3.46. Ảnh chụp KHV tuyến trùng P. penetrans bị nấm Paecilomyces sp. ký sinh

Một số loài nấm thuộc giống Paecilomyces đã được đánh giá cao về khả

năng kiểm sinh học tuyến trùng ký sinh thực vật [151]. Chúng ký sinh trực tiếp lên

trứng, ấu trùng và con cái [137]. Cơ chế gây bệnh của nấm là sau khi gây nhiễm,

bào tử nấm nảy mầm và bắt đầu phát triển tạo thành sợi. Sợi nấm ngày càng phát

triển tạo thành mạng lưới sợi nấm bao phủ trứng và tuyến trùng. Sau khi hình thành

giác bám (appressoria), sợi nấm bám vào lớp vỏ trứng, vỏ tuyến trùng đồng thời sản

sinh ra các hoạt chất và enzyme như leucinotoxin, acid acetic, chitinase và protease

[140, 137]. Các enzym chitinase và protease có tác dụng hòa tan lớp vỏ trứng, tạo

điều kiện thuận lợi cho sợi nấm thâm nhập vào trứng và phá hủy các giai đoạn phát

triển phôi thai ở giai đoạn sớm [136, 141]. Để xâm nhiễm vào tuyến trùng, sợi nấm

Paecilomyces spp. cần phải xuyên qua lớp vỏ cutin của tuyến trùng. Các enzym này

cũng có khả năng phân hủy lớp kitin bên ngoài của tuyến trùng [140, 137]. Khi lớp

vỏ cutin bị xâm nhập bởi sợi nấm, tuyến trùng sẽ bị tế liệt, sợi nấm sẽ xâm chiếu

toàn bộ cơ thể và tiêu hóa tuyến trùng để làm nguồn dinh dưỡng [267]. Theo Jatala,

kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nấm Paecilomyces spp. lây

nhiễm trứng của loài M. incognita và phá hủy phôi trong vòng 5 ngày [124].

Như vậy, sau khi chủng nấm vào đĩa petri thử nghiệm, gặp điều kiện thuận lợi,

sợi nấm bắt đầu sinh trưởng phát triển nên sau 24 giờ nấm chưa ảnh hưởng nhiều

Page 160: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

148

đến khả năng ức chết nở trứng và giết chết tuyến trùng. Tuy nhiên, sau 72 giờ, nấm

đã phát triển mạnh và xâm nhập vào trong phôi trứng và tuyến trùng, các enzym và

hoạt chất được sản sinh nhiều hơn nên đã giết chết tuyến trùng và ức chế đáng kể

lượng trứng nở và sau 120 giờ, toàn bộ trứng đã bị nấm ký sinh và phân hủy, sau

168 giờ số lượng tuyến trùng bị ký sinh và phân hủy gần hết.

Theo kết quả nghiên cứu của Sun et al. (2006), khi ông tiến hành thử nghiệm

trong phòng thí nghiệm hiệu lực của 186 chủng nấm P. lilacinus đối với tuyến trùng

M. hapla cho thấy tỷ lệ trứng nở trung bình là 42% và tỷ lệ ấu trùng bị chết trung

bình là 16% [168]. Trong khi Al Kader (2008), báo cáo hiệu quả gây chết của dịch

bào tử nấm Paecilomyces đối với ấu trùng M. incognita là 99% sau 2 ngày gây

nhiễm [144]. Tương tự, Pau et al. (2012), cũng công bố ba chủng nấm P. lilacinus

có khả năng làm giảm đáng kể lượng trứng nở tuyến trùng M. incognita. Cụ thể là

trong thời gian 7 ngày tỷ lệ trứng nở là 12 - 11%, trong khi đó ở công thức đối

chứng tỷ lệ trứng nở là 74% [145]. Al Ajrami (2016), đã tiến hành thử nghiệm khả

năng ức chế nở trứng M. incognita của nấm P. lilacinus ở các nồng độ 1500 và

3000 bào tử/ml. Kết quả, sau 72 giờ tỷ lệ trứng nở ở nồng độ bào tử nấm 1500 bào

tử/ml là 18% và ở nồng độ nấm 3000 bào tử/ml là 7%, ở công thức đối chứng là

88%. Tỷ lệ ấu trùng chết là 35% ở nồng độ bào tử nấm 1500 bào tử/ml và 57% ở

nồng độ bào tử nấm 3000 bào tử/ml [146]. Các nghiên cứu của L.T.M. Linh và cs

(2015), cũng cho thấy nấm P. javanicus có khả năng ức chế nở trứng và giết chết ấu

trùng M. incognita sau 120h, ở các công thức nấm 5, 10 và 20% tỷ lệ trứng nở lần

lượt là 11,8; 8,9; 3,8% và tỷ lệ ấu trùng chết là 52; 55 và 75% [206]. Như vậy, so

với các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chủng nấm Paecilomyces sp.

trong nghiên cứu này có hiệu lực cao đối với quá trình ức chế nở trứng và giết chết

ấu trùng M. incognita và tuyến trùng P. penetrans.

3.4.2. Ảnh hưởng của dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus đến tuyến trùng

M. incognita và P. penetrans

3.4.2.1. Ảnh hưởng dịch nhân nuôi L. squarrosulus đến tỷ lệ nở trứng tuyến trùng

M. incognita

Thử nghiệm ảnh hưởng của dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus đến tỷ lệ nở

trứng tuyến trùng M. incognita được tiến hành ở 3 CT với tỷ lệ dịch nhân nuôi nấm

Page 161: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

149

là 5, 10 và 15%. Theo dõi trứng nở trong các khoảng thời gian sau 24, 72 và 120

giờ, kết quả cho thấy, sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các CT thí nghiệm. Sau

24h, tỷ lệ trứng nở ở các CT1, CT2 và CT3 lần lượt là 18,7; 16,4; 15% và không sai

khác nhiều so với CT đối chứng (18,5%). Tuy nhiên, sau 72 giờ, tỷ lệ trứng nở đã

hoàn toàn khác biệt. Ở CT đối chứng tỷ lệ trứng nở tăng lên đáng kể và đạt 42,5%,

trong khi đó 23,5% là tỷ lệ trứng nở ở CT1, tỷ lệ trứng nở giảm còn 17,4% khi tăng

nồng độ dịch nhân nuôi nấm lên 15%. Sau 120 giờ, tỷ lệ trứng nở đạt 18,3% ở CT3.

Sau 72 và 120 giờ, tỷ lệ trứng nở ở các CT1, CT2 và CT3 có tăng lên so với sau 24

giờ, nhưng tỷ lệ tăng rất ít.

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của nấm L. squarrosulus đến tỷ lệ (%) nở trứng

M. incognita

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ nở trứng (%) tuyến trùng M. incognita

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ

ĐC

(Nước cất)

18,5 ± 2,9 (a)

(15,7 - 20,3)

42,5 ± 2,9 (a)

(40,4 - 44,3)

70,6 ± 3,4 (a)

(67,0 - 73,7)

CT1

(Dịch nhân nuôi nấm 5%)

18,7 ± 2,2 (a)

(17 - 20,8)

23,5 ± 1,1 (b)

(21,2 - 24,7)

26,3 ± 0,9 (b)

(25,7 - 26,9)

CT2

(Dịch nhân nuôi nấm 10%)

17,4 ± 1,7 (b)

(15 - 18,4)

20,6 ± 0,9 (c)

(19 - 21,5)

22,0 ± 0,9 (c)

(21,3 - 23)

CT3

(Dịch nhân nuôi nấm 15%)

15 ± 1,8 (b)

(13 - 16,7)

17,4 ± 1,4 (d)

(16,4 - 19,4)

18,3 ± 0,7 (c)

(17,3 - 18,8)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

Hình 3.47. Ảnh chụp KHV trứng của tuyến trùng M. incognita

Page 162: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

150

A: Trứng chết do nhiệt B: Trứng bị phân hủy do dịch nhân nuôi nấm

Như vậy, tỷ lệ nở trứng tuyến trùng M. incognita có mối tương quan chặt chẽ

và tỷ lệ nghịch với nồng độ dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus, khi nồng độ dịch

nhân nuôi nấm tăng lên thì tỷ lệ trứng nở lại giảm đi. Tỷ lệ trứng nở sau 120 giờ ở

nồng độ dịch nhân nuôi nấm 15% là 18,3%, trong khi đó ở CT đối chứng tỷ lệ trứng

nở là 70,6%.

3.4.2.2. Ảnh hưởng dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus đến tỷ chết tuyến trùng

M. incognita

Dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus có hiệu lực gây chết ấu trùng

M. incognita. Tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết ở CT1 là 13,6% và 16,1% ở CT3, sau

24 giờ. Sau 72 giờ, tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết tăng lên 31% ở CT1 và 42,8% ở

CT3. Tỷ lệ ấu trùng M. incognita tiếp tục tăng lên sau các khoảng thời gian 120 và

168 giờ. Sau 168 giờ, tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết đều trên 50% ở cả 3 CT thí

nghiệm. Tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết có mối tương quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận

với nồng độ dịch nhân nuôi nấm. Nồng độ dịch nhân nuôi nấm càng cao, tỷ lệ ấu

trùng M. incognita chết càng nhiều. Tỷ lệ ấu trùng M. incognita chết cao nhất là

95% ở CT nồng độ dịch nhân nuôi nấm 15% sau 168 giờ.

Bảng 3.33. Tỷ lệ (%) ấu trùng M. incognita chết do nấm L. squarrosulus

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ gây chết ấu trùng M. incognita

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ Sau 168 giờ

ĐC

(Nước cất) 0 (a)

0,2 ± 0,1 (a)

(0,1 - 0,3)

0,5 ± 0,2 (a)

(0,3 - 0,7)

0,7 ± 0,2 (a)

(0,4 - 0,8)

CT1

(Dịch nhân nuôi nấm 5%)

13,6 ± 2,2(b)

(11,3 - 15,7)

31,0 ± 3,0 (b)

(28,2 - 34,2)

46,8 ± 2,6 (b)

(44,0 - 49,0)

69,2 ± 4,7 (b)

(63,8 - 72,2)

CT2

(Dịch nhân nuôi nấm 10%)

15,3 ± 2,0 (b)

(13,6 - 17,4)

38,5 ± 1,9 (c)

(36,3 - 40,1)

61,8 ± 3,3 (c)

(58,1 - 64,4)

80,5 ± 1,8 (c)

(79,0 - 82,6)

CT3

(Dịch nhân nuôi nấm 15%)

16,1 ± 0,8 (b)

(15,2 - 16,9)

42,8 ± 2,1 (d)

(40,7 - 44,9)

77,1 ± 3,3 (d)

(73,6 - 80,0)

95,0 ± 2,4 (d)

(92,4 - 97,1)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

Page 163: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

151

Hình 3.48. Ảnh chụp KHV ấu trùng M. incognita chết do nấm L. squarrosulus

3.4.2.3. Ảnh hưởng dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus đến tỷ lệ chết tuyến trùng

P. penetrans

Kết quả sau 24h, tỷ lệ tuyến trùng P. penetran chết ở các CT1, CT2, CT3 lần

lượt là 15, 16,4 và 18%. Sau 72h, tỷ lệ tuyến trùng P. penetran chết tăng lên đáng

kể: 32,7% ở CT1 và 40,6% ở CT3. Sau 120h và 168h, tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans

chết tiếp tục tăng lên và khi nồng độ dịch nhân nuôi nấm càng cao thì số lượng

tuyến trùng chết càng nhiều. Tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết đạt cao nhất là

92% sau 168h, ở công thức nồng độ dịch nhân nuôi nấm 15%. Như vậy, tỷ lệ tuyến

trùng P. penetrans chết có mối tương quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với nồng độ dịch

nhân nuôi nấm gây nhiễm ban đầu, khi nồng độ dịch nhân nuôi nấm gây nhiễm càng

cao, tỷ lệ tuyến trùng P. penetrans chết càng nhiều.

