26
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG CÁN BỘ CÔNG CHỨC Trường THCS Quang Trung Năm học 2019-2020 PHẦN I LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Giới thiệu Luật giao thông đường bộ năm 2008 Và các văn bản pháp luật liên quan. Cô Nguyễn Thị Hoa đang tuyên truyền pháp luật trước Cán bộ - công nhân viên toàn trường

TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG CÁN BỘ CÔNG CHỨC …thcsquangtrung.pgdbaoloc.edu.vn/upload/39309/...8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT TRONG CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Trường THCS Quang Trung

Năm học 2019-2020

PHẦN I

LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Giới thiệu Luật giao thông đường bộ năm 2008 Và các văn bản pháp luật liên quan.

Cô Nguyễn Thị Hoa đang tuyên truyền pháp luật trước Cán bộ - công nhân viên toàn trường

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con

người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông.Tai

nạn giao thông không loại trừ ai. Những người tham gia giao thông cần phải nghiêm chỉnh chấp

hành Luật giao thông đường bộ.

Luật giao thông đường bộ là văn bản quy phạm pháp lật do cơ quan nhà nước CHXHCNVN

ban hành để điều chỉnh các vấn đề về giao thông đường bộ và được đảm bảo thực hiện băn

quyền lực nhà nước.

Nhìn lại sử lập pháp thì Luật Giao thông đường bộ đầu tiên của nước ta là Luật giao thông

đường bộ năm 2001, luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa

X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 (sau đây

gọi chung là Luật năm 2001). Đây là luật đầu tiên về giao thông đường bộ, được đúc kết sau

một quá trình thực hiện các Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật về giao

thông đường bộ và các lĩnh vực có liên quan

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhất

là trong tình trạng trật tự an toàn giao thông đường bộ diễn biến ngày càng phức tạp thì Luật

năm 2001 đã bộ lộ nhiều hạn chế cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Nhận thức được sự cần thiết trên, ngày 13/11/2008 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua luật số: 23/2008/QH12ngày (còn gọi là Luật giao thông

đường bộ năm 2008) luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 và thay thế Luật giao

thông đường bộ ngày 29/6/2001 và cho đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành.

So với luật giao thông đường bộ măm 2001 thì Luật giao thông đường bộ năm 2008 gồm 8

chương với 89 điều. Trong số 89 điều, Luật chỉ có 03 điều của Luật năm 2001 được giữ nguyên

(chiếm 3.37%); có 68 điều bổ sung, sửa đổi (chiếm 76.40%) và 18 điều mới (chiếm 20.23%).

Sau đây tôi xin giới thiệu một số quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008

Ngoài văn bản luật còn có văn bản hướng dẫn thi hành Luật đó là Nghị định số: 46/2016/NĐ-

CP ngày 26 tháng 5 năm 2016

Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định tăng mức phạt tiền với 194 hành vi vi phạm giao

thông gồm 153 hành vi trên đường bộ và 41 hành vi trên đường sắt

TT 91/2015 Bộ GTVT về khoản cách an toàn giữa các xe

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đường bộ 2. Công trình đường bộ 3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 4. Đất của đường

bộ 5. Hành lang an toàn đường bộ 6. Phần đường xe chạy ………

Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ

5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao

thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm

quyền quản lý.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm (23 hành vi)

7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có

nồng độ cồn.

Theo thống kê, trong số các vụ tai nạn giao thông xảy ra hằng năm có đến 40% số vụ do người

điều khiển xe uống rượu bia khi tham gia giao thong. Năm 2018, lực lượng chức năng xử lý hơn

91.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong 4 tháng đầu năm 2019, đã xử lý gần 50.000

trường hợp.

Dẫn chiếu nghị định 46/2016/NĐ-CP

Theo Điều 5 và Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì các mức phạt liên quan đến hành vi điều

khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà

trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc

chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình

phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

*Đối với người lái xe ô tô “ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều

khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50

miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở’ Từ mức xử phạt nêu

trên theo nghị định 46, người lái xe ô tô không được uống rượu bia khi lái xe

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà

trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu

hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị

áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu

hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1

lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy

phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.

Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các

loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe

mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe

gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80

miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc

bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3

tháng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành

yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc điều khiển xe

trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu

hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm

còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Đối với người điều khiển phương tiện xe máy ‘ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000

đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các

loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi

thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25

miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở”

(Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở phụ thuộc vào cân nặng, sưc khỏe, thời gian uống trước

khi lài xe.... là nam giới không nên uống quá 2 đơn vị tiêu chuẩn, tương ứng với 1,5 lon bia

hoặc 2 ly rượu. Còn với nữ thì càng không nên sử dụng chất có cồn trước 1 giờ đồng hồ khi lái

xe, nếu có uống cũng chỉ nên dừng lại ở mức tối đa 1 lon bia)

Ví dụ so sánh với mức xử phạt ở một số nước

Trung Quốc: Pháp luật Trung Quốc quy định mức cồn trong máu cho phép là 0,02%. Từ

0,02% - 0,08%, người uống rượu lái xe sẽ bị phạt 1.000 - 2.000 nhân dân tệ (hơn 3,36 - 6,7 triệu

đồng) và đình chỉ Giấy phép lái xe trong 6 tháng.

Còn trên mức 0,08%, người vi phạm có thể bị phạt tù 3 năm và bị cấm lái xe trong 5 năm.

Nếu tài xế gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong, Giấy phép lái xe sẽ bị đình chỉ vĩnh

viễn.

Nhật Bản: Giới hạn mức cồn cho phép là 0,03% tại Nhật Bản. Trên 0,03% - 0,7999%, tài xế có

thể bị phạt đến 4.000 USD (hơn 93 triệu đồng) và 3 năm tù. Từ 0,08% trở lên, người vi phạm có

thể bị phạt tối đa 8.800 USD (hơn 205 triệu đồng) và 5 năm tù.

Pháp luật Nhật Bản cũng quy định hình phạt cho tội lái xe say rượu gây tai nạn là 20 năm đối

với tai nạn gây chết người và 15 năm đối với tai nạn không gây chết người.

Singapore : Nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, người điều khiển phương

tiện sẽ bị phạt tiền lên đến ( 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam.

Nếu tái phạm, tài xế sẽ phải đối mặt với mức hình phạt tăng thêm. Cụ thể, Singapore phạt tù từ

6 - 12 tháng và phạt tiền từ (từ 50 - 130 triệu đồng) đối với tài xế tái phạm lần thứ 2. Tài xế

phạm lỗi lần thứ 3 sẽ bị phạt (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.

Hàn Quốc: Với Hàn Quốc, chỉ uống 3 ly rượu soju và lái xe, nếu bị phát hiện, tài xế sẽ có thể

đối diện với 3 năm tù giam. Với nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, người lái xe sẽ bị

quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206

triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ.

Tại Mỹ: quy định khi nồng độ cồn trong máu đạt mức 80 miligram/100 ml máu trở lên sẽ bị

khép vào tội lái xe dưới tác động của chất kích thích. Nếu là lần đầu tiên vi phạm, người lái cần

trả số tiền phạt từ 300-1.000 USD(tương đương 7-23 triệu đồng), từ lần thứ 2 trở đi sẽ là 5.000

USD trở lên (tương đương 116 triệu đồng). Ngoài việc phạt tiền, tài xế còn đối mặt với việc

ngồi tù từ 6 tháng đến 3 năm và tịch thu bằng lái.

Chưa dừng lại ở đó, khi đã đối mặt với tội lái xe dưới tác động của chất kích thích chủ xe sẽ

phải trả phí bảo hiểm xe gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 5 lần mức bảo hiểm thông thường. Ngoài ra

còn phải học lại khóa ý thức tham gia giao thông, khóa học có chi phí 300-500 USD và chủ xe

phải tự chi trả số tiền này.

Xe của người vi phạm còn phải gắn một thiết bị kiểm soát nồng độ cồn với chi phí lắp đặt 730-

2.800 USD. Thiết bị này yêu cầu tài xế thổi vào máy để phân tích, nếu nồng cồn dưới 0,5% thì

xe mới có thể khởi động. Tài xế vi phạm lần đầu trong vòng 5 năm sẽ phải gắn thiết bị này lên

xe 6 tháng, lần thứ 2 sẽ là 1 năm và lần thứ 3 sẽ là 3 năm.

“Việt Nam đang là một cường quốc về sử dụng rượu, bia”. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt

Nam đứng thứ hai khu vực Đông - Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ

rượu, bia. Những con số thống kê làm chúng ta không khỏi giật mình. Vì rượu bia và tai nạn

giao thông dường như có liên quan mật thiết với nhau.

Kinh nghiệm 13 năm “ôm” vô lăng đã trở nên vô nghĩa bởi mấy chai bia, đó là lời thú nhận

muộn màng của lái xe Lê Trung Hiếu - người gây ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào

0h10’ ngày 1/5 tại đường hầm Kim Liên, Hà Nội làm chết 2 người. Lái xe gây ra vụ tai nạn này

thừa nhận đã uống bia trước khi gây họa, cơ quan chức năng đã đo được nồng độ cồn của lái xe

này là 0,751 mg/lít khí thở

Vụ nam lái xe ô tô 7 chộ đâm chết chị lao công ở Hà Nội và gây tai nạn liên hoàn,

Nhà chức trách cho biết nồng độ cồn trong khí thở của tài xế ở mức 1,041 mg/lít khí thở, cao

gấp gần ba lần mức phạt cao nhất (0,4mg/lít) theo Nghị định 46.

CHƯƠNG II: QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn

giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và

ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên

phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải

người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều

khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao

thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao

thông.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được

đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý

quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh

và biển chỉ dẫn.

5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho

người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường

cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

* Giới thiệu hệ thống biển báo giao thông

* Lưu ý : Tại điểm c khoản 3 điều 10 quy định

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong

trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho

người đi bộ qua đường.

Dẫn chiếu nghị định 46/2016/NĐ-CP Với xe ô tô: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Với xe mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Gặp đèn vàng, là phải dừng lại trước vạch dừng.

Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe

Quy định về tốc độ của xe máy, xe gắn máy – Đối với xe gắn máy: Tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h. -Đối với xe Ô tô, xe mô tô.

Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư

Loại xe Tốc độ tối đa

Đường đôi; đường một chiều

có 2 làn trở lên

Đường hai chiều không có dải

phân cách giữa; đường một

chiều có 1 làn xe

- Ô tô

- Xe mô tô hai bánh, ba bánh

- Máy kéo

- Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc

được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

60km/h 50km/h

Tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư

Loại xe

Tốc độ tối đa

Đường đôi; đường một chiều

có 2 làn trở lên

Đường hai chiều không có dải

phân cách giữa; đường một

chiều có 1 làn xe

- Ô tô con, ô tô chở người đến 30

chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải trọng

tải đến 3,5 tấn

90km/h 80 km/h

- Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ

xe buýt); ô tô tải trọng tải trên

3,5 tấn

80 km/h 70 km/h

- Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi

rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe

mô tô

70 km/h 60 km/h

- Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe

khác

60 km/h 50 km/h

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy

Loại xe Tốc độ tối đa

- Xe máy chuyên dùng

- Xe gắn máy (kể cả xe máy

điện)

- Các loại xe tương tự

Theo biển báo đường bộ nhưng không quá 40km/h

Tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc

Loại xe Tốc độ tối đa

Tất cả loại xe Theo biển báo đường bộ nhưng không quá 120km/h

Điều 11. Giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe

Điều 12. Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường

Chương III( Nghị định 91/2015/Bộ GTV)

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE (THUỘC LOẠI XE CƠ GIỚI VÀ XE CHUYÊN DÙNG) KHI THAM

GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an

toàn tối thiểu (m)

>60 35

80 55

100 70

120 100

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải

chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào

mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.

2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải

điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại

khoản 1 Điều này.

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ

được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong

đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi

sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin

vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước

cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi

ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và

phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường

giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt,

ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp,

đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Dẫn chiếu nghị định 46/2016/NĐ-CP Nghị định 46/2016/NĐ-CP nêu rõ: Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ôtô và các loại xe tương tự

xe ôtô: - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi

chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi

chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo

hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi

cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.

Điều 16. Lùi xe 1. Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm

mới được lùi.

2. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ

giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường

cao tốc.

Ví dụ vụ Inova lùi xe trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên gây tai nạn thương tâm

Chiều 19-11-2016, Ngô Văn Sơn điều khiển ô tô Innova chở 11 người trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Tuy

nhiên do đi quá lối ra ở nút giao Yên Bình nên Sơn đã điều khiển ô tô Innova đi lùi trên cao tốc để ra nút giao.