Bảng 3.34. Tỷ lệ (%) tuyến trùng P. penetrans chết do nấm L. squarrosulus

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ chết (%) tuyến trùng P. penetrans

Sau 24 giờ Sau 72 giờ Sau 120 giờ Sau 168 giờ

ĐC

(Nước cất) 0 (a)

0,1 ± 0,1 (a)

(0,1 - 0,2)

0,3 ± 0,1 (a)

(0,2 - 0,3)

0,6 ± 0,1 (a)

(0,4 - 0,7)

CT1

(Dịch nhân nuôi nấm 5%)

15,1 ± 2,5 (b)

(13,6 - 18,0)

32,7 ± 3,3 (b)

(30,4 - 36,6)

65,0 ± 4,4 (b)

(60,6 - 68,5)

73,7 ± 4,3 (b)

(70,3 - 78,6)

CT2

(Dịch nhân nuôi nấm 10%)

16,4 ± 2,6 (bc)

(13,7 - 18,8)

35,8 ± 4,8 (b)

(30,3 - 39,0)

66,6 ± 1,8 (b)

(64,7 - 68,3)

81,3 ± 4,4 (c)

(77,8 - 86,2)

CT3

(Dịch nhân nuôi nấm 15%)

18,1 ± 1,1 (c)

(16,9 - 18,8)

40,6 ± 3,6 (c)

(36,4 - 42,8)

76,9 ± 2,7 (c)

(73,9 - 79,0)

92,0 ± 3,3 (d)

(88,3 - 94,7)

Ghi chú: Số liệu trung bình biểu diễn trong bảng được chuyển sang hàm Asin

(x/100))^1/2 trước khi xử lý, Các số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau là sai

khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05.

Page 164: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

152

Hình 3.49. Ảnh chụp KHV tuyến trùng P. penetrans chết

A: Chết do nhiệt, B: chết do nấm sau 72h, C: chết do nấm sau 120h, D: chết do nấm

sau 168h (thước đo= 100 µm)

Nấm L. squarrosulus được biết đến là một loại nấm ăn giàu dinh dưỡng. Tuy

nhiên, cũng giống như một số loài nấm ăn khác như nấm: L. edodes, L. lepideus,

L. similis, Pleurotus ostreatus, P. eryngii,… ngoài giá trị dinh dưỡng và dược liệu

chúng còn có chứa các hoạt chất có khả năng ức chế tuyến trùng [166, 167, 159].

Trong dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus có chứa hàm lượng enzym chitinase cao

[171], hoạt chất 1,2-dihydroxymintlactone [172] và hợp chất phenolic [173, 174].

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về khả năng phòng trừ

tuyến trùng cũng như cơ chế chống lại nở trứng và tuyến trùng của nấm

L. squarrosulus. Hầu hết, các nghiên cứu đều tập trung vào một số loài nấm như:

L. edodes, L. lepideus, L. similis, Pleurotus ostreatus, P. eryngii,… [166, 167, 159].

Quan sát trong quá trình thử nghiệm cho thấy, sau khi lây nhiễm, nấm không sinh

trưởng và phát triển như nấm Paecilomyces sp. Sau 24 giờ, có thể do độc tố chưa

tác động hoàn toàn nên trứng chưa thấy hiện tượng gì và một số tuyến trùng chết

cũng không có sự khác biệt so với tuyến trùng chết do bị giết nhiệt. Sau 72 giờ, lúc

này độc tố đã phát huy tác dụng nên lượng trứng nở ra ít hơn và trứng có hiện tượng

Page 165: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

153

bị co rút phôi. Số lượng tuyến trùng chết cũng tăng lên, cơ thể tuyến trùng cũng bắt

đầu bị co rút tách khỏi lớp vỏ. Sau 120 giờ, lớp vỏ trứng bị phá vỡ và phân hủy gần

hết. Cơ thể tuyến trùng bị co rút nhiều hơn, một số cá thể có lớp vỏ phá hủy và nội

quan bên trong sùi ra ngoài. Sau 168 giờ, tuyến trùng bị chết gần hết và một phần

tuyến trùng đã chết bị phân hủy.

Một số nấm có hoạt chất 1,2 - dihydroxymintlactone đã được thử nghiệm trên

tuyến trùng Caenorhabditis sp., C. elegans, B. xylopholus, Aphelenchoides sp.,

M. incognita, H. glycines và A. besseyi [177, 178, 179, 180, 159]. Chen et al.

(2010), đã thử nghiệm khả năng diệt tuyến trùng M. incognita của 22 loài nấm có

chứa các độc tố như nấm Lentinus similis, Russula sanguinea, Schizophyllum

commune, Spongipellis spumeus,… cho thấy tất cả 22 loài nấm đều có khả năng diệt

tuyến trùng M. incognita [159]. Trong đó có 2 loài có hiệu lực thấp, với tỷ lệ tuyến

trùng chết dưới 50%, các loài còn lại đều có hiệu lực cao, với tỷ lệ tuyến trùng chết

trên 50% [159]. Dịch nhân nuôi nấm P. eryngii có khả năng gây chết 42% ấu trùng

của loài M. javanica sau 24 giờ gây nhiễm [157]. Tương tự, thử nghiệm của Sufiate

et al., (2017) cũng cho thấy nấm P. eryngii làm giảm 53% lượng trứng nở của loài

M. incognita so với đối chứng [160].

Như vậy, so với các nghiên cứu về các loài nấm có khả năng sinh độc tố

khác thì dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus sử dụng trong nghiên cứu này có hiệu

lực cao trong việc ức chế nở trứng cũng như có khả năng gây chết cả 2 loại tuyến

trùng M. incognita và P. penetrans.

Page 166: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

154

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

1. Đã ghi nhận 25 loài tuyến trùng, thuộc 15 giống, 9 họ, 4 bộ ký sinh trên cà rốt ở

4 vùng nghiên cứu. Trong đó, ghi nhận 16 loài thuộc 12 giống ở Hải Dương; 12

loài thuộc 10 giống ở Lâm Đồng; 8 loài thuộc 7 giống ở Hà Nội và 7 loài thuộc 7

giống ở Hưng Yên.

2. Đã bổ sung 6 giống tuyến trùng chưa từng ghi nhận ký sinh trên cà rốt:

Hemicriconemoides, Hemicaloosia, Hoplolaimus, Paralongidorus,

Diphterophora và Aphelenchoides. Bổ sung 7 giống tuyến trùng ký sinh trên cà

rốt ở Lâm Đồng: Diphterophora, Ditylenchus, Hemicaloosia, Meloidogyne,

Tylenchorhychus, Rotylenchulus và Xiphinema.

3. Giống Hemicaloosia lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Loài Pratylenchus

haiduongensis được công bố là loài mới cho khoa học. Ghi nhận thêm 16 loài

tuyến trùng ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam. Lần đầu tiên ghi nhận loài

M. graminicola ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam và trên thế giới

4. Hai giống tuyến trùng Pratylenchus và Meloidogyne là hai nhóm gây hại chính

trên cà rốt ở Hải Dương và Lâm Đồng gây triệu chứng thối củ và sần củ. Ở Hưng

Yên và Hà Nội, tuyến trùng Meloidogyne spp. là nhóm gây hại chính.

5. Dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. và dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus sử

dụng trong nghiên cứu này đều có hiệu lực cao trong việc ức chế nở trứng cũng

như có khả năng gây chết 2 loài tuyến trùng M. incognita và P. penetrans. Đối

với bào tử nấm Paecilomyces sp., sau 120h, tỷ lệ trứng nở cao nhất là 22% ở CT

nồng độ bào tử nấm là 1,5 × 105 bào tử/ml, ở CT đối chứng là 77,2%. Sau 168h,

tỷ lệ chết của ấu trùng M. incognita cao nhất là 99% ở CT nồng độ bào tử nấm là

4,5 × 105 bào tử/ml, ở CT đối chứng là 0,9% và tỷ lệ chết của tuyến trùng P.

penetrans cao nhất là 94% ở CT nồng độ bào tử nấm là 4,5 × 105 bào tử/ml, ở CT

đối chứng là 0,4%. Đối với dịch nhân nuôi nấm L. squarrosulus, sau 120h, tỷ lệ

trứng nở chỉ đạt 26,3% ở CT nồng độ dịch nhân nuôi nấm 5%, ở CT đối chứng là

Page 167: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

155

70,6%. Sau 168h, tỷ lệ chết của ấu trùng M. incognita cao nhất là 95% ở CT

nồng độ dịch nhân nuôi nấm 15%, ở CT đối chứng là 0,7% và tỷ lệ chết của

tuyến trùng P. penetrans cao nhất là 92% ở CT nồng độ dịch nhân nuôi nấm

15%, ở CT đối chứng là 0,6%.

4.2. Kiến nghị

- Tiếp tục phân tích đặc trưng phân tử để xác định vị trí phân loại của 2 dạng loài

Pratylenchus sp. 2 (P3130) và Hemicaloosia sp.

- Tiến hành các thử nghiệm phòng trừ tuyến trùng M. incognita và P. penetrans

của dịch bào tử nấm Paecilomyces sp. và dịch nuôi nấm L. squarrosulus trong

nhà lưới và ngoài đồng ruộng để phát triển nguồn vật liệu trong phòng trừ sinh

học. Xác định hoạt chất hóa học cụ thể của dịch nuôi nấm L. squarrosulus ảnh

hưởng đối với tuyến trùng M. incognita và P. penetrans.

Page 168: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

156

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. I. Augspole, T. Rackejeva, Z. Kruma & F. Dimins, Shredded carrots quality

providing by treatment with Hydrogen peroxide, 9th Baltic Conference on "Food

for Consumer Well - Being" FOODBALT, 2014, 150-154.

2. M. Heinonen, Carotenoids and provitamin A activity of carrot (Daucus carota

L.) cultivars, J. Agric. Food Chem., 1990, 38(3), 609-612.

3. Z.G. Chen, X.Y. Guo & T. Wu, A novel dehydration technique for carrot slices

implementing ultrasound and vacuum drying methods, Ultrason. Sonochem,

2016, 30, 28-34.

4. J. Frias, E. Penas, M. Ullate & C. Vidal-Valverde, Influence of drying by

convective air dryer or power ultrasound on the vitamin C and beta-carotene

content of carrots, J. Agric. Food Chem, 2010, 58, 10539-10544.

5. K.D. Sharma, S. Karki, N.S. Thakur & S. Attri, Chemical composition,

functional properties and processing of carrot, Journal of Food Science and

Technology, 2012, 49, 22-32.

6. J.L. Bureau & R.J. Bushway, HPLC determination of carotenoids in fruits and

vegetables in the United States, J. Food Sci, 1986, 51, 128-130.

7. B. Bao & K.C. Chang, Carrot juice color, carotenoids, and nonstarchy

polysaccharides as affected by processing conditions, J. Food Sci, 1995, 59,

1155-1158.

8. S.A. Arscott & S.A. Tanumihardjo, Carrots of many colors provide basic

nutrition and bioavailable phytochemicals acting as a functional food, Food.

Comp. Rev. Food Sci. Food Saf., 2010, 9, 223-239.

9. Vũ Đình Phiên, Kết quả nghiên cứu bệnh mất rễ (củ) cây cà rốt tại Cẩm Giàng,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương, 2014, 5, 9-11.

10. M. Luc, R. Sikora, & J. Bridge, Plant Parasitic Nematodes in Subtropical and

Tropical Agriculture, C.A.B International Institute of Parasitology, 2005, 629 pp.

11. E.C. Bernard, Soil nematode biodiversity, Biology and Fertility of Soils, 1992,

14(2), 99-103.

12. J.R. Desaeger, M.R. Rao, J. Bridge, Nematodes and other soilborne pathogens

in agroforestry, In: M. van Noordwijk, G. Cadisch and C.K. Ong, (Eds.) Below-

Page 169: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

157

Ground Interactions in Tropical Agroecosystems: Concepts and Models with

Multiple Plant Components, CABI, Wallingford, 2004, 263-283.

13. J. Coosemans, The influence of Pratylenchus penetrans on the growth of Impatien

balsamina L., Daucus carota L., Linen usitatissimum L., và Chrysanthemum

indicum L., Meded. Fac. Landbouwwet. Univ. Gent, 1975, 40, 465-471.

14. T.C. Vrain & G. Balair, Symptoms induced by the lesion nematode, Pratylenchus

penetrans on carrot taproots in organic soil. Phytoprotection, 1981, 62, 79-81.

15. G.E. Walker, Associations between carrot defects and nematodes in South

Australia, Australasian Plant Pathology, 2004, 33, 579-584.

16. W.M.L. Wesemael & M. Moens, Quality damage on carrots (Daucus carota L.)

caused by the root-knot nematode Meloidogyne chitwoodi, Nematology, 2008,

10, 261-270.

17. W.K. Heve, T.H. Been, C.H. Schomaker & M.G. Teklu, Damage thresholds and

population dynamics of Meloidogyne chitwoodi on carrot (Daucus carota L., cv.

Nerac) at different seed densities, Nematology, 2015, 17, 501-514.

18. G. Belair, Tolerance of carrot cultlvars to northern root-knot nematode as In

fluenced by preplant population densities, Phytoprotectlon,1984, 65, 69-73

19. P.A. Roberts, The influence of date of plantting of carrot on Meloidogyne

incognita reproduction and injury to roots, Nematologica, 1987, 33, 335-342.

20. B.K. Gugino, G.S. Abawi & J.W. Ludwig, Damage and management of

Meloidogyne hapla using oxamyl on carrot in New York, J. Nematol,

2006, 38, 483-490.

21. R.N. Perry & M. Moens, (Eds.), Plant nematology, Cabi. 2013, 542 pp.

22. W. Decraemer & T. Backeljau, Utility of Classicala-Taxonomy for Biodiversity

of Aquatic Nematodes, Journal of nematology, 2015, 47, 1-10.

23. M.C. Ebach & C. Holdrege, More taxonomy, not DNA barcoding, BioScience,

2005 55, 823-824.

24. M. Hajibabaei, G. Singer, P. Hebert & D. Hickey, DNA barcoding: how it

complements taxonomy, molecular phylogenetics and population genetics,

Trends Genet, 2007, 23, 167-172.

25. B.E. Meira, S. Edna & S. Yitzhak, Nematicidal activity of Chrysanthemum

coronarium, European Journal of Plant Pathology, 2006, 114, 427-433.

Page 170: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

158

26. J. Carpenter, L. Lynch & T. Trout, Township limits on 1,3-D will impact

adjustment to methyl bromide phase-out, California Agriculture, 2001, 55,12-18.

27. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, 2004, Hà Nội.

28. J.M. Bradeen & P.W. Simon, Carrot. In: Kole C, editor. Genome mapping and

molecular breeding in plants, volume 5: vegetables. Berlin, Heidelberg:

Springer-Verlag, 2007, 161-184.

29. Nguyễn Thị Hương, cây rau dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày, NXB thanh

hóa, 2004, 143tr, Thanh Hóa,.

30. P.W. Simon, R.E. Freeman & J.V. Viera, Carrots: handbook of plant breeding,

In: Prohence, J., Nuez, F. (Eds.), 2008, Vegetables II, Springer.

31. FAO, FAOSTAT, 2008, Rome.

32. J.P. Hugot, P. Baujard, & S. Morand, Biodiversity in helminths and nematodes

as a field of study: An overview, Nematology, 2001, 3, 199-208.

33. W. Decraemer & D.J. Hunt, Structure and classification, In: R.N. Perry & M.

Moens (Eds.) Plant Nematology. 2 ed. Wallingford, Oxfordshire: CAB

International, 2013, 3-39.

34. M.R. Khan, Taxonomy of Plant Parasitic Nematodes in Global Context vis-à-vis

India, Journal of Agriculture and Allied Sciences 2015, 4, 1-2.

35. R. Perry, M. Moens & J.L. Starr, Root-knot nematodes, CABI, 2009, 480pp.

36. D.J. Chitwood, Research on plant-parasitic nematode biology conducted by the

United States Department of Agriculture-Agricultural Research Service, Pest

Management Science, 2003, 59, 748-753.

37. F.R. Paul, A survey of Plant Parasitic and Associated Species of Nematodes in

the Carrot Producing Area of Cedar Valley, Iron Country, Utah, 1950.

38. B. Boag, Nematodes associated with carrots in Scotland, Annals of Applied

Biology, 1979, 93, 199-204.

39. A.A. Rickwood, E. Mepal, S. Hockland, S.A. Ellis, A.H. Mowthorpe, M.

Duggleby & T. Holmes, Project Number: FV 232, 2002.

40. J.M. Nobbs, Plant parasitic nematodes of Australian vegetables and related

species, Horticulture Australia Ltd, Project no, VG98102, 2003, ISBN 0759013381.

41. D. Orion, E. Shlevin & A. Yaniv, Controlling the migratory nematode Pratylenchus

mediterraneus improves carrot yield quality, Hassadeh, 1988, 69, 72-74.

Page 171: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

159

42. J.W. Potter & T.H.A. Olthof, Nematode Pests of Vegetable Crops, In: Plant

Parasitic Nematodes in Temperate AgricultureK, Evans, D.L. Trudgill, & J.M.

Webster (Eds.), CAB International, 1993.

43. V. Peneva, D. Orion, E. Shlevin, M. Bar-Eyal & D. Brown, Longidorus

israelensis sp.n. (Nematoda: Dorylaimoidea), a parasite of carrot in Israel,

Fundamental and Applied Nematology, 1998, 21 (6), 715-721.

44. M.C. Shurtleff & C.W. Averre, Diagnosing plant diseases caused by nematodes,

St Paul, MN, USA, The American Phytopathological Society, 2000, 187 pp.

45. D.L. Trudgill & V.C. Blok, Apomictic, polyphagous root-knot nematodes:

exceptionally successful and damaging biotrophic root pathogens, Annual

review of phytopathology, 2001, 39(1), 53-77.

46. Z.X. Chen, S.Y. Chen & D.W. Dickson, Nematology advances and perspectives,

Vol. 2. Nematode management and utilization, Wallingford, UK, CABI, 2004.

47. A.L. Taylor & J.N. Sasser, Biology, identification and control of root-knot

nematodes, North Carolina State University Graphics, 1987.

48. R.A. Sikora & E. Fernandez, Nematode Parasites of Vegetables, In: Plant

Parasitic Nematodes in Subtropical and Tropical Agriculture, M. Luc, Sikora

R.A, Bridge J (Eds) 2nd Edition, CABI Wallingford, UK, 2005, 319-392.

49. D.J. Hunt & Z.A. Handoo, Taxonomy, Identification and Principal Species. In:

Root-knot Nematodes, R.N. Perry, M. Moens & J.L. Starr (Eds), CABI,

Publishing, UK, 2009, 55-97.

50. C.E. Peterson & P.W. Simon, Carrot breeding. In: Basset, M.J. (Ed.), Breeding

Vegetable Crops, AVI publishing company, Westport (CT), 1986, 321-356.

51. M. Stein & T.H. Nothnagel, Some remarks on carrot breeding (Daucus carota

sativus Hoffm.), Plant Breed, 1995, 114, 1-11.

52. G. Belair, Effects of cropping sequences on population densities of Meloidogyne

hapla and carrot yield in organic soil, Journal of Nematology, 1992, 24, 450-456.

53. N.A Mitkowski, J.G Van der Beek & G.S. Abawi, Characterization of root-knot

nematode populations associated with vegetables in New York State, Plant

Disease, 2002, 86, 840-847.

Page 172: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

160

54. J.N. Sasser, & C.C. Carter, An advanced treatise on Meloidogyne. 1985, V1.

Biology and control. V2. Methodology (No. 632.6182 A244), North Carolina

State University, Raleight, NC, Dept. of Plant Pathology AID, Raleight, NC.

55. T.R. Hill & A.G. McKay, Trends in carrot production. Proceedings of Carrot

Conference Australia, Perth, Western Australia, Carrot Association for Research

and Development (WA inc.), 2000, 9.

56. W. Stein, Untersuchungen über den Befall von Möhren durch Meloidogyne

hapla Chitwood in zwei aufeinanderfolgenden Anbaujahren, Zeitschrift

Pflanzenpathologie und Pflanzenschutz, 1963, 70, 217-223.

57. N. Seenivasan, Identification of burrowing nematode (Radopholus similis)

resistance in banana (Musa spp) genotypes for natural and challenge inoculated

populations, Archives of Phytopathology and Plant Protection, 2017, 50(9-10),

415-437.

58. K. Devrajan & N. Seenivasan, Biochemical changes in banana roots due to

Meloidogyne incognita infected with Paecilomyces lilacinus, Current

Nematology, 2002, 13, 1-5.

59. B. Anita & N. Selvaraj, Biology yield loss and integrated management of root-

knot nematode, Meloidogyne hapla infecting carrot in Nilgiris, Indian Journal of

Nematology, 2011, 41, 144-149.

60. R.M. Davis, Carrot diseases and their management. In: Diseases of fruits and

vegetables, Volume I. Diagnosis and management, ed. by S. A. M. H. Naqvi,

2004, 397-440. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, Netherlands.

61. Ministry for Food, Agriculture, Forestry and Fisheries, Republic of Korea. 2012.

Food, agriculture, forestry and fisheries statistic yearbook 2012. Ministry for

Food, Agriculture, Forestry and Fisheries, Republic of Korea, Sejong, Korea.

62. Korean Society of Plant Pathology. 2009. List of plant diseases in Korea. 5th ed.

Korean Society of Plant Pathology, Suwon, Korea.

63. P. Castillo & N. Vovlas, Pratylenchus (Nematoda: Pratylenchidae): Diagnosis,

Biology, Pathogenicity and Management, Brill Leiden-Boston, 2007, 528 pp.

64. K. Joe & S. Kevin, Effects crop rotations on carrot yield and on the nematodes

Pratylenchus penetrans and Meloidogyne hapla. Phytoprotection, 2004, 85, 13-17.