Cùng lúc đó, tài xế Lê Ngọc Hoàng điều khiển xe container chở thép đi phía sau. Dù phát hiện xe Innova của

Sơn điều khiển đi lùi trên cao tốc nhưng Hoàng đã không nhấn phanh ngay mà muốn vượt lên. Tuy nhiên thời

điểm đó, bên trái xe container có phương tiện khác đang đi cùng chiều phía sau nên tài xế Hoàng không thể điều

khiển ô tô vượt lên. Khi cách xe Innova 10m, Hoàng mới phanh nên xe container đã đâm vào đuôi xe Innova.

Vụ tai nạn khiến 4 người trên chiếc Innova tử vong và 6 người khác bị thương.

Kết luận điều tra cũng làm rõ, khi điều khiển xe Innova trong hơi thở của lái xe Sơn có nồng độ cồn, chở quá số

người quy định và đi lùi xe trên đường cấm lùi. Tài xế Sơn đã vi phạm các điều 8, 16 và 68 Luật Giao thông

đường bộ; vi phạm Bộ luật Hình sự 2015.

HĐXX tuyên Sơn 9 năm, Hoàng 6 năm tù. Sơn phải chịu 2/3 trong tổng số 1,4 tỷ đồng bồi thường cho gia đình

các bị hại.

Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ

để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường

hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải

dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường

xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện

khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Clip ô tô suýt bị tông vì tài xế dừng giữa đường tranh nhặt tiền với người đi xe m áy Đang điều khiển

ô tô biển số 35A-127.41 sáng 24.8, tài xế thấy xấp tiền rơi ra giữa đường nên dừng lại bất chợt. Một nam thanh

niên vội vã xuống ô tô, chạy ra giữa đường tranh nhặt tiền với anh chàng mặc áo đỏ, quần vàng đi xe

máy.Nhiều người đi xe máy thấy tiền rơi cũng dừng xe và chạy ra nhặt.

Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật

này và các quy định sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất

không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường

hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện

thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng

đường, hè phố trái quy định.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.

Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe

1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo

thứ tự:

a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng

khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

đ) Đoàn xe tang.

3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh

hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được

chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo

hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau

đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực

hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ví dụ: Theo BS Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt BV Nhi đồng 1 TP.HCM, số ca nhập viện thời

điểm đầu năm 2019 tăng gấp 5 lần so với thời điểm này của năm 2018, mức độ tai nạn cũng trầm trọng hơn.

"Đây là thực trạng đáng báo động, các bậc phụ huynh cần chú ý nhắc nhở, bảo vệ con em trong thời điểm cả

nước bước vào năm học mới.

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được

chở tối đa hai người.

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Điều 32. Người đi bộ

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm

quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương

tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính

mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ hiện trường;

b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp

cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không

bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

Dẫn chiếu nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nghị định 46/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nêu rõ, người

điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình

báo với cơ quan có thẩm quyền, cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 5-6 triệu đồng. Với cùng hành vi

này, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị phạt từ 2-3 triệu đồng.

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng gây tai nạn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về

tham gia giao thông đường bộ theo BLHS 2015 với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.

Bên cạnh đó, cá nhân hoặc tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu có thể bị xử phạt

hành chính từ 500.000 - 2 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS năm 2015 sửa đổi về tội

“Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” với mức hình phạt cao nhất là 7 năm

tù.

Quy định là vậy, song thực tế vẫn có không ít người thờ ơ, bỏ mặc, không hỗ trợ nạn nhân, một phần do họ sợ

bị nghi ngờ, liên lụy, “làm ơn, mắc oán”, sợ bị cơ quan chức năng tra hỏi, triệu tập, sợ bị trả thù, một phần do

mất niềm tin vào những điều tốt đẹp.

Ví dụ

Vào khoảng 3 giờ 12 ngày 25/6 tại ngã tư Tân Hương - Võ Công Tồn, P.Tân Quý, Q.Tân Phú (TP.HCM) cũng

khiến mạng xã hội dậy sóng về sự vô cảm của con người., xe taxi Vinasun do Nguyễn Tấn Phú (48 tuổi) cầm lái

đã va chạm với chiếc xe máy do anh Nguyễn Hoàng L điều khiển, phía sau xe chở chị Nguyễn Thị Mỹ T.

Sau tai nạn, chiếc xe máy lao vào góc tường của nhà dân gần đó. Cả 2 người ngồi trên xe máy đều văng khỏi xe,

ngã xuống vỉa hè, nằm co giật. Lái xe taxi tuy có dừng xe, mở cửa bước xuống, đến gần anh L quan sát nhưng

ngay sau đó đã lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường, để mặc 2 nạn nhân bị thương khá nặng. Vài phút sau, anh L cố

gắng gượng chồm dậy lao ra đường cầu cứu nhưng không ai tới giúp đỡ.

Điều đáng nói là, trong khoảng thời gian hơn 11 phút tại khu vực này có hàng chục ô tô, xe máy, xe đạp đi qua

vị trí nạn nhân nằm, có người đã dừng lại, lấy điện thoại ra gọi, lại gần cô gái bị nạn kiểm tra hơi thở rồi quay

lại nói chuyện với một số người khác nhưng tất cả chỉ đứng nhìn 2 nạn nhân nằm co giật. Ít phút sau, nhóm

người này đều rời đi.

Sau khi những đoạn clip trên được đăng tải lên mạng, nhiều người dân đã bày tỏ sự bức xúc trước sự thờ ơ, vô

cảm của những người đi đường khi chứng kiến sự đau đớn, nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân bị tai nạn

giao thông, đồng thời đặt câu hỏi: “Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Phải chăng luật pháp còn nương

nhẹ những kẻ gây tai nạn, những người cố tình không cứu giúp người gặp nạn nên mới xảy ra vụ việc đau lòng

như vậy?”

Ngoài ra, hiện còn khá nhiều người không có kỹ năng sơ cứu người bị nạn. Họ bối rối, lúng túng, không biết

phải làm thế nào vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống… nên miễn cưỡng làm ngơ.