Page 173: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

161

65. F. Crowe & R. Simmons, Sampling and Damage Assessment of Pratylenchus

Nematodes Associated with Wheat-Carrot Seed Crop Rotations in Central

Oregon, Central Oregon Agricultural Research Center 2007 Annual Report, 2007.

66. J. Hallmann, A. Frankenberg, A. Paffrath & H. Schmidt, Occurrence and

importance of plant-parasitic nematodes in organic farming in Germany,

Nematology, 2007, 9, 869-879.

67. F.S. Hay & S.J. Pethybridge, Nematodes associated with carrot production in

Tasmania, Australia, and the effect of Pratylenchus crenatus on yield and

quality of Kuroda-type carrot, Plant Disease, 2005, 89, 1175-1180.

68. Diamond, J. Kimpinsk & G.E. Gallant, Root lesion and rootwknot nematodes

associated with crops grown in rotation with carrots on Prince Edward Island,

Canadian Plant Disease Survey,1991, 71(1), 13-15.

69. W.R. Nickle, Manual of agricultural nematology, Marcel Dekker Inc, 1991,

New York.

70. H.J.P. Mathews, Heterodera carotae, C.I.H. Descriptions of Plant-parasitic

Nematodes Set 5, No. 61,1975.

71. N. Greco, The carrot cyst nematode, pp. 333-346 In: F. Lamberti and C.E.

Taylor (Eds.) Cyst Nematodes. Plenum Press, New York, 1986.

72. M.F. Berney & G.W. Bird, Distribution of Heterodera carotaeand Meloidogyne

haplain Michigan carrot production, Suppl. J. Nematology, 1992, 24, 776-778.

73. A.W. Johnson, Vegetable Crops, pp 595-615. In: Plant and Nematode

Interactions, Agronomy Monograph 36, American Society of Agronomy, Crop

Science Society of America, Soil Science Society of America, WI, USA, 1998.

74. D.J. Hooper, Longidorus elongatus, CIH Descriptions of Plant Parasitic

Nematodes Set 2, No. 30. Commonwealth Institute of Helminthology, St.

Albans, Herts, 1973, England.

75. M. Saynor, Carrots - Damage Assessment and chemical control of Longidorus

elongatus, In: A.D.A.S. Experiments and Developments in the Eastern Region,

1975, Ministry of Agriculture, Fisheries and Food.

76. R.M. Davis, & R.N. Raid, Compendium of Umbelliferous Crop Diseases,

American Phytopathological Society APS Press, St. Paul, MN, 2002, USA, 72 pp.

Page 174: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

162

77. N. Greco, Epidemiology and management of Ditylenchus dipsacion vegetable

crops in southern Italy, Nematropica, 1993, 23, 247-251.

78. E. Schiliro, G. Campo, A. Colombo & P. Boncoraglio, Severe damage to carrot

caused by the nematode Ditylenchus dipsaci, Informatore Agrario 1995, 51, 81-84.

79. M.R. Siddiqi, Tylenchida: parasites of plants and insects, CABI, 2000.

80. H. Hirschmann, The genus Meloidogyne and morphological characters

differentiating its species. 1985, 79-93, in J.N. Sasser & C.C. Carter, eds. An

advanced treatise on Meloidogyne Volume I: Biology and control. Raleigh.

North Carolina State University.

81. G. Karssen, The plant parasitic nematode genus Meloidogyne Goeldi, 1892

(Tylenchida) in Europe. Brill, Leiden, The Netherlands, 2002, 160 pp.

82. J.D. Eisenback, H. Hrischmann, J.N. Sasser & A.C. Triantaphyllou, A guide to

the four most common species of root-knot nematodes (Meloidogyne spp.), with

a pictorial key. State University, Depto. of Plant Pathology, 1981

83. R.S. Hussey, Biochemistry as a tool in identification and its probable usefulness

in understanding the nature of parasitism. In: Sasser, J.N. & Carter, C.C.

(Eds). An advanced treatise on Meloidogyne, Volume I. Biology and control.

Raleigh, NC, USA, North Carolina State University Graphics, 1985, 127-133.

84. R.M. Carneiro, & E.T. Cofcewicz, Taxonomy of Coffee-Parasitic Root-Knot

Nematodes, Meloidogyne spp, Plant-parasitic nematodes of coffee, 2008, 87-122.

85. D.J. Hooper, J. Hallmann, & S.A. Subbotin, Methods for extraction, processing

and detection of plant and soil nematodes, Plant parasitic nematodes in

subtropical and tropical agriculture, 2005, 2, 53-86.

86. P.A.A. Loof, The family Pratylenchidae Thorne, 1949. In: Nickle, W.R. (Ed.). Manual

of agricultural nematology, New York, USA, Marcel Dekker, 1991, 363-421.

87. J.C. Edward & S.L. Misra, Hemicriconemoides communis n. sp. and H. litchi n.

sp. (Nematoda: Criconematidae), from Uttar Pradesh, India, Nematologica,

1963, 9, 405-411.

88. P. Deswal & H.K. Bajaj, Species of criconematids (Nematoda: Criconematina)

from Haryana, India, Systematic Parasitology, 1987, 9, 185-197.

89. D.J. Raski & M. Luc, A reappraisal of Tylenchina (Nemata). 10. The superfamily

Criconematoidea Taylor, 1936, RevuedeNématologie, 1987, 10, 409-444.

Page 175: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

163

90. A.G. Whitehead, Taxonomy of Meloidogyne (Nematoda: Heteroderidae) with

descriptions of four new species, Transactions of the Zoological Society of

London, 1968, 263-401.

91. E.J. Ragsdale & J.G. Baldwin, Resolving phylogenetic incongruence to

articulate homology and phenotypic evolution: a case study from Nematoda,

Proceedings of the Royal Society B-Biological Sciences, 2010, 277, 1299-307.

92. S.A. Subbotin, E.J. Ragsdale, T. Mullens, P.A. Roberts, M. Mundo-Ocampo &

J.G. Baldwin, A phylogenetic framework for root-lesion nematodes of the genus

Pratylenchus (Nematoda): Evidence from 18S and D2-D3 expansion segments

of 28S ribosomal RNA genes and morphological characters, Molecular

Phylogenetics and Evolution, 2008, 48, 491-505.

93. J.D. Eisenback, Part 2. Preparation of nematodes for scanning electron

microscopy, In: Nickle, W.R. (ed.) Manual of Agricultural Nematology. Marcel

Dekker, New York, 1991, 87-96.

94. T. Olowe & D.C.M. Corbett, Morphology and morphometrics of Pratylenchus

brachyurus and P. zeae. II. Influence of environmental factors, Indian Journal of

Nematology, 1984, 14, 6-17.

95. T. Mizukubo, Y. Orui, K. Hanada & Z. Sano, Microevolutionary trend in

Pratylenchus coffeae sensu stricto (Nematoda: Pratylenchidae): the diversity in

PCR-RFLP phenotype, compatibility on host plants and reproductive

segregation, Japanese Journal of Nematology, 2003, 33, 57-76.

96. T. Olowe & D.C.M. Corbett, Morphology and morphometrics of Pratylenchus

brachyurus and P. zeae. I. Effect of fixative and processing, Indian Journal of

Nematology, 1983, 13, 141-154.

97. L.W. Duncan, R.N. Inserra, W.K. Thomas, D. Dunn, I. Mustika, L.M. Frisse, K.

Morris & D.T. Kaplan, Molecular and morphological analysis of isolates of

Pratylenchus coffeae and closely related species, Nematropica, 1990, 29, 61-80.

98. P.Q. Trinh, W.M. Wesemael, H.A. Tran, C.N. Nguyen & M. Moens, Resistance

screening of Coffea spp. accessions for Pratylenchus coffeae and Radopholus

arabocoffeae in Vietnam, Euphytica, 2012, 185(2), 233-241.

Page 176: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

164

99. I.T. De Ley, P. De Ley, A. Vierstraete, G. Karssen, M. Moens & J. Vanfleteren,

Phylogenetic analyses of Meloidogyne small subunit rDNA, Journal of

nematology, 2002, 34(4), 319-327.

100. M. Holterman, G. Karssen, S. Van Den Elsen, H. Van Megen, J. Bakker, &

J. Helder, Small subunit rDNA-based phylogeny of the Tylenchida sheds light on

relationships among some high-impact plant-parasitic nematodes and the

evolution of plant feeding, Phytopathology, 2009, 99(3), 227-235.

101. P. De Ley, I.T. De Ley, K. Morris, E. Abebe, M. Mundo-Ocampo, M. Yoder,

J. Heras, D. Waumann, A.J. Burr & J.G. Baldwin, An integrated approach to

fast and informative morphological vouchering of nematodes for applications in

molecular barcoding, Philosophical Transactions of the Royal Society of

London B: Biological Sciences, 2005, 360(1462), 1945-1958.

102. A. Hugall, J. Stanton & C. Moritz, Reticulate evolution and the origins of

ribosomal internal transcribed spacer diversity in apomictic

Meloidogyne, Molecular Biology and Evolution, 1999, 16(2), 157-164.

103. V.C. Blok M.S. Phillips & M. Fargette, Comparison of sequences from the

ribosomal DNA intergenic region of Meloidogyne mayaguensis and other major

tropical root-knot nematodes, Journal of Nematology, 1997, 29(1), 16-22.

104. C. Zijlstra,, V.C. Blok & M.S. Phillips, Natural resistance: the assessment of

variation in virulence in biological and molecular terms. In Cellular and Molecular

Aspects of Plant-Nematode Interactions, Springer, Dordrecht, 1997, 153-166.

105. M.A.M. Adam, M.S. Phillips & V.C. Blok, Molecular diagnostic key for

identification of single juveniles of seven common and economically important

species of root‐knot nematode (Meloidogyne spp.), Plant Pathology, 2007, 56(1),

190-197.

106. A.M. Skantar, L.K. Carta & Z.A. Handoo, Molecular and Morphological

Characterization of an Unusual Meloidogyne arenaria Population from Traveler's

Tree, Ravenala madagascariensis, Journal of nematology, 2008, 40(3), 179-189.

107. P. Castillo, N. Vovlas, A. Troccoli, G. Liébanas, J.E. Palomares Rius & B.B.

Landa, A new root‐knot nematode, Meloidogyne silvestris n. sp.(Nematoda:

Meloidogynidae), parasitizing European holly in northern Spain, Plant

pathology, 2009, 58(3), 606-619.

Page 177: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

165

108. F. De Luca, A. Reyes, A. Troccoli & P. Castillo, Molecular variability and

phylogenetic relationships among different species and populations of

Pratylenchus (Nematoda: Pratylenchidae) as inferred from the analysis of the

ITS rDNA, European Journal of Plant Pathology, 2011, 130(3), 415-426.

109. J. Pinochet, J.L. Cenis, C. Fernandez, M. Doucet & J. Marull, Reproductive

fitness and random amplified polymorphic DNA variation among isolates of

Pratylenchus vulnus, Journal of Nematology, 1994, 26, 271-277.

110. J.T. Jones, M.S. Phillips & M.R. Armstrong, Molecular approaches in plant

nematology, Fundamental and Applied Nematology, 1997, 20, 1-14.

111. L. Al-Banna, A.T. Ploeg, V.M. Williamson, I. Kaloshian, Discrimination of

six Pratylenchus species using PCR and species-specific primers, Journal of

Nematology, 2004, 36, 142-146.