Cho dù với lý do nào thì việc không cứu giúp người đang gặp nguy hiểm là không thể chấp nhận được. Mỗi cá

nhân cần hiểu rằng, cứu giúp người bị nạn không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân mình mà nó còn thể

hiện tình người, sự quan tâm chia sẻ với đồng loại. Chưa nói đến việc tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ

lúc nào nên mỗi người cần đặt mình vào hoàn cảnh của người bị nạn để khẩn trương giúp đỡ.

Thiết nghĩ, để hạn chế những vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra tiếp theo, mỗi người cần bổ sung kỹ năng sống, kỹ

năng sơ cứu, xử lý các tình huống bất ngờ như khi thấy người bị nạn cần gọi cấp cứu 115, gọi cảnh sát 113 để

báo sự việc.

Bên cạnh đó, người chứng kiến cũng nên dùng điện thoại chụp hoặc quay phim lại hiện trường, kêu gọi sự trợ

giúp của những người xung quanh, tìm cách liên hệ để báo tin cho người thân của người bị nạn.

Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8, quy định tăng mức phạt tiền với 194 hành vi vi phạm giao thông gồm 153

hành vi trên đường bộ và 41 hành vi trên đường sắt. Đáng chú ý, Nghị định bổ sung nội dung tăng cường sự

giám sát của nhân dân với quy định người dân có thể ghi hình các trường hợp vi phạm và gửi đến cơ quan công

an.

Nhà chức trách sẽ lấy đó làm căn cứ xác minh và xử lý người vi phạm. "Đây là biện pháp tích cực, không

những tăng tính giám sát của người dân trên đường mà còn nâng cao ý thức của người tham gia giao thông",

Đã từ rất lâu, giao thông luôn là vấn đề gây nhức nhối ở Việt Nam, Cụ thể, về tình hình tai nạn giao thông, 6

tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.810 người, bị thương 6.358

người. So với 6 tháng đầu năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 641 vụ (giảm 7,1%), số người chết giảm

311 người (giảm 7,55%), số người bị thương giảm 679 người (giảm 9,65%).

Mỗi ngày trôi qua, có những người mãi mãi ra đi hay bị tàn tật, sống đời thực vật chỉ vì TNGT. Những tiếng

trẻ khóc cha, vợ khóc chồng và người đầu bạc tiễn người đầu xanh làm chúng ta nhói lòng. Cứ thế, nỗi đau

mang tên TNGT cứ âm ỉ, kéo dài, trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông.

Sau đây là tâm sự của một người mẹ có con trai duy nhất mất vì tai nạn giao thông, đó là nỗi đau của người đầu

bạc đưa tiễn người đầu xanh.

‘ Trong nhà, mấy bức rèm buông rủ, mùi hương trầm bay nghi ngút. Gương mặt đờ đẫn, bà Lan đứng trước bàn

thờ thắp mấy nén nhang cho con trai. Ngắm di ảnh con bà lại không kìm được nước mắt.

Trong tiếng nấc nghẹn ngào, bà kể: H là cậu con trai duy nhất của bà. Bố H bỏ đi Nam từ ngày em còn trong

bụng mẹ. Một mình bà làm thuê làm mướn nuôi con trai ăn học. Học hết cấp 3, H cũng đã xin được một công

việc ổn định để làm. Bà rất phấn khởi bởi con đã khôn lớn, trưởng thành, mẹ con có thể nương tựa vào nhau mà

sống. Thế nhưng, có ngờ đâu, chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau khi xin phép mẹ đi ra ngoài một lúc rồi về, mà bà

Lan mất con mãi mãi. Trên đoạn đường cách nhà vài cây số, trong lúc vượt lên một xe khác, H đã va vào chiếc

xe tải khiến xe ngã ra rồi bị một chiếc xe máy khác chồm lên. Chàng trai 18 tuổi không bao giờ còn cất tiếng

gọi mẹ được nữa.

Tai nạn giao thông còn là nỗi đau của những đứa trẻ đang có một mái ấm gia đình bỗng chốc trở thành

đứa trẻ không nơi nương tựa.

Khoảng 23h30 ngày 22-4, trên đường Láng xảy ra tai nạn liên hoàn giữa xe con với nhiều phương tiện khác. Vụ tai

nạn khiến chị Lê Thị Thu Hà (41 tuổi, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội) thiệt mạng.

Nửa đêm, người con trai lớp 9 Trần Đức Anh nghe bà ngoại hoảng hốt báo mẹ gặp nạn ngoài đường. Đó là một

người mẹ khốn khó, sáng chạy xe ôm, chiều dọn rác đến rạng sáng mới về nhà với bà ngoại, với con trai...

Trong căn phòng xập xệ, tường loang lổ, nứt toác, người học trò lớp 9 Trần Đức Anh chết lặng, thất thần trong nỗi

nhớ mẹ, thương mẹ...

Trong căn phòng nhỏ xíu chỉ đủ kê một chiếc giường con, một bộ bàn học, em Trần Đức Anh (con trai lớn của chị

Hà) ngồi thất thần. Em ngồi trên chiếc giường có hai chiếc gối nhỏ là góc quen thuộc của hai mẹ con. Chị Hà vừa

ra đi, để lại cậu con trai út mới học lớp 6 và Đức Anh đang sắp sửa thi chuyển cấp vào lớp 10.

Lời tâm sự nhói lòng của Dức Anh khi mất mẹ "Hai mẹ con ít có thời gian tâm sự. Mẹ làm công nhân ban đêm,

sáng chạy thêm xe ôm. Sáng em đi học, có những ngày tối muộn về nhà không gặp mẹ, em đi ngủ rồi thì mẹ mới

về đến nhà. Mẹ làm nhiều lắm, lam lũ vì em. Thương mẹ, em từng nói mẹ nghỉ việc, nhưng mẹ cứ làm thôi", cậu

con trai cả ngước mắt lên nhìn trần nhà “Trước khi đi làm mẹ còn dặn em ăn cơm, học bài rồi nghỉ sớm thế mà

hôm nay em đã mất mẹ mãi mãi".

TNGT còn là nỗi đau của những đôi lứa yêu nhau, những dự định về tương lai đành dang dở Những tâm sự đẫm nước mắt của chàng trai mất đi người yêu sau 18 năm làm bạn, 2 năm yêu nhau chỉ vì tai

nạn giao thông “Ba năm đã qua. Nhưng anh vẫn nhớ em, nhớ giọng nói của em, nhớ mỗi khi em cười, nhớ

những lần chúng mình bên nhau ấy. Anh còn lưu toàn bộ số ảnh mà mình chụp, anh tìm cả những bức ảnh hồi

nhỏ nữa,”.