112. S.A. Subbotin, M. Moens, Molecular taxonomy and phylogeny, In Plant

Nematology, 2006, 33-58. Eds R.N. Perry and M. Moens. Wallingford, UK: CABI.

113. S.A. Subbotin, L. Waeyenberge, M. Moens, Molecular taxonomy and

phylogeny, In Plant Nematology. 2013, 2nd edn, pp. 40-728. Eds R.N. Perry and

M. Moens. Wallingford, UK: CABI.

114. E. Van den Berg, L.R. Tiedt, R.N. Inserra, J.D. Stanley, N. Vovlas, J.E.,

Palomares Rius, P. Castillo, & S.A. Subbotin, Morphological and molecular

characterisation of some Hemicriconemoidesspecies (Nematoda: Criconematidae)

together with a phylogeny of the genus, Nematology, 2014, 16(5), 519-553.

115. E. Van den Berg, L.R. Tiedt, R.N. Inserra, J.D. Stanley, N. Vovlas, J.E.,

Palomares Rius, P. Castillo, & S.A. Subbotin, Characterisation of a topotype

and other populations of Hemicriconemoides strictathecatus Esser, 1960

(Nematoda: Criconematidae) from Florida with description of H. phoenicissp.

n. from the USA, Nematology, 2015, 17, 265-300.

116. I.O. Giannakou, D.G. Karpouzas & D. Prophetou - Athanasiadou, A novel

non-chemical nematicide for the control of root-knot nematodes, Applied

SoilEcology, 2004, 26, 69-79.

117. M. Bar-Eyal, E. Sharon & Y. Spiegel, Nematicidal astivity of Chrysanthemum

coronarium, European Journal of Plant Pathology, 2006, 114, 427-433.

Page 178: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

166

118. Sone Norbert Nleh Ajang, Resistance of carrot cultivars to Meloidogyne

chitwoodi, Nematology, 2010.

119. I.K. Vagelas, B. Pembroke, S.R. Gowen, K.G. Davies, The control of root-

knot nematodes (Meloidogyne spp.) by Pseudomonas oryzihabitans an its

immunological detection on tomato roots, Nematology, 2007, 9, 363-370.

120. P. Sharman & R. Pandey, Biological control of root- knot nematodes;

Meloidogyne incognita in the medicinal plant; Withania somnifera and the effect

of biocontrol agents on plant growth, African Journal of Agriculturan Research,

2009, 4, 564-567.

121. J. Kuhn, Vorlaufiger Bericht uber die bisherigen Ergebnisse der seit dem

jahre 1875 in Aftrage des Vereins fur Ruberzucher Industrie aus gegiihrten

versuche zue Ermittelung der ursacho der Rubenmudiqueit des Boden und Zur

Er Forschung der Natur de Nematoden, Z. Ver. Ruben Ind. Dent. Reich (Ohne

Band), 1877, 452-457.

122. J. Kuhn, Die Ergebrusse der versuche zur Ermittelung der Ursache der

Rubenmudikeit und zur Erforschung der Natur der Nematoden, Bey. Physiol.

Lab. Vers. Anst. Landw. Inst. Univ. Halle, 1881, 3, 1-153.

123. G.R. Stirling, Biological Control of Plant Parasitic Nematodes. Progress,

Problems and Prospects, CAB International, Wallingford, UK, 1991.

124. P. Jatala, Biological control of plant parasitic nematodes, Ann. Rev.

Pathopathol, 1986, 24, 453-489.

125. Z.A. Siddiqui & I. Mahmood, Management of Meloidogyne incognita race 3

and Macrophomina phaseolina by fungus culture filtrates and Bacillus subtilis

on chickpea. Fundamental Applied Nematology 18, 71-76. Clark, F. E. & Paul, E.A.

(1970). The microflora of grassland, Advances in Agronomy, 1995, 22, 375-435.

126. Z.A. Siddiqui & I Mahmood, Biological control of plant parasitic nematodes

by fungi: A review, Bioresource Technology, 1996, 58, 229-239.

127. F.E. Clark & E.A. Paul, The microflora of grassland, Advances in

Agronomy, 1970, 22, 375-435.

128. J.A. Shields, E.A. Paul, W.E. Lowe & D. Parkinson, Turnover of microbial

tissue in soil under field conditions, Soil Biol. Biochem, 1973, 5, 753-764

Page 179: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

167

129. Y. Zhang, G.H. Li & K.Q. Zhang, A review on the research of

nematophagous fungal species (In Chinese), Mycosystema, 2011, 30, 836–845.

130. B. Nordbring-Hertz, H.B. Jansson & A. Tunlid, Nematophagous fungi. In

Encyclopedia life sciences, Chichester: John Wiley & Sons, 2006.

131. G.L. Barron, The nematode destroying fungi, Canadian Biological

Publications Ltd, Guelph, 1977.

132. N.F. Gray, Nematophagous fungi with particular reference to their ecology,

Biological Reviews, 1987, 62, 245-304.

133. P. Timper & B.B. Brodie, Infection of Pratylenchus penetrans by nematode-

pathogenic fungi, Journal of Nematology, 1993, 25, 297-302.

134. G.V. Rao, Effects of nematode-trapping fungi on the biology of the lesion

nematode, Pratylenchus penetrans (Cobb) Filipjev & Shuurmans Stekhoven,

Dissertation Abstracts International, 1973, 34B, 486-487.

135. Nguyễn Ngọc Châu, Tuyến trùng thực vật và cơ sở phòng trừ, Nhà

XBKHKT, 2003, Hà Nội.

136. A. Khan, K.L. Williams & H.K.M. Nevalainen, Infection of plant-parastic

nematodes by Paecilomyces lilacinus and Monacrosporium lysipagum, Biol.

Cont, 2006, 51, 659-678.

137. S. Kiewnick & R. Sikora, Evaluation of Paecilomyces lilacinus strain 251

for the biological control of the northern root-knot nematode Meloidogyne

hapla Chitwood, Nematol, 2006, 8, 69-78.

138. D. Brand, C.R. Soccol, A. Sabu & S. Roussos, Production of fungal biological

control agents through solid state fermentation: A case study on Paecilomyces

lilacinus against root-knot nematodes, Micol. Aplicada Int, 2010, 22, 31-48.

139. Z.X. Chen, D.W. Dickson, R. McSorley, D.J. Mitchell & T.E. Hewlett,

Suppression of Meloidogyne arenaria race 1 by soil application of endospores

of Pasteuria penetrans, J. Nematol, 1996, 28, 159-168.

140. A. Khan, K.L. Williams & H.K.M. Nevalainen, Effects of Paecilomyces

lilacinus protease and chitinase on the eggshell structures and hatching of

Meloidogyne javanica juveniles, BioControl, 2004, 31, 346-352.

141. T. Mukhtar, M.A. Hussain & M.Z. Kayani, Biocontrol potential of Pasteuria

penetrans, Pochonia chlamydosporia, Paecilomyces lilacinus and Trichoderma

Page 180: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

168

harzianum against Meloidogyne incognita in okra, Phytopathologia

Mediterranea, 2013, 52, 1, 66-76.

142. H. Lysek, Autodehelminthization of soil in lowland deciduous forests,

Universitatis Palackianae Olomucensis Facultatis Medicae, 1976, 41, 73-106.

143. P. Jatala, R. Kaltenbach & M. Bocangel, Biological control of Meloidogyne

incognita acrita and Globodera pallida on potatoes, Journal of Nematology,

1979, 11, 303.

144. M.A.A. Al Kader, In vitro studies on nematode interaction with their

antagonistic fungi in the rhizosphere of various plants, Ph.D. Thesis, 2008,

Albert-Ludwigs-Universität, Germany

145. C.G. Pau, S. Leong, C. Teck, S.K. Wong, L. Eng, M. Jiwan & N.M. Majid,

Isolation of Indigenous Strains of Paecilomyces lilacinus with Antagonistic

Activity against Meloidogyne incognita, International Journal of Agriculture &

Biology, 2012, 14(2).

146. H.H.M. Al Ajrami, Master of Biological Sciences Microbiology, Evaluation

the Effect of Paecilomyces lilacinus as a Biocontrol Agent of Meloidogyne

javanica on Tomato in Gaza Strip, 2016, The Islamic University–Gaza Research

and Postgraduate Affairs Faculty of science

147. R.M. Gapasin, Evaluacion de Paecilomyces lilacinus (Thom.) Samson para

el control de Pratylenchus sp. en maiz, Biocontrol, 1995, 1, 35-39.

148. S.A. Tiyagi & A. Shamim Biological control of plant parasitic nematodes

associated with chickpea using oil cakes and Paecilomyces lilacinus, Indian

Journal of Nematology, 2004, 34, 44-48.

149. E.I. Jonathan & G. Rajendran, Biocontrol potential of the parasitic fungus

Paecilomyces lilacinus against the root-knot nematode Meloidogyne incognita

in banana, Journal of Biological Control, 2000, 14, 67–69.

150. B.K. Goswami & A. Mittal, Management of root-knot nematode infecting

tomato by Trichoderma viride and Paecilomyces lilacinus, Indian

Phytopathology, 2004, 57, 235-236.

151. S.D. Atkins, H.L. Diaz, H. Kaslisz, P.R. Hirsch & B.R. Kerry, Development

of a new management strategy for the control of root-knot nematodes (Meloidogyne

spp.) in organic vegetable production, Pest Manage, Sci, 2003, 59, 183-189.

Page 181: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

169

152. A. Haseeb & V. Kumar, Management of Meloidogyne incognita-Fusarium

solani disease complex in brinjal by biological control agents and organic

additives, Annals of Plant Protection Sciences 2006, 14, 519-521.

153. V. Kumar, A. Haseeb & A. Sharma, Integrated management of Meloidogyne

incognita-Fusarium solani disease complex of brinjal cv, Pusa Kranti Ann. Plant

Protection Science, 2009, 17, 192-194.

154. L.V. Lòpez-Llorca, J.G. Macia-Vicente & H.B. Jansson, Mode of action and

interactions of nematophagous fungi, In A. Ciancio & K. G. Mukerji (Eds.),

Integrated management and biocontrol of vegetable and grain crops nematodes

(pp. 51-76), Dordrecht, Springer, 2008.

155. G.H. Li, K.Q. Zhang, J.P. Xu, J.Y. Dong & Y.J Liu, Nematicidal substances

from fungi, Recent Patents on Biotechnology, 2007, 1, 212-233.

156. H.Q. Xiang & Z.X. Feng, The nematicidal toxicity of the fruits bodies of Pleurotus

ostreatus, Journal of Shenyang Agricultural University, 2001, 32, 173-175.

157. R. Heydari, E. Pourjam & E.M. Goltapeh, Antagonistic effect of some species

of Pleurotus on the root-knot nematode Meloidogyne javanica in vitro, Plant.

Pathol. J, 2006, 5, 173-177.

158. P. Palizi , E.M. Goltapeh, E. Pourjam & N. Safaie, Potential of oyster

mushrooms for the biocontrol of sugar beet nematode (Heterodera schachtii),

Journal of Plant Protection Research, 2009, 49 (1), 27-33.

159. L.J. Chen, Y. Chen, G.D. Zhang & Y.X. Duan, Nematicidal activity of

extraction and fermentation filtrate of Basidiomycetes collected in liaoning

province, China, Chinese. Journal of Biological Control, 2010, 26, 467-473.