18 năm làm bạn, hơn 2 năm yêu nhau và chỉ thiếu vài ngày nữa là tròn 3 năm xa cô người yêu gắn bó và lớn

lên cùng nhau từ khi còn nhỏ, chàng trai thầm trách: “Em đi mà không nói một lời. Em đi mà khiến cho bao

nhiêu dự định của 2 đứa bỗng trở thành mây khói. Em đi để lại đây một mình anh sống trong nuối tiếc và ân

hận. Em đi ở cái tuổi đẹp nhất đời con gái. Tuổi 20”.

Chắc thầy cô chưa quên vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Điện Bàn- Quảng Nam, vụ tai nạn là do va chạm giữa

xe 16 chỗ trên đường từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu, vụ tai nạn làm cho 13 người trên xe đi rước dâu tử

vong trong đó có chú rễ, điều đáng nói là đa số trong 13 người là bà con trong dòng họ, nỗi đau bao trùm cả

làng quê nghéo khó. Lời tâm sự của một người hàng xóm "Đau lòng lắm chú ạ, mình chỉ là hàng xóm láng

giềng mà thấy cảnh tang thương này không cầm nổi nước mắt. Những người xấu số đều là bà con, láng giềng

cả", bà Châu nghẹn ngào.Từ đầu làng ngõ xóm đều nhuốm một màu tang tóc, khói hương nghi ngút, tiếng khóc

ai oán

Trong khi đám cưới vẫn được tổ chức ở quê nhà, chị Yên vội theo cha lên xe ra Quảng Trị chịu tang chồng, chị

khóc vật vã bên quan tài người chồng xấu số vừa gặp nạn trên đường đi rước dâu, tiếng khóc như xé lòng'Long

ơi! Sao để xe hoa thành xe tang hả anh' “Chồng ơi, trở về với em đi, chúng ta còn chưa kịp làm đám cưới

mà…” Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn noí trên là do tài xế contene buồn ngủ, mất lái

Có một nỗi đau mang tên “nỗi đau tai nạn giao thông”về nguyên nhân gây tai nạn giao thông thì có rất nhiều

nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn do ý thức của người tham gia giao thông. Vì vây, tìm hiểu Luật

giao thông, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người là nghĩa vụ

của mỗi công dân. Đặc biệt tất cả thầy cô chúng ta ngồi đây, ngoài việc đảm bảo an toàn cho chính mình,

chúng ta còn là những tuyên truyền viên cho HS về Luật giao thông.

PHẦN II

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho

dân tộc Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục.

Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính

phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày những nhiệm vụ cấp bách cần giải

quyết ngay. Trong đó, vấn đề thứ hai là “nạn dốt”. Nạn mù chữ của nhân dân ta được Người coi là một thứ giặc

nguy hại không kém gì giặc ngoại xâm. Người khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề

nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Trong “Thư gửi cho học sinh”, ngày 5/9/1945, Bác viết: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là

được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người

công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các

em”.

Bác khích lệ học sinh chăm chỉ học tập để làm rạng rỡ cho nước nhà: “Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước

nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho

chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở

các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh

quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của

các em”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của những thầy giáo, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ

trẻ. Người đánh giá cao sứ mệnh của người thầy: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích

cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là

thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song

những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh... Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân

dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được?

Để hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang đó, mỗi người thầy giáo, cô giáo phải không ngừng rèn luyện để luôn tiến

bộ, phải có kiến thức và phương pháp giảng dạy tốt, có nhân cách đạo đức và có tình thương yêu học sinh, say

mê với nghề nghiệp. Bác chỉ rõ trách nhiệm của người thầy giáo, cô giáo: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức,

tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức ... Cho nên

thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con.

Hồ Chí Minh xác định rõ chức năng của người thầy giáo là dạy học theo mục tiêu giáo dục của nước nhà trong

từng giai đoạn phát triển của xã hội. Trong Lá thư gửi Hội nghị Giáo dục toàn quốc tháng 3/1955, Bác Hồ đã

viết: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là chăm lo cho con em của nhân dân thành người công

dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”. Bác cũng nhấn mạnh rằng:

Nhiệm vụ của người thầy giáo không chỉ là sự truyền bá tri thức, phương pháp, tay nghề cho người học, mà

thầy giáo cũng như học trò, tất cả đều phải tham gia vào các công việc xã hội một cách thật tích cực. Nhà

trường phải gắn liền với thực tiễn xã hội, gắn liền với đời sống của nhân dân. Đồng thời, Bác Hồ còn chỉ ra bản

chất ưu việt của nền giáo dục trong xã hội mới là hoàn toàn khác với giáo dục trong xã hội cũ: động cơ của

người làm nghề thầy giáo không phải là mục đích kinh tế thuần túy mà động cơ giáo dục của người thầy giáo

phải gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể theo nhu cầu của xã hội, phải đáp ứng được lợi ích của nhân dân,

vì sự mưu cầu hạnh phúc cho con người.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, người làm thầy giáo phải luôn là tấm gương không ngừng học tập để nâng

cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để làm tấm gương sáng

cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới trên mọi phương diện.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề vai trò, vị trí và chức năng của người thầy giáo luôn được quan tâm đúng

mức và đánh giá cao. Sự đánh giá cũng như những nhận định của Bác về người thầy giáo là hoàn toàn có cơ sở

và được Bác luận giải trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, người thầy giáo là hạt nhân của sự nghiệp giáo dục, mà giáo dục có mối liên hệ mật thiết với tất cả

các lĩnh vực khác bởi nó là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực cho mọi ngành nghề trong xã hội. Thấm nhuần được

quan điểm này, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và nhiệm vụ thiêng liêng,

cao quý của giáo dục là phải tập trung thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng

nhân tài”.

Thứ hai, người thầy giáo luôn phải gương mẫu trong học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, tri thức khoa học,

phải là tấm gương tự học với quan niệm “Sự học không bao giờ cùng” để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của

thời đại trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước trước tình hình mới. Đặc biệt là trong bối cảnh khoa

học - kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì tấm gương tự học của người thầy càng trở nên quan trọng hơn

bao giờ hết đối với người học.