160. B.L. Sufiate, F.E. de Freitas Soares, S.S Moreira, T.S.A. Monteiro, L.G. de

Freitas & J.H. de Queiroz, Nematicidal action of Pleurotus eryngii

metabolites, Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, 2017, 12, 216-219.

161. P.M. Kirk, P. Cannon, J.C. David & J.A. Stalpers, Ainsworth and Bisby's

dictionary of the fungi (10th ed.), Wallingford, 2008, Oxon: CAB International.

162. S.C. Karunarathna, Z.L. Yang, R.L. Zhao, E.C. Vellinga, A.H. Bahkali & E.

Chukeatirote, Three new species of Lentinus from northern Thailand,

Mycological Progress, 2010, 10, 389-394.

Page 182: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

170

163. N.A.M. Mhd Omar, N. Abdullah, U.R. Kuppusamy, M.A. Abdulla & V.

Sabaratnam, Nutritional composition, antioxidant capacity and antiulcer

potential of Lentinus squarrosulus (Mont.) mycelia extract, Evidenced-Based

Complementary and Alternative Medicine, 2011, doi:10.1155/2011/539356

164. D. Pegler, The genus Lentinus: a world monograph, London, 1983, Royal

Botanic Garderns.

165. O.O. Osemwegie & J.A. Okhuoya, Diversity of macrofungi in oil palm agroforests

of Edo state, Nigeria, Journal of Biological Sciences, 2009, 9, 584-593.

166. R.G. Thorn & G.L. Barron, Carnivorous mushrooms, Science, 1984, 224, 76-78.

167. L.I. Sudirman, A.I. Housseini, G. Le Febvre, E. Kiffer & B. Botton, Screening

of some basidiomycetes for biocontrol of Rigidoporus lignosus, a parasite of the

rubber tree Hevea brasiliensis, Mycological Research, 1992, 96(8), 621-625.

168. S.K. Bhunia, B. Dey, K.K. Maity, S. Patra, S. Mandal, S. Maiti, T.K. Maiti,

S.R. Sikdar & S.S. Islam, Isolation and characterization of an immunoenhancing

glucan from alkaline extract of an edible mushroom, Lentinus squarrosulus

(Mont.) Singer, Carbohydrate research, 2011, 346(13), 2039-2044.

169. L.I. Sudirman, G. Lefèbvre, E. Kiffer, B. Botton, Purification of antibiotics

produced by Lentinus squarrosulus and preliminary characterization of a compound

active against Rigidoporus lignosus(Article), Current Microbiology, 1994, 29, 1-6.

170. D.L.N. Mensah, R. Duponnois, J. Bourillon, F. Gressent, Y. Prin, Biochemical

characterization and efficacy of Pleurotus, Lentinus and Ganoderma parent and

hybrid mushroom strains as biofertilizers of attapulgite for wheat and tomato

growth, Biocatalysis and Agricultural Biotechnology, 2018, 16, 63-72.

171. M. Isaka, M. Sappan, P. Rachtawee, T. Boonpratuang, A

tetrahydrobenzofuran derivative from the fermentation broth of Lentinus

squarrosulus BCC22366, Phytochemistry Letters, 2011, 4, 106-108.

172. J. Attarat & R. Thamisak, Anticancer PSP and phenolic compounds in

Lentinus squarrosulus and Lentinus polychrous, The 5th International

Conference on Natural Products for Health and Beauty, 2014, 263-267.

173. S.D. Ghatr & K.R. Sridhar, Bioactive Potential of Lentinus squarrosulus and

Termitomyces clypeatus from the Southwestern region of India, Indian Journal

of Natural Products and Resources, 2017, Vol. 8(2), 120-131.

Page 183: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

171

174. M. Kusano, H. Koshino, T. Kawano & Y. Kimura, Nematicidal alkaloids

and related compounds produced by the fungus Penicillium cf. Simplicissimum,

Bioscience Biotechnology and Biochemistry, 2000, 64, 2559-2568.

175. M. Stadler, J.Y. Fouron, O. Sterner & H. Anke, 1,2-Dihydroxymintlactone, a

new nematicidal monoterpene isolated from the Basidiomycete Cheimonophyllum

candidissimum Sing, Zeitschrift fur Naturforschung, 1995, 50c, 473-475.

176. M. Stadler & O. Sterner, Production of bioactive secondary metabolities in

the fruit bodies of macrofungi as a response to injury, Phytochemistry, 1998, 49,

1013-1019.

177. A.A. William, S. Rudong, S.T. Latchezar & J.H. Leonard, Sesquiterpenes from

the nematicidal fungus Clitocybula oculus, Phytochemistry, 1998, 49, 589-592.

178. Z.X. Zhao, Master thesis, laboratory for conservation and utilization of

bioresource, Yunnan University, 2004, Kunming, China.

179. Y.J. Liu, Ph.D. thesis, Laboratory for conservation and utilization of

bioresource, Yunnan University, 2005, Kunming, China

180. M. Kadiri, Toxicological evaluation of Lentinus squarrosulus Mont.

(Polyporales), an indigenous Nigerian mushroom, International Journal of

Medicinal Mushrooms, 2005, 7, 416-417.

181. F. Borokini, L. Lajide, T. Olaleye, A. Boligon, M. Athayde & I. Adesina,

Chemical profile and antimicrobial activities of two edible mushrooms

(Termitomyces robustus and Lentinus squarrosulus), Journal of Microbiology,

Biotechnology and Food Sciences, 2016, 5, 416-423.

182. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, Tuyến trùng ký sinh thực vật Việt

Nam, NXB KHKT, 2000, Hà Nội.

183. Nguyễn Ngọc Châu & Nguyễn Vũ Thanh, Tuyến trùng ký sinh ở cây hồ tiêu

và các bệnh do chúng gây ra, Tuyển tập các công trình nghiên cứu ST&TNSV,

NXB KHKT, 1993, 260-270.

184. Vũ Thị Thanh Tâm, Nguyễn Ngọc Châu & Nguyễn Vũ Thanh, Tuyến trùng

ký sinh thuốc lá ở một số tỉnh phía bắc Việt Nam, Tạp chí sinh học, 1999,

21(2b), 96-103.

Page 184: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

172

185. Trịnh Quang pháp, Nguyễn Ngọc Châu, Fiona H.L. Benyon và Lester W.

Burgess, Tuyến trùng ký sinh cây vải ở tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, Hội thảo

quốc gia bệnh cây và sinh học phân tử, lần thứ 4, 2004, 101-105.

186. Vũ Anh Tú, Trịnh Quang Pháp, Nguyễn Văn Toàn, Tuyến trùng trong đất

bazan tái canh cà phê và mối quan hệ của tuyến trùng với triệu chứng vàng lá cà

phê tại Gia Lai, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp, 2014, 23, 36-43.

187. Tạ Thị Mai Anh và Nguyễn Ngọc Châu, Dẫn liệu về tuyến trùng ký sinh lạc

ở Hưng Yên, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và Tài nguyên sinh vật

lần thứ 6, 2015, 11-16.

188. Nguyễn Hữu Tiền, Nguyễn Thị Duyên, Lê Thị Mai Linh, Trịnh Quang Pháp.

Bước đầu khảo sát tuyến trùng ký sinh thực vật trên một số cây dược liệu tại

Đông Triều- Quảng Ninh, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và Tài

nguyên Sinh vật lần thứ 6, 2015, 928-933.

189. Trịnh Quang Pháp, Nguyễn Thị Thảo, Trần Thị Tuyết Thu, Nguyễn Hữu Tiền,

Đặc điểm phân bố của tuyến trùng ký sinh thực vật trong đất trồng cam Cao Phong,

Hòa Bình, Tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà Nội, 2016, 32(1S), 301-308.

190. Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Hữu Tiền, Lê Thị Mai Linh, Trịnh Quang Pháp,

Khảo sát tuyến trùng ký sinh thực vật trên vùng trồng rau Xuân Hồng (Xuân

Trường, Nam Định, Hội thảo quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 16.

NXB Nông nghiệp, 2017, 292-29.

191. Nguyen B. Khuong, Plant Parasitic Nematodes of South Vietnam, Journal of

Nematology, 1983, 15, 319-323.

192. Ngô Thị Xuyên, Nghiên cứu mức độ thiệt hại của tuyến trùng nốt sưng trên

một số giống thuốc lá, Tạp chí BVTV, 1995, 2, 55-59.

193. Ngô Thị Xuyên, Nguyễn Tài Đạt, Nguyễn Thị Mai Hương & Nguyễn Trung

Đức, Nghiên cứu tuyến trùng nốt sưng ( Meloidogyne spp.) hại lúa tại Việt Nam,

Tạp chí BVTV, 2012, 1, 25-29.

194. Nguyễn Ngọc Châu, Thành phần sâu bệnh hại ở cây hồ tiêu Nông trường

Tân Lâm, Quảng Trị, Tạp chí BVTV, 1995, 1(139), 14-18.

195. Lê Ðức Khánh, L.Q. Khải, Đ.T. Hằng, P.S. Hoạt, T.T.T. Hằng, T.T. Toàn,

Đ.Đ. Thắng, N.N. Châu, T.Q. Pháp; N.V. Vấn, Đ.T.L. Hoa, L.Đ. Khoa, Thành

Page 185: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

173

phần Tuyến trùng Ký sinh Thực vật trên cà phê, hồ tiêu ở một số vùng trồng tập

trung tại Tây Nguyên, Tạp chí bảo vệ thực vật 6, 2013, 24-30.

196. Bùi Thị Thu Nga, Hoàng Thị Loan, Ngô Xuân Quảng, Dương Đức Hiếu, Đa

dạng quần xã tuyến trùng đất trong hệ sinh thái nông nghiệp hồ tiêu tỉnh Đồng

Nai, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 2015, 13(4A), 1359-1367.

197. P.Q. Trinh, E. de la Peña, C.N. Nguyen, H.X. Nguyen & M. Moens, Plant-

parasitic nematodes associated with coffee in Vietnam, Russian journal of

Nematology, 2009, 17(1), 73-82.

198. P.Q. Trinh, T.K.D. Pham & N.C. Nguyen, Emerging Meloidogyne species

(root-knot nematodes) threats to coffee in the Western Highlands in Vietnam,

In Proceedings of the 2nd VAST–KAST workshop on biodiversity and bop–

active compounds, 2013, 313-318.

199. P.Q. Trinh, C.N. Nguyen, L. Waeyenberge, S.A. Subbotin, G. Karssen & M.

Moens, Radopholus arabocoffeae sp n. (Nematoda : Pratylenchidae), a

nematode pathogenic to Coffea arabica in Vietnam, and additional data on R.

Duriophilus, Nematology, 2004, 6, 681-693.

200. Q.P. Trinh, T.M.L. Le, T.D. Nguyen, H.T. Nguyen, G. Liebanas & T.A.D.

Nguyen, Meloidogyne daklakensis n. sp.(Nematoda: Meloidogynidae), a new

root-knot nematode associated with Robusta coffee (Coffea canephora Pierre ex

A. Froehner) in the Western Highlands, Vietnam, Journal of Helminthology,

2018, 1-13.

201. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Thị Kỳ, Kết quả bước đầu nghiên cứu sử

dụng chế phẩm thảo mộc cho phòng trừ tuyến trùng ở cây hồ tiêu, Tuyển tập các

công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1995, 213-219.