Thứ ba, người thầy giáo phải luôn tự rèn luyện và trở thành tấm gương sáng về đạo đức cách mạng cho học trò

nói riêng và mọi người nói chung noi theo. Hình ảnh người thầy giáo luôn được xã hội xem là biểu tượng của

văn hóa, là đại diện cho văn minh thời đại.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người thầy giáo phải có đức hy sinh cao cả, sự cống hiến thầm

lặng như những người lái đò, đưa từng thế hệ học trò đến bến bờ của thành đạt và vinh quang, giúp họ trở thành

những con người có ích cho xã hội, mà về phần mình, người thầy giáo không đòi hỏi gì. Niềm vui của người

thầy chính là sự tiến bộ của học trò, sự thành đạt của người mà họ dạy dỗ và truyền thụ tri thức.

Trong thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ có nhiều lần tới thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên,

sinh viên của Trường ĐHSP Hà Nội – ngôi trường được ví là “máy cái” trong ngành Giáo dục, trong sự nghiệp

“trồng người”. Năm 1957, tới thăm trường, Bác căn dặn cán bộ giáo viên về cách dạy dỗ phải xuất phát từ tình

yêu thương học trò,....

Năm 1958, nói chuyện với giáo viên cấp 2, 3 toàn miền Bắc tại lớp học chính trị do Bộ Giáo dục tổ chức, Bác

đã trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ rõ vai trò của người giáo viên: "Đào tạo thế hệ tương lai là trách nhiệm nặng

nề nhưng rất vẻ vang. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân và cán bộ tốt cho nước nhà”... Bác nhấn mạnh

đến vai trò của người thầy, đến cái gốc rễ của giáo dục: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu

không có thầy giáo thì không có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế -

văn hóa”.

Tiếp đến, năm 1960, Người giáo dục sinh viên phát huy tinh thần phấn đấu trong học tập và cống hiến cho cách

mạng. Đặc biệt, năm 1964, về thăm trường, Người đã căn dặn rất kỹ tập thể giáo viên và sinh viên về vấn đề

môi trường sư phạm: "Làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường Sư phạm mà còn là trường

mô phạm của cả nước". “Mô phạm” trong mong muốn của Bác là gì? Đó chính là những khuôn phép, sự

mẫu mực, chuẩn mực để người khác tôn trọng và noi theo

Bác Hồ đến thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Về phương pháp và phong cách dạy học

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ làm rõ về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của giáo dục và dạy học, mà còn

định hướng cho chúng ta khi xác định phương pháp và phong cách dạy học. Điều đó thể hiện ở những quan

điểm sau:

- Học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng kết hợp lí luận với

thực tế là một nguyên tắc rất quan trọng. Bác nêu rõ mối quan hệ giữa lí luận và thực hành: Lí luận phải đem ra

thực hành. Thực hành phải nhằm theo lí luận. Lí luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái

đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên, vì vậy mỗi người phải gắng học,

đồng thời học thì phải hành.

Ví dụ về tình trạng học không đi đôi với hành hiện nay

- Dạy học phải chú ý đặc điểm đối tượng, phải biết dạy cho ai. Bác đã chỉ ra rằng: Muốn cho việc dạy học

không xa rời quần chúng, điều kiện cơ bản đối với người thầy giáo là phải sát đối tượng, phải đóng giày theo

chân chứ không thể khoét chân cho vừa giày. “Chân” ở đây là quần chúng, là học sinh. Người thầy giáo phải là

người thợ giày tận tụy và lành nghề. Muốn vậy, phải đi sâu, đi sát để tìm hiểu tâm tư, mắc mớ của học sinh, từ

đó, tìm ra con đường giải quyết hợp lí việc dạy học, tuyên truyền.

- Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Khi nói chuyện với các anh em ở lớp nghiên cứu chính trị khóa I

của trường Đại học Nhân dân Việt Nam (1956), Bác Hồ đã căn dặn mọi người: Học hỏi là một việc phải tiếp tục

suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết

rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ. Cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để

tiến bộ kịp nhân dân. Lênin khuyên chúng ta: Học, học nữa, học mãi. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành

điều đó.

Câu chuyện Bác Hồ với tinh thần tự học

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng

ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không

biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết

tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình

dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.

Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới cái tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác

thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những

quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào,

Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép

chúng lại thành câu thực hành ngay.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời

gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với

mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng

xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn

xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình

đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho

dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.

Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải

trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5

giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm

thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ

tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết.

Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu

sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ

yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân

văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần

sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Tấm gương sáng của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận

cho mỗi người Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay

Bác cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu về

mọi mặt trong đó là tính trung thực; có như vậy mới xứng đáng là công bộc của dân, góp phần

xây dựng xã hội tốt đẹp.

Kể chuyện: NHÀ BÁC KHÔNG CÓ THỎ ĐÂU ! Đồng chí Vũ Kỳ, người đã nhiều năm giúp việc cho Bác Hồ kể lại:

Một lần, các cháu thiếu nhi vào Phủ Chủ tịch ríu rít quanh Bác. Một em hỏi:

- Thưa Bác, chúng cháu muốn xem nhà Bác Hồ ạ.

Bác cười tươi:

- Đây không phải là nhà Bác, đây chỉ là nơi làm việc của Bác thôi. Để Bác dẫn các cháu đi xem vườn

hoa nhé!

Một cháu chạy vội bị vấp ngã, cô giáo chạy lại dỗ cháu:

- Nín đi! Nín ngoan, cô yêu, rồi cô cho đi xem con thỏ của Bác Hồ nuôi.

Bác ngắt một bông hoa, đến gần cháu bé dỗ:

- Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa nhỏ, chứ nhà Bác không có thỏ đâu!

Cháu bé nín khóc, cầm hoa, một tay nắm ngón tay Bác để Bác dắt đi. Sau đó, Bác nói riêng Nhắc nhở

một cô giáo “Đối với các cháu, dù còn nhỏ, cũng nên nói sự thật, làm gương tốt và tạo thói quen tốt cho các

cháu

Bác Hồ với thiếu nhi

Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh trách nhiệm của Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ

trẻ: “Ðảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây

dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan

trọng và rất cần thiết”.

Cho đến bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác lại nhấn mạnh yêu cầu của nền

Giáo dục nước ta là phải gắng sức phấn đấu theo kịp với trình độ và chất lượng của các nước văn minh, tiên

tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và

chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa,

đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”.

Trong bức thư, Bác Hồ nhắc lại các thầy, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên 3 điểm sau:

Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình

cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh

đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng

đáng với đồng bào miền Nam anh hùng;

Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và

lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các

vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ

thuật;

Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các

trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Đề cao sứ mệnh của thầy cô giáo, trong

thư Bác viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”.

Tư tưởng của Người với hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực

của đời sống xã hội, trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư tưởng của Người là một kho tàng những giá trị nhân

văn cao cả, tư tưởng đó không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt

Nam mà còn có ý nghĩa thiết thực trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước, phục vụ cho quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy sống cách chúng ta hơn nữa thế kỷ nhưng tư tưởng giáo dục đào tạo của người vẫn

còn nguyên giá trị nhân văn sâu sắc nhất. Mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay cần phải học tập tấm

gương đạo đức của Người để tự rèn luyện nhân cách hay rèn “Tài và đức” giúp chúng ta trở thành những con

người hữu dụng cho xã hội hôm nay.

Thưa quý thầy cô! Học tập Bác, chúng ta không chỉ được thấm nhuần bởi những giá trị cao cả qua tư tưởng của

người mà chúng ta còn học ở bác từ những việc làm của bác trong cuộc sống đời thường, qua các câu chuyện

kể về Bác, những câu chuyện rất gần gũi, rất đời thường nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về phầm chất chí

công vô tư, là sự hi sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác, của đất nước, dân tộc.

Kể chuyện

Mùa hè năm 1967 đến với cái nắng nóng khủng khiếp như bao mùa hè khác trên miền Bắc Việt Nam. Bác Hồ

đã bước sang tuổi 77, sức khỏe vốn đã yếu của Người lại bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và những tin tức

dồn dập từ khắp các chiến trường gửi về.

Một lần, Bác Hồ nhìn thấy các chiến sĩ phòng không trực chiến trên nóc hội trường Ba Đình trong cái nắng hầm

hập như thiêu như đốt. Bác nhờ đồng chí Vũ Kỳ - thư kí của Người

Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì sao chịu được? Các chú

ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Vậy là người thư ký mẫn cán của Bác lên nóc hội trường thăm anh em chiến sĩ. Trên đó có một tổ súng phòng

không 14,5mm, nhưng công sự, ụ cát rất sơ sài, địch bắn vào rất dễ hi sinh. Trời nắng nóng, chỉ đứng một lúc

mà Vũ Kỳ đã thấy hoa mắt chóng mặt. Anh hỏi một chiến sĩ:

- Các đồng chí có nước ngọt uống không?

- Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt?

Nghe đồng chí Vũ Kỳ về báo cáo, Bác liền gọi ngay cho Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng:

- Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường

Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Người, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu. Đồng

chí Vũ Kỳ báo cáo:

- Thưa Bác, còn lại tất cả 25.000 đồng.

, số tiền này rất lớn, tương đương với khoảng 60 lượng vàng. Đây không phải là lương, vì lương Chủ tịch nước

của Bác chỉ vừa đủ tiêu. Số tiền này là nhuận bút mà các báo trả cho Bác. Bác viết báo nhiều, có đến hàng trăm

bài mỗi năm, các bài viết đều giản dị mà sâu sắc.

Bác bảo:

- Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: “Đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho

anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến

sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ

đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!”

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không - không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: Số tiền của Bác

mua nước uống cho bộ đội phòng không - không quân được một tuần. Sự quan tâm chăm sóc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh với lực lượng phòng không, đã tiếp thêm sức mạnh giúp những người lính gìn giữ bầu trời vượt qua

được một mùa hè nóng bỏng nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Kể chuyện: Nhà sàn Bác Hồ

Học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí mInh, trong nhiều năm qua, trong ngành giáo dục có

rất nhiều tấm gương điển hình, những thầy cô giáo vùng cao vượt qua khó khăn, lặn lội đến từng nhà học sinh

để vận động học sinh ra lớp, Việc tử tế nêu gương một cô giáo về hưu, sử dụng đồng lương hưu ít ỏi của mình

để đan cho học sinh nghèo vùng cao những chiếc áo len ấm áp, mang nặng nghĩa tình làm cho chúng ta phải suy

ngẫm. Nêu gương những tấm gương điển hình cụ thể trong sự nghiệp giáo dục:

Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã trao tặng Bằng khen cho Mái ấm Tín Thác vì có thành tích xuất sắc trong

học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2018. Trong tuần vừa qua

trung ương trao tặng bằng khen cho mái ấm Tín Thác.....

Mái ấm Tín Thác

So Hoàng Thị Cúc 73 tuổi kể lại ban đầu các sơ chúng tôi không có chủ trương thành lập mái ấm vì không ai có

khả năng nuôi trẻ. Thế nhưng - có lẽ do duyên số - trong một lần nhặt xác thai nhi về chôn, sơ Nguyễn Thị

Hường có gặp một thùng giấy trong đó có một bé trai sơ sinh nặng 1,3kg. Người bé tím tái được đậy lại bằng

một tấm áo phụ nữ. Sơ đưa bé về tắm rồi sưởi ấm và cho bé bú...

Được 3 tháng, bé lớn thấy rõ. Để bé lên bàn cân, 3.2kg, ai nấy cũng vui mừng hớn hở. Bé được đặt tên là Phúc

Ân. Sau Phúc Ân, các sơ chúng tôi tiếp tục bắt gặp tiếng khóc của trẻ thơ phát ra từ trong lùm cây, bên vệ

đường, trước cổng bệnh viện. Chúng tôi đem về và sơ Hường lại mở rộng vòng tay.

Số trẻ ngày một nhiều khiến cho việc chăm các bé trở nên lúng túng. Chúng tôi đã phải nhờ đến những gia đình

thiện nguyện nuôi giúp vài tháng. Cũng chính từ đó, ý tưởng thành lập mái ấm chớm nở và hình hành.

Năm ấy là năm 2009 được nhà dòng cho phép, chúng tôi mua đất xây dựng từ nhỏ đến lớn dần theo số trẻ nhận

được. Mái ấm được đặt tên tín Thác và sơ Hường được giao nhiệm vụ phụ trách.