202. Nguyễn Ngọc Châu Và Trịnh Quang Pháp, Hiệu lực của thuốc thảo mộc

“Sông lam ND50” đối với một số nhóm tuyến trùng ký sinh ở thực vật, Tạp chí

sinh học, 2005, 27 (3A), 83-86.

203. Vũ Thị Thanh Tâm và Nguyễn Kiều Hậu, Ảnh hưởng của nấm nội sinh

không gây bệnh Fusarium oxysporum đến sự phát triển của tuyến trùng sần rễ

Meloidogyne incognita trên cà chua, Hội thảo quốc gia bệnh cây và sinh học

phân tử lần thứ 7, 2008, 93-97.

Page 186: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

174

204. Vũ Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Ánh Dương, Ảnh hưởng của nấm nội

sinh không gây bệnh Fusarium oxysporum đến tuyến trùng sần rễ Meloidogyne

incognita trên cây lúa, Hội thảo quốc gia bệnh cây và sinh học phân tử lần thứ 7,

2008, 98-104.

205. Nguyễn Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Đặng Thị Lan Anh, Phạm Văn Sơn, Hà

Thị Kim Thoa, Kết quả ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng chống

tuyến trùng hại cà rốt, Hội thảo quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ 2, 2016,

948-954.

206. Lê Thị Mai Linh, Nguyễn Thị Duyên, Trịnh Quang Pháp, Nguyễn Thị

Phương Anh, Phạm Văn Ty, Nghiên cứu khả năng ức chế tuyến trùng

Meloidogyne incognita trên cà phê của nấm paecilomyces javanicus, Tạp chí

Công nghệ Sinh học, 2015, 13(4): 1025-1029.

207. X. Gao, H. Zhou, H. Zhang, C. Chen, & S. Deng, Effical of the MCWA18

strain of Paecilomyces lilacinus on Meloidogyne inognita, Chinese Journal of

Biological Control, 1998, 14(4), 163-166.

208. Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Vũ Thanh, Phương pháp mới tách tuyến trùng

từ đất và mô thực vật, Những thành tựu KHKT áp dụng vào sản xuất, 1993, 41-45.

209. J.A. López Pérez, M. Escuer, M.A. Díez Rojo, L. Robertson, A. Piedra-Buena,

J. López Cepero & A. Bello Pérez, Host range of Meloidogyne arenaria (Neal,

1889) Chitwood, 1949 (Nematoda: Meloidogynidae) in Spain, Nematropica 41,

2011, 130-140.

210. R.S. Hussey & K.R. Barker, Comparison of methods for collecting inocula of

Meloidogyne spp. including a new technique, Plant Disease Reporter, 1973, 57,

1025-1028.

211. D.L. Coyne, O. Adewuyi & E. Mbiru, Protocol for in vitro culturing of

lesion nematodes: Radopholus similis and Pratylenchus spp. on carrot discs,

International Institute of Tropical Agriculture (IITA), Ibadan, Nigeria, 2014, 15.

212. W.D. Courtney, D. Polley & V.L. Miller, TAF, an improved fixative in

nematode technique, Plant Disease Reporter, 1955, 39(7), 570-571.

213. K.M. Hartman & J.N. Sasser, Identification of Meloidogyne species on the

basis of differential host test and perineal-pattern morphology, An Advanced

Page 187: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

175

Treatise on Meloidogyne Volume II: Methodology. In: Barker KR, Carter CC,

Sasser JN, editors, North Carolina State University Graphics; 1985, pp. 69-77.

214. J. Abolafia, A low–cost technique to manufacture a container to process

meiofauna for scanning electron microscopy, Microscopy Research and

Technique, 2015, 78, 771-776.

215. I.P. Kazachenko and T.I. Mukhina, Root-knot nematodes of genus

Meloidogyne Goeldi (Tylenchida: Meloidogynidae) of the world, Vladivostok,

Russia, Institute of Biology and Soil Sciences, 2013, 306 pp.

216. E. Geraert, The Dolichoodoridae of the world - Identification of the family

Dolichodoridae (Nematoda: Tylenchida), Gent, Academia Press, 2011, 520.

217. E. Geraert, The Criconematidae of the world: identification of the family

Criconematidae (Nematoda), Ghent, Belgium, Academia Press, 2010.

218. J.J. Chitambar & S.A. Subbotin, Systematics of the sheath nematodes of the

superfamily Hemicycliophoroidea, 2014, Brill.

219. P. De Ley, M.A. Felix, L.M. Frisse, S.A. Nadler, P.W. Sternberg & W.K.

Thomas, Molecular and morphological characterisation of two reproductively

isolated species with mirror-image anatomy (Nematoda: Cephalobidae),

Nematology, 1999, 1(6), 591.

220. R.W. Payne, D.A. Murray, S.A. Harding, D.B. Baird & D.M. Soutar, GenStat

for Windows. 12th Edition, 2009, VSN International, Hemel Hempstead.

221. T.A. Hall, BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and

analysis program for Windows 95/98/NT, Nucleic acids symposium series,

1999, Vol. 41, No. 41, 95-98.

222. K. Tamura, J. Dudley, M. Nei & S. Kumar, MEGA4: Molecular

Evolutionary Genetics Analysis (MEGA) software version 4.0, Molecular

Biology and Evolution, 2007, 24, 1596-1599.

223. D.J. Hunt, Aphelenchida, Longidoridae and Trichodoridae: Their

Sistematics and Bionomics, CAB International, UK, 1993, 352 pp.

224. D.T. Buangsuwon, G. Rujirachoon, A.J. Brawn & A.L. Taylor, Rice diseases

and pests of Thailand, Thailand: Rice Protection Research Centre, Ministry of

Agriculture, 1971, 61-67.

Page 188: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

176

225. W. Birchfield, Host parasite relations and host range studies of a new

Meloidogyne species in southern USA, Phytopathology, 1965, 55, 1359-1361.

226. Y.S. Rao, P. Israel & H. Biswas, Weed and rotation crop plants as hosts for

the rice rootknot nematode, Meloidogyne graminicola (Golden and Birchfield),

Oryza, 1970, 7(2), 137-142.

227. A.K. Roy, Weed hosts of Meloidogyne graminicola, Indian Journal of

Nematology, 1977, 7(2), 160-163.

228. C.P. Yik & W. Birchfield, Host studies and reactions of rice cultivars to

Meloidogyne graminicola, Phytopathology, 1979, 69(5), 497-499.

229. Y.Y. Myint, Country report on rootknot nematode in Burma, Proceedings

of the 3rd Research Planning Conference on rootknot nematodes, Meloidogyne

spp., Region VI, 20-July 1981, Jakarta, Indonesia, North Carolina State

University, Raleigh, NC USA, 1981, 163-170.

230. S.R. Siciliano, L.C.C.B. Ferraz & A.R. Monteiro, Host range of Meloidogyne

graminicola in Brazil: primary study, Nematologia Brasileira, 1990, 14,121-130.

231. M.R. Siddiqi & M.A. Basir, On some plant parasitic nematodes occurring in

South India with description of two new species of the genus Tylenchorhynchus

Cobb, 1913, Proceeding 46 th

Indian Science Congress Part IV, 1959, 35.

232. S.A. Sher, Revision of the Hoplolaiminae (Nematoda)VI. Helicotylenchus

Steiner, 1945, Nematologica, 1966, 12, 1-56.

233. M.R. Siddiqi, Two new species of the genus Helicotylenchus Steiner, 1945

(Nematoda: Hoplolaiminae), Z. Parasitenkunde, 1963, 3, 239-244.

234. M.S. Jairajpuri & Baqri, Nematodes of high altitudes in India. I. Four new

species of Tylenchida, Nematologica 1973, 19, 19-30.

235. D.R. Dasgupta, D.J. Raski & S.A. Sher, A revision of the genus

Rotylenchulus Linford and Oliveira, 1940, (Nematoda: Tyllenchidae), Proc.

Helm. Soc. Wash. 1968, 35, 169-192.

236. R.P. Esser, Three additional species in the genus Hemicriconemoides Chitwood

& Birchfield, 1957 (Nemata: Tylenchida), Nematologica, 1960, 5, 64-71.

237. D.R. Dasgupta, D.J. Raski & D. Van Gundy, Revision of the genus

Hemicriconemoides Chitwood & Birchfield, 1957 (Nematoda: Criconematidae),

Journal of Nematology, 1969, 1, 126-145.

Page 189: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

177

238. M.R. Siddiqi, Hemicriconemoides mangiferae, CIH Descriptions of plant-

parasitic nematodes, Commonwealth Institute of Helminthology, 1977, 7, 99.

239. W. Decraemer & E. Geraert, Description of Hemicriconemoides

parataiwanensis sp. n. (Criconematidae) and four other Hemicriconemoides

species from Papua New Guinea with a consideration of variability in the genus,

Nematologica, 1992, 38, 267-295.

240. W. Decraemer, & E. Geraert, On the taxonomic status of Hemicriconemoides

mangiferae Siddiqi, 1961 and H. strictathecatus Esser, 1960 (Nematoda:

Criconematidae), Fundamental and Applied Nematology, 1996, 19, 608.

241. R. Crozzoli & F. Lamberti, Species of Criconemoides Taylor, 1936,

Discocriconemellade Grisse & Loof, 1965 and Hemicriconemoides Chitwood &

Birchfield, 1957 occurring in Venezuela, with descriptions of Criconemoides

tiaraensis sp. n. (Nematoda: Criconematidae), Russian Journal of Nematology,

2003, 11, 67-79.

242. C. Dhanachand & M.S. JaiRaipuri, Hemicriconemoides neobrachyurus sp.n.

and Hemicaloosia luci sp. n. (nematoda: Criconematoidea) From Manipur,

Indian, India Journal of Nematology,1979, 9, 111-116.

243. M. Luc & A. Coomans, Les Nematodes phytoparasites du genre Xiphinema

(Longidoridae) en Guyane et en Martinique Belg, J. Zool. 1992, 122, 147-183.

244. B.G. Chitwwood, Root-knot nematodes-Part 1. A revision of the genus

Meloidogyne Goeldi, 1887, Proc. Helminth. Soc. Wash, 1949, 16, 90-104.

245. A.M. Golden & W. Birchfield, Meloidogyne graminicola (Heteroderidae) a

new species of Root-knot nematodes from grass, Proc. Helminth. Soc. Wash,

1965, 32: 228-231.

246. S.A. Sher & M.W. Allen, Revision of the genus Pratylenchus (Nematoda:

Tylenchidae), University of California Publications in Zoology, 1953, 57, 441-447.

247. A.Y. Ryss, World fauna of the root parasitic nematodes of the family

Pratylenchidae (Tylenchida), Leningrad, USSR, 1988, 367 pp.

248. P.A.A. Loof, Taxonomic studies on the genus Pratylenchus(Nematoda),

Tijdschrift ober Plantenziekten66, 1960, 29-90.

Page 190: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

178

249. N. Vovlas & A. Troccoli, Histopathology of broad bean roots infected by the

lesion nematode Pratylenchus penetrans, Nematologia Mediterranea, 1990, 18,

239-242.

250. T.W. Graham, Nematode root rot of tobacco and other plants, Bulletin 390,

South Carolina Agricultural Experiment Station, Clemson Agricultural College,

1951, 25 pp.