Hơn 80 đứa trẻ, mỗi trẻ một số phận: trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ vừa lọt lòng đã bị bỏ rơi ở cổng bệnh viện,

cửa chùa hay bị bỏ lại trước cửa Mái ấm… Có hơn 32 trẻ trong độ tuổi đến trường, và số còn lại là các em vừa

mới chập chững biết đi hay đang trong vòng tay của các sơ.

Chỉ tiếc - sơ Cúc cho biết - hiện sơ Hường đang bị bệnh nặng nên không thể cáng đáng được công việc. Lời sơ

Hường từng nói: "Tôi luôn yêu thương những đứa trẻ ở đây như con mình. Chúng tôi và các cộng sự luôn sẵn

sàng làm mẹ để nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng nên người"

Tấm lòng cô giáoK’ Thủy xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng:

Trường tiểu học Păng Tiêng, thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương

Hiện chị công tác tại Trường tiểu học Păng Tiêng, thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương có hơn 3 cây số đường nhựa

là đất do gia đình chị Rơ Ông K’ Thủy hiến tặng nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương. Và

chính ngôi trường tiểu học Păng Tiêng này cũng được xây dựng trên mảnh đất hơn 3.700 m2 do chị Thủy hiến

tặng từ năm 2007. Trong suốt những năm tháng làm nhà giáo, chưa có năm nào chị Thủy không đạt danh hiệu

chiến sỹ thi đua có thành tích xuất sắc, hết lòng trong công tác giảng dạy, sống hết mình với trách nhiệm của

một người giáo viên – luôn không ngừng học hỏi, chịu khó vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao, mà chị còn góp phần không nhỏ trong sự phát triển của địa phương đặc biệt, vừa qua chị

còn được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng biểu dương trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh.

*Tấm gương cô giáo H’ Mông Thào Mai Lan

Cô giáo Thào Mai Lan và học sinh

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP.HCM, Thào Mai Lan (dân tộc H’Mông, sinh 1993) Với tấm bằng tốt nghiệp loại

giỏi, đồng thời là một đảng viên trẻ người DTTS, Mai Lan có khá nhiều lựa chọn cho tương lai.Được Phòng

Giáo dục huyện bố trí giảng dạy tại một trường gần nhà, có điều kiện; song, cô giáo trẻ tình nguyện xin

vềTrường Mầm non B’Lá (xã B’Lá - Bảo Lâm) - vùng đặc biệt khó khăn của người dân tộc thiểu số (DTTS)

để “gieo chữ”…

Trường Mầm non B’Lá (xã B’Lá, huyện Bảo Lâm - cách nhà cô hơn 70km). Đây là vùng đặc biệt khó khăn,

gần 90% con em đồng bào các DTTS theo học…

Điều giản dị mà cô giáo - đảng viên trẻ này có quyết định “khác người” là: “Bản thân em là người DTTS nên

em rất hiểu những khó khăn, thiếu thốn, những thiệt thòi của con em dân tộc mình. Em muốn đem kiến thức học

được truyền đạt lại để các em học sinh người DTTS biết được con chữ, có kiến thức để vươn lên, sau này đỡ

khổ, bớt thiệt thòi…”, Mai Lan bộc bạch.

“Điểm sáng” của ngôi trường ở Nam Tây Nguyên

Năm học 2016-2017, cô Thào Mai Lan về nhận nhiệm vụ tại Trường Mầm non B’Lá, ngoài công tác giáo dục

trẻ, cô giáo trẻ còn được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi đoàn trường (11 đoàn viên). Với năng lực chuyên môn,

sự nhiệt tâm, say sưa với công việc, Mai Lan luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; cô nhanh chóng được

Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng, đồng nghiệp yêu mến, học sinh quý trọng.

Vốn có giọng hát bẩm sinh ngọt ngào, trong trẻo như tiếng suối ban mai giữa đại ngàn, (giọng ca đã từng đoạt

huy chương vàng tại “Liên hoan tiếng hát sinh viên toàn quốc” năm 2016 - niềm tự hào của Trường ĐH Sư

phạm TP.HCM - PV), giờ đây tiếp tục cất cao giữa mái trường bé nhỏ và giữa mênh mông đại ngàn Nam Tây

Nguyên hùng vĩ! Hơn 2 năm vào nghề, cô giáo Mai Lan đã có mặt và đoạt giải cao trong hầu hết các hội thi, hội

diễn, liên hoan văn nghệ của ngành GD-ĐT, của huyện, của tỉnh và do các ngành, đoàn thể tổ chức, mang về

niềm tự hào cho thầy trò trường B’Lá thân yêu của cô.

Bên cạnh rất nhiều những tấm gương điển hình của ngành giáo dục trong thời kì đổi mới thì đâu đó vẫn còn

những hiện tượng, việc làm của một số thầy cô ít nhiều làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành, niềm tin của xã

hội đối với giáo dục như hành vi bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra trong các cơ sở mầm non, hành vi dâm ô học

sinh để lại hậu quả đau lòng, sự thờ ơ, vô trách nhiệm của một số thầy cô

Liên hệ một số hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo ở trong nước và địa phương trong thời gian gần

đây và nhấn mạnh cách ứng xử có văn hóa.

Ngày 11-3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.

Theo đó, thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, làm ảnh

hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, tác động xấu đến môi trường giáo dục và gây bức xúc trong dư

luận xã hội.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ

đạo Sở Giáo dục và đào tạo, các cấp, các ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày

17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực

học đường; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc tăng cường

công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.Các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục

trong việc thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống các vi phạm

về đạo đức nhà giáo. Đồng thời, thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời, không bố trí các giáo viên vi

phạm đạo đức nhà giáo đứng lớp, kiên quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục những trường hợp vi phạm nghiêm trọng

đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Trong

các văn kiện quan trọng của Ðảng và Nhà nước, giáo dục và đào tạo và luôn luôn được khẳng định là "quốc

sách hàng đầu", là "động lực của sự phát triển đất nước". Phát triển giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ đủ

sức gánh vác sứ mệnh đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, đó là kỳ vọng của Bác Hồ đối với

thế hệ trẻ, cũng là khát vọng cao đẹp của nhân dân, đất nước ta.Để thực hiện sứ mệnh cao cả này mỗi thầy cô

giáo cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và không ngừng tu dưỡng đạo đức để hoàn thành

sứ mệnh cao cả mà Đảng và nhà nước giao phó.

NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ BUỔI TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

Thầy Cô đang chăm chú lắng nghe