251. H. Wang, K. Zhuo, W. Ye & J. Liao, Morphological and molecular

charaterisation of Pratylenchus parazeaen. sp. (Nematoda: Pratylenchidae)

parasitizing sugarcane in China, European Journal of Plant Pathology, 2015,

143, 173-191.

252. M. Hernández, R. Jordana, A. Goldaracena & J. Pinochet, SEM observations

of nine species of the genus Pratylenchus Filipjev, 1936 (Nematoda: Pratylenchidae),

Journal of Nematode Morphology and Systematics, 2000, 3(2), 165-174.

253. N.T. Tuyet, A. Elsen, H.H. Nhi & D. De Waele, Effect of temperature on the

in vitro reproductive fitness of Pratylenchus coffeae populations from Vietnam,

Archives of Phytopathology and Plant Protection, 2013, 46, 1-13.

254. D. De Waele & A. Elsen, Challenges in tropical plant nematology, Annu.

Rev. Phytopathol, 2007, 45, 457-485.

255. G.S. Abawi, J.W. Ludwig & L. Fusco, Symptoms and damage of the northern

root knot nematode on carrots in New York, Phytopathology 1997, 87, S1.

256. C.S. Huang & J.M. Charchar, Preplanting inoculum densities of root-knot

nematode related to carrot yield in greenhouse, Plant Disease, 1982, 66, 1064-1066.

257. B. Weischer & D.J.F Brown, An introduction to nematodes, General

nematology a students textbook, Pensoft, Sofia Moscow, 2000, p 49.

258. T.C. Vrain, G. Belair & P. Martel, Nonfumigant nematicides for control of

root-knot nematode to protect carrot root growth in organic soils, Journal of

Nematology, 1979, 11, 328-333.

259. L.A. Slinger & G.W. Bird, Ontogeny of Daucus carota infected with

Meloidogyne hapla, Journal of Nematology, 1978, 10, 188-194.

260. G. Belair & L.E. Parent, Using crop rotation to control Meloidogyne hapla

Chitwood and improve marketable carrot yield, HortScience, 1996, 31,106-108.

Page 191: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

179

261. G. Stirling, J. Nicol & F. Reay, Advisory services for nematode pests -

operational guidelines, Rural Industries Research and Development Corporation

Publication, 1999, 99/41.

262. G.S. Abawi, J.W. Ludwig, J. Carroll & T. Widmer, Management of leaf

blight diseases and rootknot nematode on carrots in New York. Pp. 71-72 In: RC

Brook (Ed.) Great Lakes Expo Fruit, Vegetable and Farm Market. Education

Session Abstracts, 2001. Michingan State University Extension.

263. T.C. Vrain, Relationship between Meloidogyne hapla density and damage to

carrots in organic soils, Journal of Nematology 1982, 14, 50-57.

264. J.L. Liao, Y.Q. Yin, X.Y. Bing & H.J, Zhou, Disease caused by reniform

nematodes in carrot and its control with nematicides, Journal of Huazhong

Agricultural University, 1999, 18, 335-338.

265. G.J.W. Janssen, The relevance of races in Ditylenchus dipsaci(Kuhn) Filipjev

the stem Nematode, Fundamental and Applied Nematology, 1994, 17, 469-473.

266. A. Tunlid & S. Jansson, Proteases and their involvement in the infection and

immobilization of nematodes by nematophagous fungus Arthrobotrys

oligospora, Appl. Environ. Microbiol, 1991, 57, 2868-2872.

267. A. Evans, Soil dwelling free-living nematodes as pests of crops, Scottish

Agricultural College Technical Note (TN603) ISBN, 2007, 1854828959.

268. M.H. Sun, L. Gao, Y.X. Shi, B.J. Li & X.Z. Liu, Fungi and actinomycetes

associated with Meloidogyne spp. eggs and females in China and their

biocontrol potential, Journal of Invertebrate Pathology, 2006, 93(1), 22-28.

Page 192: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

180

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I:

Danh sách các quần thể tuyến trùng thực vật ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam sử

dụng trong luận án

TT Ký hiệu mã số quần

thể lưu tại IEBR Địa điểm thu mẫu Tên loài

1 T4855 Đông Anh - Hà Nội T. annulatus

2 T4708 Cẩm Giàng - Hải Dương T. annulatus

3 T4862 Đà Lạt - Lâm Đồng T. annulatus

4 T4351 Nam Sách - Hải Dương T. mashhoodi

5 T4910 Văn Giang - Hưng Yên T. mashhoodi

6 H3657 Nam Sách - Hải Dương H. dihytera

7 H4857 Đông Anh - Hà Nội H. indicus

8 H4925 Văn Giang - Hưng Yên H. indicus

9 H5197 Đơn Dương - Lâm Đồng H. indicus

10 H4356 Nam Sách - Hải Dương H. chambus

11 R4857 Đông Anh - Hà Nội R. reniformis

12 R4691 Cẩm Giàng - Hải Dương R. reniformis

13 R4923 Văn Giang - Hưng Yên R. reniformis

14 R5265 Đơn Dương - Lâm Đồng R. reniformis

15 H4359 Nam Sách - Hải Dương H. strictathecatus

16 H4923 Văn Giang - Hưng Yên H. strictathecatus

17 M4854 Đông Anh - Hà Nội M. sphaerocephalum

18 M4694 Cẩm Giàng - Hải Dương M. sphaerocephalum

18 H4999 Đà Lạt – Lâm Đồng Hemicaloosia sp.

20 X5271 Đơn Dương - Lâm Đồng X. brevicolle

21 M3656 Nam Sách - Hải Dương M. incognita

22 M4859 Đông Anh - Hà Nội M. incognita

23 M4907 Văn Giang - Hưng Yên M. incognita

24 M5269 Đơn Dương - Lâm Đồng M. incognita

25 M4806 Cẩm Giàng - Hải Dương M. arenaria

26 M4854 Đông Anh - Hà Nội M. graminicola

27 P4922 Văn Giang - Hưng Yên P. coffeae

Page 193: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

181

28 P4996 Đà Lạt - Lâm Đồng P. penetrans

29 P4358 Nam Sách - Hải Dương P. thornei

30 P4854 Đông Anh - Hà Nội P. zeae

31 P3656 Nam Sách - Hải Dương P. zeae

32 P3655 Nam Sách - Hải Dương P. haiduongensis

33 P3658 Nam Sách - Hải Dương P. haiduongensis

34 P4728 Cẩm Giàng - Hải Dương P. haiduongensis

35 P4861 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1

36 P4981 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1

37 P5189 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1

38 P5208 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1

39 P3130 Đơn Dương - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 2

PHỤ LỤC II.

Danh sách các quần thể tuyên trùng thực vật ký sinh trên cà rốt ở Việt Nam

được đăng ký trình tự DNA trên Genbank

TT

Ký hiệu mã

số quần thể

lưu tại

IEBR

Địa điểm thu mẫu Tên loài Mã số trên

Genbank

1 H4359 Nam Sách - Hải Dương H. strictathecatus MK026627

2 M4694 Cẩm Giàng - Hải Dương M. sphaerocephalum MK026627

3 M3656 Nam Sách - Hải Dương M. incognita MH359157

4 M4859 Đông Anh - Hà Nội M. incognita MH359153

5 M4907 Văn Giang - Hưng Yên M. incognita MH359154

6 M5269 Đơn Dương - Lâm Đồng M. incognita MH359155

7 M4806 Cẩm Giàng - Hải Dương M. arenaria MH359158

8 M4854 Đông Anh - Hà Nội M. graminicola MH359152

9 P4922 Văn Giang - Hưng Yên P. coffeae MH359161

10 P4996 Đà Lạt - Lâm Đồng P. penetrans MH359162

11 P4358 Nam Sách - Hải Dương P. thornei MH359160

12 P4854 Đông Anh - Hà Nội P. zeae MH359159

13 P3655 Nam Sách - Hải Dương P. haiduongensis MF429813

14 P3658 Nam Sách - Hải Dương P. haiduongensis MF429812

Page 194: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

182

15 P4728 Cẩm Giàng - Hải Dương P. haiduongensis MF429811

16 P4861 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1 MH359166

17 P4981 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1 MH359165

18 P5189 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1 MH359164

19 P5208 Đà Lạt - Lâm Đồng Pratylenchus sp. 1 MH359163

PHỤ LỤC III.

Các đặc điểm hình thái được sử dụng để phân loại các loài Pratylenchus spp.

trong khóa định loại dạng bảng (Matrixcode) và khóa định loại lưỡng phân theo

Castillo & Vovlas (2007)[63]

A) Vòng đầu:

Nhóm 1: 2 vòng cutin

Nhóm 2: 3 vòng cutin

Nhóm 3: 4 vòng cutin

B) Con đực:

Nhóm 1: không có con đực

Nhóm 2: có con đực

C) Chiều dài kim hút:

Nhóm 1: Chiều dài kim hút <13μm

Nhóm 2: Chiều dài kim hút từ 13-15.9μm

Nhóm 3: Chiều dài kim hút từ 16-17.9μm

Nhóm 4: Chiều dài kim hút từ 18-20μm

Nhóm 5: Chiều dài kim hút >20μm

D) Hình dạng túi chứa tinh:

Nhóm 1: không có túi chứa tinh hoặc túi chứa tinh tiêu giảm

Nhóm 2: túi chứa tinh hình tròn hoặc hình cầu

Nhóm 3: túi chứa tinh hình oval

Nhóm 4: túi chứa tinh hình chữ nhật

E) Tỷ lệ chiều dài từ đầu đến vulva/ chiều dài cơ thể (V):

Nhóm 1: V<75%

Nhóm 2: V=75-79.9%

Page 195: TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY HẠI TRÊN CÀ RỐT Ở …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26619.pdfi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY

183

Nhóm 3: V=80-85%

Nhóm 4: V>85%

F) Chiều dài tử cung sau (PUS):

Nhóm 1: Chiều dài tử cung sau <16μm

Nhóm 2: Chiều dài tử cung sau từ 16-19.9μm

Nhóm 3: Chiều dài tử cung sau từ 20-24.9μm

Nhóm 4: Chiều dài tử cung sau từ 25-29.9μm

Nhóm 5: Chiều dài tử cung sau từ 30-35μm

Nhóm 6: Chiều dài tử cung sau >35μm

G) Hình dạng đuôi con cái:

Nhóm 1: Hình trụ

Nhóm 2: Gần hình trụ

Nhóm 3: Hình chóp

H) Mút đuôi của con cái:

Nhóm 1: Nhẵn (mịn)

Nhóm 2: Xẻ thùy

Nhóm 3: Nhọn

Nhóm 4: Có nhú phía bụng

I) Chiều dài thực quản tuyến:

Nhóm 1: Chiều dài thực quản tuyến <30μm

Nhóm 2: Chiều dài thực quản tuyến từ 30-39.9μm

Nhóm 3: Chiều dài thực quản tuyến từ 40-50μm

Nhóm 4: Chiều dài thực quản tuyến >50μm

J) Đường bên tại vulval:

Nhóm 1: có 4 đường bên

Nhóm 2: có 5 đường bên

Nhóm 3: có 6 hoặc 8 đường bên

K) Cấu trúc vùng bên tại vị trí vulva:

Nhóm 1: Các dải nhẵn

Nhóm 2: có cấu trúc areolation